Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Quê hương Gò Công Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoa Đào
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 15/Apr/2012
Thành viên: OffLine
Số bài: 14
Quote Hoa Đào Replybullet Chủ đề: Quê hương Gò Công
    Gởi ngày: 11/Aug/2012 lúc 5:02am

Quê hương Gò Công

MỘT PHÒNG KHÁM TỪ THIỆN

HẾT LÒNG VỚI BỆNH NHÂN NGHÈO

-------------------------------


Chánh điện và Phòng Nam dược

Khá khiêm tốn và tọa lạc ở vị trí  hơi hẻo lánh, Phòng chẩn trị y học cổ truyền ( PCTYHCT ) Hội quán Tịnh dộ cư sĩ Hưng Phước nằm ven đường 30/4 thuộc ấp Giồng Tân, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang từ nhiều năm qua đã trở thành địa chỉ quen thuộc và tin cậy của rất nhiều bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo đến từ khắp nơi, trong và ngoài tỉnh.

Thầy Sáu Lễ tức lương y Võ Văn Quang, Trưởng ban y tế Hội quán cho biết PCTYHCT từ thiện đã có rất lâu cùng với sự hình thành của chùa Hưng Phước từ những năm 40 của thế kỷ trước  nhưng do chiến tranh và các biến động xã hội khác nên việc khám và điều trị bệnh bị gián đoạn hoặc chỉ hoạt động cầm chừng trong  một thời gian khá dài. Đến năm 2005, thầy Sáu Lễ được Trung ương Giáo hội Tịnh độ cư sĩ Việt Nam với sự đồng ý của chính quyền và Mặt trận các cấp bổ nhiệm làm Trưởng ban y tế Hội quán,  từ đó PCTYHCT được củng cố và phát triển mạnh, hoạt động hiệu quả góp phần tích cực vào việc khám và điều trị bệnh cho đồng bào, nhất là người nghèo.

Hiện nay. PCTYHCT chùa Hưng Phước hoạt động liên tục mỗi tuần 6 ngày, từ 6 giờ 30 sáng cho đến khi hết bệnh nhân ( trừ những ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước, của giáo hội và 2 ngày mồng 1, rằm hàng tháng). Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2012 ở đây đã khám và điều trị cho 11.286 lượt bệnh nhân, bình quân mỗi ngày có 50 – 70 , cá biệt có ngày lên đến 90 người. Đa số bệnh nhân ở địa phương, một số khá đông  đến từ các huyện bạn trong tỉnh và một số đến từ các tỉnh, thành phố khác như Bình Phước, Sóc Trăng, Cần Thơ,…Hầu bết bệnh nhân đến đây đều mang trong người những bệnh mạn tính như bại liệt do tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh số 7, thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm thần kinh tọa, viêm khớp, đau nhức,viêm xoang, trẻ em động kinh…cho đến những bệnh thông thường như cảm cúm, ho, sổ mũi…Bệnh nhân cũng rất đa dạng về tuổi tác và thành phần, vị thế xã hội, nhiều người là công chức, viên chức, cán bộ nhà nước đương chức hoặc đã về hưu nhưng đa số là người lao động, chủ yếu là nông dân; có những người già ở tuổi 80 - 90 cũng có những trẻ con 5, 3 tuổi nhưng đa số họ là người nghèo hoặc có thu nhập thấp. Bệnh nhân đến đây sau khi thăm khám và tùy theo bệnh trạng sẽ được các lương y chỉ định điều trị bằng một trong các phương pháp uống thuốc Nam, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hoặc vật lý trị liệu bằng các máy móc, công cụ chuẩn nhưng phổ biến là điều trị bằng sự phối hợp giữa các phương pháp.


Một ca châm cứu ở khu vực bệnh nhân nam

 

Quy tụ được một nguồn nhân lực khá mạnh gồm 2 lương y ( do bộ Y tế công nhận ) 1 y sĩ tốt nghiệp cao đẳng , 1 y sĩ tốt nghiệp trung cấp, 1 y sĩ giáo hội  và 9 y sinh làm công việc điều dưỡng. Ngoài ra, còn có một đội ngũ khoản trên chục người hằng ngày đến chùa làm công quả bằng những công việc như đi sưu tầm, trồng và chăm sóc, thu hái, sao chế thuốc…nên việc khám và điều trị luôn được bảo đảm liên tục, kịp thời.

Kho thuốc của PCTYHCT chùa Hưng Phước có 140 vị, gồm 120 vị thuốc Nam và 20 vị thuốc Bắc.  Chủ yếu là từ sưu tầm từ bên ngoài, mua ( một số vị thuốc Bắc ) và tự trồng trong vườn chùa. Một phần do bệnh nhân mang đến và các nhà hảo tâm hiến tặng.

