Print Page | Close Window

Gà đá, đá gà

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Quê Hương Gò Công
Forum Discription: Những cảm xúc về quê hương Gò Công
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=273
Ngày in: 16/Nov/2024 lúc 9:26am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: Gà đá, đá gà
Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Chủ đề: Gà đá, đá gà
Ngày gởi: 10/Jul/2007 lúc 10:55pm

Thái tử lưng gù

Vài năm về trước mình rất hay đi các tỉnh để lùng gà hay, như Gò Công, Long An, Cao Lãnh ,Đồng Tháp, Long Xuyên Rạch Giá, và nhiều nơi cửa tỉnh Bến Tre.....


Gà Gò Công lớn con nạp giỏi, gà cổ lôi nhiều ( gà cổ trống như cổ con gà lôi/gà tây) hơn vùng Bến Tre, đá nạp giỏi nhưng không đá lông nhiều như gà vùng Bên Tre. Mình mua con gà có biệt danh Thái Tử Lưng Gù là từ vùng Gò Công ra, thời đó tiền Việt còn lớn mình mua con gà đó 300 ngàn đem về đá ăn tứ xứ đụng những gà danh tiếng.


Gà Long An bản chất cũng tương tự gà Gò Công, thời chục năm về trước dân Chợ Lớn hay kháo nhau Long An mé về ráp danh với Gò Công có bổn gà Điều đá rất hay đặc biệt đá không bao giờ chạy dù có bị cựa nhiều đến đâu.

 


Gà vùng Đồng Tháp, Cao Lãnh, và Long Xuyên-Rạch Giá có đặc tính từ những dòng gà Cao Lãnh ra gà chò nhiều, cổ lôi cũng nhiều có lẽ do ảnh hưởng từ thời xưa lúc còn đá cựa xương bản chất có lai gà đòn gà Thái..vv..( giống như bên Gò Công). Đến ngày nay gà có lẽ nhỏ con hơn xưa nhưng vẫn còn lớn con hơn so với nhiều nơi, thời gian mình lùng xục bên vùng nay phải nói không ưng ý một con gà nào cả.Thời bây giờ sư ¨kê ở những nơi này phải qua vùng Bến Tre để tìm gà hay....


Cuối cùng là những vùng Bến Tre, gà Bến Tre nhỏ con hơn tất cả các vung khác, thường gà trống rất đẹp trai đá miệng rất giỏi, lông lá phụng vỹ, đa số nạp không bằng gà Gò Công tính theo tỷ lệ , người dân Bến Tre nuôi gà cựa thành một nền công nghiệp chứ không còn đơn giản như là một vật nuôi chơi trong nhà nữa.


Cuôi' cùng có một đặc điểm chung của tất cả các vùng, chổ nào cũng muốn có gà Lai gà Mỹ, không biết gà gốc việt sẽ đi về đâu, vì thế mình nói với người quen không bao giờ cho lai, để mai mốt họ cho lai hết chỉ còn mấy anh em mình là độc quyền gà chánh gốc Việt




Trả lời:
Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 12/Jul/2007 lúc 3:57am
Gà nòi.

Vì có thú chơi đá gà giải trí mà người ta đã có thêm thú nuôi gà nòi rất công phu và khổ nhọc. Gà nòi là các loại gà giống tốt thường được nuôi để ... đá gà. Các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia,  Campuchia, Philippine... là các nước phổ biến thú chơi đá gà cũng như nuôi gà nòi. Các giống gà nòi nổi tiếng từ lâu du nhập vào nước ta. Các nước châu Âu cũng mua giống gà chọi từ các nước Đông Nam Á mang về xứ họ để chơi đá gà, cho thấy thú vui này đích thực là môn giải trí có tầm vóc quốc tế. Có rất nhiều giống gà chuyên để đấu đá, nhưng giới chuyên môn chia gà nòi ra làm hai loại rõ ràng: gà đòn và gà cựa.

 

Gà đòn là loại gà to xương, nhiều thịt, tướng tá dềnh dàng. Lông của gà đòn đã ít lại còn mọc lưa thưa, nên cứ phơi bày phần da thịt đỏ au nơi cổ và đùi, trông thật rắn rỏi cứng cáp, lại thêm gân guốc nổi khắp mình mẩy, và hai chân cẳng nhìn thấy chắc nụi chắc nịch (xem ảnh tem gà nòi Thái Lan). Gà đòn có cựa ngắn, không cần phải dài làm gì, vì khi đá nhau chúng sẽ đá bằng đòn chứ không dùng cựa mà đá. Chính vì đá đòn mà một trận đấu của gà đòn được diễn ra rất lâu, muốn biết ăn thua thường người ta phải đợi đến 5 hay 7 giờ đồng hồ, có khi trận đấu kéo dài đến nửa ngày ngày trời vẫn bất phân thắng bại. Ở nước ta, người miền Bắc và miền Trung thì thích nuôi và chơi gà đòn hơn, vì vậy gà nòi ở các vùng này thường lớn con, nổi tiếng nhiều gà hay, gà quý hiếm.

Gà cựa là gà to con dềnh dàng chỉ nhờ ở bộ lông, còn xương thịt  thì chẳng bao nhiêu. Gà cựa chân nhỏ, nhưng lại có cặp cựa dài nhọn hoắc nổi bật. Gà cựa xoay trở ứng biến lanh lẹ hơn gà đòn, cách “tung chiêu xuất đòn” của chúng phải nói là “bay lượn lả lướt” nhờ có thân mình nhẹ nhàng, đôi mắt lanh như chim cắt, cộng thêm sức dẻo dai (xem ảnh tem gà cựa Phipinas tức Phillipine). Gà cựa nước ta thường được lai thêm giống với gà rừng, gà Malaysia và gà Thái Lan để tạo thêm sự nhanh nhẹn và những đòn độc hiểm. Một trận đá gà cựa thường kết thúc rất nhanh, chiến thắng luôn thuộc về con gà nào có đòn độc hiểm và xuất chiêu nhanh.Chỉ cần tung một cước chính xác ghim cựa nhọn vào tử huyệt của đối phương là hạ kình địch ngay tại trận. Tử huyệt thường là bầu diều, hay hang cua  (nơi cần cổ giáp với thân mình gà), buồng tim phổi... Người miền Nam thì thích nuôi và chơi đá  gà cựa nhiều hơn gà đòn. Ít ai  có vừa nuôi gà đòn và nuôi gà cựa.

Khi bạn muốn trở thành một tay chơi đá gà chuyên nghiệp, trước hết bạn phải có trong tay mình một chú gà nòi đúng tiêu chuẩn để ra đấu trường chiến đấu, mà muốn có con gà nòi ra gà nòi, bạn phải chọn lựa giống gà. Việc chọn giống hết sức quan trọng, đã trở thành một “gà nòi thiện chiến”, chú gà phải có đủ những tiêu chuẩn “đầu công, mình cốc (tức chim cồng cộc), mắt hạt trai,  diều dài, quản ngắn”. Cũng có một kiểu chọn gà nòi khác là “Cổ công, mình cốcm\, cánh hảttai, cựa thòi lòi) (nghĩa là chiếc cựa phải lòi ra dài cả khúc như thòi lòi), chân  hai hàng vảy”. Ngoài ra, người ta còn phải lưu ý tướng tá, diện mạo, và những đặc điểm của gà nòi như lúc đi lúc đứng như thế nào, có oai phong lẫm liệt, có “ngầu”,  có “phong độ” hay không? Rồi  khi gà nằm ngủ thì  nằm theo cái thế kiểu gì? Còn phải chú trong đến những lúc gà xòe cánh, sải chân, lưỡi thụt sâu, gáy về đêm, có cựa màu đen, trắng tay có vân? Nếu mà trúng loại  “linh kê” thì hết ý!

Gà nòi không nhất thiết phải dùng để ... đá, nhiều khi người ta chỉ để làm giống mà thôi. Nhưng để làm giống hay để mang đi đá thì đều yêu cầu chú gà nhà ta phải có tướng đi oai vệ  như vị tướng lãnh, đầu mình và cổ cánh phải liền lạc phao câu phải nở nang, hai chân phải đa mao, còn phần đuôi phải xòe như đuôi ... phượng hoàng!

