In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Chuyện Linh Tinh
Forum Discription: Nói chuyện linh tinh về đủ mọi điều ...
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2720 Ngày in: 13/Jul/2025 lúc 5:28am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: CÀ PHÊ !!!Người gởi: mykieu
Chủ đề: CÀ PHÊ !!!
Ngày gởi: 16/Aug/2010 lúc 6:50am
Cà phê Chồn : mờí Quý Vi đọc cho biết.
Quy trình sản xuất cà phê đắt nhất thế giới
Cà phê được công nhân thu hoạch bằng tay. Ảnh: amusingplanet. com
Sau đó, hạt cà phê được lựa chọn kỹ. Ảnh: amusingplanet. com
Tiếp đến là phần nhiệm vụ quan trọng nhất của các chú chồn. Ảnh: amusingplanet. com
Chúng được ăn hạt cà phê. Ảnh: amusingplanet. com
Đây là công việc hàng ngày của chúng. Ảnh: amusingplanet. com
Do chồn không thể tiêu hóa được hạt cà phê, chúng "cho ra" sản phẩm là cà phê nguyên hạt. Ảnh: http://france24.com/ - -
Phân của chúng được công nhân thu lượm. Ảnh: amusingplanet. com
Sản phẩm của các chú chồn....Ảnh: http://france24.com/ -
... được sàng lọc kỹ càng. Ảnh: http://france24.com/ -
rồi được đưa vào công đoạn làm sạch. Ảnh: amusingplanet. com
ất thế giới
Cà phê được phơi khô. Ảnh: amusingplanet. com
Cảnh phơi cà phê chồn. Ảnh: amusingplanet. com
Sau đó chúng được rang thủ công... Ảnh: http://france24.com/ -
... và đóng gói. Ảnh: http://france24.com/ -
Cà phê chồn đắt một cách kinh ngạc. Ảnh: http://france24.com/ -
Từng ly cà phê khi dọn ra đều kèm theo chứng nhận "cà phê làm từ chồn" tại Hong Kong. Ảnh: http://france24.com/ -
Cà phê Kopi Luwak được phục vụ trong cửa hàng cà phê sang trọng ở New York. Ảnh: http://france24.com/ -
Cà phê chồn: "Thơm ngon đến giọt cuối cùng". Ảnh: amusingplanet. com
Tách cà phê giá nửa triệu đồng
Ở Mỹ, người tiêu dùng đang tò mò với loại cà phê đặc biệt mới du nhập có giá đắt nhất thế giới - 30 USD một tách nhỏ.
Từ Indonesia, trào lưu cà phê Kopi Luwak đang trở thành một hiện tượng tại New York thời gian gần đây. Người Mỹ quan tâm tới cà phê này không chỉ vì mức giá đắt đỏ, mà còn về nguồn gốc thú vị của nó.
Những chú chồn có vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất ra loại cà phê đắt đỏ này. Ảnh: http://france24.com/ - Kopi Luwak cũng được làm từ hạt cà phê nhưng phải trải qua một công đoạn chế biến đặc biệt, với sự trợ giúp của những chú chồn. Những người làm cà phê cho biết, đầu tiên họ cho chồn ăn hạt cà phê, sau đó thu hoạch phân của chúng và nhặt ra từng hạt cà phê lẫn trong đống phân đó. Chất axit trong dạ dày của chồn sản xuất ra một loại men khiến hạt cà phê trở nên thơm ngon hơn. Tiếp đến, nhà sản xuất sẽ tiến hành làm sạch và rang cà phê.
Cà phê chồn Kopi Luwak: "Thơm ngon đến giọt cuối cùng". Ảnh: amusingplanet. com
Chính vì cách chế biến cầu kỳ như trên, giá một kg cà phê chồn có thể lên đến 440 USD theo hãng tin AP. Một số cửa hàng trực tuyến còn rao bán loại hảo hạng lên tới 600 USD một kg, theo tờ Jarkata Globe. Mỗi năm, chỉ có khoảng 450 kg cà phê chồn được sản xuất trên thế giới, chủ yếu từ Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, mới đây những người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo ở Indonesia cho biết, họ có thể sẽ cấm uống loại cà phê này vì nguồn gốc "không sạch sẽ".
Mặc dù vậy, Tổng thống Indonesia có quan điểm khác về cà phê chồn. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Australia Kevin Rudd hồi tháng 3 vừa rồi, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã tặng ông một hộp cà phê chồn làm quà.
Ở Mỹ, mỗi tách cà phê chồn có giá khoảng 30 USD. Nhà hàng Lobby Lounge tại khách sạn Intercontinental Hong Kong bán với giá 165 đôla Hong Kong, tương đương 21 USD một cốc. Nhà hàng trong khách sạn Four Seasons của Pháp bán cà phê chồn, một cốc 30 USD.
Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét Kopi Luwak có vị thơm ngon khác thường, ngọt đắng nhẹ. Nếu thêm từng chút đường một cho đến khi màu cà phê chuyển thành nâu vàng, tách cà phê còn thoang thoảng hương vị socola dịu nhẹ.
(Nguồn : Tung Michel - TNIC)
------------- mk
Trả lời: Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Aug/2010 lúc 6:55am
Điều gì làm nên huyền thoại cà phê Chồn
www.SAGA.vn - Cà phê Chồn vẫn
được coi là
" http://www.saga.vn/view.aspx?id=3452 - thức uống đắt tiền nhất thế giới "
-- như trong phim The Bucket List do
Jack Nicholson và Morgan Freeman
đóng vai chính, trong đó ông tỷ phú cho
đến tận khi chết vẫn luôn có một trợ lý
kè kè một bình pha cà phê và thứ duy
nhất mà ông ta uống là Kopi Luwak.
Ngoài các tỷ phú, hẳn sẽ có rất nhiều
người muốn uống nó chỉ vì "đắt tiền",
mà không biết khía cạnh đặc biệt của
nó, và điều gì làm nên sự đặc biệt đó.
Nhưng dù thế nào, thì nó vẫn là thứ cà phê vô cùng đặc biệt.
Taste note của một người nước ngoài viết về cà phê Chồn Indonesia (Kopi Luwak) là ""có mùi mốc, ngọt ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá", có "vị phong phú, hơi đắng và rất dễ chịu".
Nếu viết taste note của cà phê Chồn Việt nam, tôi sẽ viết tương tự, và chỉ ra đặc điểm chung của cả hai loại cà phê là "rất êm ái, ngọt ngào và giàu vị chocolate". Điểm khác của hai loại cà phê chỉ là nguồn nguyên liệu, với Kopi Luwak nổi trội vị chua trái cây từ nguồn Arabica của Java hay Kintamani, còn Chồn Việt Nam có vị cân bằng hơn do chủ yếu ăn quả Robusta vốn dĩ có vị phong phú hơn.
Vậy, http://www.saga.vn/view.aspx?id=15734 - điều gì đã làm nên sự đặc biệt đó?
Có nhiều người lý luận rằng giá trị đó chẳng qua là do quá trình lựa chọn trái của con Chồn. Rằng con Chồn chỉ lựa ăn những trái chín nhất, ngon ngọt nhất, và do đó, cà phê Chồn chẳng qua là tên gọi của loại cà phê được tuyển chọn từ những trái cà phê chín nhất mà thôi.
Nhưng đấy chỉ là một mặt của đồng xu.
Vì trong thực tế, loại cà phê làm từ những hạt được tuyển lựa, thậm chí bây giờ Công ty Cà phê Thắng Lợi ở BMT đã đầu tư mua máy tuyển quả dựa trên màu quả, chẳng có đặc điểm gì của cà phê Chồn cả.
Mặt kia mới là mặt đẹp nhất, chính là tác động sinh hoá trong quá trình tiêu hoá của Chồn.
Như chúng ta biết, tiêu hoá là một quá trình cắt nhỏ thức ăn. Nhai là cắt nhỏ về cơ học, dạ dày là cơ -- sinh hoá. Còn ở ruột là quá trình sinh hoá thuần tuý, với phân tử thức ăn bị cắt nhỏ dưới xúc tác là các enzyme tiêu hoá.
