Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2018 lúc 8:42am

Tại Sao Vợ Chồng Phải Nói Cho Nhau Nghe


Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia đình đổ vỡ là vợ chồng không còn nói được với nhau, hoặc không muốn nói với nhau: hai vợ chồng sống trong im lặng. Theo văn chương chính trị là họ đang trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”!Nếu có dịp trao đổi và lắng nghe tâm sự của những cặp vợ chồng bất hạnh hoặc đang trên đà đổ vỡ, người ta sẽ được nghe hàng trăm câu chuyện, hàng ngàn lý do người này nói về người kia. Vợ phê bình, chê trách chồng, chồng ngược lại, cũng phê bình, chỉ trích vợ. Nhưng tất cả chỉ là một lối diễn tả độc thoại, hoặc nói trông trổng, nói bóng nói gió, nói theo kiểu: “nói đấy mà đây động lòng”. Rất tiếc theo tâm lý học, cũng như theo sinh lý học, Thượng Đế đã sáng tạo bộ óc con người để làm nhiều việc, ngoại trừ việc phải hiểu hoặc biết được vợ hay chồng mình muốn gì!

NGUYÊN NHÂN:
Dĩ nhiên trong tất cả những lý do đưa đến việc vợ chồng khắc khẩu, không lắng nghe nhau, không muốn nói và không nói được với nhau đều có sự góp mặt của cả hai người: người chồng cũng như người vợ.
Vợ chồng là hai nhân tố chính, ngoài ra còn có sự can thiệp, ảnh hưởng của cha mẹ, anh chị em, bạn hữu của hai bên.

1.Thiếu tìm hiểu tâm lý:
Nói theo tính cách chuyên môn hơn, thì cuộc sống vợ chồng thường gặp phải những khó khăn, những chuyện bất đồng là vì tâm lý khác biệt giữa nam và nữ, ảnh hưởng tâm lý giáo dục gia đình, tôn giáo, học đường, xã hội, trong đó bao gồm ảnh hưởng của công ăn việc làm, của môi trường sống và bạn bè.
Với từng ấy những phức tạp như vậy, ai dám nói mình hiểu chồng hoặc vợ 100%.

Ai dám nói mình biết vợ hay chồng mình muốn gì?
Người Việt Nam biểu cảm về sự hiểu biết ấy bằng một câu nói rất vô thưởng, vô phạt chưa nói tới là phản tâm lý: “Tôi đi guốc trong bụng ông ấy.” Cái lối “suy bụng ta ra bụng người” này rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây nên những bế tắc trong việc tìm hiểu, trao đổi giữa vợ chồng.

Sigmund Freud, cha đẻ của ngành Phân Tâm Học, sau 20 năm miệt mài nghiên cứu về tâm lý cũng phải thốt lên, đại khái: “Tôi mà biết đàn bà muốn gì, tôi chết liền!”.
Một cách tương tự, hiểu biết về ước muốn của đàn ông cũng không phải là việc làm dễ dàng.   

2. Cái tôi quá lớn: 
Bên trong những nguyên nhân thường gây ra tranh cãi, bất đồng giữa vợ chồng còn có một ngãng trở rất khó vượt qua,đó là cái tôi.
Nhiều nhà tâm lý, nhiều bác sỹ tâm thần, nhiều nhà Tâm Lý Thần Kinh, nhiều Tâm Lý Gia Trị Liệu và Khảo Cứu không chỉ là những nạn nhân của sự cãi vã, tranh chấp trong gia đình, mà rất nhiều người đã phải chấp nhận đau thương của hôn nhân đổ vỡ không phải vì họ không biết tâm lý, không hiểu về sự khác biệt tâm lý nam nữ, nhưng chỉ vì cái tôi của họ qúa lớn.

Lớn đến độ không thể hạ mình xuống dù thấp hơn một chút, và người đối diện là vợ hay chồng dù cố gắng lắm cũng không có thể nhìn thẳng vào mắt họ để hiểu được những gì họ đang suy nghĩ trong đầu.
Đó cũng là hình ảnh thông thường cho những cặp vợ chồng mà cái tôi của người này to hơn cái tôi của người kia.

Hoặc cả hai cái tôi đều lớn như nhau.
Tôi phải đúng. Tôi phải vùng lên. Tôi phải cho nó biết tay.
Tôi. Tôi. Và tôi.
Như con cóc trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine. Nó nhìn con bò rồi cứ phùng mang, trợn mắt hít vào cho căng phồng cái bụng đến độ nổ tung banh xác. Người có cái tôi quá lớn luôn luôn hành động như vậy cho mình hoặc cho vợ hay chồng mình. Họ phải làm sao cho đối phương phải phùng mang, trợn mắt, tức càng hông cho đến khi nổ tung ra qua tranh cãi, chửi bới nhau mới thôi.
Kết quả họ chẳng được gì, và người phối ngẫu cũng chẳng được gì ngoài trừ sự giận hờn, câm nín, và dè chừng nhau.     

3. Ích kỷ trong lối sống và suy nghĩ:
Như vậy, theo phân tâm học, họ chính là người ích kỷ dù là dưới cái nhìn tự tôn, tự tin, tự ty, hay tự kỷ. Những người vợ hoặc người chồng này không một chút nhường nhịn hay ít nhất là công bằng với nhau. Họ suy nghĩ, hành động, và trong tất cả chỉ vì họ, vì cái tôi, vì tự ái cá nhân, hoặc vì những đam mê của chính họ.
Họ không có can đảm nói ra những suy nghĩ ích kỷ ấy trước mặt vợ hoặc chồng.
Họ cũng không chấp nhận nếu vợ hoặc chồng chỉ cho họ lối suy nghĩ, hành động thiếu trưởng thành ấy.

Tóm lại, họ rất tự tôn nhưng lại cũng rất tự kỷ và tự ty.
Họ không dám đối diện với sự thật, dù cho sự thật ấy giúp họ thoát ra khỏi lối sống ích kỷ, khỏi suy nghĩ hẹp hòi mà họ đang gây ra cho vợ, cho chồng, cho gia đình họ. 
Tóm lại, họ là người ngại nghe sự thật, luôn tránh né sự thật, và phản ứng của họ trước những sự thật thường là rất tiêu cực qua ngôn ngữ cũng như hành động.

4. Tình yêu hời hợt:
Nhưng nếu bảo họ là không có tình cảm, không yêu dành cho vợ hay chồng, lập tức họ sẽ phản ứng mạnh mẽ. Họ nói họyêu vợ, yêu chồng, yêu con. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả vì gia đình, vì các con. Và điều nay đúng một phần.
Cái không đúng còn lại chính là cái mà họ dành cho mình là cái tôi: Tôi trước giờ cũng vậy. Tôi giữ vững lập tường. Yêu hay không yêu tự hành động của tôi đã nói rõ.

Khi gặp một người chồng hay người vợ như vậy, đến các nhà tâm lý và chuyên gia về hôn nhân, gia đình cũng thấy rất khó khăn. Bởi vì nếu nói họ không yêu vợ hay chồng, hoặc con cái họ, lập tức họ phản đối. Họ cho là nhà tâm lý hoặc chuyên gia không biết họ, không hiểu họ.
Nhưng yêu như họ lại không phải là yêu.
Đó chỉ là một sự trao ban tình cảm.
Đó chỉ là một quan niệm và lối sống bình thường của một người gọi là vợ hay chồng đối với nhau. Nhưng họ cho đó là đầy đủ phận sự, và họ là người chồng hoặc người vợ tốt.

Yêu không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ và hành động theo cảm tình, theo lối sống và quan niệm bình thường ai sao tôi vậy.
Yêu là phải biết hy sinh.
Không phải yêu một cách mơ hồ, yêu có điều kiện, tức là lúc nào thích thì yêu, không thích không yêu.
Nhưng phải yêu “cho đến chết” như Chúa đã yêu.

Tuy nhiên, cái chết ở đây trong tình yêu chân thật là vợ chồng chấp nhận nhường nhịn nhau, lắng nghe nhau, và sửa đổiphần nào lối sống cho phù hợp với nhau.
Cũng có thể nói : “Yêu là chết trong lòng một ít”.
Và trong đời sống thường ngày vợ chồng cũng chỉ cần những cái “ít” ấy với sự quan tâm là đủ hạnh phúc. 

TRỊ LIỆU:
Với những khó khăn như vậy liệu hai vợ chồng có thể hóa giải được những xung khắc để kiến tạo một gia đình hạnh phúc không? Thưa có.

1.Tâm linh:
Bạn nên tạo một nếp sống tâm linh để bù lại cho chồng hay cho vợ mình. Tóm lại, quan niệm về tâm linh luôn luôn phải có một chỗ đứng vững vàng trong đời sống tinh thần của bạn. Hãy nhớ lại dụ ngôn “Nước lã hóa rượu ngon”, và bạn tự biết mình phải làm gì, cần gì trong lãnh vực tinh thần. Hãy đến với Đức Trinh Nữ Maria khi bình rượu tình yêu của các bạn cảm thấy bị vơi cạn. Và hãy nói với Mẹ: “Chúng con hết rượu rồi!”

