Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2024 lúc 2:04pm

Những Suy Nghĩ Ở Tuổi Bảy Mươi

Khi%20người%20già%20tái%20hôm:%20Chuyện%20không%20đơn%20giản!

Chỉ khi 70 tuổi, tôi mới nhận ra mình không nên đặt nhiều hi vọng vào 5 điều: Sống lâu chưa chắc đã tốt, đừng quá tin vào câu "nhiều con thì nhiều phúc", hãy dựa vào chính mình 

Khi đã 70 tuổi tôi mới thấy, nằm trên giường 3-5 năm sẽ kéo dài tuổi thọ thêm vài năm, nhưng có ích gì? Ngồi trên xe lăn và di chuyển xung quanh giống như một khúc gỗ. Ban đầu, con cái có thể chăm sóc tốt cho bố mẹ, nhưng sau thời gian dài, mấy ai có thể chịu đựng được. 

Khi chúng ta đặt quá nhiều hi vọng thì sẽ càng thất vọng nhiều, giống như càng lên cao thì ngã sẽ càng đau hơn. Thà rằng ở chỗ thấp ngay từ đầu thì đã có cuộc sống vững vàng. 

Vậy nên sau khi bước sang tuổi 70, tôi nhìn lại những hy vọng mà mình đã có khi còn trẻ và thấy rằng nhiều trong số đó là viển vông và tốt hơn hết là nên từ bỏ chúng.


Đừng quá tin vào câu "có nhiều con thì có nhiều phúc"

Ông bà tôi ngày xưa thường nói rằng, có con là niềm hạnh phúc lớn nhất, nếu có nhiều con, tương lai sẽ có một đứa có triển vọng. Khi bố mẹ già đi, các con sẽ thay phiên nhau hỗ trợ, điều này khiến các con bớt áp lực hơn và bố mẹ được hỗ trợ nhiều hơn.

Với ý tưởng này, ông bà tôi đã sinh tới 7 người con.

Chưa chắc các con đã có thể chăm sóc cho bạn khi về già, bởi vậy nên hãy tự chuẩn bị cho mình 

Sau khi ông tôi qua đời, bà tôi sống một mình hơn mười năm. Mãi cho đến khi bà không thể đi lại được nữa, bà mới bắt đầu nhờ tới các con. 

Mấy cô chú cùng nhau bàn bạc cách xoay xở những ngày cuối đời của bà ngoại. 

Người cô út nói: "Em còn phải chăm lo cho gia đình bên chồng, em chỉ sang chăm mẹ vào những ngày lễ tết được thôi". 

Người bác cả nói: "Bản thân tôi đang ốm nặng lắm".

Chú hai đã qua đời, dì hai nói: "Em là con dâu, không có lương hưu, có thể tự lo cho mình thì tốt rồi nên không thể gánh được mẹ nữa."

Chú ba là con rể nên không dám lên tiếng.

Nhìn chung, cha mẹ sinh con trời sinh tính, mỗi đứa con lại có tính cách và lòng hiếu thảo khác nhau. Tôi ngày càng hiểu rằng, mình nên chủ động lo cho chính mình, ít nhất về mặt tài chính. Bởi nếu bạn có tiền tiết kiệm, khi đau ốm chỉ cần con cái đóng góp một chút thì chúng chăm lo cho bố mẹ không khó đến thế. Thậm chí, bạn có thể tự xách va li vào viện dưỡng lão với số tiền mình đang có. 

Tình yêu về già cần thực tế hơn là mơ mộng

Ông bà ta có câu: "Con chăm cha không bằng bà chăm ông", nhờ vậy mà nhiều người dù đã xế tuổi nhưng vẫn cố đi bước nữa để có người bầu bạn khi về già. 

Ở tuổi trung niên, nếu một người tái hôn và chăm sóc chu đáo cho con của người cũ và con hiện tại thì gia đình sẽ tốt đẹp hơn. Về già, bạn vẫn có thể tận hưởng sự chăm sóc của tất cả con cái. 

Song, trên thực tế mọi thứ không hề hoàn hảo như vậy. Một số trường hợp xấu sẽ xảy ra như: 

Bạn đã quá già. Khi một người đã 70-80 tuổi mà mất vợ/chồng thì sẽ khó tìm được một người vợ chồng khác để duy trì sự hòa hợp. Giờ đây, con cái trong nhà đã lớn, việc ông già lấy vợ sẽ có sự phản đối. Từ đó, gia đình bỗng nhiên xào xáo, cha mẹ, con cái cãi cọ, mất sự đồng thuận. 

Tình yêu khi về già càng phải tỉnh táo và thực tế, đừng mua dây buộc mình 

Thứ hai, nếu như con cái của đối phương vẫn còn đi học, vô tình bạn lại bước vào giai đoạn phụ huynh phải nuôi con ăn học, tiêu tốn rất nhiều tiền. Đến khi trưởng thành, chẳng có điều gì chắc chắn là chúng sẽ nuôi bạn. 

Thứ ba, cả hai đều không có kinh tế. Nếu tuổi trẻ hai người có thể cùng phấn đấu, thì khi về già chúng ta đâu còn sức lao động. Giờ đây hai người nghèo chung sống với nhau thì chẳng khác gì tăng gánh nặng. 

Thứ tư, tuổi già thiếu tỉnh táo khiến bạn dễ bị lừa đảo, vừa mất tình lại mất tiền. 

Bởi vậy, khi đã 70 tuổi, tôi nghĩ rằng bạn đừng mơ mộng về tình yêu đích thực như khi còn trẻ nữa và hãy tỉnh táo, nhìn vào thực tế để bảo vệ chính mình và gia đình. Bởi tiền quan trọng hơn tình yêu, chỉ nên tìm một người có thực lực để dựa vào chứ không chỉ vài lời quan tâm hão huyền.

Đừng quá đặt nặng việc mua nhà, khi chết đâu có mang đi được

Nếu bạn không có nhà, bạn có thể đi ở thuê, điều này cũng chẳng có vấn đề gì đáng xấu hổ. 

Nhiều người khi còn trẻ chỉ biết cố gắng kiếm tiền, làm việc tới đổ bệnh để tích cóp mua nhà. Đến khi 70 tuổi, bạn bắt đầu nghĩ xem căn nhà này sẽ để lại cho ai. Nếu đóng góp cho xã hội, các con sẽ oán thán; nếu chia cho các con, chúng sẽ bắt đầu tranh giành. Và người được thừa hưởng ngôi nhà cũng chưa chắc đã muốn chăm sóc bạn, chúng sẽ đưa bạn vào viện dưỡng lão, tự sinh tự diệt.

Do đó, tôi phát hiện ra rằng, ngôi nhà chỉ giúp ta sống thoải mái tạm thời, lúc chết cũng chẳng mang đi được. Nếu có tiền mua nhà là điều tốt, nếu không có cũng chẳng sao, chẳng phải chúng ta chết đi cũng sẽ trở về với cát bụi ư. 

Sống lâu chưa chắc đã hạnh phúc 

Sau khi một người mất đi sức khỏe, hạnh phúc cũng dần biến mất. Đặc biệt là khi bạn đang dần trút hơi thở cuối cùng, sống thêm một ngày nữa chỉ cảm thấy đau khổ. 

Nếu không có các con hiếu thảo chăm sóc, thì khi bệnh tật lâu ngày chỉ khiến chúng cảm thấy phiền toái.

Ban đầu, chúng có thể chăm sóc tốt cho bố mẹ, nhưng sau thời gian dài, mấy ai có thể chịu đựng được. Con cái còn phải chăm cho gia đình của chúng, còn phải làm việc, nuôi con. Nếu con cái không có tiền bạc thì bố mẹ già chính là gánh nặng. 

Ngay cả khi bạn có người giúp việc chăm sóc thì cũng có lúc người ta trở nên cáu kỉnh, xấu tính.

Bởi vậy khi đã 70 tuổi tôi mới thấy, nằm trên giường 3-5 năm sẽ kéo dài tuổi thọ thêm vài năm, nhưng có ích gì? Ngồi trên xe lăn và di chuyển xung quanh giống như một khúc gỗ. 

Hãy sống tốt mỗi ngày và đừng theo đuổi tuổi thọ, điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn từ bên trong.

Hãy cân nhắc khi về quê để hưởng tuổi già

Nhiều người già có ý tưởng lá rụng về cội. Đặc biệt là những người lớn tuổi sinh ra ở nông thôn đều cảm thấy tuổi thơ của mình quá đẹp và quê hương là nơi ta cần trở về. 

Nếu sống ở nông thôn, bạn có thể nuôi gà, vịt và cũng có thể trò chuyện với hàng xóm. Thỉnh thoảng rủ các bà cùng đi chợ, nấu ăn hay ngồi chơi bài. 

Nhưng những người xa xứ nhiều năm sẽ cảm thấy đủ mọi bất tiện khi về quê: Giao thông đi lại không thuận lợi, có việc khẩn cấp thì không có xe, đó là một phiền toái thường trực; môi trường sống không tốt lắm, khắp nơi đều có bọ và chuột, mùi hôi thối từ chuồng trại chăn nuôi; những ngôi nhà cũ cần phải sửa chữa, chi phí không hề nhỏ; hàng xóm người còn người mất, hoặc đã chuyển lên thành phố nên mọi thứ đều vắng vẻ.


Hãy sống tốt cùng các con, đừng bắt chúng phải theo ý mình 

Làm nông cũng là một công việc vất vả và bạn có thể không làm tốt được. Một trang trại thực sự không phải là một nhà nghỉ. Ở đây vài ngày thì rất sảng khoái, nhưng ở đây một, hai tháng thì không còn vui nữa. 

Phong cảnh vẫn đẹp nhưng phong tục, tập quán đã thay đổi.

Do đó, bạn hãy trân trọng những người xung quanh thay vì khăng khăng đòi hỏi về nơi chốn cũ trong trí nhớ của bạn. 

Khi về già hãy sống một cuộc sống bình lặng và đơn giản, buông bỏ những ý nghĩ không thực tế. 

Hãy giữ mối quan hệ với con cái tốt hơn, còn việc chúng có hiếu thảo hay không thì cứ dựa vào lương tâm của chính mình. 

Hãy rèn luyện cơ thể, chú ý đến những thay đổi trong cơ thể và chấp nhận sự sống và cái chết. 

Nhìn chung sau 70 tuổi, thà đặt hy vọng vào chính mình thay vì trông cậy vào người khác. Hãy sống thật tốt và hạnh phúc ngay bây giờ.


Sưu tầm 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2024 lúc 9:49am

Nợ Còn Vương


Tôi bấm chuông và đứng đợi. Mùi hương thoảng nhẹ trong không khí khiến tôi chú ý đến mấy khóm hồng dọc hai bên lối vào. Những cụm hồng nhung đủ màu mới vài ngày trước còn đẹp rực rỡ, vậy mà giờ đây đã xuống sắc, cánh hoa rơi tan tác vương vãi khắp nơi. Tôi nhìn lên tấm bảng nhà dưỡng lão (Residential Care Home) và bỗng thấy lòng chùng xuống. Bên trong cánh cửa này, có bao cuộc đời từng một thời tung hoành ngang dọc, nhưng nay họ đều đang thập thò bước thấp bước cao đi vào đoạn cuối đời, cho dù có an phận sẵn sàng hay vẫn còn luyến tiếc.

