Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Bềnh bồng giữa núi rừng Bạch Mã Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
ecgroup
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 30/Jun/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 5
Quote ecgroup Replybullet Chủ đề: Bềnh bồng giữa núi rừng Bạch Mã
    Gởi ngày: 11/Dec/2011 lúc 10:04pm
Ra Bắc vào Nam mọi người đều phải đi qua địa danh Lăng Cô của tỉnh Thừa Thiên - Huế quê tôi. Ai ai cũng nói rằng quần thể núi rừng Bạch Mã là một dãy núi đẹp nhất trong các quần thể núi khác. Đó có phải là lời khen ngọt ngào dành Huế hay chỉ là phút nói thật lòng khi ấn tượng về một Bạch Mã hùng vĩ bềnh bồng giữa sương khói và mây trời(vietnam adventure tours). Thực hư thế nào thì làm sao ai hiểu hết được câu nói này. Nhưng thiệt tình theo cảm nhận riêng tôi thì núi rừng Bạch Mã như một hoàng tử đẹp trai đến bối rối đôi chút trong lòng mình.

Công viên quốc gia Bạch Mã

Núi Bạch Mã hay Dãy Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng. Núi là một phần của Dãy Trường Sơn cắt ngang chạy ra ngâm chân mình vào lòng biển khơi dạt dào ngàn năm sóng vỗ. Dãy Trương sơn này còn cõng trên mình đèo Hải Vân lừng danh "thiên hạ đệ nhất trùng quan". Trên đỉnh núi hùng vĩ bốn mùa xanh tươi với những thác nước, những dòng suối trong vắt, những tán rừng xanh ngút ngàn mênh mông.
Quần thể núi đá vôi Bạch Mã và cũng là Vườn Quốc Gia cách thành phố Huế chưa đầy 50km về phía Nam. Ở độ cao gần 1.450m so với mực nước biển Đông không bao giờ cạn. Trùng trùng điệp điệp. Núi như ôm chầm lấy núi, giữa muôn ngàn trùng mây thênh thang.Một bức tranh sơn thủy hữu tình, có tiếng chim muông hòa trong tiếng suối reo. Tạo nên một bản tình ca bất hủ giữa đại ngàn xanh thẳm.


Người ta nói khoảng thời gian đến thăm chàng trai Bạch Mã, đẹp nhất trong năm là từ tháng 3 đến tháng 9. Với những con đường ngoằn ngoèo đèo dốc dẫn lên đỉnh chính để tiếp cận chàng trai điển trai mang tên Bạch Mã này. Từ đây ngày cũng như đêm.Ban có thể quan sát cảnh đẹp tuyệt vời của toàn bộ núi rừng Bạch Mã, cả phố xá đất thần kinh lung linh trong đêm, ngắm đầm phá Cầu Hai khi ánh hoàng hôn buông xuống, khám phá một cảng Chân Mây trong chiều, thỏa thích ngắm nhìn bãi biển Cảnh Dương rì rào sóng vỗ, Lăng Cô đã lọt vào tầm mắt bạn lúc nào không hay...
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang cái mát lành của cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế. Cuối dãy Bạch Hổ là mỏm núi Lưỡi Cái. Cuối dãy Thanh Long là đỉnh núi Truồi, lấy ngọn Trì Giang làm Án Sơn. Quả đồi nơi thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc hiện lên giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài đến hút mắt, có Long chầu Hổ cứ, có thủy bảo sơn bao.

Mon men cúi đầu đi xuống từ đỉnh núi khoảng 2km theo đường dốc thoai thoải xuyên qua khu rừng á nhiệt đới, bạn đừng quên ghé tới nhà lưu giữ, có hàng trăm loài phong lan núi và các loài hoa khác. Từ nơi dừng chân, bạn cũng có thể đi theo đường mòn Ngũ Hồ qua cánh rừng có nhiều chim, bướm tớ i một loạt thác nước và 5 hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm gương soi. Còn nếu như bạn không đủ thời gian đi hết con đường này, thì bạn có thể tách ra đi theo đường mòn có triền dốc thoai thoải tới đỉnh thác Đỗ Quyên với độ cao trên 300m, chiều rộng hơn 20m. Một chuyến đi thú vị về với thiên nhiên, về với không gian bình yên với những khoảng khắc trong lành của Núi rừng Bạch Mã. Đã làm cho bạn cạn vơi bớt trong lòng mình bao truân chuyên toan tính khổ lụy ưu phiền của cuộc sống.
Muốn thăm chim thú quý, bạn đi theo đường mòn Trĩ Sao dài khoảng hơn 2km, ngoài việc thưởng thức cảnh rừng và các hồ nước trong veo, bạn sẽ thấy khu vực này là nơi ở của các loài chim trĩ và heo, hươu, mang.

