Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 95
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22237
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/May/2024 lúc 2:15pm

Người Cựu Chiến Binh Mỹ Và Tô Hủ Tiếu Mỹ Tho! 


Hình%20ảnh%20Tưởng%20Niệm%20Ngày%20Cựu%20Chiến%20Binh%20PNG%20,%20Mỹ,%20Người%20Mỹ,%20Vũ%20Trang%20PNG%20%20miễn%20phí%20tải%20tập%20tin%20PSDComment%20và%20Vector

Tôi vừa ngồi xuống ghế tại phi trường Atlanta, Georgia Mỹ, người đông như kiến chen chúc nhau, kẻ đi qua, người đi lại; đây là lần đầu tiên tôi quá cảnh tại phi trường rộng lớn hai tầng này. Tôi cùng chồng đi từ Montreal, qua Atlanta, chờ gần bốn tiếng cho chuyến kế tiếp để đến Peru, nơi tôi ước ao được tận mắt ngắm những cảnh đẹp của một trong bẩy kỳ quan mới của thế giới hiện đại là khu bảo tồn lịch sử Machu Picchu, thuộc xứ sở Peru.

Gate 18a giành riêng để đi về Peru, tôi ngó quanh rất đông người đủ các dân tộc Úc, Pháp, Mỹ, Canada, và cả người Peruvian, ai cũng phải chờ ít nhất từ ba tiếng trở lên. Tôi thầm nghĩ “sao ai cũng nói kinh tế đang xuống dốc, phí cước dầu xăng máy bay mắc mỏ mà sao người ta đi nghỉ hè, đi chơi đông dữ vậy? Tất cả mấy trăm người này đều đi cùng chuyến bay đến Peru với mình sao ta?” 

Nghĩ phải làm gì cho qua thì giờ, tôi sửa soạn lấy quyển sách trong giỏ sách ra đọc.

Lướt mắt ngó quanh, bỗng cặp mắt tôi dừng lại ở một ông già người Mỹ, ngồi cạnh một bà già Mỹ tóc bạc trắng, hai người này ngồi đối diện với tôi, cách một hàng người trước mặt, nhưng ánh mắt của ông cứ chăm chăm vào tôi với đầy vẻ ngạc nhiên!

Tôi cúi đầu xuống đọc sách, nhưng giác quan thứ sáu cho tôi biết có người đang quan sát tôi từ xa, tôi có cảm tưởng ông đã đứng dậy, rời khỏi chỗ ngồi lại gần chỗ tôi lén nhìn, tôi vẫn bỏ mặc và tiếp tục đọc; những tình tiết trong câu chuyện cuốn hút làm tôi quên mất ánh mắt theo dõi từ xa ấy, tiếng nói chồng tôi vang lên:

-Em canh đồ nhé, anh đi vòng quanh cho bớt mỏi, ngồi mãi tê cả người.

Tôi ngước mặt lên, ánh mắt tôi lại “đụng” với khuôn mặt ông Mỹ già lúc nãy, tôi vôi nói với chồng:

-Anh! Mặt và đầu tóc em có xù hay dính gì không?

-Sao em hỏi vậy? … đầu tóc em gọn ghẽ lắm rồi, ở đây không ai nhìn em đâu …em không cần điệu nhe!

-Xí! Cứ trêu em thôi! … Anh xem kìa có ông Mỹ già ngồi đàng kia cứ nhìn mình hoài đó!

-Nhìn em chứ có nhìn anh đâu!

-Anh cứ giỡn hoài, em nói thật mà, từ nãy giờ ông ta lén nhìn… mình mãi, em thấy lạ lắm đó!

Chồng tôi vẫn cứ hay đùa:

-Để anh ra hỏi xem tại sao ông lại nhìn vợ tôi lâu thế nhé!

-Hum… Thôi! Anh cứ đi dạo đi, em ngồi đây canh đồ cho.


Ông xã tôi đứng lên bỏ đi, tôi ngồi một mình nhìn quanh quất, ông Mỹ đối diện có vẻ tự tin hơn, ông mỉm cười nhẹ làm quen, gật đầu chào tôi qua một dẫy ghế đầy người, tôi nhìn dáo dác xem có phải đúng là mình ông ta muốn chào không, thấy ai nấy cũng lo việc riêng, tôi ngại ngần gật đầu nhẹ chào lại và lần này cúi xuống ngay quyển sách đang mở sẵn trên lòng; bao nhiêu suy nghĩ thoáng qua đầu, tôi nhớ lại từng khuôn mặt của những ông thầy mà tôi đã từng học qua từ nhỏ đến lớn, không có một khuôn mặt nào mang đường nét của ông Mỹ đang ngồi trước mặt tôi đây, chả lẽ thời gian làm mấy ông thầy của tôi già mau đến như thế sao, ông Mỹ này cũng phải 80 tuổi rồi đó chứ; cho dù lớn tuổi nhưng dáng người của ông cao to lớn, hơn 1m80, vẫn còn phảng phất vẻ hào hùng của thuở nào. 

Tôi moi móc trong óc xem có quen với khách hàng, bạn bè là người Mỹ không? Hay chắc ông ta lầm tôi với ai? Với một người học trò xa xưa nào đó? Tôi không thể nào nhớ ra đã gặp ông ta nơi đâu nữa!

Giờ vào máy bay đã đến, bốn tiếng tưởng dài, nhưng trôi qua thật nhanh, chúng tôi nhanh chóng xếp hàng chờ vào máy bay. Ông bà Mỹ này cũng đi cùng main zone 2 với tôi, chúng tôi lại sắp cùng hàng. Khi ông bà đứng bên cạnh tôi, tôi mới để ý thấy bà tóc bạc trắng, già hơn ông rất nhiều, tôi lại tự hỏi không biết bà có phải là vợ ông hay … là vai vế nào khác. Tôi đang đẩy carry-on vào nhân viên soát vé, tôi thấy ông bà Mỹ này cũng lại đi sát bên cạnh, tôi dừng lại và nhường bước cho hai ông bà đi trước, nhưng hai người này lại nhất định bảo tôi và ông xã vào trước. Lần này ông lại nheo mắt cười với tôi!

Vào bên trong, ông bà ấy ngồi cách tôi hai dẫy ghế, khi cất hành lý lên nóc máy bay, ông cười hỏi chúng tôi:

-Hai bạn đi Peru phải không? đến phi trường Lima?

Chồng tôi trả lời:

-Vâng đúng rồi, ông bà cũng vậy ạ? Mình sẽ còn ba tiếng rưỡi bay nữa là tới, sẽ rất nhanh…

-Đúng! Sẽ nhanh thôi!... hy vọng mình cùng ở chung hotel?

Thế là chúng tôi quen nhau một cách rất tự nhiên.

Đến phi trường Lima vào buổi chiều lúc 9 :30 tối, chúng tôi được xe van rước về hotel cùng với ông bà Mỹ, ông do dự trước khi nói với chúng tôi :

-Hẹn gặp lại các bạn vào sáng mai chúng ta sẽ đi tàu ở lake Titicaca lúc 9 :00 phải không? bây giờ tối rồi, chúc các bạn ngủ ngon nhe.

Tôi thấy thái độ của ông Mỹ hơi chút kỳ lạ, sao cứ bám theo chúng tôi nói chuyện, nên tôi mới nói với ông xã :

-Ông Mỹ này … có vẻ nói nhiều ghê anh nhỉ, bà vợ chả thấy mở miệng!

-Thường là vậy mà, chỉ một người nói là đủ rồi!

Tôi cũng không màng đến lời nói khiêu khích của chồng, yên lặng đi lên phòng.

***

Sáng hôm sau, tất cả mọi người hẹn lên xe bus để ra nơi thuyền neo đậu, vừa gặp chúng tôi bước lên, ông đã giơ tay ra hiệu cho tôi :

-Good morning!…Ngồi đây này, tôi đã giữ sẵn cho hàng ghế ngay sau lưng tôi đây!

-Good morning ông bà!...Cám ơn ông bà đã giành chỗ cho chúng tôi, ông bà thật tốt và nhanh nhẹn quá!

-Chúng tôi tuy lớn tuổi nhưng tôi đã quen với dáng vẻ nhanh nhẹn từ mấy chục năm nay rồi, từ khi…

Ông chưa kịp nói hết câu thì khách lên đầy xe, nhân viên dẫn tour cầm microphone giới thiệu cho chúng tôi biết sẽ bận cả ngày hôm nay, đi tàu, lên núi Puno và gặp gỡ những người sống trên hòn đảo với những con cừu và alpaca để xem văn hóa tập quán của người Inca…

Người dẫn đường cho biết tàu sẽ lướt trên hồ Titicaca khoảng 1 tiếng 45 phút mới tới nơi nên ai muốn ngủ hay làm gì cũng được. Tôi ngồi yên quay mặt ra dòng nước với những đợt sóng trắng bắn tung theo động cơ của tàu chạy, trời nắng thật ấm áp, mê mải ngắm sông nước, núi hùng vĩ đủ màu xanh đỏ bao quanh hồ thật đẹp; tiếng ngáy của những người thiếu ngủ tối qua bắt đầu vang lên khe khẽ.

Bất chợt tôi nghe tiếng động nhẹ bên cạnh, ông Mỹ già đã nhanh nhẹn đổi ghế sang ngồi đối diện với tôi, ông có vẻ sốt ruột, sợ không còn cơ hội nào tốt hơn để đưa tôi xem chiếc điện thoại của ông với cả ngàn tấm hình trong đó. 

