Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2018 lúc 7:47am

Ông Lão Kỳ Lạ 


Tôi muốn viết từ lâu, kể chuyện một ông lão kỳ lạ, ông ta sống giữa đời như tất cả chúng ta, song lại hành động rất khác!

Lần đầu tiên tôi nghe về lão là mùa Giáng Sinh 1990. Chiều 24 tháng 12 năm ấy, tôi lên thăm bạn ở thành phố Lausanne. Chúng tôi rủ nhau đi phố sắm sửa vài món quà cho bữa tiệc thân hữu gặp nhau. Phố xá lạnh lẽo và vắng lặng lắm vì đa số mọi người đã đều đi về đoàn tụ với gia đình. Trời lất phất đổ tuyết, gợi cho lữ khách, tùy tâm trạng, mà cảm thấy lãng mạn hay cô đơn kinh khiếp. Với tôi, năm ấy thật buồn, vì ba mẹ tôi đi Hoa Kỳ thăm bạn, còn tôi vì phải lo học thi cho học kỳ mùa Đông, nên không đi theo được. Ở lại xứ cao nguyên sương mù, gió lạnh trong mùa Giáng Sinh lê thê quả là một chuyện cô đơn khó chịu. May mà còn có bạn bè dễ thương. Họ làm tiệc mời tôi và qua đó cũng ấm lòng người viễn xứ!

Khi ở phố về, chúng tôi chọn đường tắt nên đi ngang qua một chiếc cầu rất dài, bắc lắt lẻo trên ghềnh đá, đứng trên thành cầu nhìn xuống dưới người yếu bóng vía dễ bị xây xẩm vì chiều sâu hun hút hiểm trở. Người bạn đi chung chợt giật tay tôi chỉ một túp lều vải được dựng ngay bên cạnh đầu cầu. Tôi hơi ngạc nhiên, vì mùa này không phải là mùa để người ta cắm trại nơi đây! Bạn tôi kể rằng từ 20 năm nay, mỗi năm cứ đến mùa Giáng Sinh lại có ông già đến đây cắm trại. Tôi ngạc nhiên hỏi lý do. Bạn tôi cho biết chiếc cầu này là nơi quyến rũ nhiều người cứ đến mùa Giáng Sinh ra nhảy cầu tự tử. Vì mùa Giáng Sinh ở Thụy Sĩ buồn quá, những người sống cô đơn thường bị cơn trầm cảm (Depression) hành hạ nên dễ tìm cái chết. 20 năm qua, người đàn ông đã cắm trại ở đầu cầu, nếu thấy ai một mình đứng trên cầu, lập tức ông bước tới nói chuyện khuyên nhủ. Trong lều của ông thường có rượu chát, chocolade và vài món quà nho nhỏ. Người có ý định tự tử thường được ông mời vào lều cho uống rượu tâm tình, cho đến khi người đó bỏ ý định quyên sinh. Trước khi rời khỏi lều, thể nào họ cũng được ông cho món quà có ý nghĩa, với số điện thoại để sau đó cần người nói chuyện thì tìm ông. Ông làm việc âm thầm và không nhờ bất cứ hội đoàn nào giúp sức. Nghe lời kể của bạn tôi, tôi xúc động lắm, thật không ngờ giữa cuộc sống có quá nhiều bon chen, tranh giật lại có Tâm Bồ Tát hiện hành. Tôi kéo bạn tôi đi về phía lều của ông lão và tỏ ý muốn nói chuyện. Ông lão mở cửa lều, mời chúng tôi vào. Đó là một người đàn ông có dáng người khắc khổ, tuổi khoảng trên dưới 70 tuổi, gương mặt đầy từ ái. Trong căn lều thiết trí rất đơn giản, có tấm thảm trải cho ấm và một lò than nho nhỏ bên cạnh để sưởi, nấu trà, cafê và thức ăn.

Ông lão hỏi chúng tôi sao lại đứng trên cầu bàn luận lâu vậy, giữa thời tiết giá lạnh trong buổi chiều Noël? Tôi kể ông nghe về cảm nhận của mình khi biết chuyện và vô cùng tán thán hạnh nguyện của ông. Ông lão mỉm cười: „Thì sống trong đời, ta có thể làm được việc gì tốt cho người khác thì phải cố gắng thôi!“ Ông cũng cho biết thêm „có nhiều người oán trách tôi vì tôi bắt họ tiếp tục sống để chịu khổ!“ Chúng tôi nói chuyện với nhau khoảng 1 giờ đồng hồ về nhiều đề tài rất tương đắc, ông lão rất thông thái, rất tế nhị và khi nói chuyện có sức thuyết phục rất cao. Sau đó chúng tôi từ giã ông để trở về lo bữa tiệc buổi tối. Từ đó, thỉnh thoảng tôi gọi điện thoại nói chuyện với ông. Tình bạn giữa chúng tôi nảy nở và trở nên thân thiết. Ông tên Peter Dupont, tuổi đã 72 và sống một mình cô độc. Tôi cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao ông không có gia đình. Ông bảo: „Khi trước tôi cũng có bà mẹ nữa, vì phụng dưỡng mẹ nên tôi chẳng lập gia đình, ngày tháng qua đi, trở thành người già khi nào không biết.“ Ông làm việc tại ngân hàng X với nhiệm vụ chuyển thư từ tài liệu từ văn phòng này tới văn phòng khác. Ông không bao giờ nghỉ, trong suốt 40 năm làm việc tại đây. Khi mẹ ông qua đời trong đêm, ông đến xin phép ban giám đốc cho ông được nghỉ nửa ngày. Ông giám đốc ngạc nhiên thấy ông xin nghỉ, hỏi lý do mới biết đêm qua mẹ ông qua đời. Ông giám đốc kêu trời và bắt ông nghỉ 1 tuần ở nhà lo mọi chuyện. Sau 3 ngày, ông gọi điện thoại xin cho ông đi làm lại kẻo không ông cũng sẽ „chết“ như bà mẹ của ông mất, nếu người ta còn bắt ông ở nhà!

Quả thật tôi không thể hiểu được tại sao có người ham mê công việc đến thế, ông lão trả lời những thắc mắc của tôi rằng: „Ta được sống trong xã hội đầy đủ thế này, ta nợ biết bao nhiêu người, nếu không làm việc để trả lại những ân nghĩa ta vay, thời ta nợ đến bao giờ mới trả nổi!?“ Tôi giật mình vì lý luận của ông rất gần với tư tưởng Bồ Tát Đạo của Phật Giáo đại thừa, trong khi ông là Ki Tô Hữu.

Với thời gian, chúng tôi khám phá ra ông Dupont cũng chính là khách hàng ở nhà bank nơi bạn tôi làm việc, mặc dù cũng làm việc cho nhà bank, song nhà bank nơi ông làm việc thuộc nhà ngành quản trị gia tài (***et management bank), trong khi ông chưa giàu có để có trương mục tại ngân hàng đó.
Ông biết bạn tôi và rất tin tưởng khi có chuyện gì có liên quan đến ngân hàng tiền bạc.

Thời gian trôi đi, đã 14 năm kể từ ngày tôi quen ông Dupont. Hàng năm ông vẫn đến cắm trại bên cầu, dù rằng tuổi ông đã quá cao và yếu nhiều. Rất nhiều người biết về ông, có những bài phóng sự hay chương trình truyền hình nói về ông, song chưa bao giờ những thứ ấy khiến ông để ý! Ông thường tỏ ra khó chịu khi người ta tới quay phim, phỏng vấn ông.

Hôm qua, tôi nhận được điện thoại của bạn tôi, tôi đã lặng người đi khi nghe tin ông đã vừa giã biệt cõi đời! Cảm động nhất là trước ngày ông mất, ông nhờ người đẩy xe lăn cho ông tới ngân hàng gặp bạn tôi (sau cơn bệnh cách đây 3 tháng, ông không đi lại được nữa, mà phải ngồi xe lăn), ông mang tất cả các hoá đơn thuế nhà, thuế đất, bill điện nước theo và yêu cầu bạn tôi thanh toán giúp ông. Ông bảo: „Ta biết ta sắp ra đi, nay nhờ anh giúp trang trải hết những nợ nần còn sót lại này, ta không muốn còn phải nợ nần gì khi giả biệt cõi trần.“ Ông không có nhiều tiền trong trương mục, nhưng sau khi thanh toán còn lại một chút, bạn tôi hỏi ông muốn làm gì, ông bảo làm gì cũng được, song ông có người cháu họ xa, hiện cũng đã 70 tuổi, nếu số tiền còn lại đó sau khi ông qua đời, được chuyển cho người cháu với lời nhắn nhủ là „Giáng Sinh năm nay, ráng thay ông, một năm cũng được ra cầu Lausanne cắm trại cứu người, thì ông sẽ mỉm cười thanh thản ở bên kia thế giới“

Chỉ vậy, hai ngày sau đó ông ra đi thanh thản tại bệnh viện gần nhà.
Một vị Bồ Tát bằng xương bằng thịt đã âm thầm đến và đi, không để lại dấu vết! Tôi không đi dự tang lễ của ông được, nhưng nghe đâu rất đông người tham dự! Có nhiều người được ông cứu từ 30 năm về trước cũng mang gia đình con cháu tới tiễn ông.

