![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 107 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23591 |
![]() ![]() ![]() |
Thơ CUỐI THÁNG TƯ ĐEN TRÊN XỨ NGƯỜI... - Nhạc LẠNH LẼO - Sáo Trúc Đàn Nhị - 4/2025 <<<<<<![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Apr/2025 lúc 8:48am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23591 |
![]() ![]() ![]() |
![]() Cách nay không lâu, bất ngờ, tôi nhận được email của Nhã Trân – một người trẻ thuộc Quê Việt Media – cho tôi hay rằng Nhã Trân đã thực hiện youtube Chuyến Ra Khơi Bi Hùng, trích từ cuốn tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ Linh. Tôi emailed cảm ơn cô bạn trẻ Nhã Trân rồi vào Google tìm và thấy link này, với tựa đề mới: “Hải Quân VNCH Những Ngày Cuối”. https://www.youtube.com/watch?v=21H6wF4C2xE Đây không phải là lần đầu tiên có vị hảo tâm đã thực hiện youtube-videos với truyện ngắn/tài liệu/tùy bút/tạp ghi, v.v... của Điệp Mỹ Linh. Trước đây cũng đã có nhiều vị thực hiện youtube-videos với những tác phẩm của Điệp Mỹ Linh. Nhân đây, tôi xin chân thành biết ơn quý vị có tên sau đây đã thực hiện youtube-videos với tác phẩm của Điệp Mỹ Linh. *.- Anh Nam Dương – sống tại Việt Nam – thực hiện nhiều youtube-videos về tác phẩm của Điệp Mỹ Linh. Tôi emailed cảm ơn và khuyên anh nên cẩn thận/rất nguy hiểm cho anh. Sau đó, đúng như tôi dự đoán, tất cả youtube-videos do Nam Dương thực hiện cho Điệp Mỹ Linh đều bị xóa (deleted); nhưng tôi không được biết tình trạng an ninh cá nhân của anh như thế nào! *.- Anh Huy Tâm Dương Thượng Trúc. Tôi thích gọi anh là anh “Mũ Nâu”, vì anh là cựu sĩ quan Biệt Động Quân, thuộc Quân Lực VNCH. Anh Huy Tâm, từ năm 2016, đã thực hiện youtube Điệp Mỹ Linh 55 Năm Cầm Bút. Link: https://www.youtube.com/watch?v=nOd60LidhWs *.- Chị Thiên Hoàng thực hiện nhiều youtube-vidoes truyện/bài của Điệp Mỹ Linh. *.- Anh Tám Tình Tang và anh Tài Nguyễn cũng thực hiện vài youtube-videos với tác phẩm của Điệp Mỹ Linh. Nhưng youtube-video Hải Quân VNCH Những Ngày Cuối do Nhã Trân thực hiện là youtube đã làm cho tôi xúc động nhiều nhất! Lý do tôi xúc động mạnh có lẽ vì – đến cuối tháng Tư/2025 – thời gian “vong Quốc” của chúng ta đúng nửa thế kỷ!! Theo giọng đọc trong vắt và rõ ràng của Nhã Trân cùng với hình ảnh và âm thanh rất phù hợp với nội dung câu chuyện, không hiểu tại sao hai hàng nước mắt lại lăn dài trên khuôn mặt cằn cỗi của tôi! Để nén niềm xúc động, tôi quay nhìn qua khung cửa sổ, trên lầu. Trong không gian lành lạnh của một chiều cuối Xuân, từng hạt mưa âm thầm rơi nhè nhẹ bên kia khung cửa sổ như gợi lại trong hồn tôi những buổi chiều xưa, tại Chương Thiện/U Minh, trong không gian “câm nín” nhưng đầy mìn bẫy/hầm chông và B40/B41 của Việt cộng – tiền thân của cộng sản Việt Nam (csVN); nhưng, tôi muốn gọi đích danh Việt cộng là “Bộ đội ông Hồ” – khi đoàn chiến đỉnh thuộc Giang Đoàn 26 Xung Phong đang lầm lủi giang hành. Suốt thời gian dài tháp tùng hành quân với Giang Đoàn 26 Xung Phong, không thể nào tôi nhớ được bao nhiêu lần tôi đã khóc; vì thấy quân nhân của Giang Đoàn/quân nhân các đồn Nghĩa Quân/quân nhân các quân binh chủng bạn bị tử trận hoặc bị thương! Nước mắt của tôi trong thởi binh lửa biểu lộ niềm thương cảm từ trái tim của tôi dành cho Người Lính VNCH! Nước mắt của tôi khi Hạm Đội của Hải Quân VNCH vừa qua khỏi Vũng Tàu – nghe tin, từ radio, Tướng Dương Văn Minh đầu hàng csVN – mang nặng tủi hờn! Nước mắt của tôi khi Hạm Đội của Hải Quân VNCH đến Phi Luật Tân – phải hạ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa để treo cờ Mỹ lên – mang đầy uất hận! Nước mắt của tôi khi xem youtube-video “Hải Quân VNCH Những Ngày Cuối” do Nhã Trân thực hiện chan chứa tủi buồn và đắng cay!! Từ nửa thế kỷ qua, niềm đắng cay trong tôi chỉ âm thầm khi tôi thấy tin người trẻ Việt Nam phải xuất khẩu lao động; phụ nữ làm điếm/làm “osin”, thanh niên trồng cần sa/trộm cắp rồi bị nhà chức trách sở tại nhốt tù! Bây giờ, niềm đắng cay trong tôi là từ sự đồng cảm giữa người Việt di tản ngày 30/04/1975; người Việt vượt thoát Việt Nam bằng đường biển; người Việt nhập cư theo Luật định của Hoa Kỳ và người Việt vượt biển vào Anh! Tại sao, trước 1975, người dân miền Nam Việt Nam – thuộc chính thể Việt Nam Cộng Hòa – đang hưởng cuộc sống thanh bình/tự do/no ấm/đầy đạo đức, mà, từ cuối tháng Tư 1975, sau khi người csVN cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam đến nay, người Việt Nam phải sống cuộc đời cơ hàn/đầy tủi nhục như thế này? Theo tin trên BBC tiếng Việt, 21 tháng 03/2025: “Tổng cục Di trú Campuchia hôm 20/3 đã trục xuất 82 công dân Việt Nam, trong đó có 24 phụ nữ, về nước do cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Campuchia. Thiếu tá Lim Watana, Phó trưởng Đơn vị Cảnh sát Di trú tỉnh Svay Rieng, cho biết trong số những người bị trục xuất, một số đã bị bắt tại các tỉnh khác với cáo buộc làm việc và cư trú không có giấy tờ hợp lệ tại Campuchia. Báo Khmer Times dẫn lời cảnh sát cho biết những người khác là tội phạm từng phạm các tội như giết người, trộm cắp, sử dụng và buôn bán ma túy và đã thụ án xong tại Campuchia.” Link: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/czxnql2pynpo Gần đây, tôi nhận ra Việt Nam kết án tử hình cho người mang tội buôn bán ma túy! Vào Google, tôi thấy BBC tiếng Việt, ngày 16 tháng 03/2025, câu này: “Năm 2024, Việt Nam tuyên án tử hình ít nhất 113 người liên quan đến ma túy, xếp hạng thứ hai trong danh sách các nước thường tuyên tử hình người mang tội danh này, theo một báo cáo toàn cầu của tổ chức Harm Reduction International (HRI) công bố vào ngày 12/3.” Link: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5yrj4r436mo Hệ quả “trồng người?!” của csVN trong nửa thế kỷ qua, sau khi người csVN và “bộ đội ông Hồ” “đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” để cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, “thống nhất?!” đất nước mà ngày nay nước Việt Nam “vang danh thế giới!”, được “xếp hạng thứ hai trong danh sách các nước thường tuyên tử hình!” Người Việt Nam nào còn chút tự trọng có cảm thấy xấu hổ/tủi nhục về sự “nổi tiếng thứ nhì” của nước Việt Nam – do csVN lãnh đạo – trên thế giới về việc xử tử hình tội phạm hay không? Ngoài việc “nổi tiếng” về buôn bán ma túy, người Việt Nam – dưới chế độ cai trị của csVN – còn rất “nổi tiếng” về phương diện vượt biển! Theo Jonathan Head và Bùi Thư – phóng viên Đông Nam Á và BBC News Tiếng Việt, ngày 07 tháng 01/2025 – tường thuật: “Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam có số người vượt biển bằng thuyền nhỏ qua eo biển Manche cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Họ đến từ một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Vậy tại sao nhiều người lại mạo hiểm tính mạng để tới Anh?” Link: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1kedd2dejvo Theo Mark Easton và Harrison Jones, trên BBC, ngày 31/03/2025 tường thuật: “Năm 2024, 3.602 người di cư Việt Nam đến Vương quốc Anh bằng thuyền nhỏ. Gần một phần ba trong số đó được xác định có thể là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại, và con số này có thể tăng lên khi nhiều nạn nhân khác được phát hiện....” Link: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn7xl4z2m2go Tôi sẽ không nhắc lại những cuộc vượt biển ào ạt vào thập niên 70/80/90 của thế kỷ XX. Tôi chỉ muốn đề cập đến những sự kiện xảy ra gần đây để độc giả, cũng như tôi, tự hỏi: Tại sao, đất nước Việt Nam đã “được?!” người csVN “giải phóng?!”/“thống nhất” – đến 30 tháng Tư/2025 là đúng nửa thế kỷ – người Việt Nam không ở lại Quê Hương để hưởng Thái Bình mà người Việt Nam lại “tuôn” ra biển, liều chết để rời khỏi sự cai trị của người csVN và “bộ đội ông Hồ”?! Dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, từ 1954-1975, người Việt Nam chỉ rời Quê Hương để du học tại các nước tiên tiến: Học sinh du học để tăng kiến thức; quân nhân du học để tiếp nhận kiến thức quân sự – rồi trở về Việt Nam – chứ không hề có người Việt Nam nào liều chết/bỏ nước ra đi để làm điếm/trồng cần sa/làm “osin” như dưới thời cai trị của csVN! Tôi có thể khẳn định rằng: Nhờ Chuyến Ra Khơi Cuối Cùng của Hạm Đội Hải Quân VNCH vào cuối tháng Tư, 1975, đem theo hơn 30 ngàn thường dân và gia đình binh sĩ, được đài BBC loan báo trên hệ thống truyền thanh quốc tế, người Việt trong nước nghe được và biết được rằng Thế Giới Tự Do sẵn lòng đón nhận người Việt tỵ nạn cộng sản; thế là người Việt liều chết đi tìm Tự Do; danh từ Boat Poeple “ra đời”! Thời điểm đó, người csVN thóa mạ người Việt Tỵ Nạn là thành phần “ăn cơm thừa/sữa cặn”/“niếm” (liếm) gót giày của bọn “sen đầm” quốc tế! Người Việt sang Mỹ theo diện HO (Orderly Departure Program, viết tắt là ODP). Trong khi quý vị HO bị csVN nhốt tù thì con của quý vị HO không được csVN cho phép đi học; do đó, khi đến Mỹ, quý vị HO đã già và mang nhiều bênh tật do csVN nhốt tù quá lâu; đa số con của quý vị HO không đủ trình độ để theo học đại học, đành phải học làm móng tay để giúp gia đình; thế là người csVN ngang nhiên viết trên internet rằng: Người làm móng tay là “dân cạo móng”! Sau khi nhận ra đa số “dân cạo móng” đã trở thành triệu phú và con cháu của “dân cạo móng” đều học hành/đỗ đạt, người csVN xóa danh từ “dân cạo móng”! Sau nửa thế kỷ “vong Quốc”, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn phát triễn vượt bực; sự thành công của người Việt Di Tản thuộc thế hệ trẻ thì trên cả tuyệt vời! Người csVN dù “thèm” lắm/muốn cưỡng đoạt sự thành công vĩ đại của người Việt Tỵ Nạn – như người csVN từng cưỡng đoạt tất cả tài sản của Người Miền Nam Việt Nam khi người csVN cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 04/1975 – nhưng người csVN chỉ biết ra nghị quyết 36 chứ người csVN không thể “hợp thức hóa” như người csVN đã thực hiện vào cuối tháng Tư/1975! Theo định nghĩa của Wikipedia về Nghị Quyết 36 thì: “mục đích của Nghị quyết 36 là: xuất phát từ tình hình thực tế, Đảng ta mong muốn khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc và mở rộng và trong đó có sự quan tâm đặc biệt cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đảng và Nhà nước ta muốn tạo sự đồng bộ của người Việt Nam trong và ngoài nước cùng có ý thức xây dựng đất nước, xây dựng quê hương.
