Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: NAM MÔ PHẬT ! Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Chủ đề: NAM MÔ PHẬT !
    Gởi ngày: 05/Feb/2012 lúc 11:09am

 

Tình cờ ghé qua một số trang mạng phật pháp, tôi thấy những tăng tục ở đó đấu đá võ mồm cãi lí và mạt sát nhau tới bất phân thắng bại, và tại trang HoaSentrenda còn có người đưa lên cả từ "ĐM." nghe thật chẳng khác nào là hạng đầu đường xó chợ khiến tôi lấy làm ngao ngán làm sao vì là 1 trang đạo mà người ta lại dung túng cho tu sĩ chửi thề văng tục như vậy với nhau. Đó mới là chuyện trên mạng thôi, còn thực tế ở ngoài đời càng làm cho người ta nản lòng với Phật giáo.
Trăm nghe không bằng mắt thấy, một bức ảnh chụp bằng cả ngàn lời nói, qua những bức ảnh sau, được giới truyền thông Mỹ, Việt phổ biến qua báo chí và trên mạng, chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể chấp nhận những hành động của những vị gọi là cả đời thanh tịnh phát nguyện thanh cao! Qua đó cũng thấy được sự xuống cấp trầm trọng của Phật giáo.

Image
Hai nhóm sư sãi Phật Giáo đối nghịch nhau đã chạm trán trên đường phố của thủ đô Cambodia vào ngày Thứ Sáu 20 April 2007
Image
Hai nhóm này chạm trán trong một trận ấu đả với những cú đấm trong khi vài người khác thì ném những chai nước bằng nhựa vào đối phương.



Image
Sư cụ và đệ tử đón các hoa khôi và người mẫu viếng chùa
Image
Tiểu tăng đang múa (hay tập Taichi?) với các hoa khôi
Image
Có sư đi xe lửa về, nhưng tranh thủ binh xập xám.
Image
ung dung tay trong tay dạo phố


Tôi không muốn bình luận thêm nhiều vì những hình ảnh đã nói lên khá đầy đủ thực trạng đau lòng của Phật giáo ngày nay, chỉ mong Phật giáo thấy được vấn đề để thanh lọc và chỉnh đốn lại đội ngũ trong chùa, tránh cho Phật giáo không ngày càng lụn bại. Mong lắm thay.
 
Xin gióng lên thêm một tiếng chuông về một tệ nạn khác nơi cửa chùa: Sư quay trộm cảnh phụ nữ khỏa thân (Theo_VnExpress.net)
Cảnh sát trưởng Phnom Penh Touch Naruth cho biết sư Net Khai, 37 tuổi, bí mật dùng điện thoại di động ghi lại cảnh hàng chục phụ nữ khỏa thân đổ nước thiêng lên người trong phòng tắm của nhà chùa.
"Hành động quay cảnh phụ nữ khỏa thân của nhà sư này ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội Campuchia cũng như phẩm giá của phụ nữ", tờ Cambodia Daily dẫn lời Touch Naruth cho biết hôm nay (29-6-2010).

Bốn phụ nữ đệ đơn kiện Net Khai và một trong số đó nói rằng nhà sư này quay cô rồi chia sẻ clip với những người khác. Một quan chức tòa án Campuchia cho biết Net Khai có thể đối mặt với các tội danh liên quan đến sản xuất và phát tán văn hóa phẩm khiêu dâm. Mức án tối đa cho tội danh này là một năm tù và 480 USD tiền phạt.

Non Nget, người đứng đầu giáo hội Phật giáo dòng Mohanikaya, lên án hành động của nhà sư nói trên và khẳng định ông ta không đại diện cho các nhà tu hành khác.
"Hành động đó trái với nguyên tắc của giới tu hành. Net Khai đã bị lột áo tu và phát luật có thể xét xử anh ta. Tuy vậy, chúng tôi vẫn lấy làm tiếc vì anh ta từng là sư và làm một điều đáng hổ thẹn", Non Nget nói.
Theo DPA, Non Nget cũng không hiểu tại sao lại có phụ nữ khỏa thân trong chùa và cho rằng chuyện này không nên tái diễn.

Tôi không biết có ngôn từ nào để diễn tả cho hành động thấp kém này nữa, các trang tiếng Anh gọi nhà sư đó là Mucky monk = A DIRTY Buddhist monk = Một nhà sư Phật giáo bẩn thỉu!!!
'Ông ta đã quay được hàng trăm phụ nữ từ năm 2008. Họ đã đến nhà sư để được phước với nước thánh, nhưng họ đã bị bí mật quay phim', Touch Naruth nói với AFP. 'Hành động của ông ảnh hưởng đến các nhà sư khác và Phật giáo và tác hại nghiêm trọng truyền thống của chúng tôi', ông nói, thêm rằng 'Net Khai đã thú nhận tội lỗi của mình'.
http://www.straitstimes.com/BreakingNew ... 47206.html.
Đây thực sự là 1 tệ nạn nghiêm trọng, càng nghiêm trọng hơn khi người đứng đầu giáo hội Phật giáo, Non Nget phát ngôn: "không hiểu tại sao lại có phụ nữ khỏa thân trong chùa?"
Giới luật ở đâu... Đạo đức ở đâu... hỡi những tu sĩ buôn thần bán thánh, sống bê tha trụy lạc trên những đồng tiền xương máu của tín đồ???!!!
 
Với nhiều Phật tử có thể đây là những hình ảnh gây shock. Với VTD chuyện này là nhỏ bé với cái biết của bản thân về đạo Phật hiện nay. Chỉ nói riêng về phật giáo ở Việt Nam, bên cạnh một số Thầy đang tu hành nghiêm túc thì còn rất nhiều con sâu làm rầu nồi canh Phật đạo bằng các hình thức ghê gớm hơn nhiều.
Những người lớn tuổi sống ở Sài gòn trước năm 1975 đều không quên các trò đấu đá, các âm mưu chính trị của một số vị Thầy đều là Thượng Tọa, Đại lão Hòa Thượng như TTQ, TĐH... với vị TTC. Chiếc áo thầy tu chỉ là một cái vỏ bọc che dấu những khát vọng tầm thường về danh lợi, dẫn đến sự chia rẻ phật giáo Việt Nam, hình thành các hệ phái Viện Hóa Đạo, Phật giáo Ấn Quang, biến động miền Trung.v.v... Ngày nay thì có hiện tượng sư tăng tại VN mang tiếng là tu nhưng thực tế là ....? Nên nói đến Phật giáo Việt Nam thì nhiều phật tử lắc đầu ngao ngán là vậy.
"Thầy" đã như vậy thì làm sao hy vọng có "đệ tử" chân chánh để nối truyền cái Chánh Pháp của Phật để lại? Nên lên các trang mạng Phật pháp hiện nay, chỉ bắt gặp các con vẹt với màn đấu võ mồm, khoe kinh-khoe sách, tranh cải thô tục dưới cái màu Ta đây là Chánh Pháp. Hiện tượng một thời ông thầy dzỏm LDK lừa đảo tình tiền của một số người tu học Mật tông, vẫn chưa làm sáng mắt cho một số người.
VTD này cũng có lúc xém trở thành một "con vẹt" của Phật. Nhờ vào sự chỉ dạy của Chư vị độ trì mà từng bước phá ra cái vỏ bọc mê chấp. Nghĩ lại mà rùng mình thay cho cái Mê của mình.
HỌC TU VỚI VUTRUHUYENBI LÀ TU HỌC CÙNG CỘI NGUỒN ĐẠO
 
Hôm nay TL đọc Tuổi Trẻ Cười, thấy có đoạn kể về chuyện vui nghề nghiệp của một điện thoại viên viết :
Có lần tôi bị rơi vào tình huống tẽn tò. Đó là dịp Tết rồi, tôi nhận được một cuộc gọi yêu cầu : "Cho thầy bài hát xuân nào vui vui làm nhạc chuông". Tôi hỏi lại: "Anh cần mấy bài ạ?". Đầu dây bên kia vang lên tiếng "mô Phật, mô Phật". Nghĩ bị đùa nên tôi hỏi tiếp: "Anh vui lòng cho biết cần mấy bài để em giới thiệu ạ?". Bên kia luôn miệng "Mô Phật, tôi là thầy tu, đừng gọi bằng anh".

Bản thân các tu sĩ không biết mình là ai, mình là gì, cứ nghĩ là sư rồi thì cứ muốn làm thầy thiên hạ, bắt ai cũng phải gọi mình bằng thầy cho vừa với ý họ. Như trong câu chuyện trên, thầy gì mà hành động, nói chuyện không nghiêm túc khiến người khác hiểu lầm rồi động tí là mô Phật - đem tiếng mô Phật làm câu cửa miệng cho thiên hạ biết danh mình là thầy tu nơi cửa Phật. Còn sự thật gọi bằng anh, chú, bác thì họ phật ý, không vừa lòng chút nào cả. Dẫu là thầy tu, tu sĩ chăng nữa thì trước đây cũng là con người phàm trần, cũng sanh sống trong nhiều mối quan hệ với người đời, nay vào chốn thiền môn, xa lánh cõi tục (???) là nghiễm nhiên được gọi là thầy, đi đâu cũng có Phật tử cung kính cúi chào, một điều dạ, hai điều thưa. Thật là hết biết...

