Print Page | Close Window

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Chuyện Linh Tinh
Forum Discription: Nói chuyện linh tinh về đủ mọi điều ...
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=12932
Ngày in: 14/Jan/2025 lúc 6:06pm
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: MỪNG CHÚA GIÁNG SINH
Người gởi: Lan Huynh
Chủ đề: MỪNG CHÚA GIÁNG SINH
Ngày gởi: 29/Nov/2018 lúc 12:38pm
Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20pictures
Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20pictures

Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20pictures

Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20pictures


Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20pictures

-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph



Trả lời:
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Nov/2018 lúc 8:19am

Ý nghĩa của ngày Lễ Giáng Sinh


Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20pictures

Related%20image        Theresa Trần

Lễ Giáng sinh là lúc mà người ta bỏ thời giờ để về gần với gia đình, để đi shopping sắm sửa, để cho và nhận quà tặng, và party thâu đêm với bạn bè.  Đó là ý nghĩa của Noel mà tôi đã từng có trong bao nhiêu năm.  Tôi cũng ăn mừng Giáng sinh với bạn bè và gia đình như mọi người khác, như một thông lệ, một thói quen, một cái máy.   Thế nhưng những niềm vui chóng qua đã để lại trong tôi một nồi buồn và nỗi trống vắng trong đáy tim mà tôi không biết tại sao.  Ngày lễ Giáng sinh đã trở nên ngày càng vô nghĩa đối với tôi.  Tôi bắt đầu đặt câu hỏi:

“ý nghĩa thật sự của ngày Giáng sinh là gì?”.

Image%20result%20for%20celerate%20christmasHình minh họa

Giáng sinh năm 2001, tôi quyết định bỏ thì giờ đi vào thinh lặng, và trong 2 ngày liền, tôi đã ngồi trước cây Noel, cầu nguyện Thiên Chúa cho tôi biết ý nghĩa thực sự của Giáng sinh. Tôi đã không nhận được câu trả lời nào trong lúc tôi cầu nguyện.  Rồi tới ngày Chủ Nhật, tôi đi nhà thờ như thường lệ.  Đó là ngày chủ nhật cuối cùng trước ngày lễ Giáng sinh.  Khi ở trong nhà thờ, tôi nhìn lên cây thánh giá. Ngay lúc đó, tự nhiên hiện ra trong tâm trí tôi cuộc đời của đức Giêsu, khi Chúa Giêsu là một cậu bé.  Hình ảnh trải dài như một bộ phim.  Tôi nhìn thấy toàn bộ đời sống niên thiếu của Ngài.  Và cái mà đã làm cho tôi xúc động là từ khi là một cậu bé, ngài đã biết số phận của mình.  Cậu bé Giêsu đã biết rằng khi lớn lên, cậu sẽ phải chết một cái chết đau đớn, bị bạn bè bỏ rơi và bị phỉ nhục trước hàng ngàn người.  Cậu bé lớn lên nắm trong tay định mệnh đau khổ đã an bài.  Tôi không thể tưởng tượng bất cứ đứa trẻ nào có thể sống bình thường mà không lo sợ, không bị ám ảnh khi biết được rằng mình sẽ chết trên thập giá một cách khổ nhục, đau đớn như vậy.  Làm thế nào cậu bé có thể tiếp tục sống một cuộc sống bình thường, khi cậu biết rằng sẽ chết trên thập tự giá, mang tất cả tội lỗi của chúng ta? Vậy mà cậu vẫn tiếp tục sống yêu thương và đã làm những gì cậu đến để làm, chỉ vì tình yêu đối với chúng tôi.  Và lúc đó trái tim tôi đã đau thắt và tôi bắt đầu khóc.  Tôi thuơng Chúa quá.  Ngài đã không chỉ đau khổ trên thập tự giá, hoặc chỉ lo âu sợ hãi đến nỗi đổ mồ hôi máu trong vườn dầu, nhưng ngay từ bé, ngài đã phải sống trong lo âu sợ hãi vì đã biết trước định mệnh của mình.

Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20tree%20decor%20pictures

Câu hỏi: "ý nghĩa thực sự của Giáng sinh là gì?” đã được trả lời cho tôi hôm đó. Ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh không là những mua sắm, quà tặng, hoặc thậm chí là thời gian với gia đình, và cũng không phải chỉ đơn giản là ngày ta ăn mừng "sinh nhật Giêsu" như tôi vẫn từng nghĩ. Tôi đã hiểu rằng Giáng sinh là kỷ niêm tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. Rằng Ngài yêu thương chúng ta nhiều đến nỗi ngài sinh ra trên thế gian để chịu đau khổ, để chết cho chúng ta hầu cứu chúng ta khỏi tội lỗi.  Giáng sinh là lúc chúng ta ăn mừng tình yêu của Thiên Chúa.  Tình yêu được bày tỏ qua sự ra đời của Giêsu, con trai một Chúa Cha.


Image%20result%20for%20christ%20born
Giáng sinh năm sau, tôi chuẩn bị để ăn mừng ngày lễ của tình yêu Thiên Chúa cho nhân loai.  Tôi bỏ thì giờ về trong thinh lặng, đóng cửa cầu nguyện.  Nhưng trong lúc cầu nguyện, có một cái gì đó đã thúc đẩy tôi để cho tôi cầu nguyện lại lời nguyện tôi đã xin năm trước:  “Xin Thiên Chúa cho con biết ý nghĩa thực sự của Giáng Sinh”.  Làm như là câu trả lời tôi nhận được năm trước chỉ là một phần, hình như chưa trọn vẹn, và tôi ao ước được hiểu thêm nữa.  Tôi cũng đã dành một ngày viết thiệp Giáng sinh cho bạn bè. Trong các thiệp này, tôi đã viết câu tôi thấy trên một bức ảnh trước mặt bàn của tôi.  Câu từ St John, chương 6:"Đây là tình yêu: không phải chúng ta đã yêu Thiên Chúa trước, nhưng Ngài đã yêu thương chúng ta trước, và gửi con trai một của Ngài để làm của lễ hy sinh chuộc tội cho tội lỗi chúng ta. Các bạn thân mến, vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta phải yêu thương nhau ".  Tôi đã viết điều này mà không cần dừng lại và suy nghĩ về nó.
Image%20result%20for%20church%20worship%20in%20christmas%20picturesHình minh họa

Đó cũng là ngày chủ nhật cuối cùng trước ngày Giáng sinh. Tôi đi nhà thờ như thường lệ.  Ngồi trước mặt tôi vài hàng ghế là một cô bé Á Đông mặc một chiếc váy xinh đẹp. Cô bé ấy độ chừng năm hay sáu tuổi gì đó.  Qua nét mặt, tôi đóan cô bé ấy chắc là người Trung Quốc. Cô bé quay lại và nhìn tôi, mỉm cười.  Tôi nhìn qua bên cạnh thì thấy một phụ nữ da trắng. Người phụ nữ  lâu lâu lại nhìn sang cô bé, xong rồi đưa tay ra nắm tay cô bé. Cô bé rõ ràng không phải con gái ruột của bà ta, vì bà ta là người da trắng và cô bé rõ ràng là Á Đông, không một chút lai trắng.  Tôi nghĩ có thể là cô bé đã được nhận nuôi từ những trại mồ côi bên Trung Quốc.  Sau đó, bà ta cúi xuống và bế cô bé lên.  Bà ta nhẹ nhàng hôn lên má cô bé và mỉm cười với cô. Cô bé vui vẻ đón nhận tình thương của người mẹ nuôi.  Cô bé mỉm cười và quàng tay ôm cổ mẹ, áp mặt vào tóc của mẹ, chìm đắm trong hạnh phúc.  Tình yêu và sự dịu dàng giữa hai người không liên quan ruột thịt từ hai thế giới khác nhau làm cho tôi thật cảm động. Tôi tiếp tục ngắm nhìn 2 mẹ con. Tôi cảm phục người mẹ có tình cảm chân thật cho một đứa con gái không phải là máu mủ của chính mình.  Tôi đã vui cho cô bé vì em đã tìm thấy tình yêu chân thật và đã có mẹ.

Image%20result%20for%20american%20mother%20adop%20asian%20%20girl
Hình minh họa

Sau đó, đột nhiên, một nỗi buồn sâu xa đến với tôi, tràn ngập trong tâm hồn. Tôi nghĩ đến tất cả các bé gái và bé trai không được may mắn như em bé này: các em bé trong các trại mồ côi không có cha hoặc mẹ, không ai thương yêu, âu yếm.  Các em thèm khát sự chú ý, một cái hôn, một vòng tay ôm.  Các em lớn lên hoàn tòan cô độc một mình trên thế gian. Trái tim tôi cảm thấy nặng nề. Nước mắt bắt đầu đến đôi mắt của tôi. Tôi bắt đầu khóc. Hình ảnh của những đứa bé trong trại mồ côi, đói khát không những vật chất nhưng còn đói khát tình thương đã in vào trong tâm trí của tôi. Tôi không thể ngừng khóc.  Khi đó câu nói của St John đã đến với tôi: " Đây là tình yêu: không phải chúng ta đã yêu Thiên Chúa trước, nhưng Ngài đã yêu thương chúng ta trước, và gửi con trai một của Ngài để làm của lễ hy sinh chuộc tội cho tội lỗi chúng ta. Các bạn thân mến, vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta phải yêu thương nhau ". Và lúc đó, tôi đã hiểu rằng tôi đã được nửa thứ hai của câu trả lời cho câu hỏi: "ý nghĩa thực sự của Giáng sinh là gì?".  Tôi đã hiểu rằng Giáng sinh là ngày lễ kỷ niệm tình yêu của Thiên Chúa, nhưng cũng là lúc chúng ta chia sẻ tình yêu với những người khác để đáp trả lại tình yêu của Ngài cho ta.  Và ngày chủ nhật đó, tôi đã nhận được ân sủng của Chúa.  Ngài đã mở trái tim của tôi để yêu thương và có lòng từ bi cho các trẻ em mồ côi. Ân sủng tôi nhận được đã cho tôi biết rằng “người khác” mà Chúa muốn tôi yêu thương, là các em này.

Image%20result%20for%20trại%20mồ%20côi%20ở%20Viêt%20Nam
MoL's picture

 
Phải mất hai mùa Giáng Sinh với nhiều ngày trong thinh lặng một mình và cầu nguyện để cho tôi hiểu được đầy đủ ý nghĩa của ngày Lễ Giáng Sinh.  Ý nghĩa đó được thể hiện đầy đủ và nằm gọn trong câu nói của St John, Chương 6: "Đây là tình yêu: không phải chúng ta đã yêu Thiên Chúa trước, nhưng Ngài đã yêu thương chúng ta trước, và gửi con trai một của Ngài để làm của lễ hy sinh chuộc tội cho tội lỗi chúng ta. Các bạn thân mến, vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta phải yêu thương nhau ".

Hàng năm, vào mỗi dịp Noel, tôi cố gắng thu xếp thời giờ để đi vào thinh lặng, cầu nguyện và suy ngẫm, chuẩn bị chào đón Ngài trong lúc mọi người đang vui nhộn, các cửa hàng đầy mầu sắc với những người qua lại nhộn nhịp đang mời mọc, những buổi dạ tiệc dạ vũ thâu đêm cùng bạn bè đang chờ đợi.  Đó là một sự cố gắng phi thường đối với tôi.  Đôi khi, Thiên Chúa giúp một bàn tay bằng cách cắt đứt trong tôi tất cả những mong muốn, để tôi không có sự lựa chọn, mà chỉ còn có mỗi con đường là đi vào sa mạc để cùng ở với Ngài.  Vì thế, mỗi mùa Giáng Sinh, tôi lại đi cuộc hành trình trong nỗi cô đơn của căn phòng tôi, của nhà nguyện, và nơi đó tôi cầu nguyện với Thiên Chúa để cho tôi có thể “sống và thở ý nghĩa và tinh thần của Giáng Sinh”.  Sau đó, tôi tham gia cùng với tất cả các con cái Thiên Chúa cùng mừng vui đón chào bằng những giọng hát, lời ca, chúc tụng.  Tôi không còn cảm thấy trống vắng.  Lễ Giáng sinh mang lại một ý nghĩa sâu xa.  Và tâm hồn tôi mở rộng, hân hoan chờ đợi, đón chào một Chúa Giêsu bé nhỏ đi vào thế giới làm người để chết vì tình yêu.

Theresa Trần là một kỹ sư làm việc cho chương trình không gian Hoa Kỳ NASA và là người sáng lập hội Messengers of Love (MoL), một tổ chức có mục đích mang lại tình yêu và hạnh phúc cho các trẻ em mồ côi Việt Nam. Trong mùa Giáng sinh 2010, MoL tặng quà Giáng sinh cho hơn 3,300 trẻ em mồ côi, bao gồm trẻ em từ 19 trại mồ côi ở Viêt Nam, 2 trại mồ côi ở Ấn Độ và một tại Campuchia, các em nghèo vùng bão lụt và Thượng Du, và hơn 1000 người phong cùi, tàn tật, nghèo khổ của Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=FbYa2qIyi48 -  
 
https://www.youtube.com/watch?v=FbYa2qIyi48 - http://www.youtube.com/watch?v=FbYa2qIyi48


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 04/Dec/2018 lúc 11:26am

Buổi Sáng Giáng Sinh

Christmas%20scene


Ông thức giấc một cách nhanh chóng bất ngờ. Bây giờ là bốn giờ sáng, khoảng thời gian mà bố ông thường gọi ông dậy để phụ một tay vắt sữa bò. Lạ lùng quá, thói quen đó vẫn bám lấy ông từ trẻ đến giờ! Bố ông đã qua đời 30 năm rồi, nhưng hễ cứ đúng bốn giờ sáng là ông lại thức giấc. Ông đã tập thay đổi thói quen đó để cố gắng đi vào giấc ngủ lần nữa, nhưng sáng nay, bởi vì ngày Giáng Sinh, ông không muốn ngủ tiếp. Có điều gì đó huyền diệu trong ngày Giáng Sinh? Những đứa con của ông nay đã lớn và cũng dọn ra ở riêng. Bỏ lại ông và người vợ sống âm thầm với nhau. Ngày hôm qua, bà đã bảo: “Đừng tỉa những cành cây nghe anh, ngày mai hãy làm. Em đang mệt Robert à.” Ông nghe lời vợ, thế là cây thông vẫn còn nằm yên ở lối đi sau nhà.

Không hiểu sao đêm nay ông thấy quá tỉnh táo? Bầu trời vẫn còn tối, trong và đầy sao. Dĩ nhiên là không thể nào có ánh sáng của của mặt trăng lúc này, nhưng những ngôi sao thì thật là kỳ diệu! Ông suy nghĩ rất lung về điều đó, những ngôi sao dường như lúc nào cũng lớn và sáng hơn trước bình minh của ngày Giáng Sinh. Bấy giờ có một vì sao chắc chắn lớn và sáng hơn bất kỳ những vì sao khác. Ông mường tượng vì sao đang di động, như ông đã di động trong một đêm năm nào.

Dạo ấy, Robert chỉ là một cậu bé 15 tuổi sống cùng bố mẹ trong nông trại. Robert rất yêu thương bố. Cậu không biết được điều đó, cho đến một ngày kia, trước Giáng Sinh vài bữa, khi cậu tình cờ nghe được những lới bố cậu nói với mẹ.

“Mary à, anh rất ghét khi gọi Rob dậy mỗi sáng. Con nó đang lớn như thổi, nó cần ngủ nhiều em ạ. Nếu em có thể thấy nó thèm thuồng giấc ngủ như thế nào khi anh lên đánh thức nó, em cũng như anh thôi! Ước gì anh có thể tự làm việc một mình được.”

“Đúng rồi, anh không thể làm một mình được đâu Adam à.” Giọng mẹ cậu nhanh nhẩu. “Vả lại, nó cũng không còn bé nữa. Đã đến lúc nó phải tập làm việc cho quen rồi đó.”

Bố cậu nói chậm rãi. “Ừ, nhưng thiệt tình anh rất ghét khi phải dựng đầu con dậy.”

Khi nghe được những lời như thế, cậu bỗng phát giác ra rằng: bố rất yêu thương cậu! Sẽ không còn những sáng ưỡn ẹo trên giường để rồi phải được nhắc nhở thêm vài lần nữa mới chịu dậy. Cậu trỗi dậy sau đó, chuệnh choạng mắc áo quần lại, mắt vẫn còn nhắm chặt, nhưng cậu đã quyết tâm đứng dậy.

Đó là một đêm trước ngày Giáng Sinh, năm mà cậu bé Robert mới 15 tuổi, đã biết suy nghĩ về những ngày sắp tới.

Cậu ước sao có đuợc một món quà đặc biệt hơn mọi năm để tặng bố. Mỗi năm, cậu thường đến đại một cửa tiệm rẻ tiền nào đó và mua tặng bố một chiếc cà vạt, là xong. Đối với cậu, như vậy là đủ lắm rồi, chiếc cà vạt cũng dễ thương chán, để rồi khi đem ra tặng bố, cậu lại mong bố mẹ rối rít bảo rằng bày đặt làm chi cho tốn tiền, hãy để dành dùng vào việc khác tốt hơn.

Cậu xoay nghiêng người, khuỳnh tay chống đầu, phóng tầm mắt ra ngoài cửa sổ rầm thượng. Những ngôi sao lung linh sáng. Chưa bao giờ cậu thấy được những vì sao sáng rực như bây giờ. Có một vì sao sáng bật hẳn lên, lấp lánh dị thường khiến cậu nhủ thầm đó chính là ngôi sao của Bethlehem.

Có một lần cậu đã hỏi bố khi còn là một chú bé con: “Bố ơi! Hang lừa là gì vậy bố?”

Bố cậu trả lời: “Đó là cái chuồng cho lừa ở, giống như cái chuồng bò của chúng ta vậy con à.”

Và Chúa Giê-su đã được sinh ra trong hang lừa. Cũng trong hang lừa đó, những chú cừu xinh xắn và những nhà thông thái đã đến chào đón Chúa Hài-đồng với những món quà Giáng Sinh!

Cậu chợt nghĩ ra một sáng kiến. Tại sao cậu không tặng bố một món quà đặc biệt, nơi chuồng bò ngoài kia? Cậu có thể thức dậy rất sớm, sớm hơn bốn giờ sáng, cẩn trọng lén đến chuồng bò, làm tất cả những công việc vắt sữa một mình. Đúng vậy! Cậu sẽ làm một mình, vắt sữa xong, rồi chùi dọn sạch sẽ đâu vào đấy, cho đến khi bố cậu đến để bắt đầu công việc, ông sẽ thấy mọi việc đều được hoàn tất. Lúc đó ông hẵng biết ai đã làm.

Cậu nhìn đăm đăm vào những ngôi sao rồi cười một mình. Đó là công việc mà cậu sẽ làm và cậu không được quyền ngủ say li-bì nữa.

Cậu phải thức giấc 20 lần, quẹt diêm mỗi lần để nhìn vào chiếc đồng hồ cũ kỹ của mình – nửa đêm, và một giờ rưởi, rồi hai giờ sáng.

Đúng ba giờ thiếu mười lăm, cậu trỗi dậy mặc quần áo. Xong, cậu bò xuống cầu thang, cẩn thận với từng miếng gỗ kêu lên kĩu-kịt, rồi cậu cũng ra được khỏi nhà. Ngôi sao lớn đang sà xuống, treo lơ lửng trên mái chuồng bò, ngôi sao ánh lên màu hoàng hồng. Mấy con bò nhìn cậu bằng những đôi mắt lờ đờ ngái ngủ và đầy ngạc nhiên. Trời cũng vẫn còn sớm đối với chúng.

Cậu mang cỏ khô đến cho từng con bò. Sau đó cậu lấy những bình và thùng đựng sữa tới.

Cậu mỉm cười, nghĩ đến bố. Sữa vẫn chảy đều. Sữa tuôn ra, ào ào vào bình chứa như hai giòng suối chảy mạnh. Sữa sủi lên từng lớp bọt trắng xóa, bốc mùi thơm ngào ngạt. Công việc nhẹ nhàng hơn cậu tưởng nhiều. Vắt sữa lần này không phải là công việc vặt. Đó là một cái gì khác, một món quà cho bố, người đã yêu thương cậu. Khi công việc chấm dứt, sữa đã đầy hai thùng. Cậu đậy hai thùng sữa lại và đóng cửa buồng chứa sữa một cách cẩn thận. Kiểm soát then cài lần nữa. Đâu đó xong xuôi, cậu đặt chiếc ghế đẩu lại chỗ cũ, cạnh cửa ra vào, máng những bình sữa được cậu chùi rửa kỹ càng lên, rồi bước ra khỏi chuồng bò. Cậu lẻn nhanh vào nhà, để lại cánh cửa chuồng bò đã được cài then nằm im lìm sau lưng.

Trở lại phòng, cậu chỉ còn một phút để cởi quần áo ra trong bóng đêm rồi nhảy lên giường, vừa đúng lúc, câu nghe tiếng bước chân của bố cậu đang tiến lên thang gác. Cậu trùm chăn kín cả đầu, cố dồn nén nhịp thở đang dồn dập trong người. Cánh cửa phòng mở ra, cậu nằm im không nhúc nhích.

Giọng bố cậu gọi. “Rob ơi! Bố biết hôm nay là ngày Giáng Sinh, nhưng chúng ta phải dậy thôi con à.”

“Ừm… Dạ!” Cậu nói bằng giọng ngái ngủ.

Bố cậu nói. “Bố ra ngoài lấy sẵn những dụng cụ trước để chúng ta bắt đầu công việc nhé.”

Cánh cửa phòng đóng lại và cậu vẫn nằm yên, cười thầm trong bụng. Chỉ cần vài phút nữa thôi là bố cậu sẽ biết được những công việc cậu đã làm.

Những giây phút chờ đợi dường như bất tận – mười, mười lăm, cậu không biết bao nhiêu phút đã trôi qua sau đó – rồi cậu nghe tiếng bước chân của bố một lần nữa. Cánh cửa mở ra, cậu vẫn vờ nằm im.

“Rob!”

“Dạ, Bố -“

“Con thiệt là lựu đạn.” Bố cậu cười vang, giọng cười ẩn chứa sự xúc động phát ra một chuỗi âm thanh kỳ dị. “Con gạt bố phải không con?” Bố cậu đến bên giường, lòng thương con dạt dào, ông kéo tấm chăn ra.

“Đó là món quà Giáng Sinh, Bố à.”

Cậu chồm về phía bố và ôm bố thật chặt. Rồi cậu nghe đôi cánh tay của bố chạy vòng quanh thân thể cậu. Trời vẫn còn tối và họ không thể trông thấy mặt nhau.

“Bố cảm ơn con, con trai của Bố. Không ai có thể làm một việc dễ thương hơn thế nữa con ạ.”

“Ôi! Bố à, con muốn Bố biết…”

Cậu không biết nói gì hơn. Trái tim của cậu đã nở ra với đầy ắp yêu thương.

“Tốt, Bố nghĩ, Bố có thể trở về giường đánh thêm một giấc nữa rồi.” Bố cậu lại nói sau một chút suy nghĩ. “Không – con trai bé bỏng đã tỉnh ngủ. Bố chợt nhớ ra, Bố chưa bao giờ để ý xem con ra sao ngày con còn bé, khi lần đầu tiên con nhìn thấy cây Giáng Sinh. Bố lúc nào cũng bận rộn trong cái chuồng bò. Nhanh lên con.”

Cậu đứng dậy mặc quần áo lại lần nữa và hai bố con cùng bước xuống gần cây Giáng Sinh. Mặt trời rùng mình vươn vai rất vội, che lấp những vì sao đêm qua. Ôi, ngày Giáng Sinh kỳ diệu, trái tim cậu hình như rộn lên lần nữa với đầy thẹn thùng lẫn hãnh diện khi phải lắng nghe lời Bố kể cho Mẹ cậu những thành tích mà cậu đã làm sáng nay. Rob đã tự mình thức dậy rồi đó em à.

“Đây là món quà Giáng Sinh qúi giá nhất mà Bố chưa từng có. Bố sẽ nhớ đến nó mỗi năm trong buổi sáng Giáng Sinh, cho đến hết cuộc đời bố con ạ.”