Phân đoạn được trích dẫn từ Wikipedia đã thể hiện được lòng tham vô đáy và “cái lưỡi không xương” của người csVN!! Viết đến đây, thấy có dấu hiệu tin mới, tôi “bấm” vào và thấy: “E! News Blue Origin Flight: Katy Perry, Lauren Sánchez, Gayle King & More React to Landing Back on Earth By Sydney Kerr, April 14/2025 @ 9:51AM Katy Perry, Lauren Sánchez, Gayle King and more opened up about their trip to space as part of the all-woman crew for Jeff Bezos’ Blue Origin NS-31 mission on April 14 after landing back on Earth.” Xin trích phân đoạn này, cũng từ Link đã dẫn: “... The Blue Origin all-women crew have officially landed safely back on Earth after their April 14 visit to space. Along with Jeff Bezos’ fiancée Lauren Sánchez, the team included Katy Perry, Gayle King, former NASA rocket scientist Aisha Bowe, civil rights activist Amanda Nguyen and film producer Kerianne Flynn. Mắt tôi dừng lại nơi danh từ riêng Amanda Nguyễn rất lâu. Amanda Nguyen đã làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ trên chuyến bay NS-31 của Blue Origin. Điều thú vị hơn nữa là: Trong khi phi thuyền đang “lơ lững” trong không gian, Katy Perry đã hát ca khúc “What a Wonderful World” của Louis Armstrong! Tìm hiểu thêm, tôi thấy trên Google: “Amanda Nguyễn's parents were boat refugees from Vietnam. Her father came from the royal family, while her mother came from rural farmers. They met and married in the United States after both fleeing Vietnam as refugees....” Khi được cơ quan ngôn luận Pivotal phỏng vấn, chính Amanda Nguyễn xác định: “We Came On Boats, and Now We’re On Spaceships”. Link: http://pivitalpivotalventures.org/articles/amanda-nguyen-we-came-on-boats-and-now-were-on-spaceships Sau nửa thế kỷ vong Quốc, một phụ nữ Việt Nam – Amanda Nguyễn – vươn cao “ngất Trời”, đền ơn nước Mỹ; vì, nếu Amanda Nguyễn không thể vượt biển đến được Hoa Kỳ thì Amanda Nguyễn chỉ là một phụ nữ sống lam lũ ở vùng kinh tế mới nào đó tại Việt Nam mà thôi! Amanda Nguyễn cũng đã chứng minh cho người csVN thấy rằng: Dù người csVN đã nhốt tù Cha/anh/em của chúng tôi; đày đọa Mẹ/chị em của chúng tôi đi vùng Kinh Tế Mới để cố tình vùi dập con/cháu của người Miền Nam chúng tôi đến đâu đi chăng nữa thì người Việt Nam tỵ nạn tại Hoa Kỳ và các nước thuộc thế giới Tự Do cũng vươn lên, đem niềm hãnh diện đến cho dân tộc Việt, xóa mờ hình ảnh đáng thương của những phụ nữ/thanh niên Việt Nam bất hạnh, phải sống dưới sự cai trị của người csVN và “bộ đội ông Hồ”, phải xuất cảnh lao động để làm điếm/làm “osin”/trồng cần sa! Viết đến đây, tự dưng tôi đưa tạy quẹt nước mắt, lòng hân hoan khi nhận ra: Nữ Phi Hành Gia Amanda Nguyễn – xuất thân từ một gia đình thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ – đã làm rạng danh con/cháu của Hai Bà Trưng và Bà Triệu! Điệp Mỹ Linh Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Apr/2025 lúc 9:50am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23591 |
![]() ![]() ![]() |
NGÀY NẦY, NĂM 1975 …. (Tiểu Tử) - Tài Nguyễn Diễn Đọc <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Apr/2025 lúc 10:49am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23591 |
![]() ![]() ![]() |
Tiếng Hú Giữa Đêm Khuya
(Kính tặng các bạn tù tại trại giam AN ĐIỀM -Quảng Nam.) Bác sĩ Trần Quý Trâm Một buổi tối mùa đông cách đây vừa đúng 31 năm. Lúc đó tôi đang bị “cải tạo” tại trại giam An Điềm, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 50 cây số theo đường chim bay… Tôi còn nhớ rất rõ, đêm đó trời mưa, mưa tầm tã, ngoài trời tối đen, tiếng gió thỉnh thoảng rít lên từng hồi, len vào hai lỗ tai của chúng tôi như tiếng ma quỷ kêu khóc ngoài khu nghĩa địa bên kia sườn đồi. Chúng tôi: anh Thương -Trung úy Cảnh sát đặc biệt, anh Lưỡng -đoàn trưởng xây dựng nông thôn, anh Kỷ -phó quận trưởng, và tôi vừa mới bị giải giao về đây từ trại giam chợ Cồn, Đà-Nẵng. Ngoài tôi ra, các anh kia tôi không rõ các anh sở trường về loại gì, riêng anh Lưỡng lúc bị bắt, khai là làm nghề Y tá. Tôi chẳng thấy anh biết gì về chuyên môn, mà cứ hễ một bệnh nhân nặng sắp chết là anh trình báo với công an xin một con gà còn sống, xé làm đôi đang còn máu me, đắp lên bụng. Kết quả bệnh nhân vẫn chết. Anh còn nói: “Tôi chữa bằng cách này cứu sống rất nhiều người”. Công an tin nên để anh làm ở trạm xá với chúng tôi. Tính từ khi tôi nhập trại đến nay đã ba tháng, có 5 người chết: 3 bị chết vì sốt rét ác tính, hai người chết vì kiệt sức. Tính ra anh đã mổ cả thẩy 5 (năm) con gà để lo chữa bệnh cho những người xấu số kia, nhưng kết quả như quý vị đã biết, chẳng ai còn sống. Tất cả năm người đều theo nhau sang bên kia sườn đồi. Chúng tôi không dám ăn mấy con gà đã chết. Anh Lưỡng thản nhiên rô-ti mấy miếng thịt gà béo ngậy trên lò bếp bằng than mà chúng tôi dùng để nấu nước luộc kim tiêm. Anh đã ăn những miếng thịt gà nướng ấy thật ngon lành… Tôi kể sơ một chút về trạm Y- tế: kể cả tôi là bốn người. Tôi, là người kế nghiệp anh Nguyễn Diệu hiện đang ở Úc. Thuốc men kim chỉ đều do tôi đem lên và chỉ có một ít của trạm xá, nhưng phần nhiều là thuốc nam như Xuyên Tâm Liên (chữa Cảm cúm). Một lần uống 10 viên, cả ngày 30 viên, uống xong no luôn. Đau bụng thì có viên Rửa. Nó giống như Alixir Paregorique, uống độ 3 hay 4 viên thì cả tuần sau mới đi restroom được. Loại thuốc này có chất gây nghiện nên số tù hình sự nghiện xì ke thường hay tới khai bệnh đau bụng tiêu chảy để xin thuốc uống cho dịu cơn nghiện. Trạm trưởng là chị Năm công an, trình độ văn hóa lớp I. Thuốc tây chị chỉ biết Tetracycline 250mg mà thôi. Do đó, người tù nào mà công an kêu là nợ máu nhiều với nhân dân thì dù vết thương có bị nhiễm trùng nặng mấy đi nữa, chị năm cũng nói với tôi: “Anh chỉ cho anh X một viên Tetracyline 250mg/ngày mà thôi”. Có trường hợp anh Y, chi khu trưởng quận Duy Xuyên, cấp bậc Trung tá, đi lao động bị gạch đè dập mấy ngón tay, để lâu vết thương lở loét, nhiễm trùng nặng vì không có thuốc, chỉ được băng bó bằng lá. Chị Năm “ra lệnh” cho tôi: “Tên này nợ máu nặng, anh chỉ cho hắn 2 viên Tetracycline 250mg/ ngày thôi”. Buổi tối họp “giao ban”, tôi đề nghị các anh ở trạm xá cho anh Y 4 viên Tetracycline vì vết thương, làm độc đã quá nặng, và cũng đừng cho chị Năm biết. Thế mà sáng sớm hôm sau, công an đã kêu tôi lên gặp chị Năm gấp. Vừa nhìn thấy tôi, chị quát: “Tôi đã bảo anh cho tetracycline 250mg hai viên một ngày thôi, tại sao anh cãi lệnh tôi hả?”