![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 72 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23572 |
![]() ![]() ![]() |
Tình Già
Năm nay trời đất lạ lùng, khí hậu thật kỳ quặc. Tuần lễ trước tết mưa gió liên miên, hai ngày đầu năm trời âm u, xám ngoét và sũng nước. Trời nóng lạnh, thay đổi bất thường nên gần như nhà nào cũng có người bịnh, không ốm nặng cũng cảm mạo, ho hắng. Đêm Rằm Tháng Giêng, bà Phiên kéo màn cửa sổ tìm trăng. Thường những đêm trăng sáng bà có thú nhìn lên bầu trời cao để tâm hồn bềnh bồng, phiêu lãng vào những kỷ niệm êm đềm xa xưa. Đêm nay trăng bị khuất trong lớp mây mù dày đặc, trời tối đen như đêm ba mươi. Tiếng mưa rơi tí tách, không nhẹ nhàng lất phất như mưa xuân. Ông bà nằm cùng giường mà mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Bà bịnh gần hai tuần nay, bị cúm hành tả tơi, mặc dù hai ông bà đã cẩn thận năm nào cũng đi chích ngừa từ Tháng Mười Một. Hôm nay bà đã đỡ thì lại đến phiên ông. Ông kêu lạnh, mặc bốn lớp áo, khăn len quấn cổ, đầu đội mũ mà vẫn kêu lạnh. Bà phải vặn cái lò sưởi nhỏ trong phòng, hướng về phía ông mà ông vẫn thấy lạnh và lên cơn ho như xé phổi. Bà nhỏm dậy lục tủ đầu giường lấy lọ dầu Bảo Tâm An. – Để tôi xoa dầu cho ông nhá! – Bà xoa hai gan bàn chân cho tôi được rồi, khỏi phải xoa ngực, lưng. Tôi mặc đủ áo ấm. – Xoa dầu để chà sát cho máu huyết lưu thông, người nóng lên từ bên trong mà. Ông Phiên ngoan ngoãn để bà chà sát trước ngực và hai bên cánh phổi sau lưng rồi đến hai bàn chân. Tạm êm, không thấy ông ho nữa. Bà nằm lim dim nghĩ đến mấy đứa cháu. Thằng Thiên Ý cũng đang ho, con Minh Uyên cũng đang cảm, hai đứa nước mũi chẩy ròng ròng. Hôm nay thấy mắt chúng nó đã hơi đỏ và kèm nhèm đổ ghèn, bà định mai phải bảo bố mẹ chúng nó đưa đi bác sĩ. Ở nhà bà chỉ xoa dầu rồi cho uống Tylenol, trẻ con phải cho đi khám bịnh ngay xem sao, không để ốm lâu mất sức. Chợt cánh tay ông quàng qua người bà. – Mình ơi…Anh thương mình quá! – ??? – Anh đi trước không biết mình ra sao! – Ơ hay, sao hôm nay ông lẩm cẩm thế! Mọi khi tôi đòi chết trước thì ông nhất định giành đi trước mà. – Cuộc đời ngắn ngủi quá phải không mình! Giọng ông Phiên như nghẹn lại, hai giọt nước mắt âm ấm cũng ứa ra khóe mắt bà. Nhớ khi bà vừa qua cơn bịnh nặng, các con đưa ông bà đi du thuyền chơi cho khuây khỏa. Một đêm đang nằm ngủ trên tàu, ông nằm mơ, kêu ú ớ: – Đừng bỏ anh, đừng bỏ anh! Bà lay ông dậy, quay qua thấy vợ đang nằm bên cạnh, ông ôm chặt lấy bà. – Anh mới bị ác mộng. Em chạy đi, em bay đi, anh cố chạy đuổi theo em. Sáng hôm sau bà còn trêu ông: – Chắc lại nhớ cô nào rồi chứ gì? Lâu quá mình đâu có xưng hô anh em đâu nào. Hai ông bà lấy nhau đã hơn bốn mươi năm. Ông nhớ hình ảnh cô nữ sinh bé bỏng ông theo đuổi, yêu thương ngày đó, những cảm động của đêm tân hôn, những ngọt ngào của tuần trăng mật rồi đến nỗi nhớ quắt quay của ông trong những năm tháng dài trong trại cải tạo. Bao nhiêu kỷ niệm, vui có, buồn có cứ ùn ùn kéo