Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: HOA KHÔI, HOA HẬU NAM KỲ NGÀY TRƯỚC Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: HOA KHÔI, HOA HẬU NAM KỲ NGÀY TRƯỚC
    Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:17pm
Những hoa hậu và hoa khôi đầu tiên trên đất Sài Gòn
(Hồng Hạc)

Ai là người đẹp đăng quang hoa hậu đầu tiên trên đất Sài Gòn xưa? Và cuộc thi hoa hậu ấy được mở vào năm nào, ở đâu và do ai đứng ra tổ chức? Thoạt đầu, chúng tôi nghĩ câu trả lời khá đơn giản, dễ dàng, vì điều đó có ghi sẵn trong các tài liệu quá khứ. Nhưng thật ra khi đụng đến những nội dung bao gồm "những cái nhất" (như người đẹp nhất một thời) hoặc "những cái đầu tiên" (như cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, hoặc của Sài Gòn) thì việc tìm hiểu đòi hỏi phải lắng nghe và động não nhiều hơn dự kiến.

Ai đã tổ chức cuộc thi hoa hậu lần thứ nhất tại Việt Nam?

Là vì trước hết có một vài sự khẳng định không giống nhau về năm tháng của sự việc. Có người nói cuộc thi hoa hậu đầu tiên mở tại Sài Gòn vào năm 1937 (nghĩa là cách đây đúng 70 năm), nhưng người khác khẳng định cái mốc "đầu tiên" ấy lùi rất xa vào năm 1864 (cách đây những 143 năm)! Lại cũng có người bảo vào năm 1865! Người thì nhớ mang máng "đâu vào thời... Ngô Đình Diệm!". Vậy ai đúng?

Để tìm biết cho rõ ràng, chúng tôi đã xin hỏi chuyện một số vị cao niên, với các tác giả, nhà nghiên cứu, hoặc được tiếp xúc với tài liệu biên soạn của các vị ấy về cuộc thi hoa hậu năm 1937 vốn được nhiều người nhắc đến gần đây. Như TS Lê Trung Hoa khi giải đáp chi tiết đã cho rằng cuộc thi đầu tiên để chọn người đẹp nhất đăng quang đã diễn ra tại vườn Ông Thượng tức vườn Tao Đàn hiện thuộc địa bàn quận 1, TP.HCM vào năm nói trên. Đứng ra tổ chức cuộc thi (gọi theo tiếng Pháp là Concours élégant Saigon) là một nhóm công chức với sự kết hợp và hỗ trợ của một số nhà kinh doanh lúc bấy giờ đang hoạt động ở Sài Gòn.

Tuy mở trên đất "Bến Nghé xưa" song phạm vi "tuyển sinh" lan đến tận những vùng xa hơn, đến các thành phố và nông thôn ngoại vi Sài Gòn, nên đã có 19 cô gái vừa là "dân Bến Nghé" vừa là hoa khôi ở lục tỉnh được chọn để bước vào tầm ngắm của làng đẹp xứ ta. Nói "xứ ta" vì có người bảo rằng đây không những là cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, của Nam Bộ, mà của cả Việt Nam nữa. Một trong những đặc điểm cuộc thi là thí sinh mặc toàn áo dài Việt Nam do nhà may Phúc Thịnh thiết kế có lẽ theo mẫu mã thời thượng lúc ấy. Vải may áo thì do ông Lê Trương Biểu sản xuất và cung cấp. Có nghĩa là cuộc thi hoa hậu này từ người đẹp đến trang phục đều là nội hóa "rất Việt Nam". Kết quả, người đẹp được nhận danh hiệu hoa hậu đầu tiên vào năm 1937 là cô gái 25 tuổi tên là Nguyễn Thị Liễu, sinh tại Hóc Môn năm 1912. Tiếc rằng đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm ra tấm ảnh chân dung của hoa hậu Nguyễn Thị Liễu, tuy vậy cũng có một số ảnh tư liệu liên quan đến cách ăn mặc của những người đẹp Nam Bộ ngày xưa để tạm tham khảo (xem ảnh bên trên).

Cũng cùng nội dung trên, trong một tài liệu đặc biệt nhân kỷ niệm 300 năm hình thành và phát triển Sài Gòn - TP.HCM của nhiều tác giả xuất bản vào năm 1998, đã cho biết cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn theo năm tháng và kết quả như Lê Trung Hoa ghi nhận. Nhưng gần đây, khi tra cứu một tài liệu khác do NXB Trẻ mới ấn hành còn nóng hổi vào cuối tháng 3/2007 về Phụ nữ Việt Nam - những sự kiện đầu tiên và nhất, chúng tôi lại được cung cấp những chi tiết khác đi.

Khám%20Phá%2024h

In offset tinh khắc - thư Indochine thực gửi từ tỉnh Thái Bình đi Hà Nội đóng dấu hủy ngày 19/12/1923 - do ông Reinert gửi cho Giám đốc L’U.C.I tại đường Paul Bert Hà Nội. Thư tem hình cô Ba (Hoa hậu Nam Kỳ) - (Chú thích của nhà sưu tập Nguyễn Thanh Tùng)

Theo đó, người sưu tầm và biên soạn là Trần Nam Tiến cho biết cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn và cũng là ở Việt Nam được tổ chức vào tháng chạp năm 1864. Một số sĩ quan hải quân Pháp nảy ra ý định mở cuộc thi ấy với sự tham gia của những người đẹp nước ngoài đang sinh sống tại Sài Gòn, với điều lệ là các người đẹp phải ở độ tuổi từ 18 đến 20, chưa lấy chồng và là con cái của những gia đình công chức.

Lúc đầu ban tổ chức quy định ngoài áo dài quen thuộc với người Việt, các thí sinh còn phải mặc váy đầm và áo tắm để thể hiện vẻ đẹp của mình qua các trang phục khác nhau. Nhưng về sau do phản ứng bất lợi của công luận nên khoản mặc váy đầm và áo tắm theo kiểu Tây bị hủy bỏ. Bấy giờ: "một thương nhân người Hoa đã chớp lấy cơ hội này để đưa 20 cô gái Trung Quốc đang sống ở Singapore giả làm Hoa kiều để tham gia cuộc thi. Kết quả là trong số đó có một cô đoạt vương miện Hoa hậu. Danh hiệu Á hậu thì thuộc về cô gái con của một phú thương người Hoa sống ở Chợ Lớn".

Tên tuổi của các người đẹp lên ngôi không thấy nêu. Theo Trần Nam Tiến, đó là cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam do người Pháp tổ chức, còn cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam tổ chức thì chậm hơn một năm sau đó, tức vào năm 1865 và mang tên cuộc thi Miss Sài Gòn dành riêng cho các người đẹp Việt Nam. Lần này điều lệ được phổ biến không chỉ ở phạm vi Sài Gòn mà còn lan ra nhiều vùng phụ cận nên sau đó đã có gần 100 cô gái đăng ký dự thi với kết quả người đoạt vương miện Hoa hậu "là cô Ba, con gái của ông Chánh, làm nghề thư ký. Trước vẻ đẹp rực rỡ của cô Ba, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý. Chân dung cô sau đó được vẽ rồi in thành tem với số lượng phát hành lớn chưa từng có. Một thời gian sau đó, cô Ba lấy chồng Việt Nam bình thường và sống giản dị, bỏ lại đằng sau ánh hào quang phù phiếm và không bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai. Đây là người đẹp Việt Nam đăng quang vương miện hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam" (sđd. tr. 25).

Đồng thời ông Tiến cũng cho rằng có một cuộc thi hoa hậu khác mang tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra vào năm 1957 tại Sài Gòn với sự tham gia của các thí sinh đến từ nhiều nước: Ấn Độ, Hồng Kông, Campuchia, Lào và 48 người đẹp Việt Nam khác. Áo dài truyền thống được chọn làm trang phục để dự thi, không dùng áo tắm và "kết quả chung cuộc: danh hiệu Hoa hậu Việt Nam thuộc về cô Vũ Thị Thu Minh, danh hiệu Hoa hậu quốc tế thuộc về cô Nari - người Campuchia".

Như vậy, nếu chỉ căn cứ vào các nguồn thông tin đã nêu, thì các cuộc thi nói trên tuy mở vào những năm khác nhau nhưng có thể tìm thấy ở đây những nét "đầu tiên" của từng cuộc. Điều đáng nói là “mẫu số chung” của các cuộc thi hoa hậu do người Việt tổ chức đã lấy áo dài và các tiêu chí phù hợp với nét đẹp duyên dáng Việt Nam để trao vương miện mà có lẽ câu ca dao sau đây đã nhắc đến phần nào nét đẹp tuyệt vời đó của người con gái Việt: Có ai bán cái dịu dàng. Anh mua một gánh tặng nàng làm duyên...

Hoa hậu, hoa khôi đều là... hoa của đất!