Quá trình xảy ra ở con Chồn cũng hoàn toàn tương tự. Hạt cà phê khi đi qua đường tiêu hoá của con Chồn, thì ở ruột non, các enzyme tiêu hoá thấm qua vỏ trấu, thâm nhập vào bên trong hạt và làm thay đổi các phân tử ở bên trong hạt cà phê.
Thành phần bị tác động đầu tiên là các protein ở trong hạt cà phê: chúng bị cắt nhỏ thành các loại đường. Vốn dĩ protein khi cháy tạo ra vị đắng, lại giải phóng khí có chứa ni-tơ (vốn có mùi tanh), nên khi hàm lượng protein thấp có nghĩa là độ đắng của cà phê Chồn giảm, lại nâng cao chất lượng mùi. Và chính các loại đường phụ phẩm này khiến cho cà phê Chồn có vị của syrup và êm hơn.
Thành phần bị tác động tiếp theo dĩ nhiên là cấu trúc hương.
Trong hạt cà phê bình thường phổ biến có khoảng 800 mùi. Mỗi mùi đều do một loại phân tử hương gây ra. Các phân tử hương này có đặc tính và có ngưỡng ngửi được khác nhau, nhưng quy tắc tổng quát là loại hương nào có khối lượng phân tử càng thấp thì càng dễ bay hơi, và ngưỡng ngửi càng thấp (do đó càng thơm).
Với hạt cà phê Chồn, thì chính các enzyme tiêu hoá cũng giúp cắt nhỏ các phân tử hương phức thành các phân tử hương nhỏ hơn, trong số đó có một số hương tìm thấy trong quả ca-cao. Và đây là lý do tại sao ly cà phê Chồn thơm lừng, lại phảng phất mùi của chocolate.
Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ hỏi tại sao không có cà phê động vật khác? Như cà phê chim, hay thậm chí cà phê người chẳng hạn?
Câu trả lời quay lại chính là các enzyme.
Enzyme là các cấu trúc protein phức tạp. Chúng xúc tác cho các phản ứng sinh hoá bằng cách hạ ngưỡng năng lượng phản ứng xuống để đẩy nhanh tốc độ phản ứng. Khoa học đã ghi nhận đến 4,000 phản ứng sinh hoá khác nhau được xúc tác bởi các enzymes.
Mỗi loại phản ứng, ứng với mỗi loại substrate (chất bị xúc tác) trong thức ăn của mỗi loài, lại có một enzyme đặc trưng. Và điều tình cờ là ở chỉ có ở con Chồn mới tồn tại loại các enzymes có khả năng xúc tác cho các substrates có trong hạt cà phê như đã mô tả.
Trên đây không phải là lý giải chủ quan, mà có cơ sở từ nghiên cứu của ông M***imo Marcone, giáo sư ngành Khoa học Thực phẩm, trường đại học Guelph, Canada trong công trình "“Composition and properties of Indonesian palm civet coffee (Kopi Luwak) and Ethiopian civet coffee” công bố lần đầu năm 2004.
Nghiên cứu trên dựa trên cà phê Kopi Luwak của Indonesia. Tuy nhiên, do loài chồn (Luwak) ở Indonesia cũng chính là giống chồn hương có mặt ở Việt Nam với tên gọi chung là Asian Palm Civet, thuộc họ Viverridae, nên áp dụng lý giải cho cà phê Chồn Việt Nam là hoàn toàn hợp lý.
Qua bài viết ngắn này, tôi hy vọng các bạn có một cái nhìn rõ hơn về http://www.saga.vn/view.aspx?id=10092 - bí ẩn đằng sau huyền thoại cà phê Chồn , để hiểu rằng đất nước chúng ta cũng may mắn được thiên duyên ban tặng một món quà quý báu mà chúng ta không thể để nó mất đi.
http://www.saga.vn/view.aspx?id=3452 - thức uống đắt tiền nhất thế giới "
http://www.saga.vn/view.aspx?id=15734 - điều gì đã làm nên sự đặc biệt đó?
http://www.saga.vn/view.aspx?id=10092 - bí ẩn đằng sau huyền thoại cà phê Chồn ,
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Aug/2010 lúc 7:44am
Thật tuyệt vời ! Cafe Chồn Việt Nam !
mk
Cà phê chồn VN 60 triệu/kg
August 11, 2010 by http://www.yeutraicay.com/vi/author/ngocthan/ - ngocthan
Gần 60 triệu đồng một kg cà phê chồn Việt Nam
Cà phê chồn Việt Nam còn đắt hơn nhiều so với sản phẩm Kopi Luwak của Indonesia, vốn được báo chí nước ngoài cho là đắt nhất thế giới.
Lâu nay, tín đồ cà phê trong nước, ngay cả cư dân thủ phủ cà phê là Buôn Mê Thuột, Dak Lak, khi nói đến cái tên “cà phê chồn” đều chỉ cho đó là truyền thuyết, ít ai dám mạnh miệng tuyên bố họ đã được mục sở thị hoặc thưởng thức cà phê chồn thứ thiệt.
Tuy nhiên, những người trong nghề khẳng định cà phê chồn Việt Nam là một huyền thoại cóthật, và đắt đỏ vào hạng nhất thế giới. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc của hệ thống cà phê Trung Nguyên cho biết Trung Nguyên đã sản xuất thương hiệu cà phê chồn của riêng mình với tên gọi Weasel. Mỗi kg cà phê Weasel có giá 3.000 USD, cao hơn nhiều so với Kopi Luwak của Indonesia, được rao dưới 600 USD một kg. Chồn ăn hạt cà phê ngoài tự nhiên sẽ cho ra những hạt cà phê thơm ngon hơn cà phê từ chồn nuôi nhốt. Ảnh: amusingplanet.com
“Sở dĩ cà phê chồn Việt Nam đắt vì quy trình sản xuất cầu kỳ và hoàn toàn thủ công”, đại diện của Trung Nguyên giải thích. Khác với Indonesia, những người sản xuất cà phê chồn tại Việt Nam không nuôi nhốt chồn và ép chúng ăn cà phê sẵn có. Một trong những lý do khiến cà phê chồn ngon vì con chồn thường chọn ăn quả ngon lành, chín mọng. Chồn bị “cưỡng bức” ăn hạt cà phê sẽ cho ra sản phẩm không được như chồn ngoài tự nhiên. Đội ngũ chồn ăn hạt và “sản xuất” phân hiện sống hoang dã rải rác khắp vùng Tây Nguyên như Buôn Mê Thuột, Kon Tum, Đắc Nông, với số lượng không nhiều như trước do nạn săn bắn. Nguyên liệu thô được thu mua với giá từ 1 đến 10 triệu đồng mỗi kg (tùy thuộc vào chất lượng hạt cà phê, thành phần lẫn trong phân) từ nông dân, thương lái. Sau đó, Trung Nguyên tiến hành sản xuất với nhiều tiêu chí cầu kỳ như thời gian từ lúc chồn cho ra sản phẩm đến lúc bắt đầu chế biến không nên quá 24 giờ, tiếp đến hạ thổ (đưa xuống lòng đất) 343 ngày. Khâu hạ thổ này rất quan trọng để cà phê phân rã vỏ một cách tự nhiên, thay vì dùng máy tách như thông thường.
Sau khi trải qua các công đoạn cầu kỳ như trên, cà phê Weasel có giá lên đến 3.000 USD một kg. Gói nhỏ 250g được bán ở 750 USD.
Tuy nhiên, kể cả những người có tiền cũng khó mà mua cà phê chồn Weasel vì mỗi năm Trung Nguyên chỉ sản xuất được từ 40 đến 50 kg. Do đó, sản phẩm này hiện chưa dành xuất khẩu mà chỉ bán ở số lượng nhất định theo đơn đặt hàng của các khách hàng VIP.
Đại diện của Trung Nguyên tặng cà phê chồn Weasel cho Giáo sư Tom Cannon khi ông đến Việt Nam hồi 2009. Ảnh: PV
Ngoài ra, cà phê chồn Weasel là món quà độc đáo dành tặng các vị nguyên thủ quốc gia khi họ đến Việt Nam. Gần đây nhất, món quà cà phê chồn Weasel được trao đến tay Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton khi bà đến Việt Nam tháng trước. Chủ tịch nước cũng từng tặng quà tương tự cho chồng bà là cựu Tổng thống Bill Clinton khi ông sang Việt Nam. Trong chuyến thăm Tây Ban Nha hồi tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch nước đã tặng cà phê chồn Weasel cho Thủ tướng và Quốc vương nước này.
