Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Hồi ức về nhà thương Gò Công Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
nqtuan2910
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 24/Oct/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 65
Quote nqtuan2910 Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2008 lúc 9:43am

Kính chào Tăng Hòa

- Bửa nay Tuấn lục ra được tấm ảnh xưa chụp Go Cong le 16-12-1957, có hình Bác sĩ Trần Công Đăng; vợ chồng Bác sĩ Lý văn Chính- Trần thị Thảo; chủ hôn ông Trần Công Phát.
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi nqtuan2910 - 07/Apr/2008 lúc 9:48am
nqtuan2910
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2008 lúc 10:42am
 
Chào NgTuan, lâu nay không thấy Tuấn góp tiếng , Tuấn có khỏe không? Hôm nay thấy bức hình xưa thật xưa thật quí đối với PT vì PT vẫn hằng ngưỡng mộ và nhớ Bác sĩ Trần Công Đăng, mong nhìn lại hình ảnh người mà ngày thơ ấu PT vừa kính phục vừa sợ. Nay nhờ NgTuan,  PT đã thấy lại người xưa, thật cảm động ! Cám ơn NgTuan nhiều.
PhanThuy-CA
IP IP Logged
HEICHPE
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 17/Sep/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 474
Quote HEICHPE Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2008 lúc 3:48pm
Anh 15;
Anh nhắc lại nhà bà BS Đăng, chắc anh còn nhớ những năm 1947,lớp học ở trường Primaire de Goccng dời về nhà bà BS Đăng để tiếp tục học vì trường học ở gần hồ nước(Piscine) bị quân đội Pháp về đây chiếm đóng một thời gian. Do đó các lớp học phải "di tản" và cours superieur phải vế đây học, tôi có học ở đây tạm tại nhà ba BS Đăng,cũng như ở Miếu Bà cũng những năm hoc 1946 lớp học dời vế đây. Tôi nhớ không lầm 1946 cours moyen của cô giáo Huyện đã về miếu bà dạy, và tôi là học sinh thời đ1o. Nhanh quá anh 15 nhỉ
 
 Tất cả chuyện ngày xưa "hòang thị". Vui...


Chỉnh sửa lại bởi HEICHPE - 07/Apr/2008 lúc 4:41pm
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2008 lúc 8:03pm
Nghe 2 anh nhắc những chuyện xưa ở quê nhà Gò Công mà PT thấy vui quá. PT cũng đã từng thắc mắc sao ông Đăng là Bác sĩ mà cũng hút thuốc dữ . Bây giờ đâu có Bác sĩ nào hút thuốc phải không? PT nhớ ngày xưa một đôi lần theo Ba vào nhà Bác sĩ Đăng ăn tối , PT thấy cái phòng khách thật đẹp rộng lớn huy hoàng và cái phòng ăn thì đèn chùm lộng lẫy mà mơ ước. Bà Bác sĩ Đăng thì cao lớn , đẹp đẽ uy nghi...Con bé 4,5 tuổi ngày xưa mà hơn 50 năm nay vẫn còn nhớ. Anh Lộ Công nhắc cái sân trong và cả sân ngoài nhà BS Đăng ngày xưa mình thấy nó rộng mênh mông và đúng vậy vài năm trước khi PT về thăm thì thấy sao nó nhỏ quá. Toàn ngôi nhà ngày xưa PT thấy cao to đồ sộ vậy mà giờ đây cũng thấy bình thường .
Chuyện trường học Gò Công thời Tây anh 15 và anh Heichpe kể rất thú vị.
 


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 07/Apr/2008 lúc 8:04pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2010 lúc 8:36pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Admin

 
        Kính dâng hương hồn bà Bác Sĩ Đăng và thân tặng những đồng hương có dính dáng đến nhà thương Gò Công xưa.

Từ California, vài năm được đọc tin tức, bài vỡ của các đồng hương, các bạn ở tập san Hội Thân Hữu Gò Công Vùng Hoa Thịnh Đốn tôi rất thích thú thường nhủ lòng năm tới sẽ góp tiếng cùng đồng hương nhưng rồi cứ quên mãi – lần này tôi nhất định cùng đồng hương chuyện trò, trao đổi tin tức, hòai niệm, những điều chúng ta còn nhớ về Gò Công, quê hương của chúng ta để đỡ nhớ nhà và với lòng mong ước người nhớ lại, sống lại chứ không phai nhạt và chết dần theo thời gian.

