Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2018 lúc 10:30am

Khi Người Lao Công Quét Dọn Thuyết Trình

__________________

Chuyển đến từ Thầy Phạm Công Nhựt
Cám ơn Thầy
TH

Image%20result%20for%20khi%20người%20lao%20công%20quét%20dọn%20thuyết%20trình


Tác giả Nguyễn Duy An thuở thiếu thời ở Bình Giã (Ngãi Giao), một khu đồn điền cao su của người Pháp, nằm trên đường Ngã Ba Tân Phong đi Bà Rịa - Vũng Tàu qua các vùng Cẩm Mỷ, Xà Bang, Suối Nghệ...toàn là cao su. Sau khi vượt biên được vào Mỷ, đương sự đã chịu khó vừa học vừa làm trong 10 năm đã thành đạt như hôm nay.   
Bài viết rất hay.!!!




Ngày ấy... năm 1994, TRW (Thompson Ramo Wooldridge, Inc.) với  8 hãng lớn khác trúng thầu của Bộ Năng Lượng (Department of Energy) về việc nghiên cứu để  thiết lập một “kho phế thải chứa đựng chất phóng xạ” (Radio Active Waste Management) trong lòng núi Yucca Mountain cách thành phố Las Vegas, tiểu bang Nevada, khoảng 100 dặm về hướng Tây Bắc. Lúc bấy giờ tôi là  trưởng toán kỹ thuật của TRW chịu trách nhiệm nối kết các hệ thống máy móc từ hiện trường (Yucca Mountain) về văn phòng Bộ Năng Lượng ở Hoa Thịnh Đốn về  trụ sở của 9 hãng xưởng rải rác trên khắp nước Mỹ nên “bị” chỉ định thuyết trình phần “Systems Integration” trong cuộc họp “kick off”. Hiện diện trong cuộc họp này, ngoài ban quản trị và  một số nhân viên kỳ cựu của các hãng trúng thầu, còn có đại diện chính chức của Bộ Năng Lượng, cùng những người rất quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi sinh vì lo sợ ảnh hưởng của chất phóng xạ trên vùng đất của họ như: Thống Đốc, Nghị sĩ và Dân Biểu của tiểu bang Nevada.




Sau khi nhận được tin, tôi đã lên gặp ông giám đốc lo về kỹ thuật của TRW để năn nỉ xin ông đổi người khác, hoặc chính ông ta thuyết trình vì tôi run lắm. Ông ta chẳng những không chấp thuận mà  còn nhắc tôi rằng đây là  “vinh dự” của hãng TRW nên phải cố gắng hết sức mình làm cho tốt trước mặt “bá quan văn võ” của chính phủ cũng như ban quản trị của các hãng khác. Tôi tìm gặp một vài người Việt Nam đã làm cho TRW lâu năm xin ý kiến, ai ai cũng sợ cho tôi, vì tiên đoán tôi sẽ bị những chuyên viên của nhiều hãng khác bắt bẻ về kỹ thuật, và nhất là  bị kỳ thị vì giọng nói tiếng Anh không chuẩn. Tôi làm liều gọi cho “xếp lớn” của TRW xin ông can thiệp để thay đổi nhưng chính ông ta lại bảo tôi rằng đây là “ván bài địnhmệnh”  và hãy dẹp hết những công việc khác, lo chuẩn bị kỹ lưỡng vì ban giám đốc đã họp bàn nhiều lần trước khi quyết định đưa tôi ra làm người thuyết trình về kỹ thuật...




Tôi đã “ăn không ngon, ngủ không yên” suốt hai tuần lễ chuẩn bị tài liệu thuyết trình, và cuối cùng lại còn run sợ hơn nữa vì cuộc họp được dời về trụ sở của hãng Booz, Allen & Hamilton (BAH) để tiện đường “Metro” (xe điện ngầm) cho những người tham dự, đặc biệt là nhân viên chính phủ đến từ Hoa Thịnh Đốn. Tôi chẳng xa lạ gì với hội trường của hãng BAH, vì lúc mới qua Mỹ tôi vẫn tới nơi này mỗi tối để lau chùi quét dọn trong thời gian còn là sinh viên ở Virginia. Tôi lo sợ không biết những nhân viên và ban quản trị tại đây sẽ nghĩ gì về mình khi nhận ra anh chàng “thuyết trình viên” hôm đó xuất thân là người “lao công quét dọn” văn phòng cho họ hơn 8 năm về trước. Tôi tâm sự với một số bạn bè người Việt trong sở về điều này và  người nào cũng ưu tư lo lắng cho tôi. Đã tới đường cùng nên tôi chỉ biết liều mình “nhắm mắt đưa chân” phó mặc cho số phận. Ngay từ đầu, cơ hội thành công của tôi chỉ như “sợi tóc treo mành” vì tất cả những hãng đấu thầu đều muốn gạt TRW ra khỏi vị trí đứng đầu về kỹ thuật trong đề án mới; riêng cá nhân tôi chỉ là một người “thiểu số” nói tiếng Anh chưa rành... và bây giờ lại còn thêm mặc cảm là  người “lao công quét dọn” ngay chính nơi mình sẽ lên bục đứng thuyết trình.




Buổi sáng hôm đó tôi tới “hiện trường” thật sớm nhưng đã có lác đác một số người đang xếp hàng trước phòng tiếp tân để nhận tên và tài liệu. Theo chương trình, tôi và  4 người thuyết trình khác sẽ lên họp bàn với phát ngôn viên của Bộ Năng Lượng khoảng 30 phút trước khi bắt đầu, để làm quen và  thống nhất chương trình làm việc. Vừa bước vào văn phòng phía sau hội trường, tôi đã đụng đầu ngay ông Sam, phó chủ tịch của hãng BAH, đang đứng tán gẫu với người điều khiển chương trình hôm đó, bà Jeanette, phát ngôn viên của Bộ Năng Lượng. Sau khi bắt tay giới thiệu, ông ta quay sang hỏi tôi:
- Tôi thấy anh quen lắm, không biết chúng mình đã bao giờ gặp nhau chưa?
Tôi đã nhận ra ông Sam chính là vị giám đốc đã từng nói chuyện và khích lệ tôi ngày trước, mỗi khi tôi đến hút bụi văn phòng cho ông vì hầu như tối nào ông ấy cũng ở lại rất trễ, nên nhỏ nhẹ trả lời:
- Gần 10 năm trước, tôi vẫn tới dọn dẹp văn phòng cho ông mỗi tối.
- À ha. Anh chính là “người sinh viên trẻ” vừa đi học vừa làm lao công ban tối. Đúng rồi. Tôi đã nhớ ra rồi. Anh chỉ già dặn hơn một tý. Khâm phục... Khâm phục!
Tôi chỉ biết mỉm cười nói “cám ơn”, còn bà Jeanette thì niềm nở:
- Hay quá! Nếu anh John không ngại, tôi sẽ dùng chi tiết này để giới thiệu về anh trước khi thuyết trình.  Sam nghĩ sao?
- Tôi cũng nghĩ vậy. Để xem... Từ hơn 8 năm nay, tôi không gặp lại John, và tôi cũng chưa bao giờ gặp một người lao công ham học như thế. Tôi còn nhớ John đã từng xin tôi những xấp giấy chi chít những “source code” nhân viên của tôi vất thùng rác để về nghiên cứu học hỏi thêm. Đáng lẽ ngày đó tôi nên nói chuyện với anh nhiều hơn và thuê anh vào làm trong hãng của tôi... Sau khi anh nghỉ làm ban đêm, tôi hỏi thăm mới biết anh đã ra trường và có việc làm tốt, nhưng tôi không ngờ “thuyết trình viên kỹ thuật” hôm nay lại chính là anh. Anh xứng đáng làm thầy của chúng tôi!




Sau đó, bà Jeanette nhờ ông Sam ghi lại những chi tiết về cá nhân tôi trong khi bà tiếp tục gặp gỡ và nói chuyện với những thuyết trình viên khác vì đã có vài người tới phòng họp. Sau mấy phút giới thiệu và họp bàn về buổi thuyết trình, ai ai cũng vui vẻ khích lệ tôi... Theo chương trình, bà Jeanette và ông Sam sẽ điều hợp chương trình và năm chúng tôi sẽ ngồi trên “sân khấu”, quay mặt xuống hội trường với khoảng gần 400 người tham dự. Tôi sẽ là người thuyết trình cuối cùng vì trước đó, đại diện Bộ Năng Lượng sẽ nói sơ qua kế hoạch chung của quốc gia về vật liệu phế thải chất phóng xạ, một người sẽ nói về dự án “Yucca Moutain”, rồi các công ty trúng thầu, hãng nào lo phần nào cũng như kế hoạch nghiên cứu, quản lý tài chánh và cuối cùng là hệ thống thông tin, nối kết tất cả vào một mối do chính tôi trình bầy.




Tôi mừng thầm trong bụng vì bước đầu coi như thuận lợi. Trong nhóm thuyết trình viên, ngoại trừ anh chàng giám đốc của hãng Duke Engineering có vẻ hơi “kỳ thị” vì thường nhăn mặt hay nheo mắt mỗi khi nhìn tôi, còn những người khác đều rất vui vẻ hòa đồng... 




                                       * * * * *




Tôi run run đứng dậy chuẩn bị lên bục thuyết trình khi bà Jeanette giới thiệu:
- Để tiếp tục chương trình, tôi xin nhường lời lại cho ông Sam, phó chủ tịch của BAH sẽ giới thiệu một thuyết trình viên rất đặc biệt, đến từ hãng TRW sẽ trình bầy với chúng ta về “systems integration” của dự án “ Yucca Mountain ”. 
Ông Sam chờ tôi bước lên bục thuyết trình và khi “ánh đèn sân khấu” đã rọi vào tôi, mới bắt đầu lên tiếng:
- Kính thưa quý vị, tôi rất hãnh diện được bà phát ngôn viên của Bộ Năng Lượng uỷ thác cho việc giới thiệu anh John Nguyễn, một thuyền nhân Việt Nam đến Mỹ mới được 10 năm nay, và tôi đã có cơ may “quen biết” anh ta trong thời gian đó. Suốt hơn 2 năm trời, mỗi tối anh John vẫn tới lau chùi quét dọn văn phòng cho chúng tôi trong lúc theo học đại học; kính thưa quý vị, chính cái hội trường này cũng đã từng được anh ta hút bụi, lau bàn ghế... Và hôm nay, 8 năm sau, anh John đã trở về, không phải để làm “custodian” buổi tối, nhưng là đứng trên “podium” sáng nay để làm “thầy” dẫn giải cho chúng ta về phương án nối kết tất cả hệ thống máy móc trong dự án này. Kính thưa quý vị, giọng nói của anh John có thể còn mang nặng âm hưởng Á Châu, nhưng đồ án anh ta đưa ra, tôi thiết nghĩ quý vị cũng sẽ đồng ý với chúng tôi là “không chê vào đâu được” vì chính tôi và nhiều người đã xem qua và tất cả đều đồng ý như thế. Bây giờ, tôi xin được trân trọng giới thiệu anh John, một người đã rời bỏ “quê cha đất tổ” và gia đình để bước xuống một chiếc thuyền tre nhỏ bé, cùng bạn bè vượt biển tìm tự do, một thân một mình tới Mỹ, vừa tự mưu sinh vừa tiếp tục học để có được ngày hôm nay. Và đây, anh John Nguyễn, một thuyền nhân Việt Nam , một người lao công đã từng quét dọn nơi này, nhưng sáng hôm nay là thuyết trình viên kỹ thuật của chúng ta.




Tôi bàng hoàng xúc động vì những lời giới thiệu của ông Sam... Trong khi cả hội trường rền van tiếng vỗ tay cổ võ, tim tôi đập mạnh, tâm trí tôi vượt thời gian tìm về dĩ vãng của những ngày gian khổ ở quê nhà, những ngày lênh đênh trên biển, những ngày đợi chờ trong lo âu ở trại tỵ nạn Galang, và những ngày đầu bơ vơ lạc lõng nơi xứ lạ quê người. Khi tiếng vỗ tay vừa dứt, tôi nghẹn ngào run rẩy bắt đầu:
- Kính thưa quý vị, tôi xin chân thành cám ơn những lời giới thiệu chân tình của bà Jeanette và ông Sam. Tôi xin cám ơn những tràng pháo tay khích lệ của quý vị dành cho tôi, một người Việt Nam nói tiếng Mỹ chưa rành. Tôi xin cám ơn ban giám đốc TRW và toàn thể ban quản trị dự án “ Yucca Mountain ” đã tín nhiệm tôi... Từ chốn tận cùng của trái tim tôi, một niềm cảm xúc nghẹn ngào đang ào ạt dâng lên như sóng đại dương nên giọng nói của tôi lại càng khó nghe hơn lúc bình thường; tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng tất cả quý vị sẽ thông cảm bỏ qua những sai lỗi của tôi trong cách phát âm tiếng Mỹ không chuẩn. Thêm vào đó, tôi cũng hy vọng rằng những sơ đồ minh họa trên màn ảnh sẽ thay tôi giải thích tất cả, vì ai trong chúng ta cũng hiểu rằng một biểu đồ (diagram) còn có giá trị hơn cả ngàn lời giải thích loanh quanh...
Tôi thật sự choáng ngợp và bối rối vì một tràng pháo tay lớn và rất dài vang lên từ khắp hội trường; tuy nhiên, tràng pháo tay đó cũng đã giúp tôi thêm lòng tự tin và hoàn tất buổi thuyết trình một cách tốt đẹp. Cũng có một vài câu hỏi có tính cách bắt bẻ, một vài ý kiến đề nghị thay đổi chỗ này chỗ kia, nhưng phần lớn đều đồng ý và tán thành đề án kỹ thuật của TRW do tôi trình bầy.




Ngay khi chương trình vừa chấm dứt, ông xếp của tôi chạy vội ra phía sau hội trường nắm chặt tay tôi khích lệ:
- John. Chúng tôi rất hãnh diện vì anh. Anh cứ ở đây gặp gỡ làm quen những người khác, hôm nay không cần về lại văn phòng. Ngày mai chúng ta sẽ nói chuyện nhiều hơn. Cố gắng lên. Anh làm tốt lắm. Anh nói bằng con tim và trí óc chứ không phải bằng miệng lưỡi... Đừng mang nặng mặc cảm về giọng nói của mình nữa.




Tôi hớn hở bước ra hành lang phía trước hội trường, bắt tay trò chuyện với nhiều người thuộc nhiều hãng xưởng khác nhau. Người hỏi về chuyện vượt biên, “thuở hàn vi” ngày đi học tối làm lao công, kẻ hỏi về phương án làm việc và trao đổi “business card”... Tôi choáng ngợp vì ân tình của bao nhiêu người xa lạ, có những người đã từng là “đối thủ” của tôi trong thời gian đấu thầu dự án Yucca Mountain... Giữa tiếng ồn ào náo nhiệt của bao nhiêu người vây quanh, tôi nghe vọng tới một giọng phụ nữ nói tiếng Việt:
- Anh Khanh nì... Mình chờ một tý gặp anh John làm quen và mời anh ấy về Eden ăn trưa luôn cho vui.
- Đi thôi. Thằng chả chỉ gặp may chứ có hay ho gì hơn ai!
- Mình cũng được hãnh diện vì là người Việt chứ anh..
- Nếu Thy mê nó thì cứ ở lại chờ.
- Anh kỳ quá hà. Hơi một tý là ghen bậy ghen bạ. Đi thì đi...
Tôi ngoái cổ nhìn chung quanh nhưng vì chiều cao quá khiêm tốn của mình nên không tìm được những người bạn “đồng hương yêu dấu” ấy... Tự nhiên tôi cảm thấy cô đơn lạc lõng giữa rừng người không cùng màu da, tiếng nói. Tôi được người ngoại quốc niềm nở tiếp đón và có vẻ thán phục, nhưng hình như, tôi không được một số “đồng bào” của tôi tiếp nhận! Tại sao?
Mãi gần nửa giờ sau tôi mới một mình lững thững lê bước ra bãi đậu xe, lòng buồn man mác nhớ lại câu ca dao tôi đã thuộc nằm lòng từ thuở còn mài đũng quần trên ghế trường tiểu học ở Làng Ba, Bình Giả:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.




Mẹ Việt Nam ơi, từng bước từng bước chúng con đang hội nhãp vào nền văn hóa mới, nhưngcũng từng bước từng bước chúng con đang quên dần tình nghĩa “đồng bào” theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của hơn bốn ngàn năm văn hiến. Liệu rồi thế hệ con cháu người Việt đang lưu lạc khắp bốn phương trời có còn nhận nhau là anh chị em “máu đỏ da vàng” nữa không?




Nguyễn Duy-An
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2018 lúc 9:08am

Sự Quyến Rũ Của Phụ Nữ Tuổi Trung Niên Không Phải Ở Nhan Sắc Mà Là "Hương Vị"!


Có người ví von rằng, phụ nữ cũng giống như rượu lên men vậy! Rượu càng để lâu càng ngon, hương càng nồng, vị càng đậm, phụ nữ càng sống có khí chất càng làm say đắm lòng người.

Đặc biệt khi bước vào tuổi trung niên, phụ nữ đối đãi với cuộc sống càng thêm phần kiên cường, bền bỉ và đảm đang; đối với tình cảm thêm phần thành thục, lý trí, đối với tương lai lại thêm phần tự tin, bao dung hòa ái.
Phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên chính là bước vào ngã rẽ cuộc đời, là thời khắc giã từ lứa tuổi thanh xuân để nghênh đón một thời kỳ mới của cuộc sống.

Thế gian muôn hình vạn trạng và phụ nữ cũng như trăm triệu sắc hoa, mỗi người mỗi vẻ, mỗi kẻ mỗi hương.
Vậy đâu là yếu tố để tạo nên một người phụ nữ có đủ đầy sức lôi cuốn cũng như hương vị ngọt ngào, càng sống càng tự tin yêu đời, người người say mê, người người kính trọng?
Dưới đây chính là 5 yếu tố nền tảng để tạo nên một người phụ nữ như vậy.

1. Sắc đẹp và sự hấp dẫn
Đối với phụ nữ, sắc đẹp và sự hấp dẫn cần phải tách biệt. Làm sao để người phụ nữ càng sống càng đẹp, sức hấp dẫn càng nhiều, vẻ đẹp từ nội tâm tới bề ngoài đều không ngừng tăng thêm?

Cổ nhân có câu, tướng mạo thể hiện nội tâm của con người. Vẻ đẹp bề ngoài có thể dần theo năm tháng mà phai mờ, nhưng bù đắp lại, sức hấp dẫn của tâm hồn lại không ngừng tăng cao. Tu dưỡng cho mình một tâm hồn phong phú, một sự yêu đời đến từ nội tại chính là sức hấp dẫn của người phụ nữ.

2. Bồi dưỡng nhân cách
Nhân cách ở đây bao hàm cả sự thấu hiểu về tình yêu thương, thấu hiểu sự trân quý, thấu hiểu sự thiện đãi bản thân. Và cũng là sự thấu hiểu thiện đãi vạn sự vạn vật và tôn trọng người khác.
Nhân cách của người phụ nữ chính là sự bảo đảm cho tương lai của chính mình, là tấm vé thông hành sáng giá nhất.

3. Kiến thức
Một người phụ nữ có kiến thức phong phú luôn luôn là người phụ nữ có sức hấp dẫn, không chỉ có vậy nó còn giúp họ thêm phần tự tin. Kiến thức của nhân loại như biển trời rộng lớn, và thông thường nhân cách của người phụ nữ phần nhiều có liên quan đến kiến thức của bản thân họ.
Là một người phụ nữ bước vào tuổi trung niên, bạn không chỉ cần bồi dưỡng nhân cách mà còn cần nâng cao kiến thức cho chính mình. Khi một người phụ nữ có nhiều kiến thức, gặp người, gặp việc sẽ biết xử lý ra sao cho hài hòa êm ấm.

4. Tình cảm
Kỳ thực, không chỉ là phụ nữ mà bất kỳ ai cũng vậy, khi bước vào tuổi trung niên cần đặc biệt chú trọng các mối quan hệ xã giao của bản thân mình. Đối với việc kết giao bạn bè phải có nguyên tắc làm người của mình. Cổ nhân thường dạy: Vật họp theo loài, người phân theo nhóm, bạn bè cũng chính là gương mặt đại diện của chúng ta.

2. Bồi dưỡng nhân cách
Nhân cách ở đây bao hàm cả sự thấu hiểu về tình yêu thương, thấu hiểu sự trân quý, thấu hiểu sự thiện đãi bản thân. Và cũng là sự thấu hiểu thiện đãi vạn sự vạn vật và tôn trọng người khác.
Nhân cách của người phụ nữ chính là sự bảo đảm cho tương lai của chính mình, là tấm vé thông hành sáng giá nhất.

3. Kiến thức
Một người phụ nữ có kiến thức phong phú luôn luôn là người phụ nữ có sức hấp dẫn, không chỉ có vậy nó còn giúp họ thêm phần tự tin. Kiến thức của nhân loại như biển trời rộng lớn, và thông thường nhân cách của người phụ nữ phần nhiều có liên quan đến kiến thức của bản thân họ.

Là một người phụ nữ bước vào tuổi trung niên, bạn không chỉ cần bồi dưỡng nhân cách mà còn cần nâng cao kiến thức cho chính mình. Khi một người phụ nữ có nhiều kiến thức, gặp người, gặp việc sẽ biết xử lý ra sao cho hài hòa êm ấm.

4. Tình cảm
Kỳ thực, không chỉ là phụ nữ mà bất kỳ ai cũng vậy, khi bước vào tuổi trung niên cần đặc biệt chú trọng các mối quan hệ xã giao của bản thân mình. Đối với việc kết giao bạn bè phải có nguyên tắc làm người của mình. Cổ nhân thường dạy: Vật họp theo loài, người phân theo nhóm, bạn bè cũng chính là gương mặt đại diện của chúng ta.

5. Bao dung
Cổ ngữ có câu, phúc đức tại mẫu, phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên cũng là lúc bước vào độ nuôi dạy con cái dần dần bước vào xã hội, đi học đi làm. Khi đó thân làm mẹ càng phải thấu hiểu rằng sự bao dung độ lượng là điều vô cùng cần thiết.
Người có lòng bao dung lớn bao nhiêu thì đường đời rộng mở bấy nhiêu. Bao dung cũng chính là nét đẹp truyền thống của dân tộc, là đức tính trên mọi đức tính của người phụ nữ, và là bí quyết của mọi bí quyết gìn giữ gia đình.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2018 lúc 7:08am

Hãy Xem Cách Mà Cậu Bé 5 Tuổi Ở Mỹ Đối Xử Với Người Vô Gia Cư



Nếu bạn gặp những người vô gia cư ở ngoài đường, bạn sẽ đối xử như thế nào với họ? Tâm hồn bạn sẽ phản ánh ra hành vi bên ngoài của bạn. Cùng xem cách mà cậu bé 5 tuổi ở Mỹ đối xử với người vô gia cư.

Ở bang Alamaba, có một cậu bé 5 tuổi đi ăn cùng mẹ ở nhà hàng Waffle House, cậu đã xin mẹ được mời người vô gia cư bên ngoài cửa một bữa tối và cầu nguyện trước khi ăn cùng ông, tiếng cầu nguyện của cậu bé khiến tất cả mọi người trong quán ăn đều xúc động rơi nước mắt.

Theo tờ Daily Mail, cô Ava Faulk cho biết tối hôm đó khi đi ăn, cậu con trai Josiah Duncan 5 tuổi của cô nhìn thấy một người đàn ông ăn mặc rách rưới, trên tay cầm một cái túi, dắt một chiếc xe đạp đứng bên ngoài nhà hàng Waffle House.

Josiah bèn bắt đầu không ngừng hỏi mẹ nhiều câu hỏi. Khi cô Ava nói cho con biết đó là một người vô gia cư thì Josiah hỏi: “Thế nào là vô gia cư ạ?”. Người mẹ trả lời: “Là người không có nhà con ạ”. Cậu bé lại hỏi: “Vậy nhà của ông ấy ở đâu ạ? Gia đình ông ấy đâu? Đồ đạc của ông ấy để ở đâu?”

Khi Josiah biết rằng người đàn ông đó không có gì để ăn, cậu bé xin mẹ được mời người kia cùng ăn trong nhà hàng và cô Ava đã đồng ý. Cô mời người vô gia cư vào nhưng lại không có người phục vụ nào đến ghi món cả. Josiah quyết định tự mình làm. Cậu bé nhảy xuống khỏi ghế, bước đến hỏi người vô gia cư nọ có cần xem thực đơn không, “Bởi vì không có thực đơn thì không gọi món được”.

Người đàn ông khăng khăng rằng ông chỉ cần một cái bánh hamburger phô mai đơn giản thôi. Cô Ava nói với ông rằng ông có thể gọi bất cứ món nào mà ông thích ăn. Người đàn ông hỏi cô liệu có thể gọi thịt xông khói được không. Cô Ava đáp: “Ông muốn gọi bao nhiêu thịt xông khói cũng được”.