. Sau đó là hàng chuỗi những chữ nghĩa thốt ra: nào là cố tình dung dưỡng cho thành phần có nợ máu với cách mạng, với nhân dân… Tôi chỉ còn cách duy nhất và cũng là cách mà anh em tù “cải tạo” chúng tôi thường áp dụng để cho qua cầu đó là nhận khuyết điểm và hứa sẽ rút kinh nghiệm cũng như sẽ không vi phạm ở những lần sau nữa. Trên đường trở lại phòng, tôi thấy nỗi chán nản, vô duyên nhói đau vào tâm não. Nỗi xót xa thương cảm cho các bạn tù của chúng tôi nếu chẳng may bị tai nạn hay bị vướng một thứ bệnh gì đó dù chỉ là cảm mạo hay kiết sức là thấy con đường đi về phía bên kia sườn đồi (nghĩa địa) đã chờ đón bước chân, vì bất cứ ai cũng sẽ là nợ máu… Bên cạnh trạm xá là phòng cách ly dành riêng cho số người bị lao phổi nặng nằm chữa bệnh. Lúc tôi mới tới, bệnh phổi của họ đã ở vào thời kỳ thứ ba; bệnh xá không có thuốc chữa. Thỉnh thoảng thân nhân họ thăm nuôi, kiếm được vài lọ streptomycine 1g. Họ đem qua nhờ trạm xá chích, vẻ mặt ai nấy đều hân hoan như vừa có được thuốc tiên… Đêm tôi nằm nghe nghe họ nằm ở phòng cách ly sát bên trạm xá ho húng hắng, khạc nhổ bừa bãi thấy cũng ghê quá. Thấy vậy, tôi đề nghị anh em mỗi người mang khẩu trang để giữ vệ sinh, phòng lây sang người khác. Nhờ vậy, tôi cũng thấy yên tâm, đỡ ngán phần nào. Nhưng niềm vui, hy vọng của họ cũng chỉ là ánh sáng của con đom đóm, vì dễ gì thân nhân của họ kiếm ra thuốc và lên thăm họ thường xuyên được. Hy vọng, niềm vui lụi tàn dần theo từng cơn ho và sư suy kiệt dần mòn của cơ thể. Tôi chưa hề thấy ai ra khỏi khu nhà cách ly để trở về nhập vào khối anh em lao động như lúc họ mới đến trại. Tất cả những bệnh nhân lao phổi đều lần lượt được anh em bạn tù bó chặt thân xác bằng chiếc chiếu để mang đến bên kia sườn đồi, để ngủ ở đó với những người đã đến trước. Trong số những người bệnh ở cách ly có anh Nguyễn Văn Năm bị Hemoptysis. Trong cơ thể anh bị mất máu rất nặng và không còn sức sống. Một đêm anh bị đau hố chậu bên phải. Đó là trường hợp bị “Viêm ruột thừa cấp”. Tôi lên báo cáo công an và chị Năm, trưởng trạm xá: “Ngày mai có xe về Đà Nẵng, xin cho đem anh Nguyễn văn Năm về, nhập viện để mổ, thì mới cứu được”. Nhưng tất cả họ đều lắc đầu và cho là: “Tên này có nợ máu nặng với cách mạng, với nhân dân, anh chữa không được thì để cho nó chết”. Về phần tôi, bao nhiêu kim chỉ, tôi đem theo lên năm ngoái lúc bị bắt, đều đã dùng hết. Do đó tôi không thể mổ được. Vả lại bệnh nhân bị huyết áp hạ nặng, sẽ bị choáng và tử vong. Nếu mình liều lĩnh mổ mà không có một chút xíu phương tiện chống choáng nào trong tay. Mấy ngày sau bụng anh Nguyễn văn Năm co cứng, càng ngày càng phình to. Anh thở không nổi, tôi phải dùng syringe rút bớt nước ra, thế nhưng qua ngày hôm sau, bụng anh Năm lại trướng lên, có phần to hơn. Đúng là ruột thừa đã bị vỡ mủ, và là Peritonite aigue. Tôi lại lên năn nỉ từ công an quản giáo rồi lại đến chị Năm (trưởng trạm xá), nhưng tất cả họ đều thẳng thừng từ chối và còn nói với tôi: “Đó là tên có nợ máu nặng với cách mạng với nhân dân. Cứ để cho nó chết” Tôi vô cùng thất vọng và trở về, ghé chỗ anh Năm để thăm bệnh. Anh níu tay tôi, thì thào: “Bác sĩ cứu tôi với, tôi còn vợ trẻ và 5 đứa con còn nhỏ dại, đừng để tôi phải chết ở nơi này bác sĩ ơi”. Tôi an ủi anh: “Anh yên tâm, tôi sẽ cố gắng xin với công an quản giáo và trưởng trạm để cho anh được chuyển về bệnh viện Đà Nẵng chữa trị”. Tôi xin đựơc của anh em mấy chai serum, mấy lọ trụ sinh và mấy ống valium 10mg. Tôi đã dùng hết cho anh. Tôi nghe tiếng anh hét lên đau đớn mà lòng buồn vô hạn. Nhưng cũng đành bó tay, không làm gì để giúp cho anh được. Không còn một thứ thuốc gì để lo cứu anh nữa. Những ngày sau đó anh Nguyễn Văn Năm yếu dần. Anh được đưa về nằm hấp hối trong một phòng kỷ luật đặc biệt dành cho những người “có nhiều nợ máu”. Căn phòng hôi hám không thể nào tưởng tượng được. Mỗi lần tôi đến khám bệnh, ruồi bay lên từng đàn. Tiếng vo vo tưởng như bày ong. Người bệnh nằm lẫn với phân và nước tiểu, khai thối đến ói mửa. Đã trải qua nhiều ngày đêm, anh năm rên la thảm thiết. Bụng anh càng trướng to hơn, tôi chỉ làm pontion lấy nước và cho anh uống thuốc ngủ. Nhưng khi hết thuốc, anh càng kêu la thống thiết: “Bác sĩ ơi, cứu tôi với. Tôi còn vợ dại và 5 con thơ”. Đêm nay là đêm 30 tết. Chúng tôi ngồi trầm ngâm buồn tủi bên cạnh lò than. Tiếng nổ lách tách của viên than hồng lóe sáng, soi rõ mấy bộ mặt tang thương của chúng tôi. Tôi đang hình dung ngày mồng Một tết, vợ chồng và các con đi chùa, hái lộc đầu năm. Rồi tôi sẽ lì xì cho các con tôi những đồng tiền mới, nói với vợ tôi những lời chúc hạnh phúc gia đình và cho riêng nàng- Chao ơi là hạnh phúc. Một tiếng sấm nổ to chát chúa làm tôi tỉnh giấc mơ đẹp. Lẫn trong gió mưa, một tiếng hú thê lương vang lên: “Bác sĩ ơi! Cứu tôi với. Tôi đau quá,.. Chết mất, cứu tôi, Bác sĩ ơi…” Tôi nói với mấy anh bên cạnh: “Có lẽ đêm nay anh Năm sẽ đi”. Chiều hôm qua tôi tới thăm bệnh thấy anh nằm thoi thóp, hấp hối. Đôi mắt mở to, anh nhìn tôi cố gắng thều thào: “Bác sĩ cứu tôi, chết…” Tôi đã ứa nước mắt, khóc thầm vì tuyệt vọng không còn cách gì cứu được mạng anh… Mấy ngày nay, anh đã được nuôi bằng dịch chuyền. Khi bụng anh căng cứng quá, tôi làm pontion, lấy ra từng lít nước, với hy vọng mong manh kéo dài hơi thở cho anh được lúc nào hay lúc đó… Và rồi, nửa đêm về sáng, mỗi lúc tiếng kêu của anh yếu dần đi chỉ còn là những thanh âm ngắt quãng thê thiết. Anh Nguyễn Văn Năm đã ra đi, bỏ lại vợ con. Mọi người cho trần ai khốn khổ. Anh Năm đã chết vì sự cố tình của những người cộng sản coi trại tù, những con người cũng là người, nhưng dường như họ không có trái tim, không có những rung động xúc cảm của con người. Hận thù tàn ác vô nhân đã chiếm ngự từng ngõ nghách tâm hồn -Những con người gỗ- Có lẽ sự tàn độc cũng chỉ đến thế, không còn gì để vượt lên trên được cách giết người này nữa. Quả thật cộng sản giết người trong lạnh lùng, vô nhân. Đúng là siêu việt. Người Quốc gia chưa thể và không thể nào so sánh được với cộng sản về sự tàn ác, bất nhân. Sáng mồng Một tết, cơn bão nhiệt đới ngày hôm qua đã dịu bớt, bầu trời xám xịt. Từng hàng cây đổ xiêu vẹo, ngổn ngang xung quanh trạm xá. Tôi cảm thấy mệt mỏi, thẫn thờ vì cả đêm không ngủ được, vì nhớ nhà, và cũng vì tiếng kêu rên thê lương của anh Nguyễn Văn Năm. Qua khung cửa sổ được rào bằng những sợi kẽm gai đan xéo, chằng chịt, tôi nhìn thấy một đám tang đi qua. Thân xác anh Năm được bó trong một chiếc chiếu, có vẻ đã hơi cũ, được ràng buộc rất kỹ. Hai người (bạn tù) khiêng hai đầu bằng một đòn tre. Họ lội lõm bõm trong nước bùn làm văng tung tóe những vệt bùn nhầy nhụa lên con đường trước sân. Họ đang khiêng một xác chết. Đám tang cô đơn, không có tiếng khóc. Họ yên lặng khiêng anh Nguyễn Văn Năm về nghĩa địa dành cho những người tù xấu số bên kia đồi. Nơi đây, một huyệt đạo đã được người ta đào sẵn từ mấy ngày trước. Thôi, đã xong một kiếp người. Vĩnh Biệt Anh Năm. BS BĐQ Trần Quý Trâm Y sĩ trưởng LĐ 11 BĐQ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23591 |
![]() ![]() ![]() |
Chiến Dịch Di Tản Trẻ Em Mồ Côi Việt Nam 1975: Operation Babylift 1975