Theo định nghĩa thường thấy trong các từ điển tiếng Việt hiện nay thì hoa hậu là “người con gái chiếm giải nhất trong một cuộc thi người đẹp quy mô lớn”. Còn hoa khôi là “hoa đẹp nhất trong các thứ hoa; dùng ví người con gái chiếm giải nhất trong một cuộc thi người đẹp hoặc người phụ nữ được coi là đẹp nhất trong một vùng, một lĩnh vực”. Ví dụ nói “Mai Phương Thúy là hoa hậu Việt Nam thời nay đã tham gia cuộc thi hoa hậu thế giới gần đây nhất”. Hoặc bảo rằng: “Cô X. từng là hoa khôi trong những người đẹp miền Đông thuở trước. Cô Y. là hoa khôi của trường Áo Tím ngày xưa”.

Nói bóng bẩy vui vui như nhà văn Sơn Nam trong một bữa tiệc tại Hội quán Văn nghệ Sài Gòn, thì “hoa hậu hoặc hoa khôi, hoa nào cũng là... hoa của đất. Dĩ nhiên loài hoa đặc biệt này có tâm hồn và biết nói tiếng... Việt”.



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 30/Jun/2008 lúc 3:09am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:23pm
Hồng Hạc
Người đẹp Sài Gòn xưa với trang phục thời đó ảnh : T.L
Đứng hàng đầu trong danh sách những người đẹp vang bóng trên đất Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19 và những thập niên đầu thế kỷ 20 phải kể đến hai người cùng danh gọi: "cô Ba".

 Thứ nhất là "cô Ba xà bông" con thầy thông Chánh được nhiều người ngưỡng mộ. Thứ hai là cô Ba Trần Ngọc Trà được xem là bà hoàng của các buổi dạ vũ và từng làm "điên đảo" những tay chơi bạt mạng như công tử Bạc Liêu. Trời cho họ sức quyến rũ nhờ vào sắc đẹp của mình vào độ tuổi thanh xuân nhưng cũng mang đến cho họ những giờ phút cuối đời không may mắn như câu chuyện mà các bạn sẽ lần lượt nghe kể dưới đây.

Sở dĩ gọi "cô Ba xà bông" vì hình của người đẹp này được in nổi trên các sản phẩm nổi tiếng của Hãng xà bông Việt Nam do ông Trương Văn Bền lập ra. Các hình ấy xuất hiện cùng lúc với các mẫu xà bông hình vuông nhiều cỡ, nặng 250 gr, 500 gr hoặc chỉ 125 gr, về sau thêm loại lớn và dài nặng gần 1 kg đúc thành cây mua về cắt từng miếng nhỏ xài dần. Mỗi loại như thế đều có sự "hiện diện" của cô Ba, lưu hành đến các nơi đô hội dần dần đến tận các chợ miền xa ngoài Sài Gòn và lục tỉnh. Như thế cô Ba đã nghiễm nhiên trở thành "người mẫu" đầu tiên gắn liền với một thương hiệu Việt Nam mới ra đời đầu thế kỷ 20. Sự ra đời này cùng với hình ảnh cô Ba, theo một số nhà quan sát, đã nhấn mạnh sự có mặt của sản phẩm Việt và chấm dứt sự thao túng gần như độc quyền của Hãng xà bông Marseille của Pháp đối với người tiêu dùng Việt Nam lúc bấy giờ. 

Cô Ba là ai mà được ông Trương Văn Bền chọn làm biểu tượng bên hương thơm xà bông Việt? Điều này tác giả Sài Gòn năm xưa đề cập đến một cách rõ nét, rằng: "Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến có cô Ba, con gái thầy thông Chánh là đẹp không ai bì, đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi Nhà nước in hình vào con tem Nhà Thơ Dây Thép (Bưu điện)".

Cạnh cô Ba, tác giả nhắc đến một số hoa khôi khác như Tư Nhị, Sáu Hương, Hai Thời... vốn là những người đẹp đã làm nghiêng ngả nhà cửa ruộng vườn của nhiều tay hiếu sắc. Theo đó, các cô mỗi chiều ngồi trên xe Delage để mui trần, có tài xế riêng, hoặc ngồi trên xe Hoa Kỳ mới cáu cạnh để lượn đi lượn lại quanh các đường phố chính của Sài Gòn từ chợ Bến Thành qua đường Bonard (đường Lê Lợi ngày nay) vòng qua trường Ch***eloup - Laubat (trường Lê Quý Đôn ngày nay), xuống khu Chợ Lớn, khoe sắc trên đường nhựa "để lên Thủ Đức ăn nem hoặc đến tắm suối Xuân Trường... Tối lại dưới bóng đèn, các cô như bướm tề tựu đủ mặt cạnh sòng bài sòng me, hoặc năm ba người gầy mâm hút có đờn ca giúp vui, báo hại các cậu con chủ điền muốn lên mặt với chị em đành phải trốn về bán lúa vay bạc Chà, cố cầm sự nghiệp ông bà để lại" mà chạy theo cho kịp nếp ăn chơi của các hoa khôi đương thời. 

Nhưng nếp sống ấy dường như không phù hợp với cô Ba xà bông. Có người bảo vì cô sinh ra trong một gia đình công chức nên không quen sống buông thả, người khác cho rằng bản tính của cô vốn vậy từ lâu. Gần đây, vào giữa năm ngoái (6.2006), trong bộ sách mới nhất quanh nội dung Hỏi đáp về Sài Gòn - TP ************ của nhiều tác giả do NXB Trẻ ấn hành, đã cho biết cô Ba là "người đã dám cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin, bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19.6.1893 và bị xử tử ngày 18.1.1894 tại Trà Vinh". Người đẹp lừng lẫy Sài Gòn một thời, người mẫu đầu tiên của thương hiệu Việt nổi tiếng, đã có một kết cục cuối đời như thế? 

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:29pm
Tuổi thơ bi thương của người đẹp Trần Ngọc Trà
 
Hồng Hạc
Một carte postale khác năm 1937 (thực gửi), với dấu bưu điện dán tem in hình người đẹp Nam Bộ mà một số nhà sưu tập cho đó là hình của một trong hai cô Ba đẹp nổi tiếng ở Sài Gòn xưa

Khác với cô Ba xà bông con thầy thông Chánh, cô Ba Trần Ngọc Trà - hoa khôi số một của Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - đã có một tuổi thơ cay đắng, bị đánh đập hắt hủi từ lúc mới lên năm...

Thân phụ Ngọc Trà người ở Cần Giuộc (làng Phước Khánh) đã trải qua sáu lần tan vỡ với sáu người phụ nữ khác trước khi lấy má của Trà quê ở Cần Đước (làng Tân An) về làm vợ. Sinh Trà được 5 năm, thì ba Trà trong một cơn ghen đem lòng nghi vợ không chung thủy và không nhìn Trà là con ruột của mình nữa; ông giận đến nỗi thổ huyết qua đời. Bà nội Trà quá đau xót trước cái chết của con trai nên khi vừa liệm xong ba Trà, bà cũng đột ngột mất theo.

Thế là hai chiếc hòm đặt song song giữa nhà trông tang tóc hết sức. Chôn cất ba và bà nội Trà xong, người bác ruột cho gọi má Trà bồng Trà đến, rồi nhẫn tâm lột chiếc khăn trắng trên đầu Trà ra không cho để tang nữa, lấy cớ lúc hấp hối ba của Trà trối rằng Trà không phải con của mình. Vậy bé Ngọc Trà là con ai? Đã không có bằng cớ nào để kết tội má Trà cho rõ ràng, bác trai chỉ một mực vin vào lời ba Trà để lên tiếng mắng má Trà không xứng đáng là con dâu họ Trần.

Không sống nổi trong nhà chồng đầy ánh mắt thị phi ruồng rẫy kia, nên má Trà lặng lẽ bồng con về quê ngoại Cần Giuộc và nhiều lần dường như bà bị lên cơn khủng hoảng. Mỗi lần như thế bà lấy cô bé Trà ra "gỡ gạc" bằng cách nện những trận đòn roi, đấm đá, củi gậy lên người Trà. Tấm thân bé bỏng của cô hoa khôi Sài Gòn tương lai này đã bầm tím từ thuở lên 5 lên 6 ấy - cái tuổi con nít láng giềng có đứa bắt đầu được đi học ê a, còn bé Trà thui thủi ở nhà, bên tai văng vẳng lời mắng nhiếc của má: "Đánh cho tiệt nòi cái giống đoản hậu!".

Câu mắng đó Trà vẫn còn nhớ như in trong trí mình. Sau mỗi trận đòn phũ phàng như thế, má Trà lại ân hận thường mua bánh trái về cho Trà ăn, dường như bà muốn bù lại chút ngọt ngào hiếm hoi cho bé, nhưng làm sao bù nổi? Vì trong lòng cô bé Trà đã hằn lên một nếp gấp bi thương có sức tác động đến sự hình thành một tính cách: coi đời "lạnh như băng".

Con tem có in hình người đẹp Nam Bộ mà một số nhà sưu tập cho là hình của hoa hậu Sài Gòn xưa - Ảnh: Tư liệu của ông K.H

Lạnh cả khi lớn lên đối mặt với tiền của và sự chìu chuộng của những người ái mộ, như với trường hợp của công tử Georges Phước chẳng hạn: Georges Lê Văn Phước, con trai một ông đốc phủ giàu nức tiếng, đã sang Pháp du học, về nước không theo đường công danh hoạn lộ, chỉ thích ăn chơi bay bướm, người lại trắng trẻo hào hoa nên được giới phong lưu thời ấy tặng cho mỹ danh là Bạch công tử. Với phong độ đang lên, Bạch công tử không thiếu gì người đẹp vây quanh nhưng vẫn thấy hụt hẫng vì đeo đuổi bao lâu mà chưa chinh phục được hoa khôi Trần Ngọc Trà.

