Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Trang truyện PHƯỚC TRUNG Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Trang truyện PHƯỚC TRUNG
    Gởi ngày: 29/Jun/2013 lúc 9:56pm

   TÔI
                                                    ( Viết cho má kính yêu)
                                                                  
                              Khi xưa tay mẹ nõn nà
                     Giờ đây tay mẹ hoá ra phong trần
                     Lưng tay nổi mấy đường gân
                     Bao phen tắm nắng , bao lần xông pha
                     Một đàn con dại mất cha
                     Đôi bàn tay ấy đưa qua khỏi bờ
                                                 (không nhớ tên tác giả)
 
Đó là hình ảnh của má tôi.Góa chồng khi còn trẻ, má tôi bương chảy một thân một mình để nuôi các con khôn lớn. Đôi bàn tay của má dãi dầu nắng mưa qua bao năm tháng, để bây giờ mỗi khi cắt móng tay, móng chân cho má, chúng tôi thường ve vuốt đôi bàn tay nhăn nheo, chai cứng của má mà lòng thấy ngậm ngùi. Cảm thương sự hy sinh vô cùng lớn lao của má đối với chúng tôi.
 Khi còn trẻ má tôi là một thiếu nữ xinh đẹp. Khi chồng mất má vẫn còn là một thiếu phụ xinh đẹp. Và bây giờ ở tuổi gần 90, đối với chúng tôi má vẫn là lão bà xinh đẹp.
Lấy chồng rất trễ chỉ vì sự kén chọn của ông ngoại tôi. Ở tuổi cập kê biết bao nhiêu người đến dạm hỏi má, tất cả đều bị ông ngoại từ chối. Người thì ông chê mập, người thì ông chê lùn, chê thấp, chê cao, chê nghèo không xứng với má.
Sau này khi chúng tôi trưởng thành má thường nói với chúng tôi: Người ta tới coi mắt má chứ có coi mắt ông ngoại bây đâu mà ông cứ chê tới chê lui, nhiều đám coi được hết sức, có công ăn việc làm, có học, chỉ tội con nhà nghèo nên bị ông từ chối làm cho tuổi xuân của má trôi qua oan uổng.
Kén chọn mãi má tôi cũng chưa có được tấm chồng. Má tôi lên Sài Gòn đi bán hàng cho một công ty qua sự giới thiệu của người chị bà con. Cũng trong thời gian đi làm này má tôi quen với ba tôi qua sự mai mối của người chị em bạn. Ba tôi goá vợ và có hai người con.
Tôi không biết má tôi có được mấy năm hạnh phúc khi sống với ba tôi. Chắc là không nhiều!!!
Những năm đầu khi ba tôi còn có việc làm trên Sài Gòn, gia đình chúng tôi cũng tạm ổn, nhưng khi má tôi có bầu em út, ba bị mất việc, cả gia đình dọn về Gò Công. Ông nội tôi mướn ngôi nhà cao cẳng ở gần ngã ba ao Trường Đua trên đường đi về Tăng Hòa để làm vựa gỗ cho ba tôi buôn bán.
Gọi là nhà cao cẳng vì tầng dưới trống trơn chỉ để vựa cây vựa gỗ, tầng trên thì để ở. Buôn bán không bao nhiêu mà ba tôi nhậu thì nhiều. Lúc có tiền thì nhậu rượu mắc tiền, khi không tiền thì nhậu rượu đế cho tới khi say xỉn. Ông không làm gì nhiều chỉ trông chờ vào sự chia gia tài của hai bà chị ông Nội tôi.
Khi chúng tôi ở nhà cao cẳng tôi khoảng 5 tuổi, có người chị bà con bạn dì học ở trường Trung học Công Lập Gò Công ở chung. Chiều chiều sau khi học xong, chị thường dẫn tôi, em gái kế và bồng cô em út của tôi đi vòng vòng ao Trường Đua. Ao lúc bấy giờ có nhiều cây dương trồng xung quanh trông rất đẹp. Thỉnh thoảng chị dẫn chúng tôi đến hảng nước đá kế bên ao để mua nước đá hay xem người ta làm nước đá. Có chị ở chung, chúng tôi rất vui vì có người bầu bạn, nhưng chị ở chưa đầy năm thì về Sài Gòn học ở trường Gia Long. Chị đi rồi cảnh nhà chúng tôi vắng vẻ, không còn ai dẫn chúng tôi đi vòng vòng ở ao Trường Đua nửa.
Phía sau nhà cao cẳng có trồng thật nhiều chuối nên má tôi thường rọc lá chuối hay đốn chuối chín bán để kiếm chút đỉnh tiền bỏ túi.
Sự buôn bán của ba tôi càng ngày càng xuống dốc cùng với sức khỏe của ông. Có lẻ vì uống rượu quá nhiều, ông chết ở tuổi bốn mươi.
Ngày ba tôi mất chúng tôi không ở bên ông vì trong thời gian ba tôi bệnh chúng tôi về bên ngoại ở chung với gia đình cậu Út, chỉ có má tôi ở lại Gò Công săn sóc ba. Má tôi mới vừa về Phước Trung thăm 3 chị em chúng tôi thì tối hôm đó được tin ba tôi mất.
Chúng tôi không được nhìn ông lần cuối, không được nghe ông nói một lời. Tôi còn quá nhỏ để biết mất cha khi còn quá nhỏ là một sự mất mát lớn. Tội nghiệp ba tôi cứ trông chờ vào gia tài của hai bà nhưng ông đã mất trước khi thấy những gì ông mong đợi.
Sau này khi lớn lên chúng tôi nhiều lần tự hỏi: Nếu ba tôi còn sống và có được những gì ông mong đợi liệu ông có chịu khó làm ăn hay vẫn tiếp tục say sưa nhậu nhẹt??? Câu hỏi đó không có câu trả lời. Vì vậy chúng tôi thường nghĩ có khi ông ra đi sớm như vậy mà tốt cho má tôi và mấy chị em tôi, dầu má tôi phải vất vả muôn phần nhưng tinh thần có lẻ sẽ bớt căng thẳng và lo âu.
Gia đình nội tôi là người Hoa nên trọng con trai mà má tôi chỉ có 3 cô con gái nên sau khi chồng chết má tôi bồng bế chúng tôi về quê ngoại. Chúng tôi được sự cưu mang của cậu dì mà lớn lên.
Dì Tư mua đất xây nhà cho chúng tôi, mua bàn máy may cho má tôi may mướn. Cậu Út thì chăm sóc sức khỏe cho chúng tôi vì cậu là y tá ở xã Phước Trung. Cậu rất mát tay, trị bệnh rất nhiều người ở xã nhà và những xã lân cận. Thỉnh thoảng cậu đi tận những nơi xa xôi  để giúp những người nghèo. Đôi khi trị bệnh mà không lấy tiền thuốc vì người bệnh quá nghèo.
Những năm 1960, 1961, du kích quấy phá khắp nơi và kiểm soát những vùng xa xôi hẻo lánh nên tá điền không đóng lúa ruộng hay trả bằng tiền cho Bác Hai tôi đầy đủ nên Bác đã nhờ má tôi đi thâu dùm. Vì muốn kiếm thêm chút ít tiền để phụ với tiền may mướn nên má tôi đồng ý.
Lúc đầu khi má tôi đi ba chị em chúng tôi qua ở nhà của Bác. Đó là một ngôi nhà rộng lớn, tọa lạc trên một miếng đất cũng rất ư là to lớn ở góc của 2 con đường, tôi không nhớ tên. Một mặt tiền của nhà đối diện với trại gia binh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Phía sau tòa nhà to lớn đó là kho chứa lúa chạy dài từ nhà bếp tới dãy nhà kho khoảng chừng hơn 10 mét, bề ngang khoảng 3, 4 mét.
Sống trong ngôi nhà to lớn này chúng tôi thấy mình quá lạc lỏng. Càng lạc lỏng hơn khi nhìn thấy gương mặt khó đăm đăm của bác gái. Bác ấy không bao giờ nói chuyện với chúng tôi. Ban ngày chúng tôi quay quần chơi với nhau, bắt bò chét cho chú chó “bẹc giê” của bác hay trò chuyện cùng các người làm.
Chúng tôi thỉnh thoảng gặp các anh chị con của bác nhưng họ lớn tuổi hơn chúng tôi nhiều nên chắc cũng không thích thú hay quan tâm đến đám nhóc mồ côi.
Đến bửa cơm tối thì thật là một cực hình đối với chúng tôi. Nào nĩa, nào dao, nào muỗng, nào tô, nào dĩa... Sự sắp xếp trên bàn quá là sang trọng đối với đám trẻ nhà quê. Chúng tôi không dám ăn , không dám gắp, không dám nhai chỉ mong sao cho bửa ăn chấm dứt thật nhanh để được rời khỏi bàn. Tối đến 3 chị em chúng tôi đói meo vì có ăn được gì đâu, bụng kêu ọt ọt...
Ngủ thì chúng tôi ngủ trên sàn nhà của một phòng chứa đồ cạnh các phòng ngủ của gia đình bác. Chúng tôi nhớ má thật nhiều. Ba chị em ôm nhau mà khóc và thiếp vào giấc ngủ...
Má nói là đi 2 hoặc 3 ngày là về. Chúng tôi đếm từng ngày. Ngày một ngày hai trôi qua má vẫn chưa về. Chúng tôi thường hỏi các anh chị người làm: Khi nào má của tụi em về?? Họ thường trả lời: Mai má các em về. Ngày mai rồi lại ngày mai trôi đi, có khi má đi đến 5 hoặc 7 ngày.
Khi về má thường hay kể cho chúng tôi nghe  má đi tận Bình Xuân, Bình Thành, Bình Phú Đông v.v.v. rồi có khi phải đi ghe qua sông. Ăn cơm ở nhà tá điền và tối ngủ ở nhà tá điền. Họ đối xử với má rất là tử tế. Có người đóng tiền đầy đủ. Có người hẹn lần hẹn lựa má phải trở lại vài lần. Lúc đó chưa có ăn cướp, má mang nhiều tiền về giao cho bác Hai mà không có việc gì xảy ra với má. Thật là có Trời Phật độ.
Chúng tôi ở nhà bác chỉ có một lần, sau đó nói với má là chúng tôi không muốn ở đó nửa vì buồn quá. Chúng tôi được trở về nhà của mình. Nhà tuy đơn sơ nhưng thật ấm cúng và thân thiết. Ban ngày chúng tôi có thể chơi với các con của cậu dì hoặc các bạn cùng xóm, thật là thoải mái.
Trước khi đi má thường kho chúng tôi nồi thịt kho tiêu hay kho tàu có trứng vịt luộc,hương vị đậm đà, ngon ơi là ngon, ngon gấp trăm lần những bửa ăn mà chúng tôi có ở nhà bác.
Lúc bấy giờ trong nhà chúng tôi có một căn hầm nền bằng xi măng, bốn bên vách hầm là gạch thẻ. Một vách của hầm có chừa một lỗ để đủ một người chui ra chui vào. Trên nóc hầm là bộ ván có chất thật nhiều bao trấu để rủi Việt Cộng có thụt mọc-chê rớt xuống nóc hầm thì có mấy bao trấu đỡ??? Không biết có thật không nhưng nhờ Trời Phật đỡ những chuyện như vậy chưa bao giờ xảy ra.
Những đêm không có má ở nhà, chúng tôi thường xuống hầm ngủ vì sợ ngủ say rủi Việt Cộng thụt mọc-chê chúng tôi không hay mà chạy xuống hầm kịp. Trước cửa hầm có ngọn đèn lồng để chúng tôi thấy đường và biết chuyện gì xảy ra bên ngoài hầm. Tôi lúc nào cũng có một cái hộp quẹt diêm trong túi và mấy cây đèn cầy để sẵn trong hầm. Cuộc sống đã dạy cho cô bé mới 8, 9 tuổi đầu như tôi phải biết làm gì khi không có má ở nhà.