Đầu tiên là về nhà thương Gò Công

vào lúc mà trí óc tôi bắt đầu biết thu nhận sự việc là vào khỏang năm 1954. Ba tôi là Phan Văn Ai, ai cũng gọi là thầy Bảy Ai, y tá  trưởng của nhà thương Gò Công và được cấp nhà trong khuôn viên nhà thương. Đó là một ngôi nhà lớn được chia làm hai phần – Gia đình chúng tôi ở một phần sát hàng rào ngăn con đường dẫn đến Bến Xe ngựa – phần kia thì 2/3 dành cho gia đình thầy chín Tính và 1/3 là chổ ở của hai chị em nữ hộ sinh, sinh đôi còn độc thân là cô Chín Hài và cô Mười Nhi.

Quan hệ giữa ba gia đình chúng tôi rất thân thiết cho đến nổi chúng tôi lúc đó tưởng như tất cả là bà con.

Bên thầy chín Tính có bốn con trai tên: Tấn, Công, Sơn, Hà còn bên chúng tôi có tám người con gái mà ba chị lớn đã học nội trú trường Gia long trên Sài Gòn, còn lại năm đứa con gái là Dung, Phương, Thủy, Hồng cùng bằng tuổi với các con trai bên kia nên chúng tôi thường chơi từng cặp rất thân nhau. Hiện tại anh Tấn sống ở Sàigòn, anh Công cùng ở California với tôi, và Sơn, bạn cùng tuổi với tôi thì lại ở bên Úc cùng chỗ với chị Phương.

Tôi còn nhớ lúc ấy vì chưa đi học nên suốt ngày tôi, Sơn, cùng hai em nhỏ nữa cứ hay lên chơi ở khu nhà sanh - ở đầu hành lang rất rộng, lát gạch men đen, trắng, ba bề trống trải nên gió thổi lồng lộng rất mát. Chổ này tụi tôi gọi là đầu trên – Đầu này trông sang bên cạnh là nhà Xác gồm một dãy ba căn nhỏ, trước mặt là sân cỏ rộng, có ghế đá ngồi mà hồi đó gọi là vườn bông. Bên kia vườn bông là khu hành chánh, nhận bệnh và phòng mổ. Bên phải là khu bệnh nhân với hai dãy nhà cao cẳng dài ra tới cổng chánh bệnh viện con đường gần tới cầu Long Chánh ở khu nhà sanh, các cô nữ hộ sinh (hồi ấy gọi là cô mụ) hay y tá, tập sự, lao công đều biết đám con thầy Bảy là chúng tôi nên để chúng tôi đi lại khắp nơi mà không hề bị la rầy hay xua đuổi. Trong số các cô Mụ dĩ nhiên chúng tôi thương nhất là cô chín Hài và Cô Muời Nhi. Bạn tôi thường nhớ Ba Tôi tính rất hài hướt hay hát: “Cô Mười cô Chín hai cô mày muốn cô nào – Cứ dắt cổ đi đừng cho má cổ hay..” theo nhạc bài hát ” Đây ngày tươi sáng muôn chim ca hót tưng bừng…”

Ngòai ra chúng tôi còn thương cô Tư Có, cô Năm Trừu, cô chín Quỳnh và nhất là cô Tư Sương. Trong mắt của con bé nhà quê của tôi lúc đó, Cô Tư Sương đẹp như bà tiên vì cô trắng trẻo, dáng cao ốm trông sang làm sao. Cô được cấp một căn phòng để ở trong dãy nhà hộ sinh. Tối tối bọn tôi thích đến phòng cô để  nghe radio . Hồi ấy chỉ có cô là có cái radio thật lớn như cái va li. Tôi vẫn thường đi vòng quanh cái thùng ấy. đút đầu hé mắt vào tìm xem người nào trong ấy mà nói năng ca hát luôn luôn. Ngoài xem radio  tôi còn được cô ôm ấp và đôi khi cho vài cái bánh ngon. Vài lần tôi thấy có một người đàn ông đến chơi với cô mà nghe người ta gọi là quan ba. Ông ấy ở bên trại lính ở bên kia đường. Ông ta trông rất oai vệ và tôi cứ muốn ở lại để ngắm hai người, nhưng thường là má tôi gọi về ngủ trong lúc chúng  tôi chưa muốn ngủ chút nào.