Bên ngoài khung cửa sổ, những ngôi sao lớn đã bắt đầu mờ dần. Ông tung người dậy, xỏ dép và khoát áo choàng vào, bước nhẹ nhàng lên rầm thượng và tìm hộp đựng đồ trang trí cây Giáng Sinh. Ông mang chúng xuống phòng khách. Tiếp đó, ông ra cửa sau mang cây Giáng Sinh vào. Đó là một cây Giáng Sinh nhỏ – từ lúc những đứa con của ông đi xa, gia đình ông không còn chưng những cây Giáng Sinh lớn trong nhà nữa – ông đặt nó đứng trên một cái đế chắc chắn. Rồi ông bắt đầu cắt tỉa một cách cẩn thận. Thoắt một cái là cây Giáng Sinh đã tươm tất. Thời gian trôi qua nhanh chóng như buổi sáng năm nào trong chuồng bò.

Ông đến phòng đọc sách và đem lại một hộp nhỏ xinh xắn, bên trong đựng món quà cho vợ ông, một ngôi sao được đính những viên kim cương lấp lánh, không lớn lắm nhưng kiểu cọ thanh nhã. Ông cột món quà lên cành cây rồi bước lui ngắm nghía công trình của mình. Nó thật xinh, xinh lắm và sẽ làm bà ngạc nhiên.

Nhưng ông vẫn chưa hài lòng. Ông muốn nói với vợ ông – nói với bà rằng tình yêu ông dành cho bà bao la vô cùng. Đã có lần ông thật sự nói với bà như vậy cách đây lâu lắm, mặc dù ông đã yêu bà bằng một cách riêng, nhiều hơn ông đã từng yêu bà khi họ còn trẻ. Tình yêu có năng lực mang niềm vui thật sự đến cho cuộc sống! Ông hoàn toàn chắc rằng, cũng có kẻ không thật lòng yêu thương bất cứ người nào. Nhưng tình yêu luôn sống trong ông; nó vẫn còn hiện hữu.

Tình yêu đó đã bộc phát trong ông một cách bất ngờ, nó vẫn còn sống mãi, bởi vì đã lâu lắm rồi nó được nảy sinh trong ông, khi ông biết rằng bố ông yêu thương ông nhiều lắm. Đó cũng chính là triết lý sống của ông: dùng tình yêu thương của mình có thể đánh động được lòng yêu thương của kẻ khác.

Và ông có thể tặng quà từ lần này đến lần khác. Như sáng nay, buổi sáng Giáng Sinh an bình, ông sẽ trao cho người vợ yêu dấu của ông món quà yêu thương đó. Ông có thể viết cho vợ ông một lá thư để bà đọc và giữ gìn suốt đời. Ông bước tới bàn giấy và bắt đầu bằng một lá thư tình cho vợ: Em yêu qúi nhất đời của anh…

Pear S. Buck - Việt Phương dịch




-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/Dec/2018 lúc 12:39pm

Lời Nguyện Cầu của Người Ngoại Đạo

Image%20result%20for%20candle%20christmas%20pictures


 

 

Mình Chúa đóng đinh trên Thánh Giá
Mắt dịu hiền Đức Mẹ đồng trinh
Chúa Hài Đồng nằm trong hang đá
Vạn ngàn sao chiếu sáng lung linh

Con ngoại đạo nhưng tin có Chúa
Dưới tượng ngài khấn nguyện lâm râm
Chiên quỳ mọp, Thiên Thần lượn múa
Nỗi niềm riêng khe khẽ thì thầm:

“…Con có người yêu làm lính chiến
Hứa sẽ trở về mùa Giáng Sinh
Bôn ba đuổi giặc ngoài chiến tuyến
Xin Chúa ban ơn được an bình...

Chúa ơi, đêm đông trời lạnh giá
Vợ mong chồng trong nỗi quạnh hiu
Lạy Chúa trên cao ban phước cả
Mọi kẻ thương yêu... hạnh phúc nhiều

Đất nước nhiễu nhương cơn thống hận
Chiến tranh sao độc ác vô tình!
Chúa có nghe chăng lời thành khẩn...
Nước Việt Nam khốn khổ điêu linh…

 

%20


 

 

Tiền đồn biên trấn bao hung hiểm
Con không trách hờn buồn giận đâu
Đã chấp nhận người yêu lính chiến
Chàng mãi bôn ba ở tuyến đầu…”

Lời nguyện cầu lệ vương mi mắt
Theo chuông ngân quyện tỏa không gian
Đêm Giáng Sinh ngập đầy hương sắc
Đón mừng ơn Thánh Chúa vô vàn

Cảm ơn Chúa người yêu trở lại
Từ chiến trường xa đã bị thương
Viên đạn thù gây bao oan trái…
Đồ thán sanh linh... khắp nẻo đường

Nay người trở lại không toàn vẹn
Lòng con sau trước vẫn yêu thương
Người yêu lính chiến không lỗi hẹn
Nửa phần thân thể... hiến quê hương!

Xứ người Giáng Sinh... trong tuyết bão
Cây thông xanh lấp lánh đèn màu
Chúng con vẫn là người ngoại đạo
Xin thành tâm tha thiết nguyện cầu

DƯ THỊ DIỄM BUỒN



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 06/Dec/2018 lúc 9:58am

https://www.youtube.com/watch?v=Q9GQQdQWvwc -

Andre Rieu - Silent Night , Holy Night  <<<<<


Christmas%20Animation%20-%20Click%20to%20play



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Dec/2018 lúc 2:47pm
http://huongduongtxd.com/demgiangsinh.pdf - Đêm Giáng Sinh    http://huongduongtxd.com/demgiangsinh.pdf - Hồng Thúy

Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20pictures


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/Dec/2018 lúc 12:38pm

http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2017/12/qua-giang-sinh-cho-con-minh-nguyen.html - Quà Giáng Sinh Cho Con


Có bao giờ quý vị đặt câu hỏi tại sao người ta tặng quà cho nhau trong dịp Giáng Sinh không? Chúng ta có tục lệ tặng quà cho nhau nhân dịp Giáng Sinh ít nhất là vì hai lý do sau đây:

1. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa ban cho nhân loại món quà vô giá của thiên đàng đó là Chúa Cứu Thế Giêsu
Trong đêm Chúa giáng sinh, thiên thần đã hiện xuống loan báo cho các mục đồng: “Đừng sợ chi, vì này ta báo cho các ngươi một tin lành, ấy là hôm nay tại thành Đa-vít Chúa Cứu Thế đã sinh ra!” Chúa Cứu Thế là món quà Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại mấy ngàn năm trước. Ngày Chúa Cứu Thế giáng sinh là ngày nhân loại nhận món quà quý giá và cần thiết đó. Tuy nhiên, mỗi chúng ta có thật sự nhận được quà của Thiên Chúa hay không là tùy chúng ta có bằng lòng tiếp nhận Chúa Cứu Thế và mời Ngài ngự vào làm Chủ cuộc đời chúng ta hay không.

2. Khi Chúa ra đời có các nhà thông thái bên Đông phương theo vì sao lạ đi tìm Chúa.
Khi gặp Ngài, các nhà thông thái đã dâng cho Chúa Hài Đồng ba món quà đặc biệt là vàng, nhũ hương và một dược, nói lên ba chức vụ quan trọng của Ngài. Vàng cho thấy Chúa là Vua của nhân loại, nhũ hương chỉ về chức thầy tế lễ của Ngài. Chúa sẽ dâng chính Ngài làm tế lễ để cứu nhân loại và một dược chỉ về những khổ nạn Chúa phải chịu. Chúa Cứu Thế phải chịu chết cách đau đớn trên cây thập giá để cứu nhân loại ra khỏi tội.

Mong rằng Giáng Sinh năm nay khi tặng quà cho nhau chúng ta đã hiểu tại sao mình lại tặng quà nhân dịp Giáng Sinh. Nhân nói về quà cáp, trong câu chuyện gia đình hôm nay chúng tôi xin chia sẻ vài điều về món quà chúng ta mua cho con em trong gia đình.

Con em trong gia đình chúng ta mấy hôm nay có lẽ suy nghĩ nhiều về những món quà các em mơ ước nhận được trong mùa Giáng Sinh này. Một số những mơ ước đó sẽ được chương trình “Niềm Mơ Ước Giáng Sinh” đáp ứng. Những em khác có lẽ đã chia sẻ ước mơ của mình cho ông bà, cha mẹ và những người thân khác trong gia đình và ước mong điều mình mơ ước sẽ được toại nguyện.

Có lẽ mấy hôm nay một số quý vị phụ huynh cũng suy nghĩ không biết nên cho con quà gì nhân dịp Giáng Sinh này. Và có thể quý vị đang gặp nan đề vì vợ chồng không đồng ý với nhau về món quà sẽ mua cho con. Có lẽ chồng thì muốn cho con món quà con thích như đồ chơi hoặc các loại game, băng video băng nhạc, v.v… Nhưng vợ lại muốn cho con quần áo giày dép hay những vật dụng thiết thực. Như vậy chúng ta nên theo ý ai và nên mua gì cho con?

Có người nhớ lại hồi nhỏ mình mặc cảm vì gia đình nghèo thiếu, buồn vì thèm muốn những món đồ chơi con nhà giàu có mà mình không bao giờ được đụng đến, vì thế bây giờ sẵn sàng cho con những gì con muốn để các em không phải thèm thuồng mơ ước điều gì. Nhưng có người thì không đồng ý, bảo rằng cho con tất cả những gì con muốn là làm hại con.

Thật ra ngày nay chúng ta thấy cha mẹ thường có khuynh hướng cho con quá nhiều vật chất: đồ chơi, quần áo và bất cứ điều gì con muốn. Nhiều người nghĩ rằng nếu mình thương con và muốn tuổi thơ ấu của con được vui vẻ thì nên cố gắng cho con những gì con thích. Thật ra, lý do sâu xa khiến cha mẹ muốn cho con những gì con muốn là vì cha mẹ không dám nói: “Không” với con. Ngày nay ít có ai dám nói thẳng với con rằng ba má sẽ không mua cho con điều con thích vì con không cần, chưa cần hoặc nó không tốt cho con. Nhiều người không dám nói như thế vì sợ con buồn, giận và không thương mình nữa. Nhất là những người gia đình không trọn vẹn, bây giờ chỉ còn con cái là nguồn vui, là hạnh phúc của đời sống, vì thế bằng mọi giá cố gắng chiều con. Có người lại nói: Ngày xưa mình nghèo, phải chấp nhận thiếu thốn, còn bây giờ làm có tiền, tại sao không cho con cái hưởng những điều tay mình làm ra? Mình làm là để cho con, sao không cho con hưởng?

Là cha mẹ chúng ta phải cho con đầy đủ những điều cần dùng trong đời sống, đó là điều phải, đó là trách nhiệm của cha mẹ. Tuy nhiên, vì sống trong xã hội tư bản, nhu cầu vật chất lúc nào cũng được nhắc đến, được quảng cáo khắp nơi, con em chúng ta dễ bị cám dỗ nay mong có điều này, mai mong ước điều kia, hầu hết là những điều không cần thiết. Nếu chúng ta chiều theo tất cả những ước muốn của con, chúng ta sẽ làm hại con hơn là mang lại ích lợi và vui thỏa cho con.

Một người bạn của chúng tôi mới về Việt Nam trở lại chia sẻ nhận xét sau đây. Anh nói: Trẻ em ở quê nhà không có nhiều đồ chơi, quần áo và mọi thứ như trẻ con ở Mỹ, nhưng nét mặt các em thanh thản, vui tươi. Khi được ai cho một cái kẹo, cái bánh hoặc ngay cả khi chơi với những viên đá, hòn sỏi, nhánh cây, các em cũng chơi thật vui vẻ thỏa thích. Trẻ em ở Mỹ có đầy đủ những điều các trẻ em khác mơ ước nhưng có bao nhiêu em vui vẻ thỏa lòng, không than phiền, không mơ ước gì nữa.

Nếu quan sát những gia đình chung quanh mình, đặc biệt là những gia đình trẻ, có một hai đứa con, vợ chồng có công ăn việc làm tốt, chúng ta sẽ thấy nhà nào cũng đầy đồ chơi, kể cả những đồ chơi mới vừa xuất hiện ở thị trường và những đồ chơi đắt tiền nhất. Có những em mới một, hai tuổi, một mình em có cả một nhà đồ chơi, đủ màu đủ loại. Cha mẹ thương con và muốn cho con được đầy đủ, đó là điều tốt nhưng lắm khi chúng ta đua nhau cho con quá nhiều, quá đáng một cách không cần thiết.
Trong tờ Focus on the Family số tháng 12 năm 1996, Tiến sĩ James Dobson có bàn về vấn đề mua quà cho con. Ông đưa ra một số ý kiến rất thực tế, chúng tôi xin chia xẻ lại với quý vị sau đây:

Nếu chúng ta cho con cái quá nhiều vật chất các em sẽ không biết quý những gì mình có
Nếu để ý cách con cháu trong nhà mở quà trong dịp sinh nhật hay Giáng Sinh chúng ta sẽ thấy điều đó. Vì có quá nhiều quà, các em mở cách vội vàng, cẩu thả. Khi đã biết món quà đó là gì, các em chỉ liếc mắt nhìn một cái hoặc nếu thích thì ôm vào lòng một vài giây rồi tiếp tục mở những quà khác. Nhiều khi các em mở hết bao nhiêu quà rồi mà chẳng lộ vẻ gì thích thú. Và thường các em chỉ thích vài món quà trong một thời gian ngắn là chán, rồi lại trông mong được quà khác. Ít có em nào quý món quà mình có lâu dài. Không những thế khi có quá nhiều, các em sẽ phung phí, không chăm sóc giữ gìn điều mình có.

Nếu chúng ta cho con tất cả những gì con muốn, các em sẽ không có lòng biết ơn
Khi con em chúng ta muốn gì cũng có, các em không biết ơn cha mẹ và người đã tặng quà cho các em. Không những thế, các em có thể nghĩ rằng việc cha mẹ cho các em những gì các em muốn là điều dĩ nhiên, vì trách nhiệm của cha mẹ là phải cung cấp đầy đủ mọi sự cho con. Có những em vì được cha mẹ chiều, muốn gì cũng có nên sinh ra khó tính, hay đổi ý, hay đòi hỏi điều này điều kia làm cha mẹ phải khổ sở, vất vả, mất bao nhiêu thì giờ, tiền bạc mà con vẫn không thỏa lòng.

Nếu cha mẹ sẵn sàng cho con những gì con muốn, các em sẽ mau chán điều mình có và luôn luôn trông mong những món quà khác mới hơn.
Khi con em chúng ta được cha mẹ cho quá nhiều một cách quá dễ dàng, các em không những không biết quý những gì mình có, dù đó là những món đắt tiền và là điều các em mong ước. Các em cũng không biết ơn cha mẹ nhưng sẽ tiếp tục mong muốn thêm những điều khác. Lòng ham muốn và ước mơ trong các em không bao giờ được thỏa đáp. Vì bản tính tham lam trong con người, chúng ta không bằng lòng với những gì mình có nhưng luôn luôn muốn có thêm. Con em chúng ta cũng vậy, nếu nhận được điều mình mong muốn cách dễ dàng, các em sẽ tiếp tục ham muốn và mơ ước mãi. 

Nếu cho con tất cả những gì con muốn, con em chúng ta sẽ trở thành ích kỷ
Các em sẽ đòi hỏi cha mẹ nhiều vì ham muốn nhiều và trở thành người ích kỷ, không biết nghĩ đến người khác, không biết chia xẻ điều các em có với người khác.
Vì những nguy hại trên, đây là những điều chúng ta cần để ý khi mua quà cho con:

Đừng cho con ngay những gì con muốn
Cha mẹ có trách nhiệm cung cấp cho con những gì con cần nhưng cẩn thận với những điều con muốn. Một nguyên tắc mà mới nghe chúng ta thấy như là nghịch lý, đó là nếu muốn con vui và thỏa lòng, đừng cho con ngay những gì con muốn, cũng đừng cho tất cả những gì con muốn. Khi con chúng ta muốn gì cũng có và có ngay, các em sẽ mất đi niềm vui và sự thỏa mãn lâu dài. Ngược lại, khi chúng ta để con phải chờ đợi, phải đóng góp hay phải hội đủ một số điều kiện nào đó mới được điều các em muốn, các em sẽ quý điều đó và yêu thích nó nhiều hơn.

Đừng cho con những món quà quá lớn hoặc quá sớm so với tuổi của con
Nếu cha mẹ cho con những món quà quá lớn so với tuổi của con hoặc những món quà tốt nhưng quá sớm, con chưa sử dụng được. Đó là chúng ta vô tình cướp mất niềm vui của con. Có người cho con thật nhiều để bù đắp sự thiếu thốn tình thương mà con phải chịu, hoặc để bù đắp những thì giờ cha mẹ không thể dành cho con. Nhiều người con chưa vào trung học đã mua computer thật đắt tiền cho con, con vừa được 16 tuổi đã mua cho con một chiếc xe mới thật sang, để rồi sau đó phải khổ sở, nhức đầu vì con không biết gìn giữ, không biết quý những điều mình có.

Đừng chạy theo thời trang hay theo thị hiếu chung của người chung quanh khi chọn quà cho con
Năm 1996, món quà em nào cũng muốn có là con búp bê đặc biệt, gọi là Tickle Me Elmo. Con búp bê nhỏ náy giá khoảng ba mươi Mỹ kim và các chợ đã bán hết, ai chưa mua được thì không đâu có nữa. Tại sao người ta phải chạy theo những món đồ chơi đó? Vì trẻ em ở đây có quá nhiều đồ chơi, đủ loại đủ kiểu, các em đã chán, bây giờ phải tìm cái gì cho thật lạ, thật mới chưa ai có các em mới thích. Chúng ta nên tránh chạy theo thời trang, cố gắng mua cho con món quà mà ai cũng trầm trồ, mơ ước, trái lại chọn cho con món quà thích hợp với con, hữu ích cho sự học hỏi và phát triển năng khiếu của con.
    
Ngoài ra chúng ta cũng cần dạy cho con biết chia xẻ với người khác chứ đừng chỉ nghĩ đến thâu nhận cho mình
Thánh Kinh dạy “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh.” Trong mùa Giáng Sinh này, chúng ta cũng nên nhắc con nghĩ đến những người kém may mắn hơn mình và xem các em có thể tặng gì cho người đó hay chia xẻ điều gì với người đó để bày tỏ lòng yêu thương và lòng biết ơn Chúa về những điều Chúa đã ban cho các em.      

Minh Nguyên
https://www.facebook.com/gopluachodoi/?hc_ref=ARR32Sn6IxjSMW-cWn9G36aS7fkMZOi8-PLaZ5-MzaEyBPJWiKUkIP9RcgmaJb06CuQ&fref=nf -


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 11/Dec/2018 lúc 12:04pm

http://linhsonphatgiao.com/25/12/2014/cau-chuyen-phat-giao-so-21-co-be-ban-diem.html - Cô Bé Bán Diêm

Image%20result%20for%20real%20burningchristmas%20candle

Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thánh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời... Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất giọng rao mời. Lạnh thế mà bé phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.

Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, bé bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời...

Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương, bụng đói cật rét, vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý.

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa.

Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại một chút.
Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác, sát mái nhà và, mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.
Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà ! Ánh sáng kỳ diệu làm sao ! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

Thật là dễ chịu ! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!

Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn. Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm; đêm nay, về nhà thế nào cũng bị cha mắng.

Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn. Em nhìn thấu tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi dĩa và mang cả dao ăn, phóng sết, cắm trên lưng, tiến về phía em bé.

Rồi... que diêm vụt tắt; trước mặt em chỉ còn là những bức tường dầy đặc và lạnh lẽo.

Thực tế đã thay thế cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mất ngừơi khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Noel. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.

- Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế". Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em.

- Bà ơi ! Em bé reo lên, cho cháu đi với ! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Noel ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao ! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn cháu sẽ được gặp lại bà; bà ơi! cháu van bà, bà xin với Thượng Đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất.

Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại ! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thuợng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giáng sinh. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!." Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

st.


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 13/Dec/2018 lúc 9:57am
http://ndclnh-mytho-usa.org/Audio%20Book/BuoiChieuTruocGiangSinh_Hong%20Van_VOA.mp3 -    <<<<<


Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20gift%20pictures


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 13/Dec/2018 lúc 1:52pm
http://ndclnh-mytho-usa.org/Audio%20Book/Bich%20Huyen_Tinh%20Yeu%20Noi%20Giao%20Duong.mp3 -   <<<<<<


Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20in%20church%20pictures


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Dec/2018 lúc 11:59am

Món Quà Giáng Sinh


Related%20image     Kim và Mai là đôi bạn thân. Họ thân nhau ngay từ đầu năm học.  Điều đó cũng thường thôi. Hai cô bé bằng tuổi nhau, cùng chăm học và ngoan ngoãn thì thân nhau có chi là lạ. Nhưng thật ra thì chưa hẳn thế. Hai mươi sáu học sinh trong lớp Bảy A này có đến phân nửa là con gái. Họ cũng xấp xỉ tuổi nhau.  Có hơn kém chăng chỉ là vài tháng và gần như cô bé nào cũng chăm ngoan cả, nhưng thân nhau như hình với bóng thì dường như lại chỉ có Kim và Mai.


