Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Linh tinh lượm lặt Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2013 lúc 3:46am

*

 
 
Chúng Tôi Mọc Rễ Và Yêu Thương...

Tác Giả: Lệ Hoa Wilson 
 
             Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử,  pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh  năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới nhất là một hồi ức về mảnh đất tạm dung và quê hương yêu dấu. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.
***
1. Việt Nam....
 
2. Hoa kỳ 
 
          Chúng tôi tới Camp Pendleton ngày 15 tháng 5 năm 1975. Anh đang đóng quân ở  Ferndale, một tỉnh lẻ nhỏ nhắn hiền hoà chỉ có bảy ngàn dân, cách San Francisco  sáu tiếng đường xe về hướng bắc. Lúc đó chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Nga Sô vẫn tồn tại nên đây là một căn cứ hải quân rất quan trọng nằm trên một ngọn đồi cao ngó ra biển. Các đài radar tối tân được đặt cùng khắp để theo dõi các tàu ngầm xâm phạm bất hợp pháp vào hải phận Mỹ và California.
            Khí trời California lúc đó  là 75 độ mà mọi người lạnh cóng.  Đêm thứ hai tại camp, anh lái xe một lèo 16 tiếng để đến đón mẹ con tôi. Mười một giờ khuya một người lính Mỹ đến lều để dẫn tôi lên văn phòng nơi anh đang làm thủ tục.
            Bạn có biết lúc đó tôi giống ai không?
            Không Giống Ai Hết!
     Camp Pendleton      
Đây là một người đàn bà 36 tuổi, tóc hơi dính chùm lại vì cát bụi, mặt hõm vào, gò má bị nám, mặc một cái áo dài xanh bên hông chỉ gài được một nút ở dưới nách vì thai bụng quá lớn, ngoài khoác một áo bầu thùng thình màu trắng, đầu trùm cái mền xám cột thắt dưới cằm, chiều dài mền thả phấp phới sau lưng. Le lói hơn nữa là người lính Mỹ trẻ thấy tôi run cầm cập nên cởi cái áo lính trận ra, trước mặt đầy những túi để dao găm, lựu đạn v…v và trùm lên tôi. Tôi bước vào căn lều. Bàn làm việc nằm cuối phòng và anh đang đứng cúi xuống ký giấy tờ.
            Chưa bao giờ trong đời tôi lại bước những bước chân nhẹ nhàng, nặng nề, tủi hổ, hoang mang, giải thoát, run sợ như lúc đó. Đây là lúc bắt đầu cho những ngày tươi sáng với xum hợp thương yêu, với nhà lầu chọc trời, với ngựa xe rộn rả, với tương lai đại học hay là lúc chấm dứt cho dòng sông Hậu hiền hòa với hàng dừa nặng trái, lúc từ giã những hàng me xanh thân yêu Trần Quý Cáp,  lúc quay lưng lại với bến Ninh Kiều đằm thắm xinh tươi, lúc quì lạy cha mẹ quê hương nói lời vĩnh biệt?
            Tiếng bước chân tôi làm anh quay lại. Anh bước tới ôm lấy tôi. Tôi cố gắng để khỏi ngất đi, quì xuống sàn nhà, tay ôm lấy mặt và nghẹn ngào: “Oh My God honey, I lost my family, I lost my country, I lost everything!” rồi tôi khóc nức nở. Anh quì xuống ôm đầu tôi. Anh cũng khóc. Tất cả người Mỹ trong phòng đều rưng rưng.  
            Ngày 13 tháng 6 năm 1975 tôi sanh cháu Jimmy. Tháng 9 tựu trường, tôi gởi hai đứa nhỏ nhất cho cô bạn,đi làm phụ giáo lớp một trường tiểu học Ferndale, hai đô la rưởi một giờ.
            Hè 1976, tôi đứng bán hot dog trong hội chợ và ba thằng lớn thì đi dọn rửa phân ngựa trong trường đua. Lúc đó chánh phủ Mỹ còn giàu nên cứ hai năm là các quân nhân được dổi tới một trạm binh khác. Tôi thấy tụi nhỏ rất buồn và sợ rằng sự dời chỗ thường xuyên sẽ làm tụi nó hụt hẫng vì xa bạn nên khuyên anh giải ngũ. Và chúng tôi dọn xuống miền nam California, tỉnh La Habra.
            Tôi thì để tất cả sự nghiệp lại ViệtNam, anh thì trước khi biến cố ViệtNam xảy ra, đã bị thua lỗ tất cả vốn liếng trong một vụ hùn hạp mở tiệm in với một nhóm dân sự nên chúng tôi hoàn toàn… sạch sẽ.  Khi đi mướn nhà ở đường Dexford, La Habra,  chúng tôi chỉ dẫn theo bốn dứa nhỏ nhất, hai trai hai gái. Chủ nhà là một người đàn ông Mỹ dễ thương, khi biết anh vừa giải ngủ thì rất vui vẻ nói:
            “Ô, căn nhà nầy có ba phòng lớn, thật là lý tưởng cho gia đình ông bà với hai trai hai gái. Tôi rất vui lòng cho ông bà mướn”.
            Chúng tôi dở khóc dở cười. Anh là người ít nói và chậm chạp nên tôi bèn duyên dáng cười cười nhìn ông:
            “ Thưa ông, nếu tôi nói với ông là chúng tôi có tám đứa con thì ông có tin chúng tôi không?”
            Lần nầy thì chủ nhà nhìn chúng tôi dở khóc dở cười. Ông ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
            “Thôi được, tôi đồng ý cho ông bà mướn. Mỗi tháng tôi sẽ đích thân đến thâu tiền nhà. Hy vọng là mọi sự sẽ tốt đẹp”.
            Ông đâu có biết rằng tên tôi là Lệ Hoa nghiã là một bông hoa mỹ lệ, đẹp đẽ chớ chẳng phài là nước mắt của hoa nghe bạn. Vì thế tôi thích trồng bông, thích vườn tược. Tôi sanh ra và lớn lên ở Cần Thơ, bà con sống ở Ô Môn, Thới Lai , Phong Điền, Cờ Đỏ nên mỗi mùa hè chị em tôi thường về vườn đi cầu khỉ, chèo ghe, bắt ốc gạo, hái vú sữa. Cái chất vườn nam bộ đã ăn sâu vào máu tôi nên hiện giờ nhiều người còn cho rằng tôi không có vẻ gì là văn minh như người ViệtNam sống ở Mỹ. Biết sao!

