VÕ-THUẬT
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Thể Thao
Forum Discription: Những đề tài về thể thao.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=8074
Ngày in: 26/Dec/2024 lúc 12:43am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: VÕ-THUẬT
Người gởi: Huy-Tưởng
Chủ đề: VÕ-THUẬT
Ngày gởi: 08/Sep/2012 lúc 7:09am
ĐẠT MA VỚI VÕ-THUẬT
http://thegioivothuat.net/_upload/img-1208059379-Datma_Nhan_CD.gif - http://thegioivothuat.net/_upload/img-1208059379-Datma_Nhan_CD.gif - Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
Võ học Thiếu Lâm vừa gắn liền với ngôi cổ tự lịch sử, vừa là kho võ học vô cùng đồ sộ. Thật vậy, ngoài những đường quyền, ngọn cước và sử dụng đủ loại binh khí (thập bát ban võ nghệ), Thiếu Lâm còn có những phương pháp rèn luyện công phu đặc dị như: luyện nội công, luyện ngoại công, khinh công, ngạch công, nhuyễn công, điểm huyệt và giải huyệt, y dược trị thương và các phương pháp thu nhận, huấn luyện môn đồ cũng như phương pháp xây dựng Thiền Viện, Võ Đường...
Đồng thời đó cũng là nơi sản sinh ra nhiều đoá hoa kỳ tài “danh trấn giang hồ”, xứng đáng bước vào ngôi vị Minh Chủ Võ Lâm, để giữ gìn hòa bình, không để võ lâm nổi sóng gió. Và nhất là, hình ảnh các vị Đại sư, võ công thâm hậu, đạo đức cao siêu, luôn ra tay bảo vệ kẻ cô thế, xua đuổi kẻ hung tàn bạo ác, đem lại yên bình cho quốc gia, cho dân tộc.
Vậy Võ học Thiếu Lâm phát xuất từ đâu ? Khi nào ?
Chùa Thiếu Lâm nằm ở hướng Tây bắc huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây. Chùa tọa lạc ở sườn Tây núi Tung Sơn, mặt đối với núi Thiếu Thất, lưng dựa Ngũ Nhũ Phong. Vì chùa được xây dựng trong rừng rậm ở sườn âm núi Thiếu Thất nên lấy tên là Thiếu Lâm Tự.
Năm Thái Hòa thứ 19, Bắc Ngụy (năm 495), vua Hiếu Văn Đế xây dựng chùa Thiếu Lâm, ban tặng cho vị cao tăng Ấn Độ tên là Bạt Đà, dùng để cư trú mà hành đạo. Võ học Thiếu Lâm có mặt từ đây.
Ngài Bồ Đề Đạt Ma, tên thật là Bồ Đề Đa La, con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, thuộc dòng Sát Đế Lợi. Về sau Ngài đi tu và gặp Tổ Bát Nhã Đa La, đời thứ 27 của Phật giáo Thiên Trúc. Ngài được truyền Y Bát làm Tổ đời 28. Sau đó vào ngày 21 tháng 7 năm Mậu Tuất (năm 518 sau tây Lịch) Ngài lên thuyền vượt biển sang trung Hoa. Ngài tới Quảng Châu vào ngày 1 tháng 10 năm Đinh Mùi. Vua Lương Võ Đế hay tin liền mời Ngài về Kim Lăng để hội kiến, nhưng vì ý không hợp nhau nên chia tay.. Đạt ma Tổ Sư bứt một cọng lau ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang (cước đạp lô điệp quá giang). Năm 1307, ở Tung Sơn Thiếu Lâm Tự có lập một tượng đá, tạc cảnh Ngài đạp cọng lau qua sông. Năm Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Tung Sơn Tự. Tại đây, Ngài thấy nhiều nhà sư có thể trạng yếu đuối, thường hay ngủ gật trong lúc Ngài thuyết giảng và không chịu nổi với khí lạnh bên ngoài của núi rừng xâm nhập. Vì thế, Ngài quyết định tham thiền để tìm cách giúp đỡ những nhà sư này. Kết quả sau 9 năm diện bích trong động thiếu Thất, Ngài đã đúc kết hết thảy tinh yếu vào trong hai cuốn Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, trở thành tỵ tổ của Thiếu Lâm võ công và cũng là Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa.
Theo “Tổ Tổ tương truyền di ngôn khẩu quyết văn” và “Bồ đề hành kinh” thì Bồ Đề Đạt ma nhập diệt vào ngày 9 tháng 10 năm Bính Thìn (năm 536 sau TL), nhằm năm Thiên Giám thứ 2, đời Lương Võ Đế. Sau khi Ngài viên tịch, các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức do Ngài truyền lại. Với Dịch Cân Kinh thì rèn luyện nội công, còn Tẩy Thủy Kinh thì rèn luyện khí công. Chẳng bao lâu, các Đại sư nhận ra rằng việc luyện tập Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, không những làm sức khỏe tăng tiến, cơ thể mạnh mẽ mà tinh thần càng phấn chấn, trầm tĩnh, có thể chống lại khí hậu lạnh của núi rừng, bịnh tật, mệt mỏi sau khi ngồi thiền và có thể dũng cảm vượt qua những khó khăn nguy hiểm trong lúc đi hành đạo. Võ thuật được phát triển mạnh mẽ vào đời Đường (618 - 907), sau khi 13 võ Tăng giúp Vua Đường Thái Tông phá trận Vương Thế Sung (630). Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhở nhiều đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và Đàm Tông.
Võ Thuật Thiếu Lâm nguyên thuỷ có 18 thế chính yếu. Đến đời Tống, Tống Thái Tổ phát triển thành 32 thế Trường quyền. Một thế kỷ sau, Giác Viễn Thượng Nhân mở rộng thành 72 thế (thất thập nhị huyền công). Từ đó, trải qua các thời đại, các Đại sư không ngừng rèn luyện và sáng tác thêm, khiến cho võ thuật Thiếu Lâm ngày càng phong phú và đồ sộ. Đến đời nhà Minh, tùy theo sở thích, căn cơ và phong thổ mà môn phái Thiếu Lâm chia làm hai hệ phái: Bắc phái (bắc cước) và Nam phái (Nam quyền). Đỉnh cao của võ thuật Thiếu Lâm là vào đời nhà Thanh, thời Ngài Chí Thiện Thiền sư, không những võ học phát triển trong Tăng nhân mà còn truyền ra bên ngoài, đi vào đời sống người dân, tạo nguồn sức sống mạnh mẽ, nâng cao tinh thần thượng võ, cứu nguy giúp nước.
Chùa Thiếu Lâm bị hủy hoại một phần vào những năm 556, 962 và 844. Chùa bị cháy ba lần vào những năm 612, 1736 và 1928. Điều may mắn là mỗi lần cháy chùa chỉ bị hủy hoại một phần, ngay cả lần binh lính Mãn Thanh tấn công chùa. Sau thời kỳ cách Mạng Văn Hóa, Trung Quốc coi võ thuật Thiếu Lâm là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo tồn. Chùa Thiếu Lâm được trùng tu vào những năm cuối thập kỷ 70.
Như trên đã nói, các vị Đại Sư Thiếu Lâm không những võ công tuyệt thế, nội công thâm hậu mà còn có võ đức sáng ngời. Trong môn đồ Thiếu Lâm Tự, còn lưu truyền lời dạy của Đại sư Hạnh Ẩn, và xem đó là tấm gương soi mình, là mục đích luyện võ của mình: “Nếu có một kẻ nào đó, mà kẻ ấy là một người vô đạo đức xin được truyền thụ võ công, Ta sẽ không dạy cho hắn điều gì cả, dù kẻ ấy muốn dâng cho Ta ngàn vàng. Con có thể biến đá thành vàng, một khi con hấp thụ được võ thuật chân truyền từ Thiếu Lâm”, và khi mà chúng ta được chân truyền từ võ học Thiếu Lâm thì “con có thể xuyên qua kim cang thạch bích. Vận dụng cơ thể phát sinh kình lực cần có và phải chắc chắn rằng con không sợ hãi để con đủ can đảm. Khi xoay mình phải nhanh và uy lực như một cơn lốc di chuyển khỏi thế bất lợi mà thân người vẫn đúng tư thế, chiếm lĩnh vị trí thuận lợi. Cái duỗi tay của con như mây che lấp ánh trăng và đứng vững trên đôi chân của con tựa như thế núi. Hông của con trầm xuống làm vững chắc bộ tấn, nhờ thế mà con không bị đánh ngã. Rèn luyện và rèn luyện mãi, nếu con là người nghiêm túc thì không để thời gian trôi qua vô ích...”[1]
Như vậy, chúng ta thấy võ đức chính là linh hồn của võ thuật, việc tôn cao võ đức là truyền thống từ xưa đến nay của giới võ thuật. Một vị võ sư, nội công thâm hậu, võ công trác tuyệt mà không có võ đức, mang đầy tà tâm thì sẽ gây cho giang hồ nhiều sóng gió, chắc chắn bị võ lâm đồng đạo chê trách và bị tiêu diệt. Còn vị được bầu làm Minh Chủ Võ Lâm thì không những võ công cao siêu mà còn có võ đức sáng ngời.
Tiên sư nói: “Tập võ giả thượng đức bất thượng lực” nghĩa là, tập võ chuộng đức không chuộng sức. Sức tuy đả thương người nhưng chưa chắc tâm phục, còn có đức tuy lực kém mà mọi người tâm phục khẩu phục. Cho nên Đức là phẩm chất của người luyện võ, là tiêu chuẩn để dự đoán một người mới học võ có thể đạt được chân công hay không.Các đại sư tiền bối Thiếu Lâm rất chú trọng đến việc huấn luyện và bồi dưỡng võ đức, đã chế ra một hệ thống các quy định giới cấm, bắt buột người học Thiếu Lâm phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thời nhà Minh, trong Thiếu Lâm thập điều giới ước có ghi: “... truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền cho...”; “... người tập luyện ấy khỏe thể xác, tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen luyện tậm sớm tối không được tùy ý ngưng nghỉ...”; “...lấy lòng từ bi của Phật gia làm gốc, tinh thông võ nghệ chỉ để tự vệ, không vì huyết khí cương cường mà ham đấu đá...”; “...bình nhật phải tôn kính Sư trưởng, không được có hành vi chống cự hoặc ngạo mạn...”[2]. Như vậy, chúng ta thấy người học võ phải lấy việc rèn luyện thân tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tín, phản đối việc cậy khỏe đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu mà phải “lấy đức dày chở vật” cứu khốn phù nguy.
Võ đức còn thể hiện qua cách ôm quyền bái chào trong lúc luyện tập hay diễn quyền. Khi bước vào buổi tập, hay diễn quyền, chúng ta thường bái để biểu lộ sự tôn kính vị khai sáng võ học, còn chào là biểu lộ sự cung kính người Thầy đang trực tiếp hướng dẫn cho chúng ta. Ôm quyền chào còn gọi là mời quyền, là chiêu thế mang tính lễ nghi trong võ thuật, đồng thời, ôm quyền chào biểu hiện sự khiêm tốn, lễ độ, là bộ phận đạo đức trong quyền, là đầu mối tốt đẹp của bài múa và tiêu chí một môn quyền thuật nào đó, có thể phản ảnh được tôn chỉ và bộ mặt tinh thần của môn phái. Người tập võ không chỉ ôm quyền làm lễ mà ý ở chỗ tránh làm đối phương hoài nghi, cũng đồng thời, tránh đối phương có khả năng che giấu cơ hội sát hại bằng tay. Trong võ thuật có nhiều cách chào khác nhau, tùy theo môn phái, quốc gia; môn phái Phật gia thường chào hợp chưởng[3]. Từ năm 1986, người ta chế định ra quy cách chào ôm quyền thống nhất với hàm nghĩa mới mẻ, tay phải nắm thành quyền với ý “lấy võ kết bạn”; tay trái gập ngón cái không tự cao tự đại, chưởng trái che quyền phải với ý quyền do lý tới; bốn ngón chưởng trái xòe sát nhau, ý nói đồng đạo võ lâm bốn biển đoàn kết, cùng lòng mở mang võ thuật.
Luyện tập Thiếu Lâm đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, phải lập chí cầu học, phải lập tâm khổ luyện. Tục ngữ có nói : “Ngật đắc khổ trung khổ, phương vi nhân thượng nhân” nghĩa là, nuôi được cái khổ nhất trong cái khổ thì mới có thể làm bậc Thượng Nhân được. Nên người học võ Thiếu Lâm phải bền lòng vững chí “Trời nóng không sợ đổ mồ hôi, trời lạnh không sợ cóng tay chân, bệnh vặt không nghỉ, mang bệnh luyện công, gió mưa không ngại, ngày ngày như một, năm năm như một”.
Võ học Thiếu Lâm, cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội công và ngoại công. Nội công là chỉ sự tu luyện về khí huyết, nội khí, kinh mạch, tinh thần. Ngoại công là sự rèn luyện cơ bắp, gân cốt, kình lực như : Thiết Sa Chưởng, Thiết Tý Chuyên...
Và điểm đặc biệt nữa của võ thuật Thiếu Lâm là “Quyền Thiền Nhất Thể”. Quyền Thiền Nhất Thể tức là phương pháp kết hợp giữa Thiền và Quyền, phương pháp cụ thể là lấy “tọa thiền công” làm pháp luyện nội công chủ yếu (dùng các hình thức tọa thiền để luyện Tinh Khí Thần); thông qua tập trung tư tưởng (ý thủ đan điền), bài trừ tạp niệm, tiến hành điều tâm, điều tức, điều thân; thông qua Phật học, thanh quy Phật môn, để bồi dưỡng tiết tháo và võ đức; thông qua tu tâm dưỡng tánh, bồi bổ nguyên khí, tu luyện võ đức, đạt đến cảnh giới “quyền thiền hợp nhất”. Như thế quyền và thiền có mặt trong nhau, hỗ tương cùng nhau phát triển.
Bây giờ, Võ học phát triển, Thiếu Lâm có mặt khắp nơi, không kể Đông Tây Nam Bắc và tùy theo phong thổ mỗi quốc gia mà có những nét đặc sắc riêng. Theo Lịch sử Võ Học Thế Giới chép rằng, các môn phái Nga My, Không Động, Võ Đang xuất phát từ Thiếu lâm tự; Karatedo, Taekwondo, Judo phát xuất từ cương quyền, nhu quyền, nhu thuật của Thiếu Lâm tự; Kiếm đạo của Nhật Bản, võ đạo trên thế giới đều tôn Ngài Bồ Đề Đạt Ma làm thủy tổ. Như vậy, chúng ta thấy, bao nhiêu hoa trái xum xuê vươn lên từ cây đại thọ thiền học hay võ học ở Trung Hoa và Việt Nam đều vươn lên từ Ngài Bồ Đề Đạt Ma, nên chúng ta có thể nói thiền và võ thuật cùng chung gốc và có mối quan hệ rất mật thiết.
Và dĩ nhiên, Võ học Thiếu Lâm truyền vào Việt Nam cũng là do các danh tăng Trung Hoa sang truyền đạo, nên thịnh hành trong chùa trước và từ đó phát triển, cải biến phù hợp với người dân Việt. Đó là Việt Võ Đạo (Vovinam)
Qua đây, chúng ta thấy những luồng sức mạnh tiết ra từ võ học, len lõi trong tâm khảm của mỗi con người, làm cho đời sống con người cao quý. Tinh thần thượng võ được đề cao, nhất là đời sống được hiển bày, khiến con người đi đến với nhau trong niềm tin chân thật, trong sáng, chắc chắn quốc gia hưng thịnh, dân tộc vinh quang.
Theo Phật Việt
|
------------- mhth
|
Trả lời:
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 08/Sep/2012 lúc 7:29am
Lão Mai Quyền Võ Sư Nguyễn Anh Dũng Phân Thế (Trích từ luận án võ sư Nguyễn Anh Dũng - 1993)
A. DẪN NHẬP: Hình ảnh cây Mai già đứng chơ vơ mà vững chải, uyển chuyển, mềm mại uốn mình theo gíó, nhưng vẫn an nhiên tự tại với tư thế hiên ngang, đẹp đẽ đã thành nguồn thi hứng cho các văn nhân tao nhã và cũng là một hình tượng nhiều chất võ để các bậc võ sư tiền bối chiêm nghiệm và cách điệu hoá, sáng tạo thành những bước đi, lối đánh dặc trưng làm giàu thêm cho nền võ học Việt Nam. Môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo đã trân trọng gìn giữ tài sản quí báu này và đây cũng là một đề tài để các võ sư bản môn nghiên cứu, phân tích tỉm hiểu thấu đáo, luyện tập kỹ lưỡng ngõ hầu lột tả được những hàm ý mà tiền nhân đã gởi gấm vào bài Quyền Lão Mai này.
B. PHÂN TÍCH: 1/. Thủ pháp: Vòng tròn được khai thác triệt để từ đầu đến cuối bài, tượng trưng cho nét mềm mại, nhu nhuyển của bông hoa. Ðôi tay đã phối hợp liên tục, tạo thành các vòng luân chuyển, cuốn lên như cơn lốc, và sự thay đổo hướng hướng phát đòn một cách đột ngột, bất thần đã làm cho hình nét vòng tròn càng thêm hoàn chỉnh. 2/. Thân Pháp: Sự uốn người chuyển hướng ở góc 90 độ xảy ra thường xuyên đã tạo đà tốt cho phương pháp ly tâm phát lực, mở rộng được biên độ khớp bả vai, vai và hông được mềm dẻo, linh hoạt. Các góc xoay người 180 độ và 360 độ cũng được khai thác với các động tác bật trở về,nâng cao khảnăng định hướng và thăng bằng xoắn. 3/. Bộ Pháp: Phương pháp di chuyển nhẹ nhàng, phối hợp đinh tấn và trảo mã tấn, đổi hướng zic zac đã hổ trợ tích cực cho sự linh diệu của thủ pháp và thân pháp. Cách hoán vị chân xoay 360 độ bật ngược trở về, các lối tấn tọa, độc cước, trung bình ... được sử dụng xen vào các trường hợp hồi vị đã điểm xuyết cho bài quyền những hình ảnh ngoạn mục, gây ấn tượng dể nhớ và thích thú cho người tập lẫn người xem. Qua thể hiện, ta hình dung được hình ảnh cội mai già trước cơn gió lốc, bao nhiêu tiềm lực dồn hẳn về một hướng sau đó bật ngược trở về với tư thế an nhiên. Những vòng tròn được phát liên tục về hướng trước mặt như gió cuốn hoa rơi và sau đó cũng bằng một vòng tròn đẹp mắt, sự việc được quay trở lại với vị trí ban đầu. Liên hệ vào lời thiệu, ta thấy ngay một bức tranh linh sinh động đầy màu sắc với nhân vật chủ đề là cội Mai già và chung quanh được tô điểm bởi mây, nước, bướm, trăng....Giàu chất thơ lãng lãng thanh thoát nhưng hàm chứa một uy lực vô biên. Những đướng nét biểu trưng diễn tả rất sát với từ ngữ như: độc thọ, nhất chi, liên ba, nguyệt quách, vân tôn, lôi diễn chấn .... Ðã làm cho ta thấy khả năng tượng hình của người xưa thật phong phú, nhờ vậy người tập dễ nhớ tuần tự các động tác gần như lập đi lập lại, nhìn qua có vẽ như đơn điệu, trùng lấp.
Lời thiệu:
Lão Mai độc thọ nhất chi dinh Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành Thoái nhất bộ đơn hầu lão khởi Phi nhất túc hoành khí thanh đình Tàn nha hổ giương oai xiết toả Chuyển giốc long nổ lục lôi oanh Lão Hãu thổi tọa liên ba biến Hồ điệp song phi lão bản sanh Nguyệt quách song câu lôi điễn chấn Vân tôn tam tảo hổ xà thành
Lời thảo:
Mai già một cội một cành Hai chân nhẹ lướt bộ hành tiến lên Lui về một bước toạ liền Luân thân tung cước trụ hình nghiêng ngang Giương oai sức hổ đánh sang Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy Khỉ già núp lóng một khi Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên Hai bướm bay trước bản tiền Vầng trăng vằng vặc hai viền móc câu Liên hồi sấm động sơn đầu Gom mây ba lượt quét mau hổ xà
PHẦN DIỄN TẢ:
I. Lão Mai độc thọ nhất chi dinh: 1) Bái quyền: Tay trái xòe, phải nắm đấm, vòng về trước, đặt chạm nhau, thu về sườn. 2) Nhảy TB tấn, 2 tay đấm chéo che hạ bộ ( phải ngoài, trái trong) 3) Hai tay xòe chuyển 2 vòng dọc - đập mạnh lưng tay phải (nắm lại) vào lòng bàn tay trái đồng thời dậm mạnh chân phải vào sát chân trái (rùn xuống) 4) Chân phải tiến sang hữu, kéo chân trái theo bỏ chéo (phía trước chân phải) đồng thời 2 tay vòng theo (phải gạt lối 1, trái gạt lối 2, nắm đấm) tay phải dựng đứng, tay trái ngang ngực (chỏ phải nằm trên lưng nắm đấm trái) 5) Lập lại 1 lần nữa (như 4) nhưng tay trái xòe, tay phải bung 2 ngón tay trỏ và giữa chỉa về trước.
II. Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành: 6) Tiến đinh tấn trái 45 độ (hướng tiền cánh trái), tạt ngược trái. Tiến chân phải chảo mã tấn đấm lao phải. 7) Tiến đinh tấn phải 45 độ (hướng tiền cánh phải), tạt ngược phải. Ðấm bật trái từ dưới lên 8) Tiến chảo mã trái, đấm lao trái (không đổi hướng) 9) Tiến đinh tấn trái 45 độ (hướng tiền chánh trái), tạt ngược trái. Tay phải đấm bật từ dưới lên
III. Thoái nhất bộ đơn hầu lão khởi: 10) Chụm chân phải lên chân trái, co gối trái lên, xoay người theo chiều kim đồng hồ nhảy dài về phía sau (gối phải co đứng, chân trái), 2 tay vòng trước mặt (tay phải như gạt lối 1, tay trái như gạt lối 2, bàn tay nắm) 11) Tiến đinh tấn phải (hướng tiền) tay phải đấm bật từ dưới lên 12) Nhấc chân phải nhảy về sau ngồi tư thế quị tấn (mông tì lên gót trái) tay phải dựng đứng, chỏ tì lên gối phải, lưng tay trái đập lên đuì trái (2 bàn tay nắm) (2 gối hướng hữu)
IV. Phi nhất túc hoàn khí thanh đình: 13) Nhảy về trước, 2 chân chéo (phải trước trái sau) 2 tay thu về sườn. 14) Ðấm, đạp chân trái và tay trái (hướng tiền) 15) Bỏ chéo chân trái ra phía hậu (trước chân phải) đạp lái phải (hướng tiền) 16) Hạ chân phải đinh tấn (hướng tiền), quạt tay phải đấm thấp 17) Rút chân phải ra sau thành đinh tấn trái, quay tay trái đấm thấp.
V. Tàn nha hổ giương oai xiết toả: 18) Tiến chân phải chảo mã (45 độ cánh tả hướng tiền) đấm lao phải 19) Tiến đinh tấn phải (45 độ chánh hữu hướng tiền) tạt ngược phải 20) Tiến chảo mã, chân trái trước (45 độ cánh hữu hướng tiền) đấm lao trái 21) Tiến đinh tấn phải (hướng tiền) đánh chỏ phải lối 1 (tay trái vổ vào bắp tay phải) 22) Tiến đinh tấn trái (hướng tiền) đánh chỏ trái lối 1 (tay phải vổ vào bắp tay trái)
VI. Chuyển giốc long nỗ lực lôi oanh: 23) Nhảy lùi chân trái về phía sau chảo mã tấn (chân phải trước), tay phải gạt che gối, tay trái gạt che đầu (2 bàn tay nắm) 24) Nhảy lùi chân phải về phía sau chảo mã tấn (chân trái trước), tay trái gạt che gối trái, tay phải gạt che đầu. 25) Nhảy luì chân trái về phía sau chảo mã tấn (chân phải trước), tay phải gạt che gối, tay phải gạt che đầu. 26) Xoay người ngược chiều kim đồng hồ nhảy về phía sau đứng trung bình tấn (mặt hướng tiền), hai tay gạt như lối 1, bàn tay như long trảo 27) Kéo chân trái chụm về chân phải, tay thu về sườn 28) Tiến đinh tấn trái (45 độ cánh tả hướng tiền) tạt ngược trái 29) Tiến chảo mã phải đấm lao (vẩn theo hướng cũ) 30) Tiến đinh tấn phải (45 độ cánh hữu hướng tiền) tạt ngược phải, đấm thấp trái (quạt từ dưới lên )
VII. Lão hầu thối tọa liên ba biến: 31) Nhấc chân phải nhảy về phía sau (theo chiều kim đồng hồ) chân phải quì, chân trái chống, tay trái đấm thẳng xuống đất, tay phải gạt che đầu. 32) Tung người về phía hướng tiền, chảo mã tấn (chân phải trước) , đồng thời tay gạt chận ngang gối phải, tay trái che đầu 33) Nhảy tung người lên (hướng tiền) chảo mã tấn (chân trái trước), đồng thời tay trái gạt chận ngang gối trái, tay phải che đầu. 34) Thực hiện giống 32
VIII. Hồ điệp song phi lão bản sanh: 35) Ðá song phi: Cạnh phải, tạt trái 36) Ðá song phi: Cạnh trái, tạt phải 37) Hạ chân phải đinh tấn (hướng tiền) đấm bật phải từ dưới lên 38) Chân phải trụ, co chân trái xoay người (theo chiều kim đồng hồ) nhảy về phía sau (chân trái đứng, phải co) 2 tay vòng gạt trước mặt (phải lối 1, trái lối 2, bàn tay nắm), đặt chỏ phải trên lưng nắm tay trái. 39) Bước dài chân phải đinh tấn (hướng tiền), tay phải chém ngược từ dưới lên trên, bàn tay trái xòe che nách. 40) Tiến đinh tấn trái (hướng tiền), tay trái chém phía trên, tay phải đấm phía dưới.