          Trong khu nhà sanh có một dãy nhà thấp, còn gọi là từng dưới , đó là khu nhà bếp, nhà giặt và có hai gia đình lao công ở trong  khu đó. Gia đình Bác Sáu Chổi , tôi nhớ miệng rất hô, bác có hai thằng con trai lớn hơn chúng tôi tên là Tống và Chen. Gia đình nữa là chú chín Hòanh  có một cô con gái bằng tuổi  tên là Phỉ. Nghe má tôi nói trước đây nó có tên là Thủy , nhưng chú Chín sợ trùng tên với  tôi nên đổi là Phỉ, nhân lúc có gánh Năm Phỉ diển ở Gò Công. Ba đứa nầy tự động cúc cung tận tụy phục vụ theo yêu sách của chúng tôi hết lòng như đẩy xe cho chúng tôi, làm ngựa bò cho chúng tôi cưởi, cõng chúng tôi đi chơi, xách dép, giữ quần áo lạnh cho chúng tôi (thật bất công !) Mặc dầu vậy mỗi khi chúng tôi không vừa lòng điều gì thì la hét lên cho tụi nó bị cha rầy đánh (quá Ác!).

            Chúng tôi cũng hay lên khu hành chánh vì Ba tôi làm ở phòng mỗ trong khu đó.

            Chúng tôi nhớ nhất là ông Bác Sỉ Đăng, một người tròn trĩnh, trắng trẻo, mặt phúc hậu, đỏ hồng giống như Tây mà chúng tôi vừa thương vừa sợ. Ngược lại các thầy y tá thì thích bọn trẻ chúng tôi lắm như thầy Hai Bạch, thầy Tư Nhơn, thầy Tám Đạt, thầy Tư Qui, thầy Ba Nửa, cô Tư Kỉnh, thầy Ký Sung va nhất là thầy Ký Thanh mà tôi còn nhớ rất đẹp trai. Riêng về y tá tập sự, rất nhiều nhưng tôi chỉ còn nhớ nhất là hai người vì cái tên đặc biệt mà chúng tôi hay trêu chọc hai anh và cười nhạo hòai đó là anh Lồi va anh Lù. Mỗi lần chúng tôi thấy hai anh ấy là kêu “Lù coi, lồi.. (nói lái). Mọi người bưng miệng cười, còn Ba tôi thì nạt nộ: “Im ngay, đồ qủy nhỏ!”.

            Cái hình ảnh Bác Sĩ Đăng mỗi sáng đi khám bệnh với một đòan y tá, tất cả đều mặt áo blouse trắng tóat, đội mũ trắng lốp dừng lại ở mỗi giường bệnh, nói nói, ghi chép… làm tôi khâm phục kính nể và thấy không hình ảnh nào đẹp bằng.

            Hai dãy phòng bệnh tức là nhà cao cẳng vì được cất trên những trụ xi măng cao. Bên dưới các trụ trống là nhà bếp và chổ ở tạm của thân nhân đi nuôi bệnh. Có vài lần đi xuống khu đó tôi thấy lợm giọng vì có mùi hôi khó tả mà tôi còn nhớ đến bây giờ, nó lẫn lộn mùi đồ ăn dư, mùi bệnh, mùi đồ dơ, nước tiểu, thật tội tình.

            Giờ cơm của bệnh nhân là xe đẩy lách cách, tiếng chén bát va chạm, và một mùi đặt biệt khó ngữi của cơm lẫn đồ ăn kỳ cục làm phát ớn, rất sợ. Thật đáng thương cho bệnh nhân vì là nhà thương thí mà! Họ đa số là dân nghèo, bệnh kinh niên, người nào người nấy ốm xanh xao hay què quặt, mặt buồn u ám, bận áo nhà thương trắng dày đã ngả màu cháo lòng.

