Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2017 lúc 7:34am
Image%20result%20for%20tho%20tranh%20mung%20ngay%20doc%20lap
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2017 lúc 11:33am

ĐÊM TRỰC



ĐÊM TRỰC !!



- 0 giờ -


Một người đàn ông đến cấp cứu vì đau quặn bụng. Khi mình đến khám, ông ta cứ luôn miệng nói : Tôi quen anh giám đốc A. Tôi có làm ăn với chị trưởng phòng B. Có lẽ do ông ta nghĩ rằng, khi nói ra những mối quan hệ ấy, mình sẽ làm việc chu đáo hơn. Mình đã đáp lời rằng :
- Anh có thể thôi nói tên và chức vụ của người khác. Anh hãy nói về chính anh đi, tên, chức vụ và bệnh của anh.

Ông ta trố mắt ra nhìn mình, phải mất vài phút sau ông ta mới có thể bắt đầu khai bệnh.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng hay như vậy, bạn nhỉ? Cứ vỗ ngực tự hào chứng tỏ với nhau rằng : tôi là con ông D, cháu bà C, tôi quen biết ông E và có mối quan hệ thân thiết với bà F, thay vì chúng ta nói về chính mình.

Nhưng một người trưởng thành thật sự lại là người luôn tự đứng vững trên đôi chân mình, can đảm chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, không dựa vào ai cả, không đổ thừa ai cả.



0 giờ 30 phút

Một người phụ nữ 70 tuổi, được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy kiệt nặng, da xanh niêm nhạt, thở ngáp cá, toàn thân khai mùi phân dãi. Khi mình xử trí cấp cứu xong, mình hỏi hai người con gái ăn bận rất bảnh bao và thơm tho : Bệnh nhân bị bệnh gì trước đây, điều trị ở đâu, và diễn tiến nặng bao lâu rồi?

Mình đã ngỡ ngàng khi nhận được một câu trả lời : Bệnh tim mạch và u hạch gì đó không rõ, mẹ tôi đã khó thở cả tháng nay rồi, nhưng tôi nghĩ không sao nên không đưa đi khám bệnh.

- Hai chị là con ruột?
- Ừ con ruột.

Mình im lặng thở dài khi kết quả xét nghiệm và MSCT trả về là bệnh Lymphoma ác tính di căn não, di căn phổi, đái tháo đường, suy thận... Làm sao mà cứu chữa? Mẹ thì chỉ có một trên đời.
Tuần trước mình có đi dự đám tang của một bệnh nhân rất thân. Và đã chứng kiến những giọt nước mắt ăn năn của người con út.
- Bác sĩ biết sao không, cả bốn tháng nay tôi chưa gặp mẹ, dù nhà tôi và nhà mẹ cách có vài bước chân. Ai ngờ trưa hôm thứ 7, nhận điện thoại báo mẹ đã mất rồi... Giá như tôi ...
Thật, càng lớn tuổi, mình càng sợ trực cấp cứu. Không phải vì sức khoẻ vì chuyên môn hay vì áp lực phải tiếp xúc phơi nhiễm với những bệnh lây nhiễm hay vì có thể bị hành hung bất cứ lúc nào. Mà vì cứ phải chạm vào thật sâu bên sau mỗi con người dù mình không muốn...

----------------------------

1 giờ sáng

Bệnh nhân nam 23 tuổi, cơ thể gầy teo, nấm trắng đầy miệng đến cấp cứu vì tiêu chảy. Khi mình giải thích tình hình bệnh và đề nghị nhập viện thì bệnh nhân không chịu vì không có tiền.

- Em điện thoại kêu ba mẹ vào viện đi.
- Ba mẹ em li dị hồi em còn nhỏ xíu. Em sống với bà, mà bà ở tuốt dưới Vĩnh Long, em nói thiệt, em bị nghiện ma tuý đá và bị nhiễm HIV.
- Nhưng nếu em không nằm viện thì phải làm sao?
- Em cũng không biết nữa.

Nhìn cơ thể bệnh nhân chi chít những hình xăm, mái tóc nhuộm vàng khè ... sao mà khác quá với cách bệnh nhân trả lời.

- Em chỉ nghĩ mình đau đến đây để bác sĩ cấp cứu...

Mình lại thở dài, dù tiếng thở dài chẳng làm đêm ngắn lại. Phần lớn những người sa ngã và lầm lạc thường được lớn lên trong gia đình không có hạnh phúc, cha mẹ ly dị, hay nghiện rượu, cờ bạc và thuốc lá. Có bao giờ mỗi bước chân đi, mỗi quyết định trong cuộc đời, chúng ta đều cẩn trọng?

Sinh con rất dễ, nhưng nuôi dưỡng con lại rất khó! Khó vô cùng.

2 giờ sáng

Một thanh niên sỉn rượu đến để may những vết thương vùng mặt và lưng do bị chém. Khi điều dưỡng hỏi phần hành chính, thì anh ta nạt nộ đập bàn : Sao không khâu liền đi, cứ hỏi mấy cái vớ vẩn làm gì?
- Muốn khâu thì phải làm hồ sơ khai tên tuổi bị đánh ở đâu chứ, rồi còn phải kí tên yêu cầu khâu chứ.
- Tao đ* khai. Bây giờ tao hỏi tụi mày có khâu không thì bảo? Tụi mày có tin tao chém tụi mày bây giờ không?

Mấy anh bảo vệ nghe ồn ào, báo ngay cho công an. Và thanh niên sỉn rượu vừa thấy bóng công an lập tức bỏ chạy. Mới đó còn hùng hổ đòi đâm đòi chém ...

Thật, những người có xu hướng hung bạo và dễ kích động thường là những người sống trong sự sợ hãi và yếu đuối.

Vì sao khi đi trên phố mấy thanh niên trẻ hay nẹt bô rồ ga? Vì sao giữa đám đông mấy người trung niên kia ăn bận diêm dúa trang điểm cầu kì?
Bởi vì trong sâu thẳm họ khát khao được chú ý, khát khao được công nhận... nhưng họ chẳng có gì đặc biệt, buộc họ phải hành động như thế. Họ lạc loài!

3 giờ sáng

Một người đàn ông, 50 tuổi được đưa vào cấp cứu vì đau đớn vùng hạ sườn phải. Ông ta la hét inh ỏi :

- Bác sĩ đâu rồi? Tụi bây chết hết rồi hả? Tao vào bệnh viện cả tiếng rồi mà chẳng thấy tụi bây đâu...
- Bác sĩ đây, anh mới vào mà, y tá còn chưa kịp lấy dấu hiệu sinh tồn...

Người nhà vội nói bệnh nhân và quay qua nói với mình : Bác sĩ thông cảm, tại ảnh bệnh ung thư đường mật di căn gan, di căn hạch giai đoạn cuối rồi nên đau đớn và hay la hết. Bệnh Viện C đã cho về, khuyên gia đình, bệnh nhân muốn ăn gì thì cứ cho...

Đêm dường như sâu hơn với tiếng thở dài.

Nỗi đau niềm thống khổ là có thật, luôn hiện diện bên trong mỗi con người. Ai cũng đau cũng khổ, có người nhờ nỗi đau mà vượt lên được chính mình, tìm ra được con đường giải thoát và an lạc, nhưng cũng có người bị chết chìm trong đó.

Lẽ thường, khi người ta gần đến bên kia con dốc cuộc đời, cận kề cái chết, người ta sẽ buông bỏ hết những sân si, người ta sẽ chấp nhận và mỉm cười... Đằng này ...

4 giờ sáng

Một người phụ nữ đến cấp cứu vì đau đầu ngủ không được. Trong khi mình đang viết bệnh án thì nghe bà ta kêu lên : Chú bác sĩ và cô y tá kia, mau trả điện thoại lại cho tôi.
- Bà coi lại cẩn thận đi, tụi con đâu có lấy điện thoại của bà.
- Cô nói gì? Chỉ có cô và chú bác sĩ kia lại gần tôi... Không cô thì chú kia lấy. Báo bảo vệ hay công an ngay đi.

Bệnh nhân ngồi bật dậy, khác với lúc mới vào nhăn nhó khó chịu mệt mỏi
- Ôi mẹ ơi, mẹ nói cái gì kì lạ vậy? Con giữ điện thoại của mẹ đây. Tại con đi đóng tiền tạm ứng nhập viện nên mẹ không biết.
- Vậy hả? Tao tưởng hai đứa này nó ăn cắp.
Bé Khánh vừa định lên tiếng, mình vội ngăn lại và thì thầm : Thôi bỏ đi em.

Mình nhớ một câu chuyện trong Phúc Âm, có người đến hỏi : Nếu ai đó tát vào má con thì sao? Chúa Giêsu đã trả lời : Con hãy đưa luôn má còn lại cho người ta tát. Và nếu có ai xin con cái áo khoác bên ngoài, con cũng hãy cởi luôn cái áo khoác bên trong mà cho.

Thường chúng ta chỉ đến với Thượng Đế khi bị đau khổ, mất mát, muốn mà chưa được...

Và khi chúng ta bị ức hiếp bị bắt nạt, chúng ta mong là luật công bằng, luật nhân quả được thực thi.

Nhưng Thượng Đế luôn im lặng. Ngài dạy : Hãy tha thứ, hãy cho đi nhiều hơn.

Bởi chỉ những người yếu đuối, thiếu thốn, bị bỏ rơi ... mới dùng đến bạo lực và đi xin.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma từng nói :
Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa nặng trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp.


Cái Tôi của ai nhỏ bé thì tâm lượng người đó mênh mông
st,

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jul/2017 lúc 11:43am

Bác sĩ gốc Việt cứu mạng mẹ của bạn học thời thơ ấu


bs%20huy%20shanaz%20shah%20raiz
Bác Sĩ Huy Nguyễn và bà Shanaz Shah-Rais. (Hình: OC Register)

IRVINE, Clifornia (NV) – Bác sĩ chuyên khoa tim Huy Nguyễn vừa cứu mạng người mẹ của một người bạn từ năm lớp hai đến giờ của mình tại bệnh viện Hoag Irvine.

