Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Người gởi Nội dung
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 11/Aug/2012 lúc 10:55pm

ảnh helleagle
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 588
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2012 lúc 4:49am

Thầy Hoàng Ngọc Hùng kính !

Cám ơn Thấy hạ cố đến nhà, còn gởi tặng quà

1- Bài ca có hình chú bé nghe nhạc quá dễ ghét, kết hợp với giọng hát Thuỳ Trang thật dễ thương,  gợi nhớ đến người dân chất phát quê mình lận đận bị đoạ đày đủ phía. Hoà nhập cuộc đời Đạo Phật dạy ta Nhẩn

* Nhẩn với thiên tai, gió mưa bảo lũ

* Nhẩn với chính tham lam giận thương ghét bỏ của mình

* Nhẩn với ấm lạnh tình đời, công việc tốt xấu hằng ngày, người không biết nhẩn khi dừa giá thấp bèn đốn dừa trồng Cacao, Cacao bị nhà máy o ép lại đốn Cacao trồng dừa

Chữ Đao kết hợp với chữ Tâm thành chữ Nhẩn

Dao đâm vào tim mà viết thành bài ca thật mượt mà tình cảm, thật là bội phục !

Tội cho đất nước và dân mình quá. Nhẩn mười phương !

2- Mấy bức hình nhắc đến ngày thơ ấu, thời gian sống Bạc Liêu nhớ những ngôi Chùa Nam Tông như Chùa Xiêm Cáng, Chùa Dơi Sóc Trăng

Với những nuối tiếc không nguôi

Một lần nữa chân thành cám ơn Thầy

Cao Thệ

 

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 588
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2012 lúc 8:00am

26- Nhà máy nước đá

Khu Nghĩa địa rồi đến Nhà máy nước đá.

Miếng đất hình chử khẩu vuông vắn, thầy phong thuỷ cho là đẹp cất nhà máy nước đá, lấy nước lã đổi vàng.

Trước đây lúc tôi biết là nền đất trống mấy bạn xóm Mé sông thường tập trung đá banh, đánh trỏng, lúc  nhà máy mới cất dân quanh vùng thật là khó ngủ, máy nổ như làm biếng lâu lâu phùm …phùm … phùm,  đêm thanh vắng tiếng vọng đi rất xa nhà tôi tuốt luốt bên đây sông mà nghe rõ mồn một. Những người lớn nhiều tâm sự thường không tài nào ngủ được, má tôi đôi mắt trõm lơ. Thật là khó chịu !

Lũ chúng tôi đi phá làng phá xóm ngang qua nóng nực  nhiều thằng cởi quần áo tắm dưới vòi nước nóng từ trong máy chảy ra, nhưng quá nóng so với nhà máy xay lúa ngã tư Bình Ân. Ao trử nước lại nhỏ, chất sắt nhiều nên màu nước đỏ quệch về nhà móng tay móng chân đỏ que, như lội xuống mấy đám rẩy trên Bình Công bắt còng quều bắt vọp bị phèn đóng nên bị chê.

Thường khi đi ngang qua, chúng tôi ghé vào xem nhưng chẳng thấy sinh hoạt vì, bởi việc mua bán xẩy ra vào sáng sớm xe ba gát từ trên chợ xuống lấy nước đá cây che đậy xơ xịa bằng bao bố chở đi nước nhỏ giọt in trên đường.

 

 

27- Gia đình vợ chồng ăn xin

Cách con hẻm nhỏ gia đình hai vợ chồng ăn xin ? mặc quần áo vá quàng thường ngày dẩn nhau lên chợ,  bà vợ bị mù nhưng nhiều khi thấy bà vá quần áo ? Bà ăn nói giọng trong trẻo và rất dễ thương

Thằng con trai trạc tuổi tôi lúc nhỏ hằng ngày thấy dẫn cha mẹ đi xin,

lớn lên nghe nói đi lính sau đó rước cha mẹ đi đâu mất biệt

 

28- Nhà Chú Tư Bé

Không nhớ gì về gia đình này, vị nào biết xin thêm vào

Trước nhà có cây me tây to, thân gồm hai nhánh, cưa bớt một nhánh trên đó đặt khạp nước ngọt, cây gáo dừa cho người đi đường giải khát.

Từ khu vực ngã tư Bình Ân đi lên chợ tôi biết chỉ có 3 nhà đặt nước như vậy, nét văn hoá dễ thương

-         Nhà Cô Chín Xô, đặt bên trong cổng rào

-         Nhà Bác Hai Thi, đặt sát bên cổng

-         Nhà Chú Tư Bé, đặt trên góc cây trước cổng nhà

Gò Công là vùng nước mặn, một chút nước ngọt là trần ai. Phải có từ tâm mới làm được.