Mùa thu … vắng lặng và buồn quá! Chiếc lá vàng rơi để trở về với cát bụi … tăng thêm chất màu mỡ cho đất. Một đóng góp cuối cùng! Ông lão kỳ lạ kia cũng vậy!
st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2018 lúc 8:29am

Hiếu - Tình - Trách nhiệm Chu Toàn Khả Thi


2969%20Hieu%20Tinh%20TrachNhiemCungTram

(cảm tác qua bức tranh vẽ)

Nhà kia lỡ bị chìm tàu
Đấu tranh thần chết cố mau vào bờ

Mẹ gắng gượng cứu con thơ
Một tay bám chặt rễ bờ đại dương
Cha già lặn hụp bên tường
đá nhô, sinh mạng như đường chỉ thôi!

Hiếu, Tình, Trách nhiệm than ôi!
Làm sao trọn vẹn, trời ơi là trời?
Đầu chàng nảy ý tuyệt vời:
-Cha già cứu trước, và rồi vợ con

Cứu cha sau, người chẳng còn!
Mẹ nào mà chẳng thương con bao giờ?
Tay bám rễ giữ con thơ
Vợ trẻ đủ sức đợi chờ cứu sau

Cứu cha - vợ - con được rồi!
Hiếu - tình - trách nhiệm tròn thôi, dễ mà

Khâm phục họa sĩ tài ba
Trí, tim, nghệ thuật hài hòa đủ trăm
Chẳng cần triết lý xa xăm
Rất thực tiễn…, tựa trăng rằm sáng soi!

Cung Trầm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2018 lúc 3:36pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2018 lúc 12:03pm

Bức tranh BÀN TAY NGUYỆN CẦU


doi-ban-tay-cau-nguyenMột vài nhà thờ không có cây thập giá trên bàn thờ tế lễ , thay vào đó là đôi bàn tay, chắp lại với nhau trong tư thế cầu nguyện, và chạm trong gỗ. Chúng thể hiện một bản vẽ gốc về đôi bàn tay của họa sĩ vĩ đại Albrecht Durer.

Albrecht được sinh ra là con thứ ba của một gia đình có mười tám người con. Vì gia đình quá đông nên Albrecht phải chăm sóc vài đứa em. Họ sống ở Nuremburg, một thành phố của nước Đức. Cha của chúng là thợ kim hoàn. Ông tha thiết muốn thằng bé Albrecht cũng trở thành thợ kim hoàn giống như ông. Tuy nhiên, Albrecht thích môn hội họa. Vì thế khi cậu trở thành một trang nam nhi, cậu rời nhà và gặp một thanh niên khác cũng muốn học để trở thành họa sĩ. Họ trở thành đôi bạn thân và mướn một căn nhà tranh nhỏ ở chung để đi học, vì họ không có nhiều tiền.

Chẳng bao lâu, Albrecht và người bạn nhận thấy rằng họ không thể kiếm đủ tiền cho cả hai người vừa đi học vừa mua thực phẩm, quần áo và tiền mướn nhà. Do đó, người bạn nói với Albrecht:

- Này, tôi đã nhận một công việc trong nhà hàng. Tôi sẽ làm việc nhiều giờ và kiếm tiền để cho cả hai chúng ta đủ sống. Bạn hãy tiếp tục học để trở thành một họa sĩ. Bạn còn trẻ hơn tôi và vẽ giỏi hơn tôi xa. Sau khi bạn học thành tài, sẽ điến phiên bạn nuôi tôi để tôi có cơ hội đi học lại.

Người bạn của Albrecht làm việc nhiều giờ trong công việc rửa chén, hầu bàn, và dọn dẹp sau bữa ăn để kiếm tiền nuôi Albrecht ăn học. Albrecht cố gắng miệt mài học và chẳng bao lâu anh đã trở thành một họa sĩ tài danh. Sau khi công thành danh toại và đã có tiền, Albrecht nói với bạn:

- Bây giờ đến phiên tôi nuôi bạn, bạn có thể đi học trở lại để trở thành họa sĩ như ước mơ.

Người bạn từ bỏ công việc trong nhà hàng và bắt đầu học nghệ thuật vẽ tranh. Tuy nhiên, người bạn đã làm việc quá lâu với đôi bàn tay thường tiếp xúc với nước đến nỗi chúng không còn lanh lợi, mềm mại. Bàn tay của người bạn trở nên nhức nhối sưng phồng và cứng ngắc. Cậu ta cố gắng hết sức để trở thành họa sĩ, nhưng sau cùng người bạn nhận thấy rằng mình không thể nào thành công.

Albrecht quyết định cậu sẽ luôn luôn làm việc để chăm sóc cho người bạn, người đã làm việc siêng năng quá lâu vì cậu. Một ngày kia, khi trở về nhà, cậu thấy người bạn đang qùy gối cầu nguyện một mình. Đôi bàn tay nhăn nheo đan vào nhau trong tư thế cầu nguyện. Albrecht nghĩ: "Mình không thể nào làm cho đôi tay của bạn mình khá hơn được. Tuy nhiên, mình sẽ vẽ đôi bàn tay tiều tụy, gân guốc như mình thấy bây giờ, để cho mọi người thấy được bạn mình đã làm việc vì mình như thế nào.

Và bức tranh "Đôi bàn tay nguyện cầu" được ra đời từ đó.

Đôi bàn tay làm việc cực nhọc nhưng nó vẫn đẹp. Người ta thích có được bức tranh hoặc nhìn bản sao chạm trổ bằng gỗ trong nhà thờ vì nó giúp họ dễ dàng cầu nguyện với Chúa.

***

Lạy Chúa, con tự hỏi lòng có bao giờ cầm bát cơm ăn mà con nhớ đến đôi tay lam lũ của người nông phu vất vả trên cánh đồng lúa chín chưa?

Có bao giờ nhìn đôi tay nhăn nheo, kham khổ của người mẹ mà con nghĩ đến công lao mẹ đã vất vả giải nắng dầm mưa nuôi đàn con thơ dại đến ngày khôn lớn chưa?

Có bao giờ con nhớ đến đôi tay mạnh mẽ chắp lại nhau trong tư thế cầu nguyện đang run rẩy đón nhận những giọt mồ hôi máu chảy xuống của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani năm nào không?

Có bao giờ con nghĩ đến đôi tay phải vác thập giá nặng, bàn tay bị đinh đóng thâu qua trên thanh gỗ sần sùi để ơn tha thứ tuôn tràn xuống cho nhân loại không?

Có bao giờ nhìn đôi tay giang rộng trên thập giá mà con nghĩ đến tình yêu thâm sâu của Thiên Chúa bao la đến thế nào không ?

Con thờ ơ qúa! hững hờ qúa! Xin hãy tha thứ cho con...

Albrecht đã hứa chăm sóc cho người bạn cả đời vì đã hy sinh đôi bàn tay cho anh ta. Còn con, con phải làm gì để báo đáp những đôi bàn tay rách nát mang nhiều thương tích vì con ?

Con không biết vẽ như Albrecht nhưng con nguyện sẽ khắc ghi đôi bàn tay bị đinh đóng thâu qua trong trái tim nhỏ bé này. Xin giúp con để con biết giơ đôi tay ra trao lại ân tình đó cho tha nhân, cho anh em con. Amen

st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2018 lúc 11:12am


NHỮNG MÙA XUÂN NĂM CŨ


Image%20result%20for%20tet%20truoc%20ặ̃̀


Đã hơn bốn mươi năm rồi, cuộc chiến đã chấm dứt trên mảnh đất Việt từ lâu, nhưng dư âm những tiếng nổ chết người năm xưa vẫn còn vang vọng trong lòng tôi. Và rồi gần hai mươi năm sau, tôi rời bỏ quê hương đi định cư ở đất nước Tự Do này, chỉ quanh quẩn lo toan xây dựng cuộc sống mới. Hệ lụy đau thương của cuộc chiến thật dài trên đất nước; những đoạ đày khổ đau trong chốn địa ngục “cải tạo”; những tất bật trong cuộc sống nơi xứ lạ quê người… tất cả đã làm xơ cứng tình cảm trong trái tim tôi …

Nhưng hôm nay, vào một buổi chiều cuối Xuân, cách xa quê hương cũ đến nửa vòng trái đất, niềm cảm xúc mà tôi tưởng đã đánh mất bỗng dưng sống lại. Trong giây phút tôi cảm thấy rưng rưng trong lòng khi nghe một cô ca sĩ trẻ hát bài "Phiên Gác Đêm Xuân" của cố nhạc sĩ Trung tá Nguyễn Văn Đông.