Ngoài cà phê Weasel làm từ chồn tự nhiên, nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam cũng đã thử nghiệm nuôi chồn để thu cà phê. Mô hình này nổi lên tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên như Buôn Mê Thuột thời gian gần đây.
Cà phê làm từ chồn nuôi nhốt giá không cao bằng chồn tự nhiên. Đại diện một công ty cà phê cho biết sau khi thu mua phân chồn lẫn cà phê từ người nuôi, họ chế biến và bán với giá hơn 600 USD một kg. “Tuy nhiên chỉ khi nào có đợt đặt hàng chúng tôi với sản xuất”, anh cho biết.
Dù Việt Nam có sản xuất cà phê chồn, thậm chí có loại hảo hạng, nhưng cho đến nay cà phê Kopi Luwak của Indonesia vẫn nổi tiếng là đắt nhất thế giới và được nhiều người biết đến hơn, đại diện của Trung Nguyên chia sẻ.
Ở trong nước, với mức giá “trên trời”, cà phê chồn vẫn là khái niệm xa lạ với đa số người dân, có chăng họ mới chỉ có cơ hội nếm cà phê chồn “hương liệu”. Một tín đồ ghiền cà phê là anh Trung Hiếu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đã uống phải cà phê chồn nhái khi vào các quán trưng biển “Cà phê chồn” hoặc được bạn bè biếu và không thấy có gì đặc biệt, thậm chí mùi vị còn khá tệ. “Nhiều quán in tên ‘Cà phê chồn’ trong menu, giá cao lắm cũng chỉ vài chục nghìn đồng một ly nên tôi biết ngay là đồ dỏm”, anh nói.
Với đại đa số người sành cà phê, việc tìm cà phê chồn để thưởng thức dù ở Sài Gòn hay Hà Nội là điều không thể. Anh Hùng, nhân viên một quán cà phê lớn ở Hà Nội nói thẳng: “Ở mấy quán từ Nam chí Bắc làm gì có cà phê chồn, chỉ có loại hương chồn và đó cũng chỉ là cái tên ăn theo mà thôi”.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Aug/2010 lúc 7:52am
Cà phê Chồn,
những dòng viết thêm
Thoạt nghe cách thức có được một ly cà phê chồn thì thấy thật oải. Nhưng khi uống dù chỉ một ly, người ta nhận ngay ra rằng, thật đáng công chờ đợi. Tôi xin dịch lại bài viết của Ama Lam bằng tiếng Anh trên tờ Time Out. Các sai sót, nếu có, về chi tiết kỹ thuật làm cà phê không phải do sự chủ quan của tôi (VQH) mà đơn giản chỉ vì tôi đi dịch lại.
Trở lại cái thời xa xưa, một trong những đồ uống lừng danh của Trung Hoa cổ là “Trãm Mã Trà” làm từ nguyên vật liêu lôi ra từ ruột con ngựa. Trước đó chú ngựa tội nghiệp được cho ăn rất nhiều trà. Loại trà tốt đưa vào ruột ngựa được chờ khoảng thời gian đủ dài để lên men thành một thứ dung dịch dạ dày. Thế rồi người ta “trảm” chú ngựa, lấy trà đã lên men từ ruột ra.
Nhưng rõ là nó chẳng dành cho toàn dân rồi. Thế nhưng với cà phê chồn thì nghe xong câu chuyện làm cà phê, cũng chẳng hẳn ai cũng tới xếp hàng chờ tới lượt mình để thưởng thức. Cà phê chồn đây là đúng nghĩa đen (không chơi chữ chút nào).
Đây là thức uống sinh ra ở vùng Dak Lak của Việt Nam, cao nguyên miền Trung, ở đây người ta trồng nhiều cà phê. Các loại chồn địa phương rất thích ăn quả cà phê, chứ không riêng gì các loại hoa quả khác. Quá trình tiêu hóa của chồn cũng giống như một quá trình lên men và rang xay vậy. Trong bốn loại cà phê trồng ở Dak Lak thì loại Arabica tròn béo có chứa nhiều caffeine và được coi là lý tưởng cho cà phê chồn.
Có bốn loại chồn chủ yếu ở vùng này, và chồn xám với 2 sọc dài ở lưng có, tên gọi chồn Mjia trong cộng đồng người Ê-đê, được xem là loại chồn lý tưởng để sản xuất cà phê chồn.
Ngoài ra cần có một số điều kiện thuận lợi nữa cho quá trình sản xuất này. Tháng 11 hàng năm là vụ thu hoạch của các nông trại Dak Lak và cũng là thời gian giao phối của chồn Mjia. Trong thời gian này chồn ăn quả cà phê và các axit amin trong cơ thể tương tác với vỏ quả cà phê, tạo ra những thay đổi hương vị cơ bản cho hạt cà phê chồn “thải” ra. Chúng ta nắm rõ bí mật của thức uống thượng hạng này đơn giản là được tạo ra nhờ chồn Mjia đực ăn Arabica béo vào tháng 11!
Thu hoạch hạt cũng cần có phương pháp. Bản thân cây cà phê cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng từ sáng sớm. Mjia thường thích những cây 4-5 tuổi, những cây này cho quả cà phê tròn, mọng và bổ dưỡng. Những người trồng cà phê sẽ kiểm tra kỹ các vết chân, hai móng chân trước, một vuốt chân sau và một vòng cung phía bên trong dấu chân để lại. Chú chồn Mjia cũng kiểm tra cái cây 2-3 lần trước khi leo lên cây vào buổi đêm. Nếu chú chồn leo lên cây và rời cây cùng một đường, thì nhiều khả năng là chú ta sẽ không ăn quả cây đó vào buổi đêm.
Tuy vậy, nếu chú ta chọn đường khác để rời cây khi kiểm tra, nhiều khả năng chú sẽ quay lại vào lúc khoảng 10h đêm đó để đánh chén bữa tối. Vào năm 1985, trong một chuyến đi tới khu vực này, tác giả nấp ở rừng cây với một tay ghi ta tên là Y Bham và đợi phút chứng kiến thời khắc xuất hiện của chú chồn.
Sau vài giờ, chú chồn xuất hiện và đánh chén một bữa no say thỏa thích. Cuối cùng, quá trình tự nhiên “xảy ra” (hay nói cách khác thì cà phê phát huy tác dụng của nó :D) và hạt cà phê “đã sản xuất xong” bắt đầu được thải ra từ chú chồn rơi trên cao xuống. Một người thu gom cà phê đã đi cùng chúng tôi gom được chừng 3 ki-lô-gam hạt đêm hôm đó.
Anh ta gom hết cả hạt lại, đổ vào một chậu nước. Những hạt chìm sẽ được đem sấy khô, sau đó sử dụng để sản xuất ra loại cà phê chồn thượng hạng.
Nếu ai đó có dịp được thưởng thức ly cà phê chồn đúng nghĩa này, người đó có thể ngẩng cao đầu kiêu hãnh vì được biết đến mùi hương quyến rũ đầy uy lực. Nhưng cứ cẩn thận với cái gọi là cà phê chồn ở các cửa hàng cà phê cho dù họ có quảng cáo hấp dẫn tới mấy vì có khi đó chỉ là loại cà phê Arabica thường được rang xay kỹ và thêm hương liệu. Nhiều người nói uống cà phê chồn rồi, nhưng thực ra đó chỉ là kỹ thuật xử lý enzyme bắt chước những biến đổi hóa học ở hạt cà phê giống như khi chồn làm. Thế đấy, phải gọi là cà phê chồn nhân tạo mới là đúng. Dẫu sao, đây cũng được coi là loại cà phê ngon và gần được như cà phê chồn với giá rẻ bằng 1/10. Một thức uống thay thế tiện dụng cho những ai không thể đưa vào bụng thứ cà phê chồn xịn sau khi “nắm vững công nghệ sản xuất” của chồn.
Nếu thật thì tội nghiệp người thích cafe Trung Nguyên quá !
mk
Cà Phê Trung Nguyên :
Một Ngõ Cụt Dối Trá.
Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó thể hiện rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê "đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được". Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá. Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.
Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương. Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả. Song song đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng đ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu - bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã sử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương. Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives. Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.
Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá. P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì. Ký ninh từ lâu đã được sử dụng làm tác nhân gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được sử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin. Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm chức năng nghe và nhiều triệu chứng mang tính cơ hội khác. Còn chuyện bạn hỏi về "tại sao không có ai lên tiếng" - well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện n ày - nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để "bịt". Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.
Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế . Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút. So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.
Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ. Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá. Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.
Cách chế biến truyền thống như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu thành caramel. Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn mực "cà phê ngon" mà thôi. Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn mực, thì sự giả dối nghiễm nhiên lộng giả thành chân. Về phía các cơ sở sản xuất, thì họ nghĩ - khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê - độ đắng, mùi hương, độ sánh - đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì? Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề.
Và thế là người Việt, đa phần, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ ca` phê " có văn hoá đặc biệt nhất ".
Đến đây chính là một ngõ cụt - Ngõ cụt dối trá. Câu hỏi cuối cùng - chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?
------ P/S: Một điểm cuối cùng, bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.
Nhà máy chế biến cà phê hoà tan lớn nhất châu Á
vừa được khởi công xây dựng hôm qua 3/9, tại vùng trọng điểm cà phê của
tỉnh Đăk Lăk, với 100% vốn đầu tư nước ngoài.
http://giacaphe.com/7558/khoi-cong-nha-may-che-bien-ca-phe-hoa-tan-lon-nhat-chau-a.html/san-xuat-ca-phe-hoa-tan"> Dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan (Ảnh minh họa)
Địa điểm xây dựng nhà máy là Cụm công nghiệp Cư Kuin, huyện Cư Kuin
(Đăk Lăk), trên diện tích 24 ha, với các dây chuyền, thiết bị hiện đại,
công nghệ châu Âu, công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm; tổng vốn đầu tư 18
triệu USD.
Theo lãnh đạo công ty TNHH Cà phê Ngon (nhà đầu tư Ấn Độ), sau khi đi
vào hoạt động, sản phẩm của nhà máy vừa tiêu thụ nội địa vừa xuất khẩu.
Doanh thu giai đoạn đầu vào khoảng 27 triệu USD/năm. Kể từ 2014 trở đi,
mỗi năm doanh thu từ 40,5 triệu USD. Nộp ngân sách nhà nước từ 2,1
triệu USD/năm trở lên.
Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk Lữ Ngọc Cư cho rằng công ty TNHH Cà phê
Ngon đã quyết định đúng khi chọn Đăk Lăk, địa phương có diện tích và sản
lượng cà phê lớn nhất cả nước (hơn 184.500 ha và sản lượng khoảng
400.000 tấn cà phê nhân/năm) để xây dựng nhà máy này.
Trong năm đầu, nhà máy sẽ sử dụng ổn định khoảng 200 lao động thường
xuyên và 1.000 lao động thời vụ tại địa phương; con số này sẽ tiếp tục
tăng ở những năm tiếp theo. Theo kế hoạch, tháng 7 – 2011 nhà máy sẽ thi
công xong và đi vào sản xuất.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Oct/2011 lúc 8:04pm
MyKieu đã từng nhìn thấy cafe nở hoa trắng, bạt ngàn hoa trắng , vùng Ban Mê Thuột và Lâm Đồng . Ôi ! đẹp ...ngỡ ngàng ! Mời cả nhà thưởng thức "hoa trắng cafe" qua bài viết sau đây . mk
Mùa hoa cafe trắng trời Tây Nguyên
http://tim.vietbao.vn/th%E1%BA%A5y/ -
Ngày
đầu Xuân, tôi theo chân một người lái xe lên vùng đất Tây nguyên và tìm
đến những rẫy cà phê bạt ngàn nơi đây để một lần được thấy cái mà ông
gọi là “trắng trời cà phê".
Tây
Nguyên cứ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 là mùa hoa cà phê. Cũng như tôi,
nhiều người đã từng thấy những trái cà phê đỏ mọng, từng uống những ly
cà phê đen đậm đà nhưng ít ai biết rằng cà những rừng hoa cà phê nở
trắng khắp những sườn đồi đất đỏ Bazan đẹp dịu dàng đến thế.
Hoa
cà phê không nở từng bông hay từng cây riêng lẻ. Vào mùa tưới như cách
gọi của những người dân trồng cà phê, những chùm hoa thi nhau đua nở
khắp những nương rẫy bạt ngàn. Những bông hoa trắng kết thành từng chùm
lớn và những cành cây mang đầy chùm hoa kéo dài từ thân tới đầu cành.
Nếu
như tháng 11 đến Tây Nguyên bạn sẽ thấy những thân cây cà phê đỏ rực
với trái chín trĩu cành, thì tháng 2 đến cả rừng cả phê như mang trên
mình chiếc áo mới với nền xanh của lá non và trắng muốt của vô vàn những
bông hoa đang khoe hương sắc.
Hoa cafe vối bung từng chùm trắng xóa
Hoa cafe robusta chúm chím
Bước đi trong những hàng dài cà phê hay
đứng trên cao nhìn ra xa xa tôi mới hiểu được cái mà người lái xe già
gọi là “trắng trời cà phê”. Dưới nền trời xanh trong những bông hoa
trắng như vươn mình để đón nhận nắng xuân ấm áp, để khoe vẻ đẹp giản dị
nhưng tinh khiết như những con người của vùng đất cao nguyên hiền hòa mà
hiếu khách này.
Sáng
sớm, khi mặt trời vừa lên những giọt sương đên chưa tan còn đọng lại
trên những chùm hoa nho nhỏ. Sải bước chân trên những con đường đất đỏ
trong những rẫy cà phê bạn sẽ được thỏa thích ngắm nhìn những đàn ong
bướm bay dập dìu trên những cành hoa để tìm kiếm mật ngọt.
Không
khí trong lành cộng với mùi hương nồng nồng nhưng lại ngọt ngào khó tả
mang lại cho ta một cảm giác bình yên và khoan khoái như đang được thả
hồn mình vào một bản nhạc du dương sâu lắng của thiên nhiên và đất trời
mùa xuân.
Mùa
hoa cà phê những người nông dân cũng nhộn nhịp chăm tưới, là mùa của
những đôi trai gái hò hẹn yêu đương. Giữa mênh mông của rừng cà phê, bên
những cành hoa trắng ta có thể bắt gặp những nụ cười hồn hậu, chân chất
của những chàng trai cô gái người dân tộc đi làm rẫy.
Nụ cười hồn nhiên của những em bé trong vườn cafe hoa nở trắng muốt
Mùa hoa cà phê lại về mang theo niềm vui và
hy vọng của những người trồng cà phê về một năm được mùa. Mang theo
niềm tin của những người nông dân thật thà và hiếu khách gửi vào những
bông hoa cà phê nở trắng rừng Tây Nguyên.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Oct/2011 lúc 8:34pm
Hình như sáng nay (VN) MyKieu bị ...quyến rũ bởi ...cafe !? Mời DĐ đọc tiếp bài viết Cà Phê của Nguyễn Duy Chính .
mk
Cà phê Nguyễn Duy Chính ***
Cà phê phải đen như Ðịa Ngục, phải đắng như Tử
Thần và ngọt ngào như Tình Ái. (Coffee should be black as Hell, strong
as Death, and sweet as Love
(Tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ)
Vào khoảng thập niên 1950 - 60, miền Nam
có một bán nguyệt san khá nổi tiếng. Ðó là tờ Phổ Thông làm theo dạng
gần giống như Selection của Pháp hay Reader's Digest của Mỹ. Thông
thường mỗi số có những bài bình luận, thơ văn, biên khảo và một hai
truyện dài đăng tải nhiều kỳ. Chủ nhiệm kiêm chủ bút là văn kiêm thi sĩ
Nguyễn Vỹ.Thời tiền chiến, Nguyễn Vỹ không mấy nổi tiếng
nên cũng ít người nghe danh ông. Tuy nhiên, khi chủ trương tờ Phổ Thông,
ông đã có một số lớn độc giả và được kể là một trong những tạp chí khá
"phổ thông" ở miền Nam, cung cấp những món ăn
tinh thần cho đại chúng trong một thời gian khá lâu, tới khi ông qua
đời (1971) thì tờ báo đình bản.[1] Nguyễn Vỹ còn thành lập một thi đoàn
theo trường phái mà ông đặt tên là Bạch Nga.
