Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: 1 NGÀY ĐÀ NẴNG - SÀI GÒN - GÒ CÔNG - MỸ Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Chủ đề: 1 NGÀY ĐÀ NẴNG - SÀI GÒN - GÒ CÔNG - MỸ
    Gởi ngày: 13/Nov/2011 lúc 7:02am
 
Không phận Đà Nẵng mây mù tịt
Địa phận Miền Trung nước lũ về
Thân phận say vui miền lạc cảnh
Đi về cõi tạm vẫn mãi mê
 
 
 
 
 
Đà Nẵng - Sài Gòn - Phà Mỹ Lợi
 
 
Ngắm Dinh tỉnh trưởng coi có gì mới hôn !? À !. Mái ngói mới
 
 
Ghé Chợ Gò Công (cũ) kiếm nắm xôi bánh phồng
 
 
phố chợ vẫn thân thiện, đông vui,...tiếc là không tìm đâu thì giờ để ở lại
(ôm cục xôi tới Phước Hưng tạm trú mươi phút)
 
 
nó đây rồi !. .....tạm biệt Gò Công. Nhắm hướng Mỹ Tho chạy tiếp
 
 
Hẹn một người Gò Công đang làm việc tại Mỹ Tho để chuyện trò và gởi văn bản dự án Festival Gò Côn. Ảnh đang chạy xegiữa trưa để tới chỗ hẹn
 
 
 
dựng xe là chạy lên phòng việc
 
 
ghi chép kỹ lưỡng, thăm hỏi tí ti và ghé thăm Quán Bún mắm Mỹ Tho
 
 
 
 
đẹp, ngon, đủ dinh dưỡng
 
***
 
...tạm biệt Mỹ Tho (chưa tới phi trường là chưa yên tâm)
 
 
 
tạm biệt Mỹ Tho, tạm biệt Gò Công, tạm biệt Sài Gòn
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2011 lúc 7:10am

DỰ ÁN TỔ CHỨC SỰ KIỆN

FESTIVAL GÒ CÔNG

MỪNG KHÁNH THÀNH CẦU MỸ LỢI

***

Đề xuất dự án: Hoàng Ngọc Hùng

DĐ: 0989077120 - email: hung0989077120@yahoo.com

 


FESTIVAL GÒ CÔNG MỪNG KHÁNH THÀNH CẦU MỸ LỢI

(Tổ chức sự kiện văn hóa – du lịch)

1.      LÝ DO CHỌN DỰ ÁN:

Qua các sự kiện khánh thành cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu cho thấy trong dịp  này có một số lượng lớn quan khách các cấp cũng như nhân dân các tỉnh thành và người quan tâm. Các sự kiện này tuy có sôi động tại chỗ trong mươi phút nhưng sau đó khách trở về nơi đón tiếp khác và sinh hoạt giao thông qua cầu tiếp tục diễn ra bình thường; trong khi địa phương có thể tổ chức và khai mạc festival du lịch văn hóa địa phương ngay sau lễ khánh thành với sự tham dự của nguồn khách trên đây và những du khách khác.

Trong Lễ khánh thành cầu Mỹ Lợi sắp tới, có thể mở Festival (Hội) Gò Công và khai mạc ngay sau Lễ khánh thành cầu Mỹ Lợi. Nếu sự kiện festival Gò Công được thông báo rộng rãi từ trước thì quan khách các cấp cũng như nhân dân các tỉnh thành lân cận và người quan tâm sẽ rất vui lòng đến dự; mặt khác,  festival Gò Công là dịp để tỉnh Tiền Giang nói chung và Gò Công nói riêng quảng bá hình ảnh và tiềm năng của mình.