Thức ăn ở nhà hết mà má vẫn chưa về. Chúng tôi xin đồ ăn của dì, của cậu hoặc ra ao câu cá hay hái rau tập tang ở vườn mà ăn. Đêm đêm nghe tiếng mọc-chê nổ xa xa hay tiếng súng bắn, nghĩ tới má một mình thân cò lặn lội nơi quãng vắng, lủi thủi kiếm mồi để nuôi đàn con dại mà nước mắt chúng tôi chảy ròng lo sợ cho sự an toàn của má. Dì Ba bảo chúng tôi hãy niệm “ Nam mô a di đà Phật” thì Phật Trời sẽ bảo vệ cho má. Tôi niệm tối ngày đến bây giờ đã thành thói quen.
Mỗi ngày chúng tôi thường hỏi dì cùng câu hỏi: Khi nào má tụi con về hả dì Ba?” Dì luôn nói:” Ngày mai má con về”. Ngày mai đến rồi ngày mai lại đi má chúng tôi vẫn chưa về, chúng tôi hỏi nửa nhưng dì không bực mình mà vẫn dịu dàng bảo :” Đừng lo mai má các con sẽ về”.
Má tôi đi như vậy chừng một mùa lúa thì không đi nửa vì quá nguy hiểm.
Năm 1962 bà Tư chị của ông Nội bệnh, má tôi và bác Sáu gái là hai cô con dâu nghèo nhất trong gia đình họ Lâm cùng với hai người làm thay phiên nhau nuôi bà. Trước đó bác Hai và cô Tư ( con của ông Hai) có hứa với má tôi là ráng chăm sóc bà Tư cho đến khi bà mãn phần thì bác và cô sẽ cho má tôi một số vốn để buôn bán làm ăn.
Việc chăm sóc người bệnh không dễ dù có người thay thế ca ngày ca đêm. Má tôi ốm đi rất nhiều. Trong thời gian này bác Hai cho tiền mướn người chăm sóc chúng tôi.
Bà Tư mất. Đám ma thật lớn có nhạc Tây, nhạc Tàu ì xèo. Chúng tôi cũng được bửa ăn thỏa thích. Sau đám tang bác Hai cho chúng tôi mớ nho, mớ táo héo mang về. Tiền đâu không thấy, má tôi sụt ký rất nhiều, trông thật hốc hác xanh xao. Thật tôị nghiệp má. Lặn lội thân cò lần này chẳng có miếng tép, miếng tôm.
 Không lâu sau khi bà Tư mất, bà Bảy em bà Tư bị  bệnh. Má tôi và bác Sáu gái tiếp tục nuôi người bệnh. Bác Hai và cô Tư tiếp tục đem lời hứa hảo là sẽ cho tiền làm vốn để má tôi yên chăm sóc bà Bảy.
Tiếp tục nuôi bệnh. Tiếp tục hy vọng và chúng tôi tiếp tục sống không có má trong khoảng thời gian dài.
Rồi bà Bảy mất. Lại một đám tang lớn diễn ra. Rồi má tôi lại về tay không. Bác và cô nói vì làm đám ma cho hai bà nên đã hết tiền, dù một xu cũng không có cho má tôi. Có mà điên mới tin những lời như vậy. Má tôi buồn lắm nhưng bà không nói gì. Tiếp tục sống và tiếp tục tảo tần nuôi con. Lại một lần nửa thân cò lặn lội xúc tép nuôi con nhưng chẳng được con tép nào, ngay cả con ruốt cũng không ...Má tôi không bao giờ than vản hay trách cứ một ai. Má rất ít nói, tính tình điềm đạm và kiên nhẫn. Tôi chưa bao giờ thấy má nổi giận bao giờ.
 Má tôi không đầu hàng số phận, cam phận sống trong kiếp nghèo khổ. Má xin làm thư ký ở quận Hòa Lạc. Dinh quận lúc bấy giờ kế bên trường Tiểu Học Tăng Hòa. Dù không biết làm thư ký là sẽ phải làm gì má vẫn nộp đơn. Phó Quận trưởng từ chối vì quận không cần thư ký..Má thất vọng vô cùng. Nhưng rồi thật không ngờ tòa Hành chánh Tỉnh lại kêu má tôi đi làm. Sau này mới biết nhờ Thiếu tá Tuệ là Quận trưởng của quận Hòa Lạc bấy giờ đã chuyển đơn của má tôi ra tỉnh và với sự giúp đỡ của ông má tôi đã có việc làm.
Sau 1975, mọi ngưới ly tán khắp nơi, không biết Thiếu tá Tuệ bây giờ ra sao??? Còn sống hay đã chết??? Gia đình chúng tôi vẫn mãi mãi nhớ ơn Ông.
Khi đi phỏng vấn họ hỏi má có biết đánh máy hay không, má nói không. Thế là họ bảo má đi học đánh máy cấp tốc 3 tháng. Sau khi có bằng đánh máy má làm thư ký ở phòng xây dựng nông thôn cho đến ngày 30 tháng Tư đen.
Cuộc sống gia đình chúng tôi tạm ổn, mẹ con sống quay quần bên nhau thật là hạnh phúc. Chúng tôi đủ khôn lớn để chia sẻ công việc nặng nhọc với má. Có thể nói suốt thời gian má làm ở phòng xây dựng nông thôn là thời gian hạnh phúc và vui vẻ nhất trong cuộc đời của má nhưng thời gian đó không kéo dài được bao lâu thì Cộng sản chiếm niềm Nam. Má mất việc làm, tôi chưa tốt nghiệp Sư phạm dù chỉ còn vài tháng. Em gái kế cũng vậy và em rể phải đi học cải tạo. Em gái Út còn đang học lớp 12. Bác Hai không trợ cấp tiền bạc cho chúng tôi học tiếp. Quần áo, đồ đạc trong nhà “đội nón” ra đi để 3 chị em chúng tôi có tiền tiếp tục việc học.
Với việc trực tiếp quản lý sản xuất, ngăn sông cấm chợ từ năm 75 cho đến những năm sau đó Cộng sản đã biến những người dân miền Nam từ trí thức cho đến thành phần lao động trở thành những con buôn bất đắc dỉ. Chúng tôi cũng vậy buôn bán mọi thứ để được sinh tồn. Nhìn má quằng vai gánh những thùng nước mắm nặng trĩu mà thương má quá chừng. Chúng tôi cũng bước đi xiêu vẹo vì thuở giờ có gồng gánh như thế này đâu. Lao động như vậy là vinh quang sao???
Năm 1976, chính quyền xã cấp cho gia đình chúng tôi một công ruộng để làm dù chúng tôi không muốn nhưng vẫn bị bắt bộc phải nhận để chứng tỏ là “nhà nước” chiếu cố đến dân nghèo. Ruộng xa nhà hơn 4 cây số. Chiếu cố kiểu này thì thật là bất công cho chúng tôi vì chúng tôi có biết làm ruộng bao giờ đâu???
Miếng ruộng mà họ phát lại ở đầu nguồn, mỗi khi nước lớn dâng lên tới ngang đầu gối, cỏ lác lại mọc tùm lum, ba chị em chúng tôi phải mò mẫm làm cỏ trong nước với lưởi liềm hay lấy cuốc mà xắn. Rồi đợi nưóc ròng mướn người cấy, mướn người rải phân. Lúc lúa bắt đầu trổ đòng đòng thì có rầy, chúng tôi gánh 100 con vịt con mượn của người em bà con đem thả chúng trên ruộng. Vừa thả xuống nước, úy mèn đéc ơi như chim xổ lồng chúng chạy đâu mất tiêu, mặc cho chúng tôi kêu mỏi cả cổ chẳng thấy con nào trở lại, chỉ nghe tiếng chúng kêu “chip chip” trong đám lúa.
Mặc kệ xác chúng, chúng tôi nằm dài trên bờ đê giữa những thửa ruộng. Nhìn trời, nhìn đất, nhìn lại thân mình không biết tương lai sẽ ra sao??? Trước 1975 đã không sáng sủa gì cho lắm. Sau 1975 chắc chắn cũng chẳng tốt đẹp gì, có thể còn tệ hơn!!!
Chiều xuống, chúng tôi kêu bầy vịt lần nửa. Thật lạ lùng chúng tề tựu đông đủ, chúng tôi chỉ cần bắt chúng bỏ vào thúng gánh về. Chỉ thiếu mất có 4 con. Thật hú vía!!!
Rồi mùa lúa chín, lúa nặng trĩu hạt nhưng thu hoạch không có bao nhiêu vì lúa quá cao mọc theo con nước. Gió lớn, mưa to lúa ngã rạp xuống nước, thúi đi một nửa. Vừa tốn tiền mướn người gặt, mướn xe bò chở về. Tiền lúa thu hoạch không bằng một nửa tiền bỏ ra để làm ruộng. Đúng là tiền mất tật mang. Với số tiền đó chúng tôi có thể bỏ ra để mua gạo mà khỏi phải cực tấm thân. “Lao động là vinh quang” trong trường hợp này lại chẳng đúng chút nào.
Miền Nam trước 1975 lúa gạo dư thừa, sản xuất ra cả nước ngoài vì có đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa trù phú. Vậy mà sau khi Cộng sản chiếm miền Nam dân chúng phải ăn bo bo, gạo mốc, gạo ẩm vì tất cả lúa gạo thu hoạch sau mùa gặt đều được chở ra Bắc.
Với chính sách ngăn sông cấm chợ mặc khác lại quản lý không tốt. Lúa gạo ở Bạc Liêu, Cà Mau...quá dư thừa, trong khi một số tỉnh khác như Tiền Giang, Bến Tre...thì lại không đủ lúa gạo để ăn. Má tôi đã cùng một số bà con cô bác ở cùng xóm đi ghe xuống Cà Mau để mua gạo về vừa ăn vừa bán. Đi kiểu này vừa vất vả vừa nguy hiểm vì phải ra sông lớn, sóng to, thuyền có thể chìm bất cứ lúc nào. Mặt khác nếu gặp bọn thuế vụ trên sông thì kể như mất cả chì lẩn chài. Vừa đi vừa về khoảng 5 tới 7 ngày. Má tôi đi như vậy chừng đôi ba lần, cả ba chị em chúng tôi cùng năn nỉ má đừng đi nửa rủi má có chuyện gì thì chúng tôi ân hận suốt đời. Chúng tôi bấy giờ đã lớn có thể cùng má bương chảy kiếm ăn. Không để má một mình thân cò lặn lội nơi quảng vắng như khi chúng tôi còn bé nửa.
Rồi khi em rể đi học cải tạo về, má và em rể cùng đi gặt lúa mướn. Tôi và em kế đi dạy ở xã nhà. Em Út đi dạy tận Cái Bè. Nhìn má và em rể trở về nhà sau một ngày gặt cực nhọc, trông thật thảm thương, cả hai đều mệt nhừ, tay chân mình mẩy đau khôn xiết. Đi gặt như vậy đôi ba lần thì cả hai cùng bỏ cuộc vì chịu không thấu. Một lần nửa lao động như vậy là vinh quang chăng???
Không lâu sau đó, em rể vượt biên sang Mỹ. Vài năm sau bảo lảnh em gái và con trai sang cùng. Em gái Út cũng vượt biên không lâu sau em rể và định cư tại Úc. Em đã bảo lảnh má tôi và tôi sang cùng sau khi bảo lảnh toàn bộ gia đình em gái kế từ Mỹ sang.
Như vậy là sau bao nhiêu năm gian nan lận đận gia đình chúng tội đã sum hợp với nhau. Má tôi có thể an hưởng tuổi già với các con, cháu ngoại và cháu cố. Má vẫn còn rất khỏe, khi xưa bồng ẳm hết cháu ngoại rồi bây giờ đến cháu cố. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của má. Niềm vui và hạnh phúc này sẽ giúp má tôi sống trường thọ, không lú lẩn vì má luôn luôn là người bận bịu không bao giờ để phí thời gian.
Chúng tôi cũng thật là hạnh phúc vì vẫn còn có mẹ. Một bà mẹ thật tuyệt vời, suốt cả cuộc đời lúc nào cũng hy sinh cho con cho cháu mà không bao giờ nghĩ cho bản thân mình.
Một lần nửa, MÁ TÔI MUÔN NĂM !!!
 