Có một bạn đạo còn kể cho TL nghe câu chuyện một phen khiếp vía của anh ta khi đi chùa. Anh bạn hay đi sinh hoạt trong chùa, có bữa nọ đi ăn sáng gần chùa thì gặp sư thầy, thầy mới gọi anh vào chùa nói chuyện. Thầy này ở chùa đó cũng nổi tiếng, nghe nói đức cao vọng trọng, có khả năng kế thừa chức trụ trì chùa đó sau này. Khi vào phòng, không hiểu sao thầy bảo đóng cửa kín lại cho dễ nói chuyện. Rồi tự dưng thầy kêu anh tới ngồi gần kề, tâm sự rồi vuốt đầu, ôm anh vào lòng. Mới đầu tưởng chỉ là tình thầy trò, cung kính thế thôi nhưng không ngờ...ông thầy cứ ôm anh khư khư rồi rờ rẫm khắp nơi. Sợ quá anh bèn thoái lui và bỏ chạy. Mấy hôm sau gặp lại thầy vẫn tươi cười tỉnh bơ như không có chuyện gì, từ đó anh này trốn không tiếp xúc nữa luôn.
Không hiểu nổi người được mệnh danh là sư thầy, được Phật tử ca ngợi như thế thì sau này ra trụ trì sẽ còn hại biết bao nhiêu người nữa đây...
Đúng là chuyện thế gian khó nói hết được, chúng ta chỉ thấy được bề nổi mà không thấy được phần chìm, chỉ có ai thâm nhập, chứng kiến thì mới thấy rõ được sự thật đằng sau !
Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý
Bạch vân xuất tụ bản vô tâm...


Đạo cũng như đời. Cũng không thể nào trách khỏi có những cá nhân không tốt. Điều này thật sự ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của Phật giáo Việt Nam trong lòng người mộ đạo.

Sẵn nhắc tới chuyện châm biếm, tôi cũng có một mẫu chuyện vui. Chuyện kể có vị sư nọ được gia chủ mời về tụng kinh siêu độ cho người trong gia đình vừa mất. Nhưng do để tiền ít quá do gia đình khó khăn, nên vị sư tụng kinh sau khi kết bài kinh lại nói: “cầu cho linh hồn người chết về cỏi Tây Ninh cực lạc”. Một lần, hai lần, ba lần… gia chủ mới hỏi: “Sao kì vậy thầy?”. Lúc này, vị sư mới trả lời: “tiền thế này chỉ đủ đến Tây Ninh, chứ làm sao sang được Tây Thiên”

Nói ra, không phải là để cười đùa cho vui mà là cũng nói lên một thực trạng mà các sư hiện nay đang có là “Tụng Kinh theo show” và tụng nhiều hay ít còn do “lòng thành” của gia chủ. Có một lần, nghe một người bạn kể mà tôi không thề tin lại như vậy. Đang tụng kinh để siêu độ cho người đã mất, mà vị sư có thể ngưng ngang vì chuông điện thoai reo inh ỏi và ngang nhiên trả lời điện thoại (để dời một pháp sự khác lại) giữa một pháp sự trang nghiêm. Điều này, thật làm mất đi hình tượng của một người tu hành khả kính và hình ảnh Phật giáo trong lòng người dân.

Thật sự nếu kể ra thì còn khối việc phải bàn. Nhưng vấn đề là phải làm sao để điều chỉnh. Tôi thấy giáo hội Phật giáo nên làm gì đó để có thể chấn chỉnh lại sự việc này. Nếu không thì làm sao để những người mộ đạo còn tin vào những vị sư chân chính, tin vào Phật pháp.

Đó cũng chỉ là một số kinh nghiệm mà tôi đã trải nghiệm muốn chia sẻ với các bạn Đạo.
 
Chào các huynh tỷ
Hôm nay Từ Anh vào diễn đàn đọc bài, kế bên có đứa cháu nhỏ 10 tuổi. Đang đọc bài của huynh LyThanh có kèm những hình ảnh tu sĩ đánh nhau. Cháu hỏi Cái gì vậy? T.Anh trả lời người ta đánh nhau. Cháu lại hỏi Chùa mà cũng đánh nhau nữa à? Vì cháu nó toàn được thấy các sư đạo mạo nghiêm trang… ai đời lại thượng cẳng chân hạ cẳng tay như thế…

Cách đây khoảng 10năm, T.anh cũng có lần chứng kiến một nhà sư, trụ trì buổi lễ cầu siêu trong một đám tang của người bà con. Đang râm rang đọc kinh cùng các đệ tử thì chuông điện thoại reo, ông ngưng ngang và nghe điện thoại, trong khi gia quyến của người ta đang quỳ lạy khóc thương bên dưới (vì đang lúc sư tụng về công ơn cha mẹ)… Nhìn vào thật chẳng ra làm sao, đang làm lễ cầu siêu cầu nguyện với Trời Phật, thánh thần mà hành xử như vậy thì thật là thất kính với Trời Phật... và coi thường gia chủ.

Đọc loạt bài của các huynh tỷ ở trên, T.anh nghĩ, một phần không nhỏ các tu sĩ cũng là phàm phu, người trần mắt thịt, cũng dẫy đầy những tham muốn dục vọng như bao người, chỉ khác người thường ở hình tướng và bộ y phục trên người. Xưa nay T.anh ngu muội ai dạy sao thì nghe vậy, nếu không có những bài viết chỉ rõ đâu là sự thật trong đạo và đâu là huyễn hoặc, chỉ cho thấy mặt trái của người tu đạo, thì T.anh cũng vẫn còn quy y Tam Bảo (vì T.anh được nhồi sọ như vậy từ nhỏ), và vẫn còn quỳ bái cung kính cúng dường những phàm phu tăng đó.
T.anh thành tâm cám ơn các huynh tỉ trong diễn đàn.
 
Nếu nói về bề Trái của sự đời, nhất là Đạo Giáo, có lẽ Kim Dung là người tài tình nhất. Trong những Tác phẩm của ông quay đi, ngoãnh lại thường đề cập đến hai đề tài chính: Chánh và Tà phái.

Những Môn phái và Bang hội:
* Thiếu Lâm
* Cái Bang
* Võ Đang
* Côn Luân
* Nga Mi
* Không Động
* Minh Giáo
* Cổ Mộ
* Điểm Thương

Ngũ Nhạc kiếm phái bao gồm:
-Tung Sơn
-Thái Sơn
-Hoa Sơn
-Hành Sơn
-Hằng Sơn

Những môn phái này chia ra hai phe chánh - tà thường xuyên đối chọi nhau, phe chính được kêu là Danh môn chính phái, phe tà bị gọi là Tà ma ngoại đạo. Về chất lượng của các bang, phái, trong truyện Kim Dung thường nhắc đến Thiếu Lâm, Cái Bang (mệnh danh là Thái Sơn và Bắc Đẩu trong võ lâm) và Minh Giáo, về võ công thì Thiếu Lâm là nhất, về bang hội thì Cái Bang mạnh nhất, còn về giáo phái thì Minh Giáo mạnh nhất.

Nói về Phật giáo có Đoàn Trí Hưng là một trong Thiên hạ ngũ tuyệt hiệu là Nam đế, ông có võ công rất cao, nổi tiếng với tuyệt kỹ gia truyền Nhất Dương Chỉ. Vì ghen tuông với bà Anh Cô tư thông với Chu Bá Thông ông đã không cứu đứa Bé (con của Anh Cô & Bá Thông) khi bị Cừu Thiên Nhậm đánh chưỡng. Đau đớn rồi xuất gia lấy hiệu là Nhất Đăng Đại Sư.

Hồng Thất Công là bang chủ thứ mười tám của Cái Bang, tính ham ăn ham rượu, từng một lần vì mải ăn uống mà để một vị huynh đệ chết thảm. Ông tức giận tự chặt một ngón tay của mình để trừng phạt, từ đó giang hồ gọi ông là Cửu chỉ thần cái. Hồng Thất Công võ công rất cao siêu, tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, ông là một trong Thiên hạ ngũ tuyệt, xưng tụng là Bắc Cái. Hai môn võ nổi tiếng của Hồng Thất Công là Giáng Long thập bát chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp.Sau đó cùng Tây Độc Âu Dương Phong tỉ thí võ nghệ. Sau nhiều ngày quyết đấu, hai người xoá bỏ mọi hiềm khích, cùng ôm nhau cười và chết.

Trong toàn bộ tác phẩm của KD, chưa thấy ông đề cao một tiêu chí (lí tưởng) của Giáo chủ nào, Hoàng Dược Sư thì đau đớn cái chết của Vợ, sống ẩn dật. Âu Dương Phong thì tánh tình thâm độc, bị tẩu hoả vì Cữu âm chân kinh. Vương Trùng Dương thì khắc nghiệt chỉ có được 7 đại đệ tử lại mang nặng mối tình dang dở với Lâm Triều Anh.