            Cứ vài ngày thì nghe người này chết, người kia bị bỏ vào nhà xác không ai nhận.. ôi ỡ nhà thương này thể hiện rõ ràng, đầy đủ bốn chữ: sinh, lão, bệnh, tử của kiếp người.

            Ba tôi làm trưởng phòng mổ. Chúng tôi thường thấy ba tôi hàng ngày mổ thành thạo, dễ dàng. Cái động từ mổ không đáng sợ, và quan trọng với chúng tôi. Những ca mỗ dễ, ba cho chúng tôi vào xem. Chính mắt chúng tôi thấy Ba tôi xử dụng dao mổ cắt ngọt xớt thịt hai bên cách tay, rồi lấy cưa nhỏ sáng loáng cưa xương như cưa gỗ. Rồi cánh tay rớt xuống thùng dưới bàn, ghê sợ, rùng mình … nhưng mặt Ba tôi thì như không. Sau đó, chú mười Thu là y công, sau buổi làm, thấy chú treo lủng lẳng ở ghi đông xe đạp khi thì một bàn tay, khi thì cả khúc chân mà chú nói là đem chôn… Hình ảnh đó giờ nhắc lại vẫn còn in trong trí cái màu bàn tay xám ngắt đó.

            Tôi cũng tận mắt thấy Ba tôi cứu một thằng nhỏ chết đuối. Ba tôi làm hô hấp nhân tạo ngay trên sàn nhà vừa lúc người ta chở tới không chậm một chút nào. Hút miệng, nhấn tay lên ngực nhiều lần, xốc ngược đầu rồi vác lên vai nhiều lần .. Mồ hôi Ba tôi dầm dề và cuối cùng chịu thua. Tôi còn nhớ tiếng thân nhân khóc lóc bên cạnh và Ba tôi vẻ mặt buồn vô tận, hai cánh tay chống lên đầu nói: “không xong rồi!”

            Một hình ảnh nữa mà tôi còn nhớ chiếc xe lam chở gấp vào phòng cấp cứu, một người đàn bà bụng to, đầy máu trên mặt mà người ta nói là cô giáo Chung Thị Thủy bị xe đụng và cô giáo có thai gần sinh. Sau khi cứu không được, Bác Sĩ lắc đầu ký tên cho chôn cất. Ba tôi xin phép được mổ cứu đứa bé còn sống. Bác Sĩ không cho phép vì nguyên tắc, sợ mổ ra đứa bé chết rồi bị sai lầm. Tôi nhớ Ba tôi cãi lời Bác Sĩ cương quyết xin mỗ và xin chịu trách nhiệm. Sau khi người chồng ký tên không khiếu nại thì Ba tôi mổ ngay tức thì và cứu được đứa bé. Tôi còn nhớ vài năm sau, người ấy còn đến nhà cám ơn Ba tôi. Những điều Ba tôi làm chắc còn nhiều lắm, tôi chỉ nhớ được vài điều tôi đã thấy, đã in đậm vào ký ức.

Nhất là hình ảnh một ngày của năm 1955. Như đã nói bên kia nhà thương là đường Huyện Ngươn ngày nay, có trại lính. Hàng ngày chúng tôi thấy các xe nhà binh chở lính đi đánh trận, họ hát bài: Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn.. Có khi những buổi chiều về nghe tin có vài người tữ trận, có một lần đó vì bị phục kích hay sao mà cả hai chuyến xe nhà binh đầy khi về chỉ còn vài người nguyên vẹn. Tất cả đều được chở vào nhà thương. Tôi nhớ lúc ấy ba căn nhà chất đầy xác. Nhà thương thì không còn chỗ, thương binh phải để nằm la liệt trên đám cỏ vườn bông giữa nhà thương.

