Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2018 lúc 9:49am
10 BÀI HỌC VẾ CUỘC SỐNG THAY ĐỔI THẾ GIỚI CHO BẤT KỲ AI, BẤT KỲ Ở ĐÂU

Năm 2014, Đô đốc William H. McRaven, người là cựu sinh viên Đại học Texas (UT), đã trở lại trường và trao cho các sinh viên sắp tốt nghiệp 10 bài học về cuộc sống giá trị mà ông đúc rút được sau thời gian tham gia huấn luyện tại lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ.
                  Đô đốc William H. McRaven. (Ảnh: AP)  

Ông McRaven, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt Mỹ (USSOC), người tổ chức cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, đã nêu lên nhiều bài học cuộc sống giá trị, ý nghĩa, thông qua chính trải nghiệm của bản thân.
Bài phát biểu của ông được đăng tải lần đầu trên tờ Military Times, trước khi được tờ Business Insider đăng tải lại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu đặc biệt này:
"Tôi đã là một người lính SEAL của Hải quân trong 36 năm. Nhưng cuộc đời binh nghiệp chỉ bắt đầu khi tôi tốt nghiệp trường UT và tham gia khóa huấn luyện cơ bản của SEAL ở Coronado, California.
Đó là 6 tháng chạy khổ nhọc trên cát mềm, bơi giữa đêm trong làn nước lạnh giá ngoài khơi San Diego, các bài vượt chướng ngại, các bài tập thể lực không ngừng nghỉ, nhiều ngày không ngủ, luôn ở trong tình trạng ướt, lạnh và khổ sở.
Đó là 6 tháng thường xuyên bị lăng mạ bởi các thầy huấn luyện chuyên nghiệp, những người luôn tìm các điểm yếu trong tâm hồn và thể xác của học viên rồi loại bỏ chúng, trước khi họ trở thành một người lính SEAL.
Nhưng hoạt động huấn luyện còn là để tìm hiểu xem các học viên có thể hoạt động bình thường trong một môi trường thường xuyên phải chịu áp lực, sự hỗn loạn, thất bại và cả khó khăn hay không.