IX. Nguyệt quách song câu lôi diễn chấn: 41) Nhảy lùi về sau trung bình tấn (mặt vẫn hướng tiền khi nhảy), cụp các ngón tay lại kéo ghịt vào sườn, lòng bàn tay hướng ra sau 42) Chụm chân trái vào phải đứng nghiêm, tay vòng thu nắm đấm vào sườn. 43) Bước xéo chân trái 45 độ về phía trước dánh chỏ trái từ phải sang, tay phải đẩy theo. 44) Chụm phải vào trái, 2 tay thu về sườn. 45) Bước chéo chân phải 45 độ về phía trước đánh chỏ phải từ trái sang, tay trái đẩy theo 46) Kéo chân trái về sát chân phải rồi tiến thẳng về trước chém đấm (trái trên, phải dưới) 47) Bước chân phải đinh tấn phía trước chém đấm (tay phải chém trên, trái đấm dưới) 48) Thực hiện như 46
X. Vân tôn tam tảo hổ xà thành: 49) Nhảy lùi về sau chảo mã tấn, chân trái trụ, 2 tay vẽ 1 vòng tròn từ trên xuống (tay phải đặt dọc đùi phải, lòng bàn tay ngữa, tay trái dừng ở khoẻo tay phải. 50) Thực hiên như 49 nhưng đổi tay và chân 51) Thực hiện như 49 52) Xoay người theo chiều kim đồng hồ (chân phải trụ) nhảy về phía sau (chân trái trụ, phải co), 2 tay vòng thực hiện như 38 53) Bước dài chân phải (đinh tấn), tay phải đấm bật từ dưới lên. 54) Nhảy lùi về sau, tư thế trung bình tấn (mặt vẫn hướng tiền khi nhảy) 2 tay đấm chéo che hạ bộ (trái trong, phải ngoài) 55) Rút chân phải chụm vào chân trái, 2 tay thu vào sườn và buông xuôi.
Mời xem Võ-sư TRẦN XUÂN MẪN BIỄU-DIỄN
http://www.youtube.com/watch?v=myc9EeX8200&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=myc9EeX8200&feature=related
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 08/Sep/2012 lúc 8:03am
NGỌC-TRẢN QUYỀN
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản |
|
Trong các bộ môn về quyền thuật của võ cổ truyền Bình Định, không thể không đề cập đến bài quyền "Ngọc Trản" bởi lẽ đây là "bài ruột" mang đầy đủ các yếu tố cơ bản và là một trong những bài chính thống, tiêu biểu, được tất cả các môn phái trong tỉnh truyền dạy và phổ biến rộng rãi trong nhân dân từ xưa đến nay.
http://www.baobinhdinh.com.vn/642/2004/9/14450/images/hinh1454564.JPG - |
|
Bài quyền Ngọc Trản có lối đánh công phu, toàn diện, kín đáo, chắc đòn, kết hợp nhu cương đúng lúc, đúng chỗ. Lại có những thế né tránh, phản đòn rất lợi hại. Di chuyển nhẹ nhàng, nhanh nhạy, linh hoạt, khi trụ ngựa và ra đòn thì vững chắc và mạnh.
Bộ tay ra đòn mạnh, nhanh, chính xác, có lúc vờ như thủ để đánh lừa đối phương, hay dụ đối phương với thế vây hãm để tiêu diệt theo dạng "Hư hư thực thực".
Đặc biệt vừa qua, Ban nghiên cứu (Sở TDTT Bình Định) cũng đã phát hiện một số tư liệu cổ đều có ghi tên bài thiệu về quyền "Ngọc Trản". Để góp phần làm sáng tỏ và đi đến thống nhất tên gọi, lời thiệu với từng động tác một cách chuẩn xác hơn, chúng tôi xin giới thiệu cụ thể bài quyền Ngọc Trản.
Qua bài thiệu cổ mới phát hiện của bài Ngọc Trản, ta nhận thấy tính liên hoàn âm-dương được xuyên suốt.
Ví dụ như: Hoành Tả, Tọa, Bạch xà lan hổ.
Thì: Hữu hoành sát, Thanh long biên giang, Phụ tử tương tùy
Và: Hoành hữu, tọa, bạch xà lan lộ,
Thì: Tả hoành sát, Thanh long biên giang, Phụ tử tương tùy.
So sánh các bài thiệu cổ mới phát hiện với bài thiệu đã lưu hành hiện nay có một vài chỗ khác biệt. Có lẽ người đời sau đã ghi nhầm, hay tam sao thất bổn.
Ví dụ: Hoành Tả, Tọa, bạch xà lan lộ.
Thì lại: Tả hoành sát, Thanh long biên giang.
"Hoành Tả" và "Tả Hoành" không mang tính âm-dương, ngũ hành của người xưa về cách cấu trúc một bài võ trong võ cổ truyền Bình Định.
Qua thời gian, bài quyền Ngọc Trản vẫn sáng chói như một chén ngọc. Số vốn quý võ công đã được gói ghém trong đó cũng được lưu truyền cho những người có đạo đức tốt, có tấm lòng vì con người, vì nền võ học của dân tộc.
http://www.baobinhdinh.com.vn/642/2004/9/14450/images/hinh267789.JPG - |
|
Ngọc Trản còn có nghĩa: "Ngọc" là sự trong sáng, trung thực, phản chiếu sự vật được thể hiện ý niệm, trí tuệ. "Trản" là san bằng mọi chướng ngại mang tính đối phó ở giai đoạn đầu, tức hóa giải và có hài hòa ở giai đoạn cuối được thể hiện ở tay, chân và thân mình. Trong đó dĩ nhiên cần phải tính đến công sức luyện tập tinh nhuệ của thể chất, ý thức được thống nhất thành một ý niệm duy nhất. Ý niệm đó chuyển toàn bộ như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó là một bí quyết luyện tập của lối quyền âm-dương trong Ngọc Trản công.
a) Nội dung bài thiệu cổ về quyền "Ngọc Trản" được trích trong tập tư liệu Hán-Nôm được phát hiện tại từ đường dòng họ Trương ở xã Mỹ Hòa-Phù Mỹ do ông Trương Đức Hồng cung cấp, ông Phạm Đình Phong sưu tầm.
* Phần Phiên âm:
1. Ngọc Trản ngân đài.
2. Tả, hữu tấn khai thập tự.
3. Luyện diệp liên hoa.
4. Đả sát túc, tọa, hồi mai phục.
5. Tấn đả tam chiến
6. Thoái thủ nhị linh.
7. Hoành tả, tọa, bạch xà lan lộ.
8. Hữu hoành sát thanh long biên giang.
9. Phụ tử tương tùy.
10. Hoành hữu, tọa, bạch xà lan lộ.
11. Tả hoành sát thanh long biên giang.
12. Phụ tử tương tùy.
13. Hồi tàng địa hổ.
14. Song phi, quyển dực.
15. Hạ bàn đoản đả.
16. Hồi, tiểu tọa khai cung.
17. Huỳnh long quyển địa.
18. Tấn, đả song quyền.
19. Hoành tả, phục hạc khai linh.
20. Trực tiền quyển địa.
21. Tấn, đả song quyền.
22. Hoành hữu, phục hạc khai linh.
23. Trực tiền quyển địa.
24. Tấn, đả song quyền.
25. Hướng, hậu đả thập tự.
26. Diện tý.
27. Hồi, tẩu mã giang tiên.
28. Bái tổ, lập như tiền.
* Dịch nghĩa:
1. Chén ngọc đài vàng.
2. Tiến, mở thế chữ thập bên trái và bên phải.
3. Chọn lá liền hoa.
4. Đánh sít chân, tọa thế "hồi mai phục".
5. Tiến, đánh ba bận.
6. Lui, hai tay sắc sảo.
7. Xoay trái, tọa thế "Bạch xà lan hộ" (con rắn trắng qua đường cỏ).
8. Chém ngang bên phải bằng thế "thanh long biên giang" (con rồng xanh trên sông bên).
9. Thế cha con nương tựa nhau.
10. Hoành bên phải, tọa thế "Bạch xà lan hộ" (con rắn trắng qua đường cỏ).
11. Hoành bên trái quét thế "thanh long biên giang" (con rồng xanh trên sông bên).
12. Thế cha con nương tựa nhau.
13. Trở về thế rắn hổ đất núp.
14. Đá song phi (hai chân bay) rồi thế chim cuốn cánh.
15. Đánh vắt mâm dưới.
16. Về, tọa, xổm mở cánh cung.
17. Thế rồng vàng cuốn đất.
18. Tiến đánh hai đấm.
19. Xoay trái, thế "phục hạc khai linh" (chim hạc giúp phơi cánh).
20.Thế cuốn đất, đánh thẳng phía trước.
21. Tiến đánh hai đấm.
22. Xoay phải, thế "phục hạc khai linh" (chim hạc giúp phơi cánh).
23. Thế cuốn đất, đánh thẳng phía trước.
24. Tiến đánh hai đấm.
25. Chuyển phía sau đánh thế chữ thập.
26. Mặt nhìn hướng tý (hướng Bắc).
27. Trở về thế "tẩu mã giang tiên" (ông tiên ruổi ngựa trên sông).
28. Vái tổ, đứng như trước.
b) Những động tác trong bài quyền Ngọc Trản:
- Đứng theo tư thế dịch cân, thủ môn hiệu theo võ Bình Định, lễ tổ, mắt nhìn thẳng ra phía trước.
- Ở bộ vị (xem ảnh H.1), trụ ngựa theo tư thế ngựa tứ bình. Hai mắt nhìn thẳng về phía trước.
- Ở bộ vị (xem ảnh H.2), dương quyền ở hai tay trái và phải ở bộ vị, xòe hai chưởng, sau đó tay phải theo dương chưởng, tay trái theo âm chưởng, áp sát vào nhau thủ sát nơi chấn thủy. Bái tổ. Hai mắt nhìn thẳng.
. Theo Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định
http://www.youtube.com/watch?v=BBrjONN_jAk
(còn tiếp)
Ngọc trản quyền
đăng 22:52 07-08-2011 bởi Phi Long Hồ
- Tên gọi: Ngọc Trản Quyền.
- Nguồn gốc: Võ Cổ Truyền Việt Nam do Võ đường Vân Long, Môn phái Sa Môn Võ Đạo - Đà Lạt - Lâm Đồng giới thiệu.
Theo lời dẫn giải của Lão võ sư Phạm Đình Trọng, tự Sa Vân Long thì thầy Đoàn Phong, gốc người Bình Định, là thầy dạy võ cho Lão võ sư Phạm Đình Trọng đã cho biết bài Ngọc Trản Quyền không rõ xuất xứ vào thời nào tại Việt Nam, nhưng bài này lấy điển tích từ đời xa xưa: Ngọc Hoàng đang ngự trị tại Điện Linh Tiêu thì Ngọc nữ dùng cái khay bằng bạc để chén trà bằng ngọc dâng lên Ngọc Đế. Khi đi đến gần, Ngọc Nữ ngước lên nhìn thấy Kim Đồng đang đứng hầu Ngọc Đế chăm chú nhìn mình nên nàng hổ thẹn run tay đánh rơi khay, lăn chén ngọc. Ngọc Nữ ngồi xuống lết theo hai bộ mà vẫn không chụp được chén ngọc. Ngọc Đế tức giận đày cả hai người xuống trần gian ở mỗi người một bên bờ sông Ngân Hà, vì vậy mà mở đầu bài đã có câu: Ngọc trản, Ngân đài ...
Người giới thiệu và lý giải bài Ngọc Trản Quyền là Lão võ sư Phạm Đình Trọng, tự Sa Vân Long, Trưởng môn Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Người thị phạm bài Ngọc Trản Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1995 tại TP.HCM là Chuẩn võ sư Tôn Thất Thuận. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Người thị phạm bài Ngọc Trản Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Huấn Luyện Viên Nguyễn Phúc. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Người thị phạm bài Ngọc Trản Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Phạm Thành Hùng. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Bài Ngọc Trản Quyền được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III năm 1995 tại TP HCM.
I. Lời thiệu
A. Nguyên văn
1. Tam bộ bái tổ - Nhị bộ kỉnh sư. 2. Hồi thân lập trụ - Ngọc trản ngân đài. 3. Tả hữu tấn khai - Thập tự luyện diệp. 4. Liên đả sát túc - Toạ hồi mai phục. 5. Tấn đả tam chiến - Thối thủ nhị linh. 6. Tả hoành sát - Hữu hoành sát. 7. Hồi phát địa hổ - Thanh long biên giang. 8. Phụ tử tương tùy - Song phi triển dực. 9. Hạ bàn lôi đản đả - Hồi tiểu tọa khai cung. 10. Tấn đả song quyền - Trực tiền quyển địa. 11. Huỳnh long quyển địa - Đồng tử dương thân. 12. Hoành tấn đả liên hoàn - Hồi tả tọa bạch xà lang lộ. 13. Tả hoành sát thanh long biên giang - Kim kê điển thủ. 14. Thối tảo bát liên hoàn - Tẩu mã dương tiên. 15. Lập bộ như tiền - Hồi đầu vọng bái.
B. Chú giải
1. Ba bước lạy tổ - Hai bước kính sư
2. Lui mình đứng trụ - Chén ngọc đài bạc
3. Trái phải tiến mở - Tay chéo chữ thập lên tay phất
4. Đánh liền sát chân - Ngồi về mai phục
5. Tới đánh ba lần - Lui tay hai lần
6. Giết ngang trái - Giết ngang phải
7. Rút về như cọp chụp đát - Rồng xanh vẫy vùng bên sông
8. Cha con theo nhau - Đôi cánh chuyển động
9. Dưới bàn gạt đánh mau - Về giả ngồi kéo cung
10. Đánh tới đôi quyền - Quét thẳng về trước
11.Rồng vàng quét đất - Đứa trẻ vươn mình
12. Hoành bộ tới đánh liền theo - Về ngồi trái,rắn trắng bò trên đường
13. Giết ngang trái,rồng xanh vùng vẫy bên song- Gà vàng rút cổ
14. Lui quét đánh liên tục- Ngựa chạy quơ roi
15. Đứng bước như trước - Quay đầu lạy tổ.
C. Phú nôm
Diện tiền bái tổ kỉnh sư. Hồi thân lập trụ vẻ người hiên ngang. Đài ngân chén ngọc để sang. Quyền khai tả hữu hướng tràn tiền môn. Rút về thập tự chận đòn. Bàn tay phất phới như tuồng lá rơi. Đánh liền hai bộ sát người. Tạ về mai phục đợi thời địch công. Đứng lên ba bộ đánh dồn. Thối lui hai bộ đề phòng địch theo. Đá ngang trái phải chặt theo. Bộ hồi như hổ nằm queo chờ mồi. Rồng vùng sông nọ kịp thời. Đôi tay như thể cha thời theo con. Đôi chân đá một chiều suông. Nhảy lui toạ xuống dùng đòn tạt ra. Tạt rồi tay phải đấm qua. Lui người một bước giả ngồi kéo cung. Song quyền tấn gấp mới xong. Quét liền trước mặt mà phòng địch theo. Rồng vàng chân phải quét theo. Hồi quyền đồng tử quạt đều đôi bên. Hoành thân tiếp đánh liên hoàn. Toạ về bên trái xà quyền tấn ngang. Ví như rắn lướt mặt đàng. Giết sang bên trái bờ giang rồng vờn. Gà vàng rút cổ cho tròn. Liên hoàn lui bộ đánh dồn chớ lơi. Lui về chạy ngựa giương roi. Diện tiền thủ bộ hẳn hòi bái sư.
Người dịch: Lão võ sư Phạm Đình Trọng - Lâm Đồng Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III – 1995
II. Kỹ thuật của bài quyền
1.Tấn pháp
- Trảo mã tấn- Đinh tấn- Xà tấn- Trung bình tấn-Tọa tấn- Hạ mã tấn- Hổ tấn- Bát tấn.
2.Thủ pháp
- Thôi sơn- Cương đao- Trữu pháp- Chưởng pháp- Trảo pháp- Chỉ pháp.
3.Cước pháp
- Bàn long cước- Tảo địa cước- Song nphi cước- Kim tiêu cước.
III. Điểm dừng kỹ thuật- Thời gian thực hiện
1.Hồi phát địa hổ
2.Hồi tiểu tọa khai cung
3.Tẩu mã dương tiên
- Điểm dừng ở cuối các câu thiêu,thời gian dừng cho mỗi động tác không quá 03giây.
- Thời gian thực hiện kỹ thuật toàn bài-tính cả thời gian dừng là 01 phút 20 giây.
IV. Hình ảnh tập luyện
http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/ngoc_tran/ngoc_tran_2 - - http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/ngoc_tran/ngoc_tran_3 -
- http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/ngoc_tran/ngoc_tran_4 - | |
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 13/Sep/2012 lúc 7:14am
NGOC TRAN QUYEN
Vo Binh-Dinh
Ngọc trản, ngân dài
*Ngọc trản: Ở bộ vị, tay phải đưa lên bên bắc lần theo thượng bộ trái qua phải. Cùng lúc chân trái bước lên trước một bước đứng theo tư thế ngựa kim kê. Đồng thời tay trái thủ quyền đâm ra trước theo quy tắc dương-âm quyền; tay phải đánh giật chỏ về sau, thủ dương quyền nơi thắt hông bên phải. Hai mắt nhìn phía trước (xem ảnh H.4).
*Ngân đài: Ở bộ vị giữ y tư thế, tay trái xòe dương đao, theo hướng đạo từ trái qua phải. Đồng thời, tay phải đánh thẳng nắm lên từ dưới lên trên, cùng lúc dương đao tay trái thủ dưới chỏ tay phải, hông tay bên phải. Hai mắt nhìn phía trước (xem ảnh H.5).
*Tả: Ở bộ vị, tay trái bắt dương đao lên từ phải sang. Đồng thời, chân phải bước lên phía trước một bước, đứng theo tư thế ngựa kim kê. Cùng lúc, tay phải đánh âm đao từ trên xuống. Đồng thời, âm-dương đao đâm thẳng ra phía trước. Hai mắt nhìn thẳng trước.
*Hữu: Ở bộ vị, tay phải bắt dương đao lên từ trái sang phải. Đồng thời, chân trái bước tới phía trước một bước, đứng theo tư thế ngựa kim kê. Cùng lúc tay trái đâm đao từ trên xuống. Đồng thời, âm-dương đao đâm thẳng ra trước. Hai mắt nhìn thẳng về phía trước.
*Tấn: Ở bộ vị, chân phải ở sau bước tới một bước, đứng theo tư thế ngựa kim kê. Cùng lúc tay phải thủ dương quyền, tay trái thủ âm quyền đánh thẳng từ phải, trái vào thủ âm dương quyền nơi trước ngực. Hai mắt nhìn về phía trước.
*Khai: Ở bộ vị, chân phải ở trước bỏ về phía sau một bước, đứng theo tư thế ngựa tứ bình, cùng lúc hai âm-dương quyền mở (xé) từ trong ra hai bên trái, phải ở phần trung bộ. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
*Thập tự: Ở bộ vị, chân phải ở sau giở lên, bỏ nhảy về phía sau một bước, đồng thời ngồi sát xuống, cùng lúc chân trái ở trước kẹp sát nhượng, bàn chân thẳng xuôi lót sát vào mông bên trái, trụ theo ngựa Thập Tự. Cùng lúc tay phải ở sau nắm dương quyền thủ ngang trên trán, tay trái ở trước nắm âm quyền thủ dưới mông bên trái. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Luyện diệp Liên Hoa (Đánh ba lần):
* Lần 1: Ở bộ vị, tay trái bắt âm chưởng lên, từ phải sang trái. Cùng lúc ngửa nhổm đứng lên, chân phải ở sau bước tới trước một bước, đứng tư thế ngựa kim kê. Đồng thời, tay phải đánh dương chưởng theo. Cùng lúc đánh thẳng hai chưởng âm-dương ra phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
* Lần 2: Ở bộ vị, tay phải bắt âm chưởng lên từ trái sang phải. Đồng thời tay trái bước tới trước một bước, đứng tư thế ngựa kim kê, cùng lúc tay trái đánh dương chưởng theo. Đồng thời, đánh thẳng hai chưởng âm-dương ra trước. Hai mắt nhìn phía trước.
*Lần 3: Ở bộ vị, tay trái lại bắt âm chưởng lên từ phải sang trái, chân phải ở sau bước tới một bước, đứng tư thế ngựa kim kê. Cùng lúc tay phải đánh dương chưởng theo, đồng thời, hai âm chưởng ra phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Đả sát túc, Tọa, hồi mai phục:
* Đả sát túc: Ở bộ vị, chân trái ở sau đá thẳng ra trước. Ngồi thấp ngựa xuống, cùng lúc tay trái ở trước đâm thẳng nắm quyền từ trên xuống đất. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
* Tọa, hồi mai phục: Ở bộ vị, chân phải ở sau giở lên cùng lúc nhảy về sau một bước. Tọa ngựa, tay phải thủ dương quyền ngang lên trán. Tay trái thủ âm quyền trước gối chân trái ở trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Tấn đả tam chiến:
* Lần 1: Ở bộ vị, nhổm ngựa lên, chân phải bước tới trước một bước đứng theo tư thế ngựa kim kê. Cùng lúc tay phải đánh dương quyền từ trên xuống, từ phải sang trái. Đồng thời, tay trái ở sau nơi hông bên trái đâm thẳng quyền ra trước theo âm dương quyền. Tay phải thu về thủ nơi hông phải. Hai mắt nhìn phía trước.
* Lần 2: Ở bộ vị, tay trái giữ y tư thế, chân trái ở sau, bước tới trước một bước, đứng theo tư thế ngựa kim kê. Cùng lúc tay trái đánh quyền từ trên xuống theo dương quyền. Đồng thời, tay phải ở sau đâm thẳng âm dương quyền từ hông phải ra trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
* Lần 3: Ở bộ vị, tay phải giữ y thế, chân phải ở sau bước tới một bước, đứng theo tư thế ngựa kim kê. Cùng lúc tay phải đánh quyền từ trên xuống theo dương quyền đồng thời tay trái ở sau đâm thẳng dương âm quyền từ hông trái ra trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Thoái thủ nhị linh:
Ở bộ vị, chân phải ở trước, bỏ về sau một bước, đứng ngựa theo tư thế ngựa kim kê. Đồng thời, đánh thẳng sát hai nắm quyền từ dưới lên trên theo chiều mu bàn tay hướng về phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Hoành tả, Tọa, Bạch xà lan lộ:
* Hoành tả: Ở bộ vị, chân trái ở trước, bỏ qua bên trái một bước đứng theo tư thế ngựa ngang về bên trái. Đồng thời, tay trái thủ âm quyền ngang trên trán; tay phải thủ dương quyền theo hông bên phải. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
* Tọa: Ở bộ vị, chân trái ở bên tả, giở lên nhảy về bên trái một bước, đồng thời tọa ngựa xuống. Tay trái thủ âm quyền ngang trên trán, tay phải thủ dương quyền trước gối bên phải. Hai mắt nhìn thẳng về trước.
* Bạch xà lan lộ: Ở bộ vị, chân phải bước tới trước một bước, đứng theo tư thế bộ hạ, cùng lúc thân pháp hướng ra phía trước, ngực bên phải áp sát chân phải ở phía trước. Đồng thời tay phải ở phía trước thủ xà chỉ đánh thẳng từ sau ra trước; tay trái đánh xà chỉ về sau. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Hữu hoành sát, Thanh long biên giang
*Hữu hoành sát: Ở bộ vị, chân phải ở trước đánh xé ngang qua bên phải, đồng thời tay phải thủ âm quyền theo chân phải, tay trái thủ dương quyền trên trán. Hai mắt nhìn thẳng phía trước (xem ảnh H.23).
*Thanh long biên giang: Ở bộ vị, giữ y bộ vị ngựa, tay phải đánh âm quyền từ dưới lên, tay trái đánh dương quyền từ trên xuống. Hai mắt nhìn thẳng phía trước (xem ảnh H.24).
Phụ tử tương tùy:
Ở bộ vị, chân trái ở bên trái, bước tới trước mat bước, đứng theo tư thế ngựa kim kê, cùng lúc hai tay áp sát hai âm quyền đánh thẳng từ dưới lên. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Hoành hữu, tọa, bạch xà lan lộ:
* Hoành hữu: Ở bộ vị, chân phải ở sau, bỏ ngang qua bên phải một bước, đứng theo tư thế ngựa bên phải; đồng thời tay phải thủ âm quyền ngang trên trán; tay trái thủ dương quyền theo hông bên trái. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
* Tọa: Ở bộ vị, chân phải ở bên phải giở lên nhảy về bên phải một bước, đồng thời tọa ngựa xuống, tay phải thủ âm quyền ngang trên trán, tay trái thủ dương quyền trước gối bên trái. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
* Bạch xà lan lộ: Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước, đứng theo tư thế bộ hạ, cùng lúc thân pháp hướng ra phía trước, ngực bên trái áp sát gối bên trái ở phía trước. Đồng thời, tay trái ở trước thủ xà chỉ đánh thẳng từ sau ra trước, tay phải đánh xà chỉ về sau. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Tả hoành sát, Thanh long biên giang:
* Tả hoành sát: Ở bộ vị, chân trái ở trước đánh xé ngang bên trái, đồng thời tay trái thủ âm quyền theo chân trái, tay phải thủ dương quyền trên trán. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
* Thanh long biên giang: Ở bộ vị, giữ y tư thế ngựa, tay trái đánh âm quyền từ dưới lên, tay phải đánh dương quyền từ trên xuống. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Phụ tử tương tùy:
Ở bộ vị, chân phải ở bên phải bước tới trước một bước, đứng theo tư thế ngựa kim kê, cùng lúc hai tay áp sát hai âm quyền đánh thẳng từ dưới lên. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Hồi tàng địa hổ:
Ở bộ vị, chân phải ở trước, bỏ theo phía trước về phía sau một bước. Đồng thời, tay phải đánh vắt dương chưởng từ sau ra trước, từ dưới lên trên, tay trái thủ âm chưởng trên trán; cùng lúc chân trái giở lên, nhảy về phía sau một bước, trụ theo tư thế hổ tấn. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Song phi quyển dực:
* Song phi: Đá, đánh ba lần.