Lúc bấy giờ Trà đã nắm trong tay sức mạnh kim tiền lẫn nhan sắc trời cho đang vào độ "mãn khai" và đã trở thành bà hoàng trong các sòng bạc thâu đêm (hơn là trong các "dạ vũ" như chúng tôi đã viết trong kỳ trước) và được gọi bằng một cái tên rất Tây ghép với tên một nữ tài tử nổi tiếng trên màn bạc thành: Yvette Trà. Để được gần gũi Yvette Trà, một bữa Georges Phước lái một chiếc xe bốn bánh thuộc loại lộng lẫy đương thời đến rước Trà xuống Cần Thơ đổi gió.

Khi hai người vào khách sạn Bungalow, Georges Phước lột chiếc nhẫn kim cương trị giá hơn 3.000 đồng (thời đó vàng chỉ 60 đồng một lượng) đặt lên bàn để vào phòng tắm. Khi bước ra thấy Yvette Trà đang lấy chiếc nhẫn của mình đeo thử vào tay ngắm nghía, Georges Phước liền buột miệng nói chiếc nhẫn coi vừa ngón tay Trà quá, vậy Trà đeo luôn đi. Chỉ trong nháy mắt, chiếc nhẫn kim cương "nặng ký" kia đổi chủ nằm ôm ngón tay thon đẹp của hoa khôi số một Sài Gòn. Biết chuyện, công tử Bạc Liêu lúc ấy cũng đang theo đuổi Yvette Trà, liền đến gặp Trà và tặng cô một chiếc nhẫn khác trị giá gấp đôi chiếc nhẫn của Georges Phước. Trước hai cuộc săn đón ấy, Yvette Trà phải chọn đeo chiếc nhẫn nào để vừa lòng cả hai công tử ?

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:33pm
Mối tình đầu với con trai tỉ phú đất Phan Rang
 
Hồng Hạc
Hắc công tử

Nếu đeo chiếc nhẫn nhận hột xoàn của Bạch công tử Georges Phước sẽ không khỏi làm buồn lòng Hắc công tử Bạc Liêu. Nhược bằng đeo chiếc do Hắc công tử tặng sẽ làm mất vui người còn lại. Hay là đeo cả hai chiếc?

Không, Yvette Trà không chọn chiếc nào để đeo hết, mà cô đã "lạnh lùng" ném cả hai vào một cuộc chơi. Đó là trận bài bạc đỏ đen, cầm cố rồi bán tháo cả hai món quà kia, rốt cuộc trút sạch túi vào sòng bạc khét tiếng là "lò đốt tiền" của thầy Bảy Phương chỉ trong một đôi ngày sau đó. Cũng vậy, nhiều món quà có trị giá lớn do những tay chơi đa tình trong giới phong lưu Sài Gòn cũ tặng cho cô đã chóng "đến và đi" như đã kể. Mỗi lần đứng lên, phủi tay rời sòng bạc, cô Ba nói đại khái: tiền của như bụi đất - tình nghĩa mới thiên thu (chứ không phải thiên kim)! Vậy với cô, tình nghĩa khó quên nhất trong "tình sử" đời mình là ai? Đó là Toàn. Toàn, quê tận Phan Rang, sao lại có thể với tay hái lấy đóa hoa đẹp nhất Sài Gòn lúc ấy đang còn lăn lóc vô danh giữa đám "bụi hồng" trước khi nổi tiếng?

Để trả lời, hãy tạm lùi một chút, vào ngày bé Trà lên 9, ngoại mất, má đem Trà từ Cần Giuộc lên Sài Gòn, ở gần chợ Bến Thành trong một hẻm nhỏ đường D'Espagne (tức đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hằng ngày Trà bán chả giò kiếm chút tiền còm. Còn má Trà bán hàng rong trên chuyến xe lửa Sài Gòn đi Phan Thiết, người quen mặt thường gọi "bà Tám". Và "con bà Tám" (tức Trà) dần dà trở thành một thiếu nữ tuy không được học hành, không đủ tình thương che ấm, không có tiền bạc giắt lưng, nhưng có kho tàng vô giá do trời ban là nhan sắc và bắt đầu lộ những đường nét gợi cảm khi Trà bước đến tuổi 14. Ở tuổi này, cô như một đóa hoa hàm tiếu chưa kịp nở đã bị bướm ong trầm trồ, vây đón. Má Trà vội vã đem Trà gả cho một quan ba người Pháp tuổi đã trên 30 (lúc này Trà mới được đi học chút đỉnh). Rồi cuộc hôn nhân đầu đời ép uổng kia sớm tàn nhanh khi anh quan ba mãn hạn về lại Pháp ngay năm sau, không đoái hoài gì đến Trà nữa. Vậy là ở tuổi 15 Trà trải qua "một đời chồng", trở về ở với má, tiếp tục bán hàng rong cho đến ngày gặp Toàn.

Toàn là con trai cưng của một tỉ phú người Hoa, gốc ở Hải Nam. Ba Toàn đã có một đời vợ bên Trung Quốc, khi sang lập nghiệp trên đất Việt ông lấy thêm ba người vợ nữa, mỗi người có một cơ ngơi riêng không ai chịu "làm bé" ai. Một trong ba người ấy là má Toàn quê quán Quy Nhơn, chung sống với ba Toàn ở Phan Rang, chuyên nghề mua bán hải sản đắt tiền như yến sào, vi cá, bào ngư, với chi nhánh đặt tận Chợ Lớn nên Toàn ra vào thường xuyên.

Trong một chuyến đi Toàn tình cờ gặp Trà đang bươn bả ngoài phố đã ngẩn ngơ trước sắc đẹp của cô hoa khôi tương lai nên nhiều lần viết thơ tỏ tình nhờ người đưa tới. Nhận lá nào, Trà đều đưa má đọc, không giấu. Má Trà có lẽ dò hỏi biết gia thế của Toàn nên bà không ngăn cản và ngầm ý chấp thuận. Quá si mê Trà nên chỉ trong vòng đôi tuần sau cuộc gặp lần đầu, Toàn đã cùng ba má đem lễ vào Sài Gòn làm đám cưới với Trà. Trà lại sang ngang một lần nữa ở tuổi trăng rằm và theo chồng về Phan Rang ở. Chính những ngày tháng chung sống mặn nồng làm nảy nở trong Trà tình cảm "bền ghi như thiết thạch" với Toàn. Nhưng được hai năm, vốn con nhà giàu, được chiều chuộng nhất nhà, Toàn đi vào đường bồ bịch lăng nhăng, nay yêu người này mai thương người nọ làm Trà phát ghen. Can chồng mãi không được, Trà trốn đi, nhưng bị bắt về lại. Mẹ chồng của Trà người nhân hậu, đối xử tử tế, khuyên Trà không nên bỏ đi nữa. Trà cũng muốn thế, song nếp sống phong tình của Toàn vẫn không đổi nên cô viết thư cho má kể mọi chuyện.


Trước khi đeo đuổi Hoa khôi Trần Ngọc Trà, Hắc công tử có người tình trong thời gian du học bên Pháp (phải) và đứa con trai là kết quả của mối tình ấy (trái) - Ảnh tư liệu do anh Nhơn, con trai công tử Bạc Liêu cung cấp

Má Trà hồi âm gửi gia đình Toàn than nhớ con gái nên nhà chồng đồng ý để Trà về Sài Gòn thăm. Ra khỏi "chiếc lồng son" dè đâu Trà lại rơi vào cảnh cũ, lại bị má đánh đòn bằng củi gậy, dẫu đã "hai đời chồng" và đã lên 17. Trước tình cảnh đó, Trà muốn tìm về "mái nhà xưa" với Toàn. Cô lên tàu đến Phan Rang, nhưng bước lạc xuống ga Mường Mán, không tiền không bạc đành ghé ở tạm tại nhà một tài phú người Hoa đang trông coi chi nhánh của hãng buôn bên chồng. Hay tin, Toàn vào kiếm, mừng rỡ gặp mặt Trà, đưa Trà đi ăn tiệm và ra chợ mua một lượt 10 cây lãnh đen để Trà tha hồ may đồ mặc. Cử chỉ âu yếm và săn sóc của Toàn như muốn chuộc lỗi với người vợ trẻ. Rồi vợ chồng dắt nhau vô lại Sài Gòn xin má Trà bỏ qua chuyện lùng nhùng giữa họ, nhưng má Trà sẵn mối oán giận "hạng đàn ông đoản hậu" nên gạt phăng, dọa là:

- Nếu mày quay lại với thằng Toàn tao sẽ giết mày!

Thất vọng, Toàn để lại cho Trà đôi bông tai nhận hột xoàn rồi buồn bã quay về Phan Rang một mình. Sau này, khi kể cho một vị có tiếng trong làng văn Sài Gòn nghe, cô Ba Trà đã tự bạch: "Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên" - vì với Trà, đó là mối tình đầu đúng nghĩa. Và vị học giả nghe lời tự bạch kia chính là cụ Vương Hồng Sển -  người tự nhận mình đã say mê cô hoa khôi Trần Ngọc Trà từ lúc còn học trường Ch***eloup Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn) ra sao?