Từ khu nhà nghỉ đi xuống 3km theo đường quốc lộ, bạn có thể rẽ vào đường mòn Chò Đen, một đoạn đường chỉ non nửa cây số nhưng rất dốc và khó đi, bạn sẽ bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy nhiều cây cổ thụ cao ngất trên 30m và đều có đường kính trên 1m tụ họp với nhau san sát... rồi kết thúc chuyến du ngoạn sẽ là điểm dừng chân tại các suối thác đẹp như Thủy Điện, Đá Dựng để cắm trại và bơi lội vẫy vùng thỏa thích trong làn nước trong vắt mát lạnh lòng người.
Nếu tiếp tục cuộc hành trình thì bạn hãy vượt hết dốc thoải bên lưng đồi, một bức tranh thủy mặc sinh động bất ngờ hiện ra trước mắt: Núi núi chập chùng, ngọn mờ, ngọn tỏ trong làn mây trắng bồng bềnh. Tâm hồn bạn như có như không, nửa thực nửa hư ảo đang soi mình vào trong gương nước. Muôn chim đua hót, hòa cùng suối reo giữa đất trời thênh thang. Con người như bị thu nhỏ lại, như chợt tan biến vào cõi thênh không hư vô bất tận.
Bềnh bồng trong hư ảo, giữa muôn ngàn mây khói của núi rừng. Tâm hồn bạn như ngất ngay say đắm dịu ngọt thanh tao của đất trời. Bạch Mã vẫn còn nhiều điều gì đó bí mật mà con người chưa từng biết tới. Có lẽ chỉ những bước chân đầy đam mê, thích xê dịch của bạn sẽ là câu trả lời đích thực chính xác nhất.



------------------------------------------------------
Vietnam Tours | Vietnam Travel
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2011 lúc 10:24am

huynh trưởng (ht) Trần Thanh Vệ (con trai thi sĩ Thanh Tịnh), tráng sinh Hoàng Ngọc Hạnh (Đà Nẵng), ht Nguyễn Thúc Tuân (Huế), ht Nguyễn Kỳ Nam (Đà Nẵng), ht Hoàng Ngọc Hùng  (Đà Nẵng), ht Trực (Sài Gòn)
 
Bạch Mã là phần cuối của dãy  Trường Sơn và là trung tâm của dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biển Đông đến biên giới Việt Lào, cách Huế 40km về phía Nam.

Có thể đi bộ hoặc đi xe hơi (dưới 24 chỗ) lên Bạch Mã. Nhiều cuộc thi huyền đai Karatedo ở võ đường Nghĩa Dũng, Thiếu lâm Tung Sơn (Vạn tự) được bắt đầu bằng cuộc đi bộ lên đỉnh Bạch Mã.  

Ảnh: nghiadungkaratedo

 

Lối lên (loạt ảnh của Nguyễn Trường Sơn)

Lối lên Cổng trời

Nhà máy nước

Biệt thự Đỗ Quyên

Biệt thự Phong Lan, nhà của Chaffenjon, chủ hiệu tạp hóa người Pháp

Hồ Vọng Nguyệt, khu đất trống phía trước vốn là vườn hoa của bà Trần Lệ Xuân

Tấm bia bằng tiếng Pháp ghi: "Vùng cao được khám phá vào ngày 28-7-1932 bởi kỹ sư trưởng công chánh M.Girard"

Nhà Bưu điện cũ, được khởi công xây dựng năm 1936

Khách sạn Morin là biệt thự cuối cùng trong chuỗi biệt thự trên đỉnh Bạch Mã

Những biệt thự vừa được trùng tu, tôn tạo lại với các phòng ngủ đầy đủ tiện nghi. Bình minh ở đỉnh Bạch Mã rực rỡ với mặt trời, mây, gió và cỏ lau...


Bạch Mã có chuỗi đường mòn cho những người yêu thiên nhiên hoang dã như đường mòn Trĩ Sao (dẫn đến thác Trĩ Sao, ở đấy có rất nhiều chim trĩ sao đang sinh sống), đường mòn thác Đỗ Quyên (dẫn đến đỉnh của thác Đỗ Quyên cao 300 mét - nơi có rất nhiều hoa đỗ quyên nở vào tháng 3 và tháng 4), đường mòn thác Ngũ Hồ (5 hồ nước trong xanh duyên dáng sẽ chờ đón bạn tắm mát trong những trưa hè), đường mòn Vọng Hải Đài (cuối con đường này bạn đã ở độ cao1450 mét có thể nhìn thấy cảnh quan bao la hùng vĩ của các dãy núi nối tiếp ra tận biển Đông - là đường mòn được yêu thích nhất tại Bạch Mã, đặc biệt với nhiều biệt thự đỗ nát của một thời du lịch vàng son).

hoa Đỗ quyên

 
 
thác Đổ Quyên 

Vọng Hải đài

Ngũ Hồ

Khí hậu của Bạch Mã rất đặc biệt. Nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn 7 - 10 độ C so với những vùng lân cận. Đây cũng là một trong những vùng đất ẩm ướt nhất ở Việt Nam với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 8000mm. Chính điều đó đã tạo nên thế giới sinh học phong phú và đa dạng của Bạch Mã với 2147 loài thực vật và 1,493 loài động vật, trong đó có 27 loài thực vật và 66 loài động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam.
 
