In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=4392 Ngày in: 22/Jan/2025 lúc 8:04am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: SÀI GÒN NGÀY XA XƯANgười gởi: mykieu
Chủ đề: SÀI GÒN NGÀY XA XƯA
Ngày gởi: 13/Feb/2011 lúc 8:56pm
SÀI GÒN VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG XƯA
Tác giả : Trần Ngọc Quang, JJR 59
(1)
Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội....
luôn cả tên đường của Sài Gòn. Nhiều đường đã thay đổi tên hai, ba lần và vài đường mang tên các vị anh hùng
hồi đời nhà Nguyễn đều biến mất. Vài người Việt ở nước ngoài khi trở về nước gặp nhiều khó khăn mới tìm lại
được nhà mình đã ở lúc trước. Những bạn sanh ra sau 1975 lại không thể hình dung các tên đường thuở trước, nói
chi đến lịch sử và tiểu sử của các vị đó. Riêng tôi, nhờ những kỷ niệm in sâu vào óc từ thuở niên thiếu và lại có tánh
tò mò muốn biết thêm lịch sử nên tôi cố gắng nhắc lại đây vài tên đường để công hiến các bạn đọc giả và xin ngọn
gió bốn phương cho biết thêm ý kiến để tu bổ về sau.
Tôi sanh ra tại nhà bảo sanh của Bác Sĩ Lâm Văn Bổn số 205 đường Frère Louis, gần chợ Thái Bình thuộc
Quận 3 thuở đó của Đô Thành Sài Gòn, vào thời Đông Dương sắp vào chiến lửa binh đao, chín tháng trước khi Tân
Châu Cảng chìm trong khói lửa, lúc đó Việt Nam còn là một thuộc địa của Pháp Quốc và nhiều đường Sài Gòn
mang tên Pháp.
Tôi lớn lên tại Sài Gòn, tại số 148 đường Colonel Boudonnet dọc theo đường rầy xe lửa, sau nầy đổi tên là
Lê Lai tới nay, đường lấy tên của Đại Tá Théodore Boudonnet thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh Thuộc-Địa và Tư lệnh Sư
Đoàn Bộ Binh An Nam, tử trận bên Pháp hồi 1914. Mặt đất đường nầy thấp hơn các đường Frère Louis, Phan
Thanh Giản và Frères Guillerault nên mỗi khi mưa lớn là đường bị ngập : "nhờ vậy" mà sau khi tạnh mưa, dọc theo
bức tường ngăn đường rầy và đường lộ những con dế từ đất chui ra hang để khỏi bị ngộp, nên tôi đi bắt đến khuya
mới về ít lắm là ba bốn con và thường bị mẹ tôi quở trách.
Sau khi "chạy giặc" hồi 1945 vì máy bay đồng minh oanh tạc nhà ga và đường rầy xe lửa để chận tiếp tế cho
quân Nhựt, gia đình tôi trở về sống tạm trước Nhà thờ "Huyện Sỹ" đường Frères Guillerault và năm sau rồi dọn trở
về lại hẻm 176/11 đường Colonel Boudonnet.
Nhà thờ Huyện Sỹ xây cất năm 1905, ông là người giàu có vùng Gò Công, tên thật là Lê Phát Đạt và là Ông
ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu, vợ của Hoàng Đế Bảo Đại. Gần nhà thờ Huyện Sỹ có hai đường mang tên
Frère nhưng nếu Frère Louis là để tưởng nhớ đến Thầy Louis Gaubert lập ra trường Taberd, đường Frères
Guillerault (có chữ "S" sau Frères) là để tưởng nhớ đến hai anh em Roland và Léon Guillerault sinh trưởng tại Sài
Gòn và tử trận trong Đệ Nhứt Thế Chiến bên Pháp.
Trong lúc "tản cư" tôi đi học lớp chót trường làng tại quận Hóc Môn và vì một sự tình cờ mà Ba tôi ghi cho tôi
học tiếp miển phí lớp "douzième" trường Ch***eloup-Laubat, thay vì Petrus Ký như Ba tôi."Trường Ch***eloup"
xây cất trong ba năm nơi rạp hát bội của Tả Quân Lê Văn Duyệt, lúc đầu mang tên Collège Indigène de Saigon,
nhưng khi khánh thành năm 1877 thì đổi lại là Collège Ch***eloup-Laubat và từ 1928 trở thành Lycée có nghĩa là
luyện thi đến lớp Tú Tài, mang tên của Hầu Tước Justin De Ch***eloup Laubat, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân và Thuộc
Địa dưới thời Napoléon III, người quyết tâm chiếm và giữ Nam Kỳ. Hồi 1946 quân đội pháp mới trở lại Việt Nam
nên ít có gia đình và trẻ con pháp sống tại Sài Gòn nên dư giáo viên mà thiếu học trò ! Lớp 12è niên khoá 1946-
1947 trai và gái học chung tại Collège Calmette gần đó, sau đó vài năm trường nầy đổi tên là Lycée Marie Curie cho
đến ngày nay. Tôi còn nhớ lúc ra về tôi chạy nhanh ra cổng, không phải để tìm Ba tôi, thường người ra sở trễ và đi
xe đạp từ "Toà Tân Đáo" (Sở Ngoại Kiều) ở đường Georges Guynemer dưới Chợ Cũ lên rước tôi, mà là để tranh
thủ thời giang để cạo mủ cao su !
Thật vậy, giữa trung tâm thành phố Sài Gòn không hiểu ông Tây nào có ý kiến trồng cây cao su theo hai bên
đường Jauréguiberry cho có bóng mát ? Bernard Jauréguiberry là một Đề Đốc Pháp đã đánh vào Đà Nẳng và
chiếm thành Gia Định, về sau giữ chức Thượng Nghị Sĩ và Bộ Trưởng Bộ Hải Quân, mà tại sao lại đặt tên cho một
đường nhỏ bên hông trường Calmette ? Nhưng dù sao đi nữa những cây cao su đó, sau khi lấy đá đập vào vỏ thì
chảy ra mủ trắng rất nhiều. Tôi trét mủ ấy trên cập táp da của tôi rồi khi mủ khô thì cuốn tròn quanh một cục sỏi và
ngày qua ngày trở thành một trái banh nhỏ.
Như vậy tôi thuộc vào thành phần "Nam Kỳ chánh cống" và "dân Sài Gòn một trăm phần trăm", lớp tuổi gần
70 và và sống tại Saigon trong 34 năm. Những bạn lớn hơn tôi vài tuổi và nhũng bạn gốc "Bắc trước năm mươi tư"
mới biết tên đường cũ như tôi, các bạn khác ráng mà tìm các tên trong trang sau cùng ! Không phải tôi bị "tây hóa"
nên không chịu dùng tên việt nam, nhưng các tên đường cũ đả khắc sâu vào trí nhớ tuổi thơ của tôi, hơn nửa lúc
trẻ tôi hay tìm tòi trong tự điển Larousse coi ông nầy là ai mà họ đặt tên đường, sau thế hệ của chúng tôi, ít còn ai
nhớ đến tên những con đường Sài Gòn năm xưa…
Mẹ tôi có thuê một cyclo để đi làm và đưa tôi đi học tại trường Ch***eloup, "Chú Ba Xích Lô" mỗi ngày chạy
ra phía nhà ga Sài Gòn theo đường Colonel Boudonnet, sau khi qua rạp hát Aristo, nay là New World Hotel, quẹo
trái qua đường Chemin des Dames và băng qua đường Lacote (chớ không phải Lacotte, Moïse Lacote là cựu
Trưởng Ban Hành Chánh vùng Gia Định và Giám Đốc Thuế Vụ Nam Kỳ vào năm 1896) hoặc theo đưòng Amiral
Roze (người đã từng tấn công Nam Hàn) để đi thẳng tới đường Gia Long, tên của đường La Grandière vào khoảng
ấy (Đề Đốc Pierre De La Grandière thay thế Đề Đốc Bonard là một trong những Thống Đốc đầu tiên của Nam Kỳ,
Ông tự động đi chiếm xứ Cambodge năm 1863 mà không có lệnh của Hoàng Đế Napoléon III và cũng chính Ông
đã chiếm ba tỉnh miền Tây năm 1867 làm cho Cụ Thống Tướng Phan Thanh Giản phải đầu hàng và sau đó tự vận,
dưới thời Đề Đốc De La Grandière Sài Gòn phát triển mạnh mẻ).
Chú Ba Xích Lô xuyên qua vườn "Bờ Rô" để có bóng mát rồi ra đường Larégnère, sau nầy là đường Đoàn
Thị Điểm. Tôi không biết tại sao người ta kêu công viên đó bằng tên ấy, có thể là phiên âm của chữ "préau (sân lót
gạch) nhưng theo học giả Trần Văn Xướng thì do Ông "Moreau", tên của người quản thủ pháp đầu tiên chăm nom
vườn nầy; thuở trước các người lớn tuổi còn gọi là "vườn Ông Thượng", có thể là vì trước kia Tả Quân Lê Văn
Duyệt là người tạo ra vườn nầy. Dưới thời pháp thuộc vườn "Bờ Rô" nằm trong khu đất của dinh Thống Đốc nhưng
vào năm 1869 Phó Đề Đốc Hector Ohier, người thay thế Đề Đốc De La Grandière, cắt chia đất và tặng thành phố
vườn nầy mang tên Parc Maurice Long. Mười năm sau đường Miss Cavell được tạo ra, lúc đó mang tên rue de la
Pépinière, để biệt lập với dinh Thống Đốc mà sau nầy là Palais Norodom và sau 1954 trở thành Dinh Độc Lập rồi
Dinh Thống Nhứt sau 1975. Cũng có thể tên "Ông Thượng" là Ông Ohier, có tên đường dưới chợ cũ, nhưng tới đời
tôi chỉ gọi vườn đó là "vườn Bờ Rổ", sau nầy mang tên vườn Tao Đàn.
Ra vườn Bờ Rô gặp đường Ch***eloup-Laubat rồi đi thẳng trên đường Larégnère, sau đó tới đường
Testard: hai tên nầy ở gần nhau cũng đúng vì Trung Tá Bộ Binh Jules Testard và Thiếu Úy Hải Quân Etienne
Larégnère, 31 tuổi (chớ không phải Lareynière hay Laraignère ) tử vong cùng một trận đánh ác liệt tại Đồn Kỳ Hòa,
ở vùng trường đua Phú Thọ, giữa lực lượng cua Thống Tướng Nguyễn Tri Phương và Đô Đốc Victor Charner năm
1861. Ai cũng biết đường Ch***eloup-Laubat, một đường chiến lược rất dài đi từ Chợ Lớn, từ đường 11è R.I.C
(Régiment d'Infanterie Coloniale) đến Thị Nghè, sau 1955 đường nầy đổi tên là Hồng Thập Tự.
Đi thẳng đến đường Testard, chú Ba quẹo mặt và bỏ tôi xuống ở góc đường Barbé vì học sinh vào trường
Ch***eloup bằng cửa sau. Góc đường nầy sẽ liên hệ nhiều với tôi sau nầy khi tôi trở thành sinh viên y-khoa.
Đường Barbé (chớ không phải Barbet ) có từ lâu và mang tên của Đại Úy Nicolas Barbé thuộc Sư Đoàn 3 Thủy
Quân Lục Chiến Pháp bị Ông Trương Định cho tên Nguyễn Văn Sất ám sát vào năm 1860 gần chùa Khải Tường,
nơi vua Minh Mạng sanh ra năm 1791 lúc Nguyễn Ánh chạy lọan vào miền nam để tránh anh em Tây Sơn. Chùa
nầy do Nguyễn Ánh sau khi trở thành vua Gia Long ra lệnh xây cất để tạ ơn Phật Trời đã che chở cho con trai là
Nguyễn Phúc Đàm (vua Minh Mạng sau nầy), sau đó chùa được lập làm đồn chống pháp nên bị lính pháp phá dẹp
hồi 1880, pho tượng Phật hiện còn lưu niệm trong Viện Bảo Tàng Sài Gòn, trong Sở Thú. Trên nền chùa bỏ hoang
nầy về sau có cất lên một biệt thự lầu lớn kiểu âu-châu tại số 28 đường Testard mà Bà Bác Sĩ Henriette Bùi (con
gái thứ ba của Ông Bùi Quang Chiêu) mướn lại của người chủ là một luật sư người pháp làm dưỡng đường sảnphụ
khoa vào thập niên 1940. Ông Bùi Quang Chiêu (1872-1945) là kỹ sư canh nông việt nam đầu tiên tốt nghiệp
bên Pháp năm 1897 và bị Trần Văn Giàu (phong trào Việt Minh) ám sát cùng ba người con trai vào tháng 9 năm
1945. Còn Bà Henriette Bùi Quang Chiêu sanh năm 1906 là người đàn bà việt nam đầu tiên tốt nghiệp y-khoa bác
sĩ tại Paris năm 1929, nay Bà đã 103 tuổi và hiện còn minh mẩn và sống tại ngoại ô Paris: Bà kể lại rằng vào năm
1943 nhà nầy được bán lại cho một người Do Thái tên là David chủ của nhiều biệt thự tại Sài Gòn; vào đầu năm
1945 chánh phủ pháp trưng dụng nhà nầy và cho Bà thuê một biệt thự khác ở đưởng Blancsubé để dời dưỡng
đường đến đấy. Tháng 3 năm 1945 Nhựt đảo chánh Pháp và tịch thu căn villa nầy, và khi Pháp trở lại thì trao cho
Viện Đại Học Sài Gòn để rồi năm 1947 nơi nầy trở thành chi nhánh của Đại Học Y-Dược Khoa Hà Nội rồi năm
1954 thành Đại Học Y-Dược Khoa Saigon, nơi tôi được đào tạo trong sáu năm với GS Phạm Biểu Tâm làm Khoa
Trưởng. Nơi đầy kỷ niệm nầy nay là Bảo Tàng chứng tích chiến tranh.
Lớn lên tôi đi xe đạp về một mình nhưng thích đi theo đường Testard hơn vì có bóng mát dưới hàng cây me,
song song với đường Richaud (sau đổi lại đường Phan Đình Phùng) và thường ghé biệt thự số 6 đường Eyriaud
des Vergnes (sau là Trương Minh Giảng) chơi với một bạn học cùng lơp nhứt là vào mùa các cây trứng cá có trái.
Ông Etienne Richaud là một Toàn Quyền Đông Dương hồi cuối thế kỷ XIX, còn Ông Alfred Eyriaud Des Vergnes
người gốc Châteauroux là Kỹ Sư Trưởng Nha Công Chánh Nam kỳ (Cochinchine), Ông là một thần đồng tốt nghiệp
trường Polytechnique tại Paris lúc 17 tuổi sau đó học trường Ponts et Chaussées, ra lệnh lấp kinh Charner, tạo hệ
thống cống dài 7 km, cất 12 cầu theo "Kinh Tàu" (Arroyo chinois nối liền với rạch Bến Nghé chảy ra sông Sài Gòn).
Ông Eyriaud Des Vergnes là người đầu tiên có ý lập ra đường sắt tại Việt Nam chạy lên Cambodge nhưng kế
hoạch không thành, về sau nhờ Kỹ Sư Thévenet Giám Đốc Nha Công Chánh Nam Kỳ và sự hỗ trợ của Cố Vấn
chánh phủ Paul Blanchy mà Việt Nam có đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho năm 1885. Hai người nầy
cũng có tên đường và sau 1955 đổi lại là Tú Xưong (Thévenet) và Hai Bà Trưng (Paul Blanchy).
Sau khi qua đường Pierre Flandin (tên của một "đứa con" của Sài Gòn tuy sanh tại vùng Vaucluse và tử trận
tại Noyon, tỉnh Oise, miền bắc nước Pháp vào năm 1917), đến cuối đường gặp rạp hát Nam Quang (nay vẫn còn),
tôi quẹo trái ra đường Verdun (khoảng đó tên là đường Thái Lập Thành), đến ngã sáu Sài Gòn thì tôi lại đi qua
đường Frère Louis để về nhà bằng đường d'Ypres cho vắng xe. Đường nhỏ nầy ở sau "Mả Lá Gẫm", đúng hơn là
của Ông Mathieu Lê Văn Gẫm, có bức tượng trong nhà thờ Huyện Sỹ, tử đạo thời vua Thiệu Trị vì bị hành hình lối
năm 1847, mả đó nay vẫn còn nguyên tuy bị che khuất, và Ypres là tên một thành phố nhỏ bên vương quốc Bỉ, như
thành phố Dixmude, nơi đã xẩy ra những trận đánh lớn hồi Đệ Nhứt Thế Chiến.
Đi xích lô mỗi ngày như vậy hoài cũng chán nên tôi thường đề nghị với Chú Ba đi về bằng ngả khác, thuở ấy
đường phố ít xe hơn bây giờ vì Sài Gòn và Chợ Lớn không hơn một triệu dân cư. Tôi thích nhứt đi về nhà qua chợ
Sài Gòn : Chú Ba tránh đường Mac Mahon (sau 1952 đoạn nầy lấy tên De Lattre de T***igny và sau đó là Công
Lý), đi đường Barbé và một đoạn đường Ch***eloup-Laubat, rồi quẹo trái qua đường Miss Cavell với hàng cây cao
bên hông Cercle Sportif Saigonnais (tên không phải viết Cawell hay Cavel : Edith Cavell là một nữ y-tá người Anh
bị quân Đức xử bắn tại Bỉ vào năm 1915 lúc 50 tuổi vì giúp tù binh Anh, Bỉ và Pháp trốn qua Hòa Lan) để trổ ra
đường Aviateur Garros rồi xuống chợ Sài Gòn, nơi bán nhiều trái cây (Roland Garros là phi công Pháp đầu tiên bay
xuyên biển Méditerranée hồi 1913 và tử trận năm 1918).
Rồi cứ đi theo mãi đường d'Espagne (sau là Lê Thánh Tôn) vì vào 1859 quân lính Tây-Ban-Nha dưới quyền
chỉ huy cua các Đề Đốc Pháp đóng tại đó, để về Ngã Sáu (Phù Đổng) rồi về Colonel Boudonnet bằng ngã Amiral
Roze. Đặc biệt Sài Gòn có rất nhiều tên đường mang tên các trận đánh thời Đệ Nhứt Thế Chiến (Boulevard de la
Somme, Chemin des Dames, đường Verdun, đường Arras, đường Champagne, đường Dixmude, đường
Douaumont, Quai de la Marne….) và tên các đề đốc pháp vì dưới thời các vua Minh Mạng và Tự Đức tất cả quân
pháp đến Việt Nam bằng tàu thủy mà hai vị có tiếng nhứt là Charner và Bonard. Đô Đốc Léopold Victor Charner
người vùng Bretagne, gốc Thụy Sĩ là Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Hải Quân Pháp tại Đông Nam Á, ngưòi đã chiếm
Nam Kỳ, còn Đề Đốc Adolphe Bonard (chớ không phải Bonnard ) là Thống Đốc đầu tiên của Nam Kỳ do hoàng đế
Napoléon III bổ nhiệm vào năm 1861 dưói thời vua Tự Đức.
Vào cuối thế kỷ XIX kinh rộng nhứt của Sài Gòn là "Kinh Lớn" hay "Kinh Charner" đi từ sông Sài Gòn đến
Tòa Thị Xã, có hai đường dọc hai bên : đường chạy xuống bờ sông là đường Rigault de Genouilly, đường chạy lên
là đường Charner. Vì mùi hôi thúi người pháp lấp kinh lại sau nhiều năm bàn cãi và khi "đường Kinh Lấp" thành
lập thì đương nhiên lấy tên Boulevard Charner vào năm 1861 nhưng Ba tôi vẫn gọi là đường Kinh Lấp vào những
năm 1930. Trước đó, có một kinh dẫn nước sình lầy chảy ra Kinh Tàu từ chợ Bến Thành (người Pháp gọi là Les
Halles Centrales), theo Học Giả Vương Hồng Sển vì gần rạch Bến Nghé và gần Thành Gia Định, kinh đó mang tên
kinh Gallimard. Thiếu Tá công binh Léon Gallimart có dự trận đánh Kỳ Hòa, và đào kinh nầy vào năm 1861 theo
lệnh của Đô Đốc Charner. Kinh nầy sau khi lấp lại theo ý kiến của kỹ sư Thiếu Tá Bovet năm 1867 lấy tên là Đại Lộ
Bonard, vì thế đường nầy mới rộng lớn như ngày nay. Lúc lấp kinh và bến đò họ thành lập một công trường lớn, đó
là "Bùng Binh" trước chợ Bến Thành mà người pháp gọi là Place Eugène Cuniac, tên của một Thị Trưởng Sài Gòn,
nay vẫn còn tên Công Trường Quách Thị Trang, một nữ sinh thiệt mạng lúc biểu tình dưới thời Ngô Đình Diệm
năm 1963. Trước Tòa Thị Xã, ở góc đường Charner và Bonard cũng có một bùng binh nhỏ với nước phun lên tên
là Place Francis Garnier để tưởng nhớ đến một sĩ quan hải quân trẻ tuổi phiêu lưu trên đất bắc và tử thương tại Hà
Nội hồi 1873. Nhiều đường khác củng do lấp kinh mà ra như Boulevard de La Somme (rạch Cầu Sấu, sau nầy là
đại lộ Hàm Nghi), đường Tổng Đốc Phương (hay Đỗ Hữu Phương), đường Pellerin (tên của một Giám Mục đã
bênh vực công giáo Việt Nam nhưng khuyên lầm Đề Đốc Rigault De Genouilly lúc tấn công Đà Nẳng vào 1858) sau
nầy đường Pellerin lấy tên là Pasteur.
Đường mà tôi thích nhứt, sang trọng nhứt và có tiếng nhứt Sài Gòn là đường Catinat, có trước khi người
Pháp đến và mang tên một thuyền lớn đã bắn đại bác vào Đà Nẳng (chớ không phải tên của một Đề Đốc như
nhiều người tưởng, thuyền "Le Catinat" lấy tên của Thống Chế Nicolas de Catinat, sống hồi thế kỷ XVII dưới thời
Louis XIV). Nơi đó có rất nhiều tiệm sang trọng, đường phố sạch sẽ và có nhiều "Ông Tây" ngồi uống cà phê tại
khách sạn Continental, lúc đó chưa có tiệm Givral và nơi đó là Nhà Thuốc Tây Solirène, thay thế Pharmacie
Centrale. Sau nầy có thêm tiệm Brodard ở gốc đường Catinat và Carabelli, tên của một Nghị Viên thành phố. Tôi
cũng có dịp vô nhà sách Albert Portail (nay vẫn còn dười tên Xuân Thu từ 1955) và đi dạo trong P***age Eden vì
trong cùng có rạp hát Eden, rạp nầy và rạp Majestic ở cuối đường Catinat là hai rạp chiếu bóng sang nhứt Sài Gòn
vào thuở đó; đi chơi vậy chớ có tiền đâu mà mua đồ, nhiều lắm thì lấy vài tấm hình mà các ông phó nhòm chụp dạo
lúc đi trước "Nhà Hát Tây", cất theo kiểu Opéra bên Paris. Đường Catinat là đường tráng nhựa đầu tiên của Sài
Gòn, khi mới tráng nguời ta kêu là đường "Keo Su" dài tới Nhà Thờ Đức Bà; qua công trường Pigneau de Béhaine
trước Bưu Điện có bức tượng Ông "Cha Cả" hay Evêque d'Adran dẫn Hoàng Tử Cảnh ra trình diện Louis XVI tại
Versailles. Sau khi qua khỏi đường Norodom thì đường Catinat lấy tên của Cố Vấn chánh phủ và Nghị Viên Thị Xã
Sài Gòn Blancsubé và tiếp theo công trường Maréchal Joffre với tượng đài chiến si tử vong trong Đệ Nhứt Thế
Chiến là đưòng Garcerie với những hàng cây cao, sau nầy mang tên Duy Tân và công trường Quốc Tế hay "Hồ
Con Rùa".
Ba tôi có nhiều bạn người Tàu và thừờng vô Chợ Lớn chơi bằng xe lửa điện (tramway) mà người ta thường
gọi là "xe lửa giữa" vì chạy giửa đường Gallieni, tới trạm gare de Nancy thì bạn của Ba tôi lên xe lửa đi cùng vì ở
gần thành Ô Ma (Camp des Mares, sau nầy là Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia). Tôi còn nhớ xe lửa giữa đó, với
ghế cây theo kiểu của Métro xưa bên Paris, chạy thẳng theo đường Gallieni nối liền Sài Gòn với Chợ Lớn. Ba tôi
nói lúc trứớc nơi đây toàn là đất hoang và sình lầy, sau khi lấp bưng thành đường đất gồ ghề rồi khi Ba tôi xuống
Sài Gòn học vào năm 1928 thì đường mới được tráng nhựa và năm sau điện giăng giữa chia con đường làm hai
chiều, một bên chạy lên một bên chạy xuống, đường rầy xe điện đặt trung tâm đại lộ, đến năm 1953 mãn hạn giao
kèo khai thác mới dẹp. Đường nầy mang tên của Thống Chế lừng danh Joseph Gallieni chết năm 1916 nhưng
phục vụ ngoài Bắc lúc còn Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh và sách vở ghi công Ông về tổ chức hành chánh tại
Đông Dương. Tên của Ông viết với chữ "e" chớ không phải với chữ "é" vì là người gốc Ý Đại Lợi.
Xe điện chạy thẳng vô đường rue des Marins, qua khu Đại Thế Giới nay là khu Cát Tường và đường
Jaccario (vì lúc trước pháo hạm "Le Jaccario" đậu gần đó trên "Kinh Tàu" hay Arroyo chinois trong Chợ Lớn, và
chắc lính thủy lên bờ nhiều nên mới gọi là rue des Marins), ở góc đường có vũ trường Arc-En-Ciel, nay vẫn là nhà
hàng và khách sạn Arc-En Ciel, đến đường Tổng Đốc Phương thì quẹo qua trái mới đến Bưu Điện Chợ Lớn, nhà
ga cuối cùng là Gare Rodier, tại Kinh Tàu.
Lúc còn ở đường Colonel Boudonnet tôi có nhiều bạn ở khu nhà thờ Huyện Sỹ và thường vô phía sau nhà
thờ bắng "dằng thung" trên mấy cây soài nên bị "Ông Từ" rượt nhiều lần ! Ngoài đường Frères Guillerault trước
nhà thờ, còn có đường Duranton và đường Léon Combes mà sau nầy đổi tên là Sương Nguyệt "Ánh". Trung Sĩ
Léon Combes là một đứa con của Sài Gòn ở Giồng Ông Tố bên Cát Lái tử trận năm 1917 tại Craonne, thuộc tỉnh
Aisne vùng Picardie phía Bắc Paris. Tôi nhớ, vì học "trường tây" nên tôi thắc mắc và tự hỏi Bà nào mà mang họ
Sương mà tôi tìm hoài trong sách vở không thấy ? Sau nầy tham khảo mới biết đó là tên bút hiệu của Bà Nguyễn
Thị Ngọc Khuê (có sách nói là Nguyễn Xuân Khuê), con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đình Chiểu, người đàn bà đầu
tiên làm Chủ Bút báo "Nữ Giới Chung" cho phụ nữ hồi 1918. Tuần báo nầy còn tên là Fémina Annamite và tòa
soạn ở 13 đường Taberd, trong sách kể là Sương Nguyệt ANH (=Góa phụ Nguyệt Anh), nhưng tại sao hồi 1955 họ
đổi tên đường Léon Combes thành Sương Nguyệt ÁNH ?
(còn tiếp)
------------- mk
Trả lời: Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Feb/2011 lúc 5:29am
SÀI GÒN VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG XƯA
Tác giả : Trần Ngọc Quang, JJR 59
(2)
V
ề sau, gia đình tôi dọn về Chợ Lớn ở đường Lacaze, nay vẫn là đường Nguyễn Tri Phương, nổi tiếng vì "Mì
La Cai",
đường mang tên của Đô Đốc Lucien Lacaze, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân từ 1915 đến 1917 hồi Đệ Nhứt Thế
Chi
ến, nhưng chúng tôi ở khúc trên, gần gốc đường Pavie (nay là Lý Thái Tổ chớ không phải đường 3 tháng 2 vì
d
ường nầy mới có vào lối 1957, lúc trước là trại lính) dẫn lên trường đua Phú Thọ. Khúc dưới đường mang tên ông
Auguste Pavie (l
ừng danh trên đất Lào) dặc biệt rộng lớn và rất dài, có nhiều cây và bên trong có đường dành cho
xích lô và xe
đạp. Nếu đi từ Ngã Bảy xuống công trường Khải Định, từ giữa đường nầy đến đường Frédéric
Drouhet s
ẻ thấy những biệt thự mà "Chú Hoả" cất cho con cháu ở (tên thường gọi của Jean-Baptiste Hui Bôn Hoả
m
ột triệu phú người Tàu tham gia với chánh quyền tặng thành phố Sài Gòn Policlinique Dejean De La Bâtie, tên
c
ủa một bác sĩ tận tụy lo cho người việt nam, ngoài đường Bonard, sau nầy trở thành Bệnh Viện Đô-Thành), sau
1954 các nhà n
ầy dành cho Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến ở và khúc đường nầy gọi là đường Hui Bôn
Ho
ả.
Lúc
đó đường Pavie có xe nhà binh pháp chạy nhiều vì có thành lính gần đó và tại khu đường Cây Mai,
tr
ước khi tới Phú Lâm. Khu đất từ đường Lacaze đến đường Ducos là đồng mả, đường hẻm tôi ở trước một mả đá
l
ớn, mới phá hồi tháng 11 năm 2004 : đó là mả có từ thế kỷ thứ XVIII của một người đàn bà lối 50 tuổi và quan tài
th
ứ nhì chắc là của một người đàn ông, chỉ có vài nữ trang chớ không có vàng bạc chôn theo như người ta tưởng.
T
ừ đường Lacaze đi ra trường Ch***eloup-Laubat xa hơn, tôi phải đạp xe xuống Ngã Bảy, quẹo trái qua
đườ
ng Général Lizé, rồi đạp thẳng hoài, qua khỏi đường Verdun đường nấy lấy tên Legrand De La Liraye. Qua
kh
ỏi trường nữ sinh Gia Long (hồi xưa gọi là Collège des Jeunes Filles Annamites) và đến tận trường Marie Curie
m
ới quẹo xuống đường Barbé. Đường Général Lizé là một đường chiến lược rất dài lúc trước gọi là đường Hai
M
ươi, đi từ Ngã Bảy Chợ Lớn, nối dài đường Pierre Pasquier, đến đường Albert Premier trên Dakao, lấy tên của
Trung T
ướng Lucien Lizé, xuất thân từ trường Polytechnique, Paris, Tư Lệnh Pháo Binh chiến trường Ý tử trận hồi
1918, có ph
ục vụ bên Việt Nam lúc còn Đại Tá, còn Legrand De La Liraye là một trong những linh mục thông ngôn
cho
Đề Đốc Rigaud De Genouilly và trở thành Thanh Tra phụ trách về các hồ sơ giưã người việt và chánh quyền
b
ảo hộ. Sau 1954 đường nầy đổi thành đường Phan Thanh Giản, một vị anh hùng sáng suốt và can đảm của Việt
Nam. Ti
ếc thay sau 1975 không còn đường nào trên mảnh đất Việt Nam mang tên anh hùng dân tộc nầy, cũng như
không còn
đường vào mang tên Lê Văn Duyệt và cũng không còn trường học nào mang tên Petrus Ký ! Cho tới
nay tôi ch
ưa thấy một học giả Việt Nam nào giỏi hơn Petrus Trương Vĩnh Ký, tuy vài "Sử Gia" buộc tội vị nầy nhiều
đ
iều vô lý, họ quên rằng công lao lớn nhứt của Ông Petrus Ký là truyền bá cho dân chúng sử dụng chữ quốc ngữ
có t
ừ Alexandre de Rhodes vào thế kỷ XVII thay thế chữ Nôm khó học và khó viết. Tôi nghe nói ở Vĩnh Long hiện
nay có m
ột trường học mang tên Phan Thanh Giản và vào tháng 11 năm 2008 rạp chiếu bóng Nguyễn Văn Hảo
đườ
ng Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn đang hát tuồng "Tả Quân Lê Văn Duyệt", đó là điều đáng mừng vì những vị anh
hùng các tri
ều nhà Nguyễn phải được hồi phục.Hồi thời Pháp thuộc cũng có những tên đường mang tên những anh hùng hay nhân tài việt nam như đường
Paulus C
ủa (Đốc Phủ Sứ Hùynh Tịnh Của) trên Dakao, đường Tổng Đốc Phương (Đổ Hữu Phương) trong Chợ
L
ớn, đường Phủ Kiệt (Đốc Phủ Sứ Trần Văn Kiệt là Nghị Viên thành phố trên 25 năm), Hùynh Quan Tiên, Nguyễn
V
ăn Đưởm trên Tân Định (cà hai là Nghị Viên Thuộc Địa và Nghị Viên Thành Phố), Nguyễn Tấn Nghiệm (Nghị
Viên), và Tr
ương Minh Ký, một trong những Nghị Viên đầu tiên của thành phố, ông nầy tên thật là Trương Minh
Ngôn cháu b
ốn đời của Trương Minh Giảng, được ông Trương Vỉnh Ký đem về nuôi và đổi tên, cho đi Pháp học và
là m
ột trong 7 người sáng lập viên ra Trường Thông Ngôn (Ecole des Interprètes) nằm trong Tòa Án, nhờ làm
thông d
ịch viên lúc Traité de Patenôtre năm 1884 nên được vô quốc tịch pháp, người mất lúc 55 tuổi vì bệnh lao
ph
ổi.
V
ị anh hùng Đại Úy phi công của quân đội Pháp, xuất thân từ trường Võ Bị Saint-Cyr và là cựu sĩ quan Lê
D
ương mang tên Đỗ Hữu Vị có tên trên một đường từ bùng binh chợ Bến Thành đến đường Charner, trước đó
đườ
ng nầy mang tên Hamelin sau nầy đổi lại là Huỳnh Thúc Kháng. Đại Úy Vị là con thứ năm của Tổng Đốc Đỗ
H
ữu Phương, sau khi học trung học tại trường nổi danh Janson de Sailly tại Paris, nhập học vô trường Saint-Cyr
vào n
ăm 1904. Trung Úy bên Bắc Phi, ông gia nhập vào binh chủng Không Quân vừa thành lập; bị thương nặng
Đạ
i Úy Vị từ chối giải ngũ và trở về đơn vị Lê Dương và tử thưong tại mặt trận tỉnh Somme năm 1916. Hài cốt
đượ
c người anh cả là Đại Tá Đỗ Hữu Chấn đem về chôn cất trong nghĩa trang gia đình tại Chợ Lớn.
Nay Sài Gòn m
ất nhiều di tích ngày xưa, vì chiến tranh và vì sự thay đổi thời cuộc, tôi tiếc nhứt là hồi tháng
ba n
ăm 1983 đã sang bằng "Lăng Cha Cả", có từ 1799 để lập một công trường mà chả thấy ai ngồi …. Hai người
ng
ọai quốc đã ảnh hưởng Việt Nam nhiều nhứt là Alexandre de Rhodes va Pierre Joseph Pigneau de Béhaine,
đượ
c dân việt nam biết dưới tên Bá Đa Lộc hay Evêque d'Adran, người đã giúp Nguyễn Ánh lên ngôi, đi với
Hoàng T
ử Nguyễn Phúc Cảnh qua triều đình vua Louis XVI để ký Hiệp Ước Versailles năm 1787. Tên thật là
Pigneau, sau
đó thêm vô sau tên ấp Béhaine của làng Origny-en-Thiérache mà gia đình có phần đất, thuộc tỉnh
Aisne, trong vùng Picardie
ở miền bắc nước Pháp. Vua Gia Long cất một ngôi nhà ở số 180 đường Richaud cho
Bá
Đa Lộc (nay vẩn là Tòa Tổng Giám Mục đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3) và đọc điếu văn khi người mất
n
ăm 1799. Mộ ông người Sài Gòn gọi là Lăng Cha Cả là một trong những di tìch xưa nhứt của Sài Gòn "ở Gia
Đị
nh" vào thời Gia Long, sau nầy ở trước trại Phi Long trên Tân Sơn Nhứt. Cốt của Cha Pigneau de Behaine được
đ
em về Páp năm 1983 chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV Paris. Tôi
có vi
ếng thăm nhà kỷ niệm cua Cha Pierre Joseph Pigneau de Béhaine, ở làng Origny-en-Thiérache, trở thành từ
n
ăm 1953 "Musée Monseigneur Pigneau de Béhaine" và sau khi xem xong tâm hồn tôi thả về dĩ vãng của một Việt
Nam oai hùng tranh
đấu cả ngàn năm để giử biên cưong …
Tôi c
ũng có dịp thăm viếng nhiều di tích của xứ Pháp từ thời Trung Cổ, nhiều lâu đài của Âu Châu và Nga
Sô có t
ừ thế kỷ XV, luôn cả những ngôi mộ bên Ai Cạp có trước nền văn hóa của Hy Lạp và tiếc rằng xứ tôi
không bi
ết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
--------------------------------
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Feb/2011 lúc 6:11am
Nh
ững tên đường Sài Gòn trong bài theo thời cuộc
Th
ời Pháp thuộc Sau 1954 Sau 1975
Albert Premier
Đinh Tiên Hoàng Đinh Tiên Hoàng
Amiral Roze Tr
ương Công Định Trương Định
Armand Rousseau,
Jean-Jacques Rousseau Trần Hoàng Quân Nguyễn Chí Thanh
Arras C
ống Qùynh Cống Qùynh
Aviateur Garros,
Rolland Garros Thủ Khoa Huân Thủ Khoa Huân
Barbé Lê Qúy
Đôn Lê Qúy Đôn
Blancsubé,
rue Catinat prolongée Duy Tân Phạm Ngọc Thạch
Bonard Lê L
ợi Lê Lợi
Carabelli Nguy
ễn Thiệp Nguyễn Thiệp
Catinat T
ư Do Đồng Khởi
Champagne Yên
Đỗ Lý Chính Thắng
Charner Nguy
ễn Huệ Nguyễn Huệ
Ch***eloup Laubat H
ồng Thập Tự Nguyễn Thi Minh Khai
Chemin des Dames Nguy
ễn Phi Lê Anh Xuân
Colonel Boudonnet Lê Lai Lê Lai
Dixmude
Đề Thám Đề Thám
Đỗ
Hữu Vị, Hamelin Huỳnh Thúc Kháng Huỳnh Thúc Kháng
Douaumont Cô Giang Cô Giang
Ducos Tri
ệu Đà Ngô Quyền
Duranton Bùi Th
ị Xuân Bùi Thị Xuân
Espagne Lê Thánh Tôn Lê Thánh Tôn
Eyriaud Des Vergnes Tr
ương Minh Giảng Trần Quốc Thảo
Frédéric Drouhet Hùng V
ương Hùng Vương
Frère Louis Võ Tánh Nguy
ễn Trãi
Frères Guillerault Bùi Chu Tôn Th
ất Tùng
Gallieni, rue des Marins Tr
ần Hưng Đạo, Đồng Khánh Trần Hưng Đạo
Garcerie Duy Tân Phạm Ngọc Thạch
Général Lizé Phan Thanh Gi
ản Điện Biên Phủ
Georges Guynemer Võ Di Nguy H
ồ Tùng Mậu
Hu
ỳnh Quan Tiên Hồ Hảo Hớn Hồ Hảo Hớn
Jaccario T
ản Đà Tản Đà
Jauréguiberry Ngô Thời Nhiệm Ngô Thời Nhiệm
La Grandière Gia Long Lý T
ự Trọng
Lacaze Nguy
ễn Tri Phương Nguyễn Tri Phương
Lacote Ph
ạm Hồng Thái Phạm Hồng Thái
Larégnère
Đoàn Thị Điểm Trương Định
Legrand De La Liraye Phan Thanh Gi
ản Điện Biên Phủ
Léon Combes S
ương Nguyệt Ánh Sương Nguyệt Anh
Mac Mahon,
De Lattre De T***igny,
Gal De Gaulle Công Lý Nam Kỳ khởi nghĩa
Marins
Đồng Khánh Trần Hưng Đạo
Miss Cavell Huy
ền Trân Công Chúa Huyền Trân Công Chúa
Nancy C
ộng Hòa Nguyễn Văn Cừ
Nguy
ễn Tấn Nghiệm,
rue de Cầu Kho Phát Diệm Trần Đình Xu
Nguy
ễn Văn Đưởm Nguyễn Văn Đưởm Nguyễn Văn Nghĩa
Ohier Tôn Th
ất Thiệp Tôn Thất Thiệp
Paul Blanchy Hai Bà Tr
ưng Hai Bà Trưng
Pavie, Hui Bôn Ho
ả Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ
Pellerin Pasteur Pasteur
Phan Thanh Gi
ản Ngô Tùng Châu Lê Thị Riêng
Pierre Flandin Bà Huy
ện Thanh Quan Bà Huyện Thanh Quan
Pierre Pasquier Minh M
ạng Ngô Gia Tự
Place Eugène Cuniac C.Tr
ường Quách Thị Trang C.Trường Quách Thị Trang
Place Maréchal Joffre Công Trường Quốc Tế Hồ con Rùa
Richaud Phan
Đình Phùng Nguyễn Đình Chiểu
Somme Hàm Nghi Hàm Nghi
Testard Tr
ần Qúy Cáp Võ Văn Tần
Thévenet Tú X
ương Tú Xương
T
ổng Đốc Phương Tổng Đốc Phương Châu Văn Liêm
Tr
ương Minh Ký, Lacant Trương Minh Ký Nguyễn Thị Diệu
(Những hình ảnh Ròm đã chôm được trên mạng ,đem về đây để làm tài liệu và chia sẻcho bạn Blog .)
(Click vô đề tài để xem Entry hình )
http://nam64.multiply.com/journal/item/4097/4097 - "Ròm
mới rinh về thêm một số hình ảnh Sài Gòn xưa . Những hình ảnh trong
Entry này Ròm chưa có soạn lại ,rảnh rảnh Ròm sẽ soạn lại và bỏ ra những
hình ảnh sau 75 (tại Ròm hổng thích..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/4059/4059 - "Tình
cờ tìm được hình ảnh : Trại Tị Nạn Bataan Philippines ,Nơi mà Ròm từng
sống qua thời 80/81. Ròm ôm hết hình ảnh và chú thích kèm theo về đây .
Một số hình ảnh có chú thích tiế..."
Hình ảnh xưa về dân vượt biên ,thuyền nhân tị nạn CSVN
http://nam64.multiply.com/journal/item/4045/4045 - "Ban
Mê Thuột - Buồn Muôn Thuở - Bụi Mù Trời - Bùn Một Tấc - Buồn Mà Thương
Buồn Muôn Thuở (xứ cao nguyên vắng vẻ và có nơi thấy thấp thoáng mái nhà
sàn người thiểu số) Bụi Mù Trời ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/4031/4031 - "Hình ảnh nghệ sĩ trước 75 ,Ròm rinh về từ nhà của angelaxuanhuong http://angelaxuanhuong.multiply.com/journal/item/835/835%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a%2a -
http://nam64.multiply.com/journal/item/4018/4018 - "Những
tấm hình của Bác Sĩ Hocquard hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm
1884-1885Năm 1884, Ông Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn
chinh Pháp tới xâm chiếm Việt Nam ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/4015/4015 - "Mời bà con xem Slide quê của Ròm (hổng phải Ròm làm slide này đâu ,chổm của người ta về đó hehehe ( http://www.authorstream.com/vungtau-thoiphapthuoc -
http://nam64.multiply.com/journal/item/4014/4014 - "Ròm rinh mấy chiếc xe Lam của một thời vể từ nhà của biengbiechttp:// http://biengbiec.multiply.com/journal/item/1263/1263 - biengbiec.multiply.com/journal/item/1263/1263 ***************(Một số hình ảnh xe Lam của thời sau 75 cũng có tr..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/4009/4009 - "Ròm
tìm được và đem về từ nhà của Góc Nhà Hue Khaikhangthin và Người Bán
Báocaulongbachai ************************Góc Nhà Hue Khaihttp:// http://khangthin.multiply.com/journal/item/694/694.. - khangthin.multiply.com/journal/item/694/694.. ."
http://nam64.multiply.com/journal/item/4001/4001 - "Buôn
Ma Thuột xưa – Những bức ảnh chưa từng được công bố Nhìn lại quá khứ để
thấy được sự tiến triển tột bậc của hiện tại và tương lai. Suốt chiều
dài lịch sử của chế độ thực dân, ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3954/3954 - "Vietnamese
at night club dancing, shortly after overthrow of Diem Regime. Nov 1963
tại một phòng trà khiêu vũ ở Sài Gòn ít lâu sau ngày đảo chánh Services
at Xa Loi Pagoda after ov..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3942/3942 - "Hình
ảnh những bản nhạc xưa.Hình ảnh những bản nhạc xưa, mà một thời đã được
nhiều người yêu thích. Cái thời đó, con người còn biết quý trọng con
người... Đây là bản Lòng Mẹ nổi ti..."
Ròm có đem về một số Audio clip theo hình ảnh xưa : http://nam64.multiply.com/photos/album/97/97 -
http://nam64.multiply.com/journal/item/3923/3923 - "Rinh thêm hình Đà nẵng xưa từ nhà biengbiec về nè bà con ơi hehehe http://biengbiec.multiply.com/%C4%90%C3%A0 -
http://nam64.multiply.com/journal/item/3922/3922 - "Ngoại
tôi vẫn thường nhắc đến chuyện ngày xưa..thật là xưa lúc bà chỉ có mấy
tuổi theo ông cố ông sơ đi tận vào cái xứ Xẻo Rô này để khai khẩn đất
hoang lập ruộng lập vườn , ngồi t..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3919/3919 - "Vùng
đất Đà Nẵng thời hoang sơ vốn là đất của nhà nước Chiêm phương Nam, rồi
vào đời vua Trần Anh Tông , theo chủ trương hòa hoãn nên theo yêu cầu
sính lễ của nước Việt , vua Chiêm..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3915/3915 - "Thuyền
NhânBảng đồ Thuyền Nhân và các tuyến đường vượt biển để đến thế giới tự
do ,thoát khỏi bàn tay CSVN(Nhiều hình ảnh Ròm tìm được không có chú
thích kèm theo ,tiếc quá ) Người..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3914/3914 - "Những
hình ảnh xưa của Sàigòn, Đàlạt, Nha Trang & Huế...Thang 3/1950 : Xe
Ngua o ChoCu HamNghi > Ben xe xich lo may Saigon Duong Catinat / Tu
Do nay la DongKhoiDi cư vào Nam..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3913/3913 - "Ấp
Chiến Lược Của Thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa Tác Giả: Hàn Giang Trần
Lệ Tuyền Thứ Bảy, 22 Tháng 10 Năm 2011 06:21Quốc Sách Ấp Chiến Lược là
tách rời du kích quân sự cộng sản ra..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3896/3896 - Posted on Oct 18, '11 2:35 PM for everyone
http://nam64.multiply.com/journal/item/3895/3895 - "SAIGON-1955:
10years after World-War-II (10 năm sau Đại chiến thế giới 2) Stock
Footage of Saigon ARC Identifier 27343 / Local Identifier 111-LC-39166 -
Department of Defense. Depa..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3890/3890 - "Tình
cờ tìm được một ổ hình xưa Bến Tre ,Ròm lẹ lẹ rinh về nhà giử làm tài
liệu chớ thôi để lâu nó nguội hehehe .Theo nguồn hình thì đây cũng là
sưu tầm từ nhiều nơi trên Web vì vậ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3889/3889 - "Bối
Cảnh Trước 75 Hai mươi mấy năm đầu của cuộc đời những thằng sinh viên
sĩ quan Không Quân của khoá 72A là những năm có nhiều biến cố lạ trong
lịch sử của nước Việt. Từ khi đất n..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3888/3888 - "Viện
bảo tàng Chàm. Đà Nẵng. The Museum of Cham Sculpture in Da Nang,
Central Vietnam. Đền Bà Chúa Xứ. Châu Đốc. The Ba Chua Xu temple. Chau
Doc, South Vietnam. Bia tiến sĩ tại Văn..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3887/3887 - Posted on Oct 15, '11 6:10 PM for everyone "Ảnh
sưu tầm 40 năm cuộc hành quân hạ Lào "Lam Sơn 719" Kỷ niệm 40 năm cuộc
hành quân Hạ Lào LAM SƠN 719: Ðúng 7 giờ 00 phút sáng ngày 8 tháng 2,
các chiến xa cùng quân Dù tùng thiế..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3886/3886 - "Những
hình ảnh 1 thời để nhớ cho những ai đã chạy trốn khỏi chế độ cộng sản
việt nam : supermax ....tiểu đệ nhớ mang máng lúc xưa ở trại, nước
uống/dùng hàng ngày bị dè xẻn, water ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3885/3885 - "Kem
đánh răng Hynos : Sữa : Bia : Ngân Hàng: ____________ Capstan : Hãng
dầu lửa con sò: thuốc trị bệnh: Quảng cáo trên chai la ve: Mua Hòm: Dạy
học: Giày Bata: Quảng cáo báo ...đà..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3880/3880 - "Hình
ảnh di cư từ Bắc vào Nam 1954 Thứ ba, 11 Tháng 10 2011 08:31Hà Nội 1954
sau Hiệp định Genève Chuẩn bị di cư vào Nambán đồ đạc chuẩn bị di cư
vào nam sau khi Hiệp định Genève đ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3878/3878 - "Hình
ảnh Ròm rinh về từ nhà của trangden .Nhiều hình trong Entry này Ròm đã
có rồi ,vì có vài hình Ròm chưa có ...thôi ôm hết về một lần cho gọn rồi
từ từ soạn lại hehehehttp://tra..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3875/3875 - "Hình
Ảnh của Thời ĐỆ Nhất VNCH Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo..... Nền cũ lâu
đài bóng tịch dương..... Saigon July 01, 1961 - Vietnam Pres. Ngo Dinh
Diem receiving good wishes at Pre..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3868/3868 - Posted on Oct 7, '11 12:33 AM for everyone "Ròm
ôm hết chùm ảnh từ nhà của nguoithathoc1959 về đây ,nhưng có nhiều hình
trùng nhau mà Ròm chưa soạn lại (từ từ sẽ bỏ bớt ) .Thật tình mà nói
,thì Ròm thích hình ảnh xưa của miề..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3838/3838 - "Entry này Ròm ôm về từ : http://vuhuyduc.blogspot.com/2011/09/suu-tam-canh-vat-vung-tau-xua.html -
http://nam64.multiply.com/journal/item/3728/3728 - http://nam64.multiply.com/journal/item/3727/3727 - "Bãi
Trước (Ngày Xửa Ngày Xưa) Bạch Dinh (Ngày Xửa Ngày Xưa) Vũng Tàu (Ngày
Xửa Ngày Xưa) 5042 AufrufeTrường quân sự Bến Đình (Ngày Xưa) 3402
AufrufeTàu lao vào bãi (Ngày Xưa) 4375 ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3726/3726 - "Công
Viên Châu Đốc Lụt 1961. This image has been resized. Click this bar to
view the full image. The original image is sized 900x487. This image has
been resized. Click this bar to..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3715/3715 - "Cảnh
toàn thành của cố đô Huế khi xưa Bên dòng sông Hương Quan cảnh sau cổng
thành Nhìn từ trên cao Một cổng vào Thêm một cổng khác Một lối đi trong
điện Cần Chánh Nơi trưng bày nh..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3677/3677 - "Cảnh
vật Vũng Tàu xưa.... Dinh Ông Thượng (Bạch Dinh) - La Villa du
Gouverneur. Vài nét tiểu sử của dinh thự này : Được bắt đầu xây dựng vào
năm 1898, Villa du Gouverneur (có gốc t..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3671/3671 - "Dalat
và những hình ảnh chưa được công bố!đây là những bức ảnh quý giá của đà
lạt hổi đầu thế kỉ trước mà mình mới tìm được. Hy vọng các bạn xem xong
sẽ có được những cảm xúc khác ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3670/3670 - "................
Dân tộc thiểu số The Vietnamese country is one country with many
ethnicities in the world. About 53 different nationalities living on a
narrow territory. Ethnicity..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3669/3669 - "Hình ảnh Đà Lạt xưa rinh về từ nhà của chị huynhtranhttp:// http://huynhtran.multiply.com/journal/item/499/499 - huynhtran.multiply.com/journal/item/499/499 *************************** Đà Lạt những năm 1925 - 1930 ! Dalat 1925-30 - Ph..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3643/3643 - "Mậu
Thân 1968 : những bức ảnh sưu tầmViệt cộng pháo kích ác liệt khu vực
quận 8 Sài Gòn : Xác lính đặc công VC sau cuộc tấn công bất thành vào
sân bay Tân Sơn Nhứt dịp Tết Mậu Thân..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3585/3585 - "Vietnam
1967Trẻ em luôn hồn nhiên và vô tư - Chợ Saigon 1966 Nữ sinh trường
Quốc Gia Nghĩa Tử xếp hàng vào lớp Nữ sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử.
Hình này cách đây 44 năm, ngày nay ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3633/3633 - "Hôm nay Ròm chôm được hình ảnh dưới đây về từ nhà của trangdenhttp:// http://trangden.multiply.com/journal/item/95/95+++++++++++++++ - trangden.multiply.com/journal/item/95/95+++++++++++++++ Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT (Do c..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3417/3417 - "Những
Địa Danh Mang Tên 'Ông', 'Bà' Ở Sài GònBÀ. Đầu tiên được nói đến Bà
Nghè, tên gọi hồi trước của con rạch Thị Nghè quận 1 sát bên Sở thú Sài
Gòn. Trong Gia Định phú do Phan Vă..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3415/3415 - "Trích đoạn http://wikipedia.org/ - wikipedia.org
Cải_cách_ruộng_đất_tại_miền_Bắc_Việt_Nam ...... Chương trình cải cách
ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính: [sửa]Huấn luyện cán bộ Các
cán bộ Đảng Lao..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3414/3414 - "Hình
ảnh những bản nhạc xưa.Hình ảnh những bản nhạc xưa, mà một thời đã được
nhiều người yêu thích. Cái thời đó, con người còn biết quý trọng con
người... Đây là bản Lòng Mẹ nổi ti..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3412/3412 - "Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia Hàng chục vạn người, đa số là người Công
giáo, rời khỏi miền Bắc VN năm 1954 theo chương trình P***age to Freedom
(Con đường đến Tự Do) Di cư năm 19..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3403/3403 - "38
Events following signing of Agreement at Genevanhiều người dân Hà Nội
bán đồ đạc để chuẩn bị di cư vào Nam sau khi Hiệp định chia đôi đất nước
được ký giữa Việt Minh và Pháp Bán..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3394/3394 - Posted on May 18, '11 5:50 AM for everyone "Operation
P***age to Freedom, October 1954Washington Navy Yard (Jun. 30, 2003) --
Vietnamese refugees board LST 516 for their journey from Haiphong,
North Vietnam, to Saigon, South..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3389/3389 - Posted on May 17, '11 5:07 PM for everyone "Săn
sóc nguời di cư trên tàu USS Bayfield, 1954Nguồn: HQ Hoa Kỳ/Thư khố
Quốc gia Trại tạm cư Dốc MơNguồn: National Geographic magazine, June
1955/ http://truyen-thong.org/ - truyen-thong.org HMS Warrior đưa n..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3379/3379 - "Những
ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn Tác Giả: Nguyễn Tấn
Phận Thứ Tư, 11 Tháng 5 Năm 2011 05:15 LTG: Mấy lúc gần đây báo chí
Việt Nam, các đài phát thanh có ch..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3302/3302 - "Vài
hình ảnh củ về Bà Ngô Đình Nhu trên Tờ Báo LIFE tháng 10 năm
196311-10-1963 Cover of LIFE magazine dated 10-11-1963of Vietnam's
Madame Nhu & daughter by John Loengard June ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3291/3291 - "Trận
Chiến Ðấu Bi Hùng của Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Tháng 4 1975 Tại
ngôi Trường Mẹ T.S.Q. Vũng Tàu, tôi đã được nuôi dưỡng, giáo dục suốt 7
năm trường từ khi tôi là một chú..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3289/3289 - "Nghĩa
Trang Quốc Gia của Quân Đội VNCH tại Biên Hòa.Tượng đài Thương Tiếc tại
Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa, Nam VN..Pho tượng người chiến
sĩ VNCH đã bị đập phá, "giải phó..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3288/3288 - "NGHĨA
TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA, CHUYỆN KỂ TỪ ĐẦU Nghĩa Dũng Ðài và bia mộ
chiến sĩ vô danh số một. (Hình: IRCC, Inc. cung cấp) Một dãy mộ bia tại
nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa. (Hìn..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3251/3251 - "Một
số hình ảnh bình dân mà Ròm chưa có , nằm trong đây .Ròm đem về đây
trước rồi từ từ soạn lại . Sài Gòn xưa. … Có con kênh Charner, kéo dài
từ vàm Bến Nghé đến thành Gia Định. H..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3249/3249 - "Lấy được tới hình 25 ,khi khác rảnh sẽ lấy tiếp"
http://nam64.multiply.com/journal/item/3222/3222 - "Diển
hành quân lực Việt Nam Cộng Hòa 1968 - 1975 Bill Laurie is not only a
Vietnam Vet, but a Vietnam War historian as well (a true expert on
Vietnam War, not the kind of "military..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3207/3207 - "Tướng
Lãnh VNCH 30/04/1975 Những Vị Tướng Tự Sát : * Thiếu Tướng Nguyễn Khoa
Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 (1927-1975) Vào lúc 11 Giờ 30, ngày 30.04.75,
Thiếu Tướng Nam sau khi từ giã c..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/3203/3203 - Posted on Apr 3, '11 6:09 AM for everyone "( Bài này Ròm cọp lại từ diển đàn xe hơi Việt Nam do quangdung1955 viết .Hình ảnh về xe Lam thì Ròm chèn thêm vào bài viết . http://xehoivietnam.net/viewtopic.php?f=26&t=2222&am... - ;
http://nam64.multiply.com/journal/item/3198/3198 - "Tên
đường phố Sài Gòn:xưa (thời Pháp thuộc) và nay (trước năm 1975)theo
Alphabet (Đốt lò hương cũ)(hãy zuy trì dễ làm tài l;iệu tham khão)Nguyên
Trần sưu tầmLối xưa xe ngựa hồn thu..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2987/2987 - "Xe gắn máy tại miền Nam trước 75 http://www.angelfire.com/zine2/risingsun/Literature/XeGanMay.html - - http://minhduc7.blogspot.com/2010/07/xe-gan-may-tai-mien-nam-truoc-75.html Phi Lo..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2982/2982 - "Bầu cử: - - - - - - - -- -- Ai đây??- - - - Nón nhựa một thời - "Cử tri" nhí??? - VT"
http://nam64.multiply.com/journal/item/2981/2981 - "Nử Quân
Nhân VNCH ."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2980/2980 - "Citroën La Dalat... Made in Vietnam "Nam kỳ khởi nghĩa"
tiêu "Công Lý""Đồng
khởi" vùng lên mất "Tự Do" Một chiếc xe La Dalat được trưng bầy ở Vương quốc Bỉ. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, đ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2975/2975 - "Kênh Thị Nghè: Cầu Chà Và: Cầu Khánh Hội: Cầu Muối( Ông Lãnh): Bảo Tàng Việt Nam: Cầu Móng: Chợ Bình Tây: Sông Sài Gòn: Đường
Đồng Khởi: Đường
Nguyễn Huệ: Nhà thờ Đức Bà: Dinh Độc ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2974/2974 - "Saigon
1955Cầu Chà vàCầu KiệuCầu Ông LãnhCầu MốngĐường Monorail vẫn còn, cắt
Công trường Mê Linh, trước khi có tượng Hai Bà TrưngCầu Quay Khánh Hội
1955 vẫn còn quay đượcChợ Bình
t..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2972/2972 - "*Có 1 chiếc xe tải cũng chở quá xá -ngó thấy ngộ nên cho vô ké luôn:"
http://nam64.multiply.com/journal/item/2968/2968 - "Dưới ngoi bút vẽ của Choé"
http://nam64.multiply.com/journal/item/2967/2967 - "Niên
khóa 1968 - 1969 : Bà nội bà ngoại nào trong hình thì ra nhận nha : NS
Trưng Vương nảy: Niên khóa 1970 : Cổng trường sửa soạn lễ Hai Bà Trưng
... Làn môi em chưa hôn qua một l..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2962/2962 - "(
Hôm nay Ròm lụm được một mớ hình tượng biểu tượng cho binh chủng Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa .Bạn nào có hình tương tợ cho Ròm xin thêm nha
...Cám ơn nhiều .) Tượng Trần Hưng Đạo ..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2940/2940 - "Ròm
ôm về một số hình ảnh xưa của thời VNCH để chia xẻ (chia sẻ ? chia sẽ?
chia xẽ?) với anh chị em còn nhớ tới thời ấy . Dấu xưa xe ngựa hồn thu
thảo..... Nền củ lâu đài bóng tịch..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2920/2920 - "70
Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000)Trích từ SBS radio (Úc
Châu) do Hoài Nam biên soạn************ ************* Notes: Bạn cần có
Windows Media để nghe
chương
trìn..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2903/2903 - "Quân Sử VNCH Qua Tem Thư Bưu ChánhLễ Kỷ niệm Hai Bà Trưng và Ngày Phụ
Nữ Việt Nam Giá tiền 0đ50-nhiều
mầu; 2đ00- nhiều mầu; 3đ00- nhiều mầu; 6đ00-nhiều mầu. Họa sĩ Nguyễn-Gia-Trí v..."
http://nam64.multiply.com/journal/item/2837/2837 - "Xuân và
người lính Việt Nam Cộng Hòa trong nhạc Việt http://dvtnradio.com/audio/xuan_va_Nguoi_Linh_VNCH.wmaL%C3%AA -
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Apr/2012 lúc 7:05pm
Chủ nhật, ngày 01 tháng tư năm 2012
SAIGON:
KHUNG TRỜI CỦA NHỮNG KỶ NIỆM XƯA
Vì copy & paste không hiển thị hình, mời vào link nguồn đọc . Rất giá trị !
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Dec/2013 lúc 9:44pm
Lịch sử đường Nguyễn Huệ Saigon
Nếu làm một cuộc viễn du
về quá khứ, chúng ta sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị và bất ngờ trong
lịch sử hình thành con đường này.
Khởi
thủy đường Nguyễn Huệ là 1 con kênh dẫn vào thành Gia Định (còn gọi Thành Bát
Quái 1790-1835). Người Pháp gọi là Kênh Grand, người Việt gọi là Kênh Chợ Vải.
Dọc
bờ kênh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường Charner (đường bên
phải trong ảnh), hay một tên gọi khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi
đa số người Hoa làm nghề buôn bán ở đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện
bờ kênh là đường Rigault de Genouilly.
Ảnh
này chụp cuối Kênh Chợ Vải, chúng ta có thể thấy có 1 cây cầu để nối hai bờ
kênh, xa xa là Bến Nhà Rồng.
Bên
phía đường Canton chúng ta có thể thấy một ngôi chợ. Chợ đã hình thành từ trước
khi người Pháp chiếm Sài Gòn, nằm cạnh bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là
thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai
và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Vào
năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường ở hai bờ lại
làm một thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp. Trong ảnh
chúng ta thấy cha ông đang trải nhựa cho con đường mới hết sức cực nhọc bằng
phương tiện thủ công.
Chợ Bến Thành cũ, hướng nhìn ra đường
Kinh Lấp - Charner.
Phía
trước mặt chợ Bến Thành cũ nhìn ra đường Kinh Lấp - Charner. Có thể đoán ảnh
này được chụp khoảng năm 1909-1914, vì ở phía xa ta đã thấy tòa nhà Dinh Xã Tây
- nay là UBND TPHCM. năm 1914 chợ không còn năm vị trí này.
Con
đường bên hông chợ Bến Thành cũ, nay là đường Ngô Đức Kế (?). Chợ được dời về
vị trí hiện nay vào năm 1914. Vị trí chợ cũ nay là tòa nhà Bitexco và kho
bạc.
Ít ai ngờ rằng vị trí tháp đồng hồ trước cao ốc Sunwah trên
đường Nguyễn Huệ ngày nay từng là pháp trường của người Pháp.
Đại lộ Charner - Kinh Lấp nhìn về hướng sông Sài Gòn, tòa
nhà ta thấy bên phải ngày nay vẫn còn, đó chính là thương xá Tax.
Công
viên nhỏ rất đẹp trước dinh Xã Tây (nay là UBND TPHCM), vẫn còn tồn tại đến
ngày nay.
Một
hướng nhìn khác của Đại lộ Charner về phía Dinh Xã Tây. Tiếc là công viên nhỏ ở
trong hình ngày nay đã không còn nữa.
Vào
thập niên 50, Đại Lộ Charner - Nguyễn Huệ là một trong những con đường đẹp nhất
của Hòn Ngọc Viễn Đông - Sài Gòn. Trên không ảnh chúng ta có thể thấy đàng xa
là hai tháp chuông của nhà thờ Đức Bà.
Trước
năm 1975, trong chế độ cũ, đại lộ Nguyễn Huệ thật sầm uất và đầy màu sắc.
Trải qua hơn 200 năm hình
thành và phát triển, đại lộ Nguyễn Huệ đã biến đổi từng bước theo thời cuộc và
cho đến ngày nay nó vẫn là con đường đẹp bậc nhất của Sài Gòn hoa lệ.
Khắc Huy tổng hợp
và biên soạn
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Feb/2014 lúc 3:24am
Đã
nhiều lần tôi ước mình được sinh ra đâu đó ở miền quê, có sông suối núi
đồi, vườn cây hoa lá, để lâu lâu về quê có những “đêm buồn tỉnh lẻ”, về
Sài Gòn kể chuyện làm quà ra điều lãng mạn.