Với tôi, huấn luyện SEAL cơ bản giống như các thách thức của cả cuộc đời, được nhét vào trong vỏn vẹn 6 tháng trời.
Vì thế, dưới đây là 10 bài học thu được từ hoạt động huấn luyện SEAL mà tôi hy vọng sẽ có giá trị với bạn, khi bạn tiến lên trong cuộc sống.
Mỗi buổi sáng trong hoạt động huấn luyện SEAL cơ bản, các thầy của tôi, những người đều là cựu binh thời chiến tranh Việt Nam, sẽ xuất hiện trong phòng của tôi ở doanh trại và điều đầu tiên họ làm là kiểm tra giường ngủ.
Nếu bạn dọn giường chuẩn xác thì các góc phải vuông vắn, ga giường phải phẳng phiu, gối được đặt ở vị trí trung tâm, giữa tấm ván đầu giường và chăn phải được gấp gọn gàng, đặt ở chân giường.
Đó là một nhiệm vụ đơn giản, bình thường. Nhưng mỗi buổi sáng, chúng đều được yêu cầu phải dọn giường sao cho đạt tiêu chuẩn hoàn hảo. Lúc ấy chuyện có vẻ kỳ cục, đặc biệt khi tất cả chúng tôi đều đang nóng lòng muốn trở thành các chiến binh thực thụ, những người lính SEAL dạn dày lửa đạn chiến trường. Phải mãi về sau, tôi mới nhận thấy sự thông thái trong hoạt động có vẻ đơn giản này.
 Một lính đặc nhiệm Mỹ. (Ảnh: CNN)
Nếu dọn giường vào mỗi buổi sáng, bạn đã hoàn thành công việc đầu tiên trong ngày. Nó sẽ cho bạn chút cảm giác kiêu hãnh và khuyến khích bạn làm thêm việc này hoặc việc khác. Tới cuối ngày, công việc hoàn thành đầu tiên đó sẽ biến thành rất nhiều công việc khác, cũng được thực hiện xong.
Dọn giường còn củng cố sự thực rằng ngay cả những điều nhỏ bé trong cuộc sống cũng có ý nghĩa.
Nếu bạn không thể làm đúng ngay từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ không bao giờ có thể làm đúng những điều lớn hơn.
Và nếu chẳng may bạn có một ngày tồi tệ, bạn sẽ về nhà với một chiếc giường được dọn dẹp ngay ngắn – do bản thân thực hiện. Và chính chiếc giường được dọn dẹp tới hoàn hảo đó sẽ động viên bạn rằng ngày mai có thể sẽ khá hơn.
Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn giường!
Trong hoạt động huấn luyện SEAL, các học viên được chia thành từng nhóm nhỏ 7 người để tham gia chèo thuyền. Cứ 3 người lại ngồi vào một bên của chiếc thuyền cao su nhỏ và một người còn lại sẽ cầm lái.
Đô đốc McRaven từng là một lính đặc nhiệm SEAL. (Ảnh: CNN)
Mỗi ngày, đội chèo thuyền của bạn lại xuất hiện trước bãi biển và được hướng dẫn cách chèo qua vùng sóng vỗ và đi vài cây số dọc theo bãi biển. Mùa Đông, những con sóng ở San Diego có thể cao từ 3 tới 4 mét và rất khó để chèo qua chúng, trừ phi tất cả mọi người cùng tham gia.
Mỗi cú khua chèo phải được thực hiện đồng bộ với nhau. Tất cả đều phải dồn sức lực như nhau, nếu không con thuyền sẽ xoay ngang trong con sóng và bị ném trở lại bãi biển.
Và như vậy, để tới được đích, tất cả mọi người đều phải chèo thuyền.
Bạn không thể một mình thay đổi thế giới – bạn sẽ cần ai đó giúp đỡ. Để đi từ điểm xuất phát tới đích, bạn sẽ thực sự cần bạn bè, đồng nghiệp, thiện chí của người lạ và một người lái thuyền mạnh mẽ để hướng dẫn tất cả.
Nếu muốn thay đổi thế giới, hãy tìm ai đó giúp bạn chèo thuyền.
Chỉ sau vài tuần huấn luyện, lớp SEAL của tôi đã từ 150 người giảm xuống còn 35. Nay mỗi chiếc thuyền chỉ còn lại 6 người thay vì 7 người như ban đầu.
 Lính SEAL trong một buổi diễn tập. (Ảnh: WikiCommon)
Tôi từng ở trong một con thuyền với những anh chàng cao to, nhưng đội chèo thuyền giỏi nhất chúng tôi có được lại hợp thành từ những anh chàng nhỏ con – đội chèo thuyền của các chú lùn, như những người khác đã gọi họ – với không ai trong đó cao hơn 1m65.
Đội chú lùn có một người gốc thổ dân, một người gốc Phi, một người gốc Ba Lan, một người gốc Hy Lạp, một người gốc Italy và hai anh chàng nữa tới từ vùng Trung Tây. Nhưng họ đã chèo vượt tất cả các đội thuyền khác.
Những anh chàng to con trong các đội thuyền khác thường trêu chọc đội chú lùn, dựa trên những đôi dép nhỏ họ đi trước mỗi buổi luyện tập. Tuy nhiên những chú lùn đó, tới từ mọi ngóc ngách trên thế giới, rốt cục lại chiến thắng – họ chèo thuyền nhanh hơn bất kỳ ai khác và tới đích trước toàn bộ các nhóm còn lại.
Hoạt động huấn luyện SEAL là một thước đo hoàn hảo. Không thứ gì có thể giúp ích cho bạn, ngoại trừ ý chí thành công. Không phải là màu da, nguồn gốc chủng tộc, trình độ giáo dục hay đẳng cấp xã hội của bạn.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy đánh giá ai đó theo trái tim của họ, chứ không phải kích cỡ đôi dép họ đi dưới chân.
Mỗi tuần vài lần, các thầy huấn luyện sẽ bắt cả lớp xếp hàng và kiểm tra quân phục. Đó là cuộc kiểm tra vô cùng kỹ càng.
Chiếc mũ và quần áo của bạn phải được gấp nếp rõ ràng, không tì vết. Thắt lưng của bạn phải sáng bóng, không có vết bẩn nào.
Đặc nhiệm SEAL từng tiêu diệt Bin Laden. (Ảnh: Wikimedia)
Nhưng dù bạn dồn bao nhiêu công sức chuẩn bị, dường như các nỗ lực ấy vẫn là không đủ. Các thầy sẽ luôn tìm ra vấn đề nào đó.
Và nếu không đạt trong bài kiểm tra quân phục, học viên sẽ phải chạy nguyên quần áo vào vùng sóng và rồi khi đã ướt như chuột lột từ đầu tới chân, anh ta sẽ phải lăn vòng trên bãi biển, cho tới khi thân thể đầy cát bám.
Hình phạt đó được gọi là "bánh quy bọc đường". Bạn sẽ phải mặc bộ quân phục đó suốt cả ngày, trong điều kiện lạnh run, ướt nhèm và đầy cát bám.
Có rất nhiều học viên không chấp nhận được thực tế rằng nỗ lực của họ rốt cục lại trở thành vô ích. Rằng không cần biết đã chuẩn bị quân phục kỹ tới cỡ nào, họ vẫn chẳng thể thành công. Các học viên đó đã không thể vượt qua đợt huấn luyện.
Các học viên đó không hiểu được mục đích của bài tập. Bạn không bao giờ có thể đạt được sự thành công trong bài đó. Bạn sẽ không bao giờ có được bộ quân phục hoàn hảo cả.
Đôi khi, không cần biết đã chuẩn bị kỹ thế nào, bạn vẫn có thể trở thành một chiếc bánh quy bọc đường. Bởi vì cuộc sống là như thế.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy chấp nhận việc trở thành bánh quy bọc đường và tiếp tục tiến lên.
 Lính SEAL chiến đấu dưới nước. (Ảnh: The Blaze)
Mỗi ngày, trong quá trình huấn luyện, bạn sẽ bị yêu cầu thực hiện nhiều hoạt động tiêu tốn thể lực khác nhau – chạy cự ly dài, bơi trên cự ly dài, vượt chướng ngại vật, nhiều giờ tập thể lực không ngừng – nhằm kiểm tra tinh thần của bạn.
Mọi bài tập đều có các tiêu chuẩn – khung thời gian mà bạn phải đáp ứng. Nếu không đạt chuẩn, tên bạn sẽ được đưa vào một danh sách và vào cuối ngày, những người trong danh sách đó sẽ được mời tới một "rạp xiếc". 
Một rạp xiếc chỉ hoạt động thể lực kéo dài thêm 2 giờ nữa. Việc này nhằm khiến bạn mệt mỏi rã rời, đánh quỵ tinh thần của bạn, buộc bạn phải bỏ cuộc.
Không ai muốn vào "rạp xiếc" cả. Một lần vào "rạp xiếc" sẽ gây thêm mỏi mệt và điều này đồng nghĩa với việc hôm sau khó khăn sẽ tăng lên gấp bội, dẫn tới việc bạn nhận thêm nhiều đợt tới "rạp xiếc" khác.
Vào lúc này hay lúc khác trong quá trình huấn luyện SEAL, mọi người – tất cả các học viên – đều đã góp mặt trong danh sách vào "rạp xiếc". Nhưng khi đó, sẽ có điều thú vị xảy ra với những người thường xuyên vào danh sách. Theo thời gian, các học viên đó – những người phải tập luyện thêm 2 giờ mỗi ngày – trở nên khỏe hơn so với kẻ khác.
Nỗi đau khổ của việc phải vào các "rạp xiếc" đã âm thầm tạo ra sức bền về thể lực mà họ không biết.
Cuộc sống luôn đầy các "rạp xiếc" như thế.
 Chỉ có những quân nhân Mỹ giỏi nhất mới có thể trở thành đặc nhiệm SEAL. (Ảnh: Semperfimac)
Bạn sẽ thất bại và thất bại sẽ thường xảy ra. Thất bại sẽ luôn gây đau đớn, gây nản lòng. Đôi khi, thất bại thách thức cả các giá trị sâu xa nhất nằm trong con người bạn.
Nhưng nếu muốn thay đổi thế giới, hãy đừng sợ các rạp xiếc.
Ít nhất 2 lần một tuần, các học viên được yêu cầu tham gia bài tập vượt chướng ngại vật. Bài tập này có 25 chướng ngại vật, bao gồm một bức tường cao 3 mét, một tấm lưới dài 10 mét và một màn chui rào thép gai.
Nhưng thách thức lớn nhất là "cú trượt của cuộc đời". Nó gồm một cây cột 3 tầng, cao 10 mét, nằm ở một đầu và 1 cây cột thấp hơn ở đầu bên kia. Giữa các cột này là một đoạn thừng dài chừng 65 mét.
Bạn phải leo lên cây cột cao và khi tới đỉnh thì đu lấy đoạn dây thừng rồi dùng chân tay kéo mình sang đầu bên kia.
Kỷ lục thời gian vượt qua chướng ngại này đã đứng vững trong nhiều năm, khi lớp học của tôi bắt đầu huấn luyện vào năm 1977. Kỷ lục đó dường như là bất bại, cho tới ngày nọ, một học viên quyết định dùng biện pháp mới.
Thay vì đu mình dưới thừng và nhích từng chút một về phía bên kia, anh dũng cảm nằm lên đoạn dây thừng, chúc đầu về phía trước rồi vừa tự cân bằng vừa kéo mình sang đầu bên kia.
Chiến đấu trong điều kiện lạnh giá. (Ảnh: Navy SEALs)
Kỹ thuật di chuyển đó rất nguy hiểm và thậm chí còn trông có vẻ ngu xuẩn vì đầy rủi ro. Nếu ngã khỏi đoạn dây thừng, học viên ấy có thể bị thương và lập tức bị loại khỏi hoạt động huấn luyện.
Nhưng rốt cục học viên ấy chỉ mất nửa thời gian so với những người khác để tới đích và đồng thời phá luôn kỷ lục được lập ra trước đó.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đôi khi bạn phải cắm đầu lao tới trở ngại.
Trong giai đoạn huấn luyện chiến đấu trên bộ, các học viên được đưa tới đảo San Clemente, nằm ngoài khơi San Diego.
Vùng nước ngoài khơi San Clemente đầy cá mập trắng. Để vượt qua hoạt động huấn luyện SEAL, các học viên phải thực hiện nhiều bài bơi cự ly dài, với một bài diễn ra trong đêm.
Trước bài đó, các thầy vui vẻ hướng dẫn cho học viên biết thông tin về mọi loài cá mập đang sống ở vùng nước ngoài khơi San Clemente.
Họ đảm bảo với bạn rằng không một sinh viên nào từng bị cá mập ăn thịt, ít nhất là cho tới gần đây. Nhưng bạn cũng được cho biết rằng nếu cá mập bắt đầu bơi lòng vòng quanh mình, hãy ở yên một chỗ. Đừng bơi đi, nhưng cũng đừng tỏ ra sợ hãi.
Các chiến binh SEAL không sợ cá mập. (Ảnh: West Coast Action Alliance)
Và nếu con cá mập, dĩ nhiên đang đói nên mới mò đi kiếm ăn trong đêm, lao về phía bạn thì hãy dồn toàn bộ sức mạnh để đấm vào miệng nó. Con vật sẽ xoay mình và bỏ đi.
Thế giới có rất nhiều cá mập. Nếu muốn hoàn thành chặng bơi của mình, bạn sẽ phải đương đầu với chúng.
Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy đừng sợ cá mập.
Trong vai trò lính SEAL, một trong những hoạt động chúng tôi phải thực hiện là tiến hành tấn công dưới nước chống lại tàu địch. Chúng tôi tập rất kỹ hoạt động này trong quá trình huấn luyện cơ bản.
Nhiệm vụ tấn công như thế sẽ khiến 2 lính SEAL mặc đồ lặn được thả xuống nước trong đêm, tại khu vực bên ngoài bến cảng của "quân địch". Họ phải lặn 3km vào bờ, không sử dụng đồ gì khác ngoài một máy đo sâu và một chiếc la bàn để định vị.
Suốt quá trình lặn, vẫn có chút ánh trăng xuyên qua làn nước ở trên đầu, khiến bạn cảm thấy khá thoải mái. Nhưng khi bạn tới gần con tàu đã neo đậu, ánh sáng bắt đầu tắt dần. Cấu trúc to lớn của con tàu sẽ chặn lại ánh trăng, chặn ánh đèn đường và gần như mọi ánh sáng khác.
Để thành công trong nhiệm vụ này, bạn phải lặn dưới tàu và tìm sống tàu, thứ nằm ở giữa con tàu, tại khu vực sâu nhất.
Đó là mục tiêu của bạn, nhưng sống tàu cũng là khu vực tối nhất của con tàu – nơi bạn xòe tay ra trước mặt cũng không thể nhìn thấy gì, nơi tiếng ồn từ hệ thống máy móc của tàu phát ra gây đinh tai nhức óc, khiến bạn rất dễ mất phương hướng và gặp thất bại.
Các chiến binh SEAL phải trải qua một đợt huấn luyện như "địa ngục". (Ảnh: eBay)
Mọi người lính SEAL đều biết rằng dưới khu vực sống tàu, tại khoảnh khắc đen tối nhất của nhiệm vụ – lúc mà bạn cần phải bình tĩnh – là khi mọi kỹ năng, chiến thuật, sức mạnh thể lực và tinh thần của bạn cần phải được lôi ra.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy thể hiện năng lực tốt nhất của mình trong khoảnh khắc đen tối nhất.
Tuần thứ 9 của hoạt động huấn luyện được gọi là "Tuần địa ngục". Đó là 6 ngày không ngủ, thường xuyên bị quấy rối về thể lực và tinh thần. Trong đó có một ngày đặc biệt được gọi là Mud Flats – chỉ khu vực đầm lầy nằm giữa San Diego và Tijuana.
Ngày Mud Flats nằm trong thứ 4 của Tuần địa ngục và bạn phải ngâm mình trong bùn suốt 15 giờ đồng hồ, cố gắng sống sót qua điều kiện bùn lầy lạnh giá, gió lạnh thổi ràn rạt cùng áp lực bắt bạn phải bỏ cuộc từ các thầy huấn luyện.
Khi mặt trời bắt đầu lặn vào chiều ngày thứ Tư đó, lớp huấn luyện của tôi được lệnh ngâm mình xuống bùn. Bùn sẽ ngập dần tới cổ từng người. Các thầy huấn luyện nói rằng chúng tôi chỉ có thể rời khỏi tình cảnh khốn khổ nếu có 5 người bỏ cuộc – chỉ 5 người thôi và chúng tôi sẽ thoát ra khỏi cái lạnh khủng khiếp.
Nhìn quanh, tôi thấy một số học viên đã muốn bỏ cuộc. Vẫn còn tới 8 giờ nữa Mặt trời mới mọc – tức 8 giờ lạnh thấu xương.
Những hàm răng va vào nhau lập cập và tiếng xuýt xoa của các học viên bị lạnh bắt đầu vang lên, to tới mức người ta chẳng nghe thấy gì khác nữa. Đó là khi có một giọng hát vang lên.
Biệt kích SEAL không ngại khó khăn. (Ảnh: Brookings)
Người cất tiếng hát hoàn toàn lệch tông, nhưng anh hát một cách đam mê. Sau đó thì giọng hát thứ hai, thứ ba vang lên. Và rồi mọi người trong lớp đều hát. Chúng tôi biết rằng nếu một người đã vươn lên khỏi cảnh khốn cùng thì những người khác cũng có thể làm được.
Các thầy huấn luyện dọa chúng tôi rằng tất cả sẽ phải ngâm mình trong bùn lâu hơn nếu tiếp tục hát, nhưng tiếng hát vẫn vang vọng. Và rồi bùn lầy dần trở nên ấm hơn. Gió cũng dịu đi và binh minh dần xuất hiện.
Nếu tôi học được điều gì đó sau khi đi khắp thế giới thì đó là sức mạnh của sự hy vọng. Sức mạnh của một cá nhân – từ những người nổi tiếng như George Washington, Abraham Lincoln, Luther King, Nelson Mandela và thậm chí một cô gái trẻ từ Pakistan có tên Malala – có thể thay đổi thế giới chính là việc họ mang tới hy vọng cho người khác.
Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy cất lời ca khi bùn đã ngập tới cổ mình.
Cuối cùng, trong hoạt động huấn luyện của SEAL có một cái chuông. Cái chuông đó làm từ đồng, treo giữa khu huấn luyện để mọi học viên có thể nhìn thấy.
Tất cả những gì bạn phải làm để bỏ cuộc chỉ là rung chuông. Rung chuông và bạn không còn phải dậy từ 5 giờ sáng nữa. Rung chuông và bạn không còn phải thực hiện các bài bơi dài trong giá lạnh nữa.
Rung chuông và bạn không còn phải chạy dài, phải vượt chướng ngại vật, phải tập thể dục. Bạn không còn phải chịu đựng sự khổ sở của hoạt động tập luyện nữa.
Chỉ cần rung chuông.
Nhưng bếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng bao giờ rung chuông.
Với khóa học sắp ra trường của năm 2014, chỉ còn chút nữa thôi là các em sẽ chính thức tốt nghiệp. Chỉ chút nữa thôi là các em bắt đầu hành trình cuộc đời. Chỉ một chút nữa thôi là các em sẽ bắt đầu thay đổi thế giới – theo hướng tốt đẹp hơn.
Chuyện sẽ không dễ dàng.
Nhưng, các em là một khóa học có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của 800 triệu người trong thế kỷ tiếp theo. Vì thế hãy bắt đầu mỗi ngày bằng cách hoàn thành một việc.
Hãy tìm ai đó giúp các em đi qua cuộc đời.
Hãy tôn trọng mọi người.
Hiểu rằng cuộc sống không công bằng và các em sẽ thường thất bại, nhưng nếu các em đón nhận chút rủi ro, bước tiếp trong khoảnh khắc khó khăn, đối mặt với những kẻ bắt nạt, nâng đỡ những người bị chà đạp và không bao giờ bỏ cuộc – nếu các em làm được những điều trên, thế hệ tiếp theo và nhiều thế hệ sau đó, sẽ được sống trong một thế giới tốt hơn nhiều những gì chúng ta có ngày hôm nay – những gì bắt đầu tại đây sẽ thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2018 lúc 5:47am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Feb/2018 lúc 8:57am
BUỒN CUỐI NĂM


Hôm nay là ngày cuối cùng của năm,
Hình như gió lạnh nhiều hơn hôm trước?
Tháng mười hai cây trơ cành xơ xác,
Biết tìm đâu những chiếc lá cuối mùa.

Tìm trong tàn phai, tìm giữa hư vô,
Những gì mong manh, những gì sắp mất,
Một năm dài chuyến tàu đi trăm hướng,
Ngày cuối cùng chợt nhớ những sân ga.

Không ai có thể tìm lại hôm qua,
Thời gian đi như bước chân của gío,
Tìm đâu xuân hồng, tìm đâu hạ đỏ,
Tìm đâu anh những xao xuyến ban đầu.

Ngày cuối của năm xin đừng qua mau,
Ai chẳng có một chút gì tiếc nuối,
Trang sách cũ sẽ vô tình khép lại,
Trang sách mới buồn vui có ai ngờ.

Không ai có thể tìm lại ngày xưa,
Những ngày tháng đã lùi vào qúa khứ,
Tìm đâu ngày buồn bâng khuâng chuông gió,
Mà dư âm tan vỡ tận tâm hồn.

Khi dòng sông vẫn chảy về hạ nguồn,
Khi thời gian không bao giờ ngừng bước,
Khi cuộc sống vẫn đi về phía trước,
Tìm đâu anh kỷ niệm cũ ngược dòng.

Tìm đâu vàng thu, sương tuyết mùa đông,
Của năm trước, đã đi về đâu đó,
Tìm đâu mộng mơ trời xanh hoa cỏ,
Tìm đâu anh mùi hương thuở ân tình.

Những con số trên tờ lịch chạnh lòng,
Trong cuộc sống mỗi ngày là biến cố,
Tâm tình buồn vui kiếp người riêng lẻ,
Đến những vui buồn thế giới ngoài kia.

Ngày sẽ cạn dần. Đêm nay giao thừa,
Người ta rộn ràng đón chờ năm mới,
Đếm từng thời gian những giây phút cuối,
Happy New Year. Năm cũ đâu rồi ?

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Feb/2018 lúc 8:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2018 lúc 2:57am

Cái Tết không mai, đào của lũ trẻ mồ côi



Bước sang tuổi 60 và hay thiếu ngủ, nhưng ông Hiệp luôn tự nhắc mình “không được ngủ say”.

Bởi nếu những thành viên của mái ấm Thiên Thần ngủ say, một đứa trẻ có thể đã bị bỏ lại cổng mà họ không biết. Quanh cánh cổng đó, là những đàn chó hoang luôn rình rập.

Họ vẫn nhớ ngày đón Kim Tâm. Cái Tết năm đó Sài Gòn bỗng dưng lạnh hơn rất nhiều. Hơn 11 giờ khuya, cô Hạnh bảo mẫu, anh bảo vệ cùng mười mấy bé đã ngủ từ lâu. Cô bị tỉnh giấc bởi tiếng chó sủa thành tràng dài không dứt. Cô nghĩ, chắc bọn chó hoang sủa bâng quơ. Khu vực Ông Nhiêu, Quận 9 đồng ruộng nhiều hơn nhà cửa, chó hoang rất nhiều.

Rồi mấy con chó nhà mái ấm nuôi lại họa theo sủa tiếp. Giọng chúng bứt rứt khác hẳn mọi ngày. Một lúc, anh bảo vệ xách đèn pin ra cổng soi. Ánh đèn lướt qua bệ cửa sổ nhà bảo vệ. Ở đó có một cái giỏ nhựa. Tiếng khóc ré lên: đứa bé nhỉnh hơn trái bắp được quấn trong chiếc khăn bông đã cũ.

Con bé còn chưa rụng rốn, chỉ khoảng hơn 2kg, da nhăn nheo và đã tím tái. Các cô bảo mẫu vừa ấp vừa xoa cho bé hồi lại. Vậy mà nó cũng đã viêm phổi. Chưa hết Tết, hai cô chở nhau bằng xe máy gần 20 cây số đưa bé lên Bệnh viện Nhi Đồng.

mocoi%201
Phòng trẻ sơ sinh, nơi các bảo mẫu chăm sóc những đứa trẻ vừa lọt lòng bị bỏ rơi tại mái ấm Thiên Thần

Sau Kim Tâm, Kim Nghĩa đến Thiên Thần cũng theo cách đó. Khoảng hơn 10 giờ đêm một ngày tháng 10/2016, tiếng khóc của Nghĩa - mới nửa tháng tuổi - cất lên lanh lảnh giữa đêm vắng. Kim Tâm và Kim Nghĩa đều mang họ Bùi của ông Hiệp. Chúng vượt qua bệnh tật, lớn lên và trở thành một phần của đại gia đình Thiên Thần.

“Tôi buồn lắm. Tôi nghĩ mình không có quyền phê phán ai nhưng tại sao người ta để bé đó mà không bấm chuông lấy một cái rồi hãy đi” – ông Hiệp nói về những người mẹ mà ông không bao giờ biết mặt. Ông không dám tưởng tượng đến cảnh những đứa trẻ bị để ngoài trời lâu, có thể bị kiến cắn và lỡ đâu bị bọn chó tha.

"Nếu có chuyện gì xảy ra với bé thì người mẹ đó không ân hận mà chính tôi mới ân hận”.

mocoi%202
Kim Tâm (thứ hai từ phải qua) chơi đùa cùng các bạn tại mái ấm Thiên Thần

Tâm nguyện nuôi trẻ mồ côi dấy lên mạnh mẽ trong thời gian ông Hiệp đi bộ đội ở Campuchia quãng những năm 70. Chiến tranh quá khốc liệt, trẻ mồ côi rất nhiều, ông tự hứa với lòng mình nếu còn sống sót trở về thì sẽ nuôi mấy đứa mồ côi. Năm 1983 ông xuất ngũ, làm bảo vệ cho một công ty nhà nước. Rồi ông ra ngoài, mở xưởng cơ khí. Một ngày ông bảo vợ: Tôi với bà cũng có chút dư dả, bọn trẻ lớn rồi, giờ nuôi mấy đứa bé mồ côi. Bà đồng ý.

Ông dùng miếng đất mua bên Quận 9 từ hồi còn là sình lầy, xin chuyển mục đích sử dụng, đổ đất cao thêm 2 mét để xây mái ấm Thiên Thần. Ông dùng thu nhập từ xưởng cơ khí để duy trì mái ấm.

Ông Hiệp đặt tên cơ sở là Thiên Thần bởi ông tin vào những thiên thần hộ mệnh, luôn tới dẫn dắt con người trong những lúc gian nan nhất. Dù bị bỏ rơi, nhưng các Thiên thần áo trắng sẽ hộ mệnh cho em thành người.

Người cha của lũ trẻ từ chối để hình ảnh của mình xuất hiện trên mặt báo. "Mình làm đâu phải để được công nhận gì", ông bảo.

mocoi%203
Một đứa trẻ ngủ trong lòng ông Hiệp - chủ mái ấm Thiên Thần

Ở đó, có 65 đứa trẻ, 65 số phận khác nhau, và không hành trình nào của chúng tìm đến nơi này không đặc biệt.

Mẹ của Bách khoảng 20 tuổi, ở Kiên Giang. Có thai, cô gái sợ gia đình mắng, trốn lên Sài Gòn, lang thang xin tiền, ăn mì gói qua ngày ở công viên Lê Văn Tám. Người ta đi tập thể dục nhìn thấy, mới gọi điện cho ông Hiệp.

Khi cô gái tới, ông Hiệp bật khóc. Người mẹ xơ xác như bộ khung xương. Kim Bách sinh non tới 7 tuần, nặng có 2,1 kg. Bác sĩ nói: “Anh nhận trường hợp này là căng lắm à nha. Khó nuôi lắm”. Ông nói không sao, cứ để tôi chăm sóc còn chuyện sinh tử là chuyện số phận. Ông đặt tên con là Bách, mong nó có sức khỏe cứng cáp.

Mẹ của Bách đưa cho ông một cái tên giả. Tới tận khi ông Hiệp cho người đưa cô về tận nhà giao bố mẹ ở Kiên Giang, cô mới khai thật. Ông buồn lắm. Ông luôn muốn hỏi tên thật các bà mẹ bởi muốn lấy họ của mẹ làm khai sinh cho cháu. Chúng sẽ được an ủi phần nào vì sau này ông có thể trả lời rằng mẹ con lúc đó có nghèo khổ quá không nuôi được nên gửi vô cho bố nuôi. "Trả lời như vậy thì tụi nhỏ vẫn còn thương cảm người mẹ" - ông nghĩ.

mocoi%204
Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại trung tâm Thiên Thần

Cặp sinh đôi Kim Hồng-Kim Phúc đã 3 tuổi, nhận trước ngày Giáng sinh nên ông Hiệp đặt tên Hồng-Phúc. Thằng Tín thì được một người mẹ là công nhân ở Hoóc Môn đem đến. Còn anh chàng to nhất, 13 tuổi tên Lin. Bố mẹ mất, Lin đi lang thang ăn xin ở Đắk Nông suốt 3 tháng.

Tiểu Yến có lẽ là trường hợp gay go nhất. Mẹ nó trọ ở Thanh Đa, 16 tuổi, đang chơi nhảy dây thì xổ dạ sinh con. Đẻ 3 ngày được hai đứa bạn chở xe máy tới đây: “Con nuôi đứa này không nổi, cho con gởi”. Nếu gởi thì chừng nào nhận? Cô bé trả lời ngay: “Con không nuôi”.

Mẹ nó mới sinh, mặc bộ đồ ở nhà, tóc cắt ngắn. Nhưng hai đứa bạn ăn mặc lố lăng, thuốc lá phì phèo, ăn nói lấp xấp, chửi thề vung vãi. Ba đứa vỗ vai nhau bỏ đi giống như liệng xong một đồ vật. Ông nhớ mãi hình ảnh mẹ Yến quay lưng đi không ôm con, không khóc, hay một ánh nhìn lưu luyến.

Vài ngày sau, hai mắt bé Yến đặc quánh mủ và gỉ mắt. Bác sĩ bảo bé bị viêm kết mạc bẩm sinh, bệnh này thường xuất hiện ở trẻ có mẹ bị giang mai. Bác sĩ nói bây giờ bé có qua được hay không là thiên cơ của nó. Nếu qua không được thì có thể nó bị mù. Ông trời thương, qua thôi nôi bệnh của Yến lại hết.

mocoi%205
Đồ chơi trong mái ấm đều là những món đã cũ

TP HCM là nơi có số mái ấm, trung tâm bảo trợ trẻ em, nhà mở nhiều nhất cả nước. Theo ông Phạm Đình Nghinh, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội trẻ em TP HCM thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội, thành phố này có gần 15.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có gần 30.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó, số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa hiện được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của thành phố là 2.900 em.

Trong số gần 50 cơ sở xã hội đang nuôi dưỡng trẻ em, thiện nguyện, có 40 cơ sở tư nhân. Mái ấm Thiên Thần do ông Hiệp mở ra 7 năm nay là một trong những cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi khó khăn nhất. Khi được hỏi về một trung tâm cần được giúp đỡ, ông Nghinh chỉ về Thiên Thần.

"Chúng tôi cảm nhận được vai trò, trách nhiệm, sự cố gắng, nỗ lực, tình yêu thương của ngôi nhà này" - ông Nghinh nói về Thiên Thần. Vị cán bộ bộc bạch rằng ngoài các cơ sở công lập, thì những cơ sở do tư nhân thành lập đang "giúp giải quyết rất nhiều vấn đề". Nhiều cuộc đời đã lớn lên và trưởng thành từ những mái ấm này.

Thiên Thần còn thiếu nhiều điều kiện đòi hỏi của một trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi 0 tới 7 tuổi. Họ thiếu số bảo mẫu theo quy định “mỗi bé sơ sinh một cô bảo mẫu”. 65 bé chỉ có 10 cô bảo mẫu cùng vợ chồng “ông chủ” chia 2 ca thay nhau quán xuyến; thiếu nhân viên y tế; thiếu điều kiện về cơ sở vật chất chăm nuôi trẻ.

Quần áo cũng không có nhiều để lựa thành ra chúng nó ăn mặc cũng lung tung, cô bảo mẫu nói. Dép guốc cũng thiếu cái này hụt cái kia. Cơ quan quản lý thúc giục, ông năn nỉ “thông cảm cho tôi từ từ rồi tôi cố gắng”.

mocoi%206

Có người mẹ đi miệt mài, bốn năm sau quay lại bấm chuông. Vào nhà, cô gái không hỏi con một câu, vuốt tóc một cái rồi đẩy qua cho hai người lạ nắn chân sờ tay, chụp hình con bé như một món hàng. Mấy người coi đứa bé kháu khỉnh tỏ ra rất ưng ý.