 

Có rất nhiều từ ngữ chuyên môn dùng riêng cho giới chơi gà nòi và thú vui đá gà Nói về loại gà thì có gà Từ Mỵ, gà Nhật Nguyệt, gà Lông Voi, gà Song Vanh, gà Hổ Đầu, gà Nhím, gà Linh Kê  Ngậm Ngọc, hoặc loại gà trong  câu ca dao: “Gà ô chân trắng mỏ ngà; Đá đâu thắng đó gọi là thần kê!”... Nói về cựa thì có cựa Tam Lan (đen lem), cựa Giao  Chỉ, cựa Đạo Độc, cựa Đao Dựng, cựa Sừng Trâu, Cựa Xuội, Cựa Xốc Đế, cựa Lục Đinh Lục Giáp, cựa Hổ Trảo, cựa... Nói về vảy trên chân gà thì có vảy Đóng Hai Hàng, vảy An Thiên, vảy Phủ Địa, vảy Liên Giáp, vảy Nhật Thần, vảy Thùy Ba, vảy Tam Linh, vảy  An Khai Vương, vảt Dặm Châu, vảy Nát Gối, vảy Các Bồn, vảy Rọc Chậu... và muôn trừng loại vảy! Nói về miếng đòn thì có sỏ, mé, xạ, song phi, hồi mã thương, dĩa.. Người ta vì yêu quý gà (có người yêu quý cưng chiều  gà nòi hơn cả vợ con!) mà còn đặt tên cho gà nòi của mình. Có nhiều cách đặt tên: đặt tên dựa theo sắc lông (gà Nhạn là gà lông trắng, gà Ô lông đen, gà Diều giống diều hâu...), đặt tên theo tướng tật (gà Gù có lưng hơi bị gù, gà Nhật Nguyệt có cặp cựa hai màu đen trắng, gà Tử Mỵ có thể ngủ trông như gà đã chết...), đặt tên theo thế đá (gà Sỏ chuyên xuất đòn sỏ, gà Kèo Trên do hay đá kèo trên...), đặt tên  theo tên chủ nuôi,  đặt tên theo tên địa phương, đặt tên theo nguyên quán (Thái, Lào, Xiêm...) thật đa dạng phong phú...

Xưa kia khi nói về ga nòi miền Trung thì người ta nhắc ngay đến gà ở Bình Định; nói đến gà nòi Bà Rịa thì người ta nghĩ ngay đến “gà mái râu” rất lì đòn, cháy hết mười lăm “om nhang” vẫn chưa thấy bỏ chạy. Còn các giống gà nòi nổi danh khác như ở Trà Vinh, Hốc Môn, Gò Công... Nhưng nổi tiếng nhất nước phải nói đến gà Văn Cú đại diện cho gà nòi miền Bắc, còn dại diện cho miền Nam thì ở Cao Lãnh (Đồng Tháp) ai cũng  biết đó là giống “gà lông cựa bén gót, chiến đấu rất bền dai và dữ tợn, nổi tiếng luôn bằng câu ca  dao: “Gà nào hay bằng  gà Cao Lãnh, gái nào bảnh bằng gái Tân Châu...”.

Trên tem bưu chính nước ta chưa có bộ tem mang chủ đề riêng về gà nòi, chỉ thấy một mẫu tem “Gà Chọi” trong bộ tem “Gà nhà” phát hành ngày 29-2-1968, giá mặt 20 xu, do họa sĩ Trần Ngọc Uyển vẽ. Nhưng sau đó, trên bộ tem “Chọi gà” phát hành ngày 8-2-2000, gồm 4 mẫu tem do họa sĩ Đỗ Lệnh Tuấn vẽ, ta thấy được cảnh các chú gà nòi đá nhau: mẫu tem thứ nhất là gà nòi đang ra đòn “Song long cước”, mẫu tem thứ hai (là gà xuất chiêu “Long vũ đà đao”, mẫu tem thứ ba là gà tung thế “Song long phượng hoàng” mẫu tem  cuối cùng là cảnh kỳ phùng địch thủ “Nhạn ô giáp chiến” rất sinh động !

Tịnh Bảo Bảo



Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 12/Jul/2007 lúc 4:00am
Tản mạn về đá gà

Đá gà là trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống ở nước ta. Đá gà thường được tổ chức vào các ngày lễ - Tết trong năm, nhất là Tết cổ truyền (Nguyên đán). Vào dịp Tết cổ truyền, nhiều địa phương đã tổ chức đá gà như một ngày hội. Mỗi địa phương có đá gà đều thành lập ban tổ chức, chuẩn bị rất chu đáo về địa điểm, mời quan khách, các chủ kê trong vùng, liên vùng và các điều kiện cho trường đấu. Gà làng đông đá gà làng tây, xã nam đấu xã bắc, có khi còn tổ chức liên huyện, liên tỉnh.

Đá gà là thú chơi để xem, giải trí về đấu pháp, tài nghệ của gà, nhưng còn một ý nghĩa khác đó là bói lộc đầu năm. Đầu năm gà làng mình, xã mình thắng là có lộc, làm ăn sẽ phát đạt. Gà thắng độ được thưởng tiền, thưởng cờ, giấy khen của Ban tổ chức.

http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2006/1/20847/images/images20256_tanmandaga.JPG">

     Gà nòi Bình Định (ảnh: Văn Lưu)

Ở nước ta mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Thanh Hóa), Nghi Tàm, Nghĩa Đô (Hà Nội). Miền Nam có gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà nòi (không đá gà kiến, gà pha, ga ri... ).

Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh; đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng.

Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài; đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).

Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông "chó giống cha, gà gống mẹ" là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài.

Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.

- Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.

- Cổ (cần) to, dài, thẳng.

- Lưng rộng, cánh dài.

- Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.

- Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng - khô.

Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói "dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài", cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.

Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó... thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: "Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt".

Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có câu:

Xám chân trắng, mẹ mắng đừng mua

Tía chân trắng, mẹ mắng cũng mua                 

Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:

Gà ô chân trắng mỏ ngà

Hai cánh có đôi lông trắng, gọi là thần kê

Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: "Gà sợ nhau tiếng gáy" là do đó mà ra.

Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh có lục giáp thì gà này đại tài, nên tránh; đặc biệt gà có vảy "đệ nhất thần đao" (linh giáp tử) được gọi là linh kê...

Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy "yểm long", vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi "dặm đầu tằm" hoặc "lưỡi đầu rồng" nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy "núp đấu" gà có vảy "yểm long" là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.

Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: "Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng". Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.

Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu "ngủ đầu xà", hay "tử mỵ", gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.

Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả....

Chọn gà tài còn phải xem hàng độ của hai chân tốt - xấu ra sao, độ nào thắng to, độ nào thắng nhỏ, độ nào phải nhường hoặc thắng đến mấy độ thì phải thua. Trong các loại hàng độ của chân gà, gà nào có hàng độ "tam tằng" đóng đều, thẳng ở hai chân là tốt nhất. Ví như con Xám khô "mấy mấy" của  ông Chấn ở Bắc sông Kôn (Tây Sơn) - cái từ "mấy mấy" nghĩa là muốn cáp bao nhiều cũng thắng, không có trận thua, nhưng ông Chấn là chủ biết lượng sức gà, thắng đến 13 độ ông Chấn không cho gà ra trường. Ông Cẩm (Quy Nhơn) thấy ưng, mua về đi đá độ, ỷ gà tài để qua độ thứ 14 thế là con Xám "mấy mấy" thua to.

Cũng có những con gà rất tài lại có tính tình khác thường. Tôi còn nhớ cách đây mấy chục năm có ông Hải (Hải Bông) ở phường Ngô Mây, Quy Nhơn được ông bạn thân ở Phú Tài tặng một con gà quý. Con gà này thắng đến 41 trận liền. Trong mỗi trận đấu, giữa chừng thấy con gà vừa đá vừa đi ăn những hạt cơm rơi của trường, và kêu ổ tót... tót... tót theo kiểu gà mái đòi ổ, ông Hải nói: "Vậy là hồ sau đối phương phải bỏ chạy, hoặc chết tại trường". Quả đúng như vậy!

Bàn thêm về chuyện gà nào thắng gà nào: Thông thường ta xem tướng mạo của gà (ngũ thường), sắc lông, vảy chân của hai gà trong giao đấu mà tạm đoán thắng thua. Có nhiều khi con gà giá dưới gần như sắp thua lại trổ một đòn quyết định, gà giá trên phải bỏ chạy. Cũng có trường hợp hai gà tài giao tống: đầu tiên chúng xem mặt, xem lông, so vảy khoảng 5 phút, gọi là liếu cổng. Đột nhiên một con bỏ chạy, ấy là vì thấy đối phương đáng bậc "sư huynh" trên tài mình không dám đá, và chú gà này ta gọi là gà rót. Những trường hợp này trọng tài xử hòa. Chỉ có gà với gà mới biết đối thủ hơn, bằng, hay thua mình; quan trọng nhất trong thắng thua giữa gà tài với gà tài là chủ kê cáp gà đúng chạn, người cho nước gà phải giỏi để làm cho gà khỏe sau mỗi hiệp đấu và phải thật trung thành với gà mình, tránh tình trạng người cho nước móc ngoặc với dân cá độ, hoặc lòn tay nước, hoặc tra thuốc độc để hại gà làm cho gà đang thế thắng chuyển sang thế bại...

Đá gà là trò chơi dân gian không thể thiếu của nhiều địa phương trong dịp đón tết cổ truyền. Nhưng những năm gần đây trò chơi này đã bị biến tướng, hội đá gà trở thành điểm cá độ, đánh bạc, sát phạt nhau, thậm chí có người đã tan gia, bại sản vì thua đá gà. Đá gà không còn là của chủ trường, chủ kê mà là điểm đánh bạc của thành phần cá độ, dân "hàng xáo" móc ngoặc tay trong, tay ngoài, mua độ, gài độ... làm mất đi giá trị của một loại hình văn hóa dân gian truyền thống.

Mong sao từ dịp Tết Bính Tuất này trở đi, các địa phương sẽ tăng cường công tác quản lý, áp dụng những biện pháp tích cực hơn trong việc loại trừ các yếu tố phi văn hóa trong hoạt động văn hóa, trong đó có hoạt động đá gà; đưa hoạt động này trở lại đúng nghĩa một trò chơi bổ ích, lành mạnh để phục vụ người hâm mộ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân gian.