Phước Trung
26/6/2013
 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Jun/2013 lúc 9:58pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2013 lúc 11:48pm


Thuở ấu thơ

Phước Trung
(
cựu nữ sinh trường Trung Học Công Lập Gò Công)
 

Ba tôi mất khi tôi chưa tròn 6 tuổi, em kế vừa 4 tuổi và em út thì mới 20 tháng. Má tôi một nách 3 con, không được sự trợ giúp gì từ bên nội dù chỉ một xu. Gia đình nội tôi- dòng họ Lâm- giàu có nhất nhì ở tỉnh Gò Công thời bấy giờ với nhiều bất động sản và ruộng đất. Bên nội di dân từ Tàu sang vào những năm 1900.Vì là người Tàu nên họ rất trọng con trai mà má tôi chỉ sanh được 3 cô con gái.
Má tôi kể có một lần bà Tư chị của ông Nội hỏi má tôi :
- Con được bao nhiêu đứa con?
- Dạ được 3 đứa con gái.
- Vậy là mầy mậu lúi rồi.
Đúng là mậu lúi thật. Sau khi ba tôi mất, má tôi ráng núm níu ở lại với bà Nội một thời gian ( ông Nội mất trước ba một năm ), một căn phố trong dãy phố đâu lưng với lò bánh mì Yến Phi. Má tôi có hỏi xin Nội một bàn máy may để má tôi may mướn kiếm chút đỉnh tiền bỏ túi. Bà tôi không đồng ý.
Sau một thời gian má tôi xin Nội cho về quê ngoại ở Phước Trung với hai bàn tay trắng, không có một chút vốn liếng gì để sinh nhai.
Ông ngoại tôi là một nhà nho, nhà thơ và thầy thuốc Đông y, sống bằng nghề nông. Bà ngoại tôi mất khi má tôi mới 11 tuổi. Ông ngoại lấy vợ kế nên chúng tôi không thể ở chung, chúng tôi tá túc nhà của cậu Út, kế bên nhà ông ngoại. Lúc này cậu đã lấy vợ và có 3 cô con gái nhỏ hơn tôi.
Sáu chị em gái chúng tôi sống bên nhau rất là vui vẻ, hể một đứa bị ho gà là cả đám còn lại “sủa” theo. Hể một đứa bị trái rạ là năm đứa con lại gải tiếp. Chúng tôi thương yêu và nhường nhịn nhau, mợ tôi rất hiền nên chị chồng em dâu không có gì đáng tiếc xảy ra.
Trong số mấy anh chị em của má, dì Tư thương má nhất, có lẽ vì cảnh goá bụa của má tôi. Dì đã mua lại miếng đất của cậu Sáu tôi kế bên nhà ông Ngoại. Dì xây cho chúng tôi một căn nhà ngói, vách ván bổ kho, cho bộ trường kỹ, tủ thờ cẩn xa cừ và bộ ván bằng gổ cẩm lai, nằm mát ơi là mát. Công ơn của dì đối với chúng tôi thật bao la và ấm áp, tiếc là sau 75 dì theo các con qua Canada định cư và mất bên ấy. Chúng tôi chưa có dịp đền đáp ơn dì. Ở trên trời cao dì có linh thiêng hãy chứng giám cho lòng thành của chúng con.
Cuộc đời thơ ấu của tôi trôi êm đềm bên cạnh mẹ và hai em. Buổi tối má tôi may vá (bàn máy may cũng là của dì Tư mua cho), chúng tôi chơi trên bộ ván, bày mền gối, tập vở ra để bán hàng. Ban ngày ngoài giờ học, tôi tham gia trò chơi bắn thun, bắn kè (bi), nhảy cò cò, đánh tên, bá quang, nhảy dây, hay thả diều vào mùa khô. Tôi bắt chước đám con trai chẻ tre làm khung diều, lấy giấy báo làm thân diều và lấy chỉ may của má làm dây thả diều. Dù diều của tôi không đẹp, không bay cao như những con diều khác nhưng ba chị em tôi vẫn thích và chơi đùa với nhau.
Thỉnh thoảng tôi cũng tham gia đánh trận giả với đám con trai cùng xóm, bắn súng bằng tay chuối tươi hay bắn ống thụt ( một loại trúc có thân rổng và dài. Chặt một khúc không có mắt, dùng phần còn lại có mắt khoảng hai lóng tay, nhét vào đó một khúc cây ngắn hơn thân trúc đã chặt vừa đủ để xuyên qua thân trúc. Dùng đoạn cây đó thụt một bông keo chưa nở từ đầu nầy của thân trúc xuyên qua đầu kia ). Nếu bị bắn trúng ở tầm gẩn thì cũng rất đau.
Rồi mùa mưa đến, tôi đi thọt ổ kiến vàng, lấy trứng kiến xào chung với sáp để câu cá rô khi mùa luá trổ đồng đồng. Bị kiến vàng cắn đau lắm, nhứt là khi bị nước tiểu?? của nó văng vô mắt, mắt bị cay xè đau thấu mấy ông trời, nhưng khi nghĩ tới những con cá rô béo ngậy thì các cơn đau giảm đi rất nhiều.
Tôi hay qua Tăng Hòa, la cà ở bến xe ngựa để xin lông đuôi ngựa về câu cá bóng kèo. Cá kèo không ở nước sâu mà nước chỉ hơi xấp xấp khỏi mặt ruộng một chút. Tôi dùng lông đuôi ngựa, một đầu cột vào cần trúc, đầu còn lại thắt dây thòng lọng. Khi đầu cá kèo ngóc khỏi mặt nưóc, tôi dùng dây thòng lọng tròng vào đầu cá và giựt lên.
Nói thì dễ nhưng làm thì rất khó nhất là những lần đầu. Làm riết rồi quen cộng thêm chút kiên nhẩn tôi câu cũng không tệ.
Tuổi thơ của tôi là vậy đó, vui chơi hồn nhiên với bạn bè, với đồng ruộng, với sông nước, với cỏ cây. Việc học của tôi không có vấn đề gì, mỗi năm đều lên lớp cho đến lớp Năm thì tôi bị khựng lại vì môn Toán của tôi có vấn đề. Toán chẳng phải là cộng trừ nhân chia gì nửa mà còn phải tìm câu trả lời, giải bài toán và tìm đáp số.
Cạnh nhà tôi là nhà của dì Ba tôi, chồng dì là thầy giáo dạy trường Tăng Hòa nơi tôi đang theo học. Dì dượng có cô con gái bằng tuổi tôi, học chung một lớp với tôi. Chị ấy học rất giỏi, năm nào cũng lảnh thưởng hạng nhứt từ lớp Năm cho tới lớp đệ Nhất. Tôi rất ngưỡng mộ chị và cũng rất ghen tị khi nhận ra rằng tôi không có Ba để được Ba dạy dỗ như chị.
Tôi thường ngồi núp bên ngoài cửa sổ bàn học của chị hy vọng có thể nghe lén tiếng giảng bài của dượng, tiếng la rầy của dượng với chị mà thấy lòng xót xa và tủi thân quá mức. Có lúc tôi ra ngoài vườn ngồi khóc một mình vì không ai giúp tôi giải bài toán hay những thắc mắc của tôi về bài luận văn. Tôi không dám hỏi dượng Ba vì ông ấy rất nghiêm khắc và xa cách. Má tôi thì bận rộn với mưu sinh, mà có lẻ với những bài văn bài toán tôi không hiểu, má tôi cũng chẳng giúp được gì.
Dì Tư tôi cũng là cô giáo dạy ở trường tôi, nhà dì ở xã Tăng Hoà. Dì thương chúng tôi nhưng dì cũng bận rộn với cuộc sống của dì vả lại dượng của tôi cũng thật là nghiêm khắc, hồi nhỏ tôi rất ít khi dám lại gần hay nhìn dượng khi thấy cặp chân mày của dượng cau lại.
Từ cái không biết nầy đưa tới cái không biết khác. Môn Toán của tôi bị tuột hậu. Thầy giáo lớp Nhất của tôi lúc đó là thầy Thoại. Lớp học với gần 50 học sinh, thầy không có thời giờ để hỏi han từng đứa, mà tôi lại cũng không dám hỏi thầy. Bây giờ nghĩ lại thấy mình thật là ngu. Tại sao lại không dám hỏi???
Lúc bấy giờ là năm 1963, du kích đánh phá khắp nơi. Có một lần họ bắn vào trường học làm cả đám học sinh chúng tôi chạy tán loạn như bầy ong vở tổ. Hên là không có đứa nào bị thương. Bệnh xá cạnh trường học có dì Hai lao công bị thương ở chân, sau nầy bị tật cả đời chân đi cà thọt.
Rồi trường học đóng cửa. Chị tôi và tôi cùng một số bạn khác đi học tư ở Gò Công bằng xe ngựa. Năm đó tôi thi rớt Đệ Thất. Tôi còn nhớ rất rõ đề thi của bài luận văn: Em hãy bình giảng câu:” Dùng hàng nội hóa là yêu nước”. Tôi chẳng hiểu mô tê hàng nội hoá là hàng gì và tại sao dùng nó là yêu nước??? Nếu đề văn ghi: Dùng hàng sản xuất trong nước là yêu nước thì có lẻ tôi viết được vài dòng. Tôi bỏ giấy trắng. Còn về đề toán thì là toán động tử, xe chạy ngược chiều với thời gian là 9 giờ kém 10. Tôi cũng chẳng hiểu mô tê 9 giờ kém 10 là mấy giờ??? Bỏ giấy trắng luôn.
Tôi ở lại lớp Nhất thêm một năm nửa, nhưng không đến trường học vì trường vẩn còn đóng cửa. Tôi cùng một số bạn đi bộ đến Gò Công để học tư vì đường sá bị du kích đấp mô luôn. Tuyết, Ngọc Sương và tôi chia nhau đứa thì mang tập vở của cả ba; đứa thì mang nước uống và trái cây, khi thì chùm ruột, khi thì me, khế ổi và muối
ớt, toàn là cây nhà lá vườn, ngon ơi là ngon; đứa thì mang cơm. Bọn con trai thì có Thành, Phước, Trần văn Năm, La văn Năm ( lai Tây đen, sau 75 đã định cư ở Pháp), Văn, Võ ( hai anh em sinh đôi)... cùng nhau lội bộ vừa đi vừa về 14 cây số mỗi ngày để học tư.
Chỗ chúng tôi học là nhà mà thầy Tiển mướn để dạy chúng tôi. Lớp học đa số là đám chúng tôi từ Tăng Hòa, một số ở xóm Chốn và Giồng Nâu...Ngôi nhà ở bên tay trái và bên này cầu Long Chiến nếu đi từ hướng Thị xã, bên kia lộ từ lớp học nhìn ra là Bệnh viện cũ.
Tôi không biết thầy Tiển của chúng tôi có phải là anh của anh Phan văn Tiên vừa mới mất không? Nếu là thầy thì bây giờ thầy ở đâu? Thầy khỏe không? Em vẫn nhớ ơn thầy rất nhiều vì nếu không có thầy dạy thêm cho em khi chiến tranh xảy ra, thầy đã khai thông đầu óc mù mịt của em lúc bấy giờ để em biết 9giờ kém 10 là mấy giờ, để em làm được những bài văn hay với những kiến thức về văn bình giảng, thì không biết cuộc đời em đã đi vào ngã rẻ nào rồi. Cám ơn thầy rất nhiều.
Năm học đó tôi thi đệ Thất với dề luận văn : Em hảy bình giảng câu “ Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. Vậy là trúng tủ rồi. Đề toán thì vòi nưóc chảy vô hồ với lổ mọi rỉ ra. Tôi làm được tuốt luôn. Tôi đậu hạng 51. Cũng không tệ.
Má tôi vui mừng khôn xiết, khen tôi hết lời. Má nấu nồi chè tàu thưng để thưởng tôi. Vị ngọt của đường, vị béo của nước cốt dừa, của đậu xanh, đậu phọng, phổ tai và mùi thơm của lá dứa như vẩn còn đọng lại ở đầu lưỡi tôi mỗi khi nhớ lại.
Tôi nhìn má mà lòng xôn xao xúc động và thương má vô cùng. Trong ký ức của tôi,
lúc bấy giờ mỗi khi, tôi gặp khó khăn tôi mới thấy mất cha là một điều mất mát lớn, nhất là mất cha khi tuổi đời còn quá nhỏ. Nhưng bù lại chúng tôi đã có được một bà mẹ tuyệt vời,suốt cuộc đời thưong yêu và hy sinh cho con cái.
Má tôi muôn năm.