Không chỉ Thánh Kinh mới nhấn mạnh đến tâm linh, trong cái nhìn tâm lý trị liệu, những nhà tâm lý có nội tâm cũng khám ra bí quyết hạnh phúc và chữa lành ngay trong đời sống đạo và mối tương giao với Thiên Chúa. Nếu có dịp mời bạn đọc tác phẩm God, Faith, and Health của Jeff Levin, Ph.D.
Tóm lại, nếu chồng bạn không nghe bạn, vợ bạn cũng không nghe bạn thì bạn vẫn còn Chúa, còn Đức Trinh Nữ Maria luôn đồng hành và sẵn sàng nghe bạn. Điều quan trọng là bạn có muốn tâm sự với các Ngài hay không? Và có muốn lắng nghe các Ngài hay không?

2. Lắng nghe nhau:
Lắng nghe nhau là một nghệ thuật trong phương pháp trị liệu hôn nhân. Đã là nghệ thuật thì bạn phải trau dồi và học hỏi không ngừng. Một trong những bài học căn bản của nghệ thuật trao đổi, tâm sự, chia sẻ giữa vợ chồng là bài học “lắng nghe”. Chỉ khi lắng nghe bạn mới hiểu được người phối ngẫu của mình đang nghĩ gì và đang mong muốn ở bạn những gì? Nếu không lắng nghe, bạn rất dễ rơi vào võ đoán, kết án bừa bãi, tạo sự khó chịu, bực bội cho chồng hoặc vợ bạn.

Trong nghệ thuật lắng nghe, bạn cũng đừng bao giờ phớt lờ những gì vợ hoặc chồng bạn muốn nói hoặc đã nói. Hậu quả không hề nhỏ như bạn tưởng, vì từ những dồn nén tâm lý ấy sẽ nẩy sinh rất nhiều điều khó lường khi mà sự chịu đựng câm nín của người ta đã đến lúc cần phải được giải tỏa.
Về phần người nói dù là vợ hay chồng cũng phải theo nguyên tắc căn bản này, đó là:
“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”,
Và:
“Nói ngọt nó lọt đến xương”.
Như vậy không phải hễ mình muốn gì là nói. Nói bất cứ lúc nào? Nói với bất cứ thái độ nào? Và nói bằng bất cứ ngôn ngữ nào? Đấy không phải là nói, mà là tra tấn lỗ tai, tra tấn trí tưởng tượng, và tra tấn tình cảm của chồng hoặc vợ.

Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2018 lúc 7:34pm
Có Đáng Khóc Không Em ?

2743%201%20Co%20Dang%20Khoc%20Khong%20Em%20Kha%20Tiem%20Ly

Chỉ vì cầu thủ ta thua một trận
Mà nước mắt em ngập khán đài nước bạn
Làm mờ đi những suy tư trên vầng trán
Nước mắt em thừa thãi thế sao em?
Còn giọt nào chừa lại ở trong em
Để dành cho những mảnh đời cơ nhỡ
Vất vưởng lang thang đầu đường xó chợ
Cả cuộc đời chẳng khác một màn đêm!
Hãy khóc cho các em đến trường ngày hai buổi
Bằng bao ni lông, bằng những chiếc cầu treo
Hay đu dây tử thần qua bên kia suối
Gởi mạng mình cho vách núi cheo leo!
Ước gì một phần nước mắt của em
Dành cho những anh hùng nằm xuống
Để lấy tự do, để giành từ bờ cây thửa ruộng
Mà nắm xương tàn giờ chẳng biết nơi đâu!
Sao em chẳng khóc cho những chiếc tàu đánh cá
Đang lướt êm đềm trên mặt biển quê hương.
Rồi vô cớ bị đâm chìm bởi những con “tàu lạ”
Cho vợ con bơ vơ cạn lệ đêm trường!
Những gì để lại chỉ là ngôi mộ gió
Khói nhang buồn cay mắt đau thương!
Ước gì một phần nước mắt của em
Để khóc cho một dãy sơn hà.
Của tiền nhân tạo bằng xương bằng máu
Nay đã mất rồi núm ruột Hoàng Sa!
Để khóc cho những anh hùng chết trên đất liền, hải đảo
Như bắc biên thùy, như ở Gạc Ma!
Em khóc chi một trận thua bóng đá
Thắng chưa hẳn vinh, bại chắc chi đã nhục
Là trò chơi có gì đâu vinh, nhục?
Tổ quốc mất, còn mới vinh. nhục em ơi!

2743%202%20CoDangKhocKhongEmKhaTiemLy
Kha Tiệm Ly.
(From : GS Huỳnh Chiếu Đẳng )
HCD: Quả là thắm thía, chỉ e nhóm tuổi trẻ khóc Si Gem không hiểu tiếng Việt nên có đọc cũng như đàn khải tai trâu.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2018 lúc 2:14pm

Mai Kia Mốt Nọ   <<<<<


Image%20result%20for%20Mai%20Kia%20Mốt%20Nọ%20-%20Truyện%20ngắn%20của%20Ngân%20Bình


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Sep/2018 lúc 2:15pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2018 lúc 6:41am

Tâm Sự Của Một Việt Kiều


Tôi không bênh vực những tiếp viên hàng không bằng lý do ngô nghê là họ phải đút lót để được có việc làm trong Air Việt Nam nên họ phải buôn lậu chuyển hàng ăn cắp để gỡ vốn.

Tôi thực sự thương hại họ, vì “Quýt trồng Giang Nam thì ngọt, trồng Giang Bắc lại chua” ngay khi chào đời, họ đã bị sinh ra trong một bệnh viện “ăn cắp,” khi lớn lên,họ lại đi học trong những trường học “ăn cắp,” giáo sư “ăn cắp” công trình trí tuệ của người khác, học sinh, sinh viên “ăn cắp” bảng điểm, “ăn cắp” bằng cấp bằng phong bì.

Khi bắt đầu bước vào xã hội, bước đầu tiên, họ đã bị lãnh đạo “ăn cắp” tiền đút lót để được có việc làm, nên họ phải tiến vào quỹ đạo ăn cắp, họ ăn cắp dự án, ăn cắp đất của nông dân, họ ăn cắp tiền phạt giao thông, họ ăn cắp sinh mạng của người dân bằng tra tấn, nhục hình.

Vì vậy , khi tôi nhìn thấy những cô ca sĩ, hoa hậu, người mẫu, vênh váo khoe khoang quần áo, túi xách, giầy dép hàng hiệu, xe khủng, nhà khủng, tôi thương hại họ quá, họ cũng bị “ăn cắp” trinh tiết, bị “ăn cắp” phẩm giá, anh ạ. Tôi có con gái, và con gái tôi may mắn, được giáo dục tại trường học phân biệt điều phải, điều trái, được tôn trọng nhân phẩm.

Khi về Việt Nam, nhiều lần, xe người bạn chở tôi đi, bị công an thổi còi, rồi công an vòi vĩnh, xòe tay cầm tiền hối lộ. Tôi rơi nước mắt, họ còn nhỏ tuổi hơn con trai tôi. Con trai tôi có công ăn việc làm, nuôi con cái bằng chính sức lao động của mình, dạy con, làm gương cho con bằng chính nhân cách của mình. Những người công an trẻ đó cũng bị “ăn cắp” lương tâm?

Khi những người công an, đánh người, giết người, họ được bố thí trả công bằng vài bữa ăn nhậu, chút đồng tiền rơi rớt.
Khi những phóng viên, bẻ cong ngòi bút, viết xuống những điều trái với lương tâm, sự thật để được bố thí trả công bằng những nấc thang chức vị, những đồng lương tanh tưởi, nhà văn Vũ Hạnh đã gọi đó là “Bút Máu.”

Khi những quan tòa, đổi trắng thay đen, cầm cán cân công ly có chứa thủy ngân như trong truyện cổ Việt Nam, họ cũng bị “ăn cắp” nhân tính mất rồi.
Trong xã hội, toàn là “ăn cắp,” vậy thì kẻ cắp là ai? Ai cũng biết nhưng giả vờ không biết. Văn hóa “giả vờ” là đồng lõa cho xã hội ăn cắp.

Cán bộ lãnh lương $200 một tháng, xây nhà chục triệu nhưng “giả vờ” đó là công sức lao động tay chân và trí tuệ hay quà tặng của cô em “kết nghĩa.” Tôi muốn xin cô em đó cho tôi được làm “con kết nghĩa “ của cô ta quá. Thế mà có những lãnh đạo, ủy viên Trung Ương Đảng, đại biểu Quốc Hội, Ban Nội Chính, Ủy Ban Điều Tra, Quan Tòa “Thiết Diện Vô Tư,” Phóng Viên Lề Phải, Thành Đoàn, Quân Đội Nhân Dân, Chiến Sĩ Công An, Trí Thức Yêu Nước, Việt Kiều Yêu Nước sẽ sẵn sàng giả vờ tin vào quà tặng của “cô em kết nghĩa” đó!

Còn có thể trong tương lai,sẽ có nhiều quan chức sẽ nhận được nhà khủng, quà tặng của ông anh kết nghĩa, bà chị kết nghĩa, ông bố kết nghĩa, ông cố nội kết nghĩa, khi không tìm ra con người nữa, sẽ tiếp theo con chó kết nghĩa, con trâu kết nghĩa… Công chúa mặc áo đầm hồng ưỡn ẹo trên đôi giày cao gót hồng đi thị sát công trường xây dựng, theo sau là một đoàn chuyên viên già tuổi tác, thâm niên công vụ, nhưng ai nấy vui vẻ, hớn hở, giả vờ công chúa là một chủ tịch tài năng thiên phú, không cần đi học, không cần kinh nghiệm. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
“Thanh tra, thanh mẹ, thanh gì?
Hễ có phong bì thì Nó “Thank you”

Tôi buồn lắm, có đôi khi quá tuyệt vọng, tôi tự hỏi, mình có nên quên mình là người Việt Nam như con đà điểu vùi đầu trong cát, như quả chuối ngoài vàng, trong trắng, vì tôi yêu nước Mỹ quá rồi.