về. Hai ông bà nhắc nhau, ôn lại những chuyện cũ rồi từ từ tiếng ông thở đều, rồi ông thản nhiên kéo gỗ. Bà khó ngủ hơn ông, nhất là khi có chuyện gì bận rộn trong đầu. Bà thao thức có khi thâu đêm. Vợ chồng như đũa có đôi, từ ngày lấy nhau gần như hai ông bà không hề xa cách, trừ những năm ông phải đi tù cải tạo. Đến khi về hưu, sau sự mất mát những người thân trong gia đình, rồi đến sự ra đi của những người cùng trang lứa, ông bà biết lẽ vô thường, biết rằng sinh tử là chuyện phải đến nên cũng đã sửa soạn cho đời sống tâm linh, sửa soạn cho cuộc hành trình cuối cùng được thanh thản, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề còn chiếc đũa lẻ. Đêm sâu, bên tiếng ngáy mệt nhọc của ông, bà trăn trở. Nghĩ đến hoàn cảnh những người trong hội già mà thỉnh thoảng bà đến họp. Bà cụ Tiến có cả đàn con mà cụ ông mất mấy năm rồi, cụ bà vẫn sống một mình vò võ. Các con cụ rất hiếu thảo, ngoan ngoãn. Cụ có bẩy người con, hai cậu con trai lấy vợ Mỹ nên dĩ nhiên cụ không hợp vì bất đồng ngôn ngữ, khác xa về phong tục, tập quán. Mẹ chồng con dâu gặp nhau chỉ “hi, hello” cho phải phép rồi thôi. Cả hai cặp đều chủ trương không sanh nở vì ngại trách nhiệm và sợ không lo nổi cho con cái. Thế mà một cặp thì nuôi cả bầy chó còn một cặp thì nuôi mấy con mèo để mà ẵm bồng, hôn hít. Năm cô con gái của cụ đều học hành thành đạt, gia đình êm ấm, hạnh phúc, cô nào cũng có một, hai đứa con. Khi cụ ông mới mất, cả năm cô đều mời mẹ về ở cùng, cụ nhất định không chịu, cụ yêu căn nhà kỷ niệm của cụ, nhà đã trả hết nợ và khu vườn hai cụ chăm bón mấy chục năm nay cụ không thể rời xa. Dạo này cụ bắt đầu yếu, đi đứng lọm khọm, các con họp nhau lại bàn là mỗi cô sẽ soạn một phòng riêng để cụ sẽ luân phiên ở với mỗi cô vài tháng, khi chán lại sang nhà con khác. Cụ cũng thử đi một vòng nhưng cụ nói nó thế nào ấy, ở đâu cũng lang thang như người ở trọ. Nhà cụ vẫn quen, chỗ để ống tăm, chỗ để lọ thuốc cụ biết rõ, vào bếp muốn lấy cái muỗng, đôi đũa biết ngay nó ở đâu, ở nhà các con mỗi đứa sắp một kiểu, muốn lấy cái gì thì mở hết ngăn này đến ngăn khác mới tìm thấy. Cụ còn than già rồi ăn ít nhưng hay ăn vặt, ở nhà con cứ xuống lục tủ lạnh hoài sợ rể nó cười, sợ cháu nói bà ăn vụng. Các bà bạn chỉ biết phì cười vì những chuyện cụ kể và nói cụ có phúc mà không biết hưởng hạnh phúc mình có. Có thể chỉ vì trong thâm tâm cụ vẫn nghĩ theo kiểu cổ xưa, con trai mới là người để nương cậy lúc tuổi già. Ở với con gái cụ vẫn có mặc cảm với con rể và mấy người thông gia. Chắc đến lúc cụ yếu đuối hẳn, khi lúc nào cũng cần phải có người ở gần bên, cụ mới thay đổi ý kiến, đổi quan niệm sống. Phần đông các ông bà khác thường than thở vì con, vì cháu, ở bên này mọi người bận rộn chả ai để ý đến ai, ở với con trai thì ngại con dâu, ở với con gái thì sợ phiền con rể. Bà Quý thì mong cháu, gần bẩy mươi mà chưa có cháu để ẵm bồng, hủ hỉ. Hồi còn đủ cả hai ông bà thì bà thấy không cần thiết. Khi về hưu ông bà đi chơi khắp nơi, mỗi