Ngược lại ở những bộ không nổi tiếng bằng Xạ điêu tam bộ khúc, Ngũ lâm võ bá KD lại nâng cao chất lượng những tay vô danh tiểu tốt có một cuộc sống bê tha và lý lịch không được tốt mấy, như Vi Tiểu Bảo là con hoang của kĩ nữ Vi Xuân Phương. Vi Tiểu Bảo lớn lên trong nhà thổ, ít được giáo dục về đạo đức, nhưng Y lại trọng nghĩa khinh Tài. Tuy phục vụ cho Thiên địa hội đã không phản phé Vua Khang Hy là bạn thân của mình, được Khang Hy thăng chức "Lộc đỉnh Công" nhưng không muốn phản bội Thiên địa hội (vốn là ân nhân cứu sống) nên đã dẫn 7 cô vợ chạy trốn không thèm Ân sũng của Vua ban cho.

Nhân vật thứ 2 là Lệnh hồ Xung đã bị chính Sư phụ lấy trộm Tịch Tà kiếm phổ rồi đổ mọi tội lỗi lên đầu đại đệ tử của mình (Lệnh Hồ Xung )- nhân vật chính của Tiếu ngạo giang hồ - âm thầm luyện tập với âm mưu hợp nhất Ngũ Nhạc kiếm phái thành Ngũ Nhạc phái và lên làm chưởng môn. Nhạc Bất Quần được gọi là Quân tử kiếm nhưng thực sự lại là một kẻ ngụy quân tử. LHX là con người phóng khoáng, ông giao du với nhiều loại người khác nhau kể cả những nhân vật thuộc tà phái. Không quan trọng những gì thuộc bề ngoài.

Nói tóm lại khi đọc qua những tác phẩm của Kim Dung, hình như ông cho chúng ta một thông điệp là: Những Giáo phái, bang hội cuối cùng chỉ là hư danh, và chúng ta không nên có suy nghĩ hễ Danh môn chính phái thì toàn là người tốt, đạo đức. Mà cái quan trọng là ở con người như những con người thất học, ma mãnh như Vi tiểu Bảo, rượu chè bê tha như Lệnh Hồ Xung lại là những con người khí khái, chân tình! Khi chạm trán với đạo đức, nhân phẩm đã không đến nổi bán Linh hồn mà rơi vào những cạm bẫy của tham dục.

trotre
 
xin góp thêm vào hình sư Trung quốc:

Image
Image
 
Đại đức thuê người nổ mìn phá chùa

Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình vừa xử sơ thẩm vụ án nổ mìn phá hoại chùa Tây Khánh. Các bị cáo gồm Nguyễn Trí Thiện, 43 tuổi, trú tại chùa Phổ Quang, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội, Trần Văn Nghĩa, 65 tuổi, ở phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định và Dương Nam Sơn, 43 tuổi, ở phường Văn Miếu, thành phố Nam Định, bị truy tố về các tội "Chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ" và "Huỷ hoại tài sản".

Từ năm 6 tuổi, Thiện sinh sống và đi tu tại chùa Tây Khánh, thôn Cao Mại, xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Đến năm 2004, sau khi đi học đạo giáo, Thiện chuyển đến trụ trì tại chùa Phổ Quang, quận Long Biên, Hà Nội với pháp hiệu là Đại đức Thích Trí Thiện. Mặc dù ở Hà Nội nhưng Thiện vẫn thường xuyên về chùa Tây Khánh, chăm lo đến việc xây dựng và tu sửa chùa.

Đầu năm 2007, chùa Tây Khánh được chùa Hoằng Hoá ở huyện Hóc Môn, TP HCM đầu tư xây mới. Đại đức Trí Thiện tham gia làm thủ tục cấp phép xây dựng và thuê thiết kế. Nhưng trong quá trình thi công, chùa Hoằng Hoá cử sư Thích Tâm Dũng ra quản lý vốn và giám sát xây dựng nên giữa sư Thiện với Ban kiến thiết chùa do thôn Cao Mại cử ra nảy sinh mâu thuẫn. Nhiều người dân ở thôn Cao Mại do không đồng tình với sư Thiện đã xua đuổi, không cho đến chùa Tây Khánh nữa.

Tức giận, sư Thiện nhờ Trần Văn Nghĩa là bạn quen từ trước làm đơn tố cáo gửi chính quyền tỉnh, đề nghị xem xét về những sai phạm trong việc xây dựng chùa Tây Khánh. Việc này không có kết quả nên sư Thiện nảy sinh ý định trả thù. Đầu tháng 10/2007, sư Thiện bàn với Nghĩa dùng thuốc nổ đánh sập chùa Tây Khánh đang xây dựng để gây sự chú ý cho chính quyền vào cuộc...
Nghĩa thuê Dương Nam Sơn, thoả thuận việc đặt mình phá chùa Tây Khánh được trả công 20 triệu đồng. Tuy nhiên, vụ nổ mìn bị hoãn lại vì đó là thời điểm Tết Nguyên đán.

Trong thời gian này, Nghĩa rủ sư Thiện góp vốn thành lập công ty TNHH Thiện Tài ở Ninh Bình. Trong đó, sư Thiện góp vốn khoảng hai tỷ đồng và được cử giữ chức chủ tịnh hội đồng quản trị. Tháng 6/2008, do tìm cách chiếm giữ toàn bộ con dấu, tài liệu và tiền vốn của các cổ đông nên Nghĩa bị bắt giam. Mặc dù vậy, sư Thiện vẫn nuôi ý định phá hoại chùa Tây Khánh. Đầu tháng 7/2008, ông ta gọi điện cho Dương Nam Sơn, thuê anh ta đặt mìn phá chùa với giá 50 triệu đồng. Sơn đồng ý...

Tối 13/10/2008, Sơn đi xe máy chở quả mìn đã chế tạo sang chùa Tây Khánh nhưng thấy trong chùa có người nên quay về. Hai hôm sau, lúc nửa đêm, Sơn lại đến, xách ba lô đựng quả mìn vào đặt ở gian chính giữa chùa. Phóng xe về đến cầu Tân Đệ, y gọi điện vào số máy cài sẵn trong quả mìn để kích nổ... Tuy nhiên, quả mìn không nổ do bị ẩm. Buổi trưa hai ngày sau đó, chị Nguyễn Thị Chúc, thợ xây dựng chùa, phát hiện chiếc ba lô màu đen bên trong đặt mìn tự tạo nên đã báo bảo vệ.
Sau 7 ngày, công an tỉnh Thái Bình đã làm rõ vụ án,
vạch trần hành vi phá hoại của "Đại đức Thích Trí Thiện". Các bị can đều nhận tội.


 

Ngày nay 2 chữ ‘chùa chiền’ hình như không còn thuần khiết là ‘chùa thì phải chuyền’ nữa, nó mất dần ý nghĩa là chốn ‘tạm’ trong cõi ‘tạm’ để tấm thân giả tạm nương nhờ tu học mà dần dần đã được sở hữu hóa theo quyền lợi vật chất gia tăng… cũng có nghĩa đi ngược lại mọi triết thuyết nhà Phật!
Đã từ lâu lắm rồi, tôi được nghe kể về việc để được giao lại quyền trụ trì ngôi chùa phải bỏ tiền ra mua như đi mua nhà vậy, tôi không tin vào tai mình lắm vì tôi cho đó là phi sự thật, tôi không tin những chuyện như vậy có thể xảy ra ở những con người được xưng tụng là “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo” nhưng không tin thì cũng phải tin vì người kể là bạn tôi, một tu sĩ Phật giáo đã từng đi kiếm mua chùa để làm trụ trì. Nói tiếng mua chùa nghe quá nặng vì cửa thiền là do bá gia bá tánh tích cóp xây dựng đâu có chuyện mua bán bao giờ, thực ra để được sở hữu 1 ngôi chùa thì cần phải có nhiều tiền để gọi là ‘cúng dường’!!! Chuyện này tuy không phải là phổ biến nhưng vẫn âm thầm diễn ra trong hậu trường của giới tu sĩ, chỉ khi nào người trong cuộc chung chi không sòng phẳng, hoặc không khéo léo che đậy thì mới bị bàng quan thiên hạ biết tới như câu chuyện sau:

Chuyện lạ có thật ở Vĩnh Long: Được trông coi chùa phải chi 600 triệu đồng
Liên tục mấy ngày qua, đông đảo phật tử cũng như người dân bàn tán xôn xao về một câu chuyện lạ có thật 100% xung quanh ngôi chùa Sơn An (ấp Thanh Mỹ 2, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ). Để đi khám bệnh dài hạn ở nước ngoài, bà trụ trì của chùa Sơn An này mời một ông trụ trì của một ngôi chùa khác về tạm thời trông coi nhưng phải chi cho bà trụ trì tới 600 triệu đồng.