 

29- Bác Năm bán Khô

Bác Năm bán khô trên chợ Gò công, sáng đi sớm đến tối mới về

Tôi nhớ có anh tên là Năm Cao, ông này cao nghệu, học võ ba mớ, kết họp với đám con chú Tư Vinh và Chú Hai thợ mộc, trước nhà là khoảng đất trống thanh niên bên sông tụ tập bắn kè, đánh đáo, tạt lon đủ chuyện, đi học về ngang đây phải dè chừng, mấy cha nội rượt mình lúc nào hổng biết, buổi tối các cha thường tụ tập tại đây múa võ, đánh roi đọc thiệu vang trời đất, tôi  đi ngang học lóm thuộc được mấy câu chẳng hiểu gì “ ôm roi lập thế bái sư…đánh trên thọt dưới trúng ngay cái … đầu “. Các bạn bên sông tuy ít rất khác “ gu “ với chúng tôi, nên biết nhau mà không chơi thân. Chính vì vậy Thằng Nô con chú Năm Mạnh ở xóm tôi bị mấy cha nội nầy hoạnh hẹ hoài phải bỏ xứ mà đi sau cùng chịu chết oan khi tuổi đời còn non chẹt, để lại tấm bằng liệt sĩ cho cha mẹ treo ở cột nhà.

 

30- Căn nhà không biết tên

Đến căn nhà nữa không biết tên gia chủ, giáp ranh con rạch vào nhà Thầy Bích. Le que mấy cây mắm xanh um, đặc biệt trái mắm nhỏ dài hình dạng giống chiếc thoi dệt, cuống dính vào thân cây tua tủa như chiếc nôm. Khi trái rụng vào lúc nước ròng phần đuôi sẽ cắm sâu xuống sình và lên cây con, rụng lúc nước lớn, nước sẽ mang trái đi biệt mù xa xứ và cây con được mọc lên trên vùng đất lạ

Cuống trái mấm có hình chiếc nôm gở ra đầu trái mắm tròn vo, lũ chúng tôi gọi là “ trái thầy chùa “

Cây mắm và cây đước thường mọc chung với nhau trên bờ rạch hoặc vùng đất trủng nhưng cây mắm mọc nơi cao hơn thường giáp mí nước, đất nơi đó luôn có độ phèn cao hơn khu vực đước mọc.

Căn nhà nhỏ xinh xinh, trước nhà có cái ao bé bé đặt cây cầu cá thấp tè sát mặt nước, hình ảnh thường thấy ở Miền Tây

 

31- Cô Ba bán gà

Tiếp nối cống nhỏ được xây cao bằng gạch hàng rào xương rồng, bên trong là căn nhà ngói cất hình chử đinh là nhà Cô Ba bán gà

 

Cô Ba bán gà, đón mua bán gà vịt mỗi sáng thường ngồi bên ngã tư cạnh nhà Bác Mười Niềm.

Người dân quê chỉ có lúa, ít ai có tiền, cho nên việc trao đổi lúa để lấy hàng hóa với nhau là bình thường. Làm con heo 1kg thịt được quy ra bao nhiêu kg lúa, thế là người ta đem lúa đổi lấy thịt. Những khi cần đi chợ khuya ra chuồng bắt một vài con gà, vịt cho vào giỏ hoặc đem theo mớ trứng gà,  trứng vịt, trên đường đi ghé vào điểm mua gà vịt nào đó bán lấy tiền, lên chợ mua hàng.  Các điểm mua gà vịt luôn ép giá người bán, sau đó ép cho gà vịt ăn, họ dùng ống bơm, bơm thức ăn vào cân nặng đem bán lại.

Hàng tốt thì chuyển đi Sài Gòn, Mỷ Tho, hàng xấu thì bỏ mối các tiệm ăn trên chợ

Cô Ba cũng là nơi ém giá lắm đây nên một số người ở Tân Tây, Bình Ân đi thẳng đường Hộ Mưu lên chợ, Cô Ba cho con gái là chị Ba  xuống mua hàng  tại ngã tư Bình Ân trước ruộng rau muống nhà Chú Hai xe đạp.

Chị Ba gà một thời gian ngồi mua bán tại đây việc thức sớm di chuyển hàng hoá đi về thấy cực nhọc, giữa nhà Chú Hai xe đạp và Chú Hai Cám còn khoảng ruộng trống có chòm mả nhỏ, thuê xe bò chở đất cất lên căn nhà ngói nhỏ ở đây cho tiện việc mua bán.

 

Chị Ba có hai con, gái tên là Vân con trai tên là Nghỉa

Cô Vân khiếu mua bán không thua gì bà ngoại lại giỏi việc nhà

Nghĩa sau này cũng thuộc dạng phá nhà nhưng đẳng cấp hơn chúng tôi nhiều, bốn món ăn chơi môn nào cũng giỏi, nghe nói cũng là dân đá banh có hạng

 

32- Nhà Bác Bảy Tre

Bác bảy mập như ông địa, thường ở trần mặc quần xà lỏn,  ló lổ rốn to băng hủ cù là Mashu.