năm đi du lịch thế giới mấy phen, không kể những chuyến đi chơi gần với mấy người bạn thân. Bây giờ còn một mình, bà Quý mới thấy thèm tiếng nói cười ríu rít trẻ thơ. Bà ước ao hai con trai của bà sanh cho bà vài đứa cháu nội, bà sẽ biến căn nhà của bà thành nhà trẻ, bà sẽ thuê người phụ với bà chăm sóc các cháu, bà sẽ không thiết đi đâu nữa. Còn một số ông bà khác lẻ bạn thì đi tìm người cũng cô đơn như mình để chia sẻ buồn vui. Các ông bà cho rằng cùng một lứa mới hiểu được nhau, tuổi trẻ không cảm thông được, đừng trông mong gì nhiều ở con cái thì sẽ không có những thất vọng đớn đau. Như có tiếng sột soạt ở phòng khách, bà xích lại gần ông như tìm sự che chở. Eo ôi, nếu ở một mình bà sẽ sợ lắm. Từ khi lấy chồng, bà chưa bao giờ ngủ một mình, không có chồng thì có con, có cháu. Thôi thôi, không dám nghĩ tiếp nữa, bà cố dỗ giấc ngủ. Buổi sáng ông dậy sớm, thấy bà đang ngủ ngon, hơi thở đều, tiếng ngáy nhè nhẹ. Qua khung cửa sổ, trời đã rạng sáng, quang đãng, hứa hẹn một ngày nắng đẹp. Ông vươn vai, cảm giác ốm đau như biến mất. Ông chịu khó tập thể dục đều đặn, đi bộ đều mỗi buổi sáng và ăn uống rất chừng mực nên ông vẫn giữ được thân hình rắn rỏi so với những người cùng tuổi với ông. Bước ra sân sau, ông thấy hơi đói bụng, làm những động tác thể thao thông thường rồi ngồi đọc sách, chờ bà dậy để cùng uống cà phê và ăn điểm tâm buổi sáng. Ông sẽ làm gì khi không còn bà ở cạnh? Bà sẽ ra sao nếu ông đi trước? Nghĩ đến bà, ông lại thương, dù gì bà cũng đã hơn sáu mươi, chắc chắn bà sẽ không đi bước nữa nhưng ông biết tính bà hay nghĩ ngợi, lại dễ tủi thân, không có ông, ai che chở, ai bênh vực bà? Con cái thương mẹ, dâu rể cũng ngoan ngoãn biết điều, nhưng tuổi trẻ hay vô ý, vô tứ dễ làm con người nhạy cảm như bà bị tổn thương. – Ông dậy sớm thế? Khỏe hẳn chưa mà đã ra vườn? Tiếng bà từ trong nhà nói vọng ra. – Mấy ngày mưa gió, xám xì, hôm nay có nắng, bà ra ngồi hong nắng chút cho khỏe. – Ông ăn gì nào? Cơm trứng hay bánh mì trứng? – Cái gì cũng được! – Ăn trong nhà hay ăn ngoài vườn? – Ngoài này đi, lâu lắm mới có một ngày nắng ấm. Một lúc sau bà khệ nệ bưng một khay với hai đĩa cơm trứng nóng hổi còn bốc khói và hai tách cà phê. Một đàn bò đang thủng thỉnh nhai cỏ trên ngọn đồi sau nhà. Cảnh thật yên tĩnh, thanh bình. Bà nhìn ông, mái tóc bạc phơ như những sợi tơ óng ánh trong nắng. Một tuần nữa là đến ngày Valentine, bà đã đặt một tấm hình hai người trong tuần trăng mật ở Đà Lạt in vào “canvas” để tặng ông, không biết ông có nhớ ngày này không và ông sẽ mua tặng bà cái gì. Hồi còn ở Việt Nam, hàng năm cứ vào đúng kỷ niệm ngày cưới là ông lại nhớ mua cho bà một bó hồng nhung. Sau bảy lăm, những xa hoa phù phiếm ấy bị loại bỏ. Khi ông đi tù cải tạo về, ngày kỷ niệm của vợ chồng, bà chỉ nấu nồi bún riêu hay làm bữa bún chả cho cả nhà ăn mà cũng chẳng nói lý do. Năm 1980, khi vượt biên sang đây, ngày lễ Valentine đầu tiên, ông đã ra vườn của cô em hái cho bà hai chùm hoa đuôi chồn màu