Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ.
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Chuyện Linh Tinh
Forum Discription: Nói chuyện linh tinh về đủ mọi điều ...
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2401
Ngày in: 16/Nov/2024 lúc 4:50pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ.
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ.
Ngày gởi: 15/Mar/2010 lúc 12:02am
Tem và Bưu Thiếp VNCH Internet; 19 Février 2010
Ngoại tôi vẫn thường nhắc đến chuyện ngày xưa..thật là xưa lúc bà chỉ có mấy tuổi theo ông cố ông sơ đi tận vào cái xứ Xẻo Rô này để khai khẩn đất hoang lập ruộng lập vườn , ngồi trên bộ ván phía sau hè ngoại chỉ tay vào cái khoảnh rừng rậm phía sau nhà còn sót lại mấy đám dừa nước mọc chen lẩn với mấy cây ô rô , cóc kèn ..bà nói là ngày xưa nơi đó là cái ổ cọp..xa hơn nửa là đám rừng ngập nước cây bần cây tràm mọc chen lẩn đan chằng chịt với nhau nơi đó vô số ổ ong nhưng dưới đất thì cũng đầy cá sấu.
Mẹ tôi cũng lớn dần theo mảnh đất này..rồi bọn cọp dữ ..đám cá sấu cũng rút đi theo từng bứơc tiến của những con người khai phá đất hoang.
Postcard QUÊ NGOẠI gởi đi Canada ngày 18-6-1969 với 2 con tem Kỷ Niệm 50 năm ngày Quốc Tế Lao Động.
Con rạch nhỏ trước nhà ngoại cũng được đào lớn ra thành con kinh rộng rải chạy thẳng tấp nối liền với những khúc sông khác mang nứơc ngọt đầy phù sa đổ vào vùng đất ngập mặn này , ghe giang hồ bắt đầu cặp bến để trao đổi những sản vật từ thành thị lấy những món đồ quí nơi đây..mật ong..tôm cá.Bà con dân giang hồ sông nước sống hẳn trên chiếc thuyền rày đây mai đó buôn bán nhưng cũng không bao giờ quên được cái lể nghỉa đạo đức của ông bà..trên chiếc thuyền có lập hẳn bàn thờ ông thiên làm nơi cúng quảy.
Postcard CON THUYỀN với BÀN THỜ ÔNG THIÊN gởi đi Canada ngày 11-8-1969.
Khác hẳn với quê ngoại..quê nội tôi ở miền Trung nước Việt giáp với biển Thái Bình nhà nội tôi nằm trên một ốc đảo xung quanh là những đầm tôm đầm cá được bao bọc bởi năm ngọn núi che chở gió biển lồng lộng quanh năm.
Postcard ĐẦM TÔM trên vụng biển AN KHE gởi đi Canada ngày 15-12-1969 với bộ tem Tổng Động Viên.
Những ngày rảnh rổi không có việc làm ở đầm tôm trai tráng trong làng đi ra ngoài cảng biển khuân vác những bao gạo , thực phẩm từ tàu lớn chuyển sang tàu nhỏ để mang vào bờ.
Postcard PHU KHUÂN VÁC TRÊN BIỂN gởi đi Canada ngày 23-10-1969 với 3 con tem.
Qua các lớp tiểu học ở quê cha mẹ tôi được ông bà nội và ngoại gởi lên Sài Gòn để tiếp tục bậc Trung Học..là con nhà nghèo phải ở nơi xa thành phố mà bây giờ gọi là những quận ngoại thành..mổi buổi sáng hai ông bà phải ngồi xe thổ mộ (xe ngựa) để đến trường , có lẽ cùng cảnh cùng chí hướng hai ông bà đã cảm kích lẩn nhau và sau khi tốt nghiệp Trung Học và có được việc làm ổn định cha tôi đã về quê rước ông bà nội vào tận miền Tây để xin lể cầu hôn.
Postcard XE NGỰA trên bến xe ngựa trước Sở Hỏa Xa Sài Gòn gởi đi Mỹ ngày 10-5-1960.
Tôi lớn lên trong vòng tay thương yêu của cha mẹ , mặc dầu cả hai làm việc cực nhọc nhưng buổi cơm chiều của gia đình bao giờ cũng ấm cúng và tràn đầy tiếng cười.
Postcard BUỔI CƠM CHIỀU gởi đi Canada ngày 11-7-1969 với 2 con tem Năm Quốc Tế Nhân Quyền.
Cha tôi mổi ngày xách cặp táp đi làm cho Khách Sạn Caravelle thật đúng giờ cứ 8 giờ sáng là đi..5 giờ chiều là về tới nhà.
Postcard HOTEL CARAVELLE gởi Bỉ ngày 1-6-1969 với 2 tem chim hình tam giác.
Mẹ tôi có một sạp bán rau cải trong Chợ Củ gần đường Hàm Nghi..sau giờ học anh chị em chúng tôi ra đây để tiếp mẹ dọn dẹp cửa hàng.
Postcard CHỢ CỦ gởi đi Canada ngay 22-10-1969 với bộ tem Tổng Động Viên.
Đối với tôi SÀI GÒN đích thực là QUÊ HƯƠNG , tôi lớn lên từ thành phố này..rong chơi khắp nẻo đường ngoài giờ học , khi thi đậu vào Trường Kỷ Thuật Phú Thọ cha tôi thưởng cho tôi một chiếc xe Velo-Solex..ô i sung sướng làm sao..
Postcard VÒNG QUAY TRƯỚC THƯƠNG XÁ TAX và chiếc xe VELO-SOLEX gởi đi Canada ngày 20-4-1970.
Từ nhà thờ Đức Bà tôi phóng thẳng về đường Lê Thánh Tôn qua khỏi chợ hoa ghé vào cái sạp bán bún thịt nướng làm một tô..ai mà đi ngang hàng bún thịt nướng của dì Bảy mà không ghé là không được...mùi thịt nướng thơm lừng.
Postcard NHÀ THỜ ĐỨC BÀ gởi đi Canada ngày 19-9-1969.
Postcard CHỢ HOA gởi đi Canada ngày 6-11-1969.
Postcard HÀNG BÚN THỊT NƯỚNG gởi đi Belgique ngày 1-8-1970.
Những ngày thứ bảy hoặc chủ nhật tôi thường dạo phố Sài Gòn...từ đường Gia Long (bây giờ là Lý Tự Trọng) tôi gởi chiếc xe Velosolex nơi nhà bà cô có tiệm bán vải , đi bộ qua chợ Sài Gòn thẳng ra Công Trường Quách thị Trang rồi theo đại lộ Lê Lợi đi về hướng đường Nguyển Huệ vào thương xá Tax đi lòng vòng ...rồi trở về lại Gia Long theo lộ trình củ đôi khi còn ghé ngang góc đường Trương Định và Lê Thánh Tôn nơi có cái sạp bán đồ khô ngoài vỉa hè để mua cho mẹ đòn bánh Tét hay cho mấy đứa em vài cục kẹo dừa ngọt lịm.
Postcard đường Gia Long gởi đi Canada ngày 18-8-1969.
Postcard công trường Quách thị Trang gởi đi Canada ngày 14-3-1970.
Postcard tượng Quách Thị Trang gởi đi Belgique ngày 20-6-1970.
Postcard đường Nguyển Huệ nhìn từ Tòa Đô Chính gởi đi Mỹ ngày 22-6-1966.
Postcard Quầy Bán Đồ Khô gởi đi Canada ngày 18-6-1969.
Sở Thú (Thảo Cầm Viên) cũng là nơi anh chị em chúng tôi rất thích vào dạo chơi xem chim cò và thích nhất là ngồi nghỉ chân trên những băng đá xung quanh hồ sen.Vào dịp hè khi gia đình có một chút tiền dư thì cha mẹ cho các anh em chúng tôi ra Cấp (Vũng Tàu) để tắm biển , thật là thích thú khi nhìn cảnh ghe thuyền đánh cá trở về Bãi Trước đầy cá tôm cua ghẹ..ôi những con ghẹ bông thật là to .
Postcard Sở Thú gởi đi Belgique ngày 15-8-1969.
Postcard Vũng Tàu gởi đi Belgique ngày 16-8-1969.
Dù xa QUÊ HƯƠNG tôi vẩn không bao giờ quên được Sài Gòn với những chiếc xe thổ mộ kết nối tình duyên của song thân ..với những gánh hàng rong khắp nẽo đường thành phố với những tòa nhà dinh thự lộng lẩy.
Postcard Xe Thổ Mộ mang tên Sài Gòn một Paris của Á Châu.
Postcard Gánh Hàng Rong gởi đi Canada ngày 18-2-1970.
Postcard Dinh Độc Lập ( Hội Trường Thống Nhất) gởi đi Belgique ngày 10-8-1969.
Bài nầy xin tặng đến những bạn xa QUÊ HƯƠNG và những người con của Sài Gòn năm xưa.
http://www.congdongnguoiviet.fr/VanHoa/1002TemBuuThiepVNCH.htm - http://www.congdongnguoiviet.fr/VanHoa/1002TemBuuThiepVNCH.htm
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Mar/2010 lúc 12:04am
Mời vào link này tham khảo thêm :
http://www.vietstamp.net/forum/search.php?searchid=249370 - http://www.vietstamp.net/forum/search.php?searchid=249370
------------- mk
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 03/Apr/2010 lúc 12:48am
Postcard tượng Quách Thị Trang gởi đi Belgique ngày 20-6-1970.
Nếu tôi là người chưa từng ở Saigon trước năm 1975
Và.. nếu tôi là người chưa hề biết Quách-thị Trang là ai..
Khi thoạt nhìn một Tượng-đài cao với một vị Tướng-quân đang cưỡi ngựa,tay đang thả một con chim bồ-câu trong Postcard nầy với giòng chú- thích
Postcard tượng Quách Thị Trang gởi đi Belgique ngày 20-6-1970.
Tôi sẽ ngạc-nhiên tự hỏi Quách-thị-Trang là vị nữ tướng của triều vua nào vậy???
Thưa không??. Tôi xin phép có vài lời giải-thích:
Bàn thờ và tượng Quách-thị-Trang được đặc bên dưới tượng-đài của tướng Trần-Nguyên-Hãn, một vị Đại-tướng đời Trần và được Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tôn-vinh là THÁNH TỔ của ngành TRUYỀN-TIN.
Ngày xưa, Việt-Nam Cộng-Hòa đã xây rất nhiều tượng-đài của các tiền-nhân, và đặc nhiều nơi trong thành-phố Sài-gòn, đồng-thời suy-tôn các tiền-nhân ấy là Thánh-tổ các ngành trong Quân-chủng của họ. Chẳng hạn :
- Bức tượng An-Dương Vương với cây nõ thần tại ngã sáu Chợ-lớn là Thánh-tổ ngành CÔNG BINH CHIẾN-ĐẤU.
- Bức tượng của Hưng-Đạo Đại-Vương là Thánh-tổ HẢI-QUÂN.
- Bức tượng Phù-Đổng Thiên-Vương tại ngã sáu Sài-gòn ( mũi tàu Võ-Tánh, Ngô tùng Châu, Lê văn Duyệt) là Thánh-tổ ngành THIẾT-GIÁP.
Và còn nhiều bức tượng hào-hùng khác nữa, nhưng tiếc-thay ….
------------- mhth
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Apr/2010 lúc 11:09pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Huy-Tưởng
Postcard tượng Quách Thị Trang gởi đi Belgique ngày 20-6-1970.
Nếu tôi là người chưa từng ở Saigon trước năm 1975
Và.. nếu tôi là người chưa hề biết Quách-thị Trang là ai..
Khi thoạt nhìn một Tượng-đài cao với một vị Tướng-quân đang cưỡi ngựa,tay đang thả một con chim bồ-câu trong Postcard nầy với giòng chú- thích
Postcard tượng Quách Thị Trang gởi đi Belgique ngày 20-6-1970.
Tôi sẽ ngạc-nhiên tự hỏi Quách-thị-Trang là vị nữ tướng của triều vua nào vậy???
Thưa không??. Tôi xin phép có vài lời giải-thích:
Bàn thờ và tượng Quách-thị-Trang được đặc bên dưới tượng-đài của tướng Trần-Nguyên-Hãn, một vị Đại-tướng đời Trần và được Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tôn-vinh là THÁNH TỔ của ngành TRUYỀN-TIN.
........
........
Và còn nhiều bức tượng hào-hùng khác nữa, nhưng tiếc-thay ….….
|
Kính chào Anh(Chị) Huy Tưởng ,
Cám ơn anh (chị) Huy Tưởng đã trích dẫn hình và góp ý về "Postcard tượng Quách Thị Trang gởi đi Belgique ngày 20-6-1970.".
Đọc xong bài góp ý của anh (chị), mk hiểu và trân trọng tâm trạng của anh (chị), một người "từng ở Saigon trước năm 1975. Và.. nếu tôi là người chưa hề biết Quách-thị Trang là ai..".
Có thể anh (chị) Huy Tưởng "biết Quách-thị Trang" nhiều hơn những gì qua báo chí hay tài liệu trên internet !?
Riêng mk , chỉ biết QTT là một nữ sinh , một Phật Tử , biểu tình chống "đàn án áp Phật Giáo" thời TT Ngô Đình Diệm, bị cảnh sát bắn chết năm 1963, khi mới 15 tuổi .
Và tượng được họa sĩ Mai Lân khắc, SVHS đặt tại nơi QTT tử nạn, từ năm 1964 , đến nay vẫn còn.
Thế thôi .
Nếu anh (chị) Huy Tưởng gạt qua một bên tâm lý
"Nếu tôi là người chưa từng ở Saigon trước năm 1975. Và.. nếu tôi là người chưa hề biết Quách-thị Trang là ai.."
Và , cùng nhìn lại vấn đề nhé.....
Không có gì phải buồn anh (chị) Huy Tưởng à , đây chỉ là postcards, những card giới thiệu thắng cảnh hay sinh hoạt của một địa phương nào đó.
Postcards thường được du khách hay người dân bản xứ xử dụng gửi vài dòng thăm hỏi nhanh gọn, cho gia đình & bạn bè , qua đường bưu điện (post) .
Trong các postcards mk copy lại từ trang web http://www.congdongnguoiviet.fr - congdongnguoiviet.fr , có 2 postcards ghi chú 'Postcard tượng Quách Thị Trang' (liền kề nhau).
1/ Một postcard chỉ có tượng Quách Thị Trang . Không có gì phải bàn.
2/ Một postcard khác, tượng QTG với bàn thờ nhang, đèn, bông, trái. Nằm dưới chân tượng Trần Nguyên Hãn , Vị Thánh Tổ của ngành Truyền Tin (QLVNCH).
Postcard này, góc cạnh nhiếp ảnh viên muốn ghi hình có lẽ là tượng Quách Thị Trang .
mk nghĩ , người chụp muốn giới thiệu một "thắng ảnh" mà thôi.
Không có ý phân biệt giá trị giữa tượng Trần Nguyên Hãn và tượng Quách thị Trang . Hay giữa Vị Tướng Trần Nguyên Hãn và cô học trò Quách Thị Trang.
( nhưng, người gửi postcard cho thân nhân , có thể và có quyền , chú thích cho postcard : tượng Trần Nguyên Hãn hay tượng Quách Thị Trang.
Không sao hết ! )
Chắc chắn thời đó có rất nhiều postcards với hình ảnh tượng của các Vị Anh Hùng Dân Tộc như anh (chị) HT đã liệt kê.
Và, cũng chắc chằn các postcards này đã "tung bay" khắp VN và thế giới( qua đường bưu điện ).
Nhưng trong http://www.congdongnguoiviet.fr - ww.congdongnguoiviet.fr mà mk copy không có , nên mk không gửi lên DĐ GoCong được .
Trong lòng người VN , dù thời đại nào hay chế độ nào, không ai quên Công Ơn các Vị Anh Hùng này .
TUY NHIÊN ,
Qua vài dòng "suy tư" của anh (chị) Huy Tưởng , mk cũng có chút suy nghĩ, chúng ta hãy thận trọng khi gửi tài liệu lên Web Gò Công hay nơi khác , vì có thể chúng ta vô tình phổ biến những tài liệu "không nên phổ biến ".
(Dĩ nhiên , mk không nói về trường hợp tượng QTT).
Một lần nữa, cám ơn anh (chị) Huy Tưởng.
Mong được đọc nhiều bài khác của anh (chị) .
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/May/2010 lúc 10:17pm
NGƯỜI LÍNH GIÀ KHÔNG BAO GIỜ CHẾT
Tác Giả : Saigon Echo sưu tầm |
Thứ Năm, 13 Tháng 5 Năm 2010 20:17 |
"...Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha Ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em ...".
Mời đọc bài viết của Lê Hữu về Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông (ở dưới). Và ...
I/ nghe nhạc Nguyễn Văn Đông:
Nhớ Một Chiều Xuân (Trần Thái Hòa): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=chYp8k6oz_ - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=chYp8k6oz_
Tình Anh Lính Chiến (Ý Lan): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=ue1PrPFmYX - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=ue1PrPFmYX
Sắc Hoa Mầu Nhớ (Thế Sơn và Như Quỳnh): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=MSOTLnyLtg - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=MSOTLnyLtg
Hải Ngoại Thương Ca (Lệ Thu): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=TdiUboGXFw - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=TdiUboGXFw
Phiên Gác Đêm Xuân (Elvis Phương): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=VzOmoJzJau - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=VzOmoJzJau
Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp (Hà Thanh): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=lxhJRHi_hU - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=lxhJRHi_ hU
Chiều Mưa Biên Giới (Trần Văn Trạch): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=gA4nD0lpmO - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=gA4nD0lpmO
Mấy Dặm Sơn Khê (Hùng Cường) http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=BbeivPCHLF - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=BbeivPCHLF
Về Mái Nhà Xưa (Thái Thanh): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=L1LGcP8SJT - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=L1LGcP8SJT
Lá Thư Người Lính Chiến (Hoàng Oanh): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=IUaQFbyY-5 - http://www.nhaccuat ui.com/ nghe?M=IUaQFbyY- 5
Pha.m Anh Du~ng http://www.youtube.com/phamanhdung1#g/u - http://www.youtube. com/ phamanhdung1# g/u
II/ NGƯỜI LÍNH TRONG NHẠC NGUYỄN VĂN ĐÔNG (Lê Hữu)
"Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi theo đường mây..."
(Mấy dặm sơn khê, Nguyễn Văn Ðông)
Hôm ấy, tôi còn nhớ, một chiều hè năm 1969, chúng tôi ngồi ở một quán nước quen dọc bờ biển Nha Trang. Bên cạnh tôi là H., người bạn học cũ. Ðã lâu lắm chúng tôi mới gặp lại nhau kể từ ngày rời xa mái trường cũ ở một thị trấn miền cao nguyên đất đỏ. H. cho biết anh sắp sửa nhập ngũ, thì giờ rảnh rỗi như thế này sẽ chẳng còn được bao lâu nữa. Anh ta có người yêu ở thành phố biển này. Tôi thì vẫn lang thang trên sân trường đại học, tấm giấy chứng chỉ hoãn dịch trong tay vẫn còn hiệu lực... Trên mặt bàn là những chai bia đã cạn và câu chuyện cũng đến lúc cạn đề tài. Chúng tôi ngồi im lặng, cùng phóng tầm mắt nhìn ra vùng biển bao la trước mặt, chờ mặt trời lặn để ngắm cảnh hoàng hôn trên bãi biển trong lúc tiếng nhạc bập bùng vọng ra từ một góc quầy.
Người đi giúp núi sông hàng hàng lớp lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề giành lấy quê hương...
"Bài gì vậy?" H. quay sang tôi, hỏi.
"‘Hàng hàng lớp lớp'," tôi trả lời.
"Tên gì lạ vậy?"
"Gọi tắt là vậy," tôi cười, "tên đầy đủ là ‘Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp'."
H. lặng thinh, có vẻ chăm chú lắng nghe. Lời ca tiếng nhạc khi réo rắt, khi trầm bổng...
Còn đây đêm cuối cùng nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha ngại khơi nước mắt, nhạt nhòa môi em...
"Giọng Hà Thanh phải không?" H. lại hỏi. "Còn giọng nam?"
"Hùng Cường."
"Thiệt sao?" giọng hỏi thoáng chút ngờ vực.
Tôi hiểu, anh bạn tôi đâu biết rằng, ngoài những bài "tủ" như "Vọng ngày xanh", "Ông lái đò", "Sơn nữ ca"..., ca sĩ Hùng Cường-một nghệ sĩ cải lương khá nổi tiếng thời ấy - với chất giọng ténor khoẻ khoắn, còn hát rất "tới" một ít bài tân nhạc khác nữa, đặc biệt là những bài của Nguyễn Văn Ðông.
Bài hát chúng tôi đang nghe là của Nguyễn Văn Ðông.
Anh bạn tôi đã nương theo câu hát ấy mà đi vào cuộc chiến. Anh đã nhập vào "hàng hàng lớp lớp" những đoàn người "nối tiếp câu thề giành lấy quê hương".
Mùa hè năm sau, tôi cũng "lên đường nhập ngũ tòng quân", nghĩa là chỉ sau anh bạn H. một năm. Bạn bè tôi kẻ trước người sau lục tục vào lính. Chiến cuộc ngày càng leo thang, càng trở nên khốc liệt...
H., anh bạn cùng ngồi với tôi buổi chiều ấy, cùng nghe với tôi bài nhạc ấy, cùng ngắm nhìn hoàng hôn trên bãi biển ấy, đã không còn nữa. Anh đã nằm sâu dưới lòng đất. H. đã hy sinh trong chiến trận ít năm sau đó, như biết bao người lính khác, như hơn một nửa bạn bè tôi đã nằm xuống trên khắp các mặt trận trong cuộc chiến nghiệt ngã ấy. Chiến tranh như con quái vật khổng lổ đã nuốt chửng bao nhiêu bè bạn tôi, anh em tôi.
Ðã nhiều năm, nhiều năm trôi qua, hình ảnh một chiều nào biển xanh cát trắng và những câu hát của Nguyễn Văn Ðông giữa biển trời mênh mông vẫn còn đậm nét trong ký ức tôi, mặc cho những lớp sóng của thời gian như từng đợt sóng biển cứ "hàng hàng lớp lớp" xô nhau, xô nhau tràn mãi vào bờ, rồi lại rút xuống trong con nước thủy triều của buổi hoàng hôn...
Người lính Nguyễn Văn Ðông
Anh bạn tôi khi còn sống đã thích bài nhạc ấy vì hai lẽ: thứ nhất, đấy là một bài nhạc lính khá hay, gợi nhiều cảm xúc; thứ hai, nội dung bài hát khá "hợp tình hợp cảnh" đối với anh ta vào lúc ấy.
Chỉ nghe cái tựa thôi, "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp", người ta cũng biết được rằng đấy là bài tình ca viết về lính, viết cho lính.
Người đi giúp núi sông, hàng hàng lớp lớp chưa về... Không chỉ là "chưa về", trong số "hàng hàng lớp lớp" những "người đi giúp núi sông" ấy, đã có biết bao người đi không về, không bao giờ về lại nữa. Trong số những người đi mãi không về ấy có anh bạn của tôi, người "yêu" câu hát ấy của Nguyễn Văn Ðông, trong lúc tôi và những người lính khác, những chiến hữu, những bè bạn của anh, đã may mắn hơn anh, đã sống sót trở về sau cuộc chiến; và hơn thế nữa, đã được định cư trên miền đất tự do này để nhớ về những đồng đội cũ đã hy sinh hay còn ở lại trong nước, kéo dài cuộc sống lây lất, âm thầm của những người lính già trong buổi hoàng hôn của đời người.
Trong số những người lính vẫn còn ở lại trong nước ấy có người lính Nguyễn Văn Ðông, tác giả "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp". Ông hiện sống ở Saigon, và hầu như không còn viết nhạc nữa. Ðiều này không có gì lạ, đối với một nhạc sĩ vốn sở trường và khá nổi tiếng về những bài "nhạc lính". Không chỉ vì chiến tranh đã đi qua, tình trạng đất nước hiện nay chắc không phải là môi trường thuận lợi giúp ông tìm lại được nguồn cảm hứng để tiếp tục sáng tác.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh trưởng tại Saigon (nguyên quán thuộc tỉnh Tây Ninh). Ngay từ thời niên thiếu, năm 14 tuổi, ông đã có cơ hội học hỏi về âm nhạc từ các giáo sư người Pháp trong thời gian 5 năm theo học tại trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Ðây cũng là nơi ông sáng tác ca khúc đầu tay, "Thiếu Sinh Quân Hành Khúc", năm 16 tuổi, được trường chính thức công nhận và sử dụng làm bài "đoàn ca" trong các sinh hoạt tập thể. Ông là thành viên của dàn quân nhạc gồm trên 40 "nhạc sĩ" thiếu niên, từng thi thố tài năng qua nhiều buổi hòa nhạc do một nhạc trưởng người Pháp điều khiển trong các lễ duyệt binh long trọng, đồng thời cũng là thành viên ban nhạc nhẹ của trường, sử dụng thuần thục nhiều nhạc cụ như kèn, trống, mandolin, guitare hawaïenne...
Ngoài sự nghiệp sáng tác, những nét chính về hoạt động âm nhạc có thể kể ra được của chàng nghệ sĩ "tay súng, tay đàn" Nguyễn Văn Ðông:
Từ năm 1958, là Trưởng Ðoàn Văn Nghệ Vì Dân (với sự góp mặt của các nghệ sĩ và ca nhạc sĩ tên tuổi, như Kiều Hạnh, Kim Cương, Khánh Ngọc, Minh Diệu, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, Quách Đàm, Mạnh Phát, Minh Kỳ, Thu Hồ, Hoài Linh, vũ sư Trịnh Toàn...).
Cũng từ năm 1958, là Trưởng Ban Nhạc Tiếng Thời Gian, đài phát thanh Saigon, quy tụ các ca nhạc sĩ quen thuộc thuở ấy như Lệ Thanh, Khánh Ngọc, Tâm Vấn, Minh Diệu, Hà Thanh, Anh Ngọc, Quách Đàm, Mạnh Phát, Thu Hồ, Trần Văn Trạch... (Từ năm 1962, được tăng cường thêm các ca sĩ Thái Thanh, Thanh Thúy, Minh Tuyết, Duy Khánh, Nhật Trường, Thanh Vũ, Hùng Cường... và ban nhạc Y Vân).
Từ năm 1960 đến 1975, cùng người bạn là Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp ở Saigon, đứng ra thành lập các hãng dĩa và băng nhạc Continental và Sơn Ca (được sự cộng tác của các nhạc sĩ tân và cổ nhạc Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Lê Văn Thiện, Y Vân, Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai Thơm...), gửi đến giới yêu nhạc nhiều chương trình âm nhạc chọn lọc. Ðây cũng là trung tâm băng và dĩa nhạc đi tiên phong trong việc thực hiện một số album nhạc cho từng ca sĩ. Một số ca sĩ "thành danh" trong làng ca nhạc trước năm 1975 như Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Dung, Hà Thanh... nhờ vào sự hướng dẫn và giới thiệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Giám đốc Nghệ thuật của các hãng dĩa này.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn sử dụng các bút danh Vì Dân, Phượng Linh, Phương Hà... cho các thể loại và chủ đề nhạc khác nhau. Ít người được biết, ngoài những sáng tác về tân nhạc, ông còn viết nhạc nền cho trên 50 vở tuồng cải lương thuộc loại kinh điển ở miền Nam như "Mưa rừng", "San hậu", "Nửa đời hương phấn", "Sân khấu về khuya", "Tiếng hạc trong trăng"... và hàng trăm chương trình "tân cổ giao duyên", một hình thức "phối hợp nghệ thuật" giữa tân và cổ nhạc khá phổ biến trong đại chúng vào thời ấy, cũng với các bút danh trên.
Sau những "bước nhẹ tênh" ấy là cánh cửa mở rộng cho "chàng trai trẻ độc thân" Nguyễn Văn Ðông đặt những bước chân đầu tiên lên "đoạn đường chiến binh", để từ đó dấn thân vào cuộc sống mới đầy hứng thú, đầy sôi động và cũng đầy ý nghĩa trong những năm dài quê hương chìm trong khói lửa chiến tranh. Chàng lính trẻ ấy từng phục vụ ở các đơn vị tác chiến, từng đóng quân tại các vị trí được xem là "điểm nóng" của các cuộc giao tranh như chiến khu Ðồng Tháp Mười, vùng Tam Giác Sắt..., từng tham dự những trận chiến ác liệt tại các địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái (Tân Thành)..., từng được ân thưởng nhiều huy chương về các chiến tích, trong đó có "bảo quốc huân chương" là huân chương cao quý nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Hầu như khắp bốn vùng chiến thuật, nơi đâu cũng in hằn dấu chân người lính Nguyễn Văn Ðông (đúng như "Mấy dặm sơn khê", tên một bài nhạc khá nổi tiếng của ông). Ông đã cầm súng chiến đấu vì yêu quê hương này, vì yêu dân tộc này. Ông đã yêu đời lính như yêu mảnh đất này, như yêu những đồng đội, như yêu người mình yêu... Hình ảnh người lính chiến thể hiện qua dòng nhạc của ông xem ra cũng không khác gì lắm với hình ảnh "người lính Nguyễn Văn Ðông", cũng "áo anh mùi thuốc súng", cũng "ngược xuôi theo đường mây", cũng "tóc tơi bời lộng gió bốn phương". (Ông không phục vụ ở Cục Tâm Lý Chiến như nhiều người vẫn lầm tưởng)... Mặc dầu không hề "tơ vương khanh tướng" vì "người đi giúp nước nào màng danh chi", nhưng do lòng "tận trung báo quốc" qua các thành tích chiến đấu và phục vụ, ông cũng đã leo dần lên mãi những nấc thang binh nghiệp với chức vụ sau cùng là sĩ quan tham mưu cao cấp Bộ Tổng Tham Mưu. Có lẽ Ðại tá Trần Văn Trọng (nhạc sĩ Anh Việt, tác giả "Bến cũ", "Thơ ngây"...) và ông được kể là những người "lính" có cấp bậc cao nhất trong số các nhạc sĩ phục vụ trong quân ngũ.
Sau "ngày tàn chiến cuộc" năm 1975, như số phận của "hàng hàng lớp lớp" sĩ quan kẹt lại ở trong nước, ông đã phải lầm lũi đi vào những trại tập trung, những lò cải tạo (Suối Máu, Chí Hòa) để trả giá cho các thành tích trong quân ngũ và trong hoạt động âm nhạc.
Không rõ ông đã "học tập" được những gì, có điều là cơ thể ông đã "tiếp thu" đủ thứ mầm bệnh trong những năm "cải tạo" ấy khiến sức khỏe ông có lúc suy kiệt đến trầm trọng. Chứng phong thấp, căn bệnh quái ác, đã khiến các đốt xương ngón tay của ông sưng tấy lên, các ngón tay co quắp đến gần như không còn cử động được nữa.
"Anh xem này," ông nói với người bạn "tù cải tạo" ở cùng trại Suối Máu, giọng bùi ngùi. "Bàn tay tôi như thế này coi như ‘phế bỏ võ công' rồi, làm sao còn chơi đàn được nữa!"
Tay đã thế, chân lại càng tệ hơn, các khớp xương đầu gối biến dạng và đau nhức đến mức ông phải nằm điều trị nhiều năm trong các bệnh viện ở Saigon trước khi rời bỏ đôi nạng để đi đứng được bình thường trở lại.
Về đây ngơ ngác chim bay tìm đàn Về đây hoang vắng lạnh buốt cung đàn...
Như là câu hát trong bài "Về mái nhà xưa" của ông, sau đúng mười năm "học tập cải tạo" (ông được thả về đầu năm 1985), tác giả bài nhạc ấy đã về lại sau cuộc chiến, về lại sau những năm đọa đầy, về lại với một thân xác đầy tật bệnh, với một tâm hồn đầy thương tích. Xa lạ trước cuộc sống mới, trước một xã hội có lắm đổi thay sau cuộc bể dâu, ông bày tỏ sự hối tiếc đã lãng phí những năm dài do không tìm lại được nguồn cảm hứng nào cho hoạt động âm nhạc cũng như không đóng góp được chút gì có ý nghĩa cho đời. Ðối với con người nghệ sĩ tài hoa, đầy sức sáng tạo, và có thói quen làm việc không ngưng nghỉ, không mệt mỏi như ông thì đấy quả là một sự "hối tiếc vô bờ" như ông nói.
"Tại sao ông không xin định cư ở nước ngoài trong lúc có đủ điều kiện của người tù cải tạo?" Trả lời câu hỏi này, ông cho biết, "Do những căn bệnh ngặt nghèo tưởng như ‘hết thuốc chữa' và do tinh thần suy sụp đến tột cùng, có lúc tôi đã nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa nên chẳng còn thiết tha bất cứ chuyện gì, chỉ muốn từ bỏ tất cả để được thảnh thơi yên nghỉ ở cuối đời."
Vậy mà, nhờ "thần dược" hay nhờ... phép lạ, ông vẫn sống sót được đến ngày hôm nay. Vợ chồng ông có một cửa hàng tạp hóa nhỏ (nơi gia đình ông cư ngụ), là nguồn thu nhập chính cho "kinh tế gia đình". Tuy sức khoẻ có sa sút, tuy cuộc sống có chật vật, "người lính Nguyễn Văn Ðông" vẫn có lúc quên đi nỗi đau của riêng mình, vẫn có lúc để lòng mình nghiêng xuống những số phận rủi ro, những số kiếp hẩm hiu của bao người kém may mắn hơn mình. Những bản tin tôi đọc được ở trong, ngoài nước nói về các công tác cứu trợ những mảnh đời rách nát, những kiếp người lầm than, vẫn nhắc đến bàn tay nhân ái, trái tim nhân hậu của người lính, người nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông.
Nhạc lính, nói sao đi nữa cũng từng là "nhạc thời trang" ở miền Nam Việt Nam một thời nào. Loại nhạc thời trang "đặc biệt" này khá phổ biến và có tuổi thọ đo được bằng chiều dài của cuộc chiến tranh hai miền Nam-Bắc, nghĩa là kéo dài hơn bất cứ loại nhạc thời trang nào khác, có lúc trở thành cực thịnh, là thời kỳ cường độ cuộc chiến gia tăng đến mức khốc liệt nhất. Còn chiến tranh là còn nhạc lính.
Trong những năm dài chinh chiến ấy, có rất nhiều ca khúc khá hay viết về người lính và đời lính của một số tác giả ở trong và ngoài quân ngũ, ngợi ca tinh thần chiến đấu anh dũng, sự hy sinh cao cả và thầm lặng của người lính chiến. "Nhạc lính Nguyễn Văn Ðông" là một trong số ấy. Hơn thế nữa, nhạc lính của ông có những nét rất "riêng", mang sắc thái đặc biệt, được rất nhiều người yêu nhạc (lính hoặc không phải lính) yêu thích.
Trong phạm vi nói về "nhạc lính" của Nguyễn Văn Ðông, những ca khúc quen thuộc của ông nhưng không kể là "nhạc lính" (đôi lúc được ông ký dưới những tên khác) sẽ không đề cập trong bài này hoặc chỉ nói sơ qua.
Những năm trước ngày chiến tranh kết thúc, ngoài những bài "chiến đấu ca" trong quân đội và những bài hát cộng đồng, có vẻ những bài nhạc đề cao lý tưởng, chính nghĩa, tinh thần chiến đấu và hy sinh của người lính ngày càng ít đi (trừ ít bài ngợi ca những tên tuổi cá biệt của người lính đã đền nợ nước, như "Huyền sử ca một người mang tên Quốc" của Phạm Duy, "Anh không chết đâu anh", "Người ở lại Charlie" của Trần Thiện Thanh...). Không còn nghe thấy nữa những bài nhạc một thời làm nức lòng chiến đấu của người lính vì nước quên mình:
Khi nước nhà phút ngả nghiêng, em mơ người trai anh dũng, mang thân thế hiến giang san, chí quật cường hiên ngang... ("Chiến sĩ của lòng em", Trịnh Văn Ngân)
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng, vang vang lời chiến thắng, muôn thu danh chàng lừng lẫy với núi sông... ("Chàng đi theo nước", Hiếu Nghĩa)
Anh đi mai về chiến thắng, khi súng quân thù thôi vang trên non sông, tươi thắm màu cờ vui reo trên kinh thành... ("Anh đi mai về", Hoàng Nguyên)
Anh đi xây chiến thắng, dưới màu cờ quật cường, cho loài người hòa bình... ("Dặn dò", Thanh Châu)
Anh sẽ là anh đàn em nhỏ, là con của mẹ giữ quê hương... ("Tình quê hương", Ðan Thọ & thơ Phan Lạc Tuyên)
Không quên lời xưa đã ước thề, dâng cả đời trai với sa trường... ("Anh đi chiến dịch", Phạm Ðình Chương)
Và ít bài nhạc khác như "Lá thư gửi mẹ" (Nguyễn Hiền & thơ Thái Thủy), "Bức tâm thư" (Lam Phương), "Trên bốn vùng chiến thuật" (Trúc Phương), "Biệt kinh kỳ" (Minh Kỳ & Hoài Linh), "Anh về thủ đô" (Y Vân), "Mười sáu trăng tròn" (Trần Thiện Thanh)...
Nhạc lính Nguyễn Văn Ðông, trong lúc ấy, trước sau vẫn dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, vẫn ngợi ca người lính chiến, vẫn đề cao lý tưởng và chính nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam (mà không phải... "tuyên truyền tâm lý chiến").
Nhạc lính Nguyễn Văn Ðông không có những "tô son điểm phấn" cho đời lính kiểu "anh tiền tuyến, em hậu phương", "người yêu của lính"... Trong lời nhạc của ông không có những mộng mơ, lãng mạn kiểu "anh là lính đa tình" ("Tình lính", Y Vân), hay "ba-lô thay người tình yêu dấu..." ("Ai nói với em", Minh Kỳ & Huy Cường), hay "những đóm mắt hỏa châu là hoa đăng ngày cưới..." ("Những đóm mắt hỏa châu", Hàn Châu), cũng không có những lời thở than hoặc cay đắng như "nhiều đông lắm hạ nối tiếp đi qua, thiếu bóng đàn bà..." hoặc "đến với tôi, hãy đến với tôi, đừng yêu lính bằng lời..." ("Kẻ ở miền xa", Trúc Phương) vân vân... (Người viết chỉ nêu những khác biệt, không có ý bình phẩm).
Nhạc lính Nguyễn Văn Ðông, như đời lính của ông, là cuộc chiến đấu gian khổ, là những lần xông pha trận mạc, là những cuộc hành quân không giống như là đi... picnic để "đem cánh hoa rừng về tặng em" ("Người yêu của lính", Trần Thiện Thanh), mà luôn kề cận những bất trắc, những hiểm nguy... Ở một đôi bài Nguyễn Văn Ðông, giai điệu có lúc gần gụi với nét nhạc phóng khoáng, mênh mang của Lâm Tuyền (tác giả "Tiếng thời gian", "Khúc nhạc ly hương", "Hình ảnh một buổi chiều"...). Lời nhạc Nguyễn Văn Ðông như có "khẩu khí" riêng, đôi lúc phảng phất cái khẩu khí đầy vẻ thi vị trong thơ Quang Dũng, Thâm Tâm hoặc trong... "Chinh phụ ngâm khúc", tạo nên sắc thái đặc biệt tiêu biểu cho dòng nhạc lính của ông. Có thể nói, Nguyễn Văn Ðông là một trong những nhạc sĩ sử dụng sớm nhất những từ ngữ "đường mây", "sơn khê", "giang đầu", "khanh tướng", "sa trường", "biên thùy", "khu chiến", "tang bồng", "hội trùng dương"... Những từ khá cổ điển nhưng qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thích ứng, lại đặc biệt có vẻ phù hợp với "lính tráng", làm dậy lên những cảm xúc rất "lính", khiến nhạc lính Nguyễn Văn Ðông có một "khí hậu" riêng, mang mang thi vị của hơi thơ cổ, nhuốm vẻ hùng tráng và lãng mạn như bức họa đẹp và buồn của một "thuở trời đất nổi cơn gió bụi". (2)
Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi theo đường mây... (Mấy dặm sơn khê)
Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê... (Mấy dặm sơn khê)
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu?... (Chiều mưa biên giới)
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng... (Chiều mưa biên giới)
Thương mầu áo gửi ra sa trường... (Chiều mưa biên giới)
Chốn biên thùy này xuân tới chi?... (Phiên gác đêm xuân)
Xưa từ khu chiến về thăm xóm... (Sắc hoa màu nhớ)
Lòng này thách với tang bồng... (Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)
Hội trùng dương hát câu sum vầy... (Hải ngoại thương ca)
Chữ "đường mây" chẳng hạn ("đường mây chân núi xa...", "ngược xuôi theo đường mây...") là từ rất cũ, từ thuở... "Chinh phụ ngâm khúc" (Sứ trời sớm giục đường mây), được đưa vào ca từ Nguyễn Văn Ðông, lại như có vẻ "mới" và nghe rất "lính". Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí trước năm 1975, nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông cho biết ông chịu ít nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp trong các sáng tác âm nhạc và nhắc đến tên vài bài nhạc cũ của những thập niên 40's, 50's như "J'attendrai" , "Ma Normandie", "La Vie en Rose"...
· "Lòng này thách với tang bồng"...
Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông là lính trận, là lính tác chiến, là những người lính "áo anh mùi thuốc súng", là những người lính vừa trở về từ chiến trường lửa đạn. Hơn bất cứ một nhạc sĩ nào khác viết về lính, nhạc Nguyễn Văn Ðông làm nổi bật lý tưởng của người quân nhân cầm súng chiến đấu. Mặc "ai công hầu, ai khanh tướng", người đi vì lý tưởng đã vẽ lên những hình tượng đẹp, lãng mạn và đầy hào khí của những chàng Kinh Kha thời đại.
Người đi giúp núi sông hàng hàng lớp lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề giành lấy quê hương...
Người đi giúp nước nào màng danh chi cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy... (Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi... (Chiều mưa biên giới)
"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" (3) Những chàng trai đất Việt nặng một lời thề, mang tổ quốc trên vai, mang tình yêu nước trong tim, hàng hàng lớp lớp theo nhau lên đường. Từng đoàn người tiếp bước những đoàn người đi viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc Việt.
Đời tôi quân nhân, chút tình gửi cho núi sông... (Sắc hoa màu nhớ)
Nước non còn đó một tấc lòng không mờ xóa cùng năm tháng... (Mấy dặm sơn khê)
Đời dâng cho núi sông dù ngàn nắng lửa mưa dầu lòng người nhất quyết không đầu, giành lấy mai sau... (Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)
Khi đời đã "dâng cho núi sông", khi lòng đã "nhất quyết không đầu", thì... "mẹ thà coi như chiếc lá bay" (4)
Đời lính thân con nề chi... Mẹ hiền ơi chớ buồn vì con, nước non chưa tròn... (Lá thư người lính chiến)
Chút tình riêng đành gác lại, vì tình nước sâu hơn tình lứa đôi.
Đường đi biên giới xa... lòng này thách với tang bồng đừng sầu má ấy phai hồng, buồn lắm em ơi...
Hỡi người anh thương, chưa trọn thề ước nhưng tình đất nước ôi lớn lao không đành lòng dệt mối thắm riêng tư... (Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)
Vầng trăng xẻ đôi, vẫn in hình bóng một người... (Chiều mưa biên giới)
"Chiều mưa biên giới" (1956), một trong những bài nhạc lính quen thuộc của Nguyễn Văn Ðông, là trường hợp khá đặc biệt, nổi tiếng do hai sự kiện: thứ nhất, nhờ sự trình diễn thành công của nghệ sĩ Trần Văn Trạch qua làn sóng phát thanh ở Paris, dẫn đến một hợp đồng thu thanh bài hát bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp với một hảng dĩa lớn cùa Pháp (là việc chưa tứng có trong lịch sử tân nhạc Việt thời bấy giờ); thứ hai, nhờ quyết định... cấm phổ biến của Bộ Thông Tin thời ấy, lý do là lời nhạc không thích hợp.
Tại sao cấm phổ biến? Tại sao "lời nhạc không thích hợp"? Nghe lại "Chiều mưa biên giới", tôi không thấy có "vấn đề" gì đáng gọi là cấm kỵ. Có thể là những lời lẽ dưới đây chăng(?):
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu sao còn đứng ngóng nơi giang đầu?... Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay?...
Người lính chiến... mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu, về đâu(?). Hoặc:
Kìa rừng chiều âm u rét mướt... Một vùng mây nước cho lòng ai thương nhớ ai... Cờ về chiều tung bay phất phới gợi lòng này thương thương nhớ nhớ... Người đi khu chiến thương người hậu phương...
Người lính chiến "nhìn trời hiu quạnh", lòng còn vương vấn chút tình... riêng(?).
Nếu không phải vì những lời nhạc kể trên, có thể là do giai điệu u uẩn, man mác của bài nhạc làm... nản lòng binh sĩ, làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân đội(?).
Dù với bất cứ lý do gì, những câu hát này thực sự chẳng thấm tháp vào đâu so với những bài bản "phản chiến" ít năm sau đó, phổ biến tràn lan một thời mà chẳng ai cấm nổi, chẳng hạn "tôi có người yêu chết trận Pleime..." ("Tình ca người mất trí", Trịnh Công Sơn), "quyết chối từ chém giết anh em..." ("Chính chúng ta phải nói", Trịnh Công Sơn), hoặc "anh trở về bại tướng cụt chân..." ("Kỷ vật cho em", Phạm Duy & Linh Phương), "ngày mai đi nhận xác chồng..., anh lên lon giữa hai hàng nến chong..." ("Tưởng như còn người yêu", Phạm Duy & Lê Thị Ý)...
"Chiều mưa biên giới" bị cấm phổ biến chỉ vì ra đời... sớm vài năm, trở thành một trong những bài nhạc đầu tiên được khoác cho tên gọi là "phản chiến".
"Chiều mưa biên giới" trở thành bài nhạc lính tiêu biểu của Nguyễn Văn Ðông, gắn liền với tên tuổi của ông, gắn liền với giọng hát Trần Văn Trạch, gắn liền với câu hát "lòng trần còn tơ vương khanh tướng thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều..." vừa mang tính "triết lý" về đời lính, vừa đượm vẻ... "lãng mạn Nguyễn Văn Ðông".
Lãng mạn Nguyễn Văn Ðông
"Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt xếp bút nghiên theo việc đao cung" (2)
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc luôn có những năm thái bình thịnh trị và những năm chinh chiến điêu linh. Khi vận nước ngả nghiêng, những chàng trai thời loạn đã hiến dâng tuổi trẻ, lên đường theo tiếng gọi của non sông, bỏ lại sau lưng những mộng ước chưa tròn... Hình tượng người lính chiến qua dòng nhạc Nguyễn Văn Ðông, ngoài lý tưởng, lòng yêu nước thương dân, tinh thần hy sinh và chiến đấu, vẫn không thiếu nét lãng mạn của "chí lớn chưa về bàn tay không, thì không bao giờ nói trở lại..." (4)
Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em... (Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)
Mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên... (Mấy dặm sơn khê)
Lãng mạn Nguyễn Văn Ðông đẹp tựa câu thơ cũ, "chàng từ đi vào nơi gió cát..." (2), câu thơ về những chàng trai, những người lính chiến ôm mộng hải hồ, bạn cùng sương gió. Trên khắp các nẻo đường đất nước, từ miền địa đầu giới tuyến đến những nơi đầu sóng ngọn gió, từ những tuyến đầu lửa đạn đến những tiền đồn heo hút xa xăm, nơi đâu cũng in hằn dấu chân người lính.
Anh như ngàn gió ham ngược xuôi theo đường mây Tóc tơi bời lộng gió bốn phương... (Mấy dặm sơn khê)
Lãng mạn Nguyễn Văn Ðông đẹp tựa huyền thoại "trăng treo đầu súng" trong một "phiên gác đêm xuân" giữa vùng hành quân đồi núi chập chùng.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi... (Phiên Gác Đêm Xuân)
Đêm nằm gối súng, chung ánh trăng cho người này gợi nhớ thương người kia... (Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)
Câu hát gợi nhớ câu lục bát Nguyễn Du, "Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường..." Lãng mạn Nguyễn Văn Ðông không chỉ ở những bản tình ca gợi nhớ những mùa xuân thanh bình một thuở, như là "chiều nay hoa xuân bay nhiều quá..." hay là "chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người..." (Nhớ một chiều xuân), mà còn ở trong những câu hát của một mùa chiến chinh. Tình yêu, bên cạnh những nỗi bất trắc, vẫn nở hoa, như những đóa hồng vẫn nở bên những hầm hố và hàng rào kẽm gai. Vẫn có chút tình yêu làm quà tặng và lẽ sống cho những người lính cầm súng chiến đấu, vẫn có những ánh mắt, "nụ cười xinh tươi" trong câu chuyện tình thời chiến, câu chuyện tình "người hùng và giai nhân".
Còn đây giây phút này còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi còn trông ánh mắt, còn cầm tay nhau... (Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)
Tình yêu thường xen lẫn thân phận người lính xa nhà, xa người mình thương yêu. "Chàng thì đi cõi xa mưa gió / Thiếp lại về buồng cũ gối chăn" (2), một người đi, một người ở lại và những năm chờ tháng đợi mỏi mòn.
Một người gối chiếc cô phòng còn người góc núi ven rừng, chân mây đầu gió... (Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)
Con đường đấu tranh gian khổ còn dài, những chuyến về thăm, những lần về phép, người lính chiến dừng chân trong chốc lát, rồi lại lên đường, lại miệt mài đi khi quê hương còn tiếng súng, khi máu xương còn rơi...
Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng... Anh đến đây, rồi anh như bóng mây... Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh... (Mấy dặm sơn khê)
Tôi lại đi giữa trời sương gió Mầu hoa thắm vẫn sống trong tôi... (Sắc hoa mầu nhớ)
Người nghe đôi lúc bắt gặp đâu đó trong lời nhạc Nguyễn Văn Ðông những câu hát thật là đẹp.
Cầm tay nhau đi anh tơ trời quá mong manh... (Mấy dặm sơn khê)
"Tơ trời"?... Là sợi nắng lung linh hay sợi mưa phùn giăng mắc? Tơ trời mong manh hay những phút giây gần nhau cũng mong manh như những sợi... tơ trời? Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông vẫn có những phút để hồn mình lắng xuống, để lòng mình bâng khuâng vì một sắc hoa, một mầu áo...
Chiều hành quân nay qua lối xưa giữa một chiều gió mưa xác hoa hồng mênh mông...
Nhìn mầu hoa vừa tan tác rơi nhớ muôn vàn... nhớ ơi hát trong mầu hoa nhớ... (Sắc hoa mầu nhớ)
Cuộc đời lính chiến, nhờ vậy, cũng sẽ đẹp thêm lên một chút. Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông không phải là "không có trái tim đắm say mộng mơ" ("Ai nói với em", nhạc Minh Kỳ & Huy Cường). Những ước mơ của người lính thật đơn sơ và "trắng như mây chiều".
Ước mong nhiều đời không (cho) bấy nhiêu vì mơ ước trắng như mây chiều... (Phiên gác đêm xuân)
"Mơ ước" gì vậy? Nếu không phải là nỗi ước mơ của những người đi đấu tranh để mang về mùa xuân mới cho quê hương.
Mong sao nước Việt đời đời anh dũng oai hùng chen chân thế giới...
Người về đây giữa non sông này hội trùng dương hát câu sum vầy Về cho thấy con thuyền nước Nam đi vào mùa xuân mới sang xa rồi ngày ấy ly tan... (Hải ngoại thương ca)
"Người lính già không bao giờ chết"...
"Hải ngoại thương ca" cũng là trường hợp đặc biệt khác, sau "Chiều mưa biên giới". Không rõ động lực nào, hoàn cảnh nào đã khiến nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông cho ra đời ca khúc ấy. Trước và sau ông hầu như chưa có nhạc sĩ nào viết về đề tài tương tự. Ðiều thú vị, các "cán bộ" văn hóa văn nghệ ở trong nước đã lầm tưởng "Hải ngoại thương ca" là "sáng tác mới" của Nguyễn Văn Ðông, đến lúc hiểu ra rằng đấy là bài nhạc cũ (1963), đã phải thốt lên, "Làm sao mà ở miền Nam ngày trước lại có bài nhạc hay đến như thế, lại phù hợp với hiện tình đất nước đến như thế!" Cái "hay" trong lời ngợi khen ấy có thể hiểu là cái hay của nội dung bài nhạc được diễn dịch theo chiều hướng có lợi và phù hợp với chính sách kiều vận, với chủ trương "hòa hợp và hòa giải dân tộc" của "nhà nước ta" đối với "khúc ruột ngàn dặm" là cộng đồng người Việt ở nước ngoài, một "bộ phận" không thể tách rời của dân tộc. Cái "hay" ấy là cái hay của những câu hát được xem là thể hiện "tâm tư tình cảm" của bà con "Việt kiều yêu nước" trong chuyến về thăm quê nhà:
Một mùa thương kết muôn hoa lòng người về đây nối câu tâm đồng...
Tôi đi giữa trời bồi hồi cờ bay phất phới quên chuyện ngày xưa... Người về đây giữa non sông này hội trùng dương hát câu sum vầy...
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các báo trong nước đưa tin "Hải ngoại thương ca" là một trong những bài đầu tiên được Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa Thông tin nhanh chóng duyệt qua, trong số 18 ca khúc của Nguyễn Văn Ðông được phép lưu hành trong nước kể từ năm 2003. (Trong số, có vài ca khúc quen thuộc, như "Nhớ một chiều xuân", "Về mái nhà xưa", "Thầm kín", "Khúc xuân ca", "Núi và gió", "Trái tim Việt Nam"... Tất nhiên là không có những bài... nhạc lính).
Trong lúc "Hải ngoại thương ca" được viết với nhạc điệu slow rock khá thịnh hành giữa thập niên 60's, thể hiện tình cảm phấn khởi như những bước chân đi tới, như niềm tin phơi phới vào một vận hội mới về trên quê hương, "Mấy dặm sơn khê" có tiết tấu chậm rãi hơn, tình cảm sâu lắng hơn, phác họa nét đẹp của người lính ngược xuôi trên khắp các nẻo đường đất nước. "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" là bức tranh hoành tráng về đời lính được vẽ bằng những giai điệu, những khúc hát dạt dào tình nước, khi réo rắt, khi trầm bổng, khi lãng mạn như một khúc tình ca, khi hùng tráng như một khúc quân hành.
Nhạc lính Nguyễn Văn Ðông từng được thể hiện qua những giọng ca khác nhau, từ Thái Thanh, Lệ Thanh, Hà Thanh, Khánh Ngọc, Lệ Thu... đến Trần Văn Trạch, Hùng Cường, Thanh Hùng, Duy Trác, Elvis Phương, Anh Khoa... và cả những ca sĩ "học trò" của ông. "Chiều mưa biên giới" phù hợp với chất giọng "nam bộ" và làn hơi ấm áp của nghệ sĩ Trần Văn Trạch, trong lúc "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" lại phù hợp với chất giọng Huế mềm mại, ngọt ngào của Hà Thanh quyện với giọng ténor vang lộng của Hùng Cường (đến nay chưa có ca sĩ nào hát "hàng hàng lớp lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề..." hay hơn Hùng Cường). Người nghe "Mấy dặm sơn khê" qua giọng hát Thái Thanh và Hà Thanh đều nhận ra mỗi giọng có cái hay riêng, có nét đẹp riêng trong cách thể hiện.
Hình tượng người lính chiến, khắc họa qua dòng nhạc Nguyễn Văn Ðông, như được "nâng" lên ở tầm mức cao hơn và đẹp hơn. Lý tưởng của những người trai anh dũng hiến thân vì tổ quốc như được tô đậm hơn; chính nghĩa của cuộc chiến đấu gian khổ của quân dân miền Nam như được soi sáng hơn. Người đời, qua đó, thấy yêu mến và gần gũi hơn những người lính, thấy cảm kích và ngưỡng phục những hy sinh cao cả và thầm lặng của người chiến binh vì nước quên mình. Vậy thì không thể nào không cám ơn ông, cám ơn người nhạc sĩ đã gieo vào lòng người những mối cảm xúc sâu đậm, những ấn tượng đẹp và sắc nét về người lính và đời lính.
Chiến tranh đã đi qua, những bài nhạc lính như thế ngày nay ít còn được nghe hát, thế nhưng dư âm lời ca tiếng nhạc của một mùa chinh chiến ấy và hình tượng hào hùng của người lính chiến quân lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đọng lại mãi trong tâm tưởng biết bao người, như câu nói bất hủ của một danh tướng Hoa Kỳ, Douglas MacArthur: "Những người lính già không bao giờ chết; họ chỉ nhạt mờ đi thôi" (Old soldiers never die; they just fade away"). Sau bao mùa tang thương dâu bể, sau bao nhiêu giông tố dập vùi, "người lính già" Nguyễn Văn Ðông, ở độ tuổi 75, vẫn một niềm tin sắt son vào hồn thiêng sông núi, vẫn chưa mất niềm tin vào vận mệnh đất nước, vẫn còn nguyên vẹn trái tim chàng lính trẻ Nguyễn Văn Ðông-nặng trĩu tình quê tình nước-của những ngày đầu bước chân vào đời quân ngũ.
Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông kết trong lòng thế hệ nghìn sau nối nghìn xưa... (Mấy dặm sơn khê)
"Nghìn sau nối nghìn xưa", những thế hệ tiếp nối những thế hệ, những bàn chân tiếp bước những bàn chân, rộn ràng theo nhau lên đường đi xây lại những ước mơ chưa thành tựu của những người đã nằm xuống cho một ngày mai tươi sáng về trên quê hương Việt Nam mến yêu.
"Mai sau dù có bao giờ", nghe lại những khúc hát về người lính và đời lính, những khúc hát của một mùa nào ly loạn, hẳn người đời vẫn còn nhớ tới những người hùng tên tuổi hay những chiến sĩ vô danh, những người con yêu của tổ quốc, những người "nhẹ xem tính mệnh như mầu cỏ cây" (2), những người đã hy sinh cả xương máu, đã hiến dâng cả tuổi trẻ, cả những năm tháng tươi đẹp nhất của đời người cho tình yêu đất nước.
"Chinh chiến đã qua một thì" (5), nhưng những bài hát về người lính anh dũng cầm súng chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương, như những bài nhạc lính Nguyễn Văn Ðông, mỗi lần nghe lại là mỗi lần nghe dậy lên một niềm kiêu hãnh, một nỗi tự hào về một thiên anh hùng ca của dân tộc.
Cám ơn anh, người lính già, người nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông.
Lê Hữu
|
http://saigonecho.com/main/doisong/danhnhan/18452-pierre-curie-1859-1906.html - | http://saigonecho.com/main/doisong/danhnhan/18444-ngi-linh-gia-khong-bao-gi-cht.html - http://saigonecho.com/main/doisong/danhnhan/18444-ngi-linh-gia-khong-bao-gi-cht.html |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/May/2010 lúc 3:15pm
Nhớ một thời…Dâm bụt
(VOV) - Những bức ảnh về hàng Dâm bụt này là “chứng nhân” còn sót lại duy nhất ở vùng quê tôi khi ngày nay, hầu hết khuôn viên, vườn tược của mọi gia đình ở nông thôn đều đã được kiên cố hóa bằng cổng kín, tường cao chẳng khác gì ở đô thị
Những hàng rào Dâm bụt ngày càng ít đi. Dẫu biết cuộc sống là thế nhưng vẫn không khỏi nuối tiếc một hình ảnh đã từng in sâu trong tâm khảm nhiều người về cái “hàng rào” thủa xưa. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không chỉ là sự nuối tiếc, mà còn là môi trường sống, là hậu quả về biến đổi khí hậu. Khi rừng đại ngàn bị chặt hạ, thậm chí những vụ chặt phá tận rừng sâu đều được đưa ra ánh sáng nhằm bảo vệ lá phổi của tự nhiên. Trong khi đó, ở vùng dân cư - nơi trực diện với cuộc sống con người thì hàng rào cây xanh lại hiển nhiên bị phá bỏ mà chẳng ai quan tâm.
Vùng nông thôn ngày xưa dịu mát nhiều bóng cây là thế, nay trở thành bình địa với mọi thứ bê tông! Tường bao khuôn viên của mỗi gia đình thì chẳng là bao, nhưng hàng triệu ngôi nhà đã không trồng cây xanh, ngược lại còn phá bỏ hàng rào cây xanh để thay bằng tường xây là điều đáng phải suy nghĩ.
Ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc, có lẽ không một người nào khoảng mươi năm về trước lại không biết đến cây dâm bụt, một loài cây luôn gần gũi với mọi gia đình. Nó có một tác dụng đặc hữu là làm hàng rào cây xanh cho khuôn viên vườn nhà đã có từ bao đời nay.
Ông cha ta chọn cây dâm bụt một loại cây như thể sinh ra để con người trồng làm hàng rào. Đây là loài cây sống lâu niên chịu được cả ẩm ướt và hạn hán có nhiều cành lá quanh năm tươi xanh. Đặc điểm nổi bật của loại cây này rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm trong đất không làm ảnh hưởng đến các loại cây trồng khác trong vườn. Mặt khác cành non và lá dâm bụt vừa làm thức ăn cho trâu bò và lợn đồng thời là nguồn phân xanh rất tốt cho cây trồng.
Người dân còn quen gọi là Hoa dâm bụt bởi loài cây này có hoa quanh năm. Vâng, cây Dâm bụt cũng có nhiều giống, mỗi giống loài lại cho một kiểu hoa khác nhau một vẻ đẹp riêng chỉ có ở hoa dâm bụt.
Tuổi thơ ai đã đi qua ở vùng thôn quê mà chưa từng chơi với hoa dâm bụt? Hoa với muôn ngàn hoa nhưng chỉ có hoa dâm bụt mới đích thực là loại hoa miễn phí lúc nào cũng sẵn có lại biến hóa thật nhiều trò chơi. Trên đời này không có loài hoa nào lại được trẻ em chơi nhiều như hoa dâm bụt.
Không chỉ có con người, hàng Dâm bụt còn là nơi tụ hội bướm ong rủ nhau về tìm hoa hút mật.
Hơn thế nữa, điệu luân vũ giao duyên cho sự sinh tồn vạn vật cũng diễn ra ở đây
Hàng dâm bụt cũng là sân nhà cho lũ chuồn đỏ, vàng, hoa, đá, kim sau những vòng lượn lững lờ đây lại là nơi kiếm ăn nương náu nghỉ chơi.
Thế rồi ngày nay, con người bỗng nhiên không cần đến cây dâm bụt nữa, mọi thứ đều vuông thành sắc cạnh phẳng lỳ và hóa đá! Bê tông hóa nhà, sân, bê tông hóa đường nông thôn, và bê tông hóa luôn hàng rào khuôn viên vườn nhà.
Mọi thứ rào dậu có tự bao đời qua, nay đã bị đốn bỏ, màu xanh cây lá phải lụi tàn thay bằng màu xám bê tông.
Rồi một ngày bên mọi thứ đều là bê tông nắng như đổ lửa, bỗng dội về nhạt nhòa nỗi nhớ. Cái thời đơn sơ hàng dâm bụt xanh tươi, lập lòe hoa thắm đỏ đã sẻ san đi cái nóng của đất trời. Có thể nào, cây dâm bụt lại trở về cái nơi vốn có?./.
Lê Văn Thưa (Quảng Bình)
http://vovnews.vn/Home/Nho-mot-thoiDam-but/20104/140774.vov - http://vovnews.vn/Home/Nho-mot-thoiDam-but/20104/140774.vov
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/May/2010 lúc 10:44pm
QUÁN CAFE TÙNG , DALAT
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/May/2010 lúc 10:39pm
DALAT MƠ
http://www.thunhan.org/D_1-2_11-Nguyx25e1x25bbx2585n+Hx25c3x25b9ng+Sx25c6x25a1n_12-author/thunhan.html - Nguyễn Hùng Sơn (05/09/2010)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/May/2010 lúc 9:11pm
........
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ
........
Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu Dù khi mưa gió tháng ngày trông đợi bể dâu Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng nhạt màu Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng MẸ YÊU.
(Trích "Lòng mẹ" của Y Vân )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Jun/2010 lúc 9:27pm
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jun/2010 lúc 8:27am
Sinh nhật 59 năm con tem đầu tiên của Việt Nam
http://www.vietherald.com/D_1-2_2-51_11-Lx25c6x25b0u+Sx25c6x25a1nx252fVix25e1x25bbx2587t+Herald+%28sx25c6x25b0u+tx25e1x25bax25a7m+vx25c3x25a0+bix25c3x25aan+sox25e1x25bax25a1n%29_12-author/viet-herald.html - Lưu Sơn/Việt Herald (sưu tầm và biên soạn) (06/05/2010)
Cách đây đúng 59 năm, ngày 6 tháng 6, 1951, con tem đầu tiên của Việt Nam ra đời, mang hình Quốc Trưởng Bảo Ðại, nhà lãnh đạo cao nhất Việt Nam lúc đó.
http://www.vietherald.com//images/upload/Article/2010/6/5/634113752849000816_500x384.jpg"> Do ảnh hưởng của Pháp, con dấu bưu điện và con tem còn dùng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt. Ví dụ như chữ “3 Piastres” có nghĩa là “3 đồng.” Tên và chức vụ của Quốc Trưởng Bảo Ðại trên con tem cũng được viết bằng song ngữ, “S M Bao Dai,” có nghĩa là Hoàng Ðế Bảo Ðại, hoặc chữ “VIỆT-NAM Postes” có nghĩa là bưu chính Việt Nam.
http://www.vietherald.com//images/upload/Article/2010/6/5/634113755278863138_500x449.jpg"> Sau khi Pháp trả lại chủ quyền cho Việt Nam và dựng lên các chánh quyền thân Pháp tại Ðông Dương, Hoàng Ðế Bảo Ðại được cử làm quốc trưởng của nước Việt, nhưng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp cũng như các nước Lào và Cao Miên.
http://www.vietherald.com//images/upload/Article/2010/6/5/634113755559254945_500x295.jpg"> Hệ thống bưu chính còn rất non trẻ của quốc gia Việt Nam bắt đầu phát hành tem bưu chính riêng, để thay thế cho con tem Ðông Dương đã sử dụng hàng trăm năm tại các nước thuộc Indochine. Các nước Lào và Cao Miên cũng phát hành những con tem riêng của họ.
http://www.vietherald.com//images/upload/Article/2010/6/5/634113755781945865_500x278.jpg"> Ngày 6 tháng 6 năm 1951, con tem đầu tiên của Việt Nam được phát hành, đó là con tem mang hình Quốc Trưởng Bảo Ðại với giá tiền 3 đồng bạc. Ngày phát hành đầu tiên tem Bảo Ðại 3 đồng được cử hành rất long trọng, các nhà sưu tập tem tập trung về các bưu cục chính tại Sài Gòn, Hà Nội, Huế để xin con dấu kỷ niệm ngày phát hành đầu tiên của con tem “đầu tiên,” mang dòng chữ Việt Nam.
http://www.vietherald.com//images/upload/Article/2010/6/5/634113756035387258_500x290.jpg"> Kể từ ngày này, lịch sử bưu chính của Việt Nam bước qua một trang mới, trong những tháng còn lại của năm 1951, lần lượt bộ tem phong cảnh và 2 con tem Bảo Ðại với giá tiền 1.20 đồng và 30 đồng cũng được phát hành. Qua đến năm 1955, khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm lên nắm chính quyền, con tem của Việt Nam bắt đầu có thêm hàng chữ “Cọng Hòa” (thời gian này hầu hết các văn thư và văn kiện hành chính đều xài chữ “Cọng Hòa” không có dấu mũ) sau hàng chữ Việt Nam.
http://www.vietherald.com//images/upload/Article/2010/6/5/634113756256340652_500x278.jpg"> Tổng cộng có tất cả 582 con tem bưu chính của Việt Nam Cộng Hòa được phát hành từ ngày 6 tháng 6 năm 1951, cho đến con tem cuối cùng phát hành ngày 25 tháng 4 năm 1975 (tem Phát Triển Quốc Gia giá mặt 8 đồng in lại 10 đồng). Những bộ tem trong dòng tem VNCH được in ở các nhà in nổi tiếng trên thế giới, cho đến bây giờ, gần 60 năm, những con tem này vẫn tồn tại trong các bộ sưu tập tem và trong trí nhớ của hơn 20 triệu dân miền Nam đã sử dụng trong hơn một phần tư thế kỷ.
Ngày 6 tháng 6 năm 1971, Tổng Cục Bưu Chính VNCH cho phát hành bộ tem Người Phu Trạm Việt Nam Thuở Xưa để kỷ niệm 20 năm ngày phát hành con tem đầu tiên (tem Bảo Ðại 3 đồng), đồng thời kỷ niệm 20 năm Bưu Hoa Việt Nam Cộng Hòa.
Bộ tem Người Phu Trạm Việt Nam phát hành ngày 6-6-1971, với 2 con tem mang giá mặt 6 đồng và 2 đồng, mang hình vẽ người lính phu trạm ngày xưa, đang phi ngựa mang văn thư hỏa tốc cho triều đình và các phủ huyện xa xôi.
Trong những bao thư mang dấu ngày phát hành đầu tiên của bộ tem Người Phu Trạm (6-6-1971), có rất nhiều hình cachet rất hay, vì thời gian này phong trào làm bao thư ngày đầu tiên lên rất cao. Hàng chục nhà kinh doanh chuyên về sưu tập tem đã cho in ấn cả chục kiểu bao thư với nhiều hình ảnh minh họa rất đặc sắc. Dân sưu tập bao thư ngày đầu tiên chỉ cần mua sẵn loại bao thư có in hình (cachet) sẵn, và ra bưu điện đúng ngày phát hành để mua tem, rồi xin con dấu ngày đầu tiên đóng lên.
http://www.vietherald.com//images/upload/Article/2010/6/5/634113756510444555_500x270.jpg"> Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả tem của VNCH bị chính quyền Cộng Sản đình chỉ sử dụng. Hệ thống bưu điện của VNCH cũng tê liệt một thời gian ngắn, khoảng 1 tuần lễ không thư từ được chuyển đi trong nội địa, riêng thư chuyển đi ngoại quốc mãi đến tháng 9 năm 1975 mới bắt đầu kết nối trở lại. Tem dùng để gởi thư được in ra bởi chính phủ mới hoặc xài tem của miền Bắc, những con tem thân yêu của Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn nằm trong các bộ sưu tập của người thương con tem đã từng mang những cánh thư thân yêu bay trên khắp cả miền Nam Việt Nam và nối liền với thế giới.
Bưu Chính Việt Nam Cộng Hòa là một thành viên chính thức của tổ chức UPU, một tổ chức về liên hệ bưu chính của toàn thế giới, mà người dân miền Nam gọi là Liên Hiệp Bưu Chính Quốc Tế. (L.S.)
http://www.vietherald.com/D_1-2_2-238_4-2991_5-5_6-1_15-1/Sinh-nhat-59-nam-con-tem-dau-tien-cua-Viet-Nam.html - http://www.vietherald.com/D_1-2_2-238_4-2991_5-5_6-1_15-1/Sinh-nhat-59-nam-con-tem-dau-tien-cua-Viet-Nam.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jun/2010 lúc 9:22am
Bưu điện Việt Nam năm 2002 còn “chấp nhận” tem Việt Nam Cộng Hòa?
http://www.vietherald.com/D_1-2_2-51_11-Bx25c3x25a0i+vx25c3x25a0+hx25c3x25acnhx253a+Lx25c3x25aa+Sinh_12-author/viet-herald.html - Bài và hình: Lê Sinh (06/22/2010)
WESTMINSTER, California (VH): Một lá thư gởi trong nước sau thời kỳ cộng sản thôn tính miền Nam dĩ nhiên phải có những con tem của chính quyền Cộng Sản, nhưng nếu có một lá thư được chuyển đi theo hệ thống chính thức với con dấu nhật ấn ngày gởi đi và con dấu nhật ấn ngày thư đến mà trên bì thư có một con tem của Việt Nam Cộng Hòa thì quả là một điều không tưởng.
Nhưng đằng này có tới 4 con tem VNCH trên 1 bì thư, vẫn được bưu điện Việt Nam chấp nhận như thường.
Trên quả địa cầu này có những http://www.vietherald.com//images/upload/Article/2010/6/22/634127948155994146_500x350.jpg"> chuyện tưởng rằng không thể xảy ra nhưng chuyện một lá thư gởi đi từ quận Ðơn Dương thuộc tỉnh Lâm Ðồng gởi về Sài Gòn với 4 con tem của Việt Nam Cộng Hòa đã xảy ra.
Bì thư, như trong hình, có dấu nhật ấn lên 4 con tem ngày 15 tháng 8 năm 2002 và dấu nhật ấn của Trung Tâm Phát Thư Báo đến Sài Gòn ngày 17 tháng 8 năm 2002.
Bốn con tem Hoa Lan Hoàng Phi Hạc trong bộ tem hoa lan của Việt Nam Cộng Hòa phát hành năm 1974 có giá mặt 200 đồng mỗi con được sử dụng làm cước phí để gởi đi.
Tổng cộng 4 tem trị giá 800 đồng đúng với giá cước thời này, các nhân viên bưu điện tại quận Ðơn Dương không biết có để ý tới việc mấy con tem hay không mà cho đi ngay.
Kết quả người gởi lá thư này đã thành công mỹ mãn và bì thư trên đã trở thành một bì thư độc đáo trong lịch sử của dân chơi tem.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả tem thư bưu chính của Việt Nam Cộng Hòa đều bị chính quyền Cộng Sản cấm sử dụng trong việc gởi thư bưu tín.
Chính quyền mới đã cho in vội vã một số tem để xài trong nước, những con tem VNCH chỉ còn là những con tem nằm trong các bộ sưu tập cá nhân và phải giấu giếm thật kỹ.
Thời kỳ đầu, mới chiếm miền Nam họ đã cho đổi tiền nhiều lần, một lá thư nội địa nặng dưới 20 gram lúc đầu chỉ có mấy chục xu tiền mới rồi lên tới bạc đồng, khoảng năm 1992 giá gởi một lá thư đi là 200 đồng... cho đến khoảng năm 2002 thì giá cước đã lên tới 800 đồng cho một thư.
Trong giới sưu tập các bì thư thực gởi, những lá thư có dấu đặc biệt hay những con tem đặc biệt trên lá thư đó được chuyển đi theo đường bưu điện chính thức, đó là một món hàng quý hiếm được bà con trong giới sưu tầm tìm kiếm như một món báu vật. (L.S.)
http://www.vietherald.com/D_1-2_2-174_4-3499/Buu-dien-Viet-Nam-nam-2002-con-chap-nhan-tem-Viet-Nam-Cong-Hoa.html - http://www.vietherald.com/D_1-2_2-174_4-3499/Buu-dien-Viet-Nam-nam-2002-con-chap-nhan-tem-Viet-Nam-Cong-Hoa.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Jul/2010 lúc 6:37am
KÝ ỨC MẾN YÊU
(VŨNG TÀU, SAIGON, ... )
http://www.flickr.com/photos/9854423@N08/show - http://www.flickr. com/photos/ 9854423@N08/ show |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Jul/2010 lúc 1:09pm
A historic photo, from the early 1900s, of the Rue Catinat,
which later became the Tu Do (Freedom) Street,
and still later Dong Khoi (Uprising) Street.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Jul/2010 lúc 6:28am
http://www.dulichhoanmy.com/diem-den-my/5613-nhung-cau-chuyen-tren-dat-my-ky-4-nu-hon-bat-ngo-tro-thanh-bat-tu.html - Nụ hôn bất ngờ trở thành bất tử
Căn cứ hải quân San Diego là một trong những căn cứ hải quân lớn nhất Hoa Kỳ. Ở đây có một viện bảo tàng hàng không mẫu hạm, người ta gọi nó là viện bảo tàng khổng lồ trên biển.
Nghệ thuật phi chính trị
Bức tượng Đầu hàng vô điều kiện ở căn cứ hải quân San Diego. Ảnh: Võ Đắc Danh
Đó chính là chiếc hạm thứ 41 trong Đệ thất hạm đội của Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam được mang tên USS Midway. Và cũng chính USS Midway chở hơn 3.000 người Việt di tản vào ngày 30.4.1975. Nó có sức chứa 4.500 người và gần 100 phi cơ. Từ thế chiến thứ hai đến kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, USS Midway đã chở biết bao thân phận con người, và dường như tất cả còn lưu lại trong hàng ngàn phòng ngủ, hàng trăm phòng làm việc với những bức ảnh, những bức tượng, những hiện vật buồn vui, tử biệt - sinh ly của những cuộc đời chinh chiến. Đứng ở tầng trên cùng của USS Midway nhìn lên bến, bất chợt tôi thấy một tượng đài sừng sững cao chừng bảy mét, bức tượng người lính hải quân ôm hôn cô y tá, nồng nàn và đắm đuối.
Sau khi quay phim xong, ngồi ngắm bức tượng, tôi nói người Mỹ làm tượng đài rất nhân bản, người lính đâu chỉ có cầm súng xông lên như tượng đài nhiều nơi mà tôi đã thấy. Người bạn Mỹ gốc Việt giải thích: "Bức tượng này có tên là Đầu hàng vô điều kiện, của nhà điêu khắc lừng danh thế giới J.Steward Johnson". Tôi càng ngạc nhiên: tượng đài người lính, biểu tượng cho một binh chủng quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh lại mang một cái tên chiến bại? Anh bạn giải thích tiếp: "Nghệ thuật của người Mỹ không mang ý nghĩa chính trị gì cả. "Đầu hàng vô điều kiện" ở đây có nghĩa là cô gái ấy đã đầu hàng nụ hôn táo bạo của người lính hải quân. Chỉ vậy thôi".
Bức ảnh Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại. Ảnh: tư liệu
Tôi chợt nhớ, thì ra đây là bức tượng phiên bản của bức ảnh Nụ hôn ở http://www.dulichhoanmy.com/diem-den-my/1131-quang-truong-thoi-dai-time-square-.html - quảng trường Thời Đại của nhà nhiếp ảnh Alfred Eisenstaedt đã một thời làm xôn xao dư luận khi nó xuất hiện trên tạp chí Life. Bức ảnh này còn có tên Victory over Japan Day in Time square (Ngày chiến thắng Nhật Bản trên quảng trường Thời Đại), tức ngày 14.8.1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hầu hết các thành phố trên nước Mỹ đều tổ chức lễ mừng chiến thắng. Tại thành phố New York, trước quảng trường Thời Đại, người ta đổ xô đi dự lễ và những người lính hải quân tung tăng trên đường phố, họ hôn nhau và hôn tất cả mọi người.
Trong cuốn sách The eye of Eisenstaedt, nhà nhiếp ảnh Alfred Eisenstaedt kể lại: "Trên quảng trường Thời Đại vào ngày V-J đó, tôi đã nhìn thấy một người lính thuỷ chạy dọc con phố và ôm chầm bất kỳ người phụ nữ nào anh ta nhìn thấy, bất kể già trẻ, béo gầy... Tôi chạy trước anh ta với chiếc máy ảnh Leica của mình và quay lại để chụp anh ta nhưng không tấm nào khiến tôi ưng ý cả. Bất chợt trong giây lát, tôi nhìn thấy anh ta ôm lấy cái gì đó màu trắng. Tôi quay lại và bấm máy ngay khi người lính thuỷ hôn cô y tá. Giờ đây tôi nghĩ, nếu cô ta mặc đồ tối màu, hay anh lính thuỷ mặc đồng phục trắng, thì chắc tôi chẳng bao giờ chụp bức ảnh đó. Tôi đã bấm máy chính xác là bốn kiểu, vỏn vẹn trong có vài giây. Tuy nhiên chỉ có đúng một kiểu thực sự tuyệt vời... Mọi người nói với tôi rằng khi tôi đã ở trên thiên đường, họ vẫn nhớ tới bức ảnh của tôi".
Nụ hôn của hoà bình
Nữ y tá Edith Shain kể lại nụ hôn của 62 năm trước trong ngày khánh thành tượng đài. Ảnh: tư liệu
Alfred Eisenstaedt - cũng như hàng triệu công chúng ngưỡng mộ bức ảnh - không hề biết hai nhân vật trong bức ảnh ấy là ai. Đến cuối năm 1970, bà Edith Shain viết một bức thư gởi cho Alfred Eisenstaedt nói rằng mình chính là nữ y tá trong bức ảnh. Bà kể: "Hồi ấy tôi đang làm việc tại bệnh viện Doctors Hospital ở http://www.dulichhoanmy.com/diem-den-my/5104-top-10-diem-den-cua-new-york.html - New York, khi nghe tin chiến tranh kết thúc, tôi cùng bạn bè tới quảng trường Thời Đại để ăn mừng. Khi tôi ra khỏi tàu điện ngầm và đi được một đoạn trên phố thì bất ngờ một người lính thuỷ ôm lấy và hôn tôi, cảm giác của tôi lúc đó là cứ để anh ta hôn vì nghĩ rằng anh ta đã chiến đấu cho mình..."
Đến tháng 10.1980, tức 35 năm sau khi bức ảnh ra đời, tạp chí Life công bố đã có 11 người đàn ông và ba phụ nữ tự nhận là nhân vật trong bức ảnh. Sau bà Edith Shain, mãi đến năm 2007 người ta mới xác định được nhân vật thứ hai là ông Glenn McDuffie, khi ấy đã là cụ già 80 tuổi. Ông Glenn McDuffie kể lại: "Ngày 14.8.1945, tôi đang đi tàu điện ngầm tới Brooklyn để thăm bạn gái. Khi ra khỏi tàu điện ngầm ở quảng trường Thời Đại cũng là lúc mọi người đang ăn mừng trên các con phố. Tôi cảm thấy rất phấn khích vì em trai tôi đang là tù binh ở Nhật sẽ được thả. Tôi bắt đầu hò reo và nhảy nhót. Một nữ y tá ở gần đó nhìn thấy tôi và giang rộng vòng tay về phía tôi. Tôi đi về phía cô ấy, ôm hôn cô ấy và nhìn thấy một người đàn ông cũng chạy về phía chúng tôi... Tôi đã nghĩ đó là chồng hay bạn trai cô ta đang ghen và chuẩn bị cho tôi ăn đấm. Nhưng khi thấy anh ta chụp ảnh mình, tôi đã hôn cô ấy thật lâu để anh ta tha hồ chụp..."
Chàng lính thuỷ Glenn McDuffie trong lần sinh nhật thứ 81. Ảnh: tư liệu
Ngày 10.2.2007, bà Edith Shain là khách mời vinh dự trong lễ khánh thành tượng đài Đầu hàng vô điều kiện tại San Diego. Hôm ấy có rất nhiều cựu chiến binh là thành viên của hiệp hội Những người sống sót http://www.dulichhoanmy.com/diem-den-my/4001-tran-chau-cang-pearl-harbor.html - Trân Châu Cảng , chỉ tiếc rằng không có ông Glenn McDuffie bởi hơn nửa năm sau đó người ta mới xác định được ông là nhân vật thứ hai trong bức ảnh. Nhiều người đặt câu hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông có mặt trong ngày hôm ấy? Nhất là khi ông nghe bà Edith Shain phát biểu trước công chúng rằng: "Đã hơn 60 năm trôi qua nhưng tôi vẫn còn nhớ nụ hôn hôm ấy, mặc dù nó xảy ra rất nhanh, thậm chí tôi không nhìn rõ mặt anh ấy, bởi tôi nhắm mắt lại để được hưởng những giây phút hạnh phúc như bất kỳ người phụ nữ nào. Giờ nhìn lại mình qua bức tượng, tôi thấy có quá nhiều sự lãng mạn. Bức tượng cũng gợi cho người xem một niềm hy vọng, một niềm khát khao tự do và thanh bình, khát khao tình yêu và hạnh phúc..."? Không có câu trả lời, vì mãi mãi họ không còn có thể gặp lại nhau: bà Edith Shain vừa qua đời hôm 20.6 tại Los Angeles vì bệnh ung thư, thọ 91 tuổi.
bài và ảnh: Võ Đắc Danh |
http://www.dulichhoanmy.com/diem-den-my/5613-nhung-cau-chuyen-tren-dat-my---ky-4-nu-hon-bat-ngo-tro-thanh-bat-tu.html - http://www.dulichhoanmy.com/diem-den-my/5613-nhung-cau-chuyen-tren-dat-my---ky-4-nu-hon-bat-ngo-tro-thanh-bat-tu.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Jul/2010 lúc 7:54pm
Nguyệt Vọng Lầu
(Đà lạt)
Hình Nguyệt Vọng Lầu, ngã 3 Minh Mạng-Tăng Bạt Hổ, Dalat.