            Sau khi dọn vô, tôi và các con hì hục cuốc đất, đổ phân và biến cái sân trống rỗng của ông thành ra một cái vườn đầy hoa vạn thọ (đây là để honor má tôi vì bà rất thích bông vạn thọ). Tháng sau khi ông tới thu tiền nhà thì ông ngẫn ngơ và phán một câu “Tôi không cần phải tới tận nhà thâu tiền nữa, bà cứ viết check gởi cho tôi là được. Cám ơn bà về những bông vạn thọ.”
            Một vài người quen xúi tôi xin đi làm waitress vì nghề nầy tiền lương chẳng bao nhiêu nhưng tiền tip thì …ăn chết không hết. Trời ơi tôi nghĩ tới cái viễn cảnh , anh sẽ đi làm, tôi sẽ đi làm lại còn tiền hưu trí từ quân đội nữa thì quả nhiên là... ăn chết không hết! Tôi vội vàng vác đơn tới tiệm Red Lobster gần nhà xin việc. Người manager hỏi bà có làm waitress bao giờ chưa? Dạ chưa. Bà có khi nào làm chủ nhà hàng chưa? Dạ chưa. Cứ bà có bà có bà có…,  dạ chưa dạ chưa dạ chưa… và thế là tiền ăn chết không hết chỉ là mộng ảo.
            Tôi mua tờ báo thấy rao là “Chương trình CETA của chánh phủ sẽ trả tiền trường cho một năm học để giúp bạn học các nghề văn phòng  như thơ ký, kế toán, phụ tá hành chánh  v.v… Mỗi tuần chương trình sẽ tặng bạn bốn chục đô để di chuyển và sau khi tốt nghiệp sẽ kiếm việc làm cho bạn…”. Tôi nói với anh đây chắc hẳn là một sự lường gạt vì làm gì lại có sự tốt đẹp như thế. Anh thì  lớn lên đã nhập ngũ, phần nhiều thời gian nếu không lang thang trên biển cả thì cũng đóng quân ở một xứ khác ngoài Mỹ nên đối với xã hội dân sự cũng có chút bỡ ngỡ. Tôi hăng hái tới cơ quan xin vào chương trình thơ ký. Người phụ trách chương trình thấy tôi là người tị nạn, chồng lại là cựu quân nhân, hình dạng có vẻ nghèo nên thương tôi. Sau  khi nói chuyện và đọc cho tôi viết một đoạn anh văn , bà nhận tôi vào chương trình thơ ký. Khi tôi lui cui làm giấy tờ, bà dịu dàng hỏi:
            “Bà có giỏi toán không? Làm nhân viên kế toán thì nhiều lương hơn thơ ký thường và rất dễ kiếm việc làm.”  
            Tôi không dám trả lời vì không biết “toán” của bà thuộc về loại gì nên ngập ngừng:
            “Dạ tôi cũng không biết chắc.”
            Bà lấy ra một bài thi toán đưa cho tôi. Ái dà, bà ơi. Có phải là bà đang chà đạp cái trường Gia Long của tôi không? Tôi là học sinh đệ nhất A đây nha bà, dù tôi không được như bà Dương Nguyệt Ánh ngày nay phát minh ra cái gì là bom tìm nhiệt  thì ba cái 25% của 100 là bao nhiêu, 1/3 của 75 có lớn hơn 2/3 của 40 không v.v.. là cái chuyện nhắm mắt cũng trả lời được.
            Một năm sau tôi được giới thiệu vào làm cho công ty nhà hàng Dennys, bộ phận kế toán xuất nhập.
            Làm việc bảy năm tại Dennys tôi đã học được biết bao điều về gia đình, xã hội, dân tình Mỹ. Trong những buổi ăn trưa tôi học đan áo, học móc khăn, học cách nấu món ăn Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, học cách dạy con, cách đối xử với chồng, học cách không bao bạn ăn để rồi kể lể khi giận hờn nhau,  mà mạnh ai nấy móc túi trả phần mình và tình bạn thì không bao giờ sứt mẻ.
            Những người bạn ngoại quốc mới nầy giúp tôi hoàn thiện ngôn ngữ, hiểu rõ những tiếng lóng, sử dụng thành thục những thành ngữ, trả lời điện thoại một cách chuyên nghiệp. Giúp tôi biết nói cám ơn với con cái. Biết dằn lòng không mở thư của chúng ra kiểm soát. Biết chỉ dẫn chúng tự thực nghiệm cuộc đời hơn là bao che lầm lỗi. Biết nói xin lỗi khi phạm phải sai trái.  Biết văn minh không phải là mặc áo hở ngực hở mông mà là tuân thủ theo hiến pháp. Biết tự do không phải là mạnh ai nấy làm mà là kính trọng nhân vị của chính mình và của đồng loại. Biết thành công là nhờ vào sự mẫn cán, học hỏi, cầu tiến chớ không nhờ vào nịnh bợ lấy lòng. Biết các sắc dân khác cũng đầy thương yêu và nhiều đau khổ. Biết kính trọng người Mỹ đen. Biết thương yêu người Mễ nghèo. Họ cười lăn lóc với cái accent Á đông của tôi nhưng họ không chê tôi dốt nát. Họ chỉnh sửa lại những tiếng tôi dùng sai trật nhưng không có ý khinh khi. Họ không đánh giá tôi cao vì tôi đến từ gia đình trưởng giả như tôi khoe khoang. Họ không nhìn tôi thấp kém vì tôi thuộc third world country như báo chí thường đăng tải. Họ nhìn tôi giống như họ, một người vợ, một người mẹ đang cố gắng kiếm tiền một cách lương thiện để giúp chồng nuôi dạy đàn con.
            Chín muơi phần trăm nhân viên kế toán là đàn bà. Đây là những bà mẹ, bà vợ ban ngày làm toàn thời gian, chiều về nấu ăn chăm lo con cái, cuối tuần giặt giũ, lau chùi nhà cửa, dạy con làm bài tập, đi chợ, đi chơi với gia đình.  Họ sống bình thường mà còn giỏi hơn tôi là đằng khác.Vậy mà khi xưa tôi cứ nghĩ đàn bà Mỹ là đồ bỏ. Tôi mang tội khinh người.  Khi ở ViệtNam tôi ít khi nào giặt quần áo cho tôi, cho chồng, cho con. Tôi chưa khi  nào lau chùi cầu tiêu, thức khuya dậy sớm cho con bú, kiểm soát từng bài văn điểm toán cho con. Tất cả đều có anh tài xế, chị vú, anh bồi, chị bếp, cô giáo dạy kèm. Biết bao người đã than trời trách đất rằng sống ở đây sao mà cực quá, xã hội gì mà sướng đâu không thấy chỉ thấy  cái gì cũng tự mình làm, thời gian hưởng thụ chẳng bao nhiêu mà làm việc thì quay tròn như chong chóng chẳng lúc nào ngừng. Cực ơi là cực.  Chỉ chăm chăm muốn về ViệtNam hưởng thụ.
            Bạn ơi, bạn hãy dừng chân một bước. Bạn hãy mỉm cười cầm từng món đồ dơ bỏ vào máy giặt, nhìn vết bẩn trên chỗ đầu gối và hình dung lại gương mặt mếu máo đáng yêu của  con nhỏ khi té quị xuống bải cỏ,  nhớ lại ánh mắt chờ mong  tin tưởng của con khi mẹ đến đỡ lên. Bạn hãy nhìn cả nhà húp xột xoạt chén canh bầu, cùng chia nhau miếng sườn nướng, cuộn chả giò. Bạn hãy cúi xuống đứa bé đang nở nụ cười ngây thơ chờ mong bình sữa bạn đang đu đưa trước mặt. Bạn hãy vừa xào món tàu hủ vừa trả lời thằng con đang cắm cúi làm bài tập bên kia bàn là  Los Angeles không phải là thủ phủ của California con ơi. Thủ phủ của CA là Sacramento hoặc   square of three is not three, its nine. Và năm phút sau đứa con vui vẻ đứng dậy: “Thank you mom( or dad). My home work is done”.
            Đây mới chính là lúc bạn  sống, là lúc mà bạn xuyên thủng qua lớp giáp để linh hồn và huyết nhục bạn và gia đình cùng hoà quyện vào nhau. Đây chính là lúc hột mè trí tuệ nảy nở trong các con do bạn gieo xuống, lúc hạt giống tình yêu thẩm thấu vào linh hồn chúng do bạn cày cấy vào.Chúng sẽ lớn lên với ân cần bạn gởi vào chén cơm, với giúp đỡ bạn xẻ chia  trong bài tập, với thương yêu bạn vuốt thẳng áo quần, với mồ hôi bạn chảy dài trong trận đấu.Và vợ chồng bạn có cùng một trận tuyến, cùng một hướng nhìn.
            Trong suốt mấy chục năm  sống trên đất Mỹ tôi thỉnh thoảng bị kỳ thị chung bởi những người lạ vì tôi  là người Á đông nhưng chính bản thân tôi,  tôi chưa hề gặp sự kỳ thị nào có lẽ vì tôi đã sớm hoà nhập vào xã hội nầy, tôi quên bỏ cái ý tưởng tự cao, nhìn cái gì của người cũng cho là không bằng ViệtNam. Đàn ông, đàn bà, ấm thực, ngôn ngữ, văn hoá, phong tục, đối xử, giáo dục, gia đình… cái gì Mỹ cũng thua ViệtNam hết, đừng cho con cái giao thiệp thân mật với trẻ con Mỹ mà bị hư, không dạy được! Tôi thì nghĩ là không có khu vườn nào hoàn toàn, không có ít nhiều cỏ dại. Tôi thành thật học hỏi, công bình so sánh, loại bỏ điều xấu, áp dụng điều tốt và biết ơn những bài học mới mẻ, những đối xử nhân đạo, những giúp đở trân quí mà tôi và gia đình đã hưởng nhận. Và khi quì trước mặt đấng tối cao, lòng tôi thanh thản khi tự biết mình là một người biết ơn và trả ơn với tất cả trái tim.
            Tôi đã từ bỏ quê hương điêu tàn, đã quay lưng với tương lai đen tối. Tôi đã chọn một nơi khác để cất nhà, một miếng đất khác để gieo hạt. Tôi đã dùng nước sông của họ để tưới tẩm, dùng đồi núi của họ để chăn nuôi. Tôi đã dùng chất xám của họ để tiến thân, dùng lòng tốt của họ để sống còn. Tôi không bao giờ quên dòng máu Việt trong tôi nhưng tôi sẽ không ngồi đó nhìn non nước nầy, dân tộc nầy với một ánh mắt hờ hững, dửng dưng, một thái độ vô ơn, rẻ rúng. Tôi sẽ không coi đây chỉ là một mảnh đất tạm dung và ngồi khóc thương cho một khung trời đã mất, mơ tưởng  về một dĩ vãng đã tàn phai. Tôi sẽ hòa vào các chủng tộc khác nhau, rơi lệ khi thấy tòa nhà chọc trời sụp đổ, đau thương khi nhìn xác lính được chở về, hân hoan khi nghe bài quốc ca trong các cuộc tranh tài. Tôi sẽ dạy các con cùng tôi nhận nơi nầy làm quê hương, sẽ đem tất cả khả năng lao động hay học vấn đóng góp vào sự thịnh vượng chung của quốc gia nầy.
            Thay vì trồng  cây cổ thụ tạm thời  trong một cái chậu nhỏ để nó chỉ được lớn èo uột trong bóng râm, tôi và gia đình  muốn  đào một hố sâu, đổ đầy phân  bón, tưới tẩm nó với tất cả ân cần, săn sóc nó với tất cả sức lực để cho rễ mạnh nó ăn sâu vào lòng đất, cho tàn xanh nó tỏa rộng khắp không gian. Chúng tôi không tạm dung. Chúng tôi mọc rễ và yêu thương quê hương nầy.  Rồi một ngày nào đó, ở bên kia góc trời có cần tới một bóng mát bình an, chúng tôi sẽ chiết bớt một nhánh cổ thụ đem về…
            Chúng tôi chỉ có thể làm như thế khi chúng tôi nhận nơi nầy làm quê hương. 

Trọng Nghĩa & Cha ( Lượm lặt ).
            
 


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 07/Jan/2013 lúc 4:57am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2013 lúc 8:13am
 A M
 
 MỘT ĐIỀU RẤT ĐƠN GIẢN VÀ DỄ HIỂU LÀ "Ở THẾ GIAN NÀY MỌI VẤN ĐỀ ĐỀU CÓ 2 MẶT, LUÔN LUÔN CÓ HAY VÀ CÓ DỞ, CHỨ KHÔNG BAO GIỜ CÓ TUYỆT ĐỐI HAY, HAY  TUYỆT ĐỐI DỞ..." NÊN BẤT KỲ HOÀN CẢNH NÀO, NGƯỜI BIẾT LÀM CHỦ "THAY ĐỔI MÌNH CHO HỢP VỚI HOÀN CẢNH, CHỨ ĐNG BAO GI MONG THAY ĐỔI HOÀN CẢNH CHO HỢP VỚI MÌNH...Decart" THÌ NGƯỜI ĐÓ VẪN TÌM THẤY AN LẠC VÀ HẠNH PHÚC DO HOÀN CẢNH ĐÓ ĐEM LẠI...
Vào 08:21 Ngày 08 tháng 1 năm 2013 viết:

-
 Rieng tang cac ban o VN  de hieu cuoc song cua 2 nen van hoa khac nhau
 Con chau sinh va lon len o ngoại quoc khong hoa nhap  duoc voi the he cha me da song gan ca cuoc doi o VN
 
                                      Một thế hệ "bánh mỳ kẹp"
 

 
Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà.

 

Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc…
  
 Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá.  Một thế-hệ “bánh mì kẹp”.
 

 
Kẹp giữa hai quê-hương :
 
 
Những người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba-xí ba-tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau. 
 
Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương-tựa để sống “tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm còn cố tưởng-tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà.
 
Tôi không nhớ ai đã có nói:
  “Ma patrie, c’est là où je suis heureux” 
 
(Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)

 

 
Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ?
 
Ở hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà thôi.
 
Nhất là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ?
 
Quê-hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón-nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời.
 
Ơn-nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù người ân-nhân này đã mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà). 
 
Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam, quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt-Nam muôn thuở ? 
 
 
Kẹp giữa hai nền Văn-hoá :
 
 
Ngày hôm nay, tôi đã lục-tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.)

 

 
Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xã-giao, một nền văn-hoá mà tôi hãnh-diện mang bên cạnh văn-hoá của mình, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần-dà trở thành tiếng tôi thông-dụng nhất, ngay cả để diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của mình.
 
Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài. 
 
Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền giáo-dục bố mẹ tôi.
 
Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn-hoá,
nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi.

 
Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng? 
 Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn.

 
Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Br***eries et Glacières d’Indochine” (BGI). 
 
Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung-bình, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung-động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã. 
 
Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn khi hát tiếng Việt.
 
Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”.

 

 
Chỉ vì đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, vì đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết-tích của mấy ngàn năm lịch-sử. 
 Chỉ vì tôi là người Việt-Nam.
 Kẹp giữa hai nền văn-hoá.

 Kẹp giữa hai thế-hệ
:

 
Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di-cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ-tâm cũng có điều khác-biệt.
 
Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn-hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo-dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt-Nam, với nền-tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân-sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp-tục yêu thương, kính-nể bố mẹ, để tiếp-tục lưu-truyền phong-tục, tập quán.
 
Trong khi chúng tôi giờ bắt-buộc phải chấp-nhận văn-hoá con cháu chúng tôi như một văn-hoá ít nhiều là ngoại-Việt. 

  
 
Vì sự lưu-truyền đó sẽ gián-đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt-đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố-gắng răn-dậy con cái khó lọt qua được màng-lưới thế-giới bên ngoài.
 
Tôi đã được chứng-kiến một cảnh-tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ-chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm. 
 
Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương-trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền-hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình-hình biến-chuyển, quan-khách lần-lượt xin kiếu-từ.
 
Tôi á-khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng-tượng được cảnh này, với nền giáo-dục của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc-tài” của con trẻ trong cái quốc-gia tự-do nhất thế-giới này. Nhưng điều tôi phân-vân nhất là trong tình-trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can-thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả.
 
Trong khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được?
 
Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí-phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần-ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no.

 

 
Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức-tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”? 
 
“Trời làm một trận lăng-nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế-giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi. 
 
Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con. 
 
Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?! 
 
Kẹp giữa hai thế-hệ. 

 
Xung-đột cả thế-hệ lẫn văn-hoá :
 
 
Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải-ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi-trường bên ngoài nhiều hơn là với môi-trường gia-đình (nhất là trong cái tuổi thành-niên này)?

 

 
Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn-hoá của bố mẹ không phải là văn-hoá của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ-phàng thay, đau lòng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn-hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một thế-giới mà nền-tảng là “tự-do” và “đồng đô-la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự-thật bên ngoài hầu như khác hẳn?
 
Có lẽ chính chúng nó có lý. Bổn-phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành-công ngoài đời, trong môi-trường chúng nó đang sống chứ không phải môi-trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn-hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất-bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi. 
 
Đây không phải chỉ là vấn-đề xung-đột thế-hệ (thời-điểm nào chả có vấn-đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc-rối thêm vấn-đề xung-đột văn-hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp-nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền-tảng, cùng những đặc-quan, cùng một nhân-sinh-quan? 
 
 
Nỗi buồn u-uẩn :
 
 
Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia-đình Việt-Nam bên hải-ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?) 
 Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn-đề không giản-dị như vậy và tôi không có khả-năng phân-tích nhiều hơn.
 
Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u-uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên-hệ với tâm-hồn, với văn-hoá, với gốc rễ của mình. 
 
Tôi không tức-giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến-tiếc quá-khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn.
 
Vướng mắc giữa hai quê-hương, giữa hai nền văn-hoá, giữa hai thế-hệ, chúng tôi là một thế-hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ-niệm, nhìn về đàng trước thì tương-lai đã bít kín. 

  

Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp-nhận. 
 
Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn-đề này, con cháu chúng tôi không có vấn-đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn-đề này. Ngày nào cái thế-hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn-đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa. 
 
Chúng tôi chỉ là một giai-đoạn chuyển-tiếp, một thế-hệ bị mất mát, bị hy-sinh để dân-tộc di-dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới. 
 
Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy-vọng thành-công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết.

                

 
Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi. 
 
Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.
 

 
Yên Hà
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2013 lúc 8:11am

*

 MÊ HỒN LỂ HỘI HOA HOÀNH TRÁNG 
 
Bắt đầu từ năm 1936, với tiền thân là một cuộc diễu hành hoa, lễ hội hoa Bloemencorso là một trong những lễ hội cổ nhất đánh dấu sự đâm chồi nảy lộc của mùa Xuân ở Âu châu.

Từ khi khai sinh lễ hội này, quê hương của danh hoạ Van Gogh - thành phố Zundert của Hà Lan đã được chọn làm nơi tổ chức lễ hội. Mỗi năm, trung bình khoảng 50 ngàn du khách đến chiêm ngưỡng những tuyệt tác từ hoa ở đây. Lễ hội diễn ra vào chủ nhật tuần thứ nhất của tháng 9 hằng năm.

Các nhà tạo tác đã dùng hoa thược dược để tạo nên những bức tượng thiên nhiên bất chấp các quy luật của trọng lực.

Điều đặc biệt của những ngôi nhà hoa này này là chúng có kích thước giống như nhà thật. Dãy phố di động này "chạy" trên những con đường nhỏ khắp thành phố Zundert để mọi người đều có thể chiêm ngưỡng

Gió xin đừng thổi mạnh quá để các chú hươu được "trò chuyện" cùng du khách! Từ lông mày, mí mắt tới từng đường gân trên cổ những chú hươu này đều được làm từ hoa

Hổ mẹ mang theo đàn con dạo phố.

Cảnh rượt đuổi ngoạn mục giữa một con báo và chú linh dương.

Cả những chi tiết nhỏ nhất như số hiệu trên tai của chú bò cũng được các nhà tạo tác giữ lại. Dây chuyền công nghệ của một nhà máy chế biến sữa được khắc hoạ trên mình con bò này.

Đàn cá này, vì không có nước nên chúng bơi xoắn vào nhau.

8 triệu đoá hoa đã được sử dụng để "dựng" lên sân khấu này.

Ngay cả các chú lười cũng được chú ý tới, từng centimet trên người con lười cũng được làm hoàn thiện (có phần vàng, phần nâu).

Những cánh hoa mỏng manh đã tạo nên sự ngạc nhiên lớn cho du khách khi chúng được ghép lại để tạo nên những con đường của thành phố này.

Hàng ngàn con bồ nông cất cánh bay lên thể hiện sự tăng trưởng dân số nhanh chóng của thành phố này.

Một chú tê giác khổng lồ dạo chơi khắp thành phố.

Chú cá xấu xí này được cho là thường mang điềm gở cũng được diễu hành trong lễ hội Bloemencorso.
 
Các công trình trên đều do các tình nguyện viên là cư dân của thành phố Zundert thực hiện. Mỗi quận một công trình để so tài với nhau. Tất cả đều được làm từ hoa thược dược.
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2013 lúc 4:06am

*

 

 Thư Chồng Tây Gửi Chồng VIệt

***** 

Bạn thân mến!

Bạn có biết mong ước thiết tha nhất của đời tôi là gì không? Là một buổi sáng thức dậy bỗng dưng thấy mình trở thành một ông chồng Việt Nam như bạn. Tại sao thế? Tại rất nhiều lý do. Nhưng quan trọng nhất, theo mình là đàn ông Việt Nam rất ít khi phải rửa bát, lau nhà.

Với tư cách đàn ông với nhau, cả bạn và tôi đều hiểu lau nhà, rửa bát không có gì xấu. Thậm chí có những giây phút, có những thời điểm chúng còn đẹp đẽ và tuyệt vời. Nhưng ở đời có thiếu gì thứ không xấu mà đàn ông không làm. Vì hàng trăm lý do. Trong đó có lý do quan trọng nhất là vợ không bắt buộc.

Cả đàn ông Tây như tôi lẫn đàn ông Việt như bạn đều có vợ. Nhưng nếu vợ Tây buộc chồng làm việc nhà, thì vợ Việt lại tìm cách thuyết phục. Khác nhau chính ở chỗ này. Cả hai chúng ta đều yêu vợ, điều ấy không có gì phải bàn. Nhưng nếu bạn nghĩ yêu chỉ là nộp tiền lương đầy đủ thì tôi cho rằng còn phải nộp thêm sức lao động nữa. Mà lao động trong một gia đình thì không chỉ có ở bếp, mặc dù bếp rất quan trọng. Nói cách khác, bạn cho việc rửa bát là vớ vẩn, còn tôi nghĩ rằng khi lau bóng chúng là lau bóng trái tim mình cho nó thơm phức rồi dâng lên nàng, để nàng đựng bất cứ thứ gì nàng muốn, kể cả một bông hoa hồng hay một miếng thịt bò.

Điều trớ trêu là vợ Tây phần lớn không đẹp bằng vợ Việt. Họ to hơn, thô hơn, phải vàng hơn hoặc xanh hơn. Nhưng vợ Tây luôn ý thức và được xung quanh luôn cổ vũ cho ý thức rằng : nếu chồng muốn có mình, chồng phải làm việc cho mình.

Sự làm việc này, than ôi, không ngoại trừ một lĩnh vực nào cả. Ở công ty, ở ngoài đường, ở phòng ngủ, ở trong bếp, đàn ông Tây lúc nào cũng có những thứ cụ thể để thực hiện một cách trực tiếp và rõ ràng.

Còn vợ Việt, ngược lại, rất nhiều cô có sẵn ý nghĩ trong đầu: muốn có chồng thì phải phục vụ chồng.

Điều may mắn đó của bạn nhiều lúc khiến tôi ghen tị đến điên cuồng. Tôi chưa bao giờ dám nói với vợ: anh có tiền nên anh không đón con. Anh đẹp trai nên anh không giặt đồ. Anh là trưởng phòng nên anh không đụng tới vòi nước. Anh có xe hơi nên anh khỏi lau nhà. Tôi mà nói ra như thế, thì cả đàn bà, cả đàn ông, cả trẻ con, và cả chó mèo đều nhìn tôi như một tên ngớ ngẩn, thậm chí một tên quái vật.

Còn bạn thì sao?

Ngay từ thuở sinh ra, dù không phải điện thoại di động, bạn cũng được mặc định là không phù hợp với việc nhà. Muốn bạn vớ lấy các dụng cụ chùi rửa, các bà vợ phải vắt óc suy nghĩ. Tại sao bạn lại được hưởng cái quyền ấy? Trong khi nhìn chung, bạn chẳng có gì nổi trội hơn tôi? Đó là một câu hỏi mang tầm thế kỷ.

Là chồng Tây, sau bao đêm suy nghĩ, tôi chợt khám phá ra câu trả lời: chồng Việt Nam không khôn hơn ta. Nhưng vợ Việt Nam dại hơn vợ ta.

Vợ Việt Nam dại hơn vợ tây?

Chỉ có dại, cực kỳ dại mới bước vào một căn nhà và nghĩ ngay bếp là của mình. Họ quên phắt một điều cơ bản: bếp của những người đói mà đàn ông đói nhiều hơn đàn bà.

Khi đã nhận lấy bếp ngay từ đầu, vợ Việt Nam vô tình hay cố ý đẩy chồng ra phòng khách (phòng ngủ thì tôi không dám bàn vì bản chất tôi là người đứng đắn). Phòng khách không có nước lau nhà, không có xà phòng rửa bát, cũng không có chổi chùi toilet. Phòng khách có trà, rượu, báo chí và ti-vi.

Tại sao bạn lại may mắn thế? Do học hành chăng? Do dòng dõi quý tộc chăng? Hình như không phải. Chẳng qua do bạn được thừa hưởng một cách tự nhiên điều này từ cha, từ ông, hoặc ông cố mình.

Đàn ông chúng ta không phải là một cái gì phi thường, vĩ đại. Phụ nữ suốt đời phải thương yêu, giáo dục, quyến rũ, đe dọa, thì chúng ta mới nên người. Vấn đề nằm ở chỗ các bà vợ đứng ở đâu khi làm những công việc đó. Cậu đã vớ bở khi vợ ngay từ đầu đã đứng ở vị trí thấp hơn, ít nhất trong phạm trù quét dọn, lau chùi tổ ấm.

Vợ Tây không thế. Không bao giờ thế. Cho nên nếu muốn trốn việc nhà, tôi chỉ còn cách mơ thành ông chồng Việt Nam.

Làm sao biến mơ trở thành thực bây giờ? Bạn giúp tôi đi.

Chờ thư bạn từng phút.

Ký tên

David Beckham 

Nguồn VNN

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 22/Jan/2013 lúc 3:12pm
 
 
Mời vào link nầy để xem hội chợ Tết tại Toronto, Canada ngày chúa nhật 20 tháng 1 năm 2013
 
 
IMG_2413
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 22/Jan/2013 lúc 3:14pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2013 lúc 6:27pm
 
 

Những chỉ số được tổng kết từ con người 

Đây là những chỉ số thể hiện các mặt trong hoạt động đời sống xuyên suốt một quãng đời được tính trung bình cho cả nam và nữ, được nghiên cứu và kết luận bởi nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực, được công bố bởi nhiều nguồn, những chỉ số sau được cập nhật từ Guinness Book of World records và VSD.
1.   Trong suốt cuộc đời một người đàn ông, họ đã tiêu thụ hết 22 tấn thực phẩm và 33.000 lít nước đủ loại; Một người phụ nữ tiêu thụ hết 25 tân thực phẩm và 37.000 lít nước đủ loại.[23] Sở dĩ có trường hợp giới nữ tiêu thụ thực phẩm và nước nhiều hơn nam giới là do phụ nữ sống trung bình thọ hơn nam giới từ 5 - 18 năm.
2.   Với khối lượng thức ăn và nước uống trong suốt một đời, thì người đàn ông thải ra trung bình 3,9 tấn phân và phụ nứ thải ra 4,3 tấn[24] (tương đương với trọng lượng voi Châu Phi)
3.   Trong một đời người, ở đàn ông đã có gần 3000.000 sợi tóc được hoàn thành, nhưng ở đàn bà thì ít hơn, chỉ gần 1000.000 sợi do ít bị rụng tóc hơn. Trung bình một mái tóc phụ nữ có 160.000 sợi, đàn ông có từ 60.000 - 120.000 sợi.[23] Cũng trong một đời người, mỗi người đàn ông hay phụ nữ đã bị cắt từ 9 - 10 mét tóc,[23] tức tương đương với 5 - 6 lần chiều dài cơ thể của họ.
4.   Quả tim của con người là một chiếc máy sinh học chạy không biết mệt mỏi, chỉ cân nặng 300 gr, nhưng nó đập gần 3 tỉ lần.
5.   Trên cơ thể người có đến 1 triệu sợ lông phủ các loại, riêng ở vùng nách có đến 12.000 sợi.
6.   Trên cơ thể người có 28 kg bắp thịt[24] hoạt động để giúp tạo các sinh hoạt đa dạng. Bắp thịt cơ mắt được xem là cơ động nhất vì mỗi ngày lông mi đã chớp gần 11.500 lần.[24] Tất cả đều để đuổi bụi, đều có tính phản xạ ít được con người quan tâm.
7.   Nếu mỗi ngày một người ngủ trung bình 8 giờ, thì mỗi tháng bạn ngủ 240 giờ và 2.880 giờ một năm. tương đương với 120 ngày/năm. Trong một đời người mỗi con người đã bỏ ra 25 năm để ngủ.
8.   Tiểu tiện là một cách thức chuyển hóa các dạng chất lỏng và bài tiết của cơ thể. Trung bình trong một đời người, đàn ông thải ra 39.000 lít nước tiểu và phụ nữ thải ra 43.000 lít. Số lượng này đủ để đong đầy 128 bồn tắm dài 2m. ngang 50 cm và sâu 60 cm.[24]
9.   Trung bình trong một đời con người, chúng ta đã quan hệ tình dục 4.450 lần.[24] Ở các quốc gia Châu Âu, giới trẻ từ 20 - 25 tuổi quan hệ nhiều hơn hẳn, họ gần gủi nhau 200 lần/năm. Trong hơn 4000 lần giao hợp như vậy, cơ thể người đàn ông đã sản xuất ra 800.000 triệu con tinh trùng[23] và đương nhiên nếu mỗi cập vợ chồng chỉ có hai con thì trong số mấy chục ngàn triệu con tinh trùng trên chỉ có 2 con đến được với trứng của phụ nữ, còn số còn lại thì...
 
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2013 lúc 8:27pm
 
 
Japanese Cyclo is Born
> > Xe Cyclo Nhật vừa dược sinh ra.
 
 
(Zo máy Google zịch thuật)
 
Green wheels:Everything old is new again for one Japanese manufacturer, which has unveiled an electronic version of a rickshaw.
Bánh xe màu xanh lá cây: Tất cả mọi thứ cũ mới một lần nữa cho một nhà sản xuất Nhật Bản, que đã công bố một phiên bản điện tử của một xe kéo.
 
 
The "Meguru" is a three-wheeled, three-seat compact vehicle whose single lithium-ion battery allows for a maximum speed and range of 40 kilometers (25 miles) per hour, although the number of batteries could be increased for a longer ride.
 
Các "Meguru" là một chiếc xe ba bánh, ba chỗ ngồi nhỏ gọn của ai đơn pin lithium-ion Cho phép tốc độ tối đa và phạm vi 40 km (25 dặm) một giờ, mặc dù số lượng pin có thể được gia tăng cho một chuyến đi dài .
 
 
"This is a true environmentally friendly car," said Nobuyuki Ogura, the chief executive officer of Yodogawa Group, which built the vehicle in cooperation with three other small companies in western Japan.
 
"Đây là một chiếc xe thực sự thân thiện với môi trường", Nobuyuki Ogura, giám đốc điều hành của Yodogawa Group, cho biết Quế xây dựng chiếc xe trong hợp tác với ba công ty nhỏ khác ở phía tây Nhật Bản.
 
"Instead of an air-conditioner, it comes with a pinwheel, and we are also thinking of adding a wind chime because it gives a refreshing sound to cool you down without the need of electricity," he told Reuters Television. "It doesn't have a heater, but it's equipped with blankets to keep you warm in the winter."

> > "Thay vì là một máy lạnh, nó đi kèm với một chong chóng, và chúng tôi cũng nghĩ đến việc thêm một chuông gió porque Cung cấp cho một âm thanh làm mới để làm mát bạn xuống mà không cần điện," tôi nói với truyền hình Reuters. "Nó không có một lò sưởi, nhưng nó được trang bị chăn để giữ cho bạn ấm áp trong mùa đông."
 
 
A regular driver's license is required to take the vehicle on the road, but car registration is unnecessary. Devised as part of a project to revitalise small businesses facing economic hardship, the vehicle - which is 2.5 meters (8 ft 2 in) long, 1.2 meters (3 ft 11 in) wide and 1.6 meters (5 ft 3 in) tall - also showcases traditional Japanese crafts.
Giấy phép Một người lái xe thường xuyên được yêu cầu để có những chiếc xe trên đường, nhưng đăng ký xe là không cần thiết. Nghĩ ra như là một phần của một dự án khôi phục các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với khó khăn kinh tế, chiếc xe - đó là dài 2,5 m (8 ft 2 in), 1,2 m (3 ft 11 in) và rộng 1,6 m (5 ft 3 in) cao - cũng trưng bày hàng thủ công truyền thống của Nhật Bản.
 
 
 
The body is coated in red lacquer, the floor is filled with recycled bamboo, and the retractable "window" has been carefully crafted in the shape of a Japanese fan using Japanese "washi" paper. All were made by craftsmen in western Japan. The company says it is selling the vehicle for around one million yen ($12,180) while ***essing a business plan for m*** production.
 
Cơ thể được phủ một lớp sơn mài đỏ, sàn được điền Với tre tái chế và thu vào "cửa sổ" đã được cẩn thận crafted trong hình dạng của một fan hâm mộ Nhật Bản sử dụng "washi" giấy Nhật Bản. Tất cả đã được thực hiện bởi thợ thủ công ở miền tây Nhật Bản. Công ty này cho biết họ đang bán chiếc xe cho khoảng một triệu yên ($ 12,180) Đánh giá trong khi một kế hoạch kinh doanh cho sản xuất hàng loạt.
> > 
> > 
> >

> > 
 
 
Even disposing of the car after its usefulness has p***ed poses no problems. "We've used all-natural materials, so if you ever decide to get rid of the car, simply bury it in the ground," Ogura said.
 
Thậm chí xử lý của chiếc xe sau khi tính hữu dụng của nó đã được thông qua không gây ra vấn đề. "Chúng tôi đã sử dụng tất cả các vật liệu tự nhiên, vì vậy nếu bạn đã bao giờ quyết định để thoát khỏi xe, chỉ đơn giản là chôn nó trong mặt đất", Ogura nói.
 
Câu hỏi: Nó sẽ làm việc ở Ấn Độ?
> > 
> > 
> > 
Trả lời: Nếu các trình điều khiển hạn chế số lượng hành khách để hai cho mỗi chuyến đi.
> > 
> > 
Nào thì nên.? ... Nó thậm chí có thể làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường các thành phố lớn.
> > 
> > 
Question: Will it work in India??
Answer: If the drivers limit the number of p***engers to two per trip.
DOES IT MAKE SENSE.?... It may even reduce the big cities pollution level.
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 12/May/2013 lúc 6:09pm
 
 

Cặp giường nóng, lạnh của "Công tử Bạc Liêu"

Tại chùa Sà Lôn (hay còn gọi là chùa Chén Kiểu) ở Sóc Trăng hiện có lưu giữ hai cặp giường được cho là của "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. Điều đặc biệt ở hai chiếc giường này là “trái cực” nhau, một chiếc nóng, một chiếc lạnh.

Mới đây, PV tìm đến chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) và được chiêm ngưỡng cặp giường này ngay trong chùa.
Ông Trần Văn Hai (62 tuổi), một người làm công quả sống cố cựu ở chùa, xác nhận, cặp giường này chính là của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. Theo ông Hai, cặp giường được nhà chùa mua lại từ người khác vào khoảng năm 1950 - 1960.Theo quan sát của PV, cặp giường có cấu trúc tương tự nhau, màu nâu đen, mỗi chiếc cao khoảng 2,5m, rộng gần 2m, nhưng có hoa văn trang trí khác nhau và điều đặc biệt ở cặp giường này là có một cái nóng và một cái lạnh. Theo ông Hai, ở phần mặt nền của chiếc giường nóng có 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh; còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực.
Công%20tử%20Bạc%20Liêu;%20Chùa%20Sà%20Lôn
Công%20tử%20Bạc%20Liêu;%20Chùa%20Sà%20Lôn
 
Chiếc giường nóng với mặt giường lót bằng các miễng gỗ giáng hương.
Nói về giá trị của mỗi chiếc giường, ông Hai cho biết, thời đó nhà chùa mua lại chiếc giường lạnh khoảng 5.000 đồng, còn giường nóng khoảng 9.500 đồng. “Những năm 45, lúc đó lúa chỉ có bốn cắc năm một giạ nên giá trị của mỗi chiếc giường là rất lớn, chỉ có nhà giàu mới sở hữu những đồ vật như thế này”, ông Hai nói.Trải qua thời gian, dù được lưu giữ cẩn thận nhưng hai chiếc giường cũng đã có dấu hiệu xuống cấp, hiện nhà chùa không cho khách lên ngồi, nằm thử khi đến tham quan nữa mà rào lại, chỉ cho phép chiêm ngưỡng.
Công%20tử%20Bạc%20Liêu;%20Chùa%20Sà%20Lôn
Công%20tử%20Bạc%20Liêu;%20Chùa%20Sà%20Lôn 
Chiếc giường lạnh với những miếng đá lớn lót làm mặt nền.
Ngoài cặp giường nóng lạnh, tại chùa còn giữ một chiếc bàn dài và một chiếc bàn tròn mà theo ông Hai cũng là của gia đình "Công tử Bạc Liêu". Ngay tại chiếc bàn tròn, nhà chùa cũng có treo hình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy.Ông Hai cho biết, mặt bàn dài là gỗ đỏ, chân gỗ bằng cẩm lai; còn mặt bàn tròn trên lót đá, chân bằng gỗ mun đen, hai chiếc bàn đều có cấu trúc, hoa văn đẹp mắt. Theo ông Hai, hai chiếc bàn được nhà chùa mua khoảng năm 1948, trong đó bàn dài có giá 4.000 đồng, còn bàn tròn khoảng 1.200 đồng.
Công%20tử%20Bạc%20Liêu;%20Chùa%20Sà%20Lôn
Bàn tròn có mặt bàn làm bằng đá, có nhiều hoa văn độc đáo.
Những đồ vật này, theo ông Hai đã trải qua 3 đời trụ trì chùa. Vào những buổi lễ lớn hoặc ngày thường có nhiều người đến chùa tham quan, họ rất quan tâm chiêm ngưỡng khi biết đó là những đồ dùng của gia đình “Công tử Bạc Liêu” - một trong những gia đình giàu có bậc nhất ở Nam Kỳ lục tỉnh.
Công%20tử%20Bạc%20Liêu;%20Chùa%20Sà%20Lôn
Bàn dài làm từ gỗ quý của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Qua tìm hiểu một số tưu liệu, gia đình "Công tử Bạc Liêu" có một ngôi nhà gọi là Nhà Lầu ở điền Bàu Sàng (Vĩnh Lợi), đây là nơi gia đình Trần Trinh Huy dùng để điều hành công việc trong điền. Những năm 1945, do tình thế đất nước, gia đình Trần Trinh Huy cho người chở nhiều đồ dùng quý giá từ Nhà Lớn (Khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay) như bàn thờ, tủ kiếng, sa-lông, bộ trường kỷ cẩm lại cẩn xà cừ, giường, tủ...vào cất giữ trong Nhà Lầu. Sau đó, Nhà Lầu bị tá điền cướp nhiều tài sản rồi bị đốt trụi. Những đồ vật nói ở trên là những đồ vật ở Nhà Lầu trước đây.Nói về nguồn gốc của những đồ vật đang được lưu giữ ở chùa Chén Kiểu, khi tiếp xúc với PV Dân trí, ông Trần Trinh Đức (con trai "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy) xác nhận, các đồ vật ở chùa Chén Kiểu đều là của cha ông ngày xưa.Theo Dân Trí
 
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 14/May/2013 lúc 10:23am
 
CHAMPS-ÉLYSÉES ( PARIS, FRANCE)
MẶT TRỜI TRONG TRỤC LỘ
***
 
 
Hiện tượng nầy chỉ có 2 lần mổi năn vào mùa xuân và mùa hè . Tối hôm qua ngày 13/5/2013 những người hiếu kỳ đã dồn dập trên đại lộ Des Champ-Élysées để xem mặt trời lặn dưới Khãi Hoàn Môn Vào lúc 21 giờ 20 trong thời gian mấy phút . Tại thời điểm nầy
Mặt trời vào vị trí trong trục của đại lộ và dưới mái vòm của khãi Hoàn Môn đồ sộ . Hiện tượng nầy sẽ xuất hiện lần thư 2 vào khoảng thời gian 1/8/2013.
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 15/May/2013 lúc 1:31am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 16/May/2013 lúc 8:30pm
 
 

Lễ Khánh thành Little Saigon tại Vancouver, BC, Canada

 

 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 16/May/2013 lúc 8:35pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.370 seconds.