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:38pm
Với Vương Hồng Sển - những ngày “mộng dưới hoa”
 
Hồng Hạc
Vương Hồng Sển (đứng - thứ năm từ phải sang) khi còn học trường Ch***eloup Laubat (1919-1923) và bắt đầu mến mộ Hoa khôi Trần Ngọc Trà

Không chỉ làm say mê các công tử đa tình, mà sắc đẹp của Hoa khôi Trần Ngọc Trà đã có sức lay động tâm hồn của ít nhất hai người nổi tiếng trong làng văn làng báo Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ 20. Người thứ nhất là nhà khảo cổ, nhà sưu tập tài hoa Vương Hồng Sển.

Năm 1924, trong một đêm xem cải lương ở rạp Modern đường D' Espagne (nay là đường Lê Thánh Tôn, quận 1), cụ Vương Hồng Sển (lúc ấy mới là một "chàng Vương" 22 tuổi) đã tình cờ ngồi sát phía bên mặt Hoa khôi Trần Ngọc Trà trên dãy ghế thượng hạng. Phía bên trái của cô Trà ở dãy ghế ấy ngoài bác sĩ Lê Quang Trinh, ông tòa Trần Văn Tỷ, còn có vua cờ bạc Sáu Ngọ (tức Paul Daron) mà tên tuổi khá quen thuộc với giới phong lưu Sài Gòn. Tất cả đang ngồi hướng lên sân khấu, song mắt họ không khỏi nhiều lần nhìn về phía hoa khôi. Còn "chàng Vương", vì ngây ngất trước cuộc gặp bất ngờ trên, nên suốt buổi diễn "hết biết trên sân khấu hát ca những gì" mà cứ thả hồn bềnh bồng theo mùi nước hoa từ người đẹp bay sang...

Lần gặp đầu tiên kia vẫn "lưu hương" mãi trong ký ức và một số trang bút ký của nhà chơi cổ ngoạn nổi tiếng nhất đô thành - Vương Hồng Sển. Những năm sau, khi "chàng Vương" về ở trọ nhà 108 đường Bonard (nay là đường Lê Lợi), cô Trà thỉnh thoảng ghé qua chơi bài do chủ nhà mở, rồi ra về không chuyện trò gì, để lại bóng hình thấp thoáng trong Vương như một "giấc mơ hoa". Ngoài đời, sự cách biệt càng nghìn trùng hơn nữa như Vương Hồng Sển viết: "Năm tôi ra trường (1923), chân ướt chân ráo tập ăn chơi, thì cô Ba đã là một nàng tiên trên dương thế... Cô Ba lên như diều gặp gió, chiều chiều ngồi một mình trên chiếc ô tô mui trần, xe êm nệm tốt, áo nệm trắng toang, trước có hai người tài xế ăn vận lộng lẫy, cổ áo một màu với y phục cô Ba mặc, trắng toàn trắng, tím nâu toàn tím nâu, một tài xế chánh để lái xe, một tài xế phụ để mở cửa xe, Ba Trà sang trọng sánh không thua Thống đốc Nam Kỳ!".

Mãi gần ba chục năm sau, vào 1952, hai người gặp lại nhau cũng rất tình cờ tại sòng bạc Đại thế giới. Sòng bạc này nằm ở vị trí của Nhà văn hóa quận 5 hiện nay, mở cửa hoạt động nhộn nhịp suốt 18 năm (1937 - 1955) dưới sự bảo trợ của Cao ủy Pháp ở Đông Dương trong buổi đầu, về sau giao tướng Bảy Viễn coi quản một thời gian. Gọi "sòng bạc" chứ thực ra nơi đây không chỉ tổ chức đánh bạc thu thuế mà còn bày đủ ngón ăn chơi, giải trí, hút xách, trai gái, tiếng đồn lan khắp nước. Vương Hồng Sển đến đó không phải vì ưa bài bạc, mà vì việc riêng phải đi theo kỹ sư Phạm Kim Bảng (vốn rất mê đánh bạc) và bất ngờ gặp cô Ba tựa trong "giấc chiêm bao" như Vương nói sau này. Qua chút ngỡ ngàng, hai bên nhận ra nhau, lúc ấy tóc Vương đã "điểm sương" và nhan sắc Hoa khôi Trần Ngọc Trà cũng đã ở trên thềm "nắng chiều" (với độ tuổi 40 hơn). Cô Trà hỏi nhỏ: "Này anh, nhan sắc tôi ngày nay anh thấy kém hơn trước tới bực nào?". Vương Hồng Sển đáp một hơi: "Thưa cô Ba, tôi không cần biết cô nay ra thế nào, sa sút đến bực nào, mà trong mắt tôi, trong hồn tôi, đối với tôi, cô luôn luôn vẫn là người đẹp, tôi không hiểu thành ngữ "khuynh quốc khuynh thành" thế nào, mà tôi chỉ biết cô qua bức ảnh chụp treo trong tủ kiếng nơi trước nhà nhiếp ảnh Khánh Ký năm xưa ở đường Bonard, hình cô mặc một bộ y phục trắng, che cây dù cũng trắng và đứng thướt tha nhìn ngắm xa xăm, hại cho tôi chủ nhật nào dầu trong túi không tiền cũng lội bộ từ trường Ch***eloup ra ngắm dung nhan cho được mới nghe, mặc dầu trời mưa trời gió. Và hại cho tôi đêm nào như đêm nấy, tiếng rằng cha mẹ cho tôi lên đây ở nội trú để sôi kinh nấu sử, mà sôi và nấu đâu không thấy, đêm nào như đêm nấy, tôi chỉ mơ mộng tưởng nhớ hình dung cô!".

Câu đáp này Vương Hồng Sển nhắc đến rõ ràng trong một thiên bút ký và bảo rằng, nhờ vào "lời nói không suy nghĩ mà tựa như sắp đặt trước" nêu trên, khiến cô Ba Trà động lòng cảm mến tỏ ra thân mật khác thường, để từ đó nhờ "chàng Vương" thay mình chấp bút viết nhiều bức thư gửi đi những chỗ cô muốn giao thiệp. Vô tình "chàng Vương" bỗng chốc trở thành "bí thư riêng không lương" của cô Trà. Không lãnh đồng nào nhưng Vương rất mát lòng vì được gặp cô Ba nhiều lần, được nhìn cô Ba cười "để lộ hai hàm răng vẫn trắng đẹp như xưa" trong lần gặp "ban sơ". Suốt 4-5 tháng tiếp đó, hai người vẫn thường gặp gỡ ở sòng bạc Đại thế giới có kỹ sư Phạm Kim Bảng bên cạnh, để sau mỗi canh bạc, "bộ ba" (Vương Hồng Sển - Trần Ngọc Trà - Phạm Kim Bảng) lại chạy xe vô động hút (thuốc phiện) khu đất thánh Chà, nằm nghe cô vừa kéo ống ro ro vừa kể tâm sự tỉ tê.... Cô đã kể gì về nỗi lòng của một hoa khôi sa sút đến phải đi "lượm hoa rơi" quanh những sòng bạc về khuya?

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:40pm
Diên Hương - một người tình đằm thắm
 
Hồng Hạc
Trang phục áo dài của các người đẹp đầu thế kỷ 20 (trong ảnh là bà Nguyễn An Ninh, chụp năm 1925)

Người thứ hai có tiếng trong giới cầm bút ở Sài Gòn trước kia đã yêu thương thắm thiết hoa khôi Trần Ngọc Trà là nhà văn Diên Hương Trần Ngọc Án (1889-1963) - tác giả các cuốn Thành ngữ điển tích và Thi pháp.

Cụ Vương Hồng Sển cho biết ông Diên Hương học trường thuốc Hà Nội, trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên "vào ngạch bác sĩ ngang hàng với (bác sĩ) Pháp". Dầu hành nghề trong ngành y nhưng tâm hồn ông rộng mở sang lĩnh vực thi ca, thích làm thơ và có mối tình nghệ sĩ rất dịu dàng với Trà một thuở...

Hai bên gặp nhau lúc cô Trà bước sang tuổi 18 và còn đang chua xót vì cuộc tình tan vỡ với Toàn. Để Trà vui, ông cho tài xế lái xe riêng của mình chiều chiều đón Trà đánh một vòng qua phố. Và  Trà, với sắc đẹp rạng rỡ "đi giữa hoàng hôn" ấy, ngày này qua ngày khác, đã thu hút hàng trăm, hàng nghìn ánh mắt nhìn theo và không khỏi khơi dậy ngọn lửa khao khát trăng hoa nơi những tay giàu có, trẻ trung hơn. Không thiếu người theo đuổi và lôi cuốn Trà khỏi tầm tay của ông bác sĩ đa tình lớn hơn Trà mười mấy tuổi. Biết vậy song ông vẫn một mực tin yêu đem Trà về ở đường Richaud sát trung tâm đô hội. Lại còn gửi gắm Trà cho "dì Tư Ăng-lê" coi sóc.

