Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2024 lúc 9:51am

Sống Ở Mỹ Rất Buồn


Sống ở Mỹ buồn lắm..... vì người ta đi làm, đi học, lái xe đi đâu cũng xa, về nhà chỉ thích ở nhà thôi. Gia đình là chánh chứ bạn bè nhậu nhẹt chè chén hay cà phê la cà ngồi đồng chẳng mấy khi. Đi làm hưởng công theo sức nên ai cũng cắm mặt làm chẳng màng xao nhãng. Chả có quái gì vui. Hình selfie ăn 5 sao, uống cafe quán nổi tiếng, đồng bọn đẹp đồ có đâu mà up mỗi ngày. Buồn thấy mẹ.

Sống ở Mỹ buồn lắm..... Thực phẩm, hoa trái, rau củ không đến từ "nước bạn". Trồng tại Mỹ Quốc và rẻ hơn 3 lần so với quê nhà. Cứ cầm thứ gì lên cũng gửi giá về cho bạn ở nhà với nỗi ấm ức khó tả. Ăn miếng ăn mà nhớ cả quê hương.

Sống ở Mỹ buồn lắm...... Cái gì cũng có luật có lệ gắn liền với quyền lợi thiết thực nên chả mấy ai chịu đi phạm luật làm gì cho lý lịch có dớp cả đời xấu hổ khó tiến thân nên muốn lên FB chửi xã hội hiện thời đang ở thì cũng phải động não. Ngó về quê nhà lại mắc chửi. Ở xứ người chửi xứ ta lại thấy không thuận miệng. Lại buồn thôi.

Sống ở Mỹ buồn lắm..... Con nít tới trường phụ huynh ít phải gây nhau với nhà trường, ít có dịp cự cãi với thầy cô. Hiếm khi đăng được cái clip con bị cô quánh và cũng ít nhà nào có "zú nuôi" nên khó kiếm share, câu like bằng videoclip dạng này. "Buồn" hơ!

Sống ở Mỹ giàu.....cũng lau mông đít bằng miếng giấy mềm chất lượng như người nghèo, trung lưu cũng ăn trái cam non-China như người giàu, nghèo cũng có sữa cho con uống mỗi ngày, hên hên gặp con ruồi trong hộp thì giàu liền trong chớp mắt chứ chẳng phải tù tội gì. Cứ bình ổn như vại buồn thái mẹ.

Sống ở Mỹ buồn lắm..... cũng có ông, cũng có cha cũng là cháu cũng có người quen có bạn. Vô bất cứ đâu chìa giấy tờ đính kèm câu "tao con ông cháu cha có quen biết" cũng bị chỉ vô hàng bắt xếp như bá tánh người ta. Bực hông?

Sống ở Mỹ buồn lắm...... Buồn nhứt là quá rành quê nhà. Rành đến giá cả của cọng hành, miếng thịt, và rành cả tỷ giá tiền tệ. Cứ quy đổi theo Mỹ kim thì dân làng mình kiếm tiền từ sức lao động chân chánh thì được ít mà chi tiêu thì quá mắc. Buồn vì "nước bạn" quá cận kề và các già làng mình thì quá là hảo hữu mở cửa cho sản phẩm nước bạn ùa vào, đến nỗi nhìn trái cam to cũng thấy sợ, gặp con sâu đeo cọng rau ăn nham nhở thì mừng ăn tiếp. Nấu cho con nồi canh thì nhắm mắt nuốt lệ mà thả muỗng muối không biết có kim loại nặng hay gì không, nước mắm bớt chấm tự nhủ lòng bớt ăn mặn có lợi cho sức khoẻ...Lỡ rành nên buồn lắm.

Sống ở Mỹ mà là kiếp thiên di từ chữ S, sành sỏi tiếng mẹ sanh, tri kiến đủ đầy về nơi chôn nhau cắt rốn, không còn người thân chốn ấy cũng còn bè bạn, hàng xóm, ngừoi thân quen. Sẽ hưởng an lành song hành cùng cay đắng, xót thương người cùng tiếng nói, màu da. Hở ra là buồn, là chạnh lòng và khao khát rồi ước mơ rồi lại buồn. Lẩn quẩn mãi thôi.

Sống ở Mỹ cũng buồn lắm, ra trước toà Bạch Ốc chửi banh nhà lồng ông tổng thống lâm thời cũng chả ai thèm đếm xỉa. Lên Facebook buông câu bất kính với cựu lãnh tụ dân tộc sợ không có cửa về làng thăm má ba bên quê nhà nên dù ở xứ sở tự do vẫn tự giam hãm mình trong tù ngục vô hình. Ai thoát vòng ấy miệng lời thênh thang thì đã tự biết mình chẳng còn mối thâm tình ruột rà nào còn xót lại nơi chốn khai sanh và mang danh "phản động lưu vong". Hỏi có buồn không?

Sống ở Mỹ ôi thôi vạn sự buồn, buồn lắm, nhứt là dân Việt máu đỏ, da vàng.

Hôm qua, bạn gái hỏi "Có muốn qua Mỹ sống không?" Thì thưa bạn rằng "trả lời thay cho chín triệu người nữa được không?". Mấy mươi năm trước thuyền nhân vượt biển, nuốt lệ, đổ máu để lưu vong. Mấy mươi năm sau câu hỏi này trở thành câu hỏi tu từ. Trả lời hay không cũng bằng thừa.


Thợ chép NP
Mily Kim ST
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2024 lúc 4:11pm

Anh Em Nhà Họ Trần


Thủy và Sơn là hai anh em cách nhau hơn một tuổi và là bạn học cùng lớp với tôi. Thủy làm anh, Sơn em. Tên đầy đủ là Trần Hồng Thủy và Trần Ðại Sơn. Hai anh em nhà họ Trần này tánh tình rất khác biệt và không bao giờ hòa thuận. Sơn và tôi đều nhỏ con như nhau, nên được cô giáo chủ nhiệm xếp cho ngồi bàn đầu với Lan và Ngọc.

Ở trường trung học cơ sở Vĩnh Lương, nơi chúng tôi học, năm đó có năm lớp 6, bốn lớp 7, ba lớp 8, và hai lớp 9. Ban đầu hai lớp 9 trong trường là lớp 9A và 9B. Nhưng học được vài tháng thì một phần tư học sinh nghỉ học và cô giáo chủ nhiệm của lớp 9B nghỉ phép để sinh con nên cả hai lớp gộp chung lại thành một. Chúng tôi gọi là lớp học mới là lớp 9AB.

Lớp học chúng tôi sau khi gộp chung lại có 47 học sinh. Mỗi bàn được chia từ ba đến bốn đứa bao gồm trai và gái xen kẽ lẫn nhau. Lan ngồi đầu bàn, tới Sơn, Ngọc, rồi tới tôi. Ngoài chung bàn trong lớp học ra, nhà Sơn và nhà tôi đều ở trên một con đường. Tôi ở đầu đường còn Sơn cuối đường, trong con hẻm nhỏ gần con sông Cóc.

Tuy Thủy và Sơn là hai anh em ruột, nhưng hai đứa nó sống khác nhà. Nghe Sơn kể lại, hai anh em tách biệt từ khi chúng lên năm lên sáu. Ba của chúng tên Tân là một tài công, người thợ chính làm thuê trên tàu đánh cá, trong thị xã chúng tôi ở. Một lần đi biển, chủ tàu đánh cá và gia đình họ vượt biên nên ông Tân cũng đi theo trên chuyến tàu đó.

Sau khi ba của Thủy và Sơn vượt biển được vài năm, má chúng cũng đi lấy chồng khác. Vì vậy hai anh em tách rời nhau. Thủy sống cùng ông bà nội và chú bác của mình ở xóm Chài, gần biển. Còn Sơn sống với gia đình bên ngoại gồm ông bà ngoại và dì Út, bên xóm sông con Cóc.

Kể từ khi má của Thủy và Sơn lấy chồng khác, rời khỏi thị xã Vĩnh Lương này, hai gia đình nội ngoại chúng cũng không còn nhìn mặt nhau. Cũng từ đó hai anh em cũng kình nhau như nước với lửa.

Thủy ở bên nội. Nhà nội của Thủy làm thuê cho những người chủ tàu đánh cá trên biển. Nhà nội Thủy có đông anh em chú bác, nên cuộc sống của Thủy cơ cực. Ngược lại, nhà ngoại Sơn có vườn trái cây ăn trái và gian hàng buôn bán trái cây, rau củ trên chợ thị xã, nên có đồng ra đồng vào. Vả lại Sơn là cháu trai duy nhất trong nhà nên được ông bà ngoại và dì Út cưng chiều. Ông bà ngoại và dì Út luôn cho tiền Sơn tiêu vặt mỗi ngày, khi đi học.

Trần Hồng Thủy, tên tuy giống con gái, nhưng nó rất đẹp trai. Thủy cao hơn Sơn và tôi. Chúng tôi chỉ đứng tới vai của Thủy. Thủy có làn da nâu, rám nắng, mũi cao, mày rậm. Nó mới mười sáu, nhưng Thủy có thân hình to lớn và hàm râu quai nón để tới cằm nhìn rất phong trần. Thủy có khiếu vẽ và nó vẽ rất đẹp. Ngược lại với Thủy, Trần Ðại Sơn có nước da trắng nõn, cũng khá đẹp, nhưng nét đẹp của nó có phần giống con gái. Sơn nói năng nhỏ nhẹ, dáng đi và tay chân hơi ẻo lả. Nghe bạn bè gần nhà nó kể lại hồi nhỏ nó được dì Út coi như con gái, nên cho nó mặc quần áo con gái. Nó cũng không thích chơi những trò chơi mạnh bạo như con trai trong xóm mà chỉ chơi những trò chơi như nhảy dây, bán đồ hàng, hay ô quan. Sơn cũng có hoa tay giống anh, nó viết chữ rất đẹp và sách vở lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp. Mỗi lần trong lớp đứa nào nghỉ học đều mượn vở của nó để chép bài. Vào những dịp lễ lộc hay có văn nghệ lớp đều do hai anh em Thủy Sơn vẽ và trang trí và viết chữ.

Ở trong và ngoài lớp học Sơn rất sợ Thủy vì nó luôn bị Thủy đánh đòn. Hễ có việc gì không vừa lòng là Thủy rượt nó để đánh. Trong lớp chúng tôi sau khi gộp lại, bạn bè chia ra làm nhiều nhóm chơi với nhau. Mỗi nhóm chừng mười đứa. Thủy là một thủ lĩnh của một nhóm chuyên gây gổ và đánh lộn với nhóm của Tèo, lớp trưởng. Với thân hình cao to và rắn chắc, Thủy không sợ ai trong lớp.

Hôm đó là thứ Sáu, giờ Sinh Học. Do gia đình cô Hồng có việc đột xuất, nên chúng tôi được thầy giám thị cho về sớm. Sơn rủ chúng tôi về nhà nó chơi và hái ổi ăn.
Nhà ngoại Sơn ở có vườn cây ăn trái bên cạnh con sông Cóc chảy từ quốc lộ số Một ra tới cửa biển Vĩnh Lương. Trên đường từ trường về, nơi ngã ba đường, chúng tôi thấy Thủy bị nhóm của Tèo đè ra đánh. Một nhóm năm sáu đứa đánh Thủy. Thấy vậy chúng tôi cứ tưởng là Sơn sẽ bênh vực anh mình, nhưng không. Sơn thấy anh bị đánh, nó còn la lớn:
- Ðánh nữa đi. Ðánh cho nó chết. Ðánh cho nó chừa.

Sơn vừa hét vừa chạy lại đá vào mông anh mình vài cái rồi bỏ chạy ra xa. Nó vừa chạy vừa cười trước sự ngỡ ngàng của chúng tôi. Có lẽ nhóm của Tèo đã đánh Thủy hả hê, nên thấy chúng tôi đi tới họ dừng tay, không đánh nữa. Họ lặng lẽ bỏ đi.
Thủy lồm cồm đứng dậy. Mặt mày nó bầm tím, sưng vù. Ðầu tóc bù xù vì bị nhóm của Tèo đánh. Nó đau. Nhưng nó không nhìn đám của thằng Tèo đang rời khỏi, mà nó đưa mắt căm phẫn nhìn Sơn. Nó chỉ tay về phía Sơn, nghiến răng, nói như thét:
- Cái thằng biến thái kia. Tao mà bắt được mày là bầm mình với ông nhe con.
Sơn nhìn anh nó cười ngặt nghẽo và trêu chọc:
- Mày làm gì được tao. Bắt được tao, tao cho năm ngàn mua thuốc hút. Tao biết mày thèm thuốc... Nè... Nè.... Tới đây lấy tiền nè.

Thủy đứng im, nghiến răng trèo trẹo. Nó cố lê chân tính đuổi theo thằng em trời đánh. Nhưng nó biết sức của nó giờ không thể chạy đuổi theo được. Nó nhìn qua chúng tôi rồi hỏi:
- Tụi bây đi theo thằng biến thái đó hả?
- Ừa... Tụi tao tới nhà ngoại mày hái ổi. Sơn nói nhà ngoại mày nhiều ổi lắm. Mày có đi với tụi tao không?
- Thôi bọn mày đi đi. Tao không đi. Mà tao có muốn cũng không được. Ông bà ngoại tao ghét tao lắm, cả bà dì của tao nữa. Ngoài đó chỉ biết có thằng biến thái đó là cháu thôi.
Thủy chua chát trả lời.
Lan và Ngọc nhìn Thủy ái ngại hỏi:
- Bạn có sao không, Thủy?
- Thủy có sao không?
- Tui không sao. Chuyện nhỏ. Hôm trước tui đánh bạt tai thằng Tèo, nên giờ nó chận đường trả thù. Có vay có trả, ăn thua gì. Chỉ tức cái thằng biến thái kia kìa.

Ba đứa chúng tôi nhìn Thủy. Thấy vậy, nó xua tay nói:
- Tụi bây đi đi. Tui không sao hết.
Nói rồi nó lê đôi chân của mình đi về hướng của tụi thằng Tèo để đi về nhà. Thủy đi rồi, ba đứa chúng tôi mới tới chỗ Sơn đứng. Tôi hỏi nó:
- Sao mày thấy anh bị đánh không binh vực mà còn hùa theo đám thằng Tèo?
- Tại nó thôi. Ai biểu nó đánh tao miết. Nên có dịp tội gì không đá nó vài cú cho bỏ tức.
Nhỏ Lan và nhỏ Ngọc nhìn Sơn lắc đầu rồi cười.

Buổi trưa, cơn gió nhẹ thổi từ bờ sông con Cóc mát rượi. Càng trèo lên cao, gió càng thổi mạnh. Cơn gió thổi lồng lộng mỗi khi tôi vói tay hái những trái ổi xa tầm tay. Cơn gió chui vào tay áo, nhồn nhột. Tôi hái những trái ổi có làn da láng bóng rồi gọi nhỏ Lan và nhỏ Ngọc để hứng lấy. Nhưng tôi ném trái nào, trái nấy đều rớt xuống đất, mặc dầu những trái ổi đã rơi vào tay hai nhỏ. Hai cô nàng cứ la lên bảo tôi ném trúng tay đau quá nên không chụp được. Nghe hai cô nàng nói vậy, tôi không ném xuống nữa mà bỏ vào hai túi quần và túi áo. Khi tôi hái đầy cả hai túi quần và áo, tôi hái thêm vài chùm ngậm vào miệng rồi mới từ từ trèo xuống.
Nhìn những chùm ổi trên tay tôi, nhỏ Lan tặc lưỡi hỏi bạn:
- Ngọc nè... Bà nghĩ ổi này chấm muối ớt ra sao héng?
Thì ngon tuyệt vời ông mặt trời chứ sao.
Nói rồi Ngọc quay qua hỏi Sơn:
- Sơn, vườn nhà bạn có ớt không? Hái mấy trái làm muối ớt ăn cho ngon.
- Có! Tưởng gì chứ ớt nhiều lắm. Chim ăn ỉa mọc tùm lum cạnh bờ sông kìa.

Chúng tôi đi theo Sơn ra gần bờ sông để hái ớt. Những trái ớt Xiêm rừng nhỏ bằng móng tay thơm lừng. Nhỏ Ngọc hái vài trái, nói:
- Mình hái bốn trái chắc đủ rồi. Ớt này cay và thơm lắm.
- Chưa ăn mà nước miếng muốn trào ra rồi.

Bốn đứa chúng tôi vào nhà Sơn để tìm muối làm muối ớt để ăn ổi. Khi đi ngang qua cái giếng nước, chúng tôi thấy cây khế sai trĩu. Ngọc hỏi:
- Sơn, mình hái mấy trái khế được không?
- Ðược. Nhưng khế này chua kinh khủng lắm. Dì tui hái lên chợ bán cho người ta nấu canh chua thôi. Ðố mấy bạn ăn hết một trái.
- Lo gì, nhỏ Ngọc trùm ăn chua đó nha.
Nhỏ Lan chen vào nói.

Ngọc vói tay lên hái một chùm khế rồi cả bốn đứa chúng tôi đi ra bờ sông ăn trái cây. Những trái ổi sẻ giòn rụm chấm muối ớt xanh thơm nồng vừa ăn vừa hít hà thật đã. Ăn vài trái ổi, tôi không ăn thêm được nữa vì quá cay.

