Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: ÁO DÀI ĐẤT VIỆT Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: ÁO DÀI ĐẤT VIỆT
    Gởi ngày: 17/Jul/2008 lúc 10:02pm
Một trăm độ
ngày: 20:36 23-04-2008
 



Chưa có ai khẳng định được áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào, nhưng trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt. Có thể điểm qua một số thời kỳ được coi là "dấu ấn" trong quá trình hình thành và phát triển của chiếc áo dài.

1885-1915

Thế kỷ XVII - XVIII

Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc do năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng Vương đã bắt quan dân Thuận Quảng phải mặc lễ phục lấy mẫu từ sách Tam Tài Đồ Hội của nhà Minh, Trung Quốc. Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này mới mang ảnh hưởng của phương Bắc.


ao%20dai_article.jpg


Trong khi đó, từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi tiếng, viết và minh họa về y phục Trung Hoa từ đời Xuân Thu cho đến những năm đầu Dân Quốc (1920), không thấy đả động gì đến bì bào (áo mặc sát vào da). Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc, thường gọi là áo sường xám, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện từ Trùng Khánh và Thượng Hải trong thập niên 1930.

Trong quyển sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt... Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa... để tóc dài và vấn khăn như đàn bà".

Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt cổ xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.

Thế kỷ XIX - XX

Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.

Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.

http://www.mottramdo.com:81/images/aodai/aodaibaodai.jpg


Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ.

http://www.vietnammelody.com/LibraryFolder/AodaiVietNam3.jpg


Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp.

Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.

Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.



hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2008 lúc 10:04pm
(tiếp theo)
Những cách tân đầu tiên

Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người.
http://www.mottramdo.com:81/images/aodai/ao-dai-trang-08-2.jpg

Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.



Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60. Vì nịt ngực ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài bắt đầu được may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên hở cạp quần. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền.

The%20image%20%20%20“http://www.mottramdo.com:81/images/aodai/bango_1.JPG”%20cannot%20be%20displayed,%20%20%20because%20it%20contains%20errors.


Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp.




Năm 1975, đất nước thống nhất, điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn nên áo dài có phần đơn giản hơn. Nhưng đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè quốc tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Năm 1989, báo Phụ Nữ tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Áo dài đầu tiên. Sáu năm sau, tà áo dài xanh thướt tha đã đưa Việt Nam tới danh hiệu "Trang phục truyền thống đẹp nhất" tại Tokyo, Nhật Bản.



Không những thế, áo dài còn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thiết kế trên khắp thế giới. Sau bộ phim “Indochine” and “The Lover” (1992), dàn dựng trong thời kỳ thực dân Pháp, Ralph Lauren, Richard Tyler, Claude Montana, và Giorgio Armani đều cho ra mắt những bộ sưu tập mang hơi hướng của áo dài Việt.








“Áo trắng đơn sơ,
mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến,
mắt như lòng.”


Các nhà thiết kế đương đại thường "thí nghiệm" với các loại vải mới , các motif lạ mắt, các hoa văn của người dân tộc thiểu số hoặc thay đổi đường may nét cắt bằng cách mở rộng cổ, bớt tay áo hoặc thay tà trước bằng những chất liệu mềm mại hơn. Chiếc quần trắng ngày nào là mốt giờ đã nhường chỗ cho quần đồng màu hoặc ngược hẳn với áo.














Ngày nay, áo dài vừa là đồng phục duyên dáng của nữ sinh cấp 3,


là hình ảnh của người tiếp viên hàng không Vietnam Airlines lại
vừa là trang phục lễ Tết, hội hè.

Aj7_01

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2008 lúc 10:05pm
.
(tiếp theo)
 
Nhiều nhà tạo mẫu áo cưới có xu hướng kết hợp giữa áo cưới hiện đại với chiếc áo dài dân tộc.
 
Với hai chất liệu tơ tằm và voan, chiếc áo dài cưới dân tộc được cách điệu vừa tạo nét duyên dáng cho cô dâu vừa tạo vẻ mềm mại, mỏng manh. Cách điệu lớn nhất của chiếc áo dài cưới được thể hiện ở vạt áo (vạt mỏng, mềm hơn) và nơi cổ áo. Nhìn chung kiểu dáng chính của chiếc áo dài cưới là chiếc áo dài dân tộc nhẹ nhàng nhưng cầu kỳ hơn một chút nơi tà áo, cổ áo và gấu quần.


Thi hoa hậu, thi người đẹp không thể thiếu áo dài.

The%20image%20%20%20“http://www.mottramdo.com:81/images/aodai/vtc_150889_hoa-hau-ao-dai.jpg”%20cannot%20%20%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.



Một số hình ảnh của Mai Phương Thuý trong DVD “Hoa đồng nội”:












Áo dài nữ thướt tha được bạn bè quốc tế đón nhận nồng nhiệt.



hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2008 lúc 10:06pm
(tiếp theo)
 
Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ Chile, Hoa hậu Phillippines và Singapore rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài, chiếc nón lá Việt tại Sài Gòn. Các người đẹp mang đến thông điệp về một môi trường sống xanh, sạch và bền vững.

Miss Earth Hil Hermandez giơ cao nón lá vẫy chào khán giả hâm mộ.


Ba hoa hậu đến từ ba nước làm duyên trước ống kính với áo dài và nón lá Việt Nam.

Miss Singapore và Miss Philiipines làm duyên với nón lá Việt Nam.


Áo dài nam còn vinh dự được làm trang phục của các nguyên thủ quốc gia


Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác.






http://www.mottramdo.com:81/images/aodai/ao-dai-trang-04-2.jpg


Thế giới chỉ từng biết Việt Nam qua chiến tranh. Nhưng khi hàng triệu người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo dài truyền thống. Trên khắp thế giới, áo dài "tung bay tà áo quê hương" là không thể thiếu trong các lễ hội của người Việt như Tết, Quốc Khánh, 8-3 và càng được phổ biến rộng hơn khi các nhà tạo mẫu biến chiếc áo hai tà thành thời trang.







Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 17/Jul/2008 lúc 10:06pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2008 lúc 10:19pm

Thương lắm tà áo dài Việt Nam

Tất cả 80 gương mặt thí sinh đều tỏ vẻ thích thú, trầm trồ thán phục về cái đẹp thuần Việt của tà áo dài bay bay trong gió. Ôi! Sao mà hãnh diện và hạnh phúc quá. Hạnh phúc vì được một lần trong đời được tận mắt trông thấy những người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới. (Nguyễn Thế Trọng)

Từ khi còn bé, tôi đã luôn mơ ước sẽ có một ngày thấy hình ảnh đất nước Việt Nam thân yêu được mọi người trên thế giới biết đến với những phong cảnh đẹp, con người thân thiện, thiên nhiên thanh bình và hình ảnh chiếc áo dài dân tộc Việt Nam.

Có vẻ cái ý nghĩ đó thật là ngây thơ và có vẻ hơi quá lãng mạn nếu nghe qua. Nhưng điều ước nhỏ nhoi từ thuở còn bé của tôi đã trờ thành sự thật khi tôi biết rằng áo dài thướt tha của Việt Nam đã được 80 hoa hậu khoác lên người trong đêm trình diễn Duyên dáng áo dài, nằm trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2008 mà Việt Nam là quốc gia đăng cai.

Khi nghe tin Việt Nam đăng cai tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ thì tôi cũng bất ngờ. Cảm xúc bồi hồi xúc động đó vẫn còn trong tim tôi. Nhưng giờ đây trong con tim tôi và hơn 85 triệu con tim khác đang cùng háo hức trong cảm xúc tự hào và hãnh diện. Từ nay, bạn bè quốc tế sẽ không còn ám ảnh về một Việt Nam tang thương, ngập chìm trong chiến tranh, đau khổ nữa mà sẽ là một Việt Nam hạnh phúc, yên bình cùng một nền văn hóa giàu bản sắc độc đáo, đặc biệt là chiếc áo dài. Và khi được biết các hoa hậu sẽ mặc áo dài Việt Nam thì tôi đã quyết chí mua bằng được một tấm vé dù là hạng trung để được xem hoa hậu các nước bước đi dịu dàng, khoan thai trong tà áo dài thân thương thì cũng đủ mãn nguyện lắm rồi.