Đến chỗ này thì ông có sai lầm vì đã giao cô hoa khôi vào cửa ăn chơi của dì ấy. Nguyên dì Tư là người sành điệu, lão luyện, quen biết rộng rãi trong giới phong lưu ở Sài Gòn và cả những ông hội đồng hiếu sắc, những tay ăn chơi vượt rào từ lục tỉnh lên. Để đón họ, dì đứng ra mở sòng bạc tại nhà mình - chính ở đây Trà đã lây và ngày càng lậm sâu hơn "vào vòng đổ bác". Cũng từ địa chỉ này, công tử Georges Phước và công tử Bạc Liêu tìm tới tán tỉnh Trà. Ngoài lần đi chơi riêng với Georges Phước vào khách sạn Bangalow dưới Cần Thơ như kể ở kỳ trước, có lúc vui vẻ Trà còn đi chung với hai công tử xuống đó một lượt, không phải để "ăn nằm tay ba" mà để kiếm sòng bạc mới đánh chơi cho... lạ. Nào ngờ, khi vào khách sạn xong, thay vì dẫn Trà thăm các sòng "trên bến Ninh Kiều", hai công tử lại thỏa thuận mở canh bạc tay ba tại chỗ. Chia bài xong, cả hai giả vờ thua để tranh nhau chung tiền cho Trà. Hắc công tử chung 1 đồng thì Bạch công tử chung 2 đồng. Bạch công tử chung 5 đồng thì Hắc công tử chung 10 đồng! Mỗi lần như vậy chỉ để mong được thấy Trà cười... Chưa có canh bạc nào lạ đời đến thế! Đánh bạc ai cũng muốn thắng nhưng ở đây hai công tử người nào cũng tranh nhau... thua.

Tan sòng, số tiền Trà ôm về Sài Gòn quá đỗi lớn. Song cô cũng không giữ cho ấm tay, cứ vung ra tiêu xài, cho người này giúp người khác, hoặc mua thứ này, sắm thứ kia, chất đầy đồ đạc mới toanh trong nhà khiến ông Diên Hương cũng ngạc nhiên và... nghi ngờ. Ở đoạn này, khi kể cụ Vương Hồng Sển nghe, cô Ba Trà bộc lộ tình cảm trân trọng và cám ơn đối với ông Diên Hương trước thái độ điềm tĩnh đằm thắm của ông. Thoạt đầu ông hỏi Trà đi đâu cả ba tuần qua không thấy mặt ở nhà dì Tư? Trà làm thinh không trả lời. Ông lại nhắc: "Em đi đâu? Ở đâu?". Trà đáp gọn lỏn: "Không đi đâu hết". Lại hỏi: "Bộ em ngủ ngoài trời hay sao?".

Hỏi đi hỏi lại cô Trà cứ lấp lửng là mình ngủ ở nhà người bồi của dì Tư để trốn chủ nợ đang truy đòi 3.000 đồng do cô đánh bạc thua phải vay. Ông nói: "Em trốn chủ nợ rồi trốn anh nữa sao em? Hay là em có mèo? Em lỡ thương ai cứ nói thiệt cho anh biết đi". Cô đáp "tôi có đi chơi với họ mà không thương ai hết!". Lạ hông? Bấy giờ có tiếng xe dừng ngoài cửa, ông giả đò nói lớn: "Xe của cậu Tư Georges Phước đến!". Nghe thế, Trà bật dậy chạy đến cửa dòm ra. Như thói thường chắc ông Diên Hương phải nổi ghen, hoặc tỏ thái độ lập tức. Nhưng đằng  này ông vẫn ôn tồn bảo Trà ngồi xuống: "Không sao đâu em. Hai ngày nữa anh sẽ đem tiền đến để em trả nợ". Đã không gắt gỏng, lại còn dịu dàng thông cảm với trái tim từng trải những giờ phút cô độc và đau buồn từ thuở thiếu thời, cũng như những cuộc hôn nhân bẽ bàng của Trà khi mới lớn. Ông im lặng ra về, hai ngày sau cho người đem tiền đến đủ 3.000 đồng để Trà trả nợ. Món tiền này theo thời giá lúc bấy giờ ước chừng bốn mươi mấy, năm mươi cây vàng. Ông bỏ qua tất cả, không hậm hực, trách móc gì, cho đến dịp chở Trà ra Vũng Tàu tắm biển. Ngồi trên bờ, nhìn quanh, bỗng Trà bật khóc. Ông hỏi vì sao. Cô đáp vì nhớ nhà. Ông lại hỏi nhà ai? Ở đâu? 

Đoạn đối thoại tiếp đó do cụ Vương ghi lại theo lời kể của cô Ba, là: "Thú thật với anh, tôi nhớ chồng tôi lắm! - Chồng nào nữa? - Dạ thưa, người chồng ở Phan Rang! Tại sao em ra đây với anh, em lại nhớ chồng Phan Rang? - Tại vì ra đây thấy núi thấy biển tôi bỗng nhớ anh Toàn ở xứ Phan Rang. Xứ ấy cũng có biển có núi như vầy". Tới nước này, ông Diên Hương biết đã  đến lúc mình cần phải chia tay với người tình đa cảm này. Ông lặng lẽ rút lui không trách một lời.

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:42pm
Yvette Trà với lữ quán về đêm
 
Hồng Hạc
Người đẹp Sài Gòn xưa

Nghe lời "dì Tư Ăng-lê", hoa khôi Trần Ngọc Trà sang lại nhà hàng Đông Pháp lữ quán ở đường D'Espagne (nay là đường Lê Thánh Tôn, Q.1) để bán cơm với các món ăn Việt Nam. Tự thâm tâm có lẽ cô muốn kiếm những đồng tiền "căn bổn" do sức mình làm ra hơn là ngồi chờ "trên trời rơi xuống". Nhưng sắc đẹp đầy ma lực của cô vẫn cứ tiếp tục thu hút thêm nhiều tay chơi tận lục tỉnh tự nguyện "gánh tiền" lên trước cửa...

Trong số khách phương xa lặn lội tìm tới Đông Pháp lữ quán do Yvette Trà đứng caisse thâu tiền có ông hội đồng Th. ở Rạch Giá và cậu Năm B. - chủ một rạp chiếu bóng ở Cần Thơ. Hai người này đến lữ quán không chỉ vì mấy món ăn khoái khẩu như cua xào giấm hoặc mắm kho thịt ba chỉ ăn với cơm gạo nõn thơm phức, khiến Tây cũng thích, mà còn vì để ngắm người đẹp Yvette Trà và để lâu lâu được Trà đảo mắt ban cho họ một nụ cười chết người. Mê Trà tới nỗi cả hai nhiều phen ăn dầm ở dề trên đất Sài Gòn cả tháng trời vẫn chưa về "cố quận". Họ lân la cả vào ban đêm vì được biết nơi đây ngoài bán cơm còn có các món "ăn chơi" uống rượu như đuông nướng, nhộng chiên và đặc biệt có tổ chức cờ bạc, hút xách tới khuya. Khi đã quen biết như "người trong nhà", bấy giờ cả hội đồng Th. và cậu Năm Cần Thơ lận trong lưng một mớ tiền đến quán xin "dì Tư Ăng-lê" và Yvette Trà cùng họ đánh tứ sắc hoặc bài Tây với một cam kết ăn thua khá lạ. Hễ thua họ phải chung bằng tiền mặt. Ngược lại họ thắng chỉ đòi được... hôn Yvette Trà. Nhưng không phải hôn lên môi, lên má, hoặc lên trán, lên tóc để lâng lâng mơ màng đôi chút, đằng này họ chỉ được hôn một cái vào... mu bàn tay của Yvette Trà. Để chạm môi vào làn da non trắng ở tay Trà họ phải bán bớt nhiều sở ruộng màu mỡ dưới quê để lấy tiền lên Sài Gòn lãng đãng. Cơn háo hức dâng cao tới nỗi cả hai ao ước sẽ được cưới Trà làm vợ mặc dầu lúc bấy giờ Yvette Trà đang còn mặn mà tình chồng nghĩa vợ với ông Diên Hương. Song họ vẫn lờ đi như không biết để nạp "sính lễ" nhờ dì Tư làm mai. Nghe vậy Yvette Trà mở to đôi mắt đẹp ngạc nhiên, nói là hai vị cùng lúc "đòi làm chồng một người đang có chồng" thì đã điên chưa ? Cô bảo họ hãy giữ tình bạn đêm đêm trên chiếu bạc là hơn.