Bác Bảy quê ở Bình Phú Đông, về đây chuyên bán tre lá cất nhà, nên có tên là Bảy Tre, Ông có đò máy chạy từ Chợ Gò Công đi về Cầu Huyện chuyên chở hàng hoá nặng nề, đi cho biết sông nước thế nào, đi một lần tởn kinh, ngồi chờ cả buổi mới đến giờ, Ông Bảy quay máy trầy trật mồ hôi nhuể nhại đến khi máy nổ một quầng khói đen bao phủ cả ghe, khói đen làm dơ bẩn hai hàng ghế cặp theo thân ghe, cái áo trắng tinh của tôi ngã màu

từ bến đò ghe chạy qua Cầu Long Chiến lòng vòng ghé tới ghé lui về đến nhà đã ăn cơm chiều tiếng máy nổ phùm … phùm ồn ào như giặc dậy Chị Bé Bảy thu tiền la hết cở chẳng ai nghe, chuyện tiền bạc chỉ ra dấu thật là khổ. Khoảng đường hơn 500m nếu đi bộ đã về đến nhà tám mươi đời vương

Bà con Cầu Huyện sau khi đdaa thử đò một chuyến cho biết có thơ rằng :

Một lần cho tởn tới già

Sáng ngồi đò máy về nhà tối om !

Sau ngày sông Cầu Huyện cầu biến thành cống thì Bác Bảy Tre vào biển Tân Thành mở quán bán cũng rất nổi tiếng, chúa nhật người Sài Gòn xuống ăn nhậu cũng đông.

Nhớ năm học lớp nhì, Chị Bé Bảy rủ xuống nhà chơi, tôi bèn xách túi đệm theo chị  xuống quán Bác Bảy ở chơi vài ngày,  không phải ngày Chúa nhật nên biển vắng hoe chỉ có dân địa phương đi thụt cua, bắt nghêu sò trên bãi

Biển Tân Thành thời ấy không có hợp tác xã nuôi nghêu như bây giờ, chẳng ai tranh giành. Vào mùa nghêu, lúc nước ròng dân địa phương chèo xuồng ba lá ra tuốt mù ngoài biển tìm những bãi rạng hốt nghêu đổ lên xuồng đợi nước lớn sóng đẩy vào bờ

Nghêu món ngon miền biển nhưng dân thành thị chê, chỉ có dân nghèo chúng tôi mua về luộc lấy nước nấu canh, thịt nghêu thì kho mặn đạm bạc qua ngày. Năm nào trúng nghêu thì năm ấy thất mùa lúa cho nên dân làm ruộng sợ mùa nghêu trúng vì nghêu luôn đi kèm với ngao.

Những đứa bé địa phương sáng sớm bải cạn tay cầm đoạn cây bằng trúc một đầu gắn thanh sắt hình như chư U bẻ công 90 độ cào xuống cát dở lên đôi khi 1 con sò huyết hoặc nghêu. Những mô cát nhô lên như cái dĩa úp, đôi khi người ta bắt được Sam, Sam thường đi có cặp con nhỏ là con đực, bỏ con đực bắt con cái. Những vị yêu nhau lúc nào cũng đi có cặp người ta gọi là Sam.

Con Sam rất ngon nhưng phải biết làm bằng không ăn phải là theo ông theo bà như chơi, tôi vốn sợ chết nên không dám ăn Sam

ở biển có loại cá Nốc bắt được đem lên bờ thân phùn ra tròn vo như trái banh bằng gai, dân chuyên nghiệp phi lê lấy hai miếng thịt phơi làm khô, khô Nốc nướng bằng rượu đế, uống rượu thật là đả đời.

Kế nhà Bác Bảy Tre  là thum hớt tóc cất trên vuông đất của Bác Tám Kỷ, nhà này anh Tư Giàu cũng nuôi gà nòi

 

33- Bác Mười Miền

Bên kia đường Tống Thứ, đầu ngã tư đi vào Đất Thánh trước đây là nhà máy xay lúa ? dường như nhà máy xay lúa dời xuống Ngã Tư Bình Ân ? dãy nhà máy xay lúa đóng cửa bỏ hoang. Trước đây gia đình người Bắc cũng gọi là ông Hai Bắc sau này dọn đi, ông Mười Miền ở Bình Xuân quen với nhà tôi lúc còn ở Bình Phú Đông về đây bán vật liệu xây dựng

Lũ tụi tôi thường lượm ngói vụn thi nhau chẻm xuồng sông , nếu miếng ngói nhảy trên mặt nước nhiều lần người đó sẻ thằng.