Mỗi thí sinh đại diện cho một quốc gia, một dân tộc nhưng khi khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam thì tất cả đều toát lên sự kiêu sa, quý phái và quyến rũ nhưng vẫn kín đáo, e ấp, nữ tính tựa như hình ảnh hoa sen và người phụ nữ Việt Nam hiền hậu, nết na. Tất cả 80 gương mặt thí sinh đều tỏ vẻ thích thú, trầm trồ thán phục về cái đẹp thuần Việt của tà áo dài bay bay trong gió. Ôi! Sao mà hãnh diện và hạnh phúc quá. Hạnh phúc vì được một lần trong đời được tận mắt trông thấy những người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới. Hãnh diện vì hai tiếng "Việt Nam".

Tôi đã rất quen thuộc với hình ảnh phụ nữ Việt Nam tóc đen dài thướt tha đi trên phố với tà áo dài. Khi thấy hoa hậu các nước thì mỗi người mỗi vẻ, mỗi một làn da, một màu tóc khác nhau thì trông thật là thú vị và lạ mắt lắm chứ!

Đầu tiên
hoa hậu Albania với dáng người dong dỏng cao cùng mái tóc vàng óng bới cao, gương mặt lạnh lùng. Trong đêm thi hôm đó, cô hoàn toàn làm tôi ngạc nhiên, cứ ngỡ là nữ minh tinh Hollywood nổi tiếng của thập niên 1950 là Marilyn Monroe đang bước đi nhẹ nhàng trên sân khấu. Hoa hậu Kosovo, Serbia còn gây ngạc nhiên hơn nữa. Tôi phải thốt lên rằng: "Ồ! Angelina Jolie trở lại Việt nam rồi kìa!". Đúng vậy, hoa hậu Kosovo, Serbia thật sự kiêu sa trong từng bước đi khi đang mặc trang phục quốc hồn quốc túy của Việt Nam.

Đến từ đất nước Colombia cuồng nhiệt, đầy màu sắc,
Taliana Vargas có một gương mặt không phải là quá xinh đẹp nhưng cực kỳ dễ thương, nữ tính và tươi vui, như nụ hoa lan rừng mới nở trong ánh nắng ban mai của vùng rừng nhiệt đới. Tà áo dài màu trắng ôm sát những đường cong cơ thể tuyệt mỹ của cô càng làm cho cô thêm gợi cảm mà vẫn có phần nhẹ nhàng, không quá phô trương. Rất thoải mái và hồn nhiên, đó là những từ thích hợp nhất để nói cô gái Latin này.

Đến lượt hoa hậu Ấn Độ, một trong những thí sinh mặc áo dài đẹp nhất thì không còn gì để chê. Trong tà áo màu đen có thêu hoa văn sặc sỡ, cô lộng lẫy nhưng vẫn giữ nét huyền bí như công chúa Scheherazade của truyện Nghìn Lẻ Một Đêm. Gam màu đen của tà áo càng làm nổi bật làn da trắng mịn như sữa của cô và gương mặt đẹp tựa một đóa hoa dạ lý hương, tỏa hương thêm trong màn đêm sâu thẫm.

Thí sinh Kazakhstan có gương mặt nửa Á nửa Âu cũng làm cho nhiều khán giả phải chú ý. Cô đã thực sự làm cho con tim tôi rung động vì vẻ đẹp dịu hiền, ngây thơ như những làn gió dịu mát của vùng thảo nguyên Trung Á mênh mông, xanh tươi và yên bình tựa như gương mặt dễ thương của cô gái có một tình yêu thương bao la dành cho các trẻ em tại các làng SOS. Mặc trên người chiếc áo dài đen cách điệu cổ thuyền và tay áo được kết cườm thì quả thật đã làm cho cô gái Trung Á có làn da bánh mật càng thêm kiều diễm như một nàng công chúa nhân hậu bước ra từ trong chuyện cổ tích.

Năm nay, hoa hậu của vương quốc chùa vàng Thái Lan chắc hẳn là một trong những thí sinh châu Á nổi bật nhất khi sở hữu một nhan sắc vừa cổ điển của người con gái Á Đông, mà vẫn trẻ trung, hiện đại như một viên hồng ngọc. Diện trên người một bộ áo dài màu xanh cốm, kết cườm, màn trình diễn của cô đã mang lại một làn gió sảng khoái, tươi mới cho người xem.

Càng về sau thì không khí càng nóng lên với sự xuất hiện của ứng cử viên sáng giá cho vương miện Hoa hậu Hoàn vũ năm nay - cô Dayana Mendoza đến từ đất nước của các hoa hậu: Venezuela. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong cuộc đời cô được khoác lên mình chiếc áo dài. Phải chăng vì vậy mà cô là thí sinh duy nhất bị trượt chân, nhưng rất may là không bị một cú té đau như năm ngoái của Rachel Smith (á hậu 4 HHHV 2007). Phong cách trình diễn của cô tuyệt vời như của một siêu mẫu nổi tiếng, khi cô vẫn giữ được nụ cười tươi trên môi dù suýt bị ngã. Cô sở hữu một gương mặt tuyệt đẹp với mái tóc nâu bồng bềnh như sóng biển vỗ bờ, đôi mắt xanh thẳm như ngọc lục bảo, chiếc mũi dọc dừa quý phái, đôi môi mọng đẹp như quả anh đào vừa chín tới và đặc biệt là một nụ cười rạng ngời như ánh sánh bình minh của mùa xuân đã làm cho biết bao người phải say đắm ngắm nhìn, cuốn hút đến lạ kỳ. Không còn từ ngữ nào để có thể diễn tả hết được vẻ đẹp hiếm thấy của cô gái có thân hình bốc lửa đến từ vùng Amazon này!

Giây phút mong chờ nhất cũng đã đến. Nguyễn Thùy Lâm bước ra trong tà áo dài màu trắng tinh khôi giản dị như một cô nữ sinh ngây thơ, trong trắng như tính cách của người con gái Việt Nam là nết na, thùy mị. Cô nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả các khán giả có mặt trong khán phòng của Nhà hát Hòa Bình (Sài Gòn) đêm hôm đó. Dáng người be bé xinh xinh không làm cô bị chìm giữa một rừng người đẹp quốc tế bởi vì một lẽ: cô là người Việt Nam nên mới thể hiện được đầy đủ hết cái hồn và cái tinh túy nhất trong chiếc áo dài của dân tộc Việt Nam.

80 hoa hậu mỗi người mỗi vẻ, mỗi sắc thái khác nhau như một vườn hoa đủ màu, đủ sắc đồng loạt bước ra sân khấu trong những giai điệu nhẹ nhàng đã tạo nên một cảnh tượng hết sức lộng lẫy. Mọi người đều chăm chú lắng nghe tên 5 thí sinh cao điểm nhất. Và người chiến thắng là...
hoa hậu Venezuela. Cả khán phòng vỗ tay, hoan hô nhiệt liệt để chúc mừng cho chiến thắng hoàn toàn xứng đáng của thí sinh đầy bản lĩnh và cá tính này. Nhưng trong mắt tôi thì tất cả 80 hoa hậu đều là người chiến thắng vì họ đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến với hàng triệu người trên thế giới và làm họ hiểu sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc cùng nền văn hóa đầy bản sắc của Việt Nam. Và nhờ vậy cũng đã làm cho tất cả những người mang dòng máu Lạc Hồng càng thêm tin yêu và hãnh diện vì được sinh ra trên đất nước mang hình chữ S bên bờ biển Đông, uyển chuyển mà mạnh mẽ tựa như dáng dấp con rồng đang vươn mình bay lên hội nhập cùng thế giới.

Nguyễn Thế Trọng

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2008 lúc 10:21pm

Lê Hồng Phượng, Hoa Hậu Áo Dài Bắc California 2007

Published July 22nd, 2007

Cuộc thi Hoa Hậu Bắc Cali lần thứ 20 năm 2007 lại một lần nữa mang đến cho miền Bắc Cali một người đẹp. Tuy nhiên điều đáng nói đến trong các cuộc thi hoa hậu những năm gần đây là việc tuyển chọn một người đẹp không chưa đủ, mà càng ngày tiêu chuẩn để lựa chọn với những đòi hỏi ngày càng cao. Ban giám khảo không những chấm một người đẹp về sắc vóc mà phải là một thiếu nữ có tài năng và trí tuệ. Trải qua những đợt tranh tài cam go và đầy thử thách đó, người thiếu nữ xứng đáng nhất để được trao vương miện năm nay là cô gái mang tên Rosalyn - Lê Hồng Phượng hiện là sinh viên năm cuối, sắp sửa hoàn tất văn bằng Tiến sĩ Dược khoa và Tiến sĩ Sinh hóa.

