Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Hồn cốt quê hương Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3
Người gởi Nội dung
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2013 lúc 10:45pm
Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã thống nhất nghiệm thu Dự án "Nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu, vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang" do Ks. Ngô Kỷ làm chủ nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì.

Dự án được triển khai với các nội dung:
Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận;
xây dựng hệ thống tổ chức nội bộ nhãn hiệu chứng nhận;
xây dựng hệ thống tổ chức quản lý và kiểm soát;
tiềm năng sản xuất, phát triển thị trường và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu.

Sau hai năm thực hiện, dự án đã hoàn tất công tác xác lập quyền, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu.

Tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận là Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm sản và Thủy sản tỉnh Tiền Giang.

LÊ NGỌC Theo baoapbac.vn
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2013 lúc 2:43am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2013 lúc 2:50am

Gò Công Đông buổi sớm
Ảnh: Nghệ sĩ Trần Kiết Nô

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2013 lúc 2:53am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2013 lúc 3:04am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2013 lúc 3:24pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ hoangngochung

       Càng nhìn, càng thấy quen, trụ cổng bằng gạch mang số 16 là trụ bên phải của phía trong nhà nhìn ra, trên cánh cổng nầy ngày xưa có giàn hoa giấy, bên trái của cánh cổng, cạnh đường là một cây liêm lớn, nở hoa vàng rực mỗi khi hè đến, con đường nầy ngày xưa mang tên là đường Chủ sự Thiều. Nhắc đến tên đường Chủ sự Thiều lại khiến tôi nhớ đến đoản văn của một thi sĩ quá cố đã viết khi còn đi học, và được đăng trong quyển báo Xuân Định Hướng do trường Trung Học Công Lập Gò Công xuất bản vào khoảng gần cuối thập niên 60, trong đó có những câu mở đầu thật cảm xúc như sau: Tôi nghe Xuân về trên con đường Chủ sự Thiều, tôi nghe như nắng vàng hôn nhẹ lên làn tóc ai….." Ôi ! Vẫn còn một chút gì để nhớ...

Huy Tường
 


Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 14/Aug/2013 lúc 7:13pm
mhth
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2013 lúc 8:40am

Người Gò Công thăm Đà Nẵng
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2013 lúc 9:36pm

NÀNG HAI BẾN NGHÉ

Lăng Hoàng Gia có tấm bia được tạc bằng đá trắng Quảng Nam (160 x 120 x 15 cm), do vua Tự Đức ban tặng để chuyển vào Gò Công đặt tại lăng mộ Hoàng Gia, nơi thờ tự Đức Quốc Công Phạm Đăng Tấm bia triều Nguyễn bắt đầu số phận lưu lạc đúng 140 năm sau mới về đến Lăng Hoàng Gia, tại TX. Gò Công. Tài liệu ghi lại, bia văn trên bia đá, do Phan Thanh Giản và Trương Quốc Dụng soạn vào năm Tự Đức thứ 10 (1858), nhằm ca ngợi công đức của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng.

Vua Tự Đức sai chở bằng thuyền từ Huế vào Gò Công cùng với tặng tượng Phật A Di Đà bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng. Nhưng khi tàu thủy chở vào đến cửa Ô Cấp - Vũng Tàu (cửa biển Cần Giờ ngày nay) bị quân Pháp bắt giữ, tịch thu toàn bộ, được đưa về chùa Khải Tường (hiện nay là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở Sài Gòn) cất giữ.

Nhìn thoáng mặt bên ngoài, tấm bia được viết bằng tiếng Pháp, bên trên khắc dấu Thánh giá và tên của một sĩ quan Pháp Barbé, là người đã cướp tấm bia từ cảng Ô Cấp - Vũng Tàu mang về đồn Pháp ngay tại chùa Khải Tường, nhưng nhìn kỹ ẩn sau hàng chữ tiếng Pháp là bia văn viết bằng chữ Hán ghi công Đức Quốc Công do vua Tự Đức ban tặng.

Sau khi viên đại úy Barbé chết, các sĩ quan mang tấm bia đặt trước mộ Barbé trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (công viên Lê Văn Tám ngày nay), để là nơi an nghỉ của đại úy Barbé, thủy quân lục chiến, tháng 12/1860. Mặt trước của bia vào trong, bên ngoài (mặt sau bia) ghi tên họ, mộ chí đại úy Barbé. Bên trên dùng sơn màu đen khắc vẽ hình cây Thánh Giá. Ngày nay trên bia vẫn còn dấu khắc chạm và màu sơn khá rõ.

