Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2013 lúc 5:42pm

ẤP NHÀ THỜ

ĐƯỜNG HỘ MƯU và ĐƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG

---o0o----

 

 

 

Thật lòng mà nói chòm nhà lá khoảng 30 gia đình chúng tôi tuy nằm ven  Cầu Huyện nên ăn ké gọi xóm Cầu Huyện cho oai, nhưng thật sự trên mặt hành chánh,  giấy tờ lại thuộc về Ấp Nhà Thờ. Dường như toàn bộ cuộc đất xóm lao động chúng tôi đang định cư cũng thuộc tài sản của Nhà Thờ ?

Từ chân Cầu Huyện đi xuống đến ngã tư Bình Ân quẹo trái, con đường Hộ Mưu

Đường Hộ Mưu nơi giúp tôi mưu sinh trong những ngày còn bé tí, mùa mưa ngày bắt ốc hái rau gió tép, đêm bắt ếch nhái, cắm câu, đặt đuôi chuột. mùa nắng chặt cây Lức, cây chăm bầu, chùm lé  ven đường, quanh khu vục mả làm củi đốt, bắt còng trên đám biền của Bác Tư Xung, mót lúa cho gà ăn nhổ rạ đội về làm núm, thả diều đánh trỏng, đá banh…

Vùng đất này với tuổi thơ tôi quá nhiều kỹ niệm, những ngôi nhà nằm trên khu vực các Cô chú Bác có biết nhưng chỉ biết rất ít, thật ít vụn vặt đời thường! Xin được viết ra những việc cách đây hơn 50 năm với nhiều thiếu sót, rất mong các bạn biết rõ sẽ bổ khuyết thêm, hầu lớp người sau biết và cảm thông những người trước trên xẻo đất quê hương đậm đậc tình người.

Trân trọng.

 

Đường Hộ Mưu

 

Đường Hộ Mưu là tên của vị Bá Hộ Trương Văn Mưu, người đã đào ao chứa nước ngọt cho dân chúng khu vực xử dụng vào mùa nắng, cảm cái ơn này dân chúng trong vùng gọi ao chứa nước ngọt này là Ao Ông Hộ.

 

Từ ngã tư Bình Ân đi về hướng Tân Niên Tây, bên tay phải khởi nguyên Tua Gác.

 

Tua Gác nằm trên miếng đất hình tam giác diện tích nhỏ lọt thỏm trong mũi tàu do hai đường Tân Niên Tây và Bình Ân giao nhau.

Ranh còn lại phía bên nhà máy xay lúa giáp với cái ao nằm trong miếng ruộng, chắc do đào đất làm nền tua gác, trấu từ nhà máy thổi dạt về đây nước ao đen xì mọc đầy những cây rau ngổ xanh um tươi tốt.

Thời gian này, người dân lao động không ai ăn rau ngổ cho là nhức mình, rau muống đỏ mọc đầy ruộng cũng bị chê, cua đồng ruộng nào cũng có, nhà nông sợ cua cắn lúa đi quanh ruộng bắt đập chết bỏ đầy bờ. Lâu dần miếng ruộng không thầy ai cày cấy nữa, trấu từ nhà máy hằng ngày bay ra lấp dần, che mất ngôi mộ có cây Bình Bát nằm chơ vơ giữa ruộng không biết được con cháu lấy cốt không ?

Tháp canh (Tua) gồm 3 phần :

- Chân tháp hình tròn có đường dẫn vào hình dáng như cái “ tu hích “ xây bằng gạch thẻ không tô cement màu đỏ quệch, hàng rào kẻm gai chung quanh cách chân tháp khoảng 10 mét, thêm một vòng rào kẻm gai nữa được rào rất kỷ sát vào chân tháp. Đầu tu hích có cửa ra vào quây mặt về đường Hộ Mưu bên trong âm u có sạp bằng gổ dùng làm giường ngủ cho những người chưa đến phiên hoặc đã xuống ca gác.

- Thân Tháp gồm 4 cột xây bằng gạch, hình vuông cao trên 2m, nền là mái của chân tháp được đúc bê tông

- Tháp Canh hình vuông cách mặt đất hơn 5m bốn vách được xây bằng gạch chiều dài hơn 3m có chừa lổ châu mai để quan sát, nóc tháp được đổ bê tông, sàn làm bằng gổ giữa chừa lổ khoảng 6 tấc vuông, bắt cầu thang gổ để lính lên xuống. Đứng ở đây với mắt thường nhìn thấy xóm Rạch, Khu vực Lăng Võ Tánh dễ dàng. Nhìn về hướng Bắc trông thấy tua gác trên cua quẹo đường Hộ Mưu rõ mồn một.

Hai tua gác ban đêm thường liên lạc với nhau bằng ám hiệu đèn pin.

 

Tua Gác này là chốt chận cố định của Bót Cầu Huyện, chiều tối lính ở trên bót xuống nơi đây đóng cổng rào. Cổng rào gồm những thanh sắt nối lại thành chử A chiều dài hơn 2 mét chung quanh khung được đan kẻm gai, đặt ở đầu hàng rào bảo vệ tua gác bên phía đường đi Tân Tây và cổng bên đường đi Bình Ân, buổi sáng lính trực kéo vào hai bên lề đường cho dân chúng đi lại, sau đó trở về bót.

 

Tờ mờ sáng  xe ngựa và dân từ dưới quê gánh rau cải hoa quả đi chợ Gò nhiều khi tới sớm chưa đến giờ mở cổng, công cúi và đuốc cháy sáng rực tụ tập ven đường cười nói quyên thuyên, chờ các chú lính gác xuống mở cổng cho vào.

 

Thời Đệ Nhất Cộng Hoà cách Tua khoảng 20m về phía Bình Ân người ta xây hàng rào Ấp Chiến Lược có cửa ra vào.

Đi Bình Ân hai bên đường không một bóng nhà, bên tay mặt có mấy bụi tre là con lộ quẹo vào xóm Rạch, bên trái đến đầu lộ quẹo vào Chùa Thanh Trước có căn nhà nhỏ giữ ao Chuối.

Còn nhớ một buổi trưa vào năm 1956 – 1957 gì đó ? đoàn người mặc áo đen từ Bình Ân đi lên đòi Chánh Quyền cho Tổng Tuyển Cử.  Lính từ  Tua gác xuống kéo kẻm gai đóng cửa Ấp Chiến Lược báo về Bót Cầu Huyện, Bót báo về Quận, không lâu sau xe lính xuống rất đông có ông Trung Uý đứng ra nói chuyện với đồng bào yêu cầu đoàn biểu tình giải tán, hoá ra đoàn người này trước đó từ Yên Luông đi ra trên đường Chùa Thiêng Liêng đòi Tổng Tuyển Cử, dường như hầu hết là người Bến Tre.

Hai bên lời qua tiếng lại rất hăng , ông Trung Uý yêu cầu giải tán bằng không lính sẽ bắn vào đám biểu tình, lúc này cũng thấy có Ông Quận Trưởng, ông Quản Phát xuống tới, dân biểu tình tiếp tục tiến đến sát hàng rào đòi phải cho vào Quận rất căng thẳng, Ông Trung Uý đề nghị nhận Thỉnh Nguyện Thư và yêu cầu đoàn biểu tình giải tán ra về, Người dẫn đầu đoàn biểu tình mặc quần áo đen quấn khăn rằn nhỏ con nhưng rất hung hăng tiến vào hàng rào mở cổng. Ông Trung Uý lấy cây súng Garant của chú lính đứng gần gắn trái Lựu Đạn trên đầu súng, chỉa về phía biểu tình yêu cầu lui ra, họ không lui còn tiến vào phá hàng rào ông Trung Uý đặt súng trên vai bắn một phát, Đoàng…Ầm, lúc đó đoàn người bỏ chạy xuống ruộng tán loạn … giải tán. Tối đến người ta thấy họ tập họp lại lấy xác những người chết. Nghe nói họ xuống ao Chuối tắm rửa người bị thương và người chết máu đỏ ao, dân quanh vùng không dám gánh nước về xài.

 

Vào thời chúng tôi Tua gác bỏ hoang, là nơi trốn học hoặc tụ tập để bàn kế hoạch đi phá xóm phá làng, ngồi chờ đợi các chiến hữu đi tắm ao, đu đẩy kéo nhau lên tháp canh ( thang bị gở mất ), đánh bài ăn dây thung … ăn búng tay, hoặc trốn học nằm trên thân tháp gió lộng ngủ trưa mát trời ông địa !

 

Sau 75 nơi này, đồng bào Gò Công đi lên hoặc đi xuống đổ nhiều nước mắt.

Tua gác được bọn việt gian cộng sản biến thành trạm thu thuế, nơi bọn cướp ngày cướp bốc hàng hoá, lúa gạo, mắn muối, tiền bạc của người dân, mỗi lần đi ngang đều nghe tiếng nạt nộ, tiếng van xin, tiếng khóc tức tưởi. Mức độ tàn bạo chẳng thua kém trạm thuế Tân Hương “ Cửa Khẩu “ giữa Tiền Giang và Long An bao nhiêu. Thật là khổ nạn !!!

 

Qua Tua gác là Nhà máy xay lúa với đống trấu cao nghệu, rồi đến ao nuôi cá của Chú Ba quản lý nhà máy, chú trồng cây bông gòn làm hàng rào bao quanh vuông đất. Gia đình Chú Ba là gia đình lao động nghe nói trước đây ở bên Xóm Đạo. Thiếm Ba đầu tắt mặt tối suốt ngày xay hàng sáo, lấy cám nuôi heo, nuôi cá, nuôi vịt. Các chị em nhà này làm việc, học và ngoan ngoài giờ đi học không bao giờ thấy ra khỏi nhà. Theo tôi trong giới lao động sống chung  xóm, nếp giáo dục nhà Chú Ba hơn hẳn các gia đình khác kể cả gia đình Bác Tư Xung.

Đây là nhà cuối cùng tiếp theo ruộng dài đến Vườn Bông. Miếng ruộng này vào năm 1963 được chọn làm bãi đáp trực thăng “ Con Sâu Rọm “ chuyên chở lính và quân dụng đánh việt cộng ở mặt trận Ấp Bắc trên Mỹ Tho.

Chẳng biết phi công cho phi cơ lên xuống thế nào chân đáp “ vấp” bờ móng phi cơ ngã ngang cháy tưng bừng các bạn tôi hè nhau tháo nhôm máy bay giũa nhẩn đeo đầy tay.

 

Từ ngã tư Bình Ân đi về hướng Tân Niên Tây bên trái là khoảng ruộng có mấy chòm mã, tiếp theo là miếng ruộng chiều dài nằm dọc theo đường, đây là sân chơi của chúng tôi, mùa mưa soi ếch, nước ngập thì bắt cua đồng về làm mồi câu cua biển, bắt nhái làm mồi câu cắm, vào mùa gặt mót lúa, mót lúa xong xách rổ, xách thùng be bờ tát nước bắt cá để rồi mùa nắng làm sân thả diều , đánh trỏng, đá banh. Tuổi thơ chúng tôi rớt rơi cùng khắp trên đám ruộng nhiều kỹ niệm này.

Cuối chiều dài miếng ruộng giáp đường dẫn vào ao Ông Hộ, từ đây trãi dài mấy cây số về Cầu Bến Lội mặt tiền đường hoàn toàn không một căn nhà.

 

Ao Ông Hộ nằm giữa ruộng xa nhà dân, chung quanh những hàng cây Chăm Bầu cao ngất che chắn, đất đào ao đắp làm nền và người giữ ao trồng rau quả, cải cà, ớt tuỳ theo mùa vụ, chuẩn bị lễ tết trồng cả bông vạn thọ.

Vào mùa nắng chiều nào tôi cũng đi gánh nước, nước ao Ông Hộ không trong lắm nhưng độ ngọt có phần hơn những ao khác. Được người trong coi nên chung quanh ao sạch hơn, không ai tắm trừ những người gánh nước khi kéo thùng nước lên bị đứt giây và chìm, phải lặn xuống mò vớt đem thùng lên.

Tôi thích gánh nước Ao Ông Hộ vì có cầu đúc bê tông để người gánh ra ao múc nước, khoảng cách giữa cầu mực nước rất thấp, mùa nắng lúc nước cạn quấn giây thùng vào đầu đòn gánh thả xuống múc nước vẫn kéo lên được. Ao Trường Đua nước lợ lợ cầu lại rất cao so với mặt nước lũ con nít chúng tôi ngại.

Ao Chuối gần lăng Võ Quốc Công, nằm ngay ngã ba giao lộ đường đi Bình Ân và đường vào Chùa Thanh Trước. Quanh ao cặp theo vách nhà  có trồng chuối nên gọi ao Chuối ? Ao nhỏ lại có nhà gần, nhiều khi đi gánh nước nhìn thấy người tắm 

Vì vậy người dân xóm tôi thích dùng nước Ao Ông Hộ hơn.

 

Đường Hộ Mưu, từ ngã tư Bình Ân đến ngã tư Nhà Thờ đoạn đường thân quen tôi nhớ từng nhà, từng loài cây mọc ven đường.