 

Gạch ngói đa phần được chuyển đến đây bằng ghe, chuyển hàng lên bờ người khuân vác phải chất gạch ngói lên trên miếng gổ có hình chử nhật đặt trên vai và đi trên cây đòn dài lên bờ, việc khuân vác rớt một hai cục gạnh miếng ngói xuống sông là bình thường, của rớt không phải của chủ ghe lại càng không phải của người vác. Nên chẳng ai quan tâm, khi nước ròng thấy gạch ngói còn nguyên nằm lác đác dưới sình bác Mười cho người làm xuống lượm lên, nghĩ ngay đến bọn phá làng liền nghi chúng tôi lấy gạch ngói thảy xuống sông, dặn những người làm không cho chúng tôi bén mãn đến. Gạch ngói xấp từng hàng ngay ngắn Bác làm dấu bằng cách quét lớp vôi trên hàng cuối cùng ai lấy đi cục gạch miếng ngói là biết ngay, thế mà đổ thừa oan cho chúng tôi.

Nhưng mà cấm không cho chúng tôi đến thì không được vì cái cầu tiêu công cộng nằm chình ình sát bờ sông , ngày hai lần chúng tôi thay phiên nhau đi

Đứa ngồi dưới cầu xem cá, đám ngồi trên lộ thì cải vã ôm trời Bác Mười luôn cho mấy anh làm công rình rập.

Tôi khoái đi cầu ở đây để xem bầy cá chốt dành ăn phía dưới, đưa những sợi râu đen xì vểnh lên thụt xuống đuôi quảy qua quẩy lại, nước văng tung toé kêu lào xào. Nhưng tôi rất ghét đi xúc cá mò tôm ngang khu vực này vì những miếng ngói, gạch bể rớt xuống cắt bàn chân chảy máu, sợ bị phong đòn gánh như Bác Hai Oai bị chết vì miếng miểng sành.

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 588
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2012 lúc 8:40pm

34- Bác Năm Bi

Bên hông nhà giáp ranh với Bác Mười Miền là nhà Ông Cai Tổng Thới.

Ông Quản Phát cho Bác Năm Bi cất nhà ở, trông chừng dùm ngôi nhà, vườn tược phía sau.

Bác Năm Bi làm trên Bưu Điện, bác đi phát thư ở khu vực Bình Ân, Tân Niên Tây bắng chiếc xe đạp thư đựng trong túi da gắn vào đòn dong xe.

Bác Trai bác gái đều hiền là bạn thân với ba má tôi.

Bác có ba người con:

- Anh Hai Long tập kết

- Anh Ba Cúc

- Cô Út Thu

Nhà Bác Năm nuôi ngựa, Gò Công người ta nói đất không hạp cho ngựa lắm, chỉ có loài ngựa cỏ thấp bé dùng để kéo xe, nhưng tôi thấy ngựa Bác Năm nuôi cao to, thường buổi Chúa Nhật người ta đem ngựa về đây buộc vào cây cau tây, gốc nhản trước nhà so kè mua bán, gây giống.

Trên đường mé sông khoảng 100 mét có 3 nhà nuôi ngựa, nhưng tôi thấy việc nuôi ngựa của Bác Năm phức tạp khó khăn, không giống như Cậu Tư với anh Ba Thọ quăng cỏ vào chuồng thỉnh thoảng cho uống nước cám trộn lúa thỉnh thoảng dẫn xuống bến đò hông nhà Chú Tư Vinh tắm.

Việc nuôi Ngựa của Bác Năm gần giống như nuôi gà nòi của Bác Tám Kỷ với Bác Mười trên ao trường đua, theo dõi, chăm sóc hằng ngày.

4-5 giờ khuya Bác Năm trai thức dậy dẫn ngựa xuống bãi ghe trước nhà, cho ngựa tắm, xong rồi lên xe đạp dắt ngựa chạy theo, chạy ra Sơn Quy rồi về xong bác mới thay quần áo đi làm, ở nhà anh Ba Cúc cho ngựa ăn uống phải lầy bàn chải chà xát thân ngựa, phải nhỏ nhẹ với nó chứ không la hét.

Cỏ ăn thì nhiêu khê hơn, anh Ba Cúc Phải vác bao đi tìm cỏ tây cắt về, cỏ này cao nghệu cả thước quanh thân đầy long, chứ không phải cỏ chỉ cỏ cú mọc ven đường

Anh Ba Cúc phải lên nhà Bác Tư chuyên nuôi ngựa học một khoá săn sóc ngựa tốt nghiệp mới được về nhà giữ ngựa

Số là những con ngựa đua có vấn đề, Bác Tư gởi về Gò Công kiếm mối lái mà bán, hoặc dưỡng bệnh gì đó

Sau khoá học về nhà Anh Ba Cúc trong những buổi rũ tôi đi cắt cỏ, anh tâm sự, Cậu Tư với anh Ba Thọ dốt chẳng biết gì về nuôi ngựa, giải thích với tôi vì sao phải dẫn ngựa xuống sông mỗi sáng sớm anh nói ngựa mà chân to như mấy con ngựa của Anh Ba Thọ và Cậu Tư chỉ có kéo xe và làm thịt vì vậy muốn giữ cho chân ngựa xăn nhỏ phải ngâm nước lạnh cho nó co gân lại, máu không xuống chân.