Nước Mỹ chưa, và có lẽ không bao giờ hoàn hảo, nhưng ở đây, ít nhất không ai có thể “ăn cắp” lương tâm, phẩm giá và nhân tính của tôi. Tôi được sống như một “CON NGƯỜI” không phải chỉ “giả vờ” “làm người” đang sống.

Huỳnh Vũ
https://www.nguoi-viet.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2018 lúc 6:47am

Làm Từ Thiện Trên Mảnh Đất Tạm Dung 


Chúng ta đã làm gì nơi hải ngoại đối với con người, xã hội, và đất nước đã cưu mang mình, hay đối với những người nơi quê nhà đang đau khổ vì thiên tai hay làm từ thiện hoặc “làm thay” cho CSVN? 

Tuy nhiên trước mắt, với tư cách một người Việt tỵ nạn, sống trên mảnh đất tạm dung, dù ở Hoa Kỳ hay các quốc gia khác, thì dường như “bà con chúng ta là người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa”?

1. Chúng ta thật sự là người “tử tế” chưa? 

Xin thưa, chưa hẳn. 
Chúng ta vận động gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu Hoa Kỳ ngưng viện trợ nhân đạo cho Việt Nam, trong khi đó, hàng năm chúng ta gửi về Việt Nam một lượng ngoại tệ rất lớn, lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim, như thế có phải là chúng ta đã vô tình “cứu nguy” cho chế độ CSVN đang bên bờ vực thẳm không? 

Cựu Tổng thống George W. Bush đã từng làm cho chúng ta công phẫn (hay bị chạm nọc!) khi ông nhận định về cung cách hành xử của chúng ta trong vấn đề Việt Nam là “they deserve it!” (xin tạm dịch: “Cho đáng kiếp!”). Câu nhận định ngắn ngủi làm chúng ta đau, nhưng xin thưa, xin lắng lòng nghĩ lại, quả thật đôi khi những hành xử của bà con chúng ta cũng “tương xứng” với lời trách móc trên. 

2. Chúng ta đã làm gì với cái gọi là “từ thiện”? 

Chúng ta đã làm gì khi Hoa Kỳ gặp những tai nạn thảm khốc rúng động toàn thế giới? Sau đây là vài con số thống kê về sự đóng góp “từ thiện” của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ. 

Biến cố 911 - Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngoài CSVN đóng góp $250.000, triệu phú (hotel) Trần Đình Trường góp 2 triệu Mỹ kim, chúng tôi không ghi nhận được các danh sách đóng góp khác của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, nếu có chăng chỉ là các hội đoàn đơn lẻ với số tiền không đáng kể. 

Bão Katrina - Đối với trận bão Katrina 29/8/2005, chúng tôi không thấy CSVN đóng góp, cũng không có danh sách cộng đồng Việt Nam qua các hội đoàn, mà chỉ biết cộng đồng Houston giúp đỡ hiện kim và hiện vật, cũng như các hội đoàn Nam và Bắc California và nhiều nơi khác tổ chức văn nghệ, tiệc gây quỹ… nhưng số tiền thu được chẳng là bao so với sự cưu mang của đất nước và người dân Hoa Kỳ đối với bà con tỵ nạn kể từ sau 30/4/1975. 

Sóng Thần Tsunami, Nhật Bản - Còn nói về Nhật Bản gặp tai nạn Tsunami thảm khốc rúng động toàn thế giới vào ngày 12/3/2011, trên trang mạng, chúng tôi nhận thấy có ghi CSVN và “nhân dân” giúp đỡ nạn nhân là 7.783.393 Mỹ kim, trong khi đó cả thế giới giúp Nhật Bản trong vụ này lên đến 520 Tỷ Yen (tương đương gần 7 tỷ Mỹ kim). Hoàn toàn không thấy đóng góp của cộng đồng người Việt hải ngoại trong danh sách hàng ngàn NGO và các hội từ thiện trên thế giới. 

Vậy mà bà con chúng ta thường nói với nhau rằng: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”! 

Bão Harvey tại Texas tháng 8/2017 - Gần đây nhất, qua cơn bão Harvey này, bà con vùng Houston và phụ cận ghi nhận những đóng góp hết sức tích cực của Cộng đồng Người Việt Quốc gia tại Houston và Vùng phụ cận, một số chùa, nhà thờ, thánh thất Cao Đài, cơ sở Hòa Hảo…đã làm một nghĩa cử …lá lành đùm lá rách rất đáng khen. Cũng không quên những cá nhân đơn lẽ âm thầm phụ giúp nạn nhân lũ lụt ở những vùng nhỏ, hẽo lánh, nơi chánh quyền chưa vói tới. 

Nhưng thử hỏi, chúng ta cũng vẫn là “Người Việt giúp Người Việt”. 

Xin bà con người Việt hải ngoại nhất là tại Hoa Kỳ, dù qua đất nước tạm dung này dưới bất cứ lý do gì cần hiểu là Hoa Kỳ chính là nơi cưu mang chúng ta từ những ngày đầu tiên, giúp chúng ta hội nhập vào xã hội mới, có một đời sống ổ định và con cái có một nền giáo dục khai phóng cùng một hệ thống bảo vệ sức khỏe tương đối hoàn chỉnh. 

Vì những lý do trên, tại sao chúng ta không MỞ RỘNG bàn tay hơn nữa để chia sẻ nỗi đau của nạn nhân người bản xứ không kể đến màu da, sắc tộc? 

Hy vọng trong những thiên tai sắp tới (người viết mong là không xảy ra), bà con Việt sẽ tích cực hơn và ưu ái hơn trong việc giúp đở nạn nhân tại Hoa Kỳ… 

Mong lắm thay! 

3- Vậy quý vị làm từ thiện nghĩ sao? 

Chúng ta ĐÃ LÀM cho Việt Nam hiện tại rất nhiều, bằng nhiều cách tùy theo từng nhóm, chẳng hạn giúp xây các cơ sở tôn giáo, xây viện mồ côi, công tác khám bịnh, đào giếng v.v…, không kể việc đổ tiền vào cứu trợ mỗi khi có thiên tai như nhà cháy, lũ lụt, bão tố… Đặc biệt thành phố Houston, còn gọi là... thành phố Tình nồng, có thể nói là nơi “mở rộng hồ bao” giúp rất nhiều, không cần suy xét, động não để tự hỏi... những hành động kêu gọi đóng góp đó có thực sự là “làm từ thiện” hay không? 

Hoặc chỉ là tiếp tay cho những thành phần xấu, hay hơn nữa chỉ là làm thay cho CSVN? 

Thử hỏi, phải chăng, những việc trên đây có phải là bổn phận và trách nhiệm của những người đang quản lý đất nước, tức CSVN? 

4- Và CSVN đã làm gì? 

Mỗi khi có thiên tai, CSVN chỉ cần “xách bị ăn mày, xin ông đi qua, xin bà đi lại”, và bà con chúng ta lại mở lòng cứu giúp, vì họ “dạy bảo” rằng chúng ta hôm nay là “khúc ruột ngàn dặm” của họ, mà trước kia họ đã nói rằng chúng ta chỉ là đám “ma cô, đĩ điếm, đám ngụy liếm gót giày đế quốc”. 

Vì vậy, rốt ráo lại, bà con làm từ thiện nghĩ sao? 

Đầu năm 2003, cá nhân chúng tôi đã cảnh báo tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở ĐBSCL sau khi phân tích trên 200 mẩu nước lấy từ Bắc chí Nam, nhưng chỉ một ngày sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN thời bấy giờ, Phan Thúy Thanh đã kết án chúng tôi trên BBC là vô cảm với 300.000 nông ngư dân. Họ phủ nhận sự thật đó vì họ sợ ảnh hưởng đến việc mới vừa giao thương với Hoa Kỳ, và vì Việt Nam mới vừa được phép xuất cảng tôm cá vào Hoa Kỳ! 

Vậy thử hỏi, CSVN có vô cảm với việc ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng tai hại đến sự sống còn của 300.000 nông ngư dân và ảnh hưởng đến sức khỏe của 25 triệu bà con ở đồng bằng sông Cửu Long hay không? 

Và ảnh hưởng đó kéo dài cho đến ngày hôm nay (2018) với việc hạn hán và ngập lụt bất thường, nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất độc hại và nhất là arsenic (thạch tín) cùng những vấn nạn ảnh hưởng lên sinh kế của người dân...

Sự thực là bà con chúng ta đang giúp Việt Nam quá nhiều, nhưng giúp nước Mỹ, nơi cưu mang chúng ta, quá ít, nhưng lại tiếp tục muốn nước Mỹ và thế giới ủng hộ công cuộc chúng ta đấu tranh giải thể CSVN! 

Bà con có nghĩ rằng MÌNH đã làm đủ bổn phận của một “công dân Hoa Kỳ” là tuân hành luật pháp, đóng thuế, có nhiều thanh niên đi lính làm nghĩa vụ công dân… nhưng dường như bà con chúng ta sống trên đất Mỹ như một người tình của nữ thi sĩ TTKh là “tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời”. 