Hôm nay cô ca sĩ trẻ ấy hình như có mối đồng cảm với người nhạc sĩ nổi danh một thời trước năm 1975. Cô trình bày bản nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông một cách say sưa, với giọng ca thật tha thiết, nồng nàn, sâu lắng… Tôi đã từng nghe cô hát trong các buổi văn nghệ của Hội QGHC Nam Cali.... Nhưng hôm nay, cùng với các nam nữ nghệ sĩ trình bày những bản nhạc của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tiếng ca của cô thật sự đã khiến tôi rung động với giọng hát ngọt ngào, cuốn hút tình cảm, với lối trình diễn thật duyên dáng …

Sau khi hát những câu cuối của bản “Phiên Gác Đêm Xuân, cô cúi chào khán thính giả. Cả hội trường vang lên từng tràng pháo tay giòn giã, vang dội… Tôi nghĩ đến những mùa Xuân trước năm 1975, khi tôi đang phục vụ tại quận hẻo lánh xa xôi và mất anh ninh gần biên giới Miên Việt. Đó là những mùa Xuân xa nhà, nằm trong bunker nghe địch phát kích giòn giã như tiếng pháo giao thừa. Tâm trạng của tôi, một sĩ quan biệt phái ngành Hành chánh chẳng khác như người sĩ quan tác chiến Nguyễn Văn Đông đã từng đón Xuân chốn biên thùy…

Chốn biên thùy này Xuân tới chi/ Tình lính chiến khác chi bao người…

Đêm giao thừa, cũng là đêm chúng tôi cảnh giác, chuẩn bị đối phó khi địch tấn công- như chúng đã vi phạm lệnh ngưng bắn, gây nên cái Tết đẫm máu Mậu Thân 1968. Cho nên, nếu các đơn vị quân đội, từ Nghĩa quân đến các sĩ quan trong Chi khu phải ứng chiến trăm phần trăm trong ba ngày Tết, thì các viên chức Hành chánh từ Xã , đến Quận cũng phải chia phiên ứng trực tại nhiệm sở như thế!

Mùa Xuân 1975 Miền Nam thất thủ, các sĩ quan và viên chức chỉ Huy Hành chánh như chúng tôi phải vào nhà tù “cải tạo”. Mùa Xuân năm 1976, từ trại Long Thành ở Miền Nam, chúng tôi bị đưa ra Miền Bắc, vào trại Thanh Cẩm, tỉnh Thanh Hoá. Nơi đây, cứ mỗi độ Xuân về, chúng tôi lại nghĩ đến những cành mai rực rỡ trong những ngày Xuân ở Miền Nam. Và rồi chúng tôi đã trải qua những mùa Xuân dài lê thê trong trại Thanh Cẩm, không bà con thân thích bên cạnh, không tiếng pháo giao thừa rộn rã , không bánh tét bánh chưng , không mai vàng tươi thắm của những mùa Xuân năm xưa…

Ngày tôi ra khỏi trại, trở về với gia đình nơi căn nhà cũ ở Sài gòn , tôi muốn ca bài “Trở Về Mái Nhà Xưa” (Come Back to Sorrento) theo lời Việt của Phạm Duy:

Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. Về đây với mầu gió ngày lang thang Về đây xác hiu hắt lạnh lùng. Ôi lãng du quay về điêu tàn.

Nhưng than ôi! Mái tóc chúng tôi, sau những năm dài thống khổ bị đọa đày ở traị tù đất Bắc, đâu còn xanh xanh như năm xưa?…Và chúng tôi đã trở về sau những ngày lang thang từ trại tù này sang trại tù khác. Bây giờ chỉ còn là những “xác hiu hắt lạnh lùng “, trở về sống trong một thành phố đã thay tên đổi chủ, nhà cửa điêu tàn, lòng người oán than!

Mười năm sau, mùa Xuân 1992, gia đình tôi đi tỵ nạn ở vùng đất Tự do, từ biệt chốn quê xưa, từ biệt “ quê hương là chùm khế ngọt”. Và từ đây, lòng dặn lòng đừng vọng về quá khứ nhiều hệ lụy đau thương ấy nữa. Hãy ngồi im ở ngưỡng cửa “tri thiên mệnh”, lắng nghe ngày tháng dần qua:

Thôi nhé đừng hoài âm xưa Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà Người ngồi im bóng Lắng nghe tháng ngày qua.

Nhưng hôm nay, trong buổi ca nhạc tưởng niệm một nhạc sĩ nổi danh, một chiến sĩ can trường đã nằm xuống trên quê hương , tôi chợt thấy lòng xúc động, tưởng như sống lại trong những mùa Xuân Sài gòn năm xưa. Hỡi những tiếng hát trẻ của thế hệ hôm nay, hãy cất cao lên đi! Hãy hát lên đi để thấy đời còn quá tươi đẹp, dẫu ở tuổi tác nào, thế hệ nào…. Hát lên để niềm Hạnh Phúc nơi miền đất Tự Do này xoá tan những kỷ niệm đen tối của những năm sống trong xứ sở ngục năm xưa ….Xin cám ơn ngươì nữ ca sĩ đã hát cho tôi nghe bản nhạc gợi nhớ những mùa xuân năm cũ. Xin cám ơn tất tất cả những ca sĩ đã cất cao những giọng hát truyền cảm hạnh phúc… trong buổi chiều ca nhạc hôm nay.

` Tam Bách ĐBT

 



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Dec/2018 lúc 11:20am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2019 lúc 3:04pm

Chiều Cuối Năm Nhớ Mắm

bong%20sung%20mam%20kho

Phú Tâm còn có tên là Phú Nổ hoặc Vũng Thơm là một xã đất giồng miệt Sóc Trăng trù phú, nơi người Tiều, người Khmer, người Việt đã và đang sống chan hòa với nhau hằng cả trăm năm. Vũng Thơm nổi tiếng với lạp xưởng và mè bán không những chỉ trong nước mà còn bán qua tới tận Hương Cảng.

Độ ấy, đầu tháng Ba, năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, xe đò hãng Phi Long chở đồng bào mình chạy giặc xuống tạm cư tại trường Trung Học xã Phú Tâm, cách ngã ba An Trạch trên quốc lộ 4 chừng 9, 10 cây số.


Image%20result%20for%20Thiếu%20tướng%20Nguyễn%20Khoa%20Nam%20mặc%20đồ%20trận

Cũng tại trại tạm cư nầy, tui được may mắn đứng từ xa nhưng vẫn thấy mặt được một người anh hùng của QLVNCH là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lịnh Quân Đoàn IV & Quân Khu IV. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam mặc đồ trận, dây ba chạc, đội nón sắt, đeo súng Colt 45 được Đại Tá Liêu Quang Nghĩa, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Ba Xuyên tháp tùng, đi ủy lạo đồng bào tỵ nạn CS.

Khi Tướng Nam và Đại Tá Nghĩa rời trại tạm cư lên xe Jeep trở lại Sóc Trăng, tui lại bận túi bụi phụ tiếp các sư sải Khmer phát bánh mì, sữa hộp hiệu Kim Cương cho bà con mình xong thì tới phiên mình đói bụng.

Dẫu chỉ là một giáo làng làng nhàng nhưng tui cũng được ông Trung Úy Trưởng Ban 5 Chi Khu Kế Sách cho dựa hơi đi ăn ké thịt bò nhúng giấm chấm mắm bò hóc do một xì thẩu, thân hào, nhân sĩ ở chợ Phú Tâm thết đãi!


Image%20result%20for%20mắm%20bò%20hóc

Prahok chow là mắm bò hóc sống làm bằng cá trê trắng, sền sệt màu đất sét với sả, ớt vắt thêm nước chanh để làm nước chấm, được người Khmer dùng đãi khách quý đến nhà. Cầm đũa nhúng miếng thịt bò vào cái nồi nhỏ đựng giấm đang sôi, tui tính đưa ngay vô miệng vì đói bụng quá Trời rồi; thì ông Trung Úy ngăn lại, kêu chấm vô cái nầy đã. Chưa thử lần nào, tui hơi ớn. 