2959%201%20MonQuaGiangSinhNMHang


     Trong gia đình Mai, Mai là con gái đầu lòng.  Mai có hai em Đức, gần năm tuổi  và bé Nguyệt lên ba. Mẹ con Mai dọn về thành phố này vài tháng sau khi ba Mai mất. Một mình mẹ với ba đứa con thơ, khó khăn xoay trở nên bà dọn về ở gần người em gái mà Mai gọi là Dì Nga. Mẹ bảo, gần dì  để phòng khi  trái gió, trở trời còn có chị em mà nương tựa.
     Mẹ hay kể chuyện về ba cho Mai nghe. Mẹ nói, xưa, ba là một người lính tác chiến của quân lực miền Nam, cấp bậc đại úy. Ba mẹ gặp nhau và thương nhau trong một buổi mẹ đi ủy lạo thương binh ở bịnh viện Cộng Hòa. Mấy năm sau, ba cưới mẹ. Khi mẹ có thai Mai ít tháng thì ba đi tù vì Cộng sản chiếm miền Nam.
     Sau sáu năm tù đầy, ba được về. Không bao lâu, bà ngoại Mai có người quen tổ chức vượt biên và bà gởi ba đi.  Mẹ lúc đó  mang thai đứa con thứ hai, em  Đức. Mẹ muốn đem Mai cùng đi với ba nhưng bà ngoại cản. Mẹ phải năn nỉ mãi, ngoại mới chiều lòng.  Sau mười ngày gian nan với cuộc hải trình mà cái chết nhiều hơn đường sống.  Tàu bị bão ba ngày trên biển và bị cướp hai lần.  May mà ba lên cơn sốt, nằm li bì một xó tàu và mẹ có thai và gầy ốm quá nên bọn hải tặc tha cho. Cuối cùng, khi mọi người mệt lả, phó mặc đời mình cho định mệnh thì con tàu tấp vào một hòn đảo thuộc  Indonesia. Ở đây ít lâu, gia đình Mai được chính phủ Mỹ cho đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
     Khi mẹ sanh em Nguyệt thì cũng là lúc bịnh gan của ba đến thời kỳ nguy ngập. Mẹ nói, đó là hậu quả của những ngày ba khốn khổ trong  tù. Ba mất khi em Nguyệt tròn hai tháng và dì Nga năm lần bảy lượt thúc giục mẹ dọn về đây.
     Ngày đầu đến lớp học mới,  Mai buồn lắm. Lạ trường, lạ bạn. Giờ ăn trưa, Mai đến hộc tủ, lấy gói đồ ăn mà mẹ chuẩn bị từ tối hôm trước. Cô bé ngồi lặng lẽ ở phòng ăn. Vài  cô bé cùng lớp nhìn Mai,  "hello" rồi bỏ đi, ngồi với nhau ở một bàn khác. Buổi học ngày thứ ba, Kim đi học lại sau vài ngày bị cảm. Kim ngồi ngay bên cạnh Mai. Hai cô bé chào nhau bằng một nụ cười. Họ nhận ra họ có cùng một màu da và nói cùng ngôn ngữ. Hai cô bé  lại ở cách nhau có một con phố và họ thân nhau từ đó.
     Kim có một hoàn cảnh khác Mai. Ba mẹ Kim cũng vượt biên đến Mỹ theo diện tỵ nạn nhưng trước gia đình Mai mấy năm.  Ba Kim làm việc cho một tiệm giặt ủi. Mẹ Kim làm part-time ở một  tiệm bán thực phẩm á đông  khá đông khách.  Cuộc sống vật chất của gia đinh Kim dễ chịu hơn Mai, vì thế, cô lại càng thương bạn. Cô nghĩ mình còn đầy đủ cha mẹ và nhà lại chỉ có hai người con, anh Khôi và Kim. Anh Khôi đã lên đại học. Anh học xa, lâu lâu mới về.  Vì thế, bạn thân nhất của Kim là Mai. Ngoài giờ gặp nhau ở trường, Kim hay đến nhà Mai để cùng học, cùng chơi.
     Khi nào  mẹ nấu món  gì ngon, Kim thường  rủ Mai tới hoặc đem cho Mai để cùng chia sẻ. Tình bạn của hai cô bé đậm đà hơn theo ngày tháng. Thấm thoắt, mùa Thu trôi qua và mùa Đông đã đến. Trong lớp cũng như ngoài đường, thiên hạ đua nhau trang trí,  chuẩn bị mừng ngày lễ Chúa Giáng Sinh.
     Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày lễ. Chiều hôm ấy, sau khi tan học, Kim về thẳng nhà Mai để làm home work.  Trong cái lạnh của mùa Đông, hai cô bé vừa đi sát vào nhau vừa nhìn cảnh tấp nập trên đường phố.  Những ngôi sao năm cánh óng ánh đầy kim tuyến, những vòng  wreath,  những dây đèn xanh đỏ giăng đầy trên các cột đèn, trên các cành cây hai bên đường, trong các cửa tiệm, làm khung cảnh càng thêm tưng bừng vui vẻ. Tuổi thơ thật hồn nhiên, trong một phút, Mai chợt đắm chìm trong muôn vàn màu sắc, dù cô vẫn nghĩ đến em và rảo bước vì hôm nay Nguyệt bịnh.
     Thời khóa biểu của mẹ con Mai là mỗi ngày, trước khi đi làm mẹ đem Đức và Bé Nguyệt gởi bên nhà dì Nga. Dì Nga đưa đón Đức đến vườn trẻ cùng với cu Thái, con dì. Dì ở nhà nhận đồ về sửa và coi chừng bé Nguyệt. Chiều tan học, trên đường về, Mai ghé dì Nga, đón hai em. Mẹ Mai đi làm, tối mới về.
     Kim ôm tập vở cho Mai để Mai bồng bé Nguyệt. Đức lụp xụp chạy theo Mai, tay cầm cái giỏ nhỏ có vài lọ thuốc. Nhìn Mai ôm em vừa đi, vừa  xuýt xoa nựng nịu, Kim có cảm tưởng Mai là một bà mẹ hơn là một người chị mới mười ba. Vì  cha mất sớm, mẹ tối ngày phải đi làm kiếm sống và là chị của hai đứa em nên Mai lớn vội.  Nghĩ thế, lòng Kim  xót xa thương bạn lạ lùng.


2959%202%20MonQuaGiangSinhNMHang


     Cửa mở, mấy chị em tràn vào căn chung cư bỏ cơn gió mùa Đông lại ngoài cánh cửa. Mai hối Đức cởi áo lạnh. Cô cũng cởi áo cho bé Nguyệt và đặt bé ngồi lên chiếc ghế sa lông. Bé khó chịu trong người nên không chịu ngồi mà khóc ré lên, bám lấy chị. Mai chưa kịp cất áo vội quay lại ôm lấy em, dỗ dành. Cô  nhoài tay vói lấy con búp bê cũ đưa cho em:
- Đây, đây,  đồ chơi của em đây. Bé cầm đi, để chị cất áo lạnh rồi lấy thuốc cho bé uống. Tội nghiệp, người bé còn nóng quá!
Bé Nguyệt nín khóc, cúi nhìn con búp bê, không hiểu sao, bé đưa tay gạt phăng đi. Con búp bê văng xuống sàn nhà. Bé lại khóc.
Mai kiên nhẫn nhặt con búp bê đưa cho bé:
- Đừng nhé, bé đừng làm thế, búp bê té, đau, tội nghiệp. Ngoan, rồi hôm nào mẹ có tiền, chị xin mẹ mua con búp bê mới cho em.
     Lần này thì bé Nguyệt cầm lấy búp bê và nín khóc. Mai vội vã cởi áo lạnh máng vào chiếc móc áo rồi bảo Đức đưa cho cái giỏ. Cô thò tay vào giỏ lấy chai thuốc cẩn thận rót ra chiếc muỗng nhỏ dỗ dành:
- Ngoan nào, hả miệng ra, chị cho uống thuốc.
Bé Nguyệt nhìn chị, bậm môi, nghiêng đầu qua một bên tránh muỗng thuốc. Kim lại nghe Mai nhỏ nhẹ:
 - Ngoan đi, bé. Uống thuốc cho hết bịnh. Bé hết bịnh, chị đưa bé đi dự lễ Giáng Sinh, Có hình Chúa nằm trong máng cỏ, có nhiều đèn màu xanh đỏ, đẹp lắm, bé...
Nghe nói đến máng cỏ, đèn màu, Bé Nguyệt ngước nhìn Mai:
- Có hang đá hông, chị Mai?
- Có chứ. Hang đá  đẹp lắm. Có mục đồng và mấy con chiên nữa. Nhỏ xíu hà!
-  Cho em đi xem nhá.
-  Ừ, ngoan, uống thuốc, hết bịnh, chị cho đi. Bé hết bịnh, mẹ vui nữa. Bé có yêu mẹ không?
Nghe nhắc mẹ, mắt bé sáng rỡ:
-  Mẹ hả? Bé yêu mẹ.
- Thế bé yêu mẹ thì bé hả miệng ra chị cho bé uống thuốc cho hết bịnh.
     Bé Nguyệt ngoan ngoãn gật đầu rồi uống hết muỗng thuốc, em ôm con búp bê, nằm xuống sa lông. Mai lấy tấm chăn mỏng đắp cho em. Nguyệt chơi với con búp bê một lúc rồi ngủ thiếp đi. Con búp bê nằm bên cạnh bé.
     Trên đường từ nhà Mai về,  tâm trí Kim cứ chập chờn hình ảnh  bé Nguyệt mắt  sáng rực nói yêu mẹ và cái miệng bé tròn vo khi uống thuốc.
     Vừa bước vào nhà, Kim đã ngửi thấy mùi xào nấu thơm ngon  của mẹ. Cô bé bỏ vội túi sách  vở xuống sàn nhà, đứng thẳng người, hít một hơi đầy vào lồng ngực. Xong, cô chạy thẳng vào bếp, đặt hai tay lên vai mẹ:
- Mẹ, chỉ có căn bếp của mẹ mới có những mùi vị thơm ngon đầm ấm thế này thôi! Có xa bao nhiêu con phố, khi ngửi mùi, con cũng biết ngay là mùi thức ăn của mẹ.
Bà Tâm quay lại nhìn con cười âu yếm:
- Con đã đói chưa?
Cô nghĩ đến căn bếp lạnh lẽo ở nhà Mai:
- Con đói lắm. Trong "căn bếp của mẹ" lúc nào con cũng đói.
     Bà Tâm không để ý đến bốn chữ  "căn bếp của mẹ" mà cô cố tình nhấn mạnh, tay vẫn xào chảo đồ ăn:
- Chà, con gái mẹ hôm nay văn vẻ quá. Lại biết nịnh mẹ nữa chứ ! Thôi, rửa tay rồi giúp mẹ dọn bàn. Hôm nay ba về sớm và anh Khôi cũng về.
- Cả anh Khôi nữa hả mẹ. Ồ, nhà mình vui quá!
Kim lại nhớ đến cảnh nhà Mai, lòng cô chùng lại. Cô không nói thêm gì, lặng lẽ dọn chén dĩa lên bàn.
     Cơm nước xong, cả nhà quây quần bên lò sưởi. Dưới chân cây Noel ông Tâm dựng từ hai tuần trước, bà Tâm  đã đặt  đầy những gói quà gói bằng giấy màu và gắn nơ thật đẹp. Anh Khôi đứng lên, vào phòng, lấy ra một túi lớn đem lại bên cây Noel. Thêm mấy hộp quà nữa được đặt vào. Chợt, anh nhìn Kim:
- Kim này, anh nhờ Kim chút nhé. Món này anh ra đến phi trường, thấy đẹp anh mua thêm cho Kim nên chưa gói. Em gói giùm anh nhé.
     Kim chưa kịp hỏi, anh Khôi đã giơ ra một bao plastic trong suốt  có con búp bê mặc áo đầm xanh tuyệt đẹp. Kim nhìn sững con búp bê trên tay anh Khôi và cô nghĩ ngay đến con búp bê cũ của bé Nguyệt. Không kịp nói gì, cô cầm con búp bê chạy bay vào bếp, tìm giấy và nơ gói lại. Vừa gói, lòng cô vừa vui như  tết. Chỉ  có cô mới biết được rằng tại sao cô lại  phải gói con búp bê này cho thật đẹp. Và chỉ cô mới biết được rằng cô sẽ làm gì sau khi gói nó.
     Đêm nay... đêm nay...nó sẽ được ngủ ở phòng cô. Ngày mai...ngày mai...  nó sẽ được đi học với cô.  Và sau đó....sau đó, chỉ có cô mới biết được rằng con búp bê này sẽ... được ở đâu.


2959%203%20MonQuaGiangSinhNMHang


     Ngoài phòng khách, bản thánh ca Giáng Sinh được ông Tâm vặn to hơn. Kim nhẹ nhàng cất tiếng hát theo....
Ngô Minh Hằng


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Dec/2018 lúc 8:05am
 Beautiful christmas around the world 2018

Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20white%20house%202018





Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20white%20house%202018

Image%20result%20for%20music%20beautiful%20christmas%20around%20the%20world%202018

Image%20result%20for%20music%20beautiful%20christmas%20around%20the%20world%202018

Image%20result%20for%20music%20beautiful%20christmas%20around%20the%20world%202018

Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20white%20house%202018




-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Dec/2018 lúc 12:13pm
Giáng Sinh Nhiệm Mầu


 
 24 tháng chạp. Trời đã bắt đầu ngả tối và đường phố đã thưa thớt bóng người. Mọi người phần lớn đã trở về nhà để sửa soạn đón mừng ngày lễ sinh-nhật nổi tiếng nhất thế-giới, ngày Chúa Giê-Su ra đời để cứu thế.
Giờ này chỉ còn một thằng bé, khoảng chừng mười-mười hai tuổi, mặt mày lem luốc, trên người vỏn vẹn có chiếc áo thun và cái quần xà-lỏn cũ rách, lê bước chân nặng trĩu, chập chờn như một bóng ma ngoài đường phố.
Cả ngày hôm nay, nó đã đi mòn cả chân, rao mỏi cả miệng mà chả bán được tấm vé số nào (ngày hôm nay, ai nấy đều bận bịu, làm gì có đầu óc để mua vé số?).
– Giáng Sinh với chả Giáng-Sinh! Cái ông Giê-Su này là thế nào mà mỗi năm đều được mọi người mừng sinh-nhật như vậy? Chả bù với mình chả biết sinh ngày nào tháng nào nữa mà mừng. Báo hại, chả bán được tấm vé số nào, hôm nay bao-tử lại được nghỉ lễ rồi. Thằng bé lẩm bẩm, chua chát.
Buồn quá, nó chả muốn về “nhà” (một thùng các-tông chắn gió và một tấm ny-lông đắp thay chăn) và cứ thế rảo bước. Được một lúc, nó đến gần chân cầu thì bỗng thấy giữa cầu, bóng một người đàn ông đang lăm le trèo lên, như để nhảy xuống sông. Sợ quá, nó chạy lại gần, hét lớn:
– Ông ơi, ông ơi…
Nghe tiếng gọi, người đàn ông khựng lại giây lát rồi tiếp tục trèo.
– Ông ơi, chờ cháu với! Thằng bé hét to hơn và chạy gấp lại.
“Chờ cháu với!” câu gọi đó không hiểu sao làm người đàn ông chùn chân rồi ngừng lại. Ừ, thì chờ xem nó muốn gì đã?
Thằng bé đến gần, cầm tay người đàn ông và nói:
– Ông ơi, ông định làm gì vậy? Có chuyện gì, cứ từ từ rồi tính nhe ông?
Người đàn ông giựt tay nó ra, gắt lên:
– Cái thằng nhóc này vô duyên. Tao làm gì thây kệ tao, mày xen vô chi vậy?
– Ờ, thì tại cháu cũng đang buồn chết đi được, không lẽ ông còn chán đời hơn nữa sao?
– Ê, Ê, mày con nít làm gì mà buồn? Không được làm bậy như người lớn, nghe chưa? Mà mày làm sao chán đời hơn tao được?
Thấy thằng bé nói chán đời, người đàn ông chợt cảm thấy tội nghiệp nó và trong giây lát, quên đi hoàn cảnh mình.
Thằng bé cúi đầu, nói nhỏ:
– Thôi, hay là hai chú cháu mình kể nhau nghe câu chuyện mình cho vơi chút, rồi tính gì thì tính, được không chú?
Thằng bé bỗng thay đổi cách xưng hô mà thay “Ông” bằng “Chú”, ý như không xem ông như một người lạ mặt nữa.
Người đàn ông ngập ngừng giây lát, rồi ngồi bệt xuống đất, dựa lưng vào thành cầu rồi bắt đầu kể:
 
– Vậy đi, để tao kể mày nghe nè. Trước đây, tao có việc làm cũng ngon, vợ tao cũng đi làm, ba đứa con tao học giỏi, chuyện gì cũng tốt, tao thấy đời mình cũng hạnh phúc lắm. Rồi bỗng dưng, bà chị thằng chủ tao có thằng con trai mới ra trường, kiếm việc làm, muốn chủ tao mướn nó, mà hãng không cần người, nên bất đắc dĩ chủ phải đuổi tao để mướn thằng cháu. Kiếm việc bây giờ khó quá, tao chán và tức quá rồi uống rượu, từ sáng tới khuya, có khi không về nhà nữa. Con vợ tao lấy cớ ly dị, rồi đuổi tao ra khỏi nhà. Sau đó tao mới biết nó cắm sừng tao với thằng hàng xóm kế bên cả mấy năm nay rồi.
Gia đình tao chỉ có hai ông anh, một con em mà không ai muốn giúp tao, lấy cớ không có tiền mà nhà thì nhỏ quá. Bạn bè tao cũng dần dà né tao, chỉ có thằng bạn thân nhất của tao còn chứa tao ở nhà, nhưng chưa biết chừng nào vợ nó đòi đuổi tao đây?
Trong vòng có ba tháng, tao mất hết trơn trọi, mất việc, mất vợ con, anh em, bạn bè. Vô gia đình, vô gia cư, vô nghề nghiệp… vô duyên! Sống chi nữa, mày?
Bao nhiêu nỗi uất ức được dịp tuôn trào, người đàn ông nói một hơi không ngừng rồi thở hắt ra một tiếng, cơn buồn tủi như vơi đi chút ít.
Thằng bé lặng thinh một lúc, thở dài rồi nói, đôi mắt như lạc đi đâu đâu:
– Vâng, chuyện của chú buồn thật, đúng là chú đã mất tất cả! Nhìn lại đời mình, cháu chả có gì để mất. Cháu không có nghề nghiệp gì, cháu không có gia đình, bạn bè cháu không có mấy ai. Cháu chả biết tên họ thật của mình, cũng chả biết ngày sinh tháng đẻ, và cháu chưa bao giờ được mừng sinh nhật. Mẹ cháu sinh cháu ra rồi bỏ cháu ngoài nhà thờ, cháu được đem về cô nhi viện nuôi, sau đó viện không được trợ cấp nữa, phải đóng cửa và mấy đứa mười tuổi trở lên như cháu không có ai khác nhận nữa, cháu phải tự lo cho mình thôi, ngày ngày đi bán vé số, bán được thì có chút cơm ăn, bán không được thì đói, đi lục thùng rác, có gì ăn được thì ăn thôi. Ở viện, cháu được đặt tên là “Phúc” nhưng phúc đâu chả thấy, từ khi đi bán vé số, mọi người gọi cháu là “Số” cho gọn. Xấu số thì có…
Nghe chuyện thằng bé, người đàn ông bỗng cảm thấy xấu hổ vô cùng, hai má nóng ran. Đúng là nhìn lên thì ai cũng hơn mình nhưng nhìn xuống thì ai cũng thua mình. Thằng bé này cả đời nó chưa có được một ngày hạnh phúc, mới có ngần này tuổi mà bụi đời đã lấm đầy nét mặt. Vậy mà mình mới bị đời quạt cho mấy bạt tai đã nản, mình thật không can đảm bằng một góc thằng bé này. Nhục nhã quá.
Người đàn ông bỗng đứng phắt dậy, phủi quần áo rồi nói:
– Thôi, trễ rồi, tao phải về kẻo thằng bạn tao nó chờ, rồi vợ nó lại càm ràm, tội nghiệp nó.
Nhưng mà nè, để tao mua giúp mày năm tấm vé số lấy hên. Và cho mày thêm chút tiền nữa, tối nay mày đi ăn dùm tao một tô phở “Giáng Sinh” cho ấm bụng nhe.
Người đàn ông rút ví ra, lấy một xấp tiền rồi dúi vào tay thằng bé. Thằng Số lặng lẽ trao cho ông mấy tấm vé, tay cầm xấp tiền, tay níu lấy cánh tay người đàn ông, mắt long lanh ngấn lệ. Tiếng chuông giáo đường vang vọng đâu đó, như nhịp cầu cảm thông giữa hai tâm hồn, một lớn, một bé.
Thằng Số buông tay người đàn ông rồi nói:
– Thôi, chú về đi kẻo tối, ở nhà đợi chú. Cháu đi đây.
Nói xong, nó quay đầu, lững thững đi một nước. Nó không muốn để người đàn ông thấy nó đang khóc, nó không muốn ai thương hại nó, nó cũng không muốn để tình cảm làm tổn thương đến nó, vì trong hoàn cảnh nó, nó phải cứng rắn để sống sót.
 
Người đàn ông nhìn theo một lúc, lắc đầu thở dài rồi bước đi.
Sáng hôm sau, thằng Số lại trở về với cuộc sống buồn tẻ, sáng chiều đi rao bán mấy tấm vé số, lang thang cả buổi với mục-tiêu duy nhất là kiếm miếng cơm, miếng nước sống qua ngày. Một kiếp người vô vọng, không lối thoát. Xét cho cùng, nó cũng chẳng khác gì con chim, con chuột hay con chó hoang ngoài đường, nhưng súc vật có biết buồn, biết tủi như nó không?
Mấy hôm sau, nó lại đi về phía chiếc cầu hôm nọ nhưng lạc lõng trong suy tư vớ vẩn, nó đi như cái máy mà cũng không biết mình đi đâu. Bỗng đâu, có tiếng ai đang ới nó:
– Ê, Số, Số!…
Ngẩng nhìn lên, nó thấy bóng dáng một người đàn ông ăn mặc rất lịch sự đang vẫy ngoắc nó và chạy lại gần nó. Ô, hoá ra là người đàn ông định quyên sinh trên cầu hôm nọ đây mà. Nhưng tại sao ông ấy lại ăn mặc sang trọng, đầu tóc chải chuốt như vậy?
Người đàn ông chạy đến bên nó, ôm chầm lấy nó và reo lên, mừng rỡ:
– Số ơi, tao đi kiếm mày mấy hôm rày nhưng đâu biết mày ở đâu nên cứ đến đây cầu rùa, chớ tao đâu biết kiếm đâu?
Thằng Số còn bàng hoàng, chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra, lắp bắp hỏi:
– Dạ, chào chú. Chú kiếm cháu có chuyện gì vậy chú? Mà hôm trước đến giờ, chú ra sao?
– Trời ơi, mày nhớ không, Số? Bữa trước tao mua mày mấy tấm vé số rồi ông Trời, ổng thương, ổng cho tao được một vé trúng độc đắc. Tao trở thành tỷ phú rồi, nhờ mày hết đó. Ai dè mày cứu sống tao mà còn làm giàu tao nữa? Mới mấy bữa trước, tao không còn lẽ sống mà bữa rày, tao đi xe hơi, ở nhà lầu, anh em, bạn bè tao bỗng dưng kéo lại, thân thiện trở lại với tao. Mà sức mấy tao chịu? Người đàn ông nói một hơi, giọng ông run lên vì mừng.
Qua cơn bỡ ngỡ, thằng Số ngập ngừng nói:
– Thì ra vậy. Cháu xin chúc mừng chú, đúng là Trời Phật thương chú đó.
Người đàn ông cầm lấy tay nó mà nói:
– Không có đâu Số, ông Trời thương cả hai đứa tụi mình đó. Ổng đã sắp xếp để mình gặp nhau, ý ổng là muốn hai thằng mình từ rày trông lo cho nhau, chớ không phải tình cờ đâu. Nhân duyên đó. Nếu mày đồng ý và không chê bai tao thì tao sẽ nhận mày làm con nuôi và mày sẽ về sống với tao, mày sẽ được ăn học đàng hoàng, sống một cuộc sống nhẹ nhàng hơn, khổ cực vậy đủ rồi. Mày nghĩ sao?
Nghe xong, thằng Số cảm thấy thật bàng hoàng, cảm tưởng như mình đang nằm mơ. Trước đây, nó chỉ dám mong ước có được một mái nhà che thân và ngày ba bữa ăn chứ bước vào nhà một ông tỷ phú như vậy thì làm sao nó dám với?
Nó lịm đi vì cảm động, hai chân nó run lật bật, miệng lắp bắp:
– Dạ, cháu, cháu…
Nói đến đây, giọng nó tắt nghẹn, hai mắt ràn rụa, nó ôm chầm lấy người đàn ông và khóc rống, khóc tức tưởi, như một cơn mưa rào cuốn sạch đi hơn mười năm khổ nhục.
Nơi xa xa, tiếng chuông lại ngân vang, nhẹ nhàng, ấm áp, êm đềm. Chúa, Trời, Phật… hay chỉ là số phận? Dù sao đi nữa, Giáng Sinh năm nay thật nhiệm màu đối với thằng Số và người đàn ông lạ mặt. Ngày mai trời lại sáng.
Thân chúc các bạn một mùa Giáng Sinh đầm ấm và hạnh phúc


sưu tầm


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Dec/2018 lúc 8:08am

Thư Giáng sinh

"Em chọn người khác đó là quyết định của em, tôi chọn em đó là quyết định của tôi. Em có thể sẽ thay đổi quyết định của em, nhưng tôi thì không bao giờ!"

***

Cô vì được lĩnh phần thưởng học sinh giỏi nhất trường, nên đứng lên bục nhận thưởng.

Cả trường biết mặt.

Anh trở thành kẻ ngưỡng mộ.

Năm đó anh mười bốn tuổi.

cậu%20bé%20đáng%20yêu

Một hôm tan học, anh phát hiện cô không những chỉ ngồi cùng chuyến xe bus, lại còn xuống cùng bến, nhà cô chỉ cách nhà anh một con ngõ nhỏ.

Anh nhờ tấm thiệp Giáng sinh để viết thư cho cô: "Hy vọng mình trở thành bạn".

Kết quả được hồi âm là... bị giám thị cầm lên đọc trước toàn trường và những tiếng cười rúc rích chế nhạo.

Lá thư này làm cả trường đều biết "cóc nhái đòi ăn thịt thiên nga".

Một đứa ở lớp cá biệt đòi lọt vào mắt xanh của nữ sinh gương mẫu nhất trường?

Anh tiếp tục viết thư, viết rồi cất đi.

Đến mùa Giáng sinh năm lớp chín thì mang tất cả bỏ vào hòm thư nhà cô.

Cô không trả lời, giám thị cũng chẳng nhắc nhở.