Những người Việt trên con tàu vào Nam hồi 1954. Ảnh: tư liệu
Sinh
ra, lớn lên và sống gần hết đời ở cái đất Sài Gòn này mới thấy nó chán
phèo. Hồi nhỏ thì chơi tạt lon, đánh đáo, giựt cô hồn… Thả diều không
được, vì sợ vướng dây điện. Lớn hơn chút nữa thì chơi bầu cua, cáttê,
xập xám…
Mỗi
tối mẹ sai tôi xách thùng rác ra gốc me ngoài đường đổ. Tối cúp điện,
tôi vừa xách thùng rác vừa nghêu ngao: “… Đường về hôm nay tối thui, gập
ghềnh em không thấy tôi, em đụng tôi, em nói tôi đui…” Tội nghiệp bản
Kiếp nghèo của Lam Phương, tôi chỉ cám cảnh a dua hát theo chứ đâu biết
sửa lời. Trời nóng, để tạm thùng rác ở gốc me, chạy ra phông tên nước
gần đó, năn nỉ mấy chị ma-ri-sến cho em thò cái đầu vô vòi nước một
chút. Mát đầu có sức quậy tiếp.
Xóm
nhỏ đôi khi lầy lội. Thỉnh thoảng mấy bà trong xóm cãi nhau ầm ĩ. Hôm
sau hai ông chồng lại ngồi khề khà nhậu với nhau, còn mấy bả đon đả tiếp
mồi.
Cãi nhau là chuyện nhỏ, chuyện hôm qua cho nó qua luôn. Đời sống nghèo ở Sài Gòn là vậy, có gì thơ mộng đâu?
Mà
nói thiệt, tôi là dân Bắc kỳ… chín nút. Nhưng đó là chuyện của ba má
tôi, dù sau này có về thăm quê nội ngoại tôi vẫn thấy hụt hẫng và hờ
hững thế nào ấy. Tôi lớn lên ở Sài Gòn, không khí Sài Gòn, cơm gạo Sài
Gòn, đầu Sài Gòn, tim Sài Gòn… bao nhiêu thứ buồn vui với nó. Trong tôi
cứ bám riết cái Sài Gòn chán phèo này, dù đôi lúc mặc cảm mình không
phải là dân Sài Gòn.
Hồi
54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre
làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người
ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình.
Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng
xuề xoà đón nhận. Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”.
Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế
là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần
biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng.
Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.
Hè,
tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hoà… Cũng chia tay hứa hẹn,
tình cảm ra rít: “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…”
Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.
Tết
đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở
lại Sài Gòn mà thấy mình vẫn không phải dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài
Gòn chính hiệu đây? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay
Paulus Của?
Sài
Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập
chủ quyền ở đây. Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tuỳ lúc. To
nhất khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận Biên Hoà. Nhỏ nhất là vào
thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2,
có 11 quận, từ số 1 – 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức... còn
được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2.
Sài
Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận
văn minh Tây phương sớm. Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới
họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân
khai phá, hành trang không có bờ rào luỹ tre nên tính tình phóng
khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì
cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.
Sài
Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời
lơi. Họ lấy bụng đãi nhau. Sài Gòn có mua bán chém chặt? Có, đúng hơn là
nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá
mát trời ông Địa. Không cứ khách tỉnh, dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ
như thường.
Ít
nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như Sài Gòn. Có
máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh
tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn
chẳng kỳ thị ai. Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể
Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.
Dân
Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi
Sài Gòn”. Trời đất! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho
những đại gia giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Sài Gòn a dua thì có,
nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu
“kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội
thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc
tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ
mặt.
Biết
bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất này “quậy” tưng, tạo ra
cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ? Nhạc sĩ Lam
Phương, quê Rạch Giá, mười tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17
tuổi nổi danh với bản Kiếp nghèo và khá giả từ đó.
Tiếp
cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào
khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ,
chạy xe lỡ va quẹt nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói
quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân
nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt
chước. Chợ hoa là một chút văn hoá của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay
rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.
Sài
Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều
người thành danh từ mảnh đất này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai
nhớ đến chút tình của Sài Gòn? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì
nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40
năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn,
rồi chợt hỏi: “Sài Gòn còn mưa không?” – “Đang mưa”. Đầu phone bên kia
thở dài: “Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ!” Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng
cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.
Mới
đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài Kiếp nghèo vọng
ra từ quán cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly càphê. Giọng Thanh Thuý
sao da diết quá: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo
gió sương…” Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy
Hai đọc báo…” Hai tiếng “thầy Hai” nghe quen quen… Tự nhiên tôi thấy Sài
Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là
người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.
Vũ thế Thành
------------- mk
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Nov/2014 lúc 2:07am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 01/Mar/2015 lúc 10:40pm
Có Ai Còn Nhớ Các Lọai Nước Giải Khát Sài Gòn Xưa?
"Hòn
ngọc Viễn Đông" vào giữa thế kỷ
20.
Qua
những khung ảnh
sinh động, cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị về ẩm thực Sài Gòn
xưa nhé. Bạn đã bao giờ mường tượng ra 50, 70 năm trước người Sài Gòn giải khát
thế nào chưa?
Một xe sinh tố trên
đường Nguyễn Cư Trinh (quận 01)
Xe chè của người Hoa bên góc đường. Trên xe
có rất nhiều các họa tiết truyền thần như thường thấy ở các xe mì, hủ tiếu
Một xe nước mía với
cách ép mía bằng tay truyền thống
Nhãn bia La De Trái thơm từng rất được yêu thích.
Gọi là "La De Trái thơm" vì trên nhãn là hình đầu con cọp vàng ở giữa - hai bên có tràng hoa houblon (là loại
hoa tạo nên vị
nhẫn đắng của bia). Vì tràng hoa có hình như trái thơm nên gọi
là La De Trái thơm luôn.
Xe đẩy bán rau má, nước ngọt. Có thể thấy
người bán đang chặt đá, kế bên là thanh gỗ để làm đá bào
(dành cho món xi rô đá bào mà học sinh rất yêu thích)
Sưu tầm
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 02/Mar/2015 lúc 12:30pm
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16505677558/in/set-72157651057991546 - SAIGON 1948 - Man watching shop in store while others sit and talk, in French Indochina
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16505645018/in/set-72157651057991546 - SAIGON 1948 - Women prisoners sitting in crowded jail cells, in French Indo China
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16691909531/in/set-72157651057991546 - SAIGON 1948 - Những người đàn ông Việt đậu như chim trên hàng rào để xem đua ngựa vào ngày chủ nhật
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16068680574/in/set-72157651057991546 - SAIGON 1948 - Bên phải là tòa nhà Thương xá EDEN, thẳng phía trước là đường Lê Lợi
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16665051986/in/set-72157651057991546 - SAIGON 1948 - Rue Catinat. Bên trái là lối vào P***age Eden, phía xa là công viên Chi Lăng góc Tự Do-Lê Thánh Tôn
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16690519925/in/set-72157651057991546 - SAIGON 1948 - Locals riding the street car, in French Indochina - Rue Catinat
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16068108574/in/set-72157651057991546 - SAIGON 1948 - Young boy sleeping during siesta time, in French Indo China
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16690411985/in/set-72157651057991546 - SAIGON 1948 - French propaganda poster hanging on building, in French Indo China
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4676983293/in/set-72157651073897695 - Saigon 1950 - Mother and her two children taking a bath in the Saigon river
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4676983493/in/set-72157651073897695 - Saigon 1950 - Two brothers bathing in a river while peering into the distance.
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16660993251/in/set-72157651073897695 - SAIGON 1950 - Kinh Tàu Hủ, phía xa là cầu Xóm Chỉ đầu đường Tản Đà - Photo by Carl Mydans
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16474936200/in/set-72157651073897695 - SAIGON 1950 - Rạch Bến Nghé - Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Ông Lãnh - Photo by Carl Mydans
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16039127603/in/set-72157651073897695 - SAIGON 1950 - Photo by Carl Mydans - Tòa nhà màu trắng hình tam giác là Pháp Hoa Ngân Hàng, góc Hàm Nghi-Phủ Kiệt
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4677611002/in/set-72157651073897695 - Saigon 1950 - Rue Viénot, nay là đường Phan Bội Châu phía bên phải Chợ Bến Thành
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4676982903/in/set-72157651073897695 - Saigon 1950 - A local woman selling oysters while peering into the distance
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4676982319/in/set-72157651073897695 - Saigon 1950 - Boats stacked about and floating in the harbor of the Saigon river.
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4677589898/in/set-72157651073897695 - Saigon 1950 - A local citizen driving a cart moved by two bulls through the streets.
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/3887946035/in/set-72157651073897695 - Saigon, Mar 1950 - Chinese nationalist flags flying side by side with French colors in city of Cholon, French Indochina
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12531182095/in/set-72157641415202363 - SAIGON 1950 -- Ngã tư Tự Do - Lê Thánh Tôn, Công viên Chi Lăng - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12531179965/in/set-72157641415202363 - 1950 - Street scene with pedicabs in Saigon - Ngã tư Tự Do-Lê Thánh Tôn - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12531178295/in/set-72157641415202363 - 1950 - Western woman and child riding in pedicab in Saigon street - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12531225293/in/set-72157641415202363 - 195 - Saigon street crowded with bicycles and pedicabs - Phía trước KS CARAVELLE - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12531224673/in/set-72157641415202363 - 1950 - Traffic in front of Hotel Continental in Saigon - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12523503023/in/set-72157641415202363 - 1950 - Woman riding bicycle in Saigon street - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12523502423/in/set-72157641415202363 - 1950 - Western women riding in pedicab in Saigon street - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12523153025/in/set-72157641415202363 - 1950 - Street scene in Saigon -- Ngã tư Tự Do - Ngô Đức Kế - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12523153015/in/set-72157641415202363 - 1950 - French official riding in pedicab on Saigon street - Le Loi Avenue - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12523152625/in/set-72157641415202363 - 1950 - People riding bicycles on Saigon street - Le Loi Avenue - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12523115795/in/set-72157641415202363 - 1950
- Bicycle and pedicab traffic on Saigon street - Rue d'Espagne, nay là
Lê Thánh Tôn (phía cửa Bắc chợ SG) - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12523086433/in/set-72157641415202363 - 1950 - Pedestrians outside tea shop in Saigon -- Góc phố ngã tư Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12522458164/in/set-72157641415202363 - 1950 - Man and woman talking on Saigon sidewalk - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/12522458124/in/set-72157641415202363 - SAIGON
1950 - French Navy aircraft carrier docked in harbor - Hình chụp từ KS
MAJESTIC (với bóng nắng tên KS trên đường) - Photo by Harrison Forman
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/7140710835/in/set-72157629960978975 - Saigon 1965 (73) - rạch Thị Nghè, đầu nguồn của hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè ngày nay
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8466077731/in/set-72157648583540133 - Saigon 1950 - Horse cart - Rue Viénot, nay là đường Phan Bội Châu bên hông chợ Bến Thành. Photo by Carl Mydans
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8466076919/in/set-72157648583540133 - Saigon 1948 - In French Indo China, oxen pulling carts down the street.
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8466077039/in/set-72157648583540133 - Saigon 1950 - Oxen cart. Phía sau xe bò là góc Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/14144902516/in/set-72157648583540133 - CHOLON 1929 - BƯU ĐIỆN ĐẦU TIÊN CỦA CHỢ LỚN - Le poste télégraphe - Góc Hồng Bàng-Châu Văn Liêm ngày nay.
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/15542057923/in/set-72157650046213591 - SAIGON 1932 - Đại tướng Lê Văn Tỵ Tổng tham mưu trưởng nói chuyện với du kích quân VC bị bắt
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16024526506/in/set-72157650046213591 - CHOLON 1961 - Rạp hát ĐẠI QUANG đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu văn Liêm)
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16024526276/in/set-72157650046213591 - CHOLON 1961 - Đường Tổng Đốc Phương. Bên phải ảnh, phía sau xe đò là Rạp CASINO
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5924471909/in/set-72157649550883600 - SAIGON 1966 - Mai Loan Hotel - Khách sạn MAI LOAN góc Trương Công Định-Nguyễn An Ninh. Photo by Lloyd
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5925033774/in/set-72157649550883600 - SAIGON 1966 - Mai Loan Hotel góc Trương Công Định - Nguyễn An Ninh. Photo by Lloyd
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/16024526506/in/set-72157649819675911 - CHOLON 1961 - Rạp hát ĐẠI QUANG đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu văn Liêm)
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/14638742520/in/set-72157649819675911 - 1967 Ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương (người chụp quay lưng về phía Bưu Điện Cholon). Rạp Đại Quang nằm trong dãy nhà bên trái.
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/14005887308/in/set-72157649819675911 - Cholon - Rue des Marins en 1952 (Đường Đồng Khánh, hình chụp từ ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương)
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/9911602663/in/set-72157649819675911 - CHO LON - Rue des Marins. Đường Thủy binh (ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương)
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/14785856212/in/set-72157649819675911 - CHOLON - RUE DES MARINS - Đường Đồng Khánh (ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương)
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/6398251877/in/set-72157649819675911 - Cholon - Rue des Marins - policier monté sur une espèce de perchoir - Ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/13890303383/in/set-72157649819675911 - Bản đồ CHOLON 1966 có ghi chú thêm tên các cây cầu. Cầu Bình Tây nằm tại chỗ vòng tròn màu vàng.
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8165790689/in/set-72157649819675911 - CHOLON 1950 - Giao lộ Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương (nay là Trần Hưng Đạo-Châu Văn Liêm)
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/15674226892/in/set-72157649819675911 - CHOLON 1960s - KS Phượng Hoàng, góc Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương (nay là góc Trần Hưng Đạo B-Châu Văn Liêm)
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/15893090909/in/set-72157649819675911 - CHOLON 1960s - KS PHƯỢNG HOÀNG, góc Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương (ngay vị trí rạp hát CASINO)
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/6873945931/in/set-72157649819675911 - View of a busy Vietnamese city street. Góc phố Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 13/Nov/2016 lúc 7:37pm
CÀ PHÊ SÀIGÒN XƯA
Hồi
xửa hồi xưa … có một Sàigòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà
phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. Tiếng Tây gọi
cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi
là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi
sao gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm
ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày
không nhắm mắt…
TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ PHÊ VỚ
Năm
một ngàn chín trăm… hồi đó người Sài gòn chưa ai biết kinh doanh với
nghề bán cà phê cả.“Xếp sòng” của ngành kinh doanh…có khói nầy là do các
xếnh xáng A Hoành, A Coón, chú Xường, chú Cảo…chủ các tiệm hủ tíu, bánh
bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có
bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ
nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.
Hồi
đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A
Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một chiếc túi vải hình phểu
được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột đổ vào túi
vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc vợt cà phê nầy hơi
giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ
cho vui. Chiếc vớ chứa cà phê nầy sau đó được nhúng vào siêu nước đang
sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi… “kho” độ năm
mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách. Chính cái“quy
trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu nầy mà dân ghiền cà phê còn
gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa“kho nước đầu”. Nếu ai đến
chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.
Có
mấy khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở
Chợ Cũ có đường Mac Mahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn
Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun –
Chợ Đuỗi (nay là Cách Mạng Tháng Tám) cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo
huyên náo suốt ngày.
Ở
bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một
tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm. Còn nếu
ai đi lạc vào khu Chợlớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn có
thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dà – chả – quải đến tận
sáng hôm sau.
CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU
Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư
đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A
Koón… thì đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh. Tuy Sài gòn, Chợ lớn,
Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng
nhìn chung chúng đều có một “mô – típ – made in China” khá giống nhau,
tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng
gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những
tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long,
Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.
Bên
trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá
phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há
cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà –
con – mà!”.
UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH
Như đã nói ở trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng.
Cà phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên,
sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía
dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà
phê nguội.
Ông
Sáu “trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một chú nhóc nài ngựa
ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong cách nầy, tức uống
bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên
miệng và húp sì sụp:
“Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường
đua” nói với vẻ tự hào. Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở
mấy tiệm hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái
trá:
“Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa
thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73
gần trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà
phê. Cứ cho mấy thằng phổ ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi
đến khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở
miến giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong
tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu
mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.
Theo ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất
chiều khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi,
hết trà cứ hô lên “xà dẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng
nào chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống
bằng ly mà lại… húp cà phê bằng đĩa, ông sáu “trường đua” lắc đầu nói
không biết chỉ biết dân “sành điệu”chơi vậy mình cũng bắt chước chơi vậy
thôi, vậy mới là… sành điệu!
CÀ PHÊ PHIN HAY CÀ PHÊ ‘NỒI TRÊN CỐC”
Dòng
cà phê… vớ cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ
trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp
húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.
Một người tên ông Chín “cù lủ”, một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho
rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như
ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn
anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục
thường tình không đáng kết giao.
Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê trên đĩa mới… “sang” cũng đến lúc
phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái
phin“filtre” bắt đầu xuất hiện và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà phê
trong tiệm hủ tíu.
Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi – nguyễn Trung
Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành
cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và… rửa
con mắt. Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe
buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa
nhưng đã tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Paris (Pháp).
Theo
lý thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn, vừa
nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê dặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông
vui của đường phố. Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào
những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi
tản mản như hoa “com – phét – ti” lấp lánh làm cho đường phố trở
nên… “mộng mị” và thơ…
Kim
Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao
quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc,
cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản
cảm” xưa.
Thời điểm nầy những nhà văn, nhà báo, các nhà doanh nghiệp tên tuổi
cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những
La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới
thượng lưu Sàigòn.
CÀ PHÊ TÂY
Cà phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghế gỗ mà ngồi trên những
salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng
khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sàigòn. Cách La Pagode độ trăm mét
Nhà hàng Continental cũng mở một không gian cà phê sang trọng đúng phong
cách “Phăng – se”. Đối diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi
tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi
những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu
trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê
trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.
Còn
một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế, trang trí
nội thất sang trọng cũng nằm trên con đường nầy là quán cà phê Brodard.
Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên
tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thể thả hồn êm ả bên tách cà phê
nóng hổi quyện hương thơm.
Có
thể nói từ giai đoạn nầy người Việt Nam ở Sàigòn “thức tỉnh” trước thị
trường buôn bán cà phê mà từ lâu họ đã bỏ quên và đã để cho các chú
Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do khai thác.
Khi qua tay người Việt quán cà phê không còn luộm thuộm những cái
‘đuôi” mì, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao… nữa mà nó
thuần túy chỉ có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết
tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn…
CAFÉTÉRIA CA NHẠC
Để
gần gủi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số
nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria.
Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral,
Continental… nơi đây không phải chổ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà
hoàn toàn là chổ vui chơi giải trí.
Trên
đường Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là Phòng
trà Anh Vũ. Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho
một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tăm tiếng được mời đến trình
diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái… Lúc đó phòng trà Anh
Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sàigòn cũng như những văn nghệ sĩ
sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bổng đêm đêm sáng lên rực
rở ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.
Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp
Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên Phòng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ
kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria nầy. Đức
Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu
– Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm
đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã.
Rồi tiếp theo là cà phê Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng,
Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên
đẩy “Nền văn hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà
phê vừa được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng
trình bày.
Một
Phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm
trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây
khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh
Tuyết với bài hát “Anh đèn Màu”.
Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Anh Tuyết mỗi
lần trình diển “Anh đèn Màu” là bà hát với những dòng nước mắt. Nội
dung ca khúc là nói về tâm trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người
mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô
đơn… Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên
bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người
yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng, còn thì Anh
Tuyết xin lỗi từ chối khéo.
LẠI QUAY VỀ CÀ PHÊ VỚ ĐÔNG VUI
Những ngày đầu sau khi thanh bình, Sàigòn lại rộ lên phong trào cà phê
hè phố. Những quán cốc che tạm tấm bạt bên lề đường với những chiếc ghế
gỗ lùn làm chổ tụ họp của các thanh niên vui đón những ngày hạnh phúc
mới.
Vòng quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình
Chiểu có hàng mấy chục “túp lều” cà phê như thế mọc lên san sát bên
nhau.
Trên đường Trần Quốc Thảo gần Hội Văn Nghệ TP, một số anh em văn nghệ
cũng mở quán cà phê cóc bên vệ đường để anh em hội tụ, gặp gở sau khi
chiến tranh đã kết thúc.
Chỉ là cà phê hè phố nhưng đông vui, uống một cốc cà phê siêu, cà phê
vớ nhưng thoải mài ngồi cả ngày cũng chẳng ai rầy rà. Sau khi hết tiếng
súng nổ, hết hỏa châu đầy trời, hết bắt lính, thanh niên, sinh viên Sài
gòn vui vẻ chào đón những ngày cách mạng đông vui ngoài phố. Và
các ‘quán cốc liêu xiêu một câu thơ” bên các vĩa hè là chổ dừng chân
để… “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.
Chỉ
có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới
thấy được cái thú ngồi quán cà phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng
có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phàbên ly cà phê vớ
nhưng để… phiêu bồng hơn một số lớn thanh niên chơi… “bốc – lăn – se”tức
thuốc vấn. Anh nào cũng thủ sẵn một bọc trong túi xách để sẳn sàng bày
ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi phì
phèo nhả khói
Cà phê quán cóc (nhảy nay chổ nầy mai chổ khác như cóc nhảy ấy mà)thời
ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của nền… văn hóa ẩm thực cà
phê cóc Sàigòn. Ban ngày đã rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn
dầu lù mù loanh quanh những con đường trong thành phố cũng có những
quán cóc để dân mê cà phê, mê hòa bình được tận hưởng những giờ phút,
sảng khoái, thanh bình, yên ả nhất của đời mình.
SÀIGÒN DĨ VÃNG VÀ SÀIGÒN BOLSA
Sàigòn một thuở là Hòn ngọc Viễn Đông, một Paris lấp lánh khắp cõi Châu
Á, tới hôm nay, đã mang tên khác, nhưng người ta vẫn quen gọi tên cũ
chính danh là Sàigòn. Một thành phố mãi mãi vẫn mang tên là Sàigòn.
Sàigòn của muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống ở thành phố
đó hay lưu lạc khắp năm châu thế giới..
Người Sàigòn không nhất thiết phải sinh ra tại đó, có bao nhiêu đời Ông
Bà Cha Mẹ từng lập nghiệp lâu năm bền vững. Một người, bất cứ ai, cũng
có thể nhận chính mình là dân Sàigòn, dù chỉ ở đây một ngày, một tuần
hay một tháng, một năm. Chỉ sống một ngày ở Sàigòn, nhưng yêu Sàigòn mãi
mãi, và mang Sàigòn ở trong tim, như một phần của thân xác, linh hồn
mình. Chỉ như vậy thôi, người ta có thể ngẩng cao đầu, tự hào vỗ ngực
tuyên xưng, tôi chính là dân Sài gòn.
Tóm lại, Sàigòn là của tất cả mọi người suốt giải giang sơn, từ Bắc qua
Trung tới Nam. Sàigòn như một hiền mẫu, dang vòng tay ôm thương yêu
quảng đại tới con người tứ xứ, không phân biệt Bắc, Trung, Nam và ngay
cả người ngoại quốc nữa.
Một người Pháp sinh ra ở Paris, bỗng dưng một hôm tuyên bố, từ nay tôi
không còn là một Parisien, cư dân ở Paris nữa. Tôi là người Sàigòn và sẽ
ở lại đây cho tới cuối đời. Thế là dân Sàigòn bèn gọi chàng Tây là anh
Hai, hoặc anh Tư gì đó. Tinh thần người Sàigòn là như vậy đó, thiệt là
cởi mở và phóng khoáng.
Một nhạc sỹ sáng tác nhạc gửi: “Sàigòn ơi! Ta hứa rằng ta sẽ trở về” .
Rồi chàng cũng đã trở về thật, sau hơn chục năm xa cách. Nhưng chàng
khám phá ra mình thực sự mất Sàigòn trong thực tại. Thế nên, nếu có sự
trở lại, thì chỉ còn một hành hương về Sàigòn trong quá khứ với ngọc ngà
dĩ vãng..
Hãy cùng trở về Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi. Sàigòn của những
thập niên 1950 từ hơn nửa thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm, sòng bài
Đại Thế Giới, Chợ Lớn, một Las Vegas thu nhỏ. Tại đây có đủ loại sòng
bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải trí như xe nhỏ chạy bằng
điện húc nhau đùa rỡn, hiện nay Las Vegas vẫn còn trò chơi này. Khu văn
nghệ khác như phòng trà vũ trường. Con đường Trần Hưng Đạo Galliéni,
Đồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút dẫn khách tới sòng
bài, lưu thông hàng ngàn chiếc xe hơi nối đuôi nhau, đèn pha sáng chói,
chẳng khác gì đại lộ Champs Elyseé tại Paris.
Đường
Richaud Phan Đình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi
tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân. Nàng có nước da trắng xanh
liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ sinh. Nhân vật đã đi vào truyện
Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, tranh đua nàng, từ trí thức đến
du đãng yên hùng. Cũng tại đường Phan Đình Phùng với quán phở Con Gà
sống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh tài sắc. Yến Vỹ cùng
chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh Brigitte Bardot. Bao thực
khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ đẹp lại hát hay. Thì ra
ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng khiến một chàng Cử Văn Khoa
phải vào nhà thương điên vì tình si. Phan Đình Phùng còn thêm café quán
Luật Khoa và cơm gà Xing Xing, với những giai nhân lai Pháp, càng làm
thêm Sàigòn có một chút Paris.
Sàigòn by night đã là những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến màn
đêm Thành Đô trở nên lung linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm huyền
thoại. Nổi bật nhất từ cuối thập niên 50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ.
Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau này. Thanh Thúy ở tuổi mượt mà
thanh xuân đôi tám đã hát từ Anh Vũ, làm mê say bao tao nhân mặc khách.
Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên giọng ca trầm
buồn. Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau đó gây
chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vưốt cây
micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh. Ban CBC thuở
Anh Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới, với tuổi khoảng sáu,
bảy mà thôi. Thảm kịch cũng xảy ra cho phòng trà Kim Điệp Sàigòn, khi
một chàng Tây lai bị giết. vì dám cặp kè với người đẹp Tuyết Không Quân.
Tuyết là một giai nhân nổi tiếng sát phu qua hai đời chồng bị tử nạn
trong chiến tranh. Phòng trà Kim Điệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông. bị
đóng cửa để trở thành Nhà sách.
Quán café trà thất đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành “Hầm
Gió”, thiết trí sâu dưới đất, như một hầm rượu bên Âu châu. Người đẹp
ngồi cash, bên một thùng rượu làm thành cái bàn khá ngoạn mục. Ca sỹ
Thanh Lan thường có buổi trình diễn tại đây
Chính những phòng trà đêm Sàigòn đã đưa nhạc phản chiến của Trịnh Công
Sơn lên đỉnh cao. Nhiều ca khúc phản chiến cấm hát ở Đài phát thanh
nhưng tại phòng trà thì vẫn được trình diễn tự do.
Vũ
trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm lệ, khi nữ
ca sỹ Diệu Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì . . . bị một nam ca sỹ bỏ
rơi. Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận đã bỏ hát vài năm.
Đêm Sàigòn trà thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên Mai Thảo
và Hồng Dương, để viết thêm những tình sử lâm ly với hai nữ danh ca
khác.
Đêm Sàigòn bạc vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những tiếng hát
vàng ròng cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng hai nữ danh ca
này lên tới một triệu. Trong khi đó, lương một Đốc sự, Phó Quận trưởng
tới năm 1975 chỉ có 33 ngàn đồng một tháng.
Vũ trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay tại bến Bạch Đằng. Thuở
đó cuối thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi Mỹ Phụng vì ban đêm có
gió sông Sàigòn mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ Thanh. Nàng chuyên hát
những tinh khúc ướt át, trong điệu slow tắt đèn, mờ ảo như “Dang dở ”
“Nỗi Lòng”. Tiếng hát mê đắm Lệ Thanh đã thu hồn một Bác Sỹ trở thành
phu quân của nàng.
Đêm Sàigòn ngọc ngà dĩ vãng khiến người ta khó quên được vì những dạ vũ
Bal Famille có khi kéo dài từ đêm suốt sáng. Ai có ngờ cô bé Mai đen 16
tuổi, thường đi với bé Phú, sau này lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi
danh cho tới nay. Phú mệnh danh là Phú chuột, trắng trẻo, mũm mĩm xinh
như thỏ con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn trai. Mai nhảy có khi bỏ
cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.
Thuở ấy, người đi dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony
Khánh, thường nhảy cặp với vợ. Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy,
mọi người đều ngừng khiêu vũ để thưởng thức tài nghệ bậc sư biểu diễn.
Sau đó là pháo tay nổ ròn như ngày Tết.
Hòn
ngọc Viễn Đông Sàigòn từ thập niên 50 nay đã trên nửa thế kỷ, Sàigòn đã
đổi tên. Người Sài Gòn đã bay xa, lập thành bao nhiêu Little Sàigòn rải
rác khắp hải ngoại . Và dân Sàigòn năm xưa, những chàng trai hào hoa
phong nhã, bao giai nhân ca sỹ lừng danh, nay đã thất thập cổ lai hy,
hay gần mấp mé tuổi hạc. Thế nhưng trái tim chằng bao giờ già. Bởi vậy
nói như Thi sỹ Thanh Tâm Tuyền ta gọi tên ta, Sàigòn cho đỡ nhớ. Hỡi
những Đêm Mầu Hồng, Queen Bee, Arc En Ciel, Mỹ Phụng, Tự Do . . . Những
đêm vui thắp sáng kỷ niệm, những ngày xuân mãi mãi xanh tươi, để làm
thành một Thủ Đô Sàigòn bất tử, ta yêu lắm và yêu mãi mãi. Sàigòn trong
lời nhạc của Ngô Thụy Miên, thì dù Em của ta có đi khắp thế giới Paris,
Vienne, cũng chẳng thể tìm đâu đẹp hơn Sàigòn của ta ngày hôm qua dĩ
vãng cũng như Sàigòn mai sau.
sưu tầm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Nov/2016 lúc 10:31am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/Dec/2016 lúc 11:35am
Quán cà phê gần 100 năm tuổi tại Sài Gòn, pha chế theo lối xưa
Giữa Sài thành phồn hoa, quán cà phê nhỏ có
tên Cheo Leo có tuổi đời gần 100 năm, được xem như quán cà phê lâu đời
nhất, kì lạ nhất còn sót lại tại Sài thành. Ở đây cà phê vẫn được duy
trì pha chế theo lối cổ ngày xưa.
Cà phê "kho" trong siêu đất!
Cà phê "kho" trong siêu đất tồn tại gần trăm năm tại Cheo Leo quán
Trong sự nhộn nhịp của lối sống thành thị, vẫn còn nhiều người luyến
lưu với loại hình cà phê “kho” trong siêu đất mà nhiều người quen gọi cà
phê vớ hay cà phê bít tất một thời từng đập cùng nhịp sống với cả thế
hệ người Sài thành xưa. Nhắc đến loại hình cà phê độc đáo này phải kể
ngay đến Cheo Leo quán, một trong những quán lâu đời nhất tại Sài Gòn
còn sót lại.
Cheo Leo nằm trong con hẻm nhỏ đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3).
Không khó để tìm ra quán giữa khu xóm lao động bởi mùi cà phê thơm lừng
và những vị khách lớn tuổi ngồi thảnh thơi bên ly nâu – đen phía trước.
Nói như bà Tâm nhà ở đầu hẻm: “Bây cứ chạy đến chỗ nào có mùi cà phê
thơm nức mũi là đến quán. Dễ òm”.
Lý giải cho cái tên đầy tính tò mò, Nguyễn Thị Sương (chủ quán Cheo
Leo) cười sảng khoái kể: "Khoảng năm 1938, cha tôi rời Huế vào Gia Định
lập nghiệp đã chọn khoảnh đất này định cư. Lúc ấy cả khu vực chỉ là đồng
không mông quạnh, thưa thớt vài nhà dân. Xây nhà dựng quán xong, thấy
chung quanh trơ trọi chỉ có vài gia đình nên cha tôi thốt lên: ‘Sao mà
cheo leo quá’, rồi lấy luôn tên Cheo Leo đó đặt cho quán".
Bà Sương đang phe chế cà phê bằng vợt theo cách gia truyền, khá độc đáo.
Bà Sương cho biết thêm, bà là con thứ 3 trong gia đình có 9 người
con, bà cùng bà Tuyết (chị gái bà Sương) đứng ra tiếp quản Cheo Leo sau
khi cha mẹ lần lượt qua đời vào thập niên 1990. "Ngày trước, khắp Sài
Gòn ở đâu người ta cũng uống cà phê pha bằng vợt chứ không có pha phin
như bây giờ. Thời trẻ chúng tôi cũng ra ngoài làm ăn nhưng sau này trở
về quản lý quán theo di nguyện của cha”, bà Sương nhớ lại.
Ngoài giai thoại về tên quán đầy lý thú, Cheo Leo còn có món cà phê
mang đậm "chất riêng". Theo bà Sương, để có một mẻ cà phê ngon, trước
tiên phải trữ nước máy trong lu từ 2-3 ngày cho lắng mùi vì nguồn nước
quyết định nhiều đến độ ngon của cà phê. Đồ nghề pha chế gồm một lò đun
bằng than lớn, ở trên có thể để 3-4 siêu đất cùng nồi nước sôi. Thú vị
là, từ lò nung cho đến siêu đất hay khung vợt pha cà phê đều là những
vật dụng xuất hiện từ ngày đầu mở quán cho đến nay.
“Cà phê bột bỏ vào trong vợt, rồi lấy vợt cho vào trong siêu đất, chế
nước sôi già vào, lấy muỗng khuấy cà phê từ dưới đáy vợt lên trước khi
rót ra cái ca. Cà phê từ ca lại đổ ngược vào vợt (xáo lại), để trên bếp
lửa than khoảng 5-10 phút là cà phê ra hết chất đem phục vụ cho khách.
Một lần pha như vậy, lượng cà phê bột cho mỗi vợt từ 250 - 350g”, bà
Sương bật mí công thức pha chế.
Khách thưởng thức cà phê "kho" trong siêu đất.
Những khách ruột lớn tuổi của Cheo Leo thích uống cà phê pha theo
cách này bởi nó giữ được hương vị riêng từng có trong quá khứ. Hơn nửa
thế kỷ, gian bếp và trần phòng khách của Cheo Leo ám một màu nâu đậm
đặc, hoài cổ màu của hơi cà phê. Ở đó, mùi vị của thứ thức uống khó
cưỡng này không hề thay đổi từ đời cha đến đời con.
"Hồn xưa" trong Cheo Leo quán
Cheo Leo quán gần 100 tuổi là nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá độc đáo của Sài Gòn xưa
Tựa lưng vào ghế, ông Tâm (65 tuổi, khách mối của quán) nhận xét:
"Sáng sớm mà làm ly bạc xỉu hay cà phê sữa của chị Ba Sương thì sung
sướng cuộc đời. Do cà phê để trong siêu nóng nên hòa quyện với sữa thơm
lạ lùng không như cà phê phin nhỏ giọt, sữa mùi sữa, cà phê mùi cà phê”.
Người đến quán đủ mọi thành phần, họ đến đây nhiều lần rồi thành
"khách mối". Vì đã ghé quán y như rằng sẽ trót yêu vị cà phê bít tất độc
đáo và không khí xưa cũ của Cheo Leo. Gần một thế kỷ, cà phê không phải
là thứ duy nhất níu giữ khách ở đây. Cà phê mà không có nhạc xưa thì
đâu còn gì là "mùi thị dân". Bên ly cà phê thơm lừng, nghe những bài hát
nhạc Anh kinh điển, những bản nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy, Trịnh Công
Sơn...nồng nàn, da giết theo từng sợi khói cà phê.
Đến giờ, những bản nhạc vàng, nhạc trữ tình vẫn còn du dương ngày đêm
ở Cheo Leo qua tiếng hát của Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Hoàng Oanh,
Thanh Thúy … đã đi vào lòng người. Nhiều năm nay quán không sửa mới vì
khách sợ mất đi nét xưa cũ đặc biệt tại Cheo Leo.
Nhắc về ấn tượng của mình với giới học sinh, trí thức, công chức ngày
trước, bà Sương nhớ hoài kỷ niệm với thầy trò thầy Châu Thành Tích dạy
Toán trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong) mấy chục năm trước.
“Học trò cũ của thầy về nước thấy quán vẫn tồn tại, trở về Mỹ họ bèn hẹn
thầy rồi dẫn thầy về thăm tôi, thăm nơi chốn kỷ niệm xưa của họ hồi
trẻ. Tôi còn nhớ có ông khách quen khi qua đời, bạn bè ông ghé quán mua
ly cà phê Cheo Leo để cúng vì biết bạn thích", bà Sương giọng xúc động.
Cà phê trong Cheo Leo quán mang "hồn xưa", hương vị đậm đà, rất lạ.
Không ít lần bà Sương định sửa quán nhưng bị khách phát hiện, “năn
nỉ” xin gia đình giữ nguyên nên mấy mươi năm qua Cheo Leo vẫn nhuốm màu
xưa cũ. Những người trong gia đình bà Sương chưa bao giờ nghĩ cái quán
nhỏ xíu nằm trong con hẻm lao động với dăm ba cái bàn cũ sờn màu mà lại
có thể bước qua hết năm này đến năm khác.
“Mấy chục năm trước đây pha cà phê là công việc mưu sinh chính của cả
gia đình chúng tôi, giờ cũng vì chén cơm manh áo nhưng động lực để duy
trì nó cũng bởi vì cái tình. Mấy anh chị em tôi sinh ra, dành hết cả
thanh xuân và sẽ sống hết một đời ở đây để duy trì quán", bà Sương chia
sẻ.
Trung Kiên
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Dec/2016 lúc 7:45am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Jan/2017 lúc 11:49am
Ngược về thời gian
người Sài Gòn xưa chơi Tết
Trong
tiết trời ấm áp và đôi lúc có những cơn gió lạnh trong lành mang theo
chút mùi hương đặc biệt khó tả,sài gòn như muốn nhắc nhở những ai đang
tất bật với công việc, những ai vất vả ngược xuôi, những ai đang xa quê
hương, rằng mùa xuân đã đến.
Mùa xuân là mùa của sự đoàn viên. Mỗi dịp
xuân đến Tết sang, ai ai cũng nhớ về quê hương, nhớ về người thân, nhớ
về những cái Tết đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình.
Xã hội đang ngày càng phát triển, con
người cũng ngày càng hội nhập hơn với thế giới, nhưng cho dù cuộc sống
có thể sung túc hơn, đường phố có thể hiện đại hơn, thì những kỷ niệm
khó quên về ngày
Tết Nguyên Đán truyền thống năm nào vẫn
là một phần không thể thiếu trong hồi ức của người dân Việt Nam nói
chung và người Sài Gòn nói riêng.
Chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian,
trở về với Sài Gòn trongquá khứ để cùng hồi tưởng lại những kỷ niệm,
cũng như những nét đẹp trong văn hóa Tết của người Sài Gòn xưa.
Đường phố tấp nập người xe, Sài Gòn xưa cũng không thua kém gì hiện tại.
Người dân đi chợ hoa ngay tại trung tâm thành phố.
Mua hoa quả về trang hoàng cho bàn thờ tổ tiên.
Hình ảnh đáng nhớ về những cụ bà trên chiếc xích lô chở đầy lá để gói bánh chưng, bánh tét.
Rất nhiều hoa quả tươi ngon để lựa chọn cho mâm ngũ quả.
Người lớn và trẻ em háo hức đi chợ hoa đường Nguyễn Huệ.
Chợ hoa rực rỡ sắc màu.
Dưa hấu là loại quả không thể thiếu trong những ngày Tết.
Mỗi gia đình cũng đều mua một nhành mai để đem không khí xuân vào nhà.
Khu chợ tấp nập người mua bán.
Lạp xưởng, heo quay thơm ngon phố Hàm Nghi luôn nhộn nhịp trong những ngày Tết.
Những hộp mứt Tết giản dị…
Những hàng quán bánh kẹo ngày Tết, mộc mạc, đơn sơ mà ấm áp lòng người.
Bánh mì Sài Gòn cũng đông khách hơn trong những ngày xuân đến Tết về.
Trẻ em cũng tranh thủ phụ ba mẹ bán mía ghim để có tiền ăn Tết
Những dây pháo đỏ cho đêm giao thừa thêm rộn ràng.
Trẻ con mê mẩn với những dây pháo đỏ bởi tiếng nổ giòn giã chào mừng năm mới, xua đi những nỗi buồn năm cũ.
Năm 1968, Tết Mậu Thân pháo nổ kỷ lục và có tin đình chiến cũng là đợt tổng tấn công của VC, “Xác pháo” bay ngợp một góc phố.
Những con lân là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Sài Gòn trong mấy ngày Tết.
Ông địa luôn tươi cười mang lại niềm vui cho mọi người.
Những cô gái tự tin dạo bước trên phố xuân.
Và những chiếc áo dài thướt tha, guốc gổ luôn là nét duyên không thể thiếu của các cô gái Sài Gòn
Nét đẹp đằm thắm và lịch thiệp của cô gái Sài Gòn trong bộ áo dài bóp eo truyền thống giữa chợ hoa xuân.
st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 21/Feb/2017 lúc 9:14am
Chuyện năn nẵm về Sàigòn: Biển trời lai láng
Cảm thức về Sàigòn ở trong tôi dù sống nơi đâu. NVS
Gần nửa đời người lăn lóc đó đây trên nhiều khu khác biệt của đất
Sài-gòn vậy mà tôi chỉ thấy được hai mặt, hoặc tráng lệ nguy nga đè bẹp
con người dưới gông cùm kim tiền vật chất, hoặc bùn lầy nước đọng chết
đuối con người bằng những thứ tầm thường nhỏ mọn như miếng ăn chỗ ở.
Không có bộ mặt nào khác hơn. Sài-gòn đối với tôi, như vậy trên bản chất
giống bất cứ một thành phố nào trên thế giới, không thể tìm thấy tánh
cách thuần túy Việt Nam. Tôi một thời lơ là với Sài-gòn cũng vì lẽ đó.
Thế nhưng có ai chơi cắc cớ hỏi tính chất Việt của một thành phố là cái
gì, nằm trong địa hạt nào của muôn ngàn dáng vẻ biểu hiện từ văn minh
đến văn hóa, chắc thế nào tôi cũng ậm ừ cho qua bởi không thể nào vẽ
lên, tả được những nét tận tường. Ổ chuột và những căn nhà chông chênh
trên mặt sông bùn lầy đen đúa thì hiện diện ở bất cứ thành phố nào của
xã hội nghèo nàn, nhất là vùng Ðông Nam Á. Xã hội tân tiến Tây phương ít
xóm nghèo, ít hang cùng ngõ hẻm hơn, ít nhưng không phải là không. Nhà
lầu cao với những kiến trúc tân kỳ càng ngạo nghễ, đẹp mắt càng không
thể tượng trưng cho Việt chất. Chộp nắm được phần nào dễ thương, là lạ
trong kiến trúc, trong lối ăn nếp ở, trong cách xử thế tiếp vật, trong
một nghề nghiệp đặc biệt, tôi, lòng lúc đó đương lạnh tanh, nôn nao sung
sướng như hồi nhỏ được về quê thấy lại cái lò gạch cũ, nghe được mùi
thơm từ khu vườn mía Tây của người láng giềng, ngó mãn nhãn những miếng
ruộng lớn đại nối tiếp nhau chạy tới mút chân trời, hay thấy con sông
hiền hòa thỉnh thoảng có vài chiếc ghe lồng trôi chầm chậm…
Ðiều dễ thương đối với tôi cũng bình thường thôi. Thường là những căn
nhà ở vùng Bà Chiểu, Thủ Ðức, ba gian hai chái, vách bổ kho, mái ngói âm
dương, cột danh mộc tròn lên nước bóng lưỡng dựng chững chạc trên từng
tảng đá xanh vuông vức, trong nhà đối liễn vẫn còn treo trên những vị
trí trang trọng. Hay một cái bàn ‘ông thiên’ giữa trời thường thấy ở
vùng Giồng Ông Tố với hình ảnh người chủ gia đình, lúc vừa chụp tối, bận
áo bà ba hai tay chấp nắm nhang xá xá bốn phương trời. Hoặc một cái gáo
dừa gắn cán dài úp trên lu nước dựng ngoài mái hiên bắt gặp thường
xuyên từ khoảng Cầu Hàn đổ ra đến nửa đường đi Nhà Bè hay từ phía Phú
Lâm đổ lên Gò Ðen. Có những hình ảnh nhỏ hơn và tầm thường hơn như tiếng
võng đưa kẽo-kẹt vào lúc giữa trưa trời đứng gió. Võng phải treo phía
trên một cái giường tre khập khễnh mới đúng điệu, hòa hợp vời cảnh trí
xa xa là một bụi tre mà ngọn và tất cả lá đều đương đứng im lìm trầm
ngâm ngó trời như thường thấy ở xóm Cầu Tre trước đây thì càng tốt.
Nhưng tôi chưa đủ thời giờ để nhìn cho thỏa mắt, chưa đủ lớn để chíp
vô ký ức cất làm kỷ niệm riêng cho đời mình thì các cảnh trí trên phần
nhiều đã bị sóng thời gian tàn nhẫn phủ lấp chìm hay bóp cho biến dạng
theo sự đổi thay tất nhiên của xã hội. Chúng mất hút đi mau chóng, tới
khi tôi kịp rãnh rỗi ngó lại thì còn chẳng thấy được bao nhiêu.
À, hình như là Sài-gòn phát triển theo tốc độ phi mã của thời đại tân
tiến nên tiêu diệt mất những vết tích nhà quê nghèo nàn nhưng dễ thương
của một sinh hoạt tiền đô thị mà trước đây tôi tưởng lầm là nét chấm
phá nào đó của Việt tính. Nhưng không sao, tôi biết được bịnh mình. Mình
thèm, mình thiếu trong máu huyết một mảnh trời quê và đương đòi Sài-gòn
cung cấp cho một chút quê mùa đó. Ðô thị vây hãm tầm mắt bằng nhà cao,
hãng xưởng và xe bụi, Sài-gòn giới hạn tâm hồn người bằng chuyện thành
phố lẩm cẩm tình -tiền -thù không có gì đặc trưng, tôi cảm thấy thiếu
một khung trời khoáng đãng, thèm một chút hoàn cảnh thuận tiện để buông
thả tâm hồn, tôi thiếu tình người ở trạng thái sơ tâm…
Trong tâm thái hoài cổ nao nao của nỗi thèm khát đó tôi được nghe chuyện hai vợ chồng chú Hai Một nhưng quan, khóc đám.
Như bao nhiêu lần trước, Chú Hai Một khi vô tới hàng ba, dợm cẳng
bước lên ngạch cửa, thì quay về phía sau rầy dức vợ sao chậm lục còn hơn
bà già đi âm phủ rồi xăn xáy bước ào vô nhà như con trốt, bỏ mặc kệ
thím Hai còn đủng đỉnh đánh-đồng-xa đâu đó mút tí tè ngoài đầu ngõ.
Nhiều người ngưng chuyện trò len lén ngước lên quan sát người khách
mới, cách quan sát có chút tò mò đó, nhưng e dè, xa cách. Nhiều người,
cử chỉ bỗng nhiên chậm rãi hơn như đương bận dồn hết giác quan để bí mật
theo dõi chuyện gì đó xảy ra chung quanh. Có người còn liếc liếc rồi
lại giả bộ cúi xuống hớp ly nước dở dang nãy giờ để lơ là trước mặt.
Không một câu hỏi nào được nói lên thành lời, chỉ có những câu hỏi thầm
ngầm chứa trong thái độ và cử chỉ. Chú Hai Một tuy vậy cũng đã biết mình
phải nói gì nên lên tiếng trước, chú nói trống không nhưng thật ra là
nói với toàn thể những người đương có mặt.
‘Ðược rồi, để đó tôi lo liệu cho. Bà con mình không chớ ai vô đây’,
chú hỏi tiếp theo sau khi dòm sơ qua một vòng từ những người ngồi ở cái
bàn gần cửa tới một số người trai trẻ ngồi bỏ chưn thòng xuống đất trên
bộ ngựa rồi tới những người hơi lạ lạ ngồi tuốt trong gần chỗ cái màn
cửa ngăn với nhà trong. ‘Mà hồi nào vậy? Hôm kia hôm kìa gì đây tôi còn
thấy ảnh đi băng-xiên băng-nai, té lên té xuống trước nhà tôi, quần ống
cao ống thấp, lè nhè, con nít chạy theo coi rùm trời. Gì mà mau vậy?’
Ba bốn tiếng giọng thanh niên, mau mắn tranh nhau nói với khách. ‘Chị
Sáu thấy xác ảnh nằm vắt vẻo nửa trên nửa dưới ở cái mương cá đằng nhà
thằng cha Ba Khìa hồi tưng bửng sáng….’
‘Chắc đâu hồi khuya….’
‘Trúng gió, té nước…’
Tiếng xì xào bàn góp thêm chi tiết như một thứ bịnh truyền nhiễm
chuyền từ nhóm nầy sang nhóm kia, phá tan bầu không khí lạnh nhạt e dè
từ khi chú Hai Một bước vô. Một tay tổ nào đó, ý chừng là bạn nhậu thân
tình với nạn nhân, chêm vô một câu diễu vô duyên ớn. ‘Chắc đâu cũng đốn
hết mấy lít rồi nên nóng nảy trong mình, về khuya gặp nước, tắm mát rồi
khoái chí tử nằm ì ra đó không chịu lên.’
Những cặp mắt bây giờ đổ dồn về phía tay anh chị ăn nói bạt mạng đó.
Trách móc, khinh thị, bất bình. Biết mình nói hớ, anh ta cười cầu tài,
sửa. ‘Ậy…. mà sinh ký tử quy. Chết trẻ khoẻ ma, chết già lụm khụm. Anh
Sáu thọ như vậy là được rồi, năm mốt bước qua năm ba bước lợi đâu có bao
nhiêu người qua khỏi cái cầu nầy. Ậy… mà đời bây giờ còn sống là còn
khổ. Chính tôi đây nè, nhiều khi khổ quá mạng, cầu trời chết cho rảnh nợ
mà không được.’
‘Con vợ thằng Sáu nóng ruột chồng đi cả đêm không về nên trời vừa
hừng hừng sáng là lo xách đèn đi kiếm, ai dè sự thể như vầy…’ một tiếng
đàn bà nhỏ nhẹ, nói với mọi người mà như nói với mình. ‘Í hị!’ Tiếng thở
dài thương hại thay cho cái chấm câu.
Chú Hai Một quay qua cúi đầu chào người đàn bà, bà vừa nói tiếp vừa gật đầu chào lại, giọng nho nhỏ pha một chút mủi lòng.
‘Tội nghiệp, cái thằng say sưa vậy mà cũng biết lo tưởng tới vợ con,
trên bờ mương còn hai xâu thịt heo quay với một mớ bánh bò trắng nằm lăn
lóc. Tao tiếc quá lượm đem về bỏ trong gạt-măng-giê… Cái số con vợ nó
không được ăn heo quay, chồng đem về chưa tới ngõ đã lăn đùng ra theo
ông theo bà.’
‘Tuần rồi ảnh với tôi còn leo lên nóc nhà lợp lại cái mái lá dột phía
trước hết một buổi trời,’ người đàn ông hồi nãy cũng cái mửng cũ vừa
nói vừa khoe. ‘Thiệt anh Sáu khỏe còn hơn tiên, hồi nào tới giờ ở nhà
quê mà sống theo kiểu dân cậu, đâu cần động tới móng tay…..’ Anh ta đổi
giọng vui vui. ‘Chắc biết mình sắp đi nên bữa đó mới chịu khó trả nghĩa
vợ lần chót.’
Nhiều tiếng cười tán thưởng ở phía đám thanh niên hòa chung với vài cái hứ bất bình từ đám đàn bà.
Chú Hai Một bây giờ mới quay về phía người đàn ông nọ. Chú biết là ai
nhưng cũng không thèm để ý tới chuyện chào hỏi, cũng không thèm cười
góp mà chỉ hất hàm một cách trống không về phía buồng.
‘Ờ, ở trong đó đó,’ Bà già vừa nói hồi nãy hiểu ý trả lời hớt mọi
người. ‘Tội nghiệp, sớm tới giờ hai mẹ con nó xà quần trong đó. Bây giờ
chắc là đương lo thay quần áo cho ‘thẳng’. Bùn đất không… Hồi mới đem
về…. ướt mèm ướt mẹp nên tụi nó xót ruột. Nhà không có đàn ông con trai
để lo mấy chuyện đó nên tụi nó phải làm. Ðâu thằng Hai mầy vô coi coi,
liệu giúp đỡ gì được mẹ con nó thì giúp.’
Thím Hai Một tới bây giờ mới vô tới hàng ba. Khác với chồng, thím
thủng thẳng bước nhích nhích từng bước một, đầu cúi xuống, hai đầu khăn
rằn hết đầu nầy đưa lên chùi nước mắt tới đầu kia đưa lên chùi nước
miếng nước mũi. Người trong nhà chưa ai thấy mặt mày thím nhưng tiếng
khóc xụt xùi hòa với tiếng hít khịt mũi đã nghe rõ ràng, nức nở đứt ruột
đứt gan, lâm li như tiếng khóc dễ mủi lòng của bà con ruột thịt khi mất
người thân thương.
Không mấy ai ngạc nhiên trước cảnh nầy. Chuyện thím khéo dư nước mắt
khóc người ‘thân sơ’ dân làng Bình An đâu ai lạ lùng gì. Nghề nghiệp.
Nghề nghiệp ít người theo như vợ chồng thím. Hai ông bà đã từ bao lâu
nay trở thành một cặp bài trùng không thể thiếu trong mấy đám ma chẳng
những quanh quẩn trong mấy cái cù lao giữa kinh Ruột Ngựa và kinh Tàu Hủ
mà nhiều khi còn có người rước lên tới Chợ Ðệm, Bình Ðiền, Gò Ðen nữa.
Một vài người khách ngạc nhiên quan sát, sao trên đời lại có người lạ
lùng như vậy cà, mau nước mắt đã đành lại còn không biết mắc cở khi làm
chuyện trên đời chỉ có một mình mình. Thím Hai Một khóc ngọt ngào, bất
tận. Nước mắt như mưa tuông trào đầy mặt. Não can tràng hơn tiếng than
của đào thương trong gánh hát. Khóc đã đời thím cất giọng kể lể. ‘Sáu ơi
là Sáu, chú bỏ vợ yếu con thơ chú vội vàng đi đâu. Bao nhiêu người
thương chú trên đời sao không ở lại. Âm phủ dương gian hai đàng cách
trở, từ nay vợ con chú biết trông cậy vô ai? Sáu ơi là Sáu ơi. Ngày
trước chú giúp người cô quả, chú thân thiện xóm làng, đầu trên chợ dưới,
người dưng họ hàng, ai có chuyện gì chú không nề hà giúp đỡ. Sao người
như chú mà trời bắt đi cho nỡ, còn những kẻ lỗi đạo vô nghì lại sống
chật trời chật đất, tốn gạo tốn cơm… Sáu ơi là Sáu ơi.’
Chú Hai Một quay mặt ra cửa, ngó mau về phía vợ, nhăn mày tỏ ý không
bằng lòng — quá lố rồi đó, quá trong nước mắt thì còn chấp nhận được,
quá trong lời than thì chạm tới biết bao nhiêu người, ăn của chủ nhà bao
nhiêu mà đưa lưng mang tiếng oán. Tuy nghĩ bụng như vậy nhưng chú không
nói gì, chỉ vén màn bước thẳng vô phòng trong.
Bóng tối âm u của ngọn đèn dầu phọng tim se bằng một miếng vải trắng
bỏ trong cái dĩa dầu để dưới gầm giường và cây đèn cầy nhỏ đặt phía dưới
chưn người chết chập chờn leo lét, không giúp cho đôi mắt quen với ánh
sáng của chú Hai thấy gì hơn là một cụm tối dầy đặc, khổng lồ. Chú đứng
định thần một hồi hèn lâu mới quen mắt lần. Con nhỏ Huê đương quay lưng
về phía chú, mặt quay vô vách, đương giơ cao lên xăm xoi một cách dềnh
dàng bộ đồ bà ba hàng màu hột gà của ba nó đâu như là mới vừa được lấy
từ trong tủ ra, còn đầy những lằn xếp. Chị Sáu đương rờ rờ nắn nắn hai
cánh tay co rút của người chết mà mấy ngón tay cong lại như đương thủ
thế để cào cấu ai. Gương mặt chị thểu não pha lẫn nét chán chường. Chị
biết bổn phận mình phải làm gì nhưng không biết bắt đầu từ đâu và bằng
cách nào. Trong lòng chị đương có một sự tương tranh dữ dội giữa hai mặt
sợ-thương. Thấy ánh sáng và đã đoán được ai bước vô, chị ngước mắt lên
chờ đợi một mệnh lịnh, mệnh lịnh dưới hình thức đề nghị thiệt bình
thường nhưng giúp chị ra khỏi cảnh bối rối hiện tại không biết mình phải
làm gì mới đúng cách và trọn đạo.
‘Chị Sáu với con Huê ‘quá bộ’ ra ngoài nhà tiếp khách đi,’ chú Hai
Một nói như ra lịnh, nói lựa chữ văn hoa một cách ăn trét. ‘Bà con lối
xóm nghe tin hồi nào không biết mà đã kéo tới chia buồn coi bộ hơi bộn
rồi đó. Ðầy nhà! Mà tôi thấy có ai ở ngoài đó lo trầu cau nước nôi gì
cho khách đâu,’ Chú ngừng một chút ngó vô con Huê bây giờ mới day mặt
lại phía ánh sáng. ‘Với lại ba cái chuyện nầy nên để tôi. Nghề nghiệp ai
người nấy làm. Chuyện nầy đâu phải ai cũng mó tay mó chưn vô được.’ Một
lần nữa chú ngó về phía con Huê. ‘Ðàn bà con gái gần hơi người mới đi
không nên đâu. Ðộc lắm. Về sau bị bịnh hậu khó lòng.’ Mặt con Huê, nãy
giờ nước mắt đã lăn rơi, buồn lâm ly, đổi sắc liền, mừng thấy rõ, nó bỏ
bộ quần áo xuống rồi đi vòng về phía đầu giường của ba nó, sẵn sàng bước
ra. Chị Sáu trái lại chỉ hơi khựng lại một chút khi nghe nhắc tới mấy
tiếng không nên nhưng rồi cũng tiếp tục cố gắng tuột tay áo của chồng
ra. Cái áo đã được mở nút cẩn thận, phơi màu da ngực xám ngắt của xác
chết dưới ánh đèn. Cánh tay cứng đơ, cà huynh cà hoang, tay áo dính một
lớp bùn mỏng thêm phần trở ngại. Chị bậm môi hè hụi giựt mạnh nhưng cũng
không ích lợi gì, chỉ làm rớt lộp độp lớp bùn khô xuống giường như bánh
tráng nướng bể. Bộ mặt người chết nhăn nhăn với cặp môi đã bắt đầu rút,
lòi răng ra cười ngạo cảnh tượng. Cánh tay thây ma cứng cong, trì lại
phản đối không cho thay bộ quần áo cuối cùng trong đời mình. Chú đánh
thêm một đòn tâm lý trong khi thong thả cho tay vô túi trong lục kiến
gói thuốc Job đỏ lận theo từ đằng nhà.
‘Chết bất đắc kỳ tử linh lắm. Ngày giờ trùng thì chuyện gì cũng có
thể xảy ra. Tránh trước thì hơn. Trùng tang liên táng xui mấy đời chớ
không ít đâu. Chị với con Huê làm ơn dang ra cho tôi.’
Chú ngừng nói, đứng yên, điếu thuốc đã an vị trên môi, tay mặt cầm
sẵn diêm quẹt nhưng chưa quẹt lửa, cố ý đợi hai người phụ nữ bước ra.
Thân nhân nào cũng sẽ khó chịu khi thấy xác của người thân bị kéo nắn
mạnh tay, mười người như một, ai cũng năn nỉ nầy nọ, xin xỏ vầy khác.
Khó lòng. Chú thấy công việc mình làm phải mang tính cách thiêng liêng,
bí mật, càng ít người biết mình làm gì với cái xác chết càng tốt. Chú
đưa tay rờ rờ cái mặt lạnh tanh của thây ma, rồi bằng một cử chỉ thiệt
nghề nghiệp chú đưa hai ngón tay cái-trỏ ra kéo kéo hai môi người chết
lại cho khít khao hơn như ngầm nói tôi đã sẵn sàng rồi, mời bà con
nhường chỗ cho tôi. Tay chú đụng vô chỗ lạnh hơn mình tưởng, chú chửi
thầm trong bụng cái thằng nhậu nhẹt chết bờ chết buội, ngâm nước cả đêm
để cho cái mặt lạnh còn hơn đá cẩm thạch ướp nước đá. Chú đưa mắt ngó
con Huê rồi đão qua má nó. Thường thường mời thân nhân của người quá cố
ra khỏi buồng chú chỉ cần xài tới mấy tiếng không nên đã là quá đủ, họa
hoằn lắm mới phải xài tới mấy điều dọa dẫm về chuyện bệnh hậu, trùng
tang liên táng mà chú học lóm, khi đi đám đó đây, từ mấy bô lão biết
chút ít bói toán thuốc men.
Người đàn bà bỏ cánh tay chồng xuống với một tiếng thở thiệt dài như
là bà nín hơi từ lâu lắm bây giờ mới được phép thở. Cách bỏ xuống cũng
nhẹ nhàng, ẩn chứa trong đó cả một trời thương yêu. Nhè nhẹ, chầm chậm
bước lần về phía cữa. Khoảng cách chỉ vài bước mà như xa thăm thẳm, vừa
bước đi vừa ngó ngoái lại như không muốn mất những phút giây chót với
chồng. Ra khỏi đây rồi, lúc trở vô người chồng đầu ấp tay gối — người
mới hôm qua còn gây gổ với chị — một sự gây gổ nhẹ nhàng càm ràm, quen
thuộc trong bao nhiêu năm trời, khiến chị cảm thấy mình hiện diện và là
một thứ gì khác với những đồ vật vô tri trong nhà — bấy giờ sẽ thật sự
trở thành một cái xác chết đúng nghĩa, hoàn toàn là một cái thây ma lạnh
lẽo chờ tới giờ để được bỏ vô hòm đem chôn. Hư vô, mất tuyệt từ đấy. Xa
cách đời đời, thật sự, tuyệt đối từ đây. Một xa cách mặc dầu không hình
dung được, mới chỉ lắp ló trước mặt đã cắt đứt ruột gan, khiến chị chưa
gì đã thấy mình bơ vơ, nhỏ nhoi lạc lõng hơn. Chị bật khóc thành tiếng,
nấc nghẹn, mặc dầu đã cố dằn xuống ngay từ hồi thấy xác chồng nằm úp
mặt nửa trên nửa dưới ở bờ mương — sợ nước mắt nhểu xuống mặt ổng ổng
khó đi đầu thai. Chị bỗng nhiên thấy tức mình tại sao bữa hổm ổng đòi
uống thêm xị nữa chị tiếc tiền và sợ ổng bịnh không cho con đi mua lại
còn biểu nó dấu cái chai đi. Phải dè sớm như vậy ổng muốn uống mấy ghe
tàu cũng bán nhà mua cho ổng không tiếc tiền. Chị cũng tức mình là tại
sao mấy năm trước nghe phong thanh ổng mèo mỡ chị đã làm quá mạng, cằn
nhằn cưỡi nhưỡi, cắn xé. Phải dè… Phải dè… Chị kêu tên chồng, cách thân
mến rất ít khi sử dụng từ ngày có đứa con đầu tiên. Con Huê áy náy nắm
cánh tay mẹ, chỗ con chuột, mà nó có cảm giác là đầy xương, dẫn ra cửa.
Mắt ngập nước, nó cũng ngó ngoái lại lần chót ba nó, vẫn còn nằm trong
một vị thế lạ lùng, một cẳng co vô bụng, một cẳng thẳng ra luôn cả bàn
chưn, như người đương kiếm cách leo lên khỏi mương nước, hai bàn tay
quắp cứng ngắc hai nắm bùn bây giờ đã khô, mấy chỗ tứ chi ló ra khỏi
quần áo bao trùm một màu xanh xám đen đen lạnh lẽo khiến nó bắt rùng
mình. Chị vợ ngó lại lần nữa thi thể người chồng, gật đầu chào chú Hai
Một, rồi như len lén giở màn bước ra. Những giọt nước mắt được kềm giữ
quá lâu thong thả bò trên gương mặt chị, nhểu xuống ngực áo khi chị bắt
gặp những ánh mắt thân tình chia xẻ niềm đau xót của bà con lối xóm bây
giờ tới đã tới ngồi đứng chật nhà.
