Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: PHIẾM LUẬN / ........ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2013 lúc 8:28pm


Sến già nam

( Đỗ Hồng Ngọc)


Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi:


- Bác muốn kiếm loại nào?

- Nhạc. Nhạc xưa.

Cô đọc vài cái tên gì đó…

- Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không?

- Bác chờ con lấy.

Một lúc, cô mang ra một cái... giỏ, đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD, buộc dây thun từng cọc nói bác lựa đi.

Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: “sến già nam”.


Một đĩa nhạc xưa của ca sĩ Chế Linh được sản xuất trước năm 1965.


Tuần trước, vào một siêu thị ở một tỉnh miền đông nọ tôi thấy nơi người ta bán băng đĩa có rất nhiều rổ đựng các thứ, được phân loại như có rổ phim hành động, phim kinh dị, phim Mỹ, phim Hồng Kông... và đặc biệt có hai rổ ghi: nhạc sến nam, nhạc sến nữ. Tôi định mua vài thứ xem sao, nhưng thấy kỳ kỳ nên thôi. Tuy vậy, tôi cũng học được vài từ mới. Có điều ở cửa hàng này, một cửa hàng bán băng đĩa khá lớn ở thành phố có cách phân loại độc đáo hơn: sến già nam. Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho nam giới “già”!

- Có sến già nữ không cháu? Tôi tò mò.

- Dạ có. Bác kiếm xong sến già nam con đưa sến già nữ ra bác lựa!

Thì ra nam nữ đây không phải khách hàng mà là ca sĩ. “Sến” do “nam” ca sĩ hát cho người “già” nghe thì gọi là... sến già nam,v.v... Tiếng Việt ta thiệt hay! Nhớ lần ra Hà Nội năm xưa, người ta giới thiệu tôi một xí nghiệp có tên là Xí nghiệp Cao Xà Lá. Hỏi “Cao xà lá” là cái gì? Là cao su, xà bông và thuốc lá, gọi tắt cao xà lá!

Tôi vừa tủm tỉm cười vừa lựa đống băng đĩa trong rổ sến già nam, chọn được vài đĩa. Nhiều khi cả đĩa chỉ có một bài ưng ý. Thôi vậy cũng được. Có một bài mình thích là quý rồi! Tôi hỏi còn sến già nữ đâu? Cô bưng ra một rổ sến già nữ nữa và nhìn tôi có vẻ nghi tôi mê cô ca sĩ nào đó của năm mươi năm trước!

“Sến” là gì? Người ta bảo là do chữ Marie sến, tức người giúp việc, người ở đợ, con sen, người nhà quê, ít học. Nhạc sến là nhạc... tầm thường, nhà quê mà các cô gái này thường hát hỏng để trải tâm sự nỗi lòng khi vô công rỗi việc.


Nhiều bạn trẻ cho rằng nhờ “sến” mà nuôi dưỡng được tâm hồn trong một thế giới vô cảm


Đã có những bài báo, những tranh luận sôi nổi về thứ nhạc “sến hay không sến” này.“Sến” mà sao người ta thuộc, người ta khắc cốt ghi tâm? “Sến” mà sao người ta cười người ta khóc?... Gần đây trên mạng, nhiều bạn trẻ “còm” rằng nhờ “sến” mà nuôi dưỡng được tâm hồn trong một thế giới vô cảm, và có bạn còn rất tự hào rằng đã sưu tầm được hàng ngàn bản nhạc “sến” để làm của quý!


Còn tôi, tôi chỉ biết nhạc hay hay dở với mình mà thôi. Hay là thứ làm tôi “rung động sáu cách” (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý)..., còn dở là nhạc “nghe không vô” !

Chiều làng em của Trúc Phương chẳng hạn, với tôi là một bài hay, không chỉ rất lãng mạn “khói lam buồn như muốn ngừng thời gian” mà còn do tác giả viết bài này lúc ở Bình Tuy, quê tôi, cho một cô gái mà tôi có lẽ cũng quen biết.

Anh ơi nhớ về thăm thôn xưa,
Để nghe tiếng ngọt ngào ru bóng dừa

Xa xôi bước người anh lữ thứ
Nhớ thương hoài câu hát chiều làng em..


Còn Mộng ban đầu của Hoàng Trọng làm sao quên được:

Trông em mừng vườn cau

Trái mập tròn xuân mới
Bỗng me cười me nói

Con bé lớn thật mau
Mai mốt mẹ ăn trầu


«Mai mốt mẹ ăn trầu» bây giờ không còn nữa nên đám trẻ không biết là phải rồi. Còn những trái cau «mập tròn xuân mới» cũng khó kiếm! Bây giờ là bưởi, là dưa hấu cả rồi!

Rồi Lối về xóm nhỏ của Trịnh Hưng:

Có những chiều hôm
Trời nghiêng nắng xế đầu non
Nắng xuống làng thôn
Làm cho đôi má em thêm giòn
Lúa đã lên bông
Mắt già tươi sáng thôi chờ mong
Tiếng hò cô gái bên Cửu Long
Mơ rằng mai lúa lên đầy bông...


hay Tình lúa duyên trăng của Hoài An

Quê hương ta đất xưa vốn nghèo
Nhưng giàu tình thương nhau
Biết yêu lúa mầu xa cuộc đời cơ cầu
Gái trai biết làm tròn lời thề khi ban đầu


Tôi không hiểu vì sao những lời ca đầy tình quê hương, đất nước, tình gia đình, tình gái trai «biết làm tròn lời thề khi ban đầu» như vậy mà «sến» được?

Hà Đình Nguyên trong một bài báo về vấn đề nhạc sến đã viết: «... nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu boléro, rumba... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị). Nhưng sẽ thật sai lầm khi quan niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc bình dân này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa (Lam Phương), Hoài thu (Văn Trí), Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên), Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ(Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thương hoài ngàn năm (Phạm Mạnh Cương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ)...»


Sẽ thật sai lầm khi quan niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai


Còn nhà thơ Đỗ Trung Quân có một bài thơ được Vũ Hoàng phổ nhạc rất hay tên Phượng hồng có lần bực mình:"Nói chú đừng giận, bài Phượng hồng phổ thơ của chú sến chảy nước", chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu hip-hop nói thẳng thừng... Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi, không thể chấp nhận nổi có một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý cô bạn gái mà vẫn cứ: "bài thơ còn trong cặp... giữa giờ chơi mang đến lại mang về...". Nhát gái đến thế, "yếu" đến thế thì "sến" là cái chắc. Bây giờ, chỉ cần một cú nhắn tin chớp nhoáng là alê hấp! Ra cà phê hộp ngồi ngay. Yêu à? Tỏ tình à? Đây, nhanh gọn lẹ: "Anh là number one, vừa đẹp trai lại vừa dễ thương...". Không yêu nữa cũng chẳng sao: "thà như thế, thà rằng như thế...". Đỡ lôi thôi, đỡ mất thì giờ, khỏi mang tiếng "sến».

Gần đây nhiều ca sĩ bắt đầu quay về với nhạc «sến» có lẽ để đáp ứng nhu cầu tình cảm của con người trong một thế giới ngày càng vô cảm chăng! Có điều, vì sến... thiếu gốc nên nhiều khi hát sai mà không hay. Chẳng hạn «Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng» trong Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh, có ca sĩ hát ngon lành «đêm chưa qua mà trời sao vội sáng»! Qua chưa với chưa qua khác nhau xa quá! Cũng như «Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em» của Từ Công Phụng mà hát thành «Bây giờ mấy tháng rồi hỡi em?»... thì nguy tai!

Tôi vẫn còn nhớ những đêm ngồi nghe Tuấn Khanh đàn piano dưới chân cầu sắt Đa Kao trong một quán cà phê nhỏ chênh vênh.

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa ...


(xin đừng nhầm với các nhạc sĩ Tuấn Khanh, Hoài An đương thời).

Tôi chắc rồi một hôm nào đó cậu trai 8X kia sẽ tìm đến bản nhạc “sến chảy nước” nọ và rồi 8X sẽ được thay thế bởi 9X, 0X… Rồi sẽ có những người tìm đến sến già nam, sến già nữ như tôi hôm nay cho mà coi!

Không lâu lắm đâu! Hãy đợi đấy!


ĐỖ HỒNG NGỌC (SAIGON 3.3.2013)





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Mar/2013 lúc 8:29pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2013 lúc 4:15pm



Cô Nhi Viện và Viện Dưỡng Lão
Theo bài viết, đây là tự sự một người con lai Mỹ đen, bị mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới sinh, được “ghép hộ” để định cư tại Mỹ, và rồi cũng bị cha mẹ nuôi đuổi ra khỏi nhà. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông được chuyển đến bằng email. Mong ông tiếp tục viết.

Từ xưa đến nay, tôi chưa bao giờ có ý tìm lại cha mẹ. Tôi hiểu rằng những đứa con lai, nhất là lai Mỹ đen như tôi, là những đứa con ngoài ý muốn; hầu như ít khi biết thực sự cha của đứa trẻ là ai.

Tôi bị Mẹ của tôi bỏ sau khi sinh ra mới có 48 giờ ở tại nhà thương. Tôi lớn lên trong cô nhi viện và trốn ra khỏi cô nhi viện năm 13 tuổi, ra giang hồ bữa đói bữa lạnh; sau cùng ghép hộ làm con một gia đình có 4 em 2 trai 2 gái để ra đi sang Mỹ theo diện Con Lai.

Tôi đến Mỹ năm 20 tuổi và đi làm ngay góp phần nuôi 4 đứa em đi học. Sau 18 năm các em 2 đứa là bác sĩ, 2 đứa là kỹ sư; Tôi bị ba má nuôi đuổi ra khỏi nhà vì gia đình sợ mang tiếng với suôi gia nhà trai nhà gái của 4 đứa em tôi. Tôi chưa được đến trường ngày nào trên đất Mỹ.

Mới 40 tuổi mà mắt đã mờ! Tôi đến gặp Bác sĩ gia đình, xin giấy giới thiệu gặp Bác sĩ chuyên khoa để có đốt hay mổ gì thì họ đưa đi hay chữa cho khỏi mất công.

20 năm rồi trên đất Mỹ; nhưng tiếng Mỹ của tôi chưa đầy lá mít,  nên tôi nhờ cô thư ký ở văn phòng bác sĩ gia đình tìm Clinic nào có người nói được tiếng Việt. May sao có clinic lớn mà chỉ đợi có 2 tuần; nhưng lại phải là giờ cuối cùng sắp đóng cửa!