Tôi còn nhớ quang cảnh lúc đó nhộn nhịp nhưng tang tóc thê lương. Ba tôi cùng các thầy cô y tá mặt mày nghiêm trọng, tới lui, di chuyển, chích thuốc, băng bó nhanh nhẹn xông xáo như những người xông trận không biết mệt mỏi. Ba tôi bỏ cơm trưa, ăn đồ ăn nhà thương phát cho, bỏ cơm chiều, làm việc như điên. Má tôi phải chạy ra năn nỉ Ba tôi dừng tay ăn cơm kẻo đuối. Tới tối mịt Ba tôi về vội vàng ăn cùng chúng tôi, rồi chạy ra làm tiếp. Vườn bông tối đó đèn mắc ra bên ngoài sáng trưng cho việc chữa trị suốt đêm. Tiếng hòm chan chat, tiếng vợ con lính khóc rầm rĩ, cùng tiếng thương binh rên la ồn ào, mùi khét thịt cháy, mùi cồn, mùi bông, băng, mùi máu quyện nhau… quang cảnh ấy, cảnh tình thương tâm ghê sợ ấy tôi không bao giờ quên.

Nói về nhà xác tôi mới nhớ vài kỷ niệm vừa sợ vừa buồn cười như sau. Ba tôi có tật hay bỏ quên kính đọc sách hay vài vật dụng trong phòng mổ. Tối đến, sau khi cơm nước xong, Ba tôi hay đọc báo và cứ y như vài lần trong tuần, thế nào Ba tôi cũng bỏ quên đồ một lần. Mỗi khi nghe Ba tôi kêu lên: “Chết cha!...” là chúng tôi không ai bảo ai lánh đi chổ khác thật nhanh. Đứa nào chậm chân để Ba tôi thấy mặt là đặt tên liền.

-  Con Phương ( hay Dung hay Thủy..) đi lên mở cửa phòng mổ lấy cái kiếng cho Ba, giỏi đi con! Nghe tiếng “giỏi” đó mà chúng tôi đứt từng khúc ruột, chao ôi, chúng tôi đâu có ai ham “giỏi” chuyện đó. Thường thì tụi tui lấy cớ: học bài Ba ơi, đi tắm Ba ơi, sợ ma Ba ơi… và tức thì Ba tôi gọi thêm một hai đứa nữa đi kèm. Vậy là lúc nào chúng tôi cũng đi hai ba đứa cho công bằng và cũng cho đỡ sợ.

            Ba chị em cứ bấu lấy tay nhau không dám rời. Khi đi qua nhà xác càng bấu chặt hơn, vào phòng mỗ thì bấu nhau chặt cứng và khi khóa phòng mổ rồi thì đứa nào cũng lật đật giao hẹn. Không được chạy nha, nắm tay không được rời nha. Trên đường về mới sợ vì lúc đi thì đi chậm nhưng khi về đứa nào cũng có khuynh hướng đi nhanh. Có một lần khi đi ngang qua nhà xác, chúng tôi nghe tiếng kêu.. thật ra tiếng rên thì đúng hơn. Tất cả đứng tim tưởng nghe lầm. Phản ứng tự nhiên chúng tôi nhìn về phía nhà xác thì cách cửa sổ ngày thường đóng lại, bây giờ mở ra và một bóng trắng ngay cửa sổ rên và cánh tay dường như vẫy lên. Tức thì quên hết lời hẹn, chúng tôi hét lên: Ma, ma … nhát và đua nhau ba chân bốn cẳng mà chạy, vừa chạy vừa la vừa khóc vừa la hét ầm lên. Gần đến nhà thấy Ba Má chúng tôi đổ ra đón vì chúng tôi la lớn quá mà. Nghe kể, Ba tôi cùng thầy chín Tính và vài người nữa cầm đèn đi lên nhà xác. Ai cũng lạnh người, vì quả thật là lúc chiều có vài người chết vì bệnh thổ tả bị bỏ vào nhà xác và rắc vôi bột lên để ngừa truyền nhiễm. Trong số đó có một người chưa chết hẳn, tỉnh lại cố đứng lên kêu cứu, xin được uống nước.

            Dù biết không phải ma nhưng chúng tôi vẫn còn sợ. Và sau đó sự việc vẫn tiếp tục: quên kiếng, quên bóp… “giỏi” đi con! Và bấu nhau chạy….