Khi người đàn ông chuẩn bị ăn hamburger thì Josiah muốn ông cầu nguyện trước bữa ăn cùng mình. Cậu bé hát lớn: “Thưa Thượng đế, Đức Chúa cha của chúng con, chúng con cảm ơn Người, chúng con cảm ơn Người, cảm ơn phúc của Người. Amen!”. Tất cả 11 vị khách trong nhà hàng đều nghe thấy tiếng cậu bé ngân vang bài Thánh ca cùng người vô gia cư nọ.

Cô Ava cho biết cô sẽ không bao giờ quên được giây phút ấy, mọi người ở đó và cả người vô gia cư nọ đều bật khóc. Cô nói: “Nhìn thấy con trai khiến tất cả mọi người đều cảm động, là một người mẹ, đây là một trong những thành tựu khiến tôi tự hào nhất cuộc đời này”.
Sau khi dùng bữa xong, người đàn ông vô gia cư rời khỏi đó, chắc chắn một điều rằng ông ấy sẽ không bao giờ quên cậu bé Josiah.

Trên đường đời luôn có lúc lên và xuống, khi chúng ta gặp khó nạn, hãy cảm ơn những người đã đưa tay ra giúp đỡ chúng ta trong lúc khó khăn nhất. Còn khi chúng ta yên ổn vui vẻ, xin đừng bỏ quên những người yếu thế bên cạnh mình, chúng ta chỉ cần dành cho họ một chút cổ vũ và ủng hộ, có thể sẽ thay đổi cuộc đời của họ. Hạnh phúc không phải tự nhiên mà có, nó dựa vào sự chung sống hòa hợp giữa người với người! Hãy thắp sáng cuộc đời bằng chính cuộc đời!!

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2018 lúc 11:23am

Lễ Tạ Ơn Của Người Việt Tại Mỹ.


    Là một người di dân, mỗi năm đến ngày lễ Tạ ơn tôi lại có nhiều cảm xúc. Ở đất nước Mỹ đã 25 năm, đi một đoạn đường khá dài, tôi thật có nhiều điều để cảm tạ.
    Cứ vào tháng 11 là mọi người ở Mỹ lại nôn nao cho một ngày lễ lớn nhất trong năm - lễ Tạ ơn. Tục lệ này bắt đầu từ mấy trăm năm trước khi nhóm người di dân đầu tiên vượt qua đói khát, bệnh tật đã trúng vụ mùa nơi vùng đất mới. Sau khi gặt hái thu hoạch, họ làm lễ cảm tạ ơn trên và từ đó đến nay người Mỹ, những thế hệ người di dân tiếp nối, đã có truyền thống làm lễ Tạ ơn mỗi năm vào thứ 5 của tuần thứ tư trong tháng 11.


2894%20LeTaOnCuaNguoiVietTaiMyDHST
Bữa tệc mừng lễ Tạ ơn của một gia đình tại Mỹ.


    Đây là một lễ lớn của toàn dân tộc không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, màu da, khác với lễ Giáng sinh cho người Công giáo, Hanukak của người Do Thái, Tết của Việt Nam, Trung Quốc... Ai cũng có đấng Thiêng liêng để tạ ơn, ai cũng có người để cảm tạ. Lễ vào thứ năm nên đa số đều có 4 ngày nghỉ cuối tuần thuận tiện cho việc đi lại, thăm viếng, gặp gỡ gia đình.
    Khác với Việt Nam, vào dịp lễ Tết các cửa hàng, thương gia đều tăng giá, ở Mỹ lại đại hạ giá rất nhiều món hàng, đặc biệt là thức ăn truyền thống của ngày lễ Tạ ơn như gà tây, bí rợ, khoai lang... Bình thường một pound gà tây khoảng $1-1,5 nhưng trong mùa lễ, rất nhiều cửa hàng cho không nếu khách mua chừng $50 các mặt hàng khác. Nếu chỉ bỏ ra $25 thì họ tính khoảng 20-30 cents/pound, chưa kể các hãng xưởng, công sở thường tặng gà tây cho nhân viên nữa.
    Người Việt lúc mới qua Mỹ chưa quen được mùi gà tây hoặc những thức ăn đi kèm nên thường dùng để nấu phở, làm chà bông, cà ri, cũng ít khi tổ chức ăn lễ như người Mỹ. Tuy nhiên một vài năm sau đó quen nước, quen cái, nhất là những gia đình có con đi học bắt đầu làm tiệc cho con cái có không khí như bạn bè. Đó cũng là ngày gia đình, bạn bè tụ họp với nhau, chuyện trò hàn huyên, ăn uống vui vẻ nên dần dần người Việt ở Mỹ cũng ăn lễ Tạ ơn như những người Mỹ khác.
    Bên cạnh các món ăn truyền thống vào dịp lễ như gà tây nướng, khoai tây nghiền, bánh nhân nướng (stuffing), khoai lang đỏ, bánh nhân táo, bánh nhân bí... người Việt thường kèm theo các món ăn Việt như chạo tôm, chả giò, bánh nậm, bánh ít, thịt quay và một vài món nước như soup bóng cá, cà ri, phở, bún bò Huế, hủ tiếu. Làm nhiều món vì ăn từ sáng đến tối, người ăn đồ Việt, kẻ ăn đồ Mỹ nhất là mấy đứa trẻ rất khoái món gà tây. Buổi chiều tối các ông thích coi football, các bà bàn chuyện mua sắm cho ngày hôm sau. Nhiều gia đình rủ nhau đến 12 giờ đêm là mang ghế xếp, cà phê, thức ăn nhẹ ra các cửa hàng xếp hàng chờ mở cửa lúc 5 giờ sáng. Nhiều người không cần mua nhưng nghe quảng cáo và ham vui với bạn bè nên cũng ra xếp hàng từ sớm.
    Sáng thứ Sáu rất nhiều cửa hàng mở cửa từ 5 giờ sáng, ưu tiên cho một số người đầu tiên được mua những mặt hàng rất rẻ, đại hạ giá có khi chỉ còn một nửa, các mặt hàng khác đều giảm giá rất đáng kể. Ngày thứ Sáu Đen là ngày mua bán lớn nhất trong năm, nhiều nhà kinh tế gia coi sự mua bán trong ngày này như chỉ số kinh tế của thị trường Mỹ.
    Là một người di dân, mỗi năm đến ngày lễ Tạ ơn tôi lại có nhiều cảm xúc. Ở đất nước này 25 năm, đi một đoạn đường khá dài, tôi thật có nhiều điều để cảm tạ. Ngày đến đất Mỹ với hai bàn tay trắng, vốn liếng chỉ có hai bộ quần áo cũ mèm và $5 cùng với chút tiếng Anh ít ỏi.
    Hội nhà thờ Tin Lành đã hướng dẫn cho tôi có nơi ăn chốn ở cho dù chỉ là một căn phòng nhỏ bé ở một cư xá nghèo. Họ đã mang tặng tôi những bộ xoong nồi tuy cũ nhưng vẫn còn dùng được, thùng quần áo tuy còn tốt nhưng rộng và dài so với khổ người bé nhỏ của tôi. Cuộc đời mới của tôi ở Mỹ đã bắt đầu như thế đó. Điều quan trọng nhất trong đời tôi là họ đã đưa tôi đi học Anh văn, đã đóng tiền học cho tôi semester đầu tiên trong college và đã khuyến khích tôi học tập không được nản lòng. Những năm tháng đại học cực khổ, buồn, lạnh lẽo, thậm chí đói vì không có tiền ăn ở ngoài khi đi học về trễ, nhà ăn ký túc xá đã đóng cửa, nhiều lúc tôi muốn buông xuôi tất cả nhưng tôi tự nhủ với mình sức khoẻ không có, nghề nghiệp cũng không, bỏ học ra làm được gì thôi thì phải ráng. Ráng được 4 năm thì người bảo trợ lại khuyến khích đi thi MCAT rồi vào học Y khoa và cuối cùng cũng xong 5 năm, ra trường, thi đậu và hành nghề đến giờ.    
     Ngồi nghĩ lại cuộc sống hôm nay tôi có được một phần có sự cố gắng của bản thân, một phần có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bảo trợ, phần khác nhờ học bổng của chính phủ Mỹ. Thế thì tôi chắc chắn phải tạ ơn rồi.
    Xin tạ ơn đất mẹ Việt Nam đã sinh ra tôi, tạ ơn đất Mỹ đã cưu mang, đã cho tôi một cuộc sống ấm êm tuy trầm lặng, bình thường nhưng hạnh phúc.
    Xin tạ ơn bố mẹ đã mang nặng đẻ đau nuôi nấng, dạy dỗ con nên người.
    Xin tạ ơn các bạn bè, người thân ở xung quanh đã giúp đỡ, đã bên cạnh tôi trong những ngày gian lao, khó nhọc cũng như vui vẻ, sung sướng.
    Thân chúc các bạn một mùa lễ Tạ ơn an lành. Mong rằng mọi người hãy cùng nhau nghĩ đến những niềm vui, ơn phúc của người khác mang đến cho mình và san sẻ với những người xung quanh, cho nhau một tí, nhịn nhau một tí để cuộc đời nhẹ nhàng và đơn giản hơn.
    Mỗi người một ít, một ít góp lại sẽ thành cơn sóng lớn để xoá đi những thói hư tật xấu, những bất công, lừa đảo ở quanh ta. Những điều này không cần phải mua bằng tiền chỉ bằng một tấm lòng mà thôi.
Thân ái.
Tina Tran
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2018 lúc 7:58am

Bố Và Con


Con trai: "Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu hỏi?"

Bố: "Hỏi đi con."

Con trai: "Bố ơi, bố kiếm được bao nhiêu trong một giờ?"
Bố: "Đó không phải là việc của con. Tại sao con hỏi như vậy?"
Con trai: "Con chỉ muốn biết, bố kiếm được bao nhiêu 1 giờ thôi mà?"
Bố: "Bố kiếm 100 USD mỗi giờ”
Con trai: "Ồ (đầu cúi xuống).
Con trai: "Bố ơi, con có thể mượn 50 USD?".

Người bố đã rất tức giận.
Bố: "Nếu lý do duy nhất con hỏi đó là vì con muốn mượn một số tiền để mua đồ chơi vớ vẩn hay một làm cái khác, hãy đi thẳng vào phòng và ngủ ngay lập tức. Bố làm việc chăm chỉ mỗi ngày không phải chỉ để cho những đòi hỏi trẻ con vớ vẩn như vậy".
Cậu bé lặng lẽ đi vào phòng và đóng cửa lại.

Người đàn ông ngồi xuống, vẫn giận dữ vì câu hỏi của cậu bé. Làm sao nó dám hỏi như vậy chỉ để mượn một số tiền?
Sau một giờ miên man, người đàn ông đã bình tĩnh lại, và bắt đầu suy nghĩ: Có thể con mình thực sự cần 50 USD để mua một cái gì đó quan trọng. Cậu bé có khi nào hỏi vay tiền của bố đâu?
Người đàn ông đã đi đến cửa phòng của cậu bé và mở cửa.
Bố: "Con ngủ chưa, con trai?”

Con trai: "Chưa bố ạ, con còn thức".

BỐ: “Bố đã suy nghĩ lại. Có lẽ bố đã khắt khe sau một ngày dài mệt mỏi. Đây là 50 USD mà con cần!”
Cậu bé ngồi thẳng lên, mỉm cười.
Con trai: "Ồ, cảm ơn bố!"
Sau đó, cậu bé thò tay xuống dưới gối của mình, lấy ra một số tiền lẻ nhàu nát lên.
Người cha thấy cậu bé đã có tiền, bắt đầu nổi giận trở lại. Đứa con từ từ đếm tiền của mình, và sau đó ngước nhìn cha mình.
Bố: "Tại sao con muốn có nhiều tiền hơn trong khi con đã có?"
Con trai: "Bởi vì con không đủ...”
“Bố ơi, nếu con có 100 USD, con có thể mua thời gian không?
Bố vui lòng về nhà sớm hơn chỉ 1 giờ vào ngày mai. Con muốn ăn tối với bố”.
Người cha nghẹn ngào. Ông vòng tay quanh cậu bé…

***** Bạn hãy nhớ, nếu bạn chết vào ngày mai, công ty sẽ dễ dàng thay thế người khác, còn gia đình, bạn bè của chúng ta sẽ cảm thấy mất mát rất lớn trong suốt quãng đời còn lại. *****

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2018 lúc 8:00am

Những Món Nợ Khó Trả

Image%20result%20for%20feed%20food%20for%20homeless%20in%20thanksgiving


Nhiều người gốc Việt thường bày tỏ lòng tri ân Hoa Kỳ bằng cách phục vụ những bữa ăn cho người vô gia cư vào mùa Lễ Tạ Ơn. (Hình minh họa: Getty Images)

Theo phong tục Việt Nam cứ cuối năm người ta tính toán sổ sách, xem lại các mục chi tiêu, có nợ nần ai thì phải trả, mà phải trả cho xong trước tối Ba Mươi Tết, để đầu năm, nhất là sáng Mồng Một có người đến đòi nợ thì nhất định sẽ bị xui suốt năm. Chúng ta vẫn thường thấy cái cảnh đi đòi nợ ở thôn quê, chủ nợ đến đứng trước cửa nhà la hét, xỉa xói, chửi bới trong khi con nợ thì xấu hổ, khép nép, van xin, khổ đau biết ngần nào! Tôi nghĩ người ta trên đời thế nào cũng có nợ ai đó, không nhiều thì ít, nợ cái gì đó, vật chất hay tinh thần, nhưng vì có những món nợ không ai đòi nên mình vẫn nghĩ rằng mình chưa hề nợ ai.