Tôi quay lại sau, thấy bà vợ của ông đang nhắm mắt đầu nghẻo sang một bên ngủ ngon lành.

Rất ngạc nhiên chưa hiểu ông muốn gì, ông bấm ra tấm hình một cô gái trẻ, nhìn kỹ cô hao hao giống tôi ở khuôn mặt thuôn nhỏ và mái tóc dài ngang lưng, cô ở độ tuổi 20-25 trong hình. Ông lên tiếng đủ để tôi nghe :

-Cô có nhận ra ai không?

Tôi lại càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe ông hỏi như thế, đưa mắt nhìn ông, giải thích :

-Đây là lần đầu tiên tôi thấy tấm hình này, tôi không hề quen cô gái trong hình…

-Cô …thật sự không quen hay có quan hệ gì với cô ta hả? có biết cô giống cô ấy lắm không? cử chỉ và dáng vẻ nữa! Tôi đã…

-Ah! Thì ra ông đã lầm tôi với cô gái ấy khi gặp tôi ở phi trường Atlanta phải không?... hèn gì…

-Đúng đấy! Hãy gọi tôi là David cho thân mật nhé. Tôi tưởng cô và cô gái trong hình này là hai chị em, hay hai mẹ con … Xin lỗi tôi đã lầm! Thật lạ, cô giống lắm!

-Dạ không sao, ông đừng phiền lòng …

Ông bỗng rút ra từ trong túi áo một lá cờ màu sọc đỏ ngang, màu trắng kế tiếp và màu xanh dương đậm, trên lá cờ ấy là một ngôi sao bạc năm cánh được thêu thật tỉ mỉ trang trọng, phần mặt sau của lá cờ, có phần giải thích :

Tôi là một phần của lá cờ Mỹ của chúng tôi

Tôi đã từng hiên ngang phất phới ở những ngôi nhà 

Bây giờ tôi không thể bay được nữa

Nắng gió đã làm tôi hết sức, rách nát

Hãy mang theo tôi như lời nhắc nhở: xin hãy đừng lãng quên những người chiến binh xưa.

Chúa sẽ ban phước lành cho bạn

David Overholt, một cựu chiến binh. 


David lại cho tôi xem tiếp một loạt hình của ông chụp chung với cô gái cách đây 55  năm ở Mỹ Tho- Việt Nam, những tấm hình hồi ông còn trẻ với cô gái duyên dáng này, những món ăn thuần túy của Việt Nam do chính cô ta làm, rất nhiều những kỷ niệm, nơi hai người đã từng đi qua thời trẻ, giọng ông trầm buồn :

-Thuở 1970, tôi chỉ là một chàng trai trẻ mới 24-25 tuổi, được điều sang Việt Nam, giữ chức vụ hậu cần, coi sóc nhà kho súng đạn, quân phục cho lính, nếu thiếu thứ gì thì sẽ liên lạc bên Mỹ để đem qua, cũng kiêm luôn việc chuyển giao thư từ điện tín đến những cấp cố vấn Mỹ. 

Chúng tôi đóng ở Mỹ Tho, ngày nào vào chiều khoảng 5,6 giờ, tôi đều thấy một cô gái gánh một gánh hủ tiếu bán dạo, người cô bé nhỏ mà hai đầu gánh thật đầy ắp. Phải nói là đi nặng nhọc lê lết đến trước cửa trại chúng tôi, đặt cái ghế bé xíu xuống ngồi. Lạ một điều là nàng vừa ngồi xuống là trong này cả đám lính chúng tôi úa ra, chẳng ai bảo ai, mọi người đều mua mỗi người một tô, có đứa thấy ngon quá ăn luôn một lúc hai tô, không những thế còn mua để dành cho sáng hôm sau ăn nữa chứ. Khuôn mặt nàng dễ nhìn, xinh xắn với nụ cười rạng rỡ làm tôi có cảm tình ngay từ tô hủ tiếu đầu tiên.

Khoảng ba tháng sau, tôi thấy mình ghiền hủ tiếu của nàng, nhớ nàng day dứt mỗi lần nàng đến chậm, không ăn sẽ không thể nào ngủ được! Tôi đem lòng yêu thương Huệ hồi nào không hay. Tôi mạo muội đến gặp ba má của Huệ để xin cưới cô. May mắn là ba má cô ấy nhận lời. Đám cưới chúng tôi thật đơn giản, gồm gia đình người thân của Huệ, cùng với các bạn trong trại của tôi.

Chúng tôi ở với nhau rất hạnh phúc, không có con, được 4 năm, đến cuối 1974 thì nơi chúng tôi đóng quân bị pháo kích, không may tôi bị thương nặng ở phần bụng và chân, họ cho tôi cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy (tôi không nhớ tên rõ), xong đưa tôi về Mỹ gấp vì tôi cứ đau đớn và bị biến chứng sốt cao cả tuần lễ. Huệ có đến thăm tôi trong những lúc tôi trong cơn mê sảng đau đớn không biết gì.

Tiếp theo biến cố 1975 xảy ra, bao gia đình tan nát, kẻ bỏ xứ, người trốn đi nơi khác ở, tôi và Huệ mất liên lạc luôn từ đó….

-Sau đó ông gặp và cưới bà Isabelle bên Mỹ?

-Một lần đi chơi ăn nhảy ở một casino ở Las Vegas, tôi đã gặp Isabelle, lúc ấy bà ta rất trẻ so với số tuổi và quyến rũ, là ca sĩ của phòng trà trong casino, bà rất sang trọng, được bao nhiêu đàn ông vây quanh; ai cũng muốn chiếm được trái tim nàng. Trong một lần kháo nhau, uống thật say, tôi đã qua đêm với nàng, sau đó biết được nàng có thai với tôi, chúng tôi đã trở thành vợ chồng từ đó, dù nàng hơn tôi đến 8 tuổi, nhưng không hề gì, trái tim và tấm lòng hướng về nhau là được.

Đúng như David nói, bà Isabelle tuy đã gần 90 tuổi, nhưng vẫn giữ được vóc dáng thanh mảnh, đầu tóc cắt theo kiểu trẻ trung hiện đại với đôi móng tay giữ gìn sơn đỏ kỹ càng, nên điều bà đã từng làm say mê bao trái tim kể cũng không ngoa!

-Ông có về Việt Nam tìm lại chị Huệ không?

-Tôi đã về hai ba lần rồi. Tôi rất yêu mến con người và đất nước Việt, xứ sở của các bạn thật ấm áp, phong cảnh hữu tình, người dân cũng thật tốt và hay giúp đỡ nhau….

Lần vừa qua, cuối năm 2022 tôi đã tìm lại được Huệ!

Tôi mừng rỡ reo lên như chính tôi là người trong cuộc vậy :

-Chị ấy giờ ra sao rồi?

-Chuyện tìm ra Huệ hơi dài dòng, tôi tóm tắt là nàng thay đổi khá nhiều vì đã trên 50 năm rồi, nàng mập ra, nhưng vẫn giữ cho mình nụ cười tươi tắn thuở nào; nàng đã có gia đình khác sau khi chúng tôi chia cắt, nàng đã có ba người con lớn và lập gia đình. 

Gặp tôi, nàng cũng mừng rỡ, có mời chúng tôi về nhà gặp vợ chồng nàng; chồng nàng là một người đàn ông tốt, lo cho vợ con và thông cảm cho câu chuyện tình của chúng tôi, anh ấy vui vẻ đón tiếp chúng tôi tại nhà, nàng có làm lại món hủ tiếu Mỹ Tho ngày xưa cho tôi ăn, tôi rất nhớ mùi vị ấy, nhớ từng gia vị đặc trưng làm nên món ấy; tôi thật cảm động khi ăn lại tô hủ tiếu Mỹ Tho do chính tay nàng làm, tôi không ngờ lại có được ngày này sau 50 năm. Tôi ngỡ như trong mơ thôi!

Tôi đã không cầm được nước mắt khi nuốt gắp phở đầu tiên vào miệng! Tưởng chừng như tôi đã tìm lại hương vị của ngày xưa cũ vậy! 

Isabelle, vợ tôi và chồng của nàng đều thấy; tôi sống thật lòng mình nên không sợ ai phiền lòng. 


Tôi yên lặng lắng nghe những lời David kể với đầy cảm xúc dâng trào, hình như mắt ông đỏ hoe như đang nhớ lại cảnh ấy!

David tiếp tục tâm sự:

-Sau khi biết Huệ có hạnh phúc với gia đình hiện tại tôi rất mừng. Bây giờ ai cũng lớn tuổi, tôi đã 80, Huệ trên 70, chúng tôi đã sống gần hết cuộc đời rồi; nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao tôi sanh ra, lớn lên ở đất nước Mỹ, không chiến đấu cho tổ quốc, đất nước Mỹ mà lại sang một nước bé nhỏ Việt Nam, để làm một người hậu cần chiến binh, tuy không trực tiếp ra trận nhưng để lại trong tôi rất nhiều thương tiếc mỗi lần thấy một người lính tử trận?

Tôi để lại cho cô cái huy hiệu lá cờ với ngôi sao này, mong rằng khi cô nhìn nó hãy nhớ đến đã từng có những người lính Mỹ đã đến, đã hy sinh, bỏ mạng trên đất nước quê hương của cô vì đấu tranh cho sự độc lập của tổ quốc của cô, đã thi hành nhiệm vụ một cách dũng cảm, cho dù mục đích sau cùng có đạt được hay không, nhưng những người cựu chiến binh Mỹ ấy cũng nên được mãi mãi ghi ơn!