Trại trường Bạch Mã


Trước 1975, huynh trưởng hướng đạo Việt Nam ước về Bạch Mã dự trại Huấn luyện toàn quốc. Khu trại trường (do vua Bảo Đại tặng đất năm 1937 và vua Lào giúp kinh phí xây dựng) có núi, có rừng, có suối, có biển (phá Tam Giang), Minh Nghĩa đường (phòng họp), phòng học (giãng huấn), khu tinh thần (Công giáo và Khổng Lâm), Sân thể dục, Sân lửa trại, sân dấu vết, phòng ăn , nhà kho, bếp…

Khăn quàng Bạch Mã màu xám, góc sau có thêu hai dòng nước uốn lượn màu xanh.

Trại này đã đào tạo nhiều huynh trưởng xuất sắc cho phong trào. Thời gian mỗi khóa Bạch Mã là 10 ngày, chuyên hiệu gỗ (bằng rừng) woodbadge là 3 ngày - để dự khóa Bằng Rừng phải qua khóa Bạch Mã, khăn quàng Bằng Rừng màu xám ửng hồng, góc sau có miếng vải vuông ca rô, kèm chuyên hiệu gỗ là 2 mẫu gỗ cháy buộc đầu sợi dây da quàng cổ.

Sau 75, nhiều HĐS về thăm lại Bạch Mã vạch lau sậy tìm lại chốn xưa: Nguyện đường, Khổng lâm, vòng học, vòng lửa, sân thể dục, nhất là Minh Nghĩa đường với 4 đại tự “ Thiên Hạ Nhất Gia” mà huynh trưởng  Hoàng Đạo Thúy, một trong những người thành lập hướng đạo tại Việt Nam, cất công đem vào từ Hà Nội cũng chẳng còn dấu tích…

GS Hoàng Đạo Hùng (trưởng nam của huynh trưởng Hoàng Đạo Thúy), Gấu co Hoàng Ngọc Hùng, Gấu trúc đảm đang  Hồ Ngọc Trâm, Gấu trúc hiền hòa  Hoàng Hồ Ngọc Hạnh (Sài Gòn, 2005)


...bâng khuâng hồi tưởng những ngày bên nhau, giờ nhiều bạn đường đã ra người thiên cổ. Rải rác đó đây như thác Đỗ Quyên, suối Hoàng Yến, thác Ngũ Hồ… đều có lưu dấu hướng đạo sinh với bút tích và hoa bách hợp đi kèm, trên đá, trên tường và trên các gốc cây, có cả những bảng đồng mang tên các đơn vị như Bạch Đằng Huế, Bạch Đằng Sài Gòn, Lam Sơn Hà Nội, Nhị Khê Bắc Hà, Võ Tánh Nha Trang, Hồng Sơn Nghệ Tĩnh, Lý Thường Kiệt Sài Gòn…

 

Bach Mã vẫn là một trong những cõi đi về của hướng đạo sinh Việt Nam
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2011 lúc 10:28am
Vườn Quốc gia Bạch Mã đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

 

  

Sáng ngày 06/12/2011, Vườn Quốc gia Bạch Mã trọng thể tổ chức đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chí Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua các thời kỳ.

Vườn Quốc gia Bạch Mã chính thức được thành lập vào ngày 15/7/1991 với tổng diện tích là 22.031 ha nằm trên địa phận hai huyện Phú Lộc và Nam Đông và đến năm 2008 được điều chỉnh mở rộng qui mô diện tích lên 37.487 ha trên địa giới hành chính hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Qua hơn 20 năm từng bước trưởng thành và phát triển, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của nhiều thế hệ cán bộ, công nhân, viên chức, Vườn Quốc gia Bạch Mã luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị là quản lý, bảo vệ, xây dựng phát triển, bảo tồn giá trị thiên nhiên của một hệ sinh thái quý giá với tính đa dạng sinh học phong phú mà đã được thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.  