Cửa mở, tôi bước vào và nghiêng mình làm một điệu bộ vui với các cụ già đã được nhân viên đưa ra ngồi sẵn quanh phòng thể dục chờ tôi:

– Chào mọi người. Chúng ta bắt đầu nhé!

“Lính” của tôi có mười lăm người tất cả, họ đều tuổi cao và không ai thực sự khỏe mạnh. Ông Don vừa thay van tim; bà Shara được ráp đầu gối; cụ Bob bắt đầu giai đoạn một của bệnh lẫn; ông Thomas ngồi xe lăn, ngoẹo cổ chảy nước dãi ướt đẫm chiếc khăn quàng, và nhiều người khác nữa. Chỉ có một người Việt độc nhất trong viện dưỡng lão này, là ông Tam Nguyen. Ông Tam khoảng chừng bảy mươi, tướng dữ dằn với hàm râu quai nón giống nhà độc tài Fidel Castro. Ông cũng từng bị tai biến, đi đứng hơi khập khiễng phải dùng chiếc ghế đẩy (walker).

Mỗi tuần tôi đến đây ba lần, vào buổi chiều sau khi đi làm về. Trong giờ đầu, tôi tập các cụ thực hành những bài thể dục đặc biệt dành cho người cao niên để giúp máu huyết lưu thông. Một tiếng đồng hồ còn lại, tôi đọc sách báo, kể chuyện phim, ra những câu đố, hoặc hỏi chuyện xưa, nghề nghiệp cũ, giúp họ vận dụng trí óc. Tất cả thành viên trong viện dưỡng lão đều trò chuyện thân thiện với tôi, trừ ông Tam. Ông có vẻ rất cô đơn, tâm trạng xem ra bất thường. Lúc nào trên mặt cũng hiện vẻ khó chịu kiểu “hận đời,” dù ông không làm phiền ai. Nghe nói người con trai độc nhất đưa ông vào đây cả năm nhưng đến thăm có vài lần, mỗi lần vài chục phút. Điều kỳ lạ là, ông nói tiếng Anh cả với tôi chứ không thèm dùng tiếng Việt.

 

Thấy ông Tam sống lẻ loi trong cái cộng đồng toàn Mỹ nên thỉnh thoảng tôi đem đến cho ông và cụ Bob cùng phòng vài món ăn do tôi làm. Khi thì ít cuốn chả giò, lúc đĩa bánh ướt cuộn tôm thịt. Lần nào ông cũng chỉ nói “Thank you,” ăn mà chẳng hề có một lời khen chê, trong khi ông Bob trầm trồ liền miệng. Tôi thường tìm cách trò chuyện dù ông ít khi trả lời, và sự kiên nhẫn của tôi rồi cũng kết quả. Có lần ông đã mở lòng thố lộ với tôi, vẫn bằng tiếng Anh, về ông.

Ông Tam vượt biển và đến Mỹ định cư năm 1979. Đi học rồi ra làm việc cho Bưu Điện Mỹ mấy chục năm, mới về hưu vài năm nay. Khi tôi hỏi sao chẳng thấy con trai ông đến thăm, ông trả lời lơ đãng, không biểu lộ chút cảm xúc nào, như đang nói chuyện của người khác:

– Thằng Trí thường đi làm xa. Vợ nó vẫn ở trong nhà tôi, nhưng không muốn gặp tôi.

Sau đó già Tam lại thu mình vào vỏ như con ốc, những gì tôi biết về ông chỉ có vậy. Mọi người đang tập bỗng có tiếng bấm chuông. Nhân viên bận nên tôi ra mở cửa, và thật bất ngờ thấy một người Việt Nam đến tìm ông Tam. Đây là lần đầu tiên có người đến thăm Già Tam “Con bà Phước” nên tôi rất mừng, vội đưa ông ta vào. Ông Tam ngạc nhiên nhìn người khách đến sững sờ, bàn tay ông run run giữ chặt thành ghế.

– Ông thầy! Sao mà lại ra nông nỗi? Người khách nói như muốn khóc, liếc nhìn cái ghế có bánh xe, rồi ngồi xuống ôm chầm lấy ông Tam. – Kỵ đây nè! Anh không nhận ra em sao?

Ông Tam cũng kêu lên giọng nghẹn ngào, lần đầu tiên tôi thấy ông để lộ cảm xúc:

– Trời ơi! Kỵ! Chú mày làm thế nào mà tìm ra anh ở đây?

Tôi kêu ông Tam đưa bạn vào phòng chuyện trò cho thoải mái. Hơn một giờ sau ông khách ra về. Đến cửa ông ta dừng lại vẫy chào tôi, miệng mỉm cười nhưng đôi mắt ông trông buồn vô kể. Xong việc, tôi giúp đưa cụ Bob trở về phòng với ông Tam để họ nghỉ ngơi một chút trước khi dùng cơm chiều. Tôi đang loay hoay đỡ cụ lên giường, cụ bỗng nhìn qua bên cạnh hỏi:

– “What’s wrong, Tam?” Có việc gì thế Tam?

Tôi quay sang giường ông Tam, và bỗng giật mình. Già Tam đang nằm xụi lơ như không còn sức sống. Hai tay ông ôm đầu, đôi mắt đỏ ngầu nhìn trừng trừng lên trần nhà long lanh ngấn lệ. Miệng ông mím chặt làm bộ râu quai nón lởm chởm lên như đám rễ tre.

– Bác Tam! Tôi kêu lên và bước lại. – Bác làm sao vậy? Có phải bị đau đầu không? Bác có cần lấy thuốc hay kêu y tá đến giúp? Thấy hỏi một hơi ông Tam chỉ lắc đầu không đáp cũng chẳng nhìn, tôi bèn ngồi lên mép giường, gỡ tay ông ra rồi giữ lấy đôi tay đang run bần bật trong tay tôi, và dùng tay kia xoa xoa lên trán ông: – Để cháu m***age cho bác, bác sẽ cảm thấy dễ chịu ngay. Hình như người quen của bác đã mang đến tin tức gì chẳng lành, đúng hôn? Tôi hỏi.

–Cháu thấy ông ấy đi ra với vẻ mặt buồn ghê lắm!

Ông cụ trước giờ luôn tỏ ra lạnh lùng kiêu ngạo bỗng nấc lên, nước mắt chảy dài, rơi lấm tấm trên đám râu xồm muối tiêu trông như những giọt sương mai trên cỏ. Tôi vỗ vỗ vào tay ông:

– “It’s okay”! Bác khóc được là tốt, chuyện buồn gì rồi cũng sẽ…

– Không phải chuyện buồn! Già Tam bất ngờ lên tiếng cắt ngang lời tôi, và vẫn nhìn lên trần nhà. Tôi tròn mắt. Đó là lần đầu tiên từ khi tôi vô làm ở đây ông nói tiếng Việt. Không phải chuyện buồn, chẳng lẽ chuyện vui, sao ông lại đau lòng đến thế. Bỗng ông rụt tay về ôm lấy đầu, lẩm bẩm như nói với chính mình: – Tôi thật đáng chết! Bà ấy… Bà ấy… Luyến của tôi! Trời ơi!

– “Bà ấy” là ai vậy? Tôi dỗ dành ông, cũng bằng tiếng Việt: – Bác có thể chia sẻ với cháu được không? Để trong lòng và tự dằn vặt mình sẽ hại cho tim của bác lắm. Bác từng bị bệnh mà!

Già Tam mím chặt môi, có vẻ như cố dằn lòng không muốn nói. Nhưng sau một lúc ông chẳng cầm cự được trước ánh mắt lo lắng chân tình của tôi. Chống tay ngồi dậy, ông đưa tay áo quệt nhanh qua khuôn mặt đầy nước mắt. Và rồi bằng một giọng nghẹn ngào ông bắt đầu kể tôi nghe về chuyện của ông, của người vợ mà ông từng hết lòng yêu thương và cũng đã hận thù trong mấy chục năm qua, giữa tiếng ngáy rào rào vô tư của cụ Bob ở giường bên cạnh.

Trước kia Tâm là một sĩ quan, binh chủng Biệt Động Quân oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chàng Trung úy mũ nâu yêu và cưới Vi Luyến một nữ sinh xinh đẹp, người thôn Thành học ở Nha Trang. Năm 75 khi Trí đứa con trai của họ được gần hai tuổi thì tai họa ập đến. Nước mất nhà tan, Tâm bị bắt đi tù. Luyến và thằng Trí cùng mẹ anh bị đuổi đi kinh tế mới trên miền núi. Cuộc sống rẫy rừng bữa rau bữa cháo không đủ nuôi ba miệng ăn. Luyến bán dần từ nữ trang đến nhẫn cưới, và bất cứ thứ gì trong nhà để mua thực phẩm thuốc men đi thăm chồng. Nhưng sau một thời gian, Tâm chẳng còn ai thăm nuôi mà tin tức của vợ cũng bặt luôn.

Lâu ngày, từ những thân nhân của bạn tù Tâm nghe được, Luyến đã qua lại với một gã cán bộ phường, có thai với hắn, nên mẹ Tâm bắt lại thằng cháu và đuổi cô đi. Lòng Tâm tràn ngập hận thù và đau đớn. Mấy lần anh định trốn trại vượt ngục về tẩn cho đôi gian phu dâm phụ một trận rồi ra sao thì ra. Mẹ anh phần lớn tuổi lại bị đau khớp, phần phải vật vã nuôi thằng cháu nhỏ, bà không có khả năng thăm nuôi con trai. Anh bơ vơ, đói khát, còn bị hành hạ trong tù, lâu thật lâu mới có người bà con xa nào đó gửi cho mấy viên ký ninh, vài tán đường, hay gói muối sả. Dù vậy cũng tạm để Tâm tồn tại, cố gắng sống chờ ngày gặp lại mẹ và con trai.

Ba năm sau Tâm được thả. Anh lê tấm thân còm cõi về nhà. Mối hận càng tăng khi nghe mẹ già kể chuyện.  Bà đuổi Luyến đi được vài tháng thì ngôi nhà của bà nửa đêm bốc cháy. Bà và hàng xóm nghi ngờ tay người tình của Luyến phóng hỏa, vì bà đã sỉ vả Luyến và cả hắn ta, một cách quá lộ liễu.

Thật may đêm đó có một người đi đường liều mình nhảy vào ngọn lửa cứu bé Trí và bà. Trí chỉ bị phỏng nhẹ, còn bà ngất xỉu vì ngộp khói phải đưa vào trạm xá. Hàng xóm chạy đến tận tình chữa cháy, nhưng nhà bà ở rẫy cách nhau xa nên chữa không kịp, bị cháy hết một phần.

