In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Chuyện Linh Tinh
Forum Discription: Nói chuyện linh tinh về đủ mọi điều ...
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2453 Ngày in: 15/Nov/2024 lúc 9:04pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Hệ thống TiềnTệ-N.Hàng-K.Tế-ChínhTrịNgười gởi: mykieu
Chủ đề: Hệ thống TiềnTệ-N.Hàng-K.Tế-ChínhTrị
Ngày gởi: 04/Apr/2010 lúc 8:29pm
Sáng thứ hai đầu tuần (VN), mk nhận được email có vẻ.... "chuyên môn và nhức đầu" với đề tài HỆ THỐNG TIỀN TỆ MỸ.
mk chỉ đọc phớt qua (!) chủ yếu là 'lời nói đầu', phần cuối bài có nhắc đến VN, và nhữngđề mục của bài viết . (từ từ sẽ đọc lại sau)
Có thể mốt số thành viên quan tâm
Có thể một số thành viên cần
Có thể một số thành viên... thích đọc cho biết như mk
Xin gửi lên DĐ để cả nhà cùng đọc chơi .
mk
Lần theo mê-lộ có đường hầm của Hệ Thống Tiền Tệ Mỹ
B.S. Nguyễn Lưu Viên
Lời nói đầu:
Cả năm qua báo chí Mỹ thường hay nói tới việc mất giá của đồng dollar, tới việc mắc nợ của chính phủ Mỹ, rồi hay nhắc tới Federal Reserve, và tới tên của Ông Greenspan. Tôi không có học ÉcoPo của Pháp, không có học MBA của Mỹ nên mù tịt. Nhưng vì tò mò muốn hiểu biết, nên tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi đó đây. Thì mới thấy rằng vấn đề tiền tệ của Mỹ là cả một mê-lộ có đường hầm, [un vrai labyrinthe avec des souterrains] một con đường máng nhện chằng chịt mà nếu đi không có bản chỉ dẫn thì sẽ dễ bị lạc.
Rồi tôi nghĩ rằng trong số độc giả của Y Tế Nguyệt San chắc cũng có một ít bạn đọc mù tịt như tôi, nhưng không có thì giờ để nghiên cứu đó đây như tôi, nên tôi viết bài này tóm lược và giản-dị -hóa tối đa một vấn đề vô cùng phức tạp đã kéo dài theo lịch sử của Hoa-kỳ, để giúp phần nào các bạn ấy hiểu sơ sơ vấn đề về đồng dollar là một thực thể mà mình phải đối phó hằng ngày. Tôi sẽ dùng phương pháp hỏi và đáp [H & Đ] để dẫn đường quý bạn đi trên mê lộ và trong đường hầm ấy.
Tôi xin lưu ý quý bạn: Vì trong bài có vài ba cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên tôi sẽ viết tắt các cụm từ ấy như sau: FED là Federal Reserve, CPLB là Chính phủ Liên Bang, HCQHK là Hiệp Chủng Quốc Hoa-Kỳ USA, và T.T. là Tổng Thống.
I- Tạo ra tiền [create money]
H ? Dollar là tiền chính thức của HCQHK. Vậy ở bên Mỹ cơ quan nào có quyền phát hành dollar?
Đ: Câu trả lời tự nhiên và thông thường mà cũng hợp lý là Bộ Tài Chánh của CPLB. Nhưng trên thực tế thì không hẳn như vậy. Bộ Tài Chánh của CPLB chỉ có quyền phát hành “coins” nghĩa là đúc [mint] các dồng tiền One Cent, Five Cents, One Dime, One Quarter, và một số đồng tiền One Dollar.
H ? Vậy thì cơ quan nào có quyền phát hành giấy xanh dollar?
Đ: Chỉ có Federal Reserve [FED] mới có quyền phát hành giấy xanh dollar.
H ? Tôi thấy trên giấy xanh dollar nào cũng có hình của một ông Tổng Thống Mỹ, cũng có chữ ký tên của “Treasurer of the United States”, và của“Secretary of the Treasury” mà không phải do Department of Treasury củaCPLB phát hành là gì ?
Đ: Vâng, coi vậy mà không phải vậy. Trên giấy xanh dollar nào cũng có in hàng chữ “Federal Reserve Note” mà chữ note ở đây có nghĩa là “a paper acknowledging a debt and promising payment; promissory note”. Tức là tờ giấy xanh dollar nào cũng là một tờ giấy nợ.
H ? Ai nợ ai?
Đ: Chính phủ Liên Bang nợ FED.
H ? Sao lại có chuyện đó?
Đ: Số tiền CPLB cần luôn luôn nhiều hơn số tiền thuế của dân đóng góp, nên CPLB phải mượn.Mượn ai? Mượn FED là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền dollar. Mượn bằng cách nào? Bằng cách cho phép Bộ Tài Chánh [The Treasury Department] in giấy nợ dưới hình thức “Federal Bonds” [là giấy IOU (I Owe You) trong đó chính phủ cam kết sẽ trả lại với tiền lời] [mà bách-phân lời (% interest) là do FED, chủ nợ, quyết định]. FED chấp nhận và in [thí dụ như một tỷ dollars $1 billion] đưa cho chính phủ. Thế là chính phủ [tức là quốc gia, là dân Mỹ] nợ FED một tỷ dollars với tiền lời. Rồi mỗi năm tiền nợ đó chồng chất lên nên đến năm 1995 số tiền nợ là $5 trillion [1 trillion là 1 ngàn tỷ] và đến ngày 16 tháng 3, năm 2006 là hơn $8,21 trillion.
H ? FED là một cơ quan của Liên Bang, vậy CPLB mà nợ FED thì có khác gì là “Tôi nợ Tôi”.
Đ: Khác, vì FED là một cơ quan mang tên là “Liên Bang” [Federal] nhưng không phải của Liên Bang. FED là một công-ty độc lập của tư-nhân [a corporation independent privately owned].
H ? Privately owned thì ai own nó?
Đ: Federal Reserve [FED] gồm có 12 cái Fed bank địa phương [twelve regional federal reserve banks] mỗi cái là sở-hữu của những nhà bank buôn bán tư thành viên của cái Fed địa phương đó. Các Fed địa phương có trụ sở ở: 1- Boston, 2-New York, 3-Philadelphia, 4-Cleveland, 5-St Louis, 6-San Francisco, 7-Richmond, 8-Atlanta, 9-Chicago, 10- Minneapolis, 11- Kansas City, và 12-Dallas.
Fed Bank của New York có đa số cổ phần [53% of shares]. Mà trong Fed bank của New York, Citibank và J.P.Morgan Chase Co. nắm đa số cổ phần. Citibank là của gia đình Rockefeller và J.P. Morgan Chase Co. là của gia đình Morgan. Hai gia đình này và gia đình Carnegie với gia đình Rothschild là thành phần quan trọng nhất của một nhóm người mà học giả Mỹ gọi là “the Robber Barons” [những Nam-tước Trộm Cắp].
H ? Nhưng trong Ban Quản Trị [Board] của FED ở Washington có Ông Tổng Trưởng Tài Chánh [the Treasury Secretary] và Ông Giám Sát Ngân Khố [the Comptroller of Treasury] là nhân viên chính phủ.
Đ: Vâng, vì vậy mà trên các giấy xanh dollar có chữ ký tên của hai ông này. Và T.T. Mỹ cũng bổ nhiệm [với sự chấp thuận của Senate] ông Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị [Chairman of The Governing Board] của FED, cho nên FED được coi như là một cơ-quan “gần nhưchính thức” [quasi-governmental]. Hội Đồng này gồm có 7 người, với nhiệm kỳ là 14 năm, mà Tổng Thống chỉ có quyền thay thế một người mỗi hai năm.
Như vậy, thí dụ như có một ông T.T. muốn sửa đổi FED theo ý của ông, thì trong nhiệm kỳ 4 năm của T.T., ông chỉ thay thế được có 2 người [vì ông chỉ có quyền thay thế một người mỗi 2 năm].Thôi thì cho rằng ông ấy là một ông T.T. tài ba lỗi lạc, vượt qua được những khó khăn và những chống đối mà ông đã gây ra [vì quan niệm muốn sửa đổi FED], trong hàng ngũ dân biểu và nghị sĩ của cả hai đảng, trong chính trường và trong media, để ông được đắc cử một nhiệm kỳ thứ hai, thì ông sẽ bổ nhiệm được 2 người nữa trong Governing Board (nếu được the Senate chấp thuận) thì cho đến gần cuối nhiệm kỳ 2, ông mới đưa ra được một dự luật sửa đổi, mà chưa chắc dự luật ấy sẽ có được số phiếu cần thiết ở hai viện để trở thành một đạo luật trước khi ông phải rời khỏi Nhà Trắng.
Mặt khác ban Quản Trị [Board] không kiểm soát được cả 12 Fed banks địa phương và các Fed banks địa phương phải theo chính sách của Fed Bank New York nắm đa số cổ phần. Vả lại FED kể từ khi thành lập cho tới nay, chưa bao giờ bị chính phủ “audit” [soát xét] vì năm 1975 dự luật [bill] H.R.4316 cho phép chính phủ “audit” FED, được đưa ra Congress, nhưng dự luật không qua được vì không đủ phiếu.
Hãy xem như ông Alan Greenspan đang làm giám đốc công ty [corporate director] cho J.P. Morgan, thì được T.T. Reagan bổ nhiệm năm 1987 làm Chủ Tịch của FED, giữ chức đó gần 19 năm, đến năm 2006 dưới thời T.T.George W. Bush mới về hưu. Nghĩa là đã làm Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị FED với bốn T.T.. Mà trong lúc tại chức ông không bao giờ có hợp báo, không bao giờ cho phỏng vấn, tức là không có việc hỏi han chất vấn lôi thôi.
H ? Trở lại đồng dollar. Bây giờ tôi mới biết rằng CPLB chỉ có quyền đúc coins, còn quyền phát hành giấy xanh là của FED, mà FED thì bị các nhà banks tư nắm. Vậy trong tổng số tiền của Mỹ, tỹ lệ của mỗi thứ tiền là bao nhiêu?
Đ: Tiền coin của CPLB đúc chỉ là lối một phần ngàn tổng số tiền của Mỹ, cộng với tổng số tiền giấy xanh của FED phát hành, thành ra cái được gọi là “tiền sờ thấy được” [tangible currency] chỉ có lối 10% tổng số tiền được cung cấp [American Money Supply].
H ? Sao kỳ vậy? Còn 90% kia là tiền gì ở đâu ra?
Đ: Phần 90% còn lại là tiền ma [phantom money].
H ? Tiền ma là tiền gì?
Đ: Là tiền không có thật, là tiền được tạo ra từ chỗ không có gì hết [money created from nothing], do cái trò ảo thuật cho vay [gọi là “loan”] tạo ra.
H ? Thật sự tôi không hiểu được.
Đ: Thực ra thì cũng không có gì khó hiểu cho lắm. Trò ảo thuật tạo ra tiền từ con số không [create money out of nothing] dựa trên cái gọi là “fractional reserve banking” do đao-luật tạo ra FED [Federal Reserve Act] cho phép. Theo đó thì khi mà nhà bank có trong kho của nó một số tiền X là tiền thật [hồi xưa là vàng, bây giờ là giấy xanh] được coi như là để dự trữ [reserve], thì nó có quyền phát ra 10 X [tức là có 9 X tiền ma, không có bảo đảm reserve].
Thí dụ như tôi gởi vào nhà bank trong checking account của tôi $ 10,000.00 thì nhà bank để số tiền đó trong kho của nó như reserve, và nó có quyền phát ra $100,000.00 [tức là trong đó có $ 90,000.00 là tiền ma, vì không có reserve bảo đảm]. Cũng như thế, anh B để vào bank trong saving account $ 20,000.00, thì nhà bank có quyền phát ra $200,000.00 [tức có $180,000.00 là tiền ma]. Tổng cộng nhà bank có quyền phát ra $300,000.00 mà trong đó có $270,000.00 là tiền ma. Rồi khi anh C đến mượn nhà bank $300,000.00 [để mua nhà, sửa nhà hay làm gì khác] thì nhà bank cho anh C mượn [dưới hình thức loan] $300,000.00 đó. Anh C sẽ trả cho nhà bank số tiền đó cộng với lời [x %] dưới hình thức mortgage hằng tháng, trong 15 hoặc 30 năm chẳng hạn, bằng tiền dollar thật, mà anh C có được nhờ lương của anh C, hoặc nhờ việc làm [như phòng mạch] của anh. Tức là nhà bank, nhờ cái ảo thuật của “loan” đã “create money out of nothing”.
Thí dụ trên là lấy cá nhân A, B, C làm mẫu, nên chỉ nói tới tiền với con số ngàn, nếu là nhà buôn, là nhà hàng, là hãng, là cơ sở sản xuất, thì tiền phải là tới số triệu. Mà cả HCQHK có hằng bao nhiêu triệu cá nhân, nhà buôn, hãng, xưởng v.v. cần tiền và phải vay tiền của nhà bank dưới hình thức “loan” thì không có gì lạ khi thấy rằng trong tổng số tiền cung cấp cho nền kinh tế Mỹ [American money supply] năm 2005 là $9.7 trillion trong đó tiền thật [tangible currency] chỉ có $1.4 trillion, còn $8.3 trillion là tiền ma. Và sau này nguyên tắc đó cũng được áp dụng cho việc dùng credit card [Visa, Master Card, American Express v.v.] với một lãi xuất [% interest] còn cao hơn gắp bội.
II- Một chút lịch sử
H ? Từ đâu, tại sao, và từ hồi nào mới có cái quái thai đó?
Đ: Anh nói là “quái thai” thì cũng đúng, nhưng học giả Mỹ thường ví FED như một con “Hydra”.Theo từ-điển Hydra là một con rắn có chín đầu [trong thần thoại] hễchặt đầu này thìnó mọc đầu khác, và nó có nhiều cái vòi [tentacles] rất dài để bắt mồi từ xa. FED [con hydra dưới hình thức hiện tại] sanh ra nhờ cái Federal Reserve Act năm 1913 do Tổng Thống Woodrow Wilson ký [về sau ông hối tiếc]. Còn từ đâu và tại sao có nó, thì phải xem lại hết cái lịch sử của HCQHK vì trong dĩ vãng nó cũng đã bị chặt đầu nhiều lần, mỗi lần lại sống lại với một tên khác.
H ? Anh có thể tóm tắt cho chúng tôi biết một chút không?
Đ: Tôi sẽ cố gắng tóm lược tối đa một câu chuyện dài mấy thế kỷ và chiếm vài trăm trang trong mỗi quển sách nói đến chuyện ấy mà tôi có dịp đọc.
Ở Trung học chúng ta học trong sách rằng HCQHK hồi xưa là 13 thuộc địa của Anh quốc. Đến năm 1774, để phản đối việc mẫu quốc Anh đánh thuế vào trà [tea tax] một buổi tiệc trà được tổ chức ở Boston [Boston Tea Party]. Trong dịp đó một số người Mỹ giả làm người Da-đỏ nhảy lên tàu chở trà và vất các thùng trà xuống biển. Bị chính quyền cai trị đàn áp, những đoàn dân quân được thành lập để chống trả lại, và ông Benjamin Franklin triệu tập một Hội Nghị gọi là Congress ở Philadelphia để đưa ra “Bản Tuyên Ngôn Quyền Của Người Mỹ Có Đóng Thuế” [Delaration des Droits du Contribuable Americain] năm 1774. Sau đó, với sự chiến thắng của đoàn dân quân của M***achusetts, Congress cho ra Bản Tuyên Ngôn Độc Lâp [Déclaration d’Indépendance ngày 4 thánh 7, năm 1776]. Rồi dưới sự chỉ huy của Tướng George Washington, quân Mỹ đánh thắng quân Anh dưới quyền Tướng Cornallis ở Georgetown năm 1781, và theo Hòa Ước Versailles năm 1785 Anh quốc công nhận cho HCQHK độc lập.
Nhưng sau này một số học giả, sau khi đọc kỹ lại những tác phẩm của chính ông Benjamin Franklin viết hồi thời ấy, mới thấy là sự thật phức tạp hơn nhiều.
1-Vì không có tiền vàng hay bạc, nên kể từ năm 1691, các thuộc địa của Anh trên đất Mỹ phát hành tiền giấy gọi là “Colonial Scrip” để trả lương cho công chức và để cho dân xài trong việc mua bán trao đổi hàng hóa trả tiền công v.v. mà người chủ nhà in lại chính là ông Benjamin Franklin, người làm việc cho dân, vì dân, không tìm cái lời cái lợi trong việc in giấy bạc nên chỉ phát hành đúng theo nhu cầu, cần bao nhiêu thì phát hành bấy nhiêu, nên không cần lấy thuế của dân để chính phủ có tiền, mà không tạo ra sự lạm phát [inflation] hay sự kém phát [deflation] nên giá vật và giá công [product and service] vẫn được đều hòa và thăng bằng. Nhờ vậy mà các thuộc địa trở nên rất phồn thịnh, không có thất nghiệp, không có ăn mày, trong lúc ở London của mẫu quốc ngoài đường có đầy ăn mày và người đi lang thang lêu lổng [The streets are covered with beggars and tramps]. Thì các chủ nhà bank Anh [the British bankers] lobby triều đình, nên năm 1751, vua George II ra lệnh cấm các thuộc địa phát hành tiền giấy, mà phải dùng tiền “coins” của mẫu quốc [do các nhà bank Anh đã hợp thành một thể dưới tên là Bank of England phát hành]. Vua George III kế vị vua cha từ năm 1752 giữ nguyên lệnh ấy. Thì các thuộc địa bị ảnh hưởng tai hại. Vì thiếu tiền coins [do mẫu quốc siết để tạo sự kém phát (deflation)], người làm ruộng hay trồng tỉa không có đủ tiền mướn người làm nên lúa không ai gặt, trái không ai hái. Người có hãng xưởng không đủ tiền mướn thợ, hàng hóa không được sản xuất. Cả dân trong một vùng đất rộng lớn của 13 thuộc địa bị nghèo đói không gia đình nào không bị ảnh hưởng, nên họ đứng lên chống đối chính quyền và đó là nguyên do sâu xa của cuộc Cách Mạng Mỹ năm 1774. Cái ”Boston Tea Party” chỉ là giọt nước làm tràn cái bình.
2- Việc đầu tiên Congress làm là phát hành tiền giấy được gọi là “the Continental” dưới hình thức IOU [I owe you]. Nghĩa là giấy nợ mà Chính phủ Cách Mạng cam kết sẽ trả lại bằng tiền coins [vàng hay bạc] sau này. Lối chừng 200 triệu dollars dưới hình thức “continental scrip” được phát hành để chi phí cho cuộc chiến giành độc lập. Thì mẫu quốc phản ứng bằng cách in tiền giả để đổ ào ạt vào thị trường các thuộc địa, gây ra môt cuộc đại-lạm-phát, làm cho đến ngày độc lập tiền “the Continental” hầu như không còn giá trị gì hết. Thế là mẫu quốc thua trên chiến trường, nhưng thắng trên mặt trận kinh tế [dính liền với tài chánh].
3- Vì thấy tiền Continental gần như không còn giá trị, nên các nhà “Quốc Phụ Lập Quốc [the Founding Fathers], không còn tin tưởng nơi giấy bạc, nên trong Hiến Pháp được viết ra, các ngài không nói tới tiền giấy mà ghi rằng Congress có quyền “coin money” [thay vì “create money”] và có quyền vay tiền dựa trên uy tín của chính phủ [“and to borrow money on the credit of the United States]. Thì các nhà bank của mẫu quốc Anh cũ, là các ngân hàng Anh quốc tư nhân; xâm nhập vào HCQHK tạo dựng US Bank theo mẫu của England Bank. Mà England Bank từ thời thành lập cho đến ngày hôm nay là do các nhóm tài phiệt tư nhân gốc gác Hòa Lan [Amsterdam] nắm và chính các nhóm này xâm nhập vào hệ thống US Bank, khai thác lỗ hở to tát đó [the enormous loophole] mà nói rằng chiếu theo Hiến Pháp chính phủ chỉ có quyền phát hành coins, và nhà bank có quyền phát hành tiền giấy. Vì tiền coins thì cồng kềnh và quá nặng khi cần tới nhiều, nên nhà bank in giấy cam kết sẽ trả lại đúng số coins [bằng vàng hay bạc] ghi trên giấy, thì dân chấp nhận coi những giấy ấy như là tiền.
4- Rồi với thời gian qua, các nhà bank để ý rằng rất ít người trở lại nhà bank để đòi lấy lại đồng tiền coins. Trung bình hằng năm chỉ có độ 10% người làm việc đó, còn 90% người còn lại thì không bao giờ thấy đến đòi lấy lại tiền coins. Thì nhà bank nghĩ rằng mình có thể phát hành thêm 90% nữa mà không sao. Đó là nguồn gốc của cái gọi là “fractional reserve” dẫn tới việc phát hành tiền ma.
5- Tổng Thống Thomas Jefferson (1801-1809) vị T.T. thứ ba của Mỹ thấy cái nguy hại cho đất nước và gọi liên đoàn các nhà bank [the banking cartel] là ”một con quái vật ăn thịt ngưởi có cái đầu của con hydra” và Ông nói rằng “Nếu dân Mỹ để cho nhà bank kiểm soát việc phát hành tiền tệ của mình, thì trước hết bằng sự lạm phát [inflation] rồi bằng sự kém phát [deflation] các nhà bank và các công ty [corporations] sẽ phát triển và tước đoạt hết tài sản của dân, thì con cháu chúng ta sẽ thức dậy vô gia cư, trên cái lục địa mà cha mẹ của chúng đã chiếm được”. Nên năm 1811 Congress không chấp nhận tái ban cho đặc quyền [renew the charter] cho First U.S.Bank. Thì chiến tranh với Anh quốc [the War of 1812] bùng nổ. Chiến tranh đưa quốc gia đến sự lạm phát [inflation] và nợ nần [debt]. Vì những lý do đó, Tổng Thống James Madison (1809-1817), vị T.T. thứ tư của Mỹ, phải ký một đặc quyền 20 năm [a twenty year charter] cho Second Bank of The United States vào năm 1816.
6- Tổng Thống Andrew Jacksaon (1829-1837), vị T.T. thứ 7 của Mỹ, veto dự luật của Congress cho phép tiếp tục ban đặc quyền cho Second Bank of the United States. Trong bản veto ông viết: ”Không có cái gì nguy hại cho sự tự do và độc lập của chúng ta hơn là khi mà hệ thống nhà bank nằm trong tay của người ngoại quốc. Kiểm soát tiền tệ của chúng ta, lấy tiền của dân ta, và bắt giữ cả ngàn công dân của chúng ta phải lệ thuộc, thì còn đáng sợ hơn và nguy hiểm hơn là một thủy binh hay một quân đội của địch”.
Nhưng ông cũng biết cái veto chỉ là bước đầu của cuộc chiến với nhà bank nên ông nói: “Con hydra của sự đồi bại mới bị chận lại chớ chưa chết”. Ông ra lệnh cho ông Tổng Trưởng Tài Chánh [Treasury Secretary] mới của ông, chuyển hết tiền deposits của chính phủ từ Second US Bank qua các nhà bank của Tiểu Bang [state banks] thì ông này từ chối không làm. Ông T.T. cách chức ông ấy, và bổ nhiệm một người khác, ông này cũng từ chối không làm thì T.T. Jackson bổ nhiệm người thứ ba, ông này thi hành lệnh nên T.T. Jackson vui mừng mà nói: “Tôi đã trói được con quái vật rồi”. Nhưng ông chủ nhà Bank, lobby được Senate không chấp thuận người được Tổng Thống bổ nhiệm và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế với việc siết chặt sự cung cấp tiền, để tạo ra một sự kém phát [deflation] bằng cách hồi [call in] các “loan” cũ, không cho thêm “loan” mới, nên một sự hoảng hốt tài chánh [a financial panic] xảy ra trong dân chúng, thì báo chí lại đổ tội vào đầu Tổng Thống Jackson. Nhưng may thay ông Governor của Pennsylvania [là nơi có trụ sở của nhà bank] xuất hiện để ủng hộ T.T. Jackson và phê bình nhà bank rất gắt gao và kế hoạch làm lũng đoạn kinh tế của nhà bank bị phơi bày trước công chúng.
Cho nên đến tháng 4, năm 1834 Hạ Viện [House of Representatives] với 134 phiếu thuận và 82 phiếu chống, đã hủy bỏ việc tái ban đặc quyền [rechartering] cho Second U.S.Bank. Đến tháng 1, năm 1835 thì T.T. Jackson trả được hết các nợ của chính phủ. Rồi ngày 30 tháng 1, năm 1835, khi T.T. Jackson đến Capitol để dự tang lễ của Dân biểu Warren R. Davis của South Carolina thì ông bị mưu sát bởi một tên thợ sơn “điên”(?) núp trong rotunda cách ông có sáu feet bắn hai phát đều trật. Nhưng sau khi T.T. Jackson đóng cửa nhà bank trung ương [Central Bank] thì tiền giấy được dùng là những banknotes của các nhà banks tư của các Tiểu Bang, hứa sẽ trả lại bằng vàng hay bạc chớ không phải là tiền của quốc gia [national currency].
7- Sau T.T. Jackson, ông tổng thống dám đánh con hydra tiền tệ là T.T. Abraham Lincoln (1861-1865), vị T.T. thứ 16 của Mỹ. Liền sau khi ông đắc cử và trước khi ông nhậm chức thì Nội Chiến Nam-Bắc [The Civil War] bùng nổ (1860) vì vấn đề “Nô-lệ” [Slavery]. Các nhà bank của vùng Đông [tức là thuộc về Union] đề nghị cho chính phủ vay $150 triệu với bách phân lời quá nặng từ 24 tới 26%. T.T. Lincoln từ chối và quyết định chính phủ sẽ in tiền lấy. Tiền in ra có tên chính thức là “United Note’ nhưng dân chúng quen gọi là “Greenback” vì phía sau in bằng mực màu xanh lá cây. Tiền được quan niệm không phải là một giấy nợ [IOU] với cam kết trả lại bằng vàng hay bạc, mà là một tờ giấy chứng nhận công lao cho xã hội. Công lao sản xuất [product] từ lúa gạo, trái cây cho tới vải sồ và vật dụng, công lao dịch vụ [service] từ thợ, cai, đến giám đốc, công lao bảo vệ an ninh trật tự, và gìn giữ đất nước, từ lính cảnh sát đến lính và quan trong quân đội, công lao điều khiển bộ máy cai trị, từ thơ ký đến giam đốc đến nguyên thủ quốc gia. Lãnh lương là lãnh giấy chứng nhận công lao, để mua thức ăn đồ dùng là trao giấy chứng nhận công lao của mình để nhận lấy món hàng được sản xuất với công lao tương đương của người bán.
Vì tiền được in ra vừa đúng nhu cầu của dân, cho dân, và vì dân, chớ không phải cho hay vì tư lợi nào hết, cũng như hồi thời ông Benjamin Franklin lúc Hoa kỳ còn là 13 thuôc địa phồn thịnh, nên trong có bốn năm tại chức mà ngoài việc chiến thắng loạn Miền Nam được Anh giúp tiền, và việc giải phóng bốn triệu người nô lệ, T.T. Lincoln đã thực hiện cho nước Mỹ những công tác vĩ đại như: xây dựng và võ trang một quân đội lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, biến Hoa Kỳ thành một nước kỹ nghệ khổng lồ [industrial giant], kỹ nghệ thép [steel industry] được thành lập, một hệ thống hỏa xa xuyên lục địa được xây dựng, Bộ Canh Nông được thành lập để thúc đẩy việc chế tạo máy và dụng cụ làm ruộng rẻ tiền, một hệ thống đại học miễn phí được thành lập nhờ Land Grant College System, lập lên những bộ máy hành chánh cho các vùng Miền Tây, tăng mức sản xuất lao động [labor productivity] lên từ 50 đến 75 %. Tất cả những việc ấy thực hiện được là nhờ có một việc rất giản dị là chính chính phủ phát hành tiền. Tức là cái đầu của con hydra tiền tệ đã bị T.T. Lincoln chặt.
Nhưng đến ngày 14 tháng 4, năm 1865, thì một kịch sĩ tên là John Wilkes Booth ám sát T.T. Lincoln trong lúc ông đang xem tuồng hát Our American Cousin trong rạp hát Ford’s Theatre ở Washington. Thế là con hydra lại có cơ mọc đầu lại. Và đầu nó mọc lại thật, vì dân vẫn thích có tiền vàng nên tiền greenback mất giá dần dần đối với đồng tiền dollar vàng. Thì các nhà bank phát hành banknotes bảo đảm trả lại bằng vàng. Dân chúng tin nên dùng những banknotes đó như tiền thật, cho tới năm 1913 thì một con hydra mới xuất hiện nhờ luật Federal Reserve Act 1913.
III- Tân hydra chào đời
H- : Tai sao có Luật đó?
Đ: Vì năm 1907 xảy ra một cuộc “Kinh Khủmg Tài Chánh” [a Financial Panic] nên năm 1908 T.T.Theodore Roosevelt (1901-1909), vị T.T. thứ 26 của Mỹ, cho thành lập cái National Monetary Commission để chỉnh đốn vấn đề tài chánh. Chủ tịch của Commission đó là ông Nghị Sĩ Nelson Aldrich [bên ngoại của David Rockefeller Sr.]. Ông Aldrich dẫn cả commission đi tour sang Âu Châu để nghiên cứu trong vòng hai năm. Rồi khi trở về, ông lập lên, một cách hoàn toàn bí mật, một nhóm bị gọi là “The First Name Club”. Vì cấm triệt để không được nhắc tới Last Name để cho đầy tớ và người làm, dù có nghe trộm được cũng không biết là ai, để nói lại cho người ngoài và báo chí biết là có những ai. Nhóm đó gồm có một số người được chọn lọc rất cẩn thận trong giới tài chánh và ngân hàng. Trong số đó, người sẽ đóng vai quan trọng nhất là ông Paul Warburg (1868-1932) người gốc Đức di cư sang Mỹ năm 1904, được quốc tịch Mỹ năm 1911, và là thành viên của ngân hàng Kuhn, Loeb and Company Bankers ở New York [thuộc vào tài sản của Rothschild].
“First Name Club” được triệu tâp đến một hòn đảo nhỏ bé, riêng biệt, và vắng vẻ có tên là đảo Jekyll Island, ở Georgia, họp trong chín ngày liên tiếp, để viết một dự luật cải tổ hệ thống nhà bank và luật pháp tiền tệ [the banking and currency legislation] sẽ trình cho Congress.
H ? Trong dự luật có cái gì là đặc biệt?
Đ: Có rất nhiều cái đặc biệt. Trước hết là cái tên: vì dân đã quá ghét. Nên phải tránh cho kỳ được cụm từ “Central Bank “ rồi phải làm sao cho dân tưởng rằng cơ quan này là của chính phủ, do nhân viên chính phủ điều khiển vì vậy mà có danh từ “Federal” và “Reserve“ [chứ không phải là Central Bank] và có Governing Board mà ông chủ tịch là do T.T. bổ nhiệm, và trong đó có hai nhân viên chính phủ, mà trong thực tế thì Governing Board không có điều khiển được chính sách của cơ quan. Rồi phải dùng những danh từ mờ ám khó hiểu để che giấu thực ý: như trong Lời Mở Đầu [Preamble] của dự luật nói: Mục đích của luật là để cho FED có thể “cung cấp một thứ tiền co dãn” [to furnish an elastic currency] nghĩa là gì?
Trong thực tế nghĩa là tiền mà nhà bank đã có thì nhà bank có thể, tùy nghi, thổi phồng lên. Rồi như danh từ “tái chiết khấu “[rediscounting] nghĩa là gì? Trong thực tế nghĩa là: một kỹ thuật cho phép nhà bank dùng để tăng gia tiền hiện có trong quỹ của nó, bằng cách cho vay thêm mà không cần chờ cho tới khi các loan trước hết hạn. Kết quả là Luật cho phép một nhà bank trung ương tư [a private central bank] tạo ra tiền từ chỗ không có gì hết [create money out of nothing] rồi cho chính phủ vay số tiền đó để lấy lời và kiểm soát sự cung cấp tiền cho quốc gia bằng cách bơm phồng nó lên hay hút bớt nó xuống tùy theo ý muốn [control the national money supply, expanding or contracting it at will.]
H ? Thế mà không có ông Nghị sĩ hay Dân biểu nào thấy sao?
Đ: Có chớ. Một số thấy và la làng lên. Như ở Hạ Viện, Dân Biểu Charles Lindbergh Sr. [bố của phi công trứ danh Lindbergh] nói: ”Luật tạo ra FED là một cái tội pháp luật tệ hại nhất của mọi thời đại. Hệ thống tài chánh đã bị lật lại cho một nhóm người chỉ có biết lợi dụng Hệ thống là của tư nhân, được hướng dẫn về muc tiêu duy nhất là lấy cho được những cái lợi tối đa từ việc xử dụng tiền của người khác“.
Và cũng còn một số dân biểu và nghị sĩ khác nữa la làng lên nhưng họ không đủ để đánh bại số dân biểu và nghị sĩ đã bị mua chuộc, đúng như lời của một người trong nhóm Rothschild ở London nói với một hội viên của nhà bank ở New York ngày 25 tháng 6, năm 1863 rằng: “Số nhỏ người hiểu cái hệ thống là gì, thì, hoặc là vì thấy có lợi cho mình, hoặc là vì đã tùy thuộc vào những ân huệ đang được hưởng, nên sẽ không có sự chống đối từ những hạng người đó. Còn nhóm đa số người không có đủ trí khôn để hiểu, thì sẽ chịu cái gánh nặng mà không than phiền”.
Bởi vậy cho nên ngày 18 tháng 9, năm1913, dự luật được Hạ Viện chấp thuận với 287 phiếu thuận và 85 phiếu chống, rồi lên Thượng Viện thì ngày 19 tháng12, năm 1913, dự luật được chấp thuận với nhiều sửa đổi bằng 54 phiếu thuận và 34 phiếu chống. Đến đây lại có một việc lạ nhất chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của HCQHK, là trong cái bản văn của dự luật ở Hạ Viện có cho tới 40 điểm mà Thượng Viên không đồng ý nên đã sửa lại. Thì sau khi Thượng Viên biểu quyết, hai viện phải ngồi chung lại để sửa lại sao cho cả hai bên đều đồng ý. Thế mà việc đó được thực hiện chỉ có trong một weelend. Cho nên ngày Thứ Hai 22 tháng12, năm 1913 dự luật được biểu quyết ở Hạ Viện với 282 phiếu thuận và 60 phiếu chống, rồi cùng ngày, sang Thượng Viện được chấp thuận luôn với 43 phiếu thuận và 23 phiếu chống. Và T.T. Woodrow Wilson (1913-1921), vị http://t.t.th/ - ứ 28 của Mỹ, ký thành Luật ngày hôm sau Thứ Ba 23 tháng 12, năm 1913.
Tất cả những việc ấy xảy ra một cách hết sức mau lẹ và trái ngược với tục lệ và truyền thống của Quốc Hội và của Chính phủ Mỹ là không bao giờ Lập Pháp Congress [Thượng và Hạ Viện] thảo luận và biểu quyết một Dự Luật vào lúc gần Noel, để cho Congress “recess” [thường thường là kể từ 15, 17 Dec.] và các Nghị Sĩ và Dân Biểu về quê của mình ăn mừng Christmas và New Year, và không bao giờ Hành Pháp [Chính phủ] ký một Đạo Luật vào Noel để cho T.T. về nhà riêng hay “ranch” của mình ăn mừng Christmas và New Year. Thế mà kỳ này Thượng Viện hợp lại, thảo luận, và biểu quyết ngày Thứ Sáu 19 Dec. Rồi cả hai viện làm việc với nhau weekend 20-21 Dec, để ngày Thứ Hai 22 Dec cả hai viện, hợp lại, thảo luận và biểu quyết dự luật, và ngày Thứ Ba 23 Dec, T.T. ký thành Luật.
Dân Biểu Lindbergh nói ở Hạ Viện: “Dự luật này thành lâp cái “trust” khổng lồ nhất trên thế giới. Khi mà T.T. ký cái dự luật này (thành Luật), thì cái chính phủ vô hình của Mãnh Lực Tiền Tệ sẽ được hợp-pháp-hóa. Dân chúng có thể không biết chuyện đó ngay, nhưng mà rồi sự biết được chuyện chỉ được dời lại vài năm sau mà thôi”. Trong lúc đó thì báo chí [đã ở trong tay của “Mãnh Lưc Tiền Tệ”] thì ca tụng hết lời. Báo New York Times viết bằng chữ lớn ở trang đầu: “Tổng Thống Wilson ký Dự Luật Tiền Tệ Sự phồn thịnh được tự do và sẽ giúp mọi giai cấp.".
H ? Thế là con hydra được khai sanh là đứa con hợp pháp của HCQHK để lớn lên với đất nước?
Đ: Hay đúng hơn thì phải nói “để lớn lên với đứa em song thai”.
H ? Nói gì lạ vây, đứa em song thai nào?
Đ: Khi nhóm của Nghị Sĩ Nelson Aldrich có ông Paul Warburg chuẩn bị viết dự luật FED để trình cho Congress, họ đã tiên đoán rằng với sự áp dụng luật này thì CPLB sẽ mắc nợ FED càng ngày càng nhiều nên phải tìm cách làm sao cho phép chính phủ đánh thuế vào dân để có tiền trả nợ cho FED. Thì họ kèm theo dự luật FED một Tu-Chỉnh Hiến Pháp [là the Sixteenth Amendment] cho phép CPLB đánh thuế income tax vào dân. Lúc ấy bản văn của Tu-Chỉnh chỉ có một trang giấy và nguyên Bộ Luật về thuế má chỉ có14 trang mà bây giờ thì nó dày đến 17,000 trang, cũng như nợ của chính phủ do FED gây ra lớn lên từ số không cho tới bây giờ là $8.5 trillion.
H ? Bộ trước đó dân không phải đóng income tax cho CPLB sao?
Đ: Không, trước 1913, dân chỉ đóng thuế income cho Tiểu Bang của mình mà thôi.
H ? Đã được hợp-pháp-hóa rồi, con hydra còn phá phách gì nữa không?
Đ: Nói là phá phách thì không hẳn là phá phách, nhưng khi được hợp-pháp-hóa rồi thì FED hoạt động tích cực hơn, nên gây tai nạn cho dân.
H ? Tai nạn gì?
Đ: Cuộc Đại Khủng Hoảng [The Great Depression] năm 1930.
H ? Bằng cách nào?
Đ: Bằng cách tạo ra tiền “out of nothing” qua trò ảo thuật “loan”. Để khuyến khích dân vay tiền, nên FED hạ thấp bách phân lời [% interest] thì dân ùn ùn vay loan và loan để có tiền tiêu xài thả ga. Thì nhà bank thảy vào nền kinh tế quốc gia một số tiền khổng lồ, tạo ra một cuộc lạm phát [inflation]. Rồi nói là để kềm hãm sự lạm phát, thì lại siết chặt việc cung cấp tiền, thu hồi các loan đã phát ra, không cho vay loan mới, thì dân thiếu nợ phải vội vàng bán nhà cửa ruộng đất để trả nợ, nên những người có liên hệ với “Mãnh Lực Tiền Tệ [Monetary Power] có tiền mua những bất động sản ấy với giá rẻ mạt. Còn con cháu những người thiếu nợ thì trở nên vô gia cư, vô nghề nghiệp, đi lang thang thất thểu ngoài đường như hồi Mỹ còn là 13 thuộc địa dưới thời các vua George II và vua George III, trước ngày Cách Mạng Mỹ [American Revolution] năm 1774. Nhưng nhờ chính sách “New Deal” của T.T. Franklin D.Roosevelt (1933-1945), vị T.T. thứ 32 của Mỹ, và việc lập lên cái FDIC [Federal Deposit Insurance Corporation] mà tình thế trở lại yên ổn. Giáo sư Milton Friedman, Nobel Prize về kinh tế, viết: “Nhất định là FED đã gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng vì thu rút lại một phần ba [1/3] số tiền đang lưu hành từ năm 1929 tới năm 1930”.
Còn ông Louis T. McFadden, Chủ tịch The House Banking and Currency Commttee, thì nói: “Cuộc khủng hoảng không phải là bất ngờ ngẫu nhiên mà là một việc được trù liệu rất cẩn thận.… Những chủ nhà bank quốc tế tìm cách đem đến đây sự thất vọng để rồi họ có thể trở thành những kẻ ra lệnh cho tất cả chúng ta”.
H ? Thế rồi kể từ đó không có ông T.T. nào dám đụng tới FED nữa?
Đ: Có chớ, T.T. John F. Kennedy, (1961-1963), vị T.T. thứ 35 của Mỹ. Ngày 4 tháng 6, năm 1963, T.T. Kennedy ký một Hành Pháp Lệnh [an Executive Order số 11110] cho phép CPLB phát hành tiền mà không phải qua FED bằng cách cho phép Bộ Tài Chánh, The Treasury, phát hành những giấy chứng nhận bạc đối với mọi thoi bạc, bạc, hay là mọi dollar dựa trên bản vị bạc của Bộ [the power to issue silver certificates against any silver bullion, silver or standard silver dollars in the Treasury]. Nghĩa là một khi Bộ Tài Chánh có trong kho một ounce bạc nào, thì Bộ có quyền phát hành ra một giấy bạc để lưu hành trong nền kinh tế. Như vậy T.T.Kennedy đã tung ra $4.3 tỷ dollars cho lưu hành. Thì FED bank của New York sẽ phá sản, vì dân chúng biết rằng các giấy chứng nhận bạc [silver certificates] của Chính phủ được bạc yểm trợ [backed by silver], chứ giấy bạc của FED [Federal Reserve Notes] không có cái gì yểm trợ hết. Lệnh số 11110 nói trên còn giúp chính phủ trả hết nợ của mình mà không phải qua FED để trả tiền lời, do FED tạo ra tiền out of nothing. Tức là trên thực tế, Lệnh số 11110 cho CPLB quyền tạo ra tiền của mình có bạc yểm trợ, đúng theo Điều I, Phần 8 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Năm tháng sau, ngày 22 tháng 11, năm1963, T.T.Kennedy bị tên Lee Harvey Oswald ám sát và hai ngày sau tên này bị Jack Ruby (Rubenstein) giết chết trong Dallas Police Station.
H ? Như thế thì phải chănglà một nhóm tài phiệt cai trị xứ này vì người ta hay nói: “Ai nắm được tiền là nắm được quyền” phải không?
Đ: Tôi không dám trả lời là phải hay là không [yes or no] vì tôi không đọc được sách nào nói rõ là đã có một tòa án nào kết án một người nào trong giới Mãnh Lực Tiền Tệ [the Monetary Power] hay một vị nào trong nhóm những Nam Tước Trộm Cắp [the Robber Barons] về tội dùng tiền của mình mua được quyền thế. Cho nên tôi xin để cho quý bạn đọc mỗi người kết luận theo ý kiến của mình.
Tôi chỉ xin phép nhắc lại lời nói của ông Nathan Rothschild hồi năm 1838: “Để cho tôi phát hành và kiểm soát tiền của một quốcgia, thì tôi cóc cần biết ai viết luật pháp”,và tôi cũng xin phép nhắc lại số phận của những vị Tổng Thống đã có gan dám chặt đầu con hydra tiền tệ: T.T.Andrew Jackson bị mưu sát, T.T.Abraham Lincoln và T.T.John F.Kennedy bị ám sát.
Tài liệu được tham khảo
The Web of Debt by Ellen Hodgson Brown, nxb Third Millennium, Baton Rouge, 2007
http://www.webofdebt.com/ - .
The Secrets of the Federal Reserve by Eustace Mullins, nxb Bankers Research Institute Staunton, 1993.
Modern Money Mechanics published by the Federal Reserve Bank of Chicago, now out of print: http://landru.i-link-2.net/ - The Federal Reserve is a privately owned corporation by Thomas D. Schauf. 11-28-98 in http://www.apfn.org
B.S. Nguyễn Lưu Viên
Hydra tiền tệ trên trường quốc tế
B.S.Nguyễn Lưu Viên
Lời nói đầu: Trong bài “Lần theo mê-lộ có đường hầm của Hệ Thống Tiền Tệ Mỹ”, chúng ta đã thấy con hydra tiền tệ Mỹ có tên là Federal Reserve [FED]hoạt động như thế nào trên đất Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ[HCQHK]. Hôm nay chúng ta sẽ cố gắng tìm xem có con Hydra tiền tệ nào hoạt động như thế trên trường quốc tế hay không?
Nhắc lại một sự kiện lịch sử:
Ngày 18 tháng 6, năm 1815, cuộc chiến tại Waterloo đang diễn tiến, ông Nathan Rothschild, lúc đó đang là một trong số những chủ ngân hàng lớn nhất của London, nắm được tin Hoàng Đế Napoléon sẽ đại bại trước nhà cầm quyền Anh 24 tiếng đồng hồ. Ông Rothschild liền tung tin nói rằng Napoléon sẽ đại thắng. Giá cổ phiếu trên toàn bộ thị trường chứng khoán lập tức tuột xuống tận dáy. Thì ông Nathan Rothschild liền tay mua gom, vét hết các cổ phiếu với giá rẻ mạt. Cuối cùng khi chiến thắng của Tướng Wellington được lan truyền khắp thủ đô London thì giá các cổ phiếu lại tăng vọt lên. Thì trong vài giờ, ông Nathan Rothschild lại tung các cổ phiếu này bán lại, và thu được những khoản chênh lệch kếch xù.
Đó là chuyện thời xưa. Bây giờ chúng ta hãy xem xét chuyện thời nay.
Báo chí thường hay nhắc tới cụm từ Bretton Woods. Vậy nó là gì, ở đâu? Tra từ-điển Webster mới biết đó là tên của một nơi nghỉ mát [resort] trong núi White Mountains ở tiểu bang New Hampshire. Xem bản đồ tiểu bang mới thấy nó nhỏ xíu nằm trên đường 320 ở giữa hai thành phố nhỏ Twin Mountain và Crawford House. Thế mà năm 1944, trước khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt năm 1945, nó được chọn [theo ý của ông David Rockefeller] làm địa điểm hội họp cho một Hội Nghị Quốc Tế về Tiền Tệ. Hai người đóng vai chánh trong Hội Nghị là kinh tế gia Anh danh tiếng quốc tế John Maynard Keynes và Thứ Trưởng Tài Chánh Mỹ Harry Dexter White.
Hội nghị đưa đến một thỏa hiệp được gọi là Thỏa Hiệp Bretton Woods [the Bretton Woods Accords]. Theo Thỏa Hiệp này thì bản-vị vàng [the gold standard] vẫn được giữ và được đồng dollar yểm trợ [backed by the US dollar] vì đồng dollar được coi là “tốt như vàng” [as good as gold] và Mỹ cam kết sự có thể đổi [convertibility] đồng dollar ra vàng theo giá $35.00 dollars một ounce vàng. Bản vị vàng của Bretton Woods [the Bretton Woods gold standard] “chạy đều” được một thời gian, vì ít có nước nào đổi dollars của mình ra vàng, và người ta còn tin tưởng nơi khả năng trả được [solvency] của Hoa Kỳ.
Nhưng kể từ năm 1965, chiến tranh ViệtNam đã kéo nước Mỹ vào vòng xoắn của nợ nần [the spiral of debt] thì T.T. De Gaulle của Pháp, nhận thấy Mỹ tiêu xài quá cái mức vàng được dự trữ, nên đòi Mỹ phải trả lại cho Pháp số vàng tương đương với $300 triệu dollars mà Pháp đang có. Mỹ làm đúng theo lời yêu cầu của De Gaulle. Nhưng kho dự trữ vàng của Mỹ bị “xẹp” đến nỗi mà năm 1971, T.T.Nixon phải rút dollar ra khỏi bản-vị vàng [took the dollar off the gold standard] và hủy bỏ luôn việc đổi dollar ra vàng. Thì các ngân hàng tư nhân và FED lại có dịp dở lại cái trò ảo thuật “loan” để “create money out of nothing”.
Rồi lại thêm một trò ảo thuật mới nữa được gọi là “short selling” là một thứ “mượn đầu heo nấu cháo” dựa trên hai nguyên tắc căn bản của “Kinh Tế Thị Trường” là:
1- Luật cung cầu: Hễ cung [offre] mà nhiều hơn cầu [demande] thì giá hàng xuống, và hễ cung mà ít hơn cầu thì giá hàng tăng lên.
2- mục đích hoạt động của một công ty là làm sao cho có lợi có lời cho người có cổ phần [shareholder] và ý muốn của người [hay của nhóm người] nắm đa số cổ phần là “ý muốn của vua” giám đốc công ty phải tuân theo.
Và đây là lối hành động của “short selling”. Thí dụ như tôi đã nghiên cứu và khám phá ra được một lối chế tạo một món hàng mà tôi cho rằng sẽ được dân chúng thích, thì tôi phải dựng lên một công ty để sản xuất món hàng đó; nhưng vì không có đủ tiền nên tôi phải kêu gọi người ngoài hùn vốn bằng cách “bán cổ phần”, thí dụ như tung ra một triệu cổ phần, mỗi cổ phần giá là $50.00 dollars. Nhờ có nhiều người hưởng ứng vì thấy món hàng tốt sẽ được dân mua dùng, nên người thì mua vài chục, kẻ thì mua vài trăm, có khi một mhóm kinh doanh mua vài ngàn cổ phần. Nên tôi có được 50 triệu dollars để dựng lên “Công ty V” có nhà máy sản xuất, có cơ sở giao dịch, có văn phòng, v.v.. Nhờ hàng tốt dân chúng thích, mua nhiều, nên “Công ty V” phát đạt. Giá trị của cổ phần công ty mỗi ngày một tăng. Lên tới thí dụ như $70 dollars mỗi cổ phần. Thường thường người muốn mua cổ phần là mua qua một môi giới [“broker”] và gởi giấy số cổ phần đó cho “broker” giữ, chớ đâu có đem về nhà. Một ông chủ nhà bank B, thấy “Công ty V” phát đạt nên muốn chiếm lấy nó. Thì ông [là “bồ tèo”có khi là chủ nhân thật của tên broker] đến “mượn” một số X cổ phần của “Công ty V” và tung số đó ra càng ngày càng nhiều vào thị trường... Thì trên thị trường số cung [của cổ phần “Công ty V”] càng ngày càng tăng, mà số cầu thì có hạn, nên giá của cổ phần càng ngày càng xuống. Những người ở nơi khác có cổ phần “Công ty V” thấy giá cổ phần xuống liền liền, thị vội vã bảo broker của mình bán mau mau cổ phần “Công ty V” của mình, thì trên thị trường tràn ngập cổ phần “Công ty V” với giá rẻ, thí dụ như chỉ còn có $25.00 dollars mỗi cổ phần. Thì ông B lấy tiền của nhà bank mình quơ [rafler] hết các cổ phần “Công ty V” có trên thị trường. Ông B trả lại cho broker “bồ tèo” của ông B số X cổ phần mà ông B đã “mượn”. Còn phần Y còn lại thì ông B giữ như là của riêng của ngân hàng B.
Bây giờ ông B có thể có hai quyết định: Một là để cho “Công ty V” vẫn sống, thì ông B bớt hẳn số cung [bán ra] cổ phần Công ty V trên thị trường làm cho giá của nó tăng lên trở lại để đem cái lời cái lợi về cho các chủ cổ phần [mà chính ngân hàng B được hưởng thụ nhiều nhất vì là nắm đa số cổ phần]. Hai là ông B có thể giết chết luôn Công ty V, vì trong hội nghị hàng năm, hay hàng tam cá nguyệt của công ty, “ý muốn của người có đa số cổ phần là ý muốn của vua” nên ông B quyết định dẹp bỏ công ty vì quá lỗ lã. Bán mau mau với giá rẻ, tất cả máy móc cơ sở của công ty [không còn tên trong danh sách các cơ sở], thì một “bồ tèo” hay một “tay sai” của ông B mua hết máy móc dụng cụ cơ sở đó, để dựng lên một Công ty mới có tên khác, sản xuất cùng một thứ hàng mà dân đã thích mua. Còn tôi, người tìm ra phương pháp chế tạo hàng thì được mướn ở lại làm công như một kỹ sư chuyên môn, hay là bị đuổi đi. Thế là “Công ty V” mà trong bao nhiêu năm tôi đã tốn không biết bao nhiêu thì giờ và công khó nhọc để nghiên cứu, suy nghĩ, thử đi thử lại mới chế tạo ra được món hàng được dân ưa thích và tạo dựng lên được một cơ sở mà tôi lấy làm hãnh diện, trong chốc lát, đã bị nhà bank B nuốt hết, nhờ cái trò ảo thuật “short selling”.
Trên bình diện quốc tế, nếu có một tổ chức nào mạnh và giàu, đem áp dụng trò ảo thuật “short selling” đó vào một quốc gia yếu và nghèo, thì cả hệ thống kinh tế và hệ thống kỹ nghệ còn non nớt của quốc gia ấy, sẽ bị “nuốt” mất hết mà tổ chức mạnh và giàu đó đã có rồi. Đấy là:
IMF & World Bank. Ngoài việc đưa đến một Thỏa Hiệp, hội nghị ở Bretton Woods nói trên còn đẻ ra được hai con hydra khổng lồ là:
IMF [the International Monetary Fund (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế)] và World Bank [the International Bank for Reconstruction and Development (Ngân Hàng Quốc Tế)]. Nói là để giúp Đệ Tam Thế Giới [the Third World] và các quốc gia đã bị chiến tranh tàn phá.
Nhưng trên thực tế thì khác hẳn, vì IMF và World Bank sẽ áp dụng cho Đệ tam Thế Giới hai trò ảo thuật “loan” và “short selling” cộng với hai quan niệm “cho chắc ăn” rất đặc biệt như sau:
1- Để “cho chắc ăn”, các nhà bank thích “chơi” với các chính phủ “vững chắc”, nghĩa thông thường là các chính phủ độc tài [The banks preferred “stable” governments for clients. Generally that meant governments controlled by dictators. Theo sách: “The Web of Debt” tr.215]]. Còn từ đâu các nhà độc tài đó có được quyền hành và họ làm gì với tiền, thì không phải là mối lo của các ngân hàng. Cho nên một số quốc gia ở Nam-Mỹ được thí nghiệm. Ở Chí Lợi, ngày 11 tháng 9, năm 1973, T.T. Salvador Allende, một vị tổng thống được dân bầu một cách dân chủ, bị Tướng Augusto Pinochet đảo chánh. Ở Peru chính phủ bình dân [populist] của T.T. Alan Garcia bị cho vào “sổ đen” [black list] của IMF, nên ngày 28 tháng 7, năm 1990 thì bị chính phủ của T.T. Alberto Fujimori thay thế để áp dụng cái gọi là “economic shock therapy” của IMF. Rồi đến Argentina, các cuộc đảo chánh do bọn “Chicago Boys” gây ra.
2- Để “cho chắc ăn”, các thứ tiền viện trợ cho y tế, cho giáo dục, cho sức khỏe trong các quốc gia mắc nợ phải bị bỏ đi, theo lệnh của IMF, để cho các nhà bank được trả nợ đúng kỳ [Public spending for health, education and welfare in debtor countries was slashed, following IMF orders to ensure that the banks got timely debt service on their petrodollars. Theo sách: ”The Web of Debt” tr.215.]. Cho nên trong các quốc gia có nhận viện trợ của IMF, [như Bengladesh, Bolivia, Brazil, Peru Ethiopia, Somalia, Uganda, Việt Nam và một số quốc gia trong khối Liên Bang Sô Viết (URSS cũ)], con nít đi học phải trả tiền, người đau ốm vào bệnh viện phải trả tiền, chớ không còn được miễn phí như trước. Kết quả là ở trong đa số các quốc gia ấy [trong đó có Việt Nam thời “bao cấp”] nền giáo dục bị phá tan [Destruction of Education], hệ thống bảo vệ sức khỏe bị sụp đổ [Collapse of the Health System], thì các bệnh nhiễm trùng tái phát [Resurgence of Infectious Diseases].
Riêng ở Việt Nam còn có một chuyện lạ nữa mà mình không biết là: sau khi CS Bắc Việt chiến thắng, thì IMF đòi Hànội phải trả một số tiền $140 triệu dollars mà Chính phủ Sài Gòn [VNCH] hồi trước còn nợ IMF, rồi IMF mới giúp. Thì Hànội phải chịu và may cho Hànội, là Pháp với Nhật lập lên một “Ủy Ban Bạn của Việt Nam” [Friends of Vietnam Committee] cho Hànội mượn số tiền đó để trả cho IMF.
Ngoài các tai hại về y tế và giáo dục nói trên, IMF còn gây ra nhiều tai họa khác độc ác hơn nữa, như đem nước sông vào ruộng để cày cấy mà phải trả tiền nước [ở Bolivia Nam Mỹ], nạn đói [như ở Somalia, Ethiopia], nạn thiếu dinh dưỡng [ở cùng hết], nạn thiếu an ninh, loạn vì biểu tình chống đối và đàn áp [ở cùng hết], nạn nội chiến vì chủng tộc [như ở Uganda] có thể đưa đến nạn diệt chủng [như ở Rwanda] ,v.v. mà các sách tôi đã tham khảo diễn tả rất đầy đủ trong vài ba trăm trang. Tất cả việc đó xảy ra sau khi áp dụng cái được gọi là “IMF shock therapy” với “privatization” [tư-hữu-hóa], với “deregulation” [bỏ luật lệ ràng buộc] để “giúp đỡ”, để “khuyến khích” để “chỉ dẫn” cho dân địa phương. Luôn luôn, dưới chiêu bài là “để thực hiện dân chủ”, “ để gia nhập kinh tế thị trường” và để xây dụng một “Nền Trật Tự Mới” [a New World Order].
Riêng Việt Nam thì không bị những tai họa ấy, nhờ chính sách “Đổi Mới”, biến hơn hai triệu “thằng ngụy” đã hèn nhát bỏ trốn ra nước ngoài, trở thành những kiều bào hải ngoại yêu quý, “khúc ruột xa ngàn dậm” của dân tộc, được ân cần mời đi những tours du lịch về Việt Nam, để đổ vào nền kinh tế của quê hương hằng năm một hai tỷ, rồi ba bốn tỷ, rồi năm sáu tỷ dollars. Nhờ số tiền đó, vì không phải của IMF cho mượn, thì không bị luật lệ của chủ nợ ràng buộc, cho nên tất cả các cơ quan nghiên cứu quốc tế độc lập đều công khai công nhận là Việt Nam tiến bộ, có một nền kinh tế vững chắc, một hệ thống cơ sở căn bản [infrastructure] tốt, đứng hàng đầu trong việc chống nạn nghèo [against poverty], trong việc chống nạn thất học [against illiteracy], và trong số 20 quốc gia có số lượng Internet nhiều nhất trên thế giới, Việt Nam đứng hàng thứ 16 với số 16,500,000 máy [trên Turkey thứ 17 với 16,000,000 máy, trên Australia thứ 18, với 15,085,000 máy,trên Taiwan thứ 19 với14,500,000 máy và Philippines thứ 20 với 14,000,000 máy]. Việt Nam có một dân số hơn 83 triệu người, tức là tỷ lệ người dùmg Internet ở Việt Nam là 19.40%, cũng là đứng hàng thứ 16 [trước Phi Luật Tân thứ 17 với 16.00%, trước Trung Quốc thứ 18 với 12.30%, trước Indonesia thứ 19 với 8.90% và trước India thứ 20/3.70%]
Trả lời: Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 04/Apr/2010 lúc 9:18pm
Rất cảm ơn MK đã cho đọc một bài thú vị.
------------- kb
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/May/2010 lúc 9:13pm
Việt Báo Chủ Nhật, 5/2/2010, 12:00:00 AM
VN Đưa Ra Luật Mới,
Sẽ Đẩy Nhiều Ngân Hàng Biến Mất
SAIGON -- Sẽ có hàng loạt ngân hàng tại Việt Nam bị xóa sổ. Bản tin trên báo Pháp Luật hôm 1-5-2010 nhan đề “Áp lực tăng vốn 3.000 tỉ đồng: Hàng loạt ngân hàng sẽ “biến mất”...” đã ghi nhận về tình hình này. Lý do đơn giản, theo báo Pháp Luật phân tích, là vì luật mới đòi hỏi nâng vốn, nhưng sẽ không bao nhiêu ngân hàng nâng nổi tới mức luật mới đòi hỏi.
Báo Pháp Luật viết:
“Cuộc chạy đua cạnh tranh hút vốn bằng phát hành cổ phiếu giữa ngân hàng lớn và nhỏ hiện nay đang không cân sức. Lợi thế thuộc về ngân hàng lớn.
Theo Nghị định 141/2006 của Chính phủ, đến 31-12-2010 là hạn chót để các ngân hàng phải đảm bảo nâng vốn lên tối thiểu 3.000 tỉ đồng. Đây là áp lực rất lớn đối với các ngân hàng nhỏ, nhất là ngân hàng có vốn điều lệ quanh mức 1.000 tỉ đồng.
Thống kê cho thấy trong tổng cộng 39 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đang hoạt động có tới
24ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ đồng.
(Trong đó có 15 ngân hàng có vốn dưới 2.000 tỉ đồng và 8 ngân hàng có vốn quanh mức 1.000 tỉ đồng.)
Phát hành thêm cổ phiếu: Chữa cháy tình thế Không chỉ các ngân hàng nhỏ mà nhu cầu tăng vốn với các ngân hàng lớn cũng rất cấp thiết.
Hiện có khoảng 12 ngân hàng đã thông báo kế hoạch niêm yết lên sàn chứng khoán và gần 10 ngân hàng thông báo phát hành thêm cổ phiếu để tìm cơ hội tăng vốn. Trong đó, Eximbank, ACB, Sacombank đã đưa ra lộ trình tăng vốn khá mạnh.
Dự kiến Sacombank tăng thêm 2.479 tỉ đồng, ACB tăng thêm 1.563 tỉ đồng bằng phương án phát hành thêm cổ phiếu với tỉ lệ 5:1 cho cổ đông hiện hữu.
Các ngân hàng khác như Techcombank và Đông Á đều có kế hoạch tăng thêm 1.000-2.500 tỉ đồng vốn điều lệ trong năm nay...”
Baó Pháp Luật trong bài cũng phỏng vấn một số chuyên gia, cho thấy khả năng nhiều ngân hàng sẽ phải sáp nhập vào nhau, hay phải bán cho đối tác nước ngoài, hay phải rao bán, và có thể sẽ là lặng lẽ biến vào hư vô...
http://vn.news.yahoo.com/tto/20100511/img/pwl-1-000-ti-usd-de-giai-cu-2b086bd99ac40.html"> 1.000 tỉ USD để giải cứu đồng euro
TT- – TT - Ngày 10-5, các lãnh đạo châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đạt thỏa thuận hình thành một gói giải cứu khổng lồ lên đến gần 1.000 tỉ USD để ngăn cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp lan khắp châu Âu và bảo vệ đồng euro trước nguy cơ sụt giá.
Báo Wall Street Journal cho biết quỹ khẩn cấp này sẽ được dùng để giải cứu các nền kinh tế châu Âu rơi vào khủng hoảng tài chính “vượt ngoài tầm kiểm soát”. Chính phủ 16 nước sử dụng đồng euro sẽ cung cấp các khoản cho vay mới trị giá 560 tỉ USD cùng 76 tỉ USD theo chương trình cho vay hiện tại. Các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) cũng khẳng định IMF đã sẵn sàng hỗ trợ 321 tỉ USD.
“IMF sẽ hành động vì lợi ích của cộng đồng quốc tế” - giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn khẳng định. Các nhà lãnh đạo châu Âu hi vọng gói giải cứu 957 tỉ USD này sẽ là cam kết mạnh mẽ để trấn an thị trường, giống như hiệu quả của gói giải cứu 700 tỉ USD Chính phủ Mỹ đã tung ra để cứu các ngân hàng “ốm yếu” của Mỹ năm 2008. “Chúng ta sẽ bảo vệ đồng euro với bất cứ giá nào” - Cao ủy Tài chính EU Olli Rehn tuyên bố.
Cùng lúc đó, như Reuters cho biết, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tuyên bố sẽ mua trái phiếu chính phủ của các nước sử dụng đồng euro nhằm hỗ trợ các thị trường đang đảo lộn. ECB khẳng định đây là bước đi hợp lý bởi chính phủ các nước sử dụng đồng euro đã cam kết thực hiện những biện pháp thắt lưng buộc bụng cực kỳ nghiêm ngặt để cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Luật EU cấm ECB mua trái phiếu trực tiếp từ các chính phủ, nhưng ECB sẽ đi đường vòng bằng cách mua lại từ các ngân hàng. Ngoài ra, cùng các ngân hàng trung ương Anh, Canada, Thụy Sĩ và Mỹ, ECB cũng cam kết sẽ can thiệp để đảm bảo các thị trường châu Âu không thiếu đồng USD.
Sau khi EU công bố gói giải cứu khổng lồ, như AFP mô tả, thị trường thế giới đã phản ứng tích cực. Đồng euro tăng vọt lên mức 1 euro đổi được 1,29 USD. Giá cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á cũng tăng mạnh. “Gói giải cứu này sẽ thỏa mãn các thị trường và hỗ trợ đồng euro” - chuyên gia Martin Lakos thuộc Hãng Macquarie Private Wealth nhận định.
Nhà phân tích Satoru Ogasawara của Hãng Credit Suisse ở Tokyo cũng nhìn nhận với gói giải cứu này, nguy cơ vỡ nợ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã giảm đáng kể. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định Hi Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể giảm nợ. “Để đồng euro mạnh trở lại, nền kinh tế các nước sử dụng đồng euro phải tăng trưởng bền vững” - ông Ogasawara khẳng định.
Trước đó, giới đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp sẽ lan rộng tại các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả Ý, ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu tương tự như tác động của vụ Ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) sụp đổ hai năm trước đây. Tuần trước, đồng euro giảm chỉ còn 1 euro đổi được 1,2523 USD, mức thấp nhất trong vòng 14 tháng qua. Kéo theo đó là sự sụt giảm nặng nề của các thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á.
Theo Wall Street Journal, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều đã quyết định cắt giảm thêm chi ngân sách để hạ nhiệt mức thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng. Chính phủ Tây Ban Nha cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách năm nay xuống còn 9,3% GDP so với mức 11,2% hiện nay. Bồ Đào Nha muốn cắt thâm hụt ngân sách năm nay xuống 7,3% GDP so với 9,4% hiện nay.
Bất ổn chính trị châu Âu khiến cuộc khủng hoảng nợ càng trở nên trầm trọng. Ở Hi Lạp, người dân cả nước đình công để phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ. Tại Đức, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel thất bại trong cuộc bầu cử địa phương quan trọng hôm 9-5 do cử tri bất mãn với việc Berlin đổ tiền giải cứu Athens. Như vậy, nhiều khả năng chính quyền bà Merkel sẽ mất thế đa số tại Thượng viện Đức.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Jun/2010 lúc 9:46pm
MỸ - TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ bảy 19 Tháng Sáu 2010 -
Thượng nghị sĩ Mỹ trình dự luật cấm chính phủ mua hàng Trung Quốc
Tại hội nghị "Đối thoại chiến lược kinh tế Mỹ -Trung " tại Bắc Kinh hôm 25/5/2010
Ảnh: Reuters
http://www.viet.rfi.fr/auteur/tu-anh - Tú Anh
Nữ Thượng nghị sĩ Debbie Stabenow, người chủ trương gây áp lực với Bắc Kinh cho biết là cùng các đồng nghiệp đệ trình một dự luật cấm chính phủ Mỹ nhập hàng Trung Quốc trong khi Bắc Kinh chỉ tiêu thụ sản phẩm nội hóa.
Theo nguồn tin trên thì một khi được thông qua, đạo luật này sẽ có hiệu lực chừng nào Trung Quốc chưa ký kết thỏa thuận về đấu thầu cung cấp vật liệu cho các công trình do nhà nước xây dựng.
Thỏa thuận này nằm trong khuôn khổ của Tổ Chức Thương Mại Thế giới WTO mà Trung Quốc là thành viên nhưng chưa ký. Mục tiêu của các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ là buộc Trung Quốc phải chấp nhận luật chơi công bằng.
Qua đó, Hoa Kỳ có thể phản đối các nguyên tắc đấu thầu hiện hành tại Trung Quốc gần như ưu tiên cho công ty quốc nội. Theo nữ nghị sĩ Debbie Stabenow thì hiện nay chính quyền Trung Quốc loại trừ các công ty Mỹ ra khỏi các cuộc gọi thầu. Chính sách bảo hộ của Trung quốc làm doanh nghiệp Mỹ thiệt hại khoảng 500 tỷ đôla.
Còn liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, Tân Hoa Xã hôm nay, 19/06/2010, cho rằng cơ sở tập đoàn Johnson& Johnson Medical của Mỹ tại Thượng Hải có liên can đến lãnh đạo cơ quan an toàn thực phẩm và dược phẩm của Trung Quốc. Phó giám đốc của cơ quan này là ông Trương Kính Lễ đang bị điều tra về tội tham ô.
Tờ Straits Times hôm qua dẫn lời giới phân tích nhận định châu Á sẽ có thể thoát được “đám mây” khủng hoảng tín dụng đang hình thành tại châu Âu. Lý do là các ngân hàng châu Á có nguồn vốn tốt hơn so với tại phương Tây.
Hiện giới đầu tư lo ngại một đợt khủng khoảng nợ mới có thể đánh sập hệ thống ngân hàng, đặc biệt tại châu Âu, trong bối cảnh nhiều nước trong châu lục đang phải chật vật trả những khoản nợ khổng lồ. Hậu quả là tín dụng cho giới kinh doanh và người tiêu dùng sẽ bị siết chặt, cản trở sự tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, khủng hoảng nợ sẽ thể không tác động đến châu Á, nơi tình hình khác xa phương Tây. Châu Á có nền tảng kinh tế vững vàng hơn với sự hỗ trợ mạnh của các nền kinh tế khu vực, vốn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn. Ngoài ra, sự cân bằng đối ngoại cũng như cân bằng tài khóa ở đây cũng lành mạnh hơn.
Công ty xếp hạng tín dụng Fitch hạ thấp mức tín nhiệm nợ của Việt Nam, theo bản tin đài VOA hôm 29-7-2010.
Bản tin cho biết, mức tín nhiệm nợ chính phủ của Việt Nam đã bị công ty xếp hạng tín dụng Fitch hạ thấp vì có sự lo ngại đối với chính sách kinh tế “thiếu nhất quán”, dự trữ ngoại tệ và hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
Bản tin VOA dẫn theo các hãng thông tấn Bloomberg và AFP trích dẫn thông báo ngày 28 tháng 7 của công ty Fitch cho biết định mức tín nhiệm về nợ dài hạn phát hành bằng ngoại tệ và nội tệ của Việt Nam đã giảm một bậc, từ BB- xuống B+.
Thông báo của Fitch cho biết mức tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam đã giảm vì các dòng vốn từ bên ngoài yếu đi và nhu cầu tài trợ từ bên ngoài gia tăng trong lúc khung chính sách kinh tế vĩ mô thiếu tính chất nhất quán.
Bản tin còn viết, “Bà Ai Ling Ngiam, Giám đốc bộ phận nợ công khu vực châu Á của công ty Fitch, cũng đề cập tới “nền kinh tế bị đô la hóa ở mức độ cao” và “hệ thống ngân hàng yếu kém” như những yếu tố làm giảm mức tín dụng của Việt Nam.”
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Aug/2010 lúc 4:53pm
Việt Báo Thứ Sáu, 8/6/2010, 12:00:00 AM
Phá Hoại Kinh Tế VN Liên tục: Tiền Giả Từ TQ Vào VN Ào Ạt
Tiền giả liên tục từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam có phải là thủ đoạn của nhà nước TQ ngầm phá hoại kinh tế VN? Theo báo điện tử VietNamNet ngày 5/8/2010, nguồn tin từ công an CSVN quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội cho biết vừa bắt quả tang một đường dây mua bán, vận chuyển tiền giả mệnh giá lớn với số tiền lên tới 200 triệu đồng (hơn 10 ngàn Mỹ kim). Bản tin VietNamNet ghi nhận rằng vào khoảng 10 giờ30 ngày 2/8 vưà qua, 1 cư dân tên là Bùi Văn Tự (30 tuổi, phường Thái Bình, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) bị lực lượng điều tra bắt giữ quả tang ngay tại bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) khi đang vận chuyển 400 tờ tiền giả mệnh giá 500 ngàn đồng Cũng theo VietNamNet, tại cơ quan điều tra, bước đầu Bùi Văn Tự khai nhận toàn bộ số tiền giả 200 triệu đồng này là y vận chuyển thuê cho một số người buôn bán tiền giả từ biên khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) về Hà Nội rồi tuồn ra các tỉnh khác để tiêu thụ. Với mỗi 100 triệu đồng tiền giả vận chuyển trót lọt y sẽ được 2 triệu đồng. VietNamNet cho biết thêm, qua điều tra mở rộng, cơ quan chức năng xác định Tự là con nghiện ma túy nặng, là phần tử bị theo dõi trong đường dây mua bán, vận chuyển tiền giả số lượng lớn. Can phạm này liên tục di chuyển theo hành trình Hòa Bình - Lạng Sơn- Hà Nội để nhận hàng và tẩu tán hàng.
http://vn.news.yahoo.com/tno/20100808/tbs-trung-quoc-dang-vet-gao-viet-nam-7c38c8b.html?printer=1 - - Điều bất ngờ là giá lúa gạo tăng cao không phải vì chương trình tạm trữ của Chính phủ mà là vì các thương nhân Trung Quốc đang ồ ạt vào VN thu gom.
Các doanh nghiệp (DN) của Trung Quốc đang ra sức “vét” gạo VN. Còn DN trong nước đang lo lắng trước nhu cầu gạo tăng đột biến từ nước này.
http://aa.rd.yahoo.com/spirit/vn/jake/article/*http://vn.news.yahoo.com/tno/20100807/tbs-trung-quoc-o-at-mua-gao-vn-7c38c8b.html - - >> Trung Quốc ồ ạt mua gạo VN
http://aa.rd.yahoo.com/spirit/vn/jake/article/*http://vn.news.yahoo.com/tno/20100808/twl-trung-quoc-dat-can-cu-ten-lua-tai-qu-2717892.html - - >> Trung Quốc đặt căn cứ tên lửa tại Quảng Đông
http://aa.rd.yahoo.com/spirit/vn/jake/article/*http://vn.news.yahoo.com/vne/20100808/tsc-trung-quoc-thai-ra-nhieu-rac-vu-tru-bd74575.html - - >> Trung Quốc thải ra nhiều rác vũ trụ nhất
Ẩn số
Từ ngày 15.7-4.8, DN thu mua trên 460.000 tấn gạo hè thu tạm trữ trong số 1 triệu tấn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nên tình hình mua bán gạo ở ĐBSCL khá sôi động.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là giá lúa gạo tăng cao không phải vì chương trình tạm trữ của Chính phủ mà là vì các thương nhân Trung Quốc đang ồ ạt vào VN thu gom. Lúa chất lượng thấp từ 2.800-3.200 đồng/kg hồi giữa tháng 7 đến nay đã tăng lên 3.850-4.200 đồng/kg; lúa chất lượng cao tăng từ 3.500-3.800 đồng/kg lên 4.100-4.450 đồng/kg. Hiện gạo 5% tấm xuất khẩu của VN đã tăng 20-30 USD/tấn so với hồi đầu tháng 7, lên mức 375 USD, gạo 25% tấm đạt 330 USD/tấn.
Tại cuộc họp mở rộng do Hiệp hội Lương thực VN (VFA) tổ chức ngày 6.8, nhiều DN cho biết, chỉ trong vòng 1 tháng, thương nhân Trung Quốc đã vào các tỉnh ĐBSCL mua vét gạo số lượng lớn.
Ông Cao Minh Lãm - Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu An Giang thông báo: “Họ thu gom cả tấm, gạo phẩm cấp thấp với giá cao. Ngoài chở bằng đường biển, thương nhân Trung Quốc còn sử dụng cả container chở gạo rầm rầm bằng đường bộ đưa ra cửa khẩu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc”.
Thông thường sau tháng 5, Trung Quốc ít khi nhập khẩu gạo, nhưng năm nay vẫn tiếp tục mua. Đây là thị trường luôn kín tiếng, do vậy, có thể coi việc họ mua ồ ạt và không kén chọn chất lượng là một ẩn số. Điều lo của VFA giờ đây không phải Trung Quốc ngưng mua gạo qua đường biên mậu mà là nếu tiếp tục mua quá nhiều, tạo ra nguy cơ thiếu hàng giao các hợp đồng đã ký trước đó. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cũng xác nhận: “Hiện có thông tin cho biết Trung Quốc mất mùa tới mười bốn triệu tấn gạo do lũ lụt vừa xảy ra liên tiếp. Do đó, nếu tin này chính xác, Trung Quốc sẽ mở cửa nhập khẩu gạo và lúc đó, chắc chắn thị trường gạo VN và thế giới sẽ rối tung”. Ông Phong cảnh báo: “Nếu Trung Quốc tiếp tục vào mua số lượng khoảng một triệu tấn gạo, thì coi chừng đến quý 4 năm nay, doanh nghiệp không có gạo xuất khẩu!”.
Rủi ro rình rập
Không chỉ tăng giá, nhu cầu gạo thế giới đang có dấu hiệu sôi động trở lại. Ngoài Trung Quốc đang thể hiện rõ sự thiếu hụt lương thực, nhiều nước khác ở khu vực châu Phi, Trung Đông cũng bắt đầu đẩy mạnh nhập gạo.
Nguyên nhân là do giá nhiều mặt hàng nông sản hiện nay đang có dấu hiệu tăng mạnh, nhất là lúa mì đã tăng 70-80 USD/tấn. Nếu so sánh lúa mì với gạo, thì trong các tháng tới, các nước nghèo như châu Phi sẽ chuyển sang mua gạo để tiết kiệm hơn.
Ngoài ra, dự kiến trong tháng 8, 9, Indonesia cũng sẽ khởi động nhập khẩu gạo trở lại. Trước tình hình chuyển biến nóng như vậy, VFA đã khuyến cáo DN nên đẩy mạnh mua vào, nhưng không nên bán ồ ạt mà lựa chọn đơn hàng giá cao mới bán. Ông Trương Thanh Phong nhắc lại: “Vụ hè thu này chỉ còn mấy trăm ngàn tấn, không thấm vào đâu nếu Trung Quốc tiếp tục tràn vào mua vét gạo. Do đó có thể xảy ra tình trạng thiếu gạo, sốt giá vào các tháng cuối năm”. Để tránh khủng hoảng lương thực ngay trong nước, VFA đã chỉ đạo các DN hội viên, trong những tháng cuối năm phải sẵn sàng can thiệp thị trường trong nước một khi có biến động khan hiếm, sốt giá.
Ông Bùi Tất Tiếp - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN - PTNT) cho rằng, cần phải xác định chính xác tổng lượng gạo xuất khẩu trong các hợp đồng đã ký kết với các đối tác, số gạo đã giao, tổng lượng gạo còn trong dân, trong kho của doanh nghiệp để có những chính sách phù hợp khi điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh Trung Quốc ồ ạt mua gạo của VN.
Theo ông Tiếp, nếu giá lúa gạo tăng đột biến mà nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc ồ ạt mua gạo của Việt Nam thì cần có biện pháp bình ổn, không để xáo trộn về nguồn cung, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình sản xuất - kinh doanh của các DN xuất khẩu gạo.
Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN -â PTNT) cho biết, hiện các tỉnh phía Nam đang thu hoạch vụ lúa hè thu. Dự kiến với 1,6 triệu ha lúa đã gieo cấy, người nông dân sẽ thu về trên dưới 8 triệu tấn thóc, tương đương gần 5 triệu tấn gạo. Chúng ta cũng sẽ có thêm khoảng 1 triệu tấn thóc nông dân đem về từ Campuchia thông qua việc thuê ruộng trồng lúa.
Hiện chúng ta còn lúa gạo dự trữ, đã thu mua tạm trữ được một số trong dân và các DN vẫn còn. Trong khi cả nước đến thời điểm này đã xuất khẩu được trên 4 triệu tấn gạo trong tổng số trên 6 triệu tấn đã ký kết với các đối tác. Vì thế, nếu Trung Quốc mua thêm vài trăm đến khoảng 1 triệu tấn gạo của VN thì cũng không ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong nước.
Tuy nhiên, ông Ngọc lưu ý, rủi ro sẽ luôn rình rập những đơn vị xuất gạo sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. "Bài" của Trung Quốc là ban đầu mua vào với số lượng lớn. Khi các đơn vị kinh doanh trong nước ồ ạt đem hàng lên cửa khẩu, các đối tác bên ấy lại không mua nữa, hàng bị dồn ứ. Lúc đó, DN VN sẽ chịu thiệt, giống hệt như chuyện dưa hấu, cao su, vải thiều… bị ứ đọng, ép giá đã diễn ra liên tục trong thời gian vừa qua.
Nông dân lại... nhìn gạo tăng giá
Ở thời điểm này, giá lúa ở các tỉnh ĐBSCL tăng trung bình khoảng 500 đồng/kg so với tháng trước, nhưng phần lớn nông dân không còn lúa để bán. Ông Cù Minh Triết, nông dân xã Cần Đăng (Châu Thành, An Giang) cho biết: Khoảng hơn hai tuần nay thương lái đi tìm mua lúa rất nhiều, với giá khá cao khoảng 4.200 đồng/kg lúa khô, hạt dài; còn IR50404 cũng khoảng 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, lúa hàng hóa trong dân còn rất ít. Số hộ dân có đủ “lực” để trữ lúa chờ giá chỉ chiếm khoảng 20%, phần lớn nông dân bây giờ chỉ biết ngồi nhìn giá lúa tăng lên từng ngày.
Còn ông Phan Thành Lập, chủ một sân phơi lúa có quy mô 40 tấn/mẻ ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thì nói: Với giá lúa hiện nay, nông dân có thể kiếm lời chút đỉnh, nhưng rất ít người còn lúa để bán vì họ đã bán hết vào thời điểm giá lúa đang rất thấp (khoảng 2.500 đồng/kg). Số ít nông dân đến thời điểm này còn lúa thì họ cũng chưa muốn bán vì tiếp tục chờ giá. Còn thương lái cũng đang thu mua khá dè dặt trước những biến động của thị trường.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, hồi đầu vụ hè thu, nhiều DN chê lúa phẩm chất thấp, khó tiêu thụ nên không mua, khiến giá lúa giảm mạnh. Sau khi Chính phủ có quyết định mua tạm trữ, giá lúa có nhích lên. Hiện tại lúa IR50404 lên tới 4.000 đồng/kg, lúa dài từ 4.400 - 4.600 đồng/kg. Bây giờ VFA lại thông tin là Trung Quốc mua gạo của ta với số lượng lớn, mua cả gạo phẩm chất thấp với giá cao thì cũng có thể coi là chuyện đáng mừng đối với nông dân.
Chỉ có điều, trong cách điều hành của VFA làm sao để nông dân không phải chịu thiệt, trong đó vấn đề công khai thông tin là rất quan trọng. "Đừng để cho DN người ta tiến hành thu gom hết lúa hàng hóa trong dân rồi mới tăng giá thì cái đó chỉ có DN được hưởng lợi. Làm sao công khai thông tin, kịp thời để hài hòa lợi ích của cả nông dân và DN chứ thông thường thì khi tăng giá, nông dân hết lúa để bán, lợi ích rơi vào tay DN. Hiệp hội cũng như các tổng công ty cần phải nắm rõ diễn biến của thị trường thế giới, phân tích đúng để tham mưu cho Chính phủ có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để tránh ảnh hưởng xấu đến nông dân. Bên cạnh đó cũng cần phân biệt giữa thu mua tạm trữ để đảm bảo an ninh lương thực với việc thu mua lúa hàng hóa", ông Quốc nói.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Aug/2010 lúc 5:21pm
Việt Nam chi $2 triệu
nhập cảng cỏ từ Mỹ Tuesday, August 10, 2010
HÀ NỘI - Ðể đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi, trong năm 2010 Việt Nam đã chi khoảng $2 triệu để nhập cảng cỏ từ nước Mỹ.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Hoàng Kim Giao, cục trưởng Cục Chăn Nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp Việt Nam cho hay, hàng năm Việt Nam phải nhập cảng hàng triệu tấn cỏ để phục vụ chăn nuôi, nhất là nuôi bò sữa.
Báo này cũng trích số liệu của Cục Chăn Nuôi cho biết, trong năm 2009, Việt Nam đã nhập cảng 9,120kg hạt giống cỏ, 2.8 triệu tấn cỏ các loại (cỏ khô, cỏ Alfalfa) và năm 2010, dự kiến con số tương ứng là hơn 1,860 kg và gần 6,200 tấn (giá khoảng 6,000 đồng/kg cỏ, số tiền mua cỏ khoảng $ 2 triệu).
Việt Nam hiện có tổng số đàn gia súc ăn cỏ vào khoảng 10.5 triệu con, trong đó đàn bò hơn 6.1 triệu con, gần 3 triệu con trâu, ngựa hơn 100,000 con; dê, cừu gần 1.4 triệu con... Với mức độ tăng đàn như hiện nay, nhất là bò sữa, nguồn thức ăn xanh, phụ phẩm nông nghiệp cho đàn gia súc không đáp ứng đủ cả về số lượng, chất lượng.
“Trong khi đó, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện vẫn chủ yếu tận dụng các bãi tự nhiên, đất trống, đồi trọc, ven rừng, đê, ven sông, bờ kênh mương, đồng ruộng sau vụ gặt...”
Theo Cục Chăn Nuôi, nguyên nhân chính của việc thiếu thức ăn thô xanh trong chăn nuôi là thiếu quy hoạch đất trồng cỏ, trong khi đó, nông dân chưa có tập quán xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi gia súc, còn chăn nuôi quảng canh dựa vào bãi tự nhiên.
HÀ NỘI (TH) - Phá giá tiền 3 lần chỉ trong vòng 9 tháng, chế độ Hà Nội cho mọi người hiểu nền kinh tế này đang ở những tháng ngày khó khăn.
Dựa phần lớn vào xuất cảng các loại hàng hóa, hoặc gia công, hoặc nông ngư sản hay thủ công hay nói chung cá giá trị thấp, Việt Nam phải cạnh tranh về giá với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là hàng Trung Quốc.
Nữ du khách ngoại quốc ngồi nghỉ trên lề đường cùng với mấy phụ nữ gánh trái cây bán rong tại thủ đô Hà Nội.
Ngân Hàng Trung Ương Hà Nội đánh sụt giá đồng nội tệ thêm 2.1% lần thứ 3 trong vòng 9 tháng, giá cả hàng hóa sẽ bị áp lực tăng theo. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Tiền đồng Việt Nam, từ giá hối suất 18,544 VND cho 1 USD, hôm thứ Ba được loan báo sẽ có giá hối suất mới là 18,932 VND cho 1 USD.
Ngân Hàng Trung Ương Nhà Nước loan báo vẫn giữ biên độ trao đổi với ngoại hối ở trong vòng 3%. Từ giới hạn này, các ngân hàng thương mại ấn định mức trao đổi tại thị trường.
Giới chuyên gia kinh tế tài chính cho rằng hành động hạ giá hối suất tiền thêm 2.1% là chỉ dấu những khó khăn đang đối diện mà chế độ Hà Nội khó kềm chế.
Người ta hiểu Hà Nội muốn phá giá đồng nội tệ để kích thích xuất cảng nhằm giảm bớt mức thâm thủng mậu dịch. Ðây là một trong những biện pháp kinh tế nhà cầm quyền trung ương thi hành với hy vọng kinh tế khả quan hơn, giúp những kẻ nhắm các ghế từ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, cơ hội kể lể thành tích, khi có đại hội Ðảng vào mùa Xuân năm tới.
Nhưng nó cũng phản ảnh thực tế là nếu gắng kềm chế trị giá đồng nội tệ bên dưới giá trị thật của nó lại càng làm tăng áp lực trên nguồn dự trữ ngoại tệ vốn dĩ xuống rất thấp. Ðây là một trong những lý do thúc đẩy tổ chức lượng giá đầu tư quốc tế Fitch ratings đã hạ thấp vị thế của Việt Nam trên bảng đánh giá của họ hồi tháng trước.
Theo sự tiết lộ của VNExpress hôm Thứ Năm: “Một số nguồn tin cho hay, các ngân hàng phải nhận ‘mệnh lệnh’ giữ tỷ giá quanh 19,310 đồng/đô la trong ngày đầu điều chỉnh. Tuy nhiên, liều thuốc thử này không phát huy tác dụng bởi các tổ chức có nguồn cung đôla chưa chịu bán ra, vì kỳ vọng giá phải lên cao hơn nữa, ít nhất là hết trần cho phép (19,500 đồng).”
Nay chỉ hai ngày sau, VNExpress nói: “Vietcombank mua bán USD ở mức cao ngang ngửa với thị trường tự do, quanh 19,425/đô la-19,460 đồng/đô la. Nhưng mức giá này vẫn chưa thấm vào đâu so với ACB. Sáng nay, nhà băng này công bố bán chạm trần 19,500 đồng/đô la, trong khi mua vào thấp hơn 50 đồng.
Eximbank lại nới rộng khoảng cách mua và bán tới 100 đồng khi ấn định giá mua quanh 19,400 đồng/đô la, còn bán lên tới 19,500 đồng/đô la.”
Trên thị trường chợ đen, người ta mua bán trao đổi với giá biểu trên dưới 19,550 đồng/đô la, theo VNExpress.
Từ tháng 11, 2009 đến nay và sau 3 lần phá giá, đồng nội tệ của Việt Nam đã bị đánh sụt 10% so với đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, không có dấu hiệu gì cho thấy họ xoay chuyển được nền kinh tế.