Với mục tiêu bảo vệ sự nguyên vẹn và tăng diện tích che phủ của rừng nhằm đảm bảo các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia, bảo vệ và phát triển các nguồn gen về động vật và thực vật rừng góp phần vào chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; sử dụng hợp lý các giá trị đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng; gắn kết các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua phát triển du lịch sinh thái nhằm cải thiện đời sống của người dân địa phương; đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên của vườn quốc gia; thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm khoa học nhằm phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên của Vườn quốc gia. Nhiều năm qua, Vườn Quốc gia Bạch Mã được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương các cấp đặc biệt sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, tập thể, Vườn đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trên các lĩnh vực về bảo vệ tài nguyên rừng, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng và du khách tham quan tại Bạch Mã, phục hồi hệ sinh thái, cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng, phát triển du lịch sinh thái, tăng cường cơ sở hạ tầng để góp phần quản lý tốt tài nguyên và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương trong vùng, đã góp phần quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành quả đạt được của Vườn trong 20 năm qua đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ công nhận, tặng thưởng các giải thưởng cao quí đó là: Huân chương lao động hạng Ba (vào năm 2000), Huân chương Lao động hạng Hai (năm 2005), Bằng khen của Thủ tướng  Chính phủ giai đoạn 2006 - 2008, Cờ thi đua của Bộ NN&PTNT năm 2010, và đặc biệt lần này nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Vườn Quốc gia Bạch Mã, đơn vị được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Phát biểu chúc mừng tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao biểu dương những kết quả đạt được của tập thể cán bộ, công nhân viên chức Vườn Quốc gia Bạch Mã. Đồng thời lưu ý cán bộ, công nhân, viên chức Vườn Quốc gia Bạch Mã phải phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được và tiếp tục có những giải pháp tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển của Vườn; tăng cường các mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, với UBND các xã trong vùng đệm; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân nâng cao nhận thức bảo tồn, chấm dứt việc khai thác các sản phẩm rừng trái phép; tiếp tục tạo điều kiện cho người dân vùng đệm sớm ổn định đời sống, phát triển sản xuất thông qua việc giao đất, giao rừng cho dân quản lý; tăng cường nhiều hơn nữa vai trò của cộng động dân cư trong quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn kết hợp phát triển du lịch sinh thái, phát triển cộng đồng góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng dân cư vùng đệm nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực; tạo môi trường thu hút khách tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng ở Bạch Mã.

www.thuathienhue.gov.vn

Vườn QG Bạch Mã mở rộng gần gấp đôi quy mô

Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế) từ diện tích 22.031ha ban đầu, được điều chỉnh mở rộng quy mô lên 37.487ha đồng thời với việc bảo tồn giá trị thiên nhiên của một hệ sinh thái đa dạng và phong phú.

Tiến sỹ Huỳnh Văn Kéo, Giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã, cho biết Vườn quốc gia Bạch Mã đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trên các lĩnh vực về bảo vệ tài nguyên rừng, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng và du khách tham quan tại Bạch Mã, phục hồi hệ sinh thái, cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng, phát triển du lịch, tăng cường cơ sở hạ tầng để góp phần quản lý tốt tài nguyên và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương trong vùng, đã góp phần quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Hàng năm, Vườn quốc gia Bạch Mã đã giao khoán bảo vệ 8.000ha rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh chuyển tiếp 430ha, trồng mới 42ha rừng đặc dụng và chăm sóc 131ha rừng trồng để làm giàu vốn rừng.

Vườn đã hoàn thành tốt việc sưu tập cây lan và cây thuốc. Bên cạnh đó, để làm giàu thêm hệ thực vật nhiệt đới hết sức phong phú ở đây, Vườn quốc gia Bạch Mã đã đầu tư xây dựng 2.000m2 vườn hoa xứ lạnh; hiện có năm loài hoa được chọn và nhân giống để phát triển là hoa cúc, địa lan, đồng tiền, layơn, cẩm chướng Hà Lan, nhằm xây dựng vườn hoa giống và sản xuất hoa cung cấp cho thành phố Huế và các địa phương trong khu vực..

Trong thời gian qua, Vườn quốc gia Bạch Mã đã phát hiện và xử lý 131 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu và xử lý 65,298m3 gỗ xẻ và thả vào rừng hơn 50 cá thể động vật rừng.

Vườn quốc gia Bạch Mã đã bảo tồn, xây dựng 20 biệt thự, nhà bưu điện, các điểm vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 102 tỷ đồng; trong đó 60% nguồn vốn từ ngân sách, 40% huy động từ các doanh nghiệp.

Hiện, Vườn quốc gia Bạch Mã đang đầu tư 120 tỷ đồng để mở rộng và nâng cấp 19km đường lên đỉnh Bạch Mã, cố gắng hoàn thành trước tháng 4/2012 (trước thời điểm tổ chức Festival Huế 2012) để đón khách du lịch lên với Bạch Mã.