Theo báo OC Register, hôm 27 Tháng Hai, một vị bác sĩ gốc Việt vừa tận tình cứu chữa cho bà Shanaz Shah-Rais, một bệnh nhân gốc Iran năm nay tuổi ngoài 60. Ngay khi nghe giọng bà trên điện thoại khi bà nói chuyện với nhân viên bệnh viện Hoag Irvine, Bác Sĩ Huy Nguyễn nhận ra bà là người mẹ của bạn mình từ thuở mới đặt chân trên đất Mỹ năm 1982. “Vừa nghe tên bà là tôi nổi gai ốc. Tôi lập tức lái xe đến bệnh viện, chắc chỉ chừng tám phút,” bác sĩ nói.

Ông tiếp: “Khi nghe giọng nói của bà, tất cả mọi cảm xúc quay lại trong đầu tôi…”

Ông cùng gia đình đến thành phố Irvine năm 1982. Chỉ vài tháng trước khi gia đình ông vượt biên năm 1979, cha ông là Anh Nguyễn, một bác sĩ, qua đời vì bệnh ung thư bạch cầu.

Tàu của ông được một tàu chuyên chở hàng hóa của Anh cứu, theo báo OC Register.

Bác Sĩ Huy còn nhớ ngày đầu học lớp hai tại trường University Park Elementary School, khi tên ông bị đọc sai. Trong lớp còn có một học sinh khác cũng bị đọc sai tên, đó là Bardia Shah-Rais. Vì thế mà cả hai trở thành bạn thân.

Ông nói với báo OC Register: “Anh ấy hay phá phách, nhưng lại vui vẻ và thân thiện. Anh ấy hay chọc ghẹo tên tôi.”

Bardia Shah-Rais, hiện là phó giám đốc phát hành cho đài truyền hình FoxSports, nói với báo OC Register: “Có lẽ tôi có phá phách và ghẹo tên anh ấy. Nhờ vậy mà chúng tôi coi nhau như anh em.”

Gia đình ông Bardia Shah-Rais cũng vượt thoát từ Iran. Ông Cambyse và bà Shanaz Shah-Rais đưa gia đình đến Irvine sau một cuộc chính biến.

Ông Cambyse Shah-Rais trở thành người cha tinh thần cho ông Huy.

“Cha tôi thường đưa Huy đi tập bóng rổ, hoặc đưa anh ấy đi ăn doughnut,” Bardia nói.

Cả hai đứa trẻ cùng nhớ những ngày nghịch ngợm – ném giấy đi cầu ướt vào nhà người ta hoặc vào hồ bơi công cộng.

Có lần khi đang học lớp năm, ông Cambyse đưa cả hai đi coi một trận đấu của đội bóng rổ Lakers tại sân Inglewood Forum.

“Ông ấy thương hai đứa nhỏ lắm,” bà Shanaz nói về chồng mình.

Ngày 26 Tháng Bảy, 1992, ông Cambryse qua đời vì đau tim. Bà Shanaz không thể gọi điện thoại cho con trai Bardia để báo hung tin nên sau khi xe cấp cứu đưa chồng đến một bệnh viện bây giờ đổi tên thành Hoag Irvine, bà gọi cho ông Huy.

Ông Huy lái xe khắp Irvine để tìm bạn. Sau cùng ông tìm được Bardia và đưa bạn đến bệnh viện.

Bà Shanaz kể với báo OC Register là khi bác sĩ ra báo tin buồn thì bà, ông Huy và Bardia đang đứng trong phòng cấp cứu.

Sau đó, ông Bardia Shah-Rais học ngành truyền thông tại đại học Seton Hall tại New Jersey, rồi làm cho đài truyền hình Fox, và dần dần lên chức.

Ông Huy Nguyễn học trường y khoa Chicago Medical, theo ngành tim mạch.

Nhưng cả hai người bạn vẫn giữ liên lạc với nhau, theo báo OC Register.

Bác Sĩ Huy Nguyễn có thể hành nghề tại bất cứ nơi nào trên nước Mỹ, nhưng ông chọn Irvine.

Ông nói: “Tôi thích ở gần nhà.”

Ngày 27 Tháng Hai, bà Shanaz ăn tối một mình ở nhà trong lúc ông Bardia đang ở Thụy Sĩ quay một trận bóng đá cho đài truyền hình. Chợt bà thấy tức ngực và môi trên toát mồ hôi. Thấy triệu chứng này kéo dài, bà lái xe đến phòng cấp cứu bệnh viện Hoag Irvine. Theo báo OC Register, bà bị đau tim mà bác sĩ tim của bà lại đi vắng.

Thật may mắn là bà nhớ ngay đến Bác Sĩ Huy Nguyễn và hôm ấy lại là ngày trực của ông.

Bác Sĩ Huy chạy vội đến phòng cấp cứu và nhớ đến ngày bà Shanaz mất chồng tại cùng một chỗ.

Báo OC Register tường trình rằng Bác Sĩ Huy xuyên một sợi dây vào cổ tay bà, dẫn đến tim bà, thổi phồng lên để mở động mạch bà đang bị tắc nghẽn 90%.

“Bác sĩ lo cho tôi y như con ruột vậy,” bà Shanaz kể với báo OC Register.

Bác Sĩ Huy ở bên bà cho đến bốn giờ sáng rồi sau đó chở mẹ ông đến ngồi với bà.

Hiện giờ bà Shanaz đã hồi phục và đã nghe lời Bác Sĩ Huy bỏ thuốc lá.

Ông Bardia nói với báo OC Register: “Không ngày nào mà tôi không nhớ ơn anh Huy. Nhờ anh ấy mà tôi còn có mẹ.” (ĐG)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2017 lúc 9:32am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jul/2017 lúc 9:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2017 lúc 9:19am

Em đi ngoại tình đây, mình ạ.

Image%20result%20for%20beautiful%20lonnely%20woman%20by%20beach


Lụm bài này từ trong nước, không có tên tác giả hoặc nguồn,  xin ráng đọc. Dầu sao đó cũng là 1 lời than thở trong gia đình, từ đó chúng ta vó thể thấy được 1 mặt trái cuộc sống XHCN hiện nay trong nước.


Em đi ngoại tình đây mình ạ. Em đã chán cảnh phải ăn cơm một mình lắm rồi. Mâm cơm phần mình hôm nào cũng nguội ngơ nguội ngắt. Từ nhiều năm nay, em đã trở thành “chuyên gia” mang đồ thừa đến cơ quan ăn trưa. Thi thoảng cũng có hôm mình… bất chợt về sớm. Bất chợt mang theo bảy tám ông bạn rượu từ quán về nhà. Các quán thịt chó, thịt vịt, thịt bò xung quanh nhà mình đã quá quen với việc bê cả mâm sang rồi lại bê về. Nhiệm vụ của em sau đó là bôi vôi vào gan bàn chân và đổ nước cam chua vào miệng cho cả phi đội. Nhà mình không có chó mà bạn “đồng… mâm” của mình vẫn cho ra cả… đống chè.

Em đi ngoại tình đây mình ạ. Cả chục năm nay, đi chơi đâu cũng chỉ có em và hai con. Mình không bận việc cơ quan thì lại bị cuốn vào những cuộc thi đấu thể thao hoăc các cuộc họp mặt với bạn phổ thông, bạn đại học và bạn… nhậu. Có lần em đưa chúng đi suối nước nóng Kim Bôi. Một người đàn ông trên xe tưởng em là mẹ đơn thân. Ông ấy bị rơi vào hoàn cảnh gà trống (không thiến) nuôi con nên có ý đi tìm… gà mái.

Em đi ngoại tình đây mình ạ. Từ lâu rồi chúng mình chẳng còn thói quen cùng tán gẫu về một cuốn sách hay mua vé đi xem ca nhạc cùng nhau. Những cuốn sách em tâm đắc thì mình cho là “nổi loạn”, “vô duyên”. Những chương trình ca nhạc em muốn xem thì mình chê bai không tiếc lời, cho rằng gu thẩm mỹ của em chưa qua khỏi lũy tre làng. Chúng mình đã bị lệch pha rồi.

Em đi ngoại tình đây mình ạ. Từ hồi lấy nhau, tất cả bạn bè của mình đã trở thành bạn chung. Hội hè, gặp gỡ cần có cả đôi, thể nào em cũng bố trí công việc để "sánh vai” cùng mình. Nhưng mình toàn để em tự mình xoay sở với những việc hiếu, hỉ của bạn bè em. Cả những chuyến đi chơi do cơ quan em tổ chức cho cả gia đình, mình cũng kiếm được lý do thoái thác.

Em đi ngoại tình đây mình ạ. Cái vòi nước ở bồn rửa bát bị băng bó cả tháng trời do hỏng gioăng không làm mình áy náy. Em xách bao gạo 10kg đi qua phòng khách để vào bếp mà mình cũng không bỏ dở câu chuyện tiếu lâm với bạn học cũ để giúp em. Chính em là người dạy con trai biết khoan tường đóng đinh để treo tranh. Cũng chính em là người dạy con trai buộc dây giày, thắt ca-vạt khi nó đi phỏng vấn xin học bổng.

Em đi ngoại tình đây mình ạ. Em chán cảnh lúc ốm đau, phải tự gượng dậy đặt cho mình nồi cháo thịt bằm. Nằm một chỗ để giải thích cho mình từ chỗ để gạo đến công dụng của nồi cơm điện có khi còn ốm thêm. Em cũng chán khi phải thấy mình nhấc điện thoại lên cầu cứu các bà chị.

Em đi ngoại tình đây mình ạ. Em nghe mọi người nói hay gặp mình đi cùng một cô gái trẻ. Họ nói thế nào mặc kệ họ. Em chẳng có thời gian đi làm thám tử. Em chờ mình nói thật với em một tiếng. Cũng như em đang viết thư thông báo cho mình những việc em sắp làm.

