Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2020 lúc 9:47am

Vết Tình Đau


Có một ngày trong đời em buồn nhất,
Chia tay anh cho một cuộc đi xa,
Panatnikom hôm ấy không mưa,
Sao nước mắt em mưa nhiều đến thế.

Chuyến bay nào đưa anh về xứ lạ,
Tấm postcard nơi anh tạm dừng chân,
Ghé phi trường Frankfurt lúc nửa đêm,
Viết cho em ngàn lời thương lời nhớ.

Đến Canada một ngày lạnh giá,
Anh cô đơn trong tuyết trắng lạnh lùng,
Căn chung cư anh ở cao mấy tầng,
Không có em cũng trở thành hoang vắng.

Ngày anh được tin đã đậu thanh lọc,
Hai chúng mình cùng khóc và cùng vui,
Đời tị nạn yêu nhau mấy năm trời,
Kẻ ở người đi làm sao vui trọn?

Cơm cao ủy nuôi tháng ngày hi vọng,
Đi định cư ở một nước thứ ba,
Những kẻ không may vượt biển cuối mùa,
Chờ thanh lọc tuổi thanh xuân hoang phí.

Em ở lại và đợi chờ thêm nữa,
Không còn anh để chia sẻ tâm tình,
Bãi đá đêm thơ thẩn có chúng mình,
Hàng phượng khuya tiễn nhau về khu trại.

Anh viết cho em những lời thân ái,
Kể em nghe chuyện xứ lạnh tình nồng,
Niagara Falls, khu phố Tàu đông,
Hẹn có ngày chúng ta cùng chung bước..
3788%202%20VetTinhDauNTTD
Canada mùa đông dù lắm tuyết,
Anh và em đi trong tuyết mà vui,
Anh cho em những hạnh phúc ngọt bùi,
Chưa kết hôn đã là tuần trăng mật.

Chưa kết hôn đã nhuốm màu ly biệt,
Những thư sau theo ngày tháng vơi dần,
Cuộc sống mới anh bận rộn học hành,
Hình như em bị bỏ rơi quên lãng.

Ngày em hồi hương cũng đầy nước mắt,
Panatnikom hiu hắt với người,
Ngồi trên chuyến bay em lại nghẹn ngào,
Xa Thái Lan là xa bao kỷ niệm.

Cũng một chuyến đi mà sao khác biệt,
Anh đi về phương trời mới yên vui,
Em về Việt Nam không có tương lai,
Đời tị nạn trắng tay, tình cũng mất.

Thư của em chắc là anh…không nhận?
Hay là anh…bận rộn chẳng hồi âm?
Em muốn quên dù lòng chẳng thể quên,
Anh và em đã là hai lối rẽ.

Trên Facebook hôm nay mình bỡ ngỡ,
Hơn hai mươi năm mới gặp lại nhau,
Anh ơi, làm sao xóa vết tình đau,
Dù anh đã nói vạn lời xin lỗi.
3788%203%20VetTinhDauNTTD
Nguyễn Thị Thanh Dương.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Oct/2020 lúc 8:47am

Nước Mỹ Vì Sao Nên Nông Nỗi? 



Khi những bậc lão thành vừa nhâm nhi cà phê vừa hồi tưởng lại quãng thời gian yên bình cách đây hơn nửa kỷ bằng câu mở đầu “muôn thuở”: “Hồi ấy, bố/mẹ ….”, thì bạn đừng than vãn: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Bởi nếu có cỗ máy thời gian cho phép bạn quay trở lại thời điểm cách nay hơn nửa thế kỷ, bạn có gật đầu không?

Hiện đại hay cổ hủ?

Hơn nửa thế kỷ trước, sẽ không có Internet, không có smartphone, điện thì chập chờn và tất nhiên nếu nhà nào sở hữu một cái tivi đen trắng thì trở thành trung tâm "chiếu phim" cho cả cộng đồng. Nhưng mặc dù thiếu nhiều tiện nghi hiện đại như thế hệ chúng ta đang “thụ hưởng”, nhưng các bậc lão thành dường như sống hạnh phúc và thoải mái hơn nhiều: Chẳng có lo âu, phiền muộn, căng thẳng như chúng ta hiện nay. 

Mọi gia đình đều quây quần ăn tối cùng nhau, và trò chuyện những câu chuyện bất tận: Công việc, học hành, sở thích, nuôi gà nuôi vịt… Những người hàng xóm đối xử chân tình, quan tâm đến nhau, và thực sự hành xử sát nghĩa câu thành ngữ mà ông bà ta đúc kết: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. 

Ngày nay, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang được sống trong một môi trường “thân thiện” và “tân tiến” hơn rất nhiều so với bậc cha ông. Nhưng sự thật là xã hội hiện đại đang trong quá trình suy thoái: Cạnh tranh, Bạo lực, Mất niềm tin và Cảnh giác lẫn nhau.

Nếu bạn vừa mua được một món đồ gì đắt tiền một chút, đảm bảo việc đầu tiên bạn nghĩ đến là làm thế nào để bảo vệ hoặc canh chừng nó. Vì vậy, các món hàng được coi là hot nhất, chạy nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay chính là: Camera giám sát, Kính chịu cường lực, Cửa chống trộm, khóa/còi báo động, thiết bị chống trộm bằng tia laze, báo động chống trộm qua SMS, điện thoại… 

Nhưng dù các thiết bị hiện đại đến mấy, chúng ta vẫn bị “mất của” như thường. Bởi công nghệ càng phát triển, luật pháp càng hà khắc thì càng tỷ lệ thuận với nhân tâm con người ngày càng suy thoái.

Ngày hôm nay, hầu hết độc giả chúng ta sẽ đều có cảm nhận chung rằng, thế giới đang thay đổi quá nhanh và dường như không bao giờ có thể quay trở lại như “ngày xưa”: Thiên tai lũ lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng, dịch bệnh, ô nhiễm, tai nạn, đạo đức suy đồi…

Thiên tai lũ lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng, dịch bệnh, ô nhiễm, tai nạn, đạo đức suy đồi… (Snappy Goat)

Và năm 2020 thực sự là một năm hỗn loạn, virus Vũ Hán đe đọa mọi mặt đời sống, kinh tế tụt dốc không phanh, và sự cách ly cộng đồng càng làm cho đời sống công nghệ Internet trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với chúng ta. 

Một nước Mỹ dẫn đầu thế giới trong mọi lĩnh vực phát minh, sáng chế, trào lưu… đang bị đe dọa bởi bạo lực nổi loạn của phe cánh tả cực đoan. Một Trung Quốc bị dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán bủa vây. Một châu Âu vẫy vùng trong đại dịch và ngụp lặn trong suy thoái kinh tế… Tất cả đều cho chúng ta thấy một viễn cảnh chẳng hề tươi sáng. 

Tất nhiên, trong dòng chảy lịch sử phát triển của nhân loại, chẳng có thời đại nào vĩnh viễn hay mọi thứ đều hoàn hảo. Có thể nào chúng ta sẽ đúc kết được một số bài học quan trọng khi nhìn lại cách người Mỹ sống cách đây hơn nửa thế kỷ?

Nước Mỹ biến đổi chóng mặt

Trong những ngày này, cả thế giới đang đổ dồn mọi sự chú ý vào nước Mỹ. Bởi một cuộc bầu cử mang tính lịch sử đang cận kề. Không còn nghi ngờ gì nữa, mọi thứ đang diễn ra tại nước Mỹ ngày nay đã khác xa, rất xa so với thập niên 1950, và nó cũng là hình ảnh thu nhỏ phản chiếu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới cùng soi lại chính mình. Bởi Mỹ là quốc gia dẫn đầu mọi công nghệ, phát minh sáng chế, trào lưu văn hóa và có ảnh hưởng tới toàn thế giới…

Mỹ là quốc gia dẫn đầu mọi công nghệ, phát minh sáng chế, và trào lưu văn hóa và có ảnh hưởng tới toàn thế giới… (Pixabay)

Cách đây hơn 60 năm, Texaco Star Theater, The Lone Ranger và Hopalong C***idy là những chương trình nổi tiếng nhất, có tính nghệ thuật và chất anh hùng mà người Mỹ  chọn xem trên truyền hình.

Năm 2020, một bộ phim của Netflix có tên “Cuties” quá rác rưởi và kinh tởm đến mức 4 tiểu bang đã gửi thư tới Netflix yêu cầu gỡ bỏ bộ phim này, vì cho rằng đây là “món ăn tinh thần kích thích tội phạm tình dục, và “bình thường hóa” quan điểm trẻ em là sinh vật hữu tính”.

Cách đây hơn 60 năm, các bộ phim truyền hình Mỹ không chiếu cảnh tình dục hay chuyện chăn gối vợ chồng…

Năm 2020, “trang web dành cho người lớn” nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn Netflix, Amazon và Twitter cộng lại. 

Cách đây hơn 60 năm, mọi người gặp nhau luôn thân thiện chào hỏi, bắt tay nhau khi ra đường. 

Năm 2020, người Mỹ quá mải mê với điện thoại di động, máy tính bảng và đời sống ảo đến mức khó tiếp xúc với cuộc sống thực tế. 

Cách đây hơn 60 năm, mọi người gặp nhau luôn thân thiện chào nhau, bắt tay nhau khi ra đường. (Getty)

Cách đây hơn 60 năm, hành vi vừa nói chuyện vừa nhai kẹo cao su được người Mỹ coi là bất lịch sự.

Năm 2020, không chỉ nhai kẹo cao su mà còn nhổ ra đường, bôi bẩn tại nơi công cộng đã trở thành chuyện bình thường.

Cách đây hơn 60 năm, học sinh cười đùa nói chuyện trong giờ học được coi là một trong những hành vi phải chịu kỷ luật nghiêm khắc trong nhà trường. 

Năm 2020, một vị thành niên trong nhóm Antifa, Black Lives Matter đã xả súng vào các sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ, lại được cộng đồng mạng (những người theo cánh tả) bao biện và ủng hộ.

Cách đây hơn 60 năm, đa số người Mỹ rời nhà đi làm, hoặc để xe ngoài đường mà không cần phải khóa vì tỷ lệ tội phạm quá thấp.

Năm 2020, người Mỹ chân chính sống ở các khu vực thành thị sợ hãi tột cùng trước những bất ổn do các nhóm bạo loạn, di dân lậu gây ra, và doanh số bán súng tăng vọt lên mức cao kỷ lục mọi thời đại.

Cách đây hơn 60 năm, người Mỹ thực sự cố gắng nuôi dạy con cái theo khuôn phép truyền thống và giữ gìn đức tin.

Cách đây hơn 60 năm, người Mỹ thực sự cố gắng nuôi dạy con cái theo khuôn phép truyền thống và giữ gìn đức tin, cầu nguyện trước bữa ăn. (Getty)

Năm 2020, các bậc cha mẹ quá bận rộn và cho phép con cái “làm bạn” với ti vi, trò chơi điện tử, điện thoại thay vì trò chuyện, giáo dục trẻ nhỏ

Cách đây hơn 60 năm, New York, Baltimore là hai trong số những thành phố đẹp nhất và thịnh vượng nhất trên thế giới.

Năm 2020, hai thành phố này nằm trong top những thành phố bạo loạn với những vụ giết người liên tục xảy ra. 

Cách đây hơn 60 năm, 78% hộ gia đình Mỹ là các cặp đã kết hôn có đăng ký hôn nhân.

Năm 2020, con số đó đã giảm xuống dưới 48%.

Cách đây hơn 60 năm, khoảng 5% tổng số trẻ sơ sinh được sinh ra từ cha mẹ chưa kết hôn, và khoảng 11% trẻ em sinh ra trong những gia đình có kết hôn phải chứng kiến cảnh cha mẹ ly hôn.

Năm 2020, con số đó  tương ứng với tỷ lệ trên là 40% và hơn 50%.

Cách đây hơn 60 năm, các nhà thờ mới thường xuyên được xây dựng và mở ra trên khắp nước Mỹ.

Cách đây hơn 60 năm, các nhà thờ mới thường xuyên được xây dựng và mở ra trên khắp Mỹ. (Getty)

Năm 2020, người ta dự đoán cứ 5 nhà thờ  thì có 1 nhà thờ “có thể bị buộc phải đóng cửa trong vòng 18 tháng tới”. Kỳ dị hơn, thị trưởng Dan Pope ở Lubbock (Texas) còn tuyên bố rằng, việc mở một phòng khám kế hoạch hóa gia đình Planned Parenthood mới cũng giống như mở một nhà thờ mới. 

Cách đây hơn 60 năm, người Mỹ thực sự có những tiêu chuẩn cao để đánh giá đối với các dân biểu tương lai mà họ sẽ bầu, đồng thời họ dành thời gian để “nghiên cứu” kỹ lưỡng về thân thế và sự nghiệp của các ứng cử viên trước khi bỏ phiếu.

Năm 2020, New York chứng kiến ​​hai trong số những người theo phái chủ nghĩa xã hội cộng sản (Jamaal Bowman và Mondarie Jones) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại các hạt của Đảng Dân chủ. Hơn 4.000 người ở hạt Cheshire (New Hampshire) đã bỏ phiếu cho một "người vô chính phủ theo Satanic chuyển đổi giới tính" trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa.  

Cách đây hơn 60 năm, trẻ em ra ngoài công viên chơi sau giờ tan học mà các bậc cha mẹ không phải lo lắng cho sự an toàn. 

Cách đây hơn 60 năm, trẻ em sẽ ra ngoài công viên chơi sau giờ tan học mà các bậc cha mẹ không phải lo lắng cho sự an toàn. (Getty)

Năm 2020, các công viên và sân chơi vắng bóng trẻ em vì Mỹ trở thành quốc gia có tỷ lệ béo phì ở trẻ em cao nhất trên thế giới. 

Cách đây hơn 60 năm, bãi cỏ trước hiên nhà là nơi giao lưu của chủ nhà và những người sống xung quanh, và mọi người thường xuyên mời hàng xóm đến nhà ăn tối.

Năm 2020, nhiều người hoàn toàn không biết hàng xóm của mình vì bận rộn và đời sống mạng ảo chi phối. Người Mỹ trung bình dành hơn 5 tiếng mỗi ngày để xem tivi, và khoảng 50 phút cho Facebook hoặc các ứng dụng xã hội khác như Snapchat, Instagram, Twitter.

Cách đây hơn 60 năm, thẻ tín dụng đầu tiên được phát hành ở Mỹ.

Năm 2020, người Mỹ nợ gần 1.000 tỷ đô la trên thẻ tín dụng.

Cách đây hơn 60 năm, một người đi làm và khoản thu nhập của họ có thể hỗ trợ toàn bộ cả gia đình thuộc tầng lớp trung lưu.

Năm 2020, hàng chục triệu người Mỹ bị mất việc làm và nộp đơn thất nghiệp, hơn một nửa số hộ gia đình ở một số thành phố lớn hiện đang phải đối mặt với các vấn đề tài chính nghiêm trọng. 

Cách đây hơn 60 năm, người dân Mỹ tin rằng thị trường tự do sẽ chi phối nền kinh tế.

Năm 2020, hầu hết người Mỹ tin rằng Chính quyền và Cục Dự trữ Liên bang phải “quản lý” nền kinh tế một cách liên tục.

Cách đây hơn 60 năm, những người theo phái “chủ nghĩa xã hội dân chủ” và “những người cộng sản” được coi là kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ.

Cách đây hơn 60 năm, những người theo phái “chủ nghĩa xã hội dân chủ” và “những người cộng sản” được coi là kẻ thù quốc gia lớn nhất của Mỹ. (Getty)

Năm 2020, hầu hết các chính trị gia của Đảng Dân chủ đều “say mê” với các học thuyết và chính sách theo đường hướng của ĐCSTQ.

Cách đây hơn 60 năm, Hiến pháp Mỹ được người dân tôn sùng, kính trọng và ngưỡng mộ. 