Câu chuyện được phật tử phát hiện khi bà trụ trì chùa Sơn An với pháp danh Tâm Đăng sau thời gian “ra đi” trở về chùa đòi thầy Tịnh Hòa (người được mời về trông coi chùa có sự chấp thuận của Hội Phật giáo huyện và tỉnh) đưa tiếp số tiền còn lại. Cuộc nói chuyện trực tiếp giữa hai người cũng như trao đổi bằng điện thoại, cho thấy trước khi thầy Tịnh Hòa về chùa thì giữa hai người đã có thỏa thuận về tiền bạc.
Image
Cuộc họp tại chùa Sơn An ngày 13-9-2009

Sự việc lạ lùng này được lan nhanh đến nhiều người, đến Hội đình thần và chính quyền địa phương. Để làm sáng tỏ vấn đề, lúc 12 giờ ngày 13-9-2009, cán bộ ấp và Hội đình thần cùng hàng chục phật tử tổ chức một cuộc họp. Tại đây, thầy Tịnh Hòa cho biết: Sau khi về nhận nhiệm vụ trông coi chùa Sơn An, thầy Tịnh Hòa được thầy Tâm Đăng ra điều kiện, nếu về đây ở thì phải đưa cho thầy Tâm Đăng 600 triệu đồng. Số tiền này được xem là công lao của thầy Tâm Đăng bỏ ra để trùng tu, sửa chữa lại ngôi chùa cũng như vật dụng tài sản hiện có trong nhà chùa như xe, máy giặt, tủ lạnh... Theo thầy Tịnh Hòa thì thầy Tâm Đăng cho rằng chùa Sơn An có được khang trang như ngày hôm nay là do một tay thầy Tâm Đăng tạo ra. Chính vì những lời này mà thầy Tịnh Hòa đã đưa cho thầy Tâm Đăng 230 triệu đồng và chiếc xe gắn máy giá trị 1.000USD... Mấy ngày gần đây, thầy Tâm Đăng trở lại chùa đòi đưa tiếp số tiền còn lại cho đủ 600 triệu đồng. Do không có tiền đưa nên thầy Tịnh Hòa hứa sau khi thầy được chuyển hộ khẩu về hẳn ở chùa Sơn An thì sẽ đưa đủ số tiền trên... Ngoài ra, thầy Tịnh Hòa còn cho rằng liên tục những ngày qua thầy Tâm Đăng có những lời lẽ không tốt cho rằng thầy Tịnh Hòa lừa đảo... Nhiều phật tử đến chùa thường xuyên cũng nghe được cuộc trao đổi về số tiền và những lời lẽ không nên thốt ra của những người tu hành.
Ông Nguyễn Văn Tổng, Hội trưởng Hội đình thần chùa Ông (xã Thanh Đức, huyện Long Hồ), bức xúc: Khi nghe sự việc, chúng tôi thật sự bất ngờ. Đây là nơi tu hành sao lại có sự chung chi bằng tiền. Việc này giống như ngôi chùa Sơn An đang được mua bán vậy, mà theo luật thì bất cứ ai cũng không được sang bán chùa.
Chúng tôi mong rằng, chính quyền địa phương, các ngành chức năng các cấp sớm can thiệp và làm sáng tỏ vấn đề nhằm ngăn chặn kịp thời việc không nên có trong thế giới tu hành. (Theo CA.TPHCM)
 


Nguồn đọc thêm: http://www.vutruhuyenbi.com/forum/viewtopic.php?f=51&t=2490
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2012 lúc 11:18am

.
 
 
 

Bán đất chùa làm nghĩa trang

 

Với quan niệm sai lầm, rất nhiều người dân TP.Hải Phòng đã chi một khoản khá lớn để mua đất, xây mộ phần, gửi cốt người thân vào khuôn viên  chùa để được hưởng phúc. Không những thế, nhiều người còn mua đất dự trữ để dùng sau này. Vì thế, các chùa đua nhau chia lô bán đất với giá vài chục triệu đồng một mét vuông...

Chùa bán đất để…  xây chùa

Một ngày đầu tháng, chúng tôi đến chùa Hải Ninh - Hội Đồng Thiện trên đường Thiên Lôi, quận Lê Chân vãn cảnh chùa. Ngoài đường ồn ào tấp nập là vậy, nhưng chỉ mới bước qua cổng vào khuôn viên chùa, cảm giác thư thái, an bình lập tức tới. Trước mặt là một hồ thả sen hình tròn, hai bên là lối cho khách vào chùa giữa hàng cây xanh. Sau khi thắp hương, tôi thong thả vãn cảnh chùa. Bỗng thấy treo trước một gian phòng nhỏ bảng  thông báo phục vụ quý khách có nhu cầu xin đặt hài cốt tại nghĩa trang. Chúng tôi rẽ bước sang lối nhỏ. Thật ngạc nhiên, ngay cạnh khuôn viên chùa là một nghĩa trang với hàng nghìn ngôi mộ được xây san sát nhau, chiếc cao chiếc thấp. Rõ ràng đây là thế giới của người âm. Lạc bước vào đây, thú thực, người táo tợn như tôi cũng cảm thấy hơi rờn rợn trước khung cảnh u tịch của buổi chiều tà. Người đàn ông khoảng ngoài 70 tuổi ngồi ở phòng của BQL nghĩa trang nhà chùa cho biết: Hiện chùa đã bán hết đất. Nếu gia đình có nhu cầu thì đợi đến cuối năm, đất chùa giá là 18 triệu đồng/ngôi mộ.

Rằm tháng đó, chúng tôi lại có mặt ở chùa Cao Linh (xã Bắc Sơn, huyện An Dương) - một ngôi chùa to hoành tráng vừa mới xây dựng, nằm trên QL10. Chúng tôi được một chú tiểu tên Quý trông rất khôi ngô, tuấn tú hỏi thăm, được chú dẫn đi xem khu vực nghĩa trang. Theo chú, chùa có tổng diện tích 4ha, khu vực nghĩa trang được bố trí làm 4 khu. Khu A, B, C đã được bán hết. Khu D ở sâu phía trong, giá bán là 70 triệu đồng/2 mộ. Hầu hết các mộ ở đây đều được thiết kế và bán đôi, chứ nhà chùa không bán lẻ (!?).

Các%20dãy%20mộ%20sát%20nhau%20đã%20được%20bán%20gần%20hết%20tại%20chùa%20Cao%20Linh.
Các dãy mộ sát nhau đã được bán gần hết tại chùa Cao Linh.

Chỉ có vài ngôi mộ ở những chỗ đất chéo méo mới bán chiếc một. Khu D có gần 300 ngôi mộ cũng đã bán rồi, chỉ còn vài ngôi ngoài cùng, nếu không mua nhanh sẽ hết! Do địa thế các khu A, B, C đẹp hơn nên giá cao hơn. Ngoài ra, nếu ai có nhu cầu mua tháp mộ, nhà chùa sẵn sàng đáp ứng. Mỗi tháp đặt được 8 cốt, cứ một tháp mộ lại có một tượng Phật đứng bên, giá 450 triệu đồng/tháp. Chùa có khoảng 50 tháp. Từ khu vực nghĩa trang (phía trái), chúng tôi được chú tiểu dẫn sang khu vực tháp mộ (bên phải). Vừa đi vừa mải chuyện, tôi bỗng giật mình khi thấy một bức ảnh bán thân 6m2 (2 x 3m) treo trước cửa nhà hội trường của chùa, đập thẳng vào mắt. Chú tiểu giới thiệu đó là chân dung của vị sư trụ trì chùa - đại đức Thích Giác Nghiên.

Rồi tôi được giới thiệu vào gặp sư trụ trì trong phòng khách lộng lẫy với tủ trưng bày hình đôi ngà voi cong vút, đồ gỗ khảm trai nâu bóng. Sư trụ trì đưa cho chúng tôi bản sơ đồ các khu đặt mộ và cho giá của từng nơi. Những vị trí mà thầy gọi là đẹp có giá từ 45-50 triệu đồng/ngôi đã được bán hết. Hiện chỉ còn lại khu D, đúng như lời chú tiểu nói. Sư thầy cũng giới thiệu về tháp mộ, cao 4,5m dựng bằng 25 tấn đá, lại nằm mặt tiền (cạnh lối vào chùa), chứ không phải vào chỗ sâu như khu nghĩa trang, nên giá đắt hơn. Nếu mua, thầy sẽ giảm xuống còn 400 triệu đồng/tháp.

Theo đại đức Thích Giác Nghiên, việc cắt một phần đất chùa bán cho nhân dân đặt mộ để lấy kinh phí xây chùa (!?), vì nếu chỉ chờ vào khoản công đức của dân thì không biết đến bao giờ mới xây được chùa. Nếu thiện chí mua, nhà chùa sẽ làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho (!?) - sư thầy nói.

Nhẩm tính nhanh, với việc bán đất cho hàng nghìn ngôi mộ, khoản tiền mà chùa Cao Linh thu được cũng lên đến vài chục tỉ đồng.