Tôi xiết chặt tay David với cả tấm lòng biết ơn, những người cựu chiến binh Mỹ, điển hình là David, ngồi trước mặt tôi, kể cho tôi nghe một câu chuyện thật đau lòng, thương tâm, ông đã hy sinh tình yêu, tính mạng của mình cho một nhiệm vụ không phải ở trên phần đất quê hương của ông. Ảnh hưởng của vụ mổ đầu gối và bụng khi ông bị trúng đạn thời trẻ, mỗi lần trời trở lạnh, ông luôn bị những cơn đau đớn dầy vò thể xác.

Chiến tranh đã cướp đi cuộc sống tươi đẹp, tình yêu và sự hy vọng của những người lính, ngoài David ra, chắc phải còn nhiều cựu chiến binh Mỹ khác có những tình cảnh éo le, thương tâm khác mà có lẽ chúng ta chẳng bao giờ được nghe kể!


Sỏi Ngọc

30 Tháng Tư 2024



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/May/2024 lúc 2:23pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22237
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/May/2024 lúc 11:26am

Đòn Thù 

 


“...Trời ơi!! Chúa đâu? Phật đâu? Sao tôi khổ thế này!?”

Từ lưng đồi, trong cơn mưa tầm tã, ông Trung Tá “bên thua cuộc” trượt chân, lăn nhiều vòng cùng khúc cây, (chỉ tiêu lao động), đè ngang cổ. Dẫy dụa nhiều lần. Khi đứng dậy được, hai tay giơ lên trời, ông gào thét như nỗi đau của một con thú rừng bị sập bẫy!!! Bộ quần áo tù mỏng dính, ướt sũng, dán sát người ông. Từ một góc khuất trong bụi rậm, tôi thấy rõ một bộ xương cách trí đang lơ lửng giữa trời.

Ôi! Còn đâu... “Vùng trời nào đó anh đã bay qua. Chỉ còn lại đây... rừng núi... bao la” và “tận cùng của nỗi tuyệt vọng.” 

******

– Phạm văn Đồng: “Học tập cải tạo… Những người này chúng tôi cho họ một cơ hội để trở lại làm người…”

– Đỗ Mười: “Giải phóng miền Nam,chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa,hãng xưởng, ruộng đất của chúng nó. Xe chúng nó ta đi. Vợ chúng nó ta lấy. Con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi làm lao động khổ sai tại vùng kinh tế mới hay nơi rừng sâu, nước độc. Chúng nó sẽ chết dần, chết mòn..”

– Dương Thu Hương: “Ngày 30/4/1975, kẻ dã man thắng người văn minh.”

 

******

Hai bà mẹ già nhai trầu bỏm bẻm, ngồi trên cái băng ghế của một kios báo bỏ hoang ở trước cổng trường nữ trung học Lê văn Duyệt xem những thằng con lính bại trận trình diện “học tập cải tạo.” Một bà kéo vạt áo lau nước mắt nói: “Tội nghiệp tụi bây quá!!!”

Tôi cúi đầu lặng lẽ bước vội trong âm thầm suy nghĩ:

“Anh trở về bại tướng... cụt chân…”

 

******

“Còn chúng nó thì ta đày đi nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết dần,chết mòn..”

(Đỗ Mười) 

****** 

– Thiếu Tá Đại... “ Em ơi... con ơi... Đau quá... tôi chết mất...” Trước khi chết, ông lăn lộn gào thét gọi tên vợ, tên con; Không gọi tên... Tổ Quốc!!!

“Còn đất nước thì còn tất cả. Mất đất nước là mất tất cả!”

(Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu)

Ống quần tù mỏng dính mắc kẹt vào miếng sắt đóng vào cái cột gỗ làm nấc thang leo lên tầng trên, khiến ông té lộn ngược, đầu đập xuống sàn xi măng. Tôi nghe rõ âm thanh của một trái dừa khô lột vỏ ném xuống trước chân tôi! Vỡ sọ!

Ông vật vã cuộn người đau đớn. 42 tù nhân la vang trong phòng giam: “Cứu người. Cứu Người...” Toàn thể trại tù im lặng rợn người ngoại trừ âm thanh của tiếng thìa, muỗng đập liên tục vào song sắt cửa sổ. Cuối cùng, mãi tới nửa đêm, 2 tên cai tù xuất hiện quát:

“Vần anh đó ra gần cửa sổ này. Vạch mông ra.”

Một mũi kim qua song sắt. Ông ngủ yên. Phòng giam trở lại im lặng lạnh người.

Cuối cùng, trời hừng sáng, ánh nắng vừa lọt qua song sắt. Thiếu Tá Đại tắt thở, không kịp một lời giã từ anh em... Ông “hối hả bay bổng tìm đường về Nam gặp lại vợ con!!!”

“Anh không chết đâu em. Anh sẽ về gặp mẹ con em!!”

Khi liệm ông, trong túi áo của ông còn nguyên phần ăn: Hai mẩu khoai mì nấu chín cùng những mảnh vỏ sống chưa kịp muối chua.

– Đại Úy Đức nằm cạnh tôi không dậy nữa. Khi liệm anh, trong túi áo của anh có hai lát bí và cái đầu gà toi đen thui.. “Cao lương này thay cho bát cơm cúng!!”

“Đúng là XãHội ChủNghĩa.” Đức nói khi đám dòi ở dưới hầm cầu lổn nhổn chen chúc giành nhau phần “bo bo” do anh vừa thải ra. Phía bên kia có người nghe được.

Đức bị cùm ngang ngực bằng cái ách trâu, nằm trên một tấm ván suốt 45 ngày. Khi được thả ra, anh đi không vững. Mình trần trơ xương. Cái áo tù không còn nữa. Nó đã được anh xé ra nhiều lần để làm vệ sinh. Anh chết vì kiệt sức! Đức vĩnh viễn nằm lại ở núi rừng Hoàng Liên Sơn!

Khi còn sống, Đức luôn cay cú nói:

“Thêm 6 trái CBU nữa thì ngày hôm nay bọn mình đâu như thế này.” 

Đức đúng hay sai?

Tại quán phở 79 giữa Thủ Đô Little Saigon, Tướng Đảo nói với tôi: “Cho qua thêm vài trái CBU. Qua đánh tụi nó không kịp chạy về Bắc.”

– Đại Úy Thịnh...“...Xin cho tôi nói..” Tên bộ đội tay nắm sẵn miếng giẻ vội nhào tới nhét vào mồm anh. Một tên nữa vội quàng khăn bịt mắt anh lại, cùng 6 tên khác xô đẩy anh loạng choạng, nghiêng ngả ra bãi bắn.

“Xin cán bộ cho tôi tháo miếng vải che mắt và miếng giẻ ở miệng của anh ấy được không?”

Tên cai tù: “Để nguyên vậy. Lấp đất.”

... “Con gởi về cho cha một manh áo trắng.

Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây!!..”

(Việt Dũng)

Thịnh bị tử hình chỉ vì một mẩu giấy nhỏ viết vài chữ gởi cho vợ bị lọt vào tay chúng như sau:

“... Em hãy nhớ lời anh dặn. Dù anh còn sống hay đã chết. Mình có hai đứa con gái, không bao giờ cho nó lấy lũ cán ngố rừng rú. Ở đây anh trốn lúc nào cũng được. Anh là sĩ quan Quân Báo tốt nghiệp ở Okinawa mà em.”

– Tướng Loan bắn thằng Bảy Lốp. Tên Việt Cộng vừa tàn sát dã man cả một gia đình 5 người lớn bé vô tội. Máu ngập tràn mắt cá chân.

Hành động nào là dã man?!

– Đại Úy Kha trong khi phát quang trên sườn đồi bị rắn cắn. Nọc độc chạy khắp mình anh. Khi ở đùi, khi ở tay, khi lên má, khi xuống cổ v...v… Xin đi viện (bệnh viện) chữa. Chúng không cho. Đúng 49 ngày sau anh chết!

Những ngày đầu của 49 ngày, chập choạng với thần chết, Kha sợ! Nhưng sau đó anh bình tĩnh lạ thường...

Kha chưa lấy vợ. Mồ côi cha từ bé. Anh có một em gái. Mẹ già thủ tiết nuôi con. Em gái báo tin mẹ anh mới qua đời.

Kha kể: “..Ngày đi trình diện "Học tập cải tạo", Mẹ anh nói: “Con mang làm gì nhiều thứ vậy? Học tập có 10 ngày rồi về... Nghe đâu nhà hàng chở đồ ăn đến.”

Thời gian 10 ngày thì mẹ anh sai. Nhưng nhà hàng sang chở thức ăn đến thì đúng, nhà hàng Caraven. Một tên bám bên cửa xe mình mặc áo trắng, đầu đội mũ trắng, tay đập ầm ầm vào thành xe dẹp đường. Chạy nhiều vòng quanh phố, sau đó vào thẳng cổng trường. Bà con, cô bác hai bên đường nói: “Sướng quá...”

Trong xe, một sọt bánh mì cộng một nửa thùng phi canh rau.

Những ngày cuối Kha thường nói: “Ngoài Bắc này nhiều chim bìm bịp quá!!!”

Khi liệm, không thấy vết tím trên mình anh. Tôi đoán nọc độc đã chạy vào nội tạng.

Đài BBC bình luận:

“... Trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Lần đầu tiên những bại binh tình nguyện đi vào tù!”