Hầu như bà con chúng ta hoàn toàn không lưu tâm đến những gì xảy ra cho đất nước tạm dung này (người viết muốn nói “chúng ta” là một số đông gồm cả chính bản thân người viết). 

Vì thế: 

- Xin đừng làm những “người khách trọ vô tình”. Xin chia sẻ những gì xảy ra cho nước Mỹ, cho môi trường sống chung quanh mình. 

- Xin được sống làm người tử tế, lương thiện, văn minh và có tấm lòng với người bản xứ cũng như với bà con cật ruột của mình. 

- Xin đừng để những lời trách móc xảy ra nữa, như lời của TT Bush hay bất cứ lời của người bạn bản xứ nước mình đang cư ngụ. 

Và sau cùng, xin Bà con chúng ta chấm dứt những việc làm “từ thiện tiếp tay với CSVN”. Việc làm sẽ là những mũi tên bắn vào CSVN, tiếp tay cho cuộc cách mạng bất tuân dân sự đang xảy ra ở Việt Nam. 

Trích từ sách Lối thoát cho Việt Nam (2018) 

Mai Thanh Truyết
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Sep/2018 lúc 8:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2018 lúc 10:11am

Sau 40 tuổi, tướng mạo sẽ thay bạn nói lên tất cả


Tuong%20do%20tam
Khi bạn bước vào tuổi trung niên, tướng mạo chính là tấm gương phản chiếu chính xác đức tính của bạn.
Chỉ những đức tính tốt đẹp mới giúp chúng ta có được một khuôn mặt xinh đẹp không tuổi.

Con người khi bước tới độ tuổi trung niên sẽ thể hiện ra những tướng mặt do ảnh hưởng từ tính cách của mình.
Những người khoan dung, nhân hậu thường có một khuôn mặt phúc hậu.

Người có tính cách nhu mì thường có khuôn mặt xinh đẹp, dịu dàng.
Những người vô cùng thô bạo thường có tướng mặt hung ác.

Rất nhiều phụ nữ trung niên có phẩm chất không tốt lắm thường có một khuôn mặt hà khắc.
Đây chính là điều mọi người thường gọi là tướng bạc mệnh, tướng khắc phu.

Nhìn cõi nhân gian ngàn vạn cảnh, nhân cách mỗi người cũng có hàng vạn kiểu.
Chỉ những đức tính tốt đẹp mới giúp chúng ta có được một khuôn mặt xinh đẹp không tuổi.
Nói cách khác, sắc đẹp cũng là một biểu hiện của phúc báo.

Tướng do tâm sinh ra
dien%20mao

 

Thời cổ đại có một thợ thủ công sinh sống ở tỉnh Sơn Đông. Mặc dù lớn lên khôi ngô tuấn tú nhưng anh ta lại thích tạc những hình tượng ma quỷ.

Những tác phẩm điêu khắc của anh vô cùng sống động, và theo thời gian, việc buôn bán của anh càng ngày càng phát đạt.

Một ngày, anh nhìn vào gương và vô cùng kinh ngạc khi thấy rằng diện mạo của mình đã trở nên hung tợn và xấu xí.
Anh đã đến gặp rất nhiều danh y nổi tiếng, nhưng không ai có thể giúp được anh.

Chàng trai dừng lại ở một ngôi đền và kể sự tình với một người lớn tuổi. Ông lão trả lời:
 “Tôi có thể giúp điều ước của anh trở thành sự thật, với điều kiện là anh hãy tạc cho tôi một số bức tượng Quan Thế Âm với các dáng điệu khác nhau”.

 Người nghệ nhân đã đồng ý ngay lập tức và bắt đầu nghiên cứu tư tưởng và diện mạo của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Anh cũng cố gắng hết sức để thực hành theo đạo đức của Ngài như thể chính mình là đức Quan Thế Âm vậy.

Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc chăm chỉ, anh đã khắc được một số bức tượng sinh động của Phật Bà Quan Âm, thể hiện lòng tốt, từ bi, khoan dung và thần thánh của Ngài.

Mọi người rất ngạc nhiên trước những bức tượng sinh động giống như thật. Người nghệ nhân cũng rất ngạc nhiên khi thấy rằng tướng mạo của mình đã hoàn toàn thay đổi, giờ đây nhìn anh thật hùng dũng và oai nghiêm.
Kỳ thực, từ Trung Ycổ đại cũng như sinh lý học và tâm lý học hiện đại là có thể thấy rằng đạo lý “tướng do tâm sinh” cũng giản đơn.

Cái tướng mạo của người ta là do hai bộ phần ‘hình’ và ‘thần’ tạo thành.
Hình tướng là đặc thù của sinh lý còn thần tướng vừa bao hàm nhân tố sinh lý, vừa phụ thuộc vào sự tu chỉnh quyết định.

Nhất cử nhất động từng ý từng niệm trong cuộc sống, qua một thời gian thì dần dần sẽ ngưng đọng trên khuôn mặt, nghĩa là “hữu chư nội tất hình chư ngoại” (có gì bên trong ắt xuất hình bên ngoài).
Tâm niệm nảy sinh, cũng sẽ ảnh hưởng lên thân thể. Nếu như nội tâm an hòa tĩnh tại thì thần thanh khí sảng, lạc quan, đôn hậu, quang minh ngay thẳng.

 Điều đó sẽ khiến cho khí huyết điều hòa, ngũ tạng an định, công năng chính thường, thân thể khỏe mạnh, ắt sẽ thể hiện ra mặt mũi sáng sủa, thần thái phấn khởi, ai gặp mặt cũng cảm thấy thoải mái, có cảm giác thân thiện an hòa một cách tự nhiên.

Bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ và câu hỏi lạ kỳ

Nhà văn Tất Thục Mẫn đã kể một câu chuyện như sau. Một ngày, cô đến thăm mộtbác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ.

Trước khi phẫu thuật, vị bác sỹ thường hỏi mọi người một câu, nếu trả lời không chính xác thì ông sẽ cáo lỗi rằng mình không thể tiến hành cuộc phẫu thuật ấy.
Tất Thục Mẫn hỏi: “Là chuyện gì ạ?”
Bác sỹ nói: “Nếu gương mặt bạn là một thung lũng, hãy nói cho tôi biết cảnh sắc ở đó có những gì?”.

Có người nói có rừng cây xanh rì, có suối chảy róc rách.
 Có người nói trong thung lũng có muôn loài không ngừng ca hát.
Có người nói trong thung lũng của mình chỉ có gió lạnh thê lương như trong địa ngục.
Có người nói thung lũng của họ thú dữ thành bầy.

Tất Thục Mẫn cảm thấy hồ nghtinh%20cachi. Câu hỏi này dường như chẳng liên quan gì đến việc phẫu thuật thẩm mỹ cả.

Vị bác sỹ từ tốn nói: Hiệu quả của phẫu thuật thẩm mỹ hoàn toàn không phải là mãi mãi, mà là tướng do tâm sinh.

Vì sao mọi người muốn phẫu thuật thẩm mỹ?
Rốt cuộc đều là vì muốn bản thân mình trở nên xinh đẹp hơn.

Nhưng dẫu dung mạo xinh đẹp đến đâu thì cũng chẳng thể giữ mãi. Nó nhất định sẽ chìm nổi theo sự dao động của tâm hồn, cũng như một chiếc áo mỗi người khoác lên mình thì nửa năm sau sẽ có những nếp nhăn khác nhau.

Dung mạo của con người lại là một tấm vải tinh tế hơn.
 Dung mạo tự nhiên còn nhạt nhòa theo năm tháng. Dung mạo qua phẫu thuật lại càng chẳng thể chống chọi nổi với thời gian.

Sầu khổ sẽ sinh ra những nếp nhăn tương ứng.
 Vui vẻ sẽ chẳng để lại nếp nhăn.
Nếu bạn muốn có một dung mạo xinh đẹp vậy thì tâm hồn bạn chắc chắn phải luôn trong sáng, vui tươi.

Thời gian sẽ xóa nhòa hiệu quả của phẫu thuật thẩm mỹ, chỉ có sự tươi sáng trong tâm hồn mới có thể nuôi dưỡng vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian.
Câu chuyện về khuôn mặt và tính cách của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

Từ bé đến giờ chúng ta luôn được dạy và đã thấm sâu quan niệm: “Không nên đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài”,
“Một tâm hồn thánh thiện có thể ẩn chứa bên trong một khuôn mặt xấu xí”.

Một lần, Tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln phỏng vấn một ứng viên nam ngoài 40 tuổi đến làm nhân viên cho chính phủ.
Mặc dù người đàn ông này rất có tài năng nhưng vị Tổng thống vẫn không tuyển dụng.

Người phụ tá thấy vậy liền hỏi Tổng thống Lincoln nguyên nhân vì sao ông không nhận ứng viên tài năng này.
- Tôi không thích tướng mạo của anh ấy, Tổng thống Lincoln nói.- Chẳng lẽ một người khi sinh ra không được ưa nhìn thì là lỗi của họ sao?
Người phụ tá không hiểu nên hỏi lại.

trung%20nien



- Mỗi người sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình! Tổng thống Lincoln trả lời.