Năm 2020, bất kỳ ai thừa nhận là người theo “chủ nghĩa hợp hiến" đều bị lọt vào “tầm ngắm”: Tấn công, đánh đập, chửi bới, khủng bố tinh thần và thậm chí bị giết hại...

Cách đây hơn 60 năm, nước Mỹ cho các quốc gia trên thế giới vay nhiều tiền hơn bất kỳ một cường quốc nào trên thế giới.

Năm 2020, nước Mỹ nợ tiền của một số quốc gia trên thế giới nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Cách đây hơn 60 năm, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, tổng số nợ quốc gia cán mốc 257 tỷ đô la.

Năm 2020, nước Mỹ cán mốc 864 tỷ đô la vào nợ quốc gia chỉ trong tháng 6/2020. Nói cách khác, chỉ trong vòng 1 tháng, số nợ quốc gia của Mỹ tăng gấp 3 lần so với tổng số nợ đã được tích lũy từ khi nước Mỹ lập quốc 1776 cho đến năm 1960.

Cách đây hơn 60 năm, hầu hết người Mỹ nhìn chung hài lòng với cuộc sống của bản thân.

Cách đây hơn 60 năm, hầu hết người Mỹ nhìn chung hài lòng với cuộc sống của bản thân. (Getty)

Năm 2020, tỷ lệ tự tử ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại và cứ tăng đều theo mỗi năm. 

Cách đây hơn 60 năm, bất cứ ai trước khi ra khỏi nhà đều sẽ phải chú trọng cách ăn mặc sao cho thật đẹp, lịch sự và gọn gàng ở nơi công cộng.

Năm 2020, hầu hết những người Mỹ bình dân chọn phương châm càng “giản tiện” càng tốt khi đi siêu thị, và không cần quan tâm đến “cảm xúc” của người khác. 

  60 Các đây hơn 60 năm, bất cứ ai trước khi ra khỏi nhà đều sẽ phải chú trọng cách ăn mặc sao cho thật đẹp, lịch sự và gọn gàng ở nơi công cộng. (Getty)

Nước Mỹ: Khi Truyền thống được thay thế bằng Tự do

Xã hội Mỹ hiện đang phân rõ một xu thế đối nghịch cả về quan điểm chính trị và đời sống, giữa những người theo Cánh hữu (Truyền thống) và Cánh tả (Tự do). Với sự tôn sùng vật chất và vứt bỏ sự tín Thần, những giá trị truyền thống của nước Mỹ vốn lưu giữ nhiều năm, nay dần dần bị triệt tiêu ở rất nhiều phương diện. 

Không chỉ do tác động của các phong trào như nữ quyền, giải phóng tình dục, đồng tính luyến ái mà còn được những người thuộc phe cánh tả, cấp tiến hậu thuẫn một cách công khai hoặc âm thầm bằng luật pháp, diễn giải luật và chính sách kinh tế. Và được các nhà “tư tưởng học” tại Mỹ tung hô dưới danh nghĩa “Tự do”, “Bình đẳng”, “Quyền lợi”, “Giải phóng”, “Bãi bỏ”... 

Với sự tôn sùng vật chất và vứt bỏ sự tín Thần, những giá trị truyền thống của nước Mỹ vốn lưu giữ nhiều năm, nay dần dần bị triệt tiêu ở rất nhiều phương diện. (Getty)

Những nhân tố này lôi cuốn, dẫn dắt thế hệ trẻ Mỹ vứt bỏ và làm biến dị quan niệm gia đình, hôn nhân, cách ứng xử, thời trang truyền thống. Trong xã hội truyền thống ở cả phương Tây lẫn phương Đông, sự trinh tiết trong quan hệ nam và nữ là điều đáng trân trọng thì nay trở thành điều cổ hủ, kỳ quặc, thậm chí còn bị đem ra giễu cợt.

Thậm chí một giáo sư luật, hiện là thành viên của Ủy ban cơ hội Bình đẳng Việc làm của Liên bang Mỹ (U.S Federal Equal Employment Opportunity Commission), vào năm 2006, còn công bố một nghiên cứu: “Vượt lên hôn nhân đồng tính: Tầm nhìn chiến lược mới cho gia đình và các mối quan hệ của chúng ta”. 

Nó đề xướng rằng mọi người có thể tùy theo nguyện vọng của mình mà lập gia đình dưới bất cứ hình thức nào (đa phu, đa thê, hôn nhân đồng tính…). Vị giáo sư này còn cho rằng, gia đình và các quan hệ hôn nhân truyền thống không nên được hưởng nhiều quyền hợp pháp hơn các loại hình “gia đình” khác. 

Ở các trường công lập Mỹ, quan hệ trước hôn nhân, đồng tính vốn bị cấm trong xã hội truyền thống từ nhiều năm qua. Nhưng nay, “giải phóng tình dục” đã trở thành giá trị quan đạo đức thời thượng, được coi là “mốt”, “trào lưu” để các thanh thiếu niên Mỹ đua theo, và thậm chí có trường học còn công khai cổ vũ.

Với sự tôn sùng vật chất và vứt bỏ sự tín Thần, những giá trị truyền thống của nước Mỹ vốn lưu giữ nhiều năm, nay dần dần bị triệt tiêu ở rất nhiều phương diện. (Getty)

Đơn cử năm 2012, Quận Trường học trên đảo Rhode của Mỹ cấm tổ chức khiêu vũ cho cha và con gái, trò chơi bóng chày cho mẹ và con trai, vốn là một truyền thống của trường học thể hiện vai trò giới tính tự nhiên. 

Quận Trường học tuyên bố rằng, các trường công lập không có quyền nhồi nhét vào đầu trẻ em những quan niệm như trẻ em nữ thích nhảy múa, trẻ em nam thích chơi bóng chày. 

Thứ chủ nghĩa “Tự do”, “Bình đẳng”, “Phóng túng” này cũng được triệt để đem vào lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, còn được gọi là Nghệ thuật Tiên phong tại Mỹ. Nghệ thuật truyền thống phù hợp với tự nhiên và chuẩn mực đạo đức, giờ đang bị chủ nghĩa tiên phong và cấp tiến thay thế, nên nghệ thuật sáng tạo trở nên biến dị. Đặc biệt trong ngành công nghiệp sáng tạo thời trang. 

Với sự tôn sùng vật chất và vứt bỏ sự tín Thần, những giá trị truyền thống của nước Mỹ vốn lưu giữ nhiều năm, nay dần dần bị triệt tiêu ở rất nhiều phương diện. (Getty)

Tác phẩm nghệ thuật là môi trường “câu thông” giữa tác giả và độc giả, mỗi tác phẩm đều mang theo thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Thông điệp mà những nghệ sĩ chân chính truyền thống truyền tải cho người xem là cái Đẹp đẽ, Trong sáng, Thuần khiết. Còn ngược lại, tác giả nghệ thuật phái hiện đại phóng túng thì truyền tải sự Xấu xí, Âm ám và ghê rợn.

Điều không may là, nước Mỹ nói chung và các nước phương Tây nói riêng đang “đề cao” thứ Nghệ thuật tiên phong này, và đang trợ giúp các nhà sáng tạo, các nghệ sĩ, các nhà thiết kế thời trang theo phái Tự do trở nên nổi danh và giàu có. 

Chỉ khi nước Mỹ và nhân loại tìm lại tín ngưỡng và truyền thống thì mọi vấn đề nhức nhối về xã hội, dân sinh... mới có thể phát triển ổn định và thịnh vượng.


Xuân Trường


Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Oct/2020 lúc 7:35am

Tôi Và Sài Gòn 


Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy. Để tiện việc học hành, và vì lúc đấy cũng chẳng có phương tiện di chuyển, tôi bám trụ khu Trương Minh Giảng suốt quãng đời đi học. Cho đến khi đi làm mua nhà, tôi vẫn quanh quẩn khu vực ấy. Thế nên Sài Gòn trong tôi là những xóm nghèo, Sài Gòn với tôi là những người lao động nghèo, những căn nhà nho nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh Nhiêu Lộc mà bây giờ không còn nữa. Ngay đống rác ngay chân cầu Trương Minh Giảng thuở xưa cũng là nơi ghi dấu nhiều ký ức cùa tôi một thời đã đi qua không trở lại.

Lúc mới vào Sài Gòn, tôi mê những hàng cây. Những cây me đường Nguyễn Du với những quán cà phê ven vỉa hè. Tôi và bè bạn rong chơi ở đấy suốt đời sinh viên để ngắm những hàng me, để đón những lá me nhỏ xíu rớt trên vai mình, để nhìn những hạt mưa bay bay trên những vòm lá xanh biếc màu ngọc bích và để yêu một thành phố. Tôi cũng mê những buổi chiều đi lang thang sau giờ học ở Đại học Văn khoa, đến cuối đường Gia Long, ở gần nhà thương Grall để ngắm hai hàng cây giao nhau và cuối con đường là chủng viện Công giáo với tường màu gạch đỏ.

Cảnh đó giống như một tác phẩm nghệ thuật và lúc đó tôi nghĩ đây là con đường đẹp nhất Sài Gòn. Đi thêm một đoạn nữa, ta ngỡ ngàng với hàng cây cổ thụ vươn cao từ khu Ba Son chạy ra Đinh Tiên Hoàng, những hàng cây thẳng tắp luôn khiến con đường nhiều bóng mát điểm những bóng nắng loang lổ như một bức ảnh đẹp được chụp bởi một tay máy nghệ sĩ.

Tôi cũng thích bách bộ lang thang đến đường Đoàn Thị Điểm(bây giờ là Trương Định) để ngắm những ngôi nhà sang trọng nhưng rất thanh lịch thấp thoáng sau hàng rào đầy hoa và con đường nhiều bóng râm.

Nhiều lần đi kiếm cơm ăn ké bạn bè ở Đại học xá Minh Mạng, tôi cũng ngắm nhìn những hàng cây cao vút cạnh ngôi nhà thờ màu đỏ như gợi nhớ một bức tranh nào đó đầy màu sắc của hoạ sĩ Đinh Cường.

Có nhiều đêm, đi qua ngôi nhà lớn ở đầu đường Trương Minh Giảng tôi nghe tiếng dế gáy ở bụi cỏ và hương ngọc lan thơm ngát từ ngững cây ngọc lan cổ thụ trong sân toà nhà dưới ánh đèn đường mờ đục.

Tiếng dế và hương thơm ngọc lan vẫn năm trong ký ức của tôi đến tận bây giờ bởi con đường đó gắn với tôi biết bao kỷ niệm không thể quên.

Kể nhiều vòm cây khóm lá để thấy ấn tượng đầu tiên của một chàng học trò tỉnh lẻ đến Sài Gòn chính là những con đường với những hàng cây rợp bóng.

Đến bây giờ, tôi đã ở Sài Gòn được gần nửa thế kỷ. Chưa bao giờ có ai hỏi tôi là người gốc Sài Gòn hay là dân Sài Gòn xịn, dù đã ở lâu xứ này, tôi vẫn nói giọng Quảng dù đã nhẹ hơn người chánh gồc Quảng. Ở đất này, ai đã đến và sinh sống ở đây đều là người Sài Gòn. Sài Gòn có nhiều người Bắc di cư năm 1954. Sài Gòn cũng có nhiều người miền Trung từ Quảng Nam, Ngãi, Quy nhơn, Bình Định. Sài Gòn còn có rất nhiều người miền Tây lên, từ miền Đông Nam bộ đến. Nhưng dù họ đến từ đâu, họ ở đây đã là dân Sài Gòn, chẳng có ai phân biệt, chẳng có ai thắc mắc. Và đó cũng là đặc điểm đặc biệt của người Sài Gòn khác với Hà Nội.

Đêm đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn, tôi ngủ trên ghế đá chỗ vườn hoa Tao Đàn. Nửa đêm tôi bị đánh thức bởi hai người cảnh sát. Bởi thời đó thiết quân luật từ nửa đêm, không ai được ra đường. Sau khi đưa giấy tờ và kể lể hoàn cảnh vừa mới từ miền Trung vào đi học, chưa kiếm được người quen. Một anh cảnh sát bảo: Miền Trung à? Ái chà chà, mấy ông sinh viên quê ngoài ấy khoái theo Việt cộng lắm. Tui chẳng biết nói sao đành chịu bị giải về cái bót cảnh sát ở ngay góc chợ Bến Thành. Tui nằm ở đó một đêm, sáng ra có một ông sĩ quan cảnh sát đến, bảo tôi đi học thì gắng mà học hành, đừng nghe lới mấy tay Việt Cộng mà tiêu đời. Ông ta móc bóp, cho tôi tiền ăn sáng và uống cà phê. Đó là cái tình của người Sài Gòn đầu tiên trong đời tôi và gây cho tôi ấn tượng về con người ở xứ này.

Trong những ngày đói rách, khó khăn của cuộc đời, những người Sài Gòn, những người nghèo Sài Gòn đã bảo bọc, giúp đỡ tôi qua cơn khốn khó. Tôi không quên được cô gái bán cơm ở chợ Trương Minh Giảng. Thuở đó, tôi thất nghiệp, chẳng kiếm ra tiền, chắt bóp, vơ vét túi chỉ đủ gọi dĩa cơm trắng rồi xin miếng xì dầu ăn qua bữa. Ăn được ba hôm như thế thì cô bán cơm hỏi sao không thấy anh ăn thức ăn, đành nói dối tôi ăn chay. Cô ấy chỉ cười, không nói. Nhưng mấy hôm sau, dĩa cơm xì đâu của tôi luôn có dưới lớp cơm trắng khi thì miếng đậu hủ, lúc thì miếng thịt hoặc cái hột vịt kho. Được mấy hôm, tôi mắc cỡ, không dám ra ăn nữa. Sau đó lại kiếm được việc bán báo ở tận đường Phạm Ngũ Lão, tôi không ăn cơm ở đó. Thời gian sau tìm lại thì quán đã đổi chủ rồi, tôi chẳng tìm được lại cô gái bán cơm có nụ cười rất tươi và tấm lòng nhân hậu.

Ăn uống thiếu thốn lại tạng người không khoẻ, tôi hay bệnh vặt. Chính những người hàng xóm rất nghèo của tôi đã giúp tôi qua được những cơn bệnh, giúp tôi có chén cháo, viên thuốc. Cái tình đó tôi làm sao quên. Sau này ở lâu, tôi mới hiểu ra đó là bản chất của người Sài Gòn. Là cái tính ưa giúp người hoạn nạn, giúp kẻ sa cơ, tính ưa làm việc thiện của người Sài Gòn.

Mỗi lần đi xa rời Sài Gòn lâu, nhớ về Sài Gòn tôi chỉ nhớ những hàng cây và những người Sài Gòn tôi đã gặp, đã sống chung với họ một quãng đời. Người ta hay khen Sài Gòn với những cao ốc, những dinh thự, những khu ăn chơi bốc trời, những hàng quán xa hoa, những chiếc xe đắt tiền, những thú vui hoan lạc. Riêng tôi, trong tôi, Sài Gòn là vòm cây xanh lá, là những ngôi nhà bên dòng nước đen và ở đó tôi tìm thấy tình người.

Bây giờ, Sài Gòn đã đổi tên. Thế nhưng tôi vẫn gọi là Sài Gòn như một thói quen, cái tên của ký ức không thể nhạt phai. Người ta đang tìm đủ cách để thành phố này không còn ký ức của Sài Gòn. Nhưng với người Sài Gòn, Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn mà không có một cái tên nào khác có thể thay thế được.

Đỗ Duy Ngọc
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Oct/2020 lúc 7:44am

NƯỚC MỸ VẪN ĐÁNG YÊU


Nuoc%20My

Tháng Tám năm ngoái, 2019, vợ chồng tôi đến thăm miền Nam Iceland. Chiếc xe bus du lịch hạng trung của một hãng du lịch chở khoảng dưới 20 người.
Sau khi xe chuyển bánh, người tài xế và cũng là hướng dẫn tự giới thiệu mình và sau đó yêu cầu mỗi người tự giới thiệu từ đâu đến.
Chỉ có vợ chồng tôi và hai ông bà già ngồi phía sau cùng đến từ Mỹ, hai cô gái người Hong Kong nhưng đến từ Hòa Lan và khoảng hơn mười người còn lại là từ các nước Châu Âu.

Người hướng dẫn du lịch là một thanh niên khoảng dưới ba mươi tuổi, hoạt bát, hiểu biết khá rộng không chỉ thắng cảnh của Iceland mà còn am tường nhiều lãnh vực khác. Anh ta sắp nghỉ việc để sang Spain học tiếp về kinh tế tài chánh.
Cách nói chuyện và so sánh giữa Châu Âu và Mỹ cho thấy anh ta có cái nhìn tiêu cực về sinh hoạt chính trị Mỹ đang diễn ra căng thẳng và nước Mỹ nói chung. Một số khách Châu Âu phụ họa với anh.

Ông bà cụ người Mỹ ngồi gần cuối xe có thể không nghe hết. Tôi ngồi hàng thứ hai phía sau tài xế nên nghe rõ và rất lấy làm khó chịu. Lý do, tôi là công dân Mỹ. Nếu ở nhà, tôi sẽ để mặc họ tranh luận cho thỏa thích nhưng ở nước ngoài tôi trở thành một “đại sứ bất đắc dĩ” trong chiếc xe du lịch này.
Tôi nhắc khéo người hướng dẫn du lịch trở lại với nghề nghiệp du lịch của mình thay vì bàn chuyện chính trị nước Mỹ vô cùng phức tạp mà anh có thể không có đủ thông tin để đánh giá.

Người hướng dẫn quay nhìn khuôn mặt không cười của tôi và xin lỗi. Anh giới thiệu các thắng cảnh Iceland với những thác nước, bờ biển cát đen, dải băng hà tuyệt đẹp. Cả xe chăm chú lắng nghe anh.

Khi xe dừng lại ở trạm nghỉ. Tôi bước tới bắt tay anh hướng dẫn du lịch và xin lỗi đã cắt ngang anh. Tôi tự giới thiệu tôi cũng học kinh tế và lo về cơ sở dữ liệu cho một công ty đầu tư tài chánh.
Tôi cho anh địa chỉ WhatsApp và email của tôi để liên lạc nhau khi cần vì trong cùng lãnh vực.

Tôi không có đủ thời gian để giải thích lý do tôi cắt ngang anh chỉ nhắc anh các vấn đề chính trị có lẽ không thích hợp trên xe du lịch với khách đến từ nhiều nước. Anh đồng ý. Tôi cũng hy vọng mai mốt đi học và có nhiều thời gian đọc anh sẽ hiểu sâu và rõ hơn về nước Mỹ.
Nước Mỹ đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Nhưng rồi sẽ qua. Những tiêu cực sẽ lắng và nước Mỹ vẫn là một nước Mỹ đáng yêu.

Theo Thomas Fann, một quốc gia vĩ đại bao gồm 10 yếu tố: tự do, công lý, danh dự, đạo đức, lòng thương cảm, thành thật, giá trị cuộc sống, sáng tạo, vượt trội, bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.
Trong lúc các lãnh vực tự do, công lý đã được nhắc khá nhiều, hai đặc tính đáng yêu nhất nước Mỹ đáng được ca ngợi là lòng thương cảm và sáng tạo để soi sáng con đường văn minh của nhân loại.

Theo thống kê năm 2016 của Charities Aid Foundation, số tiền đóng góp của cá nhân người Mỹ cho các mục đích từ thiện bằng 1.4 phần trăm của Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) của Mỹ, tức trên 260 tỉ dollar.

Năm 2017, theo tổ chức Charity Choice, mỗi ngày dân Mỹ tặng hơn một tỉ dollar cho từ thiện hay 417 tỉ dollar trong một năm.
Cùng một khảo sát này, năm 2016, Trung Cộng, nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và Tập Cận Bình cứ há miệng là nhắc tới năm ngàn năm văn hóa nhưng chỉ đóng góp cho nhân loại 0.03 phần trăm GDP, ngang hàng với Mexico còn nghèo khó và thấp hơn cả đóng góp của nước cựu CS Czech.
Theo thống kê của US and World News Report năm 2020 nền giáo dục Mỹ được xếp hạng số một trên thế giới.

Hệ thống giáo dục Mỹ là chất xám của nhân loại.

Học ở Mỹ cũng không nhất thiết phải vào Harvard, Stanford hay giàu có, dư dả mới có thể vào đại học.

Năm 2017, nước Mỹ có 4,298 đại học, trong đó 1626 là trường công lập. Những đại học nổi tiếng như University of California—Los Angeles, University of California—Berkeley, University of Virginia, Georgia Institute of Technology, University of Michigan, University of Texas at Austin, University of Florida, University of M***achusetts—Amherst v.v..đều là trường công lập với học phí thấp cho các sinh viên cư ngụ trong tiểu bang.

Tối qua ở Boston là đêm trăng tròn. Rất hiếm khi một tháng lại có tới hai lần trăng tròn vì trăng sẽ tròn lần nữa vào ngày cuối tháng. Nhưng thật sự trăng không một trăm phần trăm tròn như người ta gọi ‘full moon’.
Trái đất nơi các xã hội con người đang sống cũng thế, không toàn vẹn và luôn cần được cải thiện.

Phương pháp cải thiện thích hợp nhất vẫn là giáo dục. Nhưng giáo dục như một dòng sông có hai bờ và trách nhiệm bắt đầu từ chính mỗi người chứ không thể ngồi đó đổ thừa ai khác cho sự thất học của mình.

Nước Mỹ vẫn là vùng đất của ước mơ và cơ hội. ‘American Dream’ và cơ hội không chỉ dành cho Albert Einstein (nhà toán học, sinh ở Đức), Alex Trebek (hướng dẫn chương trình Jeopardy, sinh ở Canada), Irving Berlin (tác giả nhạc phẩm God Bless America, sinh ở Nga) mà của bất cứ công dân Mỹ nào biết vượt qua mọi thử thách để vươn lên vì bản thân, gia đình và tương lai con cháu.

Nước Mỹ vẫn đáng yêu.


Trần Trung Đạo
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2020 lúc 9:20am

Mẹ tôi, những nải chuối và người sĩ quan quân đội Mỹ

Mẹ%20tôi,%20những%20nải%20chuối%20và%20người%20sĩ%20quan%20quân%20đội%20Mỹ%20|%20Sáng%20Tạo





Mẹ tôi là một người rất biết tính toán trong việc chi tiêu, nhưng với số lương ít ỏi của bố tôi, ông trung sĩ trong quân đội VNCH vào những năm của thập niên 60, 70 tại Sàigon, không thể nào trang trải đủ cho cuộc sống gia đình với 9 miệng ăn, dù ở mức tối thiểu. Trong khó khăn, thiếu thốn triền miên đó, mẹ tôi đã nhờ một người quen chỉ dẫn lên chợ Cầu Ông Lãnh lấy chuối từ các vựa rồi đem ra bán lẻ trên lề đường chung quanh chợ Chí Hòa, gần nơi gia đình tôi sinh sống.

Trong suốt hơn 12 năm tần tảo kiếm sống đó, mẹ con chúng tôi có biết bao nhiêu chuyện vui buồn để nhớ, để kể lại cho bạn bè, người quen và cho cả chính mình nghe vào những lúc thư nhàn. Chỉ là một cách để tìm vui, hoài niệm về quá khứ nhọc mệt, thấm ướt mồ hôi, nhưng đôi lần vẫn có những cảm xúc rất đẹp, đáng nhớ từ những giao tiếp với những người mà mình mến thương, cảm phục.

Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1967 (?) khi tôi vừa bước vào đại học được vài năm. Lúc đó mẹ tôi bán chuối ở trước cửa tiệm vàng Đồng Vinh và tiệm gạo Thanh Sơn trên đường Tô Hiến Thành, đối diện mặt trước của chợ Chí Hoà (sau này, chợ mở rộng hơn, mặt chợ chuyển sang phía đường Lê Văn Duyệt hay Cách mạng tháng 8 ngày nay). Nơi đây chúng tôi đã có một kỷ niệm đáng nhớ với một khách mua chuối khá đặc biệt và tốt bụng. Ông là sĩ quan, cấp đại uý trong quân đội Mỹ mà chúng tôi hoàn toàn không biết tên. Câu chuyện giữa ông và mẹ con chúng tôi rất đơn giản nhưng đã ghi sâu vào ký ức chúng tôi một cảm giác rất xúc động, mỗi khi nhớ lại hay có dịp kể lể cho nhau nghe về ông vào những lúc nhàn rỗi. Đến nay, thời gian đã trôi qua rất xa vào dĩ vãng, gần 50 năm rồi. Tôi không biết người sĩ quan Mỹ đó ra sao, còn hay mất, mẹ tôi thì đã mất từ lâu, nhưng tôi còn nhớ như in câu chuyện đơn sơ nhưng đậm tình người này.

Buổi tối hôm đó, khi tôi từ trường học về nhà, vừa dựng xong chiếc xe, chưa kịp bước qua ngưỡng cửa. Với khuôn mặt vui mừng, mẹ lấy trong túi ra tờ giấy bạc 1 dollar Mỹ, đưa tận tay tôi và nói:

– Con thử xem có phải là tiền Mỹ hay không? Bà Sáu bán rau bên cạnh cho biết nó có giá gấp cả trăm đồng tiền VN đó! Không biết có thật như lời bà ta nói không?

Tôi cầm tờ giấy bạc, lật qua lật lại xem, rồi với chút ngạc nhiên, tôi hỏi mẹ:

– Một dollar, nhưng ở đâu mẹ có vậy? Con cũng không biết chính xác giá bao nhiêu, nhưng có lẽ trên thị trường chợ đen khoảng hơn 400 đồng thì? (Tôi nhớ mang máng là nhờ vài người bạn đi du học cho biết.)

Mẹ cầm lại tờ giấy bạc trên tay tôi, xoay qua, xoay lại ra vẻ tò mò khi biết giá trị của nó và chậm rãi nói với tôi:

– Đúng là mình bán cho người ta mắc quá! Với tờ giấy bạc này, chính ra mẹ phải đưa cho người ta 10 nải chuối mới đúng.

Cuối cùng qua lời kể của mẹ, tôi mới hiểu rõ sự việc. Sáng hôm đó vào khoảng gần trưa, thình lình có một người lính Mỹ, lái chiếc xe jeep dừng ngay trước thảm bán chuối của mẹ. Ông ta vẫn ngồi trên tay lái, đưa tay chỉ vào những nải chuối, nói với mẹ tôi câu gì đó mà mẹ tôi hoàn toàn không hiểu. Nhưng mẹ chỉ đoán là ông ta muốn mua chuối. Có lẽ vì sợ hay ngượng ngùng vì chưa bao giờ tiếp xúc với người ngoại quốc nên mẹ tôi cũng chỉ ngước mắt nhìn ông ta, lắc đầu không hiểu. Hình như cảm thông với vẻ “ngớ ngẩn” của bà bán hàng nhà quê, ông Mỹ bước xuống xe, tay chỉ, tay cầm lấy một nải chuối to và đẹp nhất trên thảm chuối rồi móc túi đưa cho mẹ tôi một tờ tiền Mỹ.

Dù biết là ông ta trả tiền cho nải chuối, nhưng mẹ tôi cũng chẳng biết giá trị tờ giấy bạc mà ông ta đưa cho mình là bao nhiêu, có chính xác hay có thể tiêu dùng được không… nên tỏ vẻ đắn đo rồi lắc đầu ra vẻ không hiểu, đưa trả lại ông ta tờ giấy bạc và nói (dĩ nhiên bằng tiếng Việt):

– Tôi không biết gì về đồng tiền này, ông có tiền Việt nam không trả cho tôi đi.

Dĩ nhiên ông Mỹ cũng chẳng hiểu mẹ tôi nói gì, có lẽ ông ta tưởng mẹ tôi không muốn bán. Với tí chút lưỡng lự, hơi chau mày, ông ta đang định bỏ nải chuối xuống không mua nữa. Đúng lúc đó bà Sáu bán rau bên cạnh nói to với mẹ tôi :

– Tiền Mỹ đó, giá trị gấp cả trăm tiền Việt Nam, lời nhiều như vậy mà bà không bán cho người ta còn chờ gì nữa hả?

Nghe bà bạn nói, mẹ tôi yên tâm không nghi ngờ đắn đo gì nữa, cầm lại tờ giấy bạc rồi gật đầu lia lịa, miệng lặp đi lặp lại những câu cám ơn (dĩ nhiên bằng tiếng Việt.) Ông Mỹ quay nhìn bà Sáu ra vẻ cám ơn rồi có vẻ thích thú vì chuyện mua bán đã xong. Trước khi xách nải chuối quay ra xe, ông ta còn gật đầu nói với mẹ tôi một tràng tiếng Mỹ, mẹ tôi cũng chỉ ngơ ngác nhìn theo cho đến khi chiếc xe lăn bánh.

Câu chuyện bán nải chuối giá gấp cả chục lần cho ông lính Mỹ (mẹ thường nói về ông ta như vậy mỗi khi nhắc đến câu chuyện) như một khách qua đường, tưởng chỉ có vậy, nó qua đi như với hàng ngàn người khách mua chuối khác, chẳng có gì để nhớ. Nhưng khoảng 3 ngày sau, buổi chiếu tối, khi tôi đi học về, mẹ lại đưa cho tôi xem một tờ tiền Mỹ, nhưng không phải là 1 dollar mà là tờ 2 dollars. Với chút ngạc nhiên tôi nhìn mẹ với vẻ đùa giỡn:

– Ông Mỹ lại đến mua chuối nữa phải không? Có lẽ lần này ông ta mua tất cả lô chuối của mẹ nên mới trả cho mẹ 2 dollar, đúng không?

Không tỏ ra vui mừng, giọng nói nhè nhẹ hơi buồn, mang cảm giác ân hận, mẹ ngập ngừng nói với tôi:

– Nếu ông ta lấy cả hàng chuối của mẹ, có lẽ mẹ đỡ áy náy hơn. Đằng này ông ta cũng chỉ xách lấy có một nải rồi quay ra xe. Mẹ cũng đâu có biết tờ giấy bạc ông ta đưa cho mẹ là 1 hay 2 dollar, nhưng thấy kỳ kỳ vì lần trước đã bán cho người ta quá mắc nên mẹ vội vàng xách lấy 3 nải chuối nữa đem ra tận xe dúi vào tay ông ta. Ông ta xua tay nhất định không chịu nhận, miệng cười cười và nói một tràng tiếng Mỹ mẹ chẳng hiều mô tê gì cả…

Tôi vội ngắt lời mẹ :

– Chắc người ta thấy mẹ đem cả đống chuối lên chiếc xe, quá sợ mà từ chối đó. Theo con, nếu mẹ chỉ mang cho họ thêm một nải, có lẽ họ sẽ vui lòng mà nhận đó…

Nghe tôi nói vậy mẹ vội vàng ngắt lời :

– Đúng, con nói đúng. Khi thấy mẹ đang định bỏ cả 3 nải chuối vào xe, ông ta chỉ cầm lấy một nải, xua tay và nói một tràng tiếng Mỹ. Mẹ không hiểu nhưng cũng đoán ông ta cám ơn và chỉ vui lòng nhận thêm một nải mà thôi. Khi ông ta lái xe đi, bà Sáu xem lại tờ giấy bạc và cho mẹ biết đó là tờ 2 dollar chứ không phải 1 dolar như lần trước.

Nói xong, mẹ thở dài ra vẻ áy náy vì bán cho người ta quá mắc:

– Đồng tiền Mỹ có giá trị to thật! Với giá 2 dolar, tính ra hơn 800 đồng Việt Nam, có lẽ người ta mua được cả xe ba gác chuối mới đúng.

Mẹ chép miệng, buông xuôi một câu:

– Tội nghiệp ông ta thật. Chẳng biết lương tháng có bao nhiều mà tiêu hoang phí như vậy nhỉ?

Nghe mẹ nói, tôi cười to vì vẻ thật thà đến đáng thương của mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ nghĩ vớ vẩn rồi, một tháng lương của ông ta có thể mua được một căn nhà khang trang ở Việt Nam chứ nói gì đến cái đống chuối “cỏ rác” của mẹ. Thôi, chuyện đó mẹ khỏi lo cho mệt. Họ trả tiền thì mẹ cứ lấy, nói với người ta lời cám ơn là xong, rắc rối gì cho khổ hả mẹ?

Rồi, suốt gần 2 tháng trời sau đó, cứ cách khoảng 3, 4 ngày, mỗi buổi chiều tối khi đi học về nhà, tôi lại được nghe chuyện vui bán chuối cho ông lính Mỹ. Việc mua bán đã trở nên quen thuộc, ông lính Mỹ chẳng cần phải chỉ trỏ gì như lần đầu tiên, nhưng vẫn nhận được 2 nải chuối to nhất, ngon nhất mà mẹ đã lựa chọn, để riêng ra, không bán cho ai từ “núi” chuối của mẹ. Nải chuối còn được mẹ thắt dây lạt vào cuống để dễ dàng xách mà không lo bị nhựa chuối dính vào tay. Còn mẹ thì cũng hả hê, không thắc mắc khi nhận từ tay ông ta tờ giấy 2 dollar tiền Mỹ rồi cúi đầu nói vài câu cám ơn (dĩ nhiên bằng tiếng Việt). Ông lính Mỹ, đưa tiền, nhận 2 nải chuối, cũng chẳng cần biết người bán nói gì, nhưng ông ta cũng xả ra một tràng tiếng Mỹ kèm theo nụ cười thích thú, dù biết chắc chắn người đối diện cũng mù tịt, chẳng hiểu mình nói gì. Tóm lại, giữa mẹ tôi, người bán, và ông lính Mỹ, người mua, ai nói thì người ấy nghe, nhưng việc “giao dịch” vẫn trôi chảy vui vẻ.

Một hôm vào buổi chiều, tôi được nghỉ 2 giờ sau, việc thi cử cuối năm cũng tạm xong không biết làm gì nên tôi đạp xe tạt vào chỗ mẹ bán hàng coi có gì để giúp đỡ. Từ xa tôi nhìn thấy chiếc xe jeep đậu bên đường trước chỗ bán chuối của mẹ. Một người quân nhân Mỹ và một người lính Việt Nam. Hai người đứng đối diện với mẹ, hình như đang có điều gì chưa thông suốt giữa mẹ tôi với họ thì phải? Khi tôi vừa đến, chưa kịp dựng chiếc xe. Nhìn thấy tôi, mẹ mừng ra mặt, trong tay mẹ cầm tờ giấy 20 dollar đưa ra phía tôi, phân bua:

– Con đến đây mau giúp mẹ một tí. Qua chú thông ngôn này thì hình như ông Mỹ sẽ phải đi xa, hôm nay ông ta không mua chuối mà đến từ giã mẹ và còn cho mẹ món tiền quá to này, mẹ thấy kỳ cục nên không muốn nhận.

Nghe mẹ tôi nói, người thông dịch viên quay ra nhìn tôi và hỏi mẹ:

– Đó là con trai của thím sao?

– Vâng, con trai lớn của tôi đó, cháu nó đang là sinh viên.

Người thông dịch quay sang người Mỹ nói với ông ta điều gì đó, rồi bước đến gần tôi anh ta nói:

– Anh là thông dịch viên cho ông Đại úy Mỹ này, người mà mấy tháng qua vẫn đến mua chuối của mẹ em. Ông ta rất quý mến sự ngay thẳng, chân thật của mẹ em. Hôm nay ông ta đến đây cùng với anh không phải mua chuối mà muốn từ giã mẹ em và tặng bà chút tiền làm quà. Sáng sớm ngày mai ông ta sẽ phải rời Sàigon ra miền Trung công tác, chắc không còn dịp trở lại mua chuối của mẹ em như mấy tháng vừa rồi nữa. Anh đã nói rõ lý do với mẹ em, nhưng hình như bà vẫn áy náy và không muốn nhận quà của ông ta thì phải?

Nói xong anh thông dịch hơi nhíu mày với tí lưỡng lự nhìn tôi, anh ta hỏi:

– Em là sinh viên, chắc cũng nói được ít tiếng Anh? Nếu được, em cứ nói trực tiếp với ông ta vài câu cho thân tình.

Chẳng cần câu trả lời của tôi, anh ta quay sang người sĩ quan Mỹ nói một tràng, tôi cố lắng nghe nhưng có lẽ âm thanh quá nhẹ và nhanh nên gần như chẳng biết anh ta nói gì. Nhưng tôi đoán anh ta đang giới thiệu về tôi với vị sĩ quan Mỹ thì phải?

Người Mỹ hướng về tôi gật đầu rồi thân thiện, bước đến gần tôi, ông ta nói rất rõ ràng và chậm rãi:

– Em là sinh viên hả? Có thể nói tiếng Anh với tôi không?

Tôi hiểu rất chính xác lời nói của ông ta vì là những câu nói quá đơn sơ, căn bản nên trả lời ông ta:

– Vâng tôi đang là sinh viên của đại học Sàigon. Tôi sẽ cố gắng nếu ông nói chậm và không dùng những chữ khó.

Người sĩ quan Mỹ, giơ tay vỗ nhẹ vai tôi, tỏ ra rất vui mừng nghe câu đối thoại rất sách vở của tôi:

– Thế là quá tốt rồi. Hôm nay tôi đến đây để giã biệt mẹ em và muốn tặng bà chút tiền làm quà. Bà là một người rất tốt, rất chân thật đã làm tôi cảm động trong những lần tôi mua chuối của bà vừa qua. Ngày mai tôi sẽ rời xa Sàigon, không biết trong tương lai còn có dịp trở lại đây mua chuối của bà nữa hay không?

Nghe ông ta nói, tôi không giấu được sự cảm động với những lời tốt đẹp mà ông dành cho mẹ tôi. Dù vốn Anh ngữ yếu kém nhưng tôi cũng có gắng nói những câu rất đơn giản diễn tả sự cám ơn và áy náy của mẹ tôi trong suốt thời gian qua vì đã bán cho ông những nải chuối với giá đắt gấp 10 lần giá thực của nó. Tôi cũng không quên nói cho ông nghe cái lẩm cẩm nực cười của mẹ tôi khi bà lo lắng cho sự hao hụt tiền lương của ông, chỉ vì sự hào phóng mà ông đã trả cho mẹ tôi mỗi khi mua chuối. Tôi có cảm tưởng, người sĩ quan Mỹ có chút thẫn thờ, cảm động khi nghe tôi nói điều mà ông ta không bao giờ ngờ được. Với vẻ vui tươi lộ rõ trên khuôn mặt, ông Mỹ lại đưa tay vỗ nhẹ vài cái lên vai tôi, gật gù, chậm rãi nói:

– Em có một bà mẹ tuyệt vời, một bà mẹ rất chân thật, đầy lòng nhân ái. Hãy biết thương yêu người mẹ quá tốt đó.

Tôi cám ơn ông ta, rồi quay sang mẹ, tôi lược thảo sơ sài sự việc cho mẹ tôi hiểu. Mẹ cúi xuống xách lên 2 nải chuối đã cột dây từ trước, ân cần đưa tận tay ông Mỹ. Nhưng ông ta xua tay, có ý không nhận và quay sang người thông dịch nói một tràng. Tôi chú ý nghe nhưng cũng chỉ loáng thóang hiểu là ông ta không muốn nhận quà vì ngày mai phải đi sớm rồi. Cuối cùng người thông dịch viên phải quay sang mẹ tôi, anh ta nói:

– Ông ta cám ơn thím rất nhiều, ngày mai ông ta phải đi miền Trung rất sớm nên không thể nhận được. Ông ta quý mến lòng ngay thẳng và chân tình của thím trong suốt 2 tháng qua mà dành thời gian đến đây từ giã thím với chút tiền nhỏ nhoi giúp đỡ thím mà thôi. Thím cứ vui vẻ nhận cho người ta vui rồi nhờ cháu nói trực tiếp với ông ta vài lời cám ơn thế là họ vui lắm rồi.

Nói xong với mẹ tôi, người thông dịch quay sang vị sĩ quan Mỹ phân bua điều gì đó rồi đưa mắt nhìn tôi ra vẻ chờ đợi sự can đảm của tôi. Hiểu ý, tôi đến trước mặt người sĩ quan, cúi nhẹ đầu và cố gò nắn vài câu tiếng Anh rất căn bản diễn tả sự cám ơn của mẹ con chúng tôi với lòng tốt và rất thân thiện của ông ta. Vị sĩ quan lại vỗ nhẹ lên vai tôi ra chiều thân thiết, chậm rãi ông ta nói:

– Chẳng có gì để đáng để nói đến chữ cám ơn cả. Em hãy chăm chỉ học hành và luôn luôn nhớ rằng em đang hạnh phúc vì có một người mẹ tuyệt vời đó.

Nói xong ông ta giơ ngón tay cái hướng lên trên trời để tỏ ý “Mẹ em là số một!” Khuôn mặt ông tỏ ra rất vui và vừa lòng với cuộc gặp mặt hôm nay, rồi cùng với người thông dịch viên, ông ta vẫy tay từ giã chúng tôi, quay ra chỗ xe đậu, trong khi chúng tôi vẫn chưa hết ngơ ngác đứng nhìn theo họ cho đến khi cả hai người ngồi lên xe chuẩn bị rời xa.

Có lẽ mọi chuyện đã chấm dứt khi chiếc xe lăn bánh. Nhưng qua cánh cửa của chiếc xe jeep quân sự, tôi thấy họ không khởi động máy xe mà quay lại trao đổi với nhau điều gì đó khoảng vài ba phút rồi người thông dịch viên bỏ tay lái bước ra khỏi xe. Anh ta tươi cười tiến gần đến chỗ mẹ con chúng tôi đang đứng. Tay cầm một tờ giấy 50 dollar, đưa cho tôi và nói:

– Ông đại uý rất quý mến em, nên có chút quà tặng riêng cho em đó.

Ngạc nhiên đến ngẩn người, tôi bước lùi lại phía sau, đưa tay lên ra ý không dám nhận:

– Không! Không! Em không dám nhận và chẳng có lý do nào nhận món quà quá lớn của ông ấy cả. Với món quà 20 dollar mà ông ấy cho mẹ em đã là quá đủ, quá lớn, đã làm cho mẹ con em cảm động lắm rồi.

– Em à, món quà năm, bảy chục dollar chẳng có gì lớn đối với người ta đâu, em đừng có lo cho rắc rối. Hãy…

Không để cho anh thông dịch viên nói tiếp, tôi ngắt lời:

– Với 70 dollars mà anh nói là không lớn sao? Anh có biết với món tiền đó, đổi ra tiền Việt, gia đình em có thể sống được 2, 3 tháng trời. Nó nhiều hơn 3 tháng lương trung sĩ của bố em trong quân đội đó.

Nghe tôi nói, người thông dịch viên có chút ngẩn ngơ. Anh ta quay sang người đại úy Mỹ nói một tràng. (Ông sĩ quan Mỹ xuống xe, đến chỗ chúng tôi lúc nào mà tôi không biết.) Khả năng Anh ngữ èo ọt của tôi không đủ cho tôi hiểu họ nói gì với nhau, nhưng nhìn dạng điệu của 2 người lúc nói chuyện, tôi đoán là người thông ngôn đã thông dịch trọn vẹn lý do từ chối của tôi cho ông Mỹ nghe. Có lẽ sự so sánh quá thực tế, pha chút chua cay của tôi giữa món tiền 70 dollar và đồng lương của bố tôi đã làm cho ông sĩ quan Mỹ cảm động, ngẩn ngơ. Ông ta chau mày chuyển ánh mắt sang nhìn mẹ con chúng tôi với ánh nhìn khác lạ. Rồi 2 người lại quay lại nói chuyện với nhau, tôi cũng chẳng hiểu họ nói gì vì âm thanh quá nhanh và nhẹ. Cuối cùng, anh thông dịch viên quay sang chúng tôi với lời nói rất chậm rãi, rõ ràng:

– Ông Đại uý rất cảm động và ngạc nhiên vì sự ngay thẳng và tự trọng của thím và chú em. Ông ta cho biết, với món tiền 70 dollar bé nhỏ đó chẳng là gì với ông ta cả. Nhưng ông ta biết chắc chắn sự giúp đỡ cho mẹ con thím là sự tiêu dùng rất chính đáng, không nhầm lẫn. Không những thế, còn mang đến cho ông ta một niềm vui, đó là ông ta vừa tìm thêm được một người Việt Nam đáng quý mến. Ông ta hứa nếu có dịp về Sàigon sẽ tìm đến gặp và thăm mẹ con thím.

Nói xong người thông dịch viên thân thiện nắm nhẹ tay tôi và nói:

– Thôi vui vẻ nhận quà của người ta đi, đừng lằng nhằng làm mất thời gian và làm buồn lòng người ta nữa.

Nói xong anh ta nhét vội tờ giấy bạc và túi áo của tôi. Chẳng để ý đến thái độ ngẩn ngơ của chúng tôi, rồi hai người cùng lên xe và chiếc xe lăn bánh.

Đúng như vậy, nhiều năm sau đó, mẹ tôi vẫn bán chuối ở đó, nhưng người sĩ quan Mỹ không bao giờ đến mua chuối của mẹ tôi nữa. Đôi khi trong những lúc rảnh rỗi ngồi chờ lấy chuối ở chợ Cầu Ông Lãnh hay gặp những ngày chợ ế, không có người mua, tôi và mẹ vẫn thường nhắc đến người sĩ quan Mỹ tốt bụng đó. Chúng tôi luôn cầu mong sự an toàn và may mắn đến với ông ta. Nhất là vào những thời điểm mà cuộc chiến tranh Việt Nam sôi động với những chiến trận kinh hoàng như Khe Sanh (1968), Mậu Thân (1968) Hạ Lào (1971) hay Mùa hè đỏ lửa, cổ thành Quảng Trị (1972) v.v…

Cuối cùng thì cuộc chiến tranh cũng chấm dứt vào năm 1975. Mẹ tôi cũng vĩnh viễn ra đi sau đó vài năm vì bệnh tật! Thay đổi của thời cuộc đưa tôi đến với Thụy Sĩ, xứ sở hiền hòa, đẹp đẽ của Âu châu. Cuộc sống của tôi tại Thụy Sĩ được ổn định dần theo năm tháng. Việt Nam vẫn là nơi chốn tôi thăm viếng hàng năm, tôi về để sống lại với bao nhiêu hoài niệm của thủa ấu thơ, thời trai trẻ của mình. Dù ngày đó cực nhọc, đói nghèo nhưng vẫn khắc ghi trong lòng tôi những dấu ấn tuyệt vời, ấm cúng của kỷ niệm.

Đôi lần, tôi cũng dành thời gian chậm rãi đi thăm lại con đường Tô Hiến Thành, Lê Văn Duyệt… là những nơi ngày xưa mẹ và tôi đã từng thấm ướt mồ hôi, bụi đường với những nải chuối mới cắt còn bầy nhầy nhựa xanh bày bán bên lề đường, chỉ mong có được vài đồng bạc nhỏ nhoi cung ứng cho sự sống của gia đình chúng tôi ngày đó. Mỗi lần trở lại đó, hình ảnh người đại úy Hoa Kỳ tốt bụng lại trở về trong trí nhớ tôi. Đôi khi tôi tự hỏi, vì lý do nào mà ông ta đã không trở lại thăm chúng tôi như đã hứa? Nhưng tôi vẫn cầu mong ông ta được bình yên trở về Mỹ để sống với gia đình, vợ con hay cha mẹ của ông ta sau khi chiến tranh chấm dứt. Mong rằng ông ta không đến thăm chúng tôi chỉ vì không thuận lợi hay vì bận rộn chứ không vì lý do nào khác.

Đi xa hơn nữa trong tưởng tượng, tôi lại nghĩ đến sự giao thương thân cận của Mỹ và Việt Nam hiện tại, sau hơn 30 năm cuộc chiến đã vào dĩ vãng, lãng quên. Tôi hình dung ra người sĩ quan Hoa Kỳ tốt bụng ngày xưa đó, với mái đầu bạc trắng, đã có lần theo đoàn cựu chiến binh Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, mong nhìn lại những dấu tích, địa danh của cuộc chiến tranh kinh hoàng mà ông đã cống hiến một thời tuổi trẻ của mình. Cũng trong cuộc du hành đó, biết đâu ông ta đã dành chút thời gian đi thăm con đường Tô Hiến Thành để nhớ lại mẹ con người phụ nữ bán chuối bên lề đường, đã bao lần dành riêng cho ông những nải chuối ngon nhất. Sự chân tình đó đã ghi sâu vào ký ức ông ta biết bao nhiêu cảm mến vì sự chân thật và nống ấm họ đã dành cho ông lúc chia tay.

Rồi một lần, có dịp sang Mỹ công tác, tôi đã dành thời gian đi thăm viếng “Đài tưởng niệm tử sĩ trong chiến tranh Việt Nam” (Vietnam Veterans Memorial) tại trung tâm thủ đô Washington DC. Đứng trước phiến đá vĩ đại màu đen khắc tên của gần 60 ngàn quân nhân Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Dù không biết tên người sĩ quan tốt bụng, quen biết thoáng qua của hơn 40 năm về trước, nhưng tôi vẫn đưa mắt chậm rãi rà soát danh sách trên phiến đá. Tôi cầu mong không có tên ông ta trên đó. Nhưng không biết tại sao, ngay lúc đó mắt tôi như bị nhòa, tim tôi đập mạnh, lòng tôi phát sinh một cảm giác là lạ. Một xúc cảm hình như pha trộn sự buồn đau và thương nhớ, làm tôi thờ thẫn với cảm giác không vui. Trong tâm trạng lạ kỳ đó, tự nhiên tôi buông tiếng thở dài với câu nói rất nhẹ: “God Bless You!”

Lưu An


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 07/Oct/2020 lúc 9:22am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Oct/2020 lúc 12:45pm

Con Gái Của Người Ta

Cha%20và%20con%20gái%20-%20Gia%20đinh%20ngày%20nay

Tiệc rửa lon trung úy của tôi chung với tiệc đầy tháng của con gái tôi và “con gái của người ta”.

  Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành phố Nha Trang năm 1972. Mẹ của nó còn trẻ lắm nhưng lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi cô ta là vợ của một Trung úy Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi làm sở Mỹ ở Chu Lai vì sinh kế sao đó nên nhảy dù với Mỹ. Tai nạn có thai ngoài ý muốn nhưng không biết con của Chồng hay của Mỹ nên cứ sinh xong rồi tính. Con chồng thì để nuôi; con Mỹ thì cho.

  Nghe vợ nói lại, tôi sang phòng cô ta gõ cửa xin vào xem đứa nhỏ ra sao. Trong bóng đèn mờ của căn phòng, con bé nằm bó mình trong khăn lông; chỉ lòi cái mặt da trắng đỏ và cái miệng nhỏ xíu hai môi như chu ra làm tôi nghĩ ngay con bé nầy chắc sau nầy hỗn lắm! Tôi không nói gì với cô ta mà về phòng bảo bà vợ tôi:
 
- Mình xin Con Bé nuôi luôn nhen Em?
 
- Làm sau đủ sữa cho 2 đứa? Thiên hạ nói bậy bạ làm sau chịu nổi?
 
- Cho uống sữa bò; Anh mướn thêm người giúp việc nữa cho em.
 
- Tùy anh.

  Thế là thủ tục xin của tôi và đồng ý cho con do cô ta viết được đưa cho Cô Mụ; nhưng sáng hôm sau thì cô ta đã rời khỏi bệnh viện, bỏ con lại mà thủ tục chưa hoàn tất. Ban Xã hội Quân đội cũng dễ dàng hoàn tất nốt thủ tục nhận con nuôi mà làm khai sinh giống như thủ tục khai sinh của con gái của tôi. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu một đứa trẻ Lai Mỹ mà khai sinh do hai vợ chồng là người miền Đông và Tây Nam Việt Nam coi như sinh ra. (rất tiếc trong cơn biến loạn di tản năm 75 tất cả hình ảnh đều mất hết. Trong tiệc đầy tháng; 2 đứa bé như cặp song sinh; nhưng một Việt một Mỹ đẹp như thiên thần!); nhưng mà khổ cho thân tôi! Hai đứa trẻ đứa nào cũng đòi bồng một lúc. Đứa trên lưng thì đứa kia phải bế trên tay. Lưng Tôi bị thoái hóa cột sống năm 2000 có lẽ cũng vì hai đứa con ngày một lớn dần mà cứ phải thay đổi đứa trên lưng đứa trên tay mấy năm.
 
Hình trên net
 
 Tháng Tư đen 1975, tôi bị rã ngũ. Tôi không thể về quê ngoại như ước muốn sống ở Rừng Dừa năm xưa vì nay B52 cày nát thành bình địa. Tôi muốn phá hoang trồng lại; nhưng phải trình diện vào tù cải tạo. Một tháng trôi qua, rồi một năm, rồi năm nữa..! Vợ không thấy đi thăm mà con cũng không bao giờ được gặp mặt. Mỗi tháng chỉ có Mẹ tôi được 15 phút thăm nuôi. Hỏi gì mẹ tôi cũng nói tất cả bình an; các con ngoan và khỏe mạnh. Tôi lúc nào cũng nhờ Mẹ lưu tâm cho Thùy An, tên đứa con lai Mỹ. Chắc là nó bị kỳ thị ở trường học và sống với mọi người sẽ rất khó khăn! Mẹ tôi nói con khỏi lo. Nó sống rất tốt học rất giỏi nên được Thầy Cô và bạn bè quí mến. Mẹ tôi lúc nào cũng né tránh khi tôi hỏi đến vợ và con gái của tôi, Thanh An. Tôi đoán có lẽ chuyện gì không tốt đã xảy ra nhưng đành bó tay không biết hỏi ai!

  Bốn năm sau tôi được ra tù. Con gái mang 2 dòng máu ôm tôi khóc như mưa; nhưng con gái và vợ tôi thì không thấy đâu nữa. Tôi đoán biết chuyện không hay nên cũng không hỏi mẹ. Cơm chiều xong, con gái xin tôi:

- Ba cho con ngủ chung với Ba đêm nay?

- Ngày thường con ngủ một mình?

- Không Con ngủ với Bà Nội.

- Ừ! nếu con muốn.

  Con bé thỏ thẻ kể hết cho tôi nghe. Ba đi rồi mấy tháng sau má dẫn Chị Hai đi với Má về thăm Ngoại mà không cho con đi và từ đó không về nữa. Con hỏi Nội Má con chừng nào về? Nội nói Nội không biết.

  Một năm trôi qua; tính ra tôi đi làm “lao động xã hội chủ nghĩa” có nghĩa “ăn cơm nhà làm lao động nặng không công” khoảng hơn 3 tháng. Đào kinh, đắp đường, gánh lúa thuê…v.v.. Cạnh đó là làm thuê, làm mướn đi lao động thay cho người trả tiền để khỏi đi. Tôi hết thời gian quản chế một năm, làm phó thường dân, rồi được đề cử làm Đại Đội trưởng Lao động; chuyên đi kêu người đi lao động. Ai thấy mặt tôi đến thăm là biết phải cơm gạo nhà đem đi làm không công mấy ngày hay nửa tháng.

  Thời chinh chiến; tiền lương của 3 đứa con cho Mẹ, mẹ tôi xài tiện tặn có dư, hễ đủ 1 chỉ thì mua 1 chỉ vàng y; đủ 10 chỉ thì đổi thành 1 lượng nhét kẹt giường, đào nền nhà, tủ làm 2 nóc để cất vàng. Con thất thế sa cơ Mẹ bán vàng nuôi con. Mẹ cho con vàng để vượt biên.

  Năm 1982, tôi và em gái tôi vượt biên. Con gái của tôi nhứt định Ba đâu con ở đó; con không sợ chết, con chỉ sợ phải xa Ba! Tôi lái tàu ra khơi lần cuối cùng để một là chết, hai là được thật sự tự do. Tôi thành công sang bến bờ tự do. Con gái tôi bắt đầu vào Trung học; có lẽ nhờ cái máu Mỹ của nó hay sao mà chỉ mấy tháng thì nó nói tiếng Mỹ như súng liên thanh; cứ có dịp là đeo bên tay Cha khi đi chợ hay đi ăn nhà hàng hay có đám tiệc…. Hình ảnh một ông già Việt Nam có một cô gái hoàn toàn Mỹ không thấy có gì lai đeo theo một bên và nhõng nhẽo thì chắc chưa có ai bằng. Tối ngày gặp mặt gọi Daddy; không thấy mặt thì daddy, Ba đâu rồi. Tôi vui với con gái của người ta và là nguồn an ủi cho tôi vui sống. Tôi làm công nhân cho hãng làm phụ tùng xe hơi, lương cũng dư sức nuôi con lên đại học và mua nhà trả góp. Phải mất 5 năm tôi mới trả hết nợ nhà. Năm 1995 con gái tôi thành y sĩ nhãn khoa và có việc làm ngay. Ngày làm lễ mãn khóa; cầm mảnh bằng trên tay, con gái ôm tôi khóc như chưa bao giờ khóc như thế. Tôi bảo:

- Con vui mừng sao lại khóc dữ thế?

- Cám ơn; Con cám ơn Daddy nhiều lắm; Con đang nghĩ không biết có bao nhiêu ngàn hay chục ngàn đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi mà có bằng Đại học như con. Con thương Daddy nhiều lắm.

- Daddy cũng cám ơn Con; nhờ có con mà cuộc sống của Ba mới có ý nghĩa mà vui sống tiếp bấy lâu nay.

Hai Cha Con dị chủng ôm nhau cùng khóc.

 Bạn bè của con biết thì không có gì lạ về sự khắng khích của hai cha con Việt Mỹ nầy; nhưng những người xa lạ thì hiếu kỳ nghĩ suy lung tung nhưng không thể nào ra được đáp án. Cha Việt sao con Mỹ mà không có chút gì là dáng vẻ Việt Nam.
 Tôi đi làm đem cơm theo ăn nay làm thêm phần cho con gái. Lương của con gái đưa hết cho tôi và chỉ lấy 100 bạc để đổ xăng và ăn quà vặt. Khi cần mua sắm gì thì nói xin. Tôi từ chối cách nào cũng không được nên mở một sổ bank riêng bỏ hết tiền của con gái đưa để khi nó cần đưa lại cho nó. Hai năm sau, em gái của tôi bán 2 cái nhà cũ để mua cái nhà lớn hơn, tôi bảo con gái vay tiền ngân hàng mua cả 2 cái. Vì không vay được một lúc gần nửa triệu bạc nên tôi dùng cái nhà tôi để thế chấp vay mua 2 cái nhà cho con gái đứng tên và cho mướn.

  20 năm trôi qua nhanh. Lưng của tôi bị thoái hóa cột sống nên đau càng ngày càng nhiều. Chân tôi bắt đầu bị tê. Lái xe lúc nào chân cũng phải nhịp nhịp thử coi còn hoạt động được hay không; nhỡ bị tê khi cần thắng mà không xử dụng được thì nguy to. Tinh thần tôi bị hoảng loạn khi nghĩ đến lúc không cử động được tay chân bởi dây thần kinh bị gai xương sống ép nên không hoạt động được. Mổ xương sống thì xác xuất rủi ro khá cao; nên khi còn gượng đi đừng được tôi không chịu mổ để cắt gai cột sống. Con gái thì đeo theo một bên ít đi chơi ít giao thiệp với bạn bè. Đi làm về là quanh quẩn bên Cha làm tôi thêm lo lắng.

- Sao Con không có bạn trai? Con lập gia đình cho ba yên tâm!

- Ai bảo Ba con không có bạn trai. Bạn trai của con đang ghi tên học tiếng Việt; bao giờ nói được tiếng Việt con sẽ đem về ra mắt Ba. Anh ta người Đức nhưng sinh trưởng ở đây và chịu điều kiện phải sống chung với Ba suốt đời; nhưng con thêm điều kiện phải nói được những câu thông dụng tiếng Việt Nam.

- Ba nói tiếng Anh cũng tạm hiểu được mà con.

 Nhưng con muốn con của con sau nầy phải nói được tiếng Việt, nên anh ta ghi tên học một năm tiếng Việt ở Đại học Victoria.

 Tuổi 60 cũng đúng lúc tôi được phép về hưu vì là cựu quân nhân nên sớm hơn dân sự 5 năm. Con gái thì hối thúc Ba nghỉ việc đi; tiền hưu Ba đủ sức tiêu dùng; nếu có cần mua gì hay đi đâu con lo cho ba được.

  Tôi xin nghỉ việc về hưu. Sáng nào 5.30AM cũng đi bơi để chữa trị bệnh đau lưng. Con gái cũng đi theo. Sáng nào hai cha con xe ai nấy lái đến hồ bơi. Con tập Gym, cha thì bơi. Con gái đem quần áo uniform thay đi làm luôn.

Một hôm con gái tôi nói:

- Ngày mai con không đi làm; Ba có muốn con chở Ba đi thăm Bác Hoàn không? Con nghe con gái của Bác nói Bác đã bị đưa vào Viện Dưỡng lão tuần rồi.

- Sau con lại dùng chữ “bị”? Chẳng lẽ Bác Hoàn không muốn vào Nursing home mà bị bắt buộc vào hay sao?

- Bác Hoàn bị stroke té; xe cấp cứu đem vào nhà thương; Bác bị méo mặt và miệng không nói được nên các con của Bác xin Bác sĩ cho vào Viện Dưỡng lão; vì nếu về nhà sau nầy xin vào thì Bộ Y tế sẽ check sức khỏe và trí nhớ khó khăn lắm mới được chấp nhận nên để nhà thương quyết định thì khỏi phải check gì hết!

- Bác chỉ hơn Ba có 2 tuổi và trí nhớ còn tốt lắm mà! Ừ! Ba với con đi thăm Bác kẻo tội nghiệp; hơn nữa mai mốt Ba có vào sẽ có người thăm lại ba.

- Không bao giờ có chuyện đó Ba đừng mơ; Con không bao giờ gởi Ba vô Viện Dưỡng Lão đâu. Con tập Gym để đủ sức bồng Ba khi Ba cần đến; Con cũng chọn chồng lớn con để phụ với Con. Ba xài Computer và Internet thường xuyên, trí nhớ của ba sẽ không bị Dementia hay Alzheimer.

- Cám ơn con; nhưng con còn công việc và cuộc sống của riêng con.

- Viện Mồ Côi không dành cho con thì Viện Dưỡng Lão cũng không dành cho ba.

- Con nhớ mua trái cây biếu Bác; nhớ đừng mua bánh ngọt vì Bác ấy cử ăn đường.

  Hai cha con tôi vào Viện Dưỡng Lão Cửu Long vừa sau giờ ăn sáng; nên gặp Bác Hoàn ngay phòng ăn. Mặt và miệng của Bác Hoàn trở lại gần bình thường và giọng nói tuy có biến giọng nhưng vẫn còn nghe rõ lắm. Bác bắt tay tôi coi vẻ mừng và cảm động lắm nhưng hai mắt lệ ứ tròng. Con gái tôi lúc nào đi với tôi đều là mục tiêu để nhiều người chú ý và tò mò muốn biết về Cha Con Viêt Mỹ nầy. Hơn nữa vẻ trìu mến và lúc nào cũng như nhõng nhẽo với cha từ lúc còn bé thành thói quen làm mọi người càng chú ý hơn. Thăm Bác Hoàn khoảng một tiếng sau hai cha con xin phép ra về. Con gái tôi lái xe ghé chợ và nói:

- Con đãi ba ăn bún bò Huế.

- Ừ! ăn thì ăn.

 Con gái mở cửa cho tôi và kéo ghế cho tôi ngồi; gần như ai cũng quay ngó chúng tôi. Cô bé chạy bàn thì quen quá với cha con tôi vì nhiều lần ăn ở quán nầy.

- 2 tô bún bò Huế phải không Chú?

- Ờ! Cháu cho Chú 2 tô.

Con gái mở cái xách tay của nó ra; mà nó đổi cái xách tay lớn hơn hồi nào tôi không để ý. Nó kéo ra một bịch nylon và kéo Rau kinh giới ra. Nó để rau kinh giới tím qua một bên và nói:

- Cái nầy của Daddy.

Rồi kéo mớ khác là kinh giới xanh và nói:

- Cái nầy của con.

Ông ngồi bàn gần kế bên quay sang

- Cô Tây nầy sau nói tiếng Việt rành quá và rành ăn bún bò Huế hơn cả người Việt Nam!

- Nó là người Việt Nam chứ không phải Tây. Nó chê rau kinh giới tím ăn nồng quá mà tôi thì thích kinh giới tím hơn nên nó hái riêng hai loại cho cha con chúng tôi.

- Cô ta là dâu của anh?

- Không. Nó là con gái của tôi.

- Hai tô bún bò Huế được bưng ra; cuộc đàm thoại ngưng tại đây và có lẽ ai cũng liếc mắt xem khi cô Tây 100% vắt chanh và ngắt từng cọng rau bỏ vào tô cho cha. Tôi hãnh diện là đã không lầm khi bỏ công bao năm cơ cực nuôi “con của người ta.”

Về tới nhà chưa kịp thay quần áo thì điện thoại reo. Bạn Hoàn, người tôi vừa đi thăm, phone cho tôi từ Viện Dưỡng Lão.

- Anh mới về tới nhà phải không? Hồi nãy tôi gọi không ai bốc phone. Sau khi anh về rồi có một bà trong Viện dưỡng lão này hỏi anh có phải Hải Quân hay không và đứa con gái Mỹ đi theo anh là con của anh? Bà ta nói là người quen của anh ở Nha Trang khi xưa; muốn xin số phone của anh, nên tôi hỏi anh trước. Có phải nhân tình cũ ngày xưa hay không? Nếu phải thì vào gặp gấp đi; dễ gì xa xứ gặp cố tri!

- Ừ! Thì Anh cứ cho; có sao đâu. Bốn mươi mấy năm rồi làm sao ai còn nhớ được ai!

Một ý nghĩ thoáng qua trong óc tôi: Không lẽ là mẹ ruột của con gái của tôi? Chứ nếu bà ta là người vợ bỏ tôi ngày nào thì chắc chúng tôi phải nhìn nhau, chứ chẳng lẽ tình chồng vợ sống với nhau 5 năm mà nhìn nhau không ra! Nhưng nếu là mẹ ruột của con gái của tôi, tôi phải làm sao đây, vì dù sao cũng là... “Con gái của người ta”.

Trần Thiện Phi Hùng


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 08/Oct/2020 lúc 12:52pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Oct/2020 lúc 9:17am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Oct/2020 lúc 9:18am

…Land Of The Free, Home Of The Brave… -



Hồi năm 1620 một nhóm người rời khỏi đất nước Anh trên con tàu mang tên May Flower đến miền đất mới để trốn thoát tình trạng đàn áp tôn giáo, đang bùng phát ngay trên đất nước mình . Chính xác có 102 người bao gồm cả thủy thủ đoàn trên chiếc tàu định mệnh này - nói thế vì đây là nhóm người đã đặt nền tảng " In God We Trust " cho đất nước , nay là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới - Những boat people đầu tiên được ghi trong sử sách chạy trốn vì bị đàn áp tôn giáo , và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để bảo vệ đức tin . Họ cũng đại diện cho tính kiên cường bất khuất không chịu bị đè bẹp bởi bất cứ bạo lực nào  của những người Mỹ gần ba trăm năm sau .

Từ những người  này cho tới lúc dành được quyền độc lâp là một đoạn đường đầy cam go và nước mắt . Mười ba tiểu bang đầu tiên dưới sự chỉ huy quân sự của tướng George Washington đã đánh bại quân đội thiện chiến hùng mạnh nhất trên thế giới thời bấy giờ . Lính Mỹ chính quy không đáng kể so với binh hùng tướng mạnh của Anh Quốc , phần lớn dựa vào dân quân ( militia ) với vũ khí tự có ( không được chính quyền trang bị ) . Thế mà nhiều huyền thoại đã phát sinh , chẳng hạn về những   tay bắn tỉa khủng khiếp khiến quân Anh vô cùng sợ hãi . Lính Anh ( Red Coat ) bấy giờ không sợ đụng độ với chính quy  , nhưng họ lo lắng không biết bao giờ sẽ bị một viên đạn xuyên qua sọ từ một gốc cây nào đó trong rừng. Cuối cùng chịu không nổi sự kiên cường bất khuất của dân quân ở  thuộc địa , chế độ quân chủ Anh phải ngậm ngùi trả lại quyền tự do độc lập  cho một  quốc gia vừa tạo  thành . Máu xương đã đổ,  đặt nền móng lá Quốc Kỳ với mười ba sọc tượng trưng cho mười ba tiểu bang tiên khởi . Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ từ đó được  phát triển  trở nên  quốc gia giàu có - phần lớn dựa trên niềm tin  vào tình yêu và quyền năng của Thượng Đế  - . Người Mỹ tiên khởi mở rộng vòng tay đón chào mọi sắc dân trên thế giới cùng nhau xây dựng đất nước . Họ làm thế bởi vì họ quan niệm mọi người là huynh đệ trước thánh nhan Thiên Chúa. Bởi vậy nước Mỹ có tên là " The United States of America ".

Không ai có thể chỉ trích người Mỹ về tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng mở rộng hầu bao , móc tiền từ túi mình cứu giúp cả thế giới . Mỹ là quốc gia làm việc thiện nguyện  hàng đầu , không chỉ bằng tiền bạc vật chất mà còn bởi máu xương của công dân mình . Thế chiến  I, II , Triều Tiên , Việt Nam... thanh niên Mỹ từ giã gia đình cha mẹ vợ con đi biền biệt nhiều người đã không thể trở về, hoặc trở về với thương tích trong tâm hồn không bao giờ lành lặn sau những tháng năm trong ngục tù của kẻ thù ( POW )

 ****

 - " Ê , muốn coi hình của con tao hông ?

- Hình gì vậy ?

- Hình hôm nó đi dự đại hội lính Mỹ gốc Việt . Coi nó mặc quân phục đại lễ của TQLC ngầu hơn ba nó hồi xưa hả ?

- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh mà!

Lộn mầy ! tao hồi xưa bên Biệt Động chứ đâu phải bên TQLC ! Thằng con nó làm mát mặt tao ! má nó hồi nó mới đi khóc ngày khóc đêm , bây giờ bả chịu cười rồi .

- Nó lên tới chức gì rồi ?

- PVC ( private first cl*** )

- Bộ mầy xúi nó hả !

- Tao không xúi nhưng cũng không phản đối . Hôm nó nói với hai vợ chồng tụi tao nó đã đăng lính má nó khóc quá xá . Má nó nói " Hồi xưa má đã lo lắng khổ sở chờ đợi ba , giờ tới phiên con ... làm sao má sống nổi !!! " nó chạy tới ôm má rồi hai mẹ con sướt mướt với nhau . Tưởng đâu nó bỏ cuộc ai dè tuần sau nó khăn gói lên đường . Nếu nó biết má bỏ ăn bỏ ngủ mấy ngày sau chắc nó ...

- Rồi mầy có ý kiến ý cò gì không ?

- Tuần đầu tiên có KBC  ( bạn tôi lộn với  QLVNCH, nhưng không sao ) của nó tao chỉ khuyên " Con đã chọn đường đi thì đi cho nó hết , ba không cản .  Cố gắng làm tròn bổn phận với Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm ( Nó lại lộn với Tâm Niệm của QLVNCH ,  vẫn không sao ) .  Hồi đó ngày nào cũng thấy mặt con , giờ nhà vắng quá, mẹ nó  khóc hoài .

- Vậy lý do gì nó đi lính ? nó muốn làm anh hùng như ba nó hồi xưa hả ? nó có nói cho mầy biết tại sao không ?

- Có một thằng bạn Việt Nam trong lớp thân với nó đăng TQLC . Trước đây nó rủ thằng này về nhà chơi hoài, má nó cũng hay đổ bánh xèo cho hai đứa ăn chung . Thằng kia đi trước, thằng nầy theo sau cách nhau vài tháng . Vợ tao cứ đổ thừa tao xúi con . Bả nói " Tui chờ ông, tim tui muốn rụng xuống mỗi lần thấy xe nhà binh de vào hẽm . Sao ông không biết thương tui còn xúi con đăng lính là sao ? " tao nói " Con nó làm chuyện tốt mà bà cứ mè nheo chi chiết hòai . Tui mà còn trẻ tui cũng đăng lại Biệt Động Quân cho bà ở nhà một mình để hết cằn nhằn.. "  . May là nó chơi với bạn tốt chứ nếu lỡ gặp đứa xấu xúi nó xì ke ma túy tao cũng chịu thua .  Đâu có phải ở VN mà con hư thì nọc ra đánh đòn được...

- Bây giờ êm chưa ?

- Êm rồi . Nó ra trường đi đơn vị . Má nó cũng bắt đầu khoe hình con với hàng xóm . Hai vợ chồng đêm nào cũng đọc thêm kinh cầu nguyện cho thằng nhỏ..

- Ê bộ mầy nói đăng lại BDQ là mầy nói thiệt hả , gân quá vậy mậy ?

- Đ . M lính Mỹ mà nó nhận quân cụ ( trên sáu mươi tuổi) thì mầy sẽ thấy " có anh đi hàng đầu ( Biệt kinh kỳ) "  liền !!

- Giỡn hoài cha nội , bác sĩ quân y đâu có tiền mua Salonpas dán lưng dán cổ cho mầy..

-Thiệt tình mà nói đi lính Mỹ là cha thiên hạ rồi . Nhất là lúc nầy có ông Tổng Tư Lệnh chăm lo cho lính từng chút . Mình đang ở Mỹ ,tổ quốc mình là nước Mỹ ,  đi lính bảo vệ tổ quốc cũng là chuyện đúng đắn đáng làm thôi ...

- Có bao giờ mầy kể chuyện tụi mình hồi còn ở VN không ? cho nó nghe chuyện của những thằng cùng lớp mười tám mười chín ra trường vài tháng đã chết mất xác , gia đình không  được tấm thẻ bài mà chôn không ? những đứa chưa  hôn con gái , chưa cầm tay người yêu mà đã biết bóp cò súng , quăng lựu đạn ...

- Nó hỏi tao hoài , lần tao kể chuyện cõng thằng em  mang máy bị vướng lựu đạn cụt hai chân, tao    khóc , nó ôm tao vỗ vỗ vào lưng rồi đi vào bếp pha tao ly cà phê . Tao biết vợ tao nói đúng vì chính những chuyện như thế đã khiến con tao quyết định đời nó trong quân ngũ .

- May mà gia đình mầy qua Mỹ con mầy là lính Mỹ chứ nó còn ở VN nó đi    " nghĩa vụ quân sự "       trong " quân đội nhân dân anh hùng " thì " see you mother " ( thấy mẹ mầy ) .

- ĐM  ( thằng nầy rất thích chửi thề , nhất là lúc không có vợ xung quanh , xin lỗi quý vị, nãy giờ bỏ cả chục chữ rồi ) mầy thấy lính VC bây giờ không ? tụi nó bôi bác mặc đồ bông ND hay BĐQ mà vẫn muôn đời đội cái nón cối .

-- Mầy  nhắn nhủ gì tụi VC hay  muốn chửi  vài tiếng xả xui không ?

- Tao chỉ  hỏi câu nầy : mấy thằng (cc) tụi bây đánh đấm  trận ở đâu mà thằng nào cũng đeo sao cả chục cái  ? tao nhớ không lầm thì lần chót là vào năm 1979  ( trận đó thì thằng anh TC ê càng , còn thằng em VC bể háng ) . Chiến trận ở đâu để cha con tui bây thằng nào cũng đeo cả tá sao trên cổ áo mà không biết nhục ?  quân đội gì  gặp địch thì co giò kiếm chổ trốn ? nhục thấy bà cố tổ luôn !! hèn với giặc ác với dân là tụi bây ( chửi vậy có tới tai tụi nó không ? )

- Chửi tiếp đi !!

- Thằng chỉ huy tụi bây Võ Banh Giáp  già hơn trăm tuổi không biết nhục vẫn khoác lên mình bộ đồ đại tướng  trên cái xác khô . Thằng Phùng Quang Heo phục phịch,  địch tấn công làm sao chạy , thằng Nguyễn Chấy Rận mặt ngu như bọn đồng bóng thiếu điều quỳ gối trước quan thầy mà cũng thượng tướng ?. Nói thiệt lon tướng  VC  thua xa lon Binh Nhì thằng con tao .

Mới đây còn có vụ hai thằng tướng trong cuộc họp quốc hội VC trau đổi với nhau thuốc khích dục . ĐM tao không hiểu nổi cái đám quân đội ( quần ) nhân dân là thứ lính gì nữa .  Nhục " see granma " luôn.

-Sẵn đây cái chuyện Tổng Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ bị phê bình đã sỉ nhục Tử Sĩ  Mỹ trong các cuộc chiến tranh . Con mầy là lính Mỹ, có ý kiến gì không ?

- Ông Trump ?

- Còn ai trồng khoai đất nầy ?

- Tao biết ông Trump không làm điều đó

- Tại sao ?

- Ông ấy yêu nước không chối cãi được . Không yêu nước thì chẳng ngu gì mà đưa đầu cho chúng chửi  hàng ngày . Đã vậy tài sản bị hao hụt , lương thì cống hiến cho từ thiện , ông nội nầy hoặc là điên , hoặc là ngu , hoặc là yêu nước vô giới hạn . Để xem : điên thì không đánh bại mười sáu Cộng Hòa và đại lão bà bà Dân Chủ , ngu thì không kiếm được bạc tỷ bỏ túi . Vậy chỉ còn phương án thứ ba..

- Nghe được , còn gì nữa không ?

- Giã dụ bọn Tả tố cáo đúng tao cũng không care vì con tao đi lính không phải để bảo vệ chính quyền hay Tổng Thống Trump . Quân đội Mỹ  bảo vệ Hiến Pháp và Law and Order . Tổng Thống sẽ ra đi sau tám năm nhưng nước Mỹ, dân Mỹ Hiến Pháp vẫn còn đó...

- Nhiều người VN  vẫn tin rằng các quân nhân Mỹ gốc Việt sẽ đổ bộ lên VN để lật đổ VC cho dân Việt trong nước . Ý kiến ?

- Làm ơn tỉnh ngủ dùm đi . Lính Mỹ là để bảo vệ nước Mỹ , chịu lệnh trực tiếp từ Tổng Tư Lệnh hơi đâu đi làm chuyện tào lao . Dân trong nước không chịu tự mình cứu mình thì đừng hòng ai rảnh  làm dùm . Dể hiểu như vậy mà không ngộ ra  suốt đời bị VC cởi lên đầu lên cổ cũng chẳng ngạc nhiên…

*********

Quân nhân Mỹ gốc Việt hiện diện rất nhiều trong quân đội Mỹ . Có hai lý do giải thích chuyện đó : một là truyền thống " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " người VN miền Nam thua trận bị đuổi khỏi đất nước mình, , bị cướp tài sản , nhà cửa ,bị đày đọa, bơ vơ lang thang khắp thế giới . Quốc tế đã giang tay đón tiếp, chào mời họ và giúp đở họ gầy dựng lại tất cả từ con sô' không .