Ăn ổi xong, Ngọc lấy trái khế ra, cắn bỏ đầu rồi chấm vào chén muối ớt. Vừa bỏ vào miệng nhai cô nàng rùng mình, nhắm mắt thè lưỡi ra nói:
- Chu cha mẹ ơi nó chua còn hơn giấm.
Thấy vậy, Sơn cười toe, nói:
- Tui nói rồi mà bà không tin.
Ở nhà Sơn chơi gần một giờ, nhỏ Lan nhỏ Ngọc muốn về, nên Sơn đưa chúng tôi ra tới ngõ rồi tạm biệt.
Ba chúng tôi chia tay ở ngã ba đường.

Chúng tôi học hết học kỳ một rồi nghỉ ăn Tết. Tết xong, chúng tôi trở lại trường lớp học và chuẩn bị ôn thi cuối cấp hai. Chúng tôi đứa nào cũng bận rộn học bài và học thêm những môn học cho kỳ thi tốt nghiệp, nhất là môn toán đại số và hình học.

Gần phân nửa lớp chúng tôi đều đi học thêm ở lớp toán ban đêm do một người thầy nghỉ hưu dạy. Lớp học bắt đầu vào 6 giờ chiều và kết thúc 8 giờ tối. Lớp học thêm của chúng tôi nằm cạnh chuồng heo nhà thầy. Thỉnh thoảng chúng tôi nghe tiếng heo en éc, ụt ịt, khi thấy bóng chúng tôi đi lên bản để chứng minh một phương trình toán học. Nhỏ Thúy, là học sinh giỏi nhất lớp có làm một bài thơ tả về lớp học thêm của chúng tôi như sau:

Lớp em ở cạnh chuồng heo
Mỗi khi lên bảng làm theo phương trình
Con heo nó nằm chình ình
Thấy em đi tới thình lình đòi ăn
Nhìn nó em thấy băn khoăn
Em đang đi học hay chăn heo này
Nhưng em không dám nói thầy
Sợ làm thầy giận tặng đầy phân heo


Ăn Tết xong, chúng tôi thêm một tuổi, những suy nghĩ cũng khác hơn. Thủy không còn rượt đánh Sơn như hồi đầu năm nữa. Tuy thỉnh thoảng Sơn vẫn còn cà khịa anh trai. Sơn không còn gọi anh nó bằng mày xưng tao nữa mà đổi thành ông với tui.

Có lần Thủy thèm thuốc lá, nhưng không có tiền mua thuốc. Thủy gọi Sơn lại, nhỏ nhẹ nói:
- Sơn nè…
- Cái gì? Muốn gì? Tui nghi lắm đa.
- Mày có tiền không, cho anh vài ngàn đi.
- Tui biết mà. Ông thèm thuốc rồi chứ gì.
- Mày biết rồi còn phải hỏi.
- Cho ông cũng được. Nhưng ông để tui tát ông hai cái.
- Thằng này hỗn. Ðòi tát anh mày?
- Ông không chịu thì thôi. Tui không ép ai đâu à nha.
Suy nghĩ một lúc, Thủy đi tới gần Sơn, nghếch mặt lên chờ đợi. Sơn đưa tay lên thẳng tay tát mạnh hai cái vào má anh trai. Tát xong, Sơn rút trong túi ra tờ tiền năm ngàn màu xanh cho anh.
Cho tiền xong, Sơn khoái chí cười. Thủy xoa xoa lên má mình rồi hít hà nói:
- Cái thằng....
Nó kịp ngừng lại hai chữ "biến thái"...

Chúng tôi ngơ ngác nhìn hai anh em nhà nó rồi phì cười. Trên má Thủy hằn lên những vết đỏ rần. Nhưng cũng kể từ đó anh em Thủy Sơn không còn gây gổ nữa.

Võ Phú


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2024 lúc 9:37am

Chị Dâu Hụt


Sau lần mổ tim trước cách nay gần hai năm, tôi bị ba biến chứng, có Cha đến giường bịnh làm lễ xức dầu, may cổng Thiên đàng đóng chặt vì Thánh Phê Rô bận đi chơi. Sau mười bảy ngày nằm bịnh viện tim. Tôi xuất viện về nhà dưỡng bịnh lại khó ngủ, không lẽ “chịu trận” thức hoài sao? Mình phải làm gì cho quên cái chứng mất ngủ và tôi nghĩ đến phải có cái gì lưu lại cho con cháu nên tôi viết bộ trường thiên tiểu thuyết ba tập dày hai ngàn trang, chữ 12 vừa hoàn tất. Cái nghề viết của tôi vừa giúp tôi giải trí của tuổi già và tránh bị bịnh Alzheimer và giải quyết tốt đẹp cái chứng mất ngủ mà khỏi cần uống thuốc.


Mới đây, tôi lại vào bịnh viện emergency. Xuất viện, cả chục ngày dưỡng bịnh cữ kiêng đủ thứ, cũng buồn, suy nghĩ quỹ thời gian của tôi còn trên thế gian rất ngắn, chưa biết ra đi lúc nào. Sức khoẻ trở lại, tôi sẽ phải viết những gì còn nhớ từ lúc năm tuổi, cách nay tám mươi ba năm. Chuyện xưa tôi nhớ vanh vách, lúc mười tám hai mươi đi o mèo, cua gái. Gặp bạn gái, ngồi gần, tay như bất động chỉ có miệng hoạt động cho nên các bạn trai nói, tôi dại gái, ngu.

Nay, nhớ đủ thứ chuyện mà chuyện tôi nhớ sâu đậm nhứt, Chị Dâu Hụt của tôi. Tới bây giờ tôi còn ngưỡng mộ bái phục chị chung tình với anh hai tôi. Thế là cách vô đề lung khởi của tôi hơi dài dòng. Câu chuyện của Chị Dâu Hụt của tôi bắt đầu.

* * *

Khi lên năm, ba tôi còn làm tá điền, nghĩa là còn nghèo. Sau này, ba tôi mới lên chủ điền và đại điền chủ trước thế chiến thứ hai chấm dứt. Ba má tôi sanh mười một người con, tôi thứ mười nhỏ hơn anh hai (anh cả) mười lăm tuổi. Ba má nói, tôi giống anh hai vì trắng trẻo, cao ráo hơn các anh chị. Năm xưa, ở nhà quê, nam nữ chỉ diện bộ bà đen gần như quanh năm, khi có lễ cưới hay cúng đình quý ông bà lớn tuổi mới mặc áo dài, trai trẻ còn mặc xà lỏn ở trần, còn anh hai tôi luôn ninh bộ quần áo bà ba trắng…Tôi nhớ rõ, cả ấp Bà Bài, nông dân khi ra đồng, ai cũng mặc bộ bà đen dù bạc màu, rách tươm đi gặt lúa, tránh bị lá lúa cắt da thịt. Còn đàn ông đi cày thường mặc quần xà lỏn.


Trong một đàn em đông đảo, anh hai hạp và thích tôi nhứt nên tôi biết rõ cá tánh và anh là thần tượng của tôi. Quanh năm, anh mặc bộ bà trắng dù biến thành màu vàng nâu vì giặt nước kinh Vĩnh Tế đục và không có xà bông. Anh là người duy nhứt trong ấp mặc bộ bà ba không phải màu đen như các nông dân khác, không bới tóc như các bạn anh. Mỗi lần hớt tóc anh phải đi bộ hay bơi xuồng xa trên sáu cây số.

Anh hai tôi là “đại trí thức” độc nhứt vô nhị của ấp Bà Bài, anh biết chữ quốc ngữ, “tốt nghiệp” lớp ba trường làng Vĩnh Tế – Núi Sam, biết chút ít, đọc được chữ Tây dù không hiểu nghĩa và cũng biết chữ nho, học mất hơn sáu năm. Khoảng mười sáu tuổi, anh nghỉ học phụ giúp ba tôi. Ba tôi cưng anh nhứt, tôi nhì. Ba cũng ít cho anh tôi đi cày ruộng có lẽ ba sợ anh bị “nắng ăn” cày ruộng vất vả làm anh xí trai, anh thường làm việc trong mát. Anh là chuyên viên bừa ruộng khô và xạ lúa, anh làm nhanh và rải hột lúa đều không có chỗ nhiều hạt hay ít hạt. Ba tôi khen, anh xạ lúa còn muốn hơn ba dù ông có hàng chục năm kinh nghiệm. Cái nghề chính của anh hai là giăng lưới, giăng câu, đặt lờ đặt lọp tuỳ mùa nước nổi hay mùa đất khô ráo. Ba khen anh tôi có tay “sát cá”, giăng câu, giăng lưới hay đặt lờ đặt lọp, cá ăn không hết. Anh còn bơi xuồng đến chợ Núi Sam bán.

Có lẽ anh hai có xin ba tôi dùng tiền bán cá mua một cây đờn kìm và học đờn sau khi bán cá.

Anh hai có nhiều cái nhứt nổi trội trong ấp. Nông dân tay lấm chân bùn mà mặc quần áo trắng, tóc không để củ hành củ tõi, “chữ nghĩa cùng mình” có người nói như vậy. Cái độc đáo khác là biết đờn kìm lại đẹp trai, cao ráo, vui tính. Thời xưa, cổ nhạc chưa có đàn gui ta chỉ có đờn kìm, đờn cò, đờn gáo, độc huyền.  Anh rất sáng dạ và chuyên cần, đi giăng câu giăng lưới xong, thay vì bơi xuồng về nhà ngủ hay nghỉ, đợi vài tiếng thăm câu, lưới một lần, anh lại miệt mài tập dượt đờn.


Khi giăng câu xong, anh tìm một gốc cây, buộc xuồng, anh lấy đờn ra tập dượt đến chai tay và chân nhịp song lan, tất cả các bản ba nam sáu bắc của cổ nhạc anh đều có học có đờn qua cả năm đến nhuần nhuyễn. Đờn mõi tay, chừng hơn hai tiếng, anh đi thăm câu hay thăm lưới, anh lại tiếp đánh đờn tửng từng tưng trong đêm vắng lặng chỉ có bầu trời trăng sao và giòng nước phù sa đục ngầu thưởng thức tiếng đờn ai oán não nùng của anh, anh tự học đờn như thế. Thăm câu, thăm lưới lần thứ ba xong, có thể khoảng hơn mười một giờ khuya. Anh bơi xuồng về nhà, chung vô nóp làm một giấc đến sáu giờ sáng, anh bơi xuồng ra cuốn lưới, cuốn câu, giặt giũ sạch sẽ, máng lên sào phơi khô. Thế là hết một đêm lao động.

Ban ngày anh cũng phụ giúp gia đình, như xay lúa, giã gạo hay đi kiếm củi về đun bếp. Khi nào rảnh rổi, anh cũng tập dượt đờn, ngồi tại một góc cây nào đó, anh gọi tôi đến nghe anh đờn. Khi anh đờn khá, anh đến Núi Sam hoà tấu với những thầy đờn khác hay đờn cho các nghệ sĩ ca.

Lúc này, anh bảo tôi theo anh đi giăng câu giăng lưới cũng là khán giả duy nhứt thưởng thức tiếng đờn của anh cũng đã điêu luyện. Trên xuồng, anh có đem theo chiếc nóp của anh, nghe anh đờn mê mẩn ngủ hồi nào không biết, anh đẩy tôi vào nóp vì xuồng đậu một chỗ dưới tàng cây sợ muỗi đốt. Sau ba lần thăm lọp, lưới, bơi xuồng về nhà, tội nghiệp anh bồng lên nhà đẩy tôi vô mùng ngủ với anh chị.

Chưa hết, mỗi lần anh đem cá đến chợ Núi Sam bán, anh cho tôi theo anh để ăn bánh bao, uống cà phê đen với anh. Tôi rất cám ơn anh vì cả ấp, trẻ nhỏ và anh chị tôi có ai biết uống “cà phe” (phe, không dấu mũ), tôi lại biết thưởng thức cà phe đen. Tôi lại biết thưởng thức cà phe sữa có giò chéo quẫy chấm vào cà phe sữa ăn rất ngon và khá đắt hơn cà phe đen.

Người "thầy" chỉ vẽ tôi biết uống cà phê sữa lại chấm giò chéo quẩy vào ăn rất ngon lúc còn con nít. Đó là chị hai Thắm mỗi lần gặp tôi theo anh đi bán cá, chị nắm tay dẫn vào quán nước cho tôi uống cà phe sữa, ăn hủ tiếu hay ăn bánh bao, giò chéo quy. Chị hai Thắm mến thương tôi nhiều có lẽ vì tôi giống anh hai Đại, anh đi chơi, đi đờn hay đi chợ thường cho tôi đi theo.

Tội nghiệp cho người xưa, trai gái yêu thương, muốn tỏ tình lại không dám thố lộ bằng cử chỉ lời nói với nhau vì lễ giáo phong kiến khắc khe. Anh chị hai có cái hơn người là thuộc giới trí thức độc nhứt vô nhị của cả hai ấp vì biết chữ quốc ngữ. Thỉnh thoảng, anh viết thơ gởi chị hai Thắm và chị Thắm có thơ hồi âm, tôi làm con thoi. Dù trời tối, tôi rất dạn dĩ, có cầm đuốc soi đường đi, không sợ ma như các bạn cùng tuổi, cuốc bộ hai ba cây số khi anh có buổi đờn ca gần nhà chị, mang thư đến chị. Trong lúc tôi ngồi đợi chị đọc thơ và hồi âm, chị đưa tôi đến một nơi nào đó hay nhà bà con của chị. Chị cho ăn đủ thứ, chị vò đầu trìu mến còn cho tôi tiền. Cái vụ ăn thì khỏi nói, có món ăn gì ngon chị mang cho ăn hay nhờ bạn chị mang thức ăn về nhà bạn tránh sự chú ý của cha mẹ.


Ở nhà quê, giới điền chủ hay đại điền chủ có một món ăn khá đặc biệt để dành được vài ngày là món thịt heo kho trứng và cá lóc với nước dừa tươi. Đó cũng là món ăn khuya hay sáng sớm của các ông điền chủ đói bảo người làm hay con gái hâm nóng cho ông ăn. Khi nhà chị hai Thắm có nồi thịt kho trứng, chị cho tôi một tô có một cục thịt có mỡ (ba rọi), một khứa cá lóc và một hột vịt cùng một tô cơm nguội. Tôi thích món thịt kho trứng, cá, nước dừa tươi khi tôi năm tuổi, mãi cho đến bây giờ. Vì vậy, khi ăn thịt kho trứng là tôi nhớ chị hai Thắm thân thương của tôi.

Từ khi anh hai tôi có ngón đờn lão luyện, hết chỗ này mời đến chỗ khác mời, anh đều cho tôi đi theo vừa có em cùng đi cũng vui vì bơi xuồng xa đi và về thường trên mười cây số. Hể ai ở Núi Sam, Nhà Neo, Cống Đồn, gần nhà chị hai Thắm, mời anh đờn thì anh nhận lời một cách vui vẻ. Có dịp anh gởi thư tình cho chị hai Thắm mà tôi làm con thoi, liên lạc viên của anh chị cũng là dịp tôi ăn mệt nghỉ lại có tiền bỏ túi nữa. Vì vậy, với tuổi con nít năm tuổi, đi bộ đi và về sáu bảy cây số mà là ban đêm đối với tôi không có nhầm nhò gì cả.


Lần đầu tiên ra Nhà Neo, cách ấp Bà Bài chừng bảy cây số cũng là quê của má tôi. Chiều chừng sáu giờ, anh bủa lưới bủa câu sớm, anh bơi xuồng ra Nhà Neo dự buổi đờn ca tài tử rất đông người tham dự. Chị Thắm con gái của ông bà đại điền chủ cũng có dự, chị chiêm ngưỡng “mê” tiếng đờn kìm của anh tôi vì anh nổi bật nhứt, da trắng, cao to khoẻ mạnh, có v trí thức và luôn mặc bộ đồ trắng còn mới, như cây đinh thu hút các thiếu nữ dậy thì.

Tôi thưởng thức chừng một tiếng, chán và buồn ngủ, lửng thửng về xuồng, định chui vô nóp ngủ. Chị Thắm trên đường về nhà, thấy tôi giống anh hai Đại như khuôn, mấy năm sau chị nói như vậy. Không những, chị mê tiếng đờn của anh hai Đại mà các bạn gái của chị cũng đều mê. Thấy tôi chuẩn bị chui nóp ngủ, chị đến gần hỏi tôi có phải là em của ông thầy đờn hai Đại, tôi gật đầu nói phải. Chị Thắm hỏi tên, mấy tuổi… Chị bảo tôi theo chị lên nhà chơi, ba mẹ đã ngủ sớm. Chị bảo ngồi đợi chị mang cháo gà và gà xé phay cho tôi ăn và còn có bánh ú, bánh ít, bánh bò đầy một dĩa lớn. Chị nói nhà hôm nay có đám giỗ, chị muốn đãi tôi, từ đó tôi biết chị và quý mếnn, biết chị “để ý” đến anh hai. Vỡ lẽ, chị muốn biếu anh hai các thứ bánh đầy một dĩa lớn, tôi chỉ ăn một cái bánh ít là đã quá no rồi vì một tô cháo gà và một dĩa gõi gà cho thằng bé năm tuổi, mạnh ăn mới hết. Sau khi tôi ăn xong, chị bảo tôi mang cả dĩa bánh về xuồng mà chị không nói cho ai. Chị nói chị có học cùng trường với anh hai Đại, khi anh học lớp ba chị mới vào lớp một, lúc chị mười bốn tuổi, chị có biết rõ vóc dáng anh hai.