Tôi và anh Lê Quang Phát biệt phái làm việc cho Phòng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ (U.S Defense Attaché Office DAO) của tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Hai chúng tôi có nhiệm vụ thường xuyên liên lạc với phòng An Ninh Không Quân Tân Sơn Nhứt của Trung Tá Trần Văn Ngưu để cung cấp thẻ an ninh cho tất cả quân nhân và dân sự Hoa Kỳ và toàn thể nhân viện Việt Nam làm việc cho cơ quan này. Với thẻ an ninh này họ mới được phép ra vào phi trường Tân Sơn Nhứt và các cơ sở của Hoa Kỳ tại Saigon, Gia Định và Biên Hòa. Trong khoảng thời gian vài tháng trước ngày Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản Việt Nam, các hội từ thiện tại Hoa Kỳ muốn giải cứu các em bé mồ côi ra khỏi vùng chiến tranh. và một số hội Cha Mẹ Nuôi đang hoạt động ở Việt Nam yêu cầu chánh phủ Huê Kỳ giúp di tản trẻ mồ côi từ những trại mồ côi ở Việt Nam. Họ làm áp lực bên Hoa Kỳ và bên Việt Nam. Họ yêu cầu Tổng Thống Gerald Ford nên tìm cách di tản các em mồ côi ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt. Đầu tháng Tư 1975 Tổng Thống Ford tuyên bố Chánh phủ Huê Kỳ sẽ di tản trẻ mồ côi từ niềm Nam Việt Nam. Chiến dịch này sẽ đưa trẽ em mồ côi Việt Nam qua Hoa Kỳ và những nước khác như Úc đại Lợi, Pháp và Gia Nã Đại, Ông John Gillen, trưởng phòng An Ninh của DAO bảo hai chúng tôi thông báo cho Trung Tá Trần Văn Ngưu rằng chiến dịch Operation Babylift sẽ được thực hiện bất cứ lúc nào. Chiến dịch này được gọi là Chiến Dịch Di Tản Trẻ Em Mồ Côi Việt Nam hay dịch ra tiếng Anh là Operation Babylift. Cũng nên nhấn mạnh rằng vào lúc ấy những người thực hiện chiến dịch này không biết chắc chắn có bao nhiêu trẻ mồ côi sẽ được di tản. Dự đoán là khoảng từ vài trăm em hay cả ngàn, rồi mấy ngàn em. Con số này tiếp tục tăng cao theo tin đồn có những em nhỏ ở tận Quảng Trị - Thừa Thiên cũng được người ta đem vào, nhưng không ai có thể chứng minh đúng số là bao nhiêu em. Về mặt pháp lý thì vấn đề xin con mồ côi, các em mồ côi cha me hội đủ điều kiện được các gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi. Giấy phép xin con nuôi bên Hoa Kỳ đã chuyển đến Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Theo lời ông Đệ Nhứt Bí Thư Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ thì chánh phủ Việt Nam quá lộn xộn nhưng còn chuyện giấy phép là phải có Bộ Tư Pháp Việt Nam chấp thuận. Ông không thể chờ đợi và giận dữ. Ông Gillen nói chuyện này phải tiến hành mau lẹ. Khi nhận được giấy phép, máy bay của Không Lực Hoa Kỳ (US Military Airlift Command (MAC) đến đưa các em đi ngay. Chiến dịch Operation Babylift được chuẩn bị trong một thời gian rất ngắn. Tất cả các em được các hội cha me nuôi Mỹ Việt tại Saigon và bên Tòa Đại Sứ Mỹ chuẩn bị rất chu đáo. Tất cả nhân viên gồm Bác Sĩ và Y Tá thuộc bịnh viện Hoa Kỳ ở Saigon cộng với một số lớn nhân viên Mỹ của DAO, xe cứu thương và xe buýt với tư thế chờ đợi và sẵn sàng . Đầu tháng Tư chiến dịch Operation Babylift bắt đầu. Hôm đó tôi bị bịnh vì mới mổ ruột thừa nên không đến sở. Anh Phát phải làm việc ngày đó. Anh và ông Gillen phối hợp với Trung Tá Ngưu chỉ huy cho xe chở các em vào phi trường. Ngồi nhà buồn chán, tôi mở truyền hình lên xem thì thấy hình ảnh của chiếc phi cơ A C-5 Galaxy chở mấy trăm em nhỏ và người lớn rớt ở một địa điểm hiểm trở cách Saigon không xa. Hôm sau, tôi vào sở, nghe anh Phát kể lại các hoạt động hôm đó mà rùng mình. Chiến dịch này kéo dài mấy ngày liền. Về chuyến bay bị rớt, tôi hỏi ông Gillen có bao nhiêu người chết, ông ta lắc đầu lia lịa, rồi ông quát lớn, “Nobody know” Không ai biết hết! Các anh đừng phao tin này ra ngoài. Nó rất nguy hiểm.” Một tuần lể sau tại nạn đó, Ông Gillen nói với tôi một cách buồn bã, “Anh đi qua cư xá, đến phòng của Jennifer kiểm kê hết đồ đạc trong phòng, lập một cái list, kêu người đóng thùng gởi về cho cha mẹ cô ấy”. Jennifer là thư ký xinh đẹp của Đại Tá Trưởng Khối Không Quân của DAO. Người da trắng mắt xanh gốc Ái Nhĩ Lan, cô còn độc thân và rất trẻ. Người nhỏ gọn cao 5 feet, sắc đẹp nghiên trời. Chúng tôi gọi cô ta là Miss DAO (Hoa khôi của DAO). Sau khi tốt nghiệp Đại Học. không muốn lập gia đình, cô nhận việc làm ở Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ rồi xin qua Việt Nam làm việc hai năm với hy vọng có dịp thay đổi cuộc đời. Vì sức khỏa của trẻ em mồ côi chương trình Operation Babylift buộc phải có bác sĩ, y tá và nhiều người lớn đi theo chăm sóc. Mỗi người lớn đi theo được chỉ định hai em nhỏ khi lên phi cơ. Jennifer tình nguyện đi theo và gặp nạn. Một số người sống sót, một số bị thương và mấy người chết trong đó có Jennifer. Số các em sống sót và bị thương được lập tức đưa đi qua Mỹ ngay. Tôi và anh tài xế ghi chép, đánh số mọi thứ trong phòng xong, tôi bước vào phòng ngủ, một gian phòng đơn sơ nhưng rất ấm cúng. Ngọn đèn ngủ chưa tắt, cây quạt máy vẫn còn đứng quây nhè nhẹ cho tôi cái cảm nhận cô vội vàng đi cho kịp chuyến bay hôm đó nên quên tắt cây quạt. Nhìn tấm hình nhỏ miệng tươi cười trong khuôn hình dựng trên bàn bên giường ngủ tôi thực sự trào ra nước mắt. Tôi mang tấm hình trở về văn phòng báo cáo cho ông Gillen, đồng thời tôi đặt tấn hình của Jennifer lên bàn viết của ông. Ông nhìn tấm hình một lúc đôi mắt của ông rưng rưng. Ông cầm ống điếu bập bập, một làn khói trắng bay lên rồi ông nhè nhẹ kêu tên tôi. “Bình! anh đem nó trở lại bỏ chung đồ đạc của cô ta ngay bây giờ”. Tội nghiệp cho Jennifer, người có một tâm hồn cao quý đã ra đi vì các em mồ côi Việt Nam. Tất cả chúng tôi không ai biết các em bé nuôi này đươc đưa về đâu. Ai nhận nuôi dưởng các em bé mồ côi cha mẹ này. Một năm sau ngày tôi định cư yên ổn, tôi gặp một em Babylift tại Mỹ. Câu chuyện xảy ra rất bất ngờ. Sau khi định cư ở Mỹ tôi làm việc cho chương trình ty nạn Đông Dương tôi thường đi thăm các lớp học ESL và gặp người tỵ nạn trong toàn tiểu bang Washington để lượng giá sự tiến bộ và có trở ngại gì mới của từng địa phương. Một hôm tôi đi đến trường Grays Harbor Community College, tôi gặp anh Gary H., người phụ trách chương trình ESL. Sau khi thảo luận về chương trình dạy xong, Gary H. nói anh ta có nuôi một đứa trẻ mồ côi Việt Nam. Thiệt là bất ngờ cho tôi. Anh quảnh mặt lên hãnh diện nói, “Nó là một trong các em đi trong chiến dịch Babylift đó. Một số trẽ em trong chiến dịch Operation Babylift được máy bay đem về McChord Fort Lewis Tacoma” nằm sát bên căn cứ quân sự Camp Murray nơi tôi hướng dẩn đoàn người tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đến Camp Murray tạm trú năm 1975. Anh còn cho tôi biết có một đứa nhỏ khác cũng trong chiến dịch này đã được một cặp vợ chồng trẻ nhận nuôi và đang ở Raymond. Gary cho tôi địa chỉ và số điện thoại của cặp vợ chồng trẻ này. Tôi đến thăm em bé này tại nhà người cha mẹ nuôi, tôi không còn nhớ tên, thân hình bé bỏng, em nhìn tôi nhưng không cười, không tránh né như những đứa trẻ khác. Bé rất dễ thương. Người cha nuôi nói với tôi anh muốn nó gặp người Việt Nam, muốn nó ăn thức ăn Việt Nam để nó biết nguồn gốc của nó. Thị trấn Raymond thuộc quận Grays Harbor, quanh năm sương mù, nhiều ngày ảm đạm vào mùa Đông. Cả thị trấn chỉ có mấy con đường tráng nhựa, ít người và hoang vu, không có một gia đình người Á Châu nào ở trong hay chung quanh thị trấn này. Người ở đây muốn ăn một bữa cơm Á Châu phải đi khoảng 150 cây số mới tìm được một nhà hàng Tàu và nơi này tuyệt đối không có một nhà hàng Việt. Tôi tự hỏi vì sao đứa bé ở cái tuổi còn quá nhỏ mà phải đi xa tít chưn trời để rồi không còn nghe tiếng mẹ Việt Nam ru con ngủ. Nhận thấy hoàn cảnh quá khó khăn. Tôi đưa anh một số điện thoại của người Việt cư ngụ tại thị trấn Aberdeen cách nhà anh khoảng 20 dặm để anh đem đứa con nuôi đi gặp các em nhỏ người Việt Nam khác cho nó vui. Chiều buông xuống, tôi cáo lui, từ giã thị trấn Raymond, bỏ lại sau lưng đứa bé và cặp vợ chồng trẻ. Tôi vô tình mang theo khuôn mặt buồn hiu của nó trong tâm trí của tôì cho đến ngày nay. Đường Bình |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23591 |