Sở trường của
ông là những biên khảo lịch sử nho nhỏ. Trong loạt bài dài "Tuấn, chàng
trai nước Việt" kể lại việc xảy ra hồi đầu thế kỷ nửa hồi ký, nửa tiểu
thuyết, cũng là một thứ tài liệu về xã hội Việt Nam thời Pháp mới sang -
ông viết khá trung thực, có duyên, nhiều chỗ hóm hỉnh. Ông lại viết một
loạt nghiên cứu ngăn ngắn dưới nhan đề "Mình ơi" ký bút hiệu (cô) Diệu
Huyền, lấy lời đối đáp của một cặp vợ chồng trẻ để trình bày vấn đề.Một
trong những bài ông viết về cà phê và sự tích li kỳ của giống cây này
khi truyền qua Nam Mỹ, biến vùng đất mới tìm ra này thành một vùng
chuyên trồng loại hạt để làm thức uống mà nhiều người trong chúng ta
phải có hàng ngày. Thành thử, khi tìm thấy một quyển sách viết về cà phê
trong một tiệm sách cũ, chúng tôi cảm thấy như một hồn ma cũ hiện về.
Tuy người viết không uống cà phê đã lâu, chẳng dám múa rìu qua mắt thợ
về cách điều chế loại ẩm phẩm không thể thiếu của nhiều người nên chỉ
lược thuật chủ yếu về sự tích vây quanh cây cà phê theo sách vở để người
đọc biết thêm một vài chi tiết.Hiện nay theo thống kê,
nước Mỹ là quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới 1/3 số cà phê
xuất cảng của thế giới được bán ở Hoa Kỳ. Theo những số liệu của thị
trường quốc tế, tiền trao đổi trong buôn bán món hàng này và những sản
phẩm liên quan đến nó chỉ kém dầu hỏa mà thôi và việc trồng trọt chế
biến món đặc sản này là công ăn việc làm của hơn 20 triệu người trên
toàn thế giới.
Ngay từ cuối thế
kỷ 19, tại Mỹ đã bán những hộp cà phê xay sẵn, mỗi hộp 1 pound nhãn
hiệu Arbuckles Coffee, nổi tiếng và thông dụng trong thành phố cũng như
dọc theo các tuyến đường xe ngựa. Ðến đầu thế kỷ 20 thì cà phê là thức
uống buổi sáng hầu như cho mọi gia đình. Trong khi xì gà 5 cents đã biến
mất trên thị trường thì cà phê 5 cents một ly vẫn còn thông dụng ở
nhiều tiệm ăn và hàng quán (với ly thứ hai được miễn tính tiền theo
truyền thống). Tới khoảng 1976 1977, vì Brazil
bị mấy kỳ sương muối (frosts) nên cà phê mất mùa, giá cả tăng vọt lên
nhưng sau đó lại giảm xuống. Mấy năm gần đây giá cả còn hạ nữa, một phần
vì nhiều nước Á Châu bước vào thị trường, sản xuất với giá rẻ, trong đó
Việt Nam được kể là một địch thủ đáng ngại của cà phê Nam Mỹ.Sau
thế chiến thứ hai, công nhân Hoa Kỳ đã quen với những ly cà phê nghỉ
giải lao mà người ta gọi là "coffee break" và thói quen này chẳng mấy
chốc lan ra nhiều quốc gia khác và trở thành một sinh hoạt không thể
thiếu trong thời khóa biểu của công việc.Trong lịch sử
loài người cà phê cũng đóng nhiều vai trò quan trọng, từ việc dùng như
một thức uống để tỉnh ngủ khi học thi tới chốn hẹn hò của những cặp tình
nhân cần tâm sự. Kinh tế của nhiều quốc gia cũng lên xuống theo nông
phẩm này. Tại Pháp và những xứ chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, người ta
thích uống cà phê đậm đặc, có khi thêm sữa trong khi nhiều quốc gia
khác lại chuộng loại pha nhạt uống thay nước hàng ngày. Cà phê cũng đem
đến nhiều kiểu cách trong việc chế tạo dụng cụ, tuy chưa phong phú như
các loại ấm trà nhưng cũng đã có nhiều người sưu tầm.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Feb/2012 lúc 1:12am
Nhâm nhi cà phê Sài Gòn
(Nguyễn Thành)
Không
biết cà phê chính thức du nhập vào Việt Nam từ khi nào, nhưng từ lâu
rồi, cà phê đã trở thành thức uống quen dùng của người thành thị, với
một số người khác, cà phê còn là thức uống không thể thiếu để mở đầu cho
một ngày lao động – Ảnh: Nông Dân
.
Buổi
sáng, ngồi với người bạn bên hiên một cửa hàng cà phê trên quận 1.
Không gian đẹp, sofa đỏ êm ái, nội thất sang trọng, gian bên trong có
máy lạnh, nhạc nền nhè nhẹ… Trước mặt bạn tôi, người phục vụ nhẹ
nhàng đặt ly cà phê đá, đúng kiểu “cà phê Sài Gòn” (đậm đặc với nhiều
đá) pha sẵn và cho tôi là tách cà phê sữa nóng pha phin. Mùi cà phê thơm
ngào ngạt lan tỏa. Còn sớm, chưa đến 8 giờ, nhưng cửa hàng đã đông
người…
Thời nào cũng đều có thú uống cà phê
Không biết
cà phê chính thức du nhập vào Việt Nam từ khi nào, nhưng từ lâu rồi, cà
phê đã trở thành thức uống quen dùng của người thành thị, với một số
người khác, cà phê còn là thức uống không thể thiếu để mở đầu cho một
ngày lao động. Riêng tôi đã làm quen với cà phê từ khi được cha mẹ “cho
một tí vào ly sữa nóng buổi sáng cho thơm”… Tôi thích lắm và chỉ biết là
“thơm thơm” thế thôi. Thời đó tôi khoảng 6 hay 7 tuổi, tính đến nay
cũng được khoảng 5 thập kỷ.
Ngày
tôi còn học tiểu học, khoảng thập niên 60, chưa có nhiều quán cà phê
như bây giờ. Chỉ có những tiệm nước (tên gọi các quán hủ tíu mì của
người Hoa có bán cả cà phê), hiếm thấy người Việt kinh doanh mặt hàng
này. Thường các gia đình công chức mua cà phê về, tự pha phin (phin đọc
theo âm tiếng Pháp của từ filtre có nghĩa là cái lọc) uống và dùng điểm
tâm tại nhà trước khi đi làm việc.
Thời
đó, tiệm tạp hóa nào cũng có bán cà phê và nơi nào cũng trang bị máy
xay chạy bằng điện. Khách hàng thường mua 1 hay 2 lạng, người bán xúc cà
phê hạt cho vào túi giấy, cân đủ rồi mới cho cà phê vào máy xay, mùi cà
phê tỏa ra thơm bát ngát. Tôi còn nhớ có nhiều nhãn hàng như Meilleur
Gout, Moka… nhưng nhà tôi hay mua cà phê J.Martin.
Thích
thú nhất phải kể đến những kỳ nghỉ được về chơi nhà ông bà ngoại. Ông
bà ngoại tôi sống trong con hẻm trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1. Từ con
hẻm này nhiều ngõ ăn thông qua các đường Cô Giang – Cô Bắc, Cầu Ông
Lãnh.
Buổi
sáng ông dắt tôi ra để tôi ngồi trong tiệm nước đối diện nơi bà tôi bán
đồ hàng bông (thời đó gọi chung rau củ quả như thế), lấy cái bánh tiêu
nhét một viên xíu mại vào cho tôi ăn. Ăn xong, ông tôi gọi gì đó và tôi
nghe anh chàng phổ ky (chạy bàn) người Hoa hô lớn “phé nại” và liền sau
đó mang ra cốc cà phê sữa nóng, đặt trên một cái đĩa nhỏ, cả cốc và đĩa
đều bằng sành đã nhuốm màu thời gian, đĩa thì mẻ miệng, cốc thì trầy
sướt…
Người
Pháp uống cà phê theo cách pha phin, người Hoa có cách pha chế bằng
vợt, pha xong cà phê vẫn được để trong cái siêu đất, luôn đặt trên bếp
than, nên còn được gọi là cà phê “kho”. Cà phê pha vợt không đậm đặc như
cà phê phin nhưng ưu điểm là luôn nóng bốc khói. Uống vào lúc sáng sớm
hay khi trời se lạnh là tuyệt vời.