Sau hai năm, anh hai Đại mười tám, chị mười sáu. Chị có gặp anh hai bán cá tại chợ Núi Sam vài lần, chị thấy anh cực khổ tội nghiệp, có nhiều thiện cảm chị thêm thầm yêu trộm nhớ anh. Sau khi chị gặp anh hai Đại lần thứ ba khi anh tham gia đêm đờn ca tài tử tại Nhà Neo. Chị trút bầu tâm sự với tôi, chị yêu anh hai Đại, nhắn anh cậy mai mối đến cưới chị.

Chị cho biết như báo tín hiệu cho anh hai, chị đi chợ Núi Sam ngày thứ ba và thứ bảy, chị nói anh hai có cá sống chết hay bông điên điển bông súng cứ đem ra chợ Núi Sam, chị mua mảo hết cho anh về sớm, chị nhắn gởi với anh hai Đại như vậy.

Chị Thắm cũng thứ hai, con của một đại điền chủ giàu nhứt ấp Nhà Neo, chị cũng có học, con gái “trí thức” duy nhứt của ấp. Người xưa, ở nhà quê không cho con gái đi học, vì nói con gái biết chữ chỉ viết thư cho bồ, cho nên phụ nữ ở nhà quê thường dốt đặc. Chị hai Thắm, con nhà giàu lại đẹp gái, ba má cũng cho con học biết chữ nghĩa phụ giúp ông về kế toán sổ sách mua bán. Vì vậy, chị Thắm học hết lớp ba trường làng cũng là một ngoại lệ.

Từ khi chị Thắm bắn tín hiệu như hẹn hò muốn gặp anh hai tôi tại chợ Núi Sam, mỗi tuần hai lần vào ngày thứ ba và thứ bảy. Anh hai tôi cũng có tình ý với chị vì chị quá đẹp, con gái rượu của đại điền chủ, không phải dầm mưa dãi nắng nên có nước da trắng bốc.

Mỗi lần anh hai đi chợ Núi Sam đều cho tôi đi theo làm liên lạc viên cho anh và chị hai Thắm. Hai anh chị gặp nhau đâu có nói gì chỉ dùng mắt trao duyên, hồi xưa có câu là nam nữ thọ thọ bất thân. Gần chỗ anh hai ngồi bán có một “quán nước”, ngoài bán cà phê còn có bánh bao, bánh bò, bánh tiêu, giò chéo quy và hủ tiếu. Anh chị hai không dám nói chuyện trực tiếp với nhau chỉ có cách đá lông nheo cũng là vui vẻ rồi.

Tôi là người được chị Thắm thương mến chị cho ăn uống thả cửa như là tôi ăn giúp cho anh tôi no. Chị cho ăn, bánh bao hoặc hủ tiếu, uống cà phê sữa có thêm một cái giò chéo quẫy. Một bữa ăn sáng như vậy cho thằng con nít năm tuổi là nhứt xứ rồi. Chị hai Thắm còn mua thêm một cái bánh bao to cùng với bánh bò, bánh tiêu, giò chéo quy đựng một bọc to tướng, chị bảo mang xuống xuồng mà không dám nói biếu anh hai tôi. Chị sợ mang tiếng con gái đại điền chủ mua quà bánh cho trai ăn.

Mỗi lần chị lại chỗ anh hai bán cá, chị mua mảo, nói bán hết cho chị cá chết cá sống kể cả cua ốc hay bông súng, bông điên điển. Chị hỏi giá, thường chị trả tiền gắp đôi hay gắp rưỡi rồi xách giỏ ra về. Lần nào cũng vậy, chị nhắc tôi nói lại với anh hai cậy mai mối đến hỏi cưới chị.


Ba má tôi cũng có nhờ bà con bên má hẹn ngày dẫn anh hai và ba má tôi đến nhà bác đại điền chủ ngõ ý muốn kết tình sui gia. Nhà của ba má chị hai Thắm to nhứt trong ấp, nhà cao cửa rộng có một sân phơi lúa khá rộng xây bằng đá tảng, cao hơn mặt đường gần hai thước, ngang với mặt tiền nhà của bác đại điền chủ, loại nhà sàn kiên cố. Hai bác coi mắt anh tôi, ba má và bà con làm mai cũng coi mắt chị Thắm khi chị bưng trà ra mời khách. Riêng anh chị Đại-Thắm đã coi mắt nhau biết bao lần rồi khi anh tôi bán cá ở chợ Núi Sam và chị còn biết anh tôi có tài đờn kìm nữa. Ông đại điền chủ nói, con ông còn nhỏ, ông chưa muốn gã. Thật nghịch lý từ thời đó về trước, dân gian có câu, nữ thập tam, nam thập lục, gái 13, trai 16 là gã cưới được rồi khi ba má tôi đến giạm hỏi lúc chị đã tròn đôi tám, anh tôi mười tám. Tôi nghe kể lại sau này vì lúc đó tôi mới có năm tuổi, ba má tôi nghèo, không xứng môn đăng hộ đối nên ông tìm cách từ chối. Chị hai Thắm quá buồn chị lâm bịnh tưởng đâu đã chết, bỏ luôn mấy tuần không đi chợ Núi Sam. Anh chị dù chỉ gặp nhau trong giây lát vào ngày thứ ba và thứ bảy gần hai năm. Anh hai, biết gia đình còn nghèo, nếu tổ chức đám cưới sẽ mang nợ.


Một ngày nọ, chị làm bộ ngồi xuống trước mặt anh tôi, chị nói chị có nữ trang, đôi bông tai, dây chuyền cổ, vòng tay cẩm thạch. Khi anh hai tổ chức đám hỏi, đám cưới, chị lén đưa cho anh tôi khỏi phải mua sắm đỡ tốn kém. Anh hai tôi cảm động thấy chị Thắm thật sự yêu anh. Anh hứa là anh sẽ thưa với cha mẹ, cậy mai mối đến giạm hỏi lần thứ hai lúc chị mười tám tuổi.

Lần này cũng bị khước từ, chị hai Thắm lại thêm buồn chị đau cả tháng, tiều tuỵ khi anh em tôi gặp chị sau gần hai tháng cũng tại chợ Núi Sam. Tôi rất xúc động nắm tay chị chạm xương xẩu không còn mềm mại, mát như trước. Chị Thắm có hai bàn tay đẹp búp măng vì là tiểu thư của đại điền chủ giàu có không biết lao động tay chân vất vả, dầm mưa dãi nắng như các bạn cùng tuổi. Tôi nắm tay chị khá lâu và ứa nước mắt, chị khóc, anh em tôi lại càng buồn vì hai mái đầu xanh yêu nhau mà không được toại nguyện thành chim liền cánh, cây liền cành, sống chết có nhau.


Một năm sau, anh tôi có triệu chứng đau mũi, mỗi lần hỉ mũi ra máu, ba tôi trị bao nhiêu thuốc bắc, thuốc nam, có ông chín cạnh nhà ba má tôi là em ruột của bà nội là thầy thuốc bắc nổi tiếng trong vùng luôn mấy ấp, trị bịnh có thuyên giảm. Nhưng, đau trở lại càng ngày càng nhiều. Ba tôi đưa anh hai ra bịnh viện Châu Đốc có bác sĩ Tây khám và nói anh hai bị bịnh ung thư cần phải chuyển lên bịnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn chữa trị. Chị hai biết tin này, thú thật với cha mẹ là anh chị đã yêu nhau, chị xin phép cho chị theo anh lo giúp anh khi nằm bịnh viện. Cha chị dứt khoát không cho, còn cấm chị không được liên lạc với gia đình tôi.


Ba tôi bán một con bò, tài sản chỉ có hai con bò làm phương tiện cày bừa, nay phải bán một con để đưa anh hai lên Sài Gòn cha bịnh. Nếu cần thêm tiền, ba sẽ bán thêm con bò thứ hai. Cả mấy ấp trong xã và ở Núi Sam hay tin dữ, anh hai phải lên Sài Gòn cha bịnh. Các thầy đờn, nhiều nghệ sĩ và các nhà hảo tâm chung góp mà chị hai Thắm cũng lén nhờ bạn đóng góp một số tiền khá lớn giúp anh hai đi cha bịnh. Tất cả số tiền đóng góp cộng lại hơn gần gấp đôi tiền ba tôi bán một con bò. Chị hai Thắm vì quá yêu anh hai và bị cha cấm không cho chị liên lạc nên lúc này chị không còn nhựa sống, gầy rạc người, mẹ chị thông cảm thương con gái, đưa tiền cho chị giúp thêm anh đi cha bịnh.


Một buổi chiều, có đồ nhậu ngon, ba chị hai Thắm nhậu quắc cần câu, ngủ sớm. Chị hai Thắm nhân cơn hội ngàn năm một thuở, chị nhờ ba người bạn gái giúp chị dùng xuồng bơi bốn dầm cho nhanh vào nhà thăm anh tôi đang dưỡng bịnh chờ ngày ba tôi đưa lên Sài Gòn cha bịnh. Dù cách xa trên bảy cây số với bốn cây dầm bơi nhanh của tuổi trẻ, mười bảy bẽ gãy sừng trâu của các cô gái, chỉ hơn một tiếng, bốn người lên nhà thăm gia đình và thăm anh hai.

Cũng lần đầu tiên tôi thấy hai anh chị có tỏ tình âu yếm nhau, nắm tay nhau. Chị khóc không nói nên lời, chị gục đầu vào ngực anh, tay anh xoa vào tóc chị và anh cũng chảy nước mắt. Cả nhà tôi ai cũng khóc theo anh chị, thấy cảnh não nùng đau khổ của hai người trẻ yêu nhau mà không lấy được nhau. Nay một người lại lâm trọng bịnh sắp đi cha bịnh ở xa. Chị muốn bỏ nhà lên Sài Gòn chăm sóc anh cho trọn tình nghĩa, ba chị có từ chị thì chị về nhà ba má chồng ở, chị nói nhỏ với tôi như vậy, nhưng chị lại không dám đi xa một mình. Tôi có hứa với chị, em thay chị theo ba lên Sài Gòn chăm sóc anh hai, chị móc túi vét hết tiền cho tôi, bảo tôi thay chị lo cho anh hai chu đáo. Nếu anh hai có mệnh hệ gì không tốt, anh hai ra đi chị cũng bỏ nhà ra đi biệt xứ luôn.

Hai ngày sau khi chị hai Thắm đến thăm anh hai, ba quyết định thu xếp đưa anh tôi lên Sài Gòn cha bịnh và cho tôi theo để ba sai vặt. Bốn người cháu của ba dùng chiếc ghe lườn bốn chèo đưa anh hai, ba và tôi ra chợ Châu Đốc cách ấp Bà Bài hơn mười cây số phải có mặt tại bến xe đò đi Sài Gòn trước năm giờ sáng để mua vé cho ba cha con đi.


Sau gần hai tháng nằm bịnh viện, bịnh càng ngày gia tăng, bác sĩ nói bịnh của anh hai không trị dứt được bảo ba làm thủ tục xuất viện về nhà dưỡng bịnh. Bác sĩ cho toa mua nhiều thuốc uống và thuốc nhỏ vào mũi. Ba đưa tiền và toa cho tôi đến nhà thuốc gần bịnh viện mua, tôi có mang theo cái giỏ bàng, đựng hơn nửa giỏ. Ba làm thủ tục xuất viện xin đến bốn giờ sáng mai sẽ rời bệnh viện đi đến bến xe đò về Châu Đốc. Ba bảo tôi mua thức ăn cho ba ăn, mua thêm một hộp sữa và mua vé xe đò về Châu Đốc sáng mai. Tôi gọi xích lô ra bến xe Miền Tây mua vé trước lựa chỗ tốt, các băng ghế trước tránh bị nhồi xốc nhiều khi xe chạy nhanh. Tôi mua luôn bốn ghế để cho anh hai tôi nằm hai ghế, đầu nằm trên hai đùi của ba, tôi ngồi phía ngoài gần cửa lên xuống để ba sai vặt.


Không hiểu sao, lúc đó, mới bảy tuổi mà tôi nhanh nhẹn, tháo vác như thanh niên có lẽ vì tình thương anh ruột mình và tình thương của chị hai Thắm truyền tiếp làm cho tôi khôn trước tuổi. Xe chạy về tới Châu Đốc cũng đến bốn giờ chiều. Ba bảo tôi xuống bến đò mướn một chiếc ghe tam bản chở gắp về Bà Bài, tốn bao nhiêu cũng không sao. Giá cả thoả thuận xong, tôi tự ý chạy đi mua một chiếc đệm, một cái mền và gối mang xuống tam bản trước, mua thêm mấy ổ bánh mì thịt để cha con tôi ăn trưa và ăn tối, còn nước uống có kinh Vĩnh Tế cung cấp, lấy tay bụm uống cũng xong. Còn anh hai, ba có đem theo một bình nước nóng thỉnh thoảng pha sữa cho anh uống vài muổng.

Khi chiếc tam bản chèo gần đến nhà chị hai Thắm, cách chừng hai chục mét, tôi nói anh chèo tam bản, tắp vào bờ kinh bên trái. Tôi báo cho ba biết, tôi chạy lên báo tin cho chị hai Thắm, anh hai thầy chạy, nay về lại Bà Bài. Bạn chị lên nhà gọi chị xuống gặp tôi, tôi nói hết tình trạng bịnh tình của anh hai, thầy chạy rồi. Chị hai khóc, chị nói chừng vài giờ chị sẽ bơi xuồng vào thăm anh. Chị nói, chị mang theo vài bộ quần áo và tiền bạc, chị ở lại chăm sóc anh vài ngày. Nếu ba chị đuổi, từ bỏ chị thì chị mang hết quần áo vào nhà ba má tôi ở như là vợ của anh chăm sóc anh cho đến ngày anh ra đi và chị cũng bỏ xứ ra đi luôn.


Khoảng sáu giờ chiều về đến nhà, tôi chạy lên nhà báo, nhờ hai người bà con khoẻ mạnh, giúp xuống tam bản bồng anh lên trong lúc anh quá mệt vì đi xe đi xa như là bất tĩnh. Hai giờ sau, chị hai Thắm từ nhà chị bơi xuồng đi một mình có mang theo vài bộ quần áo đến Bà Bài. Chị vòng tay chào kính ba má tôi và xin phép cho chị luôn ở cận kề chăm sóc anh hai cho trọn tình nghĩa. Ba má và anh em chúng tôi quá xúc động thấy chị làm cuộc cách mạng vĩ đại đả phá hết mọi hủ tục, lễ nghi cũ mèm, dù chị chưa phải là vợ chánh thức với anh hai. Chị can đảm nói lên tấm lòng chị yêu thương anh từ lúc chị mới mười bốn mười lăm tuổi. Đến nay, chị hai mươi, anh hai tôi hai mươi hai. Anh chị hứa nhau là sẽ thành chồng vợ, chưa biết ôm ấp nhau mà tình yêu của chị cao đẹp ngất ngưỡng. Thế gian này kiếm người con gái thứ hai chắc cũng khó tìm có tính chung thuỷ với người yêu vô bờ bến.

Chị trải đệm cạnh chỗ nằm của anh, ngồi đút cho anh từng muổng sữa, cho anh uống thuốc và thường xuyên nhỏ thuốc vào lổ mũi, làm cho anh cũng tĩnh. Nhiều lúc anh lại chảy nước mắt, cố gắng đưa tay vuốt tóc, vuốt mặt chị hai Thắm lại càng làm cho chị thêm xúc cảm, chị khóc nhiều và cũng lần đầu tiên tôi thấy chị hôn anh hai trước mặt mọi người. Chị phá tung mọi xiềng xích rào cản lễ tục nghịch lý, trai gái yêu nhau, thời xưa không được âu yếm hay hôn nhau trước mặt người khác.

Chị hai Thắm thưa với ba má tôi, anh hai Đại mãn phần cho chị để tang. Chị muốn về đây làm dâu phục vụ cha mẹ chồng. Nhưng e sợ, ba chị có nhiều tiền và thế lực sẽ kiện thưa ba má tôi dụ chị, hay tội danh gì đó, quậy gia đình ba má chồng hụt. Chị nói, con chỉ còn cách bỏ nhà ra đi biệt xứ để cho vừa lòng ba con quá khắc khe thủ cựu với đứa con gái duy nhứt của ông.