(Chiêu lừa Học Tập Cải Tạo)

– Đại Úy Cát ngồi bất động trong một bụi rậm, hai mắt nhìn chăm chăm qua bên kia bờ suối. Hai vợ chồng và một đứa con trai cộng thêm một con chó đang ăn một rổ khoai lang. Họ chuẩn bị lên núi hái măng vầu... Những mẩu đầu khoai lang được ném xuống đất. Con chó táp vội rồi nhả ra. Người và chó vừa rời khỏi chỗ, khuất xa ở lưng núi, Cát phóng qua, vội nhặt những mẩu khoai, bỏ vội vào miệng nhai ngấu nghiến.

Cát là tiểu đoàng trưởng Địa Phương Quân. Anh thường kể cho tôi nghe những ngày, tháng vàng son: Lính của anh làm đồ nhậu sau mỗi khi hành quân trở về hậu cứ. Cái món làm tôi thèm chảy nước dãi là món chim sẻ chiên giòn chiêu với rượu huyết chim.  Cát cũng giống như Đức, Kha. Cả 3 người đều vĩnh viễn nằm lại ở rừng Hoàng Liên Sơn.

Cát và một người bạn không cầm cự được với trái độc. Hai người làm một bụng đầy. Mạch máu vỡ tung, da thịt tím bầm. Chết ngay dưới gốc cây cổ thụ. Đám cỏ nơi hai người chết nằm dạt, chứng tỏ họ đã vô cùng đau đớn lăn lộn nhiều lần.

Tên trưởng trại để xác hai người trên một cái chõng tre. Tuyên bố:

“Mặc dầu hai anh này có vi phạm nội quy là cải thiện linh tinh. Nhưng trong quá trình cải tạo có lao động tốt, nên tôi nhân danh Đảng và Nhà Nước cho hai anh được phục hồi quyền công dân!!??”

Trong những ngày tháng lao động khổ sai cùng nhau, tôi thường nghe Cát hát:

“... Tới trước ngõ cũ nghe kể rằng

Giặc tràn qua thôn xóm.

Gieo bao đau thương, bao điêu tàn

từ ngày anh vắng xa...”

Cát xem ra luôn hãnh diện, hào hứng với cuộc đời “Chinh chiến điêu linh” đã qua của anh.

“... Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa

... Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ…”

(Thế Lữ)

– Đại Úy Cư... Sợi dây thừng vòng qua cổ. 2 tên bộ đội kéo xác anh đi vòng sân của khám Chí Hòa. Máu từ tim vẫn chảy ra vẽ thành những vòng tròn trên mặt gạch...

Đoàn xe chở tù về tới ngã Sáu đường Lê văn Duyệt. Khi gần tới cổng Biệt Khu Thủ Đô, xe chạy chậm. Cư bất thần đạp một tên vệ binh lộn xuống đường. Tên thứ hai bị Cư ném một nắm muối vào mặt. Hắn bóp cò, viên đạn bắn trượt vào mâm bánh xe phụ sau lưng Cư, vòng ngược lên xuyên ngay tim anh. Cư chết tức thì!  Những “phạm nhân” trên cùng xe kinh hoàng!

Cư còn độc thân có bằng Cao Học Hành Chánh. Võ Sư Việt Võ Đạo. Tốt nghiệp Hòa Âm trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Gốc Cục Tâm Lý Chiến, Biệt Phái Bộ Canh Nông. Sau 30/4/1975, anh thuộc sự “quản lý” của Ủy Ban Quân Quản ViệtCộng. Sau khi “học tập” ít ngày, chúng điều anh vào “Camp David” trong Tân Sơn Nhứt dịch tài liệu. Một thời gian sau, Cư bỏ trốn lên Ngã Ba biên Giới toan tính vượt biên. Anh bị bắt.

10 năm sau, tôi ghé thăm nhà gọi người em út ra quán cóc cà phê nơi đầu ngõ kể cho em nghe về cái chết của Cư.Em cho tôi biết người anh thứ hai Thiếu Úy Luật Sư đi “cải tạo” cũng mất tích.

Nhà có cha mẹ già và 3 con trai. Nay còn lại một người. Tôi khuyên em đừng cho bố mẹ biết tin này.

Nửa năm sau, tôi ghé nhà em. Tôi được biết thân mẫu em chờ hoài không thấy con về nên bà héo hắt mà chết. Còn thân phụ em thì sáng nào cũng cái ô cắp nách, lên xe lam đi tìm... hai đứa con trai. Có khi trưa thì về, có khi tối mới về. Kể cho tôi mà em khóc nức nở. Còn tôi thì nghẹn ngào uất hận.

“... Ta về cúi mái đầu sương điểm

Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

Cám ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui từ mỗi lẻ loi...”

(Tô thùy Yên)


Lỗ Trí Thâm

Thủ Đô Little Saigon

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22237
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Hôm nay lúc 10:13am

Lá Rụng Về Cội


Đây là một câu chuyện tình được kể lại trong bối cảnh Qui Nhơn của những ngày cuối cùng tháng 3/75 . Vì kể lại dưới hình thức là một truyện ngắn nên có chút ít thêm thắt vào cho có hậu . Trong hình là đỉnh đèo An Khê trước nơi chứng tích mối tình của hai nhân vật trong câu chuyện

Quan Dương

*****

Apartment nơi chàng ở nằm trên tầng hai, phía sau phòng ăn là một balcony nhỏ, ở đây có một chiếc ghế nhựa, chàng thường ngồi lên đó, vừa hút thuốc vừa nhìn thiên hạ phía dưới. Hoặc mỗi khi có điều gì phiền não chàng cũng thường nhìn trời đất quạnh hiu thổi những ngụm khói cay xè đắng nghét vào không gian để trầm tư mặc tưởng. Phía dưới balcony là một khoảng sân rộng dùng làm parking. Mỗi chiều sau giờ tan sở những chiếc xe đủ loại, đủ màu sắc, cũ mới lẫn lộn từ các nơi về đậu san sát bên nhau. Để giải buồn chàng thường phân nhóm xe theo màu sắc và ví khu parking này như là nước Mỹ, còn tất cả màu sắc kia đại diện cho từng màu da của từng dân tộc qui tụ về đây để làm nên hợp chủng quốc. Chỉ một parking nhỏ thu hẹp này thôi, cũng đủ thấy giàu nghèo khó mà lẫn lộn.


Cái tật ghiền thuốc chàng không bỏ được, cho nên chiều nào chàng cũng phải ra balcony để giải quyết cơn ghiền, thét đâm thành thói quen. Và rồi không biết tự lúc nào, chàng phát giác ra chủ nhân của chiếc Toyota Cressida đời 89 màu bạc cứ mỗi ngày vào khoảng 4 giờ chiều về đậu phía dưới parking là một cô gái Việt Nam. Mặc dù chàng có thể quan sát từ phía sau lưng, nhưng chàng tự cả quyết như thế, bởi vóc dáng mảnh khảnh của cô gái rất dễ phân biệt trong đám Mỹ đủ màu, huống hồ cô gái lại có một suối tóc đen huyền thả ngang thắt lưng. Mái tóc đặc biệt này chỉ có ở những cô gái Việt Nam mà thôi. Mái tóc đó cộng với vóc dáng hài hòa đã gợi cho chàng nhớ lại vóc dáng của ai kia, mỗi chiều trong quá khứ đậm nét trong lòng. Chàng đâm ra tư lự muộn phiền. Ở đâu đó trên quê nhà dịu vợi trong đời, một hình bóng đã đi qua, bi thương và nhức nhối không thể phôi pha. Điếu thuốc trên môi chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi để cháy vừa đủ cho cô gái bước xuống xe, khóa cửa và bước vào khu Apartment trước mặt. Cô gái không bao giờ ngước nhìn lên để biết rằng mình đang được theo dõi, thành thử khuôn mặt đẹp xấu cỡ nào chàng rất mơ hồ không xác định.


Cứ thế mỗi chiều chàng ra balcony đứng hút thuốc để đợi cô gái về vào giờ nhất định và đậu xe ngay nơi parking đó. Cho đến một hôm, cô gái chợt tình cờ nhìn lên bắt gặp chàng đăm đăm nhìn mình. Trong khi chàng còn đang bối rối vì bị bắt gặp quả tang nhìn lén, thì cô gái nhoẻn miệng cười gật đầu:

"Chào chú”

Chàng ấp úng:

"Chào cô bé. Cô bé đi làm về?"

"Dạ"

Lần hội ngộ chỉ có bấy nhiêu thôi. Nhưng không hiểu sao khi thấy được rõ ràng khuôn mặt cô gái chàng bỗng giật mình. Cảm giác cho chàng biết là khuôn mặt đó rất ư quen thuộc, chàng đã từng gặp ở đâu nhiều lần trong cuộc đời.

Khuôn mặt đó đã làm tôi choáng váng. Những lúc đêm về, ngước nhìn lên bầu trời hồn lang thang một mình trong không gian bao la giữa muôn ngàn vì sao lấp lánh, bỗng nhiên tôi quá cô đơn. Một quá khứ tuổi thơ ở nơi nào xa thẳm trong tận đáy tâm tư bỗng hiện về tê buốt hãi hùng đến quá đỗi chạnh lòng. Đành cuả tôi giờ này đang làm gì ở thế giới miên viễn bên kia. Có thơ thẩn một mình nhìn lên bầu trời giống như tôi lúc này hay không? Bất giác tôi tự trả lời: nơi ấy nàng đơn độc quá không còn tôi bên cạnh để cùng tưởng nhớ về một chuỗi tháng năm qua không thể nào quên.