  • Nguyễn An Pha


Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 12/Jul/2007 lúc 4:02am


Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 12/Jul/2007 lúc 4:03am

Gà Nòi: Các Võ Sĩ Hạng Nặng

Tôi rất thích gà nòi (loại gà để đá với nhau, cựa nhọn như dao) nhưng tôi không bao giờ đến trường gà để coi chúng đá nhau cho đến chết. Nhớ lúc tôi 12 tuổi có nuôi một con gà nòi màu xám tro. Ông già tên Biện Trứ bồng gà tôi lên coi vẩy rất kỹ, coi tướng và biết là con gà hay, bảo tôi bán cho ông ta 20 đồng bạc Việt Nam. Vào năm 1945, 20 đồng bằng 400 đô la bây giờ. Tôi nhất định không bán dù với giá nào. Ông hỏi tại sao không bán để mua bao nhiêu con gà khác có những lông mã đẹp hơn. Tôi trợn mắt nói không muốn cho gà giết nhau để ông được tiền. Ông giận tôi bỏ ra về và không bao giờ gặp tôi cho đến khi ông qua đời. Xóm tôi ở có ông Hai Hương, từ sáng đến chiều, ông luôn đứng giữa các chiến sĩ gà trong bội hay được cho quầng sương, bồng lên coi vẩy, ngắm nghía tướng tá, ngâm lúa, phun rượu, cắt lông, thiến mào, tỉa tích, săn sóc tận tình say đắm như là một ông coach của đội banh bầu dục Mỹ. Trong môi trường gà nòi, tôi cũng mê say các bộ lông mã, tiếng gáy, tướng đi và cách sinh hoạt của các chú gà võ sĩ chứ không thích coi các chú gà giết nhau để mua vui và để được lợi cho các ông chủ gà nòi.

Ngoài các loại gà vạm vỡ như gà nòi còn có các loại gà trống dễ thương như gà tre, nhỏ con, có cái đuôi vòng cung như cái mống trời, bộ lông mã mướt rượt như vừa mới ra khỏi mỹ viện, nét mặt hiền từ và trong sáng như trăng rằm. Ngoài bộ lông mã sang qúy, gà tre còn có tiếng gáy như tiếng sáo chiều quê, thanh tao và êm đềm, hoà cùng tiếng cành tre đong đưa trong gió, tiếng võng ù ơ của mẹ ru con. Tiếng gà tre gáy như một nét nhạc trong một đại hoà âm, quen thuộc như tiếng nô đùa các em bé trong xóm. Ngày nào mà không được nghe tiếng gà tre gáy là như vắng một người bạn tri âm từ lâu chưa gặp ...

Ngoài chú gà tre dễ thương còn một loại gà nhỏ cũng rất đẹp, có tên là gà ác. Không hiểu sao gà hiền và đẹp mà lại có tên là gà ác. Lông gà ác trắng như bông bưởi, đuôi vòng cung, mào đỏ đậm, tướng đi như sóng lượn, rất uy nghi. Cái đặc điểm của gà ác là mỗi chân có 5 móng chứ không phải 4 móng như các loại gà bình thường. 3 móng trước giống như gà tre, nhưng móng sau chẻ đôi chia thành hai móng nhỏ như người có tật, có một ngón cái lớn và một ngón cái nhỏ dính bên cạnh.

Xa quê hương đã lâu, nhưng thỉnh thoảng có những cái thật nhỏ như tiếng gà gáy bỗng như một chấn động làm rung rinh cả đất trời. "Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương". Nghe tiếng gà gáy buổi trưa là biết giờ nào, gà gáy nửa đêm là biết canh mấy.

Sự cống hiến hồn nhiên và vô điều kiện như con gà trống Việt Nam thật là hiếm hoi trong các loài thú nuôi trong nhà ...

...biết nói chi ngoài hai chữ cám ơn. Cám ơn Trời. Cám ơn Đất. Cám ơn Người. Cám ơn bạn, cám ơn gà !

Hà Cẩm Tâm



Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 12/Jul/2007 lúc 4:10am
Thanh Văn
 

 CHUYỆN ĐÁ GÀ


 

            Trước khi kể chuyện gà tôi xin rao trước là những gì qúy vị đọc sau đây không bảo đảm đúng 100% bởi lẽ tôi vốn không phải là dân “trong nghề” chơi gà đá nên những gì viết ra chỉ là những hiểu biết mà tôi “nghe được” từ những “thầy gà” từ hồi cách nay đã trên 30 năm. Trí nhớ nay đã hao mòn theo tuổi tác mỗi ngày mỗi tàn lụi nên có thể những điều ghi ra đây đúng, có thể sai hay thiếu sót. Dù sao năm nay cũng là năm gà, dù bây giờ đã qua Trung Thu nhưng kể chuyện về gà cũng còn hợp “thời trang” không đến nỗi “lạc điệu” gì. Bây giờ xin mời qúy vị đọc những gì tôi còn nhớ về gà trước là giải trí ít phút, sau là để biết về một môn “chơi” khá phổ biến của dân miền Nam xưa.

            Số là hồi năm 1969 tôi được lệnh đi làm việc tại quân Hương Mỹ tỉnh Kiến hòa, nay là Bến Tre. Quận này vốn là quận tân lập được tạo thành từ 3 Tổng: 2 cắt ra từ quân Mỏ Cày ở phía Bắc, 1 cắt ra từ quận Thạnh Phú ở phía Nam. Hương Mỹ nằm giữa Mỏ Cày và Thanh Phú. Hương Mỹ có 12 xã tất cả. Quận này vốn là vùng đất bị Việt cộng kiểm soát đã nhiều năm nên rất bất an ninh. Cuối năm 1969 một chiến dịch bình định quân được thi hành và sau hơn 1 năm thì chiến dịch thành công, an ninh của toàn quận được cải thiện đáng kể đến độ trước kia quận đứng hạng chót trong tổng số 9 quận của Tỉnh, sau chiến dịch bình định nó leo lên hạng thứ 3 về mặt an ninh trong tỉnh. Chính nhờ an ninh tốt mà các sinh hoạt khác cũng phát triển khá theo. Khu chợ quận trở nên phồn thịnh, các chợ xã cũng nhờ thế mà phồn thịnh theo. Phía Bắc có chợ An Định, tên nôm là cái quao, phía Nam có chợ Đại Điền. Chính giữa là chợ quận tức chợ Hương Mỹ. Khi kinh tế phát triển dân chúng làm ăn khá giả thì đời sống mọi người cũng thoải mái luôn. Nhất là sau khi chiến dịch hoàn tất thì con lộ liên tỉnh từ Thạnh Phú qua Hưong Mỹ, Mỏ Cày lên Đôn Nhơn thẳng qua Chợ Lách thuộc Tỉnh Vĩnh Long được tái lãp sau hơn 10 năm khúc đường lộ trong phạm vi từ xã Hương Mỹ đến gần Mỏ Cày đã bị đào phá rồi trồng chuối để mất dấu vết. Nhờ hàng ngày có xe đò chạy thẳng từ Thạnh Phú lên Mỏ cày nên hàng hóa lưu thông, dân chúng di chuyển nhanh chóng đỡ phải đi đường đò từ Thạnh Phú hay Thanh Tân thuộc Đại Diền về tỉnh mất khoảng 8-10 giờ một chuyến.

            Khi dân chúng làm ăn phát đạt thì mọi sinh hoạt xã hội cũng phát triển theo một trong những sinh hoạt cổ truyền của dân địa phương vùng này là đá gà nhờ đó mà phục hồi nhanh chóng.

            Khi mới đến Hương Mỹ, tôi được biết ở đây có ông Trưởng Phòng Tài Chánh quận được dân ở quanh vùng tôn là đệ nhất “thầy gà”. Tôi chưa được chứng kiến tài nghệ của ông này ra sao nhưng có nghe ông từng được Tướng Tầu Bay Nguyễn Cao Kỳ cho trực thăng xuống rước về tận Tân Sơn Nhất để xem gà của ông Tướng và cố vấn cho ông Tướng về gà. Ông này nổi tiếng là dân “cậu” ở Hương Mỹ bởi ông có chức lớn trong quận lại là “thầy gà” danh tiếng nên xài rất sang. Nghe nói quần áo của ông hàng ngày thay ra ông bỏ vô một cái rương bằng gỗ rồi cuối tuần gửi đò máy qua Trà Vinh, Tỉnh Lỵ của Tỉnh Vĩnh Bình nằm ngang với Hương Mỷ chỉ cách có con sông Cổ Chiên để mướn tiệm giặt ủi bên Trà Vinh giặt ủi xong lại gửi đò máy về cho ông xài trong tuần kế. Sở dĩ ông phải cầu kỳ như thế vì ngoài lý do nêu trên về mùa nước ròng của sông Cửu Long nước biển theo cửa sông tràn vào sông ngược lên đến tận Tỉnh lỵ nên toàn khu vực quận Hương Mỹ không khúc sông nào còn nước ngọt nữa, toàn thể là nước lợ, quần áo trắng mà giặt loại nước này sẽ thâm đen hết chưa kể là khi mặc rít rịt vì còn dính muối trong các sợi vải. Bên Trà Vinh có nước máy nên quần áo giặt không bị cái nạn trên.