Ở bộ vị, nhún nhảy cao người trên mặt đất, đồng thời chân trái đá theo phía trước, cùng lúc tay trái đánh dương quyền theo từ trên xuống dưới. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Ở bộ vị, tiếp tục nhảy cao người đá chân phải ra phía trước cùng lúc tay phải đánh dương quyền theo từ trên xuống dưới. Hai mắt nhìn thẳng về phía trước.
Ở bộ vị, tiếp tục nhảy cao người, đá chân trái ra phía trước, đồng thời đánh dương quyền tay trái từ trên xuống dưới. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
* Quyển dực: Ở bộ vị, chỏ tay trái đánh cuộn tròn từ trước ra sau, đồng thời đánh dực chỏ trái từ sau ra trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Hạ bàn, đoản đả:
* Hạ bàn: Ở bộ vị, chân phải ở trước đánh xé ngang gót chân sát mặt đất từ phải sang trái, đồng thời tay trái đánh vớt âm quyền theo từ phải sang trái, từ dưới lên trên. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
* Đoản đả: Ở bộ vị, giữ y bộ vị, tay phải ở bên phải đánh thẳng dương quyền từ sau ra trước, từ trên xuống dưới. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Ở bộ vị, chân phải ở bên phải đạp thẳng gót chân ra phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Hồi tiểu họa, khai, cung:
* Hồi tiểu họa: Ở bộ vị, chân trái ở sau giở lên nhảy về sau một bước, tọa ngựa, tay phải thủ dương quyền nơi gối chân phải ở trước, tay trái thủ âm quyền trên trán. Hai mắt nhìn phía trước.
* Khai, cung: Ở bộ vị, chân trái ở sau bước tới trước một bước, đứng theo tư thế ngựa tứ bình. Đồng thời, đánh xé hai nắm quyền từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Ở bộ vị, chân phải ở sau bước tới trước một bước, đứng theo tư thế ngựa kim kê. Cùng lúc tay phải thủ dương quyền, tay trái thủ âm quyền đánh móc ngang từ ngoài vào trong, âm-dương quyền thủ trước ngực. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Huỳnh long quyển địa:
Ở bộ vị, chân trái ở sau bỏ về sau một bước. Đồng thời triển người về sau. Hai bàn tay chụp xuống sát mặt đất, cùng lúc đánh ngược lại từ dưới lên, từ sau ra trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Ở bộ vị, bàn chân trái ở sau rút lên sát bàn chân phải ở trước, đồng thời chân phải ở trước bỏ về sau một bước, thân người triển về phía sau, cùng lúc chụp hai bàn tay xuống sát mặt đất. Đồng thời đánh ngược lại, từ dưới lên, từ sau ra trước. Hai mắt nhìn thẳng về phía trước.
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 02/Oct/2012 lúc 7:27am
ĐỒ HÌNH BÀI NGỌC-TRẢN QUYỀN(tiếp-theo)
Đ
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 06/Oct/2012 lúc 6:46am
Lão mai quyền
đăng 22:55 07-08-2011 bởi Phi Long Hồ
- Tên gọi: Lão Mai Quyền.
- Nguồn gốc: Trước khi trở thành bài quy định của LĐVTCT Việt Nam, bài Lão Mai Quyền được thầy Mười Bòi (còn gọi là Mười Địch) truyền dạy cho thầy Trương Chưởng vào khoảng năm 1919 tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Thầy Trương Chưởng (1899 – 1988) là người sáng lập Võ đường Kỳ Sơn tại 51/2 Phan Chu Trinh, thị xã Hội An vào năm 1973 và truyền dạy cho học trò năm 1969. Qua nghiên cứu, tổng hợp địa dư, lịch sử, Võ phái Kỳ Sơn - Hội An - Quảng Nam khẳng định bài Lão Mai Quyền là một bài bản võ thuật truyền thống của nhà Tây Sơn.
Người giới thiệu và thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1994 tại TP.HCM là Võ sư Trần Xuân Mẫn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.
Người thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Chuẩn võ sư Trần Lê Kỳ Sơn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.
Người thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Trần Lê Kỳ Sơn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.
Bài Lão Mai Quyền được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ II năm 1994 tại TP HCM.
I. Lời thiệu
A. Nguyên văn
1. Lão mai độc thọ nhất chi vinh
2. Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
3. Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
4. Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
5. Tàng nha hổ giương oai thiết trảo
6. Triển giác long tất lực lôi oanh
7. Lão hồi,thối tọa,liên ba biến
8. Hồ điệp song phi,lão bạng xanh
9. Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
10. Vân tôn tam tảo,hổ,xà thành.
B. Chú giải
1. Cây mai già sống đơn độc một nhánh trổ sum suê
2. Hai chân nhẹ nhàng tiến lên,tấn công rồi vòng về
3. Trì tấn chém một nhát,lui về tư thế khỉ già
4. Bay đá đẩy một tay,lui lại tư thế con chuồn chuồn
5. Hổ nhe răng,ra oai giương vuốt sắt
6. Rồng rung chuyển sừng tấn công hết sức như sấm sét
7. Lão già trở về,lui lại ngồi xuống,hoa sen tàn
8. Đôi bướm cùng bay,vọp già mở đường sống
9. Hai tay móc lên như trăng lưỡi liềm,móc xuống như gọng kìm,đá chấn nhanh như sét
10. Tay khoác như mây,chân quét ba lần,xuất chiêu như hổ,rắn.
C. Dịch thơ
Mai già một cội một cành
Hai chân nhẹ lướt bộ hành tiến lên
Lui về một bước toạ liền
Luân thân tung cước trụ hình nghiêng ngang
Giương oai sức cọp đánh sang
Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy
Khỉ già núp lóng một khi
Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên
Hai bướm bay trước bản tiền
Vầng trăng vằng vặc hai viền móc câu
Liên hồi sấm động sơn đầu
Gom mây ba lượt quét mau hổ xà.
II. Kỹ thuật của bài quyền
1. Thủ bất ly thân,thủ pháp hoa quyền
- Cánh tay quyền rất hiếm khi mở rộng nhằm luôn luôn bảo vệ thân thể.Đôi tay quyền luôn luôn có độ gấp ở khuỷu tay để che chắn hai bên sườn và phát huy kịp thời cặp chỏ trong phòng thủ và nhập nội tấn công vào yếu điểm của đối phương
- Đường di chuyển của đôi tay quyền dù tấn công hay phòng thủ hầu hết đều thao những đường vòng cung,vòng tròn thuận và nghịch,đường cong uốn lượn theo tất cả mọi hướng,cả trước mặt lẫn sau lưng
- Một tay công luôn phối hợp với một tay thủ,một trên một dưới,một trái một phải,một trước một sau,một co một duỗi…
Thủ pháp đặc trưng này được gọi là “ Bộ hông”,có tác dụng che kín thân và làm hoa mắt đối phương.
2. Túc bất ly địa
- Chân di chuyển thấp bộ,rất ít khi bay nhảy.Khi sử dụng chân tung đòn đá phải bén,nhạy (Bất ngờ,chớp nhoáng ) và rất hiếm khi đá liên hoàn (Trong bài “Lão mai” không có đòn đá liên hoàn).
III. Điểm dừng kỹ thuật của bài- Thời gian thực hiện
1. Tấn bộ hoành
2. Dương oai
3. Lão bạng sanh
4. Hổ,xà
- Điểm dừng ở cuối các câu thiêu,thời gian dừng cho mỗi động tác không quá 03giây.
- Thời gian thực hiện kỹ thuật toàn bài-tính cả thời gian dừng là 01 phút 20 giây.
.
http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/lao_mai/lao_mai_1 -
- - http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/lao_mai/lao_mai_2 - - http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/lao_mai/lao_mai_3 - - http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/lao_mai/lao_mai_4 -
- http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/lao_mai/lao_mai_5 - |
------------- mhth
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 06/Oct/2012 lúc 8:37am
Cảm ơn huynh đã giới thiệu tài liệu quý.
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 08/Oct/2012 lúc 6:12am
Cám ơn thầy Hùng đã ghé thăm chủ-đề nầy. Đây cũng là một đóng góp lớn lao của các võ-sư trong LĐVTCTVN. Những tài-liệu quý báu nầy tôi đã sưu-tầm từ các trang mạng võ-thuật rồi mang về đây lưu-trữ để bạn nào có thích thì nghiên-cứu và tập-luyện. Đây là một kho-tàng quý-báu của tiền-nhân để lại. Được biết thầy Hùng cũng rất hâm-mộ bộ môn nầy, nếu có thể, xin thầy Hùng và các bạn khác bổ-túc những khiếm-khuyết để chủ-đề nầy được thêm phong-phú, Huy-Tường tôi rất cám-ơn.
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 16/Oct/2012 lúc 7:53am
LÃO HỔ THƯỢNG SƠN QUYỀN.
- Nguồn gốc : Lam Sơn Võ Đạo TP. HCM.
Lam Sơn Võ Đạo do cố Lão võ sư Quách Văn Kế (1897 - 1976) sáng lập. Võ sư Quách Văn Kế thọ giáo các Võ sư Ba Cát, Bảy Mùa và Hàn Bái từ năm 1918 đến 1929. Võ sư Quách Văn Kế nguyên là Chủ tịch Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam tại Sài Gòn giai đoạn 1958 – 1970.
Người giới thiệu và thị phạm bài Lão Hổ Thượng Sơn ghi băng hình lần thứ I tại TP.HCM là Võ sư Nguyễn Phước Toàn. Lam Sơn Võ Đạo. Đơn vị TP.HCM.
Người thị phạm bài Lão Hổ Thượng Sơn ghi băng hình lần thứ II tại Khánh Hòa là Võ sư Nguyễn Phước Toàn. Lam Sơn Võ Đạo. Đơn vị TP.HCM.
Người thị phạm bài Lão Hổ Thượng Sơn ghi đĩa hình lần thứ III tại Hà Tây là Võ sư Nguyễn Công Tâm. Đơn vị TP.HCM.
Bài Lão Hổ Thượng Sơn được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM.
Một nguồn gốc khác nói rằng bài Lão Hổ Thượng Sơn là bài quyền trấn môn của Võ phái Nam Tông do cố Lão võ sư Lê Văn Kiển (Tám Kiển) sáng lập. Lúc sinh thời Võ sư Tám Kiển cho biết võ công mà ông thụ đắc có nguồn gốc từ Võ phái Bạch Hạc bên Trung Hoa. Theo Võ sư Lê Văn Phước, con trai của Thầy Tám Kiển, giải thích: “Có sự ngộ nhận cho rằng Lão Hổ có nghĩa là cọp già. Thật ra phải thấy được hình tượng ẩn giấu đằng sau ngôn từ đó mới hiểu được đúng nghĩa của người xưa. Lão Hổ ý là cọp đã đạt tới mức tinh thông lão luyện, vượt qua ngọn núi thử thách, là hành trình mà bất cứ bậc cao thủ nào cũng phải đi qua.”
(Thành Ngọc - Bài Lão hổ thượng sơn Báo Tuổi trẻ chủ nhật ngày 4/7/04)
I. Lời thiệu
A.Nguyên văn
-Đoạn 1: Bạch hổ khởi động
Bái tổ lão hổ thượng sơn
Chấp thủ khai mã
Song thủ phá cước
Đồng tử dâng quả
Lưỡng thủ khai môn
-Đoạn 2: Đại bàng triển dực
Đơn tọa phục hổ
Hữu thủ yểm tâm
Hồi đàu thối tọa
Tả thủ yểm tâm
Nhất cước phá đao
-Đoạn 3: Hồi mã đả hổ
Nhất quyền đả khứ
Lao hổ vồ mồi
Trửu phong đả bồi
Song đao phạt mộc
-Đoạn 4: Hoành than tọa thủ
Song phi cước khứ
Long quyền đả khứ
Tả hữu đả diện
Cuồng phong tróc nã
-Đoạn 5: Thối tọa hữu biên
Tả thủ phá cước
Hoành than phục hổ
Hữu thủ yểm tâm
Ngũ phong đả diện
-Đoạn 6: Thối tọa tả biên
Hữu cước tảo địa
Đơn tạo phục hổ
Tả thủ yểm tâm
Ngũ phonh đả diện
-Đoạn 7: Hoành than đoạt ngọc
Tả cước tảo địa
Đơn tọa phục hổ
Hữu thủ yểm tâm
Lưỡng thủ vạn năng
-Đoạn 8: Âm dương nhất bộ
Đơn tọa phục hổ
Tả thủ yểm tâm
Long quyền đoạt nhãn
Lưỡng thủ tả cước
-Đoạn 9: Thanh sư xuất động
Hoành than thối tọa
Hữi thủ yểm tâm
Long quyền đoạt nhãn
Lưỡng thủ hữu cước
-Đoạn 10: Tàng hoa đơn tọa
Tướng quân bạt kiếm
Bái tổ-Thâu mã.
B. Phú nôm
Đầu đề bạch hổ vươn mình khởi công. Chắp tay mở ngựa mới xong. Đôi tay phá cước tiểu đồng quả dâng. Đôi tay mở cửa cho cân. Đại bàng mở cánh bộ lâng lâng hành. Ngồi chờ hổ tay phải canh. Xoay người thối toạ mà canh hổ về. Tay phải che tâm càng ghê. Lui người ngồi xuống chân thì phá đao. Ngụa lui về đánh hổ nhào. Một quyền đánh thẳng thế nào cũng xong. Hổ vờn sắp chụp mồi ăn. Đôi quyền ta dụng ngũ phong đánh bồi. Song đao chặt gỗ tiếp thôi. Hoành thân toạ thủ mà bồi song phi. Long quyền một quả đấm đi. Hai bên trái phải cũng thì tiếp theo. Đánh cho gió cuốn cây reo. Lui về bên phải ngồi theo trận đồ. Dùng đòn phá cước tiếp cho. Đôi bên trái phải bây giờ mới xong. Xoay mình như cọp chạy rong.
Bàn tay bên phải che trong tim nầy. Ngũ phong năm hướng đánh ngay. Lui ngồi bên trái mới hay được nhàn. Một mình phục hổ mới sang. Tay trái vội vàng đưa vào che tâm. Năm phương đánh tiếp mới êm. Xoay người đoạt ngọc quét thêm chớ chầy. Một mình ngồi phục mới hay. Bàn tay phải lại dùng rày che tim. Hai tay trao bộ cho mềm. Âm dương một bộ đứng êm môt chiều. Một mình ngồi phục cho kiêu. Tay rồng móc mắt tiếp theo chớ chầy. Một chân trái cùng hai tay. Ví như sư tử rơi rày động trung. Xoay mình thối toạ mới xong. Dùng bàn tay phải che tâm mới mầu. Long quyền móc mắt cho mau. Đôi tay chân phải kíp mau tấn vào. Tàn hoa nép bộ mới mầu. Tướng quân rút kiếm bái thâu ngựa về.
Người dịch: Lão võ sư Phạm Đình Trọng - Lâm Đồng Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III – 1995
II. Kỹ thuật của bài quyền
1. Tấn pháp
- Lập tấn- Trung bình tấn- Đinh tấn- Trảo mã tấn- Xà tấn- Hạc tấn- Hổ tấn- Tọa tấn- Miêu tấn.
2. Thủ pháp
- Thôi sơn- Hổ trảo- Phụng nhãn- Cương đao- Tứ chỉ
3. Cước pháp
- Bạt phong cước- Kim tiêu cước- Độc tiêu cước- Tảo địa cước- Bàng long cước- Song phi cước.
III. Điểm dừng kỹ thuật của bài
1. Đơn tọa phục hổ
2. Lão hổ vồ mồi
3. Long quyền đả khứ
4. Đơn tọa phục hổ
5. Tướng quân bạt kiếm
- Điểm dừng ở cuối các câu thiêu,thời gian dừng cho mỗi động tác không quá 03giây.
- Thời gian thực hiện kỹ thuật toàn bài-tính cả thời gian dừng là 01 phút 20 giây.
IV. Hình ảnh tập luyện
|
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 16/Oct/2012 lúc 7:59am
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 19/Oct/2012 lúc 6:25am
http://svhttdl.binhdinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=343:v-cau-ca-dao-roi-thun-truyn--quyn-an-vinh&catid=60:thethao&Itemid=198 - |
Viết bởi Nguyễn An Pha |
Thứ tư, 03 Tháng 2 2010 14:09 |
Trong các võ đường, môn phái võ cổ truyền Bình Định thì mỗi nơi có những nét độc đáo riêng nhất là hai môn quyền (võ tay không) và roi (côn) nhưng tiêu biểu ở làng Thuận Truyền vang danh về roi, làng An Vinh nổi tiếng về quyền. Chưởng môn phái võ quyền An Vinh là ông Nguyễn Ngạc sinh năm 1885, Nguyễn Ngạc người làng An Vinh (Tây Vinh, Tây Sơn), xưa làm chức Hương mục nên thường gọi là Hương mục Ngạc. Hương mục Ngạc là học trò của ông Phạm Văn Trường (ông cố của lão võ sư Phạm Thi) người làng Kiên Chánh (nay là thôn An Chánh, xã Tây Bình, Tây Sơn, Bình Định). Ông Phạm Văn Trường võ nghệ tinh thông, làm quan khiển binh triều Nguyễn, chuyên huấn luyện võ nghệ cho quân lính nên có tên gọi là Khiển Phạm. Trong các học trò xuất sắc của ông Khiển Phạm như Nguyễn Ngạc, Năm Nghĩa, Phạm Đào… thì Nguyễn Ngạc vốn thông minh, chuyên tâm đường võ đạo, được thầy Khiển Phạm thương yêu như con đẻ và tận tâm truyền dạy võ công nhất là môn võ quyền. Nguyễn Ngạc tiếp thu thấu đáo các chiêu thức “tấn - trụ - thủ - lui”, các đòn thế tối ưu của các bài quyền: Ngọc trản, Lão mai, Thần đồng, Thiền sư, Lão hổ, Hùng kê quyền…, các đòn tay như: Âm dương nhất thủ, thế rút, trụ, Xa luân thủ, đặc biệt là thế độc Song xỉ (đánh găm, móc bằng hai ngón tay). Các thế chân như: Định cước, Nghịch cước, Song cước, Cản hậu cước,… Sau khi bái tổ, tạ sư, ông về quê chuyên tâm nghiệp võ. Từ tính ưu việt của võ cổ truyền, ông nghiên cứu, thử nghiệm và đề ra niêm luật của võ An Vinh là “đi như lá, đứng như đá, công thủ đi liền, vừa hư vừa thật”. Từ đây bước đầu đã khẳng định cái riêng của võ quyền An Vinh.
Trong sự nghiệp làm rạng danh võ An Vinh, ông đã đào tạo các con ông và nhiều học trò xuất sắc. Các con ông là Bảy Lụt, Tám Cảng, Chín Giác đều là những võ lâm cao thủ. Tiêu biểu là Bảy Lụt, ông tên thật là Nguyễn An, làm chức Cai nên thường gọi là Cai Bảy. Ông thông minh, tính tình cương trực nên được cha truyền kỹ các đòn thế bí truyền, ông thường hạ đối thủ rất nhanh từ các chiêu cầm nã (vật ngã đối phương), Kim Ngưu chuyển giác (tay nắm đánh móc từ dưới lên) và các thế đánh ngã: Đả quyền trực tấn, Đảo sơn cước,… Trong nghiệp võ của Cai Bảy, chuyện như huyền thoại: lúc bấy giờ có đảng cướp khét tiếng do Dư Đành cầm đầu, Dư Đành người to khỏe có sức mạnh vô địch. Nhắc đến Dư Đành là nỗi ám ảnh của nhân dân, là điều mất ăn mất ngủ của các hương hào, lý trưởng trong vùng. Dân gian có vè rằng:
“ Dư Đành sức mạnh hơn trâu
Vùng lên đánh ngã cả xâu triều-đình
Hoặc như: “Bình Khê có đảng Dư Đành
Phạm Thủy, Phạm Hựu ba danh thiệt tài…”
Nghe thiên hạ đồn cả phủ Quy Nhơn không ai dám đương đầu với Dư Đành thì máu anh hùng nhà võ nổi lên, Cai Bảy tuyên bố sẽ bắt trói Dư Đành cho thiên hạ xem mặt tận tường, tiêu tan nỗi ám ảnh, sợ hãi bấy lâu. Trong một đêm tối trời, Cai Bảy chạm trán với Dư Đành tại Suối Bèo (thôn Trường Định, xã Bình Hòa, Tây Sơn) Dư Đành dùng miếng đòn diện cước (đạp trước) đá vào mặt Cai Bảy, Cai Bảy nhanh như chớp né một bên rồi dùng thế Đảo Sơn Cước (đòn chân gạt ngang) kết hợp đòn tay Cương Đao Phạt mộc (bàn tay chém xuống) sau đó dùng thế cầm nã vật ngửa Dư Đành xuống đất định trói, nhưng đồ đảng Dư Đành quá đông, kịp thời ứng cứu, Cai Bảy phải bỏ chạy.
Tám Cảng là con gái cưng của Hương Mục Ngạc, bà đã thách đấu với nhiều người nhưng chưa một lần thua. Thường những lễ hội đổ giàn An Thái bà đã từng cướp được heo trên giàn và từ đó đã có câu ca “Trai An Thái, Gái An Vinh”. Chín Giác tên gọi Hương Kiểm Cáo con trai út ông Ngạc, tuy võ công không bằng Bảy Lụt nhưng có sức mạnh hơn người, bạo gan, nói đánh là đánh, nói đấu là đấu, không sợ một ai.
Hương Mục Ngạc có nhiều học trò giỏi như: Tám Tự, Ba Thông, Hai Tửu, Hương Kiểm Mỹ (Đinh Hề), Sáu Hà, Mười Đậu… và nhiều học trò của học trò ông cũng vang danh võ nghệ khắp đó đây và hiện nay đang duy trì nghiệp võ như: Phan Thọ, Phạm Thi (con rể ông Sáu Hà), Trần Dần, Đinh Văn Tuấn, Văn Xuân Ngọc, Đỗ Hượt, Phan Sơn… Trong những học trò xuất sắc ấy có Trần Dần, Đỗ Hượt đã hạ đo ván hai võ sư Đại Hàn (Hàn Quốc) ngũ đẳng huyền đai. Nghiệp võ của Hương Mục Ngạc có sự kiện đáng nhớ nhất là vào năm 1908, được sự hậu thuẫn của bạn thân ông là tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo (người làng Hòa Cư, An Nhơn), ông làm nòng cốt đứng ra tổ chức hiệu triệu dân làng, trai tráng, võ sinh hai làng An Vinh, An Thái đấu tranh kháng thuế, đoàn biểu tình có hàng ngìn người, mang theo biểu ngữ rầm rầm, rộ rộ kéo xuống phủ đường. Một số tên cường hào, ác bá bị môn sinh của ông bắt giết để thị uy; một số hương hào, lý trưởng trong vùng nộp triện và tham gia đoàn biểu tình… Trước khí thế đấu tranh sục sôi của đoàn biểu tình mà đứng đầu là Hương Mục Ngạc và các sĩ phu yêu nước, buộc chính quyền sở tại lúc bấy giờ phải nhượng bộ.
Về “Roi Thuận Truyền”, người đầu tiên nổi tiếng về võ roi là ông Hồ Khiêm, người làng Thuận Truyền (xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn). Hồ Khiêm là học trò nhất của ông Phan Hạnh. Ông Phan Hạnh là bạn thân và cùng quê ông Khiển Phạm, do làm chức Cai nên thường gọi là Cai Hạnh. Cai Hạnh tinh thông võ quyền và thập bát binh khí (thập bát ban) nhất là võ roi, ông đã truyền cho Hồ Khiêm các phách, chiêu thức của roi chiến, đặc biệt là thế lạc côn. Hồ Khiêm là chưởng môn đầu tiên võ roi của làng Thuận Truyền nhưng đến Hồ Ngạnh mới là đỉnh cao.
Hồ Ngạnh sinh năm 1886 tại làng Hòa Mỹ, tổng Thuận Truyền, huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) là con của ông Hồ Đức Phổ (tục gọi là ông Đốc Năm) và bà Lê Thị Huỳnh Hà, hai người đều là võ lâm kiệt xuất đất Thuận Truyền. Hồ Ngạnh tên thật là Hồ Nhu, vì có con đầu tên là Ngạnh nên người ta gọi ông là Hồ Ngạnh (theo phong tục địa phương gọi theo tên con cả). Nghiệp võ của Hồ Ngạnh bắt đầu từ cha, mẹ dạy. Cha ông và Thầy Đội Sẻ dạy ông võ quyền, võ roi thì mẹ ông dạy những bài học cơ bản, nhất là rèn luyện công lực. Hồ Ngạnh tròn mười lăm tuổi mẹ ông bắt đầu dạy roi, bà yêu cầu rất cao về sự chuẩn xác đường nét các bài thảo: Tứ môn, Trực chỉ, Thái Sơn, Đoản côn, Tề mi, Thất bộ, Nhất quái, Ngũ môn… Khi con đã thuần thục, bà bắt đầu rèn luyện công lực. Hằng đêm, bà dẫn con ra khoảnh đất trống sau nhà, vẽ một đường vôi tròn, dùng bốn đĩa dầu phụng (dầu lạc) làm đèn thắp sáng xung quanh vòng tròn, bà bắt con đánh các bài thảo và chỉ được di chuyển chung quanh vòng tròn ấy. Ngày qua tháng lại cho đến khi sức gió từ những đường roi phát ra làm tắt phụt bốn ngọn đèn cùng một lúc và cùng lúc đó bà di chuyển xung quanh dùng những hòn sỏi ném vào, sỏi va vào roi mỗi lúc một giòn, cho đến khi những vốc sỏi ném vào bị đường roi đánh bạt trở ra nghe rào rào như những cơn mưa đá là lúc con thành đạt. Năm Hồ Ngạnh tròn hai mươi tuổi, bà bắt đầu tìm thầy cho con thọ giáo các phách roi, những đòn thế của roi chiến trong đối kháng. Người thầy đầu tiên mà bà chọn là ông Hồ Khiêm; Hồ Khiêm là thúc bá đồng đường với ông Hồ Đức Phổ hết mực thương yêu và truyền dạy cho Hồ Ngạnh sử dụng thuần thục các phách roi “Hoành, Khắc, Lắc, Tém, Bát, Bắt, Triệt, Chận”, đặt biệt là thế lạc côn tuyệt kỹ. Lạc Côn là thế roi “Bách đả nhất trừ” (né một đòn, đánh trăm đòn), khi đối phương tấn công ta rút ngựa sau đó vận dụng phép cộng lực, dựa sức đối phương đánh đối phương, làm cho đối phương bối rối và phải dính đòn. Bà nghe danh ông Bầu Đê (ở Phước Thuận, Tuy Phước) thiện nghệ đòn roi đâm so đũa. Bà đích thân khăn gói lên đường mời ông Bầu Đê về nhà dạy cho con đòn đâm so đũa. So đũa là đòn khi đối thủ đâm tới ta không đỡ mà chỉ tránh và đâm trả, khi mà đối thủ chỉ lo tấn công, ta bất ngờ phản đòn đâm trả vào những chỗ sơ hở của đối thủ một cách chớp nhoáng khiến cho đối thủ không thể tránh né được.