Chị hai Thắm ở gần anh hai qua đến ngày thứ ba, má chị Thắm cùng đi với hai ba người bạn của chị vào nhà xin ba má tôi cho bà đưa chị Thắm về nhà cho ông trị tội bất hiếu. Nếu con Thắm không về, bà cũng phải ra khỏi nhà, ông nói như vậy. Má chị Thắm phải năn nỉ ba má tôi nói giúp chị Thắm phải về để bà khỏi bị đay nghiến hay bị đuổi ra khỏi nhà. Chị hai nghe lời ba má tôi hơn là nghe lời nói của má chị. Chị lại hôn anh hai trước mặt mẹ và các bạn và còn khóc lớn, anh hai cũng mở mắt nhìn chị mà nước mắt lưng tròng, cố sức vuốt tóc, vuốt mặt chị tỏ tình yêu thương chan chứa đậm đà. Anh không nói được và đôi mắt lờ đờ và nước mắt chảy như nói vạn lời yêu đương tha thiết, ai cũng nghĩ như vậy.

Chị hai Thắm lấy khăn thấm nước vắt ráo lau mặt, tay chân anh và hôn anh một lần nữa. Chị khoanh tay, thưa: ba má cho con theo mẹ về nhà cho vừa lòng ba con. Chị quyến luyến, bịn rịn từ giả mọi người trong gia đình tôi. Chị kéo tôi lại chị hôn như chị nhờ chuyển nụ hôn của chị đến anh hai. Chị bịn rịn vừa đi vừa ngoáy cổ lại nhìn gia đình chúng tôi đang tiễn chị về nhà, phải theo mẹ xuống xuồng trở về Nhà Neo. Về đến nhà, bạn chị hai người hai bên phải dìu chị bước từng bậc thang lên nhà, chị rũ rượi như xác chết, không còn tự đi đứng được.


Ba chị mặt hầm hầm, cầm cây roi tổ chảng định vào phòng đánh chị trừng trị tội bất hiếu với tổ tông cha mẹ, vì theo trai. Thấy chị nằm liệt như chết, ông không đánh chị chỉ chi con cho sướng miệng. Chị không tha thiết ăn uống. Mấy ngày sau, chị nghe anh hai qua đời, chị lại mạnh dạn như hết đau xuống xuồng, một mình bơi xuồng về Bà Bài để tang anh hai tôi luôn mấy ngày. Chôn cất anh xong, chị xin phép ba má tôi đứng trước bàn thờ anh thắp nhang cúng vái với hai hàng nước mắt tuôn trào. Chị đến hôn tôi và thưa với ba má tôi là chị sẽ bỏ nhà ra đi, có thể lên Nam Vang tìm việc làm nuôi thân. Ba má tôi tưởng chị chỉ nói vậy thôi rồi cũng nguôi ngoai.

Nào ngờ, chị bỏ nhà ra đi thiệt, ba má chị cho người vào hỏi ba má tôi con Thắm có vào đây ở không? Má tôi nói con Thắm quá buồn tủi không muốn sống, muốn vào ở phụng dưỡng vợ chồng tôi, nó lại sợ ba nó kiện cáo thêm rắc rối tội dụ dỗ nên nó sẽ bỏ ra đi biệt xứ luôn. Lúc bấy giờ chị hai Thắm của tôi đúng hai mươi tuổi, anh hai tôi chết lúc anh vừa qua tuổi hai mươi hai. Cả hai còn quá trẻ.

Chị hai Thắm bỏ nhà ra đi khoảng trước năm 1945 vài năm, đến niên học 1954-1955, hơn mười năm sau, tôi làm Hiệu Trưởng trường tiểu học Vĩnh Tế Núi Sam. Tự nhiên tôi nhớ đến chị hai Thắm, người Chị Dâu Hụt của tôi. Nhân hai ngày nghỉ cuối tuần, tôi chạy xe gắn máy Mobilette ra Nhà Neo đến nhà ba má chị hỏi thăm tin tức về chị, cách chỗ tôi dạy học chừng bốn cây số.

Nhà sàn cao to sừng sừng vẫn còn, hai bác ba má chị hai Thắm nay già yếu mà vẫn khoẻ mạnh. Nhưng bây giờ, ruộng đất bán gần hết, hai ông bà không còn tha thiết làm giàu nữa vì chỉ có một cô con gái duy nhứt lại hận cha bỏ nhà ra đi biệt tăm biệt dạng, chỉ nghe nói chị sống ở Nam Vang. Có người gặp chị đi chợ, ăn diện sang trọng, người cùng ấp nhận ra chị, chị có gởi về cho mẹ chị một số tiền lớn, chị gởi lời thăm mọi người, nhứt các bạn gái thân của chị biết rõ mối tình chị với anh hai Đại. Tôi có hỏi bác gái, bác cho biết như vậy. Theo lẽ, người cha bình thường, mình có có tiền, biết con ở Nam Vang, ông lên tìm may ra cũng gặp. Nhưng ông nói, con cái đại bất hiếu, ông từ bỏ không thương tiếc, không còn tình nghĩa cha con gì nữa. Nếu chị hai Thắm còn sống, nay chị cũng trên một trăm tuổi.

Khi tôi dạy học ở Sài Gòn, tôi có xem phim Roméo Juliette, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài hay tuồng cải lương chuyện tình Lan và Điệp cũng lâm ly, ai oán, não nùng. Nhưng, so sánh với mối tình vĩ đại của anh hai Đại và chị hai Thắm sẽ còn thua xa. Mối tình của chị hai Thắm vô cùng bi thương cao đẹp tôi phải giở nón cúi đầu chào chị, tôn chị là nữ hoàng của phái đẹp một lòng sắt son chung tình với người yêu với anh hai tôi cho đến ngày anh sắp ra đi và đã ra đi vĩnh viễn về với cát bụi.

Mối tình chung thuỷ của chị hai Thắm, Chị Dâu Hụt của tôi sẽ chiếm quán quân vô tiền khoán hậu. Tôi luôn kính yêu bái phục chị cho tận tới bây giờ, khi tôi viết về chị mà nước mắt tự nhiên cũng chảy ra tội nghiệp cho má hồng phận bạc của đời chị.


Tuần này, con dâu có kho cho tôi một nồi thịt heo kho với trứng, gọi là kho tàu, ăn cũng được bốn năm ngày. Tôi tự hứa trước bữa ăn, tôi để đôi đũa nằm ngang trên chén cơm cầu nguyện chị hai Thắm sống khôn thác thiêng bay về cùng ăn cơm với vợ chồng em. Nếu có kiếp sau, em cầu xin đầu thai làm em ruột chị không phải là CHỊ DÂU HỤT của em quá bi thương buồn thảm./.                                         


Anh Phương Trần Văn Ngà

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2024 lúc 9:47am

Hai Anh Em - Một Câu Chuyện Thật Cảm Động ̣

5076%20HaiAnhEmNCali%20ST

       Năm cô 6 tuổi, cô mất cả bố lẫn mẹ, họ bị tai nạn ô tô trong lần về quê thắp hương cho ông bà nội.

       6 tuổi, cô chưa thể hiểu hết mọi chuyện đang xảy ra trong gia đình, cô chỉ biết khóc suốt ngày vì bố mẹ không quay về.

       Cô có một người anh trai tên là Nam, cậu bé 14 tuổi, dáng người to cao giống bố. Lúc bố mẹ mất, cậu không khóc, không gào thét mà chỉ ôm chặt cô em gái vào lòng cho đến khi ngủ thiếp đi.

      Suốt ngày hôm sau, cô đều theo sau anh trai đòi bố, đòi mẹ; cô không chịu ăn cơm nửa sống nửa chín của anh trai nấu, không thích mặc bộ đồ nhăn nhúm anh trai giặt,…

       Đêm hôm đó, trời đã rất muộn, rất muộn nhưng cô không chịu ngủ mà ngồi dậy kéo anh trai và hét to:

“Em muốn gặp Mẹ!”.

       Bỗng nhiên, Nam kéo cô từ trong chăn ra, hai tay nắm lấy đôi vai bé nhỏ của cô và nói: “Mẹ mất rồi, đừng có tìm mẹ nữa, bố mẹ đều không còn nữa, họ sẽ không quay về nữa đâu!”.

       Giọng nói của Nam vang lên rất to khiến cô phải im lặng vì sợ hãi. Sau đó, cô dần dần hiểu được bố mẹ cô mãi mãi không quay về, cô hiểu được trên thế giới này chỉ còn anh trai là người thân duy nhất của mình.

       Nam úp mặt xuống giường và khóc thật to, đó là lần đầu tiên cô nhìn thấy anh trai khóc kể từ ngày bố mẹ mất.

       Cô nhẹ nhàng cúi xuống rồi nằm trên lưng anh trai, cô dùng đôi tay bé nhỏ của mình ôm lấy anh, cảm giác ấm áp như ôm bố mẹ vậy.

       Cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai giống như trước kia từng dựa vào bố mẹ: đi học, cô đòi anh chở đi; tan học, anh trai phải đến đón cô.

       Trường của cô cách nhà khá xa, mỗi buổi sáng Nam đều chở cô đến trường, đến nơi người Nam ướt đẫm mồ hôi. Ngồi trên xe, cô nắm chặt lấy vạt áo của anh không rời, cô không khóc đòi bố mẹ như trước nữa.

       Trước giờ cô chưa từng nói với anh, kể từ khi hiểu ra rằng bố mẹ mãi mãi không quay về nữa, trong lòng cô luôn bao trùm một nỗi sợ hãi, cô sợ rằng một ngày nào đó, anh trai cũng sẽ rời xa cô.

       Cảm giác sợ hãi đó khiến một đứa bé 6 tuổi trở nên ngoan ngoãn, nghe lời đến lạ. Thế rồi, có mơ cô cũng không tưởng tượng được rằng cuối cùng anh trai vẫn bỏ rơi cô.

       Hôm đó là ngày cuối tuần, mới sáng sớm, Nam đã phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ chăm chút buộc cho cô hai bím tóc, mặc cho cô bộ váy màu trắng mà cô không biết anh mua cho cô từ khi nào, sau đó cô được anh trai dẫn đi công viên chơi rất nhiều trò, ăn rất nhiều món, cho đến khi mệt, cô ngủ say trên lưng anh.

       Sáng hôm sau tỉnh dậy, cô thấy mình nằm trên giường của nhà khác còn anh trai thì không thấy đâu nữa.

       Cô hốt hoảng chạy đi tìm anh, sau đó một người hàng xóm mà cô gọi là “thím” nói với cô rằng anh trai cô đi làm thuê rồi, từ nay về sau, cô sẽ sống cùng với gia đình họ.

       Mặc dù cô biết, chú thím là bạn thân thiết của bố mẹ mình nhưng cảm giác bị anh trai bỏ rơi lúc này còn tuyệt vọng, đau đớn hơn khi bố mẹ rời đi.

     Là anh trai đã bỏ rơi cô, cô đã bị anh trai bán lấy tiền, anh trai đã lừa cô để sống sung sướng hơn.

       Sau khi biết anh trai cũng bỏ đi không về như bố mẹ, cô nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới, có nhiều sự thay đổi. Sự thích nghi nhanh chóng đó mãi đến khi lớn lên, cô nhận ra rằng đó chính là một kiểu để quên đi đau thương.

       Cô chủ động học làm việc nhà, tự giặt quần áo, cô biết đây không phải là nhà của mình, họ không phải người thân của mình nên cô dần dần không còn dựa dẫm vào ai nữa.

       Kể từ khi anh trai bỏ đi, cô hoàn toàn mất đi quyền được nũng nịu, đòi được yêu chiều. Cô cũng có một người anh trai nữa, người đó hơn cô một tuổi, rất nghịch ngợm và đôi lúc còn bắt nạt cô.

       Cũng may là bố mẹ nuôi rất thương cô, mỗi năm họ đều mua quần áo mới cho cô, có đồ ăn ngon cũng luôn để phần. Tình cảm cô đối với bố mẹ nuôi, có yêu thương, nhưng sự cảm kích, ơn huệ lại là phần nhiều.

       Năm cô 11 tuổi, lúc đó cô đang học lớp 4, một buổi tối nọ, cô đang giúp mẹ vá lại chiếc áo, bỗng mẹ nuôi nói:

“Mấy năm nay, con không nhớ Nam sao? Lúc đó, nó còn bé, sao có thể chăm lo cho con được?”

       Cô im lặng không nói, đúng vậy, cô không nhớ anh trai, mới nghĩ đến cô đã thấy hận, vì thế cô không muốn nghĩ. Cô nói với mẹ:

“Mẹ à, đừng nhắc đến anh con nữa”.

       Mẹ nuôi thở dài, hình như trong lòng vẫn còn điều gì đó muốn nói, nhưng cô đã đi về phòng mất.

     Chính xác, cô hận anh, cô không sợ khổ khi đi theo anh, không được đi học thì có gì đáng sợ đâu, cô sẽ theo anh đi kiếm cơm vậy. Nhưng anh đã đập tan niềm tin cuối cùng của cô, đã làm mất đi chỗ dựa của người thân duy nhất, đó chính là sự hủy diệt triệt để, không để lại điều gì cả. Vì thế, cô không bao giờ tha thứ cho anh trai mình.

       Năm 16 tuổi, thành tích học tâp đứng đầu toàn trường giúp cô thi đỗ vào trường cấp ba, người anh lớn hơn cô một tuổi đang học lớp 11.

       Một năm sau, khi người anh đó đang chuẩn bị tốt nghiệp cấp ba, bố nuôi nghỉ việc, ông thuê một cửa hàng nhỏ ở chợ để bán rau.

       Tối hôm đó, đang ngồi học cô khát nước nên đi ra phòng khách uống thì tình cờ nghe được cuộc trò chuyện bên phòng của bố mẹ. Anh trai nuôi nói với mẹ rằng:

“Mẹ, con không biết, dù thế nào đi nữa con cũng phải học Đại học”.

“Không được, cái Mai học tốt hơn con, nó có khả năng thi đỗ Đại học”.

Tiếng nói của bố nuôi nhỏ nhẹ nhưng rất quyết đoán.

“Lấy đâu ra tiền mà nuôi hai đứa ăn học cùng một lúc chứ?”

       Mẹ nuôi nói. Nghe đến đó, cô vội quay về phòng, cô không muốn nghe gì nữa. Lúc đó, cô quyết định để cho anh trai học Đại học, còn cô, học xong cấp ba, cô sẽ đi tìm việc. Bởi từ khi anh trai bỏ cô mà đi, bố mẹ nuôi đã cho cô quá nhiều, cô không muốn thêm gánh nặng cho họ nữa.

       Đáng tiếc là anh trai nuôi của cô thi không đỗ và bố nuôi cô vẫn kiên quyết rằng cô phải vào Đại học. Cô vẫn kiên quyết:

“Con không thi đâu, con quyết định rồi!”.

Tranh luận hồi lâu không được, mẹ nuôi cô từ trong bếp nói vọng ra:

“Mai à, con bắt buộc phải thi vào Đại học. Con có biết không, anh trai con đã gửi đủ số tiền học phí cho con rồi nên con nhất định phải học Đại học, đừng phụ lòng nó, nó không dễ dàng gì...”.

Cô lặng người. 11 năm đã qua, lần đầu tiên cô lại tìm về hồi ức của anh trai mình.

Bố mẹ nuôi nói với cô:

“Năm đó, anh trai con biết một đứa trẻ 14 tuổi như nó không có khả năng để nuôi em gái nên nó mới quyết định ra ngoài đi làm kiếm cơm, còn gửi con lại cho bố mẹ.

       Nó bán nhà và đưa hết số tiền đó cho bố mẹ bởi nó tin rằng bố mẹ sẽ chăm sóc tốt cho con. Buổi sáng sớm hôm đó, trước khi rời đi, anh con ôm con đang ngủ say trong lòng đưa cho mẹ bế, sau đó nhìn con và hứa rằng:

“Thím à, con nhất định sẽ về đón em con, mong thím chăm sóc tốt cho nó…”.

“Từ khi con bắt đầu lên lớp 4, mỗi tháng nó đều gửi tiền về cho mẹ, bố mẹ cũng tích góp lại cho nó. Là bố mẹ vô dụng, nhiều năm qua luôn để con phải chịu ấm ức...”

Bố mẹ nuôi nghẹn lòng không nói nên lời, họ cầm lấy tay cô và khóc.

       Vậy những năm qua anh ấy đi đâu, sống như thế nào?…Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu, thì ra anh trai chưa từng bỏ rơi cô, anh trai vẫn luôn yêu cô nhưng bằng cách mà mấy năm qua cô không thể lý giải được.

“Thế tại sao anh lại không về thăm mình chứ, không phải anh đã hứa sẽ về thăm mình rồi ư?...”.

       Số tiền gửi từ Sài Gòn về, bên ngoài phong bì không ghi địa chỉ cụ thể, cô hạ quyết tâm nhất định phải vào Sài Gòn tìm anh.

       Một năm sau, cô thi đỗ và vào Sài Gòn học tập, cô vẫn không thôi nghĩ đến việc tìm anh trai, thế nhưng giữa đất Sài Gòn rộng lớn như thế, đi tìm một người quả như là mò kim đáy bể.

       Tốt nghiệp xong, cô ở lại Sài Gòn và làm việc ở đó, nguyên nhân sâu kín cũng là để tìm anh trai luôn. Vào lúc cô gần như tuyệt vọng, bỗng nhiên cô thấy một bức ảnh trên mạng:

       “Trước một quầy báo nhỏ, có một chàng trai người gầy gò ốm yếu, bị mất một tay đang sửa xe đạp chỉ vì cô em gái yêu thương…”

       Khi nhìn thấy dáng người, bất giác có linh cảm như người thân ruột thịt, cô hoa mắt, người đó chẳng phải là anh Nam mình sao? Đúng rồi, là anh ấy.