Hai bên lề mọc hoang toàn cây lức, chăm bầu, gai chùm lé và cây hột nổ. Cây hột nổ, rể kết thành củ mọc từng chùm màu vàng đất, bông tim tím trái  màu xanh già thì ngã sang màu đất và chuyển sang màu đen hình dáng như chiếc thoi bé tí tẹo chúng tôi thường hái trái có màu đen ngặm vào miệng, nước miếng thắm vào nổ cái “tách” tiếng nổ đi vòng vèo qua các xoang vọng lên óc thật đả một trò chơi dân dả, thế là đặt tên cây hột nổ. Hột nổ này những người bị ung nhọt người dân xóm tôi dùng hạt đấp chung quanh mụt nhọt, nó dính như thuốc dán và hút mũ thật tài tình.

Dọc lề đường mấy chú Lục lộ vào mùa nắng nại đất ruộng đem lên đấp thành mô xa xa một mô, nếu đường bị ổ gà vào tháng mưa ruộng ngập nước  mấy chú lấy đất trên mô ấy mà đấp đường, khoảng vài chục thước họ cuốc mương vào mùa mưa cho nước chảy xuống ruộng, con đường nhiều hoa tím, những mô đất, những cây chăm bầu mọc thấp lè tè vậy mà đẹp. Hoa tím cây hột nổ không đẹp bằng hoa tím Bằng Lăng hiện giờ nhưng nó mộc mạc bình dị như cuộc đời lam lủ chúng tôi, thật dễ thương !

 

Bên trái nằm song song theo đường là cái ao của Chú Mười Giã, tiếp ao là miếng ruộng hình ống điếu hút thuốc, thân ống điếu giáp ranh nhà Cô Chín Xô, đầu ống điếu giáp ranh nhà Bác Tư Giái, có cống thông qua bờ móng chạy ra rạch sau nhà Bác Tư Giái, Chú Năm Mạnh qua trước nhà Ông Ba Nghi ra sông Cầu Huyện.

Trên đám ruộng này vào mùa mưa tôi thường cắm câu, đặt đuôi chuột và vó tép luôn, ở nhà tôi vào mùa cấy bốn năm giờ khuya nghe tiếng tù và của Đầu Nậu tập hợp công cấy, còn nghe các cô chú hò đối đáp nhau, không khí làm việc thật là vui, tiếng hò, nói chuyện, tiếng cười vang một góc trời.

 

Cao Thệ

 



Chỉnh sửa lại bởi thonglo2003 - 27/Apr/2013 lúc 11:22am
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2013 lúc 9:00pm

 ( Lưu ý bài viết này mục đích ghi chép những gia đình, dinh thự, công trình nằm trên khu vực bờ Bắc sông Cầu Huyện, nên xin được lập lại những nhà nằm trên đường Hộ Mưu đã được bổ xung – Thân ái )

   

1- Nhà Bà Giáo

Qua miếng ruộng nhỏ nhà Bà Giáo ngói đỏ ba gian nằm ẩn sau hàng rào được trồng cây giống cây Trúc, cũng  không phải Tre, sau nầy mới biết đây là cây Tầm vong, nhà nầy thật cách biệt với chúng tôi, là một trong hai căn nhà xưa nằm trên đường, những ngày 15, 16 âm lịch lội rạch đi bắt cá bóng dừa từ nhà Ông Ba Nghi, lũ phá nhà chúng tôi đột kích vào vườn trộm ổi không dám vào sâu, rất nguy hiểm bởi chủ chạy trên bờ, lũ chúng tôi lội sình bị bắt như không. Mỗi khi đi đặt đuôi chuột bắt tôm tép nương theo con lạch nhỏ đến cái đìa trước thấy bên hông nhà cây me đậu phọng trái ngọt nhưng chẳng dám đến gần vì con chó mực rất dữ.

Vào dịp lễ Tết bên này con rạch là nhà Bác Tư Giái, Bác tổ chức cho chúng tôi bắn pháo, bên này các bạn cũng cưa tre làm súng pháo qua, bên này chúng tôi bỏ đất khô trong lon sữa bò đặt trên nòng súng khi chăm ngòi, súng nổ cái Phà… đất văng sàn sạt trên mấy cây dừa nước hai bên bờ rạch, các bạn cũng làm y như vậy, thật là vui.

Trò chơi ban đêm thức canh nồi bánh Tét đặt dưới tán bụi tre ở nhà Bác Tư, sau đó lai rai kéo dài đến rắm tháng giêng.

Từ cổng vào cửa cái được lót đá xanh vuông cao khoảng 1tấc rưởi có lẽ mua về kê chân cột còn thừa dùng lót đường đi, nhà trong cuộc đất rộng, thoáng nhưng không khí lúc nào cũng thấy âm u buồn thảm

Trước mặt nhà Bà Giáo bên kia đường đám ruộng của Bác Tư Xung với 3 chòm mả. Từ đây nhìn thấy Ao Ông Hộ, Vườn Bông rõ mồn một.

Tiếp nhà Bà Giáo là con hẻm dẩn sâu vào đến sông Cầu Huyện có 3 căn nhà

 

2- Nhà Bác Tư Xung

Đi qua đám ruộng trước nhà Bà Giáo đến cái đìa chung quanh là những cây chăm bầu thấp tè, có lẽ bác Tư đốn để quan sát ruộng. Quẹo trái theo con hẻm cặp với Thánh Thất Cao Đài, căn đầu tiên là nhà Bác Tư Xung

Hàng rào được trồng bằng cây dăm bụp xanh dờn được cắt phẳng lì lưa thưa mấy bông đỏ chói, sân rất rộng dùng để phơi lúa đến ngôi nhà lá ba gian. Bác Tư  nhỏ con hiền lành chất phác rặt dân Nam bộ lúc nào cũng thấy Bác trong bộ quần áo bà ba đen với chiếc quần ngắn ngang đầu gối, đi chân không, ăn nói từ tốn dễ thương.

Bác đặt tên con cũng bình dị như cuộc sống đời thường Muối, Mặn … bên kia đường đối diện với cái ao nhà Bác khởi đầu từ cống băng qua đường Hộ Mưu là miếng ruộng của gia đình chạy dài đến cua quẹo, đặc biệt năm nào trồng lúa cũng trúng, những hạt lúa nặng trỉu trên cành, người đi đường ai thấy cũng khen.

Các anh chị con của Bác Tư rất chịu khó, đi học về làm việc nhà việc ruộng  tối ngày và cuộc sống cũng bình dị như bác Tư

 

3- Nhà Chị Năm Giỏi

Kề bên nhà Bác Tư là nhà chị Năm Giỏi, làm nghề xay hàng sáo, chuyên đi mua lúa xay, lấy cám nuôi heo, gạo đem về nhà sàn ra lấy tấm, lượm thóc gánh bán lại cho bà con quanh khu vực, nhà tôi là bạn hàng trung thành của chị,

Chị Năm vui vẻ dễ mến, mỗi khi nhà hết gạo nhắn tin, chị gánh đến ngay hoặc đem trước một ít hôm sau đong đủ.

Nhà chị đông con, nên vất vả

 

4- Nhà Bác Liêm

Căn nhà cuối hẻm là nhà Bác Liêm, thường gọi Câu Liêm, một chức sắc trong Nhà Thờ, nhà Bác đất rộng hai mặt giáp Sông Cầu Huyện và rạch Ông Ba Nghi chung quanh dừa lá mọc kín bưng, vườn trồng rất nhiều cây ăn trái, ổi, me và bần ổi.  Bần ổi nhà bác tốt không đâu bằng, lá xanh mượt trái thật to và nhiều, lũ phá nhà chúng tôi khi tắm sông, đi bắt vọp thường ghé vào khu vườn thăm cây thăm trái.

Nhà ở rất xa vườn vào hái trộm cử một thằng quan sát thế là xong, có chủ ra làm ám hiệu thế là cả bọn lủi vào đám lá thoát ra sông

Bên kia con hẻm là khu vực Thánh Thất.

 

5- Nhà Chú Hai Thiện

Trong khuôn viên Thánh Thất,  bên phải là nhà Chú Hai Thiện cất sâu vào trong, khoảng vườn trước nhà trồng mía, có khi thấy trồng bắp tây, Chú Hai làm nghề thợ mộc sau này chuyển qua chuốt đủa, chú tìm mua những bộ ván bằng gổ Mun đem về cưa ra và chuốt thành những đôi đủa Mun rất đẹp, có hai loại đủa, loại thân tròn suốt chiều dài, một loại nửa tròn nửa vuông

Bộ ván gổ Mun dầy 1 tấc  nhà tôi được chú đổi cho bộ ván gỏ và 400 đồng.

Tôi cũng thấy chú tiện chân bàn, khung tiện làm bằng gổ hai đầu có ụ gắn chuôi nhọn, một cố định và một di động dùng để kẹp chặt cây gổ sản phẩm.

Bên ụ gắn chuôi nhọn cố định dưới đất có chôn một phần ngọn của cây Tầm vong, đầu cây tầm vong được buộc miếng da trâu đầu kia móc vào bàn đạp bằng thanh gổ dài nằm dưới cùng khuôn tiện.

Người thợ tiện gổ quấn sản phẩm của mình vào miếng da trâu, và định vị thanh gổ giữa hai chuôi nhọn, dùng chân đạp lên bàn đạp sản phẩm quây tròn, dao tiện là nguyên cây giũa, đầu giũa được mài tròn, lõm tuỳ theo sản phẩm. Người thợ tiện gổ một chân đạp bàn đạp tầm vong giữ sợi dây da trâu lúc nào cũng thẳng lực đạp kéo xuống, đàn hồi của cây tầm vong kéo lên tạo sản phẩm quây tròn người thợ tiện tay cầm dao tiện, chịu vào thanh sắt của bàn tiện lấn vào thanh gổ. Kiểu tiện này có từ thời tạo thiên lập địa ngành tiện ! nhưng sản phẩm vẫn đẹp như sản xuất trên máy tiện gổ hiện đại thời bây giờ.

Sau này nghề làm đủa phát triển lan ra Sơn Quy, lòi ra đa số dân làm đủa là việt cộng nằm vùng trong đó có chú Hai Thiện.

 

6- Thánh Thất Cao Đài:

Thánh Thất này theo hệ phái Bến Tre, thấy tín đồ rất ít và khuôn viên thánh thất thì khiêm nhường, có lần thấy lễ đông người dự bọn chúng tôi đột nhập vào, sau thánh thất là nhà ăn tín đồ lăng xăng bày biện nấu nướng chi đó, bổng bị Thiếm Hai Thiện nắm tay dẫn ra ngoài

- Trong này chật chọi quá, con kêu mấy bạn con ra ngoài chơi

Thế là cả bọn tỏn tè ra về. Trước Thánh Thất có cây đa nhỏ xíu ốm tong teo, không lớn nổi dù tuổi đời của nó dường như lớn hơn tuổi của tôi, mỗi dịp lễ lạc cột cờ treo tấm phướng dài sọc phất phơ,  dưới cột cờ có trồng lèo tèo mấy cây Huệ trắng.

 

7- Nhà Anh Năm Dở

Bên trái Thánh Thất là nhà Anh Năm Dở, Anh cũng làm những công việc như chú Hai Thiện nhưng cơ sở không đặt tại nhà. Nhà này có ngũ long công chúa, sau chót là một thái tử.

Nhà cất thục sâu bên trong sân trước nhà khi thấy trồng mía, lúc khoai mì

 

8- Nhà Bác Năm Truyện

Nép sát vào hàng tre là nhà Bác Năm Truyện, trước nhà có bàn thiên trồng lèo tèo mấy dây khoai mở chất chà cho bò lúp xúp dưới đất, bên hông nhà là đám Bưng người dân thường gọi Bưng Biền, bưng cũng có bờ bao nhưng thường nằm sát bờ sông nước ròng thì cạn, nước lớn thì ngập đầy đồng, vì vậy ta thấy người đi bắt còng, bắt rạm, bắt cua ở bưng chứ không thấy bắt ở ruộng. Bưng cũng trồng lúa, nhưng hơi khác với làm ruộng, lúa trồng ở bưng thuộc loại lúa thân cao, sau khi gặt xong bưng phải lên líp từng hàng dài đến mùa mưa, nước sông lờ lợ lại phải dùng cuốc ban líp ra sau đó mới cấy lúa, đám bưng này hình như cũng của Bác Tư Xung.

Bác Năm có người con trai học Quốc Gia Hành Chánh ra trường được cử làm phó quận ở đâu dưới miền Tây ?

Hai vợ chồng hiu quạnh sống trong căn nhà nhỏ xíu thấp tè, sau hình như theo con trai

 

Sát nhà Bác Năm là cống băng ngang đường Hộ Mưu dùng xả nước ra sông, cống này là nơi rửa chân của bọn tôi mỗi khi đi học. Từ cống đi khoảng 100 m là đến cua quẹo phải, bên trái là tua gác có bờ ruộng cao dẫn vào khu vực khoảng chục nhà dân.

 

9- Nhà Luật Sư Vương Quang Nhường

Đôi lời về Vương Quang Nhường, ông là nhà trí thức lớn của miền Nam, Sinh năm 1902 tại Yên Luông Đông, Gò Công.