Mấy tháng sau khi nhà cháy, có người tên Kỵ tìm đến. Anh từng là Hạ Sĩ dưới quyền của Tâm trước đây, đem giúp bà tiền mua mấy tấm phên sửa lại nhà. Lâu lâu Kỵ còn đem cho bà chút đỉnh tiền, dăm gói mì tôm, ký đường, để cho thằng Trí còi cọc có thêm chút chất bổ. Tâm nghe nói cảm động lắm. Anh nhớ nhà Kỵ làm biển, ở gần cầu Xóm Bóng Nha Trang, nên muốn xuống tìm để cám ơn. Nhưng mới ở tù về, anh sợ Kỵ bị liên lụy nên chưa dám. Tâm bắt đầu cuộc sống “tự do” bằng cách sáng sáng mang gói sắn mì luộc lên rừng phát rẫy, chiều về trên gánh củi là những bó lá lang, cải làn, rau đắng. Mồ hôi đổ xuống từng ngày, anh vẫn chẳng bao giờ đủ tiền mua cho thằng Trí cái áo cho lành. Ở chốn rừng núi muỗi mòng, mà thằng bé chỉ có độc cái quần đùi và chiếc áo lá vá đụp vá chùm được bà nội cắt may từ hai ống quần rách của Tâm. Mỗi khi đêm về, anh nằm cạnh nhìn đứa con mất mẹ ốm trơ xương mà lòng đau như cắt. Càng nghĩ anh càng giận người vợ bạc tình.

– Tôi sống vật vã với lòng thù hận như thế, cho đến một ngày tôi có điều kiện vượt biên.

Già Tâm nói tới đây bỗng dừng lại. Dưới ánh đèn phòng, mắt ông hiện lên vẻ đau khổ tột cùng.

– Bác ở tận miền núi, lại không tiền, làm cách nào bác kiếm được mối? Tôi nôn nóng hỏi.

– Là Kỵ, thằng đàn em hồi nãy. Ông nói, giọng sụt sịt nước mắt nước mũi. – Một buổi tối Kỵ chạy Honda lên vùng kinh tế mới nói với tôi, có người quen tổ chức vượt biên chừa cho nó hai chỗ, nhưng nó nhường, để tôi và thằng con đi miễn phí. Nhà nó có ghe sẽ đi sau.

– Wow! Ông Kỵ tốt quá! Tôi trầm trồ. – Người lính cũ của bác thật là giàu tình nghĩa!

Già Tam lắc đầu, đạp mạnh hai bàn chân xuống nệm: – Không phải! Nói xong ông tự tát vào mặt mình bôm bốp: – Tôi mới là thằng khốn kiếp!

Tôi hết hồn chụp tay ông lại, dù lòng hoang mang nhưng không dám hỏi nữa. Ông cụ bỗng úp mặt xuống đầu gối, và cất lên giọng nói nghe thê thiết như vọng về từ cõi âm ty:

– Tôi thật đáng chết! Mấy chục năm nay tôi không ngừng oán giận Luyến và nhớ ơn Kỵ. Không biết làm sao tìm gặp nó để đền đáp. Nhưng lúc nãy Kỵ cho biết một sự thật, mà dù tôi có chết trăm lần cũng không đủ đền tội lỗi của mình! Ngày đó dù bị mẹ tôi tàn nhẫn bắt con và đuổi đi, Luyến vẫn chạy vạy kiếm tiền lâu lâu gửi ít đồ ăn cho tôi bằng tên người khác. Cô còn đi tìm Kỵ, nhờ thay mặt đưa dùm tiền bạc, thức ăn để mẹ tôi sửa nhà và nuôi thằng Trí. Sau này Luyến còn bán căn nhà nhỏ mẹ cô ấy qua đời để lại, đưa vàng nhờ Kỵ lo cho hai cha con tôi ra đi.

Luyến bắt Kỵ phải thề không cho tôi biết, vì cô nghĩ mình không còn xứng đáng với chồng con.

– Trời ơi! Tôi kêu lên. – Không thể nào tin được thế giới này còn có người như bác gái!

Già Tam nghe thế thì ngẩng đầu lên vật vã thở, như là sắp ngất. Nhưng rồi ông nói tiếp, phát ra từng lời khó khăn như đang bị ai chẹn họng: – Đau đớn lắm! Cô ấy phải lăn lóc bám theo bọn tài xế đường dài đi buôn ra Bắc. Mỗi lần bị lũ thuế vụ hốt hết hàng, mất vốn, cô lại trở về lảng vảng gần bên, để dòm chừng thằng Trí. Nên trong cái đêm cháy nhà, cô ấy đã kịp thời cứu thằng con và mẹ tôi, rồi bỏ đi trước khi người ta tới. Việc đó làm cổ bị sẩy thai, cái kết quả một lần bị thằng khốn bức hiếp khi nhờ nó ký giấy thăm nuôi tôi. Ông lại nấc lên: – Luyến bị phỏng một bên mặt và một bàn tay, nhưng không tiền chữa trị kỹ càng nên đã để lại sẹo đến giờ.

Thấy ông mệt lã, tôi đi rót ly nước, cũng để cầm lòng cho khỏi khóc theo ông. Ông bưng ly lên uống một hơi, nuốt xuống sự nghẹn ngào rồi kể tiếp. Lúc biết tin chồng con ra đi trót lọt, bà về quê buôn bán kiếm sống. Sau bà trở lại thì mẹ chồng đã bán cái nhà ấy và dọn đi. Dò hỏi mãi cũng không ra, bà mất luôn tin tức hai cha con, nên theo người ta vô Sài Gòn tìm việc làm. Bà đã làm đủ thứ nghề, sau cùng là bán vé số, và với hy vọng mỏng manh, bà rảo tìm hỏi thăm những Việt Kiều về nước. Mãi đến năm ngoái tình cờ bà gặp lại Kỵ ở Sài Gòn. Nhờ bàn tay với cái mặt sẹo mà ông Kỵ nhận ra bà, và được nghe kể lại thêm nhiều chi tiết nữa. Về Mỹ Kỵ đi tìm ông Tam suốt cả năm qua. Kể đến đây ông già rên rỉ:

– Phải chi mẹ tôi còn sống để biết được chuyện này! Ngày đó bà vô cùng ghét Luyến.

– Tội nghiệp bác gái quá! Tôi nói. – Nhưng giờ biết được tin tức bác ấy là mừng rồi, trễ còn hơn không bác ạ! Tôi chồm tới ôm ông cụ: – Chúc mừng bác! Tuy an ủi già Tam, nhưng tiếng nức nở của ông bên tai làm cho tôi cũng phải rơi nước mắt.

Sau lần đó, ông Kỵ trở lại nhiều lần nữa giúp làm thủ tục bảo lãnh cho vợ già Tam, vì ông giận cô dâu nên không nhờ đến con trai. Ông Tam lúc này không còn cau có như xưa mà trở nên thật cởi mở. Ông gọi Việt Nam liên tục, cho tôi xem tấm hình bà vợ có cái sẹo bên má mà ông nâng niu bên mình. Khi có tin bà Luyến đậu phỏng vấn, ông Tam hớn hở khoe với bạn trong nhà dưỡng lão. Mọi việc đâu đó sẵn sàng, một tuần nữa thôi, ông sẽ đi phi trường đón vợ.

Chiều thứ Sáu trước ngày đón bà Luyến, tôi đi làm ra lái xe đến viện dưỡng lão như thường lệ. Lòng thầm nghĩ hôm nay tôi sẽ chọc già Tam, chắc mấy đêm rồi ông mất ngủ.

– Ông Tam đang được cấp cứu trong bệnh viện vì bị “Heart attack”! Người quản lý nói khi vừa thấy tôi. – Hôm qua con dâu ông ấy đến và họ nói chuyện gì không biết. Chúng tôi nghe có tiếng cãi vã trong phòng, và khi cô ta về thì ông ấy ngã lăn ra. Chúng tôi phải gọi 911.

Tôi lật đật gọi cho ông Kỵ. Thì ra khi nghe mẹ chồng sắp qua Mỹ, cô dâu của già Tam đến ép ông ký giấy để cô làm thủ tục bán ngôi nhà hiện tại trị giá bạc triệu, do ông mua khi còn đi làm Bưu Điện. Giờ tôi mới biết rõ hơn lý do ông Tam và cô con dâu không hạp. Cô ta là con một cán bộ gộc bên Việt Nam qua du học Mỹ, nên lúc đầu ông đã chống đối cuộc hôn nhân này.

Hôm đó cãi nhau với cô ta, già Tam giận quá nên bị ngất xỉu. Ông Kỵ còn cho tôi biết, dù ông Tam đã được mổ và thay van tim thành công, bác sĩ nói chuyện tỉnh lại hay không phải nhờ vào ý chí của ông ấy, vì đây là bệnh cũ tái phát sau cú sốc quá nặng.

Ngày Chúa Nhật, tôi đến bệnh viện thăm già Tam. Ông tái xanh nằm bất động trong phòng chăm sóc đặc biệt. Máy móc, dây nhợ được gắn chằng chịt khắp người. Ông Kỵ và Trí con trai ông Tam cũng có mặt. Trí có vẻ rất lo lắng, đi tới đi lui mắt không rời khỏi cha già. Tôi đứng lặng nhìn người đàn bà chân quê, nhưng gọn ghẽ trong áo bà ba tím quần đen, tóc búi cao, khom người quỳ bên giường bệnh. Bàn tay đầy sẹo của bà ôm lấy bàn tay thâm tím đầy dây nhợ của già Tam, áp lên trên gò má có cái sẹo to đầy nước mắt của bà. Tôi thấy mắt mình cay cay.

Cúi người xuống, tôi nói vào tai già Tam:

– Bác Tâm ơi cố lên! Bác không được bỏ đi, mà phải sống để còn lo cho bác gái. Từ nay bác ấy chỉ có mỗi mình bác ở trên đất Mỹ này, bác nhất định phải trở về với bác ấy!

Bà Luyến nghe tôi nói thì khóc nức lên, làm y tá chạy lại đuổi hết mọi người ra ngoài.

Một tuần sau ngày mổ tim, như có phép màu làm cả nhóm bác sĩ Mỹ đều kinh ngạc, ông Tam đã tỉnh lại khỏe khoắn như người bình thường. Theo các bác sĩ, trường hợp của ông việc tỉnh lại đã là kỳ tích, tỉnh lại mà còn mạnh mẽ như thế là điều “không tin nổi.” Ai cũng nói, chắc có lẽ ông biết mình còn món nợ quá lớn đối với người vợ đáng thương, nên không thể ra đi.

Già Tam xuất viện ba tuần sau đó, trở về viện dưỡng lão để y tá theo dõi một thời gian. Trí con ông giận cô vợ quá quắt và cảm thấy có lỗi nên kiếm chỗ dọn đi giao nhà lại cho cha mẹ.

Trong lần cuối già Tam tập thể dục trước khi dọn về nhà, tôi làm một khay chả giò đem đãi hết mọi người trong viện dưỡng lão để chia tay ông. Bà Luyến và cựu Hạ sĩ Kỵ cũng có mặt.