Tuy ngôi chánh điện của chùa còn rất khiêm tốn về quy mô và phần nào đã xuống cấp, nhưng với suy nghĩ ưu tiên cho việc khám chữa bệnh nên trong thời gian qua, Thầy Sáu Lễ và ban trị sự Hội quán Chùa Hưng Phước đã tập trung mọi nguồn lực tài chính có được từ quỹ phước thiện và vận động sự đóng góp của các nhà hảo tâm - từ thiện để đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm phòng ốc và trang thiết bị cho phòng khám, kho thuốc. Hiện phòng khám có 3 gian được bố trí liên hoàn gồm gian chẩn mạch hốt thuốc Nam, gian châm cứu và xoa bấm huyệt, gian vật lý trị liệu với tổng diện tích mặt sàn hơn 150 mét vuông. Đặc biệt, gian châm cứu được ngăn thành 2 khu phân biệt nam, nữ rất sạch sẽ không khác ở bệnh viện được trang bị đủ giường và các thiết bị như máy xung điện, đèn chiếu, máy mat-xa, tủ đựng hôp kim cho từng bệnh nhân, lò sát trùng kim…có thể phục vụ châm cứu cho gần 20 bệnh nhân/ca. Gian vật lý trị liệu với nhiều thiết bị khá hiện đại và đắt tiền do các nhà hảo tâm – từ thiện và bệnh nhân đã lành bệnh hiến tặng. Kho thuốc 2 tầng với những dãy thùng nhựa chứa thuốc xếp ngay ngắn trên các giá sắt có diện tích sàn sử dụng gần 200 mét vuông.


Thầy Sau Lễ đang châm cho bệnh nhân “ nhí” Nguyễn Thị Thanh Ngân

( gần 3 tuổi nhà ở xã Tân Tây, Gò Công Đông )bị động kinh 

 

Ngày 22/7/2012 nhằm ngày mồng bốn tháng 6 năm Nhâm Thìn vừa qua, “ Nhà nghỉ bệnh nhân từ thiện” nằm cạnh PCTYHCT chùa Hưng Phước với 10 giường, có đủ nhà ăn, phòng tắm,nhà vệ sinh và hệ thống điện nước… được xây dựng bằng tiền đóng góp của các nhà hảo tâm - từ thiện cũng được khánh thành và đưa vào sử dụng.

Ngoài việc khám và điều trị bệnh thì PCTYHCT của Hội quán Chùa Hưng Phước còn là nơi đào tạo y sĩ giáo hội. Từ 2005 đến nay đã có khoản 60 người được đào tạo ở đây đang phục vụ ở nhiều PCTYHCT của các hội quán khác trong và ngoài tỉnh Tiền Giang.

Ở PCTYHCT Chùa Hưng Phước thật sự không có “ thần y, thánh dược” nhưng đã giúp cho rất nhiều người, nhất là những người nghèo thoát khỏi tật bệnh và rất  được sự tín nhiệm của nhân dân ở địa phương, cũng như nhiều người đến từ huyện khác, tỉnh khác. Người bệnh đến đây để được phục vụ đúng theo phương châm “ lương y như từ mẫu”. Tất cả, từ lương y, y sĩ, y sinh, người phục vụ…đều rất nhiệt tình và thân thiện với từng bệnh nhân ngay từ khâu tiếp nhận, hướng dẫn, thao tác điều trị…Tiếng “ Mô phật, xin lỗi” thường xuyên vang lên nhỏ nhẹ từ những thầy thuốc ở đây khi có bệnh nhân giật mình hay nhăn mặt vì đau do kim châm, nóng do cứu hoặc giật mình do xung điện… Người bệnh nào cũng nhận được lời dặn dò ân cần và chúc mau lành bệnh khi nhận những thang thuốc Nam. Các thầy thuốc ở đây còn sẵn sàng mời những bệnh nhân chưa ăn sáng xuống nhà bếp lót dạ một chén cơm chay vì không thể châm cứu khi bụng đói ( ! )


Thầy Sáu Lễ đang điều trị một ca liệt mặt và một y sinh đang chăm chú học nghề

Theo thầy Sáu Lễ, tuy còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là về tài chính nhưng sắp tới, nhà chùa sẽ tiếp tục vận động từ nhiều nguồn, xây dựng một sân phơi thuốc Nam có mái che để bảo đảm chất lượng thuốc nhất là vào mùa mưa; mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh đồng thời cũng lo xây ngôi chánh điện khang trang hơn để có nơi tôn nghiêm cho bà con vào lễ Phật khi đến trị bệnh, cầu phước.

Để PCTYHCT chùa Hưng Phước không ngừng được củng cố, phát triển và phục vụ xã hội tốt hơn cần phải có thêm nguồn nhân tài, vật lực. Về con người thì nhà chùa có thể chủ động nhưng về vật lực, nhất là về tài chính thì nhà chùa rất mong được sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm-từ thiện cả ở trong và ngoài nước.

Rất mong bà con Gò Công mình ở khắp nơi, trong cũng như ngoài nước phát tâm thiện nguyện góp sức, góp tiền để phòng khám Chùa Hưng Phước có thêm điều kiện phục vụ đồng bào tốt hơn.