Con người đến tuổi trung niên (sau 40 tuổi), thì tướng mạo sẽ lộ rõ ra tính cách và phẩm chất của người đó:

Người có tấm lòng khoan dung, độ lượng thì phần lớn sẽ có khuôn mặt phúc hậu.
 Người có tính tình hiền dịu thì tướng mạo sẽ đẹp một cách nhu hòa thánh thiện.
Người có tính cách thô bạo lỗ mãng thì tướng mạo sẽ luôn là hung dữ.
Người có lòng dạ nhỏ mọn thì phần lớn sẽ có tướng mạo xấu xí, hai hàng lông mày nhíu chặt.

Người tướng mạo lộ ra vẻ đặc biệt trẻ trung và xinh đẹp thì người này nhất định là đơn thuần lương thiện.

Các nhà tâm lý học còn cho rằng khuôn mặt của mỗi người có thể chứa những bí mật sâu thẳm nhất:
Khuôn mặt của một người liên quan mật thiết với nội tâm bên trong của người đó;
Khuôn mặt không chỉ là một sản phẩm của sinh học, chúng ta không thể thay đổi gen hay hormones, nhưng bằng việc chú trọng vào nhân cách, sống yêu thương, khoan dung, độ lượng, nhân từ, trung thực, hào phóng, tự trọng, thì tất cả những điều tốt đẹp đó sẽ tác động đến cơ mặt và nó sẽ bắt đầu thay đổi và phản chiếu lên khuôn mặt.

Vì quan niệm này khác xa với những gì đã được giáo dục và hình thành từ bé, nhưng có nhiều điểm đáng suy nghĩ vì vậy tôi quyết định “bắt đầu quan sát, chiêm nghiệm” một thời gian thật dài nữa để có thể đưa ra một kết luận gần sát với chân lý hơn.

Để có tướng mạo đẹp ở tuổi trung niên, hãy thường xuyên tu dưỡng những điều sau

Thường xuyên mỉm cười
Khen ngợi người khác nhiều hơn
Nhẫn nhịn nhiều hơn, tức giận ít đi
Luôn biết cảm ơn
Sức mạnh của tâm niệm
Tiếp xúc nhiều hơn với người có tâm linh tốt đẹp

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2018 lúc 7:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2018 lúc 10:10am

Giao Con

alternative,%20dark,%20flowers,%20grunge,%20hipster,%20indie,%20nature,%20pale,%20photography,%20roses,%20tumblr,%20First%20Set%20on%20Favim.com

Tiếng hai đứa con đang chành chọe cãi nhau, con Hồng quát mắng ầm ĩ và con bé Hạnh khóc ré lên làm Nghi thấy như trong người quặn đau thêm, Nghi bước ra ngoài phòng khách:
- Kía Hồng sao con lại đánh em?
Con Hồng vẫn đang tức tối:
- Tại nó đòi đồ chơi của con.
Nghi ôn tồn:
- Hồng ơi, con là chị phải nhường em mình chứ?
Hồng cãi:
- Không công bằng. Nó có đồ chơi của nó rồi.
Quả là con em ngang ngược thỉnh thoảng cứ đành hanh đòi đồ chơi của chị, mà chị Hồng không vừa chẳng mấy khi chịu cho em chơi những món đồ mà nó yêu thích.
Nghi ôm bé Hạnh vào lòng dỗ dành:
- Nín đi con, con chơi đồ của con rồi mẹ thương.
Nghi không hứa sẽ dẫn nó đi mua đồ chơi nữa, nó phải tập quen chấp nhận với hiện tại, rồi sẽ không có ai chiều chuộng những sở thích của nó. Nghi ôm con thật chặt và thiết tha, con bé được mẹ vỗ về cũng nguôi ngoai dần… Nghi gọi con lớn:
- Hồng lại đây với mẹ.
Hồng sà vào người mẹ, nũng nịu:
- Mẹ phải ôm con nhiều như em Hạnh mới công bằng.
Ôi, Hồng luôn lý sự đòi sự công bằng mà trong cuộc sống đôi khi thượng đế chẳng công bằng cho một ai.
Ôm hai đứa con bằng hai tay, mỗi đứa một bên nách mẹ. Nghi dịu dàng thủ thỉ:
- Hồng và Hạnh nghe mẹ nói này, hai con cùng do cha mẹ sinh ra, là chị em phải thương yêu nhau mãi mãi nhé? Hồng nói trước đi, con có yêu em Hạnh không?
Trẻ con chóng giận, chóng quên, nó trả lời ngay:
- Con yêu em mà.
- Thế em Hạnh có yêu chị Hồng không?
- Con cũng yêu chị Hồng mà.
Nghi chậm rãi và tha thiết:
- Hai con hứa với mẹ đi. Hai con sẽ thương yêu nhau, đừng bao giờ rời bỏ nhau .
Không hiểu sao giọng mẹ buồn buồn và truyền cảm quá làm con Hồng cảm động:
- Con hứa, nhưng… nhưng em Hạnh không được đòi đồ chơi của con như lúc nãy.
Nghi thở dài, mắt Nghi long lanh ngấn lệ, hai con còn bé bỏng quá nào đã hiểu gì mà Nghi chờ mong chúng hứa hẹn. Con Hồng mới lên 8 và em Hạnh lên 6. Nhưng Nghi cứ nói như trời cứ mưa bay, mưa cả ngày mưa cũng thấm đất.
Nghi cúi hôn lần lượt lên mái tóc từng đứa và hít lấy mùi thơm của tóc con. Nghi nói và thầm cầu mong sẽ là lời thần chú linh nghiệm, sẽ là hạt mưa bay thấm vào mảnh đất tâm hồn hai con:
- Hãy thương yêu nhau, hãy thương yêu nhau Hồng của mẹ ơi, Hạnh của mẹ ơi !
Hồng ngước mặt lên nhìn mẹ, ngạc nhiên:
- Nhưng sao mẹ khóc? Con đã nói thương em Hạnh rồi mà.
Em Hạnh cũng bắt chước chị:
- Nhưng sao mẹ khóc? Con đã nói thương chị Hồng rồi mà.
Hai khuôn mặt ngây thơ và yêu quý đang ngước nhìn Nghi. Trời ơi, hạnh phúc thật gần thế này mà sao Nghi không được quyền giữ lại, không được quyền gần gũi con?
Nghi cố nén cho mình đừng bật khóc nức nở làm hai con sợ hãi và buồn lây. Nghi nói:
- Chỉ vì mẹ thương hai con của mẹ thôi.
Nghi muốn cứ ngồi ôm con thế này lâu thêm nữa, nhưng cả hai đứa đều chán rồi, chúng rời khỏi tay mẹ và vui vẻ chạy ra tiếp tục với những món đồ chơi.
Có lẽ Nghi phải quyết định ngay hôm nay thôi khi mà điều ấy trước sau gì Nghi cũng phải làm. Cái điều ghê gớm và đau lòng nhất đối với Nghi.
Nghi vào phòng ngủ và bấm số phone, ở một nơi mà mấy năm nay tuy biết nhưng Nghi chưa bao giờ gọi đến. Giờ này chắc chắn là Sự đã đi làm chỉ còn người vợ ở nhà.
Nghi hồi hộp khi nghe tiếng phone reo, Nghi bỗng biến mình thành kẻ thua cuộc đau đớn, nhưng Nghi cố lấy hết can đảm tự giới thiệu khi có tiếng người bốc phone:
- Chào cô Liễu, tôi là mẹ của hai bé Hồng và Hạnh…
Người phụ nữ bên kia im lặng chờ đợi. Nghi tiếp:
- Tôi muốn nói chuyện về hai đứa con tôi.
Tức thì cô ta lên tiếng, lạnh lùng:
- Anh Sự đi làm chưa về. Có gì chị nói với anh ấy...
- Khoan... khoan… tôi xin cô đừng vội cúp máy. Người tôi muốn nói chuyện chính là cô.
Giọng cô Liễu khó chịu:
- Con của anh chị liên quan gì đến tôi? Mà hai người đã dứt khóat chia tay nhau rồi, li dị có giấy tờ đàng hoàng, ai có phận nấy, đừng kiếm chuyện với tôi à nha…
Nghi khẩn khoản:
- Cô Liễu ơi, tôi van cô vài phút lắng nghe. Đúng như cô nói, tôi và anh Sự không còn gì nữa ngoài sự liên hệ là hai đứa con. Hôm nay là vấn đề khác, mà người giúp đỡ mẹ con tôi chủ yếu là cô, trước hết là cô…
Cô Liễu vẫn đành hanh, ngắt ngang:
- Tôi có quyền gì mà quan trọng dữ vậy chứ!
Nghi nói vội nói vàng chỉ sợ cô Liễu giận dữ cúp máy:
- Tôi đang bệnh nặng lắm cô Liễu à, gần 3 năm nay, tôi phát hiện bị ung thư ruột già quá trễ, giai đoạn cuối rồi, tôi không còn sống được bao lâu, tôi đã trải qua giải phẫu và điều trị hóa chất, bây giờ sự sống đếm từng ngày, có thể từng giờ và con tôi sẽ mồ côi mẹ. Khi tôi chết đi quyền nuôi dưỡng hai con sẽ thuộc về anh Sự, cho dù cô và anh Sự không muốn thì tôi cũng chẳng còn con đường nào khác, vì tôi không hề có thân nhân ruột thịt tại Mỹ. Tôi xin cô hãy vì thương anh Sự và thông cảm cho sự bất hạnh của tôi mà cưu mang hai đứa nhỏ. Tôi muốn giao hai đứa con tôi cho cô, tôi sẽ mang chúng về khi cảm thấy cái chết đang gần kề.
Cô Liễu cộc lốc:
- Tôi sẽ nói với anh Sự...
Nghi tiếp tục năn nỉ:
- Xin cô cho tôi một lời hứa, tôi van cô, để tôi yên tâm.
- Khi nào chị mang chúng nó về đây ta bàn chuyện cũng không muộn.
Cô Liễu nói xong và cúp máy.
Ngày mới quen nhau rồi yêu nhau Sự là một anh chàng vui tính, dễ mến nên Nghi đã không ngần ngại chấp nhận lời cầu hôn của Sự. Đâu ngờ Sự dần dần lộ ra là một anh chàng bay bướm ham vui, chỗ đình đám hội họp nào có phụ nữ đẹp hay độc thân là có anh. Niềm vui của Sự là bên ngoài nhiều hơn trong gia đình.
Nghi đã tự ái, Nghi ghen Nghi buồn và nhiều lần cãi nhau với chồng cũng như đã khuyên chồng bỏ tính hào hoa vớ vẩn ấy đi nhưng chẳng kết quả gì, có lẽ bản tính trời sinh khó có thể dời đổi được.
Hạnh phúc gia đình của Nghi tuy chẳng ra gì nhưng vì hai con Nghi vẫn luôn chịu đựng và cố gắng vun đắp.
Cho đến ngày Sự bắt đầu nhận công tác của hãng về Việt Nam làm việc thì hạnh phúc bắt đầu rạn nứt và đổ vỡ, khoảng thời gian này Sự đã quen cô Liễu xinh đẹp, họ đã yêu nhau, ăn ở với nhau.
Khi Liễu có thai thì Sự quyết định về Mỹ li dị Nghi để sau đó làm thủ tục bảo lãnh Liễu sang Mỹ.
Sự nói cô Liễu là tình yêu thật sự của anh, y như ngày nào Sự cũng đã nói thế với Nghi.
Nghi không ngạc nhiên, chỉ đau đớn khi nghĩ đến hai con sẽ mất đi tình cảm thân thương của người cha...
Chia tay chồng, Nghi mang hai con về tiểu bang khác trước khi cô Liễu sang đoàn tụ với Sự. Nghi và Sự đã thỏa thuận Sự giữ lại căn nhà đang trả góp, còn ba mẹ con Nghi nhận một số tiền mặt. Tình nghĩa vợ chồng khi gãy đổ đã sòng phẳng như hai kẻ đi buôn chung chia nhau vốn liếng.
Sự vẫn trả tiền cấp dưỡng hai con hàng tháng từ ngày li dị cho đến giờ, anh chưa đi thăm con lần nào, thỉnh thoảng gọi phone nói chuyện với con, mỗi lần được vài ba câu vì chẳng đứa nào đủ lớn để nói chuyện nhiều với cha.