Tôi đến sớm trước giờ hẹn nửa tiếng, đưa giấy giới thiệu cho một bà Mỹ gìa rồi ngồi ở phòng đợi chờ tới phiên. Tôi nhìn quanh coi có ai là Việt Nam mình không, nhưng chẵng thấy ai.  Bệnh nhân lần lần được gọi vào phòng khám rồi ra về gần hết vì sắp đến giờ đóng cửa. Sau cùng thì tôi cũng được gọi tên do một cô gái có nét Việt Nam mà từ nảy giờ tôi chưa hề thấy. Cô ta nói tiếng Anh với tôi từ lúc gọi tên đến lúc bảo ngồi ghế nhìn đọc. Tôi không hiểu rõ hết được nên hỏi cô có nói được tiếng Việt Nam không? Cô ta tỏ ra ngạc nhiên.

- Anh không phải là người Mỹ sao?

- Tôi là người Việt Nam.

- Nhưng Anh đâu có nét nào giống người Việt đâu?

Như biết mình lỡ lời, cô ta nói thêm tiếng “Sorry “.

- Chị không phải Sorry, nhiều người nói như thế mà! Tại tôi giống Mỹ Đen. Chị quê ở đâu ở Việt Nam?

- Ba tôi người Mỹ Tho, Mẹ ở Bình Dương nhưng tôi sinh ra ở Miền Trung, Nha Trang. Anh tôi và tôi đều sinh ở Nha Trang vì cha là Hải Quân  phục vụ ở Quân Trường Nha Trang.

- Tôi cũng sinh ở Nha Trang; nhưng rất tiếc là không biết cha mẹ của Tôi là ai?

- Anh sinh năm mấy? Cô ta vừa hỏi nhưng nhớ lại hình như câu hỏi có hơi thừa. Hồ sơ bệnh của tôi đang để trên bàn nên cô ta nhìn và ngạc nhiên nói:

- Ngày tháng năm sinh của anh giống y như của tôi! Có phải anh sinh ở nhà Bảo sinh Quân đội Nha Trang hay không?

- Đúng rồi, sau cô biết vậy?

- Ba má tôi có kể cho tôi nghe và tôi còn nhớ. Tôi sinh ra lúc 12 giờ trưa thì khoảng 8 giờ tối có một bà nữa sinh một bé trai. Sáng hôm sau, khi cha tôi vào thăm, mẹ tôi nói là bà mẹ sinh tối hôm qua muốn cho con của bà. Ba tôi nói, vậy mình xin, sẵn nuôi luôn có gì mướn thêm người giúp việc có sau đâu. Mẹ tôi nói Mỹ đen đó. Cha tôi nghe vậy, có đến  nhìn thằng bé, rồi trở lại bảo nó cũng không đen lắm, trông rất dễ thương. Nhưng mẹ tôi không đồng ý, nói sợ người ta đàm tiếu. Cha tôi bảo: Anh bất cần thiên hạ. Chỉ cần em chịu là anh xin ngay. Nhưng cuối cùng mẹ tôi không chịu và nói mình đã có một trai một gái đủ rồi.

Thấy tôi chú ý nghe câu chuyện, cô ta nói thêm:

- Nếu anh là Mỹ trắng, có lẽ mẹ tôi đồng ý nuôi anh, và anh đã là em của tôi.

Sau phần làm thủ tục, tôi phải vào gặp bác sĩ chuyên khoa,  khi xong thì cô ta đã về rồi.

Tôi về nhà mà vẫn bị ám ảnh vì câu chuyện do cô y sĩ nhãn khoa kể lại.

Ba của cô ta là người thế nào? Sau ông ta lại có ý tưởng xin tôi để nuôi? Phải tìm gặp ông ta mới được, tôi tự nhủ.

Ít ngày sau, tôi trở lại tìm gặp cô nha sĩ khám bệnh cho tôi hôm trước và xin được gặp Ba của cô ta. Cô ta bằng lòng ngay, viết cho tôi địa chỉ. Nhìn địa chỉ tôi hơi ngạc nhiên với 3 chữ “Viện Dưỡng lão”. Cô ta như đoán biết nên nói:

- Ba của tôi mới được đưa vào Viện Dưỡng Lão hôm tháng rồi.

Ngay Chủ nhật tuần đó, tôi vào Viện Dưỡng Lão xin gặp cái ông đã từng muốn nhận tôi làm con. Nếu tôi là con của ông ta, chắc tôi cũng sẽ như ba đứa con của ông đều tốt nghiệp Đại học cả, vì dù sao những kẻ có lòng tốt không để Tôi thất học.

Tôi chọn cái ghế nhìn được suốt dãy hành lang từ phòng khách đến phòng ăn để dễ nhìn người qua lại bên trong. Một Ông chừng 65 là cùng mặc dù người tôi muốn gặp nay đã 71. Ông ta đi còn nhanh nhẹn lưng không khòm tay chân nhịp đi đúng là người lính nhiều năm trong quân ngũ năm xưa; chẳng có vẻ gì là một cụ già đến độ phải vào Viện Dưỡng lão để chờ chết!

Hình như được con gái báo trước nên ông ta đi thẳng đến đưa tay bắt tay tôi và từ giới thiệu:

- Chú tên là Hùng, cứ gọi tên và gọi Chú cho bớt già hơn là gọi Cụ hay Bác.

Ông ta còn lanh lẹ, tiếng nói còn uy nghi rành rọt không có chút gì run rẩy hay khàn giọng của người già.

Ông ta hỏitTôi dành bao nhiêu thì giờ để gặp ông ta. Tôi nói cả ngày hôm nay cũng được. Ông ta hỏi tôi có uống cà phê và hút thuốc được không. Tôi nói được cả hai.

Ông ta đến nói với người quản lý xin được tiếp tôi ở phòng riêng để mời người bạn trẽ ly cà phe; rồi ông bảo tôi đi theo ông ta.

Theo ông ta về phòng riêng, tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác.

Căn phòng có mùi dầu thơm chứ không khai và hôi như thiên hạ thường nói về nơi người già sống. Cái bàn Computer có cả máy in TV DVD player và Multimedia player với mấy chồng CD và DVD ca nhạc. Ông ta bắt đầu nấu nước pha cà phê phin; vừa làm vừa giải thích đây là cà phê Ý pha với cà phê Ban Mê Thuộc cho có đủ vị đắng và thơm.

Xong hai ly cà phê, ông bảo tôi “Đi, mình ra vườn. Ra bằng cửa này.”  Cửa hông  từ trong phòng riêng của ông mở thẳng ra vườn.  Ông nói, áp phe lắm mới được phòng nầy ăn thông ra vườn để trốn ra ngồi hút thuốc.

Khu vườn thoáng mát, vắng vẻ. Ông lấy ra bao thuốc  Vogue mời tôi một điếu. Đây là loại thuốc điếu nhỏ chỉ bằng phân nửa điếu thuốc thường nhưng dài hơn và nặng hơn. Ông đốt thuốc cho Ông và đưa quẹt gaz cho tôi để tự tôi đốt lấy. Hớp xong hớp cà phê ông hỏi:

- Vừa không Cháu?

- Dạ ngon và thơm lắm, Chú.

- Nào giờ thì cháu muốn biết gì cứ hỏi. Chú nhớ được gì sẽ nói nấy.

- Cháu không có mục đích tìm cha hay mẹ, vì có muốn chắc cũng không bao giờ tìm được mà tìm để làm gì! Chú biết được nhớ được gì cháu cũng muốn biết hết.

- Con trai lớn của chú và con gái đều sinh ở bảo sinh viện Quân đội thành phố Nha Trang. Con gái của chú sinh lúc 12 giờ trưa. Chú bận nên 2 giờ chiều mới vào thăm sau đó đi làm và chiều vào thăm vợ con đến gần 7 giờ thì về. Sáng hôm sau chú vào thăm vợ con sớm trước khi đi làm thì phòng bên có thêm một sản phụ mới. Vợ chú nói bà ta mới sinh lúc 9 tối, nhưng không muốn nuôi nên cho con.

Chú bước sang đứng cửa phòng bên nhìn vào hơi tối nhưng cũng thấy mặt được cháu bình thường như bao trẻ khác nhưng đẹp hơn con gái chú nhiều; vì khi mới sinh con bé của chú trán nhăn ba lằn, giống y như chú, mũi gãy trán cao gần như giồ. Chú trở lại nói với vợ là mình có thể xin đứa bé. Nếu nuôi luôn 2 đứa chú sẽ mướn thêm người giúp việc. Nhưng vợ chú nói “con Mỹ đen đó. Anh không sợ nhưng Em sợ miệng đời. Chú nói, không lẽ sinh đôi mà một đưa con Việt nam còn đứa kia là con Mỹ hay sau mà sợ. Vọ chú nói thôi, nếu trắng nếu trắng em mới nuôi. Chú Sorry với cháu. Tại chú cháu mình không có cái duyên làm cha con với nhau!

Thấy tôi chăm chú nghe nhưng không nói gì, ông kể tiếp:

- Chiều hôm đó Chú vào thăm thì thấy Má của cháu đi lại nhanh nhẹn chứ không nằm liệt như vợ của chú. Mẹ của cháu là người cao lớn, đẹp, coi mạnh khỏe và lanh lợi hơn vợ của chú. Nghe nói mẹ cháu ở đâu ngoài Chu Lai hay Qui Nhơn gì đó vào Nha Trang sinh; Chồng bà ta là Trung Úy Biệt Kích đi hành quân vùng Một ít khi về thăm. Có lẽ Má của cháu làm sở Mỹ có quan hệ trong sở, nên khi có bầu không biết là con của chồng mình hay với ai nên cứ sinh rồi mới tính. Nếu là con Việt thì đem về nuôi mà là con lai thì cho luôn. Sáng hôm sau, khi chú vào thăm thì vợ chú cho biết người đàn bà đó đã bỏ con và rời nhà thương lúc nửa đêm; nên nhà thương giao cháu cho Ban Xã hội của Quân Đội lo. Hầu hết là đem vào Viện Mồ Côi. Chú chỉ biết bao nhiêu đó. Cháu còn muốn biết đìều gì thì cho biết,  nếu chú có thể giải thích thì chú sẽ nói cho Cháu biết.