Úy trời đất ơi! Nó ngon thấu trời đi. Ngon đến nỗi gần 48 năm rồi, đêm nay quê người, tui cũng còn thấy nó phau trong miệng!


Image%20result%20for%20mắm%20bò%20hóc

Do đó có một bậc thức giả vin vào câu nói: “Đến nhà qua chơi, có mắm ăn mắm có muối ăn muối, em đừng ngại!” là một cách nói khiêm cung, chứng tỏ lòng hiếu khách của người dân Lục Tỉnh Nam Kỳ. Giờ thì tui lại hiểu rằng: Có mắm ăn mắm, có muối ăn muối; một câu có hai vế đối nhau chan chát, tức là có món ngon cũng xin mời cầm đũa; mà chỉ muối hột cũng xin chớ có chối từ! Nghĩa là mời khách ăn mắm là quý lắm đó nhe. Mắm cũng chứng minh được miệt Lục Tỉnh Nam Kỳ, thiên nhiên giàu có hào phóng cho cá dưới sông hay trên đồng, trong lung, đìa, bào nhiều đến nỗi bà con cô bác mình ăn không hết mới làm mắm phải không nào?

Như vậy xin đừng võ đoán là nghèo mới ăn mắm nhe quý anh!

Úc nầy cũng vậy. Đến nhà ai, thấy nhà to chưa chắc họ đã giàu. Vì có thể nhà chưa trả xong. Chạy Mercedes, chưa chắc họ đã là giàu, vì tiền nợ xe có thể chưa trả hết. Muốn biết giàu hay nghèo chỉ cần mở cửa cái tủ lạnh ra… Nếu nó đầy nhóc; thì chắc chắn chủ nhà giàu rồi hè. Riêng nhà tui là độc nhứt vô nhị, là không giống ai. Tủ lạnh luôn đầy nhóc vì khi siêu thị giảm giá, em yêu ham rẻ, rinh kình kình về, chất đầy một tủ! Tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy mà.

Xin cám ơn em yêu, người phụ nữ Việt Nam quá xá đảm đang; đã ghi thêm tên anh vào danh sách của những người Úc sắp bị bịnh béo phì!

***


Image%20result%20for%20mắm%20song%20thit%20ba%20roi

Muốn làm mắm, cá phải làm sạch, cho cá thật khô rồi mới muối, đựng trong mái vú hay khạp da bò! Xong gài bằng những tấm vỉ tre và dằn lên những cục đá xanh để ép con cá muối nằm sát lại. Muối từ hai đến ba tháng! Xong rang gạo lức cho chín vàng, xay nhuyễn ra làm thính, rắc vào cho mắm nó thơm. Cuối cùng là chao mắm. Đường chảy thắng kẹo lên, trộn đều vào làm cho vị mắm dịu lại. Sau vài tháng là mắm bắt đầu ăn được. Tùy theo loại cá, ta có mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá rô đồng, mắm cá trèn, mắm cá linh, mắm cá thác lác, mắm cá chốt…


Image%20result%20for%20lau%20Mắm%20kho

Mắm kho chỉ cần nửa ký lô mắm sặc, cho vô nồi nấu với hai lít nước lã để thịt con mắm rã ra. Lấy cái rây lược bỏ hết xương cá, nêm thêm bột ngọt, muối, đường gốc sả đập hơi giập cột lại thành một nắm. Chờ nồi mắm sôi lên, cà tím cắt khúc dài chừng ba, bốn phân, chẻ đứng, thả vài khứa cá ba sa vào (cá ba sa là nhứt hạng), thêm vài lát thịt ba rọi xắt nhỏ. Nhắc nồi xuống rưới nước mỡ tỏi phi lên mặt. Nồi mắm thơm phức quyết liệt tấn công vào khứu giác ai mà không ứa nước miếng cho được chớ? Mùa gió chướng, sa mưa giông, người ơn ớn lạnh; khỏi cần aspirin, chỉ cần em yêu chơi cho một nồi mắm kho là giải cảm.

Ông bà mình đã dạy: “Đói ăn rau! Đau uống thuốc!”

Món mắm kho là tổng hợp các vị thuốc Trời cho như rau càng cua, rau đắng, cải trời, rau má, rau muống chẻ, rau diệu, rau mát, rau muống, rau ngổ, rau dền, cải trời; lá lốt, lá chùm ruột, lá vông nem, bông bí rợ, bông so đũa, bông lục bình, bông điên điển; đọt bầu, đọt bí rợ, đọt bí đao, đọt mướp, có đầy dẫy trong vườn hay ngoài ruộng. Nhưng có ba loại không thể nào thiếu cho được! Đó là rau ngổ, cọng bông súng và hẹ ruộng. Rau ngổ mọc dưới ao, ruộng, đìa, láng ngập xăm xắp nước ở Miền Tây mới có. Thân rỗng giống rau muống, lá nhỏ và dài giống lá rau răm nhưng có răng cưa xung quanh. Vị đắng nhẫn nhẫn, dai dai giòn giòn. Khi ăn chỉ lấy phần cọng rau, tuốt bỏ hết lá đi.

Ca dao cũng có câu: “Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm!”

Mắm kho không thể nào thiếu cọng bông súng cho được. Cọng bông súng khi tước vỏ rất giòn dễ gãy, dùng dao tước mỏng, rồi chỉ cần bẻ thành từng khúc. Cuối cùng là Hẹ. Hẹ có hai loại: Hẹ rẫy và hẹ ruộng. Hẹ rẫy lá dầy, bề ngang hẹp, màu xanh sẫm ăn với hủ tiếu hoặc mì hay hoành thánh của mấy chú Ba người Quảng. Còn hẹ ruộng lá mỏng, có gân trắng chính giữa mỏng, mềm, xanh nhàn nhạt như lá sả, xốp và giòn.

Mùa nắng ruộng khô ran, nứt nẻ, không có cây cỏ gì sống được. Vậy mà mưa xuống, ruộng đầy nước, không cần gieo, không cần trồng gì hết, như lúa ma trên đồng nước nổi tới đâu nó đua tới đó, thì hẹ ruộng nói có em đây! Lội xuống ruộng, trầm mình dưới nước, thò tay tìm cái gốc hẹ mà lắc lắc vài cái cho đất nhão ra rồi nhổ lên cả bụi lẫn gốc rễ.

Nhổ về, ngâm trong thau nước khoảng một giờ đồng hồ để rửa phèn và sình. Xong xếp ngay ngắn đầu theo đầu, đuôi theo đuôi trong cái rổ lớn cho ráo nước. Lấy kéo cắt bỏ phần rễ đi, cuộn nó lại cỡ ngón chưn cái, chấm với mắm kho, rồi bỏ vô miệng nhai rau ráu, vừa giòn tan, vừa mềm, vừa ngọt, vừa mát lạnh trong cổ họng, thiệt không có thứ rau nào có thể chiếm được ngôi bá chủ võ lâm trong các giống rau dùng ăn lẩu mắm.

Bưng chén đầy rau, gắp thêm miếng cá ba sa chấm muối ớt, ngon nhứt phần ức có mỡ hoặc thịt hai bên má của cái đầu cá, gắp vài miếng thịt ba rọi, miếng cà tím, múc mắm kho chan ngập vào, ớt sừng trâu chín đỏ xắt miếng xéo xéo (cho miếng ớt được lớn) vừa nhai rau ráu vừa húp rồn rột. Ăn no mà không bao giờ sợ cái vòng số hai, tức cái bụng phình lên như cái trống chầu bao giờ. Một cách “diet” hiệu nghiệm của phụ nữ Việt Nam mình. Chính vì vậy từ trẻ tới xồn xồn tới già, dù ăn như xáng xúc mà phụ nữ chúng ta ai cũng đẹp bóng lẫn hình mà không cần đi hút mỡ bụng.

Sau này, món lẩu mắm là mắm kho trong cái cù lao, đỏ rực than hồng! Món mắm kho luôn luôn sôi ục ục đã chễm chệ ngồi vào thực đơn nhà hàng ở cái đất Footscray nầy!
Cá, tôm, mực, nghêu ướp gia vị, gắp nhúng vào mắm nhưng tui lại thấy không ngon. Vì đồ biển nhúng vào mắm cá đồng là trật chìa, là trái bản họng hết trơn; như ca sĩ chuyên xuống xề nhạc muồi mà buộc phải chơi nhịp chỏi của “Rock and Roll”’!

***

Chiều cuối năm, gần Tết tới, lấy hai tuần lễ nghỉ thường niên vì cày suốt năm oải quá. Đi làm quen, ở nhà mà mấy thằng bạn nhậu, hình như tụi nó chết hết rồi sao mà không có ai kêu tui đó; nên cái mặt tui chảy xệ như cái bánh bao chiều; cứ trước sân anh thơ thẩn đăm đăm trông nhạn về! Em yêu thương quá; bèn chơi cho chàng một cái lẩu mắm để chàng nhậu với rượu đế, trong như mắt mèo của Nga, là rượu Vodka. 

Vậy mà thằng Úc sát bên nhà, hửi hửi mùi mắm thơm nức mũi như vậy lại hỏi xỏ tui là: “Bộ nhà có người chết hả?” “Ờ có! Ông nội mầy!”
Nghe nói vậy, nó bèn ôm mặt khóc hu hu… làm tui cũng hoảng. E mình xài xể nó quá nặng lời làm tan vỡ cái tình chòm xóm, ít khi có trên nước Úc nầy, với nó bấy nay. 
“Ờ! Anh nhắc, tui mới nhớ ông Nội tui chết trong niềm cô độc! Cả tháng mà hổng ai hay! Hu hu!”

Tui hối hận, bèn an ủi nó rằng: “Ôi cái xã hội bây giờ tệ như vậy đó chú em ơi! Buồn mà chi!” “Anh nghe nói chú em mầy đang rắp ranh, bắn sẻ, ve vãn một em Việt Nam bán cá ở chợ Footscray thì phải?Nhưng chú em mầy chỉ khoái ăn cheese, (hôi mùi xà bông tắm), và cá lăn bột với khoai tây chiên mỗi bữa, lại không ngửi được mùi thơm của nồi mắm kho trên bếp thì anh thành thật khuyên chú em mầy hãy từ bỏ niềm hy vọng bấy nay là chiếm được trái tim em! Vì đó chỉ là ảo vọng mà thôi!”

Thằng Úc nầy là thằng dại gái! Thấy con gái là mặt nó khờ căm thấy thương luôn. Nghe tui hù như vậy nó bèn xuống nước nhỏ: Bắt đầu từ ngày mai nó sẽ ráng tập. Hãy mua giùm nó trước hết là chai nước mắm hiệu ba con cá cơm cái đã. Từ từ nó sẽ ráng bịt lỗ mũi mà mần thêm cái món mắm kho!

Bằng không, em Việt Nam nầy sẽ tuyệt tình ca vì tui không ăn được mắm kho! Tim tan vỡ làm sao sống; chỉ còn cách đâm đầu xuống dòng sông Maribyrnong mà chết! Anh Hai ráng giúp em nhe! Thank you very much!

Chiều cuối năm nhớ mắm!
Happy New Year!

Đoàn Xuân Thu



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 08/Jan/2019 lúc 3:34pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2019 lúc 11:42am
Tình nghĩa bên dòng kênh

Image%20result%20for%20ghe%20hang%20bong%20tet

Lấy cây Sào chống chiếc Ghe tách bến xuôi về con kinh phía ngã ba sông cái ,cha con ông Sáu trong bụng thật vui bởi chuyến ghe từ chợ Quận lần này ông đã cất đủ các loại hàng hóa mà bà con trong ấp dặn dò để chuẩn bị cho cái tết Nguyên Đán, nhẫm tính trong đầu nếu chuyến hàng cuối năm này mà gom hết tiền đã bán chịu cho bà con trong năm thì tết này gia đình ông Sáu có điều kiện sắm sửa ba ngày tết thật tươm tất , ông sáu vừa chèo Ghe vừa gọi con Thắm con gái của ông đang ngồi sắp xếp đồ đạc trong khoang :

-Thắm ơi ! Con xem lại cái sổ mua chịu của bà con coi họ còn thiếu mình bi nhiêu, con áng chừng được rồi để tía liệu bề với má mầy lo cái tết này coi .

Đang dời mấy khạp tương hột , mấy can đựng dầu hôi gọn vào một chổ để có lối đi lại trong lòng ghe ,Thắm nghe tía biểu lo tính tiền nợ nần của bà con nên Thắm đáp vội :

- Dạ con nghe rồi Tía ơi ! Để dọn cho gọn đồ đạc xong con sẽ cộng sổ liền , chu cha hổng biết mấy cô bác có trả hết cho mình hôn tía , mà con thấy nhiều nhà tội ghê đi , họ nghèo quá lấy tiền đâu mà trả .

- Tía biết rồi , cũng như mọi năm thôi vì năm hết tết đến ai cũng lo cho xong ba cái nợ nần , họ chạy đủ chổ để trả cho mình , nếu nhà nào đơn chiếc không có khả năng trả thì tía cũng cho họ thôi , thậm chí Tía còn cho quà Tết cho họ nữa đó con .

Nghe Tía mình thổ lộ cách đối nhân xử thế có tình có lý như vậy , đồng tình với ông Sáu Thắm cười dòn rồi nói :

- Tía con Number one nha .

- Cha mầy , hôm nay còn bày đặt tỉếng tây tiếng U với tía nữa hả , phải vậy thôi cô ơi , hổng lẽ mình biết bà con khó khăn mà mình ép họ vô đường cùng .

Gia đình ông Sáu là dân cố cựu ở cái ấp này , ngày ông còn chập chững bước đi thì ông được ông Nội và Tía cho đi theo chiếc Ghe để xuôi ngược miền sông nước rồi , nghề buôn bán hàng xén và hàng tạp hóa trên ghe xuồng rất cực nhưng với nhà ông Sáu nó lại là cái niềm vui không dễ gì bỏ được , vì đi đây đi đó ấp trên xóm dưới , giao thiệp đủ tất cả loại người , sang có , hèn có , thậm chí cả những người không bình thường lúc tỉnh lúc mê,nhưng dù họ là ai đi chăng nữa thì hai bên mua bán thật thà không cân gian bán lận, lấy cái tình mà cư xử lẫn nhau , có lúc chủ nhân của những căn nhà lá nhỏ nhoi nằm cạnh bờ con rạch khuất sau rạng dừa nước họ đứng trên bờ kêu í ới để mua hàng , khi ghe của ông Sáu tấp vào họ chỉ mua một ít muối , gạo .v.v... Khi trả tiền xong có người cho ông Nãi chuối , trái bình bát , bần chua , tuy giá trị về vật chất không nhiều nhưng khi nhận được nhũng món quà này ông Sáu rất vui trong bụng , bởi :

" Của cho không bằng cách cho " được bà con nơi đây thực hiện đúng theo câu tục ngữ này .

Bán hàng trên ghe không cần phải trương bảng hiệu hoặc quảng cáo chi hết, bà con thương hồ lấy ghe xuồng làm nhà , nên Ghe của họ bán món gì thì cứ treo lũng lẵng trên cây tre dựng đứng trên ghe xuồng , nhờ vậy chỉ cần nhìn từ đàng xa thôi thì những người trên bờ biết được ghe kia , xuồng nọ bán hàng gì thì réo lên cho họ tấp vô , mua hàng hoá xong thì có khi bên mua không phải trả bằng tiền , có lúc trả bằng cặp gà , con Vịt , có lúc khoai , lúa dùng để làm phương tiện thanh toán cho nhau , không bên nào câu nệ nhất quyết mua hàng phải trả bằng tiền mặt bao giờ , bán buôn như vậy đó mà chẳng bao giờ nghe họ cãi vã nhau , chẳng bằng các cuộc mua bán nơi phố thị chỉ cần hơn thua chút ít trong buôn bán thì cũng đủ để sanh chuyện rồi . nhẹ thì thoá mạ nhau , nặng một chút thì thượng cẳng chân hạ cẳng tay , vô tình thấy những cảnh này thì buồn biết bao cho cái tình người nơi phố thị .

* * *
Thu hết tiền hàng , nợ nần trong năm được bà con trả hết , duy nhất có gia đình chú Sáu Mành nhà nằm cuối con kênh do hoàn cảnh quá chật vật nên chú Sáu Mành đành xin lùi ngày trả nợ , dẫu biết rằng mắc nợ hai năm là điều tối kỵ trong cuộc sống , nhưng vì hoàn cảnh thắt ngặc quá sức nên chú đành phải xin với ông Sáu cho ra giêng tháng rộng ngày dài chú cố gắng đi làm công cho các chủ ruộng rộng lớn phía bên kia bờ kênh để trả hết món nợ cho ông Sáu .

Thấy hoàn cảnh của chú Sáu quá túng thiếu khi xuân về tết đến , ông Sáu làm đúng theo lời đã nói với Thắm , ông xóa hết nợ nần cho chú Sáu , ông còn Tặng chú Sáu một ít lạp xưởng , bánh trái nhằm để chú Sáu còn thấy được bóng dáng nàng Xuân thấp thoáng nơi mái lá tồi tàn của mình .