Liên quan đến tấm bia ghi công và viên đại úy Barbé là câu chuyện về nàng Hai Bến Nghé, mà sau này được dựng thành vở cải lương nổi tiếng ở Nam bộ là "Nàng Hai Bến Nghé". Trong tác phẩm "Scènes de la vie Annamite" (NXB P.Ollendorff Paris 1884) của hai tác giả Le Vardier và De Maubryan có kể lại chuyện tình éo của viên đại úy Barbé với cô gái Bến Nghé tên Thị Ba (còn gọi là nàng Hai Bến Nghé), người đã theo quân Trương Định dụ dỗ tên Barbé từ đồn chùa Khải Tường đến đồn chùa Ô Ma (Pagode des Mares-Thị Nghè). Ngày 7/12/1860, trời vừa sập tối, nàng Hai chưng diện rất lộng lẫy, xinh đẹp đến đồn trú chùa Khải Tường, xin lính canh vào báo quan chỉ huy Barbé biết nàng Hai đang đợi ngoài cổng đồn để dạo mát tâm sự. Nghe lính canh vào báo, Barbé mừng rỡ, vội vàng thay quân phục, không cần lính theo hầu, một mình phóng ngựa ra đón mỹ nhân. Khi Barbé còn cách nàng Hai chừng mười thước, nghĩa quân Trương Định mai phục bất ngờ hai bên đường ào ra kết liễu đời tên xâm lược. Đây cũng là một trong những chiến công đầu tiên của nghĩa quân Trương Định.

"Nàng Hai Bến Nghé” là một trong những vở cải lương nổi tiếng của cố nhà văn Ngọc Linh. Chuyện kể về nàng Hai - một người phụ nữ trẻ đẹp. Tình yêu đầu đời với anh học trò cùng xóm bị dở dang, nàng Hai về làm vợ một lãnh binh lớn tuổi, tàn bạo. Sau đó, bị chồng vu tội lăng loàn và bị xử phạt thả bè chuối trôi sông, được một sĩ quan Pháp là Barbe cứu sống và cưới nàng làm vợ. Lợi dụng hoàn cảnh mới của mình nàng đã tương kế giúp nghĩa binh Ông Trương Định như kể ở trên



Nghệ sĩ Mỹ Châu



Nhân vật nàng Hai trên sân khấu đã được khán giả nhớ và nhắc đến nhiều nhất qua tài diễn xuất của NSUT Mỹ Châu trước 75. Và lần này, trên SK màn ảnh nhỏ, khán giả lại được gặp lại nhân vật xưa qua sự thể hiện của NSUT Phương Hồng Thủy.


NSUT Phương Hồng Thủy



Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 15/Sep/2013 lúc 9:49pm
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2013 lúc 6:38am
KỲ THẠCH VI ẢNH- DUYÊN HUẾ GÒ CÔNG

Như nhiều nghệ nhân am tường và say mê sinh vật cảnh, anh Võ Văn Hải chất trong nhà hàng nghìn hiện vật quý… khó quy ra tiền. Trong đó, có hòn đá opal đã biến chàng bán bong bóng dạo thành người đầu tiên nghĩ ra thú chơi vi ảnh nghệ thuật trên đá.

Anh Võ Văn Hải và hòn đá Opal

mặt trước iên đá

mặt sau



Bán bong bóng dạo để thỏa chí tang bồng
Tiếng là dân phố, nhưng căn nhà nhỏ của anh nằm tít sâu trong một con hẻm heo hút xa lắc xa lơ, mới qua vài cơn mưa đã trơn nhẫy lầy lội. Nhờ duyên may cùng không ít mồ hôi công sức, đến nay anh Hải đã sở hữu không ít vật quý thuộc nhiều lĩnh vực: tem, đàn đá, cây khô, gỗ lũa, đá cảnh. “Chạm” vào lĩnh vực nào anh cũng có thể thao thao bất tuyệt cả ngày và lôi thính giả cuốn theo dòng cảm xúc say mê của mình, dù giọng nói của anh bây giờ rất… khó nghe.

Sinh ra ở thị xã Gò Công trong một gia đình nông dân có 11 người con, học chưa hết tú tài anh Hải đã phải lánh về Sài Gòn mưu sinh bằng nghề đạp xe ba gác để trốn đợt tổng động viên bắt vào lính ngụy “mùa hè đỏ lửa 1972”. Sau ngày đất nước thống nhất, Hải đi thanh niên xung phong đóng 4 năm ở Sông Bé rồi ra quân, lấy vợ. Long đong vất vả hoài mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Hải bàn với vợ: Anh muốn nghỉ việc công ty để ra ngoài tự làm ăn. Vợ gật! Hải sung sướng chuẩn bị bộ đồ nghề gọn nhẹ: chiếc xe đạp Thống nhất sườn ngang, bộ đồ vẽ màu nước, bình hơi, ít tiền để mua bong bóng. Vậy là đủ lên đường xuyên Việt, thỏa chí ngao du. Đạp xe từ tỉnh này qua tỉnh nọ, cứ đến các điểm đông dân cư thị trấn, thị tứ là Hải dừng chân. Anh pha màu, thổi bong bóng rồi vẽ nhoay nhoáy. Sẵn “hoa tay”, khách hàng muốn vẽ gì Hải cũng chiều. Bong bóng suông giá một-hai, bong bóng vẽ giá thành năm-bảy. Mỗi tháng chỉ cần tạt về nhà một lần nộp tiền cho vợ rồi lại đi tiếp.