đỏ. Những năm sau đó ông luôn nhớ nhưng chỉ đem về cho bà một đóa hoa hồng. Cho đến khi ông bà về ở với con cháu thì ông mua hộp chocolate to tướng để cả mấy bà cháu cùng ăn. Nhớ lại chuyện đêm hôm qua, bà nắm lấy tay ông nói nhỏ: – Ông đừng lo việc của Ông Trời. Chúng mình còn có nhau, bên nhau đến ngày hôm nay thì hãy vui những ngày còn lại. Đến đâu hay đến đó… hơi sức đâu mà lo… Quan trọng nhất là cái tâm thanh thản, an vui ngày hôm nay. Ông siết tay bà, nhìn bà và trong lòng nhủ thầm, Valentine này phải mua tặng bà một bó hoa hồng thật đẹp. Đỗ Dung |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23572 |
![]() ![]() ![]() |
Bảy Mươi Xưa Và NayNgày xưa bảy mươi lo hòm Ngày nay bảy chục vẫn còn đang sung Ngày xưa bảy mươi răng bung Ngày nay bảy chục vẫn dùng gặm xương Ngày xưa bảy mươi hết cương Ngày nay bảy chục vẫn cương đều đều Bảy mươi xưa sớm đến chiều Chống gậy ngồi cột hiên lều đưổi ma Bây giờ bảy mươi đi xa Du lịch khắp chốn nước ta,nước ngoài Bày mươi xưa gọi là già Bây giờ bảy chục vẫn là thanh niên Vào quán ăn nhậu triền miên Các cháu gái nhỏ luân phiên chào mời Mời anh mời chị ta xơi Gà đồi,dê núi.tôm tươi mới về Ăn xong vào quán rao kê Ta ca vài chặp rồi về nghe anh Cũng là bảy mươi xuân xanh Ngày xưa chống gậy đi nhanh té liền Bây giờ bảo hiểm đội lên Cưỡi lên xe máy như tên bay vèo Bảy mươi xưa mặc bèo nhèo Bây giờ áo bỏ vô eo đóng thùng Bảy mưa xưa mắt muốn mù Bây giờ không kính lướt cùng trên phây Các bà bảy mươi thời nay Môi son,má phấn,lông mày rậm đen Eo thon,ngực nở,tóc đen Da căng,mũi lõ,mi trên xanh dài Lả lướt sàn nhảy đại tài Làm cho trai tráng nghiêng đài đứng coi Chỉ là so sánh thế thôi Mới biết bảy chục thế thời đổi thay Cho nên U bảy mươi ơi Sống vui,sống khoẻ là lời muốn trao Hằng ngày thể dục,thể thao Ăn,ngủ điều độ,đổi trao tâm tình Làm cho óc của chính mình Luôn luôn động đậy đừng ì nghe chưa Thế là ta sống vô tư Đến chín chục tuổi khoẻ ru bạn mình...!!! st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23572 |
![]() ![]() ![]() |
Khi Về Già Bạn Chợt Nhận Ra Rằng Mình Chẳng Còn Gì!Cả một đời tranh ᵭấu ngược xuôi vì những lý tưởng riêng trong cuộc sống, nhưng có mấγ ai trong chúng ta tự đặt câu hỏi: Rốt cuộc rằng, chúng ta đang có gì và được gì ? Trên thế gian nàγ rốt cuộc thứ gì thuộc về bạn, câu hỏi nàγ có thể có rất nhiều người muốn biết. 1. Vợ là của bạn ư ? Không ρhải. Tuγ hai người cùng nhau trải qua thử thách, cùng sẻ chia niềm vui, gần nhau về thể ҳάc, γêu tҺươпg nhau nhưng rồi sẽ có một ngàγ ρhải chia lγ. 2. Con cái là của bạn sao? Không ρhải. Tuγ cha mẹ và con cái có mối quαп Һệ huγết thống sâu đậm, có tình thân cốt пҺục không thể đứt lìa, nhưng cũng chỉ là niềm vui đoàn tụ, hiếu thảo, chăm nom, lo lắng mà thôi. Khi bạn đi sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể đưa tiễn bạn chứ không thể nào đưa bạn trở lại nhân gian được. 3. Tiền bạc là của bạn à? Không ρhải. Tuγ bạn liều mạпg kiếm tiền, nhưng cũng nghĩ đủ cách để