Theo khảo sát của chúng tôi, một loạt các chùa khác cũng coi việc phân lô, bán nền đất làm mộ trong chùa là việc làm rất bình thường. Tại chùa Hưng Khánh (phường Đằng Lâm, Q.Hải An), sư Phúc trụ trì cho biết: Chùa có hai khu để xây mộ với tổng diện tích khoảng 3 sào. Hiện nay mộ đã để kín, chỉ còn khoảng vài chục ngôi chưa bán với giá chung là 25 triệu đồng/ngôi rộng 1m2 (chưa tính tiền xây dựng). Khi mua đất sẽ được chùa làm thẻ và giao đất cho người mua. Tại chùa Linh Quang (xã An Đồng, huyện An Dương), sư trụ trì Thích Đàm Hiền cho biết, còn rất ít đất trống, nếu thiện ý mua thì giá 30 triệu đồng/ngôi...

Gửi cốt vào chùa là  “lợi bất cập hại”

Đại đức Thích Tục Khang - Ủy viên văn hóa T.Ư Giáo hội Phật giáo VN, Chánh Thư ký Thành hội Phật giáo Hải Phòng (một người đã tu học ở Ấn Độ, quê hương của đạo Phật) - khi nói về tình trạng trên đã rất bức xúc cho biết: Quan niệm đặt mộ người thân trong chùa sẽ được hưởng phúc đức là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, chùa là nơi thanh tịnh để chúng tăng tu tập, để hướng nhân dân đi vào đường thiện. Nếu để mộ trong chùa là biến chùa thành bãi tha ma, làm ô uế nơi cửa Phật. Gửi người thân vào chùa, để người thân mình đứng ngang hàng Thần, Phật (tháp mộ có tượng Phật đứng bên cạnh), vô hình trung đã làm người thân mình có lỗi với các thần, Phật. Vì vậy, thiện thần, hộ pháp, chư phật có cứu giúp chân linh nhà chúng ta không hay chỉ thêm tội lỗi? Hơn nữa, khi người dân đến nhà chùa mong được thanh thoát tâm hồn, lại thấy nơi đó là một khu bãi tha ma, liệu chúng sinh còn tìm thấy được sự thanh tịnh chốn thiền môn? Cũng theo giáo pháp nhà Phật, chân linh nào có tâm hướng về Phật, là đã được Phật chứng tâm, không cứ phải xác ở chùa mới được hưởng phúc.

Khu%20mộ%20tháp%20có%20tượng%20Phật%20đứng%20bên%20tại%20chùa%20Cao%20Linh%20giá%20400%20triệu%20đồng.%20
Khu mộ tháp có tượng Phật đứng bên tại chùa Cao Linh giá 400 triệu đồng.

Còn việc một số nhà sư nói bán đất để xây chùa, theo đại đức Thích Tục Khang, chỉ là những lời ngụy biện. Đây là một pháp nạn, ma chướng trong cửa chùa. Rất nhiều chùa ở vùng sâu, vùng xa không bán đất mà vẫn xây được chùa uy linh. Trước đức Phật, các chùa to, nhỏ đều bình đẳng như nhau. Ngày trước, vua Trần còn từ bỏ cả ngai vàng để lên Yên Tử tu hành trong một môi trường khổ hạnh và thành chính quả, chứ đâu cứ phải chùa to đẹp mới thành tâm.

Xét về dân sinh, việc đặt hàng nghìn môi mộ ngay trong khu vực dân cư đông đúc là việc làm không đảm bảo môi trường. Nếu không ngăn chặn kịp thời, những chùa còn lại học theo, hậu hoạ sẽ rất nặng nề. 

Ông Phạm Quốc Phòng - Trưởng ban Tôn giáo, Phó GĐ Sở Nội vụ TP.Hải Phòng - cho biết: Tình trạng sử dụng khuôn viên chùa làm nghĩa trang là khá phổ biến. Đây là việc làm không đúng quy định của Nhà nước về quản lý nghĩa trang, trong đó có nói đến việc không được đặt mộ, chôn cất trong khuôn viên các cơ sở thờ tự, trừ các trường hợp cụ thể được quy định trong nội quy tăng sự. Những trường hợp khác phải được cơ quan quản lý tài nguyên môi trường cấp tỉnh, thành phố cho phép để đảm bảo vệ sinh môi trường. Thêm vào đó,  ý thức tự giác của một số nhà sư chưa cao, lợi dụng tự do tín ngưỡng để thương mại hóa các hoạt động nhà chùa. Theo ông Phòng, thời gian tới, thành phố sẽ tổ chức họp với các ngành, địa phương để có hướng giải quyết, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội cũng như dư luận nhân dân. Lâu dài, thành phố cũng phải quy hoạch một nghĩa trang dành riêng cho những người xuất gia, tu hành, góp phần ổn định tình trạng đặt mộ trong các khuôn viên chùa. 

Ngày 21.6.2010, Thành hội Phật giáo Hải Phòng có công văn số 74/VC/BTS do thượng tọa Thích Quảng Tùng - Phó Trưởng ban thường trực Thành hội Phật giáo Hải Phòng - ký ngày 21.6.2010, kính gửi các chư tôn hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni trụ trì các tự viện nội, ngoại TP.Hải Phòng, nêu: “Thực trạng hiện nay, tại một số chùa trong thành phố Hải Phòng cho an táng nhiều mồ mả không phải người xuất gia tu hành và người chấp tác tại các chùa; có chùa còn cắt khuôn viên chùa làm nghĩa trang, tạo ra sự lộn xộn, kẻ xấu tụ tập, mất đi sự tôn nghiêm nơi cảnh Phật. Thành hội xét thấy: Đây là việc làm không đúng với tinh thần Phật giáo, Hiến chương Giáo hội Phật giáo VN và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa, an ninh trật tự...”.

Công văn cũng yêu cầu các chùa giữ nghiêm cảnh quan, khuôn viên chùa, không để tình trạng trên tái diễn. Về lâu dài, Thành hội Phật giáo đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố giải quyết, di dời các khu nghĩa trang này về đúng nơi quy định. Thành hội Phật giáo cũng đề nghị các cấp chính quyền, đoàn thể tuyên truyền rộng rãi trong phật tử, quần chúng nhân dân không sử dụng đất chùa để mộ người thân.

Ngày 9.7, UBND TP.Hải Phòng đã có công văn số 3939/UBND-VX gửi các cơ sở tôn giáo, Sở Xây dựng, TNMT, UBND các quận, huyện yêu cầu các cơ quan này kiểm tra, đánh giá và có biện pháp chấm dứt tình trạng bán đất chùa, đề xuất giải pháp giải quyết cụ thể, báo cáo UBND TP trong tháng 7.2010.

Hoàng Hoan

Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2012 lúc 11:50am

Tạm giữ "sư hổ mang" trộm SH đi chơi với bạn gái

Tam%20giu%20su%20ho%20mang%20trom%20SH%20di%20choi%20voi%20ban%20gai

(Nguoiduatin.vn) - Công an TP. Quy Nhơn - tỉnh Bình Định vừa tạm giữ nhà sư có pháp danh Thích Vạn Kinh - tu hành tại một ngôi chùa ở xã Nhơn Lý - TP Quy Nhơn vì có hành vi “trộm cắp tài sản” là chiếc xe SH.

Ngày 26/06, nhà sư này đã có hành vi lấy trộm chiếc xe máy SH mang BKS 53Z2-5757 của anh Đặng Vinh Quang (45 tuổi - trú đường Phan Bội Châu - TP Quy Nhơn) tại đường Lê Hồng Phong - TP Quy Nhơn.

Nhà sư này đã thay một biển số khác gắn vào chiếc xe SH rồi chở bạn gái đi chơi.

Nguồn ảnh: Vietnamnet.

Ngày 13/07, Lịch bị công an phát hiện. Khi công an mời về trụ sở để giải quyết thì nhà sư này còn giả vờ xin phép ra ngoài ăn cơm chay rồi trốn mất, đến một ngôi chùa ở huyện Tuy Phước. Tuy nhiên đến ngày 18/07, Lịch đã bị bắt giữ.

Nhà sư này còn khai, từng lấy cắp một chiếc xe Nouvo vào đầu năm 2011. Đó là thời gian học lớp trung cấp Phật học (sau đó bị đuổi) ở Tu viện Nguyên Thiều, Lịch đã lấy trộm của một Phật tử, nhưng đang đi đường thì bị CSGT giữ lại kiểm tra giấy tờ nên đành đã bỏ luôn chiếc xe này.

Được biết, nhà sư này tuy còn trẻ tuổi nhưng thường hay phạm giới như lén thầy đi cúng lấy tiền, nhậu nhẹt bia rượu, có bạn gái.

PV

Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2012 lúc 11:53am

SƯ PHÁ CHÙA

 

Sư thuê người nổ mìn phá chùa






Bị người dân xua đuổi, cấm đến chùa Tây Khánh, sư Thiện thuê hai người mang thuốc nổ, kíp mìn đến phá hủy ngôi chùa nơi vị sư này khôn lớn.


Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình vừa xử sơ thẩm vụ án nổ mìn phá hoại chùa Tây Khánh. Các bị cáo gồm Nguyễn Trí Thiện, 43 tuổi, trú tại chùa Phổ Quang, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội, Trần Văn Nghĩa, 65 tuổi, ở phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định và Dương Nam Sơn, 43 tuổi, ở phường Văn Miếu, thành phố Nam Định, bị truy tố về các tội "Chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ" và "Huỷ hoại tài sản".

Từ năm 6 tuổi, Thiện sinh sống và đi tu tại chùa Tây Khánh, thôn Cao Mại, xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Đến năm 2004, sau khi đi học đạo giáo, Thiện chuyển đến trụ trì tại chùa Phổ Quang, quận Long Biên, Hà Nội với pháp hiệu là Đại đức Thích Trí Thiện. Mặc dù ở Hà Nội nhưng Thiện vẫn thường xuyên về chùa Tây Khánh, chăm lo đến việc xây dựng và tu sửa chùa.

Đầu năm 2007, chùa Tây Khánh được chùa Hoằng Hoá ở huyện Hóc Môn, TP HCM đầu tư xây mới. Sư Thiện tham gia làm thủ tục cấp phép xây dựng và thuê thiết kế. Nhưng trong quá trình thi công, chùa Hoằng Hoá cử sư Thích Tâm Dũng ra quản lý vốn và giám sát xây dựng nên giữa sư Thiện với Ban kiến thiết chùa do thôn Cao Mại cử ra nảy sinh mâu thuẫn. Nhiều người dân ở thôn Cao Mại do không đồng tình với sư Thiện đã xua đuổi, không cho đến chùa Tây Khánh nữa.

Tức giận, sư Thiện nhờ Trần Văn Nghĩa là bạn quen từ trước làm đơn tố cáo gửi chính quyền tỉnh, đề nghị xem xét v\những sai phạm trong việc xây dựng chùa Tây Khánh. Việc này không có kết quả nên sư Thiện nảy sinh ý định trả thù. Đầu tháng 10/2007, sư Thiện bàn với Nghĩa dùng thuốc nổ đánh sập chùa Tây Khánh đang xây dựng để gây sự chú ý cho chính quyền vào cuộc. Nghĩa nhận thuê người thực hiện và được sư Thiện hứa trả công 50 triệu đồng sau khi xong việc.

Đến đầu tháng 11/2007, Thiện đưa cho Nghĩa 20 triệu đồng, bảo nhờ người chế tạo mìn để phá chùa Tây Khánh. Nghĩa bèn tìm gặp Dương Nam Sơn, là bạn của em trai y, đưa cho người này 5 triệu đồng, nhờ đi mua thuốc nổ và kíp mìn, thỏa thuận nếu đặt mìn phá chùa Tây Khánh sẽ được trả công 20 triệu đồng. Sơn ra Quảng Ninh gặp một người Trung Quốc, mua 3 kg thuốc nổ và 5 kíp mìn mang về Hà Nội. Y chế tạo ba quả mìn, trong đó hai quả đưa ra sông Đào nổ thử, còn một quả đem về nhà cất, chờ ngày thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, vụ nổ mìn bị hoãn lại vì đó là thời điểm Tết Nguyên đán.

Trong thời gian này, Nghĩa rủ sư Thiện góp vốn thành lập công ty TNHH Thiện Tài ở Ninh Bình. Trong đó, sư Thiện góp vốn khoảng hai tỷ đồng và được cử giữ chức chủ tịnh hội đồng quản trị. Tháng 6/2008, do tìm cách chiếm giữ toàn bộ con dấu, tài liệu và tiền vốn của các cổ đông nên Nghĩa bị bắt giam. Mặc dù vậy, sư Thiện vẫn nuôi ý định phá hoại chùa Tây Khánh. Đầu tháng 7/2008, ông ta gọi điện cho Dương Nam Sơn, thuê anh ta đặt mìn phá chùa với giá 50 triệu đồng. Là kỹ sư hóa, có tiền án về tội cướp tài sản, Sơn đồng ý ngay. Đến ngày 26/9/2008 (tức 27/8 âm lịch), Thiện giao nhiệm vụ cho Sơn từ mùng một đến rằm tháng 9 phải lo bằng được việc phá hoại trên, và đưa trước 10 triệu đồng.

Tối 13/10/2008, Sơn đi xe máy chở quả mìn đã chế tạo sang chùa Tây Khánh nhưng thấy trong chùa có người nên quay về. Hai hôm sau, lúc nửa đêm, Sơn lại đến, xách ba lô đựng quả mìn vào đặt ở gian chính giữa chùa. Phóng xe về đến cầu Tân Đệ, y gọi điện vào số máy cài sẵn trong quả mìn để kích nổ, sau đó tháo sim vứt xuống sông Hồng rồi về nhà. Sáng hôm sau, Sơn gọi điện cho sư Thiện nói việc đặt mìn phá chùa Tây Khánh đã thực hiện xong.

Tuy nhiên, quả mìn không nổ do bị ẩm. Buổi trưa hai ngày sau đó, chị Nguyễn Thị Chúc, thợ xây dựng chùa, phát hiện chiếc ba lô màu đen bên trong đặt mìn tự tạo nên đã báo bảo vệ. Sự việc được báo lên cơ quan công an. Kết quả khám nghiệm cho thấy quả mìn tự chế nặng 6 kg, có khả năng san phẳng ngôi chùa Tây Khánh. Sau 7 ngày, công an tỉnh Thái Bình đã làm rõ vụ án, vạch trần hành vi phá hoại của "Đại đức Thích Trí Thiện".

Trước tòa, các bị can Thiện, Nghĩa và Sơn thừa nhận toàn bộ hành vi tội lỗi. Tòa tuyên phạt Nguyễn Trí Thiện ba năm tù giam về tội "cố ý huỷ hoại tài sản", Dương Nam Sơn 5 năm tù về tội "chế tạo, tàng trữ vật liệu nổ" và "cố ý huỷ hoại tài sản", Trần Văn Nghĩa 18 tháng tù về tội "chế tạo, tàng trữ vật liệu nổ".

Lan Anh
http://baodatviet.vn/Home/phapluat/Su-thue-nguoi-no-min-pha-chua/20094/36767.datviet
http://www2.vietinfo.eu/cuoc-song-va-tam-linh/su-thue-nguoi-no-min-pha-chua.html
http://tinhdo.com.vn/phatsu_news.php?id=1180
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2012 lúc 12:21pm

Nhà sư “Thị Kính”


Sư thầy Thích Chiếu Pháp với bé Tiến. Câu chuyện của họ đích thực là chuyện cổ tích ở thế kỷ 21 - Ảnh: Thuận Thắng
 
TT - Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.

Sư thầy Thích Chiếu Pháp với bé Tiến. Câu chuyện của họ đích thực là chuyện cổ tích ở thế kỷ 21 - Ảnh: Thuận Thắng

Một đêm tháng 1-2008. Trời se sắt lạnh. Chùa Thanh Tâm (xã Tân Tiến, Đồng Phú, Bình Phước) đang trầm mặc lời kinh tụng thì bất ngờ bị ngắt ngang bởi tiếng khóc oe oe của trẻ thơ. Sư thầy Phạm Minh Tâm (pháp danh Thích Chiếu Pháp) cùng mấy chú tiểu vội vã chạy ra và bất ngờ nhìn thấy một bé trai sơ sinh nằm trên cái nia bên hiên nhà thuốc nam của chùa. Vừa được thầy Tâm bế vào lòng, bé liền ngừng khóc. Lúc đó hơn 21g, trời tối đen như mực. Không ai hay biết chuyện xảy ra trước cổng chùa.

Tiếng khóc trước cổng chùa

Bế bé vào phòng mình, thầy lặng nghĩ không biết mình và bé có nhân quả, duyên nợ gì từ kiếp trước. Càng nghĩ thầy càng thương và nhủ lòng sẽ cưu mang bé với hi vọng ngày nào đó cha mẹ quay lại tìm con. Suốt cả đêm thầy không ngủ được. Thầy sợ bé lạnh, bé đói vì thiếu hơi ấm và sữa mẹ nên chốc chốc lại đun nước pha sữa cho bé bú...

Sáng hôm sau thầy Tâm mời các cán bộ xã Tân Tiến đến báo cáo sự việc. Rồi thầy cho người đi mua tã lót, sữa, phấn... cho bé, đồng thời gửi ngay tin lên báo đài Bình Phước xem có ai nhận con không. Nhìn rốn bé, cán bộ y tế xã cho biết bé mới 3-4 ngày tuổi. Sau một tháng không tin tức gì, thầy Tâm làm khai sinh cho bé là Phạm Minh Tiến.

“Sư thầy thương yêu bé như con, chăm lo từng li từng tí” - cô Ngân, một phật tử ở huyện Phước Long, cho biết. Mỗi đêm thầy thức đến 4-5 lần cho bé uống sữa, quấn tã... Và bé Tiến dần lớn lên khỏe mạnh, kháu khỉnh. Ở chùa nhưng bé không ăn chay. Thầy Tâm nhờ người mua thịt cá về làm thêm thức ăn cho bé, vì sợ bé suy dinh dưỡng trong giai đoạn đang lớn nhanh.

Nụ cười hạnh phúc của sư thầy Thích Chiếu Pháp với cậu bé Tiến hôm bé theo cha mẹ về thăm chùa - Ảnh: Thuận Thắng

Nhưng lúc này lời gièm pha cũng rộ lên. “Tại sao trong chùa lại có đứa bé được thầy Tâm nựng nịu suốt ngày? Chùa mà lại mua thịt cá? Chắc nhà sư mới 37 tuổi này đi hoang ở đâu rồi bày chuyện để nuôi con?...”. Ngôi chùa cô tịch, nằm sâu hút trong vườn điều giờ không còn yên tĩnh với những đồn đại đáng sợ. Họ nói xấu thầy ngoài đường, ngoài chợ, thậm chí cả ở một số chùa khác. Nhiều tín đồ thường xuyên cúng Phật ở chùa Thanh Tâm đã quay lưng với chùa.

Nước mắt hối lỗi

Cha mẹ bé Tiến quen nhau từ lúc còn là học sinh và hiện là sinh viên năm 3. Lúc sinh bé vào năm thứ nhất đại học, họ âm thầm bán điện thoại di động để trả viện phí. Người mẹ bị băng huyết phải cấp cứu nhưng vẫn không dám báo gia đình. Người cha đi xe máy chở bé từ TP.HCM về Bình Phước đặt trước cổng chùa, rồi núp nhìn cho đến lúc thấy thầy bế bé vào. Khi nhận lại con, cả hai đã bật khóc hối lỗi trước con và thầy Tâm.

Trong lúc đó có một cô gái xinh đẹp từ Phước Long cứ đi lại chùa để được gần gũi bé. Thế là những nghi ngờ “sư hổ mang” càng nặng nề hơn. Nó lan ra các huyện ở Bình Phước, thậm chí đến tận các địa phương xa xôi. Bao tâm nguyện, nỗ lực xây dựng chùa của thầy Tâm bỗng chốc như khói hương. Nhưng thầy vẫn lặng lẽ không giải thích, không kêu oan và ngày càng yêu thương bé Tiến hơn!

Vượt qua oan khổ

Chuyện bùng nổ vào giữa năm 2009. Bà Ngô Tuyết Sương, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tân Tiến, kể: “Lúc này đơn thưa đã lên Mặt trận Tổ quốc huyện, các ban ngành tỉnh. Họ làm rùm beng đến mức phải lập đoàn công tác xác minh”. Cả công an cũng về chùa làm việc. “Tôi nghĩ mình không làm gì sai nên lòng vẫn thanh thản - thầy Tâm nói - Nhưng đến mức này chuyện quá căng thẳng có thể ảnh hưởng đến uy tín chung của giới tu hành. Tôi phải cam kết nếu đi thử ADN mà phát hiện điều gì thì tôi mất hết danh dự, không còn xứng đáng là nhà tu nữa”.

Đoàn công tác họp dân để làm sáng tỏ và có văn bản trả lời người đi thưa rằng họ không có căn cứ. Nhưng chuyện vẫn chưa yên. Có lần trước mặt một nhà sư trên tỉnh về họp dân, vài người vẫn chỉ vào thầy Tâm mà nguyền rủa, phỉ nhổ. Làm đại biểu hội đồng nhân dân huyện, thầy càng đau lòng khi tiếp xúc cử tri mà phía dưới đầy những tiếng xì xào. Thậm chí ngay trong chùa, ba đồng môn cũng đã bỏ ra đi vì nghi ngờ...

Bất chấp nỗi oan khổ, thầy Tâm vẫn hết lòng nuôi nấng bé Tiến.

Và nỗi nhớ của sư thầy khi còn đó những chiếc gối, những vỏ hộp sữa ngày nào của bé Tiến - Ảnh: Thuận Thắng

Nước mắt nhà sư

Đến tháng 9-2009, một người biết chuyện cha mẹ bé Tiến vì hoàn cảnh mà gửi con mình lên chùa nên đã báo ông bà nội bé. Ông bà đến chùa ngay và sững sờ: “Lúc đó tôi bị sốc - bà nội bé cho biết - vì mới nhìn thấy lưng bé tôi biết ngay là cháu mình. Nó giống con trai tôi như đúc”. Gia đình hồi hộp, cảm động. Còn thầy Tâm cũng rất xúc động khi trả bé: “Chỉ nhìn cách họ âu yếm bé, tôi linh cảm cháu đã tìm được đúng cha mẹ, ông bà!”. Đến giờ thầy Tâm vẫn rơm rớm nước mắt kể rằng thầy vừa vui vừa buồn lúc trả bé. Thầy vui khi bé đã được người ruột thịt yêu thương. Nhưng thầy cũng buồn vì thầy và bé đã quấn quýt bên nhau như cha con gần hai năm.

Ngày bé Tiến về gia đình được tổ chức đúng vào lễ Vu lan báo hiếu năm nay. Bà Lan, người dân ở xã, cho biết: “Trời Phật ơi, đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến lễ Vu lan cảm động như thế!”. Hơn 1.000 người tới ngôi chùa nhỏ chứng kiến. Ông nội bé Tiến nói lời biết ơn chân thành với nhà sư Minh Tâm, nhất là nỗi oan thầy phải gánh. Chỉ thế thôi mà gây xúc động bao người. Lễ Vu lan cũng là lễ giải oan cho thầy. Nhiều người ngày trước nói xấu thầy giờ đã bật khóc!

Rồi cũng chính thầy hết lòng giúp làm đám cưới cho cha mẹ bé. Đó là điều kiện thầy buộc họ phải thực hiện khi nhận con. Thầy lo về sau họ không ở với nhau thì bé sẽ khổ.

Giờ đây căn phòng đơn sơ ở chùa chỉ còn lại mấy chiếc gối nhỏ và những vỏ hộp sữa nuôi trẻ xếp bên tường. Nhà sư trẻ bùi ngùi: “Nhớ những đêm trong phòng chỉ có thầy trò với nhau, bé cứ bò qua lại trên người tôi nói bi bô. Khi bé biết đi, thấy tôi đi đâu về cũng chạy ra ôm và kêu to sư phụ, sư phụ”. Giờ đây căn phòng chỉ còn lại mình thầy.

Tâm sự đời mình thầy Tâm rất kiệm lời. Thầy chỉ kể quê nghèo của mình ở Vĩnh Long và từng là sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM nhưng đến năm tư thì thôi học để xuất gia. Thầy trụ trì chùa Thanh Tâm được mười năm...

Buổi chiều, nắng vàng hoang hoải sân chùa. Thầy xin đón bé Tiến từ nhà ông bà nội về chơi cho đỡ nhớ. Thầy nựng nịu, cõng bé chạy loanh quanh dưới hàng tượng Phật. Bé bi bô, nghịch ngợm đầu thầy. Tiếng cười hồn nhiên vang vọng sân chùa. Nhìn hai chiếc bóng quấn quýt bên nhau mà càng hiểu lòng thầy: “Mỗi người chúng ta đều có thể mang nhân quả, liên kết với nhau từ bao kiếp trước. Hãy lấy tình yêu thương mà bước qua sự khổ đau, oán hận...”.

 
 
 
 
 
 
 

Và nỗi nhớ của sư thầy khi còn đó những chiếc gối, những vỏ hộp sữa ngày nào của bé Tiến - Ảnh: Thuận Thắng 
 
VŨ THANH BÌNH - QUỐC VIỆT

Chuyện xưa chuyện nay

Sự tích Quan Âm Thị Kính là một câu chuyện quen thuộc với người VN: Ngày xưa, có một người con gái tên là Thị Kính, có chồng là Thiện Sĩ. Trong một lần chồng ngủ, Thị Kính sẵn dao nhíp đang ngồi may vá bèn đưa lên cắt sợi râu mọc ngược trên mặt chồng. Chẳng may chồng thức giấc và cho rằng Thị Kính tính giết mình. Không giải được nỗi oan này, Thị Kính bèn quy y. Trớ trêu là sư cụ chùa Vân Tự không biết nàng là gái bèn nhận cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm.

Trong làng có Thị Mầu, con gái một phú ông, tính tình trăng hoa. Mầu tư thông với một người đầy tớ trong nhà, mang thai và bèn đổ riệt cho tiểu Kính Tâm. Thị Mầu sinh con trai và đem giao cho Kính Tâm. Động lòng từ bi, nàng lo nuôi nấng đứa bé hết lòng. Kính Tâm cũng chịu vô vàn tiếng cười chê của người đời nhưng đã vượt qua và đến khi chết nỗi oan mới được giải. Khi làm đàn giải oan cho Thị Kính, Phật đã hiện ra và cho Thị Kính làm Phật Quan Âm.