            Đệ tử của ông Trưởng Phòng Tài Chánh là Chín y-tế, anh này thứ chín tướng nhỏ con thấp bé nhưng mồm miệng và tay chân thì rất nhanh nhẹn, làm nghề y-tá hương thôn vừa là nhân viên của chi y-tế quận vừa hành nghề chích dạo cho đồng bào trong xã nên dân chúng gọi anh là Chín Y-tế. Chín y-tế là thầy gà, chuyên viên “cho nước” gà. Chủ gà nào cũng muốn nhờ Chín o cho gà của mình.

            Hồi đó ông Trưởng Chi Y-Tế quận lại vốn là bạn học cũ của tôi nên tôi hay ghé ngang Chi Y-Tế nói chuyện với ông Trưởng Chi, vì thế Chín Y-Tế cũng hay đeo theo tôi để kể chuyện đá gà và giảng giải về gà cho tôi nghe.

            Gà đá hay còn gọi là gà chọi hoặc gà nòi là loại gà được nuôi và săn sóc đặc biệt đề chọi ăn tiền. Người ta phân loại gà theo mầu sắc lông của gà. Có 5 loại chính: Điều (còn gọi là Tía) Ô (còn có khi gọi là ó), Vàng, Chuối (còn gọi là nhạn), Xám.

Theo “kinh kê diễn nghĩa” thì : Ô ăn Tía, Tía ăn Nhạn, Nhạn ăn Xám, Xám ăn Ô và Vàng cũng ăn Ô.

            Tuy “sách” ghi như thế không phải là cứ theo sắc lông của gà là đủ để biết gà nào tốt sẽ thắng độ cá. Người ta còn xem tướng mặt, dáng đi, tiếng gáy, cánh, mỏ và nhất là chân, cựa và những vảy trên chân gà để có thể xác định con gà nào là hay, cáp độ là sẽ thắng. Xem tướng mặt tức là người ta xem cặp mắt gà, nếu cặp mắt hơi sâu và mí mắt hơi dầy thì gà không chớp nháy nhanh được. Gà mắt có mí mỏng, mặt đẹp và lanh lợi thì là gà khôn. Muốn cho gà có mí mắt dầy biến đi thì người ta phải cho trải qua hai ba đời thì mắt mí dầy mới biến mất, tức là người ta lựa con gà mái cũng thuộc giống gà nòi có mắt mí mỏng và nhanh nhẹn cho con gà nòi có mắt mí dầy đạp, gà con sinh ra lại cho con gà trống khác lựa giống tốt cho đạp thì đời gà cháu này sinh ra sẽ mất mí dầy. Bởi có câu chó giống cha, gà giống mẹ.

Về cánh khi con gà lớn bắt đầu cất tiếng gáy thì người ta dang đôi cánh của nó ra xem và đếm các lông cánh có cuống lông cứng, gà hay phải có từ 19 cái lông cánh trở lên mỗi cánh mới tốt, bởi có nhiều lông loại này cánh con gà sẽ mạnh giúp nó dễ dàng vỗ cánh bay cao khỏi đầu địch thủ mà đá vô đầu địch thủ. Con nào có 17 lông trở xuống mỗi bên cánh là loại dở.

Về dáng đi con gà có dáng đi hùng dũng oai nghiêm như ông tướng ra trận thì nhất định là gà hay; tướng đi củ rủ như gà bệnh thì chỉ có nước đem cà ri mà thôi.

Mỏ gà ngắn và cứng thì con gà dễ mở rộng mỏ để cắn địch thủ trong trường đấu.

Chân gà thì phải có hàng vẩy đều, tốt nhất là lớp vẩy hai bên xếp như hình chữ nhân (chữ Hán) thì tốt. Cựa dài là cựa sào, cựa gốc mập nhưng thân cựa ngắn gọi là cựa chốt. Có con gà có tới 6 cựa, thực sự ra thì không phải là 6 cựa mà phía trên cựa có thêm 3 cục u như hạt đậu xanh lồi ra, phía dưới cựa nằm giữa cựa và ngón thính (tức là ngón chân sau của gà, con gà chân có 4 ngón 3 ngón phía trước, 1 ngón phía sau gọi là thính) có thêm một cục u nhỏ như 3 cục u trên thì trường hợp này người ta gọi là gà có 6 cựa, gà 6 cựa thuộc loại linh kê, đá đâu thắng đó.

Ngoài ra tiếng gáy cũng quan trọng vô cùng, gà có tiếng gáy lớn và trong là có sức mạnh. Gà có tiếng gáy đục và ngắn là gà có tiềm lực yếu. Ra trường nếu hết độ nhang đầu mà không thắng đối phương thì thế nào nó cũng rót. Gà rót là gà bỏ chạy.

Nếu gà sinh đôi (tức là một trứng nở ra 2 con một lượt) thì là loại “thần kê” thứ này đá mười trận thắng cả mười. Dân chơi đá gà mà biết con nào thuộc loại này thì họ không chịu cáp độ bởi nắm chắc phần thua, nhiều khi chủ gà phải tìm cách nhuộm lông để hóa trang cho gà thành khác đi mới cáp độ được. Nhưng nhiều nơi có “luật lệ” nghiêm minh không chấp nhận trường hợp trên kể là không thành thật không cho cáp độ. Đây là trường hợp của vùng quận Hàm Long Bến Tre, gà bất cứ từ xứ nào đến Hàm Long đá mà chủ gà chơi không thành thật sẽ bị trừng phạt, nếu ăn thì phải trả lại toàn bộ số tiền thắng và dù thắng dù thua, con gà cũng bị bắt xác cho làm thịt. Về tiếng gáy còn có loại gà ban đêm gáy ra lửa, tức là khi nó gáy từ mỏ nước miếng của nó có lẫn chất lân tinh nên ban đêm nhìn thấy thỉnh thoảng có đốm sáng từ mỏ gà bắn ra, đây cũng là giống linh kê rất hiếm, gà này cất tiếng gáy thì gà khác chung quanh sợ cụp đuôi xuống hết sau hết gà ban đêm ngũ trên mặt đất chân duỗi, đầu lật ngang trên mặt đất, hai cánh xòe ra như con gà chết thì đây là gà “tử mị”, loại này cực hiếm và qúy, bảo đảm đá trận nào thắng trận đó.

            Gà nòi nuôi rất tốn công phu, ngay từ khi con gà còn nhỏ lông cánh chỉ mới lú người ta đã bắt đầu tẩm nghệ vào hai đùi và đôi chân gà. Ngoài nghệ nhiều chủ gà còn cho tẩm thuốc, nói đến thuốc thì mỗi thầy gà có một món “gia truyền” không bao giờ ai chỉ cho ai hết. Cha truyền cho con, con truyền cho cháu chứ người ngoài đừng hòng biết đến. Khi con gà đã lớn hơn người chủ gà thường dùng cơm nếp nóng vo lại như cái hột gà chườm cho cặp đùi gà và cũng để nhổ hết các lông măng trên đùi gà.

            Cái đầu con gà nòi có một cái mồng và hai dái tai thòng xuống hai bên trông rất đẹp gọi là tích, nhưng ngay khi con gà còn nhỏ chủ gà đã phải cắt bớt mồng cho nhỏ đi và cắt bỏ hai dái tai gà gọi là lắt tích và nhổ lông đầu gà cho đầu thành trọc lóc, bởi những bộ phận này là nơi khi ra trường đấu địch thủ sẽ cắn và ghịt đầu gà xuống để đá cho mù mắt lũng cổ. Do đó người ta phải “trim” mào và cắt dái tai, nhổ lông đầu cho gà địch thù hết đường “làm ăn”.

            Những tay chơi gà chuyên nghiệp thường gây giống lấy để có gà có nhiều khả năng hay. Thí dụ như gà còn được phân loại làm hai thứ là gà cựa và gà đòn. Gà cựa là gà có cựa dài và bén, lâm trận thường đá địch thủ rách dĩa (tức là cái bầu diêu), lũng cổ, mù mắt, xệ cánh. Gà đòn là loại gà có cặp đùi lớn, mập như võ sĩ Sumo, chịu đòn rất giỏi nhưng chậm chạp. Chủ kê nhiều người tìm cách cho lai giống bằng cách cho con gà trống đòn đạp gà mái, rồi con sinh ra lớn lên lại cho gà cựa đạp dể gà cháu sinh ra có đủ đức tính của cả gà đòn và gà cựa.

            Chuyện vỗ gà như trên đã viết sơ là nào dùng cơm nếp nóng lăn quanh đùi gà, tẩm nghệ đùi và chân gà. Nghệ để tẩm phải là loại củ nghệ thật gìa, được mài trong cái nắp mái (tức cái nắp đậy chum lớn dùng chứa nước mưa ở thôn quê miền Nam) lật ngửa, kê nghiêng qua một bên, trong nắp mái có đổ một chai nước, 1 phần tám xị rượu, một cục phèn chua bằng ngón chân cái tán nhỏ, một chút nước tiểu của thanh niên chưa vợ và một nhúm muối. Nghệ mài cho đên khi dung dịch thành xền xệt như hồ lỏng mới được. Dung dịch này thầy gà còn phải nếm để biết có cần gia giảm phèn chua hay không cho thích hợp với từng loại gà. Dung dịch nghệ này được tẩm vào đùi và chân gà và phải đủ ba lần, mỗi lần cách nhau chừng 3 ngày đến một tuần lễ mới thôi.