Còn chuyện ông Tạo sĩ võ (tương đương Tiến sĩ văn) dạy roi cho ông Hồ Ngạnh là cơ duyên. Ông tạo sĩ là bạn thân ông Đốc Năm, làm quan ở triều đình Huế chuyên đảm trách việc luyện roi cho quân cấm vệ. Do bất mãn triều đình ông về ở ẩn nhà ông Đốc Năm, vì cảm mếm Hồ Ngạnh và để trả ơn bạn, vị tạo sĩ truyền cho Hồ Ngạnh đường roi đánh nghịch. Roi nghịch là đường roi hiểm sử dụng phép âm dương cộng lực, thông thường khi đối phương tấn công thì dùng đầu roi đỡ hoặc né đòn, nhưng roi nghịch thì dùng đốc roi bắt (âm công), dùng đầu roi (dương công) phản công nhanh, làm cho đối phương bị động không biết đường chống đỡ. Khi Hồ Ngạnh đã thuần thục đường roi bí truyền, cũng là lúc ông ra đi trong một đêm tối trời và không ai biết vị tạo sĩ tài danh phiêu bạt phương nào.
Ngoài việc tinh thông các đòn thế roi bí truyền của các bật danh sư, Hồ Ngạnh nghiên cứu công phu từ các thảo đoản côn, tề mi côn chế ra ba đường tuyệt chiêu là roi rút, roi đổ thủy và roi điểm huyệt. Roi rút là đòn cực kỳ lợi hại, là phép dùng nhu thắng cương, khi đối thủ tấn công ta tránh, rút ngựa đánh lừa và phản công ngay, đối thủ lâm thế mà trúng đòn. Roi đổ thủy là roi khi giao đấu đầu roi hạ thấp, đốc roi lên cao, đối phương chỉ đối phó ở đầu roi, bất ngờ dùng đốc roi đâm xéo, đòn này đã đâm là trúng. Còn roi điểm huyệt là chỉ chấm vào các huyệt của đối phương. Hồ Ngạnh là một danh sư về võ y, ông nắm chắt các huyệt, thậm chí giờ nào thì điểm vào huyệt nào, người bị dính đòn huyệt chỉ có ông mới bốc được thuốc giải.
Hồ Ngạnh có nhiều giai thoại về những đường roi thượng thừa. Ông đã từng đấu thắng một võ sư danh tiếng người Tàu ở Phú Yên.
- Chuyện Dư Đành đánh lén ông: Dư Đành nghe danh Hồ Ngạnh là bậc thượng đẳng về roi chiến, nhiều lần mời ông tham gia đảng cướp, Hồ Ngạnh nhất mực từ chối và đã có lần can thiệp làm hỏng vụ cướp lớn của Dư Đành, vì những nguyên cớ ấy mà Dư Đành quyết tâm hạ gục Hồ Ngạnh. Một hôm nhà Bảy Ghình học trò ông có ngày giỗ tổ khai môn, đoán biết thế nào Hồ Ngạnh cũng đến dự. Dư Đành núp sẵn ở một bụi rậm ven đường với một cái bắp cày bằng gỗ kiền kiền nặng trịch. Đúng như dự đóan, Hồ Ngạnh vừa trờ tới, Dư Đành vung bắp cày phạt vụt một đòn ngang cổ, nghe hơi gió Hồ Ngạnh trụt xuống, bắp cày của Dư Đành phạt ngang làm cây bồ lời ven đường đứt tiện làm đôi. Nhanh như chớp, Hồ Ngạnh di ngựa áp sát, chụp ngang bắp cày trên tay Dư Đành rồi vận dụng phép âm dương cộng lực của thế lạc côn, biến sức đối phương thành sức mạnh của mình, hất Dư Đành vào giữa lùm tre gai đánh soạt. Dư Đành thất kinh bái phục và tha thiết van nài xin tha tội chết, Hồ Ngạnh nguôi giận, nhờ người dùng rựa phát lùm gai tre lôi Dư Đành ra. Dư Đành quỳ mộp xin tạ tội và hứa từ đây xin gọi bằng anh Chín không dám gọi “thằng Ngạnh này, Ngạnh nọ” như trước nữa.
- Một võ nhân miệt trong, tinh thông võ roi, nghe đâu nhiều người trong vùng không địch nổi. Tin đồn Hồ Ngạnh đất Thuận Truyền là cây roi thượng đẳng, ông tìm cách thử tài bằng kế giả ăn trộm bò, nếu Hồ Ngạnh giỏi thì học thêm mấy đường. Một đêm trời sáng trăng, xóm làng yên tĩnh, Hồ Ngạnh nghe tiếng cụp cụp ngoài chuồng bò, đoán là kẻ trộm. Ông chồm dậy nắm cây roi lao ra, tên trộm tấn công tới tấp. Nhanh như chớp, Hồ Ngạnh né tránh mấy đường rồi thối lui, bóng đen tiếp tục tấn công, bỗng dưng nghe tiếng ứ ự bóng đen vụt chạy, có lẽ tên trộm bị ông chấm một đòn vào huyệt hiểm…
Hồ Ngạnh đã dạy được nhiều học trò xuất sắc, tiêu biểu như: Xã Nung, Hồ Tiền, Cả Đang, Xã Trước, Hương Bộ Lâm, Lê Thành Phiên, Hương Bộ Trấp, Bảy Ghình, Dư Trốn, Xã Thọ, Dư Đính, Đặng Vĩnh Nghê, Lê Bá Cừu, Hương Bộ Trọng, Tạ Liên, Tạ Thức, Hồ Sừng, Dương Công Đạo, Mai Xuân Thiện… Hiện nay, một số võ sư và võ nhân các thế hệ học trò ông mở nhiều võ đường trong và ngoài tỉnh. Hồ Sừng (cháu nội ông) kế thừa sự nghiệp võ của ông mở võ đường tại nhà nơi ông đã trưởng thành và vang danh. Các thế hệ học trò đã cùng ông làm rạng danh một vùng đất được thiên hạ tôn vinh “Làng roi Thuận Truyền”. Câu ca dao “Roi Thuận Truyền, Quyền An Vinh”, hai làng võ tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định, được truyền tụng trong dân gian từ ấy đến giờ.
|
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 24/Oct/2012 lúc 7:50am
Đánh gậy: Môn võ truyền thống
Người đăng http://vothuat.co/author/tranguyen - tranguyen Ngày đăng: 01:55 - 12.09.2010
http://linkhay.com/submit?link_url=http://vothuat.co/%c3%b0anh-gay-mon-vo-truyen-thong.html - - - - - - - - - - http://linkhay.com/templates/images/guide/button4.jpg - http://vothuat.co/wp-content/uploads/2010/09/abc_goya29.jpg - -
Ðánh gậy là môn võ chiến đấu và cũng là môn thể thao được hình thành rất sớm ở nước ta. Truyền thuyết Phủ Ðổng Thiên Vương nói lên gậy đã được sử dụng nhiều và phổ biến từ hồi đầu thuở các vua Hùng dựng nước.
Nhà võ xưa cho rằng gậy là tiền thân của các loại binh khí cầm tay cổ điển khác. Gậy vót nhọn có thể trở thành giáo, lao hay ngọn bút v.v… Gậy còn được gọi là Roi, Hèo, Trượng, Tiên, hay Côn… và có nhiều loại dài ngắn khác nhau. Gậy dài được gọi là Gậy Bẩy hay Trung Bình Tiên, dài bẩy thước ta (khoảng 2,80 mét); gậy ngắn có tên là Gậy Ba dài ba thước ta (khoảng 1,20 mét) tiết diện tròn. Gậy ngắn tiết diện vuông hay chữ nhật được gọi là tay thước hay giản. (Ðôi khi giản có tiết diện lục giác và cán cầm). Nhiều lò võ xưa thực dụng hơn, không phân chia gậy, côn theo thước tấc như trên mà linh động căn cứ vào tầm vóc lớn nhỏ của từng người xử dụng, căn cứ vào chiều cao từng võ sinh để phân chia gậy ra nhiều loại dài ngắn với những tên khác nhau như Trường Côn, Tề Mi Côn, Trung Côn, hay Ðoản Côn. Ðoản côn có chiều dài từ bả vai hay nách xuống tới đầu ngón tay người xử dụng duỗi thẳng. Trung côn dài từ mặt đất chân đứng thẳng đến ngực người xử dụng. Tề mi côn dài từ mặt đất đến ngang tầm mi mắt. Trường côn dài nhất, từ mặt đất tới đầu ngón tay với thẳng của người xử dụng (được gọi là “dài một đầu một với”). Do đó Tề Mi Côn của người này có thể là Trung Côn của người khác.
Ðánh gậy là môn võ chiến đấu và cũng là môn thể thao được hình thành rất sớm ở nước ta. Truyền thuyết Phủ Ðổng Thiên Vương nói lên gậy đã được sử dụng nhiều và phổ biến từ hồi đầu thuở các vua Hùng dựng nước. Cậu bé đánh giặc Ân bằng ngựa sắt, roi sắt. Chưa hết, roi sắt bị gẫy, cậu bé dũng sĩ anh hùng làng Gióng đã nhổ từng khóm tre ngà làm roi quay tít hàng trăm vòng rồi quất mạnh xuống đầu giặc :
Ðứa thì sứt mũi sứt tai, Ðứa thì chết nhóc vì gai tre ngà. (Bài ca Hội Gióng)
Truyền thuyết cho biết thêm theo Thánh Gióng đi đánh giặc còn có ông Ðường Ghềnh (Trung Mầu, Gia Lâm) cầm vồ đập đất, có đoàn trẻ chăn trâu Hội Xá (Gia Lâm) cầm roi, cầm khăng, có người câu cá vác cần câu đuổi giặc.
Gậy đã gắn liền vào sinh hoạt hàng ngày của tổ tiên chúng ta. Gia đình nào trước đây cũng có cái gậy dựng ở góc nhà. Cái then cài cửa, cái cán cuốc, cán xẻng, cái mái chèo thuyền, cái bắp cầy, đòn gánh, cần câu, v.v…. lúc biến cũng dễ dàng trở thành cây gậy ngừa phòng bất trắc. Tới dịp hội hè đình đám, đánh gậy là môn thể thao được thanh niên trai tráng trong làng đua nhau thi sức, trổ tài. Họ lập ra những phường hội để tập dượt, để giúp nhau trau dồi tài nghệ, tinh luyện về môn đánh gậy. Tác giả Toan Ánh nói về ngày hội thi đấu trung bình tiên xưa như sau :
” Thường tại các hội quê, khi có đấu trung bình tiên dân làng đều có treo giải như giải đánh vật hoặc giải bơi thuyền hoặc như nhiều cuộc vui xuân khác vậy. Các võ sĩ dự cuộc đấu roi, vì giải thưởng thì ít, vì tinh thần thượng võ, nhất là vì danh dự của từng lò roi thì nhiều. Hai tiếng lò roi để chỉ những tay chơi trung bình tiên xuất thân ở một xã nào, hoặc ở một nhóm nào, có người huấn luyện chỉ dẫn.”
“Ðánh trung bình tiên, đánh tay đôi, ai đánh trúng địch thủ vào những chỗ hiểm và đánh trúng nhiều được coi là thắng.”
“Trong cuộc đấu, chiếc gậy thường được bịt giẻ ở đầu để tránh sự nguy hiểm cho các đấu thủ. Ðầu bịt giẻ, được nhúng vào nước vôi trắng, để một khi địch thủ nào đánh trúng đối phương sẽ có dấu vết để lại. Vết vôi ở người mỗi địch thủ giúp cho ban giám khảo xét định hơn thua. Trận đấu gồm nhiều hợp và mỗi hợp tính theo những động tác của các đối thủ”. (1)
Năm 1258, quân Nguyên lần thứ nhất sang xâm lược Ðại Việt. Khi đã chiếm được Thăng Long, bọn giặc xua quân đi càn quét, cướp phá các vùng lân cận. Tới Cổ Sở (nay là Yên Sở phía tây ngoại thành Hà Nội), giặc bị nhân dân trong vùng dùng gậy, dùng dáo đánh cho thua to. Nói về trận đánh này, sử cũ đã ghi :” Ðời Nguyên Phong (Trần Thái Tông), quân Thoát Hoan vào cướp, khi đến xã Cổ Sở ngựa không tiến được, người trong xã chống phá được giặc”.
Sử cũ cũng ghi :”Năm Mậu Tuất (1298) (đời Trần Anh Tông), mùa thu tháng tám thi đấu gậy “. Tuy sử không thuật rõ thể thức thi đấu thế nào, song cuộc thi được kể là ở triều Trần, diễn ra sau khi đất nước đã ba lần đánh thắng giặc Mông Cổ và cuộc thi đấu có ý nghĩa khuyến khích quân sĩ và nhân dân trong nước mài sắc cảnh giác, luôn luôn tập luyện sẵn sàng đứng lên chiến đấu đập tan mọi cuộc ngoại xâm. Một sự kiện cũng liên quan đến đánh gậy đã được Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép : Quí Hợi, [Ðại Khánh] năm thứ 10 [1323], mùa thu, tháng 8, ngày 22, vua ngự đến nhà Thái Học. Có tên Mặc trong quân Thiên thuộc ở Hoàng Giang đỗ khoa thi Thái Học sinh, vua xuống chiếu bắt trở lại quân ngũ, làm quân lại quân Thiên đinh, đến khi thi đánh gậy, [Mặc] lại đỗ cao (2).
Ðánh gậy là một môn võ truyền thống của dân tộc đã được nhiều người ngưỡng mộ và tập luyện. Không những thanh niên trai tráng tập luyện mà ngay cả nữ giới cũng trau dồi kỹ thuật chiến đấu này :
Ai vô Bình Ðịnh mà coi, Ðàn bà cũng biết cầm roi đi quờn (quyền). (Ca dao)
Tháng 11 năm Mậu Thân 1788 quân Mãn Thanh xâm chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, sau khi đăng quang tại Phú Xuân (Huế), vội kéo đại binh thần tốc đi Bắc phạt. Tới Nghệ An, nhà vua dừng lại đây vài ngày để mộ thêm quân và nhanh chóng tuyển dụng được trăm ngàn tân binh. Theo truyền thuyết vùng Thanh Nghệ, cả cánh rừng tre rộng lớn nơi đây đã được nhà vua trưng dụng để lấy tre làm binh khí, làm quân dụng cho đoàn tân binh nghĩa quân này. Ðiều đó nói lên gậy tre vót nhọn có lẽ là binh khí chủ yếu của đoàn tân nghĩa binh, bởi với thời gian ngắn ngủi kỷ lục không dễ rèn đúc đủ binh khí bằng sắt thép trang bị cho cả trăm ngàn quân.
Tới thế kỷ 19, võ gậy ở nước ta đã được phát huy tới trình độ cao. Gậy dùng để tập và thi lúc này ngoài gậy tre còn có hai loại nữa là sắt và gỗ. Gậy sắt theo qui định có loại dài hơn 6 thước 3 tấc ta (khoảng 1,50 mét) và nặng tới 40 cân ta ( khoảng 25 kg); còn gậy gỗ dài 6 thước 5 tấc với chu vi 2 tấc 6 phân. Việc thi gậy thời này có hai môn : múa và đấu. Múa gậy để biểu diễn tài khéo léo và sức mạnh. Ðấu gậy để thẩm định kỹ thuật chính xác, dũng mãnh và linh hoạt cần thiết cho chiến đấu.
Thể thức thi Hội, ngoài các môn võ bắt buộc phải thi khác, riêng môn đấu gậy đầu thế kỷ 19 sử sách có nói rõ : “Thi đấu côn gỗ cứ một người thi đấu với hai người, người nào thắng luôn cả hai là hạng ưu; thắng một người và ngang sức (hòa) một người là hạng bình ; thắng một người và kém (thua) một người hoặc ngang sức hai người là hạng thứ ; không thắng là hạng liệt “. Rõ ràng đây là môn đấu đòi hỏi người thi phải có tài năng, sức lực, dũng cảm, và mưu trí. Ðó là cuộc thi đấu gậy để đạt danh hiệu Cử Nhân Võ.
Còn đấu gậy trong thi Ðình thì mức độ yêu cầu cao hơn. Một người phải đấu với năm người, thắng cả mới được là ưu; nếu chỉ thắng bốn ngang sức một hay thắng ba ngang sức hai là bình. Còn thắng hai ngang sức ba hoặc thắng một ngang sức bốn là thứ ; không thắng là liệt. Ðó là cuộc thi đấu gậy để đạt danh hiệu Tiến Sĩ Võ.
http://vothuat.co/wp-content/uploads/2010/09/vg3.jpg - Song dù thi Hội hay thi Ðình, người thi đều phải qua cuộc thử sức bằng môn múa hai loại gậy gỗ và sắt. Yêu cầu múa phải nhanh, mạnh, khéo, gọn,…, gậy múa phải quay tít trên cao và bao kín quanh mình, không trống không hở.
Chàng Lía, một dũng sĩ đất Qui Nhơn Bình Ðịnh nổi lên chống bất công của triều đình nhà Nguyễn, có tài đánh gậy rất khéo léo, tinh vi :
Ðường côn trọn vẹn trăm bề, Múa như giông tố tiếng nghe vù vù. (Vè chàng Lía)
Khi quân Pháp nổ súng tấn công cướp thành Gia Ðịnh năm 1859, nhân dân Nam Bộ đứng lên dùng gậy tầm vông xông ra chống giặc Pháp cứu nước. Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân dưới trướng chủ tướng Trương Ðịnh đã được cụ Nguyễn Ðình Chiểu ca ngợi trong bài ” Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ” nổi tiếng :
Ngoài cật có một manh áo vải, Trong tay cầm một ngọn tầm vông.
Các thế võ gậy cổ truyền với những đòn miếng lợi hại mỗi địa phương trên đất nước, mỗi lò võ xưa có những đặc tính khác nhau. Có lò võ thích xử dụng gậy dài, có lò chỉ chuyên luyện gậy ngắn.
Về kỹ thuật cầm gậy, cầm côn, thường dùng cả hai tay nhưng cũng có thể xử dụng một tay cho gậy ngắn, và có nhiều lối nắm cầm gậy khác nhau tùy theo thế võ hay đấu trường. Thông thường có hai lối cầm gậy dài : Nhật nguyệt áp chưởng và Long trảo hộ châu. Nhật nguyệt áp chưởng là lối cầm gậy hai tay đối nhau hai bên, tay trong tay ngoài nắm chặt gậy nằm gọn ở giữa hai lòng bàn tay. Long trảo hộ châu là lối cầm gậy bằng mười đầu móng tay và cả hai tay đều cùng ở một phía gậy.
Ðể tạm kết thúc, xin đơn cử hai bài võ gậy cổ truyền, một bài về gậy dài, bài “Lữ Vọng Tâm Côn” và một bài về gậy ngắn, bài “Hoàng Kim Giản Pháp”.
I/ Lữ Vọng Tâm Côn
Thượng trình thọ thế lưỡng biên khai, Tam tấn xà thương nhất điểm lai, Bảo tử kinh xa hồi tọa mã, Kinh châu hổ cứ trấn Trung sơn, Ðiểm thủy phong đao phi chiếc dực. Thạch bàn Lữ Vọng tọa lý ngư, (2) Phi khứ phi lai biên quơ thảo, Ðàng địa phi xa luyện trung thiên.
II/ Hoàng Kim Giản Pháp
Bình thân lập thế, Lưỡng long thủ châu, Khuynh thân bái tổ, Thiềm thừ vọng nguyệt, Kim giản bạt sơn, Tiềm tàng long hổ, Phượng vũ xuyên lâm, Phi giao đoạt ngọc, Mãnh sư trấn động, Cuồng phong tảo diệp nhất, Cuồng phong tảo diệp nhì, Tiềm tàng long hổ, Phượng vũ xuyên lâm, Phi giao đoạt ngọc, Mãnh sư trấn động, Cuồng phong tảo diệp, Tiềm tàng long hổ, Lão tiều quải sơn, Thiềm thừ vọng nguyệt, Lão tiều quải sơn, Vân gia hồi giản, Ðoạt mệnh kim giản, Khuynh thân bái tổ.
Phan Quỳnh.
http://vothuat.co/%C3%B0anh-gay-mon-vo-truyen-thong.html -
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 24/Oct/2012 lúc 8:05am
Bình Định Và Võ Thuật
Con Gái Bình Định
Đào Đức Chương (Thếkỷ 21 No.109, May 1998)
Phụ nữ ở Bình Định được học võ đến nơi đến chốn để trở thành bậc cao thủ, đem tài võ nghệ làm nên lịch sử như nữ tướng Bùi Thị Xuân người đất Tây Sơn cũ, quán làng Xuân Hòa xã Bình Phú quận Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) thì xưa nay chưa có người thứ hai. Nhưng con gái Bình Định được cha mẹ cho học võ phòng thân, nhất là trước năm 1945, thì hầu như cô gái nào cũng biết qua hai môn võ căn bản:
Ai về Bình Định mà coi,
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền (Ca dao)
Tuy nhiên, đôi lúc cũng có những cô gái học võ không chỉ để phòng thân mà muốn phát huy cái đẹp của võ truyền thống như trường hợp Thanh Tùng, hoặc còn đi xa hơn, thi thố với đời, trở thành cao thủ trong làng võ. Điển hình có bà Mân sống vào thời chúa Nguyễn, cô Quyền vào giữa thế kỷ 19 và sang đầu thế kỷ 20 lại có Tám Cảng.
Bà Mân chưa phải là nhân vật lịch sử nhưng với tài võ nghệ, bà được dân Bình Định ca tụng qua bài vè Chú Lía dài 1434 câu thơ lục bát và được lưu truyền khắp các tỉnh miền Nam Trung phần.
Theo bài vè, bà Mân ở gần vùng Truông Mây, nơi sào huyệt của một đảng cướp lớn do cha Hồ chú Nhẫn và sau có thêm chú Lía cầm đầu, nay thuộc xã Ân Đức huyện Hoài Nhơn. Một hôm hai tên Hồ, Nhẫn đem cả lực lượng hùng hậu đến bắt heo nhà bà, cả làng khiếp sợ không ai dám tiếp cứu:
Lân la bốn chục theo rày
Thẳng đường xuống xóm chật đầy đường quan
Trong tay bà chỉ có cây roi ngắn nhưng với lòng can đảm và tự tin, bà xông ra cự địch với một đảng cướp mạnh khét tiếng trong vùng:
Mụ Mân độ khoảng bốn hai
Làu thông võ nghệ ít ai sánh bì
Thình lình chưa biết việc chi
Tiện tay mụ với tức thì đoản côn
Bước ra thấy rõ thiệt hơn
Mụ không thèm hỏi huơ côn đánh liền.
Ai cũng tưởng phen này bà Mân bị nát thây vì hai tên Hồ, Nhẫn không những võ nghệ phi thường mà còn hung bạo chưa từng có. Nhưng không may cho chúng, thế võ của bà sâu hiểm vô cùng, áp đảo được ngay đối thủ:
Cả ba vùng vẫy đua tranh
Mụ Mân quả thực liệt oanh ai tày
Chỉ mới so tài ở hiệp đầu mà bọn cướp đã bị ngọn roi thần của bà cuốn người như bão táp, chúng phải đổi từ thế công sang thế thủ rồi tìm đường tháo lui:
Phút thôi Hồ, Nhẫn cả hai
Đuối tay kéo chạy như bay khác nào!
Thân đàn bà mà đánh đuổi bọn cướp đông đảo để bảo vệ tài sản là điều hiếm có. Nhưng cũng tại huyện Hoài Nhơn còn một cô gái khác, trong tay chỉ có con dao mà hai lần đánh thắng cọp để cứu mẹ, mới là chuyện phi thường.
Trần Thị Quyền, cái tên do cha mẹ đặt gắn liền với võ nghệ, âu đó là cái nghiệp tiền định làm nên kỳ tích mà chính cô cũng không ngờ được. Nhà nghèo, cha mất sớm, không có anh em, cô là người duy nhứt sớm hôm với người mẹ. Cô có nhan sắc, nhiều người đến xin cưới nhưng nhất mực từ chối để làm tròn chữ hiếu.
Thường ngày hai mẹ con vào núi chặt củi đem ra chợ bán kiếm tiền nuôi thân. Một hôm cô Quyền đang chặt cây để cho mẹ gom thành bó, bỗng có một con cọp nhảy ra vồ người mẹ, bà phải lăn người mới kịp né tránh. Cô Quyền đang cầm cái rựa, thấy thế vội xông đến cứu mẹ. Nhờ có võ nghệ và bình tĩnh, cô tránh được tầm nanh vuốt của mãnh thú và chém trả lại nhiều nhát chính xác, cọp đau quá đành bỏ chạy.
Câu chuyện đánh cọp tưởng đã lãng quên theo năm tháng, không ngờ cọp luôn luôn rình rập quyết báo thù. Một đêm bà mẹ có việc phải ra sân, như có linh tính, cô Quyền cầm dao theo mẹ phòng thú dữ.