Phước Trung


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2013 lúc 11:49pm


Đốt sách

     Tôi rất thích đọc sách báo ngay từ hồi còn nhỏ và sở thích này vẫn theo tôi mãi đến bây giờ.
      Nhà nghèo không có tiền để mua sách nên tôi thường đọc sách “cọp” của mấy đứa em con cô út (em gái ba tôi) hay của các chị con dì. Tôi rất thích được về bên nội mỗi khi nghỉ hè để mỗi sáng con bác Sáu, con cô Út và chị em chúng tôi đứng xắp hàng dài trưóc mặt bà nội và được bà phát cho mỗi đứa một hai đồng.Tôi không mua bánh như tụi nó mà “mót” từ từ để mua sách đọc.
      Tôi bắt đầu mua sách khi học lớp đệ Lục: Tuổi Hoa Đỏ với trang bìa là hình minh họa của họa sĩ Vi Vi. Sách tranh về động vật và côn trùng...
      Lớn lên một chút tôi mua sách Tuổi Hoa Xanh và sau đó thì “lò mò” tìm tới  Tuổi Hoa Tím, đọc để biết mơ biết mộng, để thấy lòng xao động khi biết có ai đó đang nhìn trộm mình.
      Mê sách nhưng không có tiền nhiều để mua sách nên tôi thường trao đổi sách với bọn con trai cùng xóm hay các bạn cùng lớp. Tôi không nhớ là trường Trung học tôi học ngày xưa có Thư viện hay không vì tôi chưa bao giờ đến đó.Theo quan điểm của tôi trường học mà không có thư viện thì là một điều thiếu sót vô cùng vì sách và chữ là những vũ khí rất quan trọng trong việc truyền đạt tư tưởng, quan điểm,chính sách, văn hóa,thời sự chính trị văn học..v.v. tới học sinh. Sách có thể thay đổi quan niệm sống,quan điểm chính trị,cá tính của con người.v.v . Tiếc rằng trường Trung học công lập Gò công ngày xưa không có Thư viện và cả tỉnh Gò công cũng không có Thư viện. Bằng không thì có biết bao nhiêu sách để cho tôi tha hồ đọc.
      Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam Việt nam, mấy tháng sau thì trường học mở cửa trở lại. Trường tiểu học, trung học lớn nhỏ gì cũng có Thư viện. Họ dành cả một phòng học đề làm Thư viện. Ngoài sách giáo khoa còn có sách văn học, chính trị, nghệ thuật, tiểu thuyết, sách tranh.v.v..Họ chỉ thị Hiệu phó chuyên môn phải làm việc với Quản thủ thư viện trong việc động viên giáo viên kết hợp việc giảng dạy với việc đọc sách và khuyến khích học sinh hăng hái đọc sách để mở mang kiến thức trong vịệc học tập ( mượn càng nhiều tốt, còn có đọc hay không lại là chuyện khác ). 
      Tôi thường nhặt những tờ báo cũ mà người lớn đọc xong, tôi đọc lướt qua hết. Bài nào thấy hay tôi thường cắt ra và sắp xếp chúng thật ngăn nắp  theo từng loại : ca dao, thơ, truyện ngắn, chuyện lạ bốn phương, chuyện ngụ ngôn v.v.
       Má thấy tôi mê sách nên đã mướn thợ mộc đóng cho tôi một kệ sách đặt dựa vách. Tủ sách của tôi thì đủ thứ “ hằm bà lằng”: sách của cụ Nguyễn Hiến Lê, nhà văn Sơn Nam, tạp chí Phổ thông của Nguyễn Vĩ, sách của nhà văn Nhã Ca, của Duyên Anh, Tuổi Hoa, Đông Châu Liệt Quốc, Thủy Hử, Tam quốc chí.Sách dịch: Những đứa trẻ khốn khổ, Ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, Doctor Zhivago v.v..
       Tôi cũng lén má đọc sách của Chu Tử, Lệ Hằng, Nguyễn Thụy Long... sách chưởng Cô gái dồ long, Tiếu ngạo giang hồ, Anh hùng xạ điêu... mà tôi mượn từ những người bạn chứ chưa bao giờ bỏ tiền để mua những quyển sách đó.
      Tôi rất quí kệ sách của tôi. Tôi thường quét bụi và nâng niu chúng như những đứa con tinh thần của mình. Tôi có thể nhịn ăn chứ không thể nhịn đọc. Nói như vậy để thấy là tôi yêu quí sách của tôi biết dường nào.
      Vậy mà hởi ơi, tôi đâu có dè vào một ngày đen đủi đó, cả kệ sách của tôi đã thành tro bụi mà do chính tay tôi đốt chúng. Đau thật mà không dám hét, không dám la.
      Mấy tháng sau khi miền Nam thất thủ, bộ đội miền Bắc lần lượt kéo đến làng tôi và đóng ở nhà ông Huyện Hải ở xóm Gò. 
      Họ đến nhà tôi thường lắm. Hai ba lần đầu họ đi vòng vòng , hỏi thăm quanh co và dừng lại tủ kệ sách của tôi. Họ đứng đó hàng mấy tiếng đồng hồ làm tôi chột dạ. Linh tính báo cho tôi biết có điều chẳng lành sắp xảy ra.
      Điều tôi lo sợ rồi cũng tới. Một người trong bọn họ nói: Hãy thiêu hủy những quyển sách “lầy” đi. Tôi nghe hai tai của mình lùng bùng và đưa mắt nhìn họ dò hỏi.?? Họ lặp lại: Thiêu hủy chúng đi, ngày mai chúng tôi sẽ trở “nại”.
      Họ đi rồi cả nhà bàn tính không biết phải dấu các quyển sách của tôi ở đâu vì nhiều quá. Sau cùng má tôi nói: Con đốt bớt những quyển tiểu thuyết đi, còn lại những quyển có giá trị về văn học thì đem dấu ở vựa củi ( nơi chứa củi để dùng vào mùa mưa).
      Tôi nghe lời má, đem tất cả sách tiểu thuyết, sách Tuổi Hoa, các bài báo mà tôi cắt từ những tờ nhật báo... ra đốt, vừa đốt vừa khóc. Tôi chỉ giữ lại một số sách về khoa học đời sống, sách của cụ Nguyễn Hiến Lê, nhà văn Sơn Nam và 2 bộ tự điển Anh-Viêt, Việt-Anh của Nguyễn Văn Khôn.
      Sau khi làm xong và nghĩ là đã khá an toàn, chúng tôi chờ đợi họ tới. Ngày hôm sau họ không tới và cả hơn mười ngày sau cũng không thấy họ tới làm tôi ân hận là mình quá nhát gan , nghe họ hù một cái là đã đem đốt hết kệ sách quí của mình. Cứ than vắn thở dài tiếc hùi hụi mấy quyển sách.
      Cái lúc mà chúng tôi nghĩ là mọi việc đã ổn thì họ lại đến. Những cặp mắt đỗ dồn về kệ sách. Trống trơn...Những cái đâu gật gù đắc ý... Nói vài câu bâng quơ, họ đi ra phía sau nhà tôi và dừng ngay ở vựa củi. Tôi giật thót người và tim muốn nhảy ra khỏi lòng ngực, tôi đưa mắt nhìn má tôi và hai em, tất cả cũng đưa mắt nhìn tôi. Chân chúng tôi như bị chôn dưới đất. Một người trong bọn họ bước vào vựa củi, sau một lúc thì mang ra một số sách. Số người còn lại thấy vậy cũng bước theo và lôi tất cả số sách mà tôi đã dấu ở trong đó ra.
      Tôi nói thầm trong bụng: Kỳ nầy thì chết thiệt rồi!!!
      Thình lình tôi nghe tiếng gọi: Cô kia, hãy “nấy” diêm quẹt ra đây và đốt những quyển sách “lầy” trước mắt chúng tôi.
      Hồn vía tôi bay lên mây. Má tôi chạy vào nhà lấy hộp quẹt. Tay tôi run run châm lửa đốt sách mà như đang đốt trái tim mình. Tôi không dám chảy nước mắt trước mặt họ. Vừa đốt mà vừa chửi thầm: Đúng là đồ mắc dịch, đồ dốt,có khi không biết chữ mà làm tàng. Cứ hể thấy sách ở trong miền Nam thì nghĩ đó là sách phản động, sách đồi trụy. Đó là những quyển sách dạy làm người đấy các bác ạ,rất là hay. Chính vì các bác không đọc những quyển sách giá trị như thế nầy mà các bác cứ dốt mãi thôi.
       Tôi tự an ủi mình những tháng ngày đầu tiên sau 30 tháng Tư có biết bao người bị chết oan vì sự trả thù hèn hạ của đám du kích nằm vùng, của những người lảnh đạo mới, thì việc mấy quyển sách của tôi bị đốt có đáng là bao so với sự mất mát lớn lao nầy. May là tôi không bị chụp cho cái mũ phản động, tàng trử văn hóa đồi trụy!!!
       Hú vía.
                                                       Phước-Trung                                                                          10/05/2013
 

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2013 lúc 11:50pm

Ngã Rẻ Cuộc Đời
 

    Ngày xưa nếu có ông bà thầy bói nào “phán” trong tương lai tôi sẽ là cô giáo thì chắc là tôi sẽ không trả cho ông bà ấy một đồng nào.

    Tuổi trẻ ai chẳng có ước mơ và hy vọng dù nghèo hay giàu. Tôi cũng không ngoại lệ. Tôi rất thích làm việc ở Tòa án hay Ngân hàng. Ước mơ là một việc, còn ước mơ đó có trở thành hiện thực không lại là một việc khác.

    Từ giã trường Trung học công lập Gò công tôi mang một hoài bảo lớn lên Sài gòn. Tôi ghi danh học Luật với hy vọng vừa đi học vừa đi làm để phụ giúp má tôi một phần nào.Tôi ở trọ nhà của người dì bà con, bạn rất thân với má tôi từ thuở nhỏ. Tôi không phải đóng tiền cơm hay tiền nhà. Cậu(anh của dì) và dì rất tốt với chúng tôi, thương yêu chúng tôi như ruột thịt.Thỉnh thoảng tôi về Gò công mang cá, gà, vịt, tôm cua, mắm tôm chà, mắm tôm chua... lên phụ chút đỉnh với dì.