Vượt qua các người đẹp cùng trang lứa, Hồng Phượng đã mang về cho mình vinh dự là người đẹp nhất miền Bắc Cali năm nay. Trong giây phút đăng quang, với nụ cười tươi thắm, rạng rỡ . Nét đẹp của Hồng Phượng là nét đẹp tự tin và đầy nghị lực ở một người thiếu nữ biết mình sẽ thành công. Sau khi đoạt vương miện, Hồng Phượng đã tổ chức một đêm dạ vũ gây quỹ học bỗng giúp cho các sinh viên nghèo. Ngoài ra cô cũng còn tham gia vào các hoạt động từ thiện khác. Cô tỏ ra mình là một thiếu nữ đầy năng động, với cách nhìn và lối suy nghĩ của tuổi trẻ thích dấn thân.
 
Chúng ta có thể kỳ vọng ở những lớp trẻ như Hồng Phượng để tin rằng các em có thể làm những điều tốt đẹp mang lại vinh dự cho cộng đồng. Trong mục “Mỗi tuần một gương mặt” Tuần báo Phụ Nữ Cali muốn giới thiệu đến độc giả, nhất là những độc giả trẻ tuổi, gương mặt của hoa hậu Bắc Cali 2007 để chúng ta có thể hiểu được tâm tư, cùng những suy nghĩ của cô qua phần phỏng vấn sau đây:


PNCL: Mở đầu cho buổi phỏng vấn hôm nay, em có thể cho quý độc giả của PNCL biết sơ qua về em.
Lê Hồng Phượng:
Em tên là Rosalynn Lê Hồng Phượng, hiện là sinh viên năm cuối trong học trình ban Tiến Sĩ Dược Khoa và Tiến Sĩ Sinh Hóa (PharmD và Ph.D. Medicinal Chemistry).

PNCL: Lý do nào thúc đẩy em tham gia vào cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Bắc California?
Lê Hồng Phượng:
Là môt ngươời con gái, ai cũng mơ ước một cái danh dự nào đó đến với mình. Từ nơi hoọc vấn, từ mọi công việc nhân ái xã hội dù là góp vào một bàn tay nhỏ bé. Vì lẽ đó tâm tư em đã thôi thúc và vì thế em đã ghi danh và đã được đăng quang đường vào vương miện của Bắc California năm 2007. Từ nơi đây đã mở ngõ lối vào cho môảt tân Hoa Hậu với lối nhìn hẵn đã khác những ngày trước rất nhiều. Em chợt nghĩ dù là một cánh con chim én không mang lại được môảt mùa Xuân, nhưng không có cánh én đó thì mùa Xuân sẽ không bao giờ đến!

PNCL: Cuộc sống của em thay đổi ra sao trước và sau khi trở thành Hoa Hậu?
Lê Hồng Phượng:
Như trên em đã nói: cuôảc sống con người không phải là một giòng sông êm đềm mà đôi lúc cũng phải có sóng to gió lớn cho nên cuộc sống giòng đời cũng vậy thôi. Người giàu có, phải có kẻ nghèo hèn. Người tài cao học rôảng thì cũng có nhiều người thiếu mạnh áo, chén cơm, lam lũ cực nhọc làm sao để có thời gian cắp sách đến trường. Kẻ khoẻ mạnh thì nhìn lại quanh mình biết bao trẻ thơ tàn phế, bao nhiêu người bệnh hoạn… Phận mình được như thế này nở nào không dang rộng đôi cánh tay ra giúp đời, giúp người…

PNCL: Em có dự tính gì cho tương lai?
Lê Hồng Phượng:
Nói đến dự tính cho tương lai? Thưa quý vị, nói đến một tương lai ai mà không muốn tạo cho mình một vị trí, môảt thế đứng trong xã hội. Bao nhiêu năm dài miệt mài đèn sách, trên ghế nhà trường, người học trò nào đó cũng đều đồng quan điểm như em thôi!

PNCL: Đối với em, điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống?
Lê Hồng Phượng:
Nói đến sự quan trọng nhất trong cuộc đời con người bao giờ cũng phải được chia ra làm hai phần, một là gia đình và hai là xã hội. Các người xưa đã nói đến điều mà chúng ta phải suy nghĩ, đó là: Tề gia, Trị Quốc rồi mới đến Bình Thiên Hạ được.

PNCL: Ai là thần tượng của em?
Lê Hồng Phượng:
Còn hỏi em về “thần tượng” nào em thích và được ca tụng? Thưa quý Anh Chị, còn thần tượng nào trên đời này bằng câu:
“Nước biển Đông không đong đầy Tình Mẹ,
Mây Trời lồng lộng không phủ kín công Cha.”
Còn nói đến xã hội, em không quên lịch sử nước nhà, các Tổ Tiên, các danh tướng đã một thời đuổi giặc ngoại xâm để giữ nước và kiên quốc.
Còn nói đến các bậc Anh Thư thì chắc em không thể quên được như Hai Bà Trưng, Triệu Ẩu… Là những danh tướng lưu truyền tới ngày nay và mãi mãi.
Nếu nói truyện xưa thì cũng phải nhớ truyện nay. Bây giờ ta còn được thấy hai người đàn bà trên đất nước Hoa Kỳ đó là Chủ Tịch Hạ Viện là bà Nancy Pelosi và Thượng Nghị Sĩ bà Hilary Clinton đang là một Thượng Nghị Sĩ sáng giá tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ vào năm 2008. Chả là đáng phục lắm sao!
PNCL: Trong tất cả các món ăn Việt Nam, em thích ăn món gì nhất và em có biết nấu ăn không?
Lê Hồng Phượng:
Về ăn uống, tuy em sinh tại Mỹ nhưng ở nhà mẹ cho ăn những món ăn thuần tuý quê hương, nói chung món ăn Việt Nam món nào em cũng ăn được hết, còn nói thích nhất thì dĩ nhiên là Phở, Bún Riêu, Bún Bò Huế, Nem Nướng, Chả Giò..v.v..
Còn em biết nấu ăn? Thật ra người con gái Việt Nam bất cứ ai cũng phải biết nấu nướng. Không phải là thuần thục nhưng cũng phải nấu được gì cho mình và phụ giúp cho mẹ mỗi khi có những party gia đình. Hơn nữa Em ở riêng để theo học xa nhà đã 8 năm qua nên điều tiên quyết là phải biết nấu ăn trước đã!

PNCL: Điều gì khiến em cảm thấy hãnh diện nhất về bản thân mình?
Lê Hồng Phượng:
Chắc chắn một điều là em đã tự nguyện và tự mãn cho chính bản thân em về mọi mặt: Học vấn em da94 đi gần hết đoạn đường dài hun hút. Mà trên khúc đường đã đi qua biết bao là chông gai khốn khó:
“Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong!”
Về xã hội, em đã không quản ngại cùng phài đoàn sinh Hóa nhà trường về Việt Nam để quan sát và lập một trường trình từ Nam ra Trung và miền Bắc để có cơ hội nào đó thuận tiện xin lên phái đoàn một sự giú đỡ các trẻ em phế tật, các vị thành niên sa đọa và bệnh hoạn thế kỷ.v.v. (vì em đang là một nghiên cứu viên về H.I.V. trong tập luận án của em về vấn đề này).
Khi được đăng quang Hoa hậu, em đã dành rất nhiều thì giờ cho việc săn sóc và gây quỹ cho hầu hết các trẻ em mồ côi phế tật tại San Jose cùng cung cấp học bổng (scholarship cho học trò nghèo).
Như trên em đã nói “cánh én không đem lại một mùa Xuân nhưng trước khi có mùa Xuân thì cũng phài có cánh én đem đến!!!”)

PNCL: Có điều gì về em chưa ai được biết đến mà em muốn “bật mí” ra ở đây không?
Lê Hồng Phuượng:
Nếu hỏi cái gì của em mà chưa ai được biết đến thì có lẽ đúng và cũng có thể là không đúng. Điều tiên quyết của em là muốn tạo một tập thể đoàn kết, một xã hội công bằng trong tình thương yêu đồng loại. Có thể đó là một điều mà mọi người chưa nghĩ đến chăng??? Không phải em mang trên đôi vai chiếc vương miện đăng quang để…mua vui cho thân mình và để trầm trồ cho mọi người. Không phải thế đâu thưa quý Anh Chị!!!

PNCL: Chúc em thật nhiều thành công trong tương lai và có thật nhiều sức khoẻ cũng như ý chí để thực hiện những hoài bão của mình. Cám ơn Hồng Phượng đã dành cho PNCL cuộc phỏng vấn hôm nay.