Năm 1986 vợ chồng anh lên cao nguyên Đăk Lăk. “An cư” xong cho vợ con anh lại tiếp tục “lạc nghiệp” theo kiểu riêng của mình. Vừa đi, anh vừa sưu tầm tư liệu dư địa chí. Gặp hứng thì tự ghi chép chuyện hay, món ngon vật lạ của mỗi vùng miền. Cứ thế, nghề bán bong bóng vẽ vừa đủ nuôi cả gia đình vừa giúp anh thỏa chí tang bồng du lịch khỏi vé từ Cà Mau ra tới Quảng Bình, lại “nở ra” trong gói hành lý của anh một bộ dư địa chí tổng hợp tự tạo đầy ắp hình ảnh chữ nghĩa dày tới hơn ngàn trang.

Ngang dọc liên tỉnh năm này tháng khác không hề hấn gì, vậy mà chỉ một cú đổ dốc rớt cả người lẫn xe xuống suối ở Lâm viên Ea Kao cách nhà có mấy cây số vào năm 1990 đã cắt đứt chuỗi ngày rong ruổi của Võ Văn Hải. Đầu vá bốn mươi tám mũi, thanh quản bị thu hẹp, giọng nói biến thành eo éo. Nhà ngoài đường phải đổi vô trong hẻm để lấy tiền chạy chữa thuốc thang.

Sau khi bình phục Hải đành chuyển qua nghề đúc chậu, trồng hoa kiểng nhưng cái chân vẫn muốn đi. Hễ “nộp” đủ tiền tháng cho vợ là anh lại rủ bạn bè lặn lội khắp các sông, suối sưu tầm rễ khô, đá cảnh về chơi. Hải có tài phát hiện rất nhanh, rất tinh đâu là thần thái ẩn chìm trong gỗ đá vô tri. Anh lại không giấu nghề, luôn chân thật hào phóng nên với bạn bè, biết gì anh sẵn lòng chia sẻ. Võ Văn Hải nhanh chóng được giới chơi sinh vật cảnh biết đến qua các cuộc triển lãm, hội xuân liên tỉnh. Các bộ tác phẩm gỗ lũa, đá cảnh của anh được chia thành nhiều chủ đề “Non sông đất Việt”, “Chiến tranh và hòa bình”, “Môi trường và cuộc sống”, “Xã hội- Nhân văn”.

Tại các cuộc thi, anh đã đoạt nhiều huy chương các loại với những tác phẩm cây, đá.

Trong Hội xuân Huế 2004, quy tụ hàng trăm nghệ nhân đến từ 19 tỉnh thành, bộ đá mỹ thuật 104 tác phẩm của Võ Văn Hải được Ban Tổ chức trân trọng đặt bảng thuyết minh bằng 3 thứ tiếng Việt -Anh- Pháp để phục vụ du khách. Kết thúc festival, riêng Võ Văn Hải đã “bợ” trọn gói 4 huy chương của bộ môn Đá gồm 1 vàng, 1 bạc, 2 đồng với 4 tác phẩm Kỳ thạch, Nha Trang chiều thu, Trên đỉnh phù vân, Chiều núi Tượng. Đến festival Huế 2006, nghệ nhân Đá đến từ Tây Nguyên càng khiến đông đảo quan khách kinh ngạc với bộ tác phẩm lạ lùng, độc đáo mang tên “Kỳ thạch vi ngoạn ảnh”. Vi ảnh đá “Thục nữ” Hòn đá opal trị giá 1,5 tỷ đồng Năm 2005, một chàng lao công nghèo khổ đến tận nhà gạ bán cho anh Hải một hòn đá nặng 1.750 gram, nguyên khối mát lạnh, nhiều vân màu sặc sỡ rất lạ. Hòn đá thôi thúc anh Hải thuyết phục vợ xuất 1,5 triệu đồng ra mua liền. Loay hoay nghiên cứu mãi cũng không biết đây là đá gì, anh Hải lên phố nhờ nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Thọ chụp hình cục đá để gửi đi hỏi chuyên gia. Đào Thọ vừa tấm tắc khen hòn đá, vừa vô tư đặt cục đá vào máy scan, in ra liền mấy tấm ảnh màu phóng lớn. Ông nghệ nhân thông minh bẩm sinh, hơn nửa đời cun cút lượm lặt chốn rừng xanh núi đỏ, ngẩn ngơ nhìn và phát hiện ra công dụng tuyệt vời của máy scan. Hải chạy ngay về nhà hồi hộp hỏi cậu con trai út vừa tốt nghiệp trung cấp tin học: “Con làm như vầy… như vầy được không?”. Cậu nhỏ bật cười: Tưởng gì, việc đó dễ ợt! Mượn về một chiếc máy scan, bố con anh chọn từng góc hoa văn của đá chụp phóng đại lên vài trăm lần, chép vào đĩa, đem ra tiệm ảnh tiếp tục phóng lớn. Hiệu ứng kỳ diệu hiện lên mặt ảnh, những vệt màu tự nhiên ẩn giấu trong đá bỗng chốc hóa thành vô số tác phẩm nghệ thuật huyền ảo lung linh. Sau nhiều ngày đêm say sưa rọi ảnh từ đá, anh hồi hộp đem hòn đá lạ và 243 tấm ảnh đến trình bày với lãnh đạo các hội đoàn, sở ngành liên quan. Hết thảy đều kinh ngạc trước phát kiến này.