Cô xem tiếp:

       “Năm 19 tuổi, người thanh niên làm việc ở một công trường xây dựng, trong lúc đang làm việc thì do gặp sự cố về máy móc nên anh ta đã bị mất đi một cánh tay, từ đó anh lang thang phiêu bạt khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh: nhặt phế thải, đi bán báo, phát tờ rơi,…

      Và 3 năm trước, anh ta mở một quầy báo nhỏ vừa bán báo vừa sửa xe đạp. Động lực duy nhất để anh sống lạc quan như thế chính là cô em gái...”.

       Khi cô xuất hiện trước quầy báo, anh trai cô đang bận rộn với công việc sửa xe đạp, mặc dù mất một tay nhưng động tác của anh vô cùng nhanh nhẹn và điêu luyện.

       Cô nhẹ nhàng bước lại gần, nước mắt cô rơi xuống lã chã, trước mắt cô chính là người anh mà cô từng hận vì đã bỏ rơi cô, chính là người yêu thương cô nhất, hy sinh tất cả để lo cho cô một cuộc sống đầy đủ.

“Cô gái, cô...”

       Anh ngạc nhiên khi nhìn thấy Cô, Cô khóc nức nở và ngồi xuống nhẹ nhàng lấy khăn lau mồ hôi cho anh.

“Anh Nam, em là Mai đây! Tại sao anh...”

       Cô ôm chầm lấy anh, đã lâu lắm rồi cô không được ôm anh như vậy, cảm giác đó vẫn ấm áp như hồi bé, cảm giác được an toàn, được yêu chiều…

       Tình cảm gia đình luôn thiêng liêng như vậy, nó luôn là chỗ dựa để ta lớn lên, luôn là động lực để ta bước tiếp, dù người thân có làm gì thì hãy luôn nhớ rằng, tất cả đều vì những người mà họ thương yêu mà thôi!.

NCali ST

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2024 lúc 9:51am

Hai Anh Em - Một Câu Chuyện Thật Cảm Động ̣

Page%202%20of%20Sibling%20pictures%20|%20Curated%20Photography%20on%20EyeEm

       Năm cô 6 tuổi, cô mất cả bố lẫn mẹ, họ bị tai nạn ô tô trong lần về quê thắp hương cho ông bà nội.

       6 tuổi, cô chưa thể hiểu hết mọi chuyện đang xảy ra trong gia đình, cô chỉ biết khóc suốt ngày vì bố mẹ không quay về.

       Cô có một người anh trai tên là Nam, cậu bé 14 tuổi, dáng người to cao giống bố. Lúc bố mẹ mất, cậu không khóc, không gào thét mà chỉ ôm chặt cô em gái vào lòng cho đến khi ngủ thiếp đi.

      Suốt ngày hôm sau, cô đều theo sau anh trai đòi bố, đòi mẹ; cô không chịu ăn cơm nửa sống nửa chín của anh trai nấu, không thích mặc bộ đồ nhăn nhúm anh trai giặt,…

       Đêm hôm đó, trời đã rất muộn, rất muộn nhưng cô không chịu ngủ mà ngồi dậy kéo anh trai và hét to:

“Em muốn gặp Mẹ!”.

       Bỗng nhiên, Nam kéo cô từ trong chăn ra, hai tay nắm lấy đôi vai bé nhỏ của cô và nói: “Mẹ mất rồi, đừng có tìm mẹ nữa, bố mẹ đều không còn nữa, họ sẽ không quay về nữa đâu!”.

       Giọng nói của Nam vang lên rất to khiến cô phải im lặng vì sợ hãi. Sau đó, cô dần dần hiểu được bố mẹ cô mãi mãi không quay về, cô hiểu được trên thế giới này chỉ còn anh trai là người thân duy nhất của mình.

       Nam úp mặt xuống giường và khóc thật to, đó là lần đầu tiên cô nhìn thấy anh trai khóc kể từ ngày bố mẹ mất.

       Cô nhẹ nhàng cúi xuống rồi nằm trên lưng anh trai, cô dùng đôi tay bé nhỏ của mình ôm lấy anh, cảm giác ấm áp như ôm bố mẹ vậy.

       Cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai giống như trước kia từng dựa vào bố mẹ: đi học, cô đòi anh chở đi; tan học, anh trai phải đến đón cô.

       Trường của cô cách nhà khá xa, mỗi buổi sáng Nam đều chở cô đến trường, đến nơi người Nam ướt đẫm mồ hôi. Ngồi trên xe, cô nắm chặt lấy vạt áo của anh không rời, cô không khóc đòi bố mẹ như trước nữa.

       Trước giờ cô chưa từng nói với anh, kể từ khi hiểu ra rằng bố mẹ mãi mãi không quay về nữa, trong lòng cô luôn bao trùm một nỗi sợ hãi, cô sợ rằng một ngày nào đó, anh trai cũng sẽ rời xa cô.

       Cảm giác sợ hãi đó khiến một đứa bé 6 tuổi trở nên ngoan ngoãn, nghe lời đến lạ. Thế rồi, có mơ cô cũng không tưởng tượng được rằng cuối cùng anh trai vẫn bỏ rơi cô.

       Hôm đó là ngày cuối tuần, mới sáng sớm, Nam đã phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ chăm chút buộc cho cô hai bím tóc, mặc cho cô bộ váy màu trắng mà cô không biết anh mua cho cô từ khi nào, sau đó cô được anh trai dẫn đi công viên chơi rất nhiều trò, ăn rất nhiều món, cho đến khi mệt, cô ngủ say trên lưng anh.

       Sáng hôm sau tỉnh dậy, cô thấy mình nằm trên giường của nhà khác còn anh trai thì không thấy đâu nữa.

       Cô hốt hoảng chạy đi tìm anh, sau đó một người hàng xóm mà cô gọi là “thím” nói với cô rằng anh trai cô đi làm thuê rồi, từ nay về sau, cô sẽ sống cùng với gia đình họ.

       Mặc dù cô biết, chú thím là bạn thân thiết của bố mẹ mình nhưng cảm giác bị anh trai bỏ rơi lúc này còn tuyệt vọng, đau đớn hơn khi bố mẹ rời đi.

     Là anh trai đã bỏ rơi cô, cô đã bị anh trai bán lấy tiền, anh trai đã lừa cô để sống sung sướng hơn.

       Sau khi biết anh trai cũng bỏ đi không về như bố mẹ, cô nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới, có nhiều sự thay đổi. Sự thích nghi nhanh chóng đó mãi đến khi lớn lên, cô nhận ra rằng đó chính là một kiểu để quên đi đau thương.

       Cô chủ động học làm việc nhà, tự giặt quần áo, cô biết đây không phải là nhà của mình, họ không phải người thân của mình nên cô dần dần không còn dựa dẫm vào ai nữa.

       Kể từ khi anh trai bỏ đi, cô hoàn toàn mất đi quyền được nũng nịu, đòi được yêu chiều. Cô cũng có một người anh trai nữa, người đó hơn cô một tuổi, rất nghịch ngợm và đôi lúc còn bắt nạt cô.

       Cũng may là bố mẹ nuôi rất thương cô, mỗi năm họ đều mua quần áo mới cho cô, có đồ ăn ngon cũng luôn để phần. Tình cảm cô đối với bố mẹ nuôi, có yêu thương, nhưng sự cảm kích, ơn huệ lại là phần nhiều.

       Năm cô 11 tuổi, lúc đó cô đang học lớp 4, một buổi tối nọ, cô đang giúp mẹ vá lại chiếc áo, bỗng mẹ nuôi nói:

“Mấy năm nay, con không nhớ Nam sao? Lúc đó, nó còn bé, sao có thể chăm lo cho con được?”

       Cô im lặng không nói, đúng vậy, cô không nhớ anh trai, mới nghĩ đến cô đã thấy hận, vì thế cô không muốn nghĩ. Cô nói với mẹ:

“Mẹ à, đừng nhắc đến anh con nữa”.

       Mẹ nuôi thở dài, hình như trong lòng vẫn còn điều gì đó muốn nói, nhưng cô đã đi về phòng mất.

     Chính xác, cô hận anh, cô không sợ khổ khi đi theo anh, không được đi học thì có gì đáng sợ đâu, cô sẽ theo anh đi kiếm cơm vậy. Nhưng anh đã đập tan niềm tin cuối cùng của cô, đã làm mất đi chỗ dựa của người thân duy nhất, đó chính là sự hủy diệt triệt để, không để lại điều gì cả. Vì thế, cô không bao giờ tha thứ cho anh trai mình.

       Năm 16 tuổi, thành tích học tâp đứng đầu toàn trường giúp cô thi đỗ vào trường cấp ba, người anh lớn hơn cô một tuổi đang học lớp 11.

       Một năm sau, khi người anh đó đang chuẩn bị tốt nghiệp cấp ba, bố nuôi nghỉ việc, ông thuê một cửa hàng nhỏ ở chợ để bán rau.

       Tối hôm đó, đang ngồi học cô khát nước nên đi ra phòng khách uống thì tình cờ nghe được cuộc trò chuyện bên phòng của bố mẹ. Anh trai nuôi nói với mẹ rằng:

“Mẹ, con không biết, dù thế nào đi nữa con cũng phải học Đại học”.

“Không được, cái Mai học tốt hơn con, nó có khả năng thi đỗ Đại học”.

Tiếng nói của bố nuôi nhỏ nhẹ nhưng rất quyết đoán.

“Lấy đâu ra tiền mà nuôi hai đứa ăn học cùng một lúc chứ?”

       Mẹ nuôi nói. Nghe đến đó, cô vội quay về phòng, cô không muốn nghe gì nữa. Lúc đó, cô quyết định để cho anh trai học Đại học, còn cô, học xong cấp ba, cô sẽ đi tìm việc. Bởi từ khi anh trai bỏ cô mà đi, bố mẹ nuôi đã cho cô quá nhiều, cô không muốn thêm gánh nặng cho họ nữa.

       Đáng tiếc là anh trai nuôi của cô thi không đỗ và bố nuôi cô vẫn kiên quyết rằng cô phải vào Đại học. Cô vẫn kiên quyết:

“Con không thi đâu, con quyết định rồi!”.

Tranh luận hồi lâu không được, mẹ nuôi cô từ trong bếp nói vọng ra:

“Mai à, con bắt buộc phải thi vào Đại học. Con có biết không, anh trai con đã gửi đủ số tiền học phí cho con rồi nên con nhất định phải học Đại học, đừng phụ lòng nó, nó không dễ dàng gì...”.

Cô lặng người. 11 năm đã qua, lần đầu tiên cô lại tìm về hồi ức của anh trai mình.

Bố mẹ nuôi nói với cô:

“Năm đó, anh trai con biết một đứa trẻ 14 tuổi như nó không có khả năng để nuôi em gái nên nó mới quyết định ra ngoài đi làm kiếm cơm, còn gửi con lại cho bố mẹ.

       Nó bán nhà và đưa hết số tiền đó cho bố mẹ bởi nó tin rằng bố mẹ sẽ chăm sóc tốt cho con. Buổi sáng sớm hôm đó, trước khi rời đi, anh con ôm con đang ngủ say trong lòng đưa cho mẹ bế, sau đó nhìn con và hứa rằng:

“Thím à, con nhất định sẽ về đón em con, mong thím chăm sóc tốt cho nó…”.

“Từ khi con bắt đầu lên lớp 4, mỗi tháng nó đều gửi tiền về cho mẹ, bố mẹ cũng tích góp lại cho nó. Là bố mẹ vô dụng, nhiều năm qua luôn để con phải chịu ấm ức...”

Bố mẹ nuôi nghẹn lòng không nói nên lời, họ cầm lấy tay cô và khóc.

       Vậy những năm qua anh ấy đi đâu, sống như thế nào?…Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu, thì ra anh trai chưa từng bỏ rơi cô, anh trai vẫn luôn yêu cô nhưng bằng cách mà mấy năm qua cô không thể lý giải được.

“Thế tại sao anh lại không về thăm mình chứ, không phải anh đã hứa sẽ về thăm mình rồi ư?...”.

       Số tiền gửi từ Sài Gòn về, bên ngoài phong bì không ghi địa chỉ cụ thể, cô hạ quyết tâm nhất định phải vào Sài Gòn tìm anh.

       Một năm sau, cô thi đỗ và vào Sài Gòn học tập, cô vẫn không thôi nghĩ đến việc tìm anh trai, thế nhưng giữa đất Sài Gòn rộng lớn như thế, đi tìm một người quả như là mò kim đáy bể.

       Tốt nghiệp xong, cô ở lại Sài Gòn và làm việc ở đó, nguyên nhân sâu kín cũng là để tìm anh trai luôn. Vào lúc cô gần như tuyệt vọng, bỗng nhiên cô thấy một bức ảnh trên mạng:

       “Trước một quầy báo nhỏ, có một chàng trai người gầy gò ốm yếu, bị mất một tay đang sửa xe đạp chỉ vì cô em gái yêu thương…”

       Khi nhìn thấy dáng người, bất giác có linh cảm như người thân ruột thịt, cô hoa mắt, người đó chẳng phải là anh Nam mình sao? Đúng rồi, là anh ấy.

Cô xem tiếp:

       “Năm 19 tuổi, người thanh niên làm việc ở một công trường xây dựng, trong lúc đang làm việc thì do gặp sự cố về máy móc nên anh ta đã bị mất đi một cánh tay, từ đó anh lang thang phiêu bạt khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh: nhặt phế thải, đi bán báo, phát tờ rơi,…

      Và 3 năm trước, anh ta mở một quầy báo nhỏ vừa bán báo vừa sửa xe đạp. Động lực duy nhất để anh sống lạc quan như thế chính là cô em gái...”.

       Khi cô xuất hiện trước quầy báo, anh trai cô đang bận rộn với công việc sửa xe đạp, mặc dù mất một tay nhưng động tác của anh vô cùng nhanh nhẹn và điêu luyện.

       Cô nhẹ nhàng bước lại gần, nước mắt cô rơi xuống lã chã, trước mắt cô chính là người anh mà cô từng hận vì đã bỏ rơi cô, chính là người yêu thương cô nhất, hy sinh tất cả để lo cho cô một cuộc sống đầy đủ.

“Cô gái, cô...”

       Anh ngạc nhiên khi nhìn thấy Cô, Cô khóc nức nở và ngồi xuống nhẹ nhàng lấy khăn lau mồ hôi cho anh.

“Anh Nam, em là Mai đây! Tại sao anh...”

       Cô ôm chầm lấy anh, đã lâu lắm rồi cô không được ôm anh như vậy, cảm giác đó vẫn ấm áp như hồi bé, cảm giác được an toàn, được yêu chiều…

       Tình cảm gia đình luôn thiêng liêng như vậy, nó luôn là chỗ dựa để ta lớn lên, luôn là động lực để ta bước tiếp, dù người thân có làm gì thì hãy luôn nhớ rằng, tất cả đều vì những người mà họ thương yêu mà thôi!.

NCali ST

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2024 lúc 9:57am

Mai Sau 

 

Khi vợ chồng Phụng ly dị, Giao mừng thầm trong bụng nhưng ngoài mặt anh vẫn giữ vẻ buồn bã vừa phải. Anh biết Phụng đã chịu đựng vợ rất nhiều. Loan có nhan sắc, bặt thiệp nhưng cái tâm không được đẹp như cái dáng. Nàng chỉ biết có mình, trau chuốt cho thân xác và thủ kỹ tới từng xu. Nơi Loan, đồng xu có hai kích thước. Nó rất nhỏ bé khi nàng tiêu cho mình và rất to lớn khi nàng tiêu cho người khác. Người khác đây bao gồm cả Phụng, người mà nàng bòn rút từng đồng tiền lẻ. Chẳng bao giờ Phụng được hưởng một chút tiền rơi vãi của vợ. Túi tiền của Loan có cái miệng rất hẹp, khó có một đồng tiền chì lách ra được qua những ngón tay kiểm soát cẩn thận của nàng. Nàng luôn luôn có một lý do để vắng mặt đúng lúc trả tiền, ngay cả trả cho những thứ chính nàng chọn mua cho nàng.


Tạo hóa là một ông chủ bất công số một. Khi kết đôi cho một cặp vợ chồng, lão trời già này thường đã ngang nhiên chỉ tay kết tội một người bắt phải thua thiệt mọi bề. Phụng nằm trong số những người xấu số này. Những đồng tiền rộng rãi mà anh dâng hiến cho vợ chẳng giúp anh mua được chút quyền uy nào. Loan dành luôn quyền vùng vằng, giận dỗi, nhiếc móc, chì chiết và thậm chí có khi còn lăng mạ, xỉa xói chồng. Giao đã có lần mắng Phụng:

– Tao chưa thấy có thằng chồng nào đụt như mày. Mẹ kiếp, cứ như tao thì tao đã cho xong từ lâu rồi.