Tôi nói với ông:

- Chú đã nói ra tất cả những gì cháu thắc mắc. Bấy lâu cháu thắc mắc “Tại sau không muốn sinh con mà không phá thai; sinh ra để bỏ thì sinh làm gi?” nay chú nói cùng môt lúc sống với chồng mà còn phải sống với Mỹ thì làm sao biết con của ai nên cứ phải sinh ra rồi mới tính thì có lẽ là cách giải thích hợp nhứt cho trường hợp của cháu. Cháu hận mẹ hận cha mặc dù cháu không biết họ là ai;  Từ thời thập niên 60 đến 1975  không biết đã có bao nhiêu trẻ mồ côi như cháu.  Cháu hận bà mẹ, hận đàn bà nên đến nay mà cháu vẫn chưa lập gia đình!

Ông ta mồi thêm điếu thuốc và để gói thuốc cạnh tôi ra dấu mời. Tôi xoa tay từ chối trong im lặng. Ông ta đột nhiên cười khá lớn rồi ngó vào mắt tôi hỏi:

- Cháu có biết Viện Dưỡng Lão để làm gì không?

- Thì để cho người già sống.

- Ừ! Cả miền Nam Việt Nam trước 75 chú chỉ biết có một Viện Dưỡng lão ở Thị Nghè gần Xa Lộ Biên Hoà; nhưng cũng chỉ có mấy chục người, gồm những người không nhà, không con cháu không thân nhân mà người ta gọi là tứ cố vô thân. Tại Việt Nam trước đây, hầu hết người già sống nhờ vào con cháu nuôi vì bởi cha mẹ còn trẻ làm nuôi con cháu đến khi gìa thì nuôi lại coi như trã hiếu hay trả công. Xứ tư bản này, mỗi tiểu bang có mấy chục Viện Dưỡng lão. Gìa thì dù có con hay không con, có nhà hay không nhà giàu sang cũng như nghèo cũng đều phải vào Viện Dưỡng lão, bởi lý do con cháu ai cũng bận đi làm, không chăm sóc được.

Ông thở khói rồi tiêp:

- Chú có ba người con, ba cháu nội thì còn quá nhỏ không tính; nhưng cả đời, chưa bao giờ chú để các con của Chú đói lạnh. Sau 75 khổ sở thế nào Con của Chú vẫn không bị ăn độn. Sau đó chú đi vượt biên để được sống tự do và Vợ Con của Chú sang đây bằng máy bay do Chú bảo lãnh.

Ngày xưa chú còn trẻ sinh con bận bịu tại sau chú không gởi vào Viện Mồ Côi để được rảnh đi làm và hữơng thụ cái tuổi hoa mộng của Chú. Bận rộn đi làm lắm khi đói khổ vẫn không bỏ các Con ; nhưng Cháu có biết tại sau Chú còn mạnh khỏe đáng lý chưa đến độ vào đây; thế mà chú lại ở đây! Chú cũng còn là con người biết đủ hỷ nộ aí ố lạc, 71 tuổi là già nhưng Chú chưa mất trí còn tự mình chăm sóc được nhưng Chú bị tai biến mạch máu; Tim ngừng đập nên xe cứu thương đưa vào bệnh viện. Từ bệnh viện có thể đưa trực tiếp người già vào viện dưỡng lão ít có xét hồ sơ hay phỏng vấn phiền toái coi thực sự gìa lú lẫn hay chưa như trường hợp ở nhà muốn gởi vào Viện Dưỡng lão.

Người già nào hay nói ra người trẻ cũng lắm khi quên tắt lửa lò bếp hay quên chìa khóa hay quên bóp; nhưng gìa mà bị tố là có lắm cái quên như thế thì bị kết tội là “lú lẫn.” Chú bị đưa thẳng vào Viện Dưỡng lão trong trường hợp nầy cho dễ hơn nếu sau nầy chú về nhà thì khó có được sự dễ dàng để vào đây nên các con của chú tố chú lú lẫn để bỏ luôn chú vào đây một cách dễ dàng sớm hơn dự định của Chú.

Có con nhưng chúng bận rộn đi làm chúng có đời sống riêng nên không chăm sóc cho cha mẹ già được. Cháu thấy lý do nầy hợp lý chứ?

Nghe ông hỏi, tôi không biết trả lời ra sao. Ông tiếp tục châm thuốc, tiếp tục nói, vẫn với giọng tỉnh queo:

- Tuổi trẻ chú bận vừa đời lính lại khi VC chiếm Miền Nam thì cơ cực lầm than dễ gì đủ ăn no lòng; sao chú khờ dại không bỏ con mà chạy lấy thân để vui cuộc đời Việt Kiều đôc thân. Tại sao phải thí mạng vượt biên rồi còn bảo lãnh con, nuôi con cho nên người để rồi các con cũng có thời tuổi trẻ bận như mình. Chúng bỏ mình nhưng ngày xưa mình lại không biết bỏ chúng. Cháu biết tại sao không? Là tại mình ngu.

Ông ta cười lớn nhưng sao cái cười quá chua chát:

- Cháu về bỏ hết, quên hết đi cái đời mồ côi của cháu đi mà vui sống. Vì cháu nên người ta mới lập  “Viện Mồ Côi.” Và cũng vì có chú nên người ta mới lập “Viện Dưỡng lão.”

Lời an ủi của người từng có ý định làm cha nuôi của tôi làm tôi thấy mềm lòng. Nhìn ông, người cha bị con cái thành đạt bỏ vô viện dưỡng lão, tôi thật cũng muốn nói điều gì đó an ủi ông, nhưng không biết phải nói ra sao.

Trần Thiện Phi Hùng

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2013 lúc 8:10pm

Bàn về việc nhậu

Nguyễn Hữu Trí


'Đàn ông không nhậu thì về mặc váy với vợ'


Đâu phải giá trị của thằng đàn ông được chứng minh thông qua số lít rượu anh ta uống, số lon bia anh ta có thể cho vào bụng mà chua xót hơn tôi nhận ra giá trị của con người bị mất đi khi ngồi vào những cuộc nhậu như thế.

Tôi đã bỏ nhậu. Nhiều người sẵn sàng bỏ vợ, bỏ con, bỏ cả gia đình, sự nghiệp chứ nhất quyết không bỏ rượu. Vậy tại sao tôi bỏ rượu bia?

Vì tôi thấy văn hóa nhậu của người Việt Nam mình quá dở, dở lắm lắm nhưng đến giờ tôi mới nhận ra, hoặc có thể tôi nhận ra lâu rồi nhưng vẫn u u mê mê không để ý.

Văn hóa nhậu ở Việt Nam: đã ngồi vào bàn là phải uống, mà đã uống là phải 100%, phải kiệt ly, phải cạn ly, phải theo bàn, phải ôm chai... Nói chung là phải hết mình, ai không theo được như vậy hoặc lên tiếng không uống sẽ bị phán không nhiệt tình, không hết mình, không có tình cảm với anh em, coi thường bạn bè, nặng hơn thì không phải là đàn ông...

Tôi đã từng chứng kiến một người bạn đi du lịch cùng cơ quan tôi. Đến bữa ăn, mọi người dùng bia, anh ấy nói không uống được bia rượu và xin dùng nước ngọt. Ngay lập tức một đồng nghiệp lớn tuổi trong bàn phán một câu không nể nang gì: "Uống nước ngọt hả, vậy đi về mặc váy với vợ cho rồi".

Tôi nghe mà sượng cả mặt, sao lại có thể nặng lời với nhau đến thế trong bữa ăn? Bạn tôi bị mất mặt giữa chốn đông người, anh ăn uống qua loa và rút nhanh ngay sau đó. Tôi nhìn đồng nghiệp lớn tuổi, khả kính mà ái ngại thay.

Riêng tôi trước đây tôi cũng có quan niệm gần gần như thế, không đến mức cực đoan nhưng tôi cũng đánh giá những người không uống hoặc uống không nhiệt tình là không hết mình với anh em và có chút gì đó coi thường họ.

Nhưng hỡi ôi, sau khi hết mình với anh em, nhiệt tình với bạn bè thì giá trị đàn ông nằm ở đâu? Câu trả lời chắc chắn rằng không phải nó nằm ở số lít, số chai, số lon mỗi người uống được, mà nó vỡ như bọt xà phòng khi còn đó là những thân xác tàn tạ, nói năng loạn xạ không ra một trật tự nào, đi đứng liêu xiêu.

Tôi chỉ bàn về việc nhậu nhẹt của đàn ông, còn phụ nữ nhậu nhẹt say sưa thì tôi khỏi nói. Từ đàn ông mà quy chiếu ra và cộng thêm chút chút nữa các bạn cũng có thể thấy được.

Một câu chuyện khác của tôi. Trong một dịp tổng kết cuối năm, chúng tôi đi ăn uống tại nhà một người bạn và tất nhiên không thể thiếu nhậu - một phần tất yếu của cuộc sống mà. Sau khi trải qua khoảng sáu tiếng đồng hồ chinh chiến, mỗi người "nốc" (uống) khoảng 10–12 lon bia, riêng tôi thú thực là bình thường chỉ uống được 4 lon mà thôi.

Để đủ sức ngồi lại với anh em cho đến lon thứ 12 tôi đã phải vào WC hai lần, tống hết tám lon bia cùng toàn bộ những gì có trong dạ dày đi để lấy chỗ uống tiếp. Cũng nhờ vậy mà tôi trụ lại được đến cuối cùng. Một số khác không may mắn (hoặc có thể là may mắn) không thể trụ nổi đã gục trên bàn, tay vẫn ôm lon bia một cách lưu luyến không buông. Một người thì vào ôm WC cố thủ quyết không ra.

Chiến trường la liệt những lon đã hết được rải khắp phòng, mùi bia xông lên nồng nặc, trên bàn ngổn ngang thức ăn thừa và cả bia thừa nữa. Số còn lại quyết định đi uống tiếp. Vừa bước ra cửa, một anh bạn của tôi nôn thốc nôn tháo ngay trước mặt mọi người, tôi nhìn thấy chợt tỉnh cả người và quyết định đi về.

Trước đây cảm nhận của tôi về anh bạn này rất tốt, rất nể, rất có uy tín một người uống rất khỏe. Nhưng nay ấn tượng của tôi với anh mất hết, tôi thấy anh rất bình thường. Hình ảnh của anh trong tôi là một người bệ rạc, vì sao lại đến nỗi như thế, vì ai các bạn cũng rõ, câu trả lời chính là vì rượu bia.

Sau khi say xỉn đến độ không biết gì như thế bao nhiêu hệ lụy xảy ra, không kiểm soát được chính mình, không kiểm soát được hành động lời nói, hàng xóm láng giềng hết tình hết nghĩa, bạn bè, anh em không nhìn mặt nhau, vợ chồng lục đục, bạo hành gia đình, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội...báo đài đăng liên tục, ngày nào cũng thấy, càng kể ra càng thấy sợ.