![]() ![]() ![]() |
Tưởng Niệm 3O Tháng Tư: Một Chuyến Đi Thăm Nuôi ChồngNhân tháng tưởng niệm 3O. O4. 1975. Mời quý anh chị xem lại những dòng nhựt ký máu và nước mắt của những người từng bước qua giai đoạn lịch sử. Xem để hiểu để cảm nhận sự tàn ác và sự bất nhơn của cộng sản, khi chúng xâm chiếm và cướp đoạt miền Nam. Và những cảnh địa ngục trần gian là đày đọa tù đày giam giữ những quân nhân cán chính miền Nam. Thú tính hơn khi những hiền thê tới thăm chồng đã bị chúng làm nhục và có nhiều người đã tự tử để giữ vẹn sự trung trinh, có người phải gắng gượng để sống trong nhục nhã vì con vì chồng. Ui... biết bao những cảnh tượng đau tới xé lòng mà những cô nhi, góa bụa họ đã chịu đựng trong cái xã hội thú tính tới ghê gợm như vậy. Không bút mực nào có thể kể xiết những nỗi đau tới xé lòng khi đất nước rơi vào tay cộng sản 3O. O4. 1975. Ngày định mạng của một trang sử bi tráng của dân tộc và cả miền Nam Việt Nam. Tưởng Niệm 3O Tháng Tư: Một Chuyến Đi Thăm Nuôi Chồng. Qua khỏi khúc đường quẹo, một trạm kiểm soát với tên công an mặc áo vàng ngồi bên trong. Tui giựt mình theo phản xạ tự nhiên - “chết rồi lại gặp công an”, giữ bình tĩnh tui thầm nghĩ - “mình đi thăm nuôi chứ buôn bán gì mà sợ tịch thu”. Tấm bảng nhỏ ghi hàng chữ “Trình giấy tờ tại đây”. Tui bước tới, tên công an nhìn còn rất trẻ tươi cười chào thân mật: - Chị đi thăm người nhà phải không? Sự thiệt là tui không có thiện cảm với những người mặc bộ đồ công an, tui đã khổ nhiều với họ rồi, họ không cùng giới tuyến với tui và họ là người đang giam giữ chồng tui. Tui không cười, đưa trình tờ giấy thăm nuôi để ra khỏi chỗ này thiệt nhanh, vì tui dị ứng không muốn nhìn họ. Khi nhìn vào thẻ Chứng minh nhân dân của tui, tên công an mặt hớn hở reo lên: - Ồ! Quê chị ở Đông Phú - Tiền Hải - Thái Bình, vậy là cùng quê với em. Còn thân mật như là người nhà của tui: “Gia đình thầy mẹ em còn đang ở ngoài ấy, mà chị cùng họ Đinh với em, chả nhẽ chị em mình có họ hàng với nhau.” Tui lườm thầm trong bụng: “Họ hàng gì với chú mà chú nhận, tui bên Quốc Gia, chú là cộng sản, không thể họ hàng được”. Không muốn mất đi vẻ lịch sự của người miền Nam, tui hơi mỉm cười nói mát: - Tui người miền Nam còn chú miền Bắc sao mà có họ hàng được. Tên công an ngẩn người như suy nghĩ câu nói của tui. Cử chỉ vồn vã, nét mặt vui tươi thân thiện của hắn khi biết tui cùng quê cùng họ, làm như trong tui có vết thương đang bị muối xát vào. Cùng mẹ Việt Nam một dòng máu, một màu da, nhưng không cùng lý tưởng. Biết đâu người công an này có họ hàng với tui và cũng có thể những người coi tù là bà con với chồng tui. Với nghiệt cảnh hiện tại, làm sao tránh khỏi anh em cốt nhục tương tàn. Tui được chỉ đường tới K1 là nơi giam giữ chồng tui, đường vẫn còn dài, tui đến ngồi dưới bóng mát gốc cây bên vệ đường. Phía xa cùng con đường, một người đàn bà đầu đội tay xách như tui còn dẫn theo một bé gái, vừa đi bé gái vừa khóc, người đàn bà rất trẻ, đứa bé gái khoảng tuổi con tui. Hình như bé gái không chịu đi bộ nên người mẹ cúi xuống vừa đỡ con vừa kéo lết giỏ đồ trông khó nhọc lê thê. Có lúc người mẹ bỏ giỏ đồ bên vệ đường, gập lưng xuống để cõng con, một tay đưa ra phía sau đỡ lấy con trên lưng mình còn một tay xách giỏ đồ, dáng xiêu xiêu bước đi nặng nề mỏi mệt giữa trưa nắng như lửa đốt. Đi được vài bước, người mẹ lại xốc đứa con trên lưng để khỏi bị tuột xuống, lưng người mẹ còng hẳn xuống, tay vuốt mồ hôi trên mặt và quay lại vuốt nhè nhẹ vào má đứa bé như thể dỗ đành vỗ về. Người mẹ cõng đứa con tới gốc cây tui đang ngồi, thả con xuống và nhờ tui trông chừng rồi trở lại chỗ cũ xách giỏ đồ còn lại. Cứ như vậy suốt con đường, thay phiên cõng con và xách đồ từng chặng, thiệt vất vả khổ sở. Nếu không cùng hoàn cảnh, không thể nào cảm được cái cảnh đi thăm chồng. Trên thân người đàn bà đó đã chịu bao nỗi khổ trong cuộc sống, giờ đây đang cố gắng gồng giữ niềm yêu thương của mình.. Đứa bé gái trông thiệt xinh xắn, mặt bé đỏ au dưới ánh nắng mặt trời, tóc ướt mồ hôi dính chặt trên vầng trán, mắt bé tròn như hai hòn bi, thơ ngây nhìn tui an tâm không khóc. Tới khi nhìn thấy một người công an gánh hai thùng nước đang tới gần, những giọt nước sóng sánh toát ra ngoài theo nhịp bước, mắt tôi và bé gái đều sáng lên, tui còn chịu đựng được, nhưng bé gái gào khóc lên gọi mẹ vì thấy nước. Người mẹ ngước về phía con lo lắng, chưn bước thiệt nhanh tới con mình, thấy mẹ, đứa bé vừa khóc vừa chỉ về hướng người công an: - Mẹ! Con muốn uống nước, con khát nước quá mẹ ơi. Người mẹ liếc nhìn tên công an như thể thấy một hung thần, cúi xuống dỗ con. - Đừng khóc nữa con, gần tới chỗ cha rồi, tha hồ uống nước con nhé. Nhưng vì quá khát nước, đứa bé càng khóc to hơn. - Không! Mẹ ơi con muốn uống nước bây giờ, không có nước con sẽ chết. Người mẹ không còn biết làm sao dỗ con, đành bứt mấy lá cây rừng, cuốn tròn lại thành cái phễu, đánh bạo đến gần người công an để xin nước cho con mình. - Xin cán bộ cho con tui tý nước. Mặt người công an lạnh lùng cau mày gắt lên: - Chị là vợ của những tên ngụy quân ngụy quyền, là loại phản động phản quốc, được nhà nước khoan hồng cho đi thăm nuôi, mà còn đòi thế nọ thế kia, ở đây không có nước cho các chị. Người mẹ nhìn về phía con đang gào khóc đòi nước, cố nén tủi nhục, nhẫn nại năn nỉ: - Không! Tui không xin nước cho tui. Người mẹ chỉ tay về đứa con đang khóc, hầu mong khơi dậy một chút tình người. “Cán bộ nhìn thấy đứa bé đang khóc đàng kia kìa, từ sáng đến giờ nó chưa được uống nước. Cán bộ làm ơn cho tí nước đi cán bộ”. Người mẹ giở cái phễu lá rừng năn nỉ: - Tui chỉ xin một chút nước đựng trong này thôi, không nhiều đâu cán bộ. Tên công an đứng bật lên, gánh nước bước đi, trút đổ bao hận thù xuống người mẹ. - Toàn là thứ phản động, theo đế quốc Mỹ, sống sung sướng quen rồi, nóng một tý mà cũng không chịu được. Chị tưởng tui là đầy tớ gánh nước cho chị hả, đồ thứ phản quốc.. Người mẹ chạy lại ôm chặt con mình, ép nỗi uất đau òa theo tiếng khóc của con. Tiếng khóc hai mẹ con vang trong rừng vắng không làm vơi thù hận của những kẻ không trái tim không tình người.. Ui quê hương tui không còn chiến tranh, không còn nghe