Còn cô, sau ngày chia tay với ông Diên Hương, sống tự do phóng khoáng, không ràng buộc dưới một mái ấm nào cả, tập trung lo cho Đông Pháp lữ quán ngày càng đông khách. Mà lữ quán này, trước đây khi chưa về tay cô Ba Trà, bị chèn lấn bởi hai nhà hàng lớn cận kề, cũng nằm ở khu vực đường D'Espagne xưa. Một cái chuyên bán cơm Tây là nhà hàng Quảng Hạp với người đầu bếp từng nấu ăn cho Thống đốc Cognacq đảm trách bếp núc. Cái kia mở "nhạc sống", thuê nghệ sĩ về đờn ca hát xướng êm tai vào mỗi cuối tuần để chiêu khách là nhà hàng Cửu Long Giang. Cả hai "nhà" trên đã kẹp Đông Pháp lữ quán ở giữa khiến người chủ cũ không chịu nổi lỗ lã phải sang tay. Ngày cô Trà về đó, như một đóa hoa tỏa hương không cần lên tiếng, khách hai nhà hàng kia cũng lần lượt kéo sang ăn uống. Người sành điệu khi rủ nhau đến Đông Pháp lữ quán thường lấy danh của hoa khôi ra gọi, rằng: "Lại chỗ Yvette chơi!" hoặc  "Yvette Trà nha!" là hiểu. Nhắc tới Yvette Trà, Vương Hồng Sển bảo mình cũng nhiều hôm đến lữ quán ăn cơm mắm ruột để ngắm hoa biết nói. Ở đó, sau lúc đãi đằng no nê nếu muốn khách có thể lui sau đánh bài hoặc hút xách. Nhân chỗ này cụ Vương chú thích là, ngày nay có một số tác giả thường viết hút sách (chữ s thay vì x), cụ không hiểu do điển tích nào mà đổi "xách" (hút xách) thành "sách" (hút sách) như thế? Chứ theo cụ thì: "Tôi viết hút xách dựa theo điển  này: có một ông già thần tỉnh Sốc (Trăng), xứ tôi, linh ứng lắm, không ai dám nói xúc phạm hay có cử chỉ bất nhã nào với ngài, một hôm đạp đồng lên dặn người coi miễu không nên cho bợm hút vào miễu bất cứ sang hèn cũng vậy, các đạo lấy làm lạ, hỏi duyên cớ, ngài để tên ngồi đồng đáp: "Làng này người nào cũng tốt, duy bợm hút phải coi chừng, vì khi nó ghiền, lư hương tao nó cũng xách!”. Hút xách đi đôi đi cặp với nhau là vì điển này”. Những ngày ở Đông Pháp lữ quán, cô Ba thực sự chuyển đời chuyển bến, trau chuốt trang điểm đẹp đẽ hơn nhờ vào tay dì Tư và Marie Huệ chỉ bảo. Cô cũng bộc lộ sự hào hiệp của mình với người xung quanh, nhất là với những cộng sự dưới tay như: "Đưa tiền mua món nào, bồi bếp đem về tiền lẻ, cô Ba không bao giờ lấy lại, hoặc nói để đó mà xài... cô dạy bỏ (tiền thừa) vào một rổ con để gần bàn phấn, đứa nào thèm chè cháo chút đỉnh cứ lấy đó mà chi tiêu, cô không bao giờ tra hỏi cũng không nói một lời khi thấy rổ đang đầy bỗng hóa rỗng không".

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:45pm
Nguyệt tiên cung và những ngày trốn chủ nợ truy đòi
Hồng Hạc
Hoa khôi Bùi Thị Nga

Nguyệt tiên cung là tên gọi một điểm ăn chơi sang trọng và "kín cổng cao tường" do Yvette Trà lập ra,  nằm sâu trong căn nhà " xinh bực nhứt" tại phố 260 đường Richaud thời Pháp. Ai muốn trở nên thành viên thường xuyên của Nguyệt tiên cung phải "nạp lễ" 1.000 bạc chẵn (giá bằng khoảng 16 - 17 cây vàng hồi đó)...

Một khi được nhập vào Nguyệt tiên cung, khách qua khỏi cửa sẽ có chuông reo báo hiệu cho người đảm trách phía trong bước ra mời vào phòng để chậm rãi nhấp một chén trà sâm chờ đợi. Hơi sâm vừa lan ấm, khách sẽ được mời qua phòng kế tiếp để ăn chén yến nấu với đường phèn. Hoặc đôi khi tẩm bổ bằng món bồ câu mới ra ràng chưng cách thủy với yến. Lát sau, một mỹ nữ người Hoa mời khách sang phòng tắm nước nóng, lau người sạch sẽ và thay bộ đồ ngủ nhẹ mỏng như các chỗ tắm hơi ngày nay. Ăn xong, tắm xong, khách có thể gặp gỡ Yvette Trà hay không là tùy duyên.

Ở Nguyệt tiên cung còn có phòng đánh bạc, chơi các thứ bài ăn thua lớn và con bạc thường không thiếu những người có máu mặt trên thương trường, cũng không loại trừ những công chức người Việt lẫn người Pháp giấu tên, cần bảo mật, nên những nơi ra vào đều đặt tín hiệu báo động để tránh bị bố ráp, lục xét bất ngờ. Nguyệt tiên cung được Yvette Trà mở sau những kinh nghiệm từng trải ở Đông Pháp lữ quán với dì Tư. Số là khi Đông Pháp lữ quán vắng khách, ế ẩm, Yvette Trà đang băn khoăn chưa biết xoay xở cách nào, thì bỗng gặp "quới nhơn" là ông triệu phú họ Lương người Hoa ở Chợ Lớn. Ông Lương muốn lấy Yvette Trà làm vợ nên sẵn sàng tung tiền, bỏ vốn cho Trà dẹp hẳn lữ quán, về xây động Nguyệt trên.

Những chi tiết về Nguyệt tiên cung được nhà báo Trần Tấn Quốc thuật trên tờ Tiếng Dội cách đây hơn nửa thế kỷ trong loạt bài về cô Ba Trà dài 70 kỳ vào giữa năm 1952. Ở đây, chỉ nhắc lại vài nét chính. Ông Quốc là người đầu tiên được cô Ba Trà đồng ý kể lại những bước thăng trầm của đời mình để đăng báo. Sau đó không lâu, Yvette Trà lại kể thêm cho người thứ hai là cụ Vương Hồng Sển nghe như đã đề cập ở các kỳ trước. Tới lượt cụ Vương cũng đã viết một thiên bút ký nhưng cất giữ hơn 35 năm sau mới đưa in vào tập Sài Gòn tả-pín-lù. Dưới đây là đoạn cụ Vương ghi lời của Yvette Trà nói về quãng đời chìm nổi của mình sau ngày Nguyệt tiên cung tạm đóng cửa cũng như nhân câu hỏi của cụ Vương về bùa yêu thuốc dấu trong làng chơi:

"Tôi tưởng anh là nhà văn, nhà khảo cổ phải khác hơn người thường, té ra anh còn mê tín và dị đoan quá chừng chừng! Có mặt ông kỹ sư Bảng đây, tôi nói cho hai người biết, nếu tôi muốn bỏ bùa mê cho anh Sển này, anh nhớ nhé, tôi chỉ cần đem hết can tràng ra mà đối đãi với anh, rồi tự nhiên lần lần anh cảm và bị tôi chinh phục ngay, chớ ngải với nghệ là cái quái gì, anh khéo hỏi! Mà nè, đừng nói lôi thôi lạc đề, ngải hay nghệ là như vầy. Người ta nói với tôi có ba thứ ngải. Thứ nhứt là ngải Thượng, ở trên cao nguyên, nuôi bằng gà sống, thả gà vô bụi ngải, một thời gian sau xem lại gà chỉ còn bộ xương khô, nhưng chỉ dùng để hại cho người chết, tôi ghê quá, không dám xài.

Thứ nhì là ngải núi Tà Lơn và vùng Xà Tón, nhưng chưa linh chưa hiệu nghiệm cho lắm, vì các thầy ở Bảy Núi và trên Nam Vang, tài nghệ chưa tinh thông. Thứ ba loại ngải hiệu nghiệm nhứt là ngải bên Xiêm do các thầy cao tay ấn luyện, người chuộc ngải phải nằm bảy ngày bảy đêm trần truồng cho thầy ướp phép, và người ấy phải một lòng tin tưởng và cữ kiêng nhiều bề: cữ ăn rau nặng mùi sẽ bán phai ngải, nhứt là củ tỏi và hành lá, cấm không đi dưới dây phơi quần áo vì uế khí sẽ làm cho ngải bay mất, tránh chun lòn dưới thang gác dưới lầu mà từng trên có đặt cầu tiêu, cầu tắm nhiều uế trược, phải giữ kín không nên cho nhiều người thấy, nhứt là phải giữ tinh khiết, chỗ nào dơ dáy phải tránh né, v.v...

Tôi (Ba Trà) lúc ấy manh giáp chẳng còn, anh mái chính ở mãi Chợ Lớn không ra thăm, nợ vây phủ tứ tung, Nguyệt tiên cung vắng khách, vắng hơn chùa bà Đanh, Chà sét ty than hết tiền không cho tôi vay nữa, các công tử lặn mất như sao trên trời đêm ba mươi qua mồng một, nằm gát tay lên trán, tôi bỗng nhớ lại cứu tinh là chị Hai tóc đỏ. Chỉ năm xưa khoe tài ngải bao nhiêu, nay tôi nhớ mà thương chỉ bấy nhiêu, nhưng nghe đâu chỉ có chồng bên Xiêm thì tôi phải qua bên ấy (để trốn nợ và để) níu lưng chỉ mà cầu cứu... Nhưng rủi cho tôi là lúc ấy quân sư sắp đặt cuộc viễn du của tôi dở tệ (...), bao nhiêu việc làm nghe trôi chảy, mà trong việc sắp đặt cho tôi qua Xiêm lại quên không biết xin trước giấy thông hành (nên bị người Xiêm làm khó dễ và bắt giữ). Xe vừa bị lính Xiêm giải giao lãnh sự Pháp ở Bangkok, thì bỗng nhiên có cứu tinh xuất hiện.