Cuộc họp đầu tiên nhằm “Tư vấn ảnh trên đá” đã được tổ chức tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Lăk vào ngày 28/10/2005, có đại diện Hội VHNT, Sở Khoa học & Công nghệ, trường Đại học Tây Nguyên, Hội Sinh vật cảnh, Hội Kiến trúc sư, Cty cổ phần khoáng sản Đăk Lăk v.v… Nhận định ban đầu cho thấy: Đây là một viên đá opal quý và hiếm có, chưa xác định được tuổi cụ thể nhưng ước niên đại hàng triệu năm. Phương pháp chọn chủ đề bằng cách chụp các góc độ siêu nhỏ của viên đá là một sáng tạo mới trong sáng tác ảnh nghệ thuật, đề nghị đặt tên chung cho bộ ảnh là “Kỳ thạch vi ảnh ngoạn”…

Bộ “Kỳ thạch vi ảnh” cùng hòn opal và chủ nhân của nó mấy năm qua đã chu du đến nhiều hội xuân và các triển lãm nghệ thuật. Những bức ảnh gợi cảm lạ lùng mang tên thơ mộng như Con tàu huyền thoại, Thục nữ, Hiroshima, Nét đẹp nguyên sinh, Lên rẫy, Cô gái xứ Phù tang, Thoáng Mỹ Sơn, Chiều Thượng tứ, Tuổi trăng tròn… đến đâu cũng khiến công chúng xôn xao, thích thú.

Tại Festival Huế 2006, họa sư Lê Bá Đảng sửng sốt trước bộ vi thạch ảnh lộng lẫy khổ lớn 80x100cm2 mà ban đầu ông cứ tưởng là tranh sơn dầu vẽ theo trường phái lập thể. Khi ngắm tận mắt hòn đá đối chứng, ông đã đề nghị Võ Văn Hải nhượng lại cho ông “giá nào cũng được, chú cứ nói!” . Nhưng Hải khăng khăng từ chối. Có người hỏi: Anh mua hòn đá có triệu rưỡi, ông Đảng trả anh tới tỉ rưỡi, sao anh không bán? Anh Hải lắc đầu: Hồi mua tôi cứ sợ mình hớ, vì loại đá Opal tương tự, chỉ thua về màu sắc hoa văn, nhiều nơi bán có hai chục ngàn một ký. Viên Opal này không quý tự thân mà quý nhờ cách chơi thôi.

Bác Đảng là nghệ sĩ bậc thầy, ai biết được vào tay ông hòn đá sẽ làm ra những gì nữa! Tôi chỉ là một nghệ nhân bình thường, thậm chí rất nghèo, nhưng hòn đá này đã thành cảm hứng sáng tạo vô tận cho tôi, nó là vô giá! Lãnh đạo thành phố Huế cũng đặt vấn đề mua bộ đá mỹ thuật của anh nhiều lần mà anh không bán. Nhưng cảm động trước tấm chân tình của những nhà quản lý biết yêu nghệ thuật, anh đã quyết định tặng trọn bộ 104 tác phẩm đá mỹ thuật và 60 mẫu đá màu các loại opal, casidon, saphia sưu tầm được tại Đăk Lăk để “Huế gìn giữ phục vụ trong các lễ hội cộng đồng, không được mua bán trao tặng”.

Anh chỉ có nguyện vọng duy nhất, ở một góc phòng trưng bày cho anh được gửi gắm câu thơ:

“Khi tôi chết chôn đi phần xương thịt
Còn trái tim xin sống với thời gian…”.


Hoàng Thiên Nga
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.119 seconds.