Em đi ngoại tình đây mình ạ. Hôm em đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, cô bác sĩ phụ khoa tưởng mình đi lao động xuất khẩu ở Đông Âu rồi ở lại không về. “Sao chị không đi ngoại tình? Cơ quan “phụ nữ” của chị đã khô và teo hết lại rồi. Mà chị đã đến tuổi TMK đâu?”. Bác sĩ chuyên ngành ấy bao giờ cũng nói thẳng tưng, không cần rào trước đón sau. Chúng mình đã ngủ riêng từ sau ngày em sinh con gái bé. Mình sợ ngủ quên nằm đè lên con; rồi lại sợ mùi sữa mẹ gây gây; sợ nhỡ con tè dầm ướt sang người bố… Bây giờ con sắp thành thiếu nữ và chúng mình đã quên luôn cả chuyện nằm cùng giường.

Em đi ngoại tình đây mình ạ. Tuần này em đã đăng ký đi học khiêu vũ. Từ chỗ học thêm của con, em sẽ đi thẳng về sàn nhảy. Học xong, em sẽ quay lại đón con rồi hai mẹ con cùng đi ăn tối với nhau. Bếp ăn gia đình sẽ đóng cửa mỗi tuần hai ngày.

Em đi ngoại tình mình nhé. Nếu mình không muốn thế thì chúng ta sẽ ngồi lại thương thảo từng điều khoản trong bản “hợp đồng đi tù” mà nhà nước gọi bằng mỹ từ “Đăng ký kết hôn”.

Em chào mình.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jul/2017 lúc 9:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jul/2017 lúc 2:32pm

Người Đàn Bà Thứ Hai !

Image%20result%20for%20mẹ%20chồng%20nàng%20dâu

Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Bởi trước con anh ấy là của mẹ
Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ
Nhưng suốt đời anh yêu mẹ, mẹ ơi !

Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời
Hình bóng mẹ lồng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ con đuợc yêu thế đấy
Con cũng chỉ là người đàn bà thứ hai.

Mẹ đừng buồn những chiều hôm, những ban mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ
Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh.

Con chỉ là cơn gió mong manh
Những người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu âm ỉ cháy
Anh ấy chỉ dành cho mẹ, mẹ ơi !

Anh ấy có thể sống với con suốt cuộc đời
Cũng có thể chia tay trong ngày mai, có thể
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào, con chỉ là người thứ hai...

Phan Thị Vĩnh Hà
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2017 lúc 9:32am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2017 lúc 7:49pm
CHỌN VỢ HIỀN






Anh Tư góa vợ khi tuổi đời còn trẻ. Anh đang đi tìm cho mình một tình yêu mới, một người vợ mới. Đối tượng anh mong ước là một phụ nữ chân quê hiền ngoan dịu dàng để bù đắp cho anh cuộc hôn nhân đầu không mấy hạnh phúc vì người vợ đanh đá lấn lướt chồng. Anh quyết định tìm bạn bốn phương, nơi đây có nhiều cơ hội cho anh lưa chọn. Một vài bạn thân đã cản anh họ nói tìm vợ qua mục này là mạo hiểm gặp kẻ xấu nhiều hơn người tốt. Người vợ qúa cố anh Tư đã gặp gỡ chẳng xa xôi gì, ngay trong hãng làm việc ngày nào cũng gặp mặt nhau và tìm hiểu nhau cả năm trời mới đi đến hôn nhân thế mà anh Tư vẫn lầm cưới phải một bà chằng. Tìm bạn phương xa nếu có duyên vẫn gặp người như ý. Thế nên anh Tư muốn thử thách với đời.

Người con gái đầu tiên ở Việt Nam tên Hoa anh Tư quen biết qua mục tìm bạn bốn phương trên mạng.

Anh Tư đã về Việt Nam gặp Hoa tại làng quê của cô ở Vĩnh Long, Hoa dịu dàng hiền lành đón nhận chuyện tình cảm với anh, chỉ tha thiết xin anh khi cưới cô rồi hãy là người chồng chung thủy suốt đời. Thật sung sướng và hãnh diện khi được người đẹp xin chút tình yêu và hạnh phúc.

Về Mỹ, sau một vài lần anh Tư gọi phôn nói chuyện là Hoa đã tự động gọi lại cho anh, tấn công tình cảm nhớ thương ráo riết đến nỗi anh như lạc vào cõi u mê gởi tiền về Việt Nam cho cô chi tiêu và học Anh Văn để chờ ngày anh làm giấy tờ bảo lãnh cô sang Mỹ, chưa kể thỉnh thoảng anh Tư còn gởi thêm tiền theo yêu cầu của Hoa để lo cho cha mẹ, cho các em khi gặp chuyện cần thiết Cho đến một ngày, anh Tư trở về Việt Nam vì muốn mang niềm vui bất ngờ cho Hoa nên anh không báo trước. Anh hí hởn xách một va ly đầy qùa đến thẳng nhà nàng ở Vĩnh Long tưởng rằng cô thôn nữ dịu hiền tên Hoa sẽ mừng vui mở cửa đón anh và đón qùa vào nhà. Nhưng cửa mở là một anh chàng gương mặt ba trợn hất hàm hỏi:

- Anh tìm ai?

Anh Tư bối rối :

- Tôi tìm cô Hoa nhưng…chắc tôi đi lộn nhà?

- Anh ba trợn điệu bộ thách thức:

- Không lộn đâu, tôi là chồng cô Hoa đây.

- Anh Tư càng thêm bối rối, lắp bắp:

- Ủa….cô Hoa đã.. đã…

Anh ba trợn gằn giọng tiếp lời:

- Đã có chồng.. Hôm nay tôi theo vợ về quê ăn đám giỗ ông cố nội vợ.

Nhìn vẻ mặt và lời nói dữ dằn của anh ba trợn anh Tư biết điều rút lui ngay không muốn dây dưa thêm. Ra tới đầu ngõ anh mới hoàn hồn, một bà hàng xóm của cô Hoa đã chạy theo nói nhỏ với anh Tư :

- Con Hoa là gái bán ba ở Sài Gòn, thằng đó là chồng hờ con Hoa, con Hoa chuyên gài bẫy mấy ông gìa dê hay mấy tay Việt kiều mê gái để làm tiền.

- Anh Tư hú vía kiểm điểm lại cũng mất khá nhiều tiền với Hoa nhưng may mà chưa tiến xa hơn, chưa thân tàn ma dại. Cô Hoa đúng là một cô gái quê nhưng chỉ là trong qúa khứ mà thôi. Tức giận và cay đắng vì bị lừa tình lừa tiền mất mặt với người thân và bạn bè vì ai cũng nghe tin anh sắp cưới được một người vợ hiền trẻ đẹp từ Việt Nam. Anh nghi ngờ và thù ghét tất cả những cô gái quê trẻ đẹp qua mục tìm bạn bốn phương. Càng ghét anh càng tò mò thích ghé mắt vào mạng coi mục này, thấy cô Hoa lại tiếp tục đăng lời tìm bạn trai ở hải ngoại, cũng thiết tha, cũng chân thật như lần trước với tấm hình xinh đẹp của cô ai nhìn mà không động lòng. Không biết đã có anh chàng Việt kiều dại gái nào như anh đang đâm đầu vào chưa?

Nhưng một mẩu đăng tìm bạn của một cô gái khác đã đập vào mắt anh, lời rao tìm bạn rất thực tế:

“ Tôi tên B.V. gái quê miền Bắc, hiền lành, nhan sắc khá. Muốn được kết hôn với bạn trai ở nước ngoài để thoát cảnh đói nghèo. Không phân biệt tuổi tác, chỉ cần tình yêu thương và tôi sẽ là người vợ hiền chung thủy”

Anh Tư đã nhún vai :

- Lại một cô Hoa thứ hai.

- Lần trước cô Hoa là gái miền Nam, lần này B.V là gái miền Bắc. Gái quê miền Nam nổi tiếng thật thà mà cô Hoa còn lừa lọc thế huống chi gái miền Bắc thường khôn ngoan đáo để.khôn lường.

Anh chợt nảy ra ý định trả thù đời. Thế là anh Tư làm quen với cô gái có tên tắt là B.V. Anh gọi số phôn của cô khi nghe đầu giây bên kia nói “A lô” anh Tư nói ngay:

- Tôi muốn gặp cô Bích Vân hay Bạch Vân gì đó .

Một giọng nói Bắc kỳ rụt rè và ngại ngùng:

- Anh… nhầm số rồi ạ…

- Tôi tin là gọi đúng mà. Có phải cô tìm bạn bốn phương trên mạng không? Tôi muốn làm quen với cô.

- Vâng, nhưng em không tên là Bích Vân, Bạch Vân. Anh nhầm ai rồi

- Anh Tư cố dằn cơn bực mình giải thích thêm:

- Tôi đọc mẩu rao gái quê hiền lành muốn tìm bạn, tên viết tắt là B.V. Thế không là Bích Vân, Bạch Vân thì là gì?

Cô gái cẩn thận hỏi lại:

- À, viết tắt là B.V hở anh? chắc là em vì em tên Bền Vững, Nguyễn Bền Vững anh ạ.

Anh Tư mỉa mai nghĩ thầm: “ Ngây thơ vụng về nhà quê qúa nhỉ. Chính mình đăng tìm bạn mà còn không nhớ BV là ai. Hừm, nói dối nhiều qúa nên không nhớ nổi, biết đâu Bền Vững cũng chỉ là cái tên gỉa cho ra vẻ nhà quê chính hiệu”. Anh lẩm bẩm cho thuộc cái tên:

- Bền Vững…cái tên nghe lạ lạ...

Cô gái tự tin hơn:

- Bố em đặt thế vì muốn cho cuộc sống của em sau này luôn có hạnh phúc bền vững lâu dài. Nhưng cũng khổ lắm anh ạ, hồi còn bé đi học các bạn cứ trêu chọc vì tên em như tên con trai ấy.