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh trong một lần được phỏng vấn về chương trình cứu giúp thương binh VNCH ở quê nhà, bà đã thẳng thắn nói rằng, chúng ta đã mang món nợ lớn từ những người này, món nợ mà người chủ nợ không bao giờ đòi.

Lúc tôi sinh ra đời, nhà nghèo, mẹ tôi đau ốm oặt èo, không có sữa nuôi con, trong tháng phải bồng con đi xin sữa hàng xóm cho đến lúc ba tháng, mới ăn được miếng cơm mem. Rõ ràng là tôi có nghe nói đến chuyện này, nhưng lớn lên tôi cũng không màng đi tìm xem những bà mẹ hồi xưa tôi đã rúc đầu vào bú tí là ai, sống chết ra sao, chứ chưa nói đến chuyện đền ơn đắp nghĩa.

Câu chuyện xin sữa này làm tôi liên tưởng đến chuyện đấu tố, cải cách ruộng đất ngày xưa, mấy đứa chăn trâu, kẻ ăn người ở trong nhà, do những lúc thất bát mùa màng, được các điền chủ nuôi nấng giúp đỡ, đã trở thành những tên đấu tố ngoa ngoắt chỉ tay, xỉ mặt vào những người ơn mà chúng gọi là cường  háo, ác bá và “lôi cổ bọn nó ra đây, bắt quỳ gục xuống đọa đày mới thôi!” Chuyện gần thì hồi nẫm, mấy anh du kích được “mẹ” đào hầm nuôi quân, cơm nước đầy đủ, thậm chí phân tiểu cũng phải nhờ mẹ đem lên mặt đất. Mỗi đêm mẹ kê chõng nằm trên miệng hầm che chắn bom đạn và ôm nỗi âu lo trằn trọc một mình. Mấy thằng du kích này, về sau, thằng làm chủ tịch nước, thằng làm tỉnh ủy, tầm tầm cũng chủ tịch huyện thì chúng trở lại cướp đất, cướp ruộng của mấy bà mẹ nông dân nuôi quân ngày trước, ngoảnh mặt làm ngơ trước những nỗi khổ đau, oan ức của mẹ.

Không những người ta đã không mang ơn người cho vay, mà còn tìm cách giết chủ nợ để khỏi phải trả, đó là những câu chuyện đang xẩy ra hằng ngày ở Việt Nam.
Loài động vật sinh ra trên đời này, sau khi lọt lòng mẹ đều thích ứng với thiên nhiên, cứng cáp rất nhanh, con bò con trâu mới lọt lòng mẹ đã đứng dậy vững vàng, duy chỉ có con người sinh ra là yếu đuối phải lớn lên mới kiếm được miếng ăn, lo cho thân mình. Con beo, con cọp mới mở mắt đã biết tìm hướng rúc vào vú mẹ, nhưng con người, lọt lòng mẹ không có bồng bế, áo quần tả lót, chăm sóc thì phải chết, vì thế con người vay mượn tình thương, sự chăm sóc, trước là cha mẹ, sau là nhân quần và món nợ đời chắc chắn phải nhiều hơn loài cầm thú.

Những người tận hiến cuộc đời mình cho tha nhân, mong được giúp đỡ người khác đều là  những người cho rằng vì mình nhận quá nhiều nên bây giờ muốn cố gắng trả lại cho người khác một phần nào, và hầu hết những người này đều trở thành vĩ nhân.

Những chuyện kể trên thuộc loại lớn lao, còn chuyện tầm thường vẫn xẩy ra hằng ngày trước mắt chúng ta, nhưng bản tính con người là hay quên. Quên có nghĩa là mình chưa trả xong món nợ, và chúng ta cũng biết rằng quên và vô ơn là chị em sinh đôi.

Đây là những câu chuyện nho nhỏ:

-Nhiều người đi trước đỡ cánh cửa cho chúng ta, hằng ngày chúng ta đã đỡ cánh cửa cho ai đi sau chưa? Chúng ta được nhường đường và đã bao giờ có hảo ý nhường đường cho người khác chưa?

-Chúng ta sang định cư tại đây nhờ có người bảo trợ, bây giờ cuộc sống ổn định, chúng ta có tiếp tục bảo trợ cho ai đến Mỹ chưa?

-Nhiều gia đình hồi mới sang Hoa Kỳ có nhận những tặng vật của nhà thờ, nay đã giàu có, có khi nào mang tặng những phẩm vật khác cho nhà thờ để nơi này có thể giúp đỡ lại người khác không? Chúng ta được bạn bè, thân thích bỏ thời giờ dạy cho lái xe, sau đó có bao giờ bạn chịu khó giúp đỡ dạy lái xe cho những người mới sang chưa?

-Chúng ta nhận được lời cám ơn của những người chúng ta giúp đỡ, nhớ lại chúng ta đã một lần ngỏ lời cám ơn ai chưa?

-Mùa Giáng Sinh vừa qua cũng như Tết năm này, có nhiều người gởi thiệp hay điện thoại chúc mừng, nhưng chúng ta có khi nào để thời giờ một lần gọi hỏi thăm ai đó chưa?

-Chúng ta cảm thấy có nhiều người đã tử tế với mình, nhưng nhìn lại mình đã tử tế với ai chưa?

Chúng ta trả ơn người bằng những cách gián tiếp, nên không cứ người làm ruộng cho ta hạt gạo ăn, thì ta phải trồng được củ khoai để trả lại cho đời. Có lúc, ngoài đường phố, bình điện xe của chúng ta chết, có người mang dây bình lại giúp chúng ta. Sau đó đi mua một sơi dây bình, chúng ta không hy vọng gặp lại người cũ trong trường hợp xe họ nằm đường, mà để có cơ hội giúp lại người khác.

Có những người ra ơn khó thấy mà cũng khó gặp. Ngày nay, chúng ta hưởng được rất nhiều phát minh của nhân loại, cái máy hơi nước, giấy, bóng đèn, xe hơi, điện thoại… mà không hề có ý nghĩ mang ơn ai. Có những phát minh nghe có vẻ tầm thường nhưng có ích cho con người biết bao nhiêu. Đôi khi tôi cũng nhớ ơn ông Momofuku Ando, người phát minh ra món mì ăn liền, và một người nào đó tận cái đất nước xa xôi Hoà Lan, đã chế ra cái lon Guigoz đựng sữa bột, mà sau này là vật bất ly thân của những người tù như chúng tôi qua những năm dài gian khổ.

Bây giờ mà nói chuyện công ơn cha mẹ thì có người cho đó là chuyện trẻ con, chuyện của Luân Lý Giáo Khoa Thư lớp Đồng Ấu đã quá cũ. Nhưng nghĩ ra, phải chăng nhờ cái loại Giáo Khoa Thư ấy, mà chúng ta, qua nhiều thế hệ, đã lớn lên thành người… tử tế! 

Huy Phương


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Nov/2018 lúc 8:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2018 lúc 8:41am

Món Nợ Ân Tình

Image%20result%20for%20father%20and%20daughter


Tôi sang Mỹ cùng với Ba Dượng theo diện H.O - nhờ tờ khai sinh giả tôi có được qua những đồng tiền đút lót mà tôi trở thành con ruột của Ba. Cha mẹ tôi và một đứa em trai còn ở lại Việt Nam. Nhiều người rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao mỗi khi nhắc đến gia đình ruột thịt tôi có phần lạnh nhạt trong khi tôi lại rất thương yêu và chăm sóc Ba Dượng. Thật sự, tôi thương Ba Dượng hơn cha ruột của tôi rất nhiều. Tôi không biết điều đó đúng hay sai nhưng tình cảm luôn xuất phát từ trái tim, không thể gượng ép và cũng không thể theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Duy nhất một điều tôi có thể hiểu được là cha tôi chưa một ngày bồng ẵm tôi nhưng Ba Dượng đã nuôi nấng tôi từ thuở ấu thơ.

Khi mẹ mang thai tôi được sáu tháng thì cha đã bỏ mẹ con tôi để vào rừng, theo “Quân giải phóng”. Mẹ ở lại, một mình một thân yếu đuối với cuộc sống vất vả nghèo nàn, vừa nuôi mẹ chồng, vừa nuôi con dại. Ngay lúc ấy, Ba Dượng tôi xuất hiện. Ông là một Sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ Thành phố ông thuyên chuyển về nơi gia đình tôi đang sinh sống. Tôi không nhớ rõ những gì đã xảy ra, chỉ biết rằng đến khi bốn tuổi tôi mới có được một người mà tôi gọi bằng Ba. Ba là một người hiền lành, chân thật và rất vui tính, cởi mở. Ba chăm sóc bà nội như mẹ ruột, vì thế bà nội cũng rất thương Ba. Ngược lại, mẹ tôi không yêu Ba. Mẹ tiếp nhận Ba - một cuộc hôn nhân không giá thú - chỉ để tìm nơi nương tựa. Ba biết điều đó nhưng vẫn chấp nhận.

Năm bảy mươi lăm cha tôi bất ngờ trở về, còn Ba thì lại khăn gói vào “trại cải tạo”. Mẹ vui mừng vì sự trở về của cha bao nhiêu thì tôi lại đau lòng vì sự tù tội của Ba bấy nhiêu. Tôi không hiểu được tình cảm của mẹ. Tại sao với một người chồng hết lòng thương yêu mẹ mà trái tim bà vẫn dửng dưng? Tại sao chỉ một năm ngắn ngủi sống với cha mà tình yêu bà vẫn bền vững suốt cả chục năm hơn? Tại sao mẹ có thể chấp nhận việc cha đã có vợ khác và người vợ “đồng chí” của cha đã nghiễm nhiên trở thành vợ chính thức, còn mẹ, chỉ là một người vợ danh không chính, ngôn không thuận, để mỗi lần đến thăm, cha phải nhìn trước, ngó sau như một kẻ đang phạm tội ngoại tình. Chưa kể có lần vợ của cha còn đến nhà, mắng chửi mẹ là “dâm phụ” và cũng không cần biết bà nội tôi là ai, bà chống nạnh xỉa xói:

- Cả nhà chúng mày phải tránh xa chồng bà, không thì bà cho chết cả lũ về cái tội cấu kết với cái thằng lính ngụy đang ở tù rục xương.

Cha tôi nắm tay kéo bà vợ đi xềnh xệch trước những cặp mắt tò mò của hàng xóm. Mặt bà nội xanh như chàm, bàn tay cầm cây gậy run lên bần bật vì tức giận. Mẹ ngồi bệt xuống sàn nhà với những giọt nước mắt không ngừng tuôn chảy trên khuôn mặt lơ lơ, láo láo như người mất hồn. Tôi cũng không nhớ rõ cảm giác của mình lúc ấy ra sao nhưng hình như có một nỗi vui nào đó hiện đến rất nhanh khi tôi chợt nghĩ, đây cũng là một điều hay để giúp mẹ tôi sáng mắt ra mà nhận biết ai là người thật sự yêu thương mình. Nhưng không, mẹ tôi vẫn tối tăm quay cuồng trong mớ tình cảm hỗn độn đó dù bà nội khuyên mẹ hãy quên cha tôi đi để lo thăm nuôi Ba đang chịu tù tội, đói khát.

Phần tôi, tôi rất bất mãn trước thái độ của mẹ khi bà không có một chút quan tâm, lo lắng nào dù thật nhỏ cho cuộc sống của Ba trong cảnh khốn cùng. Mỗi lần theo cô Tư đi thăm Ba, tôi phải nói dối đủ điều về lý do tại sao mẹ vắng mặt. Dĩ nhiên, cô Tư cũng không muốn anh mình phải đau khổ - nếu biết được người vợ đầu ấp tay gối đã nhẫn tâm phủi tay, rũ bỏ tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm - nên cô dặn dò tôi phải nói dối với Ba rằng mẹ đi buôn xa không về kịp, hoặc bà nội bệnh bất ngờ mẹ phải ở nhà chăm sóc.