Chú Hai Một nao nao theo dõi hai mẹ con lúp xúp đi trong tiếng thút
thít, ánh mắt chú đậu lại trên cái lưng đầy sức sống và bộ hậu láng o
của đứa con gái — được ôm bằng cái áo bà ba bó sát và cái quần vải đen
dầy ủi thẳng thớm. Chú nheo mắt với mình và cười cười…
Ngoài kia chú nghe rõ tiếng chào của chị Sáu với bà vợ mình. Tiếng
khóc của bà ta nín bặt ngang xương. Chú nghe loáng thoáng câu trả lời
của vợ: ‘… Ừ… Kể từ trưa mai cho tới giờ hạ huyệt tôi sẽ ở đây… Ừ.. tiền
bạc gì. Ðừng có lo chạy cho mất công. Bà con mình không, ai cũng nghèo
chứ đâu có dư dả gì.. Nói nào ngay, tôi cũng đâu giàu có gì hơn với mớ
đó’. Tiếng khóc lại nổi lên, bi thương thập bội hơn giọng tỉ tê nhè nhè
của vợ người quá cố. Dòm qua chỗ hở do tấm màn bị vướng, chú Hai Một
thấy vợ mình đầu bù tóc rối dụi dụi mắt khóc kể như chết cha chết mẹ. Bà
ta nhảy từ nhân vật nầy qua nhân vật kia. Ban đầu là bà mẹ vợ. ‘…. Sáu
ơi là Sáu ơi, nhà nầy một mình mầy lo từ trong ra ngoài. Vợ con mầy giờ
đây làm sao đủ sức chống chỏi với đời. Ði đâu thấy món ngon vật lạ mầy
cũng mua về cho tao, bây giờ mỗi khi thấy quán thấy hàng làm sao tao
không khóc được, Sáu ơi là Sáu ơi.’ Rồi tới vợ, tới con gái, mỗi người
thím đều sáng tác giùm một bài văn tế bình dân nôm na như vậy, kể công
đức người chết, vài phần thiệt, vài phần phóng đại những hành trạng mà
nếu nghe được chắc người chết cũng phải hổ ngươi. Chỉ có một điều là
giọng kể lể của thím lâm ly quá, nước mắt của thím sụt sùi quá khiến
người nghe không còn đủ bình tỉnh tâm trí để phân biệt đâu thiệt đâu
ngoa. Một cảm giác xấu hổ mà chú thường có khi vợ khóc đám người quen
như kiểu thằng cha Sáu Say nầy len lỏi vô tim chú. Chú ngờ- ngợ như vợ
mình làm điều gì sái quấy, quá đáng, hơn sự phải có của điều bình
thường, hơn sự bắt buộc của nghề nghiệp. Vừa lúc đó con Huê quay lại,
đưa tay kéo cái chéo tấm vải màn xuống cho kín cửa buồng. Chú dòm lom
lom bàn tay tròn trịa của con nhỏ cho tới khi ánh sáng trong phòng trở
thành lù mù. Chú đốt điếu thuốc, dựa vách ngó xác chết, thong thả hít
từng ngụm khói say sưa. Mỗi khi trong người có chuyện buồn vui lẫn lộn,
những hơi đầu tiên của điếu thuốc vẫn là một thứ thần dược giúp chú tỉnh
táo trở về thực tại với một tinh thần sáng suốt vô biên. Chú vạch màn
dòm ra ngoài nhà trên như là tìm kiếm ai, ánh mắt chú đậu lại phía có
con Huê đương đứng. Nghĩ sao không biết chú bước hẳn ra ngoài tới một
bàn, cầm lấy chai rượu đế rót đầy một ly lớn, mỉm cười chào mấy người
ngồi ở bàn đó rồi quày quả bước vô. Chú cẩn thận bỏ màn xuống, kéo mí
lại như ngại ánh sáng bên ngoài có thể chui vô phòng. Tới bên xác chết,
chú thiệt sự bắt tay vô công việc: phun phun, bóp bóp sửa nắn lại cho
vào vị thế bình thường bộ tứ chi trước đây đã cứng đơ cứng còng. Chú cắt
rách tay áo và ống quần của xác chết bằng cái kéo nhỏ, vật liệu độc
nhứt chú mang theo mình như một thứ dụng cụ nghề nghiệp. Chẳng bao lâu
cái công việc mà người vợ nạn nhân loay quay hàng giờ không thực hiện
được đã được chú hoàn thành mỹ mãn. Anh Sáu Say bây giờ đã thiệt sự ngủ
say trong một tư thế thoải mái, thanh thản. Chú Hai Một bước lùi một
bước, ngắm nghía công trình mình, chú mỉm cười hài lòng và tự thưởng
bằng chút cặn rượu còn sót lại trong ly…
Tôi náo nức thiệt tình! Tôi sẽ gặp được cặp vợ chồng truyền nhân
chánh của một nghề đang sắp biến mất trong một xã hội trên đà chuyển
mình Âu hóa như cái thành phố Sài-gòn nầy. Ðường có xa, có lạ cũng chỉ
là dịp để mở rộng nhãn quan thôi… Chúng tôi đi qua cầu chữ U ở bến
Thuyền Buồm (Quai des Jonques), một cái cầu tuy lót cây nhưng cao chưa
từng thấy. Chiếc mô-bi-lết già chạy tới đâu đà cây lót cầu rung rinh
nhúc nhích la hét ầm ầm tới đó, những chiếc bù lon sắt khổng lồ đưa lên
như hàm răng con quái vật cầu sẵn sàng cắn vô vỏ bánh xe. Cây ván trơn
chao đảo tay lái, tôi phải kềm thật vững.
Ðã hết đâu. Lại còn qua một cái cầu chữ U khác y hịt như vậy ở ngay
trước chợ Bình Ðông. Sao vùng nầy lạ lùng vậy, cầu cao không tráng
xi-măng hay trãi nhựa, chỉ lót bằng cây mà lại lót xuôi theo đường xe cộ
chạy?
Người dẫn đường như đoán được ý tôi, giải thích ba hoa. ‘Vùng nầy
không có thế để làm dốc nên cầu phải xây hình chữ U, cũng không thể xây
bằng vật liệu nặng vì bờ kinh hẹp, đất hai bên lại mềm, không có chỗ đúc
móng chưn cầu. Phải xây cao cho ghe chài qua lại bỏ lúa vô chành hay
lấy lúa từ trong chành ra chở đi Lục tỉnh, lên Nam Vang… Ngày trước ghe
chài ra vô khúc kinh nầy liền liền, bây giờ có thêm kho chứa ở Bến Tàu
nên ít đi đó chớ.
Tuy không biết rõ ràng danh từ chành là gì nhưng tôi cũng mường tượng
đoán được đó là một thứ kho chứa trữ nên mần thinh không hỏi như mọi
khi. Cảnh tượng quê nhiều hơn tỉnh của vùng nầy trở thành một thứ loại
ven biên đô thị mới ngó qua đã bắt mắt nên tôi cũng làm biếng nghe thêm.
Cái thằng cha nầy có khả năng nói chuyện nầy qua chuyện kia lòng vòng
ba bốn ngày không hết, đừng nên khươi cho nó nói không nhằm lúc.
‘Gần tới chưa?’ Tôi hỏi cũng là cách dẫn anh ta vô chuyện chánh. ‘Sao chưa thấy cái đình anh nói?’
‘Ði đò qua bên bờ kia. Ðó là làng Bình An, đình Bình An cách bến đò
chừng một cây số ngàn,’ hắn trả lời rành rọt. ‘qua đò rồi lội một đổi
nữa thì tới nhà họ. Không xa đâu.’
Lại còn thêm chuyện đò! Ánh mặt trời chói chang trên đỉnh đầu. Coi bộ
hơi trưa. Sài-gòn lẩm rẩm mà rộng thinh thang, đi nửa ngày từ trung tâm
chưa ra tới ven biên.
Con đò ngang đưa khách qua bên đình do một cô gái trắng trẻo độ mười
sáu mười bảy tuổi thong thả đẩy đưa mái chèo. Những nhịp đẩy-kéo căng
lên căng xuống bộ ngực tròn mạnh thiếu nữ. Nàng thành thạo, không tỏ vẻ
gì tốn sức tốn công. Tôi chợt nhớ tới chuyện thơ nàng Tiên Bửu xinh đẹp,
thông minh chèo đò. Chỉ tiếc mình không có bộ râu dài phất phơ và tài
đối đáp như ông Trượng.
Cảnh vật hai bên bờ kinh hiền hòa. Nhà cửa khang trang của một vùng
quê trù phú. Mạ non xanh mởn. Sóng lụa rung rinh trên đầu lúa. Gió mát
thơm mùi hạt lúa còn đương ngậm sữa. Vài căn nhà lá ẩn hiện sau những
tàn cây mít, vú sữa xum xuê. Nét thanh bình có thể cảm thấy vương vương
lãng đãng cùng khắp không khí. Trong khung cảnh như vậy mà gặp được một
cái đám ma để quan sát luôn tài nghệ của vợ chồng Hai Một ‘ra đám’,
‘khóc đám’ thì còn gì thích thú bằng. Một công hai ba việc. Khỏi phải đi
về chờ đợi lôi thôi.
Tôi mừng rỡ khi nghe tiếng kèn đám ma văng vẳng từ xa xa khuất đâu
trong xóm. Trúng mối rồi. Mấy thuở trời chìu lòng người, cầu được ước
thấy.
Vậy mà tôi không được chứng kiến gì hết những điều cần chứng kiến,
mặc dầu kèn đám ma đương ò-e ngay tại nhà ông Hai Một. Tôi không gặp một
ông ‘nhưng quan’ tài nghệ đặc biệt, điều khiển mọi chuyện liên quan đến
động quan, di quan bằng nhạc của hai khúc tre. Tôi không gặp một người
đàn bà bán nước mắt, khóc mướn trong mấy đám ma, ré lên từng hồi cắt dạ
rồi xuống giọng tỉ tê bi thảm đau thương, kéo dài ngày nầy qua ngày khác
từ lúc tẩn liệm cho tới khi hạ huyệt. Những hình ảnh lạ lùng tôi có
trong trí vẽ ra do người dẫn đường khi giới thiệu về cặp kỳ nhân nầy
không thấy đâu nữa. Còn lại chăng là một cặp vợ chồng già héo úa từ sâu
thẳm trong lòng héo ra, một thứ cây chết rũ, một loại người bị chấn
thương do Tây tà tra tấn bằng bàn tay sắt bọc vải, bầm nát ngũ phủ lục
tạng tuy bên ngoài vẫn còn chút nào đó dáng vẻ bình thường.
Người đàn ông ngồi đó, mặt co rúm nhăn nheo của một thứ trái chín héo
vì quá nắng, mắt ơ hờ ngó ra con đường đất đỏ bụi mù trước mặt, bất
động tới cả từng thớ thịt mặt. Tôi biết chắc chắn cái hàng rào bông bụp
đầy bông nở đỏ thắm ngoài kia, cái hàng rào đặc biệt được đóng cột bằng
mấy cây so đũa trái lòng thòng và sợi dây kẽm giăng kế đó, nơi con gái
ông phơi quần áo hằng ngày, không lọt vào trong giác trường của ông. Kể
cả những người học trò đạo tỳ mặc quần áo đen viền trắng lăn xăn lít xít
vì chuyện của thầy cũng vậy thôi, không có. Thời gian và hoạt cảnh trên
cõi đời nầy hình như đối với ông không còn nữa. Dàn đờn trổi ò-e ngưng
trổi không biết bao nhiêu chập, tôi để ý nhưng không thấy vợ chồng ông
Hai Một nhúc nhích cục kịt gì, ngay cả khi một người đệ tử tới trước mặt
ông cung kính xin phép cho mình được thay ông điều khiển cuộc ‘di
quan’, ông cũng không trả lời hay hạ cái màn vô hồn trước ánh mắt mình
xuống, mặc cho đám đệ tử và ông Hòa Thượng già điều khiển việc khiêng
cái hàng ra khỏi khung cửa chật hẹp của căn nhà. Hai chung rượu để trên
nắp hàng sóng sánh rồi tràn ra vài giọt do sự điều khiển không thành
thạo của người đệ tử trẻ ông cũng không thấy, không biết. Hồn ông đương ở
trong một cảnh giới ta-bà nào đó xa xăm, chỉ cái thân xác ngủ uẫn hiện
diện mà thôi.
Ðám ma ra tới đầu ngõ, ông Hai Một mới choàng tỉnh khỏi cơn mộng du,
đứng dậy bước chậm rãi theo vài ba người đi chót sau khi đã ngó bà vợ và
lắc đầu trong tiếng thở dài. Người đàn bà ngồi trên cái ghế dựa, mắt vô
hồn ngó tôi khi tôi tới kế bên nói mấy lời chia buồn cho phải phép.
Không có một giọt nước mắt nào trên khóe mắt của người đàn bà suối lệ dễ
tuông này. Không có cả một hít, khịt mũi nhỏ nhoi. Không có cả chuyện
đỏ hoe hai mắt hay tiếng kể lể phân bua. Vậy đó. Một sự im lặng tuyệt
đối của môi trường chân không. Vô lý tới khó tin.
Tôi ngó lại lần nữa tấm hình người quá cố. Cô gái có nụ cười thật
buồn nhưng vẻ trẻ trung làm nao nao lòng người. Ðôi mắt sâu thăm thẳm
của cô khiến ai nấy dòm qua một lần cũng phải ngó lại một lần nữa. Cái
đẹp man dại và lôi cuốn. Cái đẹp của một cánh đồng đầy hoa thắm bên
triền núi rộng cao. Có thể hình ảnh cô gái trẻ mới chết có sức mạnh tạo
xúc động cho người sống –và một chút bằng lòng vì sự bất hạnh giáng
xuống người khác chớ không phải mình — khiến phải ngó thêm. Tôi thấy trí
mình coi bộ cải lương khi bỗng nhớ tới câu thơ có mấy chữ ‘hồng nhan
bạc mệnh.’
‘Vợ chồng họ làm nghề thất đức nên bây giờ như vậy đó,’ người dẫn
đường kéo tôi về thực tế khi anh bấm tay tôi nói nhỏ. ‘Cha tẩn liệm, di
quan người khác lôi thôi, nên Trời khiến tới phiên con mình thì sững sờ
muốn tự tay săn sóc cũng không làm được. Tụi học trò đạo tỳ nó làm đâu
có đúng lễ. Hồn ma trước đây họ về trả thù đó. Biết bao nhiêu lần ổng bẻ
tay bẻ chưn thiên hạ mạnh tay hay làm ẩu xị cho qua. Biết bao nhiêu lần
ổng thay áo thay quần hay tẩn liệm dụt chạc, nhứt là người nghèo… Ðể
rồi coi, hồn cô ta còn lẩn quất nhiều ngày trên trần thế chưa xuống dưới
đó liền được đâu. Thiếu lễ đi đâu có xuôi chèo mát mái. Nhiều khi nó về
nó phá nữa là khác.’
Không đồng ý với nhận xét nầy, nhưng tôi không cãi. Con người ta sinh
ra vốn là mục tiêu cho những tấn kích cách nầy cách nọ của tất cả ai
khác trên đời, huống gì chú Hai Một làm một nghề thiên hạ chỉ thấy sợ
hải và xa cách.
Không muốn khơi mào một cuộc đấu khẩu vô ích, tôi chỉ qua thím Hai
Một, chưa kịp nói gì thì người dẫn đường đã lên tiếng, lần này pha một
chút giọng thầy đời.
‘Thói thường thương vay khóc mướn tới khi cần khóc cho mình thì hết nước mắt.’
Phải, điều gì xài quá thì mau hết, cái lý đó cũng đâu có gì là khó
hiểu. Nói một cách trừu tượng, cái tình thương bà ta xài cho thiên hạ
trong bao nhiêu năm trường ‘khóc đám’ khiến cho bà ta cạn tuyệt tình
thương đối với con gái mình. Suối lệ cạn nguồn người ta thường nói vậy
hoài.
Vâng, lý luận này có vẻ hữu lý nếu — và nếu, và nếu — tình thương là
một dạng của vật chất cụ thể. Con người ta thường tỏ ra mình thông thái,
mình phải, mình hay như cái anh chàng nói nhiều nầy. Mấy ai biết được
và thông cảm được với vợ chồng ông nhưng quan Hai Một. Tình thương con
biển trời lai láng của họ khiến tất cả những biểu lộ bình thường khác đã
trở thành vô nghĩa, không phù hợp. Với người sơ tôi đã khóc, và đã khóc
mùi mẫn, với con gái cưng của tôi, tôi cũng khóc như vậy hay thôi sao?
Tại sao tôi phải giống thiên hạ biểu lộ tình thương bằng nước mắt kia
chứ? Có sự khác biệt giữa con gái tôi và người thiên hạ chứ? Nếu khóc
đám làm xôm đám chớ không biểu lộ tình yêu thương chân thật thì cái gì
mới diễn tả được lòng thương con của tôi đây. Con ơi, con nỡ bỏ cha mẹ
già một mình ra đi sao con…
Tôi dòm lại dáng thất thểu của chú Hai Một sau đuôi đoàn người. Bước
thấp bước cao, hụt hẫng như một hình nộm được điều khiển vụng về. Tôi
ngó lại thím Hai Một, cũng dáng ngồi đó không biết bao lâu rồi, hai tay
buông xuôi trên vế, bất động của một pho tượng đất sét, thểu não của một
thứ người tuyết đương tan rã từ từ. Thím sẽ ngã xuống. Chắc chắn như
vậy.
Tôi bỏ ra về, không dám ngó lại một tấm hình khác ở trên bàn thờ.
Cuộc đời người con gái đó bình thường, cái chết cũng có thể rất bình
thường nhưng một nhân duyên đặc biệt đã hé mở cho tôi một cánh cửa để
nhận thấy rõ ràng về tấm lòng nhỏ nhen, ganh ghét của người đời nói
chung và nỗi đau đớn khôn cùng của cặp vợ chồng già mất con trẻ nói
riêng.
Trên đường về không khí bỗng nhiên nặng nề u ám ngang. Tôi ngậm câm cho tới lúc chia tay.
Tại sao?
Tôi xúc động vì lòng thương con trời biển bao la đến nỗi mất hồn của
cặp vợ chồng nhưng quan – khóc đám Hai Một. Mà cũng có lẽ là do tình cảm
trân trọng đối với một cánh rừng đang chứa chấp một loài trân cầm dị
điểu kỳ hoa hiếm hoi đang trên đà tuyệt chủng.
Sau nầy lắm lúc ngồi ôm súng ở một vùng đồi núi cao nguyên, đêm về
bốn bề tĩnh mịch, giữa cảnh trùng trùng của bóng tối bao la, trí nhớ
bình bồng trôi về quá khứ, tôi ngạc nhiên thấy kỷ niệm của mình về
Sàigòn không chỉ nằm trong chỗ những sinh hoạt ồn ào tục tằn ở các khu ổ
bùn lầy nước đọng từng sống một thời gian dài lúc trẻ, và những nơi có
kiến trúc nguy nga tráng lệ có dịp đặt chơn tới sau nầy khi đã thành
nhơn, mà còn nằm ở cảnh trí đơn giản của một buổi sáng ven đô nơi ít
người biết tới là làng Bình An bên kinh Ruột Ngựa, chỗ căn nhà có hàng
rào bông bụp, xen kẻ bằng hàng cây so đũa lòng thòng trái…
Không ai chịu mất thì giờ đào sâu vào chốn tận cùng tâm hồn mình để
tìm hiểu những yếu tố cụ thể nào khiến mình yêu đậm đà quê hương xứ sở,
thân mến tuyệt cùng với nơi mình lớn lên trong buổi đầu đời.
Mà cần gì tìm hiểu nguyên nhân?
Sàigòn cũng vậy, đối với tôi thân thiết, đáng nhớ, xa trong thực thức
nhưng tiềm thức không bao giờ xa. Bao nhiêu đó đã là quá đủ. Một vài
chi tiết cụ thể về nơi nầy nơi nọ, người nầy người kia, nói cho cùng,
cũng chỉ như một nhúm sao nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la của triệu triệu
dãy Ngân Hà.
Nguyễn Văn Sâm
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 02/Mar/2017 lúc 4:39pm
Sài Gòn - Trăm Nhớ Nghìn Thương
ôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn
đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với Sàigòn,
thuở Sàigòn còn là một thành phố với những hình ảnh mộc mạc thanh khiết.
Gái Sàigòn đơn giản hiền hòa với áo bà ba trắng, với quần đen ống thật
rộng, với đôi guốc mộc nhẹ tênh hình cái thuyền, với mái tóc dài ôm trọn
khuôn mặt không chút phấn son.
Hồi mới tới Sàigòn, gia đình tôi tạm trú tại nhà bà dì ở đường Quai de
Belgique, sau này đổi thành bến Chương Dương. Ðứng ở trên lầu, tôi có
thể nhìn thấy quang cảnh thuyền bè đi lại tấp nập. Những chiếc thuyền
chở đầy những buồng chuối vàng au, những lồng gà, lồng vịt, những chùm
dừa xiêm còn nguyên cả cành nằm chen chúc nhau, khoe cái vỏ xanh láng
mướt. Tất cả tượng trưng cho sự trù phú của miền Nam.
Nhà dì tôi ở gần chợ Cầu Kho nên ngày đầu tiên chúng tôi đã được một ông
chú họ dẫn đi chợ. Tôi mê nhất là gian hàng trái cây bởi vì có nhiều
thứ ngoài Bắc không có. Tôi còn đang trố mắt ngó những trái to tròn như
trái banh có hai mầu khác nhau, trái xanh mướt như ngọc, trái tím thẫm
như mầu trái bồ quân thì cô bán hàng đã đon đả nhìn ông chú tôi:
- Mua ‘dú sữa’ đi thầy hai. ‘Dú sữa’ của em đặc biệt ‘giường nhà’ ngọt lắm đó.
Thì ra mấy trái mà tôi đang ngó là mấy trái vú sữa ở vườn nhà cô ta.
Hồi đó tôi mới có 12 tuổi, còn ngây ngô chưa biết nói tiếu lâm nên hơi
ngạc nhiên khi thấy ông chú tôi nhìn cô ta cười tủm tỉm với đôi mắt tinh
nghịch:
- Vú sữa của cô ngon thiệt hả?
Cô ta gật đầu lia lịa:
- Ngon thiệt mà thầy hai.
Chú tôi chọn mua một chục trái, cô ta đưa thêm 4 trái và nói:
- Thường một chục có 12 trái thôi nhưng là của ‘giường nhà’ nên một chục em tính 14 trái lận.
Chú tôi đưa tiền trả, thay vì phải thối lại 50 xu, cô ta cầm tờ 1$ xé
toạc ra làm đôi, đưa chú tôi một nửa. Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này
sang ngạc nhiên khác. Ngày đầu tiên đã học được hai cái đặc biệt của
Sàigòn. Một chục là 12 hoặc 14, nửa tờ giấy 1$ là 50 xu.
Phải công nhận người miền Nam rộng rãi và đơn giản. Một chục mà cho
thêm thành 12 tới 14 và thay vì mất công đi tìm tiền xu thì cứ việc cầm
tờ giấy 1$ xé béng ra làm 2 là xong ngay. Giản dị và tiện lợi biết bao.
Sàigòn đã thu phục tình cảm của tôi một cách nhanh chóng. Hai mươi mốt
năm sau, khi rời bỏ Sàigòn tôi đã khóc như phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt
rốn. Sàigòn đã trở thành một nơi chốn thân thiết vô cùng.
Không yêu Sàigòn sao được khi Sàigòn là nơi chứng kiến tất cả kỷ niệm vàng son của thời con gái.
Sàigòn với ngôi trường Trưng Vương yêu dấu, nơi đã cho tôi biết bao
nhiêu người thầy đáng kính, bao nhiêu người bạn dễ thương, bao nhiêu
tình cảm quí mến chân thành.
Làm sao quên được con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp lá me bay, những
chiều tan học, tràn ngập những tà áo trắng quấn quít gót chân son.
Thảo cầm viên đã được nghe không biết bao nhiêu lời thì thầm tâm sự của
các nàng Trưng Vương, những giờ nghỉ học, vừa chuyện trò, vừa lang thang
hái trộm những cánh hoa mầu tím, ép vào những trang sách học trò.
Con đường Thống Nhất rộng thênh thang đưa tới rạp Norodom tưng bừng rộn
rã của những ngày Đại hội Văn nghệ học sinh. Tôi như vẫn còn mường tượng
thấy khung cảnh rộn ràng trong hậu trường sân khấu. Tuy bận rộn sửa
soạn cho những màn trình diễn, nhưng các chàng Chu Văn An vẫn không bao
giờ quên gửi đến các nàng Trưng Vương những ánh nhìn say đắm.
Chỉ một cái nhìn thật nhanh, thật nhẹ mà sao cũng đủ làm cho ai kia má phải ửng hồng.
Vòng ra bờ sông là bến tàu lộng gió của những sáng đón đưa, những chiều hò hẹn.
Con đường Lê Lợi với những chiều thứ bẩy đẹp trời cùng bạn bè dạo phố.
Mỗi lần đi qua tiệm Kim Sơn ở góc đường, chúng tôi luôn luôn phải vờ
chăm chú ngó mấy món hàng linh tinh bầy bán lề đường, để tránh những cặp
mắt nhìn hau háu của mấy ‘ông nội’ ngồi ‘pẹc mơ năng’ ở ngoài hiên
giống như mấy ‘Side-walk café’. Tiệm sách Khai Trí là nơi hấp dẫn nhất.
Luôn luôn làm chúng tôi mê mẩn trước những cuốn tiểu thuyết còn thơm
mùi mực mới.
Màn cuối cùng của buổi dạo phố thường thường là góp tiền lại, rủ nhau vào một tiệm kem.
Vừa nhấm nháp những thìa kem dâu, kem dừa mát rượi, vừa nghe những bản
nhạc ngoại quốc nổi tiếng thịnh hành mà chúng tôi thay phiên nhau yêu
cầu nhà hàng để dĩa hát, như A Certain Smile, You’re My Destiny, I Went
to Your Wedding, Diana v.v...
Hôm nào có phim hay cả bọn lại rủ nhau chui vào một trong hai rạp ciné
permanent Lê Lợi hay Vĩnh Lợi. Mỗi lần vào đây là chúng tôi phải đề cao
cảnh giác. Vì luôn luôn có một số các chàng thanh niên hay lợi dụng sự
đông đúc chen lấn để dở trò ba mươi lăm. Một hôm có một chàng làm bộ
đứng sát sau lưng, tôi bèn làm như vô tình quay ngang người lại hích cho
chàng một cái cùi chỏ nên thân. Tan ciné, tôi kể chuyện cho lũ bạn
nghe, chúng cười hi hí có vẻ khoái chí lắm. Từ đó các bạn tôi học được
màn hích cùi chỏ để trừng trị các chàng gian manh.
Sau khi xem ciné, nếu còn đủ tiền rủng rỉnh trong túi, chúng tôi rủ nhau
vào hẻm Casino làm một chầu bánh tôm, bún chả. Nếu chỉ còn ít tiền,
thì ra góc Viễn Ðông. Ðứng ở lề đường ăn phá lấu với thịt bò khô. Ăn
xong, ớt còn cay xè trong miệng mà vẫn đủ tiền uống một ly nước mía cốt
vắt thêm miếng chanh nhỏ xíu, hoặc sang hơn, vắt nguyên nửa quả quít thì
còn gì sướng hơn nữa. Có hôm thay vì ăn ở góc Viễn Ðông, chúng tôi lại
đi ngược chiều ra góc chợ Bến Thành. Nơi có hàng bò viên nóng hổi,
thơm phức mùi tiêu với hành ngò. Sau đó, tráng miệng bằng một ly đậu đỏ
bánh lọt. Hoặc rủ nhau vào quán Bà Ba Bủng ở đường Thủ Khoa Huân, sau
chợ Bến Thành, ăn bún riêu, bánh cuốn. Sàigòn có không biết bao nhiêu
món ngon, hấp dẫn những cái miệng thích ăn quà vặt của các nàng Trưng
Vương thuở đó.
Mùa Giáng Sinh tới. Sàigòn tưng bừng như mở hội. Người ta không phải
bận tâm lo mua quà tặng nhau như ở xứ Mỹ. Ðêm Noel, có đạo hay không,
mọi người cũng thích rủ nhau đi dạo trên đường Tự Do. Trai thanh, gái
lịch, quần áo lượt là, chen vai, thích cánh, suốt dọc hè phố từ nhà Quốc
Hội đến nhà thờ Ðức Bà.
Người trẻ đi để ngắm nhau. Người lớn tuổi đi tìm không khí Noel, cái
không khí mà suốt 26 năm sống trên đất Mỹ tôi không làm sao tìm lại
được. Hầu như tất cả dân ‘chịu ăn chịu chơi’ của Sàigòn đều có mặt trên
đường Tự Do. Ði dạo mỏi chân, mọi người lại rủ nhau vào ngồi trong
Givral, La Pagode, Continental hay ngồi ở công viên rộng lớn trước nhà
Quốc Hội hoặc trước tòa Ðô chánh để chờ nghe tiếng chuông đổ hồi rền rã
của nhà thờ Ðức Bà báo hiệu lễ nửa đêm mừng Chúa ra đời.
Sau lễ, mọi người về nhà ăn Réveillon. Nồi cháo gà nóng hổi, khói lên
nghi ngút, là món không thể thiếu trong bữa tiệc mừng Giáng Sinh đặc
biệt này. Noel của Sàigòn thật vui, thật đầm ấm, thật nhẹ nhàng, thoải
mái. Không có quá nhiều lo nghĩ về vấn đề tài chánh phải chi tiêu cho
quà cáp. Không khí Noel ở đất Mỹ mang tính cách thương mại nhiều hơn là
không khí thiêng liêng đặt biệt của ngày lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
Trước Noel cả mấy tháng người ta đã trưng bầy cây Noel để bán. Bắt mọi
người phải nhìn ngắm mãi đâm nhàm chán. Gần sát ngày lễ Noel ai cũng tất
bật lo chuyện mua quà, gói ghém cho kịp giờ mở quà đêm mừng Chúa ra
đời. Tất cả chỉ có vậy. Ðêm Noel người ta chỉ thấy quá mệt mỏi. Rộn
ràng được một chút lúc mở quà. Sau đó là hết. Trống vắng buồn tênh.
Thời tiết lạnh lẽo. Nhà thờ Việt Nam thì ở xa. Kiếm được chỗ đậu xe
không phải là dễ. Mùa đông buốt giá, chưa kể nếu có tuyết, đường trơn
trượt nguy hiểm. Do đó ít ai nghĩ đến chuyện đi lễ nửa đêm. Bởi vậy cứ
mỗi lần mùa Giáng Sinh tới là tôi lại nhớ Sàigòn da diết. Nhớ thánh lễ
nửa đêm thật tưng bừng ở nhà thờ Ðức Bà. Nhớ con đường Tự Do tràn
ngập người đi của những đêm Noel đầm ấm năm xưa.
Tết đến còn vui hơn nữa. Xung quanh chợ Bến Thành những gian hàng bán
bánh mứt được dựng lên san sát với nhau. Tiếng rao hàng của những lao
phóng thanh vang lên rộn rã. Người đi mua sắm tấp nập. Ai cũng tay
sách nách mang. Ngày Tết không nhà nào là không có đủ thứ mứt, hạt dưa,
bánh chưng, dò chả.
Nhắc đến Tết ở Sàigòn là ai cũng phải nhớ ngay đến chợ hoa ở đường
Nguyễn Huệ với những cành đào, cành mai tươi thắm. Những chậu cúc, chậu
thược dược đủ màu đua nhau khoe sắc. Những chậu quất trĩu quả vàng
tươi. Những bát thủy tiên toả hương thơm thật dịu dàng, thanh khiết.
Nhưng có một thứ hoa đẹp nhất làm chợ rực rỡ hẳn lên đó là hoa biết nói.
Các nàng thiếu nữ yểu điệu trong những tà áo dài đủ mầu tha thướt đi
dạo trong chợ hoa là hình ảnh đẹp nhất của ngày Tết ở Sàigòn.
Tôi còn nhớ thời con gái, cứ 23, 24 Tết là chúng tôi đã nôn nao sửa soạn
quần áo để rủ nhau đi chợ hoa. Dạo chợ hoa là một náo nức không thể
thiếu của các nàng thiếu nữ mỗi lần Tết đến. Cũng như đi chợ hoa để
ngắm người đẹp là một điều bắt buộc, không thể nào quên của các chàng
trai.
***
Chợ hoa ở đây sao tẻ nhạt quá. Có lẽ vì hoa không đủ thắm, lại chỉ có
lưa thưa, bầy bán rải rác nên không hấp dẫn được người đi. Vả lại các
chàng nếu có muốn đi chợ hoa để ngắm người đẹp, thì cũng chỉ tìm thấy
những áo ‘cốt’ dầy cồm cộm, to xù xù di động. Chứ làm sao có thể tìm
lại được những bóng dáng yêu kiều trong tà áo dài lả lướt của chợ hoa
Nguyễn Huệ năm xưa.
Thời tiết lạnh lẽo quá, ít ai ở đây còn nghĩ đến chuyện mặc áo dài đi
chợ Tết, nên hình ảnh chiếc áo dài trở nên hiếm quí vô cùng. Thật tội
nghiệp cho những người Việt Nam xa xứ. Phải cố gắng tưởng tượng mùa
xuân trong cái giá buốt của mùa đông. Hoa tuyết rơi mà phải tưởng tượng
là hoa đào nở, gió đông lạnh lẽo mà cứ cố nhắm mắt lại để mơ tưởng đến
ánh xuân nồng. Tết năm nào tôi cũng cố gắng tìm cho được một cành hoa
forsythia để trang hoàng nhà cửa. Ðể tự đánh lừa mình là nhà ta cũng có
mai vàng.
Tết nhất đến nơi mà sao giọng Don Hồ cứ buồn não nuột, anh chàng đang hát một bài mà tôi rất thích của nhạc sĩ Ðức Huy:
’Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều. Nhất là những buổi chiều hay
mưa. Cũng may Cali trời mưa ít không như Sàigòn. Nếu không, tôi đã
khóc một giòng sông...’
* Ngoài cửa sổ, chiều nay trời thật đẹp. Những giải nắng vàng còn vương
vấn trên mấy ngọn cây cao. Mấy hôm nay trời tạnh ráo, không có lấy một
giọt mưa nhỏ. Vậy mà không hiểu sao bỗng nhiên lòng tôi chùng hẳn
xuống và hình như hồn tôi đang ‘Khóc một giòng sông..’
Hồng Thủy, WDC.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 03/Mar/2017 lúc 8:19am
Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 tại Sài Gòn Năm Xưa
( BBT TKH VL trích một số hình ảnh về ngày Phụ Nữ từ DĐ Chính Nghĩa Việt)
Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương
Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Xe hoa trường Nữ Trung Học Gia Long
Ngày lễ Phụ Nữ tại công trường Lam Sơn - Sài Gòn 1960
Khán
đài trong ngày lễ Phụ Nữ. Bà Ngô Đình Nhu mặc áo dài ngồi kế bên 1 phụ
nữ mặc đầm dài (sarong) là Phu Nhân của Cố Tổng Thống Aung San của Miến
Điện, bà cũng được gọi là bà quả phụ Maha Thiri Thudamma Daw Khin Kyt.
Bà Ngô Đình Nhu đọc diễn văn khai mạc ngày lễ Phụ Nữ
1 đại diện phụ nữ đang nêu những thành tích của phụ nữ VNCH và những quyết tâm trong tương lai
Các phụ nữ đang đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh
Các đại diện phụ nữ đang đứng trước đài tưởng niệm Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh
Ca đoàn trường Nữ Trung Học Trưng Vương đang hợp ca bài "Trưng Nữ Vương"
Hai Bà Trưng oai phong lẫm liệt trên 2 con voi
Các Nữ Tướng và quân sĩ của 2 bà Trưng
Nữ Hướng Đạo Việt Nam.
Xe Hoa Phát Triển Cộng Đồng
Thi Làm Bánh
Thi Thêu
Thi Văn Chương
Người Đoạt Giải Văn Chương: Cô Phạm Thị Nguyệt trường Huỳnh Khương Ninh
Phát Thưởng
Lễ trao giải thưởng các cuộc thi tổ chức nhân Ngày Phụ Nữ VN, tại Tòa Đô Chánh Sài Gòn 03/03/1960 st.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 15/Mar/2017 lúc 11:10am
https://www.youtube.com/watch?v=Zi5u4llwiOo - - 100 Năm Trước - Sài Gòn <<<<<<
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Mar/2017 lúc 12:38pm
Sự tích những tên gọi lạ tai ở Sài Gòn
1. Lăng Ông Bà Chiểu.
Tọa lạc tại số 1, đường Vũ Tùng thuộc phường 1, quận Bình Thạnh, Lăng
Ông Bà Chiểu nằm tĩnh lặng và trầm mặc ngắm nhìn thành phố trẻ ngày một
náo nhiệt, hiện đại hơn. Và nếu có ai đột ngột hỏi bạn rằng Lăng Ông Bà
Chiểu thờ ai, vì sao lại có tên gọi như vậy, bạn có trả lời được không?
Lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. (Nguồn: Internet)
Lăng Ông Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông, còn có tên gọi khác ít phổ biến
hơn là Thượng Công Miếu) là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. Chính
vì tên gọi đặc biệt mà nhiều người thường hiểu lầm rằng lăng này được
lập ra để thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu. Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân
Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông.
Lăng lại nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu, và đó là nguồn gốc ra đời của cái
tên Lăng Ông Bà Chiểu.
2. Thị Nghè.
Điểm qua tên của một số địa danh, kênh rạch, phường ở khu vực quận 1,
người ta sẽ dễ dàng nghe đi nghe lại cái tên Thị Nghè, có khi xuất hiện
dưới tên của một con rạch, cây cầu, lại có khi xuất hiện như một ngôi
chợ, một nhà thờ. Ngoài ra, phần địa giới gồm một phần các phường 17,
19, 21 thuộc quận Bình Thạnh cũng được gọi là Thị Nghè.
Cầu Thị Nghè. (Nguồn: Internet)
Theo quyển “Gia Định thành thông chí”, mục “Trấn Phiên An”, Thị Nghè là
tên dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu
Vân, và là vợ một viên thư kí. Bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư kí
mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên
ấy là do bà đã có công cho khai hoang đất ở và bắc cầu để tiện việc đi
lại cho dân chúng. Cảm phục bà, người ta quyết định gọi cây cầu là cầu
Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè.
Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn còn được giữ lại như một cách hậu thế ghi nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Khánh.
3. Bến Nghé.
Tên Bến Nghé, ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông,
cuối cùng dùng chỉ một địa phương (vùng trung tâm TP.HCM hiện nay). Để
giải thích cái tên Bến Nghé, hiện có hai thuyết:
Thứ nhất, theo phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn “Phương Đình dư địa
chí” (1900) thì tương truyền, sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau
kêu gầm như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế (nghé tức trâu
con). Sách “Đại Nam nhất thống chí”, phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương
tự.
Khu vực phường Bến Nghé ngày nay. (Nguồn: Internet)
Còn theo học giả Trương Vĩnh Ký, Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer –
Kompong có nghĩa là bến, Kon Krabei có nghĩa là con trâu. Nhà địa danh
học Lê Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà “người ta
thường cho trâu, bò ra tắm” vì có nhiều địa danh cấu tạo bằng “bến + tên
thú” như: rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé).
4. Thủ Thiêm.
Đa số tên gọi cho các con đường, cây cầu, phường, chợ… ở Sài Gòn đều lấy
tên những người có công với đất nước, thành phố hoặc đơn giản là chỉ
với người dân của khu vực đó. Có vẻ như Thủ Thiêm không phải là một cái
tên được đặt theo công thức trên.
Cầu Thủ Thiêm (Nguồn: Internet)
Trước đây, “thủ” là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông. Vì
khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay
như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ
Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa được cho là tên những viên
chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên
của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc. Còn Thủ Dầu Một thì ở
thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.
5. Đakao.
Đakao – tên gọi mà biết bao người Sài Gòn đã quen mặt, một cái tên gây
ấn tượng mạnh mẽ khi vừa nghe thì giống tên Việt Nam nhưng khi viết thì
lại mang đậm dáng dấp phương Tây. Lịch sử đằng sau cái tên “nửa người
nửa ta” này có gì đặc biệt?
Đakao (Nguồn: Internet)
Thời xưa, có giai đoạn hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập
lại thành “Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn” (Région de Saigon – Cholon) với
tổ chức bên dưới là các hộ (quartier), tương đương cấp tổng ở các tỉnh.
Người đứng đầu một hộ gọi là Hộ trưởng (Chef de quartier). Tên gốc của
vùng đất Đakao ngày nay là Đất Hộ (đất của hộ hoặc đất do hộ quản lí).
Trong sách báo và các văn bản thời trước, người Pháp đã phiên âm địa
danh Đất Hộ thành Đakao. Trên thực tế, địa danh Đakao chỉ phổ biến rộng
tại Sài Gòn từ thập niên 1950 – 1960 trở về sau.
6. Kênh Tàu Hủ.
Với tổng chiều dài 22km, vắt ngang giữa TP.HCM và trải dài trên địa bàn 8
quận huyện, kênh Tàu Hủ khiến không ít người thắc mắc về nguồn gốc cái
tên “nghe thôi đã thèm” trong khi quanh khu vực này không hề có truyền
thống làm tàu hủ?
Tàu Hủ là tên gọi sau này của kênh Ruột Ngựa – được đào vào cuối năm
1772 nhằm thông lưu Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ. Đến ngày nay, kênh Tàu
Hủ đã trải dài từ Đông sang Tây Sài Gòn. (Nguồn: Internet)
Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối
thế kỷ 19), thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu
Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch),
sau trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhìn kinh
nước đen và những “món phụ gia” trôi nổi trên ấy, rất hôi thối, mà người
dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủ cho có phần… thi vị, nên gọi như
vậy.
Kênh Tàu Hủ chưa bao giờ mang vẻ đẹp thơ mộng làm say đắm người nhìn,
nhưng nó vẫn nằm sâu trong tiềm thức của người Sài Gòn với hình ảnh
thuyền lớn thuyến nhỏ buôn bán tấp nập và cả một giai đoạn lịch sử đặc
biệt .
7. Ngã tư Bảy Hiền.
Là nút giao thông quan trọng thuộc phường 4, quận Tân Bình, ngã tư Bảy
Hiền không chỉ gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của người dân
Sài Gòn năm xưa mà còn mang một chút gì đó bí ẩn đằng sau tên gọi dân
dã, gần gũi Bảy Hiền.
Ngã tư Bảy Hiền. (Nguồn: Internet)
Theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng Nam”, vùng Bảy Hiền nổi tiếng
với làng dệt do những cư dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp (sau năm
1954). Theo đó, Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ
Bảy, tên Hiền. Được biết, ông Bảy Hiền này cai quản các đồn điền cao su
của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại.
Đến khoảng năm 1940, người Sài Gòn dần lược bỏ chữ “ông” trong tên gọi, thành ra “ngã tư Bảy Hiền” cho đến ngày nay.
8. Cầu Chà Và.
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ đã
góp phần thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Cầu Chà Và có
chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 190m, có thêm 2 nhánh phụ lên xuống đại
lộ Đông Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắt nhau
nhằm hạn chế tối đa kẹt xe.
Cầu Chà Và. (Nguồn: Internet)
Thật ra, Chà Và là cách người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở
Indonesia. Chà Và dùng để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi
tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà
Ma Ní (Manila, Philippines). Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng
là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải lại được gọi thành Chà Và.
Ngoài ra, ở đầu cầu Chà Và về phía quận 8 có rạp hát Phi Long nổi
tiếng, thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.
sưu tầm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Apr/2017 lúc 9:00am
https://www.youtube.com/watch?v=mIhphGCCbLk - - Saigon Một Thời Để Nhớ <<<<<<
https://www.youtube.com/watch?v=mIhphGCCbLk">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 05/May/2017 lúc 9:03am
ĐẶT TÊN CÁC ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN TRƯỚC 1975
Nhà văn Thuần Phong Ngô văn Phát và việc đặt tên đường phố Sàigòn năm 1956.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 30/Jun/2017 lúc 7:33am
VÌ SAO NGƯỜI SAIGON GỌI BỆNH VIỆN LÀ NHÀ THƯƠNG?
Dân miền SAIGON chắc hẳn còn nhớ các tên
nhà thương như nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn
Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng…
Trên bảng hiệu thường dùng từ “bệnh viện” nhưng
người dân miền Nam ít khi gọi nhà thương là bệnh viện. Ở Sài Gòn đôi
lúc cũng có nghe người ta gọi nhà thương là bệnh viện nhưng những người
đó không phải là dân gốc cố cựu miền Nam, thường là dân di cư năm 54.
Tiếng “nhà thương”
bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng
dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp
vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó.
Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám
bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được
gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo. Ở Sài gòn lúc trước
người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của
bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…
Đương nhiên nhà thương công thì chật
chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt
nghèo thì phải vô nhà thương công, sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay
Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saì Gòn, tập
trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam. Thỉnh thoảng
có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay.
Ngày nay tiếng “nhà thương” không còn thích hợp nữa.
Một số “nhà thương” của SAIGON xưa.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Oct/2017 lúc 3:59pm
NGƯỜI SAIGON… XƯA !!
Dù bạn sinh quán ỏ đâu, trước 1975 đã sống lâu tại Sài Gòn, bạn vẫn là: NGƯỜI SÀI GÒN.
Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học.
Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y.
Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi. Ngay sau khi thi xong môn
đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm
cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống
cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán, mà bụng vẫn trống
không.
Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm, cơm bới mang đi theo chứ có
khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không
dám, vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất,
thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ,
người một trái, người hai trái. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc
người ta cũng cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải
chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ. Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm
đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thỉnh thoảng
lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo.
Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.
Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước
lại. Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính
tiền nên lỡ ăn, chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm
mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu.
Chỉ có nải chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.
Cuộc sống không thẳng tắp. Bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng
dễ kiếm tiền. Cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức
mình với nghề đạp xích lô. Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc
ấy chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên
chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã
muốn hụt hơi. Thế nhưng vẫn rán vì trong túi không còn tiền. Chạy lòng
vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp Quốc Thanh (đường Nguyễn
Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu: “Xích lô !”.
Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: “Anh chị đi đâu ?”.
– Cho ra bến xe Miền Tây. Nhiêu ?
Dân miền Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe
Miền Tây đâu mà cho giá. Thôi đành chơi trò may rủi: “Dạ, em mới chạy xe
chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho”.
Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên
leo lên. Người con trai nói: “Mười lăm đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi
tui chỉ đường”.
Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp
Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua
khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người. Xuống giọng: “Em mới
chạy xe, đi xa không nổi. Anh chị thông cảm đi xe khác giùm”.
Ai ngờ người con trai ngoái đầu lại: “Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi.
Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui
cũng từng đạp xích lô mà !”. Thế là, vừa được khách chở, lại vừa được
lấy tiền. Không phải 15 đồng mà tới 20 đồng.
Chắc cũng chỉ có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy !
Người Sài Gòn tốt bụng, chia sẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi
khác vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu. Già trẻ, lớn bé, gặp ai hỏi
người ta cũng chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để
dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm. Có những địa chỉ nhiều
người hỏi quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt
làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Đôi khi, kèm theo
một câu đùa, câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì
cười. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới
đây: “Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. Hỏi hoài mệt quá
!”.
Đi xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị
chặt chém, vẽ vời. Đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền
lẻ hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết
khách ở đâu, có trả hay không. Với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.
Ở Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước
nhà, kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí.
Và bình nước này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn. Sẽ
có nhiều người bảo cái ly nhiều người uống, bẩn chết đi được, nhưng
không biết họ có cách nào hay hơn ? (mua ly giấy, uống xong vứt…. mời
các người ấy về Sài Gòn mua ly giấy cho khách thập phương dùng).
Có người đã phát giác, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai
đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống, hay nhét lại cái ví sâu vào
túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn !.
Bi giờ còn vậy nữa không ? Cũng còn, nhưng mà nếu bạn không gặp người
như vậy ở Sài Gòn là vì những người mà bạn gặp đó không phải là người
SàiGòn !
Tui hỏi anh cyclo “Đạp từ rạp Rex về cầu Chông (nhà tui) giá bao
nhiêu ?”. Anh nói “20 ngàn”. Tui nói “30 ngàn thì tui mới đi”. Anh
cyclo lập lại “20 ngàn”. Tui cũng nói như cũ. Anh cyclo tưởng tui là
thằng này khùng và nói “Thôi lên xe đi”. Đến nhà, tui đưa anh 30 ngàn và
cám ơn. Năm 1978 khi ra tù tại ga xe lửa đường Lê Lai, một anh cyclo
đến hỏi tui “Về đâu ?”, nhưng khi nhì n thấy bộ đồ tù tui mặc nên anh
nói câu mà tui nhớ đời “Lên đi thằng ông nội, tui chở về…Không có tính
tiền đâu“. Làm sao tui quên được câu nói đó.
Người Sài Gòn là như vậy bạn ơi !
*** Đó là “Người Sài Gòn Xưa”, còn “Người Sài Gòn Nay” thì chẳng biết st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 22/May/2018 lúc 7:44am
Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung
vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu
bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi
nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy.
Để tiện việc học hành, và vì lúc đấy cũng chẳng có phương tiện di
chuyển, tôi bám trụ khu Trương Minh Giảng suốt quãng đời đi học. Cho đến
khi đi làm mua nhà, tôi vẫn quanh quẩn khu vực ấy. Thế nên Sài Gòn
trong tôi là những xóm nghèo, Sài Gòn với tôi là những người lao động
nghèo, những căn nhà nho nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh Nhiêu Lộc mà bây giờ
không còn nữa. Ngay đống rác ngay chân cầu Trương Minh Giảng thuở xưa
cũng là nơi ghi dấu nhiều ký ức cùa tôi một thời đã đi qua không trở
lại.
Lúc mới vào Sài Gòn, tôi mê những hàng cây. Những cây me đường Nguyễn
Du với những quán cà phê ven vỉa hè. Tôi và bè bạn rong chơi ở đấy suốt
đời sinh viên để ngắm những hàng me, để đón những lá me nhỏ xíu rớt
trên vai mình, để nhìn những hạt mưa bay bay trên những vòm lá xanh biếc
màu ngọc bích và để yêu một thành phố. Tôi cũng mê những buổi chiều đi
lang thang sau giờ học ở Đại Học Văn Khoa, đến cuối đường Gia Long, ở
gần nhà thương Grall để ngắm hai hàng cây giao nhau và cuối con đường là
chủng viện Công Giáo với tường màu gạch đỏ. Cảnh đó giống như một tác
phẩm nghệ thuật và lúc đó tôi nghĩ đây là con đường đẹp nhất Sài Gòn. Đi
thêm một đoạn nữa, ta ngỡ ngàng với hàng cây cổ thụ vươn cao từ khu Ba
Son chạy ra Đinh Tiên Hoàng, những hàng cây thẳng tắp luôn khiến con
đường nhiều bóng mát điểm những bóng nắng loang lổ như một bức ảnh đẹp
được chụp bởi một tay máy nghệ sĩ.
Tôi cũng thích bách bộ lang thang đến đường Đoàn Thị Điểm (bây giờ là
Trương Định) để ngắm những ngôi nhà sang trọng nhưng rất thanh lịch
thấp thoáng sau hàng rào đầy hoa và con đường nhiều bóng râm.
Nhiều lần đi kiếm cơm ăn ké bạn bè ở đại học xá Minh Mạng, tôi cũng
ngắm nhìn những hàng cây cao vút cạnh ngôi nhà thờ màu đỏ như gợi nhớ
một bức tranh nào đó đầy màu sắc của hoạ sĩ Đinh Cường.
Có nhiều đêm, đi qua ngôi nhà lớn ở đầu đường Trương Minh Giảng tôi
nghe tiếng dế gáy ở bụi cỏ và hương ngọc lan thơm ngát từ ngững cây ngọc
lan cổ thụ trong sân tòa nhà dưới ánh đèn đường mờ đục. Tiếng dế và
hương thơm ngọc lan vẫn nằm trong ký ức của tôi đến tận bây giờ bởi con
đường đó gắn với tôi biết bao kỷ niệm không thể quên.
Kể nhiều vòm cây khóm lá để thấy ấn tượng đầu tiên của một chàng học
trò tỉnh lẻ đến Sài Gòn chính là những con đường với những hàng cây rợp
bóng.
Đến bây giờ, tôi đã ở Sài Gòn được gần nửa thế kỷ. Chưa bao giờ có ai
hỏi tôi là người gốc Sài Gòn hay là dân Sài Gòn xịn, dù đã ở lâu xứ
này, tôi vẫn nói giọng Quảng dù đã nhẹ hơn người chánh gồc Quảng. Ở đất
này, ai đã đến và sinh sống ở đây đều là người Sài Gòn. Sài Gòn có nhiều
người Bắc di cư năm 1954. Sài Gòn cũng có nhiều người miền Trung từ
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy nhơn, Bình Định. Sài Gòn còn có rất nhiều
người miền Tây lên, từ miền Đông Nam Bộ đến.Nhưng dù họ đến từ đâu, họ ở
đây đã là dân Sài Gòn, chẳng có ai phân biệt, chẳng có ai thắc mắc. Và
đó cũng là đặc điểm đặc biệt của người Sài Gòn khác với Hà Nội.
Đêm đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn, tôi ngủ trên ghế đá chỗ vườn
hoa Tao Đàn. Nửa đêm tôi bị đánh thức bởi hai người cảnh sát. Bởi thời
đó thiết quân luật từ nửa đêm, không ai được ra đường. Sau khi đưa giấy
tờ và kể lể hoàn cảnh vừa mới từ miền Trung vào đi học, chưa kiếm được
người quen. Một anh cảnh sát bảo: “Miền Trung à? Ái chà chà, mấy ông
sinh viên quê ngoài ấy khoái theo Việt Cộng lắm.” Tui chẳng biết nói sao
đành chịu bị giải về cái bót cảnh sát ở ngay góc chợ Bến Thành. Tui nằm
ở đó một đêm, sáng ra có một ông sĩ quan cảnh sát đến, bảo tôi đi học
thì gắng mà học hành, đừng nghe lời mấy tay Việt Cộng mà tiêu đời. Ông
ta móc bóp, cho tôi tiền ăn sáng và uống cà phê. Đó là cái tình của
ngưởi Sài Gòn đầu tiên trong đời tôi và gây cho tôi ấn tượng về con
người ở xứ này.
Trong những ngày đói rách, khó khăn của cuộc đời, những người Sài
Gòn, những người nghèo Sài Gòn đã bảo bọc, giúp đỡ tôi qua cơn khốn khó.
Tôi không quên được cô gái bán cơm ở chợ Trương Minh Giảng. Thuở đó,
tôi thất nghiệp, chẳng kiếm ra tiền, chắt bóp, vơ vét túi chỉ đủ gọi dĩa
cơm trắng rồi xin miếng xì dầu ăn qua bữa. Ăn được ba hôm như thế thì
cô bán cơm hỏi sao không thấy anh ăn thức ăn, đành nói dối tôi ăn chay.
Cô ấy chỉ cười, không nói. Nhưng mấy hôm sau, dĩa cơm xì dầu của tôi
luôn có dưới lớp cơm trắng khi thì miếng đậu hủ, lúc thì miếng thịt hoặc
cái hột vịt kho. Được mấy hôm, tôi mắc cỡ, không dám ra ăn nữa. Sau đó
lại kiếm được việc bán báo ở tận đường Phạm Ngũ Lão, tôi không ăn cơm ở
đó. Thời gian sau tìm lại thì quán đã đổi chủ rồi, tôi chẳng tìm được
lại cô gái bán cơm có nụ cười rất tươi và tấm lòng nhân hậu.
Ăn uống thiếu thốn lại tạng người không khoẻ, tôi hay bệnh vặt. Chính
những người hàng xóm rất nghèo của tôi đã giúp tôi qua được những cơn
bệnh, giúp tôi có chén cháo, viên thuốc. Cái tình đó tôi làm sao quên.
Sau này ở lâu, tôi mới hiểu ra đó là bản chất của người Sài Gòn. Là cái
tính ưa giúp người hoạn nạn, giúp kẻ sa cơ, tính ưa làm việc thiện của
người Sài Gòn.
Mỗi lần rời xa Sài Gòn lâu, nhớ về Sài Gòn tôi chỉ nhớ những hàng cây
và những người Sài Gòn tôi đã gặp, đã sống chung với họ một quãng đời.
Người ta hay khen Sài Gòn với những cao ốc, những dinh thự, những khu ăn
chơi bốc trời, những hàng quán xa hoa, những chiếc xe đắt tiền, những
thú vui hoan lạc. Riêng tôi, trong tôi, Sài Gòn là vòm cây xanh lá, là
những ngôi nhà bên dòng nước đen và ở đó tôi tìm thấy tình người.
Bây giờ, Sài Gòn đã đổi tên. Thế nhưng tôi vẫn gọi là Sài Gòn như một
thói quen, cái tên của ký ức không thể nhạt phai. Người ta đang tìm đủ
cách để thành phố này không còn ký ức của Sài Gòn. Nhưng với người Sài
Gòn, Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn mà không có một cái tên nào khác có thể
thay thế được.
15.4.2018
Đỗ Duy Ngọc
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 29/May/2018 lúc 8:17am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 11/Jul/2018 lúc 1:29pm
https://www.youtube.com/watch?v=Un07AOJVvcI - Saigon, Quán Cà Phê Và Tuổi Lang Thang <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Jul/2018 lúc 9:44am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Aug/2018 lúc 10:44am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2018/08/sai-gon-xua-chuyen-thanh-ngu-bo-qua-i.html - Sài Gòn Xưa: Chuyện Thành Ngữ “Bỏ Qua Đi Tám!”
Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô
thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán
là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao
động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy?
Chiều
muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán
dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có
ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”…
“Em
không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ
qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì
ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc.
Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này…
Trước
hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời
Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong
xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp… một
cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.
Thứ Nhất: Đứng trên hết
là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, thành phần
này thì không “được” xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ
hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.
Thứ Hai:
Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có
học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với
các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần trí thức, đó là các
“thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ ký”…
Thứ Ba:
Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền
thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các “chú
Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân
Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó.
Thứ Tư:
Là các “đại ca” giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và
hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá
“tôn ti trật tự (riêng)” và “có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu
nghĩa khí như các băng nhóm “trẻ trâu” hiện đại. Các “anh Tư dao búa”
vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân
(và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó.
Thứ Năm: Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm…
Thứ Sáu:
Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít
(police)”, “thầy Sáu mã tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức trách là giữ an ninh
trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân,
nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn “hối
lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà).
Thứ Bảy:
Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc
dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và “quy củ”
nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó là các “anh
Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít
bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại
làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới
kinh doanh tín nhiệm.
Thứ Tám:
Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ:
họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác,
gánh nước bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo…
Tuy
đông nhưng lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai,
anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các
anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía.
Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn,
quên đi để sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.
Thứ Chín: Không còn liên
quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã
hội thời đó: các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên “kinh doanh”
bằng “vốn tự có”.
Dài dòng tí để trình
bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để
bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những
chuyện không vui, hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không
có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”.
“Anh
Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính
cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và miền
Nam nói chung. Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả”?
Năm
1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền
Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là cái mốc quan trọng của quá trình “Nam
tiến” trong lịch sử Việt Nam, cũng là quá trình hình thành văn hóa vùng
đất phía Nam trong xu thế mang theo và gìn giữ văn hóa cội nguồn, đồng
thời tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cư dân vùng đất mới.
Đến
năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn – Gia Định hình thành từ
đó. Chỉ hơn 300 năm nhưng người Sài Gòn đã kịp định hình một bản sắc
riêng dễ nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này hình
thành từ nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội của miền Nam /Sài
Gòn.
Lưu dân người Việt vào Nam trước
hết và đông nhất là những người “Tha phương cầu thực” vì không có đất
đai, không có phương kế sinh sống ở quê hương. Thành phần thứ hai là
những người chống đối triều đình, quan lại địa phương bị truy bức nên
phải tìm đường trốn tránh. Thứ ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương
(một hình phạt nặng của thời phong kiến). Ngoài ra, còn có số ít người
tương đối giàu có, muốn mở rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất
mới nên nhập vào hàng ngũ lưu dân tới miền Nam…
Khi
Sài Gòn được hình thành như một trung tâm của vùng đất phía Nam thời
chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc Pháp thì nơi đây cũng là nơi dân
tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư là thành phần hữu cơ của bất cứ đô
thị nào, Sài Gòn vốn hình thành từ những lớp “người nhập cư” rồi trở
thành “người Sài Gòn”, rồi lại tiếp tục thu nhận và chia sẻ cho những
lớp người nhập cư mới.
Sống trong
những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài Gòn đã
tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa, nghĩa
khí làm trọng…
Người Sài Gòn không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không…
Có
thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế
nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám
làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh”
nhưng cũng đầy trách nhiệm
Ở Sài Gòn,
“dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới.
Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả
trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc
cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng.
Chỉ
vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn,
rồi có tính cách như vậy, thì đó là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người
ta thường gọi người Sài Gòn một cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”.
Ở
miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi
Anh Hai. Vì sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả? Có thể từ vài giả
thuyết sau: Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai của Nguyễn Kim,
mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người dân gọi người con
lớn của mình, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai.
Hoặc,
có ý kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong
gia đình thường để con trai thứ ra đi vì người con trai trưởng có vai
trò ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có người
cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là người đứng
đầu, vì vậy trong các gia đình chỉ có người thứ Hai…
Tuy
khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài Gòn” hay “anh Hai Nam
Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không
bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con
trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới,
thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều. Nhưng vì không
có gia đình họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, vì, bởi…” nên phải có
trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm.
Nguyễn Thị Hậu
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Aug/2018 lúc 6:55am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2018/08/nho-xich-lo-may-sai-gon-xua.html - Nhớ Xích Lô Máy Sài Gòn Xưa
Ngày xưa mỗi lần tôi theo má đi
về Bến Tre thăm ngoại và trở lên Sài Gòn, má luôn dùng xe xích lô máy
đi ra bến xe Miền Tây và bận trở về nhà cũng vậy. Tôi rất thích ngồi xe
xích lô máy, lúc nào cũng ngồi dưới sàn xe. Má và hai em nhỏ ngồi trên
nệm xe. Má tôi đem lên Sài Gòn rất nhiều đồ ăn như: gạo, trái cây đủ
loại và bánh đủ loại, vậy nên chỉ có xe xích lô máy mới chở được.
Đối với tôi và các ông bạn già, xe xích lô máy có rất nhiều kỷ niệm ngày xưa. Một người bạn trung niên của tôi kể:
“Tôi
nhớ lúc nhỏ từ Chợ Lớn đi Sài Gòn, mỗi lần đi không ham taxi, không ham
xe bus… mà chỉ đòi cha mẹ ngoắc tay kêu xích lô máy. Gia đình đông bốn
năm người, con nít thì ngồi dưới sàn xe, người lớn ngồi trên nệm như ghế
salon, xe chạy ù ù, qua mặt xe khác vù vù, cả nhà đưa mặt ra hứng gió,
tai nghe máy mô tô, tiếng pô xe nổ phình – phịch – bình – bình oai phong
hết sẩy.”
Một người bạn già khác lại nói:
“Tài
tình nhất là cảnh xe xích lô máy đút đít xe phía trước. Má ơi, cứ tưởng
là cái cản xe thế nào cũng đụng vào xe hơi, xe gắn máy, nhưng hổng sao
hết bởi dân lái xích lô máy thiện nghệ vô cùng.”
Một người
lớn tuổi hơn kể, trước năm 1975, người Mỹ cả dân sự lẫn quân sự đều
thích đi xe xích lô máy, một phần vì lạ, phần nữa là ngồi xe xích lô máy
có chút mạo hiểm:
“Tôi nhớ hoài cái cảnh mấy ông Mỹ hứng thú la hét khi xe xích lô máy chạy nhanh chồm tới thiếu điều muốn đụng đít xe hàng.”
Trong dòng thời gian một ngày của Sài Gòn trước đây, tiếng xe xích lô
máy thức giấc sớm nhất. Từ các ngả đường của đô thị, xích lô máy chở
những người bạn hàng tỏa đi khắp các chợ với đủ loại thực phẩm, hàng hóa
hoặc khách tỉnh lên Sài Gòn, tấp vào tiệm nước làm ly cà phê xây –
chừng, cái bánh bao, tô hủ tíu… Tiếng xích lô máy vang lên giữa cảnh
phố khuya thanh vắng.
Sáng, hành khách đủ loại lên xe: một bà
bầu nào đó, một đứa trẻ hoặc người già trở bệnh, một kỹ nữ hay một
người lính Việt Nam Cộng hòa nào đó say mèm… Tất cả đều đang trên
đường với xe xích lô máy.
Tiếng xe xích lô máy nổ như tiếng ồn ồn của một người đàn ông thân
thiện. Người ta nhớ rằng thời đó, mỗi góc chúng cư, mỗi ngõ hẻm, bệnh
viện, bến xe đều có những bác ba, chú tư, anh hai xích lô máy túc trực.
Người ta cũng không quên rằng những bác tài xích lô máy đáng được tôn
trọng như một biểu tượng về sự an toàn và sự kịp thời trong những tình
huống cần kíp của người Sài Gòn.
Xích lô máy xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1940-1950. Xe do hãng xe
Peugeot của Pháp chế tạo. Xích lô máy ngày xưa mang nhiều màu sơn sặc
sỡ, có thể chở với trọng lượng vài trăm ký lô là bình thường. Người chạy
xe xích lô máy thời đó rất cao bồi và tất nhiên được trọng nể hơn người
chạy xe xích lô đạp, bởi vì sở hữu được một chiếc xe xích lô máy khoảng
gần chục lượng vàng là coi như có một gia tài khấm khá. Thành ra bác
tài chạy xe xích lô máy đội nón nỉ, nón cối, đeo kính mát, trông lúc nào
cũng phong độ. Ngày xưa xe xích lô máy có bến riêng hẳn hoi. Người
người còn nhớ ở cầu Hậu Giang, ở khu Bà Chiểu… có những hãng chuyên cho
thuê xe xích lô máy.
Thế rồi xuất hiện chủ trương cấm lưu thông xe cũ, xe ba-gác Trung
Quốc vào chiếm lĩnh thị trường, xe xích lô máy coi như đã chết hẳn. Lúc
chúng tôi phát hiện mấy chiếc xe xích lô máy tan nát còn đậu chở hàng ở
bến chợ Kim Biên, thiệt tình mà nói trong lòng thấy ngậm ngùi quá.
Chúng tôi nhớ đến một người bạn thi sĩ nghèo, ông này tâm sự:
“Tôi
ngày nào cũng mua vé số, cầu cho trúng, chỉ cần trúng đủ mua một chiếc
xe xích lô máy còn zin là được. Cha ơi! Chiều chiều cuối tuần mình chạy
xích lô máy chở bạn bè làm vài vòng Sài Gòn để thiên hạ ngày nay biết
dân Sài Gòn xưa bảnh như thế nào, sướng phải biết!”
Tất
nhiên, nhiều người chia sẻ cái sự sướng với anh thi sĩ về chiếc xe đặc
biệt – đặc trưng của một thời Sài Gòn hoa lệ này. Trước những giá trị
sống của dân tộc và đất nước đang trên đà thay đổi hiện nay, thôi thì
níu kéo làm sao được cuộc mưu sinh và vẻ đẹp trên đường phố của xe xích
lô máy.