Ông Hiệp thấy lạ, cương quyết đòi gia đình chứng minh khả năng nuôi mới giao cháu. Đám người chửi bới, đập cửa, lên phường khiếu nại. Phường không giải quyết. Họ quay lại quậy phá hàng tuần liền trước cửa trung tâm. Nhưng ông không sợ. “Tất cả các bé vào đây đã một lần chịu cơ cực. Nếu mình giao đi không đúng chỗ sẽ lại đẩy bé vào bi kịch lần thứ hai”.

Ông Hiệp chưa bao giờ cho đi một đứa trẻ nào trong mái ấm của mình. Chức năng của Thiên Thần, chỉ là nuôi dạy lũ trẻ.

Đa số giấy tờ của các bé có tên khai sinh theo họ mẹ. Ông Hiệp luôn ráng gặng hỏi lý do họ bỏ con, hầu hết đều trả lời “không muốn nuôi”. Ông luôn phải nài nỉ người mẹ chứng minh thư để photo lại, bởi nếu không có chứng minh thì làm khai sinh rất khó khăn, và muốn giữ lại chút manh mối cho các bé.

Từ khi ông nhận bé đầu tiên vào Thiên Thần, đã 7 năm, số cha mẹ tới thăm 65 cháu bé chỉ đếm trên đầu ngón tay, mỗi lần thăm cũng không quá 30 phút, và không thấy thăm lại lần thứ hai. Một lần, có bé gặp bệnh nguy kịch, ông gọi điện: “Tôi xin lỗi, tôi làm phiền cô. Tại vì bé nó bệnh nặng quá, bác sỹ nói nguy kịch nên tôi gọi điện báo cho cô biết. Nếu rảnh thì cô ghé thăm bé”. Người ta cự: “Tôi đã gửi chú rồi tại sao còn gọi điện quấy rầy tôi làm chi?”.

“Tôi xin lỗi, tôi làm phiền cô”, ông chỉ còn biết trả lời như vậy.

mocoi%207
Có những em bé bị bỏ rơi vào sát Tết.

Ông Hiệp và cô bảo mẫu Hạnh, người gắn bó với các bé từ ngày đầu thành lập nhớ tính cách từng đứa. Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín ở đây tên nào cũng có. Anh chàng này não bên to bên nhỏ, cô này thì khóc là bằng được. Anh này hen phế quản, khi phát bệnh là phải thức trắng đêm với nó…

Kim Tâm có biệt danh Tâm khóc nhè, cô Hạnh bảo. Nó khóc thì có thể tới một tiếng nếu không ai dỗ dành. Ngày nào mà nó không khóc thì đó là ngày đặc biệt của mái ấm. Nhưng khi được ôm ấp, ăn kẹo bánh, chơi vui là Tâm cười giòn tan lanh lảnh.

Tâm có cái khác: khách vô chơi em không sấn sổ tới đòi ẵm bế như nhiều bạn. Em cũng không tranh giành đồ ăn với bạn nào. Nếu bạn ăn hết rồi mà mình đang cầm phần bánh thì sẵn sàng chia cho bạn. Cô bé 4 tuổi mà sẵn sàng lấy đồ bận cho em nhỏ, chăm các em nhỏ không cần ai nhắc. Nó không nựng nịu gì, cứ lẳng lặng mà làm. Bố hay các mẹ chỉ cần “Tâm ơi ra bận đồ cho em” là chạy ra liền.

Con bé còn có sự để ý rất kỹ tới người khác. Nếu sờ thấy bạn nào nóng đầu nóng người là chạy tới lôi tay “Bố ơi bé bệnh, bé bệnh”. Hoặc chạy đến cô bảo mẫu, chỉ em: “Bệnh rồi, bệnh rồi”.

Sáng ngủ dậy, các bé phải tự xếp gối xếp mền, nệm, mà Tâm còn đòi quét nhà, lau nhà hay các việc của người lớn. Nếu cô nói “Cái này con làm không có được” thì cô phải bố trí việc khác cho nó làm. “Nếu không thôi, mặt một đống, chuẩn bị đổ nước mắt”.

mocoi%208
Các em nhỏ tự vệ sinh chân tay trước giờ ăn cơm trưa.

Còn Tiểu Yến, ông Hiệp bảo, con bé lớn lên chắc cũng trực tính. Cái gì không đồng ý thì làm liền. Đứa nào phá vô mách bố liền hoặc lôi người lớn ra giải quyết. Khi bị bạn nào lấy đồ chơi, Yến chạy đi méc người lớn. Nhưng Yến khác Tâm ở chỗ méc xong là hết bức xúc, nó không đòi món đồ chơi nữa, kiếm cái khác chơi.

Yến đặc biệt yêu thích các con vật. Ngày nào cũng vậy, mở mắt ra “Bố bố cho con ẵm chó nha”. Nếu bố không cho phép thì thôi, cô bé không phản kháng, lảng đi kiếm việc khác để làm. 30 phút sau chạy lại “Cho con ẵm chó nha”. Nhiều khi bố không cho ẵm thì len lén ẵm vụng.

Yến cũng yêu các em nhỏ. Cũng hơn 4 tuổi, em là chuyên gia canh giữ không cho các em không phá rào, phá chó hay đi nghịch nước. Nếu bạn khác xin Yến đồ ăn, em không cho, nhưng em chạy vào kêu: “Bố ơi, phát cho em đồ ăn”.

mocoi%209
Các bé tự ăn, tự ngủ, thậm chí tự lo sức khoẻ cho nhau.

Hỏi con có thích Tết không, Tâm lắc đầu không hiểu. Em không có khái niệm về Tết. Bởi Tết ở trại trẻ mồ côi gần như không khác gì so với ngày thường.

“Một ngày như mọi ngày”, ông Hiệp nói. Tết ở đây như ngày bình thường. Nếu có khác, chỉ là sự yên tĩnh.

Thời gian biểu của mái ấm Thiên Thần: 5h50 thức dậy, chạy mấy vòng sân tập thể dục, vệ sinh. 7h đến 7h30 ăn sáng. Ăn xong, các bé lớn chuẩn bị vào lớp học do các xơ bên giáo xứ tới dạy chương trình mầm non. 10h30 – 11h ăn cơm, 12h kém vô ngủ. 1h chiều dậy. 4h kém ăn cơm. 4h50 vệ sinh. 6-7h vô mùng, 8h tối ngủ.

Nhưng ngày Tết thì các con không phải theo giờ giấc. Thích ngủ tới mấy giờ thì ngủ, thích ăn lúc nào thì ăn. Từ 28 đến mùng 6, các cô bảo mẫu thay nhau nghỉ tết nên không có người đón khách. Các bé cũng không có ý thức về Tết và cũng không thắc mắc gì.

mocoi%2010
Hình ảnh thiên thần bên lũ trẻ trên tường mái ấm

Bốn năm nay, ông Hiệp đón giao thừa một mình. Trẻ con đã ngủ từ 8 giờ tối. Trước Giao thừa ông kê ghế ngồi một mình bên gốc khóm tre trong sân chơi của bọn trẻ. Bà nhà ông đã về quê. Giao thừa, ông Hiệp leo lên lầu ba của ngôi nhà nhìn về Bạch Đằng coi pháo bông. Ông thầm cầu nguyện cho gia đình của mình yên ấm, ông bà có sức khỏe và bình an để lo cho bọn trẻ, cầu nguyện cho các bé mau lớn và khỏe mạnh.

Ông mơ về một giao thừa tương lai. Bọn trẻ trưởng thành, chúng sẽ quây quần đón giao thừa và mái ấm thực sự là mái ấm với không khí của một gia đình đón Tết cổ truyền. Đứa thì lăng xăng quét sân, đứa thì canh lửa nồi bánh phụ ba mẹ, đứa thì canh nước. Ước mơ sinh hoạt như một gia đình với ông là đủ để hạnh phúc, mặc dù ông biết còn nhiêu khê lắm.

Sáng mùng Một của Kim Tâm khác ngày thường ở chỗ không bị réo dậy lúc 6 giờ kém 10. Đứa nào ngủ tới đâu thì ngủ. Ngày tết sẽ có kẹo bánh bày sẵn trên bàn, các bé được lấy ăn thoải mái. Mọi sinh hoạt vui chơi cũng không phải theo thời khóa biểu cả năm. Các xơ không tới dạy học mỗi sáng.

Mái ấm Thiên Thần cũng không có hoa mai. Có năm, các sinh viên đem bông mai đến trang trí, các bé hỏi cái này là cái gì. Hoặc chúng hỏi sao hôm nay không học hả bố? Ông trả lời hôm nay là ngày nghỉ, từ mai các con sẽ học lại. Học lại, là hết Tết.

mocoi%2011
Lũ trẻ tự bày ra trò chơi bằng các đồ dùng trong mái ấm

Hỏi ông Tết này có thể tặng cho các con thứ gì, ông bảo thực ra mình nghĩ về kế hoạch tương lai cho đám trẻ nhiều hơn. Chúng lớn lên, kinh phí mỗi ngày một cao lên. Một tháng gia đình ông cố gắng cũng đủ chi phí bọn trẻ sinh hoạt. Đấy là tằn tiện, còn có việc đột xuất thì phải cao hơn. Ông cũng cần xây thêm nhà để nhóm trẻ lớn và sơ sinh ra ở riêng, cần mở lớp học ở trung tâm vì nếu cho đến trường thì không kham nổi tiền học phí và không ai đưa rước.

Để có cơ ngơi đầy đủ cho gia đình này, còn bộn bề lắm. Nhưng ông bảo, cứ cố gắng hết sức thì sẽ có người cứu vớt mình lên.

Hai năm trước, xưởng cơ khí làm ăn khó khăn, ông và vợ phải lấy dự trữ quỹ dưỡng hưu để duy trì cho mấy đứa. “Tôi không chủ trương kêu gọi ai giúp, mình đã nguyện thì lặng lẽ mà làm, mình còn sức thì còn làm”.

“65 đứa là 65 cá tính, mình muốn nắn cũng không được”. Song ông thấy “tụi nhỏ có một cá tính chung duy nhất là vô cùng thương nhau”. Nhiều khi, giành món đồ chơi có thể cắn nhau, nhưng mà mức độ quan tâm đến nhau thì có lẽ hơn rất nhiều trẻ bình thường.

mocoi%2012
Những em bé trong mái ấm ăn ngoan, ngủ ngoan không cần ai cưng nựng.

Ăn, ngủ gì chúng nó cũng để ý cho nhau chứ không phải mạnh ai nấy lo. Có đứa nào bệnh, người lớn giả bộ không nói mà tụi nó chạy đến méc hoài “Bé bệnh, bé bệnh”. Méc tới khi nào thấy bố, mẹ cho bé uống thuốc thì nó mới ngưng.

Mà thiệt lạ, con người ta uống thuốc là dỗ dành đủ kiểu mà vẫn phun phè phè, còn đây thuốc có đắng, thuốc viên, đưa cho đứa nào cũng nhai nuốt cái ực.

Cả với các bé sơ sinh, các cô bảo mẫu nói “trẻ con bình thường dạy cho nó cầm bình sữa tự bú cũng khó, còn mấy bé này cứ đưa bình sữa là tự cầm nằm, đứng bú hết veo.

“Đứa nào cũng tự lực cánh sinh như vậy. Chắc nó biết nó mồ côi nên tự vận động chứ nhiều khi chúng tôi cũng không lý giải được”, ông Hiệp nói.

Các cô cũng không hiểu bọn trẻ học ở ai, khi nào mà ai tới mái ấm nó cũng bu vào, leo lên lòng, ôm chân ôm tay: "Cô ơi, cô là mẹ à?", "Chú là bố của bạn nào?", "Chú có đón bạn về không?".

Hai đứa Ngọc Sơn, Nhân mới 3 tuổi mà nhanh như chớp leo lên ôm cổ khách: “Mẹ ơi con đây nè”. “Cô này là mẹ phải không bố?”. Rồi nó ôm cổ người lạ, ngủ một lèo.

Bài: Hồng Phúc
Ảnh: Thành Nguyễn

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2018 lúc 1:57pm

Tôi bước xuống phi trường Narita mà tưởng mình còn mơ ngủ.
Kéo chiếc va li nhỏ tôi cố chạy theo cho kịp mẹ nuôi. Mẹ dừng lại nhìn tôi mỉm cười từ ái.
Thoáng chốc mẹ đã quên mình là lính. Còn tôi chân có vấn đề và là một đứa bé mồ côi lần đầu tiên ra khỏi Việt Nam. Mẹ đưa tay định kéo hành lý dùm tôi. Nhưng tôi giữ lại và cương quyết tự làm cho mình. Bề nào tôi cũng là một thanh niên ở độ tuổi khỏe mạnh nhất.

Mẹ đi sát bên tôi. Hai mẹ con trình giấy tờ ở hải quan,  xuống nhận hành lý. Qua khu vực kiểm soát và đẩy xe ra ngoài. Đây là lần đầu tiên tôi được đi máy bay và thật vô cùng tuyệt vời tôi được đến nước Nhật. Một đất nước mà tôi chỉ biết qua sách vở và trong những giấc mơ.

Tôi không biết làm sao để diễn tả tâm trạng tôi lúc này. Mọi thứ vượt ngoài tầm hiểu biết và tưởng tượng của tôi. Tôi nhắm mắt lại và thầm thì với chính mình:
-Đây là nước Nhật. Mình đang ở nước Nhật.
Tôi không thể hình dung được đi máy nay là như thế này. Những sự phục vụ trên phi cơ, những tiện nghi, thức ăn nó là như vậy.Tôi không thể nghĩ mình đã đặt chân đến nước Nhật với những con người và phương tiện tân tiến nhất nhì thế giới. Ơn trên đã mở cho tôi một cánh cửa thiên đàng . Tôi bước vào đó dọ dẫm ngỡ ngàng với cái chân tàn tật và một tâm hồn đầy sẹo của quá khứ.

Mẹ không để tôi đẩy hành lý mà kêu tôi đi theo. Một người trung niên đã đợi sẳn bên ngoài. Mẹ giới thiệu đây là bạn cùng đơn vị của mẹ. Tôi run run bắt tay sau lời chúc mừng của bác ấy. Bác đẩy xe và mẹ bấm thang máy để đi lên. Bãi đậu xe ở tầng lầu. Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Mỹ. Tôi không thể hiểu họ nói những gì, chỉ biết họ rất thân tình, vui mừng gặp lại nhau.

Để túi xách nhỏ vào xe. Tôi ngồi vào băng sau và thấy mình như say sóng. Mọi việc diễn tiến như một chuyện cổ tích mà tôi giống như cô bé Lọ Lem được hoàng tử chọn để kết hôn.
......

Tôi là một đứa bé mồ côi từ lúc mới sinh ra đời. Không phải cha mẹ tôi chết mà họ đã vứt tôi trước cửa nhà một vị hảo tâm. Tôi chỉ nghe mẹ nuôi tôi nói như vậy. Người mẹ nuôi tôi không phải là người phụ nữ da trắng đang ngồi phía trước xe. Mà là một người phụ nữ VN đã bị mất con trong một lần sinh khó. Người chồng phản bội đã bỏ nhà đi theo một người đàn bà khác.

Đau khổ cùng cực vừa mất con lại mất chồng. Mẹ nuôi tôi gục ngã tưởng không thể vực dậy được. Bà trở nên như người loạn trí, lúc nào cũng đi tìm con. Bà nghĩ con mình còn sống và đang bị thất lạc ở một nơi nào đó. Ông Bà ngoại tôi đem con gái về chăm sóc. Với trái tim yêu thương con vô tận, ông bà đã xin một đứa  bị cha mẹ bỏ trong rơi trong bệnh viện, đem về làm đứa cháu ngoại bị thất lạc cho con của mình .

Đứa con đó cũng không phải là tôi, mà là người con nuôi lớn nhất của mẹ. Mẹ tôi lần hồi bình phục với đứa con còn đỏ hỏn mới đôi ba ngày tuổi. Ông bà ngoại coi đứa bé như ruột thịt. Thương yêu và hết lòng chăm sóc. Rồi tiếng lành đồn xa. Thêm một đứa trẻ mới sinh được vứt trước nhà ông bà ngoại. Rồi đứa thứ hai và tới tôi là đứa thứ ba.

Mẹ tôi đã vứt tôi trước cửa nhà người lạ và biến mất. Không biết bà có núp ở một góc nhà nào đó để theo dõi tiếng khóc của tôi. Hay xem mẹ nuôi tôi đã làm gì với đống vải nhăn nhúm quấn lấy tôi mới sinh được 3 ngày tuổi.

Đương nhiên là tôi không biết gì hết. Tôi không biết cha mẹ mình là ai và vì sao họ bỏ rơi tôi. Tôi không biết mình lúc đó mình khóc nhiều hay ít? Tôi bú sữa bò hay nước cháo để sống còn?. Tôi dễ nuôi hay oèo uột, tôi cũng chẳng hay. Bốn đứa con nít chỉ biết ăn biết bú khóc mãi không thôi. Hẳn chỉ có những người có trái tim thật nhân từ và nhẫn nại mới mở lòng ra cưu mang như vậy. Ông bà ngoại làm việc nhiều lần hơn để nuôi bầy cháu nhỏ không ruột thịt gì với mình. Mẹ nuôi tôi mất một đứa con, nhưng có đến 4 đứa khác để bù trừ. Mẹ quên cả bệnh, mẹ quên cả bản thân mình. Mẹ quần quật cả ngày để chỉ sống vì chúng tôi. Nhà nghèo, còn ít đất đai ông bà để lại ông bà ngoại cắt bán dần để nuôi chúng tôi.

Khi tôi lớn hơn một chút, tôi nhận thức được tôi khác hơn các anh chị của mình. Một cái chân tôi không đi được. Tôi đi từng bước khó nhọc mà người xung quanh gọi tôi là "Thằng thọt". Tôi buồn lắm mỗi khi chạy chơi với các anh chị trong nhà. Tôi luôn bị thua thiệt vì sự không nguyên vẹn của mình. Trong tôi là sự mặc cảm về thân phận tật nguyền.

Mẹ nuôi tôi không gì vậy mà hất hủi tôi. Bà yêu thương tôi hơn các anh chị khác. Bà thường gọi đùa tôi là “Con trai đích tôn” Lúc đầu tôi không hiểu gì cả vì trước tôi đã có anh Ba rồi mà. Sau này trong một lần trò chuyện tôi đã hiểu và thương yêu ông bà ngoại và mẹ hơn bao giờ hết.

Nguyên do là lúc nhỏ tôi bị sốt tê liệt. Ông bà ngoại đã bán nốt miếng đất hương quả ông bà cố để lại cho cháu đích tôn mà chạy chữa cho tôi. Tôi thoát chết, nhưng một chân đã bị rút teo lại. Tội nghiệp mẹ tôi đã cố gắng tập cho tôi đi lại, bao nhiêu thuốc thang để cái chân tôi được như bây giờ. Tôi mang một cái chân bất toàn như mang cả một nghĩa tình và ân huệ của ông bà và mẹ tôi. Những người không hề có dính dáng với máu mũ, ruột thịt.

Tôi lớn lên trong căn nhà tình nghĩa đó. Ông bà ngoại ngày một già, tiền bạc cũng không còn. Mẹ tôi bôn ba buôn bán không đủ nuôi mấy miệng ăn đang độ tuổi lớn. Chúng tôi không thể đến trường đều đặn mà phải cùng nhau đi làm để phụ kiếm sống. Các anh chị tôi thay nhau vừa bán vé số vừa đi học. Tôi cũng vậy, la lết ở các bến xe, nhà hàng để kiếm cơm .

Ông ngoại bệnh nặng,  mẹ tôi phải ở nhà chăm sóc. Tôi 8 tuổi ôm tập vé số len lỏi chốn chợ đời. Trái tim nhân hậu của con người dường như bị đánh mất trong xã hội lừa đảo. Tôi thường xuyên bị đánh vì bị giành mối. Có lúc về nhà trắng tay vì cả xấp vé số và tiền bị trấn lột. Có những cạm bẩy mà xã hội đã đưa anh em chúng tôi lạc bước. Đồng tiền của người nghèo đổi bằng nhiều thứ trong đó có sự gian xảo lọc lừa. Đồng tiền nhầu nát và bẩn thỉu, có khi đổi bằng nước mắt và cả chính máu và mạng sống của mình.

Bụi đời cũng có lắm phe nhóm, băng đảng và phe cánh. Ngoại và mẹ dạy chúng tôi phải lương thiện. Ôi! Lương thiện chỉ từ chết đến bị thương. Bản năng sinh tồn không cho phép con người khoanh tay khi bị đàn áp và ức hiếp. Anh Ba tôi đã phẩn nộ chống cự, gây ra ấu đả đổ máu đụng đến công an can thiệp.
Cuối cùng của bi kịch đời người là tất cả anh em chúng tôi bị lôi ra khỏi vòng tay mẹ nuôi và bị đưa vào trại mồ côi. ( trừ chị Hai tôi có giấy tờ xin nuôi chính thức. )

Tôi rời xa căn nhà thân yêu đã cưu mang tôi khôn lớn là ngày giỗ đầu ông ngoại. Năm đó tôi vừa 12 tuổi. 12 tuổi của một đứa bé mồ côi và lăn lóc chợ trời để mưu sinh thì sự hiểu biết cũng chính chắn lắm rồi. Tôi đã biết đâu là tình thương yêu thật sự. Đâu là nơi tiếp nhận những đứa bé bụi đời. Tôi không muốn đi vì mẹ nuôi tôi đã là một phụ nữ trung niên hay đau yếu. Bà ngoại cũng đang bước dần vào những ngày cần người chăm sóc đở đần. Chúng tôi phải bỏ hai người lại trong nước mắt. Tôi tự nhủ với lòng sẽ có ngày trở về phụng dưỡng trả ơn.

Tất cả chúng tôi bị đưa lên xe và bước vào một cuộc sống mới. Trong viện mồ côi, chúng tôi phải sống với rất nhiều bạn đồng trang lứa. Họ cùng có cuộc sống bụi đời lang thang để kiếm sống như chúng tôi. Tuy nhiên tôi có phước hơn họ là đã từng có một mái nhà, có ông bà và mẹ. Có gia đình ấm cúng thương yêu dù chẳng ruột rà. Còn họ đủ mọi thành phần bị gom bắt đưa về đây . Có bạn hút xì ke lên cơn la hét cả đêm. Có bạn người đầy những vết sẹo vì đâm thuê chém mướn. Có bạn chuyên nghề móc túi hay dẫn gái ăn sương. Họ thích sống bụi đời. Họ tự do quậy phá quen rồi. Họ không muốn cuộc sống tù túng bó buộc nơi này. Tâm lý của họ là phó cho định mệnh. Họ tin đời họ chẳng bao giờ có tương lai tươi sáng.

Nghe lời dặn dò của mẹ nuôi trước lúc ra đi. Tôi siêng năng học chữ, học nghề. Tôi không trốn trại ra ngoài rong chơi. Tôi chấp hành kỷ luật dù khó đến đâu. Tôi nhịn nhục dù bị bức hiếp rất nhiều của những người bạn chung phòng. Tôi tự nhủ:" Đây là điều kiện để mình trưởng thành và tự lập" Tôi nhớ lời ông ngoại đã nói" Dù chân con có tàn tật, nhưng đầu óc con minh mẫn. Hãy tự tin ở mình và đứng thẳng lên bằng trí tuệ " Đêm đêm tôi úp mặt xuống gối khóc vì nhớ mẹ nhớ ông bà. Tôi nhớ quá chừng căn nhà nghèo nàn dột nát mà ấm cúng thâm tình. Họ tuy không giàu có, nhưng trái tim và lòng nhân ái của họ thật bao la.