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2012 lúc 5:13pm

Chiếc áo dài, một thách thức đối với cụ Khổng
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
Nay thì...
 
 
 
Chỉ thích mỏng...
 
Nội y phải đen mới là... sành điệu (?)
 
 
Những tà áo dài cách điệu...
 
 
Mỗi năm mỗi thêm cách điệu...
Cách
 
đến như mấy cô này thì...
 
Hết ý...
 


 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 26/Dec/2012 lúc 9:47pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/May/2013 lúc 9:30pm

Áo dài xưa và nay những ngộ nhận...(phần 1)

TS NGUYỄN THỊ CHÂN QUỲNH (Paris)



Họa sĩ Cát Tường có phải là cha đẻ ra chiếc áo dài hiện đại ?

Năm 2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt bài khẳng định ông Cát Tường - Lemur (1911- 46) là "cha đẻ ra chiếc áo dài hiện nay", "chính ông là người đầu tiên đã biến chiếc áo tứ thân thành áo hai vạt" và "trước đó phụ nữ Việt Nam đều mặc áo tứ thân"... tôi sững sờ. Rõ ràng mẹ tôi (sinh năm 1900) và bà ngoại, bà nội tôi đều chưa bao giờ xỏ tay vào chiếc áo tứ thân, toàn mặc áo hai vạt, mà mãi đến 1934 ông Cát Tường mới đưa ra "bản tuyên ngôn" về vấn đề cải cách y phục, nói rõ quan niệm căn bản của ông trong báo Phong Hóa. Ngoài ra, trong tay tôi ngay lúc ấy còn có mấy bằng chứng cho thấy áo dài hai vạt đã xuất hiện từ trước năm 1934:

- Ảnh năm 1922 của Busy, đen trắng, chụp một thiếu nữ đóng vai quân cờ người ở vùng phụ cận Hà Nội (tôi đã cho in lại trong bài "Tết Nguyên Đán và Lễ Nghênh Xuân" ,"Lối Xưa Xe Ngựa...", tập II, 2002). Thiếu nữ mặc áo dài hai vạt không nối sống, cổ áo không gài khuy, quần đen ;

- Ảnh khoảng 1915-20, chụp bẩy thiếu nữ cũng đóng vai quân cờ người tại vùng ngoại ô Hà Nội, mặc áo hai vạt mầu hồng, cổ áo không gài khuy, vấn khăn xanh lam hoặc xanh nõn chuối, quần đen. Đấy là những chiếc ảnh mầu đầu tiên trên thế giới, của A. Kahn ;

- Tranh của bà de B***ilan vẽ một phụ nữ miền Nam mặc áo hai vạt trông rõ cả đường khâu nối hai thân ở chính giữa vạt trước, in kèm bài "Des habitants de la Cochinchine" viết ngày 8/1/1859, không đề tên tác giả, được in lại trong L'Indochine, Illustration.

Như vậy đủ chứng tỏ trước ông Cát Tường phụ nữ Việt Nam không phải ai cũng mặc áo tứ thân và người biến cái áo tứ thân ra áo hai vạt không phải là ông Cát Tường.

Vậy ông Cát Tường đã đem lại những gì cho chiếc áo dài để được hầu hết những người tôn vinh áo dài khẳng định ông chính là "cha đẻ" ra chiếc áo dài hiện đại ? Trước hết chúng ta cần tìm hiểu y phục phụ nữ Việt Nam thời xưa qua sử sách.

I - SƠ LƯỢC CÁC KIỂU Y PHỤC TRƯỚC ÁO LEMUR

Không ai biết áo dài xuất hiện từ bao giờ và những chiếc áo dài đầu tiên hình dáng ra sao.

Có truyền thuyết nói "Khi hai Bà Trưng ra trận đã cưỡi voi, mặc áo hai tà giáp vàng, che lọng vàng, trang sức thật lộng lẫy...". Nhưng trong Việt Sử Tiêu Án, Ngô Thì Sĩ chỉ viết "Khi Bà Trắc ra quân, chưa hết tang chồng, mặc quần áo đẹp, các tướng thắc mắc, bà trả lời :"Việc binh phải tòng quyền, nếu giữ lễ khiến dung nhan xấu xí là tự làm giảm nhuệ khí nên ta mặc đẹp để làm cho thế quân hùng tráng, lũ kia thấy thế tâm động, nhụt bớt chí khí tranh đấu thì ta dễ có phần thắng". Không có câu nào nhắc tới áo vàng, lọng vàng. Có lẽ người đời sau nghĩ là vua tất phải mặc áo vàng. Song trong Lịch Triều Hiến Chương - Quan Chức Chí (tr 103) Phan Huy Chú lại viết :"Từ đời Lý, Trần về trước, mũ áo của vua thế nào không thể khảo cứu được. Còn như sắc áo thì hình như trước không có quy chế nhất định. Lê Đại Hành (980-1005) dùng thứ vóc đỏ, đến Lý Cao Tông (1176-1210) mới cấm nhân dân trong nước không được mặc áo sắc vàng, thế thì hoàng bào trước kia chưa phải là đồ dùng riêng của vua chúa". Huống chi, nếu tôi nhớ không lầm, thì ở Trung quốc mãi đến đời Tùy, thế kỷ VI, mới ấn định mầu vàng dành riêng cho vua dùng mà Hai Bà đã mẩt từ thế kỷ I.

Lại có người cho áo tứ thân có từ đời nhà Lý, nhưng không đưa ra bằng chứng. Đến mũ áo vua chúa đời Lý mà Phan Huy Chú còn không tra cứu nổi thì làm thế nào biết dược y phục của dân đen ? Đời xưa viết sử chỉ chú trọng đến vua chúa, các danh nhân và những biến cố quan trọng, không mấy ai lưu tâm đến y phục nhân dân.

- THẾ KỶ 17 -Những chi tiết ghi chép trong sách sử xưa nhất tìm được về y phục thường dân là từ thế kỷ 17.

* Áo mớ ba, mớ bẩy.Thuở nhỏ tôi từng nghe nhắc đến áo mớ ba, mớ bẩy song chỉ được thấy mẹ tôi mặc áo mớ đôi hoặc mớ ba, chưa bao giờ trông thấy áo mớ bẩy. Đó là những chiếc áo dài mặc lồng vào nhau, áo ngoài thường mầu sẫm như nâu, đen, có thể là hàng trơn hay dệt hoa bóng trên nền mờ hoặc ngược lại, những chiếc áo mặc trong toàn mầu tươi vui như hồ thủy, hồng phấn, hoàng yến... Phong tục muốn dân chúng phải tỏ ra khiêm tốn trong cách ăn mặc, áo ngoài phải dùng những mầu nhã nhặn, không được khoe khoang, lộ liễu, áo mầu lòe loẹt thì phải giấu bên trong.

Sau này, tình cờ tôi đọc Relation de la nouvelle mission des Pères de la Compagnie de Jésus au Royaume de la Cochinchine(1631) của Giáo sĩ C. Borri mô tả y phục phụ nữ miền Nam gồm nhiều áo khác mầu lồng vào nhau nên đoán có lẽ chính là loại áo mớ ba, mớ bẩy. Tuy vậy, có những chi tiết khiến tôi ngờ ngợ không chắc là áo dài, không rõ vì tác giả thiếu minh bạch hay người dịch sang tiếng Pháp không hiểu rõ tiếng Ý nên đã dịch sai bậy :"Y phục phụ nữ có lẽ nhã nhặn, kín đáo nhất so với (y phục) toàn thể Ấn độ vì nó không để hở một chỗ nào trên thân thể, ngay cả những khi trời nóng bức nhất. Họ mặc có đến năm, sáu lớp áo chồng lên nhau, mỗi cái một mầu. Cái ngoài cùng dài chấm đất, kéo lê đi một cách trang trọng, quý phái, không ai có thể trông thấy ngón chân họ. Lớp áo thứ nhì nằm dưới, ngắn hơn lớp trước chừng 4 hay 5 ngón tay ("ngón tay" đo theo chiều ngang), lớp thứ ba lại ngắn hơn lớp thứ nhì, cứ đều đặn như thế... khiến cho tất cả các mầu áo dều được trông thấy. Đây là phần dưới từ bụng trở xuống. Nửa trên là những chiếc áo ngắn ôm thân người, gồm các ô trắng và mầu xen kẽ nhau như bàn cờ, mỗi lớp một mầu khác (1), bên ngoài phủ một thứ hàng mịn và thưa khiến ta có thể dễ dàng trông suốt qua được. Tất cả những mầu sắc hỗn độn ấy tiêu biểu cho mùa xuân tươi thắm, duyên dáng, đồng thời lại cũng rất trang trọng và nhũn nhặn. Nam giới cũng mặc năm, sáu lớp áo dài và rộng bằng lụa mịn đủ các mầu, ống tay dài và rộng (...). Từ thắt lưng trở xuống xung quanh cắt lôi thôi (2) thành thử khi ra đường gập cơn gió nhẹ, tất cả các mầu sắc tung bay, quyện vào nhau trông chẳng khác gì những con công xòe đuôi khoe bộ lông sặc sỡ".

Ngày nay ta còn thấy vết tích kiểu áo này ở những bộ áo tế của nam giới, áo ngoài bằng sa mỏng mầu lam hay đen trông suốt qua thấy rõ chiếc áo lót bằng vải trắng bên trong, và chiếc áo kép (đã có từ trước 1776, theo Lê Quý Đôn), mặt ngoài vẫn mầu đen hay nâu..., áo trong biến thành cái lót (doublure) vẫn dùng những mầu sặc sỡ.

* Lê Triều Chiếu Lịnh Thiện Chính chép là năm 1665 có sắc lệnh :"Áo đàn ông thì có thắt lưng và quần có ống chân, áo đàn bà con gái thì không có thắt lưng, quần không có hai ống, từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế. Bọn hát xướng ở hý trường thì không theo cấm lệnh này. Ai trái lệnh (...) bắt được quả tang sẽ phạt năm quan cổ tiền, nộp vào công khố".

* Tavernier trong Relation nouvelle et singulière du Royaume de Tunquin (1681) tả y phục phụ nữ miền Bắc là "trang trọng và nhã nhặn. Nam nữ mặc tựa như nhau. Áo dài chấm gót, giữa có buộc thắt lưng bằng lụa, xen lẫn kim tuyến và ngân tuyến, mặt trái mặt phải đều đẹp như nhau (...) Họ sản xuất rất nhiều tơ tầm, dân chúng giầu cũng như nghèo đều mặc tơ lụa". Ông còn vẽ cả tranh minh họa. Tavernier đã đi du lịch nhiều nơi nhưng chưa đặt chân đến Bắc kỳ, những chi tiết viết trong sách dựa vào sự hiểu biết của người em ông đã nhiều phen đến Đàng Ngoài, và những lần ông nói chuyện với người Bắc mà ông gập ở Batavia.

- THẾ KỶ 18 - Cũng vì thế nên S. Baron, sinh trưởng ở Kẻ Chợ (Thăng Long), trong Description du Royaume de Tonquin, dịch sang tiếng Pháp năm 1751, tuy công nhận dân Việt thời ấy, giầu hay nghèo, đều mặc tơ lụa vì giá rất rẻ, nhưng chỉ trích Tavernier là viết sai sự thật. Theo Baron thì y phục người Việt là những chiếc áo dài, tựa như áo Trung quốc, hoàn toàn khác với áo Nhật bản. Tranh của Tavernier vẽ cho thấy người Việt có dùng thắt lưng, đó là điều hoàn toàn xa lạ đối với họ". Baron là con lai, mẹ người Việt, tất hiểu rõ phong tục Việt Nam hơn.

* Một số người viết về lịch sử áo dài đại khái như sau : "Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-65) được coi là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam... Cho đến thế kỷ 18 người Việt thường hay bắt chước lối ăn mặc của người phương Bắc (Trung quốc)... Để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương ban hành sắc dụ về ăn mặc, lấy thể chế áo mũ trong Tam Tài Đồ Hội làm kiểu mà tạo ra chiếc áo dài, cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong theo đó thi hành. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên có chép sắc dụ này :"Thường phục thì đàn ông đàn bà dùng áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì hai nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn, ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép". Và còn thêm là Lê Quý Đôn, trong Phủ Biên Tạp Lục, chép rằng Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy. Do đó có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cổ truyền, cố định đã ra đời".

Tôi thấy không ổn ở chỗ Chúa Nguyễn muốn giữ "bản sắc văn hóa riêng", bắt dân cải sửa lối ăn mặc cho khác người Trung quốc mà lại lấy mẫu quần áo từ Tam Tài Đồ Hội của Trung quốc thì không hợp lý. Tôi không còn hai bộ Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Phủ Biên Tạp Lục trong tay nên có nhờ người tìm hộ trong Đại Nam Thực Lục Tiền Biênđoạn nói về sắc dụ của Chúa Nguyễn nhưng không tìm ra. Tôi đến hiệu sách đọc bản dịch khác nhưng cũng không tìm thấy nên chỉ mua Phủ Biên Tạp Lục. Tuy nhiên, tôi lại thấy trong Lịch Sử : Xứ Đàng Trong của Phan Khoang những chi tiết khác hẳn :

tr 616-17: Hoàng Ngũ Phúc, năm 1776, sau khi chiếm Thuận Hóa, đã ra lệnh :"Y phục bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng tuân theo quốc tục. Nay dẹp yên biên phương, chính trị và phong tục phải được tề nhất. Nếu còn có người mặc quần áo kiểu người Khách thì nên đổi theo thể chế của nước nhà. May y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải, lụa, duy có quan chức mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng đều không được theo thói cũ tiếm dùng. Thường phục thì đàn ông đàn bà dùng áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay hẹp hay rộng tùy ý. Áo thì từ hai bên nách trở xuông phải may kín, không cho xẻ hở. Duy đàn ông muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc cũng cho, Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh lạt hay vải đen vải trắng tùy nghi. Còn viền cổ hay kết lót thì đều theo như hiểu dụ năm trước mà chế dùng".

tr 615 : tương truyền Đào Duy Từ (1572-1634) bầy mưu chống đối họ Trịnh, khuyên chúa Hy Tông bắt dân thay đổi tập tục cho khác dân Bắc như bỏ áo bốn thân, phô bầy yếm, mà mặc áo năm thân gài khuy, bỏ váy mặc quần v.v...

Và tác giả cũng cho biết là chép theo Vũ Biên Tạp Lục ( hay Phủ cùng có nghĩa là "vỗ về" (yên dân).

Tôi tìm trong Phủ Biên Tạp Lục, lại thấy có sự bất ngờ khác :

tr 241 : "Năm Giáp Tý niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 5 (1744), Hiểu Quốc Công Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu. Áo mão chế theo sách Tam Tài Đồ Hội (...) "bắt con trai con gái hai xứ Thuận Hóa , Quảng Nam phải đổi cách ăn mặc, dùng áo quần như người Trung quốc, cốt tỏ cho thấy sự thay đổi hẳn lề lối ăn mặc của người xưa. Đàn bà con gái hai xứ phải mặc áo ngắn, chật ống tay như áo của đàn ông (...). Chỉ trong khoảng hơn 30 năm thành thói quen, quên cả phong tục cũ" (tức phong tục miền Bắc).

tr 242 : "Năm Bính Thân (1776) (3), lập Nha môn Trấn Phủ, quan Hiệp trấn (Lê Quý Đôn) hiểu thị cho dân :"Y phục nước nhà xưa nay vốn đã có chế độ. Địa phương này trước kia đã tuân theo quốc tục (...) chính trị, phong tục phải thống nhất. Những ai hiện nay còn mặc y phục theo người Khách thì phải thay đổi theo quốc tục (...) Áo quần may bằng vải lụa thông thường. Quan chức mới được mặc xen sa, trừu, đoạn (...) Thường phục thì đàn ông đàn bà chỉ mặc áo ngắn tay, cổ đứng, cửa ống tay rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu liền vào cho kín, không được hở hang. Đàn ông muốn mặc áo cổ tròn và cửa ống tay hẹp để tiện làm việc cũng được phép. Lễ phục phải dùng áo cổ đứng và ống tay dài hoặc dùng thứ may bằng vải mầu xanh chàm, mầu đen hay trắng tùy nghi. Những ai được dùng áo viền cổ và áo kép đều phải tuân theo hiểu thị từ năm trước mà chế dùng". Sở dĩ Lê Quý Đôn, Trấn thủ Thuận Hóa năm 1776, phải ra hiểu thị này vì dân chúng Thuận Hóa giầu có, bắt chước nhau ăn mặc xa xỉ, dùng các mầu tươi đẹp.

tr 13- Trong bài Tựa Phủ Biên Tạp Lục. Lê Quý Đôn cho biết thêm những điều ông đã thực hành khi cai trị Thuận Hóa, đặc biệt về y phục :"Chuyển đổi cách ăn mặc dị dạng cũ để theo phong hóa chung của quốc triều (...) Khoan thứ cho một thời hạn trước khi bắt buộc ai nấy cùng phải thay đổi hẳn kiểu ăn mặc cũ".