Ông tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật ở Pháp, năm 1929 về nước.

Ông là rể của Vua Thành Thái, chồng của Công Chúa Mệ Cưới, em ruột của Vua Duy Tân cùng đi đày qua đảo Réunion với cựu hoàng.

Năm 1950 nhận chức Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục trong chánh phủ Trần Văn Hữu, và Chánh Phủ Nguyễn Văn Tâm.

 

Sau hàng bông bụp được cắt thẳng tấp, ngôi nhà ngói cất hình chữ đinh, nền cao có bậc tam cấp đi lên. Thuộc loại nhà cổ nhưng đã xuống cấp, trước cổng bên tay trái có cây Ô Môi tòn ten những trái đen thùi như ai treo một bầy rắn bông súng, đi học về lượm đá chọi trái rớt xuống dùng đá đập ra ruột từng tép đen thùi ăn vào miệng mồm đen thùi như bị dính nước màu, vào tháng hai hoa nở hồng tươi rực rở đẹp cả khoảng trời, người lớn dặn không cho ngồi vựa vào cây ô môi hoặc leo trèo hái trái vì có một loài sâu rất độc tương tự như rắn nằm trong bọng tre bị cắn là theo ông theo bà tức thì.  Bên hông nhà là con đường nhỏ dẫn vào khu ruộng bưng có cây me đậu phọng rất to sai trái, nhiều hôm lũ chúng tôi rủ nhau đi học về ngã này để chọi me.

Bên trái là cái ao dài giáp ranh với Chùa Phật Huệ, trồng bông sún Nhật Bổn hoa tím thật đẹp, mép bờ ao còn có cây táo trái rất ngon

Nhà này rất đơn chiếc thấy hai người đàn bà và Cô Cẫm dạy lớp ba ở trường Nhà Đèn ?.

Hai bà rất là đặc biệt chết cùng một ngày.

 

10- Chùa Phật Huệ

Bên kia ao là Chùa Phật Huệ có ông thầy tu rất đẹp trai, dường như chùa này cũng do Gia đình Vương Quang Nhường cất.

Chùa nhỏ lợp lá âm u , trước sân có cây Bồ Đề, trên thân cây để lư nhang, dưới gốc cây lơ thơ mấy cây hoa Huệ trắng, hông Chùa nằm dài theo con hẻm nhà Ông Hai Nảng

Sau này nghe nói thầy yêu tín nữ và người yêu thầy mang bầu, thầy bỏ chùa đi mất ?

 

Hẻm Năm Cần

Hẻm dẫn vào 2 căn nhà bên trong, bên tay mặt là hàng dừa cao ranh đất nhà Chú Hai Nảng dưới tán những cây dừa cao lêu nghêu là những cây dại mọc hoang, những dây mây leo chằng chịt trổ những chùm bông trắng xoá,những chùm trái xanh đỏ, bọn tôi thường đến đây hái cho vào hai đầu của ống thụt, bắn lộn với nhau.

Ống thụt được làm từ đoạn của một lóng cây trúc, cưa ra làm hai phần:

- Một phần dài khoảng 20 cm, ruột bọng hai đầu ống được quấn dây thun cho không bị tét

- Một phần dài khoảng 6 cm được gắn vào chiếc đủa ăn cơm dài khoảng 20 cm.

Đặt 2 trái mây vào 2 đầu ống, phần đầu ống thụt có gắn cây đủa ấn vào một đầu ống không khí nằm giữa 2 trái mây bị nén lại sau cùng tống trái mây nằm trên đầu ống bay ra vang tiếng nổ … bốc

Nếu bị bắn trúng làm đau điếng sau nầy người lớn cắm chơi vì sợ trái mây bắn vào mắt.

Loại mây  này các bậc cha mẹ thầy giáo thường chặt khúc khoảng 6-7 tấc, con cải lời cha mẹ những học trò giởn trong lớp hoặc không thuộc bài thường bị ăn bánh tét nhân mây.

Hàng dừa kỹ niệm của chúng tôi, khi biết leo trèo đã thấy chúng cao ngất, mỗi khi lũ phá nhà nhóm hợp là y như rằng anh Đức cử người đi hái, hái  trộm mà làm như chủ nhà leo lên chọn trái dùng chân đạp xuống, trái rụng  xuống phịch…phịch, như phi cơ oanh tạc mà bơm bị lép, xong rồi tuột xuống lượm chiến lợi phẩm xách về chiến khu.

Bên trái hẻm là ranh Chùa Phật Huệ hàng cây chăm bầu lưa thưa như răng mấy ông lão.

Con hẻm ngoài nhìn vào thấy âm u, nhưng khi quẹo mặt một không gian  bông hoa cây cảnh, cây ăn trái tươi tốt hiện ra như Cung Tiên ngày xưa Lưu Nguyễn lạc vào

 

11- Nhà Chú Năm Cần

Trong khuôn viên rộng lớn nhà ngói xưa rất đẹp, vườn rộng trồng hoa kiểng  nhiều cây ăn trái hàng rào bằng cây bông bụp cắt thẳng băng

 

12- Nhà Chú Tám Hải

Nằm cuối hẽm , giống như nhà chú Năm Cần vườn rộng trồng cây ăn trái

Mặt hậu dọc theo sông, người đi bên đường Mé Sông ngang nhà Ông Cả Thuận có thể nhìn thấy một khoảng phía sau nhà

 

13- Nhà Chú Hai Nảng

Trở ra lại đầu hẻm là căn nhà villa của Chú Hai Nảng, Chú thường đi xe đạp và rất mập, câu nói phổ biến vào thời đó là mập như Hai Nảng . Vườn nhà chú trồng đủ thứ cây ăn trái rất quyến rủ chúng tôi. Nhưng nuôi chó dữ ngoài việc leo phá hàng dừa mọi cây trái khác đều tránh xa.

 

14- Nhà Đốc Phủ Tường

 

Trên nhà Chú Hai Nảng là con lạch nhỏ những bụi lá dừa nước mập ù mọc hai bờ  là ranh đất,  cách ranh đất không bao xa là ngôi biệt thự rất to, thật tình tôi quên mất dường như nhà Đốc Phủ Tường ? cây cỏ mọc tràn lan không người chăm sóc.. Một phần đất cặp theo sông Cầu Huyện, bên kia Sông là nhà ông Thân Bính. Ngày cưới chị, tôi có theo các anh lớn vào xin đốn cây đủng đỉnh vác về nhà dựng cổng rạp.

 

Cuối nhà là ngã tư nếu đi dọc theo đường Phan Đình Phùng ra bờ sông, ranh đất giáp với đầu cầu Tây Ban Nha, xưa nơi đây có một cầu tiêu sông công cộng dường như mấy chú lính đóng bằng thiếc gồm hai ngăn, dưới sông cá chốt không biết ở đâu nhiều vô số kể, mỗi lần đi học về ngã nầy gặp nước lớn là phải ghé vào lượm đất thảy xuống xem cá ló đầu tranh nhau khoe mấy sợi râu, đuôi quẩy nước văng tung toé.

 

Cao Thệ

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 21/Mar/2013 lúc 9:21pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2013 lúc 9:08pm

Những gia đình ở bên tay mặt Đường Hộ Mưu

 

Bên tay mặt đường Hộ Mưu từ Ngã tư Bình Ân đi về hướng Nhà Thờ. Khởi đầu là mấy chòm mả từ đây lên đến cua quẹo ngang tua gác của lính Bảo An, không có nhà chỉ toàn ruộng lúa.

Đám ruộng của Bác Tư Xung trước nhà Bác Năm Truyện thời gian này các giống lúa đều có dòng đời rất dài, cây lúa cao trên 1mét người ta dùng lưỡi hái cắt lúa trong nghề nông gọi là gặt lúa, rồi để từng bó trên thân rạ,  sau đó gom về nhà cho trâu bò dậm.

Rạ là phần còn lại của cây lúa trên ruộng sau khi gặt, tôi đi mót lúa rạ đã cao ngang ngực dân quanh vùng thường nhổ rạ đem về nhà chất thành luống chiều ngang bằng hai ngọn rạ giáp vào nhau phải trên 1m  chiều dài thì tuỳ theo miếng đất, thông thường dài khoảng 4-5 m, chất làm sao đưa góc rạ ra ngoài, người ta rãi tro lên các góc rạ xong lấy rơm đậy lại. Mỗi ngày gánh nước tưới ẩm, gốc rạ bị mốc có màn trắng xoá gọi là meo nắm rơm được sinh từ ấy, mỗi sáng dở rơm tủ trên các gốc rạ, nắm rơm mọc từng chùm lựa những búp lớn thì nhổ, có cây nắm nở to hình dạng như cây dù. Người nông dân để ăn hoặc đem bán. Ruộng được nhổ sạch mạ thành sân chơi, người lớn ra đây đánh trỏng, đá banh cá độ ăn thuốc lá hoặc đá chanh, buổi chiều dân chơi tụ họp dưới ruộng vui chơi, người đi đường dừng lại bàn vào tán ra thật là huyên náo

 

Thời gian này chưa có Lúa Thần Nông, một loại lúa nhân tạo từ Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế ( IRRI, International Rice Research Institute ) ở Los Banos, Phi Luật Tân.

Lúa Thần Nông ngoài những đặc tính siêu việt của nó như tính kháng rầy, năng xuất lúa IR8 rất cao 5tấn/Ha  được trồng thí nghiệm ở Cần Thơ, trong khi giống lúa cũ khoảng 3 tấn/ Ha, dòng đời ngắn gần phân nửa nên có thể làm 2-3 vụ năm.

Điều quan trọng là chiều cao của lúa chỉ còn 5-7 tấc, nếu nông dân trồng lúa Thần Nông dọc theo các con lộ, bọn việt cộng khó lòng núp dưới lúa bắn giết dân lành hoặc giựt mìn xe cộ qua lại. Vì vậy nông dân và cả chánh quyền đều thích trồng giống lúa này, nhưng bọn việt cộng thì ngăn cản, tung tin nào là phân làm đất chai, tôm cá không còn do thuốc xịt sâu rầy, vòng đời quá ngằn nên  gạo ăn cứng như nhai sạn, giá lúa bán ra không cao. Khuyến nông chở phân Ure đem đến  tận ruộng cho người nông, việt cộng rỉ tai bắt dân chở đi trả hoặc không nhận, lở nhận thì không được rãi xuống ruộng vì vậy Bác Tư Xung chất phân dưới bộ ván, phân chảy mùi hôi nồng nặc, đúng y như “ mấy ổng” nói Mỹ Diệm thật ác độc ?!

 

Một vài nhà nông trồng lúa IR trúng đậm, người dân tự nguyện thay giống cũ, lúa Thần Nông cây ngắn khi cắt lúa gốc rạ không cao, nên việc di chuyển bồ đập lúa dưới ruộng thật dể dàng, người nông dân bỏ được phải gánh lúa về nhà chất thành đống và dậm lúa. Thật là tiện lợi !

Việc làm núm rơm của nhân dân có bị trở ngại, sau này Bộ Nông Nghiệp cho ra đời meo giống núm rơm, người dân khỏi phải ra ruộng nhổ rạ làm theo công đoạn xưa không hiệu quả, chỉ cần lấy rơm làm líp ngang khoảng 3-4 tấc, bề dài  tuỳ theo miếng đất dài hay ngắn, chỉ cần tưới giữ ẩm, cấy meo vào, kết quả thật bất ngờ !

 

Tua Gác

Cuối đám ruộng chiều dài nằm dọc theo đường Hộ Mưu là đến đám ruộng chiều ngang nằm dọc theo cua quẹo có cái vũng rau nhúc, nơi này người ta đào đất đấp nền xây cái Tua gác. Tua gác bốn chân cao nghiệu như một tháp nước hình vuông, tháp có diện tích khoảng 3mx3m mái lợp tôn những buổi chiều gió lộng người qua lại nghe mái tôn nhịp trên những thanh đà phát ra tiếng xập xèng, bốn mặt vách được kết bằng tấm dale ximent, muốn lên được tua gác phải leo mấy chục bực thang, đêm đêm lính Bảo An xuống gác sáng về lại trên đồn.

Sau ngày thành lập Ấp Chiến Lược, vành đai ấp khởi từ Vườn Bông bao bọc những căn nhà ngoải rìa ao ông Hộ vòng vèo quanh những khu nhà và ra đến đường Sài Gòn.

Thuở đó, chánh quyền tính chiều dài bờ bao và chia đều cho người dân ấp nằm trong hạn tuổi lao động, mỗi người 2m50 tới, nhà có bao nhiêu người cứ lấy đó mà nhân lên. Những gia đình có tiền họ thuê mướn

Đào kinh lấy đất đấp bờ bao trên bờ bao người ta dựng hàng rào kẻm gai

Dưới lòng và vách kinh, thành bờ bao người ta cắm chông tre vạt nhọn

Vì vậy sau khi thành lập ấp chiến lược, có nhân dân tự vệ gác và đi tuần phòng, lính không còn gác ở đây nữa sau đó cái Tua được dỡ bỏ.