 HOA ĐÀO ( Bệnh nhân của phòng khám )



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Đào - 12/Aug/2012 lúc 9:18pm
hoadao
IP IP Logged
Hoa Đào
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 15/Apr/2012
Thành viên: OffLine
Số bài: 14
Quote Hoa Đào Replybullet Gởi ngày: 11/Aug/2012 lúc 5:47am
 Rất tiếc, tôi không thể tải hình ảnh lên được !
hoadao
IP IP Logged
Hoa Đào
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 15/Apr/2012
Thành viên: OffLine
Số bài: 14
Quote Hoa Đào Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2012 lúc 8:10am
Đã học và giờ thì có thể tải hình lên được rồi. Rất vui!

Chỉnh sửa lại bởi Hoa Đào - 12/Aug/2012 lúc 8:10am
hoadao
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2012 lúc 4:44am
GÒ CÔNG TÂY TRỒNG NẤM RƠM

Sau khi thu hoạch mùa vụ, nông dân tận dụng rơm để làm nấm đang phát triển mạnh. Cách thức trồng nấm rơm cũng khá đơn giản, không cần diện tích đất lớn, nhà nông có thể tận dụng những mảnh đất "đầu thừa đuôi thẹo" là có thể chất vồng làm nấm. Ở ấp Thạnh Hoà Tây, xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang xuất hiện hàng chục hộ trồng nấm rơm nhiều năm nay, cho thu nhập cao từ cái nghề "làm chơi ăn thiệt" này.

Thuhoachnamrom_ThanhTri

Thu hoạch nấm rơm ở xã Thạnh Trị, Gò Công Tây

Từ khi ủ rơm, đánh vồng, bỏ meo cho đến lúc nấm ra, khoảng 15 ngày. Thời gian nấm cho thu hoạch khoảng 15 - 20 ngày. Giá nấm rơm hiện nay dao động ở mức cao 30.000 - 35.000 đồng/kg. Trồng nấm rơm tuy cần công lao động vào giai đoạn đầu, nhưng thời gian thu hoạch ngắn, chi phí thấp. Lúc đầu, tại ấp Thạnh Hoà Tây, xã Thạnh Trị chỉ có vài hộ nông dân tận dụng nguồn rơm sẵn có sau thu hoạch trồng nấm. Hiện nay, ở đây đã phát triển hàng chục hộ trồng nấm rơm kéo dài trong xóm dân cư dọc theo con kinh N8.

Anh Nguyễn Văn Châu, người có hơn chục năm theo nghề trồng nấm cho biết, chất lượng meo tốt, kỹ thuật canh tác đảm bảo là yếu tố quan trọng cho sự thành công. Chất rơm thành vồng đường kính 20 - 30 cm, sau đó ém rơm xung quanh gọn gàng, tưới nước và rải meo, sau đó đậy một lớp rơm nữa để phủ lên trên lớp meo dày khoảng 15 cm (mùa mưa có thể đậy dày hơn). Một bịch meo có thể rải được từ 3 - 4 mét mô. Nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng để đạt năng suất cao và thuận lợi, ngay khi thu hoạch lúa đông xuân đến giữa mùa mưa khi lượng rơm nhiều và rẻ, nên tiến hành trồng nấm. Khi mua meo cần chú ý những bịch meo trắng đều từ trên xuống, không mua những bịch meo bị nhiễm nấm mốc, có màu đen hay đốm vàng. Ngoài ra còn chú ý khâu tưới nước, phun thuốc; khi nấm tạo hình có thể phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng như Komix, Mimix, Atonic, Bioted... Khoảng 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra kích thước của nấm, nếu đủ cỡ thì thu hoạch. Thường nấm đạt năng suất thì khi thu hoạch 1,5 kg nấm tươi/mét liếp nấm. Theo tính toán của anh Sáu Châu, chỉ cần bỏ ra 1 triệu đồng, có thể thu lãi khoảng 9 - 10 triệu đồng. Từ nhiều năm nay, nghề trồng nấm của gia đình anh ít khi bị thất bại. Do trồng nấm lâu năm và cho hiệu quả cao, nên nhiều bà con ở xã Thạnh Trị quen gọi anh là anh "Sáu nấm".

Hay tại nhiều hộ khác như anh Võ Duy Tiên, chị Trần Thị Thu, Trần Thị Tiên... cùng ấp cho biết, trồng nấm rơm không cực nhọc lắm, chỉ tốn công chứ tiền đầu tư không bao nhiêu. Khi thu hoạch lãi gấp nhiều lần trồng lúa. Một vài hộ ít đất chỉ có vài chục vồng nấm cũng thu bạc triệu hàng tháng. Nhờ cách làm dễ dàng, đầu ra cũng tương đối ổn định nên nhiều người trồng nấm không chỉ để bán trong xã mà còn trồng với quy mô lớn bán cho các mối mua gom ở các chợ. Anh Sáu Châu cho biết thêm: "Hiện tại, nấm rơm rất đắt hàng, nếu người dân biết nhân rộng mô hình này, chắc chắn sẽ cho thu nhập rất cao. Những nơi làm lúa có nguồn rơm dồi dào sẽ đáp ứng rất tốt cho nhu cầu làm nấm". Tuy nhiên, nhiều người trồng nấm lâu năm cũng khuyến khích, khi thực hiện trồng nấm không nên trồng nhiều vụ trên phần rơm đã dùng. Chỉ nên trồng một vụ duy nhất, nếu muốn trồng lại vụ hai thì phải ủ lại rơm, lên vồng lại. Phần rơm sau khi trồng nấm xong thải ra, dùng để trồng màu sẽ rất tốt.