Đành ngồi sau lưng tôi, chiếc xe Honda Dam chỉ cần 5 phút chạy ngoằn ngoèo là đã ra khỏi thị trấn, nàng hỏi:

"Bây giờ mình đi đâu đây Tấn?"

"Đi đến tận cùng trời cuối đất"

Cùng trời cuối đất cuả tôi là chạy lòng vòng trên những con đường đất nhỏ. Nàng rất thích những con đường này, bởi vì dưới những lũy tre im vắng mà những tàng lá trên cao hai bên giao nhau chỉ để rớt xuống mặt đường những giọt nắng màu hanh vàng. Xe chạy qua, những giọt nắng bám lên người và nàng thích thú đưa tay ra hứng. Những lúc đó khuôn mặt nàng đầy rạng rỡ thanh cao. Còn tôi trần tục thì thích những con đường làng bởi vì nó đầy ổ gà lởm chởm, có lý do để nàng ôm chặt lấy tôi để khỏi bị rớt xuống đường. Thỉnh thoảng, một luồng gió nhẹ cuốn theo mùi thơm cuả cỏ, thổi làn tóc dài quyện lấy vai tôi. Một vài sợi tóc nghịch ngợm vuốt ve vào mặt làm tôi ngây ngây ngất ngất. Nàng cũng biết rõ là tôi ma giáo cố ý không tránh ổ gà, nhưng người thanh cao lại đồng loã với tên phàm tục để cho kỷ niệm tràn đầy tuổi đầu đời cuả hai kẻ yêu nhau.


Lần về phép đầu tiên từ quân trường Đồng Đế, năm đó thị trấn Ninh Hoà bị ảnh hưởng cuả một cơn bão không biết từ đâu đưa tới. Nước từ thượng nguồn KrongBut Ban mê Thuột đổ về con sông Dinh nhỏ xíu nằm giữa thị trấn. Con sông lưu lượng không đủ chưá nên nước tràn ngập các lối đi. Nhà nàng nằm trên bờ sông không hiểu sao vẫn còn đứng vững trước cơn phong ba bão táp. Mưa đã tạnh, chỉ còn tiếng nước bì bõm theo đôi giày nhà binh nặng trĩu đối vơí anh chàng sinh viên sĩ quan non trẻ như tôi. Nhà vắng, không một bóng người, chỉ có nàng đang nằm ngủ trên chiếc giường tre ọp ẹp. Nàng nằm ngủ tỉnh bơ xem như chuyện gió mưa là chuyện cuả trời đất còn chuyện ngủ là chuyện cuả riêng nàng, hai chuyện đó không dính nhập vào nhau. Về phép không báo trước, tôi định dành cho nàng một bất ngờ. Ai dè ngược lại nàng dành cho tôi một bất ngờ lớn hơn. Nàng nằm đó, nét con gái với những đường cong chưa phát triển hết cuả tuổi dậy thì đã làm cho tim tôi bỗng nghẹn ngào thảng thốt. Trong giấc ngủ nàng như hơi mỉm cười hơi thở nhẹ làm cặp vú bằng cái núm cau nhỏ xíu quên mặc áo ngực nhấp nhô như mời gọi. Tôi chỉ biết quì bên cạnh giường nàng giữa dòng nước để ngắm nhìn im lặng. Trong tôi là một nỗi đam mê thánh thiện, tiềm thức đã in sâu khuôn mặt nàng và làn tóc rối. Hệ thống quay phim trong đầu tôi làm việc, tôi quay đi quay lại khuôn mặt thánh thiện đầy man dại kia trong giấc ngủ và lưu giữ nó vào từng sợi máu trong hệ thống thần kinh não tủy. Mỗi khi nhớ đến tôi chỉ cần nhắm mắt, khuôn mặt nàng như một khúc phim quay chậm lần lượt hiện ra cùng với niềm thương yêu theo tôi cho đến cuối đời.


Khuôn mặt đó rất thân quen, chàng làm sao quên được. Chàng cố moi óc để nhớ, để suy luận cô gái này mình đã từng gặp ở đâu, nhưng không thể nào nhớ nổi. Cô gái chỉ vào khoảng 20 trở lại, còn chàng thì đã ngoài 40, có một khoảng thời gian quá cách biệt không thể tạo ra trường hợp gặp nhau. Nhưng không hiểu sao từ lúc tình cờ thấy được khuôn mặt cô gái chàng đâm ra vương vấn mơ hồ. Trước đây mỗi lúc ghiền thuốc chàng phải ra balcony để hút vì sợ khói làm ngộp căn phòng. Giờ thì chàng cố tạo ra cơ hội, chiều nào cũng vậy vào giờ nhất định ra ngoài balcony để có lý do nhìn vớ vẩn xuống bãi đậu xe, chờ đợi được nhìn cô gái đi làm về. Còn cô gái từ lúc biết có người từ trên cao nhìn xuống, không còn tắt máy lẳng lặng vào nhà như mọi khi. Sau khi đóng cửa xe lại, thế nào cũng ngước lên cười với chàng một tí. Chàng chỉ cần có thế, chỉ cần có bấy nhiêu đó mà thôi, hồn mình bỗng nhiên dịu vợi. Hai người đã mặc nhiên quen biết nhau: người chờ và kẻ được chờ.


Cô gái nhỏ gọi chàng bằng chú, chàng gọi cô gái bằng cô bé để thay thế tên gọi. Cả ngày chàng chỉ cần hai tiếng chào chú êm dịu phát ra từ cái miệng hình trái tim nhỏ nhắn kia. Đến nỗi đôi lúc chàng tự giật mình, không biết mình chờ đợi cô gái đến khát khao để nghe hai tiếng chào dịu dàng hay là để tìm lại một khuôn mặt, một bóng hình đã xa trong dĩ vãng? Chỉ biết hai ngày cuối tuần cô gái không đi đâu, vắng cô gái theo thói quen, chàng đâm ra buồn thơ thẩn. Chẳng lẽ nào cô gái lại chiếm lấy tâm hồn già nua đầy cằn cỗi cuả mình? Chẳng lẽ chàng đã yêu cô gái này như một cơ duyên tiền định? Một trái tim héo hắt muộn phiền đã ngủ quên một thời gian dài nay bỗng nhiên thức dậy?


Ngày ra trường tôi có mười ngày phép để chuẩn bị về đơn vị mới. Mười ngày đó tôi và Đành chính thức yêu nhau. Mười ngày khoảng thời gian không đủ dài để tôi dành tất cả cho nàng. Nhưng biết sao hơn, chiến tranh đang tàn phá quê hương. Ngoài Đành ra tôi còn có bổn phận cầm súng để góp phần bảo vệ nửa mảnh đất hình chữ S này đang bị Cộng Sản miền Bắc xâm lăng. Ngày tôi ra đơn vị, Đành đứng bên cạnh trong lúc chờ đón xe xuôi về miền Trung, hai con mắt nàng đỏ hoe. Tôi cố mỉm cười:

"Anh không bao giờ dám nghĩ là sẽ có một ngày mình có một cuộc tiễn đưa mà anh thì không thể hưá ngày trở lại."

"Em cũng thế. Chỉ sợ chuỗi thời gian sắp tới em không biết phải làm gì để khoả lấp được nỗi nhớ anh?"

Tôi đùa::

"Thì em "cứ đợi anh về " như trong tuồng cải lương là xong có gì đâu."

"Nhưng lỡ em không đợi được thì sao?"

"Em cứ việc lấy chồng là yên chuyện."

"Em không đuà với anh nữa"

Rồi nàng tuyên bố:

"Em đợi không được em sẽ tìm đến nơi mà anh sẽ đến."


Tưởng nàng nói cho suông miệng. Không ngờ tháng 1/75 đơn vị tôi đang trấn giữ đèo An Khê, Bình Định với nhiệm vụ ngăn chận sư đoàn 320 cuả Cộng Sản Bắc Việt từ mật khu An Trường cắt quốc lộ 19 nối liền PleiKu - Qui Nhơn. Giữa lúc hai bên đang ghìm nhau để thăm dò ý đồ chiến thuật cuả mỗi bên thì Đành từ Ninh Hoà ra thăm tôi. Nhìn nàng bơ phờ hốc hác lặn lội đường xa, sự xúc động khiến tôi nghẹn ngào. Nàng ở với tôi một tuần và cho tôi tất cả, kể cả tuổi thanh xuân mà hai đưá tôi cùng giữ gìn. Biết sao hơn, cả hai chúng tôi cùng ích kỷ trong tình yêu mà chiến tranh thì khốc liệt sẳn sàng chia cắt bất cứ lúc nào. Những buổi sáng, sau một đêm biết mình còn sống, tôi và nàng ngồi trên đỉnh đèo nhìn xuống đường 19 sâu thẳm chạy ngoằn ngoèo như một con rắn nhỏ. Buổi sáng ở đó, sương mù bao phủ đầy cánh rừng phiá dưới giống như mây bay trong truyện cổ tích. Tôi và nàng như là đang ở trên mây. Nếu không có chiếc áo jacket nhà binh quấn chung quanh người nàng cho đỡ lạnh và trên người tôi không trĩu nặng hai cấp số đạn trong tư thế sẵn sàng tác chiến thì tôi cứ ngỡ tôi và nàng đang ở một thế giới khác, thật bình yên, không chết chóc, không có chiến tranh và thù hận. Khi mặt trời vưà ló dạng ở phiá đông, chim rừng đã thi nhau ca hát. Tôi choàng tay qua vai Đành, nàng nép mình trong lòng tôi bé nhỏ. Tự lúc đó tôi biết rằng hồn tôi vĩnh viễn không thể thiếu nàng.