“Cụ Biệt Động Quân” Tâm bữa nay không còn làm “mặt ngầu” nữa. Ông nói tiếng Việt, xong dịch sang tiếng Anh cho những người bạn Mỹ nghe, thỉnh thoảng còn đùa vài câu duyên dáng.  Điều kỳ diệu là, ông bước đi tỉnh bơ chẳng cần đến walker khi có bà vợ đi kề bên.

Sau đó bà Luyến kể tôi nghe thật nhiều về những gì bà trải qua trong mấy chục năm sống lăn lóc ở đất Sài Gòn. Đi lượm rác, ve chai, gánh nước mướn, và nghề sau cùng, lâu nhất, là bán vé số.  Nhờ nghề này bà mới tìm được tin tức của ông Tâm. Dù trăm bề vất vả, đói khát, hiểm nguy…, bà luôn cầu nguyện để đủ can đảm sống tiếp, và vẫn hy vọng có ngày sẽ biết được tin tức ông Tâm và thằng Trí.

– Cuối cùng Bề Trên cũng đã nghe thấy lời cầu xin của tôi, gặp lại được thằng con và ông ấy là mãn nguyện lắm rồi, sự cơ cực mấy chục năm qua đối với tôi không là gì cả!

Bà Luyến nói. Nước mắt hạnh phúc ngân ngấn trong đôi mắt vẫn còn long lanh của người đàn bà đã quá lục tuần. Tôi bỗng thấy bà đẹp vô cùng, cho dù với vết sẹo dài trên gò má.


Phương Hoa

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2024 lúc 8:34am

Hãy Cứ Sống Vui Dù Biết Mình Già 


Bây giờ là Tháng 3, những bụi hoa Daffodil ở sân trước vườn sau nhà tôi đã bắt đầu hé nở báo hiệu mùa Xuân sắp đến, nhưng ở Portland, khí hậu bên ngoài vẫn lạnh cóng. Cậu công tử nhà tôi chở ba mẹ đi ăn ngoài ban đêm, dù đã mặc áo ấm nhưng "lão trượng" và "lão bà bà” chúng tôi vẫn thấy lạnh run. Mà hể bị lạnh thì thế nào chúng tôi cũng nhảy mũi, ho hen. Mặc dầu cả hai chúng tôi uống hết một hộp thuốc NyQuil Severe Cold and Flu 24 viên để được ngủ yên ban đêm, nhưng sáng thức dậy cả chàng và nàng vẫn thỉnh thoảng ho lên vài tiếng cho rộn ràng mái ấm nhỏ bé của chúng tôi.

Con người lúc trẻ thì khỏe mạnh nhưng càng về già thì lại càng đau yếu nhiều hơn, giống như cây hồng cây lê của nhà người viết càng ngày càng cằn cỗi, thoái hoá không cho trái lớn như lúc mới trồng được nữa.

Con người cũng vậy, càng lớn tuổi các bộ phận trong người càng trở nên suy yếu nên không bị bịnh này thì cũng bị bịnh khác.  Chúng ta cũng cần nên biết sự lão hóa của cơ thể chúng ta để tìm cách ăn uống đúng cách, vận động thể chất hợp lý, để bồi bổ và tăng cường sức khỏe hầu để tránh bớt đi một phần nào hậu quả tai hại của sự ăn uống, vận động không đúng cách đưa đến những bịnh nguy hiểm chết người.

Gần đây người viết tìm được tài liệu “Khi nào các bộ phận con người bắt đầu thoái hoá” trên internet.  Tài liệu này rất hữu ích giúp chúng ta hiểu rõ về con người của chúng ta hơn để rồi từ đó chúng ta có thể thay đổi nếp sống, cách sinh hoạt, cách ăn uống cho thích hợp với sự thay đổi thể chất này.

Tài liệu này rất dài nên không thể trình bày trong phạm vi bài viết 4 trang này của người viết được.  Người viết chỉ xin tóm tắt những điểm chính để chia sẻ với các bạn mà thôi  nhé.

Khi nào các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hóa? 

(Nguồn: Hình sưu tầm trên internet)


Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào. Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sẩy thai. Angela Epstein đã viết trong Daily Mail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau:

1.-  Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi .

2.- Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55.

3.- Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65 .

4.- Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi .

5.- Phổi lão hóa từ tuổi 20

6.- Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65.

7.- Mắt lão hóa từ năm 40

8.- Tim lão hóa từ tuổi 40.

9.- Gan lão hóa từ năm 70.

10.- Thận lão hóa năm 50.

11.- Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50.

12.- Xương lão hóa hóa vào tuổi 35.

13.- Răng suy từ tuổi 40.

14.- Bắp thịt lão hóa từ năm 30

15.- Nghe giảm đi kể từ giữa năm 50.

16.- Da suy giảm kể từ năm 20.

17.- Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60.

18.- Sinh sản mất khả năng từ năm 35.

19.- Tóc lão hóa từ tuổi 30.

Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa?  

Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:

- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.

- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chuẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.

- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.

 Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:

Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:

Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.

Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.

Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.

Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là “vương quốc của tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay.

10 bài học đó là:

 - Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau

- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua

- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả

- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần

- Bớt đi xe, năng đi bộ

- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn

- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn

- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn

Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…

Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.

( Nguồn: Trích trong Bao Mai.blogspot).

 Thôi thì ta cứ vui mà sống trong hiện tại với gia đình, với con cháu hơi đâu mà lo nghĩ nhiều làm chi cho mệt vì có lo nghĩ nhiều quá con bò vẫn trắng răng và con người không ai thoát khỏi vòng sinh lão bịnh tử.

Xin bạn hãy sống với cái Tâm bình thường của Đạo thì bạn sẽ thấy vui liền.

Bình thường tâm
- Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
- Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
- Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
- Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan.
Lời bình
Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ?
Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.

Xin mời Bạn đọc bài thơ Những Kẻ Trường Xuân của Thầy Thích Tánh Tuệ để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay của người viết.  Kính tri ân Thầy.


( Nguồn: Hình sưu tầm trên internet)

 

Những Kẻ Trường Xuân

Họ, người không tuổi tác
Bao Xuân vẫn không già
Họ cứ hoài trẻ mãi..
Xinh như là bông hoa..

Họ là ai thế nhi?
Mà khác với người ta
- Họ là người có thật
Ở dưới trần, không xa!

Họ là người lạ lắm
Rất dễ dàng bỏ qua
Có khi nhìn cả giận
Dăm phút sau cười xòa.

Họ cũng yêu, cũng ghét
Đôi khi họ cũng buồn
Họ cũng thường xét nét..
Nhưng Biết, rồi họ buông!

Họ là người rất lạ
Chẳng toan tính, thiệt hơn
Hay nói lời: ''Thôi kệ!''
Mặc đời kia xem thường...

Họ là người rất ngộ
“Hồn nhiên như cô tiên!”
Sống với lòng rộng mở
Dẫu nhiều khi.. không tiền!

- Họ là người Biết Đạo
Biết cảm ơn cuộc đời
Cười trong mọi hoàn cảnh
Chẳng Xuân về mới vui..

Họ là người rất đẹp
Dù đời nhiều Xuân qua
Họ trẻ nơi thần thái
Chứ đâu vì nước da..

Họ là người rất lạ!
Gặp được là thắng Duyên

Chẳng tin? soi gương thử

Biết đâu chừng… rất quen!! 


Như Nhiên Thích Tánh Tuệ

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé. 

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn 

Sương Lam
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2024 lúc 7:20am

Chuyện Vặt Của Hai Người Già


Hai ông bà đã ngoài bảy mươi, đang ở chặng giữa của mười năm 70- 80. Chặng mà các chuyên gia sức khỏe cảnh báo " chặng khó khăn" !. Ngày nào ông bà cũng đọc báo, nhưng xem ra không ảnh hưởng mấy tới đời sống của cả hai. Hằng tháng, ông vẫn chở bà đến bệnh viện tái khám. Sáu tháng thì xét nghiệm tổng quát một lần, vì cả hai đều mang bệnh mãn tính phải chạy chữa lâu dài. Dù bệnh, hai ông bà cũng chẳng lo lắng mấy. Sáu mươi đã là thọ, nay đã ở giữa chặng hơn của bảy mươi rồi, lo làm gì cho nó...mất vui!. Nói không nghe họ to tiếng là hơi ...thiên vị và không đúng sự thật! Có hôm nghe ông hỏi hai lần bà không trả lời. Ông nói to : em không nghe hay sao mà không trả lời ? Bà thong thả : để anh cảm nhận được cái bực khi em hỏi mà anh không trả lời. Từ dạo ấy ông luôn trả lời khi bà hỏi!

Có hôm bà luộc rau, ông dòm vào nồi lúc bà vừa bỏ rau vào. Ông nhắc: em phải để nước sôi đã chứ thì rau mới xanh! Bà làm thinh chập lâu, ông hơi giận lại ghế ngồi. Bà trả lời ông nhẹ nhàng như " lời của gió ": để anh biết cái cảm giác khi anh quát em là " ai không biết mà phải ...dạy!". Được cái ông bà không cải nhau lâu! Chỉ bất đồng ý kiến chút đỉnh vậy đó. Và họ cũng "dạy nhau" nhẹ nhàng mà thật...hiệu quả !


Khi còn trẻ, ông học về kỹ thuật, bà học văn, tất nhiên tâm tính, suy nghĩ và công việc trong đời sống vợ chồng hoàn toàn khác nhau. Bà thích văn, thơ, hơi lãng mạn, đọc sách, nghe nhạc tình ca, nhẹ nhàng, thích sống đơn giản nhưng sâu sắc, giận dai, để bụng, nhưng trời lại cho bà dễ mũi lòng nên dễ làm hòa, vì bà " hay suy đi nghĩ lại trong lòng"! Ngược lại ông tính tình bộc trực, ăn to nói lớn, thiếu kềm chế, nhưng tốt bụng, mau giận chóng quên, và mềm yếu khi bà...khóc! Tưởng rằng tính cách khác nhau vậy thì khó " sống hòa bình" cho đến cuối đường. Nhưng xem ra ông bà còn sống êm đềm như thế cho đến khi kết thúc, chỉ còn lại một người.

Ông bà vẫn gọi nhau là anh em dù đã có cháu nội, cháu ngoại. Bà quan niệm ông bà là của các cháu, còn " anh, em" là của ông bà! Giận nhau cũng gọi anh em, nếu không muốn giận luôn cho đến chết !