"Nghề trồng nấm rơm những năm qua ở xã Thạnh Trị đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của người dân. Câu lạc bộ Khuyến nông đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm ở đây. Hiện nay, một số bà con ở nông thôn, nhất là những vùng sản xuất lúa đang có thu nhập cao từ mô hình này. Hy vọng, mô hình sẽ sớm được bà con nhân rộng và phát triển để vừa tận dụng được rơm sau thu hoạch vừa tăng thêm thu nhập" - ông Lê Ngọc Mới, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Trị, cho biết.

Kiều Tước Nguyên

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2012 lúc 10:10pm
LẼ KHÁNH THÀNH NHÀ NGHỈ TỪ THIỆN - GÒ CÔNG - TIỀN GIANG


Sáng ngày 22/7/2012 nhằm ngày mồng bốn tháng 6 năm Nhâm Thìn, Ban trị sự Hội quán Hưng Phước Tự (đường 30/4, ấp Giồng Tân, xã Tăng Hòa, Gò Công Đông, Tiền Giang) thuộc Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ khánh thành “ Nhà nghỉ bệnh nhân từ thiện”
.

            Phòng chẩn trị y học cổ truyền Hưng Phước Tự nhiều năm qua đã trở thành một địa chỉ khám và điều trị bệnh từ thiện cứu giúp cho nhiều bệnh nhân nhất là người nghèo khỏi bệnh bằng thuốc Nam, châm cứu và mới đây là vật lý trị liệu. Tiếng lành đồn xa, số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng đông, trong đó có nhiều người ở xa ( ngoài huyện, ngoài tỉnh ) và những người bệnh nặng như tai biến, bại liệt đi lại khó khăn nhưng cần phải điều trị thường xuyên, liên tục, dài ngày. Trước tình hình đó, Ban trị sự Hội quán Hưng Phước Tự đã tích cực vận động các nhà hảo tâm – từ thiện ở Tiền Giang và Sài Gòn hiến tặng kinh phí để mua đất và xây một " Nhà nghỉ bệnh nhân từ thiện”.

" Nhà nghỉ bệnh nhân từ thiện” được xây bán kiên cố với cột móng bê tông cốt thép, tường gạch, mái lợp tôn màu, nền lát gạch men. Diện tích mặt sàn sử dụng là 100 mét vuông chia thành 2 phòng nghỉ, 01 nhà bếp,02 phòng tắm, 04 nhà vệ sinh được trang bị đầy đủ hệ thống điện, nước.

Trong dịp này, một số máy móc thiết bị phục vụ cho việc điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu và châm cứu cũng được báo cáo công khai, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Theo báo cáo của ban tổ chức lễ, tổng kinh phí để mua đất ( 245 mét vuông ), mua vật liệu, công thợ để xây nhà nghỉ và mua sắm các trang thiết bị lên đến gần 240 triệu đồng. Các nhà hảo tâm, từ thiện đã đóng góp khoản 160 triệu đồng, phần còn thiếu Hội quán sẽ tiếp tục vận động.

Ông Trương Công Phò, nguyên phó bí thư thường trực tỉnh ủy kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang là bệnh nhân từng điều trị bệnh tại cơ sở này và là khách mời của buổi lễ đã phát biểu đánh giá cao nỗ lực của các chức sắc, chức việc, y sĩ, y sinh tại Hưng Phước Tự trong hoạt động khám chữa bệnh từ thiện, đặc biệt là việc vận động xây dựng " Nhà nghỉ bệnh nhân từ thiện”. Ông cho rằng đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và thiết thực để thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về an sinh xã hội, xã hội hóa hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ông cũng cảm ơn và kêu gọi các nhà hảo tâm, từ thiện tiếp tục hiến tặng kinh phí để Hưng Phước Tự  có thể hoàn thiện các công trình phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh.

Được biết, phòng chẩn trị y học cổ truyền Hưng Phước Tự là nơi đầu tiên trong tất cả các phòng khám nhân đạo, từ thiện của các tôn giáo nói chung trong tỉnh Tiền Giang có " Nhà nghỉ bệnh nhân từ thiện”. Với sự khởi đầu đầy ý nghĩa này hy vọng trong tương lai trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ có thêm nhiều nhà nghỉ  như vậy được xây dựng và đưa vào sử dụng.

