Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Quán Bên Đường Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: Quán Bên Đường
    Gởi ngày: 08/Mar/2008 lúc 9:59am

Quán Bên Đường




Lời: Bình Nguyên Lộc
Nhạc: Phạm Duy
 
 


Ngày xưa ngày xửa ngày xưa
Chiều mơ chiều nắng đẹp khoe mầu tơ

Hai đứa mình còn trẻ thơ
Rủ nhau ngồi ngưỡng cửa chơi thẩn thơ.

À a a nhớ nhớ em còn mái tóc bánh bèo
À a a nhớ má chưa hồng da méc vì em nghèo

Đầu anh còn húi trọc, còn húi trọc
Khét nắng hôi trâu thèm đi học, thèm đi học
Thèm đi học...

Em cầm một củ khoai
Ghé răng cạp vỏ rơi
Xong rồi mình chia đôi
Khoai sùng này lượm mót
Sao ngọt lại ngọt ghê

Giờ đây kỷ niệm ngày xưa
Giờ đây cảnh cũ chìm xa mù khơi
Gặp nhau một chiều lạnh mưa
Nhìn nhau quần áo bảnh bao mừng sao.

Nhìn em còn xinh còn tươi
Đời em tưởng đâu là vui
Nhà em phải chăng là đây?

Dè đâu chẳng may là quán
Em bẹo hình hài đem bán...

Rồi em hỏi anh: làm chi?
Cầm bút để viết ngày đêm, viết gì?

Đời thối phải nói là thơm
Ngòi bút là chiếc cần câu miếng cơm

Em hỏi nghệ thuật là chi?
Là đui, là điếc, là câm mà đi.

Nhìn nhau lặng lẽ nhìn nhau
Nào có ai đánh mà sao lòng đau.

Bánh ngọt cùng mời ăn
Nhớ chăng củ khoai ngon
Bánh tươm vàng như nắng
Bánh này mình chưa cắn
Sao mà miệng cay đắng?

Rồi xin (anh) một nụ cười thôi
Cười ư ? Anh đã vùi quên nụ cười

Thì xin(em) vài giọt lệ rơi
Lệ em cạn đã từ lâu, người ơi

Trước khi từ giã hỏi nhau buồn hay là vui
Thì cứ hỏi ngay cuộc đời
 
 

 


Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 08/Mar/2008 lúc 10:08am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2008 lúc 10:13am

http://www.esnips.com/doc/43cd4979-f601-40eb-a5e4-8d9dd9827631/Qu%C3%A1n-b%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng...

Duy Quang hát


Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 08/Mar/2008 lúc 10:21am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2008 lúc 11:20am

Nghe Đoàn Yên Linh ngâm thơ Trang Thế Hy

Đắng và ngọt

 

         

 
Đắng và ngọt là bài thơ QUÁN BÊN ĐƯỜNG của Trang Thế Hy trao cho Minh Phẩm (bấy giờ là cộng tác viên báo Vui Sống) để nộp bài cho tuần báo Vui sống. Chủ biên tờ báo là nhà văn Bình Nguyên Lộc khi duyệt bài đã sửa cái tựa thành Cuộc đời.

Bài thơ được in báo năm 1959. Sang năm 1962, Trang Thế Hy bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam. Đến năm 1964 ông thoát ly vào vùng giải phóng.

Cũng dễ hiểu tại sao nhạc sĩ Phạm Duy lại để tên tác giả thơ là “khuyết danh” bởi sự kiểm duyệt lúc đó rất gắt gao, muốn cho tác phẩm được phổ biến sâu rộng trong quần chúng nên dù biết rõ tác giả thơ là Trang Thế Hy cũng không dám công khai tên tuổi của người “phía bên kia”.