Tôi tin Lê Quý Đôn hơn vì không những ông là người đương thời, người trong cuộc, mà các chi tiết đưa ra có đầu có cuối : vì Chúa Nguyễn bắt dân ăn mặc theo Trung quốc (1744) nên hơn 30 năm sau (1776) khi Lê Quý Đôn vào trấn thủ Thuận hóa mới cải sửa bắt dân trở lại quốc phục. Hoàng Ngũ Phúc là võ tướng chỉ đánh dẹp, việc cai trị là phận sự của quan văn.

* Louis-Gabriel MULLET DES ESSARTS tả trong Voyages en Cochinchine 1787-1789 : "Áo của phụ nữ xẻ đằng trước từ trên xuống dưới, bắt tréo trước ngực và để lộ chiếc quần lụa. Tôi không dám chắc là họ không có giầy nhưng tất cả những người tôi gập đều đi chân đất, đàn ông cũng như đàn bà".

- THẾ KỶ 19

* 1828Vua Minh Mệnh xuống chiếu bắt phụ nữ bỏ váy mặc quần, đã làm đề tài cho bốn câu thỏ giễu cợt ai cũng biết :

Tháng tám có chiếu vua ra :
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì bóc lột quần chồng sao đang ?

Rành rành "chiếu vua" như thế mà cũng còn có người dậy học trò là lệnh này do thực dân Pháp ban hành !

* Michel Đức Chaigneau là con lai, mẹ người Việt, cha là một trong hai người Pháp làm quan với nhà Nguyễn thời Gia Long, Minh Mệnh. Sinh trưởng ở Phú Xuân, Chaigneau Đức viết trong Souvenirs de Huê khá tỉ mỉ về y phục phụ nữ "Vợ những người buôn bán hay công chức nhỏ thì mặc một áo vải ngắn, mầu đen hay chocolat, quần lụa đen hay vải trắng. Dân chúng, thợ thuyền giới hạ lưu, đàn ông như đàn bà, ăn mặc rât tồi tệ. Đàn ông chỉ đánh một cái quần vải trắng hay mầu cháo lòng, dài tới đầu gối, buộc ngang lưng bằng một cái giải rút dài, buông thõng hai đầu ở trước bụng... Có người mặc áo vải ngắn mầu trắng hay nâu, thường là rách rưới, vá víu, dài chưa tới đầu gối, để lộ ống chân rám nắng. Phụ nữ ăn mặc cũng tựa như thế, chỉ khác áo dài hơn, ống tay áo rộng, quần và nón rộng hơn. Từng lớp trưởng giả sang trọng thì mặc áo mớ đôi bằng tơ lụa trông suốt qua được, quần lụa đến bụng chân".

* Thái Đình Lan (1801-1859), người Đài Loan, năm 1835 đi thi Hương rồi về bằng đường thủy, gập bão tố, trôi dạt tới Quảng Ngãi, năm sau mới theo đường bộ trờ về. Đi từ mùa thu năm trước đến mùa hè năm sau mới về đến Phúc Kiến, qua 14 tỉnh nước An Nam như Phú Xuân, Nghệ An, Thanh Hóa, Thường Tín, Lạng Sơn, Thái Bình... qua Trung quốc rồi mới về được quê nhà. Ông viết quyển Hải Nam Tạp Trứ, ghi chép những điều mắt thấy tai nghe ở nước Nam. Về y phục ông cho biết :

tr 171 :"Có hai quan chức đến áp mạn thuyền chúng tôi (để kiểm tra). Họ đều chít khăn lụa đen, mặc áo tay hẹp, quần lụa điều, đi chân trần (các quan Việt Nam đi đâu đều đi chân đất), áo mặc không phân biệt nóng lạnh, ngay giữa mùa đông cũng mặc áo quần lụa mỏng. Người quyền quý phần nhiều dùng hai mầu xanh lam và đen ; khăn chít đầu cũng thế, quần thì đều mặc quần lụa điều".

tr 243 :"Đàn bà ra ngoài buôn bán, để búi tó, chân đất, dùng vải đũi vấn quanh đầu, đội nón bằng đấu, mặc áo lụa đỏ thẫm, ống tay áo hẹp, áo dài chấm đất, không mặc váy, không thoa son phấn, tay đeo chuỗi ngọc, hạt mã não hoặc vòng đồng".

* Áo giao lĩnh - Chưa rõ xuất hiện từ bao giờ, tôi tạm xếp vào thế kỷ 19 vì đượccoi là "xưa nhất", đã ra đời trước áo tứ thân,tuy không ai đưa ra bằngchứng cụ thể. Áo giao lĩnh giống áo tứ thân, chỉ khác hai vạt đằng trước buông thõng, giao nhau chứ không buộc vào nhau ở trước bụng. Có lẽ người ta thấy áo giao lĩnh "lụng thụng", bất tiện cho người làm việc lao động nên đoán sau đó mới chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ hơn.

* Áo tứ thân - Là kiểu áo có bốn thân, hai thân của vạt sau nối sống theo chiều dọc, hai thân đằng trước buộc vào nhau ở trước bụng, để hở cho thấy yếm bên trong. Thắt lưng các mầu tươi thắm như hồng đào, hồ thủy, hoàng yến, xanh nõn chuối, lá mạ... luồn dưới vạt sau, buộc múi trước bụng rồi thả xuống. Cái thắt lưng này có thể là cái "ruột tượng" hay "hầu bao" hình cái ống dài, ngoài tác dung trang trí và giữ áo cho khỏi lòe xòe còn dùng để đựng tiền, bằng cách thắt một nút rồi đút tiền vào, lại thắt một nút khác để giữ cho tiền khỏi tuột ra, buộc vào lưng thì không sợ tiền rơi hay bị kẻ cắp.

Có người giảng "tứ thân" tượng trưng cho phụ mẫu đôi bên, hai thân trước buộc vào nhau tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng thắm thiết, quấn quýt lấy nhau... Thú thật bây giờ tôi mới được biết những lời giảng giải uyên bác này. Thoạt nghe cũng thấy hữu lý nhưng tôi ngờ là do người đời sau bịa đặt thêm vào cho văn vẻ chứ không chắc người sáng chế ra áo đã nghĩ thế, trừ phi là bắt chước Trung quốc. Nếu hai thân trước buộc vào nhau tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng thắm thiết thế thì khi hai vạt áo (giao lĩnh) buông thõng, rời nhau ra, chắc hẳn tượng trưng cho hai vợ chồng đã ly thân ? Thế thì áo giao lĩnh phải xuất hiện sau áo tứ thân, không ai ly dị trước khi yêu nhau thắm thiết !

* Áo đổi vai - Gần giống áo tứ thân, khác ở chỗ vạt sau không phải chỉ giản dị nối hai thân, mà mỗi thân lại gồm hai mảnh : phía trên vai mỗi thân có chắp một mảnh vải dài độ vài gang tay, nhưng đôi bên so le cái dài, cái ngắn chứ hai mảnh vai trái và vai phải không đều nhau, và thường là vải mầu đậm hơn thân áo, thí dụ áo mầu nâu non thì mảnh trên vai mầu nâu sẫm hay đen. Thời tôi, cũng như áo tứ thân, áo đổi vai đều bằng vải, do người miền quê mặc chứ không phải người thành thị.

* Áo ngũ thân - Hai vạt trước và sau đều do hai thân nối sống, dưới vạt cả đằng trước còn một vạt con nhỏ hẹp, dài bằng vạt cả. Ổ lưng chừng vạt con khoảng ngang đầu gối, có đính một cái giải để buộc vào vạt cả, chỗ đường nối sống. Thuở nhỏ tôi đã từng mặc áo "ngũ thân" mà không biết, chỉ biết gọi là "áo dài", mầu áo thế nào cũng không nhớ nhưng nhớ như in là phải "vất vả" buộc giải vạt con vào vạt cả mỗi khi mặc áo.

Có người đoán áo ngũ thân xuất hiện từ thời Gia Long vì mặc nó thì phải mặc với quần chứ không mặc với váy. Nhưng theo Phan Khoang thì loại áo ngũ thân gài khuy mặc vói quần đã do Đào Duy Từ (1572-1634) khuyên Chúa Nguyễn nên bắt dân mặc để khác với tập tục miền Bắc của Chúa Trịnh.