Phụng chẳng hề có phản ứng với lời dạy dỗ thô bạo của bạn. Anh vớt vát:

– Thì tại phúc nhà mày lớn, mày vớ được Lựu nên mày không hiểu được tao. Thế thôi. Thằng nào hay, thằng ấy biết.

Giao tức trong bụng mà đành ngậm câm. Phụng nói cũng đúng. Biết Loan như vậy mà Giao cũng chưa bao giờ tỏ ra mặt được một phản ứng coi được với vợ bạn. Anh không vồn vã với Loan nhưng anh cũng không tỏ ra ơ hờ với nàng. Chất nịnh đầm trong Giao vẫn còn đầy ắp. Một nụ cười tươi, một câu nói khéo hoặc một cử chỉ dịu dàng cũng đủ hóa giải mọi toan tính làm cho ra lẽ của anh. Làm một điều không tốt coi bộ khó hơn làm một điều tốt. Cái cốt của mấy anh lịch lãm nó như vậy.

Phụng có dư lịch lãm để phân vân trước đề nghị khá bất ngờ của Giao. Anh muốn kéo Phụng về ở chung với vợ chồng anh.

– Nhà tao rộng, 3 phòng ngủ tao chỉ xài có một. Cho đứt mày một phòng cũng còn rộng chán. Tại sao mày phải đi thuê phòng ở ngoài?

Nghe ra thì có lý nhưng Phụng vẫn ngại:

– Tao thấy không tiện. Có tao ở thì cuộc sống của mày với Lựu phải khác đi. Tao không muốn.

Giao quắc mắt:

– Tao đã mở lời mời mày thì chẳng có gì không tiện cả.

Giao nói át đi như vậy nhưng Phụng lại nghĩ khác. Thân thì thân thật đấy, mày tao từ thời còn đánh bi đánh đáo cho tới bây giờ vẫn cứ mày tao, nhưng mỗi người một phận, chung đụng nhau tất phiền. Đôi co mãi, Giao xuống nước:

– Tao cần mày. Chắc mày hiểu.

Mặt Giao chùng xuống. Xanh xao hơn. Hốc hác hơn. Từ khi vướng vào căn bệnh quái ác, Giao như một người khác. Hết sôi nổi, hết hăng hái, hết sức sống. Anh thu người vào trong căn nhà, chẳng buồn tiếp xúc với ai. Thành phố trăm đường trước kia anh tung tăng đủ cả trăm, ngày nay anh chỉ uể oải hầu như chỉ trên một con đường duy nhất: từ nhà tới bệnh viện và từ bệnh viện về tới nhà. Khi thì một buổi, khi thì một ngày, khi phải nằm lại vài ba ngày, lòng anh mặn chát mỗi lần phải tới nơi không thương được. Đời anh chỉ còn hai điều an ủi: có Lựu dịu dàng bên cạnh và có Phụng để anh quên đi cuộc sống ngặt nghèo. Chỉ với Phụng, anh mới tìm lại được phần nào đời sống cũ. Cười cợt, đấu láo, mắng mỏ, tâm sự với nhau.

Nhìn Giao ngồi lặng câm, mắt rũ xuống, người lỏng lẻo trong bộ đồ ngủ, bàn tay khẳng khiu mân mê quanh thành ghế, Phụng đành chịu thua:

– Thôi được. Tao chiều mày.

Mặt Giao sáng lên:

– Có thế chứ! Tao biết mày chẳng bao giờ bỏ tao.

Lựu sắp đặt căn phòng dành cho Phụng thật tươm tất. Giường tủ, bàn ghế đâu vào đó chờ Phụng dọn tới. Gia tài của Phụng nhét không đầy băng ghế sau và góc thùng xe. Quần áo, sách báo, đĩa nhạc, máy hát, ti vi và giàn máy điện toán. Giao nhìn Phụng khuân đồ vào nhà với đôi mắt của người bắt được của. Anh hớn hở ra mặt, nụ cười nhẹ nhàng trên môi như chẳng muốn bay đi.

Thuốc của Giao, bày lủ khủ một bàn, thứ uống ngày, thứ uống tối, thuốc trước bữa ăn, sau bữa ăn, lại còn thứ giữa bữa ăn. Thuốc như một đống khổ hình. Lựu là người ngăn nắp, nàng sắp xếp, lựa sẵn thuốc cho Giao, nhưng anh vẫn õng ẹo như một đứa trẻ, phải ngọt ngào dỗ dành mới chịu uống cho. Từ ngày bữa ăn có Phụng, khác đi. Hai người trò chuyện liên miên. Phụng chỉ việc đổ thuốc ra trước mặt là Giao bốc bỏ vào miệng liền. Cơm ăn cũng vậy. Giao khều khều từng hạt cơm trông phát nản. Lựu có thân mật đút cho ăn thì Giao cũng vẫn uể oải.

– Nhai cơm như nhai rơm. Mẹ kiếp, trâu bò thật!

Lựu vỗ về:

– Anh thích ăn món gì, cho em biết, em nấu cho anh ăn ngon miệng.

– Cái miệng anh nó không ngon chứ không phải cơm em nấu không ngon. Em có nấu tới gì đi nữa thì cũng vậy thôi. Để mai mốt, em nấu cơm cúng anh, lúc đó anh hết bệnh chắc sẽ thấy ngon miệng hơn.

Mắt Lựu tối sầm xuống. Nước mắt ở đâu mà dính trên má. Nàng đã nhất quyết giữ niềm vui cho chồng, nén mọi khổ đau trong lòng, nhưng sao câu nói của Giao vẫn đành đoạn lòng nàng. Nhìn thấy nước mắt của vợ, Giao thở dài:

– Anh xin lỗi em!

Giao chẳng nói thêm được gì nữa. Nước mắt đã chặn môi miệng anh.

Những bữa cơm có Phụng thì khác. Phụng oang oang chuyện gẫu, tán dóc, khích bác Giao. Miệng lanh lẹ như tay, Phụng vừa nói vừa tiếp cho Giao ăn. Giao vừa tỏ ra uể oải, Phụng đã mắng át:

– Ăn đi mày. Vợ mày vất vả đoán ý mày để nấu cho mày những món ăn vừa miệng thì mày phải ăn đi chứ. Chất ga lăng mày vất đi đâu hết rồi?

Giao cười mếu máo:

– Ga lăng cái con khỉ ấy! Người còn nát huống chi cái ga lăng. Mày đếch biết gì cả, chỉ nói tầm bậy!

Phụng xuống giọng dỗ dành:

– Ừ thì thôi. Vứt mẹ nó cái ga lăng đi. Cơm cũng là thuốc đấy. Ăn đi cho khỏe để còn gây sự với tao chứ. Tính tao ưa nặng, không có đứa nào chọc cho sôi máu thì buồn. Mẹ kiếp, đớp đi mày!

Giao đành cố nuốt miếng cơm một cách khó nhọc. Cũng chỉ được vài miếng rồi lại ai oán:

– Ăn cũng đi đứt, chẳng ăn cũng đi đứt. Chó má thật!

Phụng làm bộ gân cổ:

– Thì thằng chó nào chẳng phải đi đứt. Mày tưởng tao lột da sống đời được à?

Giao chậm rãi:

– Nhưng mày chưa trông thấy lằn mức. Tao thấy rồi.

– Trông thấy hay không thì lằn mức vẫn có đó. Mẹ kiếp, đời người mà! Có sinh có diệt. Khi mày chui ra khỏi bụng mẹ mày thì ông trời đã vẽ sẵn cho mày một vòng tròn rồi. Tụi văn vẻ chúng nó gọi là cái vòng tử sinh, cục súc như tao thì gọi là cái vòng chó má. Mày lớn lên một chút thì cái vòng kim cô đó thu nhỏ lại một chút. Lớn tới cỡ tao với mày thì nó đã chật lắm rồi. Bệnh tật của mày có làm nó chật thêm một chút thì mặc mẹ nó, lý tới nó làm gì. Nghĩ tới cái sống chứ đừng nghĩ tới cái chết. Vui được lúc nào hay lúc đó. Mày có Lựu, có tao. Thây kệ cái vòng chó má đó. Cho nó quê luôn!

Giao lại cười gượng:

– Mày ăn nói nghe cũng được đấy chứ. Chỉ phải cái tội dùng hơi nhiều đường thôi. Mà, kệ cha nó. Ngọt một chút cũng đâu có sao!

Phụng bón cho Giao từng niềm vui nho nhỏ như thế. Tưởng là phất phơ cho Giao quên đi cái phũ phàng của bệnh tật, nhưng một lần, lựa lúc chỉ có hai người, Lựu đã nước mắt đầy vơi cám ơn Phụng:

– Từ ngày có anh ở đây, cuộc sống như thay đổi hẳn. Trước kia, em với Giao thui thủi như hai oan hồn nương dựa vào nhau. Em cố vui vẻ cười nói tới vô duyên mà Giao vẫn buồn bã nặng nhọc. Căn nhà không có sinh khí như một nấm mồ chôn chặt một thân xác và một tâm hồn. Thân xác của Giao và tâm hồn của em. Em chẳng biết cám ơn anh đến thế nào mới đủ.

Phụng gạt đi:

– Lựu có còn coi tôi là bạn không vậy? Làm được gì cho Giao, tôi không bao giờ nề hà. Tôi vẫn coi đó như là bổn phận của mình, huống chi chỉ làm một thứ lão ngoan đồng hạng bét!

Thương Giao, đã đành, Phụng cũng thấy thương Lựu. Nhìn nàng cúc cung hầu hạ, chiều chuộng Giao, Phụng vừa khâm phục vừa thương hại. Cuộc sống nhiều khi bày ra những thử thách nặng nề tưởng con người chẳng cách gì gánh được. Vậy mà, dáng liễu như Lựu cũng trần thân xăng xái chống đỡ. Bệnh của Giao là bệnh khốc liệt, chẳng một chút hy vọng qua khỏi, mà còn lặng lẽ ngốn dần da thịt anh mỗi ngày, mỗi giờ. Thuốc thang như làm phép, chống đỡ được ngày nào hay ngày đó. Giao biết vậy mà Lựu cũng biết vậy. Giao chịu đựng sự dày vò thân xác thì Lựu cũng quay quắt chịu đựng sự dày vò tâm hồn. Giao cam chịu đã đành mà Lựu cũng đành phải cam chịu. Trời đã nhẫn tâm gửi đến họ phong ba bão táp thì họ chỉ còn biết co vào nhau mà chống đỡ. Có điều là Giao nằm dẹp lép trong cơn lốc còn Lựu vừa cố đứng vững trong cuồng phong vừa cố lôi kéo Giao đứng dậy. Phụng thấy nể sức chịu đựng của Lựu. Chết héo trong lòng mà vẫn phải tươi tỉnh dựng Giao lên.

Giao cũng có nỗi dày vò riêng. Anh có cảm tưởng như mình đã ăn cắp cuộc sống của Lựu. Trước kia, Lựu ưa chưng diện, ưa đi ra ngoài, ưa những tụ họp đông người, ưa chồng đưa đi ăn, đi chơi. Giao bao dung chiều chuộng cái duyên dáng đàn bà của Lựu. Đàn bà phải tươi tỉnh nhẩn nha gặm nhấm cuộc sống như vậy. Giao thích cái nữ tính mềm mại nơi vợ. Anh có cái thú căng ngực mang chất đàn ông ra sống với Lựu. Cho tới khi cơn bệnh ập đến làm anh xấc bấc xang bang. Những con vi khuẩn giấu mặt đã quay anh như quay dế. Giao chán mình, chán tất cả cỏ cây hoa lá trên đời. Chẳng gì có thể làm anh tha thiết. Anh lập một hàng rào tự nhốt mình cô độc bên trong. Cho tới khi anh quen với cơn bệnh. Nó ở trong anh như một thân thiết. Lại thêm có Phụng mang đến cuộc sống không nhuốm bệnh. Anh như người triền miên trong cơn ngủ dài bỗng giật mình thức giấc. Giao chợt nhận ra lại cái bóng bên mình là Lựu.


Lựu như khô héo đi với căn bệnh của Giao. Nàng vứt bỏ cuộc sống của mình để đau cùng chồng. Nhiều khi Giao ngồi thẫn thờ nghĩ tới cái sức sống vui tươi của Lựu đang bị nỗi bất hạnh của anh đè bẹp dí. Anh muốn chảy nước mắt. Còn nhúc nhích được chút nào, anh cố mang lại vui tươi cho Lựu chút đó. Lựu không biết lái xe, anh cố gắng đưa Lựu đi chợ, ghé chỗ này một chút, chỗ kia một chút cho Lựu mua sắm. Sức anh chỉ được đến vậy. Nhiều khi anh mệt lả nhưng vẫn cố đeo mặt nạ với vợ. Nhưng Lựu có con mắt và linh tính của một người vợ. Nàng luôn luôn muốn hy sinh cái thú riêng của mình để vợ chồng có thời giờ ngồi hóng gió bên hồ hoặc đi dạo chút chút dưới những hàng cây xanh lá. Nhưng đành hanh là tính của con tạo, mỗi ngày Giao như mỗi đuối thêm. Lái xe giữa phố phường đông đúc, xe cộ đan nhau, bụi khói ngột ngạt là một cực hình đối với anh. Có Phụng, anh như nối được thêm cánh tay.

– Phụng này, mày làm ơn thay tao đưa Lựu đi chợ, đi công việc được không? Tao ngại chơi với con ngựa sắt già nua quá rồi.

Nghe bạn nói, Phụng thấy ngại. Sóng đôi với Lựu ra đường, gặp người này, gặp người kia, anh sợ có sự hiểu lầm. Nhưng anh cũng thấy cái lý của Giao. Giao cần nghỉ ngơi. Khi Giao đã thấy sợ lái xe thì trong người anh hẳn đã lại hụt thêm sinh khí. 

Phụng ngần ngừ:

– Lái xe đưa Lựu đi thì không thành vấn đề. Nhưng có khó nghĩ cho Lựu không? Rồi còn thiên hạ nữa chứ. Toàn những cái miệng rỗi rảnh không mới phiền chứ!

Giao háy Phụng:

– Mày cũng kiểu cách dữ hè! Mẹ kiếp! Làm như con quan không bằng. Lựu thì chẳng có gì phiền. Để tao nói với bà ấy là xong. Còn miệng thiên hạ ấy à? Mày lý chi tới những cái lỗ đó. Chuyện mình mình cứ làm, ai mà bịt được những cái toang hoác ấy. Hay là mày lại viện cớ để nuông chiều cái thói làm biếng của mày?

Phụng đỏ mặt:

– Vừa thôi chứ mày. Công nhận là cái gì có thể làm biếng được thì tao ít khi bỏ qua dịp may. Nhưng khi cần thì cam đoan với mày, tao nhất định không thua anh lực điền nào hết. Mày cần tao lái xe à? Xong ngay!

Giao mỉm cười. Cái thằng phổi bò này muốn được việc thì phải nặng tay với nó một chút. Chơi với nhau lâu ngày, anh biết tính bạn. Cho Phụng vào xiếc là nghề của anh, từ lâu. Xong được Phụng, anh tính với Lựu. Buổi tối, hai vợ chồng nằm trên giường, anh thấy người bải hoải, than nhức chân nhức tay. Lựu vội vàng xoa nắn cho anh. Anh được dịp nhỏ nhẹ với vợ:

– Chân tay anh hồi này coi bộ yếu. Nghĩ tới lái xe anh ớn quá. Ngay cả chỉ ngồi trên xe, anh cũng đã thấy mệt đứt hơi. Anh tính em cần đi đâu thì nhờ anh Phụng đưa em đi được không?

Lựu dừng tay ngơ ngác nhìn chồng. Anh xuống thêm một nấc thang nữa rồi sao? Nàng nuốt tiếng thở dài trong bụng. Lựu chẳng ngạc nhiên, bà bác sĩ đã nói rõ với nàng đường đi nước bước căn bệnh của Giao, nhưng sao tim nàng vẫn như bị một bàn tay vô hình bóp đến nghẹt thở:

"Anh tính sao cũng được. Sức khỏe của anh là trên hết, lúc nào em cũng nghĩ như vậy. Nhưng đi riêng với anh Phụng, em thấy ngài ngại thế nào ấy. Có kỳ không anh?

Giao uể oải:

– Ở đó mà kỳ với không kỳ! Chuyện mình nghĩ là phải thì mình cứ làm chứ, còn thiên hạ thì kệ xác họ. Khi cần, có ai đưa cái móng tay ra giúp mình không?

Giao nói gì thì nói, Lựu vẫn chưa quen được cái ý tưởng sóng đôi với Phụng ở ngoài đường, nhưng nàng quả lo ngại cho chút sinh lực còm cõi của Giao. Chẳng vì cái cấn cái không đâu mà nàng có thể đành lòng véo đi một chút sức tàn quí giá của chồng.

– Anh đã nói vậy thì em xin vâng lời anh. Em luôn luôn chỉ nghĩ tới sức khỏe của anh. Em yêu anh!

Lựu ôm ghì chồng, hôn tới tấp lên má, lên môi, lên mắt, lên trán Giao. Nước mắt nàng rịn quanh mi. Trận mưa hôn làm Giao tê tái. Anh xiết vòng tay, gục mặt vào vai Lựu, ngàn cân buồn phiền như được gửi vào đôi vai mảnh mai tội nghiệp của nàng.