            Tóm lại là nuôi, tuyển lựa giống, gây giống gà rồi vỗ gà là việc làm tốn rất nhiều công phu và thời giờ, do đó ngày xưa chủ gà thường là những người có máu mặt ở thôn quê mới có điều kiện thực hiện còn đại đa số dân thường làm gì có tiền mướn thầy gà săn sóc gà, ngày giờ còn lo kiếm ăn đâu rảnh mà lo o bế gà.

            Khi gà đã sẵn sàng ra trường thì người ta thường nhốt riêng những con sẽ đem đi đá, nhiều chủ gà cẩn thận còn dùng hai lớp bội lồng vào nhau để con gà không thể thò mỏ qua bội mổ bất cứ vật gì ở ngoài vừa bảo vệ mỏ gà vừa ngừa kẻ nào lén thuốc gà liệng trùng có thẩm thuốc cho gà ăn trước lúc ra trường đấu. Ngoài ra người ta còn dùng vải mầu xậm che kín bội gà không cho con gà nhìn thấy bên ngoài và cũng không cho ai quan sát được gà của mình trước khi cáp độ.

            Trường gà là một khu đất trống bằng phẳng có thể chứa được số người vừa tham gia vừa xem, tùy trường lớn hay nhỏ khu đất có khi chứa được cả vai trăm người, thường thì trường cỡ trung trung cũng có thể chứa khoảng trăm người. Ở giữa khu đất người ta dùng một tấm cót mỏng bề cao chừng 5 tấc dài đủ để quây thành vòng tròn có đường kính chừng 5-6 thước. Tấm cót đó được buộc chặt vào những cọc tre hay gỗ đóng cứng xuống đất ở phía ngoài.

Người tham gia trận đấu (gồm hai loại: 1 là loại chủ gà và 1 là loại không làm chủ gà nhưng chuyên bắt cá theo gà gọi là dân hàng xáo) và người xem ngồi, đứng chung quanh vòng cót. Người đã đến trường gà thi ai cũng như ai, không phân biệt quan quyền thứ dân giầu nghèo hay chức tước. Giầu thì bắt cá nhiều tiền, năm bẩy mười ngàn một độ, nghèo thì 5 mười đồng cũng được.

Ớ một phía ngoài vòng cót có một bàn nhỏ trên để một chiếc ghế đẩu nhỏ, trên mặt ghế có một khúc thân chuối hay móp để cắm cây nhang, cây nhang được cắm ngang với mặt đất, ngay phía dưới cây nhang là một chiếc đĩa bằng nhôm sâu lòng dùng để hứng đồng xu. Đồng xu này được một sợi chỉ luồn qua lỗ làm thành cái vòng rồi treo tòng teng trên cây nhang cách đầu cây nhang chừng 5cm. Khi bắt đầu độ đá gà người trọng tài cũng là chủ trường gà ngồi bên cạnh cái bàn sẽ dùng hộp quẹt đốt cây nhang, cây nhang cháy đến chỗ có sợi chỉ buộc đồng xu sẽ đốt cháy sợi chỉ là đồng xu rớt xuống chiếc đĩa nhôm ở dưới là dứt một hiệp đấu. Thường một hiệp như thế lâu chừng 5 phút mà thôi.

            Hai con gà được hai tay chuyên môn cho nước gà săn sóc trước khi thả vào trường, cho nước gà là dùng nước phun vào mặt vào thân vào cổ gà cho con gà tỉnh táo, đôi khi còn vạch đít gà phun cả vào đít cho nó vươn thẳng người trước đối thủ.

            Hết một hiệp hai con gà được hai người cho nước bắt ra vỗ về xem xét, nếu bị thương thì dùng khăn lau sạch vết máu, đôi khi còn phải may vết thương bằng kim và chỉ lại và dịt một chút thuốc rê. Nhiều khi sợ vết thương đọng máu đóng cục bên trong làm cho gà đau đớn người cho nước phải ghé miệng vào vết thương của gà mà hút máu bầm ra, hút vào miệng rồi nhổ ra đất trước khi may vết thuơng lại. Trận đấu chưa phân thắng bại thì sau 5-10 phút săn sóc gà lại được thả vô trường đấu để đá tiếp tục. Gà nòi là giống rất anh hùng, thường nhiều con thà chết tại trường chứ không chịu chạy. Bên nào có gà bị chết là thua. hoặc gà bỏ chạy vòng quanh trường đấu 1 vòng và kêu lên là kể như thua, hai bên cùng bắt gà ra và độ đá thế là kết thúc.

            Trong khi hai con gà đang say máu mổ, cắn, đá nhau thì người coi và chủ gà cũng như những tay cá độ vây quanh bắt cá với nhau về thắng thua của hai con gà. Người đứng bên nay dơ tay hướng về người đứng phía bên kia vòng cót ra dấu ngón tay trỏ khoằm lại như móc câu, người bên kia bắt thì cũng đưa tay với ngón trỏ y vậy đối lại. Người ta bắt cá có thề 10 ăn 9, mười ăn 8 thậm chí có khi chắc ăn qúa dám hạ xuống 10 ăn 1 hay năm phân. Tức lá 10 đồng ăn 9 đồng, 10 đồng ăn 8 đồng, 10 đồng ăn 1 đồng hay 10 dồng chỉ ăn năm phân là 50xu, tức năm hào là nửa đồng mà thôi. Ngày xưa thời còn Tây ở Việt Nam nghe nói các đại điền chủ còn dùng lúa ruộng hay cả chính điền đất nhà cửa để đánh cá các độ gà. Sau này thời nay người ta chỉ cá bằng tiền mặt mà thôi. Có đến trường gà mới thấy nhiều ông gìa trông bề ngoài những tưởng là nông dân chân lấm tay bùn, ăn mặc xập xệ, quần sắn móng lợn, đầu quân khăn đầu rìu hay khăn rằn nhưng lưng lận từng bó giấy bặc 500 từng cuộn ràng giây thung chặt chẽ.

            Luật chơi ở trường gà không có gì là nghiêm khắc hết, đôi bên không cần biết tên nhau, cũng chẳng cần giao kèo giấy tờ gì cho lòng vòng, ưng bắt cá thì chỉ cần dơ tay móc dá dá về phía đối thủ, đối thủ chấp nhận cũng đáp lại như thế là xong giao kèo rồi. Lát nữa xong độ đá gà là người thua chung đầy đủ. Hồi nào chưa hề thấy trường hợp nào người thua bỏ chạy bao giờ. Thua thì tự động tìm đến người thắng để chung đủ, thắng thì đợi người thua đến chung tiền chứ không có màn kêu réo hay đòi hỏi. Cũng không có cảnh thua rồi đổ quặu gây lộn lẫn nhau. Tuy nhiên nếu có màn “gian lận” như cố tình lừa cho đối thủ cáp độ với gà mình đã được ngụy trang như đã trình bày ở trên thì lập tức trọng tài ra lệnh bắt gà và bắt người có lỗi phải trả lại tiền người thua, kể cả những người ăn theo trong độ gà đó cũng phải thi hành nghiêm chỉnh. 

Tóm lại đá gà là một môn chơi cổ truyền của người dân miền Nam nước ta, tuy ngày nay nhìn cảnh hai con gà đá nhau thì hội bảo vệ xúc vật chắc sẽ khiếu nại ngay. Luật lệ ở các nước Tây Phương hầu hết đều cấm đá gà. Riêng ở Phi Luật Tân người ta còn chắp cựa là lưỡi dao rất bén cho gà đá mau chấm dứt. Gà đá kiểu Phi Luật Tân chỉ chừng vài phút là có con chết ngay trong trường đấu, gà có tháp cựa dao nhiều khi chỉ nhẩy đá một cú là đứt đầu gà đối thù chấm dứt trận đấu trong chớp nháy.

Dân nuôi gà chọi ở nước ta và chơi gà thường dùng tên các nhân vật trong truyện cổ bên Tầu để đặt tên cho gà của mình như gà Đơn Hùng Tín, gà Tiết Nhân Qúy, gà Trình Giảo Kim v..v..

Tuy đây là một môn chơi có từ lâu đời, trong sử có kể là Đức Trần Hưng Đạo cũng là người rành về gà chọi, trong bài “Hịch Tướng Sĩ” ngài có viết:

Cựa gà sắc không đâm thủng được giáp giặc,

            Mẹo cờ bạc bàn nổi việc quân mưu?

Tả quân Lê Văn Duyệt là tay rất mê đá gà. Ông đã từng tâu với vua Gia Long rằng chính nhờ xem đá gà mà ông suy ra cách đánh thắng quân Tây Sơn khi hai bên giao chiến với nhau. Rồi chính vua Khải Định cũng đã từng từ kinh đô Huế vào tận Mỹ Tho để đá gà đấy.