Khách
gọi cà phê, họ lấy cái cốc sành tráng sơ qua nước nóng để giữ nhiệt,
cho một muỗng đường nhỏ hoặc sữa đặc có đường, tùy theo ý khách gọi, họ
có cách rót cà phê rất đặc biệt, dơ cao cái siêu lên và rót cà phê mạnh
vào cốc, và với cách rót như thế, lực đủ mạnh để đường hoặc sữa tan một
phần, và có thể vì dòng cà phê rơi mạnh từ trên cao xuống nên bao giờ cà
phê cũng tràn miệng cốc, ra ngoài đĩa luôn. Người Hoa còn có một điểm
đặc biệt nữa là luôn chọn địa điểm nơi các góc đường có ngã 3, ngã 4 để
mở tiệm nước. Và cách họ kinh doanh cũng đáng nghiên cứu: không cần lãi
nhiều và bán giá phải chăng nên tiệm nào cũng luôn đông khách, thu hút
cả khách sang lẫn người lao động chân tay. Bây giờ chỉ còn gặp những
điểm bán cà phê pha vợt tại các khu chợ đầu mối, những khu lao động dân
cư hoạt động về khuya. Tuy không đậm đặc như cà phê phin nhưng khi đến
tay khách ly cà phê pha vợt vẫn còn bốc khói nghi ngút. Và, hãy tưởng
tượng cảm giác, tớp một ngụm cà phê nóng vào giấc khuya hay những lúc
trời se lạnh, thật không gì tuyệt vời hơn!
Đến
thập niên 70, ở ngưỡng cửa đại học, chúng tôi đã biết thưởng thức thế
nào là cà phê ngon. Vào những hôm có tiền, thay cho cà phê căng tin
trường “hơi bị nhạt”, tôi và các bạn đến các quán cà phê có nhạc. Từ
cổng Trường Văn khoa Sài Gòn, ngày đó đi xuôi chiều đường Đinh Tiên
Hoàng có nhiều quán cà phê như: Hân, Tre, Hồng, Duyên Anh… Cùng kinh
doanh một mặt hàng, nhưng hương vị cà phê của mỗi quán đều có nét rất
riêng: cà phê của quán Hồng có hương vị ca cao; cà phê của quán Hân thật
đậm đặc, từng giọt đặc quánh chầm chậm nhỏ xuống đáy tách, có khi phải
gần 10 phút mới xuống hết phin…
Hiện đại nhưng vẫn không thể mất truyền thống
Thập
niên 80, nổi bật với cà phê vỉa hè, không phải vì ngon mà vì rẻ tiền.
Thời kỳ này đất nước còn khó khăn, các quán cà phê mọc lên khắp nơi.
Trong nhà, và cả trên các vỉa hè, đường chính đường phụ gì có tất. Chỉ
với một cây dù lớn che tạm nắng mưa, vài cái bàn nhỏ với vài ba cái ghế
gỗ là thành quán cà phê. Giá bán ở đây: cà phê đen: 1 đồng; cà phê sữa
nóng 1,5 đồng; cà phê đá: 1,5 đồng; cà phê sữa đá: 2 đồng. Nổi tiếng
phải kể đến khu cà phê nơi góc Lý Tự Trọng – Nguyễn Trung Trực – quận 1.
Khách
hàng là công nhân; công nhân viên chức các xí nghiệp; dân mua bán các
khu chợ lân cận như: Intershop; Bến Thành, khu Tạ Thu Thâu (chuyên mua
bán quần áo, mỹ phẩm từ nước ngoài gửi về), khu kim khí điện máy Huỳnh
Thúc Kháng; khu thuốc Tây Lê Thánh Tôn – Trương Định… Trong khi người
sành điệu thời đó lại chuộng các quán cà phê như: Lữ Quán; Trang Đài;
Lan Phương trên đường Lê Lợi hơn.
Theo
họ, các quán vỉa hè bán cà phê pha tạp nhiều quá, độ đậm đặc thì có,
nhưng khi đưa ly cà phê đá ngược ánh sáng chỉ thấy toàn một màu đen
tuyền, trái lại nếu là cà phê nguyên chất, loại ngon, ly cà phê sẽ có
màu nâu cánh gián rất đẹp. Đến với các quán cà phê dọc đường Lê Lợi,
ngoài cà phê ngon còn được thưởng thức những bản nhạc hòa tấu bất hủ qua
đĩa nhựa của các nhạc trưởng Paul Mauriat; Frank Pourcel… và đương
nhiên giá cà phê cũng đắt gấp đôi gấp ba. Vâng, tiền nào của nấy!
Từ
giữa những năm 90 đến nay, khi xã hội Việt Nam phát triển theo hướng
tích cực và những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm
được nhắc đến nhiều, không còn thấy những quán cà phê nhếch nhác trên
vỉa hè. Dù đã có sự xuất hiện của nhiều loại thức uống giải khát tiện
dụng có nguồn gốc từ thiên nhiên, hay các sản phẩm công nghiệp như cà
phê hòa tan, cà phê 3 trong 1, cà phê đóng lon…, nhưng pha cà phê theo
cách truyền thống vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong văn hóa giải khát
của người thành phố. Duy nhất có chút thay đổi, là yêu cầu của người
dân, nhất là giới trẻ của thế kỷ 21, ngày càng cao và họ luôn khao khát
những kiểu thưởng thức cà phê mới. Cà phê ngon, chỗ ngồi thoải mái,
không gian lịch sự, trang trí sang trọng, cung cách phục vụ chuyên
nghiệp, có wi-fi… từ nhiều năm nay đã trở thành những tiêu chí cần và đủ
của người thành phố mỗi khi đi uống cà phê.
Như
để đáp ứng xu hướng mới này, hiện nay tại các vị trí đẹp của các khu
trung tâm, các tòa cao ốc văn phòng đều đã biết tận dụng lợi thế của mặt
bằng tầng trệt để mở những cửa hàng cà phê cao cấp như: Highlands;
Terrace; Central; Gloria Jeans; Coffee & Bean; Illy; NYDC; Mori
Deli; Napoli; Soho; Garden View; SH Garden; Windows… bên cạnh cà phê
phin, họ còn phục vụ cà phê theo phong cách châu Âu, châu Mỹ, có nơi
khách vẫn được phục vụ tại bàn, nơi khác khách tự phục vụ theo đúng
phong cách Tây phương. Ngoài thức uống truyền thống các nơi này còn giới
thiệu thêm cà phê pha chế theo kiểu Ý, kiểu Mỹ như: Capuchino;
Espressio; Latte… phục vụ dân văn phòng năng động.
Còn
với các bạn có quan niệm “cốc cà phê không chỉ đơn thuần là thức uống
giải khát mà còn là sự lãng mạn, là sự lắng đọng” thì đã có các quán cà
phê sân vườn với phong cách trang trí tuyệt vời như Thềm Xưa; Cõi Riêng;
Miền Đồng Thảo, Lối Về… nơi mà khoảng trống sân vườn được chủ nhân đặc
biệt chăm chút với hoa cỏ, cây cảnh, hồ sen, thác nước cách điệu… tạo
cảm giác êm đềm, tĩnh lặng để bạn có thể, trong một khoảng thời gian nào
đó, tìm đến tạm lánh xa sự ồn ào náo nhiệt của phố phường.
(Nguyễn Thành)
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Feb/2012 lúc 1:20am
Một góc cà phê
(Tuổi Trẻ Online)
Hôm
nay, dạo qua quán cà phê cũ. Giữa ngã tư ồn ào của hai con đường lớn
ngay trung tâm thành phố là một quán cà phê nho nhỏ. Giữa cái ồn ào của
phố xá, quán vẫn yên ả, trữ tình và lãng mạn theo cách rất riêng.