            Chúng tôi sống trong nhà thương như thế cho đến năm tôi học lớp nhất thì Ba tôi xin đổi về làm việc tai xả Đồng Sơn, huyện Hòa Đồng, nơi đó Ba tôi đã cất một căn nhà có vườn tược rộng rãi để an hưởng. Chúng tôi ở lại Gò Công với bà chị thứ hai đang dạy trường Nữ tiểu học Gò Công. Nhưng chẳng bao lâu thì năm 1963, vì ở quê không được an ninh, nên Ba Má tôi bỏ nhà mà đi. Tất cả gia đình chúng tôi lên Sài Gòn học hành và sinh sống. Tôi xa cách hết mọi người trong nhà thương gần 50 năm nay, ít khi nào có dịp gặp lại các người trong nhà thương ấy. Đến nay rất nhiều người trong số ấy đã mất đi trong đó có Ba tôi nữa. Viết những mẫu chuyện này còn để chia sẻ những kỷ niệm về đất Gò Công, mong những vị nào từng làm trong nhà thương dạo ấy nay còn sống sẽ vui nhớ lại hoặc con cháu của các vị ấy sẽ biết được chút gì về cuộc sống của những người thân ngày ấy.

            Hẹn lần sau tôi sẽ viết tiếp về chợ Gò Công và Trường Gò Công nhé!

 

                                    Phan Thủy – California

 
 
Thân chào PhanThuy,
Đọc bài viết của PT, lòng mk thật bồi hồi.
(mk tô màu đỏ đậm vài chữ trong bài viết )
Cảnh cũ người xưa, nay đã không còn. Mấy mươi năm rồi !
 
1/ Nhà thương GoCong dời nơi khác. Vị trí cũ , nay xây lên ngôi chợ khá khang trang, Chợ Mới Gò Công( người GC gọi như thế )
 
2/ Cô Mười Nhi , hiện tu tại Chùa Tam Tông Miếu ( đường Cao Thắng, quận 3, Saigon). Trong mọt lần đưa Má đi Chùa (# gần Tết 2009 ) , gặp Cô Mười Nhi. Cũng may có Má, vì mk không biết cô Nhi , nhờ có Má mới nhìn ra Đồng Hương.
Cơ Mười Nhi có nói về cô Mười Hài, nhưng mk... quên rồi ! Tongue
 
3/ Cô Tư Có , Thầy Tư Qui đã mất cách nay nhiều năm. Mộ tại nghĩa trang nơi Gò Tre.
 
4/ Sợ ma ! lúc nhỏ, mk được Ba-Má dẫn về GC chơi. Nhà Cậu có vườn rộng , tối mk theo các anh em (họ) ra vườn... thám hiểm , rồi tự nhiên một người la "Ma !....". Ôi thôi, xúm nhau chạy , mk chạy té lên té xuống, vì không rành vị trí trong vườn, trời tối quá. Gần như... té thì... bò dậy chạy tiếp ! (vừa bò vừa chạy hay... vừa chạy vừa bò !).
Hú vía !
 
PhanThuy viết thêm về Gò-Công-ngày-xưa nữa đi !
Mong !


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Sep/2010 lúc 8:45pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2010 lúc 11:57pm


Bài viết "Hồi ức về nhà thương Gò Công" của PhanThuy , đọc xong,
không hiểu sao, mk nhớ đến bài nhạc này .
Xin gưi tặng PhanThuy và cả nhà .

mk


Mê Khúc

Tác giả :   Anh Thoa


Trình bày : Ca si Quang Tuấn
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=_oLdQwpmXF

 
Trình bày : ca sĩ Hồng Phượng

Trình bày: Ca sĩ Anh Huy

 

Giăng ngang đời nhẹ tựa làn hương
Đưa hồn đi trong cõi vô thường
Một sợi tình níu kéo yêu đương
Một người tình tựa như khói sương

Để riêng ai thênh thang đợi chờ
Để riêng ai trông mong từng giờ
Cũng thôi đành gặp gỡ trong mơ
Bởi cơn mơ nào đâu hững hờ