tiêu tiền, ngaγ cả khi bạn có bao nhiêu cái tài khoản trong ngân hàng thì tiền bạc cũng vẫn là thứ sinh ra không mang đến, cҺết cũng không mang theo được. 4. Nhà và xe là của bạn sao? Không ρhải. Tuγ bạn sống ấm áρ, thoải mái, nhưng ngàγ mà bạn lìa đời thì những thứ nàγ chẳng còn là gì nữa. Dù có bao nhiêu tài sản, thì nó vẫn là thứ “khi sinh không mang đến, khi cҺết không đem theo”. Vậγ thì rốt cuộc cái gì mới là của bạn? Cơ thể của bạn Chỉ có cơ thể mới là thứ không bao giờ rời xa bạn, sẽ cùng bạn đi hết cả cuộc đời. Chỉ có cơ thể mới có thể toàn lực bảo vệ bạn cho đến khi cạn kiệt sức lực. Cơ thể của bạn càng khỏe thì con đường mà nó đi cùng bạn sẽ càng dài. Không có cơ thể thì cuộc đời bạn đã kết thúc rồi. Vì vậγ, bạn ρhải xem “cơ thể” – thứ duγ nhất thuộc về bạn là vật quý vô giá, ρhải γêu tҺươпg nó, thỏa mãn mọi γêu cầu của nó. Bạn đừng bao giờ bỏ bê những việc có thể bảo vệ cơ thể như: luγện tậρ, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, ρhòng trị Ьệпh, giữ vệ sinh, giữ tâm trạng thoải mái, không bị tổn tҺươпg,v.v. Cơ thể có khỏe mạnh thì cuộc sống mới có chất lượng. Cơ thể khỏe mạnh thì cuộc sống sẽ dài lâu. Không có một cơ thể khỏe mạnh tức là không có sự sống. Có sự sống thì mới có tất cả. Không có sự sống thì mọi thứ đều không ρhải là của bạn. Van Hoang Share
Lại Người Lính Già TQLC |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23572 |
![]() ![]() ![]() |
Tùy Bút TÔI ĐI THI TT - Nhạc 1.The Circle - Karunesh 2. Dream2 - Giovanni Marradi - 3-2025 <<<<<<![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Mar/2025 lúc 2:51pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23572 |
![]() ![]() ![]() |
Tình Yêu Ở Tuổi Rất Già! Tờ báo trong làng già nơi tôi cư ngụ có đủ mục rao vặt tìm người đồng sở thích để vui chơi. Đọc sách, đánh cờ, đi bộ, nấu ăn chay, xem phim ngoại quốc, đạp xe đạp đôi v.v. Tuy nhiên không thấy có mục “Tìm Bạn Bốn Phương”. Không biết có phải đó là chủ trương của làng già này hay không. Có thể họ không dám cho phép mục này, sợ có nhiều điều “phức tộp” chăng. Tưởng tượng có ông cụ hay bà cụ nào đăng báo đại khái “Nam (hay nữ) độc thân 79 tuổi, không vướng bận con cái, cuộc đời trải qua nhiều buồn hơn vui nên đến nay vẫn ôm ấp trái tim cô quạnh, xấu đẹp tùy người đối diện, muốn tìm bạn trai/gái như thế này thế này…” hẳn là vui nhỉ. Ở tuổi gần thượng thọ mà tìm bạn tri âm thì thay vì yêu cầu gửi ảnh 4×6, chắc có lẽ xin giấy chứng nhận sức khỏe của bác sĩ gia đình lại tốt hơn chăng? Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong bài phiếm «Tôi nhìn ra tôi» có ta thán về cái già xồng xộc đã đến với mình, và ông tẩn mẩn phân tích diễn biến từ «già» tiến dần đến «già khú» (chắc là hư thúi như dưa khú?), rồi ngất ngưởng leo lên bậc «già khú đế» (hàng vương tước của già khú?) Tuy nhiên người ta có câu «tình yêu không có tuổi». Thế nên dù là già, già khú, hay già khú đế, các cụ vẫn bị thần tình yêu Cupid bắn tên ngay chóc trúng tim, từ chết ngắc đến bị thương nằm la liệt trên chiến trường. Đến tuổi gần đất xa trời thì hình như các cụ ông lịch sự rút lui đi theo ông bà trước, không ở lại chật đất. Tỷ lệ trong làng già của tôi là 8 bà 2 ông. Được cái các cụ bà tính tình thân thiện cởi mở nên hay đánh bạn với nhau, đi uống trà, xem hát trong khuôn viên, ngày trời ấm áp kéo ghế ra ngoài sân ngồi vòng quanh 8 chuyện trên trời dưới đất. Các ông tính khắc kỷ hay nhút nhát nên không thoải mái giao thiệp bên ngoài, nếu còn sống một mình thì thường đóng cửa im ỉm ngồi nhà xem TV. Nhiều hôm đi xem hát hay dự các sinh hoạt picnic, văn nghệ, hội thảo trong làng già, tôi có thể «trông mặt mà bắt hình dong» ra ngay cặp nào mới kết hợp. Họ tỏ vẻ quyến luyến nhau ra mặt trước công chúng, ngồi rúc vào nhau trong rạp hát, chăm sóc nhau trong nhà hàng như đôi uyên ương. Những cặp vợ chồng lâu ngày, nhất là vợ chồng già, thì… nhìn biết liền. Vợ chồng già bất cần nhau ra mặt, ai có thân nấy lo. Và tôi nhận xét «tinh tế» thêm (hay thành kiến riêng) rằng các bà đang cặp bồ đúng là trau chuốt thanh lịch hơn những bà cụ «ế». Các bà ế ăn mặc tuềnh toàng, mặt mày không trang điểm, tóc tai không vén khéo, để lộ rõ nét nhăn nhó bèo nhèo không khỏe mạnh của mình. (Gọi lén là các bà ế, họ nghe được chắc chửi tắt bếp). Họ đã qua một đời phục dịch rồi, ngán tới cổ rồi, giờ thì đường góa phụ thênh thang cuốc bộ/nợ chồng con trang trắng vỗ tay reo, chẳng việc gì phải trau chuốt để mê hoặc quyến rũ ai. Chuyện bồ bịch ở tuổi 70, 80, 90 là lựa chọn của mỗi người, thích thì đánh bạn, không thích thì sống một mình. Ngày xưa còn trẻ khi tôi nghe ai ở tuổi 60-70-80 mà còn kết bạn là tôi rùng vai «í ẹ» liền. Ai lại làm thế? Kỳ chết! Tôi còn nhớ hoài câu chuyện của một bà cụ «đầu đội thúng bông» là hàng xóm của một cô bạn ngày xưa. Bà phải lòng một ông cụ cũng đầu đội thúng bông cùng xóm. Bà say sưa khoe với bác gái mẹ của bạn tôi: «Này, ông ấy tài giỏi lắm đấy nhé! Biết cả «dô ga» nữa đấy. Dưng mà, tuần này ông ấy bị cảm nên ga nó yếu đi». Úi giời, tôi và đứa bạn lăn ra cười ngặt nghẽo khi bác thuật lại câu chuyện! Từ đó về sau mỗi lần bàn về những chàng đang tán tỉnh mình, chúng tôi hay nháy mắt hỏi nhau: «Thế chàng có biết yoga không?» rồi ôm nhau cười nghiêng ngả. Ấy vậy mà hôm rồi trong làng già này có cụ ông 70 tuổi ngỏ lời cầu hôn với cụ bà 70. Cả hai hoan hỷ ký bản án chung thân bắt đầu từ đây. Ở tuổi này thì bản án chung thân chắc cũng không dài lâu, mà lỡ có cơm không lành canh không ngọt thì vẫn có thể xin… khoan hồng giảm án! Thì cũng chính mắt tôi chứng kiến cảnh đập vỡ tổ ấm rồi chia tay ở tuổi rất già. Ông 78 và bà kém vài tuổi tách căn nhà, bán căn nhà chung ở bên ngoài làng già rồi mỗi người vào đây mua một căn riêng, tự sống một mình. Làng già này có đến 6 nghìn căn, ai có tiền cứ vào mua một căn mà ở, việc gì phải tránh mặt nhau. Hỏi tại sao lại chia tay thế thì ông bảo: «Cứ cãi nhau tối ngày không chịu nổi!» Lại có những chuyện thật ngoài