Nơi
cửa sổ nhìn xuống, từng dòng người tấp nập qua lại. Xen lẫn sự sang
trọng là những vất vả lo toan. Hai mặt của thành phố có thể chỉ cách
nhau một làn đường, một gang tay.
Những
ngày nắng ấm, tí tách bên ly cà phê và những tiếng du dương của những
giai điệu hòa tấu cổ điển. Cuộc sống sôi động dường như dừng bước ngoài
cửa sổ. Có gì đẹp hơn vào một ngày nắng ấm, giữa mùa xuân hoài bão ước
vọng của tuổi trẻ. Có gì đẹp hơn niềm hạnh phúc, ấm áp lan tỏa bên trong
không khí trầm, ấm cúng, nghi ngút khói cà phê quyện vị dìu dịu ngọt,
đăng đắng, ngầy ngậy chút bơ… thơm và quyến rũ đến lạ lùng! Ngoài kia,
những tia nắng đầu ngày xuyên qua tán lá me xanh.
Ngày
mới trôi qua như thế – nhẹ nhàng phiêu lãng và bình yên, dù chỉ dăm ba
phút ngắn ngủi để thưởng thức tách cà phê, nhưng mọi người ai cũng cảm
nhận được trong cái ồn ào, hối hả của cuộc sống thì đâu đó vẫn còn chút
nhẹ nhàng trầm lắng, suy tư. Từng dòng người như cơn sóng ồn ào qua, lớp
sau dồn lên lớp trước. Chỉ khi đối diện với sự bận rộn mới thấy mình
chậm rãi. Sóng sánh vàng nâu chuyện cũ. Thoang thoảng ban mai chuyện của
tương lai…
Nhớ
lại năm đầu đại học, ngồi trên chiếc ghế nhựa mỏng manh của cái quán
cóc trước cổng trường, ly cà phê của ai nấy giữ, có hôm cả nhóm hốt
hoảng bỏ chạy vì có lực lượng giữ gìn đường thông hè thoáng đến. Chỉ tội
cho chị bán cà phê, vài ba hôm lại phải mất vài cái ghế vì gom không
kịp. Chắc cũng chỉ có thời sinh viên mới có những khoảnh khắc vui như
thế. Cà phê Sài Gòn bây giờ phong phú như chính con người ở Sài Gòn, có
lắng đọng, yên tĩnh, có bay bổng, có cả ồn ào. Vui thì đi cà phê với bạn
bè, buồn thì mình ta với ta. Trở
lại góc quán cà phê ngày xưa, quán thay đổi nhiều, chủ quán mới, khách
đông hơn, ồn ào hơn. Không còn bắt gặp đâu đó bên cửa sổ có cô gái tuổi
đôi mươi nhiều mơ mộng, nhấp từng ngụm cà phê, nhìn ra cửa sổ rồi khẽ
mỉm cười. Bên tách cà phê, thi thoảng chợt nhớ lại hương vị năm nào.
Nguyên vẹn đến không ngờ. Đứng dậy, đẩy cửa, bước ra khỏi quán, cái ồn
ào như lao vào mình…
(Tuổi Trẻ Online)
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Feb/2012 lúc 4:30pm
09:55 AM 20/02/2012
Bên trong quán cà phê 'kỳ dị' ở Đà Nẵng
Được xây dựng trong khuôn viên tới 5.000 m2 với kiến
trúc của nhà cổ, gỗ thủy tùng, rồng ngậm ngọc..., một quán cà phê ở Đà
Nẵng đã trở thành nơi tham quan cho du khách.
> http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2010/08/3ba1efd0/ - Tách cà phê giá nửa triệu đồng > http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/08/3ba1f0c4/ - Gần 60 triệu đồng một kg cà phê chồn Việt Nam
Quán được sắp xếp theo hình chữ L trên diện tích đất 5.000 m2.
Bước vào quán là cặp rồng chầu bằng đá nguyên khối.
Cạnh cặp rồng là tượng đá tự nhiên theo hình sư tử và cây cảnh uốn lượn.
Ở phía bên tay trái là bộ tứ bình phác họa theo 4 mùa
Xuân-Hạ-Thu-Đông và Mai-Lan-Cúc-Trúc được gắn trên bức tường cao làm
bằng gạch cổ.
Bên tay phải là khu vực dành cho khách tham quan, uống cà phê ngắm
cảnh. Giữa khu vực này là tượng ngài Di Lặc được làm bằng gỗ thủy tùng
nguyên khối cao khoảng 2 m.
Phía bên trong cũng được trang hoàng một tượng ngài Di Lặc cao hơn 3m.
Bậc thang trong quán được chạm nổi hoa văn do các nghệ nhân làng đá Non Nước - Ninh Bình chế tác.
Một điểm nhấn của quán là cây Thiên tuế 596 năm tuổi được sưu tầm từ miền Nam, trồng tại quán vào năm 2010.
Chính diện là ngôi nhà cổ được dựng lại. Phía trước có bức bình phong lớn được khảm trai nghệ thuật.
Nội thất bên trong được trang hoàng theo đúng kiến trúc nhà cổ với những câu đối bằng chữ Hán được khảm trai.
Trong quán còn trang trí nhiều loại đồ cổ.
Trên tường của quán đều được treo những bức bình phong lớn cổ, sơn
son thếp vàng. Theo tiết lộ của chủ quán, tổng đầu tư cho quán này lên
tới 470 tỷ đồng. Tuy nhiên, một nhà thầu từng tham gia xây dựng quán cà
phê này cho biết, mức đầu tư có thể không tới hơn 400 tỷ đồng với tình
hình bất động sản xuống giá như hiện nay nhưng có thể lên tới cả trăm tỷ
đồng.
Cận cảnh quán cà phê kỳ dị ở Đà Nẵng
Trầu cau được trồng trước ngôi nhà giả cổ
Chum nước, nơm cá, cây khế sau nhà… được sắp xếp bên một lối đi nhỏ dẫn vào phía sau quán.
Buổi tối, quán có 3 không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật phục vụ
nhu cầu khác nhau của khách. Loa của quán cũng được ngụy trang bằng
những ngôi nhà nhỏ có mái che tinh tế.
Trong những ngôi nhà cổ, khách có thể gọi đồ uống hoặc ăn nhẹ
Khách đến không chỉ uống cà phê mà còn thưởng thức các món ăn
Phía trong một ngôi nhà giả cổ.
Kiến trúc cung đình cũng được tái hiện bên trong quán.
Những chiếc quạt cổ cũng được chủ quán bổ sung.
Quán cũng có nhiều không gian ngoài trời phục vụ nhu cầu của khách.
Nhiều du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm mỗi lần ghé quán.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Mar/2012 lúc 8:56pm
Quán cà phê nhỏ nhất
28/03/2012 3:02
Quán cafe chỉ có... 2 chỗ ngồi
Một chàng trai 28 tuổi mới đây đã khai trương quán cà phê trên mặt bằng chỉ… 2 mét vuông tại thành phố Lincoln (Anh quốc).
Trong cửa hàng, ngoài chỗ đứng của người bán thì chỉ có 2 chỗ ngồi
dành cho khách. Diện tích nhỏ xinh này cũng chỉ cho phép nhiều nhất 4
người cùng lúc lưu lại trong quán.
Quán cafe với diện tích chỉ 2 mét vuông
Ông chủ trẻ tuổi Adam cho biết: “Quán của tôi còn nhỏ hơn cửa hàng
cafe 5 mét vuông mở ra cách đây không lâu. Nó xứng đáng được sở hữu danh
hiệu quán cafe nhỏ nhất thế giới”.
Mặc dù sở hữu vẻ ngoài khá bắt mắt và đặc biệt nhưng tính từ thời
điểm khai trương đến nay quán café này cũng mới chỉ phục vụ được 35
khách hàng – một con số vô cùng khiêm tốn và không mấy khả quan cho việc
kinh doanh.
Ông chủ quán Adam đang rất hy vọng nhận được kỷ lục thế giới cho danh hiệu quán cafe nhỏ nhất
Giữa cái nắng nóng, ồn ào của thành phố, ngồi ở một góc của http://www.y5cafe.vn/quan-ca-phe-city-house-cafe-ngam-chau-au-giua-sai-gon-1321/ - City House
riêng tư, tựa lưng trên gối êm ái, nghe tiếng nhạc trầm lắng, du dương,
nhấp một ngụm cafe, đưa mắt ngắm nhìn phong cảnh mát mẻ, thoải mái gần
gũi với thiên nhiên sẽ cho bạn một cảm giác thoải mái.