Chuyện xưa kể như vậy, cũng đã lâu nay nhớ thuật lại để độc gỉa đọc cho vui ít phút, tôi hoàn toàn không nhằm khuyến khích môn chơi này cũng không đả phá vì nếu so sánh chuyện đá gà với các võ sĩ đấu quyền anh thì tôi nghĩ là đấu quyền anh còn dã man hơn đá gà vậy.

Ở Việt Nam trước kia những vùng có gà nòi danh tiếng là Cao Lãnh(Kiến Phong), Sầm Giang (Mỹ Tho), Hàm Long, Mỏ Cày (Bến Tre), Gò Công, Bến Lức, Cần Đước (Long An), Sa Déc, Long Xuyên, Sóc Trăng.                                                                                            

                                                                                                                                             THANH VĂN

 



Người gởi: ducnhan
Ngày gởi: 12/Jun/2009 lúc 11:52pm
Thanks nha bài viết hay quá, mình thì ở giáp ranh chợ gạo và gò công, nên cũng hay xuống đó chơi và nhất là sưa tầm gà về nuôi,.......sẵn đây bác cho mình hỏi địa điểm gà chọi hay nhất ở gò công là chổ nào vậy vì thấy bài viết chính xác nên mình nghĩ bác chắc là biết chổ..


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 13/Jun/2009 lúc 12:30am
Đá Gà ... Ký Sự !
Yêu Sài Gòn    http://www.yeusaigon.net/index.php?view=article&catid=101%3Aphong-su-chuyen-de&id=775%3Ada-ga-ky-su&format=pdf&option=com_content&Itemid=72 -   http://www.yeusaigon.net/index.php?view=article&catid=101%3Aphong-su-chuyen-de&id=775%3Ada-ga-ky-su&tmpl=component&print=1&layout=default&page=&option=com_content&Itemid=72 -   http://www.yeusaigon.net/index.php?option=com_mailto&tmpl=component&link=aHR0cDovL3d3dy55ZXVzYWlnb24ubmV0L2luZGV4LnBocD9vcHRpb249Y29tX2NvbnRlbnQmdmlldz1hcnRpY2xlJmlkPTc3NTpkYS1nYS1reS1zdSZjYXRpZD0xMDE6cGhvbmctc3UtY2h1eWVuLWRlJkl0ZW1pZD03Mg== -  
Từ đầu năm 2009 đến nay, tệ nạn cá độ đá gà ăn tiền có tổ chức lẫn nhỏ lẻ (một dạng của hành vi “đánh bạc”) tại TP.HCM diễn ra vô cùng phức tạp.

"Gà" Di Động

Để "cắt đuôi" lực lượng trinh sát của cơ quan điều tra, dân cá độ cũng thường xuyên di chuyển địa điểm đá gà.

Sau khi gắn cựa sắt cho “hùng kê”, con bạc đổ vào đó hàng chục triệu. Giá trị của gà đá vì thế tăng dần theo mỗi lần tung cước hạ đối phương.

Tiếng dữ đồn xa

Nhằm tránh sự truy quét của cơ quan chức năng, đa số các trường gà trái phép được chuyển đến vùng ven thành phố. Muốn đến được đó, phải đi qua những con đường mòn và ngõ hẻm nằm sâu trong khu dân cư. Gà đá được những trùm gà nuôi tập trung ở một điểm cố định nhưng khi sát phạt ăn tiền thì địa điểm thường xuyên di động.

Các điểm cá độ đá gà đang trở nên di động như con thoi, rất ít khi bị sờ gáy.  Ảnh: Quốc Quang

Cái tên Bảy “điều” không hề xa lạ với dân cá độ đá gà ở quận 9 và quận Thủ Đức. Bảy "điều" quê ở Đồng Tháp, sau về định cư ở phường Linh Trung, quận Thủ Đức. 

Từ thủa những tay anh chị giang hồ “có số” còn tập tành quậy làng phá xóm, Bảy “điều” đã chễm chệ đánh bạc trong những sới gà vài chục triệu.

Sau nhiều trận thắng cùng con Ó Mã Lại lông đỏ, Bảy “điều” được giới đánh bạc quận 9 biết tiếng. Độ gà từ đó cũng nhiều hơn. Bảy “điều” liên tục tậu thêm cho mình nhiều “hùng kê” chất lượng. Bây giờ, số lượng gà của Bảy "điều" đã lên đến 20 con.

Gà đá được nuôi trong những lồng sắt lớn như lồng nuôi chó Bec-giê  Ảnh: Quốc Quang

Nhiều ngày lân la trong vai những gã lái gà, chúng tôi đến nhà Bảy “điều”. Căn nhà nằm ở ngách cuối cùng trong hẻm đối diện chợ Linh Xuân. Năm nay, Bảy “điều” 48 tuổi, cái tuổi ngoại tứ tuần nhưng máu “gá bạc sới gà” có vẻ còn hăng hơn thời trai trẻ.

Đưa tay chỉ dãy chuồng nuôi gà đá, Bảy “điều” tuyên bố hùng hồn: “Ở vùng này đá gà, ghép chạng (cân nặng - PV) nào cũng có, nếu thằng em mê gà, tui cáp độ cho để biết gà mới mua được”.

Chỉ hứa miệng, không cho biết địa chỉ, chúng tôi để lại số điện thoại chờ Bảy “điều” gọi độ. Phía sau nhà, con trai Bảy “điều” đang cho một con gà nòi giống Gia Mân (Đồng Tháp) ăn rau xà lách để giúp gà trổ mã, vì mùa mưa gà đá sẽ có đợt thay lông.

Sới gà đỏ đen

Hai ngày sau, theo chỉ dẫn, chúng tôi có mặt tại bãi đất trống gần nhà Bảy “điều”. Khoảng 5 thanh niên nữa cũng có mặt cùng hai con gà ô chân vàng.

Cuộc chơi đúng ra đã phải bắt đầu nếu như không xảy ra trò cân gian tính lận. Trước khi hẹn độ, Bảy “điều” đã điện thoại cho một số tay chơi trong giới đá gà độ để tìm hiểu và biết gà của đối phương chỉ nặng 2,5kg trong khi gà của mình đến 2,7kg.

Sợ rằng không đồng chạng, đối thủ sẽ không đá nên Bảy “điều” cùng chiến hữu tên T. đi mua một cái cân điện tử có xài điều khiển từ xa với giá 500.000 đồng để dự định ăn gian đối phương.

Khi vừa bỏ gà của mình lên cân, Bảy “điều” liền thọc tay vào túi quần bấm bộ điều khiển. Cân nặng của con gà dừng lại đúng 2,5kg. Đột nhiên sinh nghi, khi đang quấn băng dán chuẩn bị gắn cựa sắt cho gà, một thanh niên trong nhóm gà ô đòi cân lại và Bảy “điều” bể mánh.

Tang vật một vụ đá gà bị triệt phá. Ảnh: Quốc Quang

Trong lúc hai bên cãi nhau chí chóe dọa đâm, dọa chém, thì phía đầu con hẻm, hai thanh niên được Bảy “điều” căn dặn cảnh giới vẫn đang hút thuốc phì phèo, mắt "đảo như rang lạc".

Độ gà được dời lại ngày hôm sau, chiến hữu của Bảy “điều” tìm được một con gà nòi 2,5 kg. Địa điểm cũng được dời vào sâu hơn.

Từ chợ Xuân Hiệp, P.Linh Trung, chúng tôi phải đi vào gần 3km, qua 4 khúc ngoặt chỉ vừa hai xe máy tránh nhau.

Sau khi phun nước, gắn cựa sắt, hai con gà đá được giữ lườn, cầm đuôi gí sát mặt vào nhau chuẩn bị cuộc thư hùng trị giá 50 triệu đồng.

Con gà ô thấp chân hơn gà nòi của Bảy “điều” nên lúc đầu bị áp đảo, nó chỉ tung người lên đỡ đòn. Sau mỗi tiếng vỗ cánh “phạch, phạch” hai con gà chiến chỉ chực cắm phập đôi cựa sắt vào đối phương.

Giống gà nòi mắt ếch nổi tiếng mạnh đòn, hung dữ nhưng gặp con gà ô dai sức nên dù ra đòn dồn dập, nó vẫn không chiếm được thế thượng phong. 5 phút sau, lựa thế con gà nòi tung người lên, con gà ô lùi lại né đòn đồng thời chờ đối thủ vừa chạm đất nó vỗ cánh thật mạnh, nhảy đến bật cước hiểm vào bên mạng sườn đối thủ.

Một góc dãy chuồng gà đá của Bảy "điều".   

Ảnh: Quốc Quang

Cái cựa sắt dài và nhọn hoắt bên chân phải con ô cắm phập vào khiến con gà nòi qụy xuống. Vừa đứng lên, con gà ô bồi thêm 3 cước hiểm vào ức, kết liễu đối phương. Bảy “điều” đứng ngoài giận tím mặt, quay sang chiến hữu văng tục chửi thề.

Lấy 50 triệu đồng bỏ túi xong, phía bên kia cho hai thanh niên cảnh giới mỗi người 200.000 đồng. Họ đề nghị mua luôn xác con gà nòi về nhậu nhưng Bảy “điều” không đồng ý.