 

 



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 29/Apr/2010 lúc 7:25pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2008 lúc 2:13pm
Cám ơn anh Hòang Ngọc Hùng. Thơ, nhạc và hình anh gởi đến đều đẹp cả. Đúng là huơng vị Việt Nam đó.
Mong anh tiếp tục.
15.
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2010 lúc 9:23am
 
 
 
 
 
Bài nhạc nổi tiếng một thời "QUÁN BÊN ĐƯỜNG"
được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác từ ý thơ
"CUỘC ĐỜI" của thi sĩ MINH PHẨM .
 
mk
 
 
 
 
Cuộc Đời
(thi sĩ MINH PHẨM)
 
Ngày xưa hồi còn thơ
Một chiều nắng đẹp khoe màu tơ
Tôi cùng em hai đứa
Thơ thẩn ngồi chơi trên ngạch cửa.
Tóc em chừa bánh bèo
Môi chưa hồng, da mét: con nhà nghèo !
Đầu tôi còn hớt trọc
Khét nắng hôi trâu, thèm đi học
Em cầm một củ khoai
Cạp vỏ bằng răng rồi chia hai
Thứ khoai sùng lượm mót
Mà sao nó ngọt thôi là ngọt.

Bây giờ giữa đường đời
Kỷ niệm ngày xưa mù khơi
Gặp nhau chiều mưa lạnh
Hai đứa đều sang trong bộ cánh
Dung nhan em còn tươi
Anh mừng tưởng đâu đời em vui.
Dè đâu đây là quán
Em bẹo hình hài rao lên bán
Đang thời đông khách mua
Chợ thịt còn sung được vài mùa.
Nghe nói anh cầm viết
Nghệ thuật là gì em muốn biết.
- “Mùi hôi nói mùi thơm
Cây bút cầm tay : cần câu cơm
Đó em ơi ! Nghệ thuật :
Nhắm mắt quay lưng chào sự thật.”
Rồi đôi ta nhìn nhau
Không có ai đánh mà lòng đau
Em mời ăn bánh ngọt
Nhắc củ khoai sùng mình lượm mót
Đường bánh tươm vàng mơ
Như nắng chiều xưa khoe màu tơ
Mới cầm tay chưa cắn
Mà sao nó đắng thôi là đắng !

Xin anh một nụ cười
Cười là sao nhỉ ? Quên rồi !
Xin em chút nước mắt
Mạch lệ em từ lâu đã tắt !
Hỏi nhau : buồn hay vui ?
Biết đâu ? Ta cùng hỏi cuộc đời.


Minh Phẩm
(Vui Sống số 9, 1959)



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Apr/2010 lúc 9:45am
mk
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2010 lúc 6:53pm
50 năm - từ "Quán bên đường" trở về "Đắng và ngọt" 
 
 
 
Đầu tháng 12.2009, NXB Thanh Niên đã phát hành tập thơ Đắng và ngọt của nhà văn lão thành Trang Thế Hy dưới dạng song ngữ (phần tiếng Anh do Nguyễn Tiến Văn chuyển ngữ).

Thế là... gần 90 tuổi nhà văn Nam Bộ này mới có được tập thơ đầu tay, việc này ông cũng không chủ động mà do nhà thơ nữ hậu bối Ngô Thị Hạnh tự “làm cho chú”.

Trước khi tập thơ Đắng và ngọt của nhà văn Trang Thế Hy ra đời thì một nghi án văn học - nghệ thuật cũng đã “âm thầm tồn tại” nhiều năm trong giới văn nghệ miền Nam.

Số là khoảng thập niên 1960 (thế kỷ trước), nhạc sĩ Phạm Duy có một ca khúc phổ từ thơ khá nổi tiếng là bài Quán bên đường. Bài hát nhanh chóng phổ biến bởi có những ca từ rất lạ, rất bình dân:

“Ngày xưa... ngày xửa... ngày xưa. Chiều mơ chiều nắng đẹp khoe màu tơ. Hai đứa mình còn trẻ thơ. Rủ nhau ngồi ngưỡng cửa chơi thẩn thơ... Em cầm một củ khoai, ghé răng cạp vỏ rơi, xong rồi mình chia đôi. Khoai sùng này lượm mót, sao ngọt lại ngọt ghê!... Nhà em phải chăng là đây? Dè đâu chẳng may là quán. Em bẹo hình hài đem bán... Rồi em hỏi anh: làm chi? Cầm bút để viết ngày đêm, viết gì? Đời thối phải nói là thơm. Ngòi bút là chiếc cần câu nồi cơm. Em hỏi nghệ thuật là chi? Là đui, là điếc, là câm mà đi...”.