Áp lực chiến sự càng lúc càng nặng. Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng, đơn vị tôi có thể di quân bất chợt. Tôi năn nỉ hết sức nàng mới chịu về. Chiếc xe Dodge cuả đại đội đưa nàng trở lại thị trấn Bình Khê. Khi chiếc xe nhà binh cũ kỹ lăn bánh, nàng nắm chặt lấy tay tôi, đôi mắt mở to ngơ ngác. Nàng cố thu hết hình ảnh cuả tôi lần cuối cùng trước khi bịn rịn thả tay tôi ra. Tôi ráng nhoẻn miệng cười méo xẹo để nàng yên tâm. Đôi mắt đó đã làm tôi choáng váng, không khóc nhưng sao long lanh như ngấn lệ. Nhìn vào đôi mắt nàng tôi thấy mình sao quá đỗi hiu hắt cô đơn.

Chàng chạm mặt cô gái ở lối vào Apartment một cách cố ý:

"Chào cô bé"

Cô gái đang suy nghĩ điều gì, giật mình mở to đôi mắt hốt hoảng:

"Ồ my god, chào chú."

Thoáng một cái, chàng thấy mình biến thành hai người đứng trong lòng đen đôi mắt cô gái. Trong khoảng thời gian một phần ngàn tích tắc, chàng chợt rùng mình. Chàng tình cờ bước vào đôi mắt đó, mà cả chính chàng và cô gái không hề hay biết. Cô gái hỏi chàng:

"Chú đi đâu thế?"

Chàng thật thà:

"Chú đâu có đi đâu. Chú cố tình đụng đầu với cô bé để làm quen. Bởi vì hình như chú đã từng gặp cô bé ở một nơi nào mà chú không nhớ nỗi “

Sợ cô gái hiểu lầm với lối tán gái cũ rích, xưa như trái đất, chàng thêm:

"Chú nói thật đó"

Cô gái cười:

"Cháu đâu có nói chú dối đâu. Hay là mời chú ghé lại phòng cháu chơi."

"Cô bé không ngại à?"

"Ngại gì. Cháu sống một mình, quen được chú, thêm một đồng hương nơi xa lạ này cũng là một điều hay."

Phòng của cô gái ngăn nắp, sạch sẽ không giống như cái ổ chuột của chàng. Chàng hỏi:

"Cô bé ở một mình?"

"Không, với một người bạn gái nữa"

"Thế cô bạn đâu rồi?"

"Nó nghỉ vacation về Florida thăm gia đình rồi"

"Còn gia đình cô bé?"

"Đây này..."

Cô gái chỉ chung quanh căn phòng

"Không, ý chú muốn hỏi về ba mẹ"

Mặt cô gái thoáng buồn:

"Cháu không có ba mẹ"

Sợ vô tình khơi lại một nỗi niềm thầm kín nào đó cuả cô gái, chàng lúng túng:

"Ồ... cho chú xin lỗi, chú không cố ý."

" Không sao đâu, cháu quen rồi. Còn chú?"

Chàng đùa:

"Chú cũng vậy, chú không có ba mẹ. Chú ở một mình"

"Ý cháu muốn hỏi vợ con chú kìa”

"Chú mồ côi vợ từ lâu lắm rồi"

"Thế ai bảo lãnh chú qua đây?"

" Không ai bảo lãnh hết. Chú đi theo chương trình HO. Khi phỏng vấn chú ghi danh theo kiểu con bà phước. Chính phủ Mỹ đưa chú qua đây dưới sự bảo trợ cuả hội thiện nguyện địa phương."

Chàng sợ cô gái không hiểu con bà phước là gì, chàng giải thích:

"Con bà phước nghĩa là tứ cố vô thân đó cô bé"

Cô gái nhìn chàng thương hại:

"Như vậy, đứng về một phương diện nào đó, hoàn cảnh của hai chú cháu mình giống nhau."


Kết quả những ngày ở với tôi trên đỉnh đèo An Khê, Đành mang thai. Đầu tháng 3/75 Tiểu đoàn trưởng cấp cho tôi ba ngày phép đặc biệt để về Ninh Hoà cưới vợ. Thị trấn hiền lành này cuả những ngày tháng 3/75 sống trong tình trạng lo âu hốt hoảng. Ban Mê Thuột mất, phòng tuyến đơn vị Dù trấn giữ Khánh Dương tan vỡ. Cộng Sản Bắc Việt đang theo quốc lộ 21 tiến quân về Nha Trang. Tất cả dân Ninh Hoà gởi gấm niềm tin vào sự chiến đấu cuả các trung tâm huấn luyện Đặc khu Dục Mỹ. Tôi cưới vợ trong cơn hấp hối cuả chính quê hương mình. Trước ngày trở lại đơn vị, tôi ngồi với nàng suốt đêm bên bờ sông Dinh để chờ trời sáng. Dòng nước đen xanh dưới những chòm sao lấp lánh, thấp thoáng một vài đám lục bình trôi dật dờ không biết giạt về đâu giữa cơn bão nổ hưá hẹn đổ ập xuống vùng đất hiền lành. Nàng hỏi tôi:

"Khi nào chiến tranh kết thúc hả Tấn?"

"Anh làm sao biết được. Anh chỉ là người lính chiến đấu theo lệnh. Nhưng anh nghĩ Ninh Hoà là ngã ba giao liên giữa hai quốc lộ 1 và 21. Đó là hai quốc lộ chính huyết mạch để phòng thủ Nha Trang, bất cứ giá naò cũng phải giữ không thể mất. Mà thôi, em đừng thèm nói chuyện chiến tranh nữa, nói chuyện mình đi. Anh chỉ còn ở với em vài tiếng đồng hồ thôi."

Giống như trăm ngàn đàn bà con gái trên cõi đời này, nàng ngả đầu trên vai tôi khi nói về tương lai:

"Anh thích con mình là con trai hay con gái?"

"Con gái giống hệt em"

"Em thích con trai. Con gái cứ phải hồi hộp đợi chờ cả đời, khổ lắm. Con trai bay nhẩy đây đó khỏi phải bận tâm. À này, con mình ra đời anh đặt tên nó là gì"

"Em chọn đi"

"Không, cho anh chọn trước"

Tôi đâu nghĩ một lúc nào đó mình sẽ có con, nên hơi mắc cỡ. Nhưng thấy nàng tha thiết đến nghiêm trang, tôi đề nghị:

"Hay là em chọn tên con trai, anh chọn tên con gái"

"Cũng được"

Như đã có chủ ý từ trước, nàng dứt khoát:

"Nếu là con trai em sẽ đặt tên cho nó là... Đăng Quang. Đến phiên anh"

"Anh à... Nếu con gái anh đặt tên cho nó..."

Bây giờ đang là cuối xuân, nhưng quê tôi đã là chớm hạ. Bởi cây sầu đông ven sông, những cánh hoa li ti bắt đầu rụng để kết nụ thành trái. Tôi nhìn những cánh hoa nhỏ xíu trắng loang loáng trên mặt nước, không khí thật yên lành như thể chiến tranh đã dừng chân ở một nơi nào xa lơ xa lắc.

"Anh sẽ đặt tên cho con là Uyên Hạ"

Tôi giải thích thêm:

"Uyên là đôi uyên ương giống hai đưá mình. Hạ là muà Hạ, cái muà con mình được tạo nên hình dáng. Em đồng ý không?"

"Nghe hơi caỉ lương, nhưng em đồng ý"

Tôi đưa ngón tay trỏ ra móc ngoéo với nàng. Đành chỉ vào đám lục bình trên sông:

"Cuối cùng nó sẽ về đâu anh nhỉ?"

"Ra cưả biển. Tất cả đều ra cưả biển"

Nàng thì thầm:

"Biển, đó là nơi đến cuối cùng. Sóng lặng yên lành hay bão tố. Trong chiến tranh kiếp sống cuả một con người đâu khác gì đám lục bình trôi bềnh bồng trên mặt nước."


Sáng hôm sau tôi trở lại đơn vị trên chiếc xe đò trống trơn. Bù lại, ngược chiều là những chiếc xe chật ních người. Dân chúng miền Trung bắt đầu di tản về các tỉnh phiá Nam. Trên báo chí hình ảnh cuộc tháo chạy khỏi Pleiku theo liên tỉnh lộ 7 cuả quân đội đã gây sự bất ổn cho mọi người. Pleiku bỏ trống, đèo An Khê trở thành tiền đồn chính để giữ vùng duyên hải trên quốc lộ 19. Việt Cộng pháo kích như mưa vào thị trấn Bình Khê trước khi ào ạt xua quân chiếm lấy. Đơn vị tôi bị bao vây trở thành ốc đaỏ không ai ngó ngàng đến. Chúng tôi không còn cấp chỉ huy và hậu cứ, đành phải tan hàng. Chúng tôi chia nhau từng toán nhỏ xé rừng thoát thân số mạng giao cho hên xui may rủi. Khi về đến Qui Nhơn, không thể nào diễn tả nỗi tuyệt vọng cuả tôi khi thị xã không bóng người. Tiểu Khu Bình Định và Bộ chỉ huy Cảnh Sát đang còn ngùn ngụt cháy. Hai cơ quan quyền lực nhất tỉnh bị mất bởi những tên du kích điạ phương không đáng một đồng xu bát gạo. Những tên không đáng một đồng xu bát gạo đó khi nghe chúng tôi còn kẹt lại Quân y viện Qui Nhơn đang tìm cách thoát ra biển đã tặng chúng tôi khoảng 10 trái súng cối 82 ly trước khi bao vây bắt loa kêu gọi chúng tôi đầu hàng. Ngày 01/04/75 lợi dụng trời đang chạng vạng tối, tôi và một thằng nữa vưà bò vưà lết ra bờ biển. Chúng tôi bò lết trong trạng thái vô thức, vô tri giác, bò không biết về đâu, làm gì, trong khi tứ bề thọ địch. Đang bò bỗng thằng bạn cắm đầu về phiá trước. Tôi chưa kịp đưa tay ra đở thì nghe tiếng hét lanh lảnh:

"Giơ tay lên. Đứng dậy"

Tôi ngoan ngoãn đưa tay lên khỏi đầu thật hiền lành. Suốt mấy ngày gần như không ăn uống thêm sự lo âu không biết bị bắt lúc nào đã khiến thần kinh tôi căng thẳng muốn nổ tung. Giờ bị bắt tư ïnhiên tôi thở phào nhẹ nhõm. Biển rì rào bên cạnh. Tôi hít một hơi thật dài, khẻ nhắm mắt để lắng nghe một tiếng nổ thật bình thản. Tiếng hét lúc nãy lại vang lên:

"Một tay để trên đầu, một tay tháo giày ra mau."