 

Con đường đi vào xóm bên trong thật đặc biệt, cao hơn các bờ ruộng quanh vùng và còn cao hơn cả đường lộ.

Qua cua quẹo tiếp tục đi qua đám ruộng nữa là đến nhà Luật Sư Vương Quang Nhường.

 

15- Nhà Luật Sư Vương Quang Nhường

Trước  đây là dảy ruộng của gia đình Luật Sư từ đường lộ chạy đến chòm mả tuốt bên trong phải 3-4 mẫu, ruộng này năm nào cũng thấy trúng mùa.

Không biết phải chuẩn bị cho Vua Thành Thái về thăm Gò Công không, bìa ruộng giáp đường  bổng thấy đào ao bên hông và phía sau lấy đất làm nền, sau đó cất Villa thật đẹp, nhưng vách nhà sơn màu vàng thấy u buồn, hiện nay là Trạm Y Tế Phường 3. Chung quanh ao thấy có mấy cây tra hoa vàng tươi, xen lẫn dăm cây dừa, loại dừa trên Thủ Đức thấp chủm đã có trái con nít đứng dưới góc hái cũng được, thời tôi lúc ấy chỉ thấy ở đây và đoạn đường hẽm Lò Bún chổ nhà thầu Quê Hương đi tắt qua đường Lộ Me là có trồng.

Nhà chung quanh là 4 vách tường gạch, lại không cây cối gì ráo cho nên nghe hai bà chê nóng, chiều mát mới dám qua mở cửa cho hơi nóng thoát ra.

Đi hết miếng ruộng gieo mạ đến ngã tư

Tẻ về trái đi dưới hàng dừa cao nghệu dẫn vào nhà Thầy Năm Cần và Chú Tám Hải đã nói ở phần trên.

Tẻ phải, con hẻm Hai Nghé, ngày nay gọi là đường Tết Mậu Thân

bên mặt là ruộng dài qua khỏi chùa Dư Khánh tới gò mả qua đoạn bờ ruộng  thấp tè hai mùa mưa nắng đều rất khó qua lại, cuối hẻm là đường cái đi Sơn Quy

 

16- Nhà Chú Hai Nghé

Bên phải con hẻm, ruộng  không một căn nhà từ đây ra đến đường đi Sơn Quy.

Bên trái hẻm qua khỏi ranh nhà  Bà Năm Thùng Phi đầu đường đến con mương. Mương này dẫn nước mưa từ trong Nhà Thờ Thánh Tâm chảy qua cống  đường Phan Đình Phùng, theo mương nhỏ giữa hai ranh nhà Chú Mười Trọng và anh Liển ra ruộng, giữa ranh đất chú Hai Nghé và Chú Mười Trọng, có đặt cống cả hai gia đình đều nuôi cá trồng rau. Đầu mương Thầy giáo Đại con chú Mười Trọng sau này đấp nền cất nhà. Nước mưa hiện nay không biết chảy về đâu !

Chú Hai Nghé, nhà và ruộng đất của chú ở trong Tân Hoà lánh giặc giã ra đây. Chú người cao lớn, tiếng nói to nhưng không vang, lao động chăm chỉ đông con. Nhà chuyên nuôi bò Bô, con nào cũng to lớn. Giữa  hàng rào bông bụp trồng lơ thơ mấy cây me, góc vườn giáp nhà Chú Năm Thanh có trồng 4 cây trụ hình chử nhật vừa vặn một con bò, người ta dẫn con bò vào giữa 4 cây trụ buộc hai dây nuột qua bụng sau đó dở chân bò lên nại móng sắt cũ đã mòn, cạo bỏ những chất bám quanh móng rồi đóng vào móng sắt mới, xong giũa lại móng bò cho đẹp, con bò không chống cự mà lại lim dim mắt thích thú, Chú bảo:

- Tao thay móng sắt, gọt bỏ phần móng tè le đóng móng mới, giống như người ta cắt móng tay, móng giò khoái chết mồ tổ, bây thấy hai mắt nó lim dim thì biết.

Chú đi mua móng sắt tận Lái Thiêu vì nơi đó họ rèn bằng thép nhíp xe rất tốt, xài bền hơn hẳn thợ rèn Gò Công làm.

Ở Góc ao Trường Đua chổ có mấy cây dương tôi cũng thấy người ta đóng móng bò như vậy

Trước nhà chú Hai là khoảng sân rất rộng được dầm phẳng phiu, sau mùa gặt chú chở lúa từ Tăng Hoà về đây, chất thành đống ở sân sau.

Tối rổi rảnh các con chú vác lúa ra phủ lên sân hình tròn cao khoảng 3- 4 tấc.

Sau đó chú dẫn 2 con bò đi trên đống lúa, miệng bò được buộc vào cái giỏ đan bằng tre để bò không ăn lúa. Thấy nhiều nơi trâu hoặc bò kéo trục lăn.

Để mang hạt lúa về nhà, người nông dân cắt lúa sau đó người thợ đập họ dùng dây niệt lúa lại, đem đập trên cái khung vuông chung quanh được đóng bằng tấm bồ cao nghiệu, gọi là đập bồ, cây lúa đập bồ thợ gặt cắt ngằn hơn cây lúa đem về cho Trâu bò đạp.

Cọng lúa sau khi đập bồ hoặc trâu bò đạp rụng hạt lúa gọi là cọng rơm, người ta gơm rơm lại chất thành đống cao nghiệu, gọi đống rơm, rơm được để dành cho trâu bò ăn dần, trong mùa nắng thiếu cỏ hoặc làm chất đốt nấu ăn hằng ngày. Rơm đốt cháy thành tro. Tro nhà nông trộn với phân trâu bò làm phân rãi ruộng hoặc rãi vào những luống rạ làm nắm rơm.

Phía sau nhà chú bao giờ cũng thấy 3-4 cây rơm.

Con trai lớn của chú cao cẳng như tôi, nhưng qua đời sớm, chú thường đi Lái Thiêu, Bình Dương săn lùng những con bò Bô đẹp mua dẫn đi bộ về đến nhà, dùng kéo xe bò, cày ruộng và bán lại cho người cần

Chỉnh sửa lại bởi cao the - 27/Mar/2013 lúc 9:17pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2013 lúc 11:48pm

17- Nhà Chú Năm Thanh

Phải đi qua cái cống nữa, cái cống nầy dẫn nước từ nhà Bác Ba Quý trên lộ, đến trước cửa nhà Chú Năm và ra ruộng .

Nhà Chú Năm ba gian cất theo kiểu chử đinh, quây mặt ra đường Hộ Mưu, bị đòn dông nhà chú Hai Nghé lụi vào trước cửa, sát bên hông nhà cặp theo đường hẻm là ao nuôi cá, chung quanh ao được trồng dừa.

Chú Năm làm nghề thợ mộc, tôi nhớ Chú Năm làm việc ở Gara nhà Bác Ba Quý đối diện với Nhà Thờ sau này là Câu Lạc Bộ Bida. Thiếm Năm xưa là con mồ côi trong Bà Phước, gia đình này không con,  vào năm 1946 nhận đứa con trai trong nhà Bà Phước về làm con đặt tên là Quê, đi học nghe bạn bè gọi là Cai.

Thanh niên trong thời chiến sống nay chết mai chẳng biết đâu mà ngờ, cho chắc ăn Thiếm Năm làm việc trên nhà thương, thằng bé dễ thương quá bị má nó trốn đi bỏ lại, thiếm xin ẩm thằng bé về cho vui cửa vui nhà !

Hơn 50 năm nay không qua lại con đường này không biết gia đình Chú Năm như thế nào có chắc ăn và vui cửa vui nhà hay không ? bởi cây đòn dông

chỉa ngay cổ họng, lắm điều không muốn vẫn hay xẩy ra.

 

18- Nhà Thầy Đại

Tên thường gọi là “Thầy Chùa Đại”, thầy tu theo hệ phái Cỗ Sơn Môn nên có vợ và có con. Thuở nhỏ tôi biết hai Thầy có vợ có con là Thầy Đại ở Chùa Dư Khánh và Thầy Lực trụ trì Chùa Thanh Trước dưới Gò Tre, thầy Đại xề xoà bình dân còn thầy Lực Gò Tre áo quần tươm tất, phong cách hơn   sau này nghe nói Thầy giác ngộ đi theo việt cộng tham gia làm thêm chuyện gì đó ngoài việc tu hành ?! cả hai vị đều to con, đáng kính.

Các tiểu thư của thầy trụ trì Chùa Thanh Trước, mỗi ngày đi học ngang qua xóm tôi làm trái tim các anh lớn xao xuyến, theo tới theo lui đón đưa, chẳng biết có ai lọt vào mắt xanh các nàng không, rồi chuyện lính tráng làm các anh tứ tán mỗi người một nơi mang theo những mãnh tình chợt có chợt không … Buồn !

Thầy Đại có hình dáng như Phật Di Lặc vui tánh, lúc nào cũng gặp thầy cười. rất bình dân đi xe đạp chiếc xe đạp cũ mèm. Thầy trụ trì Chùa Dư Khánh chung quanh hàng xóm đều theo đạo Thiên Chúa. Những ngày lễ lớn trong Đạo tín đồ Phật tử, từ xa đến rất đông.

Chùa Dư Khánh do tổ tiên Thầy Giáo Hai lập ra Chùa với nhà ở nằm song song nhau cùng quây cửa chánh ra đường Phan Đình Phùng. Cha thầy trụ trì  chùa và thấy nối nghiệp cha. Thầy đông con có mấy đứa con trai lớn khoảng tuổi tôi giúp thầy đánh Đại Hồng Chung … gỏ chuông trong những thời nhật tụng,  mỗi ngày quét lá sân Chùa chờ ngày …

Mỗi buổi chiều đi mót lúa, hoặc đi phá làng phá xóm nếu đi ngang qua đây khoảng 4 giờ tôi thường ghé lang thang quanh bên những Tháp Tổ, hái trộm mớ  Sơri, ngồi dưới Tháp vừa ăn vừa nghe trống Thu Không rộn ràng nhưng dứt khoát từ Chùa vọng ra hoà với giọng Thầy nhừa nhựa trầm ấm thật tuyệt vời. Tiếng trống Thu Không Chùa Dư Khánh !

Thầy thường đi tụng đám ma, đám làm tuần, mỗi khi đi vắng các con thầy thay nhau tụng đọc lễ lạy ở Chùa. Các  con thầy đều ngoan ngoản dễ thương, phụ việc chùa và giúp việc nhà đều giỏi.

Có nhiều chuyện người lớn chế ra trêu ghẹo thầy, khi tụng kinh ở những đám ma chủ nhà là bà goá, nhiều lời đồn đoán được tung ra cho thầy, nhưng thầy chỉ cười hề hề như có như không, cứ xe đạp kót két hằng bửa đi về. ôi chữ Như mầu nhiệm !

 

19- Chùa Dư Khánh

Qua khỏi nhà Thầy Đại là hàng cây chăm bầu cổ thụ bên trong là phía sau nhà Trù, Chùa Dư Khánh.

Chùa Dư Khánh hiện nay được “quy hoạch” là Chùa của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Như vậy những con trai của Thầy Đại hết quét lá đa từ buổi ấy. Gia đình Thầy Giáo Hai cũng mất Chùa luôn. Giáo Hội cử về một thầy chùa quốc danh rất đẹp trai,  ăn mặc model hơn hẳn thầy trụ trì Chùa Phật Huệ ngày nào, Thầy ca cãi lương và hát tân nhạc đều hay, sến của các sến ! Thầy cũng đi đóng kịch trình diển ở các đám ma, diển tuồng phá ngục. Không biết sau này thầy theo Nghiệp đi đâu chứ hiện nay nhìn Thầy đánh quỷ đánh ma để che chở hoặc cướp lại vong linh người chết dẫn về Cực Lạc, thật là tài giỏi !

Chùa thầy thỉnh thoảng người ta nghe giọng ca của Chế Linh trước 75 rên xiết oằn oại song ca với giọng của vị tín nữ nào đó mê ca hát hơn tụng kinh, phát ra cho dân quanh vùng nghe giải buồn ! thật là buồn !

 

Tôi từng thấy thầy đang diển kịch với một vị thầy khác trong một đám ma của một gia đình Việt Kiều Mỹ trên đường Nguyễn Tri Phương phường 7 thành phố Mỹ Tho

Chất giọng thầy mượt mà dân tộc, điệu bộ thầy đánh ma oai phong như …  Liệt sĩ Nguyễn Văn Bé tung mìn đánh Mỹ vào năm 1966. Thầy đang lan man múa kiếm theo điệu nhạc thì chuông điện thoại trong túi quần reo vang, thầy “ tăng bo “ đánh lộn với ma, cho tay vào túi quần móc ra chiếc điện thoại sịn

- Alô . . . gì đó… ừ … chờ Thầy chút, gần xong rồi.

Hoá ra thầy chạy xô. 

Khi xong màn trình diển đánh lộn rất ấn tượng thầy lấy trong túi quần ra một xấp card phát cho từng người chung quanh, y chan như ca sĩ nổi tiếng.