Có lần, sau khi thăm Ba trở về, tôi hỏi mẹ bằng thái độ khó chịu:

- Ba ở tù bốn năm rồi mà sao mẹ không đi thăm Ba một lần?

Mẹ trả lời một cách thản nhiên:

- Vì mẹ không thể phản bội cha con!

Tôi tức giận:

- Mẹ không thể, nhưng mẹ đã phản bội cha rồi.

Mẹ cho rằng tôi bất hiếu vì không phân biệt ai là cha ruột, ai là cha nuôi. Tôi cười chua xót:

- Con không cần biết ai là cha ruột, ai là cha nuôi. Con chỉ biết Ba là người đã cực khổ nuôi nấng con từ lúc còn bé. Con chỉ biết Ba là người đã bất kể hiểm nguy, giữa đêm khuya bế con đến Bệnh viện cứu cấp khi con đau nặng. Mẹ không nói cho con biết nhưng bà nội vẫn nhắc hoài chuyện ấy.

Mẹ quay đi sau khi ném cho tôi ánh mắt giận dữ. Tôi biết mẹ không thể bỏ cha ruột của tôi, dù ông đối xử với bà tình không trọn mà nghĩa cũng chẳng tròn, nhưng ít ra bà cũng không nên rũ sạch ơn nghĩa cưu mang của Ba hơn chục năm trời.

- Mẹ hãy dẹp tình cảm qua một bên để tỉnh táo suy nghĩ xem cha đối với mẹ như thế nào. Ông đi bao nhiêu năm trời không một tin tức. Chắc trong lòng ông không hề vấn vương, thương nhớ mẹ hay nghĩ đến đứa con chưa kịp chào đời. Bằng chứng là đứa con riêng của cha nhỏ hơn con một tuổi, có nghĩa là xa mẹ chưa đầy một năm cha đã có người đàn bà khác. Rồi khi trở về đây gặp lại mẹ, đáng lẽ cha phải giải thích cho bà vợ của cha hiểu ai là người đến trước, ai là người đến sau, chứ lẽ nào cha đứng đó để chứng kiến bà ta làm hùm làm hổ với mẹ, cứ y như mẹ cướp chồng của bà ta...

Nhìn bà nội ngồi ở góc bàn sụt sùi lau nước mắt, tôi cảm thấy ân hận nên quỳ xuống cạnh bà:

- Nội à! con không muốn nói những lời làm đau lòng nội. Nhưng thật tình con không thể nào chấp nhận thái độ bạc bẽo của mẹ con. Nội thử nghĩ, nếu như ngày xưa không có Ba thì cuộc sống của gia đình mình sẽ ra sao? Nội bệnh hoạn cũng một tay Ba lo thuốc men mà không hề phân biệt rằng, đây là mẹ chồng chứ đâu phải mẹ ruột của vợ tôi. Ba nuối nấng con từ nhỏ đến lớn không rầy la một tiếng dù con có phạm lỗi lầm. Ba thương yêu con như một đứa con ruột thịt...

- Rồi sao nữa? Cái thằng Sĩ quan ngụy đó cũng giỏi thiệt... nó dụ dỗ được mày đứng về phe nó để chống lại cha mẹ.

Cha tôi bước vào nhà, quăng cặp táp lên chiếc phản gỗ, tay đập bàn rầm rầm:

- Anh đã nói với em rồi, con bé này đã bị thằng ngụy đó đầu độc mười mấy năm không thể nào tẩy não được mà.

Tôi lùi lại, đứng sau lưng bà nội. Dù trong lòng cũng có chút nao núng, nhưng khi nghe cha xúc phạm đến Ba, tôi tức giận đến độ không còn biết sợ là gì:

- Thưa cha, cha có biết cái “thằng ngụy” xấu xa đó đã dạy con điều gì không?

-...

Tôi cười chua chát tiếp lời:

- Ông ấy đã dạy con, dù đi đâu xa cũng phải nhớ ngày giỗ của cha mà về nhà đốt nén nhang cho bà nội và mẹ vui lòng. Hồi mẹ được tin cha chết, mẹ khóc lóc, đau khổ nhưng không dám lập bàn thờ, thì chính cái “thằng ngụy” mà cha luôn miệng chửi rủa đó đã mang ảnh ba ra tiệm hình để rọi lớn, rồi đem về trịnh trọng đặt lên đầu tủ với lư hương, với chân đèn để làm bàn thờ cho cha. Nếu đêm nào mẹ lỡ quên vì bận bịu thì cũng chính “thằng ngụy” đó dù đã lên giường cũng vội vàng leo xuống để đốt nhang cho cha. Chưa bao giờ con nghe “thằng ngụy” đó nói một lời thất lễ với cha, nhưng cha thì lúc nào cũng chửi bới người ta, trong khi đáng lẽ cha phải cám ơn người đã thay cha gánh vác việc gia đình. “Thằng ngụy’ đó đã cho con thấy hình ảnh một người chồng, người cha cao thượng, nhưng cha thì sao?... cha hãy suy nghĩ lại để từ nay đừng bao giờ xúc phạm đến Ba của con.

Hình như tình thương đối với Ba đã cho tôi thêm sức mạnh và sự bình tĩnh để dõng dạc nói lên suy nghĩ của mình không chút sợ hãi. Điều đó khiến mẹ tôi lo quắn quíu:

- Con này... ma nhập nó rồi hay sao mà ăn nói bậy bạ, hỗn láo!

Mặt cha tôi như xám lại, ánh mắt ông long lên sòng sọc, đôi môi mím chặt khiến khuôn mặt ông đanh lại, hung hãn không thua gì các diễn viên đang vào vai một nhân vật phản diện độc ác. Cha đưa chân đạp chiếc ghế văng vào bàn. Ông quay lại hét vào mặt mẹ tôi:

- Em dạy dỗ con cái như thế này đây hả? Nó nói chuyện với cha nó như một phường mất dạy. Anh nói rồi... ngày nào nó còn ở trong nhà này anh sẽ không bao giờ đặt chân đến đây nữa.

Tôi nghênh mặt khiêu khích:

- Cha không cần đuổi con cũng sẽ ra khỏi nhà ngay hôm nay. Con xin nói thật... con không muốn gặp mặt người cha vô trách nhiệm, bỏ vợ, bỏ con mấy mươi năm rồi bây giờ trở lại trách vợ mình không dạy dỗ con. Cha có biết trách nhiệm dạy dỗ con thuộc về ai không?

Cái tách trà bay về phía tôi, chạm vào thành ghế bà nội đang ngồi vỡ toang. Tôi không biết nếu cái tách trúng ngay đầu bà nội thì việc gì sẽ xảy ra? Có lẽ tôi lại hứng thêm một cái tội “Tại cái con mất dạy này mới ra cớ sự!”

***

Sau cuộc cãi vã đó tôi thu dọn quần áo ra đi. Bà nội chạy theo níu tay tôi mếu máo dặn dò:

- Con xuống nhà cô Tư ở, đừng đi đâu bậy bạ nghe con.

Tôi cười trong nước mắt:

- Con có tư cách đến nhà cô Tư sao bà nội? Cô Tư đâu phải ruột thịt gì của con!

Mẹ đứng ngang ngạch cửa mai mỉa:

- Biết vậy là khôn đó con. Cứ đến ở thử vài ngày để xem người ta đối xử ra sao cho biết thân.

Không hiểu sao câu nói nào của mẹ cũng châm chích, cay nghiệt. Không lẽ mẹ đã quên hết những ngày cô Tư chạy đôn chạy đáo đem hàng về cho mẹ bán kiếm lời. Chẳng những thế, cô còn nhường cả khách hàng của cô cho mẹ. Ngay từ lúc Ba đến với mẹ, đâu phải cô Tư không biết tôi là con riêng của mẹ, nhưng lúc nào cô cũng đối xử với tôi ngọt ngào, thân thương như đứa cháu ruột. Mẹ không nhớ hay cố tình chối bỏ? Tôi thất vọng não nề vì cách cư xử của mẹ nên cay đắng trả lời:

- Cô Tư đối xử với con ra sao thì cả chục năm nay con đã biết rồi không cần phải thử đâu mẹ. Con nghĩ người mà con cần thử là cha đó, cả mẹ bây giờ nữa... Mẹ à! mẹ thay đổi quá nhiều... đến độ con không còn nhận ra mẹ là người con vẫn hằng yêu quý. Trời cao, đất rộng không tha thứ cho mẹ cái tội bạc đãi Ba đâu.

Tôi quay lưng đi mà không chút luyến lưu, nuối tiếc. Tội nghiệp bà nội. Bà vừa khóc vừa gọi tên tôi rồi lúc thúc chạy theo, dúi vào tay tôi một nắm tiền:

- Cầm tiền theo mà tiêu xài đi con. Ở đâu nhớ cho nội biết để nội an tâm. Có đi thăm Ba thì lấy tiền này mua một chút đồ ăn đem theo, nói nội gửi cho Ba và xin lỗi Ba dùm... nội già yếu rồi không thăm Ba con được.

Tôi ôm chặt lấy bà nội, nước mắt chan hòa.

***

Sau sáu năm học tập Ba được thả về. Hộ khẩu của Ba là căn nhà ngày xưa gia đình tôi đã chung sống, nhưng nay mẹ không đồng ý cho Ba vào nhà. Bà nội khóc hết nước mắt cũng không lay chuyển được quyết định của mẹ - đúng hơn là mẹ đã làm theo lệnh của cha tôi. Ông Năm hàng xóm thương Ba sa cơ thất thế, giận mẹ tôi là “Phường vong ân bội nghĩa” - cụm từ này đã thay vào tên mẹ tôi mỗi khi ông nhắc đến - ông cho Ba cất cái chái nhỏ phía sân sau của ông, sát cạnh nhà mẹ trong thời gian chưa ổn định vì hàng ngày Ba phải ra Công an phường trình diện.

Ba hoàn toàn không nói một lời trách móc mẹ. Tất cả nỗi đau Ba giấu kín trong lòng. Có lần bà nội sang thăm Ba, bà ân cần nắm tay Ba nói trong nước mắt:

- Má xin lỗi con. Má không biết phải làm sao cho đúng!

Ba cười hiền từ:

- Cũng là số phận của con thôi. Má đừng buồn!

Phải hơn nửa năm sau cô Tư mới đút lót được Công an để chuyển hộ khẩu của Ba về nhà cô. Và tôi đã có những ngày tháng vui vẻ sống bên cạnh Ba và cô Tư. Một mái gia đình đâu phải thật sự là của tôi nhưng sao tình cảm tôi nhận về quá thiết tha, sâu đậm. Cha “bắn tiếng” hăm dọa sẽ từ bỏ, không nhận tôi là con nữa. Ba khuyên tôi nên trở về xin lỗi cha mẹ, tôi nhăn mặt trách Ba:

- Con đang ở thiên đàng sao Ba lại nỡ lòng đẩy con xuống hỏa ngục. Ba hết thương con rồi phải không? Ai muốn từ con thì cứ từ... con không sợ. Con chỉ sợ Ba từ con thôi.

Đôi mắt long lanh, đỏ hoe của Ba cho tôi biết rằng Ba đang rất hạnh phúc khi biết rằng, trong lòng tôi, Ba mới thật sự là người cha tôi yêu kính.

Ngày bà nội mất Ba không đến nhưng trong căn phòng hẹp của Ba, Ba đã lập một bàn thờ nhỏ và lặng lẽ quấn vành khăn tang. Nếu mẹ đã làm tôi thất vọng vì sự bạc tình, bạc nghĩa đối với Ba thì tình cảm của Ba và bà nội làm tôi cảm động rơi nước mắt. Ba nói “Ba mồ côi từ bé, bà nội lại đối xử với Ba rất tốt, nên Ba thương bà nội như chính mẹ của mình”.

***

Những năm gần đây Ba mang một chứng bệnh nan y. Có lẽ, Ba sợ khi mất đi tôi sẽ bơ vơ vì không có ai là người thân thích ruột rà nơi đất khách quê người nên cứ nhắc nhở tôi trở về Việt Nam thăm “gia đình” nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều đó. Sự oán giận và ray rứt trong lòng tôi vẫn chưa nguôi ngoai dù thỉnh thoảng tôi vẫn gửi tiền về cho mẹ theo lời khuyên nhủ, nhắc nhở của Ba. Tôi muốn được ở cạnh Ba cho đến ngày cuối cùng để đền bù món nợ ân tình quá lớn mà mẹ tôi đã nợ của Ba.
         