Chỉ có người trong cuộc như tôi mới thấm thía, mới cảm nhận, mới trải nghiệm đầy đủ sự quá tải của việc nhậu. Và cuối cùng tôi nhận ra rằng không cần thiết phải nhậu mới chứng tỏ giá trị của một người đàn ông mà theo như nhiều người nói là "nam vô tửu như kỳ vô phong". Theo tôi, câu nói này xưa rồi, giá trị đã lỗi thời mất rồi.

Vì sao người Việt Nam nghèo mãi vẫn nghèo? Có rất nhiều lý do nhưng theo tôi một trong những lý do rất quan trọng không thể không kể đến đó là do người Việt Nam lãng phí quá nhiều. Lãng phí tài nguyên, lãng phí con người và lãng phí cả bia, rượu nữa.

Không lãng phí sao được khi cố gắng uống càng nhiều càng tốt rồi sau đó tống ra càng nhiều càng tốt. Mà một lon bia có giá trị bằng khoảng một kg gạo.

Một cuộc nhậu ở trên tôi đã dùng hết 12 lon bia, tương ứng với tôi đã dùng khoảng 12 kg gạo. Rồi sau đó tôi tống hết ra ngoài gần 8-9 kg. Vậy là tôi đã lãng phí như thế đấy.

Giả sử nếu tôi không nôn thì số bia đó cũng ra sức tra tấn lục phủ, ngũ tạng của tôi đến mức đầu đau như búa bổ, tim đập loạn xạ, huyết áp tăng, thận và phổi làm việc hết công suất và chắc chắn cái dạ dày tội nghiệp của tôi phải oằn lưng chịu trận (lãng phí sức khỏe và tuổi trẻ).

'Văn hóa nhậu' là con sâu, là căn bệnh trầm kha. Nó cắn nát đi nhân cách, trí tuệ, của cải của người dân Việt Nam. Nó cắn nát thuần phong, mỹ tục của chúng ta nó làm cho hình ảnh của người Việt Nam xấu đi rất nhiều trong mắt bạn bè quốc tế, làm họ coi thường chúng ta.

Khi nói đến đây tôi đã dừng lại rất lâu và suy ngẫm, chính nó càng củng cố hơn nữa quyết định bỏ rượu bia của tôi. Giờ tôi mới cảm thấy khâm phục những người không uống rượu bia, và từ chối không uống rượu bia.

Tôi nhớ lại ngày xưa khi mình còn nhậu, nhớ nụ cười của họ. Tôi từng nghĩ là họ ngại nên cười trừ nhưng không phải vậy, giờ tôi mới cảm nhận được lúc ấy họ cười là cười những người u mê như tôi, lao vào rượu bia như con thiêu thân.

Thực sự để có được quyết tâm, ý chí để từ bỏ rượu bia là rất khó, nhưng giờ đây tôi sợ quá, nghe đến nhậu nhẹt là tôi sởn cả gai ốc. Tôi phải bỏ thôi, bỏ tiệt nhậu nhẹt. Ai có bĩu môi cười tôi tôi cũng bỏ, ai có chê tôi tôi cũng bỏ, ai có nói ngược nói xuôi tôi cũng bỏ.

Vì tôi biết có bỏ nhậu nhẹt triền miên tôi mới có cuộc sống bình yên, bỏ nó tôi mới có trí tuệ minh mẫn, và trên tất cả bỏ nó tôi mới có gia đình hạnh phúc.

http://danluan.org/tin-tuc/20121003/...mac-vay-voi-vo

 


mk
IP IP Logged
onguyenvan1952
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 01/Apr/2013
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote onguyenvan1952 Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2013 lúc 11:01pm
IP IP Logged
onguyenvan1952
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 01/Apr/2013
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote onguyenvan1952 Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2013 lúc 2:14am
On và Thong Lo cùng 1 khóa hồi trước ở trọ chung nhà anh Phi sát nhà Thong lo mới vào diển đàn nên chưa quen từ từ học hỏi
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2013 lúc 11:01pm