- Có gì gọi thầy, màn đánh quỹ cứu người ở Tiền Giang mình, chỉ có nhóm của thầy ?!

Sau đó ràng rịt cẩn thận đồ nghề trên xe Honda và che chắn mặt mày kín mích, rồi đề ga xe vọt hô biến giữa những cặp mắt kính nể của các Phật Tử

Kề bên Chùa là ruộng công quả bên trong miếng ruộng là hàng tre của ao Chùa và là ranh của mấy căn nhà cuối đường Phan Đình Phùng, có nhiều ngôi mả to, nơi bọn tôi thường chui vào câu cá trộm, hái me, hái trái Thanh Long mọc hoang leo chằng chịt trên những cây me, cây Tra hay tìm bắt những tổ chim cu.

Con đường hẻm đến đây là hết, hai bên hẻm không còn nhà nào bờ ruộng bắt đầu có mả mồ và sình lầy vào mùa mưa, lõm chởm vào mùa nắng rất khó đi.

Đầu hẻm có một hai căn nhà nhỏ, ra hẻm là đường đi Sài Gòn,

 

Đôi lời về con đường Tết Mậu Thân.

 

Ngày Tết, gia đình sum hợp quây quần bên nhau thờ cúng tổ tiên, mừng tuổi ông bà cha mẹ anh em, thăm hỏi người thân ... cùng nhau ăn uống vui chơi, một tập tục thiêng liêng muôn đời của cha ông truyền lại.

Việt gian cộng sản tự đề nghị với phía Việt Nam Cộng Hoà hưu chiến, sau khi bội ước, kẻ bội ước chối dữ quá, ai cải lại mất đầu như chơi.

Nhà văn Nhã Ca tác giả  quyển “ Giải Khăn Sô Cho Huế “ ghi lại chuyện thật Tết Mậu Thân bị bọn ác tịch thu nhà trên đường Tự Do, bỏ tù hành hạ mà làm gương.

 

Ngay giờ giao thừa, thơ chúa đảng được đài phát thanh vang vang phát động thì ngoài đường pháo nổ liên hồi.

Món ăn khai vị muôn đời trong bửa tiệc thịt người, của bọn cộng sản luôn luôn là “ Tiền pháo, hậu xung “.

Cái món “ tiền pháo  này lại luôn luôn không trúng đích, hể nhắm vào Dinh Độc Lập thì rớt qua Nhà Thờ Đức Bà, hể bắn vào Bộ Tổng Tham Mưu thì rơi vào nhà dân… người dân ngã xuống quá nhiều trước khi quân cộng sản đến giải phóng.

Ở Sài Gòn lúc “ hậu xung thì nhà dân trên đường Hoà Hảo, khu vực Phú Thọ Hoà v.v … để cản tầm nhìn là đốt khói bay mù mịt, nước mắt thây người ngập đất, tiếng rên khóc dân đen dậy trời. Tài sản của cải cả đời người phút chốc đoàn quân giải … phóng làm cho thành tro bụi.

 

Tấn công dịp Tết Mậu Thân là phơi bày cho toàn thể mọi người thấy chủ trương của đảng là vâng theo lệnh của ngoại bang là cướp và giết:

- “ Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ

 Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,

 Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

 Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

    Tố hữu

- “ Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại ”

                                           Lê duẩn, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam

 

Chỉ tính riêng ở thành phố Huế hơn 6.000 người dân vô tội đã bị quân đội giải phóng đập đầu chôn sống !  

Ôi vết thương chẳng bao giờ lành, vết nhơ không gì gọt rửa sạch !

Vậy việc chọn Tết Mậu Thân đặt tên đường mục đích là gì ?

 

Con đường gọi tên “ Hẻm Hai Nghé ” như lũ phá làng phá xóm chúng tôi, vậy mà hay !

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2013 lúc 2:24pm


20- Nhà Bà Năm Thùng Phuy
Mặt tiền nhà nhìn ra đường Hộ Mưu, hông nhà cặp theo con hẻm Hai Nghé
Chung quanh vuông đất là hàng cây chăm bầu cao nghệu, cặp theo hẽm Hai Nghé là cái ao, có lẽ cái ao được đào để đắp nền nhà. Khoảng đất trống trước sân không thấy trồng trọt gì.

21- Nhà chú Bảnh
Khu đất có ao hình chữ L nằm dọc theo ranh đất nhà Bà Năm , ao phía trước nhà được trồng rau muống, gốc ao chỉ có cây me
Không biết tên chủ nhà, biết gia chủ có người cháu nội tên Bảnh

22- Nhà Thầy Giáo
Trước sân nhà là cây me Đậu phọng, đất nền nhà ở đây pha cát vàng, nhà ít người, đứa con trai Thầy tên Tài

23- Nhà Anh Năm Hải
Hàng rào bông bụp cắt cao che kín, hai ngôi nhà biệt lập của anh Năm Hải và chị Sáu Sáng, vườn nhà sạch sẽ sân rộng được trồng kiểng. Anh Năm Hải rất bảnh trai thường mặc bộ đồ bà ba trắng, đi xe đạp đòn dông đầu tóc lúc nào cũng thấy láng cón, gia đình anh ở căn nhà dưới cất sâu bên trong.
Buổi sáng đi học ngang khi nắng chưa lên cao thường thấy anh ngồi uống trà cái bàn được đặt ngoài sân thỉnh thoảng thấy cụ già râu tóc bạc phơ thường đội nón lá, trên chóp nón gắn miếng đồng hình tháp như những vị quan ngày xưa. Chị Sáu ở căn nhà trên buôn bán gì đó trên chợ.

24- Nhà Thầy Giáo Tây
Nhà cao cẳng nhưng so với những nhà cao cẳng khác ở Gò Công thì nhà này cẳng không cao mấy.
Những tỉnh nước lụt ở miền Nam thường thấy nhà cao cẳng như Đồng Tháp, Long Xuyên và những tỉnh đông đồng bào Khờ Me như Sóc Trăng, Bạc Liêu cũng thường thấy nhà cao cẳng.
Nhà Cao cẳng là nét văn hoá của dân Khờ Me ? ở Việt Nam mùa nắng, khoảng không gian cẳng cao của ngôi nhà, người ta chất củi đốt, chứa xuồng, cột trâu bò … Gò Công có mấy căn nhà mà tôi biết gồm :
-     Nhà Thương Cao Cẳng trên Cầu Long Chiến
-     Nhà Bà Sáu Dậu đối diện mấy cây duơng ở ao Trường Đua
-     Nhà Ông Thôn Khoa ở Cầu Huyện
-     Và căn nhà Thầy giáo Tây
đi ngang nhà nào cũng thấy tăm tối nơi chứa muỗi mồng nhứt là căn nhà này nhà có cẳng không cao lắm.
Hàng rào bông bụp chen với những cây dại cao lêu nghêu, đi ngang nếu không để ý sẽ không biết đây là nhà cao cẳng, gia đình rất đơn chiếc ít thấy người ra vào, trước cổng nhìn thấy hồ chứa nước mưa, cách nhà rất xa có máng xối dẩn nước vào hồ, trước hồ có trồng mấy cây xoài vào mùa trái rất to, sau hồ chứa nước thấp thoáng mấy cây chuối gầy nhom bên ao nuôi cá dọc theo nhà anh Năm Hải chung quanh bờ ao trồng rất nhiều dừa cao lêu nghêu phải trên 40 năm tuổi.

Đây là nhà của cầu thủ Chí Bửu con của thầy giáo Tây ?

25- Nhà Ông Thiếu Tá Đối
Sát bên nhà cao cẳng là nhà ông Thiếu Tá Đối
Hàng rào kẻm gai trước nhà được làm rất khéo, giữa sân trồng cây Sơri.
Nhà nho nhỏ dễ thương, gia đình theo đạo Thiên Chúa, các cô gái rất ngoan đạo đi xem lễ mỗi tuần.
Thằng Cai xóm tôi bà con sao đó gọi chủ nhà bằng anh.

Ba căn phố liền vách cho mướn là đến ngã tư giao điểm ba con đường hội tụ lại, gồm đường Hộ Mưu, Phan Đình Phùng và Thái Lập Thành

Khu nhà này từ đầu hẻm ông Hai Nghé đến đây thật ra không có cây trái gì ngoài những cây me và cây chăm bầu được trồng làm hàng rào, ao đìa thì chung quanh lèo tèo mấy cây dừa, dưới ao le que mấy cọng rau muống, hoặc mấy chòm bông sún. Lề đường mọc toàn cỏ chỉ cỏ cú và dây gai mắc cở gọi văn chương theo nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là Hoa Trinh Nữ lẫn lộn với cây cỏ xước mà thuốc Nam gọi Ké Đầu Ngựa, những nhà có vườn tược thì thuộc loại kín cổng cao tường nuôi chó dữ, lũ phá làng phá xóm chúng tôi không hành nghề được, mặc dù là chòm xóm với nhau vì ngụ cùng Ấp Nhà Thờ, lại hiểu nhau rất ít không thân tình bằng bà con bên mé sông Cầu Huyện.

Ngã Tư Hộ Mưu đi thẳng lên Dinh Tỉnh là đường Thái Lập Thành, đường nằm ngang là Phan Đình Phùng rẽ phải qua đường Phan Đình Phùng, đi về hướng Lộ Dương

26- Nhà Bác Liêm
Bác Câu Liêm là chức sắc trong Nhà Thờ. Nhà chính nằm cuối hẻm Thánh Thất, nhà này cất cho con gái ở đi học và thuận tiện cho ông đi lễ sớm hằng ngày. Sau thấy mở tiệm thuốc tây, hơi vắng khách.
Tôi nhớ đầu đường Phan Đình Phùng có một khoảng đất trống đầy cỏ, rồi đến Quán tập hoá Thiếm Ba Vinh, từ trong nhà tắm nước chảy ra đọng vũng trên cỏ, rau đắng mọc chen trong cỏ tươi tốt vô cùng.
Vì vậy tôi nghĩ 3 căn nhà phố cho mướn nằm bên cạnh là của Bác chẳng biết đúng không ?
Nhà Bác Câu Liêm và 3 căn phố cộng lại thành 4, hay nhà Bác cộng với 2 căn còn lại thành 3
Tôi nhớ lờ mờ nghĩ hoài cũng vẫn còn lờ mờ. Ở đoạn này bị bí và cái sự bí tôi chẳng biết hỏi ai ?!
Thôi thì hiểu 3 cũng được hoặc 4 cũng không sao !
Rất mong được sự giúp đở của các bạn, chân thành cám ơn trước !

27- Quán Tạp hoá Thiếm Ba Vinh
Chú ba làm cảnh sát, nhà quay mặt tiền ra đường Phan Đình Phùng, hông nhà bên trái là đường Hộ Mưu, bên phải là hẻm cụt
Chú Ba Vinh theo bài viết của Thy Lan Thảo là đệ tử Ông Quận Vỹ, bị giặc cộng phục kích ở Cống Bà Chài trong buổi chiều oan nghiệt, nghe nói lại lính của Thanh Hải tiểu đoàn 514, đào lổ dưới ruộng lấy rơm đậy lại nguỵ trang và xe Ông Quận lọt vào ổ phục kích của giặc, trong khu vực bệnh viện hiện nay ?!
Nhân tiện nói đến Thanh Hải tiểu đoàn 514, tôi xin thuật một chuyện của ông ấy để các bạn suy nghĩ ! Tôi không biết gì về trận đánh xoá xổ tiểu đoàn 514 cộng sản, của quân đội Việt Nam Cộng Hoà ở Cầu Bến Lội, tôi chỉ xin thuật lại lời nói của ông ta, trộm nghe được khi lặn lội trong ngành Thuỷ Sản, “ ở khu vục vùng giải phóng những nơi ông ta đóng quân, khi ra đường không dám đánh con nít vì sợ đánh lầm con mình ”

Giống như những tiệm tạp hoá khác, nhưng quán Thiếm Ba (Cô Hai Nết) sát đường lộ vì vậy cửa nẻo được đan kẻm gai từng ô nhỏ xíu cẩn thận không còn một lổ trống bảo đảm lựu đạn không thể lọt vào bên trong, mua thuốc lá cũng phải gọi, thiếm Ba từ nhà sau chạy ra.
Cẩn thận như vậy thật tốt, rút kinh nghiệm vụ việt cộng ám sát trưởng ấp Lê văn Chấp ở Cầu Huyện ?