Nhưng đã
là người Sài Gòn thì sao không nhớ xe xích lô máy cho được, sao không
nghe tiếng xe xích lô máy vang lên trong ký ức thao thức mỗi đêm?
st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Sep/2018 lúc 12:29pm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Nov/2018 lúc 8:28am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2018/11/nho-banh-tay-cua-thoi-sai-gon-xua-tran.html - Nhớ Bánh Tây Của Thời Sài Gòn Xưa
Một sạp bán bánh Tây cũ còn cố gắng tồn tại lại trong chợ Bến Thành, Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng)
Ngày nay, dù Sài Gòn đã trở thành đô thị quốc tế với các món ngon vật
lạ, nhưng đôi khi, thế hệ người miền Nam sinh trước biến cố năm 1975
vẫn nhớ đến các món ăn, đồ uống, thứ bánh một thời gắn bó với tuổi thơ.
Trong nỗi thèm nhớ không gian ẩm thực một thời hạnh phúc, no ấm của
các thị dân miền Nam, kỳ diệu thay các món bánh Tây ngoài hệ truyền
thống bánh Việt vẫn luôn là một phần ký ức văn minh ẩm thực của từng
người.
Tôi ngồi nghe nhà văn nữ, chị Ngọc Tuyết, ở Cần Thơ, kể về các món
bánh Tây từng hiện hữu trong đời sống của các gia đình công chức trung
lưu Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Chị kể, má chị học trường Nữ Trung Học Gia Long, học đủ các môn nữ
công gia chánh, trong đó có dạy nấu nướng các món Tây, mà đặc biệt là
các loại bánh Tây. Khi về Cần Thơ sinh sống, mỗi Chủ Nhật bà vừa làm
bánh cho cả nhà ăn, vừa dạy con cháu làm các loại bánh Tây mà bà đã học.
Chị không thể quên mùi vị thơm ngon của bánh cake đúng kiểu Pháp với
mứt có vị trái thơm, vị rượu rhum hòa quyện với bơ, sữa thơm ngon kể sao
cho xiết. Rồi lại có bánh quy (biscuit) đổ trong khuôn có hình các con
thú như thỏ, mèo, gà… khiến đám con nít rất thích.
Hẳn nhiên, thế hệ học sinh các trường danh tiếng ở Sài Gòn ngày xưa
đưa nhau vô khu trung tâm, vào các hiệu bánh nổi tiếng như Givral,
Brodard… để ăn bánh Tây là chuyện bình thường. Giữa không khí sang trọng
của nhà phố kiến trúc Pháp, giữa nhịp sống thượng lưu, trung lưu, các
cô cậu học trò dù chọn ăn cái bánh sừng bò (croissant) rẻ tiền ướt bơ
thơm, vẫn cảm thấy phảng phất hương vị quý phái.
Ngày nay, vẫn có thể tìm thấy bánh sừng bò, bánh quy bán ở tiệm lớn,
tiệm nhỏ hay siêu thị, nhưng chắc chắn không ai có thể tìm lại được
phong vị ẩm thực một thời làm nên gu ẩm thực chuẩn mực mà người dân miền
Nam ai cũng biết là, đi Sài Gòn ăn đồ Tây, vô Chợ Lớn ăn đồ Tàu.
Tous Les Jours, một trong các thương hiệu bán bánh Tây nhưng của Nam Hàn, mới du nhập vào Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng)
Thật ra bánh Tây đối với người xứ Nam Kỳ vốn quen thuộc và không phân
biệt dân sang hay dân nghèo. Ai cũng biết là mỗi khi mình cảm sốt hay
phải nằm nhà thương vì bệnh tật, thì lời khuyên của bác sĩ hay thân nhân
là nên tạm thời bỏ qua các món mắm muối thịt cá vào buổi sáng, buổi
khuya, mà ăn vài cái bánh Tây lạt chấm sữa nước sôi cho nhẹ bụng, dễ
tiêu hóa.
Bánh Tây ngày trước đâu có khó kiếm, dù ở thị trấn nhỏ, các tiệm tạp
hóa cũng có bán. Bánh Tây có loại bánh lạt, bánh Tây phủ lớp đường cát
trắng và có cả bánh Tây mặn áo một chút muối. Có thời đám con nít tỉnh
lẻ giả đò bệnh cảm hoặc bệnh ít xít ra nhiều để được cha mẹ mua cho bánh
Tây và chai nước ngọt xá xị.
Không có gì quá đáng khi cho rằng bánh mì cứng mà người Pháp đem vô
xứ Việt là vua của các loại bánh làm bằng bột mì. Nhưng nếu bỏ qua các
thứ bánh Tây khác đã từng làm khoái khẩu người Việt thì đúng là thiếu
sót lắm.
Thật thà mà nói, đâu ai có thể chê được bánh pâté chaud nhưn thịt
heo, bánh su kem, và nhứt là bánh bông lan, bánh Tây, bánh flan,…
Người miền Nam thưởng thức các loại bánh Tây, có một điểm thú vị là
nếu không được ai đó rành lịch sử các loại bánh Tây nhắc nhớ, thì họ cứ
đinh ninh là bánh của người Việt mình chế ra. Thí dụ như với nhiều
người, cái bánh mà các ông Tàu đẩy xe đi bán, bánh được đổ bằng cái
khuôn giống tàn ong, vậy là người ta quen miệng gọi là bánh kẹp tàn ong;
thực ra nó là thứ bánh có tên Tây hẳn hoi nhưng lâu ngày không còn ai
nhớ nữa.
Các biến thể mới bánh Tây đúng là khó kể hết, thí dụ như bánh bông
lan đã có cả chục loại biến thể bánh bông lan khác nhau như kiểu bánh
bông lan gồm cả vị Tây, Tàu, Việt với nhưn phô mai, thịt chà bông, hột
vịt muối…
Người Sài Gòn nhớ các loại bánh Tây xưa là nhớ cả không gian đô thị
mang phong cách Pháp đã thấm đẫm vào nếp ăn, nếp sống văn minh của từng
thị dân, từng gia đình. Và điều đó là thứ mà ngày nay người Sài Gòn
không còn tìm thấy nữa, dù đô thị này tràn ngập các thương hiệu ẩm thực
danh tiếng hay tầm thường của nước ngoài.
Ngày nay, ai đó dù ăn một miếng bánh Tây với nguyên liệu thượng hạng
nhập cảng, chắc rằng sẽ không bao giờ còn được thấy trên nguồn khẩu vị
tinh tế của mình cả một không gian Sài Gòn, một Paris của phương Đông
từng một thời sang trọng danh giá.
Trần Tiến Dũng
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Dec/2018 lúc 9:25am
http://huongduongtxd.com/saigonconoigidau.pdf - Sài Gòn Có Nói Gì Đâu http://huongduongtxd.com/saigonconoigidau.pdf - Đặng Nguyễn Đông Vy
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Dec/2018 lúc 10:05am
http://huongduongtxd.com/giaikhatsaigon.pdf - Hình Ảnh Sai Gòn Xưa : Giải Khát <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 21/Dec/2018 lúc 5:47pm
http://huongduongtxd.com/monngonsaigon.pdf - Nhớ Lại Món Ngon Saigon Ngày Trước -
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 28/Dec/2018 lúc 9:07am
https://www.youtube.com/watch?v=7v6iIfG8sko">
HÀNG RONG SÀI GÒN XƯA TRƯỚC 1975 <<<<<
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Mar/2019 lúc 12:29pm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/May/2019 lúc 10:39am
http://huongduongtxd.com/nholaichuyencoicinexua.pdf - Nhớ Lại Chuyện Coi Xi Nê ở Sài Gòn Trước 1975 http://huongduongtxd.com/nholaichuyencoicinexua.pdf - Lâm Vĩnh Thế
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Jun/2019 lúc 4:08pm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/Nov/2019 lúc 11:28am
http://huongduongtxd.com/cannha-andong-cuametoi.pdf - Căn Nhà An Đông của Mẹ Tôi - Nguyễn Tường Thiết <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Dec/2019 lúc 8:41am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2019/12/dau-nhi-thien-uong-than-duoc-tri-ba.html - Dầu Nhị Thiên Đường, Thần Dược Trị Bá Bệnh Của Một Thời
Những chai dầu Nhị Thiên Đường (Ảnh tư liệu)
Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường
ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên
Đường tuy không còn sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước
ngoài.
Thời bao cấp xuất hiện những chai https://soha.vn/dau-nhi-thien-duong.html - dầu Nhị Thiên Đường giả mạo, sau này người Việt xài dầu Nhị Thiên Đường sản xuất ở Hong Kong nhập về.
Khi còn học cấp I, bọn trẻ con chúng tôi đều biết câu đồng dao: “Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá”, bốn câu sau lúc đó chưa biết là gì, chỉ biết hai câu đầu.
Nhất
dương chỉ là môn võ tuyệt luân trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà ngày
đó kiếm hiệp Kim Dung người miền Nam phần nhiều đều nằm lòng.
Dầu Nhị Thiên Đường còn phổ biến hơn vì phụ nữ, nhất là các cô, các bà
lớn tuổi ít ai không có trong túi một lọ dầu ve bằng ngón út đựng ít dầu
màu nâu đỏ mang nhãn hiệu ông Phật mập này.
Dầu xài mọi lúc, mọi nơi
Tôi hồi nhỏ vẫn được bà thỉnh thoảng nhờ ra tiệm tạp hóa mua dầu Nhị Thiên Đường mỗi khi hết.
Rất
khó quên cái cảm giác cầm về hộp giấy vuông vức, lấy chai dầu đưa cho
bà, còn hộp giấy và tờ hướng dẫn sử dụng chữ nhỏ li ti thì gỡ ra liệng
vô sọt rác. Hãng sản xuất luôn kèm tờ hướng dẫn gấp nhỏ cuộn sẵn trong
khi người dùng chẳng mấy khi xem vì đều biết rõ cách dùng từ lâu.
Dầu Nhị Thiên Đường lúc đó được bà con lao động gọi là “dầu trị bá bệnh” vì hễ khó ở là người ta lấy ra xài.
Đau
đầu lấy ra thoa hai thái dương, ho thoa cổ, đau bụng thoa chỗ bao tử,
cảm lạnh sổ mũi thoa hai lỗ mũi, cần cạo gió thì thoa lưng, đau cơ đâu
thoa đó.
Cần xông hơi khỏi cần kiếm lá xông chi mắc công, nhỏ vài
giọt dầu vào nồi nước sôi là xong, chẳng may trúng thực cũng cho vài
giọt vào ly nước nóng uống. Thậm chí côn trùng cắn, dị ứng cũng thoa,
rồi mèo cào, gai xước, chảy máu thì dầu xài như thuốc sát trùng hay cồn y
tế.
Đến mức sâu răng cũng lấy cây tăm quấn miếng bông gòn thấm dầu chấm vào chỗ đau nhức… thì đúng là xài dầu đã thành… nghiện.
Nhiều
người miền Bắc rất ngạc nhiên khi thấy người miền Nam, kể cả nam giới
thường hay bỏ trong túi một lọ dầu nước như một thứ bửu bối phòng thân
khi ra đường. Đó là thói quen dùng dầu gió rất khó bỏ một thời.
Hướng dẫn sử dụng dầu Nhị Thiên Đường.
Một thời vang bóng
Dầu Nhị Thiên Đường là sản phẩm của nhà thuốc Nhị Thiên Đường của người Quảng Đông do gia đình họ Vi sáng lập.
Ban
đầu chỉ xuất hiện ở những khu vực có người gốc Quảng Đông ở Chợ Lớn,
sau lan dần ra vì người Việt dùng rất nhiều, đây là một trong những sản
phẩm rất lâu năm ở Việt Nam, có cơ sở khác ở Malaysia, Singapore...
Tại Chợ Lớn, nhà thuốc đặt ở 47 Canton, sau này là Triệu Quang Phục.
Trong cuốn niên giám Đông Dương 1933-1934 còn ghi lại rõ ràng: Nhị Thiên
Đường Pharmacie asiatique 47 rue de Canton, Telephone no 58 Directeur
Vi-Khai Chợ Lớn.
Sản phẩm chủ lực ban đầu của nhà thuốc Nhị Thiên
Đường là ngoại cảm tán, một loại thuốc trị cảm rất hiệu nghiệm, bán rất
chạy. Ngoài ra còn dầu, gồm hai loại: dầu gió nước và dầu cù là cùng
mang tên Nhị Thiên Đường.
Giai đoạn đầu dầu cù là bán được, vì lúc
đó người miền Nam ưa dùng dầu cù là, trong đó có hiệu Mac Phsu do người
Myanmar (còn gọi là người Cù Là) sinh sống ở Việt Nam bán.
Dầu cù là Mac Phsu cũng đi vào câu đồng dao “Bòn bon sicula, bánh tây sữa hột gà, dầu cù là Mac Phsu”
cho thấy sản phẩm cũng rất được ưa chuộng nhưng sau này nhiều người
thích chuyển qua xài dầu gió dạng nước hơn và đó cũng là lúc dầu Nhị
Thiên Đường lên ngôi, bán khắp cả Đông Dương.
Thậm chí đã có lúc
từ Nhị Thiên Đường được dùng để nói về dầu gió, tương tự như Honda được
dùng để nói về xe máy. Mãi sau này Nhị Thiên Đường mới có một đối thủ
xứng tầm là dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín.
Cây cầu mang tên Nhị Thiên Đường
Bên bờ kênh Đôi thuộc quận 8,
trên trục lộ giao thông từ Sài Gòn đi Long An có một cây cầu bắc qua
được xây từ năm 1925 bởi nhà thầu Vallois-Perret.
Cầu có nhiều
nét kiến trúc rất đẹp, đặc biệt ở phần ban công thép và các trụ đèn trên
cầu có nét đặc trưng không thể lẫn lộn với bất kỳ cây cầu nào khác.
Do cầu từ lúc xây dựng đã mang tên Nhị Thiên Đường và đã có khá nhiều giai thoại về tên gọi này.
Có
giai thoại cho rằng trước đây nhà máy sản xuất thuốc và dầu Nhị Thiên
Đường nằm ở bên phía đường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Văn Dũng, còn công
nhân thì ở khu vực ngoại thành phía bên kia kênh Đôi.
Hằng ngày để đi đến chỗ làm các công nhân đều phải đi đò qua kênh Đôi rất mất thời gian và nguy hiểm.
Ông
chủ Nhị Thiên Đường quyết định bỏ tiền cùng với chính phủ Nam Kỳ lúc đó
xây nên cây cầu này để làm việc thiện cho dân chúng thuận tiện đi lại,
trong đó có các công nhân của ông.
Cũng có giai thoại cho rằng
khi xây cầu thì chính phủ Nam Kỳ vận động ông chủ Nhị Thiên Đường ủng hộ
một phần tiền xây cầu để đổi lấy việc đặt tên cầu chứ không phải toàn
bộ kinh phí xây cầu vì số tiền này rất lớn.
Giai thoại khác là
kinh phí xây cầu đều do chính phủ Nam Kỳ lúc đó bỏ ra. Do ở gần ngay nơi
chân cầu vốn có một dãy nhà kho lớn là nơi chứa gạo và sản phẩm của dầu
Nhị Thiên Đường.
Trước đây địa điểm này được dân chúng gọi là
kho Nhị Thiên Đường nên khi xây cầu xong, người ta lấy luôn tên Nhị
Thiên Đường đặt cho cây cầu.
Không rõ trong các giai thoại trên cái nào là chính xác nhất nhưng chắc chắn là đều có liên quan đến nhãn hiệu Nhị Thiên Đường.
Quảng cáo và quảng bá chữ Quốc ngữ
Để trở thành một thương hiệu lớn, đương nhiên không thể thiếu sự thành công của quảng cáo.
Để
quảng bá nhãn hiệu Nhị Thiên Đường, ông chủ đã chọn cách khá độc đáo,
đó là thay vì đăng quảng cáo trên sách, báo thì ông ta thuê một số trí
thức viết ra các bộ sách quảng cáo bằng chữ Quốc ngữ, luôn cả chữ Pháp
và Hán gọi là Vệ sinh chỉ nam.
Trong cuốn sách này in đầy
hình ảnh và chữ quảng cáo cho các cao đơn hoàn tán của Nhị Thiên Đường,
đồng thời in kèm vào trong đó các loại thơ văn để người xem có thể đọc
thêm.
Chẳng hạn bên cạnh quảng cáo dầu cù là Ông Tiên là trích đoạn thơ Lục Vân Tiên, bên cạnh nhãn hiệu Nhị Thiên Đường là từng phần Nghĩa hiệp kỳ duyên,
bộ truyện ngôn tình cực kỳ ăn khách về mối tình Việt - Khmer lúc đó của
Nguyễn Chánh Sắt hay còn gọi Chăn Cà Mum (tên nhân vật chính).
Nhiều khi khách đang đọc quảng cáo thuốc xổ lãi thì được đọc thêm Hậu chàng Lía, hay các mối tình uyên ương ly hận của Hồ Biểu Chánh...
Ban
đầu mấy tập sách này tặng cho khách mua thuốc hay khách qua đường để
quảng cáo nhưng sau khách xin nhiều quá để đọc nên cuối cùng nhà thuốc
phải in số lượng lớn và bán với giá rẻ, chỉ vài cắc một bản.
Sách này không bán ở nhà sách mà bán ở chợ, bến xe… cho người lao động, khách bình dân mua đọc.
Những
nhà văn không có tiền in sách đã chọn cách đưa in ở sách quảng cáo nhà
thuốc, đây cũng là một kênh tốt để đưa được tác phẩm đến với người đọc.
Trong cuốn Phê bình và cảo luận,
nhà phê bình Thiếu Sơn đã kể lại: “Lần đầu tiên tôi được đọc cụ Hồ Biểu
Chánh trong một cuốn sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường.
Tôi để ý tới tiểu thuyết của cụ rồi kiếm coi ở loại sách như những truyện Tàu in xấu, để hạ 4 cắc mà luôn luôn bán dưới giá đó.
Khi
tôi gặp cụ, tôi thường khuyên cụ soạn lại tất cả tiểu thuyết của cụ cho
in lại, trình bày như loại sách của Tự Lực Văn Đoàn của Tao Đàn hay Tân
Dân.
Cụ nghe ý kiến của tôi một cách chăm chú có vẻ tán thành
nhưng rồi lại bỏ qua cho đến nỗi tới nay muốn đọc lại những tác phẩm của
cụ cũng không biết kiếm đâu có mà đọc”.
Vì sao nhà văn Hồ Biểu
Chánh không muốn in sách đẹp? Vì ông biết nếu sách in đẹp sẽ phải bán
mắc và như vậy sẽ không đến được tay những độc giả bình dân thân thiết
của ông.
Chính nhờ những cuốn sách quảng cáo giá rẻ in xấu như Vệ sinh chỉ nam
của nhà thuốc Nhị Thiên Đường mà văn chương chữ Quốc ngữ bình dân giai
đoạn đó đã cực kỳ phong phú và phổ biến rộng khắp trong tầng lớp dân
chúng.
Ba chữ Nhị Thiên Đường bằng gạch xây vẫn còn sau cả trăm năm biến đổi. Ảnh: NGUYỄN MINH VŨ
Căn
nhà 47 Triệu Quang Phục đã đổi chủ, hiện nay trên tầng cao nhất vẫn còn
đủ ba chữ Nhị Thiên Đường xây bằng gạch xa xưa. Mong rằng căn nhà được
bảo tồn và giữ lại một nhãn hiệu rất lâu, rất quen thuộc với người Sài
Gòn.
Sưu tầm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Dec/2019 lúc 9:10am
Một thời cà phê Sài Gòn
https://baomai.blogspot.com/">
Có bao
giờ bạn tự hỏi vì sao người ta phải ra tiệm để uống cà phê? Vì pha cà
phê đâu có khó, và bạn hoàn toàn có thể tự pha một tách cà phê đậm đà ở
nhà để uống. Đó là bởi vì cà phê ngon chỉ mới được một nửa, và chúng ta
đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà
phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn
cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà
phê Sài Gòn những năm cuối 1960 và đầu 1970.
https://baomai.blogspot.com/">
Sài Gòn
những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và
tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại;
những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường
như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng
hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu
tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán
cà phê trở thành nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy
gẫm.
Có một
chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Đối với
một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và
náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên; hai con
đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm
thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế,
cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài
Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Những
ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai
Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía
trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa
là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại
là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể
nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy
phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên
trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể
nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều
đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.
Chủ quán ở
đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với
ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ
thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ
nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được
bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn
phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi
việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung
cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương.
Trong
lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng
ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người
dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn
cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công. Khách đến với Thu
Hương là ai? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất
cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập
cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân…
https://baomai.blogspot.com/">
Bạn
thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc
liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà
phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài
căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào
Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết
có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền
diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo
hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường
khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ,
loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong
cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân
thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa
tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím
than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng
ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che giấu.
https://baomai.blogspot.com/">
Cà phê
Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa,
bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi
lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt
khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đã
trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên
môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận dụng
tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán
– những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi
thì không là trí thức) – đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong
giọng hát của Khánh Ly.
Không
hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn
nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác
giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới
xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác
giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những
bạn nào khát báo nước ngoài. Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn
nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật
lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng
tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người: Cả ba đều
có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị.
Những năm
1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn vào
chốn xưa và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng
giờ đâu cả rồi? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon
thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?
https://baomai.blogspot.com/">
Viện
Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó
đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý, cùng với những tên
tuổi đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục
khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn
thân. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại
một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương
Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân
Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc
và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng
hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và
đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài Gòn ngồi đồng từ sáng
đến tối để… làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai
người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ
nhau. Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay
không còn. Những con người cũ tứ tán muôn phương.
https://baomai.blogspot.com/">
Có một
quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần
đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ
thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất
nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che
kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có
thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng
như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường.
Quán chị
Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ.
Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức
tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có
lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay dắt
một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng,
hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng
chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”.
Khách đến
với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng
cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần
thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà
phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị
chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu
trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân
tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo
những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa
đủ cho hốp nước nhỏ.
https://baomai.blogspot.com/">
Ấm có ba
loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm,
nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong
sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu
xanh – loại bánh đặc biệt của chị Chi – nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm
lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới
đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm.
Quán chị Chi giờ đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị
và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị bày tỏ lòng
tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.
Những năm
cuối thập niên 1960, Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và
thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn
và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo
tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương
Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng… Tuy nhiên, ở một con đường
nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có
một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất
lạ: Quán Đa La.
Đa La là
Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ
giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách
Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra
những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình
là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở
như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán
được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt.
Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi
rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung
tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những
đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ
rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất… Đa La.
Ngày khai
trương, Đa La chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả, với
những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu
Hà… Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối tình.
Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không
nhớ.
https://baomai.blogspot.com/">
Cà phê
Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần
lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn
ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh
và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới
nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách
người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có
lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây.
Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi
hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già
đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov. Về
sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô
Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si.
Hai tiệm
cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đã trở thành
một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở
trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự –
Cường Để còn nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong
chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run
khi được mấy chàng mời cơm.
Bạn nào
muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói
chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa (La Pagode), anh em nào
muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có
chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học (nay là Nơ Trang
Long) chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp,
các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Cũng
đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi còn cà phê hàng me
Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai; và cả pha chút Adamo
quyến rũ. Giá ở đây thật bình dân nhưng thường xuyên chứng kiến những
pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn
Trường Tộ.
https://baomai.blogspot.com/">
Cafe La Pagode
Chán cà
phê thì đi ăn nghêu sò, bò bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc
Minh Mạng (này là Ngô Gia Tự) hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đã
có góc Pasteur – Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh
tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù
U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư Bảy Hiền dành
cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến
cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường Cường Để. Rồi
quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ý.
Cao cấp
hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard,
Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi… cả ngày xin mời
vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam.
Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại
một quầy tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất
của sinh viên, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống sinh viên cứ thế mà trôi đi
trong nhịp sống Sài Gòn. Nghèo nhưng vui và mơ mộng.
https://baomai.blogspot.com/">
Tất cả
những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần
hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị,
tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng
hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở
cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.
Lương Thái Sỹ – An Dân
https://baomai.blogspot.com/">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 10/Feb/2020 lúc 11:34am
SÀI GÒN, MỘT THỜI QUÀ VẶT SAY SƯA MÊ ĐẮM
Tôi
không sinh ra, cũng không có mối tình yêu nào hoặc hôn nhân nào với
người Sài Gòn hay tại Sài Gòn, nhưng lớn lên và được thành phố này cho
tới ba thứ. Những tháng năm học hành thành người có nghề nghiệp, những
bài thơ từ bấy đến nay cũng do báo ở Sài Gòn đăng lên cho tôi thành
người cầm bút tài tử, nghiệp dư. Cái thứ ba mà Sài Gòn trang bị cho tôi
là bệnh ăn quà vặt hay văn hóa quà vặt thì cũng thế. Nhận nhiều thứ,
nhưng chưa khi nào tôi thấy Sài Gòn là quê hương thứ hai của mình, vô
duyên với nó thật. Bây giờ, xa nó 45 km vẫn ùng ục nhớ xứ kêu là Bến
Nghé này, lao phóng về vài ngày không còn chỗ để buồn nhưng thật oải và
nhanh chóng rút, để những ngày tỉnh lẻ lại nghe dòng âm thanh cuồn cuộn
sôi sùng sục của Sài Gòn trong lòng. Cứ vậy, và hôm nay nhớ đến quà vặt
Sài Gòn .
Về
cơ cấu, lấy Sài Gòn là tiêu chí thì quà vặt kể vô số nhưng có thể chia
theo nhóm. Nhóm có nước chấm như thịt bò khô đu đủ, lòng vịt khìa, bì
cuốn, gỏi cuốn, bò bía ( Pò pía?), bánh tôm, bột chiên, cá viên
chiên…Nhóm ngọt như đậu đỏ bánh lọt (lọc), chè trứng gà, sâm bổ lượng,
nước mía, tàu hũ, chè tú xọn…Nhóm có tinh bột gồm mấy thứ bánh mè, bánh
bò, bánh tiêu…Và nhóm gốc thực vật như cóc, me, ổi, chùm ruột dầm, chuối
chiên, khoai lang nướng, bắp nướng, bắp xào…Không thể quên những quà
vặt gốc động vật như trứng cút, trứng vịt lộn…
Với tôi, có thể
quên nhiều thứ của Sài Gòn nhưng quên thế nào được khúc đường Nguyễn Huệ
chỗ gần đến tòa Đô Chánh trước 75, đối diện với rạp chiếu bóng Rex, có
một cái quán nhỏ, gần như cái hầm rượu nhưng sạch sẽ tươm tất- quán
Thảo- của ba người một mẹ hai con gái đều tên là Thảo, chỉ bán có hai
thứ mà tôi mê cả hai. Bún bì và bì cuốn xén gọn gàng hai đầu nhỏ nhắn ,
trong có mùi lá lốp và nước chấm thì chỉ có…Thảo mới có được! Hồi còn
học đại học, thường chiều hay trốn học ra vỉa hè ngã ba Pasteur- Lê Lợi.
Vỉa hè khá rộng, cây cối nhiều mà lại có tới hai thứ quà nổi tiếng.
Những chiếc tủ kính nhỏ bán bò khô của người Bắc, không dát mỏng nhuộm
phẩm đỏ như khô bò Chợ Lớn mà từ Hà Nội mang vào. Nó dày và mềm màu hơi
xỉn vì nướng ăn với đu đủ sống bào thành sợi. Lách cách tiếng kéo của
người bán, xúyt xoa cay của người ăn đủ dạng, đủ tuổi. Không biết cái
nào có trước nhưng hai thứ quả là dìu nhau cùng nổi tiếng và đông nghẹt,
bò khô ăn xong có ngay nước mía chen và đứng- nước mía Viễn Đông!
Thử
đi một vòng Sài Gòn, điều dễ thấy nhất và nếu đi nhiều ngày thì điều
quen mắt nhất chính là những thứ quà vặt bán trên hè phố. Có thể nói hè
phố mà không có quà vặt thì không còn là hè phố Sài Gòn nữa! Nó là một
đại siêu thị open air dành cho những ai mang bệnh ăn vặt. Một cô gái sau
mấy năm du học nước ngoài trở về, nói khi ở nước người ta điều cô nhớ
da diết là Sài Gòn nơi cô ra đi. Và nhớ hai thứ của đất này, cái ồn ào
sôi sục và sự gần gũi cởi mở của người Sài Gòn không đâu có, hai là quà
vặt của đất này. Là một tay sành ăn quà vặt có nghề ngay từ nhỏ, du học
về cô gái mở luôn cửa hàng có máy lạnh chuyên bán quà vặt! Qua cách nói
thấy cô đầu tư đúng hướng và có tầm nhìn sáng suốt!
Cánh đàn bà
thường dùng chiêu “cơm nhà quà vợ” để chấm điểm đức ông chồng tức là chỉ
nhắm vào có một mục tiêu là chịu giam chân ở nhà! Nhưng với tôi, đàn
ông “cơm nhà quà vợ” là loại đàn ông hơi khó chơi, kỹ tính, nhiều khi
hơi ky bo và nhất là…baby lac hay Ký Cóp khó giao du!
Quà vặt là
một nét rất đặc trưng Sài Gòn, mùi vị nước chấm thì khó tìm ra một nơi
nào, một nội trợ nào có thể làm thay. Quà vặt Sài Gòn nhiều vô kể làm
vừa lòng mọi loại người từ kẻ lang thang trốn học đến những cặp tình
nhân sắp đến ngày cưới chả còn gì e thẹn bẽn lẽn và cả những cặp vợ
chồng đồng bệnh lâu lâu đưa nhau về “chốn cũ” vừa khoái khẩu vừa đỡ được
bữa ăn chiều hì hục. Tuy nhiên ngắm phụ nữ Sài Gòn ăn quà vặt là không
nên bởi hình ảnh ấy có cái gì đó làm mất đi một phần tính hình tượng
nhiều sức biểu cảm của phái đẹp.
Cái gì của số đông, tồn tại gắn
với người tạo ra một nét của đất không bị sàng lọc thải loại bởi thời
gian thì cái đó phải chăng là văn hóa?Mọi thứ có thể mất đi nhưng cái
còn lại là văn hóa, về Sài Gòn những năm sau này tôi thấy rất nhiều thứ
không còn nữa. Cái bộc trực hào phóng của người Bến Nghé mất dần cho cái
láu cá, những rạp chiếu bóng permanente máy lạnh mua một vé giá bèo coi
suốt ngày cũng để ngủ một tic giờ không còn nữa. Và nhiều ngôi trường
một thời lừng lẫy giờ mang tên và mang ruột khác, không hoài cổ cũng
thấy lòng xót xa…Những thứ này dần mai một nhưng đố ai không thấy quà
vặt trên vỉa hè Sài Gòn?
Cao Thoại Châu
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Mar/2020 lúc 8:09am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/May/2020 lúc 9:33am
https://huongduongtxd.com/saucaycausaigon.pdf - Sáu Cây Cầu Gắn Bó với Lịch Sử Sài-Gòn https://huongduongtxd.com/saucaycausaigon.pdf - Đinh Quang Tuấn
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 22/May/2020 lúc 8:03am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2020/05/van-hoa-khong-ten-tao-nen-linh-hon-cua.html - “Văn Hóa Không Tên” Tạo Nên Linh Hồn Của Sài Gòn Xưa
Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến
rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral
nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó ở
Sài Gòn này, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn
hoa trước mặt. Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào
quên đó là đường Tự Do xưa kia của chúng tôi. Nhìn toàn bộ khu tứ giác
Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ
như nhìn thấy cái gọi là “trại cải tạo”. Thì ra, sau hơn 12 năm, cái
“trại cải tạo” ấy vẫn còn ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay
cả trong giấc mơ. Thế nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi
bỗng cúi đầu, chẳng muốn nhìn lâu và cũng chẳng muốn tìm hiểu xem trong
thời gian tới, nó sẽ mọc lên cái gì. Tôi cứ nghĩ Gival đã thuộc hẳn về
quá khứ, như những người bạn tôi ra lò hỏa thiêu, không
Đường Tự Do.
Ông bạn thấy tôi khựng lại, bèn giải thích: “Nó mở lại Givral hôm
qua (10-10-2012) ở chỗ cũ rồi ông ạ. Cũng điểm tâm, cà phê như xưa. Ra
ngồi xem cho biết, nhớ lại chút kỷ niệm xưa.” Nghe bùi tai, tôi
đồng ý ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ bạn, nhớ tình,
nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy. Nói đến Gival
là nhớ đến La Pagode, Brodard… chắc chắn những người đã từng sống, từng
ghé qua Sài Gòn chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà báo, dân
biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. Còn một số
lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại “thủ
đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài Gòn thập niên 60-75 cũng hay lui tới nơi
này. Đây là một địa điểm trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mọi
việc, từ hẹn hò, mua sắm vài thứ, đợi giờ vào rạp chiếu phim, hoặc chỉ
đi “bát phố” mà hồi đó chúng tôi gọi là đi “hittuking”, tức là đi “hít
tủ kính” chứ không mua bán gì. Hơn thế, thương hiệu bánh ngọt Gival rất
nổi tiếng, thu hút nhiều khách sành ăn. Mấy bà đi ngang qua Lê Lợi – Tự
Do ghé vào mua vài cái bánh mang về cho chồng con là chuyện bình thường.
Givral, La Pagode, Brodard đã trở thành một cái “trục văn hóa không
tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài Gòn.
Sau năm 1975, Gival vẫn còn sống sót cho đến khi khu này bị “giải
tỏa”, nhưng khách không còn “chọn lọc” như thời xưa. Khách hàng đủ mọi
loại, ông Tây bà Đầm, ông Hàn Quốc bà Đài Loan, chân dài đẹp, chân dài
xấu, nghệ sĩ thập cẩm ra vô thong thả và giá cả cũng vào loại trung
bình, không “mềm” cũng không “cắt cổ”.
Givral ngày ấy bây giờ
Trong
khi ông bạn tôi tìm chỗ gửi xe, tôi đứng trên đường Lê Lợi nhìn qua
khung kính vào nhà hàng Gival mới. Nó vẫn ở cái góc Lê Lợi – Đồng Khởi,
mấy cái cửa kính lớn vẫn cho khách có thể nhìn ngắm hai mặt đường phố và
tất nhiên khách đường phố cũng có thể chiêm ngưỡng những khách hàng
“đẳng cấp” ngồi bên trong. Điếu đáng tiếc nhất là cái cột to tướng đúng
vào góc đẹp nhất che lấp mất tầm nhìn nơi cửa chính trước kia, làm cho
không gian có vẻ như chật chội hơn, không thể nhìn thẳng ra nhà hát lớn,
khách sạn Continental với phong cách rất Tây và khách sạn Caravelle
cùng cái vòng xoay và những con đường chảy vào giữa lòng thành phố.
Nhà hàng La Pagode
Chúng tôi bước vào nhà hàng với một vẻ lạ lẫm. Những chiếc bàn ghế
mới toanh, những bộ salon kê hai bên góc khá đẹp. Tất cả đều mang dáng
vẻ sang trọng như bất cứ một nhà hàng cà phê, điểm tâm “có hạng” nào ở
những thành phố lớn. Khoảng 9 giờ sáng, khách đã chiếm hết số bàn trong
tiệm. Số còn lại ngồi rải rác quanh chiếc comptoir hình móng ngựa. Những
người hoàn toàn xa lạ ngồi riêng biệt, chẳng ai nhìn ai. Cái không khí
ấy khiến tôi không thể quên những ngày xưa. Tuy ngồi khác bàn nhưng
chúng tôi vẫn có thể biết xung quanh mình có những ai. Bàn bên kia là
bốn năm anh ký giả chuyên làm tin hành lang Quốc Hội, bàn góc trái là
mấy ông dân biểu Hạ Nghị Viện thời Đệ Nhị Cộng Hòa đang say sưa bàn về
những “ý kiến” đã và đang chuẩn bị lên diễn đàn. Bàn giữa nhà là mấy
“dân chơi” quen mặt, có lẽ ngồi đợi người đẹp… Thỉnh thoảng một cái gật
đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt thân thiện. Sự gần gụi, quen thuộc ấy
chính là cái linh hồn của Givral trước 1975. Bây giờ không tìm lại được
nữa.
Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào?
Nằm
chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau.
Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà
hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné
Eden từ hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Givral
nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà
hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là khách sạn Carvelle sinh sau đẻ
muộn. Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard. Ba tiệm cùng nằm trên một con
đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100m và gần như có kiểu
kinh doanh giống nhau.. Nhưng thật ra, nếu để ý kỹ, khách hàng thường
chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn
hóa”
Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất.
Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống gì” (bởi ở
miến Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đã biết La Pagode. Hồi đó Pagode còn
bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa thì
nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đãng. Khách đến
thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt. Phía trong có
một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc
kiếm tiền. Ông Hoàng Hải, anh ruột của cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, có
thể kể là một “nhà vô địch về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua
một chục cái jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp
hết lại kêu ông ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống
jeton tha hồ chơi. Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ,
nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất
nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh
Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần
Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Tạ
Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca,
Trần Dạ Từ, Nguyễn Đình Toàn… Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết. Thật sự
cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “bình loạn” vài cái
tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi. Cả ba nhà hàng này với
những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi
những tin tức ấy là “radio catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được
đặt tên là đường Catinat). Tuy nhiên cũng có những nguồn tin “bí mật
quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ là sự
thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đã là “láo
toét” như nhiều người kết tội nó. Vậy tạm gọi Pagode dành cho giới viết
lách gặp nhau, xả stress. Còn Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi
buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở ngay
trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại
đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng
hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia”, chuyện
phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện tình bà nghị ông nghị…, cứ
nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh phóng viên
thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ
nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi tin, báo tôi
yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên, ngoài người Việt
Nam còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental
trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho
các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây. Có một nhà
thơ hàng đầu Việt Nam thời đó là thi sĩ Đinh Hùng, bình thường ông hay
ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại ngồi ở Givral. Dáng người
“thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào ông cũng chải chuốt,
complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn xách chiếc cặp da,
ông còn giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lãm của “công tử Hà Nội” những năm
50. Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở đây. Tôi để ý thấy hầu hết là
những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù
rì với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đã ngoại
ngũ tuần nhưng trái tim vẫn còn rất trẻ. Những lúc nhìn ông “say” như
thế, tôi có cảm tưởng như ông cũng giống như những cậu trai 20 ngồi bên
cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của mình. Có lẽ vì vậy thơ ông bao
giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại rất đặc trưng. Có thể, Givral
chính là nơi bắt ngưồn cho những cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này. Hôm
nay ngồi ở Givral, hình bóng anh Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây. Nhớ
lại, khi tôi viết truyện dài “Đời chưa trang điểm”, tiêu đề này chính là
đã mượn trong câu thơ “đời chưa trang điểm mà xuân đã về” của anh. Lúc
gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết
lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”. Mới đây mà đã hơn
nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi! Còn nhà hàng Brodard nằm ở góc Tự Do –
Nguyễn Thiệp, nhìn sang bên kia là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và
chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các em “ca nhe” từ vũ
trường Ritz Hà Nội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn
và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của những “dân đi chơi đêm”
Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê – Thăng Long Xích Thố, anh
em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán
chuyện giang hồ. Các “đại gia, tiểu gia” thời đó không nhiều, chỉ vỏn
vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân có “xế bốn bánh” đủ để chở
các em đi ăn đêm. Thỉnh thoảng một vài em vũ nữ, thường là loại có hạng
như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy cái vũ trường gần đó như Tự Do,
Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán dóc.
Nhà hàng Bodard
Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa
không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những
người Sài Gòn. Còn một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng Thanh
Thế, nơi này là chỗ gặp nhau của những ký giả thể thao như đàn anh
Huyền Vũ, Thiệu Võ và một số những nhà báo miền Nam.
Không thể tìm lại dĩ vãng
Tóm
lại, trong bài này, tôi chỉ muốn thông tin đến bạn đọc một nét “văn hóa
xưa” vừa được khơi gợi lại giữa thành phố Sài Gòn. Nhưng với tôi, nó
chỉ còn cái tên Givral của thời xa xưa thôi. Tất cả đều khác trước, giá
cả lại quá cao không phù hợp chút nào với cánh phóng viên Việt Nam. Nó
sẽ chỉ còn thích hợp với khách du lịch ghé ngang qua thành phố này. Dù
sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng lòng với những hoài niệm cũ, với Sài
Gòn xưa, một cái gì đã mất đi không thể tìm lại được.
Văn Quang
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/Jun/2020 lúc 12:10pm
Đi tìm quán cà phê xưa nhất tại Sài Gòn
Cheo
Leo là tên quán cà phê “xưa” nhất Sài Gòn, ở căn nhà số 109/36, đường
Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, khu vực này chi chít ngõ hẻm ngang dọc, nên
từ lâu đã có tên gọi là khu Bàn Cờ.
Chúng tôi được biết quán
Cheo Leo hình thành từ năm 1938, trước cả thời gian xảy ra Ðệ Nhị Thế
Chiến, 1939-1945, tồn tại đến hôm nay, quán Cheo Leo đã hơn 75 năm tuổi;
đặc biệt quán Cheo Leo vẫn pha cà phê bằng vợt, còn gọi là cà phê bít
tất.
Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, khi còn là học sinh trường trung học Chu Văn An, tôi đã biết có quán cà phê Cheo Leo.
Bạn đồng lứa tuổi chúng tôi, học tại trường Chu Văn An và trường
Pétrus Ký, cả hai trường đều không xa khu Bàn Cờ. Khi tập tành ngồi quán
cà phê, nhiều bạn đã lui tới thường xuyên quán Cheo Leo.
Riêng
tôi, theo đòi những “ông anh văn nghệ,” đã tìm tới quán có cà phê phin,
để được làm dáng trầm tư, nhìn ngắm từng giọt đậm đen nhỏ từ cái phin
xuống đáy ly cốc, thuở đó tuy pha cà phê bằng phin chưa phổ biến, nhưng ở
khu vực Bàn Cờ đã có những quán pha cà phê bằng phin, nổi tiếng như các
quán cà phê Phong, cà phê Năm Dưỡng…
Sau biến cố 30 tháng 4
1975, không còn thấy bóng dáng cà phê Phong nữa. Cà phê Năm Dưỡng còn
tiếp tục, nhưng cách đây mấy năm đã trở thành nhà nghỉ khách sạn. Hầu
hết quán cà phê nổi tiếng của Sài Gòn mà chúng tôi biết từ thuở học
trò, đã biến mất cả rồi. Duy nhất quán Cheo Leo vẫn ngày ngày mở cửa,
với cà phê vợt của một truyền thống gần như tuyệt tích.
Vừa
qua, gặp bạn xa Sài Gòn đã nhiều năm, muốn tìm lại hình bóng cũ hương
vị xưa của Sài Gòn, chúng tôi tới quán Cheo Leo, thưởng thức ly cà phê
pha bằng vợt, gặp chị Nguyễn Thị Sương, chúng tôi thăm hỏi về quán cà
phê kỳ cựu này.
Chị Sương là con ông Vĩnh Ngô, người lập nên quán Cheo Leo cách đây 75 năm. “Nghe
cha tui nói, thuở đó vùng Bàn Cờ này còn hoang sơ heo hút lắm, không
khác chốn đèo heo hút gió, nên khi mở quán cha tui đặt tên là quán Cheo
Leo. Từ đó khách uống cà phê gọi luôn tên cha tui là ông Cheo Leo…”
Một vị khách lão niên ngưng ngụm cà phê đá, nói với chúng tôi: “Sanh
thời ông Cheo Leo điệu nghệ lắm. Ổng luôn vận quần soọc, cỡi vespa đi
chợ Bến Thành mua cà phê chánh hiệu Meilleur Gout, Jean Martin mang dìa
pha vợt. Tới khi Sài Gòn đã hiếm quán cà phê pha vợt, ổng cũng không
chịu pha phin, biểu pha bằng cái phin thì cà phê cũng chẳng ngon hơn
chút nào, mà nỡ bỏ đi cái cách cà phê pha vợt đã quá thân thương với
người Sài Gòn. Tụi tui mến ổng là vậy.”
Ông Cheo Leo mất trong năm 1993, lúc vừa tròn 75 tuổi, ngang bằng tuổi quán Cheo Leo hôm nay. Chị Sương dẫn chúng tôi vào nơi pha chế cà phê vợt, phía trong cùng của căn nhà chật hẹp. Cái
lò nung để ủ nóng cà phê ngẫu nhiên như một kiệt tác nghệ thuật, với
những dòng chảy nâu quánh kết tinh của 75 năm, không khác những dòng
thạch nhũ trong hang động.
“Thuở đó cha tui đã tự làm cái lò nung này, từ cái thùng phuy chèn thêm lớp gạch pha với đường cát vàng hạt lớn. Chánh
giữa lò nung để than lửa lên có ngọn đặng đun nước sôi. Nước sôi già
mới đổ vào cái siêu, thứ siêu người ta thường đun thuốc Bắc.
Cái siêu này để tấm vải lược, tức cái vợt, bỏ cà phê xay thiệt nhuyễn
trong đó. Ủ kín một lúc, khi cà phê đã ra hết thì chắt nước cà phê qua
cái siêu khác, đặt bên rìa lò nung đặng giữ nóng lâu, hoặc chắt liền vào
ly phục vụ khách vừa tới quán.”
Chị Sương mở nắp đậy cái vại sành, đặt nơi không xa lò nung. Chúng tôi nhìn vào khối nước trong trẻo, nghe chị nói: “Nước phông tên phải để từ 3 ngày trở lên mới dùng đun sôi đặng pha cà phê.
Cha tui biểu hồi xưa dùng nước giếng thì khác, lấy nước lên xài được
liền. Tới khi nơi này phát triển dân cư, san lấp hết giếng xây dựng nhà
cửa, phải dùng nước phông tên có thuốc sát trùng, nên để lắng xuống ít
nhứt 3 ngày mới dùng.”
Chúng tôi tỏ ý về sự chật hẹp của quán Cheo Leo, phục vụ cà phê một ngày không được nhiều khách.
Chị Sương mỉm cười, nhỏ giọng: “Ðắp đổi qua ngày là gia đình chúng
tôi mừng rồi. Khách tới uống cà phê ở quán này là bà con lối xóm không
hà, ít khi có khách từ xa tìm tới như mấy chú, chẳng thể so sánh với
thuở trước, thời Việt Nam Cộng Hòa đó.
Cha tui biểu thời đó quán
Cheo Leo để máy ca hát rộn rã, khách ra vào quán suốt ngày. Có thời gian
quán Cheo Leo mở cửa đón khách từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm mới hết
khách, đông nhứt là giới sinh viên học sinh và dân chơi nhạc ,bây giờ
tui còn gặp lại mấy người vào quán là khách từ thuở đó, khi là học sinh
trường Pétrus Ký trường Chu Văn An, nay mấy người đó đều là những ông
già trên dưới sáu bảy chục tuổi.”
Tới quán Cheo Leo, chúng tôi
ngùi ngùi nhớ lại một thời đã qua. Người bạn đặc biệt nhắc nhớ Sài Gòn
ngày xưa, các bác tài sáng sớm chở vợ con trên xe xích lô máy, tới quán
tiệm hủ tíu và cà phê bình dân. Ăn uống xong xuôi chở vợ con về, các bác
tài mới bắt đầu một ngày chạy xe chở khách.
Hầu hết quán tiệm
bình dân Sài Gòn thuở ấy pha cà phê bằng vợt, như quán Cheo Leo còn tồn
tại đến hôm nay, giống một loài sắp tuyệt chủng, quán Cheo Leo càng làm
xao lòng những khách hoài xưa, giữa vô số quán tiệm cà phê đủ kiểu hiện
đại, mọc lên như nấm sau cơn mưa ở Sài Gòn.
Saigon Xưa
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Jun/2020 lúc 12:16pm
https://huongduongtxd.com/phunusaigonxua.pdf - Phụ Nữ Saigon Xưa Ngồi Sau Xe Máy <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/Sep/2020 lúc 2:48pm
NHỮNG CHIẾC XE MÌ CỦA QUÁ KHỨ
Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó
không chỉ là nơi hội tụ của người Việt từ ba miền Nam, Trung, Bắc mà
còn là nơi đón nhận nhiều phong tục, lối sống của nhiều dân tộc khác
nhau trên thề giới nữa. Đặc biệt là văn hoá ẩm thực.
Ở Sài Gòn
ta có thể thưởng thức món gan ngỗng béo ngậy của Pháp, món lẩu chua cay
của Thái, mắm bò hóc và chè Kampuchia, món sushi của Nhật, món piza của
Ý, món cari của Ấn, món nướng của Hàn, món soup rau của Địa Trung Hải,
món cháo ếch của Singapore, món Dim sum Hồng Kông...và đặc biệt không
thể không nhắc đến những món ăn của người Hoa Chợ Lớn.
Ẩm thực
của người Hoa thì vô cùng phong phú, kể ra cũng vài trang giấy. Ở đây,
trong phạm vi những dòng ngắn ngủi đầu xuân, tôi chỉ nói tới món hủ tíu
và mì của họ. Những món ăn luôn hấp dẫn tôi từ trước đến nay. Nhắc tới món ăn này trước hết phải kể đến chiếc xe mì. Đó là những chiếc xe thường xuất hiện vào lúc xẩm tối, bên vỉa hè, nơi góc chợ, chỗ có đông người qua lại. Đó là những chiếc xe chuyên dụng, chỉ dùng để bán hủ tíu, mì.
Trên
chiếc xe này được trang bị đầy đủ như một quán ăn, có bếp đốt bằng than
củi, có chỗ xài bình ga, lửa xanh lét phì phì, có nồi nước lèo hai ngăn
to bự chảng, một bên để trụng hủ tíu, mì, ngăn còn lại chứa nước lèo
sôi sùng sục. Nước lèo thường được hầm với xương, củ cải trắng, mực,
tôm khô, có nơi còn có cả sá sùng. Bên trên có tủ kiếng chia ngăn để
thịt, rau hành. Đặc biệt luôn luôn bên cạnh thùng nước lèo có mặt
một cái vịm bằng gốm, trong chứa mỡ nước và những miếng mỡ heo thái hạt
lựu đã được thắng vàng.
Tôi có mấy người bạn làm nghề này bảo
rằng thứ làm cho tô mì ngon hay dở đều nằm trong cái vịm thắng mỡ này.
Theo họ thì cái này không chỉ chứa mỡ mà còn được gia cố thêm bột nêm,
bột ngọt và bí quyết riêng của mỗi xe mì. Trụng xong mì hay sợi hủ tíu, bỏ vào tô, cho thịt, xá xíu, hành, rau, lúc đó múc một muỗng mỡ vào rồi mới chế nước lèo lên.
Không
có cái muỗng mỡ này, tô mì ăn lạt nhách. Hơn nữa, nồi nước lèo nếu nêm
nếm gia vị nhiều quá sẽ mau thiu, không thể để lâu được. Còn cái vịm mỡ gia vị đó thì để bao lâu cũng chẳng hư. Âu đó cũng là kinh nghiệm gia truyền.
Ba
mặt của xe mì thường có ba tấm thiếc, nhôm hoặc inox hay ván gỗ, mở ra,
cài hai cái móc, để thêm mấy cái ghế xếp nữa thành bàn. Trên đó để chai
giấm, chai nước tương, hủ ớt dầm giấm và lon guigoz đựng muỗng đũa. Ông
bà nào dân Việt thuần tuý đi ăn mì Tàu mà muốn kiếm nước mắm sẽ không
bao giờ tìm thấy ở đây. Nếu quán đông khách, người ta kê thêm mấy cái
bàn, vài cái ghế đẩu và quán hoạt động đến khuya.
Nhắc xe mì mà
không nói đến những tranh kiếng đủ màu trang trí trên xe là một thiếu
sót lớn. Đó là những tấm tranh vẽ những điển tích của văn hóa dân gian
Trung Hoa. Đó là những cảnh minh họa truyện Tam Quốc như nhân vật Quan
Công mặt đỏ râu dài cỡi ngựa đỏ, Trương Phi râu rậm, mắt lồi dữ tợn,
Triệu Tử Long múa đao, đó là cảnh Bát tiên phó hội, Bát tiên quá hải,
Tôn ngộ không, Thất hiền, rồng phụng tương giao, cảnh sơn thuỷ..... Tất cả đều tô màu sặc sỡ, với một kỹ thuật đặc biệt và nét vẽ điêu luyện tuy chỉ do những người thợ mỹ nghệ làm ra.
Đến nay, nghề này đã bị thu hẹp lại, các nghệ nhân xưa đã già hay đã
qua đời, nghề lại ít người theo nên tranh kiếng ngày nay thiếu mất cái
hồn, cái uy nghi, vũ dũng trong nét bút của thời xưa. Hồi đó, mỗi lần đi ăn mì, tôi say sưa ngồi ngắm những tranh vẽ đó, về nhà học vẽ theo đầy cả vở, bị ba tôi phạt hoài.
Ngày
nay, những xe mì với tranh kiếng vắng bóng dần trên các vỉa hè, đôi khi
lại tìm thấy trong các nhà hàng, người ta để như là một biểu tượng. Chiếc xe mì tranh kiếng nằm nơi góc chợ, bên lề đường có vẻ hay hơn, đắc địa hơn, có sinh khí hơn nhiều. Ngoài
những xe mì cố định, còn có xe mì lưu động. Đó là những chiếc xe nhỏ
hơn, trang bị gọn hơn, ít khi có tranh kiếng, nếu có cũng vẽ đơn giản,
sơ sài hơn.
Ông chủ xe thường là tuổi trung niên, mặc cái áo
thun ba lỗ, vai vắt khăn. Bên cạnh thường có những đứa bé cầm hai thanh
tre đã lên nước nâu bóng gõ theo nhịp điệu muôn đời không đổi sực ..tắc,
sực...tắc. Tiếng gõ vang một góc đường, một con hẻm giữa đêm gợi
cho ta thèm muốn một bát mì nghi ngút giữa đêm, giúp cho người đi chơi
khuya về có bát mì ngon, giúp kẻ lỡ đường với số tiền ít ỏi qua cơn đói.
Bởi những xe mì lưu động này bán giá rất bình dân, tuy vậy cũng
có những xe mì lưu động rất ngon không khác gì những xe, những quán cố
định. Nhiều người đi xa có lúc nhớ về quê nhà lại nhớ tiếng sực tắc
đêm khuya. Có những người đã già, nhớ lại thời bé dại, cũng có lúc lại
nhớ tiếng gõ đều đều của hai thanh tre của chiếc xe mì đi qua ngõ quá
khứ.
Tô mì hay hủ tíu thường được ăn cùng với xá xíu, những miếng
thịt heo nạc màu đỏ xắt mỏng ăn thơm thơm mùi ngũ vị hương, ngòn ngọt
của mật ong phết lên lúc quay lúc nướng. Cũng có mì hủ tíu ăn với cật, gan heo và con tôm hồng hào hấp dẫn. Còn
có mì hoành thánh, sủi cảo chấm tương ớt hoặc nước tương. Bỏ vào miệng
cảm được cái mềm mại của bột, cái dai dai béo béo đậm đà của thịt, cái
ngọt lừ của nước lèo, tất cả hoà thành một hương vị đặc biệt khó quên.
Người
Hoa Chợ Lớn có người Tiều, người Quảng, người Hẹ, Phúc Kiến, người Hải
Nam...Người vùng nào cũng có người làm nghề bán hủ tíu mì. Nhưng riêng
tô hủ tíu mì của người Quảng thường có miếng bánh tráng mỏng nho nhỏ
chiên vàng ươm, trên có một vài con tôm nhỏ để nguyên chân cắng, râu
càng. Cắn miếng bánh dòn rụm, húp thêm niếng nước lèo, đưa thêm vài sợi mì, ngon!
Sau
này còn có Hủ tíu sa tế, gồm bò hoặc nai ăn với một loại sauce cay cay
trộn đậu phụng giã nát. Hình như những quán bán loại này đa phần là
người Triều Châu, không biết đúng không bởi món này cũng không phổ biến
lắm? Tô mì ngon ngoài nước lèo ngọt, đậm đà, thịt chế biến giỏi còn
có yếu tố quan trọng là sợi mì phải dai, ăn đến muỗng cuối cùng, mì vẫn
không nhão nát. Mì được làm từ bột mì, thêm màu vàng óng của nghệ hoặc phầm màu và nghe đâu phải có tro tàu sợi mì mới dai ngon.
Có loại sợi mì nhỏ như sợi bún, cũng có loại to dẹp, ngon dở tuỳ khẩu vị mỗi người mà lựa chọn. Khi
trụng mì cũng là một kỹ thuật. Có nơi trụng bằng nước sôi, xong lại qua
một lượt nước lạnh, rồi trụng sơ lại nước nóng lượt nữa mới cho vào tô.
Trụng như thế sợi mì sẽ dai lâu mà không nát.
Mì được khoanh
từng vắt nhỏ dáng tròn tròn như hột vịt. Có người muốn ăn no, thường kêu
ba hoặc bốn vắt một tô. Nhìn tô mì đầy nhóc thấy ớn. Cũng có đôi chỗ bán mì tươi, kéo mì tại chỗ thành những sợi dài, kiểu mì này cũng ít nơi bán vì rất mất thì giờ chở đợi. Sợi
hủ tíu làm bằng bột gạo, sợi hủ tíu ngon là sợi hủ tíu không bị nhão
khi ăn, nuốt vào miệng nghe trơn tuột và cũng cần kỹ thuật khi trụng.
Cũng
có nhiều xe mì bán thêm món há cảo, bột được bọc với con tôm, đem hấp
chín, khi ăn chấm với tương ớt và xì dầu. Có người thích ăn chung một tô
có mì lẫn hủ tíu, cũng là một cái thú vì ăn được hai thứ trong một tô. Thế nhưng có nhiều xe mì không chịu làm thế, hủ tíu là hủ tíu, mì là mì, không thế có thứ hỗn hợp như thế. Đi
năm châu bốn bể, kể cả một thời gian khá dài ở bên Trung quốc, tôi vẫn
không thấy đâu ngon bằng tô hủ tíu mì ở Việt Nam, đặc biệt là tô mì ở
Chợ Lớn.
Họ cũng gọi là mì nhưng thiếu cái hương vị mình đã dùng qua, cái cảm giác mà mình đã hưởng thụ.
Ngay
khi ra Hà Nội, hay về Đà Nẵng, vẫn thấy tô mì không giống tô mì Chợ
Lớn. Bởi tô mì của quá khứ là tô mì quen thuộc, đã theo ta suốt một
quãng đường dài của cuộc đời.
Bây giờ ở Sài Gòn, Chợ Lớn rong
chơi, cũng chẳng khó khăn gì để kiếm một bát mì ngon, nhưng ăn trong
quán, trong nhà hàng máy lạnh lại không có được cảm giác thú vị của ngọn
gió đêm hiu hiu, ngọn đèn đường hắt hiu và phố xá có người qua, ăn
trong âm thanh rộn rã của cuộc sống. Tìm tô mì dễ dàng nhưng không
còn thấy những chiếc xe mì lưu động, thay vào đó là những xe mì gõ mới
không như cũ, tiếng sực tắc cũng chẳng còn âm thanh cũ, chất lượng,
hương vị cũng đổi thay và tiếc nhất là những xe mì vỉa hè có những bức
tranh kiếng.
Giờ vẫn còn rải rác đâu đó để kiếm tìm, nhưng chắc chắn mốt mai, nó chỉ còn trong kỷ niệm.
Ai cũng có một món ngon của quá khứ, và chằc hẳn món đó là món ngon nhất trong tâm tưởng của riêng mình.
Đỗ Duy Ngọc
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Sep/2020 lúc 12:25pm
Quán cơm "Bà cả Đọi"
"Bà cả Đọi"
là tên một quán cơm bình dân trên lầu, nó như quán cơm gia đình trong
hẻm số 53 đường Nguyễn Huệ, ngay trung tâm Saigon mà nhiều người cố cựu
từng gắn bó và có những kỷ niệm khó quên.
Bài viết của Trường Kỳ để nhớ lại một trong những điều "dễ yêu" Saigon ngày nào đã trở thành hoài niệm.
Saigon ngày xưa, từng góc phố, từng cái tên, dù nhỏ, đều ít nhiều gắn liền kỷ niệm người xưa.
Buồn và tiếc, giá như những người lạ mặt ở đâu đó đừng đặt chân
tới đây, giờ cỡ Bangkok, Kuala Lumpur, S’pore, Jakarta... có lẽ chẳng ai
nghĩ tới để so sánh.
“Bà cả Đọi” trong hình cũng đã là người thiên cổ vài năm trước,
tên bà do Trường Kỳ đặt, “Đọi” ví von là đói, mà túi tiền không rủng
rỉnh nên giới công chức, văn nghệ sĩ hay tìm tới một quán cơm có bà chủ
người bắc di cư tốt bụng với mọi người, tiền ít mà cơm vẫn ngon.
Bài chia sẻ của Trường Kỳ để biết thêm một thế giới thu nhỏ văn, nghệ sĩ Saigon.
Tôi là người đã phổ biến ngay cái tên hấp dẫn và rất kêu do mình đặt ra này, đến các anh em ban nhạc thường tụ họp ở Jo Marcel.
Ngay ngày hôm sau, quán Bà Cả Đọi đã bị xâm lấn bởi một đội quân
gồm những anh chàng tóc dài, áo quần đủ kiểu, và các nàng choai choai
với những chiếc mini jupe, chị em dần trở nên quen thuộc như ở nhà, cứ
đến giờ cơm là ào tới ăn uống linh đình, trong khi chỉ chi một số tiền
rất khiêm nhượng nhưng được no nê căn rốn.
Bà Cả Đọi trở nên nổi tiếng ngay tức thì sau khi được các anh
chị em nhạc trẻ phổ biến bằng cách vô tuyến truyền tai tùm lum tà la, để
trở thành một quy luật là, không biết quán Bà Cả Đọi không phải là tay
chơi.
Thoạt đầu, là những anh em trong ban nhạc THE PAPAS, THE
SHAKERS. Sau, đến ông ca sĩ tóc dài đen thui KASIM, và mười ngón tay
vàng TRUNG NGHĨA của ban THE ENTERPRISE, cùng cô ca sĩ THANH TUYỀN con
gái tài tử Đoàn Châu Mậu. Kế đó là TRUNG HÀNH, CAO GIẢNG, TUẤN DŨNG, TỨ
ĐỆ, ĐỨC VƯỢNG, PHÙNG THUẬN …của những ban THE NEW FLINSTONES, THE FORTY
SIX, MÂY TRẮNG. Những năm sau đó, có mặt LÊ HỰU HÀ, NGUYỄN TRUNG CANG,
ELVIS PHUONG, VINH, HIỂN của ban PHƯỢNG HOÀNG. Rồi thì The BLACKSTONES,
THE JETSET, THE BLUE JET, THE UPTIGHT, KHÁNH HÀ, TUẤN NGỌC, ANH TÚ,
CANDY XUÂN …
Tóm lại, gần như không thiếu một mống nào trong làng nhạc trẻ mà không từng nhận quán Bà Cả Đọi là quê hương một thời gian.
Ngay cả những ông bạn tôi là JO MARCEL, TÙNG GIANG cũng rất
thiết tha với Bà Cả Đọi. Không có Bà ấy thì đọi chỏng gọng cả lủ, khi
túi tiền xẹp lép không còn đủ khả năng mua vài ổ bánh mì Ba Lẹ hay Sáu
Voi để cầm hơi chờ ngày huy hoàng hơn.
Những BA CON MÈO với UYÊN LY, KIM ANH, MỸ HÒA , hay BA TRÁI TÁO
TUYẾT HƯƠNG, TUYẾT DUNG, VY VÂN …ai nấy đều đã say sưa với món ăn Bà Cả
Đọi.
KHÁNH LY, NGỌC MINH chắc cũng khó quên được những bữa cơm rau
đay và cà pháo. Sau khi tôi phổ biến tên quán Bà Cả Đọi trên báo chí,
thì nơi đây bắt đầu có mặt những tay viết báo như NGỌC HOÀI PHƯƠNG,
HUYỀN ANH, TRẦN QUÂN, NGUYỄN TOÀN …rồi các tài tử điện ảnh cũng như các
diễn viên kịch cũng kéo dến đây nườm nượp nào TRẦN QUANG, HUY CƯỜNG, NHƯ
LOAN, MINH LÝ, TÚ TRINH …cứ như là một đại hội nghệ sĩ và báo chí diễn
ra thường xuyên tại quán Bà Cả Đọi.
Những khách khứa cũng như những người con của Bà Cả Đọi, tha hồ
ngắm nghía và xuýt xoa khen ngợi những khuôn mặt trước đó chỉ được nghe
nhắc nhở tới trên báo chí hay trên truyền hình hoặc màn bạc .
Con đường hẻm dẫn lên quán Bà Cả Đọi trở nên tấp nập lạ thường,
và nó đã trở nên nơi dừng chân của giới văn nghệ sĩ Saigon. Bà Cả bận
rộn hơn xưa và tỏ ra rất hài lòng với số khách đông đảo này đã mang lại
cho quán Bà nhiều màu sắc tươi trẻ và một bầu không khí sống động hơn
nhiều.
Nếu Givral, La Pagode, hay Brodard là nơi phát xuất nhiều nguồn
tin tức liên quan đến thời sự và chính trị, thì quán Bà Cả Đọi phải được
coi là một đài phát thanh văn nghệ, qua những mẫu chuyện được loan
truyền từ nơi đây, qua sự phát ngôn của các anh hào thuộc các giới nhạc
trẻ, tân nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, văn chương và báo chí. Chỉ cần đến
đúng giờ phát thanh vào buổi trưa, là có thể biết được rất nhiều tin tức
đủ loại. (Trường Kỳ)
TQD sưu tầm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Sep/2020 lúc 9:13am
https://www.youtube.com/watch?v=BMtv4eyMGsE - 569- LK - Saigon một thời để nhớ - HD <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/Nov/2020 lúc 5:07am
Sài Gòn xưa:
Bia La De trái Thơm
Đã
từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm
việc tại hãng BGI (Br***eries, Glacières d’Indochine), công ty chủ nhà
máy nấu bia La De ở Chợ lớn, cạnh sân vận động Cộng Hòa; thì đều yêu cầu
tôi phải kể những giai thoại về bia La De.
Câu chuyện thường được mọi người nhớ về bia La De, thường hỏi tôi, là
chuyện chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm. Theo lời đồn,
trong mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng
là quà tặng đặc biệt mỗi khi có khách quý. Ai đã được uống bia La De
Trái Thơm đều khen là ngon đặc biệt, và khen ngon hơn chai La De thường.
Từ La De được đọc trại từ cái tên LARUE tiếng Pháp mà ra.
Thiệt tình mà nói là La De Trái Thơm, La De thường, La De Quân Tiếp Vụ
cũng là một thứ, vô chai có hình trái thơm thì nó Trái Thơm, vô chai
thường thì nó là La De thường, gặp chai Quân Tiếp Vụ thì nó biến thành
La De Quân Tiếp Vụ. Hãng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại bia La De thôi :
La De thường, vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì
chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue, và
La De 33, nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai
nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia Băm Ba, nhãn hiệu là Bière 33
Export.
Vậy mà có người khen chê, cho La De Trái thơm là ngon nhứt, xong đến La
De Con Cọp và hạng chót là La De Quân Tiếp Vụ; nói Quân Tiếp Vụ dở nhứt
vì là cho Quân đội uống. Thật ra đó chẳng qua là cái mã ở ngoài cả. Thế
mới biết ở đời chỉ trọng cái bề ngoài. Quý vị nghĩ coi nấu 2 loại bia đã
tóe phở, học xì dầu hơi đâu, BGI đâu có quởn nấu ba bốn loại còn vô
chai vô cộ, đổi kíp đổi người. Phức tạp lắm. Nội cách đổi vỏ chai cho
hạp với rượu cũng đủ hao tiền. Nhưng cắt nghĩa hổng ai tin.
Ông bà tui, hễ khi tui đến nhà chơi, chẳng may lấy La De Quân Tiếp Vụ
uống (vì ổng có hàng QTV do mấy chú em tui đem về) thì bà bảo: “Nhà hết
La De để mẹ đưa tiền chú Thanh, (chú Thanh là anh tài xế phục vụ ông cụ)
đi mua La De về cho con uống chứ uống chi đồ QTV dở lắm, để các em của
con lính tráng nó uống, nó quen rồi.” Tôi có trả lời cắt nghĩa cho bà
hiểu là chỉ có một thứ mà bà cũng không tin. Thiệt là…
Câu chuyện La De Trái thơm
Lúc ấy là năm 1973, tôi làm chánh sở Tiếp thị (Chef du Service
Marketing), coi luôn phần quảng cáo. Để hà tiện tiền làm nhãn ở Pháp,
tôi sử dụng văn phòng quảng cáo của hãng. Bấy giờ anh họa sĩ văn phòng
quảng cáo chuyên vẽ những fond cho các xe của hãng rồi các anh thợ sơn
đồ chép lại, nên tôi nghĩ anh đủ tài nghệ chép lại cái nhãn đặt ở Pháp.
Và tôi nhờ anh. Trên nhãn cái đầu con cọp vàng ở giữa hai bên có hai
tràng hoa houblons, là loại hoa dùng để thêm cái vị đắng vào bia. Nấu
bia ngon dở là do cái tài thêm ít hoa houblon, cũng như gia vị ngũ vị
hương trong nghề bếp núc Việt Nam ta vậy.
Nhãn vẽ xong đại khái cũng tạm ổn, vì anh họa sĩ nhà chưa bao giờ nhìn
thấy hoa houblon, nên đinh ninh thấy hoa houblon giống trái thơm, cho là
trái thơm, và vẽ giống trái thơm. Các ông giám đốc Tây cũng ba chớp ba
nháng, kể cả anh chánh sở trách nhiệm là tui, cũng thế. Vì thiệt tình mà
nói thì có ông nội nào thấy hoa houblon tươi đâu? Biết là houblon nhưng
chỉ nhìn thấy hoa dưới dạng khô. Còn các anh kỹ sư nhà máy, các anh nấu
rượu (br***eurs – đây là một cái nghề riêng), dân La De thiệt, thì ở
nhà máy. Bọn quyết định là dân Văn phòng, dân làm Marketing quyết định
mọi việc. Bổn phận các anh kỹ sư là sản xuất, chỉ sao làm đúng vậy thôi.
Quý vị thấy không, không phải chỉ có trong quân đội mới có cảnh lính
văn phòng và lính chiến trường.
Nhãn xong rồi, gởi đi làm décalques, đưa qua Công ty Thủy tinh Việt Nam (Khánh Hội) dán vào chai: 100 ngàn chai mới.
Khi đưa vào nhà máy Chợ Lớn, các lão kỹ sư cười vỡ bụng: “Hoa houblon
sao giống trái thơm thế nầy!”. Nhưng đã nói các quan văn phóng là chánh
mà, nên quyết định, cứ trộn chai mới vào với đám chai cũ, lẫn lộn chả ai
biết gì đâu, người ta uống La De có ai thèm nhìn nhãn đâu. Chẳng lẽ vất
bỏ 100 ngàn chai hay sao? Vài ông giám đốc còn thày lay dạy đời: “Dân
Việt Nam không biết uống bia, uống quá lạnh, nhiều khi còn để đông đặc
lại (bia đặc), còn thêm nước đá, ngon lành gì, vì vậy trái thơm hay hoa
houblon có ai biết chi mô mà ngại ngùng, a-lê ta cứ thế mà làm”. Chàng
chánh sở biết thân, im miệng thin thít, ngậm miệng ăn tiền, phải bảo vệ
danh dự anh họa sĩ nhà và danh phong Marketing, dù sao cũng… quê rồi.
Nhưng không ai lường được cái tài doanh nhân của người Hoa, của con
buôn. Thời đó hãng rất nhiều nhân viên người Việt gốc Hoa, buôn bán ở
Sài Gòn biết “cỏn Tung Hỏa”, chẳng những biết nói “Quảng Đông Ngữ” mà
cũng phải vài tiếng “Tiều châu ngữ” nữa, cũng phải “Kít tèo” hay “Mai
xín xắn bù chằn ếch” cho giống người ta, nói tóm lại con buôn giới
thương mại phần đông là người gốc Hoa nếu không nói là một số rất đông.
Các chú Chệt nhà mình ở hãng bắt đầu đồn ầm lên.
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn gần, hãng La De vừa sản xuất được một
thứ bia La De hảo hạng: La De trái thơm, một thùng chỉ một chai, để tặng
các bạn hàng thứ thiệt, thứ ngon lành, thứ chịu chơi.
Cái luật may rủi, tình cờ, thì khi ra chai và vào thùng thì bao giờ Trái
thơm cũng có mặt ở mỗi ngày sản xuất. Mấy tay cao thủ bán hàng của hãng
cứ thế mà sắp cho mỗi thùng một chai, rất là điệu nghệ, và tuyên truyền
nguyên tắc của hãng mỗi thùng một chai. Nhưng khi đi giao hàng (bán sỉ)
quý vị ấy tự nhiên đề nghị với các bạn hàng biết điệu nghệ thì có thể
thêm 2 hoặc 3, thậm chí cả thùng toàn La De trái thơm tùy theo nét điệu
nghệ và chịu chơi của thân chủ. “Phép vua thua lệ làng” mà lỵ, phép hãng
đấy, nhưng thua nghề của chàng. Và cứ thế dòng sông thương mại trôi
theo dòng điệu nghệ, ăn nhậu.
Các bars, các quán nhậu cũng tùy điệu nghệ với các ông Thầy, ông Xếp,
đàn anh… mà điệu nghệ giành chai La De Trái thơm cho người mình muốn
nâng bi, ca tụng hay ca bài con cá.
Cá nhân tui đây, dân La De thứ thiệt, thế mà khi đi nhậu vẫn được bạn
hàng và nhiều khi cả nhân viên thương tình tặng một chai Trái Thơm.
Nhưng mình cũng phải ngậm miệng khen ngon và cám ơn các cảm tình giành
riêng ấy, và vì huyền thoại đã đến hồi quyết liệt, làm vỡ “mộng ban
đầu”, e có thể “lãnh thẹo”. Đó là khi cái dỏm trở thành huyền thoại thì
cái dỏm trở thành cái thiệt.
Huyền thoại vẫn dai dẳng đến sau 30/4, dân bộ đội, hay người “Hà Lội”
cũng bị huyền thoại Trái Thơm. Nhiều tay nón cối dép râu, cũng chạy vào
văn phòng ông giám đốc, (sau Tết 1975, tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc
Thương mại) làm quen, và xin ông đặc biệt “tặng không” vài chai Trái
Thơm, hoặc thưởng thức bia La De Trái Thơm “cho biết”. Tội nghiệp, rất
nhiều tay vượt Trường Sơn chỉ muốn uống Coca Cola “cho biết” (Tiếng Tây
có thành ngữ “pour ne pas mourir idiot” – để khỏi chết ngu đần). Vì họ
là phe thắng cuộc nên chỉ xin thôi, và chỉ nhận quà cáp, của tặng, chứ
không có mua bán gì cả.
Năm 1975, BGI cũng vừa đủ 100 tuổi. Sau khi Sài Gòn đổi tên, chính quyền
tịch thu tài sản của chủ Pháp và Nhà máy bia Chợ Lớn trở thành Bia Sài
Gòn, nhưng vẫn là nhà máy sản xuất nước giải khát. Về sau BGI cũng từ từ
rút các cơ sở nhà máy, bán dần dần và nay không còn gì cả. Chỉ còn có
mỗi Bia 33, chai nhỏ 33 phân khối. Tên bia 33 khai sanh tại Hà Nội năm
1949.
Ngày hôm nay Bia 33 cũng tỵ nạn tại Đan Mạch (do Hãng Carlsberg – Đan
Mạch sản xuất). Bia 33 vì sanh ở Hà Nội nên dân Sài Gòn vẫn gọi “Bia 33”
(gọi theo dung tích), hay vắn tắt “Băm Ba”. Còn chai bia lớn gọi La De
Con Cọp, hay La De lớn (vì dung tích 66 phân khối).
Còn bia 333 bây giờ, nếu nhìn kỹ cái nhãn của 333 và 33 hồi xưa thì chỉ
thêm số 3 thôi, cái người tác giả của 333 đó là anh Chương lúc bấy giờ
làm trong hãng Marketing với tui (cũng là người vẽ nhãn cho bia La De
trái thơm), vẽ quẹt thêm số 3 nữa. BGI đã tự hào là “Một loại bia 5 châu
lục” thông qua việc xuất cảng Bia 33 ra khắp thế giới.
TS.Phan Văn Song
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Nov/2020 lúc 8:34am
Một chút mặn mà trong cà phê Năm Dưỡng
Cà phê Năm Dưỡng nằm trong một góc của Ngả Sáu Sài Gòn, một bên là đường Hùng Vương, bên kia là đại lộ Lý Thái Tổ.
Năm
1965 tôi là thằng chân ướt chân ráo lên Sài Gòn như thằng Mán về thành,
may mắn được thầy Trần Ngọc Thái lúc đó làm hiệu trưởng trường Pétrus
Trương Vĩnh Ký nhận vào lớp Đệ Nhất B2. Tôi
nói may mắn là vì tôi không phải thi vào như mấy học sinh khác, một
phần là nhờ anh chị tôi quen biết với thầy gởi gấm, một phần nữa cũng
nhờ tôi là học sinh khá mà thầy Thái từng biết qua khi thầy còn làm hiệu
trưởng trường Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá trước kia. Thầy vui vẻ cười
hiền – nụ cười thầy sao giống quá nụ cười của Tổng Thống Kennedy – nói
với anh chị tôi, tưởng ai chớ thằng Niên thì khỏi phải thi, nó là học
trò giỏi của trường Nguyễn Trung Trực mà ! Tôi nghe qua mà khoái cái lỗ
nhĩ !
Thực
ra hồi còn học ở Nguyễn Trung Trực, lớp tôi có rất nhiều anh chị em học
giỏi. Nhưng tôi ngán nhất là Hoàng Thị Tố Lang. Cô bé hạt tiêu ( nhỏ
con và nhỏ tuổi nhất lớp ) nhưng học giỏi không ai bằng ! Nếu tôi tự
khen mình là Đông Phương Bất Bại thì phải công nhận cô bé nầy là Độc Cô
Cầu Bại ! Hai đứa tôi chia nhau hạng nhất hạng nhì mỗi tháng !
Được
thầy Thái khen phồng cả lỗ mũi, vậy mà khi vào học rồi mới nhớ lời thầy
Phạm Văn Giáo nói khi xưa về tôi ” xứ mù thằng chột làm vua ” . Có phải
khi xưa tôi tự cao tự đại quá chăng !? Chắc là vậy ! Cho nên tôi đã bị
truất mất hai lần lãnh thưởng ! Đáng đời !!! Bây giờ tôi là dân Pétrus,
sợ thua chúng bạn tôi gạo bài cả ngày lẫn đêm, nhưng so với tụi Pétrus
gốc tôi cũng chỉ ở hạng xoàng. Có lần tôi leo lên tới hạng 5 trong tháng
là hết.
Kể
ra thì tôi không tệ lắm đâu. Tôi cũng là một trong những thằng giỏi
toán nhất nhì lớp, chỉ thua tụi nó về sinh ngữ thôi. Nhờ vậy mà tôi có
một đống bạn thân dù là tôi chỉ mới học năm đầu mà cũng là năm cuối của
trường Pétrus.
Lớp
tôi có tới ba con lân ( ba thằng trùng tên Lân ) . Lân Lùn ( Nguyễn văn
Lân ), Lân Cao ( Trần Ngọc Lân ), Lân Võ Sĩ ( Nguyễn Hữu Lân ). Cả
ba đứa tôi đều chơi thân, nhưng thân nhất là Lân Võ Sĩ. Thằng dẫn tôi
tới quán Cà Phê Năm Dưỡng đầu tiên là Lân Võ Sĩ. Thật ra Cà Phê Năm
Dưỡng đâu xa, nó nằm cách trường tôi một cái bồn binh Ngả Sáu .
Nếu
Sài Gòn thuở ấy có rất nhiều quán cà phê, từ quán trang trí rất hippi
của Jo Marcel ở đại lộ Nguyễn Huệ đến quán Hầm Gió của Nam Lộc
trên đường Võ Tánh hoặc văn nghệ hơn như quán Thằng Bờm của Vũ Thành
An ở đường Đề Thám v.v…thì tôi chỉ chấm có hai quán là Thu Hương
trên đường Hai Bà Trưng ở Tân Định và Cà Phê Năm Dưỡng gần trường tôi mà
thôi vì nó vừa túi tiền và mỗi nơi một vẻ. Cà phê Thu Hương dành để
dẫn đào mà không sợ sạch túi vì ngoài cà phê phin còn có thức uống khác
cho đào…Còn cà phê Năm Dưỡng nếu dẫn đào vào thì chắc nàng ” ngàn năm
mây bay ” !
Nói
vậy không có nghĩa là Cà Phê Năm Dưỡng dở hay dơ. Đúng ra Cà Phê Năm
Dưỡng là cà phê bình dân pha bằng vợt chớ không bằng phin và dành cho
dân ghiền cà phê như học sinh và sinh viên chúng tôi.
Lần đầu
tới quán Năm Dưỡng nhấp chút cà phê chợt thấy có mùi vị quen quen. Hình
như có một chút mặn mà trong ly cà phê NămDưỡng. Vâng ! Tôi chợt nhớ
tới quán cà phê anh Xía ở đường Gia Long kế khách sạn Giang Nam, xéo xéo
bên kia là nhà sách Tấn Hoá ở Rạch Giá quê tôi. Nhớ tới tiệm Tân Nam
Dương chuyên bỏ mối cà phê rang sẵn. Tôi còn lạ gì mùi cà phê Moka mà
tiệm Tân Nam Dương rang pha với bơ hàng ngày bay qua khiêu khích khứu
giác của tôi vì nhà tôi ở sát vách. Còn cà phê anh Xía thì trưa nào
trước khi tới trường tôi với Huỳnh Nhựt Hồng ( vị quốc vong thân ) cũng
ghé ngang làm một ly hắc xịt ( cà phê đá ).
Bạn ơi
! Dù có đi đâu nếu là dân ghiền thì khó mà quên mùi cà phê Rạch Giá.
Nó đặc biệt là nhờ nước sông Kiên lờ lợ pha vào làm ly cà phê đậm đà .
Nhấp
ly cà phê làm tôi bạo gan hỏi người có nước da ngâm ngâm tuổi chừng bốn
mươi ngoài có cái tên là Năm Dưỡng đang chọt chọt chiếc đũa vào khuấy
khuấy chiếc vợt cà phê, có phải ông là người Rạch Giá không ? Ông cười !
Sao chú biết ?
Thưa ông
! Ly cà phê mà tôi đang uống tôi biết ông có pha chút muối để giữ hương
vị đậm đà mùi gió biển quê hương làm sao đánh lừa được vị giác của
thằng ghiền nặng như tôi. Gặp ông và nhấp ly cà phê tôi mới thấm thía
mấy chữ THA HƯƠNG NGỘ CỐ TRI !
Nếu ông còn sống tuổi chắc đã cửu tuần ! Than ôi ! Người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ !
st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Jan/2021 lúc 9:29am
CÀ PHÊ SAIGON
Hồi
xửa hồi xưa… có một Sài Gòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà
phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh.
Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy
thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao gọi nhưng
ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào
có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt…
TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ PHÊ VỚ
Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sài Gòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả. “Xếp
sòng” của ngành kinh doanh… có khói nầy là do các xếnh xáng A Hoành, A
Coón, chú Xường, chú Cảo… chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu
mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé,
cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn
chuyện trên trời dưới đất. Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một
chiếc túi vải hình phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và
cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được).
Vì chiếc vợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui. Chiếc
vớ chứa cà phê nầy sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa
khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi… “kho” độ năm mười phút
mới có thể rót ra ly mang ra cho khách.
Chính cái “quy trình”
pha chế thủ công đầy phong cách Tàu nầy mà dân ghiền cà phê còn gọi nó
là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.
Có
mấy khu vực có những con đường quy tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở
Chợ Cũ có đường Mac Mahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn
Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun – Chợ Đuỗi (nay là Cách Mạng Tháng 8) cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày.
Ở
bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một
tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm. Còn
nếu ai đi lạc vào khu Chợ Lớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn
có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dà–chả–quải đến tận
sáng hôm sau.
TRANG TRÍ CHUNG CỦA CÁC TIỆM CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU
Sách
phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường
vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón… thì
đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh.
Tuy Sài Gòn, Chợ Lớn,
Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng
nhìn chung chúng đều có một “mô–típ–made in China” khá giống nhau, tức
là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ
thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những
tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long,
Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.
Bên trong quán
hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song
mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá
quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà–con–mà!”.
UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH
Như đã nói ở trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng. Cà
phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau
khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới.
Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê
nguội.
Ông Sáu “trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một
chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong
cách nầy, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải
nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp: “Uống vậy mới khoái, mới
đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào.
Ông
còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao
hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá: “Hồi đó tao làm nài
ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền.
Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có
một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê. Cứ cho mấy
thằng phổ ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang
cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miến giấy phía dưới
cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi
đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.
Theo
ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất chiều
khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết
trà cứ hô lên “xà dẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng nào
chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống
bằng ly mà lại… húp cà phê bằng đĩa, ông sáu “trường đua” lắc đầu nói
không biết chỉ biết dân “sành điệu” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi
vậy thôi, vậy mới là… sành điệu!
CÀ PHÊ PHIN HAY CÀ PHÊ ‘NỒI TRÊN CỐC”
Dòng
cà phê… vớ cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ
trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp
húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu. Một
người tên ông Chín “cù lủ”, một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho rằng
dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày
nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn
anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục
thường tình không đáng kết giao.
Nhưng rồi cái quan điểm húp cà
phê trên đĩa mới… “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu
uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện
và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu.
Vào
thập niên 60 nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi – nguyễn Trung Trực)
mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các
văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và… rửa con mắt.
Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe
buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa
nhưng đã tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Pari (Pháp). Theo
lý thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ giải tỏa căng thẳng hoàn
toàn, vừa nhâm nhi từng ngụm nhỏ cà phê dặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi
động đông vui của đường phố.
Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn
những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ,
lá me vàng khô rơi tản mản như hoa “com – phét – ti” lấp lánh làm cho
đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ… Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.
Thời
điểm nầy những nhà văn, nhà báo, các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có
những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới thượng lưu Sài Gòn.
CÀ PHÊ TÂY
Cà
phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghế gỗ mà ngồi trên những salon
bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng Khởi) con
đường đẹp và sang nhất của Sài Gòn. Cách La Pagode độ trăm mét nhà hàng Continental cũng mở một không gian cà phê sang trọng đúng phong cách “Phăng–se”.
Đối
diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh
ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn
ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.
Còn
một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế, trang trí
bên trong sang trọng cũng nằm trên con đường nầy là quán cà phê Brodard.
Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard
yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thể thả hồn êm ả bên tách cà
phê nóng hổi quyện hương thơm.
Có thể nói từ giai đoạn nầy người
Việt Nam ở Sài Gòn “thức tĩnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ
lâu họ đã bỏ quên và đã để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do
khai thác. Khi qua tay người Việt quán cà phê không còn luộm thuộm
những cái ‘đuôi” mì, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao… nữa
mà nó thuần túy chỉ có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn,
biết tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn…
CAFÉTÉRIA CA NHẠC
Để
gần gủi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số
nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria. Cafétéria
rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral,
Continental… nơi đây không phải chổ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà
hoàn toàn là chổ vui chơi giải trí.
Trên đường Bùi Viện đầu những
năm 60 mọc ra một cái quán với tên là phòng trà Anh Vũ. Tuy là phòng
trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm
đàn cho những ca sĩ tăm tiếng được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai
Hương, Duy Trác, Cao Thái… Lúc đó phòng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sài Gòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bổng đêm đêm sáng lên rực rở ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.
Một
Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné
Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên phòng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ
kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria nầy. Đức
Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu
– Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm
đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã.
Rồi tiếp
theo là cà phê Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu
Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đẩy “Nền
văn hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà phê vừa
được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày.
Một
phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm
trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây
khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh
Tuyết với bài hát “Ánh Đèn Màu”.
Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi
tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Anh Tuyết mỗi lần trình diển “Ánh Đèn Màu”
là bà hát với những dòng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm
trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn
màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô đơn… Có lẽ do cái nội
dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên bà rất ít khi chịu hát
nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những
người thân quen bắt buộc phải đáp ứng, còn thì Anh Tuyết xin lỗi từ chối
khéo.
LẠI QUAY VỀ CÀ PHÊ VỚ ĐÔNG VUI
Sau ngày 30/4/75
mừng vui trước ngày đất nước “thanh bình”, Sài Gòn TP.HCM lại rộ lên
phong trào cà phê hè phố. Những quán cốc che tạm tấm bạt bên lề đường
với những chiếc ghế gỗ lùn làm chổ tụ họp của các thanh niên… Vòng
quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình Chiểu
có hàng mấy chục “túp lều” cà phê như thế mọc lên san sát bên nhau.
Trên
đường Trần Quốc Thảo gần Hội Văn Nghệ TP, một số anh em văn nghệ cũng
mở quán cà phê cóc bên vệ đường để anh em hội tụ, gặp gở sau khi chiến
tranh đã kết thúc, thành phố Sài Gòn hoàn toàn được “giải phóng ?”. Chỉ là cà phê hè phố nhưng đông vui, uống một cốc cà phê siêu, cà phê vớ nhưng thoải mài ngồi cả ngày cũng chẳng ai rầy rà.
Sau
khi hết tiếng súng nổ, hết hỏa châu đầy trời, hết bắt lính, thanh niên,
sinh viên Sài Gòn vui vẻ chào đón những ngày cách mạng đông vui ngoài
phố. Và các “quán cốc liêu xiêu một câu thơ” bên các vĩa hè là chổ dừng chân để… “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Chỉ
có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới
thấy được cái thú ngồi quán cà phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng
có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phà bên ly cà phê vớ
nhưng để… phiêu bồng hơn một số lớn thanh niên chơi… “bốc–lăn–se” tức
thuốc vấn. Anh nào cũng thủ sẵn một bọc trong túi xách để sẳn sàng bày
ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi phì
phèo nhả khói.
Cà phê quán cóc (nhảy nay chổ nầy mai chổ khác như
cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của
nền… văn hóa ẩm thực cà phê cóc Sài Gòn. Ban ngày đã rộn ràng như
thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh quanh những con đường
trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà phê, mê hòa bình
được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái, yên ả nhất của đời mình.
VÀ CÀ PHÊ ĐƯƠNG ĐẠI
Cà phê vốn cùng đi với con đường lịch sử, mỗi một thời kỳ nó có một hình thức thể hiện bản chất và hình thái riêng. Trong khoảng 30 năm sau ngày đất nước thống nhất bước đường của cà phê đã có những bước tiến rõ rệt.
Bây
giờ là thời kinh tế thị trường, nghề kinh doanh cà phê không còn ở giai
đoạn cà phê Tàu ngồi chân trên chân dưới mà húp cà phê vớ trong chiếc
đĩa sứ cũ kỷ hay kiểu cà phê lề đường tuy vui nhưng vi phạm luật giao
thông lấn chiếm lòng lề đường. Kinh doanh cà phê bây giờ phải có vốn
hàng tỷ bạc. Vì nó không còn ở dạng Cafétéria nữa mà nó là Bar café, bề
thế hơn, sang trọng hơn. Cơ ngơi kinh doanh mỗi nơi mỗi thể hiện một
phong cách riêng để lưu giử một số khách hàng riêng.
Chỉ cần đến
Bar café Gió Bắc, Ciao café, Window’s café, Spa café ở vòng quanh hồ Con
Rùa thôi đủ thấy người kinh doanh phải bỏ ra một số tiền lớn cở nào để
kinh doanh dịch vụ buôn bán món hàng đơn giản từ những hạt cà phê đen
tuyền thơm ngát đó. Ngoài việc uống cà phê khách còn có thể nhăm nhi
một ly Cocktail thấm mát đầu lưỡi hay một cốc rượu nhỏ Martell,
Hennessy nồng nàn vào những buổi chiều.
Cà phê Sàigòn TP.HCM bây giờ sang hơn, thời thượng hơn dành cho một thành phần của cư dân có thu nhập cao hơn.
Và bạn có bao giờ thử một buổi chiều đi vào một Bar café chưa? Đó sẽ là một không gian mát rượi chờ đón bạn. Gọi
cà phê hay một cốc rượu nhỏ ngồi đó nghe tiếng nhạc nho nhỏ và bạn cũng
chẳng cần nhìn ra khung cảnh bên ngoài làm chi. Ở đây có biết bao “cánh
hoa” đẹp: Các cô phục vụ bàn, các em PR và những người đẹp từ bốn
phương trời ‘đáp nhẹ” về đây.
Cà phê và rượu sẽ còn phê hơn khi
bạn sẽ mãn nhản với những đôi chân dài chập chờn trong thứ ánh đèn mờ ảo
như ru bạn vào những giấc mơ đến dại khờ…
Giá cà phê ở những nơi
nầy tất nhiên là hơi đắt, không biết vì tại chổ ngồi sang, vì cà phê sản
xuất từ trên Sao Hỏa hay tại các chiếc áo lửng hai dây và những cái
chân dài…
Trương Đạm Thủy
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Mar/2021 lúc 8:29pm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/Apr/2021 lúc 9:33am
Nguyễn Tường Thiết
LTS:
Nhà văn Nguyễn Tường Thiết là con trai thứ của văn hào Nhất Linh, Tạp
Chí Hợp Lưu hân hạnh giới thiệu cùng qúi độc giả bút ký "Căn nhà An Đông
của mẹ tôi" của ông.
Chợ An Đông và khu chung cư chung quanh chợ được xây cất vào năm 1954,
năm đất nước chia đôi, trên một khu đất trống và rộng thuộc Quận 5 Chợ
Lớn. Toàn bộ khu vực này nằm ở giữa hai đại lộ Hùng Vương có con đường
sắt chạy song song ở phía bắc và đại lộ Hồng Bàng ở phía nam; tiếp giáp
hai mạn đông, tây là hai con đường nhỏ Yết Kiêu và Nguyễn Duy Dương.
Chung cư An Đông gồm bốn khu ba từng, mỗi khu hình chữ L, bao quây lấy
chợ nằm ở chính giữa, tổng cộng gồm khoảng bốn năm trăm đơn vị gia cư.
Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đã theo bố tôi và người chị
cả vào định cư ở Sài Gòn trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn còn ở
Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đình
người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài Gòn. Thời gian chúng
tôi ở đó tôi thường theo các anh họ tôi đạp xe đi tắm ở hồ bơi mà hồi đó
chúng tôi gọi là "đi pít-xin". Hồ bơi ở xa lắm, mãi tuốt trong Chợ Lớn.
Tôi nhớ là để tới hồ bơi chúng tôi phải dắt xe đi ngang một con đường
sắt, rồi lại phải băng qua một bãi đất trống rất rộng mấp mô đầy những
mồ mả.
Năm di cư mẹ và các anh chị tôi kẻ trước người sau lục tục vô Nam. Mẹ
tôi mua một đơn vị trong chung cư chợ An Đông để ở và lấy chỗ buôn bán.
Đơn vị ấy hai từng, từng dưới mẹ tôi mở tiệm bán cau khô, tên hiệu là
Cẩm Lợi, từng trên mẹ con chúng tôi ở khá chen chúc vì diện tích căn nhà
không rộng bao nhiêu. Bố tôi chê nhà vừa chật lại vừa gần chợ ồn nên
không ở, chỉ thỉnh thoảng lắm mới tạt về. Trên đầu chúng tôi là lầu ba.
Lầu ba thuộc một đơn vị gia cư khác. Tất cả những đơn vị ở trên lầu ba
đều đi chung một cầu thang riêng, nằm bên hông đường Nguyễn Duy Dương.
Căn nhà chúng tôi ở một góc trông ra hai mặt đường nên rất thuận tiện
cho việc buôn bán của mẹ tôi.
Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 thì chắc chẳng một ai hình dung căn nhà
của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Đông. Nhưng nếu nói nó ở ngay
sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu thì có thể nhiều người hình dung
ra ngay. Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu
Siu khi mở quán này đã thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà
chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà
chúng tôi để đặt bàn ăn. Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ
tôi một khoản tiền. Trong suốt hai mươi năm trời chúng tôi ăn cơm gà trừ
dần vào khoản tiền này, ăn nhiều phát ớn, đến độ tôi phải tự hỏi cơm gà
Siu Siu thì ngon quái gì mà đông người đến ăn như thế. Mỗi buổi chiều
từ trên ban công nhìn xuống dưới hè ở trước nhà tôi thường quan sát thực
khách ăn ở phía dưới. Tôi nhận diện không biết bao nhiêu những khuôn
mặt nổi tiếng, từ minh tinh tài tử, văn nhân nghệ sĩ cho đến những nhân
vật chính trị và quân sự quan trọng của miền Nam, và tôi thường tự hỏi
trong số những thực khách ấy có mấy ai biết là mình ngồi ăn ở ngay trước
cửa căn nhà của mẹ tôi, bà Nhất Linh.
Năm 1954 khi chúng tôi dọn đến ở thì khu chung cư An Đông này chưa hoàn
toàn xây xong. Chúng tôi là một trong số rất ít những người đầu tiên đến
cư ngụ. Tôi khám phá ra là cả cái chợ này lẫn khu chung cư được xây
ngay trên cái bãi đất tha ma rộng mênh mông mà mấy năm trước tôi đã phải
dắt xe đạp đi ngang qua mỗi lần tắm "pít-xin". Bây giờ thì cái hồ tắm
ấy gọi là hồ tắm An Đông nằm ngay cạnh chung cư chúng tôi ở cách con
đường nhỏ Yết Kiêu.
Năm đó tôi được mười bốn tuổi. Kỷ niệm của tôi về những ngày đầu tiên
đến ở căn nhà ấy là một trận ốm kịch liệt khiến tôi phải nằm bẹp trên
giường tới hơn một tuần lễ. Căn nhà mới tinh, phòng ốc còn trống trơn vì
chưa có nhiều đồ đạc. Tôi ngửi thấy từ nhừng bức tường cái mùi nồng
nồng của nước vôi mới quét. Những ngày ốm tôi nằm hầu như một mình trong
căn gác trống trải, tai nghe từ một cái máy phóng thanh đặt trên nóc
chợ phát ra những bài hát cổ trong một tuồng tích Tàu, chắc hẳn là để
quảng cáo cho cái chợ và khu chung cư mới xây cất. Tiếng phèng la inh ỏi
xen lẫn tiếng hát giọng Quảng Đông léo nhéo nghe chua như tiếng mèo gào
động đực. Cheng hoèng... e... ếng, e.. ê... pẩy... coong... Trong cơn
mê bệnh tôi thấy mình nằm trên một bãi tha ma (mà quả là tôi đang nằm
trên bãi tha ma thật) có tiếng kèn nhão nhoét và tiếng hát ỉ ôi vẳng lại
nghe hệt như từ một đám ma Tàu tôi vẫn thường thấy ở trong Chợ Lớn.
Thời gian ấy bố tôi ở bên Pháp. Bố tôi ở Paris sáu tháng. Có anh cả tôi
là anh Việt đang du học bên đó. Đầu năm 1955 khi bố tôi trở về Sài Gòn ở
căn nhà chung cư thì khu vực này đã tấp nập, chợ An Đông ồn ào tiếng
người mua bán và tất cả cả đơn vị gia cư đã kín người ở. Đa số người ở
chung cư An Đông là người Việt gốc Hoa và người Bắc di cư.
Bố tôi về nước mang theo cây kèn clarinet ông mua ở bên Pháp. Thỉnh
thoảng ông lấy kèn ra thổi dăm ba bản nhạc Tây. Tiếng hắc tiêu của ông
được đệm bởi tiếng chợ búa ồn ào ở dưới nhà, lâu lâu lại phụ họa những
tiếng chửi nhau rất là thô tục của đám người trong chợ đang giành nhau
một cái sạp hàng. Tôi không ngạc nhiên khi thấy chỉ ít lâu sau bố tôi
giã từ đám thính giả ở chợ An Đông và xách kèn lên Đà Lạt ở liền trên đó
mấy năm. Tôi cũng được gửi lên đó sống bên cạnh bố. Ở trên Đà Lạt quả
nhiên tiếng kèn của ông được lắng nghe. Mỗi buổi chiều thứ bẩy bố tôi tổ
chức hòa nhạc tại gia, ngoài tiếng hắc tiêu của ông lại có sự phụ họa
tiếng đàn lục huyền cầm của giáo sư Vĩnh Tường. Khách đi đường, người
ghếch xe đạp kẻ ngừng chân bước, lắng nghe tiếng nhạc hòa tấu vẳng ra từ
trên lầu căn nhà chúng tôi ở trên đường Yersin trong bầu không khí êm ả
của buổi chiều Đà Lạt.
Năm 1958 bố tôi trở về Sài Gòn làm báo Văn Hóa Ngày Nay. Cố nhiên là bố
tôi không ở căn chung cư của mẹ tôi. Ông thuê một căn gác trên đường
Trương Minh Giảng để ở và lấy chỗ làm việc. Còn tôi thì dính liền với
chợ An Đông và căn nhà của mẹ tôi cho đến ngày di tản qua Mỹ. Tính ra
tôi đã căn nhà đó tròn hai mươi năm, giữa hai cuộc di cư, từ cuộc di cư
năm 1954 cho đến cuộc di tản năm 1975.
Hai mươi năm sống dưới một mái nhà thật ra chẳng lâu gì cho lắm, còn
thua cả thời gian chúng tôi từng sống ở một ngôi nhà trên đất Mỹ. Nhưng
không hiểu sao mỗi lần nhớ về quá khứ tôi có cảm tưởng như thời gian ở
đấy dài lắm, dài nhất trong đời tôi. Sao lạ thế nhỉ? Phải chăng vì thời
gian ấy tôi ở Việt Nam và trải qua nhiều biến động nhất trong đời? Hay
chỉ vì đó là thời gian tôi ở giữa lứa tuổi từ 14 đến 35, tức là lứa tuổi
mà có lẽ ở bất cứ người nào cũng đều cho là đẹp và đáng ghi nhớ nhất?
Chợ An Đông mỗi sáng họp rất sớm. Mới ba bốn giờ trời còn tối người ta
đã sửa soạn họp chợ. Từ dưới nhà vẳng lên gác tiếng động lạch cạch của
những người phu khuân vác đóng xếp những sạp hàng bầy trên mặt đường
quanh chợ. Trong bao nhiêu năm tiếng lạch cạch đều đặn ấy đã thấm sâu
vào trong giấc ngủ của chúng tôi. Đến khi tỉnh giấc thì tiếng ồn ào của
chợ đã òa vỡ ở bên ngoài. Từ ban công lầu hai nhìn xuống dưới đường
những chiếc bạt vải che mưa nắng dựng lên chi chít; qua những khoảng hở
giữa hai cánh bạt là đầu và vai của những người đi chợ chen nhau qua lại
giữa những sạp hàng. Đến trưa thì tiếng ồn tắt. Chợ vãn. Bạt che, sạp
hàng thoắt cái biến mất, mặt đường quanh chợ bỗng vắng te, một vài con
chó sục sạo trong đống rác. Trong cơn nóng hực của thành phố Sài Gòn chợ
An Đông cũng theo người lịm vào giấc nghỉ trưa. Trôi đi trong giấc ngủ
nặng nề tôi nghe có tiếng chổi quét uể oải "lẹt xẹt lẹt xẹt" của mấy
người phu quét đường. Cho đến năm giờ thì chợ lại thức dậy bởi tiếng
động lạch cạch bầy bàn của quán cơm gà Siu Siu.
Chiều đến khi cơn nắng đã dịu tôi thường bắc ghế ra ngồi ở ban công nơi
mẹ tôi có trồng ở góc một cây hoa giấy, cành lá và hoa giấy đỏ leo trên
một tấm lưới sắt thưa. Điếu thuốc lá Capstan trên môi tôi thường nhìn
qua những bông hoa giấy ngắm cảnh chợ vãn từ trên cao. Phía bên kia
đường Nguyễn Duy Dương là trường trung học Trí Dũng quét màu vôi đỏ, giờ
tan trường những cô cậu học sinh Tàu trong bộ đồng phục xanh trắng cà
vạt đỏ đi túa ra khỏi cổng. Trên hè lề đường ngay phía dưới ban công
những thực khách của quán Siu Siu ngồi ăn uống ngon lành, trên mặt bàn
ăn những chai lớn chai nhỏ bia Larue đầu cọp, bia "33", những đĩa thịt
gà trắng nuột nà, những bát cơm gà nóng bốc khói. Thỉnh thoảng tôi thấy
mẹ tôi bước ra cửa gọi cơm để đãi khách và bao giờ cũng vậy ông chủ Siu
Siu đích thân bưng cơm và thịt gà vào trong nhà cho mẹ tôi. Biết ý mẹ
tôi ông luôn luôn mang vào một khẩu phần đặc biệt: một đĩa đùi gà được
chặt rất khéo có thêm vài ba cái phao câu và một đĩa lòng gà gồm gan,
mề, lòng, điểm mươi quả trứng bé bé xinh xinh màu vàng ngậy.
Khách đến chơi nhà mẹ tôi vào buổi sáng nếu đi xe hai bánh thì phải dắt
xe luồn lách giữa những sạp hàng trước khi có thể tách lên lề dựng xe
trước cửa. Vì ở vị trí góc trông ra hai mặt đường nên nhà có hai cánh
cửa lớn, loại cửa kéo ra kéo vào bằng sắt, cửa trông ra phía chợ thường
xuyên đóng, chỉ mở cửa sắt bên hông phía cơm gà Siu Siu. Nếu khách đến
vào buổi chiều hay tối thì có thể đậu xe sát lề đường rồi đi qua bàn của
quán cơm gà để vào nhà. Một tấm bảng đề hiệu "CẨM LỢI chuyên bán sỉ cau
khô" gắn trên cánh cửa sắt, ngay phía dưới ban công.
Những bồ cau khô chất cao gần đụng trần chiếm nửa diện tích căn nhà dưới
của mẹ tôi, một cái cân khá lớn đặt ngay cửa, một cái sập gỗ thấp và
một cái két sắt nặng nề. Phần còn lại để trống chừa lối đi vào nhà
trong. Nhà trong là một khoảng hẹp dùng làm bếp, cạnh có cầu thang bậc
cao, hẹp, gấp khúc ở giữa để lên gác. Dưới lòng cầu thang là cầu tiêu
phòng tắm. Đấy, hiệu cau Cẩm Lợi của mẹ tôi như thế đấy. Nó bé và chật
chội lắm, không thể nào sánh được với hiệu cau khá rộng của bà ở số 15
hàng Bè Hà Nội trước ngày di cư.
Căn trên gác là thế giới của chúng tôi. Chúng tôi là tất cả mọi người
trong nhà ngoại trừ mẹ tôi. Rộng 4x12 mét vuông căn gác để mấy thứ sau
đây đã chật cứng: một cái sập gụ to bằng gỗ quí, một cái đi văng, một
tấm phản, một bộ bàn ăn, một tủ gương đựng quần áo, một cái tủ chè dùng
làm bàn thờ. Cạnh chiếc bàn ăn đóng sát vào thành tường là một cái giá
đựng sách. Treo trên cao là hai bức tranh chân dung bố mẹ tôi do họa sĩ
Nguyễn Gia Trí vẽ, bức họa bố tôi tay cầm bao thuốc lá và mẹ tôi cầm một
miếng cau. Đồ đạc ở trong nhà có bốn thứ mẹ tôi đã mất công thuê chở từ
Hà Nội vào, đó là cái cân, cái két sắt để ở dưới nhà và cái sập gụ, cái
tủ chè để ở trên gác. Gác là chỗ để chúng tôi ăn ngủ. Còn chỗ để chúng
tôi mơ mộng là hai cái ban công nhỏ được làm đẹp bằng những giàn hoa
giấy. Những phút mộng mơ hiếm hoi của chúng tôi tuy thế chẳng bao giờ
trọn vẹn vì ban công lúc nào cũng thoảng mùi cứt mèo chua loét mà mũi
chúng tôi không tài nào làm quen nổi. Chả là chợ An Đông có cả một đạo
quân những con mèo hoang, chúng cứ nhè những khoảng đất trồng cây rất
hiếm hoi để đào bới ỉa bậy. Hàng đêm vào mùa động đực những con mèo
hoang này thường đuổi nhau trên thành ban công, những ban công nối sát
nhau chạy dài suốt dọc lầu hai của mấy chục căn chung cư. Vì nhà mẹ tôi ở
góc nên con mèo bị săn đuổi chạy đến trước nhà chúng tôi là cùng đường,
nó quay lại cong mình gầm gừ, rồi tiếng mèo gào động đực ré lên chọc
thủng giấc mơ của chúng tôi đánh thức chúng tôi dậy nhiều lần trong đêm.
Mẹ tôi có cả một thế giới riêng của bà ở nhà dưới. Quanh bà là những
người giúp việc. Một người lo việc cơm nước và một người chuyên làm việc
nặng khuân vác cau. Trong số những người giúp việc ấy có bà Hai và chú
Tiều là hai người mà tôi nhớ đến nhất mỗi khi hồi tưởng về căn nhà cũ
của mẹ.
Bà Hai già lắm, đầu vấn khăn, miệng móm mém, người nhỏ thó, đi đứng lòm
khòm vì lưng còng, có tật nói năng lung tung chẳng kiêng nể một ai vì
thế ai cũng ngán bà. Mỗi tối bà có thể cong người nằm gọn lỏn như một
con tôm trên mặt cái bàn cân. Vì vậy cái cân trở thành giường ngủ của
bà.
Chú Tiều ở tuổi trung niên người Hoa, đầu hói, quanh năm mặc cái quần xà
lỏn phô tấm thân lực lưỡng, nhưng chú lại bị bệnh khùng, suốt ngày nói
năng lảm nhảm không thua bà Hai nhưng nói bằng tiếng Tàu chả ai hiểu chú
nói gì. Không như bà Hai được mướn thường trực và ở luôn tại nhà, chú
Tiều sống lây lất trong chợ, được mẹ tôi kêu tới mướn mỗi khi cần có
người làm việc nặng. Sau này vì tội nghiệp muốn giúp đỡ thêm cho chú nên
ngay cả những công việc nhẹ như xấy cau, sàng cau hoặc dọn dẹp nhà cửa
mẹ tôi cũng nhất nhất gọi chú tới làm, thành thử chú có mặt ở nhà mẹ tôi
hầu như thường xuyên. Chú làm việc gì cũng rất kỹ lưỡng từng li từng tí
lại rất lương thiện không tơ hào của ai một đồng bạc cắc nên rất được
mẹ tôi thương. Không ai biết thật rõ tông tích chú Tiều. Dân trong chợ
kháo nhau là chú có gia đình ở đường Nguyễn Trãi nhưng cha mẹ chết hết.
Chú ở với anh chị nhưng chị dâu không thương, khinh rẻ hành hạ chú vì
thấy chú khùng, chú giận bỏ nhà ra đi, sống lây lất trên các đường phố
rồi cuối cùng đến chợ An Đông lượm của dư của đổ của mấy bà gánh bún cơm
phở mà ăn. Tối đến chú ngủ ngoài hiên bên hông nhà mẹ tôi. Mẹ tôi thấy
tội nên sai người làm mang cái mền nhà binh đắp cho chú để chú đỡ lạnh
và đỡ muỗi cắn. Sau này thì chú tìm được chỗ ngủ tốt hơn ở trong chợ.
Mẹ tôi mặc chiếc áo cánh, đầu vấn khăn, ngồi trên chiếc sập gỗ dưới nhà
đôn đốc người làm và tiếp khách. Bà hình như bận bịu suốt này với khách
khứa. Khách gồm cả người bán cau lẫn người mua cau. Mẹ tôi từ khi vào
Nam không ôm đồm bán lẻ bán sỉ cau khô lẫn cau tươi như hồi còn ở ngoài
Bắc, bà chỉ chuyên bán sỉ cau khô. Nguồn cung cấp cau chính là tỉnh
Quảng Nam ở miền Trung và tỉnh Bến Tre ở miền Nam. Mẹ tôi thường xuyên
mua cau từ các đại lý của hai vùng ấy mà người đại diện là bà Năm Dung
(chúng tôi thường gọi là cô Năm Dung) ở Hội An và bà Thái Nguyên ở Bến
Tre. Ngoài ra mẹ tôi cũng mua cau từ đại lý của ông Cơ Tấn ở trong Chợ
Lớn. Qua mấy chục năm buôn bán và giao hảo tốt đẹp những người đó đã trở
thành những người bạn cau thân thiết của mẹ tôi. Còn chúng tôi xem cô
Năm Dung, bà Thái Nguyên, ông Cơ Tấn như người nhà. Mẹ tôi cũng có nhiều
dịp đi Hội An và Bến Tre để tìm hiểu tình hình cau và mua cau thẳng từ
nguồn. Cau khô mẹ tôi mua về được phân loại, cau tốt để riêng, cau mốc
được tẩy trắng bằng diêm sinh, được đóng bao rồi bán lại cho các bạn
hàng chợ trong vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.
Mỗi lần xe hàng tới là một ngày bận rộn. Chú Tiều được gọi đến. Chiếc xe
cam nhông quay đít vào lề đường (xe bao giờ cũng giao hàng vào buổi
chiều vì buổi sáng chợ họp không vào được), cảng phía sau mở, một tấm
ván bắc từ sau xe xuống hè làm cầu thang. Quàng một tấm khăn đỏ lên vai
chú Tiều lên xe cúi mình kê vai vác từng bao tải cau lớn bước xuống
thanh ván. Vào nhà chú nghiêng vai thẩy lên bàn cân để cân trước khi bao
cau được chất đống trong nhà. Mẹ tôi lắp cặp kính lão vào mắt đứng bên
cạnh bàn cân, cúi xuống xê dịch quả tạ trên cán cân, xê qua xê lại cho
tới khi hai cái mũi cân thăng bằng, rồi bà rút cái que chổi cắm trong
một lọ mực tím bắt đầu nghệch ngoạc viết lên trên bao cau: "Cau Mỹ Lợi
41,8 ký". Chú Tiều trong lúc chờ đợi mẹ tôi cân cau thì ngửa mặt nhìn
trần nhà, đầu nghếch một bên, ngón tay đưa cao chỉ vào một góc tường,
miệng nói lảm nhảm tiếng Tiều Châu, như thể chú đang nói chuyện với một
con thạch sùng nào đó trên trần nhà. Mặc dù chú có vẻ hoàn toàn lạc hẳn
trong thế giới riêng nhưng chú Tiều tỉnh lắm, chú biết rất chính xác khi
nào mẹ tôi cân xong. Mẹ tôi vừa cắm cái que chổi vào lại lọ mực thì tức
thời chú cúi xuống sát bàn cân, nghiêng vai vác bao cau lên chất cao
trên đống bao tải rồi chú lại lững thững đi ra ngoài, cái đầu nghiêng
nghiêng, miệng xùi nước miếng, một cánh tay giơ cao dứ dứ lên trời, chú
bước lên tấm ván để sửa soạn vác một bao cau khác.
Mẹ tôi cân và đánh dấu các bao cau xong thì giơ một ngón tay đẩy cặp
kính lão xuống sống mũi, khẽ cúi đầu nhướng mắt nhìn quanh quất. "Mấy
đứa nó đâu hết cả rồi? Này! bà Hai, bà lên gác bảo mấy cô cậu xuống tính
sổ". Bà Hai lầm bầm câu gì trong miệng, lững thững đi qua nhà bếp để
lên gác. Cầu thang hẹp lại dốc, bà đã cao tuổi nên rất ngại mỗi lần phải
lên gác, tiếng lầm bầm chắc là để rủa chúng tôi. Khi chúng tôi bước
xuống cầu thang tay cầm sẵn giấy bút thì ở dưới nhà ồn lên tiếng tranh
cãi. Quá quen cảnh đôi co về giá cả giữa mẹ tôi và khách nên chúng tôi
thường kiên nhẫn chờ cho đến khi đôi bên tỏ vẻ đồng ý nhau mới bắt đầu
tính sổ. Hồi đó làm gì có máy tính chúng tôi phải làm hàng chục những
con tính nhân. "Cau Mỹ Lợi một bao nặng 41, 8 ký, mỗi ký giá.... đồng...
Thành tiền là.... Cau Mỹ Lồng 35.9 ký... Mỗi ký giá... Cau Xuồng...".
Vừa tính toán xong thì mẹ tôi và khách lại đổi ý, hai người lại cò kè
thêm một bớt hai, khách thì bảo cái cân nhà chúng tôi sai, mẹ tôi thì
chê cau đắt, cau xấu, cứ ồn cả lên. Thành thử chúng tôi phải tính lại có
khi đến vài lần. "Bà tính đắt thế thì chúng tôi làm sao sống nổi". Mẹ
tôi hay nói thế nếu mẹ tôi là người mua cau. Còn nếu mẹ tôi là người bán
cau thì câu nói trên lại được chuyển qua miệng khách hàng. Cứ như thế
cảnh đôi co được lập đi lập lại trong suốt mấy chục năm buôn cau của mẹ
tôi.
Không ai để ý đến chú Tiều lúc ấy đang đổ cau ra sàng để phơi. Khách đã
quen với tính khùng của chú nên mặc kệ chú nói lảm nhảm. Nhưng chú Tiều
ngoài bệnh tâm trí lâu lâu lại lên cơn nhức đầu búa bổ. Lúc lên cơn chú
thường ôm đầu trợn mắt, miệng rú lên khiến mẹ tôi phải quát: "Tiều, mày
điên quá làm khách của tao sợ... Đây này cầm lấy mấy chục đi đâu khuất
mắt, khi nào hết điên trở lại". Mẹ tôi cũng dốc vào tay chú mấy viên
thuốc nhức đầu Opthalidon từ trong một hộp thuốc chúng tôi mua sẵn cho
chú để trên nóc cái két sắt. Chú nhét tiền và thuốc vào cạp quần rồi
lững thững vừa hú vừa đi vào trong chợ.
Mẹ tôi mỗi khi đi khỏi nhà thì hai cánh cửa sắt ở nhà dưới được khép
chặt lại. Cửa ấy khi sập vào nhau thì cái móc sắt ở cánh bên này quàng
vào cánh bên kia và cửa tự động khóa. Muốn mở cần một chiếc chìa khóa
lớn. Nhưng chiếc chìa khóa này đã bị mất từ thời tám đại nào rồi. Mẹ tôi
nhiều lần bảo chúng tôi gọi thợ đến làm cái chìa khác nhưng chúng tôi
lười chẳng ai chịu đi. Chúng tôi bảo bà rằng chẳng cần chìa chiếc gì ráo
trọi, một con dao phay lớn nậy xoẹt một cái là cửa bung ngay. Vì thế
trong bao nhiêu năm cánh cửa sắt của hiệu cau Cẩm Lợi được mở bằng con
dao phay. Khách vô phúc đến chơi nhà tôi nhằm đúng lúc cửa đóng đang
rung cửa để gọi thì bắt gặp một ông Tàu lừng lững từ trong nhà tiến lại,
tay dứ lên trời con dao phay sáng quắc, cảnh tượng ấy trông thật hãi
hùng!
Chú Tiều khi không có việc gì làm ở nhà mẹ tôi thì lang thang ngoài chợ.
Chú tự động quét sân chợ và lượm rác rất sạch sẽ. Hễ đói bụng là chú la
cà mấy gánh phở, bún riêu. Khách ăn xong còn thừa là chú bưng tô húp.
Có khi chú lại thò tay vào cả cái sô mà mấy bà bán bún phở đổ đồ ăn thừa
để đem về cho heo ăn. Chú bốc đồ trong sô bỏ miệng ăn tỉnh khô. Mấy bà
bán bún thấy tội nghiệp nên thường để dành đồ dư trong tô cho chú. Buổi
chiều chú phụ dọn bàn dùm cho ông Siu Siu. Ông Siu Siu cho chú 5 đồng
uống cà phê và để dành cho chú cơm và thịt gà dư của khách. Vì vậy chú
Tiều càng ngày càng béo trắng ra, trông như con nhà giầu vậy.
Thuở ấy tôi có nhiều bạn bè đến chơi lắm. Như tất cả những thanh niên
khác cùng trang lứa lũ chúng tôi năm ba mống thân nhau từ thời niên
thiếu, cùng trải qua thời trung học, cùng vào đại học, để rồi sau rốt
đứa trước đứa sau cùng lên đường nhập ngũ. Mẹ tôi coi những người bạn
của con mình như con đẻ nên ai cũng thích đến nhà tôi chơi. Nhiều đứa
còn ở lại ăn ngủ dầm dề nhiều ngày. Mẹ tôi thấy bạn tôi ở lại thì rất
vui, bà dặn người làm mua thêm thức ăn thức uống. Chỉ "thêm bát thêm
đũa" thôi mà. Bà nói. Lòng hiếu khách của mẹ tôi không phải không có lý
do: bà rất cần có người giúp bà trong việc tính sổ sách và viết thư cho
bạn hàng cau. Bà rất ngại phải sai mấy đứa con trai lười chẩy thây của
bà. "Mỗi lần nhờ đến chúng nó là mặt chúng nó nhăn như bị". Mẹ tôi than
thở với mấy thằng bạn của tôi, những đứa mà - cố nhiên - lúc nào cũng tỏ
ra rất vui được tính sổ cho bà.
Bà Hai thì trái lại rất ghét mấy đứa bạn tôi, ghét ra mặt, bảo chúng nó
là lũ ăn hại. Thằng nào đến chơi gặp bà Hai ở dưới nhà là y như bị bà
chặn lại hỏi ngay: "Này cậu Hùng, cậu có ăn cơm không thì bảo cho tôi
biết trước". Thằng bạn cười giả lả: "Ăn cũng được không ăn cũng không
sao mà, có gì đâu quan trọng bà Hai" . "Này này tôi bảo cho cậu biết. Ăn
thì nói ăn. Không ăn thì nói không ăn. Chứ cái kiểu đến giờ cơm cứ lỉnh
lỉnh ngồi vào bàn là không được với tôi đâu nhá" . "Ư,Ừ bà đã nói thế
thì tôi ăn vậy". Nói xong nó lỉnh lên gác. Đằng sau lưng nó có tiếng lầm
bầm: "Ăn thì cứ như hạm ăn ấy. Đâu có phải chỉ là thêm bát thêm đũa!".
Còn bạn gái của tôi thì ố hỡi trời!, năm thì mười họa mới được nàng hân
hạnh đặt bước tới thăm, gặp bà Hai thì cạch tới già không bước chân trở
lại. Bà Hai hỏi thẳng, sỗ sàng: "Cô gặp cậu ấy để làm gì?". Lúc tiễn cô
bạn ra cửa tôi còn nghe phía sau lưng tiếng nguýt lẫn tiếng lẩm bẩm (may
mà cô bạn không nghe thấy): "Thế này thì nát một đời hoa rồi còn gì
nữa!". Anh Triệu tôi sau này lấy vợ anh mua căn chung cư số 41 ngay sát
cạnh để ở. Mẹ tôi và anh đồng ý cho thợ đục vách tường chỗ cầu thang để
hai nhà ăn thông với nhau. Trước khi đưa vợ về ở anh lo nhất là bà Hai
có thể nói điều gì làm phật ý cô vợ trẻ của mình. Anh bèn dúi bà một số
tiền, năn nỉ bà giữ miệng không được ăn nói lung tung. Bà Hai nghoẻn nụ
cười móm: "Thế tôi khen cô ấy có được không?" . "Không! Khen cũng
không!". Anh tôi la lên. "Bà cứ ngậm miệng cho tôi nhờ!".
Phía trước nhà mẹ tôi trên mặt đường mỗi buổi sáng bầy một dẫy sạp hàng
bán đủ thứ, nhiều nhất là sạp trái cây, vải vóc và quán ăn. Ngay trước
cửa nhà là ba quán bán cà-phê, cháo huyết và bánh cuốn.
Cà-phê bít tất của ông ba Tàu là chỗ lũ bạn bè chúng tôi ngồi thường
trực. Mẹ tôi thấy chúng tôi thích tụ họp ở đó thì ngạc nhiên lắm, bà nói
sao không bảo họ bưng cà-phê vào trong nhà ngồi uống có phải sạch sẽ
hơn không? Mẹ tôi đâu biết rằng tâm lý bọn trẻ chúng tôi là chỉ chờ trực
để có dịp "thoát ly" khung cảnh gia đình. Ngồi ở quán, cho dẫu chỉ cách
nhà vỏn vẹn ba bốn thước, cũng đủ làm chúng tôi thoải mái như ngồi ở
một chốn xa lạ nào khác. Cạnh quán cà-phê là hàng cháo huyết do một mụ
Tàu ngồi bán. Gọi là cháo huyết hay cháo hến cũng đúng vì cháo có cả
huyết lẫn hến. Buổi sáng sớm nào mà trời còn hây hây lạnh, húp bát cháo
hến nóng nóng cay cay mùi gừng, nhai miếng huyết sần sật và để tan trong
miệng miếng dầu cháo quẩy mềm nóng, đã lắm chứ!
Ngay cạnh quán cháo là hàng bánh cuốn. Không biết cô chủ quán này tên là
gì nhưng chúng tôi cũng cứ gọi là quán bánh cuốn cô Mùi. Cô bán hàng
người Bắc này ngồi ngay trước mũi chúng tôi trong bao nhiêu năm không
làm chúng tôi chú ý, cho tới khi truyện Cô Mùi trong tác phẩm Xóm Cầu
Mới của bố tôi được đăng lần đầu trên tập san Văn Hóa Ngày Nay vào năm
1958.
Hồi đó cảnh làng quê đất Bắc mà bố tôi tả trong truyện Xóm Cầu Mới xa lạ
với chúng tôi quá. Nó thuộc một thế giới rất xưa cũ không liên hệ gì
đến đời sống thực của chúng tôi ở chợ An Đông. Vì vậy để "thực tế hóa"
chúng tôi tưởng tượng Xóm Cầu Mới là Xóm Cầu Muối (một cái cầu có thật
trong thành phố Sài Gòn, gần cầu Ông Lãnh) và cô bán bánh cuốn trước nhà
thay thế cô Mùi trong truyện, mặc dù cô ta không có một tí nào nét đẹp
duyên dáng của cô Mùi trong mộng tưởng của chúng tôi khi đọc truyện.
Người cô mập tròn lại lùn tịt. Khi cười đôi mắt ti hí của cô nhắm tít
lại.
Tôi không biết là bố tôi có lần nào trông thấy "cô Mùi" chợ An Đông này
chưa, nhưng chắc hẳn là bố tôi có nghe chúng tôi nhắc tới cô nhiều lần.
Từ dạo cô có tên gọi chúng tôi không bảo người làm mua bánh cuốn mang
vào nhà ăn như trước nữa mà ra ngồi hẳn cái sạp hàng của cô để có dịp
nói chuyện và trêu chọc cô. "Này cô Mùi, cô bán cho tôi một đĩa bánh
cuốn" . "Các anh cứ gọi em như thế, em đâu phải tên Mùi" . "Thế tên cô
là gì?... Mà thôi! Dẫu cô có tên là gì gì đi nữa tôi cũng cứ nhất định
gọi cô là Mùi vì tôi thích thế".
Dĩ nhiên là cô Mùi này không hiểu vì sao chúng tôi lại gọi cô bằng cái
tên ấy vì chúng tôi không bao giờ giải thích. Như hầu hết dân chợ cô ta
chưa chắc đã biết ông Nhất Linh là ai, chứ đừng nói gì đến đọc truyện Cô
Mùi của Nhất Linh. Ngay cả khi bố tôi mất năm 1963, trong khi cả thành
phố Sài Gòn xôn xao trước cái chết của bố tôi thì dân buôn ở chợ không
mảy may hay biết là ở trên cái căn lầu số 39 chung cư An Đông ấy, bố tôi
đã lặng lẽ uống độc dược tự tử để phản đối một chế độ.
Phải mãi nhiều năm sau ngày bố tôi mất, khoảng năm cuối của thập niên
60, thì tên Nhất Linh mới được mọi người dân chợ biết đến. Hồi ấy có một
dạo cứ mỗi lần tôi đi vào trong chợ là y như có tiếng xầm xì to nhỏ:
"Đấy! Con ông Nhức Linh đấy!" . "Nhức Linh là ai vậy mày" . "Tao đâu có
biết ổng là ai. Nghe cổ nói dzậy thì biết dzậy thui! Cổ vô tận đây tìm
nhà ổng thì chắc ổng cũng phải là dân cỡ bự!".
Người được nhắc tới với cái tên "cổ" không phải ai xa lạ mà là nữ minh
tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng. Cái ngày mà cô Thẩm Thúy Hằng xục xạo vào
chợ An Đông để hỏi nhà của ông Nhất Linh là một biến cố lớn cho dân
trong chợ.
Sáng hôm ấy mẹ tôi đi vắng và - thiệt may - tôi lại tình cờ có mặt ở nhà
dưới. Vì có tôi nên cửa sắt không đóng. Nếu cửa đóng thì cô tài tử màn
bạc này chắc hẳn sẽ được chú Tiều nghênh đón bằng con dao phay và cảnh
này chắc sẽ làm cô tởn tới già còn hơn những cảnh rùng rợn trong phim
xi-nê.
Đi sau Thẩm Thúy Hằng là một lô một lốc những đứa trẻ con bận quần xà
lỏn mình trần trùng trục. Tôi cũng mặc quần xà lỏn nhưng lịch sự hơn
chúng nó một tí là có cái áo sơ mi cộc tay khoác lên. Cô Thẩm Thúy Hằng
thì cố nhiên ăn mặc sang trọng lộng lẫy lắm. Minh tinh điện ảnh mà! Vừa
bước vào nhà cô nói oang oang: "Trời đất ơi! Cả cái chợ An Đông này hổng
ai biết nhà ông Nhứt Linh ở đâu. Mãi sau tôi mới nhớ ra là bà Nhứt Linh
bán cau. Thế là mấy đứa nhỏ ùn ùn dẫn tôi tới đây". Đoán biết ngay cô
nữ tài tử này đến nhà tôi về chuyện gì nên tôi nói: "Mẹ tôi không có
nhà. Nhưng cô có thể nói chuyện với tôi nếu có liên quan đến bản quyền
những tác phẩm của ba tôi" . "Đúng dzậy! Tôi đến để điều đình về việc
thực hiện cuốn phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của nhà văn
Nhứt Linh". Rồi cô Thẩm Thúy Hằng chìa tấm danh thiếp mời tôi đến tư gia
của cô để bàn về chi tiết. Cô nói chưa có quyết định ai sẽ là người
đóng vai Loan còn vai Dũng thì có thể do nghệ sĩ La Thoại Tân đóng. Lúc
tiễn cô ta ra ngoài tôi nhìn tấm thân khá đẫy đà của cô và thầm nghĩ
trong bụng cô này mà đóng vai Loan thì hỏng béng nó cả cuốn tiểu thuyết
của bố tôi. Tuần lễ sau tôi gặp Thẩm Thúy Hằng lần thứ hai tại nhà cô ở
đường Duy Tân. Mấy tháng sau không hiểu vì lý do gì cô cho biết bỏ ý
định thực hiện cuốn phim Đoạn Tuyệt.
Chuyện cô Thẩm Thúy Hằng đến nhà mẹ tôi làm xôn xao dân chợ một dạo.
Nhưng đó không phải là lần đầu tiên họ được dịp chiêm ngưỡng tận mắt
những nghệ sĩ nổi tiếng. Cặp nghệ sĩ cải lương Kim Cương - Hùng Cường
một buổi chiều nọ cũng làm náo động đám trẻ con khi họ đến ăn ở quán cơm
gà Siu Siu.
Bữa đó tôi đang ngồi học bài trên gác thì có tiếng gọi ơi ới ở dưới
đường: "Kim Cương tụi bay ơi!" . "Hùng Cường tụi bay ơi!". Tôi bèn ra
đứng ở ban công nhìn xuống. Trẻ con mấy chục mạng từ trong chợ chạy túa
ra đường đứng thành hình vòng cung lớp trong lớp ngoài chung quanh quán
cơm gà. Có vài người lớn trong đám nhưng họ chỉ đứng nhìn ở xa. Mấy đứa
nhỏ đứng hàng đầu tiến sát lại gần cái bàn ăn của hai thực khách nhìn
trân trân vào tận mặt cô Kim Cương, thần tượng của chúng mà trước đó
chúng chỉ được thấy trên màn ảnh TV. Rồi bất ngờ trong đám con nít đồng
loạt có tiếng vỗ tay, vừa vỗ tay vừa reo hò, rất đúng nhịp: "Kim Cương
nhai! Kim Cương nuốt!". Tức mình, tài tử Hùng Cường đang ăn đứng lên
phùng má trợn mắt nhìn đám trẻ. Tưởng nghệ sĩ này làm trò hề, lũ trẻ lại
rộ lên cười. Ông Siu Siu đang chặt thịt gà, xách con dao phay chạy ra
xua tay nói lớn: "Hê! Để cho người ta ăn lớ! Để cho người ta ăn lớ!".
Đám trẻ rãn ra xa thôi hò hét nhưng không chịu đi, cứ đứng quanh đó mà
nhìn cho tới khi cặp nghệ sĩ ăn xong lên xe.
Cứ như thế từ trên ban công căn nhà của mẹ tôi tôi ngắm cảnh sinh hoạt
phía dưới không bao giờ chán mắt. Nội nhìn ông Siu Siu chặt thịt gà đã
thấy mê! Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao phay bổ ngọt
trên bụng. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bằng bốn đầu ngón tay
trái ông Siu Siu chặn cái đùi gà, chặn kín chỉ chừa một khoảng hở. Phập!
Con dao phay bổ sát móng tay. Rồi cứ thế các ngón tay ông ta lùi dần,
lùi đến đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Thoắt cái, đùi gà
đã được chặt thành từng khúc nhỏ đều đặn. Xúc những miếng gà đã chặt
bằng lườn con dao phay ông trải thịt gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng,
rắc một ít hành lá lên trên, thế là đĩa gà được mang cho khách, cùng với
những bát cơm gà nóng vàng ngậy bốc khói cộng thêm hai thứ nước chấm,
một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm. Trong
bao nhiêu năm quan sát ông Siu Siu chặt thịt gà tôi cứ bị ám ảnh bởi một
ý nghĩ và ý nghĩ này không ngớt theo tôi cho tới tận ngày nay, hơn bốn
mươi năm sau. Đó là có bao giờ ông ta lơ đễnh trong lúc chặt thịt? Tôi
không dám nghĩ tiếp vì cái hậu quả mà tôi hình dung thấy nó kinh khiếp
quá!
Ngày nọ qua ngày kia trải qua hai mươi năm cái sinh hoạt ở dưới quán cơm
gà Siu Siu đã in vào trí nhớ tôi như là những hình ảnh sống động khó
phai mờ. Hình ảnh ấy phản ánh một bức tranh xã hội thu nhỏ của thành phố
Sài Gòn qua thời gian. Khi cuộc chiến bắt đầu nở lớn lan rộng ở vùng
quê thì ở những chiếc ghế dưới kia đã có thêm nhiều màu áo trận trong số
thực khách. Tôi đã nhìn thấy những nữ sinh e ấp trong chiếc áo dài
trắng gắp miếng thịt gà âu yếm bỏ vào trong bát của người yêu, một người
lính rất trẻ ngồi đối diện; tôi đã nhìn thấy dẫy bàn ăn đầy ắp những
chai bia của những người lính trận đến đây ăn uống trong một lần về
phép. Chợ An Đông cũng bắt đầu có bóng dáng những người lính Mỹ. Vào năm
1966 khi quân đội Mỹ đổ nhiều vào Việt Nam thì chủ nhân của chung cư
này là tay tài phiệt Huỳnh Siêu đã cho xây cất thêm lầu bốn và dành
nguyên lầu này để cho Mỹ thuê. Ở trên lầu bốn của chung cư là lầu thượng
có mở câu lạc bộ là chỗ giải trí cho lính Mỹ. Đêm đêm tiếng nhạc và
tiếng trống thình thình từ trên đầu chúng tôi dọng xuống.
Quân đội Mỹ đi đến đâu thì thế nào mà chẳng có đoàn nữ binh lén lút hoặc
công khai lảng vảng đâu đó để phục vụ. Nhưng tôi chỉ phỏng đoán thế
thôi chứ không tài nào phát hiện được. Chợ An Đông bề ngoài trông vẫn
nghiêm túc. Không một bóng dáng chị em ta nào lảng vảng. Thuở ấy nhóm
bạn của tôi chia đôi. Một số ít đậu Tú Tài xong thì nhập ngũ. Số còn lại
đông hơn có tôi trong đó tiếp tục đại học và được "hoãn dịch vì lý do
học vấn". Có một thông lệ là mỗi lần có đứa nào từ mặt trận về phép Sài
Gòn thì đám hậu phương chúng tôi phải chung tiền để bao nó đi chơi bời
mà chúng tôi gọi là đi "xả xui". Xả xui thì độc có hai chỗ chúng tôi
biết đến là Ngã Ba Chú Ía và ngõ Lê Văn Duyệt đối diện Quân Vụ Thị Trấn.
Cả hai chỗ này đều dơ dáy kinh khiếp nhưng tụi nó ở trong rừng cả năm
kẹt quá cỡ, được xả là khoái rồi, chẳng bao giờ chê bai.
Thế rồi bất ngờ một hôm tôi được dẫn đến một cái động rất sang mà lại
chẳng phải đi đâu xa xôi. Nó ở ngay trên đầu chúng tôi, lầu ba chung cư
An Đông!
Anh bạn văn Trần Phong Giao của tôi ơi! Anh ở dưới suối vàng hãy thứ lỗi
cho tôi tiết lộ chuyện này. Nói đến chung cư An Đông mà không nhắc đến
anh và kỷ niệm này thì quả thiếu xót. Anh Giao hồi đó là chủ bút của tạp
chí Văn. Anh là một người thật dễ mến, thật "tình thân" như anh luôn
luôn viết thế khi kết thúc một bức thư gửi bạn bè. Năm đó anh xuất bản
cuốn Tuyển tập Nhất Linh, trong đó có đăng bài Niềm Vui Chết Yểu của
tôi. Sách xuất bản xong, một bữa anh lái xe mô-bi-lét đến tìm tôi ở chợ
An Đông. Gặp tôi ở trước cửa nhà anh móc ngay trong túi một cái phong
bì, nhưng anh không đưa phong bì cho tôi, chỉ nói: "Trong này có 500
đồng tiền nhuận bút của anh. Anh có hai lựa chọn. Một là anh nhận cái
phong bì này. Hai là anh nhận một món quà khác tương đương với giá
tiền". Thấy tôi lưỡng lự anh nheo mắt bảo tôi: "Món này độc đáo lắm. Bảo
đảm anh sẽ thích". Rồi không để tôi lựa chọn anh ra lệnh: "Đi theo
tôi!". Nói xong anh khóa xe mô-bi-lét, lững thững bước đi trước. Ra
đường Nguyễn Duy Dương anh dẫn tôi đến một cái cầu thang lên lầu ba của
khu chung cư chúng tôi ở. Tôi đi theo anh mà lòng ngờ ngờ vực vực. Chưa
bao giờ tôi bước chân lên lầu ba. Chúng tôi đi qua một hành lang rất
dài, hai bên hành lang là một dẫy cửa phòng đóng kín, tôi có cảm tưởng
như là mình đang đi trong hành lang của một khách sạn lớn. Đến một phòng
nọ anh gõ cửa. Cửa mở. Đầu của một cô gái Tàu thò ra. Chúng tôi vào
phòng. Anh Giao nói mấy câu với cô gái rồi đưa cho cô ta cái phong bì.
Xong anh lui ra, nháy mắt với tôi một cái, rồi khép cửa lại. Tôi nhìn
căn phòng rộng trống hổng chỉ có một cái giường nệm lớn trải khăn trắng ở
giữa phòng trong lòng phân vân không biết phải làm gì. Trong lúc đó cô
Tàu vào buồng tắm mở nước vặn vòi hoa sen. Lát sau cô trở ra không mặc
quần áo gì cả chỉ quấn một cái khăn tắm quanh người rồi cô ta ra hiệu
tôi cởi quần áo để vào phòng tắm chung với cô.
Một tiếng đồng hồ sau bước xuống cầu thang tôi lẩm bẩm: "Thằng cha Giao
này tài thiệt! Hắn ở xa tít thế mà biết hết mọi chuyện ở ngay trên đầu
mình". Trong đời viết văn vốn không nhiều nhặn gì cho lắm của tôi đây là
lần đầu tiên cũng là lần duy nhất tôi có tiền nhuận bút. Mà may quá tôi
lại không nhận cái tiền nhuận bút ấy!
Biến cố Mậu Thân xẩy đến đột ngột làm thay đổi cuộc sống của bọn thanh
niên chúng tôi. Thằng trước thằng sau khóa 1/68 rồi khóa 2/68 chúng tôi
lần lượt trình diện Trung tâm Nhập ngũ Quang Trung. Mồng hai Tết năm ấy
chợ An Đông kinh hoàng trong tiếng súng nổ chát chúa từ phía đường Minh
Mạng bên kia con đường sắt. Việt Cộng đang chiếm đóng và trấn thủ chùa
Ấn Quang, nơi mà chỉ hai đêm trước mẹ tôi và tôi dắt tay nhau đi bộ qua
những con đường tối vắng giữa tiếng pháo nổ ran để đến chùa hái lộc đầu
năm.
Kể từ biến cố đó lũ bạn bè chúng tôi tan tác mỗi đứa mỗi ngả trong đời
quân ngũ. Riêng cá nhân tôi sau khi tốt nghiệp khóa 2/68 tại quân trường
Thủ Đức tôi được tuyển vào ngành Chiến Tranh Chính Trị và phục vụ tại
Tổng Cục CTCT ở Sài Gòn, vì vậy mà sau này tôi vẫn tiếp tục sống tại
chung cư An Đông cho đến ngày di tản sang Mỹ cuối tháng Tư năm 1975.
Năm 1973 tôi lập gia đình. Thái Vân và tôi sống ở từng dưới trong căn
nhà số 41 kế cạnh tiệm cau Cẩm Lợi, trong khi anh chị Triệu tôi ở trên
gác. Năm sau khi nhà tôi sinh đứa con đầu lòng, nhà tôi phải đưa thằng
bé về nhà mẹ đẻ một tháng vì lúc ấy chúng tôi chưa mướn được người làm.
Mẹ tôi rất mong ngày con dâu và cháu về lại chợ An Đông. Ngày vợ tôi
bồng con trở về mẹ tôi mừng lắm. Bà nói với nhà tôi: "Mợ biết ngay là
con sắp về vì mấy hôm nay mợ thấy thằng Tiều dọn dẹp thật sạch sẽ cái
phòng của con, nó lau chùi kỹ lưỡng bàn ghế từng li từng tí không còn
một hạt bụi".
Vào những năm chót của cuộc chiến chợ An Đông phản ánh đời sống đầy khó
khăn của dân chúng miền Nam. Đám người từ vùng quê kém an ninh đổ về
thành phố sống lây lất trong chợ, trên vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng
tôi. Những người ăn xin bu quanh thực khách để xin tiền hoặc để chờ
khách ăn xong lấy đồ ăn thừa khiến ông Siu Siu phải vất vả đuổi họ đi.
Vào năm 1974 tên tuổi của mẹ tôi được nhắc đến nhiều lần liên quan đến
một vụ kiện giữa một bên là mấy trăm cư dân sinh sống trong chung cư An
Đông và một bên là tài phiệt Huỳnh Siêu.
Tưởng cũng nên nói là năm 1954 khi mẹ tôi và tất cả những người khác mua
những căn trong chung cư của tài phiệt Huỳnh Siêu thì không phải là mua
đứt mà là mua trong thời hạn hai mươi năm. Chính cái điều khoản "mua 20
năm này" ghi rất nhỏ trong tờ hợp đồng khiến tay tài phiệt này vào năm
1974 đã vin vào đó đòi trục xuất ra khỏi chung cư tất cả những cư dân
đang sinh sống làm ăn tại đó. Sau nhiều lần nhóm họp mẹ tôi được đề cử
làm người đại diện cho cả chung cư An Đông đứng ra kiện Huỳnh Siêu, có
luật sư Trần Văn Tuyên biện hộ. Tên mẹ tôi, bà Nguyễn Tường Tam, được
báo chí hồi đó nói tới khá nhiều lần.
Vụ Huỳnh Siêu chưa ngã ngũ thì biến cố Tháng Tư 1975 xẩy ra.
Chợ An Đông bề ngoài xem ra có vẻ bình lặng nhưng bên trong cư dân hoảng
hốt mỗi người lo toan cho mình một cách riêng để đối phó với viễn cảnh
bắc quân sắp tràn vào thành phố. Vài ngày trước biến cố trọng đại này vợ
chồng tôi không tài nào ngủ được vì đêm khuya có tiếng đục "kịch kịch"
của những nhát cuốc nện xuống sàn nhà từ căn nhà kế cận. Chúng tôi đoán
là họ đào đất để chôn của. Ban ngày tôi thường xuyên vắng nhà để đi tìm
đường vượt thoát. Buổi trưa ngày 29 tháng Tư, một ngày sau khi vợ con
tôi đã rời Việt Nam bằng máy bay của không lực Mỹ, tôi trở về căn nhà An
Đông với mục đích từ biệt mẹ tôi đồng thời báo cho bà biết là tôi đang
tìm đường trốn khỏi nước. Mẹ tôi không có nhà.
Thời gian lúc ấy thật gấp rút. Tôi chạy lên gác nhìn quanh quất xem có
thể mang những thứ gì theo. Có quá nhiều thứ để mang nhưng cuối cùng tôi
chỉ đủ thì giờ gói hai tập bản thảo hai tác phẩm sau cùng của bố tôi là
bản thảo cuốn Xóm Cầu Mới và Giòng Sông Thanh Thủy cho vào một bao ny
lông đem đi. Xuống dưới nhà thì vừa vặn người em họ tôi, nhà văn Thế
Uyên, ghé thăm. Tôi chỉ kịp nói mấy câu với Thế Uyên rồi đi ngay. Trước
khi đi tôi lục trong túi xách tay có một xấp bó giấy bạc 500 đồng lấy
một bó đưa cho Thế Uyên. "Ông ở lại chắc cần tiền". Tôi nói. Thế Uyên
chúc tôi: "Ông đi may mắn".
Chúng tôi chia tay. Đó là hình ảnh sau cùng tôi ghi nhớ trước khi tôi
giã từ vĩnh viễn căn nhà chúng tôi đã sống suốt 20 năm, căn nhà An Đông
của mẹ tôi.
Hai mươi mốt năm trôi qua trên đất Mỹ nhanh như một chớp mắt.
Năm 1996 chúng tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên và có dịp ghé chợ An
Đông thăm căn nhà cũ. Căn nhà nay đã đổi chủ. Bảng hiệu cau Cẩm Lợi thay
thế bằng bảng tiệm vàng Kim Xuyến. Trong lúc vợ con tôi đi sắm đồ trong
chợ An Đông (nay được tân trang phía trong với một dẫy cầu thang cuốn)
tôi đứng trước cửa tiệm vàng nhìn lên cái ban công trên cao nhớ lại
những giờ phút xa xưa đứng trên đó nhìn xuống cái quán Siu Siu ở dưới
này bây giờ không còn nữa, nhớ lại cả một thời thanh xuân, thời tuổi trẻ
của mình mà lòng bồi hồi.
Đã bao nhiêu nước chẩy qua cầu.
Mẹ tôi không còn nữa. Sau biến cố năm 1975 mẹ tôi đã sống thêm được 6
năm tại căn nhà An Đông ấy và chứng kiến bao nhiêu cảnh tang thương của
cuộc đổi đời. Tuy mẹ tôi được nhà cầm quyền mới để yên không làm khó dễ
như bà vẫn hằng lo ngại (do tên tuổi bố tôi), nhưng bà đã trải qua bao
cảnh chia ly tử biệt trong gia đình. Mẹ tôi chứng kiến chị cả tôi, chị
Thư, chết trong một tai nạn xe cộ vào năm 1976, anh Thạch tôi bị đi tù
cải tạo ở miền Bắc, anh chị Triệu tôi vượt biên, bị bắt, bị tù, rồi vượt
biên nữa. Những người con của bà, người chết người bỏ đi xa, căn nhà
vắng dần bóng người, mẹ tôi nhiều lúc sống thui thủi một mình trong căn
nhà An Đông. Người chăm lo hầu hạ bà sau này nhiều nhất là chị Thạch
và... chú Tiều. Vâng, chú Tiều, con người điên điên khùng khùng ấy không
ngờ lại là người rất có tình nghĩa, tận tụy chăm lo cho mẹ tôi cho đến
những ngày cuối của đời bà.
Theo lời chị dâu tôi, chị Thạch, sau năm 1975 chú Tiều ở hẳn trong nhà
mẹ tôi. Chú giặt dũ, nấu cơm, đóng cửa, mở cửa, coi nhà và trông nom mẹ
tôi. Hồi đó trộm cướp nhiều lắm, mẹ tôi nhiều lúc ở nhà một mình nên sợ,
may mà có chú Tiều bảo vệ. Đêm đêm chú giắt con dao phay sáng quắc đi
tới đi lui trước nhà khiến đám bụi đời và lũ trộm cắp rất ngán không ai
dám bén mảng đến cửa. Anh Thạch tôi sau 5 năm trời cải tạo trở về sống ở
chợ An Đông. Ngày anh trở về là ngày vui nhất của mẹ tôi. Anh là người
duy nhất trong số các con của mẹ tôi được sống với mẹ trọn một năm chót
của đời bà. Tháng Tư năm 1981 mẹ tôi bị bệnh nặng. Anh cả tôi từ bên
Pháp về Việt Nam đưa mẹ tôi sang Paris chữa bệnh. Đến phi trường Orly mẹ
tôi được chở thẳng đến bệnh viện. Bà qua đời tại đó ít lâu sau, thọ 74
tuổi.
Trong cuộc đổi đời khủng khiếp ấy tội nghiệp nhất phải nói là ông chủ
quán cơm gà Siu Siu. Vào năm 1975 sau 20 năm làm ăn phát đạt ông Siu Siu
trở nên giầu có. Ông đã tậu 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường
Nguyễn Duy Dương, cạnh trường Trí Dũng, và biến 3 căn này thành một nhà
hàng bán cơm gà thật lớn, trong khi ông vẫn duy trì cái quán cóc nhỏ ở
sát cạnh nhà mẹ tôi. Vẫn theo lời kể của chị Thạch thì khi những người
cộng sản vào trong Chợ Lớn họ niêm phong và tịch thu tất cả những nhà
hàng lớn của hoa kiều, chỉ cho hoạt động những nhà hàng nhỏ bán buôn lẻ
tẻ. Ông Siu Siu bỗng nhiên một lúc bị tước đoạt cả 3 căn nhà. Còn quán
cóc thì ông sang lại cho chú Sáng, một người bà con của ông. Tháng 6 năm
1978 những thương gia trong Chợ Lớn hùn nhau tổ chức một cuộc vượt biên
bằng tàu. Ông Siu Siu và toàn gia đình ông tham dự trong chuyến đi ấy.
Ra khơi không may tàu chìm. Toàn thể gần trăm người trên tàu không một
ai sống sót chỉ trừ một mình ông Siu Siu. Ông bám vào một tấm ván theo
sóng biển trôi tấp vào bãi biển tỉnh Bến Tre. Dân chúng địa phương báo
cho công an biết và ông được chở vào bệnh viện cứu sống. Sau khi điều
tra lý lịch biết ông Siu Siu ở chợ An Đông họ điện cho công an phường An
Đông để xin giải ông về quận 5. Ông Siu Siu sau đó trở thành người mất
trí. Không còn nhà cửa để ở ông sống lây lất ngay dưới mái hiên căn nhà
cũ của mình ở đường Nguyễn Duy Dương. Rồi giống như chú Tiều ông bắt đầu
điên khùng nói năng lảm nhảm. Nhưng tệ hơn chú Tiều ông phải ngửa tay
xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống, những người
mà chỉ mấy năm trước đã là thực khách thường xuyên của quán cơm gà rất
nổi tiếng của ông.
Còn chú Tiều nhờ trời thương nên có hậu vận khá. Sau khi mẹ tôi qua Pháp
chị dâu tôi và anh Thạch là hai người sau cùng ở lại chợ An Đông. Khi
anh chị Thạch quyết định về ở Thủ Đức anh chị đã sang căn nhà 39 An Đông
cho bà Kim Xuyến. Bà Xuyến sửa lại căn nhà để mở một tiệm vàng khang
trang đẹp đẽ. Theo lời chị Thạch thì căn trên gác được sửa sang gắn cửa
kính lắp máy lạnh và đặc biệt để dành riêng cho chú Tiều ở. Chả là bà
Kim Xuyến có nhà riêng 3 tầng ở đường Lý Hồng Phong nên bà không ở tiệm
vàng. Mỗi sáng bà đến chợ An Đông bán hàng. Chiều đến bà cho vàng vào
trong két sắt (cái két sắt lớn của mẹ tôi để lại) khóa két lại rồi giao
nhà cho chú Tiều coi giữ. Đêm đêm chú Tiều giắt con dao bên lưng, đi tới
đi lui, giống như trước kia chú đã làm thế để bảo vệ mẹ tôi, do đấy mà
không một tên bất lương nào dám bén mảng đến trước cửa căn nhà số 39. Bà
Xuyến về nhà riêng có thể yên tâm ngủ vì tiệm vàng đã có chú Tiều canh
giữ. Một người khùng điên, không tài cán, không người thân thích, mà lại
được tín nhiệm giao phó trông coi cả một tiệm vàng... Đúng là chuyện
khó tin nhưng có thực!
Sáu năm sau, năm 2002, chúng tôi lại trở về Sài Gòn và đến thăm lại căn
nhà cũ một lần thứ hai. Tiệm vàng Kim Xuyến không còn ở đó nữa. Từng
dưới nhà nơi chỗ hai cửa sắt trông ra hai mặt đường đã bị bịt tường kín
bưng. Trên lầu những ban công được che bằng những song sắt chắc chắn.
Chúng tôi đoán chủ nhân mới là sở hữu chủ của cả hai căn 39 và 41, họ
dùng căn 41 làm chỗ buôn bán và dùng căn nhà cũ của mẹ tôi làm kho chứa
hàng.
Lần đó cũng là lần sau cùng tôi nhìn thấy căn nhà An Đông cũ của mẹ tôi.
Bức tường kín mít đã hoàn toàn chắn tôi với quá khứ. Tôi bâng khuâng tự
hỏi không biết số phận của chú Tiều bây giờ ra sao, còn sống hay đã
chết?
Nguyễn Tường Thiết
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 06/Apr/2021 lúc 7:26am
'Đọc "Sài Gòn Một Thuở - Dân Ông Tạ Đó"
Thời Việt Nam Cộng hòa, Thủ đô Sài Gòn có 9 quận, sau thêm quận 10, rồi 11. Như tôi còn nhớ.
Các khu vực được nhiều người biết, hay nghe nói đến là Bàn Cờ, Xóm Chiếu, Thị Nghè, Tân Định, Vườn Chuối, Ngã ba Ông Tạ.
Tôi
sinh ra và lớn lên trong một xứ đạo ở khu vực Ngã ba Ông Tạ, mà sau này
những lúc khai hồ sơ, đơn từ về nơi sinh tôi vẫn không biết là ghi thế
nào cho đúng vì ấp, xã nhà tôi lúc thì thuộc về Gia Định, lúc thuộc về
Sài Gòn, bây giờ là một phường của TP ************.
Mới
đây có sách “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” [Nxb. Trẻ, 2021] của
nhà báo Cù Mai Công ghi lại khá rõ lịch sử và con người của khu vực này.
Sách đã được đón nhận nồng nhiệt, được tái bản ngay và là “Best Seller”
trong nhiều tuần qua.
Nhà
báo họ Cù, hiện đang công tác tại báo Tuổi Trẻ, nổi tiếng từ những ngày
còn là “Cỏ Cú”, “Lí Lắc” bên “Mực Tím” với sinh viên học sinh và sau đó
có nhiều tác phẩm phóng sự xã hội qua 6 tập “Saigon by Night”.
Là
dân gốc Ông Tạ nên tôi cũng tìm đọc sách của Cù Mai Công để xem nơi
thân thương cũ đã có thay đổi trong địa chí, trong nếp sống, trong tâm
tình con người ở làng xưa xóm cũ ra sao. Nhất là khi tác phẩm do chính
người con của Ông Tạ viết ra, vì tác giả được sinh ra ở xứ đạo Tân Chí
Linh và sống ở đó cho đến nay.
Anh
Cù Mai Công đã trân quý gửi tặng tôi một bản. Cám ơn tác giả và chị
Thanh Thu, chủ quán Bánh cuốn Ông Tạ trong khu Vietnam Town ở San Jose,
đã tạo cơ hội cho tôi nhận được sách sớm nhất trong hoàn cảnh Covid-19
với nhiều khó khăn.
Tập sách mở đầu với bài viết về địa chí khu vực, có bản đồ phác hoạ ranh giới từ hơn 150 năm trước.
Trải
qua lịch sử, với trận đánh chiếm đại đồn Chí Hoà năm 1861, xem như thủ
phủ của khu vực Ông Tạ ngày nay, là trận đánh với quân Pháp và Tây Ban
Nha lớn nhất trước năm 1945 của dân quân triều Nguyễn, tuy thất bại, với
hàng nghìn người hy sinh và tướng chỉ huy Nguyễn Tri Phương bị thương
nặng.
“Địa
linh nhân kiệt” ngày xưa có ảnh hưởng đến người dân đến sống trên vùng
đất này, đó là bản tính: “chấp nhận, kiên cường đối đầu gian khó với máu
liều lĩnh trên vùng đất mới vốn toàn đầm lầy, mồ mả…” Theo nhận định
của tác giả.
Dân
Ông Tạ đã thể hiện những cá tính từ đó, qua bao thăng trầm lịch sử, dù
là dân gốc Nam sống lâu đời ở đó, hay người Bắc 1954 di cư và cả những
người đến đó sau năm 1975.
Về
địa dư, Ngã ba Ông Tạ là ngã ba đường Phạm Hồng Thái, nối dài Lê Văn
Duyệt (nay là Cách mạng Tháng 8) và đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm
Văn Hai), với tiệm chụp ảnh Á Đông cao sừng sững, một thời là dấu mốc để
nhận ra từ xa.
Khu
vực này trước khi tràn ngập người di cư là những đầm lầy, là vườn cao
su, vườn nhài, vườn lay-ơn mà tôi thường nghe thày u, cô chú bác nhắc
đến. Hoa nhài tôi không còn nhìn thấy, nhưng vườn cao su thì ngày còn bé
hay ra đó bắt dế, nhặt trái quay tung lên trời, xem cải mộ tây.
Qua
tác phẩm, tác giả dựng lại hành trình hội nhập của hàng vạn dân Bắc di
cư vào Nam, lập nên những xứ đạo Nghĩa Hoà, Nam Thái, Nam Hoà, An Lạc,
Sao Mai, Tân Chí Linh, Thái Hoà, Lộc Hưng mang theo nhiều gắn bó trong
tình đồng hương và nề nếp sinh hoạt từ quê Bắc.
Chẳng
hạn như Nghĩa Hoà là tên ghép của xứ Nghĩa Chính ngoài Bắc và vùng đất
mới Chí Hoà. Giáo xứ do cha Đinh Huy Năng trông coi hàng nghìn con
chiên, được thành lập ngày 1/11/1954 trên đầm lầy và sau đó trở thành
một xứ đạo rộng lớn nhất và đông giáo dân nhất vùng.
Xứ Nam Thái, nằm ngay trung tâm Ông Tạ, là tên ghép của hai tỉnh Nam Định và Thái Bình.
Qua
tác phẩm, hình ảnh những con người tiêu biểu của khu vực Ông Tạ hiện
lên, từ một phụ nữ buôn gánh bán bún nuôi con rồi trở thành ông bà chủ
quán bún chả Ngọc Hà thơm lừng. Từ những xe phở Mần, xe phở Phú Vinh đến
các tiệm phở Bình, Hồng Châu, Cường mà khẩu vị chuyển dần từ Bắc sang
Nam. Từ nhiều nhà làm giò bán trong vùng và phân phối đến nhiều nơi
trong thủ đô. Từ xôi Nam Thái đến phở tái An Lạc. Các tiệm vàng, tiệm
bánh các loại phù hợp và cần thiết cho việc cưới hỏi.
Khu
vực Ngã ba Ông Tạ ngày trước nằm lọt trong xã Tân Sơn Hoà, tuy không
phải là tên một đơn vị hành chánh hay tên đường, nhưng có thể nói đó là
trung tâm thương mại của quận Tân Bình từ thập niên 1950 tới nay.
Nhưng
dân Ông Tạ cũng không phải toàn những câu chuyện gầy dựng cơ sở thương
mại thành công trong tinh thần “phi thương bất phú”, hay toàn những
người hiền lành tử tế.
Kỹ
sư Đặng Đình Đáng trong thương vụ nhập cảng và lắp ráp xe máy Puch từ
châu Âu, với cơ sở lớn nhất vùng Đông Nam Á vào những năm giữa thập niên
1960, đã gặp thất bại kéo dài.
“Trùm Sơn Đảo” gốc Ông Tạ, khét tiếng du côn đã bị một trùm băng đảng khác thanh toán.
“Trai
Nam Thái” hăng say xuống đường biểu tình chống chính phủ, “gái An Lạc”
mang dao răng cưa chặt đá sẵn sàng chém đám thanh niên từ khu khác qua
cướp tiền bầu cua vào một dịp Tết.
“Dân Ông Tạ ra ngõ không đụng giang hồ thì gặp… văn nghệ sĩ” là tựa một bài viết về giới văn nghệ sĩ có gốc từ đây.
Các
nhạc sĩ Văn Giảng với “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”; Hoài An
với “Tâm sự ngày xuân”, “Ngày xuân thăm nhau” là những ca khúc đã đi vào
lòng người.
Ca
sĩ có Giang Tử, Duy Khánh, Đàm Vĩnh Hưng, Minh Thuận, Tóc Tiên. MC
Nguyễn Ngọc Ngạn, MC Đại Nghĩa. Nhạc sĩ có Hùng Lân, Ngọc Chánh, Ngọc
Trọng, Vũ Xuân Hùng.
Các
nhà văn Hoàng Hải Thuỷ, Nguyễn Đình Toàn, Võ Hà Anh – Dung Saigon,
Nguyễn Ngọc Thuần; thi sĩ Đỗ Trung Quân, hoạ sĩ Bùi Đức Lâm, nhà báo
Nguyễn Hồng Lam, Trương Bảo Châu; hoạ sĩ và nhà điêu khắc Lữ Thê (Đinh
Văn Rật) cũng là người Ông Tạ. Còn nhiều nữa.
Trong
bài viết, tác giả ghi nhầm về giải thưởng hội hoạ Việt-Mỹ của Lữ Thê.
Nhà ông ngay sau nhà tôi và tôi có học vẽ và làm trong tiệm vẽ quảng cáo
của ông vài năm, Lữ Thê được giải khuyến khích điêu khắc Giải Văn học
Nghệ thuật Việt Nam Cộng hoà 1971 với bức tượng “Một hướng”, cùng năm
với ca sĩ Thanh Lan được giải nữ tài tử điện ảnh có nhiều triển vọng
nhất.
Dân gốc Ông Tạ cũng một thời nổi tiếng là những tay vô địch đấm bốc trên võ đài với nhiều giải thưởng.
Đọc
“Dân Ông Tạ đó!” sẽ thấy lịch sử thành hình của những ngôi trường Nghĩa
Hoà, Thánh Tâm, Ngô Sĩ Liên. Hay trường Mai Khôi, Nguyễn Thượng Hiền là
nơi tác giả đã mài đũng quần nhiều năm.
Nghe
kể chuyện ma cũng rờn rợn tóc gáy. Khu vực là mồ chôn của hàng vạn
người trong chục nghĩa địa, nhưng vẫn có những bộ xương rải rác dưới nền
nhà vì thế mới có chuyện ma ám tác giả khi còn bé. Ma trong ao cá trước
nhà thờ An Lạc.
Lịch
sử xa xưa của khu vực gắn liền với tên tuổi của Giám mục Bá Đa Lộc,
được chôn trong “Lăng Cha Cả”, gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, mà
sau 1975 đã được cải táng mang về Pháp.
Gần
hơn là ông Huyện Sĩ Lê Phát Đạt, ông ngoại của Hoàng hậu Nam Phương, đã
cống hiến khu đất xây nhà thờ Chí Hoà hơn trăm năm trước.
Sau
đến Ông Tạ là thầy thuốc nam Thủ Tạ, tên thật là Trần Văn Bỉ
(1918-1983) hay giúp đỡ người nghèo, làm việc nghĩa nên đã lưu danh
trong lòng người.
Khởi
đi từ vùng đất bùn lầy nước đọng, Ngã ba Ông Tạ sau bao thăng trầm của
lịch sử vẫn hừng hực sức sống. Người Ông Tạ cũng đã trải qua bao nhiêu
khốn khó thời bao cấp, thời vượt biên, vượt biển mà tác giả chưa nhắc
đến trong tập sách này.
Ngày
nay người Ông Tạ có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, tiếp tục vươn lên.
Trang “Hội đồng hương vùng Ông Tạ” trên Facebook, do anh Bùi Xuân Thái,
gốc giáo xứ Nghĩa Hoà, điều hành là một trang mang tên một khu vực của
Sài Gòn có đông thành viên, trên 9 nghìn và có những trao đổi trong tinh
thần tương kính nhau. Đó cũng là đặc tính của dân Ông Tạ.
Nhiều
người đang mong đọc tập sách kế tiếp của Cù Mai Công, vì với 172 trang
của “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!”, đọc xong chỉ như mới cảm nhận
là phần giới thiệu về địa phương chí Ông Tạ.
Bùi Văn Phú
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Apr/2021 lúc 8:04am
SAIGON - cái tên địa danh 1 trong 40
thành phố nổi tiếng trên thế giới được khắc tên trên mặt đồng hồ Thuỵ Sỹ từ
những năm 1953.
Chiều qua uống cafe với đứa em, buôn
chuyện khắp thế giới mới biết em cũng cùng sở thích mê đồng hồ (mình chỉ mê thôi
nha). Em gởi hình cái đồng hồ và hỏi có biết tin thú vị này không ? Xem
xong thật sự mình rất rất ngạc nhiên xen lẫn tự hào cái tên SAIGON được khắc trên
mặt đồng hồ của một thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới - PATEK PHILIPPE -
model 2523 của Thuỵ Sỹ. Tin quá hay và quá thú vị không phải ai mê đồng hồ cũng
biết. Tối mình về nhà lật đật “lục tung” internet tìm hiểu mới càng “nổi da gà”,
khi biết nó được sản xuất
năm 1953, khi miền Nam lúc đó do Pháp đô hộ, nhưng thành phố SAIGON được khắc tên
1 trong 24 múi giờ thế giới. Cái tên được ngạo ngễ đứng chung với 40 thành phố
nổi tiếng đại diện trên thế giới: Sydney, Montreal, Moscow, New
York, California, Rio De Janeiro, London, Paris, Geneva, Tokyo,…..có cả
Singapore (mình hơi thắc mắc nước Singapore thành lập năm 1965, nhưng đồng hồ này
lại được sản xuất năm 1953 ?).
Tương truyền, vào năm 1876 sau khi
lỡ chuyến tàu ở Ireland, kỹ sư đường sắt người Scotland - Mr.Stanford Fleming
bắt đầu tìm cách chuẩn hóa thời gian. Phát biểu trước Viện Hoàng gia Canada ở
Toronto năm 1879, ông đề xuất chia trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi cách nhau
một tiếng với thời gian chung cho từng múi giờ riêng lẻ. Ý tưởng của ông đã vấp
phải sự phản đối đáng kể từ các chính phủ và cộng đồng khoa học nhưng sự kiên
trì của ông đã được đền đáp khi khái niệm mang tính cách mạng của ông cuối cùng
được thông qua vào năm 1884 tại Washington, khi 25 quốc gia tham gia hội nghị
Kinh tuyến Quốc tế quyết định rằng kinh tuyến gốc của kinh độ 0 ° sẽ đi qua
Greenwich, nước Anh.
Đồng hồ giờ thế giới dường như ít
được các tín đồ đồng hồ quan tâm cho đến khi nhà chế tác đồng hồ thiên tài
Mr.Louis Cottier thiết kế một bộ máy đồng hồ bỏ túi có giờ địa phương với kim
giờ và kim phút ở trung tâm, được liên kết với một vòng xoay 24 giờ và được bao
quanh bởi một vòng quay số cố định bên ngoài với tên của các thành phố khác
nhau được ghi trên đó. Đồng hồ bỏ túi giờ thế giới, tiền thân của tất cả đồng
hồ giờ thế giới, hiển thị đồng thời mọi múi giờ trên thế giới, đồng thời cho phép
xem giờ địa phương dễ dàng và chính xác, và tất cả trên một mặt số duy nhất.
Cottier đã thu nhỏ phát minh của mình
vào cuối những năm 1930, xuất hiện trên chiếc Patek Philippe model 1415. Đến
năm 1953, Patek Philippe model 2523 có hệ thống hai núm vặn mới, một để lên dây
cót và một ở vị trí 9h để điều khiển đĩa các thành phố. Khi được giới thiệu ra
thị trường, đồng hồ hai núm mới này không thành công về mặt thương mại, nên rất
ít sản phẩm được sản xuất. Chỉ có 7 cái được chế tác bằng vàng hồng, 5
cái có bản đồ thành phố Âu châu và Bắc Mỹ. Trong đó, 1 trong 2 cái duy
nhất dùng bản đồ Âu Châu & Á châu có mặt sứ màu xanh nước biển, khi
lặn xuống nước màu trên mặt có một chiều sâu như dưới biển. Đồng hồ duy nhất này
có cả 2 thứ trên mặt mà các nhà sưu tập đồng hồ mong muốn là mặt bằng men
Enamel (loại sứ trên cái mặt tròn ở giữa) phải nung 2 lần mới thành. Và mặt
trang trí vói những pattern bằng máy (do huyền thoại Louis Cottier phát minh,
sau đó hãng Patek Philippe sử dụng). Đặc biệt được sản xuất trong thập niên 50
thế kỷ trước, thập niên hoàng kim của chế tạo, thiết kế, kỹ thuật điêu luyện
của đôi tay những bậc thầy.
Và…..chiếc đồng hồ Patek Philippe
2523 giờ thế giới có khắc tên SAIGON được sản xuất năm 1953 trở thành chiếc
đồng hồ đắt nhất được bán ở Á châu. Nghe nói đâu tầm vài triệu đô chứ mấy ?!?
Ahihi...!
Minh Hòa
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 02/May/2021 lúc 5:49am
“Văn Hóa Không Tên” Tạo Nên Linh Hồn Của Sài Gòn Xưa
Buổi sáng thứ Sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi
rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã
bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó ở Sài Gòn này, chắc cũng “vĩ
đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt.
Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tự Do xưa kia của chúng tôi. Nhìn
toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào
kiên cố xung quanh cứ như nhìn thấy cái gọi là “trại cải tạo”.
Thì ra, sau hơn 12 năm, cái “trại cải tạo” ấy vẫn còn ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay cả trong giấc mơ. Thế
nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi bỗng cúi đầu, chẳng muốn
nhìn lâu và cũng chẳng muốn tìm hiểu xem trong thời gian tới, nó sẽ mọc
lên cái gì. Tôi cứ nghĩ Gival đã thuộc hẳn về quá khứ, như những người bạn tôi ra lò hỏa thiêu, không bao giờ gặp lại. Ông bạn thấy tôi khựng lại, bèn giải thích: “Nó
mở lại Givral hôm qua (10-10-2012) ở chỗ cũ rồi ông ạ. Cũng điểm tâm,
cà phê như xưa. Ra ngồi xem cho biết, nhớ lại chút kỷ niệm xưa.”
Nghe
bùi tai, tôi đồng ý ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ
bạn, nhớ tình, nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy. Nói
đến Gival là nhớ đến La Pagode, Brodard… chắc chắn những người đã từng
sống, từng ghé qua Sài Gòn chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà
báo, dân biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. Còn
một số lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại
“thủ đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài Gòn thập niên 60-75 cũng hay lui
tới nơi này.
Đây là một địa điểm trung tâm thành phố, rất thuận
tiện cho mọi việc, từ hẹn hò, mua sắm vài thứ, đợi giờ vào rạp chiếu
phim, hoặc chỉ đi “bát phố” mà hồi đó chúng tôi gọi là đi “hittuking”,
tức là đi “hít tủ kính” chứ không mua bán gì.
Hơn thế, thương
hiệu bánh ngọt Gival rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách sành ăn. Mấy bà
đi ngang qua Lê Lợi – Tự Do ghé vào mua vài cái bánh mang về cho chồng
con là chuyện bình thường. Givral, La Pagode, Brodard đã trở thành một cái “trục văn hóa không tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài Gòn.
Sau năm 1975, Givral vẫn còn sống sót cho đến khi khu này bị “giải tỏa”, nhưng khách không còn “chọn lọc” như thời xưa. Khách
hàng đủ mọi loại, ông Tây bà Đầm, ông Hàn Quốc bà Đài Loan, chân dài
đẹp, chân dài xấu, nghệ sĩ thập cẩm ra vô thong thả và giá cả cũng vào
loại trung bình, không “mềm” cũng không “cắt cổ”.
Trong khi ông bạn tôi tìm chỗ gửi xe, tôi đứng trên đường Lê Lợi nhìn qua khung kính vào nhà hàng Gival mới. Nó
vẫn ở cái góc Lê Lợi – Đồng Khởi, mấy cái cửa kính lớn vẫn cho khách có
thể nhìn ngắm hai mặt đường phố và tất nhiên khách đường phố cũng
Givral nằm trong thương xá Edencó thể chiêm ngưỡng những khách hàng
“đẳng cấp” ngồi bên trong.
Điếu đáng tiếc nhất là cái cột to
tướng đúng vào góc đẹp nhất che lấp mất tầm nhìn nơi cửa chính trước
kia, làm cho không gian có vẻ như chật chội hơn, không thể nhìn thẳng ra
nhà hát lớn, khách sạn Continental với phong cách rất Tây và khách sạn
Caravelle cùng cái vòng xoay và những con đường chảy vào giữa lòng thành
phố.
Chúng tôi bước vào nhà hàng với một vẻ lạ lẫm. Những
chiếc bàn ghế mới toanh, những bộ salon kê hai bên góc khá đẹp. Tất cả
đều mang dáng vẻ sang trọng như bất cứ một nhà hàng cà phê, điểm tâm “có
hạng” nào ở những thành phố lớn.
Khoảng 9 giờ sáng, khách đã
chiếm hết số bàn trong tiệm. Số còn lại ngồi rải rác quanh chiếc
comptoir hình móng ngựa. Những người hoàn toàn xa lạ ngồi riêng biệt,
chẳng ai nhìn ai. Cái không khí ấy khiến tôi không thể quên những
ngày xưa. Tuy ngồi khác bàn nhưng chúng tôi vẫn có thể biết xung quanh
mình có những ai. Bàn bên kia là bốn năm anh ký giả chuyên làm tin
hành lang Quốc Hội, bàn góc trái là mấy ông dân biểu Hạ Nghị Viện thời
Đệ Nhị Cộng Hòa đang say sưa bàn về những “ý kiến” đã và đang chuẩn bị
lên diễn đàn.
Bàn giữa nhà là mấy “dân chơi” quen mặt, có lẽ
ngồi đợi người đẹp… Thỉnh thoảng một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một
ánh mắt thân thiện. Sự gần gụi, quen thuộc ấy chính là cái linh hồn của Givral trước 1975. Bây giờ không tìm lại được nữa.
Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào?
Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt
đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng
đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ
hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Givral nằm
đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà
hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là khách sạn Carvelle sinh sau đẻ
muộn.
Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard. Ba tiệm cùng nằm trên
một con đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100m và gần như
có kiểu kinh doanh giống nhau.. Nhưng thật ra, nếu để ý kỹ, khách hàng thường chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn hóa”.
Nhà hàng La Pagode.
Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất. Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống gì” (bởi ở miến Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đã biết La Pagode. Hồi đó Pagode còn bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa thì nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đãng. Khách đến thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt. Phía trong có một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc kiếm tiền. Ông
Hoàng Hải, anh ruột của cố Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương, có thể kể là một
“nhà vô địch về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua một chục cái
jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp hết lại kêu
ông ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống jeton tha hồ
chơi.
Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc
sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất
nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh
Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần
Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Tạ
Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca,
Trần Dạ Từ, Nguyễn Đình Toàn… Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết. Thật
sự cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “bình loạn” vài
cái tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi. Cả ba nhà hàng này với
những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi
những tin tức ấy là “radio catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được
đặt tên là đường Catinat).
Tuy nhiên cũng có những nguồn tin
“bí mật quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ
là sự thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đã là
“láo toét” như nhiều người kết tội nó. Vậy tạm gọi Pagode dành cho
giới viết lách gặp nhau, xả stress. Còn Givral đông nhất và đáng kể nhất
vào mỗi buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở
ngay trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao
tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề.
Và chuyện bên lề
bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc
gia”, chuyện phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện tình bà nghị
ông nghị…, cứ nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh
phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị
sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi
tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên,
ngoài người Việt Nam còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách
sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người
Việt làm cho các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại
đây.
Có một nhà thơ hàng đầu Việt Nam thời đó là thi sĩ Đinh
Hùng, bình thường ông hay ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại
ngồi ở Givral. Dáng người “thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào
ông cũng chải chuốt, complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn
xách chiếc cặp da, ông còn giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lãm của “công tử
Hà Nội” những năm 50.
Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở
đây. Tôi để ý thấy hầu hết là những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông
ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù rì với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đã ngoại ngũ tuần nhưng trái tim vẫn còn rất trẻ. Những
lúc nhìn ông “say” như thế, tôi có cảm tưởng như ông cũng giống như
những cậu trai 20 ngồi bên cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của
mình. Có lẽ vì vậy thơ ông bao giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại
rất đặc trưng.
Có thể, Givral chính là nơi bắt ngưồn cho những
cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này. Hôm nay ngồi ở Givral, hình bóng anh
Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây. Nhớ lại, khi tôi viết truyện dài
“Đời chưa trang điểm”, tiêu đề này chính là đã mượn trong câu thơ “đời
chưa trang điểm mà xuân đã về” của anh. Lúc gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”.
Mới
đây mà đã hơn nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi! Còn nhà hàng Brodard nằm
ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp, nhìn sang bên kia là vũ trường Tự Do của
ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các
em “ca nhe” từ vũ trường Ritz Hà Nội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào
những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của
những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê –
Thăng Long Xích Thố, anh em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine
cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ.
Các “đại gia, tiểu gia”
thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân
có “xế bốn bánh” đủ để chở các em đi ăn đêm. Thỉnh thoảng một vài em
vũ nữ, thường là loại có hạng như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy
cái vũ trường gần đó như Tự Do, Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán
dóc.
Nhà hàng Bodard
Ba nhà hàng ấy là 3
sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn
của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn. Còn
một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng Thanh Thế, nơi này là
chỗ gặp nhau của những ký giả thể thao như đàn anh Huyền Vũ, Thiệu Võ và
một số những nhà báo miền Nam
Không thể tìm lại dĩ vãng
Tóm
lại, trong bài này, tôi chỉ muốn thông tin đến bạn đọc một nét “văn hóa
xưa” vừa được khơi gợi lại giữa thành phố Sài Gòn. Nhưng với tôi, nó
chỉ còn cái tên Givral của thời xa xưa thôi. Tất cả đều khác trước,
giá cả lại quá cao không phù hợp chút nào với cánh phóng viên Việt Nam.
Nó sẽ chỉ còn thích hợp với khách du lịch ghé ngang qua thành phố này.
Dù sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng lòng với những hoài niệm cũ, với Sài Gòn xưa, một cái gì đã mất đi không thể tìm lại được.
Văn Quang
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/May/2021 lúc 9:24am
https://www.youtube.com/watch?v=XFujApoqkKU">
Kỷ niệm Sài Gòn xưa <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 06/May/2021 lúc 1:20am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2021/05/nguoi-hoa-cho-lon-nguyen-ngoc-chinh.html - Người Hoa - Chợ Lớn
Người Tầu, Ba Tầu, Các Chú,
Khách Trú và Chệt hoặc Chệc. Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày
16/2/1870) giải thích:
“... An
Nam ta kêu là Tầu, người bên Tầu, là vì khách thường đi Tầu qua đây, lại dùng Tầu
chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tầu, hàng Tầu, đồ Tầu v.v. Từ Ba–Tầu
có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép
người Hoa làm ăn và sinh sống: vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài Gòn–Chợ Lớn, Hà
Tiên, từ Tầu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam,
nhưng dần từ Ba Tầu lại mang nghĩa miệt thị, gây ảnh hưởng xấu...”.
...Kêu
Các chú là bởi người Minh hương mà ra; mẹ An Nam cha Khách nên nhìn
người Tầu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha
mình, nên mới kêu là Các chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần
người ta bắt chước mà kêu bạy theo làm vậy...”.
“... Còn
kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người
bên Tầu hay giữ phép, cũng như An Nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu,
cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu, vân vân. Người An Nam ta nghe
vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc...”
Cách
giải thích thuật ngữ nói trên của Gia Định Báo từ thế kỷ thứ 19 được
coi là tạm ổn vì đây là một trong những tài liệu xưa có xuất xứ từ miền
Nam. Theo Lê Ngọc Trụ trong Tầm nguyên Tự điển Việt Nam, chệc hay chệt
là tiếng Tiều gọi chữ thúc, nghĩa là “em trai của cha”. Người bình dân
gọi Chệc để chỉ chung người Hoa. Người Quảng Đông cho là gọi như thế có ý
miệt thị, người Triều Châu trái lại, chấp nhận vì họ được tôn là chú. Ở
miền Nam, “các chú” Quảng làm ăn buôn bán khá hơn “các chú chệc” người
Tiều lam lũ trong nghề làm rẫy, tằn tiện nên không biết có phải vì vậy
mới có câu:
Quảng Đông ăn cá bỏ đầu
Tiều Châu lượm lấy đem về kho tiêu!
Người
Tiều lại chê dân Quảng không biết ăn cá. Họ nói món cháo cá Tiều khi ăn
có vị ngọt đặc biệt nhờ chỉ rửa sạch bên ngoài, giữ lại nguyên si vảy,
đầu và cả ruột! Dân Tiều ở miền Nam “chuyên trị” những món cá chim hấp,
bò viên, tôm viên, ruột heo nấu cải chua... và nhất là món hủ tíu Tiều
Châu. Người ta còn dùng các từ như Khựa, Xẩm, Chú Ba... để chỉ người
Tầu, cũng với hàm ý miệt thị, coi thường. Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ
ràng trong cách gọi: phụ nữ Tầu được gọi là thím xẩm còn nam giới thì
lại là chú ba.
Năm
1956, chính phủ Ngô Đình Diệm của nền Đệ nhất Cộng hòa (1955–1963) đã
có một quyết định khá táo bạo, buộc tất cả Hoa kiều phải nhập quốc tịch
Việt Nam, nếu không sẽ bị trục xuất. Thương nghiệp tại miền Nam sau thời
Pháp thuộc phần lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều. Vì vậy,
chính phủ cố tạo sức mạnh cho doanh nhân Việt bằng cách hạn chế quyền
lợi của người Hoa. Đạo luật 53 cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham
gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá,
dầu lửa, thu mua sắt vụn... được Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành vào
tháng 9/1956. Đạo luật này đã làm xáo trộn kinh tế trong nước nhưng đã
có tác động mạnh đến nền công thương nghiệp của người Việt vào thời kỳ
đó. Đa số người Hoa đã nhập tịch Việt, tính đến năm 1961, trong số 1
triệu Hoa kiều ở miền Nam chỉ còn khoảng 2,000 người giữ lại Hoa tịch.
Người
Tầu kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc
biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng.
Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành
công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như
đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90%
xuất nhập cảng. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả
thị trường. Cũng vì thế, ở Sài Gòn có câu mỉa mai: “Sống phá rối thị
trường, chết chật đường chật xá” để ám chỉ người Tầu khi còn sống lũng
đoạn nền kinh tế và đến lúc chết lại tổ chức những đám ma một cách rình
rang. Cũng như người Tầu ở Hồng Kông và Macao, người Tầu ở miền Nam đa
số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese) chứ không nói tiếng Quan
Thoại(Mandarin) mà ngày nay gọi là tiếng Phổ Thông. Cũng vì thế, ngôn
ngữ Sài Gòn xưa vay mượn từ tiếng Quảng Đông được khoảng 71 triệu người
Hoa trên khắp thế giới xử dụng.
Người
Sài Gòn thường ví những người “ăn nói không đâu vào đâu” là “nói hoảng,
nói tiều” thực ra là “nói tiếng Quảng Đông, nói tiếng Triều Châu”. Điều
này cho thấy tiếng Quảng Đông xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ miền
Nam trước năm 1975, kế đến mới là tiếng Triều Châu. Trên thực tế, người
Tầu có đến 5 nhóm Hoa kiều, được gọi là Ngũ Bang tại miền Nam: Quảng
Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia (người Hẹ). Trong lĩnh
vực ăn uống của Sài Gòn xưa, ảnh hưởng của người Tầu gốc Quảng Đông rất
đậm nét. Người ta thường nói về 4 cái thú: “Ăn cơm Tầu, ở nhà Tây, lấy
vợ Nhật Bản, đi xe Huê Kỳ”. Bên Tầu lại ví von: “Thực tại Quảng Châu, Y
tại Hàng Châu, Thú tại Tô Châu, Tử tại Liễu Châu” (Cơm ngon ăn tại Quảng
Châu, Áo đẹp may vải Hàng Châu, Vợ xinh cưới ở Tô Châu, Hòm chết chôn
không bao giờ mục ở Liễu Châu). Quảng Châu chính là thủ phủ của tỉnh
Quảng Đông.
Kết
hợp ý nghĩa của hai câu nói Việt–Trung ở trên ta có thể kết luận: ăn
uống theo người Tầu gốc Quảng Đông là hết xảy hay số dzách (số một),
những từ ngữ đã quá phổ biến trong xã hội miền Nam. Về sau, vào thời
chiến tranh Việt Nam, “số dzách” được cải biên theo kiểu Mỹ thành
“nâm–bờ oăn” (number one)! Hành trình của ngôn ngữ xem ra rất thú vị.
Nói cho công bằng, bên cạnh số đông các tửu lầu, cao lâu của người Tầu
gốc Quảng Đông, ở Sài Gòn Chợ lớn cũng có lai rai một số tiệm Tầu khác
như tiệm Hủ tíu Triều Châu ở đối diện Chợ Lớn Mới, Cơm Gà Hải Nam ở Chợ
An Đông hay đường Tôn Thọ Tường.
Theo
Bình–nguyên Lộc (1), thời tiền chiến trước 1945, các phổ ky trong tiệm
Tầu còn có kiểu kêu vào bếp những món ăn thực khách gọi y như người ta
gọi “lô–tô” (bingo), dĩ nhiên bằng tiếng Quảng Đông:
– Bàn số 3, bên Đông, bà lùn, cà phê ít sữa nhiều!
– Bàn số 4, bên Đông, hủ tíu không giá.
– Bàn số 1, bên Tây, thêm bánh bao ngọt thằng nhỏ.
– Bàn số 2, bên Tây, ông già râu, cà phê đen ly lớn, xíu mại to.
Chủ
tiệm thường biết rõ tính nết và sở thích ăn uống của mỗi khách quen,
nên họ thường đặt cho mỗi người một cái tên thuộc loại... “hỗn danh”.
Khi khách ăn xong lại quầy trả tiền thì phổ ky rao những câu hóm hỉnh
bằng tiếng Quảng Đông, chẳng hạn như:
– Ông đầu hói mang khăn rằn, một đồng hai cắc
– Bà hai mập, ba đồng sáu cắc
– Ông chủ ốm nón nỉ, tám đồng tư, hai bánh bao mang về
Nổi
tiếng tại Sài Gòn xưa có các nhà hàng Đồng Khánh, Arc–en–ciel (sau này
đổi tên là Thiên Hồng), Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Đại La Thiên,
Triều Châu... Tại đây còn phục vụ loại “ăn chơi” theo cung cách nhất dạ
đế vương. Quả thật người viết bài này chưa bao giờ được “làm vua một
đêm” nên đoán trong những bữa tiệc như thế phải có mỹ nữ hầu tửu, thực
đơn chắc chắn phải có nhiều món huyền thoại danh bất hư truyền về cái
chất bổ dương khích dục đi đôi với các thứ rượu quý như whisky, cognac
và Mao Đài tửu (Mao Đài hoàn toàn không có liên quan gì đến Mao Xếnh
Xáng dù ông có dùng rượu này để tiếp đãi các nguyên thủ quốc gia).
Cơm
Tầu thường được để trong những cái thố nhỏ nên được gọi là cơm thố, chỉ
là cơm trắng dùng chung với các món ăn nhưng không nấu bằng nồi mà chỉ
hấp cách thủy để cho chín gạo. Thông thường một người ăn chừng một hoặc
hai thố là no. Có người lại ca tụng ăn cơm thố chỉ cần chan chút hắc xì
dầu (nước tương đen) pha với dấm Tiều thêm chút ớt là đã thấy ngon rồi.
Nghĩ lại cũng đúng nhưng nếu ăn kiểu này thì những tiệm nổi tiếng như
Siu Siu bên hông chợ An Đông hay Siu Siu ở đầu hẻm Nguyễn Duy Dương
(hình như ở số nhà 61) chắc đã dẹp tiệm từ lâu rồi! Hình dưới đây là
những thố cơm chụp tại Quán Chuyên Ký trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất
Đạm. (Những thố cơm ngày xưa nhỏ hơn nhiều, ngày nay tiệm dùng những cái
thố quá lớn, không lẽ bao tử của thực khách ngày nay lớn hơn ngày
xưa?). Cơm chiên Dương Châu cũng là món ăn du nhập từ Quảng Đông. Nhiều
người rất khoái cơm chiên nhưng ít người biết từ khởi thủy đây chỉ là
món tổng hợp các thức ăn dư thừa được chế biến lại. Này nhé, cơm vốn là
“cơm nguội” nấu dư từ hôm trước, các phụ gia khác như jambon, trứng
tráng, đậu Hòa lan, hành lá... còn dư được xắt lát rồi trộn với cơm mà
chiên lên!
Cũng
thuộc loại thức ăn dư thừa có món tài páo (bánh bao). Bạn không tin ư?
Nhân bánh bao là thịt vụn được xào lên, trộn với lạp xng và trứng (sau
này được thay bằng trứng cút kể từ khi dịch cút lan truyền khắp Sài Gòn,
nhà nhà nuôi cút, người người ăn trứng cút). Vỏ bánh bao được làm bằng
bột mì, sau khi hấp chín bột nở phình ra trông thật hấp dẫn. Có người
bảo cơm chiên Dương Châu và bánh bao thể hiện tính tằn tiện và tiết kiệm
của người Tầu, không bỏ phí thức ăn thừa! Nói cho vui vậy thôi chứ từ
cơm chiên, bánh bao đến các loại sơn hào hải vị như bào ngư, vi cá, yến
sào... đều đòi hỏi cách chế biến, đó là nghệ thuật nấu ăn. Các tiệm “cà
phê hủ tiếu” của Tầu lan rộng ra nhiều nơi chứ không riêng gì trong Chợ
Lớn. Khắp Sài Gòn, Gia Định rồi xuống đến Lục Tỉnh đi đâu cũng thấy
những xe mì, xe hủ tiếu, chỉ nhìn cách trang trí cũng có thể biết được
chủ nhân là người Tầu. Họ có kiểu cách riêng biệt với những chiếc xe
bằng gỗ, thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên xe là những tấm kính tráng
thủy có vẽ hình các nhân vật như Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi, Triệu Tử
Long... trong truyện Tam Quốc.
Ăn
điểm tâm thì có mì, hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại... Khách thường
gọi một ly xây chừng, đó là một ly cà phê đen nhỏ hay tài phế (cà phê
đen lớn). Cà phê ngày xưa còn có tên “cá phé vớ (dzớ)”, pha bằng chiếc
vợt vải nên còn được gọi là “cà phê vợt” tựa như chiếc vớ (bít tất). Cà
phê đựng trong “dzớ” phải được đun nóng trong siêu nên còn có tên là “cà
phê kho”, có điều “kho” nước đầu thì có mùi cà phê nhưng những nước sau
có vị như... thuốc bắc. Sang hơn thì gọi phé nại (cà phê sữa) hoặc bạt
sửu (nhiều sữa nhưng ít cà phê) với sữa đặc có đường hiệu Ông Thọ (2)
hoặc Con Chim (3). Có người lại dùng bánh tiêu hoặc dầu–cha–quẩy (người
miền Bắc gọi là quẩy) nhúng vào cà phê để ăn thay cho các món điểm tâm
đắt tiền.
Người
bình dân còn có lối uống cà phê trên đĩa. Mỗi tách cà phê thường được
để trên một chiếc đĩa nhỏ, khách “sành điệu” đổ cà phê ra đĩa, đốt điếu
thuốc Melia chờ cà phê nguội rồi cầm đĩa lên... húp. Nhà văn Bình–nguyên
Lộc trong Hồn Ma Cũ mô tả cách uống cà phê của người xưa: “... Người
cha đứa bé rót cà phê ra đĩa cho mau nguội, rồi nâng đĩa lên mà uống”.
Đây là cách uống của một số người Sài Gòn vào những thập niên 50–60, đa
số họ là những người lớn tuổi, “hoài cổ” nên vẫn duy trì cách uống đặc
trưng của Sài Gòn xưa. Vào một quán nước bình dân trong Chợ Lớn ta có
thể gọi một ly suỵt xủi và người phục vụ đem ra một ly đá chanh mát
lạnh. Có người gọi nước đá chanh là “bất hiếu tử” vì dám cả gan “đánh
cha” nhưng nói lái lại là... đá chanh! Tại các tiệm “cà phê hủ tiếu”
luôn luôn có bình trà để khách có thể nhâm nhi nhậm xà (uống trà) trước
khi gọi phổ ky đến để thảy xu (tính tiền). (Nhậm xà còn có nghĩa là tiền
hối lộ, tiền trà nước). Người sành điệu còn “xổ” một tràng “broken
Cantonese”: “Hầm bà làng kỵ tố?” (Hết thảy bao nhiêu tiền?).
Những
từ ngữ vay mượn của người Tầu dùng lâu hóa quen nên có nhiều người
không ngờ mình đã sử dụng ngôn ngữ ngoại lai. Chẳng hạn như ta thường lì
xì cho con cháu vào dịp Tết hoặc lì xì cho thầy chú (cảnh sát) để tránh
phiền nhiễu, cũng là một hình thức hối lộ. Lạp xưởng là một món ăn có
nguồn gốc từ bên Tầu, tiếng Quảng Châu là lạp trường: ngày lễ Tất niên
và ruột heo khô. Cũng vì thế vào dịp giáp Tết các cửa hàng nổi tiếng như
Đồng Khánh, Đông Hưng Viên trưng bày la liệt các loại lạp xưởng, nào là
lạp xưởng mai quế lộ, lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi...
Chế
biến lạp xưởng là nghề của các Chú Ba trong Chợ Lớn. Lạp xưởng được làm
từ thịt heo nạc và mỡ, xay nhuyễn, trộn với rượu, đường rồi nhồi vào
ruột heo khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc
nâu sậm vì chắc hẳn có thêm chút bột màu. Lạp xưởng ở Sóc Trăng thuộc
miền Lục tỉnh cũng rất nổi tiếng cùng với món bánh pía, một món đặc biệt
của người Tiều gốc từ Triều Châu. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh
lột da, thực chất có nguồn gốc từ bánh trung thu theo kiểu Tô Châu
nhưng khác với loại bánh trung thu mà ta thường thấy. Đây là loại bánh
có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn thịt mỡ.
Bánh
pía do một số người Minh Hương di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 17 mang
theo. Trước đây, việc làm bánh pía hoàn toàn mang tính thủ công và phục
vụ cho nhu cầu của từng gia đình. Bánh pía ngày trước cũng khá đơn giản,
vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da
ngoài dầy thường để in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo chứ không
có lòng đỏ trứng muối và các loại thành phần khác như ngày nay. Do thị
hiếu của người tiêu dùng mà các lò bánh mới thêm các thành phần hương
liệu khác như sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng muối... Tại Sóc Trăng
hiện có gần 50 lò chuyên sản xuất bánh pía. Tuy nhiên, số lò bánh và cửa
hàng buôn bán tập trung đông nhất tại thị tứ Vũng Thơm (xã Phú Tâm,
huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) nơi được xem là khởi thủy của làng nghề
bánh pía.
Vịt
quay Bắc Kinh và vịt quay Tứ Xuyên là những món “đặc sản” nổi tiếng của
Tầu. Đặc trưng của món vịt quay là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm. Tại
miền Nam, vịt quay và thịt heo quay cũng được người Quảng Đông đưa vào
danh sách ẩm thực. Bí quyết gia truyền của các món này là ướp ngũ vị
hương rồi quay sao cho da giòn tan trong khi phần thịt vừa mềm lại vừa
thơm. Vịt quay hoặc heo quay theo đúng kiểu Tầu là phải ăn với bánh bao
chay (không nhân) nhưng người Việt cũng chế thêm món bánh hỏi thịt quay
ăn với các loại rau, chấm nước mắm cho hợp với khẩu vị. Ngày xưa, trong
Chợ Lớn, nổi tiếng về heo quay, vịt quay có khu vực đường Tôn Thọ Tường,
ở Sài Gòn thì khu Chợ Cũ có vài tiệm heo quay của người Tầu. Chuyện kể
có một ông cà lăm đi mua thịt quay, khi ông lắp bắp: “Bán... cho tôi...