Ngày xưa ông đi làm xa nhà, nơi có mộ nhà thơ bà thích. Nhưng vì kinh tế khó khăn nên ông chưa thể cho bà cơ hội đi thăm ông và đến viếng nhà thơ bà thần tượng. Ông đến viếng mộ nhà thơ, chụp tấm hình, mua tập thơ của thi sỹ về tặng bà trong một lần về phép. Chỉ một việc làm xem ra nhỏ bé thế nhưng bà rất vui và bà đã đọc tập thơ ấy một cách say sưa, giữ gìn cho đến bây giờ với tất cả lòng yêu mến người bạn đời không cùng chung sở thích! Thỉnh thoảng ông chở bà đi cà phê, nghe ca sỹ KL, TN hát tình ca. Ông lên mạng thấy bài thơ hay, bài viết về sức khỏe, lịch sử, về một thời của tuổi trẻ ông bà, ông thường gởi cho bà rồi cùng nhau bàn luận rất sôi nổi quên đi mọi phiền muộn trong cuộc sống vốn cũng không thong thả mấy. Gần năm mươi năm sống bên nhau, ông bà vẫn giữ thói quen có ý kiến về cách ăn mặc của nhau. Trước khi ủi đồ ông thường hỏi bà xem quần màu này đi với áo này có được không, nếu bà nói không được, ông đổi áo khác. Bà mặc áo dài nhờ ông gài giùm nút, ông chưa bao giờ chê bà cách chọn màu áo và thỉnh thoảng cũng khen bà dáng còn...thon thả! Bà " chê" bụng ông hơi to rồi đấy, ông đạp xe đạp buổi sáng cho ...bụng nhỏ hơn!

Con cái đều có quyền có ý kiến về cha mẹ. Chúng không bênh ai nhưng có quyền không đồng tình với người này, bất đồng ý kiến với người kia khi cha mẹ không đồng quan điểm. Nên ông bà hoàn toàn độc lập, không có đồng minh để dựa. Nên mình sẽ hoàn toàn cô đơn khi chiến tranh lạnh kéo dài...


Những " lời hay ý đẹp " trên mạng cũng đem lại hiệu quả một cách âm thầm trong suy nghĩ vốn tồn tại quá lâu trong đời sống mỗi người. Độ sau này ông ít chê ngon dở khi có món không vừa ý, vì có câu " ngon dở có ăn là tốt rồi", bà cũng ít than không có tiền " khá khá" chút, vì có câu " có ít hay nhiều miễn có tiền trong túi là được". Ông bà tôn trọng ý thích riêng của mỗi người, bạn bè ai thì người nấy đi chơi, sinh hoạt với nhau, vì đó là " khoảng trời riêng" của mỗi người. Ở đó, họ tìm lại tuổi thanh xuân của mình, " ta tìm thấy ta" khi cùng bạn bè ôn lại thời cắp sách, thời quân ngũ, thời mà chỉ toàn màu hồng, màu xanh, và chưa vướng bầu đoàn thê tử. Còn nàng thì chỉ có sách vở, thơ văn và chút tình yêu lãng đãng như sương như khói tuổi học trò...

Giờ thì ông nhắc bà uống thuốc, ăn uống và đi bệnh viện khám định kỳ! Rất thực tế, chân thật đến nao lòng! Đã hết thời lãng mạn, nên thơ rồi chăng !? Không, ông vẫn hay mua phân cho bà bón cây, tưới nước, thêm đất mấy gốc hồng cho bà, mua thuốc khi thấy bà ho và thỉnh thoảng mua cho bà chậu hồng bà thích!

Mong sao hai ông bà cứ " sống tự nhiên" như thế cho đến những ngày sau cùng, bình lặng, an yên, thanh thản và giản đơn như thế.

" Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ

Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

Giờ ngó lại bốn bức tường ủ rũ

Suối nguồn xa ngược nước xui ngàn "

 

Anh Thập chuyển

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2024 lúc 10:32am

Tuổi Già Tại Mỹ 

Hình minh họa 

Hồi mới qua Mỹ, lần đầu thấy tấm bảng ghi là Estate Sale cắm ở góc đường, tôi đoán là một hình thức bán bớt đồ cũ trong nhà. Như bày bán ở garage thì gọi là Garage Sale, bày bán ở sân sau nhà thì gọi là Yard Sale, dọn nhà thì người ta bán bớt những thứ không tiện đem theo với bảng cắm là Moving Sale, còn Estate Sale… chắc cũng tương tự.

Tự dặn là về phải tra tự điển, nhưng rồi tôi quên luôn! Nhớ lại những ngày mới đến Mỹ, ra đường thấy chữ gì không hiểu thì cứ nhủ lòng về tra tự điển, nhưng bao giờ cũng quên nhiều hơn là nhớ. Cho tới một hôm tình cờ nghe cô bạn Mỹ làm chung kể chuyện, tôi mới hiểu chính xác Estate Sale là bán sạch gia tài.

Cổ kể là vợ chồng cổ mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền, còn rất mới, nhưng với giá chỉ một phần mười giá trị thực của bộ bàn ăn đó. Cô ấy cho biết bộ bàn ăn trị giá năm ngàn đô la Mỹ, dù nó chỉ còn mới được tám mươi phần trăm nhưng nếu phải mua với giá một, hai ngàn đô la Mỹ thì cổ cũng đồng ý mua. Vậy mà vợ chồng cô ấy mua được với giá chỉ năm trăm đô la từ một căn nhà treo bảng Estate Sale.

Cô ấy phải ghi xuống giấy ngày, giờ và địa chỉ của căn nhà đó. Rồi thông báo cho chồng cô ta biết trước mấy ngày để đến đúng hôm đó, hai vợ chồng dậy sớm mà đi xếp hàng. Khi lọt được vào ngôi nhà Estate Sale, cô nhanh chóng quyết định, nhưng phải kể là may mắn nên cô đã mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền với giá quá rẻ. Trò chuyện thêm với cô bạn, tôi mới hiểu ra Estate Sale là bán toàn bộ đồ đạc trong nhà: từ ly tách muỗng chén, đến quần áo, giường ngủ, tủ trà, bệ thờ; tới cả tranh, tượng, đồ kỷ niệm…

Nhưng giá bán của Estate Sale không rẻ như Garage Sale, Yard Sale hay Moving Sale vì không phải là đồ thừa trong nhà. Lý do bán hết các thứ trong nhà vì chủ nhà phải vô viện dưỡng lão chẳng hạn; những người già neo đơn ấy không có thân nhân để có thể cho lại, nên họ bán hết, bán sạch, với giá cao hơn bán đồ cũ, đồ thừa của Garage Sale, Yard Sale hay Moving Sale… Người Mỹ đi Estate Sale như đi hội chợ, nhất là Estate Sale ở những khu nhà giàu. Ngay từ sáng sớm thiên hạ đã xếp hàng ghi tên, xe đậu dài hai ba “block” đường. Tới giờ mở cửa, người ta tranh nhau mua. Sau đó bưng bê nườm nượp, náo nức như được chia của.

 

Câu chuyện về Estate Sale như một hiểu biết thêm về đời sống Mỹ trong đầu óc mới tới định cư của tôi. Rồi thời gian và cuộc sống cá nhân quay cuồng theo cơm áo gạo tiền nên chả nhớ gì tới Estate Sale nữa. Cho tới một sáng cuối thu, dù đã 7 giờ nhưng mặt trời còn chưa ló dạng. Không gian yên ắng tới nỗi chỉ nghe mỗi tiếng đồng hồ tích tắc trên tường. Ngoài cửa sổ, sương còn phủ ngọn đồi sau nhà mờ ảo màu lá vàng phai. Không gian đẹp nhưng buồn quá, nhất là cái lạnh đã len lỏi về trên những ngón tay cảm giác điêu tàn. Tôi đi thay quần áo để lên đường, đi giúp một ông bạn già. Hôm nay ổng bán Estate Sale.

Tuy hẹn 9 giờ nhưng tôi đi sớm để có thời gian ngồi uống với ông bạn bình trà, bởi tôi nghĩ hôm nay có thể là lần cuối tôi gặp ông ấy. Nhớ lại, tôi quen biết ông chừng năm, bảy năm trước ở trung tâm sinh hoạt cao niên trong thành phố. Bữa đó chính ông đã đến bắt tay tôi trước, hỏi tôi có phải là Phan mà ông thường đọc đó không? Tôi có cảm tình ngay với một người lớn tuổi, hiền lành, đôn hậu. Tình thân chưa có nhưng lòng cảm mến thì nhiều, tôi cho ông số điện thoại để tiếp tục nói chuyện vào dịp khác bởi tôi đang bận với một cuộc phỏng vấn…

Rồi tình thân nảy nở sau những lần ông mời tôi đi uống cà phê, rất thỉnh thoảng, nhưng ông thực sự có hiện diện trong tôi như một người bạn mà tôi thường tự trách là ít thăm hỏi ông, hay mời ông đi uống nước. Giao tiếp với người già chỉ mất ít thời gian mà được lợi rất nhiều về kiến thức và kinh nghiệm sống. Biết thế, nhưng khi có thời gian rảnh thì tôi vẫn đi chơi với bạn trẻ nhiều hơn. Chỉ khi cần hỏi, là cần tới người già thì tôi mới nhớ tới ông, gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê…

Tôi là một con người hiện đại qua cách tìm thông tin là biết hỏi ai; và ông bạn già là người thuộc thế hệ cũ sẵn sàng cho không kiến thức, kinh nghiệm tích lũy cả đời. Sự cho và nhận co giãn theo tuổi đời thì tôi co ông giãn. Đó là ý nghĩ hôm trời mới chớm thu, tôi gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê vào một sáng cuối tuần. Hôm đó, tôi không có gì để hỏi ông mà chỉ là bỗng nhớ tới một người bạn mà quỹ thời gian của người đó không còn nhiều nên tôi dành thời gian rảnh rỗi cho ông. Hôm đó ông nói với tôi là “Anh cũng đã già…”. Tôi tin nhận xét của ông vì tôi đã vừa từ chối bạn bè trang lứa rủ nhau đi nông trại của một người bạn từ sáng sớm để hạ một con dê và nhậu tới chiều. Chắc chắn là một cuộc vui nhưng rồi cuộc vui nào cũng tàn. Bạn bè chưa già thì còn dịp khác để gặp. Nhưng ông bạn già hiu hắt như gió thu, hôm tình cờ gặp nhau ngoài chợ, lòng tôi bất an sau khi chia tay…

 

Hôm đầu thu đó, hỏi thăm ra mới biết, vợ ông đã qua đời hồi hè. Bà đi thăm con gái với cháu ngoại bên Cali, bị đột quỵ và mất luôn ở bên ấy. Ông muốn đưa bà về Dallas để lo ma chay vì bà đã sống ở Dallas mấy chục năm. Nhưng người con trai sống ở Dallas thì lại muốn em gái lo ma chay cho mẹ bên Cali cho tiện. Cái lý anh ta đưa ra là chết ở Mỹ thì lo ma chay ở đâu cũng chỉ là cái nhà quàn như nhau. Tôi chỉ quen biết ông như một người viết và một độc giả, chưa bao giờ tôi uống với ông một ly bia vì ông không rượu bia, không thuốc lá. Nhưng hôm đầu thu đó, ông tự tay mượn điếu thuốc đang cháy dở trên tay tôi; ông hút một hơi thuốc thật sâu, rồi trả lại. Tôi sợ ông sặc, nhưng ông đã không sặc.