tiếng súng mà vẫn còn đè nặng bởi thù hận và khổ đau. Hình ảnh vừa rồi thiệt trái ngược với hình ảnh năm nào của những người lính Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng Hòa trong một buổi chiều dừng quân nơi thôn làng tui ở. Họ chỉ có một vài giờ nghỉ chưn mà còn tìm cách giúp đỡ những người dân trong thôn làng, người gánh nước người chẻ củi, cứ thấy công việc nào người dân đang làm là họ xúm lại phụ giúp. Hình ảnh thân thương đầy tình người, gần gũi với đồng bào đã ở mãi trong tim tui. Con đường đi vòng trên sườn đồi, nhìn xa xa phía dưới, những dãy nhà lợp tôn lẫn lợp lá hiện ra thấp thoáng. Trong lòng tui vừa mừng vừa hồi hộp biết là nơi đó có chồng tui, tự dưng đầu tui quay mòng mòng, chưn tui muốn quỵ xuống. Mãi tận rừng núi hoang vu, hàng hàng lớp lớp nhà tù, đang giam giữ chồng tui và những người sống vì chánh nghĩa, chịu bao nhục hình của bầy thú dữ, nước mắt tui lại chảy, chỉ biết gọi thầm tên anh. Mong rằng anh cảm nhận được tiếng gọi của tui và biết rằng tui đang tới gần anh. Căn nhà thăm nuôi của K1 nằm bên phải con đường phía dưới chưn đồi, nhìn rất rõ vì cây rừng đã được phá hoang, thỉnh thoảng còn lại ít cây to rải rác. Thấy con đường vòng hơi xa, nóng lòng gặp chồng, tui tìm cách đi lối khác. Tui thả hai giỏ đồ đã được cột chặt lăn xuống theo sườn đồi, còn tui thì cột hai ống quần vào cổ chưn rồi ngồi tụt xuống, vì độ dốc rất cao. Cũng may tui mặc cái quần vải thun dày nên không bị rách, chỉ bị trầy chút da chưn và tay vì vướng vào cành chà. Tui tới nhà thăm nuôi đã gần chiều, có mấy người cùng chuyến xe tới trước cũng đang ở đó. Nhà thăm nuôi hẹp và dài, được chia ra nhiều ngăn, mái lợp lá, vách đắp bằng đất trộn rơm. Ngăn đầu có một lối ra vào không cánh cửa, ở giữa kê một cái bàn gỗ dài, hai cái ghế dài hai bên, có lẽ là chỗ gặp thân nhơn. Gần lối ra vào, một cái bảng nội qui ghi những điều luật cấm. Những điều luật cấm thì trại tù nào cũng như nhau, nhưng thời gian thăm nuôi thì tui như hụt hẫng với bao mơ ước dự tính trong đầu khi nhìn con số 15 phút thăm gặp. Lòng tôi sôi quặn, trời ơi ba ngày đường xa xôi, lặn lội rừng sâu mà chỉ được gặp chồng có 15 phút thôi sao. Chưa gặp mặt chồng mà nước mắt tui đã ứa bờ mi. Trước sân nhà thăm nuôi là con suối nhỏ, bên kia con suối, những dãy nhà tù thiệt xa, dù thấy bóng người tù cũng không thể nhận diện được ai vì quá xa. Tui mon men tới gần sát bờ suối, mắt hướng về phía trại tù mong ngóng hình bóng yêu thương của mình qua thần giao cách cảm. Trời gần nhá nhem tối, thêm được hai chị đi thăm chồng ở K4 và K5 đến tạm ngủ chung với chúng tui cho qua đêm, chờ sáng hôm sau trở lại chỗ cũ để gặp chồng. Chúng tui chẳng ai biết ai, nhưng cùng hoàn cảnh nên dễ thân thiết, ngồi chụm chung lại với nhau nói chuyện. Thiệt là khủng khiếp kinh sợ khi nghe các chị kể chuyện, ngay tại nhà thăm nuôi K1 này, đêm đêm có một bóng ma, hiện lên lơ lửng phía sau nhà, chỗ cây cao nhiều cành lá. Ngôi nhà này vách sau có những cửa sổ không cánh, chấn song bằng những cành tre nhỏ nên có thể nhìn qua lại rất rõ. Tin đồn có một chị đi thăm chồng, không biết vì vấn đề gì đã treo cổ tự tử ngay cây cao phía sau nhà, nên bây giờ hồn chị luẩn quẩn quanh đây, hiện ra với âm thanh rên rỉ khóc than theo tiếng gió vi vu thật rợn người. Trời chưa tối hẳn, tui đã thấy sờ sợ, ngồi chen vào giữa các chị. Có chị quả quyết là chị không tin người đàn bà đó tự tử, trong khi cực khổ đi thăm chồng, đã đến tới nơi sắp gặp được chồng, cớ gì lại tự tử. Có thể người đó tới đây, không có ai cùng thăm nuôi, đêm vắng vẻ bị tụi công an hãm hiếp, rồi giết treo cổ chị trên cây để không chứng cớ và gán cho chị là tự tử. Hai chị thăm nuôi K4 và K5 đều nói cũng nghe tin đồn đó, nên hai chị tìm đến với chúng tui để không bị nguy hại. Phần tui, nếu không nghe được chuyện này, lần đầu tiên tới đây, một mình đêm vắng, có thể cũng như người đàn bà bị treo cổ trên cây kia. Ngoài sân màn đêm đã bao phủ một màu đen đặc, ếch nhái ngoài bờ suối ì ộp kêu. Đàng xa, có ánh đèn bin đang rọi đi tới nhà thăm nuôi, một chị khều tay nói khẽ, “kiến vàng đang đến” (ý nói Công An). Chờ trời tối, công an mới đến kiểm tra có bao nhiêu người ở đó để phát mùng mền. Tới lượt tui, tên công an cầm súng chỉa thẳng vào tui, sợ trường hợp bất cẩn, tui nói với tên công an: - Cán bộ làm ơn đưa họng súng qua hướng khác, đừng chỉa vào tui lỡ tay rất nguy hiểm. Tên công an sừng sộ: - Vợ tụi ngụy không tin được, phải cảnh giác. Và họng súng vẫn hướng về phía tui. Tui là người sau cùng vô tới trại, công việc nấu cơm theo thứ tự, tới phiên tui là chót. Ở đây có một cái bếp và một cái nồi móp méo, người này nấu xong giở cơm ra rồi đến người kế tiếp. Cũng có người không nấu cơm, họ mua các loại bánh đưa vào ăn, còn tui tiền bạc eo hẹp, mua được hai lon gạo, nấu ăn đêm nay và ngày hôm sau, cũng may tui còn một quả trứng luộc mua dọc đường chưa kịp ăn.. Nấu cơm xong đã quá nửa đêm, tui giở cơm vào chiếc khăn tay ướt nắm lại cho chắc và chia thành hai nắm, một nắm ăn ngay, còn một nắm dành cho ngày mai. Tui cạo vét những hạt cơm cháy dưới đáy nồi để còn rửa sạch cho người khác nấu. Nhìn những hạt cơm bất chợt lòng tui nhói buốt xót xa. Hình ảnh hai người tù cải tạo hồi chiều đã làm tui rơi nước mắt, ruột co thắt và tim gan như xé ra từng mảnh. Lúc tui đứng bên bờ suối nhìn sang trại giam. Một chị đưa nồi ra suối rửa, những hạt cơm theo nước trôi, nằm đọng dưới nước lẫn lộn đất cát và sỏi đá. Một người tù cải tạo lao động gần đó, đưa mắt liếc nhanh, chờ cho chị ấy bước hẳn lên bờ, người tù vội vàng bước thiệt nhanh xuống lòng suối, giả bộ cúi xuống rửa mặt, nhanh tay mò nhặt những hạt cơm lẫn chung với đất cát bỏ vội vào miệng của mình. Hình ảnh đó thu nhanh vào mắt tui, vào đáy lòng của tôi. Ui! Thiệt đau khổ dường nào, xót xa dường nào. Trời ơi! Chồng tui cũng như thế sao? Khi tui ra bìa rừng nhặt mấy nhánh củi khô để nấu cơm, một người tù cải tạo đang chặt cây rừng, mon men lại gần phía tui lấm lét nói nhỏ, ánh mắt như cầu khẩn: - Chị ơi! Khi nào chị nấu cơm xong, chị đừng đưa nồi ra suối rửa, chị làm ơn giấu cái nồi trong bụi rậm này cho chúng tui chị nhé. Hai hình ảnh đó làm tui như chết lặng. Trời ơi! Những người tù cải tạo, những con người khốn khổ sao ra nông nỗi này? Sao biến đổi như thế này? Cộng sản quá ti tiện bẩn thỉu, hành hạ người tù bằng cách này. Hai nắm cơm trắng nằm trong chiếc khăn tay. Tự nhiên hình ảnh chồng tui qua hình ảnh hai người tù cải tạo ấy làm tui chẳng thấy đói. Một nắm tui gói lại cho chồng, một nắm tui bỏ lại trong nồi cùng ít cơm cháy, chờ trời sáng tui giấu vào bụi rậm, không biết người tù nào may mắn được ăn nắm cơm này. Đặt lưng xuống chiếc giường tre, tui không ngủ được, trằn trọc thao thức đếm từng tiếng chim cú kêu ngoài rừng, đếm từng tiếng gà rừng gáy. Chỉ còn vài giờ đồng hồ là tui được gặp người chồng yêu thương của tui. Thời gian trôi qua chậm lòng tui bồn chồn nôn nao khó diễn