20 đồng... thịt quay...” thì Chú Ba với tay nghề chặt thịt cũng vừa chặt
xong đúng 20 đồng!
Hết
“ăn” giờ lại sang đến “chơi” trong ngôn ngữ vay mượn của người Tầu.
Chuyện cờ bạc trong ngôn từ của người Sài Gòn xưa đã xuất hiện không ít
những từ ngữ từ tiếng Tầu. Tài Xỉu (phiên âm từ tiếng Tầu có nghĩa là
Đại–Tiểu) là trò chơi dân gian có từ rất lâu. Chỉ cần 1 cái đĩa, 1 cái
bát và 3 hạt xí ngầu cũng có thể lập sòng tài xỉu nên còn có tên là xóc
đĩa. Hột xí ngầu có sáu mặt, mỗi mặt có từ một đến sáu chấm, tương đương
từ một đến sáu điểm. Khi ráp sòng, người ta để cả ba hột lên chiếc đĩa
sứ, chụp bát lên trên rồi lắc. Tổng số điểm của ba hột từ mười trở xuống
gọi là xỉu, trên con số mười là tài. Sau khi chủ sòng lắc đĩa, người
chơi đoán hoặc tài hoặc xỉu mà đặt cược. Chuyện thắng thua trong tài xỉu
tùy thuộc vào tay nghề của người xóc đĩa, còn được gọi là hồ lỳ. Xác
suất chủ sòng là từ 60 đến 70% thắng nhưng vì lỡ mang kiếp đỏ đen nên
con bạc vẫn bị thu hút vào sòng xóc đĩa.
Các
loại bài và hình thức chơi bài cũng có xuất xứ từ tiếng Tầu. Binh xập
xám (13 cây) có những thuật ngữ như mậu binh (không cần binh cũng
thắng), cù lũ (full house) là 3 con bài cùng số và một cặp đôi, ví dụ
như 3 con chín + 2 con K (lớn nhất là cù lũ ách (ace), nhỏ nhất dĩ nhiên
là cù lũ hai), thùng (flush) là 5 con cùng nước (suit) mà không theo
trật tự liền nhau, ngược lại là sảnh (straight) là 5 con theo trật tự
liền nhau nhưng không cùng nước. Kho từ vựng trong xập xám còn có xám
chi (3 con cùng loại – three of a kind), thú (two) hay thú phé (two
separate pairs) là 2 cặp và 1 con bất kỳ nào khác. “Thứ nhất tứ quý (4
con bài cùng số) thứ nhì đồng hoa (cùng một nước như cơ, rô, chuồn,
bích)” là một trong số cả rừng từ ngữ của dân binh xập xám.
Ở
phần trên đã bàn về hai khía cạnh “ăn” và “chơi”, còn một khía cạnh
đóng vai trò không kém phần quan trọng là “làm” của người Tầu. Nghề
nghiệp được xếp thấp nhất của người Tầu là nghề lạc xoong hay nói theo
tiếng Việt là mua ve chai, người miền Bắc gọi là đồng nát. Chú Hỏa
(1845–1901), người Phúc Kiến, xuất thân từ nghề này nhưng về sau lại là
một trong 4 người giàu nhất Sài Gòn xưa: “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam
Xường, tứ Hỏa”. Bốn triệu phú ngày xưa gồm các ông Huyện Sĩ (Lê Phát
Đạt), Tổng đốc Phương (Đỗ Hữu Phương), Bá hộ Xường (Lý Tường Quan) và
Chú Hỏa (Hui Bon Hoa hay Hứa Bổn Hòa). (Xem Triệu phú Sài Gòn xưa)
Một
số người Tầu hành nghề bán chạp phô với các mặt hàng thuộc loại tả pín
lù nhưng sẵn sàng đáp ứng được mọi nhu cầu hàng ngày của người lao động
trong xóm. Tiệm chạp phô chỉ có mục đích lượm bạc cắc từ cây kim, sợi
chỉ đến cục xà bông Cô Ba, quả trứng, thẻ đường. Người Tầu kiên trì
trong công việc bán tạp hóa, ông chủ ung dung đếm tiền mỗi tối và ẩn
dưới tiệm chạp phô là cả một gia tài được tích lũy. Người ta chỉ phát
hiện điều này khi có phong trào vượt biên. Tính rẻ “3 cây một người” thế
mà cả gia đình chủ tiệm chạp phô vẫn thừa sức vượt biển để tìm đến bến
bờ tự do.
Cao
cấp hơn là những xì thẩu, những người thành công trong kinh doanh mà
ngày nay ta gọi là “đại gia”. Điển hình cho giai cấp xì thẩu là Trần
Thành, bang trưởng Triều Châu, với hãng bột ngọt Vị Hương Tố rồi các mặt
hàng mì gói Hai Con Tôm, nước tương, Tầu vị yểu đã chinh phục thị
trường miền Nam từ thập niên 60 để trở thành “ông vua không ngai trong
vương quốc Chợ Lớn”. Xì thẩu Lý Long Thân làm chủ 11 ngành sản xuất và
dịch vụ, 23 hãng xưởng lớn: hãng dệt Vinatexco, Vimytex, hãng nhuộm
Vinatefinco, hãng cán sắt Vicasa, hãng dầu ăn Nakyco, hãng bánh ngọt
Lubico, Ngân Hàng Nam Việt, Ngân Hàng Trung Nam, khách sạn Arc en Ciel,
hãng Tầu Rạng Đông...
Xì
thẩu Lâm Huê Hồ được nhiều người gọi là “chủ nợ của các ông chủ”. Ông
là người giữ nhiều tiền mặt nhất miền Nam, số tiền ông có tay bằng vốn
của nhiều ngân hàng tư nhân cỡ nhỏ như Nam Đô, Trung Việt gộp lại. Lâm
Huê Hồ còn nổi tiếng là vua phế liệu, chuyên thầu quân cụ và võ khí phế
thải rồi bán lại cho những doanh nhân trong ngành luyện cán sắt hay bán
lại cho Nhật Bản. Người Sài Gòn thường nói: “Trần Thành, Lý Long Thân
chỉ có Tiếng nhưng Lâm Huê Hồ lại có Miếng”.
Xì
thẩu Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem Hynos, là một người có óc làm ăn cấp
tiến. Ông là người có rất nhiều sáng kiến để quảng cáo sản phẩm trên
các cửa hàng ăn uống, chợ búa, hệ thống truyền thanh và truyền hình. Ông
cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Hồng
Kông vào quảng cáo. Người dân miền Nam không thể quên hình ảnh tài tử
Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân
cướp: mở thùng ra chỉ toàn kem đánh răng Hynos! Có rất nhiều xì thẩu
được Sài Gòn xưa phong tặng danh hiệu Vua. Trương Vĩ Nhiên, “vua ciné”,
là chủ hãng phim Viễn Đông và gần 20 rạp ciné tại Sài Gòn – Chợ Lớn:
Eden, Đại Nam, Opéra, Oscar, Lệ Thanh, Hoàng Cung, Đại Quang, Palace,
Thủ Đô...; Lý Hoa, “vua xăng dầu”, là đại diện độc quyền các hãng Esso,
Caltex, Shell phân phối nhiên liệu cho thị trường nội địa; Đào Mậu, “vua
ngân hàng”, Tổng giám đốc Trung Hoa Ngân Hàng (một trong hai ngân hàng
châu Á lớn nhất tại Sài Gòn cùng với Thượng Hải Ngân Hàng).
Nguyễn Ngọc Chính (Hồi Ức Một Đời Người)
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 12/May/2021 lúc 12:07pm
Chuyện Thành Ngữ “BỎ QUA ĐI TÁM!”
Người
Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: Công chức, người có học là
thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu
manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy?
Chiều
muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán
dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có
ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”… “Em không hiểu, có
lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì
đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng
không biết”, cậu bạn thắc mắc.
Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này… Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời
đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh
vị trí xã hội, giai cấp… một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.
Thứ
Nhất: Đứng trên hết là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều
nhà Nguyễn, thành phần này thì không “được” xếp thứ bậc vì giới bình dân
hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường
xuyên. Thứ Hai: Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ
ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là
cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần
trí thức, đó là các “thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ ký”…
Thứ
Ba: Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và
truyền thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh,
các “chú Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội
bình dân Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó. Thứ Tư: Là các “đại ca” giang hồ,
những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng,
tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá “tôn ti trật tự (riêng)” và
“có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm
“trẻ trâu” hiện đại.
Các “anh Tư dao búa” vừa là hung thần, vừa
ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu
thư khuê các) thời đó. Thứ Năm: Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm…
Thứ Sáu: Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít (police)”, “thầy Sáu mã tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức
trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh
bán bưng bình dân, nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét
ít tiền mọn “hối lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà).
Thứ Bảy: Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng
phổ biến và “quy củ” nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài Gòn – Chợ
Lớn thời đó là các “anh Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt
người Ấn, vừa giàu vừa ít bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với
giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi
suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.
Thứ Tám: Xếp thứ Tám
chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới
lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước
bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo…
Tuy đông nhưng
lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng
hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm
nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên
thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để
sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.
Thứ Chín:
Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót
cùng trong xã hội thời đó : các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên
“kinh doanh” bằng “vốn tự có”.
Dài dòng tí để trình bày chút kiến
giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ
khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui,
hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”. “Anh
Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính
cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và miền
Nam nói chung.
Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả” ?
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây
là cái mốc quan trọng của quá trình “Nam tiến” trong lịch sử Việt Nam,
cũng là quá trình hình thành văn hóa vùng đất phía Nam trong xu thế mang
theo và gìn giữ văn hóa cội nguồn, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn
hóa của cư dân vùng đất mới.
Đến năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn – Gia Định hình thành từ đó. Chỉ
hơn 300 năm nhưng người Sài Gòn đã kịp định hình một bản sắc riêng dễ
nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này hình thành từ
nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội của miền Nam /Sài Gòn. Lưu
dân người Việt vào Nam trước hết và đông nhất là những người “Tha
phương cầu thực” vì không có đất đai, không có phương kế sinh sống ở quê
hương.
Thành phần thứ hai là những người chống đối triều đình, quan lại địa phương bị truy bức nên phải tìm đường trốn tránh. Thứ
ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương (một hình phạt nặng của thời
phong kiến). Ngoài ra, còn có số ít người tương đối giàu có, muốn mở
rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất mới nên nhập vào hàng ngũ
lưu dân tới miền Nam…
Khi Sài Gòn được hình thành như một trung
tâm của vùng đất phía Nam thời chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc
Pháp thì nơi đây cũng là nơi dân tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư
là thành phần hữu cơ của bất cứ đô thị nào, Sài Gòn vốn hình thành từ
những lớp “người nhập cư” rồi trở thành “người Sài Gòn”, rồi lại tiếp
tục thu nhận và chia sẻ cho những lớp người nhập cư mới.
Sống
trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài
Gòn đã tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa,
nghĩa khí làm trọng…
Người Sài Gòn không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không…
Có
thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế
nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám
làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh”
nhưng cũng đầy trách nhiệm
Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người
Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ
cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc,
phụ thuộc vào cộng đồng.
Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào
vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó
là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một
cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”.
Ở miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi Anh Hai. Vì sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả ? Có
thể từ vài giả thuyết sau: Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai
của Nguyễn Kim, mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người
dân gọi người con lớn của mình, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai.
Hoặc,
có ý kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong
gia đình thường để con trai thứ ra đi vì người con trai trưởng có vai
trò ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có
người cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là
người đứng đầu, vì vậy trong các gia đình chỉ có người thứ Hai…
Tuy
khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài Gòn” hay “anh Hai Nam
Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không
bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con
trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới,
thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều.
Nhưng vì không có gia đình họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, vì, bởi…” nên phải có trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm.
Nguyễn Thị Hậu
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 10/Jun/2021 lúc 2:35pm
“Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ.
Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xoà đón nhận.
Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”.
Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết.
Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.
Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hoà… Cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít : “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…” Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.
Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy mình vẫn không phải dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây ? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của ?
Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây.
Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tuỳ lúc. To nhất khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận Biên Hoà.
Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2, có 11 quận, từ số 1 – 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức… còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định).
Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2.
Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận văn minh Tây phương sớm.
Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam.
Họ là những lưu dân khai phá, hành trang không có bờ rào luỹ tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.
Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng đãi nhau.
Sài Gòn có mua bán chém chặt ? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa. Không cứ khách tỉnh, dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường.
Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như Sài Gòn. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai.
Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.
Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất ! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia giàu lên đột xuất từ đâu đó đến.
Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”.
Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.
Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ ?
Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, mười tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản Kiếp nghèo và khá giả từ đó.
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề.
Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước.
Chợ hoa là một chút văn hoá của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.
Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này.
Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn ? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối.
Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi :
- “Sài Gòn còn mưa không ?”
- “Đang mưa”.
Đầu phone bên kia thở dài :
- “Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ !”
Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.
Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài Kiếp nghèo vọng ra từ quán cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly càphê. Giọng Thanh Thuý sao da diết quá:
“Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…”
Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy Hai đọc báo…” Hai tiếng “thầy Hai” nghe quen quen…
Tự nhiên tôi thấy Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.”
Lạng trên mụn.
Ca khúc thật đẹp mà buồn, quá khứ huy hoảng xa lắm rồi.
Chia sẻ từ fb Hoang Giang
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Jun/2021 lúc 12:13pm
Xóm Lò Gốm Sài Gòn xưa
https://baomai.blogspot.com/">
Lần
theo sử sách và một vài dấu tích, chúng tôi đi tìm lại một “Sài Gòn
Xưa” lâu nay chưa được nhiều người biết đến. Đó là một làng nghề nổi
tiếng đã từng góp phần cho sự phát triển của vùng đất này: Xóm Lò gốm.
Kể
từ mùa xuân Mậu Dần 1698 khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa
Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam kinh lược, “lấy đất Nông Nại làm phủ Gia
Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ
Sài Gòn…” đến nay đã hơn 300 năm. Ba trăm năm với bao biến cố thăng
trầm, dấu tích của Sài Gòn xưa đã dần nhạt phai dưới lớp bụi thời gian.
“Vật đổi sao dời”, đây đó còn lưu lại một vài ngôi đình, chùa miếu, lăng
mộ… đã qua sửa chữa tu bổ nhiều lần dù có làm mất dần nét cổ kính nhưng
phần nào còn thể hiện sự lưu tâm gìn giữ.
https://baomai.blogspot.com/">
Một lò gốm còn lại ở xóm Lò Gốm.
Là
trung tâm của lưu vực Đồng nai rộng lớn và trù phú, Sài Gòn – Bến Nghé
ngay từ khi mới hình thành đã sớm mang dáng vẻ của một đô thị sôi động
bởi hoạt động thương nghiệp và sản xuất của nhiều ngành nghề thủ công.
Khoảng cuối TK XVIII tại đây đã có 62 ty thợ do nhà nước quản lý và hàng
trăm phường thợ trong dân gian. Nhiều ngành nghề tập trung trong các
khu vực nhất định để rồi xuất hiện những địa danh như Xóm Chiếu, xóm
Cốm, xóm Lò Rèn, xóm Dầu, xóm Chỉ, xóm Vôi, xóm Bột… riêng xóm Lò Gốm
vẫn còn để lại một số địa danh như đường Lò Gốm – đường Lò Siêu – đường
Xóm đất – bến Lò gốm – rạch Lò gốm – kênh Lò gốm – khu lò lu… thuộc khu
vực quận 6,8,11 ngày nay. Sử liệu sớm nhất nói đến nghề làm gốm ở Sài
Gòn xưa là sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức viết
khoảng năm 1820.
https://baomai.blogspot.com/">
Đoạn
viết về Mã trường Giang-kênh Ruột Ngựa như sau: “Nguyên xưa từ cửa Rạch
Cát ra phía Bắc đến Lò Gốm có một đường nước đọng móng trâu, ghe thuyền
không đi lại được.Mùa thu năm Nhâm Thìn (1772) cho đào con kênh thẳng
như ruột ngựa nên mới đặt ra tên ấy…” Kênh Ruột Ngựa đã giúp cho ghe
thuyền đi lại giữa Sài Gòn với miền Tây thêm thuận lợi. Bản đồ Thành Gia
Định do Trần Văn Học vẽ từ cuối năm 1815 đã có ghi địa danh Xóm Lò Gốm ở
khoảng làng Phú Lâm-Phú Định (ngày nay là khu vực quận 6 tiếp giáp quận
8). Bài “Phú cổ Gia Định phong cảnh vịnh” sáng tác khoảng đầu TK XIX
miêu tả “Lạ lùng xóm Lò Gốm, chân vò vò bàn cổ xây trời…” Trong 62 ty
thợ tập trung tại Sài Gòn làm việc cho nhà nước vào cuối TKXVIII đã có
các ty thợ Lò chum, ngói mộc, gạch mộc, lò gạch…
https://baomai.blogspot.com/">
Một
vài tài liệu của Pháp, tuy tản mạn và có phần phiến diện, cũng phản ánh
về việc sản xuất gốm ở Chợ Lớn vào cuối TK XIX: Tại Chợ Lớn có khoảng
30 lò gốm tập trung ở Hòa Lục, Phú Định, Cây Mai… vùng Chợ Lớn sản xuất
lu và các đồ gốm thông dụng như chậu vịm, siêu ấm, nồi trách, hũ khạp,
cà ràng… vùng Cây Mai có một lò sản xuất đồ sành. Các lò này lấy nguyên
liệu tại chỗ, tuỳ chất đất mà sản xuất thành các loại sản phẩm. Mỗi lò
gốm hàng năm có thể sản xuất hàng trăm ngàn sản phẩm. Đến đầu TK XX vẫn
còn nhiều lò gốm nổi tiếng như lò Tín Di Hưng, Quảng Di Thành, Hiệp
Hưng, Bửu Nguyên, Đồng Hòa, các lò chuyên sản xuất lu, khạp và đồ gia
dụng…Theo Vương Hồng Sển thì: “Từ khi lấp rạch Chợ Lớn thì rạch Lò gốm,
kinh Vòng Thành không thông thương và lò gốm chỉ còn sót lại cái tên
trơn và không sản xuất đồ gốm nữa…”
https://baomai.blogspot.com/">
Từ
những tư liệu lịch sử trên và qua khảo sát thực tế có thể nhận biết địa
bàn xóm Lò Gốm xưa khá rộng, gồm các làng Hòa Lục (quận 8), Phú
Định-Phú Lâm (quận 6), Phú Giáo-Gò Cây Mai (quận 11) trải dài đôi bờ
kênh Ruột Ngựa, kênh-rạch Lò Gốm. Những con kênh này là tuyến đường giao
thông chính của khu vực Sài Gòn cũ-nay là Chợ Lớn: một vùng thấp trũng
chằng chịt kênh rạch lớn nhỏ, mọi sự đi lại đều dùng ghe xuồng. Kênh
Ruột Ngựa và rạch Lò Gốm còn nối liền rạch Chợ Lớn với rạch Cát (Sa
Giang) và rạch Bến Nghé. Từ ngã ba “Nhà Bè nước chảy chia hai” xuồng ghe
theo rạch Bến Nghé và kênh Tàu Hũ qua kênh Ruột Ngựa ra sông Cát về
miền Tây.
Ngày
nay rạch Chợ Lớn không còn nữa, nhiều đoạn rạch Lò Gốm biến mất – nhất
là khu vực Gò Cây Mai hầu như không còn dấu tích con đường thuỷ quan
trọng này. Kênh Ruột Ngựa không còn thẳng như tên gọi do bị bồi lấp lấn
chiếm hai bên bờ. Kênh Lò Gốm ngày càng cạn hẹp dù đã nạo vét nhiều lần…
Tuy nhiên ghe xuồng vẫn theo con nước mà xuôi ngược, dù nơi đây đã phát
triển hệ thống đường bộ chằng chịt như mạng nhện, dù các làng nghề-phố
nghề ven kênh rạch không còn nữa… đủ biết trước đây tuyến đường thủy này
quan trọng như thế nào.
https://baomai.blogspot.com/">
Dấu
tích vật chất của xóm Lò Gốm ngày xưa nay chỉ còn lại di tích lò gốm
Hưng Lợi thuộc làng Hòa Lục (phường 16 quận 8), nằm ven kênh Ruột Ngựa.
Đối diện là làng Phú Định cách đây vài năm còn một số gia đình làm nghề
“nặn ông lò” – bếp gốm. Di tích là gò lớn chứa đầy mảnh gốm của các loại
lu, khạp, siêu, chậu… Cuộc khai quật năm 1997-1998 đã tìm thấy tại đây
phế tích 3 lò gốm kiểu lò ống (lò Tàu) là loại lò thông từ bầu lửa đến
ống khói, dốc và hẹp, nền lò được gia cố nhiều lần, thành lò đắp dày
bằng phế phẩm. Các đoạn vách lò còn lại được xây bằng loại gạch lớn chảy
men dày, lòng lò chứa đầy mảnh sản phẩm mà qua đo có thể nhận biết một
số loại sản phẩm đặc trưng của lò Hưng Lợi. Ba lò gốm này sản xuất nối
tiếp nhau trong một thời gian khá dài nhưng có thể không liên tục vì lò
gốm của giai đoạn sau được xây trên một phần lò cũ hoặc sửa chữa gia cố
lại lò cũ.
https://baomai.blogspot.com/">
Giai
đoạn đầu khu lò này chủ yếu sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu sành
nâu, dáng thuôn vào đáy hoặc bầu tròn, kích thước khá lớn: thường được
gọi là “lu 3 đôi” hay “lu 5 đôi” ( mỗi đôi nước-2 thùng- khoảng 40 lít
nước). Lu gốm làm bằng phương pháp nặn tay bằng “dải cuộn kết hợp bàn
dập, bàn xoa” nên độ dày và dáng tròn đều, bên trong vành miệng lu còn
dấu ngón tay để lại khi dùng tay vuốt cho vành miệng tròn và gắn chặt
vào thân lu. Trong số hàng ngàn mảnh lu thống kê được thì mảnh nắp chiếm
đến gần 2/3, cho biết nắp được sản xuất nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vì
nắp hay bị vỡ hỏng khi sử dụng. Do mảnh lu, nắp lu nhiều nên khu lò này
còn được gọi là Lò Lu. Lò sản xuất lu đựng nước có niên đại sớm nhất ở
khu lò này, khoảng nửa sau thế kỷ XVIII. Mảnh phế phẩm của lò lu còn
phân bố trên một diện rất rộng xung quanh lò, đào sâu xuống hơn 1m vẫn
gặp mảnh lu gốm.
Chiếm
tỷ lệ lớn nhất là mảnh các loại sản phẩm gốm và sành men nâu, men vàng
hoặc không men. Đó là hũ, khạp, hộp, siêu, nồi có tay cầm… dưới đáy có
in 3 chữ Hán “Hưng Lợi diêu” (lò Hưng Lợi). Bên cạnh đó là các kiểu chậu
bông hình tròn hay lục giác, bát giác phủ men xanh lam hay xanh đồng –
màu men đặc trưng của “Gốm Sài Gòn”. Chậu bông phần lớn có kích thước
nhỏ, hoa văn in nổi trong các ô không men là hoa mai, hoa cúc hoặc tứ
quý, bát tiên…
https://baomai.blogspot.com/">
Đây
là sản phẩm của giai đoạn thứ hai, giai đoạn có tên lò Hưng Lợi khoảng
thế kỷ XIX. Các sản phẩm này vẫn dùng kỹ thuật nặn tay nhưng có kết hợp
khuôn in, chất liệu gốm sành nhẹ lửa, không sử dụng “bao nung” (hộp
nung) nhưng phổ biến các loại “con kê” trong việc chồng kê sản phẩm
trong lò nung. Đặc trưng là “con kê” hình ống có thể chồng lên nhau tạo
nhiều độ cao thấp khác nhau nhằm tận dụng thể tích lò nung.
Giai
đoạn thứ 3 ở đây sản xuất gốm sứ gồm các loại chén, tô, đĩa, ly, cốc,
muỗng, ấm trà, lư hương… men trắng hoa văn men xanh và men nhiều màu,
chai men trắng ngà… Sản phẩm làm bằng bàn xoay, có nhiều loại bao nung
cho một hay nhiều sản phẩm. Các loại đồ gốm gia dụng tuy đơn giản về
kiểu dáng nhưng có nhiều kích thước khác nhau, theo thời gian có sự khác
biệt nhỏ ở chi tiết tạo dáng hay hoa văn. Một số sản phẩm có chữ Hán
như Việt lợi, Kim ngọc, Chấn hoa xuất phẩm, Nhất phiến băng tâm… các chữ
này không phổ biến trên sản phẩm, không có chữ Diêu kèm theo nên chắc
hẳn không phải tên lò sản xuất mà rất có thể là tên của vựa gốm lớn hay
cửa hàng bán đồ gốm in lên các sản phẩm mà họ đặt lò sản xuất, tức là
giai đoạn này lò sản xuất theo đặt hàng cả về số lượng và từng loại sản
phẩm.
https://baomai.blogspot.com/">
Tình
trạng sản xuất theo sự đặt hàng của chủ hàng là người buôn bán cho biết
đã có sự chuyên hóa giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa khi nhu cầu của
thị trường ngày càng đa dạng và thay đổi thường xuyên. Chất liệu làm
gốm là loại đất sét tương đối trắng không có tại chỗ mà chắc phải khai
thác từ miền Đông về. Dựa vào loại hình sản phẩm và tính chất sản xuất
nói trên có thể nhận thấy lò gốm này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ
XX.
Tuy
có ba giai đoạn với những loại sản phẩm đặc trưng cho từng giai đoạn
nhưng kỹ thuật sản xuất ở khu lò cổ này khá thống nhất: Cấu trúc lò gốm
(loại lò ống-lò tàu), kỹ thuật tạo dáng (bàn xoay, in khuôn), hoa văn,
phương pháp chồng lò và nung gốm, sản phẩm của hai giai đoạn đầu (lu,
khạp, siêu, nồi có tay cầm…) đều mang đậm dấu ấn kỹ thuật làm gốm của
người Hoa. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nguồn gốc của nghề làm gốm mang
tính chất sản xuất hàng hóa ở Gia Định-Đồng Nai là sự kết hợp nghề gốm
của lưu dân người Việt với truyền thống kỹ thuật sản xuất gốm mà người
Hoa mang vào vùng đất này trong bước đường lưu lạc kiếm sống.
https://baomai.blogspot.com/">
Từ
khi được các Chúa Nguyễn cho vào định cư tại Cù Lao Phố, vùng Sài Gòn
(cũ) và rải rác một số nơi khác, người Hoa sinh sống chủ yếu bằng thương
nghiệp và thủ công nghiệp. Tại Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai (nay thuộc
thành phố Biên Hoà) cũng có Rạch Lò Gốm, bến Miểng Sành mà qua khảo
sát, các loại sản phẩm hầu như không khác biệt với sản phẩm ở khu lò gốm
cổ Hưng Lợi. Các phường thợ làm gốm của người Hoa thường gồm những
người “đồng hương” và chuyên sản xuất một vài loại sản phẩm: người Hẹ
chuyên làm lu, khạp, hũ men nâu và men vàng ( men da lươn, da bò); người
Tiều (Triều châu) chuyên làm đồ “bỏ bạch” (không men) như siêu, nồi có
tay cầm…; người Quảng (Đông) chuyên làm chén, đĩa có men trắng hay men
nhiều màu…
Hiện
nay truyền thống kỹ thuật này vẫn phổ biến ở những lò lu, lò gốm ở khu
vực Quận 9-TP.HCM ( như lò Long Trường), ở Tân Vạn-TP Biên Hòa và Lái
Thiệu-Bình Dương… dù các chủ lò có thể không phải là người Hoa. Cần nói
thêm rằng, cho đến nay một số dân tộc ở miền Nam ( người Chăm, người
Khmer…) vẫn bảo lưu kỹ thuật làm gốm cổ truyền Đông Nam Á là nặn tay,
không dùng bàn xoay và nung gốm ngoài trời, sản phẩm là gốm đất nung ít
có sự thay đổi về kiểu dáng, số lượng không nhiều, vì vậy sản xuất chỉ
mang tính chất tự cung tự cấp.
https://baomai.blogspot.com/">
Đối
với nghề làm gốm muốn tồn tại và phát triển thì phải có vị trí thuận
lợi: là nơi có hoặc gần nguồn nguyên liệu, có hệ thống đường thuỷ tiện
cho việc chuyên chở hàng hóa đi nhiều nơi, gần trung tâm thương nghiệp
để nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường… Xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa đã có
những điều kiện thuận lợi đó: nguyên liệu ở đây thích hợp cho việc sản
xuất các loại gốm gia dụng và gốm xây dựng. “Nhất cận thị, nhị cận
giang”, làng nghề này lại ở giữa Sài gòn – nơi tập trung nhiều phố chợ
nhất miền Gia Định khi ấy: “phố xá trù mật buôn bán suốt ngày đêm, là
nơi đô hội thương thuyền của các nước cho nên trăm món hàng hóa phải tụ
hội nơi đây”. Nam bộ khi ấy là vùng đất đang trong quá trình khai phá
nên nhu cầu về đồ gốm gia dụng rất lớn, do vậy thị trường của Xóm Lò Gốm
không phải chỉ là Sài Gòn-Bến Nghé mà còn là cả miền Tây rộng lớn.
Từ
cuối thế kỷ XIX quá trình đô thị hóa diễn ra ở Sài Gòn-Bến Nghé và một
số thị tứ ở Nam bộ, sản phẩm của Xóm Lò Gốm có thêm các loại hình mới
phục vụ nhu cầu xây dựng, trang trí kiến trúc của Đình, Chùa, Hội quán,
phố chợ, công sở, nhà ở… Khảo sát các di tích cổ ở nhiều tỉnh Nam bộ đều
thấy phổ biến các loại gốm trang trí, thờ cúng, nhiều di tích nổi tiếng
với những quần thể tượng trang trí trên mái nhà hay tượng thờ, đồ thờ
trong nội thất… Khu lò gốm ở Gò Cây Mai , qua khảo sát của người Pháp
cho biết, bên cạnh gốm gia dụng đã sản xuất đồ gốm mang tính mỹ thuật
cao như tượng gốm trang trí, tượng thờ, đồ thờ, đồ gốm lớn như chậu
kiểng, đôn… được gọi chung là Gốm Cây Mai.
https://baomai.blogspot.com/">
Khu
vực Gò Cây Mai cũng chỉ là một trong nhiều khu lò của Xóm Lò Gốm ở Sài
Gòn xưa. Vì vậy, chắc hẳn không chỉ có lò Cây Mai sản xuất đồ gốm trang
trí mỹ nghệ mà còn có cả những khu lò khác nữa mới có thể đáp ứng nhu
cầu rất lớn trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Vì vậy, có
thể định danh các loại gốm được sản xuất ở vùng gốm Sài Gòn xưa – bao
gồm nhiều khu lò, nhiều loại sản phẩm nhưng đặc sắc nhất là đồ gốm trang
trí mỹ thuật – là Gốm Sài Gòn– tên gọi chỉ rõ địa bàn sản xuất một làng
nghề thủ công đã từng được ghi vào sử sách và truyền tụng trong dân
gian, giống như tên gọi của làng gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng, Hương
Canh… ở miền Bắc. Khoảng giữa thế kỷ XX, cùng với những biến cố chính
trị-xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ theo một quy
hoạch nhất định cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho các làng nghề thủ
công ở Sài Gòn- Chợ Lớn không còn điều kiện tồn tại, hoặc phải tìm địa
bàn mới để phát triển ở vùng ven ngoại thành hay xa hơn, đến các tỉnh
lân cận.
https://baomai.blogspot.com/">
Đô
thị hóa làm biến mất cảnh quan tự nhiên, vùng nguyên liệu không còn,
kênh rạch bị lấp dần, phố xá mọc lên… Vị trí ưu đãi của một làng gốm
không còn nữa, việc sản xuất không còn đáp ứng được những nhu cầu mới
của thị trường mới, các lò gốm, lò gạch ngói cuối cùng của Xóm Lò Gốm
ngừng sản xuất. Xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa phải kết thúc vai trò của
mình, nhường bước cho sự phát triển của vùng gốm Biên Hoà – Lái Thiêu.
Nguyễn Thị Hậu
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Jun/2021 lúc 9:34am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2021/06/cac-tiem-voi-nhung-mon-ngon-thoi-thuong.html - Các Tiệm Ăn Với Những Món Ngon "Thời Thượng" Khó Quên Của Một Sàigòn Xưa -
Sài
Gòn xưa có hai tiệm Thanh Bạch, một ở đường Lê Lợi, bên rạp xi-nê Vĩnh
Lợi. Tiệm Thanh Bạch thứ hai ở đường Phạm Ngũ Lão, trong dẫy phố trệt
dưới tòa soạn nhật báo Sàigòn Mới Ngoài bánh mì ốp-la, ôm-lết, thịt
nguội, Thanh Bạch Lê Lợi đặc biệt có bánh mì bò kho.
Nhà
hàng Thanh Thế bên Nguyễn Trung Trực có món suông ngon hết sảy. Bún
suông dùng xương heo để nấu nước lèo, và đặc biệt ở đây là dùng tôm tươi
lột vỏ, bỏ đầu, bằm nhuyễn sau đó vo lại thành sợi dài (như sợi bún).
Nước lèo ở đây rất trong, ăn kèm với rau sống…
Nhà
hàng Tài Nam trên đường Ohier (Tôn Thất Thiệp) nổi tiếng với món đuông
chà là chiên bơ rất ngon nhưng cũng rất mắc tiền. Theo nhà văn Sơn Nam, vua
chúa cũng còn thèm “con đuông chà là”, tên chữ là “hồ đa tử”. Hồ
đa là cây dừa rừng, tức cây chà là hoang thường mọc miền nước mặn Nam bộ, giống
như cây cau kiểng. Cây dừa rừng có “củ hũ”, tức đọt non, đến mùa sau Tết
thường xuất hiện con đuông, giống như con nhộng. Ðuông ăn đọt dừa non nên to, mập
và thường được bắt trước khi nở thành bướm. Sơn Nam viết : “Ðem đuông nướng
trên vỉ sắt, cho héo rồi ăn, chấm với nước mắm nhĩ nguyên chất. Con đuông béo
ngậy vì tăng trưởng, ăn ròng củ hũ cây chà là”.
Vùng
Thanh Ða (Bình Thạnh) nổi tiếng khắp Sàigòn với món cháo vịt, gỏi vịt.
Vào buổi tối người Sàigòn hay ra bán đảo Thanh Ða trước là để đón những luồng
gió mát từ sông Sàigòn thổi vào và khi về, ghé mấy quán cháo vịt, gọi thêm đĩa
gỏi vịt ăn kèm. Nếu là “bợm nhậu” thì gọi thêm chai bia Con cọp BGI để…
đưa cay.
Nếu
ngại ra Thanh Ða thì trên đường Hồng Thập Tự cũng có khu bán cháo vịt thuộc loại…
“ăn được”. Thịt vịt tại đây khá mềm, nhai kỹ thấy ngọt và đặc biệt không
thấy mùi hôi vốn có của thịt vịt. Có thể họ tuyển loại vịt chạy đồng nên không
hôi (?).
Ðinh
Công Tráng là một con đường nhỏ gần nhà thờ Tân Ðịnh với món bánh xèo. Bí quyết
của bánh xèo nằm ở kỹ thuật pha bột, sao cho khi chiên lên, bánh giòn tan khiến
người ăn có thể cảm được cái thú nghe miếng bánh đang được nhai dưới hai hàm
răng. Lớp bột gạo pha chút nghệ khi đổ vào chảo dầu tạo nên một tiếng “xèo”
khiến ta hiểu được tại sao lại gọi là… bánh xèo ! Ngày nay, đường Ðinh Công
Tráng trở thành “đường bánh xèo” nhưng người sành ăn thì chọn quán bên
tay trái, nếu đi từ đường Hai Bà Trưng vào. Quán không tên nhưng người ăn vẫn
nhớ vì nó đã đi vào “bộ nhớ” của người Sàigòn từ bao năm nay. Những quán
đối diện bên kia đường trông có vẻ lịch sự hơn, sạch sẽ hơn nhưng vẫn chịu cảnh
vắng khách vì là kẻ… hậu sinh.
Khu
Ða Kao có tiệm bánh cuốn Tây Hồ (127 Ðinh Tiên Hoàng), gần chợ Ða Kao,
quận 1, nổi tiếng. Tại đây, mỗi bàn có để sẵn một thẩu nước mắm và một chồng
chén nhỏ để khách tùy nghi sử dụng, thêm nhiều hay ít ớt bằm theo sở thích
riêng của từng người. Tuy nhiên, có khách lại thích chan luôn nước mắm vào đĩa
để bánh cuốn thấm nước mắm, đậm đà hơn. Chả quế và giò lụa được cắt thành miếng
lớn, để riêng trong một đĩa nhỏ. Khách có thể chỉ ăn bánh cuốn nhân thịt mà
không đụng tới đĩa giò chả, như vậy người phục vụ nhìn vào đĩa chả còn nguyên
mà không tính tiền. Nếu cần, có thể gọi thêm đĩa bánh tôm hoặc bánh cuốn không
nhân.
Sàigòn
cũng có bánh cuốn Thanh Trì kiểu Bắc, mỏng như tờ giấy, ăn với “ruốc” (chà
bông) và nước mắm phải kèm với vài giọt cà cuống mới là “sành điệu”!
Còn
bánh ướt là kiểu bánh cuốn bình dân ở Sàigòn, cũng ăn kèm với bánh tôm chiên,
giò, chả và rau, giá. Những xe bánh ướt được đẩy đi khắp Sàigòn, có cả nồi hấp
nên lúc nào bánh cũng nóng và người bán bao giờ cũng chan nước mắm vào đĩa thay
vì chấm kiểu “thanh cảnh” như bánh cuốn Thanh Trì.
Lại
nói thêm, đường Albert (vào thời Ðệ Nhất Cộng Hòa đổi tên thành Ðinh Tiên
Hoàng) khá dài nên dọc theo con đường này có nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng.
Tiệm
ăn Chez Albert (lấy tên theo con đường), Cà phê Hân, Mì Cây Nhãn (tên
đặt theo cây nhãn hồi đó còn trồng trước sân), Thạch chè Hiển Khánh (nơi
sưu tầm rất nhiều thơ ca tụng thạch chè)… Tôi chắc chắn còn bỏ quên khá nhiều
điểm ăn uống khác nữa trên con đường này.
Ở
góc đường Tôn Thất Ðạm và Hàm Nghi, trước kia vào thập niên 30 có một quán cháo
cá nổi tiếng một thời. Buổi chiều cho đến gần khuya, khách đến ăn rất đông, nhất
là khi cải lương, hát bội, hát bóng vãn hát.
Theo
Vương Hồng Sển trong Sàigòn Tạp Pín Lù, quán cháo cá này của người Tàu, gốc Quảng
Ðông, “cha truyền con nối suốt bốn năm thế hệ, trót trăm năm chớ không phải
chơi… ”. Cháo tại đây nấu bằng gạo tấm hầm với cá, xương heo và thịt tôm
hùm để thành một thứ hồ sền sệt khiến “người đau mới mạnh dùng không sợ
trúng thực, người mệt mỏi ăn vào cảm thấy nhẹ bụng, mau tiêu". Tô cháo
cá Chợ Cũ quả là một ‘tô thuốc tráng thần’… Cháo nóng hổi bốc hơi nghi
ngút. Vừa thổi vừa húp xì xụp mới thấy được cái thú vị của món cháo cá Chợ Cũ.
Thịt cá giòn, thơm, lẫn lộn hương vị của hành, tiêu, gừng và có thể ăn với “dầu
cháo quẩy”. Thú thật, tôi là người thích thịt hơn cá nhưng thỉnh thoảng được
thưởng thức món cháo cá vẫn thấy ngon đến toát mồ hôi !.Tại đây có Tiệm Cơm Tàu
bán Cơm Thố nổi tiếng.
Có
một tiệm cháo giò heo khá nổi tiếng trong ngõ đường Phan Ðình Phùng (ngày
nay là Nguyễn Ðình Chiểu). Tiệm không có tên, chuyên bán cháo từ 6 giờ tối
tới một, hai giờ sáng. Khách của tiệm này đa số là khách chơi đêm, khách đi nhảy,
khuya về đói bụng đến ăn tô cháo nóng.
Tôi
lại nhớ đến món phá lấu ở góc đường Lê Lợi-Pasteur, nơi đây còn có xe bò bía và
nước mía Viễn Ðông. Bán phá lấu là một chú Tàu và “cửa hàng” của chú chỉ
vỏn vẹn một cái khay tròn, trên đó bày đầy đủ nội tạng heo : lòng, dồi, gan,
bao tử, ruột non, ruột già, tim, phèo, phổi…
Trông
thật hấp dẫn, ngửi thơm phức và ăn vào thì giòn tan. Phá lấu nói chung có vị
hơi ngòn ngọt, gan thì bùi bùi, lòng thì hơi dai dai nhưng khi nhai kỹ mới thấy
ngon… thấu trời xanh !
Nghệ
thuật làm phá lấu chắc chỉ mấy chú ba mới đáng hàng sư phụ. Phá lấu làm tại nhà
cũng ướp húng lìu, ngũ vị hương nhưng không thể nào so sánh với phá lấu góc nước
mía Viễn Ðông. Từng miếng phá lấu được ghim sẵn bằng tăm, chấm với tương đỏ trộn
tương đen. Khách ăn xong chú Ba chỉ nhìn tăm mà tính tiền nhưng tuyệt không bao
giờ sai.
Quá bộ vài bước là xe nước mía tươi mát
đang chờ… để kết thúc một chuyến ăn hàng bên lề đường.
Gần nước mía Viễn Ðông có xe thịt bò khô
của ông Năm (theo tên gọi của khách quen) và sau 1975 ông dời về đường Tự
Ðức (nay đã đổi tên là đường Nguyễn Văn Thủ) thuộc khu Ða Kao. Dân chơi
Sàigòn thường xếp hạng : “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1” nên viết
về món ngon Sàigòn mà bỏ qua khu vực Chợ Lớn là cả một thiếu sót lớn.
Dọc đường Trần Hưng Ðạo nối với đường
Marins (Ðồng Khánh) thuộc địa phận quận 5 có những nhà hàng, tửu lầu nổi
tiếng một thời như Arc-en-Ciel, Ðồng Khánh, Á Ðông, Bát Ðạt.
Theo tôi, Chợ Lớn nổi tiếng hơn cả là đường
Lacaze mà người Việt hay gọi trại là La Cai, tức đường Nguyễn Tri Phương sau
này. Khu La Cai có mì vịt tiềm hầm thuốc bắc, một trong những món “tủ” của
người Tàu.
Bên cạnh đó còn có những tiệm hủ tiếu
mang tên Mỹ Tiên, Cả Cần và tiệm bánh bao Bà Năm Sa Ðéc. Ðêm đến có các quán sò
huyết dọc theo lề đường. Khách bình dân ngồi ăn nhậu thoải mái giữa dòng xe cộ ồn
ào bên ánh đèn nê-ông từ các nhà hàng, vũ trường sang trọng của Chợ Lớn “by
night” !
KẾT
…Thôi thì đời người có lúc hưng lúc tàn,
cũng như vận nước có khi thịnh khi suy. Viết lại món ngon Sàigòn chỉ để thỏa
mãn kiểu “ăn hàm thụ” như đã nói ở trên. Giờ có cho ăn thực thụ chắc
cũng chẳng thấy ngon như thời còn trai trẻ.
Tất cả bây giờ chỉ còn là… hoài niệm !
Nguyễn Ngọc Chính
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 29/Jun/2021 lúc 12:43pm
Món ăn dĩ vãng
https://baomai.blogspot.com/">
Ông
già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì “những người muôn năm cũ”.
Họ là phần ký ức nhỏ trong một khoảng hành trình nào đó của đời người,
đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên
được… Nhớ đâu viết đó.
Xe cháo huyết…đêm
Mùa
đông năm 1975, Sài Gòn lạnh khủng khiếp, lòng người cũng..lạnh. Chiều
xuống là… nhậu. Còn biết làm gì lúc đó bây giờ? Nuối tiếc quá khứ, hoang
mang với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai. Vô vài xị với bè bạn cho
ngấm mùi đời. Nửa đêm lửng lơ đạp xe về nhà, táp vô xe cháo huyết gần
trường Lê Bảo Tịnh, đường Trương Minh Giảng (bây giờ là Lê Văn Sỹ). Chủ
quán, một ông già Tàu, không biết nấu cháo kiểu gì, mà ngon kinh khủng…
https://baomai.blogspot.com/">
Chỉ là hình minh họa thôi. Làm sao có thể chụp được dĩ vãng…
Cháo
huyết ngon, ngon từ cháo tới huyết. Cháo ngọt thịt và huyết mềm và
dai, với vài khoanh chào cháo quẩy mỏng dính, cho ớt bằm thiệt cay, ấm
lòng say xỉn. Hình như cháo huyết này được nấu với tôm khô và mực khô,
cháo đã ngon, mà sao miếng huyết vừa dai vừa mềm thế!
Ông
già Tàu tính kỹ, kích thước tô cháo nhỏ xíu, cháo múc chỉ tới nửa tô.
Phải ăn tới 5 tô mới tạm đủ… Hôm nào hẻo, kêu một tô, cho ớt thiệt cay,
uống nhiều trà đá, cũng đỡ vã.
Mười
năm sau, ông già Tàu không bán nữa, để xe cháo lại cho vợ chồng người
con trai. Thằng con vẫn nhận ra khách quen, bàn tay múc cháo của nó
nhuần nhuyễn như ông già, vẫn “cháo nửa tô”, đúng chuẩn!
https://baomai.blogspot.com/">
Rồi mười năm sau nữa, vật đổi sao dời… xây cất nhiều, cảnh đổi thay, chẳng biết xe cháo trôi dạt về đâu…
Năm
nay Sài Gòn lạnh, lạnh bất thường. Mỗi tối, tôi vẫn đi bộ qua con đường
cũ, đôi khi nhớ ông già Tàu, nhớ “cháo nửa tô”, nhớ ớt cay che khuất
cơn đói, nhớ cả tâm trạng của thằng say xỉn lỡ cỡ…
Tôi có thể nói mà không lưỡng lự, cháo huyết ở đó ngon, chắc chắn ngon nhất đời…
Quán cháo lòng … chiều
https://baomai.blogspot.com/">
Gọi
là quán cho bảnh, chứ đó chỉ là cái sạp, ngó xéo sang chợ Đa Kao ở
đường Nguyễn Huy Tự. Quán chỉ bán buổi chiều, từ 2 giờ đến 5 giờ là vãn.
Bà
chủ quán trạc 35, chưa chồng, chảnh,… Khách chiều bả, chưa thấy bả
chiều khách bao giờ. Mặt lạnh, dễ quạu, ít cười. Ít không có nghĩa là
không, thỉnh thoảng cũng thấy cười với…đàn ông.
Cháo
lòng là phải đủ bộ: huyết, tim, gan, phèo, phổi,… Huyết không có gì đặc
biệt, thua xa cháo huyết đêm của ông già Tàu, nhưng tim gan phèo phổi,
bả cắt nhát nào ra nhát nấy, to và dày. Dồi làm mới …tuyệt! Khúc dồi to
như ống nước, và chỉ nhồi thịt, không biết bả làm cách nào mà chiên
giòn, ăn đã không chịu được, nhất là những khúc đầu dồi. Khách thích,
muốn mua dồi về nhậu, không bán! Mua cháo và dồi, cũng không bán! Chảnh
thế đó!
https://baomai.blogspot.com/">
Cháo
hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như cháo huyết hầm tôm
khô mực khô nói trên. Cháo lòng ăn với hành củ tím thái mỏng, ngâm dấm,
ớt bằm,…
Cháo
ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/ tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền
gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả
tháng đây?
Tiêu
chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500 gr), bột ngọt (50gr), thịt mỡ
(600gr),.. mang về nộp cho bà già gọi là…trả hiếu (để tối về còn có cơm
nguội lục ăn). Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ trời tuốt. Thuốc lá đen (3
gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút. Sữa hộp, làm phòng lab nên Nhà nước “bồi
dưỡng độc hại” mỗi tháng 1 hộp. May quá bà già tôi không biết uống sữa,
nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn… Đẩy “hàng” ra chợ trời hồi đó cũng
dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ quan (đối diện chợ Đa Kao) thu
gom,…đắt rẻ một chút, thôi kệ, hơi đâu trả giá…
Tô
cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm, xuân thu nhị kỳ
mới dám rớ tới. Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả lụa,
thèm phở, thèm điếu thuốc thơm,… Coi như trên đời không có protein. Bỏ
hết! Nhịn hết! Nhưng nhịn rượu, thì không.
https://baomai.blogspot.com/">
Mỗi
tối, không ngồi bên quán cóc, không đong đưa vài ly rượu, không san qua
xẻ lại nỗi lòng với mấy thằng bạn, người đi kẻ ở, tù tội chín phương,
lừa vàng mất bạc, tình người điên đảo,.. Không ngấm qua men rượu, không
nói được ra lời, làm sao ngủ được, sức đâu mà chịu nổi những bế tắc
trước mắt, những giả dối của ngày mai khi bước chân vào cơ quan…
Lương
kỹ sư hồi đó đại khái là vậy. Thời hậu chiến, người ta cho rằng, trong
ba dòng thác cách mạng, thì cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.
Thứ then chốt này được “ưu đãi” đại khái như thế, còn sống sao thì tùy.
Mỗi năm ôm một đề tài nghiên cứu, sáng chiều mặc áo blouse, nghía qua
nghía lại mấy cái ống nghiệm, becher, burette.., tối về đi “cảo” xích lô
kiếm tiền… nhậu. Thường thì tôi đi dạy luyện thi đại học nhiều hơn. Hồi
đó chưa có…lò, nên chỉ dạy kèm, dạy nhóm. Học trò đa phần là con cán bộ
từ rừng, trình độ quá yếu, dạy phải hạ thấp, hạ thấp nữa, căn bản của
căn bản. Vậy mà tụi nó đậu, đậu Y Dược hẳn hòi. Có vài em rất giỏi,
nhưng lại rớt. Học tài thi phận, cái phận lý lịch buồn từ trong nhà ra
tới ngoài đời. Mấy em bây giờ ở đâu?
Viết tới đây bỗng dưng khựng lại. Đang nói tới cháo lòng heo, sao lại quay sang nói lòng…người thế này?
Quán
cháo lòng nằm ngay trước cửa cơ quan tôi, coi như chòm xóm, vậy mà lâu
lâu cũng phải “hót” bả một chút mới được việc. Bà chủ chảnh, nhưng cũng
có khi dễ chịu. Cuối tháng lãnh lương, cỡ 2 giờ chiều, đang dọn hàng còn
ít khách, tôi ra quán gạ bả:
https://baomai.blogspot.com/">
-Chị cười, sao tôi thấy ngồ ngộ…
-Ngộ cái gì ?
-Ngộ
là đẹp đó, chẳng lẽ tui nói huych toẹt ra. Chị coi được mắt, làm đồ mồi
ngon, sao giờ chưa chịu lấy chồng? Thằng nào phụ chị, đâu chị nói tui
nghe thử, tui đá cho nó mấy cái…
Thế là bả xả ra hàng chùm hàng loạt, nào là bả đào hoa thế nào, nào là thằng nào thầm yêu trộm nhớ mà bả không chịu,..bla…bla….
Khách
tới đông, tôi xin kiếu vô làm việc lại, nhưng không quên dặn nhỏ bà chủ
“Hôm nay tui lãnh lương, đãi mấy thằng bạn nhậu. Tui quảng cáo món dồi
chiên của chị quá xá. Chị bán cho tui một tô, không lấy cháo, chỉ lấy
lòng và dồi, càng nhiều đầu dồi càng tốt. Cho vào bao nylon, lát về tui
lấy…”. Chất lượng hàng hóa hôm đó, ngon rẻ đẹp bền (bền là lần sau mua
cũng khuyến mãi như thế), vượt trên mức mong đợi.
https://baomai.blogspot.com/">
Lắm
khi tôi tự hỏi, phịa đại một câu, vô thưởng vô phạt, làm người khác
sướng, mà mình cũng có lợi, có phải là hành vi…đạo đức? Thế giới này cả
ngàn nhánh khổ rồi. Giây phút nào buồn? Giây phút nào vui đây?
Năm
84, tôi chuyển chỗ làm khác, chỉ thỉnh thoảng mới ghé quán cháo lòng Đa
Kao. Giữa thập niên 90, trở lại quán cũ, thì người khác ngồi bán. Nghe
nói, bà chủ cũ chơi đề, vỡ hụi hay sao đó, đã bỏ đi xa rồi.. .
Ông
già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì “những người muôn năm cũ”.
Họ là phần ký ức nhỏ trong một khoảng hành trình nào đó của đời người,
đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên
được… Nhớ đâu viết đó.
Lúc
đầu định viết “Món ăn dĩ vãng”, viết hết đủ món, viết một lần cho xong,
nhưng mới viết tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, đã thấy mỏi tay.
Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn…đọc. Mà dù không còn người đọc,
tôi cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu.
Còn
gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn rượu Cây Lý,… Những thứ
này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần,
thật gần…tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài
này.
https://baomai.blogspot.com/">
Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá !
https://www.youtube.com/watch?v=lPzyXof3NRM - Dĩ Vãng - Trịnh Nam Sơn | ASIA 9 <<<<<
Vũ Thế Thành
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 02/Jul/2021 lúc 7:46am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Jul/2021 lúc 9:30am
Chuyện Thành Ngữ “BỎ QUA ĐI TÁM!”
Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ
Người
Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: Công chức, người có học là
thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu
manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy?
Chiều
muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán
dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có
ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”… “Em không hiểu, có
lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì
đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng
không biết”, cậu bạn thắc mắc.
Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này… Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời
đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh
vị trí xã hội, giai cấp… một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.
Thứ
Nhất: Đứng trên hết là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều
nhà Nguyễn, thành phần này thì không “được” xếp thứ bậc vì giới bình dân
hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường
xuyên. Thứ Hai: Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ
ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là
cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần
trí thức, đó là các “thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ ký”…
Thứ
Ba: Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và
truyền thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh,
các “chú Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội
bình dân Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó. Thứ Tư: Là các “đại ca” giang hồ,
những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng,
tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá “tôn ti trật tự (riêng)” và
“có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm
“trẻ trâu” hiện đại.
Các “anh Tư dao búa” vừa là hung thần, vừa
ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu
thư khuê các) thời đó. Thứ Năm: Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm…
Thứ Sáu: Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít (police)”, “thầy Sáu mã tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức
trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh
bán bưng bình dân, nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét
ít tiền mọn “hối lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà).
Thứ Bảy: Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng
phổ biến và “quy củ” nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài Gòn – Chợ
Lớn thời đó là các “anh Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt
người Ấn, vừa giàu vừa ít bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với
giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi
suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.
Thứ Tám: Xếp thứ Tám
chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới
lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước
bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo…
Tuy đông nhưng
lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng
hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm
nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên
thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để
sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.
Thứ Chín:
Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót
cùng trong xã hội thời đó : các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên
“kinh doanh” bằng “vốn tự có”.
Dài dòng tí để trình bày chút kiến
giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ
khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui,
hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”. “Anh
Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính
cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và miền
Nam nói chung.
Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả” ?
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây
là cái mốc quan trọng của quá trình “Nam tiến” trong lịch sử Việt Nam,
cũng là quá trình hình thành văn hóa vùng đất phía Nam trong xu thế mang
theo và gìn giữ văn hóa cội nguồn, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn
hóa của cư dân vùng đất mới.
Đến năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn – Gia Định hình thành từ đó. Chỉ
hơn 300 năm nhưng người Sài Gòn đã kịp định hình một bản sắc riêng dễ
nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này hình thành từ
nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội của miền Nam /Sài Gòn. Lưu
dân người Việt vào Nam trước hết và đông nhất là những người “Tha
phương cầu thực” vì không có đất đai, không có phương kế sinh sống ở quê
hương.
Thành phần thứ hai là những người chống đối triều đình, quan lại địa phương bị truy bức nên phải tìm đường trốn tránh. Thứ
ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương (một hình phạt nặng của thời
phong kiến). Ngoài ra, còn có số ít người tương đối giàu có, muốn mở
rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất mới nên nhập vào hàng ngũ
lưu dân tới miền Nam…
Khi Sài Gòn được hình thành như một trung
tâm của vùng đất phía Nam thời chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc
Pháp thì nơi đây cũng là nơi dân tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư
là thành phần hữu cơ của bất cứ đô thị nào, Sài Gòn vốn hình thành từ
những lớp “người nhập cư” rồi trở thành “người Sài Gòn”, rồi lại tiếp
tục thu nhận và chia sẻ cho những lớp người nhập cư mới.
Sống
trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài
Gòn đã tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa,
nghĩa khí làm trọng…
Người Sài Gòn không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không…
Có
thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế
nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám
làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh”
nhưng cũng đầy trách nhiệm
Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người
Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ
cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc,
phụ thuộc vào cộng đồng.
Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào
vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó
là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một
cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”.
Ở miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi Anh Hai. Vì sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả ? Có
thể từ vài giả thuyết sau: Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai
của Nguyễn Kim, mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người
dân gọi người con lớn của mình, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai.
Hoặc,
có ý kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong
gia đình thường để con trai thứ ra đi vì người con trai trưởng có vai
trò ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có
người cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là
người đứng đầu, vì vậy trong các gia đình chỉ có người thứ Hai…
Tuy
khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài Gòn” hay “anh Hai Nam
Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không
bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con
trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới,
thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều.
Nhưng vì không có gia đình họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, vì, bởi…” nên phải có trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm.
Nguyễn Thị Hậu
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Jul/2021 lúc 11:00am
Người Sàigòn xưa, trở về dĩ vãng
Bác sĩ Trần Ngọc Quang
Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về
chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài
Gòn. Nhiều đường đã thay đổi tên hai, ba lần và vài đường mang tên
các vị anh hùng hồi đời nhà Nguyễn đều biến mất. Vài người Việt ở
nước ngoài khi trở về nước gặp nhiều khó khăn mới tìm lại được nhà
mình đã ở lúc trước. Những bạn sanh ra sau 1975 lại không thể hình
dung các tên đường thuở trước, nói chi đến lịch sử và tiểu sử của
các vị đó. Riêng tôi, nhờ những kỷ niệm in sâu vào óc từ thuở niên
thiếu và lại có tánh tò mò muốn biết thêm lịch sử nên tôi cố gắng
nhắc lại đây vài tên đường để công hiến các bạn đọc giả và xin ngọn
gió bốn phương cho biết thêm ý kiến để tu bổ về sau.
Tôi sanh ra tại nhà bảo sanh của Bác Sĩ Lâm Văn Bổn số 205 đường
Frère Louis, gần chợ Thái Bình thuộc Quận 3 thuở đó của Đô Thành Sài
Gòn, vào thời Đông Dương sắp vào chiến họa binh đao, chín tháng
trước khi Trân Châu Cảng chìm trong khói lửa, lúc đó Việt Nam còn là
một thuộc địa của Pháp Quốc và nhiều đường Sài Gòn mang tên Pháp.
Tôi lớn lên tại Sài Gòn, tại số 148 đường Colonel Boudonnet dọc theo
đường rầy xe lửa, sau nầy đổi tên là Lê Lai tới nay, đường lấy tên
của Đại Tá Théodore Boudonnet thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh Thuộc-Địa và
Tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh An Nam, tử trận bên Pháp hồi 1914. Mặt đất
đường nầy thấp hơn các đường Frère Louis, Phan Thanh Giản và Frères
Guillerault nên mỗi khi mưa lớn là đường bị ngập : “nhờ vậy” mà sau
khi tạnh mưa, dọc theo bức tường ngăn đường rầy và đường lộ những
con dế từ đất chui ra hang để khỏi bị ngộp, nên tôi đi bắt đến khuya
mới về ít lắm là ba bốn con và thường bị mẹ tôi quở trách.
Sau khi “chạy giặc” hồi 1945 vì máy bay đồng minh oanh tạc nhà ga và
đường rầy xe lửa để chận tiếp tế cho quân Nhựt, gia đình tôi trở về
sống tạm trước Nhà thờ “Huyện Sĩ”.
đường Frères Guillerault và năm sau rồi dọn trở về lại hẻm 176/11
đường Colonel Boudonnet.
Nhà thờ Huyện Sĩ xây cất năm 1905, ông là người giàu có vùng Gò
Công, tên thật là Lê Phát Đạt và là Ông ngoại của Nam Phương Hoàng
Hậu, vợ của Hoàng Đế Bảo Đại.
Gần nhà thờ Huyện Sĩ có hai đường mang tên Frère nhưng nếu Frère
Louis là để tưởng nhớ đến Thầy Louis Gaubert lập ra trường Taberd,
đường Frères Guillerault (có chữ “S” sau Frères) là để tưởng nhớ đến
hai anh em Roland và Léon Guillerault sinh trưởng tại Sài Gòn và tử
trận trong Đệ Nhứt Thế Chiến bên Pháp.
Trong lúc “tản cư” tôi đi học lớp chót trường làng tại quận Hóc Môn
và vì một sự tình cờ mà Ba tôi ghi cho tôi học tiếp miễn phí lớp
“Douzième” trường Ch***eloup-Laubat, thay vì Petrus Ký như Ba
tôi.”Trường Ch***eloup” xây cất trong ba năm nơi rạp hát bội của Tả
Quân Lê Văn Duyệt, lúc đầu mang tên Collège Indigène de Saigon,
nhưng khi khánh thành năm 1877 thì đổi lại là Collège
Ch***eloup-Laubat và từ 1928 trở thành Lycée có nghĩa là luyện thi
đến lớp Tú Tài, mang tên của Hầu Tước Justin De Ch***eloup Laubat,
Bộ Trưởng Bộ Hải Quân và Thuộc Địa dưới thời Napoléon III, người
quyết tâm chiếm và giữ Nam Kỳ. Hồi 1946 quân đội Pháp mới trở lại
Việt Nam nên ít có gia đình và trẻ con Pháp sống tại Sài Gòn nên dư
giáo viên mà thiếu học trò ! Lớp 12è niên khoá 1946-1947 trai và gái
học chung tại Collège Calmette gần đó, sau đó vài năm trường nầy đổi
tên là Lycée Marie Curie cho đến ngày nay. Tôi còn nhớ lúc ra về tôi
chạy nhanh ra cổng, không phải để tìm Ba tôi, thường người ra sở trễ
và đi xe đạp từ “Toà Tân Đáo” (Sở Ngoại Kiều) ở đường Georges
Guynemer dưới Chợ Cũ lên rước tôi, mà là để tranh thủ thời gian để
cạo mủ cao su !
Thật vậy, giữa trung tâm thành phố Sài Gòn không hiểu ông Tây nào có
ý kiến trồng cây cao su theo hai bên đường Jauréguiberry cho có bóng
mát ? Bernard Jauréguiberry là một Đề Đốc Pháp đã đánh vào Đà Nẳng
và chiếm thành Gia Định, về sau giữ chức Thượng Nghị Sĩ và Bộ Trưởng
Bộ Hải Quân, mà tại sao lại đặt tên cho một đường nhỏ bên hông
trường Calmette ? Nhưng dù sao đi nữa những cây cao su đó, sau khi
lấy đá đập vào vỏ thì chảy ra mủ trắng rất nhiều. Tôi trét mủ ấy
trên cập táp da của tôi rồi khi mủ khô thì cuốn tròn quanh một cục
sỏi và ngày qua ngày trở thành một trái banh nhỏ.
Như vậy tôi thuộc vào thành phần “Nam Kỳ chánh cống” và “dân Sài Gòn
một trăm phần trăm”, lớp tuổi thất thập cổ lai hy và sống tại Saigon
trong 34 năm. Những bạn lớn hơn tôi vài tuổi và những bạn gốc “Bắc
trước năm mươi tư” mới biết tên đường cũ như tôi, các bạn khác ráng
mà tìm các tên trong trang sau cùng ! Không phải tôi bị “tây hóa”
nên không chịu dùng tên Việt Nam, nhưng các tên đường cũ đả khắc sâu
vào trí nhớ tuổi thơ của tôi, hơn nửa lúc trẻ tôi hay tìm tòi trong
tự điển Larousse coi ông nầy là ai mà họ đặt tên đường, sau thế hệ
của chúng tôi, ít còn ai nhớ đến tên những con đường Sài Gòn năm
xưa…
Mẹ tôi có thuê một cyclo để đi làm và đưa tôi đi học tại trường
Ch***eloup, “Chú Ba Xích Lô” mỗi ngày chạy ra phía nhà ga Sài Gòn
theo đường Colonel Boudonnet, sau khi qua rạp hát Aristo, nay là New
World Hotel, quẹo trái qua đường Chemin des Dames và băng qua đường
Lacote (chớ không phải Lacotte, Moïse Lacote là cựu Trưởng Ban Hành
Chánh vùng Gia Định và Giám Đốc Thuế Vụ Nam Kỳ vào năm 1896) hoặc
theo đưòng Amiral Roze (người đã từng tấn công Nam Hàn) để đi thẳng
tới đường Gia Long, tên của đường La Grandière vào khoảng ấy (Đề Đốc
Pierre De La Grandière thay thế Đề Đốc Bonard là một trong những
Thống Đốc đầu tiên của Nam Kỳ, Ông tự động đi chiếm xứ Cambodge năm
1863 mà không có lệnh của Hoàng Đế Napoléon III và cũng chính Ông đã
chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Phần (VN) năm 1867 làm cho Cụ Thống Tướng
Phan Thanh Giản phải đầu hàng và sau đó tự vận, dưới thời Đề Đốc De
La Grandière Sài Gòn phát triển mạnh mẽ).