Ông nhả khói chậm rãi và chìm vào tâm sự: “Tôi chưa bao giờ nói với anh, cũng không nghĩ tới chuyện nói với ai. Nhưng nỗi buồn trong tâm khảm tôi lớn dần như mầm bệnh ung thư tới hồi bộc phát. Tôi biết là trước sau gì cũng chết, tôi không sợ chết, chỉ buồn lòng người làm cha mà không biết dạy con mình. Vợ chồng tôi chỉ có hai người con. Lo được cho thằng lớn ăn học tới ra đại học không phải nợ tiền học đồng nào. Nó đi làm, lãnh lương cất riêng vào trương mục nhà băng của nó. Ngày ngày vẫn về nhà ăn ở, cha mẹ lo. Nó cho đó là lối sống Mỹ và nó chọn cách sống ấy. “Cha mẹ đừng tọc mạch vào thu nhập của con cái”. Nhưng khi nó muốn lấy vợ thì nó chọn lối sống của người Việt là dù sống ở đâu trên địa cầu thì chuyện cưới hỏi của con cái, cha mẹ người Việt cũng đứng ra lo cho con. Thế là vợ chồng tôi lo cưới vợ cho con trai.

 

Tôi không lấy gì làm buồn lòng vì cha mẹ tôi cũng đi cưới vợ cho tôi khi xưa. Nhưng rồi con tôi muốn mua nhà. Nó trình bày với vợ chồng tôi là nó mua nhà trăm rưỡi, cần mượn nhà băng một trăm ngàn, nếu trả trong ba mươi năm thì tổng số tiền nó phải trả cho nhà băng lên tới ba trăm ngàn. Nghĩa là một trăm ngàn vốn với hai trăm ngàn tiền lời trong ba mươi năm. Nó muốn cha mẹ giúp đỡ cho nó mượn một trăm ngàn để nó trả dứt căn nhà ngay khi mua, không phải trả tiền lời cho nhà băng. Nếu nó phải trả số tiền ba trăm ngàn trong ba mươi năm, thì mười năm cho một trăm ngàn. Nó sẽ trả cho cha mẹ một trăm ngàn trong mười năm là khả năng có thể.

Tôi bắt đầu thất vọng về con trai tôi. Vì gom hết tiền 401-K của cha mẹ thì đủ một trăm ngàn cho nó mượn. Vợ chồng đã về hưu thì tiền già gói ghém cũng đủ sống, nhưng tiền đâu lo cho con em nó còn trong đại học để khỏi mượn nợ? Tôi suy nghĩ nhiều đêm và chợt nghĩ đằng nào cũng mất con rồi! Đó là cái giá phải trả cho mưu cầu tương lai của con cái. Tôi đưa nó đến Mỹ chứ tự nó đâu đi một mình được. Tôi sinh ra nó chứ nó đâu tự xuất hiện trên đời này được…

Nhưng tôi thất bại trong chuyện dạy nó sống đùm bọc với người thân. Tôi có lỗi đã để nó hấp thụ lối sống ích kỷ của xứ sở này. Đằng nào tôi cũng mất con rồi. Nếu đồng ý cho nó mượn một trăm ngàn không tiền lời là tôi đã thẳng thắn nhìn nhận mình thua cuộc; không bao giờ dạy được con quay lại lối sống đùm bọc nhau của người Việt mình nữa. Nhưng từ chối nó… thì tôi mất luôn vợ! Vì mẹ nào chả thương con, thương càng mù quáng tình mẫu tử càng lên ngôi.

Nó trả lời cho tôi câu hỏi: “Tiền đâu để lo cho em nó?”. “Thì ba mẹ lấy tiền con trả hàng tháng để lo cho nó”. Tôi định hỏi câu hỏi quan trọng nhất theo kinh nghiệm của tôi là: “Nhưng con có chắc là con sẽ trả cho ba mẹ hàng tháng, hay trả vài tháng… rồi quên luôn?”. Tôi thương vợ tôi nên đã cho con trai tôi mượn một trăm ngàn. Vợ tôi mất tinh thần nhiều năm sau đó vì đúng là nó không trả.

 

Nhưng chúng tôi được trời phật cho lại đứa con gái muộn màng nhưng hết mực hiếu thảo. Nó là nguồn an ủi, niềm vui còn lại cho vợ chồng tôi. Lúc nào nó cũng vui vẻ nói là ba mẹ chết rồi thì tài sản cũng để lại cho anh em con thôi. Anh Hai cần trước thì anh Hai lấy trước. Ba mẹ đừng có giận anh Hai nữa, chỉ tổn hao sức khỏe cho ba mẹ thôi. Còn con, nợ học thì ai đi học ở Mỹ mà không nợ. Chừng con ra trường thì con trả. Ba mẹ đừng lo nữa.

Con bé lạc quan nói sao làm vậy. Về sau, nó lấy chồng bên Cali nên về Cali sống. Vợ tôi muốn bán nhà, dọn về Cali ở với con gái thì thằng con trai không cho đi vì bà nội phải ở Dallas để trông con cho vợ chồng nó đi làm… Đến cái chết đột ngột của mẹ nó. Tôi muốn đưa bà ấy về Dallas để lo ma chay vì bà ấy sống ở đây đã như là quê hương. Nó ngại tốn kém nên lý lẽ bất dung tình với cả cha mẹ. Tôi không buồn sao được anh…”.

Ôi, cái hôm đầu thu đó! Nhớ lại sao mà buồn. Và tại sao lại có hôm nay, tôi đến giúp ông bạn bán Estate Sale, bán hết gia tài một lần để giã biệt. Buổi chiều cuộc đời như không gian thu tràn ngập lá vàng bay, những nảy nở mùa xuân, khoe sắc hạ, thu úa, đông về…


Ông bạn già có sống tới trăm tuổi thì mùa thu thứ một trăm của cuộc đời cũng phải rời bỏ ngôi nhà không cần bật đèn giữa nửa đêm cũng biết lối đi; bán bỏ cả cái thìa khuấy ly cà phê mỗi sáng mà người gia chủ chắc là khuấy ly cà phê bằng cái thìa khác sẽ không ngon. Rồi bức tranh mua Garage Sale có vài đồng bạc hồi mới qua Mỹ, nhưng không có nó trên tường nhà thì cứ tưởng mình đang ở chơi nhà bạn, hay nhà bà con chứ không phải nhà mình; đến tiếng cái đồng hồ nhà mình cũng khác hẳn tiếng đồng hồ nhà khác mà chỉ có mình phân biệt được… lại còn nắm đất quê hương trên bàn thờ hồi ra đi mình mang theo để nhớ đường về. Nhưng nó nằm im lặng đã bốn mươi năm. Bây giờ người đem nó đi còn gửi lại nắm xương ở quê người thì nắm đất quê hương ấy trở thành oan nghiệt.

Cho không ai lấy, bán chẳng ai mua, mà ném qua cửa sổ thì hóa ra mình đã biến thành thú vật. Tôi ứa nước mắt trên tay lái, làm sao ông bạn tôi có thể sống sau hôm nay khi chính tay tôi bán hết những gì đã gắn bó với ông cả đời. Tôi, chính tôi, đã tiếp tay thần chết sớm bắt ông rời bỏ thói quen và kỷ niệm; rồi rời bỏ tới người thân; cuối cùng là rời bỏ cuộc đời… Nhưng nhớ lại tâm sự đầu thu của ông, ông đi dự đám tang của vợ bên Cali như người quen biết cũ, mấy chục năm vợ chồng còn lại cái trống không trong lòng già. Con trai ông đi dự đám tang của mẹ dửng dưng đến mức lúc về, anh ta nhắc ông là ba phải làm di chúc căn nhà lại cho con, vì ba đi đột ngột như má thì chính phủ lấy nhà…


Tôi nghĩ chắc anh ta không chỉ muốn lấy căn nhà đã trả hết mà muốn lấy luôn cả phần bảo hiểm nhân thọ của cha nên mới chọc giận ông đúng thời điểm tinh thần và thể lực của ông suy kiệt nhất sau mấy ngày đám tang bên Cali. Tôi biết anh ta và từng gặp mặt vì Dallas đâu có mấy nhà hàng của người Việt. Anh là ai trong gia đình lớn của anh, gia đình nhỏ của anh, trong xã hội anh đang sống… tôi không quan tâm tới địa vị hay tên tuổi của anh ở địa phương. Tôi chỉ biết là tôi đã có lỗi với một người không có lỗi gì với tôi là anh. Tôi đã đồng tình với ý kiến của con gái ông, dù chỉ nghe ông kể.

“… con còn phải đi làm và lo lắng cho gia đình con. Con không thể chăm sóc cho ba mỗi ngày như má. Nhưng má mất rồi thì ba không thể ở một mình. Ba có chuyện gì, không ai biết, không ai hay… làm sao con yên tâm. Con xin ba giao hết nhà cửa cho anh Hai muốn làm gì làm. Ba về Cali với con. Ba phải ở viện dưỡng lão vì con không thể và không có thời gian để lo cho ba như má. Nhưng vài hôm con sẽ ghé thăm ba một, hai tiếng đồng hồ; con nấu được gì ngon, con đem vô cho ba ăn. Ba có chuyện gì, người chăm sóc cho ba sẽ báo ngay cho con, con vô ngay với ba…”.

Tôi có tào lao lắm không khi không lên tiếng về chuyện nhà người khác? Tôi nói với ông hôm đầu thu: “Chia buồn với ông về sự mất mát người thân nhất của ông mà tôi không biết, cho dù ông có cho hay thì tôi chắc cũng không có điều kiện bay qua Cali để viếng tang của bà. Thôi thì ngày nào còn sống hãy tính chuyện đời cho xong để êm xuôi khi ra đi. Ông bà đã giúp con trai không phải nợ tiền học. Tôi tính nhanh là đã cho anh ta năm chục ngàn. Ông bà cho anh ta mượn một trăm ngàn mua nhà và không hoàn lại. Vậy là ông bà đã cho con trai một trăm năm chục ngàn. Bây giờ ông bán căn nhà mà ông đang ở cũng cỡ một trăm năm chục ngàn. Số tiền đó cho hết con gái là công bằng với con cái. Ông về Cali sống với đề nghị của con gái là hoàn toàn hợp lý.

Số tiền bảo hiểm nhân thọ của vợ ông, gửi con gái để lo cho ông những ngày cuối đời. Thừa thiếu gì thì tôi tin là con gái ông không tính toán với ông. Còn phần bảo hiểm nhân thọ của ông thì di chúc lại cho con gái. Nhưng chỉ nhờ cô ta quản lý số tiền đó để về sau chia đều cho hết cháu nội, cháu ngoại của ông bà. Cứ đứa nào vô đại học thì được nhận một khoản tiền do ông bà để lại cho con cháu ăn học. Tôi biết, với đà lạm phát và trượt giá ở nước Mỹ thì số tiền học bổng miễn hoàn lại cho con cháu sẽ không nhiều, nhưng rất có ý nghĩa về mặt tinh thần với đời thứ ba của gia đình ông trên nước Mỹ…”.


