Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Thằng Rể Mỹ Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Chủ đề: Thằng Rể Mỹ
    Gởi ngày: 02/Jun/2007 lúc 1:16am

Trn Kim Báu

 

Yên ắng quá. Yên ắng đến độ bà Tư nghe rõ từng tiếng nhịp của chiếc đồng hồ treo ở tường dưới. Mọi người đã đi! Chiều muộn, đêm khuya họ sẽ về. Ăn uống. Tắm gội. Ngủ. Ngày mai dậy sớm, và, tiếp tục đi.. Bà không biết những người trong nhà thành máy móc từ hồi nào. Sinh hoạt lập lại đều đặn, giống nhau từ thứ hai đến thứ sáu. Cuối tuần, họa may bà mới có năm ba câu chuyện nói với thằng con lớn, hoặc mười lăm phút ngồi bên cô gái út. Sau đó, bọn nó cũng ra ngòai, mất hút, bỏ mặc bà với không gian tĩnh mịch, quạnh hiu, bỏ mặc bà âm thầm với nỗi cô độc muôn trùng.

Từ lúc đứa con gái lớn quyết định lấy chồng, bà Tư càng thấy mình thêm lẻ loi. Dù bà cố sức phản đối, buồn giận, tủi hờn, u uất cở nào cũng không thể thay đổi và cản ngăn hôn lễ.  Gia đình nầy như không còn sự hiện diện của bà. Có phải vì bảo vệ tư tưởng của nền Văn Hóa Á Đông mà bà bị đào thải? Có phải nền văn hóa dạy con cái phải kính yêu, vâng lời cha mẹ đã lỗi thời, khô cỗi, không hợp với tư duy con người ở thế kỹ mới? Bây giờ, cha mẹ phải nghe theo lời con trẻ? Bây giờ, ngày giổ kỵ ông bà chúng có quyền bỏ quên vì bận tâm ghi nhớ sinh nhật của bạn bè?

Trong cơn chán nãn, bà Tư muốn quay về Việt Nam để sống và chết nơi đó, nơi cung cấp nhiều trái tim đỏ thắm tình người. Nơi có con kinh dài rợp lá dừa xanh với những vó lưới treo nghiêng, nơi có những tà áo trắng học trò ngập ngừng bước qua chiếc cầu khỉ chông chênh. Cũng từ nơi đó, có bà Mẹ chắt chiu từng đồng bạc nhỏ, ngồi bên cạnh đường bán mấy óp lá chuối tươi; có những bác xích lô gò lưng giữa trời gay mùa hạ; có những con đê làng mòn dấu chân quen thuộc ngược xuôi; có người thiếu phụ ầu ơ khúc hát đưa con với đôi mắt thẳm buồn hun hút. Và nơi đó còn có nhiều thứ nằm sâu trong ký ức dân tộc để mãi mãi là nơi chốn của thiết tha. Nơi đó có cuộc sống trầm lắng, nghèo nàn, nhưng nơi đó, con người thật sự biết yêu thương, đùm bọc, và che chở cho nhau. Những tấm lòng trải ra những an ủi nhận vào, có xẻ chia và gởi gấm.

Còn ở đây? Bây giờ!  Đất khách! Bà Tư không muốn nghĩ tới.

Đứa con gái lớn sắp lấy chồng. Đáng lý bà phải hạnh phúc với con. Bà phải trân quí tình yêu của nó. Nhưng rõ ràng, nó làm bà hụt hẩng, nó cố tình chống chọi với bà.

Phải chi nó đám cưới với thằng Việt Nam nào đó, cho dù bà không ưng lòng cũng còn có chút an ủi. Dầu sao cũng cùng chung ngôn ngữ, cùng chung phong tục và ít ra cũng gọi bà bằng tiếng Mẹ quen thương. Thằng rễ Mỹ thì bà có gì để trông đợi. Những khi đến nhà, bà phải cất tiếng chào nó trước, không, thì mặc kệ bà ngồi đó, chạy tuốt lên phòng đứa con gái. Luông tuồng như vậy mà nói văn minh, học thức.

Bà Tư thấy nghẹn trong cổ! Bà có cảm tưởng sẽ mất đi đứa con. Sự khác biệt giữa hai nền văn hóa sẽ dựng thành ranh giới cách ngăn, sẽ không có sự đồng cảm, ân cần, không có sự an ủi, chia lo. Như vậy, giữa bà và thằng rễ Mỹ mãi mãi là hai kẻ xa lạ, đứng bên hai bờ giới tuyến. Con gái của bà, nó sẽ ở giữa ranh ấy. Nhưng cuối cùng nó cũng sẽ về phía bên kia, vì phải bước theo con đường đã chọn. Nó sẽ xa bà, mỗi lúc mỗi hun hút thêm.