Lối nói chuyện của cô Bền Vững thật chân quê. Nhưng anh Tư đã từng nghe về các cô gái Bắc lấp lánh sắc màu đủ kiểu, hiền lành mà chua ngoa, thật thà mà xảo trá, ngây thơ mà đầy bản lĩnh. Anh thú vị trước cuộc chơi này để cô Bền Vững trước sau gì cũng sẽ phơi bày bộ mặt thật

Trong vòng một tháng hai người đã nói chuyện với nhau nhiều lần và thân nhau hơn. Nhưng chỉ có anh Tư gọi cho Bền Vững, chứ cô chớ hề gọi lại cho anh. Đó là phong cách làm cao “cáo gìa, chảnh chọe” của các cô gái Bắc đỏng đảnh. Anh nghĩ thế.

Thế là anh lại gọi cho Bền Vững để câu chuyện tiếp tục tiến triển như ý muốn. Lần này anh Tư sẽ tấn công nhanh hơn:

- Chào em Bền Vững.

Như thường lệ cô hỏi thăm lê thê:

- Anh Tư có khỏe không? Hai bác có khỏe không? và các anh chị em của anh ở bên Mỹ có khỏe không ạ?

- Mọi người đều bình thường. Lần sau em hỏi thăm thì gom lại thành một câu ngắn gọn là “Cả nhà anh có khỏe không?” là đủ rồi, khỏi cần dài dòng em nhé, giòng họ anh nhiều lắm, em hỏi thăm sao cho hết..

- Vâng ạ.

- Anh muốn báo em một tin vui là anh sẽ về Việt Nam thăm em và gia đình để hai ta gặp mặt và tìm hiểu nhau nếu hợp sẽ tiến xa hơn.

Bền Vững mừng vui:

- Thật thế hở anh. Em mong ngày gặp anh lắm. Em sẽ cho bố mẹ em biết để chuẩn bị đón anh về thăm quê hương em.

- Anh sẽ mua vé máy bay và báo cho em biết ngày giờ anh xuống sân bay Nội Bài

- Cho cô Bền Vững niềm hi vọng ngất ngây vui mừng xong anh Tư thở phào, coi như chấm dứt một vở hài kịch. Sẽ có một người vỡ mộng như anh đã từng vỡ mộng. Anh sẽ ngồi ở Mỹ và ung dung tưởng tượng ra cái ngày cô Bền Vững hí hửng ra phi trường Nội Bài đón anh về, cảnh cha mẹ cô chộn rộn ở nhà chờ mong con đưa bạn trai Việt kiều từ Mỹ về và mơ ước một tương lai tưoi sáng đang chờ khi con gái họ được cưới sang nước Mỹ định cư.

Nhưng cô Bền Vững sẽ bẽ bàng thất vọng vì chẳng có anh Tư việt kiều nào về trong chuyến bay, cô sẽ phải trở về với con người thật của cô, nếu cô không nham hiểm lừa đảo như cô Hoa thì cũng là một cô gái khôn ngoan đáo để nào đó ở thành phố đang bán bia ôm, đang làm bồ nhí đại gia, hay làm gái gọi muốn từ gĩa “ngành nghề” tai tiếng này để lập lại cuộc đời tươi sáng hơn dưới vỏ bọc là một cô gái quê hiền lành thật thà như trước kia cô chưa hề sa chân vào cạm bẫy cuộc đời.

Những Việt kiều xa xôi vạn dặm như anh Tư thì đời nào biết được những mảnh đời éo le như thế?

Anh Tư chợt cao hứng, ngồi nhà tưởng tượng ra chưa hả hê bằng tận mắt chứng kiến màn cuối của vở kịch bi hài này Lần trước anh bị gái đẹp lừa, lần này anh lừa lại gái đẹp thế là huề, không nợ nần ân oán gì nhau.

Anh quyết định mua vé máy bay về Việt Nam.

Anh sẽ nhìn thấy con cáo gìa đóng gỉa nai tơ và dĩ nhiên chẳng đời nào anh lộ diện chứ đừng nói đến chuyện theo con cáo ấy về quê hương nghèo khổ của nó như ngày nào anh đã theo chân cô Hoa về Vĩnh Long.



Anh Tư ở trong một khách sạn tại Hà Nội, ngày hôm sau anh thuê xe taxi đến phi trường Nội Bài. Chuyến bay của anh cho cô Bền Vững đến vào buổi chiều, rất bài bản và đúng với thực tế vì anh đã hỏi tại dịch vụ bán vé máy bay ở Mỹ lịch trình ngày giờ chuyến bay về tới Việt Nam, dĩ nhiên anh không mua vé đi chuyến bay đó.

Còn chuyến bay thực sự có mặt anh Tư thì về Việt Nam sớm hơn một ngày nên hôm nay anh đã có mặt tại phi trường Nội Bài trà trộn với đám đông người bên ngoài đang chờ đợi đón thân nhân từ Mỹ về khi sắp đến giờ máy bay đáp xuống. Anh Tư đứng một chỗ khuất kín đáo để ý kiếm tìm và dễ dàng nhận ra một cô gái trẻ mặc áo trắng tay cầm một cánh hoa Hồng màu đỏ đúng như anh và cô đã giao ước, còn cô chốc nữa đây sẽ mỏi mắt tìm anh chàng Việt Kiều từ trong bước ra cũng mặc áo sơ mi màu trắng, ngực áo có đeo bảng tên Nguyễn văn Tư không bao giờ xuất hiện.

Anh ngạc nhiên sững sờ vì cô gái trông thật sự nhà quê, cách ăn mặc đơn giản và nét mặt xinh đẹp hiền lành ngơ ngác giữa chốn đông người.

Chuyến bay đến đúng giờ hành khách từ trong kéo hành lý ra ngoài gặp gỡ thân nhân, cô Bền Vững đến gần nhìn kỹ từng người rồi lại lui ra chờ đợi người khác, nét mặt cô lúc thì lộ vẻ căng thẳng vui mừng lúc thất vọng lo âu…

Cho đến khi dường như số hành khách của chuyến bay đã ra ngoài hết thì cô thật sự tuyệt vọng, cánh hoa Hồng đỏ trên tay cô hững hờ, cô đứng bơ vơ một góc chưa biết phải làm gì.

Anh Tư không hề cảm thấy hả hê thú vị như anh đã nghĩ, anh không muốn rút lui vì đã đạt ý nguyện mà trái lại anh càng tò mò muốn biết tâm trạng của cô lúc này.

Anh bước thẳng đến bên cô, anh sửa giọng cho khác đi một chút:

- Tôi có thể giúp gì cho cô không?

May qúa, cô không nhận ra giọng nói của anh vì có thể giọng nói qua phôn đường dài khác với giọng nói khi thực tế đối diện. Còn anh đã nhận ra đây là giọng nói của cô Bền Vững khi cô ngại ngùng chối từ và định quay đi:

- Không có gì ạ. Thôi tôi về đây.

- Tôi thật sự muốn giúp cô mà, nãy giờ tôi thấy cô đứng đây đã lâu.

Cô Bền Vững đành dừng chân lại:

- Không biết đã hết người của chuyến bay này chưa hở anh?

- Không còn ai nữa đâu.

Cô gái lập lại câu nói cũ:

- Thôi tôi về đây.

- Khoan đã, tôi có thể làm quen với cô được không? Tôi cũng là hành khách vừa từ nước ngoài về thăm Việt Nam, tôi thật sự muốn có một người bạn gái dịu dàng như cô.

Cô vội vàng từ chối:

- Không, tôi đã có bạn trai rồi. Hôm nay tôi đi đón anh ấy, chào anh.

- Tôi không tin thế vì bạn trai của cô đã không xuất hiện.

Cô gái khẳng định:

- Chắc anh ấy bận chuyện gì đó nên không về đúng hẹn chứ anh ấy nói dối tôi để được gì….

Cô gái tất tả bước đi như sợ bị người lạ níu áo lại. Giây phút này tình thế đổi ngược, anh Tư bỗng bồi hồi cảm động và có chút ân hận, cô Bền Vững qủa là một cô gái hiền lành đoan trang vậy mà anh đã nghi ngờ và thử thách cô. Anh Tư nhanh chóng đứng ngay trước mặt cô vì sợ cô đi mất:

- Cô Bền Vững, cô không nhận ra tôi sao? Tôi là Nguyễn văn Tư đây.

Cô Bền Vững đứng sững sờ nhìn anh Tư, anh nói giọng bình thường thật chậm cho cô nhận ra:

- Tôi là người đã làm quen cô trên mục tìm bạn bốn phương trên mạng hơn hai tháng nay và đã hẹn gặp cô ngày hôm nay.

Cô gái ngạc nhiên và mừng rỡ:

- Anh là anh Tư đây sao?

Anh càng thêm cảm động trước cử chỉ của cô:

- Anh thành thật xin lỗi em vì đã để em chờ….

Cô gái mỉm cười:

- Thật bất ngờ qúa, em đang không biết sẽ trở về nhà nói với cha mẹ em làm sao.

Anh Tư hỏi cái điều mà anh từng thắc mắc từ khi làm quen với cô:

- Nhưng anh hỏi thật em nhé, em có vẻ là một cô gái quê ít giao thiệp với cuộc đời, sao em lại có ý nghĩ tìm bạn bốn phương và bằng cách nào đăng trên mạng? Em có biết là lãng mạn và mạo hiểm lắm không? Sẽ có những người thật lòng và không thật lòng đến với em.

Cô gái thật thà:

- Vâng, em đã gặp người xấu rồi, có mấy người gọi điện cho em nói chuyện trên trời dưới đất, hứa hẹn những điều không tưởng. Em biết họ chỉ đùa bỡn không thật lòng nên không tiếp xúc với họ nữa, còn chuyện tìm bạn của em là ngẫu nhiên thôi, một người bác họ của em ở Mỹ về thăm quê miền Bắc thấy cảnh nhà em nghèo bác ấy muốn giúp em lấy chồng ở nước ngoài hi vọng em được đổi đời thoát khỏi cảnh khổ nên bác liều đăng trên mạng tìm bạn cho em để cầu may.chứ em chả dám mong.