Truyện ngắn của ông từng xuất hiện trên tờ Nhân loại (bộ mới, Sài Gòn 1956 -1957). Ông viết ít nhưng văn phong súc tích, trầm lắng và lãng mạn: Nắng đẹp miền quê ngoại (1964), Anh Thơm râu rồng (Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam 1960 -1965), Mưa ấm (tập truyện ngắn 1981), Người yêu và mùa thu (1981), Vết thương thứ mười ba (tập truyện 1989), Tiếng khóc và tiếng hát (tặng thưởng của Hội Nhà văn VN 1994), Nợ nước mắt (tập truyện ngắn - tặng thưởng loại A của Ủy ban Toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, 2001)...

Phần nhạc thì đã có tác giả rõ ràng nhưng tác giả của phần thơ lại ghi là “khuyết danh” (trong các tuyển tập nhạc Phạm Duy, in trên giấy rô-ki, trước năm 1975). Sau này, có nhiều người xì xầm rằng tác giả bài thơ là nhà văn Bình Nguyên Lộc, người khác bảo của Minh Phẩm, lại có nhiều ý kiến cho rằng của Trang Thế Hy.

Người viết nhớ có lần nhạc sĩ Phạm Duy đã nói là ông nhận được bài thơ có tựa là Cuộc đời từ nhà văn Bình Nguyên Lộc và đã phổ thành ca khúc Quán bên đường. Nhà văn Bình Nguyên Lộc đã mất tại Mỹ năm 1987, người có tên Minh Phẩm chẳng biết là ai, chỉ còn nhà văn Trang Thế Hy nay đã 86 tuổi (ông sinh năm 1924), đang sống ẩn dật ở quê nhà (xã Hữu Định, Châu Thành, Bến Tre)...

Trong “Lời cuối sách” của tập thơ Đắng và ngọt, Trang Thế Hy viết: “Nhan đề chung cho cuốn sách mỏng này do người biên tập chọn để tỏ lòng thiện cảm với cái nhan đề gốc của bài thơ Cuộc đời. Tháng 9.1959, người chủ biên tuần báo Vui sống (Sài Gòn), nhà văn Bình Nguyên Lộc, khi duyệt bài vở cho tờ báo số 9, đã góp ý với cộng tác viên Minh Phẩm - người nộp bài thơ Đắng và ngọt, rằng cái vị của cuộc đời này nó đa dạng và phức hợp lắm chứ không đơn giản như sự nhu hiền đồng thuận tạo hài hòa hay ngạo mạn đương đầu gây đối nghịch giữa hai cái vị đắng và vị ngọt”.

Vậy là đã rõ, Đắng và ngọt là của Trang Thế Hy trao cho Minh Phẩm để nộp bài cho tuần báo Vui sống. Chủ biên tờ báo là nhà văn Bình Nguyên Lộc khi duyệt bài đã sửa cái tựa thành Cuộc đời. Bài thơ được in báo năm 1959. Sang năm 1962, Trang Thế Hy bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam. Đến năm 1964 ông thoát ly vào vùng giải phóng. Cũng dễ hiểu tại sao nhạc sĩ Phạm Duy lại để tên tác giả thơ là “khuyết danh” bởi sự kiểm duyệt lúc đó rất gắt gao, muốn cho tác phẩm được phổ biến sâu rộng trong quần chúng nên dẫu cho nhạc sĩ có biết rõ tác giả thơ là Trang Thế Hy đi chăng nữa cũng không dám công khai tên tuổi của một người “phía bên kia”.

Nhà văn Trang Thế Hy chuyên viết truyện ngắn và ký. Về thơ, Trang Thế Hy làm rất ít, chỉ khoảng mười mấy, hai mươi bài. Tập thơ Đắng và ngọt tập hợp hầu như đầy đủ những bài thơ đó. Để có tập thơ mỏng này, đã có sự hỗ trợ tích cực của giới văn nghệ sĩ, nhất là nhà thơ nữ Ngô Thị Hạnh (sinh năm 1980) như là một sự đền đáp đối với thế hệ hậu bối cho những cống hiến lớn lao của các văn nghệ sĩ lão thành.