Câu chuyện đầu thu mới đó mà đã cuối thu rồi! Ông bạn tôi đúng là người độ lượng như tôi đã tin ông như thế! Ông giao căn nhà cho con dâu để cho mướn kiếm thêm tiền chợ cho cháu nội ông được sống sung túc hơn. Ông di chúc lại căn nhà cho con dâu của ông chứ không bán. Giấy tờ xác quyết là tài sản riêng của con dâu, “để nhỡ… vợ chồng con xảy ra chuyện bất trắc gì sau khi ba mất, thì ba mẹ chỉ giúp được con một chỗ ở để nuôi mấy đứa cháu nội của ba mẹ. Cảm ơn con”.

Ông cho hết con gái khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của mẹ cô ấy. Ông nghe tôi về khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của ông. Ông chỉ còn giữ lại hàng hà kỷ niệm trong từng đồ vật mà tôi đang bán cho những người không quen biết. Thế nên mắt ông lạc thần trông theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông lần cuối khi bước ra khỏi cửa một mái ấm gia đình đã tới hồi kết. Đó là buổi sáng một ngày cuối thu mà tôi sẽ không bao giờ quên với hình ảnh một người đàn ông biệt xứ lúc cuối đời, tay khép lại cánh cửa nhà mình lần cuối, bình thản nói: “Thôi, mình đi nghe em…”, là di ảnh của bà mà ông kẹp ở nách để khóa cửa ra đi…


Ngoài đường, những trang trí cho ngày lễ Halloween đã lên đèn dọc lối đi. Tôi nhìn ông thả bộ ra xe mà thấy một kiếp người đến với cuộc đời cách nay tám mươi năm, chỉ có tiếng khóc là gia tài thì hôm nay là món cuối cùng Estate Sale. Ông trầm ngâm buổi sáng, thở dài buổi trưa, rồi ngấn lệ buổi chiều theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông ra đi. Nhưng cuối ngày ông lại mỉm cười với di ảnh vợ lúc khóa cửa. Cái nháy mắt tinh nghịch của ông với di ảnh bà là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.

Tôi nhìn theo ông ấy tan vào màn đêm phủ về. Nhìn lại mình sau một ngày tiếp tay thần chết, nách tôi kẹp chai rượu thần chết thưởng cho tôi nhưng quân sĩ của thần chết đã giao lộn vào nhà một người không uống rượu nên phải nằm chờ tới Estate Sale này. Tới Estate Sale của tôi, cũng là kinh doanh từ vốn liếng là tiếng khóc chào đời, tôi sẽ kẹp nách mang theo được gì lúc ra đi? Chỉ biết chai rượu thường nhưng để lâu năm cũng ngon như nước cam tuyền… từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau. Đâu đó là thơ Bùi Giáng.

Uống xong ly rượu cùng nhau  Hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời… 

Khi hiểu được thơ Bùi Giáng thì cuộc đời coi như đã tàn thu. Còn bạn?

xế bóng cuộc đời "thôi mình đi em nhé"

 

Phan

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2024 lúc 3:29pm
Dao cắt trong lòng
broken%20heart%20lonely%20girl%20can%20cry,%20smoke%20Fog%20on%20dark%20Background%20Stock%20Photo%20%20|%20Adobe%20Stock