Bụng ngựa chiến phải thon, nên mỗi sáng dẫn ngựa xuống sông khi bụng ngựa chạm nước lạnh nó sợ nên thót bụng lại, phải tập hằng ngày như thế. Chỉ có trời biết trúng hay trật tôi thì bù, cứ ư hử để nghe anh nói.

Còn phải quần ngựa tập chạy nữa, 5-7 cây số mỗi ngày, thật phiền phức

Anh học được cách quan sát để đoán bệnh của ngựa nữa thật là tài

Tôi thấy ngựa thường cào chân dưới sàn gổ, hỏi anh.

Anh bắt tôi đưa tay lên trời thề nếu cho  thằng Tấn thằng Lợi con cậu Tư hoặc hai thằng nhóc con anh Ba Thọ biết tôi sẽ bị “ Bà Bắn ” bây giờ việc nuôi ngựa sập tiệm rồi xin kể ra nghe chơi chắc Bà không nở bắn.

- Khi ngựa dùng chân cào chuồng, rờ lổ tai nó thấy lạnh tanh là ngựa bị đau bụng, chỉ vậy thôi chẳng biết trúng trật mà cũng dấu nghề

Tôi thấy lâu lâu ngựa vểnh mỏ lên nhe răng nhìn trời hỏi thì anh nói, khi ngựa đực hưởi nhầm nước đái ngựa cái, chuyện nó làm vậy người trong nghề gọi là “ Cười trời “

Còn chuyện ít ai biết là ngựa cũng có sơ yếu lý lịch.

Ngựa con được đẻ ra phải làm giấy ghi tên cha, tên mẹ đầy đủ, chiều cao trọng lượng … Bó tay ! thiệt giả bất minh !

Khi Bác Năm trai qua đời đột ngột, Bác Tư chuyển ngựa chiến về Sài Gòn, để lại một chú ngựa đèo đọt ở lại cho anh Ba Cúc chạy xe ngựa tuyến Gò Công Bình Ân để kiếm cơm. Đến tuổi lính anh lên Sài Gòn ở với Bác Tư trong Bình Thới gần Đầm Sen nuôi ngựa, nuôi cá cảnh.

Anh Hai Long đi tập kết chỉ 2 năm rồi về,  để vợ ở nhà cha mẹ làm dâu. Chị làm phụ hồ chờ đợi được mấy năm sau đó lấy chồng khác, đứa con trai tên Phi giao ông bà nội nuôi.

Sau 75 Hai Long về Sài Gòn làm việc trong toà soạn Báo Sài Gòn Giải Phóng được cấp một vila rất to trên đường Kỳ Đồng,

Phi lúc này đã lớn làm thầy giáo lập gia đình, vợ cũng là cô giáo

Anh Hai Long về nhà dẫn con trai cháu nội lên Sài Gòn làm việc chung, nghe nói phát hành báo Sài Gòn giải phóng

Cô Năm Thu cũng theo ngành giáo viên dạy tiểu học không chồng, ở vậy nuôi mẹ già.

 

35- Nhà Ông Cai Tổng Thới

 

Hàng rào trồng những cây nhãn to, cây vú sửa và hàng cây Soài cặp bên hông nhà

Nhà Ông Cai Tổng cất theo kiểu Pháp thật là đẹp nằm giũa khu đất rộng mênh mong, không hiểu vì sao các nhà xưa ở Gò Công đều xây Hòn Non Bộ trước cửa, Thuật Phong Thuỷ cho là xấu vì núi là Sơn, người ta cất nhà tựa lưng vào núi chứ không ai cất nhà quây mặt vào núi bao giờ, con đường gai chông trước cửa lúc nào cũng chờ đón bên ngoài.

Trong Kinh Dịch quẻ Cấn vi Sơn là Chỉ dả, nghĩa của nó là núi, núi đứng yên một chổ, “ Cấn kỳ bối “ Bối là cái lưng  thành thử nhà có hòn non bộ trước cửa cái thường dừng lại, bị cuộc đời quây lưng. Lưng là bộ phận vô tích sự, chỉ để nằm !

Nhà của cái dường như quây về hướng Đông Bắc, được cách “ Sơn địa điền sản đa tấn ích ” nhưng vì Tham Lang Mộc Tinh bị khắc vời Thổ giống như Vua bị Loạn thần bức bách khống chế nên mất tốt, nhà nầy làm giàu do vườn ruộng đất đai ở trên 15 năm thì sanh chuyện, sách nói vậy !