Đắng và ngọt

 


 
Thơ Trang Thế Hy

Ngày xưa hồi còn thơ

Một chiều nắng nhạt khoe màu tơ

Tôi cùng em hai đứa

Thơ thẩn ngồi chơi trên ngạch cửa

Tóc em chừa bánh bèo

Môi chưa hồng, da mét (con nhà nghèo)

Đầu anh còn hớt trọc

Khét nắng hôi trâu, thèm đi học

Em cầm một củ khoai

Gọt vỏ bằng răng rồi chia hai

Thứ khoai sùng lượm mót

Mà sao nó ngọt ơi là ngọt!

Bây giờ giữa đường đời

Kỷ niệm ngày xưa xa mù khơi

Gặp nhau chiều mưa lạnh

Hai đứa đều sang trong bộ cánh

Dung nhan em còn tươi

Anh mừng tưởng đâu đời em vui

Nào hay đây là quán

Em bẹo hình hài rao lên bán

Giữa thời đông khách mua

Chợ thịt còn sung được nhiều mùa

Nghe nói anh cầm viết

Nghệ thuật là gì em muốn biết

Mùi tanh nói mùi thơm

Cây bút trong tay: cần câu cơm

Đó, em ơi!Nghệ thuật

Nhắm mắt, quay lưng chào sự thật

Rồi đôi ta nhìn nhau

Không ai đánh mà nghe lòng đau

Em mời anh bánh ngọt

Nhớ củ khoai sùng ngày xưa lượm mót

Đường bánh tươm vàng mơ

Như nắng chiều xưa khoe màu tơ

Mới cầm lên chưa cắn

Mà sao nó đắng ơi là đắng!

**

Xin anh một nụ cười

-Cười là sao nhỉ? Anh quên rồi

Xin em chút nước mắt

-Mạch lệ em từ lâu đã tắt.

Hỏi nhau: Buồn hay vui ?

-Biết đâu ! Ta cùng hỏi cuộc đời…

 

Hà Đình Nguyên

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2010 lúc 7:02pm

Tôi chung thủy nhưng hờ hững...

TT - Năm 1992, đột ngột rời bỏ chốn đông vui ngay giữa trung tâm quận 3, TP.HCM, ông bảo “đi chỗ khác chơi”. Vậy rồi ông đi, tưởng là đi chơi ít lâu rồi lại về. Chẳng dè ông đi lâu thật lâu, đi từ tuổi 66 đi sang tuổi 81 mới lại thấy ông trở về thăm chốn cũ. Ngày đầu tiên, ông đến Củ Chi.

 Người hiền của văn học Nam bộ

1. Chiếc áo ông mặc rộng rinh, vẫn còn nguyên nếp gấp như thể đã gấp từ lâu lắm. Gầy ốm hơn, sạm đen hơn, nhưng không thấy ông già đi bao nhiêu. Hay là bởi ông vẫn minh mẫn, sắc sảo và hóm hỉnh quá.

“Hơn 40 năm tôi mới trở lại Củ Chi. Tất cả những gì đáng nhớ trong cuộc đời tôi đều xảy ra ở đây. Nhiều tác phẩm của tôi được viết từ đây. Nhân cách của tôi cũng được tinh luyện ở đây, từ những trải nghiệm trong cuộc chiến tranh ở một nơi khốc liệt, dữ dội và con người bị thử thách cũng mỗi ngày...” - nhà văn Trang Thế Hy giải thích về ngày đầu tiên của mình.

Cả mấy lớp hậu sinh (từ tuổi 60 đến tuổi 30) ngồi nghe ông kể chuyện xưa chuyện nay, chuyện đọc văn dùng chữ mà cứ ngỡ mình như tuổi học trò.