Giữa chốn đông người, Phụng luôn luôn ké né giữ khoảng cách cần thiết khi đi với Lựu. Lựu cũng cố tránh những cử chỉ, lời nói dễ gây hiểu lầm. Vậy mà cũng không xong. Cái cộng đồng người Việt nhỏ bé trong thành phố không thiếu gì những đôi mắt soi bói, những cái miệng rỗi rãi, những cái đầu lươn trạch luôn muốn rúc vào đời sống của người khác. Cô bạn thân của Lựu kéo nàng vào một góc vắng trong chợ:

– Anh Giao khỏe không?

Lựu thẫn thờ:

– Khỏe gì nổi. Càng ngày càng tệ đi thì có. Mày tính coi, bệnh đó thì mày đã biết, tính theo tháng, rồi tuần, rồi ngày, rồi giờ. Thuốc và tẩm bổ chỉ để kéo dài được chừng nào hay chừng đó. Tới một lúc nào đó...

Lựu nghẹn ngào nói không thành tiếng. Cô bạn thở dài:

– Tội vợ chồng mày quá! Khi không vướng vào ngõ cụt. Anh Giao không đi với mày được nữa à?

– Anh ấy đã bắt đầu thấy sợ cái ồn ào ở ngoài đường rồi, người như muốn buông xuôi. Đành theo mệnh trời chứ biết làm sao!

Mắt cô bạn hực lên:

– Tao biết nỗi khổ tâm của vợ chồng mày. Vậy mà mấy đứa ăn không ngồi rồi, chuyên dí mũi vào quần người ta nói ra nói vào phát ghét!

Lựu cười nhạt:

– Chuyện tao đi với anh Phụng phải không?

– Chứ còn gì nữa! Mà thây kệ những cái miệng thúi hoắc đó mày ơi. Chịu khó nghe mày! Cho tao gửi lời thăm anh Giao nghe. Mai mốt tao lại thăm.

Chia tay cô bạn, lòng Lựu bầm dập. Nàng như thấy trăm ánh mắt nóng rực đang thiêu đốt vai nàng. Lựu co người lại, cúi mặt ra quầy tính tiền. Khi theo Phụng lễ mễ trên tay những túi xách ra xe, Lựu đi như người không hồn.

Buổi tối, khi đã ở trong phòng riêng với Giao, Lựu phân vân chẳng biết có nên nói cho chồng nghe chuyện ngoài đường không? Mặt Lựu đờ đẫn. Những ngổn ngang trong lòng nhảy cả lên mắt Lựu. Giao đọc trên đôi mắt ngần ngại của vợ sự bất an.

– Hình như em không được khỏe phải không?

Câu thăm dò của Giao làm Lựu giật mình:

– Sao anh hỏi em vậy?

Nàng cố vui nét mặt. Giao ngả đầu lên thành ghế;

– Anh đọc được trong mắt em.

– Như vậy thì anh đọc sai trang rồi. Thấy mắt em tươi chưa?

Giao bẹo má vợ:

– Anh không đọc sai trang đâu. Em vừa giở sang trang đấy chứ. Em chưa xong trang trước sao đã vội giở sang trang sau? Em có điều chi muốn kể cho anh nghe không?

Lựu dựa đầu vào vai chồng. Nàng muốn bung lòng mình ra cho vơi bớt tủi hờn. Đầu nàng trĩu xuống. Giao nghe nằng nặng trên vai. Ruột anh quặn đứt. Đôi vai chắc nịch ngày xưa Lựu vẫn tìm về dựa mỗi khi bối rối nay vênh lên khúc xương cấn cái. Dù sao, đó vẫn là đôi vai của Giao. Lựu nghe lòng mình được vỗ về êm ả. Giao với tay xoa đầu Lựu. Nàng như muốn khóc:

– Thiên hạ lắm miệng quá anh ạ. Em buồn!

Giao kéo đầu vợ dựa vào ngực mình, bàn tay dò dẫm trên mi mắt Lựu:

– Chuyện em đi với Phụng phải không?

Đầu Lựu ngúc ngắc trên ngực chồng.

– Kệ họ! Anh biết là được rồi.

Giọng Lựu run rẩy:

– Anh, em cần anh!

Giao hôn lên tóc vợ:

– Anh biết. Anh thèm được làm chỗ dựa cho em, suốt đời. Nhưng anh biết chẳng bao giờ được như vậy. Anh thương em!

Lựu bật khóc nấc lên. Nỗi tủi hờn ào ra xối xả. Giao lặng thinh xiết chặt Lựu. Mắt anh mờ đi. Mặc cảm bất lực căng anh ra. Trí óc anh đờ đẫn. Anh cảm thấy mắt anh đang ứa ra nỗi đau đớn tê dại.

– Mai sau, khi anh không còn nữa, em sẽ dựa vào đâu mà sống? Anh có lỗi với em. Anh thương em côi cút.

Lựu mở to mắt thét lên:

– Anh đừng nói nữa! Em van anh!

Mặt Giao vô hồn. Bức tường trắng trước mặt bày ra một khoảng trống rợn người:

– Lựu, chúng ta phải nhìn vào sự thực phũ phàng đang ngấu nghiến chúng ta.

Lựu rấm rứt cố đè chặt những thổn thức trong lòng. Giọng Giao băng giá:

– Phụng là bạn anh. Anh ấy cũng như anh. Anh hiểu từng ngóc ngách trong con người anh ấy. Anh tin Phụng. Anh thương em. Anh nghĩ Phụng có thể bảo bọc em. Kệ thiên hạ em ạ!

Lựu ngẩng mặt lên, khuôn mặt nhòe nhoẹt nước mắt. Giọng nàng sắt lại:

– Anh muốn nói gì vậy?

Mặt Giao vẫn không có hồn. Lựu như thấy một bức tượng chảy nước mắt. Nàng bấu mạnh vào ngực Giao. Pho tượng sống vẫn câm nín. Như đã ngàn năm.

Gió thốc tháo rung từng cánh cửa. Mưa bùng bùng gõ vào những vuông kính giận dữ. Trời gầm thét dữ dội. Phụng vừa đi kiểm soát cửa vừa bảo Giao:

– Xứ sở gì đâu mà cái gì cũng quá đáng. Mình leo tuốt lên đỉnh trái đất để ngụ cư kể cũng có cái bất tiện. Mưa gió thì như anh vũ phu nổi giận, sấm chớp thì như đập nát mặt. Khi trời yên gió lặng thì treo sát đầu một ông trăng khổng lồ mặt đỏ rần như anh say rượu có thể té xuống đè bẹp mình bất cứ lúc nào.

Giao cười:

– Vậy mà có người loay hoay mãi mới đặt được cái chân run rẩy vào cái chỗ dễ sợ đó.

Phụng nói lảng:

– Bởi vậy!

Lựu từ phòng bếp chạy qua:

– Anh Phụng đóng dùm hết cửa chưa? Trời đất gì mà dữ dằn. Sợ muốn chết.

Giao nhìn vợ:

– Em khỏi lo. Anh Phụng có bùa ếm sấm chớp ở bên ngoài hết rồi. Cứ để cho mưa gõ cửa. Làm gì nhau tốt!

Lựu te tái trở vào bếp. Giao lắc đầu:

– Tội nghiệp! Đàn bà là một sinh vật cần dựa dẫm. Phụng này, tao rùng mình khi nghĩ tới lúc Lựu mất chỗ dựa.

Phụng xua đi nỗi lo của Giao:

– Đừng có nghĩ vẩn vơ. Mày làm ơn giữ vững tinh thần, thuốc thang chăm chỉ, ăn uống bình thường dùm tao. Rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

Giao lắc đầu:

– Tao không nghĩ như mày. Tao nghĩ tới những người thân, mai sau. Tao biết trong người tao chứ. Mày đâu có nói với tao những điều mày thực sự có ở trong đầu, phải không?

– Tao không phải là người dối trá.

– Đúng, mày không dối trá, mày chỉ thương tao thôi. Tao lại thương Lựu và tin ở mày. Phụng, tao hỏi thật mày nghe, khi tao không còn, liệu Lựu có thể dựa vào mày được không?

Phụng bàng hoàng. Câu hỏi của Giao cũng xoáy vào tai anh như tiếng sấm ầm ì cuồng nộ ngoài kia. Anh nhìn Giao bối rối:

– Chuyện mai sau còn xa vời vợi, lúc đó sẽ hay. Mày nghĩ xa làm gì cho tổn thọ.

Giao vẫn dính cứng vào ý nghĩ của anh:

– Tao chỉ muốn mày trả lời thẳng. Có thể hay không?

Phụng chiều bạn:

– Còn tùy, nhưng có thể.

Giao cúi mặt nói nhỏ:

– Cám ơn mày!

Giao trở lại bệnh viện. Bác sĩ giữ anh nằm lại. Người Giao mỏi nhừ. Cái đau như một đứa trẻ nghịch tinh, cắn chỗ này rồi nhảy qua cắn chỗ khác. Khắp người. Anh chống trả với những cơn đau bằng tất cả sức tàn của anh. Bác sĩ mời Lựu vào phòng riêng. Nhìn bộ mặt nghiêm trọng của bà bác sĩ thường ngày chẳng bao giờ vắng nụ cười, Lựu run lên. Nàng kéo Phụng:

– Em sợ quá! Anh vào với em được không?

– Lựu phải bình tĩnh. Chắc chưa đến nỗi nào đâu.

Phụng trấn an Lựu mà như tự trấn an mình. Anh cũng hoang mang chẳng kém Lựu. Phụng đỡ Lựu vào gặp bác sĩ. Bà bác sĩ lúc nào cũng bị công việc quấn lấy chân nên không có thời giờ vòng vo. Giọng bà nhỏ nhẹ buồn rầu:

– Chắc bà đã biết, bệnh ung thư cho tới bây giờ vẫn chưa trị dứt được. Thuốc thang chỉ để kéo dài thêm được tới đâu hay tới đó. Bệnh ông nhà đã ở vào thời kỳ cuối. Sau những cơn đau ông sẽ hôn mê cho tới khi tắt thở. Tôi đã cố kéo dài cuộc sống của ông được hơn 3 năm, đó là một điều an ủi. Cho bà cũng như cho tôi. Cầu mong bà có đủ can đảm để vượt qua lúc khó khăn này cũng như ông nhà đã can đảm đương đầu với căn bệnh ngặt nghèo trong suốt mấy năm qua.


Bà bác sĩ không tiết lộ cho Lựu và Phụng biết là Giao có gửi bà 2 bức thư dán kín. Một cho Lựu và một cho Phụng. Giao đã dặn kỹ bà là chỉ trao 2 bức thư này khi anh không còn nữa. Nét mặt nhàu nát và lời nói nghẹn ngào của Giao đã nói cho bà biết đó là những bức thư quan trọng. Anh đã lắp bắp dặn bà như một người đang cố bước ra khỏi những vòng dây rối mà chân cẳng còn như muốn dính vào đất đai cuộc đời.


Song Thao

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2024 lúc 3:07pm
6%20Things%20New%20Grandmothers%20Are%20Concerned%20About%20|%20Sixty%20and%20Me


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Mar/2024 lúc 3:12pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2024 lúc 12:52pm

Ký Ức Một Thời 

Sài%20Gòn%20trước%201975%20do%20DH%20sưu%20tập%20|%20dk74saigon

Thật không dễ để nói hết những cảm xúc của mình khi nhớ về một thời, bỗng dưng cuộc đời trở thành “bể dâu”, và cũng khó để diễn tả được tâm trạng sung sướng như thế nào khi đang sống trong cảnh nghèo hèn, bỗng nhiên trở nên giàu có còn hơn cả trúng số độc đắc.



Cuộc đời “dâu bể”, lúc tôi mới 15 tuổi với sáu đứa em nheo nhóc mà đứa út chưa tới một tuổi. Chưa đầy một năm, sau ngày 30/4/1975, chúng tôi như bầy chim non đang chập chững, rạn rỡ tươi sáng thì bỗng nhiên mẹ chết, cha bị bắt. Đang ở nơi thành thị đầy đủ tiện nghi, phút chốc chúng tôi bị ném vào giữa rừng sâu, trên núi cao làm láng giềng với những người dân tộc thiểu số. Tôi không nhớ rõ hết cảm xúc của tôi lúc đó là gì, chỉ biết tuổi thơ ấu, thời vui vầy của chúng tôi đã chấm dứt.


Khi cha đi tù, mẹ con chúng tôi bị đi “kinh tế mới” và chỉ mấy tháng sau mẹ chúng tôi chết vì bị bệnh sốt rét cấp tính. Đúng là “mồ côi mẹ lót lá mà nằm”. Tuy còn cha nhưng cũng “như nhà không có nóc, như con nòng nọc đứt đuôi”. Còn cha, nhưng không “gót đỏ như son” mà “gót con đen sì”. Anh em chúng tôi lúc ấy chịu chung cảnh “Nước mất, nhà tan”, khốn khổ cùng bao người.


Sau một thời gian khóc mẹ, nhớ cha, tiếc thương những ngày đầm ấm đã mất, anh em chúng tôi cũng phải đào bới kiếm miếng ăn để tồn tại. Chúng tôi đành chấp nhận hoàn cảnh, không còn sợ hãi và không còn khóc mỗi đêm dưới ngọn đèn dầu leo lét, trong túp lều tranh giữa rừng già.


Dù mùa hè nắng chói chang hay mùa đông gió rét căm căm, chúng tôi cũng phải phơi mình dưới trời để làm rẫy hay đi rừng. Chúng tôi chặt củi, chặt lồ ô, chẻ thành hom đem xuống các làng bán lấy tiền mua thực phẩm. Thời gian đầu, vì chưa quen nên tay anh em chúng tôi bị bọng nước, bị cắt khứa chằng chịt. Vết thương cương mủ, làm độc đau đến nổi các ngón tay không co vào được. Không cầm được chén đũa, chúng tôi phải kẹp chén vào giữa hai bàn tay, ngửa mặt lên trời mà húp thức ăn.


Nhờ có đói khổ, chúng tôi mới biết sung sướng khi tìm được những thứ có thể ăn được ở trong rừng, thấy hạnh phúc như thế nào khi cầm những củ khoai, củ mì do tự tay mình trồng ra.

Vì tuổi còn nhỏ và bận kiếm thức ăn, áo mặc nên anh em chúng tôi không có nhiều thời gian để nghĩ cuộc sống của mình đau khổ như thế nào và xem đó là chuyện bình thường. Nhưng những hôm bị bệnh sốt rét, nằm bẹp dí trong căn lều tranh hiu quạnh, tôi mới có thời gian suy ngẫm hoàn cảnh của anh em mình.


Sáng sớm trời lạnh, tôi nằm lặng nhìn ra màn sương mù bao trùm khắp nơi. Nhìn các em thức dậy, đi làm vệ sinh, mặc những bộ áo quần rách vào người, nhét mấy lát mì khô luộc, nắm bắp rang vào trong túi rồi vác dao rựa lên vai, đi vào rừng. Nhìn bóng dáng bé nhỏ các em lẫn vào màn sương trông thật tội nghiệp. Khi ấy tôi thấy thương cho mình và các em phải sống thiếu thốn, chịu khổ cực đến như vậy.


Sau khi nôn ra cả mật xanh, mật vàng, thân thể mệt mỏi rả rời, nước mắt tôi chợt chảy ra, tôi nghĩ thà anh em tôi sinh ra và lớn lên ở vùng rừng núi này thì cũng đành và đỡ băn khoăn nghĩ ngợi hơn về cuộc đời của mình. Trong khi tuổi thanh xuân của chúng tôi phải sống với những gian khổ và sự thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần trên vùng rừng núi hoang vu này thì chúng tôi biết ở một nơi nào đó, vẫn có những người thật là may mắn, có cuộc sống đầy đủ tiện nghi, sung sướng hơn rất nhiều so với mình ở đây.


Bệnh sốt rét làm lạnh đến nỗi dù đắp bao nhiêu là mền mà cũng không thể nào dừng người bớt run lên,  răng bớt lập cập. Rồi nhiệt độ tăng cao, đến cơn nóng sốt, mồ hôi đổ ròng ròng. Sau cơn sốt lạnh nóng, người thấy dễ chịu hơn và tôi rơi vào cơn ngủ chập chờn với những giấc mơ huyễn hoặc.

Sau cơn sốt tôi trở dậy ăn uống, rồi đi làm lại bình thường, nhưng nỗi buồn và những suy nghĩ khi bị bệnh vẫn còn ở lại trong đầu.



Sau gần 20 năm sống dưới chế độ Cộng sản, rồi điều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống đã đến với chúng tôi là được đi Mỹ, nhờ những năm tháng tù tội của cha. Ngày đi, mỗi người chúng tôi chỉ có vài bộ quần áo sờn rách làm hành trang để đi từ vùng “kinh tế mới” hoang dã đến một thế giới văn minh tiến bộ bậc nhất thế giới. Vì sao tôi viết, đang sống nghèo hèn bỗng nhiên trở nên giàu có còn hơn cả trúng số độc đắc? Bởi trúng số độc đắc mình chỉ có tiền, còn chúng tôi bỗng dưng được sống ở Mỹ, giàu cả vật chất và tinh thần.