Khi tôi vừa buông đôi giày, hai thằng xông đến. Bằng tất cả sức vũ phu sẵn có, chúng kéo giật hai khuỷu tay tôi ra đằng sau, dùng dây dưà trói chặt. Đầu mũi súng chọt mạnh vào ngực tôi đau điếng:

"Đi.."

Tôi nhẹ nhàng đi trên biển, gió từ ngoài khơi thổi vào mát rượi. Lần đầu tiên được đi chân trần sau mười ngày đôi giày không cởi, ngay cả trong giấc ngủ, tôi có cảm tưởng mình đang đi trên nhung. Cát biển mịn dưới chân về đêm âm ấm chui vào từng kẽ ngón. Biển khiến tôi chợt nhớ có lần hưá với Đành khi nào về phép sẽ đưa nàng đi dạo biển Nha Trang về đêm.


Chuỗi ngày sau đó dưới mũi súng cuả những tên Việt Cộng trẻ con đầu óc đã được nhồi sọ chất đầy căm thù, đám tàn quân chúng tôi áo quần tơi tả hằng ngày phải bươi móc, dọn dẹp lại thành phố. Trong những ngôi nhà đổ nát vì chiến tranh xác của những đồng đội tôi những người không chịu đầu hàng và chọn cái chết , những đôi mắt mở trừng trừng không chịu nhắm lại dù tôi cố lén đưa tay vuốt mắt từng người . Những đôi mắt ngửa thao láo nhìn lên bầu trời dường như vẫn còn hy vọng tận cuối phương trời phiá Nam những chiếc máy bay xuất hiện như một kỳ tích để phản kích lại đối phương như mọi lần trước đó. Bây giờ là đầu tháng tư những chiếc loa hàng đêm trong trại giam ra rả hét ỏm tỏi vào tai về những chiến thắng bất ngờ dễ dàng ngoài dự trù mơ ước cuả chúng trên đường tiến quân về Sài Gòn. Những hy vọng mơ hồ cuả chúng tôi trở thành tuyệt vọng hoàn toàn. Nhưng tôi vẫn phải sống vì tôi không được chết. Nói cho đúng hơn, tôi thèm sống một cách tuyệt vọng lạ lùng.


Bọn chúng vẫn khai thác hàng ngày trên xác thân ốm yếu càng lúc càng tàn tạ này bằng mọi kiểu. Tôi là một người lính bại trận không còn gì để nói, cho nên bọn chúng xem tôi là một tên ngoan cố, cứng đầu. Để tránh đau đớn cuả mỗi lần tra tấn mà da thịt tôi dù thiếu ăn đói khát vẫn còn cảm nhận, đêm đêm trước mỗi ngày chúng dẫn tôi từ phòng biệt giam ra để hỏi cung, tôi tự diệt sức lực còn sót lai cuả mình bằng cách thủ dâm. Chỉ có cách đó mới đối phó với những ngọn đòn thù cuả bọn chúng. Tôi muốn mình không còn đủ sức để tỉnh khi ngọn đòn tra tấn đầu tiên phủ lấy lên người. Trước khi chìm vào cơn mê loạn, hình bóng cuả Đành hiện về nhức nhói đến buốt da. Tôi liên tưởng đến nàng, vì nàng là cứu cánh trong tâm hồn và thể xác khô cằn này. Khi thể xác cuả tôi bất chợt rung lên những khoái cảm đớn đau đến nghẹt thở, tôi gọi tên nàng mà không khóc được, bởi cơ thể không còn năng lượng để tạo ra nước mắt.


Vì tôi cứng đầu nên bọn chúng đã biệt giam tôi suốt năm năm trời không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Sau này tôi mới biết rằng những năm này Đành cố gắng tìm tôi nhưng tôi vẫn biệt tích, vì thế nàng đinh ninh rằng tôi đã chết. Nàng chọn ngày 01/04 là ngày Qui Nhơn bị mất để làm đám giỗ cho tôi, và xem ngôi mộ tập thể ở dưới chân trụ cờ của Quân Y Viện Qui Nhơn là nơi tôi yên nghỉ. Mười năm biệt xứ từ trại tập trung tôi được thả về. Tôi trở lại con xóm nhỏ ven sông thị trấn Ninh Hoà ngày xưa. Cảnh cũ đã không còn. Căn nhà tranh nơi nàng nằm trải tóc tuổi thơ, bão tố năm nào không làm sụp đổ, nay giặc về chỉ còn là mô đất trống với cỏ dại mọc bao quanh. Cây sầu đông nơi đêm cuối cùng ngồi bên nàng trước ngày trở lại đơn vị đã bị chặt ngang lưng. Cạnh đó là đầu cuả một con đập bằng tre chắn qua sông. Rác rưới phiá trên dòng không lối thoát vướng vào hàng cây chắn ngang cứ dật dờ, dật dờ làm cho màu nước thêm đục ngầu. Những điều tôi biết về nàng rất ít. Chỉ biết sau khi mất nước, nàng sinh con gái, và khi chắc chắn tôi đã chết không còn hy vọng sống sót trên cõi đời này, nàng đã ẵm con đi đâu không rõ. Sau có người nói là nàng đã vượt biên, toàn thể chiếc ghe đều chết chìm trên biển.


Tôi đứng trên thành cầu nhìn xuống dòng sông. Con đập làm dòng nước lặng lờ không muốn chảy. Phải chi tôi còn nước mắt để nhỏ xuống con sông, những giọt nước mắt sẽ làm đầy con nước, để tất cả khổ đau cuốn phăng ra biển để gởi đến vợ con tôi. Con đập chắn ngang dòng sông nơi kỷ niệm giống như vết dao chặt ngang thân xác này mà không chảy máu. Mười năm tù tội đã biến bên ngoài hình dáng tôi thành một con người khác, nhưng bên trong những nỗi khổ đau không thể nào phai dù năm tháng có chất chồng dày dày lớp lớp. Vì nàng đã bất diệt trong tôi.

Chàng hỏi cô gái:

"Hoàn cảnh chú và cô bé giống nhau ở điểm nào?"

"Cháu từ đảo qua đây cũng theo diện con bà phước giống như chú." Nhìn bên ngoài cô gái gần như là Mỹ hóa, chàng không tin cô gái nói thật. Tuy thế chàng vẫn tò mò:

"Cô bé có thể kể cho chú nghe tại sao cô bé không có ba mẹ hay không?"

Cô gái tỉnh bơ:

"Tại vì ba mẹ cháu đã chết"

"Ồ …. cho chú xin lỗi"

"Không sao đâu chú."

Cô gái buồn buồn. Hình như có một hấp lực nào đó xui khiến chàng buột miệng:

"Kể cho chú nghe về ba mẹ đi"

Cô gái khẽ gật đầu rồi ngồi yên. Chàng đưa mắt thử xem con nhỏ tiếp tục làm gì. Bỗng nhiên khuôn mặt Cô gái xa xăm nhìn ra cửa