************

Nghi chần chờ mãi, cố bám víu được ngày nào hay ngày ấy, dù bác sĩ nói Nghi phải trở vào bệnh viện lần nữa, càng sớm càng tốt. Nghi biết sức mình, lần này sẽ ở lại bệnh viện lâu, gởi hai con cho người quen trông giúp thì không tiện, và có thể Nghi không kịp đưa con về cho người chồng cũ.
Thật đau đớn thật tủi thân khi người mẹ biết mình không còn sống bao lâu nữa và phải đem con giao cho người khác, dù là cha của chúng, nhưng là người chồng đã phản bội mình và người vợ của anh ta, kẻ đã là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mình.
Nghi nói với hai con là sẽ cho chúng về thăm cha, thăm cô Liễu, là vợ của cha. Sự thật một lúc nào đó phải nói ra, ngay trong lúc này là quá sớm so với tuổi đời của hai con nhưng Nghi biết là không còn thời gian cho Nghi nữa.
Hai con xa cha khi chúng còn quá nhỏ, hình ảnh người cha hoàn toàn xa lạ với chúng.
Hạnh tò mò:
- Ba là ai? Sao ba không ở với chúng ta?
Hồng thắc mắc:
- Ba hiền hay ba dữ ? Sao Ba lấy cô Liễu?
Nghi giải thích vì cha mẹ không hợp nhau nữa nên chia tay nhưng bất cứ lúc nào ba cũng yêu thương hai con như mẹ đã yêu thương. Cô Liễu là một người tốt, cô cũng muốn gặp hai con lắm.
Thế là con Hồng và Hạnh đều hí hửng vui mừng, chúng phụ mẹ sửa soạn quần áo như sắp đi một chuyến du lịch xa. Hồng nhìn cái valy chất đầy và hỏi:
- Mẹ ơi, chúng ta đi thăm ba và cô Liễu mấy ngày mà sao mang hết cả quần áo đi?
- Mình sẽ ở chơi lâu con ạ… ba và cô Liễu muốn thế.
Nghi trả lời con mà chỉ muốn òa khóc. Dù thế nào đi nữa Sự cũng là cha của hai con, có máu mủ có xót có thương, nhưng cô Liễu thì chắc gì, cô ta đanh đá và ích kỷ từ trong lời nói, từ cách nói chuyện.
Tất cả quần áo và những đồ dùng cần thiết nhất của Hồng của Hạnh đều được gói ghém cẩn thận. Mỗi lần bỏ món gì vào valy hay vào thùng là mỗi lần Nghi chảy nước mắt. Không biết Nghi còn có thời gian mở những thứ này ra cho con tại nơi ở kia không?
Đêm cuối cùng ba mẹ con ngủ chung giường, Nghi nằm giữa hai con, chốc lại quay qua bên Hồng, chốc lại quay qua bên Hạnh. Cánh tay người mẹ yếu đuối cứ quàng ôm con mải mê suốt đêm và Nghi gọi thì thầm tên con suốt đêm.
Nghi chỉ muốn đêm ngừng lại mãi mãi Nghi nằm bên con khi chúng ngủ say như thế này.
Nghi chỉ muốn vòng tay được ôm con che chở cho con như thế này.
Nhưng đêm rồi cũng qua.
Sáng hôm sau taxi đến đón ba mẹ con ra phi trường.
Nghi đã mang hai con về đến thành phố cũ, về nhà cũ bình an, nơi Sự đang sống với vợ con mới.
Sự không ngờ Nghi tàn tạ đến thế, người xuống cân gầy gò, hai vai Nghi nhô lên mong manh yếu ớt, dáng Nghi liêu xiêu như chiếc lá khô sẽ dễ dàng chao đi trong gió, dù chỉ là một cơn gió nhẹ, Sự lo sợ Nghi mất thăng bằng ngã xuống, tóc Nghi rụng xác xơ, gương mặt Nghi hốc hác, làn da tái xám không còn chút gì của sự sống…
Vậy mà mấy năm nay Nghi không hề cho Sự biết căn bệnh của mình. Nghi đã chịu đựng bao dày vò đau đớn thân thể cho tới giây phút này, khi không thể cưỡng lại số mệnh Nghi đành quay về tìm chồng để xin chỗ nương tựa cho con.
Sự xót xa cho Nghi, người chồng từng ăn chơi bạt mạng, coi thường vợ, coi thường mái ấm gia đình bỗng nhen nhúm mơ hồ cảm tưởng như mình cũng có lỗi với bệnh hoạn của vợ.
Vậy mà mấy năm nay Sự không cần biết người vợ cũ và hai con đã sống ra sao, Sự cứ ung dung tưởng rằng gởi tiền trợ cấp nuôi con là xong bổn phận làm cha.
Sự nhìn Nghi bằng ánh mắt tội nghiệp và trách:
- Sao cô không cho tôi hay biết gì về bệnh tình của cô?
- Tôi không dám làm phiền anh.
Nghi lấy ra cuốn nhật ký, run tay trao cho Sự và run giọng vì cảm xúc nghẹn ngào:
- Đây là cuốn nhật ký tôi đã viết cho hai con kể từ ngày tôi biết mình bị bệnh, ngày nào, giờ nào khi có thể tôi đều viết lên cảm nghĩ của mình cho tới mấy ngày nay tôi không còn sức viết nổi nữa. Anh giữ lấy và đợi khi hai con lớn lên anh cho chúng đọc để chúng hiểu người mẹ đã yêu con và đau đớn thế nào khi phải xa con. Coi như đây là lời vĩnh biệt hai con mà ngay bây giờ chúng không hiểu nổi và đây cũng là kỷ vật tôi để lại cho con.
Sự cảm xúc theo:
- Cô yên tâm. Tôi hứa, tôi thề sẽ làm đúng lời cô dặn.
Khi phát hiện bệnh ung thư ruột già, bác sĩ nói Nghi chỉ có thể sống thêm 2-3 năm nữa. Nghi đã muốn sống 2-3 năm ấy gấp trăm gấp ngàn lần cuộc sống đời thường khác, Nghi chỉ rời con những khi cần thiết, tất cả thời gian còn lại Nghi dành cho hai con. Nghi ôm con, hôn con, gọi tên con bất cứ lúc nào, bất cứ đang ở đâu, đang làm gì… Nghi đâu muốn chia sẻ những giây phút quý báu hiếm hoi này cho ai, ngay cả với Sự.
Nghi dặn dò thêm:
- Xin anh và cô Liễu chăm sóc cho hai con.
Sự đáp chân tình:
- Thì con tôi, tôi phải lo cho chúng chứ trông vào ai bây giờ. Cô cứ yên tâm về mà lo điều trị bệnh đi
Nghi đã trao cho Sự và cô Liễu món tiền chắt chiu dành dụm ít ỏi bấy lâu nay. Đó là gia tài cuối cùng của người mẹ bất hạnh dành cho hai đứa con thân yêu của mình.
Nghi dự định ở chơi với con vài ngày, sẽ lựa lời nói từ giã con để chúng yên tâm ở lại với cha. Nghi không nỡ về ngay dù trong người đang rất mệt, dù Nghi cần trở về thành phố của mình để vào bệnh viện cho bác sĩ tiếp tục chữa trị.
Nhưng không kịp nữa, Nghi không bao giờ phải lựa lời an ủi chia tay hai con, và cũng không kịp nghe lời hứa hẹn từ cô Liễu cô ta sẽ chăm lo nuôi nắng cho Hồng và Hạnh khi Nghi mất đi.
Nghi đã kiệt sức ngay tại ngôi nhà cũ, nơi vợ chồng con cái Nghi đã một thời sống chung...
Sự và cô Liễu đã đưa Nghi đến bệnh viện cấp cứu, Nghi đau đớn quằn quại vì bệnh, bác sĩ muốn chích Morphine cho Nghi giảm đau nhưng Nghi từ chối, Nghi sợ mình sẽ thiếp vào hôn mê không thể nhìn thấy hai con nữa, thà chịu đau đớn để còn tỉnh mà nhìn thấy chúng được phút nào hay phút ấy vì trước sau gì Nghi cũng chết, Nghi đang yếu lắm rồi.
Sự đưa hai con đến bên Nghi, người mẹ kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác, hai tay Nghi không thể giơ lên mà chạm vào người con được nữa. Ánh mắt Nghi nhìn con lờ đờ và không hồn.
Sau mấy ngày đau đớn và chìm vào hôn mê. Nghi đã trút hơi thở cuối cùng.
Nghi đã chịu thua số phận, đã xuôi tay rời xa hai con. Nhưng đôi mắt thất thần ấy vẫn chưa chịu nhắm cho đến khi Sự đứng bên hai con, thay mặt chúng vuốt mắt cho Nghi và thì thầm khấn vái:
- Nếu em còn giận hờn tôi thì tôi xin em tha thứ. Nghi ơi, tôi sẽ thương yêu hai con nhiều hơn Nghi tưởng để chúng đỡ tủi và để tạ lỗi cùng Nghi...
Ngày đám tang Nghi có nhiều bạn bè quen biết cũ, và những người không quen cũng đến vì thương cảm cho hoàn cảnh của Nghi. Đám tang rất đông người.
Hai đứa bé, Hồng và Hạnh sợ hãi và ngơ ngác khóc giữa những người xa lạ khi nhìn chiếc quan tài của mẹ chúng hạ huyệt.
Chúng đứng cạnh cha, túm lấy áo cha, túm lấy sự thân thương duy nhất còn lại trong cuộc đời.
Sự đã ném những nắm đất và những cành hoa cuối cùng vào lòng huyệt. Anh ta ôm lấy hai đứa con vỗ về, rưng rưng nước mắt, nói với con và như nói với vong linh của Nghi còn quanh quẩn đâu đây:
- Mẹ đi rồi, hai con còn có ba đây, còn có ba đây mà.....