Nằm trên con đường Huỳnh Khương An, quận Gò Vấp, http://www.y5cafe.vn/quan-ca-phe-city-house-cafe-ngam-chau-au-giua-sai-gon-1321/ - City House Cafe
chính là điểm dừng chân cho nhiều người. Quán mang vẻ đẹp tự nhiên với
nhiều sắc màu tươi mát, nhiều không gian lý tưởng, thu hút doanh nhân,
bạn bè, gia đình, cặp đôi… đến nghỉ ngơi, thư giãn, thưởng thức cafe…
Quán cà phê City House có không gian hài hòa, phối
cùng những gam màu nhẹ nhàng, thư thái. Màu xanh của cỏ cây, hoa lá, màu
rực rỡ, xinh tươi của nhiều loại hoa, hoa dừa cạn, hoa dạ thảo, hoa
hồng, hoa mười giờ… Bên cạnh đó, quán City House còn có những thác nước với nhịp chảy róc rách, mát lạnh và yên bình, tạo cảm giác thoải mái, một không gian mát mẻ.
City House Cafe được thiết kế với 9 phố theo phong
cách châu Âu, mỗi phố mang tên một loại hoa khác nhau với nhiều ống khói
đặc trưng giữa khu rừng đầy cây xanh bóng mát.
Đặc biệt, Cà phê City House còn có một góc dành
riêng cho các cặp tình nhân rất lãng mạn và ấm áp mang tên “Lâu đài tình
ái”. Quán thích hợp cho những đôi uyên ương đến chụp ảnh cưới
Buổi tối, City House Cafe rực rỡ đèn, tạo nên một
cảnh sắc thiên nhiên trong lành. Quán còn được trang trí mang đậm phong
cách châu Âu với nhiều chú cừu đang ăn trên những bãi cỏ xanh mướt, xung
quanh là cây lá xanh tươi và thác nước mát rượi.
City House Cafe có 6 phòng lạnh, với 40-45 chỗ dành
cho bạn bè, người thân hội hợp, tổ chức tiệc sinh nhật. Ngồi trong những
căn phòng, nhìn ra ngoài cửa sổ ngắm cảnh vật xung quanh, bạn sẽ thấy
nhẹ nhàng và như được tiếp thêm năng lượng cho những làm việc kế tiếp.
Cafe City House sẽ cho bạn không gian riêng tư, tựa
lưng trên những gối nệm êm ái, thưởng thức những tiếng nhạc trầm lắng,
du dương, lãng mạn rồi nhấp một ngụm cafe, giữa cảnh sắc xung quanh
thiên nhiên và tươi mát, mang lại cảm giác thoải mái và thú vị.
Phong cách châu Âu còn được thể hiện bằng chính những dãy nhà, được
thiết kế bằng đá, gạch, gỗ với những chiếc đèn sáng rực mỗi tối, phủ
quanh là những mảng xây của cây lá, gần gũi thiên nhiên.
Không gian trong nhà có máy lạnh và đầy đủ tiện nghi. Nơi đây có
nhiều ngôi nhà được thiết kế bằng đá, gỗ, gạch đậm phong cách châu Âu.
Bạn có thể vào đây gọi một tách cafe để thưởng thức và thư giãn sau
những ngày làm việc căng thẳng và những bộn bề lo toan của cuộc sống.
Quán Cafe City House mở cửa 7h-23h các ngày trong tuần. Ngoài phục cụ
cafe và các loại thức uống, nơi đây còn có cơm trưa văn phòng, nhiều
món ăn ngon đặc trưng như hủ tiếu sa tế, cơm tấm sườn…
Địa chỉ cho bạn: City House Cafe
21 Huỳnh Khương An, phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM (đối diện chợ Gò Vấp, cổng sau Trường Đại học Công nghiệp TP HCM).
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Dec/2013 lúc 2:21am
Cận cảnh trang trại cà phê chồn 42 tỷ đồng tại Đà Lạt
Là một luật sư
nhưng ông chủ Cà phê chồn Trại Hầm dốc túi hơn 42 tỷ đồng để làm trang
trại rộng gần 2,1ha, cung cấp loại đồ uống có mức giá lên tới 20 triệu
đồng/kg.
Cổng vào cửa hàng cà phê chồn nổi tiếng tại Đà Lạt.
Ông Nguyễn Quốc Minh, chủ trang
trại và hệ thống 3 cửa hàng cà phê chồn nổi tiếng tại Đà Lạt vốn là một
luật sư, rất mê cà phê, đã tự bỏ túi xây trang trại rộng 2,4ha. nuôi
cầy vòi hương (chồn hương) và tạo ra loại cà phê nổi tiếng đắt đỏ.
Những chú chồn chỉ được nuôi bằng quả cà phê chín để phân của chúng có tỷ lệ hạt đạt chuẩn cao.
Chuồng trại nuôi nhốt được đặt cách xa khu nhà hàng, được làm sạch hàng ngày vào buổi sáng.
Phân chồn còn tươi được thu hoạch và làm sạch bằng nước
.
Nhân viên sẽ phải lọc những hạt đã được tiêu hóa đạt tiêu chuẩn, phơi khô, rang và đóng hộp.
Chồn được huấn luyện quen người nên rất thân thiện với du khách.
Hộp quà gỗ dành cho khách hàng mua 1 kg cà phê chồn có kèm máy nghiền và bình pha.
Mỗi năm, trang trại thu hoạch
khoảng 200-250kg cà phê chồn, chỉ đủ cho khách du lịch và khách quen đến
thưởng thức và mua về làm quà. Một phin cà phê chồn tại quầy có giá
200.000 đồng, đủ cho 3-4 người thưởng thức.
Tại cà phê Hầm - Đà Lạt còn có
dịch vụ vẽ tranh từ cà phê. Đây là tác phẩm được họa sĩ của quán vẽ theo
yêu cầu của một du khách.
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Mar/2015 lúc 9:52pm
Váng khói trên mặt
tách cà phê
và
những
người bạn đến từ vũ trụ
Từ nay, khi ngồi trước tách cà phê, bạn có thể biết rằng mình sẽ không còn bao giờ cô đơn nữa ...
Vì
sao có váng khói trên mặt
tách cà phê ?
Hiện tượng khó hiểu này vừa được
giải thích. Váng khói được cấu thành bởi những giọt nước rất nhỏ bị nâng lên
bởi sự bốc hơi vì sức nóng. Các giọt nước này quá nặng để có thể bay lên cao
như làn khói, đồng thời quá nhẹ, nên không rơi được xuống mặt nước. Màu đậm
của cà phê hay trà khiến cho chúng được nhìn thấy rõ hơn, nhưng chúng hiện
hữu trên mặt tất cả các tách nước nóng.
Như thường lệ, khi khoa học giải
thích được một hiện tượng thì một câu hỏi khác lại được đặt ra : tạo sao, đến
một lúc nào đó, bất thần váng khói này bị rạn nứt, trong khi nhiệt độ của
tách cà phê không thuyên giảm một cách đáng kể ?
Người ta nhận thấy váng khói rạn
nứt khi chỉ một trong những giọt nước li ti rơi xuống, như thể nó lôi theo
tất cả các giọt nước khác một cách rất nhanh chóng. Điều gì đã khiến cho giọt
nước đầu tiên rơi xuống ?
Một trong những câu trả lời đưa ra
một giả thuyết vô cùng lý thú. Đó là sự tương tác với một hạt
"muon" đến từ tận cùng của ... vũ trụ ! Thời gian váng khói biến
mất tương ứng với nhịp độ tương tác của các hạt "vũ trụ" này với
mọi vật chất. Hạt này triệt tiêu điện thế của một trong các giọt nước, khiến
nó rơi xuống và kéo theo các giọt nước khác trong một phản ứng "tĩnh
điện".
Dù sao, từ nay, khi ngồi trước
tách cà phê, bạn có thể nghĩ đến những bạn bè đến từ vũ trụ xa xôi ấy, và
biết rằng mình sẽ không còn bao giờ cô đơn nữa ...