Dự kiến, Bạch Mã sẽ chính thức mở bốn tuyến để du khách tham quan và tìm hiểu các thắng cảnh Bạch Mã, với việc đón khoảng từ 14.000-16.000 lượt khách/năm.

Bạch Mã được kỹ sư M. Girard (Pháp) phát hiện vào năm 1932 và người Pháp đã biến nơi đây thành khu vực nghỉ dưỡng với hệ thống 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông...

Năm 1986, rừng cấm Bạch Mã-Hải Vân được xây dựng và đến năm 1991, Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập.

Bạch Mã được ghi nhận có 1.493 loài động vật và 2.147 loài thực vật, trong đó có 68 loài động vật và 86 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào Sách Đỏ.

http://www.vietnamplus.vn/Home/Vuon-QG-Bach-Ma-mo-rong-gan-gap-doi-quy-mo/201112/116477.vnplus


Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 13/Dec/2011 lúc 10:34am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2011 lúc 8:25am

TRẦN TỊNH YÊN

Tiếng mùa Bạch Mã

Ở đây
trời thấp mây gần
Tiếng chim gọi núi
động vầng trăng non
Đá trôi
Khe lặng
Nước mòn
Đỗ Quyên chảy đỏ hoàng hôn
thác chiều


Chuông chùa rớt tiếng liêu xiêu
Màu chuông lẫn với
cô liêu màu trời
Thu mang lá mỏng đi rồi
Heo may đã cũ
còn rơi lá vàng
 


Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 16/Dec/2011 lúc 8:33am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2011 lúc 8:37am
Thác Đỗ Quyên 
 

Xuôi suối Yến, vượt Ngũ Hồ huyền diệu của Vườn quốc gia Bạch Mã, cuốc bộ thêm 45 hoặc 50 phút nữa thì tới đỉnh thác Đỗ Quyên. Con đường mòn quanh co gập ghềnh, lúc vượt dốc, lúc lội suối, nhưng chủ yếu là men bờ suối. Những loài thực vật ưa ẩm và dây leo mọc kín hai bên bờ suối. Các cây thân gỗ vút cao in hình trong dòng nước trong vắt. Những cây đỗ quyên thấp nhỏ, tán xòe rộng mềm mại vươn mình là là sát mặt nước như cố tìm lại bóng hình sặc sỡ mỗi độ hoa về.

Dọc đường, mỗi loài cây, mỗi đoạn suối đều biểu hiện một vẻ đẹp rất riêng. Tuy vậy, đáng để ý hơn cả chính là những cây tùng Bạch Mã, cây chắp tay, cây sau sau, cây dương xỉ thân gỗ. Với hình hài khác biệt của lá, những loài cây này không thể lẫn được mặc dù nhiều chỗ chúng mọc xen giữa nhiều loài cây lá rộng khác.

Hoa đỗ quyên nở dài hai bên thác nước.

Lội qua dòng nước chảy tràn trên bề mặt những phiến đá khổng lồ, nhẵn và trơn, chúng ta sẽ tiếp cận đỉnh thác Đỗ Quyên. Dòng suối đột ngột biến mất, đất đá cũng biến mất nhường chỗ cho một không gian mây trời. Từ đây, phóng tầm mắt sang sườn phía bên kia chỉ thấy một màu xanh mờ đục vì hơi nước bốc lên từ bề mặt lá dưới ánh nắng mặt trời trong một ngày không có gió.

Tấm biển đề những dòng chỉ dẫn cần thiết cho những du khách thích khám phá: "…Thác Đỗ Quyên cao 300m, đường xuống rất dốc gồm 689 bậc… Không nên xuống quá muộn và chỉ dành cho những người có sức khỏe…".

Đường xuống thác Đỗ Quyên gồm 689 bậc
(Ảnh: NetCoDo)

Ngay phía bên trái, như hút vào dưới tán cây rừng là con đường nhỏ dẫn xuống chân thác. Độ cao hạ thấp khá nhanh theo những bậc bê tông đưa du khách dần xuống phía dưới. Độ dốc của con đường tăng rất nhanh đồng nghĩa với độ chênh cao và độ hẹp của mỗi bậc cũng tăng lên. Lúc này cần phải vịn tay vào lan can sắt hai bên mép đường để bảo đảm an toàn. Đường rợp mát vì tán cây rừng. Những ngày có gió, việc đi xuống cốt làm sao giữ nhịp độ điều hòa và không bị chồn chân, nhưng vào những ngày nắng, không có gió thì thường phải nghỉ ít phút cho đỡ mỏi chân sau khoảng 80 đến 100 bậc (tương đương 20 đến 25 m độ chênh cao).

Những bậc thang cuối cùng sẽ đưa các bạn ra một không gian ồn ã nhưng huyền ảo. Từ vị trí này nhìn sang phía bên kia, rừng xanh tụt dần xuống lũng sâu nhưng kịp cũng kịp lộ ra nhiều thân cây gỗ màu mốc trắng giữa những tán lá đủ sắc màu. Ngước nhìn thật cao phía bên phải chợt sáng lòa: nước, bụi nước bắn tung sáng lấp lánh dưới ánh nắng. Nước ào ào dội xuống vách đá dựng đứng cao tới 250 m. Trong quá trình chuyển động, thỉnh thoảng gặp gờ đá nhô ra, dòng nước bật tung tạo nên những tinh thể nhỏ sáng như bông rơi xuống nhập vào dòng, rồi lại bật ra khi khi gặp gờ đá khác.

Cứ như vậy, có dễ đến hàng chục lượt tạo nên một khoảng nước bay nhảy kéo dài từ đỉnh xuống chân thác. Ở phần sâu phía trong, nước dội xuống mạnh nên lượng nước bắn lên nhiều, không gian mờ đi vì hơi nước. Nói là chân nhưng thực ra những phiến đá lớn vẫn dốc nghiêng kéo dài thêm vài chục mét rồi hạ thấp tạo nên độ chênh cao khoảng 60 đến 70 m nữa mới tới nơi để nguồn nước hòa mình vào dòng chảy lớn.

Thác Đỗ Quyên với độ cao gần 300m(Ảnh: NetCoDo)

Lúc này ngắm toàn cảnh mới nhận ra những vẻ đẹp quyến rũ của vùng thác Đỗ Quyên. Vách đá rộng tới 150 m, hai bên là thảm thực vật gồm những cây lá rộng. Những phần nhô ra thường là vách đá mọc nhiều cây bụi mà đáng để ý nhất là đỗ quyên. Có lẽ vì vậy mà thác có tên gọi Đỗ Quyên. Mùa tháng ba tháng tư hoa đỗ quyên nở đỏ rực trong một không gian ầm ào của hơi nước mờ ảo càng tô điểm thêm cho một thắng cảnh đẹp và hùng vĩ không đơn thuần chỉ là dòng thác có nước chảy.

Nếu ai có thú thăm viếng những thác đẹp của Việt Nam mà chưa đến chiêm ngưỡng thác Đỗ Quyên của núi rừng Bạch Mã thì là điều khiếm khuyết. Đến rồi bạn hãy so sánh xem có nơi nào thác cao và hoang sơ như ở nơi đây. Thậm chí còn ước ao giá như được ngắm nhìn dòng thác vào mùa nước lớn. Khi ấy người yếu bóng vía chắc sẽ không dám nhìn vào dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn đổ từ cao độ gần 300 m.

Quãng đường về vẫn là 689 bậc với độ chênh cao không quá 300m nhưng là một thử thách thực sự. Bạn hãy đi chậm, nghỉ và ngắm cây rừng. Chắc chắn sức lực bỏ ra để chinh phục "ngược" con đường sẽ lớn hơn nhiều so với khi xuống. Song, với cảm xúc vừa có được cùng với những nét đẹp riêng và độc đáo của những loài cây khác nhau dọc ven đường sẽ làm với đi cái mệt nhọc và vơi đi độ chênh cao của mỗi bậc xi măng đá dễ đến 30 cm.

Theo Báo KHĐS

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2011 lúc 8:40am

NGUYÊN QUÂN
  
Giọng người gác núi

                                               
Tặng Trương Cảm
           
Sớm mai về  trên Vọng Hải đài
Bước chân chìm giữa vòm mây trắng
Triền dốc xa mùa hoa dần trổ
Dìu dịu hương trong gió đại ngàn

Sớm mai  tựa lưng bên vách đá
Nghe  người uốn lưỡi học tiếng chim
Từng âm thanh hoang vu  xa lạ
Mới hiểu cô đơn kẻ gác rừng

Sớm mai sương khoả thân khe lạnh
Thả vai trần con nước mơn man
               Rừng  nguyên sinh âm thầm mọc nhánh
Níu ta vào ảo giác liêu trai

Cất tiếng hát giữa tinh mơ núi cả
Con vượn vô tình thả giọng hoà âm
Người gác núi môi rung  chiếc lá
Gọi ta về như gọi cánh chim quen.

Trương Cảm đang gọi chim.