Chú Ba Xích Lô xuyên qua vườn “Bờ Rô” để có bóng mát rồi ra đường
Larégnère, sau nầy là đường Đoàn Thị Điểm. Tôi không biết tại sao
người ta kêu công viên đó bằng tên ấy, có thể là phiên âm của chữ
“préau (sân lót gạch) nhưng theo học giả Trần Văn Xướng thì do Ông
“Moreau”, tên của người quản thủ Pháp đầu tiên chăm nom vườn nầy;
thuở trước các người lớn tuổi còn gọi là “vườn Ông Thượng”, có thể
là vì trước kia Tả Quân Lê Văn Duyệt là người tạo ra vườn nầy. Dưới
thời Pháp thuộc vườn “Bờ Rô” nằm trong khu đất của dinh Thống Đốc
nhưng vào năm 1869 Phó Đề Đốc Hector Ohier, người thay thế Đề Đốc De
La Grandière, cắt chia đất và tặng thành phố vườn nầy mang tên Parc
Maurice Long. Mười năm sau đường Miss Cavell được tạo ra, lúc đó
mang tên rue de la Pépinière, để biệt lập với dinh Thống Đốc mà sau
nầy là Palais Norodom và sau 1954 trở thành Dinh Độc Lập rồi Dinh
Thống Nhứt sau 1975. Cũng có thể tên “Ông Thượng” là Ông Ohier, có
tên đường dưới chợ cũ, nhưng tới đời tôi chỉ gọi vườn đó là “vườn Bờ
Rổ”, sau nầy mang tên vườn Tao Đàn.
Ra vườn Bờ Rô gặp đường Ch***eloup-Laubat rồi đi thẳng trên đường
Larégnère, sau đó tới đường Testard : hai tên nầy ở gần nhau cũng
đúng vì Trung Tá Bộ Binh Jules Testard và Thiếu Úy Hải Quân Etienne
Larégnère, 31 tuổi (chớ không phải Lareynière hay Laraignère) tử
vong cùng một trận đánh ác liệt tại Đồn Kỳ Hòa, ở vùng trường đua
Phú Thọ, giữa lực lượng của Thống Tướng Nguyễn Tri Phương và Đô Đôc
Victor Charner năm 1861. Ai cũng biết đường Ch***eloup-Laubat, một
đường chiến lược rất dài đi từ Chợ Lớn, từ đường 11è R.I.C (Régiment
d’Infanterie Coloniale) đến Thị Nghè, sau 1955 đường nầy đổi tên là
Hồng Thập Tự.
Đi thẳng đến đường Testard, chú Ba quẹo mặt và bỏ tôi xuống ở góc
đường Barbé vì học sinh vào trường Ch***eloup bằng cửa sau. Góc
đường nầy sẽ liên hệ nhiều với tôi sau nầy khi tôi trở thành sinh
viên y-khoa. Đường Barbé (chớ không phải Barbet) có từ lâu và mang
tên của Đại Úy Nicolas Barbé thuộc Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến
Pháp bị Ông Trương Công Định cho thuộc hạ là Nguyễn Văn Sất ám sát
vào năm 1860 gần chùa Khải Tường, nơi vua Minh Mạng sanh ra năm 1791
lúc Nguyễn Ánh chạy lọan vào miền nam để tránh anh em Tây Sơn. Chùa
nầy do Nguyễn Ánh sau khi trở thành vua Gia Long ra lệnh xây cất để
tạ ơn Phật Trời đã che chở cho con trai là Nguyễn Phúc Đàm (vua Minh
Mạng sau nầy), sau đó chùa được lập làm đồn chống Pháp nên bị lính
Pháp phá dẹp hồi 1880, pho tượng Phật hiện còn lưu niệm trong Viện
Bảo Tàng Sài Gòn, trong Sở Thú. Trên nền chùa bỏ hoang nầy về sau có
cất lên một biệt thự lầu lớn kiểu âu-châu tại số 28 đường Testard mà
Bà Bác Sĩ Henriette Bùi (con gái thứ ba của Ông Bùi Quang Chiêu)
mướn lại của người chủ là một luật sư người Pháp làm dưỡng đường
sản-phụ khoa vào thập niên 1940. Ông Bùi Quang Chiêu (1872-1945) là
kỹ sư canh nông Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bên Pháp năm 1897 và bị
tên cộng sản Trần Văn Giàu (Việt Minh) ám sát cùng ba người con trai
vào tháng 9 năm 1945. Còn Bà Henriette Bùi Quang Chiêu sanh năm 1906
là người đàn bà Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp y-khoa bác sĩ tại Paris
năm 1929, nay Bà đã 103 tuổi và hiện còn minh mẩn và sống tại ngoại
ô Paris: Bà kể lại rằng vào năm 1943 nhà nầy được bán lại cho một
người Do Thái tên là David chủ của nhiều biệt thự tại Sài Gòn; vào
đầu năm 1945 chánh phủ Pháp trưng dụng nhà nầy và cho Bà thuê một
biệt thự khác ở đưởng Blancsubé để dời dưỡng đường đến đấy. Tháng 3
năm 1945 Nhựt đảo chánh Pháp và tịch thu căn villa nầy, và khi Pháp
trở lại thì trao cho Viện Đại Học Sài Gòn để rồi năm 1947 nơi nầy
trở thành chi nhánh của Đại Học Y-Dược Khoa Hà Nội rồi năm 1954
thành Đại Học Y-Dược Khoa Saigon, nơi tôi được đào tạo trong sáu năm
với GS Phạm Biểu Tâm làm Khoa Trưởng. Nơi đầy kỷ niệm nầy nay là Bảo
Tàng chứng tích chiến tranh.
Lớn lên tôi đi xe đạp về một mình nhưng thích đi theo đường Testard
hơn vì có bóng mát dưới hàng cây me, song song với đường Richaud
(sau đổi lại đường Phan Đình Phùng) và thường ghé biệt thự số 6
đường Eyriaud des Vergnes (sau là Trương Minh Giảng) chơi với một
bạn học cùng lớp, nhứt là vào mùa các cây trứng cá có trái. Ông
Etienne Richaud là một Toàn Quyền Đông Dương hồi cuối thế kỷ XIX,
còn Ông Alfred Eyriaud Des Vergnes người gốc Châteauroux là Kỹ Sư
Trưởng Nha Công Chánh Nam kỳ (Cochinchine), Ông là một thần đồng tốt
nghiệp trường Polytechnique tại Paris lúc 17 tuổi sau đó học trường
Ponts et Chaussées, ra lệnh lấp kinh Charner, tạo hệ thống cống dài
7 km, cất 12 cầu theo “Kinh Tàu” (Arroyo chinois nối liền với rạch
Bến Nghé chảy ra sông Sài Gòn). Ông Eyriaud Des Vergnes là người đầu
tiên có ý lập ra đường sắt tại Việt Nam chạy lên Cambodge nhưng kế
hoạch không thành, về sau nhờ Kỹ Sư Thévenet Giám Đốc Nha Công Chánh
Nam Kỳ và sự hỗ trợ của Cố Vấn chánh phủ Paul Blanchy mà Việt Nam có
đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho năm 1885. Hai người nầy
cũng có tên đường và sau 1955 đổi lại là Tú Xưong (Thévenet) và Hai
Bà Trưng (Paul Blanchy).
Sau khi qua đường Pierre Flandin (tên của một “đứa con” của Sài Gòn
tuy sanh tại vùng Vaucluse và tử trận tại Noyon, tỉnh Oise, miền bắc
nước Pháp vào năm 1917), đến cuối đường gặp rạp hát Nam Quang (nay
vẫn còn), tôi quẹo trái ra đường Verdun (khoảng đó tên là đường Thái
Lập Thành), đến ngã sáu Sài Gòn thì tôi lại đi qua đường Frère Louis
để về nhà bằng đường d’Ypres cho vắng xe. Đường nhỏ nầy ở sau “Mả Lá
Gẫm”, đúng hơn là của Ông Mathieu Lê Văn Gẫm, có bức tượng trong nhà
thờ Huyện Sỹ, tử đạo thời vua Thiệu Trị vì bị hành hình lối năm
1847, mả đó nay vẫn còn nguyên tuy bị che khuất, và Ypres là tên một
thành phố nhỏ bên vương quốc Bỉ, như thành phố Dixmude, nơi đã xẩy
ra những trận đánh lớn hồi Đệ Nhứt Thế Chiến.
Đi xích lô mỗi ngày như vậy hoài cũng chán nên tôi thường đề nghị
với Chú Ba đi về bằng ngả khác, thuở ấy đường phố ít xe hơn bây giờ
vì Sài Gòn và Chợ Lớn không hơn một triệu dân cư. Tôi thích nhứt đi
về nhà qua chợ Sài Gòn : Chú Ba tránh đường Mac Mahon (sau 1952 đoạn
nầy lấy tên De Lattre de T***igny và sau đó là Công Lý), đi đường
Barbé và một đoạn đường Ch***eloup-Laubat, rồi quẹo trái qua đường
Miss Cavell với hàng cây cao bên hông Cercle Sportif Saigonnais (tên
không phải viết Cawell hay Cavel : Edith Cavell là một nữ y-tá người
Anh bị quân Đức xử bắn tại Bỉ vào năm 1915 lúc 50 tuổi vì giúp tù
binh Anh, Bỉ và Pháp trốn qua Hòa Lan) để trổ ra đường Aviateur
Garros rồi xuống chợ Sài Gòn, nơi bán nhiều trái cây (Roland Garros
là phi công Pháp đầu tiên bay xuyên biển Méditerranée hồi 1913 và tử
trận năm 1918).
Rồi cứ đi theo mãi đường d’Espagne (sau là Lê Thánh Tôn) vì vào 1859
quân lính Tây-Ban-Nha dưới quyền chỉ huy của các Đề Đốc Pháp đóng
tại đó) để về Ngã Sáu (Phù Đổng) rồi về Colonel Boudonnet bằng ngã
Amiral Roze. Đặc biệt Sài Gòn có rất nhiều tên đường mang tên các
trận đánh thời Đệ Nhứt Thế Chiến (Boulevard de la Somme, Chemin des
Dames, đường Verdun, đường Arras, đường Champagne, đường Dixmude,
đường Douaumont, Quai de la Marne….) và tên các đề đốc Pháp vì dưới
thời các vua Minh Mạng và Tự Đức tất cả quân Pháp đến Việt Nam bằng
tàu thủy mà hai vị có tiếng nhứt là Charner và Bonard. Đô Đốc
Léopold Victor Charner người vùng Bretagne, gốc Thụy Sĩ là Tổng Tư
Lệnh Lực Lượng Hải Quân Pháp tại Đông Nam Á, ngưòi đã chiếm Nam Kỳ,
còn Đề Đốc Adolphe Bonard (chớ không phải Bonnard ) là Thống Đốc đầu
tiên của Nam Kỳ do hoàng đế Napoléon III bổ nhiệm vào năm 1861 dưói
thời vua Tự Đức.
Vào cuối thế kỷ XIX kinh rộng nhứt của Sài Gòn là “Kinh Lớn” hay
“Kinh Charner” đi từ sông Sài Gòn đến Tòa Thị Sảnh, có hai đường dọc
hai bên : đường chạy xuống bờ sông là đường Rigault de Genouilly,
đường chạy lên là đường Charner. Vì mùi hôi thúi người Pháp lấp kinh
lại sau nhiều năm bàn cãi và khi “đường Kinh Lấp” thành lập thì
đương nhiên lấy tên Boulevard Charner vào năm 1861 nhưng Ba tôi vẫn
gọi là đường Kinh Lấp vào những năm 1930. Trước đó, có một kinh dẫn
nước sình lầy chảy ra Kinh Tàu từ chợ Bến Thành (người Pháp gọi là
Les Halles Centrales), theo Học Giả Vương Hồng Sển vì gần
rạch Bến Nghé và gần Thành Gia Định, kinh đó mang tên kinh
Gallimard. Thiếu Tá công binh Léon Gallimart có dự trận đánh Kỳ Hòa,
và đào kinh nầy vào năm 1861 theo lệnh của Đô Đốc Charner. Kinh nầy
sau khi lấp lại theo ý kiến của kỹ sư Thiếu Tá Bovet năm 1867 lấy
tên là Đại Lộ Bonard, vì thế đường nầy mới rộng lớn như ngày nay.
Lúc lấp kinh và bến đò họ thành lập một công trường lớn, đó là “Bùng
Binh” trước chợ Bến Thành mà người Pháp gọi là Place Eugène Cuniac,
tên của một Thị Trưởng Sài Gòn, nay vẫn còn tên Công Trường Quách
Thị Trang, một nữ sinh thiệt mạng lúc biểu tình dưới thời Ngô Đình
Diệm năm 1963. Trước Tòa Thị Xã Sảnh, ở góc đường Charner và Bonard
cũng có một bùng binh nhỏ với nước phun lên tên là Place Francis
Garnier, nay là công trường Lam Sơn, để tưởng nhớ đến một sĩ quan
hải quân trẻ tuổi phiêu lưu trên đất bắc và tử thương tại Hà Nội hồi
1873. Nhiều đường khác củng do lấp kinh mà ra như Boulevard de La
Somme (rạch Cầu Sấu, sau nầy là đại lộ Hàm Nghi), đường Tổng Đốc
Phương (hay Đỗ Hữu Phương), đường Pellerin (tên của một Giám Mục đã
bênh vực công giáo Việt Nam nhưng khuyên lầm Đề Đốc Rigault De
Genouilly lúc tấn công Đà Nẳng vào 1858) sau nầy đường Pellerin lấy
tên là Pasteur.
Đường mà tôi thích nhứt, sang trọng nhứt và có tiếng nhứt Sài Gòn là
đường Catinat, có trước khi người Pháp đến và mang tên một thuyền
lớn đã bắn đại bác vào Đà Nẳng (chớ không phải tên của một Đề Đốc
như nhiều người tưởng, thuyền “Le Catinat” lấy tên của Thống Chế
Nicolas de Catinat, sống hồi thế kỷ XVII dưới thời Louis XIV). Nơi
đó có rất nhiều tiệm sang trọng, đường phố sạch sẽ và có nhiều “Ông
Tây” ngồi uống cà phê tại khách sạn Continental, lúc đó chưa có tiệm
Givral và nơi đó là Nhà Thuốc Tây Solirène, thay thế Pharmacie
Centrale. Sau nầy có thêm tiệm Brodard ở gốc đường Catinat và
Carabelli, tên của một Nghị Viên thành phố. Tôi cũng có dịp vô nhà
sách Albert Portail (nay vẫn còn dưới tên Xuân Thu từ 1955) và đi
dạo trong P***age Eden vì trong cùng có rạp hát Eden, rạp nầy và rạp
Majestic ở cuối đường Catinat là hai rạp chiếu bóng sang nhứt Sài
Gòn vào thuở đó; đi chơi vậy chớ có tiền đâu mà mua đồ, nhiều lắm
thì lấy vài tấm hình mà các ông phó nhòm chụp dạo lúc đi trước “Nhà
Hát Tây”, cất theo kiểu Opéra bên Paris. Đường Catinat là đường
tráng nhựa đầu tiên của Sài Gòn, khi mới tráng nguời ta kêu là đường
“Keo Su” dài tới Nhà Thờ Đức Bà ; qua công trường Pigneau de Béhaine
trước Bưu Điện có bức tượng Ông “Cha Cả” hay Evêque d’Adran dẫn
Hoàng Tử Cảnh ra trình diện Louis XVI tại Versailles. Sau khi qua
khỏi đường Norodom thì đường Catinat lấy tên của Cố Vấn chánh phủ và
Nghị Viên Thị Xã Sài Gòn Blancsubé và tiếp theo công trường Maréchal
Joffre với tượng đài chiến si tử vong trong Đệ Nhứt Thế Chiến là
đưòng Garcerie với những hàng cây cao, sau nầy mang tên Duy Tân và
công trường Quốc Tế hay “Hồ Con Rùa”.
Ba tôi có nhiều bạn người Tàu và thừờng vô Chợ Lớn chơi bằng xe lửa
điện (tramway) mà người ta thường gọi là “xe lửa giữa” vì chạy giửa
đường Gallieni, tới trạm gare de Nancy thì bạn của Ba tôi lên xe lửa
đi cùng vì ở gần thành Ô Ma (Camp des Mares, sau nầy là Bộ Tư Lệnh
Cảnh Sát Quốc Gia). Tôi còn nhớ xe lửa giữa đó, với ghế cây theo
kiểu của Métro xưa bên Paris, chạy thẳng theo đường Gallieni nối
liền Sài Gòn với Chợ Lớn. Ba tôi nói lúc trứớc nơi đây toàn là đất
hoang và sình lầy, sau khi lấp bưng thành đường đất gồ ghề rồi khi
Ba tôi xuống Sài Gòn học vào năm 1928 thì đường mới được tráng nhựa
và năm sau điện giăng giữa chia con đường làm hai chiều, một bên
chạy lên một bên chạy xuống, đường rầy xe điện đặt trung tâm đại lộ,
đến năm 1953 mãn hạn giao kèo khai thác mới dẹp. Đường nầy mang tên
của Thống Chế lừng danh Joseph Gallieni chết năm 1916 nhưng phục vụ
ngoài Bắc lúc còn Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh và sách vở ghi
công Ông về tổ chức hành chánh tại Đông Dương. Tên của Ông viết với
chữ “e” chớ không phải với chữ “é” vì là người gốc Ý Đại Lợi.
Xe điện chạy thẳng vô đường rue des Marins, qua khu Đại Thế Giới nay
là khu Cát Tường và đường Jaccario (vì lúc trước pháo hạm “Le
Jaccario” đậu gần đó trên “Kinh Tàu” hay Arroyo chinois trong Chợ
Lớn, và chắc lính thủy lên bờ nhiều nên mới gọi là rue des Marins),
ở góc đường có vũ trường Arc-En-Ciel, sau 1975 đổi tên là nhà hàng
và khách sạn Arc-En Ciel Thiên Hồng, đến đường Tổng Đốc Phương thì
quẹo qua trái mới đến Bưu Điện Chợ Lớn, nhà ga cuối cùng là Gare
Rodier, tại Kinh Tàu.
Lúc còn ở đường Colonel Boudonnet tôi có nhiều bạn ở khu nhà thờ
Huyện Sỹ và thường vô phía sau nhà thờ bắn “giàn thun” trên mấy cây
soài nên bị “Ông Từ” rượt nhiều lần ! Ngoài đường Frères Guillerault
trước nhà thờ, còn có đường Duranton và đường Léon Combes mà sau nầy
đổi tên là Sương Nguyệt “Ánh”. Trung Sĩ Léon Combes là một đứa con
của Sài Gòn ở Giồng Ông Tố bên Cát Lái tử trận năm 1917 tại Craonne,
thuộc tỉnh Aisne vùng Picardie phía Bắc Paris. Tôi nhớ, vì học
“trường tây” nên tôi thắc mắc và tự hỏi Bà nào mà mang họ Sương mà
tôi tìm hoài trong sách vở không thấy ? Sau nầy tham khảo mới biết
đó là tên bút hiệu của Bà Nguyễn Thị Ngọc Khuê (có sách nói là
Nguyễn Xuân Khuê), con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đình Chiểu, người
đàn bà đầu tiên làm Chủ Bút báo “Nữ Giới Chung” cho phụ nữ hồi 1918.
Tuần báo nầy còn tên là Fémina Annamite và tòa soạn ở 13 đường
Taberd, trong sách kể là Sương Nguyệt ANH (=Góa phụ Nguyệt Anh),
nhưng tại sao hồi 1955 họ đổi tên đường Léon Combes thành Sương
Nguyệt ÁNH ?
Về sau, gia đình tôi dọn về Chợ Lớn ở đường Lacaze, nay là đường
Nguyễn Tri Phương, nổi tiếng vì “Mì La Cai”, đường mang tên của Đô
Đốc Lucien Lacaze, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân từ 1915 đến 1917 hồi Đệ
Nhứt Thế Chiến, nhưng chúng tôi ở khúc trên, gần gốc đường Pavie
(nay là Lý Thái Tổ chớ không phải đường 3 tháng 2 vì dường nầy mới
có vào lối 1957, lúc trước là trại lính) dẫn lên trường đua Phú Thọ.
Khúc dưới đường mang tên ông Auguste Pavie (lừng danh trên đất Lào)
dặc biệt rộng lớn và rất dài, có nhiều cây và bên trong có đường
dành cho xích lô và xe đạp. Nếu đi từ Ngã Bảy xuống công trường Khải
Định, từ giữa đường nầy đến đường Frédéric Drouhet sẻ thấy những
biệt thự mà “Chú Hoả” cất cho con cháu ở (tên thường gọi của
Jean-Baptiste Hui Bôn Hoả một triệu phú người Tàu tham gia với chánh
quyền tặng thành phố Sài Gòn Policlinique Déjean De La Bâtie, tên
của một bác sĩ tận tụy lo cho người Việt Nam, ngoài đường Bonard,
sau nầy trở thành Bệnh Viện Đô-Thành), sau 1954 các nhà nầy dành cho
Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến ở và khúc đường nầy gọi là đường
Hui Bôn Hoả.
Lúc đó đường Pavie có xe nhà binh pháp chạy nhiều vì có thành lính
gần đó và tại khu đường Cây Mai, trước khi tới Phú Lâm. Khu đất từ
đường Lacaze đến đường Ducos (sau đổi là đường Triệu Đà) là đồng mả,
đường hẻm tôi ở trước một mả đá lớn, mới phá hồi tháng 11 năm 2004 :
đó là mả có từ thế kỷ thứ XVIII của một người đàn bà lối 50 tuổi và
quan tài thứ nhì chắc là của một người đàn ông, chỉ có vài nữ trang
chớ không có vàng bạc chôn theo như người ta tưởng.
Từ đường Lacaze đi ra trường Ch***eloup Laubat xa hơn, tôi phải đạp
xe xuống Ngã Bảy, quẹo trái qua đường Général Lizé, rồi đạp thẳng
hoài, qua khỏi đường Verdun đường nấy lấy tên Legrand De La Liraye.
Qua khỏi trường nữ sinh Gia Long (hồi xưa gọi là Collège des Jeunes
Filles Annamites, sau là Trường Aó Tím) và đến tận trường Marie
Curie mới quẹo xuống đường Barbé. Đường Général Lizé là một đường
chiến lược rất dài lúc trước gọi là đường Hai Mươi, đi từ Ngã Bảy
Chợ Lớn, nối dài đường Pierre Pasquier, đến đường Albert Premier
trên Dakao, lấy tên của Trung Tướng Lucien Lizé, xuất thân từ trường
Polytechnique, Paris, Tư Lệnh Pháo Binh chiến trường Ý tử trận hồi
1918, có phục vụ bên Việt Nam lúc còn Đại Tá, còn Legrand De La
Liraye là một trong những linh mục thông ngôn cho Đề Đốc Rigaud De
Genouilly và trở thành Thanh Tra phụ trách về các hồ sơ giưã người
Việt và chánh quyền bảo hộ. Sau 1954 đường nầy đổi thành đường Phan
Thanh Giản, một vị anh hùng sáng suốt và can đảm của Việt Nam. Tiếc
thay sau 1975 không còn đường nào trên mảnh đất Việt Nam mang tên
anh hùng dân tộc nầy, cũng như không còn đường vào mang tên Lê Văn
Duyệt và cũng không còn trường học nào mang tên Petrus Ký ! Cho tới
nay tôi chưa thấy một học giả Việt Nam nào giỏi hơn Petrus Trương
Vĩnh Ký, tuy vài “Sử Gia” buộc tội vị nầy nhiều điều vô lý, họ quên
rằng công lao lớn nhứt của Ông Petrus Ký là truyền bá cho dân chúng
sử dụng chữ quốc ngữ có từ Alexandre de Rhodes vào thế kỷ XVII thay
thế chữ Nôm khó học và khó viết. Tôi nghe nói ở Vĩnh Long hiện nay
có một trường học mang tên Phan Thanh Giản và vào tháng 11 năm 2008
rạp chiếu bóng Nguyễn Văn Hảo đường Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn đang
hát tuồng “Tả Quân Lê Văn Duyệt”, đó là điều đáng mừng vì những vị
anh hùng các triều nhà Nguyễn phải được hồi phục.
Hồi thời Pháp thuộc cũng có những tên đường mang tên những anh hùng
hay nhân tài Việt Nam như đường Paulus Của (Đốc Phủ Sứ Hùynh Tịnh
Của) trên Dakao, đường Tổng Đốc Phương (Đổ Hữu Phương) trong Chợ
Lớn, đường Phủ Kiệt (Đốc Phủ Sứ Trần Văn Kiệt là Nghị Viên thành phố
trên 25 năm), Hùynh Quan Tiên, Nguyễn Văn Đưởm trên Tân Định (cà hai
là Nghị Viên Thuộc Địa và Nghị Viên Thành Phố), Nguyễn Tấn Nghiệm
(Nghị Viên), và Trương Minh Ký, một trong những Nghị Viên đầu tiên
của thành phố, ông nầy tên thật là Trương Minh Ngôn cháu bốn đời của
Trương Minh Giảng, được ông Trương Vỉnh Ký đem về nuôi và đổi tên,
cho đi Pháp học và là một trong 7 người sáng lập viên ra Trường
Thông Ngôn (Ecole des Interprètes) nằm trong Tòa Án, nhờ làm thông
dịch viên lúc Traité de Patenôtre năm 1884 nên được vô quốc tịch
Pháp, người mất lúc 55 tuổi vì bệnh lao phổi.
Vị anh hùng Đại Úy phi công của quân đội Pháp, xuất thân từ trường
Võ Bị Saint-Cyr và là cựu sĩ quan Lê Dương mang tên Đỗ Hữu Vị có tên
trên một đường từ bùng binh chợ Bến Thành đến đường Charner, trước
đó đường nầy mang tên Hamelin sau nầy đổi lại là Huỳnh Thúc Kháng.
Đại Úy Vị là con thứ năm của Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương, sau khi học
trung học tại trường nổi danh Janson De Sailly tại Paris, nhập học
vô trường Saint-Cyr vào năm 1904. Trung Úy bên Bắc Phi, ông gia nhập
vào binh chủng Không Quân vừa thành lập ; bị thương nặng Đại Úy Vị
từ chối giải ngũ và trở về đơn vị Lê Dương và tử thưong tại mặt trận
tỉnh Somme năm 1916. Hài cốt được người anh cả là Đại Tá Đỗ Hữu Chấn
đem về chôn cất trong nghĩa trang gia đình tại Chợ Lớn.
Nay Sài Gòn mất nhiều di tích ngày xưa, vì chiến tranh và vì sự thay
đổi thời cuộc, tôi tiếc nhứt là hồi tháng ba năm 1983 đã sang bằng
“Lăng Cha Cả”, có từ 1799 để lập một công trường mà chả thấy ai ngồi
…. Hai người ngọai quốc đã ảnh hưởng Việt Nam nhiều nhứt là
Alexandre de Rhodes va Pierre Joseph Pigneau de Béhaine, được dân
Việt Nam biết dưới tên Bá Đa Lộc hay Evèque d’Adran, người đã giúp
Nguyễn Ánh lên ngôi, đi với Hoàng Tử Nguyễn Phúc Cảnh qua triều đình
vua Louis XVI để ký Hiệp Ước Versailles năm 1787. Tên thật là
Pigneau, sau đó thêm vô sau tên ấp Béhaine của làng
Origny-en-Thiérache mà gia đình có phần đất, thuộc tỉnh Aisne, trong
vùng Picardie ở miền bắc nước Pháp. Vua Gia Long cất một ngôi nhà ở
số 180 đường Richaud cho Bá Đa Lộc (nay vẩn là Tòa Tổng Giám Mục
đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3) và đọc điếu văn khi người mất năm
1799. Mộ ông người Sài Gòn gọi là Lăng Cha Cả là một trong những di
tích xưa nhứt của Sài Gòn “ở Gia Định” vào thời Gia Long, sau nầy ở
trước trại Phi Long trên Tân Sơn Nhứt. Cốt của Cha Pigneau de
Behaine được đem về Pháp năm 1983 và chôn trong nhà thờ Séminaire
des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV Paris. Tôi có viếng
thăm nhà kỷ niệm cua Cha Pierre Joseph Pigneau de Béhaine, ở làng
Origny-en-Thiérache, trở thành từ năm 1953 “Musée Monseigneur
Pigneau de Béhaine” và sau khi xem xong tâm hồn tôi thả về dĩ vãng
của một Việt Nam oai hùng tranh đấu cả ngàn năm để giử biên cương …
Tôi cũng có dịp thăm viếng nhiều di tích của xứ Pháp từ thời Trung
Cổ, nhiều lâu đài của Âu Châu và Nga Sô có từ thế kỷ XV, luôn cả
những ngôi mộ bên Ai Cập có trước nền văn hóa của Hy Lạp và tiếc
rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
còn tiếp
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Jul/2021 lúc 11:18am
Người Sàigòn xưa, trở về dĩ vãng
Những tên đường Sài Gòn trong bài theo thời cuộc
Thời
pháp thuộc
Sau 1954
Sau 1975
Albert Premier
Đinh Tiên Hoàng
Đinh Tiên Hoàng
Amiral Roze
Trương Công Định
Trương Định
Armand Rousseau, Jean-Jacques Rousseau
Trần Hoàng Quân
Nguyễn Chí Thanh
Arras
Cống Qùynh
Cống Qùynh
Aviateur Garros, Rolland Garros
Thủ Khoa Huân
Thủ Khoa Huân
Barbé
Lê Qúy Đôn
Lê Qúy Đôn
Blancsubé, rue Catinat prolongée
Duy Tân
Phạm Ngọc Thạch
Bonard
Lê Lợi
Lê Lợi
Carabelli
Nguyễn Thiệp
Nguyễn Thiệp
Catinat
Tư Do
Đồng Khởi
Champagne
Yên Đỗ
Lý Chính Thắng
Charner
Nguyễn Huệ
Nguyễn Huệ
Ch***eloup Laubat
Hồng Thập Tự
Nguyễn Thi Minh Khai
Chemin des Dames
Nguyễn Phi
Lê Anh Xuân
Colonel Boudonnet
Lê Lai
Lê Lai
Dixmude
Đề Thám
Đề Thám
Đỗ Hữu Vị, Hamelin
Huỳnh Thúc Kháng
Huỳnh Thúc Kháng
Douaumont
Cô Giang
Cô Giang
Ducos
Triệu Đà
Ngô Quyền
Duranton
Bùi Thị Xuân
Bùi Thị Xuân
Espagne
Lê Thánh Tôn
Lê Thánh Tôn
Eyriaud Des Vergnes
Trương Minh Giảng
Trần Quốc Thảo
Frédéric Drouhet
Hùng Vương
Hùng Vương
Frère Louis
Võ Tánh
Nguyễn Trãi
Frères Guillerault
Bùi Chu
Tôn Thất Tùng
Gallieni, rue des Marins
Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh
Trần Hưng Đạo 1, Trần Hưng Đạo 2
Garcerie
Duy Tân
Phạm Ngọc Thạch
Général Lizé
Phan Thanh Giản
Điện Biên Phủ
Georges Guynemer
Võ Di Nguy
Hồ Tùng Mậu
Huỳnh Quan Tiên
Hồ Hảo Hớn
Hồ Hảo Hớn
Jaccario
Tản Đà
Tản Đà
Jauréguiberry
Ngô Thời Nhiệm
Ngô Thời Nhiệm
La Grandière
Gia Long
Lý Tự Trọng
Lacaze
Nguyễn Tri Phương
Nguyễn Tri Phương
Lacote
Phạm Hồng Thái
Phạm Hồng Thái
Larégnère
Đoàn Thị Điểm
Trương Định
Legrand De La Liraye
Phan Thanh Giản
Điện Biên Phủ
Léon Combes
Sương Nguyệt Ánh
Sương Nguyệt Anh
Mac Mahon, De Lattre De T***igny, Gal De Gaulle
Công Lý
Nam Kỳ khởi nghĩa
Marins
Đồng Khánh
Trần Hưng Đạo 2
Miss Cavell
Huyền Trân Công Chúa
Huyền Trân Công Chúa
Nancy
Cộng Hòa
Nguyễn Văn Cừ
Nguyễn Tấn Nghiệm, rue de Cầu Kho
Phát Diệm
Trần Đình Xu
Nguyễn Văn Đưởm
Nguyễn Văn Đưởm
Nguyễn Văn Nghĩa
Ohier
Tôn Thất Thiệp
Tôn Thất Thiệp
Paul Blanchy
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng
Pavie, Hui Bôn Hoả
Lý Thái Tổ
Lý Thái Tổ
Pellerin
Pasteur
Pasteur
Phan Thanh Giản
Ngô Tùng Châu
Lê Thị Riêng
Pierre Flandin
Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan
Pierre Pasquier
Minh Mạng
Ngô Gia Tự
Place Eugène Cuniac
C.Trường Quách Thị Trang
C.Trường Quách Thị Trang
Place Maréchal Joffre
Công Trường Quốc Tế
Hồ con Rùa
Richaud
Phan Đình Phùng
Nguyễn Đình Chiểu
Somme
Hàm Nghi
Hàm Nghi
Testard
Trần Qúy Cáp
Võ Văn Tần
Thévenet
Tú Xương
Tú Xương
Tổng Đốc Phương
Tổng Đốc Phương
Châu Văn Liêm
Trương Minh Ký, Lacant
Trương Minh Ký
Nguyễn Thị Diệu
Verdun, Gal Chanson, Nguyễn Văn Thinh
Lê Văn Duyệt
Cách mạng tháng 8
Ypres
Nguyễn Văn Tráng
Nguyễn Văn Tráng
11è R.I.C.
Nguyễn Hoàng
Trần Phú
Bác sĩ Trần Ngọc Quang
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 10/Aug/2021 lúc 12:18pm
https://huongduongtxd.com/boditam.pdf - Bỏ Qua Đi Tám <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 25/Aug/2021 lúc 1:54pm
https://huongduongtxd.com/nguyenvanbennghe.pdf - Nguyễn Văn Bến Nghé - Đoàn Xuân Thu <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 04/Sep/2021 lúc 8:11am
Khi
tôi còn cắp sách đến trường thập niên 60, thì một vài phòng trà đã xuất
hiện, đó là phòng trà Anh Vũ, đường Bùi Viện, nơi đây đã xuất hiện
tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Thúy, lúc đó mới 17 tuổi với bản nhạc nổi
tiéng "Nửa đêm ngoài phố " của cố nhạc sĩ Trúc Phương, kế đến phòng
trà Đức Quỳnh nằm trên đường Cao Thắng, phòng trà Bồng Lai trên đường
Nguyễn Trung Trực nơi cô nữ sinh Bùi thị Oanh, trong 1 lần theo bạn bè
đến nghe nhạc, rồi được bạn bè khuyến khích lên hát giúp vui, và ngay
sau khi tiếng hát của Bùi thị Oanh chấm dứt, ông chủ phòng trà
Bồng Lai nhất quyết mời cô nữ sinh đó đến hát thường xuyên ở Bồng
Lai, để rồi thành nữ ca sĩ với nghệ danh Lệ Thu và sau đó trở thành
danh ca nổi tiếng để được nhiều phòng trà mời hát .
Đến năm 1970, tôi mới bước vào làng Tân Nhạc - người nhạc sĩ dẫn dắt
tôi chính là nhạc sĩ Ngọc Chánh, trưởng ban nhạc Shotguns vì anh và
tôi cùng đơn vị Tiểu đoàn 50 CTCT, tôi là nhân viên văn phòng, còn anh
là nhạc sĩ trong ban Văn nghệ Hoa Tình Thương.
Tôi đã cộng tác với nhạc sĩ Ngọc Chánh trong Trung tâm nhạc băng
nhạc Nguồn Sống của anh. Song song với việc thực hiện các băng nhạc
Tape và C***ette - Nhạc sĩ ngọc Chánh đã mở phòng trà Queen Bee
trên đường Nguyễn Huệ đối diện với rạp Cine Rex. Nhân dịp này , nữ ca sĩ
Thanh Thúy đã trở lại sân khấu hát độc quyền cho phòng trà Queen
Bee, ngoài ra nam ca sĩ Elvis Phương cũng hát độc quyền ở đây, thêm
vào đó còn có nữ danh ca Thái Thanh, Carol Kim, Ngọc Tuyết, Dạ Hương,
Phương Hồng Hạnh, Ngọc Hiếu, Pauline Ngọc, Connie Kim... đôi khi
phòng trà Queen Bee còn tăng cường cặp song ca Diễm Chi - Ngô Mạnh
Thu, Đức Huy, Thanh Tuyền (trẻ), ban nhạc The Dreamer các con của nhạc
sĩ Phạm Duy, điểm đặc biệt phòng trà Queen Bee có thêm "chương trình
Hoa Thơm Cỏ Lạ" để giới thiệu ba tài năng mới: Nguyên Chánh Tín, Thái
Châu và nữ nghệ sĩ Đăng Lan.
- Phòng trà Tự Do nằm trên đường Tự Do do nữ ca sĩ Khánh Ly, phụ trách
còn có các nam nữ ca sĩ Lệ Thu, Mai Hương, Mai lệ Huyền, Anh Tú,
Carol Kim v. v...
- Phòng trà Rizt của Jo Marcel nằm trên đường Trần Hưng Đạo gồm ca
na nữ ca sĩ trẻ như: Như An, Anh Khoa, Lệ Thu, Jo Marcel v. v...
- Phòng Trà Đêm Màu Hồng nằm trên đường Nguyễn Huệ do ban hợp ca
Thăng Long - Phạm đình Chương - Hoài Trung Trung - nữ ca sĩ Thái Thanh
đồn trú, nữ ca sĩ Ngọc Minh v. v...
- Phòng trà Kim Đô do nhạc sĩ Bảo Thu phụ trách nằm trên đường Nguyễn
thái Học, nơi đây thường xuyên có nữ ca sĩ Phương Hồng Quế, Lan Ngọc
v. v...
- Phòng trà Mac Cabane đường Trần Qúi Cáp do nhạc Trường Hải phụ
trách gồm có các nam nữ ca sĩ Trường Hải, Nhật Thiên Lan, Mai Ngọc
Khánh v. v....
- Phòng trà Đệ nhất khách sạn do nhạc sĩ Trần Trịnh phụ trách có nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế v. v...
- Phòng trà Arc en ciel trong Chợ lớn, ban nhạc Duy Hải - Văn Trổ - Trần Vĩnh v.v..
- Phòng trà - Dancing Đại Nam với ban nhạc Huỳnh Anh.
- Khiêu vũ trường Maxim (trên lầu) - dưới nhà chương trình Hoàng thi
Thơ với nữ ca sĩ Hoạ Mi - Sơn Ca - Bùi Thiện - Ngọc Minh v. v..
Trên đây là những phòng trà mà trí óc tôi còn nhớ, nếu có thiếu sót
mong các bạn thứ lỗi - nhất là các nam nữ ca sĩ chạy hát nhiều
phòng trà tôi nhớ không nổi - mong các nam nữ ca sĩ thứ lỗi cho
tôi.
Nhà báo NGUYỄN TOÀN
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Sep/2021 lúc 12:40pm
Xe bán hủ tiếu mì
Chiếc xe bán hủ tiếu mì của chú thím
Xồi không biết đã có mặt nơi đầu ngõ từ bao giờ. Mỗi ngày, khoảng ba,
bốn giờ chiều chú thím cùng các con, người này đẩy xe, người kia lom
khom khiêng bàn ghế và những vật dụng cần thiết gom về một chỗ. Chỉ
trong chốc lát thôi, chiếc xe đã được định vị hẳn hòi với mái che, ghế
ngồi và nồi nước lèo bốc khói thơm lừng giữa một khu phố lao động ồn ào,
đông đúc.
Chỗ ngồi cho thực khách là những cái
ghế sắt be bé với mặt ghế vuông vức được làm bằng gỗ. Quanh chiếc xe
cũng được gắn thêm hai miếng gỗ dài để làm bàn ăn “dã chiến”. Trong lúc
chờ đợi, khách khứa có thể bâng quơ đưa mắt ngắm nghía những tranh cảnh
sơn thủy hay những điển tích trong truyện Phong Thần, Tam Quốc được vẽ
sắc nét trên các ô kính.
Những sợi mì được chính tay chú thím
chuẩn bị tại nhà từ buổi sáng, buổi trưa được đánh thành từng vắt nhỏ.
Có hai loại, mì sợi lớn và sợi nhỏ được “áo” với bột mì sống cho khỏi bị
dính. Những sợi hủ tiếu trắng phau và bóng lưỡng nằm ngoan ngoãn trong
cái nia mềm mềm được kết bằng những sợi lác. Thực khách có thể chọn lựa
mì sợi lớn, sợi nhỏ hay ăn kèm với hủ tiếu mà thường được gọi nôm na là
“hủ tiếu mì”. Món mì khô hay hủ tiếu khô với chén nước súp nho nhỏ bên
cạnh cũng được nhiều người ưa thích.
Hai vắt mì hay một nhúm hủ tiếu được
trụng kỹ trong nước sôi, vài ba lát thịt heo mỏng như lá mạ trải lên
trên, một chút tỏi phi, tóp mỡ và vài cọng cải ngọt cộng thêm ít nước
lèo đã sẵn sàng mang đến cho thực khách một món ăn hấp dẫn, bốc khói với
hương vị tuyệt vời. Miếng bánh tôm tròn vo, mỏng mảnh, nhỏ nhắn với con
tôm chấy giòn tan làm món ăn thêm đậm đà hương vị. Nước lèo được hầm
với xương heo, tôm khô và củ cải là linh hồn của tô mì. Mỗi nơi có một
“bí quyết” riêng của gia đình nên luôn thu hút được mớ thực khách “ruột”
của mình. Nước lèo do chú thím nấu nhìn trong vắt, có vị ngọt thanh,
thơm và beo béo. Chai xì dầu nắp màu xanh lá cây, chai dấm Tiều nắp đỏ
và hũ ớt tươi cắt lát ngâm trong giấm chua ngọt là những thứ không thể
thiếu trên bàn ăn.
Cô con gái đầu lòng xinh đẹp cũng học
được thuần thục tay nghề từ cha mẹ của mình. Đôi tay nhỏ nhắn với những
động tác hết sức quen thuộc và “nhà nghề” đã tạo thành những chiếc hoành
thánh be bé gói thịt heo xay nhuyễn trông vô cùng đẹp mắt.
Ngày trước, các sinh hoạt buôn bán
thường mang tính cách gia đình. Mọi thứ hầu hết thường được làm tại nhà,
hợp vệ sinh và không có tẩm hóa chất hay thêm chất phụ gia tạp nhạp như
bây giờ. Họ sợ mất đi lượng khách trung thành đã hết lòng ủng hộ thương
hiệu của mình. Với tinh thần trách nhiệm và lòng thiện tâm, họ đã khéo
léo giữ chân khách và duy trì bảng hiệu được dài lâu. Cuộc sống ngày nay
đã khác, tâm tình con người cũng khác đi nhiều lắm.
Tuổi thơ tôi gắn liền với những sinh
hoạt mua bán nhộn nhịp nơi con ngõ hẹp. Ở đó, có những tiếng rao, tiếng
mời chào và những nụ cười thân ái. Họ ở gần nhau, được gặp mặt mỗi ngày
và trở thành hàng xóm láng giềng thân thiết cùng góp phần tạo nên một
nhịp sống hiền lành giữa một đô thị trù phú. Tất cả những ảnh hình quen
thuộc như đã đi vào trong cõi nhớ. Có lẽ tâm hồn tôi chông chênh, trái
tim tôi mong manh nên bao giờ lòng tôi cũng ngỗn ngang và bồi hồi tiếc
nuối những ngày tháng cũ, nâng niu niềm vui và nhớ thương những nỗi buồn
đã đục màu sông. Cái tuổi thơ ở Sài-Gòn ngày xưa đã xa xôi ngót nửa thế
kỷ nhưng trong tôi vẫn là của ngày hôm qua, của những bóng mát cây xanh
ven đường và những trìu mến thân yêu chưa hề vơi cạn.
Vưu Văn Tâm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Sep/2021 lúc 5:51am
https://huongduongtxd.com/sachxuangaythangcu.pdf - Sách Xưa Ngày Tháng Cũ - Hoàng Phương Anh <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Sep/2021 lúc 2:20pm
Là người Sài Gòn người ta nhớ gì nhất ở Sài Gòn?
Là người Sài Gòn, người ta thường nhớ gì ở Sài Gòn nhất? Một
khoảng lặng trôi qua, có lẽ sự hồi tưởng đang trở lại trong đầu những
người bạn nay tóc ngả hai màu. Có người nhớ tiếng rao trên đường phố,
nhớ tiếng ồn ào trong khu xóm lao động, nhớ cảnh nhộn nhịp Sài Gòn những
ngày còn thơ, nhớ những cuộc tình lang thang dưới vòm me xanh lá trên
con đường Duy Tân đầy bóng mát, nhớ nhiều thứ lắm… Nỗi nhớ ùa về như cơn
gió thoảng rồi qua. Nhưng với tôi những con đường góc phố Sài Gòn vẫn
còn đọng lại mãi mãi.
https://imgur.com/xPGbr2F">
Ðầu tiên tôi nhớ góc bùng binh Quách Thị Trang, nơi lần đầu tuổi nhỏ
được ba tôi dẫn đi ngao du thành phố Sài Gòn. Quách Thị Trang là ai,
biết để làm gì. Cái chợ Bến Thành treo đầy biển quảng cáo hình kem đánh
răng anh Bảy Chà Hynos và Perlon kín chợ chẳng có gì đẹp. Chợ cũng chẳng
làm tôi nhớ, bởi đi chơi Sài Gòn nhưng ba tôi chẳng ghé vào ăn, đi chơi
khơi khơi, mỏi chân ngồi nghỉ trên băng ghế xi măng giữa công viên thưa
thớt cây xanh và chung quanh trang trí vài bồn hoa sặc sỡ. Ngồi đây ba
và tôi nhìn ngắm phố phường Sài Gòn bốn phương tám hướng, nhìn dòng xe
xuôi ngược, những dòng người tay xách nách mang hành lý băng qua cầu
thang sắt ngang đường đến ga xe lửa về quê, những người buôn thúng bán
bưng ngồi chật phía ngoài cửa chợ cất cao tiếng rao mời khách, những đứa
trẻ đành giày, bán báo dạo lăng xăng đánh bóng mấy đôi giày “botte de
sault” của mấy anh lính Mỹ.
https://imgur.com/NwBrAo2">
Tôi may mắn hơn mấy đứa trẻ cùng trang lứa đó. Và tôi cố tìm trong
những đứa đánh giày xách thùng đi trong công viên trước chợ một hình
dáng thân quen. Tự nhiên lúc đó tôi nhớ thằng Hên, người bạn nhỏ nhà xóm
bên, mới học lớp ba đành bỏ học đi bụi đời. Chừng tuổi ấy ra đời có thể
làm gì kiếm sống? Hoàn cảnh gia đình nó không đến nỗi tan hoang, nhưng
tự dưng ba nó bỏ nhà theo vợ bé, má nó cũng không vừa, bỏ mặc đám con
sống chết tự lo, đi buôn chuyến xe hàng dài ngày, cả tháng mới về nhà
năm ba bữa. Rồi tôi nghe hàng xóm nói thằng Hên bỏ nhà ra đi, mới tí
tuổi đầu mà lá gan to bằng người lớn. Thỉnh thoảng tôi ghé ngang dò la
tin tức nhưng lúc nào cửa nhà cũng đóng im lìm.
Thế là tôi mất một thằng bạn nhỏ chơi bắn bi, nó sống ở đầu đường xó
chợ khiến lòng tôi ngậm ngùi, chợt nhớ đến bài hát “Nó” văng vẳng đâu
đây: “Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ. Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu
lo. Ngày nó sống kiếp lang thang. Ngẩn ngơ như chim xa đàn, Nghĩ mình
tủi thân muôn vàn”.
Hồi nhỏ tôi không thích bài hát này, nghe như nỗi đau quất vào da
thịt một đứa nhỏ nhưng sau này hiểu ra chút ít. Thời buổi đó, trẻ con mồ
côi mất cha mất mẹ vì chiến tranh bom đạn, vô gia đình vì muôn vàn lý
do. Tất cả đều có thể đẩy đứa trẻ ra ngoài đường phố. Lòng cảm thương
cho thân phận nhỏ bé lặn hụp trong cuộc đời mà ông nhạc sĩ Anh Bằng viết
nên lời nhạc buồn đó chăng. Xem ra thằng có cái tên Hên mà chẳng may
chút nào.
https://imgur.com/UadPbBF">
Lớn lên chút xíu, tôi biết la cà trên đường phố sau những buổi tan
học cuốc bộ về nhà. Trường tôi nằm ở quận 3, nên con đường Bà Huyện
Thanh Quan bán đầy bò bía, chè đậu xanh đậu đỏ, là một địa điểm hấp dẫn
giới học trò chúng tôi. Nhưng với tôi, con đường Trương Ðịnh cắt ngang
gần đấy rất đỗi nên thơ, nhất là đoạn giữa gần trường Nguyễn Thị Minh
Khai (Gia Long ngày trước) ra Công viên Tao Ðàn. Một con phố bình yên và
rất lặng lẽ với những hàng dầu hàng sao rợp bóng.
https://imgur.com/3nG6Bu0">
Những hàng cây cao bóng mát này lại là ký ức đẹp, tôi mang hình ảnh
đó vào bài tạp văn “Những hàng cây thị xã” trong một lần về thị xã Trà
Vinh.
Mỗi khi có dịp đi qua tỉnh nào đó, tôi hay hỏi người bản xứ về cảnh
đẹp địa phương. Hôm đến Trà Vinh, người đầu tiên tôi hỏi là chị chủ nhân
khách sạn chỗ tôi trọ. Ðã gần nửa thế kỷ sống ở đất Trà Vinh, chị bảo
trong thị xã không có cảnh gì đẹp ngoại trừ những ngôi chùa Tàu, chùa
Việt và đặc biệt là chùa Khmer cổ kính.
Hôm sau, trên đường đến Trường Ðại học Trà Vinh, tôi hỏi một cô gái
tuổi mười chín, đôi mươi. Sau vài phút do dự, cô cho tôi một câu trả lời
thật bất ngờ: Những con đường rợp bóng cây xanh ở thị xã…
Ðúng vậy đó. Chiều dần buông, đứng ngoài ban công khách sạn nhìn về
góc xanh thị xã thấy rõ những vạt nắng vàng vương trên tàn me làm những
vòm lá trông thật mơ màng. Hình ảnh ấy đã quyến rũ tôi rời khách sạn thả
bộ về hướng đó. Từ con đường Hàng Ðiệp bông trổ lấm tấm vàng, qua Hàng
Sao cao vút đứng lặng thinh, bước lại Hàng Dầu um tùm lá chen lẫn màu
hoa dầu hồng non ưng ửng. Dầu là loại cây rừng cho gỗ, thân có nhựa dùng
để trét ghe rất tốt nên người ta cũng gọi là dầu rái, có người gọi là
dầu dù. Trái dầu có hai cánh lá, nhưng nói là cánh hoa đúng hơn. Lúc còn
non, chúng có màu hồng pha màu cà phê sữa, hạt lộ ở cuống hoa. Hạt non
màu xanh có khía giống như hạt xí muội. Ðến cuối tháng Bảy thì trái dầu
già khô lại. Trái cùng hai cánh hoa ngả sang màu nâu đất sét. Chỉ cần
một chiều lộng gió, những cánh hoa già rơi khỏi cành mẹ bung ra như cơn
mưa dù, xoay tít bay bay trong không trung mang theo chiếc hạt, nhẹ
nhàng đáp xuống mặt đất. Hình ảnh đó trông thật thích mắt và luôn để lại
ấn tượng cho nhiều người. Chẳng thế, hình ảnh cánh hoa dầu bay trong
gió đã vào thơ vào nhạc:
Cánh hoa dầu xoay tít bay bay Nhớ chiều nào, bên em từng giờ…
https://imgur.com/36zhLqA">
Dù chưa có được cái cảm giác hạnh phúc bên em như nhạc sĩ Giáp Văn
Thạch nhưng những “cánh hoa dầu xoay tít bay bay” ấy bay mãi trong ký ức
tuổi học trò của tôi. Tôi biết được điều này là nhờ có lần được ba tôi
dẫn đi Chợ Cũ Sài Gòn ăn phở. Từ nhà, hai cha con đi bằng xe ngựa, rồi
lội bộ dọc theo đường Hồng Thập Tự vào vườn Tao Ðàn. Vườn Tao Ðàn ngày
ấy rất vắng người, chỉ toàn cây dầu cao tít và tàn lá che mát cả một
vùng rộng lớn. Ba đi trước, tôi theo sau, giẫm chân lên những chiếc lá
khô xào xạc giống như những nhà thám hiểm trong một cánh rừng già. Bỗng
ba tôi cúi xuống nhặt những trái có hai cọng lá khô, hỏi tôi có biết
trái gì không, rồi ba tôi bảo quăng chúng lên trời. Kể từ sau đó, những
trái dầu dù theo tôi đến lớp cùng chúng bạn thả từ lầu ba xuống chào đón
ngày khai giảng năm học mới, khi những cánh phượng hồng đã rời xa mùa
hạ. Những cánh hoa dầu bay bay không mất tiền mua của lũ nam sinh chúng
tôi đã làm bọn con gái học trò thích mê…
Tất nhiên nỗi nhớ nơi mảnh đất mình sinh ra và lớn lên của mỗi người
đều rất nhiều và mỗi người có quyền lựa chọn những hình ảnh ký ức đẹp đẽ
nhất. Cái đẹp làm tâm hồn lắng đọng cho ta khoảnh khắc bình yên giữa
nhịp sống hối hả xôn xao của chốn thị thành. Có người chẳng thèm nhớ con
hẻm nhỏ ngày xưa nơi sinh ra và lớn lên như anh bạn của tôi. Anh bảo
ghét lắm cái xóm lao động đã nghèo mà còn hay sanh sự, đánh lộn nhau hà
rầm. Người bên ngoài nghe đi vào xóm Miếu Nổi là sợ bọn lưu manh. Anh
thích những con hẻm ngoài phố trung tâm bên hông đường Hàm Nghi hay các
con hẻm của người Tàu Chợ Lớn trên đường Trần Hưng Ðạo, Ðồng Khánh.
Những con hẻm đó bình dị và hiền lành khác xa hẻm lao động xô bồ xô bộn.
https://imgur.com/vrm02jC">
Thế nhưng khi nghe tôi hỏi chuyện xóm nhỏ Miếu Nổi ngày xưa thì anh
kể ngàn chuyện lẻ một không hết. Anh nhớ từ góc phố con hẻm xưa với một
tâm hồn trẻ trung và rộng lượng. Dường như anh yêu mảnh đất mình “ghét
bỏ” hơn bao giờ. Bởi vì khi cái gì mất đi hay xa rồi mới làm lòng ta hồi
tưởng và càng yêu mến hơn. Chẳng thế mà nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/Apr/2024 lúc 10:09am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2024/04/saigon-va-tuoi-tho-toi-tran-mong-tu.html - Saigon Và Tuổi Thơ Tôi
Tôi xa quê hương ở vào
tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời
giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn.
Tôi ở vào tuổi mà khi
bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những
con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng
tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng
lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.
Tôi lớn lên, sống cả một
thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy
chồng, khóc, cười rồi chia ly với Sài Gòn.
Tôi nhớ lại hồi bé theo
bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều
bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu
nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blancy (Hai Bà Trưng) sau lưng Bưu
Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông
nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên
là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh)
tả:
Hoa hường phết (phết là
dấu phẩy)…
Cái tai của con bé con
Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và
phết thành một chữ nữa. Tôi viết: Qua tường phết
Bài chính tả dài một
trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị
gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng
tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi
được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma
sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một
bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:
Sài Gòn vòi nước bùng
binh
Này bảng báo hiệu này
vòng chỉ tên
Trụ đèn, giây thép, tượng
hình
Lính canh, cảnh sát giữ
gìn công an
Mặc dầu đường rộng thênh
thang
Ngựa xe đi lại luật hành
phải thông
Mặc dầu đường rộng mênh
mông
Mũi tên chỉ rõ bảng trông
dễ tìm
Trần Hưng, Lê Lợi, Chu
Trinh…
Trần Hưng là đường Trần
Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng.
Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì.
Ngôi trường đó tôi chỉ
học hết lớp ba, sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học
lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như
tôi.
Kỷ niệm về Sài Gòn tôi
nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm
hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng
bạc.
Xé rất tự nhiên, tiền mới
hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi
đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô
(bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa
Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ.
Dưới ánh sáng hắt lờ mờ
của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi
là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên
trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, bà bán
hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy
miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp. Hai chị em
đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không có tham dự vào những sinh hoạt của
hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ
không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua
một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai
lại ra mua bắp nữa.
Mỗi lần thấy đồng bạc bị
xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe
thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền
đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen
mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.
Bẻ cái bắp làm đôi, tôi
với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi
hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi
tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở
đất lên, bò lên các thân me, lột xác.
Chúng tôi bắt những con
chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là
những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những
trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve
sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác.
Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt
dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy
nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái
chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ
cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ
ngác.
Sài Gòn còn cho tuổi thơ
của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong
sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu
sắc đầu tiên.
Một khối nước đá nhỏ, đặt
trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn
(nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình
dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây
với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng
chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận,
bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai
này.
Ba tôi bảo cầm đồng tiền
xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi
mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy
gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng
vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng
thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn
thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được
thay bằng đồng bạc 50 su bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô
Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho: Tiết Trực Tâm Hư)
Cuộc di cư 1954 đó giúp
cho người Việt hai miền Nam, Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài
Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và
ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi
khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói:
Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà
thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ
hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn!
Sài Gòn đầu thập niên sáu
mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết
sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa
chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm
Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn
nữa, chỉ còn ở lục tỉnh.
Sài Gòn với xích lô đạp,
xích lô máy, taxi, vespa, lambreta, velo, mobilette là những phương tiện di
chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa
và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng
sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt
sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in
xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của
những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi.
Mỗi tuổi đời của tôi đi
qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu
mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi
con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên
phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt,
nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới.
Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa
ra cho ta níu lại.
Âm thanh của những tiếng
động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc
xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của
người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn
xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa…
Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.
Sài Gòn mỗi tháng, mỗi
năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung
học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những
bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường.
Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai,với hỏa châu
vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên
giữa chiến tranh.
Sài Gòn như một người
tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại,
vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên
vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu
dàng đặt xuống. Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật
ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán
ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.
Sài Gòn bây giờ trở lại,
thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm.
Tôi thương Sài Gòn và
thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
Trần Mộng Tú
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 02/May/2024 lúc 9:57am
Tôi ra Hà Nội lần đầu vào năm 1980 gì đó, vào cửa hàng ăn uống gọi, à không, mua phiếu một ly cà phê đen. Tôi nhâm nhi, gật gù... đúng là cà phê nguyên chất. Nhưng xin lỗi,…mùi vị dở ẹc. Dĩ nhiên tôi chỉ chê thầm, lỡ cô “mậu dịch viên” mà nghe được thì tôi tới số. Mậu dịch viên hồi đó là chúa tể, chứ không phải lèng phèng như mấy cô em cà phê Sài Gòn đâu.
Hồi đó cà phê bán ở Sài Gòn có loại hạt rang sẵn, cà phê Moka, cà phê Robusta,… bán tới đâu xay tới đó, mà mỗi lần mua chừng một trăm, hai trăm gram là nhiều. Xài hết ra mua tiếp, chẳng ai khoe cà phê nguyên chất cả. Cà phê là cà phê, thế thôi.
Mà nguyên chất thế nào được!
Hồi người Pháp mới trồng cà phê ở Việt Nam đâu đó cuối thế kỷ 19, cà phê hạt chỉ được rang, xay rồi pha với đường quậy với sữa. Thứ “cà phê di sản” này mới đúng là cà phê nguyên chất (pure).
Nhưng dân Đằng Trong đâu chịu cà phê đắng nghét kiểu đó, họ bắt đầu thêm thắt chế biến theo kiểu cách riêng, cái mà marketing hiện đại gọi là… “tạo sự khác biệt”. Họ làm quy mô nhỏ thôi, làm theo bí quyết riêng, chẳng ai làm giống ai, rồi bỏ mối cho mấy quán cà phê, hay mấy tiệm bán cà phê xay lẻ.
Cà phê Sài Gòn hồi đó có độn bắp không? Có chứ sao không. Không có chút xíu bắp rang làm sao cà phê có độ sánh. Có thêm xác cau rang không? Có luôn, không có xác cau rang làm sao cà phê có vị đắng. Rồi tiện tay, cho thêm rượu đế, mắm muối,… Mà rượu đế là dung môi dễ bay hơi, không kéo theo hương tự nhiên của cà phê bốc lên mũi sao? Thêm muối để cà phê thêm phần đậm đà. Có khi còn thêm nước mắm là để tạo sự…khác biệt. Đó là những phụ gia dân dã có sẵn trong tầm tay.
Cà phê Sài Gòn là thế. Những phụ gia “nhà bếp” và đầy tính sáng tạo quyện với hương vị của hạt cà phê rang thủ công đúng điệu tạo ra cái gọi là cà phê Sài Gòn một thời. Không quán café nào có café mùi vị giống nhau. Điều đó tùy thuộc họ lấy mối cà phê ở đâu. Và cũng phải kể thêm cách pha cà phê riêng của mỗi quán nữa. Chẳng hạn pha thêm chút vanilla hay beurre Bretel để hương lan tỏa nhẹ trên tách cà phê nóng, trước khi hương cà phê thứ thiệt bốc
Nhưng cần hiểu rằng, những thứ lằng nhằng thêm thắt này chỉ là phụ gia son phấn thôi, chứ không phải hàng độn. Ngon dở vẫn phải là cà phê rang sao cho tới mới ra được hương vị cà phê mê hoặc lòng người.
Sau năm 75, cà phê Sài Gòn rơi vào bế tắc vì ngăn sống cấm chợ. Tôi mang một kg cà phê sống từ Nha Trang về Sài Gòn còn bị tịch thu. Dân Sài Gòn sáng sớm không có cà phê để tán chuyện làm sao chịu nổi. Cà phê “sáng tạo” “bắt đầu bay bổng khắp vỉa hè Sài Gòn. Đó là “cà phê non-caffeine”. Dùng đậu nành rang là chính. Muốn đắng có ký ninh, muốn sánh có a dao, gelatin, muốn đen có màu caramel, muốn bọt có chất tạo bọt xà phòng (lauryl sulfate). Còn hương cà phê? Hương cốm, hương nếp, hương cà cuống còn… “nhân tạo” được, thì hương cà phê nhằm nhò gì, nhiều vô số kể.
Những năm sau này khi giao thương thông thoáng hơn, sản lượng cà phê nhiều hơn, rẻ hơn thì Sài Gòn không còn thứ “cà phê non-caffeine” đó nữa, nhưng cà phê Sài Gòn vẫn thêm “phụ gia” theo bí quyết riêng của họ. Gọi đó là cà phê giả hay cà phê độn thì không đúng đâu. Dù vậy, cà phê Sài Gòn “phụ gia” hồi đó đâu có đen thui, sánh sệt như cà phê của một số hãng lớn bây giờ.
Cà phê Sài Gòn phôi pha nhiều theo cuộc bể dâu, nhưng không vì thế mà bốc lên cà phê nguyên chất, cà phê đúng nghĩa, cà phê linh thiêng, hay cà phê là di sản quốc gia…
Thời còn đi học thỉnh thoảng tôi vẫn trốn học giờ lý thuyết, bờ bụi cà phê vỉa hè ở khu Hồ Con Rùa, gần Nhà Thờ Đức Bà, mà tụi tôi gọi đùa là khu tam giác vàng. Nơi đây có 3 trường đại học, Văn khoa, Luật khoa và Dược khoa. Để mấy bà dược sĩ ống nghiệm qua một bên, thì ngồi cà phê (pha vợt) vỉa hè chỉ để ngắm mấy nàng Văn khoa Luật khoa tha thướt.
Còn bè bạn đi lính về phép lại thường kéo nhau vào quán cà phê đèn mờ nghe nhạc tiền chiến, bên tách cà phê phin, khói thuốc, trầm ngâm về chiến cuộc ngày càng khốc liệt. Biết đến bao giờ…?
Đó, một chút bình yên của Sài Gòn bên ly cà phê Sài Gòn trong thời chiến là thế.
Cà phê Sài Gòn một thời. Một thời mà cũng cả trăm năm rồi chứ đâu còn là thưở hồng hoang cà phê nguyên chất như khi Pháp mới lập đồn điền cà phê.
Lang thang ở Hà Nội, thỉnh thoảng tôi cũng ngồi bệt trên thềm hè, uống cốc chè thúng mẹt, hút chơi điếu cày, ăn miếng kẹo lạc, tám chuyện lăng nhăng với dân Hà Nội. Sài Gòn có cà phê, Hà Nội có nước chè mà, phải không?
Vào những năm 72-73, khi chiến cuộc bị đẩy lên cao khủng khiếp – Mùa hè đỏ lửa đó, rất nhiều sinh viên Hà Nội bị động viên để đưa vào Nam. Ngồi uống chè bệt ở Hà Nội, đôi khi tôi tự hỏi, họ có rủ nhau đến uống nước chè “cái mẹt nằm trên cái thúng” như thế này không? Ngồi uống để nói với nhau những lời “heart-to heart” mà không bị “kiểm duyệt” trước khi lên đường Nam tiến. Họ nghĩ gì trong đầu lúc đó? Và nếu còn sống, họ nghĩ gì lúc này?
Bọn tôi ở Sài Gòn, thường rúc vào quán đèn mờ, nghe nhạc tiền chiến, uống cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc”, trầm ngâm thằng còn thằng mất…Có những kiểu “nhân danh” gì đó vô lý, vô nghĩa,… để mạng người bèo bọt.
Cà phê Sài Gòn vẫn còn nguyên đấy! Còn nguyên trong ký ức như một thứ cà phê dĩ vãng, buồn nhiều hơn vui. Xin đừng lộng ngôn với quá khứ.
• Vũ Thế Thành
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph