Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Linh tinh lượm lặt Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2011 lúc 2:13am

.

Vụ án DSK : Hồ sơ có nhiều tác động ở Hoa Kỳ và Pháp
Cựu%20lãnh%20đạo%20IMF%20Dominique%20Strauss-Kahn%20và%20vợ%20khi%20được%20tự%20do%20ra%20khỏi%20Tòa%20án%20New%20York%20ngày%2001/07/2011.
Cựu lãnh đạo IMF Dominique Strauss-Kahn và vợ khi được tự do ra khỏi Tòa án New York ngày 01/07/2011.
REUTERS/Lucas Jackson

Quyết định của Tòa án New York trả tự do tạm cho ông DSK làm cho vụ án vốn đã rắc rối lại thêm phức tạp. Vụ này tiếp tục tác động không chỉ đến uy tín của viện công tố New York, mà còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị tại Pháp. Chủ đề này được các báo Pháp hôm nay tập trung phân tích.

Đặc biệt, Libération và Le Figaro đều có bài « giải mã » nhân vật nữ hầu phòng với cùng một dòng tựa « Bộ mặt được che dấu của người nữ hầu phòng ». Hai tờ báo đều nhắc lại việc hồi tối ngày thứ năm rồi, tờ New York Times đã mang đến một thông tin giật gân : Trong vòng 24 giờ sau khi cáo buộc DSK, bà Nafissatou Diallo đã gọi điện thoại cho một tù nhân bị giam tại New York.

Trong cuộc nói chuyện, bà có đề cập đến việc kiếm được nhiều lợi từ việc tố giác cựu tổng giám đốc IMF. Cuộc nói chuyện đã được ghi âm. Tù nhân trên là một tội phạm ma túy, nằm trong số một trong những mối quan hệ đáng ngờ của người nữ hầu phòng.

Theo New York Times, chỉ trong vòng hai năm, tài khoản ngân hàng của bà Diallo đã nhận được nhiều khoản tiền, đến 100.000 đô la, không chỉ từ người tù nhân nói trên, mà còn từ nhiều nguồn bí ẩn khác từ Arizona, Georgia, New York và Pennsylvania. Đương sự cho biết là không hề biết gì về các nguồn này, hoặc khai là do vị hôn phu hay bạn bè của bà gửi.

Thêm vào đó, nghi ngờ về nhân thân của Diallo cũng nổi lên. Theo lời kể của người thân cận của bà, bà là một tín đồ hồi giáo ngoan đạo, bị góa bụa sớm, tìm đến nước Mỹ để thử vận may, và đến ở nhà chị gái tại New York hồi năm 2002 ; bà và cô con gái 15 tuổi sống ở khu Bronx ; người mẹ làm việc vất vả trong khu phố để lo cho con gái, sau đó được nhận vào làm tại khách sạn Sofitel.

Thế nhưng, trên hồ sơ xin tị nạn, bà ghi rõ là « để tránh việc con gái bà bị cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục » theo hủ tục tại Châu Phi. Hôm qua, văn phòng công tố New York cho biết « Trong quá trình điều tra, nguyên cáo đã nhiều lần nối dối về nhiều chuyện khác nhau, như về tiểu sử, hoàn cảnh sống hiện tại hay về các mối quan hệ xã hội ».

Về phần mình, luật sư biện hộ cho bà Diallo đã bác bỏ mọi thông tin của tờ New York Times, và hôm qua sau khi phiên toàn quyết định trả tự do cho ông DSK, vị luật sư này tuyên bố, sẽ không có gì thay đổi trong cáo buộc « xâm hại tình dục », và ông viện dẫn những vết thương trên người của bà Diallo.

Cộng đồng người Guinea thì tuyên bố ủng hộ bà. Trong khi đó, Le Figaro cho hay, người phụ nữ này đã cắt hết quan hệ với người Guinea ở khu Bronx và với gia đình bà. Lãnh đạo một hiệp hội hổ trợ cộng đồng cho Le Fiagaro biết : « Từ ba năm nay, chị bà, người cho bà tá túc khi mới đến Hoa K ỳ, không hề biết bà làm việc tại Sofitel ».

Tuy nhiên, vụ án DSK vẫn chưa kết thúc. Dù New York Times cho rằng hồ sơ buộc tội sẽ bị hủy, nhưng công tố viên tuyên bố, dù sự tin cậy trong lời khai nguyên cáo bị đặt vấn đề, nhưng quá trình tố tụng vẫn tiếp tục. Và ngày 18/7 tới đây, ông DSK sẽ phải xuất hiện trước vành móng ngựa.

Ảnh hướng đến ngành tư pháp Mỹ

Libération cũng bình luận về ảnh hưởng của vụ án DSK đối với ngành tư pháp New York. Tờ báo cho rằng, hôm qua vị công tố trở nên nặng gánh trong khi các luật sư bảo vệ lại thở phào nhẹ nhõm. Một chuyên gia cho rằng : « Đây hầu như là một vụ việc giữa một bang của Mỹ, ở đây là bang New York, và một bị cáo. Nếu bị cáo trắng án, thì công tố viên sẽ bị thiệt nhiều ».

Một luật sư Pháp nhận định : « Trong vụ này, ngành công tố Mỹ đã tự rơi vào bẫy của mình là cứ hành động theo kiểu cố xây dựng hồ sơ cáo buộc bị cáo mà xem thường sự thật, đó chính là nền móng của mọi sai lầm trong ngành tư pháp ».

Hồ sơ DSK tiếp tục tác động tình hình chính trị Pháp

Từ hơn một tháng nay, vụ việc DSK ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị nước Pháp. Le Figaro thuật lại từ việc hồi giữa tháng 5, nước Pháp thức dậy trong bàng hoàng trước tin ông DSK bị bắt tại New York. Rồi sau đó là bị tạm giam, bị buộc tội xâm hại tình dục, rồi được tại ngoại hầu tra có nộp tiền đảm bảo. Báo giới Mỹ và thế giới liên tiếp phản ảnh vụ việc với nhiều giả thuyết được đưa ra, từ cáo buộc về đạo đức của ông DSK đến giả thuyết ông bị ám hại.

Trong khi đó, ở Pháp, các đảng phái đang trong thời kỳ chuẩn bị cuộc chạy đua vào điện L’Elysee cho năm tới. Đảng Xã Hội đã mất đi nhân vật sáng giá nhất của mình. Ông Francois Hollande bổng chốc trở thành người được ủng hộ nhiều nhất. Bà Martine Aubry lại vừa chính thức tuyên bố tham gia tranh vị trí người đại diện đảng Xã hội trong kỳ bầu cử tổng thống 2012.

Mọi việc tưởng đã đâu vào đấy, thì quyết định hôm qua của tòa án New York chợt đến, gây bất ngờ cho chính giới Pháp, nhất là cho đảng Xã Hội. Nhiều người ủng hộ ông DSK yêu cầu triển hạn đăng ký hồ sơ ứng viên của đảng, ông Hollande thì ủng hộ đề nghị này, trong khi lãnh đạo đảng thì khẳng định sẽ không thay đổi lịch trình của đảng.

Như vậy, đến hiện tại, trong khi vụ án DSK chưa biết sẽ tiếp tục diễn biến ra sao, thì tình hình chính trị tại Pháp cũng lắm bề rối rắm, và tình trạng chơi vơi của đảng Xã hội Pháp qua vụ DSK vẫn còn tiếp tục.

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2011 lúc 3:18am

Đám cưới đẹp như mơ của Hoàng gia Monaco

 

Hà Ngô - Tổng hợp - Theo PLXH

Một ngày sau đám cưới dân sự, đám cưới xa hoa của Hoàng gia Monaco giữa hoàng tử Albert II và Charlene Wittstock - vận động viên bơi lội đã được tổ chức tại cung điện Hoàng gia.

Cuối cùng thì đám cưới đẹp như mơ giữa Hoàng tử Monaco và nữ vận động viên bơi lội đã diễn ra long trọng và xa hoa theo nghi thức tôn giáo La Mã.
 
Lễ cưới hoành tráng này được tổ chức tại cung điện hoàng gia bên bờ Địa Trung Hải và con số khách mời của đám cưới này lên đến khoảng 3.500 khách.
 
Trước đó vào ngày thứ Sáu, ngày 1/7, cặp đôi hạnh phúc nhất đất nước Monaco cũng đã tiến hành lễ cưới dân sự tại cung điện Hoàng gia. Sự kiện này mở màn cho chuỗi sự kiện trọng đại mà người dân Monaco đã mong chờ bấy lâu nay.
 
Lễ cưới dân sự được tổ chức ngày 1/7 trước đó.
 
Được biết cô dâu Wittstock,  33 tuổi, vốn là một vận động viên bơi lội từng tham gia tranh tài tại Sydney Olympic 2000, sau khi kết hôn với Hoàng tử Albert II cô sẽ trở thành Công chúa Charlene.
 
Mối tình của cặp đôi này được đơm hoa khi hai người gặp nhau tại giải thi đấu thể thao tại Monaco năm 2000. Khi  Wittstock tham gia cuộc thi bơi lội tại đây. Bản thân Hoàng tử Albert cũng là một vận động viên, từng tranh tài ở môn trượt băng trong 5 kỳ Olympic.
 
Hoàng tử Albert và cô Wittstock bắt đầu chính thức công khai mối quan hệ của họ khi xuất hiện cùng nhau tại Olympics mùa Đông Turin năm 2006.
 
Trước khi đám cưới này diễn ra đã có thông tin rằng Wittstock đang suy nghĩ lại về đám cưới với Hoàng tử Monaco. Tuy nhiên mọi lời đồn thổi đã bị dập tắt sau khi cặp đôi này tiến hành lễ cưới dân sự của mình.
 
Dưới đây là toàn bộ lễ cưới xa hoa của cặp đôi đứng đầu đất nước Monaco được cử hành vào ngày 2/7:
 
 
Tân công chúa Charlene được cha đưa vào lễ đường.
 
Charlene Wittstock trước khi trở thành Công chúa Monaco đã là một vận động viên bơi lội.
 
Đám cưới được tổ chức trang trọng theo nghi lễ Công giáo La Mã trong cung điện
Hoàng gia Monaco.
 
Hoàng tử Albert II thân mật bên người vợ của mình.
 
Cặp đôi quỳ gối trước lễ đường cùng cầu nguyện.
 
Trao cho nhau nhẫn cưới.
 
Chú rể vén mạng che mặt cho cô dâu.
 
Hai người trao cho nhau nụ hôn ngọt ngào trước sự chứng kiến của toàn bộ khách mời
và Hoàng gia trong lễ đường.
 
Một màn hình lớn được treo ở ngoài cung điện, tường thuật trực tiếp toàn bộ buổi
hôn lễ của Hoàng gia.
 
Tân Công chúa cùng Hoàng tử rời khỏi lễ đường.
 
Bộ váy lộng lẫy của tân Công chúa được may từ 20 mét vải lụa tuyn, được đính rất nhiều đá và
ngọc trai. Bộ váy cũng đã tiêu tốn mất hơn 2500 giờ để chuẩn bị cho trang phục 
trong đó hơn 700 giờ cho việc khâu vá bằng tay.
 
Hoàng tử và Công chúa rời khỏi cung điện Monaco sau lễ cưới tôn giáo.
 
Công chúa khóc vì quá hạnh phúc.
 
 
Trao cho nhau nụ hôn trước sự chứng kiến của rất nhiều người dân Monaco.
 
Tân Công chúa cũng không quên gửi tới những người dân một nụ hôn.
 
Được biết Albert II và Charlene Wittstock bắt đầu gặp gỡ nhau từ năm 2000 và tình yêu
của họ đã có một cái kết có hậu.
 
 
Cặp đôi hạnh phúc rời khỏi cung điện và vẫy chào công chúng.
 
Cặp đôi hạnh phúc nhất đất nước Monaco rời khỏi cung điện trên chiếc xe mui trần. 
 
 


02 juillet 2011

Le mariage d'Albert et Charlene en images

Le jour J du prince de Monaco et Charlene Wittstock en live et en photos

http://www.figaromadame.fr
Mariage%20dAlbert%20de%20Monaco%20et%20Charlene%20Wittstock Photo AFP

Toutes les images

image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20image%20
 


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 05/Jul/2011 lúc 7:37am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2011 lúc 2:20am

.

“Chủ nhật buồn” : Bản tình ca “tuyệt mạng” đầy huyền thoại
 
Nhạc%20sĩ%20Seress%20Rézso%20và%20ca%20khúc%20Chủ%20nhật%20buồn,%20nguyên%20tác%20tiếng%20Hung.
Nhạc sĩ Seress Rézso và ca khúc "Chủ nhật buồn", nguyên tác tiếng Hung.

“Ca khúc chết người”, “Quốc ca của những kẻ tự tử”, đó là những cái tên mà người đời đã đặt cho bài “Chủ nhật buồn” (Gloomy Sunday, Sombre Dimanche). Nguyên tác tiếng Hungary là Szomorú vasárnap, đây là một ca khúc được liệt vào hàng bất tử trong lịch sử âm nhạc đại chúng thế giới.

Rất nhiều người Việt đã quen thuộc với giai điệu quen thuộc của ca khúc "Chủ nhật buồn", được nhạc sĩ Phạm Duy viết lời Việt và phổ biến. Thế nhưng ít ai chú ý rằng đó là một bài hát xuất xứ từ Hungary, từng đi chinh phục thế giới qua các phiên bản tiếng Anh - Gloomy Sunday – hay tiếng Pháp - Sombre Dimanche.

Mang tựa gốc là Szomorú vasárnap, từng được mệnh danh là “Ca khúc chết người”, “Quốc ca của những kẻ tự tử”, ngay tại Hungary, bài “Chủ nhật buồn” được xem như thương hiệu tầm cỡ thế giới bậc nhất của Hungary trong âm nhạc, còn tại nước Pháp, vào năm 1999, ca khúc này được bình chọn là bản nhạc tình buồn nhất của thế kỷ XX.

Bài hát u sầu này đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng trên thế giới (trong đó có cả tiếng Việt và Quốc tế ngữ esperanto), thu hút không biết bao nhiêu là đại danh ca của thế giới, từ Billie Holiday, Ray Charles, Ricky Nelson, tại Mỹ, cho đến Sarah Brightman tại Ireland, Björk tại Iceland hay Serge Gainsbourg tại Pháp…, không kể đến các các ca sĩ hát tiếng Nhật, tiếng Hoa, tiếng Hàn…

Một trong những ca sĩ được cho là đã thể hiện hay nhất bài hát này là nữ danh ca Mỹ người da đen Billie Holliday, mà cách thể hiện đầy cảm xúc, đã khiến cho bài hát của cô bị cấm tại Anh Quốc vào năm 1941 vì bị cho là làm nản lòng người nghe vào lúc nước này cần động viên tinh thần dân chúng để chống Phát xít Đức.

Ngoài cách thể hiện đầy u uẩn, ray rứt của Billie Holiday, ca khúc Gloomy Sunday cũng từng được nhiều ca sĩ khác trình bày với một phong cách nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như phiên bản của ca sĩ Mỹ Ricky Nelson, từng nổi tiếng trong giới hát nhạc ‘’đồng quê’’ (country music).

"Chủ nhật buồn" xuất xứ từ một bài thơ... thất tình

Theo thông tín viên Hoàng Nguyễn từ thủ đô nước Hung, ca khúc “Chủ nhật buồn”, nhạc của Seress Rezső, lời thơ của Jávor László và Seress Rezső, ra đời vào giữa thập niên 30 thế kỷ trước tại Budapest. Tất cả xuất phát từ một bài thơ... thất tình của Jávor László, khi đó 26 tuổi, phóng viên hình sự một tờ báo ở Budapest.

Ðó là năm 1933. Chàng trai Jávor László buộc phải chia tay với người yêu, khi đó đã là vợ kẻ khác. Tương truyền, trong buổi hẹn hò bí mật cuối cùng, Jávor tuyên bố chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ,và đối với chàng, cô gái không còn tồn tại nữa.

Bài thơ “Chủ nhật buồn” đã ra đời như thế, như một kỷ niệm cho mối tình đã chết, đầy tang tóc với câu mở đầu: “Chủ nhật buồn với muôn cành hoa trắng - Anh chờ em với lời kinh cầu”, để rồi khi mối tình không còn và ngày chủ nhật đối với anh chỉ còn là nước mắt và nỗi âu sầu.

Sau khi ra đời, bài thơ không được ai biết tới và tác giả thi phẩm đã đề nghị Seress Rezső, một nhạc sĩ tự học, phổ nhạc cho bài thơ đó. Sau vài tháng, bài hát “Chủ nhật buồn” ra đời, và người nhạc sĩ không hề biết nhạc lý đã phải huýt sáo để nhờ một thanh niên thạo nhạc ghi lại với giá 5 đồng.

Tiếng tăm của bài ca "tuyệt mạng"

Trong khi các tác giả đang buồn bã vì ca khúc không chạy như ý muốn thì đột nhiên, báo chí Hungary loan tin trong vòng 2 tuần liền, đã có hai người tự sát bên bản nhạc “Chủ nhật buồn”. Tháng 11/1935, báo chí Hungary mở cuộc tấn công phê phán ca khúc và gọi nó là “bài ca giết người”.

Lúc đó, báo chí Thụy Sĩ, Ý, Pháp, Ðức bắt đầu viết về “Chủ nhật buồn”, nơi khen, nơi chê, và truyền thông quốc tế bắt đầu gọi ca khúc là “Quốc ca của những kẻ tự tử”. Từ Châu Âu lan sang Bắc Mỹ, tờ New York Times còn loan tin tại Budapest, đã có một làn sóng người nhảy xuống dòng Danube tự tử khi nghe bài hát.

Tất nhiên, đây chỉ là một trong những “huyền thoại đô thị” mà Budapest cũng có không ít, nhưng điều đáng chú ý là cơn sốt “Chủ nhật buồn” khi đó mới có ở một số nước, chứ chưa hề có ở Hungary.

Chỉ khi một ông bầu âm nhạc người Pháp sang Budapest để nghe ca khúc, rồi mang bản nhạc về và cho dựng tại Paris, lúc đó cả thế giới mới biết đến Seress, người nhạc sĩ.

“Chủ nhật buồn” bắt đầu chinh phục thế giới bằng cơn sốt như vậy. Cả châu Âu hướng về mốt… đau buồn tập thể, dẫn đến… tự sát, như thế ! Jávor, chàng trai thất tình, bỗng nổi tiếng với bài thơ “Chủ nhật buồn”, đã nói với báo giới khi nghe phong thanh về thành công “chết người” của mình: “Giờ, người ta nghĩ đến tôi như kẻ đào mồ với chiếc xẻng trong tay”.

Giải mã "ma lực"’ của ca khúc "Chủ nhật buồn"

Người ta nói nhiều đến “Chủ nhật buồn” như một bài ca có ma lực vô cùng đặc biệt, khiến người nghe ảo não, sầu muộn đến độ phải tự tìm đến cái chết. Không thể biết được đâu là sự thật, đâu là chứng cuồng tầm cỡ thế giới, và đâu là món nghề quảng cáo của sự kinh doanh nghề sân khấu.

Quả thực, cạnh thi thể nhiều người tự vẫn, có bản nhạc của ca khúc, nhất là ở Hungary. Nhưng xứ sở này, dù có “Chủ nhật buồn” hay không, cũng đã được liệt vào hàng những quốc gia hàng đầu thế giới trong các thống kê về số người tự sát !

Thời kỳ 1935-36, khi bài hát ra đời, nhân loại đang đứng trước cuộc Thế chiến thứ hai sắp bùng nổ và cuộc khủng hoảng kinh tế đang ở độ trầm trọng. Khi tìm hiểu nguyên do và bản chất của hiện tượng “Chủ nhật buồn”, những luận văn “nặng ký” đã không quên điều đó.

Tuy nhiên, như mọi người đều nhận thấy, giai điệu đơn điệu, lặp đi lặp lại theo cung đô thứ của bài ca, đã thể hiện một cái gì đó đáng kể. Và quả thực, mỗi thời đại đều có một “bài ca chết người” của mình.

Chỉ vài năm sau khi bài thơ của Jávor László ra đời, “Chủ nhật buồn” - kèm giai điệu của Seress Rezső - đã được dịch ra gần 30 thứ tiếng; bản nhạc và những chiếc đĩa hát “Chủ nhật buồn” tràn ngập thị trường thế giới, gieo rắc không khí buồn đau, chết chóc khắp châu Âu, Mỹ, Phi và lan sang cả Trung Quốc…

Thành công của thi phẩm “Chủ nhật buồn” vượt xa mọi mong đợi. Cố nhiên, ngoài sự đau khổ của Jávor László, cần một ai khác phổ nhạc cho những vần thơ tang tóc đó. Ðó là Seress Rezső, một nhạc sĩ tự học, vụng về nhưng thiên tài: từ Quận VII bùn lầy nước đọng của thủ đô Budapest, ông đã có một bài ca được các cây đại thụ trong làng nhạc quốc tế xưng tụng.

Seress Rezső, nhạc sĩ thiên tài nhưng không biết nhạc lý

Seress chào đời năm 1899 trong một gia đình gốc Do Thái và thường được gọi với cái tên “Seress bé nhỏ” vì ông chỉ cao hơn 1m55 chút đỉnh. Cả đời chỉ chơi nhạc buổi tối ở Kulacs và Kispipa, hai tiệm ăn nhỏ và đầy khói thuốc lá ở Budapest, nơi đầu thập niên 30 từng là nơi gặp gỡ của tầng lớp tiểu thị dân nghèo khó.

Như hồi tưởng của người đương thời, chỉ ở giữa tiệm ăn họa chăng còn chút hơi ấm của chiếc lò sưởi gạch màu nâu, chứ khách khứa ngồi gần cửa ra vào vẫn phải mặc nguyên áo khoác vì lạnh lẽo. Hầu như thực khách không mấy khi thấy rõ Seress ngồi khuất sau chiếc dương cầm.

Miệng phì phèo thuốc lá, giọng khản đặc, chỉ chơi dương cầm kiểu “mổ cò” với hai ngón của bàn tay phải, lần mò tìm nốt nhạc, vậy mà theo lời kể của người đương thời, hàng ngày, từ 6 giờ tối đến rạng sáng, Seress đã tạo nên một bầu không khí “bốc lửa” tại nơi ông chơi nhạc.

OttoKlemperer, nhạc trưởng lừng danh người Đức đã có lời nhận xét ngắn gọn về Seress: “Không phải nhạc sĩ - chỉ là thiên tài”. Chắc chắn như thế, vì trong 40 năm ròng rã của đời nghệ sĩ, Seress không hề biết viết, biết đọc bản nhạc, ông cũng không biết hát theo nghĩa thực của từ này.

Cách sáng tác của Seress cũng đặc biệt : vừa huýt sáo, ông vừa ngẫm nghĩ và khi được giai điệu nào “hợp lý”, ông nhờ người ghi lại thành bản nhạc. Thô sơ vậy nhưng Seress là tác giả của ít nhất 40 ca khúc đỉnh cao mà nhiều người Hungary cho rằng không tồi hơn, thậm chí, có thể còn hay hơn “Chủ nhật buồn” !

Vào thời điểm “Chủ nhật buồn” ra đời, báo chí đã viết về người nhạc sĩ như sau: “Ở nước ngoài, nếu một nhạc sĩ chỉ sáng tác được một phần tư số ca khúc được ưa thích so với Seress, thì người ấy hẳn phải sống vương giả, có nhà lầu, xe hơi, và có thể lựa chọn các hợp đồng phim ảnh. Còn Seress thì chơi dương cầm ở một quán nhỏ, thù lao “vương giả” mỗi tối là vài đồng và một bữa tối thanh đạm”.

Cho dù đã có rất nhiều tiền tác quyền trong các ngân hàng ngoại quốc, nhưng Seress không bao giờ đặt chân ra nước ngoài và cũng không bao giờ đụng chạm được đến những khoản tiền đó. Sau Ðệ nhị Thế chiến, Hungary về phe thua cuộc và số tiền của ông đã bị “đóng băng” với lý do… nước Hung phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho Đồng minh !

Không chỉ là tác giả phần nhạc của “Chủ nhật buồn”, Seress Rezső còn đặt lời hai cho ca khúc, biến bài hát từ một bản tình ca thành một tác phẩm với âm hưởng của ngày tận thế với những câu như: “Mùa thu tới và lá vàng rơi - Tình người chết rục trên đất này”.

Seress Rezső : Từng thoát chết trong gang tấc để rồi lại tự vẫn quyên sinh

Cảm hứng ấy được tạo bởi những trải nghiệm cá nhân: cuối Đệ nhị Thế chiến, vì nguồn gốc Do Thái của mình, Seress Rezső bị bắt vào trại tập trung và trong khoảnh khắc kinh hoàng, khi phải tự đào hố chôn mình, một sĩ quan Đức từng nghe ông hát “Chủ nhật buồn” tại Budapest trước đó vài năm đã cứu ông khỏi cái chết chắc chắn.

Những năm tháng sau đó dưới thời Cộng sản, cái tên Seress Rezső cũng bị đưa vào danh mục cấm vì chính quyền cho rằng các sáng tác của ông mang yếu tố độc hại, hơn nữa, theo cách nói thời bấy giờ, chúng “phục vụ cho chủ nghĩa đế quốc”.

Năm 1956, khi mấy trăm ngàn dân Hung di tản sau cuộc cách mạng mùa thu bị Liên Xô đàn áp, Seress đã có thể ra nước ngoài và bạn bè ông cũng khuyên nhà nhạc sĩ như vậy. Nhưng không gì khiến Seress rời nước Hung! Ông quá yêu vô mảnh đất Budapest và trong 10 năm cuối đời, không bao giờ ông bước khỏi Quận VII nơi ông sinh sống và chơi nhạc.

Lúc sáu mươi chín tuổi, tháng 1-1968, khi biết mình lâm trọng bệnh, Seress đã tìm đến cái chết vào một ngày thứ Hai buồn bã bằng cách nhảy từ cửa sổ căn hộ ông sống, tại tầng 4 một tòa nhà. Cả đời bị ám ảnh bởi cái chết, bài ca do ông phổ nhạc và đặt một lời cũng là một “tình ca chết chóc”, vậy mà chính cái chết đã đưa Seress vào bất tử, như bản “Chủ nhật buồn” trước đó 35 năm.

Phiên bản tiếng Việt của Phạm Duy dựa theo bản tiếng Pháp

Không chỉ nổi tiếng trên thế giới, “Chủ nhật buồn” còn được biết đến ở Việt Nam rất sớm, từ đầu thập niên 50, qua lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy. Trong một hồi tưởng, nhạc sĩ cho biết trong thời gian du học ở Pháp, ông rất yêu những bản nhạc tình của một nữ nhạc sĩ Pháp đương thời và có soạn lời tiếng Việt cho một số bài của cô, trong đó, có bản “Chủ nhật buồn” mà Phạm Duy nghĩ là đã được phóng tác từ dân ca Hung-gia-lợi.

Ca từ của bản tiếng Việt, mặc dù, như lời Phạm Duy, là được phỏng theo bản tiếng Pháp, nhưng lại theo sát và phản ánh tinh thần của nguyên bản một cách tài tình và đáng phục: “Chủ nhật buồn, đi lê thê - Cầm một vòng hoa đê mê - Bước chân về với gian nhà - Với trái tim cùng nặng nề...

Bài ca do Phạm Duy đặt lời được du nhập vào Việt Nam đúng lúc đất nước phân ly, lòng người tan nát và tao loạn. Như Phạm Duy nhận xét, “Chủ nhật buồn” có thể đã ảnh hưởng nhiều đến dòng nhạc tình nói về thân phận những cặp tình nhân yêu nhau trong cơn mê sảng và nhức nhối, với tâm thức có thể xa nhau (vĩnh viễn) bất cứ lúc nào, xuất hiện ở miền Nam cuối thập niên 50 thế kỷ trước.

Phạm Duy nhìn thấy ảnh hưởng và dấu ấn khá rõ ràng của “Chủ nhật buồn” trong “Lời buồn thánh”, một nhạc phẩm tân lãng mạn của Trịnh Công Sơn, hoặc trong nỗi buồn của ngày Chủ nhật mùa mưa ở ca khúc “Tuổi đá buồn”: “Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang - Từng ngón tay buồn em mang em mang - Đi về giáo đường, ngày Chủ nhật buồn…”.

Ra đời cách đây gần 8 thế kỷ, cho đến nay, “Chủ nhật buồn” vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều ca sĩ, ban nhạc với những cách thể hiện khác nhau của bài hát. Mang tâm tình của một cá nhân (Jávor László), được thăng hoa bởi nét nhạc và tâm tự sầu cảm của Seress Rezső, “Chủ nhật buồn” xứng đáng là một ca khúc vượt thời gian của dòng nhạc tình quốc tế thế kỷ thứ XX !

MỜI NGHE THÊM CA KHÚC CHŨ NHẬT BUỒN LỜI VIỆT CỦA PHẠM DUY  :  CA SĨ KHÁNH LY HÁT 


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 04/Jul/2011 lúc 2:37am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 13/Jul/2011 lúc 3:34am

.CƠM - BURGER

MADE IN VIET NAM
       
Ngày 4/7/2011, Công ty VietMac đã chính thức trình làng món ăn nhanh, độc đáo và mới lạ với Cơm kẹp.
Theo VietMac, một suất ăn nhanh này sẽ gồm hai bánh cơm ép, kẹp với thức ăn mặn và rau (kim chi, salat).
 
 
Điểm bán hàng cơm kẹp đầu tiên được khai trương tại phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Cụ thể, hai bánh cơm tương đương với hai bát cơm được ép chặt giống như cơm nắm. Tuy nhiên, bánh cơm VietMac vẫn giữ được độ dẻo và hạt cơm vẫn giữ nguyên hình mà không bị phá vỡ kết cấu như cơm nắm.
Bánh cơm cũng sẽ được nướng sơ qua để đảm bảo độ kết dính, khi cầm ăn sẽ không bị bể(vỡ ).

Ngoài ra, ở mỗi bánh cơm đều được kẹp 5 hạt bắp để tạo thêm hương vị cũng như màu sắc cho bữa ăn.

Mỗi ngày, VietMac phục vụ hai loại thức ăn mặn khác nhau (bò, cá, gà, heo). Tuy nhiên, “mỗi loại thịt trên lại được chế biến thành nhiều hương vị, thay đổi mỗi ngày, đảm bảo không lặp lại trong vòng hai tuần liền,”
bà Lê Bích Phượng, Tổng Giám đốc VietMac cho biết.

Cũng theo bà Phượng, thức ăn của VietMac rất hạn chế dùng sản phẩm chiên,( xào). Rau và thịt đều là những thực phẩm sạch, được tuyệt đối không dùng phụ gia .

Với sản phẩm cơm kẹp, VietMac hy vọng sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam, trước những sản phẩm đang được ưa chuộng như Jollibee, Lotteria, BBQ, KFC…

Được biết, giá tiền cho một suất cơm kẹp (chưa nước uống) là 27.000 VN đồng./.

Hamburger “thuần Việt”

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Cơm dẻo
- Thịt heo
- Xà lách, dưa leo, cà chua
- Hộp kem có đáy phẳng

Đến phần thực hành này:


1:
- Trải tấm nilon vào hộp kem rùi cho cơm vào. Sau đó, các bạn túm chặt đầu
miếng nilon và dùng tay ấn cơm xuống cho bằng.



2:
- Tiếp đó, mình bỏ cơm ra đĩa và làm thêm một miếng nữa


3:
- Cắt thịt heo thành những lát mỏng, ướp với sốt BBQ rồi rán lên này.

Nếu không thích sốt BBQ thì các bạn có thể tẩm ướp với xì dầu và ngũ vị hương cũng được.



4:
- Xắt dưa leo và cà chua thành những lát nhỏ.

5:
- Cuối cùng ta kẹp thịt heo, dưa leo, dưa chua vào giữa hai miếng cơm !
Thay thịt heo bằng trứng chiên cũng không làm giảm độ ngon của chiếc “Cơm-burger” 

Người đẹp và... cơm kẹp

 
Đây là  ảnh Người đẹp và Cơm kẹp ,  cả hai đều hấp dẫn!

 Giá mà người ta luôn có sự lựa chọn theo ý mình!




Chúc quý khách ngon miệng!


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 13/Jul/2011 lúc 9:56am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2011 lúc 11:14am

              HÈ NẦY TỚ ĐI TU !!!                                          

Tớ là Nguyễn Minh Luân, 18 tuổi. Hè này, tớ đã có một quyết định khiến cả gia đình lẫn bạn bè đều hết hồn: đi tu! Không phải đi tu là cạo đầu xuất gia lên chùa ở luôn mà tớ đăng ký “Khóa tu mùa hè”, một chương trình học đạo đặc biệt chỉ dành cho thanh thiếu niên do chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, Tp.HCm) tổ chức.
 
2200 teen quyết tâm đi tu

Lúc đầu tớ chỉ nghĩ chừng vài trăm teen tham gia khóa tu mùa hè là cao, ai dè đến kì tập trung tớ mới biết đến những 2200 teen tham gia, mà mới chỉ tính riêng đợt 1 thôi đó nha. Với số lượng khủng như thế nhưng mọi khâu chuẩn bị đều chu đáo và khoa học tới mức làm tớ bị choáng. Này nha, ngay từ ở cổng chùa, bọn tớ đã phải xếp hàng để lần lượt vào đăng ký, ai chen lấn là bị nhắc nhở ngay. Trước khi làm thủ tục “check in”, có sẵn một bàn để bọn tớ nộp lại điện thoại di động, các thiết bi điện tử ( huhu) và các tư trang giá trị. Sau đó, bọn tớ mới được đeo thẻ có in mã số, tên riêng và được phát tặng mỗi người một đôi dép nhựa.
 
Ngày đầu xa nhà, lại bị “cách ly” hoàn toàn với thế giới bên ngoài và phải đi ngủ lúc… 21h, tớ đã nghĩ đến chuyện xin về sớm. Nhưng rồi tớ đã bỏ ngay ý định “dại dột” đó bởi ở đây, bọn tớ được các thầy, và các cô chú làm công quả cưng vô bờ bến. Ngoài ba bộ đồ tu, từ bịch dầu gội cho đến từng hộp sữa của tớ mang theo đều là... thừa bởi mọi thứ ở đây đều được các thầy và các cô chú lo cho bọn tớ cực kì chu đáo luôn. Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn khi biết chi phí tớ đăng kí khóa tu này là… 0 đồng đấy ạ!
 
 Có 2200 bạn teen tham gia "Khóa tu mùa hè" đợt 1 do chùa Hoằng Pháp tổ chức đó các teen
 
 Tạm quên cuộc sống hối hả, náo nhiệt bên ngoài, các bạn chính thức bước vào một môi trường sống hoàn toàn mới

Ai bảo đi tu là khổ?

Chứ bọn tớ thì sướng rơn với tinh thần “Vui để tu” của các thầy. Các bài học về Phật pháp tưởng chừng là khô khan nhưng với sự lồng ghép dí dỏm của các thầy trở nên sinh động không ngờ. Tớ phải nói là phục sát đất bởi các thầy quá đa tài, vừa hát hay như ca sĩ mà lại vừa múa đao, múa thương chuẩn y như trong... phim kiếm hiệp í hihi.
 
Nam, anh bạn ngủ cạnh tớ mới ngày đầu toàn hát “Vọng cổ teen”, hôm sau đã suốt ngày nghêu ngao “Mùa hè hội ngộ” hay “Lý tụng kinh” (chuyển thể từ bài “Lý chiều chiều” đấy ạ hehe). Còn tớ thích nhất là các bài học oai nghi (đi đứng nằm ngồi) hay cách xếp áo tràng, cách đặt bát đĩa, bởi mỗi khi thực hành chúng, tớ thấy mình trang nghiêm, “người nhớn” hẳn ra. Bọn tớ cũng được “khoe” với các thầy tài thiết kế thời trang, diễn kịch, múa hát... không hạn chế chủ đề và ý tưởng nhé! Các bạn tin nổi không, lên chùa tu mà tớ bị bắt… giả gái diễn thời trang đấy ạ! Hic hic
 
 Vỗ tay rần rần khi xem các thầy biểu diễn các “tuyệt chiêu” võ học

Nếu có quy định nào khiến tụi tớ đau tim nhất thì chính là việc thức dậy lúc... gà chưa gáy và đi ngủ sớm đến không thể sớm hơn đó ạ. Đây cũng là một cực hình với các “cao thủ game online" khác được bố mẹ gửi gắm vào đây. Ngày đầu tiên phải gọi là dở khóc dở cười, có bạn vò đầu bứt tóc, có bạn cứ… bẻ tay liên tục vì nhớ “chuột”. Chưa hết, quy định 4h30 thức dậy nhưng nếu bạn không muốn xếp hàng chờ đến lượt vệ sinh cá nhân, tắm giặt (hơn 2200 người đấy ạ) thì phải thức sớm hơn nữa. Nhờ những quy tắc nghiêm khắc này, bọn tớ cũng đã “cai nghiện” thành công với nhịp sinh học cũ. Tự vỗ tay hoan hô mình luôn hihi

Teen học cách yêu thương

Tớ rất thích những bài giảng vừa trang nghiêm lại pha chút hài hước của thầy. Chẳng hạn như thầy nói nếu tớ nói dối, trộm cắp thì sau này xuống địa ngục sẽ bị “xử đẹp” thế nào, hay vì sao khi làm việc thiện tớ sẽ được đến 2 lần vui.

Trong bài pháp mang tên: “Đi tìm thần tượng”, giảng sư kể một câu chuyện: “Có một bạn tuổi teen ở Trung Quốc vì quá yêu mến Lưu Đức Hoa nên tìm mọi cách gặp thần tượng cho bằng được, kết quả là cha bạn ấy đã phải tự tử vì quá đau khổ và bất lực". Thầy đúc kết lại rằng có những bạn trẻ chỉ biết thần tượng ca sĩ, diễn viên, người mẫu, hâm mộ cuồng nhiệt mà không quan tâm đến cha mẹ của mình, những người đã ban cho con sự sống, đã vất vả nuôi con từng ngày trong suốt mười mấy năm qua. Lúc đó, cả giảng đường vỡ òa bởi những tiếng khóc nấc của hàng ngàn bạn trẻ, mà theo như thầy Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam, thì “những giọt nước mắt này không phải vì xấu hổ mà là vì hạnh phúc khi đã biết cách yêu thương…”
 
 
  
 
 Teen òa khóc như mưa với những câu chuyện của các thầy

Tớ đã biết thần tượng chính mình

7 ngày “cách ly” với gia đình, 7 ngày không tivi, không điện thoại, không internet, lúc đầu tớ thấy khó chịu cực kì nhưng sau đó lại thấy là lạ, cảm giác mình có 7 ngày không phải lo nghĩ, sướng như tiên í ạ. Thời gian rảnh rỗi, tớ cùng các bạn ngồi đọc kinh sách hay tìm các thầy để trò chuyện. Các thầy quả thật là cao thủ, vừa chỉ cho tớ một vài cách trấn áp tinh thần khi lỡ… gặp đề thi khó, thầy đã quay sang đã tư vấn… tình iu cho anh SV năm 4 kia, hihi.

Chỉ có 7 ngày mà tớ thấy mình lớn lên rất nhiều. Không chỉ học cách để tự chăm sóc bản thân, tớ còn có thêm những sở thích mà trước giờ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ “đam mê” được. Đó là ăn món chay vì ở chùa nấu ăn ngon cực nhé, món ăn nào dọn ra cũng được bọn tớ nhiệt tình “tiêu thụ” sạch sẽ. Đó là đọc kinh Vu Lan, trước giờ tớ không hề nghĩ là kinh Vu lan lại hay và ý nghĩa đến thế luôn, từng lời từng chữ đều rất cảm động. Đó là dành cho mình một khoảng lặng mỗi ngày để ngồi thiền và ngẫm nghĩ. Trước giờ, tớ rất hay tự ti về bản thân mình thì giờ tớ đã được học cách “thần tượng chính mình” do các thầy dạy. "Không một ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi người là một phần của lịch sử" mà hihi.
 
 Thời gian thiền định giúp tớ tìm được sự bình yên trong tâm hồn. Nhờ thế, tớ đã trút bỏ mọi áp lực và thuộc bài nhanh như cháo!
 

Cuộc sống hiện tại với những giá trị vật chất đầy đủ khiến cho tuổi teen chúng mình thích chạy theo những xu hướng mới, thích tự khẳng định mình. Nhưng nếu bạn cùng chúng tớ thử một buổi tối ngồi thiền dưới những ngọn nến lấp lánh và cầu nguyện, bạn sẽ lắng nghe được ước mơ và những điều tốt đẹp nhất từ chính mình đấy!
 
 Thầy cũng nhiều lúc xì-tin thế này nè hihi
 
Từ mục đích ban đầu: đi để xả stress, tớ đã chuyển thành: đi để học! Học cách yêu thương, quan tâm đến những người thân bên cạnh mình, biết thương và xin lỗi chính mình. Học cả cách chấp nhận những vấp ngã, khó khăn như là những điều tất yếu phải có của cuộc sống. Điều đó khiến tớ giải tỏa mọi áp lực và thật nhẹ nhàng bước vào kỳ thi ĐH. Đi tu đối với tớ tuyệt vời là thế đấy!
 
An Nhiên ghi
 


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 15/Jul/2011 lúc 11:18am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 22/Jul/2011 lúc 8:16am
     
NGHỊCH CÃNH SAU NĂM 1975
- Con là con đẻ của mẹ
- Mà mẹ là con dâu của chồng con...!

*Đọc Chuyện Này, Không Điên…Chết Liền !!!!!! *

KBCHN: Có lẽ chuyên này nếu có thật cũng chỉ xảy ra sau ngày “Di Tản Chiên Thuật” 30/4/1975 và “Trở Về Tiếp Thu” sau 1997. Cho nên Văn hoá Viêt Nam Hải Ngoại qua môi trường dưỡng sinh Hoa Kỳ (tự do phát tiết) có trở thành Văn Hoá “Lục Súc Tranh Công” hay “Đền Hùng Hải Ngoại nam California” cũng không lạ! Điều đáng ngạc nhiên là các ông luật sư, bác sĩ, giáo sư thứ thiêt, chấp nhận ngồi chung chiếu, ăn chung mâm “6 con heo quay thành heo giấy,” nói chung ngôn ngữ “Nông Lâm Súc đền Hùng,” mới là chuyện đáng nói. Tội nghiệp Tổ. KBCHN đăng chuyện tiếu lâm này không cố ý bài bác cá nhân nào. Nếu có sự trùng hợp thực tế trong xã hội, hoàn toàn ngoài ý muốn nhóm chủ trương.

Bác sĩ hỏi:
- A nh sao mà vào đây ?
- Tôi điên rồi, vì tôi không rõ tôi là ai ?

 Bác sĩ nhíu mày:

- A nh có thể nói rõ hơn không ?
-Vợ tôi trước khi lấy tôi đã có một đứa con gái riêng ở VN. Bây giờ cô bé đã là một thiếu nữ truởng thành. Mới đây, bố tôi về bển cưới cô này.

Bác sĩ bảo:
- Chuyện thường tình thôi.
- Nhưng kẹt một cái là vợ tôi trở thành mẹ vợ của Bố tôi.
- Cũng không có gì phạm pháp.Vì dẫu sao cô bé và Bố anh không cùng một huyết thống.
- Nhưng tôi thì trở thành….cha vợ của Bố tôi

Bác sĩ đáp:
- Thì bắt buộc vậy ! Ðó là ngôi thứ xã hội đặt ra mà!
- Nhưng mới đây con gái của vợ tôi sinh một đứa con trai.Thằng đó tôi phải xem là em cùng cha khác mẹ với tôi .

- Ummm ..đúng! Không thể gọi khác được.
- Nhưng đồng thời tôi và vợ tôi là ông bà ngoại của nó.

- Ơ … ơ .. quả không sai !
- Mới đây vợ tôi sinh đuợc một đứa con trai.
- Vậy là đứa con gái riêng của vợ tôi là con ghẻ của tôi, tức là mẹ kế tôi, đồng thời là chị của đứa con tôi, vừa lại là bà nội của nó.  Nói cách
khác : con tôi là em tôi và cũng là cậu tôi vì là em của mẹ kế tôi.

- Ơ… ơ…..ơ….đúng rồi! Phải gọi thế thôi.
- Như vậy vợ tôi trở thành con dâu của mẹ kế tôi, tức là con gái của vợ tôi trở thành Dì  ghẻ của mẹ nó.
- Còn đứa con tôi là cháu tôi, và là….ông nội của tôi và cũng là anh của vợ tôi!
- Vậy bác sĩ xem tôi là ai? Tôi điên rồi ….

Bác sĩ la lên:

- * Thôi , anh đừng kể nữa , tôi cũng điên rồi*.

******* 
  
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 22/Jul/2011 lúc 9:01am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2011 lúc 2:27am

.

Người đẹp thùng phuy chính thức lên sàn catwalk

10:56 AM | 30/07/2011

Tất nhiên mục đích là thi hoa hậu và có cơ hội gài lên đầu chiếc vương miệng lấp lánh rồi, hihi!

Thay vì những cô gái trẻ eo thon, chân dài lượn lờ trên sàn catwalk, thì cuộc thi này là những phụ nữ eo bự nở nụ cười tự tin trình diễn phần thi của mình - Cuộc thi sắc đẹp dành cho các nàng béo ở Ý.

Sau hơn 20 năm, cuộc thi mang tính đột phá, Miss Cicciona đã thay đổi suy nghĩ của những chuyên gia thời trang hàng đầu ở Ý, đây thực sự là dịp ăn mừng cho những vẻ đẹp khác thường. Chỉ chấp nhận thí sinh có cân nặng từ 100 kg trở lên, Miss Cicciona là dịp hiếm có cho các cô nàng “quá khổ” gài lên đầu chiếc vương miện lấp lánh.

Cuộc thi Miss Cicciona 2011, lần thứ 22, đã tìm được chủ nhân vương miện mới, cô Ornella Chiapperini, đến từ thành phố Naples (Ý), người có cân nặng 146 kg. Cuộc thi năm nay được tổ chức tại thành phố Forcoli, gần Pisa vào ngày 23/7 vừa qua.

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_1.jpg';

Cô Ornella Chiapperini giành được vương miện cao nhất của cuộc thi.

“Cuộc thi nhằm mang tới quan điểm nhẹ nhàng hơn về sắc đẹp và sự thật đơn giản về những người phụ nữ không có dịp đứng dưới ánh đèn của sân khấu”, Gianfranco Lazzereschi - người sáng lập ra cuộc thi này, chia sẻ trên website của Miss Cicciona.

Ông Lazzereschi cho biết thêm, mục đích của cuộc thi không phải là để chế giễu những người béo. Tất cả màn biểu diễn năng khiếu hát, nhảy trên sân khấu luôn đầy ắp tiếng cười và sự thân thiện, đó mới là cái đích cuối cùng của cuộc thi hoa hậu béo này.

Ban tổ chức còn trao 3 giải phụ ngoài danh hiệu Hoa hậu, gồm Miss thanh lịch, Miss tài năng và Miss có nụ cười quyến rũ nhất.

Những hình ảnh của cuộc thi Hoa hậu béo Cicciona.

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_2.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_3.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_4.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_5.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_6.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_7.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_8.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_9.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_10.jpg';

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 06/Aug/2011 lúc 8:04am
           Một mai em gái theo chồng
   Còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh
Dam%20cuoi%20mien%20Nam 

                             Bâng khuâng bánh giá Chợ Giồng

Xứ Gò Công, lâu nay ngoài những đặc sản mắm còng, mắm tôm chà nổi tiếng gần xa, vùng quê nghèo, gió mặn này còn có một thứ vật thực xao xuyến lòng người: bánh giá Chợ Giồng

Chợ Giồng là tên xưa của chợ thị trấn Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây- Tiền Giang) ngày nay. Bánh giá có từ hồi nào, không ai còn nhớ. Nhiều người chỉ mang máng rằng, nghe kể từ thời ông cố, bà sơ của họ chưa vợ, chưa chồng thì cái bánh giá đã có mặt ở chợ Giồng. Cũng nghe đồn rằng, cái bánh giá dung dị, dân dã hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: "Một mai em gái theo chồng, còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh".

Bánh giá hay bánh vá? Cho đến nay vấn đề này vẫn còn là cuộc tranh luận bất tận. Người nói: gọi bánh giá vì làm bằng nguyên liệu chính là cọng giá đậu xanh; kẻ cãi: phải gọi là bánh vá mới đúng vì chiếc bánh khi chiên được đặt trong một dụng cụ na ná như cái vá múc canh, và hình thù chiếc bánh cũng tương tự. Các vị công tằng tổ phụ không còn để lại bất kỳ tài liệu nào chứng minh tên cúng cơm của chiếc bánh, cho nên đến nay chiếc bánh đậm đà – ai gọi sao cũng được.

Bánh giá là món ăn dân dã nên nhà nào cũng làm được. Bột gạo, bột mì, bột đậu nành được nêm nếm gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, hành, tỏi) bao quanh lớp nhân gồm thịt nạc bằm, tôm lột vỏ và những cọng giá trắng muốt, no tròn, phía trên chiếc bánh nhận thêm vài con tôm còn nguyên đầu đuôi rồi  đặt trong chiếc vá nhôm, bỏ vào chảo dầu chiên cho vàng, giòn. Có điều lạ, dù đơn giản nhưng người ta vẫn thích mua từ một nơi nào đó ở Vĩnh Bình. Nhưng cũng lạ, thị trấn Vĩnh Bình cũng chỉ... có vài chỗ làm bánh - đếm trên đầu ngón tay. Theo lời dì Ba Đẹp, một trong những người hiếm hoi còn sinh sống bằng nghề làm bánh giá gần ngã ba Hoà Đồng (QL 50), hàng chục năm ngồi chiên bánh giá bán cho khách qua đường ở ngã ba Hoà Đồng: "Giá trị chiếc bánh không cao, đồng lời không nhiều mà phải dãi nắng dầm mưa nên nhiều người không thích nghề này". Lời giải thích của dì Ba Đẹp không biết thực hư ra sao, nhưng cứ nhìn cảnh dì Ba loay hoay cả ngày bên bếp lửa, thau bột, rổ nhân bánh trong một túp lều xập xệ ven quốc lộ 50, bất kể trời nắng hay trời mưa, để chiên cho được 300 - 400 chiếc bánh bán với giá 1.500 đồng- 2.000 đồng/chiếc thì không thể nói bánh giá là thứ vật thực hấp dẫn những người có máu kinh doanh - nôn nóng làm giàu. "Tui còn cái may, bao nhiêu năm qua người ta vẫn thích ăn bánh giá, tui mới bám trụ, giữ được với cái nghề mẹ truyền, con nối này", dì Ba nói.

Cũng nghe đồn rằng, cái bánh giá dung dị, dân dã hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: "Một mai em gái theo chồng, còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh"

Bánh giá dân dã, tinh tế ở xứ nghèo. Trước khi đưa chiếc bánh lên mâm, người ta dùng kéo cắt bánh ra thành từng miếng vừa ăn. Bánh kèm với rau sống, dưa leo, nước mắm (hoặc nước tương) pha tỏi, ớt, chanh, đường, ai cầu kỳ thì giặm thêm gắp bún tươi trắng ngần. Trên bàn tiệc, không ai bày nguyên chiếc bánh và khách dự tiệc cũng không ai dám gắp cả chiếc bánh cho vào chén, vì như vậy là "phàm phu tục tử". Dì Ba Đẹp nói rằng, đừng nhìn chiếc bánh giá  "dặm trường gió bụi" ven quốc lộ 50 mà xem nhẹ, đó là món không thể thiếu trên mâm cỗ những dịp tiệc tùng, lễ lạt, giỗ quải của xứ Gò Công. Hiện tại, ngoài số lượng bánh bán cho khách qua đường mỗi ngày, dì Ba Đẹp còn nhận chiên bánh theo "đơn đặt hàng" của các cơ quan, công sở trong huyện mỗi khi những nơi này đãi khách phương xa. "Đặt hàng giá bao nhiêu tui cũng làm, tiền càng cao thì nhân tôm, thịt càng nhiều hơn so với chiếc bánh bình thường, còn diện tích chiếc bánh thì... vẫn vậy. Nhiều khi xe hơi chở Việt kiều về thăm quê, đi ngang cũng ngừng lại đặt hàng và ngồi tại chỗ xem tui chiên bánh", dì Ba vừa múa đôi tay từ các thau đựng nguyên liệu qua chảo dầu sôi sùng sục, vừa tự hào khoe.