Ý nghĩa của áo ngũ thân : bốn thân tượng trưng cho đôi bên phụ mẫu, vạt con tượng trưng cho người mặc áo, năm cái khuy tượng trưng cho ngũ thường của đạo Nho (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Sinh cha mẹ (tứ thân) rồi mới sinh con là hợp lý. Có điều chiếc vạt con này về sau bị cắt ngắn đến thắt lưng, rồi bây giờ biến mất chỉ giữ lại cái mép đủ chỗ để đính khuy thì phải giảng ý nghĩa thế nào cho hợp lý ? Tôi đề nghị là tại người mặc áo đã ngả theo đạo Phật nên "có cũng như không" mà "không cũng là có", "sắc sắc không không".

(còn tiếp)
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/May/2013 lúc 9:33pm


Áo dài xưa và nay – Những ngộ nhận… (Kết)

TS Nguyễn Thị Chân Quỳnh

aodai1

Áo dài dẹp nhưng chỉ khi đi tha thướt, ung dung chứ đem nó lên sân khấu nhẩy múa, giơ chân lên cao hay chạy nhanh, chân một nơi, áo một nẻo thì không đẹp chút nào.

II. Thế kỷ xx – áo Lemur và áo “tân thời”

* Áo LemurNăm 1934, họa sĩ Cát Tường Lemur đã đưa ra ‘bản tuyên ngôn’ nói rõ quan niệm căn bản của ông về cải cách áo dài, trên tờ Phong Hóa:

Các nhà đạo đức thường nói quần áo chỉ là những vật dùng để che mưa nắng, nóng lạnh, ta chẳng nên để ý dến cái sang cái đẹp của nó làm gì (…). Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân thể song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức của một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục của người nước họ cũng đủ hiểu. Y phục của người các nước Âu Mỹ không những rất gọn gàng, hợp với khí hậu xứ họ mà kiểu mẫu lại rất nhiều và rất đẹp. Như thế đủ tỏ rằng họ có một cái trình độ trí thức rất cao, một nền văn minh rất rõ rệt và luôn luôn tiến bộ. Y phục của các bạn gái, tôi xem thấy có nhiều điều bất tiện mà lại không có vẻ chi là mỹ thuật. Tuy rằng vài năm gần đây cũng có một vài phần sửa đổi (…) chẳng qua chỉ ở mấy cái mầu sắc sặc sỡ, mấy thứ hàng lạ nước ngoài (…) còn thì vẫn kiểu áo lòe xòe ấy, vẫn cái quần lụng thụng đen ngòm ấy. Hoặc giả cũng có người ưa mặc quần trắng song tiếc rằng số đó vẫn rất ít (…). Cần sửa đổi dần:Trước hết phải hợp với khí hậu xứ ta, với thời tiết các mùa, với công việc, với khuôn khổ, mực thước của thân hình mỗi bạn. Sau nữa phải gọn gàng, giản dị, mạnh mẽ và có vẻ mỹ thuật và lịch sự (…) cũng phải có tính cách riêng của nước nhà.”

Cô%20Nguyễn%20Thị%20Hậu%20-%20người%20đầu%20tiên%20mặc%20quần%20áo%20lối%20mới%20kiểu%20Lemur%20%28Phong%20Hóa%29.%20Nguồn:%20http://afamily.vn

Cô Nguyễn Thị Hậu – người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Lemur (Phong Hóa). Nguồn: http://afamily.vn

Đó là phần thuyết lý. Xin sơ lược sau đây những đặc điểm cụ thể của áo dài Lemur.

1. Cổ áo - Cổ bẻ ra theo kiểu tây phương, góc nhọn thì gọi là “cổ lưỡi dao”, tròn gọi là “cổ bánh bẻ”, cổ khoét hình quả tim, buộc giây…, đều mở ở giữa ngực, duy cổ lọ vai bồng mở ở vai bên phải, gài khuy từ cổ tới vai. Hồi nhỏ, khoảng đầu thập niên ’40, tôi đã từng mặc áo cổ lọ vai bồng bằng len đỏ, khuy nhựa của Tây, hình vuông cùng mầu đỏ như áo .

2. Khuy áo - bằng nhựa của Tây, hình vuông, tròn, bầu dục… và có hoa nổi hay chìm, đủ các mầu để chọn tùy theo mầu áo. Loại khuy bằng vải tết lại như Trung quốc không dùng nữa nhưng tôi đã từng mặc áo loại khuy này, gài hay tháo rất khó vì vải rít chặt chứ không trơn như khuy nhựa. Khuy nhựa sau bị thay thế khoảng thập niên ’50 bằng khuy giả ngọc trai do bà Lê thị Lựu vẽ kiểu.

3. Tay áo Ông Cát Tường nhận xét là tay áo cổ truyền chật hẹp rất bất tiện mỗi khi co tay, và không hợp với khí hậu nóng bức…Tuy nhiên ông có vẽ một kiểu áo dạ hội tay cắt ngắn ở khoảng giữa cánh tay rồi đeo bao tay (gants) dài đến tận giữa cánh tay. Có người khen là trông “rất sang trọng”. Với tư cách là người mặc áo dài tôi cảm thấy thay thế cái tay áo dài bằng cặp gants dài còn nóng bức và bất tiện hơn.

4. Thân áo - Ông Cát Tường cho áo cổ truyền lụng thụng quá, cần phải ôm sát thân người mặc áo thì mới đẹp. Song quần áo không phải chỉ có mục đích che mưa nắng, nóng lạnh và có mỹ thuật như ông nói. Thời xưa, nó còn để che thân, người phụ nữ không được để thân thể lộ liễu cho người ngoài nhìn thấy. Chị cả tôi còn phải nịt ngực, lấy vải quấn quanh ngực mấy vòng, ép xuống cho ngực phẳng lì. Bà Bùi thị Xuân, khi bị Gia Long giam trong ngục trước khi đem hành hình, đã nhờ người mua lụa trắng quấn hết chân tay để khi bị tử hình (voi tung) thân thể có mỗi nơi một mảnh cũng khg bị bộc lộ (Lemonnier de la Bissachère).

Nguồn: Nguyễn Thị Chân Quỳnh.


Trên thực tế, áo Lemur chỉ ôm hờ thân người mặc chứ không ôm sát, cứ xem ảnh cưới của chính ông Lemur (1936) cũng thấy rõ cả cô dâu lẫn các cô phù dâu đều mặc áo Lemur nhg nó không ôm sát thực sự như áo dài ngày nay, mà chỉ bớt lụng thụng nhờ cắt lượn theo thân hình chứ xếp nếp (plis) không sâu, có khi không có cả plis nữa. Năm 1952, tôi và các bạn vẫn còn mặc áo không chiết plis. Có thể vì ông Cát Tường chỉ vẽ kiểu yếm chứ chưa nghĩ đến vẽ soutien (có người dịch là “ nịt ngực” e không đúng vì “nịt” có nghĩa là nén ép xuống trong khi soutien nâng ngực cho cao lên). Từ áo Lemur đến áo dài hiện đại có một khoảng xa cách không kém gì từ áo dài lụng thụng tới áo Lemur.

5. Viền tà - Tà áo cổ truyền phải mất 3 đường khâu và một cái nẹp dài để viền tà cho cứng cát, vạt áo sẽ đứng chứ không cong queo. Ông Cát Tường tung ra lối viền tròn như con giun bằng một thứ hàng và mầu khác hẳn mầu áo, giống kiểu viền quần áo ngủ pyjamas, đỡ tốn công hơn và lạ mắt. Mầu viền tà cũng như mầu khuy giống nhau. Tôi cũng có một chiếc áo mầu vàng chanh, hàng Bombay mỏng và mịn, khuy nhựa hình bầu dục và viền tà cùng mầu xanh lá cây.

Áo dài Lemur rất được hoan nghênh, thậm chí có cô (?) Phan thị Nga ở Hội An ca tụng không tiếc lời:” Kiểu quần áo Cát Tường đã làm cho chị em thêm diễm lệ ở nét mặt…” (Ngày Nay, số 13, 1935) tôi bội phục trí tưởng tượng của cô. Chắc là khi “ thoa son dồi phấn” kiểu Cát Tường cô sẽ thấy thân hình chị em nở nang, “ có những đường cong tuyệt mỹ” hơn?

* Áo Lê Phổ - Áo Lemur tuy được hoan nghênh nhưng cũng bị chê là “lai căng”. Theo Wikipedia thì ông Lê Phổ, cũng năm 1934,

đã sửa bớt những nét lai căng, đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn, dung hợp hài hòa. Áo dài đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó.”