- Có lúc nào em nghĩ anh cũng không thật lòng và đùa giỡn với em không?

- Em không dám nghĩ thế…

- Khi nào rảnh anh sẽ kể cho em nghe sau, nhưng kể từ giờ phút này thì em hãy tin anh nhé.

- Vâng ạ.

- Vậy anh có thể theo em về quê ngay bây giờ không ?

Cô gái cảm động và hãnh diện:.

- Anh không chê em nhà quê nhà nghèo thật qúy hóa vô cùng, bố mẹ em đang chờ đón khách phương xa đến thăm nhà đấy..

Họ đón Taxi về khách sạn ở Hà Nội để anh Tư lấy hành lý đồng thời Taxi sẽ đưa họ về làng quê cô Bền Vững cách Hà Nội khỏang 4 giờ lái xe. Anh Tư sẽ thuê phòng một khách sạn tại thị xã nơi gần làng quê của Bền Vững nhất để tiện việc đi lại với gia đình cô. Anh Tư đã đến một làng quê nghèo. Cha mẹ cô Bền Vững là nông dân và hiền lành chất phác.. Anh Tư thân tình hỏi cha mẹ cô Bền Vững:

- Hai bác cho em Bền Vững quen người ở Mỹ xa xôi như cháu, hai bác có an tâm không?

- Nhà chúng tôi nghèo nhưng anh không chê, không quản ngại từ xa xôi về muốn làm quen với em nó thì chúng tôi vui lắm, anh và em nó cứ tìm hiểu nhau thêm…

Anh Tư hào hứng:

- Nếu sau này cháu muốn cưới em Bền Vững mang sang Mỹ, con gái đi xa hai bác có buồn không?

Bác trai cũng hào hứng:

- Ở Mỹ là nhất anh ạ, ngày xưa chúng tôi chống Mỹ, nhưng bây giờ chúng tôi “chấm” Mỹ, chỉ thích cho con đi Mỹ thôi.

Chỉ qua vài câu chuyện với cha mẹ Bền Vững cũng đủ cho anh Tư hiểu họ là những người nông dân lương thiện, thật thà và cởi mở. Ở đời chuyện xấu tốt tuỳ người, những người đăng tìm và đi tìm bạn bốn phương có thật và có gỉa dối, tí nữa anh mất đi một mối chân tình vì vơ đũa cả nắm.

Ở chơi với gia đình cô Bền Vững một tuần thì anh Tư phải từ gĩa trở về Mỹ, anh đâu ngờ cô Bền Vững dễ thương đến thế, chân tình đến thế, cha mẹ cô tử tế đến thế. Anh tiếc là chuyến ở Việt Nam của anh qúa ngắn ngủi. Trong lòng anh Tư đang có niềm vui phơi phới vì đã tìm được đúng người, cô Bền Vững sẽ là người yêu, người vợ hiền như anh từng mong ước, mai này các người thân và bạn bè của anh ở Mỹ sẽ phải ngạc nhiên và ghen tị với anh vì điều may mắn này. Hôm qua anh đã nói chuyện và hứa hẹn nhiều điều với cô Bền Vững, anh dặn dò mấy lần:

- Em chờ nhé, anh sẽ về cưới em và bảo lãnh em qua Mỹ

Đáp lại cô Bền Vững ngây thơ cũng hứa hẹn sẽ yêu anh trọn đời.

Tiễn anh Tư ra phi trường Nội Bài có cha mẹ và cô Bền Vững. Cuộc chia tay bịn rịn và cảm động kẻ ở người về.

Khi anh Tư từ gĩa vào trong đã lâu mà gia đình cô Bền Vững vẫn còn đứng chờ ở ngoài. Bố mẹ cô sốt ruột liên tục giục con gái:

- Ta về thôi, anh ấy chắc đã lên máy bay rồi…

- Phi trường đông người nhìn ông đi qua bà đi lại mẹ hoa cả mắt, nhức cả đầu. Về đi con…

Cô Bền Vững gắt toáng lên:

- Bố mẹ làm gì mà cứ nhắng lên thế, Biết rồi, nhưng đợi con hỏi lại cho chắc.

Cô nhanh nhẹn chạy ra hỏi một nhân viên phi trường và được xác nhận là chuyến bay ấy đã cất cánh cách đây 10 phút thì cô mới thở dài nhẹ nhỏm, cô nói:

- Bây giờ bố mẹ đón xe về quê, con ở lại Hà Nội. không cần đóng vai gái quê nữa, anh Tư chẳng có cánh mà bay ngược trở lại ngay lúc này đâu.

Bà mẹ ngần ngừ:

- Thì con cứ về làm gái quê như từng là gái quê càng tốt chứ sao, làm vương làm tướng gì mà ở mãi Hà Nội?

- Về quê chán lắm bà gìa ạ, ở một tuần mà con muốn điên cả người. Nhưng bất cứ khi nào có anh Tư Việt kiều con lại trở về quê làm con gái ngoan của bố mẹ như chưa từng đi hoang.

Cô nghênh mặt tự hào:

- Mẹ cứ yên tâm, con chắc anh Tư sẽ về cưới con, con sẽ lấy được tấm chồng như bố mẹ từng mong đợi mà lại là chồng Việt kiều Mỹ hẳn hòi, hơn hẳn những đứa lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc đấy nhá.. Người ta nói đánh đĩ mười phương cũng chừa lại một phương để lấy chồng làm lại cuộc đời quả không sai. Không bao giờ con hí cho thằng tình nhân, thằng chồng hờ hay con bạn nặc nô cà chớn nào biết lai lịch nguyên quán của con nên đối với làng quê mình con vẫn là gái ngoan tử tế con nhà lành.

Ông bố giật mình mắng con gái:

- Ôi, con này ! khẽ mồm khẽ miệng chứ, mày ăn nói sỗ sàng và to tiếng thế ai nghe được thì tao đeo mo vào mặt. Ở làng quê bố mẹ phải nói dối và che đậy cho mày, nói mày lên Hà Nội làm việc trong một nhà máy ...

- Bố nhạy cảm nhỉ, ở Hà Nội con mặt dày như mặt đường nhựa cao tốc rồi. Chỗ này thiên hạ không ai biết mình đâu bố đừng lo. Nhưng bố mẹ thấy con đóng vai gái quê ngoan hiền có đạt không? Cũng phải kể đến công lao của mẹ góp phần vào, mẹ đã giúp con nấu nướng những món ăn dân gĩa miền bắc, món nào anh Tư cũng rối rít khen con đảm đang và khéo tay trong khi con là thứ gái đoảng. Muối cà, cà thâm. Muối dưa, dưa khú. Nấu cháo, cháo khét. Quậy bánh đúc, bánh đúc khê…

Bà mẹ thật thà âu yếm trách con :

- Con liệt kê đủ thứ đoảng mà món chủ yếu lại quên. Nấu cơm, cơm sống nữa chứ con. Mấy lần con nấu cơm không sống trên cũng sống dưới. Rõ khổ, may mà con đã mua về một nồi cơm điện để giải quyết vấn đề…

Cô Bền Vững nhún vai:

- Lên Hà Nội con lại ăn cơm hàng cháo chợ nên đến bây giờ vẫn chưa biết nấu nướng là gì.

Ông bố thở dài:

- Bà chiều nó qúa nên mới thế, mới ra nông nỗi này.

- Ý ông lại đổ vạ tại tôi nuông chiều đứa con gái độc nhất của chúng ta nó mới đổ đốn hư hỏng bỏ nhà đi hoang đấy hử ? Ông có giỏi sao không cho tôi đẻ thêm đứa thứ hai, thứ ba, thứ tư đi thì đâu đến nỗi…

Ông bố điên tiết:

- Bà lại ngoạc mồm ra chê trách tôi sau trận ốm vàng da sốt rét thập tử nhất sinh tôi không thể có con được nữa hả? hả? đừng có chọc vào tự ái của tôi. Rõ chửa?

Cô Bền Vững cong cớn đe dọa:

- Hai ông bà mà cãi nhau nữa là đây ở Hà Nội luôn không thèm thỉnh thoảng về quê thăm nhà cho biết thân….

Hai vợ chồng nhà quê vội vàng xuống nước vì sợ con gái nổi giận tung hê bất cần đời giữa chốn công cộng này:

- Đừng đừng con…bố mẹ chỉ lẩm cẩm nhắc lại thôi

- Bố mẹ hiểu rồi, dù sao con cũng đang muốn tìm chồng để làm lại cuộc đời. Con tìm đâu ra anh Tư Việt kiều thật là giỏi, chẳng đoảng tí nào..

- Cô Bền Vững nguôi ngay và khoe thành tích:

- Tâm lý Việt kiều nào về Việt Nam chẳng muốn cưới vợ hiền, vợ ngoan, càng nhà quê càng được tin yêu. Con đã ra tay thì anh Tư có mà chạy đằng trời .

Bà mẹ khuyên con:

- . Ừ, anh Tư có vẻ tin cậy và thương yêu con, hãy giữ gìn mối quan hệ này cho tốt…

Ông bố năn nỉ:

- Mày liệu mà lấy chồng đi, lông bông mãi là tàn đời con ạ. Bố mẹ bó tay không dạy bảo được mày, bố chỉ xin mày nghiêm túc nghe lời một lần này thôi.

- Khỏi cần bố mẹ dạy đây cũng biết thừa, gái hư hỏng như con ở Việt Nam ai thèm lấy có chăng là Việt kiều phương xa hay lấy tây lấy Mỹ thôi. Nói thật nhé, đây ăn chơi Hà Nội chán rồi đang muốn được tung cánh bay đi Mỹ đi Tây xem nó sung sướng thế nào.