2.                  CÁC MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

2.1. Phần lễ: Phục dựng một số nghi lễ truyền thống văn hóa, nghề nghiệp.

2.2. Phần hội: Biểu diễn, triển lãm, gặp người Gò Công thành đạt.

2.3. Mua bán: Giới thiệu sản phẩm Gò Công, bán hàng, ký kết các thương vụ.

4.4. Từ thiện: Chữa bệnh, cấp học bổng .

   3.         CƠ SỞ THỰC HIỆN DỰ ÁN

    3.1. Cơ sở pháp lý:

Việc tổ chức Festival Gò Công chào mừng khánh thành cầu Mỹ Lợi sẽ thực hiện theo Quy chế lễ hội - Ban hành kèm theo quyết định số: 636/QĐ-QC ngày 21 tháng 5 năm1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, cụ thể:

Festival Gò Công là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của vùng đất Gò Công về lịch sử, văn hóa trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; tưởng nhớ công đức các danh nhân lịch sử, văn hóa, những người có công tích với dân, với nước; tìm hiểu thưởng ngoạn các giá trị văn hóa thông qua các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc nghệ thuật, giữ gìn, phát huy vốn văn hóa truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân Gò Công (thị xã Gò Công, Gò Công Đông, Gò Công Tây); vui chơi, giải trí lành mạnh...

Việc tổ chức Festival Gò Công phải được phép của UBND Tỉnh Tiền Giang Festival Gò Công có treo quốc kỳ và các cờ hội truyền thống với nghi thức tiến hành trang trọng theo truyền thống. Thời gian tổ chức lễ hội không kéo dài quá 3 ngày và không bán vé vào cửa. Trong khu vực Festival Gò Công có tổ chức các trò diễn, trò chơi, biểu diễn ca, múa, nhạc... tổ chức trưng bày, thăm viếng khu di tích,…có bán vé với giá do ngành Tài chính quy định.

Ban tổ chức Festival Gò Công chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh, tổ chức dịch vụ, y tế, ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh chu đáo, lịch sự.

Mặt khác, Festival Gò Công sẽ được tổ chức theo tinh thần Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh Tiền Giang: Chú trọng nội lực, lợi thế của tỉnh nhà để phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ tốt môi trường; đặc biệt là gắn kinh tế nông nghiệp với hàm lượng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu hàng hóa để cho ra sản phẩm có giá trị kinh tế nhằm nâng sức cạnh tranh với thị trường, góp phần nâng cao đời sống nhân dân”.

3.2. Lược sử Gò Công:

§        Trước 1876 Gò Công thuộc tỉnh Định Tường thời "Nam Kỳ lục tỉnh".

§        1876, Gò Công trở thành hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực (circonscription) Mỹ Tho do thực dân Pháp đặt ra. Hạt tham biện Gò Công gồm 4 tổng: Hòa Đồng Thượng (có 8 làng), Hòa Đồng Hạ (có 10 làng), Hòa Lạc Thượng (có 10 làng), Hòa Lạc Hạ (có 12 làng).

§        1900:  hạt tham biện Gò Công trở thành tỉnh Gò Công, với số tổng và số làng không đổi. Tỉnh lị là thị xã Gò Công 1899. Việc đổi từ hạt ra tỉnh theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương.

§        1913: từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, Gò Công trở thành quận thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau đó lại tái lập tỉnh Gò Công với 5 tổng, thêm tổng Hòa Đồng Trung, số làng cũng thay đổi.

§        1946: Gò Công là một trong 21 tỉnh của Nam Bộ.

§        1956: chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sáp nhập tỉnh Gò Công vào tỉnh Định Tường mới thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho.

§        1957, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Gò Công vào tỉnh Mỹ Tho thành huyện Gò Công của tỉnh Mỹ Tho.

§        1963: ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tách từ tỉnh Định Tường.

§        1968: tháng 8, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tách huyện Gò Công khỏi tỉnh Mỹ Tho để lập lại tỉnh Gò Công.

§        1976: tháng 2, tỉnh Gò Công nhập với Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang.

          Hiện nay địa bàn tỉnh Gò Công cũ tương ứng với thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây.

Qua nghiên cứu thực địa, trực tiếp tham quan hơn 30 di tích, gặp người Gò Công (đương chức, hưu trí), đọc tư liệu lịch sử,…cho thấy nơi đây có nhiều nhân vật, sự kiện, di tích lịch sử - văn hóa, đặc sản ẩm thực phong phú, sản phẩm vật thể và phi vật thể ở nhiều lĩnh vực. Người Gò Công hôm nay vẫn giữ truyền thống hiếu học, hiền hòa, lễ nghĩa, nặng tình quê. Tiềm năng, truyền thống và thành tích này cần được giới thiệu rộng rãi qua hình thức Festival vào dịp thuận tiện – dịp khánh thành Cầu Mỹ Lợi.