   Nhớ lúc chúng tôi còn nhỏ khoảng chín mười tuổi là đã lên ở nhà dì suốt thời gian nghỉ hè. Má tôi mua vải, dì may quần áo cho chúng tôi: quần áo mặc ở nhà, quần áo đi học từ tiểu học, trung học cho đến đại học. Dì may sao mặc vậy không được phàn nàn. Lúc còn nhỏ thì không sao nhưng khi đã vô đại học rồi mà tôi vẫn mặc những chiếc áo dì may cho nhiều khi rộng thùng thình mà không dám hó hé vì sợ dì buồn.

   Nhà của cậu dì như một cái khách sạn, lúc nào cũng có bà con xa gần đến ở, có lúc cả một tiểu đội nằm la liệt ra cả đường đi, nên lúc nào cũng có bao gạo trăm ký trong nhà. Cậu dì không làm từ thiện, nhưng việc giúp đỡ những người bà con nghèo dưới quê lên ở để đi học hay đi làm mà không lấy tiền, thì lòng tốt của cậu dì giống như Bồ Tát.

   Không những cho ở đậu, cho ăn, dì còn dẫn chúng tôi đi xem phim  , nhất là xem cải lương của đoàn Kim Chung, Thanh Minh Thanh Nga,Dạ Lý Hương.... đám nhóc chúng tôi ngồi dưới sàn xe xích lô máy, xe chạy bon bon ( không có “seat belt” gì hết mà không có tai nạn gì xảy ra, thuở ấy có lẻ vì xe cộ ít hơn bây giờ). Rồi dì dẫn chúng tôi và con cháu ruột của dì đi Thủ Đức, Lái Thiêu, Long Khánh, Bình Dương, Vũng Tàu... Sau này khi cậu sắm xe hơi, giống như xe “ ute” Úc, ngoài sau có mui che mưa nắng và có băng ngồi hai bên. Chúng tôi được cậu dì chở đi chơi tận Tây Ninh, Gò Dầu Hạ giáp biên giới với Campuchia để xem người Miên họ buôn bán và trao đổi hàng hóa với người Việt. Ngoài ra chúng tôi còn được chở đi ăn cháo lòng ở Chợ Đệm, mì chú Lùn ở Chợ Thiếc và còn rất nhiều nơi khác nửa....

    Cũng nhờ lộc của cậu và dì mà chúng tôi đi rất nhiều nơi và được mở rộng tầm mắt, bằng không với đồng lương ít ỏi của má có lẻ chị em chúng tôi chỉ quanh quẩn ở quê làng.

    Với những ưu đải đó tôi lại có những thiệt thòi khác là tôi phải chở dì đi công việc suốt ngày vì dì là dân buôn bán. Sáng, sau khi chở dì đi chợ, khi thì chợ Nguyễn Tri Phương, khi thì chợ Thiếc... Sau đó tôi sẽ cùng dì cởi con ngựa sắt chạy từ chợ Bến Thành tới Chợ Lớn Mới, Chợ Lớn Cũ, Chợ An Đông rồi đi tới nhà bà này bà nọ. Thỉnh thoảng 9, 10 giờ đêm cũng phải đi, thành ra tôi chẳng có thời gian cho riêng mình để học . Vả lại nhà dì như khách sạn, ồn ào náo nhiệt suốt ngày dù có thời gian học cũng học không vô.

     Cho nên một năm trôi qua tôi không học được gì hết mà việc làm cũng không vì tuy dì quen biết nhiều nhưng với mớ kiến thức sách vở mà tôi có ở trường ngoài ra không có kinh nghiệm gì khác; thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, khó có thể có được việc làm ở thời điểm 1971-1972.

     Rồi bổng dưng người cháu ruột của cậu dì làm phật lòng hai ông bà nên cuối cùng dì tuyên bố không nuôi nấng hay chứa chấp bất cứ một ai. Mọi người phải dọn ra ngay tức khắc. Tôi dở khóc, dở cười. Biết đi đâu bây giờ??? Tôi chạy vào Bàn Cờ cầu cứu dì ruột. Dì sẵn lòng giúp đỡ nhưng dượng thì chỉ cho ở một năm. Thôi thì được năm nào hay năm ấy. Trời sanh voi, trời sanh cỏ. Tôi nhũ thầm như vậy. Tới đâu thì tính tới đó.

     Trong cái rủi có cái may. Nếu tôi cứ tiếp tục ở với cậu và dì, tôi sẽ không phải lo lắng về cái ăn chỗ ở nhưng tôi sẽ không học hành gì cả mà tối ngày sẽ cởi con ngựa sắt nhong nhong cùng dì dong ruổi khắp nơi. Có thể tôi sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm sống nơi dì, nhưng vào thời điểm đó tôi cần kiến thức sách vở để trang bị cho những ước mơ của mình nên tôi phải tiếp tục học và học.

    Ở với dì ruột tôi có rất nhiều thời gian để học. Ngoài việc giúp dì chút ít trong nhà bếp và dọn dẹp nhà cửa, tôi thường lên giảng đường ghi chép bài vở. Tôi đi học bằng xe đạp. Xe cũ đến nổi khỏi cần bóp chuông xe đã kêu leng keng. Có nhiều khi dây sên quấn vô quần xé rách tận đầu gối. Tôi xấu hổ muốn độn thổ khi phải tới trường với tình trạng như vậy. Sau này trong túi xách của tôi lúc nào cũng có kim, chỉ, cây kéo nhỏ và kim băng... Vì xe quá cũ nên tôi đã không mua ổ khoá. Rồi một hôm tôi đạp xe đến rạp Thống Nhất để nghe giảng bài. Hôm đó thật là đông, sinh viên ngồi tràn cả ra ngoài mặt tiền và bên hông rạp.

    Tôi dựng xe đạp sau lưng và ngồi xuống sàn xi măng cùng các bạn  ghi chép bài, thỉnh thoảng tôi với tay ra sau để kiểm tra chiếc xe cà tàng còn không. Sau một hồi mãi mê ghi ghi, chép chép, tôi quên bẳng chiếc xe cho đến khi bài giảng chấm dứt, mọi người đứng dậy ra về. Tôi với tay ra sau lưng quờ quạng. Tía má ơi chiếc xe của tôi đâu rồi??? Tôi dáo dác nhìn quanh, hỏi thăm các bạn . Tất cả mọi người đều trả lời là không thấy. Có bạn còn an ủi: “Chắc có đứa nào mượn chạy đâu đó, chút nửa sẽ mang trả lại.”

    Vậy mà tôi tin vào những lời an ủi đó để tự trấn an mình. Tôi đứng đó chơ vơ một mình, đợi mãi chẳng thấy ai mang xe trả lại. Tôi muốn khóc...Dẩu biết rằng đó là chiếc xe cà tàng , đã cắn không biết bao nhiêu lần mấy cái ống quần của tôi, nhưng đó là phương tiện giúp tôi đi đến trường. Vả lại đó không phải là xe của tôi mà là cùa dì dượng cho mượn.

     Tôi rầu thúi ruột, nhưng không lẻ đứng đó hoài, phải về nhà thôi!!! Tôi đón xe lam về nhà, trên đường đi tôi nghĩ tới nghĩ lui hoài: mình đã nghèo mà ai đó còn nghèo hơn mình nên mới đánh cắp chiếc xe cà tàng như vậy. Thôi thì cũng hy vọng chiếc xe sẽ giúp bạn ấy giải quyết được vấn đề mà bạn ấy cần. Nghĩ như vậy tôi không thấy buồn nửa mà chỉ lo không biết thái độ của dì dượng thế nào???

    Cũng may là xe đã cũ nên dì dượng không la. Dì chỉ la tôi sao khờ quá mất rồi thì thôi sao đứng đó đợi làm gì, làm dì lo lắng vì tôi về nhà quá trễ. Tôi thấy lòng ấm lại vì sự thương yêu lo lắng của dì. Dì như bà mẹ thứ hai của tôi, chăm chút lo lắng việc học của tôi rất nhiều. Dì còn cho tiền tôi đi học thêm Anh văn ở Hội Việt Mỹ.

     Cũng trong thời gian này tôi thi đậu vào Trung Tâm Huấn Luyện Ngân Hàng. Đó là kỳ thi tuyển chỉ chọn khoảng 30 học viên. Khoá học ban đêm từ 7giờ đến 9giờ.  Học 2 năm . Học tại trường Lê Quí Đôn.Lớp học nử nhiều hơn nam, đa số các bạn trong lớp xuất thân từ Marie Curie, lại con nhà giàu. Nhìn quanh nhìn quẩn chỉ có tôi là dân ở tỉnh. Thỉnh thoảng ban ngày chúng tôi đi thực tập ở Ngân hàng Việt Nam Thương Tín ở Chợ Lớn.

     Tôi thấy mơ ước của mình như đang từng bước đến gần vì nếu tôi tốt nghiệp sau 2 năm học ở Trung tâm và sau khi có Cử nhân Luật tôi sẽ xin vô làm ở Ngân Hàng.

     Điều tôi lo lắng là tôi chỉ được ở nhà dì có một năm mà khoá học thì lại đến 2 năm. Tôi sẽ ở đâu để tiếp tục học sau khi rời khỏi nhà dì???

    Tôi chạy về Gò công năn nỉ Bác Hai tôi chu cấp tiền cho tôi ở trọ, nhưng Bác đã thẳng thừng từ chối với ly do là còn phải chu cấp tiền sách vở, học phí, đồng phục cho 2 em của tôi. Thành thật mà nói những chu cấp mà chúng tôi có được khi vào Trung học không thấm tháp gì so với những tiện nghi vật chất mà anh chị con của ba tôi hưởng.