"Bánh giá bây giờ mùi vị không còn như xưa", mấy vị bô lão sành ăn ở thị trấn Vĩnh Bình nhận xét. Mang chuyện này hỏi dì Ba Đẹp, dì cười: "Mấy ông cụ nói đố có sai. Má tui kể, hồi xưa xứ Gò Công tôm tép dồi dào, bánh giá chính hiệu phải làm bằng con tôm bạc đất, chiên xong gói bằng lá chuối khô mới ngon. Bây giờ tôm bạc đất mắc mỏ, làm bánh giá phải sử dụng tôm sắt, tôm chì, nhiều khi tép mòng làm nguyên liệu nên mất ngon. Thứ nữa là khách hàng bây giờ đòi nhân bánh phải có thêm thịt bằm, gan heo; chiên rồi gói bằng giấy dầu, đựng trong bọc xốp nên mùi vị chiếc bánh không còn nguyên sơ như bánh giá Chợ Giồng ngày trước". Dì Ba Đẹp nói một hơi rồi buông chiếc vá nhôm vào thau bột, mắt nhìn xa xăm về phía Chợ Giồng.

Hùng Anh



Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 07/Aug/2011 lúc 5:13am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2011 lúc 11:24am
Những bí mật thú vị về email...


Ngày nay, email là một trong những khái niệm quen thuộc và không thể thiếu với người dùng Internet. Nhưng bạn biết gì về lịch sử ra đời và phát triển của email? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây.

40 năm trýớc, bức thư điện tử (Electronic Mail - Email) đầu tiên được gửi đi, đánh dấu sự ra đời của một trong những khái niệm quan trọng nhất của tương lai.

Trải qua 40 năm tồn tại và phát triển, email đã có nhiều bước thăng trầm, để trở thành công cụ giao tiếp phổ biến và rộng rãi nhất thế giới ngày nay.

Cùng khám phá những bí mật thú vị về quá trình phát triển của email trong bài viết dưới đây.

- 1971, Ray Tomlinson, kỹ sý máy tính người Mỹ, người được xem là “cha đẻ” của email, đã gửi đi bức thư điện tử đầu tiên trong lịch sử trên hệ thống mạng ARPANET (tiền thân của mạng Internet), với nội dung: “QWERTYUIOP” (toàn bộ chuỗi ký tự trên dòng đầu tiên của bàn phím), giữa 2 máy tính được đặt sát cạnh nhau.



Ray Tomlinson, “cha đẻ” của thư điện tử

Ðặc biệt, Tomlinson đã sử dụng ký tự “@” ðể phân cách giữa tên người dùng và tên của máy tính. Từ đó, ký tự “@” được sử dụng trong các địa chỉ email, để phân cách giữa tên sử dụng và tên miền của dịch vụ email.

- Nãm 1976, nữ hoàng Elizabeth Ðệ Nhị (Anh) là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng email.

- Nãm 1978, bức email có nội dung quảng cáo đầu tiên trên thế giới được gửi đi, thông qua các hệ thống mạng của chính phủ và của các trường đại học.

- Năm 1982, từ “email” (viết tắt của Electronic Mail - Thư điện tử) lần đầu tiên được sử dụng.

Cũng trong năm này, biểu tượng :-), biểu tượng mặt cười đầu tiên và cũng phổ biến nhất hiện nay được tạo ra bởi Scott Fahlman, một giáo sư máy tính của trường đại học Carnegie Mellon.



Scott Fahlman, người tạo ra biểu tượng mặt cười đầu tiên trên thế giới

- Năm 1997, khi email bắt ðầu dần trở thành một dịch vụ quen thuộc của người sử dụng, “gã khổng lồ” Microsoft đã nhìn thấy một tương lai tươi sáng của email, nên bỏ ra số tiền 400 triệu USD để mua lại dịch vụ cung cấp email HotMail.

Cũng trong nãm này, Microsoft cho ra mắt phần mềm quản lý email Microsoft Outlook.

Tháng 10/1997, Yahoo! trình làng dịch vụ email của riêng mình và nhanh chóng trở thành một trong những dịch vụ email lớn nhất thế giới.

- Năm 1998, hãng phim Warner Bros sản xuất bộ phim “You've Got Mail” (Bạn có thư), với nội dung xoay quanh chuyện tình của 2 người làm quen với nhau thông qua email, với sự tham gia diễn xuất của nam diễn viên nổi tiếng Tom Hanks.



Bộ phim “You've Got Mail” với sự tham gia diễn xuất của nam diễn viên Tom Hanks

Bộ phim đã gặt hại được rất nhiều thành công và mang về cho Warner Bros số tiền 250 triệu USD, kỷ lục dành cho một bộ phim vào thời điểm bấy giờ.

Cũng trong năm này, từ “Spam” (thư rác) cũng được đưa vào trong từ điển tiếng Anh Oxford, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của email.

- Nãm 1999, một bức email lừa đảo, với nội dung cho biết Bill Gates (người giàu nhất thế giới thời điểm bấy giờ), dự tính sẽ chia sẻ toàn bộ gia tài của mình cho người dùng Internet. Bức email này ngay lập tức được lan truyền đến hàng triệu người sử dụng Internet.

- Nãm 2003, tổng thống Mỹ George Bush đã ký vào đạo luật đầu tiên về giới hạn việc sử dụng email cho các dịch vụ thương mại và quảng cáo để ngăn chặn nạn Spam thư rác.

- Nãm 2004, các từ viết tắt như LOL (cười sảng khoái) và nhiều từ viết tắt khác thường được sử dụng trong email được ðưa vào từ điển tiếng Anh Oxford. 21/3/2004, Google lần đầu tiên thử nghiệm dịch vụ email Gmail của mình dưới dạng Beta. Chỉ những ai được mời mới có thể tham gia thử nghiệm dịch vụ này, và mỗi tài khoản Gmail lại được cung cấp tối đa 50 thư mời đến những người dùng khác. Hiện nay, trong tài khoản Gmail vẫn còn giữ lại chức năng gửi thư mời để tham gia Gmail.



Gmail ra ðời và nhanh chóng trở thành dịch vụ email hàng đầu

Ðến nãm 2007, Gmail mới chính thức bỏ mác “beta” để trở thành dịch vụ email mở cửa cho tất cả mọi người tham gia.

Giờ đây, Gmail đang là dịch vụ email có lượng người dùng lớn nhất trên thế giới.

- Nãm 2008, Barack Obama (khi đó là ứng cử viên tổng thống) đã thu thập được 13 triệu địa chỉ email của người dùng tại Mỹ. Obama đã sử dụng các địa chỉ email thu thập được, cũng như các dịch vụ mạng xã hội nổi tiếng thời bấy giờ như MySpace hay Youtube để kêu gọi sự ủng hộ của người dân Mỹ.

- Ngày nay, email trở thành một phần không thể thiếu của người dùng Internet. Tất cả mọi thông tin, mọi cập nhật… đều được gửi đi một cách nhanh chóng qua email.



Email đã trở thành một công cụ giao tiếp không thể thiếu ngày nay

Có thể nói, email là một trong những phát minh có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống hiện đại mà công nghệ đã từng tạo ra.


(Theo DT)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2011 lúc 9:19am
Pack a Bag with Dozens of Outfits in 22-inch Suitcase
http://www.youtube.com/watch?v=PDn9l20NlWw&feature=related
 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.224 seconds.