Trên đường Lui ghe về nhà sau chuyến đi mệt nhọc , Thắm ngồi trong khoang kiểm lại tiền bạc , còn ông Sáu thôi không chèo ghe nữa , ông gát cái máy đuôi tôm lên , ông nỗ máy chạy phăng phăng trên mặt nước , gió hai bên bờ kinh thổi thốc vào mát cả người , vừa cầm cần lái vừa nhâm nhi chút rượu cho ấm lòng khi chiều đang dần buôn xuống , ghe chạy ngang những đám dừa nước ven bờ tạo những đợt sóng thi nhau đánh vào bờ , tiếng máy đuôi tôm vang lên khiến bầy cò,bầy diệt đang đậu trên ngọn mấy cây bần hốt hoảng bay lên và cất tiếng kêu oăn oắc hình như chúng đang bực bội khi bị quấy rầy khi đang chuẩn bị qua đêm ở cái tổ trên cây .

Đang lướt êm trên mặt nước , ghe của ông Sáu chuẩn bị ra đến ngã ba sông cái , vậy là còn không bao lâu nữa hai cha con ông Sáu sẽ được đoàn tụ với gia đình sau chuyến đi buôn bán dài ngày , ông Sáu khoan khoái ngước nhìn bầu trời trong sáng với những dãy Ráng chiều vàng rực phía đàng tây , đang thả hồn về với ngày tết của những năm trước đây , rồi mĩm cười một mình với cái tết sắp đến , chợt từ phía Ngã ba sông , một chiếc Ho bo đang bay hết tốc độ lướt trên mặt nước , nó lao nhanh như một mũi tên đang hướng về ghe hai cha con ông Sáu, nghe tiếng kêu như xé gió của chiếc Ho bo , con Thắm nhoài người ra khỏi khoang thấy tình thế nguy kịch có thể sẽ bị chiếc Ho Bo điên khùng nọ đụng phải, Thắm la lên :

-Tía .. Tía ,coi chừng đó tía ơi ! 

Ông Sáu hốt hoảng khi nghe con gái báo động cho mình , ông bẻ vội bánh lái chiếc ghe để tránh chiếc ho Bo nọ , chiếc Ho Bo khi quẹo vào Kênh nó cũng không ngờ có ghe ông Sáu đang trờ tới , tên cầm lái Ho Bo cũng hốt hoảng bẻ lái sang hướng khác , có lẽ do quy ước với nhau như thế nào đó , nên khi đối mặt nhau thì mỗi tài công phải rẽ theo hướng bắt buộc để tránh va chạm , chiếc ghe và Ho bo không đụng nhau nhưng rốt cuộc cả hai lũi vào bờ thật mạnh khiến cả hai đều bị chìm xuống dòng kênh .

- Chết rồi tía ơi !

- Thắm ơi con ở đâu ?

Cũng may phước khi chiếc ghe chìm hẳn thì hai cha con Ông Sáu cũng đang nổi lên đang bì bỏm dưới nước , còn đám thanh niên đi Ho bo trước khi đâm vào bờ bọn họ mạnh ai nấy phóng thẳng xuống kinh , thấy Ghe ông Sáu chìm dần họ kêu nhau :

- Chết bà rồi tụi bây ơi , ghe họ chìm rồi hổng biết người trên ghe có sao không nữa , lên bờ dọt gấp bây ơi .

Cả đám bơi vô bờ rồi lũi nhanh lên đường đê và biến mất hút sau hàng cây so đủa , bà con sống dọc hai bên bờ kinh nghe tiếng động mạnh dưới kinh họ biết chuyện chẳng lành , thanh niên trai tráng cùng mọi người chạy ra xem , khi thấy ông Sáu và con Thắm đang lốp ngốp dưới nước , tức thì vài ba thanh niên phóng vội xuống nước , miệng thì la lên :

- Trời bác Sáu với em Thắm kìa , ra vớt gấp tụi bây ơi .

Khi ông Sáu và Thắm được dìu lên bờ kinh , hoàn hồn ông Sáu nói :

- Thắm có sao không con , ba cái thằng quỷ đi Ho bo này là đám công tử miệt vườn ở ngoài chợ quận chớ đâu ? Tổ bà nó chắc đám này mới nhậu xong rủ nhau vô đây quậy nè .

Nghe Tía rũa cái đám công tư bột gây ra cảnh dỡ khóc dỡ cười cho mình với tía , Thắm nói :

- Con không sao , hơi bị đau cái giò thôi , còn tía kìa , máu chảy dưới chân đó tía .

Thấy chân ông Sáu bị trầy một vệt dài và rĩ máu , một bà già đứng bên cạnh liền nói :

- Cái này đắp cục thuốc xĩa ăn trầu vô chút xíu là cầm máu liền .

Rồi bà kêu một đứa nhỏ :

-Tèo con , con xẹt vô nhà bà nói cô Út Đẹt con bà nó lấy cho bà cục thuốc xĩa rồi con mang ra cho bà liền , đi lẹ lên con .

-Dạ con đi liền .

Cục thuốc xĩa được bà gìa rịt chặt vào vết thương , ông Sáu nghe đau rát vô cùng khiến ông ngọ ngậy bàn chân , bà già thấy vậy lấy tay vỗ vào bắp vế cái chân đau của ông Sáu rồi bà la lớn :

- Ông Sáu này tướng tá ông bậm trợn như vầy bị vết thương có chút xíu vậy mà cũng sợ đau . Bởi vậy thấy thương mấy chú lính mình lắm nghe , trước đây mấy ổng quánh giặc bị thương hà rầm mà ông nào cũng cắn răng chịu đau không hề la một tiếng , còn ông Sáu này thì ... Ẹ quá .ha ..ha , mới có trầy da chút xíu mà mặt mày nhăn nhó thấy phát ớn .

Chợt nhớ lại từ lúc chìm ghe đến giờ cái keo thủy tinh đựng tiền cũng chìm theo ghe thì lấy tiền đâu sắm tết , Thắm nói với ông Sáu :

- Tía ơi ! Sẳn mấy anh Hai đây cứu mình tía nhờ mấy ảnh lặn xuống ghe mò cái keo đựng tiền đi tía .

Nghe nhắc đến cái keo đựng tiền còn nằm dưới kênh , cái đau nhức ngoài da của ông lúc bấy giờ không ăn thua gì so với cái đau trong lòng , vì đồng tiền đi liền khúc ruột , mà tiền đang ở dưới kinh khác nào ruột rà của bộ đồ lòng của ông đang ngâm nước dưới kinh thì hỏi làm cho ông Sáu khômg bị đau mới là chuyện lạ .

Đang chú ý đến nét đẹp dịu dàng của một bông hoa đồng nội , nghe Thắm nói đến cái keo Đựng tiền chìm dưới nước, hai anh thanh niên đã ra tay vớt hai cha con ông Sáu bèn nói với nhau :

- Ê mầy Tài , vụ này ngộ nghe mậy vì từ nhỏ tới giờ ai cũng đựng tiền trong tủ , trong bóp , hoặc giỏ xách gì đó chứ ai mà đựng tiền trong cái keo , cái keo chỉ đựng bánh kẹo gì thôi chứ ai đi đựng tiền bao giờ .

Anh thanh niên tên Tài đáp lời :

- Thằng Xuân mầy hổng biết đâu , cô Thắm đựng tiền trong cái keo là có ý đó chứ chẳng phải chuyện chơi đâu nghe mậy , đựng tiền trong keo có chìm ghe như vậy thì nó không bị ướt , hoặc nó không bị trôi tiền đi chứ gì ?

Chẳng cần chờ ông Sáu lên tiếng nhờ cậy , thằng Xuân , thằng Tài phóng ùm xuống Kinh , cũng may nơi ghe chìm nước không sâu , nên Hai đứa vùng vẫy , ngoi lên hụp xuống hồi lâu thì thằng Xuân đã khệ nệ hai tay khiêng cái keo đựng tiền đầy nhóc tiền và ....nước trong đó .

Trên bờ bà con vỗ tay hoan hô kịch liệt, khi nhận lại cái keo tiền trên tay của thằng Xuân , con Thắm đỏ bừng má lúc bàn tay nó chạm phải bàn tay thằng Xuân thì con Thắm nghe như một luồng điện chạy nhanh khắp châu thân rồi theo phản ứng tự nhiên nó buông tay ra khỏi keo dựng tiền , phía thằng Xuân cũng vậy lần đầu tiên trong đời nó chạm phải bàn tay của một nàng trinh nữ khiến nó cảm thấy nóng rang cả người , nó mắc cở rồi cũng buông keo đựng tiền ra khỏi tay . Cái keo tiền lúc bấy giờ không còn ai nắm giữ nên nó rơi tự do xuống đất .