BÁN CHỒNG CHO BẠN


Nàng không ngủ được, câu chuyện nàng nghe hồi sáng cứ vang vọng mãi trong đầu, hành hạ nàng. Quay sang thấy anh vẫn thở đều, giấc ngủ ngon với gương mặt đầy toại nguyện.  Nàng cố dằn để không đánh thức anh dậy nửa đêm hỏi cho ra lẽ.  Kinh nghiệm của người phụ nữ nhạy cảm và từng trải dạy cho nàng biết sự điềm tĩnh và thận trọng không bao giờ thừa. Dạo này công việc làm ăn gặp nhiều trục trặc đã khiến nàng trở nên lơ là gia đình, có lẽ đây là cái giá nàng phải trả cho sự tham vọng của phụ nữ, nàng đã quá chủ quan và đặt niềm tin không đúng chỗ.
Nàng đã từng rất tự hào vì có một người chồng luôn ủng hộ sự nghiệp của mình,không đòi hỏi ở nàng trách nhiệm quá cao trong việc làm vợ.  Nàng không thể thường xuyên nấu cho chồng những bữa cơm ngon, không thể mỗi tuần cùng chồng về thăm ba mẹ hai bên, không thể có những ngày lễ lãng mạn để ngủ nướng và cùng nhau ăn sáng trên giường, nhưng nàng đã cố gắng rất nhiều để gia đình được no đủ, để họ hàng hai bên được chăm lo chu đáo và hơn hết là để chồng nàng chuyên tâm nghiên cứu.  Nàng không muốn chồng nàng vì mưu sinh mà bỏ phí tài năng và đam mê trong góc phòng thí nghiệm. Anh đã từng nói rất biết ơn nàng vì điều đó. Lẽ nào nàng đã sai?
Nàng may mắn có một cô bạn gái thân thiết như chị em ruột từ những ngày ấu thơ. Bạn nàng khôn ngoan lanh lợi, sớm thành đạt và có một người chồng giàu có dù đôi khi nàng thấy những tia buồn trong mắt bạn khi nghe cô tâm sự về cuộc hôn nhân không có tình yêu. Họ hiểu nhau, tin nhau, trong lúc việc kinh doanh sa sút chính cô bạn thân đã không ngần ngại cho nàng mượn một số tiền lớn mà không cần thế chấp. Và cũng chính nàng đã là bờ vai, là chỗ dựa, là nơi trút lòng, sẵn sàng bỏ buổi họp để bên cạnh bạn khi cuộc hôn nhân thiếu tình yêu kia có dấu hiệu rạn nứt. Lẽ nào nàng đã sai?
Đôi ba tin đồn ác ý về mối quan hệ mập mờ giữa hai người nàng hết sức tin tưởng đến tai nàng cũng chẳng mảy may nghi ngờ. Nàng vẫn biết thói đời thêu dệt nhiều chuyện oái oăm, con người ta luôn thấy chút gì đó thích thú trước những bất hạnh của đồng loại. Tuy nhiên nàng cũng thừa nhạy cảm và đủ thông minh để thiết lập một hàng rào bảo vệ hạnh phúc của chính mình.
Những câu chuyện vu vơ về mối quan hệ ngoài luồng của ai đó. Những tâm sự đàn bà về người chồng đầu ấp tay gối. Những tín hiệu ngầm như cảnh báo. Những khẳng định chắc nịch của lòng tin về sự chung thủy và cả những tia quan sát ngấm ngầm sẵn sàng chặn đứng mọi tội lỗi có thể.
Nàng đã chu đáo, đã cẩn thận, đã tự tin như thế. Lẽ nào nàng đã sai?  Nàng nhìn hai con người trước mặt mình, hai con người nàng đã yêu thương tin tưởng biết dường nào, nay bắt tay cùng nhau phản bội nàng.
Cuộc gặp gỡ ba người mà nàng cố tình sắp xếp khiến cho đối phương không dấu kịp sự ngỡ ngàng. Nàng thấy lòng hơi hả hê khi nhận ra vị trí phán xét của mình trước hai con người tội lỗi không dám nhìn thẳng
vào mắt nàng. Họ không nhìn nàng và cũng không dám nhìn nhau. Nàng đã hồi hộp chờ đợi giây phút này, để tuôn ra muôn ngàn lời chì chiết chửi rủa thậm tệ, nàng nghĩ ra tất cả những câu đau đớn nhất có thể, nàng biết rõ từng điểm yếu của đối phương vì đã có thời nàng coi họ là máu thịt của chính mình. Nàng có thể giết họ, chỉ bằng một câu nói.  Vậy mà giờ đây, nàng không thể thốt nên lời, nàng nhìn họ đăm đăm rồi vội quay đi, cố ngăn không cho những giọt nước mắt trào ra. Không được khóc, nàng tự nhủ, mình không được khóc. Chính họ mới là người phải khóc vì đã phản bội mình. Lòng kiêu hãnh giúp nàng ngẩng mặt lên ngạo nghễ. Họ cất lời xin lỗi càng khiến nàng thêm tức giận. Đồng thanh
đồng khí làm sao!
- Tại sao lại là hai người? – nàng hỏi mà không mong một câu trả lời- hai người thèm nhau tới thế sao?
- …!
- Dù sao đây cũng chẳng phải chuyện tốt đẹp gì. Tôi cũng không muốn làm to chuyện để mọi người cười chê, chúng ta nên giải quyết trong nội bộ ba người thôi.
Nàng nhếch môi cười khi bắt gặp cái thở phào dù rất khẽ. Dám làm mà còn sợ người ta biết, hèn thế!
- Nếu em mở lòng tha thứ, chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đầu như không có chuyện gì xảy ra, anh hứa sẽ…
Nàng giơ tay ngăn chồng nói tiếp
- Em sẵn sàng để hai người đến với nhau mà tận hưởng hạnh phúc! Cứ yên tâm!
- Không, mình không…!
Nàng lại trừng mắt khi cô bạn vừa mở lời. Trong lúc này, nàng mới là người được quyền lên tiếng và quyết định chứ không phải họ. Bất kỳ câu nói nào phát ra từ hai cái miệng đáng ghét kia cũng có nguy cơ làm cơn giận trong lòng nàng bùng nổ.
- Đổi lại chúng ta có một thỏa thuận – nàng nhìn cô bạn đang ủ dột cúi đầu – cậu đã cho mình mượn năm trăm triệu cách đây ba tháng. Mình là người sòng phẳng và không muốn nợ nần ai, nhất là với cậu, cho nên mình bán anh ta cho cậu để trừ nợ. Cậu lấy anh ta và chúng ta không còn nợ nần gì nhau.
- Em! Sao em có thể…?
- Tại sao không? Điều kinh tởm nhất là ngoại tình với bạn vợ anh còn làm được thì anh có quyền gì mà trách móc ai? Đúng, tôi bán anh cho cô ta đó, năm trăm triệu là quá tốt rồi chứ con người anh thực ra không đáng một xu. Tuy nhiên cô ta thèm khát anh như vậy thì bỏ năm trăm triệu ra lấy anh về mua vui chắc cô ta chẳng tiếc đâu, đúng không?
Nàng nhìn hai gương mặt tái xanh vì hổ thẹn và bị xúc phạm, biết mình đã đánh đúng chỗ yếu nhất. Trái tim nàng có giây lát sung sướng hả hê.  Hai con người trí thức, tự tôn và hiểu biết kia, câu nói của nàng còn đau đớn, nhục nhã hơn vạn lần xỉa xói chửi rủa mỉa mai. Nàng xách túi đứng lên, nhìn hai người ngồi đó bằng ánh mắt khinh bỉ nhất mà nàng có thể.
- Thế nhé, nếu có ai quen hỏi thăm tôi sẽ nói ngắn gọn là bán chồng cho bạn thân với giá năm trăm triệu, còn những việc khác hai người muốn giải thích thế nào thì tùy, tôi không quan tâm, từ nay chúng ta
không còn bất cứ quan hệ nào với nhau nữa. Chúc may mắn!
Nàng kiêu hãnh quay bước đi, biết chắc hai người ngồi lại sẽ vì câu nói của mình mà không thể yên ổn. Đối với nàng đây mới thực sự là đòn trừng phạt đáng giá.  Nàng dắt xe, nổ máy, cố giữ cho tay mình bớt run rẩy. Trong sự thích thú hả hê khi làm cho đối thủ kinh hãi, nàng nhận thấy cả nổi đau ngấm ngầm mà giờ đây chỉ còn riêng với mình, nàng cảm nhận nó trào sôi dữ dội. Nàng đeo khẩu trang, đeo kính, mặc áo khoác, che đậy mình thật kỹ và chạy đi. Dưới lớp bọc kín đáo, nỗi đau vùng lên thổn thức và nước
mắt nàng không ngừng tuôn rơi. Trong dòng người hối hả trên đường, không ai hay có một người đang dấu gương mặt đầm đìa sau lớp khẩu trang. Nàng lướt đi như trôi vào cõi mộng du.
Sân bay Tân Sơn Nhất một ngày nhiều gió, người đàn bà trung niên quấn lại chiếc khăn quàng cổ, dõi mắt nhìn trời xanh như tìm kiếm một hình ảnh quen thuộc, một mảnh trời quê mà bà nghĩ có lẽ suốt đời mình chẳng bao giờ gặp lại. Đã hai mươi năm kể từ ngày bà rời bỏ quê hương, mang theo trong tim nỗi đau như cắt và cả lòng tin đã vụn vỡ, hy vọng xứ người xa lạ có thể làm hàn gắn một vết thương. Nhưng người đàn bà càng thành đạt bao nhiêu càng thấy lòng mình nhức nhối bấy nhiêu vì vết thương tưởng chứng như hóa thạch vẫn thầm âm ỉ trong tim. Sống trong nỗi giận hờn đau đớn suốt hai mươi năm, một ngày chợt nhận ra tóc đã bạc màu, môi thôi thắm tươi và mắt đã hằn những vết thời gian, lại chợt thèm quay quắt trở về, trở về để thứ tha, để quá khứ không còn hành hạ đêm đêm, để tìm cho mình phút bình an cuối cuộc đời. Tha thứ cho người và cho cả chính mình.
Căn nhà nhỏ hơn bà nghĩ, giản dị đến không ngờ. Trước sân trồng bụi hoa nguyệt quế xum xuê, loài hoa mà bà vẫn yêu thích. Bà hít một hơi rồi nhấn chuông, lòng không dưng hồi hộp kỳ lạ. một người phụ nữ gầy gò khắc khổ bước ra mở cửa, họ nhìn nhau, sững sờ, ca nước trên tay chủ nhà rơi xuống vang một tiếng khô khốc.
Họ ngồi trong phòng khách, đã hai mươi phút trôi qua mà vẫn chưa ai cất nên lời, ngập ngừng bà hỏi một câu khách sáo
- Hai người vẫn khỏe chứ?
- Tôi vẫn khỏe, nhưng ông ấy thì…
Chủ nhà ngập ngừng đưa mắt nhìn vào nhà trong
- Ông ấy bệnh à?
- Ông ấy đột quỵ, nằm một chỗ đã năm năm nay rồi!
- Vậy ư? Ông ấy vốn rất khỏe mà. Hai người thay đổi nhiều quá, suýt nữa tôi không nhận ra.
- Còn bà vẫn đẹp như xưa, thậm chí còn đài các hơn rất nhiều, thời gian có vẻ như không làm ảnh hưởng tới bà mấy. Chắc bà sống rất hạnh phúc?
- Hạnh phúc? Nếu tôi thật sự hạnh phúc liệu hai người có thấy thanh thản hơn không? Hai người cũng đang rất hạnh phúc cơ mà.
Bà chủ nhà giật mình trước cái nhìn của vị khách, bà thu người trong cái ghế, thân hình gầy ốm càng có vẻ teo tóp lại trước vẻ tự tin và ánh mắt nhiều hàm ý kia.
Mất một lúc lâu bà chủ nhà mới lên tiếng
- Chúng tôi không hạnh phúc như bà nghĩ đâu. Ngày đó, sau khi bà bỏ đi, chúng tôi đã sống những ngày thật kinh khủng dưới sự lên án và dè bỉu của những người thân quen. Chúng tôi có lỗi và phải chịu hình
phạt. Nhưng hình phạt lớn nhất, kinh khủng nhất không phải là cái nhìn của dư luận mà chính là câu nói sau cùng của bà : “bán chồng cho bạn với giá năm trăm triệu!”. Câu nói đó ám ảnh hai chúng tôi đến tận bây giờ.
- Tôi không nghĩ sau việc làm của hai người thì còn có điều gì khiến hai người phải e ngại!
- Thật ra mối quan hệ của chúng tôi chỉ là một phút không kiềm chế mình. Tôi không phải là thanh minh! Nhưng chúng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ đến với nhau, nhất là ông ấy, ông ấy vẫn rất yêu bà và chưa bao
giờ có ý định bỏ bà cả.
- Nhưng rốt cuộc hai người vẫn đến với nhau!
- Phải, có lẽ vì chúng tôi quá cô đơn và cùng chịu chung một nỗi dày vò. Điều đó đã đưa chúng tôi đến gần nhau hơn, chứ không phải là tình yêu. Chúng tôi sống cùng nhau để động viên nhau, an ủi nhau, cùng nhau chờ đợi…
- Chờ đợi điều gì?
- Sự tha thứ của bà!
- Thật khó tin!
- Phải, có lẽ bà không tin, nhưng hơn hai mươi năm sống chung chúng tôi trên danh nghĩa luật pháp vẫn không phải là vợ chồng. Chúng tôi không có giấy hôn thú, ông ấy không muốn đăng ký kết hôn vì đối với
ông ấy bà là người vợ duy nhất! cuộc sống của chúng tôi thật chẳng dễ dàng. Ông ấy không còn đam mê nghiên cứu, công việc của tôi cũng gặp khó khăn, có lẽ đó là quả báo. Chúng tôi ở chung một nhà, ăn chung một mâm cơm, ngủ chung một giường và cùng chung một người để nghĩ đến.
Chúng tôi không dám nhìn vào mắt nhau, không dám ôm nhau ngủ, thậm chí không dám cả việc có con, tất cả chỉ vì nỗi ân hận và sợ hãi dày vò.  Chúng tôi cô đơn và mệt mỏi, tận cùng, như một cái giá phải trả. Năm năm trước ông ấy đột quỵ, nằm liệt một chỗ, nói năng cũng trở nên khó khăn, vậy mà ông ấy vẫn luôn gọi tên bà. Chúng tôi luôn cầu mong một ngày nào đó bà quay về và tha thứ cho chúng tôi.
Người đàn bà ngồi nghe, lặng người, tâm trí hoang mang. Lẽ ra bà phải thấy thích thú, hả hê lắm khi chứng kiến cộc sống thương tâm của hai người đã từng hủy hoại lòng tin yêu trong bà. Vậy mà giờ đây, trước người đàn bà một thời bà căm hận, bà chỉ thấy một nỗi xót xa không nói nên lời.
- Bà cho tôi vào thăm ông ấy!
Bà không dám tin vào mắt mình nữa, hai mươi năm, hai mươi năm làm người ta thay đổi đến thế này ư? Nằm bất động trên giường là một người đàn ông gầy gò, già nua và mỏi mệt. Bà không dám tin đây chính là người đã từng là chồng mình, đã từng là người đàn ông bà hết mực yêu thương, đã từng là người đàn ông làm bà đau đớn vì yêu và hận suốt mấy chục năm trời.
- Ông có nhận ra ai đây không?
Đôi mắt người đàn ông nhìn bà thật lâu, cái nhìn ban đầu vốn lãnh đạm phút chốc trở nên thảng thốt
- Yến… Yến!...em Yến, …vợ…vợ anh!
Người đàn ông lắp bắp, khuôn miệng méo xệch, những âm từ rời rạc vang lên, vội vã, vui mừng lẫn tủi hổ. Bà nhìn ông, bật khóc. Bà bước tới, nắm bàn tay giơ ra chờ đợi, bà căm giận ông, nhưng muôn ngàn lần không muốn ông phải khổ sở thế này. Đôi mắt người đàn ông ầng ậc nước, cái nhìn dán vào mặt bà như tìm kiếm, van nài, cái nhìn khẩn khoản đầy hy vọng.
- Đừng…đừng…bán …anh!
Bà sửng sờ nhìn ông nghe lòng nghẹn đắng. Trời ơi, hóa ra câu nói của bà đã ám ảnh ông đến tận bây giờ. Thốt nhiên bà thấy ghê sợ chính mình, bà thấy mình cũng độc ác, cũng hèn hạ, cũng nhẫn tâm, thậm chí nỗi đau bà gây ra cho đối phương còn kinh khủng gấp mấy lần. Tại sao, tại sao khi đó bà lại nói ra câu nói độc địa đó? Phải chăng vì lời nói tàn nhẫn đó mà chính bản thân bà suốt hai mươi năm vẫn không được một ngày vui vẻ?
- Tha…tha thứ…cho anh!
Ông vẫn lắp bắp nói, ông có lẽ nuốn nói rất nhiều, phải chi ngày đó bà cho ông một cơ hội lên tiếng, bà đã để cơn giận lôi mình đi quá xa.
Nước mắt ông vẫn ứa ra làm hai người đàn bà nghẹn ngào tức tưởi không thốt nên lời.
- Ông ấy vẫn còn rất yêu bà! Ông ấy và cả tôi nữa đều mong nhận được sự tha thứ từ bà, có vậy chúng tôi chết mới nhắm mắt được.
- Khi tôi quay về đây là tôi biết mình cần phải làm gì. Bản thân tôi mang nỗi căm hận trong lòng cũng chưa từng có một ngày được sống yên ổn. Tôi tha thứ cho hai người, và tôi cũng muốn tha thứ cho chính
mình. Chúng ta đều đã già, hãy sống những ngày còn lại thật vui vẻ.  Những hỉ nộ ái ố của cuộc đời đã không còn dành cho chúng ta nữa rồi.
Bà quay sang ông, dùng tay lau đi những giọt nước mắt đang ứa ra trên gương mặt nhăn nhúm vì xúc động của người bà một thời yêu thương, và nở một nụ cười nhẹ nhàng.
- Em đã tha thứ cho anh từ rất lâu rồi! tha thứ cho cả hai người! anh và cô ấy!
Người đàn ông gật gật đầu, môi nở một nụ dẫu méo mó nhưng đầy sức sống, nước mắt vẫn cứ chảy ra, chảy ra không sao ngăn lại.  Người đàn bà rời khỏi căn nhà đơn sơ sau buổi trùng phùng. Bà chủ nhà bịn rịn tiễn chân, lúc quay vào nhận ra trên bàn một phong bì trắng.
Có một lời nhắn gửi lại: “ đây là năm trăm triệu ngày xưa bà cho tôi mượn, tôi xin trả lại đồng thời rút lại lời nói khi đó, tôi không bao giờ bán chồng cho bạn với giá bao nhiêu đi nữa. Mọi chuyện đã xảy ra xin hai người hãy quên đi để cả ba chúng ta có thể có những ngày cuối đời thanh thản!
thân ái.
Bạn gái thân của bà: “Phi Yến.”


thuy van




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 11/Dec/2013 lúc 11:02pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2013 lúc 2:12am

ĐẶC SẢN : Phiếm Luận của BÙI BẢO TRÚC

 

Tôi không thích chữ "đặc sản", vì danh từ này, từ nhiều năm nay, đã bị đem ra dùng một cách hết sức bừa bãi ở trong nước cũng như ở những nơi ngoài Việt Nam.

Thí dụ mấy tiệm ăn ở Mỹ thì không thể dùng hai chữ "đặc sản" với những món trong thực đơn của tiệm. Món bánh tôm với khoai mua ở chợ Mỹ, tôm từ Louisiana, rau thơm của Florida chở lên thì làm sao có thể gọi đó là đặc sản Hà Nội được?

Phải là sản phẩm đặc biệt của một vùng nào đó mà những nơi khác không có thì mới có thể gọi là đặc sản. Cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, cá rô Đầm Sét, bưởi Đoan Hùng, mận Đà Lạt… Ở Mỹ thìlobster của Maine,clam chowder của San Francisco… thì mới là đặc sản.

Tuần qua, một tờ báo trong nước có đăng một bài viết về một chuyện xẩy ra cho một người đàn ông ở Sài Gòn. Ông cho biết ông là người Hà Nội nhưng đã đi Sài Gòn nhiều chuyến. Những chuyến đi Sài Gòn đó đều tạo những cảm tưởng khó quên về thành phố này. Trong chuyến đi gần đây nhất, ông đã gặp một chuyện diễn ra ở ngay trên một con đường của thành phố miền nam khiến ông suy nghĩ mãi. 

Ông kể hôm ấy, đang đi ngoài đường thì ông thấy một thiếu nữ đi trước ông làm rơi một vật gì đó. Ông gọi cô và nhắc cô nhặt lên. Cô thiếu nữ tuổi khoảng 15 hay 16 tuổi nhặt món đồ cô làm rơi, và sau đó, cô khoanh tay cúi đầu nói với ông "Cám ơn chú" rồi mới đi. Nghe câu cám ơn của cô, ông sững sờ, ngạc nhiên hết sức. Việc ông giúp cô chỉ là chuyện nhỏ, có vậy thôi, thế mà cô đã lễ phép khoanh tay, cúi đầu, cám ơn ông. Ông cho biết hành động của cô gái làm ông vô cùng kinh ngạc. Ông không quen với hành động ấy. 

Ông không thường gặp chuyện như thế đã lâu. Một hành động không đáng gì từ phía ông đã khiến ông nhận được một câu cám ơn, một hành động khoanh tay, cúi đầu lễ phép của cô gái Sài Gòn. Ông tưởng nhiều lắm, một ánh mắt biết ơn từ phía cô gái nhìn ông cũng đã là tử tế lắm rồi. Nhưng ông nhận được từ cô một câu cám ơn. Lời cám ơn từ một thiếu nữ trẻ trên một con đường ở Sài Gòn. 

Ông chợt nhớ tới lối ăn nói mất dậy đầy những tiếng chửi thề tục tĩu mà ông đã nghe rất quen ở Hà Nội giữa đám học sinh với nhau. Mấy tháng trước, một bản tuyên ngôn của một nữ sinh đưa ra những lời lăng mạ thậm tệ nhắm vào một cô giáo sau khi nữ sinh này bị kỷ luật ở trường. Đoạn video được đưa lêninternet và nhận được rất nhiều phản hồi mà gần hết là những ý kiến tán đồng hành động vô lễ và vô giáo dục ấy. Những hình ảnh nữ sinh đánh nhau ngay ở trong lớp, xé quần áo của nhau, chửi bới thô tục được bạn bè thu lại bằng điện thoại di động và đưa lên mạng, luôn cả mộtvideo clip của một nữ học sinh chửi bới cha mẹ vì bị gia đình cấm đoán vài ba chuyện cũng được chiếu cố và hưởng ứng tận tình tronginternet.


Những chuyện như vừa kể ông chứng kiến rất thường ở Hà Nội, chốn ngàn năm văn vật trước kia. Báo chí trong nước đã nhiều lần than phiền về chuyện chửi thề, văng tục của các học sinh và sinh viên, trong đó có rất nhiều là nữ sinh viên đại học.

Những bài đức dục của các trường học năm xưa, của vài ba thế hệ trước không còn được đem dậy trong chương trình học ngày nay nữa. Nhưng còn phụ huynh ở nhà bộ không còn dậy dỗ con cái những điều tối thiểu trong cách đối xử hàng ngày nữa hay sao?

Những đứa bé được dậy để dò xét, báo cáo mọi hành động, lời ăn, tiếng nói của cha mẹ cho các anh cán bộ thì phải mất dậy và vô giáo dục như thế chứ. Chúng lớn lên thành người lớn thì con cái của chúng phải như vậy.

Tác giả bài viết nghe được câu cám ơn, nhận được cái cúi đầu khoanh tay của một cô gái nhỏ miền nam liền kết luận rằng đó chính là đặc sản của Sài Gòn.

Chưa bao giờ tôi thấy hai chữ "đặc sản" được dùng một cách chính xác và hợp lý như thế.


------


 


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2013 lúc 9:16pm

SAO MÀ LẠI BẤT CÔNG THẾ NHỈ ???

 

1. Phụ nữ cũng đi làm, đàn ông cũng đi làm, nhưng về nhà thì phụ nữ lại tiếp tục làm còn đàn ông thì được nghỉ ngơi. 

2. Con gái không đảm đang sẽ "không thằng .. nào thèm lấy", con trai lười biếng thì "sau này có vợ lo".

3. Con gái học cao thì "không thằng nào nó rước", con trai học cao thì "sau này đứa nào lấy nó được phước ba đời".

4. Đi ăn: con gái không so đũa cho mọi người thì bị chê tệ, con trai không so đũa là chuyện bình thường.

5. Người vợ không đảm đang thì bị chê là đàn bà hư,người vợ đảm đang thì người chồng được khen là khéo chọn vợ.

6. Con hư thì tại mẹ, nhưng con ngoan giỏi giang thì nhờ phước bố.

7. Phụ nữ biết lo cho gia đình là chuyện bình thường, đàn ông biết lo cho gia đình là người đàn ông tốt.

8. Phụ nữ giỏi giang được thăng quan tiến chức thì bị dèm pha là nhờ ông này ông nọ, đàn ông cũng như vậy thì được khen là xuất sắc.

9. Nhà cửa gọn gàng ngăn nắp là chuyện phải thế, nhà cửa lộn xộn là do phụ nữ lười biếng.

10. Phụ nữ nói xấu phụ nữ, mà đàn ông cũng nói xấu phụ nữ.

 

Sao mà bất công thế nhỉ, vậy cho nên hãy thương yêu những người phụ nữ nhiều hơn một chút để bù đắp lại những thiệt thòi của họ !!!

 


http://blog.tamtay.vn/entry/view/824272/Sao-ma-bat-cong-voi-phu-nu-the-nhi.html


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2013 lúc 10:59pm


Chỉ là PHIẾM LUẬN mà thôi !
Tùy nhận định và mời bà con DĐ đọc cho vui cuối tuần .