Hoa khôi Nguyễn Thị Tú

Đó là một thanh niên Bắc Việt độ tuổi ngoài ba mươi, nhưng lịch duyệt bặt thiệp và đa tình ra phết: là Đỗ H. - Trà gặp H. như buồn ngủ gặp chiếu manh, H. niệm tình người đồng hương, H. niềm nở tử tế chẳng những giúp tôi khỏi bị giải về bản xứ vì xuất ngoại không giấy tờ, H. sẵn biết cô Hai tóc đỏ mà H. có quen trước, thiệt là một buổi "tha hương ngộ cố tri" đáng đích! Nói chí tình, cô Hai tóc đỏ đối xử với tôi thật là ngọt. Trong buổi đầu đất lạ quê người, cô đã giúp tôi gặp vị sư tổ hay nhứt của châu thành Bangkok (...) Ông đầu phòng tòa lãnh sự Pháp - ông Đỗ H. tuy mới quen, chưa có chi gọi là "biết nhau", nhưng ông đối xử với tôi còn hơn bạn tri kỷ lâu ngày xa vắng, bổn thân ông gỡ rối, tôi đã khỏi bị phạt vạ và khi tôi ngỏ ý muốn trở về Sài Gòn, chính bổn thân ông lấy xe nhà tự lái đưa tôi từ kinh đô Xiêm Bangkok đến tận ranh giới Miên Xiêm, tôi đáp xe lửa, xe thổi còi tách bến, ông mới quày trở về Xiêm la quốc. Biết thuở nào trả xong món nợ này cho phỉ?".

Về Việt Nam, để tránh những chủ nợ mới sau ngày Nguyệt tiên cung ế khách, cô Trà đến khách sạn Hôtel des Nations thuê phòng lánh mặt. Những giờ phút của một hoa khôi trốn nợ cũng hồi hộp không khác người thường. Cũng sợ người ra vào khách sạn, sợ bị dòm ngó, phát hiện, hễ cơm nước xong lúc nào là rút về phòng nằm giấu kỹ tông tích của mình. Chợt trưa nọ, chưa rõ vì sao biết có Trà ở khách sạn, một người lạ bảnh bao tới hỏi thăm Trà, rồi trao tặng Trà một bao thư bên trong có 1.000 đồng mới keng láng coóng: "1.000 đồng thuở ấy dùng làm lễ ra mắt (là lớn lắm), trong lúc một đốc phủ sứ gần ngày về hưu chỉ mới lãnh được 250 đồng mỗi tháng, tức 3.000 đồng mỗi năm, vậy hai anh Sển và Bảng nghĩ xem 1.000 đồng to tát đến bực nào". Kèm theo bao thư đựng tiền là một danh thiếp đề tên Lâm Kỳ Xuyên. Vậy Lâm Kỳ Xuyên là ai? (Còn nữa)

Hoa khôi trường Nữ học đường Áo Tím

Bùi Thị Nga, sinh năm 1922 tại Hà Nội, vào Sài Gòn học trường Nữ học đường Áo Tím (sau đổi thành trường Nữ trung học Gia Long, hiện nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai) - là vợ của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (nguyên Phó thủ tướng nước ta). Nguyễn Thị Tú, sinh năm 1923 tại Cần Thơ, có nét đẹp hiền dịu, học rất giỏi, là hoa khôi trường Áo Tím một thời. Năm 22 tuổi (1945) tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền tỉnh Bến Tre, hy sinh năm 1966 trong trận càn mang tên Cedar - Fall của Mỹ ở Bến Cát (Bình Dương). Cả hai hoa khôi Bùi Thị Nga và Nguyễn Thị Tú đều thể hiện nét đẹp Việt Nam: dịu dàng, thủy chung và bất khuất.

Hồng Hạc

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:48pm
Marianne Nhị - Đóa phù dung khát gió
Hồng Hạc

Đó là ngọn gió phong tình phóng đãng đã xô ngã hoa khôi số hai của Sài Gòn xưa là Marianne Nhị vào con đường bế tắc, đến cuối đời phải ngửa tay đi hành khất...

Marianne Nhị là "đứa con hai dòng máu", cha gốc Khơ-me, mẹ Việt (quê Sa Đéc), gia đình sinh sống lâu năm ở Nam Vang. Lớn lên, Marianne Nhị về Việt Nam, một mình dấn thân vào chốn đô hội ở Sài Gòn với hai bàn tay trắng. Để có chỗ nương thân, Nhị lúc đầu xin làm em nuôi dưới trướng của chị Ba Phò và sống trong nhà chị ấy ở khu vực chợ Thái Bình. Những ngày đầu chân ướt chân ráo, Nhị mang guốc cao gót còn vấp lên vấp xuống, mắt chưa quen với ngọn lửa bập bùng liêu trai trên bàn đèn thuốc phiện, chỉ đến ngày gặp Yvette Trà đời Nhị mới lật sang trang mới. Lúc bấy giờ Trà đang sống với một người Pháp khá nổi tiếng ở Sài Gòn là Franchini (trước đó, việc Trà gặp người tình lạ mặt và cũng lạ đời khác là Lâm Kỳ Xuyên ra sao sẽ nhắc ở bài sau).

Một đêm Trà đến xem phim tại rạp xi-nê Cầu Muối, nửa chừng trong bóng tối, bỗng nghe tiếng nói nhỏ nhẹ của một cô gái ngồi hàng ghế sau mời Trà điếu thuốc để... làm quen. Hết phim, ra xe, cô gái ấy đi theo nói một câu bất ngờ: "Thưa cô Ba, nhà cô Ba ở đâu cho em về theo với". Yvette Trà vừa ngạc nhiên, vừa chăm chú nhìn cô gái bạo gan, bạo miệng kia, thì thấy quả là một cô gái đẹp, rất trẻ và có thân hình hấp dẫn. Vốn tính phóng khoáng, cởi mở, lại dễ dàng thông cảm với hoàn cảnh của những người không một mái nhà như mình từng trải qua nên Trà đồng ý để cô ấy về nhà xem sao. Tới nơi, hỏi chuyện biết đó là Nhị, đang bơ vơ và tha thiết mong được Yvette Trà thâu nhận làm đàn em. Trà gật đầu, cùng Franchini lấy tên của nữ minh tinh màn ảnh Marianne để ghép với tên Nhị, thành Marianne Nhị (thân tình gọi Tư Nhị  ngụ ý là em nuôi của Ba Trà). 

Đây là tấm bưu thiếp (thực gửi) có dấu bưu điện cuối năm 1942 với chân dung một cô gái Sài Gòn phảng phất nét Hoa, nhưng một số nhà sưu tập cho là có thể của một hoa khôi người Việt. Đó là cô Ba? Cô Ba con thầy thông Chánh hay cô Ba Trà?  Hoặc một hoa khôi nào khác cùng thời với Marianne Nhị? Một số ý kiến giải đáp sẽ được nêu trong các bài tới.  (Ảnh tư liệu do nhà sưu tập Trần Đức Lộc cung cấp)

Được "bà hoàng" Yvette Trà đỡ đầu, Marianne Nhị từ chỗ lạc lõng vô danh trong làng chơi, trở thành ngôi sao sớm rực sáng, được nhiều tay chơi đeo đuổi. Trong đó có một công tử con nhà "bạc bó" ở Gò Đen bỏ tiền mua cho Nhị căn nhà khang trang nằm gần khu vực trung tâm đô thành đường Verdun (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám).

Lần đầu trong đời có mái ấm riêng, Marianne Nhị rối rít cám ơn vòng tay hào hiệp của Yvette Trà đã giang rộng để "che chở đùm bọc và làm cuộc tái sinh cho em út". Nhưng không lâu về sau, Nhị như con chim rời tổ bay ngược gió, tự tung tự tác tách khỏi ảnh hưởng của Yvette Trà. Không những không nghe lời khuyên của Trà, Nhị còn tự phụ tự mãn với sức trẻ hơn người và sắc đẹp đang lên. Quả vậy, với bộ ngực nở nang khêu gợi, cặp môi luôn đỏ, đôi mắt lúc nào cũng ươn ướt, gương mặt cả ngày bừng lên một sắc hồng dưới nắng, giúp Marianne Nhị đẹp một cách "man dại" và lộ vẻ "sẵn sàng yêu"... Với hành trang ấy, càng ngày Nhị càng lao sâu vào con  đường trác táng, ăn chơi phí sức.