 
Đang kể chuyện, bất ngờ ông nhìn sang mấy người viết báo, nói thủng thẳng: “Có người viết nói tôi thông thạo tiếng Pháp. Nói trật. Họ thấy tôi nghe tiếng Pháp thì nghĩ tôi thông thạo, nhưng tôi nghe là để luyện kỹ năng nghe, còn đọc sách là để nắm thêm ngữ pháp. Họ thương mình thì khen tặng mình vậy thôi”. Mấy kẻ hậu sinh chưa hết phân vân nhìn lại mình thì, lại bất ngờ ông bảo, “thơ tình không ai qua được Tagore”.

Ông say sưa đọc những bài thơ của thi hào Ấn Độ do ông dịch, mắt lấp lánh ánh nhìn tinh quái. Nhưng giọng ông nhỏ lắm, phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng thơ nhỏ nhẹ ấy:

Ở nơi nào mà mọi con đường được vạch sẵn
Tôi đi lạc
Hãy nhìn trời xanh và biển khơi
Đâu có lằn vạch nào
Tôi hỏi trái tim tôi
Có phải máu của mi có huyền năng làm cho đôi mắt nhìn thấy được lối đi ẩn khuất…

Ông lặng lẽ sống, lặng lẽ viết và cho ra đời những truyện ngắn đầy bất ngờ đối với khán giả cũng như làng văn cả nước: Quê hương thứ hai của người du kích, Bên miệng hố bom đìa, Chuyện nhỏ trên đường dây... trở thành những món đặc sản của văn chương kháng chiến.

Cũng là chuyện về những người chiến sĩ bình thường đó thôi, nhưng những truyện ngắn của ông vừa lãng mạn vừa thâm trầm. Cứ thế, văn chương của ông phát triển lặng lẽ, sâu thẳm và lắng đọng trầm tích tạo thành sự nghiệp sống với thời ngay từ lúc nào không biết, từ Nắng đẹp miền quê ngoại cho tới Mưa ấm, từ Anh Thơm râu rồng cho đến Tiếng khóc và tiếng hát và điểm ngưng đọng là tập “Nợ nước mắt” và những truyện ngắn khác.

Ông viết không nhiều về số lượng, không viết cho thị hiếu, thời thượng, chỉ viết cho người đọc tự giác nhất và cho chính mình, bất kể qui luật cung cầu của thị trường chữ nghĩa. Trong đời sống thường ngày cũng thế, ông không có cuộc sống nào khác ngoài sống với văn chương và nhân thế, viết và sống đối với ông bao giờ cũng chỉ là một, chỉ có một.  

NGUYỄN HỒ

2. * Nhiều người vẫn còn thắc mắc về câu nói “đi chỗ khác chơi” của ông…

- Chùm chữ này tôi có được từ lời khuyên của một nghệ sĩ già, ông bảo, “khi nào con viết hết được rồi thì nên biết đi chỗ khác chơi, đừng có bẹo hình bẹo dạng trong chốn trường văn trận bút, nhất là đừng để cho những người yêu mến mình phải đọc những câu lếu láo của mình...”.

“Chỗ khác” ở đây, với tôi, chỉ là một nơi nào đó, không phải là môi trường văn chương Sài Gòn. Sau này, có người lại diễn giải là tôi muốn đi ở ẩn. Điều đó không đúng, trong thế giới này làm sao tìm được một nơi ở ẩn. Cọp còn không tìm được chỗ ở ẩn trong rừng sâu, cá còn không tìm được chỗ ở ẩn ngoài biển khơi, thì tôi làm sao tìm được chỗ ở ẩn trong cái cõi “lắm người nhiều ma” như cách nói của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.

* 15 năm, ông có “chơi” được gì nhiều ở “chỗ khác” ấy không ông?

- Những chỗ khác mà tôi gặp sau khi rời Sài Gòn không nhiều. Xét về mặt trải nghiệm, tôi cũng thu lượm được nhiều chất liệu để làm văn chương nhưng tôi không viết được gì thêm nhiều. Một phần do sức khỏe giảm sút. Mặt khác, bẩm sinh tuy có được tạo hóa nhểu cho vài giọt nhỏ năng khiếu nhưng bản thân tôi không phải là người có ý chí mạnh.