.. Mẹ nuôi cháu trong nỗi nhớ thương người chồng đã mất, chất chồng và áp bức chung quanh. Đối với xã hội hiện tại, mẹ con cháu chỉ là những cọng rơm khô được hiện hữu bên lề. Cháu vô tư và cầu mong mình yên lành như vậy, miễn cạnh cháu lúc nào cũng có mẹ bao bọc chở che. Nhưng chính quyền lại không muốn như thế, họ muốn đốt cháy luôn cọng rơm bé nhỏ này, bởi không gian đất trời đã là tài sản mà suốt 30 năm họ cố chiếm cho bằng được bằng mưu đồ gian manh. Ba cháu khi còn sống là lính, một trong những lý do đã ngăn chận phần nào thời gian sớm hơn ý đồ cuả họ. Cho nên khi chiến thắng chuyện rửa hận họ ngồi tính sổ là chuyện đương nhiên. Căm thù trút lên đầu mẹ cháu, người đàn bà trở thành goá buạ ở tuổi hai mươi. Mẹ cháu 20 tuổi với bào thai 5 tháng còn nằm trong bụng. Mờ tinh sương đã thức dậy tảo tần đón những gánh rau cuả dân làng ven thị trấn, để sáng đem ra chợ ngồi bán. Kiếm sống theo nhu cầu sinh tồn lại thường xuyên bị kết tội là chây lười lao động, quen thói ngụy ăn bám hút máu nhân dân. Mẹ cháu là một trong những đối tượng bị kiểm điểm phê bình hằng đêm bởi những tội lỗi mà ngay bản thân mẹ không hiểu được. Nhan sắc cuả một goá phụ ở tuổi 20 giống như một bông hoa đang nở, thêm một lý do để đám cường quyền cấp hạ tầng cơ sở đóng vai anh hùng cứu mỹ nhân, gia ân bố thí để mong đòi hỏi một giây phút ngã lòng nào cuả người thiếu phụ cô đơn. Mẹ âm thầm chịu đựng, luồn lách tránh né, cầm cự qua ngày để mong sinh được cháu ra, dạy dỗ cháu nên người. Trong lòng mẹ, cháu là chứng tích kết hợp bởi máu và tim từ một mối tình bất tử. Mẹ vẫn âm thầm hy vọng trong một nhiệm mầu ba cháu vẫn còn sống trên thế gian này để mà trở lại. Nhưng thực sự ba cháu đã chết. Mẹ kể ở năm cháu lên 8 tuổi, cái tuổi chưa thấu hiểu nổi chuyện đời, nhưng có thể ghi nhận được những gì mà mình không thể nào quên. Mẹ kể vào một ngày cuối tháng 3, khi chiến tranh kể như chấm dứt tại thị xã Qui Nhơn thì ba cháu đã nằm xuống trong tư thế cuả một người chiến bại. Đối với kẻ chiến thắng, đó là cái chết tất yếu cuả một tên làm tay sai Mỹ ngụy đầy nhục nhã. Nhưng đối với mẹ, ba là một anh hùng vì người đã nằm xuống trên mảnh đất mà người có nhiệm vụ cầm súng để bảo vệ. Ba cháu đã chiến đấu cho đến phút cuối cùng không hề bỏ chạy như một số người. Ba đã chiến đấu chống lại cái phi nhân, bất nghĩa mà hôm nay mọi người đã thấy. Ba cháu không thành công vì ngươi là lính chịu chung số phận nghiệt ngã theo một qui luật, nhưng ba đã thành nhân, ít nhất ra đối với mẹ và sau này là cháu. Tám tuổi, một đêm mưa buồn trong túp lều tranh xa xôi quê nhà, mẹ ôm cháu vào lòng kể lại chuyện tình giữa ba với mẹ. Mẹ kể có những buổi sáng mây mù bao quanh trên đỉnh đèo An Khê, mẹ dựa vào vai ba bềnh bồng trên mây. Ba vững như ngọn núi để mẹ là mây quanh năm bao phủ. Mẹ chỉ con đập chắn ngang dòng sông trước nhà, mẹ nói nơi đó trước đây có một cây sầu đông. Đêm cuối cùng ba ngồi với mẹ nhìn những cánh hoa sầu đông nhỏ xíu lăn tăn gợn trên mặt nước để đặt tên cháu. Có một thoả ước giữa ba và mẹ, mẹ đặt tên con trai, ba đặt tên con gái. Khi ra đời vì cháu là con gái nên thừa hưởng cái tên do ba để lại như một di sản của người. Cháu còn nhớ có lần mẹ dẫn cháu đến biển Qui Nhơn mẹ chỉ vào cỗng của một cơ quan, mẹ nói trước đây là Quân Y Viện mà dưới chân trụ cờ là nấm mộ tập thể của 47 quân nhân VNCH tử trận. Trong nấm mồ đó có xác của ba cháu mà những đồng đội của người trong buổi chiều ngày 31/03/75 đã vội vã chôn như một nghĩa cử tuyệt vọng cuối cùng trước khi những kẻ miền Bắc tiến vào chiếm giữ. Mẹ nói những người đã chết khi nhiệm vụ gìn giữ tự do không thể chu toàn nên họ không thể nào nhắm mắt. Mẹ còn nói đời mẹ giống như những đám lục bình bập bềnh trên dòng sông quê nhà. Tất cả cuối cùng đều ra biển để phó thác cho may rủi. Thế rồi mẹ quyết định ra đi."


Cô gái xuất thần tiếp tục nói với khoảng không trước mặt, gần như chẳng hề biết có chàng đang ngồi bên cạnh. Cơ hồ như nếu không có chàng, cô gái vẫn có thể nói một mình, nói với chính mình nỗi đau chất chứa bao năm. Còn chàng, những giọt nước mắt tưởng đã khô cạn bao năm trong quá khứ đắng cay, trong hiện tại phũ phàng, trong tương lai muôn trùng bỗng nhiên rơi đầy khuôn mặt.

"Ngày thứ 15 lênh đênh trên biển vì lạc hướng đi, mọi người trên thuyền chỉ còn biết mong chờ phép lạ. Trong cơn nguy nan tâm lý chung người ta thường cầu xin đấng thiêng liêng vô hình thương xót. Thượng đế, hoặc là không có thực, hoặc là những người trong chuyến đi nặng đầy nghiệp chướng, cho nên đáp những lời cầu xin bi thương đó biển đem lại cho họ một lũ người dã man hung dữ còn hơn loài cầm thú. Những tên ác nghiệt này giật mạnh cháu từ trong tay mẹ vứt vào góc thuyền. Mẹ hét lên trong phản xạ cuả một con cọp cái bị cướp mất đứa con, nhào tới cào cấu cố dành lại được cháu. Mẹ mạnh mẽ phi thường trong tim óc, nhưng thể xác mẹ yếu đuối mỏng manh. Một tên đập báng súng vào mặt mẹ, cháu nghe tiếng súng nổ và mẹ rơi xuống biển. Cháu chỉ biết thét lên hãi hùng. Sau đó cháu ngất lịm không còn biết gì nữa. Sau này cháu được biết cháu là một trong năm xác chết còn sống bị bỏ sót lại trên ghe mà người ta cứu được. Cháu đã mất thời gian bao năm tháng để lấy lại quân bình, và cứ thế cháu lớn lên đầy muộn phiền trong trại tị nạn Bidong Mã Lai cho đến khi được một gia đình từ tâm bên Mỹ nhận bảo trợ để qua đây. Hiện cháu đang sống bình thản như một người đã chết, còn những người đã chết thì đang sống muôn đời trong tận cùng nỗi đớn đau mà cháu ấp ủ."


Cô gái ngừng nói. Tự nhiên cô nhoẻn miệng cười đưa chiếc khăn tay lên chậm chậm hai con mắt của mình. Ở đó là những giọt lệ long lanh:

"Cháu bỗng dưng bắt chú nghe chuyện của cháu, kỳ ghê. Nhưng cháu cũng không hiểu sao ở chú dường như có một cái gì khiến cháu cầm lòng không nổi. Một cái gì đó đã gây cho cháu vô cùng xúc cảm."

Chàng không trả lời cô gái, chàng chỉ hỏi một điều gần như lạc đề:

"Cô bé có còn giữ tấm hình nào cuả mẹ hay không?"

"Dạ còn, chú muốn xem à?"

Chàng gật đầu. Cô gái đứng dậy lục trong xách tay, lấy đưa cho chàng một tấm hình đen trắng. Tấm hình đã muốn ố vàng vì thời gian năm tháng. Trong hình một người đàn bà khoảng 24, 25 tuổi đứng gần bên một đưá bé gái. Sau lưng là căn nhà tranh, một bên chái quỵ hẳn xuống được chống lên bằng cây nạng gỗ. Căn nhà trông giống như một phế binh lạc loài cô đơn.

"Đây là mẹ cháu. Đưá bé gái này là cháu lúc đó lên năm tuổi."

Người đàn bà mái tóc cắt ngắn, không còn dài như xưa, nhưng khuôn mặt kia làm sao chàng quên được. Khuôn mặt đó đã tan thành máu nuôi cơ thể chàng suốt bao năm. Chàng hốt hoảng quay sang nhìn cô gái. Lúc này chàng mới phát giác ra rằng: mái tóc đó, khuôn mặt đó, đôi mắt đó, vóc dáng đó là của Đành hai mươi năm về trước. Thảo nào khi gặp cô gái chàng đã có cảm giác thân quen như đâu từ muôn kiếp. Thật giản dị, tại sao mãi đến giờ phút này chàng mới biết được?

Chàng cũng chợt nhớ, từ lúc quen cô gái đến giờ chàng vẫn chưa có dịp hỏi tên. Giờ thì chàng hỏi mà giống như kiểm chứng, xác nhận một điều:

"Cô bé có phải tên là... Uyên Hạ?"

Cô gái ngạc nhiên gật đầu, chàng tiếp:

"Mẹ cô bé tên... Đành?

Lần này thì cô gái thảng thốt:

"Tại sao? ....Tại sao chú lại biết tên mẹ cháu?"

Giống như vừa kéo xong một bi thuốc lào vào buổi sáng bụng trống, chàng nói trong cơn say dật dờ choáng váng như là nói cho riêng mình đã trở thành một hồn ma hiện về báo mộng:

"Vì sao à?...Vì tấm hình này là hình của vợ con ta. Vì mái tranh nghèo đổ nát phía sau là chứng tích nơi ta đã từng đến đó, từng ở đó từ những năm tháng còn thơ. Trước mặt còn có một dòng sông, lần cuối ta ngồi bên ai vào một đêm tối trời để đặt tên cho con là Uyên Hạ. Và bởi vì ba là người lính thua trận mà hai mươi năm về trước, mẹ con tưởng rằng ba đã chết


Quan Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 95
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.297 seconds.