BaoBuon K9
(DaLat 8-7-2010) |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Jul/2010 lúc 3:49am
Kho tàng sách Viet Nam
Kho tàng sách Viet Nam. các truyện hay Việt Nam, Trung Hoa từ xưa đến nay đều có trong Ebooks này, có thể mở ra đọc ngay hoặc truyện nào hay có thể copy rồi paste vào winword để đọc từ từ sau này.
http://vietmessenger.com/books/?author=list -
(nguồn : hai vu )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jul/2010 lúc 9:10pm
Nơi ở cuối cùng của
Marilyn Monroe
Thứ tư, 14/7/2010, 16:19 GMT+7
Ngôi nhà nơi nữ minh tinh màn bạc Marilyn Monroe trút hơi thở cuối cùng tại Brentwood, Los Angeles, Mỹ, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp lộng lẫy và cổ điển.
|
Ngôi sao màn bạc mua ngôi nhà vào năm 1962 với giá 90.000 USD.
|
|
Sau khi chủ nhân của nó qua đời, ngôi nhà đã qua tay nhiều người và bây giờ được rao bán trên thị trường với giá 3,6 triệu USD.
|
|
Nhà có 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm, 1 phòng bếp lớn và 1 bể bơi xinh xắn.
|
|
Mặc dù diện tích cả khu nhà là 2.155 m2, diện tích để ở chỉ chiếm 243 m2. Phần còn lại chủ yếu là bể bơi, sân cỏ, lối đi lại và một vườn cam.
|
|
Marilyn Monroe rất tự hào về bể bơi hình quả thận nhưng chưa bao giờ thò chân xuống.
|
|
Nữ ngôi sao chỉ sống ở đây 6 tháng trước khi chết.
|
|
Cô nổi lên là một "quả bom sex" vào những năm 1950.
|
|
Cô qua đời sau khi uống thuốc an thần quá liều tại nhà riêng.
|
|
Dù qua đời nhưng Marilyn Monroe vẫn mãi là một biểu tượng của điện ảnh thế giới. |
Diệu Minh (Ảnh: Huffingtonpost)
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2010/07/3BA1E0E5/ - http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2010/07/3BA1E0E5/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Jul/2010 lúc 9:00pm
Hình ảnh SaiGon - DaLat - Nha Trang - Huế .... thời xa xưa
Những hình ảnh xưa của Sàigòn, Đàlạt, Nha Trang & Huế.....
Tháng 3/1950 : Xe Ngựa ở Chợ Cũ Hàm Nghi
Bến xe xích lô máy Saigon
Đường Catinat / Tự Do nay là Đồng Khởi
Di cư vào Nam 03/1955 ... Tàu Há Mồm ...
Nhà Gare xe lửa Đà Lạt 1938
Khu thương xá P***age Eden - phía hông xe là thương xá Tax bây giờ ...
Bưu Điện Sai gon
Xóm Cầu Kho
Bến đò Thủ Thiêm
Bịnh viện Chợ Rẫy 1908
Lái Thieu 1909
Huế hồi nẩm.....
Gare xe lửa Bien Hoa hồi xưa ...
Dalat ' 60 ngày xưa , còn thơm mùi bánh mi Vinh Chân , nhớ quán bánh cuốn cô Bảo
NhaTrang
Chợ Đầm ngày ấy ...
Bãi biển Nha Trang ...
http://vnthuquan.net/diendan/%28S%281qnvfaawedl30e55srmyl5bz%29%29/tm.aspx?m=615626&mpage=1&key=򖓊 - http://vnthuquan.net/diendan/(S(1qnvfaawedl30e55srmyl5bz))/tm.aspx?m=615626&mpage=1&key=򖓊
Những đường hầm bí mật ở Đà Lạt
Một trong những bí mật của Đà Lạt là những đường hầm xuyên các tòa nhà nổi tiếng, nơi nghỉ dưỡng của cựu hoàng Bảo Đại và Ngô Đình Diệm.
Khách sạn Palace
Đường hầm nối từ cổng phụ của khách sạn lên đến phòng khách cửa chính, chiều dài khoảng 40 m, rộng 2 m, nền đá, tường đúc xi măng, theo hình chữ Y, khá sạch sẽ và thông thoáng. Từ điểm bắt đầu đến hai ngả: một dẫn ra cửa chính khách sạn, một đi lên nhà bếp, tầng trệt của khách sạn. Trên nóc hầm có lắp đặt hệ thống bóng điện chiếu sáng. Hai bên đường hầm gắn các đường ống dẫn điện và nước (tách biệt) khá thẩm mỹ và an toàn.
Ông Phạm Thành Trung, Tổng giám đốc Công ty DRI (tập đoàn Accor của Pháp), “ông chủ” của khách sạn Palace cho biết: "Ngay từ khi xây dựng (năm 1922), người Pháp đã tính toán đến đường hầm này. Vì khách sạn được xây trong thời chiến nên trước hết nó là con đường an toàn để thoát thân, đề phòng xảy ra bất trắc".
Ở đây, những chuyện “bếp núc” như đến các phòng thay trang phục, chuyển thực phẩm nấu ăn... không lộ thiên như các khách sạn, nhà hàng khác.
Địa đạo bí mật ở Dinh I
Dinh I nguyên là tổng hành dinh của cựu hoàng Bảo Đại và cũng là nơi nghỉ dưỡng của Ngô Đình Diệm. Tòa nhà này của một viên công sứ người Pháp, Bảo Đại mua lại (vào khoảng cuối năm 1951 đầu năm 1952), sau đó xây dựng thành dinh thự trên một quả đồi. Phía sau dinh, dưới chân đồi cách khuôn viên tòa dinh thự chừng hơn 200 m có một đường hầm bí mật được đào xuyên qua quả đồi, có ngã rẽ vào Dinh I thông đến phòng khách Dinh II (Dinh Toàn quyền).
|
Khuôn viên Dinh I. Ảnh: CA TP HCM |
Hầm có chiều dài gần 3 cây số, cửa hầm ngụỵ trang trong một căn nhà xây nhỏ. Ông Nguyễn Đức Hòa, 80 tuổi, từng là người hầu cận thân tín của cựu hoàng Bảo Đại và sau được tin dùng mấy đời “nguyên thủ quốc gia” kể: “Khi chúng tôi được lệnh đến sửa sang lại tòa nhà phát hiện đường hầm bí mật này. Đức Kim Thượng (vua Bảo Đại) dặn phải tuyệt đối giữ bí mật, không ai được hé răng". Đường hầm do Nhật đào để chuẩn bị cho cuộc đảo chính Pháp năm 1945, nhằm bắt sống Toàn quyền Đông Dương và quan Tây trong các biệt thự.
Cửa hầm rộng 3 m, cao 1,8 m, cách mặt đất 2 m. Khi phát hiện ra đường hầm này, Bảo Đại mừng lắm và cho đặt một xe du lịch ngay cửa hầm, phòng khi bất trắc, được đưa vào xe lánh nạn.
Cạnh đó, “ngài” cho xây dựng một sân bay. Thẳng hướng cửa hầm lên và lối đường hầm băng qua, Bảo Đại cho xây dựng vườn Thượng uyển làm nơi đãi tiệc và dạo chơi. Năm 1956, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, ông ta chọn Dinh I làm nơi nghỉ dưỡng; ông Hòa được điều về phục vụ tại đây nên có điều kiện biết rõ hơn về đường hầm này.
Vốn tính tò mò, nhiều buổi trưa ông Hòa cùng mấy người bạn mang theo đèn pin, lén xuống hầm đi sâu vào bên trong. Họ phát hiện rễ cây đâm tua tủa xuống đường hầm (người Nhật không chặt rễ cây, sợ cây chết, quân Pháp nghi ngờ), dơi làm tổ ở đó, ông Hòa cùng mấy người bạn bắt về làm thịt ăn. Năm 1958, Dinh Độc Lập bị thả bom, Ngô Đình Diệm sợ quá vội xuống lệnh yêu cầu đổ bê tông “kiên cố hóa” đường hầm bí mật để phòng thân nhằm khi có biến động.
Đoạn đường địa đạo bí mật nối vào Dinh I chưa khai thông, giờ bị xới lên “nối” tới tầng 2 (của Dinh), cửa hầm ngay trong phòng ngủ, cạnh đầu giường của tổng thống. Phía trước được ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đẩy nhẹ sang một bên là bước vào cánh cửa dẫn xuống đường hầm. Bên dưới đường hầm có 3 phòng: phòng nghỉ ngơi và làm việc của tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bảo vệ. Trên nóc dãy phòng này và bốn bề được kè đá, đóng cửa sắt cẩn thận.
Ông Hòa, người duy nhất biết rõ về đường hầm này luôn bị căn dặn phải ghi nhớ 3 điều: “không biết, không nghe, không thấy”. Ông kể: "Cứ mỗi lần quản gia ông Diệm báo “ngài sắp lên” là tôi lại phải mất mấy ngày chuyên tâm lau dọn đường hầm cho sạch sẽ. Và khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến dinh là ông Diệm vội vàng xuống kiểm tra an toàn của đường hầm bí mật trước tiên".
Nghe nói để xây dựng lại đường hầm này, ông Diệm đưa gần hai chục người từ Huế lên ăn ở tại chỗ và hì hục làm trong suốt gần hai năm liền. Sau đó, họ bị đưa đi đâu không rõ. Không ngoại trừ khả năng họ bị xử tử bí mật để đảm bảo an toàn.
Đường hầm Dinh II
Dinh Toàn quyền được xây dựng từ năm 1933 với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, nguyên Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Tại Dinh này, ngoài đường hầm nối từ Dinh I còn có một đường hầm bí mật khác được đào ra phía sườn đồi, hướng tây nam, dài chừng 500 m, do Toàn quyền Jean Decoux khi về đây đã cho xây dựng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối ông ta và gia đình.
Đường hầm này khá kiên cố, cửa hầm nằm phía sau nhà khách của dinh. Sau đó, Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân đến ở, đã xem đường hầm là “sự quý giá” Toàn quyền để lại. Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền ở miền Nam đã chọn Dinh II làm tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát và lệnh cho tu bổ lại các đường hầm cũng mục đích hòng để thoát thân nếu chẳng may có đảo chính.
Tại trụ sở UBMTTQ tỉnh Lâm Đồng (xưa là nhà Ngự Lâm Quân của vua Bảo Đại) và Bảo tàng Lâm Đồng (nguyên là nhà của Đại phú hào Nguyễn Hữu Hào, cha đẻ của hoàng hậu Nam Phương) cũng có đường hầm. Theo lời ông Hòa, hầu hết các biệt thự lớn ở Đà Lạt đều có đường hầm do Nhật đào để bắt sống các quan Pháp thời đó.
Hơn 60 năm trôi qua, nhất là sau năm 1975, nhiều đường hầm bí mật ở đây bị sập, hư hỏng nặng, người ta cho dùng đất đá lấp lại. Đến nay, các đoạn đường hầm kể trên hầu như không còn dấu tích.
Theo Công An TP HCM
http://www.skydoor.net/entry/Nhung_duong_ham_bi_mat_o_Da_Lat/899 - http://www.skydoor.net/entry/Nhung_duong_ham_bi_mat_o_Da_Lat/899
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jul/2010 lúc 8:56pm
Rất cám ơn Quỳnh Mai, cô bạn đồng khóa (VDH-DL), đã phải bỏ nguyên một buổi tối (sau 1 ngày làm việc mệt mõi) soạn lại các hình ảnh trong phim The Sound Of Music , gửi cho mk (theo ... 'mè nheo' của mk).
Mời cả nhà cùng xem và nhớ lại một phim hay xa xưa cùng dàn diễn viên xuất sắc !
mk
VÀI HÌNH ẢNH TRONG PHIM "THE SOUND OF MUSIC"
A?nh tha^.t cu+a Captain von Trapp
Georg Ritter von Trapp
La^u dda`i qui' to^.c (mat ha^.u canh giong song o Salzburg/Tirol )
thuoc gia dinh : Ong Captain von Trap , co' ten that la`:
Georg Ritter von Trapp
Ma(.t tie^`n cu+a la^u dda`i thuoc gia ddi`nh Captain von Trapp.
Nha` tho*` o* ? Salzbrug noi ba` So* tre+ Maria (Julie Andrews) "ta ru".
Ngo^i nha`tho*`co^?, tha^.t dde.p, to.a la.c tre^n ngo.n nu'i cao o*? Salzurg, va^+n co`n ddo'. Du kha'ch dde^'n tha(m vie^'ng tha^.t ddo^ng va`o di.p He`.
Hi`nh a?nh hai ta`i tu*? chi'nh trong film "The Sound of Music" : Julie Andrews & Christopher Plummer ngay vu`ng nu'i Tirol va`o na(m 1965.
Tha^.t dde.p ddo^i va` tre+ trung...
Ba`So* tre+ Maria, nguoi me^ ca ha't ..vi` su*. quye^'n ru+ cu+a nu'i ddo^`i Tirol, que^n ca+ tho*`i gian.. lo^'i ve^`...
The hills are alive with the sound of music With songs they have sung for a thousand years The hills fill my heart with the sound of music My heart wants to sing every song it hears
Maria ..ra khoi nha`tho*`..ddi la`m nhie^.m vu. gu*+i tre+,
dde^'n 7 em thuo^.c gia ddi`nh qui' to^.c - Captain von Trapp.
Duong vao lau dda`i gia dinh von Trapp
Biet giu la`m sao dda^y ?
Cho*`i o*i..nha`na^`y ..gia`u qua' !!.
dde^'n 7 ddu*'a con ni't ?
Tinh thuong cua nguoi so* tre+ Maria..mang lai su gan gui cua 7 dua con
cua gia dinh Captian von Trapp.
| |
Tu*`nga`y co' na`ng so* tre+ Maria o*? dda^y thi`..nha` cua Captain von Trapp tra`n dda^´y tieng vui cuoi va`
tie^'ng nha.c
Nà`ng ra^'t dde.p trong dde^m Da. Vu~.
Khi bo^'n ma('t nhi`n nhau thi`..na`ng ..bie^'t ddo? ma(.t..
Mo^.t ngu*o*`i con ga'i..lo*? bie^'t ye^u !.
Mo^.t ngu*o*`i.. kho^ng bao gio*` tha`nh Ba`So* !.
Chu'ng ta kho^ng the^? cha.y tro^'n ti`nh ye^u !.
Mi`nh kho^ng the^? la^.p gia ddi`nh vo*'i ngu*o*`i na^`y....
ma` tra'i tim thi` chi+ nghi+ dde^'n ngu*o*`i kha'c.
Ta^'m cha^n ti`nh gu*?i he^'t cho Na`ng Maria va`
xin cu*o*'i Na`ng la`m vo*. !.
Chao o^i la`dde.p !!.
Na`ng Maria trong bo^. ddo^` cu*o*'i
Ngay nha` tho*`na^`y ta.i Salzburg.
Chua^+n bi. dde^m nay..ca+ gia di`nh ..ddi vu*o*.t bie^n..sang Thu.y Si+.
Ba+n nha.c Edelweiss ddu*o*.c ca trong nghe.n nga`o dde^m va(n nghe^. na^`y tai Salzburg.
Lo*`i nha.c cua ba?n nha.c Edelweiss
- "May the Lord, mighty God,
- Bless and keep you forever.
- Grant you peace, perfect peace,
- Courage in every endeavor.
- Lift your eyes and see His face,
- And His grace forever.
- May the Lord, mighty God,
- Bless and keep you forever."
- Bless and keep MY HOME LAND
- (cau cuoi cu`ng truoc khi vuot nu'i..vuot bie^n
- sang Thuy Si+ cua gia dinh Von Trapp & Maria)
Bo^. ddo^` dde^m vu*o*.t bie^n.
DDa^y la`loa`i hoa da.i tha^.t dde.p..mo.c tre^n nu'i vu`ng Tirol: The Edelweiss white flower.
Duong sang Thuy Si+ bao nu'i non hie^?m tro*?..
co' no^?i ddau na`o ba(`ng ngu*o*`i ro*`i bo? ta^'t ca?..dde^? ra ddi
ti`m tu*. do vo*'i hai ba`n tay tra('ng ..
Mo^.t http://ddo.an/ - - ddo.an cuoi buo^`n, nhu*ng chuyen ti`nh tha^.t dde.p giu*+a Na`ng Maria va`Captain von Trapp
(Julie Andrews & Christopher Plummer )
Tuo^?i ba` So* Maria (Julie Andrews) ve^` gia`..va^?n co`n ne't dde.p tha^.t thanh tu' tu*. nhie^n.
Nga`y nay chu'ng ta cu`ng gia`..
Nhu*ng Na`ng va^+n dde.p..nhu* nga`y na`o..ta mo*'i ga(.p nhau !.
Va` 7 em, 7 ta`i tu*? tre+ trong The Sound of Music ngay nao , nay cung dda+ lo*n kho^n, nhu hi`nh duoi dda^y nha^n di.p ky+ nie^.m filmfestival (The Sound of Music)
Tu*` tra'i sang pha+i:
Heather Menzies (Louisa), Angela Cartwright (Brigitta), Nicholas Hammond (Friedrich), Charmian Carr (Liesl), Debbie Turner (Martha), Kym Gareth (Gretl), Duane Chase (Kurt) .
Ga(.p la.i nhau o*+ Salzburg - A'o Quo^'c
(Nguồn : Quynh-Mai-Thụ Nhân K7)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jul/2010 lúc 9:41pm
Mời xem một số hình ảnh phim "The Sound of
Music" trước khi nghe bài nhạc Edelweiss:
http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2401&PN=2 - http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2401&PN=2
mk
Bài nhạc trong phim "The Sound of Music"
Edelweiss
Edelweiss, Edelweiss Every morning you greet me Small and white, clean and bright You look happy to meet me
Blossom of snow may you bloom and grow Bloom and grow forever
Edelweiss, Edelweiss Bless my homeland forever
EDELWEISS (Dịch bởi: htthientrang)
Edelweiss, Edelweiss Em chào anh mỗi sáng sớm Nhỏ nhắn, trắng trẻo, trong sáng Trông thật hạnh phúc khi gặp anh Như bông hoa tuyết đang to dần Không ngừng phát triển Edelweiss, Edelweiss Hãy luôn ban phúc lành cho quê hương anh nhé
1/ Video & Lyrics
Trình bày : Julie Andrews
(trích trong phim The Sound of Músic)
http://www.lyricsmode.com/lyrics/j/julie_andrews/edelweiss.html - http://www.lyricsmode.com/lyrics/j/julie_andrews/edelweiss.html
2/ Trình bày : http://www.nhaccuatui.com/tim_kiem?by=casi&key=Yao+Si+Ting - Yao Si Ting
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=FwnMIkq62T - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=FwnMIkq62T
3/ Hòa tấu
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=r-OXFKwMR8 - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=r-OXFKwMR8
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Aug/2010 lúc 8:30pm
Hàn Mạc Tữ
dược giới yêu chuộng thi văn
xem là thần tượng cũa
thi ca lãng mạn Vietnam
Về thăm Thi Nhân Hàn Mặc Tử
Căn phòng nơi Hàn Mặc Tử nằm chữa bệnh phong tại nhà thương Quy Hòa.
http://baobinhdinh.com.vn/binhdinhquaanh/2007/3/40745/images/images42120_t1r.JPG">
http://baobinhdinh.com.vn/binhdinhquaanh/2007/3/40745/images/images42122_t2r.JPG"> Chiếc giường, nơi thi sĩ tài hoa Hàn Mạc Tữ dã trút hơi thở cuối cùng ngày 11-11-1940 (tuổi 28).
http://baobinhdinh.com.vn/binhdinhquaanh/2007/3/40745/images/images42124_t5r.JPG"> Nơi mộ Hàn Mặc Tử được chôn cất (lần đầu tiên) tại Quy Hòa.
http://baobinhdinh.com.vn/binhdinhquaanh/2007/3/40745/images/images42126_t6r.JPG"> Đường lên mộ Hàn Mặc Tử được cải táng trên đồi Ghềnh Ráng , (nay là Đồi Thi Nhân)-Quy Nhơn.
http://baobinhdinh.com.vn/binhdinhquaanh/2007/3/40745/images/images42130_t8r.JPG"> Nhiều khách du lịch đến Quy Nhơn ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử và mua quà lưu niệm.
Ave Maria Như song lộc triều nguyên: ơn phước cả, Dâng cao dâng thần-nhạc sáng hơn trăng. Thơm-tho bay cho đến cõi Thiênđdàng Huyềnđiệu biến thành muôn kinh trọng-thể. Và Tổng-lãnh Thiên-thần quỳ lạy Mẹ Tung-hô câu đường-hạ ngớp châu sa. Hương xông lên lời ca ngợi sum-hòa: Trí miêuđuệ của muôn vì rất thánh.
Maria! Linh-hồn tôi ớn lạnh,
Run như run thần-tử thấy long-nhan, Run như run hơi thở chạm tơ vàng... Nhưng lòng vẫn thấm-nhuần ơn trìu-mến.
Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn Giàu nhânđdức, giàu muôn hộc từ-bi, Cho tôi dâng lời cảm-tạ phò nguy Cơn lâm-lụy vừa trải qua dưới thế. Tôi cảmđdộng rưng-rưng hai dòng lệ: Dòng thao-thao như bất-tuyệt của nguồn thơ. Bút tôi reo như châu ngọc đền vua, Trí tôi hớp bao nhiêu là khí-vị... Và trong miệng ngậm câu ca huyền-bí, Và trong tay nắm một vạn hào-quang...
Tôi no rồi ơn võ-lộ hòa chan. Tấu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ, Ngọc Như-Ý vô-tri còn biết cả, Huống chi tôi là Thánh-thể kết tinh Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh, Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế-giới... Sáng nhiều quá cho thanh-âm vời-vợi, Thơm dường bao cho miệng lưỡi khong-khen. Hỡi Sứ-thần Thiên-Chúa Gabriel, Khi người xuống truyền tin cho Thánh-nữ, Người có nghe xôn-xao muôn tinh-tú, Người có nghe náođdộng cả muôn trời? Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời Để ca-tụng, -- bằng hương hoa sáng-láng, Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng, Một đêm xuân là rất đỗi anh-linh?
Đây rồi! Đây rồi! Chuỗi ngọc vàng kinh. Thơ cầu-nguyện là thơ quân-tử ý, Trượng-phu lời là Tôngđdồ triết-lý, Là Nguồn Trăng yêu-mến Nữ Đồng-Trinh
Là Nguồn Đau chầu lụy Nữ Đồng-Trinh.
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch-lạp, Khói nghiêm-trang sẽ dân lên tràn ngập Cả Hàn-giang và màu sắc thiên-không, Lút trí khôn và ám-ảnh hương lòng Cho sốt-sắng, cho đe-mê nguyền-ước...
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn-phước, Cho tình tôi nguyên-vẹn tợ trăng rằm, Thơ trong-trắng như một khối băng-tâm, Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu, Cho vỡ-lở cả muôn ngàn tinhđdẩu, Cho đê-mê âm-nhạc và thanh-hương, Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng, Lòng vua chúa cũng như lòng lê-thứ Sẽ ngây-ngất bởi chưng thơ đầy ứ Nguồn thiêng-liêng yêu-chung Mẹ Sầu-Bi Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì! Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu, Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu Trên triều-thiên ngời chói vạn hào-quang ?
Hàn Mặc Tử
http://www.youtube.%20com/watch?%20v=0TXKPyQqJSQ - http://www.youtube. com/watch? v=0TXKPyQqJSQ
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Aug/2010 lúc 8:36pm
Xin gửi tiếp trích đọan các bài thơ
của HMT được khắc trên gỗ
tại Đồi Mộng Mơ Dalat
(Nông Quốc Hà-DaLat, ThuNhan K7)
(NQH-DaLat)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Aug/2010 lúc 9:21pm
Đà Lạt
trăng mờ |
http://ctxhdalat.com/index.php?view=article&catid=1%3Alatest-news&id=81%3Adalattrangmo&format=pdf&option=com_content&Itemid=90 - |
http://ctxhdalat.com/index.php?view=article&catid=1%3Alatest-news&id=81%3Adalattrangmo&tmpl=component&print=1&layout=default&page=&option=com_content&Itemid=90 - |
http://ctxhdalat.com/index.php?option=com_mailto&tmpl=component&link=aHR0cDovL2N0eGhkYWxhdC5jb20vaW5kZXgucGhwP29wdGlvbj1jb21fY29udGVudCZ2aWV3PWFydGljbGUmaWQ9ODE6ZGFsYXR0cmFuZ21vJmNhdGlkPTE6bGF0ZXN0LW5ld3MmSXRlbWlkPTg4 - |
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt Như đón từ xa một ý thơ.
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều Để nghe dưới đáy nước hồ reo Để nghe tơ liễu run trong gió Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Hàng thông lấp loáng đứng trong im Cành lá in như đã lặng chìm Hư thực làm sao phân biệt được Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.
Cả trời say nhuộm một màu trăng Và cả lòng tôi chẳng nói rằng Không một tiếng gì nghe động chạm Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.
Hàn Mặc Tử 1933
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Aug/2010 lúc 10:01pm
ĐỒI MỘNG MƠ - ĐÀ LẠT
Đi từ Viện Đại Học DLlat về hướng Thung Lũng Tình Yêu. Trước khi tới TLTY là Đồi Mộng Mơ ( 1 cụm Đồi MM, TLTY, Dalat XQ - tranh thêu )
DMM có 1 nhà hàng ăn uống ; sân khấu văn nghệ cồng chiêng, vạn lý trường thành ; hầm rượu Mông mơ tửu ; Khu làng dân tộc; vườn thơ HànMặcTử ; nhà cổ VN+bàn xoay ; khu mini hotel mang tên các lòai hoa , bây giờ mới mở thêm khu mini golf cho du khách. ; các quày bán nước giải khát lẻ ; khu động vật kỳ quái dị dạng ; các quày bán đồ lưu niệm quần áo
Du khách tới đây chỉ có móc tiền ra, chứ không bỏ tiền vào túi được , đi một vòng vạn lý trường thành thở không nổi, ai đi giày cao gót , tháo đi chân không là tiện nhất - chỉ có nước anh cõng nàng, cõng nàng dìa dinh đúng như câu Bất đáo trường thành phi hảo hán . Cõng tới vườn thơ Hàn Mặc Tử thì "Thả nàng xuống đất, hồn tôi bỗng điên khờ"
(NongQuocHa-ThuNhan.k7)
Tượng Đức Mẹ
Tiểu Vạn Lý trường Thành -
Vườn hoa
Đàn đá
Sân khấu văn nghệ cồng chiêng
Hotel mini dành cho vợ chồng mới cưới hưởng tuần Trăng Mật
( nghe nói ở đây có ma )
NQH
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Aug/2010 lúc 4:37am
Tiền xưa (từ 1953 - 1975)
http://99mualarung.vnweblogs.com/post/13272/226893 - http://99mualarung.vnweblogs.com/post/13272/226893
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Aug/2010 lúc 4:57am
Bộ sưu tập tiền xưa
http://my.opera.com/ngsinh/albums/show.dml?id=254895?&abc=&page=1&skip=0&show=&perscreen=20 - http://my.opera.com/ngsinh/albums/show.dml?id=254895?&abc=&page=1&skip=0&show=&perscreen=20
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3765651">
374 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3765652">
450 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3777694">
374 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3777695">
356 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3785462">
250 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3785463">
218 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3785464">
180 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3787931">
197 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3787932">
322 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3787933">
246 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3804194">
239 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3804195">
185 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3804196">
192 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3816212">
224 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3816213">
230 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3816214">
195 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3816215">
180 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3827175">
183 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3827176">
200 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3827177">
251 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3827178">
177 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3841583">
249 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3841584">
193 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3841585">
210 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3841586">
148 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3853515">
152 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3853516">
175 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3853517">
152 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3853518">
148 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3857872">
138 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3857873">
162 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3857874">
151 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3857875">
150 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3874225">
188 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3874226">
138 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3874227">
204 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=3874228">
151 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4126686">
149 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4126687">
148 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4126688">
145 views
http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4271227">
-
168 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4271228">
173 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4271229">
192 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4271230">
176 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4271231">
180 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4271232">
174 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4271233">
162 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4271234">
164 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4284136">
197 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4284137">
168 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4284138">
137 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4284139">
171 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4284140">
171 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4284141">
156 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4284142">
170 views
- http://my.opera.com/ngsinh/albums/showpic.dml?album=254895&picture=4284143">
166 views
http://my.opera.com/ngsinh/albums/show.dml?id=254895?&abc=&page=2&skip=20&show=&perscreen=20 - « Prev http://my.opera.com/ngsinh/albums/show.dml?id=254895?&abc=&page=1&skip=0&show=&perscreen=20 - 1 http://my.opera.com/ngsinh/albums/show.dml?id=254895?&abc=&page=2&skip=20&show=&perscreen=20 - 2 3
Bộ sưu tập tiền xua
(Slide Show)
http://my.opera.com/ngsinh/albums/slideshow/?album=254895 - http://my.opera.com/ngsinh/albums/slideshow/?album=254895
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Aug/2010 lúc 1:23am
Lễ mừng thọ 40 tuổi (Tứ Tuần Đại Khánh) của vua Khải Ðịnh
nguồn: http://nguyentl.free.fr/html/photo_e...aire_KD_vn.htm - http://nguyentl.free.fr/html/photo_e...aire_KD_vn.htm | |
http://forum.thptanduong.com/showthread.php?750-L%E1%BB%85-m%E1%BB%ABng-th%E1%BB%8D-40-tu%E1%BB%95i-%28T%E1%BB%A9-Tu%E1%BA%A7n-%C4%90%E1%BA%A1i-Kh%C3%A1nh%29-c%E1%BB%A7a-vua-Kh%E1%BA%A3i-%C3%90%E1%BB%8Bnh -
http://forum.thptanduong.com/showthread.php?750-L%E1%BB%85-m%E1%BB%ABng-th%E1%BB%8D-40-tu%E1%BB%95i-(T%E1%BB%A9-Tu%E1%BA%A7n-%C4%90%E1%BA%A1i-Kh%C3%A1nh)-c%E1%BB%A7a-vua-Kh%E1%BA%A3i-%C3%90%E1%BB%8Bnh
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Sep/2010 lúc 7:53pm
Phở Sài Gòn xưa và nay
Tác Giả : Theo Phan Nghị |
Thứ Năm, 02 Tháng 9 Năm 2010 07:05 |
Phở khởi đầu sự bành trướng của nó vào giữa thập niên 50 tới giữa thập niên 60. Phở Sài Gòn
Cũng như thịt chó, phở là một đặc sản của miền Bắc. Người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Saigon vào những năm 1951-1952 cùng một thời gian với hai nhà hát ả đào, một ở xóm Monceau và một ở xóm Đại Đồng. Cả hai thứ ấy đều rất xa lạ với người Saigon thuở đó. Kiếm được một quan viên biết cầm trống chầu không phải chuyện dễ. Cho nên họ chỉ cầm cự được một hai năm rồi dẹp tiệm,mặc dù họ đã biến nó thành một hình thức như ''kem sờ''ở Bờ Hồ ( Hà nội ) vào những năm 30 hoặc như ''bia ôm'' của Saigon hôm nay. Và phở cũng chịu chung một số phận với nó. Người ta chỉ thích hủ tíu, hoành thánh, bánh xếp nước...Chỉ có độc một tiệm phở được gọi là ''Phở Tuyệc'', nằm trên đườngTurc ( nay thuộc khu vực Đồng Khởi ) là kiên trì bám trụ. Phải đợi tới sau năm 1954, phở mới thực sự thực hiện một bước nhảy vọt từ Bắc vào Nam. Phở khởi đầu sự bành trướng của nó vào giữa thập niên 50 tới giữa thập niên 60. Có cả một dãy phố phở nằm trên hai con đường Pasteur và Hiền Vương. THƠ PHỞ...Những nhà hàng phở ngon của Saigon thuở ấy nhiều vô số. Nhưng được người ta chiếu cố nhất chỉ có bốn hoặc năm tiệm, trong đó có phở Trần Minh ở hẻm Casino. rong cái ngõ cụt ấy, ê hề các hàng quà : phở, bún ốc, bún ốc sườn... Từ đầu ngõ, người ta đã chạm trán với khách ẩm thực, kẻ ra người vô tấp nập. Phở Minh ngon thiệt là ngon. Nó không giống như kẹo kéo "ăn một lại muốn ăn hai, ăn ba ăn bốn lại nài ăn năm". Người ta chỉ có thể ăn một bát để cho nó thòm thèm rồi mai lại ăn nữa ! Có một người nghiện phở của ông ta, và nghiện luôn cả truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Đó là ông X, chủ một tiệm giày ở đường Lê Thánh Tôn. Ông vừa ăn phở vừa theo dõi cuộc tình của Triệu Minh - Vô Kỵ, hoặc của Doanh Doanh - Lệnh Hồ Xung trên mặt báo. Và tình bằng hữu giữa ông chủ tiệm giày với ông chủ tiệm phở đã thắm thiết hơn lên nhờ một bài thơ phở của ông chủ tiệm giày. Gọi là thơ phở vì đọc lên nghe thấy...to&224;n mùi phở. Tuy nhiên nó Iược làm theo thể Đường thi, và chữ nghĩa đối nhau chan chát. Rất tiếc, người viết chỉ còn nhớ được có bốn câu : Nổi tiếng gần xa khắp thị thành Trần Minh phở Bắc đã lừng danh Chủ đề : tái, chín, nạm, gầu, sụn Gia vị : hành, tiêu, ớt, mắm, chanh... Sau đó, ''mông xừ'' Trần Minh đã nhờ một người nhái những nét chữ rồng bay phượng múa của Vũ Hoàng Chương để viết bài thơ ấy và treo ở trong tiệm. ...VÀ CÂU ĐỐI PHỞSaigon thuở ấy chỉ có một tiệm duy nhất ở đường Võ Tánh, gần Ngã Sáu, có món tái sách tương gừng và phở tái sách : tiệm Y. Thịt tái mềm, sách ròn nhai gau gáu, chấm với tương Cự Đà thì tuyệt cú mèo. Người ta bèn đổ xô tới để thưởng thức một món ăn lạ miệng. Và tiệm Y phất lên như diều. Từ ngôi nhà lụp xụp, ông đã sửa sang lại cho khang trang và mua thêm một nhà khác để ở cho thoải mái. Phú quí sinh ...máu văn nghệ, ông bắt đầu giao du thân mật với cánh nhà văn, nhà báo. Sau cuộc đảo chính của Dương Văn Minh, trong làng báo có hiện tượng "trăm hoa đua nở", hễ có tiền là có quyền làm chủ một tờ báo. Thế là ông chủ tiệm phở Y bèn ra báo. Từ tái, chín, nạm, gầu, sụn, nhảy sang địa hạt chữ nghĩa, ông hoàn toàn bỡ ngỡ. Cho nên báo của ông chỉ có thể đến với độc giả bằng con đường ve chai. Dĩ nhiên nó phải chết. Và ít lâu sau ông cũng chết theo nó. Người vợ góa trẻ đẹp kế tục ''sự nghiệp'' của ông chồng quá cố. Tiệm Y phát đạt trở lại. Những người bạn văn nghệ của ông Y vẫn lui tới ăn phở như xưa, nhưng mục đích chính của họ là ...ngấp nghé ngôi vị chủ tiệm. Sau mấy năm trời theo đuổi mà chẳng đi tới đâu, một người trong bọn họ, tức cảnh sinh tình, bèn mượn danh nghĩa bà quả phụ để ra một vế câu đối như có ý thách thứcthiên hạ rằng :"Nếu ai đối được thì em xin nguyện lấy làm chồng.'' "Nạc, mỡ nữa làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá '' Câu đối sặc sụa mùi phở, nhưng hắc búa nhất là cụm từ ''tái giá'', nó vừa có nghĩa là ''đi bước nữa'' lại vừa có nghĩa là ''phở tái giá''. Cũng như ''da trắng vỗ bì bạch'' của bà Điểm đố Trạng Qunh vậy. Hơn ba mươi năm trôi qua, câu đối ấy hiện nay vẫn chỉ có một vế. PHỞ GÀ TRỐNG THIẾNNgay cả Nà Nội - quê hương của phở - từ trước đến nay cũng chưa bao giờ có phở gà trống thiến, cho dù ở phố Huyền Trân Công Chúa, vào đầu những năm 50, đã có một hàng phở gà ngon nổi tiếng khắp Hà thành, đến nổi cụ Nguyễn Tuân khi theo đoàn quân về tiếp quản Thủ đô, ăn xong đã phải khen rằng ''tuyệt phở !''. Người bán phở tên là Chí. Ông ta mới hồi cư, không có đủ tiền để mướn mặt bằng, phải làm phở gánh. Con đường mang tên vị công chúa nhà Trần bé bằng cái lỗ mũi, với cái vỉa hè rộng hơn một mét, khách ăn kẻ đứng, người ngồi, húp xì xụp. Phở gà trống thiến - xuất hiện ở Saigon vào những năm 60, ở phía chợ Vườn Chuối - tuy chưa được liệt vào loại Ềtuyệt phởỂ, nhưng cũng được khách ẩm thực đặc biệt chiếu cố. Phở ngon là một lẽ : thịt gà trống thiến thơm và mềm như gà mái tơ, nước phở trong hợp với khẩu vị của những người kén ăn, nhưng cũng còn một lẽ khác : người ta vừa ăn, vừa ngắm cái vẻ thước tha yêu kiều của con gái ông chủ tiệm, thỉnh thoảng đi ra đi vô, mỉm cười với người này, gật đầu chào người kia, giơ tay Ềbông ruaỂ người nọ, tự nhiên như một cô đầm non. Đó là nữ ca sĩ Y.V, một giọng ca lả lướt của các phòng trà. Ban ngày, nàng giao thiệp với phao câu, đầu cánh, thịt đùi ; ban đêm, chìm đắm trong ánh đèn màu. Thế rồi, không kèn không trống, nàng tuyệt tích giang hồ. Người ta bảo rằng nàng đi Tây. Đi Tây thật chứ không phải Tây Ninh. Tiệm phở vắng khách dần và ít lâu sau thì phải dẹp. PHỞ KHÔNG RAU KHÔNG GIÁTiệm này nằm trên đường Công Lý- cách ngã tư Công Lý-Yên Đỗ ( nay là ngã tư Nam K Khởi Nghĩa-Lý Chính Thắng ) khoảng 100m - trong một cái hẻm rộng. Người ta gọi là phở Bà Dậu. Nó có những đặc điểm không giống bất cứ một tiệm phở nào : không rau, không giá và rất sạch, và nhất là không có cái mùi phở kinh niên. Thịt thái mỏng và bánh phở to bản thích hợp với cái ỀguỂ của người Hà Nội. Vì ở sâu trong hẻm, nên thoạt đầu khách tới ăn uống rất lơ thơ tơ liễu buông mành, chỉ có dăm bảy mống. Sau đó, nhờ sự cổ động của người Hà Nội, người ta mới bắt đầu chiếu cố tới hương vị không rau không giá đó. Trải qua hơn 30 năm, Phở Bà Dậu hiện nay vẫn tồn tại và có phần phát đạt hơn xưa. Có thêm một món mới : tái bắp, thịt mềm và nhai sần sật như sụn. Giá cả cũng tăng, từ 10đ/ bát trong những năm 60 đến 10.000đ/ bát, năm 1996. Nhưng khách ăn vẫn nườm nượp. TỪ PHỐ PHỞ ĐẾN...BẮC HUỲNHHà Nội, quê hương của phở, và thời bao cấp đã sản sinh biết bao thứ phở : phở vịt, phở ngan, phở lợn ( thậm chí có cả phở chó), vậy mà chưa có một phố nào chuyên bán phở, trong khi ấy Saigon lại có cả một dãy phố phở. Đó là khu Hiền Vương ( Võ Thị Sáu - Pasteur ). Hiền Vương chuyên bán phở gà, còn Pasteur, phở bò. Nhưng dù gà hay bò, các tiệm phở ở khu này chưa có một tiệm nào - nếu nói về phở bò - có thể so với phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ, còn nếu nói về phở gà, thì thua xa phở Vọng Các( đường Võ Văn Tần ) và phở Bưu Điện hôm nay. Những tiệm phở bò nổi tiếng thời ấy còn có phở Tàu Thủy ở Nguyễn Thiện Thuật, phở Quyền và phở Bắc Huỳnh ở miệt Phú Nhuận. Sau khi ông Tàu Thủy qua đời, người con trai không có đủ khả năng kế nghiệp ông bố, bèn dẹp tiệm để chuyển sang nghề khác. Còn phở Bắc Huỳnh nguyên là phở Ga Đà Lạt một thời nổi tiếng; Sau 75 ông mò về Saigon, mở tiệm phở Bắc Huỳnh trên đường Võ Tánh góc Trương tấn Bửu đối xéo góc với nhà thờ Nam. Chỉ mấy tháng sau, Bắc Huỳnh lại nổI tiếng như cồn. Hàng ngày, từ 6 giờ sáng khách mộ điệu phở đã nườm nượp nối đuối kéo vào. Và chỉ tới 10 giờ là bánh, thịt, nước phở đã láng cóong. Phải công nhận phở Bắc Huỳnh hết chỗ chê. Nuớc trong vắt thơm lừng; Miếng thịt chín mùi thơm như pa-tê, thái tay vừa đủ dầy để cắn ngập răng. Miếng gầu sữa trắng toát mịn như miếng thạch, vừa thơm vừa bùi lại ròn tan; Không một chút hoi. Dặc biệt tiệm BH không bán phở toàn tái. Thế mới là chính thống. Phở bò mà lại ăn phở tái thì đúng là nhà quéo. Dang phát đạt như thế, chẳng biết sao khoảng năm 82 bỗng dưng ông dẹp tiệm. Dân ghiền phở cứ tiếc hùi hụi. Trong số này có ông cao thủ bóng lông Trần K., khi đó đang chủ trì sân quần vợt đuờng Lê Duẩn. Ông này ghiền phở BH không thua gì mấy anh ghiền thuốc phiện. Sáng sáng, sau khi dợt cho đệ tử mà không được bồi dưỡng hai tô phở BH là ông ngáp lên ngáp xuống. Ông bèn gạ một người bạn ông để người bạn này yêu cầu cô con gái ông BH mượn nồi niêu soong chảo bát đũa của ông già ra sân quần vợt mở một tiệm phở xe. Dân ghiền phở lại kéo tới ăn đông như chẩy hội. Hồi đó nữ ca sĩ Thái Thanh và nữ ca sĩ Tấm Vấn ở tít trong chợ lớn, sáng nào cũng ngồi xích lô ra sân quần vợt _ không phải để đánh banh lông _ mà là để đớp phở. Cao thủ Trần K. có ông anh cũng tên Trần K. và cũng là cao thủ bóng lông, còn mê phở hơn cả ông em. Sáng nào ông K. anh cũng gò lưng đạp chiếc xe đạp ọp ẹp chở người tình 200 pao từ Chợ Lớn ra sân quần với mục đich cao quý duy nhất là đớp phở của con gái ông BH. Có nhiều lần, có lẽ tại tối trước ông K . anh chơi bóng lông hơi nhiều và hơi khuya, sáng ra chân chùn gối lỏng, ông đạp xe hơi chậm, tới hơi trễ, đã thấy cái thùng nước phở chổng mông lên trời. Phở chính thống là thế: bao nhiêu thịt là bấy nhiêu nước. Hết nước là hết thịt, hết thịt là hết nước. Và hết là hết, chứ không có cái trò đổ vài lon nước lèo hộp, hay ném mấy cục bouillon vào nước, thêm tí mắm tí bột ngọt, đun sôi lên bán với thịt tái. Sau mấy lần đạp xe phờ râu tôm tới nơi lại hụt ăn, ông K. anh đành thương lượng với cô chủ phở như thế này: Mỗi sáng cô cứ vui lòng để riêng ra hai tô, cất đi cho tôi. Tôi tới kịp để ăn hay không tới ăn được cũng kệ cha tôi. Tôi vưỡn cứ trả tiền như thường. Ấy thế mà, chỉ được hơn năm, chả biết lý do gì, tiệm phở xe này cũng bỗng mất tích. It lâu sau thấy tiệm Bắc Huỳnh lại tái xuất giang hồ. Dược ít năm rồi lại dẹp không kèn không trống . Ngày nay nghe đâu ông Bắc Huỳnh và cô con gái đẹp như mơ đã mở hai tiệm phở bên Calgary, Canada. Chả biết còn giữ tên Bắc Huỳnh nữa không. ...PHỞ NGẦU PÍNDạo ấy, cả Saigon chỉ có độc một tiệm của chú Woòng ở đường Lý Thái Tổ bán phở ngầu pín. Chú là người Quảng Đông, trước khi di chuyển vào Nam đã mở tiệm phở ở phố Huế, Hà Nội. Vào đầu thập niên 50, phở ngầu pín đối với dân thủ đô, thật hoàn toàn xa lạ. Có mà nhử thính các tiểu thư Hà Nội cũng không dám tới ăn. Phở ngầu pín vào tới Saigon cũng chả khấm khá gì hơn. Vẫn cái tiệm xập xệ tối thui, như ở phố Huế. Khách tới ăn toàn những ông râu ria xồm xoàm hoặc lún phún râu dê hoặc nhẵn nhụi bảnh bao chẳng có một sợi râu nào. Nhưng tuyệt nhiên không hề có bóng dáng đàn bà. PHỞ SAU 75 VÀ CƠN SỐT PHỞ BẮC HẢIPhở leo lên tới tột đỉnh vinh quang bắt đầu từ cuối thập niên 80. Phở tràn ngập thành phố, ngoại trừ khu vực Chợ Lớn, bởi nó không thể địch lại được với hủ tíu, hoành thánh, bánh bao, xíu mại. Nhưng đặc biệt nhất là cơn sốt phở Bắc Hải. Ở thành phố có chí ít vài ba chục tiệm mang cái tên ấy. Tại sao người ta lại không chọn một bảng hiệu khác ? Cũng có nguyên nhân đấy. Số là vào thời bao cấp, ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội có một tiệm phở chui mà ông chủ tên là Bắc Hải. Đó là bí danh, biệt hiệu hay tên thật của ông ? Chả có ai rỗi hơi tìm hiểu. Chỉ biết cứ thế mà gọi. Tiệm của ông dĩ nhiên là đông khách, nhưng toàn khách quen. Những cái mặt lạ hoắc đừng có hòng bước vào. Trong khi phở quốc doanh "chạy qua hàng thịt", thì phở Bắc Hải cả bánh lẫn thịt đều có chất lượng. Ngoài ra lại còn cái thú uống rượu quốc lủi nhắm với món "bốc mả" ( xíu quách ). Thịt do dân''bờ lờ'' ( buôn lậu ) từ Phú Xuyên, Thường Tín hoặc ngả Gia Lâm đi theo xe khách thành, đưa vào bán cho các mối. Còn quốc lủi do ngoại thành cung cấp. Ông Bắc Hải đựng quốc lủi trong cái bong bóng trâu, giấu ở trước bụng, cái áo phủ bên ngoài. Khách nào muốn uống, giơ cái ly xây chừng ra, ông cởi khuy áo, tháo cái nút vòi bong bóng rồi xịt một phát vào ly. Rượu vừa đúng tới mép ly, không tràn ra một giọt nào. Ông bảo đó là cả một nghệ thuật, phải tập mất một tháng mới thực hiện thành công thao tác ấy. Nói cũng đáng tội, phở của ông cũng chả ngon lành gì. Chẳng qua là vì ''trong xứ mù thằng chột làm vua''. Vả lại, nó có đầy đủ chất béo, chất cay. Với một người ''thích đủ thứ'', như vậy là đúng tiêu chuẩn. Từ đó, anh hùng nhất khoảnh, phở Bắc Hải danh trấn giang hồ. Sau 75, một số đệ tử của ông Bắc Hải vào Nam. Họ kiếm một đầu hẻm, dựng một quán phở lộ thiên. Một trong những đệ tử nổi bật nhất của ''mông xừ'' Bắc Hải là Ch.Râu. Gọi như thế là vì trên mặt anh có cả một rừng râu. Trẻ con trong khu phố, mỗi khi thấy anh xuất hiện lại chạy theo trêu chọc : ''Ơ cái râu lồm xồm, ơ cái râu loàm xoàm, cái râu mọc quanh cái mồm.'' Lại vừa may mắn lại vừa có sẵn ít vốn, Ch.Râu kiếm được một mặt bằng ở đường Nam K Khởi Nghĩa. Phở Bắc Hải của anh ra đời, trội hơn các tiệm Bắc Hải khác với món áp chảo nước, áp chảo khô, và đặc biệt là rượu rắn-bìm bịp, tráng dương bổ thận. Hiện nay, phở Bắc Hải không những bành trướng trong thành phố mà còn xuất hiện tại các vùng ngoại ô, nhất là trong khu vực Tân Sơn Nhất. PHỞ ĐUÔI BÒ VÀ NGẦU PÍNKhoảng giữa thập niên 80, tại Bến Sỏi, mé trái cầu Điện Biên Phủ, có một tiệm phở đuôi bò và ngầu pín do một người đàn bà đứng bán. Quán hàng thiết lập trên một vùng đất lổn nhổn sỏi đá. Khách ăn, kẻ đứng người ngồi. Đôi khi cái ghế lùn tịt được dùng thay cho bàn. Và lần đầu tiên trong lịch sử của ỀpínỂ, ngầu pín được các bà các cô chiếu cố. Họ tỉnh queo cắn từng miếng một và nhai sần sật. Đuôi bò của Bến Sỏi cũng tuyệt trần. Mỗi miếng bằng cái nắm tay của trẻ con. Thịt được ninh nhừ nên khi ăn cũng không đến nỗi vất vả. Phở Bến Sỏi chỉ bán đến 9g30 sáng là hết. Nhưng thông thường, người ta đến sớm hơn. Để tránh cái nắng như đổ lửa xuống đầu. Trông các bà vừa ăn vừa thấm mồ hôi, phấn son nhòe nhẹt, thấy mà thương ! Vài năm sau khấm khá, bà chủ tiệm tậu được một miếng đất rộng lớn ở phía xa lộ rồi chuyển cửa hàng ra đó. Bây giờ gọi là quán phở N., vừa bán phở vừa bán lẩu ngầu pín đuôi bò. Một cái lẩu 20.000đ hai người ăn căng bụng. PHỞ...THẦY CÔBởi lương nhà giáo không đủ sống nên 5 cô và một thầy đã hùn nhau mở một tiệm phở ở vỉa hè đường X., phía sau cổng trường M.C. Phở thầy cô ra đời khoảng gần hai năm nay. Có một dạo nhà nước dẹp lòng lề đường, có lúc họ phải di chuyển vào mé sân sau trường. Tiệm này chuyên bán phở gà và chỉ bán vào buổi sáng. Dĩ nhiên phở của họ không thể nào ngon bằng các tiệm nhà nghề như phở gà Bưu Điện hoặc Vọng Các hay các tiệm ở đường Võ Thị Sáu, nhưng nó lại có một hương vị đặc biệt - hương vị gia đình. Khách ăn có cảm tưởng như người nhà mình nấu cho mình ăn vậy. Phở ở đây rất có ''chất lượng'' và rẻ - rất rẻ là khác : 4.000đ/ tô đầy tú ụ cả thịt lẫn bánh. Giữa họ đã có sự phân công : mỗi người nấu phở rồi coi phở một ngày. Không có ai trong số họ có sẵn tay nghề. Thoạt đầu thì lúng túng như thợ vụng mất kim, ít lâu mới thành thạo. Nhưng dù sao đối với họ nghề phở cũng là một cái nghề bất đắc dĩ. Đứng trên bục giảng vẫn tốt hơn. Ở thành phố, ngoài nhóm thầy cô kể trên, còn có một cô giáo nữa cũng đang đứng bán phở, nhưng lại giã từ hẳn cái nghề kỹ sư tâm hồn. Cô nguyên là giảng nghiệm viên của Đại học khoa học, nhà lại sẵn có mặt bằng nằm trên một trục lộ đông đảo người qua lại, bèn quyết định từ bỏ ống nghiệm và các công thức hóa học để ''giao thiệp'' với phở. Vốn là một nội trợ giỏi nên từ nấu thức ăn đến làm phở cũng không đến nỗi khó khăn. Cửa tiệm nằm ở phía chân cầu Bông, khách ăn sẽ dễ dàng nhận ra khi thấy trước cửa đậu một dãy xe gắn máy. Phở Cầu Bông ngoài các món thường lệ như tái, chín, nạm, còn có món đuôi bò. Phở rất ngon nhưng giá một tô có 5.000đ, chỉ bằng một nửa tiền nếu so với phở H. ở đường Pasteur, tục gọi là phở Việt kiều, với giá chém treo ngành 12.000đ/ tô. Sở dĩ gọi thế là vì khách ăn đa số là Việt kiều. Họ quen ăn phở với giá 8 đôla/ tô, chưa kể tiền ''bo'' 10%, nên với họ, đó là một giá rẻ mạt. Phở Cầu Bông cũng không làm theo kiểu đại trà với thịt thái sẵn chất đầy một cái khay. Khách ăn tới đâu làm tới đó. Thịt thái mỏng bốc mùi thơm phức. Mỗi miếng thịt mang hình kỷ hà, màu nâu gụ của nó dính với màu mỡ gàu đặt trên nền trắng của bánh trông giống như một bức tranh tĩnh vật. Cô giáo của trường Khoa học đã đưa cả khoa học lẫn nghệ thuật vào phở. PHỞ T.D Ở ĐIỆN BIÊN PHỦPhở có bảng hiệu mang tên số nhà, nhưng người ta cứ quen miệng gọi là phở T.D., tên ông chủ, mặc dù anh không đứng bán. Căn nhà đó, xưa kia, anh mở tiệm cơm Tây với hai món đặc sản : chateaubriand và chân giò nấu đậu trắng. Các bằng hữu của anh đa số là những người làm văn nghệ. Anh cũng được liệt vào số đó, bởi giọng ca tuyệt diệu của anh. Nhưng mỗi năm anh chỉ hát có một lần và chỉ hát có một bài vào đêm Giáng sinh : "Đêm thánh vô cùng'' ( Silent Night ). Một điệu nhạc tắt đèn. Trong lúc tiếng ca thánh thiện của anh vang lên, người ta ôm nhau đi một đường slow. Sau khi thưởng thức phở Quyền, phở Tàu Bay, phở bà Dậu, nếu muốn đổi hương vị, người ta có thể đến T.D để nếm món ''vú sữa'', tức là khoảng thịt bụng có những núm vú, ăn béo ngậy, thơm và ần sật, nhưng không giống như sụn hoặc nậm của thịt chó. Nhà hàng có mặt bằng rộng, quạt máy quay vù vù, khách ăn không phải chịu cái cảnh mồ hôi mẹ mồ hôi con cùng chảy. PHỞ CÔNG TỬ SAIGONĐó là tiệm phở gà H.B. ở đường Võ Thị Sáu. Ông chủ tiệm tên là Q., một người thuộc giới giang hồ mà cả hai đạo hắc bạch đều biết... tiếng từ khi Q. ở địa vị một ông chủ. Nghề phở đến với anh một cách tình cờ. Trong một cuộc đọ tài cao thấp với một tay anh chị, anh bị hắn thưa về tội đả thương, và sau đó bị đưa đi cải tạo. Thời gian chém tre đẵn gỗ trên ngàn, anh thường hay giúp đỡ một anh bạn đồng cảnh ngộ. Thấy bạn bị bắt nạt là anh can thiệp ngay. Không phải bằng vũ lực, mà chỉ với một chiêu số thôi : bấm vào huyệt nội quan ở cổ tay và huyệt khúc trì ở khuỷu tay, là địch thủ phải thổi bài kèn ''ông rơ lui'' ngay. Q. lại còn thường giúp anh ta trong các công tác lao động. Để đáp lại ân tình ấy, người bạn kia đã truyền cho anh nghề nấu phở. Anh ta dạy Q. từ cách lựa chọn gà - phải là gà được nuôi ở nông thôn - đến cách pha chế gia vị cho thùng nước lèo, và cách nấu nướng làm sao cho gà khỏi bị vỡ da. Sau thời gian cải tạo, Q. về đường Võ Thị Sáu mở tiệm phở H.B.-tiệm phở ngon nhất trong khu phố ấy. Chỉ trong vòng ba năm, anh đã phất lên như diều. Và bây giờ, với 8 năm trong nghề phở, anh chỉ giữ vai trò chuyên viên, và để cho một số đệ tử đứng bán. Còn một chàng nữa cũng phất lên như Q., nhờ phở. Đó là anh D., chủ một tiệm phở ở trong một con hẻm đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách nhà thương Từ Dũ khoảng 500m. Từ Hà Nội vô thành phố ************, anh chỉ có đủ tiền để làm một gánh phở ở đầu ngõ. Mới đầu, anh chả biết một tí gì về cái nghề này. Toàn đi học mót. Hỏi người này, học người kia, rồi tới ăn ở các tiệm phở danh tiếng để thử nghiệm. Phải mất gần một năm anh mới thành thạo. Phở D. hôm nay nổi tiếng ngang với phở Quyền ở Phú Nhuận. Tiệm của anh có một món đặc biệt : tái bắp. Muốn ăn món này phải đi sớm, bởi 8 giờ sáng là hết. Có một điều ly k là phở D. ăn vào buổi chiều bao giờ cũng ngon hơn buổi sáng. Cả chủ lẫn khách đều công nhận chuyện đó. Hỏi nguyên nhân tại sao ? Anh lắc đầu vì không giải thích được. ''Sáng và chiều cùng một thùng nước lèo. Nửa thùng buổi sáng còn lại, buổi chiều chỉ việc đun sôi, không pha thêm một chút gia vị nào, thế mà nó lại ngon hơn buổi sáng'', anh mỉm cười nói. Bây giờ thì phở có bề thế lắm rồi. Anh mới tậu thêm một ngôi nhà ở đầu hẻm. Phở là một đặc sản của Việt Nam. Đó là điều ''quốc tế phải công nhận''. Nhưng ông Tây lại bảo nó là “soupe chinoise”, còn ông Tàu thì lại bảo nó là “ngầu phấn” chỉ là tiếng Quảng Đông, phiên âm ra tiếng Hán Việt là “ngưu” ( bò hoặc trâu ), ''phấn'' (bột gạo ). Một điều nữa, hỏi ông tổ của nghề phở là ai ? Các ông chủ tiệm phở đều lắc, mặc dù nhờ phở, họ đã có của ăn của để. |
http://saigonecho.com/main/doisong/dinhduong/21116.html - http://saigonecho.com/main/doisong/dinhduong/21116.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Sep/2010 lúc 5:30pm
Phở ....TRĂM NĂM NHÌN LẠI!
http://2.bp.blogspot.com/_2Kd1T9tAZQ4/S-k66rwM7-I/AAAAAAAAAL4/wVRWh1ywNtY/s1600/Ph%E1%BB%9F+ph%E1%BB%91+c%E1%BB%95.jpg">
1. Phở là niềm vinh dự của người Việt và đất Việt, nhưng nhắc đến phở là người ta đột nhiên gắn nó với Hà Nội. Người Hà Nội được tiếng thế lấy làm tự hào lắm. Tự hào là một chuyện còn có hiểu biết về phở thì dám chắc trừ mấy ông bên ngành xã hội “nhăn răng” (nhân văn) thì cũng chẳng mấy ai biết rõ. Nguồn gốc của phở đang còn nhiều tồn nghi vì nhiều người cho rằng quê hương của phở là ở Nam Định; nhưng có điều chắc chắn những bước thăng trầm của phở đều diễn ra ở Hà Nội. Người ta có thể viết lịch sử Hà Nội thế kỷ XX thông qua các cuộc chiến nhưng cũng có thể viết song hành lịch sử Hà Nội cùng với phở. Phở không chỉ là món ăn, phở là một kí ức.
2. Năm 1909, nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi bắt đầu kinh doanh vận tải đường sông. Với tinh thần dân tộc, ông chỉ tuyển dụng nhân công người Việt. Bến sông Hồng trở nên đông đúc, hệ quả là tạo ra nhu cầu ẩm thực cho người bình dân. Các hàng quán ăn dựng ở bến sông, trong đó có món “xáo trâu”. Hình ảnh gánh “xáo trâu” đầu thế kỷ có thể hình dung được qua gánh đánh đa riêu cua bây giờ. Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Nhiều người sẽ thắc mắc: Sao lại là trâu mà không phải là bò từ đầu? Vì hồi đầu thế kỷ, người Việt không khoái ăn thịt bò. Bữa cơm người Việt có cơ cấu gồm: cơm, rau, cá (nhà sang thì thịt lợn) kèm nước mắm hoặc tương. Một thời gian sau, cũng không rõ vì sao người ta lại chuyển sang “xáo bò”? Phải chăng trâu thời đó để kéo cày, đắt đỏ hơn chăng? Thịt bò sẵn hơn, xương bò vốn cho không trước đây, nay lại hữu dụng, ninh lên làm nước dùng.
Thấy món quà người Việt đắt hàng, các chú khách (cách gọi người Hoa) cũng quảy gánh bán “xáo bò”. Từ Ô Quan Chưởng lan khắp Hà Nội. Các chú khách gọi món này là “Ngưu nhục phấn” (bánh thịt trâu) nhưng khi rao lên lai Hán Việt thành ra: “Ngầu nhục phắn a!”. Dần dần nó được dân gian hoá, rút gọn thành: “phắn a”! “phớ ơ”! cuối cùng định ra cái tên “Phở”. Điều này có thể đúng, vì người Việt là chuyên nói tắt như Vũng Tàu được người Pháp gọi Cap Saint Jacques nhưng người Việt gọi tắt là Cấp cho nó tiện. Danh từ “Phở” được chính thức hoá ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (xuất bản năm 1931) do hội Khai trí Tiến Đức soạn có ghi rõ tên phở bắt nguồn từ chữ “phấn” và giải thích đó là món ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò.
Trên kia là cái thuyết ra đời của phở được nhiều người chấp nhận nhất. Việc tìm chính xác năm ra đời của phở gần như không thể. Chỉ có mấy tư liệu vắn tắt đáng tin cậy:
Nguyễn Công Hoan (sinh năm 1904) người được xem là có trí nhớ tốt nhất trong số các nhà văn đã viết: “1913…trọ số 8 Hàng Hài…thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3xu, 5 xu)”. Phở rong đã khá thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế: “…người bán phở phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Tính ra mỗi năm là 73 đồng”.
Đặc biệt, Henri Oger chỉ ở Việt Nam có hai năm 1908 - 1909 đã cho vẽ lại hình ảnh phở gánh trong cuốn sách tranh: “Kỹ thuật của người An Nam” (bản tiếng Việt xuất bản năm 2009).
….
Vậy phở ra đời chỉ trong khoảng 1900 đến 1910, tính ra vào dịp kỷ niệm Hà Nội nghìn năm cũng có thể kỷ niệm một trăm năm phở.
3. Nói kỷ niệm phở cho có không khí long trọng, thêm hoạt động cho đất rồng bay nghìn tuổi chứ phở đã quá nổi tiếng, kỷ niệm chỉ tốn tiền thuế. Và nhất là vui vẻ gì khi phở đang khiến người ta “ăn phở khó thấy ngon”.
Lúc sắp qua đời, Nguyễn Tuân có đồng ý với ý kiến của một bạn văn rằng: phở phản ánh trung thực cho bộ mặt xã hội. Nói thế e quá chăng? Hay lại cái bệnh “cường điệu”, “ngoa dụ” từ các ông nhà văn? Thực tế ý nghĩ đó lại hoàn toàn chính xác.
Phở ra đời từ nhu cầu cuộc sống của nhân dân đầu thế kỷ. Thời điểm này, Hà Nội là mảnh đất mà các nền văn minh va chạm với nhau. Sau phở nước, có thêm phở xào. Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng (1929 - 1933). Bánh phở cháy cạnh, thịt bò xào cần tây, hành tây với nước sốt xệt thêm rau xà lách búp, cà rốt xu hào ngâm dấm ăn kèm. Rõ ràng ẩm thực Pháp đã ảnh hưởng mạnh như thế nào. Dấu ấn ẩm thực Tàu cũng hiện diện trong phở. Đầu năm 1928, ở con phố Jean De Puis (nay là phố Hàng Chiếu) có món phở có vị hung lìu, dầu vừng, đậu phụ. Thạch Lam đại diện cho khẩu vị người Việt đầu thế kỷ chê thẳng thừng những “phát minh” với cách “nói mát” là “phở cải lương”.
Những năm sau, chiến tranh liên miên. Cuộc sống thời chiến là cuộc sống đặc biệt, bất bình thường. Phở cũng thích ứng thời chiến trở nên có nhiều điều kì quái. “Phở không người lái” 3 hào lõng bõng nước và bánh phở, 5 hào có thịt nhưng thời chiến đào đâu ra thịt ngon. Đến cả gia vị là chanh ớt, hạt tiêu bói cũng không có. Tất cả đều phân phối, tem phiếu. Không khí ăn càng tệ hại. Tô Hoài hay ăn phở đêm ở chỗ hàng ông Thìn Hàng Dầu, đang ăn mà máy bay rú ầm lên, lại bưng cả bát phở xuống hầm tránh bom. Phở vẫn sống nhưng dưới mác “phở mậu dịch”. Thực phẩm khan hiếm, dân gian nghĩ ra phở cơm nguội, phở quẩy. Người ta ăn phở để no. Từ cái thời ăn dễ dãi đó di họa không ít cho “gu” phở ngày nay.
Phở mang đặc tính linh hoạt mềm dẻo của người Việt. Thời thực dân có lệnh cấm thứ sáu không được bán thịt bò. Trong cái khó ló cái khôn, người ta nghĩ ra phở gà. Bát phở gà với húng láng, gà ta, thêm ít lá chanh… khiến từ sản phẩm “chính thống” phở bò lao đao. Phở gần giống một thứ đạo, đi đâu nó cũng tự biến đổi thành các tùy thể để phù hợp cái “gu” của dân bản xứ. Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc di cư miền Nam, phở Bắc chiếm lĩnh dần mặt tiền các khu phố trung tâm Sài gòn đẩy các xe, quán hủ tiếu, mì vằn thắn vào đường hẻm hoặc cứ địa người Hoa trong Chợ lớn. Phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi, dễ thích nghi thêm giá sống, rau thơm, thêm sắc ngọt của đường. Tô phở trong Nam đầy nước và cái đến nỗi người Bắc vào chơi ít khi ăn hết một tô.
4. Hà Nội – thánh địa của phở, giờ đây luôn đầy rẫy cửa hàng chuyên về phở. Loạn đến độ không biết thế nào là phở ngon. Hồi trước 1954, giới sành ăn đánh giá một bát phở ngon là: Nước dùng ninh từ xương bò đúng 6 tiếng, thịt bò thứ thiệt không lẫn các thứ thịt “giời ơi” khác. Bánh phở không nát. Thịt bò chín thái mỏng. Thường người ta chỉ dùng hạt tiêu không dùng chanh, ớt, đường để được hưởng vị ngọt của nước dùng xương. Nay, có vẻ như sự ngon của phở gắn với sở thích của từng cái nhân. Có vị chỉ chuyên ăn phở gà, độc hơn chỉ ăn phở… phao câu. Có vị ăn phở cho mấy thìa nước tương cay như ăn bún bò Huế… Đến đây, thiết nghĩ, có thể gắn cho phở hiện nay thêm một ý nghĩa nữa theo một câu cách ngôn nổi tiếng: hãy nói cho tôi biết anh ăn phở gì tôi sẽ nói anh là người thế nào!
Cũng có những người ở thời hiện đại ăn phở như đặc sản. Họ không ăn hàng ngày mà chỉ thỉnh thoảng thưởng thức. Họ quan niệm: phở ngon là phở do mình nấu. Các hàng phở ngày nay chạy theo lợi nhuận. Nước dùng có thể ninh 6 tiếng nhưng không hẳn chỉ mỗi xương bò. Đã thế lại còn pha chế để bán được nhiều thành thử khiến nước dùng chẳng còn vị ngọt nguyên chất nữa. Họ cứu chữa bằng cách cho mì chính. Chẳng thế mà, lắm khi đến hàng phở cứ phải dặn nhà bếp: “Một bát phở không mì chính”. Không trách các nhà hàng được vì họ kinh doanh thì phải lời, với lại phở xuống cấp mà có ai kêu đâu người ta vẫn cứ ăn phở rào rào, thành thử cần gì phải nghiêm túc học tập các “cụ âm lịch”.
Những kẻ ngoan cố cuối cùng có tôn chỉ riêng: Muốn ăn phở ngon hãy tự nấu lấy. Nguyên liệu sẵn và thực ra nấu phở cũng không mất thời gian như người ta hay nghĩ. Về cách nấu phở ngon đã có sách. Nhiệm vụ của bài báo này không phải để dạy cách nấu phở! Mà là thứ “văn chơi” loanh quanh về phở như cách “ăn chơi” phở từ trăm năm nay.
Hàm Đan
http://huongduongtxd.com/pho.pdf - http://huongduongtxd.com/pho.pdf
Trăm năm phở Việt "quốc hồn, quốc túy"
Monday, 26. January 2009, 04:15:41
Sinh ra từ những năm đầu thế kỷ 20, phở thăng trầm cùng người Việt xuyên suốt một thế kỷ đầy biến động nhưng hào hùng. Hiện phở không chỉ đơn thuần là món ăn khoái khẩu mà thực sự trở thành “đại sứ ẩm thực” góp phần vinh danh văn hóa Việt. Thế kỷ 21 chính thức đánh dấu thời kỳ hội nhập, toàn cầu hoá, công nghiệp hoá phở Việt. Phở đã được người đời ca tụng bằng đủ các hình thức nghệ thuật: thi văn, hội họa, phim ảnh, kịch nghệ. Một món ăn đầy ắp “bóng dáng, hương vị quê hương”!
Phở "thực lục"
Khoảng năm 1908 - 1909 có khá nhiều tuyến tàu thuỷ chạy hơi nước từ Hà Nội đi Hải Phòng, đi Nam Định, đi Phủ Lạng Thương. Các món quà ùn ùn đổ về bến sông, song món “xáo trâu” được ưa chuộng nhất, càng được các bà tích cực gánh ra bãi sông. Chẳng mấy chốc món xáo bò mới lan tràn suốt từ Ô Quan Chưởng xuống tới ô Hàng Mắm. Từ bãi sông Hồng, trên những đôi vai gầy guộc “phở gánh” đã lan tỏa khắp “hang cùng ngõ hẻm” Hà Nội rồi lan qua các đô thị khác. Rầm rộ nhất có lẽ là thành Nam nhằm phục vụ công nhân nhà máy dệt mới mở hồi cuối thập niên 20 thế kỷ trước, đến nỗi nhiều người ngộ nhận, muốn gán cái vinh hạnh “nơi khai sinh ra phở” cho Nam Định. Theo các gia đình hành nghề phở ở Vân Cù, khoảng năm 1925, ông Vạn là người Nam Định đầu tiên trong làng ra Hà Nội mở quán ở phố Hàng Hành mạn tây bắc hồ Gươm, song phở Hà Nội đã xuất hiện trước thời điểm đó ít nhất 15 năm. Danh từ phở được chính thức hoá ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam từ điển (trước 1930) do Hội Khai trí Tiến Đức Hà Nội khởi thảo. Nhà thơ tài hoa Tản Đà trong bài “Đánh bạc” (1905 - 1907) đã viết “Có lẽ đánh bạc không mong được mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ”. Ông đã gọi nhục phấn là nhục phơ... và là nhân chứng cho cách gọi “phấn thành phơ”. Sau dân chúng đổi thành phở lúc nào không hay. Nhà văn lão làng Nguyễn Công Hoan, cây đại thụ trong làng văn đã khẳng định khá chính xác cái tuổi 100 của món ăn độc đáo thuộc hàng “quốc hồn, quốc túy” trong nền ẩm thực Việt. Ông ghi nhận: “1913... trọ số 8 Hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Mặc nhiên, chính Nguyễn Công Hoan đã là người xác định tuổi cho phở trong cuốn biên tự chuyện về đời mình “Nhớ và ghi về Hà Nội”. Các cửa hàng phở đầu tiên ở Hà Nội phải kể đến một quán phở Tầu bán cả đồ xào nấu trước bến xe điện Bờ Hồ và quán Cát Tường chủ người Việt chuyên bán phở bò ở số 108 phố Cầu Gỗ. Năm 1918 xuất hiện thêm hai quán phở hàng đầu khác, một ở Hàng Quạt, một ở phố Hàng Đồng trong khu 36 phố phường cổ đất Hà Thành. Phở Trưởng Ca số 24 phố Hàng Bạc từng là một quán phở sớm nổi danh ngay từ thời đầu có phở. Cuốn biên niên sử “Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20” cho biết “Đền thôn Dũng Thọ... còn gọi là đền Trưởng Ca tên một người vừa làm từ coi đền vừa làm nghề bán phở”. “Đình Phở” này bán tới 4 giờ sáng hàng ngày. Chỉ trong một thời gian ngắn, cửa hàng phở mở thêm nhiều và đến khoảng năm 1930 hàng phở đã lan tràn khắp phố phường. Thoạt đầu chỉ bán phở chín, sau các hàng phở sáng tạo thêm phở tái và được nhiều người hưởng ứng chấp nhận, chính thức khai sinh thêm một kiểu phở mới. Song phải từ sau 1954, phở tái lấn dần phở chín chiếm lấy vị trí chủ soái. Khoảng dăm năm sau khi ra đời, nhiều ông chủ phở không ngừng tìm tòi sáng tác “món phở cải lương” muôn màu muôn vẻ. Đầu năm 1928 ở con phố mang tên thực dân Đồ Nghĩa Phổ (Jean De Puis), nay là phố Hàng Chiếu, cho ra đời món phở có vị húng lìu, dầu vừng, đậu phụ. Anh Phở Sứt chế ra ngón phở giò (thịt bò cuốn lại như dăm bông thái mỏng lừng lát như khoanh giò), Phở Phủ Doãn nhỏ thêm giọt cà cuống, cái hương vị từng làm thăng hoa “anh bún chả”, “bác bún thang” tới cái đỉnh tuyệt trác lại có vẻ giết chết vị của phở. Nhìn chung trường phái “phở cải lương” đều sinh non chết yểu không thọ với thời gian, song cũng vương vấn đôi nét mờ nhạt trong cuộc hành trình 100 năm của phở. 1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày là thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán, các tiệm phở đành bó tay! (Cũng nên nhớ rằng lúc này tủ lạnh chưa ra đời). Chưa rõ vì sao có sự cố này? Song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua bởi việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến do trâu bò vẫn là sức kéo chính của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Song giới hâm mộ phở không thể thiếu nó dù chỉ một ngày! Để đáp ứng thịnh tình ấy, một số quán xoay sang thử nghiệm món phở gà. Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng (1930). Phở sốt vang, một sản phẩm thử nghiệm của giao lưu ẩm thực Á - Âu khá thành công. Thịt bò thái miếng vuông ướp và hầm với rượu vang chan lên bánh phở. Gia vị châu Âu kết hợp với gia vị châu Á cho phở sốt vang một hương vị là lạ không món nào có được. Tuy không phổ biến nhưng loại phở này đã khẳng định được vị trí trong “menu phở”, ít nhất cũng đã trên 50 năm trải nghiệm. Kháng chiến bùng nổ, cả dân tộc tản cư về nông thôn và phở gánh cũng lên đường cùng cộng đồng dân tộc. Cuộc trường chinh ấy mang lại cơ hội để phở phát tán len lỏi, xâm nhập tới mọi nẻo nơi thôn dã Việt Nam. Trong vùng tự do có phở Giơi, phở Đất chất lượng không thua phở trong thành. Vùng căn cứ địa có phở cơ quan. Phải chờ đến năm 1954, theo chân những người Bắc di cư, mở ra cuộc “Nam tiến lần thứ nhất” đại quy mô của phở Việt. Từ đây mốc son chính thức mở màn cho sự bành trướng của phở trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi, dễ thích nghi của vùng đất phương Nam thể hiện ngay trong phở: thêm giá sống, rau thơm, húng quế, ngò gai cho bỗ bã mát ruột, thêm sắc ngọt của đường và các vị tương đen, tương đỏ của người Hoa. Con cháu của một số gánh phở nổi tiếng Hà Nội đã vào Nam lập nghiệp trong cơ hội lịch sử này trong đó có phở “Tàu bay”. Vốn là quán phở do ông nội mở vào 1950 (chưa có tên) ở Hà Nội khi di cư vào Nam, được người bạn thân tặng cho chiếc mũ bay, ông rất thích nên thường xuyên đội nó, khách thấy lạ, gọi ông “Tàu bay” rồi thành tên quán. Hiệu phở Nam nổi tiếng Sài Gòn phải điểm danh phở Hoà-Pasteur. Ban đầu lúc ra đời khoảng năm 1960, tiệm mang tên Hoà Lộc, sau khách truyền nhau giảm bớt chữ Lộc chỉ còn lại phở Hoà: Gọn dễ nhớ đúng theo qui luật bất thành văn về loại tên “nhất tự” đặc thù của phở. Đáp ứng thói quen mạnh mẽ, khoáng đạt của hậu duệ lớp người từng khai hoang mở cõi, phở tàu bay, ôtô, xe lửa lần lựợt ra đời. Cái thủa ăn “phở không người lái” để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm tưởng nhiều thế hệ người Việt. Phở Thìn Bờ Hồ là điểm lựa chọn của nhiều người. Ăn phở Thìn phải xếp hàng, trả tiền trước và tự phục vụ. Bù lại, ông chủ luôn miệng kể chuyện thời sự như một chương trình phát thanh miễn phí. Năm 1949 vì hoàn cảnh ông Thìn phải bôn tẩu lên Hà Nội chọn kiếm sống bằng gánh phở lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm Thủ đô. Dần có uy tín, năm 1955 ông quyết định dừng chân mở quán ở 41 đường Đinh Tiên Hoàng đối diện đền Ngọc Sơn và sống chết với Thủ đô. Ông có chín người con, có tới 5 đứa kế nghiệp ông mở quán đều mang tên “phở Thìn”.
Phở lầm lũi cùng dân Việt qua suốt thời kỳ gian khó và năm 1975 hoà vào niềm vui thống nhất bất tận của dân tộc, phở lại đồng hành mở cuộc “nam tiến thứ hai”. Từ đây hậu duệ của phở Thìn, phở gia truyền Nam Định, phở Lò Đúc, phở Bắc Hải, phở Hàng Nón... chính thức chinh phục đất phương Nam trên từng cây số. Sau 1975 cũng là một trang sử mới, mở đầu thời kỳ toàn cầu hoá của phở. Trước tiên, do hoàn cảnh, thời thế, thế thời phải thế. Phở lên tầu cùng các cư dân vượt biên dấn thân vào trường chinh ly hương. Phở sang kinh đô ánh sáng Paris hoa lệ, trú ngụ quận 13. Phở sang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chọn quận Cam bang California lập nghiệp. Cả một “tiểu Sài Gòn" di cư sang đất Mỹ mà không có phở thì thật phi lý. Rồi dần dần phở có mặt ở nhiều nơi trên thế giới: phở Xichlo xứ sở sương mù, phở chợ Sapa ở Cộng hòa Séc...
Phở thời @
Chính sách mở cửa đã giúp cho kinh tế Việt Nam cất cánh và hội nhập cùng thế giới. Từ sau năm 2000, bỗng xuất hiện các “nàng Phở” thời @ mơn mởn sức xuân, bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Ánh sáng trang nhã, đèn màu kiêu sa, bảng hiệu đồng nhất cho cả hệ thống của Phở 2000, Phở 24, Phở 5 sao, Phở Việt ở Tp.HCM, Phở Vuông ở Hà Nội rực rỡ trên những con đường. Đặc biệt, yếu tố vệ sinh thực phẩm là không thể thiếu ở những “nàng phở thời @”. Món phở Việt đã được gia đình Tổng thống Mỹ Bill Clinton chọn trong thực đơn khi đến thăm Việt Nam vào năm 2000.
Đại diện nặng kí nhất cho phở thời @ chính là Phở 24. Ánh sáng có gu, trang trí nội thất lịch lãm, máy lạnh mát rượi, các đầu bếp nấu phở đội mũ mặc áo trắng toát khả kính như các vị giáo sư đại học. Ra đời năm 2003 ở TPHCM, Phở 24 nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường lan toả ra Hà Nội, rồi Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, tới nay có chuỗi hàng chục cửa hàng bề thế. Phở 24 còn bành trướng sang Philippines, Indonesia, Singapore, Úc, Mỹ và sắp tới sẽ là Âu châu.
Hành trình xuyên thế kỷ của phở đã được các bậc trưởng lão làng phở tổng kết:
*giai đoạn 1908 - 1930 xuất hiện và định hình món phở;
*1930-1954 phở phát triển và đạt đến đỉnh cực thịnh. *Giai đoạn 1954 - 2000 ghi nhận một thời kỳ đầy biến động mang lại cho phở dung mạo đa sắc như tấm kính vạn hoa.
*Bước sang thế kỷ 21, thời kỳ của thế hệ phở @ chính thức đánh dấu thời kỳ hoà nhập, toàn cầu hoá, công nghiệp hoá phở Việt.
Theo T.Q. Dũng VnEconomy
http://my.opera.com/ducanhnguyen2k/blog/tram-nam-pho-vie-t-quo-c-ho-n-quo-c-tu-y - http://my.opera.com/ducanhnguyen2k/blog/tram-nam-pho-vie-t-quo-c-ho-n-quo-c-tu-y
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Sep/2010 lúc 10:28am
|
|
|
Nhà thờ cổ Mằng Lăng: |
|
Nơi lưu giữ cuốn sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ
|
|
|
Thứ ba, 07/09/2010 06:30
|
|
|
(CATP) Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc. Đây là một trong những nhà thờ cổ nhất ở VN. Vẻ đẹp của công trình 118 năm tuổi này nằm ở lối kiến trúc gô-tích cổ điển với nhiều hoa văn trang trí, nằm ở khung cảnh thanh bình của vùng thôn quê yên ả.
Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam
Du khách từ các tỉnh lân cận Phú Yên, từ Hà Nội, TPHCM, đến Bình Thuận, Gia Lai mỗi lần có dịp đến Tuy Hòa đều muốn ghé nhà thờ Mằng Lăng. Không chỉ vì kiến trúc đẹp mắt, không chỉ vì lớp bụi thời gian phủ trùm Mằng Lăng từ màu vôi bạc trắng đến từng viên gạch cũ, mà còn bởi nơi đây có bề dày lịch sử với nhiều chứng tích vô cùng đặc biệt. Tại đây đang lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của nước VN, in tại Roma, Italia, năm 1651. Đó là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) - người khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhà thờ Mằng Lăng còn có một khu hầm được xây trong lòng một quả đồi nhỏ. Du khách đến đây, bước xuống tầng hầm độc đáo này sẽ thấy toàn bộ các chứng tích liên quan đến nhà thờ Mằng Lăng được trưng bày trang trọng: hình ảnh nhà thờ Mằng Lăng từ thuở mới xây dựng và qua hai lần sửa chữa, các bức ảnh, câu chuyện về linh mục Alexandre de Rhodes... |
|
|
HOÀI GIANG |
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=882&id=137410 - http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=882&id=137410
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Sep/2010 lúc 5:39pm
"Phà Cần Thơ không chỉ có lịch sử lâu đời ở đồng bằng Sông Cửu Long mà còn là một phần văn hóa của người dân vùng đất này.Theo dự tính, khoảng 3 tháng nữa thì phà Cần Thơ sẽ hoạt động trở lại"
Quyết định này có phải ... "Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ." !?
mk
Thứ Tư, 08/09/2010 - 01:20
Sẽ mở lại bến phà Cần Thơ
(Dân trí) - “Sắp tới sẽ mở lại bến phà Cần Thơ ở vị trí cũ để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân” - đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chiều 7/9.
Phà Cần thơ sẽ hoạt động trở lại
Theo ông Sơn nhu cầu đi lại của nhân dân 2 bên phà phía Vĩnh Long và Cần Thơ là rất lớn, nếu không phà thì người dân tự ý dùng phương tiện đò nhỏ qua lại rất nguy hiểm. Vì vậy Vĩnh Long và Cần Thơ cùng đồng thuận mở lại và quản lý bến phà.
Bến phà sau khi mở lại chủ yếu vận chuyển xe 2, 3 bánh và hành khách sang sông. Đồng thời, di dời bến tàu Cần Thơ từ Bến Ninh Kiều đến vị trí bến phà cũ để đảm bảo mỹ quan đô thị ở khu vực Bến Ninh Kiều.
UBND TP sẽ giao cho Công ty Cổ phần bến xe tàu phà Cần Thơ đầu tư khai thác. Dự kiến, công ty sẽ đầu tư mua lại một số cơ sở vật chất cũ của bến phà và tiến hành xây dựng để trong vòng 3 tháng có thể đưa vào hoạt động.
Phạm Tâm
http://dantri.com.vn/c20/s20-420582/se-mo-lai-ben-pha-can-tho.htm - http://dantri.com.vn/c20/s20-420582/se-mo-lai-ben-pha-can-tho.htm
**********************************
Mời xem lại hình ảnh này !
mk
Thứ Bẩy, 24/04/2010 - 16:30
Chùm ảnh thông xe cầu Cần Thơ
(Dân trí) - Sáng 24/4, cầu Cần Thơ chính thức được khánh thành trong niềm vui mừng, phấn khởi của hàng vạn người dân hai bờ sông Hậu. Cũng từ hôm nay, tình trạng “qua sông phải lụy... phà” sẽ chỉ còn là dĩ vãng. http://dantri.com.vn/c20/s20-392357/Khanh-thanh-cau-day-vang-lon-nhat-Dong-am-A.htm - >> Khánh thành cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á http://dantri.com.vn/c20/s20-392406/Tieu-thuong-nghi-buon-ban-di-choi-cau-Can-Tho.htm - >> Tiểu thương nghỉ buôn bán đi chơi cầu Cần Thơ
PV Dân trí ghi nhận những hình ảnh của thời khắc lịch sử sau khi thông cầu:
Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi qua, chính thức thông xe cây cầu lịch sử
Hàng ngàn người dân lũ lượt qua cầu
Một cụ già tuổi cao sức yếu nhưng cũng quyết định... dắt xe qua cầu cho thỏa ước mơ
Người dân tụ tập trên cầu ngắm sông Hậu và chiêm ngưỡng sự hoành tráng của cầu Cần Thơ.
Cây cầu nhìn từ khu công nghiệp Bình Minh
"Đường ta rộng thênh thang..."
Điểm thu phí bên địa phận Cần Thơ
Cầu Cần Thơ nhìn từ nội ô TP.Cần Thơ
Những chuyến phà cuối cùng qua sông Hậu
Huỳnh Hải
http://dantri.com.vn/c20/s20-392396/chum-anh-thong-xe-cau-can-tho.htm - http://dantri.com.vn/c20/s20-392396/chum-anh-thong-xe-cau-can-tho.htm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Sep/2010 lúc 6:59pm
Có những TẤM LÒNG rất đáng trân trọng !!!
mk
Chiếc ghế và gói cà phê Friday, September 10, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=118901&z=157 - http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=118901&z=157
Linh Nguyễn/Người Việt
FOUNTAIN VALLEY (NV) - Một buổi sáng và ly cà phê nóng “to go” tại một quán cà phê đã khiến nhiều người thay vì đi ngay, phải trở lại vì hình ảnh của một chiếc ghế đặt bên cửa ra vào. Một chiếc áo jacket thêu huy hiệu binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ máng trên lưng ghế, một chiếc mũ lưỡi trai để trên mặt ghế, và một tấm bảng ghi dòng chữ “Xin dành chiếc ghế này cho những người lính đã hy sinh mạng sống của họ cho Tự Do của chúng ta.”
|
Hình người lính Thủy Quân Lục Chiến chào quốc kỳ Hoa Kỳ vẽ trên cửa kính của tiệm The Coffee Bean thành phố Fountain Valley. |
“Tôi thích cái không khí tại đây, nó khác thường,” lời bà Karen Ambellan, một người sống ở Long Beach và thường đi xe đạp vì thể thao, uống cà phê khi dừng chân nghỉ ngơi.
Anh Timothy Dam, sống ở Lake Havasu, cho biết rằng: “Tôi chỉ tình cờ đi công chuyện, ghé uống tại đây. Nhìn cảnh trang hoàng giày bốt đờ sô bên trong gợi tôi nhớ đến chiến tranh Việt Nam”
|
Cờ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và cờ Hoa Kỳ.
|
Ngoài những khách uống cà phê lần đầu, còn những người đến thường xuyên, như ông Roger Murray, 58 tuổi, cư dân Santa Ana. Ông nói: “Tôi từng phục vụ 13 năm trong binh chủng bộ binh trước đóng ở Hawaii.” Ðược hỏi về lý do ông đến tiệm này mỗi ngày, ông nói rằng: “Tôi thích khung cảnh lính. Tôi đã giúp cô Tiffany, người quản lý của tiệm The Coffee Bean, trang hoàng các lưới ngụy trang trên trần nhà, các hình ảnh quân nhân... vì tôi thấy việc làm này tốt. Ngồi uống cà phê, nghĩ đến các chiến hữu cũng thú vị.”
|
Những gói cà phê do khách ủng hộ, ghi lời thăm hỏi từ hậu phương dành gởi tặng các chiến sĩ tại chiến trường Iraq và Afghanistan. |
Khách hàng thường gọi người quản lý là “Sgt Tiff” dù cô chưa bao giờ là lính. Tên thật là Tiffany Carrol. Cô và nhân viên tất cả đều mặc quần áo màu xanh ô liu, hoặc màu áo hoa của lính. “Tôi có người em phục vụ Thủy Quân Lục Chiến 11 năm, hai bên nội ngoại đều từng phục vụ quân đội. Bạn trai của tôi cũng đi lính 13 năm.” Cô rất nhiệt tình nói lên ý muốn biết ơn những chiến sĩ sống xa nhà.
|
“Trung sĩ Tiffany”, quản lý của tiệm The Coffee Bean, người có sáng kiến trang hoàng và khởi đầu chiến dịch ủng hộ tiền tuyến.
|
Cô khởi động chiến dịch từ 28 tháng 6 đến 12 tháng 9, kêu gọi khách hàng mua từng gói cà phê nặng một pound, viết đôi dòng và cô gởi ra tiền tuyến cho các chiến sĩ Hoa Kỳ đang phục vụ xa nhà. Cô cho biết tiệm The Coffee Bean (góc Newhope và Talbert, Fountain Valley) đã gởi đi trên 5 ngàn pound cà phê qua chiến dịch này.
|
‘Xin dành chiếc ghế này cho những người lính đã hy sinh cho Tự Do của chúng ta’. | “Ðiều nhỏ nhất mà gia đình tôi có thể làm được là tặng thức ăn hộp cho chương trình này,” bà Judee Higgins, cư dân Fountain Valley, nói và chỉ lên tường có ghi lời kêu gọi bảo trợ cho gia đình lính xa nhà.
Steve Trần, sinh viên năm thứ ba Cal Poly Pomona làm việc tại đây nhận xét rằng: “‘Sgt Tiff’ có mặt tại tiệm từ 4 giờ sáng, chắc phải có lòng lắm mới siêng như thế được!” Anh cho biết tiệm cũng có nhiều bạn người Việt như Cynthya Trần, PFC Jessica, rất thích làm việc trong khung cảnh này. Anh chỉ nghe chú bác nói về đời lính mà thôi.
Mỗi ly cà phê là mỗi gợi nhớ đến câu nói trên chiếc ghế cô đơn bên cửa ra vào. “Xin dành chiếc ghế này cho những người lính đã hy sinh mạng sống của họ cho Tự Do của chúng ta.” | | |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Oct/2010 lúc 1:10am
10:31 GMT - thứ ba, 28 tháng 9, 2010
Hà Nội đáng yêu, đáng giận, đáng thương
Đoan Trang
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
TP Hà Nội sắp tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Tôi vừa trở về Hà Nội sau một đợt công tác tại TP.HCM. Như mọi cuộc đi và về khác, chuyến công tác này cũng để lại trong tôi nhiều cảm xúc cả vui và buồn.
Phần lớn là niềm vui, vì những tấm lòng bạn bè miền Nam cởi mở, chân thành, tự nhiên – lẽ ra phải nói là “tự nhiên như người Sài Gòn” mới đúng.
Chẳng mấy khi ở Hà Nội mà tôi có thể nắm tay các bạn nhảy múa, có thể hô một tiếng “nhậu đi” rồi kéo nhau ra bờ kè, tức kênh Nhiêu Lộc, ăn uống và đàn hát trắng đêm.
Chẳng mấy khi ở Hà Nội tôi có thể điềm nhiên bước vào một nhà hàng hay quán nước, ngồi vắt chân và chờ cô hay cậu bồi bàn tiến lại, lễ độ: “Dạ, chị dùng gì?”.
Tôi sẽ trả lời ngắn gọn và chờ được phục vụ rất nhanh chóng sau đó, gọn gàng, khẽ khàng, không xủng xoẻng như thể sắp làm vỡ ráo cả mớ chén bát, ly cốc.
Tôi cũng sẽ không phải nhìn những bộ mặt lạnh băng, và nhất là không bị người phục vụ “khuyến mãi” cho một ngón tay cái ngập vào bát nếu như tôi có lỡ gọi món phở.
Sài Gòn rộng thênh thang, nhiều hàng quán, nhiều đồ nhậu ngon rẻ và nhiều chỗ vui chơi mở cửa tới khuya. Nói chung ở đó, một “người Hà Nội khắc khổ” là tôi có cảm giác được hưởng thụ hơn một chút.
Nhưng sau những niềm vui, cũng đọng lại cả nỗi buồn. Một nỗi buồn, như dân teen bây giờ hay nói, “rất chi là bao đồng”.
Người Hà Nội xấu xí
Tác giả bàn về những nét văn hóa đặc thù của người Hà Nội hôm nay.
Nỗi buồn ấy thực chất là cảm giác tủi thân và xót xa khi thấy nhiều người Sài Gòn không ưa Hà Nội đến thế. Điều này được thể hiện một cách không giấu giếm, qua những lời bình phẩm, qua thái độ - vốn chân thật – của người Sài Gòn.
Dân Sài Gòn, cụ thể là nhiều người tôi đã gặp, nghĩ về Hà Nội như một cái gì rất thủ cựu, lạc hậu, chậm tiến, đã thế lại còn kênh kiệu, tự cho mình là thủ đô thanh lịch, tóm lại là tệ hại.
Câu cửa miệng là “dịch vụ ngoài đó chán lắm phải không?”, “ngoài đó lừa đảo nhiều lắm phải không?”. Có lần, ở một quán nước trong TP.HCM, khi chúng tôi muốn rời từ bàn này sang bàn khác, bạn tôi ngoắc người phục vụ, ra hiệu “chuyển bàn giùm”.
Sau khi chúng tôi đã yên vị ở chỗ ngồi mới, bạn hỏi tôi: “Ở ngoải chắc phục vụ không kê bàn ghế cho khách đâu hả, mình phải tự làm hả?”. Ấn tượng về “phở quát, cháo chửi” in vào tâm trí các bạn quá sâu nặng rồi.
Ăn một món gì đó, tôi cũng có thể được nghe giới thiệu: “Ở ngoài Hà Nội không có cái này đâu nha”.
Thời gian gần đây, gây mất thiện cảm nhất cho người Sài Gòn có lẽ chính là… chiến dịch mừng Đại lễ 1000 năm của Hà Nội.
Một chiến dịch gắn với đủ loại bê bối: sơn vàng phố cổ, lát ngói xanh vỉa hè, bươi nát vỉa hè. Hà Nội nghìn năm thành đại công trường khói và bụi.
Rồi mùa hè đổ lửa với 45 độ ngoài trời tháng sáu, cúp điện World Cup, ngập lụt mưa tháng bảy. Thủ đô gì mà mưa xuống một tí, ba người chết vì điện giật, một người bị rắn cắn.
Rồi hàng tỷ đồng xây cổng chào, làm phim Lý Công Uẩn “lai Tàu”. Vân vân, vân vân. Động vào đâu cũng nghe và thấy bê bối, lãng phí, thẩm mỹ kệch cỡm, văn hóa lùn. Một không khí “nhốn nháo kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội”.
Hình ảnh Hà Nội trong mắt người dân TP.HCM giờ đây có lẽ hỏng mất rồi.
Đáng thương hơn đáng giận
Tôi buồn, vì ngay trước mặt tôi, các bạn miền Nam của tôi thể hiện suy nghĩ và nói về Hà Nội tiêu cực như thế. Một Hà Nội thủ đô thủ cựu, lạc hậu, xấu xí.
Khi nghĩ vậy về Hà Nội, Sài Gòn - TP.HCM cũng mặc nhiên nhận về mình những gì là tiến bộ, văn minh, đẹp đẽ.
Nỗi buồn sở dĩ mang màu sắc “bao đồng” bởi tôi không muốn thấy trong cùng một đất nước, người dân hai miền – mà là hai thành phố thuộc hàng hiện đại nhất nước - mãi giữ những ấn tượng không tốt đẹp về nhau.
Hà Nội cũng là nơi con người tranh giành không gian của nhau
Đến bao giờ người Việt Nam mới biết đoàn kết, thương yêu nhau?
Hà Nội có thực tệ hại? Đặt sang một bên tình cảm gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên, tôi phải trả lời thành thực rằng: Có, Hà Nội khá tệ hại, càng tệ hại hơn khi đó là một thủ đô, được kỳ vọng là nơi thanh lịch nhất, nơi hội tụ và kết tinh nền văn hóa của cả một đất nước có chiều dài 4000 năm lịch sử.
Có thể không tới con số 4000, nhưng thủ đô của một quốc gia thì rõ ràng phải là bộ mặt đại diện cho văn hóa của xứ sở. Nhưng Hà Nội, ngoại trừ một vài tuyến phố “linh thiêng”, bẩn quá, bụi quá, lắm rác quá.
Những người chúng ta gặp trên phố phần đông là thô lỗ, ích kỷ, hiếu chiến. Họ có thể vượt đèn đỏ vì không chờ nổi vài chục giây ở ngã tư, phóng long tóc gáy, như thể đang bận rộn lắm, hối hả lắm, thế rồi nhác thấy một tai nạn giao thông thì dừng lại xem, mất toi 45 phút.
Họ sẵn sàng tranh cướp nhau từng mét đường mỗi lúc kẹt xe, và rất nhiệt tình ném vào mặt nhau những lời tục tĩu nhất. Có thể không ít trong số họ là người có học, nhưng không hiểu sao cứ hễ ra ngoài đường là cái tinh túy của Chí Phèo lại phát tác.
Có lẽ do hoàn cảnh. Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng con đường làm nên tính cách người đi đường. Bụi thế, chật chội thế, ồn ào thế, một năm mấy tháng trời nóng thế, lại thêm cuộc sống vội vàng gấp rút, người ta hòa nhã với nhau làm sao được.
Đã từng có thời
Nhiều tính cách tệ hại của dân chúng Hà thành có lẽ đã xuất phát từ hoàn cảnh, mà nếu thực vậy thì Hà Nội đáng thương hơn là đáng giận.
Chắc là do hoàn cảnh. Bởi, điều làm tôi băn khoăn về tính cách Hà Nội, là hình như đã từng có thời người Hà Nội không thô lỗ, hung bạo. Không lẽ câu “chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” là một câu ca dao không có chút cơ sở thực tế nào?
Ông tôi, cụ giáo trường Hàng Kèn năm xưa, sinh thời từng thủ thỉ với tôi rằng: “Trước năm 1954, trẻ con Hà Nội không biết chửi bậy”.
Chẳng biết trí nhớ của ông có ghi nhận đúng đặc điểm đó của trẻ con thủ đô không, nhưng bản thân ông thì đúng là không biết nói tục, không văng bậy được dù chỉ một từ.
Đi trên phố, mỗi lần thấy đám tang qua, ông lại dừng bước, cung kính ngả mũ chào người vừa qua đời. Không bao giờ ông nói nặng với ai một câu.
Ngay với đám cháu lít nhít nội ngoại, có sai các cháu làm gì, ông cũng dùng lời lẽ hết sức lịch thiệp: “Nếu có thể, cháu giúp ông…”.
Những người giúp việc trong nhà rất quý ông, “cụ giáo Hàng Kèn”. Chắc chắn họ chưa bao giờ nghĩ ông “bóc lột”, kênh kiệu, cậy mình trí thức thủ đô khinh rẻ dân lao động ngoại tỉnh.
Từ lúc nào ở thủ đô, người lớn biết chửi bậy, rồi trẻ con theo đó mà bắt chước? Có lẽ điều này đòi hỏi chúng ta phải “truy tầm” về nguồn gốc của những từ tục của bây giờ, mà đó là việc nằm ngoài khả năng cũng như bài viết này của tôi.
Ngoài ra, tôi cũng không tin là người Hà Nội thời trước 1954 hoàn toàn không chửi bậy. Đọc hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, thấy ông có nhắc tới những tiếng lóng, những câu hát xuyên tạc rất tục những năm 20-30 của thế kỷ trước.
Nói cho đúng, ngày xưa Hà Nội phân biệt rõ ràng hơn giữa tầng lớp trí thức “có học, có chữ nghĩa” (tức “có văn hóa”) và tầng lớp bình dân, trong đó có thể bao gồm cả thành phần du thủ du thực ít văn hóa.
Còn ngày nay, tầng lớp “văn hóa thấp” đã “xâm thực” khắp xã hội. Số đông cư dân ở Hà Nội hiện nay, nếu tự đánh giá mình là thanh lịch, sâu sắc, thâm trầm, thì quả là lố bịch.
Song, tôi tin không phải người Hà Nội luôn thô lỗ và kênh kiệu, cũng như không phải mọi công dân thủ đô đều có tính xấu ấy.
Không phải người Hà Nội nào cũng thích ăn “phở quát cháo chửi”, cũng chẳng phải hàng quán nào ở Hà Nội cũng có những thiên-thần-mậu-dịch-viên đáng sợ.
Nhiều tính cách tệ hại của dân chúng Hà thành có lẽ đã xuất phát từ hoàn cảnh, mà nếu thực vậy thì Hà Nội đáng thương hơn là đáng giận.
… Và đáng yêu
Những gì là xấu xí, tiêu cực, ước mong thủ đô sẽ xóa chúng đi dần dần. Nếu tính xấu đã do hoàn cảnh mà mọc ra thì cũng có thể hy vọng chúng sẽ mất đi khi hoàn cảnh thay đổi
Với riêng tôi, Hà Nội còn có sự đáng yêu, cái đáng yêu của một thành phố trẻ đang phải gồng lên làm nhiệm vụ của một thủ đô nghìn năm.
Sẽ còn rất nhiều, vô số bất cập và lộn xộn, nhưng thảng hoặc cũng có những nét cho thấy một nỗ lực của Hà Nội vươn lên làm thủ đô văn hiến.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng, tuy một số đoạn vừa hoàn thành đã nứt, nhưng nhiều đoạn màu sắc long lanh rực rỡ. Con mắt thô thiển của tôi dám chắc như thế là đẹp, và chắc chắn là đẹp hơn khi không có đường gốm sứ ấy.
Những gì là xấu xí, tiêu cực, ước mong thủ đô sẽ xóa chúng đi dần dần. Nếu tính xấu đã do hoàn cảnh mà mọc ra thì cũng có thể hy vọng chúng sẽ mất đi khi hoàn cảnh thay đổi, để một nền văn hóa mới sẽ hình thành ở Hà Nội, thanh lịch hơn, sâu sắc hơn mà cũng cởi mở hơn.
Hà Nội, trong tôi, cũng đáng nhớ nữa. Vào năm 2000, tôi từng viết trong một bức thư gửi những người bạn ở phương xa, rằng thế hệ chúng tôi may mắn được trải qua thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ đáng nhớ, 1000 năm mới có một lần. Mấy ai được đón chào và cảm nhận thời khắc ấy?
Lịch sử vốn dài đằng đẵng. Nói như Nguyễn Huy Thiệp, 1000 năm trước, biết hoa ban có trắng như bây giờ?
Nếu quan niệm như thế, tôi sẽ thấy năm 2010 này lại cũng là một thời gian đáng nhớ trong đời mình. Hàng chục triệu gương mặt người Việt Nam đã mờ nhòa trong lịch sử, nào phải ai cũng được đón sự kiện nghìn năm Thăng Long như chúng tôi đây?
Để rồi mai kia một cụ ông nào đó còn có chuyện mà kể cho con cháu nghe: “Hồi ấy, ông hay đi dọc con đường gốm sứ với bà. Hơi nhiều bụi một tí, nhưng đường mát và đẹp lắm, bà cũng đẹp. Cái chỗ ấy bây giờ là gì nhỉ bà nhỉ?...”.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2010/09/100924_hanoi_feelings.shtml - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2010/09/100924_hanoi_feelings.shtml
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Oct/2010 lúc 5:12pm
Thành Phố ĐÀ LẠT
CAFE MEKONG NGÀY XƯA
Từ: Bao Buon <baobuon@....>
Tiệm sách Hòa Bình, trước đây là caphe mekong.
Vừa rồi đã được sửa chữa là 1 căn nhà 3 lầu, và đã đưa vào họat động cuối tháng 8 vừa rồi.
Tầng trệt : 1/2 bán sách và 1/2 caphê +đọc sách, báo....
Tầng 2 : dành cho sách, đồ chơi thiếu nhi.
Tầng 3 : là caphe sách, sách đọc miễn phí.
Chuẩn bị khai trương :
Ở lầu 3 :
Chúc mọi người khỏe mạnh.
BB, K9. |
| |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Oct/2010 lúc 7:49pm
Lịch sữ nhà thờ Đức Bà Sàigòn
|
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (năm 2007) |
Giáo Đường Tên chính Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. -Tôn giáo Công giáo Rôma
-Chức năng Nhà thờ chính tòa
-Quốc gia Việt Nam
-Vùng Tổng Giáo phận Sài gòn -Thành phố Sài gòn -Địa chỉ Công trường Công xã Paris -Kiến trúc -Thiết kế J. Bourad -Phong cách Kiến trúc Roman
Cao 57 mét (đỉnh thánh giá) Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Sài Gòn với 2 tháp chuông cao 60 m, tọa lạc tại trung tâm thành phố (Số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1). Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố. Lịch sử Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế).
Nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một thánh đường bằng gỗ bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, thời Việt Nam Cộng hòa là trụ sở Tòa Tạp tụng). Cố đạo Lefebvre tổ chức "Lễ đặt viên đá đầu tiên" xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của "dinh Thống Đốc" cũ, về sau cải thành chủng viện Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong. Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ mới. Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh Pháp trước người dân thuộc địa. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên pha trộn nét Gotich đã được chọn.
|
|
Nhà thờ Đức Bà SàiGòn, mặt sau |
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, mặt bên |
> Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3nơi: • Trên nền Trường thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp). • Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ). • Vị trí hiện nay. Ngay tại vị trí hiện nay, vẫn từng có dư luận về sự tranh chấp của ba phía: nhà cầm quyền Pháp muốn xây cất một nhà hát ở đây, phía Tin Lành muốn cất nhà thờ Tin Lành và phía Công giáo muốn xây nhà thờ Công giáo. Sau một thời gian tranh chấp, ba bên đành phải bắt thăm.
Riêng phía Công giáo, giám mục Colombert yêu cầu giáo dân toàn giáo phận ăn chay cầu nguyện và xin dâng cho Đức Trinh Nữ Maria lo liệu.
Đến ngày bắt thăm, phía Công giáo bắt thăm trước và trúng thăm, hai phía kia bất bình và yêu cầu bắt thăm lại. Lần này, nhà cầm quyền Pháp dành bắt thăm trước, kế đến phía Tin Lành, nhưng phía Công giáo lại trúng thăm [1]. Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J. Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp) để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật tai mắt thời ấy. Thánh đường được xây dựng trong 3 năm.
Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers.
Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.
Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ.
Ban đầu, thánh đường có tên gọi là Nhà thờ Nhà nước vì thánh đường do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
|
Tượng đồng Giám mục Adran và Hoàng tử Cảnh |
Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng "Hai hình" để phân biệt với tượng "Một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên. Năm 1959, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm.
Khi tượng từ Roma gửi sang Sài Gòn bằng đường thủy, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên cái bệ đài vẫn còn để trống kể từ năm 1945 vào ngày 16 tháng 2 năm 1959 và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy.
Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà. Ngày 05/12/1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương Cung Thánh Đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn. Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chinh tòa của vị Tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.
Những nét đặc sắc Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang.
Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu.
Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang-Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Thế chiến thứ hai do những cuộc không kích của quân Đồng Minh.
Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ. Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 133 m, tính từ cửa ngăn đến mút chót của phòng đọc kinh. Chiều ngang của hành lang là 35 m. Chiều cao của thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ.
Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích.
Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn hai cửa là nguyên vẹn như xưa. Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh đường một ánh sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện. Ngay phía trên cao phía cửa chính là "gác đàn" với cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một inch. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3 m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh.
Hiện nay, cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay. Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57 m. Có tất cả 6 chuông lớn (sol, la, si, đô, rê, mi), gồm sáu âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, si, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, đô). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo. Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 3.150 kg, chuông re nặng 2.194 kg và đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785 kg, đường kính miệng chuông 2,25 m, cao 3,5 m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng Sinh. Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện.
Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi hoặc rê vào lúc 5 giờ và 17g30.
Vào ngày lễ và Chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông.
Vào đêm Giáng Sinh thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10 km theo đường chim bay. Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống chuông riêng, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ. Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được khắc ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên).
Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh: REGINA PACIS - OPRA PRONOBIS - XVII. II. MCMLIX Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH - CẦU CHO CHÚNG TÔI - 17.02.1959 Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.
| |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Nov/2010 lúc 9:59am
EM ƠI, ĐÔNG LẠI VỀ....
Trời Dalat mấy hôm nay se lạnh.
Hàng cây anh đào quanh bờ hồ một số đã rụng lá.
Mùa Đông về rồi.
BB, K9 |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Nov/2010 lúc 6:36pm
baobuon@....
Date: Fri, 12 Nov 2010 03:54:30 -0800 Subject: đường lên Nhà Thờ Con Gà Dalat
Đường lên Nhà Thờ Con Gà đang làm lại vỉa hè và được lát bằng đá hoa cương.
Hình mới chụp hôm nay.
BB, K9
|
BÁNH MÌ WĨNH CHẤN XƯA VÀ NAY
|
BaoBuon-K9 |
|
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Dec/2010 lúc 9:03am
Thứ Ba, 11/30/2010, 12:00:00 AM
Đà Lạt, Một Lần Về Thăm
Tác giả: Võ Trang
Tác giả thuộc lớp tuổi 50 , cư dân San Diego, Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, đã góp nhiều bài viết giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới nhất của ông kể về kỷ niệm khó quên ở Đà-Lạt, sau một lần từ Mỹ về thăm.
***
Cho đến khi rời Việt-Nam năm 1979 thì tôi vẫn chưa bao giờ đến Đà-Lạt. 23 năm sau, lần đầu trở về Việt-Nam tôi cũng đã bỏ lở cơ hội viếng thăm thành phố này cho nên Đà-Lạt "quê hương tôi", mãi đến hơn 4 năm sau nữa, cũng chỉ là miền đất hứa - của những mơ tưởng và huyền thoại.... Trở lại Việt-Nam năm 2006 tôi đã nhất quyết phải đi Đà-Lạt. Cùng với một người bạn ở Pháp về chúng tôi lên Đà Lạt bằng xe hơi, với hướng dẩn viên là một nữ Dược Sĩ Việt-Nam - cô Dung - giàu có lại còn độc thân mà một người bạn ở Pháp của tôi vừa được giới thiệu. Anh bạn của tôi thì nóng lòng muốn "tiến nhanh, tiến mạnh" nhưng người thiếu phụ có học mà lại giàu có này thì quả quyết chỉ nên "tiến chậm và tiến vững chắc" mà thôi, cho nên cô đã làm cho anh bạn hí hửng phải tiu ngiủ khi cô ta không ở lại khách sạn với anh ta mà nhất quyết về ở tại một căn nhà khác của gia đình cô để lại trên một dốc đồi yên tỉnh. Căn nhà xây theo kiểu biệt thự của Pháp, để không mà còn phải kêu người trông coi trị giá cả 300 ngàn mỹ kim là lý do để cô đã ngạo mạn nói rằng cở Việt kiều như chúng tôi thì không thể mua nổi... Con đường ngoằn ngèo qua những rừng cây xanh của đèo Blao làm tôi nhớ đến những đoạn đường đèo Hải Vân trong những mùa mưa ở miền Trung. Cả 2 lần đi và về, anh tài xế đều cho chúng tôi ghé lại một tiệm bánh ở Bảo -Lộc, ở đó du khách được uống trà và ăn bánh, kẹo "gương" hòan toàn miễn phí. Đây quả là một cách "marketing" quá khôn ngoan vì không một du khách nào theo như tôi quan sát mà không mua quà lưu niệm của họ. Để tiết kiệm thời gian, chúng tôi tranh thủ viếng thăm được tất cả 4 thác nước trên đường vào thành phố. Đà-Lạt tuần này vào mùa thi đấu bộ môn thể thao Golf trên toàn quốc (National Champion) cho nên tôi thấy rất nhiều người có lẻ trong giới thể thao ra vào khách sạn với những xách vai đựng gậy golf, ăn mặt trông là biết thuộc giới thượng lưu của Việt-Nam liền. Chỉ tiếc là họ tốn rất nhiều tiền để học và chơi golf nhưng lại không tốn thêm chút nữa để học cách "check-in "khách sạn vì thế họ cứ "vô tư" bỏ băng những việt kiều ngơ ngáo như chúng tôi đang mẩu mực sắp hàng mà tiến thẳng đến quầy làm việc và dõng dạc cho biết họ đã điện thoại đặt phòng từ trước... Cái không khí mát mẻ và trong lành của thành phố này không thua San Diego là bao nên chúng tôi cảm thấy rất thoải mái. Lời quảng cáo "ngạo mạn" của các công ty du lịch "... quí vị không cần phải đi tìm những công viên ở Đà-Lạt vì chung quanh quí vị ở đâu cũng là công viên cả..." quả là không quá đáng bao nhiêu. Những đồi thông xanh ngát, những hồ nước êm ả có thể đủ sức nhận chìm bao bực dọc của kiếp người. Viện Đại Học Đà-Lạt tuy không lớn bằng các trường (Đại-Học) University of California, San Diego và Irvine nhưng cũng nhờ môi trường thiên nhiên mà có một sắc thái thanh cao, thoát tục...làm tôi phải bật cười với các bạn đồng hành..." Phong cảnh lãng mạng như thế này thì rất tốt cho việc yêu đương chứ làm sao học nổi..." Những lớp học với những trang bị bàn ghế sơ sài ngược lại đã cho tôi những cảm giác thật ấm cúng của một thời học trò khờ khạo. Trên đường trở ra tôi ngửi thấy mùi ngọc lan thoang thoảng đâu đó nhưng phải rất lâu mới tìm được vị trí của cái cây này: ở ngay trước mặt tôi, bên vệ đường, to hơn một người ôm và cao hơn 3,4 đầu người. Mùi hương tỏa ra từ nhửng đóa hoa ở trên rất cao, chả bù với cây Ngọc-Lan èo ọt ở nhà tôi cao chỉ 2 mét và chỉ to bằng cổ tay trẻ con... "Thung Lũng Tình Yêu" thì hoàn toàn cho tôi cái cảm giác ổn ào ngược lại. Có lẻ sau này hồ Than Thở đã cạn đi nhiều như tôi đã chọc cười với các bạn..."với cái hồ này thì làm sao mà tự tử được vì khi nhảy xuống nước chỉ ngang bụng là tối đa..." nhưng cô Dung của chúng tôi thì cải rằng "nếu thực sự muốn tự tử thì sau khi nhảy xuống phải nằm xuống nữa mới được". Suối Vàng thì chắc chắn là không có vàng rồi. Vàng ở đây có lẻ là màu vàng đục của nưóc thôi!. Trường Couvent des Oiseaux, nơi mà 60 năm trước đây mẹ tôi và các bạn của bà đã từng học và phá phách ở đây nay đã trở thành một trụ sở hành chính (?) Những thay đổi vĩnh viễn như thế này có thể sẽ làm bà đau lòng và có lẻ đó là một trong những nguyên nhân thầm kín nhất mà mẹ tôi sẽ không bao giờ trở lại Việt-Nam.... Trời trở lành lạnh trong công viên Hòa Bình. Người thiếu phụ gánh gánh hàng bán đậu hủ tươm tất trong chiếc áo manteaux trông qúi phái dù nghèo làm tôi liên tưởng đến các thiếu phụ người Huế gánh hàng rong mà vẫn mặc áo dài..."Giấy rách vẫn giữ lấy lề", gọi là bậc đại trượng phu bất quá cũng chỉ qua được các cái ải của tiền tài, sắc dục và danh vọng... Về sau này Việt-Nam có một "kỷ nghệ" mới rất đặc sắc với tôi đó là nghệ thuật thêu tranh 2 mặt. Tôi có dịp viếng thăm trụ sở chính của công ty XQ này ở đây... công phu quá tỉ mỹ ... 2 con cá vàng và vài cọng rong... nhưng trị gía hơn 500 dollars Mỹ là điều tôi không mua nổi!. Nhưng có một điểm làm tôi chú ý đó là những lời giới thiệu (brochure) của công ty với cách xữ dụng ngôn từ mà tôi nghỉ chỉ được phát triển sau năm 1975... căn nhà nghệ nhân Việt Nam có nhiều phòng, có căn phòng uống trà, nơi thử vị nghệ thuật dành cho du khách, nghệ thuật dành cho tôi... và căn phòng vấn vít nghệ thuật và cuộc đời... và cuối cùng là lời chúc của chủ nhân... "kính chúc quí khách một chuyến du lịch đến với nghệ thuật là một chuyến đi bình yên qua khoãng cách" ... Có lẻ lời chúc này phải mang một ý nghĩa cao siêu hơn những gì tôi có thể cảm nhận được chứ ngồi trên máy bay 17 tiếng đồng hồ ở một độ cao hơn 33 ngàn bộ Anh (feet) mà nghe những lời chúc như thế này thì cũng hơi ớn... Trong 2 bản dịch ra tiếng Pháp và tiếng Mỹ thì tôi "cảm" được ý nghĩa của lời giới thiệu bằng tiếng Pháp còn hơn là từ tiếng mẹ đẻ của mình... Đây không phải là lần đầu tôi nghe được những ngôn từ là lạ này. Tuần trước về thăm Huế nhân dịp "Festival Huế 2006" tôi cũng đã đọc được nhiều bảng hiệu lạ lùng... "Trình bày bay chiếc nón lá", "Lăng Cô huyền thoại biển"... mà không hiểu đây là loại từ gì. Về sau có một giáo sư trung học ở Việt-Nam cho tôi hay cấu trúc đó gọi là "Cụm Từ". Nhưng "Cụm Từ" là gì thì tôi không biết và trong cấu trúc của văn phạm tiếng Việt thì nó nằm ở chổ nào? Ngôn ngữ là linh hồn của văn hoá? Một Giáo Sư Ngôn Ngữ học chuyên về tiếng Việt ở Đại Học Harvard mà tôi có dip nói chuyện đã chỉ cho tôi hay rằng công việc đầu tiên của các học giả Hoa-Kỳ, để chứng minh tính độc lập của ngôn ngữ “American" chứ không phải "English", là hình thành cuốn tự điển Webster(?) cho Hoa Kỳ. Từ quán nước Chiều Tím (?) bên bờ Hồ Xuân Hương chúng tôi có thể quan sát một phần lớn của Đà -Lạt, qua tận con đường chạy dọc theo bờ hồ ở phía bên kia... giá mà có một cổ xe ngựa thêm vào thì cảnh vật cũng khá giống như trong những cuốn phim tình cảm lãng mạn của tây phương vào những thế kỷ 18, 19.. . Khác với Sài-Gòn, Đà-Lạt không có những quán ca nhạc, phòng trà theo như chúng tôi đã cố gắng dò hỏi. Nhân viên khách sạn cũng không biết gì hơn là một quán café của một thiếu phụ có tên là "cô Giang" hát nhạc Trịnh-Công-Sơn nhưng còn tùy: cô này chỉ hát khi "hứng" mà thôi!. Qua khỏi dinh Bảo- Đại số 2 và phải leo lên một dốc đồi khoãng 200 mét, đến quán cô Giang thì trời đã tối. Quán lúc đó chỉ có khách một bàn vài người. Cả căn phòng chỉ rộng chừng 50 mét vuông, ở giửa có một bệ gổ là nơi cô Giang sẽ trình diễn. Chúng tôi chọn một cái bàn nhỏ, tận cùng phía trong để tránh chú ý của mọi người... Nhưng "cô Giang" thì quả là không cần tiền. Chúng tôi ngồi chờ gần nữa tiếng đồng hồ nhưng chẳng có ai tiếp cả. Cuối cùng cô Dung, người hướng đạo của chúng tôi phải ra sau bếp và hỏi thẳng là cô có "hứng" hay không vì chúng tôi không thể chờ mãi. Trở về, Dung cho chúng tôi biết là "cô Giang " nói cô có thể "hứng". Dung cũng cho chúng tôi biết nơi đây không phải là một quán café tầm thường mà là một nơi trao đổi nghệ thuật và không được nói chuyện ồn ào. Khoãng hơn 9 giờ tối, "cô Giang" mập mờ tới lui sau cánh cửa nhà bếp với một điếu thuốc bập bẹ bên môi phải. Sau khi hít một hơi cuối cùng và nhả một làn khói dài cô chính thức xuất hiện. Trong ánh đèn mờ tôi chỉ thấy đôi môi dày và thâm có lẻ vì hút thuốc?. Tôi đoán cô chừng ngoài 40 (?). Cô cho biết cô chỉ hát nếu các khách cùng hát với cô - và người khách, nạn nhân đầu tiên của cô là tôi. Cô cầm cây đàn guitar đưa cho tôi và yêu cầu tôi hát một bài gọi là "giao lưu văn hoá". Tôi thành thật nói với cô là tôi không hát được và hôm nay tôi chỉ đến đây như là một người khách đến uống café và mong được nghe người ta hát mà thôi. Nhưng cô không chịu làm không khí trở nên căng thẳng. Ngưòi bạn về từ Pháp của tôi ba lơn nói ẩu là cô cứ hát đi rồi tôi sẽ hát cô mới chịu rời bàn. "Cô Giang" trao đổi "nghệ thuật" và tâm tình với một số anh ở cách tôi hai bàn, có lẻ là sinh viên trường Đại-Học Đà-Lạt. Rồi cô cất tiếng cho bài hát đầu tiên... hú hồn! Tôi chờ gần cả tiếng đồng hồ trong căng thẳng chỉ vì giây phút này... Tự đàn đệm cho mình trong một phong thái hoàn toàn tự do, "cô Giang" nhanh chậm, ngừng nghỉ tùy ý . Nhưng giọng ca khàn khàn mùi thuốc lá của cô quả thật không đem lại cho tôi một "impact" nào cả. Với tôi, âm nhạc không chỉ là những sáng tác nghệ thuật mà còn là dấu vết của những mãnh đời và chỉ in đậm nét nếu người nghe cũng tìm thấy ở đó có "cái" của mình. Chúng tôi đã sai khi đi tìm quán nhạc này. Khổ nhất là sau khi hát xong "cô Giang" đã mang cây đàn lại cho tôi và yêu cầu tôi thực hiện lời hứa. Một lần nữa tôi giải thích cho cô là tôi không hát được nhưng cô không tin. Anh bạn của tôi thấy không xong, ráng giải thích nhưng cà lăm mãi không nói được tiếng nào có nghĩa. Cử chỉ vụng về này là trò cười cho chúng tôi chọc mỗi khi nhắc lại chuyện củ. "Cô Giang" vùng vằng dằn cây đàn lên bục gỗ rồi giận giữ bỏ ra nhà bếp... Cả phòng ca nhạc nặng mùi ngột thở làm tôi mặc cảm là chính mình đã phá đám đêm đó. Cuối cùng, không dằn nổi bực tức vợ tôi đứng dậy yêu cầu đi chổ khác vì đi nghe nhạc là để relax mà như thế thì chẳng còn ý nghĩa gì. Chúng tôi như bị ma đuổi trở về lại quán Chiều Tím (?) bên bờ Hồ Xuân Hương. Buổi tối ở đó có 2 tay chơi dương cầm và đánh đàn theo lời khách yêu cầu. Sương xuống lành lạnh trong không gian tỉnh mịch của mặt hồ làm chúng tôi ai nấy đều mơ màng.... bỗng vợ tôi la hoãng lên là đã bỏ quên cái xách tay với một ít tiền và giấy tờ tại quán "cô Giang" khi bực dọc và vội vã bỏ đi!... Quay trở lại, tôi phải đứng tần ngần một lát trước khi dứt khoát xô cửa bước vào . "cô Giang" quả là không cần tiền. Xách tay vẫn còn đó. Số tiền nước uống vẫn còn đó không ai thèm dọn dẹp... Tôi đã từng cải lộn tay đôi với boss Mỹ của mình, đã từng thuyết trình cho những nhân vật cao cấp trong nghành, sở không chút sợ hải đến độ một số bạn đồng nghiệp trong các lớp huấn luyện đều khen tôi là đã có một tác phong rất thoải mái khi trình bày vấn đề.... tại sao tôi lại lúng túng khi đối phó với "cô Giang" này?! Cho đến bây giờ "cô Giang" vẫn là một kỹ niệm "cười ra nước mắt" mỗi khi người bạn ở Pháp của tôi gọi sang. Bực "cô Giang" thì ít mà giận cái thằng bạn "trời đánh" này thì nhiều. Cách đây 3 tuần, một người anh của tôi từ Việt-Nam trở về có kể lại cho chúng tôi nghe một "trouble" anh đã gặp ở Đà-Lạt , tại một quán cáfe có cô ca sĩ chỉ hát khi "hứng"...làm chúng tôi cười bò lăn, nhớ lại mấy dòng chữ đã thấy ở Đà Lạt 2006 Cô Giang: Đây là quán café không được nói chuyện ồn ào. Nơi trao đổi nghệ thuật - và khách phải biết... giao lưu văn hoá.
VÕ TRANG
http://www.vietbao.com/?ppid=74&pid=51&nid=167190 - http://www.vietbao.com/?ppid=74&pid=51&nid=167190
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Dec/2010 lúc 9:10am
Chuyện Đàlạt của tôi
Tôi sinh ra ở Đalạt. Mẹ tôi sinh ra ở Đalạt. Ông ngoại tôi là người nấu bếp và lo phát gạo cho phu thợ xây khách sạn Palace. Nếu dựa vào tuổi mẹ tôi năm nay 80, thì dòng họ ngoại của tôi đã có mặt ở Đalat ít nhất là 80 năm nay. Nói như thế để thấy mình gắn bó với Đalạt đến chừng nào , và cho mình cái tự tin để tản mạn câu chuyện về Đalat của tôi.
Ông ngoại tôi kể. Cái thuở ấy, trung tâm Đalạt nằm ở cây số 6. Có nhiều bạn chưa hình dung cây số 6 là ở đâu? Này nhé. Bên trái khu nghĩa trang Đalạt là cây số 4. Con đường bên phải của nghĩa trang về phía Núi Bà thêm độ 2 km là khu phố 6, cũng gọi là cây số 6. Thuở ấy khu Hoà Bình vẫn còn hoang dã. “Tây cho tao khu đất của Vĩnh Chấn bây giờ, mà tao đâu có thèm”. Ông nói, không có gì tiếc nuối về cái từ chối của mình. Không như thằng cháu đang trố mắt “Phải chi ông chịu thì…” Ước vọng của ông chẳng cao xa chi. Ngày hai buổi, đơn giản, bằng lòng. Ông ngoại tôi còn kể thêm “Thuở ấy, hồ ông Đạo (sau này gọi là hồ Xuân Hương) chưa có. Ở đó chỉ có con suối nước trong, có nai chạy cả đàn kêu bép bép. Con đường của mình đây (Phan Đình Phùng) chỉ có vài xóm nhà. Chạng vạng tối, muốn đi đâu phải đốt đuốc, khua thùng thiếc, đánh phèng la rùm beng. Chứ không cọp nó rinh (rinh, không với dấu huyền). Mọi người đều nghèo khổ, tứ xứ đến đây. Nhiều nhất là dân từ miền Trung khô cằn sỏi đá. Ông nói, hồi dó tao phải đi bộ từ Phanrang lên đến đây. Gặp con gái mọi để ngực trẩn thấy mum múm đã thèm. Ông không màng đến mấy chữ Hoàng Triều Cương Thổ, nơi mà muốn vào, phải có giấy phép của Tây hay Vua quan chi đó. Và tôi lớn lên cũng chỉ biết có vầy vậy.
Tôi hãnh diện là dân Đalạt chính tông, nhất là những khi người ta nói về Đalạt. Nào là “petit Paris”, nào là xứ hoa Anh Đào, nào là con gái Đalat má đỏ hồng, mới gặp đã thấy muốn thương. Cứ mỗi lần đi Saigon hay về Nha Trang, tôi cũng mặt đỏ môi hồng, mà sao chẳng có cô nào thương? Hay nóng quá, mồ hôi nhễ nhại làm các cô chạy dài chăng? Tôi hãnh diện những khi người ta nói về Đalat thông reo, có suối Cam Ly, có đèo Prenn, rừng Ái Ân, hồ Than Thở thơ mộng. Hay dù khi có những nụ cười rúc rích về cái lạnh làm mấy cô ít tắm. Mấy anh cũng ít tắm, nhưng người ta chỉ thích nói vế các cô má đỏ môi hồng. Nhiều khi nói chuyện về Petit Lycée, Grand Lycée mà cứ tưởng như mình là dân trường Tây chính cống. Cái hãnh diện lây lan đáng ghét. Nhưng mà, cái chất Tây nó cứ bàng bạc. Nó đã một thời làm tôi hãnh diện. Pasteur, Lycée, Grand, Petit, Couvent, Oiseaux, Domaine de Marie, những từ ngữ chen lẫn trong đời sống hàng ngày làm cho tiếng gọi “Con đường tình ái”, “Thung lũng tình yêu” nghe sao trần tục. Nó cần phải cái gì cao cấp. Dường như cái âm điệu “Route d’amour”, “Vallée d’amour” làm người nghe, nhất là khách đến từ thành phố lạ, trố mắt, tự cảm thấy quê mùa bên những chàng trai Đalat “Phờ răng xe” (français) chính hiệu.
Tôi hãnh diện với Đalat của tôi vì Đalat có những cái mà nhiều nơi không có. Mỗi lần đi đến thành phố xa, mười lần y chang một chục. Vài cây bông cải, chai rượu dâu, vài ký mận là quá đủ để hái những lời trầm trồ chúc tụng. Hối mới quen, tôi cũng tập tễnh làm anh gentleman, mang từng bó hoa hồng từ Đalat về cho người yêu xứ Saigon . Bây giờ nàng hỏi. Sao ngày xưa anh mang từng bó hoa hồng, sao bi giờ không thấy. Em ơi, ngày xưa em là ngưòi yêu bé bỏng, bây giờ em là bà xã cục cưng. Thôi miễn. Tiết kiệm thêm tiền làm việc thiện, tích phước cho con.
Tôi hãnh diện khi người ta nói về những cây thông Đalat, một loài cây, khi tôi còn bé, mẹ đưa mấy đồng, sai đi mua về nhóm lửa. Thuở ấy mẹ gọi là cây ngo. Từng bó ngo, thịt đỏ hồng, mùi dầu thơm thơm, bắt lửa rất nhanh, khói đen kịt. Người Thượng hay mang từng gùi về phố đổi gạo. Từ cây ngo, tên gọi thành cây thông, rặng thông, rồi đồi thông, thông reo đầy chất tình đến với tôi hồi nào không biết. Những ngày ở bậc Tiểu học, tôi cùng lũ bạn dắt nhau trèo, vượt qua mấy trăm bước thềm đến lăng Nguyễn-Hửu-Hào (bố của Nam Phương Hoàng Hậu của vua Bảo Đại), giữa những rặng thông già cao vút. Ngồi đó loanh quanh nghe sờ sợ như có ông Ba Mươi đâu đó bên kia mé rừng. Hay đôi lúc bạo gan chạy ùa đến thung lũng bên kia đồi để hái vài túi mát mát chua lét.
Những rặng thông vi vu thật yên tĩnh hửu tình cạnh hồ Than Thở, những rặng thông uốn quanh đèo Prenn, hay những rặng thông thẳng tắp vươn lên cao như bao trùm lấy cái “Route d’amour” đã làm chứng nhân cho mối tình mới lớn của tôi, đã gửi lại trong tôi những ngày rất đáng nhớ với anh em Hướng Đạo, Hồng Thập Tự. Những kỹ niệm thật đẹp, thật êm, vi vút ngàn thông, bây giờ cũng chỉ là những kỷ niệm thật đẹp thật nhớ.
Vào tuổi thanh niên, tôi lại thấy Đalat sao ớn quá. Mưa gì dai dẳng đìu hiu. Xứ gì, mới đi một vòng đã hết phố. Mấy chục cái cột quanh khu Hoà Bình đếm hoài không hết. Mỗi tuần đi mấy chục vòng. Vòng ngược vòng xuôi, mãi bao nhiêu năm vẫn không biết có bao nhiêu cái. Cứ mở mắt dậy, không đi học, không đi công việc thì lại trực chỉ khu Hoà Bình. Xin ba mẹ được vài trăm, vài chục lại chui vào, quay đi quẩn lại, cũng Café Tùng, Mékong, Thuỷ Tạ. Ngồi hàng giờ, cà phê một tách, trà (miễn phí) mấy bình. Cùng tranh nhau ngồi bàn cạnh của kiếng Mékong để được nhìn cô bé Liên ở cửa hiệu bên kia đường đang làm duyên làm dáng. Rồi cũng mấy câu chuyện nhai đi nhai lại, cũ nhách, bàn tán chê khen tưới sượi. Con đường này, mấy con đường này, tôi đã đi lại lắm lần, lần này cũng giống hay gần giống những lần khác. Nhưng tôi vẫn đi, lũ bạn vẫn đi. Những con đường quen thuộc. Quen thuộc đến sõi đá quen tên, như TCS đã viết. Đalat của tôi là thế đấy. Nên thơ và thật nhỏ bé, tù túng. Thế mà những câu vẫn dòn như bắp rang. Thế mà chúng tôi vẫn cứ đi và đếm những cây cột quanh khu Hoà Bình. Nghĩ lại, tôi thấy mình và lũ thanh niên ngày ấy thật quái chiêu.
Lại nhớ những ngày túi không tiền, bát phố suông mãi cũng buồn, đành vác mấy cần trúc đi câu.
Ba hồ, Xuân Hương, Tổng Lệ, Đội Có, hồ nào tôi cũng kinh qua.Mấy anh em trai đều học nghệ câu với ba tôi. Cá giếc, cá chép, cá Mỹ (một loại cá ‘bat’ mà người Mỹ mang thả ở hồ Xuân Hương đâu khoảng những năm 60, mà bà con gọi cá Mỹ cho tiện), tôi đều tham gia. Ngoại trừ môn câu cá lóc với cần câu quay (kiều VN) mà ba tôi rất thiện nghệ, mê thích và kiên nhẫn.
Cái còn nhớ và còn thật thương những ngày câu cá là cảnh mặt hồ gương của hồ Xuân Hương những chiều lặng gió. Cái mặt hồ nó đẹp lạ lùng. Nó phẳng đúng như gương, nó êm, mịn như làn da mặt đứa con gái, đôi khi cũng đỏ hồng vào những buổi hoàng hôn, khi mặt trời còn ráng đỏ trên chặng núi Voi về phía xa xa. Nó phản chiếu cảnh vật một cách tài tình. Nhìn phía nào cũng thấy cái thực và cái phản chiếu. Cái đang thực thật là tỉnh. Cái phản chiếu cũng thật là tĩnh. Ngoại trừ những lúc rung rinh, lăn tăn gợn sóng do làn gió vu vơ mang tới hay những vòng cong bung tròn do chú cá đớp động đâu dây. Mặt hồ gương. Khen ai khéo tạo cụm từ. Cái nóc cao của trường Grand Lycée, cái đỉnh chuông Nhà Thờ Con Gà (nhà Thờ Chánh Toà), nhà Thuỷ Tạ, cái nào cũng có hai. Cái dáng người đi trên đường. Cái ảnh người đi dưới nước như hai người củng một nhịp, ăn khớp đến tuyệt diệu. Mặt hồ gương lung linh mây trời. Mây trên trời, mây dưới nước. Đẹp và thật êm. Tôi đã một lần gặp lại cảnh mặt hồ gương ấy trong một buổi chiều đi câu, sâu trong vùng rừng núi Laurentide ở Québec. Cũng rất đẹp và rất êm. Nhưng không làm sao bằng được cảnh mặt hồ gương của Dalat của tôi. Nó thiếu hẳn tiếng chuông chiều từ phía nhà Thờ Con Gà, nghe như tiếng ngân của lòng mình, thanh tịnh, bình an. Nó thiếu cái vùng sáng của mặt trời sắp tắt trên đỉnh núi Voi. Nhất là nó thiếu hẳn cái trong lòng của tôi mà chỉ có Đalat mới dành được một góc thật lớn.
Mấy chục năm qua. Bạn thân còn đủ 5 đứa. Có đứa, đã từng ấy năm chưa gặp lại. Chỉ biết, bọn nó, đứa nay ở nơi nọ nơi kia. Đã qua lâu rồi, những lúc đi, đếm, những con đường đầy kỷ niệm của tuổi trẻ và tình yêu. Đi không biết đi để đến đâu. Đếm mà không hình dung cho đến nhiều năm sau vẫn chưa đếm xong. Cái ớn của những ngày mưa dai dẳng, ướt át lê thê, bây giờ không còn. Cái nhớ những buổi chiều buông với mặt hồ gương thật bình yên. Vẫn còn, vẫn đậm. Và rất nhớ. Đalat chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa nắng.
PHAN VIỆT NAM
Viết lại ngày 06 tháng 3 năm 2006
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Dec/2010 lúc 7:08pm
Bài viết sau đây của Tiến-sĩ Phan Văn Song, cựu Chánh-Sở Tiếp-Thị Hãng bia BGI Sài gòn giải-thích về hình vẽ "trái thơm" trên chai bia lớn.
Đọc xong bài này, có một anh viết :
"Một bia, một trà, một đàn bà
3 cái lăng nhăng nó quấy ta...
Có lẽ chừa trà với đàn bà "
(RBK)
Nên tin không nhỉ !?
mk
VÀO HÈ NÓI DÓC CHUYỆN LA VE (LA DE) |
|
Tác giả : Phan Văn Song |
|
Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại Hảng BGI, Sàigòn, tức là Hảng Br***eries, Glacières d'Indochine, công ty chủ nhà máy nấu La De ở Chợ lớn, cạnh sân vận động Cộng Hòa, đều yêu cầu tôi phải viết về La De (bia), kể những giai thoại về La De.
“hoa houblon sao giống trái thơm thế nầy”.
Câu chuyện thường được mọi người nhớ về La De, thường hỏi tôi, là chuyện Chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm. Theo lời đồn, trong mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng là quà tặng đặc biệt mỗi khi có khách quý. Ai đã được uống La De Trái Thơm đều khen là ngon đặc biệt, và khen ngon hơn chai La De thường. Thiệt tình mà nói là La De Trái Thơm, La De thường, La De Quân tiếp Vụ cũng là một thứ, Vô chai có hình trái thơm thì nó Trái Thơm, vô chai thường thì nó là La De thường, gặp chai Quân tiếp Vụ thì nó biến thành La De Quân tiếp Vụ. Hảng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại La De thôi: 1) La De thường, vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue, và 2) La De 33, nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia BămBa , nhãn hiệu là Bière 33 Export.
Vậy mà có người khen chê cho La De Trái thơm là ngon nhứt, xong đến La De Con Cọp và hạng chót là La De Quân tiếp Vụ. QTV dỡ nhứt vì là cho Quân đội uống. Chẳng qua là cái mã ở ngoài cả. Thế mới biết ở đời chỉ trọng cái bề ngoài. Quý vị nghĩ coi nấu 2 loại Bia đã tóe phở, học xì dầu hơi đâu, BGI đâu có quởn nấu ba bốn loại còn vô chai vô cộ, đổi kíp đổi người. Phức tạp lắm. Nội cách đổi võ chai cho hạp với rượu cũng đủ hao tiền. Nhưng cắt nghĩa hổng ai tin. Ông Cụ Bà Cụ tui, hể tui khi đến nhà chơi, chẳng may lấy La De Quân Tiếp Vụ uống, vì Ổng có hàng QTV do mấy chú em tui đem về, thì Bà bảo. “Nhà hết La De để Mẹ đưa tiền Chú Thanh, chú Thanh là anh tài xế phục vụ Ông Cụ đi mua La De về cho con uống chứ uống chi đồ QTV dỡ lắm, để các em của con lính tráng nó uống, nó quen rồi.”. Tôi có trả lời cắt nghĩa cho Bà hiểu là chỉ có một thứ Bả không tin. Thiệt “Bụt nhà hổng thiêng”!.
Sau đây là câu chuyện của La De Trái thơm.
Lúc ấy là năm 1973, tôi làm chánh sở Tiếp thị (Chef du Service Marketing), coi luôn phân Quảng cáo. Để hà tiện tiền làm nhãn ở Pháp, tôi sử dụng Văn phòng quảng cáo của Hảng, tôi nghĩ anh Họa sĩ văn phòng quảng cáo (chuyên vẽ những fond cho các xe của Hảng rồi các anh thợ sơn đồ chép lại) đủ tài nghệ chép lại cái nhãn đặt ở Pháp. Và tôi nhờ anh Họa sĩ vẽ lại cái nhãn. Trên nhãn cái đầu con cọp vàng ở giữa hai bên có hai tràng hoa houblons, là loại hoa dùng để thêm cái vị nhẫn đắng vào Bia. Nấu Bia ngon dỡ là do cái tài thêm ít hoa houblon, cũng như gia vị ngũ vị hương trong nghề bếp núc Việt nam ta vậy.
Nhãn vẽ xong đại khái cũng tạm ỗn, vì anh Họa sĩ nhà chưa bao giờ nhìn thấy hoa houblon, nên đinh ninh thấy hoa houblon giống trái thơm, cho là Trái thơm, và vẽ giống trái thơm. Các ông Giám đốc tây cũng ba chớp ba nháng, kể cả anh Chánh sở trách nhiệm là tui, cũng thế.
Vì thiệt tình mà nói thì có ông nội nào thấy hoa houblon tươi đâu? Biết là houblon nhưng chỉ nhìn thấy hoa dưới dạng khô. Còn các anh kỹ sư nhà máy, các anh nấu rượu (br***eurs – đây là một cái nghề riêng) dân La De thiệt, thì ở nhà máy. Bọn quyết định là dân Văn phòng, dân làm Marketing quyết định mọi việc, bổn phận các anh kỹ sư là sản xuất, chỉ sao làm đúng vậy thôi. Quý vị thấy không, không phải chỉ có trong Quân đội mới có cảnh lính văn phòng và lính chiến trường.Nhãn Ô kê, gởi đi làm décalques đưa qua Công ty Thủy tinh Việtnam, (Khánh hội) dán vào chai: 100 ngàn chai mới.
Khi đưa vào nhà máy Chợ lớn, các lão kỹ sư cười vỡ bụng, “hoa houblon sao giống trái thơm thế nầy”. Nhưng đã nói các quan Văn phòng là chánh mà , nên quyết định, cứ trộn chai mới vào với đám chai cũ, lẫn lộn chả ai biết gì đâu, người ta uống La De có ai thèm nhìn nhãn đâu. Chẳng lẽ vất bỏ 100 ngàn chai hay sao? Vài ông Giám đốc còn thày lay dạy đời “Dân Việt Nam không biết uống Bia, uống quá lạnh, nhiều khi còn để đông đặc lại (Bia đặc), còn thêm nước đá, ngon lành gì, vì vậy trái thơm hay hoa houblon có ai biết chi mô mà ngại ngùng, a -lê ta cứ thế mà làm”. Chàng Chánh sở biết thân, im miệng thinh thích, ngậm miệng ăn tiền, phải bảo vệ danh dự anh Họa sĩ nhà và danh phong Marketing, dù sao cũng...quê rồi.
Nhưng không ai lường được cái tài doanh nhơn của người Hoa, của con Buôn. Các chú Chệt nhà mình ở Hảng (rất nhiều nhơn viên người Việt gốc Hoa, buôn bán ở Sàigòn phải biết “cỏn Tung Hỏa”, chẳng những biết nói “(Quảng)Đông Ngữ” mà cũng phải vài tiếng Tiều châu ngữ nữa cũng phải “Kít tèo” hay “Mai xín xắn bù chằn ếch” cho giống người ta, nói tóm lại con buôn giới thương mại phần đông là người gốc Hoa nếu không nói là một số rất đông. Thế là tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn gần, Hảng La De vừa sản xuất được một thứ La De hảo hạng, La De trái thơm, một thùng chỉ một chai, để tặng các bạn hàng thứ thiệt, thứ ngon lành, thứ chịu chơi.
Cái luật may rủi, tình cờ, thì khi ra chai và vào thùng thì bao giờ Trái thơm cũng có mặt ở mỗi ngày sản xuất, mấy tay cao thủ bán hàng của Hảng cứ thế mà sắp cho mỗi thùng một chai, rất là điệu nghệ, và tuyên truyền nguyên tắc của Hảng mỗi thùng một chai. Nhung khi đi giao hàng (bán sỉ) quý vị ấy tự nhiên đề nghị với các bạn hàng biết điệu nghệ thì có thể thêm 2 hoẵc 3, thậm chí cả thùng toàn La De trái thơm tùy theo nét điệu nghệ và chịu chơi của thân chủ, “phép Vua thua lệ làng” mà lỵ, phép Hảng đấy, nhưng thua nghề của chàng. Và cứ thế giòng sông thương mại trôi theo giòng điệu nghệ, ăn nhậu.
Các Bars, các quán nhậu cũng tùy điệu nghệ với các ông Thầy, ông Xếp, đàn Anh... mà điệu nghệ giành chai La De Trái thơm cho người mình muốn nâng bi, ca
tụng hay ca bài con cá. Cá nhơn tui đây, dân La De thứ thiệt, thế mà khi đi nhậu vẫn được bạn hàng và nhiều khi cả nhơn viên (cho biết khi cái dỏm trở thành huyền thoại thì cái dỏm trở thành cái thiệt) thương tình tặng một chai Trái Thơm. Nhưng mình cũng phải ngậm miệng khen ngon và cám ơn các cảm tình giành riêng ây, và vì huyền thoại đã đến hồi quyết liệt, làm vỡ “mộng ban đầu”, e có thể “lãnh thẹo”. Huyền thoại vẫn dai dẳng đến sau 30 tháng Tư, dân Bộ đôi, hay người HàLội cũng bị huyền thoại Trái Thơm. Nhiếu tay, sao vàng bảng đỏ, nón cối dép râu, cũng chạy vào Văn phòng ông Giám Đốc, (sau Tết 1975, tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Thương mại.) làm quen, và xin ông GĐ đặc biệt “tặng không” vài chai Trái Thơm, hoặc thưởng thức Bia Trái thơm, “cho biết”. Tội nghiệp, rất nhiều tay vượt Trường Sơn chỉ muốn uống Coca Cola “cho biết” (Tiếng Tây có thành ngữ “pour ne pas mourir idiot” - để khỏi chết ngu đần). Vì ta là quân chiến thắng nên chỉ xin thôi, và chỉ nhận quà cáp, của tặng, chứ không có mua bán gì cả.
Bực mình. Suốt thời gian từ ngay những ngày đầu Quân Quản K9, tôi tốn rát nhiều thì giờ vì những cái “ghé thăm, tham quan” và “xin uống Coca Cola và Bia Trái thơm” cho biết, Nhưng Nhà máy Bia HàNội vẫn nói phét là to gấp 5 lần nhà máy các anh. (Nhà máy Bia Hà Nội là Nhà máy Bia Hommel cũ, công xuất
không bằng một phần mười nhà máy Sàigòn chỉ biết làm Bia Hơi nhạt như nước bọt). Tôi bực mình vì cái láo khoét ấy, nên nhiều khi cũng bực mình và gắt gỏng. Qua ngày Thống Nhứt (Tháng Bảy 1976) tôi bị băt và bị bỏ tù (4 năm, vì tội Phá hoại nền Kinh tế Xã hội chủ nghĩa), họ có trách tôi về cái hách dịch của tôi.Tôi lặng thinh không trả lời.
Biết rằng trước sau gì mình cũng đi tù, nên tôi vẫn tiếp tục đi giầy, áo vẫn bỏ vào quần, vẫn đi xe hơi (Peugeot 504), máy lạnh, tài xê, tôi không đi họp tổ công nhơn, không sanh hoạt tổ phường,.... , tổ xóm nào cả, tôi chỉ không mang cravatte cho nó “bình dân” tí thối, Tôi là một Giám Đốc một Hảng với 4000 công nhơn, tôi chỉ họp làm việc với Ban Quân Quản K9 là Cơ quan quản lý và Bộ Kinh tế thôi, vì đấy là những cơ quan quản lý Công ty tôi. Nguyên tắc ấy tôi có nói thẳng với các cán bộ đến làm việc với tôi, và đã được chấp thuận. Ngày nay tôi vẫn không tiếc, vẫn hãnh diện vì vẫn giữ cái tác phong người đàng hoàng ấy, trong thời nhiễu nhương ấy.
Văn phòng BGI, Br***eries Glacières d'Indochine nằm trên đường Hai Bà Trưng cạnh hảng Nước Đá. Đấy là tên cúng cơm. Sau năm 1954, sau khi hết Indochine (ĐôngDương), BGI bèn biến chữ I thành Internationales (Quốc tế). Mà Công ty Br***eries, Glacières Internationales thiệt sự internationales thứ thiệt. Một ông cựu Tổng Giám đốc, ông Grandjean, con một cựu quan chức thuộc địa ở Hànội, còn cá nhơn ông lại là một cựu luật sư thuộc Luật sưđoàn Hànội, đã tả BGI bằng một câu xanh dờn, ví BGI như đế quốc của Đại đế Charle Quint thời Phục Hưng ở Âu Châu “Mặt Trời không bao giờ lặn trên đất của Hảng BGI”. Mà thiệt vậy, BGI có nhà máy nấu La De từ Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) đến Guayane nằm cạnh Brazil, thì không đi vóng thế giới sao? Chưa kể ở Phi Châu, Đông dương và thậm chí có mặt ở một nước Hồi giáo, Indonésia, nhà máy do tôi thương thuyết thành lập ở thành phố Médan trên đảo Sumatra. (đây là một tư hào của cá nhơn tôi, thành tích bán rượu cho dân Hồi giáo).
BGI phát xuất từ một nhà máy nước đá do một anh kỷ sư Công Nghiệp (Arts et Métiers ¬Paris) sĩ quan hàng hải, Victor Larue, giải ngũ tại Sài gòn năm 1875 thành lập. Năm 1975, miền Nam mất BGI cũng vừa đủ 100 tuổi, tiêu tùng theo vận nước phe ta. Vì cùng với Việt Nam tự do, BGI cũng từ từ rút các cơ sở nhà máy, bán dần dần và nay không cón gì cả. Chỉ còn có mỗi Bia 33, chai nhỏ 33 phân khối. Tên Bia 33 khai sanh tại HàNội năm 1949, cùng tuổi với Quốc Gia Việt Nam (tự do). Ngày hôm nay Bia 33 cũng tỵ nạn tại ĐanMạch (do Hảng Carlsberg – ĐanMạch sản xuất). Bia 33 vì sanh ở HàNội nên dân Sàigòn vẫn gọi “Bia 33”, hay vắn tắt “BămBa”. Còn chai bia lớn gọi La De Con Cọp, hay La De lớn (vì dung tích 66 phân khối). Nói thì La De , nhưng viết LA Ve, cũng vì một anh Tây ở Hảng đã viết và cho in trên cuốn lịch phát hằng năm, màu vàng với con cọp nằm ngang màu đen và viết LA VE LARUE. Dân Tây hồi đó khi mới đến Sàigòn khi vào những quán ăn gặp cái lịch ấy thường đặt câu hỏi cái Hảng nào mà “Rửa Đường, rửa Phổ nhưng vậy, vì học đọc Lave (động từ Laver, rửa, to clean, to wash) la rue (rue là đường phố -street). Để tránh cái ngộ nhận ấy , cá nhơn tôi Trưởng Marketing bèn đề nghị thay đổi cách gọi trên tấm lịch ấy. Cũng vì trong cùng thời gian ấy, đang có một chương trình sản xuất một loại Bia Màu, Bia màu Nâu (Bière Brune), nên tôi thưòng dùng chữ Bia hơn chữ La De, gọi Bia Đen, Bia Nâu, Bia Màu nó dễ nghe hơn, cho nên Tết năm 1975, cái lịch cố hữu màu vàng, con cọp đen được in lại với chữ BIA LARUE. Năm ấy, năm mất nước, mất luôn chữ La De hay LA Ve, ôi thôi đó cũng là cái điềm. Có một cái an ủi, là có những bạn hàng không bằng lòng chữ Bia nói là ở dưới quê (guê) người hổng biết Bia là gì nên phải giữ chữ La De. Tôi có cho in thêm 5000 tấm La Ve Larue. Ôi thương là sao cái tình “miệt Dườn” của “guê hương mình”.
Năm 1976, tôi không ra lịch ra liết gì cả. Chế độ phân phối mà làm gì có marketing.
Tên Anh Victor Larue cha đẻ Hảng BGI chỉ có ở Chai La De lớn thôi, phần còn lại không ai nói tới. Mà cũng nực cười Ổng đẻ ra hảng Nước đá, như tên Ổng lại đặt cho La De.
Đó là vài mẫu chuyện của Hảng La De, Nuớc Ngọt, Nước Đá thời của mình. Nay tình cờ có một bài báo viết về La De hay Bia tôi xin phỏng dịch và viết lại hầu quý độc giả, gọi là quà tặng khi vào Mùa Hè.
Hương Vị Nhẹ Nhàng của La De
Phỏng theo bài tra cứu của Laure Gasporotto (Tuần báo Express) ra ngày 25 tháng 6 2009.
“Bịt mắt lại, một tay thợ nghề nấu Bia khi nếm không thể biết được Bia nào là Bia hơi, và Bia nào là Bia chai”.
Đây là một lời thú tội của một tay nấu Bia nhà nghề (Maître Br***eur) của Hảng Kronenbourg, Hãng Bia nỗi tiếng ở nước Pháp.
Thật là một huyền thoại đang sụp đỗ trên bầu trời LaDe.
Ngày nay, Bia Hơi đang được thương mại đến tận gia đình. Những thùng Bia hơi với những hệ thống bơm hơi đang được bình dân hóa đến tận gia đình. Không còn bắt buộc dắt nhau ra quán nhậu Bia Hơi, để thưởng thức các hương vị Bia Tươi, với cái bọt mềm dịu trong miệng, đưa tay chùi đôi mép vướng bọt. Ngày nay đem một thùng Bia Hơi và dụng cụ về nhà, rũ vài bạn bè về, tìm cái thú vui của hương vị, thưởng thức cả vị giác và cả thính giác nữa.. tiếng pxììì kéo dài khi Bia xủi bọt... Đo cái bọt đang sủi, gạt cái bọt đang thừa...
Cả một chương trình điệu nghệ như khi ta nâng niu ly rượu đỏ, cẩn thận xoay vòng, cẩn thẩn đưa lên mủi cho khứu giác tràn đầy mùi thơm, xong đưa vào miệng thử một miếng, súc miệng cho đầy vị giác, tìm những cảm xúc... Ly rượu ngọt ngào, thơm tho, đầy tất cả bầu trời thiên nhiên hương vị vùng Bordeaux hay vùng Bourgogne... Ôi tôi đã đi lạc vào động Thiên Thai của rượu đỏ rồi...
Trở về La De vậy. Ngày nay với kỹ thuật mới Bia hơi bán trong thùng sắt có thể giữ được 6 tháng. Còn Bia chai giữ được một năm. Chả bù vào những năm 1970 ở Sàigòn chúng tôi chỉ bán Bia Hơi cho những quán nào bảo đảm bán hết thùng Bia trong 24 giờ. Sau đó đỗi thùng mới, súc hệ thống hơi và vòi, mà phải để nhơn viên BGI làm, mới bảo đảm, vì chúng tôi, hảng BGI bảo đảm an toàn , vệ sanh, và dỉ nhiên hương vị của Bia. Vì thế ở Sàigòn lúc bấy giờ rất ít quán có Bia hơi.
Quý bạn chắc còn nhớ Quán bán Bia Bock ở Chợ Cũ đường Hàm Nghi cạnh Ty Ngân Khố không? Chiều chiều ra đấy làm vài ly Bock, ăn một hai hột vịt lộn, hay Bò Bía hết xẩy.
Ở Pháp thi uống một ly demi (đọc là đờ mi), tưởng là nữa lít, thật sự chỉ có ¼ lít thôi, vì có 25 centi litres. Uống demi thường ăn một cái trừng gà luột. Trên quầy nào ở Pháp đều có một cái giò trứng gà luột, và một cái phầu bán đậu phụng rang muối. Đậu phụng rang muối nhậu với La De cũng hết xảy. Có hai trường phái ăn đậu phụng rang muối, trường phái ăn cả vỏ, vỏđây là cái vỏ trong, da màu đỏ đó. Và trường phái bóc vỏ. Với tôi cái nào cũng ngon cả. Tất cả cái vịấy trôn với cái nhẫn cái đắng của La De đều ngon cả.
Cái nhứt của La De là chất tươi, (la fraîcheur). Chất tươi, chất mát, không phải là cái lạnh, Chất tươi là cái ta lựa chọn lúc ta thưởng thức. Nó có thề là tùy vào hàn thử biểu, ướp lạnh thế nào, để độ lạnh hạp vào khẩu vị của người uống, cũng tùy vào khí trời, nhiệt độ căn phòng ăn, quán uống. Tay Đầu Bếp nỗi tiếng Ba Sao Michelin Alain P***ard của Nhà hàng Arpège, Paris giảng dạy: “Nhiệt độ của Bia khi bắt đầu uống rất quan trọng. Chúng ta nếu biết sử dụng nó đúng chúng ta có thể khai thác mọi khía cạnh khác nhau của Bia đối với những thức ăn khác nhau.”.
Một tay nghề có thể nói đến chất tươi của rượu đỏ hay trắng (vin) để nói đến cái chất thiên nhiên là đất nước nơi cây nho được trồng trọt (cũng như chất quê hương nơi con người) nói chất tươi của rượu là nói đến những vị của quê hương của những cây nho tròng trên ấy, nào là cát có chất đát sét không? nào là sườn núi có đủ nằng không? nào là có mùi mận, mùi táo không??? Khi ta nói miệt vườn, quê hương chùm khế ngọt, nó như vậy, uống ly rượu nho vùng Bordeaux ta uống cả quê hương bầu trời Bordeaux... La De cũng vậy.
Tại sao ta không quên 33 Viẹtnam, làm tại Sàigòn, vì trong 33 có chất gạo, khi biến thành rượu nó là đế. Bia ở Pháp nó xài bắp.
Bia nhiều vị tươi nhứt la Bia mới (Bière primeur). La De mới khác với rượu Vin primeur là một bảo đảm vị tươi mát. Rươu đỏ cần thời gian để già, thêm tuổi, thêm tác cho chửng chạc. La De cần cái tươi mát, vừa đủ tuổi là đẹp rồi. La De primeure hội đủ chất tươi mát, tất cả những vị thơm mát của đồng nội. Đừng lẫn lộn với Bia tháng Ba (Biềre de Mars) - La De Tháng Ba, đã cất ủ cả mùa Đông không còn cây đồng cỏ nội nữa. Bière de Noël, Bia No - ên , La De Giáng Sanh là một loại La De mới, vừa đủ tuổi, sung sức, đầy đủ những hương vị của đời.
Ngoài cái tươi mát, để giải khát, La De còn có thể hạp khẩu theo các món ăn. Nếu rượu Vin đỏ hay trắng hay hường có thể có đến 6 000 chất vị khác nhau giúp đở chúng ta có muôn ngàn cách ráp đặt những cách thức thường thức món ăn và rượu. La De chỉ có phân nữa thôi. Ngày nay những tay lựa rượu nhà nghề ở những quán rượu và tiệm ăn (sommelier – đây là một cái nghề đặc biệt, những tiệm ăn lớn đều phải có nhửng tay nhà nghề nầy) đều biết phân tách những mùi vị trong La De như những mùi lúa chín, mùi đường nấu (caramel), mùi hoa quả từ mùi chuối đến mùi mận, táo và hoa đào... chưa kể những cam những quýt, và cả mùi cỏ cháy.
Bia Nâu với Chocolat, Bia Vàng với trái cây
Ôi thôi muôn hình vạn trạng. Bài nghiên cứu tác giả đi vào chi tiết những món ăn đi chung với tên loại La De, viết cho độc giả Việt nam mình sẽ bở ngở. Nhưng tôi cũng ráng đưa một thí dụ, một món gỏi tôm thịt tươi mát, uống với một nhụm La De mát lạnh, vị đậm đà, rót cho sủi bọt vừa phải, loại Heineken chẳng hạn. Còn nếu quý vị uống một Bud nhạt nhẻo, hay một Miller quý vị sẽ thấy chán phèo. Quý vịăn phở; nhạt và nóng, uống La De không hạp, uống nước trà nóng ngon hơn.... Nhưng nói như vậy cái quan trọng khi quý vịăn và uống cố gắng tim những hương vịẩn trong những các vị bề ngoài. Vì La De và Rượu có nhiều vị Tây nên nhiều món ta không hạp. Nóng quá, cay quá, nước mắm quá..... dưa chua chua quá...
Nhưng ngày nay La De bắt đầu chiếm một địa vị trên bàn ăn, không còn là ly giải khát của những buổi chiều vàng đứng bóng nóng nực của mùa hè nữa. Đặc biệt là nhửng bửa ăn trưa, vì nhẹ nhàng và ít đô rượu hơn rượu đỏ.
La De muôn màu muôn vẽ muôn sắc muôn hương
L'orge (hobbs), lúa mạch để nấu bia phải được rang (torréfier) như rang hột cà phê vậy; và độ rang và thời gian rang sẽ tô màu cho La De.
-La De Vàng, hay Bia Vàng Bière Blonde. Màu Blonde,Vàng ánh, trong vắt và bóng láng, Bia màu vàng là màu rất thường gặp ở nơi Bia. Nấu (br***ée) với lúa mạch vàng nhạt, Bia Vàng có mặt ở mọi nơi trên cùng thế giới và là thường thường là những thương hiệu cột trụ, với tất cả những nhãn thương hiệu lớn.
Bia Vàng thường là Bia giải khát, uống trưa chiều tối. Ít độ rượu, thơm mát, với một vị chát đắng nhẫn nhẹ nhàng. Heineken, 33 export, Carlsberg, Kronenbourg là một vài ví dụ.
Món Ăn hạp: khai vị chung chung, gỏi với tôm thịt, thịt gà, phó mát nhẹ lạt loại đầu bò.
-La De Vàng Sẩm, Bia màu thau đồng: Bière Ambrée -Amber. Màu thau đồng đậm, Nấu với lúa mạch được rang lâu hơn Bia Vàng. Cũng là một Bia giải khát, vị đậm hơn Bia Vàng. Ngày nay không được chuộng lắm, chỉ được phổ biến ở các xứ anglô – saxons thôi.
Món Ăn hạp: Gan ngổng, thịt rừng, cá hong khói, pho mát có rau cần tây (persil), tráng miệng có chất caramel. Nói tóm lại những món gọi là có “mùi”.
-La De Nâu, Bia Nâu, Bière Brune. Lúa mạch được rang đến gần cháy. Bia có màu đi từ màu gạch cua đến đen tuyền. Vì vậy ta tìm trong Bia những mùi rang cháy, mùi cà phê, mùi caramel, mùi cacao. Có những loại Bia gọi là Vieilles Brunes, những Bà Già Nâu, được cất trong những thùng tô - nô bằng gỗ xưa. Mùi vị chua chua, đắng nhẫn đậm đà, vừa giải khát vừa để lại trong miệng một khẩu vị bất hủ. Thí dụ nỗi tiếng là Guiness.
Món Ăn hạp: những món Á đông có vị mạnh, sò huyết, ốc trai, cá sống, tráng miệng có chất Chocolat
-La De Trắng, Bia Trắng Bière Blanche. Bia trắng không nấu với toàn lúa mạch, thường được thêm lúa mì để làm trắng Bia. Rất thơm vì có bỏ thêm Ngò Gai - Coriandre, và võ trái cây.
Món Ăn hạp: đồ biển, cá hong khói hay cá nướng. Trái cây.
Thử Nấu Bia
Để nấu một lít Bia, ta cần:
Nước (95 %), 20 gr lúa mạch, 1gr hoa houblon (một chiếc hoa thôi) và bột nỗi (levure).
1/ Làm Mạch: Hãy ngâm lúa mạch (orge ¬hobbs) trong ba ngày. Xong nấu xào (br***er) trong nước nóng. Lấy lúa ra và để lúa lên mầm trong vòng 8 ngày. Những mầm ấy mới cho ta nhửng chất enzymes, biến thành Mạch (Ta tạm gọi là Mạch Nha)
Các tay nâu Bia (Br***eurs) ít khi làm giai đoạn nầy. Ở Việtnam trước có làm. Ngày nay các nhà Nấu Bia (Br***eries) mua Mạch Nha thẳng với các nhà bán Mạch Nha (Malteries).
Các bạn muốn nấu Bia nên mua thẳng Mạch để khỏi mắc công, vì giai đoạn lên mầm rất khó.
2/ Nấu xào: Nghiền Mạch và trộn với nước: gọi là br***in, vì phải khuấy đều không cho lóng xuống. Đun nóng lên để chất amidon trong mạch biến thành đường nhờ những enzymes. Lọc kỹ. Đó là bả rượu (moût)
3/ Bỏ Hoa Houblon: Sau khi đun sôi Bả vào khoản nửa giờ, bỏ hoa houblon vào.
4/ Cất: Cất là để cho lên men (fermentation) . Để nguôi, và bỏ bột nỗi vào.
Đường sẽ biến thành Rượu. Để lóng xuống 8 ngày.
Nếu Bia của quý vị lên men trong một nhiệt độ thấp thì Bia ấy ít mùi thơm hơn khi lên men ở nhiệt độ cao hơn.
Giữ tất cả trong nhiệt độ lạnh trong vài tuần lễ để tạo cái Vị.
5/ Vào chai: Lọc Bia cho vào chai để vứt bỏ chất men.
6/ Nếm thử: Đừng bao giờ quên, nếm thử sau mỗi quá trình, giống như Anh nấu Bia chuyên nghiệp (Maître Br***eur)
Xin chúc quý vị cạn ly.
Những ngày nắng đầu Hè 2009
(1 tháng 7-2009)
Phan Văn Song
(Nam Kỳ Lục Tỉnh) |
http://muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task=view&id=9285&Itemid=431 - http://muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task=view&id=9285&Itemid=431
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Dec/2010 lúc 7:58am
http://cafevannghe.wordpress.com/2010/11/26/nha-th%c6%a1-n%e1%bb%af-l%e1%bb%87-khanh/ - ***
MỘT CHÚT VỀ LỆ KHÁNH
Nhà thơ nữ Lệ Khánh, tên thật: Dương Thị Khánh, sinh năm 1944 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hiện đang sinh sống cùng con trai ở số 71 đường 3/2 thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đ T : 063.3828534.
Là một người thơ nữ mang nặng tình thơ lẫn tình đời trong chuỗi “Một đời gian truân – Một đời bạc phận” như MH Hoài Linh Phương tâm sự ở trên..
Theo một bài viết của La Ngạc Thụy :
- “Vào những năm thập kỷ 60, trên diễn đàn văn nghệ xuất hiện một nhà thơ gây xôn xao dư luận, có thể nói là ngang tầm với hiện tượng T.T.Kh, đó là nhà thơ Lệ Khánh tác giả của 5 tập thơ “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” do nhà xuất bản Khai Trí xuất bản liên tục trong 3 năm từ năm 1964 đến năm 1966.
“Chính tên tập thơ “Em là gái trời bắt xấu” đã gây chú ý hấp dẫn, từ đó độc giả đã “đua nhau” tìm đọc. Điều làm mọi người kinh ngạc là Lệ Khánh xuất bản thơ với tựa đề “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” nhưng thật ra Lệ Khánh lại là một cô gái Huế xinh đẹp từng làm nhiều chàng trai đất Quảng ngẩn ngơ chứ chẳng hề xấu chút nào, lúc xuất bản tập thơ đầu tiên Lệ Khánh vừa đúng 20 tuổi.
“… Một điều đáng chú ý khác là đời thơ của Lệ Khánh không dài, chỉ bắt đầu vào năm 1964 và kết thúc trước năm 1975; sau đó có sáng tác thêm gì cũng không còn cái chất thơ “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” như xưa nữa.
Chuyện tình của Lệ Khánh http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/11/thuc-vu-3.jpg">
Lệ Khánh sống ở Đà lạt thành phố sương mù, thành phố của tình yêu nhưng lại khổ vì tình, lụy vì tình. Nhưng nhờ éo le trong tình yêu mà Lệ Khánh đã có những vần thơ để đời…
Vì vào thập niên 60, báo chí thời đó phần nhiều theo chiều hướng “Tình thơ cho lính”, ngoại trừ một số rất ít là loại thơ hơi mới. Tiêu biểu phải kể đến Lệ Khánh nổi tiếng với tập thơ “Em là gái trời bắt xấu”, lúc đó có người yêu là nhạc sĩ Thục Vũ đang mang cấp bậc Đại Úy.