Hẻm.
Con hẻm cụt, một bên là hông đất nhà anh Liển, một bên là mặt hậu của ba căn phố trên đường Hộ Mưu, qua khỏi căn phố quẹo trái là nhà chị Xem

28- Nhà Chị Xem
Chị Xem là con mồ côi, mặt rổ , tánh tình nhổ nhẹ hiền hoà đã lớn tuổi được Bà Phước cho ra đời về ở đây.
Khi tôi học trường Bà Phước, chị Xem thêu thùa làm những công việc vặt như phụ bếp … thuộc đàn em của chị Báu, chị Báu người giúp Bà Xi dạy lớp Tư, rất được học sinh kính nể bởi cú nhéo bắp vế, vặn lổ tai, hoặc chụm mấy ngón tay chị lấy thước khẻ thật mạnh, đau không chịu nổi ! kêu Chúa, la Trời không thấu.
Chị Xem được cho ra ngoài đời, chị rất thân với thiếm Năm Thanh gái, nhà ở gần Chú Hai Nghé

29- Nhà Anh Liển
Nhà mặt tiền nhìn ra đường Phan Đình Phùng
Nhà anh Liển thuộc dạng Villa kiểu dáng mới như nhà Chú Hai Nảng, thuộc dạng bảnh tỏn nhất nhì trên đường. Trước sân nhà có trồng hai cây vú sửa đèo đọt, hàng rào cổng xây bằng xi măng độc nhất vô nhị trên đường Phan Đình Phùng. Chiều chiều đi ngang qua thường thấy có người ngồi trên hàng rào cạnh đường hẻm, nói chuyện khào ngắm ông đi qua bà đi lại
Gia đình này tôi không biết nhiều, chỉ nhớ trong nhà có anh lớn hơn tôi một vài tuổi tên Liển, sau này gia đình dời xuống Cần Thơ hay Vĩnh Long gì đó ?
Nhà có ngưởi ở giữ nhưng không được chăm sóc, nên xuống cấp, sân trước hoang phế cỏ mọc từa lưa, con đường lót gạch dẫn vào nhà cũng xuống cấp

Cao Thệ

Chỉnh sửa lại bởi cao the - 26/Oct/2016 lúc 9:43pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2013 lúc 8:52am

30- Nhà Chú Mười Trọng

Mương dẫn nước từ bên Nhà Thờ theo cống băng qua đường cặp với ranh đất nhà anh Liển là nhà Chú Mười Trọng và chảy qua mương nhà chú Hai Nghé ra ruộng của gia đình Luật sư Nhường. Trên con mương này chủ nhà trồng rau muống. Bên bờ mương nhà anh Liển lơ thơ mấy cây gòn. Vào mùa mưa thì mương ngập nước cá sặc nổi khoe râu qua mùa nắng khô rau muống bò xanh mương.

Chú Mười đẹp trai hào hoa, phong nhã, giọng nói cương nghị quyết đoán, đôi khi thấy tính nghiêm khắc độc tài, lệnh ban ra không được cải. Gia đình Ông Bà rất giàu có nổi tiếng ở làng Bình Phú Đông

Thiếm Mười, mẫu người đàn bà Việt Nam nhẫn nhịn cam chịu, suốt đời thui thủi lo cho chồng con. Qua tiếng nói, tôi biết Thiếm có nhiều nổi buồn không nói thành lời.

Để các con đi học cho tiện Chú cất căn nhà này, nhà lá ba gian có cái ngạch cửa bằng cây cao nghiệu , phòng khách được bày bộ ghế sa lon gổ, bên tay phải là phòng ngủ mấy bộ ván kê liền nhau, hông nhà bên trái giáp với đường mương một hàng mái vú chứa nước mưa được ràng rịch thật kỹ.

Cô Liễu, con gái lớn vừa đi học vừa trông coi các em, sau này lập gia đình và ở tại đây, có thời gian mở quán hủ tiếu, thiếm Mười đứng nấu rất đông khách.

Khôi thứ ba rất đẹp trai, học trường học nghề Gò Công sau đó thi vào trường Nguyễn Trường Tộ Sài Gòn theo học ban Toán, lên đệ nhị cấp chuyển qua Trường Cao Thắng.

Cô Châu, dạy học có chồng là Đại Uý Quân Cảnh ? mua đất cất nhà trên Kinh Tham Thu, một thời gian đi xe hơi rất bảnh tỏn.

Cô Phước, rất giồng thiếm Mười, thay thiếm Mười quản gia nhà ruộng trên Bình Phú Đông ?

Chú Đại cùng vợ hiện là giáo viên đều dạy trường Trung Học Trương Định, nhà được xây trên đường mương thoát nước, đối diện với đường cống nước bên Nhà Thờ chảy qua.

Chú Nghĩa người có nét giống Chú Mười nhất trong gia đình, chú có cuộc sống được thiên hạ cho là phóng túng, rất hào hoa. Chú thiếm Mười cũng khổ tâm không ít, nghe nói lập gia đình hiện ở Bến Tre ?

Thật tình tôi không hiểu các em từ cô Châu trở xuống vì đã lên Sài Gòn sớm, nghe nói cô Hiếu … đi vượt biên và ở bên Úc Châu

Trước nhà sau hàng So đủa có cây Sa Bô Chê xum xê nhiều trái, tôi hái trộm bỏ vào lu gạo, thằng Bình nói:

- Mủ ra dính gạo thành một cục, gạo bị hư cho coi, tao bị rồi mầy bỏ vào thùng quần áo đi mau chín lắm.

Tôi vốn hay nghe lời bè bạn, chị tôi nói vậy, nghe Bình nói có lý liền  bỏ vào thùng giấy đựng quần áo dú hoài không chín, mủ trái Saboche chảy ra làm hư cái áo trắng đi học. Xui hết biết !

Chú Mười sau này làm việc cho Hạ Nghị Sĩ ăn cơm Quốc gia thờ ma việt cộng  Nguyễn Văn Lễ, chồng cô giáo Là, rể của Cô Tư Xông, Chú Mười xưa là dân Việt Minh chẳng biết có dính líu gì tụi việt cộng không ?

 

Chú Mười với tôi có kỹ niệm đẹp không quên. Số là một hôm Chú đạp xe đạp xuống nhà bảo chị em chúng tôi mặc quần áo mới ra trước sân nhà chụp cho tấm hình làm kỹ niệm, máy chụp hình giống như hộp giấy vuông vuông có chân đứng, xấp xếp cho chúng tôi vào ngay hàng thẳng lối, xong chú trở lại máy chụp hình, đầu trùm tấm vải đen đưa cánh tay ra hiệu, chú bắt đầu đếm 1…2…cười lên…chuẩn bị đếm tiếng 3, thì Bà Nội tôi hớt hơ hớt hải từ bên nhà Bác Hai chạy về chỉ kịp lôi mình tôi ra ngoài,  chạy vào nhà lấy chổi chà đập búa xua vào người tôi miệng không ngớt kêu ba hồn chín vía !

- Hú ba hồn chin vía thằng Thệ có khôn mau trở vìa !

Bà nội tôi gây với Chú Mười quá mạng, đây là lời Bà Nội tôi giảng cho Chú Mười đến bây giờ tôi vẫn nhớ.

- Chụp hình là chụp bóng của người ta, người ta có ba hồn chín vía, chú chụp hết hồn vía của tụi nhỏ rồi làm sao tụi nó sống mà có sống cũng khùng khùng điên điên, chú biết không ?! .

 

Cái lý lẽ này chẳng biết của ai nghĩ ra để Nội tôi chôm được, kể cũng ngộ ! Bà nội tôi lúc ấy giận lắm nói văng cổ trầu tùm lum, Chú Mười tỏn tèn thu dọn máy móc cười đau khổ … chào chúng tôi rồi nhảy lên xe đạp ra về.

Lần đầu tiên chụp hình, Chú Mười rửa ra gởi xuống nhà cho mấy tấm. Hình chúng tôi đứng khung cảnh chú chọn thật là đẹp ai nấy mặt mày vui tươi hớn hở, riêng tôi chỉ thấy cánh tay đang nắm tay chị như kéo chị chạy ra theo.

Nhìn hình Nội rất mừng, Ông bà còn thương, thật may mắn cho con biết chừng nào, thằng cháu nội đích tôn nếu không được Bà kịp thời kéo ra và gọi ba hồn chin vía về, thì  nó … không khùng cũng ba trợn rồi. Bà Nội nói với má tôi như vậy.

Bà Nội đã cứu tôi giữ được ba hồn chín vía không bị cái máy chụp hình lấy đi, thật may mắn cho tôi biết chừng nào.

Không hiểu tôi có nên tin lời Nội dặn dò không ?

- Nội dặn từ nay sắp tới, con không được cho ai chụp hình kẻo mà chết oan, chết ức !

Sáu mươi mấy năm trôi qua tôi chưa thấy ai và cả các chị tôi nữa, bị chết hoặc khùng vì chụp hình như bài giãng hùng hồn chắc ăn như bắp của Nội tôi lên lớp với Chú Mười !

Nhưng nói thiệt, mãi đến bây giờ vẫn còn bán tín bán nghi! Tôi hiện nay nữa nạc nữa mỡ, chắc có lẽ xuất phát từ việc chụp hình ngày hôm ấy ! ?

 

31- Nhà Bác Sáu Cậy

Bác Sáu là anh ruột của Chú Mười Trọng, Bác Sáu từng trãi nhưng thủ cựu không phóng khoáng, không chịu mặc đồ Tây mang giầy Bata như chú Mười, Bác tối ngày mặc bộ đồ bà ba đen, đi đâu thì áo dài khăn đóng, Bác làm chức vì đó bên Nhà Thờ cũng hách xì xằng lắm.

Là con chiên ngoan đạo, đọc kinh trong nhà người đi đường khoảng 9 giờ tối nghe tiếng nhừa nhựa bù ngủ dai nhách như chiếc xe lửa đang bò lên dóc của Bác Sáu gái, hoà trộn với tiếng trầm hùng vang vang như tiếng hô bắt nhịp của hành khách nhảy xuống đường rây phụ đẩy xe lửa leo dóc của Bác Sáu trai, tiếng thầm thì ngái ngủ của chị em cô Hai Liểu, nghe như ban thánh ca đang tập dượt hát ba bốn bè.

Sáng sớm chuông chưa đổ hai Bác Sáu đều có mặt ở Nhà Thờ

Khác với Bác Sáu trai khoẻ mạnh, to con. Bác Sáu gái ốm yếu trước ngực lúc nào cũng thấy đeo tòn ten tầm vải có in ảnh Đức Mẹ. Tai bác lại điếc nặng, nên trong gia đình xẩy ra nhiều chuyện như trong tiếu lâm, kẻ nói một đàng người nghe một ngã

Bác Sáu có hai người con

Anh Hai và Chị Ba Kim Anh.

Anh Hai rất ít thấy ở nhà nên không biết.

Chị Ba đi dạy học có chồng là hiệu trường trường Kỹ Thuật Cần Thơ, nhà  chồng ở xóm Khăn Đen Suối Đờn gần Cầu Bông bên Gia Định, chị có thời gian ở trên đó.

Nhà Bác Sáu ấn tượng với tôi là hàng rào cổng được trồng cây thuốc Mọi, cây này lá nhỏ bên màu xanh bên màu trắng móc, thân có gai dài tua tủa, bông nho nhỏ màu trắng từng chùm, mùi thơm nhè nhẹ, ong Mật rất mê.

Bác nói với tôi :

- Mầy tao mới nói cho mà nghe đây là cây thuốc quý, đàn bà dân tộc sau khi sanh xuống suối tắm, người già bệnh đau nhức đều dùng cây thần dược này ngâm rượu làm thuốc, mà khoẻ mạnh

Tôi được bác cho một cây con trích ra từ cọng rể bàng mà Bác quý như vàng, đem về trồng bên hòn non bộ được mấy ngày thì chết ngắt, khô khốc, lên xin cây khác Bác bảo :

- Mầy không có duyên với cây thuốc nên nó không ở với mày.

Thế là Bác làm thinh không nói đến chuyện xin cho cây thuốc nữa.

Tôi núp theo bờ mương, ngồi trên đám cây hột nổ dùng miếng cây khô đào trộm cây thuốc mọi mấy lần đem về nhà trồng chết riết, không chết thì lúc vắng nhà bị tụi bạn chôm chỉa mất tâm, nhớ có lần đi bắt dế về khát nước quá, tạt vào nhà thằng “Chói chan” con anh “ Hai Cảnh hù ” ở Xóm Rạch thấy cây thuốc mọi nhỏ xíu, rõ ràng là của tôi liền hỏi, nó nói :

- Của ba tao đó …

Thiệt hết biết !

Cây nầy rất dể trồng, chỉ cần chặt nhánh găm xuống đất chẳng bao nhiêu ngày là nảy nhánh xanh um. Vậy mà người trồng cây cảnh có hạng như tôi các bạn đều nể mà trồng cứ bị chết hoài. Nghĩ ra Bác Sáu trai nói rất đúng, tôi là thằng vô duyên với nó thiệt rồi !

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2013 lúc 8:45pm

32- Nhà Bác Ba Quý

Nhà Bác Ba có Gara sửa xe hơi và đóng thùng xe khách, xe cam nhông chở hàng. Nhà Bác rộng và dài, đem cả bến xe Gò Công vào đậu cũng chẳng ăn nhập gì, thế mà lúc nào đi ngang cũng thấy xe đậu chật kín ngoài sân, gia đình Bác ở mút bên trong. Phần nhà ở rất rộng, giữa phòng khách đặt “ Nhà Tạm” thờ Chúa,  dưới con mắt tôi “ Nhà Tạm” ở nhà Bác Ba là đẹp nhất so với những Nhà Tạm xóm tôi.

Ba tôi khi chuyển nhà về Cầu Huyện từ người nông dân chuyên cày cấy, được Bác Ba đùm bọc cho làm thợ mộc đóng thùng xe.