 

4.  THỰC TRẠNG  LIÊN QUAN CÁC MỤC TIÊU DỰ ÁN

4.1.                        Thực trạng phần lễ: Nhiều nghi lễ truyền thống văn hóa, nghề nghiệp riêng có ở Gò Công chưa được giới thiệu rộng, có nguy cơ mai một.

4.2.          Thực trạng phần hội:

·        Ít công diễn các sản phẩm diễn xướng truyền thống và hiện đại.

·        Các sản phẩm nghệ thuật chưa được triển lãm.

·        Nhiều người Gò Công nổi tiếng chưa được tôn vinh ở quê nhà.

4.3.          Thực trạng mua bán:

·        Nhiều mặt hàng độc đáo của Gò Công chưa được giới thiệu.

·        Nhiều nhà sản xuất đặc sản của Gò Công chưa được khích lệ.

·        Nhiều người Gò Công sản xuất kinh doanh giỏi chưa được giới thiệu

4.4.          Thực trạng hoạt động từ thiện:

·        Nhiều nhà từ thiện (chữa bệnh,…) chưa được khích lệ.

·        Nhiều nhà hảo tâm (cấp học bổng,…) chưa được khích lệ.

Festival Gò Công sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trên đây.

5.            ĐỀ XUẤT:

5.1.          ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC SỰ KIỆN

Việc hoàn thành  4 mục tiêu trên đây sẽ thực hiện qua các sự kiện sau:

 

MỤC TIÊU

SỰ KIỆN

1

Phần lễ

1.     Chọn và phục dựng một số nghi lễ truyền thống văn hóa ở thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây

2.     Chọn, phục dựng một số nghi lễ truyền thống nghề nghiệp ở thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây

2

Phần hội

3.     Hội rước cộ (ban đêm) trên đường phố tx Gò Công

4.     Biểu diễn các điệu Lý Gò Công, đờn ca tài tử, hát bộ

5.     Biểu diễn các nhóm nhạc trẻ Gò Công

6.     Biểu diễn các nhóm Thơ Gò Công

7.     Giới thiệu sách về Gò Công

8.     Triển lãm ảnh về Gò Công

9.     Triển lãm tranh về Gò Công

10. Gặp các tiến sĩ Gò Công (tổ chức sự kiện riêng)

11. Gặp các doanh nhân Gò Công  (tổ chức sự kiện riêng)

12. Gặp các cầu thủ, nghệ sĩ Gò Công (tổ chức sự kiện riêng)

13. Gặp thủ khoa Gò Công  (tổ chức sự kiện riêng)

14. Gặp người Gò Công thành đạt khác (tổ chức sự kiện riêng)

15. Hội thảo khoa học (tổ chức sự kiện riêng)

3

Mua bán

16. Gian hàng đặc sản ẩm thực sản xuất tại Gò Công

17. Gian hàng đặc sản khác sản xuất tại Gò Công

18. Gian hàng sản phẩm của người Gò Công

4

Từ thiện

19. Khám, điều trị và giúp đỡ bệnh nhân

20. Xét và trao học bổng cho HS, SV Gò Công học tốt

Hai mươi (20) sự kiện trên đây được tổ chức trong 3 ngày và 2 đêm. Mỗi sự kiện sẽ gồm những nội dung cụ thể. Mỗi nội dung sẽ có kịch bản chi tiết.

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2011 lúc 7:14am

DỰ ÁN TỔ CHỨC SỰ KIỆN

FESTIVAL GÒ CÔNG MỪNG KHÁNH THÀNH CẦU MỸ LỢI

***

PHỤ LỤC
 
 

PHỤ LỤC 1:

Tưng bừng Ngày Du lịch – Văn hoá Mê Kông- Nhật Bản 2009

 (Đài Tiếng nói Việt Nam VOV) - Tối  2/12, Lễ khai mạc  chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, nhiều hoạt động sổi nổi của lễ hội đã diễn ra từ sáng. 

 

“Ước mơ Mê Kông” là tên Lễ hội đi bộ gây Quỹ giúp trẻ em nghèo hiếu học các nước Tiểu vùng sông Mê Kông được Ban tổ chức Những ngày Du lịch- Văn hoá Mê Kông - Nhật Bản 2009 tổ chức. 5.000 người gồm Bộ trưởng các nước tham gia ngày hội, các tầng lớp nhân dân ở Cần Thơ tham gia. Tại buổi lễ, Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã trao cho đại diện 4 nước Tiểu vùng Mê-Kông là Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar mỗi nước 10.000 USD để giúp trẻ em nghèo hiếu học.