Thình lình cọp nhảy bổ ra vồ hai mẹ con, cô vội kéo mẹ dạt sang một bên để tránh rồi dùng dao chống trả. Cọp được lợi thế nhờ đêm tối, còn cô Quyền cũng có lợi điểm đánh cọp nơi quang đãng, tiện bề công thủ. Hai bên quần thảo với nhau, cọp vồ hụt nhiều lần đâm ra mệt trở nên hung dữ, liều lĩnh lao tới, cô tràn bộ ( né tránh. Cọp đang tầm phóng chưa kịp xoay mình lại, nửa phần thân sau của nó là mục tiêu ngon lành cho mũi dao của cô cắm phập vào hông cọp. Tuy bị thương nhưng cọp còn thừa sức quay đầu lại chồm lên, chuyển hết thần lực vào hai chân trước để trả đòn. Lanh như chớp, cô Quyền hoành bộ (2) rồi phóng mạnh lưỡi dao ngọt xớt vào lồng ngực nở nang của đối thủ, trước khi nhảy trái tránh cú vồ sinh tử. Khi dân làng đèn đuốc kéo đến tiếp cứu, con cọp to lớn chỉ còn là một cái xác giãy giụa trên vũng máu.
Nếu bà Mân tên tuổi sống mãi trong văn học dân gian, chuyện cô Quyền giết cọp được truyền tụng trong làng võ của tỉnh nhà thì trường hợp của bà Tám Cảng là một bài học đáng suy ngẫm.
Ông Hương mục Ngạc, kế tổ của phái quyền An Vinh mà phương ngôn đã có câu truyền tụng "Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh" có ba người con: Bảy Lụt là trai trưởng, kế là Tám Cảng và út nam là Chín Giác. Tuy là gái nhưng Tám Cảng có sức mạnh hơn người và ham mê võ thuật nên được cha cưng chiều truyền dạy chu đáo. Tiếng đồn con gái ông Hương mục Ngạc mới 18 tuổi, trong tay chỉ có cây đòn gánh mà đánh bạt cả hàng trăm thanh niên cầm gậy bủa vây tại sân chùa Bà An Thái trong ngày lễ hội Đổ Giàn càng làm thiên hạ phục sát đất lò võ của ông Hương mục Ngạc nhưng đồng thời càng không ai dám tính chuyện trăm năm với cô. Năm Tám Cảng 20 tuổi vẫn chưa được nơi nào dạm hỏi dù rất có nhan sắc. Ông Hương mục Ngạc thông cảm nỗi khổ tâm của con, tuyên bố với mọi người rằng nếu ai đánh bại được Tám Cảng thì ông sẽ gả con gái cho mà không đòi hỏi một lễ vật gì. Có ba người đến xin đấu võ với Tám Cảng. Người thứ nhất bị Tám Cảng cho một cú đá văng vào hàng rào. Người thứ hai, võ nghệ khá hơn, kịt ngựa (3) nhanh nhẹn, công thủ song hành nên cầm cự được hiệp đầu, sang đến hiệp thứ hai thì bị Tám Cảng dùng ngón gia truyền ép vào bể cạn, đánh gục. Người thứ ba là Dư Hựu (không phải tên Hựu, quân sư trong đảng cướp của Dư Đành) bị Tám Cảng đạp nhào vào hồ cá, đành bỏ ra về tầm sư học đạo. Một năm sau lại đến xin đấu, lần này Tám Cảng tung cước bị Dư Hựu tóm được chân, ném trả vào hồ cá.
Dư Hựu thắng. Giữ lời hứa, ông Hương mục Ngạc làm lễ vui qui cho con gái. Năm ấy Tám Cảng 22 tuổi. Nhưng cũng chỉ sống chung với nhau được ba năm. Một hôm vợ chồng lời qua tiếng lại, Tám Cảng quen thói bướng bỉnh, trả lời khinh khỉnh làm Dư Hựu điên tiết. Anh thuận tay chụp cái bình hoa chưng trên sập gụ ném mạnh vào mặt vợ. Nếu là người khác thì đã nát mặt, nhưng Tám Cảng nhẹ nhàng đưa tay bắt lấy đem đặt trên bàn và mỉa mai: "Bình xưa mà làm ngơ không bắt, để bể cũng uổng." Dư Hựu càng giận, với lấy cái chày đâm tiêu bằng đá ném mạnh vào đầu vợ. Tám Cảng cũng đưa tay chụp cười gằn giọng châm chọc: "Cái đầu mà quáng mắt lầm cái cối đâm tiêu hả?" Dư Hựu giận lắm, mất hết trí khôn, chụp con dao phay, bằng thế võ rất lợi hại, phóng thẳng vào ngực vợ. Đường dao quá mạnh, Tám Cảng không thể chụp được, đành phải té ngửa để tránh. Con dao ngon trớn cắm phập vào vách đất ngập đến cán. Dư Hựu sực tỉnh thì mọi việc đã xảy ra rồi, suýt nữa gây nên án mạng. Tám Cảng lồm cồm ngồi dậy, còn Dư Hựu bỏ chạy một mạch đến nhà cha vợ. Gặp ông Hương mục Ngạc, anh ta sụp lạy kể lại đầu đuôi câu chuyện và nhất quyết xin trả Tám Cảng mà không đòi hỏi một điều kiện nào.
Chuyện Dư Hựu trả vợ nhanh chóng lan truyền khắp vùng. Nhân đó câu ca dao trên được sửa lại:
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định cầm roi rượt chồng
Các bậc phụ huynh ở Bình Định rút kinh nghiệm, thôi không dám chiều ý con gái cho học nhiều võ nghệ nữa, sợ bị ế chồng như Tám Cảng. Họ chỉ luyện con gái vài thế võ thủ thân, thế cũng đủ cho đối phương kinh hồn rồi. Sau đây là một trong hàng trăm chuyện về phản ứng tự vệ của các cô gái Bình Định.
Ai đến Tuy Phước cũng biết câu ca dao về các phiên chợ trong quận: "Chợ Huyện liệng Cây Gia, Cây Gia xa chợ Mới, chợ Mới tới chợ Dinh, chợ Dinh rinh Bồ Đề, Bồ Đề kề chợ Huyện." Phiên Huyện nhằm các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch, là phiên chợ lớn nhất của huyện nhà nhưng lại cách thị trấn Tuy Phước hơn ba cây số.
Ngày phiên, không những dân trong vùng tập trung về mà còn đủ mặt dân buôn từ xa đến mua gom sản phẩm địa phương và bán hàng hóa ở nơi khác mang tới. Con đường quốc lộ 1 từ huyện lỵ đến chợ Huyện người mua kẻ bán đi lại tấp nập có cả những chàng trai đi dạo chợ để tìm ý trung nhân:
Trai khôn tìm vợ chợ đông
Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.
(Ca dao)
Tuy nhiên cũng có kẻ lợi dụng đám đông để giở trò xằng bậy. Từ sáng, tại cổng Lý Môn có hai thanh niên ăn mặc chải chuốt, cười nói rổn rảng, chốc chốc lại trông ra đường. Nhìn dáng điệu biết ngay là dân ăn chơi từ tỉnh thành lạc đến. Trong dòng người từ chợ về, có một thanh nữ cao lớn, bước đi chậm chạp, hai tay xách hai giỏ nặng đầy ắp thức ăn. Đợi cho cô gái rẽ vào con đường đất dẫn vào cổng làng, hai "công tử" bước tới đón đàng, buông lời chọc ghẹo và giở trò sàm sỡ. Nhanh như chớp, cô gái buông hai giỏ thức ăn, xoay nghiêng né tránh tầm tay của kẻ vô hạnh đang sấn tới ngực, rồi đưa tay đánh phất qua một chiêu. Bị phản ứng bất ngờ, một trong hai tên né sang bên nhưng hắn đã lầm vì đó là hư chiêu. Cô gái thấy hắn trúng kế, thuận chân tung cước trúng thẳng vào hông làm hắn lăn xống ruộng, bùn bê bết từ đầu đến chân. Tên thứ hai mất tinh thần nhưng trước đám đông hắn tự ái liều mạng xông tới. Cô gái trong tư thế đứng ngựa (4), đón hắn bằng ngón võ gia truyền, chiếc khăn quàng cho ấm cổ trở thành roi nhuyễn tiên quất mạnh vào mặt đối thủ làm hắn không kịp tránh cú đá song phi, lảo đảo cắm đầu xuống ruộng.
Thanh nữ ấy là con gái út nhà họ Đào, quan Trung nghị Đại phu Quang lộc Tự khanh người làng Vinh Thạnh, nay bà đã giữa tuổi thất tuần thường kể lại câu chuyện năm xưa lúc bà chưa lập gia đình. Và ngón võ phòng thân ấy do ông cậu Năm Hương ở thôn Dương An nay thuộc xã Phước An huyện Tuy Phước truyền dạy cho bà lúc tuổi trăng tròn.
Vào đầu thập niên một chín bảy mươi, một ngôi sao lóe sáng trên vòm trời Võ học Bình Định: nữ võ sĩ Thanh Tùng của miền sông Côn. Cô được phong võ sĩ và được làng báo Sài Gòn tặng biệt danh "Hổ Cái Miền Trung" không phải vì cô đã thắng trên võ đài hoặc đã từng tranh tài cao thấp với ai; người ta chỉ thấy Thanh Tùng ở điện thờ Quang Trung trong ngày hội Đống Đa biểu diễn các bài quyền như Lão Mai Độc Thọ hay bài roi như Tấn Nhất Ô Du với thế thủ như cản gió che mưa và thế công dồn dập như bão táp là đã đủ khiếp.
Xét cho cùng, điều ấy là lẽ dĩ nhiên. Thanh Tùng là con nhà võ, đời đời nối nghiệp và thừa hưởng các ngón bí truyền của một dòng họ cao thủ. Ông nội của Thanh Tùng là một tay roi quỉ khiếp thần kinh, người đồng thời và xứng tài với Hồ Ngạnh (1891 - 1976, kế tổ của phái roi Thuận Truyền). Thân sinh cô vẫn nối nghiệp nhà, giữ vai trò đứng đầu hàng võ tại địa phương. Rồi đến Thanh Tùng, tuy là gái, cô vẫn tiếp nối thừa hưởng tinh hoa của con nhà võ. Nhưng với bản chất kín đáo và nhũn nhặn, Thanh Tùng ngoan hiền về nhà chồng như bao cô gái Bình Định khác, ngày ngày chăm chỉ bên chiếc máy may, nhỏ nhẹ với khách hàng. Trông dáng dấp liễu yếu đào tơ, không ai thấy ở Thanh Tùng một dấu vết gì về võ nghệ, một thời nổi tiếng biểu diễn quyền roi. Chớ lầm! Khi cần tự vệ, "con người võ" của Thanh Tùng nổi dậy. Đôi mắt hiền lành sẽ rực sáng như gươm bén và đôi tay mềm mại sẽ biến thành thanh sắt.
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 27/Oct/2012 lúc 11:42pm
Bài 4 - Thái sơn côn đăng 22:51 07-08-2011 bởi Phi Long Hồ
- Tên gọi : Thái Sơn Côn - Nguồn gốc : Võ Cổ Truyền Bình Định.
Thái Sơn Côn có tên gọi trước đây là Roi Thái Sơn hoặc Thái Sơn Thảo Pháp, là bài roi chiến rất nổi tiếng trong làng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Thái Sơn Côn không hoa mỹ, cầu kỳ nhưng các thế chiến đấu hiệu quả, lối đánh thực dụng, thật đúng với danh xưng một bài roi chiến.
Người giới thiệu và thị phạm bài Thái Sơn Côn ghi băng hình lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM là Võ sư Đinh Văn Tuấn, Võ phái Hồ Ngạnh - Thuận Truyền và Võ phái Hương Kiểm Mỹ - An Vinh. Đơn vị Bình Định.
Người thị phạm bài Thái Sơn Côn ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư Đinh Văn Tuấn, Võ phái Hồ Ngạnh - Thuận Truyền và Võ phái Hương Kiểm Mỹ - An Vinh. Đơn vị Bình Định.
Người thị phạm bài Thái Sơn Côn ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Chuẩn võ sư Trần Duy Linh. Đơn vị Bình Định.
Bài Thái Sơn Côn được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ I năm 1993 tại TP HCM.
I. Lời thiệu
A. Nguyên văn
1. Khuynh thân bái tổ khởi môn tiên
2. Thái Sơn trích thủy địa xà liên
3. Thượng bổng kỳ lân thoái bạch viên
4. Quy kỳ độc giác trung bình hạ
5. Thượng thích đài đăng tấn thừa thiên
6. Hồi đầu trực chỉ liên tam thích
7. Đồng Tân thuận thế phá giang biên
8. Tẩu thố tồn sơn hoành phá kiếm
9. Linh miêu mai phục tấn thích ngưu
10. Thừa châu bố địa loan côn thích
11. Hồi tiểu kim kê đả trung lang
12. Phi phong tẩu võ khai ngưu giác
13. Tiểu tử tam phiền giá mã an
14. Lập bộ như tiền bái tổ sư.
B. Phú nôm
Tay cầm roi đản khai trương
Vọng tiền bái tổ là đường xưa nay
Diện tiền thế ấy rất hay
Thái sơn trích thủy, côn này đổ nghiêng
Đại xa phục thổ chẳng hiền
Kỳ lân phản ứng ngựa liền cao bay
Hoành roi một bước lướt vào
Quy kỳ Độc giác trực giao diện tiền
Côn trùng tấn thích trung thiên
Hồi đầu trực chỉ diện tiền tam giao
Đồng tân xuất thế anh hào
Giang biên phá trận xông vào tiền môn
Hoành sơn thỏ chạy dập dồn
Phục châu hạ địa vươn côn đảo trừ
Linh miêu núp dưới bóng người
Chờ trân vùng dậy ngựa chuồi tới đâm
Thừa châu côn nọ tay cầm
Biến thiên bố địa mà đâm diện tiền
Lui về giữ thế trung kiên
Đề côn đả kích phá yên trận đồ
Gió rung lá rụng ồ ồ
Sừng trâu mở rộng côn đồ chiến chinh
Thuyền rồng giữa biển linh đinh
Mã yên Triệu Tử ba lần thành công.
II. Kỹ thuật của bài quyền
1.Tấn pháp
- Đinh tấn- Trung bình tấn- Xà tấn- Hạ mã tấn- Trảo mã tấn- Hạc tấn
2.Côn pháp
-Đập- Đâm- Đỡ- Chặn- Bẫy- Loan- Quét- Vớt
3.Kiếm pháp
- Thích – Trảm- Loan- Vớt- Đỡ
III.Điểm dừng kỹ thuật của bài- Thời gian thực hiện
1.Tấn thừa thiên
2.Đồng tân thuận thế
3.Khai ngưu giác
- Điểm dừng ở cuối các câu thiêu,thời gian dừng cho mỗi động tác không quá 03giây.
- Thời gian thực hiện kỹ thuật toàn bài-tính cả thời gian dừng là 01 phút 20 giây.
n
|
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 05/Nov/2012 lúc 7:34am
Võ cổ truyền côn pháp: Tấn nhất ô du
February 7th, 2012
Tấn Nhất Ô Du hay còn gọi là Thảo Ô Du, Roi Tấn Nhất; cùng với Roi Thái Sơn, Roi Ngũ Môn… là những bài binh khí http://vocotruyen.vn/con.html - pháp nổi tiếng của http://vocotruyen.vn/ - cổ truyền Việt Nam. Miền đất võ Bình Định được xưng tụng: Roi Thuận Truyền, Quyền An Thái. Roi danh trấn một thời, cho đến nay vẫn được coi là báu vật lưu truyền với những kỹ thuật, thế đánh bí hiểm.
Roi Thuận Truyền có nguồn gốc thôn Thuận Truyền, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, trước xa nữa không rõ ông tổ là ai, nhưng đến đời ông Ba Đề thì truyền cho Hồ Nhu, tên thật của ông Hồ Ngạnh (1891 - 1976). Ông nguyên quán thôn Háo Ngãi, xã Bình An, huyện Tây Sơn, trú quán ở Thuận Truyền, xã Bình Thuận. Cha là ông Đốc Năm, một võ quan của triều Nguyễn, mẹ cũng là con nhà võ. Ngay từ lúc bé, ông đã được cha mẹ dạy võ gia truyền. Lớn lên, ông học roi của cao sư Ba Đề, học nội công của ông Đội Sẻ, tiếp đến học roi của ông Hồ Khiêm. Ðường roi kết hợp tinh hoa của nhiều thầy, lại thêm nội công nên cứng cáp và sâu hiểm vô cùng. Từ roi thế, roi đấu, roi chiến đến roi trận, ông đều tinh thông và độc đáo. Khoảng năm 1932, tiếng tăm ông đã vang dội khắp bốn tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú. Nghe danh, học trò đến thọ giáo rất đông. Con trai chết sớm, ông truyền nghề cho cháu nội là ông Hồ Sừng. Học trò lớp lớn có ông Mười Mỹ, sinh năm 1912 ở Trường Úc , xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước được riêng dạy ngón võ bí truyền. Học trò lớp sau có Đinh Văn Tuấn ở Qui Nhơn, đang độ sung sức, nối nghiệp làm vẻ vang cho làng võ Thuận Truyền. Hồ Ngạnh được gọi là “võ sư huyền thoại”. (Bách khoa toàn thư mở)
Pháp dùng côn (roi) có những kỹ thuật chung nhất định nhưng các võ phái, môn phái Võ cổ truyền vẫn có hệ thống căn bản côn pháp riêng. Theo tài liệu nghiên cứu về Võ cổ truyền Bình Định thì côn là loại binh khí dài thông dụng, với nhưng thế đánh được coi là tuyệt kỹ như «lạc côn», «nghịch côn», «đâm so đũa », «đánh văng roi», «phá vây»…
Phần kỹ thuật căn bản côn của Võ cổ truyền Bình Định gồm có 12 thế tập luyện theo các nhóm: – Đâm, bắt, lắc, đánh; – Bát, bắt, triệt, chận; – Hoành, bắt, lắc, tém (có tài liệu chép: Hoành, khắc, lắc, tém). Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác như luyện tay trước, luyện tay sau; tay trái cầm đốc côn là hậu vệ, vừa đỡ đòn, vừa trợ thủ tấn công, tư thế tĩnh, tư thế động, với ưu điểm hai đầu và đốc, công thủ, thủ công liên hoàn. Những kỹ thuật căn bản này là nền tảng cho các bài côn chiến đấu và cũng là sự biến hóa trong cách dùng côn của người Việt Nam. Nhiều giai thoại về các thế bí hiếm của côn pháp trong dân gian đến nay vẫn lưu truyền qua sách vở.
1. TẤN NHẤT Ô DU:
Tấn nhất, trung bình đản số phiên.
Tế sương giáng hạ thích đơn tiên.
Tọa tả, tọa hữu, giai trùng nhị (1).
Thân khởi tề mi phụng võ tuyền.
Xà hành trích thủy khai côn đả.
Tấn bộ tự nhiên yểm chước quyền.
Hướng hậu khinh thân liên tam đả.
Xích phê tiếp túc trạng phi anh.
Lưỡng đầu tịnh tấn hoàn cựu sở.
Phản diện hoành khai hổ bộ hoành.
Thích trung cử tả, phiên thân dược.
Án tý bằng phi khí lực sanh.
Hồi đầu chỉ hữu trương ngư điếu.
Phục địa lan hoành tấn phế tranh.
Kình khởi ba trung dương độc thủ.
Phụng đầu phản bộ lập đình canh.
Tấn thoái luân tiên phi tự tiễn.
Quan Âm bái tổ võ công thành (2).
(Tài liệu Võ cổ truyền Bình Định. Một vài tài liệu chép có đôi chỗ khác so với lời thiệu này, như : (1) Tả tả, tả hữu vai trùng nhị. (2) Lão ông bái tổ lập như tiền)
2. ROI TẤN NHẤT
Tấn nhất trung bình đả tả biên.
Thế thiên giáng hạ thích đơn tiên.
Tạ tả tạ hữu giai trùng nhị.
Phượng vĩ tề mi phụng võ truyền.
Xà thành đích thủy song song đả.
Lập bộ lôi công tấn bộ chuyền.
Giang khê tẩu mã qui Lũ Vọng.
Tấn thích biên giang lập bộ tuyền.
(Roi Tấn Nhất, Đảo Đào Hoa – Lão Đông Tà, Môn phái Sa Long Cương Bình Định)
Hội nghị chuyên môn Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ IX, từ 27/12 đến 28/12 năm 2007 tại Khánh Hòa, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam bình chọn một số bài võ, trong đó có bài Roi Tấn Nhất. Theo tài liệu giới thiệu của võ sư Nguyễn Minh Trí, đơn vị Bình Dương: « Bài Roi Tấn Nhất thuộc dòng võ Bà Trà Tân Khánh khoảng năm 1851, đã áp dụng huấn luyện kháng chiến chống thực dân dưới hình thức gậy tầm vông vạt nhọn trong những năm 1945 – 1954 ».
3. ROI TẤN NHẤT
Bái tổ Tấn nhất.
Tấn nhất trung bình đả sổ phiên.
Càn khôn giáng hạ xích đơn tiên.
Tấn khởi tề mi phụng võ truyền.
Xà hành đích thủy khai côn đả.
Lôi phong tam tẩu hồi tam chiến.
Xích phê tiếp túc trạng phi anh.
Lưỡng đầu khinh tấn Hoàn Công sở.
Khinh thân đích thủy kỳ chấn thế.
Loang hồi đả ngư lưỡng xà vỹ.
Loang phóng càn http://vocotruyen.vn/thuong.html - hồi ngọc chuẩn.
Lập bộ như tiền bái tổ sư.
(Dòng võ Bà Trà Tân Khánh)
Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, là một trong những môn võ nổi tiếng ở Nam Bộ, có từ thế kỷ XVII do những người Việt từ miền Thuận Quảng, xứ Đàng Trong vào khai phá vùng đất Đồng Nai. Đến thế kỷ XIX, tương truyền gia đình bộ tướng Tây Sơn đến lánh nạn chính sách trả thù của vua Gia Long, có hậu duệ là người con gái tên Trà, chiêu mộ binh mã chống trả sự áp bức đương triều năm 1850 tại vùng rừng rậm làng Tân Khánh. Tên Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà gắn kết từ đó.
Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà nổi tiếng với những trận đánh cọp của các võ sư tiền bối. Võ sư Từ Thiện, tên thật là Hồ Văn Lành (1914 – 2005) có công phát triển môn phái đến Sài Gòn và đào tạo nhiều thế hệ môn sinh ưu tú, vang danh ra các nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Indonesia, Hồng Kông. Năm 1969, võ sư Hồ Văn Lành cùng các võ sư tâm huyết như: Võ sư Lê Văn Kiển (1914 – 2003), Môn phái Nam Tông, võ sư Mai Văn Phát (1917 – 1997), Môn phái Trung Sơn và một số võ sư khác sáng lập ra Tổng hội Võ sư Nghiên cứu và Phổ biến Võ học Việt Nam, gọi tắt là Tổng hội Võ học Việt Nam. Võ sư Hồ Văn Lành đã đưa vào chương trình huấn luyện thống nhất của Tổng hội Võ học Việt Nam hai bài: Đồng nhi quyền và Tấn nhứt côn. Hiện nay Võ sư Hồ Văn Tường, con trai của võ sư Từ Thiện Hồ Văn Lành, đang là người tiếp bước Môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà. (Theo tài liệu của Môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà
Võ cổ truyền Việt Nam phong phú, nên cũng cùng tên một bài nhưng có nhiều cách thể hiện khác nhau. Phương pháp nhận chân bài võ xưa nay dựa theo nguồn gốc môn võ, thời gian lưu truyền được sàng lọc. Lời thiệu phải có ý nghĩa và đúng với kỹ thuật, thế đánh trong bài. Các thế đánh phải theo võ lý của từng loại hình quyền thuật hoặc binh khí. Các tư thế tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế; đòn độc hành, đòn liên hoàn, âm dương tương tế, nhất điểm phát vạn thủ, vạn thủ quy nhất điểm, đều phải thể hiện tính hiệu quả đích thực của các thế võ.
Dùng võ như dùng binh, điều cốt yếu là sự biến ảo khôn lường, cho dù đọc thuộc các binh thư cũng không thể bị binh pháp trói buộc.
Võ sư Trương Văn Bảo
(Võ đường Trần Hưng Đạo Đà Lạt)
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 08/Nov/2012 lúc 7:54am
Hùng Kê quyền |
|
Chuyện xưa kể rằng: Khi ba anh em Tây Sơn bí mật chiêu mộ anh hùng hào kiệt về tụ nghĩa, một lần nọ lúc xem 2 chú gà chọi nhau vào dịp Tết, trong đó có một con nhỏ hơn đối thủ nhưng biết vận dụng yếu thế "nhỏ con" của mình để triệt hạ đối phương, bằng thiên tư võ thuật của mình Nguyễn Lữ đã nghiền ngẫm và sáng chế ra bài Hùng Kê quyền, gọi nôm na là võ gà. Ngày nay, bài Hùng Kê quyền đã trở thành "danh trấn giang hồ" và được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam đưa vào hệ thống những bài quyền thi đấu bắt buộc tại các giải…
* Mãnh lực của một bài quyền
Người có công lớn trong việc làm cho bài Hùng Kê quyền không bị mai một và được truyền bá rộng rãi cho đến ngày nay là lão võ sư Ngô Bông, năm nay đã 76 tuổi, hiện đang sống thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong một buổi chiều giáp Tết, tôi có dịp hầu chuyện với lão võ sư Ngô Bông tại tư gia của ông…
"Hùng Kê quyền là bài quyền mà tôi yêu thích nhất. Ngày xưa sư phụ của tôi kể rằng: Nguyễn Lữ rất thích bài quyền này, đến đời sư phụ tôi cũng thế. Bài quyền như có sức hút mãnh liệt mà hết thảy những ai đã được học nó đều rất mê. Riêng tôi tự thề với lòng rằng: trước khi nhắm mắt lìa đời, tôi phải đi vài đường của bài quyền Hùng Kê rồi, nếu không làm được như thế tôi sẽ không nhắm mắt được". Lão võ sư Ngô Bông bắt đầu câu chuyện của mình như thế.
Sư phụ của võ sư Ngô Bông là ông Mười Diệp, trong tiềm thức của lão võ sư Ngô Bông thì thầy Mười Diệp là "truyền nhân" của một người lính dưới trướng Nguyễn Lữ, tên gọi là Lý Trường Xuân. Người lính này rất được Nguyễn Lữ tin dùng và truyền hết những tuyệt kỹ của bài quyền Hùng Kê.