 

Lê Minh Hoàng

Trường THPT Long Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang



Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 26/Sep/2012 lúc 10:16pm
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2012 lúc 10:21pm

NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM 

Song song với hoạt động kinh doanh, Ban lãnh đạo Ngân hàng phân công Công đoàn Ngân hàng thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện - xã hội, nhằm góp phần sức cùng cộng đồng chăm lo cho các đồng bào nghèo tại các Tỉnh vùng sâu vùng xa.
Từ đầu năm đến nay, Công đoàn Ngân hàng Phương Nam kết hợp cùng Đoàn bác sỹ tình nguyện bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tổ chức thực hiện được 03 chuyến đi từ thiện đến các tỉnh:

  • Đợt 1: vào ngày 14/01/2012 tại Huyện Thạnh Phú Tỉnh Bến Tre đã khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 300 trẻ em, 200 người lớn và tặng quà hỗ trợ cho 200 hộ có hoàn cảnh khó khăn;
  • Đợt 2: vào ngày 28/04/2012 tại Xã Tân Thành, Huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang đã khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 400 trẻ em, 50 người lớn và tặng quà hỗ trợ cho 200 hộ có hoàn cảnh khó khăn;
  • Đợt 3: vào ngày 25/08/2012 vừa qua đoàn từ thiện đã khởi hành đi đến địa điểm Huyện Tân Thạnh, Tỉnh Long An đã khám bệnh và phát thuốc cho miễn phí cho 400 trẻ em, 100 người lớn và tặng quà hỗ trợ cho 200 hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Chi phí hỗ trợ ước tính của 3 đợt từ thiện tương đương 300.000.000 vnđ (Ba trăm triệu đồng). Toàn bộ số tiền từ thiện do Ông Trầm Bê - Cố Vấn Cấp Cao Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Phương Nam, cùng toàn thể Cán bộ Nhân viên, một số khách hàng thân thiết và Công Đoàn của Ngân hàng Phương Nam ủng hộ để gửi đến cho các trẻ em nghèo, người già neo đơn và các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại các Tỉnh.



 

Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam

 


 

Đoàn Từ thiện tại Huyện Gò Công Đông - Tỉnh Tiền Giang

 


hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2012 lúc 10:28pm

Với mong muốn đóng góp một chút quà nhỏ dành tặng cho các em học sinh nghèo hiếu học để khích lệ, động viên các em đến trường trong lễ khai giảng năm học mới 2012-2013. Bích Hương cùng một số người bạn đam mê phong trào thiện nguyện phát động chương trình quyên góp ủng hộ học sinh nghèo với tên gọi: “TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG” tại trường tiểu học Tân Trung 2, Gò Công, Tiền Giang

 

 

I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA:

 1. MỤC ĐÍCH: 

   Trao tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó, hiếu học của trường tiểu học Tân Trung những phần quà động viên tiếp sức các em đến trường, bộ quần áo phục vụ cuộc sống và các dụng cụ học tập cần thiết giúp các em học tập tốt hơn trong điều kiện khó khăn

 2. Ý NGHĨA:

  - Liên kết những trái tim nồng ấm, đầy nhân ái lại với nhau để cùng kết nối và hành động vì các em học sinh nghèo.

- Góp phần động viên, cổ vũ tinh thần và tiếp sức cho các em vững bước trên con đường học tập để toả sáng và thực hiện ước mơ của mình.

- Mang lại cơ hội học tập tốt hơn cho các em.

II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM

Thời gian: Thứ 7 – ngày 8 tháng 9 năm 2012

Địa điểm: Trường Tiểu học Tân Trung, Gò Công, Tiền Giang

-   6h00: tập trung tại Trường THPT Lê Hồng Phong (đường Nguyễn Văn Cừ - Quận 5)    

-    6h30: xuất phát

-   9h30: đến trường Tiểu Học Tân Trung

-   10h-11h  phát quà cho các em

-   12h: ăn trưa

-   13h -16h: đi tham quan các địa điểm du lịch ở Gò Công

-    17h: Trở lại Sài Gòn

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Tặng 60 phần quà cho 60 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và học giỏi.  Mỗi phần:

- 20 quyển vở ( 5.500đ/ quyển * 60 * 20  = 6.600.000đ)

- 1 cái cặp học sinh ( 75.000đ/ cái * 60 = 4.500.000đ)

- 5 cây bút kim( 7.000đ/cây  * 60 * 5 = 2.100.000đ)

2. Tổ chức cho các em tham gia trò chơi tại trường: 2.000.000đ ( quà bánh kẹo….)

TỔNG KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH: 15.200.000đ

III. CÁCH THỨC THAM GIA VÀ ỦNG HỘ

1. Cách thức đăng ký tham gia: ( 20 người)

Mọi người muốn đăng ký tham gia chương trình vui lòng lien lạc theo số điện thoại sau:

Nguyễn Thị Thùy Linh

Đt: 0932.019.358

Email: linhthuy0812@gmail.com

2. Thời gian đóng góp: Từ ngày 13/8 đến hết ngày 5/9/2012

+ Quần áo cũ (dành cho các em học sinh cấp 1)

+ Sách cho học sinh cấp 1

+ Vở viết

+ Các loại đồ dùng học tập: bút, bảng con, thước kẻ, ê ke, compa, bút chì, bút chì màu, tẩy, kéo, cặp học sinh.