    Trở về Sài gòn lòng tôi buồn khôn tả. Mỗi buổi tối sau lớp học ở Trung tâm huấn luyện Ngân Hàng, tôi đi bộ về nhà. Nhìn những dãy phố dọc theo bên đường, cảnh gia đình cha mẹ con cái anh em vui vầy bên mâm cơm, cười đùa bên nhau. Tôi nhớ má tôi và các em quai quắt. Tôi thường mơ ước phải chi mình có được một mái nhà trên Sài gòn thì việc học hành đâu lắm nổi gian nan. Nhưng sau đó tôi cũng thường tự an ủi mình là hoàn cảnh của tôi còn khá hơn các bạn ở quê nhà. Học xong Trung học thì phải nghỉ ở nhà vì không có điều kiện lên Sài Gòn học tiếp dù các bạn ấy học rất giỏi.

     Sau nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định thi vào Sư phạm vì không thể ở lại nhà dì lâu hơn một năm. Bỏ mơ ước được vô làm ở Ngân Hàng tôi buồn lắm nhưng biết làm sao hơn. Học ở Sư phạm tôi có thể  ghi danh học Luật tiếp.

    Sở dỉ tôi thi vào Sư phạm Long An vì nhà trọ ở vùng quê rẻ má tôi có thể phụ giúp cho tôi. Ngày đi xe đò xuống Long An để thi tôi buồn vô hạn. Nhớ mỗi lần đi Sài Gòn qua ngả Quốc lộ 4 phải đi ngang qua trường Sư phạm Long An, tôi thường nghĩ trường sao giống chùa Bà Đanh, chơ vơ giữa đồng ruộng nhìn sao mà hui quạnh quá. Vậy mà bây giờ tôi đang trên đường đến chùa đây và sẽ “tu” ở đó 2 năm.

    Không biết ai thì sao chứ riêng tôi, tôi luôn nghĩ : lắm khi nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề.

   Tôi thi đậu vào Sư phạm Long An, đó là khoá học đầu tiên cũng là khóa cuối cùng trường tuyển chọn giáo sinh có bằng cấp Tú Tài 2 và học 2 năm. Trước đó giáo sinh chỉ cần có bằng Tú Tài 1.

   Năm đó tôi cũng thi đậu lên năm thứ hai trường Luật.

  Giã từ những ước mơ, những hoài bảo của tôi. Giã từ Sài Gòn với những ngày tháng tôi lang thang đi bộ từ trường về chợ Bến Thành để đón xe lam về nhà, đến Thư viện Quốc gia đọc sách, dừng chân ở các tiệm sách hay các sạp sách cũ bên lề đường để mua sách.

   Giã từ các chú Ba Tàu với những chiếc xe bán bò bía hay bột chiên mà tôi đã từng nếm qua.

   Giã từ con đường Duy Tân cây dài bóng mát...

   Giã từ, giã từ!!! Tiếc nuối, nuối tiếc!!!

                                                       