Ngày nay, chuyện của sư thầy Thích Chiếu Pháp cũng không khác xưa là mấy

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/349012/Nha-su-%E2%80%9CThi-Kinh%E2%80%9D.html

Chỉnh sửa lại bởi loiquan - 05/Feb/2012 lúc 12:26pm
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2012 lúc 12:30pm

"Cứu người phúc đẳng hà sa"

Xem tin gốc 

KTNT - 3 tháng trước 54 lượt xem

KTNt - Với tâm niệm "cứu người phúc đẳng hà sa", hơn 20 năm qua, sư thầy Thích Đàm Lan, Trụ trì chùa Bồ Đề (Long Biên - Hà Nội) đã cưu mang, giúp đỡ bao em nhỏ, người già neo đơn, bất hạnh. Với việc làm đầy ý nghĩa đó, bà là 1 trong 10 người được UBND TP.Hà Nội vinh danh là Công dân ưu tú Thủ đô năm 2011.

KTNt - Với tâm niệm "cứu người phúc đẳng hà sa", hơn 20 năm qua, sư thầy Thích Đàm Lan, Trụ trì chùa Bồ Đề (Long Biên - Hà Nội) đã cưu mang, giúp đỡ bao em nhỏ, người già neo đơn, bất hạnh. Với việc làm đầy ý nghĩa đó, bà là 1 trong 10 người được UBND TP.Hà Nội vinh danh là Công dân ưu tú Thủ đô năm 2011.

Nhân duyên

Một buổi sáng cuối thu se lạnh, tôi tìm đến chùa Bồ Đề. Trong không gian u tịch chốn thiền linh, tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy tiếng trẻ con chơi đùa, í ới gọi nhau từ ngôi nhà cấp 4, cảm giác thanh thản, ấm cúng đến lạ lùng.

Sinh ra trong gia đình theo đạo Phật ở huyện Thanh Hà (Hải Dương), sư thầy Thích Đàm Lan cho rằng, công việc từ thiện vốn là nhân duyên trời ban cho bà. Bà bảo, trong số 7 anh chị em thì có 6 người xuất gia tu hành, trong đó có bà. Ngày còn nhỏ, những lần theo mẹ vào chùa khấn Phật, những câu chuyện về cứu nạn cứu khổ, từ bi hỉ xả đã giúp bà hiểu rằng, trên cõi đời này, rồi mọi thứ sẽ trở về với cát bụi, cái còn lại chính là lòng thiện nguyện. Chính vì thế, 13 tuổi, bà đã quyết định vào chùa theo học các lớp giáo lý nhà Phật; 16 tuổi xuất gia tu hành. Sư thầy Đàm Lan nhớ lại: "Năm 1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt thì cũng là lúc tôi rời quê, chọn chùa Bồ Đề làm nơi cư ngụ".

Bà bảo, năm 1989, tự tay bà đóng từng viên gạch để xây chùa, rồi cái thời xếp sổ gạo, lấy nước sông Hồng để ăn cũng qua nhanh và khi đó, bà hiểu rằng, cuộc đời là vô thường, đến với cõi tu hành là nhân duyên không mấy ai có được. Những năm đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) phát động phong trào xóa đói giảm nghèo, bà tham gia rất tích cực. Bà tự nguyện nhận trẻ lang thang, cơ nhỡ về chùa nuôi và trở thành tấm gương điển hình về người tốt, việc tốt của thành phố. Tiếng lành đồn xa, cũng từ ấy, bọn trẻ khó khăn, cơ nhỡ, lang thang tìm đến chùa nhiều hơn.

Đến năm 1996, sư thầy Đàm Lan bắt đầu nhận nuôi trẻ mồ côi. Bà kể, đêm ấy, bà bị đánh thức bởi tiếng trẻ khóc ngằn ngặt. Vội chạy ra cổng chùa, trước mắt bà là một em bé không tã lót, được đặt trong một chiếc làn, toàn thân tím tái, run rẩy. Không kìm được niềm thương cảm, bà cùng các sư trong chùa vội vàng mang bé đi cấp cứu, rồi chắt chiu từng giọt sữa đặc rót vào miệng đứa trẻ.

Mẹ hiền của trăm con

Sư thầy Thích Đàm Lan tâm sự: "Có thêm người vào chùa nương tựa, tôi thấy mình như "vớ được vàng". Đặc biệt, với những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở cửa chùa, chăm chúng rất vất vả nhưng trộm vía, chúng như được Đức Phật ban ơn, đứa nào đứa nấy lớn nhanh mũm mĩm, bi ba bi bô, đáng yêu lắm". Thầy bảo, trong số 130 em ở đây thì có một nửa là trẻ sơ sinh đến 1 tuổi. Mỗi em vào chùa đều có những số phận khác nhau. Ở đây, có không ít em bị hội chứng down, dị tật nên vừa chào đời đã bị bố mẹ ruồng bỏ.

Sư thầy Thích Đàm Lan bên những đứa trẻ mồ côi.


Kể về những trường hợp này, sư thầy Thích Đàm Lan lại trào nước mắt. Bà cho biết, nhà chùa mới nhận 5 em trong bệnh viện, trong đó 4 em nhiễm HIV. Dù các em đến từ đâu, hoàn cảnh như thế nào, cũng đều được bà đặt cho những cái tên rất đẹp: Kiều Vân Anh, Kiều Mỹ Anh..., con trai thì bà đặt các tên như: Cù Tuấn Anh, Cù Duy Anh... Bà giải thích: "Họ Cù là họ của Đức Phật, còn họ Kiều lấy họ của bà Kiều Đàm Di, tên một nhân vật trong truyền thuyết của nhà Phật". Bà đặt tên cho các em là Anh với mong muốn mai này, dù đi đâu về đâu, các em vẫn nhận ra nhau.

Đông "con" là vậy nhưng người "mẹ" hiền Thích Đàm Lan không hề nhầm lẫn, bà nhớ và gọi tên từng đứa. Chia sẻ với chúng tôi, sư thầy cho biết, hằng tháng, để nuôi dưỡng các em nhỏ, cụ già cô đơn và tiền trả công cho các mẹ cũng lên tới 40 triệu đồng. Số tiền này sư thầy phải xoay xở từ việc bán sách cũ, vận động sự đóng góp từ các nhà hảo tâm, khách thập phương khi tới thăm chùa.

Nói về những cụ già sống ở đây, sư thầy Đàm Lan không khỏi bùi ngùi: "Có nhiều cụ bị chính con đẻ mình hắt hủi, lang thang, xin ăn ngoài đường mãi rồi cũng tìm đến chùa nương nhờ cửa Phật". Hiện chùa đang chăm sóc 34 người già và 30 người cơ nhỡ khác.

Hơn 20 năm làm việc thiện nhưng sư thầy Thích Đàm Lan chưa bao giờ xin tiền làm việc thiện, tất cả đều do các nhà hảo tâm tự nguyện quyên góp. Chi phí eo hẹp nên bà luôn phải tính toán sao cho hợp lý: "Khổ nhất là vào đầu tháng khi phải đóng học cho các cháu, trả tiền lương cho các mẹ và tính toán tiền ăn cho cả chùa", sư thầy cho biết.

Còn nhiều trăn trở

Hiện trong số các em lớn ở đây, có 3 em đã vào đại học, 5 em học cao đẳng, còn lại sư thầy Đàm Lan đều cố gắng nuôi nấng, cho các em đi học hết trung học phổ thông. Nhưng với những em nhỏ 3-4 tuổi, bà luôn mong muốn tổ chức được một lớp mầm non tại chùa để các em được hưởng các quyền lợi như những đứa trẻ cùng trang lứa. "Hiện tại, chùa đã mở rộng thêm được 1.500m2 đất, còn tiền xây dựng lớp mầm non đành phải trông chờ vào các nhà hảo tâm, khách thập phương", bà nói.

Ngoài ra, sư thầy Thích Đàm Lan cũng mới được chính quyền thành phố quy hoạch 4ha đất để trồng rau sạch ở xã Đông Xuân (Sóc Sơn). Sư thầy cũng mong đây sẽ là nơi tạo công ăn việc làm cho các em khi lớn lên. "Tuy nhiên, cái khó nhất của tôi là thiếu cây giống, cũng như kinh nghiệm áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào việc trồng rau sạch. Do đó, nếu có sự chung sức của cộng đồng, các nhà khoa học thì tốt biết mấy", sư thầy Đàm Lan bày tỏ.

Rời chùa Bồ Đề khi mặt trời đã đứng bóng, điều làm tôi vô cùng xúc động là bên cạnh hình ảnh các mẹ ân cần bón cơm cho lũ trẻ, quấn khăn, mặc áo ấm cho những cụ già, còn có một sư thầy đang ôm ấp, vỗ về một cháu bé có HIV. Khi cháu ho mấy tiếng, bà tỏ vẻ xót xa. Chứng kiến cảnh ấy, tôi tự nhủ rằng, tôi sẽ còn quay trở lại ngôi chùa này nhiều lần nữa...

N.Thủy

http://www.baomoi.com/Cuu-nguoi-phuc-dang-ha-sa/137/7225289.epi
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.