+ Tiền mặt

3. Địa điểm tiếp nhận đóng góp:

Mọi đồ đóng góp xin các bạn vui lòng liên lạc trực tiếp đến địa chỉ sau:

Lê Thị Bích Hương – 0918.40.38.38

Ngân hàng Vietcombank:  038.100.2537. 607

 Ngân hàng Aribank: 1604.205.035.608

 

Mong rằng mỗi người chúng ta bớt chút thời gian, dành ra ít tiền quà bánh để ủng hộ cho các em. Sự đóng góp của các bạn chính là món quà to lớn góp phần nâng cao chất lượng học tập của thầy và trò ở các ngôi trường vùng khó, đem lại hạnh phúc và hy vọng vào tương lai tươi sáng cho học sinh hiếu học vượt khó trên khắp cả nước. 

http://vicongdong.vn/duan/?code=BVWMNT

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2012 lúc 10:35pm

Rớt nước mắt 10 năm mẹ cõng hai con bại liệt tới trường


  TheGioiTinHoc.vn và các nghệ sĩ lại lên đường về huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang thăm anh Phan Văn Tâm (SN 1964) bị bại liệt hai chân. Anh có hai con trai là Phan Lê Cường (1992) và Phan Lê Tường (2000) không chỉ giống cha bị liệt hai chân mà hai em còn mang thêm căn bệnh không có thuốc chữa đó là bệnh bại não.

Con giống cha… đau đớn lòng cha


Anh Lê Văn Tâm được sinh ra với cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. 5 tuổi, trong một lần bị sốt cao, anh đã không thể chạy nhảy trên đôi chân của mình được nữa. Tuổi thơ nghèo đói và tật nguyền không khiến chàng trai có gương mặt nhân hậu này mặc cảm mà ngược lại anh có ý chí tự lập từ rất nhỏ. Là con trưởng trong gia đình, nên anh rất ý thức về trách nhiệm của mình, tự nguyện bỏ học và tập tành học sửa xe đạp để đỡ đần cho cha mẹ và nuôi em ăn học.


26 tuổi anh lập gia đình với chị Lê Thị Phượng (SN 1967). Hạnh phúc nhỏ bé được vun đắp bằng sự siêng năng của anh và bàn tay tháo vát của người vợ hiền. Ngôi nhà nhỏ rộn ràng tiếng cười hơn khi đứa con anh chị mong chờ cũng chào đời. Niềm vui tưởng như được nhân lên, thế nhưng sau một năm nuôi con, anh chị bàng hoàng nhận ra đứa con trai đầu lòng của mình đã mang căn bệnh bại liệt di truyền từ cha, càng đau đớn hơn, khi bác sĩ kết luận bé bị bại não.


8 năm sau, được sự động viên, thậm chí “la rầy” của cha mẹ hai bên: “Đâu phải con nào cũng giống nhau, hay là sinh thêm một bé nữa để đỡ đần sau này”, anh chị đã suy nghĩ rất nhiều khi quyết định sinh bé thứ hai. Đứa con trai thứ hai rất xinh xắn, đôi chân không co rút như chân của anh trai nhưng… bé vẫn không đi được. Lần này gánh nặng chồng thêm gánh nặng, hai vợ chồng lại chạy ngược chạy xuôi tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh của con để tìm cách chữa chạy. Nhưng sự cố gắng của hai vợ chồng không được đền đáp, vì bệnh của hai con anh chị thuộc vào bệnh nan y.


Số phận quá khắc nghiệt với anh Tâm, mọi hy vọng của anh dường như bị tước đoạt hết, và nỗi đau đâu dễ quên khi nó hiển hiện rõ ràng trên thân thể hai đứa con của anh. Mỗi khi nghe đâu đó câu nói quen thuộc của người đời “con giống cha là nhà có phúc”, anh nghe nghẹn trong tim. Không thể thay đổi được số phận, anh chỉ còn một cách là chăm chỉ làm việc để nuôi hai con, và bù đắp cho hai con bằng tất cả tình thương của một người cha, đó là thứ duy nhất mà anh có thể làm được trong suốt 22 năm qua.


Điều làm tôi kính phục ở người đàn ông này là dù bị tật hai chân, có hai con bị bệnh nan y, miếng cơm manh áo của cả gia đình dựa hết vào tiền công sửa xe đạp mỗi ngày khoảng 30.000-40.000đ, vậy mà anh vẫn xây được một ngôi nhà khá tươm tất cho vợ con. Tuy nhiên, dù đã sống rất tiết kiệm, anh chị vẫn chưa trả được món nợ 10 triệu đồng vay nhà nước để xây nhà trong năm năm nay.



Trong một gia đình có ba thành viên bị bại liệt, duy nhất một mình chị Phượng là khỏe mạnh, người phụ nữ này không chỉ là nguồn động viên tinh thần của chồng mà còn là chỗ dựa lớn nhất của hai con. Nỗi đau đớn tinh thần và nỗi nhọc nhằn chăm sóc chồng và hai con trong 22 năm qua của chị Phượng không thể diễn tả hết qua bài viết này.