Cô Bền Vững đầy khôn ngoan bản lĩnh, cô đã tự đạo diễn cho mình một kịch bản chặt chẽ và hợp lý, đóng vai cô gái quê tìm bạn trên mạng, lúc ngơ ngác ở phi trường Nội Bài, lúc thấy anh Tư xuất hiện con cáo gìa như cô đã đóan ra anh Tư ngay dù chưa hiểu thấu đáo anh xuất hiện bất ngờ thế vì lý do gì, cô càng diễn giỏi diễn hay hơn nữa vai trò cô gái quê đoan trang hiền thục làm anh Tư ngả nghiêng từ những phút gặp gỡ đầu tiên ấy.

Những ngày cùng bố mẹ tiếp anh Tư cô luôn ra vẻ là đứa con ngoan, là cô gái tốt càng làm anh Tư thêm quấn qúyt và gắn bó

Nhớ lại anh Tư đã kể cho cô chuyện bị cô Hoa lừa, cô Bền Vững nhếch môi cười khinh bạc, khinh thường cô Hoa kia chưa sắc bén và kinh nghiệm đời còn non kém thua xa gái Bắc kỳ đầy bản lĩnh như cô, thà hư hỏng tai tiếng ở đâu nhưng với quê hương bản quán mình phải giữ gìn. Làng quê, gia đình là nơi an toàn nhất để trở về dung thân làm lại cuộc đời.

Chia tay bố mẹ tại bến xe trước khi mỗi người đi một ngã cô Bền Vững tươi cười hứa hẹn:

- Ông bà gìa cứ về quê và chờ đợi tin vui nhé. Anh Tư Việt kiều sẽ sớm về Việt Nam xin cưới con, mà dù chẳng may anh có “xù” thì con cũng sẽ tìm được anh Tư Việt kiều khác để rước đi đứa con gái giời đánh này, của nợ đời này, oan gia nghiệp chướng này cho bố mẹ được ăn ngon ngủ yên.


Nguyễn Thị Thanh Dương


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jul/2017 lúc 7:51pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jul/2017 lúc 8:56am

Từ trong một góc nhà, con Lu nhảy bổ ra, sủa vang lên rồi cắn chặt vào ống quần người lạ mặt. Nó dùng hết sức kéo ghì người kia không cho bước tới.
Bất ngờ và vô cùng hoảng sợ, gã thanh niên la lên kinh hoàng:
- "Chó, chó'.
Có lẽ cú ngoạm vừa rồi quá mạnh nên hắn ta thấy đau.  Hắn la lớn lên
- "Chó! Chó cứu tôi, cứu tôi"
Má  từ dưới nhà tất tả chạy ra. Bà thấy con Lu đang kéo người đàn ông với sự hung dữ hiếm có. Má la lớn:
-Lu!  Lu, nhả ra.
Con Lu nhìn má rồi nhả ống quần người đàn ông kia ra. Nó lui lại mấy bước, nhìn chăm chăm vào gã và nhe răng gừ gừ đe dọa.
Má ngó người đàn ông lạ mặt. Trên tay hắn cầm cái búa đóng đinh , cái kềm và cái cưa nhỏ mà hôm qua ba đang sửa cái chái nhà chưa kịp cất vào.
Má hỏi:
-Chú là ai, sao lại vào nhà tôi và lấy mấy cái đồ này.
Gã đàn ông mặt tái xanh vì sợ, hắn lắp bắp:
-Da! Cháu đi mua ve chai, thấy mấy món này tưởng bác bỏ nên cháu lượm.
- Bỏ gì mà bỏ, Ba sắp nhỏ tui để trên cái bàn đàng hoàng mà,  chiều về ổng làm tiếp. Mà chú có bị gì không?
Hắn kéo ống quần, hàm răng con Lu in dấu trên bắp chuối. Cũng may không sâu và cũng chưa chảy máu nhiều.
Má kêu gã đàn ông đi vào, ngồi xuống cái ghế đặt sẳn bên hiên nhà. Hắn bước đi mà hai chân vẫn còn run. Con Lu vẫn  gầm gừ. Rồi nó đi theo hắn với một khoảng cách vừa đủ để thủ thế. Nó nằm xuống, nghếch mặt về phía hắn như đe dọa.
Má vô nhà lấy một con dao phai , bà hơ sơ lên lửa rồi dùng bề nằm con dao ấy đẩy nhẹ lên vết máy chảy. Không biết bà học cách trị này từ đâu, nhưng bà nói đó là bài thuốc gia truyền đề phòng chó dại. Con Lu nhà tôi không phải chó dại, nó bình thường, ngoan ngoản. Nhưng làm như vậy an toàn hơn. Xong vài lần làm phép má lấy dầu cù là bôi lên vết thương của gã. Má nói từ tốn:
-Thôi! Chú đi đi, từ nay đừng vô nhà người khác lấy đồ nữa nghen. Con chó này nó dọa chú thôi. Chứ nó làm thiệt chắc chú phải đi nhà thương.
Gã đàn ông đã để mấy món đồ trở lại trên cái bàn ngay đó. Hắn bẻn lẻn :
-Xin lỗi bác. Con đi.
Và hắn ngừng lại một giây, hắn lí nhí:
-Bác ngó chừng con chó dùm con.
Má tôi cười tự tin:
-Không sao đâu, Chú cứ đi tự nhiên. Tay chú không cầm món gì là nó không cắn chú.
Gã đàn ông đi ra hướng cổng nhà. Con Lu ngồi bật dậy, lửng thửng đi theo tiễn đưa. Mắt nó dịu lại bình thường,  không có vẽ gì là hung dữ.
Gã đi khuất, nó trở vào đi lại gần bên má, dáng sợ sệt như chịu tội. Má cười vuốt đầu nó:
-Không có gì! Con không sai.
-Giỏi lắm nếu không chiều ổng về lấy gì mà cưa với đóng.
Con Lu liếm liếm bàn tay của má như cám ơn, rồi lửng thửng trở vào nằm  bên cạnh gốc Lê Ki Ma sai oằn những trái.

........
Nó là con chó Lu, con của con chó Ki nhà tôi.
Con Ki má nuôi từ lúc nó còn nhỏ xíu.
Ở nhà quê chỉ nuôi loại chó thường để giữ nhà  Họ không biết nhiều và kén chọn về các giống chó. ( Mà nghèo quá trời,  tiền đâu mà nuôi chó kiểng, chó nhà giàu).
 Chó thường thả rong trong nhà, trong xóm. Chẳng cao lương mỹ vị, chẳng có thức ăn riêng, cũng chẳng hề dắt đi dạo hay tập luyện chi cả.
Nuôi chó theo suy nghĩ đơn giản nơi xóm làng tôi là để chống trộm, để bắt chuột, bắt chồn, bắt cáo bảo vệ đàn gà và.... ở một số người là để ăn thịt.
Cho chó ăn gì ư? Đơn giản lắm. cả nhà ăn cơm, xương vứt xuống, chó chực sẳn để ăn. Cả nhà ăn xong, còn tí cơm nguội hay trẻ con bỏ mứa, chan vô tí nước cá hay thức ăn thừa bỏ vào thau  nhỏ hay tô riêng của nó . Chắc chắc ở miệng vài cái kêu nó, là nó chạy tới ăn.

Đôi khi túng quá không có gì cho chó, vô nồi cám heo, múc cho cho một bát. Thế cũng xong. Nó ăn đơn giản như người dân nhà nghèo-"Có gì ăn đó"

 Còn một kiểu ăn của chó nghe ra rất kỳ cục mà vô cùng bình thường,  tiện lợi ở xứ VN ta,  là cho chúng ăn cứt của trẻ con. Dường như đó là món cao lương mỹ vị của loài chó vì không có con chó nào chê. Các em bé cứ ngồi làm một bãi, chủ nhà chắc chắc vài tiếng là nó tới liếm sạch. Chả cần dọn dẹp hay sợ hôi thúi gì cả.
Ở ngoài sân ư? Lấy chút đất cát, phủ lên một lớp là xong. Ở trong nhà thì dùng khăn ướt  hay giấy báo lau lại là sạch như thường. Có bà làm biếng, còn đưa cả mông con chó liếm rồi mới đem con đi rửa.

Người VN ta coi chó là con vật dơ dáy, nên ít khi rờ tẫm thương yêu (Nhưng không giờ tắm rửa, kỳ cọ cho nó). Nhiều con chó thân thể lỡ loét vì có rất nhiều bò chét cắn hút máu. Nó chỉ biết lấy miệng nhăn nhăn mà không biết làm sao tiêu diệt.
Nếu con chó ở các nước Ău Mỹ được ngủ trong nhà, có giường nệm, được chủ bế chủ bồng, đôi khi ngủ chungvới chủ. Thì con chó VN ngủ bên hiên nhà hay một góc nào đó ở nhà sau. Mắt trừng trừng nhìn vào bóng đêm để canh trộm. Khi đau yếu hay bệnh hoạn thì phó mặc cho trời. Gặp ông chủ bất nhân, còn đập cho nó chết  sớm để ăn thịt, hoặc bán cho mấy tiệm Cầy Tơ.  Tội nghiệp cho "kiếp chó"
.........