Ngân Bình


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Nov/2018 lúc 8:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2018 lúc 10:55am

Lễ Tạ Ơn Không Lẻ Loi

Image%20result%20for%20anh%20dong%20happy%20thankgiving

Những ngày của tháng mười một trời trở lạnh là những ngày của mùa Thu và gió, sắc lá vàng lá đỏ trên cây và dưới đường, chiếc áo len mỏng thấm thía cùng gió lúc chiều buông làm tôi buồn bâng khuâng.

Tôi biết tôi sẽ buồn vì lễ Tạ Ơn này lại chẳng có ai và buồn sẽ kéo dài cho đến những ngày lễ tết cuối năm.

Còn một tuần nữa là ngày lễ Tạ Ơn càng làm tôi trống trải, tôi thèm những lễ Tạ Ơn đầm ấm khi xưa của một thời gia đình hạnh phúc, hai vợ chồng tôi và thằng Kevin, tức thằng cu Tí cái tên gọi dễ thương của nó khi ở nhà, từ lúc con trai tôi biết thế nào là Lễ Tạ Ơn cho đến khi nó vào đại học là một thời gian dài tôi không bao giờ quên.

Chúng tôi không đi hết con đường bên nhau, người chồng bỗng đổi thay và bạc tình bạc nghĩa khi anh thành công trong nghề nghiệp có nhiều tiền bạc và được nhiều phụ nữ ngưỡng mộ. Tôi và anh đã chia tay.

Thằng cu Tí sống với tôi, học xong đại học nó nhận việc làm ở tiểu bang khác rồi có người yêu và sống với cô ta cho đến giờ mà không cần làm đám cưới.

Tôi đã mất chồng và dường như mất cả thằng cu Tí của thời ấu thơ, mất thằng con trai trưởng thành Kevin của ngày hôm nay. Tôi buồn và giận con đã không cưới hỏi đàng hoàng nhưng không nói ra sợ con buồn theo.

Tôi vẫn chấp nhận người mà con mình lựa chọn là con dâu và muốn tạo sự thân thiện gần gũi.

Người yêu của Kevin là người Mỹ, chúng nó sống chung, có với nhau hai đứa con, cô con dâu không cưới tên Nancy chẳng hề thân mật với mẹ chồng mỗi khi tôi đến thăm hay chúng đến thăm tôi.

Mỗi mùa lễ tết Kevin và Nancy đều gởi thiệp chúc, tôi càng ngày càng ít có cơ hội đến thăm con cháu.

Ở thành phố này tôi có một chị bạn khá thân, thấy tôi sống một mình Chi đã mời tôi chung vui mỗi mùa lễ Tạ Ơn, thấy gia đình bạn đầm ấm tôi lại chạnh lòng và có năm tôi đã không đến ăn bữa tối Tạ Ơn với họ...

Năm nay cũng thế, tôi vẫn ước mơ chính tay tôi tổ chức một bữa ăn cho ngày Tạ Ơn với tình thân, với người thân, nhưng có ai đâu…

Tôi đã nhận tấm thiệp của Kevin và Nancy chúc tôi ngày lễ Tạ Ơn vui vẻ. Có nghĩa là lễ Tạ Ơn này chúng không về.

Tiếng điện thoại reo vang trong căn nhà vắng, tôi tưởng chị Chi gọi nhưng là một người đàn ông mà tôi chưa kịp nhận ra:

- Chào chị Bông...

Tôi chợt reo lên:

- A, chào anh Phước.

- Vâng, tôi Phước đây, không biết tôi nói điều này còn kịp không? Tôi muốn mời Bông cùng ăn tối lễ Tạ Ơn năm nay.

Tôi bàng hoàng buộc miệng vì không ngờ lời mời của anh đến đúng lúc tôi đang buồn đang nghĩ đến một lễ Tạ Ơn cô độc…

- Ôi… Lễ Tạ Ơn...

Phước trân trọng:

- Vâng, Lễ Tạ Ơn, chẳng vì một lễ Tạ Ơn của đất trời mà thêm nữa tôi muốn cám ơn một người.

- Anh làm tôi nao nức theo anh và có cả tò mò nữa…

- Rồi Bông sẽ biết nhé.

- Vâng, cám ơn anh Phước tôi sẽ đến. Nhưng anh Phước biết nướng gà tây, biết làm các món cho ngày Tạ Ơn sao?

Tiếng Phước cười vui:

- Đâu có khó khăn gì, tôi... nhờ tiệm làm giùm đến giờ hẹn ra lấy về cũng nóng sốt ngon lành đủ cả.

- Nếu vậy thì…

Tôi kịp ngừng lại không nói hết câu vì chợt thấy mình sôi nổi bồng bột quá sợ Phước hiểu lầm, tôi định nói “Nếu vậy thì lễ Tạ Ơn sang năm tôi sẽ mời anh đến nhà và tự tay tôi sẽ nấu nướng đãi anh." Đó là niềm vui thích của tôi trong ngày lễ lớn này, muốn được nấu nướng và chiêu đãi người thân cho bữa tiệc Tạ Ơn vui vẻ...

Nói chuyện với Phước xong lòng tôi bỗng thấy vui vui, nếu Phước không gọi thì tôi chưa kịp nghĩ ra, chưa kịp nhớ đến Phước, người bạn tôi vừa gặp lại vài tuần nay.

Tôi và Phước mới gặp lại nhau trong một tiệc cưới, hai người ngồi cùng bàn truyện trò và nhận ra nhau là hàng xóm cũ của một thời thơ ấu, bây giờ lại là “hàng xóm” cùng sống một thành phố.

Ngày ấy tôi là con bé 12 tuổi, đang học đệ lục, Phước lớn hơn tôi 1 tuổi. Ngõ về nhà tôi phải đi qua nhà Phước, trước cửa nhà Phước có trồng cây trứng cá, Phước hay leo trèo lên đó để hái quả và không hiểu sao mỗi lần tôi đi qua nếu có Phước trên cây trứng cá là tôi nghe Phước hát: "Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy, dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh…” tôi chẳng để ý tại sao Phước chỉ hát mấy câu này mà chỉ dừng chân lại để xin trứng cá:

- Phước ơi, mày hái được nhiều trứng cá không cho tao ăn với…

- Có nè... bảo đảm chín đỏ, không có trái nào hườm.

Phước vui vẻ và mau mắn tụt xuống đất và đưa tôi một bọc những quả trứng cá chín đỏ mà Phước biết là tôi yêu thích.

Phước vẫn cứ hát, tôi vẫn cứ xin trái trứng cá cho đến một hôm tôi nghe thằng Thân bạn của Phước nói rằng:

- Ê Bông, tao nghe mày học giỏi sao mày… ngu quá vậy, mày có biết tại sao thằng Phước nó thích hát câu: ”Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy…” không?

- Không biết.

- Mày có biết vì sao nó hay trèo lên cây trứng cá không?

- Không biết luôn.

Thằng Thân mắng mỏ tôi:

- Nói tóm lại mày vừa ngu vừa tàn ác, vì mày nó mới hát, mới trèo cây trứng cá và bị má nó đánh đòn hoài vì tội leo cây.

Tôi phản đối:

- Tại sao mày đổ tội cho tao? Tao liên quan gì…?

- Mày nhìn lại mày coi có gầy gầy không?

Tôi nổi cơn tự ái khó chịu:

- Ừ, tao gầy đó, nhưng tao… chạy nhanh lắm, mày và Phước có dám chạy đua với tao không?

- Ai thèm chạy đua với mày làm chi. Vấn đề là thằng Phước hát “Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy…” vì mày, vì nó thương mày, thấy mày hay hái trộm trứng cá nhà nó nên nó tình nguyện leo lên cây hái sẵn cho mày.

Tôi ngỡ ngàng khi đã hiểu ra và bĩu môi bĩu mỏ:

- Ai khiến!!!

Nhưng từ đó tôi né mỗi khi đi ngang qua nhà Phước, nó trên cây trứng cá gọi tôi, tôi cũng giả vờ không nghe dù tôi thèm ăn trứng cá lắm lắm, thế mà Phước vẫn kiên nhẫn trèo lên cây trứng cá, vẫn hát hoài những câu hát ấy và chắc cũng bị má nó đánh đòn chứ chẳng tha.

Tuổi thơ qua đi chắc tình cảm của Phước dành cho tôi cũng nhạt phai theo, rồi hôm nay gặp lại nhau nơi xứ người mới biết sau cuộc bể dâu cảnh đời của tôi và Phước tuy mỗi người mỗi khác nhưng cùng tan vỡ dở dang.

****************************

Buổi chiều thứ Năm của ngày lễ Tạ Ơn tôi thấy một trời mùa Thu êm ái, lá vàng đẹp và gió lạnh nên thơ. Tôi chọn cho mình bộ quần áo đẹp, một chút điểm trang rồi đến nhà Phước.

Tôi đến sớm vì đã hẹn cùng Phước đi ra tiệm lấy gà tây đã order về. Chúng tôi mua thêm hoa và bánh pumpkin pie.

Nhà của Phước cũng rộng và vắng như nhà tôi. Hay vì người ta sống cô đơn nên lạc lỏng trong ngôi nhà của mình?

Tôi xẻ thịt gà tây và bày ra nước sốt, khoai tây nghiền, khoai lang, đậu cô ve luộc xanh và chín mềm, xong tôi cắt sẵn bánh pumpkin trong khi Phước dọn ra bàn những dĩa ly và mang ra chai rượu nho màu tím đậm ngọt ngào.

Chúng tôi bắt đầu bữa ăn tối chỉ có hai người.

- Anh phải nói lời tạ ơn trước rồi chúng ta mới nhập tiệc chứ nhỉ.

- Vâng, mời Bông nâng ly cùng tôi.

Phước rót rượu ra hai ly, nhấp chút rượu ly của mình và nói:

- Như tất cả bao người ngày hôm nay cùng gia đình, người thân và bạn bè đoàn tụ, tôi cám ơn cuộc sống, và…

Phước nhấp ly rượu lần nữa, chàng nhìn tôi thân mật tiếp:

- Và tôi cám ơn Bông, một người bạn hàng xóm cũ thời thơ ấu mà hôm nay tôi đã gặp lại để chúng ta tiếp tục là bạn… phải thế không Bông?

- Anh “ăn gian” quá, sao lại cám ơn Bông, vẫn là cám ơn cuộc sống đã đưa đẩy chúng ta gặp lại.

- Có Bông hiện diện trên cõi đời thì cuộc sống mới có người cho Phước gặp lại chứ. Tóm lại Phước vẫn muốn cám ơn Bông, đây là lễ Tạ Ơn đầu tiên tôi thấy lòng mình vui từ sau khi những chuyện buồn của gia đình mấy năm qua.

- Bông cũng thế anh Phước ạ, con cháu thì ở xa nhiều lúc Bông cứ tưởng chừng như mình bị chúng lãng quên.

Phước bâng khuâng:

- Cứ như thời thơ ấu mà vui Bông nhỉ. Cây trứng cá nhà tôi to cao mà tôi đâu có ngán.

Tôi mỉm cười châm chọc:

- Sao ngày ấy anh thích leo cây trứng cá thế nhỉ?

- Bông biết rồi còn hỏi. Tuy tôi chưa bị ngã nhưng đã bị má đánh cho mấy trận vì tội không nghe lời bà cứ leo trèo…

Phước trầm ngâm tiếp:

- Khi lớn thêm tôi mới biết bài “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn là một nhạc phẩm hay và nổi tiếng, chứ ngày ấy tôi nào biết gì, nghe anh hai tôi hát thấy có câu “dáng em gầy gầy…” giống dáng Bông quá nên tôi bắt chước hát theo và chỉ hát câu này...

- Hồi đó con nhỏ Bông cứ tưởng anh Phước tập hát làm ca sĩ chứ…

- Bao nhiêu năm qua chúng ta đã quên nhau, cái tình cảm trẻ con của tôi đã tan vào ngày tháng không chút vấn vương, nhưng từ hôm gặp lại Bông, vẫn dáng gầy gầy xưa và hoàn cảnh đơn độc tôi bỗng nhớ lại chuyện cũ như in…

Tôi đùa:

- May quá, Bông vẫn còn gầy gầy để Phước nhận ra Bông, nếu Bông mà tăng ký chắc Phước làm ngơ rồi.

- Bông cho phép Phước hát bài “Nắng Chiều” không? Bây giờ thì Phước có thể hát cả bài hát đầy đủ dù vẫn chỉ thích một câu “dáng em gầy gầy…”

Khi Phước cất tiếng hát, giọng hát chàng hơi yếu, hơi run nhưng trầm ấm, khi đến câu “Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy…” chàng nhìn tôi lâu hơn.

Chỉ có hai người trong một bàn tiệc Tạ Ơn mà không khí thân mật ấm áp quá, các món ăn hình như ngon hơn...