Thục Vũ tên thật là Vũ Văn Sâm, sinh năm 1932 tại làng Nam Lạng – Trực Ninh – Bắc Việt. Ông tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, năm ký hiệp định đình chiến Geneva. Vì thế, ông ở lại miền Nam Việt Nam bỏ lại phía bên kia người vợ chưa cưới. Năm 1955, người vợ chưa cưới của ông vào Nam và làm lễ cưới năm 1956.
Là một nghệ sĩ, Thục Vũ không thoát khỏi hệ lụy của chữ tình. Ông đã gặp và yêu Lệ Khánh, lúc nữ thi sĩ vừa tròn 20 tuổi, trong thời gian này ông đã phổ nhạc bài thơ “Vòng Tay Nào Cho Em”, làm xôn xao giới yêu nhạc, yêu thơ với mối tình của ông và Lệ Khánh. Hai người có một đứa con là Vũ Khánh Thục. Bà Thục Vũ biết nhưng không làm to chuyện mà còn đến thăm nom, chăm sóc cho ngày con Lệ Khánh ra đời… Sau đó, Thục Vũ lên Trung Tá ở Sư Đoàn 5 Bộ Binh thì miền Nam mất. Sau 1975, ông đi cải tạo và chết trong trại năm 1978, để lại cho bà vợ lớn 5 đứa con, và nhà thơ Lệ Khánh 1 đứa con.
Mối tình của cô gái làm thơ trời bắt xấu được nhiều người trong giới văn nghệ biết đến như là một mối tình đẹp….
- Tác phẩm đã xuất bản : Em là gái trời bắt xấu (thơ tập 1, 2, 3, 4, 5) Khai Trí Sài Gòn xuất bản : 1964 1965-1966; Vòng tay nào cho em (thơ 1966); Nói với người yêu (thơ 1967).
Lê Hoàng Nguyễn (tổng hợp)
CHIẾN Y LÀM ĐẸP PHỐ PHƯỜNG
(Lệ Khánh)
http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/11/thuc-vu-1.jpg">
Trời hôm nay nắng buồn hong gió thổi http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/11/thuc-vu-1.jpg -
Chiến y về làm đẹp phố cao nguyên
Em lặng nhìn, mang chua xót làm riêng
Rưng rức nhớ… em gượng cười quên ca?
Chiến y đó nhưng chỉ toàn xa la.
Em cúi đầu nước mắt nhẹ vương mi
Áo cưới ngày nào… bạn cũ vu quy
Nên áo chiến người yêu xa vắng phố http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/11/thuc-vu-2.jpg -
Vui hạnh phúc họ quên em gái nho ?
Hay dỗi hờn, hay khóc giận vu vơ
Tình đơn phương cô bé sớm làm thơ
Và khôn lớn khi tuổi đời chưa lớn
Trời hôm nay bướm buồn bay lởn vởn
Bướm đùa hoa, hoa cợt bướm… vui chưa ?
Em nghĩ mình, em thẹn với hồn thơ
Thơ vẫn đẹp, sao hồn em chẳng đẹp
Áo muôn sắc giữa phố phường khép nép
Chiến y về làm hồng má hây hây
Mắt đa tình gợn suối tóc bay bay
Alpha đỏ, Ô đẹp màu môi con gái
Em kỷ niệm với mía đường tình ái http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/11/tr-thuyvi-h2.jpg -
Nên độc hành tìm áo chiến ngày xưa
Để đem về ướp trọn mấy vần thơ
Thơ nhè nhẹ gửi người trai lính chiến
Đêm dừng quân có bao giờ anh biết
Có một người em gái nhỏ thương anh
Luôn nguyện cầu đất nước thôi chiến tranh
Ngày trở lại, có tình em đón đợi
Hôm nay gió, hoa anh đào phất phới
Có một người “thi sĩ nhỏ” cô đơn
Gọi tên anh… một tiếng gọi rất buồn:
“Người biên ải có thương người hậu tuyến?”
Trời Dalat hôm nay nhiều áo chiến
Áo chiến mùa đông pha màu đỏ alpha
Em nhớ anh nên nước mắt em nhòa
Song gạt vội : “Bụi đường bay ác quá !”
LỆ KHÁNH
Em Là Gái Trời Bắt Xấu
Chiều chúa nhật đợi chờ anh mãi mãi Sao trễ giờ cho chua xót anh ơi Hẹn hò chi ? Chừ lỡ dở cả rồi Tình mới chớm đã vội vàng lịm tắt Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc Liệu người ta đáp trả lại hay không Đến bao giờ dẫm được xác pháo hồng Áo cưới đỏ cười vui cô dâu mới Anh hẹn đúng hai giờ anh sẽ tới Nhưng sao chừ trời đã tối... anh đâu Mưa hôm nay êm như tiếng mưa ngâu Anh lỗi hẹn nên chiều buồn rứa đó Tôi gục mặt khóc thầm bên cửa sổ Mà cô đơn trời hỡi vẫn cô đơn Nơi xa xôi, anh có biết tôi buồn Anh có biết tôi cười mắt ngấn lệ Anh lỗi hẹn hay là anh đến trễ Cho chiều nay đường phố lạnh mưa thu Và đêm nay thành-thị ướt sương mù Người con gái gục đầu thương mệnh bạc Chuyện thủy-chung biết lấy gì đổi chác Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay Sao yêu anh cho đau khổ thế này Thà câm nín như ngày xưa anh nhỉ ? Vì Thượng-Đế đày tôi làm Thi-Sĩ Nên tâm tình trào ngọn bút thành thơ Dâng riêng anh anh nhận lấy, hững hờ Tôi hổ thẹn bực mình đem đăng báo Thiên hạ đọc bảo nhau rằng tôi láo Đẹp như tiên vờ nói xấu vô duyên Buồn không anh ? Một số kiếp truân chuyên Làm con gái không bạc vàng nhan sắc Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc Người ta sao ? Không nói chuyện ân tình Hẹn hò rồi còn nỡ để một mình Tôi đứng đợi suốt chiều mưa chúa nhật Lần sau nhé bận gì anh cứ khất Xin sẵn sàng đứng đợi vạn mùa đông Bạn bè đi qua trao vội thiếp hồng Tôi vẫn mặc để chờ anh trọn kiếp
Lệ Khánh
Mời đọc đầy đủ về Lệ Khánh :
http://cafevannghe.wordpress.com/2010/11/26/nha-th%c6%a1-n%e1%bb%af-l%e1%bb%87-khanh/ -
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Feb/2011 lúc 10:54pm
"Xin mời xem hình ảnh các ca nhạc sĩ vang bóng" ngày xưa
http://xa.yimg.com/kq/groups/18963797/1470518916/name/1-Nhacsi%26amp%3BCasy%20MienNam%20VangBong%20MotThoi.pps - -
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 02/Mar/2011 lúc 10:14pm
Cùng tất cả,
Phàm là học sinh,sinh viên hay những người ưa đọc sách,sinh sống tại Sàigòn trước 1975,ai mà chẳng biết đến nhà sách Khai Trí trên đường Bonard (Lê Lợi) Sàigòn. Bài viết về chủ nhà sách Khai Trí này có đã lâu. Nay đọc lại,vẫn cảm nhận ông là một người đã dầy công truyền bá kiến thức qua sách báo cho qua bao thế hệ.Xin mọi người đã có duyên ghé qua tiệm sách này,hãy dành đôi ba phút để nghĩ nhớ về ông.TNT
Ông KHAI TRÍ, người Saigon nên đọc, không phải người Saigon, đọc cho biết !
Tôi có ngươì chị ruột giúp viêc bán sách cho tiệm sách Việt Hương ở số 34 đưòng Lê Lợi. Từ đây đi về hướng chợ Bến Thành có thêm 3 tiệm sách : ThanhTuan số 56 , Phuc Thành số 58 và Khai Trí chiếm 2 căn 60 - 62 . Theo chị tôi kể laị Ông Khai Trí khơỉ nghiệp bằng 1 chiếc xe đẩy ( như xe bán sách ở bến sông Seine bây giờ ) . Xe bán sách của Ông thường đậu trước cổng Trường Ch***eloup Laubat đường Hồng
Thập Tự . Tôi nghe kể lại vây thôi chớ đâu ngờ gặp Ông ở Z30C Hàm Tân
Buổi sáng Tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có 1 Ông già lúc nào cũng với bộ quần áo trắng đã ngã qua màu cháo lòng đẩy chiếc xe cải tiến chứa phân Bắc của Tù đem đi . Sáng nào cũng vậy , ít ai biết Ông là ai
|
http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=9568&view=findpost&p=31618 - |
|
Ông Nguyễn Hùng Trương ( Chủ nhà sách Khai Trí )
Người Sài Gòn gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.
Ông Khai Trí" tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức. Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói.
Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.
Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo... Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.
Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú. Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị. Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam...
Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Loan mắt nhung," một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề "Vĩnh biệt ông Khai Trí," trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975:
"Ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức, Gia Định, mất hồi 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, tức ngày mồng 2 tháng 2 năm Ất Dậu, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài Gòn. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước "quản lý", nay mang tên Phahasa của nhà nước. Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.
Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, vì người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.
Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in còn để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.
..Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường đó, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Phahasa. Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi? Ông cười chua chát: - Phải đến năm 3000 thì may ra.. Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông còn dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân tình lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.
Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Phan thanh Giản cũ) tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài Gòn cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia xẻ sự thương tiếc với gia đình ông.
...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
| |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Mar/2011 lúc 7:39pm
Ai lên xứ hoa đào...
Vẫn chuyến xe đêm như mọi lần đến với Đà Lạt... vẫn giấc ngủ vùi thẳng cẳng hơn 5 tiếng đồng hồ trên chiếc giường bé tí của xe [ muốn không thẳng cẳng cũng không được vì xe nằm là vậy ] cho tới khi đèn xe bật sáng & tiếng người phục xe thông báo các điểm dừng cho hành khách lần lượt xuống xe mới mở mắt... Vậy là đã tới Đà Lạt rồi đó. Phố núi đón tôi với cái lạnh sớm mai bên ly cafe quán cóc Phan Bội Châu gần nhà xe như những lần gần đây tôi đến. Tự nhủ mình phải đi cafe trước khi về khách sạn chứ về khách sạn rồi thì lại hay lăn ra ngủ tiếp bởi sớm mai trời lạnh là lúc giấc ngủ ngon nhất mà ai cũng biết...
Ly cafe nóng sớm mai ở phố núi bao giờ cũng mang cho tôi cảm giác thú vị. Tôi thích đắm mình trong đất trời Đà Lạt lúc còn chưa thức giấc, thích cái lạnh sớm mai tinh nguyên màu vàng đục của ánh đèn đường xen trong làn sương mỏng ban mai hư hư ảo ảo. Lúc đó ly cafe Đà Lạt cảm giác như ngon hơn, thơm nồng hơn bất cứ lúc nào trong ngày hết thảy...
Hết ly cafe, trời Đà Lạt đã sáng... Khu trung tâm đã bắt đầu rộn ràng tiếng người xe lao xao cho một ngày mới... Thả mình theo từng bước chân trên phố để về khách sạn, tôi ngẩn ngơ bởi màu hồng dịu dàng của mai anh đào, của phượng tím Đà Lạt... Lòng chợt nhớ đến http://www.facebook.com/note.php?note_id=374941526156 - những cánh hoa đào hôm nào tôi ngất ngây ở bờ đông nước Mỹ , lòng chợt chùng lại nhớ về http://www.facebook.com/note.php?note_id=98216821156 - Phượng tím chiều Santa Ana...
May mắn thay hồ Xuân Hương đã trở lại với vị trí hôm nào của nó... người Đà Lạt vui mừng & du khách cũng hớn hở ra mặt kẻ đi bộ, người đạp xe quanh bờ hồ thư thả quanh hồ... trái tim của Đà Lạt đã hồi sinh lại, bởi Đà Lạt sẽ không còn là Đà Lạt thơ mộng hôm nào khi hồ Xuân Hương trơ đáy cạn khô...
Đến Đà Lạt nhiều lần & nhiều mùa trong năm nhưng có lẽ đây là lúc tôi cảm nhận Đà Lạt đẹp nhất. Khắp nơi hoa nở ngập lối. Vắng đi sắc vàng của mùa dã quỳ vàng rực, lác đác những cánh hoa mimosa cuối mùa... nhưng vô số loài hoa khác lại rộ nở: nào là phượng tím lãng mạn, mai anh đào hồng thắm, trạng nguyên rực rỡ hay mỏm sói, thạch thảo, pansee tím vàng, hoa hồng e ấp... rợp cả đất trời.
Mùa này Đà Lạt còn rợp ngát hoa ban trắng xóa... Hoa nở rộ trên cây vươn mình trên bầu trời xanh biết, hoa vương vãi trên những con đường lác đác trên góc phố yên bình làm nức lòng bao lữ khách đến với Đà Lạt. Khiến ai đã trót yêu Đà Lạt rồi cứ thế lại càng yêu hơn...
Những buổi chiều Đà Lạt tay trong tay dưới cái lạnh se se lòng nhưng thật ấm áp, những kỷ niệm thật khó quên của những ngày bên nhau khó mà phai được. Cảm ơn Đà Lạt thật nhiều đã tạo ra những kỷ niệm khó phai ấy dẫu thời gian rồi sẽ trôi & cuộc sống cơm áo gạo tiền cuốn ta vào cuồng quay.
Rời Đà Lạt mà ai cũng thấy lòng nao nao nhung nhớ. Nhớ cái lạnh của ban mai se sắc, nhớ ly cafe nóng lừng của quán cóc ven đường, nhớ ly sữa đậu nành pha với sữa bò ấm lòng giữa đêm xuân se lạnh, nhớ những tia nắng ban mai xuyên qua màn cửa làm tan đi những giọt sương khuya còn vương nơi ô cửa sổ...
Rồi nhớ vạt hoa kim châm rực vàng nơi ấy, nhớ khu vườn nho nhỏ lộn xộn, nhớ những bậc thang thấp cao dưới tán thông xanh rì, dưới cành mimosa còn sót lại những cành hoa khô...
Viết về Đà Lạt nhiều rồi, giờ chẳng biết viết gì thêm cho Đà Lạt nữa... thôi thì vài dòng cho Đà Lạt của chuyến đi ĐL cuối tuần rồi... rứa thôi :)
*** Xem hình hoa Mai anh đào tại http://www.facebook.com/album.php?aid=50992&id=1830704196&page=2 - ĐÂY Xem thêm Entry về Đà Lạt:
- http://www.facebook.com/note.php?note_id=456974851156 - Vàng ươm dã quỳ nơi góc phố - http://www.facebook.com/note.php?note_id=456799806156 - Phố cũ tôi về... vương bước chân - http://www.facebook.com/note.php?note_id=446850551156 - Đà Lạt ơi, Đà Lạt! - http://www.facebook.com/note.php?note_id=171672726156 - Đà Lạt sweet November... - http://www.facebook.com/note.php?note_id=99988581156 - Đi Đà Lạt ăn yaourt chị Nhung - http://www.facebook.com/note.php?note_id=99934001156 - Đà Lạt & hương ngọc lan - http://www.facebook.com/note.php?note_id=469852661156 - Lấp lánh hoa vàng Mimosa - http://www.facebook.com/note.php?note_id=478039256156 - Trái hồng Đà Lạt
(From:leanhdao-tmic)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Apr/2011 lúc 7:23am
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Apr/2011 lúc 11:00pm
Cuộc Hội Ngộ Sau Gần 30 Năm Giữa Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn và Ca Sĩ Khánh Ly Ngọc Thành |
|
Không như mọi bận, lần này tới tư thất của Trịnh Công Sơn tôi đã không phải làm động tác nhấn chuông: cánh cửa của căn biệt thự xinh xắn nằm bên đường Phạm Ngọc Thạch đang rộng mở. Chả là từ mấy hôm rồi, “ông hoàng của những ca khúc tình yêu” đang có chuyện để bận rộn khác bình thường: sau gần ba chục năm trời , “Người Tình” lớn nhất trong nghệ thuật của ông mới trở về quê hương trong những ngày khá vội vàng cuối năm. “Người Tình” đó không ai khác: ca sĩ nổi tiếng Khánh Ly – cũng dường như suốt đời chỉ hát nhạc Trịnh Công Sơn.
“Cuộc tình” của họ đã nổi tiếng lâu lắm rồi mới tới ngày giải phóng 1975. Hồi đó Trịnh Công Sơn đã viết nhạc nhưng chưa phải tới thời kỳ vàng của sáng tạo, cho đến khi một hôm ông phát hiện ra Khánh Ly trong sân khấu của một phòng trà… Còn Khánh Ly, lúc đó cũng vừa mới chân ướt chân ráo tới Saigon từ thành phố sương sa Đà Lạt. Mọi diễn tiếp theo kéo dài cả mấy chục năm trời, cho tới tận ngày hôm nay, đều cho thấy: dường như đêm hôm ấy, chính là đêm gặp gỡ được sắp xếp của… định mệnh. Sau những ca khúc ban đầu được hưởng ứng nhiệt liệt từ phía người nghe, Trịnh Công Sơn luôn có xu hướng sáng tác ca khúc của mình chỉ cho giọng ca của Khánh Ly. Và cũng thật lạ lùng, dường như ca khúc nào đó của “ông hoàng” vừa mới chào đời qua giọng ca Khánh Ly, lập tức được định hình trong lòng người nghe và thế là một “tượng đài” vừa mới ra đời để rồi sau đó rất nhiều ca sĩ thu hát các ca khúc của người nghệ sĩ họ Trịnh nhưng không thể thay thế và cũng không vượt qua sự cộng hưởng huyền diệu xen lẫn đôi chút huyền bí của hai “Người Tình” nghệ sĩ - Trịnh Công Sơn Khánh Ly.
Với Trịnh Công Sơn, Khánh Ly thật đơn giản: “Cô ấy có giọng an-tô” . Chỉ thế thôi. “Thế còn bao nhiêu ca sĩ nổi tiếng vẫn giọng an-tô đó thôi ? “Mình không biết”, “ông hoàng” trả lời câu “cà khịa” của tôi mà mắt vẫn nhìn tận đâu đó trong bức tranh sơn dầu anh vẽ chân dung một thiếu nữ theo lối trừu tượng, người ta thường không nhận ra ngay được tên của cô gái. “Ở mình thì lạ , song ở nhiều nước, việc nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm chỉ riêng cho một ban nhạc, một ca sĩ là chuyện phổ biến. Và thế là thường xảy ra việc yêu đương và hôn nhân với nhau. Mình và Khánh Ly thì không, vì khi quen nhau, Khánh Ly đã có gia đình…!”
Với tôi, Khánh Ly là một ca sĩ đặc biệt, dù đến nay đang ở tuổi ngũ tuần. Khánh Ly không lạm dụng kỹ thuật, không dùng kỹ xảo, hát tự đáy lòng và tự chất giọng với sự cộng hưởng trời cho khi phát âm, chẳng ai bắt chước được. Có lẽ chị là ca sĩ duy nhất hát thật tự nhiên những điều thiên phú. Những ngày gặp lại “Người Tình” Khánh Ly, “ông hoàng” như già đi, già đi hơn tuổi chưa chẵn sáu chục của mình. Phần như ông tự bộc bạch: “Mấy hôm vừa rồi uống hơi nhiều. Bình thường ly rượu pha sô- đa của ông phải lạt, màu phải trắng gần như chỉ có màu trắng của sô- đa, song do vui mà cũng vì buồn, hôm qua ông đã uống đến 5 ly rượu “xếch”.
Khánh Ly về ít ngày mà cũng không muốn cho ai hay. Lần nay Khánh Ly đi trước tết và hẹn tháng 5 sẽ về …
Gần ba chục năm qua, nhưng ca sĩ Khánh Ly vẫn hát nhạc Trịnh Công Sơn. Chủ yếu hát nhạc của anh, trong đó thật nhiều ca khúc anh sáng tác gần đây, một trong những bài được yêu mến không chỉ bởi người nghe trong nước “Em Đi Bỏ Lại Con Đường.”
Tháng 2/97 Ngọc Thành
(Văn Nghệ Tiền Phong)
http://www.dactrung.com/Bai-bv-217-Cuoc_Hoi_Ngo_Sau_Gan_30_Nam_Giua_Nhac_Si_Trinh_Cong_Son_va_Ca_Si_Khanh_Ly.aspx - http://www.dactrung.com/Bai-bv-217-Cuoc_Hoi_Ngo_Sau_Gan_30_Nam_Giua_Nhac_Si_Trinh_Cong_Son_va_Ca_Si_Khanh_Ly.aspx
|
EM ĐI BỎ LẠI CON ĐƯỜNG
Nhạc : Trịnh Công Sơn
Trình bày : TCS
http://www.chuyenluan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=3480:em-di-bo-lai-con-duong-tac-gia-hat&catid=93:thu-gian&Itemid=89 - http://www.chuyenluan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=3480:em-di-bo-lai-con-duong-tac-gia-hat&catid=93:thu-gian&Itemid=89
Trinh bày : Khánh Ly
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=qU4BXwmKBv - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=qU4BXwmKBv
Trình bày : Khánh Ly & Trịnh Công Sơn
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=K4QERQvvmH - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=K4QERQvvmH
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=fp0pdjZ78h - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=fp0pdjZ78h
Bỏ mặc căn nhà bỏ mặc tôi Bỏ mặc nơi đây bỏ mặc người Bỏ trăm năm sau ngàn năm nữa Bỏ mặc tôi là tôi là ai
Em đi bỏ lại con đường Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em Ra đi em đi bỏ lại dậm trường Ngàn dâu cố quận muôn trùng nhớ thêm
Bỏ mặc đêm dài bỏ mặc tôi Bỏ mặc gian nan bỏ mặc người Bỏ xa xôi yêu và gần gũi Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui
Bỏ mặc mưa về bỏ chiều phai Bỏ mặc hư vô bỏ ngậm ngùi Bỏ đêm chưa qua ngày chưa tới Bỏ mặc tay buồn không bàn tay
Bỏ mặc vui buồn bỏ mặc ai Bỏ mặc không chăn bỏ mặc người Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Apr/2011 lúc 6:46pm
Nguyễn Kỳ, điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn ngày xưa Thursday, April 14, 2011 10:10 PM
Trò Chuyện Với Lan Chi là một chuyên mục của Bút Tre Arizona, nhằm phỏng vấn người và việc của cộng đồng hải ngọai. Kỳ này xin mời quý độc giả theo dõi Nguyễn Kỳ photo, một điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn ngày xưa. Xin vui lòng ghi rõ Nguồn: Bút Tre Arizona
Trò Chuyện Với Lan Chi
Nguyễn Kỳ Photo, “Điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn” ngày xưa.
Cali một ngày không ấm, tôi ghé Nguyễn Kỳ Photo trên đường Bolsa của Quận Cam.
Nguyễn Kỳ, một tên tuổi không xa lạ. Nguyễn Kỳ, điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn thập niên 60-75. Nguyễn Kỳ, người chụp hình cho “Em Gái Dạ Lan” của Đài Phát Thanh Quân Đội và 2,500,000 ảnh đã được phát hành để tặng cho chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và cả các thính giả.
Ẩn trong một diện tích vừa phải, chung với một cơ sở khác, Nguyễn Kỳ Photo NKPT là nơi đón nhận khách theo hẹn của chủ nhân.
Bước vào trong, điểm thu hút tôi là hai tác phẩm nhiếp ảnh “Tiếng Sáo Thiên Thai” và “Cung Đàn Năm Xưa”.
Bàn làm vịêc của chủ nhân ở một góc. Sau khi chụp cho tôi vài kiểu, chủ nhân đã “retouche” ngay tại chỗ.
Khi tôi nhìn thấy một bức hình rất đẹp và người mẫu trong hình trông rất sang, lại ở một vị trí “luôn kề cận chủ nhân”, tôi hỏi, Nguyễn Kỳ dí dỏm “Bà xã tôi đấy, bà kiểm soát tôi coi như ngày đêm, Lan Chi thấy sợ không!” Nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ đang sửa hình Hoàng Lan Chi trên “computer” 2011. Bên phải ông là chân dung bà Nguyễn Kỳ
Nói về tác phẩm “Tiếng Sáo Thiên Thai”, Nguyễn Kỳ chia sẻ: Năm 2003, tác phẩm này đoạt Bằng Danh Dự cuộc thi Nhiếp Ảnh Quốc Tế của Hội Photographic Society of American (PSA) tại Houston. Qua năm sau, 2004, đoạt 5 huy chương vàng thế giới: 2 huy chương ở Châu Mỹ, 2 ở Châu Âu và 1 ở Châu Á. Các cuộc thi này đều được tổ chức bởi các quốc gia sở tại, dưới sự bảo trợ của PSA (Hoa Kỳ). Nguyễn Kỳ giải thích thêm về các cuộc thi “Mỗi quốc gia nào , khi tổ chức nhiếp ảnh mang tính quốc tế thì phải được một trong hai tổ chức nhiếp ảnh lớn của thế giới công nhận là PSA ( Châu Mỹ) và Fiat ( Châu Âu).” “Tiếng sáo thiên thai” còn có một vinh dự khác, đó là sau khi đọat giải Huy Chương Vàng Châu Á tổ chức ở Ấn Độ thì đã được nước này xin phép treo ở Bảo Tàng Viện Nhiếp Ảnh ở IIPC. Đặc biệt, tuy đoạt giải Huy Chưong Vàng ở Áo năm 2004 nhưng năm 2005, Nguyễn Kỳ mới qua Áo lãnh vì Ban Tổ Chức muốn mời tác giả tham dự nhân dịp khánh thành Trung Tâm Văn Hóa lớn nhất của Áo ở Linz là Design Center. Tiếng Sáo Thiên Thai
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ (bên phải hàng trên) và BS Chris Hinterrobermaier tại Áo năm 2005.Ngoài “Tiếng Sáo Thiên Thai”, còn có số tác phẩm khác đọat Huy Chuơng Bạc và Đồng như Cung Đàn Năm Xưa, Xuân Thì, Ưu Phiền, Cao Sang, Cô Đơn… Cung Đàn Năm Xưa
Trò chuyện về cuộc đời mình những ngày đầu tiên ở vùng đất mới, Nguyễn Kỳ cho biết ông đến Hoa Kỳ năm 1999 trong một chương trình đòan tụ. Cùng đi với ông là bà xã và một con, còn lại Việt Nam là bốn. Khoảng 3 tháng sau khi đến Mỹ, từ Canoga Park ông dọn về Little Sài Gòn và Nguyễn Kỳ bắt tay vào làm việc ngay. Đầu tiên là “designer” cho báo Người Việt nhưng sau đó ông xin nghỉ vì mức lương khá khiêm nhường. Tiếp đó ông nghiên cứu để mở riêng. Trong khi tìm hiểu thị trường nhiếp ảnh của cộng đồng người Việt, ông khá bất ngờ khi khám phá ra rằng, lúc đó, Little Sài Gòn hoàn tòan chụp hình theo kiểu cũ, nghĩa là chưa có “digital”. Chẳng riêng gì Little Sài Gòn mà toàn Hoa Kỳ, chưa có một phòng nhiếp ảnh digiatl nào của người Việt cả. Một trong các nguyên do, theo Nguyễn Kỳ phỏng đóan thì người Việt mình cứ nghĩ rằng, chi phí cho một phòng hình “digital” quá tốn kém, trên vài trăm ngàn mỹ kim theo đúng tiếu chuẩn của Hoa Kỳ. Do đó nhiều nhiếp ảnh gia ngần ngại. Riêng Nguyễn Kỳ, với kinh nghiệm từ thuở xưa, ông biết rằng nếu khéo léo theo kiểu các cụ “khéo ăn thì no khéo co thì ấm” nên ông đã thiết lập một studio với giá chỉ vài chục ngàn Mỹ Kim. Thời gian đầu, để chuẩn bị cho tiệm ảnh riêng, người mẫu của Nguyễn Kỳ lúc đó hòan tòan là con cháu trong nhà. Cuối năm 1999, Nguyễn Kỳ triển lãm những tác phẩm digital của ông tại Thương Xá Phúc Lộc Thọ, đồng thời cũng là ngày khai trương studio riêng. Nhiều người ngạc nhiên vì họ không thể tưởng được một anh “coi như nhà quê vì mới từ Việt Nam qua” lại đã có thể hoạt động được trong lãnh vực “digital imaging” ở bên Mỹ này. Nhắc lại chuyện này, Nguyễn Kỳ cười vui “ Đúng là nhiều người hồi đó khi nghe tôi nói, họ tưởng tôi nói xạo. Thật ra tôi sử dụng kỹ thuật digital từ 1995. Lúc ấy, tôi đang cộng tác với công ty Agfa của Đức. Họ thiêt lập dây chuyền sản xuất ảnh mầu tự động bằng máy minilab của Đức, thế hệ mới nhất MSC-2. Agfa mời chúng tôi dự hội chợ photo Kina ở Đức năm 1994. Tại hội chợ này, tôi được thấy kỹ thuật nhiếp ảnh digital đầu tiên. Khi trở về, tôi đặt mua máy móc, sofware từ CA qua một công ty nhà nước, tự học và mở riêng cho mình một phòng thiết kế mẫu. Thời gian này tôi thiết kế mẫu lịch, bao bì, flyer… hoàn toàn bằng digital”. Chụp chung với Giám Đốc Agfa ở Cologne (Đức) Buổi triển lãm và khai trương tiệm hình Nguyễn Kỳ ở Phuớc Lộc Thọ Little Sài Gòn năm 1999 Khai trương tiệm hình xong, Nguyễn Kỳ có khách ngay nên không gặp khó khăn về tài chánh. Công việc thuận buồm xuôi gió đến 2000 thì biến cố 911 xảy ra. Vốn dĩ Phước Lộc Thọ “mạnh” về khách du lịch, nay nguồn này giảm hẳn nên Nguyễn Kỳ phải dọn studio về 18042 Magnolia, Westmingter. Địa điểm mới này rộng và có thể thực hiện được cả hình cho đám cưới. Năm 2006, do tình trạng sức khỏe cá nhân, Nguyễn Kỳ nhường tiệm cho người cháu và đến 2008 thì đóng. Qua 2009, Nguyễn Kỳ dọn đến địa chỉ hiện tại 9351 Bolsa Ave, Westmingter CA 92683, và người con trai trông nom chính. Bản thân ông làm việc theo sở thích, đó là chụp theo hẹn. Đam mê nghề nghiệp và cả ước muốn cống hiến những hình ảnh đẹp cho mọi người, Nguyễn Kỳ cũng nhận lời đi các tiểu bang nếu có người đứng ra tổ chức. Điều này có nghĩa là nếu một cá nhân hay một nhóm nào đó tổ chức, lấy danh sách khách hàng tại địa phương, cho hẹn và Nguyễn Kỳ sẽ bay đến. Ngược dòng quá khứ, chia sẻ về đam mê nhiếp ảnh đến với ông khi nào, Nguyễn Kỳ kể rằng năm 1954, di cư vào Nam, lúc đó ông đang học đệ tứ. Nhân một buổi dã ngọai cuối năm, Nguyễn Kỳ mượn máy hình của người anh và đã chụp hư. Thật ra hồi đó máy hình phức tạp hơn bây giờ nhiều nên để chụp được thành thạo sau vài giờ học là điều không tưởng. Tức tối, Nguyễn Kỳ tự học và sau vài lần chụp thành công, ông trở nên đam mê bộ môn này. Những người mẫu của ông lúc đó chỉ là em gái trong nhà, rồi sau lan đến bạn các cô ở trường Văn Lang. Điểm đặc biết là lúc đó nl hoàn tòan chụp “miễn phí”. Tiếng lành đồn xa, khách đến càng ngày càng đông. Lúc đó, Nguyễn Kỳ thầm nghĩ không thể chụp miễn phí mãi được. Vậy là ông chế biến gara (nơi đang là phòng học) thành studio. Về máy móc, lúc đó Nguyễn Kỳ chưa đủ tiền để mua. Thời may, một người bạn thân của Nguyễn Kỳ, Phạm Mạnh Tuấn, con trai Long Biên (một công ty nhiếp ảnh lớn ở Sài Gòn) tặng cho Nguyễn Kỳ một ống kính cũ, loại cổ điển nhà nghề để chụp mờ. Nguyễn Kỳ phải dùng ống nước và gỗ để tự đóng lấy máy ảnh cho phù hợp với ống kính này. Cũng chính từ ống kính này, Nguyễn Kỳ đã cho ra đời những hình chụp mờ lạ mắt. Thanh Hà, ( Nguyên Hội Trưởng Trưng Vương Nam CA), năm 1961 Nhà văn Bích Huyền năm 1972 Về phòng tối rửa hình, Nguyễn Kỳ cũng phải tự học, tự chế biến ngay tại “studio-gara” . Nhưng cũng chính từ phòng tối, kỹ thuật làm “mờ ảo” đã khiến Nguyễn Kỳ thành công rực rỡ. Từ gara khiêm nhường của thuở ban đầu, sau này Nguyễn Kỳ đã phát triển thành 3 địa điểm: địa điểm chính nơi Nguyễn Kỳ chụp theo hẹn cho khách quen là 27 B Trần Nhật Duật, Tân Định địa điểm số hai ở Lê Văn Duyệt Quận 3 và địa điểm số 3 ở Công Lý, cạnh chùa Vĩnh Nghiêm. Bùi ngùi nhắc lại quá khứ nhưng cũng rất nhân hậu khi Nguyễn Kỳ nhắc đến người em họ: Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Xuân Mậu. Nguyễn Kỳ kể rằng khi tiệm đông, ông mời Nguyễn Xuân Mậu về hợp tác. Lúc đó , Mậu nguyên là từ “lò” nhiếp ảnh “Lợi Ký” Đà Lạt, đang ở Lào, Vientiane. Chính kỹ thuật phòng tối chuyên nghiệp của Mậu đã giúp Nguyễn Kỳ nổi tiếng. Hiện nay Nguyễn Xuân Mậu đang ở Maryland và Phạm Mạnh Tuấn thì ở Virginia. Biến cố 1975 xảy đến. Để bà xã và cô em gái trông coi tiệm, Nguyễn Kỳ ra Phan Rang làm nghề chài lưới và sản xuất nước mắm. Tại đây, ông mua tàu, chuẩn bị vượt biên cả gia đình vào năm 1976. Việc không thành, vợ con ông được thả còn bản thân ông thì bị tù mãi đến 1980. Trở về Sài Gòn năm 1980 từ trại giam, Nguyễn Kỳ cũng phải trình diện hàng tháng như người khác tại công an Phường. Lúc đó, số hàng dự trữ cho tiệm ảnh từ trước 75, gia đình đã dùng gần hết. Vì thế Nguyễn Kỳ không chụp chân dung nữa vì hàng của xã hội chủ nghĩa rất xấu. Sau đó thông qua người nhà ở Mỹ, ông mua phim mầu. Tuy nhiên còn vấn đề rửa ảnh! Nguyễn Kỳ tiết lộ, chính ngày xưa, nhờ học một năm “stagère” của Dược Khoa, “cân đong đo đếm” hóa chất mà Nguyễn Kỳ áp dụng và chế biến thành công, thuốc rửa hình mầu từ nguyên liệu mua ở kho Long Bình. Vào thời gian này, Sài Gòn có 3 lò rửa hình mầu nổi tiếng: Nguyễn Kỳ, Thai Thúc Nha và Tân Tiến. Khách hàng đa số là các anh em chụp hình dạo ở các công viên, tụ điểm vui chơi. Công việc in lịch, mẫu mã bao bì sản phẩm rất phát đạt và khi công an có vẻ “nhòm ngó” thì may mắn Nguyễn Kỳ được gọi đi Hoa Kỳ do em bảo lãnh. Mẫu bao bì Cà phê còn sử dụng bây giờ Bây giờ với giọng nửa đùa nửa thật, Nguyễn Kỳ nói với Hoàng Lan Chi rằng “Tôi thật là nửa Thầy nửa Thợ!’ nhưng cá nhân Lan Chi nghĩ khác. Nguyễn Kỳ chính là một tấm gương tiêu biểu cho câu châm ngôn mà các cụ xưa thừơng dạy “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Vâng, một nghề tinh tường, yêu nghề, sống hết với nghề, thế mà sống vinh quang, giàu có sung túc với nghề…Cho dù với con đường “quan lộ” bình thường thì Nguyễn Kỳ đã không đi trọn như Nguyễn Kỳ thường tự diễu mình là “đầu Ngô mình Sở”. Rớt Tú 1, học Mỹ Thuật. Đậu Tú 1, bỏ Mỹ Thuật để học Tú 2. Rồi học Luật song song với Dược Khoa. Rồi lại bỏ Dược theo Kiến Trúc. Cuối cùng thì khách hàng nữ sinh đến chụp hình nườm nượp làm Nguyễn Kỳ đi hẳn vào con đường “thương nghiệp” và từ giã quan trường. Bàn về nghệ thuật đã đưa Nguyễn Kỳ đến con đường “Nhà nhiếp ảnh của nữ sinh”, những tiết lộ thật thú vị. Ông nói rằng khi chụp cho các cô, ông nhận thấy đa số con gái Việt Nam không có mái tóc đẹp và kiểu “mode”. Điều đó làm suy giảm vẻ đẹp của bức hình khá nhiều. Nguyễn Kỳ suy nghĩ và nảy ra ý tưởng cho mái tóc mờ đi. Tất nhiên, “làm mờ” cũng chỉ là một điều trong chương trình học nhưng biết “áp dụng” vào một trường hợp cụ thể nào đó, để có kết quả lớn, mới là đìêu đáng nói. Thoạt đầu chỉ là mờ mái tóc. Về sau, mờ cả những cái gọi là ‘khuyết điểm”. Sách dậy làm mờ là bôi vaseline một lớp mỏng và ở giữa là chỗ trong suốt. Trong phòng tối, thì rọi mặt vào chỗ trong suốt, còn tóc và người ở chỗ có vaseline. Nhưng kêt quả là chung quanh mặt bị mờ hết. Làm sao đây? Cuối cùng, Nguyễn Kỳ đã “phát minh” ra được một kỹ thuật chưa từng có và sẽ không bao giờ có: bôi vaseline thật mỏng nhưng bôi bằng cách nào đây để các chi tiêt như sợi tóc nhỏ vẫn xuyên qua và xuống được. Nếu dùng ngón tay thì cũng không đạt vì sẽ có vân tay. Nhưng nếu sau khi di mỏng bằng tay mới “ịn” kính vào da mông, thì vân tay bị xóa hết và tạo một độ trong hơi mờ. Và mái tóc vẫn được thấy từng sợi nhỏ nhưng hơi mờ ảo. Diễm My Gốc Diễm My qua vaseline Qua ( vaseline và da mông) Diễm My,mẫu lịch 1998. Bức hinh ưng ý nhất trong đời nhiếp ảnh của Nguyễn Kỳ “ Bí quyết” này đã làm nhiều người thợ đến Nguyễn Kỳ học nghề nhưng không học lén được cách dùng làn da mịn ở mông để tán đều vaseline! Tôi bật cười khi nghe Nguyễn Kỳ kể. Cách đây nhiều năm, tôi đến một tiệm hình quen và khám phá ra rằng, hình lịch đẹp, hòan tòan nhờ vào nước miếng và nước lã của người thợ “chấm hình”! Với cây cọ nhỏ và miếng giấy đặc biệt có nhiều mầu, người chấm cứ thế chấm từng điểm li ti cho da mặt mịn, cho sống mũi cao, cho mắt to, cho cả viền môi sắc sảo. Bây giờ qua Nguyễn Kỳ, thì thêm một điều, những hình chụp chân dung đẹp của thời đó lại nhờ vào làn da mông của người thợ hình! Từ nghệ thuật này dẫn dắt tôi đến một sự kiện lý thú trong cuộc đời Nguyễn Kỳ: việc chụp hình cho “Em gái Dạ Lan”. Nguyễn Kỳ kể rằng, vào khoảng 1964, Trung tá Lê Huy Linh Vũ, Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến đến gặp và nhờ ông chụp cho Dạ Lan. Lý do, chương trình “Em gái Dạ Lan” trên Đài Phát Thanh Quân Đội thành công rực rỡ, nhiều chiến sĩ đòi xin hình Dạ Lan. Ông đã nhờ vài người chụp nhưng không hài lòng.Trung Tá cũng hỏi một ngày “sở hụi” của Nguyễn Kỳ photo là bao nhiêu. Sau khi Nguyễn Kỳ trả lời, Trung Tá đồng ý sẽ trả trọn vẹn với một điều kiện, Nguyễn Kỳ dành hẳn một ngày để chụp Dạ Lan. Sau đó Dạ Lan được Trung Tá Lê Huy Linh Vũ đưa đến. Nguyễn Kỳ kể “Bên ngòai cô ấy không xấu, có duyên là khác. Nhưng đến khi Dạ Lan ngồi trước máy ảnh, tôi toát mồ hôi hột”. Tôi hỏi vì sao, Nguyễn Kỳ kể “Chụp hình chân dung có trường hợp người mẫu ăn ảnh hay không. Dạ Lan là trường hợp không ăn ảnh tức là bên ngòai thì khác nhưng chụp hình thì không đẹp. Vì thế tôi hiểu lý do vì sao các anh em nhiếp ảnh của Cục Tâm Lý Chiến đã không chụp được. Hôm đó cả buổi sáng tôi bấm máy rất nhiều (nhưng đa số là không có phim) để tạo hứng khởi cho Dạ Lan. Đến gần trưa, tôi nghĩ thầm chắc mình cũng thất bại vì chưa có tấm nào ưng ý. Máy hết phim, trong khi chờ thay, Dạ Lan bỗng ngửa cổ “Thôi em mệt quá rồi”. Chính khoảnh khắc đó, tôi bắt được nét đẹp ấy của Dạ Lan. Ở vị trí đó, đã che được rất nhiều những khuyết điểm trên chân dung của Dạ Lan.” Sau khi rửa, Trung Tá Lê Huy Linh Vũ hòan tòan hài lòng. Hình đầu tiên là đen trắng. Sau đó, họ yêu cầu dùng mầu nước để tô ảnh mầu. Ấn bản đầu tiên, 1,5 triệu ảnh được in để tặng cho các anh em chiến sĩ khắp bốn vùng chiến thuật. Sau này, Dạ Lan cho Nguyễn Kỳ biết Đài Phát Thanh Quân Đội đã in thêm 1 triệu nữa. Như thế, trong cuộc đời cầm máy ảnh của Nguyễn Kỳ, “Em gái Dạ Lan” là người mẫu có 2,5 triệu tấm hình được in! Em gái Dạ Lan của Đài Phát Thanh Quân Đội Mới đây, qua phát hiện của net, Nguyễn Kỳ được biết người mẫu cho ông là Dạ Lan số 1 phụ trách chương trình trong hai năm, thời gian còn lại do Dạ Lan 2 đảm nhận đến khi mất nước năm 1975. Dạ Lan 1 còn ở Việt Nam và Dạ Lan 2 đang cư trú Houston. Trả lời vì sao khách hàng của ông thời ấy đa số là nữ sinh, Nguyễn Kỳ dí dỏm “Hồi đó, học đường hay có vụ Lưu Bút Ngày Xanh, Lan Chi còn nhớ không? Cứ mỗi hè, các cô chuyền Lưu Bút cho nhau, viết mấy câu thơ , tặng tấm hình. Vì thế cô nào cũng thích lưu dấu kỷ niệm trong cuốn Lưu Bút của bạn bè!”. Quả đúng vậy, thời đó, học trò hay sắm một cuốn sổ đẹp, trong sổ cứ mỗi tờ giấy trắng lại có một tờ giấy pelure hồng hay xanh rất “điệu đà”. Và câu thơ “bất hủ” thường được các anh chị viết cho nhau là: Thương nhau mới tặng ảnh này Xin đừng xé bỏ mà đau lòng mình Chính vì thế, giới học trò đặc biệt là các nữ sinh đã đồn nhau về tài nghệ chụp hình của Nguyễn Kỳ để rồi hầu như mỗi nữ sinh đều cố gắng có một kiểu “Nguyễn Kỳ” cho mình. Như đã nói, kiểu chụp của Nguyễn Kỳ với hình ảnh được làm mờ ảo, và còn lồng vào đó nhiều cảnh hay bìa của một bản nhạc, đã đánh đúng vào thị hiếu thời đó của nữ sinh! Những tựa bản nhạc được nữ sinh thời đó ưa chuộng là “Giấc ngủ cô đơn” hay “Đừng bỏ em một mình”. Thị hiếu ấy, bây giờ nhìn lại, chúng ta sẽ nghĩ “sao cải lương thế”, nhưng vào thập niên 60-70, thì đấy chính là mode!
Tò mò hỏi người tình trăm năm của ông có phải là khách hàng không, Nguyễn Kỳ cười “Cô ấy là nữ sinh Trưng Vương và GS Lữ Hồ đã đặt cô ấy tên Dung Calypso chỉ vì cuối khóa cô đã nhảy điệu Calypso trên sân khấu. Vũ Thị Dung có đến Nguyễn Kỳ chụp một lần nhưng không phải tôi ‘cưa đổ’ nàng bằng nhiếp ảnh đâu. Tôi gặp Dung ở sân trường Luật Khoa. Sau đó Dung có lấy một chứng chỉ Anh Văn ở Văn Khoa nhưng cuối cùng thì Dung lại tốt nghiệp ở một đại học khác!” Tôi ngạc nhiên “Đại Học nào?” Nguyễn Kỳ cười lớn “Thì Đại Học Nguyễn Kỳ! Đại Học Nguyễn Kỳ cấp cho Dung thêm 5 chứng chỉ thế là Dung đậu thủ khoa!”. Tôi bật cười khi nghe Nguyễn Kỳ kể về người tình trăm năm như thế. Hình cưới ngày 15/1/1966 Hỏi về mơ ước tương lai, Nguyễn Kỳ bày tỏ “Tôi mong được chụp các nhân vật của cộng đồng và sau đó trưng bày tại một phòng triển lãm”. Một mong ước nhỏ nhưng thực hiện được hẳn sẽ nhiêu khê. Xin chúc Nguyễn Kỳ sẽ đạt được uớc vọng đó trong một ngày gần đây. Nhìn về quá khứ với một hiện tượng đã qua nhưng cũng từng là một nét trong đời sống văn hóa của miền Nam trước 1975, hẳn đã gây bồi hồi cho không ít người. Vâng, “Nguyễn Kỳ photo”, một điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn thủa xưa, với chủ nhân, một nhà nhiếp ảnh dễ mến, có một giọng nói trầm ấm, dịu dàng và đặc biệt một bàn tay vàng! Bàn tay vàng ấy đã giúp “hàng hàng lớp lớp” nữ sinh lưu dấu hình ảnh đã qua của mình trong album gia đình, trong Lưu Bút Ngày Xanh của bạn bè. Nguyễn Kỳ bây giờ cũng đóng góp cho “Vẻ vang dân Việt” bằng những tác phẩm nhiếp ảnh đọat giải quốc tế. Chúng tôi lưu luyến từ giã nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ và xin được gửi những giòng chữ này như một thoáng hương xưa đến quý độc giả. Xuân Tân Mão ngày Đinh Dậu Hoàng Lan Chi |
http://dactrung.net/dtphorum/tm.aspx?high=&m=492182&mpage=5#558420 - http://dactrung.net/dtphorum/tm.aspx?high=&m=492182&mpage=5#558420
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Nov/2011 lúc 8:49pm
Một cô bạn (MT) sau khi đọc bài "DaLat, một lần về thăm" , đã có vài dòng về cô chủ quán cafe và cung cách lập dị của cô chủ này . Đó là Quán Cafe Cung Tơ Chiều , Mã Xuân Giang là tên cô chủ quán, cũng là ca sĩ duy nhất của quán . Quán cách khá xa trung tâm DaLat . Khung cảnh chút âm u , tạo nét lãng mạn, lạnh lùng như cá tính và chủ ý của chủ quán ??
MyKieu chuyển nguyên văn lời nhận xét của bạn MT , trong một lần bạn ghé quán Cung Tơ Chiều .
"Mot Lan Ve Tham". Tuy chu*a he^` biet tac gia Vo Trang la` ai nhu*ng o^ng dda~ ta? ve^` Qua'n Cafe cua Co^ Giang rat ddu'ng voi ta^m su*. cua ra^'t nhieu khách đã ghe' qua, va trong ddo' co' MT . Khi ddoc qua ba`i na`y, nha^'t la` pha^`n ve Co Giang, cu*' tu*?o*ng nhu* chi'nh mi`nh ddang thua^.t la.i chuyen ghe tham qua'n Cafe cua co^. Co' le~ ddo' la` style cu?a co^
Giang . Khi co^ dda~...co' hu*'ng ha't cho kha'ch nghe, thi` co^ cu~ng
co' hu*'ng dde^? ke^? chuye^.n. Co^ Giang la` em ga'i cua mo^.t Thụ Nhân k10
(?) chị cua co^, Ma~ Nhị Lan. Giang co' mot
giong ha't ra^'t ma.nh, qua'n cua co^ ( 4, 5 nam truoc ) chỉ thay ca^y
dda`n guitar voi http://gio.ng/ - .......nhu*ng cuoi cu`ng ro^`i co^ cu~ng no^?i hu*'ng ha't lie^n tu.c nhie^`u ba`i cho bo.n mi`nh nghe. Ma~ Xua^n Giang la` te^n cu?a co^..... MT
Một người bạn học của MK đang sống tại DaLat , rủ rê "khi nào lên DaLat, mời MK đến quán Cung Tơ Chiều một lần ...cho biết" . Nên chăng ? Có lẽ MK sẽ một lần ghé lại thăm ... Cô Giang , hy vọng được thưởng thức một đêm nhạc tuyệt vời nơi khung trời kỹ niệm thuở nào ! mk
Đà Lạt, Một Lần Về Thăm
Tác giả: Võ Trang
Tác giả thuộc lớp tuổi 50 , cư dân San Diego, Kỹ sư điện cho Bộ Hải
Quân Hoa Kỳ, đã góp nhiều bài viết giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ
2009. Bài viết mới nhất của ông kể về kỷ niệm khó quên ở Đà-Lạt, sau một
lần từ Mỹ về thăm.
***
Cho đến khi rời Việt-Nam năm 1979 thì tôi vẫn chưa bao giờ đến
Đà-Lạt. 23 năm sau, lần đầu trở về Việt-Nam tôi cũng đã bỏ lở cơ hội viếng
thăm thành phố này cho nên Đà-Lạt "quê hương tôi", mãi đến hơn 4 năm
sau nữa, cũng chỉ là miền đất hứa - của những mơ tưởng và huyền thoại....
Trở lại Việt-Nam năm 2006 tôi đã nhất quyết phải đi Đà-Lạt.
Cùng với một người bạn ở Pháp về chúng tôi lên Đà Lạt bằng xe hơi, với hướng dẩn
viên là một nữ Dược Sĩ Việt-Nam - cô Dung - giàu có lại còn độc thân mà một
người bạn ở Pháp của tôi vừa được giới thiệu. Anh bạn của tôi thì nóng
lòng muốn "tiến nhanh, tiến mạnh" nhưng người thiếu phụ có học mà lại
giàu có này thì quả quyết chỉ nên "tiến chậm và tiến vững chắc" mà
thôi, cho nên cô đã làm cho anh bạn hí hửng phải tiu ngiủ khi cô ta không
ở lại khách sạn với anh ta mà nhất quyết về ở tại một căn nhà khác của
gia đình cô để lại trên một dốc đồi yên tỉnh. Căn nhà xây theo kiểu
biệt thự của Pháp, để không mà còn phải kêu người trông coi trị giá cả
300 ngàn mỹ kim là lý do để cô đã ngạo mạn nói rằng cở Việt kiều như chúng tôi
thì không thể mua nổi...
Con đường ngoằn ngèo qua những rừng cây xanh của đèo Blao
làm tôi nhớ đến những đoạn đường đèo Hải Vân trong những mùa mưa ở miền
Trung. Cả 2 lần đi và về, anh tài xế đều cho chúng tôi ghé lại một tiệm
bánh ở Bảo -Lộc, ở đó du khách được uống trà và ăn bánh, kẹo "gương"
hòan toàn miễn phí. Đây quả là một cách "marketing" quá khôn
ngoan vì không một du khách nào theo như tôi quan sát mà không mua quà lưu niệm
của họ.
Để tiết kiệm thời gian, chúng tôi tranh thủ viếng thăm được tất cả
4 thác nước trên đường vào thành phố. Đà-Lạt tuần này vào mùa thi đấu bộ
môn thể thao Golf trên toàn quốc (National Champion) cho nên tôi thấy rất nhiều
người có lẻ trong giới thể thao ra vào khách sạn với những xách vai đựng gậy
golf, ăn mặt trông là biết thuộc giới thượng lưu của Việt-Nam liền. Chỉ
tiếc là họ tốn rất nhiều tiền để học và chơi golf nhưng lại không tốn thêm chút
nữa để học cách "check-in "khách sạn vì thế họ cứ "vô tư" bỏ
băng những việt kiều ngơ ngáo như chúng tôi đang mẩu mực sắp hàng mà tiến thẳng
đến quầy làm việc và dõng dạc cho biết họ đã điện thoại đặt phòng từ trước...
Cái không khí mát mẻ và trong lành của thành phố này không thua
San Diego là bao nên chúng tôi cảm thấy rất thoải mái. Lời quảng cáo
"ngạo mạn" của các công ty du lịch "... quí vị không cần
phải đi tìm những công viên ở Đà-Lạt vì chung quanh quí vị ở đâu cũng là công
viên cả..." quả là không quá đáng bao nhiêu. Những đồi
thông xanh ngát, những hồ nước êm ả có thể đủ sức nhận chìm bao bực dọc của kiếp
người.
Viện Đại Học Đà-Lạt tuy không lớn bằng các trường (Đại-Học)
University of California, San Diego và Irvine nhưng cũng nhờ môi trường thiên
nhiên mà có một sắc thái thanh cao, thoát tục...làm tôi phải bật cười với các bạn
đồng hành..." Phong cảnh lãng mạng như thế này thì rất tốt cho việc yêu
đương chứ làm sao học nổi..." Những lớp học với những trang bị bàn
ghế sơ sài ngược lại đã cho tôi những cảm giác thật ấm cúng của một thời học
trò khờ khạo.
Trên đường trở ra tôi ngửi thấy mùi ngọc lan thoang thoảng đâu đó
nhưng phải rất lâu mới tìm được vị trí của cái cây này: ở ngay trước mặt
tôi, bên vệ đường, to hơn một người ôm và cao hơn 3,4 đầu người. Mùi
hương tỏa ra từ nhửng đóa hoa ở trên rất cao, chả bù với cây Ngọc-Lan èo ọt ở
nhà tôi cao chỉ 2 mét và chỉ to bằng cổ tay trẻ con...
"Thung Lũng Tình Yêu" thì hoàn toàn cho tôi cái cảm giác
ổn ào ngược lại. Có lẻ sau này hồ Than Thở đã cạn đi nhiều như tôi đã chọc
cười với các bạn..."với cái hồ này thì làm sao mà tự tử được vì khi nhảy
xuống nước chỉ ngang bụng là tối đa..." nhưng cô Dung của
chúng tôi thì cải rằng "nếu thực sự muốn tự tử thì sau khi nhảy xuống phải
nằm xuống nữa mới được". Suối Vàng thì chắc chắn là không có vàng rồi.
Vàng ở đây có lẻ là màu vàng đục của nưóc thôi!. Trường Couvent des
Oiseaux, nơi mà 60 năm trước đây mẹ tôi và các bạn của bà đã từng học và phá
phách ở đây nay đã trở thành một trụ sở hành chính (") Những thay đổi
vĩnh viễn như thế này có thể sẽ làm bà đau lòng và có lẻ đó là một trong những
nguyên nhân thầm kín nhất mà mẹ tôi sẽ không bao giờ trở lại Việt-Nam....
Trời trở lành lạnh trong công viên Hòa Bình. Người thiếu phụ
gánh gánh hàng bán đậu hủ tươm tất trong chiếc áo manteaux trông qúi phái dù
nghèo làm tôi liên tưởng đến các thiếu phụ người Huế gánh hàng rong mà vẫn mặc
áo dài..."Giấy rách vẫn giữ lấy lề", gọi là bậc đại trượng phu bất
quá cũng chỉ qua được các cái ải của tiền tài, sắc dục và danh vọng...
Về sau này Việt-Nam có một "kỷ nghệ" mới rất đặc sắc
với tôi đó là nghệ thuật thêu tranh 2 mặt. Tôi có dịp viếng thăm trụ sở
chính của công ty XQ này ở đây... công phu quá tỉ mỹ ... 2 con cá vàng và
vài cọng rong... nhưng trị gía hơn 500 dollars Mỹ là điều tôi không mua nổi!.
Nhưng có một điểm làm tôi chú ý đó là những lời giới thiệu (brochure) của công
ty với cách xữ dụng ngôn từ mà tôi nghỉ chỉ được phát triển sau năm 1975... căn
nhà nghệ nhân Việt Nam có nhiều phòng, có căn phòng uống trà, nơi thử vị nghệ
thuật dành cho du khách, nghệ thuật dành cho tôi... và căn phòng vấn vít nghệ
thuật và cuộc đời... và cuối cùng là lời chúc của chủ nhân... "kính chúc
quí khách một chuyến du lịch đến với nghệ thuật là một chuyến đi bình yên qua
khoãng cách" ... Có lẻ lời chúc này phải mang một ý nghĩa cao siêu
hơn những gì tôi có thể cảm nhận được chứ ngồi trên máy bay 17 tiếng đồng hồ ở
một độ cao hơn 33 ngàn bộ Anh (feet) mà nghe những lời chúc như thế này thì
cũng hơi ớn...
Trong 2 bản dịch ra tiếng Pháp và tiếng Mỹ thì
tôi "cảm" được ý nghĩa của lời giới thiệu bằng tiếng Pháp
còn hơn là từ tiếng mẹ đẻ của mình... Đây không phải là
lần đầu tôi nghe được những ngôn từ là lạ này. Tuần trước về thăm
Huế nhân dịp "Festival Huế 2006" tôi cũng đã đọc được nhiều bảng
hiệu lạ lùng... "Trình bày bay chiếc nón lá", "Lăng Cô huyền
thoại biển"... mà không hiểu đây là loại từ gì. Về sau có một
giáo sư trung học ở Việt-Nam cho tôi hay cấu trúc đó gọi là "Cụm Từ".
Nhưng "Cụm Từ" là gì thì tôi không biết và trong cấu trúc của văn phạm
tiếng Việt thì nó nằm ở chổ nào" Ngôn ngữ là linh hồn của văn
hoá" Một Giáo Sư Ngôn Ngữ học chuyên về tiếng Việt ở Đại Học Harvard
mà tôi có dip nói chuyện đã chỉ cho tôi hay rằng công việc đầu tiên của các học
giả Hoa-Kỳ, để chứng minh tính độc lập của ngôn ngữ “American" chứ không
phải "English", là hình thành cuốn tự điển
Webster(") cho Hoa Kỳ.
Từ quán nước Chiều Tím (") bên bờ Hồ Xuân Hương
chúng tôi có thể quan sát một phần lớn của Đà -Lạt, qua tận con đường chạy
dọc theo bờ hồ ở phía bên kia... giá mà có một cổ xe ngựa thêm vào thì cảnh vật
cũng khá giống như trong những cuốn phim tình cảm lãng mạn của tây phương vào
những thế kỷ 18, 19.. .
Khác với Sài-Gòn, Đà-Lạt không có những quán ca nhạc, phòng trà
theo như chúng tôi đã cố gắng dò hỏi. Nhân viên khách sạn cũng
không biết gì hơn là một quán café của một thiếu phụ có tên là "cô
Giang" hát nhạc Trịnh-Công-Sơn nhưng còn tùy: cô này chỉ hát khi "hứng"
mà thôi!. Qua khỏi dinh Bảo- Đại số 2 và phải leo lên một dốc đồi khoãng
200 mét, đến quán cô Giang thì trời đã tối. Quán
lúc đó chỉ có khách một bàn vài người. Cả căn phòng chỉ rộng chừng 50 mét
vuông, ở giửa có một bệ gổ là nơi cô Giang sẽ trình diễn. Chúng tôi chọn
một cái bàn nhỏ, tận cùng phía trong để tránh chú ý của mọi người...
Nhưng "cô Giang" thì quả là không cần tiền. Chúng tôi ngồi
chờ gần nữa tiếng đồng hồ nhưng chẳng có ai tiếp cả. Cuối cùng cô Dung,
người hướng đạo của chúng tôi phải ra sau bếp và hỏi thẳng là cô có "hứng"
hay không vì chúng tôi không thể chờ mãi. Trở về, Dung cho chúng tôi biết
là "cô Giang " nói cô có thể "hứng". Dung cũng cho
chúng tôi biết nơi đây không phải là một quán café tầm thường mà là một nơi
trao đổi nghệ thuật và không được nói chuyện ồn ào.
Khoãng hơn 9 giờ tối, "cô Giang" mập mờ tới lui sau cánh
cửa nhà bếp với một điếu thuốc bập bẹ bên môi phải. Sau khi hít một hơi
cuối cùng và nhả một làn khói dài cô chính thức xuất hiện. Trong ánh đèn
mờ tôi chỉ thấy đôi môi dày và thâm có lẻ vì hút
thuốc". Tôi đoán cô chừng ngoài 40 ("). Cô
cho biết cô chỉ hát nếu các khách cùng hát với cô - và người khách, nạn nhân đầu
tiên của cô là tôi. Cô cầm cây đàn guitar đưa cho tôi và yêu cầu
tôi hát một bài gọi là "giao lưu văn hoá". Tôi thành thật nói với
cô là tôi không hát được và hôm nay tôi chỉ đến đây như là một người khách đến
uống café và mong được nghe người ta hát mà thôi. Nhưng cô không chịu làm
không khí trở nên căng thẳng. Ngưòi bạn về từ Pháp của tôi ba lơn nói ẩu
là cô cứ hát đi rồi tôi sẽ hát cô mới chịu rời bàn. "Cô Giang"
trao đổi "nghệ thuật" và tâm tình với một số anh ở cách tôi hai
bàn, có lẻ là sinh viên trường Đại-Học Đà-Lạt. Rồi cô cất tiếng cho bài
hát đầu tiên... hú hồn! Tôi chờ gần cả tiếng đồng hồ trong căng thẳng
chỉ vì giây phút này... Tự đàn đệm cho mình trong một phong thái
hoàn toàn tự do, "cô Giang" nhanh chậm, ngừng nghỉ tùy ý
. Nhưng giọng ca khàn khàn mùi thuốc lá của cô quả thật không đem lại cho
tôi một "impact" nào cả. Với tôi, âm nhạc không chỉ là những
sáng tác nghệ thuật mà còn là dấu vết của những mãnh đời và chỉ in đậm nét nếu
người nghe cũng tìm thấy ở đó có "cái" của mình. Chúng tôi đã
sai khi đi tìm quán nhạc này. Khổ nhất là sau khi hát xong "cô
Giang" đã mang cây đàn lại cho tôi và yêu cầu tôi thực hiện lời hứa.
Một lần nữa tôi giải thích cho cô là tôi không hát được nhưng cô không
tin. Anh bạn của tôi thấy không xong, ráng giải thích nhưng cà lăm mãi
không nói được tiếng nào có nghĩa. Cử chỉ vụng về này là trò cười cho
chúng tôi chọc mỗi khi nhắc lại chuyện củ. "Cô Giang" vùng vằng
dằn cây đàn lên bục gỗ rồi giận giữ bỏ ra nhà bếp... Cả phòng ca nhạc nặng
mùi ngột thở làm tôi mặc cảm là chính mình đã phá đám đêm đó. Cuối cùng,
không dằn nổi bực tức vợ tôi đứng dậy yêu cầu đi chổ khác vì đi nghe nhạc là để
relax mà như thế thì chẳng còn ý nghĩa gì. Chúng tôi như bị ma đuổi trở về
lại quán Chiều Tím (") bên bờ Hồ Xuân Hương. Buổi tối ở đó có 2 tay
chơi dương cầm và đánh đàn theo lời khách yêu cầu. Sương xuống lành lạnh trong
không gian tỉnh mịch của mặt hồ làm chúng tôi ai nấy đều mơ màng.... bỗng vợ
tôi la hoãng lên là đã bỏ quên cái xách tay với một ít tiền và giấy tờ tại
quán "cô Giang" khi bực dọc và vội vã bỏ đi!... Quay trở lại,
tôi phải đứng tần ngần một lát trước khi dứt khoát xô cửa bước vào .
"cô Giang" quả là không cần tiền. Xách tay vẫn còn
đó. Số tiền nước uống vẫn còn đó không ai thèm dọn dẹp...
Tôi đã từng cải lộn tay đôi với boss Mỹ của mình, đã từng thuyết
trình cho những nhân vật cao cấp trong nghành, sở không chút sợ hải
đến độ một số bạn đồng nghiệp trong các lớp huấn luyện đều khen tôi là đã có một
tác phong rất thoải mái khi trình bày vấn đề.... tại sao tôi lại lúng
túng khi đối phó với "cô Giang" này"! Cho đến bây giờ "cô
Giang" vẫn là một kỹ niệm "cười ra nước mắt" mỗi khi người bạn ở
Pháp của tôi gọi sang. Bực "cô Giang" thì ít mà giận cái thằng
bạn "trời đánh" này thì nhiều. Cách đây 3 tuần, một người anh của
tôi từ Việt-Nam trở về có kể lại cho chúng tôi nghe một "trouble" anh
đã gặp ở Đà-Lạt , tại một quán cáfe có cô ca sĩ chỉ hát khi "hứng"...làm
chúng tôi cười bò lăn, nhớ lại mấy dòng chữ đã thấy ở Đà Lạt 2006
Cô Giang:
Đây là quán café không được nói chuyện ồn ào.
Nơi trao đổi nghệ thuật -
và khách phải biết... giao lưu văn hoá.
VÕ TRANG
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Nov/2011 lúc 12:46am
Tiếp theo bài "DALAT, MỘT LẦN VỀ THĂM" của Võ Trang , mời cả nhà dạo bước ...thâm nhập sâu vào không gian Quán Cafe CUNG TƠ CHIỀU . mk
http://www.ghiencaphe.com/2010/09/cung-to-chieu.html - Cung Tơ Chiều http://www.ghiencaphe.com/2010/09/cung-to-chieu.html -
Cung Tơ Chiều - 27K Lê Hồng Phong, Đà Lạt, Lâm Đồng
http://3.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4ng4LQmoI/AAAAAAAABKg/NQLNgucUqM0/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%281%29.jpg">
Đà
Lạt sương giăng, đất trời lành lạnh, có người đã từng bảo rằng Đà Lạt
không phải là nơi dễ chịu đối với kẻ độc hành bởi lẽ chiếc áo len dù có
dày đến mấy thì cũng chỉ đủ che chắn cái giá lạnh của trời của đất chứ
nào đâu sưởi ấm được một trái tim hoang vu.
Cung Tơ Chiều giấu mình trên quả đồi cạnh đường lên Dinh 3, heo hút,
mảnh trăng non mới nhú không đủ sức soi tỏ lối mòn giữa vạt thông già.
Tấm bảng gỗ Cung Tơ "Vui lòng nói chuyện nhỏ hơn tiếng nhạc“, tuyệt
nhiên không một ánh đèn nào chứng tỏ nơi đây là một quán café. Không
gian yên ắng nghe rõ tiếng côn trùng não nuột, ánh đèn của một ngôi nhà
hắt ra vài tia sáng vàng vọt. Trong quán chừng 50 chỗ ngồi, có 2 chiếc
đèn lồng treo cao tỏa ra thứ ánh sáng vừa ma quái, vừa quyến rũ hắt lên
bức tranh liêu trai trên tường, ngoài hiên gió vi vút thổi. Giữa quán là
một sân khấu nhỏ, có đàn guitar, dàn trống nhỏ, piano và micro. Một vài
giá nến treo cạnh tường hờ hững. Quán treo mình bơ vơ trên một thân cây
ngay dưới chân đồi.
http://3.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4ng4LQmoI/AAAAAAAABKg/NQLNgucUqM0/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%281%29.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nhuDa_JI/AAAAAAAABKk/0vJunCQzOZY/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%282%29.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nixs8PrI/AAAAAAAABKo/SmtW12N3YWQ/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%283%29.jpg"> http://2.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nj3WyNvI/AAAAAAAABKs/h47TqEj6y1c/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%284%29.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nknDD07I/AAAAAAAABKw/XmPRql-DpyQ/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%285%29.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nlmhf8mI/AAAAAAAABK0/PZzDRETx8eQ/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%286%29.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nmNTil3I/AAAAAAAABK4/tTuEIhx-NFs/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%287%29.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nmlty17I/AAAAAAAABK8/wmN4jEphz3k/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%288%29.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nnLSC89I/AAAAAAAABLA/l7ENzJnuGM8/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%289%29.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nnlCvcpI/AAAAAAAABLE/6Px1AN2DSyM/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%2810%29.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4npEpTdGI/AAAAAAAABLI/m2iSSyKQhVg/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%2811%29.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4np76MkyI/AAAAAAAABLM/Uj_UmgK_HSY/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%2812%29.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nqvhIbCI/AAAAAAAABLQ/oJx92xIT8ag/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%2813%29.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nrqEU2LI/AAAAAAAABLU/Dkj3dhqIVj4/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%2814%29.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nsFWoJTI/AAAAAAAABLY/GKNpt1iF6JA/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%2815%29.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/_aD6daT_bJ7k/TH4nslpmPgI/AAAAAAAABLc/JNS3iZrHcxc/s1600/Cafe+Cung+T%C6%A1+Chi%E1%BB%81u+%2816%29.jpg">
Con người và Cà phê Đà Lạt
Một Cung Tơ Chiều mộc mạc
http://www.dalathotel.vn/tabid/119/idnews/354/default.aspx -
Người Đà Lạt thường nhìn cuộc sống quanh mình bằng tâm trạng,
bằng cảm xúc tinh tế nên dễ làm những con người náo nhiệt của những nơi khác đến
dễ bề bối rối. Cafe nơi này cũng vậy, không gian quán, mùi vị cà phê, phong thái
khách vào thưởng lãm quyện lẫn vào nhau, điểm xuyến cho phong cảnh, khí hậu cho
phong cách sống được coi là khác biệt nhất . Một cà phê Tùng từng được ví "chưa
đặt chân đến đây, chưa đi hết Đà Lạt", nay là điểm "ngồi đồng" của MPK một tay
chuyên săn ảnh Đà Lạt mà dân xứ này từ người già đến trẻ con đều biết, đều gọi
bằng cái tên: Phước khùng. Một quán cà phê nhỏ chẳng có chút nổi bật nhưng có lẽ
nhắc đến Đà Lạt không ai không một lần nghe đến. Nơi cất giữ những hồi niệm quá
vãng,chốn tưởng niệm của những kẻ thích mân mê quá khứ. Ngoài kia thời gian vẫn
ào ạt lướt qua ô cửa, bên trong quán thời gian vẫn ung dung chầm chậm tưởng
chừng như có thể dừng lại. Nơi đây từng là nơi quen thuộc của gã hát rong họ
Trịnh và nữ tri âm của mình. Nơi vị tình lên men - một chất men đăng đắng,đen
quyện,một chất men không làm người ta say nhưng làm người ta nghiện ngập.
Một Cung Tơ Chiều mộc mạc
Một Cung Tơ Chiều, cá tính mộc mạc kiên định trước những xô
bồ hiện đại. Một quán nhỏ nằm nép bên mép đường lên dinh Bảo Đại,tấm biển chỉ là
một khúc gỗ nhỏ gắn trên thân cây thông.Quán không dành cho những ai muốn tìm
nơi tâm sự. Không gian nơi đây trầm lặng và thư thái như một thánh đường,nơi đây
không có chỗ cho những tiện nghi không dây. Biển hiệu thì nhỏ nhưng bảng với
dòng chữ "yêu cầu quý khách tắt chuông điện thọai và nói tiếng nhỏ hơn tiếng
nhac" thì lại lớn và dễ dàng đạp vào mắt khách khi đến đây. Quan điểm rất rõ
ràng và cô chủ cũng không ngần ngại "tiễn" thẳng ra khỏi quán với những ai cười
nói ầm ĩ hay những người sở hữu những kiểu chuông điện thoại réo rắt khi vào
quán. Không hiểu sao, tôi lại liên tưởng chiếc bảng nhỏ này với cái cau mày rất
khẽ của người Đà Lạt trước những gì làm xao động sự tao nhã, thanh lịch ăn sâu
trong bản tính của người Đà Lạt, Cũng dễ hiểu thôi,nơi đây không nhằm kinh doanh
câu khách. Quán như một góc tâm hồn chính chủ là nơi gặp gỡ của những tâm hồn
đồng điệu.Cô chủ không hát nhiều,chỉ vài bài nhạc Trịnh với giọng "nổi loạn" .
Không micro, không loa, chỉ mình cô với cây đàn,dường như cô hát không chỉ cho
những người ngồi trước mặt mà ca từ cứ vang lên như lời tự sự. "Ngàn năm thương
hòai một bóng hình ai...". Đêm nào cũng vậy,cô chỉ hát vài bài rồi bỏ đi,để lại
trong lòng khách một sự nuối tiếc.
Nằm lưng chừng con dốc ngay trung tâm thành phố,một sâu chuỗi
quán cafe với lối trang trí đồng điệu nhưng không hoà lẫn,riêng biệt nhưng không
tách biệt.Một không gian uyển chuyển không phải nơi đâu cũng có. Đặt chân đến
đây,khách giang hồ thì cảm thấy tâm hồn được tự do,khoáng đãng.Người nóng tính
nhất cũng cảm phải dịu lại và thư thái hơn trước nét đẹp hiền hoà của cảnh
vật,con người nơi đây.
Một Song Vy ngự trong ngôi biệt thự mới xây rất hiện đại, rất
tây được báo chí nhiều lần nhắc đến bởi kiến trúc nhuần nhuyễn giữa cổ và kim
trong thành phố có cảnh quan cực kỳ kén chọn này, rồi những Hoa Viên, Guitar...
chỉ dành riêng cho những đôi tình nhân... Và ngay trong lòng phố cà phê nhìn
xuống chợ Đà Lạt, lẫn lộn khách tây tàu, trộn lẫn khách già trẻ... vẫn có một
nghệ sĩ làm chốn dừng chân cho một người đàn ông cô độc đang cần sự tĩnh tâm,
cho một gia đình du khách giàu có, trí thức lặng lẽ cùng nhau ngắm trong tâm
thành phố về đêm...
Nếu ai đó đến Đà Lạt mà không lê la cafe bản địa, nghe lỏm
chuyện Đông tây của các vị đàn ông nhàn rỗi ngồi say sưa với nhau quên thời
gian... ấy là bạn đã mất một cơ hội hòa vào cái không khí lảng bảng, yên bình
thực sự của Đà Lạt, nơi cái lạnh chỉ vừa đủ làm cốc cafe nóng không bỏng rát
trên môi...
(internet)
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 15/Nov/2011 lúc 2:00pm
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 15/Nov/2011 lúc 2:06pm
Một số thuốc hút trước
1975
- - - - - -
- - thuốc
RUBYQUEEN “Rượu Uống Biết Yêu
Quần Ướt Em E Ngại” Lọai gói màu xanh (quân
tiếp vụ) có hình 3 người lính VNCH sát cánh bên nhau : “ba ta xông lên
quyết không sợ chó” - - " - - - - - -
- - - - http://1.bp.blogspot.com/-huSE91r_WlU/TdVJE4MsHvI/AAAAAAAAXLE/LcDhXkMdG5A/s1600/80407152249688341876.jpg"> Rạp Casino ĐaKao (đang
chiếu phim “Độc Thủ Đại Hiệp” do Vương Vũ đóng) - - - - - -
Trích đoạn : ..... Nếu Sài Gòn có
Casino Saigon thì Tân Định cũng có Casino Dakao . Tuy không nổi tiếng bằng người
anh em bà con ở đường Pasteur nhưng rạp Casino Đa Kao trên đường Đinh Tiên Hoàng
tương đối khang trang , phim khá chọn lọc , giá cả lại nhẹ nhẹ nhàng và địa điểm
lại rất thuận tiện vì nằm gần Cầu Bông . Cũng vì lý do đó , Casino Dakao sau này
đổi tên là rạp Cầu Bông . Lại nói thêm , ngay bên cạnh Casino (Saigon)
có hẻm Casino nổi tiếng không kém gì rạp xi-nê Casino . Phim chiếu ở Casino có
thể dở hoặc hay tùy theo sở thích của người xem nhưng có điều ghé vào hẻm Casino
người ta sẽ hài lòng với các món ‘ khoái khẩu ’ mang hương vị đất Bắc . Chủ
nhân của các quán trong hẻm Casino đa số là dân ‘ Bắc kỳ di cư ’ nên có những
món ‘ tuyệt cú mèo ’như bún chả , bún thang , bún riêu , bánh tôm và dĩ nhiên là
phở… . Các quán tại đây không thuộc loại sang nhưng giá tiền lại hơi đắt , có lẽ
vì nằm ngay trung tâm Sài Gòn . Tài tử , giai nhân thường ‘ chui ’vào đây
để thưởng thức những món ‘ đặc sản ’ phương Bắc ! .... Lụm trên mạng
- http://nam64.multiply.com/">
http://nam64.multiply.com/ - - nam64 wrote today at 2:41
PM
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Dec/2011 lúc 8:10pm
Chỉ
là món CƠM HẾN, nhưng dưới ngòi bút của Trần Kiêm Đoàn , cả "hồn dân
tộc" gói trọn trong tô cơm hến ; cả một trời yêu thương trong ánh mắt ,
trong giọng nói ngọt ngào của bà Mẹ nhìn đứa con ly hương trở về thăm
quê được ăn tô cơm hến.
Mở đầu với giọng văn dí dõm , khôi hài ý nhị, tác giả đưa người đọc từng bước theo nhân vật chính trong truyện ....
dần dần vào khung trời kỹ niệm xa xưa , tâm tư lắng đọng ... trầm lắng
... rồi ... để mặc những dòng lệ tuôn trào , xoa dịu phần nào tâm trạng
nhớ nhung quê nhà của những người con tha phương chưa biết ngày được
hồi cố hương , an nhàn năm tháng còn lại nơi chôn nhau cắt rốn thân
thương .
Xin mời quý thân hữu thưởng thức "Cơm Hến" cùng Trần Kiêm Đoàn .
Trân trọng,
MK
CHUYỆN KHẢO VỀ HUẾ
Trần Kiêm Đoàn
Cơm Hến
Cái thuở ban đầu "cơm hến" nớ!...
Cơm Hến Huế cũng giống như tình cảm của người con gái Huế: Chắt chiu mà hào sảng, đơn giản mà thâm trầm.
Làm người Huế là một cái “nghiệp” vì nói như mấy o
nữ sinh trường Đồng Khánh - những nàng tiên áo trắng dịu hiền, cắn cơm
không bể cắn tiền bể tư - rằng: "Huế là quê hương đi để mà nhớ, chứ
không phải ở để mà thương". Trái lại, biết ăn Cơm Hến Huế là một cái
“duyên” vì dù ở bất cứ phương trời nào, cơm hến cũng là một tấm giấy
thông hành tình cảm để cho những người có chút duyên nợ với Huế tìm về
nhau mà chan, mà húp, mà nghẹn ngào và rơm rớm nưóc mắt vì...cay!
Không phải người Huế nào cũng biết ăn, thích ăn và
ghiền ăn cơm hến, cũng như không phải ngưòi Bắc nào cũng khoái rau muống
bảy món và người Nam nào cũng mê cá rô kho tộ. Ăn cơm hến có “ăn dòng”
và “ăn theo”. Ăn dòng là những người Huế chính thống, sinh ra từ miệt An
Hòa, An Lăng, An Cựu, Bao Vinh, Vỹ Dạ, Chợ Dinh, Chợ Nọ trở vào thành
phố, đó là những người mới sinh hôm trước, sáng hôm sau đã có o bán cơm
hến gánh triêng gióng, nồi niêu ngồi lù lù ngay trước cửa nêm cơm hến
rồi. Còn ăn theo là dân Huế thuộc phận gái chữ tòng hay thân trai dài
lưng tốn vải từ quê lên tỉnh học hoặc trong Quảng ra thi rồi “lỡ bước
sang ngang” mà ở lại đất Thần Kinh. Với những gã si tình nhưng tình
không si lại mà gặp những trận mưa héo úa tâm hồn của Huế, thì cơm hến
là cơm "phù thủy" và đây là đất Thất Kinh.
Nhất ẩm nhất trác còn giai do tiền định- ăn một
miếng, uống một hớp đều có trời cao định đoạt- huống chi là cái sự... ăn
cơm hến. Luận về cái tính tiên thiên tiền định trong cơm hến tôi cảm
thấy đã đến lúc cần phải phát huy tinh thần “về nguồn” của một người con
dân xứ Huế, nghĩa là thử nhớ lại mình đã tìm đến với cơm hến khi mô,
như Ngưu Lang đã gặp và mê Chức Nữ trong trường hợp nào.
Làng tôi ở cách Thành Phố Huế khoảng 10 cây số.
Quanh làng có đủ sông hồ ao lạch với nhiều loại hến trùng trùng điệp
điệp, rứa mà chẳng hề nghe ai trong làng tự nấu cơm hến cả. Bao nhiêu
hến bắt được đều đem ra nấu canh, nấu cháo và xào hến. Thỉnh thoảng tôi
vẫn nghe nam thanh nữ tú trong làng nói đến “cơm hến bên Cồn” một cách
trang trọng và hào hoa như khi nói đến cơm ngọc Giang Châu hay cơm chiên
Thượng Hải. Tuổi thơ, tôi vẫn mơ một ngày nào đó lên Huế học, được dắt
tay một cô nàng áo trắng, đội nón bài thơ trên mái tóc thề thần thoại để
hai đứa cùng qua ăn cơm hến bên Cồn.
Ngày đó tới, khi tôi 17 tuổi, học lớp Đệ Nhị trường
Quốc Học. Tôi đến thăm nhà một người bạn cùng lớp ở vùng Chợ Xép, người
bạn có cô em gái xinh xinh học ban C trường Đồng Khánh. Tôi thuộc loại
con nhà nghèo, trai quê, học giỏi nên cũng dễ dàng lọt qua mắt xanh của
mấy cô tiểu thư chợ Xép có bà già là tiểu thương chợ Đông Ba. Bởi vậy
ngay hiệp sơ ngộ ra mắt, tôi đã được chiêu đãi cơm hến, sau khi bà già
mời “phủ đầu” một cách rất chi là... Huế:
- Nì, buổi sáng con ưng ăn chi hè? Cơm hến hỉ?
Một thoáng, tôi nghĩ nhanh về hình ảnh cơm hến bên
Cồn mà cảm thấy lặng người vì xúc động. Tôi trả lời, không phải với bà
già đứa bạn, mà với một hình ảnh trong mơ nào đó: - Điểm tâm mà được ăn cơm hến bên Cồn thì tuyệt. Bà già khen một cách ngọt ngào làm tôi chột dạ: - Ngó bộ con cũng rành ăn cơm hến dữ hí! Bà bỗng cất tiếng gọi với vào bên trong: - Út của mạ mô rồi? Ra kêu thím Bòng Cồn Hến gánh cơm vô đây con.
Có tiếng “dạ” nhỏ nhắn vọng ra từ bên trong. Rồi cô
em gái người bạn học bước ra phòng ngoài, nơi có những “bậc rành ăn cơm
hến” đang ngồi đợi. Thấy tôi, cô bé cất tiếng chào lí nhí, cái “lí nhí”
chết người của những cô gái Huế.
Cái ngõ có hai hàng gia tàu xanh bỗng sáng lên vì
màu áo lụa hồng và mái tóc dài vờn bay miên man của cô bé tìm cơm hến.
Tôi chưa ăn mà đã cảm nhận được “răng mà cơm hến ngon dễ sợ!”
http://tapchimonngon.com/images/stories/an-tuong-com-hen-hue_02.jpg">
Thím Bòng đặt cả giang sơn cơm hến trên đôi vai gầy
guộc của thím. Trời mùa hạ, nắng tháng tám nám trái bưởi, vậy mà thím
vẫn mặc chiếc áo dài nâu, chân chạy, vạt áo dài bay lất phất. Lần đầu
tiên tôi được tận mắt nhìn một gánh cơm hến truyền thống của Huế. Thực
tế không lãng mạn và nên thơ như tôi tưởng tượng “trong cơm hến có xác
sông Hương và có hồn núi Ngự”. Gánh cơm hến nhỏ nhắn thế kia mà chứa đủ
cả một giang sơn khói lửa đủ mắm ruốc tiêu hành. Một đầu là nồi nước
luộc hến đặt trên bếp lửa có sức nóng vừa phải, nóng quá thì nồi nước
bốc hơi mà nguội quá thì nước hến không đủ ấm. Đầu gánh bên kia là cả
một “câu lạc bộ” thu nhỏ: “Tầng trệt” là thúng cơm, tầng hai là rau đủ
màu, đủ loại. Tầng “chót vót” vừa ngang tầm tay người ngồi là cái trẹc
lớn bày biện hơn chục cái chai, thẩu, tô, chén. Mỗi cái đựng một thứ gia
vị đặc biệt; từ ruốc, muối, mè, ớt, bột ngọt, tóp mỡ đến hến luộc, hến
xào, hến trộn... Quanh hai chiếc gióng mỏng manh vẫn còn chỗ để treo ba
bốn cái đòn cho khách sang không quen ngồi chò hõ. Đặc biệt nhất là cái
thau nước rửa chén cỏn con mà rữa hoài không cạn vì thím Bòng “chùi”
nhiều hơn là rữa!