Con Lu nhà tôi là một trong bầy chó 10 con của con chó Ki mà má tôi nuôi từ nhỏ. Con KI rất ngoan và hiền. Nó chạy long nhong trong xóm và có có bầu lúc nào cả nhà cũng chẳng hay. Khi thấy cái bụng nó to lên mới biết nó có mang.
Rồi một hôm nó vắng bóng. Cả ngày không thấy nó đâu. Hôm sau buổi chiều thấy nó về ra vẻ đói bụng lắm. Má tôi cho nó tô cơm đã để dành cho nó. Nó ăn một loáng là hết sạch rồi nó chạy một vòng xung quanh nhà như kiểm tra rồi biến dạng. Hôm sau cũng giờ đó nó về kiếm ăn.
Cả nhà đoán già, đoán non là nó theo trai. Chỉ có má tôi tinh ý:
-Má nghi nó đẻ rồi. Hôm nay má thấy cái bụng nó xẹp.
-Vậy nó đẻ ở đâu hả má?. Nó đẻ xung quanh đây thì phải nghe tiếng chó con kêu chứ?
- Má không biết, chỉ đoán thôi.
Cả mấy chị  em tôi bung ra đi tìm xung quanh nhà, chuồng heo, chuồng gà... đều không có.
Hôm sau nó về, chung tôi chờ nó như một toán lính phục kích chờ kẻ thù xập bẫy.
Nó ăn xong, lại gần má tôi , miệng rên lên ử ử như muốn nói gì đó. Má giả bộ hất nó ra:
-Ki ! Đi chỗ khác chơi để má làm việc.
Nó lại rên và cắn lai quần má kéo đi. Lần này thì chúng tôi biết rồi. Nó muốn má tôi đi theo nó. Má xoa đầu nó hỏi:
-Con muốn má đi theo con hả?
Nó như hiểu ý, đi trước, thỉnh thoảng dừng lại như chờ đợi rồi lại tiếp tục đi. Nó dẫn chúng tôi đi qua khỏi chuồng gà, chuồng heo, bặng qua hàng cây mận, cây khế và dừng lại bên một gốc cây dừa.
Cây dừa nghiêng nghiêng soi mình bên ao cá. Một bên gốc dừa là đám cỏ tranh. Lá cỏ tranh bị dắu chân đạp nghiêng một bên, chừa ra một cái miệng hang . Trong hang nghe có tiếng chó con. Có lẽ chúng đánh mùi mẹ chúng về.

Con Ki dừng lại đưa mắt nhìn má tôi rồi nhìn vào miệng hang, như bảo má tôi đã tới rồi. Má nhìn nó âu yếm:
-Con đẻ rồi hả?
Nó sủa lên mấy tiếng như báo tin rồi nhìn má tôi với đôi mắt thật lạ. Ươn ướt như xúc động xen lẫn sự hảnh diện tự hào là đã cho má một món quà.
Má ngồi xuống, thò tay vào trong và lôi ra một con chó đốm thiệt xinh.
Ôi chao! con chó đẹp quá, tôi giành lấy ôm vào lòng. Con Ki nhìn theo tôi rên ử ử như khoe khoang. Rồi một con nữa cho thằng út. Cũng chó đốm. Thằng Út la lên:
-Chó đực má ơi.
-Chị là con chó cái. Dễ thương quá, mà nó chưa mở mắt má ơI.
-Con vô nhà lấy cái thau giặt đồ bưng ra đây. Má rờ thấy còn nhiều lắm.
Tôi dạ một tiếng rồi ôm con chó chạy đi. Con Ki ngần ngừ một giây rồi chạy theo tôi. Có lẽ nó sợ tôi làm hại con của nó.
Má lôi ra từ từ và tổng cộng có 10 trự chó con. Có đốm có vàng, có nâu mà con nào con nấy dễ thương làm sao.

Má bưng thau chó vô nhà, lót một cái khăn dưới bộ ván cho mẹ con nó nằm.
Bầy chó con thiệt là dễ thương. Lúc mới sinh ra mắt nó nhắm nghiền, sau mấy ngày thì mở mắt . Bầy chó xinh xắn với bộ lông mềm và mịn. Mỗi khi  con đói, con Ki nằm ngữa ra, bầy chó con rúc vào bú mẹ. Chúng giành nhau chí chóe thật vui.
Chúng tôi thích quá, cứ chui ra chui vô thăm chừng và sờ mó. Thỉnh thoảng má bắt gặp la lên:
-Đi ra, đi ra! Chui dưới gầm giường, gầm ván mai mốt học ngu lắm. Hoặc
- Đừng ôm chó nhiều, có hơi tay không tốt đâu con.
Nhưng gì là gì! 10 con chó con là món quà mà ơn trên cho gia đình chúng tôi. Chị em tôi nâng niu chúng như con búp bê hay một món đồ chơi giá trị nhất.

Rồi bầy chó con lớn lên, chạy lúc thúc theo mẹ khắp nơi. Đến đây má tôi phải đối diện với sự thật là lấy gì cho chúng ăn. Một chó mẹ với 10 con chó đang tập ăn làm má tôi thêm vất vả. Xóm giềng cho biết chó tôi đào hang để đẻ thì chó con sẽ khôn lắm, cho nên nhiều người tới nhà xem chó và gợi ý để xin hay đổi gạo.
Chúng tôi muốn nuôi hết, hay ít nhất cũng để lại vài con. Nhưng má không chịu. Má nói con Ki nó còn đẻ nữa, mình chọn để lại một con để nuôi là đủ rồi.
Em tôi nói:
-Cho nó đi, nó nhớ mẹ nó khóc thì làm sao?
-Con không muốn, con muốn nuôi hết má ơi!
Mặc chị em tôi nói và năn nỉ thế nào, má cũng chỉ chừa lại con Lu còn lại 9 con má cho người ta hết.
Mỗi lần có người vào bắt chó con. Má tôi sai tôi kêu con Ki đi ra chỗ khác, rồi má bồng con chó nhỏ đưa họ ra khỏi cổng nhà. Má dặn dò là cho nó ăn no, thương và chăm sóc nó
Không phải má không thương, nhưng má không nuôi nỗi. Em tôi buồn hiu. Nó lại gần con Ki xoa xoa bộ lông thì thầm.
-Con mày bị bắt đi rồi. Mày đừng khóc nghen Ki

Sau đó, con Ki còn đẻ thêm hai lứa nữa nhưng nó đẻ ở nhà. Má tôi đã chuẩn bị sẳn sàng ổ đẻ của nó mỗi khi nó gần tới ngày sinh. Tuy nhiên má không cho nuôi thêm con nào nữa. Hai con chó trong nhà cũng đủ lắm rồi
.......

Con Lu là con chó đực, nó có bộ lông vàng và tướng thon gọn. Nó là con chó giỏi nhất trong bầy. Khi còn nhỏ nó không ỉa bậy trong nhà, biết nghe lời và rất thính hơi mỗi khi có con nào lạ xuất hiện. Đặc biệt con Lu rất mến chủ và ăn uống nết na. Nó không ăn vụng hay ăn hổn, khi cho phép nó mới dám ăn. Ba chọn nó vì nó không sủa bậy. Còn chúng tôi thích nó vì nó rất thân thiện với tất cả mọi người.

Con Lu khôn và dữ hơn con Ki. Mỗi sáng ba tôi thường dậy sớm đi làm. Hôm nào lỡ ngủ quên là mẹ con nó cào cửa kêu ba tôi dậy. Ba tôi uống cà phê sớm, thỉnh thoảng còn chút cặn ông đổ vào tô cho con Lu.
Trong xóm ai tới nhà cũng được, hai mẹ con con Lu vẫn nằm im nhìn theo. Nó không gầm gừ hay sủa lớn tiếng làm dữ. Dường như mọi người trong xóm trở thành gia đình  quen biết. Nhưng nếu ai vào nhà má tôi không ra đón, thì con Lu sẽ đứng dậy để đi theo. Nó chỉ đi theo và ngoắc đuôi ve vẩy như vui mừng chứ không làm gì hết.
 Nhưng nếu khách lấy một món đồ nào đó trong nhà mà đi ra một mình nó sẽ kéo quần lôi lại. Tốt nhất xin hoặc mượn món gì phải có người nhà đưa ra cửa, nó mới tin và nằm im cho đi. Nhiều khi bận tay không ra được. Má la lớn lên :
-Lu! Cho bác đi, má đây nè.
Thế là an toàn nó không làm khó dễ.

Rồi con Ki già đi, một hôm ba tôi ra vườn con Ki đi theo,  Một con rắn hổ mang nhào ra tấn công ba tôi. Con Ki nhảy vào chiến đấu. Hai con quần nhau kịch liệt và có thể con rắn đã cắn trúng con Ki. Con rắn đã thua, nhưng con Ki cũng không toàn vẹn. Đem nó vào nhà nó yếu hẳn ra, thở thoi thóp và sau đó nó chết.
Chị em tôi khóc quá chừng vì thương nó. Ba nói đừng cho ai biết hết nghen con. Để chiều tối mình đem nó đi chôn.
Thời sau 75 người ta đói cái gì cũng ăn. Sự ăn tạp lan tràn không lý giải được. Mèo chết cũng ăn, Chó bị thuốc chết cũng ăn. Chó chôn rồi cũng lén đào lên làm thịt.
Cho nên ba tôi không dám cho biết chó nhà đã chết. Chạng vạng tối, ba đào một cái hố bên cạnh gốc cây điều. Con Ki được khiêng ra bỏ xuống. Ba lấp đất, nện thật chặt. Má đóng một cái cây làm dấu rồi đốt nhang khấn vái nó.
Nhà tôi buồn trông thấy, con chó cũng như một thành viên gia đình. Nó đã sống với chúng tôi thật lâu. Tình nghĩa thật đầy. Nó chết vì bảo vệ chủ. Nghĩa cử của nó  nhiều khi con người cũng không bằng.

Khi gia đình tôi làm giấy tờ và chuẩn bị xuất ngoại. Không biết con Lu có hiểu hay không mà nó đổi tính. Nó không hoạt bát như lúc trước. Nó buồn bã hơn và hay đi rong. Mấy lần bà Hạnh nhà đối diện cứ than mất hột gà. Bà sáng đi sớm, chiều mới về. Bà nuôi hai con gà mái đẻ. Bà làm cho gà một cái ổ ngay bên nhà bếp . Bà không thấy gà đẻ thêm mà cũng không thấy gà ấp. Thỉnh thoảng lại mất thêm một trứng. Ban đầu bà tưởng rắn tới tha đi. Nhưng rắn đâu có ăn từng trứng một mỗi ngày.
Một hôm bà về sớm để rình. Y như rằng anh Lu nhà tôi vào tha trứng đem đi. Bị bắt quả tang má tôi la con Lu một trận và đền tiền cho bà Hạnh.
 Nó tiu nghỉu nằm yên chịu phạt. Chúng tôi cũng không hiểu nó làm vậy để làm gì? Chỉ biết đôi mắt nó thật buồn nhìn má tôi như khóc.