- Rẽng .. Rẽng ..rẽng .

Tiếng Thủy tinh chạm đất bể văng tung toé , may mà không ai bị thương tật gì , tiền văng khắp nơi , ác một nổi lúc này lại có cơn gió thổi đến , tiền được dịp bay tứ tung khiến cả đám đông xúm lại lượm tiền Làm náo động cả một vùng quê êm ắng lâu nay .

Ông Sáu thấy tiền mồ hôi nước mắt của gia đình mình bấy lâu kiếm được , vậy mà hôm nay lão thần gió quái ác toan tiếp sức cho thiên hạ xúm lại hôi của của mình , gương mặt ông Sáu và con Thắm nặng nề mệt mõi vô cùng .

Tưởng đâu toàn bộ số tiền sẽ bị mất rất nhiều khi đám đông tranh giành lượm lặt, điều kỳ diệu đã xảy ra khiến ông Sáu không thể tin vào tai vào mắt của mình 

Chính bà già tặng cục thuốc xĩa cùng thằng Xuân với thằng Tài , ba người đứng ra kêu gọi mọi người không nên tham của rơi nên hầu như số tiền hoàn lại cho khổ chủ không xuy xuyển bao nhiêu , với ông Sáu quả thật chuyện này còn đẹp hơn một giấc mơ tốt lành trong cuộc đời , vì có lần ông Sáu đọc được một tin ở Sài gòn có người đàn ông chở tiền trên xe Honda , do sơ suất anh ta làm rơi nhiều cọc tiền trên đường nhựa , vừa dựng chóng xe lên chưa kịp nhặt nhạnh lại số tiền kia thì bị chính những người quanh đấy xúm lại lượm tiền rồi mạnh ai nấy mhét vội tiền vào người và chuồn thật nhanh khỏi chổ ấy , nạn nhân sững sờ ngồi ôm đầu giữa đường , anh ta đau khổ tột cùng vì lối hành xử bất nhân của đám người không có lương tâm kia .

Vậy mà ông Sáu không bị mất tiền hôm ấy thì quả đúng là chuyện cổ tích giửa đời thường , qua việc này ông mới nhận rõ tình người nơi miền sông nước đối đãi với nhau thật là quý ...

Để đền ơn cho ân nhân của mình , ông Sáu gửi cho Tài , Xuân và bà già nọ mỗi người một số tiền với cách nói khéo là tiền lì xì tết , một lần nữa khiến ông Sáu ngạc nhiên lẫn khâm phục với họ vì không ai chịu nhận số tiền trên cho dù nếu họ có nhận đi chăng nữa thì cũng thật xứng đáng đâu thể chê trách .

Thấy không còn cách nào khác , ông bèn lên tiếng mời các ân nhân này đến thăm nhà ông trong những ngày tết sắp đến :

- Thôi tui mời hai chú em với bà chị đây tết ghé nhà tui chơi , để bà vợ tui ở nhà bả biết được ân nhân của cha con tui chứ.

Bà già chưa kịp lên tiếng thì Xuân và Tài mừng như mở cờ trong bụng vì hai anh chàng này có dịp theo cô Thắm về làng rồi .

* * *
Đang ngồi đếm lại đống dừa khô để kịp giao cho thương lái mang lên Sài gòn bán trong những ngày giáp tết , ngước mắt nhìn ra ngỏ bà Sáu thấy hai cha con ông Sáu lù lù xuất hiện , linh tính báo cho bà sáu biết có chuyện chẳng lành , bà đứng phắt lên chạy nhanh ra cổng rồi dồn dập hỏi :

- Tía con về bằng cái giống gì sao không thấy Ghe ghiết đâu hết trơn vậy ? Bộ có chuyện gì hả . Trời sao tui lo quá ,hèn chi con mắt bên phải tui nó cứ giật miết từ hôm qua đến giờ .

Thuật lại đầu đuôi câu chuyện , nghe đến đâu bà Sáu mồ hôi tuôn chảy đến đấy , đưa bọc tiền cho bà Sáu ông Sáu nói :

- Nè cái này coi như lộc cuối năm nghe bà , nếu không có hai chú đó với bà già nọ thì tết này cả nhà mình treo niêu luôn đó bà .

- Trời phật ơi , vậy hả , bởi vậy ở hiền gặp lành ông ơi , với lại ở quê mình bà con tuy ít học nhưng cư xử có lễ nghĩa lắm ông à .

* * *
Chiều ba mươi tết khi mọi chuyện trong nhà được chuẩn bị đâu đó xong xuôi , ông Sáu bắt cái bàn tròn với mấy cái ghế đẩu dưới tàng cây mận , không khí chiều ba mươi dường như nó đẹp hơn tất cả mọi buổi chiều trong năm , trên bầu trời trong veo nắng nhẹ xiên chiếu qua cành cây kẻ lá , rót đầy tách trà xanh nóng hổi , hớp nhẹ một ngụm ông Sáu cảm thấy tâm hồn thật thư thái , tuy chiếc ghe bị chìm ngoài kênh tạm thời ngưng việc làm ăn , nhưng ông quan niệm của đi thay người , vì còn người thì còn làm ra của cải ...

Nhìn xa ra trước ngỏ nhà phía xa xa ông thấy bà con đốt những đống un khi dọn dẹp vườn tược nhà cửa để ăn tết . Trên bầu trời từng đàn chim bay về tổ , tiếng kêu ríu rít của chúng khiến ông Sáu thấy nôn nao trong dạ , rồi ông có cái suy nghĩ ngộ nghĩnh về lũ chim ông nói một mình:

-Tết tới rồi chắc mấy con chim này cũng ăn tết như con người chăng .

Đang thả hồn rong chơi đây đó , tiếng con Thắm hỏi làm ông quay về thực tại :

-Giờ nay châm lửa nồi bánh tét được chưa tía . Con thấy mình nấu sớm một chút cho khoẻ tía ơi , chứ nấu trể thì sáng mồng một còn lo lui cui vớt bánh thì cực cả năm đó tía .

- Ờ thì cũng được , con lo canh bánh dùm tía luôn nghe , con rủ rê mấy đứa lại canh bánh cho vui , à hôm qua Tía nghe thằng Xuân với thằng Tài tối nay nó đến nhà mình chơi phải không ?

Nghe nhắc đến hai vị ân nhân của gia đình mình , Con Thắm lấy làm vui trong bụng , vì qua hành động hôm chìm ghe họ đã thể hiện đầy tình người nơi xóm nhỏ , rồi cái chạm tay vô tình với thằng Xuân , ánh mắt hai đứa cũng tình cờ chạm nhau khiến Thắm xao Xuyến mãi trong lòng , thằng Xuân thì chẳng những con tim nó đang rung động mà nó còn ao ước gặp lại nàng tiên trong giấc mơ của mình , nên khi nghe ông Sáu mời đến thăm nhà thì với thằng Xuân còn gì hơn thế nữa ..

- Đúng rồi Tía , hổng chừng chút nữa hai ảnh tới đó tía .

-Vậy nói má con xào liền cho tía dĩa lòng gà , còn con thọc cho tía hai trái xoài tượng chút nữa tía nhậu với hai đứa nó cho vui .

Lấp ló ngoài hàng tre ngoài ngỏ nhà ông Sáu , Thằng Xuân và thằng Tài còn e dè chưa dám vô , thấy dáng người lạ con chó mực trong sân lao ra sủa inh ỏi khiến hai đứa hoảng sợ quăng chiếc xe đạp xuống lộ đất rồi cùng đu lên nhánh cây ổi gần đó , đước nước con mực càng sủa hăng , nó nhảy cẩng lên nhe răng táp vào lưng áo thằng Xuân , thời may thằng Xuân kịp rướn người lên nên con mực ngoạm cái vạc sau xé rách một miếng . Thằng Tài thì nhanh chân hơn nó đu người trên nhánh rồi leo phóc lên chẳng ba ngồi nhe răng cười khi thấy thằng Xuân bị con mực quần tơi tả :

- Xuân ! Bộ mầy ăn thịt chó dữ lắm hay sao mà con mực bác Sáu nó " Thương" mầy quá vậy ?

Đang bực mình gặp chuyện không may, đã vậy nghe thằng bạn thân ghẹo mình nên Xuân cự nự :

- Trời ơi ! Thấy thịt chó tao chạy dài rồi , ăn đâu mà ăn , tại chó nhà bác Sáu dữ quá , mầy hay lắm há , ngon nhảy xuống đất đi biết thế nào là lễ độ liền .