Bà mẹ người bạn giục thím Bòng:
- Thím làm cho một tô đặc biệt để đãi khách quý.
Cháu ni ở miệt dưới làng nên ăn cơm hến rành rõi lắm. Thím gia đồ màu sơ
sơ thôi, rồi để đó cháu Út nêm lại cho mặn miệng.
Thím Bòng nhìn tôi một phát từ đầu tới chân và vừa hỏi vừa chuẩn bị tô cơm hến:
- Rứa “chơ” cậu ở mô lên?
Tôi đáp không một chút e dè hay đề phòng gì cả: - Dạ, con ở vùng Quận Hương Trà.
Nghe xong, thím Bòng cười tủm tỉm một cách bâng quơ
mà kiêu bạt như ca sĩ Paris By Night cười ca sĩ Karaoké hát trong quán
cóc Sài gòn. Thím phát biểu làm tôi giật mình: - Dân miệt ruộng có người bạc “trốt” chưa biết cơm hến mặt ngang mặt dọc ra răng, rứa chơ cậu ni biết ăn cơm hến hồi mô? Tôi liền trả lời ra cái vẻ anh hùng sành điệu mà sau nầy nghĩ lại, thấy mình u mê không thể tả: - Dạ, con biết ăn cơm hến từ lúc mạ con mới đẻ. Thím hỏi lại: - Ngó bộ hồi nớ cậu bú sữa hến chơ chi nữa!
Biết là đang gặp đại chưởng môn cơm hến, tôi im re luôn. Bà già người bạn thắc mắc: - Khi hồi thím nói chi hè? Dân ở miệt dưới làng không biết ăn cơm hến răng? Thím Bòng lên giọng nói làm đày: - Hử, khỏi nói cũng biết! Dân trưa ruộng ăn chắc mặc
bền, ăn cơm hến vô, ra làm mạnh tay vài tráo là cái bụng xép ve, còn
hơi sức mô nữa mà cuốc đất lật cỏ.
Câu trả lời rất bình dân học vụ của thím Bòng đã
giải đáp được sự thắc mắc nhiều năm của tôi rằng, “Tại sao cơm hến thịnh
hành quanh thành phố Huế và vùng phụ cận nhưng lại vắng bóng trên quê
tôi?” Câu trả lời rõ ràng là tại vì cơm hến dễ tiêu, mau đói, không
thích hợp cho những người làm lao động nặng như nông dân.
Thím Bòng miệng nói nhưng tay vẫn thoăn thoắt múc,
trộn, thêm, bớt, pha chế để đưa tất cả hương vị chuẩn bị sẵn vào tô cơm.
Nhìn bàn tay cần cù và vẻ mặt đam mê của thím, tôi có cảm tưởng đang
xem nhạc trưởng của một giàn nhạc giao hưởng.
Cô em gái người bạn chừng như đã quen rơ “nhạc
trưởng” sẽ điều khiển ban nhạc chơi tấu khúc nào tiếp nên đã lẹ làng đón
tô cơm hến từ tay thím Bòng. Cô múc một chút nước từ trong tô và tự
nhiên đưa lên miệng nếm “chíp” một cái ngon ơ. Tôi có thể nghe tiếng gió
gào và nước cuốn chạy qua đôi môi chín mọng chúm lại tròn xoe của cô.
Tôi có thể “nhìn” được hương vị của cơm hến qua nét mặt với cái cau mày,
cái nhăn mặt, cái gật gù, cái đăm chiêu...của ngưòi nếm. Biết có người
đang theo dõi từng động tác của mình, cô em quét một cái nhìn nhanh như
điện. Tôi bắt kịp tia nhìn ấy và nói thầm trong bụng: “ Nếu đời mà có em
nêm cơm hến, tôi sẽ ăn cơm hến suốt 100 năm, mỗi năm 365 ngày và mỗi
ngày 4 bữa!”. Chừng như để mở màn cho ước mơ “hoang dại” đó, cô em đưa
cho tôi tô cơm hến có sẵn cái muỗng sành mà em đã đưa lên môi, lên lưỡi
nếm nhiều lần. Tôi nhìn cô em như muốn hỏi: “Em có muốn tôi ăn chung
muỗng với em không?”. Bà mẹ giục:
- Ăn đi con. Cơm hến phải ăn nóng, ăn xốc vác mới ngon. Để lâu cơm nở, rau xìu, hến nguội mất ngon.
http://amthuc.com.vn/upload/tour/ComHen-NHA.jpg">
Tôi “dạ” ngoan ngoãn, nhưng hơi ngỡ ngàng vì chưa
biết cơm hến phải ăn như thế nào cho đúng điệu. Nhìn lớp ớt đỏ như phù
sa sông Hồng phủ trên mặt tô mà tôi chột dạ. Đến nước nầy thì tôi hết
đường lựa chọn. Đã trót lên ngựa thì phải ra roi nên tôi xúc muỗng cơm
hến đầu tiên đưa lên miệng. Cảm giác tức thời là mùi thơm ngây ngất của
các lọai rau, khế, chuối cây, chuối bắp hòa với vị ngọt mượt mà của nước
hến, vị mặn nồng nồng của ruốc, vị béo ngầy ngậy của tóp mỡ, vị chua
thanh thanh của khế, vị chát the the của chuối và nổi bật nhất vị cay
quỷ khốc thần sầu của ớt tương. Muỗng cơm hến “khai hỏa” đối với tôi có
một mùi vị nồng nàn vừa quen vừa lạ. Cái quen đến từ những chất liệu
truyền thống của quê hương và cái lạ phát ra từ cách pha trộn và chế
biến.
Muỗng cơm hến thứ hai vừa ăn xong hình như có một
cái gì làm tôi chững lại. Một cảm giác nóng bỏng chạy dài râm ran từ cổ
họng, lên hai mang tai, tràn qua mắt, trôi vào mũi. Tôi chợt nhận ra đây
là cái cay ác liệt của ớt tương mà cả thím Bòng và cô em gái bạn tôi đã
thi đua trỗ tài nêm vào tô cơm hến.
Muỗng cơm hến thứ ba đủ sức đánh tan những mộng mơ
và thành sầu chất ngất trong tôi. Mồ hôi, nước mắt, nước mũi chan chứa
chảy dài. Mẹ người bạn lên tinh thần cổ võ: - Ăn cơm hến phải cay hít hà như rứa mới ngon!
Nhìn phần còn lại của tô cơm hến, tôi thấy mênh mông
như biển hồ lai láng. Để rút ngắn con đường chịu đựng gian khổ, tôi
nghiến răng nhắm mắt ăn một lèo sạch tô cơm hến như Kinh Kha phi ngựa
sang Tần. Than ôi! hành động chạy làng nầy lại được diễn dịch như một
người khát khao ăn cơm hến nhiệt tình. Mắt tôi muốn hoa lên khi nghe mẹ
người bạn kêu thím Bòng: “Cho thêm tô nữa nhanh lên ăn cho kịp”. Và,
lòng tôi chùng xuống, sũng nước mưa Thành Nội, khi nghe cô em gái người
bạn hỏi nũng nịu: “Em nêm cơm hến như rứa anh có thích không?”. Tôi dám
chắc rằng, cho dù Từ Hải với râu hùm, hàm én, mày ngài có sống dậy, cũng
không đủ can đảm trả lời “không” với một người con gái Huế đã mở lời
qua nét nhìn e ấp nhưng sâu thẳm, với đôi môi cười chúm chím và đôi má
ửng hồng, cho nên tôi đã trả lời giống như mấy tỷ thanh niên đa tình mà
dại dột trên trái đất nầy: - Có, anh thích lắm!
Hậu quả của câu trả lời nầy là tôi bị “ban” cho một
tô cơm hến nữa. Tôi chỉ kịp van vái: “Bà mụ ơi, cứu con với!”. Trước khi
bà mụ kịp ra tay cứu độ thì tô cơm hến long lanh màu ớt đỏ đã sẵn sàng
trước mắt. Tôi ở trong tình thế phải giữ gìn tiết tháo của chàng trai
nước Việt “thà chết chớ không hề lui” nên âm thầm lên phương án: Bước
một là múc xác ăn trước cho đỡ cay và bước hai là húp một lèo cạn tô tới
mô thì tới. Tiến trình bước một đang tiến hành đẹp như mơ thì bị bà mẹ
bạn phát hiện: - Người ta nói “khôn ăn ‘nác’, dại ăn xác”. Cơm hến, phải ăn đều nước, đều xác mới ngon. Út mô rồi? Thêm cơm cho anh đi con!
Dưới sức ép đầy tình cảm thân thương của gia đình
người bạn, tôi chỉ còn biết trân trọng chìa tô cơm hến lõng bõng toàn cả
nước ra cho cô em thêm chén cơm đầy vào. Tô cơm hến lại đầy như xưa!
Dẫu sao, tôi cũng phải đi cho trọn đường trần may ra thoát hiểm bằng
cách ngồi nhích ra xa, hít một hơi thật sâu để nâng cao tinh thần chiến
sĩ và húp một hơi dài cho đến khi nước cạn trong tô. Tưởng đã qua cơn
sóng gió, ngờ đâu tôi húp kỹ quá, âm thanh nước cạn réo lên như hút
thuốc lào đã làm bà mẹ bạn chú ý. Tôi chỉ còn biết kêu lên nho nhỏ “mẹ
ơi!” khi nghe lời ra lệnh như điệu nhạc thúc quân của bà mẹ: - Út ơi! Thêm nước và nêm đồ màu vô tô cơm hến của anh đi con!
Trên đường về lại, bụng tôi cồn cào vì quá tải cơm
hến và cái cay giờ lưu lại một cảm giác tê tê ở đầu lưỡi. Giá như nhà
thơ Thế Lữ có đi ăn cơm hến Huế lần đầu, thưởng thức cái cay và cái ngọt
ngào của Huế thì cũng phải kêu lên:
Cái thuở ban đầu... “cơm hến” ấy, Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên (!)
Bắt đầu làm quen với cơm hến Huế là kể như bị trúng độc hoa tình giống
trong truyện kiếm hiệp, nghĩa là sẽ đi đến chỗ thích cơm hến Huế, thèm
cơm hến Huế và ghiền cơm hến Huế cho hết cả một đời sau. Trúng độc hoa
tình thì khó tìm ra thuốc giải, nhưng ghiền cơm hến Huế thì “giải” rất
dễ. Muốn biết cách giải như thế nào, xin xem tiếp hồi sau sẽ rõ.
Luận về cơm hến Huế
Cơm hến Huế, thật ra, là món cơm đạm bạc của con nhà nghèo mà nguyên
thủy, theo cụ Trần Văn Tường, giáo sư Hán văn trường đại học sư phạm
Huế, thì chỉ gồm có canh hến chan với cơm nguội, thêm một chút rau tươi
và gia vị. Thường thường canh và cơm ăn còn thừa hay cố ý để dành lại từ
bữa cơm chiều hôm trước cho sáng hôm sau, vì vậy cơm hến truyền thống
phải ăn với cơm nguội mới ngon. Mỗi hột cơm nguội qua đêm sẽ nằm ngoan
ngoãn trong tô cơm như cô dâu ngày cưới, không nhão nhoẹt, không bốc hơi
nóng làm cho rau bớt dòn và gia vị bớt hương thơm. Cơm hến là món ăn
điểm tâm “cây nhà lá vườn” mang tính “kinh tế và kiệm ước” cao nhất của
người bình dân xứ Huế. Những món ăn điểm tâm của Huế, nếu xếp loại theo
giá cả từ thấp đến cao sẽ là:
-Cháo gạo
-Khoai sắn
-Cơm hến
-Xôi bắp
-Xôi chấm muối mè
-Bún nước mắm hay bún mắm nêm
-Bánh bột lọc
-Bánh bèo
-Bánh nậm
-Xôi thịt hon
-Bún bò
-Mì phở...
Giá cả có thể thay đổi chút đỉnh tùy theo mùa, theo “thời thế” và theo
vùng, nhưng cơm hến vẫn chiếm giải xuất sắc, không nhất cũng nhì, về giá
cả bình dân và phẩm chất hảo hạng, nói một cách nôm na là hội đủ “tứ
khoái”: No, ngon, bổ, rẻ.
Cơm hến Huế gắn liền với Cồn Hến. Cồn Hến thường được coi như là quê
hương nguyên thủy của cơm hến. Cơm hến “chánh hiệu nai vàng phải là cơm
hến bên Cồn”. Mấy thím, mấy o bán cơm hến gia truyền thường có cái tưóc
hiệu “Cồn Hến” kèm bên cạnh tên cúng cơm” như Thím Bồng Cồn Hến, O Gái
Đò Cồn để khỏi lầm với Bà Năm Sa Đéc, Người Đẹp Bình Dương.
Theo tương truyền do mấy cụ già địa phương có tổ tiên là các bậc khai
canh, khai khẩn kể lại thì Cồn Hến là do xác hến bốn phương từ suối khe
của dãy Trường Sơn đi xuống; từ ao hồ, sông lạch đổ ra sông Hương đi
lên; từ biển Đông qua cửa Tư Hiền, Thuận An đi vào, tụ lại qua nhiều
đời, nhiều giai đoạn mà thành cái gò nổi có một vị trí về địa lý rất cao
sang, được mệnh danh là “Tả Thanh Long” để đối lại với “Hữu Bạch Hổ”
chiếu theo khoa Địa Lý và Dịch Lý Đông Phương. Dân chúng thấy cái cồn
với vô số hến xung quanh bờ nên gọi một cách nôm na là Cồn Hến. Cồn Hến
còn được coi như là một “thánh địa” của hến. Dân chúng sống trên Cồn
thường có lễ tế long trọng hàng năm vào tháng bảy. Xưa kia có nhiều năm
mất mùa, hến di chuyển đâu mất không còn một con, dân sống ở Cồn Hến tin
rằng, hến bỏ Cồn rủ nhau ra đi là vì người dân Cồn “thất lễ” với hến.
Thế là các vị bô lão, các vị tộc trưởng, các thân hào nhân sĩ địa phương
tổ chức nghi lễ trang trọng có đủ cờ quạt, lọng tàn, có phường nhạc bát
âm đi theo các ngã rẽ của giòng sông Hương tiếp cận với sông Bồ trước
khi ra biển Đông để khấn vái, cầu xin hến trở về. Sau đó, không ai giải
thích được là do hiện tưọng di chuyển tự nhiên theo mùa hay do “linh
ứng” mà hến trở lại dồi dào như xưa. Dẫu sao thì tín ngưỡng và thần
thoại cũng góp phần làm cho tô cơm hến có thêm một chút hương thơm phảng
phất mơ hồ của gia vị “Đào Nguyên”.
Giống hến lý tưởng cho món cơm hến Huế phải là loại hến nhỏ xíu nằm dưới
sông Hương chung quanh vùng Cồn Hến. Có một đơn vị đo lường không hợp
với tinh thần toán học nhưng lại nên thơ vô cùng được dùng để mô tả vóc
dáng của loài hến này là “lớn bằng móng tay út của ba cô trong nội”. Dĩ
nhiên không phải là “công tằng bà chằng Đại Nội” mà phải là một nàng tôn
nữ xinh xinh như cô công chúa ngủ trong rừng hay ít ra cũng là:
Công tằng tôn nữ trong cung, Con út, chưa chồng, mình hạc xương mai.
Bởi hến nhỏ nhưng mà nhìn dễ thương, nên một số dân Huế quen gọi là hến “chép chép”. Cũng có người gọi là hến gạo hay hến sẻ.
Có dịp so sánh về mùi vị giữa hến Cồn và hến các nơi khác mới thấy được
cái vị ngọt rất thanh và mùi thơm nhẹ nhàng độc đáo của hến Cồn. Ai cũng
biết hến là giống sống trong bùn đất nằm sâu dưới nước. Vì vậy, đặc
tính thủy thổ của môi trường sống khác nhau đã làm cho màu sắc và mùi vị
hến của vùng nầy khác với vùng kia. Giải thích về tính chất đăc biệt
của hến Cồn, ông Nguyễn Khoa An trong cuốn sách nghiên cứu về sinh vật
học “Hiện Tượng Thiên Di” (Nam Sơn, 1976) có viết rằng: “Nước sông Hương
trong vắt quanh năm vì thượng nguồn phát nguyên từ vùng núi đá già
Trường Sơn, mang rất ít phù sa và chất phèn trong nước. Rong rêu dưới
lòng sông xanh mướt và phát triển một cách đầy sức sống dưới ánh sáng
mặt trời không bị giòng nước che khuất. Các giống sinh vật sống dưới
sông Hương như tôm cá và nghêu, sò, ốc, hến cũng nhờ vậy mà có được phẩm
chất rất ngọt và thơm hơn các vùng sông biển khác...”
Có người đi xa hơn trong việc nhận xét cái “khoái khẩu” của hến Cồn. Họ
cho rằng Cồn Hến là giao điểm giữa sông và biển trên giòng Hương Giang
vì hàng năm, vào mùa Hạ, nước mặn Biển Đông tràn qua cửa Thuận An lên
tới Cồn Hến... nên con hến vùng Cồn tiếp thu và kết tụ tinh hoa của cả
Trường Sơn và Nam Hải. Và, họ kết luận một cách dễ dãi như hò ru em:
“Hến Cồn ngon hơn chỗ mô hết là vì rứa!”
Trong những cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam, do các “Hỏa đầu quân Bắc
Đẩu” của cả ba miền Bắc, Trung, Nam như Triệu Thị Chơi, Hoàng Thị Kim
Cúc, Thanh Vân cũng không nghe ai nói về cơm hến. Vì vậy, người viết bài
nầy phải dày công nghiên cứu về cái “mẹo” nấu cơm hến bằng cách gặp bà
nào có vẻ giống... Thị Hến là xin phỏng vấn liền. Thêm vào đó, kinh
nghiệm bản thân có duyên nợ với cơm hến cũng khá dày dạn phong trần. Vả
lại, kỹ thuật nấu cơm hến nó không giống với công thức luyện thuốc
trường sinh, nếu có trật chút đỉnh thì cũng chẳng chết ai nên xin trình
bày như vầy:
Cơm Hến Huế
I- Nguyên liệu:
- Hến tươi
- Mỡ heo tươi
- Bún tàu
- Mè
- Đậu phụng - Rau đủ loại
- Cơm
II- Gia vị:
- Ruốc
- Ớt bột
- Muối
- Gừng
- Dầu
- Bột ngọt
- Tiêu, hành, nước mắm.
III- Cách thực hiện:
* Giai đoạn 1: Sửa soạn.
- Hến tươi rữa sạch. Nếu hến vừa mới bắt, cần nhốt vào nước trong vài ba
hôm để hến có thời gian thải những chất bùn trong ruột. Nước trong pha
chút muối nấu sôi và cho hến vào luộc chừng 30 phút. Xong vớt hến ra và
giữ lại nồi nước luộc hến. Nếu muốn để dành hến lâu hơn thì cần cho vài
lát gừng tươi vào nồi nước hến để giữ mùi thơm và ăn khỏi “lạnh bụng”
- Tách hến ra khỏi vỏ. Xào hến với gia vị (tiêu, hành, nước mắm) và bún tàu cắt ngắn chừng vài ba phân.
- Nấu cơm chín xong, bới ra, để nguội.
- Mỡ heo xắt mỏng và nhỏ, đem lên rán cho vàng và chỉ lấy xác, đổ nước mỡ. Món nầy được gọi là tóp mỡ.
- Rang muối mè chín và để nguội.
- Nấu vài ba muỗng dầu cho sôi, rồi bỏ ớt bột vào để làm thành ớt tương dầu.
- Xắt nhỏ và trộn tất cả các loại rau lại với nhau.
- Trộn ruốc tươi với một phần tư chén nước lọc hay nước sôi để nguội, khuấy đều.
* Giai đoạn 2: Trình bày.
- Cho rau thập cẩm vào tô, trộn với vài ba muỗng canh đầy hến xào. Chan nước luộc hến nóng vào tô.
- Nêm các loại gia vị chuẩn bị sẵn như tóp mỡ, muối, ruốc, mè, ớt và trộn đều.
- Cho cơm để nguội vào tô nước hến có đủ rau và gia vị.
- Kiểm điểm lại lần chót lượng gia vị cần thêm bớt cho hợp với khẩu vị của từng người.
- Hít một hơi thật nồng nàn để cảm nhận hết cái hương vị “liêu trai” của
cơm hến, với một chút... hít hà, và... ăn! Ăn cơm hến cũng như thương
người Huế, cần thương thật tình và ăn thật bụng. Đừng thử! Vì thử là
chưa hết mình: Tình sẽ không nồng và ăn cũng mất ngon.
Có thể nói rằng, rau là linh hồn của cơm hến Huế. Mặc dầu rau trên quê
hương xứ Huế không hẳn đã dồi dào như các nơi khác, nhưng mỗi loại rau
dùng trong cơm hến đều có cái giá trị đặc biệt về “đất lề quê thói” của
nó. Những loại rau, cây, lá... truyền thống thường dùng nhất trong cơm
hến là: rau thơm, bạc hà, ngò, khế, bắp chuối và thân cây chuối sứ còn
non. Ngoài ra, một số loại rau có mùi vị đặc biệt như rau má, rau giáp
cá với mùi nồng thoang thoảng như cá tươi, rau tía tô với mùi vị cay cay
như quế, rau húng với mùi dầu bạc hà... cũng được dùng tùy theo sở
thích của mỗi người. Tất cả những món rau nhiều mùi, nhiều màu và nhiều
vị hợp lại được cắt nhỏ để trên dĩa sẽ tạo ra một đài hoa xanh-tim
tím-trắng với mùi hương “cơm hến” nồng nàn và vị “cơm hến” tuyệt vời tê
tê đầu lưỡi làm mê man vị giác của khách sành điệu mới nếm lần đầu.
Hành Trình Cơm Hến
Lịch sử Cơm Hến Huế gắn liền với lịch sử của Thừa Thiên-Huế. Số phận của
xứ này được đánh dấu từ tháng ba năm 1558, khi Nguyễn Hoàng xin anh rễ
là Trịnh Kiểm vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Sau đó là cả một làn sóng
người vào Đàng Trong để khai hoang lập ấp. Với bàn tay cần cù và óc sáng
tạo, họ đi đến đâu, đất cát nở thành hoa quả áo cơm đến đó. Cuộc hành
trình của cơm hến cũng lắm gian nan như bước đi của lớp người khai phá
về Nam. Xuất thân là sản phẩm của dân nghèo, cơm hến vào tận cung đình
và trở lại với đám bình dân, tuy vóc dáng có vẻ đài trang hơn, nhưng bản
chất đạm bạc của người dân chân bạc dấu phèn vẫn còn nguyên vẹn.
Một ngày dựa mạn thuyền rồng, Còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài.
Trước quan niệm ngang tàng thần thánh hóa giai cấp vua chúa và quý tộc thuở xưa, người dân chân đất đã phản pháo lại:
Con vua lấy thằng bán than, Nó lên trên ngàn cũng phải lên theo.
Cơm hến đã đi vào cung cấm! Hoa đồng cỏ nội mà đã đi vào cung vua rồi
cũng sẽ thành cành vàng lá ngọc. Cái huyền thoại nầy chỉ đúng với những
cô gái quê hương sắc được tuyển vào cung và được vua sủng ái nhưng lại
không đúng với trường hợp của cơm hến Huế. Chén trân châu không làm cho
hến thành rồng và đũa ngọc không làm cho mớ rau- xanh- tim tím -trắng
thành đuôi phụng. Một trăm năm triều Nguyễn rồi cũng qua đi, nhưng cơm
hến vẫn còn mãi với nhân gian như quan trạng vinh quy mà không quên gốc
gác của mình:
Cờ quạt long bào rền vó ngựa, Công hầu một bước đời đang mơ.
Cây đa bến cũ, con đò nhỏ,
Ta vẫn là ta: Anh khóa xưa.
( Huyền Trân - Ngày đó)
Theo học giả Bửu Kế, giáo sư Đại Học Văn Khoa Huế (1968) trong giáo
trình về lịch sử triều Nguyễn, thì những món ăn bình dân như bánh bèo,
bánh khoái, cơm hến... sau khi được đưa vào cung vua, đã được tận dụng
mọi phương tiện và kỹ xão trong nghệ thuật ẩm thực đương thời để biến
chế, bày biện thế nào cho có vẻ sang trọng, cầu kỳ, đài các, thích hợp
với khung cảnh và nếp sinh họat trưởng giả, vàng son của giới vua quan,
quý tộc.
Cơm hến cũng không thoát khỏi cái số phận “áo xiêm ràng buộc lấy nhau”
đó. Hến sau khi bắt ở Cồn về, chỉ lựa những con nào có vỏ màu vàng cháy,
ba đêm dầm vào nước trong cho sạch chất bùn, ba đêm tiếp hến được thả
vào trong nước mưa lọc kỹ để “thụ tính âm dương” và sau đó hến được đen
dầm vào nước gạo loãng cho “thuần”. Qua giai đoạn nầy, hến mười phần
chết bảy còn ba. Sau cùng hến được thả vào nước sâm pha chế với nước lọc
trước khi đem vào luộc. Cơm để ăn với hến phải là cơm nguyên hột nấu từ
gạo “de” An Cựu, để nguội từ nửa đêm cho đến sáng. Các loại gia vị gần
ba chục món khác nhau và rau ăn với hến hết sức cầu kỳ, tỉa gọt và tuyển
chọn. Cũng theo cụ Bửu Kế thì “cơm hến” trong cung vua chỉ còn là một
cái tên chứ thực chất là một loại cao lương nấu với hến nặng mùi sâm
nhung, quế phụ. Các “mệ” thích nhìn “cơm hến ngài ngự” hơn là thích ăn
nên vẫn thường lân la ra vùng ngoại thành thưởng thức cơm hến nguyên
chất với giới bình dân.
Nhờ các vị thầy Tàu mà cơm hến Huế đã được “giải phóng” và lưu truyền
một cách vừa đầy quê hương tính và cũng vừa đầy hương vị tính cho đến
ngày nay.
Theo tài liệu được ghi trong "Ô Châu Cận Lục" của Lễ Thiên Dương Văn An
và cũng theo tài liệu ghi chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc Sử
Quán triều Nguyễn (1835) biên soạn thì sau khi Nguyễn Phúc Ánh thống
nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế năm 1802, lấy hiệu là Gia Long, đặt
kinh đô tại Huế, đất nước cũng như vương quyền đã trãi qua một thời kỳ
thanh bình và thịnh trị. Đây là giai đọan mà các hàng vương tôn công tử
thi đua tạo dựng một đời sống cực kỳ xa hoa và diễm lệ. Căn bệnh “thời
đại” lúc bấy giờ là sự tổ chức tiệc tùng, ăn uống quá đà. Có quá nhiều
người thuộc tầng lớp quan quyền và quý tộc bị mắc chứng vàng da, thình
bụng, khó tiêu vì ăn uống quá độ mà thiếu vận động. Các thầy thuốc Nam
thì quen quy vào cái khái niệm y học truyền thống quá mơ hồ và đơn giản
như: “ Tỳ suy vị yếu” và khuyến khích uống thêm thuốc bổ và ăn thêm đồ
bỗ dưỡng. Kết quả là càng làm suy yếu hơn tình hình thể chất của giới
con vua cháu chúa vốn đã quá tồi tệ vì thặng dư nhiều chất kích thích và
dầu mỡ tích lũy trong người. Do đó, triều đình phải cho các sứ bộ đích
thân đi mời những thầy thuốc người Tàu về chữa trị. Trong Nam Du Ký Sự
của Lâm Chấn Trung (The Hong Kong Press, 1958), với tư cách là một vị
thầy thuốc nổi tiếng vùng Hoa Nam được mời vào cung , kết hợp với kinh
nghiệm của các danh y đương thời như Kiều Hành, Sử Kính Liêu... đã nhận
xét rằng: “Người Nam Bang có thuốc mà nằm chết trên thuốc vì không biết
dùng thuốc Nam để trị liệu. Cứ ỷ y vào thuốc Bắc nên hoặc là không có
tiền để mua hoặc có tiền mà không có thuốc.” Lâm Chấn Trung đã khuyên
giới quý tộc thời bấy giờ là muốn có sức khỏe tốt, không cần phải uống
thuốc bổ hay ăn sâm nhung quế phụ mà cần phải giữ “sự bình hành âm dương
trong việc ăn uống” bằng cách tận dụng những sinh vật, ngủ cốc, rau cỏ
ngay trong môi trường mình đang sinh sống, không nên mất công tìm kiếm
đâu xa.
Xuất phát từ uy tín và lời khuyên của các vị thầy thuốc danh tiếng người
Tàu, món cơm hến bình dân trước được đưa vào cung để chế biến thành sơn
hào hải vị, nay lại được xem như là món ăn dưỡng sinh tốt nhất, hợp với
thiên nhiên gồm những chất liệu mọc lên từ lòng đất của môi trường sống
địa phương. Nhờ vậy, con hến bên Cồn được giới quý tộc rữa sạch và thả
lại trong nước mát sông Hương trước khi luộc thành cơm hến. Các loại
rau, chuối cũng giới hạn trong các loại rau quen thuộc trồng quanh vùng
Thành Nội. Gia vị không còn đơn giản như xưa, nhưng cũng không bắt chước
theo cách chuẩn bị kênh kiệu của cung đình.
Thật ra, cơm hến Huế ngày nay là một hình ảnh tổng hợp giữa cái đơn giản
của “canh hến cơm nguội” nguyên thủy và cái xa hoa cầu kỳ của “cơm hến
ngài ngự” ngày xưa. Nếu chỉ nói đến sự chi phí về tiền bạc cho một bữa
cơm thân mật gia đình đãi khách thì cơm hến Huế là môi trường gặp gỡ
bình đẳng và lý thú giữa giàu sang và nghèo khổ. Nếu chỉ bàn về nghệ
thuật nấu nướng của một bà nội trợ trung bình thì cơm hến là một hình
ảnh chung giữa cung cách thầm lặng tế nhị và thái độ phô trương kiểu
cách. Nếu muốn nói đến ý nghĩa của một món ăn mang nặng tính quê hương
thì cơm hến là sự kết hợp hài hòa giữa bình dân và quý tộc.
Năm 1992, sau hơn 10 năm xa quê, tôi về lại Huế. Buổi sáng đầu tiên thức
dậy, chị tôi biết ý nên đã kêu một gánh cơm hến đợi sẵn. Buồn ngủ mà
gặp chiếu manh, sớm mai trên đất Huế mà có cơm nguội và “cao lầu Cồn”
thì còn nói năng chi nữa. Tôi ăn liền một lúc gần bốn tô cơm hến. Thật
ra, bốn tô cơm hến Huế nho nhã và thanh lịch góp lại chưa đầy một tô xe
lửa phở Hòa tại Mỹ, nhưng cũng đủ cho bà con hôm đó đồn rằng: "Cái chú
nớ ăn cơm hến thiệt như thúng lủng khu!". Mẹ tôi già trên 90 tuổi, trí
nhớ đã phôi pha, không còn đủ nhớ tên dăm đứa cháu xa nhà, nhưng vẫn còn
sót lại bao ký ức yêu thương của những ngày tháng cũ khi nhìn tôi ăn
cơm hến, mẹ nói một cách đơn giản mà thiết tha bằng hơi ấm phương Đông
huyền diệu của tất cả những bà Mẹ Việt Nam:
- Hồi nớ, có khi mô mà hắn ăn cơm hến nhiều dữ rứa. Tội nghiệp thằng ni
chắc đói thắt ruột lâu ngày ở bên tê. Mai mốt con đừng bỏ mạ mà đi mô
nữa, ở lại với mạ, để mạ bán "ló", bán tre mạ nuôi.
Nghĩ đến ba tuần nữa, tôi lại bỏ mẹ mà đi và có lẽ gặp mẹ lần nầy là lần
vĩnh biệt, tự nhiên miếng cơm hến sau cùng nghẹn lại trong cổ. Tôi để
tô cơm hến xuống, hít hà kêu cay và chạy vội ra hè sau lặng lẽ khóc một
cách ngon lành cho hết những giọt nước mắt nổi trôi. Tôi nói trong câm
lặng, nói với mẹ, nói với bụi tre và cây dừa trước ngõ, nói với chính
mình và nói với những tô cơm hến: "Thiệt đó mạ. Con đã thấm thía với cái
đói ở quê người. Con đói không phải vì thiếu miếng cơm manh áo nhưng
đói vì thiếu mạ, thiếu những khuôn mặt thân thương, thiếu mùi vị nồng
nàn của đồng chua nước mặn và hơi hám của quê mình".
Hến cũng như người, nơi đâu mà chẳng có. Từ những con hến thoang thoảng
mùi diêm sinh giữa vùng khe suối nhiều núi lửa quanh trại tỵ nạn Bataan
heo hút, xứ Phi Luật Tân; những con hến Hồng Kông to bằng hột mít, đến
những con hến tròn trịa vùng định cư xứ New Orleans bắt lên từ giòng
sông Mississippi dài nhất thế giới, và hến nặng mùi bùn non đầy dẫy ven
bờ sông American bao quanh thủ phủ xứ California, tiểu bang có đông
người Việt nhất ở nước ngoài... đều có một bản chất chung là "hến",
nhưng mỗi loài hến đều có cái mày vẻ riêng tư và độc đáo của giang sơn
sinh ra nó như "Nam quốc sơn hà Nam đế cư " rứa đó.
Thử ăn một tô "cơm hến nước ngoài" mới cảm nhận được tinh thần sáng tạo
“Anh phải sống” của những nhà... cơm hến bên ni. Thiếu hến Cồn, người ta
dùng loại sò xanh (Green Mussel) nhập cảng từ Thụy Sĩ là nơi có non
xanh nước biếc không thua gì xứ Huế. Sò xanh Thụy Sĩ luộc lấy nước và
xắt nhỏ thay hến rất dễ làm cho khách ghiền cơm hến xa Huế ngàn dặm "lạc
bước bên Cồn". Thiếu khế thì dùng cây cần Tây (Celery) xắt mỏng dầm vào
giấm. Thiếu bắp chuối sứ thì dùng bắp su tím cắt thành sợi thế vào.
Thúy Vân còn thay được Thúy Kiều huống chi là cơm hến, miễn sao khách
tha hương ăn cơm hến cũng "dễ nuôi mau lớn" như chàng Kim Trọng là được!
Dân Huế và những người yêu Huế xa quê, có tô cơm hến nằm ở một góc nào
đó trong mớ hành trang của ký ức. Trên quê người, nhất là tại các nước
Âu Mỹ phồn vinh bậc nhất ngày nay, với những món ăn tinh hoa truyền
thống lừng lẫy của nhiều nước trên thế giới, cơm hến trở thành khiêm tốn
và đơn sơ như một cụm hoa bưởi, hoa ngâu trong vườn thượng uyển. Nhưng
vườn thượng uyển là đất chung của cuộc đời mà hoa bưởi hoa ngâu là ngõ
sau để ngó về Quê Mẹ. Cơm hến cũng như bà mẹ quê Việt Nam: Lui cui lút
cút thế thôi, đơn sơ chất phác thế thôi, nhưng không có một kỳ quan nào
của vũ trụ nầy sánh được với trái tim của Mẹ.
http://nguyennaman.files.wordpress.com/2010/06/1comhen-nha.jpg">
CHUYỆN KHẢO VỀ HUẾ - Trần Kiêm Đoàn
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jan/2012 lúc 4:48am
Xuân Xưa
Đỗ Dung
Hàng
năm, cứ tết đến, nhìn cặp bánh chưng xanh, nhìn những rộn ràng mua sắm,
lòng tôi lại bâng khuâng nhớ về những ngày tháng cũ, những ngày tháng
êm đềm, vui vẻ dưới mái ấm gia đình với một bầy anh chị em đông đúc,
quây quần bên cha mẹ, và nhớ xót xa về bà nội tôi, bố tôi, những người
đã ngàn trùng xa cách.
Cứ bắt đầu sang tháng chạp, trời hơi se
lạnh là mẹ tôi đã lo sửa soạn sắm tết. Trước hết hai mẹ con tôi đi rảo
chợ An Đông và chợ Bến Thành để mua vải, mẹ và tôi, là chị lớn của bầy
em, lo cắt may cả tuần mới xong cho cả nhà,
mỗi người hai bộ quần áo mới và bộ màn cho các cửa sổ và cửa ra vào.
Sau ngày rằm mẹ tôi xuống chợ Cầu Ông Lãnh mua rau cải, hành về muối
dưa; mấy loại củ về phơi làm dưa món; gạo, nếp, đậu, vài ống giang… sửa
soạn cho nồi bánh chưng; đồ khô như nấm, bóng, miến, tôm, mực … để nấu
cỗ.
Chúng tôi thích nhất nồi bánh chưng ngày tết. Thuở mới di
cư, nhà ít người, chúng tôi còn bé nên nồi bánh nhỏ. Khi tôi lớn lên,
nhân số gia tăng dần, bố tôi đặt một cái thùng tôn thật to hình khối
vuông, cao cả thước để sắp bánh cho dễ. Sau tết, thùng đó được để ở gầm
cầu thang, chứa các thứ đồ khô cho khỏi chuột. Sát ngày gói bánh mẹ tôi
mới mua lá cho tươi.
Bữa ăn trưa ngày hai mươi sáu tết vừa xong
là nhà tôi bắt đầu nhộn
nhịp hẳn lên. Bà nội tôi chỉ huy việc gói bánh chưng. Chị Tư, người
giúp việc cùng mấy chị em tôi tíu tít nghe lệnh của bà, trong khi mẹ tôi
lặng lẽ ngồi chẻ lạt. Mẹ chẻ lạt rất khéo, mẹ chọn mua mấy ống giang
thẳng, không già lắm, đã được ngâm nước mấy hôm cho dễ chẻ. Mẹ pha ra
từng thanh, bản to bằng sợi lạt rồi cứ thế mẹ chẻ thanh giang ấy làm hai
rồi lại làm hai, làm hai nữa cho đến khi tước thành sợi lạt mỏng tanh.
Chả mấy chốc, mấy ống giang đã trở thành mấy bó lạt trắng phau, mềm mại.
Một thau nếp đã được vo để ngâm, thau đậu xanh còn nguyên vỏ
ngâm nước, để ngay bên cạnh. Chúng tôi xúm vào rửa lá. Bà chia mỗi đứa
một cái khăn nhỏ để rửa từng chiếc lá dong. Bà nói lá phải rửa thật sạch
và lau thật khô
thì gói bánh mới ngon và không bị hỏng. Lá sạch đươc cột thành từng bó
để dốc lên cho róc nước. Nồi hình vuông nên rất dễ xếp bánh, chị Tư phải
rửa nồi sẵn sàng và bố tôi đã xếp sẵn mấy cục gạch ngay gần bờ giếng
bên hông nhà để làm ông Táo, ông xếp củi sẵn sàng theo thứ tự củi nhỏ,
củi lớn để củi dễ bắt lửa chuyến đầu tiên. Khi củi cháy đều người có
phận sự ngồi canh chỉ việc bỏ tiếp củi để giữ lửa cho đến khi chín bánh.
Nhà con đông lại thêm tục lệ biếu tết nên mỗi năm nhà tôi gói hơn sáu
chục chiếc bánh, cứ một cặp bánh kèm với một hộp trà tàu hoặc một chai
rượu tây là thành một phần quà.
Sáng sớm hôm sau mẹ tôi đi chợ
thật sớm để lấy thịt đã được đặt sẵn ở sạp thịt quen, không quên
mua cho bà tai và mũi heo để bà gói giò thủ, mấy cái chân giò để hầm
với măng khô. Trong khi chờ vớt gạo, đãi đậu, bà và mẹ tôi pha thit bỏ
vào một thau đầy, ướp nước mắm ngon và tiêu trắng xay nhuyễn. Mũi và tai
heo cũng được cạo rửa, luộc chín sẵn sàng để bà sẽ thái ra xào với nấm
hương, mộc nhĩ, tiêu muối để gói giò.
Đậu xanh đãi vỏ xong bà
rắc muối vào rồi bảo xóc đều lên trước khi bỏ vào chõ hấp. Bà chả cần
phân lượng, cứ nhắm nhắm, liệu chừng, thế mà ít khi sai lạc. Sau khi đậu
chín nhừ bà nói chị Tư lấy muỗng đánh đậu thật tơi rồi nắm lại thành
từng cục tròn vừa cho một cái bánh, làm xong xếp cả vào một rổ lớn. Nếp
vo sạch, vớt ra mấy cái rá to, bà cứ thò tay vào hũ muối bốc rồi rắc vào
rá gạo và sai
đứa nào ở gần xóc lên cho đều muối và ráo nước.
Mọi thứ sửa
soạn sẵn sàng bà hối thúc mọi người làm cho nhanh để luộc bánh cho kịp
vớt không để quá khuya. Thường thì phải nấu liên tục tám tiếng nhưng nồi
to nên bà bắt sau khi nước sôi phải để hơn mười tiếng cho bánh chín kỹ.
Ba chục cặp bánh gói xong, xếp đầy trên tấm phản gỗ, bà không quên gói
mấy xâu bánh tép, những chiếc bánh chưng con con cho các cháu.
Bao
nhiêu đầu, đuôi và cuống lá cắt ra được bỏ hết vào đáy thùng để lót,
sau đó bà và mẹ tôi xếp bánh thật chặt chẽ vào thùng, khiêng lên bếp mà
bố tôi đã xếp sẵn, đổ nước ngập bánh rồi nổi lửa. Bà gọi chị Tư lấy nồi
măng khô đã ngâm từ mấy hôm trước rửa thật sạch, đổ đầy nước, để chèn
lên
mặt bánh vả một nồi nước to cũng đổ nước thật đầy để lên cạnh nồi măng.
Khi nước bắt đầu sôi ùng ục trong nồi bà dặn canh giờ và cứ
nước hơi cạn xuống là lấy cái xoong nhỏ có cán làm gáo để múc nước trong
nồi chèn đổ xuống nồi bánh rồi lại tiếp nước mới vào nồi chèn. Mùi lá,
mùi bánh đã tỏa ra thơm ngát, không gian đã đượm mùi tết.
Chúng
tôi ngồi quanh chiếc phản xem bà gói giò thủ. Mấy miếng mũi heo và gần
chục cái tai đã được luộc chín mềm, bà thái mỏng hết cho vào một thau,
thái mộc nhĩ và nấm hương thành sợi trộn vào, cho tiêu, muối, nước mắm
và một ít tiêu còn để nguyên hột. Ướp khoảng nửa tiếng rồi cho vào chiếc
chảo to, đặt lên bếp xào kỹ, còn nóng bà đổ vào xấp lá dong đã trần sơ,
lau
sạch, cứ thế bà vừa gói vừa nắn cho cây giò tròn đều và chắc, rồi lấy
lạt buộc chặt . Thoáng một cái là xong mấy đòn giò thủ, bà buộc thành
từng cặp và treo lên xà bếp.
Thuở chúng tôi còn bé, buổi tối
ngồi canh nồi bánh chưng bà kể truyện cổ tích, có những truyện nghe đến
thuộc lòng mà vẫn thích nghe bà kể đi, kể lại. Lớn lên một chút bà dạy
chơi tam cúc. Bà có cỗ bài bé chả biết mua từ bao giờ, mỗi năm cứ đến
tết mới giở ra chơi.
Sống ở quê hương mới thấy sự thiêng liêng
của ngày ba mươi tết. Từ sáng, mẹ cho tháo hết màn cửa cũ xuống, quét
màng nhện, lau cửa sổ, lau sàn nhà thật sạch bóng. Bố tôi lo quét dọn
bàn thờ, sai trẻ con đánh bộ lư hương, chân nến bằng đồng sáng choang.
Năm nào nhà tôi cũng được chú
Tám, lính cũ của bố tôi nay đã về hưu, nhà ở Bình Dương có vườn cây
cảnh đem biếu một cành Mai thật đẹp. Bố tôi đốt gốc cắm ngay vào cái lọ
độc bình. Hoa nở tưng bừng đúng sáng mùng một. Sau khi lo xong nồi bánh
chưng, tối hai mươi bảy và hai mươi tám tết nào chị em tôi cũng rủ nhau
đi chợ hoa, kén mua cho được một đôi cúc đại đóa thật đẹp và hai chậu
quất, quả trĩu cành. Sáng ba mươi tôi được phân công lên chợ hoa phía
sau chợ An Đông mua một bó hoa Lay Ơn đỏ tươi và mấy bó huệ trắng để
trưng bàn thờ.
Buổi chiều, ngoài đường vắng hoe, gần như không
có người qua lại. Sau khi dọn dẹp, treo màn cửa mới, trang hoàng nhà
xong mẹ tôi lo bầy mâm ngũ quả trên mấy bàn thờ, bà lo mâm cơm đón tổ
tiên, ông bà. Thông thường cỗ phải
đủ bốn món đĩa, bốn món bát, có canh bóng, miến, nấm, bí. Tôi nhớ mãi
bà tôi thường nói, con gà chặt ra làm hai, nửa luộc, nửa quay, lòng mề
nấu miến, cổ cánh nấu bí. Ngày xưa thật tiện tặn, có một con gà mà pha
ra nhiều món thành ra nồi nước dùng phải thêm mực, thêm tôm khô, các
loại củ tỉa hoa làm chân tẩy cho ngọt nước. Mâm cúng Ông Táo có cỗ mũ
hàng mã và cũng xôi thịt, bánh trái. Sau khi cúng đón Táo Quân và cúng
mời tổ tiên, ông bà về ăn tết với con cháu, bà tôi xoay ra lo chiếc bàn
thiên.
Bàn thiên bày giữa sân thượng, bà tôi muốn mọi thứ phải
tố hảo để tế lễ trời đất, chào đón chúa xuân, cho năm mới được nhiều may
mắn, an khang, thịnh vượng. Con gà trống thiến được buộc thành hình con
gà quỳ dáng đẹp, cổ thẳng, mỏ
ngước lên trời. Sau khi luộc cẩn thận, con gà ngậm bông hoa tươi đặt
nằm trên mâm xôi gấc. Đĩa trái cây đủ năm thứ trái và bình hoa Lay Ơn đỏ
thắm. Không kể các món đặc biệt tết như bánh chưng, giò chả, mứt, hạt
dưa và rượu mùi…
Gần đến Giao Thừa, đèn nến lung linh, Giao Thừa
là lúc tống cựu, nghinh tân, lúc trời đất giao hòa, chúa Xuân về ngự
trị. Bà và bố mẹ tôi mặc quần áo tề chỉnh, sẵn sàng đợi đúng mười hai
giờ đêm là thành tâm khấn vái. Tôi đứng sau cảm được sự linh thiêng,
ngước mặt lên trời để làn gió lành lạnh mơn man làn da. Cùng đồng loạt
pháo nổ rền vang, rộn rã…Tàn một tuần nhang bà tôi lễ tạ, bố mẹ tôi chúc
thọ bà, bà chúc lại bố mẹ tôi rồi bắt chúng tôi đi ngủ để sáng sớm sẽ
mặc quần áo
mới chúc tết và được tiền lì xì. Tôi còn ở lại sân thượng hưởng gió
xuân, hít thở khí trời linh thiêng lúc trời đất giao mùa.
Đã hơn
ba mươi năm xa quê hương, bà và bố tôi đã qua đời. Tôi vẫn nhớ về những
kỷ niệm xưa, vẫn nhớ những ngày tết rộn ràng nơi ngôi nhà ấm cúng, vẫn
nhớ những giây phút thiêng liêng khi tiễn năm cũ đi, đón năm mới tới nơi
sân thượng yêu dấu cũ, của một thời mộng mơ, trẻ dại…
Đỗ Dung
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Jan/2012 lúc 4:59pm
Nghề phát
thơ
Ngày xưa dưới
thời phong kiến, vấn đề đưa tin là
chỉ có trong lãnh vực triều đình mà thôi. Dân
chúng thì chỉ có thể chờ cơ hội để
nhờ người này hay người nọ mang thư giùm. Người
Pháp có công trong việc tạo ra một hệ thống
đưa tin cho toàn dân.
Nghề phát thơ vào
thời này là một nghề hơi nguy hiểm vì lúc
nầy lãnh thổ Việt-Nam còn nhiều rừng rú, nơi
ẩn náu nhiều thú dữ nhất là cọp. Có rất
nhiều người phát thư bị cọp vật trong
khi hành nghề.
(Bấm nút
trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau
đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của
navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu1.jpg">
Một đoàn xe
chở thơ Saigon Can-Tho |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/postal.jpg">
Xe phát thơ Saigon
Tay Ninh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu4.jpg">
Ðoàn vận
tải thơ bằng chân! |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu3.jpg">
Nghỉ ngơi |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu.jpg">
Trước khi lên
đường làm việc |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/cop.jpg">
Cọp mò vào làng
dân |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/bay-cop.jpg">
Bẩy cọp |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/tigre_1937.jpg">
Một con cọp
bị bắt (1937) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/ch***e2.jpg">
Một con cọp
bị giết |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu2.jpg">
Nhiều khi
phải đi bằng voi để tránh gặp thú
dữ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/tram-nghi-giua-rung.jpg">
Chổ trú đêm
trong rừng cho mấy người phát thơ |
|
http://nguyentl.free.fr/html/sommaire_photo_ancienne_vn.htm">
Ði
trở ra
Nguồn : http://nguyentl.free.fr/html/photo_facteurs_vn.htm
______________ ___________________________ _______________________________________
Quân Sử VNCH Qua Tem Thư Bưu Chánh
Tác Giả:
http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-44_10-32_12-1/ -
Nguồn: http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-67_4-163_5-10_6-1_17-6_14-2_15-2/ - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-67_4-163_5-10 http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-67_4-163_5-10_6-1_17-6_14-2_15-2/ - _6-1_17-6_14-2_15-2/
http://www.quansuvn.info/ -
Lễ Kỷ niệm Hai Bà Trưng và Ngày Phụ Nữ Việt Nam
Giá
tiền 0đ50-nhiều mầu; 2đ00- nhiều mầu; 3đ00- nhiều mầu; 6đ00-nhiều mầu.
Họa sĩ Nguyễn-Gia-Trí vẽ. Nhà in Thomas de la Rue Londres thực hiện. Số
lượng in: 0đ50-1 triệu , 2đ00-1 triệu, 3đ00-1 triệu, 6đ00-1 triệu. Phát
hành: ngày 14-03-1959 nhân dịp "Lễ Kỷ-niệm Hai Bà Trưng và ngày Phụ Nữ
Việt-Nam", nhằm ngày 6 tháng 2 Kỷ Hợi. Đề tài: Hai Bà Trưng cỡi voi
đánh đuổi quân Nam-Hán. Nhật ấn: a) Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh
Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn; b) Dấu kỷ niệm "14-03-1959, Ngày Phụ-Nữ
Việt-Nam" trên các thư tín xuất phát trong thời gian từ 11-03 đến
17-03-1959.
Khu Trù Mật
Giá
tiền 0đ50-xanh nước biển; 1đ00-xanh lá cây; 3đ00-da cam; 7đ00-hồng. Họa
sĩ Trần-Xuân-Vinh vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris. Số lượng
in: 0đ50-2 triệu , 1đ00-2 triệu, 3đ00-2 triệu, 7đ00-2 triệu. Phát hành:
ngày 07/07/1960. Đề tài: Con tem diễn tả quang cảnh tổng quát của một
Khu Trù-Mật kiểu mẫu, với những căn nhà cất thứ-tự và nhiều thửa ruộng,
chợ ở giữa, bệnh xá bên trái, trường học làng có lá quốc-kỳ tung bay
trước gió. Khu Trù Mật thiết lập bên bờ sông, trên dòng sông, một
chiếc thuyền buồm góc cùng bên phải. Con tem bị mờ ở khung cảnh thứ
nhất, một quân nhân đứng gác, một thiếu nữ cấy lúa và một nông dân dắt
trâu cày . Nhật ấn: a) Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu
Điện Sài Gòn.; b) Dấu kỷ niệm trên các thư tín xuất phát từ 24-12 đến
27-12-1959.
Ấp Chiến Lược
Giá
tiền 0đ50-son; 1đ00-xanh lá cây; 1đ50-màu rượu chát; 7đ00-màu dương. Số
lượng: 0đ50- 2 triệu; 1đ00- 1 triệu; 1đ50- 2 triệu; 7đ00- 1 triệu. Hình
do họa sĩ Nguyễn-Minh Hoàng vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris
ấn loát. Phát hành: ngày 26-10-1962 Kỷ niệm Đệ Thất Chu Niên Cộng Hòa
Việt Nam. Đề tài: Mẫu tem hình dung ở hàng đầu, một đồn phòng vệ với
đàng xa một điếm canh, một cặp thanh niên đang chiến đấu chống kẻ thù
Cộng Sản. Hàng sau chúng ta thấy thấp thoáng những cây dừa và các
ngôi nhà của dân-cư ngụ tại vị trí Ấp Chiến Lược, nằm bên trong các cơ
cấu phòng thủ cổ điển: lũy cao, hào sâu, do tiền nhân truyền lại. Nhật
ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn. Sau chính
biến 1-11-1963, tướng Dương Văn Minh đã ra lịnh triệt hạ phương tiện
chống cộng hữu hiệu này, hơn 16 ngàn ấp chiến lược đã bị bứng đi.
Toàn Dân Bảo Vệ Non Sông Giá
tiền 0đ30-vàng; 0đ50-hồng; 3đ00-xanh; 8đ00 son. Số lượng: 0đ30- 2
triệu; 0đ50- 2 triệu; 3đ00- 1 triệu; 8đ00- 1 triệu. Họa-sĩ Phạm Văn Trừ
vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày
07-07-1963. Ngày thu hồi: 31-03-1964 do Nghị Định số 64/025/NĐ/CC ngày
23-11-1964 của Bộ Giao Thông, Công Chánh & Bưu Điện. Đề tài: Mẫu
vẽ hình dung ở giữa, một bàn tay khỏe mạnh, cầm một cây gươm ngay ngắn,
đàng sau người ta nhận thấy phía xa một tháp canh và một bên, quang
cảnh thị-thành, một bên đồng quê bát ngát. Bức họa tượng trưng toàn dân
nhất trí bảo vệ non sông, Tổ Quốc. Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh
Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn.
Chiến Sĩ Cộng Hòa
Giá
tiền 0đ50-đỏ; 1đ00-xanh; 4đ00-tím; 5đ00 cam. Số lượng: 0đ50- 1 triệu;
1đ00- 2 triệu; 4đ00- 1 triệu; 5đ00- 1 triệu. Họa-sĩ Phạm-Văn-Trừ vẽ. Do
nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 26-10-1963.
Ngày thu hồi: 31-12-1963 do Nghị Định số 64/06/NĐ/CC ngày 07-11-1964 của
Bộ Giao Thông, Công Chánh & Bưu Điện. Đề tài: Mẫu tem hình dung
người Chiến sĩ Cộng Hòa. Hai bên, các hàng chữ "Dũng Cảm Kỷ Luật" đề
cập hai đức tính căn bản của người Chiến Sĩ Cộng Hòa. Nhật ấn "Ngày đầu
tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn.
Kỷ-Niệm Ngày 1-11-1963/b] Giá
tiền 0đ50-tía, lam, lợt xám; 0đ80-nâu, lợt, tím lợt; 3đ00-lam lợt, nâu,
lam đậm. Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 0đ80- 1 triệu; 3đ00- 1 triệu. Hình do
họa sĩ Nguyễn Minh Hoàng vẽ (0đ50). Họa sĩ Võ Tấn Tài vẽ (0đ80). Họa sĩ
Nguyễn Văn Ri vẽ (3đ00). Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát.
Phát hành: ngày 01-11-1964 nhân dịp kỷ niệm Đệ Nhất Chu-Niên ngày Cách
Mạng 01-11-1963. Đề tài: Loại tem gồm 3 giá tiền với 3 mẫu vẽ khác
nhau: Mẫu tem 0đ50 toàn dân hăng hái tham gia cách mạng; Mẫu tem 0đ80
trình bày một quân nhân cương quyết bứt dây xiềng xích để giải phóng dân
tộc; Mẫu tem 3đ00 kết hợp 3 đề tài tượng trưng: ngọn lửa cách mạng,
vòng hoa chiến thắng và đoạn dây xiềng xích bị chặt đứt. Nhật ấn "Ngày
đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn.
Việt Nam Đấu Tranh và Xây Dựng
Giá
tiền 0đ80-nâu đậm, nâu lợt; 1đ50-đỏ, vàng, nâu đậm; 3đ00-xám, nâu đậm,
nâu lợt; 4đ00- xám đậm, nâu tím. <!--[endif]--> Họa sĩ Lê Thành
Lâm vẽ (0đ80); Họa sĩ Nguyễn Uyên vẽ (1đ50): <!--[endif]--> Họa sĩ
Lâm Văn Bê vẽ (3đ00); <!--[endif]--> Họa sĩ Nguyễn Ái Linh vẽ
(4đ00). Nhà in chi nhánh của hãng Thomas de la Rue Staderini Carte
Valori Roma. Số lượng in: 0đ80-4 triệu, 1đ50-2 triệu, 3đ00- 6 triệu,
4đ00- 500 ngàn. Phát hành: ngày 1-11-1966, nhân dịp kỷ niệm đệ tam
chu niên ngày Cách Mạng 1-11-1963. Mẫu vẽ trên 4 con tem diễn tả tượng
trưng hình ảnh nước Việt Nam đấu tranh và xây dựng: đấu tranh cho tự do
và xây dựng hạnh phúc dân tộc. Nhật ấn: Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại
Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn.
Chiến dịch Chiêu Hồi Ngày 01-06-1969 phát hành bộ tem Chiến dịch Chiêu Hồi gồm 02 loại.
Tổng Động Viên
Ngày 20/-09-1969 phát hành bộ tem Tổng Động Viên gồm 04 loại.
Người Phu Trạm thủa xưa
Ngày 06-06-1971 phát hành bộ tem Người Phu Trạm thuở xưa gồm 02 loại.
Ngày Quân Lực 19-06-1971
Tem phát hành nhân Ngày Quân Lực 19-06-1971 với hai giá tiền, 3 đ và 40 đ không có ghi tên họa sĩ trình bày.
Nhân Dân Tự Vệ Ngày 15-06-1972 phát hành bộ tem Nhân Dân Tự Vệ. Tem có 3 loại gồm 20 đ, 6đ và 2đ. Không thấy rõ tên của họa sĩ
Lính Thú đời xưa
Ngày 14-08-1972 phát hành bộ tem Lính Thú đời xưa.
Người Thương Binh
Ngày 01-06-1974 phát hành mẫu tem Người Thương Binh in lại giá tiền
Bình Long Anh Dũng
Ngày 25-11-1972 phát hành bộ tem Bình Long Anh Dũng
Chiến
trận xảy ra ngày 05-04-1972. Quân Việt Cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn
đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 10 ngàn cây số. Cuộc
bao vây kéo dài đến ngày 13-06-1972 và Việt Cộng thực hiện bằng pháo
binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người. Với quân số trên dưới 10
ngàn binh sĩ, cùng với các lực lượng tăng viện, Quân lực Việt Nam Cộng
Hòa đã anh dũng chiến đấu trong suốt mấy mươi ngày đêm dưới mưa pháo và
chiến thuật "biển người" thí quân, cuối cùng đã đánh bật quân VC và tỉnh
lỵ An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa. Tầm vóc của trận Bình Long An Lộc
tương đương với trận Stalingrad (thời đệ nhị thế chiến 39-45) khi quân
Đức quốc xã bao vây quân Liên Xô vào đầu thập niên 40. Thật xứng với
danh xưng An Lộc Bình Long anh dũng, là trang sử sáng chói của quân dân
miền Nam Việt Nam và Quân sử thế giới hiện đại trong thập niên 70 cũng
như mãi mãi về sau.
Kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000
Ngày 18-02-1973 phát hành bộ tem Kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000
Chiến thắng Quảng Trị
Ngày 24-02-1973 phát hành bộ tem Chiến thắng Quảng Trị
Chiến
dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị (hay Cổ thành Đinh Công Tráng) bắt
đầu lúc 19 giờ ngày 28-06-1972 và chấm dứt lúc 12g45 ngày 25-07-1972, 27
ngày chiến trận đối với đối với Sư đoàn Nhảy Dù; từ ngày 08-09-1972 đối
với Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và chấm dứt vào lúc 12g45 ngày
16-09-1972 khi binh sĩ của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dựng lá quốc
kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên cổ thành Quảng Trị.
Kỷ niệm ngày chiến hữu đồng minh
Ngày 28-01-1974 phát hành bộ tem Kỷ niệm ngày chiến hữu đồng minh
Kỷ niệm Hai Bà Trưng
Ngày
27-02-1974 phát hành bộ tem Kỷ niệm Hai Bà Trưng, vị vua Bà đầu tiên
của tộc Việt đã đánh bại đoàn quân xâm lược Tàu phương Bắc.
Chiến hữu đồng minh in lại giá tiền
Tem Không Được Phát Hành
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jan/2012 lúc 5:00pm
From : Kim Thanh-Nguyễn Kim Quý
12 giờ Oregon, đêm giao thừa Tết Nhâm Thìn
Tôi ngồi uống rượu một mình, chờ giây phút linh thiêng, nhiệm mầu mà
hai khoảnh khắc thời gian đến gặp nhau, bàn giao. Thêm một bonus coupon
nữa của Thượng Đế cho lấy ra xài, tiếc quá . Còn bao nhiêu nữa đây ? NKQ.
ĐÊM GIAO THỪA KỂ CHUYỆN RƯỢU
1. Danh ngôn của những tay bợm nhậu: "If you drink, you will die. If you don't drink, you will die, too. So, drink and die. And die happy." Nếu anh uống rượu, anh sẽ chết. Nếu anh không uống, anh cũng sẽ chết. Vậy thì, uống đi và chết. Và chết sung chết sướng."
2. Mỗi lần đi khám physical (sức
khỏe thường niên), tôi phải thương lượng với ông bác sĩ Mỹ, như sau:
không uống, thì tôi sẽ không ăn được, không ăn được thì tôi sẽ
chết, đằng nào cũng chết, sớm hay muộn thôi. Ông mủi lòng, sợ tôi chết
thật, mất một thân chủ dễ thương, nên cho phép tôi uống một ly vang
trong bữa cơm chiều. Ở nhà, tôi giữ đúng lời ông vì có mỹ nhân cây nhà
lá vườn ngồi bên. Ra ngoài, luôn luôn tôi vi phạm chút đỉnh, do bạn bè
dụ dỗ.
Được cái trời thương, tôi tự hào nói, tôi biết cách uống rượu không say (bí kíp này không thể phổ biến free
trên DĐ, ít nhất cũng phải vài chai XO), không nói lảm nhảm, không bước
đi xiêu vẹo, không về nhà làm khổ vợ con, và càng nói càng vui càng
tỉnh, nên được các ông bà bạn thích, tiệc nào cũng mời cho bằng được, có
thế giá lắm, nghĩa là có nhiều week end phải "chạy sô", mệt nghỉ. Từ ngày mỹ nhân cây nhà lá vườn có bằng lái xe, tôi thách luôn cả cảnh sát Portland, vốn hắc ám, chuyên môn rình bắt và phạt rất nặng về vụ uống rượu lái xe.
3. Lính
tráng tụi này, không nhậu thì thôi, mà nhậu thì là từ chết tới bị
thương. Bạn bè luôn miệng nói: "Rượu bất khả ép, mà ép thì bất khả từ".
Họ không ép, chỉ cầm ly kề miệng, bắt "một hai ba, dzô", không uống
không được. Lính tráng cũng có cái triết lý sống của họ. Uống rượu không
hẳn để tiêu sầu như các thi sĩ từ Horace đến Lý Bạch đến Baudelaire đến
Cao Bá Quát, Tản Đà, mà còn để quên cái chết cận kề.
Tôi
nhớ một chuyện buồn: Mùa hè đỏ lửa 1972, đại đội tôi được tăng phái cho
chiến trường Kon Tum. Đêm, trong hầm chỉ huy, tôi và một vài người bạn,
trong số có một tiểu đoàn trưởng, Sư đoàn 22, ngồi đánh xập xám và uống
rượu quên đời. Uống đi tụi bay, không biết ngày mai còn có dịp ngồi nhậu với nhau nữa không. Sáng hôm sau anh tiểu đoàn trưởng, người nói câu đó, và một bạn khác đã đụng độ nặng, và tử trận.
4. Tôi
có một người bạn rất dễ thương, nhưng không biết uống rượu, uống vào
1/4 ly bia thôi là mặt đỏ gay như gà chọi, lái xe về nhà sợ bị mấy ông
"bạn dân" dàn chào hỏi thăm. Cho nên anh em tha, không ép uống, nhưng
vẫn gọi là "thằng phá mồi".
Uống rượu tự nó không xấu. Chỉ tại người uống.
Trước 1975, tôi có những ông bạn uống như hũ chìm, mặt lầm lầm lì lì.
Nhưng, trái lại, có người sau chừng hai ly vang hay bia, chưa nói tới cognac,
bắt đầu nói bậy bạ, ra trước cửa nhà, quỳ xuống lạy anh xích lô, khóc
kể thảm thiết, "tôi lạy ông xích lô ơi là ông xích lô, tôi buồn quá, ông
có thương tôi không...", v. v... khiến bà vợ xấu hổ quá, lôi cổ vào
nhà. Có anh bình thường rất là dễ thương, nhưng có rượu vào, một chút
thôi, đã kiếm chuyện cà khịa đá vợ đá con, cãi cọ với bạn bè. Tại
Portland, có một anh uống chừng
nửa ly Rémy Martin pha coca là bắt đầu to tiếng, nằm sấp giữa phòng,
chắp tay lạy mọi người, miệng xin lỗi, xin lỗi, mà không biết lỗi gì. Có
anh khác, bình thường không nói một tiếng, nhưng có vài ly vào là khóc
sụt sùi, kể chuyện từ đời xửa đời xưa, và những chuyện tình bi đát ngày
trước. Cho nên khi có anh tham gia, chúng tôi luôn để sẵn hộp kleenex.
Chưa kể những ông uống vào, về nhà “OK thau” (mửa) ... Vì những người
như thế mà người ta, nhất là các bà vợ, có thành kiến với những người
uống rượu, và với rượu nói chung.
5. Rượu
và mỹ nhân. Mỹ nhân có khi là vợ mình, có khi chỉ là mỹ nhân giả, một
bóng hình trong mộng tưởng hay kỷ niệm. Tùy người đối diện. Riêng tôi,
dù ngồi uống một mình, vẫn mơ thấy mỹ nhân (giả) ngồi cạnh.
Khi
chưa có con, mỗi lần tôi uống đều có mỹ nhân cây nhà lá
vườn ngồi bên nói chuyện vu vơ. Bây giờ, nàng bỏ mặc tôi với các ông bạn
vừa trẻ vừa già. Vừa uống vừa rầm rì kể chuyện đời và đời xưa. Uống
rượu mà để vợ dọn dẹp, hầu hạ, không phải là uống rượu theo cung cách
thanh tao của cổ nhân, đó là nhậu, hay nhậu nhẹt, đó là dzô dzô, tôi
không thích, mặc dù đã quá quen trong đời lính. Tôi lại càng không thích
những quán bia ôm, trông dơ dáy (cả nghĩa bóng nghĩa đen), mặc dù cũng
đã quá quen những ngày chinh chiến cũ. Bây giờ, không còn gì đẹp hơn,
khi trên tay một ly Courvoisier mắt nhìn xuống vườn khuya nghe cây lá
khẽ
rung mình trong sương lạnh, mà thấy, như Quang Dũng,
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ.
Thế đấy. Lãng mạn làm người ta trẻ mãi, sống dai.
6. Tại
một đơn vị BB nọ, có một anh Trung sĩ hễ uống hai lon bia vào là bắt
đầu cà khịa với mọi người, lôi cha lôi mẹ thiên hạ ra mà chửi. Ai cũng
bất mãn, nhưng khuyên nhau: “Thôi kệ, chú ấy say, chấp làm gì.”
Được
thể, một hôm, y quen tật, mang cha mẹ của một hạ sĩ mới đổi về, mà y
ghét, ra nhục mạ. Anh hạ sĩ bèn túm cổ áo y, dí vô tường, đấm túi bụi
vào mặt, chảy máu mũi:
- ĐM, sao mi say mà khôn quá vậy? Mi say, mà chỉ lôi cha mẹ người ta ra
chửi, sao không lôi cái thằng cha và con đ… mẹ của mi ra mà chửi, hả hả
hả hả hả hả hả hả hả hả?
Mỗi cái “hả” là một quả đấm thôi sơn. Từ đó, y vẫn say, nhưng hết chửi ai nữa.
7. Tại
đơn vị tôi, ở Qui Nhơn, có chuẩn úy tên X., mới ra trường Thủ Đức, tính
tình phách lối, ngựa non háu đá, coi thiên hạ, kể cả ông đại úy đơn vị
trưởng, như cỏ rác, cá mè một lứa. Ông đại úy, thuộc loại chịu chơi,
nhưng khi Tarzan nổi giận vẫn rút súng pằng pằng như cao bồi thứ thiệt.
Ông bực lắm, nhưng vẫn gọi X. lên văn phòng ôn tồn khuyên nhủ mãi, mà
chứng nào tật nấy. Một bữa nọ, trong khi lai rai ba sợi tại câu lạc bộ
đơn vị, X.
lôi các sĩ quan đồng đội và cả ông đại úy ra chửi đổng. Ông đại úy nghe
được, kéo X. ra sân, tự cởi áo trận có thêu ba hoa mai đen, giựt phăng
cái lon chuẩn úy của X. ném xuống đất, rút súng Colt, lên đạn và quăng
cho anh ta, rồi hét lên:
- Tao cho mày bắn trước. Mày bắn trật là chết với tao. Tao đã lột lon
của tao rồi, bây giờ tao với mày ngang hàng, đừng nói tao ăn hiếp mày.
Bắn đi.
Anh
chuẩn úy, say quá, cũng nhắm ông đại úy bóp cò đại, nhưng trật. Ông bèn
sấn tới, bóp cổ, nện cho anh ta một trận. Anh ta cũng đánh trả lại vài
quả, cho đến lúc chịu không nổi, ngả quị xuống.
Xong việc, ông đại úy gọi lính khiêng X. vào bệnh xá, dặn y tá chăm sóc anh ta kỹ lưỡng.
8. Mười lăm năm trước, tại San José, thằng em họ của tôi, tên S., sau một buổi tiệc, say quá, lái xe về nhà, đâm luôn vào đuôi xe cảnh sát đang đậu chớp đèn.
Xuống xe, còn lè
nhè, cự nự: “Thằng nào đậu chận xe tao?”. Đến khi bị cảnh sát bắt nhảy
cò cò, té quay lơ, và bị còng tay, chở về bót, S. vẫn chưa chịu tỉnh
rượu.
Bị phạt $1,000 về tội uống rượu mà lái xe, phá hoại công xa, $1,000
tiền gò lại đuôi xe cảnh sát, một năm giam bằng lái, ba tháng học lớp
cai rượu, sáu tháng đi châm cứu (tiếng lóng: lượm rác) trên xa lộ. Về
nhà, bị vợ mắng: “Cho ông chừa, tui nói rồi.”
Bây giờ, sau nhiều năm được gặp lại, S. giác ngộ thấy rõ: dù bị ép uống cách mấy, hắn cũng lắc đầu:
- Em thèm lắm, nhưng ớn con vợ em quá!
9. Tại
Oregon, tôi có một người quen, chưa hẳn là bạn, có một tật lạ: hễ muốn
chửi ai là tổ chức một bữa tiệc (rượu) nhỏ tại gia, lựa chọn “nạn nhân”
và một số “nhân chứng” mời đến nhậu. Riết rồi, ai cũng sợ khi được mời,
mà được mời ai cũng đi, vì tò mò muốn biết ai là victim of the night và chứng kiến một màn kịch vui.
Một lần, sau hai ly cognac pha với soda,
anh ta giả vờ say, gây chiến với một “nạn nhân” chấm trước. Anh này nổi
tiếng nóng tánh còn hơn Trương Phi. Cuộc đấu khẩu đến hồi dữ dội, các
“nhân chứng” không ai can nổi. Tiếng Đức xổ ra rào rào. “Nạn nhân”, giận
quá, đứng lên, hất đổ bàn ăn, ly chén vỡ ngổn ngang trên sàn gỗ, đập
luôn chai rượu, bỏ về, kèm theo câu chửi thề:
- Tiên sư bố mày, cho mày chừa cái thói lưu manh mời ăn, rồi mượn rượu chửi người.
Sau đó, tôi chờ mãi đến phiên làm “nạn nhân”, mà chẳng nghe y gọi. Hỏi
ra mới biết y chừa thật. Vì lỗ vốn: vừa phải sắm lại chén đĩa, vừa mất
toi chai XO, vừa dọn dẹp, lau rửa sàn nhà, vừa bị vợ phạt bắt ngủ sofa vô hạn kỳ. Dại gì.
10. Nhân
nói vui về rượu, tôi cũng xin đặt một vấn đề văn chương nghiêm chỉnh mà
bấy lâu cứ ấm ức mãi nhưng quên mãi. Trong văn chương ta, nhiều người
lấy tên anh Kinh Kha người nước Vệ bên Tàu để chỉ những tráng sĩ vì chí
lớn liều thân, một lần đi không trở lại, v.v... Thi sĩ lớn Vũ Hoàng
Chương cũng làm nguyên một bài thơ ca tụng anh này, khiến cho các ông
thi sĩ nhỏ bắt chước ca ngợi theo rối rít. Tuy nhiên, nếu đọc lại giai
thoại Kinh Kha trong sách Tàu, người ta thấy anh ta chỉ là một tên giết
mướn (hitman), chả có lý tưởng chi ráo, gặp thái tử Đan nước Yên đãi
rượu thịt ê hề thì nhận đi làm thích khách. Trước
khi Kinh Kha ra đi, cả hai còn tàn ác hơn nữa là kẻ chặt người nhận bàn
tay của một ái thiếp (?) của thái tử. Nhậu đã đời rồi Kinh Kha xách
thanh chủy thủ có tẩm thuốc độc, ra đến bờ sông Dịch, ngâm câu thơ nổi
tiếng, đại khái “tráng sĩ một đi không trở lại”, rồi tiếp tục lên đường
mưu giết Tần Thủy Hoàng (221-210 TCN). Đâm trật, tôi nghĩ vì say quá,
lạng quạng, chứ không phải vì kiếm thuật kém. Rồi lại để vệ sĩ của Tần
vương đến bắt trói và giết, mà không biết dốc ngược lưỡi kiếm vào cổ
mình. Tráng sĩ ở chỗ nào?
Trong
khi đó anh hùng Phạm Hồng Thái của ta vào một khách sạn, thành phố Sa
Điện, Quảng Châu, cho nổ bom giết toàn quyền Merlin, ngày 19/6/1024.
Merlin không chết, người anh hùng bị vây khốn, đã nhảy xuống Châu giang
tự vẫn, lúc ấy mới 23 tuổi. Một lần đi không trở lại. Ai hơn ai? Ông
được chính phủ Trung Hoa chôn cất trong nghĩa trang Hoàng Hoa Cương,
dưới chân đồi Bạch Vân, dành cho các anh hùng liệt sĩ Tàu. Còn ta? Chừng
nào thì những ông thi sĩ Việt Nam thôi ca tụng Kinh Kha và thay vào đó là tên của Phạm Hồng Thái? Hay "bụt nhà" cứ mãi mãi "không thiêng"?
11. Những bài thơ về rượu
a) Lương Châu Từ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi Dục ẩm tì bà mã thượng thôi Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Vương Hàn
Khúc Tạ Từ Ở Lương Châu
Rượu bồ đào đựng trong chén dạ quang Toan uống, tiếng đàn đã giục giã lên đường Ta nằm say nơi sa trường bạn chớ cười Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về? Anne Nguyễn
b) Ẩm Tửu Khán Mẫu Đơn
Kim nhật hoa tiền ẩm Cam tâm tuý sổ bôi Đãn sầu hoa hữu ngữ: Bất vị lão nhân khai
Lưu Vũ Tích
Uống Rượu Ngắm Hoa
Nhấp rượu cùng ngắm hoa Đôi chén say thỏa lòng Chỉ ngại hoa thỏ thẻ: Chẳng nở vì lão đâu Anne Nguyễn
c) Tương tiến tửu
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu
Lý Bạch
Ngựa năm sắc,
Áo ngàn vàng
Hãy bảo nhau lấy ra đổi rượu ngon/
Để ta cùng các bạn diệt tan nỗi sầu
Nguyễn Danh Đạt dịch, (trong Bình & Chú giải 100 bài thơ Đường hay nhất , NXB Văn Nghệ, TP/HCM, 1998, t.78)
d) Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai
Sóng dậy đìu hiu biển dấy sầu, Lênh đênh thương nhớ dạt trời Âu. Thôi rồi, tay nắm tay lần cuối, Chia nẻo giang hồ vĩnh biệt nhau.
Trai lỡ phong vân gái lỡ tình, Này đêm tri ngộ xót điêu linh, Niềm quê sực thức lòng quan ải, Giây lát dừng chân cuộc viễn trình
Tóc xoã tơ vàng nệm gối nhung Đây chiều hương ngát lá hoa dung, Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo, Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng.
Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay. Buồn mưa, trăng lạnh: nắng, hoa gầy Nắng mưa đã trải tình nhân thế Lưu lạc sầu chung một hướng say.
Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai. Ra đi chẳng hứa một ngày mai. Em ơi! lửa tắt bình khô rượu, Đời vắng em rồi say với ai?
Phương Âu mờ mịt lối quê Nàng Trăng nước âm thầm vạn dặm tang Ghé bến nào đây, người hải ngoại Chiều sương mặt bể có mơ màng?
Tuyết xuống phương nào, lạnh lắm không? Mà đây lòng trắng một mùa đông Tương tư nổi đuốc thâu canh đợi, Thoảng gió… trà mi động mấy bông
Vũ Hoàng Chương
e) Le Vin des Amants
Rượu của tình nhân
Aujourd’hui l’espace est spendide!
Sans mors, sans épérons, sans bride,
Partons à cheval sur le vin
Pour un ciel féerique et divin !
Comme deux anges que torture
Une implacable calenture,
Dans le bleu ciel cristal du matin
Suivons le mirage lointain !
Mollement balancés sur l’aile
Du tourbillon intelligent,
Dans un désir parallèle,
Ma sœur, côte à côte nageant,
Nous fuirons sans repos ni trêves
Vers le paradis de mes rêves !
Baudelaire (trong Les Fleurs du Mal)
NKQ
------------- mk
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 11/Feb/2012 lúc 6:17am
NGƯỜI ĐẸP SAIGON THẬP NIÊN 60-70 http://www.youtube.com/watch?feature=player_popout&v=rUWu5CX3xqg - - http:// - youtube. - watch? - player_popout&v - CX3xqg
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Feb/2012 lúc 10:58pm
Xem những video của V.N một thời xa xưa (tài liệu rất quý...)
Gửi người Saigon cũ để nhớ những kỹ niệm không bao giờ phai ! http://saigon.vietnam.free.fr/saigon-video.php -
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 29/Feb/2012 lúc 11:46pm
Mykieu ơi,
Những tài liệu nầy thật quý.
Cám ơn mykieu nhiều lắm nha.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Mar/2012 lúc 8:01pm
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Feb/2013 lúc 9:44pm
SAIGON - DÁNG CHỢ NĂM XƯA
TAM THÁI
Sài
Gòn hai trăm năm mươi chợ, kể sao cho vừa. Trong thời khó khăn, kinh tế
lạm phát, siêu thị, trung tâm thương mại đại diện cho phái "chợ ngoại"
tràn lan, thì chợ Việt truyền thống với những món hàng để nấu cơm ba
bữa, cây nhà lá vườn, tự sản tự tiêu đang bị co cụm. Trào lưu đưa hàng
Việt về chợ đang được chú ý.
Tết ta, dạo chợ Việt, sắm món ngon truyền thống, nhớ chuyện đất lề quê thói, như một việc tất yếu. Những
ngôi chợ Sài Gòn xưa dưới đây có cái còn, nhưng cũng có cái đã đi vào
dĩ vãng. Ngoài chợ Bến Thành ở khu trung tâm quen thuộc, chúng ta hãy
"dạo qua" và ngắm lại một số chợ nổi tiếng khác, có cách nay trên nửa
thế kỷ.
1. Chợ Cầu Ông Lãnh: Từ
bến ghe chành trở thành ngôi chợ vào năm 1872, đầu mối hàng thủy sản.
Năm 1946, dẹp lò mổ heo, phát triển thêm chợ Cầu Muối, đầu ngành nông
sản, biến đường Lò heo (đường Nguyễn Thái Học) thành bến xe. Tháng
4/1999, chợ Cầu Ông Lãnh cháy rụi. Đến năm 2004,
cả hai chợ bị giải tỏa để làm đại lộ bờ sông. Ông Lãnh có lẽ là Lãnh
Binh Thăng, còn Cầu Muối là cầu chuyển muối từ ghe miền Trung chở vào.
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1071703/1-asaigon-dang-cho-nam-xua-large.jpg"> |
2. Chợ Lớn cũ: Ra
đời sau khi người Hoa từ Cù Lao Phố về đây lánh giặc Tây Sơn (1776).
Ảnh này chụp đầu thập niên 1920. Địa danh Chợ Lớn phát xuất từ đây: ngôi
chợ lớn nhất vùng... "Chợ Lớn". Sau khi lập Chợ Lớn mới (Bình
Tây) thì chợ này bị dẹp bỏ vì quá tải.
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1071703/2-saigon-dang-cho-nam-xua-large.jpg"> |
3. Chợ Bình Tây: Biết
chính quyền Chợ Lớn có ý định xây ngôi chợ mới để thay thế Chợ Lớn cũ
đã quá chật chội, năm 1928, ông Quách Đàm, thương gia người Hoa, liền bỏ
tiền ra mua một cuộc đất rộng nằm giữa kênh Tàu Hủ và
rạch Bàng (đường Hậu Giang - Tháp Mười ngày nay), xây nên ngôi chợ Bình
Tây đồ sộ (26.000m2, gấp đôi chợ Bến Thành), cấu trúc trệt - lầu, kiến
trúc Đông phương nhưng thoáng đãng, tân kỳ. Ông Quách Đàm hiến tặng
ngôi chợ cho tỉnh, chỉ với điều kiện sở hữu dãy phố tự xây hai bên tả,
hữu chợ, cũng trên đất mình mua, làm kinh doanh. Ông được đặt tượng
trong chợ sau khi qua đời. Dĩ nhiên, chính quyền đồng ý cái rụp, vì
đâu phải bỏ ra xu nào, lại được thu thêm tiền thuế. Phần Quách Đàm, đã
giàu lại giàu thêm, nhờ cho thuê phố chợ, vừa thơm danh làm nghĩa, lại
được tiểu thương đội ơn (nên gọi là Chợ Quách Đàm). Sau 1975, tượng đồng Quách Đàm bị hạ bệ, nhốt vào nhà kho. Sau đó, được đặc cách về Bảo tàng Mỹ thuật ở 67
Phó Đức Chính. Tiểu thương chợ Bình Tây góp tiền, làm lại tượng khác, đặt lại ở sân giữa tầng trệt, đêm ngày nhang khói. Bình Tây, tên làng cũ. Trước 1990 là chợ đầu mối cho cả nước. Đã
gần một thế kỷ trôi qua, Sài Gòn vẫn chưa có ngôi chợ nào to đẹp hơn.
Ta thấy bài toán "đi chợ" của Quách Đàm ngày xưa thật kinh... tế, đâu có
"đa dại" như một số "đại gia" làm ăn kiểu chụp giựt, rơi vào ngõ cụt,
đi từ teo tóp tới tiêu tùng, phá sản.
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1071703/saigon-dang-cho-nam-xua10-large.jpg"> |
4. Chợ Cá: Chợ
này không còn, ngày xưa, nằm ngay trên con đường Tổng Đốc Phương (nay
là Châu Văn Liêm), ở vị trí vòng xoay tượng Phan Đình Phùng bây giờ. Năm
1954, Sài Gòn xây lại một chợ tôm cá, nhưng kiến trúc khá văn hóa, đó
là
chợ Hòa Bình (tên làng cũ). Về sau có thêm chợ cá Trần Quốc Toản (đường 3/2, gần Nguyễn Tri Phương), chợ đã bị giải thể sau thời bao cấp.