Phước Trung                                             1/6/2013




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2013 lúc 6:51am

XIN ĐƯỢC LÀ NẮM CƠM NGUỘI

*

Bà Xuân ngồi lặng lẽ trên chiếc vỏng ở mái hiên sau nhà. Đầu óc bà suy nghĩ lung tung từ chuyện nọ “xọ” qua chuyện kia trong khi mắt bà thì nhìn những tàu lá chuối đang đong đưa trong gió. Bất chợt bà nghĩ đến câu ca dao:
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ
Rồi bà thở dài thườn thượt và lẩm bẩm: Mới đó mà đã 30 năm.
Dỉ vảng như chợt hiện về trước mắt bà khi bà và các con hớn hở khăn gói rời Việt Nam đi qua Úc theo diện bảo lảnh.
Chồng bà là cựu sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sau hơn 4 năm ở trại tập trung cải tạo đã vượt biên bằng thuyền ở ngã Vàm Láng và sau vài tháng ở trại tỵ nạn đã được phái đoàn nhận sang Úc. Lúc chồng đi bà mang thai đứa con thứ hai mới có 5, 6 tháng và đứa con gái lớn được gần 2 tuổi.
Bà là con một nên sau khi chồng vượt biên bà về tá túc với mẹ. Ba bà mất khi bà được 20 tuổi vì một cơn bạo bệnh.
Với tiền và quà mà chồng bà gởi về, bà tiện tặn dành dụm để nuôi các con và mẹ già, thỉnh thoảng bà cũng đi bán chợ trời ở đường Nguyễn Thông để có đồng ra đồng vào.
...Trước 1975 bà Xuân là một cô sinh viên duyên dáng của trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn, chỉ biết ăn học và vui chơi cùng các bạn.
Bà quen với Khoa- chồng bà sau này- trong một lần đi dự sinh nhật của cô bạn thân. Khoa là sĩ quan của đơn vị Không quân, lính tàu bay có khác, cao lớn, đẹp trai và rất là lịch sự. Ngay từ cái nhìn đầu tiên Xuân như đã bị Khoa hốt hồn.
Sau vài lần gặp gỡ, hẹn hò và với sự đồng ý của hai gia đình. Hôn lễ được cử hành. Họ sống với nhau thật hạnh phúc. Nhưng niềm hạnh phúc đó không dài lâu. Cộng Sản chiếm miền Nam, chồng nàng cùng bao nhiêu đồng đội đã vào trại tập trung cải tạo.
Xuân lặn lội tay xách nách mang đi nuôi chồng. Rồi chồng Xuân được thả về. Đứa con gái đầu lòng ra đời, rồi Xuân mang bầu đứa thứ hai thì vận may tới, chồng Xuân được người quen cho đi vượt biên với giá rẻ.
Thằng con trai ra đời không biết mặt cha, đứa con gái đầu lòng quá nhỏ để nhớ mặt cha. Thời gian thắm thoát thoi đưa chồng nàng gởi giấy bảo lảnh về. Sau bao nhiêu thủ tục nhiêu khê, Xuân đã cùng hai con bước chân lên máy bay để sang Úc.
Ngồi trên máy bay hai con nàng tíu tít không ngừng, tranh nhau là sẽ nói những gì với ba chúng sau bao năm xa cách. Xuân cũng vậy, biết bao nhiêu điều sẽ nói với nhau vì giấy bút không thể nào diễn tả hết được những cảm xúc chất chứa trong lòng. Bất giác nàng lấy chiếc gương nhỏ trong túi xách và nhìn vào gương. Nàng lấy tay xoa nhẹ mặt mình, đuôi mắt của nàng đã có dấu chân chim. Cô sinh viên khả ái ngày nào bây giờ đã là một thiếu phụ mà nhan sắc đang tàn phai dù nàng chỉ mới ngoài ba mươi. Kể từ khi Cộng sản chiếm miền Nam, rồi chồng nàng đi học cải tạo, rồi đi vượt biên; phấn son, gương lược đã được nàng cất kỹ trong ngăn kéo. Xuân không bao giờ nghĩ đến bản thân của mình nên bây giờ nhìn lại chính mình trong gương nàng thấy chua chát quá. Nàng chạnh lòng và nghĩ không biết bây giờ Khoa ra sao? Chắc vẫn đẹp trai như ngày nào. Anh ấy có nhận ra mình không ? Có chê mình xấu xí không? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, bao nhiêu tơ lòng rối rắm. Thình lình tiếng cô tiếp viên thông báo là máy bay sắp đáp xuống phi trường Sydney làm cắt đi dòng suy nghĩ của nàng. Nàng nắm lấy những bàn tay bé bỏng của các con và lòng hồi hộp khôn cùng.
Qua bao nhiêu thủ tục khám xét rồi nàng và các con cũng ra tới bên ngoài. Xuân nhìn quanh tìm chồng, nhưng không thấy bóng dáng Khoa đâu. Bổng nàng thấy một người đàn ông trong bộ y phục lịch sự tay trong tay với một thiếu phụ trẻ đẹp và một bé trai khoảng 3,4 tuổi tiến tới trước mặt nàng. Xuân nghe như tim mình ngưng đập, chân muốn khụy xuống, tay run bây bẩy. Các con nhìn nàng và nhìn ba người xa lạ...
Người đàn ông mở lời trước:
- Chào Xuân, Xuân và các con đi máy bay có mệt không?
- Chào các con, ba là ba Khoa đây, còn đây là dì Lệ và em Nguyên.
Quay qua người thiếu phụ trẻ, Khoa giới thiệu tiếp:
- Còn đây là Xuân, má của hai đứa con anh. Và đây là Lệ vợ anh.
Xuân nghe hai tai mình lùng bùng. Xuân chỉ là má của hai đứa bé chứ không là gì của Khoa hết. Không khí trở nên ngượng ngùng , xa lạ. Mấy đứa trẻ núp sau lưng người lớn. Hai con nàng nhìn người đàn ông xa lạ mà mấy tiếng đồng hồ trước đây chúng còn háo hức muốn gặp và háo hức bày tỏ mọi điều.
Khoa còn nói nhiều nửa và nhiều nửa nhưng Xuân không còn nghe được gì nửa hết. Mọi hy vọng , mọi dự tính, mọi ước mơ phúc chốc tiêu tan.
Khoa kêu tắc xi và đưa địa chỉ cho người tài xế chở ba mẹ con nàng về một căn nhà mướn ở Bankstown rồi rảo bước ra carpark cùng với vợ và con.
Xe đã ngừng trước cửa nhà mà Xuân vẫn chưa hết bàng hoàng. Nhìn ngôi nhà, nhìn các con nàng thấy lòng mình ngổn ngang trăm mối. Tương lai như mịt mù trước mắt. Nàng phải làm gì để sinh tồn và để nuôi dưởng các con đây??? Nàng cảm thấy như đôi vai mình oằn xuống.
Trong nhà có bàn, ghế, tủ, giường đủ để mẹ con nàng dung thân. Ngày hôm sau Khoa tới để đưa nàng đi làm thủ tục xin trợ cấp an sinh xã hội. Nàng cứ để mặc Khoa muốn làm gì thì làm vì nàng có biết cái gì đâu mà tự quyết định!!!
Sau vài tháng đến thăm mẹ con nàng Khoa từ từ lặng dần, lặng dần và biến mất. Với nàng như vậy cũng tốt thôi, nhưng với các con nàng thì đó là một sự phủi tay quá ư tàn nhẫn và vô trách nhiệm. Rồi các con nàng sẽ trưởng thành như thế nào khi thiếu vắng bàn tay dìu dắt, nâng đỡ của người cha. Chúng hãy còn quá nhỏ, quá nhỏ...
Nhà ở gần chợ, gần trường học, gần trạm xe lửa nên Xuân cũng gặp khó khăn lắm khi dẫn các con đi học hay đi chợ.