Ngôi nhà được xây trên nền cao có lẽ khoảng 1m bậc tam cấp đi lên, ngăn cách bởi nhà trên nhà bếp là khoảng sân lát gạch rất đẹp

Ông Quản Phát nhận căn nhà này khoá cửa lại, chịu ở nhà nhỏ thấp tối tăm hiện tại, các con Ông từ chị Phấn cho đến Oanh cũng thế ! không ai chịu ở, nghỉ cũng lạ.

Trước sân nhà khoảng đất trống từ cuối nhà máy cho đến cống, Thầy Lộ Công Bích chất gạch ngói, đá 4x6, đá hộc chật cứng, buôn bán ghe chở gạch lui tới ì xèo.

Lủ chúng tôi thường trụ ở khu vực này vì Cậu Ba quản lý rất dễ thương, hơn nữa rất gần mấy cây nhãn tổ, sỡ dỉ gọi là nhãn tổ vì chưa thấy cây nhãn nào ở Gò Công to hơn hai cây ở đây, to ngang ngửa với mấy cây nhãn lão ở khu vực Giồng Nhãn thị xã Bạc Liêu, cặp theo con rạch là cây me ngọt nữa, hàng soài cặp bên hông nhà lớn.

Nhà ông có trồng hai cây ăn trái thuộc loại quý hiếm bậc nhất ở Gò Công. Ven con rạch có xây cái Miếu. Hai bên tay mặt trồng cây Viết, trái nho nhỏ hình quả Cà Na giống như ngòi viết lá tre, khi chín trái có màu hồng cam rất dễ thương. Bên trái trồng cây Hồng Nhung, lá bên xanh đậm bên trắng xám, trái giống như quả Hồng, nhưng quanh thân trái có nhung màu cà phê sửa, chín rất thơm ngon

Phía sau đất rộng hơn mẫu được lên thành liếp trồng ổi, mận, vú sửa, cây vú sửa sau chuồng ngựa loại vú sửa Lò Rèn trên Vĩnh Kim Mỹ Tho ăn vào ngọt mặn rất độc đáo.

 

Cao Thệ

IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2012 lúc 4:38am




TRÁI MẮM

Trái mắm nấu chung với gạo theo tỷ lệ 2 phần mắm, 1 phần gạo. Chọn được những trái mắm già, lột vỏ, nấu 6, 7 lần cho hết chất chát trước khi đem nấu với gạo. Trái mắm còn có thể nấu hoặc ngào đường ăn rất thơm và bùi như đậu xanh.



CÂY MẮM CON

File:Mangrove%20-%20avicennia%20marina%20var%20resinifera%20fruit.JPG

TRÁI MẮM ỔI



Trái mắm tươi, trái mắm khô
và trái mắm đã rim thành mứt (thau tròn).

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2012 lúc 4:41am




Cây Viết, trái hồng hồng...
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2012 lúc 4:59am


cây Hồng Nhung




Xin mời !



Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 06/Sep/2012 lúc 5:04am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2012 lúc 5:03am

Ngọt lành vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim



Ai đã thưởng thức vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hẳn không thể nào quên được hương vị của nó. Trên thị trường thế giới, quả vú sữa của miền Nam nước ta hầu như không có đối thủ cạnh tranh. Và xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang có được may mắn gìn giữ và phát triển giống vú sữa này. (Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam).

Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đã trở thành “thương hiệu độc quyền” của tỉnh Tiền Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Quả vú sữa nơi đây tròn trịa, mỏng vỏ nhỏ hột và dày ruột. Khi chín thoang thoảng hương thơm, xẻ ra có ruột màu trắng sữa, ngọt thanh và mát dịu.

Cái tên “Lò Rèn” bắt nguồn từ câu chuyện kể về người thợ rèn  đã nhân được giống vú sữa ngon cho mảnh đất ấy. Từ đó nó trở thành loại trái cây cho thu nhập cao nhất trong số các loại cây ăn trái ở đây.
quả vú sữa Lò Rèn vừa chín trên cây, lấy tay vo tròn và bóp đều nhẹ nhàng cho mềm quả, rút cùi và ruột quả dâng lên phần nước trắng đục như sữa mẹ. Lõi ruột trắng mềm, thanh ngọt, thịt quả như lưu lại hương vị đặc biệt nơi vị giác thật khó quên. Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim thường to gấp đôi những quả trồng ở nơi khác và chất lượng cũng thật tuyệt vời!
Đấy là cách ăn thông dụng và dân dã nhất của mọi người.

Còn khi đãi khách, người dân Vĩnh Kim thường dùng muỗng xúc ăn dần hoặc bổ trái thành 6 miếng lượn dao vòng tách phần vỏ và vẫn giữ phần ruột, để trên đĩa và dùng nĩa để thưởng thức từng miếng một. Du khách cũng có thể yêu cầu gọt bỏ vỏ, thái nhỏ từ trên núm xuống và xay sinh tố, thêm đường sữa hay ca cao và trộn chung với đá bào ăn thật mát và ngon lành.
Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu vốn là vùng đất được cả nước biết đến như là một vương quốc của nhiều loại cây ăn quả. Và vú sữa Lò Rèn chính là một trong những loại quả ngon độc nhất vô nhị ấy. Nó được ưa chuộng đến nỗi có những năm thương lái tìm đến tận nhà vườn nhưng nông dân vẫn không đủ để cung ứng.
Những gì còn đọng lại trong lòng du khách là vị ngọt thơm, hương thơm đặc biệt bởi sự hòa lẫn giữa hương vị của sữa và chút hương vani độc đáo. Quả mỏn vỏ, màu xanh ngà, khi chín căng bóng và có màu phớt hồng, ruột to, ngọt đậm đã ghi khắc trong lòng những ai từng biết và thưởng thức nó.
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 588
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2012 lúc 10:03am

Thầy Hoàng Ngọc Hùng Kính !

Cám  ơn Thầy đã post những tấm hình bổ sung cho bài viết thật tuyệt vời.

- Về Cây mắm:

Theo thiển ý những năm sống ở Nông Trường II, tại Khâu Hàn, Cửa hố, Vàm Đầm, Tỉnh Cà Mau thì trái mắm hình dẹp nhỏ, khi rụng xuống , nước xô đi đưa đến bờ bãi cao sau cùng nẩy mầm nên khu vực nơi  nhiều cây mắm thì đất thường cao hơn những khu vực cây đước mọc và đất nơi ấy độ phèn rất cao, tôi thường khuyên người nuôi tôm không nên đào ao nơi có nhiều cây mắm vì phần xử lý nước đạt độ pH thích hợp cho tôm rất tốt kém.

Nghe mấy Ông Cán Bộ trước đây là du kích kể vào thời chiến tranh, các vị hái trái mắm cho vào rổ chà xát cho tróc vỏ nấu ăn thay cơm, thật là gian khổ, gần đây nghe các bạn ở Cà Mau, Bạc Liêu cho biết người ta nuôi tôm Sú bằng cây mắm có thể  đạt 18-20 con/kg .

 Thông thường tôm đạt 20gr/con thì có khuynh hướng chậm lớn , nuôi đạt 40gr/con bán giá cao nhưng thời gian nuôi kéo dài, tốn kém thức ăn, xử lý nước, bệnh tật, phải canh giữ trộm cắp mệt nhọc, hơn nữa tôm đực nuôi đạt 40-50gr/con thật không dễ tính ra không kinh tế bằng 60 con/kg.( loại -+ 20grcon/kg )

Thường vào khoảng giáp tết từ Cửa Hố đi chợ Vàm Đầm thỉnh thoảng vớt được một hai con cá Ngát nổi lình bình trên sông, ghe áp sát chúng vẫn  không lội tránh do trái mắm rụng nổi đầy mặt nước cá tham ăn no bụng, trái mắm nhẹ ăn nhiều cá cứ tự nhiên nổi như vậy cho người vớt

- Trái Mắm Ổi ở Bạc Liêu, Cà Mau thấy có lá rất dầy, nhưng ở Gò Công khu vực sông Cầu Huyện thì không thấy.

Trái mắm thuở nhỏ chúng tôi thường hái, gở bỏ vỏ màu vàng nhạt bên trong hạt mắm màu xanh đất, đầu hạt nơi đăm rể có nhúm lông màu trắng bám vào tóc vào áo, lũ phá làng phá xóm chúng tôi thường hái và lén bỏ lên tóc các cô bạn, bị các bạn chưởi tắt bếp.

- Về Cây Trái Viết, Cây Hồng Nhung

Đúng y chan như cây được trồng ở nhà ông Cai Tổng Thới, Cô Thu nhà Bác Năm Bi chê trái Hồng Nhung có mùi thúi, nhưng bọn phá nhà chúng tôi lại cho là thơm ngon. Đến mùa trái nhà Bác Năm giữ như giữ vàng để dành cho con ông Quản Phát vì các anh chị ấy rất thích.

Vào thời năm 1960 cây vú sửa còn quý hơn cả vàng, thiếu điều Bác Năm gái cất chòi bên gốc cây mà ngủ, trong nhà nghe rột rẹt tức thì mở cổng chạy ra dòm, thật là khổ

Ba giống cây này vào thời đó rất quý không phải nhà ai cũng có nhất là ở Gò Công vùng nước mặn, giống như Hoa Mẫu Đơn thời xa xưa bên Tàu chỉ trồng ở nhà quyền quý

Một lần nữa xin cám ơn Thầy đã minh họa cho bài viết những tấm hình giá trị và quý

Cao Thệ

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 13/Sep/2012 lúc 7:00pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 588
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2012 lúc 8:09am

Nhà Cậu Tư .