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2011 lúc 8:41am
Người gọi chim giữa đại ngàn Bạch Mã

Bài học đầu đời mà người cha ấy dạy cho con trai là tình yêu với rừng, với cỏ cây và muôn loài chim thú. Tôi chưa từng gặp ai yêu và gắn bó với rừng như anh, lại càng ngạc nhiên đến sững sờ khi biết trước đây anh đã từng là… “lâm tặc”. Mấy chục năm nay, không chỉ “sám hối” việc làm tai hại đã qua, anh còn trở thành một trong những “cánh cửa vững chắc nhất” giữ bình yên cho những cánh rừng của Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế).

  • Người sám hối trước rừng già

Tôi hỏi anh Trương Cảm làm kiểm lâm từ bao giờ. “Từ lúc thôi không còn làm lâm tặc”- anh nói khẽ và ngọn nguồn câu chuyện được kể lại thật cảm động. Vào khoảng những năm 1980-1984, lúc đang học cấp một - hai, chú bé Trương Cảm thường vào rừng bẫy chim và săn bắt động vật hoang dã.

Một buổi chiều cuối tháng 9 năm 1985, đang lúc bán 2 con trĩ sao ở Nhà văn hóa Trung tâm Thừa Thiên - Huế thì có hai thanh niên vào trả giá rất cao. Cảm đồng ý mang chim ngồi trên xe mô tô theo các anh về nhà nhận tiền. Lúc đến, trước mắt là căn nhà to có nhiều người mặc áo xanh làm Cảm đâm nghi. Đến khi nhìn thấy hàng chữ “Chi cục Kiểm lâm…”, Cảm mới biết rõ mình đã bị bắt.

Trương Cảm đang gọi chim.

Tại đây, Cảm khai ra các hoạt động săn bắt động vật hoang dã trái phép và cách thức nuôi chúng sống khỏe cho đến lúc bán được… Chừng hơn một tháng sau, 3 xe ô tô con đậu trước cửa nhà Cảm, người mặc áo trắng có, áo xanh có, hăm hở đi vào. “Mạ ơi, họ bắt thật rồi…”- hoảng quá, Cảm chỉ nói được với mẹ một câu rồi co giò bỏ chạy.

Đêm đến, đói quá, Cảm lần về nhà và nhận được một mảnh giấy: “Em cố gắng hợp tác với đoàn nghiên cứu để tìm hiểu loài trĩ sao…”. “Mạ ơi, họ có lừa không mạ?”. Mẹ anh động viên: “Không can chi mô con, họ nói với mạ rồi…”- Tiếp đó một tuần lễ, Cảm theo đoàn WWF (Quỹ về bảo vệ thiên nhiên) đến khe Ao thuộc vùng rừng Nam Đông (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhưng chỉ ngồi trong lán.

Ba ngày sau, đoàn trở lại, cho rằng Cảm buôn trĩ sao từ nơi khác đến. Cảm xin ba sợi dây dù, một mình vào rừng và anh đã bắt được trĩ sao. Lúc bấy giờ, họ sung sướng ôm Cảm nhảy dựng lên. Cuối năm 1985, đang lúc gặt lúa, có người lạ hỏi Cảm: “Em về ở với anh không?”. “Ở đâu?”. “Rừng cấm Bạch Mã. Anh cho em nuôi chim”.

Người lạ đó là ông Huỳnh Văn Kéo- Giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã bây giờ. Theo ông Kéo về vườn, năm đó Cảm mới chỉ 17 tuổi, nhỏ nhất cơ quan. Sống với kiểm lâm, nhưng cậu bé Cảm chỉ thích đi săn bắt chim. Mãi đến năm 1989, trong một lần chứng kiến cảnh khỉ mẹ mặt đỏ bị sập bẫy, máu me đầy mình, nước mắt giàn giụa nhưng vẫn ôm chặt con vào lòng cho bú, Cảm chạy một mạch về thưa với mẹ: “Mạ ơi đi tu làm gì nữa…!”.

Bà mẹ không hiểu, mãi cho đến khi Cảm mở trong cái bao tải ra mẹ con khỉ mặt đỏ mình bê bết máu. Về sau, không chỉ mẹ con khỉ mặt đỏ được cứu lành vết thương, thả lại cho rừng mà hàng trăm chim, thú khác cũng đã được Trương Cảm giành lại mạng sống từ tay những kẻ săn bắn.

  • Gọi chim giữa đại ngàn

Dẫn tôi thăm Vườn quốc gia Bạch Mã, trước lúc “trổ tài” gọi chim trời, anh đã giới thiệu hàng trăm cây rừng và cỏ dại mà theo anh là các dược thảo quý: ngũ gia bì, nam trường sơn, thổ phục linh, thạch xương bồ, bướm bạch, bạch hoa thiết xà thân thảo… Mỗi cây chế ra được một loại thuốc, có công dụng riêng. Trương Cảm bấm ngón tay tính nhẩm, Bạch Mã có gần 600 loài thực vật, trong đó 338 loài dùng trong y dược…

Thác Đỗ Quyên, một trong những thắng cảnh được du khách tìm đến ở Vườn Bạch Mã.