***

Kỳ thi vào cấp ba có kết quả, cô thi đỗ vào trường nữ sinh số một Đài Bắc ngay sát phủ tổng thống.

Trường anh cách đó chẳng xa, anh học trường bổ túc khoa học tự nhiên.

Vẫn thường đi cùng tuyến xe bus với cô, nhưng chưa hề bắt chuyện.

Anh chỉ có thể lén nhìn màu áo đồng phục xanh lục kia, âm thầm cầu chúc cho cô, và tự động viên chính mình.

Anh vẫn viết thư, vẫn gửi cả tập vào mỗi mùa hoa hoa trạng nguyên tháng 12.

Cô vẫn không ngó ngàng.

cô%20gái%20vô%20tâm

Lên đại học, cô vào Đại học Sư phạm Đài Loan, anh xuống miền Nam học trung cấp.

Để được nhìn thấy cô thường xuyên, anh ở miền Nam khổ học một năm trời, cuối cùng thi đỗ kỳ chuyển trường, vào khoa Giáo dục Công nghiệp của Đại học Sư phạm Đài Loan, lại trở thành bạn học của cô.

Còn nhớ, ngày nhìn thây tên mình trên bảng trúng tuyển, anh lẩm nhẩm tên cô, phóng xe như bay đến con ngõ nhỏ để lần đầu tiên bấm chuông cửa nhà cô.

Chuông cửa kêu, đầu óc anh chỉ có hình ảnh cô, khao khát nói với cô một câu nói một đời người, nhưng cô không để ý.

Cô đã có bạn trai, nhưng anh vẫn viết thư cho cô:

"Em chọn người khác đó là quyết định của em, tôi chọn em đó là quyết định của tôi. Em có thể sẽ thay đổi quyết định của em, nhưng tôi thì không bao giờ!"

Cô rốt cuộc vẫn không ngó ngàng gì tới anh, với sự si tình có vẻ như khủng bố tinh thần kia.

***

Mùa Giáng sinh năm đó, anh nhập ngũ, cô cưới chồng.

Không lâu sau, cô sang Mỹ, anh cũng được tin cô đã sinh con gái.

Nhưng anh không tuyệt vọng, từ nhỏ chưa bao giờ anh nghĩ mình sẽ đi Mỹ, vẫn nghĩ, đi Mỹ là chuyện không tưởng, như kiệu vàng có bao giờ đến thân kẻ phàm trần.

Anh cứ tưởng mỗi học kỳ học cho thật chắc đã là quá tốt rồi, nhưng cô đã gợi lên giấc mơ nước Mỹ, và anh đến Mỹ du học, mới hiểu ra những mùa Giáng sinh trên tuyết trắng thật đẹp và tin sự lựa chọn của tuổi mười bốn.

***

Ba mươi mốt tuổi, anh tốt nghiệp, trở về Đài Loan, dạy ở một trường đại học, vẫn chỉ yêu một người.

Anh vẫn viết thư, mỗi lần Giáng sinh lá thư lại đặc biệt dài.

Chỉ có điều anh không gửi đi, anh định chờ đến lúc tròn hai mươi năm quen nhau rồi tính.

Anh muốn đơn sơ mang mối tình đơn sơ vào tuổi trung niên.

những%20lá%20thư%20không%20gửi

Mùa Giáng sinh năm ba mươi ba tuổi, cô đến tìm anh.

Đã mười chín năm rồi! Cuối cùng thư đã có hồi âm.

Cô đã mất nhiều thứ, cô mang con gái quay về, không việc làm, nghĩ anh là giảng viên đại học, quan hệ rộng, nhiều bạn tốt.

Anh, tất nhiên, giúp cô quay lại giảng đường.

Anh cần cô, anh dùng cái tình đơn sơ của năm mười bốn tuổi.

Nhưng cô vẫn từ chối, vì giờ cô không còn xứng đáng với anh nữa.

Cô không còn là cô học trò giỏi giang ngày xưa nữa.

Giờ cô chỉ là một thiếu phụ cay đắng sau cuộc hôn nhân thất bại!

Anh mang hai hòm thư đến nhà cô để cầu hôn. Anh cảm ơn cô đã cho anh tất cả.

Không có cô, có lẽ anh chỉ học hết cấp ba bổ túc mà thôi.

Không có cô, sẽ không có cử nhân, không thạc sĩ, không tiến sĩ.

Không có cô, ai dắt anh qua những tháng ngày đằng đẵng.

Không có cô, anh sẽ đi về hướng nào của cuộc đời?

Không có cô, chữ của anh sẽ không được luyện ngay ngắn thế, văn của anh sẽ không mượt mà thế.

Không có cô, một người học khoa học tự nhiên không thể yêu văn chương, thi ca như anh.

"Văn chương, thi ca đã ở bên tôi, tôi trở thành tôi ngày hôm nay!"

"Em hãy để cho anh cả đời chỉ yêu một người!"

"Em chưa nợ anh điều gì, yêu em là điều tốt đẹp nhất đời anh."

Mùa Giáng sinh năm ba mươi tư tuổi.

Anh và cô bước vào thảm đỏ trong lễ đường.

Anh nhất định đòi con gái cô làm tiên đồng trong đám cưới.

Câu chuyện này chưa kết thúc, họ đã sống bên nhau hơn mười mùa Giáng sinh hạnh phúc trong khu tập thể nhà trường, những bông hoa trạng nguyên nhà họ nở sớm nhất, thắm đỏ hơn cả, và lâu tàn nhất.

Tôi biết câu chuyện này, vì tôi từng học giáo sư Bành Hoài Chân, khoa Giáo dục Công nghiệp, Đại học Sư phạm Đài Loan.


st.



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 22/Dec/2018 lúc 8:45am

Ðêm Thánh Vô Cùng


Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20bell%20pictures



      Tiếng chuông giáo đường thánh thoát ngân vang trong đêm Ðông lạnh lẽo, báo hiệu lễ mừng ngày Chúa giáng trần sắp bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn còn đến hơn bốn mươi lăm phút nữa thì nhà thờ mới chính thức làm lễ nửa đêm.
      Ngự ngồi vào bàn phấn, kẽ lại nét chân mày, đánh thêm lớp phấn hồng lên khuôn mặt ảo não, phiền muộn. Ðã lâu rồi, ước chừng có hơn sáu năm, Ngự chưa hề cầm đến bông phấn, thỏi son. Từ ngày Cộng sản chiếm Miền Nam, gia đình Ngự xuống dốc thê thảm! Nguồn tài chánh của gia đình đã hoàn toàn bị cắt dứt. Ba Ngự phải đi trình diện “học tập cải tạo”, rồi ông bị đưa ra Bắc và sau cùng thì bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc. Anh Lê cũng đi trình diện cùng lượt với Ba, mặc dù anh không bị đưa ra Bắc nhưng bị đày đi hết trại tù này đến trại tù khác, và rồi anh cũng đã đi về với Chúa. Còn chị Phi, vợ anh Lê, sau khi được tin anh Lê mất, chị đã tìm cách vượt biên cùng với hai cháu nhỏ. Nhưng rồi Ngự chẳng bao giờ nhận được tin tức của chị Phi cùng với hai cháu! Mặc dù sức yếu, mẹ Ngự cũng phải xông xáo để tìm kế sinh nhai cho gia đình, một mặt tiếp tế thực phẩm cho anh Lê và Ba khi hai người còn sống trong trại tù, mặt khác bà phải dành dụm tiền để cho Ngự vượt biên. Bà cụ nhất định ở lại chờ ngày anh Lê và Ba trở về. Nhưng ngày ấy không bao giờ hiện thực!
      Ngự rơm rớm nước mắt khi nghĩ đến Mẹ, anh Lê và Ba. Phần Ba thì đã yên phận rồi, mặc dù khi chết ông không được dịp nhìn mặt vợ con và xác ông thì bị vùi dập nơi xó rừng Việt Bắc. Ngự thấy thương Mẹ vô cùng! Nàng đâu muốn xa Mẹ. Vì bà cụ thôi thúc nên nàng buộc lòng phải ra đi. Nàng tự hỏi: Ra đi để làm gì khi tình thân yêu ruột thịt bị xa lìa, chia cách? Ra đi để được sống an nhàn nơi xứ người hay vẫn mãi mãi ôm bên mình nỗi đau buồn xót xa? Ngự tự hỏi chính lòng mình, nhưng nàng lại không dám nghĩ đến câu trả lời.
      Cái giá Tự Do bao giờ vẫn đắt, Ngự nghĩ thế. Và cái giá ấy còn đắt hơn cả ngọc ngà châu báu của các ông hoàng bà chúa. Tám lượng vàng để đổi lấy Tự Do, thật chưa thấm vào đâu nếu so với tiết trinh của người con gái. Những sự vất vả, gian nguy trong chuyến hải trình cũng không thấm gì nếu so với những giờ phút kinh hoàng trên hoang đảo! Ngự phải cố nuốt chính nước mắt của mình để còn can đảm mà sống còn.      Ngự phải cố gắng xua đuổi các cơn kinh hoàng cùng cực ấy để còn được gọi là con người -- một con người mang cái thân thể nát nhầu cùng cực qua bao cơn bão táp vùi dập của bọn mặt người tâm thú nơi hoang đảo xa xôi. Chúa đã ban cho Ngự một nghị lực thật phi thường, vượt qua các cơn đau đớn cùng cực đó. Chúa đã làm sống lại nơi nàng một ý chí phi thường. Chúa ơi! Con đã làm gì nên tội mà hôm nay con phải bị thử thách và hứng chịu nỗi đau khổ triền miên cùng nhục nhã ê chề này?
       Ngự không dám cho mẹ nàng hay sự bất trắc đã xảy đến với nàng trên đường vượt biển. Vì cái hung tin đó sẽ làm cho mẹ nàng gánh nặng thêm nỗi đau khổ. Mẹ đã hứng chịu đau khổ quá nhiều rồi, đã quá sức đối với cái thân già còm cõi yếu đuối, thì lẽ nào nay lại chất chồng thêm lên vai mẹ những nỗi nhọc nhằn vô cớ? Thà một mình Ngự chịu đựng nỗi đau buồn bất tận đó.
       Một mình nàng biết, một mình nàng hay. Dù có nói ra thì chắc gì nàng sẽ vơi được nỗi buồn đau? Một người mà Ngự tin rằng sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, và cảm thông nàng, đó chính là Chúa. Chúa ngự trên cao nhưng Chúa luôn luôn soi sáng tâm con người. Chúa yêu thương muôn loài. Chúa nâng đỡ vạn vật. Chúa cứu thế. Chúa hy sinh mạng sống để cứu thế nhân. Chưa bao giờ Ngự cảm thấy gần gũi với Chúa như lúc nầy. Chỉ có Chúa mới làm cho Ngự an tâm và vững tin để mà sống. Xin Chúa yêu thương con, Chúa ơi!
      Ngự lau nước mắt, định tâm không suy nghĩ thêm nữa. Lòng nàng thanh thản trở lại sau khi vực nước mắt đã cạn. Ngự khoác chiếc áo ngự hàn, rồi thong dong bước ra đường. Cơn gió lạnh mùa Ðông làm Ngự phát rùng mình. Nàng thọc hai tay sâu vào túi áo để tìm hơi ấm. Bước chân Ngự đạp lên lớp tuyết đông đá nghe lào xào. Tuyết đã bắt đầu rơi từ chập tối, lúc Ngự vừa ra khỏi sở làm. Ðêm Noël lạnh lẽo khiến lòng Ngự càng trống vắng hơn bao giờ hết. Ngôi giáo đường ở cách xa nhà Ngự năm khu phố, thế mà Ngự vẫn thích đi bộ để tìm cảm giác cô đơn trong đêm Chúa ra đời. Chúa cũng cô đơn như bao người ở dưới trần thế này. Chính vì thế mà lòng Chúa mới bao dung và nâng đỡ con người trong cơn hoạn nạn ở trần gian.
      Ngự vừa đi vừa ngước nhìn các dãy lầu cao. Toàn khu phố bị phủ một màu tuyết trắng tinh. Các thân cây gầy guộc, xác xơ vẫn đứng im lìm chịu đựng cơn tuyết phủ dập vùi. Con người nào có hơn gì cây cỏ! Thiên nhiên làm chủ vạn vật; con người chỉ là sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ bao la. Dù ở nơi nào trên mặt đất, con người vẫn chỉ là sinh vật nằm trong bàn tay của Thượng Ðế. Thế mà Quốc tế Cộng sản muốn làm chủ toàn vũ trụ! Chúng sẽ xây dựng được gì hay chỉ đầy đọa nhân dân để thỏa mãn dục vọng thấp hèn của chúng?
      Tiếng chuông giáo đường lại ngân vang từng hồi, như giục giã Ngự nên cất bước nhanh hơn. Nhưng bước chân nàng dường như bị sức vô hình nào đó đang trì kéo làm cho nàng bước chậm lại và toàn thân nàng lảo đảo, muốn té xuống mặt đường. Ðôi mắt Ngự hoa lên. Nàng không còn nhìn rõ cảnh vật xung quanh nữa. Tất cả khung cảnh xung quanh như chuyển động, ngả nghiêng, xô đẩy nhau. Ngự dang cánh tay yếu đuối với mong ước vớ được trụ điện gần nhất ở bên đường để giữ thăng bằng, nhưng đã muộn. Toàn thân nàng té xấp xuống lớp tuyết lạnh giá bên đường…


2951%202%20DemThanhVoCungVLim

* * *

      Ánh sáng đầu ngày len lỏi xuyên qua lớp kính màu xanh nhạt của cánh cửa sổ bệnh viện, nó chạy thẳng vào tận chiếc giường nơi Ngự đang nằm. Nàng dụi mắt trở giấc trong ngơ ngác. Ngự không định tâm được là nàng đang ở đâu. Không một tiếng động chung quanh. Cũng không có bóng người lai vãng. Căn phòng màu xanh nhạt, chắc chắn không phải là phòng của Ngự. Chiếc giường nệm cao và hẹp, chỉ vừa đủ cho một người nằm, lại càng không phải là chiếc giường của nàng.     Ngự đang khoác chiếc áo màu xanh nhạt da trời, chiếc áo mà nàng chưa hề mua bao giờ.
       Ở đầu giường, cạnh chiếc tủ lạnh, một bình nước biển có sợi dây cao su dài đang nối liền với cánh tay phải của nàng. Ngự cảm thấy cái đầu nặng trĩu như có vật gì đang ghì xuống. Ngự định thần và đưa mắt lướt nhanh một vòng khắp căn phòng, nhưng mọi vật đều xa lạ đối với nàng. Ngự không nghĩ ra được tại sao nàng lại nằm ở nơi này? Ai đã đưa nàng tới đây? Nàng đã gặp phải chuyện gì? Ngự chỉ nhớ loáng thoáng là đêm hôm qua nàng đang đi lễ nửa đêm. Nàng đã đi bộ dưới mưa tuyết. Không có ai đi gần nàng và nàng cũng chẳng nhìn thấy ai ở chung quanh. Thế thì tại sao giờ này nàng lại nằm ở đây, trong một căn phòng xa lạ?
      Cánh cửa phòng chợt mở ra, một người đàn ông mặc áo choàng trắng chậm rãi bước vào, trước ngực đeo ống nghe. Ngự đoán chừng đó là y sĩ. Ngự nhắm mắt lại, giả vờ ngủ. Vị bác sĩ bước nhè nhẹ đến bên giường Ngự rồi đặt bàn tay lên trán nàng để xem xét. Ngự vẫn nằm im, theo dõi từng cử động của người y sĩ.
      - Ngự đã khoẻ chưa?
      Câu hỏi bất chợt làm Ngự giật mình. Ai lại biết tên mình thế nhỉ? Ngự tự hỏi. Lại là giọng nói của người Việt! Nàng khẽ lắc đầu thay cho câu trả lời.
      - Tôi là Minh, viên Bác sĩ nói. Chắc Ngự còn nhớ?
      Câu hỏi lần này làm Ngự không thể không mở mắt ra. Bác sĩ Minh ra dấu bảo Ngự nằm yên. Ngự không nhận ra khuôn mặt của Minh, nhưng tên Minh thì nàng còn nhớ, và chỉ nhớ một cách lờ mờ.
      - Ngự đã quên tôi rồi sao? Bác sĩ Minh hỏi tiếp.
      Ngự lắc đầu ra vẻ không nhớ.
      Minh nói tiếp:
      - Hồi ở Dakao, ngày nào tôi cũng nhìn thấy Ngự đi học về. Lúc đó Ngự hãy còn bé nhỏ, đâu chừng muời lăm hay mười sáu gì đó.
      Ngự nhíu mày, nói:
      - Thế thì làm sao Ngự nhớ cho được! Ðã trên mười năm rồi còn gì!
      - Nhưng có một kỷ niệm mà chắc Ngự còn nhớ? Minh nói. Hôm ấy xe đạp của Ngự bị xẹp bánh, tôi được hân hạnh đưa Ngự tới trường. Dù chỉ một lần thôi nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi.
      - Hình như lúc đó đang vào mùa Giáng Sinh? Ngự hỏi.
      - Vâng, đúng vậy.
      Ngự thắc mắc hỏi:
      - Tại sao Ngự lại nằm ở đây, Bác sĩ?
      Bác sĩ Minh lấy thêm gối để kê đầu Ngự được cao hơn. Bác sĩ Minh ngắm nghía gương mặt nàng một lúc rồi thong thả đáp:
      - Ngự đã bị cảm lạnh và ngất xỉu bên đường, được xe cứu cấp chỡ vào đây hồi đêm qua. Ngự bị mất máu khá nhiều vì thiếu dinh dưỡng.
      - Bao giờ Ngự được xuất viện, Bác sĩ?
      - Có thể nội trong ngày hôm nay, nhưng tôi chưa chắc lắm. Tôi sẽ khám lại rồi mới trả lời cho Ngự được. Tuy nhiên, dù xuất viện sớm hay muộn, Ngự cần phải tịnh dưỡng ít nhất là ba hôm nữa mới có thể đi làm việc lại được.
      - Nhưng Thứ Hai Ngự phải đi làm việc! Ngự không thể nghỉ lâu được!
      - Tôi sẽ cấp giấy dưỡng bệnh cho Ngự, xin Ngự đừng lo. Ngự cứ nằm ở nhà tịnh dưỡng. Nếu có cần điều chi, Ngự cứ gọi điện thoại cho tôi.
      Ngự lắc đầu, tự tin:
      - Chắc là không có gì cần đâu, Bác sĩ!
      - Xin Ngự đừng gọi tôi là Bác sĩ nữa! Cứ gọi Minh là được rồi. Ðược gặp lại Ngự là tôi mừng lắm. Chỗ đồng hương với nhau, nhất là bằng vào những cảm tình xưa cũ, tôi thật vô cùng cám ơn Chúa đã dẫn dắt Ngự tới đây.
      - Ðiều đó rủi hơn là may, Ngự đáp. Chắc là Chúa không thương Ngự nên đã để cho Ngự ngất xỉu ở dọc đường!
      Bác sĩ Minh kéo chiếc ghế da bốn chân lại gần bên giường Ngự rồi ngồi xuống, nói:
      - Tôi nghĩ đây là dịp may cho tôi, vì nếu Ngự không bị ngất xỉu dọc đường thì làm sao tôi được dịp gặp lại Ngự!
      Giọng Ngự trách móc:
      - Bác sĩ muốn thế sao?
      Bác sĩ Minh cười cười, giọng trêu tức:
      - Tôi đã muốn như thế từ lâu và lời cầu nguyện của tôi đã được Chúa thương.
      Ngự biết Minh đang tán tỉnh mình, nhưng nàng vẫn làm mặt nghiêm, hỏi:
      - Bác sĩ đã cầu nguyện điều gì?
      - Tôi cầu nguyện Chúa hãy đem Ngự đến với tôi.
      - Ðể làm chi, Bác sĩ?
      - Chắc Ngự không ngờ là tôi đã qúi mến Ngự?
      Ngự thản nhiên, lắc đầu:
      - Không.
      - Ngự không biết là tôi đã yêu Ngự hay sao?
      - Không.
      - Tình yêu của tôi đối với Ngự, chắc Ngự không thể hiểu được, nhưng Chúa đã biết.
      - Ngự chưa hề yêu ai!
      - Nhưng có người đã và đang yêu Ngự.
      - Bác sĩ nói thế, Ngự thành thật cám ơn. Nhưng Ngự tự biết Ngự chưa hề yêu ai!
      - Rồi một ngày nào đó Ngự sẽ biết.
      Càng đấu lý với Minh, chẳng những Ngự không thấy mệt thêm, mà còn cảm thấy trong người dễ chịu hơn. Ngự than khát nước. Minh mở tủ lấy nước lọc cho nàng. Ngự để mặc cho Minh chăm sóc. Ai biểu dại gái chi cho khổ thân, Ngự thầm nghĩ. Anh chàng này có tật nói dai gớm. Tưởng đến chăm sóc bệnh nhân, nào ngờ lại tán tỉnh bệnh nhân. Coi chừng có ngày mất việc đấy nhé!
      Bác sĩ Minh cất ly nước, nói tiếp:
      - Tôi rất tiếc là đã không có dịp trở lại Sài-gòn để thăm Ngự. Ngày đưa Ngự tới trường là ngày cuối cùng của tôi ở Việt Nam.
      - Bác sĩ đi du học?
      - Vâng. Tôi sang đây từ dạo đó, rồi không có dịp trở lại quê hương nữa vì ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã cắt đứt nhịp cầu liên lạc.
      - Bác sĩ trở lại chẳng ích gì! Giọng Ngự cay đắng. Ở đây sung sướng hơn!
      Bác sĩ Minh lắc đầu, nói:
      - Ngự hiểu lầm tôi. Trong thâm tâm tôi rất mong muốn trở về Sài-gòn, trước hết là để gặp lại Ngự và gia đình, sau là để được phục vụ cho quê hương.
      - Nhưng quê hương đã tan nát hết rồi! Bác sĩ làm được gì?
      - Tôi không nghĩ như thế. Ít ra cũng làm được điều gì hữu ích, lẽ nào không? Ngày tôi ra trường là ngày Miền Nam sụp đổ, vì thế mà dự định của tôi bất thành. Tôi ngỡ là Ngự đã đi lấy chồng rồi…
      - Ngự chẳng có ý định lấy chồng. Sống độc thân bao giờ cũng thoải mái và tự do hơn.
      - Nhưng cảm thấy cô đơn hơn người có gia đình khi gặp hoạn nạn, Minh ngắt lời Ngự. Bây giờ Ngự đã thay đổi cái ý định cũ rích ấy chưa?
      - Ngự sẽ không bao giờ thay đổi ý định của mình. Ngự còn mẹ già ở quê nhà. Bấy nhiêu trách nhiệm chưa lo tròn thì làm sao đành lòng đi lấy chồng, Bác sĩ!
       Câu nói của Ngự làm Minh suy nghĩ. Trường hợp của Minh cũng tương tự như thế, chỉ có khác một điều là cha của Minh không phải đi tù học tập cải tạo, nhưng tài sản thì bị tịch thu hết cả! Minh cố gắng làm vui, giọng tha thiết:
      - Ngự nên tìm người bạn đồng hành để cùng chia xẻ gánh nặng ấy với Ngự. Tôi hiểu được và thông cảm hoàn cảnh của Ngự nên muốn được cùng chia xẻ niềm đau và gánh nặng với Ngự.
      - Xin cám ơn Bác sĩ! Gánh nặng của Ngự thì chính Ngự phải lo. Ngự không dám làm phiền tới Bác sĩ!
      - Tôi nghĩ sẽ có một ngày Ngự sẽ thay đổi thái độ. Ngự cứ tin lời nói của tôi đi!
      - Ngự không tin như thế. Ðời Ngự đã gặp nhiều rủi ro hơn là may mắn và đã quen chịu đựng rồi nên ít khi cần đến sự giúp đỡ của người khác. Vả lại, Bác sĩ chưa biết gì về Ngự thì làm sao Bác sĩ yêu cho được?
      - Sao Ngự biết tôi chưa biết gì về Ngự? Tôi đã tìm hiểu Ngự từ dạo đó qua anh của Ngự.
      - Bác sĩ có quen với anh Lê à?
      - Chẳng những quen mà còn thân nữa. Tôi vô tình quá! Ðộ này Lê ra sao? Có tin tức gì về Lê không?
      - Anh Lê đã bỏ xác trong lao tù Cộng sản rồi!
      - Tội cho Lê quá! Lê đã được Chúa rước đi. Còn Bác trai thì sao?
      Ngự lắc đầu:
      - Ba của Ngự cũng đã ra người thiên cổ rồi! Ba chết ở ngoài Bắc cơ, còn anh Lê thì chết ở trong Nam.
      - Khổ chưa! Còn bác gái hiện giờ ở đâu?
      - Mẹ vẫn còn ở lại Việt Nam, nhưng không còn ở Dakao nữa vì nhà cửa đã bị chúng lấy mất rồi!
      - Cho phép tôi biên thư thăm Bác nhé!
      - Ðó là nhã ý của Bác sĩ, nhưng Ngự không tin bà cụ nhớ tên của Bác sĩ đâu!
      - Ðiều đó không hề gì. Tôi sẽ viết thư xin phép Bác, nói rằng tôi đã yêu Ngự.
      - Xin Bác sĩ đừng làm như thế!
      - Vậy thì nhờ Ngự viết thư hộ cho tôi nhé!
      - Ðiều đó lại càng không thể xảy ra. Xin Bác sĩ cho Ngự được yên thân!