Còn đối với nghề văn, tôi thiếu sự đam mê, nên giai đoạn sau này cũng không viết được gì. Mới gần đây, trong một cuộc trò chuyện, có người khen tôi là người xả thân với văn chương, tôi phải đính chính liền. Tôi bảo, nếu ví văn chương là một người đẹp thì tôi là người tình chung thủy nhưng hờ hững, thiếu đam mê.

* Nhưng, đọc văn ông, người đọc thấy ông là người nghiêm cẩn với nghề...

- Không, tôi thiếu sự đam mê. Nhưng tôi có cố gắng để giữ những gì mình viết luôn chân thật. Cũng có người hỏi , khi ngồi trước trang giấy ông tự dặn dò mình điều gì. Tôi chỉ có một câu trả lời thôi: Những điều mình chưa yêu mến, hoặc chưa kịp yêu mến thì đừng giả bộ yêu mến nó.

* Những cây bút thế hệ sau mình, ông có đọc họ không?

- Có chứ, tôi còn ráng đọc nhiều, không dám lười. Trước đây tôi rất thích truyện ngắn của Phạm Thị Minh Thư. Có một đêm như thế là một trong không nhiều truyện ngắn hay tôi đọc trong đời tôi. Nhưng sau đó thì không thấy gì nữa, tôi buồn ghê lắm, không biết cô ấy có buồn không. Sau này tôi có đọc Nguyễn Ngọc Tư. Tư đã đi được những bước đáng kể lắm rồi. Tôi đang rất hi vọng.

* Rời khỏi một thành phố nơi nhiều người đã biết đến tên tuổi và tầm vóc của nhà văn Trang Thế Hy, để đến một nơi hẻo lánh, nghèo khó, chưa chắc đã có nhiều người đọc văn mình, có khi nào ông băn khoăn hay nuối tiếc vì quyết định của mình?

- Hoàn toàn không. Tôi nhớ tới một câu nói của Lỗ Tấn, “biết rằng có vài ba người đọc mình cũng đủ đem đến cho tôi một niềm vui lớn rồi”. Còn một nhà văn Nga thì nói: “Chỉ cần biết có một người chịu khó đọc mình cũng đủ thấy rằng công lao của mình bỏ ra khi ngồi trước trang giấy đã được đền đáp tốt”. Tôi thích những câu nói đó.

* Vậy thì nhà văn Trang Thế Hy quả thật đã được đền đáp rất tốt. Nhưng mới đây, nhân việc trao Giải thưởng nhà nước, nhà văn Đỗ Kim Cuông, vụ trưởng Vụ Văn nghệ - Ban Tư tưởng-văn hóa trung ương, trả lời phỏng vấn báo chí, có bảo rằng tiếc cho Trang Thế Hy chưa có tên trong đợt này. Cùng với một vài tên tuổi khác, tên ông lại vắng mặt, làm người đọc ông lâu nay cũng tiếc, thấy tiếc cho một giải thưởng. Còn ông?

- Tôi không muốn trả lời câu hỏi này, nhưng không phải không có ý kiến gì cả trước vấn đề này.

* Ông có thể nói về ý kiến của ông được không?

- Tôi cũng không muốn nói lúc này.

3. Nhà văn già lão tỏ ý muốn đứng dậy. Mệt mỏi và rụt rè, ông xua tay, bảo đừng chụp hình nữa, sức nặng của thời gian như vừa đổ ập lên đôi vai mảnh khảnh, ngạo nghễ, u buồn, vừa lịch lãm, uyên thâm lại vừa nồng nàn dân dã .

Người hiền của văn chương Nam bộ, nhà văn Nguyên Ngọc đã gọi ông như thế.

Người hiền ấy độc đáo và quí hiếm, ông chẳng muốn bàn luận nữa về chuyện được mất hơn thua. Nhưng những ai đã đọc ông, biết ông thì áy náy lắm. Sẽ còn có rất nhiều lý do về sự vắng mặt của người này người khác, nhưng một giải thưởng xứng đáng phải tìm được những người xứng đáng để trao gửi. Đó không chỉ là quyền lợi của người được nhận mà còn là quyền lợi của chính giải thưởng...