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Sep/2018 lúc 7:50am

Trăng Là Gì ?


Gia đình tôi với gia đình “hắn” là chỗ thân tình.

   Cách đây khoảng chục năm, nhân dịp tôi đến khám mắt tại bệnh viện hắn làm việc, hắn say sưa khoe với tôi về nguồn thu nhập hậu hĩnh kiếm thêm từ việc khám và giải phẫu mắt ngoài giờ của mình. Bất ngờ, tôi đặt ra một câu hỏi, chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện hắn say sưa: “Có bao giờ ông dành thời gian ngắm trăng với vợ, con không? Đến lượt tôi bất ngờ vì câu trả lời của hắn: “Trăng là gì?”.

2095%201%20TrangLaGiThuThao%20NCaliST

   Về nghề nghiệp hắn là bậc cao thủ trong làng chuyên khoa mắt của Sài Gòn. Bệnh nhân của hắn thuộc loại “thứ dữ”. Hắn có nhiều mối quan hệ xã hội “có số, có má”. Do vậy đồng nghiệp và Ban giám đốc bệnh viện, nơi hắn làm việc, nể hắn một phép. Tên tuổi của hắn đã giúp bệnh viện ăn nên làm ra, chuyên khoa mắt lúc nào cũng chật cứng người chờ đợi. Ai muốn được hắn trực tiếp khám và mổ, phải đăng ký trước, rất lâu. Số tiền chi ra cho những lần khám hoặc mổ đó, so với mặt bằng giá ở các bệnh viện khác, cao hơn rất nhiều. Thế nhưng lịch khám của hắn lúc nào cũng dày đặc. Người ta nói với nhau, “được bác sĩ (hắn) đụng tay vào thì dù mắt đang không thấy đường cũng sáng lại”.Hồi còn đi học phổ thông, tôi với hắn ở chung một quận, quận Nhì. “Giải phóng” vô, khu vực này sát nhập vào quận Nhất.

   Tôi với hắn bằng tuổi nhau, nhưng hắn sanh sau tôi tám tháng, vì vậy sau này khi hắn lập gia đình và có con, hắn dạy tụi nhỏ gọi tôi bằng bác, bác gái. Nhưng trong giao tiếp hắn gọi tôi bằng “bà”, tôi gọi hắn bằng “ông” và chúng tôi xưng “tui” với nhau.Tôi quen hắn và vợ hắn lúc chúng tôi cùng sinh hoạt trong Ban liên lạc học sinh cùng lớp, hắn làm trưởng ban, tôi làm phó ban, vợ hắn (lúc bấy giờ nó chưa quen) là một trong những thành viên. Sáng thứ bảy nào Ban liên lạc của chúng tôi cũng gặp nhau tại một nhà hàng cà phê trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba. Chủ nhà hàng này cũng là thành viên trong Ban liên lạc, nhờ vậy chúng tôi ăn uống ít khi phải trả tiền, nếu trả cũng chỉ là tượng trưng.

   Cô gái (mà sau này là vợ hắn) đẹp một cách mong manh, vì vậy chúng tôi đặt tên là “cô gái mong manh”. Cô là con gái duy nhất của một gia đình công chức thường thường bậc trung, nhà ở quận Nhất. Cô gái hay đi họp Ban liên lạc bằng cách ngồi trên chiếc xích lô đạp cho người ta chở, thân mình lúc nào cũng diện bộ áo dài lụa màu nhạt, lung linh như mây khói (cho tăng thêm phần mong manh?). Gái Sài Gòn chúng tôi có thói quen đi lại trên chiếc xích lô (5 năm sau ngày “giải phóng” vẫn giữ thói quen này). Khi ngồi trên xe chúng tôi chú ý giữ cho người thẳng bằng cách lưng không tựa vào thành ghế, tóc buông xõa và tay không giữ tà áo, cố ý để gió luồn vào thổi tung bay. Hình ảnh ấy góp phần làm phố xá mỹ miều.

   Tại sao gái Sài Gòn không đi bộ hoặc đạp xe đi học như quý cô nương khác trên cả nước? Có lẽ do diện tích Sài Gòn rộng, đi bộ không tới, đi xe đạp ngại mỏi chân. Nhưng còn một lý do tế nhị khác mà chỉ có gái Sài Gòn mới hiểu, ngồi xe xích lô cho người ta chở mới là tiểu thư chính hiệu! Hắn là con của ông bà chủ hãng xuất nhập khẩu. Nhà hắn có ba anh em trai, cả ba học cùng trường với chúng tôi, chỉ có lớp là khác. Khi đi học, ba anh em hắn có tài xế đưa đón, học xong là về nhà, không la cà phố xá.

2095%202%20TrangLagiNCaliST

   Những lần hắn tổ chức sinh nhật mời Ban liên lạc tới nhà, tôi thấy gia đình hắn, nhất là bà má, nề nếp qui củ lắm. Trong lớp, chúng tôi bầu hắn làm lớp trưởng vì hắn uy tín, học giỏi và tác phong nghiêm túc. Trong sinh hoạt tập thể hắn luôn là ngọn cờ dẫn dắt chúng tôi. Về ngoại hình thì khỏi chê, chúng tôi hay gọi hắn là “Alain Delon” (tài tử lừng danh của Pháp thời 1950-1980) nhưng nếu muốn hắn nổi sung thì thêm chữ “beng” (A len đờ lông beng) đằng sau nữa. Nhiều tiểu thư nhà giàu đạt danh hiệu hoa khôi trường này trường khác mết hắn lắm, nhưng hắn chẳng thèm để ý đến cô nào.Tới giờ tôi cũng không sao nhớ ra, bằng cách nào cô gái mong manh “lọt” được vào Ban liên lạc của lớp, nơi quy tụ những người “xuất chúng”.