Vợ ông Hàn tên Thục An. Cô ấy là một trong những người đẹp nổi tiếng của vùng này. Hục hặc với gia đình anh chị sao đó, cô ấy đem chồng con qua Hawaii lập nghiệp. Vài năm sau cô bỏ chồng Việt, lập gia đình với một người Mỹ. Vân quen Thục An ở Hawaii. Bẵng đi vài năm, Vân lại được mời đi dự tiệc cưới của cô ấy với ông Hàn. Vân kể, hôm đó An từ Hawaii bay về, hối xe chạy dốc tới bệnh viện. Bà cụ nằm im lìm trên giường. Ảnh cụ đã để sẵn trên bàn rồi. Trong ảnh nụ cười của cụ quá đỗi hiền lành, môi thoáng một chút son, gương mặt cụ như rực rỡ hẳn lên. An hết nhìn ảnh lại nhìn đăm đắm vào vầng trán lạnh trơ của mẹ. Sau đó An đi ra, tránh không nhìn gương mặt nặng chình chịch của chị dâu. Tránh luôn đôi mắt sưng húp của chị Thúy. Không một lời dù nặng, dù nhẹ hé ra từ đội môi mím chặt của cô ấy. Chẳng cần nhiều lời, An biết, bốn ông con trai sẽ bày ra đủ trò lễ nghi cho một đám tang rình rang để trấn an lòng lành, hiếu thảo. Cháu nội, cháu ngoại, khách khứa, bạn bè, thân sơ sẽ kéo tới nghìn nghịt sân chùa. An tìm một hàng ghế khuất kê dưới lùm cây trong khuôn viên bệnh viện ngồi suốt buổi chiều. Hai mắt An đỏ ké lên, nhưng cô ấy nhất định không khóc. Lúc mẹ còn khỏe, còn viết được thư than thở với cô, cô đã không có thì giờ để trả lời cho mẹ, dù chỉ một hai hàng chữ nhỏ cũng lờ luôn. Cô bận lắm. Cô túi bụi với việc nhà, việc công ty. Lòng dạ cô ở đâu? Lưu lạc ở phương nào? Buồn hay vui cô còn không có thì giờ nhỏ to với nó. Huống gì nhỏ to với người khác, dù người khác đó là mẹ ruột của cô. Cho nên bây giờ, cô nhất định không cho mình được quyền khóc mẹ. Cô không xứng đáng để khóc mẹ. Mẹ thọ 83 tuổi, ở góa 49 năm. Cô lẩm bẩm một mình: - Thọ 83 tuổi. Góa - lạnh - không - chồng - bốn - mươi - chín - năm. Cô rùng mình. Một cái đau nhói lên, buốt từ trong óc buốt vào quả tim. Cô phải dướn người lên để thở, tay chặn lên ngực, mặt cô tái ngắt. - Tội nghiệp mẹ! Tội nghiệp mẹ! Cô tiếp tục làu bàu: - Đừng khóc! Mày không đủ nhân cách để khóc một người mẹ như thế. Cô thấy mình buốt từ trong hồn buốt ra. Buốt trong tủy sống, buốt lên đỉnh đầu. Cô mỏi quá, cột xương cô chết xụm. Suốt đêm qua không ngủ, 4 giờ sáng hộc tốc phóng ra phi trường. Vật vã ở phi trường, bồn chồn trên máy bay, rồi hụt hơi chạy đến bệnh viện. Bây giờ cô thấy mình vữa dần từng mảnh như một cái xác không hồn. Cô ngả oặt người ra sau, cố dựa hẳn đầu lên thành ghế. Ngửa mặt nư vậy, cô nhìn thẳng được lên trời. Mây hôm đó không có hình thù. Mây như bị trời nén chặt. Lòng cô cũng bị nén như là dưa khú. Đá tảng xù xì từng khối đè nghiến trong đầu cô. Thấy cổ mình đau, muốn đứt lìa, cô ôm đầu gục xuống. Thế rồi, người ta thấy cô đứng lên bỏ ra đường. Cứ như thế cô đi hoài. Đường rộng thênh thang. Xe vùn vụt chạy. Những con đường nước Mỹ chạy xa tít tắp, xa tít tắp... Sáng hôm sau, An gọi Taxi ra phi trường, bay thẳng một lèo về Hawaii. Tang lễ trọng thể của mẹ có đủ mặt con trai, con gái, dâu rể, cháu họ, cháu ruột. Ai cũng khen bà cụ Trương có phúc, dâu hiền rể thảo, con cháu thành đạt. Chồng của An lúc đó cũng đội mũ mấn, dắt hai con đi sau quan tài mẹ vợ. Người ta xầm xì sự vắng mặt của cô út Trương Thục An. Chị dâu của cô cứ phải mỏi miệng phân trần rằng cô út nghe tin mẹ qua đời, ngã lăn ra bất tỉnh phải đưa vào bệnh viện, bác sĩ cấm không cho đi máy bay nên cô út không thể nào về kịp. An về Hawaii, gia đình chồng một rề ỏ vây quanh nhà. Thấy cô về một mình, đầu không quấn khăn tang, hai con mắt lạnh tanh thấy sợ. Họ sững sờ nhìn cô. Có một cái gì cực kỳ băng giá đã bọc chặt cô mất rồi. Đến nổi cả nhà không ai dám lên tiếng hỏi cô một lời. - Thọ 83 tuổi, không chồng 49 năm. Cô nghe mình lảm nhảm suốt đêm câu nói cụt đầu cụt đuôi này mãi không biết chán. Cô biết rõ mẹ cô đa cảm và yếu ớt hơn cô nhiều. An nhớ lúc nhỏ đi học về, cô hay chạy vào bếp lục chạn thức ăn tìm bánh ngọt hay chè mẹ thường nấu sẵn để ăn vụng. Rất nhiều lần An thấy mẹ dấm dúi chùi nước mắt. Lần nào mẹ cũng vội vàng cười gượng với cô. Nụ cười của mẹ không bút mực nào tả xiết: - Mẹ ham rẻ mua nhằm than sống, khói làm mắt mẹ xót quá. Cô vô tâm, hay tại cô giống cha? Thừa hưởng ở cha cái bộ ruột nguội ngơ của bên nội. Cha quá đổi vô tình, lòng cha phải lạnh lẽo lắm, nên mới dụt đại cho mẹ một bầy con, bốn trai hai gái rồi lăn quay ra như thế. Dì Tư vẫn nói cha An mê mẩn ba cái trò chính trị nên làm khổ mẹ. Cả đời cha cứ hục hặc với chuyện vá trời lấp biển của người khác, cứ xớn xác như Don Quixote vác kiếm cùn đánh nhau với cái cối xay gió. Lâu lâu buồn đời lại về tặng cho mẹ An cái bầu rồi hiên ngang vác bị gậy đi nữa. Cho tới ngày mẹ nhận hung tin cha chết ở một xó rừng, mẹ khóc hết nước mắt lặn lội đi tìm mộ cha. Ba lần đi tìm như vậy, hai năm sau mẹ mới mang về được một hũ tro. Người ta bảo đó là xác của cha. Mẹ cũng gắng tin đó là tro cốt của cha. An cứ thế lớn lên theo các anh, các chị. Mẹ xoay đủ nghề, buôn ngược bán xuôi. Mua vùng quốc gia bán cho vùng xôi đậu. Những năm tháng lẽ ra là thanh xuân tươi đẹp nhất của một người đàn bà bình thường và khỏe mạnh, mẹ ôm sáu đứa con chạy hết loạn này đến giặc kia. Phải chi mẹ xấu xí vô duyên cho đành. Đàng này, da mẹ mịn hồng, môi tươi ngọt như cánh hoa, mắt lung linh sâu thẳm, chân tay đài các hơn người. Vậy mà mẹ đành lòng xoa bụng, răng nghiến vào răng, đêm đêm chong đèn, nghe da thịt, lông tóc mình than thở với nhau. Bốn mươi chín năm ròng, không một bàn tay đàn ông đụng vào xương thịt. Không một lời thầm thì an ủi. Làm sao mẹ lại có thể sống được một đời đòi đoạn đến như vậy. Rồi ngày chồng lên tháng, tháng chồng lên năm. Bầy con sáu đứa nghiến hết tuổi thanh xuân của mẹ lúc nào cũng không hay. Đã nói An thừa hưởng máu vô tâm của bố. Lúc nhỏ xíu thấy mẹ khóc hoài, An cũng nhắm mắt tin bừa khói làm cay mắt mẹ. Lớn lên chạy được ra nước ngoài sớm. Lúc thấy tóc mẹ bạc rồi, đời đã hành cho bầm dập trăm bề, khóc như vậy chắc hẳn mẹ phải cay cực lắm. Chắc trong lòng mẹ phải đau lắm, nước mắt già mới ứa ra như vậy. Nhưng khổ quá, An làm gì cho mẹ được bây giờ. An bận chồng, bận con, bận làm tiền, bận trả nợ, bận mua sắm, bận nghỉ hè, bận tiệc tùng... Đêm hôm sau chồng An gọi điện thoại về trách: - Em có giận gì cũng vừa vừa phải phải cho anh vuốt mặt ngó người ta chứ. Ai lại bỏ về ngang như vậy bao giờ. Anh không biết ăn nói làm sao với anh chị Hai. Nghĩa tử là nghĩa tận, em phải biết mình là phận em... An điên lên: - Dẹp cái nghĩa tử nghĩa tận của anh đi. Mẹ tôi chắc chắn không cần cái nghĩa tử của anh đâu. Hồi mẹ tôi bị vợ anh Hai đuổi khéo, tôi bàn với anh sửa sân sau thành cái granny flat đón mẹ sang ở. Tôi còn hứa với anh, sẽ nói mẹ tôi ở riêng nhà sau. Không héo lánh lên nhà trên, không ăn chung mâm, không xài chung toilet.Không mó máy đụng vào túi tiền của mình. Mỗi tối đi làm về tôi sẽ xuống thăm mẹ tôi một lần... Chính anh đã cản tôi. Trời ơi! Tôi nể chồng, sợ con nên bây giờ không dám khóc mẹ. - Em à! Hãy nhớ lại đi, anh không hề từ chối nhé... - Đúng rồi. Cái mặt nghĩa tử nghĩa tận của anh dại gì từ chối. Anh chỉ nhỏ nhẹ thốt ra thành lời, rằng anh sợ mẹ vợ, mẹ chồng ở chung rồi ra thế nào cũng có chuyện. Thằng nào nói câu đó? Anh giỏi chối đi. - An à, em có điên không? Anh gọi cho em để nói anh Hai giận em lắm. Tại sao em lại quàng xiên nhắc chuyện mẹ chồng mẹ vợ vào đây làm gì. - Dẹp anh Hai đi. Tôi không muốn ngó cái mặt họ nữa. Thư từ của mẹ tôi còn cả hộp đây. Tôi sẽ ném cả xấp vào mặt, cho họ hết dài cái giọng nghĩa tử nghĩa tận ra với tôi. Chồng An năn nỉ: - Đừng có nóng, từ từ đâu còn có đó.Mẹ già thì mẹ chết. Bộ em muốn mẹ lột da sống mãi chịu chi nổi. Già quá sống chỉ thêm khổ cho mẹ. - Anh khỏi cần dạy tôi. Còn mẹ anh thì sao? Mẹ anh bộ trẻ hơn mẹ tôi chắc? - Này, đừng có vác mẹ anh, mẹ tôi ra mà kiếm chuyện nữa. Anh chỉ muốn em làm hòa với các anh chị của em. Mẹ vừa mới mất, em không thắp cho mẹ được cây hương, làm như vậy không sợ mẹ buồn sao? - Đời mẹ có vui bao giờ đâu mà anh sợ mẹ buồn. Anh nghĩ coi, mẹ làm vú em, làm con ở cho họ mấy chục năm. Xoay vần nuôi hết cháu nội đến cháu ngoại. Đến lúc mẹ bị ngã gãy xương, không nuôi được cháu nội cháu ngoại, không nấu cơm, lau chùi được nữa. Anh Hai, chị Thúy, anh Tư tìm cách đùn mẹ đi. Cuối cùng cả bọn hè nhau tống mẹ vào viện dưỡng lão. Anh coi, họ gan thật, còn dám tổ chức lễ tang. Dám mời thầy tụng kinh. Dám đội khăn tang xì xụp lạy quan tài của mẹ. Tôi không thể làm như vậy được. Anh biết quá mà, tôi lo bốc cả gia đình nhà anh từ Việt Nam sang đây. Tôi là con đàn bà ngu nhất trên đời này. Tôi nói với mẹ tôi, mẹ ơi con sợ mất chồng. Hạnh phúc của con là chồng, là bầy con của con. Hạnh phúc của con không phải là mẹ. Con khốn nạn này nó nói với mẹ nó như vậy đó. Cho nên tôi phải bỏ về ngay lập tức. Cho nên tôi tự thấy mình không xứng đáng đi sau quan tài của mẹ. Anh nghe thủng ra chưa? Cô cứ thế nổi điên trong điện thoại. Cuối cùng cô cũng không nhớ chồng cô, hay chính cô hét lên một tiếng rồi cúp máy. Sau tang lễ, chồng cô đem hai con về lại Hawaii cho vợ. Anh chạm mặt một người đàn bà hoàn toàn xa lạ ngay trong ngôi nhà bề thế của anh. Bà mẹ lọm khọm gọi con trai ra một góc vườn thì thào: - Mày lấy phải một con điên rồi. Từ hôm đó tới chừ nó câm như mụ hến. Đêm tới cứ ngồi một đống như bị thịt, lảm nhảm một mình. Hỏi không thưa, gọi không đáp. Anh xua tay chào mẹ rồi bước thẳng vào nhà. Anh tiếp tục đưa con tới trường, đón con về nhà ngày hai bận. Năm ngày sau, chẳng hiểu nghĩ sao, cô đùng đùng mua vé máy bay, gọi tài xế của công ty đưa thẳng ra phi trường. Từ phi trường Los Angeles cô kêu xe chạy một mạch vào bệnh viện. Cô biết hôm nay người ta sẽ thông báo rành mạch mọi chi tiết bệnh lý về cái chết của mẹ cô. Đúng là một đại gia bề thế, hai con gái, bốn mụ dâu, bốn con trai, một ông rể, chồng cô rể út vắng mặt, lý do chánh đáng phải ở nhà lo việc công ty. Đến trể nhất, cô ngồi phịch xuống ghế không buồn chào hỏi ai hết. Mọi con mắt sầu nặng đều nhìn chăm bẳm vào cô. An rùng mình. Đúng là những con mắt đóng hộp mất mẹ, trao tráo, tanh lạnh, rập khuôn nhau. Thế là tay cô mở bóp tách một cái, lôi ra xấp thư cũ của mẹ, cô đứng dựng lên phóng hai đồng tử chiếu thẳng vào mặt anh Hai, anh Tư, rồi anh Minh, anh Kỷ. - Có phải chúng ta là bầy con lớn lên không có cha, đúng không? Không ai trả lời. - Có đúng mẹ ở góa nuôi hết sáu đứa con no đủ hơn người khác không? - Chị Hai, một mẹ già bằng ba con ở. Chị cho tôi biết ai nuôi bầy con của chị lúc còn đỏ hỏn để vợ chồng chị đi học. Chồng bác sĩ mổ, vợ nhổ răng, ai nuôi con hầu hạ cơm nước lúc chị đi học? Máy lạnh chạy ù ù. Giọng cô cũng ù ù khàn khàn như bị cái máy lạnh làm cho cảm: - Anh Tư! Tại sao anh để vợ anh thò tay lấy tiền nhà của mẹ? Bộ anh cho mẹ già share phòng hả? Bộ anh nghèo tới mức phải ăn xén vài trăm tiền già của mẹ? Ai đem vòng vàng cưới vợ cho anh? Ai nuôi anh từ nhỏ tới lớn? Ai bị mìn lúc buôn hàng chuyến nuôi anh? Ai nhường thịt nhường cá cho anh ăn chóng lớn, đi học, còn mẹ chan nước rau luộc hả? Trả lời cho tôi? Trả lời cho tôi đi? Cô vẫn nói một mình, phòng bệnh viện không khí bị ép nặng hơn bên ngoài. Cô phải vươn cổ lên để lấy hơi: - Chị Thúy, hồi mới qua, chị mượn tiền mẹ deposit mua nhà. Bây giờ chị giàu quá mà. Tại sao chị cứ lơ đi không trả tiền cho mẹ? Thúy đứng phắt lên, xỉa tay về phía em: - Cô khôn hồn thì im ngay đi. Tiền của mẹ còn nguyên đây, không mất đi đâu hết. Tôi không đưa cho mẹ, vì hở ra đồng nào, mẹ cúng chùa đồng đó. Ở đây chùa đông lắm. Cô bỏ mẹ dông tuốt qua Hawaii cun cút cơm bưng nước rót hầu bố mẹ chồng. Cô nấu cho mẹ được bửa cơm nào chưa? Cô là con út, mẹ nhớ cô khóc hoài. Cô có đoái hoài gì tới mẹ không? Con nào nói với mẹ hạnh phúc của nó là chồng là con nó? Hạnh phúc của nó không phải là mẹ. Con nào nói với mẹ câu đó? Nãy giờ ai cũng biết cô điên diên tàng tàng nên mặc cho cô nói xỏ nói xiên. Tôi nói cho mà biết, cô vác thân cô đi Hawaii như thế, có lý gì đến mẹ già. Lẽ ra cô nên câm đi thì hơn An tím tái măt, cô ngồi phịch xuống ghế. Xấp thư của mẹ cô rơi xuống sàn nhà, cô nhặt lên, thở không ra hơi. Ơn trời, đúng lúc đó hai nhân viên hành chánh của bệnh viện đi vào ngồi sau bàn lớn. Mọi người đều im phăng phắc. Bà Mỹ, tóc ngắn ép sát đầu, mở hồ sơ kêu sột soạt. Cô y tá ngồi bên cạnh cũng mở ra một xấp phim khổ lớn. - Đây là tất cả hồ sơ bệnh lý của bà Trương. Còn đây là chứng nhận của pháp y sau khi xét nghệm người chết. Bà Trương không chết vì gảy xương hông. Bà chết vì uống quá nhiều thuốc ngủ và thuốc chống đau đã để dành từ mấy tháng trong viện dưỡng lão. She killed herself. HẾT


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Hôm nay lúc 7:42am

NHỮNG SUY NGHĨ Ở TUỔI BẢY MƯƠI <<<<<<

Happy%20senior%20couple%20love%20story.%20Old%20couple%20is%20walking%20in%20the%20green%20park.%20%20Grandmother%20and%20grandfather%20laughing.%20Elderly%20people%20lifestyle.%20Together%20%20Pensioners.%20Stock%20Photo%20|%20Adobe%20Stock


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - Hôm nay lúc 7:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.318 seconds.