Thua độ đau, Bảy “điều” có vẻ ngại với chúng tôi nên phủi tay: “Xui quá, chắc con gà nòi bị trúng gió. Thôi, bữa nào có độ ngon, anh gọi”.

Trong tiếng tăm giới gá bạc, đàn “hùng kê” của Bảy “điều” vẫn chưa đủ đẳng cấp so với Nhỏ, một trùm gà mới nổi ở P. Phước Bình, quận 9 và Đ. "sùi", một trùm gà khác có trường gà ở quận Bình Tân.

Một con gà đá được Nhỏ và Đ. “sùi” mua về với giá hàng chục triệu. Chính vì thế những cuộc sát phạt ở vùng ven lên đến hàng trăm triệu. Những con gà “đá” được chăm sóc cẩn thận để mang đi đá khắp các quận vùng ven như Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân, Hóc Môn, Củ Chi…

Gà Vùng "Ven"

Trường gà của B. “sùi” ở P. Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân (TP.HCM) được thiết kế để nuôi khoảng 100 con gà chuyên dùng đi sát phạt, mỗi lần hàng trăm triệu đồng. Chỉ ở đây, một người chăm gà mới được trả lương 3 triệu đồng/tháng.

Cảnh giới cao, chơi độ lớn, đó là những gì giới giang hồ nói về trường gà của B. “sùi” nằm ở P. Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Nơi này chỉ tổ chức đá gà vào sáng sớm. Chiều, những con gà "chuyên đẻ trứng vàng" được mang từ trong chuồng ra sân để kích thích tính hung dữ khi nhìn thấy đồng loại.

Trại ngựa, trường gà

Đối diện Trường Mầm non Hoa Hồng sau lưng chợ Phạm Đăng Giảng (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) là con hẻm sình lầy dẫn vào nơi chuyên nuôi gà đá.

Thoạt đầu, những người dân trong khu vực cho biết, căn nhà nằm ở cuối con hẻm là một trại ngựa chuyên cung cấp ngựa đua cho trường đua Phú Thọ. Cứ lâu lâu người ta lại thấy xe ô tô đến chở ngựa đến trường đua.

Trong một vỏ bọc an toàn vì cung cấp ngựa cho trường đua hợp pháp, 1 năm trở lại đây, giáp trại ngựa xuất hiện thêm một trại… gà đá.

Gà đá được đem ra sới vào mỗi buổi chiều để chăm sóc chuẩn bị cho những trận sát phạt.  Ảnh: Quốc Quang

Mảnh đất rộng khoảng 300m2 phía trước khu nhà hiện đang được chủ nhân cho người cắm những cọc cừ tràm, tầm vông làm chuồng ngựa. Phần còn lại khoảng 50m2 được dùng để những chuồng gà, bu gà bằng sắt.

6 giờ sáng một ngày chủ nhật, 3 người đàn ông đi trên 2 xe máy cầm theo những giỏ bằng cói dừng lại trước sân. Vài giây sau, cánh cửa phía trại gà bật mở. Một thanh niên khoảng 20 tuổi bước ra cầm theo con gà lông trắng.

3 vị khách ngồi xung quanh chiếc bàn nhựa trong lúc ngườithanh niên có nước da ngăm đen thả con gà vào lồng sắt. Bên trong lồng, một trụ kính hình bát giác được để chính giữa. Con gà cứ thế đi vòng quanh rồi lâu lâu lại nhảy lên vỗ phành phạch vào chính cái bóng của mình.

Những bộ "cựa sắt" dài từ 65-80mm được bán với giá vài trăm ngàn chuyên dùng cho dân cá độ đá gà.  Ảnh: Quốc Quang

Chờ cho nhóm người đang mải miết gắn "cựa sắt" cho gà, tôi khoác vội chiếc áo học thể dục có dòng chữ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên in to đùng trước ngực bước sang xin được xem các anh chơi gà đá.

Người thanh niên da ngăm đen trợn mắt và hỏi: “Đi đâu mày?”. Tôi bày tỏ nguyện vọng muốn được xem đá gà vì… rất thích, nhóm người lạ nhìn cái áo tôi một hồi và đồng ý.

Gã thanh niên có vẻ lớn tuổi nhất, hai cánh tay xăm vằn vện không quên nắn gân: “Xem thì im lặng mà xem nghe mày, mấy cái "cựa sắt" ở đây dài lắm!”.

Con gà nòi lông trắng giống ở Bến Tre đã sẵn sàng nghênh chiến với con gà đòn giống ở miền Trung.

Cả hai bên cùng móc điện thoại ra. Qua những gì họ trao đổi, có vẻ trận gà sẽ quyết định sự được - thua của rất nhiều người.

Gà đá… xe hơi

Điều làm tôi choáng váng hơn cả là khi người thanh niên da ngăm đen tuyên bố: “500 chai tiền mặt, đồng chạng 2 ký rưỡi, cựa 80mm”. Nhóm bên kia gật đầu.

Hai con gà được vuốt ve như kiểu em bé trong tay mẹ. Sau khi đã gắn cựa đầy đủ, một người còn động viên con gà đòn: “Cố nghe mày, đá cái xe hơi đó”.

Hai bên vừa thả gà ra, con gà đòn ập ngay vào đối thủ giành áp đảo. Giống gà đòn miền Trung vốn được mệnh danh là “mã kim”, lông mã nhỏ lăn tăn cộng với thế đứng ưỡn ngực, mặt mũi dữ tợn.

Chỉ sau 3 phút, con nòi lông trắng đã bị ăn liền hai cước ở mạng sườn. Con gà đòn thừa thắng vỗ thêm 2 đòn đá hậu nữa khiến con gà nòi thúc thủ, máu loang trước ngực. Quay đầu bỏ chạy vài bước, con gà nòi quỵ xuống nằm ngắc ngoải, giật giật thêm mấy lần rồi bất động.

Sau lớp áo chăn nuôi ngựa, B. "sùi" biến luôn khu nhà bên cạnh thành trường nuôi gà đá với số lượng cả trăm con.  Ảnh: Quốc Quang

“Thua rồi đại ca ơi!”, thanh niên da ngăm đen nói qua điện thoại với một người nào đó mà nhóm khách hay nhắc đến.

Tôi mua cái xác con gà với giá 80.000 đồng và lấy cớ tìm túi ni lông đựng xác con gà để đột nhập vào trong trại gà đá. Trước mắt tôi là hai dãy chuồng thẳng tắp được ngăn ra khoảng 100 ô nhỏ. Bên trên vài chục cái bu gà được chồng úp vào nhau.

Qua tìm hiểu của PV VietNamNet, người thắng độ lúc nãy là Nhỏ, một đàn anh khét tiếng chuyên chơi độ gà trên 100 triệu. Theo giới độ gà, vùng quận 2 hiện nay nổi danh trong giới tổ chức đá gà là hai người tên Đại và Lợi. Hiện họ đang cùng sở hữu một trường gà “bất khả xâm phạm” ven sông Sài Gòn.

Bu gà trải đầy trước sân nhốt nhiều gà đá có giá lên đến vài chục triệu đồng/con.  Ảnh: Quốc Quang
Những câu chuyện về giới gá bạc bằng gà dần được tiết lộ. Cách đây một tháng,  B. “sùi” đến một trường gà có thể xem là dữ dằn nhất miền Nam là “trường gà" của U. “tráng” nằm ở Long An đang là nơi nhiều con bạc đại gia đổ về sát phạt.

Địa thế nơi này cũng khá hiểm, muốn đến được phải qua sông và một chiếc cầu treo. Những kẻ không mời mà đến đều được U. “tráng” sai đàn em tặng cho những món quà “màu đỏ”. Sau đó, người được tặng sẽ vào… nhập viện ngay tức thì...

Đá Gà Xuyên Biên Giới

Cựa sắt đang nóng dần ở vùng ven TP.HCM cũng không hẳn khiến dân cá độ đá gà thực sự an tâm. Để thoát khỏi gọng kìm của tội danh “đánh bạc” và “tổ chức đánh bạc”, các trùm gà nhắm đến đất bạn Campuchia để thỏa chí sát phạt lẫn nhau...

Tổ chức cá thâu đêm suốt sáng, trường gà Tà Mâu (huyện Bray Chusa, tỉnh Tà Keo, Campuchia) được nhiều trùm gà tại TP.HCM chọn làm thiên đường sát phạt ở đẳng cấp đại gia.

Đi đá gà theo đường… du lịch

4 giờ sáng cuối tuần, chuyến xe du lịch từ TP.HCM về thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang chở theo 4 con gà chiến của T., một dân chơi ở huyện Bình Chánh. Theo dự tính, 15 người sẽ vào trường gà Tà Mâu, một là sẽ hốt bạc, hai là "nướng" hết khoảng 50.000 đô la mới trở về.

Trên xe, có hai cặp vợ chồng trẻ. Cả 4 người đều có công ty riêng chuyên về quảng cáo tại TP.HCM. “Mấy ông qua đó chơi gà thì chơi còn chị em tôi vô sòng tài xỉu chứ không mài đũng quần nhìn mấy con gà cưng kia đâu nha”, cô gái tên Thu, 25 tuổi nói với chồng.