MK






Thương vay khóc mưn



Trần Văn Giang


Lời rào trước:

Đây không phải là một bài phê bình văn học hay tranh luận nghệ thuật.  Đây chỉ là một bài phiếm luận “bỏ túi” đọc để cho vui cuối tuần.
TVG

*

Tôi không hiểu tại sao phe ta cứ nhắm mắt nhắm mũi ca ngợi một số thi ca nhạc cận đại loại khơi khơi trích dẫn điển tích Tàu, rồi lại cất công công kênh các bài này lên thành “thi / nhạc phẩm bất hủ” của dân Mít.  Vấn đề thương vay khóc mượn được thể hiện qua sự vô tình hay cố ý sử dụng các chữ xúc phạm (derogative wordings) đến cả danh dự dân tộc mình gồm những chữ Hán, điển tích Tàu, địa danh Tàu, nhân vật Tàu.  Nói cách khác là tự mình chửi bố mình – self-humiliation!
Trong thời kỳ Bắc thuộc trên ngàn năm; và cũng ngay sau kỳ Bắc thuộc, vì văn hóa của dân tộc Việt bị Tàu vùi dập triền miên, khi bắt đầu chập chững tìm một lối đi trong giai đoạn mới dành độc lập… cho nên không trách được, vì còn ở tình trạng sơ khai, mới khởi đầu thì vấn đề cần phải vay mượn (y hệt như nhà nghèo muốn đi buôn phải tìm cách mượn vốn) từ Tàu cũng dễ hiểu.  Chẳng hạn, nhìn qua một số tác phẩm văn chương cổ của Việt Nam như Bích câu kỳ ngộ, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Đoạn trường tân thanh…  đều thuần túy vay mượn nội dung và hình thức văn hóa Tàu.  Nhưng mà ngày nay, thế kỷ 21 rồi, “tự lo độc lập…” kể cũng đã hơi lâu rồi, vậy mà thơ văn nghệ sĩ vẫn còn ráng tiếp tục thương vay khóc mượn thì nghe thật bẽ bàng, thấy ngán ngẩm chè đậu…
Tôi xin nêu ra đây vài thí dụ điển hình.
1- Bài “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương.
Tôi chẳng ưa gì cs, nhưng tôi thấy việc cs cấm bài “Hòn Vọng Phu 1″ (qua lời phê bình thơ nô Chế Lan Viên) cũng có chuyện để nói.
Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng.
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nuối ngàn trùng.
Người không rời khỏi kiếp gian nan,
người biến thành tượng đá ôm con…”
Nói về “Bên Man Khê” là ca ngợi việc Mã Viện đánh dẹp mọi ở phương Bắc (Tàu gọi dân phương Bắc là “rợ” Hồ).  Mã Viện cũng đã tiêu diệt cuộc nổi dây của Hai Bà Trưng (Tàu cũng lại gọi Ta là ‘mọi’ – “Nam Man”) ở phương Nam.
Bên Tiêu Tương” ở đây là chỉ về đất bên nước Tàu,  không phải là đất nước Ta, vì trong bài thơ của “Chinh Phụ ngâm khúc” bản tiếng Nôm của Đoàn Thị Điểm có đoạn:
“Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương…
Lịch sử chiến đấu chống xâm lăng của Tàu, hay “sự nghiệp mở mang bờ cõi” lấn đất  của dân Chàm, Cao miên…  của dân tộc Việt Nam ta làm gì mà có chuyện lệnh vua cho xuất quân tuốt luốt ở sông Tiêu Tương (Hàm Dương) mãi tận bên Tàu?!  Bác Lê Thương kể ra hơi vung tay quá đà.
2- Bài “Hương Xưa” của Cung Tiến.
Bài này được ca ngợi không hết lời là một bài hát bất hủ của nền tân nhạc Việt Nam cận đại. Thử đọc lại một vài dòng trong bài hát này:
Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô
Xin nói cho rõ.  “Nhị Hồ” ở đây không phải là địa danh “Nhị hồ” ở gần Huế mà là một loại đàn Nhị 2 dây của Tàu.  Đàn này xuất xứ từ “rợ Hồ” có âm thanh ai oán (loại mất nước). Đàn Nhị Hồ đối với người Trung Hoa cũng giống như đàn vĩ cầm đối với người Tây phương.
“Cung Nguyệt Cầm” – Nghĩa đen là tiếng đàn Nguyệt.  Đàn Nguyệt (From Chinese 月琴, literally “moon[-shaped] string instrument”) là đàn cổ có hình tròn, cũng của mấy chú Ba. Thường thấy mấy em xẩm vẽ trong tranh Tàu thường âu yếm ôm đàn này coi rất lãng moạng.
Cũng tương tự cá mè một lứa như “Nhị Hồ,” hai chữ “Cô Tô” này hoàn toàn không phải là đảo Cô Tô ở Quảng Ninh Bắc Việt mà là Cô Tô Thành (hay Cô Tô Đài) cứ điểm cuối cùng, trận đánh cuối cùng mà Câu Tiễn và Phạm Lãi đã đánh để dứt điểm vua Ngô Phù sai Ngô Phù Sai (chữ Hán: 吳夫差 trị vì nước Ngô: 495-473 TCN) còn gọi là Ngô Vương Phù Sai (吳王夫差), tên thật là Cơ Phù Sai, là vị vua thứ 25 nước Ngô thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc.  Sau chiến thắng Cô Tô Thành này, Câu Tiễn thì lấy lại ngôi vua, còn Phạm Lãi thì lấy lại người đẹp Tây Thi. Đâu có cái quái gì ăn nhậu với lịch sử vẻ vang của dân Việt.
3- Bài “Ai về sông Tương” của Thông Đạt.
Phe ta nên biết là bản nhạc “Ai về sông Tương” là bài nhạc Việt được dân Việt ưa chuộng nhất hoàn cầu (căn cứ trên thống kê  các lần yêu cầu bài hát này so với các bài hát khác trên tất cả các trang nhạc Việt online).
“..Ai có về bên bến sông Tương,
nhắn người duyên dáng tôi thương,
bao ngày ôm mối tơ vương…”

Sông Tương (tiếng Trung Hoa là: 湘江 hay “湘水”, theo chữ viết  loại Pinyin là: Xiāng Jiāng, Xiāng Shǔi; Wade-Giles: “hsiāng chiāng” hay “hsiāng shuǐ”) này cũng là Tương Giang hay Tương Thuỷ hay sông là một con sông, chi lưu chính của sông Trường Giang, chảy qua tỉnh Hồ Nam, Trung Cộng lục địa.  Sông này có diện tích lưu vực 94.600 km², tổng chiều dài 856 km, lưu lượng bình quân 72,2 tỷ m³ một năm. Tương Giang bắt nguồn từ huyện Lâm Quý của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Hoa và chảy vào Hồ Nam,
Dân Việt ăn nước mắm, khác với dân Tàu ăn xì-dầu, đâu có ai hưởn, dư tiền mà mua vé xe đò, xe lửa đi đến tận Sông Tương tỉnh Quảng Tây Trung Hoa để mà trả lời dùm ông cái Thông Đạt mơ ngủ ban ngày này?!
4- Bài “Thu hát cho người” của Vũ Đức Sao Biển:
Ông Sao Biển có cái tên nghe rất “Nôm” mà lại chỉ thích chơi điển tích Trung Hoa, thích chơi chữ “Hán” của “Đường Thi / Thôi Hộ.”
Hãy nghe lời hát bài “Thu hát cho người”:
“Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa.
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ…”
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió.
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ.
Hoàng hạc” ở đây ông Sao Biển muốn ví von với cảnh ở mãi bên Tàu; Cho chính xác hơn, ông Sao quả tạ nhà ta muốn noái về “Hoàng hạc lầu” trong thơ Thôi Hộ đời Đường.
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay
Lầu hạc còn suông với chốn này
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

*

Lời đón sau:

Tại sao văn chương thi nhạc Việt Nam cứ cần phải câu nệ vay mượn như vậy mới có cơ hội trở thanh “bất hủ?”
Tôi cam đoan đất nước Tàu có cái gì thì đất nước mình cũng có cái đó không thua không kém thì cần gì phải vay mượn khi mình đã có đầy đủ…  Thí dụ:
Về sông, tại sao cứ phải hát sông Dịch, sông Vị, sông Tương, sông Dương Tử…  mà không dùng sông Bạch Đằng, sông Hồng, sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ Đông,  sông Cầu Ông Lãnh…
Về núi, tại sao phải dùng sự to lớn hung vĩ để so với núi Thái sơn, Thái Hành, Thái Tỏi, Ngọa Long cương, Nga mi…. mà không xài núi Hoàng Liên sơn, Ba Vì, Tam Điệp, Cẩm Thạch, Bà Đen, Thất Sơn.
Người đẹp thì lại ca ngợi sắc đẹp Tây Thi, Đắc Kỷ, Dương Quý Phi… mà không dám ca ngợi Hai Bà Trưng, Trần Huyền Trân, Lê Ngọc Hân, Bùi Thị Xuân.
Cái tâm lý thích “hàng ngoại” truyền thống 4000 năm này,  nhất là thích “hàng Tàu,” cần phải được dừng bước giang hồ ở đây…  Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông, và cho đám thợ Tàu, thương gia Tàu, mai phục ngay trong nội địa Việt Nam thì chẳng mấy chốc nữa dân ta phải nói trực tiếp tiếng Tàu chứ chẳng phải vay mượn chi nữa chi cho toát mồ hôi… trán.
Quý vị có còn nhớ 2 câu thơ loại “núi liền núi, sông liền sông…”  từng bị hiểu lầm là do thi sĩ thượng đẳng “***-kissing” vĩ đại Tố Hữu sáng tác (kể cũng hơi oan cho “***-kisser” này)…
“… Bên kia biên giới là nhà
Bên ni biên giới cũng là quê hương….”
(Bài thơ “Cho uống thuốc”  của Chế Lan Viên – 1954)
Thực ra,  hai câu thơ “bất hủ” này do chính tay thơ nô Chế Lan Viên làm ra.  Chế Lan Viên nghịch lý y như cái biện chứng cs.  Xin nhắc lại, Chế Lan Viên là người đã phê bình, chỉ trích bài hát “Hòn Vong Phu 1” của nhạc sĩ Lê Thương là có lời ca đã ca ngợi Mã Viện và câu chuyện “người vợ trông chồng hóa đá” của bài hát là một câu chuyện “phản động;” không thích hợp với biện chứng cộng sản.  Bởi vì dù rằng chồng mợ có đi vào Nam lạc đường ở Trường Sơn mất tích không biết đường về, hay là có lỡ bị quân VNCH cho sinh Bắc tử Nam hẳn hòi rồi thì vợ ở nhà vẫn phải “tuân thủ” 3-Đảm-Đang thì mới là tiêu biểu “phụ nữ cách mạng.”  Chứ còn trông chồng hóa đá thì làm sao mà làm cách mạng được nè trời…
Vài lời thô thiển múa rìu qua mắt thợ.

Trần Văn Giang
Orange County
(Ngày 10/4/2013)

http://www.tredeponline.com/post/?p=43578




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 11/Dec/2013 lúc 11:05pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2013 lúc 3:17am


Bố Già Ở Quê Với Bồ Nhí !


Kính tặng những Bố già đã và đang sống trên quê hương và một “sự thật” cho các Bà Mẹ...


- Chủ nhật này là Fathers Day, mày có định tổ chức tiệc tùng để vinh danh Bố già không?

- Bố tao hả? Bố già ở quê với “bồ nhí” rồi!

- Ủa! Hồi nào “dzậy”? Đừng “ziỡn” mặt nghe! Ba mày đã hơn 70, xấp xỉ 80... làm ăn gì được nữa mà còn đèo bồng “bồ nhí”? Thiệt tình... khó hiểu mấy ông già! “Dzậy” là Má mày ở đây có một mình à?