Cái gật đầu nhẹ tênh và nỗi nhọc nhằn cả đời


Cuộc trò chuyện thân tình của hai người phụ nữ giúp chị Phượng cởi mở hơn khi kể cho tôi nghe về những ngày chưa về làm vợ anh Tâm. “Không biết ông trời có thử thách chị hay không. Vì cùng một ngày có hai người qua nhà hỏi cưới chị, mà cũng không biết trời xui đất khiến thế nào chị lại gật đầu chọn anh Tâm. Cả hai người con trai này chị chưa từng một lần trò chuyện nhưng chị không làm sao quên được nụ cười hiền lành, nhất là sự cần mẫn, chịu thương chịu khó của anh Tâm mỗi khi có dịp đi ngang qua nơi anh sửa xe. Đó là lí do chị không chọn người con trai lành lặn kia làm chồng”.


“Và bây giờ chị có hối hận về sự lựa chọn của mình không?”, tôi hỏi chị.


Người phụ nữ này không hề suy nghĩ khi trả lời tôi, ánh mắt chị tràn đầy yêu thương khi nói về chồng mình: “Anh Tâm là người chồng tốt, dù anh bị tật nhưng anh luôn là trụ cột của gia đình, anh hiền và chịu khó lắm, lúc nào cũng nghĩ đến vợ con. Thật lòng là chưa có lúc nào chị hối hận khi đã lấy anh cả”.



22 năm anh Tâm sửa xe đạp nuôi vợ và hai con, thì cũng chừng ấy thời gian chị Phượng một tay chăm sóc và ngược xuôi chữa bệnh cho hai con. Cậu con trai đầu sức khỏe vốn yếu, em không thể ngồi lâu, và hai chân của em gần như dính cứng vào nhau rất khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Chị một mình đưa con lên TP.HCM, suốt 6 tháng chị làm lau công quét dọn bệnh viện để kiếm cái ăn cho hai mẹ con trong suốt thời gian phẫu thuật hai chân cho con.

Từ một người con gái chưa một lần rời khỏi lũy tre làng, vậy mà từ ngày làm mẹ, chị mang hai con bôn ba khắp nơi, nghe ai chỉ chỗ nào có thầy hay là chị tức tốc vay mượn tiền dẫn con đi chỉ mong có thể nhìn thấy con trai út đi như một người bình thường và chữa căn bệnh bại não cho hai con.


Lần cuối cùng một vị bác sĩ (tại TP.HCM) nói với chị: “Bé bị bại liệt và bại não, thôi đừng chữa chạy làm gì nữa, vừa tốn kém vừa đau con, nói thật là không thể chữa được đâu”. Lần này mọi hy vọng dập tắt trong lòng chị. Dẫn con về lần này người mẹ này đã thôi không khóc nữa. Chị đã biết chấp nhận sự thật, chấp nhận khiếm khuyết không thể thay đổi trên ba người thân yêu nhất đời mình.


10 năm cõng hai con đi học


Câu chuyện về người mẹ cõng hai con trên lưng 10 năm đi học ở ấp Chợ Bến, xã Bình Ân này không ai là không biết. Tôi vẫn không quên trong hai hồ sơ bệnh án của hai em Lê Cường và Lê Tường ghi là hai em bị bại não. Khi mang thắc mắc này hỏi chị Phượng, thì được chị kể: Bé vẫn biết cha mẹ, ông bà và những người xung quanh, và cũng kiểm soát được mọi sinh hoạt của mình. Nhưng về trí nhớ để học hành thì lại không tốt, học trước quên sau. Chị cho con đi học là để cho con có thể hòa đồng với các bạn, để tuổi thơ của con không phải thui thủi ở nhà một mình, chứ chị biết việc học không thể cứu giúp tương lai của con sau này.

5 năm chị cõng cậu con trai đầu lòng, em Lê Cường, chỉ học mỗi lớp 1, thế nhưng 5 năm ngồi trên ghế nhà trường cậu bé vẫn… mù chữ. Con học trong lớp, mẹ đứng ngoài cửa sổ thấp thỏm không yên, vì thần kinh của em Cường vốn yếu, mỗi lần cô giáo đập bàn la rầy các bạn là cậu bé té xỉu, chị lại chạy vào đỡ con lên.


Đến tuổi đi học của cậu con trai thứ hai, chị không thể cùng một lúc cõng hai con trên lưng nên Lê Cường phải nghỉ học, chị bắt đầu cõng Lê Tường 3 năm liên tiếp chỉ học mỗi… lớp 1. Có lẽ tấm lòng thương con kiên trì của người mẹ này cảm động đến… ông trời, tự dưng việc học của cậu bé Lê Tường có tiến bộ, sau 3 năm học lớp 1 em đã biết chữ và được lên lớp 2 và điều kỳ diệu đã xảy ra khi cậu bé dạt danh hiệu học sinh khá năm lớp 2. Hiện cậu bé sắp kết thúc học kỳ 2 của lớp 3 và cô giáo em cho biết Lê Tường đã có thể theo kịp các bạn trong lớp.