      Bác sĩ Minh thong thả đứng lên, bước lại gần cửa sổ, mắt nhìn xuống mặt hồ. Mặt nước trong hồ đã đóng thành băng, như lòng Ngự đã băng giá. Cô gái này quá cứng rắn, Minh nghĩ, phải là người có nhiều quả cảm. Nhưng ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội. Ngự sẽ phải thay đổi thái độ của nàng.
      Minh quay lại nói với Ngự:
      - Bây giờ tôi có việc cần phải đi, Ngự nằm nghỉ cho khỏe nhé! Tôi sẽ trở lại sau khi xong việc.
      Ngự nói lí nhí trong miệng:
      - Cám ơn Bác sĩ.
      Sau khi Minh đi rồi, Ngự cảm thấy cô đơn lạ. Dù sao Minh cũng là người đồng hương và ăn nói có duyên. Có Minh ngồi bên cạnh, Ngự như quên hết mọi phiền muộn và lo lắng. Giờ thì Ngự bắt đầu nghĩ lan man tới cảnh một mình sau khi trở về chung cư. Sự cứng rắn quá mức không làm cho cuộc đời vui thêm, mà trái lại càng buồn chán thêm. Bất chợt Ngự cảm thấy cần có một chút gì để sưởi ấm cõi lòng băng giá. Ngự muốn xua đuổi hình ảnh của Minh ra khỏi ngăn trí nhớ, nhưng nó mãi bám chặt ở đó.
      Bác sĩ Minh trở lại khi Ngự vừa thức giấc. Nàng đã ngủ một giấc thật dài và ngon lành. Ngự đòi Minh cho nàng xuất viện. Sau một hồi xem mạch kỹ càng, Minh nói:
      - Ngự đã khá rất nhiều so với buổi sáng nay, có thể xuất viện được. Tôi sẽ lo thủ tục xuất viện và đưa Ngự về nhà. Tối nay tôi sẽ trở lại nhà để đón Ngự đi xem lễ.
      Nét vui mừng hiện rõ trong đôi mắt long lanh, Ngự nói:
      - Ngự thành thật cám ơn anh. Chúa đã làm cho Ngự sống lại qua bàn tay của anh. Ðiều này Ngự sẽ không bao giờ quên.
      Minh tươi cười, nói:
      - Và tôi cũng sẽ chẳng bao giờ quên cuộc gặp gỡ hi hữu này. Bây giờ Ngự không còn khư khư giữ ý định cũ nữa chứ?
      Ngự bẽn lẽn gật đầu:
      - Dạ.
      Minh dìu Ngự xuống lầu để làm thủ tục xuất viện. Trước khi hai người rời khỏi bệnh viện, Minh nói với nhân viên trực:
      - Ngự là bạn gái của tôi. Mọi chi phí để tôi thanh toán nhé!


2951%203%20DemThanhVoCungVLiem

Vĩnh Liêm


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 24/Dec/2018 lúc 10:32am

Đôi điều suy tư về mầu nhiệm Giáng Sinh

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com   

Ðêm 24 rạng ngày 25-12 hàng năm cũng như năm nay 2018, tại thành phố Houston này, cũng như đêm qua, đêm mai tại những vùng đất có dân cư ở những múi giờ khác nhau trêm mặt địa cầu, con người nói chung, các tín đồ Thiên Chúa Giáo nói riêng, bằng nhiều hình thức, nghi lễ khác nhau, với tâm tình khác nhau, đã, đang và sẽ đón mừng kỷ niệm ngày Giáng Sinh lần thứ 2018 của một con người siêu phàm, có tên là Giêsu, đã xưng mình và đã minh chứng Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Như vậy, Giáng Sinh đã là một sự kiện và là một biến cố có thật trong lịch sử nhân loại, mang ý nghĩa lịch sử bên cạnh ý nghĩa mầu nhiệm tôn giáo nói chung, của Thiên Chúa giáo nói riêng.

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com

Là một sự kiện có thật, vì quả thật trong lịch sử nhân loại đã có một con người siêu phàm tên là Giêsu sinh ra cách nay 2018 năm, trong một máng cỏ nơi một hang đá dành cho bò lừa trú ngụ, vào một mùa đông giá lạnh. Hang đá ấy có tên là Bê-lem (Bethlehem), miền Giu-đê thuộc nước Do Thái cổ xưa, dưới thời đế quốc La Mã thống trị, nay cũng đã và đang diễn ra tranh chấp đẫm máu giành quyền làm chủ giữa hai dân tộc Israel và Palestin.

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com
  
Là một biến cố có thật, vì sự xuất hiện của con người phi phàm Giêsu, đã làm cho vua Hê-rô-đê (Herode) lo sợ mất quyền bính, nên đã ra lệnh sát hại hàng ngàn sinh linh trẻ thơ vô tội. Biến cố ấy đã được lịch sử ghi nhận và thực tiễn đã làm thay đổi tư duy, đời sống con người và bộ mặt thế giới. Biến cố ấy cũng đã được con người chọn làm mốc thời gian năm tháng cho cuộc sống (Dương lịch). Nhưng điều hệ trọng hơn là sự kiện và biến cố ấy đã mang một ý nghĩa mầu nhiệm (miraculous) của đức tin tôn giáo, được thể hiện qua các hiện tượng lạ phát sinh từ và chung quanh con người siêu phàm mang tên Giêsu ấy.

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com
  
Là một mầu nhiệm, vì để hiểu, biết và tin sự kiện “Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần Cứu Chuộc nhân loại” là sự thật, con người không thể bằng tầm tri thức hữu hạn (đức lý), mà cần được trang bị bằng “cặp mắt đức tin” thuộc phạm trù tôn giáo.

Thật vậy, với tầm tri thức hữu hạn, con người làm sao có thể hiểu được và chấp nhận một hài nhi bé nhỏ, sinh ra trong cảnh nghèo hèn, bởi một trinh nữ có tên là Maria, sống chung mà không phải vợ chồng, với một người bạn có chung niềm tin, làm nghề thợ mộc có tên là Giuse. Nghĩa là Hài Nhi Giêsu ấy, đã được thụ thai trong cung lòng Trinh Nữ Maria bởi quyền năng Chúa Thánh Thần (mà ngày nay khoa học đã chứng minh được qua sự thụ thai không chỉ qua giao hợp lưỡng tính) và Hài Nhi ấy sau này lại xưng mình là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần để cứu chuộc nhân loại, đã làm nhiều phép lạ cả thể, nhất là những phép lạ xẩy ra vào ba năm cuối đời đi rao giảng Tin Mừng và mạc khải cho loài người về Thiên Chúa và Ơn Cứu Ðộ. Sau cùng đã hoàn tất chương trình cứu độ bằng một cái chết treo khổ nhục trên thập tự giá vào tuổi 33, để rồi sau ba ngày Ðức Giêsu đã sống lại và lên Trời trước mặt nhiều người đương thời.

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com   

Những người chứng kiến các phép lạ xảy ra từ và chung quanh con người phi phàm Giêsu có thể biết và tin vào mầu nhiệm Giáng Sinh, song chỉ là số ít. Còn biết bao người đương thời, cũng như con người các thời đại sau này không được tận mắt chứng kiến các phép lạ thì sao?

Hiển nhiên khó mà có lòng tin vào Mầu Nhiệm Giáng Sinh cũng như các mầu nhiệm khác thuộc quyền năng của Thượng Ðế. Tuy nhiên đây chỉ là nói theo luận lý thông thường của tầm tri thức hữu hạn của con người. Ngoài tầm tri thức hữu hạn này, con người còn tiềm ẩn một khả năng vượt trội, siêu hình, đó là Ðức Tin, một khi được khơi động sẽ có thể hiểu biết và cảm nghiệm được mọi mầu nhiệm trong thế giới siêu hình vô hạn. Các tín đồ có niềm tin nơi Thượng Ðế, chính là những con người được trang bị “cặp mắt Ðức Tin” tôn giáo, đễ có thể nhận thức được những gì vượt tầm tri thức hữu hạn của con người.

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com
  
Hiện tại, sau 2018 năm Hài Nhi Giêsu ra đời, đã có hàng tỉ nhân loại tin vào ơn Cứu Ðộ qua mầu nhiệm Giáng Sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần cứu chuộc nhân loại. Bằng niềm tin này, người ta có thể lý giải dễ dàng những sự kiện siêu tự nhiên từ một căn bản: Nếu đã tin và chấp nhận một tiền đề Thượng Ðế Toàn Năng đã tác tạo vũ trụ vạn vật và cho nó vận hành theo những quy luật riêng cho từng loài và quy luật chung cho mọi loài, thì không có gì Thượng Ðế không làm được.

Một điển hình, nếu ngày nay con người đã có thể bắt chước quy luật cấu tạo con người của Thượng Ðế (chứ không phải “cướp quyền” Thượng Đế) bằng cách lấy chất liệu từ con người vốn là vật thụ tạo của Thượng Ðế, cho thụ thai trong ống nghiệm có điều kiện môi sinh như trong cung lòng người nữ; hay cho thụ thai trong chính cung lòng người nữ, thì đối với quyền năng Thượng Ðế, việc thụ thai của Hài Nhi Giêsu trong cung lòng trinh nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần vào 2018 năm trước đây, là điều hiển nhiên, không có gì phải tranh luận. Trinh Nữ Maria sau khi sinh Hài Nhi Giêsu vẫn còn đồng trinh là hệ quả tất nhiên do cách thụ thai ngoài sự giao hợp lưỡng tính thông thường cũng là điều hiển nhiên không cần biện giải.Vì các tín điều tôn giáo nói chung, Thiên Chúa giáo nói riêng như những định đề toán học không thể chứng minh và không cần chứng minh (Như định đề Euclide: Từ một điểm, ngoài một đường thẳng, ta chỉ có thể kẻ một đường thẳng thẳng góc hay hay song song với đường thẳng ấy” chẳng hạn). Nhưng tin hay không tin và chọn niềm tin tôn giáo nào là quyền tự do của con người không thể áp đặt.

Ðến đây vấn đề chỉ còn là mỗi con người có chấp nhận mầu nhiệm Giáng Sinh cũng như các mầu nhiệm khác của Thượng Ðế hay không. Vì đó là quyền tự do lựa chọn của mỗi con người, mà chính Thượng Ðế được tin là Ðấng sáng tạo ra con người, vạn vật, vũ trụ… cũng phải tôn trọng tuyệt đối quyền tự do của con người, kể cả quyền chối bỏ hay chống lại Thượng Đế. Bởi vì chỉ với quyền tự do tuyệt đối, con người mới chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình và Thượng Ðế mới có dữ kiện xét thưởng phạt công minh về các hành vi công phúc hay tội lỗi mỗi con người khi còn sống, sau cái chết, trở về với cát bụi.

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com
  
Một so sánh cụ thể và tương đối về vai trò của Thượng Ðế có thể ví như người thợ nặn tượng sau khi bán một bức tượng cho người mua, người này có toàn quyền xử dụng tự do bức tượng theo ý muốn. Người xử dụng bức tượng chỉ có hai lựa chọn khi bức tượng cũ hay hư hỏng, nếu muốn tu bổ để tiếp tục xử dụng sẽ tìm đến người thợ nặn tượng nhờ thực hiện, hoặc vứt bỏ bức tượng đó đi. Theo niềm tin tôn giáo nơi Thượng Ðế cũng vậy, một khi tạo ra thân xác con người theo quy luật truyền sinh, là trao cho linh hồn quyền tự do tuyệt đối trong việc xử dụng thân xác. Linh hồn có thể nuôi dưỡng, tu bổ thân xác độc lập tự chủ hay chậy đến cậy nhờ Thượng Ðế giúp sức (cầu nguyện…), hoặc tự hủy thân xác (tự tử, tai nạn…) là quyền tự do lựa chọn của mỗi con người. Thượng Ðế sẽ chỉ xét đoán, định công, tội nơi mỗi con người sau cái chết để được tái sinh trong “Nước Hằng Sống” cực lạc (Thiên đàng) hay nơi cực khổ đời đời (Hoả Ngục đời đời).theo niềm tin Thiên Chúa giáo.

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com

Là những người có niềm tin nơi Thượng Ðế, đôi điều suy tư trên đây về mầu nhiệm Giáng Sinh, chúng tôi chỉ muốn xác tín rằng: Hơn 2018 năm trước đây, quả thật đã có một Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần, thực hiện sứ mạng cứu chuộc con người khỏi tội nguyên tổ, tạo điều kiện cho con người tái sinh trong nước hằng sống. Nếu không có sự Giáng Sinh này, số phận con người đã khác, chắc chắn là bi thảm hơn nhiều.

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com
  
Ðể cảm tạ và tri ân Thượng Ðế, đêm nay cũng như đêm qua và đêm mai, nơi các giáo đường khắp nơi trên mặt địa cầu, những con người có chung niềm tin vào mầu nhiệm Giáng Sinh đều cất cao lời ca chúc tụng, bằng mọi ngôn ngữ khác biệt của loài người. Chúc tụng và ngợi ca ơn Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng trần cứu độ muôn dân, đem an bình, ơn phúc và yêu thương đến cho mọi người thiện tâm, mọi dân tộc thiện chí qua các thời đại hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho đến tận thế.Đúng như lời chúc mừng và ngợi ca Thiên Chúa của Thiên Thần vào đêm Chúa ra đời cách nay hơn 2018 năm:

https://baomai.blogspot.com/">baomai.blogspot.com


Thiện Ý


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 07/Jan/2019 lúc 8:29am


kelly%20at%20train%20station

An vừa bước ra khỏi chỗ làm, rảo bước đi về hướng trạm xe bus chờ xe tới trạm để về nhà. Gọi là nhà chứ thật ra đó là một căn apartment 2 phòng cho bốn người ở, đây là một phòng trong dãy chung cư năm, sáu tầng , phòng nào cũng rất nhỏ, từ phòng ngủ, phòng khách rồi nhà bếp, tất cả đều nhỏ xiú so với nhà cuả bố mẹ An. Ai cũng biết Los Angeless là một thành phố đất hẹp người đông mà, nhà cửa, thức ăn, cái gì cũng đắt đỏ hết, An phải vất vả lắm mới tìm được một chỗ ở như hiện tại. Căn phố An ở có 4 bạn, tất cả đều giống như An, nghiã là mới xong 4 năm ở UCLA, tạm nghỉ một năm đi tìm việc làm tạm thời chờ năm sau nộp đơn xin học tiếp lên chuyên môn cao hơn.


Phần An từ nhỏ đã say mê môn Lịch sử, An đã theo đuổi môn học nầy suốt cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cuối cùng An đã xong 4 năm học UCLA chuyên ngành Lịch sử. An biết bố mẹ buồn lắm vì An đã chọn một môn học không được thực tế lắm, nghiã là rất khó tỉm được việc làm sau khi tốt nghiệp như các ngành khoa học thực dụng khác, như các bạn cuả An, ra trường chỉ thời gian ngắn sau đã tìm được việc làm tương đối khá. An cũng đã suy nghĩ nhiều lắm khi quyết định lựa chọn ngành học, cuối cùng niềm đam mê thôi thúc, An đã phụ lòng trông mong cuả bố mẹ, An biết bố mẹ rất thương An nên đành chiù con, rồi trong 4 năm học xa nhà bố mẹ đã hết sức hổ trợ cho An yên tâm học hành. An là con duy nhất cuả bố mẹ nên hai người đã dồn hết tình thương cho An, nhất là mẹ, mẹ đã hy sinh cả đời đưa đón An đi học, đi sinh hoạt từ lúc An học mẫu giáo cho đến lúc An xong trung học; mẹ lo cho An từng chút; rồi lúc An bắt đầu vào nội trú 4 năm đại học, ngày đầu tiên dọn vào trường, cả bố mẹ đều đưa An đi, mẹ sưả soạn cho An không thiếu món gì, đến nỗi bố phải ngăn bớt đồ đem theo lại. An biết vắng An mẹ buồn lắm, nhà chỉ có ba người, bố đi làm cả ngày, dù An đã lớn lại là con trai, ít gần gũi với mẹ như con gái, nhưng mẹ ra vô thấy có An, dù không nói gì nhưng An biết mẹ cũng thấy vui, mẹ chăm chút An như còn bé, nhiều lúc An cũng cảm thấy không thích, nhưng khi nhìn thấy nét mặt vui vẻ sung sướng cuả mẹ khi làm cho An một việc gì, hay là đi đâu về mẹ mua một món ăn mà An thích , nhìn ánh mắt mẹ đầy nét thương yêu khi thấy An ăn ngon lành món ăn mẹ mua về, An cũng bớt gay gắt với mẹ. Mẹ biết An thích ăn món gà chiên ở mấy tiệm fast food, nên mẹ cắt để dành mấy coupon đưa cho An…

Mãi miên man suy nghĩ, An chợt giật mình vì tiếng còi xe bus kêu vang, An ngó chung quanh mọi người đã bước lên xe hết, chắc bác tài tội nghiệp nên hú còi gọi, An bước vội lên xe, bỏ mấy đồng 25 cent vào khe, gật đầu cám ơn bác tài xế tốt bụng, bác mỉm cười xua tay rồi cho xe lăn bánh. Hôm nay là ngày 24, một ngày trước Christmast, các nhân viên trong chỗ An làm được cho vể sớm hơn một tiếng rưỡi, cho những người cần chuẩn bị đi lễ nhà thờ tối hôm nay. Chỗ An làm là một Viện bảo tàng cuả người Do Thái; chỗ nầy trong hai năm học cuối của trường An đã có dịp làm việc thiện nguyện tại đây, mỗi tuần hai hay ba buổi chiều, An rất thích việc làm nầy vì nó thích hợp và liên quan tới ngành lịch sử mà An đang học. Suốt thời gian làm việc mối quan hệ giữa An và mọi người ở đây rất thân thiện tốt đẹp, An mong được chánh thức làm việc tại đây sau khi tốt nghiệp. Vậy mà An lại không được toại nguyện, những ngày cuối cùng cuả năm học, An có gặp người quản lý để xin làm nhân viên thực thụ tại đây có trả lương , nhưng An chỉ nhận cái lắc đầu luyến tiếc cuả người phụ trách, lý do là vì đây chỉ là một viện bảo tàng cuả riêng người Do Thái, mọi tài trợ đóng góp hoàn toàn do lòng tự nguyện hảo tâm cuả mọi người chứ không có chút nguồn tài trợ nào của chính phủ, nên mọi chi tiêu cuả viện có giới hạn, dù rằng mọi người làm việc chung ai ai cũng rất mến và hiểu khả năng cùng lòng say mê nhiệt tình công việc của An. Ngày làm việc cuối cùng của An rất cảm động vì ân tình cuả moị người dành cho mình, chỉ là mấy cái pizza ăn vội, mấy ly nước ngọt cụng nhau , mọi người chúc An sớm đạt thành điều mơ ước của mình, rồi An lưu luyến bắt tay chào từ giả mọi người…

 

Sau buổi lễ tốt nghiệp, An trở về nhà bố mẹ ở quận Cam, thời gian nầy An thấy mẹ vui lắm, dù có bận rộn thêm chút. Bố mẹ muốn An nghỉ ngơi ít lâu cho đầu óc thoải mái chút sau bốn năm miệt mài đèn sách, sau đó An sẽ kiếm thêm chút việc làm gì bán thời gian để thời gian chuẩn bị tiếp tục học lên vào năm sau, vì bố biết ngành học của An rất khó tìm được một việc làm thích hợp, có chăng chỉ là việc làm tạm thôi. An biết mẹ muốn An tìm việc ở quanh quẩn gần nhà, An sẽ đi về mỗi ngày như bố, mẹ muốn lại được chăm sóc An như hồi nhỏ, An biết tình thương của cha mẹ dành cho con cái trước sau như một dù con còn nhỏ hay đã lớn, con có thành đạt hay thất bại trên đường đời?! An tuy sinh ra lớn lên ở Mỹ, nhưng An được mẹ cho học tiếng Việt từ nhỏ, nên An cũng biết tục ngữ tiếng Việt có câu “nước mắt chảy xuôi" mà .


Thêm một lần nữa An đã phụ lòng bố mẹ, khi An vẫn âm thầm tìm việc làm trên vùng Los, nhất là các việc giống như chỗ cũ An đã làm. An vẫn hy vọng nhiều vào việc An sẽ được nhận vào trường cũ niên học sắp tới đây, vì An rất mến các Thầy Cô đã dạy môn Lịch sử An học, trong số đó có một Cô rất thương An, Cô hay động viên, khuyến khích An; và An cũng rất quý trọng Cô, sau khi về nhà An vẫn giữ liên lạc thường xuyên với Cô. Trong tháng 11 vừa qua, một bữa An nhận được email cuả viện bảo tàng cũ cho hay họ có thông báo tuyển một số người cho vài công việc bán thời gian, An đã mừng rỡ gửi đơn xin việc, rồi An được gọi phỏng vấn, An nói việc nầy với bố mẹ, bố có vẻ không bằng lòng nhưng không cản. Hôm An đi phỏng vấn. An đã không gặp chút khó khăn nào khi được hỏi, vì đây chính là nơi An đã làm thiện nguyện trong suốt hai năm học sau, An rất có hứng thú với công việc ở đây, cuối cùng An được nhận vàolàm bán thời gian. Lúc An báo tin nầy cho bố mẹ, bố chỉ nói An đã đủ trưởng thành rồi để tự quyết định cuộc đời của chính mình, bố mong An đã chọn đúng con đường để đi và sẽ không bỏ cuộc giữa chừng. Về phần mẹ, mẹ biết có nói thế nào An cũng sẽ không thay đổi quyết định, nên mẹ chỉ lặng lẽ thu xếp đồ đạc cho An rời nhà một lần nữa. An sẽ tìm chỗ ở mới gần chỗ làm cho tiện, An biết mình sắp phải trải qua những khó khăn vất vả từ đây, vì thời khắc nầy mới thật sự là lúc An bắt đầu bước vào đời, tự quyết định cuộc đời mình; khác hẳn bốn năm trước đây An cũng đã xa nhà sống đời nội trú cho bốn năm học, nhưng hồi đó An chỉ cần lo học thôi, vì mọi chi phí học hành ăn ở An đã may mắn được chi trả tất cả nhờ An được những khoảng học bổng từ mọi phiá nhờ vào kết quả học hành khá cuả An trong thời gian học trung học, bố mẹ cũng đỡ lo toan cho An lúc đó. Còn bây giờ hoàn toàn do An phải tự nổ lực rất nhiều để đạt được mục tiêu An đã chọn. An không thể trông đợi vào bố mẹ nữa, bố mẹ đã lớn tuổi rồi, nhất là bố vẫn còn phải đi làm mỗi ngày, thời gian An về nhà ở sau khi rời trường, mỗi sáng trong lúc An còn ngủ, trời mùa đông ở Cali, nơi An ở không có tuyết rơi nhưng buổi sáng trời cũng rất lạnh, có lúc 6, 7 độ C, bố đã phải dậy sớm đi làm trong giá lạnh, An thấy thương bố lắm.