Bác Ba trai tướng lam lủ của một người thợ hơn là ông chủ, Bác Ba gái đẹp và sang, tôi thấy vậy, nhưng tối ngày cặm cụi lo chuyện bếp núc cho chồng con, Bác Ba gái ăn nói ngọt ngào dễ mến.

Hai Bác có đông con, trai hầu hết theo bác học nghề.

 

Anh Hai to con tánh tình đứng đắn, thợ tiện có tiệm tiện ngoài chợ, nơi này ngày trước là phòng bán vé xe đò đi Sài Gòn bên hông nhà thương ông Huân, sau này anh lập gia đình Bác mua nhà phía sau giáp với nhà Thiếu Tá Ngọc, cất lại rất đẹp, Anh Hai và gia đình về ở tại đây.

Chị Ba rất đẹp giống bác Ba gái có gia đình ở Sài Gòn ít về.

Anh Ni thợ máy, bản chất thợ, nhỏ con hơn các anh khác nhưng tay nghề rất cao nghe mấy chú thợ nói vậy, anh này lại ăn chơi khác với mấy anh chí thú làm ăn.

Anh Bô to lớn đẹp trai, cũng theo nghiệp cha làm thợ

Bạch cậu út đẹp trai to con, không theo nghiệp cha. Bạch có một bàn tay sáu ngón, nên lũ phá nhà chúng tôi cho biệt danh Bạch sáu ngón, sau này nghe nói đi Không Quân

Khi tôi lên Sài Gòn học, thì các cô em của Bạch còn rất nhỏ, nên không biết nhiều, theo cảm nhận của tôi thì :

Cô Lan, rất đẹp da trắng, nét giống chị Ba và Bác Ba gái.

Cô Yến, nước da ngăm ngăm đen, ngoại giao giỏi, đảm đang, giống Bác Ba trai gần gủi với dân lao động hơn, nhưng ăn nói khéo tánh tình giống Bác Ba gái hơn, nhưng mấy thằng bạn phá làng của tôi bảo con nhỏ đó đen mà dữ sát số ?

Cô Linh chắc là tổng hợp của cả Hai bác.

Sau này tôi thấy Nhà Bác Ba mở Câu lạc bộ Bida rất đông khách.

Bác Ba rất giỏi, chọn ngành làm ăn nào cũng thành công và đổi nghề rất hợp thời hợp lúc.

 

33- Nhà Cô Hai

Cách hàng rào bông bụp, đám chuối hột của Gara Bác Ba là đến căn Villa to đùng.  Nhà đậu xe hơi của căn Villa, sau này được ngăn ra Cô Hai má chị Phương Mai dời xuống đây ở.

Cô Hai nhỏ con, nước da trắng đẹp và sang, học thức lúc nào cũng thấy  đọc sách đeo cặp kính trắng xề xệ trên sóng mũi, nói năng nhỏ nhẹ, đàng hoàng.

Chị Phương Mai học trường Tây trên Sài Gòn, thỉnh thoảng nghĩ Hè, lễ Tết mới về, Cô Hai ở nhà một mình

Chị Phương Mai, đẹp và kiêu kỳ bản chất của những người giàu có, mỗi khi về Gò Công các anh lạng qua lạng lại, tất cả đều trớt quớt xách xe không chạy về . Chị là học sinh trường đầm nhưng không ở trong nội trú, mà ở nhà ngoài mấy Seour quản lý trên đường Nguyễn Phi Khanh, sát bên Quán Ốc chợ Tân Định, nghe nói sau 30 tháng 4 chị theo chồng về Pháp.

Bác Hai Thi biệt danh Hai Tém vì mái tóc lúc nào cũng chảy tém hai bên đỉnh đầu không tóc, nhà dưới Cầu Huyện thỉnh thoảng lên tỉa cây hàng rào, quét dọn quanh nhà. Thời gian sau nghe nói Cô Hai bước đi bước nữa

Nghe tin mẹ có chồng Chị Phương Mai cũng mừng, vì có người kề bên Cô Hai tuổi già đở hiu quạnh … Bác Hai Thi lúc này như con thoi xe đạp chạy tới chạy lui giữa hai nhà Cầu Huyện với Nhà Thờ

Cô Hai qua đời, căn nhà được bán hiện nay thấy xây làm nhà nuôi chim Én, loa phát ra tiếng kêu chi chít tối ngày.

Từ ngoài đường vào nhà Cô Hai phải gần 20 mét, trước sân cặp hàng rào nhà Bác Ba có cây trăm, trái tim tím, ăn vào chát chát miệng mồm tím ngắt. Một buổi trưa đi qua lại nhìn trái chín đen cây, quan sát một hồi, liệng vào mấy cục đất chẳng thấy động tịnh gì, tôi liền chui rào từ bụi chuối trước nhà Bác Ba nép theo hàng bông bụp chạy vào nhảy phóc lên cây Trăm, xui hết biết đang hăng hái kéo cành bẻ trái, bổng nghe bên dưới tiếng nói ai êm ái nhẹ nhàng :

- Con xuống đây lấy lồng mà hái, leo trèo nguy hiểm lắm, Cô Hai cho, xuống đi con.

Trời đất, từ ngày tôi biết đến giờ, ngoài má ra chưa ai nói ngọt ngào như vậy ! Tôi bị Cô Hai xỏ mũi ngay từ lúc ấy thế là tôi quen Cô, mỗi lần đi ngang muốn vào thăm Cô đến bên cửa lắc sợi dây ổ khoá đập vào khung cửa kêu leng keng, Cô Hai cầm xâu chìa khoá đi ra.

 

34- Nhà Thiếu Tá Ngọc

Villa có nền cao chung quanh nền cẩn đá xanh, vách gổ, đường trong vườn được trải sỏi trắng phau.

Tôi biết ba chớp ba nháng về gia đình này, nghe nói có bà con gì đó với Ông Phạm Văn Bạch làm chức Bộ Trưởng trong chánh quyền cộng sản, khi bà chủ nhà qua đời không lâu sau, Cô Hai má chị Phương Mai nghe nói từ bên Pháp về ở, được một thời gian  chuyển xuống Gara, miếng đất được phân ra từ vách nhà Villa đền ranh nhà Bác Ba Quý là của Cô Hai má chị Phương Mai. Phần trên lớn gắp đôi không biết của ai.

Sau này Thiếu Tá Ngọc về ở cất nhà đặt bàn Bida cũng nồi tiếng một thời

Chú Thiếm Năm có ba con, con Trai lớn tên Điệp nhỏ con

Cô Nga con gái lớn lập gia đình sớm, chồng là Trung cầu thủ đá banh rất nổi tiếng ở Gò Công cùng thời với Phi, Thủ môn Hoàng ?

Cô Vân con gái Út đào hoa một thời, tánh tình rất dễ thương, vượt biên hiện ở Mỹ

Chú Thiếm Năm qua đời sớm, Cô Nga và Trung chia tay

 

Hẽm Chùa Dư Khánh.

Vào hẻm chừng 10m vào năm 1960-1961 Chùa trồng hai cột xi măng hai bên mép đường, gắn tấm bảng xi măng ghi Dư Khánh Tự. đi vào hẻm phía tay mặt qua khỏi nhà Thiếu Tá Ngọc căn đầu tiên là nhà

 

35- Nhà Anh Hai Ri

Con trai cả của Bác Ba Quý có xưởng tiện nằm trên bến xe Gò Công sát hông nhà thương ông Huân, Anh Hai có vợ bên Cù Lao, nhóm thợ ở tiệm tiện của anh trên chợ gần như là bà con bên vợ  mỗi chiều về đây tắm rửa ăn uống, ngủ nghỉ.

Nhà anh Hai Ri thông với nhà Bác Ba nên hai gia đình qua lại rất là tiện lợi

Sau này anh lấp cái ao giáp nhà Bác Sáu cất thêm nhà ăn thành nhà chử đinh.

Chị Hai tánh tình vui vẻ, buôn bán trên chợ, đeo vòng vàng đầy tay.

Sau thời gian anh Hai dời nhà đi, nơi này giao cho cô con gái lớn

 

36- Nhà Bác Sáu

Hàng rào trước nhà là dãy cây dăm bụp được cắt cao nhòng, người qua lại không nhìn thấy gì bên trong. Ngay tại cổng ra vào được che mát bởi cây me đậu phọng trái chín ngọt ngào hết ý, dưới bóng me là chiếc xe Lam ba bánh. Bác Sáu trai hành nghề chạy xe lam nên tên thường gọi là Bác Sáu xe lam, sáng sớm đã chạy xe ra bến, tối mịch mới về, công việc nhà thấy chị Ba quán xuyến, lệnh truyền em cháu nghe râm rấp, nhà đông người chủ yếu là con nít mà im re, thật đáng phục.

Gia đình rất ngoan đạo, không thấy con trai toàn là con gái, mỗi sáng sớm một đoàn con gái áo dài trằng tha thướt đi nhà thờ về, dẫn đầu Bác Sáu gái tay lúc nào cũng cầm tràng hạt, rồi đến Chị Ba Tổng Tư Lệnh đội binh tóc dài, sau đó là binh đoàn con gái một hàng dài.

Anh Quý cầu thủ đá banh trong đội tuyển Gò Công, nhỏ con lại lùn mà chạy nhanh như gió, nghe mấy anh nói tướng thằng “ Quý đen ”  là tướng lùn liền nên nó nhanh lắm, như con sóc. Anh cùng thời với Tam Lang đá cho đội AJS, AJS là đội banh nổi tiếng thời bấy giờ của Cảnh Sát Quốc Gia, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân là Ông Bầu, nhóm Cầu Thủ này là đàn anh của nhóm Hoàng, Phi,Tần … cầu thủ của đội Cảng Sài Gòn sau này.

 

Cao Thệ

IP IP Logged
onguyenvan1952
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 01/Apr/2013
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote onguyenvan1952 Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2013 lúc 1:03am
Đọc bài viết về Trường Nam Tiểu Học của anh 103 đồng hạng làm bao kỷ niêm xưa hiện về.Tôi học hết lớp ba ở Bình Ân trường bị cháy trong đợt đánh bót của VC bà chủ nhà chổ má tôi làm công đi tản cư mua nhà gần nhà máy nước đá xóm Cầu Huyện ,Tôi được theo lên Gò Công học lớp nhì trường nam lớp thầy Phụng lớp học tôi nằm dãy ngang kế nhà vệ sinh lớp nhì D.Sau lên lớp nhứt D thầy Lượng.Hồi đó có bạn tên Hưng buổi trưa ngồi coi ba ba nổi lên ở piscine hổng biết sao té xuống nước may nhờ có anh học trường trung học cũng bự con đi ngang vớt lên xốc nước một hồi tỉnh lại.Cuối năm lớp nhứt tôi cũng đậu đệ thất,năm đó lấy 5 lớp tôi đậu trên bạn  hạng chót được 20 hạng thủ khoa là bạn Nguyễn khánh Danh con ông trưởng ty mục súc sau chúng tôi học cùng lớp đệ thất 4 pháp văn dó là năm 1963 vậy chúng tôi thuộc khóa 9 Trở lại thời tiểu học,năm lớp nhì dự thi trả bài học thuộc lòng nói về phòng bệnh đau mắt hột,bài đó dài 4 trang vở lên trả không được vấp sau đó phải trả lời một số câu hỏi về thường thức.Kết quả được giải khuyến khích lãnh 1 khăn lau mặt và cục xà bông thơm hiệu Cô Ba.Lên lớp nhứt thầy Lượng mỗi ngày tôi lội bộ từ Cầu Huyện lên Yên Luông nhà thầy tập văn nghệ,trong lớp tới môn học sinh hoạt thanh niên chiều thứ bảy tôi giơ tay xin lên ca 2 câu vọng cổ bài Đội gạo đường xa đặng xin thầy cho về sớm kịp chuyến đò máy về Bình Ân.Năm đó lớp của thầy có 3 trò đậu dệ thất tôi bạn Tạ văn Nhỏ và Tiêu vĩnh Phước,sau này Tạ văn Nhỏ học đến lớpđệ tứ bỏ vô khu và đã hi sinh.Còn tôi lên Sai gon học cán sự địa chính đến 1972 đi khóa  3/72 Thủ Đức,ở tù thiếu tháng đề đi ddiện HO ggiờ ở nhà nấu rượu nuôi heo
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2013 lúc 9:10am

Anh On mến !

Cám ơn Anh đã ghé nhà còn gởi cho món quà vô cùng quý, hiện tôi rất cần

-         Một người bạn Cầu Huyện

Để cùng nhau trao đổi hầu bổ xung những điều chưa biết.

Bài  XÓM CẦU HUYỆN BÊN SÔNG ( Anh xem bài viết và bản vẽ trang 11 )

có những điều khiếm khuyết, không biết hỏi ai, nay xin nhờ Anh

- Nhà số 8 Bác Tám Kỷ, tên chủ nhà không đúng

Tôi có ông anh bà con là Thầy giáo Ẩn, nhà anh trong căn phố “ Kiến Ốc Cục “ sát bên Nhà máy nước đá, sau này anh mua đất ở ngã ba Lộ Dương cất nhà và chuyển về bên ấy, đi học về gặp anh thỉnh thoảng ghé nhà chơi, đôi khi anh nhờ  chạy ra quán mua gói thuốc lá.