Cùng thời với lão võ sư Ngô Bông, có rất nhiều võ sư tại Bình Định và Quảng Ngãi rất giỏi bài quyền này, trong đó đáng kể nhất là võ sư Sáu Nghê, võ sư Hồ Sắt (quê ở Phù Mỹ), võ sư Hồ Nguyệt (quê ở Tây Sơn), Hòa Thượng Thích Đại Long (quê ở Tuy Phước)… Nhưng tất cả đã mất vì tuổi cao, vì chiến tranh. Duy chỉ còn lại Ngô Bông cho đến nay. Năm 1989, võ sư Ngô Bông thực hiện bài quyền Hùng Kê tại một giải đấu quốc gia và đạt giải cao. Đến năm 1993, tại Đại hội võ thuật của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam, đã thống nhất lấy bài Hùng Kê quyền đưa vào hệ thống thi đấu bắt buộc ở nội dung biểu diễn và võ sư Ngô Bông chịu trách nhiệm truyền dạy, hướng dẫn bài quyền này…
"Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cực kỳ chuẩn xác và biến ảo. Cái thần thái của bài quyền là sử dụng sức mạnh của thủy để đánh đối phương. Mà cậu biết rồi đó, nước mà chảy là mạnh lắm và không thể nào tránh né cho khỏi. Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cũng vậy. Nó đánh vây tứ bề, dùng ba đến bốn mũi giáp công chỉ nhằm đánh vào một điểm, đánh từ dưới thấp lên cao, từ trên cao phủ đầu xuống thấp…".
* Hùng Kê quyền: trong võ có văn
Mới xem qua trình diễn thì có thể nhiều người sẽ nhầm đây là một bài quyền đơn giản. Chỉ khi vận dụng nó mới biến ảo khôn lường, nó ví như "thủy" có thể len qua mọi ngóc ngách nhưng khi tập trung lại thì mạnh như thác lũ.
Các chiêu thức của bài quyền Hùng Kê khi đánh ra lúc thì vây tứ phương tám hướng như trận đồ Bát quái ví như nước lũ tràn về, lúc thì như nước từ trên cao ập xuống bởi các đòn bay người lên cao, đánh ập xuống, sử dụng "nhất dương chỉ" đâm vào các tử huyệt trên cơ thể khiến đối phương khó lòng tránh né…
Hơn hết, bài quyền Hùng Kê rất tiêu biểu cho người Việt Nam với các đức tính sau: Con kê (gà) có dáng đi đẹp, đôi chân có cựa sắc bén thể hiện cho tướng võ, trên đầu lại có mào như tướng văn. Thấy kẻ thù dù to lớn nhưng không khiếp sợ đó là đức dũng, trong lúc chiến đấu luôn uyển chuyển, biến ảo đó là đức trí, khi gặp mồi (thức ăn) không ăn ngay mà gọi đàn cùng đến là đức nhân. Ngoài ra cái chủ ý trong bài thiệu đã lồng chứa tất cả cốt lõi của nền võ trận Việt Nam, nó mang một nguyên lý khoa học ở võ thuật, nghệ thuật chiến đấu mà nhà Tây Sơn đã có công sáng tạo dựa trên nguyên tắc: thấp có thể tranh cao; nhỏ có thể đánh lớn; yếu có thể đánh mạnh; gần có thể đánh xa mà vẫn có thể chiến thắng được đối thủ…
* Những truyền nhân của Hùng Kê quyền
Bài thiệu Hùng Kê quyền:
"Lưỡng Kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên khung độc tiễn tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thủ tứ hung
Thiểu tẩu vượt trâm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung
Bình thân bái tổ đứng lập tần".
Thời trai trẻ, lão võ sư Ngô Bông đã dạy và hướng dẫn cho không biết bao nhiêu là học trò khắp đất nước. Nhưng ông nhớ nhất là 2 võ sư Thanh Long (Hoài Nhơn) và Nguyễn Lê Hương (Quy Nhơn). Ông cho biết: "Tôi không phải là sư phụ của 2 người này, tôi chỉ hướng dẫn cho họ bài Hùng Kê quyền thôi, nhưng 2 người này rất sáng ý, họ tiếp thu bài quyền rất tốt, đánh đẹp, chuẩn xác và nghe đâu hiện nay 2 người này cũng đã dạy cho rất nhiều đệ tử bài quyền Hùng Kê này… Riêng tại Quảng Ngãi thì đã có Ngô Lâm, là con trai tôi nối nghiệp nên tôi rất yên tâm, không sợ bài quyền bị thất truyền…".
Hiện nay, bài Hùng Kê quyền đã trở thành bài quyền mang tính đại trà, bất cứ một VĐV thi đấu ở nội dung biểu diễn nào cũng phải biết vì nó mang tính bắt buộc. Nhưng để đánh chuẩn xác, đẹp và có hồn thì không phải VĐV nào cũng làm được.
Anh Trần Duy Linh, HLV của bộ môn võ cổ truyền Bình Định, là người rất giỏi về Hùng Kê quyền tâm sự: "Bài quyền Hùng Kê hay lắm, các chiêu thức đơn giản nhưng chính xác, biến ảo, tự bản thân tôi cũng rất yêu thích…".
. Công Tâm |
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 14/Nov/2012 lúc 8:46am
Học võ và dạy võ
December 29th, 2011
Học võ.
Người xưa dạy rằng: “Tập võ chi đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc. Đường lối của http://vocotruyen.vn/ - võ thuật trước tiên là phải trọng võ đức, muốn có võ đức phải hiểu rõ công lý, muốn hiểu rõ công lý thì phải có học vấn.” Võ thuật là môn học rộng lớn, thâm sâu, có tính khoa học, nghệ thuật, giáo dục văn hoá truyền thống…
Võ là khoa học, nghệ thuật vì võ dạy cho con người phương pháp rèn luyện sức khoẻ, phát triển sức mạnh, ngăn ngừa bệnh tật theo khoa học giáo dục thể chất trong một nghệ thuật thần kỳ nuôi dưỡng tinh – khí – thần và nghệ thuật tự vệ, chiến đấu. Khoa học võ thuật đích thực có các nguyên lý cấu thành và liên hệ mật thiết với những khoa học tương cận như vật lý học, sinh học, y học, quân sự…Đặc biệt là triết học Đông phương.
Võ là giáo dục văn hóa truyền thống vì võ dạy cho người học biết nuôi dưỡng nhân tính và sống theo đạo lý trong một tôn chỉ rèn luyện nhân cách làm người.
Việc luyện tập võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình, đưa con người đến sự giản dị, điềm đạm, khiêm tốn, đạt đến chân – thiện – mỹ trong cuộc sống. Chỉ có những ai không đi hết trọn con đường mới phải tự quảng cáo, khoe khoang, biện bạch. Trong tập sách Từ sinh lý đến dưỡng sinh, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã viết: “Tập vận động cho thân thể có nhiều cách, có những vận động tự nhiên như chạy, nhảy, bơi lội…thì ai cũng nên tập. Ngoài ra còn có các môn thể dục, thể thao tay không hay dụng cụ nhưng muốn rèn luyện để có các vận động điêu luyện thì tập võ là phương pháp hay nhất.”
Thật vậy, tuy võ thuật có đặc thù là chiến đấu nhưng tập võ còn là phương pháp tốt để nâng cao sức khỏe, qua đó con người có thể rèn luyện được nhiều đức tính quý báu như bền bỉ, chịu đựng, nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ và nhất là ở đỉnh cao người học võ thì khiêm tốn, điềm đạm, giản dị, giàu lòng vị tha và nhân ái. Thuật làm cho thân thể được khoẻ mạnh có rất nhiều. Biết được một thuật đủ để cho thân thể khoẻ mạnh và sống lâu. Võ thuật là một trong các nghệ thuật đó. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là một hiện tượng văn hoá thần kỳ với những thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái… những công phu đặc dị, khí công, âm dương, ngũ hành, điểm huyệt, giải huyệt…
Do vậy cổ nhân thường ví võ học sâu như Đông hải, rậm rạp như rừng, mênh mông như biển cả. Võ thuật là giáo dục, văn hoá truyền thống, khoa học, quân sự, là phương pháp rèn luyện tu tập thể chất lẫn tinh thần và là môn học mang lại nhiều bổ ích. Đức Phật Thích Ca dạy các đệ tử rằng: “Đánh thắng vạn quân không bằng tự thắng chính mình, tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.
Tứ thư, Ngũ kinh là những bộ sách lớn, có giá trị trên nhiều phương diện, nhất là giáo dục. Chương thứ I, sách Đại học, bộ Tứ thư, luận về sự học viết:
Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ, nhi hậu hữu định. Định, nhi hậu năng tĩnh. Tĩnh, nhi hậu năng an. An, nhi hậu năng lự. Lự, nhi hậu năng đắc. Vật hữu bổn mạt; sự hữu chung, thuỷ. Tri sở tiên, hậu, tắc cận đạo hỹ. Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý. Dục thành kỳ ý giả, tiên tri kỳ tri. Trí tri tại cách vật. Vật cách, nhi hậu tri chí. Tri chí, nhi hậu ý thành. Ý thành, nhi hậu tâm chính. Tâm chính, nhi hậu thân tu. Thân tu, nhi hậu gia tề. Gia tề, nhi hậu quốc trị. Quốc trị, nhi hậu thiên hạ bình. Tự Thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản. Kỳ bản loạn, nhi mạt trị giả, phủ hỹ. Kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu giã. Khang Cáo viết: “ Khắc minh đức”. Thái Giáp viết: “Cố thị Thiên chi minh mệnh”. Đế Diễn viết: “Khắc minh tuấn đức”. Giai tự minh giã.
Dịch nghĩa
Cái đạo của đại học là ở tỏ đức sáng, ở mới dân và ở chỗ chỉ ư chí thiện. Trước hết phải biết mục đích, rồi sau mới quyết định, quyết định rồi bình tĩnh, bình tĩnh rồi sau mới vững được tinh thần. Tinh thần có vững mới nghĩ được những công việc cho đi đến kết quả. Vật có gốc ngọn, việc có trước sau. Biết phân biệt thứ tự là gần với đạo vậy. Người đời xưa muốn tỏ đức sáng cho thiên hạ biết thì trước khi trị nước phải lo cho yên nhà. Muốn lo cho yên nhà, trước hết phải sửa mình. Muốn sửa mình thì tâm phải ngay thẳng, ý chí phải thành thật. Muốn cho tâm được ngay thẳng, ý chí đươc thành thật, thì trước hết phải thông suốt vấn đề, phải hiểu lẽ sự vật. Hiểu lẽ sự vật rồi sau mới thông suốt vấn đề, rồi ý chí mới thành thật. Ý chí thành thật rồi tâm mới ngay thẳng. Tâm ngay thẳng rồi thân mới sửa. Thân sửa rồi nhà mới yên. Nhà yên rồi sau nước mới trị. Nước có trị rồi thiên hạ mới bình được. Từ Thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng lấy sửa mình làm gốc cả. Gốc loạn mà ngọn yên không bao giờ có vậy. Cũng như chưa có ai đối với người hậu với mình mà xử bạc, đối với người bạc mà xử hậu. Thiên Khang Cáo nói: Phải làm cho sáng đức. Thiên Thái Giáp nói: Bao giờ cũng phải xét kỹ cái mệnh sáng của trời. Thiên Đế Diễn nói: Phải sáng đức lớn. Tất cả đều nói phải tự làm sáng đức mình vậy. (Tạ Thanh Bạch dịch chú)
“Học võ là học đạo, trước tiên là đạo làm người, học võ còn để rèn luyện thân thể, lấy “dục thể, dục trí, dục đức” làm mục đích phấn đấu, bất luận trong hoàn cảnh nào, tinh thần thượng võ phải được tôn trọng. Người biết võ nên đóng góp công sức vào những việc ích nước lợi dân. Người giỏi võ mà kém trí đức chỉ là hạng võ biền hại người hại mình.” (Võ sư Hoắc Nguyên Giáp – Tinh võ môn)
Dạy võ
Thầy: tiếng gọi thiêng liêng, như tiếng gọi cha, gọi mẹ. Thầy là “sư phụ”, xưa quan niệm thầy là thiên chức không phải là nghề, thầy dạy chữ là giáo sư, thầy dạy võ là võ sư. Thầy là người có công ơn dạy dỗ, trau giồi, truyền đạt kiến thức, hun đúc ý chí, làm tấm gương soi rọi về nhân phẩm, đạo đức cho học trò noi theo mà nên người. Thành nhân là tôn chỉ của giáo dục. Dân gian có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.
Người xưa quan niệm truyền thụ võ công là việc trang nghiêm, người học đến võ đường phải làm lễ nhập môn, bái tổ, bái sư. Nghi thức ấy xem ra cổ mà kính, đó là khởi nguồn của lễ. Võ thuật bắt đầu bằng lễ và kết thúc cũng bằng lễ. Chính từ những quan niệm xưa ấy mà thầy trò giữ lễ với nhau, lấy nhân nghĩa làm tiêu chí hành xử. Thầy sẽ là tấm gương soi trong sáng cho hậu thế, lời nói đi đôi với việc làm, tri hành hợp nhất. Ngoài khả năng chuyên môn, tư cách đạo đức, người thầy còn làm sáng lên nhân cách xử thế, người học nhìn vào mà noi theo.
Người xưa trọng tinh thần hơn vật chất, do vậy ít nghe chuyện khoe khoang, quảng cáo, công nghệ đánh phấn tô hồng chữ tôi, mà tâm niệm học võ là để phát huy chữ đức. Thầy quang minh lỗi lạc, chính trực công minh như tướng lĩnh can trường ngoài mặt trận. Chuyện dùng những thủ đoạn thấp hèn, độc quyền xưng bá đồ vương võ lâm là điều không có với những người thầy liêm sỉ. Thầy trượng phu, quân tử coi cuộc đời như thủy bạc, tình nghĩa đón đưa đôi bờ, bốn bể là nhà, đất trời là giang sơn. Văn hóa võ thuật như rừng cây có nhiều gỗ quý.
Thầy là sự mẫu mực, từ tri thức đến đạo hạnh. Dạy môn sinh bằng tâm đức, lấy lòng yêu http://vocotruyen.vn/thuong.html - thương , tâm huyết truyền thụ võ công, nên có câu: “danh sư xuất cao đồ”. Làm người thật khó, làm thầy thật khó hơn. Quan niệm xưa và nay bây giờ đã khác. Ngày xưa quan niệm: “Hữu xạ tự nhiên hương”, thầy giỏi và đức độ học trò tự “tầm sư học đạo”. Ngày nay kinh tế thị trường, quảng cáo tiếp thị là phương tiện giúp con người tìm đến nhau, nên có thầy đã tìm trò. Chính vì vậy mà nảy sinh chênh lệch đạo lý thầy trò, xã hội nhìn hình ảnh người thầy bằng một góc khác. Võ thuật là môn học đặc thù, trọng võ đức, nêu cao tinh thần thượng võ, thuyền trưởng chết theo tàu, tướng lãnh chết theo thành.
Dạy võ là dạy nhân cách sống, nhân cách hành xử:
- Điều thứ nhất là trong võ có đạo, đạo ở đây là đạo đức thuợng võ, đạo làm người, vì vậy người dụng võ trước tiên phải trọng võ đức, khi hành xử phải tự chủ, tự thắng chính mình để tránh được tối đa các kết quả xấu, ngoài ý muốn.
- Điều thứ hai là võ không chỉ đơn thuần là quyền cước, binh khí chiến đấu mà đỉnh cao của võ là trí tuệ, mưu lược, khôn ngoan, uyển chuyển, khi cần thì lên cao, lúc không cần thì xuống thấp, linh hoạt ẩn hiện như con rồng. Người đánh trăm trận trăm thắng chưa phải là người giỏi nhất, không đánh mà buộc đối phương phải hàng, tâm phục khẩu phục mới thật là người giỏi nhất.
- Điều thứ ba khi cần thiết phải dụng võ để chiến đấu tự tồn, mưu sinh thoát hiểm thì như mãnh hổ chốn rừng sâu, uy nghi, dũng cảm, cương quyết, tỉnh táo làm chủ trong mọi tình huống.
- Điều thứ tư là văn ôn võ luyện, võ là hơi thở hằng ngày, là hành trang vạn dặm, có như vậy thì sự học võ mới không hoài công vô ích.
- Điều thứ năm, là Thiên Mưu Công trong Tôn Tử Binh Pháp viết: Biết người biết ta trăm trận không nguy; Không biết người chỉ biết ta một được một thua; Không biết người không biết ta hễ đánh là nguy.
Nhưng dù sao đi nữa thì: “Trong thế gian không có hương thơm nào bay ngược được chiều gió, chỉ có hương thơm đức hạnh mới có khả năng bay ngược chiều gió và tỏa ngát muôn phương”. (Kinh Pháp cú).
Thầy dạy võ là: “Sổ hàng di biểu lưu thiên địa. Nhất phiến đan tâm phó sử thi”. Có nghĩa là: Đôi hàng soi dấu lưu muôn thuở. Một tấm lòng son tạc sử xanh. (Cổ thi) Võ sư Trương Văn Bảo Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 29/Nov/2012 lúc 9:01am
MỘT BÀI THUỐC VÕ THẬT HAY
Huy-Tường thân tặng các bạn yêu mến thể-thao và võ-thuật một bài thuốc rượu thật hay để xoa bóp. Chúng ta chơi thể-thao hoặc tập luyện võ-thuật, có khi cơ-thể bị thương-tổn, hảy dùng bài thuốc nầy để xoa bóp, Đây là bài thuốc Luyện Thiết sa chưỡng mà Huy-Tường đã từng dùng qua. Bài thuốc này còn có thể dùng vào vào những trường hợp khác trầm-trọng hơn, sẽ giải-thích sau.
7) BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG
DƯỢC LIỆU : 1. Qui vĩ – 2. Hồng hoa – 3. Nhủ hương – 4. Mộc dược – 5. Mộc hương – 6. Chỉ xác – 7. Kiết cánh – 8. Xuyên khung – 9. Đơn bì – 10. Kinh giới – 11. Đào nhơn – 12. Chi tử – 13. Xích thược – 14. Huyết kiệt – 15. Hổ cốt – 16. Trầm hương
CÁCH CHẾ : tất cả 16 vị, mỗi vị 3 chỉ, tán nhuyễn thành bột ngâm chung với hai lít rượu trắng, 7 ngày sau dùng được, càng lâu càng tốt.
CÁCH DÙNG : Trước khi luyện,rót thuốc ra thoa bóp cho nóng hai bàn tay xong mới luyện, sau khi luyện xong cũng hành dược công như thế. Khi nào hết thuốc thì đi bổ thêm thang khác. Luyện công hành dược tữu đúng 100 ngày thì thuốc mới thấm vào tới xương làm xương, gân cốt cứng mạnh vô cùng.
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 03/Feb/2013 lúc 11:44pm
Các bạn đã tập Thái sơn côn, hôm nay tôi xin mời các bạn tập bài BÁT QUÁI CÔN nầy nhé.
đăng 22:54 07-08-2011 bởi Phi Long Hồ
- Tên gọi: Bát Quái Côn. - Nguồn gốc: Võ Cổ Truyền Việt Nam. Tuy Hoà - Phú Yên.
Người giới thiệu và thị phạm bài Bát Quái Côn ghi băng hình lần thứ I năm 1995 tại TP.HCM là Võ sư Trương Hùng. Đơn vị Phú Yên.
Người thị phạm bài Bát Quái Côn ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư Trương Hùng. Đơn vị Phú Yên.
Người thị phạm bài Bát Quái Côn ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Nguyễn Hưu Phước. Đơn vị TP.HCM.
Bài Bát Quái Côn được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III năm 1995 tại TP HCM.
I. Lời thiệu
A. Nguyên văn
1. Phát bản linh thủ, xà vương khai môn
2. Long du điền hải, điểu thủy đăng thiên
3. Xuyên sơn định trận, nhất tướng ngũ môn
4. Bát quái đồng thần, lưỡng kê linh thủ
5. Vạn phụng như hoa, bát phương loạn xạ
6. Điểu trá yên phi, thạch thân xuất thế
7. Lão tôn loạn đả, tứ tướng hồi môn
8. Triều bàn bát quái, độc giác chiến xa
9. Bạch xà môn trận, đơn phụng triều dương
10. Kim thương trá thủ, phi sa yên thạch
11. Hoành sơn mạng nhện, thần ngư vũ thủy
12. Trung hải nhất trụ, độc linh yên bái
13. Bái tổ sư, lập bộ như tiền.
B. Chú giải
1.Đưa roi giơ tay, rắn chúa mở cửa
2.Rồng chơi ruộng biển, chim nước lên trời
3.Qua núi xem trận, một tướng giữ năm cửa
4.Tám cõi có đồng thần, tay lành giữ kê
5.Muôn phụng như hoa, tám phương loạn bắn
6.Chin giỡn khói bay, người đá ra đời
7.Lão Tôn joạn đánh, bốn tướng về cửa
8.Nhìn khắp tám cõi, chiến xa một sừng
9.Rắn trắng trận rồng, một chim phượng nhìn mắt Trời
10.Thương vàng trao tay, cát bay khỏi đá
11.Núi ngang có màng nhện, cá thần mưa nước
12.Giữa biển một cột, một luồng như khói
13. Bái tổ sư, đứng bộ như đầu.
C. Phú nôm
Tay cầm một chiếc roi linh. Xà vương mở cửa bước lên diện tiền. Rồng chơi ruộng muối thủ liền. Như bầy vịt nước bay lên lưng trời. Qua non nhìn trận hẳn hòi. Một mình xông trận phá thời năm môn. Thần đồng tám cõi đứng trông. Tay linh cầm gậy thẳng xông trận tiền. Côn loan phụng ngả hoa nghiêng. Tám phương quyết chiến ra liền thần oai. Tựa hồ chim giỡn khói bay. Thân hình đá tạo từ ngày thoát ra. Lão Tôn tên đặc ai qua. Tướng trời bốn cửa đuổi mà hồi cung. Bàn đào bát quái lướt xông. Chiến xa độc giác cũng không nhằm gì. Bạch xà xông trận càng nguy. Triều dương đơn phụng tức thì phá ngay. Thương vàng đã được đổi tay. Trận đồ đá dội cát bay sá gì. Hoành sơn mạng nhện khá nguy. Thần ngư phun nước tức thì giặc tan. Biển khơi một cột dựng sang. Mới hay linh vật thiên quang tựa vào.
Người dịch: Lão võ sư Phạm Đình Trọng - Lâm Đồng Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III – 1995
II. Kỹ thuật của bài quyền
1. Tấn pháp
- Trung bình tấn- Đinh tấn- Trảo mã tấn- Xà tấn- Hổ tấn- Hạc tấn- Lập tấn
2. Cước pháp
- Kim tiêu cước
3. Côn pháp
- Đập- Đâm- Bẫy- Vớt- Đỡ- Chặn- Loan- Quét- Ém.
III. Điểm dừng kỹ thuật của bài- Thời gian thực hiện
1.Vạn phụng như hoa
2.Tứ tướng hồi môn
3.Thần ngư vũ thủy
- Điểm dừng ở cuối các câu thiêu,thời gian dừng cho mỗi động tác không quá 03giây.
- Thời gian thực hiện kỹ thuật toàn bài-tính cả thời gian dừng là 01 phút 20 giây.
http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/bat_quai_con/bat_quai_con_1 -
- - http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/bat_quai_con/bat_quai_con_2 - - http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/bat_quai_con/bat_quai_con_3 - - http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/bat_quai_con/bat_quai_con_4 -
- http://www.vocotruyen-france.fr/images/quy_dinh/bat_quai_con/bat_quai_con_5 - |
------------- mhth
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 14/Feb/2013 lúc 7:54pm
Vừa mới đọc được bài nầy xin gởi lên đây và mời hai bạn Huy Tưởng và Hoàng Ngọc Hùng xem.
Đó là thế võ độc đáo mà võ sư Phan Thọ đã sử dụng để ba lần hạ gục các cao thủ taekwondo đến từ Hàn Quốc.
Lão võ sư năm nay đã 87 tuổi, sống ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định. Thấy chúng tôi tò mò về Độc xà thám nguyệt, ông chậm rãi giải thích bằng chất giọng Bình Định không lẫn vào đâu được: “Độc xà thám nguyệt hiểu nôm na là một con rắn ngóc đầu lên dòm (nhìn) trăng, đó là tuyệt chiêu mà tui đã dày công khổ luyện từ thời trai trẻ”. Nói xong, ông dẫn chúng tôi ra trước hiên nhà, nơi vẫn còn dấu tích một trận so tài kỳ lạ.
Lão võ sư Phan Thọ - ẢNH: ĐÀO TIẾN ĐẠT
Năm 1998, khi võ sư Phan Thọ đã 73 tuổi, có một đoàn khách từ Hàn Quốc đến thăm. Trong đoàn có một cao thủ taekwondo mới ngoài 30 tuổi. Qua người phiên dịch, võ sư Phan Thọ được biết anh người Hàn kia có ý chê võ cổ truyền Việt Nam chưa đẳng cấp, nên ông tự ái. “Nói thấy ghét nên tui phải trổ nghề”. Mọi người can ngăn vì võ sư tuổi đã cao, lỡ có chuyện gì thì không hay nhưng ông đã quyết.
Khoảnh sân trước nhà là nơi tỷ thí. Hai đối thủ, một già một trẻ vừa chào sân thì anh chàng người Hàn đã tung ngay một cú đòn chân sấm sét. Võ sư Phan Thọ hụp đầu xuống né cú đá. Vẫn còn đà, bàn chân đi giày của anh kia vung thẳng đến cây cột trước hiên nhà, kêu đánh rầm một tiếng, cả căn nhà cũ như rung rinh muốn sập, còn cây cột xi măng thì bị rạn nứt.
Cú đá kinh hồn này chưa xong thì đã đến cú đá khác. Đợi cho đối thủ vung chân lên thật cao, võ sư Phan Thọ lẹ làng rùn người xuống thấp rồi dùng toàn lực của cơ thể tập trung vào phần đầu, húc mạnh vào bụng dưới của anh ta. "Độc xà" đã "thám nguyệt"! Anh chàng người Hàn bị húc bay lên cao rồi rơi cái ịch xuống sân gạch, không nhúc nhích, mọi người phải khiêng lên ô tô. Tỉnh lại, anh ta thừa nhận đã nhận định sai về võ cổ truyền Việt Nam.