 

Gia đình An chỉ có ba người: bố, mẹ và An, nhưng hình như ai cũng rất ít nói, trong nhà An lúc có đủ ba người vẫn yên lặng, mọi người chỉ trao đổi câu chuyện trong bữa cơm chiều, sau đó ai có việc nấy, bố hay đi ngủ sớm để hôm sau đi làm, mẹ cứ lục đục thu dọn làm vặt việc gì, chỉ có An thức khuya một mình làm bài hay nói chuyện với bạn. Do đấy tình cảm của mỗi người cũng biểu lộ kín đáo, lặng lẽ chứ không ồn ào bên ngoài; lúc còn ở nhà rất nhiều lần buổi chiều lúc ăn cơm, An thấy hôm ấy ăn món ngon hơn ngày thường, hay có bình hoa nhỏ trên bàn, hoặc một cái bánh kem nhỏ sau bữa cơm, hỏi ra mới biết hôm ấy là sinh nhật bố, ngày Father’s Day hay kỷ niệm ngày thành hôn cuả bố mẹ, tất cả chỉ là những biểu hiện đơn giản như thế thôi, nhưng An biết mẹ không quên một ngày kỷ niêm nào cuả gia đình. An là con cuả bố mẹ nên ít nhiều cũng giống tính ít nói đó, An còn nhớ có vài lần lúc còn học ở trường, vào những dịp lễ An không về nhà được, buổi tối An cũng gọi hay nhắn tin chúc mừng bố, mẹ, những lúc đó An thấy ấm lòng khi tưởng tượng bố mẹ chắc sẽ vui lắm khi nghe An gọi hay đọc tin nhắn cuả An. Có một lần sinh nhật mẹ vào ngày thường trong tuần An chưa về, cuối tuần đó An về chơi, chiều chủ nhật phải vào trường lại; trước lúc lên xe An nói mẹ nán lại chút xíu, mẹ thắc mắc tưởng An quên vật gì , nhưng An đã cầm cây violin An đã quên đàn từ lâu, An so dây, dạo thử rồi kéo mẹ lại gần , bài hát “Mẹ hiền yêu dấu” mà mẹ rất thích và đã nghe An đàn nhiều lần lại vang lên hôm ấy, An đã đàn lại để nhớ ngày sinh nhật của mẹ, An muốn dành bất ngờ cho mẹ biết An vẫn nhớ ngày sinh của mẹ mà. An đã thấy mẹ thoáng bất ngờ rồi trong khoé mắt chợt ươn ướt, An biết mẹ cảm động lắm, mẹ ôm An nói cám ơn khẽ mắng An bầy đặt, nhưng An biết mẹ rất mãn nguyện sung sướng, vì An nhìn thấy rõ niềm hạnh phúc trong ánh mắt đầy thương yêu khi mẹ nhìn An, sau đó bố chụp cho hai mẹ con vài tấm hình kỷ niệm…

 la%20train%20station

Mãi suy nghĩ An chợt giật mình vì tiếng còi xe vang bên tai, An ngó qua cửa sổ, đường phố ở Los lúc nào cũng đầy xe, nhất là hôm nay là ngày 24, người nào cũng có vẻ vội vàng đi về nhà thật nhanh để chuẩn bị cho bữa tiệc réveillon tối nay sau khi tan lễ ở nhà thờ, người không đi lễ cũng tất bật lo bữa ăn họp mặt gia đình, vì Christmast là một ngày lễ quan trọng trong năm. Điện thoại cuả An kêu lên mấy tiếng nhỏ, đó là những tin nhắn chúc mừng lễ vui vẻ cuả mọi người gửi đến cho An , An đọc một tin nhắn cuả mẹ chúc An vui lễ với các bạn, mẹ nói tối 24 sẽ có tụ họp ăn uống ở nhà chú cuả An như mọi năm, mấy năm trước còn đi học xa nhà nhưng dịp lễ nầy An được nghỉ mùa đông nên vẫn về nhà chơi và tham dự vui lễ cùng mọi người; nhưng năm năy thì An vắng nhà mẹ thấy buồn lắm, vui lễ không trọn vẹn đối với mẹ nữa. Mấy hôm trước nói chuyện với mẹ An đã cho hay An sẽ không về vì chỉ về một ngày thôi hôm sau An phải trở lên chuẩn bị cho việc làm, không về được An cũng nhớ ngày họp mặt của các gia đình có các anh em họ trạc tuổi như An gặp nhau nói đùa vui vẻ. Trong một thoáng An hình dung nét mặt buồn bã của mẹ khi nhìn thấy các con cháu cuả các cô chú bên bố mẹ họ, còn bố mẹ không có An bên cạnh, An thấy chạnh lòng thương bố mẹ, An tự hỏi tại sao mình không chịu ép lòng một chút đi về nhà đêm lễ cho bố mẹ vui, liệu trong đời mình có bao nhiêu lần đem lại niềm vui cho bố mẹ, khi chỉ mới đây An đã làm bố mẹ phiền lòng khi rời nhà ra ngoài ở đi làm, dù nơi làm không xa nhà lắm.

 

Tuổi trẻ cũng quyết định mau mắn, nghĩ là làm, An quyết định nhanh chóng, xuống xe ngay trạm vừa ngừng, không lên chuyến kế tiếp đi về phòng trọ, An nhắn tin ngay cho bạn cùng phòng biết An sẽ về gia đình ngay, không ghé qua phòng trọ lấy đồ đạc gì cả, rồi An tìm ngay trên phone giờ khởi hành gần nhất về nhà An, chỉ có chuyến xe lửa sắp rời ga khoảng một giờ nữa, lúc ấy bàn tay An như chiếc máy tự động An gọi ngay đứa em gái con chú cùng tuổi An hỏi nó có thể ra ga đón An khoảng hai tiếng nữa khi An đến trạm, vì chỗ ngừng hơi xa nhà An biết mẹ sẽ lạ đường lắm không đi đón An được, lại nữa An muốn dành một bất ngờ lớn cho mẹ mà, An muốn niềm vui đêm Giáng Sinh của mẹ được trọn vẹn. Nhỏ em họ nói Ok, thế là An yên tâm lên chuyến bus trực chỉ đến ga xe lửa, trên người An chỉ vỏn vẹn bộ đồ mặc đi làm việc và chiếc áo lạnh bên ngoài, cùng chiếc túi nhỏ đựng cái Ipad mini là vật bất ly thân của An lúc nào cũng mang theo bên mình. An tới nơi vừa kịp mua vé lên tàu lửa khởi hành ngay cho kịp giờ đến, An thở phào nhẹ nhỏm, thong thả bước lên tìm chỗ ngồi, chuyến xe chiều nay vắng khách, chắc mọi người đã kịp về nhà từ trưa sớm hơn. Lần đầu tiên đi xe lửa An cũng thấy vui vui, chắc tại An còn trẻ chưa từng trải qua những vấp ngã cuả cuộc đời, nên An chưa thấy buồn gì hết, An chỉ nghĩ đơn giản, hành động nầy cuả An ngày hôm nay sẽ đem lại niềm vui cuả hai người thân yêu nhất đời An hiện tại là bố mẹ, thế là đủ với An rồi, An có dặn nhỏ em đừng cho bố mẹ An biết tin nầy, vì An có chút ý nghĩ trẻ con An sẽ là Ông Già Noel đáp ứng”Niềm mơ ước mùa Giáng-Sinh” cho mẹ, nghĩ đến đây An thấy vui trong lòng lắm, không còn cảm thấy cái không khí lạnh lẽo của buổi chiều đông khi bên ngoài trời đã tối hẳn, tiếng xe lửa chạy kêu xập xình trên đường sắt, thỉnh thoảng còi tàu hú lên khi sắp ngừng ở trạm, An ăn từ mãi trưa ở chỗ làm nhưng hình như chưa thấy đói, chỉ muốn mau về nhà trong buổi họp mặt ấm tình tối nay, An nghe như có tiếng nhạc “Jingle bell” rộn rã trong lòng, và An muốn chúc “Bình-an cho tất cả mọi người có thiện tâm” , và với việc làm nhỏ của An hôm nay, An có đáng được gọi là một người có chút thiện tâm để được hưởng một chút bình-an trong đêm “Thánh vô cùng” nầy.. .?!


(Viết để tặng con tôi PDA, X’mas 2018)


THÁI-ANH /QNA



-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 10/Dec/2022 lúc 2:36am

Chuyện ‘Ăn Noel’, ‘Chơi Noel’ Một Thời …


Ảnh%20hiếm%20về%20Giáng%20sinh%20ở%20Sài%20Gòn%20trước%201975%20–%20CVD

1.

Xa xưa, vài năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước, chiến tranh còn chưa khốc liệt mà chỉ mới có mặt đâu đó ở những vùng rừng núi thật xa đô thành Sài Gòn, vào ban đêm thỉnh thoảng mới nghe tiếng đại bác chợt vọng về thành phố. Thanh bình như thế, bọn nhóc dân Sài Gòn như tôi tha hồ háo hức trông chờ những lễ hội lớn lao, thật vui vẻ là lễ Giáng sinh/Noel và đi liền là Tết dương lịch.

Cứ bắt đầu nghe bản nhạc Jingle Bells vang vang ngoài phố cùng hình ảnh ông già Noel cỡi xe tuần lộc, tươi cười trên những tấm thiệp đẹp đẽ bày bán nơi vỉa hè là tôi đã vô cùng nôn nao, hí hửng. Bọn trẻ,thanh thiếu niên nam nữ ở đâu chẳng thế, lúc nào cũng chộn rộn trong những mùa hoan lễ!

Và chính vào thời thiếu niên ấy, tôi bắt đầu hiểu lễ mừng Chúa Giáng sinh hằng năm không chỉ là sinh hoạt tín ngưỡng của riêng người Thiên Chúa giáo mà thực tế còn là một lễ hội lớn của toàn cầu, gắn liền với lễ hội đón Năm Mới của toàn nhân loại, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, màu da, châu lục… nào. Theo ý nghĩa ấy, đối với dân Sài Gòn lễ hội Giáng sinh/Noel ngoài phần ‘lễ’ trang trọng gồm các nghi thức và cầu nguyện còn có phần ‘hội’ tưng bừng, đó là: vui chơi, họp mặt, tiệc tùng, hẹn hò, chúc tụng, tặng quà qua lại, khiêu vũ,…Và theo ghi nhận của cậu nhóc-tôi, cái hay nhất thời đó là nhiều dân Sài Gòn gốc giáo dân sẵn sàng rủ, mời bạn bè thuộc tôn giáo khác cùng ‘ăn Noel’, cùng ‘chơi Noel’ đề huề, vui vẻ.

Đến ngày 24 tháng 12 và trọng tâm là đêm 24 tháng 12 (phương Tây gọi là Christmas Evening, nói tắt là Christmas Eve.), người theo đạo Thiên Chúa đến nhà thờ dự lễ mừng đón Chúa, trong khi tại nhà tiệc Noel đã sẵn sàng! Vâng,đối với đại đa số trong chúng ta, chuyện ‘ăn Noel’ đứng đầu trong các tiết mục ‘chơi Noel’. Ngay đối với những cặp tình nhân, cứ cho là chuyện ăn diện thật đẹp, hẹn hò cùng nhau đi chơi Noel là quan trọng nhất, lựa chọn trên hết đi, nhưng mấy đứa đi chơi vung vít đến 12 giờ đêm cũng sẽ tìm đến một tiệc Noel nào đó thôi, bởi khi mọi người nói ‘ăn Noel’ thì không gì khác hơn là bữa tiệc tưng bừng tại nhà vào đêm 24 tháng 12 để cùng mừng Chúa ra đời. Tiếng Pháp gọi cái tiệc tưng bừng này là réveillon (có nghĩa là bữa ăn nửa đêm vào đêm Noel hoặc đêm giao thừa dương lịch).
Có điều là, dù nói đêm Noel nhằm mừng Chúa ra đời và do theo Kinh Thánh, Chúa ra đời đúng 12 giờ đêm nên tiệc réveillon khai mạc vào đúng nửa đêm, nhưng thực tế nhiều tiệc réveillon khai mạc sớm hơn và kéo dài; đến đúng 12 giờ đêm thì mọi người sẽ nâng ly, cùng hò reo mừng Chúa ra đời. Thậm chí, có những nhóm bợm nhậu đã gầy độ – gọi là nhậu Noel – từ trưa ngày 24, và tất nhiên, tay bợm nào còn ‘sống sót’ đến 12 giờ đêm thì tửu lượng thật đáng nể.

2.

Đêm Noel thời đó, dù biết ngoài đường thế nào cũng kẹt xe, dân Sài Gòn vẫn đổ ra đường, dạo phố Tự Do, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… tráng lệ đèn hoa, đặc biệt rực rỡ là khu vực nhà thờ Đức Bà quận Nhứt và nhà thờ Đức Bà Tân Định. Rồi ai nấy trở về nhà mình hay nhà bạn bè/người thân, cùng nhau ngồi vào tiệc réveillon nhất định kéo dài. Riêng với dân uống rượu, Noel luôn là một cái cớ quá đẹp cho các ông chè chén thâu đêm trong cái lạnh nhè nhẹ, thật thú vị của đêm tàn năm.

Năm nào cũng vậy, bác Phán, bạn bố tôi, một con chiên ngoan đạo, cũng mời toàn thể gia đình Phật giáo chúng tôi đến chơi ở nhà bác suốt đêm 24, hay ít ra phải có mặt lúc nửa đêm để cùng ăn réveillon.

Đối với cậu bé háo ăn là tôi, người ta mừng Chúa ra đời bằng tất cả tình cảm kính yêu Chúa là rất tốt, nhưng thật tốt hơn nhiều khi có thêm món gà tây tuyệt vời như ở nhà bác Phán. Hồi đó, tôi tưởng tượng vào ngày lễ Phật đản, thay cho mâm cơm chay của bà ngoại và mẹ tôi, sẽ là bữa tiệc như tiệc réveillon đêm Noel thì hay quá! Vào cái đêm đặc biệt này, tôi còn được người lớn cho phép uống một tí rượu vang nữa.

Chưa hết, bác Phán còn nghiêm trang cho biết do nghe tôi ở tháng 11 đã được lãnh bảng danh dự “đỏ” trong lớp (hồi đó, nhà trường khen thưởng học sinh giỏi học hằng tháng bằng 3 loại bảng danh dự in màu đỏ /xanh /vàng cho 3 hạng: nhất /nhì/ba) ông già Noel đã quyết định có phần thưởng cho tôi – y như tất cả những trẻ em ngoan ngoãn, học giỏi trên trái đất này nhân mùa Giáng sinh – và đêm nay, ông đã nhờ chủ nhà chuyển tới cậu khách ‘nhí’ một món quà Noel thật xinh xắn, tương tự như đám con trong nhà này đã được nhận trước đó…

Ông già Noel muôn đời tốt bụng! Và bác Phán – người chuyển quà của ông – cũng tốt bụng không kém dù bác có hơi đãng trí, quên mất rằng tôi lúc ấy đã là một thiếu niên, dễ gì bị gạt về sự tồn tại huyền thoại của thánh Santa Claus ở thế kỷ 20 cùng các trò ma mãnh của ông ấy, như chui ống khói vào nhà, bí mật để quà tặng trên đầu giường cho bọn trẻ khi chúng còn say ngủ với những giấc mơ thật đẹp… Không sao cả, vì không gì sung sướng, hạnh phúc hơn cho bằng làm con nít mà được người lớn gạt gẫm kiểu này. Cứ để cho bác Phán phỉnh tôi vì đó là biểu hiện tấm lòng bác yêu thương tôi không khác con cái nhà bác mà chia đều quà cáp mùa Giáng sinh.

Vào thời ấy sao người ta có thể sống dễ chịu và rộng mở thương yêu đến thế? Hình như ai nấy đều an tâm, miệt mài làm việc trong một nền kinh tế vững mạnh, đến nổi vàng y khá rẻ, tiền Việt Nam đồng cao giá hơn tiền won của Đại Hàn. Giới đi làm ăn lương là quân nhân và công chức (hồi đó nói tắt là quân-công) ở mọi cấp bực lớn nhỏ đều có lãnh phụ cấp gia đình (tức lương vợ, lương con) cùng nhiều loại phụ cấp khác, như: phụ cấp gia đình, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp bằng cấp v.v… Trong nước rất hiếm khi nghe nói đến nạn công chức tham nhũng. Ngày nay, thỉnh thoảng người ta còn nhắc một cách ngắn, gọn đến nền kinh tế – xã hội thời đó với cái tên “hồi một người đi làm nuôi cả nhà”. Mọi người được đãi ngộ và kiếm sống xứng đáng với mồ hôi cần lao mình bỏ ra. Để rồi, điển hình như vào mùa Giáng sinh, người ta sống tương thân tương ái, sẵn lòng chia xẻ những gì mình có với bạn bè, không phân biệt giai cấp xã hội, tôn giáo, học thức…

Như rất tử tế là những ông chủ người ngoại quốc rất hào phóng với nhân viên thuộc cấp người Việt. Không riêng gì ông xếp Tây bụng bự ở chỗ làm của bố tôi và bác Phán là công ty đồn điền Michelin, nhiều ông xếp Tây khác, như ở công ty đồn điền S.I.P.H., hãng bia La Rue, hãng xe L’U.C.I.A. v.v… cũng tặng quà Noel rất hậu hĩnh cho nhân viên. Cứ cuối tháng 12 hằng năm, ít nhiều tùy theo cấp bực và năng lực, mỗi nhân viên người Việt lãnh thêm lương tháng 13 cùng một phiếu tặng đùi trừu (gigot), chai rượu, lóc bia La Rue loại đặc biệt nhãn xanh (trên thị trường chỉ có nhãn đỏ) … Hay vào sáng ngày 24, phố phường đông vui, nhộn nhịp, tôi được bố tôi chở đến Givral, cửa hàng thực phẩm cao cấp nhất Sài Gòn thời ấy. Bố tôi đưa ra phiếu tặng của chỗ làm và nhận cái đùi cừu lạnh cứng. Tôi hỉnh mũi hãnh diện vô cùng vì thịt cừu (hay thịt ngỗng, thịt gà tây) vốn là những món ăn sang trọng, cao cấp kiểu Tây mà không phải dân có tiền nào cũng có được trong tiệc Giáng sinh.

3.

Trước biến cố máu lửa Mậu Thân 1968, cậu học sinh cuối cấp trung học là tôi đã biết hưởng thụ lễ hội Noel theo kiểu… không con nít nữa. Sau chính biến 1963, nền đệ nhất Công hòa sụp đổ cùng cái lịnh cấm khiêu vũ của bà cố vấn Trần Lệ Xuân, dân Sài Gòn vui chơi thoải mái hơn. Tôi nhớ là dù phải chăm chỉ học hành cho hai cái bằng tú tài I và II (hồi đó tú tài II còn thi cả vấn đáp môn sinh ngữ chính, như tôi đã thi với giám khảo người Pháp) nhưng khi có mấy ngày lễ nghỉ học cũng phải nghỉ xả hơi, nên cứ đến Noel là xin ba mẹ đi chơi –  cụ thể là đi chơi với bạn. Chuyển biến tâm sinh lý theo-tuổi của tôi cũng thuận theo tự nhiên thôi. Đó là, mấy năm trướccòn nhỏ thì cứ đêm Noel là theo ba mẹ đến nhà bác Phán ăn réveillonrất đả, nhưng giờ lớn rồi, tự nhiên cái háo hức ‘ăn Noel’ giảm đi, thay vào đó là hăm hở ‘chơi Noel’ với bạn, trong đó có… bạn gái mà bọn tôi gọi là ‘đào’, như: ‘đào học Ma-ri Cút’, ‘đào biết nhảy để dẫn đi bal’.v.v…

Mà chơi với một nhóm bạn trong lớp, toàn con nhà khá giả cũng rất vui. Tôi đã thầm an tâm khi nhận ra mình khi là con nhà trung lưu mà chơi với đám “thiếu gia công tử” này cũng không đến nỗi là dựa hơi, chơi ké vì tôi vừa là tên học giỏi nhất đám, nên các cậu hay nhờ tôi chỉ bài. Đổi lại, khi các cậu hùn tiền lập một ban nhạc trẻ thì tôi được giữ vai rhythm guitar. Ban nhạc không có tên này hợp tác với bạn bè vừa trong trường vừa bên ngoài là 2 trường Pháp Marie Curie (gọi tếu là Ma-ri Cút) và Charles De Gaulle tổ chức khiêu vũ, nôm na là nhảy đầm, hay party (tiếng Anh) hay bal (tiếng Pháp, tức bal de famille, có nghĩa là khiêu vũ gia đình, nhưng giới trẻ chỉ nói gọn là đi “bùm” hay đi “ban”).

Bal Noel được tụi tôi mở suốt từ đêm 24/12 cho đến đêm giao thừa 31/12! Nhớ là ví dụ như Noel trúng vào thứ Sáu, thì chơi suốt cho tới thứ Sáu tuần sau – một tuần lễ. Cứ chiều tối là ăn-tơ-ni (bọn học trường Việt thường nói bừa như thế, trong khi đúng tiếng Pháp là en tenue, có nghĩa là diện đồ, lên quần lên áo), hẹn nhau kéo tới một biệt thự tư gia nào đó, nhảy nhót suốt đêm. Nếu ban nhạc “oải” rồi thì nghỉ, để băng ma-nhê hay đĩa 33 tours mà nhảy tiếp. Có một lần, khoảng 1 giờ sáng, tụi tôi nghỉ chơi, chở ‘đào’ về chợ Đa Kao, trong nhà lồng chợ có một chỗ bán đồ ăn uống suốt đêm tới sáng. Không rõ là ăn đêm hay ăn sáng nữa nhưng dân chơi Sài Gòn đều biết chỗ ăn uống bình dân nhưng ngon lành này. Tên chef d’orchestre (trưởng ban nhạc) ngớ ngẩn hỏi: “Tối mai đi đâu hả tụi bây?” Tôi cười: “Tối nay chớ tối mai gì? Đã một giờ rồi, qua ngày mới rồi mà!” Nghĩa là người ta vui chơi đến mất cả ý niệm thời gian.

Nhưng có quên gì cũng được nhưng phải nhớ là chỉ vài tiếng đồng hồ thôi, phải về nhà, tắm rửa sửa soạn, bỏ bộ cánh sang trọng mặc đi nhảy đầm ra mà mặc vô bộ quần xanh áo trắng để đến trường, vì giữa Noel và Tết tây vẫn có mấy ngày đi học. Bọn trẻ chúng tôi thời đó phải làm sao học cho giỏi, cho khá (còn chơi thì… khỏi nói, nhất định giỏi!) mới được cha mẹ tin tưởng mà cho tự do đi chơi. Điều vô cùng quí giá là thời đó, đám thanh niên nam nữ con nhà giàu có, thế lực như thế mà chẳng bén mùi ma túy, thuốc lắc, thuốc kích dục… như thời nay. Có ghê gớm lắm là một lần, một tên trong đám lén lấy trong tủ rượu của ông ‘pô’ hắn một chai Hennessy ra cho cả bọn uống thử (uống sec , không pha soda) cho le lưỡi, nhăn mặt chơi – vậy thôi.

4.

Rồi cuộc sống trôi theo năm tháng. Thời mới sau 30 tháng 4, lễ hội mừng Chúa Giáng Sinh, đón Năm Mới có lúc đã bị ai đó lên án là ‘trò ăn chơi, hưởng thụ của bọn tiểu tư sản’. Do đó, cứ đến ngày 24 Noel là một số (không phải tất cả) gia đình người Công giáo lặng lẽ đi nhà thờ hành lễ cho nhanh, gọn rồi trở về nhà. Còn giữa thời buổi khó khán, thiếu thốn mọi thứ, người dân phải xếp hàng mua gạo theo tiêu chuẩnlương thực chỉ có12kg -15kg/người/tháng thì hãy quên đi cái tiệc réveillon thịnh soạn giữa đêm mừng Chúa ra đời mà người Sài Gòn, không phân biệt lương giáo đã từng vô tư chia xẻ cho nhau vào những mùa Noel xa xưa…

Vào cuối tháng 12 năm 1979, từ chỗ làm là 1 nông trường trồng bo bo ở Củ Chi, tôi được về phép đúng ngày 24. Về đến gần nhà chợ Bà Chiểu thì tình cờ gặp lại anh chàng trưởng ban nhạc cùng học ở lớp đệ nhị năm 1966 ngày xưa. Cha anh, một thương gia giàu sụ trước 30 tháng 4, đã nghèo mạt sau đợt đánh tư sản 1978. Còn anh, nguyên hạ sĩ quan quân đội CĐ cũ, học tập cải tạo mấy ngày xong thất nghiệp mãi mới kiếm được chỗ làm trong một hợp tác xã mây tre lá với đồng lương cùng tiêu chuẩn nhu yếu phẩm rất thấp.