Một ngày tôi được gọi lên văn phòng. Trước mặt tôi là một người phụ nữ da trắng trung niên. Đây là người đã lập thủ tục để xin con nuôi tại Việt Nam mà tôi được giới thiệu là một trong số người đạt đủ tiêu chuẩn.

Tôi lặng người đi vì hồi hộp. Tôi có được chọn không? nếu chọn tôi sẽ đi đâu?. Cuộc sống thế nào? Tôi còn có cơ hội  để thăm viếng và giúp đở mẹ nuôi tôi  không? Tôi run run cúi mặt lo lắng. Người phụ nữ có mái tóc vàng thật đẹp, gương mặt phúc hậu bước lại gần tôi. Bà nắm bàn tay tôi ấm áp. Bà nhìn tôi trìu mến. Có lẽ thành tích của tôi ở trường khiến bà hài lòng.

Tôi được mời lên văn phòng nhiều lần để làm thủ tục giấy tờ. Tôi bằng lòng làm con nuôi người phụ nữ có gương mặt phúc hậu ấy. Tôi sẽ có thêm một bà mẹ. Sẽ bước qua một bước ngoặc mới. Tôi sẽ cố gắng học tập và làm tốt bản thân. Còn những gì kế tiếp thật tình tôi không dám nghĩ đến.

Người muốn đem tôi về làm con nuôi là một người phụ nữ Mỹ độc thân. Bà là nữ Đại Úy không quân trong quân lực Hoa Kỳ. Bà là một người tham gia nhiều chương trình từ thiện tại VN. Hiện tại bà đang công tác tại một căn cứ không quân của Mỹ tại Nhật Bản.

Sau bao nhiêu lần mẹ nuôi tôi đi đi về về, tốn rất nhiều tiền để hoàn tất giấy tờ thủ tục. Tôi chính thức được công nhận làm con nuôi của mẹ Lisa theo đúng luật định. Bà là một người phụ nữ có lòng hảo tâm. Khi nghe tôi kể về quá khứ của mình, bà đã đến nhà mẹ nuôi tôi và hết lòng giúp đở. Bà cho tôi đi học thêm sinh ngữ và chỉ dạy tôi rất nhiều về cuộc sống ở Mỹ để dễ hội nhập
........

Tôi đã đến nơi này, một căn cứ không quân Hoa Kỳ trong lòng nước Nhật. Hai mẹ con tôi sống trong một căn hộ được chính phủ cấp khang trang. Tôi được giới thiệu với các bạn bè của mẹ. Ban đầu tôi rất mặc cảm vì thân thế của mình. Nhưng dần dà tôi mới thấy rõ những tư tưởng phóng khoáng của người Mỹ. Họ tôn trọng giá trị và tự do của mỗi con người không phân biệt xuất thân. Những người lính nơi đây cho tôi một cảm giác ấm áp tình thân như người trong một gia đình.

Tôi thấy mình thật hạnh phúc và may mắn có thêm một bà mẹ nuôi hết sức tốt bụng. Bà đã coi tôi như con đẻ, chăm sóc tôi chu đáo, chuẩn bị cho tôi tất cả để tôi không thiếu thốn một thứ gì. Bà đã bỏ tất cả thời gian sau giờ công tác để dạy tiếng Anh cho tôi. Trong nhà mọi nơi, mọi chỗ đểu có gắn những mẫu giấy nhỏ ghi rõ tên bằng Anh ngữ của đồ vật đó. Bà lấy ngày nghỉ để dẫn tôi đi chơi. Chỉ cho tôi và dạy tôi nói cho đúng. Bà mời cô giáo đến tận nhà để dạy tôi học để theo kịp bạn bè khi tới lớp.

Mỗi ngày bà nấu cho tôi những món ăn Việt Nam mà bà học được trên Internet. Có khi ngon, có khi dở nhưng tôi rất thích vì mẹ đã nấu bằng cả trái tim. Bà đã cho tôi một tấm gương về cuộc sống tự lập và sự tốt đẹp của người quân nhân Hoa Kỳ.

Tôi đã đến trường và có nhiều bạn. Mỗi sáng tôi ra đón xe bus trước nhà để đến trường trong căn cứ . Tuy hơi khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ nhưng tôi cố gắng nghe và cố gắng rèn luyện. Tôi là một thanh niên đầy đủ sức khỏe. Một học sinh lớp 10 đầy triển vọng. Tôi có một người mẹ tốt bụng , xinh đẹp và tài ba. Tôi sẽ đi lên bằng chính đôi chân không được nguyên vẹn của mình. Bằng nghị lực và niềm tin vào ngày mai tôi tin tôi sẽ thành công.

Con người không ai có thể chọn xuất thân của mình. Tôi đã không may mắn được mẹ ruột thương yêu, đùm bọc. Mẹ bỏ tôi cho người khác hẳn mẹ có nỗi khổ riêng tư. Hai người mẹ nuôi đã cho tôi thấy tình mẫu tử trong trái tim tiềm ẩn của mỗi người phụ nữ. Tôi không trách mẹ ruột và càng yêu kính mẹ nuôi. Trong đời tôi may mắn có đến 3 bà mẹ. Xin ơn trên cho tất cả các bà mẹ của tôi đều được bình an.

Tôi cũng không mặc cảm mình là người Việt nam nói không rành tiếng Mỹ. Rồi ngày qua ngày tôi sẽ nói rành rọt như họ. Tôi cũng không vì cái chân không được nguyên vẹn mà bỏ rơi ý chí và ước mơ của mình. Tôi sẽ học giỏi và sẽ là một bác sĩ quân y tương lai như mẹ nuôi. Tôi sẽ giúp đở những trẻ em khuyết tật, những đứa bé mồ côi như tôi.

"Không có gì là không thể thực hiện nếu mình quyết tâm." Mẹ nuôi tôi đã nói với tôi như vậy. Tôi tin tưởng bà sẽ bên cạnh và giúp tôi thực hiện những ước mơ của mình.  Nơi đây cũng có vài gia đình sĩ quan người Việt. Tôi đã đến đó,  đã được cùng họ trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Tôi đã nhận những thân tình và những lời dặn dò khuyên bảo. Tôi coi đây là một mái ấm thứ hai của mình trong căn cứ này.

Tôi không hề cô đơn hay cảm thấy lẻ loi mà tôi thấy mình rất hạnh phúc. Ơn trên đã không bạc đãi  mà đã cho tôi rất nhiều ân sủng và phước lành. Tôi phải nắm lấy những may mắn đó mà bước tới bằng tấm lòng biết tri ân và báo đáp.

Một ngày nào đó trong tương lai tôi sẽ về lại VN. Bằng chính đồng lương của mình kiếm được. Tôi sẽ xây nhà cho mẹ nuôi và bà ngoại. Tôi sẽ cho mẹ tôi sống cuối đời no ấm, đầy đủ và hạnh phúc. Đứa con mẹ nhặt trước cửa nhà sẽ không bao giờ quên công ơn của mẹ

Mùa Xuân đã về trong căn cứ. Tôi cùng mẹ tham dự những buổi liên hoan dành cho gia đình binh sĩ. Tôi hãnh diện làm con của mẹ, tôi hãnh diện là một người Mỹ gốc Việt. Tôi cố gắng học tập, giúp mẹ những việc nặng nhọc, tôi phụ mẹ cắt cỏ, quét lá, dọn dẹp nhà cửa và nấu cho mẹ những món ăn VN mẹ thích. Tôi sẽ cho mẹ niềm vui để mẹ xóa đi nỗi buồn cô đơn của một người phụ nữ độc thân. Tôi sẽ cho mẹ một tình cảm mẹ con ấm áp. 

Gia đình chúng tôi lấp lánh ánh đèn trên cây thông Giáng Sinh. Hạnh phúc bao trùm hai mẹ con tôi trong đêm giá lạnh. Tình yêu thương không phân biệt màu da và chủng tộc. Mẹ con tôi hai con người đều thiếu thốn tình mẫu tử. Chúng tôi sẽ bù đắp cho nhau và xây dựng mái ấm gia đình.

Đây là mùa Xuân đầu tiên của tôi nơi xứ người. Đêm nay tôi sẽ cùng mẹ Lisa coundown mừng xuân mới. Mùa Xuân nơi đây, xứ sở hoa Anh Đào sẽ là mùa Xuân thần thoại của tôi.

Nguyễn thị Thêm.
Viết thay cho cháu Tuấn khi gặp cháu trong căn cứ Yokota
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2018 lúc 3:05pm

12 Câu chuyện Ý nghĩa về Cuộc sống     <<<<<


Hình%20ảnh%20có%20liên%20quan



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Feb/2018 lúc 3:06pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2018 lúc 4:47pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2018 lúc 7:16am

Gã Kỹ Sư Sài Thành Và Mối Tình Với Người Vợ Bại Liệt Ở Miền Quê Nghèo

Vợ chồng anh Đặng và chị Mai hạnh phúc bên nhau cho dù cuộc sống còn bộn bề khó khăn

Ngày bỏ phố thị, theo người yêu tật nguyền về vùng quê heo hút ở biên giới Long An, ai cũng bảo anh Đặng bị khùng. Bởi lúc ấy anh đang là kỹ sư, có công việc đàng hoàng ở phố thị Bình Dương, trong khi cô bạn gái hoàn cảnh vừa nghèo, vừa dị tật. Thế nhưng, cuộc tình kỳ lạ và điều tiếng ấy nay đang trở thành câu chuyện cổ tích giữa đời thường khiến ai ai cũng ngưỡng mộ.

Duyên định mệnh
Người kỹ sư “gàn” nói trên là anh Nguyễn Văn Đặng (31 tuổi) là dân Sài Gòn chính hiệu, có nhà ở quận Tân Bình (TP HCM), vợ anh là Nguyễn Thị Tuyết Mai (27 tuổi, ngụ ấp Cây Me, xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, Long An). Chàng kỹ sư cơ khí quanh năm chỉ biết suốt ngày làm việc với những mối hàn, sắt thép và những công trình lớn nay trở thành anh nông dân miền Tây chính hiệu.

Quần đùi, ở trần, da ngăm đen, quanh năm dính bùn đất, Đặng cười tươi rói bảo rằng “tui là dân miền Tây chính hiệu rồi đấy”. Người vợ bại liệt ngồi bên hiên nhà cười mãn nguyện, có lẽ anh Đặng là món quà của cuộc đời chị, đưa chị khỏi vũng lầy của một cô gái luôn bi quan vì tật nguyền, vì nghèo đói và có người mẹ mù lòa.

Đặng nhớ về tuổi thơ mất mát của mình: “Mới 2 tuổi, ba đi biệt xứ, mẹ đi bước nữa với người đàn ông khác. Tôi sống cùng ông bà nội. Tuổi thơ tôi chưa có một ngày hạnh phúc”. Tuổi thơ thiếu thốn, nên khi nắm giữ hạnh phúc, anh muốn san sẻ, muốn cho đi và muốn bù đắp. Đó là lý do anh quyết định lấy cuộc đời mình “bù” vào sự thiếu hụt của cô vợ bất hạnh. Mối tình cổ tích ấy bắt đầu bằng sự tình cờ.

Đặng kể, cuối năm 2009 anh về huyện Hưng Điền, vùng biên giới tỉnh Long An thăm người quen, thì biết đến gia cảnh của Mai. Lúc ấy Mai bị tật nguyền không thể đi lại đang sống cùng người mẹ mù lòa trong gian chòi nhỏ lủi thủi giữa đồng. Cảm thương cô gái, anh sang nhà chơi và hỏi han đủ chuyện, Mai cũng bộc bạch hết hoàn cảnh của mình.