Tôi lắng nghe Phước hát, thầm cám ơn Phước đã cho tôi giây phút an vui, cám ơn Phước đã cho tôi một tình bạn cũ mà như mới...

Cám ơn Lễ Tạ Ơn này và biết đâu những lễ Tạ Ơn sau tôi sẽ không lẻ loi…

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2018 lúc 8:59am

8 Lý Do Khiến Người Mỹ Rất Yêu Nước Mỹ, Còn Người Nước Ngoài Luôn Muốn Di Cư đến Nơi Này


Không dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước; cũng không dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Trái lại, nước Mỹ luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm…

1. Bảo vệ sinh mạng công dân
Năm 1988, trong thảm họa rơi máy bay Lockerbie, phần lớn hành khách là người Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng nghìn chuyên gia kỹ thuật, từ trong mấy triệu mảnh vụn của máy bay mà tìm ra thủ phạm là những phần tử khủng bố Libya. 
Cuối cùng, nước Mỹ cứng rắn ép buộc chính quyền Tổng thống Gaddafi khi ấy giao nộp phần tử khủng bố. Chính phủ Mỹ đồng thời chi ra 2,7 tỷ đô-la tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn này, gia đình mỗi nạn nhân nhận được 10 triệu đô-la (hơn 227 tỷ VNĐ).  
Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.

Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.

Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.

Bảo vệ sinh mạng công dân. (Ảnh dẫn theo tuoitre.vn)

2. Nâng đỡ người nghèo khổ
Thước đo nghèo khổ của nước Mỹ là thu nhập bình quân của cá nhân dưới 11.139 đô-la Mỹ (khoảng 253 triệu VNĐ) mỗi năm, không bao gồm trợ cấp về thực phẩm và nhà ở. Nếu dựa theo tiêu chuẩn này, Trung Quốc ít nhất có 1 tỷ người đang sống dưới mức nghèo khó. Nói là người nghèo khó, nhưng ở Mỹ họ đều được hưởng tiền trợ cấp và nhiều phúc lợi như: Điều trị miễn phí, con cái hưởng giáo dục miễn phí và bữa cơm trưa dinh dưỡng miễn phí. 

Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.

Chính phủ Mỹ đầu tư mạnh cho giáo dục đối với trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Chính phủ cũng cung cấp các lớp học trên mạng cho học sinh vùng nông thôn cũng như đầu tư 2 tỷ đô-la để xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo trực tuyến trên Internet trong 2 năm tới, cung cấp phục vụ mạng lưới băng thông rộng và vô tuyến cho hơn 20 triệu học sinh. 

Hình ảnh cảnh sát Mỹ tặng áo cho người vô gia cư. (Ảnh dẫn theo Pinterest)

3. Bảo vệ người yếu thế
Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão.
Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.
Như vậy, các phán quyết đưa ra không chỉ bởi mức độ thương tổn người bị hại gánh chịu, mà còn vì muốn răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn tương tự. 

Thành phố Seattle của nước Mỹ có một em bé tên Leo, mắc phải chứng bạch tạng mắt. Thị lực của em không được tốt, chỉ có thể nhận dạng bố mẹ bằng cách sờ tay lên râu, lên mặt. Một công ty kính mắt của Mỹ đã đặc biệt thiết kế một chiếc mắt kính cho Leo. Sau khi đeo lên, em đã vô cùng xúc động bởi cuối cùng cũng nhìn thấy gương mặt mẹ cha.

Sự vĩ đại của lòng lương thiện chính là ở chỗ chân thành, vô tư giúp đỡ những người yếu thế mà không cầu lợi lộc gì. Đảm bảo sự bình đẳng cho một sinh mệnh chính là điều khó làm được nhất trên thế gian này. 

Ngày 29/12/2002, sau Lễ Tạ ơn, người dân khắp nước Mỹ đều bận rộn với việc mua sắm. Đây cũng là ngày bận rộn nhất trong năm của các siêu thị. Tại một siêu thị ở thành phố Pittsburg, bang Florida, một bé gái 5 tuổi tên Kerriana cùng mẹ và hai anh cùng đi trên một thang máy có tay vịn tự động đi xuống.

Ở lối ra của thang cuốn, chiếc dép nhỏ của bé Kerriana không may bị mắc kẹt ở giữa tấm sàn và bậc thang, cô bé theo bản năng đã cúi mình xuống dùng tay nhặt chiếc dép lên, kết quả tay phải cũng bị kẹp vào trong, cuối cùng ba ngón tay của bé bị kẹp đứt hoàn toàn.
Trong quá trình giải cứu con gái, mẹ của bé cũng bị gãy xương ngón tay. Kết quả, tòa án phán quyết siêu thị phải bồi thường cho bé Kerriana 11,2 triệu đô-la (khoảng 255 tỷ VNĐ), bồi thường cho người mẹ 3,8 triệu đô-la, tổng cộng là 15 triệu đô-la.

Nghị sĩ Donald M. Payne Jr., đến từ bang New Jersey phát biểu tại buổi mít-tinh ngày 17/07/2014 ở Toà Quốc hội Hoa Kỳ, lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Minghui.org)

4. Bảo vệ quyền trẻ em
Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.

Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn. 
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.

Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác. 

Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó. 

Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia. Ảnh dẫn theo KeywordSuggest.org

5. Bảo vệ tự do ngôn luận
Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.
Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau. 

Năm 1984, Đảng Cộng hòa tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc ở bang Texas, đã có một nhóm nhân sĩ phản đối đến tổ chức hoạt động kháng nghị. Một người đàn ông tên là Johnson đã nhóm lửa đốt lá cờ vốn được treo lên để chúc mừng đại hội này. Vì thế, Jonhson bị tuyên phán có tội. 
Nhưng tòa án phúc thẩm hình sự bang Texas đã định tội đối với ông, cho rằng hành vi đốt cờ của Jonhson là thuộc về “ngôn luận mang tính biểu tượng”, được bảo hộ bởi điều khoản tự do ngôn luận trong Hiến pháp Mỹ.

Văn kiện đính chính thứ nhất trong Hiến pháp của Mỹ quy định: Quốc hội Mỹ không được lập ra pháp luật hạn chế tự do ngôn luận của công dân. Dựa theo quy định này, bất cứ cơ cấu chính phủ nào đều không thể hạn chế quyền tự đo ngôn luận của công dân. 

Nước Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân. (Ảnh dẫn theo visadinhcuuytin.com)

6. Nước Mỹ có thật sự bị người giàu thao túng không? 
Nhiều người cho rằng nước Mỹ bị giới quyền quý thao túng. Thật ra, 20% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ đã đóng trả 67% tiền thuế. Những người có thu nhập vừa và thấp chiếm 49% căn bản không phải đóng thuế, hơn nữa còn được hưởng các đãi ngộ miễn phí về mặt giáo dục, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, y tế…
Điều quan trọng hơn cả là một nửa những người không đóng thuế này lại có quyền bỏ phiếu giống như những nhân vật thượng lưu như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Clinton… 

Sự khác biệt giữa các triệu phú Trung Quốc và Mỹ là rất lớn. Các triệu phú nước Mỹ phần lớn đều là tự gây dựng sự nghiệp làm giàu, còn triệu phú Trung Quốc phần nhiều đều là dựa vào mối quan hệ mà ăn nên làm ra. Triệu phú nước Mỹ trốn thuế là chuyện cực hiếm, còn đa số triệu phú Trung Quốc đều có hành vi này trong đời ít nhất một lần. 

Các triệu phú nước Mỹ rất hiếm việc bỏ làm ăn kinh doanh để chạy theo chính trị, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều vừa là thương nhân, vừa chính trị gia, hoặc là quan thương câu kết.
Triệu phú nước Mỹ phần lớn đều hứng thú với sự nghiệp từ thiện, còn triệu phú Trung Quốc phần đông lại hứng thú với việc tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Triệu phú nước Mỹ không có một người di cư sang Trung Quốc, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều thích di cư sang Mỹ. 

Nước Mỹ có thật sự bị người giàu thao túng không? Ảnh dẫn theo xaluan.com

7. Nền tảng lập quốc của nước Mỹ 
Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia. 
Chính nền tảng văn hóa ấy đã khiến một quốc gia lớn mạnh thật sự. Sự lớn mạnh của nước Mỹ vốn không chỉ vỏn vẹn là sự lớn mạnh về quân sự, kinh tế, lãnh thổ, mà điều căn bản nhất chính là sự lớn mạnh trong tư tưởng, tinh thần. 

Nguyên tắc cơ bản của nước Mỹ là chủ nghĩa cá nhân. Nói cách khác, nước Mỹ được kiến lập trên nền tảng “mỗi cá nhân đều có quyền lợi không thể tước đoạt được”. Những quyền lợi này là vô điều kiện, là quyền mà mỗi cá nhân được có và được hưởng, là thuộc về cá nhân, chứ không thuộc về đoàn thể.

Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng. 

Nước Mỹ quả thực đang có được chế độ dân chủ tiên tiến nhất mà nhân loại từng phát minh ra cho đến nay. Họ có được kỹ thuật tân tiến nhất, đỉnh cao nhất về mặt quân sự, dân dụng, thương dụng, hàng không… trên thế giới. Họ cũng có tiềm lực sáng tạo lớn mạnh nhất và bảo vệ quyền sở hữu hoàn thiện nhất.

Ở Mỹ, đất đai đâu đâu cũng đều có thể trồng trọt, chỉ riêng sản lượng nông nghiệp một năm của bang California đã vượt quá tổng số sản lượng nông sản cả năm của Trung Quốc. Nước Mỹ là siêu cường quốc trên thế giới, chính là giống như đế quốc Anh đã từng xưng bá thế giới 300 năm. Nước Mỹ không phải là thiên đường, nhưng lại là nơi gần với thiên đường nhất nơi cõi người. 

Nền tảng lập quốc của nước Mỹ . Ảnh dẫn theo KUSI News

8. Văn hóa Mỹ và Trung Quốc khác biệt ra sao?
Thời hiện đại bây giờ, ở Trung Quốc, nếu như bạn nói lời chân thật, người khác sẽ nói bạn ngốc. Mỗi người đều bị buộc phải đi cửa sau, mọi người đều bị buộc phải dùng mánh lới thủ đoạn, đào sâu vào lỗ hổng. Còn ở Mỹ, nói dối là một vấn đề nghiêm trọng. Người nói dối một khi bị đánh một vết đen vào hồ sơ lý lịch, sau này dù có làm việc gì cũng đều rất khó khăn. 
Hai loại văn hóa khác nhau dẫn đến hai loại hết cục khác nhau: một bên thì dối trá lộng hành, không giảng quy tắc, đạo đức bại hoại, tố chất thấp kém; một bên thì chính khí tràn trề, có phong thái của bậc quân tử.  

Rất nhiều người Trung Quốc đã bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với xã hội Âu Mỹ. Trái ngược với những tuyên truyền một chiều của chính phủ Trung Quốc về một nước Mỹ xấu xí, bất ổn, thì người dân Mỹ vẫn có thể đường hoàng sống với những tiêu chuẩn rất cao mà ở đây chỉ tạm liệt kê ra vài điều nổi bật: 
– Có thể tự do phê bình chính phủ;
– Làm việc không cần phải luồn lách quan hệ;
– Không ai dám cưỡng chế, sách nhiễu;
– Chỉ cần bản thân có thực lực là có thể thăng chức;
– Gần như không có thực phẩm độc hại, quang cảnh nước biếc trời trong;
– Vật giá rẻ, thu nhập cao, phúc lợi tốt;
– Chăm lo người già, trẻ em, khám bệnh, giáo dục phần lớn đều là do chính phủ gánh vác;
– Nếu như có quan chức không làm tròn trách nhiệm thì có thể bỏ phiếu phản đối;
– Quan niệm mọi người bình đẳng đều đã ăn sâu vào lòng người;
– “Con ông cháu cha” không dám ngông cuồng hống hách.
Người Mỹ bận bịu với việc liên kết thế giới thành một khối, từ thành lập Liên Hợp Quốc cho đến phát minh ra mạng Internet. Người Mỹ tin tưởng rằng chiến tranh của nhân loại bắt nguồn từ gián cách giữa hai bên. Nếu như các nước trên thế giới có thể hiểu rõ nhau hơn, tin tưởng lẫn nhau và cùng theo đuổi giá trị chung, tự khắc xung đột, chiến tranh sẽ giảm đi. 

Còn người Trung Quốc thì lại bận rộn với việc phong tỏa mạng lưới nghiêm ngặt để chia cắt thế giới, lừa gạt người dân rằng hy sinh tự do là vì để không trở thành nô lệ mất nước. 

Trung Quốc dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước. Bắc Triều Tiên là dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Nước Mỹ thì trái lại luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm, thử hỏi ai hay ai dở?