   Về sắc diện, hình thức, học lực, tài vặt, thành phần xã hội, so với những tiểu thư trong trường, cô thuộc loại trung bình. Về công việc tập thể, Ban liên lạc giao cô phụ trách, cô thực hiện lúc được, lúc không. Nói chung, ngoài cái khoản mong manh làm người ta động lòng, còn thì cô chẳng tạo được một dấu ấn gì cho Ban liên lạc ghi nhớ sự hiện diện của cô. Thế mà đùng một cái chúng tôi thấy cô gái không đi họp bằng xe xích lô nữa mà ngồi trên chiếc xe Vespa Sprint màu xanh da trời, loại 150 phân khối do hắn chở. Thời đó, chỉ có công tử nhà giàu mới sắm nổi chiếc xe hách xì xằng như vậy.

   Chẳng bao lâu sau Ban liên lạc nhận được thiệp hồng. Ngày hai người cưới nhau tôi thấy hạnh phúc đầy tràn trong mắt tân lang và giai nhân. Khách tới dự tiệc cưới chúc vợ chồng hắn trăm năm hạnh phúc; tôi nghĩ, phải chúc ngàn năm hạnh phúc mới xứng. Thế mà, chỉ hơn hai mươi năm sau đó, vợ chồng hắn rẽ thúy chia uyên.    Lần gặp khoảng chục năm trước, mặc cho bệnh nhân chờ, hắn luôn miệng kể lể với tôi, đã có với cô gái mong manh hai mặt con, một trai một gái, cả hai theo nghề của cha, học chuyên khoa mắt bên Mỹ. Hắn nói, “Tụi nhỏ đứa nào cũng đẹp, học giỏi, thông minh, tụi Tây mết lắm, giống tui ngày xưa vậy”; nói xong hắn cười sang sảng. Tôi hỏi: “Cuộc sống của ông bây giờ thế nào?”.

   Chỉ chờ có vậy hắn huyên thuyên: “Sáng trước khi tới bệnh viện (Nhà nước), tui mổ hai ca, nếu mổ một con mắt thì hai mươi triệu, nếu mổ hai con mắt thì bốn mươi triệu, sau đó mới đi làm; trưa, tui tranh thủ làm một hoặc hai ca nữa; chiều, khám bệnh ngoài giờ ở dưỡng đường do tui làm chủ, đến tối mịt mới về nhà”.Còn bà xã thì sao? Tôi hỏi tiếp, hắn trả lời: “Tui xây cho bà ba cái dưỡng đường, mổ xong, tui chuyển cho bã chăm sóc. Chưa kể tiền thuốc, khám sau mổ, chỉ tiền phòng không thôi bà cũng thu được năm triệu một người/ngày. Bả bây giờ trẻ, đẹp hơn xưa. Đó là nhờ tui cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa. Mỗi ngày bà chỉ có việc ngồi trên chiếc xe đời mới nhất (xe cũ tui thay liền) cho tài xế lái đi từ dưỡng đường này qua dưỡng đường khác, xem sổ sách, thu tiền, là hết việc. Chung quanh bã lúc nào cũng có hàng chục người hầu hạ, sung sướng như bà hoàng”.Đúng đoạn hào hứng này tôi hỏi hắn “chuyện ngắm trăng”. Và tôi nhận được câu hỏi lại của hắn “Trăng là gì?”, kèm theo một nụ cười ngạo nghễ.…

2095%203%20TrangLaGiNCaliST

   Hôm rồi cửa sổ tâm hồn của tôi lại trở chứng, nhìn xa bị mờ, nhìn gần mờ hơn nhìn xa. Thấy vậy, bạn bè người khuyên đi mổ, người can ngăn. Tôi chợt nhớ đến hắn, liền đến gặp, tôi cần ở hắn một lời khuyên. Lần gặp lại này, nếu hắn không chủ động chào tôi trước, tôi sẽ không nhận ra. Trước mắt tôi là ông bác sĩ già khọm, tóc bạc trắng, mặt buồn rười rượi, nước da tối sạm. Đâu mất rồi một ông bạn có gương mặt phơi phới, hình thức lịch lãm và nụ cười ngạo nghễ? Thấy vậy tôi quên mất mục đích đến là để khám mắt, vội hỏi, “Làm ăn thất bát hả?”. Hắn im lặng rất lâu rồi nói một câu chẳng ăn nhập gì đến câu tôi hỏi: “Cô gái mong manh đã bỏ tôi đi lấy chồng khác rồi! Bỏ vội vã đến nỗi không thèm chia gia tài bà ạ”. Tôi giật mình: “Bỏ luôn ba cái dưỡng đường to đùng sao?”. Hắn nghẹn ngào: “Ừ, bỏ luôn, thế mới điên”. Tôi nhẹ nhàng ngồi bên cạnh, cầm tay hắn, im lặng.

2095%204%20TrangLaGiNCaliST

   Hắn bắt đầu chia sẻ: “Bà có nhớ cái thằng cù lần trong lớp mình không? Cái thằng hâm hâm đi học bằng chiếc Mô bi lết (Mobylette) cà tàng, con của ông già sửa xe đầu đường gần trường tụi mình học đó”. Hắn nói tiếp, mắt hắn như có nước: “Thằng đó coi vậy mà học giỏi, tụi mình không nhằm gì với nó đâu, bây giờ nó làm giáo sư của một số trường Đại học. Nghe nói, tình duyên nó trục trặc sao đó (không chừng hồi nhỏ nó thương thầm vợ tui à nghen) nó ở vậy luôn cho đến giờ. Hôm rồi làm thủ tục ly dị với tui xong, bã kết hôn với nó liền. Thằng đó nghèo rớt mồng tơi, lương thầy giáo nuôi bả gì nổi. Hiện nay bả phải nhận may quần áo thêm cho khách, hai người mới đủ sống. Vậy mà gặp lại tui mặt bả tươi rói, chưa bao giờ ở với tui mà mặt bả tươi rói như vậy”.  Rồi hắn nói, như nói với chính mình: “Đàn bà nhiều người kỳ cục lắm, chồng cung phụng cho đủ thứ, nuông chìu hết mực mà vẫn đành lòng bỏ đi lấy người không bằng một góc của chồng mình. Thật không thể hiểu nổi…”.Chờ hắn vơi bớt nỗi ấm ức tôi hỏi thăm hai đứa nhỏ. Tôi nghe từ hắn một giọng thiểu não hơn: “Tưởng hai đứa nối nghiệp cha, ngờ đâu, từ lâu tụi nó đã chuyển qua học nghề khác, đứa học thiết kế thời trang, đứa học phóng viên báo chí. Đã thế tui gọi về để giao tài sản mà chẳng đứa nào chịu về. Tụi nó nói “Ba mê tài sản hơn má và chúng con thì ba cứ giữ lấy”. Tôi động lòng thương cảm, hỏi: “Bây giờ ông sống như thế nào?”. Hắn nói, “Tui ở luôn trong bệnh viện, về nhà ở một mình, buồn lắm”. Không thể không hỏi thêm: “Thế căn nhà lớn ở quận Nhất và ba cái dưỡng đường ai ở, ai trông coi?”. Hắn nói, giọng nhẹ như gió thoảng: “Lâu lắm rồi tui chẳng ghé về nhà, còn ba cái dưỡng đường đang treo bảng bán hoặc cho thuê”. Thói quen nghề nghiệp, tôi đánh giá: “Ba cái dưỡng đường đó, bán cũng bộn tiền ông ạ”.

2095%205%20TrangLaGiNCaliST

   Hắn ngẩng lên nhìn tôi, mắt hắn sâu thăm thẳm: “Của đó vô thường lắm, không có thật đâu bà”. Giá mà, mười năm trước hắn nhận ra sự vô thường đó thì đoạn kết của đời hắn đâu đến nỗi buồn như bây giờ?

   Tự nhiên tôi nhớ gương mặt phơi phới với nụ cười ngạo nghễ khi hắn hỏi ngược lại tôi “Trăng là gì?”.Trăng là gì ư? Trăng là ly nước mát của vợ trao tận tay mà hắn quên uống. Trăng là cái bình hoa vợ chăm chút cắm mong chồng để mắt tới, thế mà hắn đành lòng không màng. Trăng là tiếng cười reo của hai đứa con đón hắn sau những giờ làm việc nhưng vì mệt, hắn đã cằn nhằn, quạu quọ. Trăng là những bữa cơm nóng mà khi hắn về thì đã nguội lạnh, rồi cả nhà nhịn ăn theo hắn.

   Trăng còn là cái nắm tay âu yếm mà từ rất lâu hắn quên trao cho vợ. Trăng còn là những đêm vì sợ con lạnh, hắn rón rén bước qua phòng kéo mền đắp cho con mà sau này vì mệt mỏi, ngủ vùi, hắn quên. Trăng còn là tất cả những mây và gió, những hương và hoa trong cuộc sống mà do tâm không an, thân không lạc cho nên hắn không thể cảm nhận được.Trăng là gì nữa?

   Là người vợ đã bỏ chồng giàu đi lấy chồng nghèo; là những đứa con thà kiếm tiền từ sức lao động và trí tuệ của mình chớ không nhận tài sản của người cha để lại. Trăng còn là kết cục của đời hắn, bỏ mặc căn nhà lớn ở quận Nhất và đóng cửa ba cái dưỡng đường to đùng vào ở trong bệnh viện vì, ở một mình buồn lắm. Những người chồng bận rộn ơi, nhớ dành thời gian ngắm trăng với vợ và con, đừng để trăng lặn mất, rồi tiếc như hắn, bạn của tôi.

2095%206%20TrangLaGiNCaliST

Tạ Thị Ngọc Thảo

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.383 seconds.