- Mẹ tao không ở một mình thì bây giờ hai mình với ai? Tuổi này, đàn bà đa số chỉ muốn “yên thân”, thể thao co giãn để ngủ yên giấc chứ ít ai còn ham cái “chiện” du dương lãng mạn kia nữa! Mấy năm nay, Mẹ tao rảnh rang hết tu đạo lại tu thiền... Vài tháng một lần, Thầy tổ chức tu tập, đóng tiền lên núi hay về làng, hội họp liên miên còn thì mỗi ngày Bả đón mấy đứa cháu nội “dzề” để ẵm bồng... Hỏi sao Bố tao lủi thủi một mình mà không buồn chán?

- Thì tuổi già phải tham gia hoạt động cho vui chứ hưu trí, ở không riết chẳng khùng cũng điên... Mày không nghe nói “ngồi nhiều chết sớm” à?

- Biết rồi... nhưng khi xưa sống có đôi thì chuyện gì bây giờ cũng phải tính sao cho có cặp chứ! Đàn bà ở Mỹ văn minh, thích “thanh toán” sòng phẳng theo dân chủ tự do, hết chịu nhường nhịn mà Bố tao chưa muốn tu làm sao bắt ổng theo được.

Thời đại mới, các Thầy cũng biết “marketing”... thể dục ghép vào chương trình tu hành, lấy “job” của đám “fitness business”. Thêm mục tập tành “ăn khách” vì đúng tâm lý các bà, các cô về già sợ bệnh tật và phát tướng, lo kiêng cữ để trẻ đẹp sống lâu.

- Tốt thôi! Thế sao Ba mày không theo?

- Bố tao nghĩ xứ này tân tiến chỉ nên chuyên vào một nghề. Ổng cũng muốn thể thao đấy chứ! Hành động theo kiểu “đêm bẩy ngày ba, vô ra không kể” nhưng bây giờ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, Bả không hăng hái như xưa nữa, “lửng lơ con cá vàng” vì “sex hormone estrogen” giảm theo tuổi nhanh hơn ổng nên chẳng còn phong độ giống lúc trẻ. Về già, cán cân sinh lý lệch lạc rõ nét giữa hai người...

Sống bên nhau, cả hai cứ “phất phơ” cảnh “hẹn” mà không “ngộ” thì lấy đâu mà “hành”? Bất mãn sau những lần đối thoại gay go bị bế tắc, Bố tao mới ra đi, lúc đầu hồi hương thăm quê sau “hồi xuân” theo cô gái trẻ cho hợp tình cảnh “đồng thanh tương ứng” và “đồng khí tương cầu”...

- Thôi thôi... Nghe mày “nhột” cái lỗ nhĩ! Già “rùi” không nên “nết”. Tuổi cao phải biết an phận hưởng nhàn chứ lại vác thêm cái nghiệp khổ vào thân? Cảnh “trâu già thích gặm cỏ non” chưa vỡ lẽ hay sao mà còn “đồng thanh” với “đồng khí”...

- Ơ... hay nhỉ? Thằng này lạ... Hay ho gì để tao phải làm luật sư bào chữa cho Bố già vì thực tế “tội” đã rành rành nhưng hoàn cảnh này, chỉ muốn nói cả hai đều có trách nhiệm.

Không bàn đến những kẻ chán “cơm” thèm “phở” thích “léng phéng” “của lạ” mà tập trung vào chuyện nhu cầu sinh lý cần thiết của con người... Ở đàn ông, kích thích tố phát triển từ tuổi trẻ đến cuối đời, giảm theo thời gian nhưng không bao giờ “tắt hết lửa lòng”.

Hỏi mày chứ “trâu già” hay “trâu trẻ” ở trên cánh đồng toàn “cỏ non” mà không chọn cỏ non, lại đi tìm “cỏ già” ăn à? Tuổi tác chênh lệch thì mỗi người một ý còn nghiệp chướng sướng khổ, diễm phúc hay mắc nợ hoàn toàn quy vào nhu cầu và quan điểm của mỗi người. Có khôn hay dại cũng chẳng ai thương...

- Ôi thôi! Xã hội Việt Nam bốn phương đuổi theo đồng tiền nên mới ra nông nỗi này! Lãnh “Đô La” hưu trí bên này đổi thành mấy chục triệu bên nhà nên mở đường cho mấy ổng cơ hội “áo gấm về làng” tìm vui với những cô gái trẻ... Chung quy chuyện đời “tội” hay “tình” cũng do đồng tiền mà ra... Không có nó dù đẹp lão, phong lưu như Yves Montand, con gái cũng cho “de” chứ ở đó mà ham!

Tình yêu hay cả chuyện tu hành thời nay, nếu tiền không là chuyện “đầu tiên” thì cũng là “chiện” sau cùng... Nghiệm kỹ xem, chẳng thoát đâu được bởi vì cổ nhân đã nói “có thực mới vực được đạo” mà tiền mua được cả “tiên nữ” chứ “ẩm thực” thì “chiện” nhỏ như con thỏ...

- Như “dzậy” nếu hết tiền thì hết tình à?

- Tiền mà “co” thì cũng lo co giò mà chạy... Bà bộ trưởng nữ quyền nước Pháp Najat Belkacem Vallaud 34 tuổi vừa ra luật phạt kẻ mua dâm từ 3000 Euros đến 3 tháng tù... Nếu cũng đem áp dụng ở Việt Nam chắc chẳng còn “con trâu” nào dám về quê gặm “cỏ” nữa?

- Úi “chít”... Luật gì mà lạ “dzậy”! Chẳng khác phạt kẻ hút cần sa mà tha kẻ trồng cây?

- Thế giới ngày nay “âm thịnh dương suy”! Thành phần chính phủ của tổng thống Francois Hollande có tới 11 bà bộ trưởng mơn mởn đào tơ... Các bà ỷ đang cầm quyền nhưng khó lòng thực hành cái luật lạ lùng này! Vì không thể nào biết được ai mua dâm, ai mua tình? Trong tình có dâm và ở dâm sẵn có tình...

- Nhưng xã hội nào cũng muốn đề cao vấn đề đạo đức nên các bà bộ trưởng mới ra luật phạt kẻ mua dâm mà tha kẻ “tênh hênh” rao bán của trời.

- Đúng rồi! Đạo đức quan trọng đối với con người nhưng sinh lý là chuyện con Tạo xếp đặt xoay vần... Xã hội luôn nể trọng đạo đức nhưng vì ảnh hưởng “tham sân si” mà bản năng sinh lý thường đè bẹp tất cả!

Bao nhiêu tên tuổi lẫy lừng đã sa cơ lỡ vận vì dục tình tỉ dụ Bill Clinton với Monica Lewinsky, giai nhân Paula Broadwell và danh tướng David Petraeus, cựu chủ tịch I.M.F Dominique Strauss Kahn thân tàn ma dại sau vụ cưỡng dâm rồi đến thủ tướng Ý Đại Lợi Silvio Berlusconi ra tòa tội ngủ với gái vị thành niên và gần đây nhất là vợ chồng tổng thống Nga Vladimir Putin đổ vỡ chỉ vì một bông hồng trẻ đẹp, cựu lực sĩ huy chương Thế Vận: Cô Alina Kabayeva, 31 kém ông ấy tới 30 tuổi. Cái “list” này còn dài chứ chưa hết đâu và chẳng bao giờ chấm dứt cả...

Cho nên nhiều nhân tài trí thức lỗi lạc, đạo đức mà vẫn lầm lỡ chết vì chuyện ăn nằm với người đẹp... Suy ra, trường hợp mấy ông già “Dziệt” bị vợ “bỏ bê” về quê có “bồ nhí” thì nhằm nhò gì đâu!

- Con người có trí khôn mà không cưỡng lại được “chiện” ấy à?

- Khi nào vợ chồng mày lớn tuổi hơn, mày thử cưỡng lại xem... cho biết mặt anh hùng! Nếu làm được thì có thể vấn đề suy nhược lại ở ngay chính bản thân mày... Liệu mà xét cho kỹ.

- Nghe mày nói... nản quá! “Chiện” đời đã phức tạp, chuyện đàn ông, đàn bà còn điên cái đầu hơn. Thế theo mày phải làm gì cho êm đẹp?

- Làm sao chúng mình biết được ngày mai ra sao? Chuyện tình dục khi xưa vợ chồng tổ chức theo nhu cầu: Nếu ông còn “sung” mà bà đã “sụm” thì bà cưới thêm nhiều cô vợ nhỏ cho ông như thời cha ông chúng mình. Thế kỷ 21, đời sống văn minh xây dựng trên nền tảng công bằng nam nữ nên mới tạo nên hoàn cảnh gia đình Việt Nam đa đoan như thế này... Nhiều vợ chồng bạn cũ của tao cứ mấp mé tuổi 50 – 60 là bất hòa dẫn đến ly dị nhiều phần suy ra từ chuyện sinh lý, giao hợp gián đoạn.

Ngày nay, xã hội các xứ Ả Rập theo đạo Hồi vẫn sống cảnh “một ông bốn bà” “legal” do đó tư tưởng của họ hay bất đồng với thế giới phương Tây.

- Thế là năm nay tụi mày vắng ông Cụ ngày Fathers Day rồi! Có nhớ không?

- Dĩ nhiên... nhưng biết ổng “dzui” tuổi già bên ấy là tao cũng “dzui" theo ! Đời người ngắn ngủi mà “Đâu ai được phép sống hơn một lần!”. Vì nhớ ổng nên mới tâm sự chuyện “khó nói” này với mày nhân ngày Fathers Day. Chúng mình đã vô tình vén lên bức màn đằng sau hậu trường của mối tình già gẫy đổ để cảm nhận ít nhiều nguyên nhân và sự thật.

Để rồi đi đến kết luận chỉ có “comp***ion and warm-heartedness” mới hy vọng cứu vãn được điều bất hạnh ấy ! “Lòng trắc ẩn và sự tốt bụng nhiệt thành” sẽ giúp chúng ta bỏ tính vị kỷ, bớt “stress” do mỗi người tự tạo ra để yêu thương nhau hơn khi bước vào tuổi hoàng hôn.

Rồi một hôm cao hứng, người chồng chống gậy đến bên cạnh người bạn đời để nói câu trích dẫn bất hủ của tài tử Hollywood Paul Newman: “Why foul around with hamburger when “I” have steak at home?” thì đó sẽ là niềm vui hạnh phúc bất tận của đôi vợ chồng già...

Cao Đắc Vinh (6/2013)




mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.176 seconds.