- Ngu sao xuống hả mậy , áo mầy rách tơi tả rồi sao gặp em Thắm được ?

Xuân chưa kịp trả lời thì tiếng chân thình thịch của Thắm chạy ra miệng kêu to :

-Mực hư quá nghen , vô vô .. Khách quý của chị đó cưng . 

Con mực cụp đuôi rồi đi vào sân nhà , Thắm nhìn thái độ thiểu nảo của hai Hiệp sĩ đang ở trên cây ổi bèn lên tiếng ghẹo :

-Cây ổi đó trái chua lòm hà anh Xuân anh Tài ơi , xuống đi vô sau vườn có cây sá lị ngon lắm em hái cho ăn .

Biết bị chọc quê , hai chàng ngượng chín cả người , nhưng Tài cố thanh minh :

-Tại con Mực nhà Thắm dữ như chằn tinh gấu ngựa , nó rượt hai đứa sợ quá mới ra nông nỗi như vầy nè , còn ghẹo tụi tui nữa hả ?

Ông Sáu giờ mới chạy ra :

-Xuân , sao áo xống rách te tua vậy bây ?
Thôi vô nhà ông cho mượn tạm cái áo khác , rồi hai đứa bây ở lai rai với ông vài xị đến giao thừa rồi dìa .

* * * 
Hết hai xị rượu , dĩa lòng gà cũng vơi đi , trên bàn còn dĩa xoài tượng chấm nước mắm đường là còn nhiều , ông Sáu kêu Thắm mua thêm hai xị nữa để giải quyết dứt điểm dĩa xoài tượng , Thắm chưa kịp ra khỏi nhà thì từ đầu ngỏ có dáng người ôm cả lít rượu đi xiêu vẹo muốn ngã xuống đất đôi lần . Liếc mắt thấy người đàn ông nọ , ông Sáu nói nhỏ cho Xuân và Tài nghe :

-Cha nội đó là Hai lỳ , nhà kế bên kia , ổng say xĩn tối ngày , giờ lọ mọ qua chi đây hổng biết nữa , rồi ông lên tiếng :

-Chú Hai nó xĩn rồi hổng chịu ở nhà nghĩ đi cho phẻ , đi đâu đây .

Hai lỳ lè nhè :

- Nói gì ngộ vậy anh Sáu , tui qua đây nhậu giao thừa với anh nè , rượu tui còn nhóc nè , khỏi mua , mồi thì có chi dùng nấy , tết mà ... Ủa ủa hai chú em đây là là ...
-Ân nhân của gia đình tui đó chú .

-A , vậy hay quá , hai ân ân quấc với tụi tui hết lít này rồi về há .

Hai đứa đưa mắt nhìn nhau ra hiệu cùng rút lui . Thấy tình thế không vui , ông Sáu nói khéo :

-Thôi hai đứa ra sau vườn đi ,con Thắm hái cho mớ trái cây về chưn tết nghe bây .

Được ông Sáu vẽ đường cho hưu chạy hai đứa khoái chí dông thẳng ra phía sau vườn , để lại bàn nhậu hai ông già cố tri cuối năm ngồi ôn lại sổ đời .

* * *
Còn dăm ba phút nữa thì giao thừa , quýnh quáng thằng Xuân với thằng Tài ôm bọc trái cây bự tổ bà chẳng dự tính chào từ biệt ông Sáu để ra về , sợ xông đất đầu năm nhà ông Sáu lỡ mà sang năm làm ăn không suôn sẽ thì bị ông bà Sáu quỡ cho một trận thì buồn lắm .

Biết vậy ông Sáu khômg cho , ông nói :

Đầu năm đầu tháng có Xuân có Tài tromg nhà ai mà không ham , thôi hai đứa ở đây xông đất cho ông đi , ông lì xì luôn cho . 

Được lời như cởi tấm lòng hai đứa ở lại đón giao thừa với gia đình ông Sáu , nồi bánh tét năm đó được mấy đứa trẻ canh lửa củi nên chín ngon lành .

Cho mổi đứa hai đòn bánh tét mang về nhà để dùng lấy thảo ba ngày xuân , Thằng Xuân và thằng Tài không những nó chở bánh tét , trái cây về nhà mình mà chúng nó còn chở nặng cái tình cảm mà cả nhà ông bà Sáu dành cho hai đứa , nhất là con Thắm , nó đã gieo mầm yêu thương trong lòng thằng Xuân , chắc rằng một vài xuân nữa Thằng Xuân sẽ là người lèo lái chiếc ghe thay thế ông Sáu mang hàmg hoá về ấp nghèo cho bà con mỗi độ tết đến xuân về .

 
Hai Hùng
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jan/2019 lúc 8:25pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jan/2019 lúc 7:12am

Hai Đứa Trẻ Dạy Cho Người Phụ Nữ Bài Học Về Sự “Giàu Có”

Hai đứa trẻ dạy cho người phụ nữ bài học về sự “giàu có”. (Ảnh: lowpicx.pw)


Hai đứa trẻ co mình trong chiếc áo khoác quá khổ, rách rưới đứng nép vào nhau phía sau cánh cửa, run rẩy mời người phụ nữ: “Thưa cô, cô mua báo cũ không ạ?”


Người phụ nữ đang bận rộn, chỉ muốn từ chối một tiếng cho xong, nhưng khi nhìn xuống đôi chân của hai đứa trẻ, cô thật không đành lòng. Những đôi dép lê bé xíu, ướt sũng vì dầm mưa.
“Vào nhà đi, cô sẽ làm cho mỗi đứa một ly cacao nóng”. Hai đứa trẻ lặng lẽ bước theo người phụ nữ vào nhà, hai đôi dép sũng nước được đặt lên bệ để hong cho khô.

Người phụ nữ mang cacao nóng, bánh mì và mứt cho bọn trẻ, cô hy vọng một chút thức ăn này có thể làm ấm lòng bọn trẻ trước cái giá lạnh bên ngoài. Đưa thức ăn xong, cô quay trở lại bếp tiếp tục tính toán các khoản chi tiêu đau đầu của mình.

(Ảnh: Pixabay)

Không khí yên ắng trong phòng khách, nơi hai đứa trẻ đang ngồi ăn khiến người phụ nữ cảm thấy hơi là lạ. Cô đi vào phòng khách, cô bé đang cầm chiếc tách đã uống cạn trên tay, ngắm nhìn một cách say mê. Cậu bé đi cùng lại rụt rè, cất giọng hỏi: “Thưa cô, cô giàu có phải không ạ?”

Người phụ nữ nhìn tấm khăn trải bàn đã sờn cũ của mình, khẽ thở dài: “Không đâu cháu ạ, cô không giàu có đâu!”
Cô bé cẩn thận đặt chiếc tách vào đĩa: “Những chiếc tách của cô hợp với bộ đĩa ghê”.Giọng của cô bé nghe có vẻ thèm thuồng.
Sau khi ăn xong chỗ bánh mì với mứt và uống hết tách cacao nóng, hai đứa trẻ cầm xấp báo cũ rời đi, bước ra ngoài trong ngọn gió rét căm căm và không quên cám ơn người phụ nữ. Nhưng người phụ nữ nghĩ, thật ra chúng không cần cám ơn cô vì những gì chúng đã làm cho cô còn hơn thế nữa.

Bộ tách và đĩa của cô chỉ là loại bằng gốm màu xanh bình thường có thể mua được ở bất cứ cửa hàng nào, nhưng chúng là một bộ, rất hợp với nhau. Cô bước vào bếp, khuấy nhẹ nồi súp và nếm thử món khoai tây đang đặt trên bếp, tất cả đều rất phù hợp. Cô nghĩ đến mái nhà cô đang ở, người chồng với công việc ổn định… tất cả đều rất phù hợp với cô.

Người phụ nữ trở lại phòng khách, cô dọn dẹp lại bàn ăn, cô nhìn vết bùn từ hai đôi dép ướt sũng của hai đứa trẻ vẫn còn đọng lại trên bệ, cô không lau vết bẩn đó đi. Người phụ nữ muốn lưu giữ lại dấu vết đó để nhắc nhở cô không quên rằng mình là người giàu có đến mức nào.

Nếu bạn thõa mãn với những gì bạn đang có trong cuộc sống của mình, bạn sẽ cảm thấy mình có thật nhiều, mình thật giàu có. Còn nếu bạn chỉ chú ý đến những điều mình không có được, bạn sẽ cảm thấy không bao giờ đủ, sẽ cảm thấy khổ sở vì sự thiếu thốn đó.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2019 lúc 9:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.961 seconds.