Ba má tôi sang  nhà và vườn đất lại cho cậu Hai, người em bà con của má. Bán lại cũng như cho vì không thể làm khác hơn. Bỏ hết chỉ đem theo ít quần áo để ra đi định cư tại Mỹ. Ông bà ngoại bảo đem con Lu về ông bà nuôi cho. Nhưng con Lu đã quen với xóm giềng, căn nhà và bà con nơi này. Nên cậu Hai nói hãy để nó ở đây như xưa. Cậu hứa sẽ săn sóc nó thật tốt.

Thư từ qua lại mới biết ngay sáng nhà tôi bỏ đồ lên xe ra đi. Con Lu chạy theo ra tới cuối con đường. Nó về nằm bẹp một chỗ chẳng ăn uống. Ngày nào nó cũng ra đầu ngõ ngóng chủ xưa. Không ai dụ nó ăn uống được. Cậu hai tới gần tính cột nó lại không cho đi nữa, nó làm dữ như muốn cắn người. Được hơn 1 tháng thì nó mất.
Không biết họ có đem nó ra làm thịt ăn không, tôi không nghe cậu Hai nói.

Con Ki, con Lu là chó mà nó có nghĩa có tình, biết lẽ phải biết đúng, biết sai.Nó là một thành viên trong gia đình tôi. Nói theo thuyết nhà Phật, nó có duyên với chúng tôi. Duyên tận, nó chết. Đành phải chịu.

Người ta hay ví von:'Ngu như chó" nhưng theo tôi, chó không ngu, nó khôn nhất trong các loài thú. Đi xa mấy nó cũng biết đường trở về nhà.  Nó trung  thành và hết lòng bảo vệ chủ, Nó biết ngoắc đuôi mừng vui khi chủ về nhà. Nó biết nằm xuống chịu chủ phạt mỗi khi lầm lỗi. Nó biết đau buồn, nhịn ăn chịu chết khi chủ bỏ đi.
Biết bao nhiêu con chó đã liều mình hộ chủ. Có những con chó đã là những đội quân khuyển tinh anh. Có con chó đã trung kiên dẫn người chủ mù đi đường hàng ngày. Và cũng có biết bao con chó đã lập thành tích trong những buổi biểu diễn nghệ thuật.
Con chó còn là đứa con yêu dấu của người cha người mẹ không con cái khi tuổi về già. Nó là người bạn chung thủy của những người cô đơn hay khuyết tật. Nó không thể nói, nhưng đôi mắt và cử chỉ của nó đã nói biết bao điều.

Con Lu đối với tôi thân thiết như một người em nhỏ trong nhà. Chúng tôi có nhiều trò chơi vui vẻ, rượt đuổi nhau chạy khắp vườn. Tôi ra đi bỏ lại nó cô độc lẻ loi đến chết. Trong tôi, nó như một người thân đã vĩnh viễn ra đi. Tiếc nuối, hoài niệm, nhớ thương  và cảm thấy mình bạc bẽo, có lỗi với nó.

Mong rằng kiếp sau nó đầu thai làm người. nếu vẫn không thoát khỏi kiếp chó, xin  cho nó được sinh ra ở Nhật, ở Mỹ, hay ở những nước văn minh. Nơi đó họ coi chó như bạn và chó sẽ có những điều kiện chăm sóc thật tốt như con người.

Một câu cuối cùng, tôi xin viết để chấm dứt bài này:" XIN ĐỪNG ĂN THỊT CHÓ "

 Nguyễn thị Thêm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jul/2017 lúc 4:58am

8 MẨU CHUYỆN CÓ Ý NGHĨA

Image%20result%20for%20cup%20of%20coffee
  
Cuộc sống lúc nào cũng trôi qua quá nhanh, trí nhớ của chúng ta lại ngày một kém đi. Đã lâu rồi, hôm nay, tớ lại mới nhớ ra. Nên tớ sẽ đăng thêm một bài, để khi nào quên sẽ lại lôi ra đọc, nhắc nhở bản thân hãy cố gắng lên.

 1. Câu chuyện thứ nhất.

Một hôm nọ,thư ký nói với giám đốc:
"Anh à, em có bầu rồi"
Giám đốc vẫn làm việc, cười mỉm rồi nhẹ nhàng nói:
"Anh triệt sản lâu rồi"
Nữ thư ký ngây ra một lúc gượng cười nói
"Em chỉ nói đùa với anh thôi mà"
Giám đốc nhìn cô một lúc, uống mụm trà rồi nói
"Anh cũng thế"
Sống trong giang hồ, dù gặp việc gì cũng chớ hoang mang, cứ bình tĩnh rồi đâu sẽ có đó.
 2. Câu chuyện thứ hai.

Ba chàng trai đến nhà cô gái hỏi cưới.Phụ huynh mời tự giới thiệu.
A nói: "Nhà cháu có vài tỷ đồng".
B nói:"Nhà cháu có một loạt bất động sản, trị giá vài chục tỷ."
C nói:"Cháu không có gì cả, ngoài đứa con trong bụng con gái bác".
A,B không nói gì cả, chuồn đi. 
Khi cạnh tranh, chưa hẳn có tiền mới giải quyết được, mấu chốt là ta phải có nội ứng ở vị trí thích hợp.
 3. Câu chuyện thứ ba.
Bảy năm trước anh ta bỏ rơi vị hôn thê để đi nước ngoài, giờ đã có thành tựu, nhớ về người xưa, lại được biết cô sống rất vất vả, nên tìm cách đến thăm.
Anh thấy cô đang cạo vảy cá , bên cạnh là một bé trai rất giống anh, đột nhiên trong lòng rất bối rối.
Cô tự dưng ngẩng đầu nói với sang dãy hàng đối diện:
"Anh còn không mau mà đi về nấu cơm cho con"
Anh thở dài một hơi, lặng lẽ bỏ đi.
Cô vội vã hướng sang bên người đàn ông phía đối diện nói:
"Chuyện vừa nãy cho tôi xin lỗi nhé"
Nếu đã không muốn trở thành gánh nặng của anh, thì cũng không muốn để anh phải sống trong áy náy.
 4. Câu chuyện thứ tư.
Bố đang sửa xe, con trai cầm mảng đá vẽ lên vỏ xe. Bố nhìn thấy, giận quá, văng cờ lê đánh vào tay con. Con phải nhập viện, gãy xương ngón tay.
Con nhẹ nhàng nói với bố:
"Bố ơi, sẽ nhanh khỏi thôi, bố đừng lo nhé".
Bố cảm thấy vô cùng ân hận, đùng đùng chạy về nhà định đập nát xe ô tô của mình. Đập vào mắt bố là dòng chữ mà lúc nãy con đang viết dở:
Bố ơi, con yêu bố!
Có rất nhiều việc nếu ta nghĩ kỹ hơn một chút ri mới quyết định thì sẽ tốt hơn nhiều.
5. Câu chuyện thứ năm.

Trên thảo nguyên có hai mẹ con nhà sư tử. Sư tử con hỏi mẹ: "Mẹ ơi, hạnh phúc ở đâu?"
Mẹ bảo:"Hạnh phúc ở đuôi con đấy"
Sư tử con ngây ngô cứ gắng sức đuổi theo đuôi mình, mà mãi không thể bắt được.
Sư tử mẹ nhìn con cười hiền hậu nói:
"Ngốc ạ, không cần phải đuổi theo hạnh phúc. Chỉ cần con ngẩng cao đầu hướng về phía trước,thì hạnh phúc sẽ mãi mãi đuổi theo con".
Nhiều khi ta không phải cố gắng đuổi theo thứ gì đó, cứ ngẩng cao đầu mà bước tiếp, thành công và hạnh phúc sẽ đuổi theo ta.
 6. Câu chuyện thứ sáu.

Cô gái mù không có gì cả, trên đời này chỉ còn có mỗi người yêu ở bên cạnh. Anh hỏi cô:
"Nếu mắt em khỏi rồi, em có lấy anh không?"
Cô gái gật đầu đồng ý.
Rất nhanh sau đó, cô được hiến giác mạc, có thể nhìn thấy bình thường, mới phát hiện người yêu cô cũng bị mù.
Khi chàng trai cầu hôn, cô đã từ chối. Anh không nói gì chỉ nói một câu:
"Take care of my eyes."
Khi một số việc thực sự xảy ra, liệu rằng ai cũng có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để yêu thương.
7. Câu chuyện thứ bảy.
Khi cầu hôn anh nói: "Hãy tin anh"
Khi cô sinh cho anh một đứa bé kháu khỉnh, anh nói
"Để em phải vất vả rồi"
Khi con gái lấy chồng, anh nói: "Còn có anh"
Khi cô lâm bệnh nặng, anh nói:"Anh vẫn ở đây"
Khi cô sắp phải ra đi, anh nói: "Em đợi anh nhé"
Anh chưa bao giờ nói " Anh yêu em", nhưng tình yêu chưa bao giờ rời xa!
Có những người không giỏi biểu đạt nhưng ai dám nói họ thiếu thốn tình yêu.
 8.Câu chuyện thứ tám.
Con không nuôi được mẹ già, định cõng mẹ lên núi để mẹ lại đó.Buổi chiều tối, con nói với mẹ sẽ đưa mẹ lên núi dạo chơi.Mẹ phấn khởi trèo lên lưng con.
Cả đường con chỉ nghĩ đến việc sẽ trèo lên thật cao rồi bỏ mẹ ở đó.Đến khi phát hiện ra mẹ đang âm thầm rắc hạt đậu xuống đường, con đã rất tức giận quát: Mẹ rắc hạt đậu làm gì hả?
Cuối cùng, mẹ đã trả lời một câu khiến đứa con khóc đẫm nước mắt:Con ngốc của mẹ, mẹ sợ tý nữa con đi về một mình sẽ bị lạc đường.
Tình yêu thương của cha mẹ sẽ đi theo ta cả một đời, dù cho họ đã già, dù cho họ có rời xa!
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.389 seconds.