Quán là cái “ thum nhỏ” đặt bên phía trước ao của hảng nước đá, sau chuyển về đặt trước nhà ở bên đường. Nay không nhớ chủ quán tên gì, lờ mờ là Bác Tám Kỷ nhưng không đúng

- Nhà số 27, 28 và 30 trên bản vẽ,

Tôi hiểu mù mờ quá, rất mong Anh giúp viết ra chúng ta cùng ôn chuyện cũ.

Chúng ta đồng môn vì tôi là học sinh của Thầy Phụng, một hôm Thầy đem vào lớp đưa tôi  2 nhánh sứ cùi, nhảy cửa sổ ( ưu tiên cho học sinh làm vườn )  ra vườn hoa Hiệu Đoàn trồng 2 bên góc vườn sát vách tường khi anh học vẫn còn chứ ?

- Những gia đình trên địa bàn, tôi vẽ sơ đồ để nhớ nhưng không nhớ lắm, nhờ anh  giúp chỉnh lại đúng hơn.

Chân thành cám ơn Anh

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 12/Apr/2013 lúc 9:25am
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2013 lúc 4:52pm

37- Nhà Bác Hai

Bác Hai có biệt danh Bà Hai Già vì tuổi không nhiều mà tóc bạc trắng phiếu, ba cô con gái, chị ba Hiền, chị tư Huệ và chị năm Cúc

Nhà Bà Hai có đường thông qua nhà Chú Năm Thanh ( nhà số17 ) ra hẻm Hai Nghé. Chỉ những người quen mới được mở cổng rào đi qua, người lạ bon chen đi qua không xin phép bị Bà Hai chưởi tắt bếp.

Trong cuộc đất nhỏ xíu của mình, Bác Hai dang đôi tay đón một chú mồ côi làm lao công ở trường Bà Phước dựng một căn chòi tạm trú. Chú lớn tuổi tay chân đầy ghẻ ngứa, sống im lặng quạnh quẻ cô đơn từ lúc chào đời cho đến ngày ra đi.

Bà Hai Già búi tóc nhỏ xíu như tép tỏi lơ lững trên đỉnh đầu, ở nhà chuyên nuôi cháu ngoại, con của mấy chị gởi về nuôi lớn dẫn đi. Bà Hai già có bà con với Bác Hai Oai xóm tôi, thằng Long bạn tôi mới 9 tuổi đời gọi Bà Hai bằng chị, thằng nhỏ người mà vai lớn hết biết.

Ngày Chúa Nhật đi nhà Thờ nó thường dẫn tôi đi tắt ngỏ này, tôi với thằng Long cãi nhau về chuyện đi tắt hoài mà không có người thua kẻ thằng. Nó nói đi Nhà Thờ qua ngã ông Hai Nghé,tẻ vào nhà Bà Hai già chị nó, là ngã tắt; Tôi thì nói “ đi đường ngay lâu lắc, đi đường tắt một ngày!

Nhờ bạn thân của thằng Long nên tôi được đi ngang qua nhà, Bà Hai chẳng nói gì.

 

38- Nhà Thầy Giáo Hai

Cuối hẻm là Chùa Dư Khánh, Chùa được xây trong khuôn viên nhà Thầy Giáo Hai.

Thầy giáo Hai hiền lành, Thầy rất đông con nhà tuy giàu nhưng các anh chị siêng năng làm việc, có mấy mẫu ruộng phía sau và bên hông Chùa đến mùa các anh chị cũng phụ giúp một tay, lễ cúng trong Chùa cũng tham gia đầy đủ, các anh chị chủ yếu ăn học ít giao du bạn bè.

Năm 2002, nhân đi dự đám cưới con người bạn trên chợ Búng xã Bình Nhâm, Lái Thiêu, thấy cô giáo của chú rể ngồi bàn kế bên quen quen, nói chuyện hỏi thăm mới biết cô là con gái út của Thầy Giáo Hai theo chồng lên đây , cả hai vợ chồng đều dạy ở trường Trung Học Phổ Thông Trịnh Hoài Đức.

Tới đây là cuối hẻm bên tay mặt là Chùa Dư Khánh, trở ra quẹo mặt là ranh đất Ao Chùa, vì ao ở cạnh chùa ?

 

39- Ao Chùa

Ao chùa trước đây là 3 cái ao vuông liền một dảy ở giữa người ta phá bờ đào rảnh cho nước thông nhau, lau sậy mọc um tùm những năm hạn không đủ nước cho dân chúng sử dụng … Năm 1956  vào dịp hè, Tỉnh huy động các Thầy Cô và Công Chức nạo vét và phá hai bờ ao ngăn cách làm thành một ao dài , xây cầu bê tông, dân sử dụng đa phần là trong xóm và trên chợ người ta gánh, sau đó nhu cầu tăng dần thấy làm xe kéo, xe ba gát đặt thùng phi chở nước đổi cho những gia đình quanh chợ.

Chuyện gánh, chở nước đi bán , ông cha mình không cho nói từ bán nước sợ thâm nhập vào tâm trí con cháu chuyện không hay nên gọi là đổi nước.

Từ hẻm Chùa Dư Khánh ra đến ngả ba Lộ Hàng Dương hai bên đường là ruộng lúa, ruộng lúa này chúng tôi có kỹ niệm, số là ngay gốc ao có cây me đậu phọng rất ngọt, lũ phá nhà chúng tôi thằng Bình leo lên hái trộm vừa lộn lưng quần vừa quăng xuống cho chúng tôi lượm

Tôi thấy đám lúa chín vàng hạt nặng trỉu, nghĩ đến mấy con gà mái tơ ở nhà  nuôi lấy trứng rất cần ăn lúa bèn động tà tâm, tụi nó lượm me tôi chui tuốt vào đám lúa kéo từng cộng tét ra nắm đầy tay, đang mê mồi bổng nghe trên đường hai người đàn bà nói chuyện với nhau.

- Lúa ruộng chị tốt quá, năm nay trúng mùa … bao giờ cắt …

Chợt nhìn thấy tôi lom khom nép mình xuống lúa để trốn, nhưng do cao giò ló lưng áo một bà trông thấy la lên

- Thằng nhỏ tét lúa kìa.

Tôi nhìn lên thấy hai người đàn bà gánh hàng đi chợ về, một bà cằm cây đòn gánh chạy theo đường hẻm vào ruộng, tay cằm nắm lúa tôi vọt lẹ qua đám rau muống chạy băng qua nhà Bà Hai Già ra hẻm chú Hai Nghé tai còn nghe văng vẳng phía sau

- Hái trộm me, hái trộm me.

Tiếng chân chạy huỳnh huỵch tiếng la tiếng cười hô hố như giặc dậy phía sau lưng tôi

Thằng Bình trên cây leo xuống không kịp chạy bị bắt tại trận, lũ chúng tôi thoát được tập hợp bên hông Chùa Phật Huệ, chúng nó cú đầu chưởi rủa tôi liên hồi.

May mắn cho thằng Bình nó không tét lúa, me lận trong lưng quần tuột  xuống  rớt hết, nơi cây me là lùm cây gai chùm lé, dây mây chằng chịt me rớt không ai thấy, bắt được nó mà không tang chứng vật chứng với lại thằng nhỏ khóc lóc thảm thiết, nên được tha

Ăn trộm me còn ăn cắp lúa, chúng nó chưởi rủa tôi một hồi thì huề, ai cho me và lúa trổ cùng mùa làm chi, khổ tôi quá ! Lúa me, me lúa từ đó ám ảnh tôi hoài.

Nói tiếp về ao Chùa, ao chứa nước là của chung, để giữ gìn ao được trong sạch nên Làng xã có cử ông Từ giữ ao, Ông Sáu giữ ao là dân chơi thứ thiệt quê ở Bình Ân. Ông thường mặc bộ đồ bà ba đen, ba chòm râu le que mấy sợi, răng rụng hết nên móm sọm, miệng thường ngậm điếu thuốc vấn chỉ bằng chiếc đủa, móng tay ông để dài lâu lâu ngứa thì gảy, gảy xong búng cho rớt hòm, rớt đất móng tay kêu cốc cốc

Các con ông, Chị Sáu sống ở khu Cư Xá Bàn Cờ trên Sài Gòn, Chị Bảy không chồng sống với ông, Anh Tám làm Tài xế xe tải bên Trường Tiền chuyên chở mấy ông lục lộ đi làm đường.

Ông giữ ao rất có trách nhiệm, mùa nắng suốt ngày ngồi trong nhà uống trà, nhìn chăm bẩm ra ao, người gánh nước làm đứt dây thùng lội xuống ao, ông có mặt tức thì.

Ao rất nhiều cá rô phi, cá lóc, lũ chúng tôi thường chui trong đám sậy bờ ao phía Chùa câu trộm cá, những người gánh nước điềm chỉ, ông cầm gậy nhẹ nhàng len lỏi trong mấy bụi chuối lên bắt tại trận. Giảng bài cho nghe rồi khoan hồng, bị bắt hoài thành quen, ông bảo tụi tôi câu trộm cá mà để bị bắt hoài rất dở, không đáng làm học trò ông. Thằng Rọt mỏ nhọn hỏi

- Vậy chứ ông Sáu có dám bắt trộm gà không ?

Thằng này đi soi ếch thường bắt nhằm gà người ta bị anh Đức chưởi hoài mà không tởn, chỉ một chiêu độc nhất đi soi ếch đem theo mấy tép hành gặp chuồng gà lấy hành chà vào tay vì gà vịt rất sợ rắn hổ hành, khi tay chụp được đầu gà là bẻ cổ, gà giảy đành đạch rồi im … nó thường lấy chuyện trộm gà làm le lên mặt chảnh với bạn bè, nên tự hào hỏi vậy

Ông nhìn nó nở nụ cười ruồi, văng ra từng tiếng ực … ực trong cổ họng, chòm râu le que mấy sợi rung rung, dùng lưỡi tém điều thuốc qua lại trên môi thật là điệu nghệ, nhìn nó chỉ bằng nữa con mắt ông bảo:

- Chuyện ăn trộm vịt gà để tụi sáp nhỏ với mấy con mẹ đàn bà ăn cắp vặt chuyện của tao là bắt heo, dẩn trâu bò.  Ngày xưa tao xách bao bố, trong bao bố đựng tro đến chuồng tha bụng heo mấy cái, nó nằm im lựa thế trùm vào đầu, heo sặc vài cái, cột miệng bao lại vác lên vai nó chẳng la được một tiếng, trâu bò thì tao dẫn một lần hai ba con, từ Bình Phục Nhì, Bình Phục Nhất về bán cho dân Hoà Nghị, Bình Ân. Tụi bây phải biết đi xứ xa ăn trộm, đường đi nước bước không rành chết như chơi !

Tôi nhớ lại mỗi lần trong xóm nhà ai bán heo khi gánh đi nó la như giặc dậy đầu xóm cuối xóm đều nghe, người bán cám và các chủ nợ tức thì có mặt tại nhà, việc ông bắt heo không la một tiếng thật là cao thủ

 

Giữ ao ông được trồng dừa, chuối quanh ao để có thu nhập mà sống.

Việc ông trồng trọt trên bờ ao có từ trước khi tôi sinh ra, đâu vào năm 1943 gì đó Sau năm 75 không biết vị siêu trí tuệ nào thấy ao lớn quá bèn nghĩ ra một kế sách cho thả cá Trám Cỏ nuôi để tăng thu nhập … cho các quan, loài cá này thật hung dữ những đám sậy mọc quanh ao bị chúng phóng lên kéo đầu xuống đóp hết, rau rác, cỏ ống đổ xuống ao bao nhiêu sạch sẽ bấy nhiêu, cá phóng uế cùng chất ăn dư thừa nhanh chóng biến nước ao dơ không thể tưởng và ao xuống cấp trầm trọng, dân chúng chẳng dám gánh về xài. Rất đúng ý đồ, thế là lấp ao làm khu dân cư, cất nhà phố phân lô bán nền. Thật là đỉnh cao trí tệ loài người ứng dụng vào việc chiếm đoạt đất đai, công sản.

Ao Chùa sau bao nhiêu năm cung cấp nước ngọt cho dân quanh vùng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

 

Bờ ao giáp với đường Phan Đình Phùng được cán bộ cưởng chiếm và bán lại cho những hộ mặt tiền có mặt hậu giáp ranh với bờ ao.

Vì sao người canh tác trên đất bờ ao ấy hơn 50 năm nếu chẳng thành chủ đất, thì cũng phải được trả công khai phá ? cây trái trồng trên đất gồm me, dừa, chuối phải được bồi hoàn. Ở đây thì không, từ lớn tới nhỏ thật là một lũ cướp cạn !

 

Đường Phan Đình Phùng từ hẻm Ao Chùa hai bên lề lác đác có trồng cây dầu Giái Ngựa, ruộng hai bên đường ra tới ngã Ba đi Sài Gòn.

 

Cao Thệ

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.375 seconds.