Ai nỡ mang đi tình ai đắm say
Cho trái tim ngoan buồn đau quắt quay
Nỗi nhớ rưng rưng giữa bờ vai
Em như thơ em đến mệt nhoài
Buông đôi tay ngỡ như lạc loài
Ai xa ai lối xưa tình phai

Nghe cung đàn dạo tịch tình tang
Như rụng rơi bao nỗi bẽ bàng
Từ một chiều vướng víu miên man
Lời đàn buồn tìm câu thở than

Cõi riêng ai không sao tỏ bày
Thả tương tư theo ai miệt mài
Để đêm về mộng sẽ nguôi ngoai
Phủ rong rêu sầu quên kiếp dài



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Sep/2010 lúc 9:37pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2010 lúc 8:30pm
 
NHÀ THƯƠNG GÒ CÔNG NGÀY NAY
 
 
 
Nhà thương Gò Công
(hình chụp ngày 22-9-2010, Trung Thu 2010)
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
 
 
 
 
 
"công viên" nhỏ giữa sân trước bệnh viện
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
 
 
Căn Tin , bên phải cổng BV
 
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
 
 
 
 
Xe bán dạo : tàu hủ + nước đường có gừng+ nước cốt dừa
(hình chụp ngày 22-9-2010, Trung Thu 2010, đường đi Ao Trường Đua)
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
mk
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2010 lúc 11:41pm
Mỹ Kiều thân mến,
 
Bấy lâu nay PT lặn sâu không tham gia vào forum được vì bận bịu qua' nhiều việc . Tuy vậy thinh thoảng PT vẫn dành thì giờ ghé qua để xem hình ảnh , tin tức. Thấy bà con vẫn tham gia viết bài gửi hình ảnh tin tức đều đặn PT rất mừng . Thôi thì không mợ thì chợ vẫn đông .
Cám ơn Mỹ Kiều đã vài lần hỏi thăm và nhắc nhở PT vào forum.
Nay thì không đừng được nữa vì những hình ảnh và tin tức về Nhà thương Gò Công đã làm PT xúc động lắm. 
 Sao mà Mỹ Kiều có tấm lòng đẹp đến thế? Luôn quan tâm đến mọi người !
PT không ngờ Mỹ Kiều đã để tâm và chịu khó dành nhiều thì giờ , tâm trí , tình cảm cho Diễn đàn Gò Công từ bấy lâu nay không mệt mỏi.
PT mến phục và thương mến MK lắm .
Cám ơn cô bạn tử tế , nhiệt thành , thông minh , siêng năng và rất dễ thương của PT cũng như toàn thể Forum Gò Công.
Chúng tôi rất mang ơn các bạn như Lan Huỳnh , anh Lộ Công Mười Lăm , Ranvuive , Van Phan ...
và rất nhiều bạn khác đã nhiệt tình góp sức viết và gửi hình ảnh tin tức cho Diễn đàn.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 26/Sep/2010 lúc 11:46pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2010 lúc 2:54am
 
Hello PhanThuy và LanHuynh,
mk đọc những dòng của PhanThuy (bên trên) , lòng vui lắm vì có người... khen mình , cám ơn PT nhe  (mk này, hỏng biết...'giả bộ' khiêm nhường gì hết ! WinkLOL) .
 
Chưa kịp trả lời PT , mk đọc tiếp mục này của LanHuynh :
 
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Lan Huynh

HAVE A GOOD MONDAY
 Người ta vá áo bằng kim, còn bạn sẽ vá con tim bằng gì?
 
PhanThuy và LanHuynh ơi , Người ta...vá con tim bằng những dòng tâm tình trên của PhanThuy đó ! Smile
Nhưng, phải trừ câu này nhe PT : "Thôi thì không mợ thì chợ vẫn đông" , nếu như một lúc nào đó, mk & nhiều thành viên khác thích và thực hành câu này , thì... sao nhỉ !? Unhappy
Phải không LanHuynh ?Tongue
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 27/Sep/2010 lúc 2:59am
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2010 lúc 8:09pm
CryCryCry
 
CHỊ PHAN THỦY ƠI!
 
CẢ NHÀ AI CŨNG NHỚ ...CHỊ... CryCryCry


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Sep/2010 lúc 8:09pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.