Chị kể, bản thân sinh ra ở miệt Trà Vinh. Vì nghèo, năm 1992, cả gia đình kéo nhau đến vùng sông nước biên giới Long An làm ăn. Họ được chủ điền cho mượn mảnh đất giữa ruộng để dựng nhà và đi làm mướn kiếm sống. Nhà bà Tám (mẹ Mai) có năm người con, tất cả sau này lớn lên đều phiêu dạt khắp nơi, lấy vợ, gả chồng an phận trong nghèo nàn. Năm 2000, bà Tám bị bệnh cườm mắt, không có tiền chạy chữa, bà trở thành người mù. Là con út, thấy cảnh cha già, mẹ mù lòa, Mai đành gác lại chuyện tình duyên.

Thời thanh niên chị khỏe lắm, đi làm mướn hết mùa lúa lại đến mùa lạc. Thế rồi tai họa ập xuống, năm 2006, hết ngày làm mướn về nhà, Mai lên cơn sốt. Chân tay cứng đờ, không thể cử động. Ba mẹ vội kêu gọi người thân, các anh chị em ở xa về đưa Mai đi Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). Ca mổ sau đó bị tai biến, Mai bị xuất huyết tủy. Bác sĩ điều trị cho biết, để tiếp tục chữa chạy cần khoảng tiền 70 triệu đồng. Số tiền ấy quá lớn so với khả năng gia đình, họ đành đưa chị về quê, phó mặc sự sống cho thần chết.

Nhưng, Mai cứ nằm đó vì dường như ông trời không cho chết. 19 tuổi, đôi chân của cô đã bại liệt vĩnh viễn, tương lai trở nên mờ mịt. Nhiều lúc cô muốn chết để quên nỗi đau và nhẹ nhõm cho cha mẹ, nhưng tử thần lại mang người cha của chị đi trước. Tai họa liên tiếp giáng xuống gia đình Mai, ngày cha mất, chị đã là một phế nhân, nước mắt không còn để khóc cha. Những bất hạnh nối tiếp, cuộc đời của Mai vào độ tuổi đáng lẽ đẹp nhất thì lại đang rơi vào ngõ cụt tăm tối.

Chị không thể quên những ký ức của tháng năm đầy nước mắt ấy. Hai mẹ con, người mù, người liệt bấu víu nhau ở gian chòi rách tạm bợ ở bên bờ kênh vùng biên giới. Có những lần mẹ chị không thấy đường, lần mò trên sàn nhà thủng lỗ chỗ bị rơi xuống ao giữa đêm, chị phải hô hoán hàng xóm sang giúp đỡ. Lại có những hôm căn bệnh cũ tái phát hoành hành chị, trong túi không một đồng, người mẹ nghèo mù lòa chỉ biết ôm con khóc.

Những ngày tháng lê lết trên sàn nhà để chăm sóc mẹ, chị Mai bị cây xóc vào người gây nhiễm trùng nặng. Không có tiền chạy chữa, chị đành cắn răng chịu đựng. Chị nghĩ, cuộc đời mình cứ lay lắt thế, được ngày nào hay ngày đó, khi nào ông trời không cho sống nữa thì mẹ con “cùng đi một lượt”.

Có lẽ, những bộc bạch của cô gái tật nguyền đã chạm đến tận đáy trái tim chàng trai Sài Gòn tốt bụng. Anh quyết định mua tặng cô một chiếc điện thoại để tiện liên lạc, và thi thoảng anh còn động viên giúp đỡ cô. Sau khi về TP HCM, Đặng và Mai vẫn giữ liên lạc, hai người thường gọi điện hỏi han và nhắn tin.

Cuộc đời của Mai, của mẹ Mai cứ ám ảnh trong những đêm trằn trọc không ngủ của anh. “Đó là thứ tình cảm kết hợp giữa thương và nhớ, không biết đó có phải là tình yêu? Hình ảnh Mai cứ luẩn quẩn trong đầu tôi, xen vào công việc hàng ngày. Tôi suy nghĩ về cô ấy rất nhiều. Tôi lại gọi điện, có đêm chúng tôi tâm sự với nhau mấy tiếng đồng hồ”, Đặng kể.


Hạnh phúc là dám cho đi
Không lâu sau, Đặng viết đơn thôi việc, rồi từ biệt người thân để đi làm rể miền Tây. Ông bà nội chấp nhận để anh đi, vì biết tình yêu mãnh liệt anh dành cho cô gái ấy. Ngày anh ôm túi quần áo xuống căn chòi giữa ruộng, thấy anh, Mai ôm mẹ khóc tức tưởi.

Đặng nhẹ nhàng nắm tay Mai, trút hết nỗi lòng cùng cô gái bại liệt: “Hãy cho anh về đây sống với hai mẹ con em. Anh muốn được che chở, bao bọc và chăm sóc mẹ con em suốt đời”. Mai chết lặng, còn bà Tám cố đẩy anh ra, bà thều thào trong hơi thở yếu ớt: “Hãy đi tìm người con gái khác, Mai không xứng đáng với anh”.

Đặng quỳ xuống xin bà được ở lại. Lúc này, anh mới thổ lộ hết tấm chân tình, rằng tình cảm của anh xuất phát từ trái tim yêu thương thật sự. Anh nhớ Mai, yêu cô ấy từ lần đầu tiên gặp mặt. Anh đã không thể làm việc nổi, đã giày vò tâm hồn nhiều đêm để đi đến quyết định lấy Mai làm vợ. Sự ngăn cản yếu ớt của bà Tám không thể xua đuổi Đặng. Lần đầu tiên, anh ôm Mai vào lòng, hôn nhẹ lên hàng mi ướt lệ của cô, nhưng trong lòng ngực đôi trái tim đang rộn rực.

Đám cưới của Đặng - Mai diễn ra ấm cúng trong căn chòi mượn. Cô dâu không mặc áo cưới, mâm cơm do người chủ đất thương tình hỗ trợ để chú rể cúng tổ tiên. Đám cưới chỉ có trầu cau và nước mắt của hạnh phúc. Đôi trẻ nên vợ, thành chồng từ bấy.

Từ một “công tử” nơi phố thị sầm uất, để sống được ở miền quê nghèo, Đặng phải tập làm tất cả. Đặng đi chăn trâu thuê cho người ta. Đêm, anh quăng chài kiếm cá ở mạn sông. Qua mấy mùa nước nổi, chàng trai thị thành đã mang dáng dấp của một “Hai lúa” chính hiệu, cũng biết quăng câu, thả lưới, cuốc đất trồng rau như ai. Cuộc sống có bữa đói bữa no, nhưng anh thấy hạnh phúc, ấm áp mỗi khi nhìn Mai cười.

Chị Mai cũng không giấu cho biết, cuộc sống của vợ chồng chị khá vất vả. Số ngày chị phát bệnh, nằm viện nhiều hơn những ngày bình thường. Chị rất lo lắng, lại càng thương chồng nhiều hơn. Có không ít người từng hỏi Đặng, bây giờ đã chán cảnh sống nghèo khổ, bệnh tật chưa, anh cười hiền khô trả lời: “Chán mà tui còn ở đây sao được, còn sống ngày nào tui còn lo cho vợ tui ngày đó”.

Đặng vẫn lạc quan trong nghèo khó. Sáng sớm, chị Mai nhắc chồng chở mấy can rượu về bán lẻ để kiếm chút tiền, đến chiều anh lại mang về tấm lưới vừa thả, hai vợ chồng vui vẻ gỡ từng con cá nhỏ để gia đình ba người qua bữa. Mỗi khi đám bạn đồng trang lứa trong xóm chọc anh có vợ rồi mà không được “nằm chung” với vợ có buồn không, chị tủm tỉm cười xấu hổ, anh cũng cười và thanh minh cho vợ: “Vợ tui, tui thương, phá hoài mấy ông”.

Hạnh phúc với Đặng thật đơn sơ, với anh không nhất thiết phải “chăn gối”. Chàng trai quan niệm, khi con người dám cho đi, thấy người khác được nhận thì đó là hạnh phúc. Tình yêu của anh dành cho vợ không đơn thuần là tình cảm trai gái. Bởi, nếu tình cảm xuất phát bằng sự hẹp hòi ấy thì Đặng đã chẳng bỏ nghề, rời xa phố thị hoa lệ để đến vùng quê nghèo xa tít tắp lấy cô vợ tật nguyền và cưu mang một bà lão mù.

Hoàng Nam - Kỳ Anh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2018 lúc 4:28am
Có được Tri Kỷ trong đời mới là điều Đáng Giá Nhất

2292%201%20CoTriKyTrongDoiTruc%20Ng%20ST


     Trong cuộc sống có được người bạn tri kỷ mới thật là trân quý! Tri kỷ cũng như một thứ tình cảm ấm áp không lời, một thứ đồng hành giản dị nhưng quý báu vô ngần.
Ngày xưa có một phú ông rất thích thưởng thức trà, mỗi khi có khách đến nhà, dù là người giàu sang hay nghèo hèn thì ông đều cho gia nhân ra mời trà.
     Một ngày nọ, có lão ăn mày rách rưới đứng trước cửa nhà phú ông. Lão ăn mày không xin tiền, cũng không xin cơm, mà chỉ đến xin bát nước trà. Gia nhân bèn cho lão vào nhà rồi đun nước pha trà.

2292%202%20CoTriKyTrongDoiTruc%20Ng%20ST


Lão ăn mày liếc qua rồi nói: “Trà này không ngon”.
Gia nhân nhìn ông ta lấy làm lạ rồi đổi một bát trà ngon khác.
Lão ăn mày ngửi ngửi, nói: “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong”.
Gia nhân nghĩ rằng hắn cũng có chút hiểu biết, liền đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.
     Lão ăn mày nhấp thử một ngụm, nói: “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi vì củi phía trước núi đón nắng nên chất củi xốp, còn sau núi chất củi mới cứng”.
Kẻ hầu người hạ trong nhà cho rằng người này tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp đón. Sau khi trà được mang lên, phú ông và lão ăn mày đối ẩm một bát.
     Lão ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”.
Phú ông nói: “Đây là chiếc ấm pha trà tốt nhất của ta”.
     Lão ăn mày lắc đầu rồi cẩn thận lấy từ trong áo ra một chiếc ấm quý làm bằng đất sét tử sa. Khi trà mới được mang lên, phú ông nhấp thử mùi vị thấy quả nhiên không tầm thường, lập tức chắp tay thi lễ với tên ăn mày: “Ta xin mua lại chiếc ấm tử sa này, bao nhiêu cũng được”.


2292%203%20CoTriKyTrongDoiTruc%20Ng%20ST



     Nhưng lão ăn mày vốn nâng niu chiếc ấm tử sa như báu vật, nhất định không muốn bán: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán”. Nói rồi lão ăn mày vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm.
Phú ông vội vã ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ông”.
     Lão ăn mày không tin, vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng, nói: “Ta đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ông”.
Lão ăn mày nghe vậy bèn cười lớn rồi nói: “Nếu không phải vì tiếc chiếc ấm này thì tôi cũng không lâm vào bước đường như ngày hôm nay”. Nói xong lão ăn mày quay người bỏ đi.
     Phú ông sốt ruột nói: “Như thế này đi, ấm là của ông, ông hãy ở lại nhà ta, ta ăn gì thì ông ăn đó. Nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, ông thấy thế nào?”. Vì quá yêu thích chiếc ấm nên trong lúc cấp bách phú ông bèn nghĩ ra cách đó.
     Lão ăn mày cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không đồng ý? Vậy là lão vui vẻ nhận lời phú ông.
     Cứ như vậy, lão ăn mày ở lại nhà phú ông, ăn cùng ở cùng phú ông. Hai người ngày ngày nâng niu chiếc ấm trà quý, chia sẻ với nhau, thưởng trà ẩm rượu, vô cùng ăn ý. Cứ thế nhiều năm qua đi, hai người trở thành hai lão niên tri kỷ thấu hiểu nhau.