Chồng bà thuộc lọai ba phải. Thương con, chìu vợ. Trước tình thế đó, ông trở thành thụ động. Trong thâm sâu, ông cũng không tán thành mối lương duyên nầy nhưng ông không cương quyết phản đối. Con đã chọn rồi. Cho nên, bà Tư phải đơn độc chiến đấu. Nhưng càng ngày, cảm giác cô đơn trong sự bất lực đã làm bà tê buốt và kiệt sức. Không thể nào, đứa con gái mà bà thương yêu, chắt chiu từ tấm mẳng lại bỏ mặc cảm giác của bà. Nó đành tâm sao?

Bà nhớ, biến cố 1975, cuộc đời đổi thay nghiệt ngã. Gót chân son ngày xưa bắt đầu dẫm trên gai gốc. Chồng vô tù, một mình bà với đám con thơ. Bơ vơ, lo lắng, sợ hải. Bà Tư cật lực tảo tần, phấn đấu, vươn lên mà sống, nuôi con, thăm chồng đợi buổi đoàn viên. Dù ngày ấy mịt mù, xa lơ xa lắc. Bà Hai cảm thấy sự hi sinh của mình quá lớn, nhưng không có chút đền bù.

Con cái được như bây giờ, chồng bà được như bây giờ, bà thường tự hào do một tay bà vun đắp. Thăm chồng, hàng tháng tiếp tế lương thực, tìm đường, tìm cách cho chồng vượt biên. Nuôi con khôn lớn, tử tế đàng hòang, không phải bà thì ai đây? Bà mãi miết châm bẩm vào nổi khổ riêng mình, tưởng như trên cõi đời nầy duy nhứt có bà mới cơ cầu như vậy. Thật ra, bên ngòai, biết bao thảm trạng tàn khốc hơn nhiều, thê lương hơn nhiều, biết bao mảnh đời tơi tả, rách bươu hơn nhiều nhưng Bà Tư không quan tâm đến. Đưa tay chậm dòng nước mắt, bà quên nghĩ đến nước mắt của bà cũng đang chảy xuôi giống như bao nhiêu dòng lệ khác.

Tinh thần Bà Tư suy sụp thấy rõ. Nỗi đau cứ cồn cào, gậm nhấm ruột gan. Bà không muốn nghĩ gì hết, mong có chút bình yên cho đầu đỡ buốt, nhưng mỗi lần khép mắt, bà lại thấy thằng Mỹ to lớn nhìn Bà mỉm cười. Ôi nụ cười ngạo mạn, thách thức. Bà Tư giận dữ:

-         Đi! Đi! Tao không muốn thấy mặt mầy, Đi ngay!

-         Bà lại nằm ảo mộng?

Bà Tư giật mình mở mắt. Chồng bà ngồi bên cạnh, lo âu nhìn.

-         Ông chưa đi làm sao?

-         Hôm nay xin nghỉ. Tôi phải làm vài chuyện cho đám cưới con gái. Bà thấy trong người thế nào?

Bà Tư quay mặt vào trong, cay đắng:

-         Không sao. Buốt tim và đau đầu thôi.

Ông Tư thở dài, thong thả:

-         Mọi thứ đã quyết định. Thiệp cưới gửi đi rồi. Mình phải đành vậy thôi. Bà đừng suy nghĩ thêm. Rán tịnh dưỡng cho khỏe để tươi tắn mà dự lễ cưới con.

Bà Tư nóng gắt:

-         Ông gả thì ông đi dự. Còn tôi không. Ngày đó chắc chắc không có tôi.

-         Bà nói vậy sao được. Không có bà, quan khách nghĩ sao? Còn gì mặt mũi?

Bà Hai tiếp tục chua chát:

-         Mặt mũi! Nếu nghĩ tới mặt mũi thì không có đám cưới nầy.

Ông Tư chán nãn, đứng dậy.

-         Thôi bà nằm nghĩ đi. Tôi tìm con, yêu cầu nó hủy bỏ hôn lễ. Vậy cho xong! Thằng Ron cứ dẫn nó đi nơi nào cũng được.

Bà Tư chợt ngồi dậy:

-         Ông nói gì?

-         Tôi nói bỏ hôn lễ. Ông Tư mím môi nói tiếp:

-         Bỏ hết. Danh dự, mặt mũi, cái gì cũng bỏ!

Bà Tư đập tay xuống giường, nước mắt ràn rụa. Trong nổi uất nghẹn, bà kêu tiếng trời ơi, rồi lịm dần, lạnh buốt.

Bà Tư mơ hồ thấy mình đang ở nhà thương vì mùi ê te hắt lên mũi. Bà nhớ mọi chuyện. Bà nhớ nỗi mình thống khổ vì đứa con gái. Tại sao nó không tìm cho bà thằng rễ luật sư, bác sĩ để bà dự đám cưới ngon lành, để bà chụp hình gởi về Việt Nam, để bà hãnh diện, nở mặt nở mày với chòm xóm bà con. Ôi, sao nó nhẫn tâm dùi dập bà bằng nổi đau thương nầy.