Đêm này qua đêm khác, Nhị uống whisky với đà "khát rượu như khát tình", ăn "cơm đen thay cơm trắng", bồ bịch sang tay liền liền như đổi áo. Cụ Vương thở dài ví Marianne Nhị đẹp như một đóa phù dung "mỗi ngày ba lần thay sắc", nhưng "bất hứa nhân gian" để sớm tàn sớm úa. Cô rất mê tốc độ, hễ ngồi lên chiếc Alpha-Roméo liền thúc tài xế chạy hết tốc lực, vun vút ra ngoại ô. Trên đường đi, Marianne Nhị muốn khoe nhan sắc chiêu hồn của mình trước công chúng bằng cách cứ vài tháng kẹp theo một người tình mới. Vì thế, ngồi bên Nhị trước Tết có thể là một tay chơi "bô trai" con nhà đại gia ở Nam Vang sang, đến sau Tết, vào dịp Nguyên tiêu lại là một công tử hiếu sắc từ Hậu Giang lên. Chưa lâu sau, sang đầu mùa hè, thì một "con ve" bằng vàng biết nói tiếng Hoa ở Chợ Lớn thay vào. Thế mà nhan sắc kia nhanh chóng, âm thầm lụi tàn vào những năm giữa thập niên 1940.

Một người lịch lãm ở Sài Gòn thời ấy tình cờ gặp Marianne Nhị trong một quán ăn ở đường George Guynemer vào năm 1946 với tình cảnh hoàn toàn khác xưa. Người này sau bữa điểm tâm, trả tiền xong định quay về, bỗng nghe tiếng gọi giật ngược: "Anh Ba!".

Ngoái lại, biết tiếng kêu ấy phát ra từ trong đám hành khất rách rưới, định bước đi, lại nghe gọi đến mình thống thiết lần nữa, lần này đượm vẻ bi ai hơn trước. Rồi một người đàn bà trong đám ăn mày tách ra, đến trước mặt anh Ba, thảng thốt nói: "Em là Tư Nhị đây".
 
Nhìn kỹ một lúc, không nói nên lời, vì người đàn bà ấy trước kia là hoa khôi lừng lẫy một thời, giờ đây môi thâm đen, đôi chân nõn nà quấn quanh mấy lớp vải dính máu mủ với đám ruồi bu đen không ngớt, trông dơ dáy, não nề, không dám nhìn lâu, bỏ nhẹ 20 đồng bạc xưa vào tay Nhị rồi quay đi.
 
Biết chuyện, một bạn thơ muốn mượn hai câu lục bát của cụ Nguyễn Du, đó là câu mở đầu và câu kết thúc truyện Kiều ghép làm một, để nói về một đời nhan sắc phù hoa: Trăm năm trong cõi người ta...... Mua vui cũng được một vài trống canh...
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2008 lúc 11:50pm
Lâm Kỳ Xuyên - ngàn vàng cho người đẹp nguyệt cung
Hồng Hạc
Thiếu nữ Sài Gòn trên bưu ảnh đề ngày 16.8.1906 do G.Wirth chụp (gửi từ Việt Nam về Versailles - Pháp) - Tư liệu do nhà sưu tập Trần Đức Lộc cung cấp

Như đã viết trong một kỳ trước, khi bị các chủ nợ truy đòi bén gót, Yvette Trà như con chim trốn tuyết phải lánh mặt ở khách sạn Hôtel de Nations không dám ra ngoài. Đang lúng túng cùng đường, bỗng bất ngờ nhận được bao thơ đựng tiền dày cộm do một người không quen biết tên Lâm Kỳ Xuyên gửi biếu, gọi là chút lễ "ra mắt" hoa khôi.

Anh chàng này cũng thuộc loại si tình coi tiền như lá úa. Lúc đầu anh tự giới thiệu mình qua danh thiếp ghi nơi làm việc là chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Cần Thơ. Sau biết thêm, anh là con trai của một tỉ phú chủ hãng rượu lớn đặt cơ sở sản xuất chính tại Châu Đốc. Thế là, một lần nữa, sắc đẹp của Trà có ma lực vô hình lôi cuốn thêm một "trái tim tỉ phú". Về sau chả hiểu giữa hai người đậm đà thắm thiết ra sao, chứ thời gian đầu, Lâm tự nguyện làm người tình không chăn gối để phụng hiến cho Trà những món tiền kếch xù ngay khi chưa cầm được bàn tay hoặc nói một lời âu yếm, vợ chồng. Nhờ đó, cô hoa khôi đương hồi xuống dốc đã có đủ sức trang trải nợ cũ, vực dậy Nguyệt tiên cung đang cơn hấp hối và đường đường quay lại những sòng bài hạng nhứt Sài Gòn. Có bữa, cô đánh thua to ở chiếu bạc mở trong nhà của chủ tiệm vàng Năm Hy trên đường Bonard (nay là đường Lê Lợi), cô không trực tiếp mà sai em út gọi điện thoại đến ngân hàng Cần Thơ cho Lâm Kỳ Xuyên để Lâm chi gấp... 5.000 đồng (tức hơn 80 cây vàng lúc ấy). Cô điện thì điện, thử coi Lâm hào phóng đến mức nào, chứ món tiền to tát ấy buộc gửi qua khỏi cửa trong chớp mắt nghĩ cũng khó cho Lâm chứ? Nhưng không, "mệnh lệnh của người mình yêu" có sức mạnh vượt xa hàng trăm cây số dễ dàng và lập tức chỉ vài tiếng đồng hồ sau người của Lâm từ Cần Thơ đánh xe lên Sài Gòn đã có mặt và tìm đến tiệm vàng Năm Hy theo địa chỉ đã nhắn. Đó là một nhân viên có mang trên cổ áo mấy chữ BIC (tức viết tắt của Banque de L'Indo-Chine de Can Tho: Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Cần Thơ) để lễ phép trao cô hoa khôi thua bạc đúng 5.000 đồng, gồm 50 tờ loại 100 đồng (cent piastres) mới cáu cạnh, chưa dính mồ hôi tay và chợ búa nên còn thơm thơm mùi trinh nguyên của giấy. Lâm cũng bỏ ra 20.000 đồng tức hơn 330 cây vàng để tu sửa Nguyệt tiên cung lộng lẫy hơn cho Trà kinh doanh. Cũng như những lần trước, tiền đều đều tuôn đầy túi Trà như triều cường, song cũng ra khỏi tầm tay cô nhanh hơn nước rút, để không lâu, cô lại lâm cảnh trắng tay lần nữa. Lần này hoa khôi phải đích thân lặn lội đến Cần Thơ tìm Lâm. Cô đi với một chị bạn người Pháp là Madame Pit, không trọ ở lữ quán Bungalow, nơi đã vui chơi với Hắc và Bạch công tử trước đây, mà chọn một phòng khang trang ở Hôtel de L'Ouest viết thư mời Lâm Kỳ Xuyên đến. Lâm đánh xe tới hỏi Trà xuống Cần Thơ khi nào không báo trước? Gấp việc chi? Cô không úp mở dài dòng, nói thẳng mình thua bạc, nợ to, xuống nhờ bàn tay của Lâm đưa ra giúp với. Lâm hỏi nợ lớn là bao nhiêu? Cần chừng nào tiền? Trà đưa ra con số cao như sóng thần:

- Bốn chục ngàn đồng.

Số tiền 40.000 đồng trị giá thời bấy giờ hơn 660 cây vàng, lớn vậy, song Lâm Kỳ Xuyên nhìn Trà đáp một tiếng gọn lỏn: "Được", rồi bảo chờ chút, Lâm về lấy. Chưa đầy một giờ sau, tài xế của Trà đến chỗ Lâm và quay lại mang theo một bao tiền, cũng giấy loại 100 đồng, bày lên bàn, đếm đủ chẵn chòi bốn mươi ngàn đồng. Vừa cất tiền xong, bỗng thấy Bạch công tử Georges Phước hay tin, đột ngột xuất hiện. Xa cách lâu ngày, Trà và Georges Phước sà vào lòng nhau, ôm nhau chưa kịp rời, thì Lâm Kỳ Xuyên thình lình quay lại, đẩy cửa bước vào trông thấy. Như người khác chắc phải nhăn mặt, tức tối, bẽ bàng, nhưng Lâm vẫn giữ bình thản, bắt tay Georges Phước và mời Trà cùng đi Rạch Giá với mình. Trà từ chối, bảo về Sài Gòn gấp để trả nợ không thì người ta xiết Nguyệt tiên cung, rồi ôm bó bạc quay lên Sài Gòn. Trà đi rồi, Lâm ngẫm nghĩ thế nào lại lên xe phóng theo đến Nguyệt tiên cung. Nhưng Trà có tiền liền lao vào sòng bạc mất dạng, khiến Lâm Kỳ Xuyên không kịp gặp, phải đợi suốt hai ngày ở "cung Nguyệt" vắng tanh. Tan sòng, Trà cũng không đến với Lâm, mà cùng vua cờ bạc Sáu Ngọ tức Paul Daron lên xe phóng ra phố. Và tình cờ, Lâm Kỳ Xuyên đã nhìn thấy hai người như "đôi chim liền cánh" tung tăng trước mắt. Lâm chua chát biết mình chỉ là người đứng bên lề "tình sử" của Trà, nên anh đã một mình quay về Cần Thơ biền biệt. Sau này  Yvette Trà sám hối và tự trách đã "quá tàn nhẫn" với anh Lâm dạo ấy. Còn Lâm, từ đó - mãi mãi xem Trà là "người em sầu mộng" của mình: em chỉ là em gái thôi...

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.