2292%204%20CoTriKyTrongDoiTruc%20Ng%20ST

 

     Một hôm phú ông mới nói với người bạn ăn mày của mình: “Ông không có con cháu nối dõi, không có ai kế thừa chiếc ấm trà, chi bằng sau khi ông đi rồi, hãy để tôi giúp ông bảo quản chiếc ấm này, ông thấy thế nào?”.
Lão ăn mày rưng rưng đồng ý. Không lâu sau, lão ăn mày thật sự ra đi, phú ông cũng được như mong muốn có được chiếc ấm tử sa.
     Những ngày đầu phú ông chìm trong cảm giác vui sướng vì có được chiếc ấm tử sa. Nhưng rồi cũng đến một ngày, khi đang ngắm nghía chiếc ấm quý này, phú ông đột nhiên cảm thấy trong lòng thiếu vắng thứ gì đó, chén trà đưa lên miệng cũng không còn thơm ngon như trước nữa. Trước mắt ông hiện lên hình ảnh những tháng ngày vui vẻ cùng người bạn ăn mày thưởng trà. Hiểu rõ tất cả rồi, phú ông hai mắt nhòa lệ thả rơi chiếc ấm xuống đất…


***


     Câu chuyện kết thúc đầy bất ngờ, đến mức có thể khiến người ta không thốt nên lời. Bởi vì theo thời gian, có rất nhiều thứ sẽ đổi thay, tình nghĩa giữa phú ông và lão ăn mày đã vượt qua cái giá trị ban đầu của ấm trà – thứ dù có tốt đến đâu nhưng nếu không có ai cùng thưởng thức thì cũng mất đi ý nghĩa của nó, và thứ dù đáng giá đến đâu nhưng cũng không thể sánh với tấm lòng tri kỷ. Vậy thì suy cho cùng, thứ gì mới là quan trọng nhất trong cuộc đời bạn? Có lẽ chính là người cùng bạn giao tâm thưởng trà!
     Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ mới thật là trân quý! Đây là điều mà bao người từng trải đã đúc kết ra được. Tri kỷ như một thứ tình cảm ấm áp không lời, một thứ đồng hành giản dị nhưng quý báu vô ngần.
Tri kỷ thật sự là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói.
     Tri kỷ không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ý thơ. Cuộc sống có một loại tình cảm không tác động vào thế giới mỗi người, mà chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, mà chỉ mang cùng tiếng nói từ con tim…
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2018 lúc 5:04am

Thảm Họa Tiếng Anh ”Ba Rọi” Của Người Việt Nam Bây Giờ ! 


Việt Nam hiện nay đang top (xin lỗi đứng đầu thế giới) về nói tiếng Anh “ba rọi” (*) cho nên đã làm tiếng Việt suy đồi và có nguy cơ tuyệt chủng hay trở nên ngôn ngữ của sắc dân thiểu số. Bởi vì:

Dân chúng chỉ thích đi tour chứ không thích đi du lịch.
Và chỉ thích gọi phone chứ không thích gọi điện thoại.
Và chỉ thích coi tivi chứ không chịu coi truyền hình.
Các chương trình giải trí/ca nhạc chết hết cả mà chỉ còn các show. Và Got Talent thì quá nhiều fan kể cả fan cuồng. Kẻ ủng hộ, người hâm mộ nay xuống Âm Phủ cả rồi.
Thời đại mới, người ta chỉ thích coi các live show chứ không thích các chương trình trực tiếp.
Hot girl thì làm loạn cả xã hội. Cả trường học cũng có hot girl chứ không còn gái rửng mỡ, gái ăn mặc hở hang, ăn mặc khiêu dâm nữa.
Các teen và tuổi teen thì choán chỗ của vị thành niên.
Chỉ có hot boy thì đi bán xì-ke, ma túy, chứ không có thanh niên đi bán xì-ke ma túy.
Ông/Bà cũng chết hết mà chỉ còn Mr. và Mrs.
Trên sân cỏ, cầu thủ chỉ thích đá penalty chứ không chịu đá phạt đền.
Thủ môn không chịu vào khung thành để nhặt bóng vì đó là gôn (goal).
Xe gắn máy cũng biến mất và chỉ còn xe mô tô chạy khơi khơi trên đường phố.
Ca-nô phóng ào ào trên mặt nước khiến xuồng máy sợ quá phải giạt qua một bên.
Tin hot và tin nóng không biết là tin gì. Phải chăng đó là tin có liên quan đến xác thịt hay tin hấp dẫn? Người rành tiếng Việt cũng ngơ ngác.
Tại Việt Nam bây giờ xe ô-tô có giá hơn xe hơi. Nhớ đem xe ô-tô về Việt Nam bán, đừng đem xe hơi.
Clip này clip kia khiến đoạn phim, đoạn băng ngắn sợ hết hồn.
 Bà con bây giờ chỉ thích tiêm vaccine  chứ không thích chủng ngừa hay trích ngừa vì sợ chết.
Thời đại mới người ta đua nhau vào căng-tin (cantine) chứ không thích vào nhà ăn nữa.
Top ten thì cưỡi lên cổ mười người đứng đầu  rồi.
Tập họp, biểu tình bây giờ quê mùa lắm mà phải nói là mít-tinh.
“Dùng thuốc kích thích” phải nói là “doping” cho nó giống Mỹ. Muốn học tiếng Anh “ba rọi” kiểu này thỉnh thoảng ghé trang tin điện tử VOA hoặc BBC Việt Ngữ sẽ được thỏa mãn.
Môn Quyền Anh cũng đã chết để boxing lên ngôi.
Võ sĩ bị hạ đo ván ngóc đầu dậy, cãi lại trọng tài và nói rằng tôi bị hạ knock-out.
Các tay đua  cổ lỗ sĩ chết hết mà chỉ còn coureur đạp xe khơi khơi rất “kịch tính”.
Người viết trang tin chuyên đề ngày nào cũng cãi lộn với blogger.
Mua huy hiệu người ta hỏi “Ông bà nói gì vậy?” vì họ chỉ biết có logo.
Bay một mình/dẫn bóng một mình/ độc diễn không ai hiểu cho nên phải nói là solo.
Phi công ngồi lâu trong buồng lái , buồn quá nên rời cabin ra ngoài tán dóc với hành khách.
Biểu ngữ  vì muốn “thoát Trung” cho nên phải nói là băng-rôn.
Ngày hội  vì muốn “đi Mỹ “ cho nên phải nói festival cho quen.
Bích chương (dán trên tường) không chịu nói mà phải nói Áp-phích (Affiche) cho có vẻ ta là Mỹ đây.
Chương trình thương mại  giờ đây bị các showbiz đè bẹp.
Chuyện tai tiếng bây giờ trở thành scandal  bàn tán ồn ào “gây sốt trên mạng”.
Bây giờ người ta không còn nhập cảng Xe  thùng/ xe kiện hàng/xe vận tải hạng nặng nữa
mà chỉ nhập toàn xe container. Ráng mà chịu!
Hầm ngầm, hầm trú ẩn nói sợ người ta không hiểu cho nên phải nói là boong-ke (bunker).
Ảnh cởi truồng/lõa thể đưa ra bị tố là dâm ô cho nên phải nói”lái” là ảnh nude.
Bây giờ người ta không còn sợ vi khuẩn, siêu vi trùng  nữa mà chỉ sợ vi -rút (virus) mà thôi vì vi-rút nguy hiểm hơn siêu vi trùng!
Giải túc cầu/bóng đá thế giới  đã chết và thay bằng World Cup.
Trọng tài thổi còi nói “đá đi” cầu thủ Việt Nam đứng ngơ ngác vì không hiểu “đá” là gì mà chỉ biết “sút” (shoot). Cho nên “bóng đá” Việt Nam phải đổi tên thành “Bóng Sút Việt Nam”.
Căng thẳng thần kinh/đầu óc vào bệnh viện nói, bác sĩ không hiểu cho nên phải nói là stress.
Sửng sốt, choáng váng, bàng hoàng giờ cũng tiêu ma vì chỉ còn  Sốc (Shock) mà thôi.
Vợ chồng mới cưới nhất định không chịu hưởng tuần trăng mật ở khu nghỉ mát vì khu nghỉ mát không sang bằng resort.
Nói đấm bóp người ta tưởng rằng đó là đánh lộn cho nên phải nói là m***age.
Bây giờ về Việt Nam mà nói máy hình, máy thu hình thì người ta nhìn mình như người ở Phi Châu mới về cho nên phải nói camera cho họ nể.
Ngân hàng bây giờ chỉ có máy ATM chứ không có Máy chuyển tiền tự động nữa. Ráng mà chịu.
Dân quê, dân lao động đọc báo không hiểu GDP là gì cho nên phải học lớp “Tiếng Anh Cấp Tốc” hoặc hỏi mấy giáo sư Anh Văn…thì mới biết đó là Tổng Sản Lượng Quốc Gia (Gross Domestic Product). Tội nghiệp quá!
Đường giây thông báo khẩn cấp dùng làm chi, mà phải dùng hot line cho nó oai.
Nói  làm bàn hai trái /thắng hai trái  quê mùa lắm cho nên phải nói làm cú đúp (coup double) cho nó có vẻ Tây. Tây đè đầu 100 năm, nay vẫn còn nhớ gậy và roi gân bò của ông Tây năm xưa.
Giải không nên  nói mà phải nói là cúp cho có vẻ văn minh. Tiếng Việt bây giờ thấp kém so với tiếng Tây, tiếng Mỹ nhiều lắm. Nói tiếng Anh “ba rọi” mới văn minh, hiện đại.
Câu lạc bộ / hộp đêm vào làm chi. Vào club cho nó sang.
Phụ nữ mặc áo tắm hai mảnh không hấp dẫn bằng mặc bikini.
Các loại đàn như dương cầm, tây ban cầm, vĩ cầm đều đã quăng vào xọt rác và piano, guitar,  violin/violion nói như thế mới sang như Tây!
Ăn mặc hở hang/khiêu dâm hết thời rồi mà phải nói ăn mặc hot.
Pháo tháp/đồn canh phải  nói là lô cốt. Ông Tây vẫn hơn Ông Ta.
Hợp chất, vật liệu tổng hợp/hỗn hợp  còn nữa đâu cho nên phải dùng  composite.
Tập bản đồ vì không hiểu nghĩa tiếng Anh cho nên nói bừa là atlas để đánh lừa độc giả.
Tình dục/trao đổi xác thịt/làm tình nói  ra sợ thô tục cho nên nó trớ là sex.
-Cơ phận phụ/bộ phận rời không hiểu cho nên nói đại là module.
-Thái Lan có sex tour chứ làm gì  có du lịch mua dâm. Nói ra sợ người ta cười.
Ô hô! Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu. Một trăm năm nô lệ giặc Tây mà đất nước chưa bị đồng hóa. Nay Mỹ mới “bình thường hóa” từ năm 1995 mà gốc rễ văn hóa Việt đã có nguy cơ mục ruỗng rồi. Nếu 600,000 quân Mỹ đổ vào như thời Chiến Tranh Việt Nam thì đất nước sẽ biến thành Phi Luật Tân. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ chính. Tiếng Việt sẽ trở thành thổ ngữ. Cái đó cũng tốt thôi. Vì như thế mới “thoát Trung” và tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc như Đại Hàn hay Nhật Bản và ngửa mặt với thế giới để nói rằng chúng tôi có một nền văn hóa và ngôn ngữ giống hệt như Mỹ- một siêu cường của hành tinh này đây. Do mặc cảm thấp kém không ngóc đầu lên được cho nên nô lệ cũng là cách để hãnh diện. Đầy tớ cho nhà giầu hay nhà quan lớn ra ngoài cũng vênh vang lắm chứ. Nếu bắt chước giống hệt chủ thì còn oai hơn nữa.

Đào Văn Bình
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.444 seconds.