Niềm vui hiện rõ trên gương mặt của anh chị khi nhắc đến cậu con trai út. Cậu bé chính là niềm hy vọng cuối cùng của anh chị. Ước mơ của anh Tâm nghe thật nhói lòng: “Anh chỉ ước sao Lê Tường được nhà nước tạo điều kiện học hành đến nơi đến chốn và có một nghề an nhàn nuôi tấm thân sau này, chứ ở quê anh thì người tàn tật như anh không biết làm gì ngoài nghề sửa xe cả, mà nghề này lem luốc và nặng nhọc lắm. Hai con anh sức khỏe lại yếu khó mà theo được nghề này”.

Trước chuyến đi, tôi đã cất công lục tìm quyển tạp chí e-CHÍP thời xa xưa có một chương trình rất đặc biệt do e-CHÍP tổ chức đó là chương trình Tôn vinh các hiệp sĩ CNTT. Các hiệp sĩ này đặc biệt ở chỗ họ có thể bị nhiều khiếm khuyết trên cơ thể như bị bại liệt, bị mù… nhưng họ có thể tự nuôi sống bản thân và sống rất có ích là mang tri thức CNTT phục vụ vô vị lợi cho cộng đồng. Tôi tặng anh quyển Tạp chí chỉ muốn tiếp cho anh thêm hy vọng, dù cuộc sống có nghiệt ngã thế nào chỉ mong anh chị và các con đừng thôi hy vọng.



Từ biệt gia đình anh Tâm, điều đọng lại trong tôi là không khí ấm áp tràn ngập tình thương trong gia đình này. Hình ảnh đôi bàn tay chai sạn và lem luốc của anh khi xoa bóp bàn chân trắng trẻo với vẻ tràn đầy yêu thương hai con trai khiến tôi rất xúc động. Không biết đôi bàn tay ấy có đủ sức giúp cho con tiếp tục con đường học vấn đầy gian nan phía trước hay không. Tôi chỉ biết cầu chúc cho ước mơ của anh chị thành sự thật, ước sẽ có nhiều bàn tay nhân ái tiếp sức cho gia đình anh Tâm để thế gian này bớt đi những bất hạnh và đau thương


hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2012 lúc 10:38pm

thăm gia đình anh Tâm chị Phượng ngày 8/7/2012


Ngày 8/7/2012, đoàn từ thiện của diễn đàn TheGioiTinHoc.vn thăm và tặng quà cho gia đình anh Tâm chị Phượng ở Gò Công .


10g30 sáng ngày 8/7/2012, Đoàn từ thiện của diễn đàn TheGioiTinHoc.vn đã có mặt tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, chuẩn bị thăm gia đình anh Tâm chị Phượng.


Đường vào nhà anh chị.


Anh Tâm, tuy bị bại liệt nhưng hàng ngày vẫn sửa xe đạp kiếm tiền trên chiếc xe lăn.


Admin Phuc Nguyen cùng các thành viên trong đoàn đang trò chuyện, hỏi thăm gia đình anh chị.


Chị Phượng, người phụ nữ ngoan cường, 10 năm ròng cõng hai con bị bại liệt đến trường để cho con biết cái chữ.


Gia đình có 4 thành viên, mà 3 thành viên đều bị bại liệt, chỉ có một mình chị Phượng tất bật gánh vác từ trong ra ngoài. Tuy vậy hai đứa con của chị (Lê Cường và Lê Tường), chị đều cho đi học đầy đủ, nhưng phải học nhiều năm một lớp, do bị bại liệt và bại não, rất khó tiếp thu bài.


Dòng chữ nắn nót và điểm 10 tròn xoe - phần thưởng dành cho sự hiếu học của cậu bé bại liệt bại não Lê Tường.


Admin Phuc Nguyen, tác giả Gia Minh chia sẻ bài viết của mình về trường hợp của anh chị trên TheGioiTinHoc.vn cho cả nhà xem.


Admin Phuc Nguyen thay mặt diễn đàn TheGioiTinHoc.vn trao tặng cho gia đình anh Tâm chị Phượng số tiền của thành viên đóng góp là 6.500.000đ, và chúc cho anh chị dồi dào sức khỏe, hai cháu bé học giỏi. Anh chị rất xúc động và gửi lời cảm ơn chân thành đến các mạnh thường quân, thành viên của diễn đàn TheGioiTinHoc.vn.


Các thành viên trong đoàn từ thiện TGTH.vn cùng chụp một tấm hình lưu niệm với gia đình anh chị.

Mọi sự đóng góp xin gửi trực tiếp cho anh Phan Văn Tâm:
Số nhà 2090, ấp Chợ Bến, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Điện thoại: 01638.440.096.


Link gốc: http://thegioitinhoc.vn

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 08/Oct/2012 lúc 10:17am


từ Tân Hòa (Gò Công Đông, Tiền Giang) đi phà Bến Chùa
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.142 seconds.