Thâm thủng mậu dịch tăng lên $980 triệu USD trong tháng 7 so với $742 triệu USD của tháng 6. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam là $7.26 tỉ USD, tăng quá gấp đôi cùng thời kỳ này năm ngoái với $3.65 tỉ USD.
Hà Nội đặt chỉ tiêu thâm thủng mậu dịch năm nay ở mức $12 tỉ nhưng cái đà này nếu không kềm chế nổi, thâm thủng mậu dịch hiển nhiên sẽ cao hơn năm ngoái rất nhiều.
Hai kinh tế gia Euben Paracuelles và Yougesh Khatri của tổ chức đầu tư tài chính Nomuara nhận định rằng rất có thể một lần phá giá tiền nữa sẽ xảy ra vì Hà Nội cần kềm chế thâm thủng mậu dịch cũng như những nguy cơ liên quan đến nền kinh tế vĩ mô.
Khi phá giá tiền như thế để kích thích xuất cảng, giá cả hàng hóa ở Việt Nam sẽ bị áp lực tăng giá. Ngay như những nhà sản xuất để xuất cảng cũng cảm thấy khó khăn chồng chất.
“Vì nhiều nhà xuất cảng hàng hóa nội địa phải nhập cảng lượng lớn nguyên liệu, đồ phụ tùng, thí dụ các kỹ nghệ may mặc quần áo và giày dép phải nhập cảng đến 70% nguyên liệu, phá giá tiền không giúp ích gì.” Bùi Kiến Thành, một chuyên viên phân tích tài chính độc lập ở Hà Nội phát biểu với báo tài chính Dow Jones của Mỹ.
Nhà cầm quyền trung ương đặt chỉ tiêu kềm giữ lạm phát ở mức 8% cho năm nay nhưng nhiều chuyên viên kinh tế tin rằng khó đạt nổi. Lạm phát trong tháng 7 là 8.19%, giảm chút ít từ 8.69% của tháng 6. (TN)
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Aug/2010 lúc 12:56pm
Việt kiều gởi tiền cho cả ‘tông chi họ hàng’ DangTra 2010/08/23
Sài Gòn (NV)- Hàng tỷ đô la được Việt kiều hải ngoại gửi về nước mỗi năm, giúp xây dựng thêm nhiều nhà cửa, mở rộng kinh doanh và trợ giúp cho gia đình, theo USA Today.
Tiền gửi về nước là đường dây sinh tử giữa những người bỏ nước ra đi với người ở lại, và ngày càng phổ thông hơn để Việt kiều đầu tư nơi quê nhà.
Theo Daniel Ayala, trưởng dịch vụ chuyển tiền toàn cầu của Wells Fargo, ‘điều duy nhất chỉ có ở Việt Nam là người ta gửi về cho cả ‘tông chi họ hàng’ chứ không phải chỉ cho những người ruột thịt. Ngoài ra còn dùng tiền để giúp phát triển kinh doanh nữa.’
Hình chụp tại một ngân hàng trao đổi ngoại tệ tại Hà Nội. Theo USA Today, tiền Việt kiều gởi về Việt Nam sẽ tăng đến 7.1% trong năm 2011. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Mark Sidel, một giáo sư ngành luật ở University of Iowa, người chuyên nghiên cứu về sự luân lưu tiền tệ theo lối này nhận xét rằng, trong những năm gần đây, càng có thêm nhiều Việt kiều gửi tiền về nước vì tính cách từ thiện, gồm cả việc liên hệ đến y tế và giáo dục.
Tiền Việt kiều gửi về nước phần lớn không những từ Hoa Kỳ, mà còn từ Úc, Pháp và Canada.
Theo dữ kiện của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, trong thời gian từ 2001 đến 2008, số tiền gửi về tăng gấp ba, lên đến $7.2 tỷ, tương đương với 8% tổng sản lượng quốc gia. Tuy nhiên năm ngoái tiền gửi về chỉ khoảng $6.8 tỷ do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Cũng theo USA Today, tính chung, tiền gửi về các nước đang phát triển, gồm cả Việt Nam dự trù sẽ tăng 6.2% trong năm nay, và lên đến 7.1% trong năm 2011. Các nước có mức thu nhập từ thấp đến trung bình, trong năm 2008, số tiền gửi về nước là $335 tỷ, số tiền này không những cải thiện được mức sinh hoạt mà còn trợ giúp cho việc nhập cảng của quốc gia, bù lấp được những thâm thủng ngân sách.
Khi việc gửi tiền nở rộ, các nhà tư bản cung cấp dịch vụ tài chánh quan trọng cũng bắt đầu nhảy vào làm ăn. Ở Hoa Kỳ, Wells Fargo cung cấp dịch vụ này đến với 15 nước ở Á Châu và Nam Mỹ.
Trong số các nước mà ngân hàng này phục vụ, mức gửi về nước tính trung bình cho mỗi lần gửi được coi là cao nhất là Ấn Ðộ, với $1,662, kế đến là Việt Nam với $1,369. (TP)
VN Lên Cơn Sốt Tỉ Giá Đô La, Tăng Giá Cả Trăm Mặt Hàng...
SAIGON/HANOI -- Vật giá trong nước đang tăng ào ạt, theo báo nguy của truyền thông quốc nội. Trong khi báo Công Thương cho biết giá thuốc tây (tân dược) sẽ tăng từ tháng 9-2010, và giá thép đã tăng giá từ tháng 8-2010, báo Lao Động nói rằng sốt tỷ giá đã đẩy mọi thứ tăng giá ào ạt. Trong khi đó, báo Dân Trí nói hàng trăm mặt hàng đã tăng giá từ 3 - 12%. Báo Công Thương viết bản tin “Tháng 9: Giá thuốc chữa bệnh sẽ tăng,” cho biết: “...Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, dự báo tháng tới các mặt hàng tân dược trong nước sẽ tăng giá khá mạnh. Điều này phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và sự thay đổi của tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các đồng ngoại tệ mạnh. Trong tháng 8, Hiệp hội Dược Việt Nam đã khảo sát 60 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thì đã có 21 cơ sở có điều chỉnh giá một số mặt hàng thuốc.” Trong đó, báo Công Thương nói, cụ thể với thuốc nội, Hà Nội có 9 lượt mặt hàng tăng giá, chiếm gần 0,13% tổng số các mặt hàng khảo sát, mức tăng trung bình 5,7%. Tại TP. Sài Gòn, tỉ lệ tăng giá khoảng 5%. Với thuốc ngoại, có 19 lượt mặt hàng tăng giá, chiếm tỉ lệ 0,3% tổng số mặt hàng khảo sát, với mức tăng trung bình 4,8%. Một bản tin khác cũng của Công Thương cho biết, hiện thép xây dựng đang được các nhà máy bán ra phổ biến ở mức 13,3- 13,9 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT). Chỉ trong tháng 8, các công ty đã điều chỉnh tăng giá bán thép thêm từ 700.000- 1.000.000 đồng/tấn. CôngThương - Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: Nguyên nhân chính khiến các công ty thép buộc phải tăng giá bán là do gần đây, giá phôi thép đã tăng lên mức 610- 620 USD/tấn, tăng mạnh so với mức trước đó là 550- 570 USD/tấn. Mặt khác, báo Lao Động có bản tin nhan đề “Thị trường hàng tiêu dùng trong nước: Đối mặt với “sốt” tỷ giá.” Bản tin nói, “Với tỉ giá USD hiện nay cao hơn 400 đồng/USD so với thời điểm đầu tháng, một số mặt hàng trên thị trường đã điều chỉnh giá tăng theo, nhất là các mặt hàng nhập khẩu và dịch vụ có liên quan với nước ngoài.” Bản tin báo Lao Động viết: “...hiện đã có một số nhà phân phối rục rịch gửi biểu giá mới với mức tăng giá trung bình từ 5 – 10%, nên việc tăng giá bán vào tháng tới hay không vẫn còn tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ hàng của mỗi siêu thị. Đại diện siêu thị BigC khẳng định, các biểu giá mới theo đề nghị của nhà phân phối sẽ được xem xét kỹ và có thể thương lượng sao cho mức tăng tối thiểu. Thời điểm đầu năm học mới sắp đến, cũng là cơ hội để các siêu thị tung ra các đợt khuyến mãi nhằm thu hút sức mua của các bậc phụ huynh. Chính vì vậy, không thể có hiện tượng tăng giá hàng tiêu dùng với lý do là vào đầu năm học mới. Siêu thị BigC có đến 95% hàng hóa nội địa, tỉ lệ hàng nhập khẩu rất thấp, do vậy khẳng định sẽ không tăng giá bán hàng vào tháng tới.” Trong khi đó, báo Dân Trí qua bản tin “Giá cả leo thang “sát sườn” tháng khuyến mãi” nói: “...Đang háo hức đón tháng khuyến mãi lớn nhất trong năm diễn ra vào tháng 9/2010, các bà nội trợ http://tp.sg/ - - TP.SG lại đau đầu khi chứng kiến hàng loạt các mặt hàng rủ nhau tăng giá. Hàng trăm mặt hàng tăng giá từ 3 - 12% Hệ thống siêu thị ở TP.SG nhận được yêu cầu tăng giá hàng trăm mặt hàng tiêu dùng với mức tăng 3 - 12% từ giữa tháng 8/2010. Giá mới nhiều mặt hàng đã chính thức được áp dụng trong những ngày gần đây, “sát sườn” với tháng khuyến mãi của TP.SG. Dự kiến các mặt hàng khác sẽ được điều chỉnh giá trong thời gian tới. Các mặt hàng tăng giá tập trung nhiều nhất ở nhóm thực phẩm như đồ hộp, bánh kẹo với gần 100 loại, mức tăng bình quân 5%; dầu ăn tăng 3%; hóa mỹ phẩm tăng 5 - 8%; gia dụng tăng 4 - 5%, hàng may mặc, nước giải khát có mức tăng cao nhất 5 - 12%... Lý do tăng giá được các doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp đưa ra là do nguyên liệu đầu vào tăng và do sự thay đổi tỉ giá USD.”
LHQ: Tỉ Lệ Đói Nghèo Tại VN Có Thể Tăng 13% Năm Nay
Tỉ lệ đói nghèo ở VN có thể tăng lên 13%... Đó là lời báo động của Liên Hiệp Quốc. Bản tin báo Tuổi Trẻ ghi rằng vào ngày 31-8, tại cuộc họp báo nhân chuyến thăm và làm việc ở VN, chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền và đói nghèo Magdalena Sepulveda cho rằng nghèo đói tại VN sẽ tăng từ 10% năm 2010 lên 13% nếu chiếu theo chuẩn nghèo mới. Bà Magdalena Sepulveda nhận định: “Hiện nay vẫn có nhiều người sống trong vùng đói nghèo và không tiếp cận được với các dịch vụ xã hội”. Bà Sepulveda khuyến nghị các chiến lược về giảm nghèo của VN cần xây dựng trên quan điểm chung là mọi người dân VN cần được hưởng đầy đủ quyền dân sự, kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa. Báo Tuổi Trẻ ghi lời bà Magdalena Sepulveda phát biểu: “Chính phủ cần nhận thức việc đầu tư vào những người đói nghèo cùng cực không phải hành động của tình thương mà là nghĩa vụ về nhân quyền”.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Sep/2010 lúc 5:25pm
Kho vàng bạc, kim cương và ngọc quý
Giá vàng khắp nơi trên thế giới đều tăng vọt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều ít ai biết được là hiện nay quốc gia nào đang sở hữu nhiều nhất thứ kim loại có giá trị bậc nhất này?
Nếu bạn nghĩ đó là Mỹ thì bạn đã ít nhiều có lý. Phòng két sắt tại Fort Knox, bang Tennessee (Mỹ), khu căn cứ quân sự tuyệt mật và luôn được đặt trong tình trạng an ninh cao nhất thế giới, hiện cất giữ 4 triệu kg vàng thỏi trong tổng số 7,4 triệu kg vàng trên toàn nước Mỹ (tính đến thời điểm tháng 12-2007).
Fort Knox
Những nơi cất giữ vàng khác của Mỹ nằm rải rắc khắp quốc gia này chẳng hạn như tại hệ thống Khách sạn Money ở Philadelphia và ở Denver, kho chứa vàng ở căn cứ West Point, thành phố New York và những nơi khác nữa.
Nhưng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York (Federal Reserve Bank) mới là nơi nắm giữ nhiều vàng nhất thế giới với 550.000 thỏi vàng được cất giữ bên dưới khu vực nhà chọc trời Lower Manhattan, trị giá 203,3 tỉ USD.
Tuy nhiên, chỉ có 2 - 5% số vàng trên thuộc quyền sở hữu của nước Mỹ, số còn lại là của các quốc gia khác gửi.
Song, đó chưa phải là đống vàng duy nhất của thế giới. Trong khi vật giá tiếp tục leo thang trên toàn thế giới thì số vàng dự trữ của các nhà băng, các quốc gia và các trung tâm thương mại lớn ngày càng có giá trị.
Hai thành phố New York và London lưu giữ thứ kim loại quý giá này nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Tại Manhattan, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED giữ vàng cho cả thế giới mà không hề lấy đồng tiền công nào. Người gửi chỉ tốn 1,75 USD tiền vận chuyển cho mỗi thỏi vàng vào kho két sắt của FED.
Bộ phận hàng hóa thuộc sàn giao dịch New York Mercantile Exchange chuyên về những trao đổi các loại kim loại quý như vàng, bạc, đồng và platine, và nắm giữ một khối lượng kim loại vật lý lớn trong các phòng két sắt của họ xung quanh thành phố New York nhằm bảo đảm cho những hợp đồng tương lai được ký kết thông qua họ.
Hiện tại, bộ phận này nắm giữ 210.000kg vàng, tương đương 6,8 tỉ USD và 3,8 triệu kg bạc, tương đương 2,2 tỉ USD.
London là nơi cất giữ nhiều bạc nhất trên thế giới, điều này không phải vì Chính phủ Anh sử dụng đồng tiền được sản xuất từ bạc mà chính là nhờNgân hàng JPMorgan dự trữ 4,4 triệu kg bạc cho Barclays (1 trong 3 ngân hàng lớn nhất nước Anh) để bảo đảm cho nguồn tiền giao dịch điện tử của Ngân hàng Đầu tư IShares.
Ngân hàng JPMorgan.
Barclays
London cũng chính là thủ đô của thế giới về kim cương . Công ty De Beers, nắm giữ 40% thị phần kim cương trên toàn thế giới, hiện đang đóng đô tại thủ đô xứ sở sương mù.
Tuy nhiên, thành phố này giờ đã mất danh hiệu trên vì De Beers và Chính phủ Botswana đã hợp tác để xây dựng tại đất nước này một nhà máy khai thác và chế tác kim cương sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới với số vốn 80 triệu USD và nhà máy này được đưa vào sử dụng hồi tháng 3-2008. Và đây sẽ là thủ đô mới của thế giới về kim cương.
Khác với các kim loại quí khác, platine (platinum, bạch kim) thực tế lại được dự trữ dưới các mỏ chứa trước khi chúng được khai thác (và các mỏ platine phần lớn ở Nam Phi).
Platine, có giá hơn 38 USD/gr, là nhu cầu lớn của các nhà sản xuất màn hình phẳng, iPod và các thiết bị điện tử gia dụng khác. Tại châu Âu, kim loại này được sử dụng trong nhiên liệu diesel. Trên thế giới, kim loại này không được dự trữ giống như vàng hay bạc. Duy chỉ có sàn giao dịch Comex New York dự trữ 158kg kim loại này, tương đương 8,9 triệu USD.
Colombia thống trị thị trườngngọc lục bảo(emerald)thế giới và chính Victor Carranza là ông vua của thị trường đá quý này tại Colombia. Victor trở nên nổi tiếng nhờ ngăn chặn được các tập đoàn buôn lậu ma túy chiếm các mỏ ngọc lục bảo trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, năm 1998 người này bị bắt vì tội tổ chức giết người và được ra tù năm 2002.
Gần 90% lượng hồng ngọc (ruby) của thế giới bắt nguồn từ Myanmar. Chính điều này đang khiến đất nước Đông Nam Á này trở thành mục tiêu của những cuộc tranh giành ảnh hưởng.
Năm ngoái, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi tẩy chay các vụ bán đấu giá hồng ngọc dưới dạng thô của Chính phủ Myanmar. Đệ nhất phu nhân Mỹ hồi đó là Laura Bush còn tuyên bố rằng việc mua các loại đá quý hiếm đồng nghĩa với việc ủng hộ cho một số thành phần biến chất trong Chính phủ Myanmar làm giàu bất chính. Sau khi được khai thác, phần lớn hồng ngọc được chuyển sang Chataburi, Thái Lan, để chế tác.
Cũng như hồng ngọc tại Myanmar,
đá saphir(sapphire, ngọc bích) sau khi được khai thác tại Sri Lanka và Madagascar cũng được đưa sang Thái Lan, và hiện ngày càng được đưa nhiều sang Hồng Công để tinh chế.
Tuy nhiên, có một thứ kim loại có giá trị hơn bất cứ thứ kim loại hay đá quý gì trên thế giới này, đó chính là plutonium. Nhà máy Pantex của Bộ Năng lượng Mỹ tại Amarillo, bang Texas, có 6.000 giếng plutonium.
Bạn không thể mua chúng, nhưng nếu bạn được phép mua, bạn phải bỏ ra 10.000 USD để có được 28 gr. Và giống như câu quảng cáo của một loại thẻ tín dụng: kim loại này không có
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Sep/2010 lúc 7:51pm
Một bài viết thậy hay.
Có thể tạo ảnh hưởng lên nhiều lãnh vực của môt và nhiều quốc gia.
mk tạm đem vào mục"Hệ thống tiền tệ-Ngân hàng-Kinh tế" này.
mk
Đâu Là Chỗ Thực Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ? PhoNang 2010/09/09
(Đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)
Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc.
Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?
Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."
Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!
Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.
Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.
Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.
Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.
Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.
Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.
Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines , Indonesia , lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia "dân chủ" bao vây là hiệu ứng dài hạn.
Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn:
Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?
Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.
Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.
Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.
Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.
Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 10/Sep/2010 lúc 9:42pm
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Sep/2010 lúc 6:24pm
Thụy Sĩ thông qua luật tịch thu tài sản bất chính của các nhà độc tài
Thứ Hai, 13 tháng 9 2010
Hình: Creative Commons - Baikonur
Trước đây có nhiều trường hợp các ngân hàng Thụy Sĩ buộc phải trả lại tài sản cho thân nhân của các nhà độc tài
Hạ Viện của Thụy Sĩ hôm thứ Hai phê chuẩn luật để tạo thuận lợi cho việc tịch thu các tài sản bất chính của các nhà độc tài ký thác tại các ngân hàng Thụy Sĩ.
Hãng tin SDA của nước này nói rằng luật đã được Hạ Viện biểu quyết với 114 phiếu thuận và 49 phiếu chống. Thượng Viện đã biểu quyết thuận trước đây trong năm.
Mục đích của luật là không cho tài sản loại này rơi vào tay những người phạm pháp. Trước đây có nhiều trường hợp các ngân hàng Thụy Sĩ buộc phải trả lại tài sản cho thân nhân của các nhà độc tài thay vì trả cho quốc gia mà nhà độc tài đã đánh cắp.
Chiếu luật mới, chính phủ Thụy Sĩ có thể giữ lại số tài sản này trong vòng 10 năm, trước khi tiến hành các thủ tục tịch thu.
Luật mới cũng qui định tài sản trả lại cho quốc gia gốc phải được sử dụng để cải tiến cuộc sống người dân quốc gia đó, củng cố hệ thống pháp luật, và chống tội phạm.
Theo trông đợi, Haiti là nước sẽ được hưởng lợi từ luật này. Gần 6 triệu đôla của nhà độc tài Jean-Claude "Baby Doc" Duvalier tại ngân hàng Thụy Sĩ đã bị chận lại kể từ khi ông này bị lật đổ vào năm 1986.
- http://thoitrangsieure.com/ - thoi trang gia re |
http://muathoitrang.info/ - mua sam thoi trang |
http://yeudienthoai.com/ - dien thoai lg | http://vieclamtot.com/ - viec
lam them | http://vieclamtotnhat.com/ - viec lam them |
http://tuyendunghieuqua.com/ - tuyen dung viec lam
-------------
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Sep/2010 lúc 6:48pm
VN vẫn còn là một nước nông nghiêp.
Điều kiên sản xuất (và trình độ nhận thức của nông dân) còn lạc hậu so với các nước phát triển, kể cả so sánh với các nước trong khu vực.
VN cũng là một nước chịu nhiều thiên tai / năm . Trồng trọt, chăn nuôi ,..., qua một đêm trở nên... trắng tay là chuyện... thường tình !.
Đề tài Bảo Hiểm Nông nghiệp sẽ 'hồi sinh' có lẽ mang đến cho Nông Dân ít nhiều niềm hy vọng.
Nhưng....
Liệu triển khai có..."xuôi chèo mát mái " ?!
mk
Chủ nhật, 19/09/2010, 15:59
Bảo hiểm nông nghiệp sẽ “hồi sinh”
Theo dự thảo, hộ nông dân nghèo, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp được nhà nước hỗ trợ 90%-100% phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm nông nghiệp.
Bộ Tài chính vừa hoàn tất dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013. Nếu được ban hành, dự thảo này sẽ giúp “hồi sinh” loại hình bảo hiểm nông nghiệp vốn sống lay lắt thời gian qua.
Trợ sức cho nông dân
Theo dự thảo, hộ nông dân nghèo, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp được nhà nước hỗ trợ 90%-100% phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm nông nghiệp. Như vậy, nông dân nghèo chỉ đóng 10% phí bảo hiểm, thậm chí còn không phải đóng phí này. Hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo cũng được hỗ trợ 60%-70% phí bảo hiểm. Doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hiệp hội, trang trại, hộ gia đình tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% phí bảo hiểm.
Việc thí điểm này chỉ áp dụng đối với cây lúa ở Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp; trâu bò cày, trâu bò thịt, heo thịt, gia cầm thịt tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội; cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Khi gặp rủi ro mà lúa, gia súc, gia cầm, thủy sản chết, mất mùa thì người dân sẽ được bảo hiểm chi trả. Rủi ro gồm có “bão, lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá... và dịch bệnh như dịch cúm đối với gia cầm; dịch tai xanh đối với heo; bệnh lở mồm, long móng đối với gia súc; bệnh thủy sản đối với tôm, cá tra; dịch rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá đối với cây lúa”.
DN, hợp tác xã, hiệp hội, trang trại, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện mà chương trình thí điểm đặt ra thì mới được tham gia và được hỗ trợ. Trong đó có điều kiện về ao nuôi, đầm nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch đã được địa phương phê duyệt; quy trình nuôi cũng phải đáp ứng theo tiêu chuẩn ngành; không dùng thuốc, hóa sinh bị cấm sử dụng…
Khó xác định mức phí, thiệt hại
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho biết một số khó khăn của DN kinh doanh loại bảo hiểm này.
Một là do đặc thù của ngành nông nghiệp, thiệt hại phụ thuộc vào nguyên nhân khách quan như bão, lũ, dịch bệnh. Vì vậy, hễ xảy ra thiệt hại thì rất lớn, phải chi trả bảo hiểm rất nhiều, có thể khiến DN bảo hiểm phá sản. Ngoài ra, đối tượng được bảo hiểm là các cơ thể sống (lúa sống, súc vật sống, cá sống...), rất nhạy cảm với thời tiết, khí hậu. Giá rét một tí là chết hàng loạt, sâu rầy một trận cũng chết hàng loạt, rồi còn cả chuyện đánh cắn nhau trong chuồng. Đặc biệt, nó còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc của nông dân. Chăm kỹ thì gia súc mạnh khỏe, đề kháng cao, chống dịch bệnh tốt. Mua phân bón giả, thuốc trừ sâu giả… cũng khiến cây không qua nổi dịch bệnh. Thế nhưng công ty bảo hiểm làm sao xác minh được những nguyên nhân này. Không chứng minh được lỗi của nông dân trong đó thì không thể từ chối chi trả bảo hiểm. Muốn xác minh thì cũng được nhưng phải tăng thêm người theo dõi, quản lý, thế là tăng chi phí. Đã tăng chi phí thì lại phải tăng phí bảo hiểm, nông dân lại không thèm mua bảo hiểm!
Ngoài ra, vấn đề phí bảo hiểm cũng chưa thể tính được. Với bảo hiểm xe máy chẳng hạn, đã có số liệu thống kê có bao nhiêu xe trên cả nước, tỉ lệ tai nạn giao thông hằng năm là bao nhiêu, có bao nhiêu xe hư hỏng… Từ các thống kê này có thể tính ra mức phí bảo hiểm. Tuy nhiên, rất khó tính phí bảo hiểm nông nghiệp. Nếu phí thấp nông dân mới tham gia mua bảo hiểm nhưng DN sợ phá sản, tính phí cao thì nông dân lại không muốn mua.
Do đó, theo ông Lộc, nếu thực hiện được đề án thí điểm hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp mua bảo hiểm thì có thể lấy số đông người mua bù cho số ít thiệt hại thì DN mới có thể kinh doanh được.
Cần tìm được đơn vị nước ngoài nhận tái bảo hiểm
Một nguồn tin cho biết điểm quan trọng để có thể triển khai chương trình này là phải tìm được công ty bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm. Việt Nam là một trong 10 nước có nguy cơ bị ảnh hưởng cao bởi biến đổi khí hậu, do đó phí bảo hiểm thấp thì không DN nào muốn nhận tái bảo hiểm cho chúng ta. Nếu trả phí tái bảo hiểm cao dẫn đến phải thu phí từ nông dân cao thì cũng sẽ khó thực hiện chương trình.
http://vn.news.yahoo.com/tno/20100918/img/pwl-the-gioi-se-dien-ra-die-009d0b4fe51f0.html"> Thế giới sẽ diễn ra điều gì trong 10 năm tới?
(TNTS) Tạp chí danh tiếng Forbes, Mỹ, vừa đưa ra những dự đoán về những đổi thay trong thập niên 2010. Đây là những dự đoán thú vị và có thể gây tranh cãi.
Chủ nghĩa vị lai ưu tiên những người dũng cảm: Hãy nhìn xa hơn vài thập kỷ, như nhà văn George Orwell đã làm trong cuốn tiểu thuyết 1984 (được xuất bản lần đầu vào năm 1949). Hay Arthur C.Clarke với tiểu thuyết 2001 (xuất bản lần đầu năm 1968). Vì bối cảnh là tương lai nên các nhà phê bình sẽ “tha thứ” cho những sai sót của bạn. Forbes tiến hành một thử nghiệm với những tiêu chuẩn khó hơn: Dự đoán một tương lai ngay trong tầm tay. “Tầm nhìn” của Forbes dựa trên các dữ liệu thật và sự kiện, tuy họ có thêm vào một vài ý tưởng từ những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.
Độc giả có thể vào trang Forbes.com/2020 để bình luận và bình chọn cho sự kiện mà họ cho rằng có khả năng xảy ra nhất. Như Malcom Forbes đã nói: “Đúng một nửa thời gian còn hơn lúc nào cũng đúng”.
2011
Tài chính/Kinh tế: Bernie Madoff bị phát hiện treo cổ trong nhà giam. Những người canh ngục sẽ không loại trừ khả năng Madoff bị giết hại.
Xã hội/Môi trường: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc - Ban Ki Moon, đến bệnh viện Cairo, Ai Cập, để đón chào sự ra đời của đứa trẻ thứ 7 tỉ của thế giới, đồng thời tuyên bố dự án Bình đẳng giới của thập niên.
Công nghệ: Các nhà khoa học Nga phát hiện mạng do thám khổng lồ của Mỹ/Israel.
Công nghệ: Xe hơi bay của hãng máy bay Terrafugia được rao bán với giá 200.000 USD.
2012
Chính trị: Nhóm nổi dậy Hồi giáo Al Shabab lên nắm quyền ở Somalia, áp đặt luật Sharia (một bộ luật thiêng của đạo Hồi), tiếp quản hoạt động cướp biển ở vịnh Aden.
Năng lượng: Giá dầu tăng vọt sau khi Israel tấn công những cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Iran Ahamdinejad đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz.
Tài chính/Kinh tế: IPO của Facebook đạt 40 tỉ USD. Giá trị tài sản của nhà sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg, sẽ là 10 tỉ USD.
Xã hội/Môi trường: Người bị cụt chân đầu tiên được phép tham gia thi chạy 400 mét tại Thế vận hội mùa hè London và về thứ tư.
Công nghệ: Bộ Tư pháp Mỹ điều tra vụ Apple độc quyền thị trường máy vi tính cảm ứng.
Sức khỏe: Bệnh lao kháng mọi loại thuốc, mang tính lây nhiễm được phát hiện ở trẻ em ở Mexico City, sau đó lan sang Texas, Guatemala, Brazil. Biên giới Mỹ - Mexico bị đóng.
2013
Tài chính/Kinh tế: Chỉ số Down Jones mất 4.000 điểm trong vài phút, gây nên vụ Flash Crash lần thứ 3. Quốc hội Mỹ ra lệnh cấm buôn bán cường độ cao.
Sức khỏe: Tổ chức bảo hiểm y tế Blue Cross Blue Shield trở thành nhà bảo hiểm đầu tiên hoàn tiền cho việc xác định trình tự ADN.
2014
Chính trị: Khủng hoảng tên lửa ở Khartoum: Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo tầm xa ở Sudan, được Đội quân giải phóng nhân dân bảo vệ.
Tài chính/Kinh tế: Ông vua hàng hóa của Ấn Độ - Mukesh Ambani, đứng đầu danh sách Những người giàu nhất của Forbes với 62 tỉ USD. Cựu số một Carlos Slim bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng chính trị, tài chính ở Mexico.
Xã hội/Môi trường: Cá ngừ vây xanh tuyệt chủng. Tập đoàn Mitsubishi bán cá ngừ dự trữ đông lạnh với giá cao gấp 10 lần.
Công nghệ: Lực lượng hải quân triển khai hàng chục ngàn áo giáp HULC3 cho binh lính ở Afghanistan. Bộ áo giáp của Công ty vũ khí Lockheed Martin tăng cường độ bền và sức chịu đựng.
Sức khỏe: Pfizer - hãng dược lớn nhất thế giới, chia thành 5 công ty nhỏ hơn.
2015
Năng lượng: Đức - Algeria đi tiên phong với dự án Desertec trị giá 500 tỉ USD nhằm lắp đặt hệ thống thu ánh sáng để sản xuất năng lượng mặt trời ở vùng sa mạc, được tiến hành ở Bắc Phi.
Xã hội/Môi trường: Bangladesh yêu cầu khoản vay 8 tỉ USD từ Ngân hàng Thế giới để rửa mặn nước do nước biển dâng làm ô nhiễm nguồn nước sạch.
Sức khỏe: Vận động viên bóng rổ tự do Lebron James trở về đội Cleveland Cavaliers.
2016
Chính trị: Lần đầu tiên bầu cử Tổng thống Mỹ áp dụng phương pháp bầu qua mạng, chiếm 7% số phiếu. Các cáo buộc gian lận lan rộng.
Chính trị: New York bầu Chelsea Clinton vào Thượng viện Mỹ. Chelsea trở thành người đầu tiên giữ chức này khi mang thai.
Năng lượng: Lò phản ứng hạt nhân mới của Mỹ ở Georgia đi vào hoạt động, lần đầu tiên sau tai nạn hạt nhân Three Mile Island vào năm 1979. Ngành công nghiệp tung hô “phục hưng hạt nhân”.
Xã hội/Môi trường: Thịt không qua giết mổ - được phát triển trong phòng thí nghiệm - bày bán với giá 10 USD/pound (gần bằng 0,5 kg), có vị như thịt gà.
Công nghệ: Trang trại ảo đầu tiên của Mỹ mở cửa ở bang South Carolina. Công nhân lương thấp làm những việc như bảo vệ, thu hoạch vàng trong các trò chơi trực tuyến.
2017
Năng lượng: Giá của ethanol làm từ cỏ switchgr*** rẻ hơn xăng, không cần đến cả trợ giá của chính phủ.
Tài chính/Kinh tế: Số tiền đóng góp cho Đại học Harvard tăng gấp đôi trong vòng 7 năm, lên đến 50 tỉ USD. Học phí được miễn nhằm thu hút sinh viên hàng đầu từ Trung Quốc.
Sức khỏe: Hai phụ nữ Úc thụ tinh đứa trẻ đầu tiên mà không cần người đàn ông. Họ dùng tinh trùng nhân tạo nuôi cấy từ tế bào gốc của một trong hai người phụ nữ.
2018
Chính trị: Binh đoàn cuối cùng rời khỏi Afghanistan. Cuộc chiến trên bộ dài nhất trong lịch sử nước Mỹ chính thức chấm dứt. Taliban và Mỹ tuyên bố chiến thắng.
Tài chính/Kinh tế: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cuối cùng cũng dưới 7%.
Công nghệ: Tàu nhanh nhất thế giới đi từ Bắc Kinh đến Paris, phá vỡ kỷ lục 483 km/giờ.
2019
Năng lượng: Những thí nghiệm phản ứng tổng hợp hạt nhân với quy mô lớn được bắt đầu tại Pháp, gợi nên hy vọng mới về nguồn năng lượng sạch vô tận.
Xã hội/Môi trường: Trung Quốc - đối mặt với tình trạng thiếu phụ nữ trầm trọng - hợp thức hóa hôn nhân đồng tính.
Công nghệ: Steve Jobs nghỉ hưu, hứa sẽ tặng 50 tỉ USD cho quỹ từ thiện Gates Foundation. Jonathan Ive trở thành CEO mới của Apple.
Sức khỏe: Tuổi thọ trung bình của người Mỹ giảm lần đầu tiên sau một thế kỷ. Các bác sĩ đổ lỗi cho tỷ lệ béo phì 55%.
2020
Chính trị: Những người đạo Hồi rời bỏ quốc đảo Maldives đang chìm để đến Sri Lanka, gây nên bạo động tôn giáo. Các đội quân Liên Hiệp Quốc được huy động. Tổ chức môi trường phi chính phủ Greenpeace tuyên bố sự khởi đầu của “chiến tranh khí hậu”.
Tài chính/Kinh tế: Doanh số của chuỗi bách hóa Wal-Mart vượt mức 1 nghìn tỉ USD, cho thấy sự bành trướng thành công của Ấn Độ và Brazil. Lúc này Wal-Mart có 5 triệu nhân viên trên toàn cầu.
Công nghệ: Tàu không gian tư nhân đầu tiên đưa 6 người đàn ông và 2 người phụ nữ lên mặt trăng. Hãng Virgin Galatic bán vé với giá 200 triệu USD/vé.
Sức khỏe: FDA (Cục Quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ) đồng ý sử dụng robot thông minh trong phẫu thuật loại bỏ khối u. Tỷ lệ chữa khỏi tăng 20% trong một số trường hợp.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Oct/2010 lúc 8:55pm
10 Nước Tạo Ra Nguy Cơ Lớn Nhất cho Trung Quốc
30/09/2010
Dịch giả: La Khắc Hoàn Nguồn: “ http://www.inoforum.ru/inostrannaya_pressa/10_stran_predstavlyayuwih_naibolshuyu_ugrozu_dlya_kitaya/ - Inoфорум”
LTS:Chúng tôi giới thiệu nội dung một bài viết trên http://www.cnfol.com/ - http://www.cnfol.com, một trang Web của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở tỉnh Phúc Kiến, được nhiều hãng truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc bảo trợ. Trích dịch từ bản được lưu giữ trong Blog cá nhân là một dịch giả người Nga.
SỐ 10: PHILIPPINE:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 4 điểm
- Tổng điểm: 5,5 điểm
- Bằng chứng: Người Mỹ đã giải phóng Philippine. Hiện nay Philippine là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở Đông – Nam châu Á. Ngoài ra, Philippine chưa bao giờ từ bỏ ý đồ giành lại các hòn đảo phía Nam của Trung Hoa, họ liên tục chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Súng đạn của Philippine thường xuyên bắn vào ngư dân Trung Quốc, cờ của Philippines lúc nào cũng bay phấp phới trên lãnh thổ Trung Hoa. Philippine là đất nước mà trung Hoa chưa bao giờ dám coi thường. Những đảo Trường Sa hay Hoàng Sa là một quần đảo nằm ở phía tây – nam của Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là “Biển Đông”), gồm hàng 100 đảo nhỏ, bãi san hô, đá ngầm, tổng diện tích của chúng không dưới 5km2. Diện tích chung của toàn khu vực lên tới trên 400 nghìn km2, điểm trung tâm của khu vực này cách các đảo Palawan và Kalimantan 400 km, cách bờ biển Việt Nam 500 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1000km. Lãnh thổ của các đảo này này lúc nào cũng là đối tượng tranh chấp trực tiếp của 6 quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Malaisia, Philippine và Brunei
SỐ 9: INDONESIA:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 5 điểm
- Tổng điểm: 6 điểm
- Bằng chứng: Mỗi khi nhớ lại cuộc nổi loạn của người Trung Quốc (vào những năm 60 của thế kỷ XX, dưới khẩu hiệu đấu tranh chống c ác phần từ cực đoan đỏ, ở Indonesia đã diễn ra nạn diệt chủng với Hoa kiều, để phản đối, người Trung Hoa đã tổ chức những cuộc xuống đường mang tính đại chúng rất rầm rộ và họ từng bị đàn áp một cách dã man.- Chú thích của dịch giả người Nga), bao giờ người ta cũng nghĩ tới cảnh các cửa hàng Trung Quốc bị dân Indonesia cướt bóc, những phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng hiếp, những người họ hàng Trung Hoa bị đánh đập giống như súc vật trong lò mổ. Tất nhiên chính phủ Trung Quốc không thể bày tỏ công khai những gì sục sôi trong tình cảm của người dân. Indonesia là đất nước đông dân nhất vùng Đông – Nam châu Á (thống kê dân số đến năm 2008, Indonesia có trên 235 triệu người), phạm vi ảnh hưởng của Indonesia vô cùng rộng lớn và đại đa số dân cư ở đây đều không có thiện cảm với người Trung Hoa, nhưng đất nước này lại chưa được văn minh hoá đến cùng, và đây chính là nguyên nhân tạo ra nguy cơ lớn đối với Trung Quốc ở Đông – Nam châu Á.
SỐ 8: AUSTRALIA:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 6 điểm
- Tổng điểm: 6,5 điểm
- Bằng chứng: Australia là đại bản doanh phương Nam – cơ quan đầu não của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bìng Dương (ATP). Australia ở phía Nam, Nhật Bản ở phía Bắc làm thành đường vòng cung kẹp chặt Trung Quốc vào giữa. Nước này là đồng minh trung thành của Mỹ, sẵn sàng chia sẻ các giá trị Mỹ và nhân loại. Sự tồn tại của Australia là trở ngại lớn cho sự phát triển của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng cho phép Australia can dự nhiều hơn vào những công việc xa lạ, mà tình huống ở Đông Timor là ví dụ tiêu biểu. Đông Timor (Timor – Leste) là quốc gia thuộc Đông – Nam châu Á, bao gồm nửa phía đông của đảo Timor, những đảo lân cận của Atauro, Jaco và Oecussi – Ambeno, cùng một phần nằm ở tây bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Những va chạm bắt đầu xẩy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 2006 giữa những cựu binh phục vụ trong quân đội với lực lượng cảnh sát, về sau ngày càng trở nên căng thẳng, rồi dẫn tới những vụ nổ súng khắp nơi, làm sụp đổ cả chính quyền, cơ quan an ninh, gây nên tình trạng tội phạm và bạo loạn tràn lan. Nhờ có lực lượng gìn giữ hoà bình từ Australia, New Zealand, Malaisia, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác, trật tự mới được vãn hồi, nhưng tình hình Đông Timor cho đến nay vẫn luôn luôn căng thẳng.
SỐ 7:VIỆT NAM:
- Nguy c ơ: 8 điểm
- Thực lực: 5 điểm
- Tổng điểm: 6,5 điểm
- Bằng chứng: Tuy có 1000 năm Bắc thuộc bị Trung Hoa đô hộ và hàng 100 năm nay vẫn tiếp tục làm chư hầu của Trung Quốc, được Trung Quốc bảo trợ, nhưng Việt Nam lúc nào cũng nhìn đất nước này qua rãnh ngắm của điểm xạ kích. Tóm lại, Việt Nam nhận vũ khí, lương thực, thực phẩm do Trung Quốc trợ giúp, nhưng khi Trung Quốc trở mặt, lương thực ấy, vũ khí ấy được sử dụng để đánh lại người lính Trung Quốc. Việt Nam hiện chiếm giữ quá nửa quần đảo Trường Sa. Những tranh chấp về chủ quyền trên Vịnh Bắc bộ khiến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng. Dọc biên giới đường bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng chưa có lúc nào được bình yên.
SỐ 6: NAM TRIỀU TIÊN:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 7 điểm
- Tổng điểm: 7 điểm
- Bằng chứng: Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) chỉ mới có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong vòng 10 năm nay. Đây là đất nước có nền kinh tế phát triển, có trình độ văn hoá cao và thường xuyên xung đột với Trung Hoa. Có thời Nam Triều Tiên bị Trung Quốc xâm lược, trở thành một phần của Trung Quốc, có thời hoà hiếu với Trung Quốc. Rất may là Trung Quốc giữ được Bắc Triều Tiên ở vị trí đối kháng với Nam Triều Tiên, và Nam Triều Tiên cũng chưa có đủ thực lực để chống lại Trung Quốc. Nhưng là đồng minh thân cận của Mỹ, chẳng hiểu Hàn Quốc đang trù định, ấp ủ những kế hoạch gì trong mối quan hệ với Trung Quốc. Và nếu bán đảo triều Tiên thống nhất, thì sự thống nhất ấy liệu sẽ phương hại cho Trung Quốc như thế nào. Liệu Nam Triều Tiên có tấn công Trung Quốc hay không và họ sẽ tấn công như thế nào?
SỐ 5:ẤN ĐỘ:
- Nguy cơ: 9 điểm
- Thực lực: 7 điểm
- Tổng điểm: 8 điểm
- Bằng chứng: Từ khi chế tạo được vũ khí hạt nân, Ấn Độ có tham vọng trở thành một cường quốc. Cho đến nay, nước này vẫn thèm thuồng nhòm ngó vùng Tây Tạng và vẫn tiếp tục chiếm đóng một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đồng thời, Ấn Độ còn muốn giành giật vai trò quan trọng của một cường quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa và có ý đồ chia cắt vùng biển thuộc lãnh thổ của nước láng giềng thành nhiều phần nhỏ. Trước một cường quốc hạt nhân, một Ấn Độ tham lam 100%, liệu Trung Quốc có cần đề phòng?
SỐ 4: MỸ:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Sức mạnh thực tế: 10 điểm
- Tổng điểm: 8,5 điểm
- Bằng chứng: Mỹ đích thị là một cường quốc đứng cao hơn tất cả các nước còn lại, là “anh cả của phe tư bản” (tương đương với danh hiệu “anh cả Liên Xô” trước kia trong phe xã hội chủ nghĩa), là “sen đầm quốc tế” có tham vọng quay lại “thời hoàng kim xưa kia”. Mỹ đối nghịch với Trung Quốc. Mỹ có hệ thống xã hội dân chủ hoàn thiện nhất thế giới, có quân đội hùng mạnh và một nền kinh tế phát triển nhất thế giới, là quốc gia thống trị toàn cầu. Vấn đề Đài Loan vốn đã là vấn đề thường xuyên gây ra mối bất hoà giữa Mỹ và Trung Quốc, lại thêm sự níu kéo của các lợi ích kinh tế, quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên phức tạp. Câu thần chú quen thuộc của Mỹ với Trung Quốc: “vừa chơi, vừa kìm hãm”. Đối diện với “hoàng đế – bá quyền”, Trung Quốc phải lựa chọn cách ứng xử thế nào?
SỐ 3: NGA:
- Nguy cơ: 10 điểm
- Sức mạnh thực tế: 8 điểm
- Tổng điểm: 9 điểm
- Bằng chứng: Xưa kia, Trung Hoa là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. . Nhưng một nước vô liêm sỉ khác đã chiếm đoạt của Trung Quốc những vùng lãnh thổ rộng lớn. Cái nước vô liêm sỉ ấy chính là Nga. Người ta chẳng coi nền kinh tế của Nga ra gì. Nhưng đó là lại đất nước có lực lượng vũ trang quân sự hùng hậu mà không một ai dám coi thường. Nga khi thì xích lại gần Trung Quốc, lúc lại bỏ lơi Trung Hoa để bắt tay với châu Âu và Mỹ. Điều đó chứng tỏ, trong bất kỳ tình huống nào, Nga cũng muốn tìm cho mình phần lợi ích tối đa. Nga là đất nước đáng sợ nhất. Liệu Nga rồi sẽ cất cánh bay cao hay bị suy thoái? Liệu còn bao nhiêu thứ mâu thuẫn, xung đột vẫn còn giữ nguyên vẹn dọc theo tuyến biên giới dài vô tận giữa Nga và Trung Quốc?
SỐ 2: NHẬT BẢN:
- Nguy cơ: 10 điểm
- Sức mạnh thực tế: 9 điểm
- Tổng điểm: 9,5 điểm
- Bằng chứng:Trung Quốc và Nhật Bản là những quốc gia mà ở đó, sự thù nghich và tình hữu nghị lúc nào cũng bện kết vào nhau, những quốc gia từng bao đời khinh miệt lẫn nhau. Đó là những quốc gia có thứ văn tự rất giống nhau, mỗi khi nghĩ về nhau, người ta đồng thời vừa thấy hân hoan, lại vừa thấy lộn mửa. Nền kinh tế của Nhật Bản rất phát triển, sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẵn sàng ứng phó với tất cả. Trong một quãng thời gian cực ngắn, Nhật hoàn toàn dư sức chế tạo ra vũ khí hạt nhân! Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, bí mật vũ khí nguyên tử của Mỹ bị đánh cắp, mọi người ở thế hệ ấy đều nghĩ, thủ phạm vụ trộm cắp này không phải là Liên Xô, mà là người Nhật, nhưng Mỹ chưa bao giờ dám trách cứ, hay than phiền người Nhật về vụ ấy. Hiện nay Nhật Bản có vũ khí hạt nhân hay không? Đó là cả một vấn đề lớn. Liệu kinh tế có thể trở thành mắt xích bện kết Trung Quốc với Nhật Bản hay không và cần phải giải quyết vấn đề về sự thù hận giữa hai dân tộc thế nào?
Hàng nghìn năm nay, người Nhật là bầy sói nhìn Trung Quốc một cách thèm thuồng, không ngừng la hét phải xâm lược và tiêu diệt dân Trung Hoa, dời thủ đô về Bắc Kinh, chinh phục châu Á, ước mơ xây dựng một “khu Đông Á thịnh vượng”. Thời chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản ra sức tuyên truyền khẩu hiệu “Châu Á của người châu Á” và tuyên bố sẽ giải phóng các dân tộc châu Á thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thuộc địa chấu Âu, trước hết là của Anh và Pháp. Nhưng cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thuộc địa phương Tây luôn luôn gắn liền với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vô cùng tàn độc của chính người Nhật. Vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937 và cũng như việc tập trung phụ nữ của các nước lệ thuộc Nhật để thành lập cái gọi là “những tiểu đoàn thư giãn” (“confort bataillon”) là ví dụ tiêu biểu.
SỐ 1: TRUNG QUỐC:
- Nguy cơ: 10 điểm
- Sức mạnh thực tế: 10 điểm
- Tổng điểm: 10 điểm
- Bằng chứng: Trung Quốc bị ai đánh bại trong hai cuộc chiến tranh nha phiến (hai cuộc chiến tranh do Anh và Pháp châm ngòi chống lại đế quốc Trung Hoa, cuộc thứ nhất: 1840 – 1842, cuộc thứ hai: 1856 – 1860)? Người Anh chăng? Hay Trung Quốc tự làm cho mình thất bại? Trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật 1894 – 1895, chẳng phải Trung Quốc đã đả bại chính mình hay sao? Nào, người Nhật hay người Trung Quốc? Vì sao trong thời kỳ chiến tranh, Nhật có thể chiếm một vùng lãnh thổ rộng cả đất đai của Trung Quốc? Lịch sử chứng tỏ, Trung Quốc bao giờ cũng là kẻ thù của chính mình! Hành động điên khùng của những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc – ly khai, vị trí của Ban – Thiền Đạt Lai Lạt Ma. Thêm vào đó là vấn đề eo biển Đài Loan, những tư tưởng được tuyên truyền, nhồi sọ cho dân chúng từ các đời Tổng thống Tưởng Giới Thạch, Lý Đăng Huy, Trần Thuỷ Biển. Ở Đài Loan vẫn còn nhiền phần tử ly khai muốn dựng một bức trường thành ngăn cách con cháu với đất mẹ đại lục.
Bọn tham nhũng và quan chức biển thủ công quỹ ngày càng ngông cuồng, những khối tài sản khổng lồ của quốc gia bị ăn cắp, ăn cướp trắng trợn, nạn mua bán quan chức ở cả những vị trí chóp bu, những hành vi đồi bại của lũ người ấy, tiền của chiếm đoạt của nhân dân được chuyển ra nước ngoài với khối lượng khổng lồ vượt quá sức tưởng tượng của con người. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong vòng 20 năm, từ khi thực hiện chính sách “mở cửa” vào năm 1984 cho đến nay đã có trên 6000 quan chức cao cấp và đại diện của chính quyền ăn cắp, tham ô công quỹ, tài sản của nhân dân và đất nước hơn 1 nghìn 400 tỉ nhân dân tệ (gần 200 tỉ đô la). Số tài sản ấy được “tư nhân hoá”, rồi được bí mật chuyển ra nước ngoài, sau đó, người chạy theo của, và đến bây giờ thì lũ trộm cắp ấy sống như vua chúa ở các nước Âu -Mỹ, tự xem mình là những bậc anh hùng. Ngoài ra, người ta còn được biết, có tới 7000 quan chức bình thường và 26000 nhân vật giàu có đã chuyển ra nước ngoài hơn 3 nghìn 400 tỉ nhân dân tệ (gần 500 tỉ đô la) và sau đó ra nước ngoài sống. Ngay trong nước, hiện nay vẫn có rất nhiều kẻ tham nhũng chưa bị phát hiện, vẫn sống tự do, thậm chí đang giữ chức vụ rất cao trong guồng máy quan chức nhà nước. Có cả một thế hệ tham nhũng mới đang “kế tục” lớp người tham nhũng trước kia tiếp tục bòn rút tài sản quốc gia, chuyển ra nước ngoài những khoản tiền khổng lồ, mà tổ chức chính trị – hành chính của Trung Quốc thì không có đủ sức mạnh để trừng trị bọn chúng, nên nhân dân Trung Quốc càng ngày càng mất niềm tin vào các cơ quan công quyền và các đại diện của đảng cộng sản Trung Hoa.
Trong xã hội Trung Quốc đang diễn ra sự chia rẽ theo ba tuyến. Sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, sự phân chia thành hai giai cấp rõ rệt, tội phạm hoành hành, kinh doanh điêu trá, cờ bạc, nghiện hút, công nhân thất nghiệp, vấn đề tổ chức lao động, nạn đĩ điếm mại dâm, khủng hoảng tài chính, nhiều vùng lãnh thổ vẫn nghèo túng và lạc hậu đến mức dân chẳng đủ ăn như trước kia. Trên khắp đất nước, ở mọi lĩnh vực, chỗ nào cũng nhung nhúc lũ “bất tài” hôi tanh đến tởm lợm, người tài đức bị lừa bịp, ma quỷ hiện hình nơi “đường ngang ngõ tắt” của bọn mafia, chúng thống trị cả một “thế lực đen” và lũ lưu manh rất hùng hậu. Trên khắp cả nước, chỗ nào cũng thấy lấp lánh ảnh hưởng của công chức, của tư bản thương mại, ai cũng nhìn thấy hiện tượng móc ngoặc giữa quan chức, lưu manh và công an, cảnh sát.Trong việc tuyển lựa công chức, chỗ nào cũng lúc nhúc “con cháu các cụ”, cảnh mua bán, đút lót diễn ra công khai. Đâu đâu cũng có chuyện bợ đỡ, nịnh hót, sự lường gạt, lừa bịp nhằm len lỏi vào hệ thống công quyền ngày càng trắng trợn, dữ dội. Trên khắp nước Trung Hoa, trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực hoạt động giờ chỉ có “cán bộ – con nghiện”, “cán bộ – kẻ cắp”, “cán bộ – bị cuồng vì thành tích”, “cán bộ – tầm thường”, “cán bộ – mua bán đất nước mình” và những kẻ bội tín phản phúc. Chúng đi thành hàng hàng lớp lớp, thành “đội gián điệp thứ năm tuyệt hảo” để các quốc gia thù địch sai bảo.
Tương lai của Trung Quốc là thế nào? Hãy ngắm lại mình trước khi nhìn người khác. Lịch sử đã chứng minh, nếu có ai đó đánh bại Trung Hoa, kẻ đó chỉ có thể là người Trung Quốc.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Oct/2010 lúc 6:36pm
Thứ ba, ngày 05 tháng 10 năm 2010 | 06:32 (GMT+7)
Tăng lương công chức lên 400 - 500 USD/tháng?
Tác giả: Lê Nhung
Bài đã được xuất bản.: 31 phút trước
Công chức "chân trong chân ngoài" kiếm thêm thu nhập dẫn đến chuyện nhà nước không còn là người chủ duy nhất sử dụng sức lao động. Bộ máy nhà nước trở nên kém hiệu quả. Nhưng ngược lại, công chức liêm khiết nếu không xoay xở tận dụng "kiếm thêm" thì sống tùng tiệm và còn bị xã hội đánh giá là "quan hệ kém".
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-09-27-bieu-xen-tinh-cam-va-tham-nhung-quyen-luc - >> Biếu xén tình cảm và tham nhũng quyền lực
http://vietnamnet.vn/chinhtri/201009/de-xuat-hon-16-trieu-vien-chuc-ra-khoi-bien-che-938369/ - >> Đề xuất hơn 1,6 triệu viên chức ra khỏi biên chế
60 nghìn đồng/ ngày
Như TS. Dương Quang Tung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước chỉ ra, thì tiền lương cán bộ, công chức còn lâu mới đủ lo được mức sống tối thiểu cho bản thân và gia đình.
Một công chức trình độ cử nhân, được xếp vào ngạch chuyên viên bậc 1 có hệ số 2,34, thì tiền lương tháng của anh ta là khoảng gần 1,8 triệu đồng. Bình quân mỗi ngày anh ta chỉ được tiêu pha vỏn vẹn trong 60 ngàn đồng. Nói gì tích lũy mua nhà, sắm xe, nuôi con nhỏ.
Hiện nay thu nhập trung bình của một công chức bậc trung ở Việt Nam vào khoảng trên dưới 3 triệu đồng. Nghĩa là mức chi tiêu cho mỗi ngày là 100 ngàn đồng cho bản thân và gia đình với tất cả các nhu cầu ăn, ở, đi lại, giải trí của bản thân và gia đình, cho việc học tập của con cái, cho giải quyết các quan hệ gia đình và xã hội...
Chỉ tính riêng về chỗ ở, nếu muốn thuê được một căn hộ nhỏ, sơ sài ở các đô thị lớn và vừa cũng phải chi tới 2-3 triệu VND/ tháng. Còn việc mua một căn hộ thì chỉ là giấc mơ viển vông đối với một công chức, kể cả công chức bậc cao, nếu không có các khoản thu khác ngoài tiền lương!
"10 năm qua, đã có hơn 1 lần điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu và theo đó, mức lương của mỗi cán bộ, công chức đều có sự tăng thêm nhất định nhưng nếu xét trong mối quan hệ với mức tăng giá cả sinh hoạt thì sự tăng thêm tiền lương trong mỗi thời kỳ điều chỉnh là không đáng kể", ông Tung kết luận.
Tại diễn đàn về cải cách tiền lương ở Hà Nội vừa qua, nhiều chuyên gia đã phân tích, hệ thống thang, bảng lương, ngạch, bậc lương mới chỉ có một số điều chỉnh nhỏ về mặt lượng như hệ số lương, mức lương tối thiểu... nhưng thang bảng, ngạch bậc vẫn khá phức tạp, rối rắm, chủ yếu dựa trên các tiêu chí đầu vào như bằng cấp, thâm niên mà chưa quan tâm đến kết quả đầu ra như vị trí việc làm, hiệu quả lao động.
"Hệ thống tiền lương cán bộ công chức sau 10 năm cải cách vẫn tương tự hệ thống thang, bảng lương năm 1993, nặng tính bình quân, dàn đều, không có tác dụng động viên, khuyến khích người làm tốt, người giỏi, người có trách nhiệm cao. Trong không ít cơ quan nhà nước có tình trạng người có ngạch, bậc lương thấp hơn lại làm được hoặc làm tốt hơn những phần việc của người có ngạch, bậc lương cao hơn, nhưng không được thu nhập cao hơn", ông Tung nói.
Đáng chú ý là chưa thực hiện được việc tiền tệ hóa tiền lương của cán bộ, công chức, đặc biệt đối tượng cấp cao. Các chế độ bao cấp về nhà ở, xe cộ chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng thu nhập.
Theo ông Tung, các chế độ phụ cấp ngoài lương, tiền thưởng và các khuyến khích vật chất, tinh thần chưa hợp lý. Đang có chênh lệch khá lớn giữa thu nhập chính đáng, công khai của cán bộ, công chức với viên chức sự nghiệp công lập và với khu vực doanh nghiệp nhà nước, trong khi số lượng và chất lượng lao động của các đối tượng này không có sự khác nhau đáng kể.
Lương viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công và ở nhiều doanh nghiệp công (tuy không phải là tất cả nhưng khá phổ biến) thường cao gấp 2- 3 lần tiền lương của cán bộ, công chức hành chính, chưa kể đến các khoản tiền thưởng thường xuyên và vào các dịp lễ, tết của họ với một số tiền rất lớn, có thể bằng tiền lương cả năm của cán bộ, công chức. Tất cả các đối tượng này đều thuộc những người làm việc trong khu vực công, đều có chủ thể quản lý là Nhà nước nhưng lại có sự chênh lệch quá lớn về tiền lương và thu nhập là điều không bình thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp của những tiêu cực.
400 - 500 USD/tháng?
Ở bất kỳ diễn đàn nào, các nhà quản lý cũng như chuyên gia đều đồng thuận với mục tiêu phải trả lương tương xứng với chức trách của họ và dùng động lực tiền lương để nâng cao chất lượng công vụ.
Nhưng, như Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính TS Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ ra: "cải cách tiền lương cán bộ công chức chưa được chỉ đạo và thực hiện quyết liệt. Chưa xác định cải cách tiền lương là bước đột phá nhằm chống tham nhũng và xây dựng nền công vụ hiệu quả".
Nhiều ý kiến cho rằng "cái khó bó cái khôn", không thể tăng ngân sách vô tội vạ để nâng lương, trong khi mức chi ngân sách cho tiền lương đã chiếm trên 30% chi ngân sách và 60% chi thường xuyên của ngân sách.
Ông Tung nhẩm tính, vài ba năm tới tiền lương của cán bộ, công chức phải tăng khoảng từ 2,5 đến 3 lần so với hiện nay. Những năm sau đó còn phải tiếp tục điều chỉnh tăng hơn để đạt mức trung bình về tiền lương công chức của các nước trong khu vực. "Tiền lương trung bình của cán bộ, công chức bậc trung sẽ vào khoảng 400 - 450 USD/ tháng, đảm bảo cho cán bộ, công chức và gia đình đủ sống ở mức cần thiết.
Về lâu dài, các chuyên gia đều thống nhất nên cải cách cơ bản hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương cán bộ, công chức theo hướng chú trọng đến kết quả đầu ra của hoạt động công vụ; phân biệt rõ đặc điểm, tính chất của từng loại hình công vụ; đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. Theo hướng này tiền lương mới có tác dụng thúc đẩy cán bộ, công chức phấn đấu nâng cao năng lực thực thi công vụ hơn là phấn đấu để có bằng cấp cao nhưng chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ không thay đổi. Ai khởi đầu sự nghiệp công vụ Việt Nam ở ngạch thấp nhất vẫn có thể sống được bằng lương.
Tiếp tục tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương của cán bộ, công chức, xóa bỏ hẳn bao cấp trong tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức. Việc tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương có thể sẽ làm tăng thêm khoảng cách về tiền lương giữa quan chức với công chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng đây là điều cần thiết và hợp lý.
Xây dựng chế độ tiền thưởng thường xuyên và đột xuất thỏa đáng, hợp lý đối với cán bộ, công chức hoàn thành xuát sắc nhiệm vụ; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc quyết định chi tiền thưởng cho cán bộ, công chức dưới quyền.
Điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các loại phụ cấp ngoài lương cho các đối tượng cán bộ, công chức phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại hình công vụ, mỗi khu vực lãnh thổ, với thâm niên công tác...
TS Đinh Duy Hòa (Bộ Nội vụ) cũng cho rằng không thể lấy lý do ngân sách không đủ tiền để biện minh cho chuyện lương thấp.
Vấn đề là các đối tượng đang hưởng lương, chế độ hưu và các chế độ, chính sách khác từ ngân sách nhà nước ở nước ta là không nhỏ (khoảng trên 6 triệu người?), trong đó công chức, viên chức, cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã khoảng gần 2 triệu người. Như vậy, không chỉ là tính lương cải cách của gần 2 triệu người này, mà là tính cả cho các đối tượng khác.
Vì thế, theo ông Đinh Duy Hòa, cần giảm biên chế thực sự trong các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị (tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, các tổ chức chính trị - xã hội khác đang nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước).
Xây dựng và thực hiện cơ cấu công chức. Trên cơ sở đó thực hiện làm việc gì trả lương cho việc đó. "Chúng ta đang lãng phí tiền từ ngân sách nhà nước một phần cũng vì không thực hiện nguyên tắc này. Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính nhưng chỉ làm được việc của chuyên viên, vậy thì chỉ hưởng lương chuyên viên thôi chứ", ông Hòa cho hay.
Rà soát và bố trí lại các khoản chi từ ngân sách nhà nước để cắt, giảm một số khoản, qua đó bổ sung cho phần ngân sách lương công chức, như chi nghiên cứu khoa học trong các cơ quan hành chính; chi xây dựng các dự án luật, nghị định, thông tư; Chi hội thảo, hội nghị...
Chỉ làm triệt để như vậy mới mong cải cách, không như cách làm cũ lâu nay, tuy hô hào "cải cách" nhưng tốn kém của xã hội không ít tiền.
Thị trường ngoại tệ tự do tiếp tục lên cơn sốt giá, có nơi rao bán tới 20.030 đồng. Tuy nhiên, một số đại lý cảnh báo khách hàng đừng gom vội bởi đang có tín hiệu điều chỉnh.
http://aa.rd.yahoo.com/spirit/vn/jake/article/*http://vn.news.yahoo.com/vne/20101019/tbs-400-trieu-usd-xay-toa-thap-cao-thu-n-2cb0122.html - >> 400 triệu USD xây tòa tháp cao thứ nhì Hà Nội
http://aa.rd.yahoo.com/spirit/vn/jake/article/*http://vn.news.yahoo.com/vne/20101019/tbs-kinh-doanh-hang-khong-di-ong-khon-kh-2cb0122.html - >> Kinh doanh hàng không, di động khốn khổ vì bão
http://aa.rd.yahoo.com/spirit/vn/jake/article/*http://vn.news.yahoo.com/vne/20101018/tbs-anh-gia-nha-may-dung-quat-che-khong-2cb0122.html - >> Đánh giá Nhà máy Dung Quất: Chê không nỡ, khen cũng dở
Lúc 11h30 trưa nay, các điểm thu đổi ngoại tệ tại TP HCM vẫn cố thủ mức giá bán ra ở 20.000 đồng. Cá biệt, một số nơi đã đẩy giá bán USD vọt lên 20.020 đồng. Diễn biến khó lường này khiến nhiều điểm thu đổi trở nên cẩn trọng. Nhiều nơi không dám công bố giá trước mà khi nào có khách tới mua bán mới báo. Thậm chí các điểm thu đổi còn hạn chế báo giá qua điện thoại, hầu hết đều yêu cầu đến tận nơi chứ không nói qua điện thoại.
Tại một điểm thu mua USD trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, bà chủ cho biết, ngày hôm qua đến nay diễn biến giá đôla Mỹ cứ thay đổi liên tục nên bà không dám công bố giá trước. "Khách muốn mua hay bán với số lượng bao nhiêu thì cũng phải chờ tôi gọi điện hỏi giá bạn hàng rồi mới thỏa thuận với khách", bà chủ nói.
Đến đầu giờ chiều, tỷ giá USD trên thị trường tự do tại Hà Nội tiếp tục leo thang, tăng 30 đồng so với buổi sáng. Hầu hết các cửa hàng kinh doanh vàng bạc trên phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm) đều cho biết đang bán ra đôla Mỹ với giá 20.030 đồng đổi một USD. Giá mua vẫn được giữ ở mức thấp hơn 50 đồng, tương tự buổi sáng.
Những người thạo tin cho hay sức nóng trên thị trường tự do được lan tỏa từ ngân hàng. Cuối ngày hôm qua, các giao dịch thành công trên thị trường liên ngân hàng đã được chốt giá tới 19.870 đồng và đến sáng nay đã vượt ngưỡng 19.990 đồng, bỏ xa mức trần quy định là 19.500 đồng.
Trên thực tế, giao dịch trong ngân hàng không đột biến, song tâm lý chung trên thị trường đều hướng tới khả năng tỷ giá còn tăng cao nữa. Vì thế, tình trạng các tổ chức có nguồn thu ngoại tệ găm giữ trên tài khoản lại tái diễn.
Một ngân hàng lớn đã liên tục đánh tiếng với Ngân hàng Nhà nước đề nghị cung ứng ngoại tệ. Nhà băng này có nhiều khách hàng là doanh nghiệp xăng dầu, điện, với đơn hàng nhập khẩu lên tới vài trăm triệu USD. "Đây không phải là những mặt hàng nằm trong danh mua được ưu tiên cung ứng ngoại tệ, nhưng chúng tôi cũng không dám bán cho họ cao hơn giá thị trường. Nhưng bản thân chúng tôi cũng không xoay đâu ra mức giá theo trần quy định hiện nay", vị cán bộ phụ trách kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng này than thở.
Hiện nay, các ngân hàng vẫn niêm yết tỷ giá ở mức kịch trần 19.500 đồng, nhưng theo nhiều doanh nghiệp, giá giao dịch thực tế không thấp hơn thị trường tự do bao nhiêu.
Giám đốc một công ty Xuất nhập khẩu ngành nhựa tại Khu công nghiệp Tân Tạo, TP HCM cho biết, ngày hôm qua anh phải mua USD tại một ngân hàng cổ phần lớn với giá 19.880 đồng một USD. Hiện nay, phần chênh lệch so với giá niêm yết sẽ được nhà băng hạch toán thành phí dịch vụ chuyển tiền. Thay vì trước đây, phí này chỉ khoảng 0,3% thì giờ lên đến 1,7%, có nơi ấn định 2% (tương đương gần 400 đồng một USD).
"Hồi sáng, tôi đến ngân hàng mua 10.000 USD được nhà băng ấy tính giá niêm yết 19.500 đồng. Tuy nhiên, giá thực trả sau khi cộng phí 2% thì vọt lên 19.900 đồng. Với mức giá này thì đã gần ngang bằng với thị trường tự do", anh nói.
Cũng theo ông này, với mức giá cao như vậy, nhưng việc mua USD cũng không dễ dàng. "Chỉ có quen biết mới mua được, còn không phải chờ đợi, xét duyệt rất lâu", ông cho biết.
Có trường hợp, người trực tiếp nhận trách nhiệm mua USD cho công ty vì những nguyên nhân bất đắc dĩ đã phải tự bỏ tiền túi ra bù vào khoảng chênh lệch. Trưởng phòng của một công ty xuất nhập nhập khẩu ngành dệt may tại quận Tân Bình than thở, vì muốn tìm sự tín nhiệm của sếp và lỡ nói là quen biết thân tình với các ngân hàng nên sẽ mua được USD giá rẻ. Do đó, anh đã nhiều lần phải bỏ tiền túi ra để bù vào khoảng chênh lệch giữa giá mua USD hạch toán trong hóa đơn với giá thực tế giao dịch. "Cũng may nhu cầu mua USD của công ty không nhiều, một lần chỉ vài nghìn USD chứ không thì tiền lương hằng tháng chắc không còn", anh bộc bạch.
Đứng ngồi không yên trong cảnh tỷ giá USD leo thang từng ngày, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô, thiết bị tin học… cho biết đang “không biết tính sao” trong cảnh khó khăn về ngoại tệ. Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị văn phòng cho biết đang phải khất nợ đối tác nước ngoài vì không thể “cắn răng” mua ngoại tệ vào thời điểm này:
“Mỗi lần chuyển trả, tôi chỉ mua vài chục đến một trăm ngàn USD là cùng. So với các doanh nghiệp khác thì số tiền này không lớn nên ngân hàng nói có thể đáp ứng nếu trả phí. Nhưng nếu trả thêm phí thì chẳng khác nào mua ngoài chợ đen. Mà khoản phí này lại không được tính vào sổ sách”, đại diện doanh nghiệp này than thở.
Tình hình thậm chí còn khó khăn hơn với các công ty nhập khẩu ôtô khi lượng ngoại tệ mà các doanh nghiệp này phải chuyển trả mỗi lần có thể lên tới cả triệu USD. “Chúng tôi giờ chỉ biết “nằm im” theo dõi giá tỷ giá chứ chưa dám nhập thêm xe mới trong hoàn cảnh này”, anh Tâm, giám đốc một công ty kinh doanh xe hơi tại TP HCM cho biết.
Trên thị trường tự do trong ngày hôm qua và sáng nay đã nhen nhóm nhiều người đi mua. Chủ hiệu vàng trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5 cho biết giá đang tăng vọt nhưng lực cầu vẫn có. Người mua ít thì vài chục USD, còn mua nhiều cũng chỉ vài nghìn. Trong khi đó, một số cũng tranh thủ chốt lời khi thấy giá chạm 20.000 đồng. "Có lẽ do cuối năm nhiều người có nhu cầu mua USD đi du lịch hoặc cũng có thể họ phải mua USD để trả nợ ngân hàng khi đến kỳ đáo hạn nên giá cứ tăng vù vù", người chủ nhận định.
Tại Hà Nội, giá bán cũng được duy trì trên mốc 20.000 đồng. Lực mua cũng tăng lên, song một số điểm thu đổi khuyên khách nên dừng mua vì có khả năng giá sẽ xuống trong ít thời gian nữa. "Chiều nay chắc sẽ có giá mới", một cửa hàng trên phố Hà Trung khuyên khách định gom đôla thanh toán tiền nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cơ quan này đang theo dõi sát diễn biến thị trường, bố trí cán bộ trực đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh từ doanh nghiệp cũng như tất cả người dân về tình hình đầu cơ hay đẩy giá... Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước TP HCM cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng khác như công an, quản lý thị trường... thanh tra, kiểm tra riêng để xử lý các trường hợp vi phạm nhằm ổn định thị trường.
Tuy nhiên, theo ông Minh, hiện nay việc kiểm tra và xử phạt gặp nhiều khó khăn vì lực lượng quản lý còn khá mỏng nên khó có thể phát hiện hết các trường hợp vi phạm.
Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM cũng cho biết, do giá đôla biến động đột ngột, trong khi cơ quan này chưa thể thống kê được nhu cầu USD tăng bao nhiêu trong tháng 10. Do đó, hiện Ngân hàng Nhà nước TP HCM chỉ có thể báo cáo tình hình lên Ngân hàng Trung ương chờ chỉ đạo.
Một quan chức Ngân hàng Nhà nước cho hay đợt sốt giá hiện nay chủ yếu do tác động của giá vàng và tâm lý găm giữ của những doanh nghiệp có nguồn thu, chứ toàn hệ thống vẫn đang dương 250-300 triệu USD. Trên thực tế, khi từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chủ trương kết hối một phần với một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước (buộc các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng), tình trạng găm giữ trên tài khoản vẫn còn phổ biến với những doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc phải bán.
"Hiện tại không có quy định nào điều chỉnh hành vi đó, nên họ giữ tiền không kỳ hạn trên tài khoản cũng là một cách suy tính của họ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đang cân nhắc để có sự điều chỉnh cho hợp lý", vị quan chức nói.
Một số chuyên gia e ngại trạng thái ngoại tệ dương cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Theo quy định được ban hành và vẫn áp dụng nhiều năm nay, tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa (hoặc dư thiếu) cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
"Với tỷ lệ 30% này, các ngân hàng có quyền găm giữ trên hệ thống với tổng ngoại tệ lên đến nhiều tỷ USD. Và họ hoàn toàn có thể đầu cơ, làm nhiễu thị trường nếu muốn", Trưởng phòng Nguồn vốn của một ngân hàng quy mô lớn lo ngại.
Tuy nhiên, nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho hay, chưa bao giờ trạng thái ngoại tệ của hệ thống ngân hàng dương quá 10%. Vì vậy, khả năng các ngân hàng găm giữ, đẩy giá lên cao chưa xảy ra.
Nhật Sẽ Vào Vn Khai Thác Mỏ Đất Hiếm Cho Kỹ Thuật CaoViệt Báo Thứ Bảy, 10/23/2010, 12:00:00 AM
Nhật Sẽ Vào VN Khai Thác Mỏ Đất hiếm Cho Kỹ Thuật Cao
Nhật Bản sẽ vào VN để khai thác đất hiếm, một chất liệu quan trọng để sản xuất điện thoại di động, ổ đĩa máy tính, cơ phận động cơ xe hybrid lưỡng năng. Hai đài phát thanh VOA và RFI cho biết như trên. Đài VOA loan tin rằng, chính phủ Nhật nói sẽ bàn thảo với Việt Nam về việc khai thác đất hiếm tại đây sau một lệnh cấm không chính thức từ phía Trung Quốc. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin, hai bên có thể đạt được một thỏa thuận về vấn đề này sau cuộc bàn thảo giữa Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội vào ngày 31/10 tới đây. Theo hãng tin AP, Bộ trưởng Thương mại nước này là Akihiro Ohata nói rằng Việt Nam có tiềm năng đầy hứa hẹn về sản lượng đất hiếm, và Tokyo muốn hợp tác với Việt Nam để khai thác loại khoáng sản quý này. Hồi đầu tháng này, Nhật Bản cho biết sẽ cử một phái đoàn tới Mông Cổ để xem xét cách thức giúp nước này phát triển nguồn đất hiếm. Trong khi đó, hãng tin AFP đưa tin, hai công ty của Nhật là Toyota Tsusho và Sojitz đang hợp tác với Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam để chuẩn bị khai thác các mỏ đất hiếm ở Việt Nam. Trung Quốc cung cấp tới 95% nguồn đất hiếm trên thế giới. Từ tháng trước, Nhật Bản cho biết các nhà sản xuất nước này không thể xin được giấy phép hải quan cho việc vận chuyển mặt hàng đất hiếm như đã định, giữa lúc hai bên đang ở đỉnh điểm của cuộc tranh cãi ngoại giao vì quần đảo ở Biển Đông Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ tin nước này đã cắt xuất khẩu loại mặt hàng này sang Nhật nhưng cho biết sẽ giới hạn xuất khẩu nhằm đảm bảo rằng nguồn khoáng sản quý này không cạn kiệt. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từng tuyên bố rằng chính quyền nước này sẽ không sử dụng loại khoáng sản này làm ‘lá bài mặc cả’. Đất hiếm là chất liệu quan trọng để sản xuất các sản phẩm như ổ đĩa máy tính, điện thoại di động và các bộ phận dành cho các xe ôtô hybrid. Bản tin đài RFI cho biết thêm, rằng Việt Nam và Nhật Bản sẽ thành lập một công ty liên doanh để khai thác đất hiếm (hay là kim loại hiếm) tại Việt Nam. Đối với Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản, ông Akihiro Ohata, thì Việt Nam là một vùng đất có nhiều tiềm năng sản xuất đất hiếm... Tờ báo tài chính Nhật Bản Nikkei vào hôm Thứ Sáu cũng loan tin về kế hoạch khai thác đất hiếm Nhật -Việt mà theo tờ báo sẽ được thủ tướng hai nước phê chuẩn vào ngày 31/10 tới đây. Theo đề án này, phía Nhật Bản sẽ cung cấp cho phía Việt Nam công nghệ học cần thiết cho việc thăm dò và tinh luyện loại đất hiếm này trước khi xuất khẩu. Một tập đoàn Nhật Bản khác là Sumitomo cũng đã cho thục hiện nghiên cứu khả thì về một mỏ đất hiếm tại khu vực tỉnh Yên Bái. Theo tờ Nikkei, nếu được xúc tiến, cả hai đề án trên sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu mỗi năm khoảng 7000 tấn đất hiếm kể từ năm 2013. Tổng số vốn đầu tư ban đầu củahai dự án này lên tới 200 triệu đô la. Việc tìm thêm nguồn cung ứng đất hiếm từ Việt Nam sẽ giúp Nhật Bản giảm bớt phần nào sự lệ thuộc vào đất hiếm nhập từ Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc bảo đảm đến 60% nhu cầu của Nhật Bản. Vào hạ tuần tháng 9 vừa qua, để phản đối việc Tokyo bắt giữ một chiếc tàu cá Trung Quốc, Bắc Kinh đã đơn phương quyết định tạm ngưng xuất khẩu kim loại hiếm sang Nhật Bản. Hành động này đã gây khó khăn cho nhiều công ty Nhật Bản vì kim loại hiếm là những nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghệ cao cấp, nhất là ngành công nghiệp điện tử của Nhật.
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Oct/2010 lúc 7:27pm
Thứ tư, 27/10/2010 | 00:13GMT+
Đất hiếm, tiềm năng lớn ở VN
LTS: Cuối tháng 10-2010, dự kiến VN và Nhật Bản sẽ thảo luận về hợp tác khai thác đất hiếm tại nước ta. Bài viết của hai nhà khoa học ở Tổng hội Địa chất sau đây sẽ giới thiệu về tiềm năng đất hiếm ở VN
Việc khai thác đất hiếm bắt đầu từ những năm 1950, thoạt tiên là những sa khoáng monazit trên các bãi biển. Vì monazit chứa nhiều thorium (Th) có tính phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường nên việc khai thác bị hạn chế.
Từ năm 1965, việc khai thác đất hiếm chủ yếu diễn ra ở vùng núi P***, Colorado - Mỹ. Đến năm 1983, Mỹ mất vị trí độc tôn khai thác vì nhiều nước đã phát hiện mỏ đất hiếm. Trong đó, ưu thế khai thác dần nghiêng về phía Trung Quốc (TQ) vì nước này đã phát hiện được đất hiếm. Đến năm 2004, vùng mỏ Bayan Obo của TQ đã sản xuất đến 95.000/102.000 tấn đất hiếm của thế giới.
VN: Trữ lượng gần 1 triệu tấn
Tại VN, kết quả nghiên cứu, tìm kiếm từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái).
Ở Bắc Nậm Xe, quặng chủ yếu là bastnaesit, dạng mạch trong tầng đá vôi hóa có hàm lượng R203 là 1,4%-5,14%. Quặng ở Nam Nậm Xe chủ yếu là barit - carbonat – bastnaesit, có hàm lượng RE 10%-10,78%, nằm trong tầng phun trào bazo andezit, andezitporphia.
Ở tụ khoáng Đông Pao, quặng chủ yếu là fluorit – bastnaesit – parizit - barit và bastnaesit – parizit, với hàm lượng R203 trung bình 10,7%. Tại tụ khoáng Yên Phú, quặng nằm trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Mua, tổ hợp khoáng vật chính là feguxonit – sonkinit – xenotim – magnetit, ở dạng bán phong hóa với hàm lượng Y203 0,7%.
Tụ khoáng Mường Hum có thành phần khoáng vật là zircon, monazit, granat, storolit... với hàm lượng RE203 là 0,63%-1,38%, Y203 khoảng 0,10,23%, U và Th rất thấp - 0,01%-0,02%.
Công nhân đang làm việc tại một mỏ khai thác đất hiếm ở Trung Quốc. Ảnh: Telegraph.co.uk
Ngoài 5 tụ khoánggốc trên, dọc bờ biển miền Trung cũng có quặng monazit, xenotim kèm ilmenit trong sa khoáng. Theo dự báo, VN có tài nguyên đất hiếm trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn, được xem là nước có tiềm năng lớn về đất hiếm.
VN đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, hợp kim gang, thủy tinh, bột màu, chất xúc tác trong xử lý khí thải ô tô... nhưng hiện vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp.
Hằng năm, VN mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng bastnaesit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35%-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo đường tiểu ngạch.
TQ có trữ lượng đất hiếm lớn nhất
Đất hiếm gồm 17 nguyên tố và chia làm hai nhóm: Nhóm nặng gồm các nguyên tố: dysprosium (Dy), erbium (Er), europium (Eu), gadolinium (Gd), holmium lutetium (Lu),terbium (Tb), thulium (Tm), ytterbium (Yb) và yttrium (Y); nhóm nhẹ gồm: cerium (Ce), lathanium (La), neodymium (Nd), praseodymium (Pr), promethium (Pm), samarium (Sm) và scandium (Sc).
Các nước có trữ lượng đất hiếm đáng kể là TQ (27 triệu tấn, chiếm 30,6% thế giới), các nước SNG (19 triệu tấn, 21,5%), Mỹ (13 triệu tấn, 14,7%), Úc (5,2 % triệu tấn, 5,91%), Ấn Độ (1,1 triệu tấn, 1,25%). Một số nước có phát hiện đất hiếm nhưng trữ lượng ít là Brazil, Sri Lanka, Malaysia.
Ngoài Nhật Bản, nhiều đối tác như Ba Lan, Czech, Đức, Pháp... đã đến tìm hiểu và dự định hợp tác với VN để khai thác đất hiếm. Gần đây, khi TQ định ngừng xuất khẩu đất hiếm vào năm 2012, Nhật càng chú ý đến đất hiếm ở VN.
Nhiều công dụng
Đất hiếm được dùng rất rộng rãi, nhất là trong các ngành công nghệ cao, như: công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thủy tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hóa dầu, tên lửa, ra đa, công nghiệp hạt nhân, đối ứng với biến đổi khí hậu...
TQ là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới. TQ cũng là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới. Từ năm 2005 đến nay, sản lượng khai thác đất hiếm của TQ là 120.000 tấn/năm, chiếm 96,8% thế giới.
TQ khai thác bastnaesit và các khoáng vật đất hiếm khác ở vùng Nội Mông và bastnaesit ở tỉnh Tứ Xuyên, còn quặng hấp phụ ion đất hiếm được khai thác ở các tỉnh phía Nam như Giang Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến. Năm 2007, TQ xuất các loại sản phẩm đất hiếm đạt 1,5 tỉ USD.
Nhằm bảo đảm tiêu dùng trong nước và môi trường, TQ nhanh chóng hạn chế xuất khẩu đất hiếm ra nước ngoài và đến năm 2012 sẽ ngừng hẳn xuất khẩu, đồng thời đóng cửa các khu mỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí, TQ còn thu mua các nguồn đất hiếm tại các nơi khác trên thế giới.
Trong những năm qua, có 4 nước khai thác đất hiếm đáng kể là TQ (120.000 tấn/năm, chiếm 97% tổng sản lượng thế giới), Ấn Độ (2.700 tấn/năm, 2,1%), Brazil (650 tấn/năm), Malaysia (350 tấn/năm)... Theo tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố liên tục trong nhiều năm gần đây, thế giới có tổng tài nguyên đất hiếm là 150 triệu tấn, trong đó trữ lượng 99 triệu tấn và sản lượng khai thác 120.000 tấn/năm. Tính cả nhu cầu tăng hằng năm 5%, thế giới vẫn còn có thể khai thác đất hiếm đến gần 1.000 năm nữa.
Theo ước đoán, Việt Nam có khoảng trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn tài nguyên đất hiếm , song giới chuyên môn cho rằng không nên quá kỳ vọng vào nguồn quặng hiếm của Việt Nam đóng góp cho nền kinh tế.
TS Bùi Đức Thắng, Tổng Hội địa chất Việt Nam cho biết: “Hiện chưa có chương trình nghiên cứu đánh tổng thể về trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam, song các nghiên cứu nhỏ lẻ cho thấy lượng khoáng sản này không dồi dào như chúng ta tưởng”.
Phản ánh chưa chính xác
PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng Hội địa chất Việt Nam cho biết, các kết quả nghiên cứu tìm kiếm từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (thuộc tỉnh Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Tại dọc bờ biển miền Trung cũng phát hiện quặng Monazit, Xenotim đi kèm với Ilmenhit trong sa khoáng ven biển.
Khai thác khoáng sản (Ảnh: P. Nguyên)
Dù nhiều tài liệu đưa ra con số trữ lượng đất hiếm hiện có của Việt Nam khoảng gần một triệu tấn, song TS Thắng cho rằng đây không phải là con số chính xác.Ông cho biết, những năm trước đây, hàng năm Cục Địa chất khoáng sản có xin kinh phí khoảng một tỷ đồng nhưng chỉ được phê duyệt khoảng 500-600 triệu đồng nên việc đánh giá thăm dò chưa đến nơi, đến chốn.
Trước đó, tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố liên tục trong nhiều năm gần đây thì thế giới có tổng tài nguyên đất hiếm là 150 triệu tấn, trong đó trữ lượng là 99 triệu tấn. Sản lượng khai thác hàng năm là 120 ngàn tấn. Như vậy nếu tính cả nhu cầu tăng hàng năm là 5% thì thế giới còn có thể khai thác đất hiếm đến gần 1.000 năm nữa. Theo TS Vinh: “Với tình hình tài nguyên cung và cầu đất hiếm trên thế giới và trong nước như hiện nay, rõ ràng không nên hy vọng quá nhiều vào nguồn quặng hiếm của Việt Nam đóng góp lớn cho phát triển kinh tế đất nước”.
Hiện Việt Nam đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, chế tạo hợp kim gang, thủy tinh, bột màu... nhưng đến nay vẫn chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm.
Không biết, sao quản lý!
“Việc xác định rõ trữ lượng là quan trọng, Nhà nước cần phải đầu tư đánh giá đúng, sau đó mới bàn đến các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Nếu biết chính xác trữ lượng, quy mô phân bố có thể tổ chức đấu thầu, nhà nước quản lý sẽ thuận tiện hơn rất nhiều”, TS Thắng nói.
Theo
Các nguyên tố đất hiếm và Các kim loại đất hiếm là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendelev. Chúng có hàm lượng rất nhỏ có trong Trái đất. Các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Tại Việt Nam, đất hiếm phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.
một kết quả điều tra mới đây của Viện Tư vấn phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho thấy, tính đến năm 2007 số doanh nghiệp tham gia khai khoáng là 1.692 (tăng gấp 4 lần so với năm 2000). Các loại khoáng sản được các doanh nghiệp khai thác nhiều nhất gồm titan, than, sắt, apatit, kẽm, chì, thiếc... Tình trạng khai thác chế biến khoáng sản ở quy mô nhỏ, tận thu đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước và tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, kẽm, quặng ilmenhit... khai thác bằng thủ công hoặc bán cơ giới là chủ yếu.
Hiện có rất nhiều đối tác như Ba Lan, Sec, Đức, Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đến và dự định đến Việt Nam để hợp tác trong việc khai thác và cung cấp đất hiếm. Đặc biệt, gần đây, có tin Trung Quốc định ngừng xuất khẩu đất hiếm vào năm 2012 nên Nhật Bản càng chú ý đến đất hiếm ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo TS Thắng cho biết, các công ty, tập đoàn của Nhật Bản vào Việt Nam với tính chất nhỏ lẻ, còn việc hợp tác trên quy mô lớn chưa được sự đồng thuận. “Lý do đây là nguồn nguyên liệu quý và hiếm nên chưa mở rộng hợp tác”, TS Thắng nói.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy dù không có chủ trương xuất thô các nguyên liệu quý hiếm này, song hàng năm Việt Nam vẫn khai thác nhỏ cỡ vài chục tấn quặng Bastnaesit và vài nghìn tấn quặng Monazit ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo con đường tiểu ngạch. Theo TS Thắng: “Việc khai thác vội vàng để kiếm lời cùng với công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công thô sơ đang khiến Việt Nam lãng phí tài nguyên nghiêm trọng”.
Ðô la ở Việt Nam tăng giá chóng mặt Thursday, October 28, 2010
Giá chợ đen 1 đô la ăn 20,350 VND
HÀ NỘI (TH) - Giá đô la trên thị trường ở Việt Nam tiếp tục tăng nhanh dù có tin từ thị trường tài chính Hoa Kỳ dự báo đồng đô la Mỹ có khuynh hướng sụt giá.
Nhân viên một ngân hàng ở Hà Nội đang đếm tiền đô la. Loại ngoại tệ mạnh này đang tăng giá chóng mặt tại Việt Nam trong những ngày gần đây. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Giá đô la chợ đen liên tục tăng trong thời gian gần đây và một đô la đổi được 20,350 đồng VN vào cuối giờ chiều ngày 28 tháng 10.
Nhận định về tình hình, ông Trần Du Lịch một đại biểu Quốc Hội, cho rằng “tỷ giá VND/USD chưa tương xứng với sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trên chính thị trường nội địa.”
Hôm đầu tuần, kinh tế gia của một số tổ chức đầu tư tài chính dự đoán Việt Nam sẽ phá giá tiền thêm lần nữa từ nay đến cuối năm. Lạm phát tăng nhanh và cán cân chi trả ngoại quốc bằng ngoại tệ mạnh của Việt Nam xuống tới mức nguy hiểm. Nhà cầm quyền Hà Nội lại vẫn muốn bơm tín dụng kích thích sản xuất để lấy thành tích tăng trưởng kinh tế trong dịp đại hội đảng vào Tháng Giêng năm tới, làm tăng thêm lạm phát.