Phụ%20nữ%20trong%20tà%20áo%20dài,%20những%20năm%201930.%20Nguồn:%20OntheNet

Phụ nữ trong tà áo dài, những năm 1930. Bức ảnh chụp “Tứ đại mỹ nhân” nức danh Hà Nội một thời, cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. 

Nguồn: http://ttvn.vn/


Như vậy có nghĩa là hai vạt dưới của áo Lemur không được tự do bay lượn? Nếu không phải thế thì khác ở chỗ nào? Tôi thấy ảnh cưới ông Cát Tường, rõ ràng hai tà áo phụ nữ đều “ tự do bay lượn”.

Theo Hoàng Huy Giang thì Lê Phổ “ bỏ đi những nét Tây phương như không tay, tay phồng, cổ hở, không viền tròn vạt dài v.v… Nhưng đến đầu thập niên ’40, chính tôi còn mặc áo cổ lọ vai bồng và tà áo viền tròn. Tóm lại, tôi vẫn chưa rõ sự khác biệt giữa áo Lemur và áo Lê Phổ, chỉ biết gọi theo mọi người là “ áo tân thời”.

Mốt năm 1952, khi tôi sang Pháp, là áo rộng và ngắn đến đầu gối nhưng ngực vẫn xẹp. Mãi khoảng giữa thập niên ’50, mới có cô ca sĩ từ Saigon sang Pháp, lên sân khấu mặc áo dài thực sự ôm sát người, ngực nở nhờ có đeo soutien nâng cao lên và áo chiết plis sâu nên bụng thon. Chúng tôi đều suýt soa là đẹp và… bạo!

III. Từ áo Lemur đến áo dài hiện đại

(Sau đây phần lớn tôi chép theo người khác vì sống ở Pháp).

* Áo dài có thắt lưng. Khi tôi sang Paris được xem bà Anh Trần (sau này làm điêu khắc) mới chế ra kiểu áo dài có thắt lưng sau khi học một lớp dậy cắt quần áo Tây phương. Kiểu áo này không mấy người biết có thể vì không gập cơ hội thuận tiện.

Áo%20dài%20kiểu%20Bà%20Nhu%20%281963%29.%20Nguồn:%20Tạp%20chí%20TIME.

Áo dài kiểu Bà Nhu (1963). Nguồn: Tạp chí TIME.


* Áo dài kiểu bà Nhu tức bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu. Năm 1958 bà Nhu xuất hiện trước công chúng với chiếc áo dài cổ hình thuyền (bateau) và tay ngắn. Đấy cũng là một cải cách quan trọng đáng kể vì trời nóng bức mặc áo cổ đứng rất khó chịu.

Áo%20dài%20tay%20raglan%20%281961%29.%20Nguồn:%20Tạp%20chí%20TIME.

Áo dài tay raglan (1961). Nguồn: Tạp chí TIME.

* Áo tay giác lăng (raglan) Khoảng thập niên ’60, hiệu may Dung Dakao ở Saigon tung ra kiểu áo dài tay giác lăng, ráp tay xéo vai khiến cho chỗ nách không còn những đường nhăn nhúm như trước… hàng may áo dầy nhưng tay với ngực lại bằng hàng mỏng hoặc thân áo và hai tay là hai mầu, nút cài từ cổ xéo xuống ôm sát thân hình người mặc từ nách đến eo. Sau đó còn kiểu mini va maxi raglan nữa.

* Áo ba tà. Một số nhà may ở Saigon tung ra vào thập niên ’70 kiểu áo ba tà gồm một vạt sau và hai vạt trước với nút gài từ cổ xuống eo mặc với quần ống voi.

* 2010. Việt Nam hiện nay cũng có những nhà thiết kế vẽ các kiểu áo dài “mới” như áo không cổ hoặc mình một thứ hàng, hai tay dùng hàng mỏng trông suốt qua được. Phần nhiều mặc áo trơn hay thêu chứ không dùng áo vẽ, và thêu gần kín ngực không còn chỗ để đeo nữ trang. Cũng có kiểu áo dài chui đầu, không khuy… Quần đồng mầu với áo hay mầu khác hẳn như đỏ, vàng, xanh…

Kết luận

Ông Cát Tường – Lemur có nhiều sáng kiến và tài năng, song những cải tiến mà ông đã thực hiện chưa hẳn theo sát ‘bản tuyên ngôn’ năm 1934 của ông và trừ ý kiến áo dài phải ôm sát thân người thì những cải tiến khác của ông không để lại dấu vết gì nữa. Áo hai vạt, quần trắng, áo mầu đều đã xuất hiện từ trước 1934, ông không phải là người đầu tiên đã “biến cái áo từ thân ra áo hai vạt” hiện nay.

Các%20thí%20sinh%20trong%20cuộc%20thi%20Miss%20Áo%20dài%202012.%20Ảnh:%20BTC.

Các thí sinh trong cuộc thi Miss Áo dài 2012. Ảnh: BTC.

Cái áo hiện nay có vẻ đẹp riêng của nó nhưng ta cũng không nên quá tôn vinh nó, các nước khác cũng có áo đẹp và nhiều áo đẹp. Áo dài dẹp nhưng chỉ khi đi tha thướt, ung dung chứ đem nó lên sân khấu nhẩy múa, giơ chân lên cao hay chạy nhanh, chân một nơi, áo một nẻo thì không đẹp chút nào. Người ngoại quốc khen áo dài vì thực sự thích nó cũng có và cũng có khi vì họ rất lịch sự, hễ gập là khen bất cứ áo gì mình mặc chứ không chê bao giờ.

Ông Cát Tường nói “quần áo là tấm gương phản chiếu trình độ trí thức của một nước. Nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục của nước họ cũng đủ hiểu…” Tôi không hoàn toàn đồng ý với ông. Người mặc áo đẹp chưa hẳn đã là người có văn hóa. Tôi nghĩ là ông sống ở thời người Việt đang chán văn minh “cũ rích” cổ truyền và đang ngưỡng mộ văn minh mới lạ của Tây phương nên ông chịu ảnh hưởng của thời đại và đôi khi quá thán phục nên đi quá đà. Cái “mề đay” nào cũng có mặt phải mặt trái. Nếu ông sống khoảng thập niên ’80 ở Pháp ông sẽ thấy giới trẻ đua nhau mặc jean nhưng mua quần mới về lại đem mài, cắt cho rách bươm và giặt đủ mọi cách cho cũ bạc đi mới đem ra mặc. Áo thì lục tìm trên gác xép những áo cũ của cha ông để lại, những cái sơ mi đàn ông vừa dài vừa rộng thùng thình, làm gì có eo có ngực, có những “đường cong tuyệt mỹ”? Chẳng lẽ nó cũng phản ánh sự tiến bộ, văn minh của Pháp? Còn “mỹ thuật”? Ông Cát Tường chê áo Việt Nam lòe xòe, lụng thụng, không “mỹ thuật”, nhưng tôi lại thấy áo tứ thân, áo giao lĩnh cũng như áo dài đều đẹp cả, mỗi cái một vẻ. “Nhân tâm tùy thích”, khó mà tranh cãi.

Tóm lại, ông Cát Tường không phải là người đã biến cái áo tứ thân thành áo hai vạt, ông thực sự có công đóng góp cho áo dài hiện đại song ông chỉ là một mắt xich trong chuỗi dài những người không để lại tên tuổi nhưng cũng góp phần cải sửa, giúp cho cái áo dài mang hình dáng hiện nay. Chúng ta “ tri ân” ông nhưng chúng ta cũng không quên những người “vô danh” ấy.


Hà Nội, tháng 12, 2010




mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2013 lúc 1:27pm
 
 Nét duyên dáng của các nữ sinh trong chiếc áo dài trắng  

 

 

 

 

"Mắt em là mộng là mơ

Là hoa phong nhụy là thơ diễm tình

Nếu không duyên nợ ba sinh

Ai xuôi gặp gỡ cho mình vấn vương"

"Có những lần  gục mặt bên trang sách
 
 Anh vô tình lạc bút viết tên em

Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không"

"Anh trở về lạ mặt lạ luôn hồn
 
Tim bỗng dại và bắt đầu biết khổ

Anh đã sống trong tận cùng nỗi nhớ

Rất âm thầm và cô độc như sao

Để khi nhớ em anh đi ra đi vào

Mở quyển sách tìm một người chẳng thấy

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 01/Oct/2013 lúc 1:47pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.146 seconds.