Từ ngày gặp gỡ người cha vô trách nhiệm các con nàng như ít nói, ít cười hẳn đi. Chúng cũng cảm nhận được sự lạnh nhạt mà ba chúng dành cho. Những năm đầu con trai nàng còn hỏi về cha nhưng dần dần chúng cũng quen đi với sự thiếu vắng đó.
Xuân bây giờ vừa là cha, vừa là mẹ. Nàng mong muốn con mình sẽ trưởng thành như bao đứa trẻ khác dù không có cha. Với sự giúp đỡ của bạn bè, nàng lảnh hàng về nhà may. Nàng may ngày, may đêm, may 7 ngày trong tuần, 30 ngày trong tháng và 365 ngày trong năm. Tất cả mọi sinh hoạt trong nhà đều trông chờ vào tiền may của nàng. Các con càng lớn thì chi phí càng cao và giờ may của nàng cũng tăng lên. Nàng không muốn các con thiếu thốn bất cứ điều gì mà những đứa trẻ có đầy đủ cha mẹ có được.
...Bà Xuân nhớ lại hồi mới tới Úc bà thường hay đi chợ Flemington vào ngày thứ Bảy khoảng 1, 2 giờ chiều vì giờ đó là sắp tan chợ, mọi thứ đều rất rẻ từ cá, thịt, hoa quả, rau cải....Bà thường kéo chiếc xe đẩy và đón xe lửa từ Bankstown đi thẳng tới chợ Flemington. Lần nào về nhà bà cũng kéo còng cả lưng một chiếc xe chất đủ thứ “hằm bà lằng” để bà và các con có thể ăn đủ trong tuần. Nhưng khi tuổi đời càng chồng chất thì chiếc xe cũng nhẹ bớt đi.
Quần áo thì mua đồ “second hand” ở chợ trời hoặc ở các hội từ thiện. Hồi các con con còn bé và học ở Tiểu học bà thường mua “second hand” đồng phục ở trường để cho các con mặc mà lại mua trừ hao nửa chứ vì bà thường nói với các con: Chúng bây lớn nhanh như thổi nên má phải mua trừ hao. Vì vậy mà các con bà thường mặc quần áo rộng thùng thình và dài lê thê. Bà phải lên lai quần cho chúng , rồi lại xổ lai quần xuống không biết bao nhiêu lần.
Đến khi chúng vào Trung học, khoảng lớp Chín thì không chịu mặc như vậy nửa. Rồi chúng vào Đại học chi phí tốn kém hơn. Cũng may là ở Úc chính phủ cho sinh viên vay tiền để học, sau khi tốt nghiệp và có việc làm thì sẽ khấu trừ từ từ vào tiền lương.
Chi phí càng lớn thì cuộc đời của bà gắn liền với cái máy may càng nhiều. Từ khi đến Úc tới nay bà chỉ biết có cái máy may và chợ Flemington. Bà làm như cái máy để quên đi những bất hạnh của đời mình.
Con gái bà tốt nghiệp Đại học và có việc làm ở Perth, rồi lấy chồng và đóng đô ở đó luôn. Bà nhớ cháu ngoại và con gái nhưng năm thưở mười thì chúng mới bồng bế nhau về thăm bà, còn thì chỉ liên lạc nhau qua điện thoại. Bà nhớ lại mẹ của bà, chắc mẹ bà cũng nhớ bà và cháu ngoại giống như bà bây giờ khi bà bỏ lại mẹ già hớn hở ra đi để sum hợp với chồng. Nước mắt bao giờ cũng chảy xuống. Mẹ bà đã mất rồi, bây giờ có muốn phụng dưỡng cho mẹ thì cũng đã trể. Con gái bà chắc chưa cảm nhận được điều này vì các con của nó còn nhỏ và vẫn còn xúm xít bên nó.
Thằng con trai sau khi tốt nghiệp Đại học thì đi ngao du sơn thủy khắp nơi. Không chịu lấy vợ để cho bà có cháu nội ẳm bồng, hôn hít.
...Mấy lúc gần đây bà Xuân thấy sức khỏe của mình kém dần, mỗi khi mùa Đông đến thì những khớp xương ở cơ thể của bà đau nhừ cả lên. Ngực của bà cũng đau âm ỉ và bà lại ho khúc khắc nửa. Thỉnh thoảng bà thấy mệt mõi, uể oải, không muốn làm, không muốn ăn. Nhìn ngôi nhà trống trải bà càng thấy cô đơn vô cùng. Bà thường ước ao phải chi cháu ngoại hay cháu nội của bà quanh quẩn đâu đây và cha mẹ của chúng nhờ bà trông chừng dùm để bà có dịp vui đùa với các cháu thì hay biết mấy.
Tuần vừa qua bà có dịp đọc tác phẩm “ Cơm nguội” của tác giả Tiểu Tử. Người đàn ông trong truyện đã so sánh mình với nắm cơm nguội và than thân trách phận là các con của ông chỉ nghĩ đến ông khi chúng cần.
Bà Xuân nói một mình:” Ông gì gì.. đó ơi, ông như vậy là đã hạnh phúc quá rồi vì các con, các cháu ông vẫn còn quanh quẩn bên ông để ông có dịp chơi đùa với chúng, nhìn thấy chúng lớn lên và có dịp chia sẽ cuộc đời còn lại của ông với chúng, nếu con ông không nhờ ông trông nom các đứa trẻ khi chúng cần, ông vẫn có thể lái xe đến thăm chúng khi ông nhớ đến chúng. Còn tôi đây nhớ các cháu quay quắt mà không thể lái xe đến thăm chúng được vì đường xá quá xa xôi. Chỉ ở trong nước Úc mà Sydney khác Perth đến 4 tiếng đồng hồ. Buổi sáng muốn gọi thì chúng chưa ngủ dậy. Buổi trưa thì chúng đi làm và bọn trẻ thì ở trong nhà trẻ. Buổi tối tôi sắp đi ngủ thì chúng mới bắt đầu ăn cơm. Ngày con gái sanh tôi có đi thăm cháu nhưng sau khi cháu đi làm lại thì tôi cũng phải về nhà mình vì nó gởi con ở nhà trẻ. Tôi có gợi ý là sẽ ở với chúng để chăm sóc đứa bé, nhưng chúng từ chối, viện cớ là tôi đã già không muốn tôi cực khổ nhưng tôi biết chúng muốn được tự do và có những khoảng không gian và thời gian riêng cho mình. Thế hệ trẻ bây giờ khác xa thế hệ của chúng tôi ngày xưa... Nếu ông ví ông là nắm cơm nguội ( hay là cái bánh sơ cua gì đó) thì tôi cũng đang mong ước mình được là nắm cơm nguội để các con nhớ đến khi chúng cần( khi chúng đói lòng)”.
...Bà Xuân đi khám Bác sĩ tuần trước vì bà thấy người bà sao mệt mõi khác thường. Đã mấy năm nay bà không còn may nửa và cũng không còn đi chợ Flemington vì nhà chỉ còn mình bà, ăn uống không bao nhiêu, vả lại tiền bạc dành dụm được sau bao nhiêu năm làm lụng cực khổ cũng đủ để bà an hưởng tuổi già. Bà định sẽ cho con gái biết ý định là bà sẽ đi Melbourne để thăm gia đình nó vì đã hơn 2 năm nay bà không thấy mặt đứa cháu thứ hai.
Bác sĩ đã cho bà đi chụp X- Ray và hôm qua bà đã biết kết quả. Bà bị ưng thư phổi vào giai đoạn cuối. Bà nghĩ có lẻ sau 30 năm lao lực và hít quá nhiều bụi vải trong khi may nên hậu quả là phổi của bà đã lủng đi nhiều chỗ.
Bà Xuân thấy ước mơ được là nắm cơm nguội sao xa dịu vợi mà con đường đi của cuộc đời mình hình như lại đang ngắn dần...
Bà nhắm mắt lại và thiếp dần...

Phước Trung
10/7/2013

mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.176 seconds.