Theo VNExpress tường thuật tình hình thị trường ở Sài Gòn qua lời một chủ tiệm vàng kiêm dịch vụ trao đổi đô la trên đường Lê Thánh Tôn, thì “mở cửa là giá đô la tăng chóng mặt nhưng tôi cũng không rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu. Bạn hàng báo giá tăng thì mình cũng tăng.”
VNExpress dẫn lời chủ hiệu kim hoàn gần chợ Bến Thành nói: “Cơn sốt giá đô la đầu ngày đã khiến cho giao dịch mua bán đồng bạc xanh ngoài thị trường có phần sôi động. Từ sáng tới giờ đã nhen nhóm vài người đến mua bán, trong đó mua nhiều hơn.”
Phát biểu ở bên lề cuộc họp ở Quốc Hội với báo Dân Trí, ông Trần Du Lịch nhìn nhận: “Nếu chúng ta không kìm lạm phát ở mức một con số thì tác động về kinh tế và tâm lý xã hội rất lớn. Bởi vì lạm phát là thuế vô hình đánh vào toàn dân. Mà người thu nhập càng cố định thì thiệt hại càng lớn.”
Theo bản tin Dân Trí khảo sát tình hình mua bán chợ đen đô la ở Hà Nội, chiều 28 tháng 10, “giá đô la được một số cửa hàng kinh doanh ngoại tệ trên phố Hà Trung niêm yết ở mức 20,300 VND (mua vào)-20,350 VND (bán ra), chiều mua tăng 90 VND và chiều bán tăng 50 VND so với buổi sáng cùng ngày.”
Trong vòng 10 ngày, so với giá thời điểm trước khi Ngân Hàng Nhà Nước điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 2% (ngày 18 tháng 8), giá USD hiện đã tăng hơn 1,000 VND/1 USD. Tỷ giá VND/USD liên tiếp tăng mạnh thời gian gần đây khiến VND mất giá tới hai lần. Trong khi đó, đồng USD giảm mạnh trên thị trường thế giới, nhất là khi so sánh với Euro.
Những người có tiền ở Việt Nam đã tìm cách tích trữ và và đô la thay vì giữ tiền đồng vì không muốn thiệt hại nặng bởi ôm loại tiền mất giá quá nhanh chóng.
Ông Trần Du Lịch, cũng có nhận định tương tự của giới chuyên viên quốc tế: “Nguyên nhân là do tỷ giá VND/USD chưa tương xứng với sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trên chính thị trường nội địa. Diễn biến này tạo sức ép đối với dự trữ quốc gia, khả năng cân đối cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.”
VN in quá nhiều tiền để kích thích tăng trưởng Thursday, October 28, 2010
SÀI GÒN (Bloomberg) -Việt Nam nên tăng lãi suất căn bản và giảm bớt đà tín dụng phát triển để cứu cả nền kinh tế cũng như cần tạo niềm tin tưởng cho đồng nội tệ.
Hình chụp bên ngoài một ngân hàng ở Hà Nội, Việt Nam. Giới tài chính quốc tế khuyên Việt Nam nên giảm tín dụng, tăng lãi suất để cứu nền kinh tế. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Ðây là nhận định của ông Jim Walker, giám đốc công ty đầu tư tài chính Asianomics Ltd.
Chế độ Hà Nội thúc đẩy “tín dụng tăng quá nhiều.” Ông Walker nhận xét như vậy trong một cuộc hội thảo ở Sài Gòn ngày 27 tháng 10, 2010 vừa qua. “Lý do đồng tiền mất giá nhanh chỉ vì họ in quá nhiều tiền.”
Nhiều chuyên gia của các định chế tài trợ quốc tế từng khuyến cáo Hà Nội phải giảm bớt tín dụng, tăng lãi suất, nhưng đã không được nghe theo. Ðiều này đã là một trong những nguyên nhân chính làm mất niềm tin của thị trường tài chính.
Ngược với lời khuyến cáo của Ngân Hàng Thế Giới, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Hà Nội, hôm 20 tháng 10, 2010 vừa qua loan báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm tới sẽ khoảng 7.5% trong khi năm nay tăng trưởng khoảng 6.7%.
“Ngoại hối sẽ vẫn nằm trong khuynh hướng tuột dốc cho tới khi nào nhà cầm quyền trung ương hành động về lãi suất.” Ông Walker nói trong cuộc hội thảo do tổ chức đầu tư tài chính VinaCapital Investment Management Ltd., lớn nhất ở Việt Nam tổ chức.
Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã đánh sụt giá đồng nội tệ 3 lần kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay.
Tỉ lệ ký thác và cấp tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam giảm trong các ngày từ 15 đến 21 tháng 10, ngân hàng Trung Ương CSVN loan báo hôm Thứ Tư.
Nhà cầm quyền trung ương Hà Nội dự trù tín dụng gia tăng 25% năm nay. Lãi suất hiện tại khoảng 11% cho ký thác và cấp tín dụng với phân lãi 13% đến 15% nhưng nếu muốn giới hạn tín dụng, các mức lãi suất này cần phải tăng lên cao hơn nữa, theo ý kiến ông Walker.
Theo ông, muốn đối phó với tình thế, Việt Nam cần phải hạ mức tăng trưởng kinh tế xuống còn 5% hay 6%. Ông cũng cho rằng Việt Nam cần phải tìm mọi cách để hạ mức lạm phát xuống còn dưới 5%, một điều chế độ Hà Nội đang lo kềm giữ cho lạm phát đừng vượt quá 8% khiến dân chúng kêu ca vì giá thực phẩm gia tăng chóng
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Nov/2010 lúc 9:48am
Nhật: Khai Thác Đất Hiếm Vn, Nga: Xây Nguyên Tử Cho Vn
Việt Báo Thứ Hai, 11/1/2010, 12:00:00 AM
Nhật: Khai Thác Đất Hiếm VN, Nga: Xây Nguyên Tử Cho VN; Cam Ranh sẽ do Nga xây, mở cửa phục vụ cho tàu chiến thế giới...
Đài RFI loan tin rằng Nhật Bản sẽ tới khai thác đất hiếm của VN. Trong khi đó, Đài BBC loan tin Nga sẽ xây nhà máy nguyên tử cho VN. Và các báo trong nước nói rằng Nga cũng sẽ giúp xây Cảng Cam Ranh cho VN, để làm trung tâm dịch vụ tàu hải quân quốc tế ở đây. Đài RFI loan tin rằng, trong một thông cáo chung công bố hôm chủ nhật, Thủ tướng hai nước Việt - Nhật đã loan báo, Việt Nam xác định sẽ giúp đỡ Nhật Bản trong việc cung cấp đất hiếm. Bản thông cáo chung nói rõ: «Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo Việt Nam quyết định chọn Nhật Bản làm đối tác trong việc tìm kiếm, khai thác quặng mỏ, phát triển và sản xuất đất hiếm ». Bản thông cáo chung của Thủ tướng Việt Nam và đồng nhiệm Nhật Bản Naoto Kan đã viết như trên. AFP cho biết thêm, một viên chức Nhật nói rằng, sau cuộc thương thảo hôm nay, Nhật tin rằng sẽ giành được quyền khai thác mỏ đất hiếm ở khu vực tây bắc tỉnh Lai Châu. Nhật Bản đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung ứng 17 loại kim loại hiếm mang tính chiến lược, thường được gọi là "đất hiếm", rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản, sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu. Các loại đất hiếm này không thể thiếu trong ngành điện tử, ô tô để sản xuất ra các loại màn hình phẳng, laser hay hay xe hơi chạy bằng cả điện và xăng. Nhưng từ một tháng qua, nguồn đất hiếm nhập khẩu từ Trung Quốc hầu như không còn nữa. Đây có vẻ như là cách trả đũa của Bắc Kinh đối với vụ chiếc tàu cá của Trung Quốc bị Nhật bắt giữ. Tuy Bắc Kinh phủ nhận, nhưng toàn bộ 31 công ty Nhật nhập khẩu đất hiếm đều báo động gặp nhiều trở ngại, và theo phía Nhật, thì lượng đất hiếm hiện có tại Nhật Bản sẽ cạn kiệt vào tháng ba, tháng tư năm tới. Còn hôm qua tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết bà an tâm hơn, vì Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết Trung Quốc không hề có ý định ngưng xuất khẩu đất hiếm. Trong khi đó, đài BBC nói rằng, Nga và Việt Nam hôm 31/10 đã ký một hợp đồng trị giá khoảng 5.6 tỉ USD để xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam. Tổng thống Nga, ông Dmitry Medvedev, đã chứng kiến lễ ký kết, là một phần trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa hai nước. Tổng thống Nga có chuyến thăm chính thức tới Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh Nga-Asean, nơi ông cũng gặp lãnh đạo từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Asean. Ông Medvedev tuyên bố với các phóng viên tại lễ ký kết: “Đây là dự án rất quan trọng”. Một quan chức từ tập đoàn nguyên tử Rosatom của Nga nói với hãng AFP rằng chi phí của nhà máy điện gồm hai lò phản ứng dự kiến tốn khoảng hơn 4 tỉ euro. Tuy nhiên, lãnh đạo của Rosatom là Sergei Kiriyenko, người có mặt và tham gia ký kết tại Hà Nội, thì từ chối khẳng định con số này. Ông Kiriyenko được AFP trích dẫn nói: “Việc chúng tôi là bên đầu tiên được khởi động dự án này mang lại cho chúng tôi lợi thế cạnh tranh tốt”. “Công suất mà chúng tôi nhất trí hôm nay là hai lò phản ứng”. Việt Nam muốn xây tám nhà máy điện nguyên tử trong vòng 20 năm tới. Kế hoạch ban đầu của chính phủ VN là muốn xây bốn lò phản ứng với tổng công suất là 4000 megawatt và ít nhất một trong số bốn lò đó phải được đưa vào hoạt động trong 10 năm tới. Ông Kiriyenko nói khuôn khổ thời gian mà Việt Nam đặt ra cho Nga vào năm 2020 là “hoàn toàn thực tiễn”... Các thông tấn quốc nội như VietnamNet và Dân Trí loan tin rằng VN sẽ sẵn sàng cho tàu hải quân nước ngoài vào Cam Ranh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay trong cuộc họp báo chiều 30/10 rằng “Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm tại cảng Cam Ranh khi có yêu cầu.” Bản tin nói, Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết Việt Nam sẽ xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ cao, có kinh nghiệm chuyên ngành của Nga làm tư vấn xây dựng trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp này.
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Nov/2010 lúc 8:23pm
Mỹ In, Bơm 600 Tỉ Đô, Thế Giới Chấn Động Việt Báo Thứ Sáu, 11/5/2010, 12:00:00 AM
Mỹ in, Bơm 600 Tỉ Đô, Thế Giới Chấn Động; Đôla cơ nguy sụt 20% giá... Toàn cầu báo nguy
WASHINGTON (VB) -- Trong khi nhiều chuyên gia tài chánh toàn cầu nóí rằng Mỹ đã chính thức khởi động cuộc chiến tiền tệ hôm Thứ Năm bằng cách bơm thêm luồng thanh khoản 600 tỉ đô la, thì Bill Gross, người quản lý Pimco, quỹ hỗ tương lớn nhất thế giới, nói rằng như thế, đồng Mỹ Kim gặp cơ nguy mất 20% trong vài năm tới. Ông Gross nói đồng Mỹ Kim sụt giá 20% là khả thể thấy được, vì cách in thêm tiền đó sẽ làm giảm các khoản nợ mà chính phủ Mỹ đang gánh chịu. Báo Financial Times hôm Thứ Năm nói rằng quyết định của Fed (Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ) bơm thêm 600 tỉ đô la vào nền kinh tế đã gây chấn động thế giới tài chánh, và làm các ngân hàng trung ương ở các thị trường đang lên phải sửa soạn ra biện pháp tự vệ, trong khi nhiều thống đốc ngân hàng quốc tế công khai chỉ trích Hoa Kỳ. Quyết định của Mỹ cho in thêm tiền gây lo ngại đô la sẽ sụt giá, và sẽ có một đợt vốn mới bơm vào các thị trường đang lên. Trung Quốc, Brazil, và Đức hôm Thứ Năm đã chỉ trích hành vi của Mỹ một ngày trước đó, và một loạt các ngân hàng trung ương đông Á nói rằng họ đang sửa soạn đưa ra các biện pháp đối phó để bảo vệ kinh tế của họ, chống lại đợt tiền vốn Mỹ mới bơm vào dòng kinh tế mỹ. Guido Mantega, bộ trưởng tài chánh Brazil người đầu tiên cảnh báo về “thế chiến tiền tệ,” nói, “Mọi người ai cũng muốn kinh tế Mỹ hồi phục, nhưng làm như thế (in thêm 600 tỉ đô) chỉ là y hệt ngồi trên phi cơ trực thăng ném tiền xuống.” Mantega nói thêm, “Quý vị (chính phủ Mỹ) phải kết hợp với chính sách tài khóa. Quý vị phải kích thích tiêu thụ.” Một cố vấn ngân hàng trung ương TQ đã gọi hành vi Mỹ in thêm tiền là cơ nguy rủi ro lớn nhất cho kinh tế toàn cầu, và nói rằng TQ sẽ dùng chính sách tiền tệ và kiểm soát vốn để khỏi bị chấn động kinh tế. Xia Bin viết trên tờ báo của ngân hàng trung ương TQ, rằng nếu thế giới không kềm chế trong việc Mỹ in thêm đôla, thì một khủng hoảng khác phải là tất yếu.
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 06/Nov/2010 lúc 12:16am
.
Nơi nào giử nhiều vàng, bạc & kim cương nhất ?.
Kho vàng bạc, kim cương và ngọc quý
Giá vàng khắp nơi trên thế giới đều tăng vọt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều ít ai biết được là hiện nay quốc gia nào đang sở hữu nhiều nhất thứ kim loại có giá trị bậc nhất này? Nếu bạn nghĩ đó là Mỹ thì bạn đã ít nhiều có lý. Phòng két sắt tại Fort Knox, bang Tennessee (Mỹ), khu căn cứ quân sự tuyệt mật và luôn được đặt trong tình trạng an ninh cao nhất thế giới, hiện cất giữ 4 triệu kg vàng thỏi trong tổng số 7,4 triệu kg vàng trên toàn nước Mỹ (tính đến thời điểm tháng 12-2007). Fort Knox Những nơi cất giữ vàng khác của Mỹ nằm rải rắc khắp quốc gia này chẳng hạn như tại hệ thống Khách sạn Money ở Philadelphia và ở Denver, kho chứa vàng ở căn cứ West Point, thành phố New York và những nơi khác nữa. Nhưng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York (Federal Reserve Bank) mới là nơi nắm giữ nhiều vàng nhất thế giới với 550.000 thỏi vàng được cất giữ bên dưới khu vực nhà chọc trời Lower Manhattan, trị giá 203,3 tỉ USD. Tuy nhiên, chỉ có 2 - 5% số vàng trên thuộc quyền sở hữu của nước Mỹ, số còn lại là của các quốc gia khác gửi. Song, đó chưa phải là đống vàng duy nhất của thế giới. Trong khi vật giá tiếp tục leo thang trên toàn thế giới thì số vàng dự trữ của các nhà băng, các quốc gia và các trung tâm thương mại lớn ngày càng có giá trị. Hai thành phố New York và London lưu giữ thứ kim loại quý giá này nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Tại Manhattan, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED giữ vàng cho cả thế giới mà không hề lấy đồng tiền công nào. Người gửi chỉ tốn 1,75 USD tiền vận chuyển cho mỗi thỏi vàng vào kho két sắt của FED. Bộ phận hàng hóa thuộc sàn giao dịch New York Mercantile Exchange chuyên về những trao đổi các loại kim loại quý như vàng, bạc, đồng và platine, và nắm giữ một khối lượng kim loại vật lý lớn trong các phòng két sắt của họ xung quanh thành phố New York nhằm bảo đảm cho những hợp đồ ng tương lai được ký kết thông qua họ. Hiện tại, bộ phận này nắm giữ 210.000kg vàng, tương đương 6,8 tỉ USD và 3,8 triệu kg bạc, tương đương 2,2 tỉ USD. London là nơi cất giữ nhiều bạc nhất trên thế giới, điều này không phải vì Chính phủ Anh sử dụng đồng tiền được sản xuất từ bạc mà chính là nhờ Ngân hàng JPMorgan dự trữ 4,4 triệu kg bạc cho Barclays (1 trong 3 ngân hàng lớn nhất nước Anh) để bảo đảm cho nguồn tiền giao dịch điện tử của Ngân hàng Đầu tư IShares. Ngân hàng JPMorgan. Barclays London cũng chính là thủ đô của thế giới về kim cương . Công ty De Beers, nắm giữ 40% thị phần kim cương trên toàn thế giới, hiện đang đóng đô tại thủ đô xứ sở sương mù. Tuy nhiên, thành phố này giờ đã mất danh hiệu trên vì De Beers và Chính phủ Botswana đã hợp tác để xây dựng tại đất nước này một nhà máy khai thác và chế tác kim cương sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới với số vốn 80 triệu USD và nhà máy này được đưa vào sử dụng hồi tháng 3-2008. Và đây sẽ là thủ đô mới của thế giới về kim cương. Khác với các kim loại quí khác, platine (platinum, bạch kim) thực tế lại được dự trữ dưới các mỏ chứa trước khi chúng được khai thác (và các mỏ platine phần lớn ở Nam Phi). Platine, có giá hơn 38 USD/gr, là nhu cầu lớn của các nhà sản xuất màn hình phẳng, iPod và các thiết bị điện tử gia dụng khác. Tại châu Âu, kim loại này được sử dụng trong nhiên liệu diesel. Trên thế giới, kim loại này không được dự trữ giống như vàng hay bạc. Duy chỉ có sàn giao dịch Comex New York dự trữ 158kg kim loại này, tương đương 8,9 triệu USD. Colombia thống trị thị trường ngọc lục bảo (emerald)thế giới và chính Victor Carranza là ông vua của thị trường đá quý này tại Colombia. Victor trở nên nổi tiếng nhờ ngăn chặn được các tập đoàn buôn lậu ma túy chiếm các mỏ ngọc lục bảo trong những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, năm 1998 người này bị bắt vì tội tổ chức giết người và được ra tù năm 2002. Gần 90% lượng hồng ngọc (ruby) của thế giới bắt nguồn từ Myanmar. Chính điều này đang khiến đất nước Đông Nam Á này trở thành mục tiêu của những cuộc tranh giành ảnh hưởng. Năm ngoái, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi tẩy chay các vụ bán đấu giá hồng ngọc dưới dạng thô của Chính phủ Myanmar. Đệ nhất phu nhân Mỹ hồi đó là Laura Bush còn tuyên bố rằng việc mua các loại đá quý hiếm đồng nghĩa với việc ủng hộ cho một số thành phần biến chất trong Chính phủ Myanmar làm giàu bất chính. Sau khi được khai thác, phần lớn hồng ngọc được chuyển sang Chataburi, Thái Lan, để chế tác. Cũng như hồng ngọc tại Myanmar, đá saphir (sapphire, ngọc bích)sau khi được khai thác tại Sri Lanka và Madagascar cũng được đưa sang Thái Lan, và hiện ngày càng được đưa nhiều sang Hồng Công để tinh chế. Tuy nhiên, có một thứ kim loại có giá trị hơn bất cứ thứ kim loại hay đá quý gì trên thế giới này, đó chính là plutonium. Nhà máy Pantex của Bộ Năng lượng Mỹ tại Amarillo, bang Texas, có 6.000 giếng plutonium. Bạn không thể mua chúng, nhưng nếu bạn được phép mua, bạn phải bỏ ra 10.000 USD để có được 28 gr. Và giống như câu quảng cáo của một loại thẻ tín dụng: kim loại này không có giá!
------------- Lộ Công Mười Lăm
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Nov/2010 lúc 4:53am
Thị trường kim loại quý quốc tế tiếp tục lên đỉnh mới sáng nay khiến giá trong nước leo thang. Đôla chợ đen cũng có dấu hiệu tăng nhiệt.
http://aa.rd.yahoo.com/spirit/vn/jake/article/*http://vn.news.yahoo.com/tno/20101108/tbs-khoang-1-000-tan-vang-con-trong-dan-7c38c8b.html - >> Khoảng 1,000 tấn vàng còn trong dân
http://aa.rd.yahoo.com/spirit/vn/jake/article/*http://vn.news.yahoo.com/tno/20101106/tbs-gia-hang-hoa-tang-rat-mat-7c38c8b.html - >> Giá hàng hóa tăng "rát mặt"
Tính đến 8h45, vàng miếng thương hiệu SBJ được niêm yết mua và bán ở 35,24 - 35,32 triệu đồng, tăng lần lượt 130.000 - 30.000 đồng so với sáng cuối tuần trước.
Vàng miếng SJC tại TP HCM cũng vươn tới mức cao mới 35,22 - 35,32 triệu đồng, vượt 70.000 đến 100.000 đồng so với kỷ lục cũ hôm thứ bảy vừa rồi. Tại Hà Nội, các đại lý của SJC đang niêm yết mua và bán ở 35,15 - 35,30 triệu đồng.
Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) báo giá bán ở 35,35 triệu đồng, không thay đổi so với sáng thứ bảy. Hôm cuối tuần, đây là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đẩy giá lên mức này, trong khi những nơi khác phổ biến quanh 35,2 triệu đồng.
Sau khi có dấu hiệu nhích lên vào cuối tuần trước, thị trường đôla chợ đen tiếp tục tăng nhiệt sáng nay. Hôm thứ bảy, các cửa hàng báo giá mua và bán đôla Mỹ ở 20.450 - 20.750 đồng, tăng từ 100 đến 150 đồng so với chiều thứ sáu.
Đến sáng nay, một số điểm thu đổi thể hiện nhu cầu gom đôla bằng cách đẩy giá mua lên 20.600 đồng, trong khi giữ nguyên mức 20.750 đồng chiều bán ra.
Trên thị trường quốc tế, vàng lên đỉnh mới sáng nay, sau khi lập kỷ lục vào cuối tuần trước. Trong tuần vừa rồi, thị trường vàng nhảy vọt 3% nhờ tuyên bố bơm 600 tỷ USD vào nền kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Giá giao ngay đạt đỉnh 1.398,27 USD hôm thứ sáu.
Sau khi mở cửa ngày thứ hai tại 1.3914,1 USD, có lúc mỗi ounce vàng tại phiên châu Á vươn tới kỷ lục mới 1.398,60 USD. Đà tăng này xuất phát từ nguyên nhân đồng đôla mất 0,4% giá trị so với euro, sau khi thụt lùi 0,6% hồi tuần trước.
Mặc dù vậy, giá có sự điều chỉnh giảm nhẹ ngay sau khi lên đỉnh mới. Tính đến 9h8 theo giờ Hà Nội, mỗi ounce tương đương 1.393,60 USD, mất 0,60 USD so với mở cửa.
Trong khi vàng đạt kỷ lục, dầu thô cũng vươn tới mức cao nhất trong suốt 2 năm qua sau báo cáo việc làm lạc quan của Mỹ. Báo cáo bảng lương tháng 10 tăng trưởng lần đầu tiên trong vòng 5 tháng, cho thấy nhiều doanh nghiệp bắt đầu lấy lại niềm tin về viễn cảnh tăng trưởng kinh tế. Hợp đồng dầu giao tháng 12 tăng 0,7% lên 87,49 USD một thùng.
Thêm 4 nhà băng Mỹ phải đóng cửa hôm cuối tuần, trong số này có First Vietnamese American Bank, ngân hàng đầu tiên được lập ra ở Mỹ chủ yếu phục vụ người gốc Việt.
First Vietnamese American Bank (FVAB) có trụ sở ở thành phố Westminster (Mỹ) với số tài sản 48 triệu đôla, đã bị Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đóng cửa hôm 5/11 sau 5 năm làm ăn thua lỗ. FVAB đi vào hoạt động từ tháng 5/2005 và là ngân hàng đầu tiên được lập ra ở Mỹ chủ yếu phục vụ khách hàng gốc Việt. FDIC đã rao bán FVAB cho ngân hàng Grandpoint ở Los Angeles với chi phí chuyển nhượng chỉ có 9,6 triệu đôla.
Cùng cảnh ngộ với FVAB, ba ngân hàng còn lại là K Bank (có tài sản 538,3 triệu đôla và trụ sở ở thành phố Randallstown), Pierce Commercial Bank (221,1 triệu USD, Tacoma) và Western Commercial Bank (98,6 triệu USD, Woodland Hills).
Tính từ đầu năm 2010 đến nay, đã có 143 ngân hàng bị đóng cửa ở Mỹ, nhiều hơn 3 ngân hàng so với con số của cả năm 2009. Tuy nhiên, đa số ngân hàng bị đóng cửa trong năm nay có quy mô nhỏ hơn so với năm trước, nhờ vậy tổn thất của quỹ bảo hiểm tiền gửi không nhiều bằng
Diễn biến giao dịch trên Phố Wall tuần này được dự báo sẽ chịu sức ép chốt lời. Đường chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày hiện đứng ở mốc 88,5 điểm. Mức trên 70 điểm chứng tỏ thị trường đã bị mua vào quá mạnh. Hàn thử biểu Standard & Poor 500 đang tiến sát mốc kháng cự mạnh ở 1.228 điểm.
Với không nhiều các thông tin kinh tế quan trọng được công bố, giao dịch tuần này được xem là một phép thử quan trọng về xu hướng ngắn hạn của thị trường sau khi đã chiết khấu hầu hết các thông tin quan trọng trong tuần trước. Sau 5 phiên khởi sắc, chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần tăng điểm thứ năm liên tiếp, chỉ số Dow và Nasdaq cùng bứt phá được 2,9%, S&P cộng 3,6%.
Lợi nhuận quý III của tập đoàn Berkshire Hathaway thuộc sở hữu của tỷ phú Warren Buffett sụt giảm 7,7%, so với mức tăng trưởng 11% của chỉ số Standard & Poor’s 500. Kết quả kinh doanh của Berkshire Hathaway, tập đoàn hiện quản lý danh mục phái sinh trị giá hơn 60 tỷ đôla, không ấn tượng như những kỳ vọng ban đầu của Phố Wall, khi sụt giảm xuống 2,99 tỷ đôla từ 3,24 tỷ đôla của cùng kỳ năm ngoái, do những khoản thua lỗ liên quan tới hoạt động giao dịch kỳ hạn cổ phiếu. Hoạt động phái sinh của Berkshire lỗ 146 triệu đôla so với khoản lãi 1,73 tỷ đôla trong quý 3/2009. Thống kê từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Berkshire đã tăng được 27%, trong khi mức tăng của S&P 500 chỉ là 8,3%.
Vàng đã lập kỷ lục thứ mười bảy liên tiếp chỉ trong vòng vỏn vẹn 5 tuần. Mặc dù đang hướng tới năm tăng giá thứ mười liên tiếp và đang ở mức cao kỷ lục mọi thời đại nhưng nếu tính điều chỉnh theo lạm phát thì giá vàng hiện nay vẫn thấp hơn giá cách đây 3 thập kỷ. Tuần qua, kim loại quý đã tăng được 3% giá trị, theo đó nới rộng bước tăng kể từ đầu năm 2010 lên 28%. Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục giữ trạng thái đóng băng tài khoản kể từ ngày 14/10, trước đó, quỹ này đã tăng lượng vàng vật chất nắm giữ thêm 14% kể từ đầu năm 2010.
Trên sàn giao dịch hàng hóa châu Á, giá dầu thô đang tăng phiên thứ sáu liên tiếp. Giới đầu tư lạc quan gói chi tiêu 600 tỷ đôla của Cục dự trữ Liên bang (FED) sẽ là liều thuốc kích thích đà tăng trưởng kinh tế Mỹ, cũng như làm suy yếu sức mạnh của đồng đôla. Trong tuần trước, giá vàng đen đã tăng kỷ lục 6,7% so với mức tăng 9,1% của cả năm 2009.
Kiều hối về Việt Nam năm 2010: Hơn $7.2 tỉ Tuesday, November 09, 2010
WASHINGTON D.C. - Dù nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới gặp nhiều khó khăn, nạn thất nghiệp gia tăng, nhưng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay hơn $7.2 tỉ, cao nhất từ trước tới nay.
Kiều hối về Việt Nam năm 2010 được cho là cao nhất từ trước đến nay. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Bản phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới công bố hôm 8 tháng 11 cho thấy kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay là $7.2 tỉ cao hơn hồi năm ngoái khoảng 600 triệu đô la, tăng khoảng 9%.
Với số kiều hối này, Việt Nam đã lọt vào nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về nhận kiều hối và xếp ở vị trí thứ 16. Tại khu vực Ðông Á-Thái Bình Dương, Việt Nam xếp hạng ba về kiều hối khi chỉ chỉ đứng sau Trung Quốc và Philippines.
Từ trước đến nay tiền kiều hối chuyển về Việt Nam nhiều nhất vẫn là từ Hoa Kỳ, sau đó đến Úc, Pháp và Canada.
Năm nay, kiều hối toàn cầu đạt $325 tỉ, trong đó ba nước nhận kiều hối cao nhất là Ấn Ðộ, Trung Quốc và Mexico.
Theo báo cáo, lượng kiều hối toàn cầu năm 2010 vẫn tăng 6% so với năm trước dù nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
Ngân Hàng Thế Giới cho rằng lượng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng lên trong vài năm tiếp theo, dự đoán năm 2011 sẽ tăng thêm 6.2% và năm 2012 tăng 8.1% từ mức của năm 2010.
Vẫn theo Ngân Hàng Thế Giới, mười quốc gia nhận nhiều kiều hối nhiều nhất thế giới là Ấn Ðộ 55 tỉ, Trung Quốc 51 tỉ, Mexico 22.6 tỉ, Philippines 21.3 tỉ, Pháp 15.9 tỉ, Ðức 11.6 tỉ, Bangladesh 11.1 tỉ, Bỉ 10.4 tỉ, Tây Ban Nha 10.2 tỉ và Nigeria 10 tỉ.
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Nov/2010 lúc 6:01pm
TẦU THAN PHIỀN MỸ CHƠI ĐÒN ĐỘC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
BBT.- Độc giả muốn hiểu tường tận cú chơi thâm của Mỹ trong vụ này, xin tác giả giải thích thêm về "Trái Phiếu". Có sự liên lạc nào giữa Tàu và Mỹ trong trái phiếu hay không?
TẦU THAN PHIỀN MỸ CHƠI ĐÒN ĐỘC
Mới đây, theo CNN, New York Times, Trung quốc than phiền về Đòn Độc QE2 (Quanttitative Easing) USD.600 Tỉ mà FED với Chủ tịch Ben BERNANKE quyết định tung ra ngày 03.11.2010.
Theo CNN, New York Times, Trung quốc than phiền như sau:
“Mỹ chơi đòn độc, Trung Quốc yêu cầu giải thích
Các chuyên gia có tiếng tại Trung Quốc vừa cho biết việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tung 600 tỉ USD mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ là một đòn độc với Trung Quốc.
Việc FED tung 600 tỉ USD mua lại trái phiếu được cho là một đòn độc với Trung Quốc.
Các chuyên gia có tiếng tại Trung Quốc đã nhận định rằng hành động trên sớm muộn sẽ khiến cho Trung Quốc vấp phải nhiều vấn đề nan giải.
Trước tiên, tỉ giá đồng nhân dân tệ (NDT) có khả năng tăng vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc. Xu thế NDT tiếp tục tăng giá là khó có thể đảo ngược. NDT tăng giá là cản trở rất lớn đối với xuất khẩu của nước này.
Quyết định của FED cũng khiến cho việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức to lớn.
Trước tình hình đó, Trung Quốc cho biết FED cần phải giải thích quyết định mua trái phiếu.”
Hiện nay, Độc Chiêu Đo-la đã tung ra, không thể thu hồi. Mỗi ngày Máy In Tiền in ra USD.18 Triệu. Máy In chạy ngày đêm và không thể ngưng.
Thái độ ương ngạnh và gian manh của Trung quốc về Tỷ giá đồng Yuan khiến Chủ tịch Ben BERNANKE phải xuất chiêu. Trung quốc hãy tự hỏi mình về tính ương ngạnh và gian kế giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp sánh với Đo-la thủ lợi của mình.
Ngày 16.10.2010, chúng tôi viết bài “FED ĐỘNG THỦ: ĐO-LA XUỐNG MẠNH “
Chúng tôi đã viết về “FED ĐỘNG THỦ: ĐO-LA XUỐNG MẠNH “ bởi vì Trung quốc ương ngạnh và gian giảo vẫn treo vào cổ Đo-la đồng tiền Yuan của mình với Tỷ giá triền miên thấp nhằm hỗ trợ xuất cảng. Xuất cảng sang Mỹ nhiều làm Cán Cân Thương Mại của Mỹ thua lỗ USD.46 tỉ trong tháng 9 vừa rồi và do đó người Mỹ không có công ăn việc làm với 10% thất nghiệp.
Mỹ lại nợ Trung quốc rất nhiều bằng chính đồng Đo-la.
Kết luận bài ngắn ngày 16.10.2010, chúng tôi đã viết:
“Hoa kỳ có lý để làm cú Đo-la vì Thế giới không bắt ép được Tầu tăng tỷ giá đồng Yuan. Đồng Đo-la xuống có nghĩa món nợ của Mỹ đối Tầu bằng Đo-la nhẹ gánh đi. FED có quyền phát hành Tiền tệ Đo-la của họ. Giới Tài chánh và Tiền tệ của Mỹ phần lớn là Do Thái. Những cáo già Tiền tệ và Tài chánh Do Thái này dám làm những cú Tiền tệ.”
Ngày 02.11.2010, chúng tôi viết bài “FED XUẤT ĐỘC CHIÊU ĐO-LA“
Trong bài này, chúng tôi phân tích về việc trì hoãn của Ông GEITHNER trước những ương ngạnh và gian giảo quá đáng của Trung quốc về Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ. Chúng tôi trích một đoạn như sau:
“Khuôn mặt của Oâng GEITHNER dài, trẻ trung và “bô trai “. Đã từ lâu Quốc Hội Mỹ đòi hỏi Oâng phải thêm vào Bản Phúc Trình cái tên cho Trung quốc là “CURRENCY MANIPULATOR”, nhưng Oâng vẫn lần hồi hoãn phúc trình đến lần thứ ba rồi.
Oâng Ben BERNANKE có khuôn mặt chữ điền, lại thêm bộ râu và là gốc Do Thái. Chắc Trung quốc sợ Giáo sư Ben BERNANKE hơn là sợ Bộ trưởng GEITHNER với bộ mặt bảnh trai văn chương thơ phú.
Oâng BERNANKE có tầm ảnh hưởng đến khối tiền khổng lồ Đo-la không những trong nội địa Hoa kỳ mà còn cả Thế giới. Trong Chiến Tranh Tiền Tệ hiện nay phát xuất từ ương ngạnh gian giảo của Trung quốc về Tiền tệ, phải để cho Oâng Ben BERNANKE hạ độc thủ bằng xuất độc chiêu Đo-la thì đúng lý hơn.”
Ngày 04.11.2010, chúng tôi viết bài “FED XÚAT CHIÊU ĐO-LA NGÀY 03.11.2010”.
Chúng tôi xin trích một đoạn tóm tắt:
“=> Lượng Tiền mới Đo-la rót vào Lưu hành là USD.600 tỉ. FED không nói rõ sau lượng USD.600 tỉ, còn rót thêm lượng khác nữa hay không. Có lẽ việc tăng thêm lượng hay không còn tuỳ thuộc hiệu quả đạt những Mục đích trên đây như thế nào.
=> Số lượng USD.600 tỉ được xử dụng mua những Trái phiếu Ngân khố
Không cần phải nhấn mạnh như lậy lục Trung quốc nữa, bởi vì FED giữ đàng chuôi của Khối Tiền Đo-la khổng lồ chiếm 80% những thanh toán Thương mại quốc tế. Làm chủ môn “Nhất Dương Chỉ“ QE (Quantative Easing) thì chỉ cần xuất chiêu khi đối phương cối chầy ương ngạnh. Đối phương ráng mà chịu. Có tiền mà cho con nợ sức vóc mạnh khỏe vay (Quân đội mạnh nhất Thế giới), thì chủ nợ cũng mất ngủ lo lắng đêm ngày xem món nợ có bị mất hay không.”
Độc chiêu QE2 không phải chỉ vỏn vẹn có số lượng tiền mới USD.600 Tỉ rót vào lưu hành. Độc chiêu này còn có những biến hóa độc hơn nữa.
Không phải mới đây, theo CNN, New York Times, Trung quốc thắc mắc muốn chất vấn Giáo sư Tiến sĩ Ben BERNANKE. Ngày 01.11.2010, hai ngày trước khi FED chính thức tuyên bố xuất Độc Chiêu, Giáo sư Marie De VERGES đã viết:
“Hors des frontieres américaines, la Chine, premier créancier des Etats-Unis, dénonce une création monétaire “hors de contrôle “” (Le Monde 01.11.2010, page 12)
(Ngoài biên giới Mỹ, Trung quốc, chủ nợ hàng đầu của Hoa kỳ, tố cáo việc tạo tiền tệ “ngoài kiểm soát “”
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Nov/2010 lúc 5:21pm
Ngày 26.11.2010, 08:46 (GMT+7)
Trung Quốc và Nga tẩy chay đôla Mỹ
SGTT.VN - Trung Quốc tiến thêm một bước mới trong nỗ lực quốc tế hoá nhân dân tệ, sau khi đạt được một thoả thuận thương mại song phương mới với Nga đầu tuần này. Hai nước này tuyên bố sẽ sử dụng tiền tệ của mình trong trao đổi buôn bán trực tiếp giữa hai bên, thay vì sử dụng đồng đôla Mỹ.
http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=123098 -
Biếm hoạ. Ảnh: TL internet
Theo giới quan sát quốc tế, mặc dù còn bị hạn chế vì chưa được tự do chuyển đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế, tầm ảnh hưởng của nhân dân tệ sẽ lớn hơn nhiều nếu Trung Quốc đạt được những thoả thuận tương tự với các đối tác thương mại khác như ASEAN, một khả năng dễ xảy ra.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin, sau khi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Saint Petersburg, đã tuyên bố kể từ nay đồng rúp của Nga sẽ được trao đổi chính thức trên thị trường ngoại hối Trung Quốc và nhân dân tệ sẽ được mua bán ở Moscow. Thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc ước đạt khoảng 50 tỉ đôla Mỹ trong năm nay. Hầu hết những giao dịch thương mại hai bên gần đây sử dụng đồng đôla Mỹ là loại tiền tệ chính. Thoả thuận này được cho là một trong những bước đầu tiên trong việc chối bỏ đôla Mỹ trong thương mại. Doanh nghiệp địa phương hai bên bấy lâu nay đã sử dụng nội tệ trong giao dịch mậu dịch xuyên biên giới. Tuy nhiên, trên thực tế việc loại bỏ hoàn toàn đôla Mỹ không phải là mục tiêu dễ thực hiện. Một nguyên nhân chính là việc nhân dân tệ không được tự do chuyển đổi trên thị trường ngoại hối sẽ khiến cho doanh nghiệp Nga ngại ngần không muốn giữ nhân dân tệ.
Các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ cho biết, trước đó Trung Quốc đã ký một thoả thuận tương tự với Hong Kong, cũng trong nỗ lực nhằm quốc tế hoá tiền tệ. Liu Li Giang, một chuyên gia kinh tế của ngân hàng này nhận định, với dự trữ ngoại tệ rất lớn của Trung Quốc hiện nay, việc quốc tế hoá nhân dân tệ sẽ giúp giảm bớt tác động của nguồn vốn nóng từ bên ngoài và đẩy mạnh vai trò nhân dân tệ trong các giao dịch thương mại, tài chính. “Chúng tôi cho rằng những thoả thuận tương tự sẽ được Trung Quốc ký với các nước ASEAN vì mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai bên và việc đã có sẵn một hiệp định mậu dịch tự do. Trong một chừng mực nào đó, điều này đưa ra một lựa chọn mới ngoài USD, bấy lâu nay là loại tiền tệ được sử dụng chính trong hoá đơn thanh toán thương mại ở khu vực châu Á… Trung Quốc sẽ không chỉ trở thành một nhà xuất khẩu vốn lớn mà còn là một nhà cung cấp tài chính cho những hoạt động thương mại khu vực”, Liu Li Giang nói.
Cả Nga và Trung Quốc đều đang tìm cách nâng cao ảnh hưởng đồng nội tệ của họ trên toàn cầu và đã kêu gọi cải tạo hệ thống tài chính toàn cầu sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra. Họ chia sẻ chung một quan điểm rằng, thế giới quá phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ, và cần có một đồng tiền mạnh khác bên cạnh đồng đôla.
Cũng không phải ngẫu nhiên thoả thuận trên được Nga – Trung đưa ra vào thời điềm này. Giới phân tích cho rằng, đây có thể là một sự trả lời với hành động được coi là thiếu trách nhiệm của Mỹ với kinh tế thế giới khi cục Dự trữ liên bang Mỹ tung ra 600 tỉ USD để mua trái phiếu. Người ta nhớ đến câu nói của một trong những cựu giám đốc ngân quỹ của Mỹ, John Connolly, rằng: “Đây là tiền đôla của chúng tôi và vấn đề của các vị”. Trước tình hình này, các quốc gia lớn khác đang tìm cách củng cố thế mạnh nội tệ của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào đôla trong quan hệ thương mại.
Một số nước có liên quan trong bài viết đăng trên tờ Independent của Anh về kế hoạch dùng một rổ tiền tệ để thay thế USD trong giao dịch dầu lửa đã đồng loạt lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Bài báo của phóng viên Robert Fisk đăng tải trên Independent ngày 6/10 cho biết, các nước vùng Vịnh đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật với Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp về việc ngừng sử dụng USD cho hoạt động mua bán dầu lửa. Tờ Independent cho hay, họ thu thập những thông tin này từ các nguồn tin thân cận trong ngành ngân hàng ở vùng Vịnh và ở Hồng Kông, nhưng từ chối tiết lộ danh tính của các nguồn tin.
Theo bài báo này, đồng tiền dự kiến được thay thế cho USD trong việc mua bán “vàng đen” sẽ là một rổ tiền tệ bao gồm Yên Nhật, Nhân dân tệ, đồng Euro, vàng, và một đồng tiền chung mới dự kiến sẽ được thiết lập dành cho các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (gồm có Saudi Arabia, Abu Dhabi, Kuwait và Qatar).
Đồng USD đã trượt giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác sau khi thông tin trên được đưa ra. So với Euro, đồng USD hôm nay đã có lúc trượt giá về mức 1 Euro đổi được 1,4749 USD, so với mức 1 Euro tương đương 1,4662 USD trước khi bài báo trên xuất hiện.
Tuy nhiên, các nước có tên trong bài báo đã ngay lập tức lên tiếng phủ nhận thông tin về kế hoạch thôi sử dụng đồng USD này. Phát biểu bên lề cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, các quan chức hàng đầu của Saudi Arabia và Nga cho biết, họ không hề tham gia vào những cuộc đàm phán như vậy.
Khi được hỏi về bài báo trên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Saudi Arabia Muhammad al-J***er khẳng định: “Thông tin đó hoàn toàn không chính xác”. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Dmitry Pankin cũng tuyên bố: “Chúng tôi không hề đàm phán về vấn đề này”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Algeria - nước xuất khẩu dầu lửa hàng đầu của châu Phi - ông Karim Djoudi, phát biểu: “Các nước sản xuất dầu cần ổn định nguồn thu nhập của mình. Nhưng tôi không nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng một đồng tiền khác trong giao dịch dầu lửa.” Ông Djoudi nói thêm: “Tuy nhiên, chúng tôi đang ở trong các cuộc họp của IMF, nơi tất cả mọi loại chủ để đều có thể được đưa ra bàn thảo”.
Những lời phủ nhận trên từ phía Saudi Arabia và Nga đã nhanh chóng đưa tỷ giá USD so với Euro phục hồi về mức 1 Euro đổi được 1,4701 USD, tuy nhiên sau đó lại suy yếu trở lại do thị trường tiếp tục lo ngại về xu hướng của tỷ giá USD trong những ngày này.
Trước đây, Nga đã công khai nêu ý tưởng thôi dùng đồng USD trong mua bán dầu lửa vì tỷ giá đồng USD đang suy yếu đi so với các đồng tiền khác và không ổn định do thâm hụt thương mại và ngân sách khổng lồ của Mỹ.
Là nước sở hữu dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng đã không ít lần lên tiếng cho rằng, trong dài hạn, đồng USD sẽ không duy trì được địa vị đồng tiền dự trữ số 1 của thế giới.
Trong cuộc họp của IMF tại Istanbul lần này, một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn thảo sẽ là giải quyết những mất cân đối lớn trong thương mại toàn cầu - những mất cân đối bị xem là có thể khiến kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bất ổn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đồng USD cần suy yếu hơn nữa để giảm những mất cân đối này.
Giới phân tích cho rằng, các quốc gia riêng lẻ có thể dễ dàng ngừng sử dụng USD trong giao dịch dầu lửa, nhưng việc thay thế đồng tiền định giá cho dầu thô sẽ đòi hỏi một nỗ lực rất lớn.
Bài báo trên tờ Independent đã không nêu rõ việc thay thế này sẽ diễn ra như thế nào, và giới quan sát nghi ngờ, sự thay thế này, nếu có, có thể diễn ra trong thời gian gần.
“Tôi không cho là sẽ có nhiều hành động cụ thể xuất phát từ những cuộc đàm phán như vậy. Vì mặc dù đồng USD yếu, điều này không có nghĩa là các hàng hóa cơ bản đang được định giá quá cao. Trên thực tế, khi đồng USD yếu đi, giá hàng hóa thường có xu hướng tăng với một tỷ lệ cao hơn”, nhà phân tích thị trường hàng hóa cơ bản David Moore thuộc Ngân hàng Commonwealth Bank ở Australia, nhận xét.
Bên cạnh đó, ngoài mối quan hệ chính trị chặt chẽ giữa các nước vùng Vịnh và nước Mỹ, khả năng chuyển đổi thấp từ các đồng tiền của vùng Vịnh sang đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc là rào cản lớn nhất đối với việc thôi sử dụng đồng USD cho giao dịch dầu. Hiện Saudi Arabia và một số nước vùng Vịnh khác vẫn đang neo tỷ giá đồng nội tệ vào USD.
Theo chuyên gia phân tích thị trường năng lượng Victor Shum thuộc công ty tư vấn Purvin & Gertz Consultancy ở Singapore, việc đầu tiên cần làm để dùng một rổ tiền tệ thay thế cho USD trong mua bán dầu lửa là phải chọn các đồng tiền tham gia vào rổ tiền tệ đó, mà vấn đề phức tạp nhất là xác định tỷ lệ của các đồng tiền trong rổ.
“Việc chuyển từ USD sang một đồng tiền đơn lẻ khác cho giao dịch dầu đã là một chuyện không dễ chứ chưa nói gì tới một rổ tiền tệ. Nếu đồng USD bị thay thế trên thị trường dầu thì đó chắc phải là một đồng tiền khác chứ không phải là một rổ tiền tệ. Nhưng điều đó còn lâu mới xảy ra”, ông Shum nói.
Nguồn tin từ các hãng lọc dầu ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều cho biết, hiện vẫn chưa có nhà cung cấp dầu nào đề cập với họ chuyện thay thế đồng tiền thanh toán trong các hợp đồng mua bán dầu.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Dec/2010 lúc 5:30pm
BÁN LƯỢC CHO NHÀ SƯ!
Ở một công ty nọ, để thử việc nhân viên, họ đưa ra tiêu chí: mỗi nhân viên thử việc đều phải bán được 1000 chiếc lược cho một nhóm khách hàng được chỉ định - là các nhà sư - trong vòng một tuần.
Thử thách kỳ quái này khiến cho hầu hết người xin việc đều nghi ngờ: Bán lược cho nhà sư ư? Sao có thể làm được?
Đa số đều từ bỏ, chỉ có ba người dám chấp nhận thử thách. Một tuần thử thách kết thúc, người thứ nhất bán được một chiếc, người thứ hai bán được 10 chiếc còn người thứ ba đã bán hết sạch.
1000 chiếc, cùng một hoàn cảnh, song kết quả lại khác xa, công ty bèn mời ba người thuật lại quá trình bán hàng của mình.
Người thứ nhất kể, anh ta đến một ngôi chùa, phải chịu các nhà sư mắng mỏ mà vẫn nhẫn nại, cuối cùng, một hoà thượng động lòng, mua cho anh ta một chiếc lược.
Người thứ hai kể, anh ta lên một ngôi chùa trên núi, do gió núi mạnh, khiến cho tóc của thiện nam, tín nữ lên chùa rối tung hết cả. Anh ta liền tìm đến sư trụ trì chùa và nói “Người dâng hương tóc tai bù xù, trông không được thành kính với Đức Phật lắm, Trước mỗi toà hương, nhà chùa nên đặt một chiếc lược cho thiện nam tín nữ chải tóc”. Thấy có lý, sư trụ trì liền mua lược giúp anh ta, vì chùa có 10 toà hương nên anh ta đã bán được 10 chiếc lược.
Còn người thứ ba tìm đến một ngôi chùa có tiếng, hương khói quanh năm không dứt. Anh ta nói với phương trượng: “Phàm những người dâng hương ai cũng có lòng thành, chùa ta nên có vật phẩm tặng lại để khuyến khích người đời làm việc thiện. Tôi có một số lược, ngài có thể dùng thư pháp hơn đời của mình, khắc lên đó ba chữ “Lược Tích Thiện” làm tặng phẩm”. Phương trượng nghe có lý liền mua cho anh ta 1000 chiếc.
Công ty nọ đánh giá ba người đến thử việc tiêu biểu cho ba mẫu người điển hình:
* Người thứ nhấtthuộc mẫu bán hàng cổ điển, có ưu điểm chân thành, nhẫn nại.
* Người thứ haicó năng lực quan sát, suy đoán sự vật, dám nghĩ, dám làm.
* Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu, phân tích nhu cầu của đám đông, có ý tưởng táo bạo, có kế hoạch khả thi nên đã mở ra một nhu cầu mới của thị trường. Điều kỳ diệu là sau khi "Lược Tích Thiện" của anh ta ra đời, một đồn mười, mười đồn trăm, người đến chùa dâng hương ngày càng nhiều, hương khói trong chùa ngày càng thịnh. Phương trượng bèn ký hợp đồng dài hạn với anh ta. Về phía công ty, thu hoạch lớn nhất không phải là có được hợp đồng lớn mà có được người tài năng. Nhờ có trí tuệ hơn người đó mà anh ta đã được công ty quyết định tuyển dụng và quyết định bổ nhiệm làm giám đốc marketing.
Như vậy, hiểu được nhu cầu của khách hàng, phân tích tính quy luật của sự hình thành và tác động chuyển hoá nhu cầu tiềm tàng thành sức mua chính là chìa khoá để mang lại thành công.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Dec/2010 lúc 6:39pm
CHUYỆN PHẢI ÐẾN,
ÐANG ÐẾN
Tháng Mười Một 24, 2010 · 8:58 sáng
http://vietcongonline.files.wordpress.com/2010/11/11.gif - Hơn một năm qua, các giới chức Hoa Kỳ từ Ngoại Trưởng, Bộ trưởng Quốc Phòng đã thay phiên đến Việt Nam, và chính Tổng Thống Obama tuy không đến được nhưng cũng đã tổ chức một hội nghị tại Thủ đô để gặp gỡ các vị lãnh đạo các nước Á Châu. Ngoài Việt Nam ra Ngoại trưởng Hilary Clinton cũng đi các nước lân cận với Việt Nam, nhất là Căm Bốt. Thấy thế chưa đủ, Tổng Thống Obama còn đi một vòng 4 nước “dân chủ” của châu Á. Lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ thăm Việt Nam, lần đầu tiên Hoa Kỳ tuyên bố sự đi lại trên biển Ðông rất quan trọng và cho rằng mình dính vào cũng là vì quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ.
Tất cả những sự kiện trên đều nhắm vào Trung Cộng.
Câu chuyện có thể bắt đầu từ năm 1972, khi Nixon cùng Mao Trạch Ðông uống rượu trên Vạn Lý Trường Thành, trước đó, Kissinger đã “đau bụng” tại Pakistan lẻn qua Tàu gặp Mao Trạch Ðông, dàn dựng nên cuộc gặp gỡ này. Trước đó nữa, 2 nhà bác học nguyên tử Hoa Kỳ gốc Trung Hoa đã về Trung Cộng và khí giới nguyên tử của Trung Cộng ngày càng phát triển. Chiến lược của Hoa Kỳ dùng Trung Cộng chống đối với Nga Sô hồi còn chiến tranh lạnh đã giúp Trung Cộng nhiều phương diện, rốt cuộc Liên Xô chết không phải vì Trung Cộng, trong khi đó, mộng của Mỹ bán 1 tỉ bàn chải đánh răng cho Tàu rất hy vọng nhưng để rồi thất vọng. Chỉ mới hy vọng thôi, nhưng Hoa Kỳ đã phải dâng Nam Việt Nam cho đàn em Trung Cộng là Việt Cộng, Hoa Kỳ phải đuổi người bạn chí thân Trung Hoa Quốc Gia ra khỏi Liên Hiệp Quốc và mời Trung Cộng vào ngồi ghế Ủy Viên Thường trực Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với quyền phủ quyết. Chẳng những bỏ Trung Hoa Quốc Gia, bỏ Việt Nam Cộng Hòa mà còn bỏ luôn Ðông Nam Á để các nước này phải chạy vạy mua vũ khí để phòng thân. Bỏ không thương tiếc, bỏ không quay đầu ngó lại là nghề của Hoa Kỳ.
Thời gian qua đi rồi, chẳng mấy chốc, nay bỗng nhiên Hoa Kỳ cũng như các nước trên thế giới bỗng thấy một Trung Hoa Vĩ Ðại, Hoa Kỳ bán cho Trung Cộng 10 bàn chãi đánh răng thì phải mua của Trung Cộng cả trăm cái khác. Hoa Kỳ ngày nay là con nợ của Trung Cộng đến mấy ngàn tỉ ! Cũng vì cái mộng buôn bán mà Hoa Kỳ bỏ tiền đồn chống Cộng Việt Nam Cộng Hòa, bỏ luôn cả vùng Đông Nam Á. Trong khi đó, các nước Âu Châu cũng chen nhau vào Hoa Lục. Ngay cả Đài Loan vốn là kẻ thù không đội trời chung, cũng mau chóng biến thành nước đầu tư nhiều hạng nhất vào Trung Cộng. Những hãng xưởng ngoại quốc thi nhau mọc lên như nấm tại Hoa Lục, mang lại cho Hoa Lục quá nhiều tiền. Tàng trữ rất nhiều ngoại tệ, nhất là Mỹ kim với cái mộng dùng “nhân dân tệ” làm bản vị thay đô la Mỹ!
Bất cứ thứ gì Trung Cộng cũng làm giả được. Trung Cộng còn đi xa hơn một bước nữa, sản xuất những sản phẫm độc hại, tận dụng hóa chất để làm cho sản phẫm vừa đẹp, vừa rẽ, nhưng đã có quá nhiều nơi than phiên sản phẫm Trung Cộng gây bệnh ung thư, vừa bán được tiền, vừa hại được những thế hệ tương lai của kẻ thù là Tây Phương, nếu người dân Trung Cộng có chết thì âu cũng là một cách rất tốt để chống nạn nhân mãn! Thế giới ngày nay cho sản phẫm Trung Cộng là ổ vi khuẩn, mầm mống ung thư v.v…
Về quân sự, vũ khí thì Trung Cộng đã là một siêu cường nguyên tử, quân đội Trung Cộng ngày càng phát triển và không ai biết ngân sách quốc phòng của họ ra sao, bao nhiêu. Trung Cộng cũng đang nỗ lực xây cất những căn cứ tàu ngầm, ngang nhiên chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, lấn ép Indonesia và Phi luật Tân, tự ý vẽ một bản đồ bao gồm cả Ðông Nam Á, gồm cả Phi luật Tân và Nam Dương, qua tận Népal. Khi hữu sự, lãnh thổ Bắc Triều Tiên là của Trung Cộng để tấn công Nhựt Bản dễ dàng, Việt Nam cũng sẽ là một chư hầu trung thành với Trung Cộng. Những hành động của Trung Cộng đối với các nước nhỏ ở Châu Á là: “Tôi làm như vậy, nếu muốn đánh thì đây sẵn sàng”. Lời hăm dọa này đầu năm nay bao gồm cả Hoa Kỳ, nhưng những tháng cuối năm 2010, đã phải hạ tầng số xuống kể từ khi Hoa Kỳ quyết tâm trở lại Á Châu.
Chẳng những các nước chung quanh Hoa Lục lo sợ sự bành trướng của Trung Cộng mà các nước Tây Phương, kể cả Hoa Kỳ cũng thấy rõ hiểm họa Trung Cộng. Những ngày gần đây, Trung Cộng đang muốn gây hấn với Nhựt Bản, một chiếc tàu đánh cá mà cố ý đâm thẳng vào 2 tàu tuần của Nhựt, để rốt cuộc Nhựt cũng phải “té nước theo mưa” khiến dân Nhựt căm phẫn. Cách nay 2 ngày, Bắc Triều Tiên, chư hầu của Hoa Lục ngang nhiên bắn đại pháo vào Nam Hàn! Trung Cộng đã muốn và đang phô bày sức mạnh quân sự của họ, Trung Cộng muốn thế giới chẳng những nhìn nhận mà phải sợ sức mạnh quân sự của Trung Cộng. Ðồng thời, Trung Cộng cũng muốn thế giới phải chấp nhận kinh tế của họ vượt xa Nhựt Bản và gần bắt kịp Hoa Kỳ, nghĩa là một quốc gia Hoa Lục muốn gió có gió, muốn mưa có mưa. Muốn chiếm Á Châu thì không cường quốc nào can thiệp được, muốn tấn công Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ phải nhượng bộ. Thật là một kẻ vừa hiếu chiến, vừa tham lam. Lịch sử đã chứng minh rằng đó là dấu hiệu sẽ có chiến tranh phát xuất từ nước này.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào bên trong Hoa Lục, chúng ta cũng có thể “tự an ủi” được rằng con cọp Trung Cộng không phải là không có bệnh. Cái bệnh thứ nhất là tham nhũng, cái bệnh thứ 2 là cuộc đấu tranh cho dân chủ cũng đang manh nha trong bụng con cọp Hoa Lục. Nhưng, cái bệnh gần đây nhất và có thể là cái bệnh lạm phát.
Ngoài 2 bệnh ở trên, Trung Cộng cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới rất cần thị trường, có thị trường mới tiêu thụ được sản phẫm, dân chúng mới có công ăn việc làm. Hàng sản xuất ra mà nằm đống thì tốn nhà kho để cất, không có tiền trả nhân công, chi phí v.v… Thị trường là huyết mạch, mà hôm nay, Trung Cộng không thể giảm bớt hoặc ngưng một thời gian không sản xuất! Do khủng hoảng kinh tế, các nước Tây Phương đã giảm bớt mua sắm. Chưa hết, mặc dù Trung Cộng đã nỗ lực tìm kiếm “dầu hỏa”, đã ngang nhiên ăn cướp những mỏ dầu của Việt Nam, đã o bế các nước chung quanh để có nhiên liệu, nhưng không cách gì đáp ứng được cơn khát nhiên liệu của Trung Cộng, do đó, nếu có chiến tranh xảy ra, nhiên liệu Trung Cộng sẽ kiệt quệ rất chóng vì hầu hết nhiên liệu nhập cảng phải qua đường biển!
Ngày 17.11.2010 vừa qua, Thủ Tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố tình trạng lạm phát và cho rằng lạm phát là do nước ngoài, một “cái tật” đổ thừa cố hữu của lãnh đạo Cộng Sản, và đưa ra những biện pháp cần thiết như kiểm soát vật giá, ngăn chận đầu cơ tích trữ v.v… nhưng những biện pháp này nguyên nghĩa đã khó thực hiện, huống gì nạn tham nhũng đang tràn lan thì không thể nào kiểm soát giá cả, cấm đầu cơ tích trử v.v…
Bấy lâu nay, Trung Cộng cứ giữ đồng “nhân dân tệ” với hối đoái thấp, đã gây nên một cuộc chiến tranh xuất cảng ngầm mà các nước Tây Phương từ chết tới bị thương, hàng hóa của họ không cạnh tranh nỗi với hàng Trung Cộng. Biện pháp bơm đồng đô la ra thị trường của Hoa Kỳ gân đây đã là một cách đáp lễ làm Trung Cộng la hoảng, vì 2,500 tỉ mỹ kim của Trung Cộng tích trữ rớt giá thê thảm. Nói nôm na thì cũng giống như một người chủ gia đình, bao nhiêu tiền bạc vợ con đi làm mang về ông ta cất kỹ để được cái tiếng giàu có, bắt vợ con thắt lưng buộc … bao tử. Ðùng một cái, “nhà nước Cộng Sản” đổi tiền, một đồng ăn năm trăm, thế là tài sản bị mất tươi một phần ba, một nửa v.v…. Tóm lại, kinh tế tài chánh của Trung Cộng lệ thuộc vào hàng xuất cảng. Kinh tế và quân sự thì lệ thuộc vào nhiên liệu nhập cảng qua đường biển. Nếu có chiến tranh thì phần lép về nhanh chóng nghiêng về Trung Cộng.
Nhưng cũng vì vậy mà Trung Cộng có thể tính một trong các biện pháp sau đây: đánh thực nhanh để các nước lân cận không kịp trở tay, rồi thương thuyết, rồi vừa đánh vừa đàm, trong khi đó Trung Cộng nỗ lực “dọn nhà” của nước bị chiếm. Hoặc Trung Cộng nhường những bước lớn, nhưng lấn những bước nhỏ. Ðó là hòa hoãn với các nước ở xa để buôn bán, để tiếp tục tìm nguồn nhiên liệu theo đường bộ, trong khi đó cứ như tằm ăn dâu, lấn chiếm dần dần các nước chung quanh, hoặc khống chế lãnh đạo của họ để làm tay sai cho Trung Cộng mà điển hình nhất là Việt Nam, Cam Bốt v.v… khiến cho các nước khác nhất là Tây Phương thấy “có thể chịu được” vì chỉ liên hệ đến các nước nhỏ.
Ðánh ồ ạt chắc chắn là sẽ thất bại, vì hải quân Hoa Kỳ rất hùng mạnh và ở sát bờ biển Hoa Lục. Trong khi đó, chỉ cần vài tháng là nhiên liệu Trung Cộng cạn kiệt, hậu quả là nhà máy tê liệt. Chỉ còn phương chước thứ 2 là Trung Cộng rất hy vọng, hy vọng vì các nược Tây Phương thường nhìn nhà hàng xóm cháy vẫn bình chân như vại.
Ðiều may mắn là cả thế giới đã ý thức được hiểm họa Trung Cộng. Và các nước đang nghĩ cách đối phó. Hoa Kỳ đang đối phó với mặt trận tiền tệ. Một khi lạm phát trong nội địa dâng cao thì nước Tàu sẽ rối loạn. Mong rằng các nước Tây Phương cũng góp một bàn tay, nếu không có năng lực như Hoa Kỳ thì cũng bớt nhập cảng sản phẫm của Trung Cộng trong khi lạm phát đang phát triển ở Hoa Lục. Với tình hình hiện nay, giải pháp hay nhất nhưng cần phải được thi hành ngay, đó là đánh Hoa Lục về kinh tế và tài chánh trong khi đề phòng sự nổi điên của Trung Cộng bằng chiến tranh. Nếu câu thơ của cụ Phan Bội châu khi ra hải ngoại du học được các nước Tây Phương áp dụng thì Hoa Lục ắt phải chết: “Nghìn trùng bạch lãng nhất tề phi”. Hàng ngàn con sóng bạc nhất lượt bay lên.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Dec/2010 lúc 7:52pm
15:45 GMT - thứ tư, 11 tháng 8, 2010
Đôi điều về nợ nước ngoài
Đồng yên lên giá khiến gánh nặng trả nợ của các nước đi vay như Việt Nam thêm nặng
Báo cáo của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy nợ nhà nước (nợ công), bao gồm cả nợ nước ngoài, tăng tới mức 52% so với GDP.
Vào tuần trước Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng khuyến cáo chính phủ nên giảm đi vay nước ngoài để tránh rủi ro liên quan tới tỷ giá hối đoái.
Vào năm ngoái Nhật Bản nắm hơn 40% khoản mà Việt Nam vay nợ nước ngoài với ODA chiếm khoảng ba phần tư.
Vậy nợ nước ngoài như hạng mục ODA chẳng hạn có ý như thế nào, BBC đã phỏng vấn chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành từ Hà Nội.
Bùi Kiến Thành: ODA có nhiều khi cho vay với thời hạn 30-40 năm, với lãi suất 1-2%/năm, thậm chí có thời gian không phải trả lãi 10-15 năm…. đó là các khoản cho vay ưu đãi.
Trên giấy tờ thì trông mềm hơn. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ thường thì ODA của Nhật lại có các điều kiện ràng buộc, bắt mua hàng Nhật, thuê kỹ sư hay chuyên gia Nhật, có trường hợp đắt hơn giá thị trường 20-30%. Tức là lãi suất thấp nhưng kể như nhập cuộc là phải trả trước một khoản 20-30% rồi thì cũng như trả lãi ngay lúc đầu rồi.
Cho nên phải xem lại cái gọi là “viện trợ” hay cho vay lãi suất thấp mà người ta tưởng.
Do đó nhà nước Việt Nam phải cân nhắc trong trường hợp nào thì cần tới ODA và cần để làm gì vì có thể nó cũng không hẳn là ưu đãi.
BBC:Khi Nhật cho VN vay ODA thì cho vay bằng đồng yên, biến động tỷ giá đồng yên trong vài năm qua rất mạnh. Vậy tỷ giá hối đoái ảnh hưởng thế nào?
Cái này có ảnh hưởng nhiều vì khi đồng yên lên giá 5-10% thì tiền đi vay về đổi ra tiền đồng để đầu tư bị mất 5-10%. Rồi khi kinh doanh xong thì muốn trả nợ thì phải đổi ra tiền yên để trả nợ. nếu giá trị đồng yên mạnh thì tức là mình đổi được ít.
Cũng có trường hợp các công ty làm ăn tưởng có lời nhưng tới cuối năm tính toán lại thấy lỗ do tỷ giá. Do đó tỷ giá đồng yên nó có ảnh hưởng tới nợ công cũng như nợ tư của các tập đoàn.
BBC:Khi chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế thì có nghĩa là chính phủ đi vay. Rồi khi huy động được tiền rồi thì lại giao cho các tập đoàn lớn như Vinashin chẳng hạn. Vậy khi các tập đoàn đổ bể thì nghĩa vụ trả nợ thuộc về chính phủ?
Khi nhà nước Việt Nam đi bán trái phiếu thì nhà nước Việt Nam đi vay chứ không phải Vinashin. Khi nhà nước chuyển tiền sang cho Vinashin thì cái đó là chuyện nội bộ của phía Việt Nam. Tức là chính phủ nợ nước ngoài chứ không phải Vinashin nợ.
Tuy nhiên Vinashin là doanh nghiệp của nhà nước 100%. Ông chủ của Vinashin là nhà nước, nên nợ của Vinashin cũng là nợ của ông chủ, trừ phi trong hợp đồng vay nợ nói khác.
Vinashin ngoài khoản đi vay của chính phủ (từ tiền huy động trái phiếu quốc tế) thì còn vay thêm của những nơi khác khoảng 600 triệu đôla nữa từ các định chế tài chính quốc tế mà không có bảo lãnh của nhà nước Việt Nam. Cái đấy mới là vấn đề.
Tức là ở đây có hai việc,
1/ nhà nước Việt Nam đi vay, rồi về cho Vinashin vay, là một chuyện,
2/còn Vinashin đi vay riêng thêm lại là một việc nữa.
BBC:Khi nói tới nợ công thì cũng không thể không nói tới ngân sách chính phủ. Ông thấy có gì đáng chú ý trong việc hạch toán ngân sách?
Ngân sách của chính phủ không chỉ bao gồm thuế mà còn cả doanh thu của các tập đoàn lớn như dầu khí hay khoáng sản (than). Tức là tập đoàn không được giữ doanh thu mà phải nộp vào ngân sách, hay Nhà nước Việt Nam nhập vào ngân sách để tiêu dùng. Cái này phải xem lại vì theo thông lệ quốc tế cái đó là doanh thu của tập đoàn, là tài nguyên chứ không phải là ngân sách.
Chẳng hạn thu nhập của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đóng góp tới 20% ngân sách nhà nước. Tức là nếu không có khoản này thì số công nợ mà nhà nước phải bù vào là tới 20% ngân sách. Nói cách khác đi nếu nhà nước không đưa 66 ngàn tỷ đồng doanh thu của PetroVietnam vào ngân sách thì nhà nước bị thâm hụt 66 ngàn tỷ đồng theo cách tính theo thông lệ quốc tế.
Cái này nó tạo vấn đề ở chỗ không tính được tổng số nợ trong ngân sách là bao nhiêu. Tức là nếu ta tách thu nhập của các tập đoàn kinh tế ra thì thâm hụt của ngân sách sẽ rất lớn. Vấn đề này chắc cũng sẽ có lúc nào đấy các nhà lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ lại và tính xem có nên sử dụng như thế hay không và nếu sử dụng phải ghi chép ra sao cho đúng thông lệ quốc tế.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Feb/2011 lúc 8:10pm
Thời gian qua các ngân hàng ... đau đầu vì :
"Việt kiều đang vét sạch các trạm ATM ở Campuchia, tận dụng sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá USD chính thức và tỷ giá chợ đen ở Việt Nam để kiếm lời hàng nghìn USD."
Và họ hoàn toàn "hợp pháp", theo như nhận định trong bài : "không phải lừa đảo" ; "không thấy có dấu hiệu lừa đảo, những người rút tiền là chủ thẻ thật, và thẻ của họ cũng là thật".
khách du lịch được phép mang tối đa 10.000 USD sang biên giới và việc sử dụng ATM là “nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”.
(giám đốc Trạm kiểm soát biên giới Bavet)
Liệu nhận định dưới đây của bà Phó giám đốc điều hành Ngân hàng ACLEDA có...."hợp pháp" ??? :
*"Tôi nghĩ dù ở bất cứ thời điểm nào, thì việc một người có tận 12 chiếc thẻ ATM trong người cũng là một việc bất hợp pháp"
* "Và nếu có bất kỳ người nào sử dụng nhiều thẻ với nhiều tên khác nhau, chúng tôi sẽ nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát"
(???)
Các ngân hàng đành tăng phí rút tiền qua thẻ ATM ! dù đây cũng là cách.... chơi ép, nhưng trong quyền hạn của NH và.... tạm xem ..."hợp pháp" :
* "làm việc với Visa để đưa ra mức phí mới cho các giao dịch quốc tế trong tháng tới."
*"giới hạn số tiền được rút mỗi ngày là từ 2.000 USD xuống còn 500 USD"
nhưng, lại... tội cho những người xử dụng ATM ... "chân chính"
Làm sao giải quyết cái gốc : chênh lệch lớn giữa tỷ giá USD chính thức và tỷ giá chợ đen !?!?
Trong khi vị khách nam đứng canh chừng phía sau, người khách nữ tra thẻ ATM Techcombank vào máy, rút ra 2.000 USD – lượng tiền tối đa cho phép rút một lần, rồi lấy thẻ ra và tiếp tục lặp lại hành động này 11 lần liên tiếp.
Người phụ nữ trên là một trong số những Việt kiều đang vét sạch các trạm ATM ở Campuchia, tận dụng sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá USD chính thức và tỷ giá chợ đen ở Việt Nam để kiếm lời hàng nghìn USD.
Phó giám đốc điều hành Ngân hàng ACLEDA, một trong những ngân hàng lớn nhất Campuchia, bà So Phonnary cho biết các khách hàng Việt Nam đã rút gần 5 triệu USD từ các trạm thẻ của ngân hàng này tính từ đầu tháng cho đến ngày 26/1 vừa qua.
Còn CEO Steve Higgins của Ngân hàng ANZ nói rằng những chủ thẻ Techcombank đã rút tổng cộng gần 12 triệu USD tính từ giữa tháng 12, nhiều nhất là trong hai tuần vừa qua. Việc này cũng đã lan đến cả Singapore và Trung Quốc. "Họ làm như vậy là rất khôn ngoan. Đó là một trong số những cách dễ dàng nhất để kiếm tiền, mọi người truyền tai nhau và thế là có hàng tá người đổ xô qua biên giới", ông này phát biểu với tờ Phnom Penh Post.
Chính phủ Việt Nam đã cố định tỷ giá ở mức 19.500 VND/USD, tuy nhiên, theo những người đổi tiền ở Campuchia thì tỷ giá chợ đen là 21.000 VND mỗi đôla Mỹ, cao hơn khoảng 8%. Vì vậy nhiều người đã đến Campuchia để tận dụng sự chênh lệch này.
Dù phải chịu phí giao dịch ATM, nhưng theo ông Higgins, những người dùng Techcombank vẫn kiếm lời khoảng 20.000 USD cho mỗi một triệu USD rút ra.
Ông cũng nói thêm rằng Techcombank là ngân hàng chịu rủi ro đặc biệt nghiêm trọng. Vì trong khi phần lớn các ngân hàng ở Việt Nam đều có mức phí giao dịch quốc tế để bù vào sự chênh lệch về tỷ giá chính thức và chợ đen, thì mức phí này tại Techcombank lại khá thấp. Hệ quả là, có thể họ đã lỗ tới 1,5 triệu USD từ các giao dịch tại Campuchia trong vài tuần gần đây.
Charles Vann, Phó tổng giám đốc Canadian Bank cũng nhận thấy "hiện tượng lạ" nói trên, nhưng ông cho rằng "cũng không có vấn đề gì cả, miễn là không phải lừa đảo".
Bà So Phonnary thì nhận xét mặc dù các ngân hàng ở Campuchia không chịu thiệt hại gì từ việc này, nhưng các chủ thẻ Việt Nam lại đang làm các khách hàng khác khó chịu vì máy ATM thường xuyên bị hết tiền. Để giải quyết vấn đề này, ACLEDA đã quyết định can thiệp vào các giao dịch quốc tế thông qua công ty thẻ tín dụng quốc tế Visa.
Bà So Phonnary nói: "Chúng tôi đã gửi thông tin cho Visa để nhờ trợ giúp. Họ trả lời chúng tôi rằng họ không thấy có dấu hiệu lừa đảo, những người rút tiền là chủ thẻ thật, và thẻ của họ cũng là thật".
Dù vậy, ACLEDA cũng quyết định giới hạn số tiền được rút mỗi ngày là từ 2.000 USD xuống còn 500 USD. Ngoài ra, họ còn cử các bảo vệ đến các trạm thẻ ATM để trông chừng những người dùng nhiều thẻ khác nhau để rút tiền.
"Chúng tôi đã làm những việc cần thiết để ngăn chặn các chủ thẻ Techcombank sử dụng ATM của chúng tôi. Và nếu có bất kỳ người nào sử dụng nhiều thẻ với nhiều tên khác nhau, chúng tôi sẽ nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát", đại diện ngân hàng này nói và cho biết thêm đã có hai người đàn ông bị bắt tại một trạm ATM của ANZ tại quận Dangkor vì giữ nhiều thẻ của nhiều người khác nhau. "Tôi nghĩ dù ở bất cứ thời điểm nào, thì việc một người có tận 12 chiếc thẻ ATM trong người cũng là một việc bất hợp pháp", bà Phó giám đốc điều hành Ngân hàng ACLEDA nhận định.
Hiện các quan chức tại Đại sứ quán Việt Nam và Ngân hàng trung ương Campuchia chưa có bình luận gì. Khuoy Kry - giám đốc Trạm kiểm soát biên giới Bavet ở tỉnh Svay Rieng nói rằng khách du lịch được phép mang tối đa 10.000 USD sang biên giới và việc sử dụng ATM là “nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”.
Còn ông Higgins từ Ngân hàng ANZ nói những người đang tận dụng cơ hội tại Campuchia sẽ phải sớm chấm dứt hành động này vì Techcombank đang làm việc với Visa để đưa ra mức phí mới cho các giao dịch quốc tế trong tháng tới.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Feb/2011 lúc 6:45pm
Một "HỒ SƠ : Vơ vét tài ản quốc gia" dài lê thê . mk gửi lên DĐ , nếu thích hay khi rỗi rảnh chúng ta có thể đọc cho biết rõ hơn (vì chuyện này ai cũng "nghe" ), hoặc lưu giữ làm tài liệu.
Vào link nguồn xem hình ảnh (không copy được) và có phần AUDIO .
mk
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/Index.html -
Vơ vét tài sản quốc gia
TT - Câu chuyện về những nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia đã lạm dụng quyền lực để vơ vét tài sản đất nước cho bản thân, gia đình và phe cánh mình. Họ đã làm điều đó như thế nào?
Kỳ 1: Gia đình Mubarak và bài toán tiền tỉ
Hồi đầu tháng 2, một số chuyên gia về khu vực Trung Đông như giáo sư chính trị Amaney Jamal thuộc ĐH Princeton (Mỹ) ước tính gia đình cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak sở hữu tới 40-70 tỉ USD, tương đương tài sản của những người giàu nhất thế giới.
Ala’a (trái) và Gamal Mubarak, hai người con trai đầy quyền lực của ông Mubarak - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Mỹ cho rằng đây là con số bị thổi phồng quá mức. Theo nguồn tin này, ông Mubarak và các con trai có ít nhất 5 tỉ USD. Gia đình Mubarak giấu phần lớn số tiền này trong các tài khoản ngân hàng ở châu Âu và đầu tư phần còn lại vào thị trường địa ốc nhiều quốc gia. Hôm 11-2, chính quyền Thụy Sĩ thông báo đã đóng băng một số tài khoản có thể thuộc về cha con Mubarak.
Từ “vốn chính trị” thành “vốn tài chính tư nhân”
Các chuyên gia về Ai Cập cho biết trong thập niên 1980, ông Mubarak quả thật có quyết tâm chống tham nhũng. Năm 1981, ông đã mở chiến dịch trấn áp các doanh nhân lợi dụng quan hệ chính trị để thu lợi và bắt giữ nhiều nhân vật thân cận với tổng thống bị ám sát Anwar Sadat. “Tuy nhiên khi thời gian trôi qua, những kẻ thân cận bên cạnh Mubarak bắt đầu lợi dụng quan hệ với tổng thống để kiếm chác - một doanh nhân người Mỹ gốc Ai Cập, có đầu tư vào quốc gia này, cho biết - Và một yếu tố quan trọng khác là các con của ông ta cũng bắt đầu nhảy vào kinh doanh”. Hai con trai của ông Mubarak là Gamal Mubarak và anh trai Ala’a là những nhân vật rất có máu mặt trên thương trường Ai Cập. Gamal làm ăn chủ yếu thông qua ngân hàng đầu tư lớn nhất Ai Cập EFG-Hermes.
Với tổng tài sản trị giá 8 tỉ USD, EFG-Hermes đóng vai trò trung tâm trong chương trình tư nhân hóa Ai Cập, theo đó các công ty nhà nước được bán lại cho những doanh nhân có quan hệ thân cận với chính quyền. Giữa thập niên 1990, Gamal rời Ngân hàng Mỹ (Bank of America) và lập ra Công ty đầu tư Medinvest ***ociates tại London với hai đối tác, chuyên hỗ trợ các nhà đầu tư phương Tây tìm mua cổ phần và các công ty ở Ai Cập. Nhưng tổ chức sở hữu Medinvest lại là quỹ chứng khoán quốc tế Bullion Company. Gamal sở hữu 50% cổ phần Bullion và Ala’a cũng là thành viên hội đồng quản trị. Bullion sở hữu 35% hoạt động đầu tư cổ phần của EFG-Hermes. Chi nhánh này quản lý 919 triệu USD.
Theo báo cáo “Tham nhũng ở Ai Cập” do các nhóm đối lập Ai Cập thực hiện năm 2006, Gamal và Ala’a kiểm soát một mạng lưới các công ty kiếm lợi từ thủ đoạn buộc các công ty nước ngoài phải chung chi hoa hồng khi vào làm ăn ở nước này. “Cách các con ông Mubarak kiếm bộn tiền không phải là ăn cắp từ ngân sách nhà nước mà từ việc đảm bảo rằng các công ty nước ngoài đến hoạt động tại Ai Cập phải chi hoa hồng 5-10% cho công ty do Gamal và Ala’a sở hữu”, một doanh nhân nước ngoài làm ăn tại Ai Cập cho biết. Ala’a còn sở hữu một công ty cung cấp dịch vụ cho toàn bộ các hãng hàng không tại Ai Cập. Năm 2001, khi Ala’a ký được hợp đồng giá hời để nhập khẩu dây an toàn, chính quyền Mubarak lập tức ra luật buộc mọi chiếc xe phải có dây an toàn. Giáo sư kinh tế Samer Soliman thuộc ĐH Mỹ ở Cairo đánh giá sự tham nhũng của gia đình Mubarak là “biến vốn chính trị thành vốn tài chính tư nhân”.
Các nhà ngoại giao phương Tây cho biết ông Mubarak sống khá giản dị. Dinh thự chính của ông ở bên ngoài Cairo là một biệt thự cỡ vừa ở thị trấn Sharm el Sheik ven Biển Đỏ. Theo bài báo trên nhật báo New York Times năm 1990, ông Mubarak “có tiếng là liêm khiết”. Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược!
Gia đình Mubarak còn kiếm tiền thông qua hoạt động đối tác với các công ty nước ngoài. Theo luật pháp Ai Cập, các công ty nước ngoài phải trao cho đối tác trong nước 51% cổ phần liên doanh của họ ở Ai Cập. “Với điều luật này, bất kỳ công ty đa quốc gia nào cũng phải có một “người đỡ đầu” địa phương, và người đỡ đầu này thường là thành viên của gia đình Mubarak hoặc các nhân vật có máu mặt trong đảng cầm quyền” - chuyên gia Aladdin Elaasar, tác giả cuốn sách Pharaoh cuối cùng: Mubarak và tương lai bất định, cho biết. Các nhân vật thân cận với chính quyền Mubarak cũng rất giàu. Taher Helmy, cố vấn của ông Mubarak và Gamal, và là chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Ai Cập, mới mua một căn hộ trị giá 6,1 triệu USD ở trung tâm New York. Ahmed Ezz, một cố vấn thân cận khác của Gamal, nắm thế độc quyền thị trường thép ở Ai Cập.
Tài sản rải khắp thế giới
Gia đình Mubarak còn sở hữu rất nhiều nhà đất ở các thành phố lớn khắp thế giới, từ London (Anh), Paris (Pháp) cho đến New York và Los Angeles (Mỹ). Trên thực tế, ông Mubarak có khá nhiều căn biệt thự ở thị trấn Sharm el Sheik và khu Heliopolis rất sang trọng ở Cairo, một căn hộ sang trọng cao sáu tầng ở trung tâm London, một biệt thự gần khu Bois de Bologne ở Paris và hai du thuyền. Trước khi ông Mubarak từ chức, người Ai Cập sống ở Anh đã đến biểu tình trước căn nhà ở London. Mỗi căn ở khu này có giá trị lên tới hơn 20 triệu USD.
Theo báo Ả Rập Al Khabar, gia đình Mubarak giấu phần lớn số tiền kiếm được trong các tài khoản tại ngân hàng Thụy Sĩ UBS và Ngân hàng Scotland. Tuy nhiên, thông tin này đã có từ mười năm trước và theo các chuyên gia Trung Đông, có thể tài sản của gia đình Mubarak đã được chuyển đến những nơi khác. Theo chuyên gia kinh tế Karly Curcio thuộc Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu (GFI), mỗi năm Ai Cập thiệt hại khoảng 6 tỉ USD do các hoạt động kinh tế mờ ám và tham nhũng của chính phủ. Từ năm 2000-2008, Ai Cập đã tổn thất tới 57,2 tỉ USD. Trong khi đó, rất nhiều người Ai Cập sống với mức thu nhập bèo bọt 2 USD/ngày.
Sau khi ông Mubarak từ chức, các lãnh đạo đối lập tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra toàn diện nhằm xác định tổng tài sản của gia đình Mubarak và thu hồi vào ngân sách nhà nước. “Chúng tôi sẽ mở mọi tập tài liệu, sẽ tìm kiếm mọi thứ, từ gia đình tổng thống đến gia đình các bộ trưởng” - ông George Ishak, lãnh đạo Hiệp hội Đổi mới quốc gia (NAC), khẳng định. Nhiều người Ai Cập cũng hi vọng chính quyền sẽ lấy lại được một phần tài sản đã bị gia đình Mubarak cướp. “Tôi sẽ hài lòng với cuộc cách mạng này nếu chúng tôi lấy lại vài tỉ đã bị đánh cắp”, anh Mohammed Fattouh, một công dân Cairo, cho biết. Những người khác khẳng định họ muốn Mubarak phải sống trong cảnh nghèo nàn để nếm trải những gì mà người dân Ai Cập nghèo khổ từng nếm trải.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định lần theo dấu vết nguồn tiền của gia đình Mubarak sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng, bởi mọi hoạt động kinh doanh có liên quan đến gia đình Mubarak đều được thực hiện trong một nhóm nhỏ những người thân cận với cựu tổng thống.
HIẾU TRUNG (Theo Huffington Post, Guardian, New York Times)
Kỳ 2: “Tuyên ngôn” về vơ vét
TT - Tháng 1-2011, các công tố viên của Pháp tuyên bố sẽ mở đợt điều tra ban đầu về các gia sản mà gia tộc tổng thống bị lật đổ của Tunisia Zine al-Abidine Ben Ali có ở nước Pháp.
Cuộc cách mạng hoa lài của những người dân tại đất nước Tunisia chỉ trong vòng một tháng đã khiến vị “vua” 74 tuổi, trị vì trong 23 năm, bất ngờ trở tay không kịp đành tháo chạy.
Tổng thống Tunisia Ben Ali và vợ Leila trong chiến dịch bầu cử tổng thống - Ảnh: AFP
“Cơn ác mộng” với dân
“Sự sụp đổ của một chế độ tưởng chừng như vững chắc của Ben Ali là lời cảnh báo về sự thay đổi chính trị bất ngờ có thể diễn ra đối với các chế độ toàn trị, vốn sử dụng vũ lực, đàn áp, tạo nên sự sợ hãi trong dân chúng và những lời lẽ dối trá khẳng định quyền điều hành chính danh của mình. Những chế độ đó có thể ổn định rất lâu, nhưng một khi người dân phá tung sự sợ hãi, một khi quân đội thừa nhận sự đòi hỏi đích đáng của nhân dân và không sử dụng súng ống đàn áp lại họ, thì chế độ đó sẽ nhanh chóng sụp đổ”.
Larry Diamond (giáo sư chính trị tại Đại học Stanford)
Cho tới khi cuộc cách mạng hoa lài nổ ra, hiếm khi Tunisia xuất hiện trên truyền thông quốc tế. Không có mối đe dọa Hồi giáo nào muốn lật đổ chính phủ, không có mạng lưới khủng bố nào đe dọa an ninh trong nước, không có lợi ích chiến lược nào mà Mỹ thèm để mắt. Chế độ Ben Ali cũng thành công trong việc quảng bá nơi đây là thiên đường về du lịch.
Hình ảnh “sạch đến tiệt trùng” mà chính quyền Tunisia tạo ra chính là nhờ đàn áp báo chí, kiểm soát truyền thông, bịt miệng những người chỉ trích và đối lập; Tunisia nằm ở nhóm các nước có mức độ kiểm soát Internet cao nhất thế giới.
Mới chỉ năm trước, không ai dám nghĩ ông Ben Ali và gia tộc đầy quyền lực của ông trở thành mục tiêu truy nã của cộng đồng thế giới. Những hình ảnh, bích chương khổng lồ ca ngợi ông và chế độ vẫn được treo đầy trên đường phố thủ đô Tunis.
Nhưng nay thì dường như ông không còn chốn dung thân khi ngày càng nhiều chính phủ và các tổ chức trên thế giới tuyên bố sẽ phong tỏa tất cả tài sản bị nghi ngờ là của gia tộc Ben Ali, hoặc cấm các giao dịch tài chính liên quan tới họ.
Cuộc điều tra ở Paris bắt đầu xuất phát từ ba tổ chức nhân quyền đâm đơn kiện Ben Ali. Đó là Sherpa, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) ủy hội ở Pháp và Ủy ban Nhân quyền Ả Rập. Họ đều cáo buộc ông Ben Ali các tội tham nhũng, sử dụng sai nguyên tắc công quỹ - các khoản đóng góp của dân cho hoạt động của chính phủ và tội rửa tiền.
Daniel Lebègue, đứng đầu Ủy hội TI của Pháp, ước tính Ben Ali và gia tộc kiểm soát ít nhất 35% nền kinh tế Tunisia, trong khi tổng sản lượng nội địa (GDP) của Tunisia là 44 tỉ USD năm 2010. TI yêu cầu phong tỏa ngay các tài khoản ngân hàng của Ben Ali và 12 thành viên gia đình, bất động sản ở Paris và French Riviera.
AFP cho biết các tổ chức ước tính số tài sản mà cựu lãnh đạo Tunisia và bầu đoàn thê tử đã thu vén từ túi dân chúng lên tới 5 tỉ USD.
Trong khi đó, các công tố Tunisia cũng tuyên bố sẽ điều tra tài sản ở nước ngoài của gia tộc Ben Ali, bao gồm cả những giao dịch bất hợp pháp và tài khoản ở ngân hàng nước ngoài. Khoảng 33 thành viên trong gia tộc Ben Ali không chạy trốn kịp đã bị bắt giữ trước những cáo buộc tham ô, ăn cướp tài nguyên quốc gia, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài.
Tunisia đã ra án lệnh quốc tế bắt giữ Ben Ali, người bị cáo buộc cùng với vợ và các thành viên trong gia tộc.