Lão võ sư chỉ tay vào cột nhà bị nứt, nơi vẫn còn in dấu giày của một cao thủ taekwondo - ẢNH: TÂM NGUYỄN
Trước đó, cũng với tuyệt chiêu Độc xà thám nguyệt, võ sư Phan Thọ đã hai lần hạ gục các cao thủ taekwondo khác. Những năm chiến tranh, Bình Định là địa bàn đóng quân của Sư đoàn Mãnh Hổ, Đại Hàn (Hàn Quốc ngày nay). Biết ông có võ, một sĩ quan Mãnh Hổ đến nhà cà khịa thách đấu, nói rằng ông mà thắng thì viên sĩ quan này sẽ cho ông một rổ lựu đạn để đi đánh cá trên sông Côn. Ông nhận lời, không phải vì rổ lựu đạn mà vì tự ái dân tộc. Ông nói: “Tui học võ là để bảo vệ mình và giúp người, không hề có ý định đánh nhau với ai, nhưng hễ kẻ nào chê võ cổ truyền Việt Nam là tui chịu không được, phải oánh”.
Địa điểm thi đấu là một khoảnh đất rộng tại thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn). Vào trận, ông để cho viên sĩ quan kia thoải mái tung chân còn ông liên tục né đòn, rồi bất ngờ tung ra tuyệt chiêu Độc xà thám nguyệt. Viên sĩ quan đổ gục như cây chuối bị một cây đao sắc phạt ngang lưng.
Nhưng vang dội nhất là trận võ sư Phan Thọ thắng một ngũ đẳng huyền đai taekwondo tại Pleiku (Gia Lai) vào quãng năm 1971 - 1972. Lần ấy, nhân Giỗ tổ Hùng Vương, đoàn võ thuật Bình Định do võ sư Hà Trọng Sơn (người được võ lâm tôn vinh là Hùm xám miền Trung) dẫn đầu lên biểu diễn võ. Trong những người xem có một thiếu tá của Sư đoàn Bạch Mã, Đại Hàn. Ra mặt coi thường, viên sĩ quan này đã rủ các võ sĩ Bình Định đánh nhau, xem võ nào hơn. Phan Thọ được mọi người đề nghị nhận lời thách đấu.
Lão võ sư Phan Thọ đang truyền nghề cho cháu nội - ẢNH: TÂM NGUYỄN
Lúc ấy, sàn đài đã tháo dây. Võ sư Phan Thọ chỉ 58 kg còn viên sĩ quan kia to cao, nặng trên 80 kg. Mới xáp vô là đối thủ động thủ liền, không thèm chào sân. Biết được thế mạnh của taekwondo là các đòn chân, võ sư Phan Thọ cứ để viên sĩ quan ra chân thoải mái. “Anh ta tung chân vun vút chừng mấy chục cái thì tui sử dụng chiêu Độc xà thám nguyệt. Anh ta ngã dập mặt xuống đất, máu chảy nhiều, nên xin ngừng trận đấu”, võ sư Phan Thọ kể lại.
Cuộc đời của lão võ sư Phan Thọ không chỉ là mấy trận tỷ thí kể trên mà còn nhiều giai thoại khác. Ví dụ như lần đánh nhau với con heo rừng nặng trên 200 kg để bảo vệ dân làng. Là người thông thạo 18 loại binh khí cổ truyền, ông dành cả cuộc đời để học và nghiên cứu võ. Giờ tuổi đã cao, nhưng ông vẫn nhận lời truyền dạy võ cho một đơn vị đặc công của quân đội.
Biểu diễn một thế võ cổ truyền - ẢNH: ĐÀO TIẾN ĐẠT
Nhớ lại chuyện hồi trẻ đã từng bán bò của vợ đi học võ, ông cười vang: “Nhà có hai con bò, tui nói với bả bán bớt một con để tui học võ. Vậy là bả vui vẻ nói bán luôn hai con để anh học cho giỏi”.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 23/Mar/2013 lúc 9:39pm
Hùng Kê quyền |
16:53', 29/1/ 2005 (GMT+7) |
Chuyện xưa kể rằng: Khi ba anh em Tây Sơn bí mật chiêu mộ anh hùng hào kiệt về tụ nghĩa, một lần nọ lúc xem 2 chú gà chọi nhau vào dịp Tết, trong đó có một con nhỏ hơn đối thủ nhưng biết vận dụng yếu thế "nhỏ con" của mình để triệt hạ đối phương, bằng thiên tư võ thuật của mình Nguyễn Lữ đã nghiền ngẫm và sáng chế ra bài Hùng Kê quyền, gọi nôm na là võ gà. Ngày nay, bài Hùng Kê quyền đã trở thành "danh trấn giang hồ" và được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam đưa vào hệ thống những bài quyền thi đấu bắt buộc tại các giải…
* Mãnh lực của một bài quyền
Người có công lớn trong việc làm cho bài Hùng Kê quyền không bị mai một và được truyền bá rộng rãi cho đến ngày nay là lão võ sư Ngô Bông, năm nay đã 76 tuổi, hiện đang sống thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong một buổi chiều giáp Tết, tôi có dịp hầu chuyện với lão võ sư Ngô Bông tại tư gia của ông…
"Hùng Kê quyền là bài quyền mà tôi yêu thích nhất. Ngày xưa sư phụ của tôi kể rằng: Nguyễn Lữ rất thích bài quyền này, đến đời sư phụ tôi cũng thế. Bài quyền như có sức hút mãnh liệt mà hết thảy những ai đã được học nó đều rất mê. Riêng tôi tự thề với lòng rằng: trước khi nhắm mắt lìa đời, tôi phải đi vài đường của bài quyền Hùng Kê rồi, nếu không làm được như thế tôi sẽ không nhắm mắt được". Lão võ sư Ngô Bông bắt đầu câu chuyện của mình như thế.
Sư phụ của võ sư Ngô Bông là ông Mười Diệp, trong tiềm thức của lão võ sư Ngô Bông thì thầy Mười Diệp là "truyền nhân" của một người lính dưới trướng Nguyễn Lữ, tên gọi là Lý Trường Xuân. Người lính này rất được Nguyễn Lữ tin dùng và truyền hết những tuyệt kỹ của bài quyền Hùng Kê.
Cùng thời với lão võ sư Ngô Bông, có rất nhiều võ sư tại Bình Định và Quảng Ngãi rất giỏi bài quyền này, trong đó đáng kể nhất là võ sư Sáu Nghê, võ sư Hồ Sắt (quê ở Phù Mỹ), võ sư Hồ Nguyệt (quê ở Tây Sơn), Hòa Thượng Thích Đại Long (quê ở Tuy Phước)… Nhưng tất cả đã mất vì tuổi cao, vì chiến tranh. Duy chỉ còn lại Ngô Bông cho đến nay. Năm 1989, võ sư Ngô Bông thực hiện bài quyền Hùng Kê tại một giải đấu quốc gia và đạt giải cao. Đến năm 1993, tại Đại hội võ thuật của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam, đã thống nhất lấy bài Hùng Kê quyền đưa vào hệ thống thi đấu bắt buộc ở nội dung biểu diễn và võ sư Ngô Bông chịu trách nhiệm truyền dạy, hướng dẫn bài quyền này…
"Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cực kỳ chuẩn xác và biến ảo. Cái thần thái của bài quyền là sử dụng sức mạnh của thủy để đánh đối phương. Mà cậu biết rồi đó, nước mà chảy là mạnh lắm và không thể nào tránh né cho khỏi. Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cũng vậy. Nó đánh vây tứ bề, dùng ba đến bốn mũi giáp công chỉ nhằm đánh vào một điểm, đánh từ dưới thấp lên cao, từ trên cao phủ đầu xuống thấp…".
* Hùng Kê quyền: trong võ có văn
Mới xem qua trình diễn thì có thể nhiều người sẽ nhầm đây là một bài quyền đơn giản. Chỉ khi vận dụng nó mới biến ảo khôn lường, nó ví như "thủy" có thể len qua mọi ngóc ngách nhưng khi tập trung lại thì mạnh như thác lũ.
Các chiêu thức của bài quyền Hùng Kê khi đánh ra lúc thì vây tứ phương tám hướng như trận đồ Bát quái ví như nước lũ tràn về, lúc thì như nước từ trên cao ập xuống bởi các đòn bay người lên cao, đánh ập xuống, sử dụng "nhất dương chỉ" đâm vào các tử huyệt trên cơ thể khiến đối phương khó lòng tránh né…
Hơn hết, bài quyền Hùng Kê rất tiêu biểu cho người Việt Nam với các đức tính sau: Con kê (gà) có dáng đi đẹp, đôi chân có cựa sắc bén thể hiện cho tướng võ, trên đầu lại có mào như tướng văn. Thấy kẻ thù dù to lớn nhưng không khiếp sợ đó là đức dũng, trong lúc chiến đấu luôn uyển chuyển, biến ảo đó là đức trí, khi gặp mồi (thức ăn) không ăn ngay mà gọi đàn cùng đến là đức nhân. Ngoài ra cái chủ ý trong bài thiệu đã lồng chứa tất cả cốt lõi của nền võ trận Việt Nam, nó mang một nguyên lý khoa học ở võ thuật, nghệ thuật chiến đấu mà nhà Tây Sơn đã có công sáng tạo dựa trên nguyên tắc: thấp có thể tranh cao; nhỏ có thể đánh lớn; yếu có thể đánh mạnh; gần có thể đánh xa mà vẫn có thể chiến thắng được đối thủ…
* Những truyền nhân của Hùng Kê quyền
Bài thiệu Hùng Kê quyền:
"Lưỡng Kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên khung độc tiễn tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thủ tứ hung
Thiểu tẩu vượt trâm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung
Bình thân bái tổ đứng lập tần".
Thời trai trẻ, lão võ sư Ngô Bông đã dạy và hướng dẫn cho không biết bao nhiêu là học trò khắp đất nước. Nhưng ông nhớ nhất là 2 võ sư Thanh Long (Hoài Nhơn) và Nguyễn Lê Hương (Quy Nhơn). Ông cho biết: "Tôi không phải là sư phụ của 2 người này, tôi chỉ hướng dẫn cho họ bài Hùng Kê quyền thôi, nhưng 2 người này rất sáng ý, họ tiếp thu bài quyền rất tốt, đánh đẹp, chuẩn xác và nghe đâu hiện nay 2 người này cũng đã dạy cho rất nhiều đệ tử bài quyền Hùng Kê này… Riêng tại Quảng Ngãi thì đã có Ngô Lâm, là con trai tôi nối nghiệp nên tôi rất yên tâm, không sợ bài quyền bị thất truyền…".
Hiện nay, bài Hùng Kê quyền đã trở thành bài quyền mang tính đại trà, bất cứ một VĐV thi đấu ở nội dung biểu diễn nào cũng phải biết vì nó mang tính bắt buộc. Nhưng để đánh chuẩn xác, đẹp và có hồn thì không phải VĐV nào cũng làm được.
Anh Trần Duy Linh, HLV của bộ môn võ cổ truyền Bình Định, là người rất giỏi về Hùng Kê quyền tâm sự: "Bài quyền Hùng Kê hay lắm, các chiêu thức đơn giản nhưng chính xác, biến ảo, tự bản thân tôi cũng rất yêu thích…".
. Công Tâm |
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 27/Apr/2013 lúc 11:11pm
Hùng kê quyền
đăng 22:46 07-08-2011 bởi Phi Long Hồ
I. TÊN GỌI
- Hùng Kê Quyền là một bài quyền pháp khá nổi tiếng trong số những bài võ cổ truyền đặc sắc của miền đất võ Bình Định.
II. NGUỒN GỐC
- Tây Sơn - Bình Định. Tương truyền qua dân gian và một số sách báo, tư liệu, bài Hùng Kê Quyền do Dông Định Vương Nguyễn Lữ là anh em Nhà Tây Sơn nghiên cứu sáng tạo nên.
- Người giới thiệu và thị phạm bài Hùng Kê Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM là Lão võ sư Ngô Bông. Đơn vị Quảng Ngãi.
- Người thị phạm bài Hùng Kê Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Lão võ sư Ngô Bông. Đơn vị Quảng Ngãi.
- Người thị phạm bài Hùng Kê Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Ngô Lâm. Đơn vị Quảng Ngãi. - Bài Hùng Kê Quyền được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM.
III. ĐẶC ĐIỂM
Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, yếu hơn các anh mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Tính ông hiền hòa, ưa thanh tịnh, thích giao du với các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc, thích học văn hơn học võ. Tuy nhiên, với tư cách một trong những võ tướng đầu lĩnh của Tây sơn khởi nghĩa, ông cũng đã học thập bát ban võ nghệ và chuyên về môn miên quyền, nhu quyền. Ông nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm phần nhiều thiên về dương cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam. Để học thông môn phái Thiếu Lâm phải mất hàng chục năm, trong khi yêu cầu cấp bách của nghĩa quân là tinh thông võ nghệ càng nhanh càng tốt. Nguyễn Lữ cũng say mê nghệ thuật chọi gà. Trong một dịp tết, ông quan sát đôi gà chọi: một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Nhưng con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ. Từ đó ông nghiệm ra nguyên lý của nước mà con gà nhỏ đã áp dụng theo bản năng: miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng dữ dội, có thể chọc phá bất cứ một sơ hở nhỏ nào. Ông đã sáng tạo ra bài Hùng kê quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn giai đoạn đó. Đặc tính của nước được áp dụng trong bài bằng những yếu lĩnh, nhằm đến mục tiêu: yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa.
Như những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm (nhất dương chỉ) mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao.
Lão võ sư Ngô Bông
Võ sư Ngô Bông, trên Bình Định nguyệt san, đã nói về những điểm tinh túy của bài Hùng kê quyền: Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cực kỳ chuẩn xác và biến ảo. Cái thần thái của bài quyền là sử dụng sức mạnh của thủy (nước) để đánh đối phương. Mà... nước mà chảy là mạnh lắm và không thể nào tránh né cho khỏi. Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cũng vậy. Nó đánh vây tứ bề, dùng ba đến bốn mũi giáp công chỉ nhằm đánh vào một điểm, đánh từ dưới thấp lên cao, từ trên cao phủ đầu xuống thấp.
Vì uy lực của bài quyền này, hiện nay bài thường chỉ được truyền dạy cho môn đồ đã có trình độ nhất định, chẳng hạn như cấp huấn luyện viên.
IV. LỜI THIỆU
A. Nguyên văn
1. Lưỡng kê giao nạp thí tranh hùng. 2. Song túc tề phi trảo thượng xung. 3. Trấn ải kim thương như bạch hổ. 4. Thủ quan ngân kiếm tợ thanh long. 5. Xuyên hầu độc tiễn tàng ư trác. 6. Hồi thủ đơn câu thọ tự hung. 7. Khiêu, tẩu, dược, trầm thiên sở tứ. 8. Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung.
B. Dịch nghĩa:
1. Hai con gà chọi nhau để tranh hùng
2. Hai chân cùng bay, móng chân đâm hất lên
3. Trấn biên ải, cây thương vàng như cọp trắng
4. Giữ cửa quan, lưỡi kiếm bạc tựa rồng xanh
5. Mũi tên độc đâm vào hầu được cất giấu từ mỏ gà (mổ thóc)
6. Quay đầu móc đâm vào ngực kẻ địch
7. Chạy, nhảy lên, luồn, hụp xuống là thế trời cho
8. Mềm, cứng, mạnh, yếu, tất cả đều trong bài quyền này.
Dịch thơ (Việt Hà):
1. Hai gà đối chọi quyết tranh hùng
2. Đôi chân cùng bay móng hất tung
3. Trấn ải, thương vàng như cọp trắng
4. Giữ quan, kiếm bạc tựa rồng xanh
5. Tên độc lút hầu ngầm nơi mỏ
6. Ngoái đầu đâm ngực địch đến cùng
7. Chạy, nhảy, luồn, hụp xoay tứ phía
8. Mềm, cứng, yếu, mạnh ngầm ở trong.
V. Ý NGHĨA
Trước khi trở thành “Tây Sơn Tam kiệt”, 3 anh em nhà Tây Sơn đã theo học văn - võ tại nhà thầy giáo Trương Văn Hiến ở An Nhơn. Sau đó, Nguyễn Lữ đi tu một thời gian nên thường được gọi là thầy tư Lữ. Trong giai đoạn này, thầy tư Lữ thường gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi về võ học với các nhà sư Trung Hoa di cư sang VN.
Nhận thấy võ Thiếu lâm Trung Hoa thường nghiên cứu, vận dụng từ tư thế của các con vật như: hổ quyền, xà quyền, hạc quyền…, Nguyễn Lữ cũng nghiên cứu về gà đá. Theo đó, ông đã lấy 1 con gà chọi nhỏ cho đá với 1 con gà chọi lớn, để từ đó nghiên cứu, rút tỉa, tạo nên bài võ phù hợp với thể tạng của người Việt. Bài võ Hùng Kê quyền ra đời từ đó. Lời thiệu của Hùng Kê quyền được viết theo thể thất ngôn, bát cú, qua Hùng Kê quyền thấy Nguyễn Lữ đã nghiên cứu khá kỹ về đặc điểm của loài gà chọi.
Câu 1: Lưỡng kê giao nạp thí tranh hùng (Hai con gà gặp nhau và bắt đầu thi tài cao thấp).
Bao giờ cũng vậy, trước khi đá nhau, 2 con gà thường đi qua lại 1 vòng, quan sát, gườm nhau. Điều đó có nghĩa, người võ sĩ trước khi so tài với đối thủ phải dùng “nhãn pháp” quan sát đối phương thật kỹ để tìm hiểu trạng thái, tinh thần, điểm mạnh, yếu của đối phương…
Câu 2: Song túc tề phi trảo thượng xung (Hai chân bay lên, móng chân đâm lên phía trên).
Đây là điểm khác biệt so với quan niệm “túc bất ly địa” (chân không rời đất) của võ cổ truyền Bình Định. Để thực hiện được đòn tấn công với động tác song phi cả 2 chân về phía đối phương, người võ sĩ phải luyện tập công phu, toàn diện cả nhãn pháp, thân pháp, thủ pháp…
Câu 3: Trấn ải kim thương như bạch hổ (Cây thương vàng trấn cửa ải tựa cọp trắng). Giống như gà chọi, người võ sĩ Tây Sơn luôn chú trọng đến việc phòng thủ, chống đỡ. Đầu, thân thể, tay chân đều là những bộ phận phòng thủ. Khi giao chiến, người võ sĩ phải luồn lách, né tránh, gạt đỡ ra sao cho thật linh hoạt. Để thực hiện được việc này, người võ sĩ phải rèn luyện khá toàn diện cả thân pháp, thủ pháp, nhãn pháp và nhất là chỉ pháp (phép dùng ngón tay). Trong động tác này, người võ sĩ không chỉ dùng thủ pháp để đỡ, gạt, né tránh đòn của đối phương, mà còn sử dụng cả 10 ngón tay như “cây thương vàng” để tấn công địch thủ.
Câu 4: Thủ quan ngân kiếm tự thanh long (Ngọn kiếm bạc giữ cửa tựa rồng xanh).
Quan sát con gà đang chọi ta sẽ thấy nó sử dụng đôi cánh thật lợi hại. Đôi cánh của nó không chỉ để giữ thăng bằng, mà còn quật vào cổ, vào mặt của địch thủ, thậm chí như một lưỡi kiếm sắc. Tương tự như vậy, đôi tay của người võ sĩ Tây Sơn không chỉ giữ thăng bằng cho cơ thể, mà còn để gạt, đỡ, chống trả và để chém, chặt, xỉa, tấn công đối phương. Những thế “kim kê thượng xí”, “kim kê triển dực”… chính là vận dụng từ thế của đôi cánh gà chọi.
Câu 5: Xuyên hầu độc tiễn tàng ư trác (Mũi tên độc đâm vào cổ họng địch thủ tiềm ẩn từ cái mỏ gà).
Đây là một đòn cực kỳ lợi hại mà võ Tây Sơn vận dụng từ thế của gà chọi. Quan sát những con gà chọi chiến, ta thấy nó thường sử dụng đòn đá móc yết hầu địch thủ. Võ Tây Sơn cũng thường chú trọng đòn đánh vào yết hầu để có thể hạ đo ván địch thủ nhanh nhất. Đáng lưu ý là câu “tàng ư trác” (nghĩa là giấu ở mỏ). Khi tay chân bị khóa, vô hiệu hóa, người võ sĩ Tây Sơn sẽ sử dụng cả miệng để cắn vào yết hầu địch thủ.
Câu 6: Hồi thủ đơn câu thụ tự hung (Quay đầu lại phản công, đánh vào ngực địch thủ).
Quan sát gà chọi ta thấy có con đang đá thì cắm cổ chạy, rồi lại quay lại phản đòn; có con lại cứ xoay quanh “xà quần”, rồi quay lại phản đòn. Và, khi con gà địch thủ mệt thì nó bắt đầu phản công tới tấp. Vận dụng thế của gà chọi, khi mới sáp trận người võ sĩ Tây Sơn cũng thường né tránh những đòn hiểm ác, mãnh liệt của đối phương một cách lanh lẹ, uyển chuyển; vừa đánh vừa di chuyển linh hoạt. Cho đến khi đối phương thấm mệt, người võ sĩ Tây Sơn mới ra đòn phản công và tấn công vào những chỗ yếu điểm, để hạ địch thủ.
Câu 7: Thiểu, tẩu, dược, trầm, thiên sở tứ (Chạy, nhảy lên, thụt xuống là sở trường trời cho).
Vận dụng thế này, người võ sĩ Tây Sơn rất chú trọng khi luyện tập thân pháp, bộ pháp, thủ pháp, cước pháp để có thể chạy nhanh, nhảy xa, luồn lách, né tránh… làm cho đối thủ hao tổn sức lực và cuối cùng là tấn công tiêu diệt.
Câu thứ 8: Nhu cương cường nhược tận kỳ trung (Mềm, cứng, mạnh, yếu đều tập trung trong bài quyền này).
Câu kết của bài thiệu Hùng Kê quyền cũng chính là một trong những quan niệm cốt lõi của võ Tây Sơn. Đó là quan niệm về cứng - mềm, mạnh - yếu; trong nhu có cương, trong cương có nhu và nhu - cương hài hòa. Đó cũng chính là bài học lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh mà ông cha ta từ ngàn xưa đã đúc kết, vận dụng.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giờ đây, cùng với nhiều tư liệu lịch sử, bài võ Hùng Kê quyền cơ bản đã được khôi phục lại khá hoàn chỉnh được đưa vào chương trình hội thi thuộc hệ thống võ cổ truyền quốc gia.
VI. KỸ THUẬT
1. Tấn pháp: - Hầu tấn - Long tấn, Kê tấn, Hổ tấn, Báo tấn, Xà tấn, Hạc tấn. 2. Cước pháp: - Độc tiêu phi hành cước. 3. Thủ pháp: - Kê giáp chỉ (Nhất chỉ), Ma cương đao (Ấn công), Ưng tiêm chỉ (Tam công), Hổ trảo, Dực chẩu.
VII. ĐIỂM DỪNG
1. Song túc tề phi trảo thượng xung. 2. Thủ quan ngân kiếm tựa thanh long. 3. Hồi thụ đơn câu thọ tự hung. - Dừng ở cuối câu thiệu - Thời gian dừng ở mỗi lần không quá 3 giây.
VIII. THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Thời gian thực hiện toàn bài - tính cả thời gian dừng là 01 phút 10 giây.
* BÁI TỔ HÙNG KÊ QUYỀN
1. Đứng Hầu tấn ở vị trí X - lập thân (2 tay thủ quyền ngang thắt lưng) - mặt H1 - bàn tay T xòe - bàn tay P nắm lại - 2 tay vòng vào trước ngực chào - xong rút 2 tay về ngang hông (2 bàn tay xòe Kê giáp chỉ như hình cựa gà).
A. LƯỠNG KÊ GIAO NẠP THÍ TRANH HÙNG
2. Chân T bước tréo trên chân P (H1) thành Xà tấn - 2 tay hốt tréo dưới chân trước 2 gối (P trên - T dưới) - chân P đứng lên Hầu tấn (mặt H7) - 2 tay từ dưới gạt sang 2 bên ngang mặt (2 cạnh bàn tay nằm ngang) - Xong cuốn 2 cổ tay 1 vòng rồi thu về ngang thắt lưng.
3. Lắc đầu sang T nhìn về H5.
4. Xong lắc đầu qua P nhìn về H1.
5. Tung người nhảy phóng 2 chân tới H1 thành Long tấn P - trong khi nhảy 2 tay bung theo - tay P ngửa từ dưới đâm xóc lên - tay T úp che phía dưới.
6. Giữ nguyên bộ tay P rút về - tay T gạt lên - cổ tay P cuốn lại úp xuống rồi mổ tới H1 - tay T ngửa rút về ngang ngực.
7. Giữ nguyên bộ tay P gạt - tay T đâm úp tới H1.
8. Nhích 2 chân tới một chút - cuốn cổ tay T một vòng rồi ấn cạnh bàn tay T tới H1.
9. Lập lại động tác 8.
10. Lập lại một lần nữa.
11. Chuyển mình ra sau thành Lân tấn T - tay P chận ức bàn tay xuống trước hạ bộ - tay trái xòe dựng che mặt P.
12. Chuyển mình về trước thành Long tấn P - chỏ P giật tới bàn tay - tay T che ngửa dưới ngực P - xong nhảy lên, 2 tay bung lên - tay P từ dưới đâm xóc lên (bàn tay ngửa) Long tấn P - tay T úp chận dưới chỏ P.
13. Chân P lui về sau chân T thành Xà tấn - tay T gạt dương thủ, tay P kéo vòng ra sau lưng rồi mổ tới H1 - tay T rút về hông.
14. Chân P tiến H1 thành Long tấn - tay P quay 1 vòng từ trên xuống dưới rồi đâm xóc từ dưới lên (bàn tay ngửa) - tay T úp dưới chỏ P.
15. Chân P bỏ tréo về sau trên chân T thành Xà tấn - 2 tay loan 1 vòng rồi chặt bàn tay P xuống - tay T gạt lên đầu.
16. Xoay người trở lại H1 thành Long tấn T - tay T gạt - tay P đánh cạnh Ấn công tới H1.
B. SONG TÚC TỀ PHI TRẢO THƯỢNG XUNG
17. Chân T bỏ tréo về sau chân P thành Xà tấn - tay T loàn dưới tay P gạt đẩy ra H1 - tay P rút thủ ngang thắt lưng.
18. Nhảy lên đá Độc tiêu phi hành cước P - trong khi nhảy đá thì lưng bàn tay P đập vào lòng bàn tay T.
19. Chân P rớt xuống thành Long tấn P - tay T gạt - tay P ngửa từ dưới đâm xóc lên H1 - tay T úp che dưới chỏ P.
20. Chân P bỏ lùi về sau chân T thành Xà tấn - tay P rút về úp lại rồi mổ tới H1 - tay T thủ ngang hông.
21. Nhảy lên đá Độc tiêu phi hành cước T - trong kh nhảy đá thì lưng bàn tay P đập vào lòng bàn tay T.
22. Chân T rớt xuống thành Long Tấn - tay P đánh thẳng ra Ấn công - tay T thủ ngang hông.
23. Nhảy đôn chân lên thành Lân tấn P - tay T đánh thẳng xiêng ra Tam công H2 - tay P thủ ngang hông.
C. TRẤN ẢI KIM THƯƠNG NHƯ BẠCH HỔ
24. Chân T lui về sau chân P thành Xà tấn - cắm chỏ trái xuống trước ngực mũi tay chỉ lên trời, lòng tay hướng vào người - tay P thủ ngang hông.
25. Nhảy xoay người thành Lân tấn T - tay P đánh Tam công về H8 - tay T thủ ngang hông.
26. Nhảy phóng người tới H1 Long tấn P - 2 tay bung lên - tay P ngửa xóc lên H1 - tay T úp chụp xuống.
D. THỦ QUAN NGÂN KIẾM TỢ THANH LONG
27. Chân P tréo về sau chân T thành Xxà tấn - tay P loan 1 vòng rút về giựt chỏ H1 - tay T che hóc vai P.
28. Xoay người lại H1 thành Long tấn T - tay T gạt - tay P đánh Ấn công H1.
29. Xong nhảy đôn chân lên thành Lân tấn P - tay T đánh Tam công H2 - tay P thủ ngang hông.
30. Chân P trụ chân T co lên Hạc tấn - 2 tay hốt tréo từ dưới lên rồi bung sang 2 bên trên đầu - 2 cánh tay cong lại - bàn tay ngửa - lòng bàn tay quay ra ngoài - 2 ngón trỏ quay vào trong.
E. XUYÊN HẦU ĐỘC TIỄN TÀNG Ư TRÁC
31. Bỏ chân T về sau trên chân P - chân P lui theo ra sau - hơi ngả người về sau - chân T kéo nhẹ về Kê tấn - 2 chỏ giựt mạnh về sau - mặt H1.
32. Chồm người tới Long Tấn T - 2 bàn tay đâm Nhất chỉ tới H1 (lòng 2 bàn tay hướng vào nhau).
33. Nhích lùi 2 chân về sau một chút kê tấn P - 2 chỏ giựt về sau.
34. Nhích tới trước 1 chút Kê tấn - 2 tay tréo chận trước gối (tay P trên T dưới).
35. Nhảy 2 chân tới trước Long tấn P - 2 tay bung lên - tay P từ dưới xóc lên - tay T úp chận xuống.
36. Chuyển thân lại thành Báo tấn - 2 tay xé ra (Hổ trảo).
37. Nhảy 2 chân tới trước Long tấn P - 2 tay bung lên - tay P từ dưới đâm xóc lên - tay T úp chận xuống.
F. HỒI THỦ ĐƠN CÂU THỌ TỰ HUNG
38. Chân P tréo về sau trên chân T thành Xà tấn - tay P quay 1 vòng rồi gạt nguyên cánh tay phía dưới về H1 bàn tay ngửa - tay T che hóc vai.
39. Xoay người lại Kê tấn - 2 chỏ giựt về sau.
40. Nhích chân T tới Long tấn - 2 tay chụp tới tam công.
41. Nhích lùi hai chân về sau 1 chút - 2 chỏ giựt về sau
42. Nhích 2 chân tới - Kê tấn - 2 tay tréo chận trước gối.
43. Nhảy 2 chân lên - Long tấn P - 2 tay bung lên - tay P từ dưới đâm xiên lên H1.
44. Chuyển người sang Báo tấn - 2 tay xé ra.
G. KHIÊU TẨU DƯỢC TRẦM THIÊN SỞ TỨ
45. Nhảy tung người lên thành Lân tấn P - 2 tay bung lên - tay P từ dưới đâm xóc lên - tay T thủ ngang hông.
H. NHU CƯƠNG CƯỜNG NHƯỢC TẬN KỲ TRUNG
46. Chân P lui về sau chân T thành Xà tấn - tay P chận xuống che hạ bộ - tay trái thủ ở hốc vai P.
47. Xoay người thành Báo tấn - 2 tay xé banh sang 2 bên mặt.
48. Chân P tiến sát chân T thành Hầu tấn ở vị trí X - vòng tay chào.
http://www.youtube.com/watch?v=3Hl8KgQMO-k -
XI. MINH HỌA
|
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 03/Aug/2013 lúc 12:15am
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP, SỬ DỤNG CÔN ( ROI )
- Giới thiệu roi: Roi có chiều cao ngang lông mày người tập (tề mi). Roi tròn và to vừa tay nắm, đường kính khoảng 3cm. Khi tập cầm roi trơn và láng. Phần roi ở trước gọi là đầu roi, phần roi ở sau gọi là đốc roi.
- Cách nắm roi: Cách nắm âm-dương: Đứng theo "ngựa kim kê"(Chảo mã tấn) chân trái trước, chân phải sau.
+ Tay trái ở trước nắm cách 1/3 đầu roi với qui cách: Lòng bàn tay úp xuống đất (âm), bốn ngón: Trỏ, giữa, đeo nhẫn và út nắm ở phần trên roi, ngón cái nắm ở phần dưới roi.
+ Tay phải ở sau, nắm cách 1/3 đốc roi với qui cách: Lòng bàn tay ngửa lên trời (dương), ngón cái nắm ở phần trên roi, các ngón trỏ, giữa, đeo nhẫn và út nằm ở phần dưới roi.
+ Ngược lại, khi chuyển sang đứng "ngựa kim kê" nửa chân phải ở trước, chân trái ở sau thì cách nắm roi cũng tương tự như bên trái.
* Cách xê dịch đôi bàn tay trên roi
Cách chong roi:
- Đứng ở tư thế, cách nắm roi tay trái ở trước. Đầu roi ở trước hơi cao hơn đốc roi ở sau. Đầu roi ở hướng ra phía trước, hai mắt nhìn theo đầu roi. Đấy là cách chong roi.
- Tập xê dịch hai bàn tay để đốc roi dài ra phía trước: Tay trái ở trước xê dịch về phía đầu roi, tay phải ở sau đẩy đốc roi dựng đứng lên trời, tiếp đến, tay phải xê dịch gần về phía tay trái gạt đốc roi theo chiều từ trên xuống và đầu đốc roi hướng thẳng về phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
Tập xê dịch hai bàn tay đẩy đầu roi dài ra phía trước: Tay phải ở sau xê dịch về phía đốc roi ở trước. Tay trái ở trước xê dịch gần về phía tay phải ở sau, đồng thời đẩy bắn đầu roi theo chiều từ dưới lên, và dừng lại khi đầu roi hướng thẳng về trước ngang tầm nhìn thẳng của hai mắt.
Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
* Ngựa roi
- "Ngựa" phải trên đất, ngựa roi không được bám chặt hai bàn chân xuống mặt đất, mà phải xê dịch tiến lùi, qua lại trên đất, nhẹ nhàng như lá rơi.
- Đứng ngựa roi: Đứng theo tư thế "ngựa kim kê", hay "ngựa bát quái" và đứng theo cách "đơn trọng".
* Tập 12 thế căn bản theo 3 nhóm
Nhóm 1: ĐÂM, BẮT, LẮC, ĐÁNH.
Nhóm 2: BÁT, BẮT, TRIỆT, CHẬN.
Nhóm 3: HOÀNH, KHẮC, LẮC, TÉM.
Hai nhóm thế 2 và 3 thuộc về 8 phách cơ bản nêu trên.
Nhóm 1:
Tập: ĐÂM, BẮT, LẮC, ĐÁNH.
a) Đâm: Đứng "chong roi", theo tư thế chân phải ở sau bước tới một bước, tay phải nắm roi chỉ đầu đốc roi xuống đất, chỏ phải tỳ vào hông phải, tay trái nắm đầu roi ở sau chỉ đầu roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay đâm roi thẳng từ dưới lên và đẩy thẳng ra phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
- Tiếp đến chân trái bước tới trước một bước, tay trái nắm roi tỳ chỉ vào hông trái, đầu roi chỉ xuống đất, tay phải ở sau nắm roi chỉ đốc roi lên trời, ở tư thế này, hai tay đâm roi thẳng từ dưới lên và đẩy đầu roi thẳng ra phía trước. Hai mắt vẫn nhìn thẳng phía trước. Cứ thế ta tập đều 2 bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
b) Bắt: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải sau bước tới trước một bước. Tay trái nắm đầu roi ở trước hạ xuống chỉ đầu roi xuống đất. Tay phải nắm đốc roi ở sau theo chiều roi chỉ đầu đốc roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay bắt roi từ trên xuống, hai mắt nhìn theo roi phía trước.
- Ở bộ vị, chân trái bước lên trước một bước, đồng thời tay trái bắt đốc roi theo chiều từ trên xuống. Hai mắt nhìn theo roi phía trước, cứ thế ta tập đều hai bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
c) Lắc: Đứng "chong roi" theo tư thế, chân phải bước tới trước một bước. Tay phải nắm đốc roi ở sau, hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi, theo chiều roi chỉ đầu roi lên trời. Bấy giờ tay phải lắc đầu roi ra trước mặt và từ phải qua trái.
Tiếp đến tay phải kéo dựt hạ về sau và theo chiều từ trái qua phải. Hai mắt nhìn theo roi ra trước.
Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước tay trái nắm roi hạ xuống chỉ đầu roi xuống đất, đồng thời lắc đầu roi ra trước từ trái sang phải. Tiếp đến tay trái lại kéo dựt đầu roi về sau từ phải sang trái. Hai mắt nhìn theo ra phía trước. Cứ thế ta tập đều hai bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
d) Đánh: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải bước tới trước một bước, tay phải nắm roi chỉ đầu roi xuống đất, cho tỳ vào hông, tay trái nắm roi theo chiều roi chỉ lên trời ở tư thế này, hai tay đánh đầu roi từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước, đồng thời tay trái đánh đầu roi theo chiều từ dưới lên, hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế ta tập đều hai bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
Nhóm 2: Tập: BÁT, BẮT, TRIỆT,CHẬN.
* Tập một đầu (đầu roi) (tập đơn):
a) Bát (đơn): Đứng theo cách "chong roi" ở tay trái roi ở trước hạ đầu roi xuống rồi "bát" từ dưới lên và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
b) Bắt: Đứng "chong roi" theo tư thế, tay trái kéo đầu roi sang bên trái, đồng thời "bắt" đầu roi từ trên xuống và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
c) Triệt: Đứng theo cách "chong roi" ở tay trái nắm đầu roi ở trước, chỉ đầu roi xuống đất, tay phải nắm roi ở sau theo chiều roi chỉ đốc roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay "triệt" roi về sau và từ phải sang trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
d) Chận: Ở tư thế giữ y bộ vị, tay trái chận roi ra phía dưới và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
* Tập cả hai đầu (tập đầu roi và đốc roi) (tập kép):
a) Bát (kép): Đứng "chong roi" theo tư thế tay phải nắm roi ở sau, hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi ở trước theo chiều đầu roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải "bát" đốc roi từ dưới lên, và từ phải qua trái thẳng về phía trước.
Ở bộ vị, tay trái tiếp tục hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái, "bắt" roi từ dưới lên và từ trái qua phải thẳng về phía trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
b) Bắt: Ở bộ vị, tay trái nắm phần đầu roi ở trước hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải nắm phần đốc roi ở sau "bắt" thẳng roi từ sau ra trước và từ trên xuống.
- Ở bộ vị, tay phải hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái "bắt" đầu roi từ sau ra trước, và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
c) Triệt: Ở bộ vị, tay trái hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái "triệt" roi về sau và từ phải sang trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
d) Chận: Ở bộ vị, tay trái nâng đầu roi chỉ lên trời, tay phải nắm roi theo chiều đốc roi chỉ xuống đất. Ở tư thế này "chận" đốc roi từ sau ra trước và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
Nhóm 3: Tập: HOÀNH, KHẮC, LẮC, TÉM.
(Riêng nhóm 3 theo liên hoàn, kết hợp động tác hoành khắc, hoành lắc, hoành tém)
a) Tập hoành khắc: Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bộ ngang qua bên trái một bước đồng thời tay trái "khắc" đầu roi từ trên xuống và từ trái qua phải. Sau đó, thu ngựa roi về vị trí cũ. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi, và tập nhiều lần cho mỗi lần tập.
Tiếp đến ta tập chân trái ở trước bộ ngang qua phía bên phải đồng thời tay trái ở trước "bắt" đầu roi từ trên xuống và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó, thủ ngựa roi về như cũ. Và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
b) Tập hoành lắc: Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bổ ngang qua bên trái một bước, đồng thời tay trái cắm đầu roi chỉ xuống đất "lắc" từ trái qua phải và từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Sau đó, thu ngựa về như cũ, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
Tiếp đến, ta tập chân trái ở trước bỏ ngang qua bên phải một bước, đồng thời tay trái cắm đầu roi chỉ xuống đất, "lắc" ngược lại từ trước ra sau và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó thu ngựa roi lại như cũ, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
c) Tập hoành tém: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải ở sau, bước ngang qua bên phải một bước đồng thời tay phải ở sau hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi theo chiều đầu roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải "tém" đầu đốc roi, từ dưới lên và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Sau đó trở về thu ngựa roi như cũ, và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
Ở bộ vị, thủ roi như chân phải ở sau, bỏ ngược ngang qua bên trái một bước, đồng thời tay trái ở trước hạ roi xuống cắm đầu roi chỉ xuống đất, tay phải nắm roi ở sau theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái "tém" đầu roi từ dưới lên và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó thu ngựa roi lại như cũ và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập
Tập một số phách roi đấu đơn giản
1. Tập phách bắt chân:
- "Chong roi" theo tư thế hai tay nắm roi chặt. Lực tay trái ở trước "bắt" roi từ trên xuống và từ trái qua phải. Đồng thời, tay trái hạ đầu roi chỉ xuống đất "chận" đầu roi từ dưới lên và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
2. Tập phách bắt bắt:
Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải ở sau bỏ ngược ngang qua phía bên trái một bước. Đồng thời, tay trái ở trước "bắt" roi từ trái qua phải và từ trên xuống. Tiếp đến chân phải ở sau lại bước ngang qua bên phải một bước. Đồng thời, tay trái ở trước "bắt" ngược đầu roi lại từ phải qua trái và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về trước theo roi, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
3. Tập phách bát bắt:
- Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bỏ lui về sau một bước. Đồng thời tay phải ở sau "bát" đầu đốc roi từ sau ra trước, và từ dưới lên. Tiếp đến chân trái lại bước đồng thời tay trái ở trước "bắt" đầu roi từ trên xuống, và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về phía trước và tập nhiều lần trong mỗi lần tập.
4. Tập phách bắt bát:
- Đứng "chong roi". Tay phải ở sau "bắt" đầu đốc roi từ sau ra trước và từ trên xuống. Tiếp đến tay trái ở trước "bát" đầu roi từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
5. Tập phách đâm hạ, đâm thượng:
- Đứng "chong roi". Tay trái ở trước hạ đầu roi đâm xuống đất, tiếp đến tay trái ở trước nâng đầu roi đâm lên trên "bộ thượng". Hai mắt nhìn về trước theo roi và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
ST !
Lời kết: Như các bạn đã thấy, roi cổ truyền của cha ông chúng ta căn bản chỉ có Hoành, Khắc, Lắc, Tém và Bát, Bắt, Triệt, Chận cùng bốn thế chánh là Đàn địa, Sang(Xung) thiên, Thích côn và Cuồng phong tảo diệp nhưng đã bao lần đánh tan bọn xâm lược miền Bắc( nơi mà bọn chúng vẫn tự hào là cái nôi của Võ thuật), điều quan trọng là các bạn có nắm được ý hay không??. Chúc các bạn thành công.
Huy Tường
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 03/Dec/2013 lúc 11:35pm
Các bạn đã tập phần căn bản về roi, hôm nay H.T cống hiến các bạn một tài liệu mới về công dụng của BÁT, BẮT, TRIỆT, CHẬN và HOÀNH, KHẮC, LẮC, TÉM. Chúc các bạn thành công.
PHẦN CĂN BẢN CỦA MÔN ROI:
Côn (ở Bình Định quen gọi là roi): Là một loại binh khí tiêu biểu được áp dụng khá rộng rãi, thuộc nhóm binh khí dài thường gọi là trường côn (roi dài). Roi làm bằng gỗ dẻo, mây già hoặc tre đặc. To hay nhỏ tùy theo bàn tay người sử dụng lớn, nhỏ. Mặt khác ở Bình Định, roi là môn nổi tiếng không chỉ ở Thuận Truyền mà còn lan rộng khắp nơi trong tỉnh và cả trong nước mà tên tuổi của võ sư Hồ Nhu đã đi vào huyền thoại. Đường roi bí truyền của ông vẫn còn lưu truyền trong dân gian mãi cho đến nay. Qua khảo sát và truy tìm gốc tích thì hiện nay ở Bình Định có rất nhiều võ đường giỏi về roi như: võ đường Lý Xuân Hỷ, Lâm Ngọc Phú, thầy Bửu Thắng ở An Nhơn, võ đường Hà Trọng Sơn, Phi Long Vịnh và phái võ chùa Long Phước ở Tuy Phước, võ đường Phan Thọ, võ đường Hồ Sừng (cháu của Hồ Nhu) ở Tây Sơn… Nhiều võ sư tiền bối ở thời Tây Sơn có đô đốc Nguyễn Văn Lộc với bài roi “Không tiên”. Thầy dạy Hồ Nhu là Hồ Khiêm với đường roi tuyệt kỷ là “Lạc Côn”, đó là đường roi có một không hai: “Dùng sức đối phương để đánh lại đối phương” – thường gọi là cộng lực. Còn các đường roi bí truyền như: “Đâm so đũa”, “Roi đánh nghịch”, “Đá văng roi”, “Phá vây”, “Roi chiến”… là những bảo vật của võ cổ truyền Bình Định.
CÁC PHÁCH ROI CƠ BẢN CỦA VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH:
Cấu tạo một bài roi bao gồm hai phần: lời thiệu và động tác. Lời thiệu thường là thể thơ, ca dao dân gian… Động tác bao gồm động tác riêng lẻ đến động tác liên hợp, các đòn thế tấn công và phòng thủ theo các phách cơ bản như:
* Bát, bắt, triệt, chận: sử dụng các phách này nặng về thủ để triệt phá hết các đòn tấn công của đối phương, dụ đối phương vào vòng vây để thuận bề sát thủ, nếu đối phương phát hiện né tránh thì ra đòn “đâm so đũa”.
* Hoành, khắc, lắc, tém: Sử dụng các phách này là vừa thủ vừa công.
Phân tích từng phách như sau:
- BÁT: là trừ thế đánh bổ từ trên xuống của đối phương.
- BẮT: là trừ đòn đâm từ nửa thân trên của đối phương.
- TRIỆT: là trừ đòn đánh tạt ngang sườn của đối phương.
- CHẬN: là trừ thế đánh phất cờ của đối phương.
Nói chung là trừ để dụ đối phương, “trá bại” để tấn công trả lại đòn đối phương.
- HOÀNH: Hoành roi bên trái rồi bên phải để lựa thế thuận tiện tấn công đối phương.
- KHẮC: tức là khắc giần roi của đối phương văng ra xa để phá đòn tấn công của đối thủ.
- LẮC: Trừ và né đòn tấn công đâm thẳng từ thắt lưng trở lên của đối phương.
- TÉM: Tém gạt tất cả đầu roi, đòn đâm thẳng của đối phương.
Cần lưu ý sau khi sử dụng phách này như sau:
+ Dùng thủ để công
+ Trước thủ sau công
+ Trừ công để thủ
+ Thủ giả công thật
Khi xáp trận, đối phương tranh thủ tấn công trước thì buộc ta phải sử dụng “dùng thủ để công”. Thủ không được thụ động, mà phải dùng các phách hợp lý để triệt tiêu đòn tấn công đối phương rồi ra đòn tiêu diệt đối phương. Hay dùng “trước thủ sau công” cũng là thế thủ có thể giả vờ “trá bại” để dụ đối phương vào thế đánh của ta, hay có lúc dùng “trừ công để thủ” khi đã trừ được các đòn tấn công của đối phương rồi, thì không nên tấn công ngay mà phải thủ cho kín chặt không cho đối phương ra đòn tấn công tiếp. Sau khi thủ xem xét phán đoán rất nhanh để xem đối phương phản ứng ra sao mà có đối sách thích hợp. Có thể thủ giả công thật, để đánh lừa đối phương tưởng ta yếu mệt mà tấn công ta, lúc đó ta phải nhanh chóng chuyển thủ thành công.
Roi chiến, roi trận và roi đấu trong võ cổ truyền Bình Định:
Nội dung roi có nhiều môn, mỗi môn có nhiều bài, gồm các bài biểu diễn và bài thi đấu. Trong bài biểu diễn, gồm bài quy định bắt buộc theo quy chế thi đấu hiện nay do Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam quy định. Thời xa xưa, về roi cũng có bài biểu diễn để phục vụ cho các ngày lễ hội. Già, trẻ, gái, trai đều tham gia biểu diễn. Còn roi thi đấu mang tính chất đối kháng có các loại như sau:
* Roi chiến:
Là loại thi đấu giữa hai người và một người đánh với một người. Roi chiến không có bài bản, chỉ sử dụng các đòn thế để tấn công và phòng thủ.
Hiện nay, mỗi môn phái ở Bình Định có các đòn roi bí truyền và các bài riêng cho môn phái mình và khi sử dụng cũng khác nhau. Roi chiến có hai tác dụng sát phạt và gây tử thương, thứ hai là cách phá công (phá vây) hoặc đánh ở địa hình hẹp, tùy theo số lượng đối phương nhiều hay ít mà sử dụng các đòn thế bí truyền phù hợp.
Tương truyền, Hồ Nhu khi vào đánh với một võ sư người Minh Hương ở Phú Yên, ông này võ nghệ cũng rất cao cường, các bạn của Hồ Nhu đánh không lại. Hồ Nhu bảo các bạn lui ra để ông xông trận. Hồ Nhu lừa thế trá bại, võ sư Minh Hương đuổi theo. Trúng thế, Hồ Nhu nhanh chóng chiếm được vị trí lợi hại. Võ sư Phú Yên không chịu thua, hai bên lại tiếp tục đánh nhau quyết liệt. Hồ Nhu thình lình ra đòn tuyệt kỷ “đâm so đũa” để hạ đối thủ.
Còn đây là đòn “Lạc Côn” của võ sư Bầu Đê: Đang đánh nhau với một võ sư khác, ông thả rơi đầu roi xuống giữa hai chân. Đối phương tưởng ông rớt roi xông tới để đánh, Bầu Đê dùng sức bật ngọn roi lên, đối phương hết đường tránh né, bị hất té nhào.
Roi chiến dùng đánh phá vây khi một người chống lại nhiều người, một người đánh năm người gọi là “roi năm”. Một người đánh mười người gọi là “roi mười”. Cứ như thế tăng lên bao nhiêu thì gọi bấy nhiêu roi. Muốn đánh giải vây thì phải tìm cho được một nơi để dụ mọi người chú ý vào đó, rồi tìm cách giả vây. Nếu bí quá thì mở đường máu chạy thoát thân thì gọi là “ra cửa”.
* Roi trận:
Là loại hình đánh nhau có trận tuyến, thường xảy ra trong các cuộc chiến tranh. Hai bên bày binh bố trận rồi áp sát vào nhau mà chiến đấu. Có thể đánh từng đôi, nhiều cặp, một người đánh nhiều người, có trận đấu ít người, có trận đấu nhiều người, hàng trăm hàng nghìn người tham gia. Hai bên dùng nhiều đòn thế, nhiều thao lược để tìm cách tiêu diệt được nhiều đối phương. Quang Trung-Nguyễn Huệ đã truyền dạy các thế roi đánh “cận chiến” cho các tướng sĩ. Trong các chiến công oanh liệt từ nam ra bắc, quân đội Tây Sơn áp dụng cách đánh cận chiến hết sức độc đáo, hiệu nghiệm, kể cả đánh trên lưng ngựa, lưng voi và đã tiêu diệt nhiều quân địch.
* Roi đấu:
Roi đấu là một trong những nội dung thi đấu của triều đại nhà Nguyễn để tuyển chọn nhân tài võ nghệ (Tiến sĩ Võ, Cử nhân Võ). Bình Định cũng có nhiều người thi đậu Tiến sĩ Võ, Cử nhân Võ.
Cùng với môn roi, môn kiếm cũng được truyền dạy khá phổ biến trong các võ đường của Bình Định. Kiếm gồm song kiếm, độc kiếm, kiếm cong, kiếm thẳng, kiếm ngắn (đoản kiếm), kiếm dài (trường kiếm).
Kiếm cong có vỏ bọc bên ngoài, thường gọi là kiếm lệnh dùng cho những ai đảm trách việc ra lệnh cho người khác thi hành (gọi là kiếm chỉ huy).
Kiếm thẳng (có bao hoặc không bao) là kiếm phổ biến dùng trong tập luyện, thi đấu và giáp trận.
Đặc biệt, thời kỳ chống Pháp ở Bình Định đã phổ biến và sử dụng khá rộng rãi bài “kiếm 12″, bài kiếm được hình thành từ 12 động tác được rút tỉa trong các bài kiếm bí truyền…
Trích từ Báo Bình Định
------------- mhth
|
|