tả, bao nhiêu hình ảnh của chồng, bao nhiêu tâm tình muốn nói với chồng đầy ắp trong đầu, không biết sắp xếp câu nào trước câu nào sau, vì chỉ có 15 phút. Mắt cứ mở lớn nhìn trên nóc mùng, từng bầy rệp, họ hàng nhà rệp, phải nói là cả xã hội rệp lớn nhỏ có đủ, vừa ngửi thấy hơi người, thi nhau bò theo hàng theo lớp thiệt nhanh xuống chỗ tui nằm để hút máu, cái mền cũng vậy, rệp bò lổn ngổn lúc nhúc, mùi tanh tanh ngai ngái đến lợm giọng. Bỏ mền ra thì lạnh, cái lạnh của miền núi rừng cao nguyên tê buốt thấu xương, ra ngoài ngồi thì bị muỗi rừng chích, tui đành chịu để rệp hút máu. Nhìn đoàn rệp bò như hội chợ, con no máu bụng căng phồng chậm chạp bò lên nóc mùng, con nào còn thèm thuồng lại bò xuống, cứ như vậy bò lên bò xuống suốt đêm. Tui thương tui bị rệp hút máu, tôi lại đau xót cho đất nước và đồng bào tui, chịu để bị tàn phá rỉa róc đến tận xương tủy. Trời hừng hừng sáng, tiếng kẻng lanh lảnh phát ra từ trong trại tù, hàng loạt vang dội vào tai tui tới nhức óc, tiếng kẻng báo hiệu những người tù đi làm khổ sai. Mọi người lăng xăng háo hức xếp đồ thăm nuôi gọn gàng chờ gặp người thân, có người sắp đồ để bên cạnh cái bàn như thể chồng mình đang ở đó. Tui cũng nôn nao hồi hộp, mắt hướng về bên kia bờ suối mong ngóng. Từ đàng xa, người công an dẫn những người tù đi tới, tất cả mọi người chúng tui chạy ùa ra đứng cạnh bờ suối, chỉ mong nhìn thấy chồng mình trước, nhưng những người tù đó quẹo ra hướng khác làm muôn người hụt hẫng ngơ ngác. Tui không ngạc nhiên, biết chắc tốp tù đó không có chồng tui, vì họ mắc bộ đồ tù màu xám nhạt, trước ngực và sau lưng đều đeo bảng số, người nào cũng như bộ xương biết đi được khoác lên bộ đồ tù rộng thùng thình, vạt và tay áo phất phơ như hình thằng bù nhìn mà nông dân thường treo ngoài ruộng rẫy để đuổi chim. Thêm hai lớp tù nữa đi qua, họ đi bên kia bờ suối khoảng cách hơi xa, nhưng họ cứ ngoái lại nhìn chúng tui, trông thiệt tội nghiệp. Mặt người nào cũng còm cõi hốc hác. Tui đoán họ là tù hình sự, chắc bị hành hạ tra tấn dữ lắm nên thân xác họ tiều tụy như vậy. Tiếng các bác các chị nhao nhao: - Đang ra kìa! Đang tới nữa kìa, chắc lần này đúng rồi. Tui bước ra chỗ khác để nhìn cho rõ, vẫn thấy hai người công an mặc áo màu vàng cầm súng đi chung với tù cải tạo, nhưng tốp này ít người tù hơn. Họ cũng mặc áo tù màu xám có bảng số. Tui nhìn dửng dưng, người tui đang mong đợi là chồng tui, chứ không phải những người tù hình sự đó. Những người tù tới gần bờ suối, người nào cũng hướng về chúng tui, mắt tui nhìn về một người vì người ấy nhìn tui mỉm cười. Tui thấy tội nghiệp vì bộ đồ tù quá rộng phủ lên người đó, còn tóc cắt ngắn gần như trọc nhẵn. Mắt tui vẫn trông theo người đó, tui hơi ngạc nhiên, người đó xa lạ tui không quen tại sao cứ nhìn thẳng vào tui. Quay sang chị bên cạnh, tui chỉ vào người tù đó: - Chị ơi! Tui không quen người tù đó, mà sao nhìn tui cười. Chị ta nhìn theo hướng tay tui chỉ: - Chắc người nhà chị, cười với chị, chứ tui đây sao không cười với tui. Chị ta cười nói đùa: - Trời ơi! Nhìn thấy chồng mà mặt làm bộ tỉnh queo. Tui cãi lại: “Chồng tui nhìn đâu như vậy”. Những người tù qua hẳn bên này suối, khoảng cách thiệt gần, cách tui chừng 5 bước. Bỗng mắt tui hoa lên, chưn đứng không vững, bầu trời như sập xuống. Tui mở to mắt nhìn, như không vào mắt mình, tim tui đập mạnh trong lồng ngực. Ôm lấy ngực, cắn chặt môi để không thét thành tiếng, tim tui đau nhói. Ui! Chồng tui, chồng tui đấy ư! Chồng tui ra nông nỗi này sao? Không lẽ là anh, lúc này tui nhận rõ anh qua ánh mắt. Ánh mắt ngày xưa nhìn tui yêu thương nồng nàn, bây giờ cũng ánh mắt ấy nằm trong một hốc sâu trông thiệt xót xa tới nao lòng. Đôi mắt to tròn đầy cương nghị chỉ còn là hai hố sâu hoắm trên cái đầu lâu được bọc da. Đau xót thương cảm tui nghẹn ngào, nước mắt cuồn cuộn thi nhau chảy. Trời ơi! Hình dạng chồng tui hao mòn biến đổi ra thế này ư. Tui đưa tay bụm chặt lấy miệng để tiếng khóc không thoát ra ngoài, mặt tui dàn dụa nước mắt, tim nhói đau theo nhịp tiếng khóc trong cổ họng. Hình ảnh chồng tui lung linh qua làn nước mắt. Anh nhìn tui đau khổ, đầy nước mắt khô, môi anh khẽ mấp máy: - Nín đi em, nín đi em. Anh đây! Anh không sao, anh còn sống! Tui đứng nhìn anh chết sững, Tui biết những dòng nước mắt của tui sẽ làm anh khổ, nhưng tui không thể nào cầm lòng được khi nhìn thấy chồng như thế này. Tui muốn chạy lại ôm chặt lấy anh, ôm lấy hình hài như da bọc xương của anh, san sẻ cho anh chút sinh lực hơi ấm nơi tui. Nhưng tui không làm được, cặp mắt hai tên công an cầm súng trừng trừng nhìn chúng tui như ngầm bảo “không được lại gần những người tù”, chúng tui thiệt gần mà khoảng cách thiệt xa bởi quyền lực. Sáu người tù đứng theo hàng trước nhà thăm nuôi. Tui chờ tiếng nói của 2 tên công an cho phép gặp gỡ người tù, sẽ chạy đến bên anh, đưa anh vào chỗ nơi tui để sẵn giỏ đồ thăm nuôi. Nhưng tên công an ra lịnh mấy người tù thứ tự theo hàng đứng vào một bên hàng ghế, còn một bên hàng ghế đối diện, tên công an hất mặt lại phía những người đi thăm nuôi. - Này! Ai là người nhà, chỉ được một người thôi, ngồi phía bên kia người nhà của mình. Chúng tui lần lượt như một cái máy bước nhanh vào chỗ ngồi đối diện. Những người tù ngồi bất động, xót đau nhìn người thân của mình, kiên nhẫn chờ đợi. Người công an đứng ở đầu bàn hắng dặng, gằn giọng nói: - Trước khi người nhà tâm sự với nhau, phải tuân theo điều luật, động viên các anh ấy học tập tốt, nhứt là không được khóc làm nản chí học tập các anh ấy. Phải biết là nhà nước cách mạng đánh đuổi Mỹ- Ngụy ra khỏi nước, nhà nước đã khoan hồng cho các anh ấy học tập để không còn theo Mỹ-Ngụy đánh đổ nhà nước, bây giờ đã hòa bình, xã hội chủ nghĩa là xã hội tự do vv…Ui chao, tên công an cứ như con vẹt đọc bài thuộc lòng, những lời tên công an không lọt vào tai chúng tui. Mắt và đầu óc tui chỉ chăm chú vào chồng tui, nước mắt tui vẫn không ngừng rơi. Trong phòng thăm nuôi im lặng, ngoài tiếng nấc, tiếng sụt sịt nghẹn ngào trong cuống họng và tiếng giảng thuyết lên lớp của tên công an, kéo dài như cố tình quên 15 phút thăm gặp. Những giọt nước mắt của tui như động lực đưa bàn tay anh về phía tui, như muốn vỗ về an ủi mà trước đây mỗi lần tui khóc. Bàn tay anh rướn gần tới bàn tay tui thì ngừng lại, vì tên công an cầm súng tiến gần phía sau lưng tui, ngón tay anh run rẩy như những lóng xương đang động đậy. Lòng tui đau như cắt, chẳng nói được gì ngoài hai hàng nước mắt, tui muốn vươn tới nắm lấy bàn tay xương xẩu của anh, nhưng cặp mắt của tên công an vừa nói vừa liếc nhìn chúng tui. Dưới gầm bàn, tui cảm được bàn chưn chồng tui đang động đậy kiếm bàn chưn tui, trút vội cái dép khỏi chưn tui đưa chưn mình lần mò đặt lên chưn anh, để chồng tui nhận hơi ấm và tình cảm của tui lén lút gửi qua bàn chưn anh. Bàn chưn chồng tui đang lạnh từ từ ấm lên, tui khóc mà cảm được hạnh phúc qua đôi bàn chưn. Cho tới khi tên công an cho phép trao đổi tâm