Bây giờ ở Mỹ đã hơn 20 năm, nhưng khi nghe hay xem một bản nhạc được ghi nổi tiếng từ tháng năm nào, tôi thường nghĩ, năm đó mình đang ở đâu và đời mình như thế nào. Mỗi khi cầm viên thuốc hoặc chén cơm trắng lên, tôi lại nhớ đến hạt gạo khó kiếm và viên thuốc quý giá như thế nào khi còn sống vùng “kinh tế mới” ở Việt Nam.


Đôi lúc những kỷ niệm đau khổ hay hạnh phúc tưởng chừng đã rất xa xưa, bỗng dưng quay về, khơi gợi lại nhiều nỗi niềm buồn vui trong lòng tôi. Tôi muốn viết ra, lưu lại phần nào những ký ức, những suy nghĩ và cũng muốn được chia sẻ để cảm thấy ấm áp nếu có người đồng cảm với mình.


Một hôm, trên đường đi đến nhà ông bà ngoại xin gạo, bắp đem về ăn vì đói quá, chúng tôi được một mục sư Tin lành làm nghề bán kem cây dạo, đưa về nhà cho ăn cơm. Sau “giải phóng”, nhà của mục sư là một chòi tranh nép sau lưng nhà máy cưa, trên triền đồi nghiêng nghiêng khô cằn.

Mục sư kể cho vợ nghe hoàn cảnh của chúng tôi, rồi hối vợ nấu cơm. Dưới ngọn đèn dầu vàng vọt, vợ mục sư dọn lên bàn một nồi đầy cơm trắng và một dĩa cá kho. Mục sư cầu nguyện xong rồi bảo anh em tôi ăn cơm. Tôi mắc cỡ vì các em tôi xuýt xoa “ Cơm tinh, cá kho” và vừa thổi phì phì vừa ăn xì xụp. Anh em chúng tôi đói đến cầm chén cơm mà run cả tay, bụng sôi cào lên, tay gắp miếng cá kho rớt lên rớt xuống. Chưa bao giờ chúng tôi ăn ngon và nhiều đến thế.

Dọn dẹp chén bát xong, vợ chồng mục sư trải chiếu dưới nền nhà cho anh em chúng tôi ngủ. Vợ chồng mục sư và hai con nhỏ ngủ bên trong phòng ngủ được ngăn cách bằng một tấm ván mỏng. Nằm chừng vài tiếng đồng hồ chưa kịp ngủ, tôi thấy vợ chồng mục sư dậy, rón rén cầm đèn dầu đi ra nhà sau. Họ lôi ra nhiều ống tôn tròn, dài gấp đôi cán dao và một cái chậu nhôm lớn hình bầu dục, hai đầu túm lại, đáy hơi cong trông như một chiếc đò nhỏ đựng đầy nước muối. Vợ mục sư pha bột với đường nấu kem, mục sư kéo một bao tải đựng nước đá dưới đống mạt cưa ra, chặt nhỏ bỏ vào chậu nước muối hình bầu dục. Đợi nước kem nguội, hai vợ chồng mới chế vào những ống tôn tròn, hai đầu ống được bịt ni-lon, cột bằng dây thun. Sắp đầy những ống kem vào chậu nước muối trộn đá, hai người ngồi hai đầu kéo chậu nhôm lên xuống, qua lại khiến nước muối trộn đá và những ống kem chao đi đảo về liên tục.
Không biết đến bao giờ kem mới đông, nhìn cảnh vợ chồng mục sư gập lưng đung đưa chậu kem qua lại trong đêm, tiếng lục cục đều đều của những ống kem va vào nhau làm mắt tôi xụp xuống, trôi vào giấc mộng có hình dáng hai người níu kéo một chiếc thuyền kem.

Tôi giật mình thức giấc bởi tiếng ồn ào bên nhà máy cưa, trời đã sáng. Không thấy mục sư đâu, chắc đã dắt xe đạp đi bán kem. Anh em chúng tôi rửa mặt chuẩn bị ra ga xe lửa, vợ mục sư đưa cho tôi một gói cơm và hai cây tiền. Hai cây tiền là những đồng tiền tròn mười đồng bằng kẽm, cuộn tròn trong tờ giấy học trò. Vợ mục sư nói, các em mua vé tàu mà đi. Có lẽ vợ chồng mục sư đã cho chúng tôi số tiền để dành phải lâu lắm mới có. Tôi cám ơn rồi dẫn các em bước vội xuống đồi để ngăn những cảm xúc có thể trào ra trên mắt mình. Trên đường đi ra ga xe lửa, tôi vừa đi vừa nhìn quanh hy vọng sẽ thấy mục sư bán kem đâu đây để nói lời giã từ, nhưng không thấy. Đó là một trong những kỷ niệm nằm sâu trong ký ức, theo tôi suốt cuộc đời.


Tuy có nghĩ là sẽ không ai quan tâm các kỷ niệm của riêng mình, nhưng vì muốn mở rộng trái tim ra khỏi không gian riêng của mình và cũng để lưu lại phần nào những ký ức cho chính bản thân, nên tôi mạnh dạn viết ra. Như tôi đã viết trong một bài trước, “đa số những kỷ niệm của tôi ở Việt Nam là những kỷ niệm buồn, còn những kỷ niệm trên đất Mỹ thì ngược lại. Mặc dầu vậy, tôi lại thường nhớ đến những kỷ niệm ở Việt Nam hơn, có lẽ chúng đã có đủ thời gian để thấm nhập, bám chặt vào ký ức của tôi”, nay tôi xin kể thêm một kỷ niệm đã bám chặt vào ký ức của tôi.


Từ ngày nơi nơi đều vào hợp tác xã nông nghiệp, đến mùa gặt, anh em chúng tôi được dịp đi mót lúa. Trời mờ mờ sáng, cầm vài lát sắn khô luộc, ôm thúng rỗ tre, anh em chúng tôi đi hàng mấy cây số, xuống những cánh đồng của các hợp tác xã để mót lúa.

Không phải ngày mùa gặt lúa nào cũng như trong sách, nào ngày mới nắng lên rực rỡ, đồng lúa trĩu hạt vàng tươi, người gặt kẻ đập hát cười vang cả cánh đồng... nhưng thực tế có nhiều ngày gặt thật buồn thãm, bầu trời xám xịt, gió hây lạnh, mùa màng thất bát, đồng lúa hạt vàng chen nhiều hạt trắng. Anh em chúng tôi và nhiều người mót lúa, chẳng ai nghe thấy tiếng cười hát ở đâu. Mọi người cúi gầm mặt xuống tìm nhặt những bông lúa sót lại trên mặt ruộng đã gặt xong, mắt dáo dát trông chừng kiểm soát viên của hợp tác xã.


Vì các ban quản trị hợp tác xã không muốn sai chính sách, không muốn bộ mặt “ Ăn nên làm ra ” của hợp tác xã bị hoen mờ bởi những con mót và cũng để dành lúa rơi rớt nuôi đàn vịt của hợp tác xã nên họ cấm mót lúa. Hợp tác xã ra lịnh nếu xã viên hay con em xã viên đi mót lúa bị bắt thì một phạt thành mười, sẽ trừ vào công điểm nên nhiều người ở hợp tác xã này đi qua hợp tác xã khác mót lúa vì khi bị bắt chỉ bị tịch thu lúa chứ không bị trừ công điểm. Ngược lại, ban quản trị hợp tác xã khuyến khích kiểm soát viên nào bắt được con mót thì một thưởng thành mười, nên các kiểm soát rất tích cực trong việc rình mò, rượt bắt bọn con mót chúng tôi.


Chúng tôi phải chạy đua bì bõm trên ruộng sình lầy dành ăn với đàn vịt, chậm chân để đàn vịt đi qua trước thì một hạt cũng không còn chứ đừng nói gì một nhánh lúa rơi. Chúng tôi cắp rổ bên hông, chạy trốn mấy kiểm soát viên đang la hét vang khắp cánh đồng. Trên đồng trống, chúng tôi luôn giữ một khoãng cách an toàn với kiểm soát viên. Như mèo với chuột, nếu họ đi từ từ tới, chúng tôi lui từ từ, nếu họ rượt chúng tôi chạy. Con mót thì đông, kiểm soát viên chỉ vài người nên người nào xui lắm mới bị họ bắt.


Chiều đến, khi tất cả xã viên gặt lúa đã ra về hết, dù lạnh cóng anh em chúng tôi vẫn tha thẩn như những cái bóng trên cánh đồng, tìm bắt ốc bưu, hái rau dại trên bùn lầy đầy dấu chân. Khi không còn nhìn thấy bàn tay, bàn chân, chúng tôi mới băng đồng về để tránh những kiểm soát viên rình rập, núp trong các bụi rậm trên đường đi. Chúng tôi đã từng bị rình bắt như vậy, tha hồ khóc lóc, xin xỏ mà vẫn bị tịch thu cả thúng lẫn lúa.


Sau nhiều ngày mót lúa, chúng tôi đạp lúa, sàn sẩy, phơi khô cũng được hơn chục ký lúa. Năm nào cũng vậy, ngày đầu giã gạo nấu cơm, chúng tôi tạm quên thói hà tiện, nấu một nồi cơm không độn một thứ gì, chúng tôi gọi đó “cơm tinh”. Thời ngăn sông cấm chợ, cả năm chỉ ăn rau lá, khoai sắn dính vài hạt cơm mà cũng không có đủ, nay tay bưng chén cơm nóng trắng muốt, anh em tôi mhìn nhau, không thể tả hết được cảm xúc lúc ấy. Từng hạt, từng nhánh lúa rơi vương vãi trên ruộng đồng, góp nhặt thành chén cơm trắng tinh. Mùi cơm nóng bốc lên mũi đánh tan mùi bùn lầy, mùi tanh của máu bị đỉa cắn, xóa đi hình ảnh những ngày lạnh lẽo chạy lúp xúp trên cánh đồng. Ăn hạt cơm mềm, thật ngon, dù ăn với nước mắm nấu lại, loại nước mắm từ ba muỗng nước mắm nấu với một lít nước lạnh, vài giọt nước màu và nữa chén muối hột. Một năm chúng tôi chỉ có vài lần được ăn chén cơm không độn một thứ gì như vậy mà thôi.



Ở Mỹ, anh em chúng tôi vẫn giữ truyền thống gia đình như khi cha còn sống là gặp nhau trong những ngày lễ của gia đình, cũng như những ngày lễ lớn của nước Mỹ. Vì mỗi người đều có những công việc riêng, dành nhiều thời gian làm việc để có cuộc sống ổn định và cũng vì có vài người em lấy chồng, cưới vợ ở xa nên việc gặp nhau đầy đủ trong những ngày lễ là một điều khó khăn.


Ngay cả một gia đình nhỏ muốn ngồi ăn chung với nhau cũng không dễ, vì cả vợ lẫn chồng đều phải đi làm, mà hãng xưởng lại cách xa nhau, thời gian làm thì chênh lệch, còn con cái cũng phải đi học, đi làm thêm... Thường thì cả gia đình chỉ có thể ngồi quây quần bên mâm cơm trong dịp cuối tuần hay những ngày lễ lớn được nghỉ làm việc.


Tuy khó khăn để có những buổi họp mặt với nhau như vậy, nhưng anh em chúng tôi vẫn cố gắng thực hiện những buổi sum vầy bên nhau, để anh em, con cháu được gắn kết tình thân ái với nhau hơn. Trong những bữa cơm gia đình đó, chúng tôi chia sẻ với nhau những sung sướng, vất vả, vướng mắc của mỗi người ở trên đất Mỹ này và ôn lại những năm tháng khó khăn trong cuộc đời của mình ở Việt Nam.


Chúng tôi rất trân trọng từng giây phút bên nhau. Chúng tôi dùng thời gian sum họp, quây quần ăn uống bên nhau để hồi tưởng lại những tháng ngày quá khứ khổ cực, để nhắc nhở nhau biết trân quý cuộc sống tương đối ổn định, no ấm mà mình đang có. Nhất là để con cháu sinh ra ở đây, nay lớn lên, đang học, đã ra trường đi làm hay đang phục vụ trong quân đội, biết đất nước này đã cưu mang, giúp đỡ gia đình mình từ những ngày mới nhập cư như thế nào.


Chúng tôi thường hay kể lại với nhau về khoảng thời gian nỗ lực học hành, cần cù làm việc của mình để có cuộc sống ổn định và cũng nhắc lại thời kỳ đói khổ để thấy mình bây giờ đã giàu có như thế nào. Tôi tự nhận mình giàu, vì tôi hài lòng với những gì mình đang có, vì tôi có cố gắng kiếm bao nhiêu là tiền, nhưng không cảm thấy mình giàu thì mình vẫn nghèo.


Tôi tự tin cho rằng mình giàu có vì tôi đang so sánh cuộc sống hiện tại của mình với những người nghèo về nhiều mặt, thiếu thốn của cải vật chất cũng như tinh thần ở những nơi khác.

Chắc chẳng bao giờ tôi thấy hoặc cảm nhận được sự đói khổ thực sự của người khác là như thế nào, nếu cuộc đời tôi chưa từng cùng kiệt. Khi xem trên TV hay trên báo chí các hình ảnh những thân xác gầy ốm, da bọc xương, đói rách dành nhau những miếng nhỏ thức ăn thì tôi có thể tưởng tượng ra họ đói và sống khổ cực tới mức nào.


Vì tôi đã được nhiều ân nhân, những người không sống dựa trên mối quan hệ giá trị vật chất, giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn nên tôi không chỉ định giá giàu nghèo qua mỗi vật chất mà tôi còn định giá giữa giàu và nghèo qua lòng nhân hậu và sự quảng đại. Chính các ân nhân, những người sống với tình yêu thương giản dị, chân tình đã giúp tôi giữ được niềm hy vọng trong lòng, nhờ đó mà tôi tự tin để vượt qua những khó khăn trong đời.

Tuy nhìn lên tôi không bằng ai, nhưng nhìn lại quá khứ và nhìn xuống nhiều người, tôi phải cảm tạ ơn trên đã cho tôi quá nhiều may mắn và tôi cảm thấy mình giàu có quá rồi.


Cho đến bây giờ, sống nơi đất khách quê người đã hơn hai mươi năm mấy qua, vật đổi sao dời, số phần mỗi người anh em chúng tôi đã khác, nhưng mỗi lần anh em sum họp ăn cơm chung, bưng chén cơm lên tôi lại nhớ những chuyện xưa cũ.
Những kỷ niệm xưa cũ ấy luôn âm thầm len lỏi ở trong lòng tôi, những kỷ niệm mà không có tiếng cười nói lao xao sum họp như bây giờ. Những kỷ niệm cúng giỗ mẹ chỉ bằng những trái cây hái trong rừng và nén hương là lòng lặng lẽ trong đêm, cầu xin Thiên Chúa đưa linh hồn mẹ về trời. Những kỷ niệm dành giụm tiền, với những bao khoai sắn khô làm quà thăm nuôi để đi thăm cha ở tù ngoài miền Bắc. Những kỷ niệm đón Tết, thay tiếng pháo bằng tiếng gõ vào nồi niêu, thúng rỗ để mong xua tan buồn bã đượm đẫm cuộc sống nơi rừng sâu, chốn hẻo lánh buồn thiu. Ngày đầu năm, anh em chúng tôi xuống làng, đến những nhà có đốt pháo để xem. Các em tôi ngây ngô hốt những xác pháo đỏ hồng trước sân nhà người ta, đem về rải đều trước hiên nhà mình để cầu may mắn và mong quên được những ngậm ngùi của một năm đã qua...

Niềm vui trong những buổi họp mặt của anh em là kể cho nhau nghe những ngày xa xưa khi còn cha mẹ hạnh phúc, khi ấy trong nhà có đầy đủ mọi thứ. Kể lại chỉ để níu kéo, cố tìm lại những ngày của tuổi ấu thơ sum vầy đã qua mà bây giờ chẳng bao giờ còn có được. Cứ mỗi lần họp mặt, chúng tôi lại kể cho nhau nghe những chuyện cũ, thời mới lớn, tuổi thanh xuân bỗng dưng đã phải khắc khoải, sống lạc lõng giữa rừng xanh.
Để không làm nỗi mừng vui của những buổi sum họp trên quê hương mới này vơi đi, anh em chúng tôi đã dặn nhau, thôi nhắc chuyện xưa và đừng kể một thời đã qua nữa, nhưng khi mở rượu ra, câu chuyện loanh quanh một hồi rồi những kỷ niệm cũ kỹ vẫn lãng đãng quay về trong lòng mỗi người. Có lẽ, lòng chúng tôi đã già!


Phước An Thy


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Mar/2024 lúc 1:05pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Ngày hôm qua lúc 12:37pm

Bản Án Chung Thân - Nhà văn Phương Lan - Video Youtube: Trần Ngọc A. <<<<<<

Bản%20Án%20Chung%20Thân%20-%20Nhà%20văn%20Phương%20Lan%20-%20Video%20Youtube:%20Trần%20Ngọc%20A.%20-%20%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - Ngày hôm qua lúc 12:38pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.429 seconds.