Thụy Sĩ, Áo, Canada cũng ra lệnh phong tỏa bất kỳ khoản tiền nào thuộc sở hữu gia tộc Ben Ali, ngăn chặn tình trạng số tài sản sẽ bị rút về và tuồn sang nơi khác.
Dù lệnh phong tỏa tài sản của Thụy Sĩ không nói rõ tài sản nào, nhưng Valentin Zellweger thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết chính quyền đã yêu cầu tất cả ngân hàng, doanh nghiệp, công ty bất động sản khi giao dịch có những tài sản bị nghi ngờ là của Ben Ali thì ngay lập tức phải thông báo tới nhà chức trách và không được động đến.
Một người làm vua...
Báo chí Tunisia cho biết gia tộc của tổng thống Ben Ali kiểm soát cổ phần trong ít nhất ba ngân hàng lớn, hai công ty điện thoại, một hãng hàng không của Tunisia. Đó là chưa kể vị trí đối tác với các công ty nước ngoài hoạt động tại Tunisia, như chi nhánh của các hãng sản xuất xe hơi châu Âu và các tập đoàn bán lẻ, và sở hữu các tập đoàn truyền thông.
Nỗi phẫn nộ của công chúng không chỉ đối với tổng thống Ben Ali, mà còn vào bà vợ, ái nữ Nesrine và con rể Sakker el-Materi. Tài liệu mà WikiLeaks rò rỉ tiết lộ điện tín ngoại giao của Mỹ mô tả một căn nhà của el-Materi có ít nhất hàng tá người hầu, nuôi một con hổ tên Pasha ăn 4 con gà mỗi ngày.
Bức điện tín cũng ghi: “Lối sống giàu có phô trương của el-Materi và Nesrine cho thấy rõ lý do vì sao các thành viên gia tộc Ben Ali không được dân chúng yêu quý. Khối tài sản của gia tộc Ben Ali đang phình ra”. Anh trai của đệ nhất phu nhân Leila Ben Ali, Belh***an Trabelsi, thì ngồi trong ban giám đốc Ngân hàng Tunis, sở hữu Hãng hàng không Carthage Airlines và có vô số cổ phần trong ngành du lịch, khách sạn...
Với số tài sản là những khu biệt thự cực kỳ sang trọng ở bờ biển của gia tộc Ben Ali, những người biểu tình tức giận đã xông vào đập phá, có người viết lên hàng chữ “Giờ tao đã hiểu, 13-1-2011”.
Gia tộc Ben Ali đã vơ vét quá thô thiển đến mức năm 2002 Tổng thống Ben Ali đã phải triệu tập cuộc họp gia đình và nói: “Nếu muốn tiền, ít ra nên vơ vét kin kín một chút”. Nhưng thực tế họ lại chẳng kín được.
Ngay trước khi nhận biết được nguy cơ thất thủ, đệ nhất phu nhân Leila Ben Ali đã phi đến Ngân hàng trung ương Tunis, ào vào văn phòng thống đốc và yêu cầu ngân hàng trích ra 1,5 tấn vàng thuộc sở hữu quốc gia để bà đi. Khi bị từ chối, lập tức bà Leila móc điện thoại ra gọi chồng.
Theo lời kể của Ezzeddine Saidane, người sáng lập một ngân hàng khác chứng kiến vụ việc kể lại, dù ông Ben Ali ngạc nhiên khi nhận được điện thoại của vợ nhưng vẫn ra lệnh ngân hàng cấp vàng cho bà. Giá của số vàng lúc đó là 56 triệu USD. Còn chủ tịch Ủy ban bảo tàng Tunisia Samir Aounallah cho biết bà Leila đã mang các hiện vật quý giá của đất nước tại bảo tàng về trưng ở các khu biệt thự của mình.
Canada thông báo sẽ nhanh chóng dẫn độ họ hàng của vị cựu tổng thống đã trốn tới Montreal về Tunisia và tìm cách phong tỏa tài sản của họ. Ông Belh***en Trabelsi bị cáo buộc sử dụng các mối quan hệ để thu vén tài sản đã đưa gia đình tẩu thoát đến Montreal trên chiếc máy bay riêng hôm 20-1-2011. Ông đã bị thu hồi quyền định cư lâu dài ở Canada có được những năm 1990.
Thủ tướng lâm thời Mohammed Ghannouchi cũng thành lập các ủy ban để điều tra về các cáo buộc tham nhũng và vơ vét trong thời Ben Ali, đặc biệt là những tài sản bao gồm cả tiền mặt được tuồn ra ngoài.
KHỔNG LOAN tổng hợp
Kỳ 3: Haiti - bóng ma trở về
TT - Cuối tháng 1-2011, trong một diễn biến rất bất ngờ, Jean-Claude Duvalier trở về thủ đô Port-au-Prince sau hơn 25 năm tị nạn chính trị tại Pháp. Ai cũng tự hỏi tại sao con người đã bị dân chúng nổi dậy lật đổ, bị căm ghét, lại trở về với lý do “lo lắng cho tình hình hiện tại của Haiti” như vậy?
Cựu độc tài Jean-Claude Duvalier tại Port-au-Prince ngày 18 -1-2011 - Ảnh: AFP
Cha - con và định chế “tổng thống suốt đời”
Vì sao Duvalier trở về? Các nhà quan sát, đặc biệt là các luật sư, chuẩn bị tinh thần để “tính sổ” với ông. Họ cho rằng ông trở về quê nhà là vì tiền, cụ thể là khoản 7,3 triệu USD đang bị phong tỏa trong các ngân hàng của Thụy Sĩ. “Thay vì quan tâm tới đời sống, lợi ích của người dân Haiti từ trong trái tim, dường như ông ta chỉ nghĩ tới túi tiền của mình” - Peter Bouckaert, luật sư tại Thụy Sĩ, giám đốc các vấn đề khẩn cấp của Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế, nói với Reuters.
Cha Duvalier, François Duvalier, hay còn có biệt danh là Papa Doc, cùng với đứa con có biệt danh là Baby Doc từng là những hung thần, nỗi khiếp đảm của dân Haiti. Họ căm ghét và sợ hãi đến mức 25 năm kể từ khi Duvalier bị tước hết quyền lực, và François đã chết từ lâu, không phải người dân Haiti nào cũng công khai nhận định về họ. Cha con họ, trong vòng tổng cộng 29 năm cầm quyền với những chức danh “tổng thống suốt đời” tự phong, đã đưa Haiti trở thành quốc gia nghèo nhất Tây bán cầu và di chứng đó vẫn còn tới ngày nay.
Với chức danh tổng thống thừa hưởng từ cha sau khi ông này bất ngờ qua đời, tay chơi Duvalier điều hành đất nước trong thời gian 1971-1986 theo kiểu ẩn danh, để vai trò nhiếp chính cho mẹ và các cận thần của cha. Trong thời gian đó, có rất nhiều cáo buộc ông và chân tay của ông đã giết người vì mục đích chính trị, người dân bị tị nạn bắt buộc, bị bắt bỏ tù không cần xét xử, tra tấn, mất tích... Các nhóm nhân quyền cho rằng khoảng 60.000 người đã chết vì các lý do liên quan tới chính trị dưới thời cha con Duvalier. Tất nhiên ông Duvalier nói những con số đó chỉ mang màu sắc tuyên truyền do các thế lực đối lập dựng lên, chứ trong chế độ “tốt đẹp” của ông không có tù nhân chính trị, chỉ có những người bị đi tù vì vi phạm pháp luật như giết người và buôn ma túy.
Với lối sống xa hoa, gia tộc vợ Michele Bennett tranh thủ mở rộng vai vế, kinh doanh, thâu tóm độc quyền hết mọi lĩnh vực và khiến sự bất đồng trong cộng đồng kinh doanh và những tầng lớp thượng lưu tại Haiti gia tăng, cùng nạn tham nhũng ngày càng như khối u lan tỏa. Theo hiến pháp, Duvalier có quyền lực tuyệt đối, khi nắm quyền Duvalier có thực hiện đôi chút cải cách như thả tù nhân chính trị, nới lỏng tự do báo chí. Nhưng về cơ bản cũng không thay đổi bản chất chế độ độc tài. Lực lượng đối lập không được phép hoạt động, và luật chủ yếu chỉ tồn tại trên giấy. Dịch sốt virut heo châu Phi trên đảo năm 1978 khiến nhà chức trách phải giết hết heo của dân chúng, phần lớn lại là dân nghèo nuôi heo kiếm sống.
Những năm 1980, nạn dịch AIDS khiến ngành du lịch giảm mạnh. 8/10 người dân mù chữ, hầu hết kiếm chưa đến 150 USD/năm, dù con số chính thức GDP đầu người mà chính phủ công bố là 380 USD. Giữa những năm 1980, đời sống của người dân Haiti đã vô phương cứu chữa, kinh tế ngày càng tồi tệ. Giáo hoàng John Paul II khi đến thăm năm 1983, kêu gọi thay đổi xã hội, nói: “Cần làm điều gì đó để thay đổi nơi này”. Năm 1985, Mỹ đã cung cấp 54 triệu USD trợ cấp cho Haiti và dọa sẽ ngưng nếu nhân quyền tại đây không cải thiện. Lập tức, chính phủ tổ chức trưng cầu ý dân về việc ủng hộ hay không chế độ “tổng thống suốt đời” của Duvalier. Xe tải chở đầy người Haiti không biết chữ từ chỗ bỏ phiếu này tới chỗ bỏ phiếu khác để nhiều lần gạch vào chỗ đồng ý: kết quả chính thức là 99,8% muốn Duvalier là “tổng thống suốt đời” của họ - một con số lố bịch.
Năm 1985, “con giun xéo lắm cũng quằn”, cuộc nổi dậy của dân chúng bắt đầu ở các tỉnh thành Haiti. Thành phố Gonaïves là nơi đầu tiên diễn ra tuần hành. Từ tháng 10-1985 biểu tình bắt đầu lan ra sáu thành phố. Cuối tháng 1-1986, người dân phía nam Haiti nổi dậy, chính quyền Reagan đã bắt đầu tạo áp lực buộc Duvalier rời bỏ chức vụ và rời khỏi Haiti sau 15 năm nắm quyền lực tuyệt đối.
Nước cờ cuối cùng thất bại
Bây giờ, hầu hết tài sản Duvalier thu vén được trong thời gian nắm trọn quyền bính trong tay cho đến khi phải vội vã leo lên máy bay đi tị nạn ở Paris năm 1986 được cho là đã “bốc hơi”, một phần vì cách chi tiêu xa hoa, nhưng sau đó là phí tổn tốn kém trong cuộc ly hôn với bà vợ cũ. Nhưng vẫn còn hàng triệu USD trong tài khoản ở ngân hàng Thụy Sĩ.
Jenny Piaget, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, cho biết luật Thụy Sĩ chính thức có hiệu lực vào ngày 1-2-2011 cho phép nhà chức trách Haiti lấy lại số tiền đang bị đóng băng trong tài khoản của Duvalier trả lại cho những người dân Haiti, chủ nhân hợp pháp của số tiền nhưng đã bị ăn cướp trắng trợn. Tổ chức Ân xá thế giới, nơi đang gây áp lực buộc đưa Duvalier ra tòa án Haiti để phán xét về tội ác chống lại loài người, nhìn nhận việc lấy tiền tham nhũng là một bước đi tích cực, nhưng vẫn không đủ.
Nhưng thật ra, với chuyến trở về Haiti, Duvalier đang chơi một cú chót. Lá bài đó là ông trở về Haiti trong thời gian ngắn (vì đã mua vé khứ hồi về lại Pháp vào ngày 20-1) để chứng minh ông có thể trở về Haiti mà không bị làm sao, chẳng ai bắt giữ, để rồi có thể cãi trước tòa án Thụy Sĩ rằng đến đất nước ông cũng chẳng thèm khởi tố ông thì có lý do gì Thụy Sĩ lại giữ tiền của ông? Luật sư Bouckaert nói có bằng chứng cho thấy Duvalier hiện đã phá sản, và “còn nước còn tát”. Ông nhận định: “Thử hỏi nếu nhà anh phá sản, trong khi vẫn còn tới nhiều triệu USD trong ngân hàng mà không được đụng vào, thì anh sẽ kiếm mọi cách sờ được vào tiền trong tuyệt vọng”.
Luật của Thụy Sĩ mới nhất có tên dài dằng dặc “Federal act on the restitution of ***ets of politically exposed persons obtained by unlawful means” (Luật liên bang về trả lại tài sản do những người liên quan tới chính trị có được bằng những phương pháp bất hợp pháp), và báo chí Thụy Sĩ gọi đó là “luật Duvalier” vì nó giúp lấp đầy lỗ hổng pháp lý có thể cho phép cựu độc tài Haiti lấy lại tiền.
Với luật mới, các luật sư của Chính phủ Thụy Sĩ giờ có thể tự tin trước bất kỳ lá bài nào của Duvalier và chân tay của ông trong nỗ lực lấy lại tiền. Với lịch sử bí mật ngân hàng lâu năm danh tiếng, cứng như đá, Thụy Sĩ đang ngày càng đối mặt với chỉ trích của thế giới là thiên đường giữ tiền của các nhà độc tài, các chính thể trộm cắp, gian lận, trốn thuế. Vụ Duvalier có thể là ví dụ để Thụy Sĩ lấy lại chút sĩ diện.
Ngày 18-1-2011, Duvalier bị bắt vì tội tham nhũng, và sẽ bị đưa ra tòa án Port-au-Prince. Nay thì Duvalier đang đối mặt cả với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người.
KHỔNG LOAN tổng hợp
Kỳ 4: Năm năm quyền lực và 3 tỉ đôla
TT - Tướng quân đội Sani Abacha là nhà độc tài quân sự của Nigeria, nắm quyền điều hành đất nước từ tháng 11-1993 đến tháng 6-1998 thì bất ngờ qua đời sau một cơn đau tim tại cung điện tổng thống ở Abuja, hưởng dương 54 tuổi.
Tướng Sani Abacha năm 1998, trước khi qua đời đột ngột - Ảnh: Reuters
“Dân chủ hứa lèo”
Sani Abacha sinh năm 1943 ở tỉnh Kano trong một gia đình thương gia. Được đào tạo ở Nigeria, Anh và Mỹ, Abacha bắt đầu sự nghiệp của mình với cấp bậc trung úy trong quân đội Nigeria năm 1963, leo lên đến vị trí Hội đồng Kiểm soát các lực lượng quân sự (AFRC) và cuối cùng trở thành người đứng đầu nhà nước.
Nổi lên sau một cuộc đảo chính, Sani Abacha một mặt luôn nói về mong muốn mang nền dân chủ dân sự cho Nigeria, nhưng mặt khác nhân vật này lại là nguồn cơn chỉ trích của các nhà hoạt động dân chủ của Nigeria. Họ cho rằng cũng như tất cả các thể chế độc tài khác, lời hứa sẽ đưa đất nước đi lên dân chủ của tướng Abacha “chỉ là hứa lèo”.
Năm 2002, tức bốn năm sau khi tướng Abacha chết, Chính phủ Nigeria đã đạt được thỏa thuận với gia đình ông về việc gia đình đồng ý trả lại 1 tỉ USD trong số 1,1 tỉ USD đã bị xác nhận là tiền bất hợp pháp và đã bị phong tỏa, gia đình sẽ nhận được số tiền còn lại nếu chứng minh số tiền đó không có nguồn gốc bất minh.
Tuy nhiên, thỏa thuận này khiến dư luận Nigeria và thế giới phản đối, vì làm như vậy có khác gì “tặng thưởng cho thằng ăn trộm công quỹ”.
Chỉ cầm quyền có năm năm nhưng chính phủ Abacha bị cáo buộc lạm dụng nhân quyền, đàn áp các lực lượng đối lập một cách tàn nhẫn. Tướng Abacha cấm các hoạt động chính trị trong xã hội, kiểm soát chặt chẽ báo chí.
Với quyền lực trong tay, tướng Abacha đã làm mọi điều để in vào đầu dân chúng rằng ông là người duy nhất có thể nắm giữ sứ mệnh hàn gắn dân tộc. Năm 1995, Sani Abacha đã ra lệnh xử tử chín nhà hoạt động đối lập. Nigeria bị khai trừ khỏi Khối thịnh vượng chung và bị cô lập về chính trị.
Cùng lúc đó, Sani Abacha luôn có xung quanh khoảng 3.000 tay súng trung thành tuyệt đối, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ mình.
Chính phủ Abacha được so sánh với các chính phủ Nigeria khác ở một điểm chung, đó là quan hệ đối ngoại mang tính nhất quán: ủng hộ cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi, gửi lính Nigeria tới phục hồi dân chủ ở Liberia và Sierra Leone, trong khi coi “dân chủ” là “món lạ” với chính những người dân Nigeria. Sani Abacha phớt lờ các đe dọa trừng phạt kinh tế vì thế giới cần dầu mỏ của Nigeria.
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã khẳng định mối quan hệ giữa xã hội dân chủ và giá dầu, theo kiểu “giá dầu đi lên thì sẽ kéo tụt dân chủ xuống”. Một khi dầu có giá, các chính thể độc tài không cần phải nới lỏng bàn tay sắt của mình.
Kể từ cơn sốc giá dầu năm 1974, mỗi năm dầu khí đóng góp hơn 90% thu nhập từ xuất khẩu của Nigeria. Năm 2000, Nigeria nhận hơn 99,6% thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ và trở thành nước phụ thuộc vào dầu mỏ nhất thế giới thời điểm đó.
Theo các nguồn tin của chính phủ hậu Abacha, các cơ quan điều tra trên thế giới đã lần ra dấu vết các tài sản khắp nơi, trị giá khoảng 3 tỉ USD có gốc gác thuộc tướng Abacha, gia tộc ông và các tay chân.
Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2004, tướng Sani Abacha đã nằm thứ tư trong danh sách các nhà lãnh đạo tham nhũng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Tổ chức này ước tính số tiền vơ vét trong năm năm tại vị của ông là từ 2 - 5 tỉ USD. 5 tỉ USD là con số tương đương với 10% thu nhập hằng năm từ dầu mỏ của Nigeria trong năm năm đó.
Số tiền này bao gồm cả các khoản biển thủ từ Ngân hàng Trung ương Nigeria, và các khoản hối lộ nhận từ các công ty nước ngoài.
Tháng 2-2005, Tòa án liên bang Thụy Sĩ đã bác bỏ kháng cáo về quyết định phong tỏa số tiền 468 triệu USD của gia tộc Abacha. Tại Luxembourg và Liechtenstein, số tiền của gia tộc Abacha vẫn đang bị phong tỏa có khoảng 500 triệu USD.
Chính quyền Thụy Sĩ đã tuyên bố coi gia đình Abacha là một tổ chức tội phạm. Năm 2009, nhà chức trách Thụy Sĩ đã ra lệnh tịch thu khoảng 350 triệu USD từ Abba Abacha, một trong những con trai của Sani Abacha, với cáo buộc biển thủ.
Cuộc điều tra bắt đầu từ năm 1999 theo yêu cầu từ Chính phủ Nigeria đối với nhà chức trách Thụy Sĩ. Nigeria muốn lấy lại số tiền mà Sani Abacha đã tuồn ra ngoài, tới nay, nước này đã lấy về được ít nhất 700 triệu USD từ Thụy Sĩ.
“Cướp ngày” từ cha đến con...
Lúc còn sống rất ít khi đi lại ở Nigeria hay ra khỏi biên giới, Sani Abacha được xem là lãnh đạo đất nước ít được biết đến nhất ở Nigeria về mặt cá nhân. Điều này ngược hẳn với bà vợ, đệ nhất phu nhân Maryam Jiddah, người đã kết hôn với ông năm 1965. Bà đã xuất hiện liên tục trong các cuộc hội thảo quốc tế, trở nên nổi tiếng và là chủ tịch Hội nghị đệ nhất phu nhân châu Phi lần đầu tiên năm 1997.
Cho đến nay, cái tên Sani Abacha, bà vợ Maryam và con trai Mohammed thường được dùng trong những email rác lừa tiền, với nội dung đại loại như người gửi thư nhờ người nhận giúp đỡ để có được một khoản tiền lớn. Những cú lừa đánh vào lòng tham của người nhận nên họ sẵn sàng gửi các thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng.
Quá khứ của Abacha vẫn còn tiếp tục hiện hữu ở Nigeria hiện nay thông qua các nhân vật trong gia tộc Abacha có mặt trên chính trường hay các vụ xử liên quan tới gia sản nhà Abacha. Sani Abacha có 10 người con, 7 trai và 3 gái.
Đầu tháng 2-2011, con trai của Sani Abacha là Mohammed Abacha, 44 tuổi, đã chính thức ra tranh cử chức thống đốc của bang Bắc Kano vào tháng 4 tới. Mohammed Abacha từng ngồi tù vài năm, trong đó có cả tội liên quan tới các vụ giết người chính trị.
Junaidu Mohammed, nhà phân tích chính trị tại Kano, cho rằng sự xuất hiện của Mohammed Abacha không có nghĩa là suy nghĩ của công chúng về sự cướp bóc của gia tộc Abacha với Nigeria đã thay đổi.
Cũng vào đầu tháng 2-2011, phiên điều trần của người con trai khác của Sani Abacha là Abba Abacha đã mở tại Geneva (Thụy Sĩ). Abba chống lại cáo trạng buộc ông có tội là thành viên của một tổ chức tội phạm năm 2009, và tòa án Thụy Sĩ đã giữ lại 350 triệu USD liên quan tới cha ông.
Các biện pháp ăn cướp tiền của đất nước mà gia tộc Abacha bị cáo buộc là lấy thẳng tiền từ Ngân hàng Trung ương Nigeria bằng cách chở các thùng tiền thẳng về dinh thự, hoặc cả cách tinh vi hơn như biển thủ công quỹ, các chương trình tiêm văcxin lừa đảo, hay bỏ túi tiền hối lộ của các công ty nước ngoài làm việc ở Nigeria.
Theo các nhà điều tra, sau cái chết của anh trai Ibrahim năm 1996, Abba Abacha và Mohammed có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các tài sản ăn cắp được. Học địa lý ở Nigeria, Abba đã làm việc ở Đức cho Tập đoàn Ferrostall từ 1994-1997 trước khi về lại quê hương.
Ông bị cáo buộc sử dụng căn cước giả để mở hơn 30 tài khoản ngân hàng từ năm 1996 trở đi ở Thụy Sỹ, Luxembourg, Liechtenstein và Bahamas để giấu tiền của cha và họ hàng. Khi bị sờ gáy, Abba giải thích làm là vì anh trai nhờ, chứ không biết có gì sai trái với số tiền đó.
KHỔNG LOAN tổng hợp
Kỳ 5: Hai “đại sư phụ” tham nhũng châu Á
TT - Năm 2004, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố danh sách 10 nhà lãnh đạo chính trị tham nhũng nhất thế giới trong 20 năm qua. Châu Á “vinh dự” có hai đại diện đứng thứ nhất và thứ hai. Đó là cựu tổng thống Indonesia Mohamed Suharto và cựu tổng thống Philippines Ferdinand Marcos.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos ở Manila hồi năm 1986, đằng sau là bà vợ ham mua sắm Imelda - Ảnh: Getty Images
TI ước tính ông Suharto đã cướp đi của đất nước Indonesia 15-35 tỉ USD, còn ông Marcos đã bòn rút từ ngân sách nhà nước Philippines 5-10 tỉ USD. So với những lãnh đạo khét tiếng tham nhũng khác như tổng thống Zaire Mobutu Sese Seko, tổng thống Nigeria Sani Abacha hay nhà lãnh đạo Tunisia Ben Ali thì ông Suharto và ông Marcos xứng đáng là bậc “đại sư phụ”. Cả hai có không ít điểm tương đồng, nhất là các thủ đoạn ăn cắp tiền bạc của nhân dân.
Nhiều chiêu vơ vét
Làm thế nào mà ông Suharto vơ vét được một số tiền khổng lồ đến vậy? Câu trả lời là hệ thống chính trị mà người dân Indonesia gọi là “tham nhũng, cấu kết, con ông cháu cha” (KKN). Ông Suharto trao quyền kiểm soát các công ty độc quyền nhà nước cho các thành viên gia đình và bạn bè thân cận. Đổi lại, những người này phải chung chi cho tổng thống hàng triệu USD “ơn nghĩa”. Các khoản tiền này được gửi đi với danh nghĩa “tiền quyên góp từ thiện” tới hàng loạt quỹ từ thiện, tên Indonesia là yayasan, do ông Suharto kiểm soát.
Trên danh nghĩa, các tổ chức này có nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng trường học và bệnh viện ở nông thôn, nhưng trên thực tế chúng là “heo đất” của ông Suharto. Đổ vài triệu USD vào các quỹ từ thiện này là chi phí làm ăn bình thường tại Indonesia. Ông Suharto cũng buộc các công ty tài chính trích một phần lợi nhuận hằng năm vào các yayasan. Ngay cả những người giàu có, lương cao ở Indonesia cũng phải bỏ một phần lương hằng năm vào yayasan. Các quỹ từ thiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm KKN.
Để khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Indonesia, các công ty phải cầu viện sự giúp đỡ của một thành viên trong gia đình Suharto để hoàn thành các thủ tục hành chính lằng nhằng, rắc rối. Đổi lại, các thành viên gia đình Suharto sẽ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không cần phải bỏ tiền mua cổ phiếu. Ví dụ, khi chính quyền Indonesia cổ phần hóa hệ thống cung cấp nước sạch ở thủ đô Jakarta giữa thập niên 1990, một trong những đơn vị trúng thầu đã hối lộ cho con trai của ông Suharto là Sigit tới 20% cổ phần công ty liên doanh. Ba người con của ông Suharto nắm giữ những công ty lớn nhất đất nước. Ông Suharto và đám con cháu còn sử dụng các công ty dịch vụ để bòn rút tiền mặt từ các công ty lớn.
Ví dụ, Công ty dầu khí nhà nước Pertamia buộc phải nhập và xuất khẩu dầu thông qua hai công ty giao dịch của gia đình Suharto. Cứ mỗi thùng dầu, hai công ty này thu phí 35 cent. Các công ty khác có liên quan đến gia đình Suharto được hưởng những hợp đồng cung cấp cho ngành dầu khí nước này mọi loại dịch vụ, từ phục vụ đồ ăn đến bảo hiểm. Khi Pertamia được kiểm toán hồi tháng 7-1999, các thanh tra mới phát hiện ông Suharto và đồng bọn đã bòn rút tới 6,1 tỉ USD từ tập đoàn này theo những thủ đoạn trên. Các công ty của ông Suharto còn dễ dàng vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước Indonesia mà chẳng bao giờ trả lại một xu nào.
So với ông Suharto, ông Marcos cũng thực hiện nhiều thủ đoạn tương tự nhưng có phần trắng trợn hơn. Ông Marcos cũng đòi tiền hoa hồng từ các công ty làm ăn ở Philippines và trao các hợp đồng làm ăn béo bở của nhà nước cho các thành viên gia đình mình và những đồng minh thân cận, chiếm đoạt các công ty tư nhân, tạo ra những tập đoàn nhà nước độc quyền kinh doanh các sản phẩm quan trọng như đường, dừa, vận tải biển, xây dựng, truyền thông... Như trong thập niên 1980, ông Marcos đã quyết định tịch thu tất cả khu mỏ trong nước với lý do “vì lợi ích của người dân”. Ngoài ra, ông Marcos còn ăn cắp tiền từ nguồn viện trợ quốc tế và thậm chí còn tổ chức các cuộc “cướp phá” ngân khố và các cơ quan nhà nước. Ví dụ, hồi năm 1983, ông Marcos đã yêu cầu lãnh đạo Cơ quan Lương thực quốc gia chuyển hàng trăm nghìn USD vào tài khoản ngân hàng của ông ta. Gia đình Marcos đã chuyển toàn bộ số tiền ăn cắp được ra các tài khoản ở nước ngoài.
Tiền biến đi đâu?
Trong giai đoạn cầm quyền cho đến khi bị lật đổ vào năm 1986, ông Marcos và vợ Imelda đã chuyển hàng tỉ USD ăn cắp được sang các tài khoản ngân hàng ở Mỹ, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, gia đình Marcos cũng đổ nhiều tỉ USD vào các tập đoàn trong nước để rửa tiền. Ngồi trên một mỏ vàng vô tận, trong thập niên 1980 ông Marcos đã cử bà Imelda đến New York mua nhà đất. Bà Imelda đã mua tòa nhà Crown Building với giá 51 triệu USD, Herald Center giá 60 triệu USD và một số khu nhà đất khác ở Manhattan. Gia đình Marcos cũng mua tới 171 tác phẩm nghệ thuật vô giá của những họa sĩ nổi tiếng như Michelangelo, Botticelli hay Canaletto. Bà Imelda còn tiêu trung bình 5 triệu USD cho mỗi chuyến mua sắm đồ cao cấp ở New York, Rome hay Copenhagen.
Thời điểm thập niên 1980, bà Imelda đã nổi danh là nhà sưu tập đá quý số một thế giới. Sau khi bà cùng chồng trốn ra nước ngoài vào năm 1986, nhà chức trách Philippines phát hiện trong phòng bà ở dinh tổng thống có tới hơn 2.700 đôi giày cao cấp và hàng trăm lọ nước hoa lớn nhỏ. Lúc chạy trốn, vợ chồng Marcos vẫn kịp mang theo gần 10 triệu USD tiền mặt, đồ trang sức và trái phiếu. Hồi năm 2003, chính quyền Philippines đã thu hồi khoảng 684 triệu USD của gia đình Marcos trong các tài khoản nước ngoài cũng như tiền bán các đồ trang sức quý giá, bán địa ốc từng thuộc về nhà Marcos. Chính quyền cũng thu hồi thêm 1,8 tỉ USD từ các tài sản trong nước sau khi kiểm tra 260 công ty có liên quan đến gia đình Marcos cũng như từ các tài sản khác.
Trong khi đó, theo nhiều nguồn tin, chỉ vài ngày sau khi từ chức hồi tháng 5-1998, ông Suharto đã chuyển tới 9 tỉ USD từ Thụy Sĩ đến một tài khoản ngân hàng ở Áo. Sau đó, dù chịu sức ép từ chính quyền Indonesia, gia đình ông luôn bác bỏ mọi cáo buộc tham nhũng. Năm 1999, gia đình Suharto thậm chí còn kiện tạp chí Mỹ Time tội phỉ báng vì đăng bài khẳng định gia đình này ăn cắp tới 73 tỉ USD trong 32 năm ông Suharto nắm quyền. Năm 2007, Tòa án tối cao Indonesia buộc tạp chí Time phải bồi thường 128 triệu USD cho gia đình Suharto. Trước đó, hồi tháng 7-2007, các công tố viên Indonesia đã kiện ông Suharto với mục tiêu thu hồi tiền bị đánh cắp. Tuy nhiên, mãi đến năm 2008 khi ông Suharto qua đời, chính quyền Indonesia vẫn không đạt được những bước tiến trong việc lấy lại số tài sản khổng lồ mà gia đình Suharto đã chiếm đoạt của người dân Indonesia.
HIẾU TRUNG tổng hợp
Kỳ cuối: Sáng kiến “hồi trả tài sản”
TT - Trong khi cuộc chiến chống tham nhũng của các quốc gia đang tiếp tục, các gương mặt chính trị gia tiếp tục bị “lộ mặt” là những kẻ cướp ngày, thì theo Trung tâm quốc tế về lấy lại tài sản bị (các chính trị gia) đánh cắp đặt tại Basel (Thụy Sĩ), mỗi năm các quốc gia đang phát triển mất 20-40 tỉ USD vì hối lộ, biển thủ và các hành vi tham nhũng khác của các nhà lãnh đạo. Con số này tương đương với 20-40% lượng tiền hỗ trợ phát triển chính thức tới họ.
Một tòa nhà của Gamal Mubarak, con trai cựu tổng thống Ai Cập Mubarak, ở trung tâm London - Ảnh: AP
Không đồng tiền bẩn nào được gửi ở đây
Trong 15 năm qua, chỉ có 5 tỉ USD được lấy và trả lại cho các quốc gia là nạn nhân của chính các lãnh đạo của mình. Việc Thụy Sĩ quyết định phong tỏa tài sản của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác cho thấy quốc gia ở dãy núi Alpine đang thật sự không còn muốn bị coi là nơi trú ẩn an toàn với những đồng tiền ăn cắp của các nhà lãnh đạo nữa.
Quyết định phong tỏa tài sản của nhà độc tài và những người thân cận nhất, dù chưa xác định là có hay không và bao nhiêu, ra đời chưa đầy hai tiếng sau khi ông Mubarak từ chức hôm 11-2.
Ngoài quyết định phong tỏa tài sản với Mubarak, Thụy Sĩ cũng phong tỏa tài sản của cựu tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali và lãnh đạo Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo - người từ chối trao chức tổng thống cho đối thủ chính trị dù thất cử.
Ngoại trưởng Thụy Sĩ Micheline Calmy-Rey nói: “Chúng tôi cần phải chắc chắn là không đồng tiền bẩn nào được gửi ở đây nữa”.
“Thời xưa đã xưa lắm rồi! - Theodore Greenberg, cựu giám đốc Cơ quan chống rửa tiền của Bộ Tư pháp Mỹ, nói - Không có địa điểm nào để nhà độc tài hay các nhà nước ăn cướp có thể gửi tiền bẩn dễ như vậy nữa. Trong quá khứ, Thụy Sĩ từng là nơi được ưa thích cất giấu những đồng tiền máu. Có thể nó thành chủ đề cho cuốn tiểu thuyết mới về xã hội đen rửa tiền, hay các bộ phim mới về điệp viên James Bond”.
Thụy Sĩ được xem là nơi quản lý 27% tài sản nước ngoài của cá nhân, và chính phủ đang có những bước thắt chặt các quy định về chống rửa tiền để ngăn chặn nước này trở thành điểm đến của những đồng tiền ăn cướp.
Theo website Chính phủ Thụy Sĩ, quốc gia này đã trả lại khoảng 1,8 tỉ USD tài sản của các nhà độc tài về nước mẹ. Theo Công ty nghiên cứu MyPrivateBanking ở Kreuzlingen (Thụy Sĩ), 1/3 trong số 1.500 tỉ USD ở nước ngoài của các tầng lớp thượng lưu Trung Đông và châu Phi là đặt ở Thụy Sĩ. Steffen Binder, giám đốc điều hành của MyPrivateBanking, nhận định khoảng 225 tỉ USD trong số đó là tiền phi pháp.
Thông điệp mới cho chống tham nhũng
Theo sử gia Peter Hug, các quy định bí mật của ngân hàng Thụy Sĩ đã đặt giá trị về mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cao hơn đạo đức. Các quy định đầu tiên cấm các nhà băng tiết lộ thông tin về khách hàng ra đời năm 1934. Nhưng hai năm qua người ta đang chứng kiến các điều khoản liên quan yếu dần, chính là nhờ Đức và Anh mạnh tay đối với các công dân trốn thuế của mình.
Theo Mark Vlasic, giáo sư luật tại Đại học Georgetown ở Washington và cựu thành viên Ban thư ký của Sáng kiến hồi trả các tài sản bị đánh cắp (StAR), việc Thụy Sĩ ra mắt luật mới hôm 1-2 giúp quá trình tịch thu các tài sản bất hợp pháp của các nhà độc tài dễ dàng hơn là một tín hiệu cho thấy nỗ lực thêm của Thụy Sĩ. Luật mới cho phép giữ lại các khoản tiền của một nhà độc tài ngay cả khi chưa cần một tòa án ở quê nhà của họ ra cáo trạng buộc có tội.
“Pháp và Anh làm ít hơn nhiều so với Thụy Sĩ trong việc phong tỏa tài sản từ các nhà độc tài châu Phi và Trung Đông” - Mark Pieth, giáo sư luật hình sự tại ĐH Basel và chủ tịch của Nhóm làm việc về hối lộ trong các giao dịch kinh doanh quốc tế của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, nhận định.
Tài sản của các cựu lãnh đạo mà Thụy Sĩ đã trả lại quê hương họ trong 20 năm qua có thể kể tới 683 triệu USD do lãnh đạo Ferdinand Marcos biển thủ từ Philippines, 93 triệu USD do Vladimiro Montesinos ăn cắp của Peru và 700 triệu USD từ Sani Abacha của Nigeria.
Nâng cao khả năng của các nước đang phát triển lấy lại tài sản bị đánh cắp và bị cất giấu ở các cơ quan thuộc quyền tài phán của nước ngoài là một phần quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng trên thế giới. Hiến chương chống tham nhũng của LHQ có hiệu lực từ năm 2005 đã mở ra một kỷ nguyên mới về hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực hồi trả tài sản bị các nhà lãnh đạo đánh cắp trong thời gian nắm quyền.
Một trong những quy định cơ bản của Hiến chương chống tham nhũng của LHQ là về vấn đề hồi trả tài sản bị đánh cắp do tham nhũng. Quá trình trả lại tài sản bị đánh cắp không chỉ hỗ trợ các quốc gia hạn chế những ảnh hưởng tồi tệ nhất của tham nhũng, mà còn gửi thông điệp tới những chính trị gia tham nhũng là không có nơi nào để cất giấu tài sản bất chính đó nữa.
Cả Hạ viện và Thượng viện Thụy Sĩ đều đã phê chuẩn xong đạo luật mới cho phép tịch thu các tài sản bất chính của những nhà độc tài ký thác tại các ngân hàng nước này và trả lại cho các quốc gia nạn nhân. Đây chính là một bước tiến nữa trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng trên thế giới.
Ngoài hiến chương của LHQ về chống tham nhũng, StAR cũng là một sáng kiến quan trọng do Ngân hàng Thế giới và Văn phòng LHQ về chống ma túy và tội phạm phối hợp thực hiện. StAR ra đời tháng 7-2007 và là một trong những điểm mốc của lịch trình thực hiện quản trị tốt toàn cầu và chống tham nhũng.
Vào tháng 9-2008, tại nghị trình hành động Accra, các nước tài trợ đã cam kết có những bước đi nhằm truy tìm, phong tỏa và phục hồi các tài sản có được một cách bất minh. Tại hội nghị 20 nền kinh tế lớn trên thế giới vào tháng 11-2008 họp về khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã thông qua sáng kiến StAR. Nhóm thực hiện StAR cũng vừa ra mắt cuốn cẩm nang về hồi trả tài sản bất minh tuồn ra nước ngoài.
Thực tế cho tới nay, hầu hết các lãnh đạo đã bị “ngã ngựa” thì mới bị phong tỏa tài sản và chưa ai đang tại vị mà bị phong tỏa tài sản. Chính điều đó cho thấy tính phức tạp của vấn đề, và cho thấy con đường để các quốc gia vạch mặt được các chính trị gia tham nhũng, lấy lại số tiền đã bị đánh cắp còn rất nhiều khó khăn.
“Khi mỗi người dân sử dụng lá phiếu bầu các chính trị gia vào các vị trí lãnh đạo, hay trao quyền cho các đảng phái điều hành, người dân đã cho phép họ tiếp cận các nguồn tài nguyên công cộng và có quyền đưa ra quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Tuy nhiên, thực tế không phải chính trị gia nào cũng sử dụng các đặc ân đó vì người dân. Họ tham lam, đưa ra những quyết định thay vì lợi ích của tập thể lại vì lợi ích của chính họ”.
Nhận định của Tổ chức Minh bạch quốc tế về tham nhũng
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Feb/2011 lúc 7:43pm
Việt Nam : Đời sống người dân hứa hẹn ngày càng ... khốn khó !!!
mk
Thứ năm, 24/2/2011, 08:54 GMT+7
Giá xăng lên 19.300 đồng từ 10h sáng
Bộ Tài chính sáng nay quyết định cho phép doanh nghiệp được tăng giá bán mỗi lít xăng A92 từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng, vượt cả http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2008/07/3ba04a77/ - kỷ lục năm 2008 . Một số người biết tin sớm đang kéo đến các cây xăng để mua. > http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/02/gia-tieu-dung-thang-2-tang-cao-nhat-trong-hon-2-nam/ - Giá tiêu dùng tăng cao nhất trong 2 năm / http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/02/nhao-nhao-di-mua-xang-truoc-khi-tang-gia/ - Nháo nhào đi mua xăng / http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/02/nhieu-cay-xang-dong-cua-vi-het-hang/ - Nhiều cây xăng đóng cửa vì hết hàng / http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/02/ban-xang-cam-chung-o-ha-noi/ - Bán xăng cầm chừng ở Hà Nội / http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/02/giam-thue-nhap-khau-xang-dau-ve-0/ - Thuế nhập khẩu về 0%
Lần giá xăng lên mức 19.000 đồng năm 2008, khi giá thế giới vọt ngưỡng kỷ lục 147 USD một thùng và trong nước lạm phát leo thang. Ảnh: Hoàng Hà
Ngoài giá xăng tăng 2.900 đồng một lít, dầu diezel tăng 3.550 đồng một lít lên 18.300 đồng. Dầu hỏa tăng từ 15.100 lên 18.200 đồng. Còn dầu mazuts tăng từ 12.690 đồng lên 14.800 đồng mỗi kg.
Quyết định tăng giá có hiệu lực thi hành ngay 10h sáng nay.
Tại Hà Nội, một số người dân, đặc biệt là các tài xế taxi đã biết được tin giá tăng nên vội vã đến các cây xăng đổ đầy bình. Nhân viên ở cây xăng cũng đã được thông báo giá tăng và bán hàng bình thường cho khách. Trong khi đó, nhiều người đi xe máy ngỡ ngàng với thông tin này.
Tại cây xăng số 1 Láng Hạ lúc 9h15 sáng nay, có người còn mang theo can nhựa đi mua tích trữ, thậm chí mua vài can.
Giá xăng được chấp thuận tăng sau nhiều tháng doanh nghiệp xăng dầu chịu lỗ vì giá thế giới lên mà trong nước phải giữ nguyên. Lần đầu tiên trong vòng hai năm rưỡi, hôm qua, giá dầu thô tại New York lên 100 USD mỗi thùng vì những bất ổn chính trị tại Libya. Còn dầu Brent biển Bắc tại London cũng vọt lên 111 USD một thùng dầu.
Tại thị trường trong nước, nhiều ngày qua, các doanh nghiệp nhập khẩu đã chịu cảnh lỗ nặng khi mỗi lít xăng dầu cơ sở chênh với giá bán tới vài nghìn đồng. Từ tháng 12/2010 đến nay, Bộ Tài chính đã liên tục áp dụng các biện pháp giảm thuế nhập khẩu, bù lỗ bằng quỹ bình ổn. Thế nhưng, tính đến ngày 23/2, số lỗ mỗi lít xăng theo tính toán của doanh nghiệp vào khoảng 3.000 đồng. Còn mỗi lít dầu mức lỗ xấp xỉ 4.000 đồng.
Việc tăng giá bán lẻ lần này được Bộ Tài chính nhìn nhận là không thể đừng vì thuế nhập khẩu đã giảm xuống mức thấp nhất 0%, quỹ bình ổn giá cũng dốc đến đồng cuối cùng. Trong khi đó, nạn đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá đã xuất hiện khắp nơi, gây tâm lý bất an cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, do mức chênh lệch giá bán xăng dầu của VN với thế giới khiến cho nạn xuất lậu cũng diễn biến phức tạp tại các khu vực vùng biên.
Hôm qua, Tổng cục Thống kê công bố giá tiêu dùng tháng 2 http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/02/gia-tieu-dung-thang-2-tang-cao-nhat-trong-hon-2-nam/ - tăng 2,09% , cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi trở lại đây.
21/7/2008, giá xăng tăng 30% từ 14.500 đồng một lít lên http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2008/07/3ba04a77/ - 19.000 đồng một lít . Khi đó, giá dầu thô thế giới vào khoảng 130 USD một thùng, giảm so với mức kỷ lục 147,27 USD một thùng 10 ngày trước đó.
Người gởi: Guests
Ngày gởi: 01/Mar/2011 lúc 8:54am
Hỏi chuyện ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính về các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ.
Thưa ông, trong bối cảnh hiện nay, giữa tăng trưởng và lạm phát, Chính phủ sẽ ưu tiên cho mục tiêu nào hơn?
Vấn đề này thì hiện nay Chính phủ đang bàn nhưng vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu. Nói gì thì nói, có tăng trưởng thì mới giải quyết được các vấn đề khác.
Tuy nhiên, vẫn phải chú trọng đặc biệt với việc kiểm soát tăng giá. Nếu không, việc tăng trưởng không có ý nghĩa vì suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng vẫn phải đảm bảo đời sống người dân được tốt hơn.
Trong “gói giải pháp” kiềm chế lạm phát tại Công văn 319/TTg-KTTH, có đề cập tới việc dừng những dự án không hiệu quả, ông có thể chỉ ra những dự án nào không?
Hiện tại Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thành lập tổ chuyên trách theo dõi vấn đề này, có sự tham gia của các Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng... do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp chỉ đạo. Việc dừng những công trình nào thì chưa thể nói được nhưng chắc chắn phải có sự đồng tình của các bộ, ngành và địa phương.
Tất nhiên, để làm được điều này là không dễ vì vừa phải “chịu đau” để tập trung cho những công trình có hiệu quả và bớt đi những những dự án thiếu hiệu quả.
Còn vấn đề chi tiêu công thì hạn chế như thế nào?
Bộ Tài chính đã có chỉ đạo hệ thống tài chính xiết chặt và kiểm soát chi thông qua hệ thống kho bạc nhà nước. Đồng thời, tiết kiệm chi xăng dầu, chi tiêu, tiết kiệm 10% chi ngân sách ngoài lương.
Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả việc thực hiện “gói giải pháp” nói trên của Chính phủ?
Chúng ta đưa ra giải pháp nhằm vừa đạt mục tiêu tăng trưởng vừa ổn định lạm phát nhưng trong một thời điểm để làm được điều này là rất khó. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ lựa chọn một phương án tốt nhất để điều hành.
Chẳng hạn, về vấn đề hạn chế nhập siêu. Hiện nay, thống kê chưa đầy đủ cho thấy, tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu cho sản xuất (nguyên, nhiên vật liệu) chiếm tới 70% trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu. Nếu hạn chế nhập siêu, rõ ràng sẽ hạn chế tăng trưởng.
Ngay cả với hàng tiêu dùng cũng vậy. Sau khi cân đối cung cầu hàng hóa trong nước thấy thiếu mà không cho phép nhập khẩu thì sẽ căng thẳng và tác động lên lạm phát, còn nếu cho nhập thì lại tác động lên nhập siêu.
Đây là bài toán cực kỳ khó khăn mà Chính phủ phải chọn một phép tính trong rất nhiều phép tính. Với “gói” giải pháp vừa qua, chúng tôi thấy đang có chiều hướng tác động tốt lên thị trường.
Nhiều ý kiến cho rằng, để điều hành thị trường tài chính tiền tệ một cách hiệu quả, Chính phủ nên thành lập một ủy ban độc lập. Ông có thể giải thích rõ hơn vấn đề này?
Rất nhiều nước thành lập ủy ban quốc gia giám sát về tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán nhưng mỗi nước có một mô hình khác nhau. Có nước để phân tán, có nước để tập trung, nhiều nước đã chuyển từ phân tán sang tập trung để giải quyết các mối quan hệ và sự tác động nhạy cảm một cách thống nhất. Chính vì thế, họ ra các quyết định một cách nhanh và chính xác.
Hiện tại, Việt Nam chưa thành lập được một ủy ban mang tính đầy đủ và toàn diện như vậy. Gần đây, Chính phủ có ra một quyết định thành lập một ủy ban mang tính tư vấn cho Chính phủ là chính và điều phối hoạt động giữa các cơ quan trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, chứng khoán.
Chính phủ đang giao cho Bộ Tài chính và các bộ nghiên cứu để hình thành một cơ chế giám sát. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng đề án và lấy ý kiến đóng góp.
Thị trường chứng khoán gần đây rất bất ổn mà một nguyên nhân chính là do thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát. Để ổn định thị trường này, theo ông có nên thành lập quỹ bình ổn không?
Tôi chưa khẳng định có thành lập quỹ này hay không nhưng có thể khẳng định một điều, Chính phủ rất quan tâm đến thị trường và nếu cần thiết, sẽ có giải pháp can thiệp nhưng không phải dùng đến ngân sách. http://ketquaxoso.24h.com.vn/ - xo so kien thiet http://xoso88.info - xo so || http://xoso68.net - xo so 68 || http://www.24h.com.vn/hai-xuan-hinh-c70e1679.html - xem hai xuan hinh || http://diemthi.24h.com.vn/index.php/diemchuan - diem chuan nam 2010 || || http://thoitrangvacuocsong.net - bao thoi trang va cuoc song Tuy nhiên, Chính phủ sẽ sử dụng nguồn vốn của Nhà nước mà nguồn vốn này có khả thi để thực hiện. Chẳng hạn, vừa rồi Chính phủ đưa ra giải pháp Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tham gia thị trường chính là để thực hiện nhiệm vụ này.
Việc SCIC tham gia thị trường không nhằm mục đích kinh doanh chứng khoán mà sự can thiệp của SCIC chỉ giúp cho thị trường hoạt động lành mạnh hơn. Còn làm như thế nào để SCIC bình đẳng với các nhà đầu tư khác và không gây ra tác động phụ đối với thị trường là điều quan trọng nhất.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Apr/2011 lúc 10:44pm
KHÓ KHĂN KINH TẾ VIỆT NAM
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-172994_15-2/ - (Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA )
Trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam như bị chấn động bởi hàng loạt vấn đề dồn dập:
Lạm phát lại hoành hành như ba năm về trước trong khi khiếm hụt cán cân thương mại bào mỏng số dự trữ ngoại tệ và cách đối phó của chính quyền gây phản ứng hốt hoảng trên thị trường vàng và đô la. Mới chỉ bốn năm trước thôi, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã là nguồn kỳ vọng cho giới đầu tư nước ngoài. Ngày nay, xứ này đang là quốc gia có vấn đề. Vì sao lại như vậy.
Vượt tầm kiểm soát
Chính quyền Việt Nam lại vừa ban hành một số biện pháp kinh tế mới như tăng lãi suất tái tài trợ, nâng mức lương tối thiểu, giảm giá đồng bạc. Những biện pháp trên nối tiếp hàng loạt quyết định nhằm ổn định tình hình vật giá đã như bung ra khỏi khả năng kiểm soát của chính quyền.
Nếu có một lý do quan trọng nhất khả dĩ giải thích trường hợp này thì có lẽ đó là sự lạc quan thiếu cơ sở của Chính phủ do sự am hiểu chưa tường tận về quy luật kinh tế và lại ít chú trọng đến phẩm chất cuộc sống của người dân
Trước tiên, lãnh đạo Việt Nam là những người đa nghi và chưa am hiểu quy luật kinh tế. Họ thảo luận rất căng vì nhiều chuyện không đáng và ngần ngại ký kết một số thoả thuận với bên ngoài, như Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ năm 2000 hoặc thỏa ước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2006.
Lồng trong sự thiếu hiểu biết đó là một phản ứng khác cũng đáng nói không kém là "đầu cơ kiến thức". Tức là không chia sẻ thông tin một cách rộng rãi cho mọi người về những luật chơi mới trong nền kinh tế thị trường. Trong khi ấy, và đây là yếu tố thứ ba, Chính quyền lại thích tuyên truyền cho nên khi có những thay đổi về quy luật ứng xử về kinh tế thì lại coi đó là thành tích của mình và chỉ nói đến những mặt tích cực mà không cảnh báo về loại vấn đề mà kinh tế quốc dân có thể gặp. Từ sông hồ con con khi ra tới biển lớn thì mình sẽ gặp những thách đố mới và lớn lao hơn.
Hậu quả của ba đặc tính đa nghi, giấu diếm vì tư lợi và tuyên truyền về chính trị là quốc gia không được chuẩn bị cho một trò chơi lớn sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức WTO. Khi ấy, người ta chỉ lạc quan hồ hởi và không nhìn xa.
Lãnh đạo giỏi là người phải biết tiên liệu là trường hợp không có tại Việt Nam. Mà làm sai lại không bị kỷ luật là trường hợp chỉ có tại Việt Nam.
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức WTO thì đến lượt giới đầu tư quốc tế cũng lạc quan hồ hởi vì triển vọng phát triển của nước này. Kết quả là trong không khí phấn khởi chung, nguồn tư bản trút vào Việt Nam đã tăng ào ạt và thực tế là tăng quá sức hấp thụ của một nền kinh tế dù sao vẫn có cơ chế èo uột và một hệ thống quản lý kinh tế rất thô sơ.
Chúng ta nhìn thấy việc đó qua cách ứng xử của Việt Nam với một nguồn tiền bỗng dưng tràn ngập trong nhiều dự án đầu tư mà ít ai thẩm định giá trị kinh tế. Nếu Việt Nam có kinh nghiệm thì có thể đã thấy tái diễn hiện tượng xin gọi là sự hồ hởi Đông Á 10 năm về trước, trước khi có vụ khủng hoảng 1997-1998. Khi vụ khủng hoảng ấy xảy ra trong các lân bang, Việt Nam không bị hiệu ứng trực tiếp và nặng về vì chưa hội nhập với thế giới bên ngoài và lãnh đạo lại chẳng hiểu như vậy mà cứ tưởng rằng mình khôn. Vì vậy, 10 năm sau họ không chuẩn bị ứng phó với nguồn tiền quá nhiều quá rẻ tràn vào như đã tràn vào Thái Lan, Malaysia hay Phi Luật Tân trước đó.
Nguy cơ khủng hoảng?
Vậy thì Việt Nam có gặp lại bài toán của các nước Đông Á 10 năm về trước khi tư bản nhập nội đã đột ngột trút vào nền kinh tế? Đúng như vậy về hai mặt tâm lý và quản lý. Nhưng không hẳn là vì vậy mà Việt Nam sẽ lại bị khủng hoảng y hệt như các nước lân bang Đông Á kia, mà có thể lại gặp chuyện khác
Khi đầu tư nước ngoài tràn vào kể từ năm 2007 tới cao điểm là 2009, và lên tới 10% của Tổng sản lượng Nội địa GDP, lãnh đạo Việt Nam thực tin vào sự tuyên truyền của chính mình mà không nhìn ra vấn đề. Vì tin như vậy nên cũng hồ hởi chạy theo trào lưu lạc quan của thiên hạ mà bơm tín dụng vào kinh tế với mục tiêu là đạt mức tăng trưởng rồng cọp. Cùng với đầu tư nước ngoài, lượng tín dụng đó dẫn tới hiện tượng gọi là nóng máy kinh tế, tức là gây nguy cơ lạm phát. Yếu kém về khả năng quản lý khiến Việt Nam khó đối phó với nạn lạm phát tiền tệ do tự mình gây ra. Huống hồ là trong năm 2008, Việt Nam còn lãnh thêm áp lực lạm phát ngoại nhập là giá thương phẩm và lương thực đều tăng trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam gặp hai yêu cầu trái ngược là vừa kềm hãm lạm phát vừa đạt tốc độ tăng trưởng cao mà tăng trưởng lại là ưu tiên của lãnh đạo.
Thế rồi, vào đúng lúc đó, thế giới lại bị nạn Tổng suy trầm 2008-2009 và ưu tiên là tăng trưởng khiến Việt Nam lại áp dụng bài bản Trung Quốc là bơm tiền vào kinh tế để kích thích sản xuất. Nhưng lại còn hơn Trung Quốc là với số lượng kích cầu cao gần gấp rưỡi so với Tổng sản lượng, bằng 22% GDP! Người thiếu kinh nghiệm cứ thường hay quá khích như vậy...
Như vậy, trên đại thể thì ta có thể hiểu ra vì sao Việt Nam đang bị nguy cơ lạm phát cao nhất các nước trong khu vực. Nhưng vì sao cùng lúc đó Việt Nam lại bị khủng hoảng về ngoại hối, hoặc vì sao Việt Nam lại bị nhập siêu đến nỗi dự trữ ngoại tệ cứ hao hụt dần
Sau khi phân tích nguyên nhân từ tâm lý đến chính sách của vụ khủng hoảng hiện tại, ta mới nhìn vào sự non yếu của cơ chế kinh tế, cũng xuất phát từ chính sách.
Nguồn tín dụng bơm ra để kích cầu đã tạo ra một sức hút đáng kể về nhập khẩu trong khi xuất khẩu không tăng cùng nhịp độ, vì vậy mới có nạn nhập siêu là nhập nhiều hơn xuất. Nhưng, trong cơ chế kinh tế bất thường của xứ này có một khu vực gọi là chủ lực lại giữ ví trí chuyển lực như sợi dây cua rua trong một bộ máy, là các doanh nghiệp nhà nước. Chính doanh nghiệp nhà nước thu hút nhiều tài nguyên nhất và thay vì trút vào các dự án sản xuất lại dồn qua thị trường đầu cơ tài chính và bất động sản. Một thí dụ điển hình mà không duy nhất là việc Tập đoàn Vinashin đã hút tiền và đẩy qua những ngành không thuộc diện sản xuất chủ yếu của mình.
Sự non yếu thứ hai,cũng thuộc về chính sách, là người ta không chỉ nhập khẩu để chế biến và tái xuất khẩu mà còn nhập nhẩu nhiều hơn nhu cầu chế biến đó. Thí dụ ai cũng nghĩ ra là khi Việt Nam mua vào các linh kiện điện tử để ráp chế và bán ra ngoài, vậy mà số mua lại cao hơn số bán tới 40% nên gây ra nạn nhập siêu rất lớn. Trung bình mỗi tháng Việt Nam bị nhập siêu mất khoảng một tỷ đô la. Trong hiện tượng nhập cảng thả giàn này ta còn thấy ra việc mua vào rất nhiều loại xa xỉ phẩm đắt tiền mà chỉ một thiểu số có tiền và có quyền mới có thể hưởng.
Trong mấy năm đầy biến động như vậy vì sao nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại xuất khẩu vàng qua Thụy Sĩ lên tới mấy tỷ đô la dưới dạng vàng trang sức để họ đúc thành vàng thỏi
Đó là do nhiều lỗ hổng trong cơ chế kinh tế quá thô thiển! Nếu xuất khẩu vàng dưới diện trang sức lại được miễn thuế so với 10% thuế suất đánh trên vàng thoi thì nhiều doanh nghiệp có thể kéo vàng thành dây rất thô để bán ra dưới dạng vàng trang sức cho bên kia mua vào và đúc lại thành vàng thoi! Nhà nước thì coi đó là thành tích xuất khẩu được gần ba tỷ đô la nữ trang! Đơn giản như vậy thôi mà cũng giúp nhiều người thu vào mấy trăm triệu một năm, cho tới khi nhà nước biết ra thì quá trễ! Sự non yếu của nhà nước có thể thấy ra từ thí dụ kỳ lạ như vậy, cho tới khi phải đột ngột ra lệnh cấm luôn cả việc buôn bán vàng thoi!
Kịch bản đáng sợ
Trở lại chuyện tương lai, chính quyền Việt Nam đang ráo riết đối phó với nguy cơ lạm phát, liệu việc đó có thành hay không
Sau hàng loạt biện pháp vừa qua, ta chưa tin rằng ưu tiên sẽ là ổn định vật giá mà vẫn là đẩy mạnh tăng trưởng. Đây là một kịch bản rất đáng sợ.
Thứ nhất, Việt Nam có ban hành nhiều biện pháp kềm hãm tín dụng qua các loại lãi suất và dự trữ pháp định, nhưng tới 45% tài sản của hệ thống ngân hàng vẫn nằm trong tay các ngân hàng của nhà nước và vì các ngân hàng này bị chi phối bởi chính sách nhà nước thì biện pháp tiền tệ như tại các xứ khác vẫn không có hiệu quả. Song song cùng các khí cụ làm đòn bẩy như lãi suất chẳng hạn, Việt Nam vẫn phải điều tiết ngân hàng bằng thông tư hành chính, với hiệu quả rất thấp.
Việc thứ hai là yếu tố lạm phát ngoại nhập. Giá thương phẩm và nông sản đang tăng trên thế giới nên phần nào có lợi cho nông gia và giới xuất khẩu nông sản như gạo, cao su, cà phê, hạt điều, nhưng lại gây khó khăn cho nhiều ngành sản xuất khác. Ngân sách Việt Nam không thể tiếp tục trợ giá năng lượng như điện và xăng dầu nên phải cho tăng giá và sẽ còn tăng nữa làm nhiều doanh nghiệp sẽ khốn khổ nếu chấm dứt trợ giá.
Chuyện thứ ba là Việt Nam đã và sẽ còn phải phá giá đồng bạc so với đô la Mỹ, vốn dĩ xuống giá khắp nơi trừ tại Việt Nam. Khi phá giá như vậy, ngành du lịch có thể kiếm lợi và vì vậy lại hút thêm đầu tư nước ngoài vào khách sạn và đẩy tiếp nạn bong bóng địa ốc trong khi các ngành khác đều bị điêu đứng vì phá giá cũng gây ra lạm phát.
Một trong những nơi bị chấn động nặng nhất chính là thị trường chứng khoán của Việt Nam. Có thể chỉ số VN-Index ở trong Nam sẽ rớt xuống "thực giá" của nó là giữa 350 đến 450 điểm, và tác động thực tế thì không nhiều nhưng về tâm lý lại lớn hơn và càng dễ gây ra phản ứng hốt hoảng. Tức là sau mấy năm lạc quan hồ hởi, người ta sẽ lại bi quan hốt hoảng, là điều cực bất lợi cho kinh tế và là một thách đố lớn về chính sách.
Như vậy, liệu Việt Nam có gặp một vụ khủng hoảng như các nước Đông Á thời 97-97 không. Nhiều người lạc quan thì không tin vào kịch bản đó. Có thể không được như vậy mà không phải vì hiệu ứng của thiên tai vừa xảy ra tại Nhật Bản dù sao chưa gây tai hại cho Việt Nam như cho nhiều nước khác trong khu vực.
Lý do thận trọng là người ta chưa thấy ra quyết tâm ổn định vật giá so với ưu tiên của chế độ vẫn là đạt mức tăng trưởng cao. Chúng ta có thấy điều ấy ở chi tiêu tăng trưởng là từ 7 đến 7,5% trong kế hoạch kinh tế năm năm.
Thứ hai là ngay trong cách đối phó với nạn lạm phát, người ta vẫn thấy một sự bất nhất, thiếu phối hợp và nguy hiểm nhất là sự cám dỗ của giải pháp bao cấp năm xưa. Tức là trở lại chế độ kiểm soát giá cả và giao dịch như ta đã thấy trên thị trường vàng và đô la. Việc kiểm soát duy ý chí như vậy là áp dụng bài bản của Trung Quốc, không công hiệu, gây ra tham nhũng buôn lậu và càng dội ngược vào bội chi ngân sách, sau cùng còn gây ra sức bật của thị trường, là làm cho lạm phát còn bùng nổ dữ dội hơn.
Nói vắn tắt lại, người ta chỉ tin tưởng là Việt Nam đã trưởng thành khi cải tổ cái mấu chốt của cơ chế là hệ thống doanh nghiệp nhà nước bất lực và bất công và khi nhà nước chấn chỉnh được hệ thống chi tiêu và khả năng quản lý của mình.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-172994_15-2/ - Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA:
---------
Mời đọc TRỌN BÀI "khó khăn kinh tế Việt Nam" qua bài phỏng vấn :
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-172994_15-2/ - Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Apr/2011 lúc 5:09pm
Tàu Vinalines bị đối tác Trung Quốc giữ
Thứ sáu, ngày 15 tháng tư năm 2011
javascript:window.print%28%29; -
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) xác nhận bị giữ tàu do tranh chấp thương mại, phía Trung Quốc chỉ chịu thả tàu với khoản bồi thường 800.000 USD.
Tổng giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Việt xác nhận tàu Vinalines Global này hiện bị giữ tại Trung Quốc do tranh chấp thương mại.
http://vn.news.yahoo.com/vinalines-ph%E1%BA%A3i-tr%E1%BA%A3-800-000-usd-m%E1%BB%9Bi-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-th%E1%BA%A3-t%C3%A0u.html - Tổng giám đốc Vinalines về việc phải trả 800.000 USD mới được thả tàu
Vinalines Global là tàu hàng được Tổng công ty Hàng hải cho đối tác Ấn Độ thuê trọn gói theo hợp đồng định hạn. Theo Vinalines, đến cuối tháng 3, đối tác thuê tàu chưa trả tiền cước, do đó chi nhánh Vinalines TP HCM (đơn vị trực tiếp cho thuê tàu) đã ra thông báo giữ hàng lại trên tàu.
Tuy nhiên, toàn bộ hàng hóa trên tàu lại thuộc sở hữu của bên thứ 3, là chủ hàng Trung Quốc. Đối tác này đã trả tiền cước cho bên thuê lại tàu trước khi tàu cập cảng. Do đó, tòa án Trung Quốc cho rằng việc Vinalines giữ hàng là sai, phải bồi thường cho chủ hàng.
Mức phí được toàn án xác định là 800.000 USD và phía Trung Quốc sẽ giữ tàu trong thời gian chờ đợi Vinalines bồi thường. Trước đó, chủ hàng từng yêu cầu Vinalines bồi thường 1,8 triệu USD.
Thời hạn chót để thực hiện là ngày 15/4. Nếu Vinalines không bồi thường và chuyển tiền trong vòng 8 ngày thì toà án sẽ phát mại tàu.
Vinalines chưa cho biết tàu bị giữ từ hôm nào, chỉ thông báo tòa án Trung Quốc kết luận về vụ việc vào thứ 6 tuần trước, 8/4.
Vinalines Global là tàu hàng khô, có trọng tải lớn nhất Việt Nam (73.350 DWT) do chi nhánh Vinalines TP HCM quản lý và mới đưa vào khai thác từ năm 2008.
Liên quan đến tranh chấp thương mại này, Vinalines đã phát ra một “cảnh báo” với các đơn vị phụ thuộc của tổng công ty là cần lưu ý khi hoạt động ở vùng lãnh hải Trung Quốc, để tránh phải trả “học phí” quá đắt.
Ông Lê Đình Thanh, giám đốc chi nhánh Vinalines TP HCM cho biết Vinalines đang thương thuyết với chủ hàng Trung Quốc để giảm mức phí bồi thường.
Thu Hằng
Vinalines đã chuyển 800.000 USD để chuộc tàu
http://www.thanhnien.com.vn/ - Thanh Niên – 08:14 Thứ bảy, ngày 16 tháng tư năm 2011
Hôm qua 15.4, Tổng giám đốc Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) Nguyễn Cảnh Việt cho biết, để giải quyết vụ việc Trung Quốc giữ tàu Vinalines Global do tranh chấp thương mại, Vinalines đã thực hiện phán quyết của tòa án, chuyển 800.000 USD cho phía Trung Quốc.
Tàu Vinalines Global đang làm các thủ tục và cấp nhiên liệu, có thể sẽ rời cảng vào chủ nhật tới (17.4). Tổng công ty đã chỉ đạo chi nhánh Vinalines tại TP.HCM làm việc với đối tác Ấn Độ để đòi lại khoản tiền này.
http://www.sgtt.vn/ - SGTT – 16:12 Thứ hai, ngày 18 tháng tư năm 2011
Về hình thức, việc tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị thua kiện 800.000 USD chỉ là thua thiệt thương mại bình thường. Cho đến ngày 15.4, Vinalines đã chuyển tiền để chuộc tàu về theo phán quyết của toà án Trung Quốc.
Chỉ có điều, những người trong ngành hàng hải thấy khó tin việc Vinalines lại có thể “thỏ non” đến mức thua “lấm lưng trắng bụng” như vậy!
Vinalines Global là tàu chở hàng khô có trọng tải lớn nhất nước. Ảnh: TL internet
Chuyện chỉ đơn giản như sau: con tàu Vinalines Global có trọng tải 73.350 DWT – đóng năm 1994 tại Nhật – là một trong những tàu trọng tải lớn nhất Việt Nam. Tàu do chi nhánh Vinalines TP.HCM khai thác. Chi nhánh này ký hợp đồng cho thuê định hạn tàu Vinalines Global (tên đối tác thuê và chi tiết hợp đồng chưa công bố).
Tuy nhiên, đến thời điểm phải chuyển tiền thuê tàu thì đối tác vẫn bặt tăm, mà tàu của Vinalines TP.HCM thì đang cưỡi sóng trên biển bởi... đối tác. Không có nhà kinh doanh nào chấp nhận cảnh “thả gà ra đuổi” và Vinalines TP.HCM cũng không là ngoại lệ. Biện pháp “bạn chây ì không trả tiền thuê tàu thì tớ giữ hàng của bạn” là phương án cuối cùng mà Vinalines TP.HCM “cực chẳng đã” phải thực hiện.
Trong thương mại hàng hải quốc tế, giữ hàng để đối tác buộc phải trả tiền thuê tàu không phải là chuyện “xưa nay hiếm” và Vinalines hẳn đã chắc mẩm với chiêu giữ hàng này, đối tác buộc phải “tòi” ra tiền thuê tàu thôi.
Phương án đòi tiền kiểu này của Vinalines TP.HCM xem ra không sai nhưng chẳng hiểu thực hiện thế nào mà cuối cùng, Vinalines lại bị quật ngược dẫn tới việc tiền cho thuê tàu không đòi được, lại còn bị mất thêm 800.000 USD!
Hoá ra, số hàng hoá mà Vinalines giữ lại không phải của phía đối tác thuê tàu. Đối tác này đã cho một chủ hàng khác thuê lại tàu và vị chủ hàng kia đã trả tiền cước đầy đủ trước khi tàu cập cảng. Vinalines TP.HCM bị kiện về tội giữ hàng trái phép. Sau nhiều lần thương thuyết, cuối cùng, Vinalines TP.HCM đã phải chấp nhận bồi thường cho chủ hàng nói trên 800.000 USD!
Một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh hàng hải cho rằng, Vinalines TP.HCM không “thỏ non” đến mức giăng “thòng lọng” để rồi lại tự mình đưa cổ vào. Theo lý giải của chuyên gia này, trước một đối tác có ý định “bùng” tiền thuê tàu thì phương án “thu tiền” thường phải được xây dựng hết sức tỉ mỉ, cẩn thận.
Trong quá trình ấy, thông tin chính là vấn đề quyết định, vậy nên, thật khó hiểu khi Vinalines TP.HCM lại thiếu thông tin đến mức không biết đối tác thuê tàu của mình đã cho người khác thuê lại tàu để cứ thế “đè” ra giữ hàng của người xa lạ!
Ông Nguyễn Cảnh Việt, tổng giám đốc Vinalines, khẳng định: Vinalines TP.HCM đã chấp nhận thua kiện và chuyển 800.000 USD trả cho chủ hàng để “giải phóng” tàu Vinalines Global theo phán quyết của toà án Trung Quốc.
Đấy là cái giá phải trả không rẻ cho kiểu làm ăn quá non kinh nghiệm? 800.000 USD mất thì đã mất rồi nhưng câu hỏi còn lại mới thật là đau đầu: liệu đã và sẽ có bao nhiêu kiểu mất tiền như Vinalines TP.HCM đã mất; và sau cú gậy ông đập lưng ông này, liệu Vinalines TP.HCM có khởi kiện và thắng kiện được đối tác đã thuê tàu của mình không?
Khi chúng tôi điện thoại xin làm việc với ông Dương Chí Dũng, chủ tịch hội đồng thành viên của Vinalines, về vấn đề này, ông Dũng giật mình hỏi lại: “Có việc đó à, tôi chưa thấy ai báo cáo!”
Không biết Vinalines sẽ “rút kinh nghiệm” thế nào sau vụ việc nói trên và liệu có cá nhân nào sẽ bị quy trách nhiệm về việc để mất 800.000 USD nếu đối tác thuê tàu vẫn “bóng chim, tăm cá” nhưng với xã hội, sau vụ mất tiền lãng nhách này, nhiều người biết sẽ khó mà không hoài nghi về thành công của mục tiêu “bơi ra biển lớn” và trở thành tập đoàn hàng hải mạnh trong khu vực của Vinalines!
Cả tháng nay, báo chí Việt Nam lùm sùm về đập thủy điện Xayaburi ở hạ lưu sông Mê Công mà nước Lào đang rục rịch xây dựng . Chính phủ Lào phản ứng trước mọi nghi vấn và chỉ trích về con đập . Nước Lào trong mấy năm nay sống chủ yếu bằng “tiền bán điện” do các Nhà máy thủy điện sản xuất. Hiện nay Lào có tổng cộng 70 dự án thủy điện, trong đó 10 dự án đã khởi công. Như vậy , nước Lào không coi “Tình hữu nghị đặt biệt Việt –Lào” là cái cớ bắt buộc để dừng dự án. Cũng như Trung Quốc đã không coi “16 chữ vàng”, “môi hở răng lạnh” là sự ràng buộc để thu lại cái “lưỡi bò” vô cùng tham lam trên bên Đông của mình. Từ lâu người Lào đã làm theo cách của mình, còn người Việt thì vẫn ngây thơ tin về về tình hữu nghị, tin vào cũng chung hệ tư tưởng, cùng là nước Xã hội chủ nghĩa, tin vào “16 chữ vàng”…
Thời bao cấp ở xứ ta đi ra nước ngoài khó lắm. Nên mới có bài thơ dân gian nói chuyện “thụt vào thụt ra” rất phổ biến thời ấy:
Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng muốn thụt ra thụt vào
Lạc hậu như cái nước Lào
Người ta cũng cứ thụt vào thụt ra
Lạ thay cái nước Nam ta
Dân không hề được thụt ra thụt vào
Quả thực, người Việt mỗi khi nghĩ đến nước Lào cũng đều cho là lạc hậu, là nước kém phát triển so với nước mình. Thế mà “Lạc hậu như cái như cái nước Lào/ Người ta vẫn cứ thụt vào thụt ra”, nghĩa là trong việc xuất ngoại từ lâu Lào đã tự do hơn Việt Nam. Trong một tuần đi thăm và ăn Tết Bunpimay tháng 4/2011 tại Viên Chăn và các tỉnh ở Lào, tôi đã mục sở thị nhiều sự việc người Lào, nước Lào rất văn minh.
Điều dễ nhận thấy nhất là xe chở đoàn nhà văn Huế đi từ Cửa khẩu Lao Bảo đến Viên Chăn xa 700 cây số mà tuyệt nhiên tôi không thấy bỗng dáng một anh cảnh sát giao thông Lào nào. Ở Thủ đô Viên Chăn mấy ngày tôi cũng không thấy cảnh sát đứng đường như ở Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ giữa Hội Nhà văn Lào và Đoàn nhà văn Huế, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã phát biểu chân thực: “Đây là lần đầu tiên tôi đến đất nước Lào của các bạn. Ấn tượng đầu tiên của tôi là suốt hai ngày nay tôi không gặp anh công an nào trên đường. Chứng tỏ đất nước các bạn rất bình yên và văn minh”. Không có công an trên đường chứng tỏ xã hội rất trật tự. Không có công an nên không hề có “bắn tốc độ” hay “làm tiền” xe ca, xe tải một cách trắng trợn như ở khắp các con đường Việt Nam. Nhờ vậy mà chúng tôi làm xong thủ tục ở Lao Bảo lúc 10 giờ sáng, xe chạy 750 cây số đến Viên Chăn 6 giờ chiều, chỉ 8 giờ đồng hồ.
Ở Cửa Khẩu Lao Bảo tôi đổi tiền KIP Lào để sang Viên Chăn tiêu. 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam ngày 12/4/2011 đổi được 350.000 kíp. Như vậy một đồng tiền Việt giá trị chỉ bằng một phần ba đồng Kip. Năm 2004, tôi làm báo Thương mại sang Kron, Lào đổi một Kip được 1,4 đồng Việt. Thế mà chỉ 7 năm sau, đồng tiền Việt đã mất giá gần 100 % so với tiền Kíp. Có đi mới biết đồng tiền của mình nó èo uột như thế nào. Tháng 3-2004, trong lúc cả thế giới đồng tiền nào cũng lên giá so với đô-la Mỹ, còn đồng Việt trong Ngân hàng lại quyết định xuống giá từ hơn 19.000 ngàn ăn một SD xuống hơn 21 ngàn / 1USD .Đồng tiền mất giá, điện, xăng dầu tăng giá, nghĩa là con ngựa bất kham là lạm phát đã thoát ra khỏi chuồng. Mần răng mà chống lạm phát ? Lào ơi, giỏi thiệt.
Ngày Tết Bunpimay ở Lào, tất cả người Lào đều phải đến viếng 9 cái chùa mới “đủ tiêu chuẩn” để cầu may mắn. Nhà văn Trần Công Tấn người Triệu Phong, Quảng Trị hiện ở TP ************ là người có thẻ bài thành viên trong Hoàng Gia Lào. Cứ đến lễ lạc Hoàng Gia là anh được mời sang. Vì anh là con nuôi của Hoàng thân Xuphanuvong. Anh Tấn quen rất nhiều lãnh đạo nước Lào, cả thủ tướng Lào. Anh Tấn kể : Khi vào chùa ông Tổng bí thư , Thủ tướng Chính phủ , giàu hay nghèo đều là quỳ trước Phật. Trước Phật tất cả đều bình đằng. Tổng Bí thư tự lái xe riêng mà đi chùa. Thủ tướng tự lái xe riêng mà đi chùa. Không biết lái ô tô thì nhờ con cháu lái. Chứ không có chuyện lái xe nhà nước trực cả ngày Tết để lái xe chở quan lớn đi làm việc riêng . Càng không có chuyện quan lớn về tỉnh lễ chùa cũng cả đoàn xe công an còi hụ đẹp đường. Chuyện đó ở ta e khó ! Giỏi lắm, Lào ơi !
Ấn tượng nhất là người dân Lào chấp hành luật giao thông rất nghiêm. 5 giờ kém 15 sáng, tôi đi bộ từ khách sạn Mina trên đường Lanexang đến Khải Hoàn môn hơn cây số, đèn đỏ đèn xanh ở các ngã tư vẫn hoạt động. Có chiếc ô tô đi làm sớm, đến gặp đèn đỏ, dù bốn phía trước sau chẳng có xe nào, người lại xe vẫn cho xe đỗ , chờ đèn xanh mới vượt ngã tư. Chứ như ở Việt Nam đang đỏ vẫn vượt, đèn còn vàng, chưa xanh vẫn vượt. Nước Lào không bắt buộc đội mũ bảo hiểm, vì đa phần xe cộ lưu thông trên đường là ô tô (Thành phố Viên Chăn có 400.000 dân, đã có 60.000 chiếc ô tô). Thế nhưng vẫn có rất nhiều người đi xe máy trên đường phố đội mũ bảo hiểm. Đó là ý thức tham gia giao thông từ trong máu thịt. Nước Lào họ giáo dục công dân răng mà giỏi rứa hè ?
Ở Lào có tới hàng trăm ngàn người gốc http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t - Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, họ đến Lào nhiều nhất là vào năm Thân , năm Dậu (đầu những năm 1940). Họ phải chạy khỏi quê hương để tránh nạn đói dang hoành hành. Họ là bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào, rồi lấy vợ Lào, thành người Lào.v.v… Người Lào Lùm (người Lào sống ở thành phố Viên Chăn và các tỉnh đồng bằng phía nam) rất giống người Việt . Rất khó phân biệt. Một người Việt làm ăn ở Lào đã 20 năm tên là Trà này bày cho chúng tôi cách phân biệt người Việt với người Lào như sau : Vào siêu thị hay chợ thấy người nào bán mà nói thách giá trên trời thì đó là người gốc Việt; người nào mua hàng mà trả giá một cách kiên nhẫn hàng giờ đích thị là người Việt. Người Lào chân thực, thật thà mua bán ít nói thách, ít trả giá. Ở phố quán nào bán hàng khuya tới 10, 11 giờ đêm đích thị là quán người Việt. Vì người Lào chỉ bán hàng đến 8 giờ tối là nghỉ đi nhảy lăm vông. Ở quán nhậu nào mà có người hô “zô..zô…zô…” đích thị là người Việt, 10 người ăn cắp trên phố có 7 người Việt.v.v..
Về tổ chức nhân sự bộ máy đảng, nhà nước, nước Lào cũng văn minh hơn Việt Nam từ mấy chục năm trước. Ở Việt Nam Tổng Bí thư đảng riêng, Chủ tịch nước riêng. Còn ở Lào từ những năm 80 của thế kỷ trước, ông Cay Xon Phômvihản vừa Chủ tịch Đảng, vừa Thủ tưởng Chính phủ. Ở nước Lào ở Trung ương hiện nay, Tổng bí thư Đảng là Chủ tịch nước, ở các tỉnh Bí thư tỉnh ủy là chủ tịch tỉnh, bí thư huyện ủy là chủ tịch huyện. Nên mỗi lần cán bộ Lào sang thăm Việt Nam, một ông làm việc với hai ba ông Việt Nam, nghĩa là một ông Lào “buộc “ hai (có khi ba bốn) ông Việt phải tiếp tử tế. Sang trọng lắm chứ. Oai phong lắm chứ. Nước Lào có có 18 tỉnh và thành phố (cả Viên Chăn), mỗi tỉnh có nhiều huyện. Cơ cấu nhân sự Đảng, nhà nước như thế giảm được biên chế, công việc chạy hơn, tính chủ động cao hơn và nhât là tiết kiệm được rất nhiều ngân sách , vì lương và lộc của mộ máy lãnh đạo Trung ương, tỉnh, huyện là rất cao . Nếu nước ta mà học tập Lào về việc này thì hàng năm tiết kiệm được ba bốn trăm tỷ đồng tiền thuế của dân vì nước ta có tới 64 tỉnh, 500 huyện.
Mấy chuyện sơ sịa như thế cũng đủ thấy nước Lào giỏi như thế nào. Họ tiếp nhận tất cả sự hỗ trợ của các nước, nhưng không theo nước nào cả !
Ben Bernanke rải tiền xuống Thượng Hải – Ảnh: Investletter
Cách đây mấy bữa, tôi có trao đổi với bạn hữu trên Facebook về tình hình kinh tế toàn cầu và chuyện Trung Quốc trong vòng một thập niên nữa có thể đuổi kịp Hoa Kỳ về tổng thu nhập nội địa (GDP).
Nói là có thể đuổi kịp về GDP thôi, chứ về thu nhập bình quân tính trên đầu người thì có lẽ một vạn mùa quýt nữa Trung Quốc cũng khó bắt kịp với số dân trên 1,3 tỷ người và hàng trăm triệu người ở vùng nông thôn và miền núi vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ.
Theo Quỹ Tiện tệ Quốc tế, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Trung Quốc trong năm 2010 là 4.382 USD, so với của Mỹ là 47.284 USD.Hơn nữa, Hoa Kỳ là một quốc gia có các định chế dân chủ vững chắc, với một nền kinh tế năng động, sáng tạo và luôn tìm ra được chính sách thích ứng với hoàn cảnh, thậm chí với các cuộc khủng hoảng. Trong khi Trung Quốc duy trì một cơ chế kinh tế tư bản nửa vời, chịu áp lực chi phối quá mạnh mẽ bởi nhà nước độc quyền và vẫn còn chủ yếu dựa vào xuất khẩu, bên cạnh nguy cơ bất ổn về chính trị xã hội luôn hiện hữu.
Trung Quốc hiện nay là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Trong bài “China: The new landlord of the U.S” trên CNNMoney, ngày 18 tháng 1 năm 2011, phân tích chủ đề này tác giả Paul R. La Monica cho biết Cục Ngân khố Hoa Kỳ thông báo Trung Quốc hiện sở hữu 895,6 tỷ đô la trái phiếu kho bạc Mỹ, có nghĩa là giảm từ 906,8 tỷ đô la so với một tháng trước đó và là sự suy giảm đầu tiên giá trị trái phiếu nợ của Trung Quốc kể từ tháng Sáu 2010. Trong một tháng mà giảm giá trị 11,2 tỷ đô la, quả là không nhỏ tý nào!
Trong cuộc mạn đàm trên Facebook tôi có nhắc lại nhận xét dí dỏm của một người bạn thân của tôi là Szymon Moldewhawer. Szymon Moldewhawer đã từng là Trưởng đại diện Văn phòng Thương mại của Mỹ tại Warsaw, Ba Lan.
Szymon Moldewhawer nói với tôi rằng, tớ đưa ra cho cậu một bức tranh đơn giản về chuyện nợ nần giữa Trung Quốc và Mỹ. Thế này nhé, một thằng Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, ví dụ 1 tỷ đô la. Nhưng hắn ta cóc thèm mang tiền từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc thông qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc tiềm tàng. Bây giờ ta có một phép tính số học của học sinh cấp 1: Ví dụ thằng Apple lấy tiền của Trung Quốc, tận dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi thằng Mỹ. Thằng Trung Quốc nghèo hơn, cho thằng Mỹ giàu hơn vay tiền, còn thằng Mỹ thì láu cá kiếm lợi nhuận ngay trên lưng thằng cho vay, tớ hỏi cậu ai khôn hơn ai? Đây là tớ chưa nói tới việc thằng đi vay lại là cái thằng in ra đồng tiền đó. Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát!
Ông bạn tôi cười thích thú và thêm rằng, kinh doanh tiền tệ trên thế giới khó ai khôn ngoan và điếm đàng hơn tư bản Mỹ!
Không lâu sau cuộc chuyện trò trên đây, thực tế đã chứng minh điều người bạn tôi phác hoạ là đúng.
Vào tháng 10 năm ngoái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve System), viết tắt là FED (cũng có thể hiểu tương tự như Ngân hàng trung ương) đã thông báo một chương trình có biệt hiệu là QE2.
Đây là chính sách được gọi là nới lỏng định lượng, trong đó FED công bố kế hoạch mua lại 600 tỷ đô la trái phiếu kho bạc dài hạn từ tháng 10 năm 2010, nhằm mục đích cung cấp vốn mới, hỗ trợ nền kinh tế các khoản tín dụng rẻ.
Ngay sau khi FED công bố, Trung Quốc đã cao giọng chỉ trích chương trình QE2 này.
Kế hoạch mua lại trái phiếu của FED dẫn đến một đồng đô la yếu hơn và lãi suất cao hơn, do đó làm giảm giá trị trái phiếu kho bạc mà Trung Quốc đang nắm giữ, như chúng ta đã thấy ở trên.
Trong ngày thứ Tư, 27 tháng 4 năm 2011, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã ấn định tỷ lệ lãi suất nằm trong khoảng 0-0,25 phần trăm và tuyên bố giữ nguyên quyết định mua lại trái phiếu với tổng số tiền 600 tỷ đô la.
Giám đốc FED, ông Ben Bernanke, tại buổi họp báo cùng ngày cho biết Ủy ban Thị trường Mở đã có quyết định đầu tiên cho việc duy trì chính sách tái đầu tư các quỹ từ chứng khoán.
Sau cuộc họp hai ngày trước đó, FED kết luận rằng, “sự phục hồi kinh tế Mỹ đang ở tốc độ vừa phải, và tình hình thị trường lao động cải thiện dần dần”; “Sự gia tăng lạm phát, đặc biệt là việc tăng giá nguyên liệu trong thời gian gần đây, có vẻ như là quá độ. Tình hình thị trường bất động sản vẫn còn yếu”.
Quyết định về tỷ lệ lãi suất trên phù hợp với những gì các nhà phân tích đã dự đoán, và không gây ra phản ứng nào lớn. Tuy nhiên sự chú ý của thị trường trong khi chờ quyết định của FED đã tập trung vào cái khác, cụ thể là, điều gì tiếp theo chương trình mua lại trái phiếu mà trên thực tế là in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế 600 tỷ đô la.
Ông Bernanke nói thêm rằng, kết thúc chương trình mua lại trái phiếu dài hạn với giá trị 600 tỷ đô la vào tháng 6 này, FED sẽ tiếp tục theo dõi khối lượng đầu tư vào trái phiếu kho bạc trong ánh sáng của các thông tin mới nhất, sẵn sàng điều chỉnh đầu tư trái phiếu ở mức tốt nhất nhằm bảo đảm việc làm tối đa trong nền kinh tế Hoa Kỳ và ổn định giá.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giám đốc FED, Ben Bernanke, có mặt và kết thúc một cuộc họp báo.
Chưa biết phản ứng mới của Trung Quốc với quyết định mới của FED. Tuy nhiên để ứng phó, Trung Quốc có thể phải bắt đầu bán trái phiếu nợ ra.
Ngoài ra, người ta cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa trái phiếu nợ của ngân hàng trung ương và có thể chuyển sang trái phiếu khu vực đồng euro, một ngoại tệ mạnh nhưng tính ổn định đang đặt trước nhiều dấu hỏi khi hàng loạt các nước khu vực đồng euro như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland… đang vật lộn với khủng hoảng nợ công.
Cũng có người tin rằng Trung Quốc đã sử dụng các đại lý tại Vương quốc Anh để vực giá trị kho bạc lên. Giá trị hàng hoá sẽ hiển thị trên các cổ phiếu của Vương quốc Anh, không phải của Trung Quốc.
Một câu đặt câu hỏi đặt ra là trong tương lai, nếu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu kho bạc mới, thì Trung Quốc có tiếp tục mua nữa hay không?
Cái khó nằm ở chỗ là Trung Quốc vẫn phải mua, vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc, là “căn cứ địa” bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nó là hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc. Một biến động lớn trên thị trường lao động sẽ là một thảm hoạ cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.
Trong cuộc chơi khó khăn này, anh Mỹ có vẻ như được nước, tha hồ mè nheo, õng ẹo rằng, anh cho vay thì tôi mới có tiền trả hàng hoá, còn Trung Quốc dù rất khó chịu, phàn nàn anh Mỹ khôn thì vừa thôi, đừng quá đáng. Nhưng rồi cuối cùng Trung Quốc cũng phải đồng ý nếu cò kè được lãi suất cao hơn. Trừ phi anh Mỹ không muốn vay thêm!
Kiểu gì thì bác Sam nhà ta vẫn đứng ở thế lợi hơn.
Kết thúc bài báo đã dẫn trên CNNMoney, tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu ngạn ngữ xưa:“Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Oct/2011 lúc 6:52am
Mỹ - Trung khẩu chiến vì tiền tệ
VnExpress – 5 *9-2011
Bắc
Kinh hôm qua giận dữ phản ứng lại việc Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông
qua dự luật nhắm tới việc trừng phạt Bắc Kinh với lý do đồng nhân dân tệ
bị dìm giá.
http://vn.news.yahoo.com/kinh-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-n%C4%83m-2012-s%E1%BA%BD-x%E1%BA%A5u-035500412.html - >> 'Kinh tế thế giới năm 2012 sẽ xấu hơn' http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-nga-ph%E1%BB%A7-quy%E1%BA%BFt-ngh%E1%BB%8B-quy%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-043609148.html - >> Trung Quốc, Nga phủ quyết nghị quyết của LHQ về Syria
Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc hôm qua khá thận trọng trong việc chỉ trích
quyết định của Thượng viện Mỹ. Họ cho rằng dự luật sẽ không giải quyết
được các khó khăn của kinh tế Mỹ. Thay vào đó, dự luật sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng tới quá trình cải cách tỷ giá hối đoái mà Trung Quốc đang
tiến hành, thậm chí có thể dẫn tới một cuộc chiến thương mại. Cơ quan
này cũng cho rằng nếu tính tới lạm phát, giá trị đồng nhân dân tệ đã
tăng lên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì cho rằng dự luật của Mỹ vi
phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Quốc tế. Bộ Thương mại thì nói
nó "không công bằng" và vi phạm quy tắc quốc tế.
Dù vậy, các nhà
kinh tế không cho rằng những lời nói giận dữ trên sẽ dẫn tới thay đổi về
mặt chính sách hay trả đũa, ít nhất là trong lúc này khi số phận của dự
luật trên vẫn chưa rõ ràng. Dự luật được thông qua ở Thượng viện do phe
Dân chủ kiểm soát. Trong khi đó, nó sẽ phải qua cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện
mà phe Cộng hòa chiếm đa số, trước khi trình lên tổng thống.
"Tôi
không cho rằng Trung Quốc sẽ có động thái lớn nào để đáp lại", nhà kinh
tế học Wang Tao cho hay và thêm rằng bà cũng không tin dự luật trên sẽ
biến thành luật.
Dự luật mà Thượng viện Mỹ thông qua muốn áp đặt
thuế với hàng hóa xuất khẩu từ các nước có giá trị đồng tiền thấp hơn
giá trị thực sự. Những người ủng hộ dự luật này than phiền việc đồng
nhân dân tệ bị định giá thấp, khiến hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn trên thị
trường quốc tế. Họ tin rằng việc đẩy giá trị đồng nhân dân tệ lên cao
hơn sẽ giúp Mỹ tăng cường xuất khẩu và tạo ra hàng nghìn việc làm cho
người Mỹ.
Phe phản đối thì khẳng định dự luật không đạt được kết
quả gì ngoại trừ việc khiến Trung Quốc tức giận. Họ nói rằng quan hệ Mỹ -
Trung đối mặt với những vấn đề còn lớn hơn.
Trong khi đó, quan
chức cấp cao của Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn trong hướng tiếp
cận với Mỹ kể từ suy thoái toàn cầu. Nhiều người tin rằng Bắc Kinh đang ở
thế đi lên, còn Washington đang trên đà suy thoái lâu dài. Những người
khác thì thấy Trung Quốc có ưu thế vì là chủ nợ lớn nhất của Mỹ và là
nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới vẫn còn tăng trưởng nhanh chóng.
Giới
chức Bắc Kinh thì đổ lỗi cho Washington đã đẩy thế giới vào khủng hoảng
vì điều hành kinh tế kém. Họ cũng phản đối những động thái mà Mỹ tiến
hành nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế, bao gồm mua trái phiếu để
giảm lãi suất. Theo Bắc Kinh, điều đó khiến giá trị đồng đôla giảm và
khiến lạm phát ở Trung Quốc cùng nhiều nền kinh tế đang lên tăng cao.
Lãnh
đạo Trung Quốc cũng bực dọc vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và những nỗ
lực tăng cường ngoại giao của Mỹ ở Đông Nam Á, nơi Trung Quốc và một số
quốc gia ASEAN tuyên bố chồng lấn về chủ quyền ở Biển Đông.
Tuy
vậy, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không muốn làm xấu đi quan hệ với Mỹ
trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ cũng như việc chuyển giao chính trị ngay
tại Bắc Kinh năm tới. Họ cần sự ổn định về đối ngoại để tập trung cho
quá trình này.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận thấy trong
nền kinh tế toàn cầu hóa, số phận của Trung Quốc gắn chặt với Mỹ. Chiến
tranh thương mại sẽ ảnh hưởng tới cả hai nước, thậm chí Bắc Kinh còn
chịu tổn thất hơn do kinh tế của họ phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Vì
thế, phía sau những ngôn từ phản ứng mạnh mẽ, Bắc Kinh vẫn để ngỏ khả
năng hòa giải khi nhấn mạnh cam kết lâu nay của họ về việc tiếp tục cải
cách tỷ giá hối đoái. Đó có thể là một dấu hiệu để hy vọng rằng Hạ viện
Mỹ sẽ không thông qua dự luật trên. Thực tế, cả Bộ Ngoại giao và Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc đều nhắc lại luận điểm của Trung Quốc rằng
Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường sự linh hoạt của đồng nhân dân tệ.
Trong
khi đó, dự luật này đặt Nhà Trắng vào tình thế nhạy cảm. Giống như các
chính quyền trước đây, bộ máy của Tổng thống Barack Obama hiểu rằng họ
cần sự hợp tác của Bắc Kinh trong nhiều vấn đề từ kinh tế tới an ninh.
Tuy nhiên, chỉ trích Trung Quốc vẫn là xu hướng phổ biến. Nhiều chính
trị gia Dân chủ, bao gồm những người trong các bang công nghiệp lớn, cho
biết chính sách tiền tệ của Trung Quốc là không công bằng với công nhân
Mỹ.
"Họ áp dụng luật dự do thương mại khi có lợi và phớt lờ nó
khi thuận tiện với họ", Thượng nghị sĩ Charles Schumer, một người ủng hộ
dự luật, cho biết. "Hàng năm nay, người Mỹ khó chịu với điều đó nhưng
chẳng làm gì hiệu quả để ngăn chính sách này".
Những người phản
đối dự luật cho biết thay vì kích động một cuộc chiến thương mại, Mỹ nên
đối mặt với vấn đề của họ như tăng thâm hụt ngân sách quốc gia. "Chúng
ta biết phải làm gì nhưng không làm", Thượng nghị sĩ Bob Corker, cho
biết. "Vì thế chúng ta phải tìm hình nhân thế mạng".
Hạ viện Mỹ
từng bỏ phiếu thông qua một dự luật tương tự năm 2010 khi phe Dân chủ
chiếm đa số. Tuy nhiên, tương lai của dự luật vẫn chưa chắc chắn do lãnh
đạo Cộng hòa cho rằng nó sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường.
Từ nay đến năm 2020, nước Mỹ có thể tạo được
thêm 3 triệu việc làm nhờ việc các công ty nước này “hồi hương” hoạt
động sản xuất từ Trung Quốc.
http://vneconomy.vn/rss.htm -
Khi quyết định
mở rộng hoạt động của nhà máy sản xuất thiết bị làm tóc chuyên nghiệp
của mình, Farouk Shami đã đưa ra một lựa chọn ít ai ngờ tới. Thay vì
thuê thêm côngnhân cho các nhà máy hiện có ở châu Á, ông Shami lại mở
nhà máy mới ở Texas, Mỹ.
“Sản
phẩm làm ra từ một nhà máy ở Mỹ luôn mang một hình ảnh tốt và tôi tin
là điều này sẽ giúp chúng tôi phát triển”, ông Shami - chủ tịch kiêm cổ
đông chính của công ty Farouk Systems có trụ sở ở Houston - nói với
phóng viên của tờ Financial Times.
Hiện
nay, tức là 4 năm sau quyết định thu hẹp hợp đồng với các cơ sở gia
công ở châu Á, chủ yếu là ở Trung Quốc và Hàn Quốc, và tăng cường hoạt
động sản xuất ở Mỹ, ngày càng có nhiều sản phẩm của Farouk được dán nhãn
“made in America”. Nhà máy tại Texas của công ty Farouk đã được bổ sung
thêm 400 việc làm, hiện có 2.000 công nhân.
Năm
nay, 80% hoạt động sản xuất của Farouk Systems diễn ra tại Mỹ, so với
mức chỉ 40% hồi năm 2007. Từ khi mở rộng sản xuất tại Mỹ, doanh số của
công ty tăng 20%.
“Ở
Mỹ, chúng tôi có thể cạnh tranh cả về chất lượng lẫn công nghệ. Chi phí
cũng không phải là một vấn đề như mọi người thường nghĩ”, ông Shami
nói. Một số sản phẩm của công ty ông thậm chí còn do các nhà khoa học
từng làm việc cho cơ quan vũ trụ NASA thiết kế.
Theo
ông Shami, chi phí sản xuất ở Mỹ thực tế chỉ cao hơn ở Trung Quốc chút
đỉnh, vì các công nhân ở Mỹ làm việc hiệu quả hơn. “Tôi chỉ cần thuê 15
công nhân ở Mỹ để làm một công việc đòi hỏi 70 công nhân ở Trung Quốc
hoàn thành”, ông Shami cho biết.
Theo
ông Hal Sirkin, một chuyên gia về lĩnh vực sản xuất công nghiệp thuộc
hãng tư vấn Boston Consulting Group, câu chuyện của Farouk Systems có
thể là tín hiệu cho một xu hướng dịch chuyển quan trọng trong lĩnh vực
công nghiệp Mỹ.
Ông
Sirkin cho rằng, từ nay đến năm 2020, nước Mỹ có thể tạo được thêm 3
triệu việc làm nhờ việc các công ty nước này “hồi hương” hoạt động sản
xuất từ Trung Quốc. Khoảng 1/4 số việc làm này sẽ phát sinh trực tiếp
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phần còn lại sẽ được tạo ra từ hoạt
động xây dựng hoặc dịch vụ như là kết quả của hoạt động sản xuất công
nghiệp được mở rộng.
Giáo
sư Robert Mittelstaedt thuộc Đại học Arizona cho rằng, những dự báo này
hoàn toàn là hợp lý. “Khi nền kinh tế Trung Quốc trở nên chín muồi, chi
phí cũng tăng lên và mức độ hấp dẫn của việc mở nhà máy ở đó để xuất
hàng sang Mỹ sẽ giảm dần đi”, ông Mittelstaedt nói.
Trong
một thập kỷ trở lại đây, nước Mỹ đã mất khoảng 5,7 triệu việc làm trong
các nhà máy, cùng với đó là vị trí lâu năm của quốc gia này với tư cách
nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Theo hãng tư vấn IHS
Global Insight, năm ngoái, Trung Quốc đã giành ngôi vị nước có sản lượng
công nghiệp lớn nhất thế giới từ tay nước Mỹ, kết thúc một thế kỷ nền
kinh tế lớn nhất thế giới nắm giữ vị trí này.
Trong
bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ “kiên cường” bám trụ ở mức trên 9%, xu
hướng dịch chuyển sản xuất về nước của các công ty Mỹ có thể chính là
một cú hích mà nền kinh tế này đang rất cần tới.
Tổng
thống Mỹ Barack Obama hiện đang ra sức thúc đẩy kế hoạch tạo việc làm
trị giá 450 tỷ USD của ông, bản kế hoạch đang vấp phải sự tranh cãi gay
gắt trong Quốc hội.
Theo
IHS Global, hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng nhờ xu hướng các
công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước, cộng thêm các công việc khác phát
sinh trong nền kinh tế, có thể giúp nước Mỹ giảm tỷ lệ thất nghiệp 1,5-2
điểm phần trăm từ mức 9,1% hiện nay trong thời gian đến năm 2020.
Vào
năm 2000, Trung Quốc mới chiếm 7% sản lượng công nghiệp toàn cầu, nhưng
đến năm ngoái, tỷ lệ này đã tăng lên 19,7%. Trong cùng khoảng thời
gian, tỷ trọng của Mỹ trong sản lượng công nghiệp của nước Mỹ đã giảm từ
27% xuống 19%.
Theo
báo cáo mà Boston Consutling vừa công bố, phần lớn số việc làm mới nói
trên có khả năng sẽ đến từ sự mở rộng hoạt động của các công ty Mỹ trong
7 ngành công nghiệp chủ chốt, nơi mà chi phí gia tăng ở Trung Quốc cộng
với sức cạnh tranh lớn hơn của thị trường Mỹ khiến các công ty nhận
thấy rằng, tăng cường sản xuất ở Bắc Mỹ thay vì ở Trung Quốc là bước đi
hợp lý hơn về mặt kinh tế.
Những
ngành này bao gồm thiết bị điện gia dụng, nội thất, sản phẩm điện tử,
kim loại cơ bản, máy móc công nghiệp và hàng nhựa. Đây đều là những
ngành có thị trường chủ chốt là Mỹ, nhưng sản phẩm được sản xuất thuê
ngoài ở Trung Quốc và các quốc gia chi phí thấp khác.
Theo
Boston Consulting, 7 ngành này có tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ từ
Trung Quốc đạt 364 tỷ USD trong năm ngoái, chiếm 63% kim ngạch nhập khẩu
của Mỹ từ Trung Quốc nói chung. Boston Consulting dự báo, sẽ có
600.000-800.000 việc làm ở Mỹ sẽ được tạo mới trong 7 ngành này trong
thời gian từ nay đến năm 2020 nhờ các công ty Mỹ chuyển sản xuất về
nước.
Ông Dan
Shimek là CEO của hãng Outdoor Greatroom, một công ty sản xuất lò sưởi
và bàn ghế ngoài trời có trụ sở ở bang Minnesota. Ông cho biết, vì nhiều
lý do, bao gồm cơ hội lớn hơn cho việc điều chỉnh các thiết kế, công
tác hậu cần đơn giản hơn… khiến ông tăng tỷ trọng sản lượng tại Mỹ lên
50% từ mức 20% của 4 năm trước.
Tuy
nhiên, ông Shimek cho rằng, sẽ là không khôn ngoan nếu cho rằng xu
hướng này sẽ đi quá xa. “Có những loại hàng hóa nhất định, chẳng hạn các
loại hàng dệt, đan móc dùng cho bàn ghế ngoài trời, không còn được sản
xuất tại Mỹ nữa và chúng tôi buộc phải thuê ngoài ở Trung Quốc”, ông
Shimek cho biết.
Báo Wall Street Journal (WSJ) trong bản tin
gửi từ Houston, Texas, nơi Exxon Mobil đặt đại bản doanh, cho hay
hãng này đã tìm thấy dầu sau mũi khoan thứ hai hồi tháng Tám
ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
Mũi khoan đầu tiên đã được thực hiện hồi tháng Tư nhưng không có kết quả.
WSJ dẫn lời một người phát ngôn của Exxon
nói hôm thứ Ba 25/10 rằng các thông số thu được từ giếng khoan
số hai nằm trong lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng đã được chuyển đi
phân tích tiếp.
Thông tin mới loan ra mang tầm quan trọng
đặc biệt, không chỉ trong lĩnh vực dầu khí mà còn trong khía
cạnh khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại khu vực.
Nó cũng cho thấy thái độ mạnh bạo của
công ty Hoa Kỳ trong việc tiếp tục theo đuổi các dự án làm ăn
với Việt Nam cho dù bị áp lực từ Trung Quốc.
Hồi tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây sức ép
buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc
Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm
trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư
Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên
bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến
độ dự án.
Trữ lượng dầu khí
WSJ nhận xét rằng nếu lượng dầu khí mà
ExxonMobil tìm thấy quả thực có khả năng thương mại, thì đây là
tin mừng cho Việt Nam, quốc gia trông chờ nhiều vào thu nhập từ
dầu thô.
Tờ báo này nói đa số các mỏ dầu mà
Việt Nam đang khai thác đều đã quá lâu năm và khó có thể thỏa
mãn nhu cầu năng lượng và xuất khẩu ngày càng tăng.
Việt Nam đang là nước sản xuất dầu thô lớn thứ ba Đông Nam Á.
Tuy nhiên giới phân tích nói cần phải chờ xem trữ lượng tiềm năng của giếng khoan này là bao nhiêu.
Tiềm năng dầu khí có thể làm tăng tranh chấp
WSJ dẫn lời phân tích gia Phil Weiss từ công
ty Argus Research nói: "Khó có thể bình luận tầm quan trọng
của phát hiện mới này khi chúng ta chưa biết trữ lượng, nhưng
chắc chắn đây là tin tốt đối với Exxon vì khu vực khoan dầu
được nhiều người cho là giàu tiềm năng".
Nhiều công ty nước ngoài đã tìm thấy dầu
tại khu vực này, như Petroliam Nasional Bhd. của Malaysia, Premier
Oil Plc. của Anh, Gazprom OAO của Nga và Total SA của Pháp.
Giếng khoan của ExxonMobil ở lô 119, nếu
nhìn trên bản đồ trực tuyến mà chính Trung Quốc đưa ra, nằm
hoàn toàn trên thềm lục địa của Việt Nam, nhưng cận kề một
trong chín đoạn của 'đường lưỡi bò'.
Gần lô 119 là lô 120, mà Công ty thăm dò -
khai thác dầu khí Neon Energy của Úc đã cùng đối tác Việt Nam
thăm dò địa chấn hồi tháng 5 năm ngoái.
Lúc đó phía Việt Nam đã phải cử tàu hải
quân ra hộ tống công việc thăm dò của Neon vì sợ phản ứng của
Trung Quốc.
Ngoài lô 119, ExxonMobil còn có dự án thăm
dò ở hai lô kế cận là 117 và 118, đều nằm trong vùng thềm
lục địa miền Trung Việt Nam.
Tiềm năng dầu khí nếu được chứng thực ở
các lô trên thềm lục địa Việt Nam có khả năng sẽ làm tranh
chấp chủ quyền tại khu vực thêm gay gắt.
Bằng nhiều cách, Trung Quốc đã gây áp
lực buộc nhiều công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam
phải rút lui.
Thế nhưng trong khi các hãng dầu như BP của
Anh chấp nhận ngừng dự án, thì các công ty Mỹ, được tin là
có hậu thuẫn của Washington, giữ thái độ kiên quyết hơn.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Nov/2011 lúc 5:20pm
Tám
ngân hàng ôm 750 triệu đô nợ khó đòi Monday,
October 31, 2011 5:30:30 PM
VIỆT
NAM (TH)-
Phúc trình của Ban Tài Chính-Ngân Sách Quốc
Hội Việt Nam cho biết, hệ thống ngân hàng
Việt Nam hiện đang “ôm” món nợ “khó
đòi” lên tới 75,000 tỉ đồng, tương
đương với 3.8 tỉ đô trong đó
đến đến 50%, tức gần 2 tỉ đô có
thể mất trắng.
Vỡ nợ hàng loạt vì thị
trường địa ốc ngưng đọng. (Hình:
VNExpress)
Phúc trình này
được ông Nguyễn Bá Thanh, ủy viên Ủy Ban Tài Chính-Ngân
Sách Quốc Hội Việt Nam trình bày tại phiên họp
sáng 27 tháng 10.
Ðây
là con Mặt khác, báo
VNExpress cũng cho hay, chỉ riêng 8 ngân hàng lớn tại
Việt Nam cũng đã có 15,000 tỉ đồng nợ
khó đòi, tương đương 750 triệu đô. số tăng dần từng tháng trong năm 2011 và
tăng vọt đến mức báo động hồi
tháng 9 qua.
Tám ngân hàng
lớn tại Sài Gòn và Hà Nội đó là ngân hàng Á Châu (ACB),
ngân hàng Công thương (Vietinbank), ngân hàng Cổ Phần
Xuất Nhập Cảng (Eximbank), ngân hàng Nam Việt, ngân
hàng Hubabank, ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội, ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín (Sacombank) và ngân hàng Ngoại Thương
(Vietcombank).
Trong số các
ngân hàng nêu trên, Vietcombank có số dư nợ khó đòi lên
tới 7,380 tỉ đồng tương đương
369 triệu đô, chiếm 3.9% tổng số dư nợ gần
188,500 tỉ đồng tương đương gần
9 tỉ rưỡi đô.Phúc trình này
cũng cho biết, số nợ khó đòi có thể bị
mất trắng, tức là không đòi được lên
tới 8,293 tỉ đồng tương đương
414.6 triệu đô.
Trong khi đó
báo Tiền Phong cũng đã dẫn phúc trình của Ngân Hàng
Thế Giới (WB) cho hay dư nợ tín dụng trong khu
vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện
chiếm 125% GDP. Trước đó, WB đã cảnh cáo
tỉ lệ nợ vay trong khu vực tư nhân ở
Việt Nam đã tăng nhanh dần đều, từ 35%
GDP hồi năm 2000 leo lên 90.2% vào 8 năm sau và lên tới
125% GDP trong năm 2010.
Theo phân tích
của các chuyên viên kinh tế thì tỉ lệ dư nợ
khó đòi tăng vọt vì bong bóng bất động
sản bị vỡ.
Phúc trình này
cũng được một chuyên gia của Viện Nghiên
Cứu và Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội tại Hà Nội
cho đó là lời báo động về tình trạng hết
sức nguy hiểm đồng thời với sự
sụp đổ của tín dụng đen đang diễn
ra đồng loạt tại nhiều vùng trong nước.
Một chuyên
viên khác thúc giục nhà nước Việt Nam cần
phải thanh lý ngay các ngân hàng đang ôm nhiều món nợ
khó đòi để ngăn chận từ đầu tình
hình bất ổn tại Việt Nam có thể xảy ra
như tại các quốc gia vùng Euro hiện nay. (PL)
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 07/Nov/2011 lúc 10:51am
Những ĐỒNG TIỀN xa xưa... Giá trị cũ...và một thời để nhớ!
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
click vào để xem với kích thước thật
St
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Nov/2011 lúc 8:50am
FDA cấm Hàng Kém Phẩm Chất VN nguy hại đến sức khỏe.
Những thực phẩm có phẩm chất (có thể nguy hại đến sức khỏe) nhập cảng từ Việt Nam mà FDA đang cấm.
Mới đây Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối, không cho nhập cảng vào Hoa Kỳ, 27 lô hàng mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất từ Việt Nam vì lý do thiếu an toàn cho sức khỏe.
Những loại thực phẩm này không chỉ nhập cảng vào Bắc Mỹ ( Hoa Kỳ và Canada
) mà còn được nhập cảng vào tất cả những quốc gia nơi có người Việt Tị
Nạn sinh sống như những nước tại Âu châu, Nhật, Úc, v.v...
Dưới
đây là danh sách các công ty và địa chỉ, các loại thực phẩm bị FDA từ
chối nhập cảng vào Hoa Kỳ, lý do vi phạm các điều khoản quy định về an toàn dược-thực phẩm.
1- Aquatic Products Trading Company, Tôm đông lạnh cỡ lớn có
đầu, trộn lẫn các chất dơ bẩn và độc tố có hại cho sức khỏe
(FILTHY, SALMONELLA), vi phạm các điều khoản 601(b), 801(a)(3),
402(a)(3), 402(a)(1)
2- Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, Thịt cua đông lạnh,
có hóa chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP) không an toàn cho sức
khỏe, điều khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều
21 U.S...C. 348;
3- Batri Seafood Factory, Bến Tre, Chả cua đông lạnh,
có hóa chất phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe, điều
khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S.C.
348;
4- Nam Hai Company Ltd, có 2 sản phẩm vi phạm: a) Thịt cua nấu chín đông lạnh,
có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia
chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA,) gây tai
hại cho sức khỏe, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801(a)(3),
601(a), 402(a)(2)(c) (i), 402(a)(1) theo định nghĩa của luật 21 U.S.C.
348;
b) Lươn đông lạnh, có độc chất salmonella, và nhãn
ghi giả mạo (FALSE, SALMONELLA,) một loại sản phẩm khác gây hiểu lầm cho
người tiêu thụ, vi phạm các điều khoản 403(a)(3), 801(a)(3), 502 (a),
402 (a) (1);
5- ACECOOK VIETNAM CO...., LTD, Mì lẩu Thái
có hương vị hải sản, chế biến có lẫn lộn các chất dơ bẩn và không ghi
các thành phần cấu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE, FILTHY,) vi phạm các
điều khoản 403 (i) ( 2), 801 (a) (3), 601 (b) 402 (a) (3) ;
6- Olam Vietnam Ltd, thị xã Gia Nghĩa, có 7 lô hàng bị ngăn chặn gồm Tiêu đennguyên hạt và Tiêu đen xay đều có chứa độc chất Salmonella, vi phạm các điều
khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
7- Don Nguyen, 3 sản phẩm thô là Đậu khấu (Cardamon), Cam thảo (Licorice) và Quế (Cinnamon) ghi sai nhãn về hình thức và nội dung được quy định theo các điều khoản 4(a), 801(a)(3);
8- Van Nhu Seafoods Limited Company (VN Seafoods Co.), Nha Trang, Cá sòng ngân (Mackerel) cắt khúc đông lạnh, chế biến dơ bẩn, lẫn lộn các chất hỗn tạp, điều khoản vi phạm 601(b), 801(a), 402(a)(3);
9- Nam Phong Trading Co, Tiêu bột chứa độc chất Salmonella, theo điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
10- Lucky Shing Enterprise Co Ltd, Bột ngũ cốc
ăn liền vi phạm rất nhiều điều khoản bị nghiêm cấm gồm có: Thiếu thông
tin đầy đủ (NOT LISTED) về sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 502 (o),
801 (a) (3), 510 (j), 510 (k);
Không ghi thành
tố gây rủi ro bệnh tật hiện diện trong sản phẩm dưỡng sinh (UNSFDIETLB) , theo các điều 402 (f) (1) (A);
Thực
phẩm dưỡng sinh nầy (được coi) là một loại dược phẩm mới nhưng CHƯA có
đơn xin thử nghiệm để được chấp thuận (UNAPPROVED, ) theo điều 505 (a);
11- Nhan Hoa Co., Ltd, Cá đông lạnh, chứa độc tố Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
12- United Seafood Packer Co. Ltd, Thịt (Fillet) cá lưỡi kiếm đông lạnh, chứa độc chất gây ngộ độc (poisonous), vi phạm điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);
13- Seapimex Vietnam, có 7 lô hàng về Chả cua đông lạnh,
có hóa chất phụ gia Chloramphenol không an toàn sức khỏe theo định
nghĩa của điều luật 21 U.S.C. 348, vi phạm các điều khoản 402 (a) (2)
(c) (i), 801 (a) (3) ;
14- MY
THANH CO., LTD, có 5 lô hàng gồm 4 sản phẩm: Cá hồng snapper (?) đông lạnh bị từ chối nhập cảng, vi phạm các điều:
Nhãn sai (LABELING) về vị trí, hình thức và nội dung theo điều 4 (a), 801 (a) (3);
Dưa muối và Nước chấm chay (nước tương: Vegetarian dipping sause) có các vi phạm:
Không
đăng ký là loại sản phẩm đóng hộp có độ acid thấp (NEEDS FCE) theo đòi
hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 (c) (1) hoặc 801.35 (c) (1), vi phạm
điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);
Không ghi chú thông tin về tiến
trình sản xuất (NO PROCESS,) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25
(c) (2) hoặc 801.35 (c) (2), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);
Cá sòng ngâm muối (mắm cá sòng) vi phạm:
Độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, gây
hại cho sức khỏe theo các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);
Sản phẩm dơ bẩn, có chứa các chất dơ bẩn hỗn tạp (FILTHY) theo các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);
15- Kien Giang Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm là Cá nhồng (barracuda) và cá mang giổ (?, Perch,) đông lạnh, dơ bẩn, trong sản phẩm có tạp chất vi phạm các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3) ;
16- Vinh Sam Private Trade Trade Enterprise, Tuy Hòa, Cá lưỡi kiếm tươi, có độc tố gây ngộ độc, vi phạm các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a) ;
17- Tu Hung Trading Company aka Doanh Nghiep Tntm Tu Hung, có 3 sản phẩm:
a) Bánh hạnh nhân, nhãn không ghi các thành phần nguyên liệu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE,) vi phạm các điều 403 (i) (2), 801 (a) (3);
b) Bánh chay: Không đủ phẩm chất (STD
QUALITY,) như được ghi trên nhãn, vi phạm điều 403 (h) (1), 801 (a) (3)
Nhãn
hiệu giả mạo (FALSE,) không ghi đúng nguyên liệu hay ghi sai lạc gây
nhầm lẫn cho người tiêu thụ, vi phạm điều 502 (a), 801 (a) (3);
c) Bánh tráng mè:
Không ghi đúng tên theo định nghĩa, tính chất và tiêu chuẩn của sản
phẩm (STD IDENT,) theo điều 401, do đó vi phạm các điều 403 (g) (1), 801
(a) (3) ; Nhãn hiệu không ghi các tố chất chính yếu gây dị ứng
(ALLERGEN,) hiện diện trong sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 403 (w),
403 (w) (1), 801 (a) (3) ;
18- Trung Nguyen Coffee Enterprise (Cà phê Trung Nguyên), Cà phê bột uống liền "3 in 1" (túi có 20 gói), đã vi phạm các điều:
Không ghi thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE,) 403 (i) (2) ;
Nhãn hiệu giả
mạo hay ghi chú sai lạc (FALSE,) vi phạm các điều 403 (a) (1), 801 (a) (3), 502 (a) ;
Sản
phẩm không cung cấp đầy đủ thông tin về các thành phần dinh dưỡng và
chất béo (TRANSFAT,) có trong sản phẩm theo đòi hỏi của điều 21 CRF
101.9 (c), vi phạm điều 403 (q), 801 (a) (3) ;
19- Dragon Waves Frozen Food Factory Co. Ltd, Nha Trang, Cá ngừ (cắt thành từng miếng) đông lạnh,
sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất gây ngộ độc, cùng với độc chất
Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, vi phạm các điều 402 (a) (1),
402 (a) (3), 601 (b), và 801 (a) (3);
20- Thang Loi Frozen Food Enterprise, Tôm đông lạnh, có độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
21- Hai Dang International Trading Services Co. Ltd, t/p HCM, hóa chất hay dược liệu Lidocaine (dùng trong thực
phẩm [?], có thành phần hóa học là C14H22N2O,) đã vi phạm 2 điều:
Không liệt kê thông tin đầy đủ về sản phẩm (NOT LISTED,) theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), hoặc 510 (k);
Dược liệu mới chưa xin phép kiểm nghiệm để được chấp thuận xử dụng (UNAPPROVED, ) vi phạm điều 505 (a), 801 (a) (3);
22- Chinh Dat Co., Ltd, Bao tử cá sấy khô, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402 (a) (3),601 (b), và 801 (a) (3) ;
23- Vinh Hiep Co., Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm: Thịt hào (ngêu, sò) hấp chín đông lạnh, và Mực đông lạnh, là các sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402(a)(3), 601(b), và 801(a)(3);
24- Vifaco Nong Hai San-Xay, thịt ốc hấp chín đông lạnh, chứa độc chất Salmonella, vi
phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
25- Vuong Kim Long Co. Ltd, có 3 sản phẩm về bún khô,
loại đặc biệt, sợi lớn, sợi nhỏ, sản phẩm dơ bẩn và loại phẩm màu không
an toàn, vi phạm các điều 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(c),
501(a)(4)(B) .
Trên đây chỉ liệt kê điển hình một số công ty,
một số sản thực phẩm bị từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ nội trong năm mà
thôi. Còn bao nhiêu công ty khác, bao nhiêu sản phẩm khác đã "lọt sàng"
trước đó và sau nầy? Còn bao nhiêu sản phẩm từ Việt Nam đã vượt ra
''biển lớn" vào Canada
, Âu châu, Nhật, Úc v.v... và v.v...? Bao nhiêu triệu tấn thực phẩm có
các chất độc hại đã "nằm vùng" (và hoành hành) trong bao tử người Việt
sống ở nước ngoài và tất nhiên cả và người dân trong nước?
Thỉnh
thoảng trong nước, báo chí có loan tin học sinh, công nhân hay người
dân bình thường, thấp cổ bé miệng bị ngộ độc thức ăn, nhưng không thấy
thống kê số người ngộ độc hay tử vong. Tình trạng thông tin hay thống kê
nầy đối người Việt sống ở nước ngoài trên toàn thế giới lại càng hiếm
hoi, có thể nói là hầu như chưa nghe thấy (vì không ai thông báo hay
loan tin chứ không hẳn là không có).
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Nov/2011 lúc 6:43pm
"Hai Lúa" làm máy nông nghiệp xuất khẩu
NNVN -Chủ Nhật, 13/11/2011, 19:20 (GMT+7)
Chỉ mới học hết lớp 8 nhưng anh nông
dân “chân đất” Nguyễn Hồng Chương (36 tuổi, xã Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm
Đồng) đã sáng chế thành công nhiều loại máy phục vụ sản xuất nông
nghiệp.
Đặc biệt, xưởng sản xuất của anh không chỉ bán ra thị trường trong nước nhiều loại máy mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Anh Chương nghỉ học từ lớp 8, rồi đi làm thuê, hoặc phụ việc trồng rau
của gia đình. Do thích nghiên cứu các loại máy móc nên anh thường nhận
sửa máy để tìm hiểu nguyên lý hoạt động, cấu tạo các loại máy, nhất là
các loại máy dùng trong sản xuất nông nghiệp.
Nguyễn Hồng Chương bên chiếc máy đóng đất vào chậu do anh sáng chế
Chiếc máy đầu tiên mà cơ sở của anh Chương bán ra thị
trường là máy gieo hạt tự động. Đây là sản phẩm anh đã hoàn thành sau
hai năm ấp ủ, mày mò lắp ráp. Anh Chương chia sẻ: “Ban đầu mình chỉ sử
dụng các bộ phận của máy cắt, máy khoan, máy hàn… để lắp ráp, chế tạo.
Sau này được sự góp ý của mọi người nên chiếc máy đã được cải tiến lại
và hoàn thiện hơn.”
Ưu điểm của loại máy này là năng suất hoạt động cao, ngang với 8 – 12
lao động/ngày. Đồng thời máy có thể gieo được tất cả các loại hạt vào vỉ
xốp, giá thành rẻ (từ 56 – 58 triệu đồng/máy) và tiết kiệm năng lượng.
Năm 2008, chiếc máy gieo hạt của anh Chương đã được Liên hiệp các Hội
khoa học kỹ thuật Việt Nam công nhân Thương hiệu Việt và cấp chứng nhận
Điển hình sáng tạo Việt Nam.
Sau khi chế tạo thành công với chiếc máy đầu tiên, giữa năm 2008 anh
Chương còn tìm hiểu và chế tạo được máy dồn đất vào vỉ xốp sử dụng trong
vườn ươm. Loại máy này cũng có ưu điểm là dễ sử dụng, tự động sàng đất
và lấy vỉ, công suất hoạt động đạt 840 vỉ xốp/giờ và có giá khá rẻ (từ
28-29 triệu đồng/chiếc). Anh Chương so sánh: “Nếu tính trong thời gian
một ngày lao động 8 tiếng thì năng suất của chiếc máy này tương đương
với 6 đến 8 người lao động thủ công”.
Mới đây nhất, cơ sở của anh Chương đã cho “ra lò” chiếc máy đóng đất vô
chậu tự động (còn gọi là máy đóng bầu đất). Cũng tương tự như máy dồn
đất, máy đóng đất vô chậu có thể tự động đưa đất vào các chậu để trồng
hoa nên rất phù hợp với các cơ sở, công ty chuyên trồng hoa, cây cảnh.
Nhờ có nhiều ưu điểm nên sản phẩm này của anh đã đoạt giải nhất Hội thi
sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng lần thứ V (2010 - 2011).
Không chỉ sản xuất các loại máy do mình tự sáng tạo, anh Chương còn cải
tiến nhiều loại máy nông nghiệp khác như máy xay trộn giá thể không băng
tải, máy trộn giá thể có băng tải, máy vắt nước cho rau… Hiện tại các
loại máy này cơ sở của anh chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng còn máy gieo
hạt và máy đóng đất vô chậu được sản xuất hàng loạt để bán ra thị
trường.
Chiếc máy đóng chậu của Nguyễn Hồng Chương đã được một công ty Đài Loan đặt mua
Mới đây, cơ sở Hồng Chương đã mở thêm một nhà xưởng rộng hơn 600m2
(thuộc thôn Lạc Thạch, xã Lạc Lâm) để mở rộng nhu cầu sản xuất. Hiện cơ
sở của anh có gần 10 lao động với mức lương từ 4 - 4,5 triệu/tháng. Tính
đến nay, cơ sở máy nông nghiệp Hồng Chương của anh đã bán ra thị trường
hàng trăm loại máy. Thị trường chủ yếu là ở Lâm Đồng, một số tỉnh phía
Bắc và miền Trung. Anh Chương cho biết: “Do các máy này được thiết kế có
bánh xe nên di chuyển dễ dàng trên mọi địa hình nên được thị trường rất
ưa chuộng”.
Cách đây vài ngày, cơ sở Hồng Chương đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang
Malaysia. Lô hàng gồm 5 máy gieo hạt, 5 máy dồn đất vào vỉ xốp có tổng
trị giá 25.900 USD (trên 500 triệu đồng). Trước đó, vào tháng 4/2011, cơ
sở của anh Chương đã gửi 2 chiếc máy mẫu sang Malaysia để đại lý thử
nghiệm và sau đó họ đã đặt mua lô hàng đầu tiên này.
Theo tính toán của anh Chương, trong thời gian tiếp theo sẽ mở rộng nhà
xưởng sản xuất và đào tạo thêm lao động là thanh niên trong vùng nhằm
đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Nov/2011 lúc 7:55pm
Phát thanh/cập nhật: 14/11/2011
Chúng ta đang xẻ thịt Tổ Quốc mình để sống
Ngô Minh
Nghe bằng Flash
Nghe bằng nhu liệu riêng trong máy của bạn (như WMP, Itune, v.v...)
http://www.radiochantroimoi.com/cgi-bin/audio.cgi?http://radiochantroimoi.com/audio/2011/11/20111114-ctm-binhluan.mp3 - Nghe bằng nhu liệu riêng
http://www.radiochantroimoi.com/audio/2011/11/20111114-ctm-binhluan.mp3 - Tải về máy/Download - (Bấm nút phải của chuột, chọn Save Target As, hoặc Save Link As)
Cách đây vài ba năm, báo chí đưa tin làm tôi giật mình: Đến năm 2012,
Việt Nam phải nhập than đá ! Thế mà đến năm 2011, nước ta đã phải nhập
hàng nghìn tấn than đá từ nước ngoài. Ai cũng lo, ai cũng bức xúc. Ôi
thuở ấu thơ tôi được các thầy dạy :” Việt Nam ta rừng vàng biển bạc”.
Bây giờ thì sắp cạn rồi sao ? Nhìn lại đối mới từ năm 1986 đến nay,
một thực trạng đau lòng đang diễn ra khắp nơi : Chúng ta đã khai thác,
buôn bán tài nguyên quốc gia một cách ồ ạt, vô tội vạ. Dường như thu
nhập GDP đất nước đều do buôn bán tài nguyên mà có, còn hàng hoá sản
phẩm mang hàm lượng chất xám cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nghĩa là từ
“đổi mới” đến nay, chúng ta đang sống nhờ bán tài nguyên, chứ chẳng làm
được thương hiệu gì bền vững có tầm cỡ thế giới cả. Nhìn qua Hồng
Kông, Ma Cao,Singapore , Nhật Bản… mà thương cho đất nước mình. Người ta
chẳng có nhiều tài nguyên khoáng sản, sao người ta giàu thế . Còn
mình bán tài nguyên mà ăn, rồi con cháu vài thế hệ sau ăn không khí à ?
Tài nguyên quốc gia do mồ hôi xướng máu bao đời giành được gồm :
trời, đất , núi, nước, rừng, biển, khoáng sản và môi trường. Trong hoà
bình xây dựng 30 năm nay, do ấu trĩ trong nhận thức và non kém về quản
lý, chúng ta tiếp tục tàn phá tài nguyên dữ dội hơn, nặng nề hơn . Hình
thế núi sông Việt Nam đang thấy đổi từng ngày, đang bị cày xới nham nhở
!
20 năm qua có rất nhiều “phong trào” bán tài nguyên để “làm ngân
sách” xảy ra rầm rộ. Như khai thác gỗ rừng để xuất khẩu ồ ạt. Quốc doanh
khai thác xuất khẩu, “hợp tác xã” khác thác xuất khẩu, tư nhân núp bóng
nhà nước khai thác, xuất khẩu…Gỗ cứ kìn kìn từ rừng miền Trung, rừng
Tây Nguyên đổ về các cảng biển. Các đầu nậu gỗ, những người cấp phép
khai thác gỗ, cấp quota xuất khẩu gỗ giàu lên từng ngày một. Đến khi
“ngộ ra”, ban hành lệnh cấm, thì rừng đã bị “ “bán ăn” gần hết. Thế là
lại phải “làm dự án” trồng 5 triệu hec-ta rừng gần chục năm nay vẫn
không thành .
Hết rừng rồi thì bán đất rừng. Hơn 300.000 héc ta rừng đầu nguồn
đã bị các tỉnh bán cho doanh nhân Trung Quốc khai thác 50 năm. Nghĩa là
50 năm năm , chúng muốn biến mảnh đất rừng đó thành căn cứ quân sự, lô
cốt, hầm ngầm.v.v… là quyền của họ. Hết nước rồi non nước ơi !
Bán hết rừng đến bán khoáng sản dầu thô, than đá, cát, quặng
ti-tan, quang a-pa-tít, quặng vàng…Nghe thông tin báo chí về việc xuất
khẩu than lậu ở Quảng Ninh mà choáng váng . Trữ lượng than của ta ở
Quảng Ninh có được bao lăm mà hô hào thành tích “ khai thác và xuất khẩu
năm sau cao hơn năm trước”?; rồi quản lý yếu kém để cho hàng trăm công
ty “ma” xuất khẩu than lậu một lúc hàng trăm tàu. Sao coi tài nguyên
quốc gia “như vỏ hến” vậy ?
Người bán gỗ, bán than, thì có kẻ lại bán núi, bán đất
ruộng làm giàu. Xem ra bán núi bán đất dễ giàu có hơn. Trong những
chuyến đi thực tế ở vùng Đông Bác hay Thanh Hóa, Ninh Bình…, tôi thấy
nhiều ngọn núi bị san bằng trơ trọi, để khai thác đá sản xuất xi măng,
đá xây dựng. Bây gìờ tỉnh nào cũng hai ba nhà máy xi măng, hàng chục
công trường khái thác đá hàng ngày ra sức san phá núi. Có tỉnh bán luôn
cả ngọn núi cho nước ngoài làm xi măng, không chỉ bán phần dương mà còn
bán cả phần âm tới 30 mét sâu, nghĩa là 50 năm sau, núi thành hồ ! Hình
sông thế núi Việt Nam ngàn đời hũng vĩ , bây giờ đang bị xẻ thịt nham
nhở. Liệu con cháu tương lai sẽ sống như thế nào, có còn hình dung ra
nước non Việt tươi đẹp xưa nữa không, khi mà quanh chúng núi non bị gậm
nhấm, thân thể Tổ Quốc ghẻ lở, xác xơ ?. Tài nguyên của mình, nước
ngoài đến khai thác rồi chế biến thành sản phẩm xuất khẩu của họ, trong
lúc hình hài non sông bị xâm hại. “Bán núi” để ăn như thế có đau núi quá
không?
“Bán đất” mới là cuộc tỉ thí với tương lai khủng khiếp nhất. Tỉnh
nào cũng có vài ba Khu công nghiêp, nhưng chẳng làm ra sản phẩm xuất
khẩu nào có thương hiệu cả vì máy móc lạc hậu, bán trong nước cũng
chẳng ai mua . Tỉnh nào cũng có ba bốm sân golf. Rồi dự án mở rộng đô
thị lên gấp đôi gấp ba, dự án khu biệt thư, …đang làm cho đất nông
nghiệp, đất trồng lúa trong cả nước, đất trồng cây ăn trái ở Nam Bộ đang
thu hẹp với tốc độ chóng mặt. mỗi năm có từ 73.000- 120.000 ha đất
nông nghiệp bị thu hồi, bịu chuyển đổi. Mở rộng đô thị thì đất ruộng
thành đất thành phố, bán với giá cao hơn. Đua nhau mà ăn chia, lấn
chiếm, đẩy nông dân ra khởi mảnh đất ngàn đời sinh sống của họ. Thế là
khẩu hiệu của Cộng Sản “dân cày có ruộng” thành trò đùa lịch sử.
Vì mục tiêu tăng GDP, tăng thu ngân sách , các tỉnh đang thi nhau
bán đất nông nghiệp một cách vô tội vạ . Mất đất, chỉ nông dân và nhà
nước là thua thiệt. Ruộng mình đó, đất mình đó, bỗng nhiên bị mất trắng
tay . Tiền đền bù giá bèo không đủ mua đất mới để xây nhà, nói chi đến
làm ăn sinh sống
Hết bán rừng, than, ti-tan, đá, người ta con bán cả bo-xit
Tây Nguyên, thứ mà cách đây mấy chục năm, khối Comicom ( Khối kinh tế
các nước XHCN) đã ngăn không cho khai thác, họ sợ làm hư hỏng môi trường
và văn hóa Tây Nguyên. Nhưng bây giờ thì bất cần tương lai Tây Nguyên ,
bất cần hàng ngàn trí thức tâm huyết với đất nước kịch liệt phản đối,
họ vẫn khai thác. Nhưng, bọn người được quyền đầu tư khai thác ấy lại
là bọn giặc truyền kiếp phương Bắc ngàn đời của Dân tộc ta mới đau, mới
lo chứ.Chúng thâm hiểm lắm, người ơi. Chúng mang hàng ngàn người ( dân
binh ?) vào Tây Nguyên, với kế hoạch làm chủ tây Nguyên của Việt nam.
Các nhà chiến lược quân sự thường nói :” Ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm
chủ Đông Dương”. Chao ôi, từ việc bán tài nguyên đến “bán nước” chỉ còn
một khoảng cách mong manh như sợi chỉ !
Nước là loại tài nguyên quý giá cũng đang bị xâm hại nghiêm
trọng. Hiện nay tất cả các con sông đều “đang chết dần” vì ô nhiễm do
chất thải công nghiệp, bệnh viện chưa qua xử lý đều thải trực tiếp ra
sông. Mạch nước ngầm đang xuống thấp chưa từng có do khai vô tội vạ.
Rồi “phong trào” phát triển thuỷ điện tùm lum làm cho mực nước ở đồng
bằng giảm xuống. Đến cả sông Hồng cũng cạn trơ đi bộ qua được. Có tỉnh
làm đến hàng chục nhà máy thuỷ điện. Được điện thì mất lúa vì đất đai
khô cằn không có nước tưới, bị sa mạc hoá không trồng lúa, trồng màu
được. Muốn phát điện thì mực nước tích ở hồ phải cao hơn mực nước
chết. Ví dụ Hồ thuỷ điện Hoà Bình bình thường mực nước cao 115 mét. Mực
nước chết cao 80 mét. Nghĩa là để có điện, phải tích nước cao hơn 80
mét. Cái lượng “nước chết” cao 80 mét ấy chứa hàng tỷ mét khối không thể
đổ về những cánh đồng lúa được, thì ruộng khô hạn là phải ! Mùa lũ, nhà
máy điện xả lũ để bảo vệ đập, thế là không chỉ xóm làng mà cả xá cũng
ngập chìm trong nước. Làm thủy điện vô tội vạ cũng là một cách “ăn tài
nguyên nước” qua dự án đầu tư. Không “ăn” dự án thì các quan huyện,
quan tỉnh, quan trung ương tiền đâu mà làm nhà lầu, mua xe hơi, sống
cuộc sống giàu sang phú quý, cho con đi học các trường nổi tiêngs thế
giới như Ha-vớt, Sóc-bon ?
Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ và chính quyền các
địa phương phải có một chiến lược khai thác tài nguyên lâu dài và chỉ
đạo thực hiện thật quyết liệt mới mong không bắn đại bác vào tương lai.
Chúng tôi đề nghị :
• Kiểm kê lại tài nguyên đất nước để có kế hoạch bảo vệ. Quy hoạch
chi tiết ngay các vùng đất nông nghiệp lâu dài, vùng núi non hung vĩ,
và cấm tiệt việc khai thác bừa bãi.
• Phải dừng ngay các dự án khai thác Bo-xít Tây Nguyên vì với sự án
này, người Trung Quốc không cần bo-xít , cái mà họ cần là địa bàn Tây
Nguyên, đó là điều mà nhiều trí thức lớn đã phân tích, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp cũng đã có thư cảnh báo. Phải thu hồi các diện tích đất
rừng bị bán cho nước ngoài, dù phải bồi thường hợp đồng , vì chúng đang
đe dọa đến vận mạng, sự sống còn của đất nước.
• Hạn chế tối đa, kiểm tra chặt chẽ các dự án đầu tư FDI vào lĩnh
vực khai thác tài nguyên ( như xi măng, quặng ti tan, và các loại khoáng
vật khác ) , khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có hàm
lượng chất xám cao như công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để làm giàu cho đất
nước. Chúng ta phải hướng nền kinh tế theo cách làm của Nhật Bản,
Singapor , Hồng Kong, những nước ít tài nguyên nhưng biết cách làm giàu
bằng trí tuệ.
Ôi, giá mà tiếng kêu của tôi đến được tai những người đang cầm vận mệnh đất nước trong tay .
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Nov/2011 lúc 5:35pm
138 triệu phú Mỹ xuống đường đòi đóng thêm thuế
138 triệu phú Mỹ đã kéo đến Đồi Capitol để đòi quốc hội đánh thêm thuế thu nhập của họ... “vì lợi ích quốc gia”.
Các triệu phú tập trung ở Đồi Capitol để yêu cầu Quốc hội Mỹ đánh thêm thuế đối với giới nhà giàu - Ảnh: Getty Images.
“Hãy hành động đúng”, “Hãy tăng thuế của chúng tôi”, đó
là thông điệp mà những triệu phú Mỹ này gửi đến Tổng thống Barack Obama
và các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ vào ngày 16-11 (theo giờ Mỹ). Các triệu
phú này nhấn mạnh họ đã được hưởng lợi quá lâu từ luật thuế “quá ưu ái”
mà nước Mỹ dành cho họ lâu nay, giờ đây muốn các triệu phú khác cũng
cần làm như họ là nộp thêm thuế cho ngân khố quốc gia.
“Chúng tôi muốn đóng thêm thuế. Nếu may mắn bạn kiếm
được hơn 1 triệu USD một năm, bạn phải đóng thêm thuế” - tỉ phú
California Doug Edwards, cựu giám đốc marketing của Google, kêu gọi.
Theo CNN, các triệu phú này muốn quốc hội bãi bỏ luật
cắt giảm thuế đối với người giàu vốn đã tồn tại từ thời tổng thống
George W. Bush, một luật thuế mà dân chúng Mỹ đã quá bức xúc khi mô tả
nó là “đã quá nuông chiều” tầng lớp giàu có ở Mỹ. Họ cũng kêu gọi các
nghị sĩ từ chối bất cứ yêu cầu không tăng thuế nào mà siêu ủy ban 12
thành viên của lưỡng viện sẽ đưa ra. Theo New York Times, siêu ủy ban
này còn thời gian từ nay đến trước ngày 23-11 để xem xét và quyết định:
hoặc cắt giảm thâm hụt ngân sách 1.200 tỉ USD trong 10 năm tới hoặc
chính phủ sẽ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng khi mất khả năng chi trả.
“Nếu đạo luật của siêu ủy ban là không tăng thuế đối
với chúng tôi thì chúng tôi sẽ yêu cầu những người dân Mỹ quanh chúng
tôi tẩy chay đạo luật này” - Eric Schoenberg, phó giáo sư của Trường
kinh doanh Columbia ở New Jersey, cảnh báo.
Hội các triệu phú yêu nước được hình thành từ năm 2010
với mục tiêu thúc đẩy Quốc hội Mỹ bãi bỏ luật cắt giảm thuế đối với nhà
giàu Mỹ đã tồn tại từ thời tổng thống George W. Bush. 138 triệu phú tham
gia hội đã gửi thư thỉnh nguyện đến siêu ủy ban và Quốc hội Mỹ. Song
thư của họ đã vấp phải sự im lặng đáng sợ của phe Cộng hòa, vốn đang
kiểm soát hạ viện và chưa bao giờ đồng ý đánh thuế cao hơn đối với giới
nhà giàu Mỹ, vì cho rằng việc tăng thuế lên người giàu sẽ thủ tiêu kế
hoạch tạo việc làm của nước Mỹ, một sự ngụy biện đã bị Hội các triệu phú
yêu nước phản ứng gay gắt.
Tháng 10-2011, tỉ phú Mỹ Warren Buffett đã khơi mào cho
việc đánh thêm thuế đối với giới nhà giàu Mỹ khi ông công khai nguồn
thu nhập và mức thuế của mình để chứng minh giới nhà giàu hiện đang nộp
thuế rất ít. AFP cho biết trong thư gửi cho một thành viên Quốc hội Mỹ,
ông W. Buffet cho biết thu nhập năm 2010 của mình là 62,8 triệu USD,
trong đó thu nhập chịu thuế 39,8 triệu USD sau khi đã giảm trừ. Mức thuế
mà nhà tỉ phú này đã nộp tổng cộng 6,9 triệu USD, tức 17,3%.
Ông cho rằng mức thuế này rất thấp, thậm chí còn thấp
hơn so với một nhân viên thư ký của ông! “Rất hữu ích cho việc đối thoại
về việc cải cách chính sách thuế, nếu có nhiều người cực giàu cũng công
khai mức thuế của họ. Rõ ràng có rất nhiều tỉ phú ở Mỹ nộp thuế còn
thấp hơn cả mức thuế của tôi, việc có được hóa đơn thuế của họ có thể
hữu dụng trong vấn đề hoạch định chính sách thuế công bằng - ông
W.Buffett nhấn mạnh.
Năm 2008, nước Mỹ có 400 tỉ phú nhưng họ chỉ nộp 21,4%
thuế thu nhập với tổng số tiền 227 triệu USD. Ông W.Buffett cho rằng
người Mỹ có thu nhập cao hơn 1 triệu USD cần phải đóng thuế cao hơn.
“Các bạn tôi và tôi đã được một quốc hội nâng niu chiều chuộng đủ lâu
rồi. Giờ đã đến lúc chính phủ cần kêu gọi các tầng lớp giàu có hi sinh
một cách công bằng” - ông Buffet nhấn mạnh.
Trước ngày bế mạc Hội nghị APEC 2010 họp ở Nhật Bản cách đây một năm,
tổng thống Mỹ Obama đề nghị với lãnh đạo 4 nước: Brunei, Singapore,
Chili, New-Zealand đã ký năm 2005 Hiệp ước Pacific four closer Economic Parneship
(P4) là sau Hội nghị APEC năm 2011 họp ở Honolulu (Hawaii), Mỹ sẽ mời
thêm 5 nước nữa là Malaysia,Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản cùng Mỹ mở các
cuộc đàm phán để thay thế P4 bằng một hiệp định thương mại tự do đa
phương toàn diện gọi là Thỏa ước Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyênThái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Parnership Agrement), viết tắt là TPP. Đề nghị của Obama được lãnh đạo 9 nước tán thành.
Như ước định, Thỏa ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Mỹ và
9 nước kể trên ký ngày 12-11-2011. Trong tương lai sẽ có thêm chữ ký
của Canada và Mexique. Đại Hàn, Đài Loan, Philippin cũng ngỏ ý muốn tham
gia. Hiện tại 9 nước thành viên và Mỹ vẫn tiếp tục những cuộc đàm phán
để hoàn tất TPP trong một thời gian càng sớm càng hay.
Trong những cuộc đàm phán trước khi ký TPP, các đối tác đều thỏa
thuận mục tiêu của TPP là tập hợp kinh tế các quốc gia thành viên – phát
triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại tự do
duy nhất không còn hàng rào quan thuế. Cộng đồng này sẽ gồm 800 triệu
người, nắm 40% kinh tế thế giới với 2 nước chủ chốt là Mỹ và Nhật, siêu
cường thứ nhất và thứ 3 trên thế giới.
Nhưng Mỹ cũng đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải tuân theo
những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng hóa, về rào cản kỹ thuật và
về trao đổi dịch vụ. Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những
luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh
bạch trong chính sách cạnh tranh.
Cũng trong khuôn khổ TPP, những khế ước ký với các chính phủ phải có
những điều khoản bảo vệ công nhân, bảo vệ môi trường và công việc làm
phải phù hợp với nhân phẩm. Dòng giao lưu tự do của công nghệ thông tin
(báo chí, truyền thông) cũng phải được khuyến khích.
Khó mà không thấy là TPP, tuy được coi là hậu thân của P4, nhưng thật
ra chỉ là sáng tác của Mỹ. TPP còn có mục đích ngăn chặn bành trướng
Trung Quốc về kinh tế và quân sự ở Tây Thái Bình Dương :
Ngăn chặn bành trướng Trung Quốc về kinh tế :
Cần nhắc lại là cho tới khi xẩy ra khủng hoảng tài chính thế giới năm
2008, giới tư bản tài phiệt Mỹ đã cấu kết với tư bản cộng sản Tàu để
cùng thực hiện ý tưởng Mỹ – Trung Quốc đồng ngự trị (condominium) kinh
tế thế giới mà Zoellick, chủ tịch Ngân hàng thế giới gọi là G2 (đối chọi với G20).
Sự hợp tác và phân công giữa 2 tư bản – tư bản CSTQ cung ứng nhân công
rẻ tiền, tư bản tài phiệt Mỹ góp tiền tài, trí óc, kỹ thuật – đã biến
cả Trung Quốc thành một công xưởng thế giới chế tạo hàng hóa với giá
thành hạ lũng đoạn thị trường kinh tế toàn cầu. Nhờ sự cộng tác “nước
với lửa” này, tư bản Mỹ và Cộng sản Tàu đã thâu được rất nhiều lợi
nhuận.
Khi xẩy ra khủng hoảng tài chính – kinh tế từ Mỹ lan tràn khắp thế
giới, Tư bản Mỹ mới vỡ lẽ ra rằng chỉ vì hám lợi đã tự đưa thòng lọng
cho Tư bản cộng sản Tàu thắt cổ mình : công kỹ nghệ Mỹ bị đình đốn,
thất nghiệp tăng cao, chênh lệch xuất – nhập khẩu mỗi ngày một lớn tạo
ra khủng hoảng tài chính. Để dân Mỹ – vốn dĩ là dân tiêu thụ bậc nhất
thế giới (70% GDP) - tiếp tục có tiền mua hàng Tàu, Trung Quốc lấy đô
la thâu được từ xuất khẩu đưa lại cho Mỹ vay khiến Mỹ trở thành con nợ
lớn nhất của Trung Quốc. Trái lại để hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu,
CSTQ thẳng tay bóc lột sức lao động của 200 triệu min gông (dân
công, di dân). Chính sách “định hướng kinh tế” của ĐCSTQ là : chỉ dành
cho 1300 triệu dân Tàu 30% Tổng sản lượng nội địa (GDP) còn 70% GDP được
phân chia cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh (thật ra là Đảng doanh)
và cho giới tư sản mại bản liên kết với Đảng để tiếp tục đầu tư kinh
doanh xuất khẩu, mua công khố phiếu nước ngoài, cho nước ngoài vay hay
giữ tiền mặt (đô la, euro) để các vai vế trong Đảng và giới đại gia mặc
sức tiêu sài ở nước ngoài hay để mua chuộc, đút lót chính quyền những
nước độc tài thối nát có nhiều tài nguyên, nguyên liệu cần thiết cho
công kỹ nghệ xuất khẩu của Trung Quốc. Tất nhiên là người dân Tàu bị bóc
lột sức lao động phải trả một giá rất mắc cho cái chính sách định hướng
kinh tế kiểu cộng sản Trung Quốc này. Nhưng cũng nhờ vậy mà kinh tế
Trung quốc (nếu chỉ căn cứ vào GDP) giữ được sức tăng trưởng cao nhất
thế giới.
Đã vậy Trung Quốc còn là một đối tác gian lận: Ăn cắp trí tuệ, bằng
sáng chế và các phát minh để làm đồ nhái lại những sản phẩm cao cấp Mỹ
rồi tung ra thị trường quốc tế bán phá giá khiến hàng cao cấp của Mỹ
không xuất khẩu được. Dìm giá đồng yuan và gắn chặt yuan với USD để dân
Mỹ có thể mua đồ Trung Quốc với giá rẻ mạt, trái lại người dân Trung
Quốc không thể mua đồ nhập khẩu của Mỹ được vì giá quá mắc khi chỉ có
đồng yuan để sài. Kết quả là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Mỹ
nhập siêu Trung Quốc gần 4 lần nhiều hơn xuất : Nội trong năm 2010
thâm thủng mậu dịch Mỹ với Trung Quốc đã lên đến 270 tỷ USD!
Muốn cắt đứt cái tròng gian lận này, Mỹ chỉ có cách đem những quy
định của TPP về bảo vệ sở hữu trí tuệ, về môi trường, về an sinh xã hội,
về chế độ lương bổng… làm hàng rào ngăn cản hàng rẻ tiền Trung Quốc
tràn ngập vào thị trường các nước trong khối TPP, đồng thời di chuyển
những công xưởng sản xuất của Mỹ và của các nước trong khối TPP ở Trung
Quốc qua những nước đang tiến triển đông nhân công cùng trong khối như
Việt Nam, Mexique… Không còn chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc,
và nhờ có một thị trường TPP rộng lớn và đa dạng, cán cân xuất nhập khẩu
của Mỹ sẽ cân bằng hơn.
Ngăn chặn bành trướng quân sự Trung Quốc:
Trung Quốc luôn luôn nuôi tham vọng làm bá chủ 2 mặt biển Tây Thái
Bình Dương tiếp giáp với Trung Quốc là Đông Hải mà Trung Quốc gọi là
biển Đông Trung Hoa (Hoa Đông) và biển Đông mà Trung Quốc đặt tên là
biển Nam Trung Hoa (Hoa Nam), để từ đó tiến xuống phía Nam Thái Bình
Dương và xâm nhập Ấn Độ Dương.
Trong những thập niên đầu của hậu bán thế kỷ thứ 20, Trung Quốc tăng
cường lực lượng hải không quân trên mặt biển Đông Hải với mục đích duy
nhất là sử dụng cường lực quân sự thâu hồi Đài Loan. Lực lượng hùng hậu
của quân đội Mỹ đóng ở Đại Hàn, Nhật Bản và nhất là sự có mặt của hạm
đội 7 Mỹ trấn giữ eo biển Đài Loan đã làm tiêu tan hi vọng hải lục không
quân Trung Quốc có thể làm chủ Đông Hải, qua mặt được hạm đội 7, vượt
biển “giải phóng” Đài Loan.
Sau Giải phóng miền Nam 75, Trung Quốc thấy cơ hội làm bá chủ biển
Đông đã đến: Mỹ rút khỏi Việt Nam, căn cứ Mỹ ở Philippines bị đòi lại,
Mỹ không còn có mặt ở biển Đông. Người “anh em” Việt Nam, bắt buộc phải
nhường mọi biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa cho Trung Quốc để trả ơn Trung
Quốc đã viện trợ chống Mỹ, sẽ không ra mặt chống đối, chỉ phản kháng
lấy lệ.
Quần đảo Hoàng Sa với thời gian đã trở thành một căn cứ tổng hợp của
các binh chủng Trung Quốc không quân, bộ binh, thủy quân lục chiến, pháo
binh, bộ đội tên lửa. Nhiều hòn đảo được trang bị để trở thành sân
bay cho máy bay chiến đấu và bến đậu cho tàu chiến, tàu ngầm. Những hòn
đảo trong quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng sẽ trở
thành những pháo đài, những tàu sân bay, bảo vệ đường Lưỡi Bò Trung
Quốc vẽ và sẽ là những cứ điểm xuất phát những cuộc hành quân xâm chiếm
Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, để một ngày kia bành trướng Trung Quốc đi đến
tận Úc châu.
Khống chế biển Đông, Trung Quốc có triển vọng nắm trong tay nguồn tài
nguyên dầu khí vô cùng phong phú cần thiết cho công kỹ nghệ Trung Quốc
đồng thời cũng chi phối được con đường thương mại quan trọng nhất hoàn
cầu: mỗi năm số lượng hàng hóa đi ngang qua eo biển Malacca vào biển
Đông trị giá 5000 tỷ USD (bằng GDP Trung Quốc) trong đó 1/4 là trị giá
hàng hóa mậu dịch giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.
Để ngăn chặn bành trướng Trung Quốc độc chiếm biển Đông, có những
thỏa thuận song phương giữa Mỹ và những nước bị Trung Quốc đe dọa :
Malaysia và Singapore thỏa thuận cung cấp căn cứ cho tàu chiến duyên hải Mỹ bảo vệ eo Malacca và Sunda.
Với Philippin có ký hiệp ước phòng thủ lẫn nhau với Mỹ cách đây 60
năm, Mỹ cung cấp tàu khu trục thứ hai. Với Indonesia, Mỹ cung cấp máy
bay F16C/D.
Thỏa thuận quan trọng hơn hết là giữa Mỹ và Úc: Úc để cho Mỹ đóng
quân ở Darwin (cực Bắc Úc) với đợt đầu là 2500 lính thủy đánh bộ. Mỹ sẽ
tăng cường máy bay chiến đấu, đem tàu sân bay tới Úc. Nhờ địa thế Darwin
ngó ra vùng biển Đông Nam Á – Nam Thái Bình Dương bao gồm Indonesia,
Brunei, 2 eo biển chiến lược Sunda, Malacca, Singapore, quần đảo Trường
Sa, Philippin, Darwin là căn cứ tốt nhất từ đó có thể xuất phát các
cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ những nước này và những cứ
điểm chiến lược trong vùng.
Nhưng Mỹ dự kiến Trung Quốc sẽ không trực tiếp đương đầu với Mỹ ở biển Đông mà sẽ xâm nhập Đông Nam Á qua ngả Lào – Việt :
Các chuyên gia quân sự Mỹ thấy sự có mặt của hàng ngàn người Trung
Quốc trong dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên, một vị trí chiến lược
chủ chốt nằm giữa 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam, rất đáng quan ngại.
Những đơn vị “dân công” khai thác bauxite có thể chỉ là những đơn vị
xung phong của quân đội nhân dân Trung Quốc trá hình “nằm vùng”. Khi
được lệnh xuất quân sẽ : Một mặt tiến xuống phía Đông cắt đôi Việt Nam,
làm chủ bờ biển chiến lược Việt Nam từ Đà Nẵng tới Cam Ranh. Một mặt
tiến xuống phía Tây hợp với những binh chủng đã nằm sẵn ở những cơ sở
“dân sự”, ở những công trường làm cầu cống đường xá nối liền với miền
Nam Trung Quốc tại Lào, tràn qua Campuchia, băng qua Thái Lan, chiếm
Malaysia, làm chủ eo Malacca. Những căn cứ của hải quân Mỹ ở Singapore,
Malaysia sẽ bị vô hiệu hóa nhanh chóng.
Muốn ngăn chặn Trung Quốc, phải bịt kín lỗ hổng Tây Nguyên. Đó là lí do Mỹ cần Việt Nam tham gia TPP mặc dầu Việt Nam là một nước cộng sản thân Trung Quốc :
Một khi đã là thành viên TPP, Việt Nam lấy cớ phải tôn trọng những
quy định bảo vệ môi trường, đòi Trung Quốc phải hủy bỏ hợp đồng khai
thác Bauxite. Trung Quốc sẽ không còn lí do ở lại Tây Nguyên.
Ngoài lí do quân sự còn lí do kinh tế:
Sách lược Trung Quốc là tràn ngập Việt Nam sản phẩm tiêu thụ và
nguyên liệu cần thiết cho công nghệ xuất khẩu, gây nhập siêu khiến kinh
tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Trung Quốc về nhập cũng như xuất :
Riêng năm 2010, không kể hàng lậu, Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc
20 tỷ USD trong đó nhập siêu lên đến gần 13 tỷ. Khó mà giảm được nhập
siêu vì:
- Các công ty Trung Quốc luôn luôn thắng các hợp đồng thiết kế, mua
sắm và xây dựng vì có sự đồng lõa của các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Thắng thầu họ nhập máy móc, thiết bị, vật liệu thậm chí cả nhân công và
dịch vụ. Những công ty này không những phá hoại môi trường, giành công
việc của công nhân Việt Nam mà còn cài gián điệp khắp cùng mọi chỗ có
công trình của họ đồng thời cũng kéo theo thương nhân của họ đến mở quán
mở tiệm.
- Trung Quốc xuất khẩu qua Việt Nam đủ mọi mặt hàng từ một cây đinh
đến những vật thông dụng trong gia đình với giá cực rẻ khiến hàng nội
địa không thể nào cạnh tranh nổi, công nghệ sản xuất hàng tiêu thụ trong
nước đều bị phá sản. Thậm chí rau quả thịt thà và hàng ngàn loại thực
phẩm khác cũng đến từ Trung Quốc ! Hệ quả là thị trường tiêu thụ, cuộc
sống thường ngày của nhân dân Việt Nam, đều hoàn toàn dưới sự chi phối
của Trung Quốc.
- Công nghệ xuất khẩu Việt Nam, chủ yếu là những ngành dệt may, giày
dép… phải nhập từ Trung Quốc tới 60 – 85% vật liệu, nguyên liệu đã
chế tác (vải, sợi, da giày…) rồi chỉ gia công chế biến, lắp ráp. Trung
Quốc nắm quyền sinh sát: chỉ cần Trung Quốc tăng giá nguyên liệu lên
10-15% là công nhân Việt Nam hết đường sống, các khu công nghiệp phải tự
đóng cửa. Ngành sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam vì vậy có giá trị gia
tăng rất thấp.
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của Tập Cận Bình, chính quyền CSVN còn cam kết “nỗ lực thực hiện mục tiêu đạt kim ngạch thương mại Trung quốc – Việt Nam 60 tỷ USDvào năm 2015… ra sức đẩy mạnh hợp tác 2 hành lang 1 vành đai kinh tế xây dựng khu hợp tác xuyên biên giới“.
60 tỷ USD là hơn một nửa GDP Việt Nam hiện giờ. Nhập siêu Việt Nam sẽ
nhân gấp 3 lần ! Khó mà không thấy là trong tương lai rất gần, kinh tế
Việt Nam sẽ hoàn toàn dưới sự thống trị của kinh tế Trung Quốc.
Đó cũng là nỗi lo ngại của Mỹ vì khi thực chất hàng xuất khẩu Việt
Nam chỉ là hàng Tàu “made in Việt Nam” và xuất khẩu Việt Nam chỉ là xuất
khẩu hộ Tàu thì thị trường tiêu thụ Mỹ sẽ lâm vào cảnh tránh vỏ dưa gặp
vỏ dừa. Việt Nam nằm trong TPP là phương cách hay nhất để ngăn ngừa
kinh tế Việt Nam trở thành một chi nhánh của kinh tế Trung Quốc.
Một khi đã nằm trong TPP, Việt Nam phải tuân thủ những qui định về
xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ tai nạn lao động, về
an sinh xã hội, chế độ lương bổng… Tại Việt Nam, những công ty Trung
Quốc không tôn trọng những điều kiện trên sẽ bị loại khỏi những cuộc đấu
thầu và hàng hóa Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn cũng bị cấm nhập khẩu
vào Việt Nam để Trung Quốc gian lận dán nhãn hiệu Made in Việt Nam rồi
xuất khẩu lại qua các nước trong TPP. Các doanh nghiệp sản xuất hàng
thường dùng trong nước hay hàng xuất khẩu cũng nhờ vậy lấy lại được
thị trường tiêu thụ trong nước và sản phẩm xuất khẩu Việt Nam sẽ có một
chất lượng tốt hơn và sẽ được yêu chuộng trong một thị trường vô cùng
rộng lớn là khối TPP.
Việt Nam là nước đang phát triển đông dân cư nhất trong những nước
ĐNÁ thuộc khối TPP. Các tập đoàn hàng công nghệ cao, hàng điện tử chất
lượng tốt, sẽ không sợ thiếu nhân công có trình độ khi bỏ Trung Quốc tới
Việt Nam mở công xưởng, mở trung tâm kỹ thuật cao và cũng không lo sợ
bị ăn cắp sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế. Việt Nam sẽ trở thành công
xưởng kỹ thuật cao và Việt Nam với 9O triệu dân, cũng tạo một thị
trường tiêu thụ đáng kể cho ngành xuất khẩu các nước trong TPP, nhất
là Mỹ, Nhật …
Mỹ cũng muốn thông qua TPP khắc phục chính quyền CSVN nới rộng nhân quyền, dân chủ và tự do báo chí :
Cho tới nay có những phần tử trong ĐCSVN lí luận là đi với Mỹ sẽ mất
Đảng. Chấp nhận Việt Nam trong khối TPP, Mỹ đã gián tiếp công nhận
ĐCSVN là đảng cầm quyền duy nhất và chứng minh là đi với Mỹ sẽ không mất
đảng, trái lại nếu tiếp tục bám vào Tàu sẽ mất hết. Vả lại giới kinh
doanh tư bản Mỹ hay bất cứ nước nào đầu tư vào Việt Nam, cũng không đòi
hỏi gì hơn là có ổn định chính trị để dễ làm ăn. Những lobby quân sự và
kỹ nghệ làm súng ống Mỹ còn cho là dễ làm giầu với những chế độ độc
tài hơn là với những nước dân chủ hiếu hòa. Tất nhiên là những tổ chức
đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi dân quyền Mỹ, Úc, Canada, Nhật… sẽ không chịu
ngồi yên và sẽ làm áp lực với chính phủ nước mình để đòi hỏi chính quyền
CSVN phải tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận. Chính quyền CSVN
cũng khó mà từ chối quyền tư nhân được tự do xuất bản báo chí và tự do
truyền thông vì những quyền này nằm trong quy chế tự do kinh doanh mà
các thành viên TPP đều đã chấp thuận. Quan trọng hơn hết là một khi kinh
tế Việt Nam phải vận hành theo những quy định, những luật lệ rõ ràng và
phải có sự minh bạch trong sổ sách, trong kế toán, thì sẽ bớt được
tham nhũng và nền tư pháp cũng sẽ độc lập hơn.
Kết luận
Có nhiều giải thích khác nhau về sự kiện Việt Nam gia nhập khối TPP:
Có nhiều người hoài nghi cho rằng quyết định gia nhập TPP chỉ là kết
quả của một sự thỏa thuận giữa 2 phái cố hữu trong ĐCSVN là phái “Đảng
Lãnh đạo” mà người cầm đầu là Tổng bí thư Đảng và phái “Quản lí” mà
người cầm đầu là Thủ tướng chính phủ. Hai phái đều thỏa thuận với nhau
đi nước đôi : lệ thuộc Tàu về đường lối chính trị, lợi dụng Mỹ về kinh
tế. Nói chung, cả 2 phái đều cùng một chí hướng là bảo vệ sự độc tôn của
Đảng và tình trạng giậm chân tại chỗ về chính trị cũng sẽ vẫn trường
tồn.
Những người lạc quan hơn cho rằng phái Lãnh đạo đã bị cô lập, chỉ còn
biểu lộ sự trung thành vì quyền lợi với Trung Quốc bằng một vài lời
tuyên bố và bằng một vài phản ứng như huy động công an bắt cóc người này
người kia. Những người này còn đưa ra nhận xét trong Đảng hiện nay có
thêm một phái mới nổi là phái Trương Tấn Sang. Việt Nam gia nhập TPP
phần lớn là công của Trương Tấn Sang. Xu hướng ngả về Mỹ có vẻ đang lên
dù với Trương Tấn Sang hay với Nguyễn Tấn Dũng. Hai nhân vật này đang
tranh đua nhau, sẽ làm thay đổi cơ chế chính trị Việt Nam theo chiều
hướng của ĐCSTQ với một lãnh đạo duy nhất như Hồ Cẩm Đào và ĐCSVN sẽ
không còn là nơi tụ tập của một tập thể vô hình vô thể, vô trách nhiệm
chia nhau quyền hành mà sẽ trở thành công cụ cầm quyền của một người
lãnh đạo duy nhất.
Dù sao gia nhập khối TPP cũng tạo cho Việt Nam cơ hội tốt nhất để tạo
dựng được một nền kinh tế vững bền, có nhiều triển vọng, thoát khỏi
được sự khống chế của Trung Quốc. Những người Marxistes chân chính còn
dựa vào biện chứng pháp của Marx khẳng định kinh tế là hạ tầng cơ sở,
chính trị chỉ là thượng tầng kiến trúc, để tin tưởng là một khi nền kinh
tế Việt Nam đạt được trình độ tiến triển để hòa nhập với nền kinh tế
chung của các nước trong khối TPP thì chính trị Việt Nam cũng sẽ thay
đổi theo chiều hướng dân chủ của các nước này.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Mar/2012 lúc 10:01am
Thứ Sáu, 16 tháng 3 2012
Mỹ ban hành luật chống trợ giá đối với hàng Việt Nam
Hình: Casa Blanca
Tổng thống Obama
đã ký ban hành luật áp dụng các loại thuế chống trợ giá đối với các mặt
hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và
Trung Quốc
Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, ngày 13/3 ký ban hành luật cho phép
Mỹ áp dụng các loại thuế chống trợ giá đối với các mặt hàng nhập khẩu từ
các nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và Trung Quốc.
Luật
có tên gọi ‘Áp dụng các điều khoản thuế chống trợ giá đối với các nước
có nền kinh tế phi thị trường’ mang ký hiệu H.R 4105 được cả Thượng và
Hạ viện Hoa Kỳ thông qua trong tuần trước tạo điều kiện cho công ty và
công nhân Mỹ tiếp tục chống lại hình thức trợ giá từ chính phủ Việt Nam
và Trung Quốc gây thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp hay người
lao động ở Mỹ.
Luật áp dụng cho tất cả các thủ tục hành chính và pháp lý liên quan phát sinh từ ngày 20/11/2006.
Cuối
năm ngoái, Tòa Phúc thẩm Liên bang Mỹ phán quyết rằng quy định về thuế
chống trợ giá hiện hành không áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Mỹ từ các
nền kinh tế phi thị trường chủ yếu là Việt Nam và Trung Quốc.
Luật
vừa được Tổng thống ký ban hành đảo ngược hẳn phán quyết của tòa, vô
hiệu hóa hơn 20 quyết định về thuế chống trợ giá và các cuộc điều tra
đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Ngoài ra,
luật cũng giúp giải quyết những quan ngại rằng việc áp dụng cùng lúc
thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá lên cùng các các mặt hàng
nhập khẩu của hai nước vừa kể là đánh thuế hai lần không công bằng.
Việt Nam chưa lên tiếng phản hồi chính thức về luật chống trợ giá mà Mỹ mới ban hành.
5 năm xây dựng với chi phí 46 triệu USD, nay tòa biệt thự được đấu giá với mức khởi điểm chỉ 10,3 triệu USD.
Biệt thự lộng lẫy Champ d'Or cách thành phố Dallas, Mỹ
40 phút đi xe. Với diện tích 4.450m2, Champ d'Or khiến chủ nhân của nó
mất 5 năm để lên kế hoạch, xây dựng và hoàn thiện. Chủ sở hữu đầu tiên
của căn biệt thự là vợ chồng ông chủ của tập đoàn CellStar.
Bên trong tòa biệt thự được xây theo phong cách
baroque Pháp này có một khoảng sân rộng bao la đủ đón tiếp 450 khách,
được trang bị cả phòng xông hơi, bể bơi, sân quần vợt, khu chơi blowling
trong nhà, 15 garage, 2 thang máy... Với mức giá 46 triệu USD mà chủ
đầu tư bỏ ra ban đầu, bất kỳ ai cũng bị mê mẩn trước vẻ sang trọng của
Champ d'Or.
Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chủ nhân
của căn biệt thự này đồng ý phát mức giá khởi điểm 10,3 triệu USD. Một
mức giá quá "hời" so với một Champ d'Or đẳng cấp.
Cận cảnh siêu biệt thự Champ d'Or
Tấm thảm trải với hoa văn độc đáo, màu sắc hài hòa
phong cách thiết kế của ngôi nhà làm cho không gian nơi này trở nên
quyến rũ và độc đáo.
Ánh sáng từ "cổng trời" mang lại không khí thông thoáng, trong lành
Tiền sành rộng để tiếp đón khách
Thiết kế nội thất theo phong cách Pháp đặc trưng sang trọng, quyến rũ.
Phòng chiếu phim.
Phòng gia đình có sân khấu riêng dành cho các buổi độc tấu piano của các thành viên.
Nhà bếp khá đơn giản so với các phòng còn lại.
Thiết kế sang trọng và tiện ích của Champ d'Or
Phòng chơi Bowling.
Nơi tập đàn giành riêng cho thành viên trong gia đình.
Phòng ngủ lớn với cách bày trí tỉ mỉ.
Phòng tắm.
Đến thảm trải nhà cũng là đồ hiệu.
Bể bơi trong nhà được thiết kế giống với khách sạn Hilton.
Khu vực giành cho việc tổ chức bữa tiệc ngoài trời.
http://sgtt.vn/Kinh-te/Index.html - Ngày 30.03.2012, 13:54 (GMT+7)
Từ những kho hàng Trung Quốc tại TP.HCM
Lo doanh nghiệp Việt ngày càng yếu thế
SGTT.VN - Việc
các thương nhân Trung Quốc mở kho hàng tại TP.HCM mà chúng tôi đề cập
trong số báo trước, đã dấy lên mối lo ngại doanh nghiệp mất
thị trường. Trên thực tế, đã có doanh nghiệp buộc phải chuyển từ sản
xuất sang... buôn bán hàng Trung Quốc.
http://sgtt.vn/Kinh-te/162347/Doanh-nhan-Trung-Quoc-mo-kho-hang-tai-TPHCM.html - Ông
Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty
Vinamit, vừa thực hiện chuyến khảo sát thị trường và tìm
kiếm khách hàng tại Trung Quốc về trong tháng 3.2012. Ông cho biết:
“Câu lạc bộ doanh nghiệp Trung Quốc tại Quảng Châu đã tìm đến tham tán
thương mại Việt Nam ở Trung Quốc, nhờ tìm mua vài mẫu đất tại TP.HCM để
họ có thể mở trung tâm thương mại, trưng bày và giới thiệu sản phẩm của
15.000 doanh nghiệp thành viên đang rất nóng lòng muốn đưa hàng vào Việt
Nam”. Qua những đối tác đã gặp gỡ, ông Viên đánh giá: nhu cầu bán hàng
vào Việt Nam từ phía Trung Quốc hiện nay rất lớn.
Lợi thế “kép” của hàng Trung Quốc
Chính
phủ Trung Quốc
dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đưa hàng sang Việt Nam. Theo ông
Viên, Vinamit hiện nay đang xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi tháng 30 – 50
container trái cây sấy. Nếu Vinamit tham gia mua hàng từ Trung Quốc mang
về bán ở Việt Nam đạt trị giá khoảng 5 triệu USD/năm, thì sẽ được hoàn
100% thuế VAT (ở mức 17%), được cho vay khoảng 1,5 triệu USD với lãi
suất bằng 0%, được ưu đãi mua máy móc thiết bị giá rẻ… Còn nếu là doanh
nghiệp của Trung Quốc thì khoản ưu đãi còn nhiều hơn nữa...
Qua
thời gian dài làm ăn, một số thương nhân Trung Quốc đã có kinh nghiệm,
tích cực tìm kiếm người hợp tác tại Việt Nam, cũng như “biết cách” để có
thể mở được các kho hàng tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau,
như chúng tôi đề cập trong số báo trước. “Cùng nhập từ Trung Quốc, nhưng
nếu nhập khẩu chính ngạch, kinh doanh đàng hoàng, chịu các loại thuế
với đầy đủ chứng từ, thì không cạnh tranh lại với hàng bán ra từ các
kho”, bà Nguyễn Thị Ánh, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên
kinh doanh hàng lưu niệm, thủ
công mỹ nghệ, có trụ sở tại quận Tân Bình nhận xét. Công ty của bà Ánh
nếu nhập hàng trực tiếp từ Trung Quốc, phải chịu thuế từ 25 – 40% tuỳ
mặt hàng, bán hàng xuất hoá đơn 10% VAT, chi phí đầu ra trừ chi phí đầu
vào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, đóng các loại bảo hiểm cho
nhân viên... Còn những kho hàng mà bà Ánh biết, dưới hình thức cửa hàng
hay shop, chỉ chịu thuế theo mức thuế thu nhập cá nhân. Chủ cửa hàng
lãi nhiều hơn, cạnh tranh cũng tốt hơn vì giá bán từ các kho này thấp
hơn khoảng 30 – 50% so với nơi khác.
Trước năm 2011, bà Ánh từ chỗ nhà sản xuất, đã chuyển sang thương mại vì không cạnh tranh nổi với hàng nhập từ Trung Quốc.
Mối nguy cho nền kinh tế
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nhận xét: xu hướng Trung Quốc
đẩy hàng vào Việt Nam có khả năng tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Theo
ông Trần Vinh Nhung,
phó giám đốc sở Công thương TP.HCM, cho đến nay hầu như chưa có thương
nhân Trung Quốc nào đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về việc mở kho
hàng tại TP.HCM. Theo ông Nhung, đa phần đều rơi vào tình trạng “núp
bóng”, tức cửa hàng hay doanh nghiệp đều do người Việt Nam đứng tên,
thành lập và chịu trách nhiệm điều hành quản lý trên giấy tờ.
Bà
phân tích: “Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8% xuống
7,5%, mức thấp nhất trong vòng tám năm qua, cộng với việc thay đổi cấu
trúc nền
kinh tế theo hướng tăng năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực mới,
xuất khẩu từ Trung Quốc sang Âu – Mỹ những sản phẩm có công nghệ cao
hơn, nhằm mang lại giá trị kinh tế lớn hơn… Tất cả những việc này không
thể làm ngay được. Trước mắt, những sản phẩm Trung Quốc đang có thế mạnh
về giá rẻ vẫn phải có đầu ra để duy trì công ăn việc làm cho lao động
Trung Quốc, nên chính Việt Nam và các nước chưa phát triển ở lân cận
Trung Quốc sẽ phải lãnh dòng hàng này. Và trong tình hình doanh nghiệp
Việt Nam đang rất khó khăn, hàng tồn kho đang tăng lên nhiều hơn, thì
hàng Trung Quốc đang trở thành áp lực gây nguy hiểm cho các doanh nghiệp
Việt Nam”.
Bà
Chi Lan cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có hàng rào thương mại đầy đủ, ngay
cả những hàng rào đang có, cũng bị hạn chế tác dụng do ảnh hưởng từ
tiêu cực.
Áp
lực từ Trung Quốc càng nặng, khi theo cơ chế thương mại tự do giữa
Trung Quốc với khối AFTA (Việt Nam là thành viên), thì mức thuế nhập
khẩu sẽ giảm dần dần từ nay đến năm 2015 chỉ còn 0 – 5%.
Trong
năm 2011, đã có khoảng 50.000 doanh nghiệp Việt Nam phá sản. Con số này
đang được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm trong năm
2012. Đáng chú ý là hiện nay, một số doanh nghiệp Việt lại chọn cách
trụ lại bằng cách sử dụng sản phẩm hoặc linh kiện nhập từ Trung Quốc.
Một khi hàng Trung Quốc vào càng sâu, thì khi kinh tế hồi phục, hàng
Việt Nam sẽ phải vất vả hơn gấp nhiều lần để lấy lại thị phần của mình.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Mar/2012 lúc 4:54pm
Giật mình với thu nhập
của người Việt Nam
so với khu vực
Thứ Bảy, 31/03/2012 22:40
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm
so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Thu nhập trung bình của người Việt Nam
vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc,
dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư
thế kỷ.
Một góc vùng quê Bạc Liêu
Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh
tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải
cách hơn nữa.
Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô
hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với
hành động” do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện. Báo cáo này, thực hiện theo
yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập
của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện
năm 2010.
Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái,
GDP đầu người của Việt Nam đã
tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010.
Trong khi đó, GDP
đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời
gian trên.
Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010.
Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP),
GDP bình quân đầu
người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010.
Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên
6.786 USD.
Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.
Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người
Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất
lớn ở vào thời điểm hiện tại.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở ĐH Kinh tế Quốc dân cho
biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của
Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia
năm 1991.
Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.
Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 USD theo PPP.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa
so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”. Ông
nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã
chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo
tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi
nguy cơ tụt hậu phát triển. Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền
kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình
tăng trưởng.
Báo cáo của ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ ra thêm về thực trạng thất nghiệp
ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng;
báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao
động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam”.
Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với
Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người
tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 của các quốc gia và
kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”.
Ông Đam (chủ nhiệm VPCP) nói các doanh nghiệp đóng cửa sẽ không tác động nhiều đến vấn đề lao động.
Gần 12.000 doanh nghiệp trong
nước giải thể, ngừng hoạt động trong quí đầu nhưng chính phủ mô tả không
tác động nhiều đến việc làm.
Ông Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
được báo VNexpress dẫn lời nói vào ngày 01/04 rằng “riêng trong quý Một
năm 2012 đã có hơn 2.200 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và hơn 9.700
đơn vị đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn và dừng nộp thuế”.
Ông Đam nói thêm rằng số liệu này
cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (4%) cho thấy điều ông gọi là
“nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn khó khăn”.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói rằng trong số
gần 12.000 doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động thì phần lớn là doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Đam cũng mô tả điều ông gọi là có nhiều đơn
vị được đăng ký “ảo”, không hoạt động, không phát sinh doanh thu và cũng
có rất ít người lao động.
Do đó “Trong trường hợp như vậy, các doanh nghiệp đóng cửa sẽ không tác động nhiều đến vấn đề lao động, việc làm”.
'Sẽ hỗ trợ'
Tuy nhiên người đại diện của chính phủ không nói
chi tiết số lượng doanh nghiệp “ảo” này là bao nhiêu trong tổng số
12.000 doanh nghiệp bị giải thể.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 25/03/2012 đã
gặp gỡ hơn 30 chuyên gia, cố vấn kinh tế trong và ngoài nước nhằm tham
vấn chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, tiền
tệ.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC ngày 26/03,
chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, một trong các khách mời tại buổi làm
việc với Thủ tướng cho BBC biết "Trong một nền kinh tế mà động lực là
doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp phải đối mặt với phá sản hay
giải thể thì việc đạt được chỉ số tăng trưởng 5,5%-6% mà chính phủ đề ra
là điều khó thực hiện,".
Tuy nhiên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức
Đam vào ngày 1/04 tái khẳng định rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay
của Việt Nam sẽ được điều hành để đạt mục tiêu 6%.
“Riêng đối với doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tiếp
tục thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, trong đó tập trung vào việc giãn
giảm thuế”, ông Đam nói thêm.
Các bài liên quan
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111230_vn_econ_2011_facts.shtml - 'Lạm phát giáng vào cả chục triệu người'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111228_vn_slow_growth.shtml - Tăng trưởng kinh tế VN chậm lại
Chủ đề liên quan
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/topics/vietnamese_economy - Kinh tế Việt Nam
http://www.petrotimes.vn/thuong-truong/2012/04/doanh-nghiep-pha-san-va-giai-the-van-de-nam-o-dau - Doanh nghiệp phá sản và giải thể:
http://www.petrotimes.vn/thuong-truong/2012/04/doanh-nghiep-pha-san-va-giai-the-van-de-nam-o-dau - Vấn đề nằm ở đâu?
11:03 sáng | Tháng Tư 2, 2012
(Petrotimes) - Vì
sao hàng loạt doanh nghiệp (DN) giải thể hoặc đăng ký ngừng hoạt động,…
là một trong những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội
thời gian qua.
Lý giải cho hiện tượng trên, người phát
ngôn Chính phủ cho biết, vấn đề này có liên quan đến tốc độ tăng trưởng
và thậm chí là tốc độ tăng trưởng tín dụng còn ở mức âm. Nhiều DN không
tiếp cận được đến vốn vay ngân hàng một phần vì do lãi suất cao, nhưng
còn có phần thuộc về bản thân doanh nghiệp.
Bộ
trưởng nhìn nhận, trong nền kinh tế thị trường, việc các nhà kinh doanh
lập các DN, đăng ký mới cũng như đóng cửa sản xuất là chuyện bình
thường. Số lượng các doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng
chất lượng, hiệu quả kinh doanh của cả nền kinh tế.
Dưới
một góc nhìn khác về hiện tượng này, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng:
Ngoài yếu tố là vốn thì hiện tượng này cũng cho thấy những cách làm cũ,
mô hình cũ của DN đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.
Phá sản là chuyện bình thường của cơ chế thị trường, hàng loạt DN phá
sản nhưng tổng các yếu tố không đổi, tổng con người, tổng tài sản trong
quốc gia không đổi. DN phá sản hàng loạt cũng là một cơ hội để thay đổi
hình thức quản lý, hình thức sở hữu.
“Trong
thời gian tới, quá trình phá sản, sáp nhập sẽ tiếp tục. Quá trình đó
gắn với xu hướng tái cấu trúc của DN. Đó là xu thế không thể đảo ngược
bởi vì sức đề kháng của DN Việt Nam đang yếu, mức độ cạnh tranh thấp.
Các DN có máy móc, công nghệ hiện đại chỉ chiếm 1/3, vì thế rất dễ thua
ngay trên sân nhà”, TS Phong nhấn mạnh.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Apr/2012 lúc 9:04pm
Hình phạt
cho hành vi giao dịch
bằng vàng miếng
Posted by http://dudoankinhte.wordpress.com/author/ddkt/ - ddkt ⋅
LTS : Tương tự như ngoại tệ, kể từ 25/05/2012, bất cứ giao dịch
nào thực hiện bằng vàng miếng sẽ bị phạt từ 50 triệu đồng tới 100 triệu
đồng cùng hình phạt bổ sung là TỊCH THU TANG VẬT.
Như chúng tôi đã từng phân tích mối nguy của việc kết kim, nay bạn
đọc có thể thấy rõ ví dụ thực tiễn đầu tiên là không được thanh toán
giao dịch mua bán bất động sản bằng vàng miếng nữa. Ví như trước đây mua
bán nhà đất chỉ cần trả vàng vừa gọn nhẹ, dễ tính thì nay sẽ phải cần
cả mấy bao tải tiền mới thanh toán nổi. Thị trường không sử dụng vàng
làm phương tiện thanh toán sẽ cần thêm 1 lượng tiền mặt lớn tung ra thị
trường để thay thế cho các giao dịch bằng vàng trước kia, đẩy lạm phát
cao lên nữa, làm đời sống nhân dân vốn đã khốn khó lại càng khổ hơn
trước.
Chúng tôi xin trích đăng phần chi tiết hình phạt cho hành vi giao dịch bằng vàng miếng trong bài báo http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/sap-het-thoi-mua-ban-nha-dat-bang-vang/ - “Sắp hết thời mua bán nhà đất bằng vàng” của VnExpress cho bạn đọc tường tận.
“…Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh TP HCM cho biết, khi Nghị định 24 có hiệu lực, cơ quan này sẽ tiến
hành kiểm tra quyết liệt việc người dân dùng vàng làm phương tiện thanh toán. “Nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo Nghị định 95″, lãnh đạo này nói.
…Nghị định 95 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân
hàng như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
Cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không
đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào
Việt Nam không đúng quy định; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng
ngoại tệ với người nước ngoài; mua, bán, thanh toán ngoại tệ, vàng không đúng quy định…
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau: Hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm
quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn
hoặc bị đình chỉ; thực hiện dịch vụ kiều hối mà không được cấp có thẩm
quyền cấp phép; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy
phép; niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng
ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật là số ngoại tệ, đồng Việt Nam (VND) hoặc vàng; Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ hoặc giấy phép hoạt động kinh doanh vàng…”
Như vậy là đã rõ, kể từ ngày áp dụng nghị định 24 này thì tất cả các
giao dịch vàng miếng sẽ bị phạt từ 50 tới 100 triệu đồng cùng với hình
phạt bị tịch thu tang vật. Mong bà con cô bác gần xa tường tận để có
biện pháp đảm bảo an toàn khi giao dịch vàng miếng, tránh bị cướp đoạt
trắng trợn, công khai tài sản của mình.
VnExpress, Sắp hết thời mua bán nhà đất bằng vàng, 10/4/2012, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/sap-het-thoi-mua-ban-nha-dat-bang-vang/ - http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/sap-het-thoi-mua-ban-nha-dat-bang-vang/
Chính phủ Việt Nam, Nghị định 95/2011/NĐ-CP, 20/10/2011, http://phapluat.tienphong.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-95-2011-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-202-2004-ND-CP-xu-phat-vi-pham-vb130707t11.aspx - http://phapluat.tienphong.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-95-2011-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-202-2004-ND-CP-xu-phat-vi-pham-vb130707t11.aspx
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Apr/2012 lúc 4:57pm
iPhone, iPad không
tạo việc làm cho người Mỹ
Charles Duhigg
& Keith Bradsher/New York Times
Chuyển ngữ:
Triệu Phong
Khi Tổng Thống Barack
Obama cùng ăn tối với những nhân vật hàng đầu của Silicon Valley ở California
hồi Tháng Hai, mỗi thực khách được yêu cầu nêu một câu hỏi với tổng thống. Nhưng
khi Steven Jobs, tổng giám đốc điều hành công ty Apple, đang phát biểu thì tổng
thống cắt ngang với một thắc mắc: “Việc sản xuất iPhone có mang lại gì cho nước
Mỹ không?”
Khách xếp hàng bên ngoài tiệm Apple ở Germantown, Tennessee. Những
sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng này - iPhone, iPad - đều làm ở Trung Quốc,
không làm ở Mỹ. (Hình: AP Photo/The Commercial Appeal, Kyle Kurlick)
Không lâu trước đây, Apple khoe rằng tất cả sản phẩm của họ
đều là “Made in America.” Tuy nhiên, ngày nay ít thấy được cái nào chế tạo tại
Hoa Kỳ. Hầu như tất cả 70 triệu iPhone, 30 triệu iPad và 59 triệu các sản phẩm
khác của Apple bán ra hồi năm ngoái đều được sản xuất ở ngoại quốc.
Obama
hỏi: “Tại sao lại không đưa những việc ấy về làm trong nước?”
Một thực
khách có tham dự buổi tiệc hôm ấy kể lại, Jobs trả lời một cách mơ hồ: “Những
công việc đó chưa trở lại Hoa Kỳ được.”
Thắc mắc của tổng thống chạm đúng
tim đen của Apple: Không những thuê mướn công nhân ở hải ngoại rẻ hơn ở Hoa Kỳ,
giới điều hành Apple còn tin tưởng vào qui mô to lớn của các cơ xưởng ở ngoại
quốc, công nhân của họ làm việc linh động, cần cù và có kỹ năng, qua mặt hẳn đối
tác của họ ở tại Mỹ, khiến “Made in the USA” không còn là chọn lựa để kinh doanh
của họ có thể tồn tại được.
Apple trở thành một trong những công ty nổi
tiếng, được ca ngợi và cũng bị mô phỏng theo nhiều nhất trên thế giới, một phần
nhờ tài điều khiển các hoạt động trên toàn cầu. Năm ngoái, theo The New York
Times, Apple kiếm được $400,000 trên mỗi công nhân của họ, qua mặt cả Goldman
Sachs, Exxon Mobil hay Google. Duy có điều làm ông Obama, các kinh tế gia
cũng như các nhà làm chính sách bực mình là, Apple cùng một số công ty kỹ thuật
cao khác, gần như chẳng hề màng đến chuyện tạo việc làm tại Hoa Kỳ như những
công ty lừng danh đã từng làm vào thời cực thịnh nhất của họ.
43,000
người ở Mỹ và 20,000 ở ngoại quốc hiện làm việc cho Apple. Con số này chỉ là một
phần nhỏ so với hơn 400,000 công nhân General Motors từng mướn vào thập niên
1950, hay hàng trăm ngàn ở General Electric vào thập niên 1980. Thực ra ra còn
có thêm 700,000 kỹ sư, và công nhân chế tạo cũng như lắp ráp, làm việc cho các
nhà thầu làm ăn với Apple, trong việc sản xuất iPhone, iPad cùng các sản phẩm
khác của Apple. Có điều trong số đó không có ai làm việc cho các công ty ở Mỹ,
nhưng cho các công ty ở Á Châu, Âu Châu cùng những nơi khác, tại những nhà máy
mà các nhà thiết kế điện tử cần đến để làm ra các sản phẩm của họ.
Jared
Bernstein, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc nhận định: “Apple là một ví dụ cho thấy
tại sao khó có thể tạo được việc làm hạng trung cấp ở Mỹ vào lúc này. Nếu đây là
thời điểm đỉnh cao của tư bản chủ nghĩa thì quả là điều chúng ta nên quan
ngại.”
Ra ngoại quốc làm ăn là chọn lựa duy
nhất
Theo một nhân viên của Apple xin được giấu tên (vì chính
sách kín miệng của Apple), ra ngoại quốc làm ăn vào lúc này chỉ là chọn lựa duy
nhất. Một cựu giám đốc của Apple kể lại cho báo New York Times chuyện có lần vào
phút chót trước khi xuất xưởng, công ty quyết định cho thay màn hình iPhone bằng
một loạt mới thiết kế lại. Màn hình mới được chở đến nhà máy vào lúc trước nửa
đêm. Một đốc công lập tức huy động 8,000 nhân công nội trú trong nhà máy chuẩn
bị lên ca ngay. Họ được phát bánh mì và nước trà, rồi được hướng dẫn đến vị trí
làm việc. Trong vòng nửa tiếng, họ bắt đầu ca làm việc kéo dài 12 tiếng và trong
96 giờ, nhà máy sản xuất được hơn 10,000 iPhone.
Người cựu giám đốc nói:
“Tốc độ và sự linh động thật là không thể tưởng tượng nổi. Không một cơ xưởng
sản xuất nào ở Hoa Kỳ có thể sánh lại.”
Câu chuyện tương tự cũng có thể
nghe được nơi hầu hết các công ty sản xuất đồ điện tử khác, và việc đưa công
việc ra sản xuất ở ngoại quốc cũng trở nên quá phổ biến đối với hàng trăm ngành
kỹ nghệ khác như kế toán, dịch vụ pháp lý, ngân hàng, chế tạo xe hơi và y
dược.
Betsey Stevenson, cựu kinh tế trưởng tại Bộ Lao Ðộng cho đến Tháng
Chín năm ngoái, nêu ý kiến với New York Times: “Có một thời nhiều công ty cảm
thấy có bổn phận phải ủng hộ công nhân Hoa Kỳ, dù rằng đó không phải là một chọn
lựa tốt nhất về mặt tài chính. Chuyện đó nay đã hết rồi. Lợi nhuận và hiệu năng
kinh doanh đã thắng lướt lòng hào hiệp đó.” Các công ty và kinh tế gia đều đồng
ý đó là một ý niệm ngây ngô. Nhiều giám đốc công ty nói, mặc dù người Mỹ nằm
trong số những công nhân có học thức nhất thế giới, nhưng đất nước này đã không
còn đào tạo đủ người có kỹ năng ở hạng bậc trung mà các nhà máy cần
đến.
Apple's CEOs: Giải quyết nạn thất nghiệp
không phải là việc của Apple
Theo các công ty, để phát triển,
họ phải dọn đến nơi nào mang lại được đủ lợi nhuận, để họ có thể cải tiến thêm
cho sản phẩm của mình. Làm ngược lại, nhiều công việc ở Mỹ chỉ gặp rủi ro thêm
vì bị mất dần theo thời gian. Chứng cớ thấy được nơi các công ty một thời là
niềm hãnh diện quốc gia như GM và nhiều đại công ty khác, đã bị co cụm trước sự
cạnh tranh của những công ty mới trỗi lên có sự hoạt động khá linh
hoạt.
Theo nhiều giám đốc của Apple, thế giới ngày nay đang thay đổi
nhiều. Họ cho biết, đánh giá một công ty qua số công nhân làm việc như trước đây
là điều lầm lẫn và nhấn mạnh thêm rằng thực ra Apple giúp mướn người ở Mỹ làm
việc nhiều hơn bất kỳ lúc nào trước đây. Họ nói sự thành công của Apple mang lại
nguồn lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ, như giúp cho các công ty thầu làm sản phẩm của
Apple được lớn mạnh thêm, tạo công việc làm ở nhiều công ty chuyên cung cấp dịch
vụ điện thoại di động, ngành kinh doanh vận chuyển sản phẩm của Apple. Nhưng nói
cho cùng, theo các tổng giám đốc của Apple, giải quyết nạn thất nghiệp không
phải là việc của Apple.
Một tổng giám đốc của Apple nói: “Chúng tôi bán
iPhone đến hơn một trăm quốc gia. Bổn phận của chúng tôi không phải là giải
quyết vấn đề của nước Mỹ. Ðiều bắt buộc duy nhất đối với chúng tôi là làm sao
làm ra sản phẩm càng tuyệt hảo càng tốt.”
Chuyện
cái màn hình của iPhone
Năm 2007, không hơn một tháng trước
khi iPhone được bày bán trên thị trường, tổng giám đốc Jobs cho vời khoảng một
chục nhân vật cao cấp dưới quyền vào văn phòng. Ông cho biết ông mang theo trong
túi cái điện thoại di động đang thử nghiệm suốt nhiều tuần qua. Rồi ông giận dữ
đưa chiếc iPhone lên, xoay nghiêng để mọi người có thể thấy được hằng chục vết
trầy trên màn hình nhựa. Kế đó ông lôi chùm chìa khóa từ trong túi quần jean ra,
và nói: “Người ta mang theo điện thoại, để trong túi. Người ta mang theo chìa
khóa và cũng để trong túi. Tôi không bán một sản phẩm có thể dễ bị trầy xước.
Giải pháp duy nhất là phải có một màn hình bằng kiếng không thể trầy được. Tôi
muốn có màn hình bằng kiếng và tôi muốn thấy iPhone phải hoàn chỉnh nội trong
sáu tuần.” Một giám đốc rời phòng họp và tức tốc bay qua Thẩm Quyến
(Shenzhen), ở Trung Quốc. Nếu ông Jobs muốn hoàn hảo thì không nơi đâu để đi,
ngoại trừ Trung Quốc.
Trong suốt nhiều năm, các hãng sản xuất điện thoại
di động cố tránh không làm màn hình bằng kiếng vì đòi hỏi phải cắt và mài với độ
chính xác cao, vốn là điều hết sức khó đạt được. Apple từng chọn Corning Inc.,
một công ty Mỹ để chế tạo những tấm kiếng chịu lực lớn. Nhưng trở ngại là làm
sao từ đó có thể cắt ra thành hằng triệu màn hình nhỏ cho iPhone. Việc này đòi
hỏi phải có một nhà máy để trống, chỉ dùng cho mỗi công việc cắt, và có sẵn hàng
trăm mảnh kiếng dùng để thí nghiệm, cùng một đội quân gồm toàn kỹ sư có trình độ
bậc trung. Tốn phí dĩ nhiên không phải nhỏ chỉ cho giai đoạn chuẩn bị mà
thôi.
Thế rồi một cơ xưởng ở Trung Quốc đề nghị
thầu làm việc này.
Khi một toán đại diện của Apple ghé qua,
chủ nhân nhà máy đã cho nới rộng thêm xong một cánh của cơ xưởng. Người giám đốc
nói, họ làm vậy phòng khi được Apple giao thầu, trong khi chính quyền Trung Quốc
cũng đồng ý trợ cấp cho nhà máy. Họ có sẵn một nhà kho chứa đầy các mặt kiếng
mẫu cho Apple thử nghiệm, các kỹ sư cũng túc trực sẵn, tất cả hoàn toàn miễn
phí. Ngoài ra họ còn xây thêm một ký túc xá cho công nhân, nhờ vậy lực lượng lao
động luôn luôn sẵn sàng 24 trên 24. Thế là nhà máy của Trung Quốc này trúng
thầu.
Một giám đốc cao cấp của Apple nói: “Toàn bộ dây chuyền tiếp liệu
bây giờ đều nằm ở Trung Quốc. Quí vị cần một ngàn miếng đệm cao su? Một nhà máy
khác ở kế bên sẽ lo việc đó. Quí vị cần một triệu đinh ốc? Xưởng làm thứ đó chỉ
cách một khu phố. Quí vị muốn thay đổi đinh ốc đó lại một chút đỉnh? Chỉ chờ ba
tiếng thôi!”
Apple không thể đi đâu ngoài Trung
Quốc
Cách nhà máy làm màn hình kiếng tám giờ lái xe là Foxconn
City, tên gọi khu kỹ nghệ nơi iPhone được lắp ráp. Theo các chóp bu Apple,
Foxconn City là chứng cớ cụ thể hơn cho thấy chỉ Trung Quốc mới cung cấp đủ nhân
công làm việc, và sự cần cù của họ vượt hẳn công nhân người Mỹ.
Tại
Foxconn City có 230,000 công nhân, phần nhiều làm 6 ngày mỗi tuần và thông
thường là 12 tiếng mỗi ngày. Hơn một phần tư trong số đó ở lại trong ký túc xá
của nhà máy và đa số chỉ lãnh $17 mỗi ngày. Khi một giám đốc Apple đến nơi vào
lúc đổi ca, xe ông bị kẹt trong một biển người. Nhà máy phải mướn đến 300 bảo vệ
để điều hòa lưu thông của dòng người đi bộ, để họ không bị đè bẹp nơi cổng vào.
Nhà bếp chính của cơ xưởng phải nấu trung bình ba tấn thịt heo và 13 tấn gạo mỗi
ngày cho công nhân. Trong khi đâu đâu cũng sạch sẽ không một vết dơ thì ở phòng
giải khát, lại nồng nặc mùi khói thuốc.
Foxconn Technology có hằng chục
cơ xưởng ở Á Châu, Ðông Âu, Mexico và Brazil. Họ lắp ráp cho 40% các đồ điện tử
trên thế giới cho các khách hàng như Amazon, Dell, Hewlett-Packard, Motorola,
Nintendo, Nokia, Samsung và Sony.
Jennifer Rigoni là người từng làm quản
trị nhu cầu tiếp liệu toàn cầu cho Apple đến năm 2010. Bà nói: “Chỉ một đêm,
họ có thể mướn vào 3,000 thợ. Ở Mỹ có hãng nào làm được như vậy không? Chưa kể
thuyết phục được họ ở lại trong nhà máy.”
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Apr/2012 lúc 10:31am
VN lại tăng giá xăng dầu . Giá sinh hoạt lại gia tăng !!! mk
Giá xăng lên 23.800 đồng
http://vnexpress.net/"> VnExpress.net – Thứ bảy, ngày 21 tháng tư năm 2012
Cục
trưởng Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết từ 20h ngày 20/4, giá xăng
tăng 900 đồng một lít. Các sản phẩm dầu khác cũng tăng 400-600 đồng một
lít.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 20/4, Cục trưởng Quản lý
giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, giá bán lẻ xăng dầu tăng
kể từ 20h tối nay. Cụ thể, giá bán xăng A92 tăng 900 đồng lên 23.800
đồng một lít, dầu diesel tăng 500 đồng, dầu hỏa và dầu mazút tăng lần
lượt 600 và 400 đồng một lít.
20h tối nay, giá xăng lên 23.800 đồng một lít. Ảnh: Hoàng Hà
Đây là lần tăng giá xăng thứ hai kể từ đầu năm và phá kỷ lục vừa lập
hồi tháng trước. Hôm 7/3, giá xăng A92 tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng
một lít.
Bảng so sánh giá bán lẻ xăng dầu (Áp dụng từ 20h ngày 20/4)
Mặt hàng
Giá bán cũ (đồng)
Giá bán mới (đồng)
Mức tăng (đồng)
Xăng A92
22.900
23.800
900
Dầu diesel
21.400
21.900
500
Dầu hỏa
20.800
21.400
600
Dầu mazut
18.800
19.200
400
Năm ngoái, thị trường xăng dầu trong nước trải qua hai lần tăng giá vào tháng 2 và 3, trước khi giảm nhẹ 500 đồng vào tháng 4.
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giao tương lai vừa trải qua một
tuần giảm giá, hiện đứng ở 102,93 USD trong phiên giao dịch điện tử tại
New York. Dầu Brent giao tháng 6 hiện đứng ở 118,59 USD một thùng tại
London.
Mức giá này thấp hơn nhiều so với tháng trước khi căng thẳng giữa
Iran và các nước phương Tây leo thang. Hôm 24/2, thị trường nhiên liệu
đạt đỉnh với dầu thô đứng ở 109,77 USD, dầu Brent 128 USD một thùng, cao
hơn 7% so với hiện nay.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/May/2012 lúc 4:34am
Một bài viết rất đáng đọc .
Phân tích kinh tế Hoa Kỳ rất hay !.
Phân tích hiện tình kinh tế, chính trị, văn hóa , ..., VN cũng tuyệt !
Xin
đọc chậm...đọc kỹ...phân tích từng ý tưởng của tác giả để thấy hết nỗi
lòng một Người Việt Nam băn khoăn cho vận mạng đất nước mình !!!
Trân trọng kính chuyển.
mk
Trung Cộng Giao động
Thay Đổi Việt-Nam
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương
(ghi chép buổi nói chuyện trên Paltalk 30-4-2012)
Năm 1991, sau sự
sụp đổ của Liên Bang Sô Viết vì sự chạy đua không gian với Hoa Kỳ (HK),
hàng hóa Trung Cộng (TC) bắt đầu ồ ạt xuất cảng vào Hoa-Kỳ, đánh dấu sự
“chạy đua” kinh tế giữa“hai anh hùng không sống chung một quả đất” bắt
đầu.
Cứ mỗi tam cá
nguyệt, kể từ khi giao thương với TC, Hoa-Kỳ luôn luôn báo cáo sự bất
quân bình mậu dịch với quốc gia mà thế giới ai cũng biết là Hoa Kỳ đã
giúp đỡ để được mang danh là một“siêu cường TC” ngang hàng hoặc sẽ vượt
qua kinh tế Hoa-Kỳ trong thập niên sắp tới. Thời
gian trôi di, cả hai thập niên, sự thương lượng quân bình kinh tế bế
tắc, khiến TC lầm tưởng rằng, chính phủ Hoa Kỳ không còn đường lối nào
khác hơn là ngậm đắng nuốt cay, phải chấp nhận sự nhập cảng hàng hóa TC
càng ngày càng gia tăng, để người dân HK có được một cuộc sống căn bản
cao phải tùy thuộc vào hàng hóa TC vì rẻ mà không quốc gia nào trên quả
điạ
cầu này cạnh tranh được. Khi
biến cố 911 (năm 2001) xảy ra cho 2 tòa nhà của Trung Tâm Thương Mại
Thế Giới (World Trade Center) tại NữuƯớc, thế giới bàng hoàng, người dân
Mỹ ngẩn ngơ, và khi TT Bush quyết-định đưa quân trừng phạt Iraq và A
Phú Hãn, thì lãnh tụ Trung Cộng mở tiệc ăn mừng, vì nghĩ rằng, Hoa Kỳ sẽ
bị sa lầy vào một chiến tranh mà có thể còn khốc-liệt hơn cả chiến
tranh Viet-Nam nữa.Do đó, họ đã âm thầm khuyến khích gia tăng sản xuất để xuất cảng bành trướng sang châu Âuvì nghĩ rằng, họ chế ngự được thị trường HK, thì những quốc gia Âu Châu không có gì là đáng kể. Chính
vì thế,
giới
thương gia đổ tiền của vào sản xuất với rất nhiều tín dụng cá nhân, và
với sự bóc lột lao động tối đa nên có lợi điểm với gía cả rẻ mạt, hàng
hóa TC tràn ngập Mỹ và Âu Châu trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục.
Đến năm 2004 là năm mà HK bắt đầu sửa chữa thị trường theo “thứ tự” của kinh tế thế giới .Theo
kinh nghiệm, tại HK, cứ 8 đến 10 năm một lần, HK phải “điều chỉnh” kinh
tế để “quân bình” tài chánh hầu tránh sự kinh tế sụp đổ tương tự diễn
ra cho thế giới vào năm 1930s, và sự điều chỉnh này dài hay ngắn, nhanh
hay chậm, là tùy thuộc vào sự chênh lệch tài chánh của HK trong sự giao
thương của khoảng thời gian liên quan đó. Chúng ta cũng nên biết rằng,
kể từ khi người Việt tị nạn đặt chân đến HK sau chiến tranh VN năm 1975,
Hoa-Kỳ có 4 lần điều chỉnh: (1) Đầu thập niên 80s, điều chỉnh với nền kinh tế Nhật Bản,
(2) đầu thập niên 90s thì thế giới tự do “đóng góp hơn 100 tỉ” trợ giúp HK trong chiến tranh Trung Đông, (3)
Cuối thâp niên 90s thì sự đầu tư vào sự khai thác mạng lưới (internet
developments) sụp đổ, tiền mất của người đầu tư vào những công ti bị phá
sản này, trở thành tài sản của HK… Trong thời gian này, (4)
HK có kế hoạch “điều chỉnh” kinh tế với TC, nhưng chưa áp dụng thi biến
cố 911 xảy ra, khiến bị trì hoãn đến năm 2004, khi TT Bush tuyên bố
phải áp dụng 3 điều căn bản
chính đểgia tăng xuất
cảng, đó là: (1) giảm trị giá Dollars để khuyến khích ngoại quốc mua hàng HK vi rẻ hơn; (2) phải giảm tiền lời đề khuyến khích những công ty HKđược vay rẻ thi sản xuất rẻ và nhiều hơn, và (3)
phải tạo điều kiện dễ dàng đểngười dân HK có cơ hôi làm chủ chính căn
nhà của họ… đó chính là giai đoạn khai hỏa “trừng phạt” TC bắt đầu. Kế
hoạch của TT Bush nêu trên đã làm trương mục của những “chủ nợ” của HK
(điển hình là TC)
bị xuống
giá, tiền lời lại không có (cần phải nói là giai đọan này là thời kỳ
đen tối của những người sống bằng lợi tức chắc chắn, cố định, những công
dân HK về hưu, hưởng tiền già và sinh sống tại nước ngoài), Thêm vào
đó, những đại công ty đầu tư của HK như AIG, Leman Brothers, Merrill
Lynch có đưa ra những kế họạch, chương trình đầu tư khá hấp dẫn, đáng
tin cậy, “không” bảo đảm nhưng rất “an toàn” đó là đầu tư vào bất động
sản tại HK như hệ thống ngân hàng HK đã và đang áp dụng: vì chủ nhân
ngôi nhà phải có bảo hiểm khi mượn nợ nên không sợ bị hư hỏng, người mua
nhà đặt cọc tiền nên phải cố gắng gìữ nhà, không bỏ hoang,.. giá nhà tại HK luôn luôn lên giá…vàvới tiền lời 5%, 7% cố
định, cho cả 30 năm thì không phải lo lắng về tiền lời nữa…
Do đó, khi điều căn
bản (3) của TT Bush được áp dụng thì người dân đổ xô đi mua nhà nhưng
thực tế chỉ xảy ra tại 4 tiểu bang nóng bỏng nhất, đó là: Arizona,
California, Florida, và Neveda… vì dân chúng những tiểu bang khác có
những ước mơ về đây sinh sống khi lớn tuổi, khiến giá nhà tăng nhanh một
cách khủng khiếp do kết quả số lượng CUNG-CẦU chênh lêch nhau quá sức
tưởng tượng.
Và tất cả nợ nần
của những ngôi nhà mới bán này được bán cho những chủ nợ ngoại quốc giàu
có.dưới hình thức của “Mortgage Notes” …cho đến khi trái bóng nhà cửa
bị nổ tung vì giá quá cao vào đầu năm 2008, AIG, Merill Lynch, and Leman
Brothers khai phá sản, thì các chủ nợ ngoại quốc cũng đành chung số
phận, phải ngậm đáng nuốt cay vì đầu tư vào bất động sản rất “an toàn”
tại HK, ôm những căn nhà tráng lệ bị bỏ rơi bởi chủ nhân làm tài sản,
còn tiền để dành đã chạy hết vào ngân hàng dự trữ Hoa Kỳ một cách hợp
pháp…
Thêm vào đó, khi
Thống Đốc Ngân Hàng Bernanke yêu cầu quốc hội HK gia tăng nợ nần ngân
sách quốc gia cho HK thếm 1 trillion dollars nữa, thế giới kinh hoàng vì
hiểm lầm là HK nợ nần quá nhiều nên không thể trả nợ nổi, khiến bao
nhiêu chủ nhân của TRÁI PHIẾU (US Bonds) tung ra bán hết với giá thật
thấp, để lấy tiền mua vàng.Vì số CUNG nhiều hơn số CẦU (HK
mua lại 800 tỉ mà thôi); do đó, Hoa Kỳ có dip thâu hồi trái phiếu một
cách hợp pháp mà không phải trả tiền lời cho những trái phiếu này… và
giá vàng trên thế giới đã lên rất cao vì nhu cầu đòi hỏi của người có
tiền của…không tin tưởng vào trị giá của US dollars nữa, chỉ vì không
hiểu rằng căn bản tiền tệ của HKcăn cứ vào tín
dụng, có nghĩa là HK đã khá hơn, có khả năng trả nợ thêm 1 trillion dollars nữa… Là
một siêu cưòng, HK không thể không thi hành những luật lệ kinh tế quốc
tế mà những quốc gia đã ký ước…Thi dụ Hoa Kỳ không thể cấm hàng hóa TC
nhập cảng vào HK , chính vì thế, HK phải có những phương pháp khác để hàng hóa TC không có người tiêu thụ.Do
đó, HK không ngần ngại đưa tỉ lệ thất nghiệp của quốc gia này lên cao,
thật cao, với lý do bị ảnh hường bởi kinh tế TC không hợp tácVới số lượng thất nghiệp này, HK không còn có nhu cầu tiêu thụ khối hàng TC khổng lồ nhập cảng nữa, dù rẻ mạt… Và
tổng
số thất nghiêp cao của xứ cờ hoa này sẽ còn kéo dài trong những năm sắp tới cho đến khi sự “quân bình kinh tế” được giải quyết.Đó
cũng là lúc Dollars sẽ lên giá và vàng sẽ xuống giá như dầu lửa dưới
thời TT Clinton (vì vàng cũng chỉ là món hàng trao đổi, HK không dùng
vàng làm kim bản vị cho tiền dollars của nước HK); và đây cũng là giai
đoạn cuối cùng của nền kinh tế suy thoái HK.
Khi hàng hóa sản
xuất để xuất cảng bị ứ đọng, không phải là nhu yếu phẩm của quốc gia,
tiền lương lao động TC thấp nên không có mãi lực trong nước, khiến nhiều
công ty TC bị phá sản; Sự
thất nghiệp (không có trợ cấp như HK) gia tăng, đã và đang tạo nhựng sự
xáo trộn xã hội lớn tại TC, và có chiều hướng gia tăng.Thêm
vào đó, sự rút lui của giới tư bản HK vì luật thuế vụ áp dụng cho những
công ty có chi nhánh tại hải ngoại, sẽ làm cho tình trạng lao động TC
gặp nhiều khó khăn hơn. Chính phủ TC biết rõ điều này, nhưng không công
nhận sự thực, chỉ cố gắng đổ lỗi cho lãnh đạo yếu kém, tham nhũng, hối
lộ nên có những kế hoạch thanh
trừng với mục đích chính là củng cố địa vị trong giai đoạn đen tối của
quốc gia mà không thể tránh nổi. Nói
một cách khác đi, TC sẽ phải đối diện với một giai đoạn cực kỳ khó khăn
trong nội bộ, mà nguy cơ có thể đưa đến một sự tan rã như Liên Bang Sô
Viết, cáo chung chủ thuyết cộng sản trên qủa địa cầu.
Lẽ dĩ nhiên, lãnh
đạo Trung Cộng sẽ không ngồi yên, họ cũng có những đường lối “ngoại
giao” để làm nhẹ gánh bớt cho tình hình nội bộ của TC như:
1.TC sẽ tạo chiến tranh thế giới để giải quyêt kinh tế nội bộ? - Điều này không thể xảy ra, vì với vũ khí quá tối tân màcon
chim đầu đàn của thế giới tự do, sẽ không cho phép TC làm được chuyện
này… Và nếu có, sự thiệt hại không thể hủy diệt được toàn cầu, hoặc sẽ
không lôi kéo những quốc gia khác vào chiến tranh, mà ngược lại, có rất
nhiều sự bất lợi cho chính TC.Chúng ta cần phải hiểu rằng,
khi HK thỏa hiệp với Nga-Sô để hủy bỏ vũ khí nguyên-tử, thì họ phải có
những vũ khác hiệu nghiệm hơn và chính xác hơn… 2.TC
mong chờ có một phong trào chống chính phủ HK vì thất nghiệp cao? –
cũng rất khó vì HK có cả trăm ngàn công ăn việc làm mà nhân công HK cần
phải huấn luyện khá hơn để được tuyển dụng… có hơn 12 triệu việc làm lao
động mà những người cư ngụ bất hợp pháp Mễ Tây Cơ đang làm… nếu cần
phải thay thế bằng lực lượng lao động HK 3.TC
cũng mong có những cuộc biểu tình phản chiến chống chiến tranh của
người dân HK lan tràn khi gia tăng quân sự ỏ DNA? - chuyện này sẽ không
bao giờ xảy ra, vì thái độ lạnh lùng, ngạo mạn của lãnh tụ TC trong
những chuyến thăm TC để điều đình thương mại của TT tài chánh và TT
Obama; khiến
truyền thông HK
có những sự bất lợi cho TC, hàng loạt tài liệu kêu gọi tẩy chay hàng
hóa của TC vì thiếu tiêu chuẩn sản xuất trong số đó, sự vi phạm vệ sinh
là chính thức… và người dân HK thức tỉnh là quốc gia nguy cơ, cũng như
kết quả thất nghiệp đã và đang đến từ ảnh hưởng kinh tế của TC 4.Tìm
đồng minh thế giới chăng? – Không có, nhìn từ Đông sang Tây, từ Mỹ,
Phi, và Á châu: phong trào chống TC lan tràn và gia tăng.Sự
đồng lòng của những quốc gia thành lập Trans-Pacific Economic
Partnerships (TPP) chứng minh cho thấy là không một quốc gia nào hưởng
ứng theo TC. 5.Không theo kịp sự
tiến bộ kỹ thuật, TC có những kế hoạch gia tăng quốc phòng, và những
chương trình phá hoại kỹ thuật HK - Điều này TC đã và đang làm, có chiều
hướng gia tăng nhưng tỉ lệ thành công rất thấp… Gia tăng quốc phòng thì
cả trăm năm nữa cũng không bằng HK… Phá hoại kỹ thuật HK chăng?Nhìn
những kết qủa trong qúa khứ, WTC bị phá hủy hoàn toàn, 133 hệ thống
ngân hàng thế giới với số tiền trao đổi vài trillion dollars hàng ngày,
chúng ta có nghe đến những sự than phiền, mất mát, thiếu hụt không?
những hệ thống điện toán thương mại của công ty HK có dễ dàng bị xâm
chiếm không??? Thì không cần phải bàn đến sự tinh vi về kỹ thuật của bộ
Quốc Phòng, Quân Sự HK mà TC có đủ khả
năng phá rốí. Nhìn về thể chế chính trị và xã hôi Viêt Nam, chúng ta phải đồng ý rằng TC và VN có những sự tổ chức và ràng buộc với nhau.Có
khác đi, VN có được một ưu điểm duy nhất mà TC không có, đó là một quốc
gia nhỏ bé nhưng có được sự trợ giúp“không chính thức”, có kế hoạch của
chính phủ HK với mục đích tách rời VN ra khỏi ảnh hưởng của TC, nên số
tiền của người Việt tị nạn gửi về VN có chiều hướng gia tăng đã được làm
ngơ. Số
tiền này chính là sư quyết đinh sống còn cùa chế độ hiện hữu. Nói như
thế, không phải là HK chấp nhận
chế độ CSVN hiện tại, mà chỉ muốn kéo dài sự “yên ổn” của VN cho đến
hồi kết cuộc của TC. Nhưng ngược lại, VN có một vị trí bất lợi là nằm
bên cạnh TC nên bị áp lực và ảnh hưởng rất lớn của quốc gia này.Nếu
so sánh VN và Cuba, nguời dân tị nạn Cuba có dược những lợi điểm trong
sự đấu tranh thay đổi thể chế Cuba, vì nước này nằm trên một vị trí chỉ
cách bờ biển HK hơn 90 dậm anh (160 Km), nên không có quốc gia CS đàn
anh nào bén mảng đến gần; và với một tổ chức kinh tế xuất nhập cảng,
phát triển mạnh mẽ hầu như bao trùm tất cả Nam Mỹ (một khối người nói
tiếng Tây Ban Nha (Spain)) của cộng đồng tị nạn Cuba tại Little Havana
(Miami, Florida), cộng đồng Cuba có ảnh hưởng rất lớn với chính phủ HK.Chính
vì thế, nhà cầm quyền nước Cuba gặp rất nhiều khó khăn vì sự đấu tranh của khối người tị nạn Cuba đó. Là
người VN, chúng ta cần phải nhận thức rằng, Chúng ta đã bị CSVN lừa đảo
quá nhiều rồi và chờ đợi vì những sự lừa đảo đó, hết thủ đoạn này đến
đường lối khác, dùng MTGPMN là công cụ đánh phá miền Nam, dùng nơi học
tập làm trại tù để nhốt những người có khả năng chỉ huy lãnh đạo,,,thay
đổi sự lãnh đạo để người miền Nam mơ tưởng có sự cởi mở, và bây giờ dùng
gia đình Nguyễn Tấn Dũng để tạo sự mơ tưởng một chính phủ thân
Mỹ nên có những sự “yên ổn” kéo dài chờ đơi… (vì chờ đợi Dollars gửi
về, vì có những suy diễn chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là chính phủ thân Mỹ,
nên HK sẽ trở lại VN…)… Chúng
ta cũng cần biết thêm rằng, Hitler bị kết án là một kẻ độc tài sắt máu,
nhưng ông ta chỉ giết người Do Thái trong giai đọan chiến tranh, còn
chế độ CSVN hiện tại, giết người dân của chính dân tộc mình, mà giết
trong thời bình, không chiến tranh, thí chúng ta nghĩ sao về chế độ
này?... Chúng ta cũng biết rằng, TC sẽ gặp nhiều khó khăn trong giaiđọan
sắp tới, không đấu tranh CSVN cũng phải thay đổi vì quan thày của chúng
suy xụp, nhưng những sự kéo dài chờ đợi của người dân VN trong giai
đoạn này là
mắc
mưu chế độ cầm quyền, vì họ chỉ mong có thế để biến đổi tình thế khi có
dip.
Nói khác đi, sự chờ
đợi sẽ không có những lợi điểm cho đất nước chúng ta, cũng như sự chờ
đợi cho đến ngày TC sụp đổ để thay đổi VN thì e rằng qúa trễ,vì những lý
do sau đây: 1)Tài
nguyên bị tịch thu bán cho ngoại quốc để trục lợi của bè nhóm chế độ
hiện hữu: Đã không biết bao nhiêu mẫu đất từ Bắc xuống Nam của người dân
bị tịch thu bán cho ngoại quốc làm sân golf (!), khu kỹ nghệ… mới đây
nhất là Bắc Giang, Hưng Yên; cũng như tài nguyên thiên nhiên Bô Xit
thuộc vùng cao nguyên, Dà Lạt… người dân trong nước có chống đối nhưng
không hiệu quả.
2)Sự
đồng hóa sẽ nhanh chóng của TC: với con số hơn 200 triệu đàn ông không
có đàn bà để lấy làm vợ của kết qủa cách mạng văn hóa Mao Trạch Đông từ
năm 1960s, thì lượng di dân của khối người này đến VN phải xảy ra…qua
những hình thức như nhân công, du lịch đến VN dài hạn… để tìm vợ; hoặc
trong tương lai di dân vì lý do an-ninh, kinh tế..
3)Thiếu
khả năng, thiếu sức mạnh của một quốc gia khiến VN mất dần tài nguyên
ngoài khơi, và hải sản… hoặc người lãnh đạo sẽ bán ăn chia những tài
nguyên cho ngoại quốc khai thác như những lãnh đạo của những quốc gia
độc tài Lybia, Trung Đông…
4)Nhân
tài VN của hải ngoại già yếu hoặc qua đời, VN sẽ mất đi những khả năng
chuyên môn, tiền của, đặc biệt là những gạch nối, móc nối tốt đề tái
thiết cho VN và những quốc gia có người Việt hải ngoại cư ngụ…lực lượng đấu tranh và người dân trong nước sẽ thiếu đi điểm tựa đấu tranh vững chắc 5)Sự
thiếu dinh dưõng, không có điều kiện căn bản sống của môt quốc gia VN
lạc hậu, chỉ biết có ăn để mà sống, trực tiếp tạo điều kiện rất khó khăn
cho sự tiến bộ của đất nước, sự mạnh mẽ của xã hội… người dân
chết
dần mòn theo thời gian mà không có năng xuất…
Chinh vì thế, chúng
ta cần phải thay đổi VN càng nhanh càng tốt…và cần phải chuẩn bị gấp
cho một đường lối chính trị của VN trong tương lai, phải có lập trường
dứt khoát: ai là bạn, ai là thù, không nên đúng chàng hảng, lòng thòng,
đúng giữa, chia phe nhóm thủ lợi…vì những khía cạnh này chì phí tổn thêm
nhân sự và thời gian mà thôi. Những người phục vụ đất nước trong tương
lai phải nghĩ đến quyền lợi chung của dân tộc Viêt-nam khi quyết đinh. Chúng
ta không ngồi chỉ đọc lại nhũng chồng tài liệu cũ, lấy những sự chỉ
trích Henry Kissinger là sự suy luận để thỏa mãn là chúng ta đã làm
đúng, 40 năm nhìn lại đểchúng ta có những trận chiến
oai
hùng trên chiến trường, đổ lỗi cho đồng minhđã làm sai… Nói như thế, không có nghĩa là tôiphủ
nhận những gía trị tài liệu, hoặc những chiến công hiển hách của miền
Nam; vì cha của tôi cũng là môt quân nhân của liên đoàn 1 BĐQ, học khóa
đầu tiên tại Dục-Mỹ, em thứ hai của tôi là một chiến sĩ trẻ của trường
Thiếu Sinh Quân, và trước ngày này của năm 1975, là một Thiếu Uý của ĐĐ
Trinh Sát Sư Đoàn 2… Nhưng tôi thấy, chúng ta ngồi ôn lại lịch sử nhưng
chúng ta không áp dụng những gì đã có kết qủa oai hùng, chiến công lừng
lẫy, cho một kế hoạch nào đó để tìm một phương pháp giải thể chế độ hiện
tại mà ngược lại, chỉ để mãn nguyện, phô trương thành tích…như những
vị có bằng cấp khoa bảng nổi tiếng mà không hành nghề… thậm chí mua
bằng giả để hãnh diện,,, vì tôi thấy có những quân nhân cấp cao đã quên
đi sự nhục nhã trong trại tù cài tạo, quên đổng đội của mình, đi Việt
nam hí hố một cách trơ trẽn; hoặc nịnh bợ, luồn cúi vì quyền lợc cá
nhân, không biết nhân phẩm của chính mình,và đơn vi mình đã phục vụ. đã hãnh diện, Tôi muốn nói đến những gì chúng ta có kinh nghiệm và hãnh diện, phải được phải đem raáp dụng để thay đổi một nước VN hiện tại, nơi vẫn còn kẻ thù của chúng ta đang cai trị, đang đàn áp 90 triệu người dân lành. Trong số đó, gần 30 triệu người chúng ta đã bảo vệ khi đang cầm
súng, và chúng ta đã có giấc mơ giải phóng phần còn lại sống đói khổ tại miền bắc Viet Nam trước năm 1975 … vàquên
đi rằng chúng ta đã không có những lãnhđaọ giỏi giang, những sức mạnh
của chính quốc gia mình để hợp tác với ngoại bang, mà không bị ngoai
bang chi phối…Hãy nhìn Đài Loan và Do Thái là những thi dụ cho đất nước…
Do đó, ngay bây giờ
đây, lúc này hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết là HK đến DNA chứ
không trở lại VN, và chúng ta cần phải làm những gì nhân cơ hội này để
có một sự thay đổi VN hiện tại.Những sự chờ đợi khiến HK và ngoại quốc hiểu lầm là chúng ta bầng lòng vối chế độ hiện tại, chấp nhận những gì đang có.Do
đó, chúng ta phải nghĩ đến những yếu tốchính, những gi chúng ta làm
được, để thay đổi VN càng sớm càng tốt, chỉ có nhưthế, chúng ta mới hãnh
diện với những gì chúng ta đã có, bắt đầu cải thiện cuộc sống cho người
dân VN, và đưa VN trở lại vị trí “hòn ngọc của Viễn Đông”.
Chúng ta làm được vì chúng ta có nhiều ưu điểm:
1)Chúng ta có một khối chuyên viên hùng hậu trên thế giới, có thể nói là chỉ thua nước Hoa Kỳ.Kinh
nghiệm của những chuyên viên này, hấp thụtừ Dông sang Tây, từ quân sự
đến dân sự, từ văn phòng đến hầm mỏ, từ tài chánhđến kỹ thuật… họ không
những chỉ có tài mà có tiền nữa, công thêm một gía trị vô giá là có sự
móc nối với những đầu óc chuyên gia của người dân bản xứ… Chính vì thế,
nếu đồng lòng, không có gì là chúng ta không làm được…
2)Hoa-Kỳ hiện diện trong vùng Đông Nam Á.Đây là một điểm rất thuận lợi… Nhìn trên bản đồ thế giới, từ Nato đến Nam-Hàn, sự hiện diện của HK khiến có sự ổn định.Sự
ổn định mang đến sư dễ dàng phát triển của quốc gia… Đó là chưa kể đến
sự tái phối trí hiện hữu dài hạn của quân đội HK từ Nhật Bản, Phi Luật
Tân, Singapore, va Úc Đại Lợi (Trong thời gian gần đây, Phi Luật Tân đã
chứng tỏ lập trường rõ ràng để được vịtrí đó; và lãnh tụ PLT chứng tỏ
rất khôn ngoan khi có quyết định này).Giả sử rằng năm 1954, TT Ngô Đình Diệm yêu câu HK đóng ởvĩ tuyến 17, hoặc năm 1975, chế độ CSVN
hiện tại, mời HK đọ quân ở biên giới Việt-Hoa thì đất nước VNđâu có tệ hại, người dân đâu có lầm than như bây giờ. 3)Người dân từ Bắc xuống Nam bất mãn, đói khổ lầm than, họ rất mong HK trở lạì VN, mơ ước một sự thay đổi cho VN,
4)Hệ
thống tài chánh VN gặp trở ngại một cách khá trầm trọng, cố gắng trả
tiền lời cao để chiêu dụ người ký thác (deposits) nhưng khó rút tiền ra
(withdrawal) khi cần đến 5)Nước
VN có đươc một bộ “Ngoại Giao” vững chắc vì sự hiện diện của người tị
nạn tại những nơi cưngụ hậu thuẫn… nói chung là của một Cộng Đồng
Việt-Nam lớn Hải Ngoại Đầu tiên, chúng ta phải làm những gì?
Như đã trình bày ở trên, VN có một lợi đíểm hơn TC, đó là nguồn lợi tức gửi về VN của người dân tị nạn.Nếu không có nguồn lợi nay, chế độ VN và ngườì dân có những lợi điểm cũng như sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn như sau:
1)VN không có sưgiao thương với quốc gia lân cận một cách mạnh mẽ:Không
có Dollars, những quốc gia này không mang hàng hoá thừa thãi, vi phạm
luật lệ đển bán rẻ cho VN (thay vì phế thải,,,); người dân VN không phải
mua những hàng hóa có danh mà không có phẩm chất tốt, có thể không nguy
hại tức khắc nhưng ảnh hưởng lớn cho sức khỏe trong tương lai
2)Công
An, Quân Đội, công quyền nhà nước… không có cơ hội hối lộ, sách nhiễu
dân để có lợi cho cá nhân vi hệ thống tham nhũng, hối lộ ỏ VN quá tệ
hại.Họ không còn lý do “đoàn kết”, bám víu nhau để thủ lợi nữa
3)Việt kiều không du lịch Việt Nam thì làm gì có phe nhóm, hối lộ của Hải Quan trong phi trường Tân Sơn Nhất
4)Nền
thương mại giả tạo có được trong VN là kết qủa luân lưu của tiền người
Việt gửi về sẽ bị bế tắc như TC hiện tại vì không có mãi lực
5)Sự
cấm xử dụng Dollars và vàng (áp dụng từ 25 tháng 5 năm 2012) trên thị
trường sẽ giúp chế độ kìm chế sự lạm phát giả tạo nhưng sẽ bất lợi cho
người Việt trong nước làm chủ những“hàng quốc cấm” này.Thí
dụ, khi thân nhân của người Việt hải ngoại nhận tiền dollars từ ngân
hàng hay từ một nơi trung gian nào đó, những nơi này có thể tố cáo người
nhận tiền để được thưởng hoặc để tránh sự liên lụy.Do đo, gửi tiền về than nhân tại VN có thể tạo sự khó khăn (hôi lộ, tịch thu…) hoặc nguy hiểm (vì bị cướp bóc…)
6)Không có Dollars, VN không còn giao thưong với nước ngoài, vì tiền VN không còn được công nhận nhiều nơi
Người Việt hải
ngoại, phải hợp tác với người dân đang sống cực khổ tại VN, phải có kế
hoạch vô hiệu hóa những nguồn lợi tức gửi về VN. 1.Hoa Kỳ có kế hoạchđể người dân không xử dụng hàng hóa TC, Người Việt chúng ta phải có kế hoạch tảy chay hàng hóa nhập cảng từ VN
2.Vi
danh dự của người dân quân Miền Nam, nếu chúng ta còn hãnh diện về qúa
khứ, còn ngẩng mặt lên ngạo nghễ khi VN thay đổ, ngay từ bây giờ chúng
ta phải tự thi hành nhữngđiều sau đây:
a.Không du lịch VN như người Cuba đã và đang còn áp dụng cho đất nước của họ
b.Không
gửi tiền nhiều về VN (chỉ $50.00 /tháng như người tị nạn Cuba đã thi
hành từ năm 2003)… Năm 1954, chúng ta còn nhớ, hàng triệu người miền Bắc
di cư vào Nam không có sự trợgiúp nào nhưng vẫn sinh sống được
c.Không ủng hộ,không quyên góp cho những tổ chức từ thiện, tôn giáo, những tổ chức danh nghiã tại VN …
3.Không gửi tiền, thân nhân không bị theo dõi, ăn cướp, ăn trộm, có khi bị nguy hiểm đến tánh mạng vì có dollars
4.Thât
là mâu thuẫn khi chúng ta có những thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ
HK không viện trợ, trợcấp, qùa tặng khi biến cố, thiên tai như bão lụt,
mà chúng ta lại trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển về VN hàng tỉ dollars.Số
tiền này chiếm khỏang 1/3 ngân khoản tài chánh CSVN hàng năm… Sự tự
nguyện không gửi tiền, không du lịch VN sẽ làm chế độ đang cầm quyền
khốn đốn từ quốc nội (vi không có mãi lực) đến đối ngoại (vì không có
hối đoái)… Nếu cá nhân chúng ta vô ý thức với lý do ở những
xứ tự do chúng ta muốn làm gì thì làm, thi tôi xin đề nghị với những
đoàn thể chính trị, tôn giáo, cộng đồng…hãy hoạt động, sinh hoạt
một cách hiệu quả hơn trong đường lối đấu tranh của đoàn thể mình, bằng
cách vận động chính phủ nơi quốc gia mình đang cư ngụ, ban hành những
Đạo Luật cấm gửi tiền, cấm du-lịch về VN, … Không
do dự, vì những băn khoăn không gửi tiền của chúng ta là những băn
khoăn của đồng bào tị nạn Cuba, của chính phủ HK từ giữa thập niên
1980s, nhưng họ đã thi hành, bây giờ họ đã rất vui mừng vìđã quyết định
làm như thế vào năm 2003, để đến năm 2009, Cuba phải thay đổi chính
sách.
Còn những người trong nước, chúng tôi biết được những khó khăn của qúi vị, đang sống trên đe, dưới búa.Nhưng
không có nghiã là không làm được, trong mọi cuộc cách mạng, muốn có sự
thay đổi, phải có sự hy sinh… ngồi chờ đợi thì sự chết chóc cũng sẽ đến
với tốc độ chậm hơn mà thôi… Ngày xưa, những kẻ đang ngồi trên đầu quí
vị đã áp dụng “du kích chiến” đánh phá để chiến thắng, thì ngày nay, quí
vị cũng áp dụng ngược lại để thay đổi cuộc sống của chính quí vị. Từng
phường, từng xã, từng ấp,,, đêm nào cũng có sự tổn thương vì kết quả của
những anh hùng du kích, thì tinh thần công an, quân đội nhân dân, bọn
cường hào ác bá cũng phả tìm cách lo thân, và quí vị dần
dần sẽ chủ động…
Những người cầm
bút, những nhà chính trị (lãnh đạo hoặc không lãnh đạo), và những người
quan tâm đến nước VN cần phải thay đổi sự phân tách, suy diễn, phê bình
của chính mình… Không nên nói về người khác, phóng đại những tài liệu để
thỏa mãn cá nhân, đoàn thể… mà nên phân tách rút tỉa những kinh nghiệm
đưa đến những gì chúng ta có thể làm được, thi hành được, phải chủ
động…và có lợi cho chính quốc gia của chúng ta… Khi gặp những khó khăn, phải được bàn cãi, tìm một phương pháp đồng nhất đề giải quyết.Những người quan tâm thay đổi VN cần phải có ưu tiên chung để cùng quyết định và thi hành thì sẽ không tốn nhiều công
sức cũng như vật chất.Đừng lấy cái sai của người làm điều hãnh diện cho mình, mà phải xét đoán chúng ta đã làm được gì từ kết qủa đó.. Hãy
dẹp chữ TÔI mà hãy dùng chữ CHÚNG TA, đừng cho rằng ý kiến của mình
đúng mà phải nghĩ đến quyết định chung đem đến kết quả nào tốt nhất cho
đất nước Viêt Nam về cả hai phương diện: đối nội cũng như đối ngoại. ·Đài Loan bị hất ra khỏi Liên Hiệp Quốc mà vẫn làm được, giữ được đất nước của họ, tại sao Việt-Nam chúng ta
không làm được?.
·Do Thái đơn độc đối diện với khối Trung Đông được, giữ được chủ quyền được, tại sao Việt-Nam chúng ta không làm được?.
·Cộng
đồng tị nạn Cuba thay đổi nước Cuba được, vì quyết định không gửi tiền
về Cuba, tại sao tịn ạn Việt-Nam chúng ta không làm được? Hay
là chúng ta không muốn VN thay đổi vì những sự du lịch gia-tăng, và
người Việt Kiều hí hố quá nhiều, nếu có thay đổi người dân trong nước sẽ
biết rõ bộ mặt thật của Việt Kiều? hoặc nếu có sự thay đổi thực sự thì
các ngài du lịch VN sẽ hết hí hố?, chẳng lẽ chúng ta ích kỷ chỉ nghĩ đến
cá nhân chúng ta như vậy sao?
Chúng ta phải suy nghĩ kỹcàng và tìm hưóng đi cho chính chúng ta, và cho Việt-Nam của chúng ta! Điều
phải làm ngay từ bây giờ là không du lịch và gửi tiển về Viêt-Nam!
Người Việt trong nước khẳng định không nhận tiền tù nưới ngoài gửi về dù
nhiều hay ít!
Và ngưòi
viết cũng tin chắc rẳng, với sự hợp tác của người Việt trong và ngoài
nước, chỉ trong một tương lai gần, rất gần, nước Việt Nam sẽ được kính
phục khắp Năm châu trong đó có cả kẻ thù của VN tại Phương Bắc! đó là
Trung Cộng.
Nguyễn Văn Lương
Florida 4/2012
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Mar/2013 lúc 8:00pm
Xin giớ thiệu quý Đồng Hương và Thân Hữu bài viết rất công phu, hay và
khá đầy đủ về vấn đề ngân sách hàng năm và sự xung đột giữa Hành Pháp
(HP) và Quốc Hội (QH) của 2 chính đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ . Tác giả là anh Phạm Văn Bân, cựu SV VĐH Dalat , khóa 7-CTKD .
Đã thực sự cắt ngân sách liên bang đến xương
chưa ? https://mail.google.com/mail/html/compose/static_files/blank_quirks.html#_ftn1 - - -
Có thể ví
Uncle Sam như Cha, Quốc Hội như Mẹ và dân chúng là con.Và đúng như thành ngữ Việt Nam có câu: Cha Mẹ
đặt đâu thì con ngồi đó.Thực vậy, Cha Mẹ
có quyền ấn định vắt thuế nhiều hay ít trên lợi tức của các con nhưng đồng thời,
Cha Mẹ cũng phải coi chừng bao nhiêu đứa con nai lưng ra làm việc để vắt.Điều gây khó chịu nhất cho các con là Cha Mẹ
luôn luôn bất hòa, khổ hơn nữa là người Mẹ lại lưỡng tính (biosexual) mà ngày
nay mâu thuẫn nội tại của Mẹ đã lên tới cực điểm - lúc thì hormone nam tính nhiều
hơn nữ tính, và ngược lại.Bức tranh sinh
hoạt của nước Mỹ có thể mô tả tổng quát như vậy trong quan điểm chính-trị-ngân-sách.
Hàng năm, thủ
tục ngân sách liên bang diễn biến khá phức tạp và khó khăn như sau:
-Cơ Quan Hành Pháp về Quản Trị và Ngân Sách (The Executive
Office of Management and Budget (OMB) soạn thảo ngân sách cho năm tài chính sắp
đến, đưa lên Tổng Thống để nộp cho Quốc Hội cứu xét.OMB cũng chịu trách nhiệm theo dõi và quản trị
ngân sách.
-Tổng Thống đệ nạp cho Quốc Hội vào ngày Thứ Hai đầu tiên
của tháng 2, hoặc trước đó.Quốc Hội duyệt
xét các khoản chi tiêu và gửi ngược lại cho Tổng Thống vào ngày 30-6.Tất nhiên, Tổng Thống sẽ dùng ngân sách để
thiết lập chiến lược và chính sách, với giúp đỡ của Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế
(Council of Economic Advisors).
-Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (The Congressional Budget
Office - CBO) cung cấp tin tức cho Quốc Hội để giúp duyệt xét ngân sách được đệ
nạp.
-Quốc Hội dùng ngân sách do Tổng Thống đệ nạp làm căn bản
để thảo luận, trong đó Thượng Viện và Hạ Viện sẽ đưa ra các đề nghị điều chỉnh
ngân sách một cách riêng rẽ.Họ sẽ chất
vấn các cơ quan chính phủ, yêu cầu giải thích tại sao các cơ quan này cần đến mức
ngân quỹ được đệ nạp.Hạn chót để kết
thúc diễn trình này là ngày 15-4.
-Quốc Hội gửi lại cho Tổng Thống các dự luật phân bổ chi
tiêu vào ngày 30-6.Tuy nhiên, Tổng Thống
thường không nhận được theo đúng thời hạn này, phải chờ mãi đến khoảng tháng 9.
-Tổng Thống phải hoặc là phê chuẩn các dự luật từ Quốc Hội,
hoặc là không chấp thuận hoặc để trôi nổi trong 10 ngày tiếp theo.
-Vào ngày 1-10, ngân sách được giả sử là có sự thỏa thuận
giữa Tổng Thống và Quốc Hội để các cơ quan chính phủ có thể tiếp tục chi tiêu
và làm việc.Tuy nhiên, sự kiện này hiếm
khi xảy ra.Nếu ngân sách không được phê
chuẩn, Quốc Hội sẽ dùng nghị quyết (resolutions) để duy trì hoạt động của các
cơ quan liên bang ở chừng mực hiện tại.
-Bộ Tài Chính thi hành ngân sách bằng cách chi trả, thu
ngân, thu nợ, v.v.
Vấn đề ngân
sách liên bang trở nên rắc rối là vì Uncle Sam và Quốc Hội có quá nhiều lựa chọn
trong diễn trình đệ nạp và phê chuẩn cán cân thu và chi của ngân sách, cũng như
tiềm ẩn bên trong ngân sách là các ước muốn, mong đợi có tính cách chính trị.Năm nào cũng vậy, Uncle Sam và Quốc Hội cãi
nhau như mổ bò và bao giờ kết quả cũng là … thâm thủng ngân sách.
Nhìn vào một
ngân sách, khi nào tổng số thu ít hơn tổng số chi thì gọi đó là thâm thủng
(deficit), và tổng số thu nhiều hơn tổng số chi thì gọi đó là thặng dư
(surplus).Điều đáng lưu ý là không phải
thâm thủng chỉ mới xảy ra trong thập niên vừa qua, mà “đã triền miên khói lửa” từ
nhiều thập niên qua (xin xem phụ bản “Thống kê thâm thủng ngân sách” ở cuối bài).Do đó, lâu ngày chầy tháng, mọi người xem thâm
thủng ngân sách như là một hiện trạng đương nhiên và chấp nhận.
Trong quan điểm
chính trị hoặc phi-kinh-tế-tài-chính, thâm thủng ngân sách là xấu và thặng dư
là tốt.Sự thực không hẳn như vậy trong
tầm nhìn kinh tế.Ngày nay một số câu hỏi
được đặt ra là: Có phải thâm thủng vì tăng chi tiêu là điều cần thiết để kích
thích kinh tế hay không?Nếu cần tăng số
thu thì tăng thuế ở khu vực nào, ở giới nào?Tương tự, nếu cắt chi tiêu thì cắt ở khu vực nào?Mức thâm thủng nên duy trì ở chừng mực nào,
$500,000 triệu hay hơn $1,000,000 triệu?
Người ta nghĩ
rằng Chính Phủ càng chi nhiều thì kinh tế càng được kích thích.Đây có thể là lý do mà cả Tổng Thống Obama và
Chủ Tịch Hạ Viện Boehner đều bất bình khi xảy ra sự cắt giảm chi tiêu tự động hiện
nay.Và nếu đi ngược về thời gian 5 năm
trước, khi xảy ra vụ khủng hoảng tài chính vào năm 2008, nền kinh tế lâm vào
tình trạng suy thoái khiến cho sự tăng chi trở thành một giải pháp khó cưỡng lại
được.Để giải quyết khủng hoảng này, TT.
Obama đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế $787,000 triệu vào tháng 3-2009, trong
đó gồm có cắt thuế, triển hạn thời gian lãnh trợ cấp thất nghiệp, và tài trợ
cho các công trình công cộng để tạo công ăn việc làm.Đó là điều phải làm và đã thành công đưa Mỹ
ra khỏi suy thoái vào năm 2009.Tuy
nhiên, có thể TT. Obama đã đi quá đà khi tạo ra thâm thủng quá lớn trong bốn
năm của nhiệm kỳ thứ nhất (xin xem phụ bản “Thống kê thâm thủng ngân sách” ở cuối
bài).OMB dự phóng từ nay cho đến năm
2020, số thâm thủng ít nhất là $600,000 triệu/năm.Hầu chắc Quốc Hội sẽ phải ấn định mức thâm thủng
không được quá$500,000 triệu/năm.
Điều rõ ràng
là ngân sách liên bang tuy thâm thủng triền miên nhưng vẫn đứng được là vì nhờ vào các khoản cho vay hay đầu tư của các nước
khác - mặc dù đây là con dao hai lưỡi.Mỹ
là “thiên đường” để thu hút ngoại quốc đổ tiền cho vay hoặc đầu tư vào, tức là hỗ
trợ cho nguồn thu tăng lên, mặc dù uy tín Mỹ có sút giảm gần đây.Hiện nay Mỹ nợ như “chúa chổm.”Theo thống kê của Bộ Tài Chính, tổng số nợ hiện
nay là $16,000 tỷ, trong đó các chủ nợ lớn là Trung quốc hơn $1,200 tỷ, Nhật Bản
$912 tỷ, Anh quốc $347 tỷ, Brazil $211 tỷ, Taiwan $153 tỷ, và Hong Kong $122 tỷ,
v.v.Tình trạng mắc nợ là một căn bệnh
trầm kha, trong đó động cơ khiến nó “sống” dai dẳng từ đời tổng thống này qua đời
tổng thống kia, từ thập niên này qua thập niên nọ, là vì cái tai họa mị dân
trong cơ chế tranh cử dân chủ!
Thông thường,
các chính trị gia Mỹ bắt buộc phải mị dân (demagogic) để trúng cử, bằng cách cố
gắng tránh né hai điều cấm kỵ là tăng thuế và để tỷ lệ thất nghiệp lên cao, tức
là hai điều đấm thẳng vào từng người dân.
Có thể nói dân
chúng Mỹ có mức sống cao hơn hầu hết dân chúng ở các nước khác.Trong khu vực công, công chức Mỹ có bổng lộc
sung túc với bảo hiểm sức khỏe đủ loại như răng, mắt, bệnh viện, thuốc
thang,v.v., ngày nghỉ phép hàng năm, cộng với ngày nghỉ bệnh và khoảng 10 ngày
nghỉ lễ chính thức, và nếu cộng với 104 ngày nghỉ Thứ Bảy và Chủ Nhật thì tổng
số ngày nghỉ có thể lên đến 40% của 365 ngày.Còn khu vực tư thì không thống nhất, tùy theo khổ cỡ của công ty mà nhân
viên có thể hơn kém so với khu vực công.Đại khái, tại các công ty tư cỡ lớn thì lương của giới quản trị cao hơn
rất nhiều so với công chức, bổng lộc có phần khá hơn về phần đóng góp cho 401 K
plan, có nhiều lựa chọn hơn về bảo hiểm sức khỏe, còn số ngày nghỉ phép, nghỉ bệnh,
nghỉ cuối tuần cũng tương tự như khu vực công.So với các nước khác, Mỹ là “thiên đàng hạ giới”cho đại đa số dân chúng.
Trong điều kiện
sinh hoạt thoải mái chung của cả nước như trên thì rõ ràng để kiếm phiếu bầu,
chắc chắn không một chính trị gia nào dám đòi hỏi dân chúng phải “thắt lưng buộc
bụng, liệu cơm mà gắp mắm,” và cứ như thế mà dân chúng Mỹ được nuông chiều cho
đến khi cả Quốc Hội và Uncle Sam không thể mị dân hoặc “đẩy cây” được nữa.Lần lữa cho đến phút chót là tác phong hành xử
của Quốc Hội và Uncle Sam.Chủ Tịch Hạ
Viện John Boehner đã thẳng thắn tuyên bố rằng “Tôi đã ở đây (Quốc Hội) trong 22
năm và tôi quan sát thấy các nhà lãnh đạo của cả hai đảng “đá lon dọc theo đường.Chúng ta không còn đường nào để đá lon nữa.Chúng ta có khó khăn về việc chi tiêu trong
trường kỳ cần được nêu ra.” https://mail.google.com/mail/html/compose/static_files/blank_quirks.html#_ftn2 - - -
Ngân sách FY 2012
cho thấy mức thâm thủng hết sức to lớn: $1,327,000 triệu, chưa kể $1,299,000
triệu trong FY 2011, $1,293,000 triệu trong FY 2010, và $1,400,000 triệu trong
FY 2009!Hầu chắc đây là lý do mà đảng Cộng
Hòa cương quyết “Just Say No” đối với
TT. Obama trong những năm vừa qua, và vẫn còn tiếp tục.
Ngân sách FY
2013 đã phải kéo dài lằng nhằng mãi cho đến nay bởi vì sự kiện bầu cử tổng thống
vào tháng 11-2012 nhưng đó chỉ là lý do bề mặt - bề chìm là vấn đề ngân sách
quá lớn và các lựa chọn để cắt giảm quá khó và quá nhiều đến nỗi phải chờ cho đến
phút chót.Ngay cả đến phút chót cũng
không sao thỏa thuận được, và vì vậy mà xảy ra điều được gọi là sequester cuts nghĩa là spending cuts vào ngày 1tháng 3-2013, dịch
là các cắt giảm chi tiêu, https://mail.google.com/mail/html/compose/static_files/blank_quirks.html#_ftn3 - - -
-Các chiến dịch quân sự bị cắt $13,500 triệu đô-la.
-Sưu tầm và nghiên cứu quân sự bị cắt $6,300 triệu.
-The National Institutes of Health bị cắt $1,600 triệu.
-The Centers for Disease Control and Prevention bị cắt
$323 triệu.
-An ninh biên giới bị cắt $581 triệu.
-Lưc lượng an ninh di trú bị cắt $323 million.
-An ninh phi trường bị cắt $323 triệu.
-Chương trình giáo dục Head Start bị cắt $406 triệu, loại
bỏ 70,000 trẻ em ra khỏi chương trình, và 14,000 giáo viên có thể bị mất việc.
-Ngân sách cứu trợ FEMA bị cắt $375 triệu.
-Trợ giúp nhà ở công chúng (Public housing) bị cắt $1,940
triệu.
-Cơ quan FDA bị cắt $206 triệu.
-Cơ quan NASA bị cắt $970 triệu.
-Chương trình giáo dục đặc biệt bị cắt $840 triệu.
-Chương trình bảo vệ nguyên tử của Bộ Năng Lượng bị cắt
$650 triệu.
-The National Science Foundation bị cắt $388 triệu.
-The FBI bị cắt $480 triệu.
-Hệ thống nhà tù liên bang bị cắt $355 triệu.
-Các nhiệm vụ ngoại giao của Bộ Ngoại Giao bị cắt $650 triệu.
-Các chương trình y tế toàn cầu bị cắt $433 million; trong
đó Millenium Challenge Corp. bị cắt $46 triệu, và USAID bị cắt $291 triệu.
-The Nuclear Regulatory Commission bị cắt $55 triệu.
-The SEC bị cắt $75.6 triệu.
-The United States Holocaust Memorial Museum bị cắt $2.6
triệu.
-The Library of Congress bị cắt $31 triệu.
-The Patent and Trademark office bị cắt $156 triệu.
So $85,000 triệu
cắt giảm chi tiêu này với tổng số chi tiêu $3,803,000 triệu của ngân sách 2013
cho thấy tỷ lệ cắt chỉ chiếm 2.3% mà thôi.Trên đại cuộc, sự cắt giảm này có tác động tâm lý nhiều hơn là vật chất
nhưng những ai bị rơi vào vòng cắt sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngân sách FY
2013 thực ra là thâm thủng quá lớn, ước tính vào khoảng $901,000 triệu - tức là
khoản chênh lệch giữa tổng số thu $2,902,000 triệu và tổng số chi $3,803,000
triệu.
Tổng số thu
$2,902,000 triệu dựa trên các nguồn sau đây:
-Thuế lợi tức
(Income taxes) chiếm 46.8%.
-Thuế Social
Security, Medicare và các thuế lương bổng khác chiếm 33%.
-Thuế công ty
(Corporate taxes) chỉ chiếm 12%.
-Thuế tiêu thụ
(Excise taxes), quan thuế (custom duties) và các khoản thu khác chiếm 8.2%.
Trong tổng số
chi $3,803,000 triệu có đến 60% tổng số chi là untouchable, bắt buộc phải chi, chẳng hạn như chi Social Security
(($820,000 triệu), Medicare ($523,000 triệu) và Military Retirement.Tổng Thống và Quốc Hội chỉ còn 40% để xoay
quanh mà cắt giảm, nhưng trong đó, 6.5% buộc phải trả tiền lời cho món nợ kếch
xù $16,000 tỷ và chi tiêu về quân sự đã chiếm hết 2/3.Do đó, quả thật là không còn bao nhiêu để điều
chỉnh giảm chi!
Trên căn bản
giải quyết thâm thủng quá đáng của ngân sách FY 2013, mâu thuẫn giữa TT. Obama
(muốn tăng thuế) và Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner (muốn cắt chi tiêu) rõ ràng
là “đi ngã nào cũng bị kẹt.”Chủ Tịch Hạ
Viện John Boehner thẳng thắn tuyên bố rằng “Tôi nghĩ là không ai hiểu rõ sự cắt
giảm chi tiêu sẽ được giải quyết như thế nào.” (“I don't think anyone quite
understands how it gets resolved.”).Bế
tắc!Và vì cả hai bên không thể thỏa thuận
với nhau nên buộc phải dùng đến một công cụ thuần túy toán học, không cần cân
nhắc đắn đo - đó là cứ cắt đều các ngân quỹ đã được dự trù phân bổ, và cắt mà
không vị nể gì cả, nghĩa là thẳng thừng (blunt)
và do vậy mà bị chê trách nặng nề là bừa bãi, thiếu suy xét (indiscriminate).
“Cắt
chi tiêu là một công cụ thiếu suy xét và thẳng thừng. Không bao giờ có dụng ý
đưa việc cắt chi tiêu ra áp dụng.”OMB.
“The
sequestration is a blunt and indiscriminate instrument.It was never intended to be implemented.”OMB.
Thâm thủng
ngân sách là điều thông thường, nếu duy trì trong một chừng mực nào đó nhưng sẽ
trở nên tệ hại nếu đi quá đà.Đó là tình
trạng hiện nay.Thực ra, trong hệ thống
chính quyền liên bang hiện nay, các lạm dụng của công, lãng phí và chi tiêu “ngớ
ngẩn” hãy còn đầy rẫy nhưng khó khám phá và lại nằm ẩn bên trong các con số chi
tiêu của ngân sách được các cơ quan nạp cho OMB, trong đó thể hiện vài quan điểm
rất tai hại khi soạn thảo ngân sách: ngân sách cho năm tới phải được tăng thêm
so với ngân sách năm nay, và ngân quỹ đã được phân bổ nhưng không dùng hết
trong thực tế thì phải “đẻ chuyện” ra mà xài cho hết, v.v.Đôi khi, đường sá còn tốt nhưng vì ngân quỹ sửa
chữa đường đã được cấp mà chưa xài đến nên người ta phải đào đường lên để … sửa
chữa cho hết ngân quỹ.Rồi lại tiếp tục
xin cho năm kế đến.Tập quán công quyền
là như thế, cho nên để làm sự việc cho đúng thì có lẽ cần phải cắt ngân sách
liên bang thêm nữa - mỡ và thịt của các cơ quan liên bang hãy còn nhiều, chưa cắt
đến xương.
California, March
6, 2013
Phạm Văn Bân
范文彬
Fan Wen Bin
Phụ bản: Thống kê thâm thủng ngân sách liên bang (Xuất
xứ: OMB).
Theo thống kê
của OMB, tạm lấy năm 1975 để làm mốc dài cho đến 2013, thì thâm thủng ngân sách
liên bang liên tục xảy ra mỗi năm, - ngoại trừ duy nhất bốn năm 1998 - 2001 là
có thặng dự ngân sách.Cụ thể như sau:
https://mail.google.com/mail/html/compose/static_files/blank_quirks.html#_ftnref1 - - - - "Cut the federal
budget to the bone yet?" Tôi dùng thành ngữ “cut something to the bone” để
đặt tựa bài viết cho vui - có nghĩa đen là cắt đến xương và nghĩa bóng là cắt
một cách nặng nề.
https://mail.google.com/mail/html/compose/static_files/blank_quirks.html#_ftnref2 - - - - “đá lon dọc
theo đường” dịch thành ngữ kick the can down the road:
nghĩa bóng thực sự của thành ngữ này là trì hoãn (đẩy cây, lần lữa, không giải
quyết vấn đề).Đúng ra, không nên dịch
theo nghĩa đen trong hầu hết thành ngữ, tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt
phải dịch nghĩa đen bởi vì tác giả tiếp tục dùng nghĩa đen trong câu tiếp theo:
John Boehner said “I’ve been here for
22 years and I’ve watched leaders from both parties kick this can down the
road.We’re out of road to kick the can
down. We’ve got a long-term spending problem that has to be addressed.”
https://mail.google.com/mail/html/compose/static_files/blank_quirks.html#_ftnref3 - - - - "Spending cuts, còn được gọi là sequester cuts"; trong pháp luật có nghĩa là sự sung công,
tịch thu tài sản trong khi chờ Tòa phân xử nhưng trong gần ba thập niên gần
đây, Quốc Hội Mỹ sử dụng tiếng này để chỉ hành động kiềm chế và không cho ngân
sách bị thâm thủng quá mức đã được ấn định (hay phê chuẩn).Do đó, đây là một tiếng mới trong tiếng Anh
và tất nhiên tiếng Việt chưa có tự điển nào dịch cả.Nói cách khác, các tự điển tiếng Việt chỉ
liệt kê một nghĩa duy nhất là tịch thu hay sung công.Vì vậy, để cập nhật hóa, tôi thấy nên bổ sung
nghĩa thứ hai, được dùng trong lãnh vực ngân sách; đó là cắt giảm chi tiêu.Tôi dựa
vào hai nguyên tắc trong trường hợp từ điển tiếng Việt chưa có tiếng mới nảy
sinh: hoặc không dịch hoặc dịch ra tiếng Việt căn cứ theo ý nghĩa sử dụng trong
thực tế.Khi người Mỹ dùng tiếng sequester cuts có nghĩa là spending cuts, do đó tôi xin dịch là các cắt giảm chi tiêu.Do tiếng Việt độc âm nên nếu dùng một chữ cắt thì khó nghe nên đệm thêm chữ giảm; vả lại trong cắt đã bao hàm ý nghĩa giảm.
https://mail.google.com/mail/html/compose/static_files/blank_quirks.html#_ftnref4 - - - - FY: fiscal year:
năm tài chính, bắt đầu vào ngày 1-10 và kết thúc vào ngày 30-9 mỗi năm.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Jun/2013 lúc 9:36pm
100 Euro
Tại một thành phố ven biển miền Nam nước Pháp, du lịch đang vào mùa làm
ăn thịnh vượng, nhưng mấy trận mưa lớn bất ngờ, làm cho hoạt động kinh
doanh của mọi cửa hàng đều mỗi ngày một kém đi; trên vai đại đa số người
đều mang những món nợ nặng nề, tâm tình buồn nản, cuộc sống cũng thất
vọng.
Vận may là có một vị triệu phú Nga đến một khách sạn tại đây. Ông ta
yêu cầu xem một số gian phòng, đầu tiên ông ta đặt 100 EURO tiền đặt
cọc ở quầy tiếp khách, sau đó cầm chìa khoá đi lên tầng kiểm tra các
gian phòng.
Ông chủ khách sạn du lịch vội vàng đem 100 EURO chạy
đến cửa hàng thực phẩm chín gần đấy, trả lại 100 EURO nợ trước mấy ngày.
Ông chủ cửa hàng thực phẩm chín lại chạy như bay đến cửa hàng thịt, trả
lại 100 EURO tiền khất nợ. Ông chủ cửa hàng thịt lại mang tiền chạy đến
một ngõ nhỏ nơi nhà hàng bán buôn, thanh toán 100 EURO nợ lại mấy ngày
trước. Cửa hàng bán buôn thịt lại mang tiền đến nhà người chăn nuôi lợn
trả nợ...
Người nuôi lợn lại mang 100 EURO đi gặp người tình của anh ta.
Bởi
vì khủng hoảng kinh tế, người nuôi lợn và tình nhân lâu lắm rồi không
có cơ hội gặp nhau ăn uống, hôm nay thật là cơ hội tốt đẹp trời ban cho.
Trùng hợp là, hai người lại là khách quen thuộc thường xuyên của khách
sạn du lịch này. Thế là, hai người đến khách sạn du lịch, đưa 100 EURO
trao cho nhân viên phục vụ, rồi vui vẻ thoải mái tiêu dùng.
Chính
vào lúc ấy, sau khi kiểm tra tất cả các gian phòng, vị triệu phú người
Nga đi xuống tầng trệt, ông tỏ ra mình không ưng ý với những gian phòng
cùng những thiết bị và phục vụ ăn uống ở đây, thế là được nhận lại 100
EURO đặt cọc, rồi ra đi...
Không có lợi nhuận và thu nhập nào,
nhưng mọi người đều tháo gỡ được gánh nặng nợ nần. Mọi người trong cái
thành phố nhỏ này lại bắt đầu tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, hăng hái
tiến lên phía trước.
Vũ Phong Tạo dịch
------------- mk
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 26/Jun/2013 lúc 11:05pm
Đọc bài của mk thấy rõ ràng hệ thống kinh tế hiện tại hoạt động như thế nào.
Ngày xưa nhà vua cho đổ một số tiền vàng hay bạc rồi phân phát ra dân chúng xài.
Sau đó ngân hàng quốc gia in ra một số giấy bạc với nguyên tắc là trong kho phải có đủ số vàng để bảo đảm giá trị cho số tiền đó. Trên nguyên tắc là người nào cũng có thể cầm số tiền mình có đến ngân hàng quốc gia để lấy số vàng tương đương giá trị (chẳng hạn như $3000 một lạng vàng). Nguyên tắc nầy chắc là xứ Mỷ không còn tuân theo vì gần đây họ cứ in thêm tiền ma khong biết Federal Reserve có đủ vàng không !
Ngày xưa người có tiền xài một it, còn lại để trong rương hay tủ sắt. Ngày nay người có tiền gởi vào nhà băng. Nhà băng lấy số tiền đó và số tiền vay từ ngân hàng quốc gia cho tư nhân hay các chủ hảng vay với một số lời. Tư nhân hay các hảng lấy số tiền đó làm ăn kiếm lời. Và như thế luân chuyển nhiều lần thành ra kinh tế rất "chạy" giống như chuyện 100 Euros trong bài nầy.
Ngày xưa trong nhà các nhà giàu có rất nhiều vàng bạc. Ngày nay lại khác. Chưa chắc tỷ phú Bill Gates có hơn vài trăm bạc trong túi mà có lẻ ông là người thiếu nợ nhiều nhất!
------------- Lộ Công Mười Lăm
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Sep/2013 lúc 8:20am
Đại gia Việt Nam đổi tên thị trấn của Mỹ
http://www.thanhnien.com.vn"> Thanh Niên Online – Thứ hai, ngày 02 tháng chín năm 2013
Ngày mai (3.9), Thị trưởng người Việt Nam
Phạm Đình Nguyên chính thức đổi tên thị trấn lâu đời Buford thuộc bang
Wyoming (Mỹ), đồng thời ra mắt sản phẩm cà phê thuần Việt thương hiệu
PhinDeli ngay trên thị trấn này.
Từng có 2 đời chủ trước đây, Buford sau khi “rơi” vào tay thị trưởng
người Việt Nam chỉ chưa đầy 16 tháng đã được thay tên đổi họ. Thị trưởng
Nguyên cho biết đã đầu tư vài trăm ngàn USD vào đây nhưng việc “đầu tư”
là đóng góp lớn nhất mà ông làm cho thị trấn này. Tất cả các bảng tên
đường dẫn vào thị trấn, bảng hiệu đều đổi thành Buford PhinDeli.
Một góc thị trấn Buford - Ảnh: Reuters
Thị trấn “Cà phê phin ngon”
“Đổi tên thị trấn có thể có người thích người không thích, người ủng
hộ người phản đối nhưng tạo sự tò mò. Có thể người Mỹ ghé lại chỉ để coi
thằng cha dở hơi người Việt làm ăn ra sao trên thị trấn này. Tất cả các
việc đó dù tốt dù xấu đều tạo sự chú ý rất lớn cho thị trấn này. Đấy
mới là khởi đầu để tiếp thị hàng Việt”, ông Nguyên chia sẻ. Cũng theo
ông Nguyên, việc đổi tên thị trấn và ra mắt cà phê PhinDeli với hy vọng
cả nước Mỹ biết đến cà phê Việt Nam khi đây là thị trấn có được sự quan
tâm đặc biệt của truyền thông quốc tế. Vì vậy, “mình làm gì trên thị
trấn này truyền thông Mỹ, quốc tế đưa tin, nhiều người biết được. Đổi
tên thị trấn là cách giới thiệu cà phê PhinDeli ra thị trường Mỹ rẻ
nhất, hiệu quả nhất”, ông Nguyên nói.
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên tại lễ ra mắt thương hiệu cà phê PhinDeli và công bố đổi tên thị trấn Buford - Ảnh: C.T.V
Nhiều doanh nhân gặp bàn chuyện đưa hàng Việt qua Mỹ nhưng họ không
có niềm tin ở tôi. Họ nghĩ ông này chỉ nói mà không làm, nên tôi phải
làm để cho họ thấy
Ông Phạm Đình Nguyên
Theo Thị trưởng Phạm Đình Nguyên, cà phê PhinDeli là sản phẩm thuần
Việt. Ông giải thích thêm rằng chữ "Phin" trong PhinDeli là cái phin để
pha cà phê, biểu tượng của cách chế cà phê độc đáo chỉ có ở Việt Nam.
"Deli" là chữ viết tắt của "Delicious", nghĩa là ngon. Ghép lại có nghĩa
là “cà phê phin ngon”.
Sở dĩ, ông không chọn tên rặt "Tây" vì sẽ không mất ý nghĩa về nguồn
gốc cà phê Việt. Tuy nhiên, chọn tên thuần Việt thì người Mỹ, người châu
Âu khó đọc, khó nhớ. Vì vậy, ông đã tìm cách "liên thông" cả Việt lẫn
Mỹ và cái tên PhinDeli được chọn.
“Ý tưởng điên”
Lâu nay, không ít người cho rằng ông Nguyên bỏ ra 900.000 USD mua thị
trấn Buford chỉ vì chiếc “thẻ xanh” định cư tại Mỹ hoặc đơn thuần là
chơi trội. Quả thật, việc đấu giá thành công vào tháng 4.2012 để trở
thành ông chủ của Buford đã giúp tên tuổi Phạm Đình Nguyên được nhắc đến
rộng rãi hơn rất nhiều. Và nay, tiếng tăm còn vang xa hơn khi “thay tên
đổi họ” thị trấn Buford. Chia sẻ về việc này, ông Nguyên thẳng thắn cho
biết mình mua Buford ngay trong lần đầu đến Mỹ và lúc đó cũng chưa biết
thẻ xanh, thẻ đỏ là gì. “Thị trấn Buford đã làm tài sản chung của doanh
nhân Việt Nam, có giá trị tinh thần rất lớn nên dù có lời cũng không
bán. Trên thực tế có người hỏi mua lại nhưng tôi không bán. Tôi muốn
biến nơi đây thành showroom hàng Việt, làm bàn đạp tinh thần cho hàng
Việt tấn công thị trường Mỹ”, vị thị trưởng này khẳng định.
Tuy nhiên, Thị trưởng Nguyên cho biết cũng đang chịu áp lực không
kém. Ông bị bạn bè nói “điên" khi mượn tiền mua thị trấn và ôm “cục nợ”.
Họ hỏi ông có thu lại được đồng nào chưa? Có cho thuê, có phân lô bán
nền thị trấn Mỹ chưa? Ngay cả ý tưởng biến nơi “khỉ ho cò gáy” Buford
thành “căn cứ” để hàng Việt tấn công thị trường Mỹ cũng bị chê là...
điên.
- -
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên (bìa phải) trả lời phỏng vấn xung quanh việc đổi tên thị trấn Buford - Ảnh: C.T.V
-
“Nhiều doanh nhân gặp bàn chuyện đưa hàng Việt qua Mỹ nhưng họ không
có niềm tin ở tôi. Họ nghĩ ông này chỉ nói mà không làm, nên tôi phải
làm để cho họ thấy. Ngay cả khi đưa ra ý tưởng đổi tên thị trấn Buford,
rất nhiều ý kiến phản đối, nghi ngờ, cho là “bất khả thi” nhưng tôi đã
làm được. Điều này cho thấy tinh thần doanh nhân Việt Nam không gì là
không thể. Và việc ra mắt cà phê PhinDeli tại Mỹ là khởi đầu cho việc
khẳng định hàng Việt trên đất Mỹ, tạo niềm tin cho doanh nhân Việt Nam,
đồng thời chứng minh “tôi nói được làm được chứ không phải nổ!”, ông
Nguyên quyết tâm.
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên
Doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên đang là chủ sở hữu kiêm Thị
trưởng Buford đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty PhinDeli. Trước đó, ông
Nguyên là Giám đốc Công ty dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS)
chuyên phân phối hàng tiêu dùng. Ông đã từng làm ở Coca Cola 6 năm, sau
đó chuyển qua các công ty khác như Nokia, Mars Food, ICP, Kinh Đô... Ông
từng có thời gian “học việc” ở Công ty thực phẩm Vissan. Tháng 4.2012,
ông Phạm Đình Nguyên đã đấu giá và giành quyền mua lại thị trấn nhỏ nhất
nước Mỹ với giá 900.000 USD ngay trong lần đầu ông đến Mỹ.
Hoàng Việt
Đổi tên kiểu Mỹ
Với mô hình nhà nước theo kiểu phân tán quyền lực của Mỹ, mọi khu
vực dân cư hay đơn vị hành chính của nước này đều có thể tự đặt tên, đổi
tên hay xóa tên tùy ý miễn là đạt được sự đồng thuận chung của cư dân
địa phương và không vi phạm các quy định về an ninh, bảo vệ thương hiệu,
sở hữu trí tuệ... Theo website của Bộ Nội vụ Mỹ, sau khi đổi tên hay
đặt tên mới, địa phương sẽ đề xuất lên Ban Định danh địa lý quốc gia
(BGN) để đưa vào danh mục chung và sử dụng trên toàn quốc. Hầu như BGN
luôn chấp nhận các đề xuất trừ những trường hợp như tên địa phương quá
quái dị hay mang tính xúc phạm thì cơ quan này có thể không cho phép sử
dụng trên bình diện quốc gia. Mọi tranh chấp nếu có sẽ được phân xử ở
tòa án.
Hồi năm 2000, chính quyền thị trấn Halfway, bang Oregon đồng ý đổi
tên thành Half.com trong vòng 1 năm để quảng bá cho website mua bán trực
tuyến cùng tên. Đổi lại, thị trấn sẽ được nhận 20 máy vi tính và các hỗ
trợ tài chính khác, theo tạp chí Mental floss. Một trường hợp đổi tên
nổi tiếng nữa là thị trấn DISH ở Texas. Ban đầu, nơi này mang tên Clark
nhưng đến năm 2005, chính quyền quyết định đổi vĩnh viễn thành DISH,
theo tên một hệ thống truyền hình vệ tinh của Tập đoàn EchoStar để đổi
lấy 10 năm xem truyền hình cáp miễn phí.
Trọng Kha
Thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ
Xét về dân số, Buford (sắp sửa trở thành Buford PhinDeli) là khu vực
dân cư nhỏ nhất nước Mỹ với chỉ 1 công dân duy nhất trong mấy chục năm
qua. Đó là ông Don Sammons, người quyết định bán lại nơi này cho ông
Phạm Đình Nguyên hồi năm ngoái. Thực chất, theo website
Bufordtradingpost.com, phân loại chính thức của Buford không phải thị
trấn mà là một cộng đồng chưa hợp nhất (unincorporated area), tức khu
vực dân cư không có hội đồng nhân dân hay chính quyền riêng, không có
danh xưng chính trị chính thức mà chịu sự quản lý của một đơn vị hành
chính lớn hơn dù có thể nằm ngoài ranh giới của đơn vị hành chính này.
Buford thuộc tiểu bang Wyoming, miền tây nước Mỹ, cách thủ phủ
Cheyenne của bang khoảng 50 km về phía đông, nằm ven đường liên bang
Interstate 80 nối New York và San Francisco và trên độ cao 2.438 m so
với mặt nước biển. Với diện tích 0,04 km2, nơi đây bao gồm 1 ngôi nhà 3
phòng ngủ, 1 trường học, 1 trạm xăng - cửa hàng tạp hóa và một số công
trình phụ khác. Theo Bufordtradingpost.com, Buford được thành lập vào
năm 1866 hoặc 1867 để làm nơi trú ngụ cho công nhân xây dựng một tuyến
đường sắt và được đặt theo tên của một vị tướng là John Buford.
Trong thời đỉnh cao, Buford có khoảng 2.000 dân nhưng sau khi tuyến
đường sắt hoàn thành rồi ngừng hoạt động thì người dân dần bỏ đi hết.
Trong lịch sử, Buford từng đón tiếp một số nhân vật nổi tiếng như các
tổng thống Ulysses S.Grant và Franklin Roosevelt. Tướng cướp khét tiếng
miền Viễn Tây Butch C***idy (1866 - 1908) từng một lần tới đây cướp bóc.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Sep/2013 lúc 11:19pm
VN sẽ cắt làm đôi nếu có sự cố hạt nhân
Nguon BBC
07 tháng chín năm 2013
Thảm họa hạt nhân ở Fukhushima để lại hậu quả lâu dài cho Nhật Bản
Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế
bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm
phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như
vụ Tchernobyl hay Fukushima, theo cảnh báo của một chuyên gia điện hạt
nhân từ Pháp.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 05/9/2013 từ Paris, Giáo sư Nguyễn Khắc
Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) cũng
cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ đô-la mà
không đem lợi ích gì cho đất nước trong khi sẽ để lại cho hàng chục thế
hệ con cháu nguồn chất thải phóng xạ mà theo ông 'ngàn đời vẫn còn
nguy hiểm.'
Cựu Giáo sư về điện và năng lượng hạt nhân ở Đại học Grenoble của Pháp
đưa ra lời kêu gọi chính quyền Việt Nam khẩn trương tổ chức trưng cầu
dân ý về các dự án phát triển điện hạt nhân và các lò phản ứng mà ông
cho là quá tham vọng, lãng phí và đầy rủi ro trong khi Chính phủ cho
rằng đây là lời giải cho khan hiếm năng lượng điện.
Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungquyhoachnganh?docid=1515&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do - Định hướng Quy hoạch
phát triển điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2030 do Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng phê duyệt hồi tháng 6/2010, theo đó 14 lò phản ứng hạt nhân
được dự kiến bố trí chủ yếu ở miền Trung Việt Nam, gồm các tỉnh Ninh
Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Hà Tĩnh, với các khoản kinh
phí khổng lồ từ nguồn vốn ngân sách và vay nợ.
Bình luận của Giáo sư Nhẫn, người có trên 30 năm nghiên cứu về điện hạt
nhân, được đưa ra sau khi Ban quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận cho
truyền thông Việt Nam hay họ đã tổ chức tập huấn, tham quan một lò phản
ứng hạt nhân Đà Lạt cho hơn 15 đoàn đến từ Ninh Thuận để học tập kinh
nghiệm, tìm hiểu năng lượng hạt nhân và an toàn phóng xạ.
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Việc tỉnh Ninh Thuận đưa các đoàn đi tham quan Lò phản ứng Đà Lạt, như báo http://www.baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/ninh-thuan-lai-len-da-lat-hoc-dien-hat-nhan-an-toan-2353827/ - Đất Việt
đưa tin, có tính chất tuyên truyền nhiều hơn là để cho dân chúng hiểu
rõ về mức độ nguy hiểm của phóng xạ. Lò nghiên cứu Đà Lạt (có công
suất) 0,500 MW nhiệt, không nguy hiểm bằng lò Điện hạt nhân ở Ninh
thuận 3000 MW nhiệt.
BBC: Theo ông, Ninh Thuận đang đứng trước nguy cơ gì khi nhận đặt 2 nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh của mình?
Ninh Thuận cũng như các tỉnh Quảng Ngải, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh
đều sẽ gặp nguy cơ lớn nếu có biến cố xảy ra, vì theo chương trình Điện
hạt nhân của Việt Nam, cả thảy 14 lò phản ứng (1000 MW đến 1500 MW
điện) sẽ được xây cất ở 5 tỉnh miền Trung này từ 2014-30.
Nguy cơ bất cứ năm tỉnh đó (gặp phải) là lúc có một tai biến xảy ra,
như thảm họa Fukushima chẳng hạn, phóng xạ sẽ lan toàn tỉnh và xung
quanh vùng miền Trung. Vì vậy, dân chúng phải di tản. Tôi không biết
chính phủ làm thế nào để dân phòng chất thải phóng xạ rất nguy hiểm cho
tính mạng. Môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng.
'Thao túng thông tin?'
BBC:Theo ông người dân đã được hỏi ý kiến đầy đủ chưa, hay họ thiếu cung cấp thông tin hoặc bị thao túng?
Theo tôi người dân không thể nào được hỏi ý kiến đầy đủ vì thiếu thì
giờ và trình độ hiểu biết về hiện tượng vật lý và hạt nhân. Lẽ cố nhiên
họ bị thao túng vì không được cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ.
BBC: Một nhà khoa học Việt Kiều từ châu Âu, Tiến sỹ http://www.myatom.ru/vn/press-center/news/2013/27-03-1 - Trần Đại Phúc
từng được báo Hà Nội Mới trích ý kiến nói ở Việt Nam "từ nay đến năm
2050, không gì thay thế được năng lượng hạt nhân." Giáo sư bình luận gì
về nhận định này?
Nói rằng từ đây đến 2050, không gì thay thế được Điện hạt nhân thì hoàn
toàn không đúng sự thật. Các nước trên thế giới, năm 2013, đã đầu tư
250 tỷ đô-la vào lĩnh vực năng lượng tái tạo nhất là điện gió và mặt
trời. Đan Mạch đến 2050 sẽ sử dụng 100% điện mặt trời, Đức đang dẫn đầu
về điện gió và điện mặt trời. Thử hói tại sao Đức đã hy sinh hàng trăm
tỷ đô-la, can đảm từ bỏ điện hạt nhân năm 2022 tới?
"Vì sự sống còn của đất nước, tôi thiết tha đề nghị Chính Phủ VN cấp
tốc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương trình Điện hạt nhân quá tham
vọng, không kinh tế và vô cùng nguy hiểm cho đồng bào vô tội" GS Nguyễn Khắc Nhẫn (đứng)
Các cuộc lobby (vận động hành lang) hạt nhân tuyên truyền 'láo', đề cao
điện hạt nhân đã lỗi thời thay vì khuyến khích việc khai thác triệt để
năng lượng tái tạo. Hiện nay ở Pháp và ở Âu Châu, điện gió trên đất
liền đã cạnh tranh được với điện cổ điển và hạt nhân.
BBC: Ý kiến chuyên gia nói các thảm họa hạt nhân từng
biết đã xảy ra ở Ukraina, Mỹ, hay Nhật Bản đều xuất phát từ thiếu sót
của con người, theo ông có khả năng nào con người sẽ kiểm soát được hết
các sự cố?
Tất cả các biến cố đã xảy ra như Tchernobyl, Three Miles Island và
Fukushima đều do con người mà ra, do sai lầm, do thiếu trình độ. Những
rủi ro ấy, không phải vì thiết bị hay thiết kế, những thảm họa xảy ra
hoàn toàn là do con người. Lẽ cố nhiên, có sơ suất về trang bị, về
thiết kế, nhưng vấn đề nhân sự là chính.
Nếu Việt Nam chưa có đủ nhân tài, chưa có đủ chuyên gia, chưa đủ kỹ sư
để xây cất, để khai thác, theo tôi, không nên làm điện hạt nhân, vô
cùng nguy hiểm.
'Bàn tay nhóm lợi ích?'
BBC: Ông có nghĩ là có nhóm lợi ích trong và ngoài nước nào
đã thao túng quyết định đặt "bằng được" các dự án hạt nhân ở Ninh
Thuận? Có vấn đề gì từ những người buôn bán lò phản ứng cho Việt Nam
như từ Nhật, từ Nga?
Ta có thể đặt câu hỏi vì lý do gì Việt Nam không chịu thay đổi chiến
lược. Áp lực từ đâu đến? Vấn đề chính trị hay các tay buôn ngoại quốc
lợi dụng chúng ta, một hai họ quyết tâm phải bán lò cho Viêt Nam mà sự
thật là các lò phản ứng tồn kho.
BBC: Có thể biết các công ty trung gian nào có vai trò quyết định trong việc móc nối mua bán lò phản ứng cho Việt Nam?
Sự thật tôi không biết công ty ngoại quốc trung gian nào, ai có ảnh
hưởng và quyền lợi lớn trong các lobby này, ai có cơ hội làm giàu trên
đầu dân ta, bất kể sự nguy hiểm cho tính mạng con người.
BBC: Ông tư vấn gì cho người dân và chính quyền Ninh Thuận
hiện nay và có lời khuyên gì với Việt Nam trong vấn đề điện hạt nhân
nói chung và các tỉnh khác có liên quan nói riêng, nhất là trong tình
huống xảy ra sự cố?
Nếu một thảm họa như Tchernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung
sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất nước ta sẽ bị chia đôi lâu dài, du lịch,
xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng. Ta sẽ phung phí
hàng chục rồi hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước.
Ta sẽ để lại cho hàng chục thế hệ con cháu chất thải phóng xạ ngàn đời
vẫn còn nguy hiểm. Vì sự sống còn của đất nước, tôi thiết tha đề nghị
Chính Phủ Việt Nam nên cấp tốc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương
trình Điện hạt nhân quá tham vọng, không kinh tế và vô cùng nguy hiểm
cho đồng bào vô tội.
( http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/09/130905_ninhthuan_dalat_nuclear_experience.shtml - BBC )
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Sep/2013 lúc 8:31pm
Khi hầu hết các quốc gia đang đau đầu với áp lực tiết kiệm thì Na Uy này lại vật lộn với đống tiền “thừa” khổng lồ.
Tranh cãi gay gắt về việc tiêu tiền
Na
uy đang tỏ ra bối rối với sự giàu có của chính mình khi phải loay hoay
tìm giải pháp tiêu đống tiền khổng lồ sao cho không làm tổn hại đến nền
kinh tế trong dài hạn.
Ông Oeystein Doerum, chuyên gia kinh tế
tại ngân hàng lớn nhất Na Uy DNB, cho rằng thử thách lớn nhất của quần
đảo này là nguồn tài sản quá lớn từ dầu mỏ. Na Uy đang đứng trước nguy
cơ lãng phí tiền vào những dự án không phù hợp để có thể mang lại nguồn
lợi xứng đáng.
Từ cuối thập niên 1990, quốc gia Bắc Âu này liên
tục tích nguồn tiền từ dầu mỏ vào một khoản ngân quỹ dùng để hào phóng
chi cho phúc lợi xã hội về lâu dài.
Thực tế, quỹ này chủ yếu đầu
tư vào cổ phiếu, trái phiếu bất động sản và gửi tại nước ngoài. Kết quả,
nó đã trở thành quỹ quốc gia lớn nhất thế giới với giá trị trên 750 tỷ
USD. Và để đảm bảo rằng nguồn quỹ này không ngừng phát triển, chính phủ
không được rút quá 4% giá trị ngân sách mỗi năm (đây cũng là khoản lợi
nhuận có được từ đầu tư).
Quá mạnh tay chi cho phúc lợi xã hội
khiến nhiều lĩnh vực bị Chính phủ bỏ quên. Trước cuộc bầu cử Quốc hội
diễn ra vào ngày 9/9/2013, lãnh đạo các đảng phái tranh luận khá gay gắt
về giải pháp chi tiêu Chính phủ.
Vấn đề quan trọng trong các
cuộc đàm phán không phải là đề xuất nâng mức chi tiêu lên hơn 4% ngân
sách mỗi năm mà là việc chi vào đâu và chi như thế nào. Giải pháp được
đảng đối lập mạnh mẽ đưa ra là chính sách kinh tế có trách nhiệm, chi
nhiều hơn cho lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng, đặt nền
tảng cho phát triển tương lai và mang lại nguồn lại cho đất nước về
trung hạn thay vì vung tiền phúc lợi.
Dân trở nên lười biếng
Mặc dù tăng trưởng kinh tế Na uy đang dịu dần nhưng thực tế núi tiền công chồng chất hiện nay lại gây ra tình trạng bất ổn.
Sự
bùng nổ của khu vực kinh tế dầu mỏ đã đẩy mức lương lên quá cao. Thậm
chí, điều này cũng đang diễn ra tại các ngành công nghiệp khác. Thực tế,
hiện lương tại Na Uy cao hơn các quốc gia châu Âu khác 70%. Và điều này
đương nhiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của các
nhà xuất khẩu trong nước. Họ phải tìm các giải pháp thay thế như thuê
lao động nước ngoài, hoặc chuyển địa điểm kinh doanh để giảm thiểu chi
phí.
Lương cao, cộng với khoản phúc lợi xã hội hào phóng của
chính phủ đã khiến người lao động... lười đi trông thấy. Rất nhiều người
xin giảm giờ làm bởi với mức lương và trợ cấp không hề nhỏ, họ không
cần phải "cày cuốc" quá nhiều mà dành thời gian cho gia đình và bản
thân.
Chính phủ mới đây cảnh báo, nếu số giờ lao động không tăng
10%, họ sẽ phải dùng đến tiền tiết kiệm. Ngân hàng Trung ương nước này
chỉ trích, rốt cục mô hình phúc lợi xã hội của Na Uy chỉ khuyến khích
người dân rời bỏ thị trường lao động.
"Số giờ làm việc toàn thời
gian tại Na uy đã giảm 270 giờ/năm kể từ năm 1974. Người dân nên làm
theo Iceland và làm việc thêm 100 giờ mỗi năm", Jostein Hansen, giám đốc
bộ phận chính sách việc làm tại Hospitality ***ociation nước này, cho
biết.
Sở hữu quá nhiều tiền đang khiến Na Uy chứng kiến những hậu
quả không mấy tích cực. Torbjoern Eika, người đứng đầu nghiên cứu
Statistics Norway khẳng định: "Mọi diễn biến có tốt đẹp hay không , phụ
thuộc hoàn toàn vào cách tiêu tiền của chính phủ".
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Sep/2013 lúc 9:26pm
21:33 | 10/09/2013
Kinh tế càng khó, cầm đồ càng phất
Chi
phí sinh hoạt ngày càng tăng và không thể đợi đến kỳ lương, ngày càng
nhiều người Đông Nam Á đang sẵn sàng đem đồ trang sức, đồng hồ đắt tiền
đến hiệu cầm đồ, khiến ngành này phất lên trông thấy tại Singapore,
Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Riêng tại Hà Nội ước tính có khoảng hơn 2700 hiệu cầm đồ
Hoạt động kinh doanh tiệm cầm đồ trong khu vực đang thu hút không ít nhà đầu tư. Tại Singapore, giá cổ phiếu của công ty MoneyMax Financial Services đã tăng khoảng 30% sau khi lên sàn hồi tháng trước.
Những
công ty này cũng đang tìm cách xóa đi hình ảnh là nơi cuối cùng những
người bí bách về tài chính tìm tới. Tuy vậy, thành công bất ngờ của các
tiệm cầm đồ cũng có thể là chỉ dấu cho những vấn đề mà các nền kinh tế
Đông Nam Á đang dối mặt. Bởi các tiệm cầm đồ, và các loại hình kinh doanh tương tự khác thường chỉ nở rộ khi ngân sách của các hộ gia đình bị thắt chặt.
Bên
trong một cửa hàng của Cash Converters tại phía Đông Singapore, một bức
tượng phật Di Lặc bằng vàng được đặt cạnh nhiều túi xách hàng hiệu, một
cây vĩ cầm cũ, các thiết bị điện tử và rất nhiều nhẫn kim cương. Trên
quầy, cả những người trẻ lẫn người già đều đang chờ món đồ của mình được
định giá, trong khi một số người mua tới săn lùng những món hời.
“Khi
nền kinh tế trở nên khó khăn hơn, rõ ràng chúng tôi có nhiều khách hàng
hơn”, Jeremy Taylor, giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của công ty
trên cho biết. “Đông Nam tương đối ít bị ảnh hưởng bởi những gì đang
diễn ra tại châu Âu, nhưng giờ khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc, tình
hình có vẻ hơi căng thẳng hơn”.
Cash
Converters là một mạng lưới các cửa hàng nhượng quyền, chuyên cung cấp
các khoản cho vay cầm cố tại một số thị trường như Australia.
Riêng tại Singapore và Malaysia công ty này tập trung vào hoạt động mua
và bán lại hàng đã qua sử dụng. Taylor cho biết cửa hàng của mình tại
hai nước này đã có lượng khách tăng từ 5-10% trong 3 tháng gần đây.
Với
việc kinh tế Thái Lan về mặt kỹ thuật cũng đang trong suy thoái, trong
khi tăng trưởng giảm tốc tại Indonesia và Malaysia, các tiệm cầm đồ
chính là những nơi làm ăn khấm khá.
Theo
một bản báo cáo của ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse cuối tháng 7,
Malaysia, Singapore và Thái Lan hiện giữ 3 trong số 4 vị trí đầu tiên về
mức độ nợ của hộ gia đình tại châu Á. Và những ai không đủ điều kiện
vay ngân hàng đang phải tìm đến các nguồn tài chính khác ngày càng
nhiều.
Không ít tiệm cầm đồ giờ được trang hoàng trông rất hiện đại
Nhiều tiệm cầm đồ cũng đã từ bỏ mặt tiền thường lộn xộn, bụi bặm, vốn đôi khi khiến khách hàng thấy e ngại, để khoác lên mình “bộ cánh” trông hiện đại hơn, ưa nhìn hơn. Khách hàng cũng thích sự tiện lợi và linh hoạt trong việc lấy lại các món đồ của mình khi tình hình tài chính được cải thiện.
Cash
Converters có kế hoạch mở thêm cửa hàng trong nửa đầu năm tới và mở
rộng hoạt động kinh doanh sang cung cấp dịch vụ tại nhà và trực tuyến.
Trong khi đó Easy Money, chuỗi cửa hàng cầm đồ tư nhân lớn nhất Thái
Lan, đã ghi nhận lượng khách tăng 15 – 20% trong những tháng gần đây,
nhất là khu vực gần Bangkok, giám đốc điều hành Sittiwit Tangthanakiat
xác nhận.
“Nếu số nợ của các hộ gia đình tiếp tục tăng, chúng tôi
nghĩ rằng sẽ còn nhiều khách hàng hơn tìm đến các hiệu cầm đồ”,
Tangthanakiat nói, và ước tính ngành cầm đồ của Thái Lan có quy mô tới 170 tỷ baht, tương đương 5,3 tỷ USD.
Tại
Singapore, hiện có khoảng 200 hiệu cầm đồ, tăng so với mức 114 của năm
2008. Số tiền các cửa hiệu này cho vay ra trong năm ngoái đạt tới 7,1 tỷ
đô la Singapore, gấp 3,9 lần năm 2008.
“Tại
Singapore, mức lãi suất cao nhất theo quy định áp dụng cho các khoản vay
tại hiệu cầm đồ là 1,5%/tháng, vào hàng thấp nhất thế giới. Điều này
phần nào lí giải vì sao loại hình kinh doanh này rất được ưa chuộng tại
đây”, Yeah Lee Ching, giám đốc điều hành của ValueMax Group chia sẻ.
Nhưng
khách hàng tại các tiệm cầm đồ không chỉ có cá nhân. Nhiều công ty tại
Việt Nam trong cảnh thiếu vốn thậm chí đang bán cả xe, cầm cố văn phòng
để tồn tại. “Kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2009 cho đến giờ, số lượng
chủ doanh nghiệp tìm đến chúng tôi đã tăng đáng kể”, chủ một hiệu cầm đồ
tại Hà Nội cho biết.
Với việc
lãi suất cho vay tại một số ngân hàng lên tới trên 15%/năm, ước tính kể
từ năm 2011 đến nay có khoảng 120.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ngừng
hoạt động, phần nhiều do khó khăn trong vay vốn ngân hàng. Theo một ước
tính mới đây, riêng tại Hà Nội có khoảng 2710 hiệu cầm đồ.
Tại
Malaysia, các hiệu cầm đồ chủ yếu do các gia đình gốc Hoa điều hành,
nhưng một số công ty có liên hệ với chính phủ cũng đã gia nhập hoạt động
này để cho vay cộng đồng người Hồi giáo.
Tháng 7 vừa qua, Pos
Malaysia Bhd, công ty dịch vụ bưu chính quốc gia của Malaysia, đã mở
rộng sang cả hoạt động cầm đồ cho người Hồi giáo. “Hoạt động kinh doanh
của chúng tôi đã có đóng góp vào lợi nhuận chung”, Iskandar Mizal
Mahmood, người đứng đầu mảng dịch vụ này cho biết.
Trong năm ngoái, công ty MoneyMax cầm đồ và bán lẻ trang sức của Singapore đã ghi nhận mức lợi nhuận tới 5,8 triệu đô la Singapore, gấp 5 lần năm 2010. Công ty này hiện có 29 cửa hàng nhưng còn muốn mở thêm vài cửa hàng nữa trong 12 tháng tới. Riêng mảng hoạt động cầm đồ của họ có tỷ suất lợi nhuận trước thuế hơn 30% nhờ tần suất giao dịch cao,
giám đốc điều hành Peter Lim khẳng định. “Tôi cho anh vay 1000 USD,
trong vòng 3 tuần anh đã trả lại tôi rồi, và tôi lại đem nó cho người
khác vay. Đó là lí do vì sao tỷ suất lợi nhuận cao đến vậy, bởi tiền liên tục luân chuyển”, ông Lim giải thích.
"Tôi thuộc đảng Dân chủ và đã hai lần bỏ phiếu cho ông Obama, nên tôi có chút thiên vị đối với đảng Dân chủ".
http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/doi-dieu-ve-nuoc-my-voi-cai-nhin-tich-cuc-hon-2008526.html - - với cái nhìn tích cực hơn
Chính phủ Mỹ đóng cửa quả là một sự kiện hiếm có. Tôi xin chia sẻ những gì mình biết về sự kiện này cùng các bạn.
Quốc
hội Mỹ bao gồm hai viện, thượng viện (Senate) và hạ viện (House).
Thượng viện có 100 thượng nghị sĩ, còn hạ viện có 435 hạ nghị sĩ. Chuẩn y
ngân sách cho chính phủ Mỹ là một trong những nhiệm vụ của quốc hội.
Một bản ngân sách phải được hạ viện thông qua trước khi thượng viện thông
qua. Sau đó bản ngân sách được tổng thống chuẩn y và có hiệu lực.
Mỗi
năm tài khóa của chính phủ Mỹ bắt đầu từ ngày 1/10, kết thúc vào ngày
30 tháng 9 năm sau. Như vậy mỗi năm quốc hội phải thông qua một bản ngân
sách mới trước ngày 30/9.
Năm
nay, bản ngân sách đó không được thông qua. Nguyên nhân rất chính trị:
bản ngân sách năm nay có kèm thêm nhiều điều khoản nhằm trì hoãn hay cắt
giảm đạo luật cải cách y tế (người ta hay gọi
là Obamacare, bởi đạo luật này do tổng thống Obama đề xuất và đã được
chuẩn y bởi quốc hội từ năm 2009).
Hiện
nay, ở hạ viện, phe Cộng hòa chiếm đa số. Họ liên tục thêm những điều
khoản nhằm trì hoãn đạo luật Obamacare vào ngân sách. Một ngân sách như
thế tất nhiên chỉ được hạ viện chuẩn y, và tới thượng viện thì thua
ngay. Đó là vì phe Dân chủ chiếm đa số ở thượng viện.
Obama tất nhiên cũng thuộc phe Dân chủ và cũng sẽ
phủ quyết (veto) bất kỳ bản ngân sách nào có kèm theo điều khoản chống đối bộ luật Obamacare của ông.
Và thế là, bản ngân sách năm nay không được thông qua.
Khi
không có ngân sách thì chính phủ không thể hoạt động được. Tất nhiên là
Mỹ cũng có luật quy định sẵn là nên làm gì trong trường hợp này. Các
chức năng thiết yếu vẫn được duy trì vì các bộ phận đó có quỹ riêng để
dành cho họ.
Các
chức năng thiết yếu bao gồm: quốc phòng, điều khiển giao thông trên
không phận, bưu điện, quản lý an toàn thực phẩm và thuốc men, cơ quan an
ninh y tế, quốc hội, văn phòng tổng thống, ngoại giao... Các chức năng
không thiết yếu như cấp hộ chiếu, các công viên quốc gia, các thắng cảnh
quốc gia thì phải đóng cửa.
Là
một người dân ở Mỹ, hôm nay tôi cũng không thấy vấn đề gì nghiêm trọng.
Mọi việc vẫn diễn ra bình thường, thư được phát như thường lệ, và
đất nước vẫn im ắng làm việc.
Có
một số bạn bè của tôi là việc cho các cơ quan quốc phòng trong những
chức vụ nhỏ như nhân viên văn phòng thì họ vẫn làm việc như thường, vì
cơ quan quốc phòng có quỹ riêng và được xem là trọng yếu. Tòa án liên
bang vẫn làm việc như thường. Tôi làm việc cho chính phủ tiểu bang thì
tuyệt nhiên không bị ảnh hưởng.
Tuy vậy, với những ai làm việc cho chính phủ liên bang trong những bộ phận không thiết
yếu thì họ bị gửi về nhà sáng nay.
Tôi
có một người bạn học cũ hiện làm việc cho Bộ tài chính ở Washington.
Sáng nay cô ấy đã được gởi về nhà mà không rõ khi nào sẽ đi làm lại. Khi
đi làm lại thì họ có thể lãnh được lương truy hoàn, nhưng cũng có thể
không lãnh được, tùy vào thỏa hiệp của quốc hội hay quyết định của tổng
thống.
Xin nói thêm rằng các nhân viên làm việc cho nhánh hành pháp đều coi như dưới quyền tổng
thống.
Đây
không phải là lần đầu tiên chính phủ đóng cửa. Năm 1996 chính phủ cũng
đã đóng cửa một lần. Tuy không gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng,
nhưng mỗi lần chính phủ đóng cửa thì nền kinh tế bị hao hụt khá nhiều.
Ví
dụ như người bạn của tôi không còn lương để lãnh, tất nhiên cô ấy cũng
không thể chi tiêu như thường, và khi cô ấy không mua bán thì những
người kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Ước tính là mỗi tuần vụ
đóng cửa sẽ khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 55 tỉ USD.
Vụ đóng cửa lần này nói lên một điều rất rõ: sự chia rẽ sâu sắc giữa hai chính đảng của Mỹ. Đảng Cộng Hòa gần như chống đối mọi thứ mà tổng thống Obama đưa ra từ ngày nhậm chức.
Đạo
luật Obamacare được quốc hội thông qua (lúc đó đảng Dân chủ chiếm đa số
trong cả hai viện), lại bị thưa kiện lên tòa
tối cao, nhưng đạo luật đó vẫn còn nguyên tính pháp lí và sẽ đưa vào
thực thi bắt đầu từ 1/1/2014. Đây là nỗ lực cuối cùng của phe Cộng Hòa
nhằm chống đối đạo luật này.
Chắc
các bạn cũng tự hỏi đạo luật Obamacare là cái gì mà bị phản đối ghê
thế. Ở Mỹ, người già (trên 65 tuổi), trẻ em, và cha mẹ của trẻ em có thu
nhập thấp thì hưởng chế độ Medicare, tức là có thẻ bảo hiểm y tế.
Người
lớn thì đa phần nhận được
thẻ bảo hiểm y tế thông qua công ty hay sở làm nơi họ làm. Tuy vậy, có
khoảng 40 triệu người lớn không có bảo hiểm do họ không thuộc diện được
hưởng Medicare nhưng sở làm của họ không cấp bảo hiểm, hay là họ thất
nghiệp.
Obamacare
bắt buộc những sở làm cỡ nhỏ cung cấp bảo hiểm y tế, cũng như yêu cầu
toàn bộ người dân mua bảo hiểm. Ai thu nhập thấp thì được chính phủ tài
trợ để mua bảo hiểm.
Phe
Cộng Hòa chỉ trích là đạo
luật này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ không có tiền mua bảo
hiểm cho nhân viên, và đạo luật này cũng đánh thuế 5% trên các sản phẩm
y tế (như bông băng hay máy trợ tim).
Cuộc
chiến chính trị nhằm hủy bỏ đạo luật này diễn ra đã 4 năm nay, và ngân
sách chính phủ chính là “con tin” mà đảng Cộng Hòa đang “bắt cóc” để gây
khó khăn cho Obamacare.
Đấy
là câu chuyện chính trị nước Mỹ. Tôi xin nói thêm là tôi thuộc đảng Dân
chủ
và đã hai lần bỏ phiếu cho ông Obama, nên tôi có chút thiên vị đối với
đảng Dân chủ. Tuy vậy những sự việc kể trên là tổng hợp trên báo chí.
Xin chia sẻ với các bạn cho vui trong những ngày tôi ngồi chờ xem quốc
hội sẽ còn diễn trò gì. Bản thân tôi cũng như nhiều người dân đã quá mệt
mỏi với một Quốc hội Mỹ mãi “không lớn nổi.”
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Oct/2013 lúc 11:54pm
Văn phòng Tổng thống Obama
bị cắt điện thoại vì thiếu tiền
(Dân
trí) - Việc liên lạc với văn phòng Tổng thống Mỹ hiện không thực hiện
được do thiếu ngân sách. Những ai gọi đến chỉ nhận được một thông điệp
xin lỗi và đề nghị gọi lại sau. Các
nhà phân tích thì cảnh báo chính phủ Mỹ có thể còn đóng cửa lâu.
Thông tin được tờ New York Times của
Mỹ đăng tải. Theo đó việc gọi cho người đứng đầu Nhà Trắng và các cộng
sự thông qua số tổng đài của văn phòng Tổng thống Mỹ hiện không thể thực
hiện được.
Tổng đài văn phòng ông Obama đã không còn hoạt động
Sáng sớm ngày 2/10, một phóng viên của tờ báo này đã thử thực hiện cuộc gọi nhưng chỉ được nghe
đoạn băng ghi âm tự động với nội dung:
“Xin
chào, bạn đã gọi điện đến văn phòng của Tổng thống. Chúng tôi xin lỗi,
nhưng do sự chậm trễ trong việc cấp ngân sách liên bang, chúng tôi không
thể nhận cuộc gọi của bạn. Một khi ngân sách được khôi phục, hoạt động
của chúng tôi sẽ được nối lại. Vui lòng gọi lại vào thời điểm đó”.
Kể
từ 0 giờ ngày 1/10, các cơ quan chính phủ Mỹ đã lần đầu tiên phải đóng
cửa sau 17 năm do không được
quốc hội thông qua ngân sách cho năm tài khóa mới. Nhiều cơ quan chính
phủ liên bang khắp nước Mỹ đã phải đóng cửa, khiến hơn 800.000 nhân viên
công chức liên bang phải ngồi nhà. Không ít người tỏ ra lo lắng và giận
dữ trước khả năng sẽ bị chậm trả lương.
Cuối
ngày thứ Hai theo giờ địa phương, Tổng thống Obama đã ký thông qua một
đạo luật cho phép việc chi lương cho các thành viên quân đội và nhân
viên dân sự Bộ quốc phòng Mỹ sau khi được quốc hội thông qua. Ước tính
khoảng 400.000 nhân viên, tương đương một nửa nhân sự của Bộ này sẽ được
trả lương đúng lịch.
Dù
vậy đây cũng chỉ là số ít những người may mắn. Bởi sang tối thứ Ba theo
giờ địa phương, dự luật chi trả trợ cấp cho các cựu chiến binh đã bị
bác ngay tại Hạ viện. Ngoài ra, kế hoạch tiếp tục cấp kinh phí cho các
công viên quốc gia và các dịch vụ do liên bang chi trả tại thủ đô
Washington do đảng Cộng hòa đề xuất cũng bị phe Dân chủ bác bỏ .
Chính phủ Mỹ có thể đóng cửa dài ngày
Theo tờ Washington Post,
khả năng chính phủ Mỹ bị đóng cửa dài ngày càng trở nên rõ ràng khi
trong ngày hôm qua, các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện tiếp tục yêu
cầu trì hoãn hoặc thay thế đạo luật chăm sóc y tế mới. Đây là điều Tổng
thống Obama và phe Dân chủ luôn phản đối.
Các nghị sỹ phe Cộng hòa và Dân chủ Mỹ đang tranh cãi gay gắt
Cũng
trong hôm qua, ông Obama đã lần thứ hai phải xuất hiện trong vòng 2
ngày để kêu gọi các nghị sỹ đảng Cộng hòa cấp ngân sách cho chính phủ.
“Đợt
đóng cửa này không chỉ liên quan đến thâm hụt ngân sách. Nó hoàn toàn
không liên quan đến ngân sách”, ông Obama nói. “Đợt đóng cửa này chính
là sự đảo ngược những nỗ lực của chúng ta trong việc giúp những người
dân không có bảo hiểm y tế được hưởng bảo hiểm. Đây, hơn bất kỳ vấn đề
nào khác, dường như là những gì đảng Cộng hòa đang chống lại.
Tôi biết điều đó thật lạ lùng, khi một đảng muốn biến những người không được hưởng bảo hiểm trở thành trung tâm của chương trình
nghị sự của mình, nhưng đó chính là những gì đang diễn ra”.
Dù vậy, lúc này cả hai phe trong Quốc hội Mỹ đều không thấy việc phải giúp chính phủ hoạt động trở lại là cấp thiết.
Các
nghị sỹ Cộng hòa muốn chính phủ ngừng hoạt động để khiến phe Dân chủ
phải thỏa hiệp về đạo luật chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, với việc các
kết quả khảo sát cho thấy cử tri Mỹ đại đa số đổ lỗi cho đảng Cộng hòa
về sự bế tắc hiện tại, đảng
Dân Chủ cũng sẵn sàng để cho tình trạng này tiếp tục kéo dài.
Ngoại
trừ cuộc điện đàm dài chừng 10 phút tối thứ Hai vừa qua, đến nay Tổng
thống Obama vẫn chưa nói chuyện với chủ tịch Hạ viện John A. Boehner,
một nghị sỹ của đảng Cộng hòa. Và ông Boehner cũng không gặp chủ tịch
phe đa số ở Thượng viện Harry M. Reid, một thượng nghị sỹ của đảng Dân
chủ.
Nếu
chính phủ Mỹ đóng cửa trong vài tuần - một viễn cảnh rất có thể xảy ra -
các
nhà lập pháp sẽ bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng lớn hơn: năng lực vay
vốn liên bang hết hạn. Hiện phe Cộng hòa đang muốn sử dụng thời hạn chót
đó để buộc ông Obama thỏa hiệp.
Bộ
trưởng tài chính Jack Lew cho biết ông sẽ không còn đủ tiền để thanh
toán các hóa đơn của nước Mỹ trừ khi quốc hội có hành động trước ngày
17/10. Và khi đó viễn cảnh khó tưởng tượng nhất sẽ xảy ra: chính phủ Mỹ
vỡ nợ!
Thanh Tùng Tổng hợp
__._,_.___
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Oct/2013 lúc 2:31am
Hàng loạt nghị sỹ Mỹ trả lại lương vì xấu hổ
Phan Yến (Theo Washington Post)
Hàng loạt nghị sỹ Mỹ trả lại lương vì xấu hổ
TPO-
Chính phủ đóng cửa, hàng trăm nghìn công chức ở Mỹ phải nghỉ việc không
lương nhưng 533 thành viên Quốc hội vẫn được nhận lương bình thường.
Hàng loạt các nghị sỹ Mỹ đã trả lại lương vì quá xấu hổ.
Cuộc sống của người dân Mỹ trở nên ảm đạm sau khi chính phủ ngừng hoạt động.
Theo
luật pháp Mỹ, các thành viên Quốc hội và Tổng thống vẫn được hưởng
lương đầy đủ và quỹ lương dành cho họ là cố định, không phụ thuộc nguồn
phân bổ hàng năm.
Các nghị sỹ của Hạ viện và Thượng viện được trả 174.000 USD/năm trong khi các lãnh đạo thuộc Quốc hội được trả cao hơn. Phó Tổng thống Biden có mức lương 230.700 USD/năm, Tổng thống Obama là 400.000 USD/năm.
Theo Washington Post, tính đến trưa 2/10, ít
nhất 65 nghị sỹ trong đó 32 người thuộc Đảng Cộng hòa cho biết, sẽ dùng
lương của mình làm từ thiện hoặc từ chối nhận lương trong khi chính phủ
ngừng hoạt động.
Nghị
sỹ đảng Cộng hòa Andy Barr nói, ông muốn đóng góp thu nhập trong thời
gian chính phủ đóng cửa cho các tổ chức từ thiện địa phương.
Trong
khi đó, thượng nghị sỹ Ami Bera cho hay, ông muốn từ chối nhận lương vì
“Quốc hội phải gương mẫu và đặt con người trước chính trị… Nếu Quốc hội
không thể làm công việc của mình và đặt dân Mỹ lên hàng đầu, họ chắc
chắn không thể được trả lương trong cuộc khủng hoảng do chính họ gây ra.
Chúng ta phải bắt đầu hành động như những người trưởng thành, bắt
Washington phải làm việc phục vụ người dân một lần nữa”.
Cùng
quan điểm trên, nghị sỹ Vern Buchanan cho rằng: “Không có một doanh
nghiệp nào trả lương nhân viên khi anh ta từ chối làm công việc của
mình. Do đó, tại sao các thành viên Hạ viện và Thượng viện lại vẫn được
trả lương, khi không hoàn thành một trong những trách nhiệm cơ bản của
họ? Họ không được hưởng lương mới đúng”.
Nghị
sỹ Tulsi Gabbard cũng tuyên bố, sẽ gửi trả tiền lương của bà vào Kho
bạc Mỹ nếu chính phủ vẫn đóng cửa. Phát biểu trên truyền hình CNN,
bà nói: “Thật đáng xấu hổ! Không thể chấp nhận được rằng, những người
vẫn được hưởng lương khi chính phủ này đóng cửa lại chính là những thành
viên Quốc hội, như vậy là vô trách nhiệm”.
Bà
cho biết thêm, hàng trăm ngàn người đang phải chịu gánh nặng từ sự kiện
này và bà muốn mọi người biết rằng bà muốn chia sẻ với họ.
Phan Yến Theo Washington Post
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Oct/2013 lúc 1:07am
ĐỒNG TIỀN XƯA LẮC XƯA LƠ !!! mk
Một bài ca dao cổ
" Đi chợ tính tiền" là
một bài ca dao lục bát. Bài đã được in làm bài Học thuộc lòng cho học sinh lớp
"sơ đẳng" trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, năm 1948. Bài thơ kể chuyện một
người phụ nữ đi chợ về, phải trình bày minh bạch, rõ ràng việc chi tiêu với
chồng.
Ngày xưa khi học bài này
thầy giáo chỉ nêu đại ý như rứa, đồng thời nêu bật tính đảm đang, khéo vén của
người phụ nữ xưa....sau đó yêu cầu học sinh học thuộc. Thầy không giảng về bài
toán ẩn trong bài thơ, có lẽ vì thời thế đã khác (Khoảng năm 1958, chưa được
vào trường công lập, người viết học với Ông giáo... ở khoảng giữa cầu An
Cựu và lăng Vạn Vạn, không biết có phải là thân sinh của nhà văn Hải Triều
không?) đồng tiền cũng đã đổi thay, hoặc giải bài toán chắc chi những học trò
nhỏ hiểu được.
Đã hơn năm mươi năm, bây
giờ người học trò xưa đang ngồi ôm tóc trắng... một ngày mưa ngồi buồn chợt
nhớ thầy đồ nơi xóm cũ ngày xưa chừ không còn, nhưng bài thơ vẫn còn đọng mãi
trong đầu của bài Học thuộc lòng thửa ấy. Bèn tìm giấy giải
thử.
Ngay câu thơ đầu tiên đã
gặp ngay vấn nạn."Một quan tiền tốt mang đi". Một quan là bao nhiêu ?Quan là
đồng tiền cổ, những người muôn năm cũ giờ không còn, biết hỏi ai đây?
Chợt nghe vang vang trong đầu một bài nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng:
Một quan là sáu trăm đồng.
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.
(Thơ của Nguyễn Bính).
Vận dụng cả 4 phép tính
cộng trừ nhân chia,đảo xuôi ngược,lên xuống... mãi vẫn không đủ 600 đồng cho
một quan tiền! Lại phải đi tìm trong lịch sử. Trong một ngàn năm Bắc
thuộc, dân Việt không có đồng tiền riêng. Mãi đến sau khi Ngô Quyền đánh tan
quân Nam Hán, dân Việt vẫn còn dùng đến đồng tiền của phương Bắc. Đến năm 968,
Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế với đế hiệu Đinh
Tiên Hoàng, niên hiệu Thái Bình. Năm 970 nhà vua đã cho đúc những đồng tiền
Thái Bình Hưng Bảo. Đây chính là những đồng tiền đầu tiên của người Việt. Từ
đó tiếp đến những triều đại sau đều theo .
Đơn vị để tính tiền xưa
gồm có :quan, tiền, đồng. Mỗi quan có giá trị là 10 tiền, mỗi tiền bằng bao
nhiêu đồng tùy theo quy định của mỗi thời đại. Theo sử sách giá trị đồng tiền
các thời đại như sau:
1/ Năm 1225, vua
Trần Thái Tông định phép dùng tiền. 1 quan bằng 10 tiền. 1 tiền bằng 70
đồng.
2/ Năm 1428 vua Lê Thái
Tổ cho đúc tiền Thuận Thiên. 1 quan bằng 10 tiền. 1 tiền bằng 50
đồng.
3/ Năm 1439, vua Lê Thái
Tông quy
định
1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng.
Như vậy 1
quan=10 tiền=600 đồng.
Từ đó các triều đại về
sau,mỗi khi đúc một loại tiền mới đều theo tỷ lệ này, cho đến cuối triều
Nguyễn năm 1945. Chỉ có tên đồng tiền là thay đổi theo tên hiệu.
Năm 1905 , chính quyền
bảo hộ Bắc kỳ cho phát hành loại tiền đúc bằng hợp kim kẽm. Loại tiền
này mặt trước in chữ Pháp, mặt sau ghi chữ Hán, có giá trị tương đương các
loại tiền đồng như Gia Long Thông Bảo, Minh Mệnh Thông Bảo,Thiệu Trị Thông Bảo
và Tự Đức Thông Bảo.
Trong những đời vua sau
của nhà Nguyễn còn có thêm hai đồng tiền khác là Khải Định Thông Bảo và Bảo
Đại Thông Bảo,hai loại tiền này không đúc như những đồng tiền xưa mà được dập
bằng máy dập nhập từ nước Pháp.
Đến đây chắc chắn là
bài toán ẩn bên trong bài ca dao đã giải được. Ghi lại như sau, bên phải là
các phép tính đã giải.
ĐI CHỢ TÍNH
TIỀN
Trong sách QVGKT bên
dưới bài học thuộc lòng này có 3 từ giải nghĩa,ghi nguyên văn như sau :"GIẢI
NGHĨA.Tiền tốt=tiền tiêu được.Vàng=đồ làm bằng giấy cúng rồi đốt đi.Hồ
nghi=ngờ vực,không biết rõ". Những giải nghĩa này chỉ để giải thích cho lớp
học trò tóc còn để chỏm,dễ hiểu,dễ nhớ.Đi chợ tất phải đem theo tiền,tiền phải
có giá trị trong mua bán... là chuyện đương nhiên. Nhưng sao gọi là tiền
tốt?Một bài cao dao được lưu truyền,được in trong sách giáo khoa từ lúc ra đời
(Bản in đầu tiên năm 1927) đến lúc cải tiến thay đổi,không lẽ vì bí vần mà
viết vụng thế sao! Thế là người viết phải đi tìm tiếp. Có một giai thoại
trong văn học về Bà Chúa thơ Nôm.Chuyện kể rằng Hồ Xuân Hương thiếu tiền bèn
hỏi mượn của Chiêu Hổ 5 quan để tiêu tạm. Chiêu Hổ gởi tiền đến,đếm hoài vẫn
chỉ thấy có 3 quan.Nữ sĩ bèn làm bài thơ trách người cho mượn
tiền:
Sao nói rằng năm chỉ có ba.
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt.
Nhớ hái cho xin nắm lá đa.
Chiêu Hổ họa
lại:
Rằng
gián thì năm,quý có ba. Bởi
người thục
nữ tính không ra. Ừ
rồi thong thả lên
chơi nguyệt. Cho cả
cành đa lẫn củ
đa.
Trong bài họa của Chiêu Hổ có chữ
gián và quý.Đây là cơ sở dẫn người viết đi tìm tiếp. Đã có công tất ...chồng
không phụ,kết quả đã tìm được: Khoảng thế kỷ 18,dưới triều vua Minh Mạng có
hai loại tiền lưu hành.Đó là tiền quý và tiền gián,tỷ lệ như sau: 1quan quý =
600đồng. 1 quan gián chỉ bằng 360 đồng. Khi hỏi mượn tiền ,Hồ Xuân Hương
chỉ nói mượn 5 quan,không nói là quan gì.Gặp lúc Chiêu Hổ chắc cũng đang thiếu
nên chỉ cho mượn số tiền thấp xuống,nhưng vẫn đủ 5 quan:
Quan quý :
3x600 = 1800
đồng
1800 : 360 = 5 quan gián
Giá trị của các loại
tiền xưa như thế nào? Đây là những số liệu về lương tiền dưới triều vua Minh
Mạng.
-Quan Nhất Phẩm lãnh mỗi
năm 400 quan, 300 phương gạo, 70 quan tiền Xuân Phục, tức tiền áo
quần.
-Quan Chánh ngũ
phẩm,hàng tri phủ mỗi năm lương 40 quan, 43 phương gạo, 9 quan tiền Xuân
Phục.
-Lính,thơ lại,phục
dịch ...lương mỗi tháng 1quan, tiền, 1 phương gạo.
Đồng quan ngày xưa nó to
thế. Chẳng trách người ta bỏ ...quan ra để mua phẩm hàm, chức tước...để được
làm quan! Chẳng trách người phụ nữ " thời xưa"(tên khác của bài thơ Trăng sáng
vườn chè) quên cả thanh xuân, gác tạm những ẩn ức, dồn nén để một ngày chồng
vinh qui về làng...cùng nhau trãi trọn trong một đêm trăng!
Qua những số liệu vừa
tìm được, ta có thể thấy rõ bài ca dao "Đi chợ tính tiền" xuất hiện sớm nhất
phải từ thời Minh Mạng. Bởi từ lúc này mới có "Một quan tiền TỐT" mang
đi. Tiền tốt chính là tiền quý, phân biệt với tiền gián có giá trị thấp hơn.
Cũng thấy được, người phụ nữ trong một buổi chợ quê đã tiêu số tiền bằng lương
tháng một người lính. Nhà nàng chắc phải có chuyện quan hôn, kỵ giỗ chi
đây!
Thật thú vị, để giải bài toán ẩn bên trong bài ca dao, đã phải đi
loanh quanh, lòng vòng. Gặp những bài thơ hay, giai thoại đẹp, biết thêm vài
điều về lịch sử...Nếu không có Internet chắc gì người viết đã giải được bài
toán ẩn bên trong bài ca dao cổ? Chỉ nghĩ đến kho sách phải lục tìm, những thư
viện phải đi đến ...
đã thấy chồn chân chẳng muốn leo !
(INTERNET)
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Feb/2014 lúc 7:23pm
Rolls-Royce và bài toán kinh doanh tại Việt Nam
Thứ ba| 25-02-2014 | 07:15 AM
Tuyết Nhi...Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, hãng Rolls-Royce bất ngờ mở đại diện chính thức tại Việt Nam. Sự kiện thương hiệu xe hơi siêu sang hàng đầu thế giới đến với một quốc gia đang phát triển, đã trở thành tâm điểm của báo giới trong và ngoài nước.
Rolls-Royce
không phải là dòng xe hơi phổ cập, chỉ những người có đủ tiềm lực mới
có thể sở hữu chiếc xe vốn được ví như một tác phẩm nghệ thuật.
Tại Việt Nam, tính toán của Rolls-Royce là gì khi quyết định đầu tư và mở đại diện chính thức tại đây?
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Herfried Hasenoehrl, Tổng giám đốc Rolls-Royce Motor Cars
- khu vực các nước đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương, và
ông Đoàn Hiếu Minh - Chủ tịch Công ty Cổ phần Ôtô Regal (gọi tắt Regal)
và đại lý chính thức Rolls-Royce Motor Cars Hanoi (gọi tắt RRMC-HN) -
đối tác chính thức của Rolls-Royce tại Việt Nam.
Đâu là lý do Rolls-Royce quyết định mở đại lý tại Việt Nam, thưa ông?
Ông Herfried Hasenoehrl: Rolls-Royce luôn chú ý đến
Việt Nam, một thị trường thú vị với nhiều tiềm năng. Chúng tôi đã dành
nhiều thời gian để nghiên cứu và đến bây giờ, khi tìm được đối tác phù
hợp là Regal, chúng tôi quyết định đầu tư.
Trong những năm qua, sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đã tạo ra một
cộng đồng doanh nhân thành đạt, có khả năng sở hữu và sưu tầm những
chiếc xe cao cấp mà Rolls-Royce có thể cung cấp.
Đã có bao nhiêu đơn vị cạnh tranh để trở thành đại lý chính thức
của Rolls-Royce? Và Regal Motor Cars đã đáp ứng những tiêu chí gì của
Rolls-Royce để trở thành đối tác của hãng ở Việt Nam?
Ông Herfried Hasenoehrl: Chúng tôi nghĩ ông Đoàn Hiếu
Minh là một trong số rất ít người Việt Nam có niềm đam mê và thực sự am
hiểu về Rolls-Royce. Rolls-Royce tin tưởng Regal sẽ tìm được nhiều cơ hội để gặt hái thành công tại thị trường Việt Nam.
Rolls-Royce
không phải là dòng xe đại trà, do vậy chúng tôi chắc chắn không tạo áp
lực doanh số với đối tác của hãng. Rolls-Royce không áp đặt chỉ tiêu
doanh số ngắn hạn mà đã có những kế hoạch dài hạn đối với thị trường
nhiều tiềm năng như Việt Nam.Ông Herfried Hasenoehrl
Chủ tịch Regal Motor Cars Đoàn Hiếu Minh tin rằng mức độ tăng trưởng của Rolls-Royce tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới ít nhất sẽ là hai con số.
Khi quyết định vào Việt Nam, các ông có e ngại về các chính sách
không mấy ổn định đối với ngành công nghiệp ôtô? Ông có bình luận gì về
thị trường xe hơi Việt Nam hiện tại và trong thời gian tới?
Ông Herfried Hasenoehrl: Chúng tôi không có bình luận gì. Rolls-Royce luôn tuân thủ luật pháp ở nước sở tại.
Đại diện chính thức của Rolls-Royce tại Việt Nam sẽ có trách nhiệm thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến thuế và các thủ tục hải quan
khi nhập khẩu và phân phối xe tại đây.
Ông đánh giá thế nào về triển vọng phát triển của Rolls-Royce tại
Việt Nam trong thời gian tới? Hãng đã có dự kiến về doanh số bán hàng
tại Việt Nam chưa, và nếu có rồi thì con số đó là như thế nào?
Ông Đoàn Hiếu Minh: Regal đã nhận được nhiều sự quan
tâm của khách hàng tiềm năng, những người đang có ý định sở hữu
Rolls-Royce trong thời gian ngắn sắp tới đây. Thị trường Việt Nam tuy
mới nhưng có tiềm năng rất tốt. Tại thời điểm này, tôi chưa thể tiết lộ
con số chính xác bao nhiêu xe sẽ chuyển đến tay khách hàng trong năm
2013 và 2014. Tuy nhiên tôi tin mức độ tăng trưởng về sản lượng bán
hàng của đại lý RRMC-HN trong vòng 3 năm tới ít nhất sẽ là hai con số.
Ông Herfried Hasenoehrl: Rolls-Royce không phải là
dòng xe đại trà, do vậy chúng tôi chắc chắn không tạo áp lực doanh số
với đối tác của hãng. Rolls-Royce không áp đặt chỉ tiêu doanh số ngắn
hạn mà đã có những kế hoạch dài hạn đối với thị trường nhiều tiềm năng
như Việt Nam.
Sắp tới, Bentley cũng sẽ có đại lý tại Việt Nam, Rolls-Royce có lo ngại về đối thủ này hay không?
Ông Herfried Hasenoehrl: Rolls-Royce không cạnh tranh trực tiếp
với bất kỳ một hãng xe nào, bởi chúng tôi tin phẩm chất và chất lượng
của một chiếc xe Rolls-Royce là đặc thù, và vì thế khách hàng chọn
Rolls-Royce.
Ngoài ra, đại đa số khách hàng của chúng tôi thường có trong garage của
họ nhiều hơn một chiếc xe thuộc nhiều thể loại khác nhau, từ siêu xe
thể thao, xe thể thao đa dụng, và những nhãn mác siêu sang khác. Do đó,
sở hữu một hoặc nhiều mẫu xe Rolls-Royce là sở thích và niềm đam mê
hơn là sự thay thế một phương tiện đi lại thông thường.
Từ tháng 8/2007 đến nay, đã có khoảng hơn 90 chiếc Rolls-Royce về
Việt Nam và trong số đó chỉ có duy nhất một chiếc là... chính hãng.
Liệu những chiếc nhập khẩu không chính hãng có được tham gia các dịch
vụ bảo dưỡng, chăm sóc theo tiêu chuẩn Rolls-Royce?
Đúng là chỉ có duy nhất một chiếc Rolls-Royce được đặt hàng chính thức
từ trước tới nay ở Việt Nam, còn lại hầu hết được mang về bằng nhiều
đường khác nhau.
Quan điểm của Rolls-Royce và công ty Regal là sẽ mang tới cho khách
hàng sự yên tâm tuyệt đối khi sở hữu và sử dụng xe. Chúng tôi cam kết
sẽ mang tới đầy đủ các dịch vụ sau bán hàng cho chủ sở hữu xe
Rolls-Royce ở Việt Nam.
Về thẻ thành viên như một số hãng xe khác đang làm cho những khách hàng
đang sử dụng xe nhập không chính hãng, Regal Motor Cars đang hoàn tất
một số thỏa thuận với nhà sản xuất để có cách tiếp cận phù hợp nhất với
các khách hàng đang dùng xe Rolls-Royce. Tiêu chí cuối cùng là khách
hàng sở hữu xe Rolls-Royce thực sự yên tâm và không phải lo lắng nhiều
về chuyện khác ngoài việc thưởng thức trải nghiệm xe.
Rolls-Royce hình dung thế nào về đối tượng khách hàng chủ lực của
hãng tại Việt Nam? Để mua được xe Rolls-Royce thì chỉ cần có đủ tiền,
hay còn cần thêm tiêu chí gì nữa?
Ở bất kỳ nơi đâu, phân khúc khách hàng của Rolls-Royce đều rất hẹp. Họ
là những người thành đạt trong các lĩnh vực và ngành nghề mà họ đại
diện, đạt được nhiều thành công và muốn tưởng thưởng riêng cho bản thân
một chiếc xe đặc biệt mang dấu ấn cá nhân.
Nhóm khách hàng Rolls-Royce là rất đặc biệt, và do đó khi một khách
hàng Việt Nam sở hữu Rolls-Royce thì điều đó càng đặc biệt hơn nữa.
Từ trước đến nay, Rolls-Royce chưa bao giờ kén chọn khách hàng, mà
chính khách hàng đã quyết định chọn Rolls-Royce. Chúng tôi tin chỉ có
Rolls-Royce mới đủ khả năng mang đến một chiếc xe hội tụ đầy đủ tính
cách và sở thích theo ý thích cá nhân và sự sáng tạo không giới hạn của
khách hàng.
Tại
thời điểm này, tôi chưa thể tiết lộ con số chính xác bao nhiêu xe sẽ
chuyển đến tay khách hàng trong năm 2013 và 2014. Tuy nhiên tôi tin mức
độ tăng trưởng về sản lượng bán hàng của đại lý RRMC-HN trong vòng 3
năm tới ít nhất sẽ là hai con số.Ông Đoàn Hiếu Minh
Nhiều chủ sở hữu xe Rolls-Royce cho biết, quá trình vận hành xe
trong điều kiện đường sá ở đường Việt Nam rất dễ gây trục trặc ở giảm
xóc xe. Vậy đâu là nguyên nhân và Rolls-Royce sẽ giải quyết vấn đề này
như thế nào?
Ông Herfried Hasenoehrl: Tất cả xe Rolls-Royce đều được sản xuất
tại nhà máy Goodwood (Anh quốc) và các chi tiết kỹ thuật được chế tạo
chuyên biệt theo điều kiện khí hậu và vận hành của từng thị trường.
Tại Việt Nam, do một số khó khăn nhất định đối với điều kiện đường sá,
chất lượng của nguồn nhiên liệu và quan trọng nhất là điều kiện bảo
hành bảo trì theo đúng tiêu chuẩn Rolls-Royce toàn cầu, nên việc vận
hành và bảo trì xe Rolls-Royce còn gặp nhiều hạn chế.
Việc nhiều xe Rolls-Royce gặp hỏng hóc bộ phận giảm xóc một phần có thể
do các nguyên nhân khách quan nêu trên. Còn về nguyên nhân chủ quan,
có thể do đa số các xe Rolls-Royce đang lưu thông tại Việt Nam được
nhập khẩu gián tiếp từ một thị trường khác, và vì đó không được địa
phương hoá các chi tiết kỹ thuật để phù hợp với điều kiện giao thông
tại Việt Nam, dẫn đến các hỏng hóc như nêu trên.
Cũng cần nói thêm, khi mua xe Rolls-Royce chính hãng tại đại lý
RRMC-HN, khách hàng được hưởng chế độ bảo hành toàn diện trong 4 năm
không giới hạn số km lưu thông. Các vấn đề bảo hành và bảo trì được
chuyên viên kỹ thuật RRMC-HN đảm trách.
Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của Rolls-Royce Motor Cars đảm
nhiệm phục vụ khách hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore
và đội ngũ chuyên viên tại chính nhà máy Goodwood luôn luôn sẵn sàng
có mặt tại Việt Nam để bảo đảm chiếc Rolls-Royce của khách hàng luôn
hoạt động trong tình trạng hoàn hảo nhất.
Các ông dự kiến xây dựng bao nhiêu showroom ở Việt Nam và lộ trình sẽ như thế nào?
Ông Herfried Hasenoehrl: Trước mắt, chúng tôi cùng đối tác Regal
sẽ tập trung toàn lực để xây dựng và phát triển hệ thống showroom và
xưởng dịch vụ tại Hà Nội, đại lý RRMC-HN.
Và tất nhiên, tiếp theo là việc nhân rộng hệ thống bán hàng và dịch vụ
sau bán hàng tại các thành phố lớn khác tại Việt Nam. Việc kiện toàn hệ
thống và đảm bảo cao nhất chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo tiêu
chuẩn Rolls-Royce toàn cầu được đặt lên hàng đầu. Vì thế, việc mở rộng
hệ thống trước mắt phải tuân theo điều kiện tiên quyết này, và chắc
rằng chúng tôi cần thêm thời gian để mọi việc được hoàn hảo.
http://dongphuongnews.com/?newsid=17078
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Mar/2014 lúc 10:33pm
Một sự hiểu lầm tai hại
Nguyễn Hưng Quốc
Chung
quanh việc Nga xâm chiếm Crimea của Ukraine, và liên quan đến Vladimir
Putin, Tổng thống của Nga, có một số vấn đề khiến giới bình luận chính
trị Tây phương thắc mắc và bàn thảo nhiều nhất suốt mấy tuần vừa qua:
Một, tại sao tình báo của Mỹ không biết trước được việc Nga xua cả mấy
ngàn quân (sau đó là cả mấy chục ngàn) đến chiếm Crimea? Hai, tại sao
giới lãnh đạo Tây phương, kể cả các tổng thống Mỹ, từ George W. Bush đến
Barack Obama, đều có vẻ cả tin Vladimir Putin đến vậy? Đằng sau hai câu
hỏi trên là một câu hỏi khác: Tại sao Tây phương, kể cả Mỹ, lại dễ bị
Putin lừa đến như vậy?
Kiểm tra lại các bản tin tình báo gửi lên
giới lãnh đạo Mỹ, ít nhất là ở Quốc Hội, người ta thấy tuy các tình báo
biết rõ sự kiện Nga huy động khoảng 150.000 lính đến biên giới Ukraine
nhưng hầu hết đều đánh giá khả năng Nga quyết định tấn công Ukraine rất
nhỏ.
http://www.latimes.com/world/worldnow/la-fg-wn-us-ukraine-intelligence-20140304,0,3928752.story#axzz2vF37C9XV - Mỹ
biện minh: họ vẫn thường xuyên cập nhật các tin tức họ thu lượm được
tại Nga và Ukraine và liên tục báo cáo cho chính phủ nhưng việc đánh giá
đúng ý đồ của các nhà lãnh đạo nước khác, như Nga, chẳng hạn, rất khó
chính xác.
Nói cách khác, thành thực hơn: lần này mọi người từ
tình báo đến chính khách đều nhầm. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ hai
nguyên nhân chính:
Thứ nhất, từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001,
phần lớn ngân sách tình báo của Mỹ đều tập trung vào nỗ lực chống khủng
bố, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo hoặc ở những nơi các
nhóm Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh. Nga không còn là một ưu tiên để
theo dõi như thời Chiến tranh lạnh nữa.
Thứ hai,quan trọng hơn, hầu như mọi người đều không hiểu đúng bản chất con người của Putin.
Nhớ,
vào tháng 6 năm 2001, trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người, Tổng
thống George W. Bush đã bày tỏ sự tin tưởng sâu đậm đối với Putin, người
đồng nhiệm của ông ở Nga. Khi được các phóng viên hỏi tại sao, Bush tự
tin đáp: “Tôi nhìn vào mắt ông ấy và thấy được tâm hồn của ông” (I
looked in his eyes and saw his soul). Sự tự tin ấy, sau này, bị nhiều
người chê là ngây thơ.
Nhưng không phải ai cũng thoát được sự
ngây thơ ấy. Trước ngày Nga xua quân tràn vào Crimea, phần lớn các tờ
báo có uy tín nhất tại Mỹ đều cho
việc Putin điều động binh sĩ đến biên giới Ukraine chỉ là một trò hăm
dọa. Các bài viết mang nhan đề kiểu “Tại sao Nga không xâm lược Ukraine”
hay “Không, Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine” hoặc “Năm lý do để mọi
người đừng lo lắng thái quá về http://www.the-american-interest.com/blog/2014/03/01/putin-smashes-washingtons-cocoon/ - ” xuất hiện đầy trên các mặt báo.
Xuất
hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phần lớn các học giả,
các chuyên gia quân sự và chính trị nổi tiếng đều không tin là Nga sẽ
tấn công Ukraine như điều họ đã từng làm đối với http://www.politico.com/story/2014/03/united-states-barack-obama-ukraine-crimea-russia-vladimir-putin-104264_Page2.html#ixzz2v4FAd08w - .
Tại sao người ta dám khẳng định một cách chắc chắn như vậy?
Có ba lý do chính:
Thứ
nhất, nền kinh tế của Nga hiện nay quá yếu để có thể chịu đựng nổi một
cuộc chiến tranh như thế. Putin hẳn thừa biết là nếu lao vào một cuộc
xâm lược như vậy, ông sẽ bị Mỹ và Tây phương trừng phạt, ít nhất về
phương diện kinh tế. Việc buôn bán sẽ bị ngưng trệ, đồng rúp sẽ bị giảm
giá, uy tín của Nga trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra cho Olympic mùa đông tại Sochi vừa rồi như
đổ vào
biển, cuộc họp thượng đỉnh của khối Bát cường (8 group) được chuẩn bị
vào tháng 6 sẽ hóa thành công cốc. Đó là chưa kể các nguy hại lâu dài:
Về kinh tế, Nga phải cưu mang hơn 2 triệu người ở Crimea, trong đó 20%
là người lớn tuổi; về an ninh, Nga sẽ phải đối diện với nguy cơ đánh du
kích hoặc khủng bố của mấy trăm ngàn người Tatar vốn có truyền thống thù
ghét Nga.
Thứ hai, nó lại không cần thiết: Ai cũng biết chính
quyền Ukraine, sau cuộc cách mạng vừa rồi, đang đối diện với vô số thử
thách: Nếu Nga không can thiệp, tự nó sẽ sụp đổ. Kinh tế Ukraine vốn đã
gầy guộc, lại thêm nạn tham nhũng tràn lan, càng ngày càng quặt quẹo
với lạm phát và nợ nần chồng chất. Mới tuần trước, tân Thủ tướng Ukraine
ước chừng khoảng 37 tỉ Mỹ
kim bị biến mất dưới thời Viktor Yanukovych. Hiện nay Ukraine cần ít
nhất 25 tỉ Mỹ kim để trả nợ và bù đắp các thiếu hụt trong ngân sách.
Trong khi đó số ngoại tệ họ dự trữ được chỉ còn có 12 tỉ.
Thứ ba,
không những không cần thiết, nó còn có hại. Hai cái hại lớn nhất là:
Một, nó làm cho Mỹ và Tây phương phải nhảy vào giúp Ukraine. Bình
thường, không có sự uy hiếp của Nga, có lẽ Tây phương sẽ hờ hững với
việc giúp đỡ Ukraine sau cuộc cách mạng vừa rồi. Tây phương đang phải
đối đầu với các khó khăn của chính họ, nhất là ở các thành viên mới. Họ
không đủ sức để cưu mang thêm một gánh nặng khác. Nếu Nga không tấn
công Crimea, chắc chắn Mỹ và châu Âu không nhảy vào giúp Ukraine một
cách nhiệt tình và tận tình như vậy. Hai,
hành động hiếu chiến thô bạo của Nga làm cho dân chúng Ukraine trở
thành đoàn kết hơn, yêu nước hơn và sẵn sàng chống trả Nga một cách mãnh
liệt hơn. Quan sát dân tình ở Ukraine hiện nay, http://www.nytimes.com/2014/03/09/opinion/sunday/how-russia-has-already-lost-the-war.html - đã thực sự thua trận.
Tất
cả những điều ấy chắc chắn Putin và nhóm cố vấn của ông đều biết rõ.
Ngay cả những người bình thường nhất cũng biết rõ. Vậy mà ông vẫn quyết
định chiếm Crimea và có vẻ như sẽ đánh chiếm cả Ukraine. Tại sao?
Lý do đầu tiên có lẽ do Putin quá tự tin. Ông nghĩ là Mỹ sẽ không dám
phản ứng gì cả. Một phần, vì Mỹ đã quá mệt mỏi
với hai cuộc chiến tranh ở Iraq và ở Afghanistan, hơn nữa, họ phải tập
trung đối đầu với Trung Quốc ở châu Á. Phần khác, ông cho là hầu hết các
quốc gia Âu châu, những đồng minh thân cận nhất của Mỹ hiện nay, đều lệ
thuộc vào nguồn dầu khí của Nga, lại có nhiều liên hệ kinh tế với Nga:
Tất cả những nước ấy, vì quyền lợi của mình, không thể mạnh tay với Nga
được. Khi Châu Âu khoanh tay, một mình Mỹ cũng chẳng làm gì được. Chính
sách của Mỹ, ít nhất là dưới thời Obama, thường rất cẩn thận, tránh né
mọi rủi ro; khi cần, họ chỉ lãnh đạo từ phía sau. Nếu châu Âu không đóng
vai tiên phong, Putin tin là Mỹ cũng sẽ chỉ đánh võ mồm mà thôi. Mà http://www.nytimes.com/2014/03/05/opinion/friedman-why-putin-doesnt-respect-us.html?ref=opinion&_r=0 - thì ông chả ngán chút nào cả.
Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là cách suy nghĩ và cách http://www.the-american-interest.com/blog/2014/03/01/putin-smashes-washingtons-cocoon/ - hoàn
toàn khác với Tây phương. Khác đến độ bà Madeleine Albright, cựu ngoại
trưởng Mỹ, cho là Putin bị hoang tưởng; phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Mỹ cho những lời lẽ của Putin về các âm mưu của Tây phương tại Ukraine
là những sự hư cấu http://www.latimes.com/world/asia/la-fg-ukraine-putin-20140307,0,2724923.story#ixzz2vL5s5WMG - nhất kể từ Dostoyevsky.
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry cho Nga hành xử như những kẻ sống trong thế kỷ 20
hoặc thế kỷ 19! Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong một cuộc điện đàm
với Tổng thống Obama mới đây, cũng đồng ý như thế khi cho dường như
Putin đang sống ở một thế giới khác
Nhưng khác như thế nào? Khác ở
ba điểm chính: Một, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề;
hai, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả sự khủng hoảng của kinh tế và sự
cùng khổ của dân chúng để đạt được điều mình muốn. Nhưng sự khác biệt
lớn nhất là sự nghi ngờ và căm thù
đối với Mỹ và Tây phương. Putin thường nói là việc để cho chủ nghĩa
cộng sản sụp đổ, từ đó, làm tan rã khối Liên bang Xô viết trước đây là
một sai lầm lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Ông tự đặt cho mình sứ mạng
là phục hồi lại đế quốc Nga bằng cách thu phục lại, và nếu cần, xâm
chiếm các quốc gia láng giềng vốn thuộc Liên bang Xô viết trước đây.
Trên con đường thực hiện giấc mộng ấy, ông xem cản trở chính là tham
vọng bành trướng của Mỹ và châu Âu. Mỗi lần Liên hiệp Âu châu thu nạp
một thành viên mới là một lần Putin giật mình căm hận. Ông không nhìn đó
như một sự phát triển đáng mừng của lịch sử về hướng dân chủ hóa mà lại
xem đó như một sự đe dọa. Trước những đe dọa ấy, ông phản ứng một cách
quyết
liệt, bất chấp những hậu quả về kinh tế, chính trị hay xã hội.
Tuy nhiên, ông lại quên thời thế đã đổi khác. Sự liều lĩnh của ông chỉ mang lại tai họa cho nước Nga.
Trước
mắt, tai họa đầu tiên đến từ một yếu tố có lẽ Putin không nghĩ đến khi
quyết định tung quân đánh chiếm Crimea: Khác với cuộc xâm chiếm Hungary
vào năm 1956 và Czechoslovakia năm 1968, nước Nga hiện nay có một yếu tố
mới có ảnh hưởng nhanh chóng và sâu sắc đến các quan hệ quốc tế: thị
trường chứng khoán. Ngay ngày đầu tiên khi binh lính Nga xuất hiện trên
đất Crimea, chỉ số thị trường chứng khoán bị rớt hơn 12%, làm bay mất 60
tỉ Mỹ kim và tỉ giá đồng rúp bị giảm đến mức kỷ lục.
Về lâu về
dài, ngay cả khi chiếm được Crimea hoặc ngay cả toàn
lãnh thổ Ukraine, nước Nga cũng sẽ phải chịu đựng những gánh nặng kinh
tế hầu như vượt ngoài khả năng của họ. Hiện nay, Nga vẫn còn đang phải
còng lưng ra tài trợ cho Abkhazia và South Ossetia họ chiếm được từ
Georgia, và Transnistria từ Moldova. Ukraine, với những nợ nần và tham
nhũng hiện nay, nếu lọt vào tay Nga, cũng sẽ trở thành một gánh nặng
khủng khiếp. Đó là chưa kể Nga sẽ phải đối diện với các cuộc chống đối
bằng vũ trang, dưới hình thức http://www.theatlantic.com/international/archive/2014/03/the-hidden-costs-of-a-russian-statelet-in-ukraine/284197/ - , của người Ukraine và đặc biệt, người Tatars.
Trong
một bài viết mới đăng trên tờ The Washington
Post, Henry A. Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ thời Nixon, có nêu lên
một vấn đề hay: Một chính sách được kiểm tra không phải ở chỗ nó bắt đầu
như thế nào mà ở chỗ nó kết thúc như thế nào.
Nhưng trong khi chờ cuộc http://www.washingtonpost.com/opinions/henry-kissinger-to-settle-the-ukraine-crisis-start-at-the-end/2014/03/05/46dad868-a496-11e3-8466-d34c451760b9_story.html - ,
không ai được quên bài học lần này: Cách suy nghĩ và hành xử của Putin
hiện nay không khác gì mấy so với các nhà độc tài cộng sản trước đây.
Thay tên đổi họ, ông vẫn không giấu được dòng máu của Stalin trong huyết
quản.
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 28/Jan/2015 lúc 11:58pm
27-01-2015
Cắt SWIFT sẽ đẩy Nga, Mỹ tới bờ vực chiến tranh
Cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, hôm sau, các đại sứ Nga, Mỹ lập
tức xách va ly về nước.
Ông Andrei Kostin
Việc cắt quyền truy cập hệ thống SWIFT đối với các nhà băng Nga
nhằm xiết chặt trừng phạt sẽ có nghĩa là cắt đứt quan hệ Mỹ và Nga, Giám
đốc điều hành Ngân hàng VTB của Nga, ông Andrei Kostin tuyên bố hôm
23/1/2015 tại phiên thảo luận “Dự báo về nước Nga” của Diễn đàn kinh tế
thế giới Davos.
“Chúng tôi đã thiết lập hệ thống thanh toán liên
ngân hàng cục bộ có thể thay thế SWIFT. Chúng tôi đang đàm phán với các
đối tác Trung Quốc về việc lập hệ thống thanh toán bằng các đồng nội tệ,
nhưng tôi rất muốn nhận mạnh điều sau đây: nếu như cuối cùng vẫn sẽ
diễn ra những chuyện đó, thì điều đó sẽ làm xấu đi nghiêm trọng các quan
hệ toàn cầu giữa phương Đông và phương Tây”, ông Kostin nói.
Ông Andrei Kostin
Ông
Kostin khẳng định, nếu xảy ra việc cắt truy cập đó thì “hôm sau, cả hai
đại sứ - cả đại sứ Mỹ ở Moskva, cả đại sứ Nga ở Washington - có thể rời
khỏi hai thủ đô”.
“Bởi vì điều tương tự đã từng xảy ra trước
đó, ví dụ giữa Mỹ và Iran. Và hậu quả của điều đó đã là ngừng đối thoại
chính trị, các quan hệ văn hóa và mọi quan hệ khác giữa hai nước. Điều
đó có nghĩa là Nga và Mỹ sẽ không có bất kỳ quan hệ gì sau đó”, ông
Kostin nhận định và cho biết thêm, những bước đi như thế đối với Nga sẽ
đặt hai nước “lên con đường chiến tranh, chiến tranh lạnh”.
Ông
Kostin kêu gọi: “Chúng ta tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng ngừa
để không xảy ra điều đó giữa phương Đông và phương Tây”.
Giám đốc
VTB hồi tháng 12/2014 trả lời phỏng vấn tờ Handelsblatt cũng từng phát
biểu rằng, việc loại các nhà băng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế
SWIFT sẽ có nghĩa là tuyên chiến.
Trong mấy tháng gần đây, các
chính trị gia châu Âu và Mỹ nhiều lần kêu gọi loại Nga khỏi hệ thống
SWIFT do tình hình Ukraine. Hãng Bloomberg đưa tin vào cuối tháng 8/2014
rằng, Thủ tướng Anh David Cameron cũng đòi EU thảo luận việc cấm Nga
truy cập SWIFT.
Giữa tháng 9/2014, các nghị sĩ châu Âu đã ủng hộ
ý tưởng cắt quyền truy cập của Nga vào hệ thống SWIFT nếu tình hình ở
Ukraine leo thang. Cuối tháng 9/2014, 9 thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu rút
các nhà băng Nga khỏi SWIFT.
Hệ thống SWIFT (Society for
Worldwide Interbank Financial Telecommunication - Hiệp hội viễn thông
liên ngân hàng toàn thế giới) được thành lập năm 1973. Nó bảo đảm truyền
1,8 tỷ thông điệp/năm. Thông qua SWIFT trong một ngày người ta gửi các
lệnh thanh toán trị giá hơn 6.000 tỷ USD, tham gia hệ thống có hơn
10.000 tổ chức tài chính ở 210 quốc gia. Tại Nga, Hiệp hội này có hơn
600 thành viên trong đó có Ngân hàng Nga và các ngân hàng lớn nhất .
SWIFT hoạt động ở Nga thông qua công ty riêng là Rosswift.
Hệ
thống SWIFT đặt tại Brussels, được điều tiết bởi các luật của Bỉ và phải
chấp hành các quyết định của EU. Trong suốt lịch sử tồn tại, SWIFT chỉ
quyết định cắt quyền truy cập hệ thống của các nhà băng Iran vào năm
2012.
“BẢY CHỊ EM ” hay tiếng Anh còn gọi là “Seven Sisters ” là tiếng lóng
để ám chỉ bảy công ty dầu hỏa lớn nhất thế giới , nắm khoảng 85%—95%
trữ lượng dự trử dầu hỏa của thế giới. Khởi thủy ( lúc ban đầu) , “BẢY
CHỊ EM” trong ngành dầu hỏa bao gồm các công ty sau đây:
•Exxon (xuất thân từ Standard Oil of New Jersey ) •Mobil (xuất thân từ Standard Oil of New York) •Chevron (xuất thân từ Standard Oil of California) •Texaco •Gulf Oil
•Shell
•British Petroleum
Về sau này, Exxon xác nhập với Mobil vào năm 1998 để trở thành
ExxonMobil , Chevron mua đứt Texaco vào năm 1984 và Britist Petroleum
mua đứt Gulf Oil cho nên “BẢY CHỊ EM” lần hồi không còn đúng nữa nhưng
thành ngữ “BẢY CHỊ EM” vẫn được sử dụng để ám chỉ các công ty dầu hỏa
hàng đầu của thế giới.
Hiện tại thì Chevron và Texaco, hai thành viên quan trọng nhất của
giới “BẢY CHỊ EM” đang khai thác dầu hỏa tại Việt Nam. Riêng Chevron thì
cho là đã có mặt tại Việt Nam ngay năm 1994 , tức là năm Hoa Kỳ chính
thức bãi bỏ mọi cấm vận đối với Việt Nam . Xin được ghi chú là thêm
hai công ty Chevron và Texaco đã vào Việt Nam còn đội lốt dưới cái tên
khác là CALTEX.
Như vậy “BẢY CHỊ EM ” thực sự có mặt tại Việt Nam từ lâu và những bí
ẩn riêng tư bên trong của giới “BẢY CHỊ EM” ảnh huởng lên chính trị ,
lịch sử , và kinh tế của Việt Nam là điều mà cần phải phân tích cặn kẽ
tận tường khi bình luận hay khi đưa ra những đối sách chính trị ngoại
giao cần thiết cho Việt Nam
II. Ảnh hưởng của “BẢY CHỊ EM” lên nền chính trị Việt Nam hiện nay:
Cơ quan US Energy Information Administration gọi tắt là EIA của Hoa
Kỳ loan báo chính thức là trữ lượng dầu hỏa tại Biển Đông lên đến 11 tỷ
thùng và 190 ngàn tỷ cubic ft khí đốt (một cubic foot tương đương với
0.28 mét khối )
EIA cũng đưa ra bản thống kê chính thức trữ lượng dầu hỏa và khí đốt của các nước trong vùng biển Đông như sau:
Bảng thống kê 1 :Dự trữ dầu hỏa tại biển Đông
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2015/04/bang-1.png">
Như
vậy , trữ lượng dầu thô của Việt Nam ( 3 tỷ thùng ) không thôi đã chiếm
gần 27.3 % gần một phần ba trữ lượng của toàn vùng . Còn về lượng khí
đốt thì Việt Nam đã đứng hang thứ ba trong vùng theo bảng tổng kết trình
bày ở trên từ EIA.
Dữ liệu do chính EIA đưa ra cho thấy Việt Nam đã có thể cán đán sản
xuất gần 300 ngàn thùng dầu thô mỗi năm , tức là tương đương với khoảng
13.5 tỷ Mỹ kim mỗi năm nếu giá dầu thô chỉ là 45 Mỹ kim một thùng.
Biểu đồ 1:Mức tăng trưởng sản xuất dầu hỏa của Việt Nam
Dựa
vào biểu đồ 1 , nếu lấy năm 1994 làm cột mốc vì là năm Hoa Kỳ chính
thực bãi bỏ cấm vận, thì sản lượng dầu thô của Việt Nam đã tăng từ 150
ngàn thùng một năm lên đến hơn 300 ngàn thùng một năm, gấp đôi tổng sản
lương trong hai mươi năm.
Rõ ràng , với trình độ kỹ thuật và khả năng khai thác của Việt Nam
không thể tạo ra sự nhẩy vọt về tổng sản lượng nếu như không có “BẢY CHỊ
EM” ta đứng đằng sau trợ sức mọi mặt từ vốn đến kỹ thuật
Quan trọng hơn hết , toàn bộ miền duyên hải phía nam của Việt Nam,
trong đó có quần đảo Trường Sa (Sparatly Islands) thuộc chủ quyền của
Việt Nam nằm hoàn toàn trên tuyến đường chuyên chở dầu hỏa khắp cả vùng
châu Á Thái Bình Dương, theo sự xác nhận của EIA với tổng số lên đến
11 triệu thùng một ngày vào năm 2011 được phân bố ra các quốc gia như
bản đồ dưới đây:
Họa hình 1:Khối lượng vận chuyển dầu hỏa ngang qua biển Đông
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2015/04/hinh-1.png">
Như
vậy , nguồn lợi thu được từ thuế hàng hải khi vận chuyển dầu hỏa qua
hải phận đối với các quốc gia trong vùng và nhất là đối với Việt Nam,
hiện đang kiểm soát 29 đảo của quần đảo Trường Sa vô cùng to lớn.
Do đó , nhằm đảm bảo quyền lợi lâu dài lên đến cả trăm năm, “BẢY CHỊ
EM” cần phải có những ảnh huởng chính trị cần thiết lên chính trường
Việt Nam cũng như cần chính phủ Hoa Kỳ can thiệp mạnh mẽ để sự đi lại
hàng hải, chuyên chở dầu hỏa trên con đường này không bị Hải quân Trung
Quốc bắt nạt và buộc phải đóng thêm thuế hàng hải cho Trung Quốc
Trung Quốc đã nhiều lần kiếm cách phá rối, hăm dọa cũng như áp lực
lên giới “BẢY CHỊ EM ” bằng nhiều kiểu cách khác nhau nếu tiếp tục bắt
tay với Việt Nam khai thác dầu hỏa, khí đốt trong vùng .
Việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu khổng lồ 981 vào lãnh hải Việt Nam
vào ngày 2 tháng Năm năm 2014 với dàn hải quân hùng hậu hộ tống cũng
chính là nhằm dằn mặt “BẢY CHỊ EM” ta đã phớt lờ Trung Quốc khi ký kết
các hợp đồng khai thác tại vùng biển này và nhất là tại Cửu Long Basin ,
phía nam duyên hải Việt Nam mà Trung Quốc đã ngang ngược cương quyết
đòi chủ quyền. Ngoài ra , Trung Quốc cũng muốn nhìn phản ứng của “BẢY
CHỊ EM” ra sao trước tình huống này (political benchmark testing).
“BẢY CHỊ EM” biết quá rõ về lâu về dài, khi Trung Quốc đã khống chế
được tình hình rồi thì Trung Quốc sẽ tự bỏ vốn khai thác , “BẢY CHỊ EM”
vĩnh viễn không có phần và phải quy lụy Bắc Kinh tối đa để duy trì sự
vận chuyển dầu hỏa lên Nhật Bản hoặc các nước khác trong vùng.
Điều đó càng cho thấy giới “BẢY CHỊ EM” ta không thể để các phần tử
Đảng viên bảo thủ thân Trung Quốc ở trong Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp
tục mạnh thế khiến những toan tính cam kết đầu tư giữa Việt Nam và
giới “BẢY CHỊ EM” bị đe dọa, bất ổn.
Hơn nữa, để đảm bảo quyền lợi lâu dài, “BẢY CHỊ EM” sẽ tìm đủ cách
tạo ra cho mình những ảnh huởng chính trị cần thiết trên chính trường
Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
Cho nên, để “BẢY CHỊ EM” có thể yên tâm dò tìm , đầu tư và khai thác
dầu hỏa và khí đốt tại thềm lục địa Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam cần
phải có chính sách chính trị đối ngoại hợp tác với Hoa Kỳ sâu rộng về
quốc phòng.
Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam tỏ ra do dự hay sẵn sàng ngả về Trung Quốc
thì giới “BẢY CHỊ EM” sẽ không gia tăng đầu tư vào Việt Nam vì rủi ro (
risk) quá lớn trước sự hăm dọa của Trung Quốc.
Từ đó, mối bang giao Việt- Mỹ chịu ảnh hưởng âm thầm nhưng mạnh mẽ của giới “BẢY CHỊ EM”.
Đơn giản, đầu tư của “BẢY CHỊ EM” sẽ sút giãm nghiêm trọng dẫn đến
thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam nếu Việt Nam không nằm
trong đường lối hợp tác quốc phòng mà chính phủ Hoa Kỳ đề ra trong sách
lược của mình tại Đông Nam Á.
Như vậy đường lối chính trị ngoại giao của Cộng Sản Việt Nam cũng đang lần hồi bị ảnh hưởng áp lực của giới “BẢY CHỊ EM “.
Ngụy trang bằng lý do quốc phòng, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã từ từ
xích gần lại Hoa Kỳ để tìm một sự bảo vệ nhằm lợi nhuận từ dầu hỏa được
ổn định và gia tăng.
Nếu mất đi gần hoặc hơn 10 % tổng giá trị sản phẩm quốc dân – GDP (
Gross Domestic Product ) từ nguồn lợi tức dầu hỏa và cả khí đốt , chưa
kể các quyền lợi về công ăn việc làm , cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội do
các hoạt động đầu tư của “BẢY CHỊ EM” đem lại thì kinh tế Việt Nam và
ngân sách quốc gia của Việt Nam sẽ suy sụp nhanh chóng .
Điều này sẽ đặt Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tình thế lâm nguy về an
toàn chính trị trước suy thoái kinh tế. Khi nguồn lợi tài chánh từ dầu
hỏa mất đi , Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị tê liệt về ngân sách , dẫn đến
sụp đổ nhanh chóng về chính trị.
Ba đời thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, từ Võ Văn Kiệt đến Nguyễn Tấn
Dũng điều là người miền Nam và có liên quan trực tiếp đến sự an toàn, tự
do khai thác dầu hỏa cho “BẢY CHỊ EM” ngoài khơi lãnh thổ miền Nam Việt
Nam.
Bộ luật đầu tư khai thác dầu hỏa được thông qua để BẢY CHỊ EM tư do
đấu thầu, khai thác dầu hỏa ban hành vào năm 1993 khi Võ Văn Kiệt là
thủ tướng.
Chevron đã vào Việt Nam năm 1994 dưới sự bảo vệ về chính trị của Kiệt
để đổi lại những khoảng tài chánh cứu trợ cần thiết cho Việt Nam và
Đảng cầm quyền cũng như sự hậu thuẫn của Chevron cho Việt Nam trong
chính trường Mỹ.
Sau đây là một đoạn từ lá thơ của Lisa Barry , General Manager
Government Affairs ( Tổng Giám Đốc Tư Pháp ) của Chevron chính thức gởi
đến Hạ Viện Hoa Kỳ ( House of Representative- H. R. ) , áp lực Hạ Viện
tiếp tục duy trì quy chế tự do mậu dịch “Permanent Normal Trade
Relations “ gọi tắt là PNTR với Việt Nam. PNTR cho phép tự do mậu dịch
giữa hai quốc gia Việt- Mỹ được hợp pháp – nguyên văn bằng tiếng Anh :
“ Chevron is a long term investor in Viet Nam . We re-entered
the Vietnamese market as soon as it was legally permissible following
the end of US trade embargo in 1994 and have increased our present since
then as opportunities have been available . We are please to support
and urge favorable consideration of the last step in the trade
normalization process: extending Pernament Normal Trade Relations
(PNTR) to Viet Nam as authorized by H.R 5602 “
(Xin tạm dịch : Chevron là một công ty đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Chúng tôi hiện diện tại Việt Nam ngay sau khi cấm vận được bãi bỏ vào
năm 1994 và tiếp tục gia tăng sự hiện diện của mình khi có cơ hội đầu
tư. Chúng tôi hết lòng vận động và ủng hộ bước tiến cuối cùng của quá
trình bình thuờng hóa : tiếp tục duy trì nghị quyết H.R 5602- Pernament
Normal Trade Relations (PNTR) , quy chế tự do mậu dịch với Việt Nam)
Đoạn trích trên từ lá thơ của công ty Chevron chính thức gởi đến Hạ
Viện Hoa Kỳ là một bằng chứng đã cho thấy rõ ảnh huởng mạnh của giới “
BẢY CHỊ EM” lên mối quan bang giao Việt-Mỹ tác động đến nền chính trị và
các quyết định chính trị sau này của Cộng Sản Hà Nội. Xin http://usvtc.org/trade/wto/coalition/LetterChevron15Jun06.pdf - vào website để đọc hết toàn bộ nguyên văn bức thư bằng Anh ngữ .
Phan Văn Khải cũng là người miền Nam , tiếp nối Võ Văn Kiệt làm thủ
tướng từ năm 1997 cho đến 2006 , trong thời gian này thì tổng sản lượng
dầu hỏa của Việt Nam nhanh chóng nhãy vọt từ dưới 200 ngàn thùng dầu lên
gần 400 ngàn thùng dầu mỗi ngày do sự hiện diện mạnh mẽ của giới “BẢY
CHỊ EM” dập dìu ngoài khơi Việt Nam (biểu đồ 1 )
Trong giai đoạn tăng vọt sản lượng dầu hỏa này, chỉ cần nhìn vào
Chevron thì đã thấy cổ phần của Chevron tăng vọt tại các mỏ dầu ngoài
khơi Việt Nam:
+ Block 122 – Phu Khanh Basin : Chevron sở hữu 20%, + Block B&48/95 – Malay/Tho Chu Basin : Chevron sở hữu lên đến 42.38% + Block 52/97- Malay/Tho Chu Basin Chevron sở hữu lên đến 43.40%
Ông Khải cũng được cho là nhờ sự vận động ráo riết của BẢY CHỊ EM để
ông trở thành Thủ Tướng Cộng Sản đầu tiên viếng thăm Hoa Kỳ , ký kết
hàng loạt các hợp đồng kinh tế , trong đó là chuyến đi thăm ngoạn mục
đến nơi sản xuất của một người bạn lâu đời thủy chung của giới “BẢY CHỊ
EM “, đó là hãng Boeing.
Nguyễn Tấn Dũng tiếp nối ông Khải làm Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam
cũng là người miền Nam, mở rộng cửa cho hàng loạt các tay chân của BẢY
CHỊ EM vào Việt Nam, trong đó có các hãng lọc dầu của Pháp, Nam Hàn,
Nhật Bản.
Thời của ông Dũng, Trung Quốc gia tăng sách nhiễu BẢY CHỊ EM ngoài
khơi Việt Nam khiến quan hệ hai nước Việt – Mỹ xích gần nhau hơn về quốc
phòng dẫn đến hàng loạt các chuyến ngoại giao con thoi Mỹ- Việt . “BẢY
CHỊ EM” đang hậu thuẫn mạnh cho chính giới Hoa Kỳ gia tăng hợp tác
quốc phòng với Việt Nam. Sự hậu thuẫn này khiến bộ quốc phòng Mỹ lần
lượt có những đối sách gia tăng tuần tra hợp tác tại biển Đông để bảo vệ
quyền lợi đầu tư của “BẢY CHỊ EM” ngoài khơi Việt Nam.
“BẢY CHỊ EM “ đã âm mưu núp bóng , dựng ra nhiều tập đoàn dầu hỏa cho
nhiều quốc gia khác , rồi lôi kéo các tập đoàn này vào Việt Nam , chịu
dựng sự xách nhiễu và hăm dọa từ Trung Quốc buộc lòng chính phủ các quốc
gia này lên tiếng phản đối áp lực Trung Quốc , tạo ra một thế cuộc quốc
tế hóa vấn đề dầu hỏa tại Biển Đông có lợi cho toàn cầu và đương nhiên ,
chỉ có hại cho tham vọng riêng tư của Trung Quốc.
Hệ quả của âm mưu này là Việt Nam có thêm hàng loạt các tập đoàn dầu
hỏa từ Thái Lan , Nhật , Úc , Canada , Nam Hàn , Quatar , Kuwait , India
….vân vân mà hầu hết điều là con đẻ của “BẢY CHỊ EM ” ồ ạt vào Việt Nam
dưới sự hậu thuẫn của chính phủ các quốc gia này.
Như vậy, Trung quốc nếu muốn xách nhiễu hay áp lực cũng mệt mỏi vì có
quá nhiều quốc gia liên can , nhiều tập đoàn khác nhau để liên hệ phản
đối.
Các nhà phân tích , chiến lược gia đang chờ xem Trung Quốc sẽ đối phó với âm mưu này của BẢY CHỊ EM như thế nào.
Nền chính trị của Việt Nam độc tài Cộng Sản hôm nay và Tự Do Dân Chủ
mai sau luôn luôn sẽ phải chịu những tác động và ảnh huởng mạnh từ
“BẢY CHỊ EM” Đây là một thực tế cần phải chấp nhận khi bàn thảo những
đối sách chính trị cho Việt Nam III. Ảnh hưởng của “BẢY CHỊ EM” trong lịch sử của Việt Nam:
Ảnh hưởng của “BẢY CHỊ EM” lên lịch sử của Việt Nam là điều mà các sử
gia vẫn chưa chịu thừa nhận vì ảnh hưởng này không ồn ào lộ ra ngoài
cho mọi người nhìn thấy dù ảnh huởng này rất là quan trọng
Trong quá khứ, Nhật Bản buộc lòng phải tấn công Hoa Kỳ tại Trân Châu
Cảng (Pearl Harbor) vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 vì Hoa Kỳ cấm vận mọi
chuyên chở dầu hỏa từ con đường dầu hỏa (đề cập ở phần II bên trên)
lên Nhật Bản khiến Nhật Bản sẽ suy xụp tê liệt hoàn toàn về kinh tế nếu
không có hành động để tìm một giải pháp.
Hoa Kỳ hành động cấm vận dầu hỏa quyết liệt như vậy đối với Nhật Bản
là để trả đũa hành động Nhật Bản tấn công cảng Hải Phòng, lúc bấy giờ
còn thuộc Đông Dương- L’indochine do Pháp kiễm soát vào ngày 26 tháng 9
năm 1940
Nhật Bản tấn công cảng Hải Phòng nhằm cắt đứt đường mua bán , trao
đổi tiếp viện xăng dầu đạn dượt cho chính phủ của Tưởng Giới Thạch từ
Hoa Kỳ thông qua cảng Hải Phòng và đường rày nối liền Hài Phòng- Hà Nội-
Lào Cai- Côn Minh và Vân Nam (Sino- Vietnamese railway)
Như vậy, cuộc đối đầu trực diện nảy lửa giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản về
ngoại giao từ năm 1940 dẫn đến đối đầu quân sự trực diện ngay năm sau
đó bằng trận tấn công Trân Châu Cảng kinh hoàng bởi Nhật Bản vào ngày 7
tháng 12 năm 1941 tạo ra đệ Nhị Thế Chiến tại Châu Á khởi nguồn từ sự
xâm lược của Nhật Bản vào cảng Hải Phòng vào ngày 26 tháng 9 năm 1940
Trong khi đó, Trung Quốc đã bị Nhật Bản xâm lược trắng trợn từ năm
1935 nhưng Hoa Kỳ vẫn chỉ phản đối cho có lệ mà thôi, không hề có những
hành động cấm vận cương quyết toàn diện đối với Nhật Bản như sau trận
tấn công Hải Phòng của Nhật.
Đây là một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng mà các chiến lược gia của Hoa Kỳ cố gắng đánh lờ đi.
Việt Nam lao vào lốc xóay của Đệ Nhị Thế Chiến bởi những tranh chấp dầu hỏa giữa các siêu cường trong vùng.
Quyết định của chính phủ Hoa Kỳ cấm vận Nhật Bản dẫn đến chiến tranh
đương nhiên là có sự hậu thuẫn của “BẢY CHỊ EM” vì các đại công ty dầu
hỏa lúc bấy giờ không muốn bị Nhật Bản khống chế khi chuyên chở dầu hỏa
trong vùng cũng như cắt đứt một khách hàng tiêu thụ xăng dầu khổng lồ
của “BẢY CHỊ EM” là Trung Hoa Quốc Dân.
Khi Đệ II thế chiến chấm dứt năm 1945 , trợ tá đắc lực của tướng
Douglas MacArthur, Thống Đốc Toàn Quyền Nhật Bản là phó thống đốc toàn
quyền Laurence Rockefeller, cháu ruột của ông tổ ngành dầu hỏa Hoa Kỳ ,
John D. Rockefeller, tìm đủ cách tăng viện cho ************ , mượn tên
này gây rối Đông Dương để Hoa Kỳ CÓ CƠ HỘI CAN THIỆP CHÍNH TRỊ VÀO ĐÔNG
DƯƠNG mai sau, nhằm có điều kiện kiểm soát dò tìm trữ lượng dầu hỏa và
khí đốt tại miền nam duyên hải Việt Nam và lập ra kế hoạch khai thác
lâu dài trên biển Đông sau này.
Chín năm sau đó , tức là năm 1954-1955 , cũng Laurence Rockefeller ,
lúc bây giờ là trợ tá đắc lực cho tổng thống Eisenhower, đã cố vấn cho
chính phủ Hoa Kỳ, vận động hậu trường chính trị ở Washington DC ủng hộ
Diệm truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại nhằm chấm dứt vĩnh viễn ảnh huởng
của người Pháp lên Đông Dương , mở rộng cửa cho Hoa Kỳ can dự vào chính
trị tại Việt Nam , mở ra cơ hội cho Hoa Kỳ chuẩn bị thăm dò khẳng định
trử lượng dầu hỏa của Việt Nam, ngoài khơi Cửu Long Basin và quần đảo
Trường Sa.
Vào thập niên 1950 , kỹ thuật thăm dò dầu hỏa ngoài khơi của Hoa Kỳ
đã rất tiến bộ và chính xác , chỉ cần cho nổ bom hoặc mìn dười lòng biển
sâu , rồi đo sự dội lại của âm thanh sẽ biết được chính xác vị trí của
salt dome , tức là những bọng muối chứa dầu bên dưới.
Từ năm 1964 trở đi, “BẢY CHỊ EM” ta , nhờ các kế họach quân sự của
Hoa Kỳ khi tham chiến tại Việt Nam làm bình phong che đậy, đã có thể âm
thầm thực hiện kế hoạch thăm dò mười năm của mình trên toàn bộ vùng biển
Đông , biết rõ chính xác và chi tiết trữ lượng cũng như vị trí sự phân
bố dầu hỏa trên vùng biển Đông này.
(Nếu không có sự thăm dò này , EIA của Hoa Kỳ làm sao có dữ liệu , data mà thông báo?)
Hiện tại, chưa có một sử gia nào bỏ công nghiên cứu ảnh huởng sâu rộng của “BẢY CHỊ EM ” lên lịch sử của Việt Nam.
Đơn giản là vì, giới “BẢY CHỊ EM ” ta không bao giờ lộ diện mà đứng
đàng sau các nhân vật chính trị , hoặc vây cánh với các nhân vật chính
trị của Hoa Kỳ để ảnh huởng đến các quyết định chính trị sao cho có lợi
cho mình và phù hợp với tình thế chính trị toàn cầu
Hoa Kỳ ảnh huởng sâu rộng đến lịch sử của Việt Nam từ năm 1945 đến
nay từ việc đưa ************ về đảo chánh chính phủ Trần Trọng Kim gây
rối Đông Dương, cắt viện trợ chiến tranh cho nước Pháp tại Đông Dương
khiến Pháp khốn đốn mà bỏ Đông Dương, rồi đến tham chiến suốt 18 năm ,
sau lại cấm vận Việt Nam 18 năm và giờ quay trở lại bảo vệ Việt Nam
toàn diện từ kinh tế , quốc phòng đến môi trường thì rõ ràng , sự ảnh
huởng của “BẢY CHỊ EM”, một thế lực mại bản hàng đầu của nước Mỹ, lên
các quyết định của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam , là điều tất nhiên
xảy ra.
Chối bỏ vai trò & ảnh hưởng của “BẢY CHỊ EM” lên lịch sử của Việt
Nam sẽ khiến cho mọi sự nghiên cứu sử học cận và hiện đại của Việt Nam
bị khiếm khuyết và lệch lạc đi
IV. Ảnh hưởng của “BẢY CHỊ EM” lên kinh tế Việt Nam
Sự hiện diện đầy đủ của “BẢY CHỊ EM” ta tại Việt Nam về lâu về dài
đương nhiên tạo ra sức mạnh tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam.
Căn cứ vào dữ kiện của World Bank , thì thu nhập về dầu hỏa của
Việt Nam đang từ con số không vào năm 1986 đã lên đến gần 7 % tổng giá
trị sản lượng quốc dân GDP vào năm 2012.
Biểu đồ 2:Thu nhập từ dầu hỏa của Việt Nam (%GDP)
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2015/04/bieu-2.png"> Ghi chú: Gạch đỏ ở trên là chỉ dấu mốc năm Hoa Kỳ bải bỏ cấm vận đối với Việt Nam
Trong điều kiện kinh tế lạm phát và tăng trưởng ở mọi quốc gia trên
toàn cầu , nhu cầu về năng lượng chỉ gia tăng chứ không có giảm và dù
nhiều kỹ thuật tân tiến được áp dung để tránh lệ thuộc vào dầu hỏa, thì
dầu hỏa vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của mọi nền kinh tế. Do đó , về
lâu về dài, giá dầu chỉ có xu huớng gia tăng chứ không có giảm.
Biểu đồ lên xuống giá cả của dầu hỏa trong suốt 40 năm tính từ năm
1973 đã cho thấy giá dầu đã tăng từ 16 Mỹ kim một thùng vào năm 1973 lên
đến gần 50 Mỹ kim một thùng vào năm 2013. Còn nếu lấy cột mốc là năm
1994 tức là năm khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận cho Việt Nam thì giá dầu đã
tăng gần 20 Mỹ kim một thùng khiến lợi nhận dầu hỏa của Việt Nam chiếm
từ 3% tổng giá trị sản lương quốc dân GDP vào năm 1994 lên gấp đôi trên
6% vào năm 2013
Biểu đồ 3 : Biến chuyển giá dầu 1973-2015 ( US dollars / barrel )
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2015/04/bieu-3.png"> Ghi chú : Gạch đỏ ở trên là chỉ dấu mốc năm Hoa Kỳ bải bỏ cấm vận đối với Việt Nam
Tuy nhiên , nếu chỉ nhìn về trị giá dầu hỏa mà coi đây là nguồn lợi
duy nhất mà “BẢY CHỊ EM” có thể đem lại cho nền kinh tế Việt Nam là hoàn
toàn sai lầm.
Sự hiện diện của “BẢY CHỊ EM ” là cơ hội rất tốt để Việt Nam canh tân
cơ sở hạ tầng kinh tế từ kho bãi , cảng , kỹ thuật , nhà máy lọc dầu ,
các nhà máy sản xuất các hóa chất trọng yếu cho kinh tế quốc gia, kiến
thức quản lý. Đó là chưa kể “BẢY CHỊ EM” là nguốn tài trợ vô cùng lớn
cho Việt Nam gia tăng khả năng sản xuất điện với kỹ thuật tân tiến, một
nhu cầu vô cùng quan trọng cho một xã hội đang phát triển.
Chỉ tính riêng công ty ExxonMobil mà thôi, một khối lượng vốn lên đến
20 tỷ Mỹ kim đã được công ty này loan báo đầu tư vào Việt Nam vào ngày
19 tháng 3 năm 2014 tại Hà Nội không phải để mua dầu mà là để xây nhà
máy nhiệt điện sử dung khí đốt khái thác tại biển Đông. Chỉ với 20 tỷ Mỹ
kim mà ExonMobil đã là công ty đứng hàng thứ bảy về số vốn đầu tư tại
Việt Nam thì rõ ràng , nếu tính sự hiện diện đầy đủ của “BẢY CHỊ EM
“,tức là sự hiện diện của mọi tập đoàn dầu hỏa được chính phủ Hoa Kỳ
hậu thuẫn thì con số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho Việt Nam từ các
công ty này sẽ vượt qua xa tất cả các công ty không thuộc giới ….”BẢY
CHỊ EM “!
Ước đoán số vốn đầu tư của “BẢY CHỊ EM ” tại Việt Nam như sau:
1. Chevron: 7 tỷ Mỹ kim cho hai nhà máy điện chạy bằng khí đốt khai
thác từ BLOCK B từ Cửu Long Basin , trong đó có tính luôn cả chi phí các
ông dẫn khí từ khơi vào đất liền có chiều dài lên đến 400 km. Chevron
cũng được cho là sở hữu 42 % số dầu khai thác từ Cửu Long Basin theo các
hợp đồng đã ký với Cộng Sản Hà Nội.
2. ExxonMobil : 20 tỷ Mỹ kim cho hai nhà máy nhiệt điện lớn từ khí
đốt tại tỉnh Quãng Ngãi. Hợp đồng này khiến Việt Nam có cơ sở hạ tầng
tân tiến , cải thiện sức mạnh kinh tế quốc dân.
3. British Petroleum(BP) ” được cho là bỏ ra 2 tỷ Mỹ kim để thăm dò
Block 05-2 tai Nam Côn Sơn , có tin đồn là bỏ của tháo chạy vì bị Trung
Quốc đe dọa và lấy cớ là cần tiền để bồi thuờng vụ rò rỉ ( leak) dầu
tại Gulf of Mexico nên bán mọi ***et tại Việt Nam nhưng nay rõ ràng
BP có cổ phần gần như mọi dự án lớn nhỏ về năng lượng của Việt Nam. Hệ
thống ống dẫn khí đốt đang hoạt động tại Việt Nam hầu hết là do BP thi
công , trừ hệ thống ống dẫn của Chevron .
4. Shell : Được cho là bỏ ra gần 300 triệu để đầu tư sản xuất dầu cơ
khí , hay còn gọi là dầu máy hoặc là nhớt máy. Tuy con số tiền đầu tư có
vẻ ít nhưng Việt Nam chưa hề tự lực nổi về sản xuất dầu nhớt cơ khí và
cần Shell hiện diện để canh tân kỹ thuật và cung ứng cho nhu cầu quan
trọng này của xã hội
5. ConocoPhilipe : công ty dầu hỏa mới thành lập của Hoa Kỳ , được
cho là lớn đứng hàng thứ ba trên thế giới trong giới “BẢY CHỊ EM ” ngày
nay , nắm 23.25% cổ phần block 15-1 , 36% cổ phần block 15-2; và 16.3 %
hệ thống Nam Côn Sơn ống dẫn dầu và khí đốt ( Nam Con Son pipeline) .
ConocoPhilipecũng loan báo bán tháo bỏ chạy ra khỏi Việt Nam vì Trung
Quốc đe dọa năm 2012 , nhưng nay cũng quay trở lại khi biết chính sách
“nhìn về châu Á “ của Obama được thi hành. Tổng trị giá tài sản mà
ConocoPhillipe có ở Việt Nam có thể lên đến 5 tỷ Mỹ kim là ít nhất
6. Korea National Oil Corporation (KNOC) : dù mang tiếng là của Nam
Hàn nhưng thực chất Chevron đứng đàng sau, theo chân Hoa Kỳ vào Việt
Nam , nhận điều hành Block 11-2, tin rằng số vốn cơ sở hạ tầng tại Việt
Nam lên đến khoảng 2 tỷ Mỹ kim
7. Nippon Oil Exploration Limited and Teikoku Oil : xuất thân tự Nhật
có 35% cổ phần cho block 05-1 b và 05-1c. Số vốn hạ tầng tại Việt Nam
khoảng 4 tỷ Mỹ kim
Thu nhập ngoại tệ từ dầu hỏa , canh tân cơ sở hạ tầng năng lượng cho
nền kinh tế quốc dân như hệ thống ống dẫn dầu hay khí đốt , hệ thống
nhà máy nhiệt điện , hệ thống nhà máy chưng cất dầu ( oil refinery ),
nhà máy sản xuất ống dẫn dầu và các thiết bị liên quan , dàn khoan dầu ,
tàu chở dầu , phi trường , công ăn việc làm , kỹ thuật , vân vân là
những quyền lợi kinh tế rất lớn mà giới “BẢY CHỊ EM “sẽ mang đến cho
Việt Nam về lâu về dài, chưa kể hậu thuẫn về an ninh quốc phòng cho Việt
Nam trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
V. Kết Luận:
“BẢY CHỊ EM ” hay còn gọi là Seven Sisters là tiếng lóng để chỉ các
tập đoàn dầu hỏa hàng đầu thế giới, hầu hết là được chính phủ Hoa hậu
thuẫn đằng sau.
Các công ty dầu hỏa này đang ngày càng có một ảnh hưởng chính trị sâu
rộng trong thuợng tầng , lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sẽ còn
tiếp tục ảnh huởng đến nền chính trị của quốc gia chúng ta trong tương
lai sau khi cộng sản xụp đổ
Việt Nam bị lôi cuốn vào đệ nhị thế chiến cũng vì những căng thẳng về
dầu hỏa xãy ra giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ do sự cấm vận từ Hoa Kỳ sao khi
Nhật Bản tấn công cảng Hải Phòng của Việt Nam thời Đông Dương thuộc
Pháp . Hai cuộc chiến tại Việt Nam sau 1945 điều có sự can dự âm thầm
của giới “BẢY CHỊ EM ” và là cơ hội tốt để giới BẢY CHỊ EM tiến hành
thăm dò trử lượng dầu hỏa và khí đốt tại biển Đông . Cho nên, lịch sử
của Việt Nam thật sự đã bị ảnh hưởng bởi giới ” BẢY CHỊ EM” mà các sử
gia cần thừa nhận và đào sâu thêm
Ảnh hưởng về kinh tế đối với Việt Nam từ giới “BẢY CHỊ EM ” rất lớn .
Sự hiện diện của “BẢY CHỊ EM” tại Việt Nam sẽ thúc đẩy Việt Nam canh
tân cơ sở hạ tầng và đem đến một tương lai thịnh vượng hơn cho đất nước
về đường dài.
TRUNG CỘNG từ lâu nay luôn mơ một ngày đồng Yuan sẽ thống trị
thế giới và giấc mơ nay đã hiện rõ khi ngân hàng AIIB được thành lập cùng với
sự gia nhập của một số 'đồng minh' của Mỹ .
NGÂN HÀNG AIIB GIỌT NƯỚC
TRÀN LY CHO CUỘC CHIẾN MỸ-HOA?
Ngân Hàng Đầu Tư Cơ SỞ Hạ Tầng AIIB do Bắc Kinh khởi xướng và vận hành về danh
nghĩa là có mục đích cho các nước vùng Á Châu vay vốn phái triển hạ tầng cơ sở
với dã tâm luôn mơ đánh sập nước Mỹ, Bắc Kinh lập ngân hàng AIIB với ý muốn thu
nạp tất cả các nước có ác cảm với đồng đô la hiện nay, từ đó sẽ lần hồi thuyết
phục họ công nhận đồng Yuan thế đồng đô la và lật nhào nước Mỹ
TRUNG CỘNG từ lâu nay luôn mơ một ngày đồng Yuan sẽ
thống trị thế giới và giấc mơ nay đã hiện rõ khi ngân hàng AIIB được thành lập
cùng với sự gia nhập của một số 'đồng minh' của Mỹ .
Khi con số nợ của Mỹ đã vượt quá GDP nội địa của nước này thì Bắc
Kinh không còn nhẩn nhịn được vì cho la` số tiền của Bắc Kinh đầu tư tại Hoa kỳ
và sự thịnh vượng của họ đã và đang 'rơi vào khoảng không' . Các nước
đồng minh của Mỹ nhất là khối dùng Euro từ lâu vẫn bị thế lực đồng đô la khống
chế họ dễ dàng bị Bắc kinh ' giật dây' mua chuộc để gia nhập AIIB . Khi trữ
lượng giàu có đang nằm trong HỆ DẦU ĐÔ LA (petrodollar) thì
giấc mơ đồng Yuan thống trị thế giới còn một khoảng quá xa
"Dục tốc bất đạt", do cái 'tư tưởng Hán Đế cho cái rốn văn minh của
vũ trụ' còn nằm 'đặc sệt' trong đầu óc bọn CS chóp bu tại Bắc Kinh, thì sự vội
vả cùng cái tâm địa lật ngược sự trị vì IMF và WB, ADB quá rỏ khi so hành động
kinh tế của AIIB do Bắc kinh nắm đầu .
Từ AIIB Bắc Kinh đã lộ rõ thâm ý tuy từng là người bạn hàng sống
nhờ vào kinh tế nội địa Hoa kỳ nhưng một tay kia
sẵn sàng giết chết người từng đưa mình lên vị trí kinh tế vượt trội như
hôm nay đó là Hoa kỳ!
Cái giá của Bắc kinh phải trả rất đắt, vì cuộc chiến vùng xảy ra trong một thời
gian ngắn thì bao sự nghiệp kinh tế của Bắc kinh tiêu ma nhanh chóng. Một
Iraq tan nát, một Sadam muốn vượt thoát cái vòng Petro dollar và cái giá cuối
cùng quá rỏ, nhưng Bắc Kinh háo thắng cho Mỹ sắp chết đến nơi nhất
là số nơ quốc gia hiện tại là 18 ngàn tỷ đô la.
Bắc kinh có cái nhìn thiển cận khi so sánh nợ quốc gia của Mỹ với
GDP chính trong nội địa Mỹ thôi, nhưng quên rằng giá trị thống
trị về mặt an ninh thế giới của Mỹ chưa có ai
thế được để giữ cân bằng thế giới khỏi bị sụp đổ vì những cuộc chiến lan quá
vòng kiểm soát, tàn phá các nền kinh tế thế giới
trong phút chốc . Chính sự đứng vững của trung tâm tài chánh thế giới wall
Street là gián tiếp giữ cho nền kinh tế Trung Cộng (hay các nền kinh tế khác)
còn 'trụ' lại được . Nếu Wall Street sụp đổ thì
hiệu ứng dây chuyền trong phút chốc sẽ tan luôn nền kinh tế Bắc kinh xây dựng
từ bốn thập niên nay .
Với Petro- Dollar thì GDP của Mỹ chính là GDP của thế giới ; đó là điều
Bắc kinh nên hiểu và đừng mang ảo vọng dùng đồng Nhân dân Tệ thống trị thế giới
Bắc kinh đang 'mơ màng' tất cả của cải bằng đô la của các vương
quốc dầu mỏ Trung đông sẽ rút sạch khỏi Wall Street và mua đồng Yuan thế vào .
Ôi đây là một giấc mơ đầy phản trắc và nham hiểm khôn lường cùng không biết
lượng sức mình 'con ếch muốn phình to cái bụng bằng bò " đó thôi .
Henry Kissinger còn sống, sự bắt tay Mỹ Trung từ thời Richard
Nixon mà người quân sư chính là Kissinger đã gián tiếp tiếp máu 'tư bản"
Mỹ cho một Trung Hoa cường thịnh hôm nay , cho những gì mà Đặng tiểu BÌnh khoan
khoái xoa tay cùng gật gù với lý thuyết "Mèo Trắng Mèo Đen" của Đặng
.
Giờ cái 'đòn phản " này đã tung rồi thì Bắc Kinh không còn che dấu nữa và
Mỹ cũng không cần che dấu loạt hoạt động CHUẨN BỊ CHO CUỘC CHIẾN MỸ TRUNG sắp
sửa mở màn
Có Biến Mới Thông , chuyện Biển Đông nhờ vào Biến MỚI THÔNG [**]chứ
không thể 'mờ ảo 'mãi ?
Người dân VN chỉ hận cho tập đoàn bán nước CSVN , đầu óc u mê do giàu
sang -quyền lợi nên cứ cam phận nô tài cho Bắc Kinh . Họ chưa bao giờ
sáng trí - tỏ lòng , cùng đặt sự tồn vong của quốc gia dân tộc VN lên trên hết
. Một bộ ba từ TỔng Bí thư , Bộ trưởng Quốc phòng , cùng cái ruột là bộ Nội An
, một bộ BA vừa đủ đại diện tổng lực cho một đất nước VN, từ hôm nay 8/4/ 2015
đang 'khấu đầu' diện kiến 'thiên tử" Tập cận Bình tại Bắc Kinh cũng đủ nói lên cái tâm địa hèn nhác cùng nô lệ của họ .
Những ai có kinh nghiệm với Hoa kỳ thì cũng nên hiểu Mỹ sẽ hành động khi quyền
lợi của Mỹ sắp bị đánh mạnh . Cú đòn của họ Tập vào nội bộ Đảng đang tạo nhiều
kẻ thù , cùng cái đòn phản chủ với sự thành lập AIIB cố tâm đánh sụm IMF và WB
là những gì đưa cuộc "khẩu chiến" Mỹ Trung thành cuộc chiến VÙNG thật
sự
Đối với Mỹ cuộc chiến nào cũng xa chính quốc, nếu cuộc chiến Mỹ Trung xảy ra
thì hi vọng "cái vòi ' của con "bạch tuộc bá quyền" Bắc Kinh mới
thực sự bị cắt đi , đưa ASEAN thoát Trung cùng một lúc sụm luôn 2 cái đảng CS
anh em Trung Việt .
Nếu Không Biến thì VN trước sau gì cũng mất ; tại sao chúng ta không một lần
chết , nếu có chết có hi sinh , để tổ quốc ta còn ?
http://whisperingoftime.blogspot.com/2014/11/suc-manh-cua-my-u-hay-nhin-vao.html - http://whisperingoftime.blogspot.com/2014/11/suc-manh-cua-my-u-hay-nhin-vao.html - [**] Kinh Dịch nêu nguyên lý phổ biến của vũ
trụ là Cùng Biến Thông Cửu: "Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc
cửu".
Các
cường quốc trên thế giới có nhiều cuộc chiến để tranh nhau làm bá chủ thiên
hạ. Ngoài những cuộc chiến trực diện về quân sự trên chiến trường,
họ còn có những cuộc chiến âm thầm khác dưới hình thức những cuộc chạy đua,
quan trọng nhất là chạy đua vũ trang và chạy đua kinh tế.
Chạy đua vũ trang và kinh tế đã và đang diễn ra
bấy lâu nay, và sẽ diễn ra mãi mãi, không có gì đáng bàn. Điều đáng quan
tâm là hiện nay đang xẩy ra một cuộc chiến/một cuộc chạy đua mới, đó là cuộc
chiến/chạy đua tiền tệ do Trung cộng châm ngòi. Với cuộc chiến/chạy
đua nầy, tình hình thế giới sẽ có thay đổi quan trọng, thế lực của nước Mỹ theo
đó cũng sẽ có thể bị suy giảm.
Thật
ra, tiền tệ thuộc lãnh vực kinh tế. Nhưng ngoài giá trị đích thực về
kinh tế, ảnh hưởng đồng tiền của một quốc gia đối với thế giới đã bước qua một
lãnh vực khác phức tạp và quan trọng hơn, đó là chính trị. Tiền tệ
của nước nào được nhân loại ưa dùng nhất, vị thế của quốc gia đó quan trọng
nhất trên thế giới.
Từ lâu, nước Mỹ là cường quốc số một, là một Super
Power không những nhờ khả năng quân sự, kinh tế vượt trội mà còn nhờ ảnh hưởng
vô địch của đồng tiền của họ trên toàn thế giới. Tuy Dollar không
phải là đồng tiền có giá trị cao nhất toàn cầu nhưng nó lại là đồng tiền thông
dụng nhất trên thế giới, thông dụng hơn cả các đơn vị tiền tệ có giá trị cao
hơn nó như đồng Bảng Anh, đồng Euro.
Đi du lịch bất cứ nơi đâu trên thế giới, đồng
Dollar cũng đều xài được. Tại Việt Nam, bên cạnh tiền Đồng, Dollar
vẫn rất được mọi giới ưa chuộng trong giao dịch buôn bán và đầu cơ tích
trữ. Khoan nói những dịch vụ lớn, những chuyện vặt hằng ngày như đi
xích lô, xe thồ, taxi, vào tiệm ăn… đều có thể dùng Dollar để thanh toán
trực
tiếp được (mà người ta còn khoái nữa chứ).
Ngay tại Trung Hoa lục địa, nơi đang thai nghén âm mưu
tiêu diệt ảnh hưởng của Mỹ, đồng Dollar vẫn thịnh hành, người Hoa lục rất
thích. Có thể nói, đồng Dollar là “quyền lực mềm” quan trọng nhất
của Mỹ, nó đã và đang “thống trị” thế giới. Tất cả các dịch vụ mua
bán, trao đổi hàng hoá… trên thế giới, kể cả các nước thù địch với Mỹ, đều căn
cứ vào mệnh giá của đồng Dollar.
Ảnh
hưởng rộng lớn nầy của đồng Dollar sẽ bị thách thức vì hiện nay Trung cộng thành
lập ngân hàng Asia Infrastructure Investment Bank (AIIB). Tuy
giới hạn trong việc cho các nước đang phát triển ở Á châu vay tiền nhưng AIIB
cũng có một mục đích chiến lược lâu dài nhắm vào người Mỹ.
Đã
nhiều thập kỷ, với “quyền lực” của đồng Dollar, Mỹ dùng ảnh hưởng của mình qua
hệ thống các ngân hàng World Bank (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế/International
Monetary Fund (IMF) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu/Asian Development Bank (ADB)
để củng cố sự quan hệ của mình với Âu châu và các nước đồng minh châu Á, đồng
thời áp lực các nước đang phát triển đi theo những giá trị và nề nếp phương
Tây.
Muốn vay tiền (Dollar) để phát triển đất nước,
các xứ nầy phải theo các điều kiện của Mỹ, họ không có một nguồn cung cấp tài
chánh nào khác, không có một sự lựa chọn nào khác. Với sự ra
đời của AIIB, tình hình nầy sẽ thay đổi, các nước cần vay tiền sẽ có một hướng
mới để đi.
AIIB VÀ THAM VỌNG BÁ CHỦ THẾ GIỚI
Nhất
cử lưỡng tiện, với AIIB, Trung cộng muốn tấn cộng trực tiếp vào vị thế đệ nhất
siêu cường của Mỹ hiện nay, và về lâu về dài làm giảm hoặc triệt tiêu ảnh hưởng
của đồng Dollar trên thị trường thế giới, thay thế bằng đồng tiền của họ, đồng
Nhân Dân Tệ (Yuan).
Theo
dõi thời sự quốc tế, không ai lạ gì với những từngữ như “Sanction” (Trừng
phạt), “Embargo” (Cấm vận), “Surveilance” (Giám sát)… mà Mỹ, với thế lực của
một siêu cường trong đó một phần nhờ sức mạnh của đồng Dollar, đã áp đặt lên
các quốc gia “cứng đầu” như Nga, Bắc Hàn, Iran… Với sự ra đời của AIIB, các
hình thức chế tài trên bị giảm tác dụng. Trung cộng muốn đánh gục
cái gọi là “Cây gậy và củ cà rốt” của Mỹ.
Điều đáng lo hơn nữa là, cho đến nay đã có 48
nước và vùng lãnh thổ trong đó có các đồng minh chiến lược của Mỹ lâu nay tham
gia AIIB của Trung cộng. Nước đồng minh tiên phong tham gia AIIB là
nước Anh. Theo chân nước Anh, các nước Pháp, Đức, Ý, Thuỵ sỹ, Ả Rập
Asudi cũng sẽ tham gia. Ngoài ra, bốn đồng minh cật ruột của Mỹ là
Nam Hàn, Đài Loan, Úc và Nhật cũng có thể tham gia AIIB.
Chưa hết, “The IMF” và World Bank tuyên bố họ sẽ hợp
tác với AIIB. Như thế, trong tương lai, một nước Mỹ bị cô lập hoặc
bị chặt bớt vây cánh là điều rất có thể xẩy ra. Tin tức tôi đọc được
từ một bài báo trên Yahoo News có tựa đề “IMF BACKS CHINA PLAN TO ANNIHILATE
THE DOLLAR” (IMF ủng hộ kế hoạch của Trung cộng nhằm vô hiệu hoá sức mạnh của
đồng Dollar) đã chứng tỏ Mỹ đang lo lắng. Họ đặt câu hỏi: “Should
China’s plan to position the Yuan as a world reserve currency serve as a
warning sign that something much more dangerous is approaching?” (Kế hoạch của
Trung cộng nhằm đưa đồng Yuan trở thành quỷ dự trữ tiền tệ thế giới có phải là
một cảnh báo cho những gì thật nguy hiểm đang đến gần không?”. Theo
ông Jim Rickards
(the CIA Asymmetric Warfare Advisor), câu trả lời là “Có”
(Yes)! Trong một cuộc phỏng vấn, ông ta tiết lộ 16 cơ quan tình báo
của Hoa Kỳ đã bắt đầu chuẩn bị cho Thế chiến thứ III. Có người còn
đi xa hơn, tiên đoán chiến tranh sẽ xẩy ra trong vòng 6 tháng!!!
Nếu
AIIB là sản phẩm của một quốc gia tự do dân chủ nào đó, với mục đích cạnh tranh
lành mạnh thì không ai thắc mắc làm gì. Đằng nầy AIIB là con đẻ của
Trung cộng, một quốc gia cộng sản độc tài và rất hung hăng với tham vọng muốn
độc chiếm biển Đông và nuốt chửng các nước nhỏ tại Á châu thì không khó để nhìn
thấy âm mưu chính trị của Trung cộng nhắm vào nước Mỹ, nước duy nhất có thể làm
cho cuồng vọng của họ bị thui chột.
Cho
AIIB ra đời, Trung cộng muốn phá vỡ thế độc tôn của đồng Dollar.
Cho
AIIB ra đời, Trung cộng muốn triệt hạ uy thế của Mỹ để dần dần dành thế siêu
cường số một.
Trước
hết, Trung cộng nhắm đánh Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement). Tuy không phải là người chủ xướng nhưng Mỹ ủng hộ mạnh
mẽ hiệp định TPP nầy, và chắc chắn họ sẽ là một thành viên quan
trọng. Và, nếu là một thành viên quan trọng, Mỹ sẽ củng cố và bành
trướng sự hiện diện của mình (cũng như đồng Dollar) tại châu Á và vành đai Thái
Bình Dương. Để khỏi bị cô lập khi TPP thành hình, Trung cộng đã
“tiên hạ thủ vi cường”, ra tay phá hiệp định nầy trước bằng sự ra đời của AIIB!
Phải
công nhận Trung cộng chơi đòn nầy độc thiệt. Nhưng từ “đòn độc” tức
là cuộc chiến/chạy đua tiền tệ nầy đến việc triệt hạ Mỹ để trở thành bá chủ thế
giới không dễ dàng chút nào. AIIB có thể làm giảm ảnh hưởng của đồng
Dollar, vô hiệu hoá một phần sức ép của Mỹ đối với các nước nhược tiểu hay đang
phát triển, thậm chí cả nước lớn như Nga.
Nhưng để mộng bá chủ có thể trở thành bá chủ thật sự,
Trung cộng phải đi một con đường dài đầy khó khăn trắc trở. Về mọi
mặt, Trung cộng vẫn đứng sau Mỹ. Kinh tế đứng thứ hai (?), sau
Mỹ. Về quân sự Trung cộng vẫn là “đàn em” Mỹ về mọi phương
diện. Hoa lục, dưới mắt của mọi người, chỉ là một vương quốc làm
hàng nhái hoặc theo đuôi người khác, chẳng có phát minh nào độc đáo để thiên hạ
nể mặt. Đã từ lâu, Mỹ có hàng chục hàng không mẫu hạm nguyên tử tối
tân có mặt trên khắp các đại dương trong khi, mới đây, Trung cộng chỉ có chiếc
Liêu Ninh mua đồ phế thải của người ta về tu sửa lại để làm oai. Nếu
Mỹ “giậm chân tại chỗ”, Trung cộng cũng phải mất hàng chục năm mới bắt
kịp. Ngoài ra, vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền và dân quyền Trung
cộng vẫn còn quá bết bát, không thể làm gương cho thiên hạ được. Đó
là chưa kể nội tình bất ổn của Trung cộng với sự chống đối âm ỉ để đòi độc lập
của các dân tộc Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Mông Cổ… Muốn được là “thiên hạ đệ nhất
nhân”, Trung cộng phải trực diện đối đầu với Mỹ bằng quân sự, thực hiện được
một chiến thắng toàn diện dứt điểm Mỹ trên mọi phương diện, trên mọi ngõ ngách
địa cầu mới được. Điều nầy đối với Trung cộng vẫn chỉ là một ước mơ
xa vời mà thôi. Trường hợp, để chia chác quyền lợi, Mỹ ngồi yên cho
Trung cộng xâm chiếm các nước nhỏ ở Đông Nam Á và biến biển Đông thành “ao nhà”
thì họ cũng chỉ là một cường quốc cấp vùng, một loại “cao bồi làng” mà thôi.
Về
phía người Mỹ, chắc chắn họ sẽ không khoanh tay ngồi nhìn để bị hạ bệ. Họ
sẽ làm gì? Phát động chiến tranh tiêu diệt Trung cộng? Điều nầy
khó ai biết được, nhưng chắc chắn họ sẽ hành động. Hy vọng hai chính
đảng của Mỹ không đấu đá vì quyền lợi riêng tư như hiện nay mà bắt tay phối hợp
tìm ra một giải pháp tối ưu để giữ vững uy thế của Mỹ cũng như đồng Dollar một
cách hiệu quả nhất.
Sacramento,
CA thượng tuần tháng tư, năm 2015
ĐỊNH
NGUYÊN
(viết
theo tài liệu Tuần báo Time, số ra ngày April 06, 2015)
Ngân hàng AIIB của Bắc Kinh và chuyện thất
kinh của truyền thông
Tác giả : http://songnews.net/D_1-2_2-44_10-301_12-1/ - Nguyễn-Xuân
Nghĩa/Sống Magazine
Con Ếch, Con Bò và Dàn Kèn Đu Đủ
Quý độc giả chịu khó đọc bài này thì sẽ hiểu vì sao làm truyền thông lại dễ hơn
làm chánh sách, dễ nhất trong các cái dễ là dễ… nói bậy.
Truyền thông nói bậy thì… năm phút sau hết tội vì được khán
thính độc giả lãng quên khi lại có thêm tin mới theo kiểu “sông Trường giang
sóng sau nhồi sóng trước”. Làm chánh sách mà bậy là gieo họa cho người
khác, vì thế việc gì, trên nguyên tắc, cũng phải đắn đo cân nhắc. Trừ phi ta
ngồi ở Ba Đình nhởn nhơ quyết định chặt cây bán nước.
Về bối cảnh nhé.
Lãnh đạo Trung Quốc có sáng kiến lập ra Ngân hàng Đầu tư Hạ
tầng Cơ sở Á châu, gọi theo Anh ngữ là Asian Infrastructure Investment Bank hay
AIIB. Họ đề nghị từ Tháng 10 năm kia, thúc đẩy giữa năm ngoái và kỳ hạn để
nhiều quốc gia tham dự định chế này với tư cách “sáng lập viên” là cuối
Tháng Ba vừa qua. Chẳng mấy ai trong hệ thống truyền thông quốc tế đã nhắc nhở
hay giải thích sáng kiến này của Tập Cận Bình, như cả chục sáng kiến khác được
Bắc Kinh dồn dập đưa ra từ mấy năm nay.
Đã ít theo dõi rồi, truyền thông lại còn lụp chụp. Từ giữa
Tháng Ba tới cao điểm là hội nghị Bác Ngao vào cuối Tháng Ba, truyền thông quốc
tế thổi chuyện này lên mây khi Anh quốc nhận lời tham gia sáng kiến AIIB dù
Chính quyền Barack Obama om xòm can gián.
Khách có kẻ nhảy vào bàn: “Nhà bác nói Bác Ngao thì cái đó
là gì vậy?”
Thêm một chứng cớ rành rành về sự thiếu hiểu biết của nhà báo
khiến khách mới thắc mắc!
Từ năm 1971, các nước Âu Châu lập ra một hội nghị quốc tế về
kinh tế và kinh doanh tại trị trấn nghỉ mát Davos của xứ Thụy Sĩ. Từ đó hàng
năm mới có “Thượng đỉnh Kinh tế Davos” quy tụ mấy ngàn lãnh đạo chính
trị và kinh doanh của toàn cầu đến đọc tham luận và trao đổi ý kiến trong khung
cảnh tráng lệ, bên ngoài sự lầm than của thế giới.
Vì thế, năm 1998, Tổng thống Phi Luật Tân, Thủ tướng Úc và
Thủ tướng Nhật đề nghị tổ chức một diễn đàn tham luận tương tự về kinh tế Á
Châu. Sáng kiến được Bắc Kinh tức thời hưởng ứng, còn sốt sắng làm thân khuyển
mã để các thầy bàn quốc tế cưỡi ngựa xem hoa. Lần đầu tiên vào Tháng Hai năm
2001.
Nhờ sự tận tụy của Bắc Kinh, từ năm 2002 mới có diễn đàn tham
luận về Á Châu, được tổ chức tại Bác Ngao của tỉnh (đảo Hải Nam), một ấn bản da
vàng của Thượng đỉnh Kinh tế Davos. Nghị trình thì do viên thư ký – nói văn hoa
là “Bí thư” – đảm nhiệm. Các ban bệ của Bí thư Trung Quốc lập ra một
diễn đàn biểu dương sức mạnh Á Châu, do Bắc Kinh lãnh đạo!
Khách tấm tắc ngợi khen.
Đúng là trong “Tam thập lục kế” thì đấy là kế “Phản
khách vi chủ”. Kinh doanh có thuật đi vay, kinh tế chính trị thì có đòn đi
mượn ý. Bi hài nhất là ba nước đề nghị chuyện ấy là Phi, Úc, Nhật thì đang lật
bật về cái lưỡi bò của Bắc Kinh!
Trở lại chuyện Châu Á há mồm thì sau khi Anh quốc của Nữ
hoàng ngồi xổm lên lời can của Nội các Obama mà ủng hộ sáng kiến AIIB và xé rào
cho hàng loạt đồng minh khác của Mỹ, giới bình luận Á châu bèn kết luận về ngày
tàn của nước Mỹ và kỷ nguyên mới của Trung Quốc.
Singapore không chỉ có túi khôn là Lý Quang Diệu. Còn có tác
giả của một bài bình luận hôm 16 vừa qua về vụ AIIB: “quyết định của Anh
mang tính thời đại, báo hiệu sự cáo chung của Thế kỷ Hoa Kỳ, và sự xuất hiện
của Thế kỷ Á châu!” Ông ta là Giáo sư Kishore Mahbubani, Khoa trưởng Đại
học Lý Quang Diệu về Chính sách Công quyền – Lee Kuan Yew School of Public
Policy.
Rất đáng cầm đầu trường Đảng Nguyễn Ái Quốc vì ngu có bằng
cấp và dốt có đẳng trật!
Cho nên, dù đã được đài truyền hình Saigon TV (chương trình “Bên
kia màn khói” của Bích Trâm), đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI - chương
trình “Tạp chí Kinh tế” của Thanh Hà) và đài Á châu Tự do RFA phỏng vấn,
người viết tầm thường này vẫn phải trở lại AIIB.
Như mọi khi, xin nhập đề bằng…kết luận: Sáng kiến AIIB
là trò con ếch muốn to bằng con bò.
Sở dĩ nó thành to chuyện là nhờ truyền thông.
Một đàn bò cùng thổi ống đu đủ như một dàn bát âm dưới cây
đũa của nhạc trưởng Bắc Kinh. Hào kiệt nào minh diễn được ẩn dụ ly kỳ này bằng
một tấm hý họa thì người viết xin mời đi ăn quán cơm bà Cả Đọi, bảo đảm là có
cả cà cuống.
Lỡ viết rồi thì phải giải thích, mà không quá dài, vì sức tập
trung của chúng ta có hạn, lại quen món mỳ ăn liền của truyền thông. Trước hết,
hãy nói đến cái trớn của Trung Quốc.
Trong 70 năm qua, từ sau Thế chiến II đến nay, đã có mấy chục
trường hợp được tôn là “kỳ diệu kinh tế” khi tăng trưởng nhanh, trong
vài thập niên đã từ đang phát triển tới vị trí “tân hưng” v.v… Trong
bảng phong thần ấy, có “Việt Nam rồng cọp” với cái dạng kỳ nhông cắc ké.
Và chói lọi hơn cả là trường hợp tăng trưởng vi vút của Trung Quốc.
Trật hết!
Trong ba tá phép lạ ấy, chỉ có hai ngoại lệ xứng danh kỳ diệu
là Đại Hàn Dân Quốc và Trung Hoa Dân Quốc, truyền thông gọi cho gọn là Nam Hàn
và Đài Loan. (Singapore là một “đảo quốc”, “cảng quốc” hay “thành
quốc” đặc biệt quá nhỏ, y như Hong Kong, nên không được kể trong danh mục
ấy). Ngẫu nhiên sao khi Nam Hàn và Đài Loan đều tự chuyển hóa sang dân chủ!
Chẳng ngẫu nhiên, như nhiều quốc gia khác sau mấy chục năm
rạng ngời, cả hai xứ này đều đã bị khủng hoảng mà vẫn tiếp tục vươn lên. Lại
còn mạnh hơn trước là nhờ có dân chủ. Dân bầu lên một lớp lãnh đạo khác để cải
cách đường lối và tiếp tục tạo điều kiện cho thị trường và tư nhân phát triển.
Trung Quốc thì không. Một số người lạc quan, đông lắm, thì bảo rằng chưa!
Thứ hai, sau ba chục năm tăng trưởng, như nhiều xứ đi trước,
Nhật Bản 1990, Mễ Tây Cơ 1994, Nam Hàn 1997 hay Đài Loan 2000, Trung Quốc đã
hụt hơi và rơi vào mé vực. Cho nên Bắc Kinh phải cải cách để chuyển hướng, mà
chưa chắc đã được. Thiếu dân chủ là một trở ngại, một thôi!
Khi cần chuyển hướng từ đòn bảy là đầu tư và xuất cảng qua
lực đẩy khác là tiêu thụ nội địa, Trung Quốc bỗng lộ nguyên hình là Chúa Chổm.
Nợ tổng cộng tương đương hơn 28 ngàn tỷ đô la. Trong bối cảnh ấy, việc Bắc Kinh
phe phẩy 100 tỷ đô la tí tẹo thì chỉ hấp dẫn như món ếch chiên bơ.
Điều thứ ba, thế giới lại không bị nạn thiếu vốn hay kẹt
thanh khoản. Trái lại, có quá nhiều tư bản dư dôi đang tìm bến đậu ra tiền.
Luồng chảy cuồng làm lãi suất bò ngang mặt đất. Giữa vùng lênh láng, dự án trăm
tỷ của AIIB chỉ là gáo nước! Vậy mà nhiều nước sốt sắng tham gia.
Họ mong là tìm thấy trong đó cơ hội kiếm lời khả quan hơn cho
tư bản của mình. Có bị tay chân của Bắc Kinh móc túi dọc đường thì vẫn là “bói
rẻ còn hơn ngồi không”. Chuyện ấy mới cho thấy sự tuyệt vọng của nhiều quốc
gia. Các đại gia đang nhập sòng bầu cua cá cọp của Bắc Kinh để kiếm tí tiền lẻ.
Và truyền thông hí hửng đánh trống thổi kèn cho rậm đám!
Triết gia đang lim dim bên cạnh người viết bỗng choàng dậy
đập bàn như trong một công án Thiền:
“Đòn AIIB mới chỉ là đưa pháo sang sông!”
Chả vậy mà nhiều chiến lược gia mới tri hô rằng Bắc Kinh thi
đua lập ra các định chế sẽ thay Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới do
Mỹ lũng đoạn? Các chiến lược gia này đáng được Giải Nobel Kinh tế của loài bò.
Đúng, Bắc Kinh muốn vậy. Và ta qua chuyện con bò thì mới sáng
chuyện!
Kinh tế Hoa Kỳ đã lên hàng số một từ thời… Tự Đức còn đóng
tã, khi Âu Châu đã khuất phục các nước Châu Á, rồi giết nhau tưng bừng qua ba
đợt 1870, 1914 và 1939.
Sau khi Mỹ là đệ nhất kinh tế, trong hơn nửa thế kỷ, thế giới
vẫn sử dụng các ngoại tệ dự trữ phổ biến là đồng Bảng Anh, Phật lăng Pháp hay
Đức Mã. Mỹ kim chỉ được chiếu cố từ sau Thế chiến I rồi trở thành ngoại tệ
chính từ sau Thế chiến II. Sức mạnh kinh tế đi trước sức mạnh của đồng tiền.
Chính những hỗn loạn kinh tế giữa hai Thế chiến – từ 1929 đến
1939 - mới khiến Hoa Kỳ giữ vai trưởng tràng và lập ra kiến trúc tài chánh mới
để vừa tái thiết Âu Châu vừa hứng đỡ những biến động ngoại thương và hối đoái
của các nước. Mỹ kim lên ngôi bá chủ vì Mỹ có thị trường lớn, đủ sâu và lỏng để
chống đỡ những dằn xóc quốc tế.
Hoa Kỳ chỉ buông tay từ Tháng Tám năm 1972 khi Richard Nixon
bứt neo cho thả nổi đồng đô la. Nhưng từ đó đến nay, chưa thấy người hùng nào
khác đứng ra cáng đáng việc ấy.
Khách ngẩn ngơ hỏi vặn: “Nhà bác làm như nước Mỹ này
thương xót thiên hạ nên ôm lấy gánh nặng! Người ta bảo rằng nhờ đó mà Mỹ tự do
in bạc ra xài vô tội vạ sao? Và Bắc Kinh nhập cuộc chỉ vì Hoa Kỳ vẫn còn nắm
chắc hai cột trụ tài chánh của kiến trúc năm xưa."
Lại lộn đầu tương quan nhân quả rồi.
Một là Mỹ kim có chế độ tự do giao hoán, tha hồ đổi. Hai là
vì giữ vị trí của ngoại tệ giao hoán và dự trữ phổ biến nhất, tờ bạc xanh là
hầm an toàn. Ai muốn giữ giá tài sản là đổi tiền ra Mỹ kim. Đổi cái gì ra Mỹ
kim? Đổi đồng bạc của mình ra tiền Mỹ, làm đô la lên giá, Mỹ khiếm hụt cán cân
vãng lai và khó xuất cảng. Rồi bất cứ xứ nào vỡ nợ cũng lại trông vào nguồn cấp
cứu ấy của Chú Sam. Cho nên, việc Mỹ kim là dự trữ ngoại tệ chính là một gánh
nặng cho kinh tế Hoa Kỳ mà truyền thông lại không biết giải!
Tuần báo Sống này không thể là cuốn sách về kế toán chi phó
nên người viết đành dứt điểm:
Trung Quốc chưa vượt Hoa Kỳ về sản lượng. Đồng Nguyên của
Thiên triều chưa được thả nổi, chế độ tự do tư bản cũng chẳng có, việc đồng bạc
nhợt nhạt này mà lên thay Mỹ kim thì vẫn là chuyện sừng thỏ lông rùa. Nếu cứ
tưởng rằng ta đã to bằng con bò, thì Thiên triều cứ nhảy vào cuộc. Khi ấy sẽ
khủng hoảng tức thời!
Còn lại, với thành tích xây dựng hạ tầng của Trung Quốc, ngân
hàng AIIB sẽ là cái rổ, với nhiều dự án lủng làm giới đầu tư xập tiệm. May lắm
thì có các chuyên gia Anh, Đức, Hàn, Úc dạy cho phép làm ăn tử tế. Trong vụ
này, Obama có thể khờ dại về ngoại giao và tuyên truyền nên tạo ra hình ảnh suy
tàn của nước Mỹ trước sự hung hăng của Trung Quốc. Nhưng hãy yên tâm.
Chàng chỉ làm Tổng thống đến đầu năm 2017 thôi. Sau đó, có
khi mơ làm Tổng thư ký Liên hiệp Quốc, với lá phiếu rất đề huề của Nga và Tầu.
Sáng trưng!
Nguyễn-Xuân Nghĩa
http://ndh.vn/adb-len-gan-voi-ngan-hang-aiib-20150421111114676p149c165.news - http://ndh.vn/adb-len-gan-voi-ngan-hang-aiib-20150421111114676p149c165.new http://ndh.vn/ngan-hang-c165.htm - Ngân hàng
________________________________
ADB
"lên gân" với Ngân hàng AIIB
(NDH) Người đứng
đầu ADB vừa có những phát biểu mang tính nghi vấn về khả năng "cạnh
tranh" của AIIB.
http://ndh.vn/dong-usd-manh-dang-lam-kho-cac-thi-truong-moi-noi-nhu-the-nao--20150420103157110p4c149.news - Đồng USD mạnh đang “làm khó” các thị trường mới nổi như thế
nào?(20/04)
Chuyên viên Bộ Tài chính Nhật Bản Takehiko
Nakao, và cũng là người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đặt ra nghi
vấn về khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) do
Trung Quốc khởi xướng. Ông cho rằng AIIB phải mất nhiều năm tích lũy tài chính
hoặc các cơ hội đầu tư nữa mới so sánh được với ADB.
Thời gian gần đây,
ông Nakao đã “chào đón” sự ra đời của AIIB cùng với những nhà lãnh đạo các ngân
hàng phát triển khác, đồng thời đưa ra những kiến nghị hợp tác trong các dự án
đầu tư tương lai.
Tất cả các chuyên
gia đều cho rằng đang có sự thiếu hụt trong đầu tư cơ sở hạ tầng trên thế giới.
Vì vậy, việc gia tăng tài chính cho khu vực này đều đáng được hoan nghênh.
Tuy nhiên, trong
cuộc phòng vấn với tờ Financial Times, ông Nakao nhấn mạnh rằng khả năng cho
vay của AIIB trong thời kỳ đầu sẽ không cao. Trên thực tế, Trung Quốc đã trở
thành nhà đầu tư lớn trong khu vực cơ sở hạ tầng thông qua các ngân hàng phát
triển nội địa như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB).
“Tôi không cố ý
đánh giá thấp sáng kiến thành lập AIIB.” Ông Nakao cho rằng việc thành lập ngân
hàng này là điều “dễ hiểu.”
Mặc dù vậy, người
đứng đầu ADB nhận định ngân hàng do ông quản lý có gần 100 tỷ USD dư nợ tín
dụng tại Châu Á, gấp đôi so với số vốn đề xuất cho AIIB. Tổng số vốn pháp định
của ADB ở mức hơn 150 tỷ USD.
“Đó là một lượng
tài chính rất lớn. Tôi không tự hào rằng chúng tôi lớn hơn. Nhưng chúng tôi đã
có một quá trình hoạt động lâu dài, một khả năng cho vay nhất định cùng với
nhiều chuyên gia và đội ngũ nhân viên đa dạng. Chúng tôi sẽ tiếp tục đóng vai
trò là nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực.”
Ông Nakao không cho
rằng sự phát triển của hệ thống tài chính quốc tế sẽ có sự thay đổi lớn nào khi
AIIB xuất hiện. Tất nhiên, sẽ có những phân tích khác nhau của các chuyên gia
về “ý nghĩa biểu tượng” của động thái này.
Người đứng đầu ADB
cho rằng việc nhiều nước Châu Âu gia nhập AIIB là điều dễ hiểu khi họ có những
mối liên hệ lịch sử khác nhau đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Điều này hoàn
toàn khác so với 2 cổ đông lớn nhất của ADB là Nhật Bản và Mỹ.
Mỹ và Nhật Bản đã
đầu tư rất nhiều vào ADB và Ngân hàng Thế giới (WB) trong những năm sau 1944.
Sự thành lập của ADB năm 1966 là nhằm bảo đảm thịnh vượng và ổn định tại khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương. Lập trường của Mỹ và Nhật Bản sẽ rất khác so với
các nước Châu Âu bởi 2 quốc gia này đều thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Cả Nhật Bản và Mỹ
đều đã từ chối gia nhập thành viên sáng lập AIIB, bất chấp nhiều nước chủ chốt
tại Phương Tây như Anh, Pháp đã tham gia tổ chức này.
Hiện Mỹ và Nhật Bản
đều công khai thể hiện sự hoài nghi về AIIB, nhấn mạnh sự cần thiết của ngân
hàng này trong việc thiết lập những tiêu chuẩn về môi trường và xã hội cho phù
hợp với các tổ chức như ADB hay WB.
Sau cuộc họp với
người đồng nhiệm Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết ADB đã được
phép hợp tác với AIIB trong các dự án chung. Tuy nhiên, ông Aso nhấn mạnh rằng
AIIB cần nâng cao tiêu chuẩn hơn nữa về tính công bằng cũng như cách quản lý.
Ngân hàng AIIB vẫn
còn một chặng đường dài phải đi trước khi đi vào hoạt động trong thực tế hay có
thể bắt đầu cho vay. Những quy định chi tiết đang được đàm phán và câu hỏi về
cách quản lý, ra quyết định và phương thức phân chia cổ phần vẫn chưa được trả
lời.
Ông Nakao nói rằng
mặc dù hơn 50 quốc gia đã gia nhập nhưng có vẻ AIIB vẫn là một dự án của riêng
Trung Quốc.
Trước khi ADB được
thành lập vào năm 1966, các cuộc thảo luận đã diễn ra trong nhiều năm với sự
tham gia của không ít quốc gia. Ông Nakao cho biết: “ADB không phải chỉ được
thành lập riêng bởi Nhật Bản.”
Hoàng Nam
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/May/2015 lúc 12:05am
02:53:pm 12/05/15 | Tác giả: http://www.danchimviet.info/archives/author/tuhoa - Tú Hoa
Dầu hỏa thời Việt Nam Cộng Hòa
A. KHÁI QUÁT:
Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu và nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa của ông đã đặt
nền móng đầu tiên cho nền kỹ nghệ dầu hỏa của dân tộc Việt Nam ta. Cộng
Sản Hà Nội đã mất gần 20 năm mới có thể tiếp tục lại những dự án khai
thác dầu hỏa mà Chính Phủ Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng
Hòa cho tiến hành.
Mãi
qua năm 1994, thì sản lượng dầu hỏa của Viêt Nam mới được khỏi sắc lên
trên 200 ngàn thùng một ngày với sự đầu tư của giới “BẢY CHỊ EM,” tức là
tiếng lóng chỉ giới tư bản dầu hỏa hàng đầu do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Những
nơi mà giới “BẢY CHỊ EM” vào khai thác vào thập niên 1990 và 2000 điều
đều xuất phát từ kết quả thăm dò dầu hỏa mà Việt Nam Cộng Hòa đã thành
công thăm dò trước đó .
Vào
hai giờ trưa ngày 17 tháng Tám năm 1974, dân tộc Việt chính thức đặt
mũi khoan đầu tiên cho nền dầu khí Việt Nam tại ngoài khơi Sài Gòn- Vũng
Tàu (Sài Gòn Sabu Basin) với một báo cáo lượng trữ có thể lên đến trên
hai tỷ thùng làm mọi người trên dàn khoan mừng chảy nước mắt. Các dữ
liệu thăm dò ngoài khơi do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiến hành cho
thấy Việt Nam Cộng Hòa sẽ trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu hỏa.
Như
vậy, tháng Tám năm 2014 là kỷ niệm đúng 40 năm lịch sử nền dầu hỏa của
dân tộc Việt Nam khai trương nhưng không thấy báo đài hay các sử gia nào
nhắc đến. Có lẽ, trận hải chiến Hoàng Sa làm nhạt nhòa đi sự kiện trọng
đại này của nền văn minh văn hiến nước nhà.
Sau
năm 1994, khi giới “BẢY CHỊ EM” vào lại Việt Nam, họ tiếp tục theo
những tài liệu cũ của Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Thiệu mà
đầu tư khai thác ngay, đặt dàn khoan xây ống dẫn khí ngay đúng vị trí,
dẫn dầu ngay mà không cần tốn kém thêm các ngân khoản cho thăm dò, tính
toán và kiến thiết. Đó là lý do tại sao, sản lượng dầu thô của Việt Nam
nhanh chống tang gấp đôi ngay sau năm 1994. Các giai đoạn thăm dò tính
toán tốn kém đã được Việt Nam Cộng Hòa làm sẳn trước đó rồi.
Bản
đồ phía dưới đây là vị trí các mỏ dầu ngoài hải phận Việt Nam từ huớng
Vũng Tàu trở xuống Phú Quốc mà công trình khai thác tính toán của Việt
Nam Cộng Hòa thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã để lại. Mãi qua năm
2000, các lô mỏ dầu mới mới bắt đầu được thăm dò, nhưng do Trung Quốc
tiếp tục gây hấn khiến giới “BẢY CHỊ EM” lưỡng lự ngần ngại bỏ vốn thăm
dò vì quá tốn kém mà tình hình lại bất ổn cho đến khi vận động được hậu
trường chính trị Hoa Kỳ bầu Obama làm Tổng Thống với cam kết thực thi
chính sách “Nhìn Về Châu Á.”
Bản Đồ 1: http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2015/05/download1.png"> Do
đó, từ năm 2005 trở đi thì sản lượng dầu hỏa của Việt Nam hơi suy sụp
một chút vì sản lượng các mỏ đã khai thác có phần giãm và các mỏ mới thì
lại đang trong giằng co dàn xếp trước sự đe dọa hung hăng của Trung
Cộng. Tuy nhiên, các vùng mỏ mới này cũng là sự lan rộng ra các vùng hải
phận phụ cận từ các các mỏ dầu củ, kiểm chứng lại những tính toán từ
tài liệu cũ có từ thời ông Thiệu.
Kỹ
sư Khương Hữu Diệu, Giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam Cộng
Hòa đã cho loan tin thành công thăm dò khai thác dầu hỏa của Việt Nam
Cộng Hòa trên tờ báo Quản Trị Xí Nghiệp vào tháng 10 năm 1974. Nay, bài
báo này trở thành một sử lliệu, sử chứng vô cùng quan trọng cho lịch sử
văn minh, văn hiến nước nhà. Giới sưu tầm cổ ngoạn, báo cũ sách cũ cũng
rất hào hứng muốn có được nguyên bản tạp chí này.
Khởi
nghiệp của nền dầu hỏa Việt Nam Cộng Hòa thật ra đã được bắt đầu từ năm
1968 và chật vật mãi đến năm 1974 thì bước thành đầu tiên mới gặt hái
được chứ không phải một sớm một chiều mà có. Năm 1968, thông qua sự hợp
tác của cơ quan CCOP (“Coordinating Committee for Offshore Prospecting
in Asia” ) dưới quyền của Liên Hiệp Quốc, nay có trụ sở tại Bangkok Thái
Lan, cùng với sự hợp tác của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hơn
10 ngàn kilogram thuốc nổ đã được vận chuyển tới các vị trí thăm dò. Kết
quả số liệu từ cuộc thăm dò này khả quan dẫn đến những nỗ lực khoan dầu
khai thác những năm sau đó.
C. DI SẢN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA CHO SỰ PHÁT TRIỂN DẦU HỎA:
Sau
ngày 30 tháng tư năm 1975, Lê Duẫn, lúc bấy giờ là Tổng Bí Thư Đảng
Cộng Sản Việt Nam, đuổi hết giới “BẢY CHỊ EM” đang kiến thiết dàn khoan
khai thác tại những nơi mà Việt Nam Cộng Hòa đã thăm dò, đem toàn bộ tài
liệu này đưa cho Liên Xô với hy vọng vừa trả nợ, vừa nhờ Liên Xô giúp
đở khai thác. Công Ty Việt-Xô Petro của Cộng Sản Hà Nội thành lập từ đó.
Tuy
nhiên, Liên Xô lại là một nước thừa mứa dầu hỏa trong một nền kinh tế
yếu kém do nhà nước kiểm soát mọi mặt khiến thị trường bán buôn bị tê
liệt nên thật sự không mặn mà với món quà mỏ dầu mà Lê Duẫn trả ơn. Hơn
nữa, sở trường khai thác dầu hỏa của Liên Xô là trong lục địa, không
phải ngoài hải phận nên kỹ thuật khai thác ngoài hải phận của Liên Xô
gần như là con số không. Biểu đồ phía dưới cho thấy sản lượng dầu hỏa
của Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1995, 20 năm trôi qua chỉ là con số
không cho đến khi có BẢY CHỊ EM vào Việt Nam đầu tư lại từ năm 1994, sau
khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận.
Do
đó, nền dầu hỏa Việt Nam tưởng đang có cơ hội bùng phát thành cường
quốc thì bổng nhiên bị trì trệ hoàn toàn. Cơ sở hạ tầng cho nền nghệ dầu
hỏa từ sản xuất ống dẫn dầu, thiết bị, nhà máy điện khí đốt , hệ thống
dẫn dầu..vân vân, hoàn toàn không được xây dựng tại Việt Nam từ năm 1975
đến năm 1995, tức là hai mươi năm đứng lại và tụt hậu.
Sau
đây là các mỏ dầu quan trọng đầu tiên do Việt Nam Cộng Hòa thăm dò khám
phá và được Cộng Sản Hà Nội cho giới BẢY CHỊ EM khai thác trở lại sau
năm 1994:
I. Vùng Cửu Long Basin:
a. Mỏ Bạch Hổ ( White Tiger) : nằm ngay ngoài khơi Vũng Tàu- Sài Gòn:
Hãng
Mobil của giới “BẢY CHỊ EM” đã thăm dò và tìm ra mỏ này vào tháng Hai
năm 1975 dựa theo sự thăm dò phỏng đoán trước đó của phía bên Việt Nam
Cộng Hòa. Lê Duẫn ra lệnh đuổi Mobil đi sau 30 tháng Tư năm 1975, Mobil
bị mất trắng và mãi đến năm 1994 , hãng Mobil mới được Cộng Sản Hà Nội
rối rít mời lại. Mức sản xuất được ghi nhận là 250 ngàn thùng mỗi ngày.
b.
Mỏ Rạng Đông được ghi nhận là đã bơm được ba ngàn thùng một ngày kể từ
năm 2008. Mỏ dầu này cách Vũng Tàu 135 km, do Nippon Nippon Oil &
Gas Exploration điều hành với 46 % cổ phần .Nippon dựa trên số liệu thăm
dò của Việt Nam Cộng Hòa và công ty Shell. Cũng xin được lưu ý là công
ty Shell đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1894, tức là cuối thế kỷ thứ XIX
(Mười Chín.)
c.
Các mỏ còn lại trong Vùng Cửu Long Basin : Năm 2001, dựa trên những số
liệu sẳn có từ phía Việt Nam Cộng Hòa để lại khi thăm dò Cửu Long Basin
tại block 15-1, hãng KNOC-Korean National Oil Company khám phá những mỏ
dầu: Sư Tử Đen(Black Tiger) , Sư Tử Vàng( Golden Lion ) và Sư tử Trắng(
White Lion ) với trữ lượng 400 triệu thùng (xin coi bản đồ 2)
II. Vùng Nam Côn Sơn Basin :
Mỏ
Rồng Xanh( Blue Dragon): Hãng Mobil cũng dự kiến khai thác mỏ này năm
1975 với dự đoán trữ lượng lên đến 40 triệu thùng. Ghi nhận là Mobil
(nay là ExxonMobi) hiện đang sở hữu 38% cổ phần các dự án khai thác tại
nơi này khi được Cộng Sản Hà Nội mời lại sau năm 1994.
Vùng
Nam Côn Sơn Basin cũng là vùng mà phía Việt Nam Cộng Hòa tích cực thúc
đẩy thăm dò để ghi dữ liệu. Công ty Shell và Mobil đã có những hứa hẹn
đầu tư lớn và cũng đã bắt đầu đầu tư vào khai thác dầu vùng này dưới
thời Tổng Thống Thiệu nhưng giới chiến lược gia tại Nhà Trắng và Langley
đang có những âm mưu khác cần phải thi hành nên ra tay giựt sập Việt
Nam Cộng Hòa bằng mọi giá khiến mọi nổ lực đầu tư hoàn toàn bị gián
đoạn.
Sản
lượng dầu hỏa của Việt Nam nhanh chóng vượt qua mức 200 ngàn thùng mỗi
ngày và lên đến trên 300 ngàn thùng mỗi ngày sau hơn hai mươi năm èo uột
sản xuất gần như ở mức zero ( 1975-1995) hoàn toàn là nhờ sự đầu tư của
giới BẢY CHỊ EM vào Việt Nam tiếp nối những dự án sẵn có từ phía Việt
Nam Cộng Hòa tại mỏ Bạch Hổ và những dữ liệu thăm dò trên các vùng lân
cận của Cửu Long Basin cũng như Nam Côn Sơn Basin. Riêng mỏ Bạch Hổ do
phía Việt Nam Cộng Hòa thăm dò và cho công ty Mobil khai thác trước 30
tháng Tư năm 1975 đã có thể có mức sản lượng trên 200 ngàn thùng mổi
ngày sau 20 năm bị gián đoạn bởi phương thức làm ăn èo uột của Việt-Xô
Petro Xã Hội Chủ Nghĩa.
Nói
một cách khác, Việt Nam Cộng Hòa đã “spear head” (tiên phuông hay tiên
phong) cho nền kỹ nghệ khai thác dầu hỏa Việt Nam, thông qua công tác
thăm dò, ghi nhận những dữ liệu thuyết phục về trữ lượng dầu hỏa của
Việt Nam và đưa mỏ Bạch Hổ cũng như toàn vùng Cửu Long Basin vào sự chú ý
của giới đầu tư thế giới, của các IOC’s(International Oil Companies),
trong đó có công ty Mobil và Shell.
Việt
Nam Cộng Hòa đã dọn cơm sẵn, Cộng Sản Hà Nội chỉ có mỗi một việc tiếp
nối mà cũng làm không xong, MẤT ĐẾN HAI MƯƠI NĂM tụt hậu để đến nỗi kỹ
thuật khai thác phải nhờ cả Đại Hàn, Thái Lan, Singapore, …. đầu tư vào.
D. KẾT:
Mặc
dù bị tan nát vì những đợt tấn công cuồng bạo của Cộng Sản Bắc Việt kể
từ năm 1968, nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn ráng nỗ lực tìm kiếm cho mình
những phát triển về kinh tế và văn minh. Thời gian qua đi, thành quả từ
những nổ lực này bị chìm vào quên lãng nhưng giá trị và ý nghĩa của nó
vẫn còn tồn tại và hữu dụng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam cho
đến ngày nay.
Thông
qua sự phát triển kỹ nghệ dầu hỏa của Việt Nam, mọi người có thể dễ
dàng nhìn thấy nền văn minh văn hiến và phát triển của Việt Nam Cộng
Hòa, dù cố tình bôi nhọ hoặc tìm cách làm gián đoạn, cũng vẫn sẽ tiếp
tục cống hiến không ngừng cho sự phát triển văn minh trong tương lai cho
dân tộc Việt Nam.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/May/2015 lúc 6:15pm
TẠP CHÍ KINH TẾ
Con đường tơ lụa mới : mục tiêu ngầm của Trung Quốc
Thanh Hà
Ông Tập Cận Bình đề cập đến dự án lập Con đường tơ lụa mới thế kỷ XXI tại Diễn đàn APEC - Reuters
Kinh
tế không là động lực duy nhất của dự án xây dựng Con đường tơ lụa trên
biển thế kỷ XXI của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn ngăn chận ảnh hưởng của
Hoa Kỳ tại châu Á, để trở thành trung tâm của một thị trường với khoảng
ba tỷ dân bao phủ lên các vùng từ Đông Nam Á đến Ấn Độ, sang cả Trung Á
và Châu Phi. « Chơi » với Trung Quốc được lợi những gì và trước mắt Bắc
Kinh đang dùng những lá bài nào để chiêu dụ các quốc gia từ Á sang Âu
tham gia vào dự án này ?
Công
du Kazachstan vào tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề
nghị thành lập một « vành đai của con đường tơ lụa », nối liền Châu Âu,
Trung Quốc với Trung Á. Đây sẽ là một thị trường với hơn ba tỷ dân. Một
tháng sau đó, tại Indonesia, lãnh đạo Bắc Kinh một lần nữa đã trở lại
với ý tưởng lập « Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ XXI ».
Vào
đầu tháng 11/2014 Trung Quốc tổ chức Hội trợ triễn lãm quốc tế con
đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng
Đông và đã được 42 quốc gia hưởng ứng. 25 nước trong số đó trực tiếp
liên quan đến dự án đã được ông Tập Cận Bình đề xướng. Cùng lúc, tại
Thượng đỉnh của Diễn đàn Kinh tế Á châu Thái Bình Dương APEC- Bắc Kinh,
Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo đầu tư 40 tỷ đô la để làm sống lại con
đường giao thương nổi tiếng trong lịch sử, nối liên Á-Âu. Bắc Kinh cũng
thông báo là đã có 25 quốc gia muốn tham gia trực tiếp vào dự án này.
Bắc
Kinh không chỉ bỏ ra 40 tỷ đô la để làm sống lại con đường giao thương
huyền thoại đó. Cũng chính Trung Quốc đã có sáng kiến cùng với 4 nền
kinh tế đang trỗi dậy khác là Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi thành lập
Ngân hàng phát triển BRICS với số vốn ban đầu là 100 tỷ đô la, mà trong
trong đó 41 tỷ là do Bắc Kinh bỏ ra. Gần đây hơn là dự án thành lập Ngân
hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Á Châu, AIIB cũng với 100 tỷ đô la vốn.
Ngược
dòng thời gian, Con đường tơ lụa trên đất liền đã từng bước hình thành
vào quãng 140 năm trước Công Nguyên, dưới thời Hán Vũ Đế. Đó là tuyến
đường nối liền thành phố Tây An, Trung Quốc với Antioche của Thổ Nhĩ Kỳ,
gần biên giới với Syria, xuyên ngang qua Trung Á và Iran. Thế còn, Con
đường tơ lụa trên biển, thì lại xuất phát từ Quảng Châu, hướng về các
nước Đông Nam Á và kéo dài sang đến bờ đông Châu Phi.
Nhưng
rồi, chính sách khép kín của triều đại nhà Minh - thế kỷ thứ XV- sự
hình thành của Đế chế Ottoman sau khi thành Byzance thất thủ năm 1453,
những trục lộ giao thông hàng hải được khai mở vào thế kỷ XVI từng bước
đẩy con đường tơ lụa có từ hơn 1.500 năm vào quên lãng.
Mãi
đến đầu năm 2011 dự án nối liền tuyến đường xe lửa giữa Trung Quốc với
Châu Âu mới khơi lại ý tưởng của một con đường giao thương Âu Á mới, bao
gồm cả một tuyến đường trên bộ và trên biển. Tuy nhiên theo các nhà
quan sát, « Con đường tơ lụa mới » thực ra đã nhen nhúm hình thành từ
trước đó ít nhất 20 năm, do khối lượng dầu hỏa chung chuyển từ Trung
Đông sang Trung Quốc ngày càng lớn và Trung Quốc thì từ những năm 1990
đã trở thành « cơ xưởng sản xuất của thế giới », và rồi hàng hóa của
Trung Quốc đã tràn ngập địa cầu.
Từ
năm 2013, dự án con đường tơ lụa mới của Trung Quốc đã từng bước được
hình thành với mục tiêu không hề che giấu của Bắc Kinh là nâng tổng trao
đổi mậu dịch của các bên liên quan đang từ 400 tỷ đô la năm 2012 lên
thành 1.000 tỷ vào năm 2020.
Để
đạt được mục tiêu đó, Bắc Kinh đã không để lãng phí thời gian. Trung
Quốc đã bắt tay vào việc xây dựng đường cao tốc 213 cây số, nối liền
thành phố Kashgar –Tân Cương với Erkeshtam củaKirghizistan. Tổng chi phí
dự án lên tới 630 triệu đô la. Con đường cao tốc này sau đó sẽ mở rộng
ra tiếp sang Ouzbekistan, Tadjikistan, Turkmenistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.
Song song với dự án đường cao tốc đó, Trung Quốc còn phát triển hai đề
án khác, cũng để mở cửa cho Trung Quốc đến gần với Châu Âu. Dự án thứ
nhất xuyên ngang Kazakhstan và Nga, trong khi lộ trình thứ nhì dự trù
hướng tới Kazakhstan nhưng xuyên qua lòng Biển Caspi.
Quay
lại với khu vực Đông Nam Á, một nhà báo Malaysia làm việc tại Bắc Kinh,
nhận định, Malaysia có tới 40% dân số là người Hoa, có tranh chấp lãnh
thổ trên biển với Trung Quốc, nhưng Malaysia cần xuất khẩu sang Trung
Quốc và mua hàng hóa của nước này, cho nên, Kuala Lumpour đã đặc biệt tỏ
ra kín tiếng trên hồ sơ Biển Đông.
Singapore, cũng là nơi có tới 65% dân cư là người Hoa, cho nên từ rất nhiều năm qua, đảng cầm quyền đã luôn « khéo léo đi dây trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ ». Nhiều quốc gia trong vùng Đông Nam Á thì đã ký các hiệp định quan hệ đối tác với Bắc Kinh.
Công du Pakistan vào hạ tuần tháng 4/2015, ông Tập Cận Bình đã hứa hẹn 46 tỷ đô la đầu tư vào quốc gia Nam Á này.
Trả
lời ban Việt ngữ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ trước
hết trở lại với ý tưởng về một con đường tơ lụa mới đã được chủ tịch
Trung Quốc đề cập tới lần đầu tiên cách nay hai năm.
Nguyễn-Xuân Nghĩa :
Ông Tập Cận Bình loan báo từ Thượng đỉnh APEC vào cuối năm 2013 và từ
đó cứ vài ba tháng Bắc Kinh lại cung cấp thêm chi tiết về Con Đường Tơ
Lụa Mới.
Trước
hết, nó gồm có khái niệm Nhất Đới Nhất Lộ. Đới là vành đai, ở đây là
đường lộ vận từ các tỉnh miền Tây Trung Quốc qua Trung Á, Nam Á, tới Tây
Á, Trung Đông và Âu Châu. Còn Lộ ở đây là đường thủy vận, từ các hải
cảng Trung Quốc đến Nam Dương quần đảo qua Ấn Độ Dương tới Hồng hải và
Trung Đông.
Thứ
hai, nó giải quyết một yêu cầu sinh tử cho Bắc Kinh là phát triển hạ
tầng cơ sở cho các tỉnh bị khóa trong lục địa của Trung Quốc và không có
đường thông thương ra ngoài nên là khu vực lạc hậu nhất. Các tỉnh đó là
Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc, Ninh Hạ, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam và
Quảng Tây. Bắc Kinh trù tính bỏ ra khoảng 100 tỷ đô la cho hơn 50 dự án
sẽ thực hiện ở khu vực nội địa này và sẽ nối kết với Con đường Tơ lụa
trên đất liền và ở ngoài biển. Vì
họ vừa quảng cáo vừa tính tiền nên thế giới lúng túng không hiểu là kế
hoạch Tơ Lụa này trị giá bao nhiêu tiền và nhắm vào những gì. Chúng ta
nên nhìn thấy ba chuyện mà Trung Quốc đang tính toán. Một là khai thông
khu vực lạc hậu bên trong, hai là mở đường qua Tây Vực và Trung Á để
tiến tới Trung Đông và Âu Châu, ba là phát triển mạng lưới hàng hải từ
quần đảo Nam Dương –Indonesia qua Thái bình dương, Ấn Độ dương và vào
tới Hồng hải, xuống tới Đông Phi.
RFI
: Một cách cụ thể, Trung Quốc dự kiến chi ra bao nhiêu tiền cho dự án
Con đường tơ lụa mới đó, và đã thuyết phục được những ai rồi ?
Nguyễn Xuân Nghĩa :
Chúng ta cần phân biệt ba bốn chuyện thì mới hiểu ra sự thể. Bắc Kinh
nói đến 40 tỷ cho Con đường Tơ lụa, thật ra trù tính nhiều hơn vậy.
Trước
hết là khoảng 100 tỷ đô la cho hơn 50 dự án bên trong lãnh thổ Trung
Quốc để giải quyết nạn thất quân bình nội bộ của họ. Bên ngoài lãnh thổ
thì có ít ra một chục dự án công tư hỗn hợp và liên doanh giữa song
phương hay đa phương với 11 quốc gia khác. Các dự án này gồm có bốn hải
cảng, ba thiết lộ, hai ống dẫn khí và một xa lộ, đều là dự án có tính
chất chiến lược về kinh tế lẫn an ninh.
Cho
các dự an quy mô này, Bắc Kinh đã dự chi ngân sách trị giá hơn 240 tỷ
đô la của mình trong những năm sắp tới, chưa kể 100 tỷ của Tân ngân hàng
Phát triển BRICS và 100 tỷ của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu AIIB
đang được thành lập với sự tham gia của 57 quốc gia.
RFI : Đâu là những mục tiêu ngầm của Bắc Kinh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Có bốn mục tiêu chính thức được Tập Cận Bình nói ra, rồi khóa họp mới đây của Quốc hội Bắc Kinh xác nhận. Đó là :
1. Tự do chuyển dịch tài hóa và cải thiện việc sung dụng tài nguyên
2. Phối hợp và hội nhập chính sách kinh tế với các nước
3. Tăng cường mạng lưới kết nối Âu-Á-Phi và các mặt biển phụ cận
4. Khai thác tiềm năng của thị trường, khuyến khích đầu tư và tạo ra việc làm
Chính
thức thì Bắc Kinh muốn chiêu dụ các nước Á châu cùng tham gia thực hiện
các dự án này vì quyền lợi và nhu cầu xây dựng của Á châu, được ước
tính khoảng một ngàn tỷ đô la một năm.
Còn
mục tiêu thật của họ là mở rộng ảnh hưởng của đồng bạc Trung Quốc trong
luồng giao dịch và đầu tư với các nước Châu Á. Sâu xa hơn vậy là mục
tiêu tăng cường sức mạnh kinh tế với các nước đối tác. Thứ ba là dùng
quyền lợi kinh tế mua chuộc các nước để hợp thức hóa sự xuất hiện của
Trung Quốc như một cường quốc hải dương, trong đó có cả việc hợp thức
hóa hành vi chiếm đóng của Trung Quốc ngoài Đông Hải. Và sau cùng là mục
tiêu đẩy lui ảnh hưởng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ.
RFI : Tính cách khả thi của kế hoạch « Con đường tơ lụa thế kỷ XXI » ?
Nguyễn Xuân Nghĩa :
Xưa nay Bắc Kinh làm các dự án hạ tầng đều « lỗ chỏng gọng ». Lý do bên
trong vì các chính quyền địa phương vay tiền làm ẩu. Với bên ngoài thì
lý do là các doanh nghiệp Trung Quốc thường làm bậy, có tiêu chuẩn an
toàn thấp và rủi ro tín dụng cao, nên 90% là mất tiền.
Người
ta tính ra là từ 2005 đến 2014 đã có ít ra 130 dự án thất bại, mất cỡ
200 tỷ, bằng một phần ba của tổng số đầu tư ra ngoài. Cũng vì vậy, Bắc
Kinh cần sự góp sức của các xứ khác để chia sẻ rủi ro và nâng cao khả
năng quán lý dự án. Nhưng rủi ro vẫn còn vì khi có nhà nước là lại có
nạn “ỷ thế làm liều”, thuật ngữ bảo hiểm và kinh tế gọi là “moral
hazard”.
Và
thật ra nhiều quốc gia khác cũng e ngại âm mưu bành trướng của Bắc Kinh
nên chưa chắc là họ đã mua dải lụa của Trung Quốc để tự thắt cổ sau này
!