Gần 8 giờ sáng, xe đến Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc. Đoàn người chia làm 2 tốp đi xuồng sang trường gà Tà Mâu (huyện Bray Chusa, tỉnh Tà Keo, Campuchia).

Nửa tiếng sau, tất cả đã có mặt trước phòng bán vé để sẵn sàng vào sới. T. xòe ra hai tờ giấy bạc 500.000 đồng mua vé cho cả đoàn 15 người. 

Vừa bước vào, một thanh niên đã ngồi ở bàn uống nước chờ sẵn.  

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200906/original/images1799800_4.jpg"> http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200906/original/images1799802_1.jpg">
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200906/original/images1799804_2.jpg">

Cảnh bát nháo trong trường gà ở Tà Mâu.  Ảnh: Quốc Quang

Theo lời T., đây là người hẹn trước sẽ mua 3 con gà đem từ TP.HCM sang với giá 5 triệu/con. Con gà còn lại sẽ được đá độ với một con gà khác của người thanh niên.

Trong khi cánh mày râu hăm hở bàn tán về mắt, mũi, chân, lông của mấy con gà, hai cô gái trẻ nhận xét: “Đi du lịch vậy vui quá ha!”. Uống được một phần 3 lon nước tăng lực, hai cô gái dẫn nhau chen vào sòng tài xỉu.

Trò chuyện một lúc lâu để con gà của T. hồi sức sau chuyến đi xa, T. và người thanh niên quyết định trận cá độ “đồng chạng 2,7kg, 200 triệu, cựa 75”.

Quy luật “tiền không tự sinh ra…”

Trường gà Tà Mâu chỉ rộng chừng 100m2 nhưng có đến cả trăm người chen chúc hò hét. Đã đặt trước nên sới gà tạm dừng cho con gà xám của T. và con gà ô chân trắng của người thanh niên kia sát phạt. Về phần khách xung quanh, ai muốn đổ tiền theo bên nào, chủ trường gà vẫn sẽ đứng ra làm vai trò nhà cái.

Ngay trước khi tiếng kẻng bắt đầu vang lên, số tiền đổ vào ăn theo cả hai con gà đã đến gần 500 triệu đồng. 

Như bản năng của kẻ lớn lên để hạ sát đối phương, hai con gà đá lao vào đập cánh loạn xạ trong những tiếng hò reo náo loạn.

Chỉ cần 5 phút, sau những bước chạy kiệu và ra đòn nhanh nhẹn, con gà ô khiến con gà xám của T. nằm giãy đành đạch. Phần thắng đương nhiên thuộc về kẻ thi đấu trên sân nhà.

Kết thúc một cuộc hẹn trước, túi vơi đi một số tiền bằng cả năm lương công chức Nhà nước nhưng T. không có vẻ nao núng. Khi chủ trường gà đưa ra cặp gà khác cho khách bắt kèo, T. lại quăng vào một xấp 100 đô la.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200906/original/images1799806_3.jpg"> http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200906/original/images1799808_5.jpg">

Xuồng chở người qua Campuchia cá độ đá gà cập bến liên tục. Bên trong gà đá được nhốt trong những bu sắt nằm la liệt.  Ảnh: Quốc Quang

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trường gà Tà Mâu có luật: “không đồng chạng (cùng cân nặng - PV) cũng chơi”. Bù lại chủ trường gà sẽ ăn tiền phóng lai (chênh lệch - PV) tùy theo tương quan cân nặng giữa hai con gà.

Trong trường gà có cả tiệm cầm đồ, nếu hết tiền mặt, khách đến chơi muốn gỡ gạc có thể cầm dây chuyền, nhẫn, điện thoại, hột xoàn và ai có cả sổ đỏ nhà đất thì trường gà cũng cầm luôn.

Sát phạt đến gần 2 giờ chiều, cả đoàn do T. dẫn đầu lâm vào tình trạng cháy túi, càng đặt càng thua. Ai nấy mặt đều đỏ như gấc chín. 

Khi ra xuồng để về lại bờ bên kia, thấy mặt chồng co lại vì chuyến du lịch thua tan tác, vợ T. quay sang động viên chồng: “Thôi anh, bữa sau quay lại, vui mà, tiền nằm đó chứ có mất đi đâu”!

"Đừng bắt gà đeo cựa sắt”

Chọi gà là trò chơi dân gian. Cho đến nay, hội chọi gà vẫn được tổ chức ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Có nhiều giống gà chọi đã nổi danh khắp các vùng miền.

Trong giới chơi gà chọi, tiếng tăm nhất vẫn là giống gà Bắc sông Côn ở vùng Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Đây là dòng gà được cho rằng có từ thời Tây Sơn Nguyễn Huệ. Bài võ “Hùng kê quyền” (quyền gà chọi) vang danh 3 miền cũng ra đời trong khoảng thời kỳ này.

Tương truyền, vì yêu cầu cấp bách rèn luyện thể chất cho nghĩa quân, trong một dịp Tết, xem gà chọi, Đông Định Vương Nguyễn Lữ, em trai hoàng đế Quang Trung đã tỉ mỉ quan sát sự tinh túy trong những thế đánh của một con “hùng kê” nhỏ đang khôn ngoan tung đòn hiểm vào con “hùng kê” lớn.

Đá gà là một trò chơi dân gian mang nhiều ý nghĩa đẹp nhưng đang bị biến tướng. Trong ảnh, một con bạc đang cầm cố tài sản để nướng tiền vào trường gà Tà Mâu.  Ảnh: Quốc Quang

Từ đó, ông mô phỏng bài quyền trên tiêu chí đánh giá cao sự linh hoạt dựa trên tầm vóc, thể trạng  thấp bé của người Việt nhằm lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.

Trong những ngày tìm hiểu tệ nạn đá gà, người viết cũng nhận được không ít suy nghĩ lo âu của những nghệ nhân đau đáu khi thú chọi gà dân dã đang biến tướng.

Những ổ đánh bạc được tổ chức lén lút qua hình thức chọi gà ngày càng tăng. Cái gốc trò chơi dân dã đang bị nhiều người đánh đồng với trò đỏ đen cá cược.

Cuối cùng, xin mượn tâm sự của một nghệ nhân đã ở tuổi thất thập cổ lai hy làm lời kết: “Ngày nay, mấy ai nhớ rằng, tự thân con giáp thứ 10, bao đời gắn bó với đời sống xã hội người Việt đã thân thuộc đến bình thường tựa hồ quy luật… hữu xạ tự nhiên hương. Nếu mê chọi gà đừng bắt gà phải đeo cựa sắt”.

Tổng hợp từ VNN



-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: kiengphuoc
Ngày gởi: 23/Jul/2009 lúc 9:43am

Đá gà hiện nay đang là tệ nạn phổ biến tại quê nhà GÒ CÔNG, những chàng trai choi choi, những lão sồn sồn nghề nghiệp không có, thứ bảy, chủ nhật dồn tiền vào những trường gà di động, cố định. Thắng thì nhậu linh đình, còn thua thì xin tật........không biết khi nào tệ nạn mới đẹp được. Điển hình tại xóm Mới, Kiểng Phước, giáp Vàm Láng  có khu đất trống muốn đến được phải đi bằng xuồng mới vào được. Hàng diển ra vài chục trận gà, có phục vụ ăn uống tại chổ.



Người gởi: sunny
Ngày gởi: 17/Sep/2010 lúc 1:10am
Em chào các anh các Chú.
Em mới gia nhập vào diễn đàn. Em có một mong muốn không biết có anh hoặc chú nào viết một vài điểm cơ bản làm thế nào để băng cựa gà nòi.
Em chơi đá gà cũng lâu nhưng chỉ vài lần băng cựa và không tự tin. và cũng chỉ nhìn người khác băng rồi mình làm theo thoi.
Cám ơn


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 21/Oct/2012 lúc 4:47am
..


-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 21/Oct/2012 lúc 4:48am
Số ĐT : 0908606862 ( gặp Nam 25t)
hoặc 0909212117 ( gặp Phương 27t)

-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 21/Oct/2012 lúc 4:49am
0938.248.636

43/25A Ấp Bình Quới A, P. Bình Chuẩn, H. Thuận An, Bình Dương
(gần ngã tư Bình Chuẩn)

-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 21/Oct/2012 lúc 4:52am
GÀ TRE- BỔN GÒ CÔNG


-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 21/Oct/2012 lúc 4:54am
Gò Công Đông , Tiền Giang
SDT : 01233002567
Trạng gà đều dưới 1kg2


-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: gatreq6
Ngày gởi: 23/Oct/2012 lúc 9:51pm
chào anh Hung, cho em làm qen nhe, e o SG rat dam me choi gà, đặc biệt gà tre, em go cong choi hoai ha, cho em sdt nhe, sdt e ne: 0919013440


Người gởi: loiquan
Ngày gởi: 23/Oct/2012 lúc 11:16pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ gatreq6

chào anh Hung, cho em làm qen nhe, e o SG rat dam me choi gà, đặc biệt gà tre, em go cong choi hoai ha, cho em sdt nhe, sdt e ne: 0919013440


Thầy Hùng gặp nạn rồi cà !
Đây . Số điện thại ổng đây. gatreq6 cứ gọi: 0989.077.120


-------------
Cù lao Lợi Quan thương nhớ



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info