Nhất là nước Mỹ .

Hơn một triệu người Việt của nhiều thế hệ đang có mặt ở Mỹ bắt đầu từ vài trăm ngàn liều sống liều chết chạy trốn hồi tháng Tư Đen . Nước Mỹ chẳng những cưu mang mà còn trao vào tay họ chìa khóa " American Dream " khiến nhiều người thành công tột bực .  Đặc biệt trong quân sự !!

Có năm vị tướng  trong quân đội Mỹ là người Việt đủ các binh chủng   ( trừ Coast Guard ) . Ngoài ra khoảng trên năm ngàn quân nhân và sĩ quan trung , cao cấp  .

Thứ hai là truyền thống hào hùng của cha ông . Quân nhân Mỹ gốc Việt đa số xuất thân từ các gia đình có cha ông trước kia là quân nhân của QLVNCH  ( con cháu họ giờ được gọi tên Hậu Duệ VNCH ) . Thế hệ đi trước nầy đã từng khoác quân phục,  đã từng ra chiến trận . Nhiều người còn vết tích mìn, lựu đạn trên thân xác  nhưng   hãnh diện vì đã đổ máu cho quê hương và niềm hãnh diện nầy  handed down    Di Truyền  " lại cho con cháu .

Cuộc sống không phải lúc nào cũng như mong muốn , nhất là chiến binh . Một trăm người trẻ gia nhập quân đội trong thời bình  chín mươi tám phần trăm có thể trở về nguyên vẹn với người thân . Thời chiến tỷ lệ sẽ rất thấp , nhiều đơn vị còn loe ngoe vài mạng trở về ( như cuộc tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị : TQLC để lại hơn ba ngàn năm trăm  Tử Sĩ , còn Dù thì kiệt sức !! ) khiến cha mẹ vợ con anh em khóc không còn nước mắt .

Cũng đã xãy ra với chiến binh Mỹ gốc Việt . Trong số hàng ngàn quân nhân nhiều người đã " Cổ Lai Chinh Chiến Kỷ Nhân Hồi    . Qua tới quốc gia hùng mạnh . giàu có hàng đầu thế giới , các cháu có thể lựa chọn cuộc sống yên bình, ăn học rồi lớn lên đi làm kiếm tiền sung sướng bản thân . Chẳng ai bắt bớ hoạnh họe , chẳng ai dí súng vào lưng buộc các cháu phải gia nhập quân đội để bảo vệ đảng và nhà nước .

Thế nhưng nhiều quân nhân Mỹ gốc Việt thay mặt cha mẹ mình cám ơn nước Mỹ , nhất là sau vụ 9/11/2001 đã ghi danh vào quân đội . So với lương của bác sĩ , kỹ sư , luật sư ,  lương lính quá bèo nói gì tới giúp đỡ  cha mẹ thân nhân ? sinh mạng bấp bênh nay còn mai mất , tại sao giới trẻ VN vẫn thích gia nhập quân đội ? họ tìm kiếm gì ở đó ?

Đây là câu trả lời  :

- Họ được huấn luyện trong một môi trường kỷ luật

- Họ sống trong tình " Huynh Đệ Chi Binh " 

- Họ có thể đặt niềm tin vào anh em trước mặt, sau lưng , hai bên tả hữu ( Once A Marine, Always A Marine )

- Tương lai họ được bảo đãm dù còn trong quân ngũ hay trở về đời sống dân sự

- Họ được hưởng TỰ DO , họ muốn bảo vệ sự TỰ DO đó cho mình và cho Tổ Quốc

- Nước Mỹ hào phóng với gia đình họ , và đây là cách hay nhất để đền đáp .

Cuối cùng họ muốn sống xứng đáng trên nước Mỹ vì họ biết Hoa Kỳ là " The Land of The Free and The Home of The Brave )

***********

Nếu bạn chưa bao giờ cảm thấy hãnh diện vì mình là công dân của một quốc gia vĩ đại nhất thế giới , nơi quyền lợi và nhân bản con người được tôn trọng tuyệt đối -  không như Michelle Obama  xấu hổ vì mình là người Mỹ - hãy theo lời khuyên của tôi  :  lắng nghe bài hát " The Battle Hymn of The Republic ".

Và nếu bạn vẫn chưa hiểu  tinh thần quật cường của người Mỹ,  hãy tìm đoạn video tựa đề " Star Spangled Banner as You've Never Heard It " . Bạn sẽ chứng kiến những dân quân ( anh hùng ) patriots dùng chính thân mình làm giá đỡ cho cột cờ để lá Quốc Kỳ vẫn phất phới bay  trước sự kinh ngạc của hạm đội Hải Quân Anh .Họ chỉ biết được sự thực  khi họ đã chán nản rút đi trong thất vọng, không hiểu tại sao Quốc Kỳ Mỹ  không chịu gục ngã dù thời gian dài bị pháo kich bằng đại bác . Nhờ đó đã tạo ra nguồn cảm hứng cho Francis Scott Key sáng tác bài quốc ca bất tử .

Mặc dù rất thất vọng trong tám năm dưới thời Obama nhưng chưa bao giờ tôi ngừng hãnh diện là công dân Mỹ . Niềm tự hào đó còn tăng gấp đôi từ 2016 trở đi ….

                                           USA   USA   USA

GOD BLESS AMERICA
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22176
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2020 lúc 9:40am
Còn chăng, lối quay về?

Sầu Đời -Ảnh: HKL

 

-Mình  ơi!  mười một giờ rồi, ngủ đi. Có gì thì để mai làm. Thức khuya hoài không tốt cho sức khỏe đâu!

-Ừ! gõ cái này xong anh vào liền. Mình ngủ trước đi.

Tiếng dép xa dần. Lần ra ngoài, nhìn theo cho đến lúc bà vợ bước hẳn vào phòng ông Hiền mới khép cửa, khóa chốt lại.  Ông làm đúng theo lời căn dặn của anh bạn già  “nhớ khóa cửa cẩn thận, kẻo bà xã đột nhập, đứng lù lù phía sau, đọc hết nội tình thì bỏ mạng”. Ông Hiền lẩm bẩm “Yes Sir” với nụ cười hóm hỉnh rồi háo hức ngồi xuống ghế, bật máy. Tim ông như run lên khi nhìn những hàng chữ đầy nghịt trên màn ảnh -những hàng chữ mà ông thấp tha, thấp thỏm chờ đợi mấy ngày nay. Vói tay lấy cặp kính lão đeo vào mắt, ông chậm rãi đọc từng chữ, từng câu, như nuốt  từng giọt hạnh phúc ngọt lịm vào cổ họng đang khô khát. Thứ hạnh phúc nồng cháy mà sống với vợ gần hết đời người, ông chưa lần nếm trải.

       Anh yêu dấu,

       Mấy ngày nay chắc anh chờ thư em lắm phải không? (Nếu anh trả lời “không”  em sẽ khóc suốt đêm nay đó nha!!!). Xin lỗi anh, cơn cảm cúm đã quật ngã em ba ngày liền không ngóc đầu dậy nổi. Nằm trên giường bệnh mà em cứ mãi nghĩ  về anh và  nhớ anh vô hạn. Chắc anh đang cười  “chưa biết mặt mũi ra sao thì nhớ cái gì?”. Anh có cười em cũng đành chịu, vì đó là chuyện của trái tim, làm sao giải thích được. 

      Không biết anh nghĩ thế nào về em, chứ còn em, qua lời thư nồng nàn, tình tứ, em đã hình dung ra anh, một người đàn ông đa tình với  đôi mắt thiết tha, với dáng dấp phong trần, quyến rũ. Chỉ tưởng tượng thôi mà em đã cảm thấy yêu anh thật nhiều  (anh có nhớ, em đã từng nói, em là người phụ nữ lãng mạn nhất thế giới  không?).

    Ghét anh lắm! tự dưng ở đâu lại tìm đến, rồi nhốt người ta vào nỗi nhớ như cào xé ruột gan. Anh ơi! có lẽ đã đến lúc mình phải hủy bỏ lời cam kết buổi  ban đầu  “Hãy mãi mãi là người tình ảo, đừng tìm gặp nhau. Biết đâu… nhờ thế mà mình có thể  nói với nhau tất cả: những cảm xúc, những mơ ước, những khát  khao thầm kín… ”

    Cho em hỏi “sẽ có một ngày nào mình được mặt đối mặt, tay trong tay,  trao nhau lời yêu thương, không phải bằng những dòng chữ vô tri mà bằng ngôn ngữ ngọt ngào không anh?”

     Anh yêu! em đang chờ một câu trả lời tựa như lòng em mong ước!

     Honey! I love you.

     Mỹ Nữ

Lời tình thư như ướp hương mật ngọt, ông Hiền đọc biết bao nhiêu lần mà trái tim rộn ràng vẫn chưa ngơi nhịp đập. Trong giây phút choáng ngợp với tình yêu mới, không hiểu sao hình ảnh  vợ ông lại thoáng hiện. Một người vợ xinh đẹp, hiền hậu và đoan trang. Nhưng chính cái đoan trang mà ngày xưa mẹ ông thường ca tụng lại khiến  vợ ông không dám biểu lộ tình cảm. Chưa bao giờ bà dành cho ông một cử chỉ âu yếm. Chưa bao giờ bà bày tỏ tình yêu bằng lời thì thầm, êm ái như  ông  hằng mong muốn. Ngược lại, “người tình ảo”,  dù chỉ mới “trò chuyện” vài  lần  qua “email” nhưng đã  cho ông tất cả. Không e thẹn. Không ngại ngần.  Ông mê mệt, đắm đuối trong trò chơi như ảo, như  thật, cuốn hút khó rời. Có đôi lúc, ông cũng chột dạ khi nhớ đến lời mình thường nhắc nhở mấy thằng  em “ráng sống đàng hoàng, tử tế, để làm gương cho con cháu”, nhưng rồi ông tự bào chữa  “đùa một chút cho cuộc đời thêm hương vị, chứ mình có ý phụ rẫy vợ con đâu mà sợ”. Thế là ông lại tiếp tục dùng cái khiếu viết thư tình sẵn có từ lúc còn đi học, để tán tỉnh yêu đương với người phụ nữ của xứ Huế mộng mơ.

     Em yêu của anh,

     Có thể, em sẽ không tin khi đọc dòng chữ này “anh vô cùng lo lắng và xót xa khi biết tin em bị bệnh”. Nhưng đó là sự thật.  Như cái thật của nỗi nhớ niềm thương  -mà anh tin là tiếng nói từ trái tim-  em đã dành cho anh. Em yêu, ước gì ngay giây phút này anh được tận tay mang cho em viên thuốc nhỏ, nấu cho em chén cháo nóng và hơn hết…. một  ao  ước rất con người đang đốt  cháy lòng anh, là được ôm em vào lòng, hôn lên đôi môi hồng phụng phịu, dỗi hờn của người tình trong mộng anh rất yêu thương. 

       Cám ơn em đã trải lòng để anh được nhìn thấy tình cảm thắm thiết, đậm đà em vừa trao cho anh. Ôi!  còn hạnh phúc nào hơn nữa…

Những ngón tay của ông Hiền miên man gõ đều trên bàn phiếm. Bao nhiêu từ ngữ mượt mà, trau chuốt, ông  mang ra dùng hết để chinh phục người phụ nữ  -ông chưa hề biết khuôn mặt và vóc dáng ra sao-  đang ngự trị trong trái tim mềm yếu của ông và cũng để thỏa mãn niềm khát khao của riêng mình mà không chút đắn đo, ngại ngùng. Ngay giây phút này, ông chẳng khác nào chàng thanh niên tuổi đôi mươi với ngọn lửa tình đang ngùn ngụt cháy.

Một giờ sáng, ông rón rén đi vào phòng giữa tiếng thở đều đặn, vô tư đến tội nghiệp của người vợ tấm mẵn, mấy mươi năm cận kề bên ông, từ khi ông còn chức tước, cho đến lúc gian nan, khốn khó trong thân phận tù đày. Ông nằm xuống thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đủ cho bà thức giấc để nhắc nhở ông bằng giọng ngái ngủ:

-Mình uống thuốc cholesterol chưa?

 

***

-Ba à! tháng này ba gọi điện thoại cho ai mà bị lố phút quá trời. Hơn hai trăm đô, con trả tiền muốn ẹo xương sống.

Đang theo dõi trận football trên TV, Kim quay sang, nháy mắt với cô em gái, giọng đùa cợt:

-Em phải theo dõi cho kỹ, coi chừng ba gọi điện thoại cho bồ nhí giống ba của Chúc đó nha. Mới tuần rồi, ổng đưa đơn ly dị cho má Chúc ký. Chị em nó khóc quá chừng.

Bà Hiền đặt tờ báo đang xem xuống bàn, gỡ kính ra, giọng nghiêm nghị:

-Sao con lại đem ba ra mà so sánh với hạng người đó.

Hai đứa con gái rút vai, le lưỡi. Ông Hiền cảm thấy nhột nhạt, nên sau vài câu giả lả, chẳng ăn nhập vào đâu, ông cười gượng gạo rồi đi vào phòng. Bây giờ, tâm trí ông đang tập trung vào cuộc gặp gỡ cuối tuần, hơi đâu mà để ý ba câu nói vặt vãnh của tụi nhỏ.

Lần trước, khi Mỹ Nữ đề nghị gặp mặt, ông Hiền đã viện cớ không nghỉ phép được để né tránh.  Vì trót  nói dối về tuổi tác, nên ông sợ khi  đối mặt, Mỹ Nữ sẽ khám phá ra sự thật.  “Để  ‘câu con ghệ’ trẻ thì mình cũng phải trẻ lại chứ”. Nghe lời  ông Niên cố vấn,  ông Hiền cho phép mình sụt tuổi từ hàng sáu xuống hàng năm.  “Có gặp nhau đâu mà sợ!?”. Mấy tháng trước ông cũng nghĩ như thế, nhưng bây giờ ông mới thấy, mười con số chênh lệch giữa thật và giả có thể nhận ra dễ dàng, dù ông đã đề phòng bằng câu than thở “nhiều người nói anh trông già hơn tuổi”.  Viễn ảnh tan vỡ  “cuộc tình  net” làm cho ông lo sợ, nên cố gắng thuyết phục  Mỹ Nữ  “Hãng vừa ký thêm mấy cái hợp đồng, nên ngưng cấp phép cho nhân viên. Vậy, tạm thời mình liên lạc  bằng điện thoại để có thể nghe được tiếng nói của nhau nghe em. Khi công việc bớt bận rộn, anh hứa sẽ sắp xếp một cuộc gặp gỡ  thật lãng mạn cho hai đứa mình”. Từ đó, đêm nào ông cũng chờ vợ ngủ say rồi khe khẽ bước ra  hiên ngoài trò chuyện với người tình trong mộng cho đến nửa khuya.  Càng trò chuyện ông càng mê mẫn cái giọng Huế nũng nịu, êm ái  -dù trước kia ông thường chê giọng Huế nặng nề. Và khi sự đam mê  làm lu mờ lý trí, thì ông là người náo nức muốn diện kiến cái dung nhan mà ông hằng ôm ấp bằng trí tưởng tượng.

Ngoài kia, tiếng cười vui tươi, rộn rã của ba mẹ con vẫn vang đều với câu chuyện thú vị nào đó. Thông thường, những lúc như thế này,  ông sẽ nhanh chân chạy ra để nhập cuộc. Nhưng hôm nay còn một chuyện quan trọng hơn mà ông phải làm, là chọn sẵn bộ quần áo trẻ trung, hợp thời trang để chuẩn bị cho cuộc tao ngộ thật ly kỳ mà vừa nghĩ đến ông đã cảm thấy nôn nao.  Ông Hiền ướm thử lên người chiếc  áo khoác thật kẻng, quay một vòng trước tấm gương lớn, rồi nở nụ cười tự tin khi tự chấm điểm cho mình “vẫn còn phong độ như thuở nào”.

 

***

Ông Hiền lảo đảo bước vào nhà. Nhìn căn phòng “family room” vắng tanh, người  ông bỗng nhiên lạnh toát.  Hơn bao giờ hết ông thèm nghe tiếng nói nhẹ nhàng của vợ, tiếng cười dòn tan của con. Ông nhớ bầu không khí ấm cúng, quen thuộc đó đến chảy nước mắt, khi thầm hỏi “sẽ còn không những ngày vui vẻ, hạnh phúc?”. Tựa đầu vào chiếc ghế bành rộng lớn, ông Hiền nhắm nghiền đôi mắt, muốn ngủ một giấc cho quên đời, nhưng sao tất cả những gì vừa xảy ra, như một cuốn phim quay chậm, cứ lần lượt trôi qua trí nhớ của ông.

… Khi người phụ nữ với chiếc áo đầm màu hồng tím  quay lại thì bàn tay ông Hiền vừa chạm phía sau vai cô ta cũng rơi xuống một cách ngỡ ngàng, hoảng hốt. Ai đây? Mỹ hay Mỹ Nữ? Hai tên chỉ là một người sao? Đôi mắt ông như đứng tròng và nụ cười trên đôi môi đỏ chót của người phụ nữ cũng tắt ngúm. Ông Hiền vịn tay vào thành ghế mà thấy trước mắt mình mọi vật như quay cuồng. Cúi đầu xuống, khép mắt lại, ông nghe tiếng giày cao gót nện trên nền gạch một cách vội vã rồi xa dần. Oan gia nghiệp chướng gì đây, hỡi trời? Ông Hiền than thầm khi thất thểu lê từng bước chân nặng nề ra bãi đậu xe, lòng không dám tin những gì vừa xảy ra là sự thật. Cái giọng Huế đặc sệt của Mỹ Nữ  khác xa với giọng Nam ông vẫn nghe khi tiếp xúc với Mỹ, nên  làm sao ông có thể ngờ được Mỹ Nữ chính là Mỹ, người đàn bà ông vẫn thường gặp, khi hai người cùng đến chùa làm công quả. Bây giờ, ông Hiền mới nhớ lại lời nhận xét của ông Vịnh về trò chơi nguy hiểm này.

“Viết nhăng, viết cuội, gửi qua, gửi lại, bằng địa chỉ email thì không ai biết tung tích của mình. Khổ nỗi, lâu ngày lại động tâm,  rồi mê mê, muội muội, cứ muốn đến với nhau cho thỏa tình. Nhưng trăm phần nguy hiểm là ở chỗ gặp mặt. Vì “người tình ảo” mà ta không hề biết tên thật, tuổi thật có thể là  “bà tám” nào đó trong sở làm mà ta rất ghét. Có thể là vợ của bạn ta. Mà cũng có thể là bà mẹ vợ hồi xuân của ta, nếu những người này cũng có máu thích “tìm của lạ” như  ta.  Nói thiệt,  ai còn biết  xấu hổ thì khi ấy chỉ muốn độn thổ cho xong.

Lúc đó, không những không tin, ông Hiền còn trêu ghẹo:

“Kinh nghiệm bản thân của anh đó hả? Mà thôi, lo chi xa quá cho cuộc đời mất thú vị”.

Giờ thì … cái thú vị mà ông đang nếm sao nó cay xé lưỡi, đắng chát môi.

Ông Hiền vò đầu, bứt tai khi nghĩ đến ông Niên. Đúng là cái xui  không hẹn giờ nó cũng lù lù đến. Có một hôm, ông Hiền vào quán café để chờ vợ đi chợ thì gặp ông Niên ngồi trong đó với chiếc laptop trên bàn. Sau một hồi chuyện vãn, ông Niên mở máy, khoe những email của “người tình ảo” gửi cho ông với lời văn ướt át, mùi mẫn. Ông Hiền tỏ ý khâm phục khi biết ông Niên không phải chỉ có một, mà  có đến ba  “người tình ảo”. Một tuần sau, ông Niên gọi điện thoại ngỏ ý  “Tôi  ‘sang’ lại cho ông một em, ông chơi cho biết mùi đời”. Ông Hiền quyết liệt từ chối. Nhưng sau nhiều lần nghe bạn thuyết phục ông xiêu lòng với ý nghĩ “ Ừ! thì  chơi một chút cho vui, có ai biết ai đâu mà sợ”. Nhưng ông đâu ngờ cái vui ngắn ngủi đã trở thành đại họa lâu dài khi người trong tình mộng của ông là người nằm ở vế thứ nhất trong thí dụ của ông Vịnh – có thể là  “bà tám” nào đó mà ta rất ghét.

Đúng!  ông Hiền không ưa Mỹ. Lý do khiến ông có ấn tượng không tốt về người đàn bà đã một lần ly dị này là cách ăn mặc không phù hợp với môi trường đang sinh hoạt. Làm việc trong khâu nhà bếp, nên Mỹ thường xuyên ra vào chùa vào cuối tuần. Mà cứ đến mùa hè là cô ta lại mặc áo hai dây, hở ngực, trống lưng.  Người ngoài  đời, đôi khi còn phải ngượng ngùng khi ánh mắt vô tình chạm vào cái  mình không muốn nhìn mà phải thấy, huống chi các thày là bậc  tu hành. Đã có nhiều người nhắc khéo, nhưng cô nàng để ngoài tai, đôi khi còn nghênh mặt thách thức  “Tôi mặc vậy đó, ai làm gì được tôi?”. Lần đó, trước mặt thày, Mỹ còn cúi xuống sửa dây giày, khiến ông Hiền không ngăn được sự bực tức, nên sẵng giọng “Đây là chùa, chứ đâu phải quán bar mà cô ăn mặc hở hang như thế ”. Mỹ quay đi, không trả lời.  Nhưng sau đó, ông nghe có người kể lại giọng điệu cong cớn của cô ta “Ổng hổng nhìn sao thấy tôi hở. Cho ngắm miễn phí còn bày đặt lên giọng đạo đức”.

Ngoài việc ăn mặc, Mỹ còn thể hiện khả năng “buôn chuyện”.  Chuyện đời tư của ông A làng trên, bà B xóm dưới, Mỹ kể vanh vách như người trong cuộc, lại còn thêm mắm, dặm muối, cho thêm phần hấp dẫn, khiến ai cũng ngao ngán tránh xa, sợ sẽ có ngày tới phiên mình. Vậy mà… lần này, coi như  ông Hiền rơi vào ổ kiến lửa. Vốn đã “cay” ông từ trước, nay Mỹ sẽ có dịp rêu rao khắp cùng thiên hạ. Tệ hơn nữa, nếu  cô ta  cho vài người bạn cùng dạng “loa phóng thanh”  đọc những lời tình tứ táo tợn -trong đó, có lúc hứng chí ông còn đề cập cả chuyện phòng the, thì … ông không dám nghĩ   thêm nữa.  Dù ông Hiền tự an ủi  “miệng mồm cô ta ai cũng biết, nên chắc chẳng mấy người tin”, nhưng ruột gan ông lại rối bời khi nghĩ đến tâm lý con người là thích nghe chuyện giật gân, nhất là  chuyện ấy lại liên quan đến nhân vật mình quen biết.  Như vậy… không sớm thì muộn, bạn bè, hàng xóm, anh em, vợ con ông sẽ biết hết. Lúc đó, ông giấu mặt đi đâu?  Nghĩ đến đây, mồ hôi ông vã ra như tắm. Sao mình có thể ngu dại đến mức không nghĩ đến hậu quả của trò chơi quái quỷ này chứ! Mấy mươi năm qua, ông đã sống một cuộc sống gương mẫu, cẩn thận trong từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ hành động -những thứ thể hiện tư cách của một con người-  giờ đây, chỉ một phút mê muội tất cả đã  tan thành  mây thành khói.  Rồi… những người xưa nay vẫn kính trọng, quý mến ông, họ sẽ  nghĩ gì ngoài  ánh mắt ngỡ ngàng, thất vọng. Còn những ai từng có thái độ ganh tỵ đối với ông vì  lý do nào đó, chắc sẽ ném cho ông nụ cười chế giễu. Ông Hiền ôm đầu trong nỗi khổ đau và hối tiếc -tựa  như sự hối  tiếc của  đứa con gái trẻ người, non dạ khi đắng cay tự trách mình “Đúng là khôn ba năm, dại một giờ” .

Và cũng chính lúc này ông Hiền mới nhận ra sự tàn nhẫn của mình. Nhiều khi ngồi cạnh vợ mà hồn viá ông bay tận đâu đâu, mắt cứ nhìn chầm chập vào chiếc điện thoại trên tay. Khi tiếng kêu báo hiệu một cái text vừa gửi tới, thì ông vội vội, vàng vàng mở ra đọc, miệng tũm tĩm cười, những ngón tay hí hoáy  gõ những lời  tán tỉnh yêu đương.  “I love you. I miss you”.  Những lúc ấy, đã không cảm thấy áy náy, ông còn ngầm thích thú, vì dễ dàng qua mặt  bà vợ dốt nát, không biết  gì về kỹ thuật điện tử, lại còn tin tưởng ông một cách tuyệt đối.  Nhưng bây giờ ông cảm thấy lạnh xương sống. Nếu chuyện tồi tệ này đến tai con gái ông, nó sẽ đoán được ông gọi cho ai, đến nỗi vượt quá số thời gian hãng điện thoại quy định theo hợp đồng đã ký, để nó phải còng lưng trả  thêm tiền bằng đồng lương ít ỏi. Còn vợ ông nữa, người vợ hiền lành, nhưng rất cương quyết đã từng nói với ông ”Lỗi lầm nào của anh, em cũng có thể bỏ qua, nhưng tội ngoại tình thì em không bao giờ tha thứ”.

Mấy mươi năm chung sống,  vợ ông chưa một lần lớn tiếng  cãi vả, cằn nhằn ông như những người đàn bà khác. Ông có khác chi một ông vua không ngai, được chìu chuộng, phục tùng hết mức.  Vậy mà ông không biết tận hưởng cái hạnh phúc đang có trong tay, lại bày đặt đèo bồng, thả mồi bắt bóng. Rồi đây số phận của ông sẽ ra sao?  Ông Hiền cảm thấy trên cổ mình như có một bản án nặng chịch đang treo trên đó. Án tử hay án tù ông vẫn chưa biết, nhưng chỉ nghĩ đến những giọt lệ đau đớn, bẽ bàng của vợ và ánh mắt oán trách của con, ông thấy mọi vật chung quanh mình dường như đang sụp đổ tan tành []

Ngân Bình

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22176
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2020 lúc 2:03pm

Quan Hệ Dù Tốt Đến Mức Nào Đi Nữa, Cũng Tuyệt Đối Không Nên Giúp Người Khác 3 Việc Này


Hãy xem 3 việc được nhắc đến ở đây là những việc gì.

Giúp người là một biểu hiện của sự thiện lương, là một cội nguồn của niềm vui, là một cách tu hành thường nhật, là một sự thăng hoa của nhân cách.
Đời người lấy việc giúp người khác làm vui, nhờ giúp người khác mà trở nên tuyệt vời.
Cuộc đời được người khác giúp đỡ nhờ từng giúp đỡ người khác, được tích phúc nhờ giúp người khác.
Giúp người là việc tốt, nhưng có đôi khi vì lòng tốt lại gây ra sai lầm. Vì vậy, quan hệ dù tốt thế nào cũng không nên giúp người khác 3 việc sau:

1. Không thể giúp việc vượt quá năng lực của mình
Giúp người là giảm bớt gánh nặng thay người khác, là giải quyết phiền phức thay người khác. Đó là ý tốt, cũng là chuyện tốt.
Nhưng nếu giúp đỡ người khác mà tăng thêm áp lực cho mình, áp lực ấy lại không phải điều bản thân chúng ta đáng phải chịu đựng, vậy thì giúp người như vậy sẽ trở thành một gánh nặng.

Giúp người khác nhưng lại khiến mình rơi vào hoàn cảnh khó khăn khổ sở, đôi khi thậm chí còn cần nhiều người hơn để giúp bạn, mang lại phiền phức cho thêm nhiều người, vậy là mất đi ý nghĩa của sự giúp đỡ.
Bởi vậy, xin đừng giúp đỡ người khác chỉ vì thể diện!


2. Không thể giúp những việc tốn công vô ích
Trên thế giới này, không phải tất cả mọi người đều biết cảm ơn, không phải cả mọi người đều có lòng thành.

Có những người xin bạn giúp đỡ không phải vì bản thân người đó không làm được, mà coi bạn là cu li miễn phí để chỉ đạo, không hề có chút lòng biết ơn nào.



Loại người như vậy giống như một cái giếng sâu không hề có đáy, bạn có lấp gì vào cũng không thể đầy được. Giúp đỡ những người như thế chẳng khác nào tự tìm sự khó chịu cho bản thân.

Giúp đỡ được người khác là việc tốt nhưng tuyệt đối không nên mù quáng và hãy làm một cách chừng mực. Bởi lòng tham con người là vô đáy nên đối với những người không biết đủ, không biết tri ân, sự nhiệt tình của bạn sẽ có ngày làm hại chính bản thân bạn.
Bạn sẽ không thể gọi được một người đang giả vờ ngủ thức dậy, cũng sẽ không thể nào làm thỏa mãn được một người vô ơn và tham lam.

Lòng tốt, lòng nhân ái, sự lương thiện, bao dung trên đời này vốn là miễn phí nhưng không phải là những thứ đồ rẻ mạt. Lòng tốt cần sử dụng đúng người, bao dung cũng cần có lý trí, không phải ai cũng xứng để được nhận sự giúp đỡ vô tư, không toan tính của chúng ta.
Bạn chân thành nhưng kẻ đó không bận tâm; bạn thật lòng nhưng kẻ đó coi đó như trò chơi, loại người như vậy, khoan nói tới việc giúp đỡ, xin bạn hãy tránh kẻ đó thật xa.


3. Không thể giúp việc vượt quá giới hạn
Giúp người không thể vượt quá giới hạn, không thể giúp người ta lừa đảo gian lận;
Giúp người không thể làm trái lương tâm, không thể giúp người ta lừa tiền gạt người.
Giúp người không thể bất chấp chuẩn mực, không thể giúp người ta làm tổn thương người khác.
Giúp đỡ không được quá đi theo cảm tính, hễ người ta nhờ vả là lại mềm lòng.

Giúp người là làm việc tốt, nhưng nếu vượt quá giới hạn thì sẽ chẳng còn ý tốt, trở thành việc sai lầm.



Nếu bạn giúp đỡ việc vượt quá giới hạn, xong việc không những người ta chẳng biết ơn bạn, ngược lại còn nói như thể bạn là kẻ đầu sỏ xúi giục người đó làm việc xấu. Tới khi ấy có trăm cái miệng cũng chẳng thể chối cãi!

Giúp đỡ cần phải có lý trí!
Giúp đúng việc sẽ được người khác biết ơn, được người khác tôn sùng;
Giúp sai việc sẽ bị người khác lợi dụng, làm khổ bản thân.
Giúp đỡ là một ý tốt, ý tốt này phải có sự sắc sảo mới giúp mình vui được;
Ý tốt này cần phải có giới hạn, mới có thể tránh cho mình bị người ta hại;
Ý tốt này cần phải có tiêu chuẩn, mới có thể trở nên ý nghĩa và trở thành thành câu chuyện hay!

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.574 seconds.