Thật ra, bạn chỉ cần làm rõ hai câu hỏi dưới đây thì có thể cảm giác được ngay:
Thứ nhất, nước Mỹ là nước Mỹ của người dân Mỹ, Trung Quốc là Trung Quốc của ai? Thứ hai, tại sao các tham quan Trung Quốc o bế Bắc Triều Tiên như vậy nhưng lại không một ai di cư sang Bắc Triều Tiên, trái đều lại thi nhau di dân sang Mỹ? 
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2018 lúc 7:40am

Người Việt "Năm Bờ Nai"


Image%20result%20for%20number%20̣9

“Ủa! Sao lại nói là Năm Bờ Nai? Tốt, thì nói là Năm Bờ Oăn, xấu thì nói là Năm Bờ Ten! Kỳ cục quá! Năm Bờ Nai là cái chi?” 
“Ừa há! Kể ra thì cũng kỳ! Nhưng mà tui không dám nói Năm Bờ Ten! Nói Năm Bờ Ten, thiên hạ uýnh lỗ đầu! Ông cứ đọc đi, thì biết!”

Bữa hổm, đang lái xe trên đường Euclid, gần tới Lampson, thành phố Garden Grove, miền Nam California, bất ngờ phải thắng chậm lại vì xe Camry mầu cà phê sữa, chạy trước mang biển số Tếch Xa đang từ từ chậm lại, rồi bất ngờ, một cánh cửa sau phía bên phải mở ra, và... từ trong đó tuôn ra một lô ly cà phê, chai cà phê và giấy rác... xuống đường. Ngay sau khi đống rác tràn ra đường, thì cánh cửa đóng sập lại, và chiếc xe Camry Tếch Xa kia vù đi! 

Sáu tui giận quá, phóng vù qua bên mặt của chiếc xe đó, nhìn vào trong thì thấy mấy người Tếch Xa An Na Mít đang cười ngặt nghẽo, khoái chí vì đã xả được rác ra đường Cali mà không bị bắt! Vừa xấu hổ, vừa buồn cho người Việt mình thiếu ý thức, làm nhục cho dân Việt, nói chung, nếu chẳng may, mà bị phú lít bắt gặp, nên tui giận quá, tính giơ ngón tay giữa ra cho mấy trự đó coi, nhưng rồi lại chỉ cau mặt! Thấy thái độ giận dữ của tui, mấy trự kia giật tay lái, chuyển làn cái vù rồi dọt mất tiêu. Tui buồn hiu vì tuy chiếc xe kia thoát tội, nhưng chắc rằng cũng có vài người Mỹ khác nhìn thấy cảnh này và rủa người Việt mình thất học, vô giáo dục! 

Thiệt là.. Năm Bờ Nai!
Cũng vụ lái xe. Lại cũng Sáu tui là nhân chứng phiền muộn. Đang lái chậm trên làn trái của phố Bolsa đông người, gần tới khu Phước Lộc Thọ, bỗng bất ngờ một chiếc xe Honda Accord mầu xám từ bên phải tui, giật tay lái vù qua mặt xe tui, rồi quẹo trái vào khu Làng Á Châu, nơi có chợ Á Đông! Tui phải vội thắng gấp, nghe cái “két” để tránh đụng ngang lưng chiếc xe Honda kia, nếu tui chậm một vài giây là cả nguyên cái xe Honda kia lật gọng! 

Nhìn theo chiếc xe kia đi vào khu chợ, tui nực cả người, phải lái xe đi theo xem mấy trự này là ai, thì cũng chỉ là hai ông An Nam Mít sồn sồn đang chụm đầu vào nhau, nói chuyện hay cãi lộn gì đó, không thèm nhìn ra ngoài. Lúc ấy, cái tính nóng hồi thanh niên của tui nổi lên, chỉ muốn chặn chiếc xe kia lại, mở cửa chiếc xe kia, lôi hai trự ra đục cho một chập phù mỏ luôn, để nhớ đời, tránh giết người oan theo mình... Quẹo xe, vượt ngang đầu xe người khác mà không chịu dòm đường thì không những chết mình mà còn giết người khác nữa! Chưa kể đã lớn tuổi, đôi khi phản ứng bậy, thay vì đạp thắng lại đạp ga như vị kia, nhấn ga phóng vào cửa chợ Á Đông, làm cho hai vị cao niên đang ngồi trên ghế chờ người nhà, đi chuyến tầu suốt.

May mà góc đường Moran và Bolsa có đặt thêm trụ đèn, nếu không thì các vụ đụng xe trên phố Bolsa cứ đều đều diễn ra như chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ vậy.

Nói chuyện xe cộ buồn quá, thôi trở qua nói chuyện dzui dzui vậy! 
Một hôm, đi coi văn nghệ do một số ca sĩ lừng danh tổ chức, thấy người mình đúng là chịu chơi “Năm Bờ Nai”! Trong khi ca sĩ hát, thì một số người vác phôn ra quay phim lia lịa. Mà mấy vị “ka mê ra men” này coi việc tôn trọng người khác như củ khoai, nên hổng thèm giữ cái cái phôn của mình ở dưới khuất mà cứ giơ cao cái phôn rồi lia trên đầu thiên hạ làm mấy người ngồi ghế sau cứ phải nhấp nhổm tránh né cái phôn to đùng đang cản hình ảnh trên sân khấu! Thiệt là chịu chơi ghê ta! 

Nhưng cũng chưa hết, mấy vị “ka mê ra men” này còn nghiêng qua nghiêng lại, nói chuyện tỉnh bơ, phê bình ca sĩ và “đen sơ” um sùm. “Nhỏ này bơm bự quá!” “Con kia sếch xy thiệt ta.” Người ngồi bên, nghe thấy mấy câu xì xào đó mà phát bực, nhưng không dám nhắc nhở, ngại lại gây ra cãi lộn trong rạp thì ôi thôi. Bực nhất là có bà phó nhòm, chẳng biết do ai thuê, leo lên tuốt gần sân khấu rồi chĩa ống đèn pha xuống phía khán giả làm chói mắt người xem cả mười lăm phút, làm khán giả chỉ muốn đứng dậy, đá cho cái đèn pha đó văng đi.

Cái vụ trình diễn thời trang mới là gay cấn. Nhiều chương trình tổ chức trịnh trọng lắm, có ca sĩ hát bài bản, có mặc áo đẹp, có thướt tha (cho dù là vài vị đã là bà nội, bà ngoại), nhưng có một chương trình tổ chức ngay tại thủ đô tị nạn, mà người xem chỉ muốn nhắm mắt vì các nàng chỉ mặc áo dài mà không thèm mặc quần! Trời ạ! Mấy nàng đứng nghiêng nghiêng, khoe cái giò đô vật và cái mông dưa hấu của nàng ra giữa hai tà áo mỏng te, tuy không trổ hoa hay vẩy nến, nhưng vẫn làm người xem ớn lạnh, chân tay run lập cập như trúng gió. Giò đô vật như thế này mà nhảy phóc lên cổ mấy chàng sồn sồn thì chàng ra nghĩa địa ngay. (Nói “mấy chàng sồn sồn” vì đối với đám thanh niên, chúng chỉ có nước chắp tay gọi bằng “Má” thôi!) Còn mấy nàng khác, tuy không phô trương bộ thời trang Táo Bà như thế, lại “sâu óp” cái kiểu Tầu Chệt, áo dài ngắn, vải cứng, cũn cỡn trên cái quần Tây, trông như mấy chị em đứng đường ở Hồng Kông! Văn hóa này thiệt hết thuốc chữa!

Cũng chuyện văn nghệ, từ hơn thập niên nay, phong trào Hát Cho Nhau Nghe phát triển tưng bừng, hầu như nhà hàng nào cũng có nhạc sĩ đệm đàn cho phe ta hát để kiếm số thực khách đông hơn. Thường là từ thứ Năm, thứ Sáu đến hết Chủ Nhật. Bà con ta hưởng ứng ào ào. 

Thiệt ra thì phong trào này cũng làm sống động sinh hoạt cộng đồng hơn là nghe các ứng cử viên chủ tịch ban bệ gì đó cãi nhau, chửi nhau trên mạng kinh hoàng, còn ca hát cho nhau nghe thì đã lỗ tai hơn. Có điều muốn nói là nhà hàng nên đặt giải thưởng Can Đảm cho một số ca sĩ, vì có mấy cụ cao niên, muốn tiếng hát của mình “vượt thời gian” nên lên sân khấu mà rống tùm lum, chẳng có tông, điệu, nhịp gì cả, làm người nghe tưởng như đang xem phim diễu. Có cụ lại cứ thích “hát đôi” với ca sĩ nữ, mà vì không bao giờ dượt với nhau, nên cụ hát tông “Đơ”, nàng hát tông “Ré”, khiến người nghe hết hồn hết vía. 

Vài vị ca sĩ lên trình diễn mà rất gan dạ, không hát, chỉ có gào! Có vị nữ lưu kia bước lên sân khấu với áo đầm rực rỡ, lóng lánh như sao sa, cúi đầu chào lịch sự lắm: “Em xin hát tặng cho quý vị thưởng lãm một bài vui nhé!” Thế rồi nàng gào lên ầm ĩ, cũng không cần Mê Lô Đi, không cần tông, điệu, chỉ cầm mi cờ rô, nhảy nhót loạn xạ. Tay chân cứng quèo vung vẩy lên xuống, lúc lắc mông và mấy cái đồ giả trên người, thiệt không khác gì kỳ nhông, cắc kè. 

Vì lịch sự, không muốn cho ca sĩ phiền lòng, nên một số khán giả phải cúi mặt xuống bàn để cười sặc sụa. Có vị khán giả cười quá, phát ho liên tục. Có vị chảy nước mắt, nước mũi rồi hỉ mũi xoèn xoẹt. Người xem chỉ ước mong quý cụ ông, cụ bà có lên hát thì xin chịu khó đi học hát, và trước khi lên đài phải dượt trước, nếu không có nhạc sĩ dượt với mình, thì cũng phải mở Ka rao Ô Kê và cố học thuộc bài đừng để lên sân khấu mà cầm cái phôn rồi hát bừa bãi, làm hỏng bản nhạc của người sáng tác cũng như làm cho chương trình vui hôm đó bị bể.

Thiệt ra, những vụ hát gào này cũng chưa đủ tư cách làm Năm Bờ Nai đâu, 
Tiếp theo chuyện ca hát, thời trang thì phải nói đến nhảy đầm, không phải khiêu vũ trong các buổi văn nghệ, mà là nhảy đầm ngay ngoài đường, trước bàn dân thiên hạ. Ngay trước Phước Lộc Thọ ở Bôn Sa, thủ đô tị nạn, thường có chợ Tết hàng năm. Trước cửa chợ có một sân khấu cho ai muốn hát giúp vui thì hát, điều này cũng làm cho không khí Tết thêm phần hấp dẫn, tuy nhiên, có một số vị, đang đi chợ, hứng chí quá, nghe nhạc trổi lên là sắn quần nhảy vào liền y như sắn quần nhảy Ô Quan thời con nít vậy! Nhảy tùm lum tà la, ngay trước cửa chợ, chỗ dành cho khán giả đứng xem. Mà nhảy có đẹp gì cho cam! Mới học ở đâu được vài điệu là đã trổ tài rồi. Có cụ ông kia, đầu gối sắp rớt ra ngoài ống quần mà cũng lọc cọc, lọc cọc nhảy như ếch bắt muỗi vậy. Thật tội cho những người đi chợ Tết, cứ thấy tim đập thùm thụp, chỉ sợ phải kêu 911 giùm cụ. Còn các nàng tre trẻ kia đi với mấy ông già, có thể là nàng mới ở Việt Nam sang nhờ chiếc cầu Việt Kiều, cũng nên nương nhẹ các cụ chút, không nên xúi các cụ chơi bạo, chóng chết. Các cụ đã uống Viagra nhiều rồi, mà bây giờ bắt các cụ nhảy đầm nhảy đìa liên tục như vậy thì người ta bảo các nàng chơi ác đấy nhé. Dù gì cũng tình nghĩa lúc kết hôn, cho dù nàng chỉ dựa dẫm các cụ để sang Mỹ, cũng nên nhớ cái ơn cụ hy sinh bao nhiêu tháng tiền già để mua quà cưới cho nàng. Đừng để xảy ra chuyện buồn như mới đây, một cụ giận vợ trẻ đang muốn bai bai cụ, liền móc súng ra lảy cò, chết cả chùm…

Ớn lạnh!
Thôi, viết nhiêu đó đủ rồi, chuyện buồn chuyện vui người Việt trên đất Mỹ còn dài dài. Để hồi sau sẽ rõ.


Chu Tất Tiến
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.502 seconds.