Lúc ấy, thấy vẻ thiểu não của bạn mình, tôi rủ anh tối 24 tới nhà tôi nhậu lai rai chơi. Đúng hẹn, anh đến và, như cái thói quen khó cải tạo của bọn tư sản là tặng nhau quà Giáng sinh, anh cho tôi hai gói thuốc lá đen quốc doanh Vàm Cỏ hay Nông Nghiệp gì đó.

Một tên là xã viên hợp tác xã, một tên là công nhân nông trường, đã tự tổ chức cái-gọi-là tiệc réveillon mừng đón Chúa ra đời gồm 1 lít rượu thuốc cùng mồi thiệt hẻo: đậu phộng rang và khô cá lóc! Lai rai đạm bạc mà cũng kéo dài đến 12 giờ đêm, nghe tiếng chuông nhà thờ báo hiệu thời khắc Chúa ra đời…Hai tên đã uống thật chậm, lặng lẽ nhắc chuyện cũ/người cũ, vài lúc cùng lặng im khá lâu mà mơ hồ hồi tưởng – như một sự níu kéo vô vọng – những kỷ niệm mờ nhạt về quãng đời yên vui là các mùa Noel trong quá khứ…, như thể loay hoay tìm lại hình ảnh hân hoan thời niên thiếu của mình, trong đó tôi không thể nào quên được những món ăn ngon, thơm, đặc biệt chỉ có trong đêm Giáng sinh…

Đến hôm nay, cuộc sống có dễ thở hơn, kinh tế ‘mở cửa’ giúp cho cư dân thành phố dễ kiếm việc làm, dễ có thu nhập hơn, do đó khi đến mùa Giáng sinh, nhiều người có thể tung tiền ra vui chơi hưởng thụ, như trang trí Noel thật rực rỡ tại tư gia và nơi làm việc hayrầm rộ đặt tiệc đãi réveillon ở nhà hàng…Riêng tôi, nhớ lại những mùa Noel đầy khó khăn, thiếu thốn từng trải qua, mơ ước thầm lặng của tôi là hằng năm, đến mùa Giáng sinh/Noel thì tất cả chúng ta có thể cùng theo kiểu thập niên 60 thế kỷ trước, đó là không hề phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, thành phần xã hội…, sẵn lòng cùng nhau chia xẻ đồng đều những niềm vui và miếng ăn ngon mừng Chúa ra đời.

PHẠM NGA

(Tháng 12-2022)



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 13/Dec/2022 lúc 3:40pm

https://www.youtube.com/watch?v=Spj5hXcJrSU - Celine dion - So this is christmas (Lyrics/Letra)       <<<<<<

Celine%20dion%20-%20So%20this%20is%20christmas%20%28Lyrics/Letra%29%20-%20YouTube



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Dec/2022 lúc 1:09pm

https://www.youtube.com/watch?v=VcBKLtSgMa0 - Jingle Bells (Tiếng Chuông Ngân)- Mandolin: Đăng Thảo, Piano: Ros Hewton     <<<<<<

  Outdoor%20Christmas%20Tree%20Photograph%20by%20Douglas%20Pulsipher%20-%20Fine%20Art%20America



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Dec/2022 lúc 10:43am

http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2022/12/20-cay-thong-noel-ep-nhat-gioi-long-lay.html - 20 Cây Thông Noel Đẹp Nhất Thế Giới, Lộng Lẫy Nhất 2022

Noel đã gần cận kề, không khí Giáng sinh cũng ngập tràn, lan tỏa trên khắp các ngóc ngách, ngõ phố. Nhiều cây thông noel đã được dựng lên trên khắp thế  giới. Sau đây, Nội thất Tuệ Phát sẽ đưa bạn đến với những quốc gia với những cây thông noel đẹp nhất thế giới. Hãy cùng nhau chiêm ngưỡng những  https://noithattuephat.com/cay-thong-noel-dep-nhat-the-gioi/ -

Cây thông Giáng Sinh nổi lớn nhất thế giới ở Rio de Janeiro, Brazil

Tổng cân nặng của toàn bộ cấu trúc cây là 542 tấn và chiều cao của cây lên đến 85m (tính luôn cả ngôi sao phía trên đỉnh). Chính vì những điều đặc biệt này mà cây thông noel này đã góp mặt trong Sách kỷ lục Guinness thế giới với danh hiệu “Cây thông Giáng Sinh nổi lớn nhất thế giới”. 

Abel Gomes – nhà thiết kế người Brazil là người đã lên ý tưởng và thiết kế cây thông noel này. Ông cho biết mục đích của việc tạo ra cây thông noel này là “Mong muốn mọi người nhìn thấy cây thông để nhớ lại những giây phút quan trọng trong cuộc sống và những con người đã đi qua cuộc sống của họ…”.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiTwzuiNgSZDlT1kT4HBw8fPOJpf1ESMxtKw99DR5HWM9DcRW9i5EEmMKORYPoSOVW6HCHJ0UP78fzzCDe6gzFf4uqFGCykuU0OfyY3n7AhknM7OkCYt30qEayjrZ1ndtmez-01ebtUvLHazmDKQJZLxKvd7QsCFBnsz0_dDL4XmKZFJYOsFaXiFdt_yA/s800/Cay-thong-Giang-Sinh-noi-lon-nhat-The-gioi-o-Rio-de-Janeiro-Brazil.jpg">

          Cây thông Giáng Sinh nổi lớn nhất thế giới tại Brazil


Cây thông trên đồi lớn nhất thế giới tại Mount Ingino

The Mount Ingino Christmas Tree là 1 mô hình chiếu sáng trong hình dạng của cây thông Noel được đặt mỗi năm trên sườn đồi Monte Ingino, thành phố Gubbio, Ý. Năm 1991, Sách kỷ lục Guinness đã đưa cây thông noel  này vào danh sách “Cây Giáng sinh lớn nhất thế giới”.

Cây có chiều cao 650m, chiều rộng 350m. Hơn nữa, cây luôn nổi bật trên sườn núi với tầm nhìn xa từ 30-50km với hơn 3.000 đèn nhiều màu và 8,5 km đường dây điện. 

Với hình ảnh cây thông độc đáo này, thành phố xinh đẹp Gubbio của Ý đã trở thành 1 trong những địa điểm không thể bỏ lỡ vào các mùa Giáng sinh.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjaEwDaDnXjhgI6jwmTh-2fSe1W1p8vxtL-Bz1kn7MN6lj7fwOkEW-euMtWbiUTJx498N4hjXkvQXXcF7dVm2GQQXKFgycSafaSdao0L_Ng4vlBXWuRMUilHI79GRRCXFtrdaSxijr-w86_O-ral2mJpHBaxkSgyO-k3Rwq3OCAjvz6_evfcpVa9Zv5bg/s640/Cay-thong-tren-doi-lon-nhat-the-gioi-tai-Mount-Ingino.jpeg">
                      Cây thông trên đồi lớn nhất thế giới tại Mount Ingino


Cây thông trong nhà lớn nhất Thế giới tại Mỹ

Cây thông trong nhà lớn nhất Thế giới tại Mỹ được đặt trang trọng ngay giữa sân trượt băng tại khu trung tâm mua sắm Dallas Galleria. Cây được trang trí với hơn 10.000 món đồ trang trí và khoảng 250.000 chiếc đèn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjjHraMvG5EHKjQ0QCg4C9vax1o6JAyW-79W64T8ZqFd9C23naAh7ONqfocDhAZs0P-aJO10WzNzmkvQmJtRiInmxprS2jLcw0ua28fqGlA4pur46_FjdfWUbvDJq0S3z-cwaJYE812le2sADIxt1zpZsMg25FW83vQ-DY4njwSxEJmH4azM2VrPtTWlw/s800/Cay-thong-trong-nha-lon-nhat-The-gioi-tai-My.jpg">
                Cây thông trong nhà lớn nhất thế giới tại Mỹ

Cây thông tự nhiên lớn nhất Thế giới ở Mỹ

Cây thông Noel tự nhiên lớn nhất thế giới nằm tại Wilmington, North Carolina, Mỹ. Cây thông Giáng sinh này có chiều cao 22m, chiều rộng 33m. Nó được các nhà khoa học phán đoán là có tuổi thọ hơn 400 năm tuổi. 

Vào những ngày trước và sau lễ giáng sinh, cây thông noel này sẽ được thắp sáng với hơn 5.000 bóng đèn. Bên cạnh đó, cây thông này đã thu hút đông đảo khách du lịch tới ngắm và chụp hình vào dịp Noel.

Không chỉ mang ý nghĩa chào đón Giáng Sinh, cây thông noel này còn được xem như 1 món quà đặc biệt thay cho lời chúc an lành, may mắn đến với những du khách khi đến khu mua sắm. 

Còn điều gì tuyệt vời hơn khi dù bạn có đi mua sắm tại cửa hàng nào trong khu trung tâm thì bạn đều có thể chiêm ngưỡng được cây thông cực kỳ lỗng lẫy này.

Cây thông Giáng sinh tự nhiên lớn nhất Thế giới tại Đức

Nếu bạn cảm thấy chán với việc ngắm những cây thông nhân tạo ở trên thì bạn hãy ghé qua thành phố Dortmund, Đức để có thể chiêm ngưỡng cây thông Giáng Sinh tự nhiên này. 

Cây có chiều cao 45m nên nó được xem là cây thông Giáng Sinh tự nhiên lớn nhất thế giới. Nó gây ấn tượng đặc biệt với vẻ đẹp tự nhiên và được trang trí bằng 48.000 chiếc đèn và 1 thiên thần khổng lồ có trọng lượng 90kg. 

Chắc chắn là nó sẽ khiến bạn phải trầm trồ ngạc nhiên đấy!

Cây thông Noel lộn ngược tại Paris, Pháp

Vào những ngày Giáng sinh, người dân Paris lại nô nức đi ngắm cây thông Noel khổng lồ ở cửa hàng bách hoá Galeries Lafayette. Cây thông Giáng sinh này được mệnh danh là 1 trong những cây thông Noel đẹp nhất thế giới. 

Điểm đặc biệt của cây thông noel cao 25m này là nó được đặt ngược từ giữa đỉnh tòa nhà xuống. Hơn nữa, nó cũng được trang trí rất lung linh và rực rỡ. Quả là 1 công trình nghệ thuật đặc sắc đúng không nào!   

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjLH9PADlrGfmhRggZTmjg2UEyDHn3GYytjaRZtwXerAv2CQwQSz4lY6XVwrUyJR4qV7rOy0JdhGGVnvUCMLcr4RF3nia2Sb7g5ocfCDA93M2KpTkmoZVE09pH3OLyj65c9GMsxE9_fWIV3owpVuKK2gcb_xT0BsO3vhfpfZlkN2ghAYOYWHr1s4G225Q/s640/Cay-thong-Noel-lon-nguoc-tai-Paris-Phap.png">
                     Cây thông Noel lộn ngược tại Pháp

Cây thông đẹp nhất thế giới ở thành Rome, Ý

Cây thông Noel đẹp nhất của Rome được đặt tại quảng trường Thánh Phêrô. Chắc chắn nó sẽ khiến người chiêm ngưỡng phải ngẩn ngơ bởi vẻ uy nghi, sinh động và khung cảnh tráng lệ xung quanh.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgjxUXNJz5G1NIhrhbgBtZIsLBz7pAFlN09Rpko8-iCB7sgnPf6NPZ1a8R5AkR7hI8ohgGL6iOMuiurPB_tHj5i7mLRTgkaLjBre-gsiFFtFEiisuOh6KNjE3M7UIZLvEXIt8hzGuGlybhoK2he7WmR0F9FfhXDHw7coyukMIE0J3dlFgkqbQTvTGTBGw/s640/Cay-thong-dep-nhat-The-gioi-o-thanh-Rome-Y.jpg">
                  Cây thông đẹp nhất thế giới ở thành Rome, Ý

Cây thông trái mùa ở Nga

Theo lịch chính thống, người Nga ăn mừng Giáng sinh vào ngày 7/1. Vì vậy, đây còn được gọi là cây thông trái mùa. Cây được đặt ở 1 vị trí rất đặc biệt, ngay trước quảng trường Đỏ. Cây thông cùng với khung cảnh tuyệt đẹp mùa tuyết trắng xứ bạch Dương chắc chắn sẽ mang đến cho bạn 1 không gian Giáng sinh không thể nào quên.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiqyJaV7MEpC1i9kmngqt49rZe2P4SpC_KiB9_nvLV8eogEBM9ZvwF6a5xhAGhjzZh_jSyPq0WahMBoIT9UKYDLvHfGXkxVyJ6BRntP9GiPJqYoR47XWtUigOgulddwrFxLazdBs-BCivl0GqMLQEsQeDUokE_uA8PIJA9u7HA8GDZYJLxgBAZfXYSJuw/s800/Cay-thong-trai-mua-o-Nga.jpg">
        Cây thông trái mùa ở Nga

Cây thông Giáng sinh lớn nhất Châu Âu ở Bồ Đào Nha

Được dựng lên từ năm 2004, đến nay cây thông ở Quảng trường Comercio, Lisbon, Bồ Đào Nha vẫn là cây thông cao nhất tại Châu Âu. 

Mỗi năm, chiều cao của cây lại khác nhau và mức cao nhất tính đến thời điểm hiện tại là 76m vào năm 2007. Với chiều cao ấn tượng và hàng ngàn chiếc đèn chiếu sáng, vẻ đẹp lung linh và rực rỡ lan tỏa của cây thông luôn khiến du khách phải trầm trồ khi chiêm ngưỡng.

Cây thông Noel tại Prague, Cộng hòa Czech

Vào gần ngày lễ giáng sinh, quảng trường Old Town của Prague bừng sáng nhờ sự có mặt của cây thông noel khổng lồ được trang hoàng rực rỡ. Chính vì vậy, đây là 1 trong những địa điểm vui chơi Noel sôi động và đông vui nhất ở thành phố này.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhJCiX-L7MKK015JJXeCwZeegk4nA5WWBpTJ6726XG9wD0jpU9ky-I1RhEy61uKA5XMk0edCmjd9hxsTQjMwPegNNgcRwjkWI4kLYfdT1dYawVqKCwRut2bN28b-xMyPdkbDHV2vXBHDgE8FwsIm0IUVxETdq1sxon_fSLC0eOyqrWEITRlozsCRLw7pA/s800/Cay-thong-Noel-tai-Prague-Cong-hoa-Czech.jpg">

Cây thông Noel tại Prague, Cộng hòa Czech

Cây thông Noel nổi tiếng ở Madrid, Tây Ban Nha

Bạn chắc chắn sẽ rất bất ngờ với cây thông Noel đẹp nhất thế giới được làm từ kim loại nổi tiếng ở Madrid, Tây Ban Nha. 

Cây thông noel này được trang trí rất đơn giản với những vòng trong kim loại to, nhỏ màu xanh và những ánh đèn màu đỏ được tạo hình trái tim, hình ngôi sao. Tuy được trang trí đơn giản như vậy nhưng cây thông này cũng khiến cho người xem thích thú và nô nức tới đây chụp hình.

Cây thông tại quảng trường Strasbourg

Strasbourg được mệnh danh là “thủ đô Giáng sinh” của thế giới. Thành phố miền đông nước Pháp này nổi tiếng bởi hội chợ Giáng sinh, những căn nhà cổ và cây thông Noel khổng lồ. Cây thông tại quảng trường Strasbourg là 1 trong những cây thông lớn và đẹp nhất châu Âu.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjf_9NdQ3PgxYejqw4eJJsPS6S1FlOZNHj-hIKpH_dT5XLJotr_5UkSPvt_sytO6mrgnAkjX4jGzzwVv0K5epkFLCO4_bjG7fERnqe5Ke5u11bu35RzQB0Yp9W6KnaeOvvpbOLSuKwvyQHGZ0u1cljrHzpNu3q6E6d2xrMSH7k1UVmX5ZLFO62ExPeOsg/s800/Cay-thong-tai-quang-truong-Strasbourg.jpg">
Cây thông tại quảng trường Strasbourg

Cây thông điện tại quảng trường Granary, King’s Cross

Không giống như những nơi khác, quảng trường Granary ở King’s Cross. London, Anh, người ta đã dựng lên 1 cây thông noel “phi truyền thống”. Đó là cây thông điện với chiều cao 11 m. 

Cây thông noel được thiết kế độc đáo để có không gian cho người đi bộ qua.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhVM8-td6f-7wdhA5F6TXydrLF2mGCQD5QEJDthyIgbHcfN47UpKlm4q2ajSXbKbPL7q7REycbRuXjkp4KrwBU2Wv-pbHpsFmI158aIR7VWuTA2xNPbGJHUedgSzpZ_ZCSzeq6tiM0tSjSBNs9drWAtj2jJ8452Corf0b3MQU1yIOd7MWOlAM6tpmyjgg/s800/Cay-thong-dien-tai-quang-truong-Granary-Kings-Cross.jpg">
Cây thông tại quảng trường Granary, King Cross

Cây thông Noel tại công viên Münsterplatz, Thụy Sĩ

Từ lâu, Basel đã được biết đến là thành phố Giáng sinh đẹp và lớn nhất của Thụy Sĩ. Khu phố cổ này được thắp sáng bởi ánh đèn lấp lánh từ các cửa hiệu và tòa nhà. 

Khắp con phố có khoảng 100 cây thông noel. Trong đó nổi bật nhất là cây thông Noel lộng lẫy nằm tại công viên Münsterplatz, với những món đồ trang trí của nhà trang trí nổi tiếng Johann Wanner.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiD_3isBL86Q1cIaXif0yKMCWOWD_cmNL0yC9bfRMmq392HpweCWMwscJr9W9OgNyeJOV2JI57ZlmXqwPgy1aL77ycvCd5dX1bCh6rvzQOkxqWJWB2Re-EbIzQIWjGAA8OpDBXmGSd_RjfhJdR0hH2tuXXOKxnS_i0T9Q_XL_8W5ZyzohqZmmUjz2r_0Q/s800/Cay-thong-Noel-tai-cong-vien-Munsterplatz-Thuy-Si.jpeg">

Cây thông Noel tại công viên Münsterplatz của Thụy Sĩ

Cây thông tại quảng trường Matteotti, Ruvo di Puglia, Italy

Cây thông noel khổng lồ này được thiết kế rất tối giản với các loại đèn và có hình dáng đặc biệt tại quảng trường Matteotti, Ruvo di Puglia, Italy.

Cây thông ở thành phố ‘ma cà rồng’ Brasov, Romania

Mỗi dịp Giáng sinh là thành phố ‘ma cà rồng’ Brasov nổi tiếng ở Romania lại được sưởi ấm bằng ánh đèn đỏ và vàng từ cây thông và các tòa nhà trên quảng trường chính. 

Chính vì vậy, không khí Giáng sinh kỳ diệu tại đây luôn hấp dẫn cả trẻ em và người lớn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiiZ6DMjmjIA5llnzFmCFIPOms1r50shar_IYxh769iYxXi-x43Z9o9QXQ0TakX7NnSY3Zu2-7Bm-0ZG-INh_0wuWELr7yBx8Vyust7DgdnG3JmKP3AwoMCtpUZCkBcVUaLuqdmHANGX-hU0Il1aPHxnOuNJrKbmWJGzKA-18NERF8DLRnl55r3F1RgCw/s800/Cay-thong-o-thanh-pho-ma-ca-rong-Brasov-Romania.jpg">

Cây thông ở thành phố ‘ma cà rồng’ Brasov, Romania

Cây thông và chiếc nơ ánh sáng khổng lồ ở thành phố Krakow, Ba Lan

Cây thông và chiếc nơ ánh sáng khổng lồ được dựng tại thành phố Krakow, Ba Lan. Cây thông với sắc chủ đạo từ các bóng đèn vàng khiến cho không khí Giáng sinh tại Krakow thật lung linh và rực rỡ.

Cây thông Noel tại thủ đô Vilnius, Litva

Năm 2020, cây thông Noel tại thủ đô Vilnius, Litva, được Tổ chức du lịch European Best Destination (EBD) vinh danh là cây thông Noel đẹp nhất Châu Âu. 

Cây thông “công nghệ” với thiết kế độc đáo, hiện đại. Cây có chiều cao 24 m và được dựng từ 6.000 cành thông thật và 4km đèn đổi màu. Cây thông noel này chính là điểm nhấn hiện đại cho khu phố cổ tại Vilnius. Đồng thời nó cũng thể hiện sự sáng tạo của người dân Litva.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjGMIjEjbGUJmIvEzHAWMzmBgX4JZvudUEHt7YXj8Pl2COb2FfFRtYQaKCWFpU01PFPh__6KAX-78OhPQUn9KZ4Tfr3FpO_P9Trf-TUFJxBKudRJBQg7vs9gbDuY5QbDcR9h-KxRIbs72jvPO4cZB0wSEfx-Ew7c4jx4Z1VlPOz_V6lCBpn58TrPdFHog/s800/Cay-thong-Noel-tai-thu-do-Vilnius-Litva.jpg">

Cây thông Noel tại thủ đô Vilnius, Litva

Cây thông Noel bằng vàng ròng tại Nhật Bản

Cây thông Noel tại Nhật Bản là cây thông vô cùng đặc biệt. Bởi vì nó được làm bằng vàng ròng với tổng trị giá lên đến 1,8 tỷ USD. 

Cây thông noel bằng vàng cao 2 mét này được đặt trong 1 cửa hàng trang sức cao cấp Ginza Tanaka, ở khu trung tâm mua sắm trung tâm thành phố Tokyo. Cây thông đã thu hút sự chú ý và tạo được cảm giác thích thú, ấn tượng cho rất nhiều người.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjLBoy6EfQYVbOfBexzetFh_uNj-DrskJtEXhQxBvapnPEUMZVztMRH0CN5gNKeHiK0LnodtyxtFnGaQ2clA3I2LURSEUjeMOS9HGXhDdSVn6_UfCmNWy5kERUVBLoTHrP8s1ooWuErbjSGwO6g7RRhcBxSylyN_W_epvqz2cmhbdjLRhDHxLfCEtBOjw/s800/Cay-thong-Noel-bang-vang-rong-tai-Nhat-Ban.jpg">

Cây thông Noel bằng vàng ròng tại Nhật Bản

Cây thông bằng vỏ chai ở Thượng Hải, Trung Quốc

Đây là cây thông noel khổng lồ được làm từ 1.000 chiếc vỏ chai bia Heineken. Và nó được trưng bày tại Thượng Hải, Trung Quốc vào năm 2009. 

Cây thông Giáng sinh này mang màu xanh đặc trưng của hãng bia này đã khiến cho người dân Thượng Hải vô cùng thích thú đến để chiêm ngưỡng và chụp ảnh.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg5Iij7NFzDu6nb915rD1sGlJauwMCR-vzLw2kr1SsvL6y1l8zJJVJ7TE_CHKm6xySxtbolRV-QLh-JxqJD615lgcRHaKS8q2sLRVft2RslthmEPBU-YlwXGK5n-xXlhLZsfVDgRTMa8r72MgHQ6_3pI5eX7cHSuBQkAJ7-F5apgOhwVWD7sVxmbkNLTA/s800/Cay-thong-bang-vo-chai-o-Thuong-Hai-Trung-Quoc.jpg">

Cây thông bằng vỏ chai ở Trung Quốc

Cây thông Noel “rượu vang” ở Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc

Cây thông Noel “rượu vang” này có chiều cao 10 mét. Nó được dựng lên từ 2.021 chai rượu ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

Cây thông đắt nhất thế giới – Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả Rập

Những quốc gia Ả-rập vốn luôn nổi tiếng bởi sự xa hoa, giàu có. Và đương nhiên cây thông noel tại đây cũng phải thể hiện được xa hoa và giàu có đó. 

Cây thông đắt nhất thế giới này có mặt từ năm 2010 nhưng danh hiệu ấy vẫn chưa bị “lật đổ”. Chiều cao của nó là 13 mét, trị giá lên đến 11,5 triệu đô la. Nó được đặt tại sảnh khách sạn Emirates Palace ở Abu Dhabi, thủ đô Ả Rập thống nhất. 

Không như những cây thông noel bình thường khác, cây thông này được đính những đồ trang trí đắt tiền như ngọc bích, ngọc lục bảo, ngọc trai, lá vàng, quả bạc… thậm chí cả là kim cương.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiue-E3EqhKlKqCU5wc5lJPlbaO6m0aMv5lnJuqwIyxqEl-Ik-xpRBeadE_uscDV7Ehl25KQVkCru8xUqXmViT0ObOmW_EmY2vqdRsIKHaAJnMTWW3iLdNr5lceGJtYgDCF28uXbyurFn0EubJnA2uF2froMDvQQ2jMygVlu5EoFtg32dQTESrxe9jeQw/s800/Cay-thong-dat-nhat-The-gioi-%E2%80%93-Abu-Dhabi-Cac-tieu-vuong-quoc-A-Rap.jpg">

Cây thông đắt nhất thế giới

Cây thông Giáng sinh lớn nhất thế giới được xếp bằng người ở Ấn Độ

Khác với những cây thông Giáng Sinh tự nhiên hay là nhân tạo khổng lồ được nói ở trên. Cây thông Giáng sinh này đặc biệt ở chỗ là nó được xếp bởi 4.030 người dân Chengannur ở Kerala, Ấn Độ. 

Vào 12/2015, website của kỷ lục Guinness thế giới đã xác nhận đây là Cây thông Giáng Sinh lớn nhất trên Thế giới được xếp bằng người. Nó đã phá vỡ kỷ lục được gây dựng trước đó của nước Cộng hòa Honduras vào năm 2014 với 2.945 người tham gia. 

st.




-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Dec/2023 lúc 3:22pm

https://baomai.blogspot.com/2023/12/14-cau-chuyen-ve-cac-mon-giang-sinh.html - 14 câu chuyện về các món ăn Giáng Sinh truyền thống

  https://baomai.blogspot.com/">BM

Giáng Sinh là ngày lễ của các tín đồ Cơ Đốc để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus. Trong thời gian này, mọi người sẽ thưởng thức các món ăn mang tính lễ hội như gà tây, bánh gừng, kẹo gậy, bánh trái cây, rượu trứng v.v.


Thuận theo sự giao thoa văn hóa, Giáng Sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế, và rất nhiều món ăn trong ngày lễ đã trở nên nổi tiếng. Đằng sau những món ăn ấy cũng có những câu chuyện thú vị đang được lưu truyền.


1_ Bánh bích quy Giáng Sinh


https://baomai.blogspot.com/">BM

Một số nơi trên thế giới có truyền thống làm và tặng bánh bích quy vào dịp Giáng Sinh. Ở Hoa Kỳ, truyền thống này được những người nhập cư Hà Lan mang đến hồi đầu thế kỷ 17. Trong ngày lễ này, một số gia đình sẽ cùng con trẻ nướng bánh. Vào thế kỷ 16, bánh bích quy đã là một món ngon rất được yêu thích của người châu Âu.


2_ Ngôi nhà bánh gừng (Gingerbre House)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Trước lễ Giáng Sinh, nhiều tiệm bánh sẽ trang trí cửa sổ bằng những ngôi nhà bánh gừng. Mọi người đi qua sẽ dừng lại chiêm ngưỡng, tưởng như đang lạc vào thế giới cổ tích. Ngôi nhà bánh gừng này được lấy cảm hứng từ truyện cổ Grimm của Đức – “Hansel và Gretel” (còn được dịch là “Ngôi nhà kẹo”).


Câu chuyện mô tả một ngôi nhà làm bằng bánh gừng, cửa sổ của ngôi nhà và bốn phía xung quanh được trang trí bằng các loại kẹo và sôcôla. Lấy cảm hứng từ câu chuyện, người Đức đã phát minh ra ngôi nhà bánh gừng. Vào mỗi dịp Giáng Sinh, các bậc cha mẹ lại cùng con trẻ xây ngôi nhà bánh gừng để chào mừng ngày lễ.


3. Bánh gừng (Gingerbre)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Bánh gừng là một loại bánh quy cứng có tẩm gia vị dùng để xây ngôi nhà bánh gừng. Chiếc bánh gừng đầu tiên trên thế giới được cho là ý tưởng của Nữ hoàng Elizabeth I của Vương quốc Anh. Trong một bữa tiệc, bà đã bảo người đầu bếp bánh ngọt làm những chiếc bánh quy giống hình dáng các vị khách mời. Từ đó, mọi người bắt đầu làm bánh gừng.


4_ Kẹo gậy (Candy Canes)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Những cây kẹo có vị bạc hà ngọt ngào cũng là một món ăn nổi tiếng trong lễ Giáng Sinh. Người ta nói rằng hình dạng của chữ cái tiếng Anh “J” là tượng trưng cho chữ cái đầu tiên trong tên của Chúa Jesus. Về màu sắc của chiếc kẹo, một số người cho rằng màu trắng và hương bạc hà của kẹo phản ánh cho sự thuần khiết của Chúa Jesus, còn màu đỏ tượng trưng cho máu của Chúa Jesus.


5_ Rượu trứng (Eggnog)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Eggnog theo truyền thống được làm từ sữa, kem, đường, lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng đánh bông, cũng được gọi là Cocktail trứng sữa. Về nguồn gốc, có người nói rằng nó là một biến thể của món posset ở Anh vào thế kỷ 13. Posset được làm từ trái sung, sữa nóng và rượu mạch nha. Ở thời đại chưa có tủ lạnh để bảo quản sữa tươi, rượu sữa là thức uống dành cho giới nhà giàu.


Qua nhiều thế kỷ, eggnog đã phát triển thành rượu sherry, brandy và các phiên bản rượu mạnh khác. Sau khi được du nhập vào Hoa Kỳ vào thế kỷ 18, người ta đã sử dụng rượu rum, loại rượu phổ biến vào thời điểm đó, để làm đồ uống trong dịp lễ Giáng Sinh.


6_ Gà tây


https://baomai.blogspot.com/">BM

Gà tây được du nhập vào Anh quốc vào đầu thế kỷ 16. Vua Henry VIII được cho là vị vua đầu tiên thưởng thức gà tây trong bữa tiệc Giáng Sinh. Kể từ những năm 1950, gà tây đã trở thành món chính mang tính biểu tượng trong bữa tối Giáng Sinh ở Anh và Hoa Kỳ.


7_ Bánh trái cây (Fruitcake)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Bánh trái cây được ăn vào dịp Giáng Sinh thực ra có nguồn gốc từ bột yến mạch mận tây. Sau này, người ta trộn nó với mật ong và các loại trái cây khác để làm thành bánh pudding Giáng Sinh.


Vào khoảng thế kỷ 16, khi các nguyên liệu trở nên phong phú và dễ tiếp cận hơn, người ta chuyển sang làm bánh pudding bằng bột mì và trứng, đồng thời thêm các loại gia vị tượng trưng cho Ba Nhà Thông Thái (Three Wise Men). Cuối cùng nó đã phát triển thành loại bánh trái cây như hiện nay.


Bánh Giáng Sinh thường được làm từ trước và để bảo quản cho đến ngày lễ. Đôi khi, các đầu bếp bánh ngọt sẽ thêm các loại rượu mạnh như rượu sherry, whisky hoặc brandy vào bánh.


8_ Bánh pudding


https://baomai.blogspot.com/">BM

Bữa tối Giáng Sinh của một gia đình người Anh kết thúc bằng cách đốt món bánh pudding. Về lý do tại sao, một số người cho rằng ngọn lửa sẽ lấy đi một phần rượu mạnh trong bánh pudding, đồng thời tạo thêm sự sôi động cho bữa tiệc. Một số người khác lại cho rằng, điều này tượng trưng cho việc Chúa Jesus chịu nạn.


https://baomai.blogspot.com/">BM

Ngoài ra còn có truyền thống giấu đồng xu trong bánh pudding Giáng Sinh, ai ăn được đồng xu sẽ gặp may mắn trong năm mới. Phong tục này có thể bắt nguồn từ các nghi lễ vào ngày Đông chí của người La Mã.


9_ Rượu vang nóng (Mulled Wine)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Người La Mã đã phát minh ra rượu vang nóng để chống lạnh vào thế kỷ thứ 2. Thuận theo việc lãnh thổ của họ được mở rộng, loại rượu này đã dần trở nên phổ biến. Vào thời Trung cổ, người ta đã cho thêm các loại thảo mộc và gia vị để phòng bệnh, khiến rượu vang nóng càng trở nên phổ biến hơn. Mãi đến những năm 1890, nó mới được gắn liền với lễ Giáng Sinh.


10_ Bánh khúc cây (Yule log)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Tại một số nơi ở châu Âu có phong tục đốt thân cây khô vào mùa đông để cầu may mắn trong năm mới. Lịch sử của bánh socola khúc cây Giáng Sinh (Bûche de Noël) có thể bắt nguồn từ thế kỷ 19. Người ta sử dụng chiếc bánh tượng trưng cho việc đốt củi để cầu may mắn trong năm mới.


11_ Đồng xu socola (Chocolate coins)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Đồng xu socola cũng là món ăn mang tính biểu tượng trong dịp Giáng Sinh. Tương truyền, nó tượng trưng cho số vàng mà các nhà thông thái tặng cho Chúa Jesus.


12_ Ngỗng nướng (Roasted Goose)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Khi thời tiết trở lạnh, ngỗng sẽ tích tụ mỡ để sống qua mùa đông. Lúc này, thịt của chúng căng mọng nhất. Vì vậy, một số nơi đã xem thịt ngỗng như món chính trong dịp Giáng Sinh. Trong các nghi lễ vào ngày Đông chí ở Hy Lạp cổ đại, cũng có phong tục ăn thịt ngỗng.


13_ Bánh nhân thịt (Mince pies)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Ngày xưa, nhân của bánh nhân thịt thường là thịt cừu hoặc thịt bò trộn với hoa quả khô, gia vị và mỡ cừu. Vì thời đó gia vị rất khan hiếm nên bánh này chỉ được phục vụ trong những dịp đặc biệt, là món ăn dành cho những người giàu có. Vào cuối thế kỷ 19, khi đường mía trở nên phổ biến hơn, món bánh ngọt mà ngày nay rất được ưu chuộng này cũng đã ra đời.


14_ Tiệc bảy con cá (Feast of the Seven Fishes)


https://baomai.blogspot.com/">BM

Vào đêm Giáng Sinh, một số người Mỹ gốc Ý sẽ ăn “tiệc bảy con cá” bao gồm bảy món hải sản. Tương truyền, phong tục này có thể bắt nguồn từ truyền thống không ăn thịt và các sản phẩm từ sữa vào đêm Giáng Sinh của Thiên Chúa giáo La Mã. Con số bảy tượng trưng cho bảy bí tích của Thiên Chúa giáo, bảy ngày sáng thế và bảy đại tội.




Lý Nhược Lâm  _  Tùy Phong



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/Dec/2023 lúc 3:58pm

Câu chuyện thú vị và ý nghĩa của bài Jingle Bells – ca khúc mùa Noel nổi tiếng nhất mọi thời đại

Những%20điều%20có%20thể%20bạn%20chưa%20biết%20về%20bài%20hát%20Jingle%20Bells

(nguồn: https://nhacxua.vn/cau-chuyen-thu-vi-va-y-nghia-cua-bai-jingle-bells-ca-khuc-noel-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai/ - https://nhacxua.vn/cau-chuyen-thu-vi-va-y-nghia-cua-bai-jingle-bells-ca-khuc-noel-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai/ )


Mỗi mùa Giáng sinh về, đâu đâu cũng vang lên giai điệu rộn ràng quen thuộc Jingle Bells.

Boney%20M.%20-%20Jingle%20Bells%20-%20YouTube

Jingle Bells – Boney M

Đối với hàng triệu người, ca khúc nhỏ bé và nội dung đơn giản này không thể thiếu được trong mùa lễ Giáng sinh, tương tự như mùa Giáng sinh thì không thể thiếu ông già Noel, con nai Rudolph, cây thông, thiệp mừng, quà cáp và những bữa tiệc thịnh soạn vậy.

Tuy nhiên có điều ít người biết là bản nhạc Jingle Bells có tuổi đời gần 200 năm tuổi này không có câu chữ nào đề cập đến lễ Noel, và thực ra nó được viết để hát trong một ngày lễ khác: Ngày lễ Tạ Ơn – Thanksgiving!


Năm 1840, James S. Pierpont được giao sáng tác một nhạc phẩm đặc biệt để hát trong dịp Lễ Tạ Ơn. Khi đang ở nhà, ông bắt gặp một nhóm người đang đua xe trượt tuyết giữa trời đông lạnh. Ông đã tham gia với họ và chiến thắng, cũng vào lúc đó, bị ấn tượng bởi những chiếc chuông kêu lanh canh gắn trên xe ngựa kéo. Bài hát được sáng tác trong đêm đó và được đánh thử nghiệm bằng cây đàn piano của bà hàng xóm Otis Waterman.

Là một trong những bản nhạc cổ nhất nước Mỹ, bài ca mừng lễ Thanksgiving này là một tưởng tượng rất phong phú về khung cảnh miền thôn dã có tuyết phủ mùa đông, có xe di chuyển trên tuyết, và những tiếng lục lạc kêu leng keng trên cổ ngựa, hơn một thế kỷ qua đã ghi đậm ảnh hưởng vào những hình ảnh mùa Giáng sinh trên các thiệp chúc mừng, sách báo, phim ảnh và cả những nhạc bản Giáng sinh khác nữa.



Lời của bài hát này được dịch nghĩa Tiếng Việt như sau:

Jingle bells, jingle bells, jingle all the way
Chuông ngân vang, chuông ngân vang, ngân vang khắp mọi nơi

Oh, what fun it is to ride
Ôi thật là vui biết bao khi được cưỡi

In a one horse open sleigh
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo

Jingle bells, jingle bells, jingle all the way
Chuông ngân vang, chuông ngân vang, ngân vang khắp mọi nơi

Oh, what fun it is to ride
Ôi thật là vui biết bao khi được cưỡi

In a one horse open sleigh
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo

Dashing through the snow
Băng qua cánh đồng tuyết

In a one horse open sleigh
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo

O’er the fields we go
Chúng tôi đi qua những cánh đồng

Laughing all the way
Cười vang trên mọi nẻo đường

Bells on bob tails ring
Tiếng chuông ngân từ những chú ngựa cộc đuôi

Making spirits bright
Làm bao tâm hồn bừng sáng

What fun it is to laugh and sing
Thật là vui khi vừa cười đùa vừa hát

A sleighing song tonight
Một bài hát trên chiếc xe trượt tuyết tối nay

Oh, jingle bells, jingle bells
Oh, chuông ngân vang, chuông ngân vang

Jingle all the way
Ngân vang khắp mọi nơi

Oh, what fun it is to ride
Ôi thật là vui biết bao khi được cưỡi

In a one horse open sleigh
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo

Jingle bells, jingle bells, jingle all the way
Chuông ngân vang, chuông ngân vang, ngân vang khắp mọi nơi

Oh, what fun it is to ride
Ôi thật là vui biết bao khi được cưỡi

In a one horse open
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo

Jingle bells, jingle bells, jingle all the way
Chuông ngân vang, chuông ngân vang, ngân vang khắp mọi nẻo đường

Oh, what fun it is to ride
Ôi thật là vui biết bao khi được cưỡi

In a one horse open sleigh
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo

Jingle bells, jingle bells, jingle all the way
Chuông ngân vang, chuông ngân vang, ngân vang khắp mọi nẻo đường

Oh, what fun it is to ride
Ôi thật là vui biết bao khi được cưỡi

In a one horse open sleigh
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo


Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ca khúc Jingle Bells cũng rất quen thuộc và được nhạc sĩ Trường Kỳ viết lời Việt với tựa đề Tiếng Chuông Ngân và được 2 đôi ca Minh Xuân – Minh Phúc trình bày:

Mừng ngày Chúa sinh ra đời
Nào cùng nắm tay tươi cười
Hòa bình đến cho muôn người
Cùng cất tiếng ca mừng vui

Mừng ngày Giáng sinh an hòa
Mừng hạnh phúc cho muôn nhà
Từ thành phố hay đồng quê
Muôn nơi vang tiếng hát ca vang lừng.

Đêm Noel đêm Noel ta hãy cùng vui lên
Đêm Noel ơi đêm Noel, ơn trên ban hòa bình cho trần thế
Đêm Noel chuông vang lên chuông giáo đường vang lên
Đêm Noel đêm Noel ta hãy chúc nhau an bình.

Hoàn cảnh sáng tác của Jingle Bell được kể lại chi tiết như sau:

Ông James S. Pierpont được sinh trưởng tại Medford tiểu bang M***achusetts, rất có năng khiếu về âm nhạc. Ngay từ lúc còn nhỏ ông đã không chỉ trình diễn trong ca đoàn nhà thờ mà lại còn đánh đàn phong cầm nữa. Lớn lên ông phụ giúp cha là mục sư giáo phái Unitarian tại Medford, làm việc với ca đoàn và các ca viên, nhạc sĩ.

Vào năm 1840, chàng thanh niên Pierpont được giao nhiệm vụ sáng tác một nhạc phẩm đặc biệt để hát trong dịp lễ Tạ Ơn. Nhìn qua khung cửa ngôi nhà của cha tại số 87 đường Mystic, ông thấy mấy người thanh niên đang lái những chiếc xe trượt tuyết từ trên đồi cao đổ xuống. Nai nịt thật ấm để ngăn ngừa cái lạnh thấu da bên ngoài trời lúc đó, ông bước ra khỏi nhà. Nhìn họ ông nhớ lại nhiều lần cũng đã đua xe trượt tuyết như một môn chơi thể thao vui nhộn với những tiếng chuông kêu lanh canh. Không chỉ đứng nhìn, ông  liền nhảy vào tham dự cuộc chơi với họ. Trò chơi chấm dứt khoảng một tiếng đồng hồ sau và ông là người thắng cuộc.

Khi bước trở về nhà, trong đầu ông đã loáng thoáng nghĩ ra một khúc nhạc, và khi ngồi cạnh lò sưởi cho ấm, ông đã ngân nga được một vài đoạn ngắn. Cảm thấy như đã có cái sườn làm nền cho bản nhạc mà nhà thờ của thân phụ cần đến, ông khoác áo lạnh vào người rồi băng qua những con đường ngập tuyết đến nhà bà Otis Waterman, người đàn bà duy nhất ở thị trấn Medford có chiếc đàn dương cầm. Lúc gặp bà ra mở cửa, ông nói: “Tôi vừa nghĩ ra một đoạn nhạc trong đầu đây”. James là chỗ quen biết với bà từ lâu, bà biết James muốn gì nên vội nhường lối cho anh bước vào nhà.

Ngồi xuống cạnh chiếc đàn cũ kỹ, James đánh lên từng nốt nhạc của bài ca.

Buổi tối hôm đó, ông đem những nốt nhạc leng keng ghép lại với những gì quan sát được khi đua xe trượt tuyết lúc ban ngày và nhớ lại cả những chiếc xe trượt băng do ngựa kéo nữa. Vậy là bài hát “One Horse Open Sleigh (Chiếc xe một ngựa trượt băng)” ra đời.

Bảng lưu niệm: Jingle Bells đã được sáng tác tại đây

James tập bài hát đó cho ca đoàn nhà thờ Medford. Đến ngày lễ Thanksgiving thì toàn bài nhạc có phần hòa âm được đem ra trình diễn. Tại vùng New England lúc ấy, Thanksgiving là ngày lễ quan trọng nhất nên có rất nhiều người tham dự. Họ nhiệt liệt hoan nghênh bài hát đó nên nhiều người yêu cầu James và ca đoàn trình bày một lần nữa vào dịp lễ Giáng sinh. Mặc dầu bài hát đề cập đến cảnh ngựa đua xe trượt băng, lối hẹn hò trai gái và cá cược, chẳng có vẻ gì thích hợp với không khí nhà thờ chút nào, nhưng lần trình diễn này lại là một thành công lớn đến nỗi một số khách tới thánh đường dự lễ đã xin bản nhạc đem về địa phương của mình. Vì bài ca được hát vào ngày 25 tháng 12 là ngày lễ Giáng sinh, nên họ dạy cho anh em bè bạn hát như một bài nhạc mừng Giáng sinh thực thụ.

Pierpont có ngờ đâu bản nhạc của mình lại có sức truyền lan đến thế, ông chỉ biết một điều là người ta thích bản nhạc “mùa Đông” của ông, nên khi di chuyển tới Savanah tiểu bang Georgia, ông mang theo bản nhạc này. Ông tìm được người chịu xuất bản bài hát đó năm 1857, nhưng mãi đến năm 1864 khi tờ báo Salem Evening News đăng bài tường thuật câu chuyện về bản nhạc đó thì James mới biết được là mình đã viết được một tác phẩm đặc biệt. Vào lúc ấy bài ca đã mau chóng phổ biến thành bản nhạc phổ thông nhất vùng New England rồi lan tràn xuống phía Nam. Trong khoảng 20 năm sau đó, Jingle Bells có lẽ là bản nhạc hát dạo mùa Giáng sinh được phổ biến nhất trong nước.

Là một trong những bản nhạc cổ nhất nước Mỹ, bài ca mừng lễ Thanksgiving này là một tưởng tượng rất phong phú về khung cảnh miền thôn dã có tuyết phủ mùa đông, có xe di chuyển trên tuyết, và những tiếng lục lạc kêu leng keng trên cổ ngựa, hơn một thế kỷ qua đã ghi đậm ảnh hưởng vào những hình ảnh mùa Giáng sinh trên các thiệp chúc mừng, sách báo, phim ảnh và cả những nhạc bản Giáng sinh khác nữa.

Bài ca mùa Giáng sinh có vẻ như “kỳ cục” này của Pierpont đã được thu thanh cả trăm lần. Benny Goodman, Glenn Miller, Les Paul, ai cũng đã leo lên đỉnh cao với Jingle Bells. Nhưng người thành công nhất là Bing Crosby và các chị em Andrew Sisters. Bản nhạc leng keng vui tai này còn xuất hiện trong nhiều cuốn phim của Hollywood, trong các show trên đài truyền hình, và một phần của bản nhạc có khi lại được đưa vào trong một bài ca Giáng sinh khác. Bản nhạc rất thành công của Bobby Helm chẳng hạn có nhan đề Jingle Bells Rock phần lớn là cảm hứng từ Jingle Bells, và như vậy lại một lần nữa chứng tỏ thành công của một bài ca thế tục đã đóng góp cho ngày lễ Giáng sinh.

5000x3000%20Santa,%20HD%20Wallpaper%20|%20Rare%20Gallery

Ngày nay, hình như chỗ nào cũng thấy hát Jingle Bells. Ít có người đã được thấy cái xe trượt băng do ngựa kéo, nhưng cả triệu người đã treo những chiếc chuông leng keng ở cửa vào dịp lễ Giáng sinh. Hình ảnh ông già Noel thường gặp nhất là cảnh ông ngồi trên chiếc xe trượt băng kéo bởi những con nai cổ đeo một vòng lục lạc. Rất nhiều bản nhạc mừng Giáng sinh hoặc các quảng cáo thương mại trên TV mở đầu bằng những tiếng chuông vui. Nhờ có anh chàng James Pierpont và lời yêu cầu soạn ra một nhạc bản cho ngày Thanksgiving mà ta có được Jingle Bells, và mỗi lần nhìn thấy hình ảnh tuyết và chiếc xe trượt băng người ta lại nghĩ ngay đến ngày lễ Giáng sinh.

Theo nhacxua.vn



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info