Có tiếng động. Bà Hai mở mắt nhìn. Ráo hỏanh. Chồng đó, con đó, cả thằng Mỹ khốn nạn cũng đó. Vào đây làm gi? Xem tôi chết chưa phải không? Tôi chết, các người sẽ không còn gì để bận lòng, thong dong mà cử hành lễ cưới. Tôi biết mà!

-         Mẹ ơi! Con đây. Con gái của Mẹ đây. Con sẽ không lấy chồng, không làm đám cưới. Đứa con gái buồn hiu hắt, nắm lấy tay bà.

-         - Mẹ đừng giận con nữa. Chắc tại số con hẩm hiu. Con nói với Ron rồi, hủy bỏ hôn lễ, chúng con có duyên mà không phận.

Bà Tư khép mắt lại. Bà không muốn nghe gì thêm. Có phải bà là người mẹ cay độc, tàn ác, bóp chết hạnh phúc của con mình? Có phải bà là mụ phù thủy gian ác trong các chuyện cổ tích, chuyên làm cho mọi người đau khổ, âu lo?

Bà thấy mình đang trôi dập duềnh trên mặt biển. Sóng. Gió. Triệu triệu vì sao lấp lánh xa cao. Đẹp. Bầu trời đẹp. Nhưng trận mưa chợt đổ xuống. Cơn bão ập tới. Biển bỗng đen và lạnh. Các vì sao đi mất! Khủng khiếp! Bà Tư kêu cứu. Tiếng kêu chìm lĩm trong hổn lọan, gào thét của thiên nhiên. Sao ai cũng giận dữ với bà. Đất trời cũng vậy. Bà Tư thật sự kinh sợ, bàng hòang. Bà thấy chồng, thấy con và thấy chính bà đưa tay vẫy gọi trong tuyệt vọng. Họ ngoảnh mặt và trôi xa. Họ có nhìn thấy bà nhưng không quay lại cứu vớt. Bà là chiếc lá khô đang trôi. Thằng Ron tới, đưa bàn tay ra đón. Không! Tao không thèm. Mầy không cần giả bộ. Mấy cứ đi như mọi người. Đừng ngỏanh nhìn. Mầy tưởng mầy là ai. Tao không cần. Đi đi! Đi đi!

Cặp mắt thằng Ron bỗng nghiêm khắc, sáng ngời:

Bà tỉnh dậy đi. Thế giới nầy không phải chỉ mình bà để người khác bận tâm. Bà nghĩ gì, mặc kệ. Tôi cứu vì bà đáng tội nghiệp. Bà đang rơi trên vùng biển u mê bởi những ý nghĩ hẹp hòi, dị kỷ. Tôi cứu vì bà là mẹ của người tôi yêu. Bà phải biết, chúng tôi yêu  nhau chân thật, bà phải định nghĩa được thế nào là hạnh phúc lứa đôi, nó đẹp và hòan mỹ đến độ bà chưa bao giờ được thấy. Tôi có thể cùng con bà lìa bỏ thành phố nầy, không bận tâm những gì chung quanh. Nhưng tôi không nỡ, không nỡ đề bà bị tổn thương và quan trọng là tôi không muốn vì vậy mà người yêu tôi buồn. Dù tôi không phải là thứ sĩ nào đó mà bà đang đợi mong, dù tôi đã làm bà thất vọng nhưng tôi tin chắc con của bà sống rất hạnh phúc bên tôi. Cũng như trong cõi lòng tôi luôn luôn có sự kính trọng bà. Bà nên suy nghĩ.

Một cơn sóng đưa bà Tư lên thật cao. Cảm giác lao đao còn chưa ổn định, bà lại bị nhận chìm trở xuống. Bất chợt, bà đưa tay cho thằng Ron nắm.

-         Mẹ!

Bà Tư nghe tiếng kêu lờ lợ, đùn đục. Bà cố ngoi đầu lên khỏi mặt sóng. Hơi ấm lan dần cơ thể. Bà Tư hấp háy đôi mắt., lãng đãng thấy thằng rể Mỹ đang quì cạnh giường, nó vòng tay ôm lấy lưng bà, nâng dậy. Dường như hơi ấm mà bà Tư cảm nhận được từ vòng tay nầy. Có giọt nước nóng hổi đang lăn trên mặt bà. Bà Tư chợt tỉnh táo. Trời ơi, giọt nước nóng hổi ấy đang chảy xuống từ đôi mắt của thằng Ron.

Trong niềm xúc cảm và yêu thương chợt đổ về, bà Tư mằn mò nắm tay thằng rễ Mỹ. Nụ cười thấp thóang trên bờ môi. Và giọt lệ long lanh.

-         Ron!

Trần Kim Báu

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.127 seconds.