Trang Thế Hy lững thững bước đi. Bất ngờ ông quay lại, giọng rất nhỏ:“Tôi chợt nhớ tới cách nói của một nhà văn Pháp. Người ta thường nói chậm như rùa, chậm như ốc sên, còn ông ấy, ông Anatole France ấy lại nói “chậm như công lý”. Rồi ông cười hóm hỉnh, lại đi lững thững. Ông đi về nhà mình, căn nhà cũ liêu xiêu ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre...

THÚY NGA

.
.
 
Nhà văn Trang Thế Hy cùng vợ, con và cháu.
Ảnh: tư liệu gia đình


Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 29/Apr/2010 lúc 7:07pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2010 lúc 7:16pm

.

 
Nhà văn Sơn Nam
tên thật là Phạm Minh Tài,
sinh ngày 11/12/1926,
tại làng Đông Thái, tỉnh Kiên Giang.

.

 
Nhà văn Trang Thế Hy
tên thật là Võ Trọng Cảnh.
Sinh ngày 9-10-1924
tại Châu Thành - Bến Tre.


Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 29/Apr/2010 lúc 7:17pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2010 lúc 7:14am
 
 
 
Bài thơ "Cuộc đời " (hay " Đắng và Ngọt") , cùng bài nhạc "Quán bên đường" đều hay.
Đúng, có một thời , báo giới và giới nhạc sĩ, thi sĩ đã tranh cải về tác giả bài thơ "Cuộc đời" , cụ thể hơn, là tác giả lời bài nhạc "Quán Bên Đường".
 
Cám ơn Thầy Hùng đã post các tài liệu này lên diễn đàn.
 
Phần diễn ngâm bài "Đắng và Ngọt" của nghệ sĩ Đoàn Yên Linh, không nghe được. Thầy Hùng vui lòng gửi lại đuọc không?
Giọng ngâm truyền cảm của Đoàn yên Linh thể hiện bài này, mk nghĩ chắc chắn phải hay lắm.
 
Đa tạ,
mk
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2010 lúc 8:55pm

 

QUÁN BÊN ĐƯỜNG

Thơ: Quang Dũng

 

Tôi khách qua đường trưa nắng gắt
Nghỉ nhờ đây quán lệch bốn tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu
Mùa gạo đắt, đường xa trưa khách vắng

*

Em đắp chăn dày, tóc em trĩu nặng
Tôi mồ hôi ra ngực áo chan chan…
Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn
Em mê sảng sốt hồng lên má đỏ

*

Em có một mình nhà hoang vắng quá
Mảnh chăn đào em đắp có hoa thêu
Hàng của em chai lọ xác xơ nghèo
Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá

*

Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa
Em tản cư, tôi là khách mười phương
Biệt cố đô cùng nhau từ một thuở
Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường

*

Tiền nước trả em rồi trưa nắng gắt
Đường xa xa mờ mờ núi và mây
Hồn khách vương vài qua sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay…

 

Tôi lính qua đường trưa nắng gắt

Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu.

Giàn mướp nghèo không hưá hẹn bao nhiêu

Muà gạo đắt đường xa thưa khách vắng .

*

Em đắp chăn dầy, tóc em chĩu nặng

Tôi mồ hôi ra ngực áo chan chan

Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn

Em mê sảng sốt hồng lên đôi má.

*

Em có một mình nhà hoang vắng quá

Mảnh chăn đào, em đắp có hoa thêu

Hàng cuả em chai lọ xác xơ nghèo

Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá.

*

Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cưả

Em tản cư, tôi là lính tiền phương

Xa Hà Nội cùng nhau từ một thuở

Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường

*

Tiền nước trả em rồi, nắng gắt

Đường xa xa mờ núi và mây

Hồn lính vương qua vài sợi tóc

Tôi thương, mà em đâu có hay !

 

____________________

Từ: Đặng Văn Nhâm

 

 



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 07/Jun/2010 lúc 9:03pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.117 seconds.