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1071703/4-saigon-dang-cho-nam-xua-large.jpg"> |
5. Chợ Tân Định: Xây
năm 1926. là chợ nhà giàu thời đó. Hai bên có bãi xe hơi, phía sau là
bến xe ngựa (đường Mã Lộ). Rau. thịt tươi ngon sản xuất phía Gia Định
đều chở về đây. Kiến trúc chợ đến nay không thay đổi nhiều,
nhưng ngày xưa thoáng đẹp. Chung quanh là những nhà vườn, đất còn
thênh thang của làng cũ Tân Định. Bây giờ bí lối, sạp hàng, ki-ốt, quảng
cáo tứ bề. Đi bên đường Hai Bà Trưng, chẳng ai còn nhìn thấy mặt tiền
kiến trúc, đường nét tịnh tiến đặc thù của nó.
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1071703/5-saigon-dang-cho-nam-xua-large.jpg"> |
6. Chợ Bà Chiểu:
Chợ trung tâm của tỉnh Gia Định xưa, đã có từ đầu thế kỷ XIX. Kiến trúc
chợ thuộc hạng bình dân, xây năm 1942. Thập niên 1900, vùng đất này nên
thơ như bức tranh thôn dã: vườn cây, mái tranh, nhà ngói, ao sen đan
xen giữa những lũy tre, khóm chuối, đường làng. Tên chợ từ tên vùng
đất, chưa rõ nguồn gốc Bà Chiểu. Có người cho rằng bà là một trong năm
bà vợ của một lãnh binh thuộc triều Nguyễn, đã có sáng kiến chia vùng
quản chợ. Bốn chợ còn lại là Bà Hạt, Bà Hom, Bà Quẹo, Bà Điểm. Còn theo
Sơn Nam, "chiểu" là ao. Bà là nữ thần được thờ bên ao.
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1071703/6-saigon-dang-cho-nam-xua-large.jpg"> |
7. Chợ Gò Vấp: Chợ
đã có từ lâu, thuở dân cư còn thưa thớt. Sau 1954, người Bắc di cư vào ở
vùng này thì chợ mới phát triển, cùng thời với các chợ hương vị Bắc
khác, như Xóm Mới, Ông Tạ, Bùi Phát...
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1071703/saigon-dang-cho-nam-xua-o-large.jpg"> |
8. Chợ Thủ Đức: Chợ
Thủ Đức có sau hành trình xuôi về phương Nam của Lễ Thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh vào thế kỷ XVII. Người lập ra chợ này vốn là một thương gia
người Hoa bỏ nước ra đi sau khi phong trào "phản Thanh phục Minh"
thất bại. Về nhân vật lịch sử có liên quan, ông Tạ Dương Minh (Tạ
Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu xưa và
xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Tạ
Dương Minh là tiền hiền họ Tạ, hiệu Thủ Đức. Tản Đà thích thú khi đến
ăn nem Thủ Đức và tắm suối Xuân Trường (thập niên 1930). Ông về Bắc, gởi
thơ vào Sài Gòn: "Thủ Đức - Xuân Trường khách vắng đông/Ngồi nhớ người
xa thêm nhớ cảnh/ Xa xôi ai có nhớ nhau cùng..."
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1071703/saigon-dang-cho-nam-xuaa-large.jpg"> |
9. Chợ Bà Điểm: Vùng này xưa nhiều rừng, cọp dữ. Canh ba, canh tư, dân gánh nông sản về Bến Nghé bán phải đi thành đoàn, đốt đuốc chống cọp. Đây là vùng canh tác cau, trầu cuối cùng của 18 Thôn Vườn Trầu. Bà Điểm là chợ
đầu mối trầu, cau cho Lục tỉnh từ thế kỷ XIX cho đến cuối thập niên 1980. Giữa thập niên 1990 vẫn còn bến xe ngựa. Theo
một nhà nghiên cứu, Bà Điểm là vợ của một lãnh binh. Một tư liệu khác
thì bảo là người đã giúp Trương Định đánh Pháp (1861), còn theo TS. Lê
Trung Hoa, bà là chủ quán bán nước chè ở vùng này. Thập niên 1990, đã
có dự án bảo tồn khu nhà vườn Bà Điểm. Tiếc rằng nói mà không làm, nay
vườn trầu bán đất phân lô, chia ô hết rồi! Bức ảnh này cho ta thấy
cảnh chợ Bà Điểm trăm năm trước (1910). Đường trước chợ đã quy hoạch cốt
lề. Có đèn đường nhưng còn là trụ đèn thắp dầu (nay là góc Phan Văn Hớn
- Phan Văn Đối). Hai bên đường nhiều nhà ngói, đi lại chỉ có xe bò và
ngựa...
http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1071703/saigon-dang-cho-nam-xua-large.jpg"> |
TAM THÁI
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Feb/2013 lúc 7:06pm
NHỮNG TẤM HÌNH TÀI LIỆU RẤT QUÝ VỀ
VIỆT NAM
XƯA
Việt Nam bây giờ
đã thay đổi quá nhiều, nhưng hình ảnh về một Việt
Nam ngày xưa khi còn là thuộc địa
của Pháp thì lại là những tư liệu quý hiếm.
Mời các bạn xem tư liệu sưu tầm của Vanquyen.
Năm 1884, Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm
Việt Nam với tính cách là bác sĩ quân y, nhưng ông cũng là một nhà nhiếp ảnh
đại tài.
Những tấm hình này có một giá trị lịch sử rất lớn. Đây là lúc Pháp sắp sửa
chiếm hết Việt Nam ,
và đây cũng là những hình ảnh duy nhất còn sót lại mà chúng ta thấy được những
thành trì khi xưa.
Sau khi chiếm thành Hà Nội lần thứ hai vào năm 1882 (Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn
tiết), quân Pháp tiến về biên giới phía bắc, vì lúc bấy giờ, triều đình Huế đã
âm thầm yêu cầu “Giặc Cờ Đen” (và sau đó là quân đội Trung Quốc) giúp Việt
Nam đánh Pháp.
Lúc ấy, Trung Quốc vẫn coi Việt Nam như là “thuộc quốc” cuả mình, nên được dịp
họ tràn qua chiếm nhiều tỉnh phía bắc vùng biên giới.
Để phản công, Pháp tung hai cánh quân đánh chiếm được những đảo Pescadores và
Formose (Đài Loan) của Trung Quốc, nhưng Pháp không đủ quân để đánh với một
nước 400 triệu dân, nên tìm cách giảng hòa trong hiệp ước ký tại Thiên Tân ngày
9 tháng 6 năm 1885, trong đó Trung Quốc chấp nhận không còn coi Việt Nam là
“thuộc quốc” của mình nưã, và hứa sẽ tôn trọng lãnh thổ Việt Nam, mà các đường
biên giới sẽ được hai nước Pháp và Trung Quốc xác định sau. Lúc đó coi như Pháp
đã hoàn toàn thôn tính được nước ta.
Ngày 5 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp.
Phong trào Cần Vương ra đời.
Lúc này, bác sĩ Hocquard trở về Pháp, nhường chỗ cho bác sĩ Neis, đại diện Bộ
Ngoại Giao Pháp tới Việt Nam, để tham dự phái đoàn về đường biên giới với Trung
Quốc. Bác sĩ Neis cũng viết hồi ký kể lại chuyến công tác này, mà các bạn có
thể đọc ở một trang mạng bằng tiếng Pháp… Đây cũng là một biến cố quan trọng
cho lịch sử Việt Nam, vì đây là lần đầu tiên mà Việt Nam (do Pháp đại diện) đã
ký kết với Trung Quốc trên giấy trắng mực đen về những đường ranh giới, trước
đó chỉ là thỏa thuận ngầm.
Luật Pháp (1884-1885)
Trong quyển hồi ký, bác sĩ Hocquard nói, người Pháp gọi những người chống Pháp
là “giặc cướp” (pirates). Ông cũng nói, ông rất phục những người này, vì sự can
đảm phi thường của họ. Ông có dịp chứng kiến một người “giặc cướp” ung dung ra
pháp trường, không một chút sợ hãi, như những hình dưới đây.
Le mandarin de la justice (Quan pháp luật)
Un jugement de pirates (Một vụ xử “giặc cướp”)
Mandarin Phu de Phu Doan (Quan Phủ Doãn)
Trois condamnés à mort (Ba người bị xử tử hình)
Condamné à mort (Kẻ tử tội)
Forgerons (Thợ lò rèn)
Métier de tisser le coton (Nghề dệt vải)
Métier de dévider la soie (Nghề kéo sợi)
Une troupe des comédiens (Một gánh hát)
Orchestre tonkinois (Ban nhạc xứ “Bắc kỳ”)
Théatre annamite (Nhà hát của dân “a-nam”)
Danseuses annamites (Những nữ vũ công người a-nam)
Quatre danseuses (Bốn nữ vũ công)
Fumeurs d’opium (Người hút thuốc phiện)
Hanoi type de
la rue (Người đường phố Hà nội)
École de la mission catholique de Nam Dinh (Trường nhà dòng công giáo
Nam Định)
Un déjeuner sur herbe (Bữa ăn trên bãi cỏ)
Repas des catéchistes de Nam Dinh (Bữa ăn của chủng sinh ở
Nam Định)
La décapitation (Xử trảm)
Un village catholique (Một làng công giáo)
Types de coolies (Phu khuân vác, dân cu li)
Sarcleuses de thé (Dân hái chè)
Petit moulin (Xay giã gạo)
Un annamite conduisant le buffle (Trẻ a-nam chăn trâu)
Vu Van Chuong
===========================
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Feb/2013 lúc 12:46am
Xe hơi xưa
Cars You've Probably Never Seen Before
1921 Farman A6B Super Sport Torpedo
1922 Marmon Model 34B Speedster
1927 Isotta-Fraschini Tipo 8A Fleetwood Roadster
1929 duPont Model G Speedster
1930 Isotta-Fraschini 8A SS Castagna Torpedo Sport
1930 Minerva Van Den Plas Cabriolet
1930 Ruxton Model C Raunch and Lang Roadster
1931 Alfa Romeo 6C 1750 GS Touring Flying Star Spyder
1931 duPont Model H Merrimac Sport Phaeton
1932 REO Royale Convertible Coupe
1933 Hispano Siuza J12 Deletren Freres Cabriolet
1936 Delahaye 135 Competition Court Figoni et Falaschi Coupe
1936 Delahaye 135 Figoni et Falaschi Torpedo Cabriolet
1937 Delahaye 135 Figoni et Falaschi Torpedo Cabriolet
1937 Talbot Lago T150 SS Figoni Et Falaschi Coupe
1937 Delahaye 145 Chapron Coupe
1938 Delage D8-120 VanVooren Cabriolet
1938 Delahaye 135 M Figoni et Falaschi Cabriolet
1938 Horch 853A Erdmann & Rossi Sport Cabriolet
1938 Talbot Figoni & Falaschi 7/23 Faux Cabriolet
1939 http://www.bizrate.com/search__af_***ettype_id--4__af_creative_id--3__af_id--foo__af_placement_id--bar__keyword--bmw+328__rf--af1.html - BMW 328
1939 Delage D8 120S Letourneur Et Marchand Aerosport Coupe
1939 Delahaye 165 Figoni et Falaschi Cabriolet
1947 Rolls-Royce Phantom III Labourdette Vutotal Cabriolet
1947 Rolls-Royce Phantom III Labourdette Vutotal Cabriolet, rear
1947 Talbot-Lago T26 Figoni et Falaschi Cabriolet
1948 Delahaye 135 M Figoni et Falaschi Cabriolet
1948 Delahaye 135 M Figoni et Falaschi Cabriolet Narval
1949 Delahaye 175 S Saoutchik Roadster
1949 Kurtis Kraft Sport
1949 Lancia Aprilia Pinin Farina Cabriolet
1951 Riley Dhc
1952 Maverick Sportster
1953 Allard K3 Roadster
1953 Kurtis 500S Roadster
1953 Siata 208S Bertone
Spyder
1954 Chrysler Ghia Special G1
1964 Bizzarrini 5300 Corsa
1966 Finch Phoenix
1947 Morgan F Super 3 Wheel Roadster
1925 Rolls Royce Phantom I Aerodynamic Coupe
1925 Rolls Royce Phantom I Aerodynamic Coupe, rear
1938 Phantom Corsair
1953 Alfa Romeo BAT 5 Concept Car
1953 Alfa Romeo BAT 5 Concept Car, rear
1937 http://rover.ebay.com/rover/1/711-53200-19255-0/1?toolid=10029&campid=CAMPAIGNID&customid=CUSTOMID&catId=267&type=2&ext=181064379469&item=181064379469 - Delahaye 135MS Figoni et Falashi Roadster
1938 Peugeot 402 Pourtout Dar'Lmat Roadster
1951 Bugatti Type 101 Ghia Roadster
1953 Chrysler GS-1 Ghia Coupe
1954 Buick Wildcat II
1954 Siata 208S Vignale Coupe
1934 Voisin C15 Saloit Roadster
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Mar/2013 lúc 9:46pm
BÁNH MÌ SAIGON
Bánh
mì là bánh làm bằng bột mì ủ men, nướng chín trong lò, món ăn chính của
nhiều nước trên khắp năm châu; Từ châu Âu, châu Mỹ, châu Úc đến châu Á,
châu Phi. Bánh mì được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo
nguyên liệu, thành phẩm của các xứ sở, các địa phương. Tiếng Anh gọi
bánh mì là bread, tiếng Pháp gọi bánh mì là (le) pain. Bánh mì đầu tiên
ra đời khoảng ba ngàn năm trước Công Nguyên, nhờ điều kiện khí hậu ấm áp
của vùng đất Lưỡng Hà và kỹ thuật ủ men bia của người Ai Cập.
"Có
lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng được biết đến
nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định. Ngoài người
Pháp, cách làm bánh mì đầu tiên được người Hoa tiếp thu, sản xuất bán ra
thị trường và trong số khách hàng mua bánh mì thời kỳ đó có cả người
Việt: Bồi bàn, thông ngôn, thầy ký có lẽ là những người nếm bánh mì đầu
tiên; Kế đó là công chức tân trào, rồi đến tầng lớp Tây học, thị dân và
lần lần tỏa rộng phổ biến cả thành thị lẫn nông thôn" – Huỳnh Ngọc Trảng
Trong bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu năm 1861, ta thấy có hai câu như sau:
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Bánh
mì theo chân người Pháp đến Saigon đầu tiên, xuống Nam Kỳ lục tỉnh, ra
miền Bắc, sau đó mới phổ biến trên toàn quốc, cho nên khi đề cập đến
bánh mì, người ta đề cập đến Saigon: bánh mì Saigon. Ta thấy những thực
phẩm, những vật dụng hàng ngày mà người Pháp mang đến Việt Nam, đều được
gọi kèm theo chữ tây như: khoai tây, hành tây, dâu tây, rượu tây, thuốc
tây, giày tây … Trong khi ngoài Bắc gọi bánh mì là bánh tây, thì miền
Nam lúc đó đã gọi nó là bánh mì ổ (ổ như chữ ổ của bánh bông lan). Có lẽ
một trong các loại bánh mì mà người Pháp du nhập sang đầu tiên là pain
de champagne (bánh mì đồng quê) ổ bự, to bè, nhiều ruột, để được vài
ngày hay các loại bánh mì hình tròn, hình
bầu dục gọi tên là le pain rond, le complet, le bâtard...
“Nhìn
lại bối cảnh lịch sử văn hóa của việc hội nhập bánh mì vào xứ mình,
chúng ta thấy rằng đó là một quá trình tiêu biểu cho cuộc đụng đầu lịch
sử: tập trung những xung đột và giao lựu những áp đặt và giải trừ ,
những áp bức và đấu tranh, những thất bại đau thương và những thắng lợi
hào hùng...
Ở
đấy, Sài Gòn tự nó đã là một thành phố ngã ba đường, vì nó đã nối được
những luồng thông thương chủ yếu với thế giới rộng lớn hơn bên ngoài, sự
giao lưu không ngừng của con người, tư tưởng, luồng tư bản, hàng hóa … “
- Huỳnh Ngọc Trảng Ai bảo bánh mì Paris ngon Chắc gì hơn bánh mì Sài Gòn! Bánh mì Sài Gòn Năm bờ Uon Nóng, thơm, bùi, béo, lại vàng ròn Công Tử Hà Đông
Những
ổ bánh mì Saigon mới ra lò còn nóng, dậy mùi thơm của bột mì nướng, vỏ
giòn rụm, vàng ươm, láng lẩy bơ, nở tròn bụng, ruột trắng mịn và xốp này
từ những năm 30 cho mãi đến bây giờ, vẫn là một thứ quà Saigon, mà
những người dân ở miền Tây đi Saigon về lại nhà mua làm quà cho con
cháu. Dù bánh mì khắp nơi đều có, ở các tỉnh đều có lò làm bánh mì,
nhưng danh tiếng bánh mì Saigon
đã đi vào ký ức người ta từ lâu lắm rồi. Ở cửa ngõ thành phố đi các
tỉnh đầy những chỗ bán bánh mì. Bến xe xa cảng miền Đông, miền Tây, lúc
nào cũng có những người đội các cần xé đựng bánh mì đến tận cửa xe bán
cho khách mua.
“ Hồi
còn nhỏ học Tiểu học, mỗi lần bãi trường, nghỉ hè là ba anh em tôi được
ba tôi dẫn đi Sài Gòn chơi, thăm bà dì ở ngã Bảy gần rạp Long Vân... và
nhứt là khi về lại Mỹ Tho, trên tay luôn luôn xách tòn ten một xâu
chừng chục ổ bánh mì cột dây lác có quai. Quà Sài gòn à nhen. Má tôi đem
chia cho bà con chòm xóm ăn lấy thảo. Còn mấy đứa bạn hàng ngày chơi
tạc lon, vít hình, bắn đạn, đá cá, đá gà, đá banh, tắm sông... cho ngoạm
(cắn) một miếng thôi là đủ rồi! Bánh mì Sài gòn mà! Bánh mì ở đâu cũng
có nhưng phải nói "Bánh mì Sài gòn" có đẳng cấp và phong độ ghê gớm
lắm!.Một thứ quà bình dân đem về xa lắm ở tận trên ... Sài gòn! Sài gòn
cho dù có đủ món ngon vật lạ, đủ thứ
trên đời do người ở tứ xứ mang về, nhưng theo đầu óc suy nghĩ non nớt
của một học sinh tỉnh lẻ (đêm buồn), chỉ có "Bánh mì Sài gòn" mới tượng
trưng cho "thủ đô" Sài gòn. Theo thời gian có lúc ngon lúc dở, tùy chỗ
pha thêm bột gạo nhiều ít khác nhau: chợ Cũ, xa cảng miền Tây, xa cảng
miền Đông, ngã ba Hàng Xanh ....”- Dương Quang Bổn Đáp tàu khói, về quê ăn Tết Gió bấc đầu mùa gợn sóng đêm Ôm ổ bánh mì làm gối nhỏ Đem về cho mẹ với cho em Kiên Giang Sau
khi mấy ông Tây thuộc địa về nước, bánh mì ở lại, vẫn tồn tại, và lần
hồi mọc rễ vững vàng, được tiếp nhận rất nồng nhiệt, ở mọi nơi, trong
mọi giới. Ổ bánh mì thông dụng và tiện lợi cho việc vừa đi vừa gặm (như
thơ cụ Đồ Chiểu nêu trên) ngày nay là ổ bánh mì theo hình dáng như
baguette của Pháp, nhưng ngắn hơn, chỉ khoảng 30-40 cm. Baguette là loại
bánh mì đặc biệt của thủ đô Paris, hình trụ thon, dài cỡ một mét, bề
ngang nhỏ, đường kính khoảng 5- 6 cm, nặng chừng 250 gam, vỏ giòn, ít
ruột, phía trên mặt có cắt rãnh, thường để
ăn liền trong ngày, không giữ được lâu. Ở Saigon, nhiều đợt bánh mì được ra lò trong ngày. Bánh mì nóng được phân phối khắp đường phố, khắp ngõ hẻm Saigon
sáng sáng, chiều chiều nhờ đội ngũ bán bánh mì dạo. Hoặc là những em
nhỏ quảy trên lưng các túi vải bồng bột, màu mỡ gà, bên trong lồng thêm
vài lớp bao bằng giấy dầu để giữ cho bánh mì nóng lâu, vừa chạy lúp xúp
vừa rao:” Bánh mì nóng đê ê ê ê …”. Hoặc những ông bán bánh mì bằng xe
đạp, sau yên xe chở một giỏ cần xé, phủ kín bằng bao bố.
“
Nhiều lúc đứng chờ bánh mì ra lò, tôi đã có dịp chứng kiến quy trình làm
bánh: Bánh mì trước khi nướng là bột lấy trong những bao bột mì, được
thợ nhồi cho dẻo, để cho nở rồi kéo thành từng thỏi bột nhỏ, dài. Họ
khéo léo ngắt từng đoạn cho vừa với cân lượng rồi dùng dao nhỏ rạch
những đường dài dọc theo ổ bánh, để khi nướng bánh mau nở. Xong, họ sắp
những ổ bánh còn là bột đó thành hàng lên những chiếc "băng" giống như
"băng-ca", kê vào miệng lò nướng rồi kéo một cái tức thì bánh trên cái
"băng-ca" đó đều nằm gọn trong lò nướng. Thợ đóng cửa lò nướng lại,
tăng, chỉnh độ nóng của điện sao cho bánh nướng chín vàng mà không bị
khét. Khi đủ thời gian, ổ bánh đang
nướng trong lò sẽ được những người thợ dùng những cái dầm nhỏ như cái
mái chèo, xúc ra một ổ để xem độ chín. Khi bánh đã chín đều người ta
dùng những dụng cụ giống như cái xẻng to mà xúc bánh ra, đổ thành đống
trên bàn, mỗi lần xúc chừng chục ổ bánh nóng hôi hổi, sờ vào phỏng tay
như chơi!”- Hoàng Đức
Bánh mì ăn không cũng ngon Ta đi trăm núi, ngàn sông biển Không đâu bánh mì ngon Bằng bánh mì Saigon Công Tử Hà Đông
Những
lò bánh mì ở Saigon lúc nào cũng có đông người chờ lấy bánh mới: hoặc
là những người bán lẻ cần một số lượng lớn, hoặc là những người chỉ cần
mua một vài ổ, nhưng muốn mua thẳng từ lò. Cầm ổ bánh mì nóng hổi mới ra
lò, người ta hay bẻ cái đầu giòn giòn ăn liền tại chỗ. Bánh mì nóng
giòn ăn không cũng ngon, nhưng bánh mì không cũng có nhiều cách để ăn
lắm.
Ăn
bánh mì theo ông Tây, bà đầm từ thời thuộc địa là ăn bánh mì với
fromage, trứng (omelette, oeufs au plat), thịt nguội (paté, jambon,
saucisse à), beurre, mứt trái cây(confiture) như dâu, cam, nho àhay chấm
sữa nóng cho bữa ăn sáng. Dùng bánh mì ăn kèm với súp (soupe), bí tết
(bifteck), ra gu (ragout)à trong bữa ăn tối. Tuy cũng ăn giống như vậy,
nhưng người Saigon đã dần dà cải tiến cho hợp với khẩu vị của mình như:
Ăn bánh mì với những miếng phô mai “ Đầu con bò cười (La vache qui
rit)”, phối hợp thêm chuối già. Ăn sáng bằng bánh mì trét bơ mặn Bretel,
rắc chút đường cát trắng; Bánh mì chấm sữa nóng, pha thêm một chút cà
phê cho có mùi thơm hay ăn bánh mì trét bơ chấm cà phê sữa nóng; Bánh mì
chấm sữa
đặc có đường hiệu Ông Thọ hay Con chim (hiệu Ông Thọ- Hiệu sữa
Longevity, trước đây thuộc hãng Foremost, Mỹ, hình “ Ông Thọ chống gậy”,
nói lên tuổi thọ của người dùng. Hiệu Con chim của hãng Nestlé, Thụy
Sỹ, đúng ra là hình một tổ chim, gồm một chim mẹ và hai chim con)...
Bánh
mì gốc Tây, đến Saigon được cho kết duyên với các món ăn, gốc gác từ các
nước khác, đã được Việt Nam hóa như: Cà ri gà nấu bằng nước cốt dừa và
sả, trong khi các loại cà ri Ấn Độ nấu bằng sữa chua (yaourt); Bò kho
cách hầm giống như bò nấu xốt vang của Tây (boeuf bourguignon), nhưng có
thêm mùi ngũ vị hương; Hay ăn bánh mì với các món Tàu là phá lấu, lạp
xưởng, xá xíu, thịt quay, xíu mại...
Vân Tiên ngồi dựa gốc dừa Tay cầm chai rượu miệng nhai bánh mì Nguyệt Nga mới hỏi ăn gì ? Vân Tiên mới nói bánh mì thịt quay! NQB
Cách
ăn bánh mì còn được Saigon hóa, phong phú thêm một bậc ở cách chế biến
là kẹp vào trong bánh mì phần “ nhân “ kiểu cách rất Saigon, gọi là bánh
mì kẹp thịt Saigon hay bánh mì thịt Saigon. Bánh mì thịt Saigon xác
định được nét đặc biệt và hương vị riêng của mình, phản ảnh thị hiếu ăn
uống và sự sáng tạo của dân chúng: “ Bánh mì với đặc tính xốp, thẩm thấu
nước nên ngon khi kẹp bánh mì thịt, pa tê hay thậm chí kẹp miếng ốpla ở
giữa vẫn ngon hơn khi ăn kiểu Tây, bánh ra bánh và thịt ra thịt “ -
Phạm Công Luận
Phần nhân của bánh mì thịt Saigon gồm ba nhóm:
1-Loại
thịt kẹp (bỏ, nhét) vào bên trong quyết định tên gọi của bánh mì. Gọi
chung là thịt nhưng có thể là thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá hay trứng.
Trứng thường làm kiểu ốp la chiên sẵn. Cá là cá hộp xốt cà chua (ở VN
ngày xưa có hiệu cá mòi Sumaco của Maroc, ngày nay có hiệu cá nục Ba cô
Gái của Thái Lan). Thịt bò xay trộn sả ớt bằm nhuyễn xiên que nướng.
Thịt gà thường làm kiểu chà bông hay quay. Thịt heo được sử dụng nhiều
nhất, với nhiều cách chế biến khác nhau: Từ thịt heo nướng, thịt xá xíu,
thịt quay, thịt ba chỉ buộc dây bó khoanh, da nhuộm màu đỏ cam, thịt
thăn heo chà bông...qua xíu mại (thịt heo bằm xốt cà chua), nem nướng,
chả lụa, giò thủ... qua ba tê gan, phá lấu (lòng heo
khìa), bì (da heo trộn thịt heo chiên xắt sợi)...
2-
Các loại rau: Dưa leo thái mỏng, ngò (rau mùi), đồ chua, hành tây, cọng
hành lá, ớt... Bà Nguyễn Thị Tịnh, chủ nhân bánh mì Hòa Mã nói: “ Người
miền Nam thường thích cái gì cũng có tí rau. Vì vậy ổ bánh mì được cho
thêm vài lát dưa leo, củ cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua, thêm vài
cọng hành, ngò để có hương thơm, vài khoanh ớt cay vừa ăn vừa hít hà mới
khoái “
3-Gia vị như: Sốt mayonnaise, xì dầu, nước mắm pha, tương đen, tương ớt, muối tiêu...
Ở các
chỗ bán bánh mì, các nguyên liệu kể trên được bày biện sẵn sàng phục vụ
thực khách. Bánh mì thường được nướng giòn từ trước. Khi có khách hỏi
mua một ổ bánh mì đặc biệt chẳng hạn, người bán hàng lẹ tay lấy ổ bánh
mì, xẻ đôi, một bên quệt qua quệt lại chút sốt mayonnaise hay bơ, một
bên trét ba tê gan, rồi nhét chả lụa, thịt nguội à cho đều, rồi cho thêm
miếng dưa leo xắt mỏng, chút đồ chua, vài cọng ngò, vài khúc hành lá
chẻ nhỏ, vài miếng ớt, chan chút xì dầu, rắc miếng muối tiêu lên trên,
kẹp lại, đặt trên tờ giấy cắt vuông, gói lại, giao cho khách đang đợi.
Các động tác của họ rất nhịp nhàng, thành thạo. Nhìn thấy dễ như vậy,
nhưng cách xắt thịt, chả dày hay
mỏng vừa đủ, sự gia giảm số lượng bơ, sốt, ba tê, ớt... Rắc bao nhiêu
muối tiêu, xì dầu thì vừa ăn sẽ quyết định “ phẩm chất “ của từng hàng
bánh mì.
Cắn
một miếng bánh mì giòn rụm, vỏ bánh mì rớt xuống, đủ mùi: mằn mặn của
thịt, chả, ba tê , ngọt ngọt, chua chua của đồ chua, mát mát của dưa
leo, hành ngò à lan khắp vị giác- Đầy đủ chất bột, chất đạm, rau củ, gia
vị: Bánh mì thịt Saigon là món ăn có hết các điều kiện đó!
Ngồi buồn gặm ổ bánh mì Mùi thơm chả quế thầm thì bên tai Bánh mì hương vị mặn mà Bỏ tình anh gặm mì gà ba-tê Bánh mì xá xíu ai chê Lại thêm xíu mại cho “phê” cõi người ”Xì dầu” anh xịt đã đời Thừa thiên “ớt hiểm” cho vừa xót xa Bánh mì thịt nguội có hành Mua năm tặng một cả làng anh quơ Cho dù người có thị phi Yêu đời anh “xực” bánh mì mà thôi...???
Đủ
chất bột, chất đạm, rau củ; gia vị. Đủ năng lượng cho một bữa ăn, dù là
sáng, trưa , chiều hay tối. Bánh mì thịt Saigon phục vụ đủ mọi giai cấp,
mọi tầng lớp trong xã hội. Nó lại thích hợp với hầu bao hạn chế của
người bình dân. Tô phở, dĩa cơm, hộp xôi đều mắc tiền hơn một ổ bánh mì
thịt. Nhưng cũng có những người lúc túi tiền quá eo hẹp, họ ăn bánh mì
không xịt xì dầu hay rắc muối tiêu cho qua bữa. Thành ra, cũng có người
lâu lâu lại thèm ăn bánh mì nướng giòn chấm xì dầu pha loãng với nước,
đường, chanh, xắn chút ớt cay cay. Còn những người lao động nghèo, muốn
cho chắc bụng thì mua bánh mì chấm hay bẻ thành miếng nhỏ bỏ vào nước
lèo của tô phở, tô mì, tô hủ tíu
… để ăn no luôn.
Nhớ
lai mấy năm ngay sau biến cố 1975, thời kỳ “ bao cấp “, thời kỳ mà khẩu
phần lương thực là gạo mốc ăn độn với khoai lang, bo bo và bột mì (bột
mì du nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em có mùi mối mọt, mùi cứt
chuột...), người ta “ xếp hàng cả ngày “ để đổi bột mì này với mì vắt
vụn hay bánh mì chai cứng “ chọi chó cũng lỗ đầu “ do các lò bánh mì
công tư hợp doanh cung cấp. Thời kỳ kinh tế tư nhân bị tiêu diệt, thời
kỳ mà Saigon lâm vào tình cảnh “ đói “, kiệt quệ, khủng hoảng tinh thần,
thiếu thốn đủ thứ, có được chút đường thẻ (đường tán) người ta ăn với
thứ bánh mì trên một cách ngon lành cho đỡ thèm chất ngọt, chất bột.
Loại
bánh mì hợp tác xã này để chừng nửa ngày là khô queo, không nhá nổi, các
bà nội trợ Saigon bèn cắt ổ bánh mì ra nhiều lát đem hấp trong xửng như
hấp xôi. Bánh mì mới hấp ra phải ăn liền mới ngon, lúc còn nóng bánh
dai nhưng mềm, trét mỡ hành, cuốn xà lách và rau thơm, chấm nước mắm ớt
chua ngọt, thả lưa thưa vài cọng đồ chua. Chính ra món bánh mì hấp có từ
lâu, là món ăn chơi người ta bán ở mấy chợ. Một dĩa bánh mì hấp gồm vài
lát bánh mì, trên mặt có thể là nhân thịt heo bằm trộn củ sắn, hành tây
hay nhân bì trộn thính và thịt heo xắt chỉ, trét mỡ hành. Bì có trộn
thịt là sang rồi. Bánh mì bì rẻ tiền bán cho nhà nghèo chỉ có da heo
trộn thính nên ăn dai dai, cho chút mỡ hành, chan
nhiều nước mắm pha cho thấm vào ổ bánh mì.
Sống cho đàng hoàng tôi không cần nhiều lắm Một lát bánh mì – một hớp nước cũng xong Một khoảng trời xanh Và một lời âu yếm yêu thương Là đủ Bánh mì và nước Không hiếm ở mọi nơi Piper
Trước
năm 1975, những học sinh tiểu học của nhiều trường công lập, đến giờ ra
chơi, được phát cho một khúc bánh mì không và một ly sữa bột, theo
chương trình tài trợ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ăn bánh mì chấm
sữa riết cũng ngán, đám học trò nhỏ vo ruột bánh mì thành cục bột nhỏ
chọi nhau chơi!
Giới
học sinh, sinh viên thường dùng những chữ: “ cơm tay cầm “,” thổi kèn “
hay gặm để ám chỉ chuyện ăn bánh mì. Cơm tay cầm cho thấy bánh mì rất
phổ thông. Động tác nhai bánh mì khá giống động tác của người thổi kèn
harmonica. Còn động từ gặm để tả việc ăn một món ăn nào không lấy gì làm
khoái khẩu cho lắm (Bánh mì ở đây không phải là bánh mì nóng giòn mới
ra lò, có thể đã để lâu, ỉu mềm hay khô khốc, ăn xong phải uống nhiều
nước, thành ra no lâu!).Có những lúc cạn tiền, nhẵn túi, đói meo, thường
là cuối tháng, các cô cậu sinh viên chỉ có khả năng mua bánh mì chan
nước xíu mại, người bán thương tình cho thêm miếng dưa leo hay cọng ngò
hoặc là mua bánh mì trét tương đen, thứ
tương ăn phở, thêm chút đồ chua, thế cũng ngon chán! Còn những lúc trốn
học với đám bạn, mỗi đứa thủ sẵn một ổ bánh mì thịt gói trong giấy nhựt
trình, một bịch trà đá có ống hút, vô rạp xi nê vừa ăn, vừa xem phim,
rồi tán dóc, dzui không gì sánh bằng! Nếu nói bánh mì đi theo ta suốt
quãng đời đi học cũng không phải là nói quá!
Còn bây giờ anh khác thằng nhóc lắm Ngồi xổm lan can và gặm bánh mì Chờ áo trắng tan trường ơi áo trắng Anh trải thơ tình để lót bước em đi Bùi Chí Vinh
Saigon
là nơi khai sinh ra bánh mì thịt: một món ăn của đường phố, một món ăn
của vỉa hè với nét độc đáo riêng biệt, không phải nơi nào cũng có thể có
được! Sáng, trưa, chiều hay tối, ngồi lề đường, nhai ổ bánh mì, uống ly
cà phê, ngắm dòng người và xe cộ qua lại là một thói quen của người
Saigon. Bởi vậy, một trong những đặc điểm của Saigon là có vô số kể các
xe bánh mì lề đường hiện diện ở bất cứ đầu con hẻm nào, ở bất cứ đầu con
đường nào, ở bất cứ giờ nào trong ngày, ở bất cứ địa điểm nào trong
thành phố: trường học, nhà thương, công sở, bến xe à Ta đọc bốn đoạn văn
sau đây nói về những xe bán bánh mì ở
Saigon:
“ Như
bánh cuốn, phở, xôi, bún, bánh mì là thức ăn không thể thiếu của nhân
dân Sài Gòn. Bánh mì là thứ người ta có thể ăn mọi lúc, ở mọi chỗ, có
thể dễ mang theo. Bánh mì có mặt suốt ngày, từ sáng tinh sương đến đêm
khuya, và dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đầu đường, góc phố nào của Sài Gòn.
Đêm khuya khi những tiệm ăn đã đóng cửa, không còn hủ tíu, phở, chè thì
xe bánh mì với ngọn đèn leo lét vẫn một mình thức trên vỉa hè đón đợi
những khách cần ăn khuya.
Việt
Nam không trồng lúa mì, nhưng dân Việt Nam lại thích ăn bánh mì, nên
Việt Nam phải nhập cảng bột mì để làm bánh mì và mì sợi “ – Nguyễn Thị
Hàm Anh
“ Tôi
có anh bạn nhà văn từ Hà Nội vào Sài Gòn chơi. Được dăm ngày, một buổi
sáng, khi đang ngồi cà phê vỉa hè, anh chợt đưa ra nhận xét: “Sài Gòn có
cái bánh mì là lạ nhất”. Tôi chưa hiểu. Anh giải thích: “ Ở Hà Nội,
người ta cũng bán bánh mì nhưng là để trong cái thúng, bưng đi dạo khắp
nơi, ai kêu thì ghé lại. Còn ở Sài Gòn, một người bán bánh mì, mỗi bữa
dẫu chỉ bán chục cái bánh cũng có một cái xe lắp kính hẳn hoi...”. À,
thì ra cái lạ là ở chỗ “cái xe có kính” rất ư đàng hoàng tử tế ấy. Chưa
hết, bánh mì Sài Gòn còn rất ngon và có nhiều sự lựa chọn. Ngán thịt, sợ
phì thì kêu bánh mì bì. Muốn bụng nhẹ, mau tiêu thì gọi bánh mì cá.
Thích bồi dưỡng một chút thì
“đủ thứ”. Còn chỉ cần đủ dinh dưỡng thì “trứng ốp-la” – Trần Nhã Thụy
“ Xe
bánh mì truyền thống thường bao giờ cũng có chiều ngang chừng tám tấc
đến một thước, rộng chừng năm - sáu tấc. Nửa trên ba phía là kiếng,
trưng nào bánh, nào thịt, nào gia vị để nhận vào ổ bánh. Nửa dưới đóng
kín thường có một bếp than. Bánh lúc nào cũng nóng. Bánh nhận đủ sắc màu
ẩm thực quốc tế bên trong: Xíu mại, thịt quay, pâté, xá xíu, lòng heo,
lòng bò khìa, phô mai, thịt ba rọi,...Nhiều xe bánh mì trông đơn sơ vậy,
nhưng nổi tiếng cả vài chục năm, ngay một góc đường, hoặc trước một căn
nhà.” – Ngữ Yên
“ Còn
bánh mì thịt Bưu Điện Sài Gòn thì từ lâu đã là một thương hiêu của Việt
Nam. Ổ bánh nhỏ vừa một người ăn hình như làm ra chỉ để bán bánh mì
thịt. Mấy xe bánh mì thịt ở đây hình thức trang trí chiếc xe trông như
nhau. Nội dung và chất lượng ổ bánh mì đến giá cả không có gì khác,
chẳng qua ai quen đâu mua đó mà thôi. Khách đi đường, các bác taxi, các
thầy cô làm trong bưu điện, các công chức tòa Đô Chánh... là thực khách
trung thành của bánh mì ở đây.
Bánh
mì Bưu Điện Sài Gòn một thời tạo ra kiểu ăn bánh mì thịt của người Việt,
khiến nhiều ông Tây bà Đầm về nước mà còn nhắc còn thèm. Nên nay còn có
nhiều ông Tây du lịch đến Sài Gòn tìm ăn bánh mì thịt, gọi là kiểu Sài
Gòn, như là món ăn có “truyền thống Saigòn” vậy.Xe bánh mì thịt với kiểu
cách Bưu Điện Sài Gòn sau nầy trở thành mô típ chung cho xe bán bánh mì
thịt ở miền Nam. Đi về tỉnh bạn sẽ bắt gặp trước nhà lồng chợ, cửa
trường học, bên hông nhà thương, tại bến xe đò... hình ảnh những chiếc
xe bánh mì thịt kiểu Bưu Điện Sài Gòn quen thuộc.” – Trần Văn Chi
Thèm ổ bánh mì, ớt cay hít hà Cháy đỏ phần da thịt trần va chạm Như lũ song thét gầm khô khốc Sinh sôi tràn lớp sinh sôi Caphesuotngay
Hồi
đó, trước cửa Bưu Điện Sàigòn có hai quầy bán bánh mì mà người ta quen
gọi là bánh mì Bưu điện, quầy nằm bên phải hình như có tên là Hương Lan
(Nguyễn Văn Ngãi), bán những ổ bánh mì con cóc nhỏ trét sốt mayonnaise,
kẹp jambon, xúc xích, thêm vài lát dưa leo ngâm giấm ( cornichon của
Tây, pickled cucumber của Mỹ),và đặc biệt là thịt gà quay xé nhỏ.
Nhắc
tới ổ bánh mì được làm ngắn, nhỏ lại và tròn như con cóc, kẹp nhân thịt
gà quay xé nhỏ của bánh mì Bưu Điện, thì ta cũng không quên nhớ lại tiệm
bánh mì con cóc và thịt gà chà bông, có vị ngọt ngọt, mặn mặn rất ngon,
nổi tiếng thời đó là Nguyễn Ngọ trên đường Trần Hưng Đạo, quận Nhứt,
thời phong trào nuôi gà Mỹ (gà công nghiệp) rộ lên ở các trại chăn nuôi
ngoại ô, khoảng sau 1965.
Nói
về các tiệm bánh mì lâu năm ở Saigon, phải nói đến tiệm bánh mì Hòa Mã.
Năm 1954, vợ chồng thi sỹ Lê Minh Ngọc (tác giả tập thơ hoa Thề, được
Giải Thưởng Văn Chương Việt Nam Cộng Hòa, bộ môn Thơ, trước năm 1963) và
bà Nguyễn Thị Tịnh di cư vào Nam. Trước đó, bà Tịnh đã làm cho hãng
thịt nguội chuyên cung cấp cho các nhà hàng Pháp ở Hà Nội. Khi vào Sài
Gòn, hai ông bà đã có sẵn ý tưởng mở cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội để
phục vụ cho người Việt trong khu vực. Năm 1958, cửa hàng bánh mì thịt
nguội mang tên Hòa Mã (tên một làng ở ngoại ô Hà Nội) ra đời tại số 511
Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q.3). Sau đó hai năm, tiệm
dời về số 53 Cao Thắng, cho đến nay vẫn là tiệm
bán bánh mì nhỏ với bảng hiệu cũ kỹ, phai màu theo năm tháng, trông
giống như một tiệm nước trong Cholon. Tiệm tồn tại trên nửa thế kỷ kể từ
ngày thành lập.
Ban
đầu, tiệm cũng bán bánh mì riêng, thịt nguội riêng, ăn tại chỗ hoặc mang
về. Nhưng người mua thường là công chức, thợ thuyền, sinh viên, học
sinh không có nhiều thời gian vào buổi sáng để nhẩn nha ngồi ăn ở tiệm.
Thế là Hòa Mã làm ổ bánh mì vừa đủ cho suất ăn sáng dài hơn gang tay,
nhét thịt, chả lụa, pa-tê vào giữa để người mua tiện mang theo vào nơi
làm việc, lớp học. Cho nên nhiều người cho Hòa Mã là tiệm đầu tiên bán
những ổ bánh mì thịt kiểu Sài Gòn.
Trong
khu vực Bàn Cờ, ngoài tiệm bánh mì Hòa Mã, còn phải kể đến tiệm bánh mì
Hà Nội cũng thuộc loại nổi tiếng thâm niên, với cơ sở khang trang, sạch
sẽ, ngày nay tọa lạc tại 83-85 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 8, quận
3. Cũng như chủ nhân bánh mì Hòa Mã, với nghề làm thịt nguội, gia đình
ông Lê Văn Đối từ Hà Nội di cư vào Nam, quyết định mở cửa hiệu bánh mì
đồ nguội trên đất Sài Gòn, đặt tên là bánh mì Hà Nội để làm kế mưu sinh.
Lúc đầu quán nhỏ, vài bàn ghế lụp xụp nhưng bánh mì nóng giòn, dọn bên
cạnh dĩa jambon, chả lụa, patê , dưa leo, cà chua, ớt đỏ và sốt
mayonnaise tiệm tự làm để riêng. Món đặc biệt của tiệm ngày trước là gà
rút xương dồn thịt, jambon và nấm
hương. Bánh mì Hà Nội bây giờ trở thành một cửa hàng ăn uống rộng lớn,
bán thêm bánh mì kẹp thịt mang đi, bánh ngọt, xôi chè...
Bàn tay bỏ quên túi áo mân mê cây bút chì (không có mẫu bánh mì) tìm nghĩa của từ chẳng thấy Phan Huyền Thư
Có lẽ
không nơi nào có nhiều chỗ bán bánh mì thịt như Saigon! Đại loại cũng
chừng đó nguyên liệu, nhưng mỗi tiệm, mỗi xe bánh mì có một tính cách,
một gout riêng, không nơi nào giống nơi nào, hầu như dân Saigon ai cũng
có một chỗ “ ruột “ để mua bánh mì mà mình cho là ngon, người ta ăn chỗ
nào thì quen chỗ đó, vì lâu lâu mua đại một chỗ nào đó, xui xui gặp bánh
mì dở, nhá không trôi, nhưng cũng có khi hên, bất ngờ khám phá ra một
chỗ bán bánh mì ngon mới, không biết trước được. Có những xe bánh mì lúc
nào cũng có đông người xếp hàng chờ mua, khi đã “ kết “ rồi thì người
ta không ngại công chờ ( Chỗ ruột của tôi hồi còn ở Saigon là xe bánh mì
Tám Cầu, ở trước rạp xi nê Việt Long,
đổi một lần là Văn Hoa Saigon, hai lần là Capitol, sau 1975 thành Thăng
Long, nằm trên đường Cao Thắng, quận 3, ngay ngã ba đường Trần Quý Cáp,
nay là Võ Văn Tần. Đặc biệt của bánh mì Tám Cầu là quét một chút bơ mặn
ở một đầu giòn bên ngoài ổ bánh mì thịt).
Hồi
trước, các xe bánh mì đậu ở một chỗ như đầu hẻm, hông chợ, gốc cây,
trước cửa trường học... Còn bây giờ, chẳng biết từ lúc nào, các xe bánh
mì trở thành hàng rong, đi bán dạo khắp nơi, mà nghe đâu họ lại không
rao mới kỳ!!! Các xe bánh mì đẩy lưu động này là một trong những phương
tiện mưu sinh, cho không biết bao nhiêu người nghèo ở Saigon. Chỉ cần
chút vốn để sắm chiếc xe bánh mì đẩy có tủ kính, còn bánh mì không, thịt
nguội, chả lụa... được chủ lò cho thiếu gối đầu: bán xong rồi mới trả
tiền thì phải! Họ tảo tần, chắt chiu, góp nhặt từng đồng để lo cho gia
đình mình. Bánh mì,
nước hay- bầu trời Coi như tôi chưa có trên này Dù thời gian qua tôi đã sử dụng rất nhiều Bánh mì và nước Piper
Bánh mì ở Saigon
hiện nay phải nói là phát triển đến chóng mặt: thiên hình, vạn trạng về
“hình thức “ cũng như “ nội dung
“. Ngoài vô số kể những xe bánh mì đẩy rong ruổi khắp nẻo Saigon, những
xe bánh mì ngon nổi tiếng, tọa lạc tại một vị trí cố định cũng rất
nhiều như: Ba Lẹ (Tân Định), Sáu Minh (Võ Văn Tần), Lan Huệ (Lê Văn Sỹ)à
Ta còn phải nói đến số lượng các tiệm bánh mì mọc lên như nấm!
Các
tiệm bánh mì có tiếng tăm lâu năm, nhiều người biết đến như: Ngọc Sáng
(Lý Tự Trọng - Gia Long, Q1), Anh Phán (Cống Quỳnh, Q1) , Hà Nội (Nguyễn
Thiện Thuật, Q3), Như Lan ( Hàm Nghi, Q1). Như Lan trước đây là một
tiệm nhỏ, sau vài chục năm, đã chiếm một miếng đất bề thế ở mặt tiền
đường Hàm Nghi, gồm ba cửa hàng ăn uống, ngày đêm tấp nập khách, ngoài
bánh mì thịt họ còn bán đủ thứ, như một mini restaurant: heo vịt quay,
xôi chè, bánh ngọt... và các món nước gồm cháo, miến, phở...
Các
tiệm chuyên môn bánh mì bí tết (bifteck) như :Nam Sơn (Nam Kỳ Khởi
Nghĩa- Công Lý, Q1), Hỏa Diệm Sơn (Võ Văn Tần - Trần Quý Cáp, Q3)...
Bánh
mì giờ bán trong các tủ kiếng sáng choang, của các tiệm bánh mì trang
trí lịch sự, bắt mắt, có máy lạnh, có wifi miễn phí, nhân viên mặc đồng
phục, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. thích hợp cho các dịch vụ gặp gỡ
làm ăn hay hẹn hò à Các tiệm trang bị đầy đủ lò nướng, quầy bếp, tủ trữ
lạnh... bảo đảm vệ sinh, sạch sẽ. Mỗi phần bánh mì được đựng trong túi
giấy, có khăn giấy và tăm. Bánh mì thịt giờ được bán theo hình thức món
ăn nhanh (fastfood) trong các tiệm bánh mì hiện đại như: bánh mì Ta (Lê
thánh Tôn), King Baguettera (Trần Hưng Đạo), Bamizon(Nguyền Văn Chiêm)
và các hệ thống nhiều tiệm là bánh mì Góc Phố (Bread Corner), bánh mì
Onoré, bánh mì Kinh Đô, bánh mì
ABC...
Bánh
mì “ ngoại “ du nhập, được giới trẻ Saigon tiếp đón nồng nhiệt. Đầu tiên
là bánh mì baguette thực thụ bán ở siêu thị Cora, với hệ thống Le Bon
hương vị Pháp, bánh mì Chop Chop phong cách Tây nguyên bản, bánh mì bát
Bistro, bánh mì Tous les Jours (Hàn quốc), bánh mì Love Bread
(Singapore), bánh mì Schneider(Đức). Le Tokyo Baum (Nhật)à Hàng loạt cửa
hàng gọi tên là bakery& café với phong cách trẻ trung, hiện đại
được ồ ạt mở ra, cạnh tranh nhau khá khốc liệt, tạo cho khách hàng có
nhiều lựa chọn. Phần lớn các cửa hàng bakery&café này nằm trong quận
1 và quận 3, là khu dân cư có thu nhập cao, khách vãng lai nhiều, tập
trung nhiều cao ốc văn phòng.
Phải
nói thêm loại bánh mì thịnh hành của Saigon bây giờ là “ bánh mì tươi “.
Bánh mì làm tại chỗ, khi khách gọi, thợ mới nướng trong lò điện nhỏ,
mỗi mẻ chỉ chừng chục ổ, để bảo đảm sự tươi mới của bánh. Bánh bưng ra
còn nóng hổi, đặc ruột, không giòn như bánh mì thường, thơm mùi bơ phưng
phức. Để sản xuất loại bánh mì tươi này, tiệm có công thức riêng và
nguyên liệu đặc biệt nhập cảng từ Pháp
Nếu mỗi bài thơ tôi đổi được một khúc bánh mì Hoặc một gói xôi mặn, lơ thơ vài lát chả mỏng, nhúm ruốc gà, tí mỡ hành... Tôi sẽ chịu khó hì hục đánh vật nhiều hơn trên keyboard Gieo cho bằng được một vần thơ tuyệt hảo Đào Công Điền
Khu
vực Little Saigon (Tiểu Saigon) lâu đời nhất, nổi tiếng nhất và lớn nhất
nằm trong vùng Orange County (Quận Cam), của miền Nam California nắng
ấm, được mệnh danh là thủ đô của người Việt tỵ nạn - Những ai đã và đang
sống ở nơi này sẽ cảm nhận sâu sắc câu:” Chúng ta đi mang theo quê
hương “.Đó là tên một bức tranh vẽ cảnh một ngày hội Tết ở miền Bắc,
theo kiểu tranh dân gian Đông Hồ của cố họa sỹ Tạ Tỵ, vẽ sau năm 1954
khi ông đã vào Nam. Sau biến cố 1975, chúng ta đi mang theo rất nhiều di
sản về tinh thần, không phải là vật chất, nhưng trong phạm vi bài viết
này, chỉ xin đề cập đến bánh mì mà thôi. Người Việt lưu lạc khắp bốn
phương trời, mang theo qua Mỹ, Canada, Úc, Pháp... Bánh
mì Tây kiểu Saigon!
Chữ
bánh mì hồi chúng ta còn học English for Today ở Saigon được dịch ra là
bread. Ngày nay, cũng giống như phở, bánh mì thịt của người Việt tha
hương đã bắt đầu chinh phục các thị trường năm châu bốn bể và vinh dự
mới nhất là nó đã chễm chệ trong bộ tự điển trứ danh The Oxford English
Dictionary (OED). Trong ấn bản ngày 24 tháng 3 năm 2011, tự điển OED có
thêm 900 từ ngữ mới,” banh mi”/ ba:n mi:/, danh từ (số nhiều không đổi)
chính thức góp mặt cùng với các “ anh hào ăn uống” khác là “taquinos”
(kiểu bánh snack giòn của người Mễ) và “ kleftiko” (món thịt cừu hầm của
Hy Lạp). Trên web site chính thức của OED có đoạn: “ Vì hiện nay thế
giới ăn uống của cộng đồng nói tiếng Anh trên thế
giới ngày càng đa dạng, những từ vựng mới phản ảnh nguồn gốc lâu đời
của các truyền thống ẩm thực này”. “
”
Banh mi” được thế giới hiểu là một loại bánh (snack) Việt Nam, gồm một ổ
bánh dài baguette (làm theo truyền thống gồm bột mì và bột gạo) được
nhét một số thức, chủ yếu là thịt, đồ chua, dưa leo, sốt mayonnaise,
ớt... Khái niệm bánh mì ngày càng quen thuộc với dân bản xứ, và không có
gì ngạc nhiên khi họ vào các quán ăn VN, gọi loại bánh mì thịt mà họ ưa
thích bằng tiếng Việt “ banh mi “, dù trong các tiệm bánh mì của người
Việt, luôn có tên gọi bằng tiếng Anh tương ứng.
Em kêu tiếng Mẹ, Cha trên vành môi ngọng nghịu Ăn bánh mì thay thế phở với cơm Ấy mà phía sau tà áo dài lễ hội Chiếc eo thon dịu dàng còn rất đỗi Việt Nam Lã Thế Phong
Nếu
chỉ bán một món bánh mì thịt thì không sống được, người ta phải bán kèm
những thức ăn khác thì mới đủ sở hụi, nên các tiệm bán bánh mì ở Quận
Cam đại loại có thể chia ra làm vài hình thức chính:
Các
quán cà phê có bán thêm bánh ngọt, các món điểm tâm, trong đó có bánh mì
thịt như: Le Croissant Doré (Bolsa, gần thương xá Phước Lộc Thọ),
Coffee Factory (Brookhurst, góc Mcfadden), TipTop Sandwiches
(Brookhurst, gần Wesminster)à
Các
tiệm bánh ngọt có bán thêm bánh mì, cà phê như:Lily Bakery (Bolsa, gần
Brookhurst), Boulangerie Pierre & Patisserie (Brookhurst, gần
Hazard)à
Nhà
hàng có bán bánh mì và thịt nguội dọn riêng trên dĩa là Tài Bửu và Uyên
Thi (Uyên Thi nằm trên Bolsa, góc Magnolia, lúc trước là tiệm Tài Bửu,
nay Tài Bửu dọn qua Wesminster, bên cạnh Thanh Sơn Tofu).
Các
tiệm bánh mì thường đặt một số bàn ghế cho khách ngồi ăn bánh mì, uống
nước, nhâm nhi cà phê chiếm đa số. Bước vào các tiệm bánh mì này, ta
thấy ngay một bảng lớn chụp hình đủ loại bánh mì với số thứ tự để gọi,
sau lưng chỗ tính tiền. Tiệm nào cũng có lò nướng bánh mì bên trong,
quầy bánh mì, quầy bán các thức uống đủ loại:cà phê, boba, nước mía, rau
má, sinh tố... đủ loại bánh VN, xôi chè, cơm, cháo, bún à Khách đặt mua
và trả tiền xong, sẽ nhận được một số thứ tự trên hóa đơn, chờ kêu số
(nhiều tiệm ngày nay đã trang bị màn ảnh treo trên trần nhấp nháy số) sẽ
đến lãnh thức ăn ở một chỗ kế cận. Nếu khách chưa ăn liền có thể yêu
cầu để đồ chua, dưa leo, ớt
riêng. Một số tiệm bánh mì được ưa thích là: Top Baguette (Bolsa, góc
Magnolia, đối diện quán Uyên Thi), Bánh mì Chợ Cũ ( Magnolia, góc
Hazard), Bánh mì & Chè Cali (có nhiều chi nhánh), Bánh mì Tân Hoàng
Hương (Euclid, góc Edinger), Bánh mì Gala (Brookhurst, khu Bò 7 món
Pagolac), Bánh mì Saigon ( góc Wesminster và Magnolia, trong khu chợ Mỹ
Thuận) à
Theo anh Kevin Trần, điều hành tiệm Bánh mì Saigon thì:”
Khách muốn giữ bánh mì cho lâu hư, thì mua về nên để bánh trong bao
nylon cột lại, cho vào ngăn đá tủ lạnh. Mỗi khi muốn dùng để ra ngoài
chừng 5 phút, rồi đặt vào lò có sẵn hơi nóng trong vòng 3 phút, đủ để
bánh mì tươi giòn lại. Tuyệt đối không nên nướng lại vì độ nóng sẽ làm
bánh mì bị cứng, và đưa vào miệng nhai thì bánh bị bể, rơi ra “.
Một
trong các hệ thống bánh mì thịt kiểu Saigon lớn nhất nước Mỹ là Lee'
Sandwiches, chủ nhân là ông Chiêu Lê, với trên 50 cửa tiệm, hơn 900
người làm, tại nhiều tiểu bang: California, Arizona, Texas, Nevada và
Oklahoma. Tiệm đầu tiên của gia đình họ mở ở đường Santa Clara, gần khu
Tully, San Jose, năm 1983. Lee' Sandwiches “ bám theo sát nút “ các hiệu
bánh tân kỳ của Mỹ, khách có thể vào internet, xem email, màn ảnh
truyền hình lớn giới thiệu thực đơn, giá cả, các món đồ giảm giá đặc
biệt... Tại một chi nhánh ở thành phố Garden Grove, khách có thể lái xe
(drive- thru) mua bánh mì.
Điều
quan trọng bậc nhất của các tiệm bánh mì thịt kiểu Saigon ở Mỹ là phải
làm sao cho các loại thịt, đồ chua à giữ được trong vòng 3 tiếng đồng
hồ, theo đúng luật quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
… Dừng chân trên phố một chút nhé em Anh vào Lee kiếm ổ bánh mì thịt nguội Phong phanh ở đây, nghe nhiều chuyện lạ Gã giàu ngút trời hình như lobby êm ả à muốn giàu thÊm Đấm mặc bọn chúng cho quen Bởi mình sẽ không bao giờ hết một niềm tin Nhưng triết lý cuộc đời hình như bắt nguồn từ ngu ngốc Hừm …! Ổ bánh mì anh đã dặn cho nhiều ớt Môi khô cằn mà chưa thấy vị nồng cay Caphesuotngay
Một
di sản tinh thần lớn mà người Việt tỵ nạn ra đi mang theo là ngày Tết
VN. Hàng năm, dù sống ở bất cứ nơi nào, hễ năm cũ (ta) hết, là chúng ta
chuẩn bị đón mừng năm mới, tạo chút hương vị Tết trong gia đình, để nhớ
lại những ngày xuân ngày xưa ở quê nhà. Chúng ta cũng dọn dẹp nhà cửa,
sắm sửa vài chậu cúc đại đóa, địa lan... một hai cành đào, bánh chưng,
bánh tét, mứt, trái cây... bày bàn thờ, làm mâm cơm cúng gia tiên. Ở
Little Saigon còn có hội chợ Tết, có múa lân, có đốt pháo. Nhưng mấy
ngày đầu năm âm lịch, dù rơi vào ngày nào trong tuần, hội Tết cũng phải
tổ chức vào ngày cuối tuần, để thuận tiện cho mọi người, mọi giới.
Sống ở
các quốc gia trên thế giới, người Việt cũng tham gia tổ chức và ăn mừng
các ngày lễ Tết của các quốc gia đó. Sống trên quê hương thứ hai của
mình, chúng ta có những quyền lợi, những trách nhiệm, những vấn đề để
suy nghĩ và chia xẻ với người bản xứ... Chúng ta dần dần hội nhập vào
một nền văn hóa mới, bên cạnh nền văn hóa cổ truyền VN của mình.
Người
Âu Mỹ có danh từ” Sandwiches Generation “ để chỉ thế hệ vừa phải nuôi
con nhỏ, vừa phải chăm sóc cho cha mẹ già. Danh từ này chúng ta tạm dịch
là “ Thế hệ bánh mì kẹp “.Người Âu Mỹ bị kẹp kiểu bánh sandwich, vấn đề
vất vả với việc nuôi dạy con nhỏ và giúp đỡ cha mẹ già cùng một lúc
phần lớn là nhu cầu tài chánh - Chúng ta là thế hệ người Việt thứ nhất
định cư ở quê hương thứ hai của mình, chúng ta vẫn là người Việt, vẫn
thích nghe nhạc Việt, vẫn hàng ngày ăn món Việt là cơm, phở, bún, bánh
mì Tây nhân thịt kiểu Saigon... Ở lứa tuổi 40, 50 và cả 60, chúng ta trở
thành một thế hệ bánh mì kẹp, không phải bằng bánh sandwich, mà bằng
bánh mì Tây kiểu Saigon, nên chúng ta
có thêm nhiều vấn đề khác: Chúng ta bị kẹp giữa hai quê hương, giữa hai
nền văn hóa Đông và Tây. Đọc đoạn văn sau đây của tác giả Yên Hà (Trần
Phú), chúng ta mới càng thấm thía hơn:
Vướng
mắc giữa hai quê hương, giữa hai nền văn hóa, giữa hai thế hệ, chúng
tôi là một thế hệ “bánh mì kẹp” (đôi khi còn là“bánh bao” nữa). Ngoảnh
nhìn lại chỉ còn kỷ niệm, nhìn về đàng trước thì tương lai đã bít kín.
Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc,là mình “chấp ngã” (như lời Phật
dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp,” nghĩa là “buông,” là chấp nhận.
Vả
lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn đề này, con cháu chúng tôi không có
vấn đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn đề này. Ngày nào cái thế hệ
chúng tôi đi hết rồi thì vấn đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa. Chúng
tôi chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, một thế hệ bị mất mát, bị hy sinh
để dân tộc di dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới. Để đời sau,
con cháu chúng tôi có hy vọng thành công trên đất người, đi tiếp con
đường mà chúng tôi đã không đi hết. Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn
nguyện lắm rồi. Xin cảm ơn Trời Phật, xin cảm ơn phúc đức ông bà “.
Xuân Phương
http://vanhoaviet.us/banh-mi-sai-gon.html
*
Chiếc bánh mì và lịch sử hội nhập - Huỳnh Ngọc Trảng - http://webtiasang.com.vn/ - webtiasang.com.vn Bánh mì Canada- Bánh mì Saigon - Dương Quang Bổn - http://webphutho74.com/ - webphutho74.com Mỹ tho và những lò bánh mì xưa - Hoàng Đức - web http://vntiengiang.com/ - vntiengiang.com Gặm bánh mì ở Saigon - Phạm Công Luận - web bepgiadinh. Com Bánh mì 2008 ở Saigon - Nguyễn thị Hàm Anh - web hoanghaithuy. wordpress. com Bánh mì Saigon: Muôn thuở như tình yêu ban đầu - Trần Nhã Thụy - web http://ngoinhaamthuc.vn/ - ngoinhaamthuc.vn Bánh mì tàu ngầm Saigon nức tiếng thế
giới - Ngữ Yên - web vietnamnet. Vn Bánh mì xưa và nay - Trần Văn Chi - forums. http://chotnho.com/ - chotnho.com Bánh mì: Món ăn truyền thống của người Việt khắp nơi - web viendongaily. com Thế hệ bánh mì kẹp - Yên Hà - web http://nguoiviet.com/ - nguoiviet.com
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Mar/2013 lúc 8:23pm
Những người đep một thuở....
http://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=http://www.flixxy.com/50-of-the-most-beautiful-women-ever-morphing.htm%23.utpaijdqjol&source=web&cd=1&ved=0CC8QFjAA&url=http://www.flixxy.com/50-of-the-most-beautiful-women-ever-morphing.htm&ei=ZRU0UbHFKKSj2QWJx4DYDw&usg=AFQjCNGlCcUlkG4s5ZNyxHlmt69CaOu-3A&bvm=bv.43148975%2cd.b2I&cad=rjt - - - Morphing - Flixxy.com
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Mar/2013 lúc 10:00pm
1/ HÌNH ẢNH XƯA SƯU TẦM CÔNG PHU !
http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/ - http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/
------------
2/ http://www.youtube.com/watch?v=nS79B8_6IDQ - -
------------------------
3/ 50 bản nhạc không lời được xếp dạng kinh điển mọi thời đại..... http://www.youtube.com/watch?v=ZBGLBpwFIMY - http://www.youtube.com/watch?v=ZBGLBpwFIMY
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/May/2013 lúc 5:08am
ĐÊM SAIGON NGỌC NGÀ DĨ VÃNG
Hồi xửa hồi xưa… có một Sàigòn
người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với
giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. .Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh
là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café,
coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao thì gọi nhưng ai cũng
hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể
tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt. . . .TRỞ VỀ THẬP KỶ 50 : CÀ PHÊ VỚ
Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sàigòn chưa ai biết kinh doanh với
nghề bán cà phê cả. “Xếp sòng” của ngành kinh doanh… có khói này là do
các xếnh xáng A Hoành. A Coón. chú Xường, chú Cảo… chủ các tiệm hủ tíu,
bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng
có bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng
giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.
Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu ? Các chú Xường, chú
Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một chiếc túi vải
hình phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột
đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc vợt cà phê
nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là
cà phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà phê này sau đó được nhúng vào siêu
nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi…
kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách. Chính cái
“quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu này mà dân ghiền cà phê
còn gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai
đến
chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc. Có mấy khu vực có
những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở Chợ Cũ có đường
MacMahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất
nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun – Chợ Đuổi cũng
đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày. Ở bùng binh Ngã Bảy (góc
Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà phê hủ tíu đỏ
lửa từ 4giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm..
Còn nếu ai đi lạc vào khu Chợ lớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya
vẫn còn có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dò-chả-quải
đến tận sáng hôm sau. .Trang trí chung của các tiệm cà phê hủ tíu tàu
Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư
đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía. A Hoành. A
Koón…. thì đều chọn các nơi này làm chỗ kinh doanh. Tuy Sàigòn, Chợ lớn,
Gia Định. Phú Nhuận, Đa Kao hàng trăm tiệm cà phê hủ tíu Tàu nhưng nhìn
chung chúng đều có một “mô-típ – made in China” khá giống nhau tức là
quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ
thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm
kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long,
Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt. Bên trong quán hoặc
xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay
phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải
đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà !”
Uống cà phê phải biết cách Như đã nói ớ trên, hồi đó không
có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một
phong cách riêng. Cà phê được mang ra dân “sành điệu”, hồi đó ngồi chân
dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái
đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài
hơi để chờ cà phê nguội. Ông Sáu “trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông
còn là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê
theo phong cách này, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay
phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp: “Uống vậy mới khoái,
mới đúng kiểu của dân từng trải “, ông Sáu “trường đua” nói với
vẻ tự hào. Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm
hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá : “Hồi
đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng
cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73 gần
trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê.
Cứ cho mấy thằng phổ-ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến
khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miếng
giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng
vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đã
có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”. Theo ông Sáu
“trường đua” thì các chủ
tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất chìu khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa
xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà con hô lên “xà lẵm” là có người
mang ra bình trà mới, uống chừng nào chán thì đi. Khi được hỏi tại sao
dân “sành điệu lại không uống bằng ly mà đi húp cà phê bằng đĩa, ông Sáu
“trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệư” chơi vậy
mình cũng bắt chước chơi vậy thôi vậy mới là. . . sành điệu !
CÀ PHÊ PHIN Dòng cà phê… với cà phê kho lững lờ trôi như thế
hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống
cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp húp thì được xem như đó là phong cách của
dân chơi sành điệu.
Một người tên ông Chín “cù lủ” một tay bạc bịp nay đã hoàn lương
cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống
như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các
đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục
hục thường tình không đáng kết giao. Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê
trên đĩa mới … “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống
bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và
đã làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu. Vào thập niên
60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi-Nguyễn Trung Trực) mở cú đột
phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ
sĩ
trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện.văn chương và. . . rửa con mắt. Hồi đó
cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buýt dành cho học
sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đã tiếp thu
phong cách cà phê hè phố của dân Paris (Pháp). Theo lý thuyết, những
giờ uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn vừa nhăm nhi từng ngụm
nhỏ cà phê đặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố.
Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào những ngày me thay
lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mạn như hoa
“com-phét-ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ… Kim
Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao
quát
để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao
cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.
Thời điểm này những nhà văn, nhà báo. các nhà doanh nghiệp tên tuổi
cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những
La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ giao lưu cửa giới
thượng lưu Sàigòn.CÀ PHÊ TÂY Cà phê La Pagode khách không ngồi
ghế sắt ghê gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra
con đường Catinat (nay là Đồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của
Sàigòn. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng Continental cùng mở một
không gian cà phê sang trọng ,đúng phong cách “Phăng-se”. Đối diện
Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt
tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà
Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu
trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê
trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ. Còn một quán cà
phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế trang trí nội thất sang
trọng cũng nằm trên con đường này là quán cà phê Brodard. Với một phong
cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng
thật nhạt để khách có thế thả hồn êm ả bên tách cà phê nóng hổi quyện
hương thơm. Có thể nói từ giai đoạn này người Việt Nam ở Sàigòn “thức
tĩnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ lâu họ đã bỏ bê và đã để
cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do khai thác. Khi qua tay
người Việt quán cà phê không còn luộm thuộm những cái “đuôi” mì, hủ tíu,
hoành thánh, xíu
mại, há cảo, bánh bao ... nữa mà nó thuần túy chi có cà phê nhưng được
chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhã hơn,
thu hút hơn…
CAFÉTÉRIA CA NHẠC Để gần gũi hơn, thu hút khách hơn và cũng
mang tính giải trí hơn, một số nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc
theo dạng Cafétéria. Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La
Pagode, Brodard, Givral, Continental… nơi đây không phải chỗ để trầm tư,
bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chỗ vui chơi giải trí. Trên đường
Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là Phòng trà Anh
Vũ. Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban
nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tiếng tăm được mời đến trình diễn
như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái… Lúc đó phòng trà Anh Vũ là
điểm hẹn của nhiều người dân Sàigòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống
tại đây. Con
đường chật hẹp Bùi Viện bỗng đêm đêm sáng lên rực rỡ ánh đèn Anh Vũ,
người xe tấp nập đông vui. Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng
đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên
Phòng trà Đức Quỳnh.
Ca sĩ kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria
này. Đức Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ
Minh Hiếu – Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu
nhạc đêm đêm đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã. Rồi
tiếp theo là Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu Hồng
trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đầy “Nền văn
hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà phê vừa được
thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày. Một
Phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm
trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây
khách
thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh Tuyết
với bài hát “Ánh đèn màu”. Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài
“Mexico” , ca sĩ Ánh Tuyết mỗi lần trình diễn “Ánh đèn màu” là bà hát
với những dòng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm trạng của người
nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ
sĩ lại một mình giữa cô đơn…
Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên
bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người
yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng còn thì Ánh
Tuyết xin lỗi từ chối khéo.LẠI QUAY VỀ CÀ PHÊ VỚ ĐÔNG VUI Những
quán cốc che tạm tấm bạt bên lề đường với những chiếc ghế gỗ lùn làm chỗ
tụ họp của các thanh niên vui đón những ngày hạnh phúc mới. Vòng quanh
Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình Chiểu có
hàng mấy chục “túp lều” cà phê như thế mọc lên san sát bên nhau. Chỉ có
ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới thấy
được cái thú ngồi quán cà phê bụi lụp xụp mà hầu như
đường nào cũng có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phà bên
ly cà phê vớ nhưng để phiêu bồng hơn một số lớn thanh niên chơi… “bốc –
lăn – se” tức thuốc vấn. Anh nào cũng thu sẵn một bọc trong túi xách để
sẵn sàng bày ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa
dán rồi phì phèo nhả khói. Cà phê quán cóc (nhảy nay chỗ nay mai chỗ
khác như cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn
nhất của nền… văn hóa ẩm thực cà phê cóc Sàigòn.
Ban ngày đã rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù
loanh quanh những con đường trong thành phố cũng có những quán cóc để
dân mê cà phê, mê hòa bình được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái,
thanh bình, yên ả nhất của đời mình.SÀIGÒN DĨ VÃNG VÀ SÀIGÒN BOLSA
Sàigòn một thuở là Hòn ngọc Viễn Đông, một Paris lấp lánh khắp cõi Châu
Á, tới hôm nay, lại mang một cái tên khác lạ, chẳng đẹp đẽ chi, nếu
không muốn nói là vô nghĩa. Bởi thế nên người ta vẫn gọi tên cũ chính
danh là Sàigòn. Một thành phố mãi mãi vẫn mang tên là Sàigòn. Sàigòn của
muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống ở thành phố đó hay lưu
lạc khắp năm châu thế giới.. Người Sàigòn không nhất thiết phải sinh ra
tại đó,
có bao nhiêu đời Ông Bà Cha Mẹ từng lập nghiệp lâu năm bền vững. Một
người, bất cứ ai, cũng có thể nhận chính mình là dân Sàigòn, dù chỉ ở
đây một ngày, một tuần hay một tháng, một năm. Chỉ sống một ngày ở
Sàigòn, nhưng yêu Sàigòn mãi mãi, và mang Sàigòn ở trong tim, như một
phần của thân xác, linh hồn mình. Chỉ như vậy thôi, người ta có thể
ngẩng cao đầu, tự hào vỗ ngực tuyên xưng, tôi chính là dân Sài gòn. Tóm
lại, Sàigòn là của tất cả mọi người suốt giải giang sơn, từ Bắc qua
Trung tới Nam. Sàigòn như một hiền mẫu, giang vòng tay ôm thương yêu
quảng đại tới con người tứ xứ, không phân biệt Bắc, Trung, Nam và ngay
cả người ngoại quốc nữa. Một người Pháp sinh ra ở Paris, bỗng dưng một
hôm tuyên bố, từ nay tôi không
còn là một Parisien, cư dân ở Paris nữa. Tôi là người Sàigòn và sẽ ở
lại đây cho tới cuối đời. Thế là dân Sàigòn bèn gọi chàng Tây là anh
Hai, hoặc anh Tư gì đó. Tinh thần người Sàigòn là như vậy đó, thiệt là
cởi mở và phóng khoáng.
Một nhạc sỹ sáng tác nhạc gửi : “Sàigòn ơi ! Ta hứa rằng ta sẽ trở
về” . Rồi chàng cũng đã trở về thật, sau hơn chục năm xa cách. Nhưng
chàng khám phá ra mình thực sự mất Sàigòn trong thực tại. Thế nên, nếu
có sự trở lại, thì chỉ còn một hành hương về Sàigòn trong quá khứ với
ngọc ngà dĩ vãng..
Hãy cùng trở về Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi. Sàigòn của
những thập niên 1950 từ hơn nửa thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm,
sòng bài Đại Thế Giới, Chợ Lớn, một Las Vegas thu nhỏ. Tại đây có đủ
loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải trí như xe nhỏ
chạy bằng điện húc nhau đùa rỡn, hiện nay Las Vegas vẫn còn trò chơi
này. Khu văn nghệ khác như phòng trà vũ trường. Con đường Trần Hưng Đạo
Galliéni, Đồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút dẫn
khách tới sòng bài, lưu thông hàng ngàn chiếc xe hơi nối đuôi nhau, đèn
pha sáng chói, chẳng khác gì đại lộ Champs Elyseé tại Paris. Đường
Richaud Phan Đình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi
tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân.
Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ sinh.
Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, tranh
đua nàng, từ trí thức đến du đãng yên hùng. Cũng tại đường Phan Đình
Phùng với quán phở Con Gà sống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi
danh tài sắc. Yến Vỹ cùng chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh
Brigitte Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ
đẹp lại hát hay. Thì ra ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng
khiến một chàng Cử Văn Khoa phải vào nhà thương điên vì tình si. Phan
Đình Phùng còn thêm café quán Luật Khoa và cơm gà Xing Xing, với những
giai nhân lai Pháp, càng làm thêm Sàigòn có một chút Paris.
Sàigòn by night đã là những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến
màn đêm Thành Đô trở nên lung linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm huyền
thoại. Nổi bật nhất từ cuối thập niên 50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ.
Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau này. Thanh Thúy ở tuổi mượt mà
thanh xuân đôi tám đã hát từ Anh Vũ, làm mê say bao tao nhân mặc khách.
Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên giọng ca trầm
buồn. Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau đó gây
chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vưốt cây
micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh. Ban CBC thuở
Anh Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới, với tuổi khoảng sáu,
bảy mà thôi. Thảm kịch cũng xảy ra
cho phòng trà Kim Điệp Sàigòn, khi một chàng Tây lai bị giết. vì dám
cặp kè với người đẹp Tuyết Không Quân. Tuyết là một giai nhân nổi tiếng
sát phu qua hai đời chồng bị tử nạn trong chiến tranh. Phòng trà Kim
Điệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông. bị đóng cửa để trở thành Nhà sách. Quán
café trà thất đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành “Hầm Gió”,
thiết trí sâu dưới đất, như một hầm rượu bên Âu châu. Người đẹp ngồi
cash, bên một thùng rượu làm thành cái bàn khá ngoạn mục. Ca sỹ Thanh
Lan thường có buổi trình diễn tại đây . Chính những phòng trà đêm Sàigòn
đã đưa nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn lên đỉnh cao. Nhiều ca khúc
phản chiến cấm hát ở Đài phát thanh nhưng tại phòng trà thì vẫn được
trình diễn
tự do. Vũ trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm
lệ, khi nữ ca sỹ Diệu Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì… bị một nam ca
sỹ bỏ rơi. Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận đã bỏ hát vài
năm. Đêm Sàigòn trà thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên Mai
Thảo và Hồng Dương, để viết thêm những tình sử lâm ly với hai nữ danh ca
khác. Đêm Sàigòn bạc vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những
tiếng hát vàng ròng cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng hai nữ
danh ca này lên tới một triệu.
Trong khi đó, lương một Đốc sự, Phó Quận trưởng tới năm 1975 chỉ có
33 ngàn đồng một tháng. Vũ trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay
tại bến Bạch Đằng. Thuở đó cuối thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi
Mỹ Phụng vì ban đêm có gió sông Sàigòn mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ
Thanh. Nàng chuyên hát những tinh khúc ướt át, trong điệu slow tắt đèn,
mờ ảo như “Dang dở ” “Nỗi Lòng”. Tiếng hát mê đắm Lệ Thanh đã thu hồn
một Bác Sỹ trở thành phu quân của nàng. Đêm Sàigòn ngọc ngà dĩ vãng
khiến người ta khó quên được vì những dạ vũ Bal Famille có khi kéo dài
từ đêm suốt sáng. Ai có ngờ cô bé Mai đen 16 tuổi, thường đi với bé Phú,
sau này lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi danh cho tới nay. Phú mệnh
danh là Phú chuột,
trắng trẻo, mũm mĩm xinh như thỏ con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn
trai. Mai nhảy có khi bỏ cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.
Thuở ấy, người đi dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony Khánh,
thường nhảy cặp với vợ. Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy, mọi
người đều ngừng khiêu vũ để thưởng thức tài nghệ bậc sư biểu diễn. Sau
đó là pháo tay nổ ròn như ngày Tết. Hòn ngọc Viễn Đông Sàigòn từ thập
niên 50 nay đã trên nửa thế kỷ, Sàigòn đổi tên và Sàigòn ngọc nát châu
chìm. Những cột đèn tuy không biết đi, nhưng đã chắp cánh bay xa, thành
bao nhiêu Little Sàigòn rải rác khắp hải ngoại.
Và dân Sàigòn năm xưa, những chàng trai hào hoa phong nhã, bao giai
nhân ca sỹ lừng danh, nay đã thất thập cổ lai hy, hay gần mấp mé tuổi
hạc. Thế nhưng trái tim chằng bao giờ già. Bởi vậy nói như Thi sỹ Thanh
Tâm Tuyền ta gọi tên ta, Sàigòn cho đỡ nhớ. Hỡi những Đêm Mầu Hồng,
Queen Bee, Arc En Ciel, Mỹ Phụng, Tự Do… Những đêm vui thắp sáng kỷ
niệm, những ngày xuân mãi mãi xanh tươi, để làm thành một Thủ Đô Sàigòn
bất tử, ta yêu lắm và yêu mãi mãi. Sàigòn trong lời nhạc của Ngô Thụy
Miên, thì dù Em của ta có đi khắp thế giới Paris, Vienne, cũng chẳng thể
tìm đâu đẹp hơn Sàigòn của ta ngày hôm qua dĩ vãng cũng như Sàigòn mai
sau, khi hết Cộng sản. Bây giờ tuy chưa có Sàigòn mai sau, nhưng ta tạm
có Little Sài gon Bolsa tại Nam Cali, Thủ đô
tỵ nạn của người Việt hải ngoại – chỉ tại Little Sàigòn mới giống
Sàigòn năm xưa được. Sàigòn Bolsa mùa xuân pháo nổ tưng bừng qua phố
phường Westminster, Bolsa, Brookhurst, Euclid… trong khi ấy nay Sàigòn ở
Việt Nam làm sao có pháo ?
Thế nên người có tiền ở Sàigòn bây giờ, Tết đến lại thích
đi du lịch sang Mỹ để đón xuân thực sự như Sàigòn thuở xưa, và tìm lại
Sàigòn đích thực. Sàigòn đã ra đi và Sàigòn tung cánh chim viễn xứ, quy
tụ quây quần tại Mỹ, Canada, Úc, Pháp. Đức v v . Ba triệu người Việt lưu
vong là ba triệu trái tim nồng nàn vẫn yêu thương Việt Nam và thắp sáng
mãi Sàigòn Hòn Ngọc Viễn Đông nay thắp sáng ở xứ người. Sàigòn đã ra đi
và tương lai sẽ có lúc, Sàigòn trở lại, như một Châu Về Hiệp phố.
Sàigòn khi ấy sẽ rực sáng tin yêu của Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.
Tâm Triều
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/May/2013 lúc 11:11am
Rạp Casino Đa Kao, sau năm 75 đổi tên thành rạp Cầu Bông. Hình có lẽ chụp vào thập niên 60.
Rạp Cao
Đồng Hưng
Rạp Casino Sài Gòn và afiche của một bộ phim kiếm hiệp.
Mặt tiền của rạp REX, khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó.
Góc bên phải hình chụp này chính là rạp EDEN, một trong những rạp cinéma có thâm niên lâu nhất.
Rạp EDEN hoạt động từ thời pháp thuộc cho đến tận năm 1975.
Rạp REX chụp vào ban ngày, thời điểm đang công chiếu phim: James Bond chống lại Dr. NO.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Jul/2013 lúc 9:49pm
http://gafin.vn/p0c64/cuoc-song-va-nghe-thuat.htm - Cuộc sống và nghệ thuật
Thứ tư
|
24/07/2013 00:43
Hãng tin NBC Mỹ: Một lần cắt tóc vỉa hè ở Việt Nam có giá vài đôla
Theo NBC, giá một lần cắt tóc vỉa hè Hà Nội dao động dưới 60.000 VND,
tùy thuộc vào tên tuổi của thợ cắt và bạn là khách lạ hay khách quen.
Bác
Thuận, một thợ cắt tóc vỉa hè trên phố Hà Nội, 78 tuổi, rít một hơi
thuốc trong khi đợi khách đến cắt tóc. Ảnh chụp ngày 20/7, dọc đường phố
Hà Nội. Bác Thuận làm nghề cắt tóc vỉa hè hơn 30 năm qua, sau khi xuất
ngũ. Ảnh của nhiếp ảnh gia Chris McGrath / Getty Images. Đầu
tuần này, hãng tin NBC của Mỹ mới đăng tải chùm ảnh về những người thợ
cắt tóc vỉa hè Hà Nội, đi kèm chú thích rằng cả thợ cắt tóc già lẫn trẻ
Hà Nội đều sẽ tiếp tục truyền thống làm nghề này.