tình, thời gian chỉ còn 5 phút ngắn ngủi, tui chẳng nói được gì với chồng tui, ngoài tiếng nấc nghẹn ngào, gật đầu và lắc đầu theo tiếng hỏi thăm của chồng tui về cha mẹ và hàng loạt người thân mà chồng tui nhớ tới. Hết giờ thăm nuôi. Tới lúc kiểm tra đồ thăm nuôi, có món mẹ tui cố công làm gửi cho anh và vài món khác không hợp lệ bị gạt ra. Tui hồi hộp nhìn những món đang kiểm tra, tới món mỡ chưng hấp với đường cát trắng, tui nặn óc nghĩ mãi cách qua mặt tên công an, mở gói mỡ ra, những miếng mỡ trong veo bọc với đường cát trắng trông giống như miếng mứt bí, tên công an cầm từng miếng lên ngửi, thắc mắc hỏi tui: - Cái này là thứ gì? Tui trả lời nhanh để hắn khỏi nghi ngờ: - Thưa cán bộ, thứ này là mứt bí, Tết qua lâu rồi sợ bị hư, tui gửi cho chồng tui để ăn Tết muộn ạ. Như thể tên công an chưa bao giờ nhìn và nghe nói mứt bí, vẫn thắc mắc: - Mứt bí là cái thứ gì? Có lẽ người ngoài Bắc không hiểu tiếng người trong Nam. Tôi lại giải nghĩa: - Mứt này cứ vào dịp Tết, chúng tui lấy quả bí đao cắt lát, ướp với đường phơi khô thành mứt, gọi là mứt bí. Tui thở phào khi tên công an bỏ miếng mỡ heo vào gói và đẩy về phía chồng tui, anh nhanh tay bỏ vào giỏ của mình, chỉ sợ bị lấy lại. Tên công an giả lả: - Mất bí đao thì cứ gọi là mất bí đao nói là mứt.. mứt …, ai mà biết. Vài tiếng cười khúc khích nho nhỏ của mấy người đi thăm nuôi đứng gần đó. Tên công an quay lại gừ lên: - Các chị cười cái gì vậy. Còn nắm cơm, tui gói vào tờ giấy đã nguội ngắt, hắn cầm lên sừng sỏ với tui: - A! Chị này giỏi thiệt. Dám sỉ nhục cách mạng. Chị tưởng nhà nước chúng tui bỏ đói chồng chị hả, tui bỏ lại hết đồ thăm nuôi của chị bây giờ. Lúc đó tui run quá, vì thương chồng mà làm hại tới anh. Sợ chồng tui không được nhận những món đồ thăm nuôi, tui định lấy lại nắm cơm và xin lỗi tên công an, nhưng thấy ánh mắt chồng tui nhìn vào nắm cơm. Tui thiệt đau lòng và mắc cỡ cho sự hèn nhát yếu đuối của mình khi phải nói những gì không đúng sự thiệt, giọng tui run run uất ức: - Thưa cán bộ! Tui biết nhà nước cách mạng khoan hồng cho chồng tui, được đi học tập cải tạo như vậy là tốt, để chồng tui thông suốt đường lối, sống tốt với nhà nước với nhân dân. Còn tui đâu dám sỉ nhục nhà nước, nắm cơm này tui nắm để ăn, còn thừa đã hơn một ngày rồi, nó bắt đầu hơi thiu, bỏ đi thì tiếc. Tui để lại cho chồng tui ăn, nếu không còn ăn được, chồng tui vất đi cũng được mà. Những lời tui nói làm dịu lòng tên công an, cầm cuốn sổ tay, tên công an gõ vào cạnh bàn, nói. - Chị hiểu được nhà nước như vậy là tốt, thôi được, cho phép chồng chị lấy nắm cơm thiu này. Chồng tui chỉ chờ có vậy, cầm vội nắm cơm bỏ vào giỏ và bước nhanh vào hàng đi theo hai tên công an vào lại trại. Chúng tui nước mắt tiễn đưa những người thân tới bờ suối, ranh giới của chia cách. Những người tù ngoái lại nhìn chúng tui trông rất thương cảm xót xa, không biết có lần sau gặp lại vợ mình, người nhà của mình nữa không? Muôn người trở vào thu xếp để đi về. Bóng chồng đã khuất hẳn, tui thẫn thờ nán lại bên bờ suối, nhìn về hướng trại giam như để hy vọng còn nhìn thấy anh. Tiếng các chị gọi ơi ới: - Không gặp lại nữa đâu, đi về đi. Bước vào nhà thăm nuôi, nhìn từng chỗ vẫn thấy hình ảnh chồng tui, từ chỗ anh đứng xếp hàng, chỗ ngồi vào ghế, lúc anh đứng nhích tới để xếp đồ vào giỏ, từng hình ảnh một hiện lại trong mắt tui. Tui ngồi vào ngay chỗ anh ngồi, tưởng tượng anh còn đang ngồi với tui, tay tui xoa xoa mặt bàn tìm chút hơi ấm còn đọng lại của anh. Nước mắt tui lại trào ra, chỉ là tưởng tượng, mặt bàn trống trải lạnh tanh, hơi lạnh chuyền vào tay thấm tới tim tui, ngơ ngác tui như còn muốn kiếm tìm. Mặt trời đã lên cao. Tui ra về mà lòng trĩu nặng xót đau, hình ảnh tù tội khốn khổ của chồng luẩn quẩn quanh tui là hành trang yêu thương theo tui suốt cả cuộc đời. Từng bước chưn nặng nề bước trên con đường dốc ven đồi, đầu tui ngoái lại như hồn còn ở giữa núi rừng hoang vu. Từ xa, nơi ngã ba đường, hình dáng như quen thộc đang tiến vào con đường tui đang đi. Ồ! Thì ra ông cụ cùng chuyến xe sáng hôm qua. Tui đứng lại chờ, dáng ông thất thểu lom khom từng bước chậm chạp, không còn vẻ nhanh nhẹn như hôm qua. Thấy tui ông chỉ hơi nhếch mép, vẫn cái miệng móm mém của ông, tui nhanh nhẩu chào: - Chào bác! Hai bác cháu mình có duyên gặp lại nhau, sao bác? Con trai bác có khỏe không? Tui chào hỏi để có chuyện nói chứ cùng cảnh thăm tù, thấy người thân nỗi đau như xé ruột gan. Ông cụ òa lên khóc, tiếng khóc nỉ non ai oán. - Tui khổ quá cô ơi! Lặn lộn đường xa mong gặp con mà chẳng được gặp. Tui cầm lấy tay ông lắc lắc, lo sợ! - Sao vậy bác! Anh ấy bị làm sao? Như cào vào nỗi đau thương của ông, mếu máo ông càng khóc lớn hơn: - Tội nghiệp cho con tui, nếu tui đi thăm một tuần trước đây thì đâu đến nỗi này, con tui bị giam vào nhà đá mấy bữa nay rồi cô ơi. Ông khóc hu hu, giọng nghẹn ngào đứt quãng: “ Khổ thân con tui! Sao con khổ vậy, con làm gì nên tội mà họ hành hạ con”! Nước mắt tui chảy theo nước mắt ông, cùng hoàn cảnh và tâm trạng. Kẻ khổ không gặp được con, người đau nhìn chồng thân xác hao mòn xác xơ. Một già một trẻ chung niềm đau, chậm chạp lê bước trên đường.… Sau này, những đêm nằm gối đầu trên cánh tay chồng, tui thường nghĩ tới những năm tháng sống trong đen tối khổ đau, những tủi nhục khổ cực mà chồng tui chịu đựng trong nhà tù khổ sai mà Cộng sản gọi là “tập trung cải tạo”. Tui thì thầm hỏi anh nghĩ gì mỗi lần nhìn thấy tui và ngày đó ở trại tù Gia Trung, cảm giác của anh khi bàn chưn tui tìm để trên bàn chưn anh dưới gầm bàn, anh bóp nhè nhẹ bờ vai tui cách âu yếm. Ngày mất nước, anh mất tất cả. Ngày vào tù, coi như anh đã chết. Những lần thấy tui, nhìn tui tàn tạ héo úa, anh rất khổ. Anh bất lực trong hoàn cảnh không thể an ủi xoa dịu tui, anh không khóc được như tui đã khóc, anh dồn nén niềm đau của mình càng làm anh đau hơn. Nhưng anh vẫn nhìn thấy nơi tôi một vùng trời đầy hy vọng, giúp anh thêm niềm tin và nghị lực. Và lần đó, anh không nhận được hơi ấm từ bàn chưn tui, có thể chưn anh và tui khoảng cách hơi xa, nên chưn tui đặt lên bàn chưn người bạn tù ngồi kế bên.. Thôi thì người bạn tù đó cũng cảm được sự an ủi, hạnh phúc nghĩ đó là chưn của vợ mình. Anh quàng tay ôm chặt lấy tui, như thể bàn tay anh còn quá hẹp, không đủ ôm cả niềm yêu thương hạnh phúc của mình. Còn tui, rúc vào cổ vào ngực anh, hạnh phúc nghe được nhịp tim và hơi ấm, như đang nghe điệu nhạc dịu êm, ru tui vào giấc ngủ trong vòng tay ấm áp của anh, mà trước đây tui thường phập phồng lo sợ tưởng rằng mình không bao giờ còn có những giây phút này. Hoàng Yến |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23591 |
![]() ![]() ![]() |
Văn TIẾNG VỌNG TỪ QUÁ KHỨ TT - Nhạc Ngoại Quốc Tháng Tư Đen 2025 <<<<<<![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - Ngày hôm qua lúc 9:10am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 107 |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |