Phần lý-thuyết căn bản:
THẬP BÁT LA-HÁN-QUYỀN
Thập Bát La Hán Quyền gồm 18 bài:
1. Mê Tông La Hán. 2. Kim Cương La Hán. 3. Lôi Công La Hán. 4. Lực Công La Hán. 5. Khí Công La Hán. 6. Môn Tinh La Hán. 7. Pháp Thân La Hán. 8. Công Cứ Liên Châu La Hán. 9. La Hán Ngũ Hình Quyền. 10. La Hán Khinh Quyền. 11. La Hán Lôi Trận Quyền. 12. La Hán Long Môn Quyền. 13. La Hán Ngũ Môn Quyền. 14. La Hán Cương Quyền. 15. La Hán Hùng Quyền. 16. La Hán Mai Hoa Quyền. 17. La Hán Liên Hoàn Quyền. 18. La Hán Hoa Quyền.
PHẦN LỊCH-SỬ:
Ngày xưa, trước Phật Lịch, tại Tây Trúc xứ Tây Tạng, có môn võ tay tên là Cửu Long rất được dân bản xứ ưa chuộng và luyện tập, nhất là các Thiền Sư đều là những cao thủ. Mãi đến thời Phật Giáo cực thịnh, các Thiền Sư mới nghĩ cách đem truyền bá Phật-giáo khắp hoàn cầu. Nhưng thời đó, đường đi qua các xứ khác thật là thiên-nan vạn hiểm, những người đi truyền-giáo phải là những người cần có đủ khả-năng chống chọi với mọi nghịch cảnh và sơn lam chướng khí. Việc đầu tiên của Phật Gia là làm một cuộc đại hội thượng đỉnh các Thiền Sư. Sau nhiều tháng bàn luận, các Thiền Sư đồng ý với nhau là phải kiện toàn cho các sư đồ về hai mặt: Đạo Hạnh và Võ Thuật trước khi họ lãnh trọng nhiệm qua các Thiên Sơn trọng hiểm.
Trong 3 năm, các Thần Tăng đắc đạo đã chế tạo được 18 bài võ tay, và sau 13 năm chuyên tâm sửa chữa, lại thêm thời gian là 3 năm nữa, khi nhận thấy không còn gì khuyết điểm, các Thần Tăng mới lựa 18 tên vị Phật La Hán để đặt tên cho 18 bài võ. Sau đó họ bắt đầu huấn-luyện cho các vị Thần-tăng, khi các vị Thần tăng nầy đã thuần-thục, đây cũng là lúc họ lên đường để truyền bá Phật học khắp nơi. Nhưng chỉ có một vài vị đã đến nơi an-toàn như Ấn-độ và Trung-Hoa, chính vì thế Phật-giáo đã phát-triển rất mạnh trên hai quốc-gia nầy, và chúng ta cũng sẽ không lấy làm ngạc-nhiên khi thấy quyền-cước của người Ấn-độ cũng không khác gì mấy với môn võ được gọi là Phật Gia Quyền Môn mà chúng ta sắp tập-luyện sau đây.
Văn có 29 chữ cái, ai học biết 29 chữ đó rồi, khi viết văn thì bất cứ tiếng nói gì của người Việt Nam cũng không ngoài 29 chữ đó. Võ có 72 thế căn bản, ai tập được rồi, khi tập qua bài võ thì bất cứ cái quơ, cái múa nào trong các bài võ lâm cũng không ngoài 72 thế đó.
Cũng 72 thế này biến hóa ra nhiều cách công, thủ, phản, biến gọi là THẤT THẬP NHỊ HUYỀN CÔNG.
Vậy, trước tiên ta tập 72 thế căn bản, rồi mới luyện THẬP BÁT LA HÁN QUYỀN ( 18 BÀI QUYỀN LA-HÁN ).
THẤT THẬP NHỊ HUYỀN CÔNG là 72 thế căn bản, gồm cóTam Pháp biến hóa vô song, kết hợp lại để thành các bài võ, nên sự nghiên cứu từ động lực của tay, chân, sắp xếp cách thức đánh - đá - đỡ - gạt, sử dụng vũ khí tự nhiên của cơ thể bằng gối, chỏ, bàn, ngón, nắm, xòe, đâm, xỉa. Với đủ cách bay, nhảy, thuận, nghịch, ngược, xuôi lập thành bộ máy căn bản.
Tam Pháp gồm có: Bộ Pháp, Thủ Pháp, Cước Pháp.
* Bộ pháp có 3 bộ 12 môn gọi là Tam Tấn. * Thủ pháp có 6 bộ 42 môn gọi là Lục Quyền. * Cước pháp có 4 bộ 18 môn gọi là Tứ Cước.
(Còn tiếp)
------------- mhth
|