Đi bộ gây Quỹ giúp trẻ em nghèo hiếu học của các nước Tiểu vùng sông Mê Kông

Cũng trong sáng nay, tại Thành phố Cần Thơ khai mạc Hội chợ Du lịch Mê Kông- Nhật Bản. Hội chợ có hơn 55 gian hàng của Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch và các doanh nghiệp ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và các nước bạn: Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianmar, Nhật Bản.

Phát biểu khai mạc hội chợ, ông Nguyễn Văn Tuấn- Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch nêu rõ: Hội chợ là cơ hội quảng bá, giới thiệu về tiềm năng du lịch của các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông và Nhật Bản. Tại Hội chợ các công ty du lịch lữ hành Việt Nam và các nước có cơ hội quý báu giới thiệu hoạt động, trao đổi mua bán tour và thiết lập quan hệ với các đối tác.

Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2009 tại Cần Thơ đã khai mạc sáng 2/12 nhằm hưởng ứng ngày lớn này. Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam được tổ chức định kỳ hàng năm tại thành phố Cần Thơ là hội chợ chuyên ngành nông nghiệp có quy mô lớn nằm trong chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia 2009. Hội chợ thu hút gần 500 đơn vị gian hàng của trên 260 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, trong đó có trên 40 gian hàng của các đơn vị nước ngoài. Trong khuôn khổ hội chợ còn diễn ra khoảng 20 chương trình, hội thi, hội thảo như: Hội thi “Nông dân thời hội nhập kinh tế thế giới”, Chương trình “Chợ sản phẩm cây trồng vật nuôi lạ-quí-hiếm & nông dân trình diễn sáng tạo kỹ thuật”, Gian hàng triển lãm lúa gạo, Chương trình tư vấn Lao động nông thôn, Hội thảo với chủ đề “Tam nông suy nghĩ và hành động”... 

Chiều nay diễn ra cuộc toạ đàm cấp Bộ trưởng về hợp tác và phát triển du lịch và văn hoá Mê Kông- Nhật Bản, với chủ đề "Mê Kông- Nhật Bản, hợp tác văn hoá, du lịch hướng đến tầm cao mới". Các Bộ trưởng, Thứ trưởng các nước Tiểu vùng Mê Kông và Nhật Bản đã cùng thảo luận các giải pháp trong lĩnh vực du lịch và bảo tồn các di sản văn hoá, vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng giữa các nước Mê Kông- Nhật Bản.

Tối nay, tại Sân khấu ngoài trời Công viên Sông Hậu diễn ra Lễ khai mạc Những ngày Du lịch- Văn hoá Mê Kông - Nhật Bản 2009. Sau phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch và phát biểu chào mừng của lãnh đạo Thành phố Cần Thơ, là chương trình nghệ thuật chào mừng ngày hội.

          Chương trình chia làm hai phần: Phần 1- Chuyện kể những dòng sông. Với các bài hát hay về các dòng sông từ Bắc vào đến Nam như: Bên bờ sông Cái, Những cô giáo Quan họ, Ngược dòng Hương Giang, Sông quê, Đêm mùa nước nổi..., phần một của chương trình nói về tầm quan trọng cũng như vẻ đẹp của các dòng sông với con người. Phần 2 của chương trình nghệ thuật có tên Hội ngộ bên dòng Mê Kông. Phần này có sự tham gia của các đoàn Cam pu chia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Nhật Bản. Chương trình có sự tham gia của gần 200 diễn viên Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Trung ương, các đoàn nghệ thuật ở Cần Thơ và diễn viên, nghệ sĩ của các nước bạn./.

          Từ ngày 2 - 5/12, tại thành phố Cần Thơ, còn diễn ra nhiều hoạt động đáng chú ý khác như: Chương trình biểu diễn nghệ thuật Mê Kông - Nhật Bản diễn ra bên bờ sông Hậu, Thành phố Cần Thơ với các đoàn nghệ thuật truyền thống các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông và Nhật Bản gồm các tiết mục nghệ thuật truyền thống, đặc sắc để giới thiệu đến du khách.

          Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long” sẽ giới thiệu, trao đổi về tiềm năng văn hoá, nguồn tài nguyên du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch hiện nay. Thảo luận các nội dung liên quan đến hợp tác phát triển du lịch trong khuôn khổ Mê Kông - Nhật Bản; Giới thiệu các dự án đầu tư du lịch, tiềm năng phát triển du lịch và các giá trị văn hoá tại các nước.

          Về Triển lãm ảnh Du lịch - Văn hoá Mê Kông - Nhật Bản giới thiệu về phong cảnh, cuộc sống, con người trong khu vực Mê Kông của Việt Nam.

          Ngoài ra, trong dịp này tại thành phố Cần Thơ còn diễn ra giải thi đấu bóng chuyền; đua thuyền Rồng, đờn ca tài tử, ẩm thực…

          Mai Hồng (từ Cần Thơ)


PHỤ LỤC 2:

Các Bộ trưởng tiểu vùng sông Mê Công và Nhật Bản:

Kết nối văn hóa - du lịch để phát triển bền vững

 

          Trong khuôn khổ “Những ngày Du lịch- Văn hóa Mê Công - Nhật Bản”, cuộc Tọa đàm cấp Bộ trưởng diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 2-12 đã phát đi một thông điệp: Sự hợp tác chặt chẽ về du lịch và văn hóa trên cơ sở tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững của các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công và Nhật Bản.

* Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh: Hợp tác tạo dựng hình ảnh “Vùng Mê Công an toàn và thân thiện”

Tại Hội nghị cấp cao các nước Mê Công- Nhật Bản lần thứ nhất đầu tháng 11 vừa qua tại Tokyo, Nhật Bản đã thông qua Kế hoạch hành động, trong đó nhấn mạnh việc hợp tác trong lĩnh vực du lịch và bảo tồn các di sản văn hóa. Để thực hiện Kế hoạch hành động này, chúng tôi kiến nghị: Nhật Bản và các nước Tiểu vùng sông Mê Công sớm phối hợp xúc tiến các hoạt động du lịch trong khu vực Mê Công, trong đó chú trọng đảm bảo an toàn du lịch để tạo dựng một hình ảnh của “Vùng Mê Công an toàn và thân thiện”.

Nhật Bản cũng cần tiếp tục hỗ trợ các nước khu vực Mê Công bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là đối phó có hiệu quả với những thách thức của quá trình phát triển và hậu quả của biến đổi khí hậu. Việt Nam đề nghị các nước khu vực Mê Công và Nhật Bản xem xét luân phiên tổ chức sự kiện “Những ngày Du lịch- Văn hóa Mê Công- Nhật Bản” hàng năm nhằm quảng bá hình ảnh và tăng cường giao lưu giữa các quốc gia.

* Bộ trưởng - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Lào Somphong Monkhonvilay: Tiếp thị Mê Công - Nhật Bản như một điểm đến du lịch

Nhật Bản là một thị trường du lịch đầy tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong thị trường du lịch các nước Tiểu vùng sông Mê Công. Chiến lược cho các nền kinh tế ngoài khu vực Mê Công cũng như hợp tác du lịch luôn có sự kết nối chặt chẽ với các đối tác thương mại chính trong khu vực Mê Công- Nhật Bản. Chúng ta cần thảo luận nhiều hơn về kế hoạch hành động của hợp tác Mê Công- Nhật Bản trong lĩnh vực du lịch: tiếp thị Mê Công- Nhật Bản như một điểm đến du lịch; khuyến khích đầu tư du lịch; phát triển tài nguyên và nhân lực du lịch; thúc đẩy du lịch bền vững về môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường du lịch giữa các nước khu vực Mê Công và các vấn đề khác nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch giữa các nước chúng ta.

Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ưu tiên chọn du lịch là ngành then chốt trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tập trung cụ thể vào phát triển du lịch bền vững dựa vào nguồn tài nguyên, văn hóa và lịch sử của đất nước.

* Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia Him Chhem: Phát triển kinh tế trên cơ sở hợp tác văn hóa và du lịch

Dòng chảy Mê Công là nguồn văn hóa tổng hợp và phong phú, có những quan hệ gần gũi với truyền thống văn hóa nghệ thuật và sinh hoạt xã hội của các nước trong lưu vực, đặc biệt là về nông nghiệp và ngư nghiệp. Cuộc tọa đàm này rất hữu ích đối với sự hợp tác về văn hóa và du lịch giữa các nước trên dòng Mê Công và Nhật Bản trước mắt cũng như lâu dài.

Chúng ta phải phấn đấu biến diễn đàn này thành sự gắn liền thiết thực giữa các nước trên bờ sông Mê Công với Nhật Bản. Đây là một hoài bão rất thực tế, là một mục đích nằm trong tầm tay và là một hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững. Mê Công - Nhật Bản có thể sẽ là một ví dụ cho các vùng khác trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở hợp tác văn hóa và du lịch.

* Thứ trưởng Văn hóa Thái Lan Suriya Soucksakit: Chấp nhận sự đa dạng về văn hóa và sở thích của cộng đồng địa phương

Trong xã hội toàn cầu đa dạng về văn hóa với nhiều mức độ phát triển khác nhau, chúng ta cần phải có một điểm chung là chấp nhận sự đa dạng về văn hóa và phát triển bền vững hướng đến xã hội hòa bình.

Để đạt được mục tiêu lâu dài này, ngành du lịch cần đóng góp vào sự phát triển bền vững và hòa nhập với môi trường tự nhiên, văn hóa và con người. Việc công nhận những yếu tố địa phương, sự ủng hộ bản sắc, văn hóa và sở thích của cộng đồng địa phương luôn đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành các chiến lược về du lịch, đặc biệt là tại những nước đang phát triển. Chúng ta cũng cần khuyến khích chính sách hợp tác văn hóa chặt chẽ hơn nữa, tổ chức các hội thảo, sự kiện đặc biệt để quảng bá văn hóa và du lịch trong khu vực. Những sự kiện này sẽ tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Công và Nhật Bản.

* Bộ trưởng Văn hóa Myanmar Aung Myint: Thiết lập mạng lưới văn hóa giữa các nước

Để hợp tác du lịch thành công, cần phải thiết lập mạng lưới văn hóa giữa các nước nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ truyền thống láng giềng thân thiện và cùng có lợi giữa các nước. Mạng lưới văn hóa này cần được khuyến khích thông qua các chương trình giao lưu trên các lĩnh vực như học hỏi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ. Bên cạnh đó, cần thiết phải có sự tôn trọng luật pháp của mỗi nước để tăng cường tình hữu nghị vốn có và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nước.

Tôi đề nghị các nước khu vực sông Mê Công và Nhật Bản tiếp tục tăng cường các chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là 3 lĩnh vực ưu tiên bao gồm: hội nhập kinh tế trong và ngoài khu vực; mở rộng giao thương và đầu tư giữa Nhật Bản với các quốc gia sông Mê Công; theo đuổi các giá trị toàn cầu và mục tiêu chung của khu vực.

* Phó Tổng vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương- Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kimihiro Ishikane: Tăng cường hợp tác để bảo vệ các di sản văn hóa khu vực Mê Công

Xúc tiến du lịch giữa Nhật Bản và các nước trong khu vực sông Mê Công là một cách cực kỳ hiệu quả để con người mở rộng giao lưu. Chúng tôi hy vọng mỗi quốc gia sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi và hợp tác liên quan đến chính quyền và các ngành công nghiệp du lịch. Thêm vào đó, việc đảm bảo an toàn du lịch là một yếu tố quan trọng để quảng bá du lịch. Hy vọng rằng các quốc gia khu vực Mê Công sẽ nỗ lực để đảm bảo an toàn du lịch cũng như thiết lập hình ảnh của một Mê Công an toàn và bảo đảm cho khách du lịch nước ngoài. Chúng tôi sẽ cung cấp sự hỗ trợ thích hợp cho những nỗ lực này.

Nhật Bản và các nước khu vực Mê Công cũng sẽ tăng cường hợp tác để bảo vệ các di sản văn hóa trong khu vực. Đây cũng là một tiền đề quan trọng trong việc xúc tiến du lịch và hy vọng rằng tới đây nhiều du khách Nhật Bản sẽ đến thăm khu vực Mê Công như là kết quả của những nỗ lực này.

HIỀN DUNG (lược ghi)


PHỤ LỤC 3:  THAM LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG

TẠI HỘI THẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

          Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long” giới thiệu, trao đổi về tiềm năng văn hoá, nguồn tài nguyên du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch hiện nay. Thảo luận các nội dung liên quan hợp tác phát triển du lịch thuộc khuôn khổ Mê Kông - Nhật Bản; Giới thiệu các dự án đầu tư du lịch, tiềm năng phát triển du lịch và các giá trị văn hoá tại các nước.Hội thảo có 37 bài tham luận (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã in trong quyển KỶ YẾU HỘI THẢO 266 trang) gồm:

-         16 bài về thực trạng và chính sách du lịch Miền Tây

-         31 bài về sản phẩm và những vấn đề liên quan.

Nội dung các bài tham luận giới thiệu chung về các vùng lớn (như Miền Tây, các tỉnh), duy nhất có 1 bài giới thiệu địa phương dưới cấp tỉnh là bài về Gò Công.

Ban tổ chức Hội thảo giới hạn mỗi bài viết từ 4 đến 10 trang. Bài TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG (10 trang) với dàn ý như sau:

1.    Tổng quan:

1.1.        Đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL) – Qui mô phát triển

1.2.        Liên kết du lịch ở ĐBSCL

1.3.        Giao thông

1.4.        Nhân lực

1.5.        Chính sách

2.    Tài nguyên du lịch Gò Công

2.1.        Di tích cấp quốc gia

2.2.        Di tích cấp tỉnh

2.3.        Sản phẩm ẩm thực

2.4.        Du lịch biển

2.5.        Du lịch làng nghề

2.6.        Du lịch lễ hội

2.7.        Hội thi người đẹp

2.8.        Nhà cổ, mộ xưa

2.9.        Du lịch cận Gò Công

2.10.   Du lịch nghe ca

2.11.   Trò chơi truyền thống

2.12.   Du khảo

3.    Kiến nghị

3.1.        Mục tiêu phát triển bền vững du lịch Gò Công

3.2.        Kiến nghị với các nhà quản lý và khai thác du lịch Gò Công

3.2.1. 12 giải pháp về chính sách

3.2.2. 16 giải pháp về tổ chức sự kiện

3.2.3. 10 giải pháp về phương tiện, thiết bị

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Oct/2013 lúc 6:31am


Phượt kiểu... nghỉ dưỡng về Gò Công

Có sông, có biển, có đồng ruộng và những món ngon rẻ để thưởng thức… Đó là những điều bạn sẽ được trải nghiệm ở Gò Công – Tiền Giang

Bạn đang xem bài phóng sự ảnh. Nhấn vào đây để xem dưới dạng trình chiếu ("slideshow")

Không giống như những chuyến phượt đi xa, để tới Gò Công bạn có thể di chuyển bằng xe máy, thậm chí là xe buýt. Từ Sài Gòn theo quốc lộ 50 hướng qua Cần Đước – Long An, tới Phà Mỹ Lợi với đoạn đường chỉ khoảng 40km. Phà Mỹ Lợi chạy khoảng 15 phút sẽ qua tới bờ bên kia, đã thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.

Đoạn đường vừa xuống phà bạn sẽ bắt gặp các chòi bán trái cây chủ yếu là táo và sơ ri. Tại khu vực này người dân trồng khá nhiều hai loại trái cây đó nên giá cả sẽ rẻ hơn ở Sài Gòn. Bạn chạy xe máy thêm khoảng 15km là tới trung tâm Thị Xã Gò Công.

Để đi vào không mất công mất việc, chúng tôi bắt đầu chuyến đi từ 2h chiều thứ 7, khoảng 15h30, đã xuống tới Gò Công. Sau khi nhận phòng khách sạn để bỏ bớt đồ đạc lại, 16h chúng tôi xuất phát theo tỉnh lộ 862 đi Biển Tân Thành cách Gò Công khoảng 15km. Trên đường đi Tân Thành bạn sẽ được dịp thưởng thức hình ảnh đồng quê với những cánh đồng lúa xanh miên man, và những hàng Cây So Đũa hai bên đường.

Cảnh ruộng lúa hai bên đường.
Hàng cây so đũa.
Làng quê.

Ở Biển Tân Thành có một chiếc cầu dài dẫn ra ngoài biển, ngày thường đi được miễn phí, nhưng nếu vào dịp lễ tết, bạn sẽ phải mua vé tham quan. Ở chiếc cầu này đơn giản là đi xa ra phía biển và ngắm nhìn thiên nhiên. Nếu đi trùng những ngày nước rút, bạn có thể đi xuống bãi biển bên dưới với trò chơi yêu thích là cào nghêu.

Gò Công là vùng đất nuôi nghêu nổi tiếng. Ở Tân Thành có các quán ăn sát bờ biển để bạn vừa tận hưởng gió biển vừa ăn hải sản ngon ngọt. Giá cả cũng khá rẻ, ngày lễ Tết có tăng lên chút xíu nhưng không đáng kể.

Biển Tân Thành.
Các quán hải sản ven biển.
Vừa ăn hải sản vừa ngắm biển.
Các loại ốc.
Nghêu hấp xả đặc sản Gò Công.

Sau khi chén một bụng no nê nghêu hấp xả, tôm sắc nướng, sò huyết cháy tỏi… Chúng tôi lại lên xe quay về Gò Công, đón hoàng hôn trên những ruộng lúa xanh mướt.

Hoàng hôn.

Buổi tối ở Gò Công, bạn có thể tiếp tục khám phá ẩm thực. Ngay chợ Gò Công có bán rất nhiều loại trái cây tươi ngon. Để có bữa tối ấm bụng, bạn có thể đến quán hủ tiếu gà ở đường Đồng Khởi. Bạn chạy qua chợ, rẽ phải qua cầu, khoảng 20m bên tay trái, quán ngay bên cạnh tiệm cầm đồ Kim Nhựt.  Hủ tiếu tại đây sợi dai, thịt gà ta chất đầy tô, giá dao động từ 15.000 - 30.000 đồng/bát tùy thuộc khách gọi nhiều hay ít gà cho tô hủ tiếu. Lưu ý là quán chỉ mở buổi tối.

Hủ tiếu gà.

Ngoài ra, sau khi đã ăn hủ tiếu, bạn thể quay lại câu cầu mình vừa đi qua để mua me chín chua chua ngọt ngọt ngon tuyệt. Đây là loại me trồng ở Gò công, không phải me Thái nhập khẩu, giá khoảng 80.000 - 90.000 đồng/kg.

Buổi tối ở Gò Công không có nhiều trò chơi nên bạn có thể tiếp tục hành trình của mình với một chuyến "du ngoạn"... ngay bờ Ao Trường Đua chém gió với các món gà, chim cút nướng phục vụ ven ao.

Ao Trường Đua.

Sáng sớm ở Gò Công không khí rất tốt khiến bạn cảm thấy rất dễ chịu, thư giãn. Để có bữa sáng ngon lành, đủ chất bạn có thể ghé quán Bún Măng Vịt trên đường Thủ Khoa Huân, giá cả cũng hợp lý.

Bún măng vịt.
Quán Bún măng vịt.

Ăn sáng xong bạn có 2 lựa chọn, hoặc vô trung tâm uống cà phê tán gẫu, hoặc mang máy ảnh thong dong chụp hình nhà cổ, nhà thờ. Trung tâm thị xã Gò Công có một điều làm du khách rất thích đó là tuy là khung cảnh phố xá thanh bình, còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà xưa cổ mái ngói, với những hàng cau cao vút. 

Những hàng cau.
Ngôi nhà xưa bỏ hoang trên đường Nguyễn Trãi.
Ngôi nhà xưa gần 100 tuổi số 76 Trần Hưng Đạo.

Ngoài ra có một số địa danh có thể tham quan: Nhà Văn Hóa Gò Công, Đình Trung Gò Công, Mộ Trương Định, Lăng Hoàng Gia…

Đình Trung Gò Công.

Nhà thờ Thánh Tâm.

Gần hết buổi sáng, chúng tôi quay về trả phòng khách sạn và chuẩn bị lên đường về. Sài gòn đón chào vào lúc 16h chiều, vậy là bạn đã có một chuyến đi ngắn thú vị.

(evasong...gmail.com)


http://news.zing.vn/Phuot-kieu-nghi-duong-ve-Go-Cong-post344438.html






mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.145 seconds.