Bất chợt có con chim bay ngang qua đầu, anh đưa đôi bàn tay lên miệng, lòng bàn tay bắt khum vào nhau, hai ngón trỏ căng đôi gò má, cất tiếng gọi chim. Con chim ngừng bay, quay đầu hót đáp trả. Một lát sau, đàn chim bay về đông đến vài chục con, quần tụ trên những tán cây, thi nhau hót.

Anh Cảm bảo đó là chim khướu, hót hay và siêng hót nhất trong các loài chim… Đây đó trên đỉnh núi cao, tiếng hót của một loài chim nào đó đột ngột xé toang không khí trầm buồn thâm u của rừng núi lúc chiều tối. “Đó là tiếng gọi bạn tình của chim cu rúc”.

Anh hót và con chim kia hót đáp lại nhưng không bay đến chỗ chúng tôi. “Nó chỉ hứng tình vào buổi sáng”- anh giải thích với tôi. Trước lúc lên Hải Vọng Đài để ngắm mây trời Bạch Mã đẹp đến “mềm lòng” như anh nói, Cảm còn hót cho tôi nghe tiếng của nhiều loài chim khác nhau như: cu cu, cuốc, bìm bịp, gà lôi lam…

Tiếng hót của mỗi loài cũng được anh đặt vào một hoàn cảnh nhất định như gọi bạn tình, thách đấu, lạc đường, tranh chấp lãnh thổ, lẻ loi, báo tin dữ lúc da diết, lúc hốt hoảng, lúc hừng hực... Sở dĩ anh “hót” được như vậy là “nhờ” thuở nhỏ theo cha săn bắt chim thú, tập hót để “dụ” chim về.

Năm 1993, đang là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Nông Lâm - Huế (lúc này Cảm đã được biên chế vào ngành kiểm lâm), anh nhận được học bổng sang Pháp, vùng Nor Pas De Pais để nghiên cứu về các loài chim. Tại đây, Cảm được giáo viên Pháp ngưỡng mộ đặc biệt về khả năng bắt chước tiếng chim của anh. Và cũng tại đây, anh có điều kiện hơn để bắt chước tiếng hót của nhiều loài chim khác.

Hải Vọng Đài ở độ cao 1.350m, thấp hơn khu vực sân bay (do Pháp xây dựng ở Bạch Mã) 100m, nhưng ở nơi đỉnh núi cả gió, quanh năm mây trắng này cũng đủ nhìn rõ quang cảnh của núi rừng trong vòng bán kính 10 cây số. “Tui thường lên đây quan sát rừng, hễ thấy “động” là dùng bộ đàm báo ngay cho anh em kiểm lâm dưới trạm.

Lâm tặc thường hành động lúc gió rét, vậy nên có lúc rét cắt da, cắt thịt, tui cũng lên đây”- anh bộc bạch và cho biết thêm, nhờ thường xuyên quan sát từ Hải Vọng Đài mà Trạm kiểm lâm số 1 Bạch Mã của anh đã phát hiện được hàng chục vụ săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã trái phép tại nhiều vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã.

Bạch Mã mùa này vào buổi chiều thường có mưa rừng, thứ mưa như khối nước khổng lồ từ đỉnh núi đổ xuống tưới mát ngàn vạn sinh linh đang sống trong “ngôi nhà chung”. Tôi vừa nghe anh kể chuyện của rừng, chuyện của các loài chim, vừa ngây ngất trong màn biểu diễn nhạc nước tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Trong màn mưa lướt thướt ấy, tôi theo anh qua các thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ… để gặp “những người bạn” của Trương Cảm. Ở những nơi này, từ chú chim nuốc bụng đỏ đến cả đàn khướu khoang cổ, hễ nghe tiếng “hót” của anh là mừng rỡ bay tới, quấn quít và thân thiện…

Anh kể cho tôi về bài học đầu tiên anh dạy cho con – bài học từ những lầm lỗi và sự thành tâm sám hối với rừng của chính mình. Con trai của anh tên là Lâm. Năm nay 5 tuổi, cậu bé Lâm đặc biệt say mê khi nghe ba kể chuyện về những cánh rừng. Lần đầu tiên được theo cha lên Bạch Mã, cu Lâm hăng hái kiếm dây chun và cành cây để làm ná bắn chim.

Anh Cảm đã ôm con vào lòng rồi hỏi: “Cu Lâm vắng mẹ có buồn không? Con chim cũng có mẹ, Lâm làm ná bắn mất chim mẹ, chim con sẽ buồn và biết sống làm sao…!”. 

PHAN NGUYỄN THIÊN SƠN

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.176 seconds.