Ranh đất nhà ông Cai Tổng Thới là con rạch ngăn bên kia là khu vục Đất Thánh một miếng đất trống, nền bằng phẳng rất tốt, hình như ai đó dở nhà bỏ đi ?

Cậu Tư  xe ngựa nhà ở mé sông Cầu Huyện kề bên cái ao nhà Ông Chín Đán ( nói ở đoạn trước ) không biết gì lý do gì bán đất dời vô đây cất nhà.

Nhà ba gian thêm chuồng ngựa, quay mặt nhìn ra sông, bên hông nhà rất gần những mã mồ, thuở ấy không đèn điện ban đêm thắp đèn leo lét thật tội nghiệp cho Tấn, Lợi …

Tôi có người bạn tên Mì sau nầy đi tu tại gia, Chùa hiện nay phía trong Đất Thánh tâm sự có nhà Chú Tư tối đi ngang qua nơi này không còn sợ ma nữa dẩu cho đôm đóm đầy trên mấy cây bần.

 

Nhà Anh Ba Thọ

Anh Ba Thọ một mắt chạy xe ngựa nhà kế bên Cậu Tư và Chị Tư Huỳnh thấy miếng đất Cậu Tư chiếm cất nhà còn trống nên cũng bán nhà theo Cậu Tư vào cất phía trong cho có bạn. Chắc có lẽ xe ngựa thải ra chất thải phiền hà bà con chòm xóm nên vào đây vừa có cỏ cho ngựa ăn vừa có nơi bỏ chất thải. Xe hơi thì chỉ cần ra cây xăng, xe ngựa phải vác bao cùng lưỡi liềm đi kiếm cỏ cùng trời cuối đất, thật là nhọc nhắn, hai thằng con trai chú không đi học ở nhà giữ một con ngựa thật là uổng !

Nhà anh Ba cất không ngó sông mà nhìn ra đường Tống Thứ, vách sau sát bên mã mồ, hông nhà giáp với đường đi.

Hai căn nhà hợp lại thành chử L

 

Xóm bên sông tôi chỉ biết từng ấy, nhờ các anh chị biết bổ xung thêm.

 

 

                Đôi lời về tấm bản đồ cấp đất của Bà Nguyễn Thị Mai

 

A-  Hướng Bắc trong bản vẽ

 

Trong Quyển : Gò Công…Lặng Thầm Hương Sắc

Tác giả : Nhà Giáo Ưu Tú Phan Thanh Sắc

 

Trang 308 dòng 5, Thầy viết như sau:

 

IV – Thực Trạng Tấm Bản Đồ Địa Bạ 1882

Tấm bản đồ nầy vẽ không theo hướng Bắc phía trên. So với thực tế thì hướng Bắc nằm bên phải. Ta quay tấm bản đồ lại như sau:

 

Hình 1 : Bản đồ Địa bạ 1882 (  đã được quay theo hướng nằm ngang )

Hình 2: Tấm Bản Đồ của google

 

B-   Theo quan niệm của người viết

 

Để xác định tấm Bản đồ Địa bạ 1882, hướng Bắc có nằm phía trên ?

 

- Trước hết trên tấm Bản đồ Địa bạ 1882 (h1) ta vẽ thêm con đường Mé Sông từ chử Công thổ cặp theo bờ sông kéo dài đến chân cây cầu và nối liền với đường Rue.

- Chúng ta biết rằng Tấm Bản Đồ của Google (h2) hướng Bắc luôn nằm phía trên

 

- Đường Tống Thứ ngày xưa là đường Nguyễn Huệ ngày nay với đường Rue trong bản đồ Địa Bạ 1882 là một.

- Đường Mé Sông trên Bản đồ Địa bạ 1882 mà ta vừa vẽ so với con đường Hai Bà Trưng hiện nay có thể không đúng vị trí nhưng vẫn không khác nhau.

 

* Vậy ta đặt hai tấm bản đồ:

- Đường Nguyễn Huệ và Rue

- Đường Mé Sông và Hai Bà Trưng

 Sao cho các đường nằm song song hoặc cùng hướng nhau, ta sẽ thấy :

- Hướng Bắc của Google và Bản đồ Địa bạ 1882 cùng một phương.

 

C- Kết luận:

 

Bản đồ địa bạ được lập năm 1882 vào thời Vua Tự Đức, nhưng họa viên  theo trường phái Tây Âu nên hướng Bắc được thể hiện phía trên của bản vẽ

Mời xem hình nơi trang 2 . Gởi ngày: 06/Aug/2011 lúc 7:39pm

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 27/Apr/2013 lúc 9:05pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.350 seconds.