Nghề làm thợ
cắt tóc/thợ cạo vỉa hè ở Hà Nội có nguồn gốc từ thế kỉ 18. Trung bình
một lần cắt tóc vỉa hè có giá từ 15.000 VND đến 60.000 VND. Giá cả dao
động còn phụ thuộc vào ông thợ cắt có nổi danh hay không hoặc anh là
khách quen hay khách lạ.
Đa phần thợ cắt tóc vỉa hè là cựu quân
nhân, nghỉ hưu nhưng làm thợ cạo để bản thân họ "luôn chân luôn tay"
hoặc để kiếm thêm tiền hỗ trợ gia đình.
Một
thợ cắt tóc vỉa hè 22 tuổi, tên Quân, chụp ảnh khi đang đợi khách tại
tiệm cắt tóc vỉa hè của mình. Ảnh chụp ngày 20/7 tại Hà Nội. Quân làm
nghề này đã được 1 năm, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Chân dung anh Qúy, một thợ cắt tóc vỉa hè 34 tuổi. Ảnh chụp khi anh thợ
này đang đợi khách tại tiệm cắt tóc bên đường phố Hà Nội vào ngày 20/7.
Anh Quý làm nghề này đã được hơn 14 năm.
Giang, một thợ cắt tóc vỉa hè 29 tuổi. Sau khi nghỉ học, Giang chuyển
qua nghề cắt tóc vỉa hè. Tới nay, Giang đã có hơn 6 năm tuổi nghề.
Ông Minh, 47 tuổi, đã làm thợ cắt tóc vỉa hè hơn 10 qua, sau khi bỏ việc tại một khách sạn.
Ông Mận, 80 tuổi, đã có hơn 30 năm làm nghề thợ cắt tóc vỉa hè.
Anh Tuấn, 33 tuổi, anh làm thợ cắt tóc vỉa hè Hà Nội đã được hơn 7 năm.
Ông Toàn, 55 tuổi, đã làm nghề thợ cạo được hơn 30 năm.
Ông Tuấn, 42 tuổi, là thợ cắt tóc vỉa hè trong khoảng 18 năm qua.
Ông
Kiệm, 58 tuổi. Trước đây ông Kiệm là giáo viên. Ông đi làm thợ cắt tóc
vỉa hè sau khi nghỉ hưu, và mới trong nghề này được vài năm nay.
Ông Vôi, 43 tuổi, là thợ cắt tóc trong khoảng hơn 20 năm qua. Ông bắt đầu làm thợ cắt tóc sau khi giải ngũ.
Ông Khôi, 49 tuổi, làm nghề này đã được hơn 20 năm.
Nguồn http://gafin.vn/Pages/News/RedirectSource.aspx?newsId=20130724122143507 - NBC News/Dân Việt
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Aug/2013 lúc 7:13pm
DaLat , hình ảnh NGÀY XƯA
http://www.vnafmamn.com/Old_Dalat.html -
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Aug/2013 lúc 12:07pm
Ảnh hiếm về Lạng Sơn
năm 1950
trên tạp chí Life
Hiệu
ảnh Lạng Sơn, chợ Kỳ Lừa, chân dung lính Pháp... là những hình ảnh hiếm
về Lạng Sơn năm 1950 do Carl Midans của tạp chí Life thực hiện.
http://reds.vn/"> Một ngôi làng khang trang ở Lạng Sơn, với những ngôi nhà gạch, mái ngói.
Lính Pháp trên Quốc lộ 4 chạy dọc tuyến biên giới với Trung Quốc.
Người dân địa phương tò mò đứng nhìn khi một chiếc xe chở lính Pháp chạy qua.
Đồn biên phòng Chi Ma (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) sát biên giới với Trung Quốc.
Sĩ quan Pháp (ngoài cùng bên trái) và các binh sĩ người Việt ở đồn Chi Ma.
Trẻ em nhặt củi
Một ngôi chùa ở Lạng Sơn.
Cầu bắc qua sông Kỳ Cùng, con sông duy nhất chảy ngược lên Trung Quốc theo hướng Bắc.
Người dân và binh lính qua lại trên cầu.
Dinh công sứ Pháp ở Lạng Sơn.
Chân dung một lính Lê dương người Đức trong quân đội Pháp đóng tại Lạng Sơn.
Ban quân nhạc Pháp diễn hành trên con đường chính của Lạng Sơn.
Lính Pháp trên đường phố Lạng Sơn.
Một góc phố trung tâm thị xã Lạng Sơn với nhiều cửa hàng.
Một hiệu ảnh nằm cạnh cửa hàng tạp hóa.
Khung cảnh bình dị trên một con phố.
Những người bán mía ở chợ Kỳ Lừa, ngôi chợ lâu đời nhất Lạng Sơn.
Quầy bán nón.
Khu vực bán gạo.
Bé gái bóc củ đậu.
Hàng bán chai lọ.
Một nông dân người Tày thử chiếc lưỡi cày ở chợ.
Quầy sách báo cũ khá đông khách.
Trên đường làng.
Ngôi nhà đơn sơ ở vùng quê nghèo Lạng Sơn.
Trẻ em nông thôn Lạng Sơn.
Thiếu nữ dệt vải.
Một dinh thự bỏ hoang.
Giặt giũ ở cầu ao.
Cậu bé xay lúa.
Nghĩa trang lính Pháp ở Lạng Sơn.
Theo KIẾN THỨC
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Sep/2013 lúc 1:34am
SÀIGÒN
DĨ VÃNG VÀ SÀIGÒN BOLSA
Sàigòn một thuở là
Hòn ngọc Viễn Đông, một Paris lấp lánh khắp cõi Châu Á, tới hôm nay, lại mang
một cái tên khác lạ, chẳng đẹp đẽ chi, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Bởi thế
nên người ta vẫn gọi tên cũ chính danh là Sàigòn. Một thành phố mãi mãi vẫn
mang tên là Sàigòn. Sàigòn của muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống
ở thành phố đó hay lưu lạc khắp năm châu thế giới..
Người Sàigòn không
nhất thiết phải sinh ra tại đó, có bao nhiêu đời Ông Bà Cha Mẹ từng lập nghiệp
lâu năm bền vững. Một người, bất cứ ai, cũng có thể nhận chính mình là dân
Sàigòn, dù chỉ ở đây một ngày, một tuần hay một tháng, một năm. Chỉ sống một
ngày ở Sàigòn, nhưng yêu Sàigòn mãi mãi, và mang Sàigòn ở trong tim, như một
phần của thân xác, linh hồn mình. Chỉ như vậy thôi, người ta có thể ngẩng cao
đầu, tự hào vỗ ngực tuyên xưng, tôi chính là dân Sài gòn.
Tóm lại, Sàigòn là
của tất cả mọi người suốt giải giang sơn, từ Bắc qua Trung tới Nam. Sàigòn như
một hiền mẫu, giang vòng tay ôm thương yêu quảng đại tới con người tứ xứ, không
phân biệt Bắc, Trung, Nam và ngay cả người ngoại quốc nữa.
Một người Pháp
sinh ra ở Paris, bỗng dưng một hôm tuyên bố, từ nay tôi không còn là một
Parisien, cư dân ở Paris nữa. Tôi là người Sàigòn và sẽ ở lại đây cho tới cuối
đời. Thế là dân Sàigòn bèn gọi chàng Tây là anh Hai, hoặc anh Tư gì đó. Tinh
thần người Sàigòn là như vậy đó, thiệt là cởi mở và phóng khoáng.
Một nhạc sỹ sáng
tác nhạc gửi : “Sàigòn ơi ! Ta hứa rằng ta sẽ trở về” . Rồi chàng cũng đã trở
về thật, sau hơn chục năm xa cách. Nhưng chàng khám phá ra mình thực sự mất
Sàigòn trong thực tại. Thế nên, nếu có sự trở lại, thì chỉ còn một hành hương
về Sàigòn trong quá khứ với ngọc ngà dĩ vãng..
Hãy cùng trở về
Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi. Sàigòn của những thập niên 1950 từ hơn nửa
thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm, sòng bài Đại Thế Giới, Chợ Lớn, một Las
Vegas thu nhỏ. Tại đây có đủ loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ
giải trí như xe nhỏ chạy bằng điện húc nhau đùa rỡn, hiện nay Las Vegas vẫn còn
trò chơi này. Khu văn nghệ khác như phòng trà vũ trường. Con đường Trần Hưng
Đạo Galliéni, Đồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút dẫn khách
tới sòng bài, lưu thông hàng ngàn chiếc xe hơi nối đuôi nhau, đèn pha sáng
chói, chẳng khác gì đại lộ Champs Elyseé tại Paris.
Đường Richaud Phan
Đình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi tiếng vì cô hàng café
tuyệt sắc giai nhân. Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây
thơ nữ sinh. Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm,
tranh đua nàng, từ trí thức đến du đãng yên hùng. Cũng tại đường Phan Đình
Phùng với quán phở Con Gà sống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh
tài sắc. Yến Vỹ cùng chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh Brigitte
Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ đẹp lại hát
hay. Thì ra ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng khiến một chàng Cử Văn
Khoa phải vào nhà thương điên vì tình si. Phan Đình Phùng còn thêm café quán
Luật Khoa và cơm gà Xing Xing, với những giai nhân lai Pháp, càng làm thêm
Sàigòn có một chút Paris.
Sàigòn by night đã
là những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến màn đêm Thành Đô trở nên lung
linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm huyền thoại. Nổi bật nhất từ cuối thập niên
50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ. Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau này.
Thanh Thúy ở tuổi mượt mà thanh xuân đôi tám đã hát từ Anh Vũ, làm mê say bao
tao nhân mặc khách. Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên
giọng ca trầm buồn. Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau
đó gây chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vưốt cây
micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh.
Ban CBC thuở Anh
Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới, với tuổi khoảng sáu, bảy mà
thôi. Thảm kịch cũng xảy ra cho phòng trà Kim Điệp Sàigòn, khi một chàng Tây
lai bị giết. vì dám cặp kè với người đẹp Tuyết Không Quân. Tuyết là một giai
nhân nổi tiếng sát phu qua hai đời chồng bị tử nạn trong chiến tranh. Phòng trà
Kim Điệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông. bị đóng cửa để trở thành Nhà sách.
Quán café trà thất
đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành “Hầm Gió”, thiết trí sâu dưới
đất, như một hầm rượu bên Âu châu. Người đẹp ngồi cash, bên một thùng rượu làm
thành cái bàn khá ngoạn mục. Ca sỹ Thanh Lan thường có buổi trình diễn tại đây
.
Chính những phòng
trà đêm Sàigòn đã đưa nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn lên đỉnh cao. Nhiều ca
khúc phản chiến cấm hát ở Đài phát thanh nhưng tại phòng trà thì vẫn được trình
diễn tự do. Vũ trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm lệ,
khi nữ ca sỹ Diệu Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì… bị một nam ca sỹ bỏ rơi.
Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận đã bỏ hát vài năm. Đêm Sàigòn trà
thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên Mai Thảo và Hồng Dương, để viết
thêm những tình sử lâm ly với hai nữ danh ca khác.
Đêm Sàigòn bạc
vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những tiếng hát vàng ròng cả nghĩa
trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng hai nữ danh ca này lên tới một triệu.
Trong khi đó,
lương một Đốc sự, Phó Quận trưởng tới năm 1975 chỉ có 33 ngàn đồng một tháng.
Vũ trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay tại bến Bạch Đằng. Thuở đó cuối
thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi Mỹ Phụng vì ban đêm có gió sông Sàigòn
mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ Thanh. Nàng chuyên hát những tinh khúc ướt át,
trong điệu slow tắt đèn, mờ ảo như “Dang dở ” “Nỗi Lòng”. Tiếng hát mê đắm Lệ
Thanh đã thu hồn một Bác Sỹ trở thành phu quân của nàng.
Đêm Sàigòn ngọc
ngà dĩ vãng khiến người ta khó quên được vì những dạ vũ Bal Famille có khi kéo
dài từ đêm suốt sáng. Ai có ngờ cô bé Mai đen 16 tuổi, thường đi với bé Phú,
sau này lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi danh cho tới nay. Phú mệnh danh là Phú
chuột, trắng trẻo, mũm mĩm xinh như thỏ con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn
trai. Mai nhảy có khi bỏ cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.
Thuở ấy, người đi
dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony Khánh, thường nhảy cặp với vợ.
Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy, mọi người đều ngừng khiêu vũ để thưởng
thức tài nghệ bậc sư biểu diễn. Sau đó là pháo tay nổ ròn như ngày Tết.
Hòn ngọc Viễn Đông
Sàigòn từ thập niên 50 nay đã trên nửa thế kỷ, Sàigòn đổi tên và Sàigòn ngọc
nát châu chìm. Những cột đèn tuy không biết đi, nhưng đã chắp cánh bay xa,
thành bao nhiêu
Little Sàigòn rải
rác khắp hải ngoại.
Và dân Sàigòn năm
xưa, những chàng trai hào hoa phong nhã, bao giai nhân ca sỹ lừng danh, nay đã
thất thập cổ lai hy, hay gần mấp mé tuổi hạc. Thế nhưng trái tim chằng bao giờ
già.
Bởi vậy nói như
Thi sỹ Thanh Tâm Tuyền ta gọi tên ta, Sàigòn cho đỡ nhớ. Hỡi những Đêm Mầu
Hồng, Queen Bee, Arc En Ciel, Mỹ Phụng, Tự Do… Những đêm vui thắp sáng kỷ niệm,
những ngày xuân mãi mãi xanh tươi, để làm thành một Thủ Đô Sàigòn bất tử, ta
yêu lắm và yêu mãi mãi. Sàigòn trong lời nhạc của Ngô Thụy Miên, thì dù Em của
ta có đi khắp thế giới Paris, Vienne, cũng chẳng thể tìm đâu đẹp hơn Sàigòn của
ta ngày hôm qua dĩ vãng cũng như Sàigòn mai sau, khi hết Cộng sản.
Bây giờ tuy chưa có Sàigòn mai sau, nhưng ta tạm có
Little Sài gon Bolsa tại Nam Cali, Thủ đô ty nạn của người Việt hải ngoại – chỉ
tại Little Sàigòn mới giống Sàigòn năm xưa được.
Sàigòn Bolsa mùa
xuân pháo nổ tưng bừng qua phố phường Westminster, Bolsa, Brookhurst, Euclid…
trong khi ấy nay Sàigòn ở Việt Nam làm sao có pháo ? Thế nên người có tiền ở
Sàigòn bây giờ, Tết đến lại thích đi du lịch sang Mỹ để đón xuân thực sự như
Sàigòn thuở xưa, và tìm lại Sàigòn đích thực.
Sàigòn đã ra đi và
Sàigòn tung cánh chim viễn xứ, quy tụ quây quần tại Mỹ, Canada, Úc, Pháp. Đức v
v . Ba triệu người Việt lưu vong là ba triệu trái tim nồng nàn vẫn yêu thương
Việt Nam và thắp sáng mãi Sàigòn Hòn Ngọc Viễn Đông nay thắp sáng ở xứ người.
Sàigòn đã ra đi và tương lai sẽ có lúc, Sàigòn trở lại, như một Châu Về Hiệp
phố. Sàigòn khi ấy sẽ rực sáng tin yêu của Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.
Yên
Huỳnh (chuyển
tiếp từ Tâm Triều)
http://hoangnguyen1608.wordpress.com/2013/01/04/ca-phe-sai-gon-xua/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Nov/2013 lúc 7:55pm
Gia Long vào Thu Hội Ngộ
Monday, November 04, 2013 6:26:11 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=176545&zoneid=3 -
WESTMINSTER (NV) - Lá
thiệp mời màu tím hoa sim, cho đến buổi “Thu Hội Ngộ” ngập tràn áo tím
sân trường của các cựu nữ sinh trung học Gia Long chiều 3 Tháng 11 tại
nhà hàng Mon Amour đã khiến người tham dự cảm thấy mình đang được đi
trong Mùa Thu có cả một trời tím màu thương nhớ.
Thu
Hội Ngộ là buổi gặp gỡ của các cựu nữ sinh trung học Gia Long năm nay,
thật vậy, đã dội lên biết bao niềm thương nhớ một thời. Màu áo tím ngày
xưa nay chan hòa ngay từ cửa vào nhà hàng, qua bóng dáng ban tiếp tân
tràn ngập khắp nơi.
Tung tăng niềm nở trong những chiếc áo dài
tím, hầu hết các cựu nữ sinh Gia Long đều có trên môi nụ cười khả ái
thấp thoáng dáng nét ngày nào “Em tan trường về. Ðường mưa nho nhỏ...”
Mỗi một Gia Long là một chủ nhà niềm nở đón đưa thân hữu tham dự nồng
nhiệt đến tận chỗ ngồi.
|
Một làn điệu thật bắt mắt trong nhạc cảnh “Mưa” do ban vũ Gia Long trình diễn. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt) |
Một giờ trước khi khai mạc, ban tổ chức dành để hàn huyên hội ngộ. Thế mà cũng không đủ để mãi đến 6 giờ 30 mới khai mạc được.
Phút
nghi lễ, khởi đầu đã được Gia Long Phương Lê trong ban tổ chức nhắc nhở
hai lần rằng xin tôn trọng giờ phút chào kính quốc kỳ Mỹ-Việt và phút
mặc niệm, không chụp hình và chạy qua chạy lại, thế mà cũng có một con
chim lạc điệu cầm máy ảnh hết lên sân khấu lại xuống trước ban hợp ca
Gia Long đang cử hành nghi lễ, lóe lên những ánh sáng trái với sự mong
mỏi của ban tổ chức.
Trong niềm vui rộn rã của mọi người, Hội
Trưởng Vương Hồng Loan ngỏ lời: “Mùa Thu là mùa của nhung nhớ. Chúng ta
tập hợp nơi đây để cùng nhớ lại một thời trung học, những vui buồn với
thầy cô xưa, bè bạn cũ, những mối lo khi mùa thi đến, những ngày đi bán
báo ở các trường bạn, những lần diễn hành... Mùa Thu cũng là mùa Tạ Ơn.
Tạ ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, nhưng bên cạnh đó để có được ngày hôm
nay, công lao của quý thầy cô cũng không kém. Nhân dịp hội ngộ này,
chúng em xin được tri ơn thầy cô.”
Kể đến niềm vui hội ngộ năm
nay, Hội trưởng Vương Hồng Loan “khoe” rằng: “Thật là một vinh dự cho
ban tổ chức khi có nhiều vị giáo sư đã lâu không tham dự hội, nhiều chị
đại tỷ Gia Long, nhiều chị cựu hội trưởng, nhất là có nhiều chị em Gia
Long chưa bao giờ đến với hội, hôm nay đã có mặt nơi đây.”
Tiếp
ngay sau phần nghi lễ là chương trình văn nghệ Gia Long, được mở đầu
bằng hai ca khúc Gia Long Hành Khúc và Thu Vàng do Ban hợp ca Gia Long
trình diễn. Thu Vàng, nhạc của Cung Tiến xuất hiện từ cuối thập niên 50
trong giới nam nữ học sinh trước hết, nên bây giờ các cựu Gia Long nhắc
lại trong nhạc cảnh Thu Vàng khiến ai nấy đều ngơ ngác nhớ thương.
“Chiều hôm qua lang thang trên đường, hoàng hôn xuống lòng nhớ bâng
khuâng...”
|
Tím Trời Thương Nhớ Gia Long cử hành Quốc Ca Việt Mỹ. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt) | Gia
Long Thu Nga, trưởng ban văn nghệ Gia Long, giới thiệu các vũ công
trong ban vũ Gia Long vừa trình diễn thật mượt mà các nhạc cảnh Thu Vàng
và Mưa, gồm có Kim Quỳnh, Phương Lan, Hồng Vân, Minh Thu và Thu Nga.
Nếu như so sánh với các ban vũ chuyên nghiệp của các Trung Tâm Asia,
Paris By Night thì phần nghệ thuật chưa chắc ai hơn ai, nhưng về nét
duyên dáng, hồn nhiên, thanh khiết thì có phần nổi trội.
Nhưng
nói đến văn nghệ Gia Long mà không nói đến các Ðặc San Gia Long, là một
điều không thể tha thứ được. Thu Hội Ngộ năm nay của Gia Long có tờ Ðặc
San Gia Long, chủ đề “Thu Áo Tím” thật đáng để trong tủ sách gia đình.
Hình bìa trước của Gia Long Ngọc Bích, bìa sau của Gia Long Mỹ Hương đã
thu hút ngay được người đọc vì nó ẩn chứa một nội dung đáng cho ta
nghiền ngẫm trong những buổi chiều thu tím trời thương nhớ.
Quả
vậy, với 70 tiết mục văn nghệ, gồm thơ, ca và hình ảnh sinh hoạt, được
gói ghém trong 250 trang báo khổ tabloid, người đọc bỗng gặp lại cơ man
nào là những góc sống ngày xưa tưởng như đã khuất lấp sau một thời gian
biết bao biến cố dập vùi. Xin đọc một câu thơ trong bài “Áo Tím Nhớ
Thương” của LTM: “Còn nhớ không em ngày xa xưa đó, Áo tím vương mơ chiều
em qua phố, Cổng trường thân quen chờ em lối nhỏ, Môi mắt em cười, hồn
anh ngẩn ngơ...”
Gần 40 năm sau, ai đó gặp lại Gia Long trong chiều Thu Hội Ngộ này, hẳn lại thấy ngẩn ngơ như buổi chiều em qua phố năm xưa.
Quý độc giả cần có Ðặc San Gia Long 2013, Thu Áo Tím, có thể liên lạc với (714) 653.5394 hay (714) 531.2862.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=176545&zoneid=3#.UnmR__tHbHI
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Nov/2013 lúc 8:07pm
Gia Long ngày ấy
Posted on http://hoanglanchi.com/?p=828 - - July 27, 2011 by http://hoanglanchi.com/?author=1 - hoanglanchi
Có người đã nói rằng góc phố không chỉ được làm bằng những con đường mà cả con người với phục sức, ngôn ngữ ..
Vậy thì “Góc Trường ” cũng thế !
Cái gì đã khiến những người con gái của Sài Gòn, của Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở- tự hào khi nhắc lại quá khứ Gia Long ?
Hãy nghe lời tự tình của một “Gia Long”:
Thuở ấy khi còn bé, chúng tôi được học chung trai gái. Người ta chia
tên rõ ràng: Tiểu,Trung và Đại Học. Chẳng ai chia cấp 1,2,3 rồi sao
không là cấp 4 mà là đại học? Qua bậc Tiểu Học, trai gái đã bắt đầu bước
dần vào tuổi dậy thì. Để giúp học trò yên tâm học, tránh những gặp gỡ
hàng ngày có thể làm nảy sinh tình yêu quá sớm và do đó xao lãng học
hành, các nhà giáo dục đã để nam nữ học riêng. Chỉ các trường tư là bắt
buộc phải cho học chung ..
GS Lan Phương thứ 2 từ trái. Lan Chi bìa phải ( đệ nhị mà ngố nhỉ?)
Cũng đệ nhị nhưng các chị ban C thì điệu và người lớn hơn ban A chúng tôi nhiều
GS Phạm Thị Nhung- Lan Chi phía sau- Năm đệ nhị 1965-1966
Từ đó, như mọi không gian và thời gian khác, đã hình thành những ngôi
trường có nét riêng của mình. Hai trường nữ nổi tiếng nhất là Gia Long
và Trưng Vương, tượng trưng cho nữ sinh miền Bắc di cư và miền Nam. Tất
nhiên phân biệt như vậy là nói theo đa số chứ trong Gia Long cũng có nữ
sinh Bắc và nguợc lại ..
Hai trường nam danh tiếng là Chu Văn An và Petrus Ký . Tiếp theo sau là nữ Lê Văn Duyệt và nam Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Trãi ..
Hãy tưởng tượng xem, cũng sân trường ấy nhưng chỉ có những tà áo dài
trắng tung bay. Khi tan trường, áo bay như đàn bướm ùa khỏi tổ. Và con
đường rợp bóng cây cao là những chiếc xe đạp xinh xinh với áo trắng đơn
sơ với nón lá dịu dàng.
Hãy tưởng tuợng xem cũng sân trường ấy nhưng chỉ là những áo trắng quần xanh.
Thì rõ ra là hoa hay buớm.
Chẳng như bây giờ. Tôi luôn có cảm tưởng trường tôi đã bị những hình
bóng nam sinh làm “ô uế”. Không, không bao giờ tôi quay về trường cũ để
nhìn nam nữ lộn xộn trong sân trường dấu yêu ..Như cô tôi, nhất quyết
không về quê cũ, Thái Bình ngày ấy chỉ vì không muốn mất đi những hình
ảnh của thuở nào còn bé. Thuở xưa với luỹ tre xanh, con đường làng đất
đỏ … Với cả những con người không hợm hĩnh như hôm nay.
Gia Long ngày ấy… Chúng tôi sống êm đềm, trật tự và nề nếp.
Mỗi sáng thứ hai một lớp đứng hát quốc ca và lá cờ được kéo lên từ từ.
Rồi đến sáng thứ bẩy, cũng lớp ấy đứng hát và lá cờ từ từ kéo xuống. Các
lớp thay phiên nhau phụ trách việc này. Các lớp khác thì đứng nghiêm
ngay truớc lớp của mình. Khi hát quốc ca, chúng tôi nghiêm chỉnh, không
đùa giỡn. Chính vì thế chúng tôi, học sinh của những thập niên ấy, không
bao giờ quên được bản quốc ca.
Chúng tôi học đàng hoàng, không đùa giỡn hay phá phách quá đáng vì
muốn thi đậu vào Gia Long thì phải giỏi. Nếu đã học giỏi thì thường đi
đôi với việc ít phá.
Kỷ luật quá nghiêm.
Không được đi giày cao. Ôi tôi thấy nữ sinh bây giờ đi giày cao gót
lộp cộp mà buồn quá. Không được mang nữ trang. Chẳng thấy nữ sinh nào
diêm dúa vòng vàng lấn át các cô giáo như bây giờ. Chúng tôi đơn sơ giản
dị và nhu mì biết bao.
Chúng tôi đi đứng đàng hoàng. Ai chạy là… kỳ cục, là bất kính.Lên cầu
thang chúng tôi đi cũng nhẹ nhàng, rón rén. Gặp cô giáo là đi sau,
không dám vượt. Ô hay, bây giờ hình ảnh ấy hiếm lắm.Trừ phi là cô giáo
của lớp thì học trò còn nhuờng. Nếu Thầy Cô khác lớp thì đường ta, ta cứ
việc lên, chẳng phải nhuờng ai.
Chúng tôi gìn giữ lớp học và sân trường như những gì được học ở bậc
Tiểu Học trong các giờ công dân giáo dục. Tôi chẳng thấy ai phá trường ,
phá lớp. Chúng tôi có quán ăn trong trường . Cũng xơi quà giờ ra chơi
nhưng ít khi nào vừa đi lang thang vừa ăn. Chúng tôi đứng trước quán và
ăn. Vậy thôi. Còn chúng tôi đi dạo trong sân trường . Vì sao vậy, vì
chúng tôi được dạy rằng đang đi trong sân, gặp cô giáo trong khi mình
đang nhồm nhoàm bánh kẹo hay cóc ổi gì đó là …xấu hổ lắm.
Mọi thành tích về học hành đa số tập trung vào bốn trường nam nữ nổi
tiếng ấy. Chúng tôi chỉ thi Tú Tài 1, Tú Tài 2. Bằng Trung Học, muốn thi
cũng được, không thì đủ điểm vẫn lên lớp. Nhưng nhiều người vẫn thi vì
sau đó đi làm. Với bằng trung học thời tôi, có thể làm thư ký được rồi.
Chúng tôi chỉ có duy nhất Bằng Trung Học Toàn Quốc để thi
tuyển học sinh giỏi. Thế thôi. Ngày đó, thời tôi, thi Tú Tài còn các thứ
hạng Tối Ưu, Ưu, Bình, Bình Thứ và Thứ tuỳ theo số điểm trung bình cho
các môn phải là 18/20, 16/20, 14//20, 12/20…Tối Ưu thì hiếm vô cùng. Ưu
thì một lớp chừng hai đến ba người . Vậy thôi.
Chúng tôi không phải chạy theo thành tích nào cả. Lương Giáo Sư, thời
ấy gọi là Giáo Sư, khoảng 5200đ (vợ được trợ cấp 1200đ và mỗi con là
800đ ). Một tô phở khá thời ấy là năm (5) đồng. Coi như lương giáo sư
độc thân khoảng 1040 tô phở khá.
À há, còn bây giờ, lương giáo viên cấp 3 vừa được điều chỉnh thì
khoảng hơn một triệu trong khi tô phở khá là 7,000, còn phở “xịn” là
14,0000. Coi như lương giáo viên bây giờ khoảng 144 tô phở khá, chưa
xịn. Có lẽ chỉ bằng 1/10 lương giáo sư của ngày ấy?
Thì hỏi làm sao giáo viên không bê bối?Làm sao giáo viên không đánh
mất lương tâm? Báo chí trong nước nêu đầy lên đó thôi. Dạy ở trường thì
dở nhưng kéo học trò về nhà thì hay.
Nên đừng nói rằng Gia Long hay NTMK thì cũng thế. Cũng sân trường ấy, chỉ có người là khác.
Không, khác nhiều lắm. ..
Khác ở sân trường chỉ có áo trắng tung bay
Khác ở giáo sư không kéo học trò về nhà dậy
Khác ở học sinh không phải đua thành tích ảo
Khác ở nề nếp, ngày đó chúng tôi sống và học thật đúng với câu “Tiên học lễ hậu học văn”
Còn nữa…
Nhưng thế thôi. Ngừng vậy.
Đó,“hồn trường” được làm nên bởi các Giáo Sư và chúng tôi, được làm
bởi những gốc cây, bụi cỏ, bệnh thất, hồ bơi, sân võ… Nếp trường được
làm bởi những nết na của đa số nữ sinh.
Đã từ lâu, truớc cổng trường treo đầy quảng cáo. Nào là Trung Tâm
Nhật Ngữ, nào là Trung Tâm Tin Học. Ôi cái “mặt tiền” xinh đẹp của Gia Long ngày ấy đang bị nham nhở bởi vô vàn những cái bảng kinh doanh.
Gia Long của tôi, của chúng tôi ngày xưa là như thế…
Và dù có đi đâu, ở đâu , chúng tôi luôn tự hào “Vâng, nữ sinh Gia Long ngày ấy đây! ”
Trường xưa dù có mất tên nhưng truyền thống của những thời ấy thì vẫn còn mãi với thời gian.
Người Gia Long
Em gái Gia Long của tôi ơi
Dù có đi đâu bốn phưong trời
Xin em nhớ giữ hồn xưa nhé
Danh tiếng Gia Long đã một thời ..
Hoàng Lan Chi http://hoanglanchi.com/?p=828
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Nov/2013 lúc 8:11pm
Trường Xưa Thầy Cũ
Posted on http://hoanglanchi.com/?p=1268 - - August 21, 2011 by http://hoanglanchi.com/?author=1 - hoanglanchi
Năm đệ thất
Năm 1959 thì phải tôi lò dò vào Gia Long. Trước ngày khai giảng,
cũng chịu khó đi xem lớp để còn dành chỗ bàn trên. Nhà khá xa, đệ thất
còn bé bỏng, mới 11 tuổi đầu, lại tính ngốc và tồ nên mẹ tôi phải cho
đi xe đưa rước của trường. Hồi đó, muốn đi xe đưa rước của trường thì
ngày đầu tiên mình phải tự đi. Lúc về xe trường mới đưa về vì tài xế
hoàn toàn chưa biết học sinh ở đâu để sắp xếp lộ trình. Hôm sau thì xe
trường mới bắt đầu đón. Những người ở xa như tôi thường thiệt thòi vì bị
đón sớm và về muộn.
Từ khi đi học, tôi thích ngồi bàn nhì chứ không thích bàn nhất. Bàn
nhì vừa phải để đọc chữ trên bảng và cũng có thể hoãn binh đôi chút khi
thầy cô đang xem bàn nhất. Năm đệ thất, tôi cũng đã dành được bàn nhì.
Nhưng than ôi, giờ đầu tiên của chúng tôi là môn Toán cô Hoa Lâu. Cô hơi
lớn tuổi, mập mạp nhưng khuôn mặt đẹp. Tuy vậy cô dữ quá trời, đứa nào
cũng run khi đứng trước mặt cô. Cô bắt chúng tôi lên bảng đứng rồi cô
xếp lại. Tôi khá cao nên phải ngồi bàn bốn mà lại bên trong nữa! Tức
chưa?
Cô đi lòng vòng xem chữ từng đứa. Cuối cùng cô dừng trước Mai Loan và
chỉ định nhỏ coi sổ đầu bài. May phước mình viết chữ tàm tạm chứ không
bị túm viết sổ đầu bài cũng mệt lắm!
Cô Hoa Lâu dạy thì cũng được nhưng cô dữ và hay la. Tôi nhớ có lần bị
cô kêu lên bảng, khoảng tuần lễ thứ hai của niên học. Tôi làm cái gì
đó, cô la. Tôi ấp úng “ Em tưởng là..” Cô quát “Tuởng tưởng cái gì ? À
tại sao đi học mặc đầm, áo dài đâu? ”. Tôi rơm rớm nước mắt, im re.
Các giáo sư khác và cả giám thị chẳng hạch hỏi gì mình cả. Chắc họ biết
mình may áo dài chưa kịp chứ ai khùng mà mặc đầm đi học Gia Long?
(không phải may không kịp mà đã chuẩn bị học Marie Curie nhưng phút
cuối, ông bố ghét mấy mụ đầm hách dịch nên bảo tôi học Gia Long. Ngày
xưa lịnh cha mẹ là nghiêm lắm, chứ có phải như thời buổi bây giờ đâu cơ
chứ! )
Cô Nữ dạy Việt Văn thì cao, gầy. Cô cũng khá hiền nhưng dạy không hấp dẫn như nguời đẹp Phạm thị Nhung của tôi năm đệ nhị.
Còn cô Sáu dậy Pháp văn thì trời ui, cô tròn như búp bê và diện dễ sợ
luôn. Áo dài nhiều đếm không xuể. Có cả áo hở cổ kiểu Lệ Xuân …Cùng dạy
Pháp Văn với cô là cô Lệ Hạnh nhưng cô Hạnh không “bụ bẫm” như cô Sáu.
Coi như hai cô Sáu và Lệ Hạnh hồi đó nổi tiếng vì diện!
Hồi đó đệ thất có 14 lớp chia ra 7 lớp Anh và 7 lớp Pháp. Tôi học
lớp Pháp chót hết : đệ thất 14. Lớp ở dãy trệt nhìn ra đuờng Phan Thanh
Giản. Tan học, tôi cũng rất ngố chẳng biết xe đưa rước ở đâu. Mà mẹ tôi
cũng kỳ, lẽ ra phải đi hỏi ở trường rồi cho con biết đằng này mặc kệ
tôi trong khi con bé mới 11 tuổi. Ngày xưa 11 tuổi nhát và khờ thấy mồ
chả ma mãnh như bây giờ. Vì khờ và nhát, không dám hỏi nên tôi đã đi lạc
ra ngoài đường trong khi xe đưa rước của trường ở trong khuôn viên
trường. Tôi leo lên đại một xe đưa ruớc sau khi ngó tới lui không biết
xe nào. Kể cũng ngộ !Sau đó chủ xe cũng tử tế đưa tôi về tận nhà dù biết
tôi lộn. Họ dặn tôi ngày mai phải vào trường lên phòng (quên tên) hỏi
xe đưa rước đậu ở đâu?
Hôm sau tôi lên văn phòng đưa biên lai và hỏi. Té ra xe đưa ruớc của
trường đậu ngay trước sân chính ( vì trường có 4 cổng nhìn ra 4 đuờng )
là sân nhìn ra đường Phan Thanh Giản. Xe tư nhân có tài xế và phụ xế
giúp các em bé như tôi lên xuống. Xe trường không có. Cách đưa đón thì
như sau : đưa nguời ở gần về trước và đón nguời ở xa truớc. Vì thế nữ
sinh ở xa như tôi thì luôn luôn đi sớm về trễ. Sau này buổi trưa xe đưa
các chị buổi sáng về thì ghé đón các nường buổi chiều luôn. Vì thế tôi
phải đi sớm, chẳng bao giờ được ngủ trưa miếng nào. Ngồi trên xe giữa
trưa nắng toàn ngủ gục không, mắc cỡ ghê đi. Hồi đó cũng ngộ, ngủ gục
trên xe cũng xấu hổ nữa chứ!
Năm đệ lục
Lớp tôi có đến 3 Nguyễn Thị Bạch Tuyết và cô Hoa Lâu đã “chua” thêm nơi
sinh và biến thành thành ra BT Saigon, BT Gò Công và BT Long An. Ngoài
ra còn hai Cúc Hoa nên được gọi là Cúc Hoa Gia Định và Cúc Hoa Chợ lớn.
Tất cả đều là tác phẩm của cô Hoa Lâu! Mấy chục năm sau gặp nhau, chúng
tôi vẫn “Bạch Tuyết Long An!”
Lên đệ lục chúng tôi phải chui xuống gần bệnh thất rất tối tăm. Năm
này không có gì để nói. Văn cô Thu, Pháp cô Thái Oanh Oanh. Năm nay có
bà đầm Tâm dạy tiếng Pháp. Bà dạy chúng tôi nhiều bài hát tiếng Pháp như
Alouette, Aupre de la blond. Cô Thu này dường như bà con gì với nhóm
Nhất Linh. Tôi chẳng thích cô Thu vì tính lạnh lùng và gọi học trò là
Chị nghe rất xa cách, chẳng có tình cảm gì cả.
Cuối năm có văn nghệ toàn truờng. Dường như có bài (quên tên ) “ Ngồi
nhìn trăng xế..Trăng khói mờ..” các chị múa đẹp lắm. Chị chính giữa
múa ngả nguời tận đất làm tôi phục dễ sợ! Phải nói lớp tôi rất ngoan
chứ không phá gì cả.
Đệ ngũ
Năm đệ ngũ lại đuợc về lớp ngon cùng với đệ thất là dãy nhìn ra đường Phan thanh Giản.
Năm này chúng tôi có 2 giáo sư mới ra truờng còn trẻ măng: cô Ngọc
Lan dạy toán và cô Ngọc Minh dạy Vạn Vật. Cô Lan dạy bình thuờng còn cô
Minh khá hay.
Cô Minh Nhựt dạy vẽ rất hiền. Cô Mai dạy Nhạc tính dễ thương. Cuối
năm chúng tôi yêu cầu cô hát, cô đồng ý với điều kiện, cả lớp úp mặt
xuống bàn, không được xem. Cả lớp tuân răm rắp. Đến bây giờ tôi hơi tiếc
là sao mình không lén thử coi cô hát kiểu gì mà không muôn học trò
nhìn!
Cô Bạch Thu Hà rất xinh dạy nữ công. Chúng tôi hay trêu cô “Võ Đông
Sơ đâu rồi hả cô?”. Cô Lệ Mai dạy Việt Văn thì trời ơi là điệu. Ngồi
trong lớp mà cô thường xuyên mở bóp, nhìn mình trong gương ngắm qua lại
thật tức cười.
Năm này có lần quên học bài, tôi cũng giả vờ bịnh để trốn xuống
bệnh thất. Nhưng bình thường tôi vốn ngoan nên hôm đó có giả đò cũng
không ai biết. Hồi đó hay có màn giả bộ bịnh để trốn trả bài. Khu bệnh
thất được xem là to nhât trong các trường trung học thời đó. Nhưng âm u
và lạnh lẽo thấy mồ. Nghe đồn có ma nên đứa nào cũng ớn nếu phải xuống
bệnh thất lúc chạng vạng. Sau này, đặc biệt Gia Long có phòng khám nha
khoa với nha sỹ hẵn hòi. Các trường bạn qua khám ké.
Năm này, tôi thường phải ở lại trường chờ các lớp học thêm giờ nên
hay lang thang sang chùa Xá Lợi. Có lẽ vì thế mà tôi ảnh huởng đạo Phât
khá nặng.Thích đấy nhưng chỉ thuộc vài kinh ngắn ngủi. Sau này tôi tiếc
là vừa làm chồng/vợ, mẹ/cha nên không có thời gian đưa con gái đi chùa
khiến tôi có cảm tưởng con nhóc vô thần quá. Trước khi nó đi úc, tôi bắt
nhóc phải quy y. Sợ mẹ nó cũng quy nhưng khi Thầy giảng không đuợc
sát sinh, nó quay sang nói nhỏ “Vậy chứ con muỗi đốt mình, mình đập nó là cũng sát sinh sao?” Tức quá, tôi đập cho nó một cái!
Đệ tứ
Hè đệ ngũ, chuẩn bị cho thi trung học tôi đã đi học thêm toán với cô
ruột tôi cùng mấy đứa em và vài nguời bạn. Vì vậy vào lớp GL là khá
vững. Tự nhiên năm nay tôi học hăng lắm. Coi như tôi và Ngọc Dung học
giỏi nhất nhóm. Có bao nhiêu sách bài giải toán, tôi làm hết. Đến nỗi
khi vô lớp ở GL, thầy vừa đọc đề tôi đã biết đề đó nằm ở sách nào!
Cô Thái Vân dạy Văn khá hay. Cô rất thuơng tôi nên hay kêu tôi đọc.
Tuy vậy năm đó tôi còn nhát lắm. Đọc lí nhí cả lớp nghe không rõ.
Năm này có vụ Phật Giáo. Khi lên cao trào thì lính Dù cũng vô sân
trường dàn chào và chúng tôi được nghỉ học. Đứng trên lầu cao nhìn
xuống, tôi thấy ghét đám lính đó. Chả là vì lúc đó mình cũng tự xem như
là một phật tử mà. Hầu như cả lớp tôi ghét vì đa số là theoPhật giáo!
Bọn nằm vùng trong trường có cơ hội hoạt động tưng bừng. Sau này nhiều
cô biến mất vì đi vô bưng. Sau 75 thì về, xuất hiện và giữ các chức vụ
khá. Con nhỏ học khá dốt lớp tôi sau này là Giám đốc một khách sạn lớn
ngay trung tâm Sài Gòn. Dường như các vị năm vùng, lo học chính trị, lo
họp tổ, lo biểu tình nên đa số, đa số chứ không phải tất cả, đều học
dốt thì phải!
Sau khi cách mạng thành công năm 1963 thì có vụ bầu cử Ban Đại Diện
trường. Có hai liên danh ra ứng cử, một của Mai Hương học lớp đệ nhất
và một của X (??) học đệ nhị. Các liên danh đi từng lớp để tranh cử.
Đa số trong lớp tôi chẳng để ý mấy nhưng thấy Mai Hương xinh xắn còn
chị kia mập quá (!) nên bỏ phiếu cho MH. Xem ra con gái đẹp lúc nào cũng
lợi thế! Cuối cùng Mai Hương đắc cử.
Tôi lo học thi Trung Học bù đầu, không chú ý đến chính trị. Nhưng lúc
đó cũng thấy ghét chế độ độc tài gia đình trị của ô Ngô Đình Diệm. Ghét
nhất là giọng điệu hỗn xược của Bà Ngô Đình Nhu khi các vị sư tự thiêu.
Ai đời cương vị là đệ nhất phu nhân, chủ tịch Hội liên đới phụ nữ mà bà
lên đài phát thanh phát ngôn như sau “.. đầu trọc. Tôi cung cấp thêm
xăng cho mà đốt..”. Lâu quá, tôi không nhớ chính xác nhưng đại khái
chính tai tôi nghe qua radio giọng điệu “hỗn xược” của bà và tôi vừa
ghét vừa giận!
Đệ tam
Năm đệ tam chúng tôi học ở dãy trên lầu cũng nhìn ra đường Phan Thanh Giản.
Năm này có thêm một số bạn từ truờng khác vào và bù lại cũng có một số bạn nghỉ học đi làm.
Năm này tôi nhất quyết phải bạo dạn và nói to! Khi cô kêu tôi cố gắng
hét lớn nhưng khi tôi hỏi nhỏ bạn kề bên, nó cuời “Có thấy hét gì đâu,
coi như đủ cả lớp nghe”.
Bà Nghiêm Phú Phi dạy Pháp văn. Thiên địa ơi, cô dữ không thua gì cô
Hoa Lâu. Hay la học trò lắm. Mà suốt ngày khạc nhổ trong khăn
“mouchoir”. Dường như cô bị bịnh gì đó. Cô hay kêu tôi lên bảng viết
bài vì tôi viết chữ to rõ ràng và không leo núi xuống đồi. Phần khác tôi
học Pháp văn khá. Sau này tôi đuợc biết về hoàn cảnh riêng của cô. Hèn
chi tâm lý cô không bình thường.
Cô Thu Ba dạy vạn vật, Cô có đôi mắt sâu khá đẹp nhưng tính nết thì
rất lạnh. Chỉ lo dạy, không tâm tình, cởi mở mà cũng không la như bà
Phi, không chú ý đến ai. Ngay tôi hạng nhất vạn vật cô cũng không quan
tâm. Sau này cô có làm Hiệu Trưởng.
Năm đệ tam học tà tà vì cũng chẳng phải thi cử gì. Năm này chúng tôi
đã theo chuyên ngành nên cũng phân tán khá nhiều. Môt số bạn qua ban B
hay C. Đa số học ban A và lớp tôi bấy giờ thành lớp chót hết: đệ tam A9.
Đệ nhị
Năm đệ nhị là năm nhớ đời của tôi.
Chúng tôi ban A và may mắn đuợc học Văn với cô Phạm Thị Nhung. Cô
rất đẹp và dậy rất hay. Tôi mê cô và mối tình này làm kinh động đến cả
bà Giám Học lẫn vài thầy cô giáo khác. Ngoài ra chúng tôi được học Toán
với cô Dung. Cô dạy tận tâm. Pháp Văn là cô Lê thị Kim. Tôi mê cô Nhung
nhưng thích thì là cô Kim.
Hồi tôi mê cô Phạm Thị Nhung là giữa đệ nhất lục cá nguyệt năm đệ
nhị. Lỗi do trời nắng đẹp, gió hây hây và ai biểu cô đẹp quá chừng để
“con nhỏ” rớt tim! Tôi có tính đàn ông là mê nguời đẹp. Kỳ cục, đến bây
giờ cũng vậy. Ra đường, thấy con gái đẹp là ngắm!
Nhưng nếu nói thích thì tôi thích cô Lê Thị Kim, dạy môn Pháp Văn từ
đầu năm. Cô Kim không đẹp nhưng rất hiền, có mái tóc cúp vô như búp bê.
Cô dạy cũng khá hay. Không biết vì sao tôi và Ngọc Dung, con nhỏ học
gỉoi nhất trong lớp hay ghẹo cô lắm. Giờ ra chơi chúng tôi đi theo sau
cô trêu làm cô cứ đỏ măt giống con gái mười lăm vậy đó. Nhỏ Dung còn ít
chứ tôi thì khỏi nói, chọc cô tưng bừng. Thỉnh thoảng hai đứa lại kéo
nhau đến nhà riêng cô ở Tân Định. Thật tình mà nói, chưa thấy giáo sư
nào chiều học sinh như cô Kim. Chúng tôi đến chơi, cô sai nguời làm mua
phở cho hai đứa ăn. Cô dắt chúng tôi đi chơi lăng quăng. Ấy thế mà tôi
“bạc tình” ghê. Chưa bao giờ mua hoa cho cô Kim cả. Chả bù với cô Nhung,
tối ngày tôi ôm hoa đứng trước cửa lớp đệ nhị C để tặng hoa. Có lẽ cái
máu tặng hoa lậm vô tôi từ hồi đó nên sau này tôi hay ngoại giao bằng
tặng hoa! Cô Kim đang ở VN và “Người đẹp Phạm thị Nhung” của tôi đang ở
Pháp.
Lý Hoá do cô Bạch Hạc phụ trách. Cô Bạch Hạc mới đổi từ Huế vào. Cô
chuyên môn vừa giảng vừa xem sách. Cô xinh xắn, dễ thương. Vạn Vật do cô
Lan Phuơng, con gái nhà văn Hoàng Đạo phụ trách. Cô đẹp nhưng thân
hình như con trai. Cô dạy rất hay. Cô nổi tiếng vì dạy hay và hoạt động
văn nghệ rất sôi nổi cũng như mê học trò đẹp. Chính cô là đạo diễn cho
vở Tây Thi Phạm Lãi trong buổi văn nghệ lớn cuối năm. Cô chọn hai nguời
đẹp của lớp bên cạnh tôi làm Tây Thi và Phạm Lãi. Tây Thi Kim Dung sau
này học dược còn Phạm Lãi học Y.
Tôi có khiếu học bài nên mấy môn bài học không ai qua được. Vạn vật
hạng nhất. Khi trả bài thi, cô Lan Phuơng nói: “ Câu số X em làm rất
đẹp, đẹp hơn trong sách nhưng tôi đã lỡ cho một em khác điểm tối đa rồi
nên cũng cho em điểm đó nhưng tôi cho thêm nửa điểm ở câu khác”. Đến bây
giờ tôi còn nhớ như thế. Nhưng cô Lan Phuơng viết cho tôi trong lưu
bút “Em là môt học sinh hơi quá lãng mạn!” Chèn đét ơi, đã “hơi” còn
“quá”? Ý cô nói vụ tôi mê cô Nhung!
Năm này, Gia Long bắt đầu thưởng cho các nữsinh đậu Tú tài 1 hay 2,
từ hạng Bình trở lên huy hiệu là hai chữ G và L quyện vào nhau băng vàng
18. Năm sau thì đổi thành hoa mai vàng, tức huy hiệu trường Gia Long.
Nhắc lại, hạng Ưu là tất cả các môn phải 18/20, Bình là 16/20. Hồi đó
chúng tôi thi hầu hết các môn học trong lớp chứ không như bây giờ.
Tôi cũng “lụm” đuợc một huy hiệu Gia Long chớ sao không. Dân chăm chỉ
quá mà. Học gì mà ngủ từ 12 giờ thì 4 giờ đã dậy tụng kinh rồi! Siêng
kinh khủng! Môn Sử Địa, Vạn vật tôi có thể đọc thuộc lòng từ đâu đến
cuối trang! Bởi vậy sau này có cớ nẹt con cái! Nhưng ngẫm nghĩ lại, lối
học đó của VN xưa không hay. Nó làm con nguời kiệt quệ sớm. Lụm xong
đại học là có khi đuối sức. Khác Mỹ, Trung học tà tà, Đại học mới
căng.Tôi đậu tú 1 Hạng Bình. Tiếc là đã đánh mất cái huy hiệu đó.Ngày
xưa đông con, cha mẹ ít quan tâm đến việc lưu trữ cho con.Chả bù sau
này, tôi cất hết thành tích con gái vào cặp táp. Không thiếu cái gì từ
lớp 1 đến lớp 10, cho đến khi chị ta đi nước ngoài.
Năm đệ nhất
Năm nay, số học sinh giảm xuống, vì sau khi có tú tài 1, có thể đi
làm. Do đó chỉ còn 7 lớp đệ nhất. Lớp tôi là lớp chót và bị xé lẻ. Đi tứ
tán sang ba lớp khác. Tôi lại học lớp chót : đệ nhất A7.
Năm nay găng. Sau khi thi tú tài, phải thi đại học. Ngày đó Y, Duợc,
Nha, phải thi. Còn ghi danh là Luât, Văn Khoa, Khoa Học. Năm này, lo học
bù đầu. Cũng đi học thêm Toán Lý Hoá. Mấy năm trước, giáo sư tư ra đề
cho mỗi lớp. Năm này, ra đề chung cho cấp lớp.
Kỳ thi đầu, gọi là đệ nhất lục cá nguyệt, cô Lan day triết lớp tôi ra
đề. Lớp chúng tôi làm bài đuợc, các lớp khác thì khóc vì môn Triết rất
khó học và còn tùy giáo sư giảng nữa! Trong các môn năm đệ nhất, tôi
ghét nhất triết. Tư nhiên năm thi Tú Tài 2, cho thêm vô chương trình môn
triết. Giời ạ, môn Tâm Lý hay Đạo Đức còn nhá nổi. chứ cái môn Luận Lý
Học thì thiệt là chịu không thấu! Toàn những từ ngữ mới, trúc trắc, cóc
hiểu gì cả và cứ nhắm mắt học thuộc lòng cho xong chuyện.
Thầy Loan dạy Lý Hoá. Vì khá trẻ nên dù có vợ nhưng Thầy cũng làm
mặt nghiêm vì sợ các nữ sinh phá. Thầy hay gọi học trò là “mấy người”
và xưng tôi. Học được gần hai tháng, tự nhiên có hôm thày hỏi tôi “Có
phải có cô chị là QM không?”. Hóa ra thầy dậy cả hai chị em tôi. Bà chị
tôi học trước tôi bốn năm. Bả học Lý Hoá cũng giỏi nên Thầy nhớ kỹ.
Tôi hạng nhất Lý Hoá. Hồi đó chúng tôi làm bài thi bình thường trên giấy
học trò. Ai trình bầy kiểu gì cũng đuợc.Tôi hay viết tên của các môn
thi băng kiêu chữ Gothique rất cầu kỳ. Cả lớp chỉ có tôi thôi. Nên khi
trả bài thi, thường các giáo sư thời đó hay để bài cao điểm nhất lên
trên nên tôi chỉ việc “nhón nhón” nguời là biết mình có hạng nhất
không.
Bao năm trôi qua, giờ tôi vẫn còn thấy thú vị khi nhớ lại thời gian
ấy. Cái hồi hộp khi thầy cô trả bài thi. Khi hạng nhất thì chao ôi,
“sướng rên mé đìu hiu” ! Oai lắm nhé, mình sẽ là người đi thu bài cả
lớp và về xếp hạng ! (các giáo sư để bài cao điểm nhất lên trên nhưng
thường chưa xếp hạng. Người hạng nhất hay có nghĩa vụ ôm về nhà xếp
hạng)
Năm đệ nhất, chúng tôi thường tham dư thi “Trung Học Toàn Quốc”. Hao
hao các cuộc thi học sinh giỏi cấp Thành phố bây giờ. Tôi giỏi Lý Hoá
nhưng không giỏi Toán nên thầy Loan đề nghị tôi nhuờng cho Ngọc Yến,
giỏi toán và hạng nhì Lý Hoá đi thi Lý Hoá toàn quốc. Tôi OK ngay dù
hơi tiêng tiếc.
Ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng, ngoài việc tổ chức diễn hành với Hai Bà
của hai truờng nữ oai nhất là Trưng Vương và Gia Long (chọn hai cô đẹp
nhất), còn thi môn Văn chương. Ối chao, lúc nghe kết quả thì cả truờng
hồi hộp. Ganh đua mà. Nhưng đa số thành tích học rơi vào Gia Long nhiều
hơn Trưng Vương. Có lẽ Gia Long bị kềm kẹp bởi những nhân vật “nghiêm”
như bà Hiệu Trưởng Huỳnh Hữu Hội, Nguyễn thị Tỵ ? Cứ hỏi giới giáo chức,
họ sẽ nói cho nghe về cái “ khó” của các cô trên ! Năm nào “thắng”
Trưng Vương ở môn thi Văn chuơng là nữ sinh cả trường mừng lắm.
Tôi cũng vác bị gậy đi thi Văn chương toàn quốc đấy chứ. Đại diện cho
lớp tôi mà nhưng tôi học ban A (Khoa học) thì làm sao sánh được các mợ
ban C (Văn Chương). Coi như chưa bao giờ tôi lụm đuợc thành tích gì về
văn của trường cả? Ấy nhưng truờng cũng như gia đình, hoàn toàn không
biết tôi đã viết báo từ đệ tứ với cái bút hiệu “cải lương” dài ngoằng là
Giang Kiều Việt Giao Tiên ! Tôi lý giải, là “Con sông Việt
kiều diễm tên là Giao Tiên”. Bài báo đầu tiên tôi viết là “ Cuộc bầu
cử ban đại diên truờng tôi”. Ấu cũng là số, vì sau này tôi cũng bị
“dính” vào các phóng sự cộng đồng!
Sau khi “ra quân” bằng bài báo viết về cuộc bầu cử của trường, năm đệ
tam tôi viết lai rai. Hai năm sau không viết vì bận thi và khi lên đại
học thì tôi viết trở lại. Có thời gian khá rum beng với cái nick “Quỳnh
Couteau” ở mục “Nói hay đừng” của Chính Luận và là một trong ba cây
bút sinh viên thường xuyên ở đây. ( Quỳnh Couteau là chơi chữ vì tên
thật là Quỳnh Giao. Con dao tiếng Pháp là Couteau!) Tôi còn lấy cả chục
bút hiệu để viết truyện tình. Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Hóa, tôi viết
ít đi nhưng cũng còn chút chút. Một lần, bài báo của tôi ở Sóng Thần
của Chu Tử đã gây rúng động Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia! Bộ
Truởng đích thân gọi phone hỏi cô đó là cô nào! Xem ra cái gan của tôi
nó chả bé tị nào từ thuở “che chẻ”!
Trở lại lớp. Cô Quỳnh Hoa dậy Anh văn. Cô đẹp quá trời. Tánh tôi lúc
đó rất dạn dĩ nên mỗi khi giáo sư nào hỏi, “Ai giúp cô làm bản đồ lớp”
thì “con nhỏ” tôi luôn xung phong dơ tay. Cô Hoa thích cái dạn của tôi.
Vả lại tôi học Anh văn giỏi vì có bố kèm thêm ở nhà. Tôi không hiểu sao
tôi thuộc lòng tuần và tháng kinh khủng. Có mẹo gì đó, tôi quên rồi,
khi cô Hoa kêu, tôi đọc nhanh kinh khủng, còn hơn xe lửa chạy. Cả lớp
thán phục, đến bấy giờ còn thuộc. Veo veo từ January đến December như
gió! Nhưng chỉ thế thôi còn quên rất nhiều. Tuy vây tôi học Tóan tệ,
không gỉoi như năm đệ tứ. Nhiều khi làm kiểm tra, phải hỏi bạn, tức anh
ách.
Vạn vật do cô gì đó dạy cũng khá. Không hay như cô Lan Phuơng nhưng
cũng khá. Đương nhiên tôi “lụm” hạng nhất Vạn vật rồi. Ai mà qua được
tôi các môn học bài. Có lẽ vì vậy, bây giờ tôi hay quên quá nhưng nhiều
“netters” lại khen tôi có trí nhớ tốt vì kể chuyện xưa cứ vanh vách.
Cuối năm thi Tú Tài hai. Học chăm quá, khi vào phòng thi bị quỵ. Tôi
làm bài Pháp Văn quá tệ. Kết quả là thiếu một điểm đậu Bình. Vì thế
không được phần thưởng của trường là hoa mai vàng. Buồn năm phút!
Ai cũng luyến lưu thời trung học. Không còn quá nhỏ để không biết gì
như tiểu học mà đã biết làm dáng chút đỉnh từ năm 15. Nhưng chúng tôi
hồi đó, nữư sinh Gia Long bị kỷ luật quá nghiêm khắc của trường nên rất
ngoan. Lo học. Ít lộn xộn. Năm tôi học đệ tam, có nghe đồn vài chị lớp
lớn theo phong trào CTY( tức Cho Tình Yêu, Cướp Tình Yêu gì đó) nhưng
nhà truờng đã điều tra và đuổi học ngay tức khắc. Cứ nhìn vô thành tích
số nữ sinh đậu Tú Tài hạng Ưu, Bình so với các truờng khác là biết.
Gia Long ngày đó còn nổi tiếng với “lò Nguyễn Đức” . Nơi đây sản xuất
ra khá nhiều ca sỹ như Hoàng Oanh, Phương Hoài Tâm, Phuơng Hồng Quế,
Phuơng Hồng Hạnh, Thanh Lan, Kim Loan..
Thời gian. Mới ngày nào còn cột áo dài nhảy lò cò trong sân truờng mà bây giờ tóc đã pha sương. Ôi trường xưa yêu dấu ơi.
Hoàng Lan Chi
http://hoanglanchi.com/?p=1268
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Dec/2013 lúc 8:53pm
Món Ăn Dĩ Vãng
Vũ Thế Thành
Ông
già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì “những người muôn năm cũ”.
Họ là phần ký ức nhỏ trong một khoảng hành trình nào đó của đời người,
đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên
được …
Xe cháo huyết…đêm
Mùa
đông 75, Sàigòn lạnh khủng khiếp, lòng người cũng..lạnh. Chiều xuống
là… nhậu. Còn biết làm gì lúc đó bây giờ? Nuối tiếc quá khứ, hoang mang
với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai… Vô
vài xị với bè bạn cho ngấm mùi đời. Nửa đêm lửng lơ đạp xe về nhà, táp
vô xe cháo huyết gần trường Lê Bảo Tịnh, đường Trương Minh Giảng (bây
giờ là Lê Văn Sỹ). Chủ quán, một ông già Tàu, không biết nấu cháo kiểu
gì, mà ngon kinh khủng…
Cháo
huyết ngon, ngon từ cháo tới huyết. Cháo ngọt thịt và huyết mềm và
dai, với vài khoanh chào cháo quẩy mỏng dính …Cho ớt bằm thiệt cay… ấm
lòng kẻ say xỉn.. Hình như cháo huyết này được nấu với tôm khô và mực
khô, cháo đã ngon, mà sao miếng huyết vừa dai vừa mềm thế !
Ông
già Tàu tính kỹ, kích thước tô cháo nhỏ xíu, cháo múc chỉ tới nửa tô.
Phải ăn tới 5 tô mới tạm đủ… Hôm nào hẻo “đạn”, thì kêu một tô, cho ớt
thiệt cay, uống nhiều trà đá, cũng đỡ vã.
Mười
năm sau, ông già Tàu không bán nữa, để xe cháo lại cho vợ chồng người
con trai. Thằng con vẫn nhận ra… khách quen, bàn tay múc cháo của nó
nhuần nhuyễn như ông già, vẫn “cháo nửa tô”, đúng chuẩn !
Rồi mười năm sau nữa, vật đổi sao dời… xây cất nhiều, cảnh đổi thay, chẳng biết xe cháo trôi dạt về đâu…
Năm
nay Sàigòn
lạnh, lạnh bất thường. Mỗi tối, tôi vẫn đi bộ qua con đường cũ, đôi khi
nhớ ông già Tàu, nhớ “cháo nửa tô”, nhớ ớt cay che khuất cơn đói, nhớ
cả tâm trạng của thằng say xỉn lỡ cỡ… Tôi có thể nói mà không lưỡng lự, cháo huyết ở đó ngon, chắc chắn ngon nhất đời… Quán cháo lòng … chiều
Gọi
là quán cho bảnh, chứ đó chỉ là cái…sạp, ngó xéo sang chợ Đa Kao ở
đường Nguyễn Huy
Tự. Quán chỉ bán buổi chiều, từ 2 giờ đến 5 giờ là vãn. Bà chủ quán
trạc 35, chưa chồng, chảnh,… Khách chiều bả, chưa thấy bả chiều khách.
Mặt lạnh, ít cười. Ít không có nghĩa là không, thỉnh thoảng cũng thấy
cười với…đàn ông.
Cháo
lòng là phải đủ bộ: huyết, tim, gan, phèo, phổi,… Huyết không có gì đặc
biệt, thua xa cháo huyết đêm trên kia, nhưng tim gan phèo phổi, bả cắt
nhát nào ra nhát nấy, to và dày… Dồi bà này làm mới …tuyệt! Khúc dồi to
như… ống nước, và chỉ nhồi thịt, chiên dòn, ăn đã không chịu được, nhất
là những khúc đầu dồi.… Khách thích, muốn mua chỉ cháo và dồi. Không
bán! Chảnh thế đó!
Cháo
hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như cháo huyết hầm
tôm khô mực khô nói trên… Cháo lòng ăn với hành củ tím thái mỏng, ngâm
dấm, ớt bằm,…
Cháo
ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/ tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền
gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả
tháng đây ? Tiêu chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500 gr), bột ngọt
(50gr), thịt mỡ (600gr),.. mang về nộp cho bà già gọi là…trả
hiếu (để tối về còn có cơm nguội lục ăn). Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ
trời tuốt. Thuốc lá đen (3 gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút. Sữa hộp, làm
phòng lab nên Nhà nước “bồi dưỡng độc hại” mỗi tháng 1 hộp. May quá bà
già tôi không biết uống sữa, nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn… Đẩy
“hàng” ra chợ trời hồi đó cũng dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ
quan (đối diện chợ Đa Kao) thu gom,…đắt rẻ 1 chút, thôi kệ, hơi đâu trả
giá…
Tô
cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm, xuân thu nhị kỳ
mới dám rớ tới. Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả
lụa, thèm phở, thèm điếu thuốc thơm,… Coi như trên đời không có
protein. Bỏ hết ! Nhịn hết ! Nhưng nhịn rượu, thì không. Mỗi tối, không
ngồi bên quán cóc, không đong đưa vài ly rượu, không san qua xẻ lại nỗi
lòng với mấy thằng bạn, người đi kẻ ở, tù tội chín phương, lừa vàng mất
bạc, tình người điên đảo,.. Không ngấm qua men rượu, không nói được ra
lời, làm sao ngủ được, sức đâu mà chịu nổi những bế tắc trước mắt,
những giả dối của ngày mai khi bước chân vào cơ quan…
Lương
kỹ sư hồi đó đại khái là vậy, được Đảng và Nhà nước “nâng niu”trên
giấy. Thời hậu chiến mà.
Nghị quyết của đảng phán rằng : “…trong ba dòng thác cách mạng, thì
cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt”… Thứ then chốt này được “ưu
đãi” đại khái, còn sống sao thì tùy. Mỗi năm ôm một đề tài nghiên cứu
cấp Bộ, sáng chiều mặc áo blouse, nghía qua nghía lại mấy cái ống
nghiệm, becher, burrette.., tối về đi “cảo” xích lô kiếm tiền… nhậu.
Thường thì tôi đi dạy luyện thi đại học nhiều hơn. Hồi đó chưa có…lò,
nên chỉ dạy kèm, dạy nhóm. Học trò đa phần là con cán bộ từ rừng, trình
độ cũng… rừng, dạy phải hạ thấp, hạ thấp nữa, căn bản của căn bản. Vậy
mà tụi nó đậu, đậu Y Dược hẳn hòi. Thế mới tài! Những đứa khá, phải cho
bài tập riêng, khó hơn nhiều. Hôm thi về, đưa giấy nháp khoe “thầy”.
Perfect!
Thế mà rớt. Tối đó, thầy trò ngồi quán cà phê. Buồn ứa nước mắt! Tương
lai tắt ngỏm. Mấy em bây giờ ở đâu? Bên kia bờ đại dương thì hay biết
bao !
Viết tới đây bỗng dưng khựng lại. Đang nói tới cháo lòng heo, sao lại quay sang nói lòng…người thế này? Thôi trở lại lòng…heo.
Quán
cháo lòng nằm ngay trước cửa cơ quan tôi, coi như chòm xóm, vậy mà lâu
lâu cũng phải “hót” bả một chút mới được việc. Bà chủ coi chảnh, nhưng
cũng có khi dễ chịu. Cuối tháng
lãnh lương, cỡ 2 giờ chiều, đang dọn hàng còn ít khách, tôi ra quán gạ
bả : - Chị cười, sao tôi thấy ngồ ngộ… - Ngộ cái gì ? -
Ngộ là đẹp đó, chẳng lẽ tui nói huych toẹt ra. Chị coi được mắt, làm đồ
mồi ngon, sao giờ chưa chịu lấy chồng? Thằng nào phụ chị, đâu chị nói
tui nghe thử, tui đá cho nó mấy cái…
Thế là bả xả ra hàng chùm hàng loạt, nào là bả đào hoa thế nào, nào là thằng nào thầm yêu trộm nhớ
mà bả không chịu ,..bla…bla….
Khách
tới đông, tôi xin kiếu vô làm việc lại, nhưng không quên dặn nhỏ bà chủ
“ Hôm nay, tui lãnh lương, đãi mấy thằng bạn nhậu. Tui quảng cáo món
dồi chiên của chị quá xá… Chị bán cho tui một tô, không lấy cháo, chỉ
lấy lòng và dồi, càng nhiều đầu dồi càng tốt. Cho vào bao nylon, lát về
tui lấy…”. Chất lượng hàng hóa hôm đó, ngon rẻ đẹp bền (bền là lần sau mua cũng khuyến mãi như thế), vượt trên mức mong đợi.
Lắm
khi tôi tự hỏi, phịa đại một câu, vô thưởng vô phạt, làm người khác
sướng, mà mình cũng có lợi, có phải là hành vi…đạo đức? Thế giới này cả
ngàn nhánh khổ rồi. Giây phút nào buồn? Giây phút nào vui đây?
Năm
84, tôi chuyển chỗ làm khác, chỉ thỉnh thoảng mới ghé quán cháo lòng Đa
Kao. Giữa thập niên 90, trở lại quán cũ, thì người khác ngồi bán. Nghe
nói, bà chủ cũ chơi đề, vỡ hụi hay sao đó, đã bỏ đi xa rồi.. .
Cháo
lòng Đa Kao bây giờ vẫn còn, nhưng không ngon như hồi xưa nữa, nước
cháo nhạt, dồi chiên rời rạc…Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác
gì “những người muôn năm cũ”. Họ là phần ký ức nhỏ trong một khoảng
hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với
bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.
Lúc
đầu định viết “Món ăn dĩ vãng”, viết hết đủ món, viết một lần cho xong,
nhưng mới viết tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, đã thấy mỏi..tay.
Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn…đọc. Mà dù không còn người đọc,
tôi
cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu.
Còn
gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn rượu Cây Lý,… Những thứ
này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần,
thật gần…tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài
này. Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá ! Vũ Thế Thành
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Dec/2013 lúc 7:14pm
TIỀN GIẤY ĐÔNG DƯƠNG
***
http://www.youtube.com/watch?v=eq9aqMTWmR8 -
====================================
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Feb/2014 lúc 8:50pm
Niêu đất: một giá trị văn hóa ẩm thực Clay pots: a culinary cultural values
*** VIDEO https://www.youtube.com/watch?v=ReEmhLhrG9w -
https://www.youtube.com/watch?v=SkhXbfNUeP0 -
https://www.youtube.com/watch?v=sJ5s4jlhE6c -
https://www.youtube.com/watch?v=etn3EsZG5Q0 -
Dụng cụ nấu nướng ngày
nay tuy được thừa hưởng và hậu thuẫn từ sự phát triển khoa học kỹ thuật nên rất
đa dạng từ chức năng đến chất liệu, thế nhưng vẫn không hoàn toàn thay thế được
những chiếc niêu đất giản dị và thân thương bởi vẫn còn đó những thương hiệu
như: Cơm Niêu Saigon, Cá kho tộ truyền thống làng Vũ Đại….
Với nền văn hóa truyền
thống lúa nước và sự xuất hiện lâu đời của chiếc niêu nên có thể xem mối lương
duyên giữa Niêu và Gạo là bền lâu hơn cả, tuy đến nay việc nấu cơm bằng niêu đất
không còn phổ biến trong gia đình nhưng ngược lại đã có rất nhiều doanh nghiệp
thành công trong lĩnh vực ẩm thực nhờ khai thác vào sự yêu thích Cơm Niêu của
không riêng người Việt mà còn rất nhiều du khách quốc tế. Cơm Niêu ngày xưa trong gia đình thường được nấu bằng rơm nên cơm thường bị phủ
một lớp tro trên mặt, những hạt cơm trắng dẻo đó cũng là một phần hành trang
cho các sĩ tử lai kinh ứng thí, từ đó đã xuất hiện Set Menu đầu tiên là: “Cơm
Niêu nước lọ”, trong Set Menu này cơm niêu thường được dùng với muối mè còn nước
lọ là một ống tre đựng nước canh, cũng do vậy mà ca dao mới có câu:
Bõ khi xoắn áo vai còng
Cơm niêu nước lọ cho chàng đi thi.
Cơm niêu trong dân gian
là vậy nhưng cơm niêu trong kinh thành thì sao? Có lẽ là kinh thành nên cơm
niêu có điều kiện hơn nhằm thoả mãn những đòi hỏi cao hơn và cầu kỳ hơn, từ việc
nấu đơn chiếc bằng rơm rạ thì cơm niêu đã được nấu bằng lò than, việc sử dụng
hơi nóng lò than để nấu niêu đã làm cơm không còn lớp tro phủ mặt ngày nào và
hơn nữa là có thể nấu nhiều niêu cùng một lúc, không chỉ dừng lại đó là sự ra đời
của cơm đập là loại cơm niêu nhưng được để lâu hơn trong lò nhằm tạo ra lớp cơm
cháy vàng giòn đều xung quanh.
Mối lương duyên giữa
Niêu và Gạo đã tồn tại và gắn chặt với cuộc sống của mọi người dân Việt từ xưa
đến nay, từ nghèo đến giàu, sự tồn tại này một phần đã nói lên bản sắc và văn
hoá ẩm thực xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, hay nói cách khác Cơm Niêu
không đơn thuần là một món ăn mà còn là một đại diện cho văn hoá ẩm thực Việt.
Kinh nghiệm đầu tiên
Cuối 1995 là thời điểm
Cơm Niêu Saigon đầu tiên được khai trương tại 6C Tú Xương Q3, tuy vài tháng
khai trương nhưng đã có không ít khách hàng quen thuộc kể cả du khách nước
ngoài. Vị khách Pháp tuổi trạc 60, với vẻ ngoài uyên bác thân thiện và tỉ mỉ một
lần ông bước vào nhà hàng với tư thế không thể chào... ông lom khom, mải mê cẩn
thận lượm từng mảnh vỡ của món cơm đập, cứ từng bước từng bước ông lượm rồi lượm,
lượm đến khi đầy tay. Và vẫn tư thế đó nhưng ngước lên, mở rộng tầm mắt, vẻ mặt
thay đổi vì mảnh vỡ khác vẫn còn nằm đầy trên sàn, ông buông hết những gì đã lượm
ở trên tay rồi đi thẳng…ngại lắm, rất ngại, không nói được gì, nhưng thầm cảm
ơn ông, ngay hôm sau nhà hàng đã đặt vài cái niêu rất to giành để đựng vỏ niêu
và mỗi khu vực đều có một chị cũng chỉ để quét vỏ niêu.
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Feb/2014 lúc 9:30pm
THÁI THANH Tiếng hát vượt thời gian...
Gửi những ai yêu tiếng
hát Thái Thanh để “vĩnh biệt linh hồn” người ca sĩ tài danh này: tuy bà chưa
chết nhưng linh hồn Bà đã bị gã Alzheimer (là bệnh thoái hóa cả não bộ không
hồi phục) cướp đi rồi. Bà hiện sống trong Nursing Home tại Hoa Kỳ.
Không chỉ một người,
tiếp cận “hiện tượng” Thái Thanh từ góc độ “tiểu sử” - một tiểu sử “trải dài”
vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là “đất nước” VNCH
trước 1975 - cùng toàn bộ gia tài đồ sộ năm bẩy trăm ca khúc bà đã hát từ
dân ca, tình ca, tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca…, đã gọi bà là tiếng “khóc
cười theo mệnh nước nổi trôi“.
Cũng không chỉ một
người, từ góc độ “thưởng thức ca nhạc”, mệnh danh bà là “tiếng hát vượt thời
gian”, “giọng ca vàng không tuổi” – chính xác là “The Ageless
Golden Voice“, như được in trên bìa một băng nhạc Sài Gòn xưa.
Những danh xưng ấy dành
cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người, mà chỉ đúng đối
với những ai yêu mến bà. Vì sao ? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho
những đôi tai:
- không
chuộng các “âm tần cao“
- và/hay không
chuộng các “cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm quá lớn” (gọi nôm na
là “quá mùi“).
Tuy nhiên con số những
kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu
những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình
Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, nhà văn
kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, …),cho nên
những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể “hàm hồ” được; chúng tất
yếu phải “chính xác” và “xứng đáng”. Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài
này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một “đặc sản”, chỉ dành cho những kẻ
“sành điệu”, đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là “đồng điệu”.
Bạn sẽ nhăn mặt : “Làm
gì có một đặc sản như thế” ? Xin thưa rằng có : Quả sầu riêng ! Đúng vậy,
mặc ai có thể “bịt mũi xua tay”, vẫn không hiếm người lõi đời “nghiện” nó, xem
nó là “số Một“, và nó luôn là một trong những loại quả “quí và đắt
nhất”. Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết “nghiện” Thái Thanh (và
nghiện cả sầu riêng) ! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết
“hát”, còn những ca sĩ khác chỉ là “phát âm một cách khổ sở”. (Tôi nhớ đến
truyện biếm “Tiếng hát” khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)
Nói về “ngôi vị” của
Thái Thanh trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 75 có lẽ không ai chính xác bằng
“người trong giới”, đặc biệt là một trong các danh ca hàng đầu thuở ấy – Lệ
Thu.
Năm 1970, nhân chuyến
tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, Lệ Thu đã trả lời phỏng vấn của báo
chí : “Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm
phục !“. Cũng chính Lệ Thu, trong một ca khúc hải ngoại nhớ về Sài Gòn, đã
“sửa” ca từ của một câu khi hát “Đâu rộn ràng tiếng hát Thái Thanh?”
Kiêu ngạo và đắt giá nhất trong giới ca sĩ ngày đó, Lệ Thu chỉ chấp nhận
“nghiêng đầu” trước Thái Thanh.
Sự thật thì sao ? Mặc
dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và
Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác), giọng ca lẫn cách hát của
bà vẫn “trẻ trung”, “hiện đại” và “độc đáo” nhất, đặc biệt với những ca khúc
này :
1) http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/ChuyenTinhBuon.mp3 -
2) http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/DaoCa8-GiotChuongCamLo.mp3 - - CAM LỘ
3) http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/DaoCa9-ChapTayHoa.mp3 - - TAY HOA
4) http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/DemMauHong.mp3 - - HỒNG
5) http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/NgayXuaHoangThi.mp3 - - THỊ
6) http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/RuTaNgamNgui.mp3 - - NGÙI
7) http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/TaOnDoi.mp3 - - ĐỜI
8) http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/TiengHatTo.mp3 - - IẾNG HÁT http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/TiengHatTo.mp3 -
9) http://dl.dropbox.com/u/71895138/TT/TT/TinhSauDuTuLe.mp3 - - Ử LÊ
Tôi vẫn tin là bạn không
cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) “làm trò” khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát
âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái
Thanh thì khác, bạn nên ngắm “khẩu hình” của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm
(articulate) từng “âm”, từng “chữ” - chuyển động của má, môi, cơ miệng,
lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả
cặp lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà không
chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay,.., của người hát.
Cách “phát âm” / “cấu
âm” của Thái Thanh, bắt đầu từ “bộ máy phát âm”, đã tác động hoàn toàn tự nhiên
đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như “đang bơi”,
hay “đang bay”, (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của
người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất
Cả – là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.
Để thấy/hiểu phần nào
niềm hạnh phúc của “Người Đàn Bà Hát” Thái Thanh, bạn có thể xem các clip này
(và đừng quên rằng lúc ấy bà đã U70) :
1) https://www.youtube.com/watch?v=sJg3VgcouTg -
2) https://www.youtube.com/watch?v=FmKeEBRV-Ng -
3) https://www.youtube.com/watch?v=FMwaTq31Rto - - THỊ
4) https://www.youtube.com/watch?v=4gC8kS6XvU4 - - XANH
5) https://www.youtube.com/watch?v=9OaYmMfkZGk - - CA
6) https://www.youtube.com/watch?v=wEPdU3eptiQ - - CẢM
Và nếu muốn nghe đầy đủ
hơn các bài hát của Thái Thanh, mời bạn click http://thaithanhlethukhanhly.blogspot.com/2012/10/thai-thanh-hits.html?showComment=1351772597161 -
(Để nghe, xin click
vào http://chuvanan.free.fr/ThaiThanh/nhac/AnhDaQuenMuaThu.mp3"> phía bên trái mỗi bản
nhạc)
Yên Huỳnh post (theo Con Cò)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Mar/2015 lúc 4:53am
14 / 04 / 2014
http://coffeetree.vn/mot-thoi-ca-phe-sai-gon.html -
https://plus.google.com/107917154046797095696?rel=author - Tuấn Anh
http://coffeetree.vn/chuyen-muc/van-hoa-ca-phe/ - Văn hóa cà phê
“Sài Gòn” Môt Thời Để Yêu Và Một Thời Để Nhớ
Cho Những Ai Đã Lớn Lên Và Cắp Sách Đến Trường Ở Sài Gòn…
http://coffeetree.vn/upload/coffeetree/Vanhoacafe/saigoncafe-1.jpg"> Bạn
đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có
khó. Cà phê loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô
vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường
rồi; muốn kẹo thêm nữa hả ? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu
lưỡi phải không ? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn
muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ
bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à ? Chà, khó quá
đi, nói làm sao cho chính xác đây ! Thì để cho nó đậm đà.
Đậm làm sao ? Giống như uống coca thì
phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha
thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn
răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ
chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho giống khác người,
cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm
nhận lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc
tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ
đầu), Ruby hay Basto xanh mới đã đời, thú vị phải không ? Bạn đã có đủ
những gì bạn cần, sao lại cứ thích đi uống cà phê tiệm ? Tôi không trách
bạn đâu. http://coffeetree.vn/cach-pha-ca-phe-ngon.html - Cà phê ngon
chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta
còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê ; “uống” không khí và cảnh
sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa.
Vậy thì
mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài Gòn những năm cuối 1960
và đầu 1970.
http://coffeetree.vn/upload/coffeetree/Vanhoacafe/17-saigoncafe-5.jpg">
Sài Gòn những năm giữa thập niên 1960
đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh.
Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại ; những mơ mộng hoa bướm tự nó
thành lỗi nhịp, vô duyên. http://coffeetree.vn/upload/coffeetree/Vanhoacafe/saigoncafe-1.jpg - Tiếng
cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư
lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những
điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được
nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để
trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm
dáng, thời thượng.
Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và
bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi
xuống, Phan Đình Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau
như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ
dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như
một người bạn thân thiết lê la khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Cà phê Thu Hương
Những ngày này, tôi là khách thường trực
của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí
đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một
căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích
nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái
che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những
song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể
nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng
tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng
lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên
đường phía ngoài.
Chủ quán ở đây là một người đặc biệt :
Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một
cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện
với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê
phải không ? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi
đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy
đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như
vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm
của Thu Hương. http://coffeetree.vn/upload/coffeetree/Vanhoacafe/17-saigoncafe-5.jpg - Trong
lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng
ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người
dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn
cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công.
Khách đến với Thu Hương là ai ? Nhiều
lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều
có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng
thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân…
Cà
phê Hồng
Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở
Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may
áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không ? Thì đó chứ
đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình
Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa
(Viện Pasteur).
Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn
không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó
trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả.
Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái
cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo
qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu
vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có
vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi
bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào
cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng
phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.
http://coffeetree.vn/upload/coffeetree/Vanhoacafe/17-saigoncafe-5.jpg - Cà
phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề
xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu
ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc
biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn
đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại
trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận
dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến
quán – những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như
không bụi thì không là trí thức) – đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã
rời trong giọng hát của Khánh Ly. Không hiểu do sáng kiến của các cô
chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay
do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu
lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai
nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến
bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài.
Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn
nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật
lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng
tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người : Cả ba
đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị.
Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu,
nhìn vào chốn xưa và tự hỏi : Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và
hy vọng giờ đâu cả rồi ? Còn chị em cô Hồng : những nhỏ nhẹ tiểu thư,
những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương
nào ?
Quán Nắng Mới
http://coffeetree.vn/upload/coffeetree/Vanhoacafe/cafe-le-loi.jpg">
Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng
nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi
to lớn về tâm lý, cùng với những tên tuổi đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh
được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của
những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân. Tuy nhiên, dường như cái
hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê : Quán Nắng Mới ở
dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng.
Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở
thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung
cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp
thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm
làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí
Sài Gòn ngồi đồng từ sáng đến tối để… làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp
hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp,
chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh cho đến ngày
cuối cùng. Nắng Mới nay không còn. Những con người cũ tứ tán muôn
phương.
Quán chị Chi
Có một quán cà phê thân quen nữa không
thể không nhắc đến : Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế
khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp
Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói
phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu
và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói,
thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được
với người đối diện bên kia đường.
Quán chị Chi độ chín mười thước vuông,
chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng
bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức
tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp.
Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo
cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang
chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ : “Hôm qua con đã đi học rồi
mà”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không
phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để
đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại.
Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu
của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt
và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan
gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và
quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng
màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ.
http://coffeetree.vn/upload/coffeetree/Vanhoacafe/1-tra-xanh.jpg"> Ấm
có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm : độc ẩm, song ẩm và quần
ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong
sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu
xanh – loại bánh đặc biệt của chị Chi – nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm
lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới
đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm.
Quán chị Chi giờ đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị
và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị bày tỏ lòng
tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.
Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có
mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn,
có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái
tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng : Cà phê
Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da
Vàng…
Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân
vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu
này, nó mang một cái tên rất lạ :
Quán Đa La.
Đa La là Đà Lạt, quán của
chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly,
hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó,
mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi
kinh doanh : Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính
thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó
được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những
trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu
văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn:
Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho
quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn
được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp
cho Đa La mang sắc thái rất … Đa La.
Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một
chương trình văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của
Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà… Đa La đông vui, chứng
kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối tình. Nhưng Đa La vắng dần những
người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.
http://coffeetree.vn/upload/coffeetree/Vanhoacafe/tr-tra-cafe-3.jpg">
Cà phê Hân Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là
quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số
thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho
khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn
những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là
quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ
người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài
chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ
với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng
nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ
một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov.
Về sau, đối diện với Hân
có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh
hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si.
Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững
chạc, một trẻ trung sinh động, đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới
mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược,
trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự – Cường Để còn nhớ, cũng như
nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ
quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ
sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.
Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ,
muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương thì mời đến
quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến
quán Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn
Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp,
các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Cũng
đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi còn cà phê hàng me
Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai; và cả pha chút Adamo
quyến rũ. Giá ở đây thật bình dân nhưng thường xuyên chứng kiến những
pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ.
Chán cà phê thì đi ăn nghêu sò, bò bía,
ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng hoặc bên hông chợ Tân
Định. Phá lấu đã có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có
tiền.
Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng
Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư
Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều
tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường
Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên
Vị Ý.
La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard,
Givral.
http://coffeetree.vn/upload/coffeetree/Vanhoacafe/tr-tra-cafe-6.jpg"> Cao
cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard,
Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi… cả ngày xin mời
vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam.
Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại
một quầy tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất
của SV, cả nghèo lẫn giàu.
Cuộc sống SV cứ thế mà trôi đi trong
nhịp sống Sài Gòn. Nghèo nhưng vui và mơ mộng. Tống Biệt hành, Đôi mắt
người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác ru đêm sánh vai với Thu
vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội
ác Hình phạt, Zara đã nói như thế ! Che Guervara, Garcia Lorca.
Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút
ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn
trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả
những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa
trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở
quê nhà.
(Theo Lương Thái Sỹ – An Dân)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Mar/2015 lúc 5:59am
Nhớ món ngon Sài Gòn
Có nhà văn nào đó cho rằng khi viết
về ẩm thực bụng phải đói mới ‘lột tả’ hết cái ngon của món ăn. Tôi rất tâm đắc
với ý kiến này. Hồi còn trong trại tù cải tạo, cái bụng lép kẹp lúc nào cũng
sôi ùng ục, tôi và vài người bạn tù có “tâm hồn ăn uống” vẫn thường kể cho nhau
nghe những món khoái khẩu của mình. Ăn “hàm thụ” sao mà ngon thế. Phải nói ngon
gấp nghìn lần ăn… thực thụ!
Thời cải tạo qua đi nhưng thời điêu linh lại kéo tới. Vào thời đó, cái để đút
vào mồm chỉ toàn khoai mì chạy chỉ với bo bo, còn được mệnh danh là… cao lương.
Ngồi nhấm nháp cao lương mà cứ tức anh ách. Ai đó đã khéo chơi chữ mà đặt tên,
mỉa mai không khác gì cái món ‘mầm đá’ của ông vua ngày xưa!
Nhưng rồi cũng qua đi cái thời ăn để mà sống, người ta bỗng nhớ đến thời… sống
để mà ăn ở Sài Gòn hoa lệ ngày nào.
Theo tôi, một trong những món ngon
đó phải kể đến phở. Mặc dù phở có xuất xứ từ miền Bắc nhưng phở Sài Gòn thường
ăn kèm với giá, ngò gai, húng quế vẫn ngon hơn phở Hà Nội thiếu hẳn các loại
rau thơm mà lại không có giá.
Vào đến Sài Gòn ngày xưa có con đường tên Turc (Thổ Nhĩ Kỳ), một đầu là đường
Tự Do (Catinat), đầu kia là đường Hai Bà Trưng (Paul Blanchy). Tiệm Phở Bắc
được bán trong khuôn viên nhà thờ Hồi Giáo này, nên có tên là Phở Turc.
Sài Gòn 1954, lúc người Bắc mới vào Nam, những tiệm Phở Bắc hãy còn đếm được
trên đầu ngón tay. Đó là mấy tiệm Phở Thịnh đường Gia Long, Phở Turc đường
Turc, Phở Minh đường Pasteur và Phở 79 ở đường Frère Louis (sau này đổi tên
thành đường Võ Tánh và đến 1975 lại đổi thành Nguyễn Trãi thuộc quận 1).
Ngay bên hông rạp Casino có một hẻm nhỏ, đi vào hẻm đó là một dẫy nhà, đa số là
nhà dân Bắc Kỳ di cư sớm, từ những năm 1920. Tiệm Phở Minh nằm ở dãy nhà đó.
Phở Minh có cả phở bò lẫn phở gà nhưng đặc biệt hơn cả còn có bài thơ do thi sĩ
Trần Rắc đề tặng. Bài thơ được cắt chữ, đóng khung kính, treo trên tường. Bài
thơ Đường luật có 4 câu đầu như sau:
Nổi tiếng gần xa khắp thị thành,
Trần Minh Phở Bắc đã lừng danh.
Chủ đề: tái, chín, nạm, gầu, sụn,
Gia vị: hành, tiêu, ớt, mắm, chanh.
Thi sĩ Trần Rắc chính là ông chủ
tiệm giày Trần Rắc đường Lê Thánh Tôn, gần Khám Lớn Catinat năm xưa. Tiệm giầy
Trần Rắc, và cả mấy tiệm giầy ở đường này, đều có cửa sau đi vào hẻm ‘ẩm thực’
Casino.
Việt Nam ta đúng là… ra ngõ gặp nhà thơ. Đến như ông chủ tiệm giày cũng có thể
làm thơ về phở chứ chưa dám nói đến Tản Đà là người viết nhiều về nghệ thuật ăn
uống!
Trên đường Mạc Đĩnh Chi (M***iges), gần bên hông Tòa Đại sứ Mỹ, còn có phở Cao
Vân, dù tiệm phở này không nằm trên đường Trần Cao Vân (Larclause) cách đó
không xa. Theo tôi, phở Cao Vân (25 Mạc Đĩnh Chi) chỉ thuộc loại ‘thường thường
bậc trung’ nhưng được nhắc tới cùng với phở Minh vì Cao Vân cũng có một bài thơ
ca tụng phở của thi sĩ Tú Mỡ được viết bằng sơn ngay trên tường.
Trong các món ăn Quân Tử Vị
Phở là quà đáng quý trên đời
Chủ của phở Cao Vân ngày nay là một
ông cụ Bắc Kỳ hom hem theo năm tháng. Ông không còn đứng ra nấu phở nhưng chiều
chiều thường ngồi nhậu lai rai với các ‘chiến hữu’ để hưởng nhàn!
… Trên đường Pasteur có Phở Hòa, khá nổi tiếng. Ban đầu, lúc khai trương năm
1960, tiệm phở này mang tên Hòa Lộc. Có lẽ sau này khách ăn cứ gọi tắt là Hòa
nên Hòa Lộc biến thành Hòa theo kiểu gọi tên một chữ cho dễ nhớ thường thấy ở
các tiệm phở (?).
Phở Hòa chỉ chuyên loại phở bò, nếu vào đây mà tìm tô phở gà thì không có.
Khách phải chịu khó ra đường Hiền Vương (bây giờ đổi tên là Võ Thị Sáu), đến
tiệm Hương Bình, ‘chuyên trị’ phở gà.
Nói đến phở Sài Gòn tại khu vực trung tâm, phải nói đến tiệm Phở 79, ngay tại
số nhà 79 trên đường Võ Tánh. Khoảng năm 1952, tiệm Phở 79 mở cửa, khi đó nền
nhà của tiệm còn thấp hơn mặt đường. Chỉ vài năm sau tiệm phát đạt, chủ nhân
mua hai nhà bên cạnh, mở lớn thành tiệm Phở 79 khang trang và có thể nói là một
trong những tiệm phở sạch nhất Sài Gòn thời đó.
Trường Sinh ngữ Quân đội có chi nhánh ở đường Nguyễn Văn Tráng rất gần với Phở
79 tại khu vực Ngã Sáu Sài Gòn. Đám giảng viên chúng tôi thường xuyên ăn sáng,
ăn trưa và cả ăn tối mỗi khi ‘ứng chiến’ tại trường.
Phở tại đây được đánh giá là… ‘ăn được’. Nếu ai ‘ăn không được’ thì chịu khó đi
thêm vài bước ra Ngã Sáu, nơi đây có đủ các món ăn chơi thuộc loại bình dân, từ
phở, hủ tíu cho đến mì và có cả xe… bánh mì mua về trường nằm gặm trong những
đêm ứng chiến!
Gần ngã tư Phú Nhuận có phở Quyền trên đường Võ Tánh (thuộc quận Phú Nhuận),
cách cổng phụ của Tổng tham mưu chừng 100 mét. Tôi thường ghé ăn nơi đây mỗi
khi về trụ sở chính của Trường sinh ngữ trong Tổng tham mưu. Nước phở ở đây rất
đậm đà, vị ngọt là của xương ống chứ không phải vì bột ngọt. Phở Quyền còn có
cả món ‘tái sách tương gừng’ được xếp vào loại… trứ danh.
Con cháu của một số gánh phở nổi tiếng Hà Nội đã vào Nam lập nghiệp năm 1954,
trong cơ hội lịch sử này có phở Tàu Bay. Vốn là quán phở do ông nội mở vào 1950
ở Hà Nội, khi di cư vào Nam, ông chủ quán được người bạn thân tặng cho chiếc mũ
bay. Ông thường xuyên đội nó, khách thấy lạ, gọi ông “Tàu bay” rồi chết tên
thành tên quán.
Phở Tàu Bay ở đường Lý Thái Tổ ngày nay vẫn bán và khách quen ngày nào vẫn chịu
khó mò đến đây để tìm lại hương vị đặc thù. Phải nói Phở Tàu Bay rất… hiếu
khách. Gọi thêm nước béo, nhà phở đem ra cả tô chứ không bằng chén nhỏ như
những tiệm khác. Tô đặc biệt của Tàu Bay lại là tô ‘Xe Lửa’, bánh và thịt trên
mức hậu hĩnh.
… Kể từ khi người Bắc di cư vào Nam, tiệm phở đánh bạt các tiệm hủ tíu, vốn là
món ‘đặc sản’ của miền Nam. Các tiệm hủ tíu nổi tiếng Sài Gòn phải kể đến hủ
tíu Thanh Xuân đường Tôn Thất Thiệp (gần chùa Chà Và), hủ tíu Phạm Thị Trước ở
đường Lê Lợi (khúc gần Pasteur), hủ tíu Gà Cá ở đường Hàm Nghi gần khu Ngân
hàng Quốc gia và hủ tíu Thanh Thế trên đường Nguyễn Trung Trực…
Có người đến hủ tíu Phạm Thị Trước gọi thêm bánh pâté chaud ăn kèm, cũng giống
như hủ tíu Gà Cá. Tuy nhiên, mỗi tiệm hủ tíu đều có hương vị riêng khiến một
khi khách đã ‘kết’ thì khó đi ăn nơi khác. Hủ tíu Sài Gòn sáng nào cũng đông
người đến thưởng thức, không cần đợi đến những ngày cuối tuần.
Thường thì hủ tíu có bánh mềm, chỉ riêng hủ tíu Thanh Xuân hay Mỹ Tho thì thêm
bánh dai, nấu khô hay nước, tùy theo ý thích của khách. Chỉ nhìn dĩa rau dọn
lên trước thì cũng thấy bắt mắt: giá, hẹ, rau cần tàu, tần ô và vài cọng xà
lách. Thêm vào đó, mùi nước lèo xông lên như đập vào khứu giác thực khách làm
cho bụng cứ gào thét…
Người bồi bàn bưng mâm ra để tô hủ tíu trên bàn, mùi nước lèo xông lên mũi, nếm
thử ‘nghe’ được mùi thơm của nước lèo, thêm chút gia vị vào và cầm đũa ngay. Hủ
tíu Thanh Xuân thì phải có rau tần ô, rau cần tàu, giá sống. Hủ tíu Phạm Thị
Trước hay Thanh Thế cũng thế, nhưng không có rau tần ô. Riêng hủ tíu Gà Cá thì
chỉ có giá sống.
Tuy nhiên, các thứ hủ tíu nếu thiếu vài miếng tóp mỡ và cải bắc thảo thì hình
như thiếu mất cái gì đó. Nước lèo vừa ngọt của xương, vừa béo của chất tủy từ
ống xương, thoang thoảng chút mùi của con mực, tôm khô, hào khô và củ cải.
Những thứ ấy quyện vào nhau thành một thứ nước lèo hấp dẫn.
Hủ tíu bình dân thì có những xe hủ tíu bán dạo. Từ mờ sáng cho đến khi màn đêm
buông xuống, nghe tiếng rao… lòng thấy nao nao!
* * *
Đối với tôi, một món cũng thuộc loại
‘khoái khẩu’ ở Sài Gòn là… bánh mì thịt nguội, trong đó có cả jambon, xúc xích,
patê ăn kèm với sốt mayonaise và đồ chua! Bánh mì thịt nguội ăn sẽ ngon hơn nếu
bạn có thì giờ ngồi nhẩn nha tại tiệm: các loại thịt bày trên đĩa trắng tinh
kèm thêm một cục sốt bên cạnh dao, nĩa sạch bóng. Bẻ một miếng bánh mì còn
nóng, trét sốt lên trên rồi một lớp patê, sau đó cắt một miếng jambon… đưa vào
miệng. Tuyệt cú mèo!
Một trong những tiệm bán bánh mì thịt nguội có tiếng ở Sài Gòn từ năm 1954 và
còn tồn tại đến ngày nay là Hòa Mã. Tiệm Hòa Mã nằm trên đường Cao Thắng, gần
khu vực Bàn Cờ, nơi có những địa điểm nổi tiếng như Kỳ Viên Tự, Tam Tông Miếu,
Trường Aurore, Cư Xá Đô Thành, Nhà Bảo Sanh Đức Chính…
Ngày nay, Hòa Mã không khác xưa là mấy. Hòa Mã cũ kỹ, bảng hiệu phai màu theo
năm tháng vì đã tồn tại hơn 50 năm kể từ ngày mở cửa. Nhiều người nói chủ nhân
Hòa Mã là người đầu tiên bán những ổ bánh mì thịt kiểu Sài Gòn… Tiệm Hòa Mã gọi
ổ bánh mì thịt của mình là cát-cút, dùng theo tiếng Pháp c***ecroute, bữa ăn
lót dạ, bữa ăn nhẹ. Những năm 60, giá bán một ổ bánh mì Hòa Mã là 3 đến 5 đồng,
ổ lớn có bơ tươi thì 7 đến 10 đồng.
Tiệm bánh mì Hòa Mã (Ảnh chụp năm
1960)
… Xe bánh mì Tám Lự gần chợ Bàn Cờ
chỉ bán từ xẩm tối đến đêm khuya. Một ổ bánh mì Tám Lự dài cỡ 4 tấc, hai gang
tay, tối ăn vào no đến sáng. Bánh mì ngon, ngoài pâté chả lụa, pâté foie, bơ
Bretel còn thêm dưa leo, ngò, hành lá, nước tương, muối tiêu, ớt xắt. Ngày xưa
khách chỉ cần nói: “Cho một Tàu lặn hay một Tiềm thủy đĩnh đi, anh Tám!” là
khách sẽ có ngay một ổ bánh mì nóng giòn, thơm phức.
Nếu muốn sang hơn thì lên Bánh mì Pâté Tòa đô chính trên đường Nguyễn Huệ hoặc
tiệm bánh Hương Lan trên đường Tự Do hay ngồi Thanh Bạch đường Lê Lợi (gần Bệnh
viện Sài Gòn). Chỉ cần gọi đĩa bánh mì thịt nguội kèm theo một ly cà phê sữa đá
là đủ no cho đến trưa. Thanh Bạch vẫn là nơi lý tưởng để vừa ăn sáng vừa ngắm
cảnh người Sài Gòn sửa soạn cho một ngày mới.
… Sài Gòn xưa có hai tiệm Thanh Bạch, một ở đường Lê Lợi, bên rạp xi-nê Vĩnh
Lợi. Tiệm Thanh Bạch thứ hai ở đường Phạm Ngũ Lão, trong dẫy phố trệt dưới tòa
soạn nhật báo Sàigòn Mới năm xưa. Ngoài bánh mì ốp-la, ôm-lết, thịt nguội,
Thanh Bạch có bánh mì bò kho, hủ tíu và đặc biệt là món suông. Bún suông dùng
xương heo để nấu nước lèo, và đặc biệt ở đây là dùng tôm tươi lột vỏ, bỏ đầu,
bằm nhuyễn sau đó vo lại thành sợi dài (như sợi bún). Nước lèo ở đây rất trong,
ăn kèm với rau sống…
Nhà hàng Tài Nam trên đường Ohier (Tôn Thất Thiệp) nổi tiếng với món đuông chà
là chiên bơ rất ngon nhưng cũng rất mắc tiền. Theo nhà văn Sơn Nam, vua chúa
cũng còn thèm ‘con đuông chà là’, tên chữ là ‘hồ đa tử’. Hồ đa là cây dừa rừng,
tức cây chà là hoang thường mọc miền nước mặn Nam bộ, giống như cây cau kiểng.
Cây dừa rừng có ‘củ hũ’, tức đọt non, đến mùa sau Tết thường xuất hiện con
đuông, giống như con nhộng. Đuông ăn đọt dừa non nên to, mập và thường được bắt
trước khi nở thành bướm.
Sơn Nam viết: “Đem đuông nướng trên vỉ sắt, cho héo, rồi ăn, chấm với nước mắm
nhĩ nguyên chất. Con đuông béo ngậy vì tăng trưởng, ăn ròng củ hũ cây chà là.
… Vùng Thanh Đa (Bình Thạnh) nổi tiếng khắp Sài Gòn với món cháo vịt, gỏi vịt.
Vào buổi tối người Sài Gòn hay ra bán đảo Thanh Đa trước là để đón những luồng
gió mát từ sông Sài Gòn thổi vào và khi về, ghé mấy quán cháo vịt, gọi thêm đĩa
gỏi vịt ăn kèm. Nếu là ‘bợm nhậu’ thì gọi thêm chai bia Con cọp BGI để… đưa
cay. Nếu ngại ra Thanh Đa thì trên đường Hồng Thập Tự cũng có khu bán cháo vịt
thuộc loại… ‘ăn được’. Thịt vịt tại đây khá mềm, nhai kỹ thấy ngọt và đặc biệt
không thấy mùi hôi vốn có của thịt vịt. Có thể họ tuyển loại vịt chạy đồng nên
không hôi (?).
Đinh Công Tráng là một con đường nhỏ gần nhà thờ Tân Định nhưng cũng đi vào
lịch sử ăn uống của Sài Gòn với món bánh xèo. Bí quyết của bánh xèo nằm ở kỹ
thuật pha bột, sao cho khi chiên lên, bánh giòn tan khiến người ăn có thể cảm
được cái thú nghe miếng bánh đang được nhai dưới hai hàm răng. Lớp bột gạo pha
chút nghệ khi đổ vào chảo dầu tạo nên một tiếng ‘xèo’ khiến ta hiểu được tại
sao lại gọi là… bánh xèo!
Ngày nay, đường Đinh Công Tráng trở thành ‘đường bánh xèo’ nhưng người sành ăn
thì chọn quán bên tay trái, nếu đi từ đường Hai Bà Trưng vào. Quán không tên
nhưng người ăn vẫn nhớ vì nó đã đi vào ‘bộ nhớ’ của người Sài Gòn từ bao năm
nay. Những quán đối diện bên kia đường trông có vẻ lịch sự hơn, sạch sẽ hơn
nhưng vẫn chịu cảnh vắng khách vì là kẻ… hậu sinh.
Khu Dakao có tiệm bánh cuốn Tây Hồ (127 Đinh Tiên Hoàng), gần chợ Đa Kao, quận
1, nổi tiếng. Tại đây, mỗi bàn có để sẵn một thẩu nước mắm và một chồng chén
nhỏ để khách tùy nghi sử dụng, thêm nhiều hay ít ớt bằm theo sở thích riêng của
từng người. Tuy nhiên, có khách lại thích chan luôn nước mắm vào đĩa để bánh
cuốn thấm nước mắm, đậm đà hơn.
Chả quế và giò lụa được cắt thành miếng lớn, để riêng trong một đĩa nhỏ. Khách
có thể chỉ ăn bánh cuốn nhân thịt mà không đụng tới đĩa giò chả, như vậy người
phục vụ nhìn vào đĩa chả còn nguyên mà không tính tiền. Nếu cần, có thể gọi
thêm đĩa bánh tôm hoặc bánh cuốn không nhân.
Sài Gòn cũng có bánh cuốn Thanh Trì kiểu Bắc, mỏng như tờ giấy, ăn với ‘ruốc’
(chà bông) và nước mắm phải kèm với vài giọt cà cuống mới là ‘sành điệu’! Còn
bánh ướt là kiểu bánh cuốn bình dân ở Sài Gòn, cũng ăn kèm với bánh tôm chiên,
giò, chả và rau, giá. Những xe bánh ướt được đẩy đi khắp Sài Gòn, có cả nồi hấp
nên lúc nào bánh cũng nóng và người bán bao giờ cũng chan nước mắm vào đĩa thay
vì chấm kiểu ‘thanh cảnh’ như bánh cuốn Thanh Trì.
Lại nói thêm, đường Albert (vào thời Đệ nhất Cộng hòa đổi tên thành Đinh Tiên
Hoàng) khá dài nên dọc theo con đường này có nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng.
Tiệm ăn Chez Albert (lấy tên theo con đường), Cà phê Hân, Mì Cây Nhãn (tên đặt
theo cây nhãn hồi đó còn trồng trước sân), Thạch chè Hiển Khánh (nơi sưu tầm
rất nhiều thơ ca tụng thạch chè)… Tôi chắc chắn còn bỏ quên khá nhiều điểm ăn
uống khác nữa trên con đường này.
Ở góc đường Tôn Thất Ðạm và Hàm Nghi, trước kia vào thập niên 30 có một quán
cháo cá nổi tiếng một thời. Buổi chiều cho đến gần khuya, khách đến ăn rất
đông, nhất là khi cải lương, hát bội, hát bóng vãn hát. Theo Vương Hồng Sển
trong Sài Gòn Tạp Pín Lù, quán cháo cá này của người Tàu, gốc Quảng Đông, “cha truyền
con nối suốt bốn năm thế hệ, trót trăm năm chớ không phải chơi…”. Cháo tại đây
nấu bằng gạo tấm hầm với cá, xương heo và thịt tôm hùm để thành một thứ hồ sền
sệt khiến “người đau mới mạnh dùng không sợ trúng thực, người mệt mỏi ăn vào
cảm thấy nhẹ bụng, mau tiêu. Tô cháo cá Chợ Cũ quả là một ‘tô thuốc tráng
thần’…”
Cháo nóng hổi bốc hơi nghi ngút. Vừa thổi vừa húp xì xụp mới thấy được cái thú
vị của món cháo cá Chợ Cũ. Thịt cá giòn, thơm, lẫn lộn hương vị của hành, tiêu,
gừng và có thể ăn với ‘dầu chá quẩy’. Thú thật, tôi là người thích thịt hơn cá
nhưng thỉnh thoảng được thưởng thức món cháo cá vẫn thấy ngon đến toát mồ hôi!
Có một tiệm cháo giò heo khá nổi tiếng trong ngõ đường Phan Đình Phùng (ngày
nay là Nguyễn Đình Chiểu). Tiệm không có tên, chuyên bán cháo từ 6 giờ tối tới
một, hai giờ sáng. Khách của tiệm này đa số là khách chơi đêm, khách đi nhảy,
khuya về đói bụng đến ăn tô cháo nóng.
Tôi lại nhớ đến món phá lấu ở góc đường Lê Lợi-Pasteur, nơi đây còn có xe bò
bía và nước mía Viễn Đông. Bán phá lấu là một chú Tàu và ‘cửa hàng’ của chú chỉ
vỏn vẹn một cái khay tròn, trên đó bày đầy đủ nội tạng heo: lòng, dồi, gan, bao
tử, ruột non, ruột già, tim, phèo, phổi… Trông thật hấp dẫn, ngửi thơm phức và
ăn vào thì giòn tan. Phá lấu nói chung có vị hơi ngòn ngọt, gan thì bùi bùi,
lòng thì hơi dai dai nhưng khi nhai kỹ mới thấy ngon… thấu trời xanh!
Phá lấu bán tại góc đường Lê Lợi-Pasteur , cạnh nước mía Viễn Đông
Nghệ thuật làm phá lấu chắc chỉ mấy
chú ba mới đáng hàng sư phụ. Phá lấu làm tại nhà cũng ướp húng lìu, ngũ vị
hương nhưng không thể nào so sánh với phá lấu góc nước mía Viễn Đông. Từng
miếng phá lấu được ghim sẵn bằng tăm, chấm với tương đỏ trộn tương đen. Khách
ăn xong chú Ba chỉ nhìn tăm mà tính tiền nhưng tuyệt không bao giờ sai. Quá bộ
vài bước là xe nước mía tươi mát đang chờ… để kết thúc một chuyến ăn hàng bên
lề đường.
Gần nước mía Viễn Đông có xe thịt bò khô của ông Năm (theo tên gọi của khách
quen) và sau 1975 ông dời về đường Tự Đức (nay đã đổi tên là đường Nguyễn Văn
Thủ) thuộc khu Dakao.
Dân chơi Sài Gòn thường xếp hạng: “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1” nên
viết về món ngon Sài Gòn mà bỏ qua khu vực Chợ Lớn là cả một thiếu sót lớn. Dọc
đường Trần Hưng Đạo nối với đường Marins (Đồng Khánh) thuộc địa phận quận 5 có
những nhà hàng, tửu lầu nổi tiếng một thời như Arc-en-Ciel, Đồng Khánh, Á Đông,
Bát Đạt.
Theo tôi, Chợ Lớn nổi tiếng hơn cả là đường Lacaze mà người Việt hay gọi trại
là La Cai, tức đường Nguyễn Tri Phương sau này. Khu La Cai có mì vịt tiềm hầm
thuốc bắc, một trong những món ‘tủ’ của người Hoa. Bên cạnh đó còn có những
tiệm hủ tíu mang tên Mỹ Tiên, Cả Cần và tiệm bánh bao Bà Năm Sa Đéc.
Đêm đến có các quán sò huyết dọc theo lề đường. Khách bình dân ngồi ăn nhậu
thoải mái giữa dòng xe cộ ồn ào bên ánh đèn nê-ông từ các nhà hàng, vũ trường
sang trọng của Chợ Lớn “by night”!
… Thôi thì đời người có lúc hưng lúc thịnh cũng như vận nước có khi thịnh khi
suy. Viết lại món ngon Sài Gòn chỉ để thỏa mãn kiểu “ăn hàm thụ” như đã nói ở
trên. Giờ có cho ăn thực thụ chắc cũng chẳng thấy ngon như thời còn trai trẻ.
Tất cả chỉ còn là… hoài niệm!
Nguyễn Ngọc Chính
(Hồi ức một đời người)
http://thoibao.com/nho-mon-ngon-sai-gon/ - http://thoibao.com/nho-mon-ngon-sai-gon/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/May/2015 lúc 12:37am
NGƯỜI SÀIGÒN ĐI MÁY BAY
50 NĂM TRƯỚC
Thứ ba, 21/4/2015
***
Nhiếp ảnh gia, phóng viên ảnh
Bill Eppridge (1938 - 2013) người Mỹ, làm việc cho tạp chí Life từ năm 1960 đến
năm 1972. Ông là một trong những phóng viên nổi bật thế kỷ 20, ghi lại những sự
kiện quan trọng giai đoạn này như cuộc chiến tranh Việt Nam, phong trào dân quyền
ở Mỹ... Bill Eppridge đã ghi lại những hình ảnh về một chuyến bay dân sự ở Sài
Gòn, tại sân bay Tân Sơn Nhất năm 1965.
Nửa thế kỷ trước, con đường dẫn
đến sân bay Tân Sơn Nhất chạy giữa cánh đồng và rặng cây. Xe buýt đưa đón khách
đến sân bay. Hành khách được kiểm tra an ninh ngay bên đường - ngày 14/7/1965.
Bên trong khu vực sảnh sân
bay Tân Sơn Nhất bấy giờ.
Nơi làm thủ tục cho một chuyến
bay từ Sài Gòn đi Huế.
Hành khách sau khi làm thủ tục
xong được vào khu vực chờ bên trong trước khi lên máy bay.
Hành khách đứng chờ được hướng
dẫn đường lên máy bay.
Nữ tiếp viên hàng không trong
trang phục áo dài, mũ lệch và găng tay trắng đang trực tiếp dẫn khách lên máy
bay.
Những hành khách xách theo
hành lý ra máy bay. Bên phải bức ảnh là vị khách đặc biệt, thiền sư Thích Nhất
Hạnh, người choàng khăn màu tối.
Đồng phục của nữ tiếp viên
hàng không miền Nam Việt Nam (Air Vietnam) là áo dài màu xanh da trời chít
ngang phần eo, một kiểu áo dài đặc trưng của phụ nữ Sài Gòn những năm 60 thế kỷ
trước.
Thời điểm này, hành khách phải
tự di chuyển một đoạn khá xa từ khu vực làm thủ tục đến máy bay chứ chưa có hỗ
trợ từ xe hay cầu ống như hiện nay.
Trong ảnh, một người khuyết tật
cũng tự di chuyển ra máy bay.
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/May/2015 lúc 4:51pm
http://adf.ly/2510842/http://1.bp.blogspot.com/-h8f0hd7mBVE/VMmLz5dWCeI/AAAAAAABKsc/Yhzs02J8OGw/s1600/image013-770924.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://1.bp.blogspot.com/-ESeLaTNgHI4/VMmL0-x69uI/AAAAAAABKso/ynOv9X1hRs4/s1600/image001-774207.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://3.bp.blogspot.com/-I9-mQdaTSu4/VMmL1hQtDNI/AAAAAAABKs0/Z6X95uXMGlE/s1600/image009-777365.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://4.bp.blogspot.com/-ophrJKUrQdk/VMmL2u7ST8I/AAAAAAABKtA/trBMrO6U35c/s1600/image004-780701.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://1.bp.blogspot.com/-2FEpQzs90F4/VMmL3SlUEeI/AAAAAAABKtM/TI69jXE1LYY/s1600/image002-783932.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://3.bp.blogspot.com/-NCmhm1otyJo/VMmL4bryIJI/AAAAAAABKtY/J9Xm2x0PJcM/s1600/image003-788354.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://1.bp.blogspot.com/-9hN2xe1kQy0/VMmL5DPpCYI/AAAAAAABKtk/_NvTMKq7BC0/s1600/image005-791377.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://4.bp.blogspot.com/-71Re4zJCjas/VMmL6UULatI/AAAAAAABKtw/aKOxFG_GY0c/s1600/image006-796035.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://2.bp.blogspot.com/-qgFz7LKqojw/VMmL7JwOy9I/AAAAAAABKt8/HoRJdo_g1H4/s1600/image007-799400.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://3.bp.blogspot.com/-vvy2EjMv1tY/VMmL73QYSwI/AAAAAAABKuI/QYBxIvTF-D4/s1600/image010-702636.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://1.bp.blogspot.com/-aU1OeZbkjGo/VMmL84qK5QI/AAAAAAABKuU/z4_uDWP3Reg/s1600/image011-706407.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://1.bp.blogspot.com/-as1iGC8XdwU/VMmL9nx7w_I/AAAAAAABKug/zr6aW2QWXYs/s1600/image008-709494.jpg"> http://adf.ly/2510842/http://4.bp.blogspot.com/-ZTEDC-0-kf8/VMmL-gv-uYI/AAAAAAABKus/YrGUR_2FN70/s1600/image012-713366.jpg">
ACTV Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne Kiều History UNESCO a conservé et cl***é cette œuvre Kim Vân Kiều de NGUYEN DU parmi les œuvres patrimoniales de l’humanité (1965). VFTV Viet Face TV - Australie 12/09/2013 VietFace Show Part 1 – Quách Vĩnh-Thiện. https://www.youtube.com/watch?v=D_qHNEwODxA - VietFace Show Part 2 – Quách Vĩnh-Thiện. http://www.youtube.com/watch?v=f1sQgV73bi8 - Australie - Sydney SBTN.SBTN - Publiée le 11 oct. 2013Truyện Kiều được phổ nhạc và giữ trọn từng chữ trong Thơ.Thái Hòa phỏng vấn Quách Vĩnh-Thiện - SBTN Úc Châu thực hiện. http://thienmusic.free.fr/Australie%20-%20SBTN%20-%202013.htm - Sách Truyện Kiều Thơ và Nhạc
http://thienmusic.free.fr/Book-TKTN2.htm - Truyện Kiều : Thơ và NhạcNguyễn Thanh Liêm
Nguyễn Thanh Liêm – Quách Vĩnh Thiên – California 2010.
Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du ra
đời đến nay đã có trên dưới hai trăm năm. Trong suốt thời gian hai trăm năm đó
Truyện Kiều vẫn luôn đứng vững ở vị thế số một trong nền văn học Việt Nam. Cho
đến hết thập niên đầu của thế kỷ 21, Đoạn Trường Tân Thanh vẫn được xem như một
tác phẩm vô tiền tuyệt hậu, có nghĩa là trước đó chưa có và sau đó cũng chưa có
một tác phẩm nào khác ngang bằng hay vượt qua được. Tạo được một tác phẩm như
vậy Nguyễn Du quả thật là một thiên tài có một không hai của nền văn chương
nước nhà. Từ lúc tác phẩm này ra đời đến giờ không biết đã có bao nhiêu người
đọc, đã có bao nhiêu người học và thuộc lòng?
Không có con số thống kê để biết rõ, nhưng theo sự ước
tính của nhiều học giả, giáo sư, nhà văn, nhà thơ thì con số đó có thể, nếu
không đến một trăm phần trăm, thì cũng phải tám chín mươi phần trăm dân chúng.
Nói như một nhà văn thời tiền chiến thì “Từ xưa đến nay, không có quyển chuyện
nào phổ thông cho một nước bằng chuyện Kiều, từ bực tài cao học rộng cho đến
người chí thiển học sơ, từ bực khuê các giai nhân cho đến con sen, con đỏ, ai
cũng xem, ai cũng đọc, ai cũng ngâm nga, mỗi người đọc một cách, hiểu một cách,
thích một cách. Nhiều người đọc đến đem ra làm vật dụng hằng ngày: người ta
mừng nhau bằng Kiều, khóc nhau cũng bằng Kiều, chuyện Kiều là sách đố, chuyện
Kiều là sách bói...” (Song An Hoàng Ngọc Phách, bài đọc ở hội Khuyến Học Bắc
Ninh, 1935). Đó là tình trạng người ta biết và thích Truyện Kiều hồi trước
1945.
Sau này, vì chiến tranh, loạn ly, vì thời thế và tình
hình chính trị không cho phép cho nên số người đọc Truyện Kiều, thưởng thức tài
nghệ của Nguyễn Du có phần giảm bớt. Riêng ở Miền Nam tự do, việc dạy Đoạn
Trường Tân Thanh trong học đường, cũng như việc nghiên cứu về Nguyễn Du và
Truyện Kiều vẫn được giới trí thức đặc biệt chú ý trước biến cố lịch sử 1975.
Từ sau 1975 đến nay trong sinh hoạt văn hoá của người
Việt hải ngoại, Nguyễn Du với Truyện Kiều, cũng như những tác giả khác trong
văn học Việt Nam, ít có cơ hội được nói tới. Tuy nhiên trong thầm lặng vẫn có
một ít người nhớ và nghĩ tới Đoạn Trường Tân Thanh và tác giả của nó. Trong
những năm 2003, 2004, 2005, tập san Dòng Việt ở Nam Cali cho ra đời 3 Tuyển Tập
Phê Bình Đoạn Trường Tân Thanh với cả thảy gần bảy mươi (đúng ra là 68) bài
viết của nhiều học giả, giáo sư, văn thi sĩ, từ xưa đến giờ. Thật ra thì 68 bài
viết mới chỉ là con số nhỏ đối với khoảng trên dưới 600 bài về Nguyễn Du và Đoạn
Trường Tân Thanh theo tin tức thu lượm được. Trong lúc đó, ở lãnh vực khác của
nghệ thuật, lại có một người đã ròng rã gần năm năm trời đem hết tài năng của
mình ra phổ nhạc trọn cả tác phẩm hơn ba ngàn câu thơ lục bát của Nguyễn Du,
kết thành một bộ đĩa 7 CDs với 77 bản nhạc về Kim Vân Kiều. Người đó là kỹ
sư/nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện mà Hàn Lâm Viện Âu Châu gần đây vừa mời làm thành
viên sau khi tác phẩm Kim Vân Kiều, của nhạc sĩ hoàn thành.
Bỏ ra gần năm năm trời, ròng rã sáng tác để phổ hơn ba
ngàn câu thơ lục bát của Nguyễn Du thành 77 bản nhạc, Quách Vĩnh Thiện đã hoàn
thành một công trình nghệ thuật thật vĩ đại. Từ trước đến giờ chưa có một nhạc
sĩ nào làm được việc đó, và về sau cũng chưa chắc sẽ có người làm nổi việc này.
Ở đây không phải chỉ có đủ kiên nhẫn, chịu khó làm việc, hay có động cơ ham
muốn thúc đẩy, mà còn phải có óc sáng tạo, tính nhạy cảm, óc tưởng tượng, năng
khiếu âm nhạc, và nhất là lòng thương cảm đối với Đoạn Trường Tân Thanh và nhất
là với thiên tài Nguyễn Du. “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân
khấp Tố Như?” Câu hỏi của Nguyễn Du khi ông khóc cho nàng Tiểu Thanh đã có câu
trả lời từ sau khi tác phẩm bất hủ của ông ra đời. Từ Mộng Liên Đường chủ nhân
đến Chu Mạnh Trinh và nhiều văn thi sĩ sau này đã có nhiều người chia sự thương
cảm của ông đối với người tài tử, giai nhân, hay nói rộng ra, con người ở trên
trần gian này. “Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?”.
Thật sự nếu nghĩ cho kỹ thì đâu có phải chỉ tài tử, giai
nhân mới bị định mệnh vùi dập, mà hể đã là người thì phần đông người ta đều bị
khốn khổ vì định mệnh, đều bị chung số phận “bạc mệnh” như nhau. Nếu ở địa hạt
văn chương đã có người thương cảm khóc với Tố Như, thì ở địa hạt âm nhạc nay
cũng có người đồng cảm. Quách Vĩnh Thiện chính là người đồng cảm đó. Bảy mươi
bảy bản đàn phổ từ toàn tác phẩm ĐTTT đã nói lên điều đó.
Sách “Truyện Kiều : Thơ và Nhạc” ra đời hôm nay vừa để
vinh danh thiên tài Nguyễn Du sau gần, hay trên, hai trăm năm ĐTTT ra đời, vừa
đánh dấu sự xuất hiện tác phẩm phổ nhạc Kim Vân Kiều của Quách Vĩnh Thiện. Cho
nên sách gồm hai phần chính: Phần Một chứa đựng trên 20 bài viết của các học
giả, giáo sư, văn thi sĩ nổi tiếng từ trước tới giờ về thiên tài Nguyễn Du và
tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, và Phần Hai gồm 10 bài viết về nhạc sĩ Quách
Vĩnh Thiện và tác phẩm phổ nhạc Kim Vân Kiều của người nhạc sĩ/Hàn Lâm Viện sĩ
này.
Về Phần Một, vì điều kiện và phương tiện hạn chế, chúng
tôi chỉ xin đăng một số ít bài xem như tiêu biểu cho một số khuynh hướng/quan
điểm quan trọng mà thôi. Từ trước đến giờ đã có rất nhiều bài viết có giá trị
về tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh và tác giả Nguyễn Du. Sự lựa chọn một ít bài
của chúng tôi ở đây hoàn toàn chủ quan, và không theo những tiêu chuẩn khoa học
nào cả. Có điều những bài chúng tôi lựa chọn dù là từ nhiều quan điểm cũng như
khía cạnh khác nhau, vẫn có một mẫu số chung là góp phần vào việc vinh danh
Truyện Kiều là một tuyệt phẩm, một kiệt tác, và Nguyễn Du quả là một thiên tài
[1], [2]. Với sức sáng tạo mạnh mẽ, óc tưởng tượng phong phú, một con tim dễ
rung cảm, một tâm hồn cao đẹp và với khả năng tổng hợp khéo léo, thiên tài
Nguyễn Du đã vận dụng cả vốn văn hoá xã hội mà môi trường và hoàn cảnh đã cung
ứng cho ông để dựng nên tác phẩm vô tiền tuyệt hậu.
Từ câu chuyện ngắn của Dư Hoài về một nàng Kiều kỷ nữ, và
từ một chương hồi tiểu thuyết 20 hồi của Thanh Tâm Tài Nhân [3], óc sáng tạo
của Nguyễn Du đã dựng nên câu chuyện Đoạn Trường Tân Thanh với bao nhiêu tình
tiết éo le, khúc chiết, làm nổi bật vai trò phi lý của định mệnh đối với thân
phận bi đát của con người. Óc tưởng tượng phong phú đã giúp tác giả tạo nhiều
hình ảnh thi ca tuyệt vời trong việc biểu tả các hạng người, các cảnh vật, các
tâm trạng vui buồn của nhân vật chính. Tính dễ rung cảm giúp Nguyễn Du tạo ra
tâm lý nhân vật Thúy Kiều thật xuất sắc, rất hợp lý với chuỗi cảm nghĩ và hành
động đưa đến cuộc đời đầy gian truân, khốn khổ, đầy nước mắt của con người ở
mọi nơi, mọi lúc.
Nguyễn Du có học kinh sách của Nho gia, nhưng không bắt
buộc phải theo đúng con đường của Trình Tử hay Chu Tử.
Nguyễn Du có đọc có thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, nhưng
ông không bắt buộc phải đi đúng con đường giải thoát của Đức Thích Ca. Ông còn
tin ở Trời, ở định mệnh, ở sự sắp đặt của Trời cũng như tin ở nhân quả nghiệp
báo, như đa số người dân Việt cùng tin. Tinh thần cao đẹp đã giúp ông vượt qua
tư tưởng của riêng một tôn giáo để đi đến tinh thần tổng hợp tam giáo, vượt qua
khung cảnh của Việt Nam thế kỷ 19 để đi đến tinh thần nhân bản với hình ảnh của
cuộc đời và con người ở mọi nơi, mọi lúc. Tác phẩm của ông có giá trị ngàn đời,
và có giá trị trên nhiều nước ngoài Việt Nam. Hơn hai mươi bài viết trong Phần
Một sẽ cung ứng nhiều bằng chứng cho thiên tài Nguyễn Du và tác phẩm bất hủ
Đoạn Trường Tân Thanh như vừa trình bày. Ban biên tập sách này xin hết lòng cám
ơn các tác giả có bài viết đăng trong Phần Một này nếu chúng tôi không liên lạc
được với tác giả để xin phép.
Phần Hai gồm những bài nói về tác giả Quách Vĩnh Thiện và
về công trình phổ nhạc lớn lao của nhạc sĩ. “Nhân bất phong sương vị lão tài”,
cuộc đời từng trải phong sương dâu bể của người nhạc sĩ được Thanh Vân vẽ lại
khá đầy đủ. Dòng nhạc Quách Vĩnh Thiện đi vào Đoạn Trường Tân Thanh, óc sáng
tạo của tác giả, tâm hồn dễ rung cảm, lòng thương cảm của tác giả đối với thiên
tài Nguyễn Du và thân phận bạc mệnh của Thúy Kiều, sẽ được các nhạc sĩ, giáo
sư, nổi tiếng như Trần Văn Khê, Lê Mộng Nguyên, Trần Quang Hải, Anh Bằng, Cao
Minh Hưng, Đỗ Bình, Nguyễn Văn Huy, Trọng Minh, Dáng Thơ và Việt Hải nói đến
đầy đủ trong Phần Hai của quyển sách. Ban biên tập xin có lời cám ơn chân thành
gởi đến tất cả quý vị.
Nhân vô thập toàn, việc làm của con người, dù có cố gắng
đến đâu cũng không tránh hết được những sai lầm, thiếu sót.
Ban biên tập quyển sách này rất mong sự thông cảm của quý
độc giả, quý đồng hương, và sự chỉ giáo của quý vị để cho quyển sách được hoàn
thiện hơn nếu có cơ hội tái bản.
Nguyễn Thanh Liêm
Phụ chú :
[1] Một số ít nhà phê bình, hoặc đứng ở quan điểm luân lý của nho gia hoặc tựa
trên học thuyết mác xít để chỉ trích nội dung của tác phẩm, nhưng không một ai
phủ nhận giá
trị nghệ thuật của thiên tài Nguyễn Du. Cụ Ngô Đức Kế, trong bài “Luận Về
chánh học cùng tà thuyết’ đã có nhận xét rằng: ”Nói về văn chương quốc âm của
ông Nguyễn Du thời vẫn là hay thiệt ; song cái lối văn vần ngâm nga ngợi hát,
chỉ là một lối trong đạo văn chương, văn tuy hay mà truyện là truyện phong tình
thời có vẽ “ai dâm sầu oán, đạo dục tăng bi”, tám chữ ấy không tránh đằng nào
cho khỏi. Trong khi đó Nguyễn Bách Khoa viết: “Thế là do yếu tố chiến bại
mà nói ra yếu tố đoạn trường của Truyện Kiều. Đã thua, đã thất bại đến đầu
hàng, thất bại đến phải tiêu ma, thì sao không đoạn trường cho được?
. . .Truyện Kiều quả đã chứa đựng một trời sầu thảm và ai oán không bờ
bến”. Thật ra thì những sầu oán, bi thương, những thất bại khổ đau của con
người, hay nhân vật trong tác phẩm văn chương thuộc về đề tài của tác phẩm, và
đề tài không phải nghệ thuật, thành ra thất bại, bi thương, sầu khổ trong Đạn
Trường Tân Thanh không là dấu hiệu của sự thất bại, hay yếu kém về nghệ thuật
của tác giả Nguyễn Du.
[2] Mổ xẻ nhân cách, hay tâm lý, hay tâm sinh lý của con người, phần đông
các khoa học gia đều chấp nhận có hai yếu tố quyết định. Trước kia thì hai yếu
tố đó là di truyền (heredity) và môi trường hay ngoại cảnh (environment).
Ngày nay người ta dung từ ngữ tự nhiên (nature) và giáo dục (nurture) thay
vì di truyền và môi trường để gọi hai yếu tố quyết định tâm lý của con người. (Judith Rich
Harris: “The nurture ***umption” ; Peter J. Richerson: “Not by Genes Alone” ;
Barbara Rogoff: “The Cultural Nature of Human Development” ; Steven Pinker:
“The Blank Slate”)
Yếu tố môi trường /ngoại cảnh hay giáo dục giữ vai trò
vô cùng quan trọng. Con người sinh ra và lớn lên trong khuôn khổ văn hoá xã hội
nào thì sẽ phải được dạy dỗ, đào tạo nên một phần tử của xã hội, văn hoá đó.
Tiến trình xã hội hoá (socialization) qua ba nguồn giáo dục gia đình, học
đường, và trường đời, đã cung ứng cho con người cả một kho ngữ vựng (và văn
phạm), một hệ thống giá trị xã hội, một nền học thuật tư tưởng, bao nhiều những
cách thế xử sự ở đời. Cả một cái vốn văn hoá xã hội mà con người thu nhận được
từ những người xung quanh từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành là do quá
trình xã hội hoá mà ra. Nếu người ta được sinh ra trong một gia đình thế gia,
vọng tộc, có nhiều người (cha mẹ, anh em, họ hàng) khoa bảng, quan trường như
Nguyễn Du thì tất nhiên người ta sẽ học được rất nhiều những từ ngữ trí thức,
bóng bẩy, lối diễn tả suông sẻ, chải chuốt, cả một ngôn ngữ của một “chi văn
hóa” (subculture) đặc biệt của xã hội quan quyền, sang trọng. Khi bước chân vào
trường học, chắc chắn Nguyễn Du phải được học với những ông thầy gỉỏi, có tiếng
ở trong vùng. Nguyễn Du cũng sẽ có cơ hội đọc nhiều kinh sách, tác phẩm văn
chương giá trị, có nhiều dịp trau đổi ý kiến, tư tưởng với những người có học
thức, thuộc giới trí thức lúc bấy giờ.
Hệ thống giá trị xã hội, những tư tưởng về thiên mệnh,
thuyết chính danh, thuyết trung dung, tư tưởng tu-tề-trị-bình, luân lý tam
cương ngũ thường, tứ đức tam tùng của Nho giáo (từ Khổng, Mạnh, đến Trình,
Chu), thuyết vô vi, nhàn hạ của Lão Trang, hay Tứ Diệu Đề và Thập Nhị Nhân
Duyên cùng với lẽ vô thường, luật nhân quả, nghiệp báo, vv. .. của Phật giáo,
tất cả những tư tưởng/triết lý đó đều có đầy trong ký ức (xem như thư viện tinh
thần) của Nguyễn Du. Từ cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 Thơ Nôm đã đến thời
cực thịnh. Các tác phẩm lớn đã ra đời. Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Hoa
Tiên truyện đã có mặt trên văn đàn, v.v... Thời ly loạn, cuộc bể dâu, cảnh
tranh quyền đoạt lợi trong phủ Chúa triều Lê Mạt, sự nổi dậy của Tây Sơn, sự
đánh chiếm Thăng Long của Nguyễn Huệ, sự sụp đổ của nhà Lê, sự thống nhất đất
nước của Nguyễn Ánh, tất cả bức tranh bi thảm của người dân Việt thời chiến
tranh ly loạn phải hằn sâu trong tâm tư Nguyễn Du. Tất cả những dữ kiện, hình
ảnh, tín liệu, tư tưởng đó đều thuộc yếu tố môi trường/hoàn cảnh mà Nguyễn Du
đã thu nhận được từ quá trình xã hội hoá.
Đây là yếu tố cần thiết góp phần vào việc dựng nên đời
sống tâm lý của Nguyễn Du, nhưng yếu tố quan trọng này chưa phải là đủ để quyết
định một thiên tài. Các khoa học gia nghiên cứu về di truyền, về genes, về cấu
trúc não bộ của con người cho biết những yếu tố này có phần quyết định trong
đời sống tâm lý của con người nhưng không thể nói được bộ óc hay genes của một
thiên tài khác với người thường như thế nào? Những trắc nghiệm tâm lý thường
dùng ở Mỹ bây giờ như Stanford Binet, những aptitude tests, những interest
inventories có thể cho biết chỉ số IQ, số điểm percentiles ở một địa hạt nào,
hay sở thích của người ta ra sao, v.v... nhưng cũng không trắc nghiệm được một
thiên tài.
Tuy nhiên một số các nhà tâm lý có thể nhận ra những
hoạt động tâm lý vượt trội của một thiên tài ở địa hạt nghệ thuật như óc sáng
tạo, óc tưởng tượng, khả năng phân tích/tổng hợp, trực giác, tính nhạy cảm (dễ
cảm xúc), v.v...
[3] Câu chuyện có thể là một vay mượn, có thể lấy từ
chuyện phong tình của Dư Hoài hay Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
bên Trung Hoa nhưng đây không phải là một tác phẩm dịch mà là một tác phảm có
phần sáng tạo quan trọng của Nguyễn Du. Chuyện của Dư Hoài chỉ là câu chuyện
ngắn có mấy trang kể lại cuộc đời của một ca kỷ có thật ở trên đời tên là là
Vương Thúy Kiều. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một quyển chương
hồi tiểu thuyết gồm 20 hồi. Ở đầu mỗi hồi có 2 câu đối làm tiểu đề như phần
nhiều những truyện Tàu mà ta thường thấy. Truyện Kiều của Nguyễn
Du có tất cả 3254 câu lục bát, không phân thành hồi
như chương hồi tiểu thuyết. Thành ra Nguyễn Du sáng tác hay phóng tác nhiều hơn
là dịch thuật. Đã sáng tác, hay dù là phóng tác đi nữa thì yếu tố sáng tác, yếu
tố tạo cái gì mới mẻ vẫn có ở nơi tác giả.
Nguyễn Thanh Liêm http://thienmusic6.free.fr/TruyenKieu-Thonhac-01-NguyenThanhLiem.pdf -
Nguyễn Du ( 1766-1820 ) http://thienmusic6.free.fr/NguyenDu.htm - http://thienmusic6.free.fr/NguyenDu.htm Phạm Quỳnh ( 1892-1945 )
Câu nói nổi tiếng Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ; Tiếng ta còn, nước ta còn.
PHẠM QUỲNH (1892 - 1945)
http://thienmusic6.free.fr/PhamQuynh.htm - http://thienmusic6.free.fr/PhamQuynh.htm Kiều History – Part 1. Version avec la traduction française et anglaise : http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part1.htm - http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part1.htm Traduction française : Léon Lê Đình Bảo, Nguyễn Văn Vĩnh.
Léon Lê Đình Bảo. Kỹ Sư – Ecole des Mines. (1955 – 10/02/2009)
Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) http://thienmusic6.free.fr/NguyenVanVinh.htm - http://thienmusic6.free.fr/NguyenVanVinh.htm Kiều History – Part 1. Version avec la traduction française et anglaise : http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part1.htm - http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part1.htm Kiều History 01 – Les deux soeurs Thúy Kiều, Thúy Vân : https://www.youtube.com/watch?v=doje7McUtWs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=11 - https://www.youtube.com/watch?v=doje7McUtWs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=11 Kiều History 02 – Thanh Minh Đạp Thanh – La pure clarté de clémence : https://www.youtube.com/watch?v=BwBo_5zexIs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=10 - https://www.youtube.com/watch?v=BwBo_5zexIs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=10 Kiều History 03 - Hồng Nhan Bạc Mệnh – Beauté de rose : https://www.youtube.com/watch?v=oJJDvZbdXHw&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=9 - Kiều History 04 – Gentleman Kim Trọng : https://www.youtube.com/watch?v=0xM1ZqRo_xI&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=8 - KIều History 05 - Gặp Gở Làm Chi – Pourquoi ai-je rencontré cet home Kim : https://www.youtube.com/watch?v=Fj3qoLlJlvs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=Fj3qoLlJlvs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 06 - Kiếp Nhân Duyên – La destinée resultant du Karma : https://www.youtube.com/watch?v=ObUiVpZfcsU&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=6 - https://www.youtube.com/watch?v=ObUiVpZfcsU&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=6 Kiều History 07 - Mộng Triệu, Mạch Tương – L’interprétation des songes, la source des larmes : https://www.youtube.com/watch?v=pfamfVCF6nk&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=5 - https://www.youtube.com/watch?v=pfamfVCF6nk&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=5 Kiều History 08 – Le gentleman Kim Trọng, la belle Thúy Kiều : https://www.youtube.com/watch?v=rITJYF5qM8Q&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=4 - https://www.youtube.com/watch?v=rITJYF5qM8Q&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=4 Kiều History 09 – Rày Gió Mai Mưa – Aujourd’hui, le vent et demain, la pluie : https://www.youtube.com/watch?v=aUAnWgC8D5g&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 - https://www.youtube.com/watch?v=aUAnWgC8D5g&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 Kiều History 10 - Lượng Xuân – La générosité du printemps : https://www.youtube.com/watch?v=Ptb8qHv6_C0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=2 - https://www.youtube.com/watch?v=Ptb8qHv6_C0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=2 Kiều History 11 - Lửa Hương – Le feu d’encens : https://www.youtube.com/watch?v=n84KdJ6qm4w&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g -
Kiều History – Part 2 : Version avec la traduction française et anglaise : http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part2.htm - http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part2.htm Kiều History 12 – Lòng Xuân - Cœur Léger : https://www.youtube.com/watch?v=2nPKTXM80no&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=8 - https://www.youtube.com/watch?v=2nPKTXM80no&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=8 Kiều History 13 – Chung Tử Kỳ - Un grand connaisseur en musique : https://www.youtube.com/watch?v=XfFBhgxEvi4&index=7&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=XfFBhgxEvi4&index=7&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 14 – Liêu Dương Ville : https://www.youtube.com/watch?v=vGTaEnG6Sr0&index=6&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 15 – Ba Đông - Les Trois Hivers : https://www.youtube.com/watch?v=3kUhofIkZPY&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=5 - https://www.youtube.com/watch?v=3kUhofIkZPY&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=5 Kiều History 16 – Bên Tình Bên Hiếu - Côté Amour, Côté Piété Filiale : https://www.youtube.com/watch?v=S_E-JHyIsh0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=4 - https://www.youtube.com/watch?v=S_E-JHyIsh0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=4 Kiều History 17 – Ép Cung Cầm Nguyệt - Son et Sonate d’une complainte : https://www.youtube.com/watch?v=TJZyPnUBxcA&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 - https://www.youtube.com/watch?v=TJZyPnUBxcA&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 Kiều History 18 – Tơ Duyên - Le fil de la vie sentimentale : https://www.youtube.com/watch?v=qG8SXMj4uYU&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=2 - https://www.youtube.com/watch?v=qG8SXMj4uYU&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=2 Kiều History 19 – Mảnh Hương Nguyền - Un débris de l’encens : https://www.youtube.com/watch?v=GNB4UQ_1W-Q&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=GNB4UQ_1W-Q&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 20 – Mr Mã Giám Sinh : https://www.youtube.com/watch?v=1BfYfTTGc7s - Kiều History 21 – Madame Tú Bà : https://www.youtube.com/watch?v=8QAY9wyvXWQ&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 22 – Đoạn Trường - Coeur déchiré : https://www.youtube.com/watch?v=0xe6NdnpC48&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=0xe6NdnpC48&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g
Kiều History – Part 3 : Version avec la traduction française et anglaise : http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part3.htm - http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part3.htm Kiều History 23 - Gương Nhật Nguyệt - Le miroir du Soleil et de la Lune : https://www.youtube.com/watch?v=wFMQvHm8Si8&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=11 - Kiều History 24 - Lầu Xanh - La Maison de joie : https://www.youtube.com/watch?v=mF7anR01-cY&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=10 - Kiều History 25 - Phong Trần - Vents et poussières : https://www.youtube.com/watch?v=aXCNy5-0ewA&index=9&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 26 - Túc Nhân - Le Destin : https://www.youtube.com/watch?v=ecses-3uGA0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=8 - Kiều History 27 - Buồn Trông - Un regard triste : https://www.youtube.com/watch?v=p7nE8xif0TI&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=7 - https://www.youtube.com/watch?v=p7nE8xif0TI&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=7 Kiều History 28 - Sở Khanh, le Don Juan : https://www.youtube.com/watch?v=sAei4QriBF8&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=6 - https://www.youtube.com/watch?v=sAei4QriBF8&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=6 Kiều History 29 - Phù Dung – Hibiscus : https://www.youtube.com/watch?v=kGtbJC0eDJo&index=5&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 30 - Quyến Gió Rủ Mây - Séduire le vent, entraîner les nuages : https://www.youtube.com/watch?v=gVMbxdz1hBI&index=4&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=gVMbxdz1hBI&index=4&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 31 - Tống-Ngọc Tràng-Khanh, les snobs : https://www.youtube.com/watch?v=6yYWgPCTpX0&index=3&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 32 - Le saule de Chương Đài : https://www.youtube.com/watch?v=KcYsps9B_YI&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=KcYsps9B_YI&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 33 - Thuc Sinh, le lettré : https://www.youtube.com/watch?v=-_X40vOHZAI&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g -
Kiều History – Part 4. Version avec la traduction française et anglaise : http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part4.htm - http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part4.htm Kiều History 34 - Phận Bèo Mây - Vogue le destin par nuages et marais : https://www.youtube.com/watch?v=_cxOUQWTBo8&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=11 - Kiều History 35 - Đêm Ngắn Tình Dài - Nuit courte, amoureux pour toujours : https://www.youtube.com/watch?v=kkMOx0f7nx8&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=10 - Kiều History 36 - Tay Đã Nhúng Chàm - La main prise au piège : https://www.youtube.com/watch?v=7-6QbCig4-U&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 37 - Tài Tử Giai Nhân - La belle et l’élégant : https://www.youtube.com/watch?v=7d7jtRJBPcU&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=8 - Kiều History 38 - Yếm Thắm Trôn Kim - Faits dévoilés : https://www.youtube.com/watch?v=GV-qgtko1SA&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=7 - Kiều History 39 - Trăng Hoa - Fleur éphémère et Lune fugace : https://www.youtube.com/watch?v=Eg5neOcMc00&index=6&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 40 - Càng Mặn Càng Nồng - L’ardeur d’un cœur ardent : https://www.youtube.com/watch?v=B5gEvV9CAaU&index=5&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 41 - Lâm Tri - L’être omniscience : https://www.youtube.com/watch?v=yg4Xa2v3y9Y&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=4 - Kiều History 42 - Phi Phù Trí Quỷ - L’éphémère : https://www.youtube.com/watch?v=rehdXGlCvJ0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 - Kiều History 43 -Tam Đảo Cửu Tuyền - De la Terre à l’enfer : https://www.youtube.com/watch?v=5wJ8gU2fbYk&index=2&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 44 - Túc Trái Tiền Oan - Haines et Dettes : https://www.youtube.com/watch?v=tp-DrF2OL-o&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g -
Kiều History – Part 5. Version avec la traduction française et anglaise : http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part5.htm - http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part5.htm Kiều History 45 - Tương Phùng - Les amours retrouvées : https://www.youtube.com/watch?v=qPPiDfRHKQk&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=11 - Kiều History 46 - Phách Lạc Hồn Xiêu - Âmes éperdues : https://www.youtube.com/watch?v=rdOL6kiWcfQ&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=10 - Kiều History 47 - Loan Phòng - Lieu Privé : https://www.youtube.com/watch?v=CaCp7mpEZQA&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=9 - Kiều History 48 - Trạc Tuyền, nom de baptême bouddhique : https://www.youtube.com/watch?v=_jzTX6IkXa8&index=8&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 49 - Thiếp Lan Đình, le manoir cloîtré : https://www.youtube.com/watch?v=8TonRkhEmIQ&index=7&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 50 - Kim Ngân - Or et Argent : https://www.youtube.com/watch?v=F-OW6M2fc7w&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=6 - Kiều History 51 - Hằng Thủy - Eau du Gange : https://www.youtube.com/watch?v=B0DFCpC3T10&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=5 - https://www.youtube.com/watch?v=B0DFCpC3T10&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=5 Kiều History 52 - Thành Hoàng Thổ Công - Génies tutélaires, génies de la Terre : https://www.youtube.com/watch?v=S6KjKPsBnJc&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=4 - https://www.youtube.com/watch?v=S6KjKPsBnJc&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=4 Kiều History 53 - Râu Hùm Hàm Én - Tu Hai à la face de tigre et au profil d’hirondelle : https://www.youtube.com/watch?v=Wl8bhlccMe0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 - https://www.youtube.com/watch?v=Wl8bhlccMe0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 Kiều History 54 - Cá Chậu Chim Lồng - Oiseau en cage, poisson dans le bocal : https://www.youtube.com/watch?v=nPKPVbikfqY&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=nPKPVbikfqY&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 55 – Le palais Cung Nga et la Lune : https://www.youtube.com/watch?v=hc83YWOYyo0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=hc83YWOYyo0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g
Kiều History – Part 6. Version avec la traduction française et anglaise : http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part6.htm - http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part6.htm Kiều History 56 - Phượng Liễn Loan Nghi - Char impérial orné de Phénix : https://www.youtube.com/watch?v=0g1k8eMQtaE&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=13 - https://www.youtube.com/watch?v=0g1k8eMQtaE&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=13 Kiều History 57 - Nghĩa Trọng Nghìn Non - Reconnaissance infinie : https://www.youtube.com/watch?v=m6Socq1asz8&index=10&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=m6Socq1asz8&index=10&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 58 - Hại Nhân Nhân Hại - Nuire aux autres, vous sera rendu : https://www.youtube.com/watch?v=VcKjKkOUw7w&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=9 - https://www.youtube.com/watch?v=VcKjKkOUw7w&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=9 Kiều History 59 - Tiền Định – Prédiction : https://www.youtube.com/watch?v=1GUK2PttX2w&index=8&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 60 - Gấm Vóc - Belles Soieries : https://www.youtube.com/watch?v=RG1zUZtU-IQ&index=7&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=RG1zUZtU-IQ&index=7&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 61 - Thành Hạ Yêu Minh - Engagements sous les remparts : https://www.youtube.com/watch?v=Yw14yAqhMf0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=Yw14yAqhMf0&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 62 - Hương Lửa Ba Sinh - Trois vies antérieures : https://www.youtube.com/watch?v=0kcN8Uzxrwg&index=5&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=0kcN8Uzxrwg&index=5&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 63 - Tơ Đào - Soie Rose : https://www.youtube.com/watch?v=r6sRkY9oStU&index=4&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - Kiều History 64 - Nghiệp Duyên - Relation Karmique : https://www.youtube.com/watch?v=64_3rMuu-ik&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 - Kiều History 65 - Phách Quế Hồn Mai - Hantée de beaux rêves : https://www.youtube.com/watch?v=-UdhPLP1dFE&index=2&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=-UdhPLP1dFE&index=2&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 66 - Phù Tang - Cérémonie des funérailles : https://www.youtube.com/watch?v=m_XTHEUPZrs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=m_XTHEUPZrs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g
Kiều History – Part 7. Version avec la traduction française et anglaise : http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part7.htm - http://thienmusic5.free.fr/KieuHistory-Part7.htm Kiều History 67 - Lai Sinh - Vie future : https://www.youtube.com/watch?v=osg3QESuFIs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=13 - https://www.youtube.com/watch?v=osg3QESuFIs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=13 Kiều History 68 - La cité Lâm Thanh : https://www.youtube.com/watch?v=ycZTDFwTUYc&index=11&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=ycZTDFwTUYc&index=11&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 69 - Châu Trần, familles alliées : https://www.youtube.com/watch?v=GbAcs0K6lkc&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=10 - https://www.youtube.com/watch?v=GbAcs0K6lkc&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=10 Kiều History 70 - Động Địa Kinh Thiên - Remuer Ciel et Terre : https://www.youtube.com/watch?v=Ni5_IHfpckk&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=9 - https://www.youtube.com/watch?v=Ni5_IHfpckk&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=9 Kiều History 71 - Chiêu Hồn - Invoquer l’âme : https://www.youtube.com/watch?v=uf0VrHsz3Ks&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=8 - Kiều History 72 - Minh Dương - Terre des vivant, Monde des ténèbres : https://www.youtube.com/watch?v=d8h30BYvJ9o&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=7 - https://www.youtube.com/watch?v=d8h30BYvJ9o&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=7 Kiều History 73 - Tái Thế Tương Phùng - Résurrection et Retrouvailles : https://www.youtube.com/watch?v=DL-Yr-FIcHw&index=6&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=DL-Yr-FIcHw&index=6&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 74 - Vật Đỗi Sao Dời - Le temps s’est écoulé : https://www.youtube.com/watch?v=dSAWr1bbfRM&index=5&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=dSAWr1bbfRM&index=5&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 75 - Đáy Biển Mò Kim - L’aiguille dans une botte de foin : https://www.youtube.com/watch?v=sU9mCp_wVyo&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=4 - https://www.youtube.com/watch?v=sU9mCp_wVyo&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=4 Kiều History 76 - Khổ Tận Cam Lai - Le temps des amertumes. https://www.youtube.com/watch?v=ws94V2xnYo4&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 - https://www.youtube.com/watch?v=ws94V2xnYo4&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g&index=3 Kiều History 77 - Chữ Tài Chữ Mệnh - Talent et Destinée : https://www.youtube.com/watch?v=4-C1z36gxTs&index=2&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=4-C1z36gxTs&index=2&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g Kiều History 78 - Chữ Tài Chữ Mệnh - Talent et Destinée (Vọng C ổ) : https://www.youtube.com/watch?v=iAvTr3tSqTs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g - https://www.youtube.com/watch?v=iAvTr3tSqTs&list=UURuamTfHI51hDifqPxXqQ8g http://www.youtube.com/user/thienmusic - http://www.thienmusic.com/ - Voyage en Images et en Musique : http://thienmusic.free.fr/NotaBene.htm - mailto:quachvinhthien@gmail.com - Quách Vĩnh Thiện
Quách Vĩnh Thiện
Membre de la SACEM France
( Société des Auteurs, Compositeurs et Éditeurs de Musique )
Membre de l'Académie Européenne des Sciences, des Arts et des Lettres.
European Academy of Sciences, Arts and Letters.
Hàn Lâm Viện Âu Châu Khoa Học, Nghệ Thuật và Văn Chương.
http:// http://www.thienmusic.com/ - www.thienmusic.com
http:// http://www.youtube.com/user/thienmusic - www.youtube.com/user/thienmusic https://twitter.com/thienmusic - https://twitter.com/thienmusic
https://www.facebook.com/vinhthien.quach - https://www.facebook.com/vinhthien.quach
Voyage en Image et en Musique : http://thienmusic.free.fr/NotaBene.htm - http://thienmusic.free.fr/NotaBene.htm
Président ACTV Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne ( Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam )
__._,_.___
Attachment(s) from Chau Nguyen | https://groups.yahoo.com/neo/groups/thunhan/attachments/1642693757;_ylc=X3oDMTJxY2w2ZHVuBF9TAzk3MzU5NzE0BGdycElkAzIwNjIyODMEZ3Jwc3BJZAMxNzA1MDgzNzY0BHNlYwNhdHRhY2htZW50BHNsawN2aWV3T25XZWIEc3RpbWUDMTQzMTA2NTIyOQ-- - View attachments on the web
10 of 15 Photo(s)
( https://groups.yahoo.com/neo/groups/thunhan/attachments/1642693757;_ylc=X3oDMTJxY2w2ZHVuBF9TAzk3MzU5NzE0BGdycElkAzIwNjIyODMEZ3Jwc3BJZAMxNzA1MDgzNzY0BHNlYwNhdHRhY2htZW50BHNsawN2aWV3T25XZWIEc3RpbWUDMTQzMTA2NTIyOQ-- - View all Photos )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Jun/2015 lúc 8:25pm
Đi tìm
không gian đã mất
Mới
đó, thế kỷ 21 đã cắm được cột mốc 15 năm. Những năm đầu 2000, nghe còn
là lạ cái từ “xuyên thế kỷ ”. Nghe còn thấy ngại ngần khi phải dùng từ
“thế kỷ trước” để nói mươi năm gần đó. Vậy mà, giờ đây, những cái từ như
thế là bình thường, không háo hức hay cường điệu. Ngẩn ngơ nhận ra điều
đó thì cũng là lúc nhận ra mái tóc hoa râm và nỗi buồn xa vắng qua đôi
kiếng lão. Ngẩn ngơ trông thấy không chỉ người thân, người quen mà phố
xá xa gần cũng đã đổi thay vùn vụt.
Người trung niên ra phố bây giờ, không thể
không lo ngại cảnh xe cộ đông đúc, người ngợm ầm ĩ, và rồi cần cẩu rơi,
tai ương bủa vây bất chợt. Thế nhưng, lo ngại nhất là đi giữa phố quen
mà lạ lẫm, đi giữa chốn xưa mà thấy lạc đường. Bởi vì qua thế kỷ 21,
nhiều cảnh vật, kiến trúc thân thiết bỗng ra đi hay biến dạng nhanh
chóng.
Khu vực Nhà thờ Đức Bà và Bưu Điện : nhiều kiểu kiến trúc cũ và mới không hòa hợp.
Những cuộc bể dâu
Có những góc phố, kể cả một khối phố - định hình hơn 100 năm nhưng
một ngày kia bỗng dưng thay hình đổi dạng hoàn toàn. Ở Sài Gòn, một
trong những cuộc “bể dâu” đó đang diễn ra ở góc Đồng Khởi - Lê Thánh
Tôn. Khu vực này là một đỉnh đồi nhỏ hiếm hoi giữa trung tâm thành phố,
nơi nhiều thế hệ một thời thong dong đi bộ hay đạp xe từ Nhà thờ Đức Bà
đổ xuống Nhà hát Thành phố. Trên con dốc ấy, lạ lùng từng có một “vườn
treo” rợp bóng cây giữa phố. Ngôi vườn chỉ khoảng 200 mét vuông, có cả
cổ thụ, phượng vĩ, cườm thảo và những bồn hoa cổ. Nó còn có một bục sân
khấu nhỏ làm nơi hòa nhạc và những chiếc ghế đá đơn sơ nhưng vẫn đủ
lãng mạn cho những cuộc hẹn hò.
Công viên này có từ thời Pháp, sau 1954 mang tên Chi Lăng. Bên cạnh
công viên là khu nhà Sở học chính Nam Kỳ (sau đổi thành trụ sở Bộ Giáo
dục Việt Nam Cộng Hòa và rồi Sở Giáo dục TP.HCM). Khu nhà học chính
trông rất yên tĩnh với hai biệt thự kiểu Pháp cổ kính và một tòa nhà làm
việc xây theo lối Art Deco 1960, cùng một sân vườn xanh mướt. Phía sau
khu nhà học chính trên đường Lý Tự Trọng là ngôi trường Lasan Taberd
(nay là trường Trần Đại Nghĩa), có kiến trúc kiểu Gothic Roman. Trường
Taberd xây dựng từ cuối thế kỷ 19, bên trong còn nguyên những dãy nhà
xưa trầm mặc như tu viện. Trở lại công viên Chi Lăng, phía đối diện
trên đường Đồng Khởi là một cư xá cao tầng khá lớn màu xám tro, mang
dáng dấp Art Deco 1930 -1940, không hoa văn tỉa tót, thường thấy ở New
York. Tầng trệt tòa nhà từng là những cửa hiệu café, may mặc, gallery
tranh sang trọng.
Đường Nguyễn Huệ mới thiếu những dấu nhấn văn hóa.
Có lẽ khi mới quy hoạch Sài Gòn, người Pháp đã nhận ra được vẻ độc
đáo của đỉnh đồi xanh này. Cho nên khi thiết kế con đường Catinat (Đồng
Khởi) chạy thẳng từ Trường thi Gia Định (địa điểm 4 Duy Tân), họ đã
không quên tạo ra “bộ tứ” không gian thanh thoát đó. Nó như một nhịp
lắng của cung đường chuyển từ khu vực tôn nghiêm Nhà thờ Đức Bà ra khu
vực thương mại nhộn nhịp. Cái không gian có một không hai ấy vẫn còn tồn
tại đến thập niên đầu của thế kỷ 21. Song chỉ khoảng năm năm trở lại
đây, nó đã dần dần “bay lên trời”!
Đầu tiên là khu nhà học chính, cả mặt trước và mặt sau ra đi nhường
đất cho Vincom - tòa tháp đôi tân kỳ, ngạo nghễ. Trong lúc xây dựng tòa
nhà Vincom, người ta lại “bóc dỡ” toàn bộ công viên Chi Lăng và đến lúc
trả lại thì đây chỉ còn là một chiếc vườn lơ thơ cây cối non trẻ! Một
cách nào đấy rất sổ sàng, công viên Chi Lăng đã trở thành một chiếc sảnh
ngoài trời, một chiếc cổng ra vào cho tòa nhà Vincom. Hai ngôi biệt
thự cổ kính của Sở Giáo dục bị “hóa kiếp” thành một cao ốc bình thường
nép mình bên Vincom đồ sộ. Và rồi, mới cuối năm trước, bất ngờ tòa nhà
cư xá Art Deco đối diện công viên lại bị đập bỏ để chuẩn bị cho việc mở
rộng “trung tâm hành chính thành phố”. Nghe nói một công ty du lịch lớn
đã đề nghị giữ lại tòa nhà lịch lãm này để làm khách sạn nhưng ý kiến
này đến giờ chót vẫn phải “chào thua”. Gần đây, đã có một số phương án
kiến trúc đề xuất xây thêm một tòa nhà đồ sộ và tân kỳ không kém Vincom
tại khu đất trên để mở rộng tòa thị chính hiện thời. Nếu như những khối
nhà khổng lồ và lạc điệu với kiểu dáng kiến trúc Pháp cổ điển tiếp tục
mọc lên quanh góc Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi - Lý Tự Trọng thì
không gian này hẳn nhiên biến đổi 360 độ. Và lúc ấy, phải chăng những
“hàng cây thắp nến” dọc theo các con đường sẽ ra đi ngậm ngùi như trên
đường Nguyễn Huệ ?
Thương xá Tax đóng cửa chờ đợi phá bỏ hay cải biến một phần.
Không dừng lại ở những góc phố nên thơ nêu trên, những cuộc “bể dâu”
đã loang rất nhanh cho khu vực quanh đấy. Sau Vincom một lúc, khu nhà
bốn mặt tiền – Thương xá Eden, cũng đã “bay lên trời” sau nhiều tranh
cãi. Tại đây, người ta dựng nên tòa nhà Union square hoành tráng, may
mắn không quá cao tầng và cục mịch như Vincom. Ở Shopping center này, cả
tầng cao lẫn tầng hầm có nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng cao cấp nổi
tiếng thế giới. Song những thương hiệu đó không thể thay thế được những
tên tuổi văn hóa Sài Gòn bất hủ, từng hiện diện nơi này hơn 60 năm như
cà phê Givral, cà phê La Pagode, nhà sách Xuân Thu, rạp hát Eden… Giá mà
tòa nhà lộng lẫy Union Square có cách gìn giữ được hình ảnh kỷ niệm, kể
cả việc tái tạo lại những không gian xưa vô giá thì thế hệ trước vẫn có
nơi chia sẻ sống động những kỷ niệm thị dân ngọt ngào với những thế hệ
sau của Sài Gòn.
Bên cạnh Union square, quảng trường Lam Sơn phía trước Nhà hát Thành
phố nay đang bị quây kín, không rõ sẽ mọc lên cổng lên xuống Ga Metro
như thế nào và có cần thiết không. Và gần đấy, tâm điểm giao lộ Nguyễn
Huệ - Lê Lợi (bồn phun nước) và Nguyễn Huệ - Mạc Thị Bưởi (cột đồng hồ)
cũng không còn. Cả hai công trình ấy đã tồn tại trên nửa thế kỷ như là
hai land mark - cột mốc của khu trung tâm nay bị thay thế bởi khoảng
không – con số zero đúng nghĩa. Cả con phố đi bộ mới lát gạch đắt tiền
thay chọ nhựa đường, rộng lớn và thênh thang, thiếu vắng những hàng cây
xưa, thiếu vắng những điểm nhấn văn hóa. Thương xá Tax trên đường Nguyễn
Huệ cũng đang hồi hộp chờ xem phán quyết bể dâu cuối cùng. Ban đầu, đã
có dự định đập nó hoàn toàn để thay bằng một cao ốc 40 tầng hoành tráng
nhưng rồi người dân lên tiếng, kể cả giới ngoại giao nên UBND TP.HCM đã
có quyết định nếu có xây mới tòa nhà này thì chủ đầu tư phải bảo tồn
được phần mặt tiền và kiến trúc cổ bên trong đại sảnh. Thậm chí rất nên
làm, rất đáng làm nếu phục hồi được dáng vẻ kiến trúc ban đầu của thương
xá Tax thời Pháp (như cách đã làm với Nhà hát Thành phố). Mong rằng,
quyết định sẽ không bị thay đổi và nhà đầu tư sẽ không tìm cách đặt dư
luận trước “sự đã rồi”.
Một phần góc phố Đồng Khởi- Lý Tự Trọng chưa bị biến đổi.
Nghèo văn hóa và lịch sử
Ở Sài Gòn còn có thể kể ra nhiều cuộc “bể dâu” khác đã và đang diễn
ra trong cảnh quan và kiến trúc. Chẳng hạn, Lăng Cha Cả (vòng xoay Cộng
Hòa - Hoàng Văn Thụ) - một kiến trúc Việt Nam thế kỷ 19 đã ra đi vào
những năm 1980, bị thay thế bằng một tượng đài quả đất thô kệch. Hay như
công viên nhỏ mang tên Vạn Xuân - trên đường Pasteur, đã biến thành một
phần sân của CLB thể thao Phan Đình Phùng từ hơn 20 năm trước. Và gần
đây, một tòa nhà cổ ba tầng một thời từng là bảo tàng, về sau là trụ sở
Ngân hàng Dầu khí trên đường Lê Duẩn, bên cạnh Diamond Plaza, bị đập bỏ
ngay sau khi vừa trùng tu để xây cao ốc căn hộ - văn phòng.
Chúng ta vẫn đang tiếp tục hồi hộp, lo lắng cho tương lai của nhiều
cột mốc ký ức quan trọng. Ở phía trước chợ Bến Thành, tượng Trần Nguyên
Hãn đã được dời ra công viên Phú Lâm (quận 6), biết bao giờ trở lại? Nơi
đây, không hiểu vì sao người ta phải xây lối ra vào Metro ngay giữa
giao lộ trong khi công viên 23/9 thừa thải mặt bằng tiện dụng hơn rất
nhiều? Cũng tại đây, mong rằng tòa nhà Hỏa xa Đông Dương là một phần
không thể thiếu ở quảng trường Diên Hồng sẽ không bị đôi mắt tài phiệt
nào nhòm ngó để phá bỏ. Đặc biệt, chợ Bến Thành - một biểu tượng phổ
biến của Sài Gòn, ra đời từ năm 1914, từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của
những thế lực kim tiền. Mong rằng chợ Bến Thành sẽ không bị những lời
đường mật đề nghị xây mới, nâng tầng quyến rũ. Nhiều ngôi trường xưa như
trường Bác Ái (Đại học Sài Gòn trên đường An Dương Vương, quận 5),
trường Dược, trường Văn Khoa cũng dễ bị cuốn theo cơn lốc đó. Ngày nay,
“mãnh lực của đồng tiền” đã và đang tìm cách cho các công trình xưa,
không riêng ở Sài Gòn chậm được công nhận là di sản hoặc giả vờ “quên
mất” để người ta có thể nhanh chóng đồng ý đập bỏ chúng, lấy đất khởi
công những công trình thương mại.
Bán đảo Thủ Thiêm - vùng đất hứa cho các cao ốc siêu hiện đại để xây nên thành phố mới, không chồng lấn với thành phố cũ.
Paris hay Sài Gòn hay Hà Nội không thể xây trong một ngày. Bản thân
Paris lộng lẫy với quy hoạch quyết đoán và nghiêm cẩn từ thời Napoleon
vẫn được gìn giữ, nâng niu, tôn tạo từng góc phố, từng viên gạch. Những
gì mới mẻ, hiện đại của Paris thế kỷ 21 được trao về khu La Defense –
thiết kế đi trước 30 năm. Tổng thống Mitterand muốn để lại tên tuổi cũng
chỉ có thể xây mới một nhà hát Opera trên nền nhà tù Bastille hay một
Thư viện quốc gia ở khu đất trống ven sông Seine. Không ai tạo ra những
cuộc “bể dâu” làm biến dạng linh hồn những khu phố xưa đẹp.
Sài Gòn đã và đang có một La Defense của Paris hay một Phố Đông của
Thượng Hải với việc phát triển hoàn toàn mới bán đảo Thủ Thiêm. Sau
những lỗi lầm thay đổi cảnh quan và kiến trúc một cách thô thiển ở khu
vực trung tâm, người ta hoàn toàn có thể dừng lại và “chuộc tội” bằng
cách nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc quy hoạch theo chuẩn mực của
thế giới. Xin đừng đãng trí, đừng lãng quên những hiểu biết lịch sử,
đừng để đồng tiền lấn át văn hóa thì chúng ta vẫn còn nhiều cách để giữ
được Sài Gòn xưa thêm đẹp. Đồng thời vẫn tạo được một thành phố mới mẽ
và siêu hiện đại, không chồng lấn vào thành phố cũ.
Phải chăng bội bạc với những ký ức đẹp, với linh hồn bay bổng của đô
thị thì chúng ta chỉ làm nghèo văn hóa cho nhau, nghèo nhân văn và tình
nghĩa cho những thế hệ nối tiếp trong lúc cuộc sống đang khá lên?
Chúng ta đang đánh mất và không dễ tìm lại những không gian thiêng liêng cho từng tâm hồn lắng đọng.
Bài và ảnh: Phúc Tiến
------------- mk
|
|