đời tưởng như trong tiểu thuyết vậy. Hôm nọ tôi đi dã ngoại (hiking) với một nhóm trong làng già. Bạn đồng hành hôm đó là một phụ nữ cỡ bằng tuổi tôi, tức là không còn trẻ nữa. Hỏi bà ở xóm nào trong này thì bà bảo vẫn ở bên ngoài, nhưng có mẹ trong làng già nên bà hay vào thăm viếng và nấu thức ăn mang vào cho mẹ. Nghe kể mẹ bà năm nay đã 92 tuổi, tôi tròn mắt hỏi cụ cao tuổi thế mà vẫn tự lo lấy được mọi việc và vẫn sống một mình à. À không, cụ bà có một “người bạn trai” 96 tuổi bầu bạn với bà. Ông cụ ở tầng trên trong cùng cao ốc, bà cụ ở tầng dưới. Tôi hỏi tiếp thế hai người đã «dan díu» với nhau được bao lâu rồi. Hai cụ đã bầu bạn được 9 năm nay. Hai cụ ông cụ bà hủ hỉ với nhau, nửa tuần đầu nàng theo chàng dìa dinh của chàng ở tầng trên, nửa tuần sau chàng theo nàng xuống tầng dưới ngự dinh của nàng. Hai người để mắt trông nom nhau nên con cháu cũng yên tâm và không phải chạy đến thường xuyên. Thật là thú vị và hiếm có! Một cô bạn của tôi kể cho nghe một chuyện tình già của hai cụ người Việt ở Cali. Ông góa vợ và bà góa chồng ở gần nhau, làm quen, đi lại, rồi góp gạo thổi cơm chung. Con cái hai bên cũng ok vì chúng khỏi mất công lui tới chăm nom mỗi ngày. Thế rồi một hôm bà ngã, ông với theo đỡ nhưng không nổi, rồi cũng sụm xuống ngã lên người bà luôn. Bà phải nằm viện và mất sức hẳn. Hình như người già ngã té là bước đầu của giai đoạn suy sụp, đi xuống toàn diện trước khi xuống… lỗ. Tuy nhiên con cái hai bên cay cú “vào trận” xỉ vả nhau: “Bố mày đè mẹ tao!” Chuyện tình già khú đế đành đứt phim, mỗi bên lãnh “trẻ già” của mình về «xử lý», không biết nuôi tại nhà hay đưa vào dưỡng lão! Lúc trước con cái người Việt hay canh giữ bà mẹ góa hay mẹ đơn thân của mình như canh tù, nằng nặc không cho kết bạn mới, không cho làm điều gì «tai tiếng». Nay đến tuổi cũng không còn trẻ nữa, tôi mới thấy có gì là không hay không phải đâu nào? Bây giờ nghe nói con cái người Việt cũng đã rất thông cảm chuyện bố hay mẹ mình kết bạn trong cảnh đơn chiếc. Có hai người để mắt trông nhau, chúng khỏi phải lo ngay ngáy canh chừng ngày đêm. Tuy nhiên khi được bạn bè gửi cho xem clip các cụ U80, U90, U100 mà còn đánh ghen lồng lộn, cào cấu, xé quần xé áo nhau tả tơi trên mạng (tại Trung Quốc) thì thiệt tình… hết biết nói sao! Thế mới biết tình yêu ở tuổi rất già cũng gây rung động mãnh liệt, cũng tạo sầu khổ chết người đấy. Tôi có một bà bạn ngoài 80 ở cuối khu, mình ở thôn Đoài còn bà ở thôn Đông. Hằng ngày đi bộ một vòng quanh khu độ hơn 3 dặm, đôi khi nhọc mệt tôi bèn ghé vào nhà bà ngồi nghỉ ngơi, 8 dăm ba câu chuyện. Một hôm bà kể cho tôi nghe bà được một ông bạn mời đi ăn tối. Ngày xưa vợ chồng bà là bạn với vợ chồng ông ấy. Bây giờ một bên góa vợ, một bên góa chồng, có thể ráp thành cặp đôi hoàn hảo rồi còn gì. Bà kể tôi nghe mà đỏ mặt, cười hi hí như gái mới lớn, lại bối rối cho biết hai người ngồi ăn ở tiệm pizza ngoài cổng làng già thì bị vài người quen biết «bắt gặp», thật là xấu hổ quá! Tôi cứ cười thầm cho cái tính cả nghĩ của bà. Nhằm nhò gì đâu nà! Tháng sau lại ghé qua nhà bà, hỏi thăm về «quan hệ mới», thì bà tiu nghỉu, dằn giọng cho biết rằng chuyện cuối cùng chẳng có gì mà ầm ĩ. Thì ra «chàng» đang thất tình một quả phụ khác duyên dáng thanh lịch, trải đời, đầy sức hấp dẫn. Chàng bán nhà ở tiểu bang miền Bắc dọn về đây, đi du lịch vài chuyến Âu Á với nàng, rồi bị nàng thẳng thắn cho biết là chàng không xứng cơ với nàng. Thế là tìm bà bạn tôi trút bầu tâm sự, kể lể hết lần này sang lần khác vẫn không nguôi. «Uống hết cả bia trong tủ lạnh của tôi!» Bà bạn hằn học cho biết. Theo thần thoại Hy Lạp thì vị thần tình yêu Cupid là một đứa trẻ, nhắm mắt giương cung bắn lung tung, trúng ai nấy chịu. «Bé thần» này thật là tinh quái, con người ta ngần tuổi ấy mà vẫn không tha, bắn cho mũi tên chí mạng! Sự sắp xếp cho tổ uyên ương già cũng khác với thời trẻ. Tuổi thanh niên thì chung tay xây đắp «một mái lều tranh hai quả tim vàng». Đến tuổi trung niên, nếu đã lỡ dở một lần, đánh bạn với nhau kiểu «rổ rá rách cạp lại», thì câu hỏi sẽ là: «Nhà anh hay nhà em?» Ở tuổi già khú, hay già khú đế, thì chẳng cần hỏi han bàn tán gì sất. Cứ nhà ai nấy ở, gặp nhau đi ăn chơi, giải trí, du lịch thỏa thích, sau đó mỗi người tự hồi gia. Hai người đến với nhau vì những quyền lợi vui thú như thế. Còn trách nhiệm bổn phận trong một hôn nhân truyền thống như hầu hạ, chăm sóc, nấu ăn, giặt giũ, lau dọn v.v. thì xin miễn vì lý do tuổi tác. Một đàn chị trong hội ái hữu trường tôi một hôm báo cho tôi biết một khám phá mới: «Thúy ơi! Bà XXX dọn sang Cali để ở gần con nay đã có bồ rồi! Mà cái mốt ở Cali bây giờ là mạnh ai ở nhà nấy, bao giờ đi chơi thì ráp lại thôi!» Tôi bật cười: «Chị ơi, mốt này ở đâu cũng vậy, cứ gì Cali!» Tuy nhiên, ngay cả những người mạnh dạn ký vào «bản án chung thân» ở tuổi không còn trẻ nữa cũng phải lo thủ thân, phòng ngừa «hậu hoạn». Thường là có một «hợp đồng tiền hợp cẩn» (prenuptial agreement) long trọng thảo ra và ký kết trước khi bút sa gà chết vào giấy hôn thú. Loại hợp đồng này trước kia chỉ được thực hiện cho những đại gia, để ngừa cảnh tình nhân nhí dụ hoặc cụ già rồi túm trọn tài sản khi cụ qua đời. Có thể bản hợp đồng sẽ đòi hỏi người vợ trẻ ký cam kết chỉ được hưởng vài chục triệu gì đó trong tài sản mấy trăm tỷ của ông, hay phải ở với nhau được 10, 15, 20 năm mới được chia gia tài v.v. Thượng vàng hạ cám, bản hợp đồng sẽ ghi rõ điều khoản thỏa thuận, tùy hai bên tự dàn xếp hay được luật sư vấn kế. Đối với trường hợp hai cụ có tài sản khiêm tốn về với nhau thì thường chỉ ghi rõ phần ai nấy giữ, đến cuối đời thì truyền lại cho con cháu riêng của mình.Ở tuổi nào cũng vậy, đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn, tùy duyên tùy nghiệp của mỗi người, hay tùy hên xui may rủi. Giày dép còn có số mà, đành phó mặc cho số mệnh thôi! Thúy Messegee |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 72 |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |