Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/May/2017 lúc 9:09am

Ông Hai Lúa Đi Mỹ


Ông Hai Lúa ngoe ngoảy đi vào phòng đợi của sân bay Tân Sơn Nhất. Thấy mình chẳng bằng ai: áo thun rẻ tiền, ba lô con cóc, xăng đan hở hang. Kệ. Ông tự nhủ rằng: mặc áo vét thì sang, nhưng khổ thấy mồ, mặc áo thun thì hèn, nhưng sướng quá chừng. Ông lại tự nhủ thêm rằng: già rồi mà còn làm đẹp thì thế gian nghi ngờ là già dịch. Vậy thì dại gì mà se sua. Ông bèn ngồi vắt chân chữ ngũ, tự tin, nhìn trước ngó sau, để xem nhân tình thế thái…

Bỗng từ trên loa phóng thanh, nhân viên phi trường nhắc nhở hành khách của hãng hàng không American Airlines chuẩn bị lên tàu. Ông Hai Lúa đứng bật dậy, dõng dạc đến nối đuôi với hành khách bình dân. Đuôi dài thoòng, song song với một cái đuôi ngắn tũn. Cái đuôi ngắn tũn ấy được thành hình bởi những ông VIP mặc áo vét, thắt cà vạt và những doanh nhân xách vali có nẹp inóc. Thì ra ở đâu cũng có người giàu và người nghèo. Giữa người giàu và người nghèo vẫn có một khoảng cách nào đó mà người nghèo hay người kém giàu bao giờ cũng chiếm ba phần tư dân số thế giới. Buồn ghê!
Chiếc máy bay khổng lồ Boeing 777 bắt đầu khởi động. Cô tiếp viên hàng không nhắc nhỡ lấy lệ, hướng dẫn vài động tác thao diễn, nếu máy bay gặp sự cố bất trắc. Cô tiếp viên đẹp đẽ nhưng không xinh xắn, gắn trên ve áo một logo bằng đồng của hảng hàng không AA. Hai chữ A ốm và cao đứng bên nhau tạo thành hai mỏm núi đá hùng vĩ. Giữa hai ngọn núi nhọn hoắt ấy có một con chim đại bàng hai cánh thẳng tắp, kẹp sát vào nhau, cặp mắt hau háu. Y như có một con mồi đang ngơ ngác đứng ở dưới vực thẳm. Ông Hai Lúa nhắc thầm trong họng: “Coi chừng nghe mày!” Chẳng biết ông muốn nói với con mồi hay là ông muốn dằn mặt con đại bàng. Đố ai biết được…

Ông Hai Lúa vội cài khóa an toàn khi thấy máy bay chuyển động trên sân băng. Bỗng… hẵng một cái. Thế là ông đã giã từ cánh đồng quê mà ông thuộc lòng từ bờ bọng cho đến đìa hào. Ông hiểu tánh ý của từng loài cá. Ông rành đường đi nước bước của từ con rùa cho tới con chuột… Bây giờ thì ông đang lơ lững trên không. Ngó xuống, ông chẳng thấy màu xanh bát ngát của đồng ruộng, mà chỉ thấy mây trắng, ngồn ngộn, bồng bềnh. Hết thân thương. Chỉ thấy xa lạ. Dường như ông mất hết cảm giác. Rất vô tâm. Rất vô tình…

Ông sực nhớ cách nay chừng ba tháng, ông quyết tâm đi Mỹ chuyến này để “nghe-ngó-nghĩ”. Nghe thật nhiều, thấy thật nhiều, để nghĩ cũng thật nhiều. Nghĩ nhiều về người đời và đời người. Nghĩ về một dòng lịch sử đang chảy cuồn cuộn như thác lũ. Những gì sẽ bị dòng nước cuốn đi? Những gì sẽ chìm xuống mất dạng. Bây giờ thì dường như ông hơi thất vọng. Bây giờ chỉ thấy mây và mây. Mà mây thì mãi mãi là bồng bềnh. Nổi cũng bồng bềnh. Trôi cũng bồng bềnh. Hết biết…

Ngày 15 tháng 8 máy bay cất cánh từ Sài Gòn. Ngày máy bay hạ cánh xuống San Jose thì lịch tường vẫn ghi là 15 tháng 8. Buồn cười nhỉ?
Trên cuốn nhật ký của mình, ông Hai Lúa ghi:

. Sài Gòn ngày 15 tháng 8 năm 2006. Mình rời Việt Nam đi Mỹ. Đường đi chỉ dài bằng một nửa trái đất, nhưng thời gian thì gần bằng 24 giờ. Như vậy thì mình sẽ tới nước Mỹ vào ngày 16 tháng 8 năm 2006.

. San Jose ngày 15 tháng 8 năm 2006. Ủa! Tại sao kỳ vậy?
Ông Hai ngẩn tò te. Ông không thể ngờ được rằng khi không gian chuyển động thì thời gian có thể bị ngưng đọng. Chính quy luật của không gian và thời gian đã tạo nên lịch sử. Mọi văn minh của loài người có thể đi lên và lên mãi. Nhưng cũng có thể những nền văn mình ấy theo nhau sụp đổ và sụp đổ y hệt nhau.

Rời khỏi phòng đợi của phi trường San Jose, ông Hai Lúa nhìn lên bầu trời. Vẫn chỉ thấy mây bay. Không thèm nhìn lên nữa. Ông nhìn xuống đất. Đất của nước Mỹ: rộng hơn 9 triệu cây số vuông. Đất của người Mỹ ở đúng 300 triệu người. Suốt ba tháng trời, ông Hai banh mắt ra để nhìn. Nhìn không hết, ông vễnh tai lên để nghe, nghe chẳng được bao nhiêu. Nhưng về tới nhà ông hí hững kể cho bà con đồng cảnh nghe. Chuyện kể lỏn nhỏn như cứt dê.

1. Ông đi tìm người Mỹ nhưng chẳng thấy người Mỹ đâu. Cửa nhà nào cũng đóng im ỉm. Rình mãi mới thấy một ông Mỹ hé cửa bước ra. Cửa nhà sập lại. Cửa xe mở ra. Cửa xe đóng lại. Ông Mỹ ở trong ấy. Xe lăn bánh, nhập vào dòng xe. Xe chạy như dòng nước. Người ta bảo có 300 triệu người Mỹ thì có 300 triệu chiếc xe. Nhưng chỉ thấy xe mà không thấy người. Vì không thấy người nên chẳng thấy tình người.

. Có một ông hàng xóm. Tên là gì thì chẳng ai biết. Chỉ thấy ông một ngày hai lần: một lần đi ra và một lần đi vô. Rồi bẵng đi mấy ngày chẳng thấy ông đâu. Tưởng là ông đi vắng. Ai ngờ, ông đã chết. Mấy ngày sau cảnh sát mới phát giác… Ôi! Tình xóm giềng!

. Có một ông Việt kiều nuôi một con nhồng. Con nhồng hay nói. Nói mà không hiểu. Sáng nào cũng chào “Good morning”. Ông láng giềng khen “hay”, nhưng trưa chiều cũng chào “Good morning”. Nghe mãi thấy nhàm vì điếc lỗ tai, ông láng giềng gọi cảnh sát. Cảnh sát đến ra lệnh cho ông Việt kiều giết con nhồng vì nó xúc phạm đến quyền tự do của ông láng giềng. Còn nhồng chết. Ông Việt kiều tiếc hùi hụi. Tiếc con nhồng. Tiếc luôn cả cái quyền tự do nuôi nhồng.

. Con chó đực của ông Ted chui hàng rào xanh qua chơi với con chó cái của ông Tom. Chúng nó không biết tiết dục cũng không biết ngừa thai. Thế là ông Ted bị thưa ra tòa vì hai tội. Tội một, nuôi chó mà không quản lý tốt để nó đi rong, làm mất an ninh của xóm giềng. Tội hai, con chó cái của ông Tom bị mang bầu ngoài ý muốn của chủ. Chủ của nó muốn lấy giống có danh bạ rõ ràng chứ không thể tạp nham như vậy. Ông Ted thua kiện và phải bồi thường. Láng giềng không thể nói chuyện với nhau. Chỉ có “pháp” mà không có “tình”.

2. Người ta khoe với ông Hai Lúa rằng đất nước Mỹ rất chu đáo, khiến con người sống rất an tâm. Người Mỹ cũng giữ luật rất nghiêm. Khi gặp bảng stop thì dù đường vắng hoe cũng vẫn phải thắng đứng lại vài giây rồi mới rồ ga đi tiếp. Uống bia mà lái xe thì cảnh sát phạt chết bỏ. Nếu đi đâu mà muốn nhậu chết bỏ thì phải dẫn bà xả đi theo để khi về thì trao vôlăng cho bà. Nhưng luật vẫn có kẻ hở để người ta lợi dụng luật để kiếm tiền.

. Cảnh sát rượt tên cướp. Tên cướp quýnh quáng lạc tay lái. Xe nhảy lên lề, tông vào một người khách hàng đang bơm xăng. Người khách ấy bị gãy chân. Ai cũng nghĩ rằng người gây tội là tên cướp, tên cướp phải bồi thường. Vậy mà không phải vậy, người phải bồi thường là ông chủ cây xăng. Hỏi tại sao thì cái lưỡi không xương của ông luật sư bên nạn nhân trả lời rằng:
+ Đúng rồi. Người phải bồi thường là thằng ăn cướp. Nhưng thằng ăn cướp không thể bồi thường được. Nó không có tiền gởi trong ngân hàng. Nó không có bất động sản. Nó chỉ có cái xe nghĩa địa mà thôi. Thế là sù.
+ Cảnh sát là một nguyên nhân khiến tên cướp gây ra tai nạn. Nhưng bắt tội cảnh sát không được. Cảnh sát không chịu bồi thường, vì họ thi hành nhiệm vụ mà.
+ Chỉ còn một người có tiền, đó là ông chủ cây xăng. Nhưng làm thế nào để bắt tội ông? Chỉ còn một cách kết tội ông. Ấy là ông bán xăng mà không tạo điều kiện bảo đảm an toàn cho khách hàng.
Ôi cái lưỡi không xương! Ôi đồng tiền!

. Ông Hai đến thăm một nhà thờ cổ. Cha xứ làm guide. Từ phòng thánh đi ra có 5 bậc cấp. Cha xứ vội nâng tay ông Hai dặn dò kỹ lưỡng: “Cha cẩn thận nha. Chính tại chỗ này, một bà đầm té trật gân. Bà kiện Hội đồng Giáo xứ. Hội đồng Giáo xứ phải bồi thường mất hai ngàn đô đấy”. Hỏi tại sao, thì luật sư bảo rằng: “Xây bậc cấp mà không làm tay vịn, nên mới gây tai nạn”. Lại cái lưỡi không xương của luật sư. Chỉ có thánh An Phong mới hiểu được điều này.

3. Ông Hai đến thăm một người quen. Bà chủ nhà gọi điện thoại cho bạn.
- Alô. Mày hả!
- Ôkê. Tại sao tao mời, mà mày không tới?
- Tính đi. Nhưng sao thấy chóng mặt quá à…
Vừa cúp điện thoại cái cốp, thì thằng cu tí nhỏng mõ phản đối:
- Tại sao mẹ nói dối? Mẹ có đau hồi nào đâu? Thằng cu tí giận dỗi. Bà mẹ cúi đầu xấu hổ.
Chỗ nào người ta cũng kể rằng: trẻ em được học đường giáo dục rất tốt. Các em không biết nói dối. Ôi nước Mỹ. Đây là điểm son của ngươi đấy. Tuyệt vời đấy!

4. Có một cặp vợ chồng già. Ông chồng là kỹ sư về hưu. Bà vợ là giáo sư về hưu. Hai ông bà làm chủ một tòa nhà trị giá một triệu đô. Bỗng họ bán đi, mua một căn nhà nhỏ trị giá một trăm ngàn đô thôi. Hỏi tại sao thì họ trả lời: “Để giúp người nghèo”.

Người Mỹ ơi! Nhà văn V. Gheorghiu gọi người là robot (con người bị cơ giới hóa). Nhưng ông Hai Lúa lại thấy trong người máy ấy có một quả tim bằng thịt. Quả tim phập phồng. Quả tim đập rộn ràng. Quả tim ấy cũng là điểm son của ngươi. Nó sẽ cứu ngươi. Và may ra nó sẽ cứu nền văn minh của ngươi khỏi sụp đổ.

5. Ông Hai Lúa rất cảm động khi thấy trên tờ đô la buộc bất cứ mệnh giá nào cũng đều có in một hàng chữ trang trọng “In God we trust!”. Cha ông người Mỹ lưu truyền cho hậu thế lòng tin tưởng của họ vào Thiên Chúa. Người Mỹ ơi! Lại một điểm son nữa dành cho ngươi! Nhưng ông Hai Lúa cảm thấy buồn buồn vì nghe tin đồn rằng có những ai đó đang vận động để Quốc hội duyệt bỏ dòng chữ quý giá ấy.

Ông Hai Lúa giã từ nước Mỹ ngày 13 tháng 11 năm 2006. Con tằm đã ăn dâu. Ăn ít quá nên chả thấy tằm nhả tơ. Đành chờ hay đành chịu. Ai mà biết được. 

Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/May/2017 lúc 6:43am

Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln Đã Làm Gì Khi Bị Sỉ Nhục?

Tổng thống Mỹ thế kỷ 19 Abraham Lincoln được xem là vị tổng thống xuất chúng hàng đầu nước Mỹ. (Ảnh: Internet)


Cổ ngữ có câu: “Cái trán của Tướng quân rộng đến mức có thể phi ngựa, bụng của Tể Tướng rộng đến mức có thể chèo thuyền”. Ý nói, một người có tấm lòng quảng đại bao nhiêu thì sự nghiệp sẽ to lớn bấy nhiêu. Câu chuyện về Tổng thống Lincoln dưới đây là 1 ví dụ.

Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln xuất thân trong một gia đình thợ giày. Lúc đó, xã hội Mỹ rất coi trọng thành phần xuất thân trong gia đình quyền quý. Đại bộ phận nghị sĩ thượng nghị viện Mỹ đều xuất thân trong gia đình thế gia vọng tộc. Là những người của xã hội thượng lưu Mỹ, họ thấy khó chấp nhận một vị Tổng thống là con trai của một thợ giày rất tầm thường.

Ngày đầu tiên làm tổng thống, ngay khi Lincoln lên phát biểu trong lễ nhậm chức Tổng thống, một nghị sĩ đã chen vào giữa bài phát biểu của ông. Ông ta nói: “Thưa ngài Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi”. Tất cả các nghị sĩ đều cười ầm lên. Họ nghĩ rằng họ đã khiến Lincoln trở thành trò hề.

Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa chấm dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói: “Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo.
Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đổ cả tâm hồn vào nó. Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì, chưa ai từng phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!”

Toàn bộ các nghị sĩ nín lặng. Họ nhận ra rằng họ chưa hiểu gì về Tổng thống Lincoln. Lincoln tự hào về người cha đánh giày của mình, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã là Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng đóng một đôi giày mới nếu có bất cứ ai phàn nàn.

Sau này có người đã khuyên Lincoln trả đũa người nghị sĩ nọ, nhưng Lincoln nói rằng: “Khi chúng ta trở thành bạn thì đối thủ đã không còn!” Chính sự chân thành và lòng khoan dung của Lincoln đã trở thành một phần nền tảng của văn hóa Mỹ.
Nhà văn Victor Hugo, Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người”. Bao dung thì luôn được lợi và người làm thành được sự nghiệp thì nhất định phải có lòng bao dung rộng lớn.

Nhà thơ nổi tiếng Gibran từng nói: “Một con người vĩ đại có hai trái tim: Một trái tim chảy máu và một trái tim bao dung”. Khổng Tử nói: “Khoan dung thì được lòng mọi người”. Trong kinh Phật cũng dạy: “Chỉ một ý niệm cũng khiến hoàn cảnh thay đổi”. Cho nên, chỉ một câu nói, một hành động nhỏ hay chỉ một nụ cười thôi đã đủ để khiến cho người xấu quay đầu hướng thiện.

Lẽ trời cũng là lẽ của con người, chính bởi vì có thể bao dung mới có thể thành tựu được biển rộng, núi cao, cũng cải thiện được mối quan hệ giữa con người và con người, thành tựu được sự nghiệp to lớn lưu mãi ngàn đời của các bậc anh hùng, hào kiệt xưa nay.
Tục ngữ nói: “Vàng không thuần khiết, người không ai hoàn mỹ”

Khi đối mặt với sai lầm của người khác, nếu như canh cánh để ở trong lòng và đòi đáp trả thì sẽ chỉ khiến cho tâm linh của bản thân thêm nặng, thêm trầm trọng mà thôi. Thay vì để cho thù hận gặm nhấm tâm linh, chịu đựng thống khổ chi bằng hãy mở rộng lòng mà bao dung hết thảy, chẳng phải chúng ta sẽ được thản nhiên và tự tại sao?

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2017 lúc 8:09am

Ở Mỹ Nhưng Mình Không Là "Đại Gia" 


Sổ tay phóng viên
Bảy năm rồi nàng không về Việt Nam, hỏi tại sao, nàng bảo thích đi chỗ này chỗ khác chơi hơn.
Lý do của nàng khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi ai cũng từng nghe nàng tuyên bố “đi đâu chứ đi Việt Nam là lúc nào cũng sẵn sàng, có dịp là bay về ngay, gặp bạn bè người thân vui lắm.” Sau cùng, gặng hỏi mãi, mới nghe nàng thỏ thẻ “Về Việt Nam dễ bị quê lắm!”

Ra là vì mang tiếng Việt Kiều, mà Việt Kiều thì phải nhiều tiền trong mắt nhiều người Việt Nam, nên nàng đã bị đặt vào những tình cảnh dở khóc dở cười.
Lần đầu nàng trở về, muốn đãi người thân bữa ăn ngoài tiệm để đỡ việc nấu nướng. Nàng nói ý đó. Anh em bà con hưởng ứng. Nàng ước lượng chừng 20 người, mỗi người khoảng 200 ngàn, tức chừng $10, vậy dự trù $300 chắc là dư sức.

Thế nhưng khi được người thân chở đến nhà hàng, nàng hơi choáng. Nhà hàng sang quá, khác lắm với những tiệm quanh Bolsa nàng thường hay ăn. Mà người đâu lại thêm nhiều quá, không phải chừng 20 như nàng nghĩ mà đến gần gấp rưỡi, ngồi đầy cả ba bàn. Người ta rất “hồn nhiên”, “Việt kiều mời mà, phải đến nhà hàng sang sang tí.”
Miệng cười nhưng bụng nàng đánh lô tô. Cuối buổi, nàng chi ngót nghét $900. Méo mặt đó. Nàng ở Mỹ, nhưng nàng không là máy in tiền.
Rồi thì thêm lần này lần khác, mỗi thứ một ít, số tiền cộng lại thành nhiều, vượt quá ngân sách nàng có.

Tuy nhiên, điều nàng quyết định “trốn luôn” là lần về sau cùng, cũng là lúc thằng cháu họ vừa đậu đại học. Nàng chúc mừng cháu, định bụng khi trở về Mỹ để dành tiền tặng nó cái laptop. Ai dè, đến nhà đó ngồi chưa nóng đít, ba má thằng nhóc nói “muốn gì nói với cô đi.” Thế là nó bảo, “Cô cho cháu xin tiền mua chiếc xe máy, khoảng $2,000” Nàng hơi choáng. Chưa kịp phản ứng, anh họ nàng “bồi thêm”: “Con chú Tám nhờ anh nói em cho xin tiền sửa lại cái nhà, chừng 30 triệu.”

Nàng thốt lên, “Ôi, em làm gì có nhiều tiền đến vậy!” Nhưng chẳng ai chịu tin nàng hết. Họ bảo ở Mỹ mà vài ngàn không có, chẳng qua nàng quá “trùm sò.”
Thế nên, từ đó nàng biến luôn, hứa khi nào trúng số thành triệu phú thì nàng về cho “vẻ vang.”

2.
Chàng ra đi từ miền quê. Chưa biết Mỹ là gì nên ngày ‘thắt giày, đeo đổng, khoác áo pull vào quần jean le lói,’ lên xe trực chỉ Sài Gòn ra phi trường Tân Sơn Nhất, chàng vỗ vai đám bạn kể cả, “Tao đi nha, tụi bây ở lại, cần gì cứ biên thư nói tao gửi về cho.”

Sang Mỹ, đi ngoài đường không thấy chính phủ thả tiền cho lượm, chỉ biết mỗi ngày đón xe bus tới hãng, làm quần quật như trâu, cũng chỉ chi phí vừa đủ cho nơi ăn chốn ở. Không dám mảy may biên thư về nhà như lời hứa hùng hồn lúc ra đi. Mỹ cho chàng đời sống tự do, không bị bắt nạt, không bị hà hiếp, không sợ lúc ốm đau phải tán gia bại sản hoặc ôm thân về nhà chờ chết. Nhưng Mỹ không cho chàng máy in tiền như chàng nghĩ. Đồng tiền ở Mỹ kiếm khó hơn chàng nghĩ trăm lần.

Nhưng sau 15 năm ở xứ ‘giãy chết,’ nhắm cũng có thể một lần bái tổ về quê, chàng hăm hở lên đường. Vậy mà $4,000 lận lưng sao cứ như giấy vụn. Quay qua quay lại, hết rồi. Mà vẫn không đủ để chi trả cho những gặp gỡ, những viếng thăm, những buổi hàn huyên bên quán.

Thôi kệ, lâu lâu mới về mà, lấy le ông hàng xóm cũng chẳng tiếc.
10 năm sau, chàng lại một lần nữa hồi cố hương. Bạn bè thuở còn mặc “xà lỏn” tụm lại. Vui quá. “Chầu này tao trả hết.” Chàng cao hứng.

Ừa, Việt kiều mà, làm sao mất mặt Việt kiều được, có trở lại Mỹ đi làm gác-gian, hay trắng mắt đạp máy may, mỏi giò đứng “cát-sia” thì cũng phải tỏ ra là Việt Kiều chứ. Chàng cũng rứa.

Nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại, đi Việt Nam hai tuần, sang Mỹ làm hai năm vẫn chưa “hồi túi”. Chưa kể bạn bè tự giao thêm cho chàng “trọng trách”: Từ lần chàng về tụ họp bạn bè, họ nghĩ thói quen này nên duy trì, mỗi năm đám bạn học thời “xà lỏn” sẽ tổ chức họp mặt, chàng về sẽ thêm phần trọng đại, nhưng không về cũng chẳng sao, chỉ biết chi phí đó sẽ do Việt kiều chàng gửi về chi trả.

Ủa, gì kỳ vậy, sao tui phải gánh vụ này? “Vì mày là Việt kiều” – nghe câu trả lời, chàng lặn không hẹn ngày trồi lên.

3.
Nó nghe bạn bè sắp sửa tổ chức họp mặt sau một phần tư thế kỷ từ giã giảng đường, nó hăm hở lắm. Nó réo thêm đứa này, gọi thêm đứa kia.

Thế nhưng, một ngày nó vào facebook, nó thấy nó cùng với vài đứa bạn đang sống ở Mỹ được lên chức “đại gia” kèm thêm lời đề nghị hãy làm nhà tài trợ cho buổi tiệc sắp tới. Nó choáng. Má ơi, từ ngày cha sanh mẹ đẻ, từ Sài Gòn qua tới Mỹ, nó chỉ biết nó thuộc tầng lớp luôn được ăn trợ cấp. Nó không có khiếu làm giàu, nó chỉ biết có đi học, thỏa mãn ước mơ được học hỏi của nó và làm những công việc mà cơm chỉ kiếm đủ ngày hai bữa, không nhà hàng, không shopping. Giờ tự dưng nó được lên hàng đại gia, mà quan trọng là nó được ấn cho việc phải “tài trợ” tự dưng nó đâm ra hãi quá!

Nó hỏi chuyện một thằng bạn qua Mỹ cũng lâu, cũng nằm trong số “đại gia” mới được bạn bè phong, thằng đó nói như mếu “Tui thất nghiệp mấy năm nay, chỉ có mỗi mụ vợ đi làm, giờ nghe réo gọi kiểu này tự dưng thấy ngại quá! Thôi, bà có tham gia thì tham gia, tui trốn đây.” Vậy là nó biến, coi như đứng bên rìa, ai nói gì nói, thằng đó trở nên “điếc.”

Còn nó, tự dưng một nỗi gì tràn trề tủi thân trỗi lên trong nó. Nó ở Mỹ, Mỹ là đại gia, nhưng nó không là đại gia. Việt kiều không đồng nghĩa với nhiều tiền. Mỹ cho nó đời sống an toàn chứ không phải Mỹ dọn sẵn cho nó đời sống giàu sang. Và nó muốn nó cũng như tất cả bạn bè nó, không khác gì hết.

Nó đóng cửa facebook, giống như thằng bạn kia, chọn đứng luôn bên lề cuộc họp mặt, cho khỏi mang tiếng “Việt kiều.”
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2017 lúc 8:22am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2017 lúc 7:58am

Người Cựu Chiến Binh Già 


Rồi đêm dài cũng hết, liếc thấy đã gần 11 giờ 30, tôi thu dọn lại những việc riêng của mình để sửa soạn ra bãi đậu, đóng sổ và kiểm tiền cho mấy người sắp hết ca về nghỉ.

Trời khuya vắng lặng, tất cả chuyến bay đến đều đã đáp xong. Trong bãi đậu, một hai nhóm khách nhận hành lý trễ đang rảo bước tìm về xe của họ với hành lý kéo lê rồn rột theo sau. Áng chừng phải mất 10 phút cho đám khách nầy lấy xe và lái ra cổng trả tiền, tôi thong thả rảo bước vòng quanh mấy trạm xem lại cửa nẻo. Mây vần vũ, gió lạnh, thế nào đêm nay cũng mưa to và bên trong booth, tức là cái trạm của người thâu tiền, máy móc và các hộc tiền sẽ ướt sũng nếu cửa để hở, vì khu vực phi trường trống trải, gió lồng lộng, chỉ cần mở hé cửa chừng một ngón tay, nước mưa sẽ vung vãi đầy trên các máy móc tính tiền và hệ thống đó hôm sau ắt gặp đủ thứ trở ngại.

Sau khi tắt hết các đèn chiếu sáng lối ra, cảnh vật trở nên âm u, chỉ còn đèn trong booth hắt xuống thành vệt dài trên nền xi măng xám xịt. Tôi chợt giật nẩy người khi suýt đụng vào một đống đen thui đang ngồi bệt xuống thềm, dựa lưng vào thành sắt đằng sau cái booth, thở phì phò, " hắn" phải mệt nhọc lắm mới ngồi đại xuống thềm xi măng lạnh lẽo đang ướt đẫm sương đêm. Một người da đen, trong chiếc áo bông bù xù, không rõ đàn ông hay đàn bà, đội chiếc mũ vải có vành nhỏ chung quanh như của mấy người lính biệt kích năm xưa hay đội, trời tối quá không nhìn được rõ mặt, tôi e ngại bước lui lại, hỏi:

- Sao ông lại ngồi ở đây? You có cần giúp gì không?
Hơi thở phì phò đáp lại:
- Tôi không tìm được xe của mình…
rồi ngưng một chút như để lấy hơi thêm, hắn cáu kỉnh:
- Cái phi trường chết tiệt của mấy ông rắc rối quá, làm người ta lẫn lộn lung tung!
- Không đâu…
Tôi nói và chỉ vào hàng xe đang tiến đến gần cổng trả tiền, tôi bảo hắn:
- Ông có thấy mấy người kia không, họ tìm ra xe mình rất dễ dàng.
Hắn nói gần như lẩm bẩm trong miệng:
- Tôi không giống như họ.
Dĩ nhiên rồi, tôi thầm nghĩ, và để chấm dứt đôi co, tôi hỏi ngay:
- Xe ông đậu ở đây bao lâu rồi?
- 7 ngày.
- OK, nhưng ông có chắc là đậu trong bãi nầy không, phi trường còn có nhiều bãi đậu khác nhau nữa đó.
Hắn im lặng, tỏ vẻ phân vân, tôi hỏi tiếp:
- Vé gởi xe của ông màu gì?
- Chẳng biết nữa, nó ở trong xe. Cái xe thì màu xanh, dark blue, Chevy 2000.
Sợ hắn nổi giận tôi không dám nói là ở trong nầy, dark blue Chevy 2000 có cả trăm chiếc như thế.
- Thôi cho tôi bảng số xe, tôi sẽ tìm ra nó nằm ở đâu rồi chỉ đường cho ông đến đó, OK?
- Bảng số xe ư?
- Vâng, chúng tôi kiểm kê xe hằng đêm, bằng bảng số. Ông có vẻ không nhớ số xe mình hả?
- No way..

iNhững ngày đầu mới vào làm ở đây, tôi rất ghét những người chỉ có bảng số xe của mình mà cũng không nhớ được, nhưng sau một thời gian, tôi mới hiểu ra là họ có thể có nhiều xe, và thay đổi xe luôn chứ không phải chỉ đi có một chiếc, và cũng không phải khi nào xe chạy hết nổi mới đổi chiếc khác như mình nên tôi mới hết thấy bực mình về chuyện đó, còn giờ đây, một người mà sức khỏe tàn tệ như thế nầy thì việc không nhớ được số xe mình cũng là điều dễ hiểu, không đáng phải thắc mắc lắm.

Nhìn đoàn xe ra cổng đã gần hết, tôi sắp phải làm việc nên bảo người da đen:
- Gọi phone về nhà you xem có ai nhớ được số xe không rồi cho tôi hay, tôi phải đóng sổ cho người cashier nầy ra về đã rồi quay lại với ông sau nhé.
Hắn nhìn tôi lo lắng:
- Còn ai ở nhà nữa đâu, chỉ có vợ tôi mà cũng đang ở đây với tôi.
- Thế thì tôi chịu thua luôn, làm sao giúp ông được.

Rồi nhìn hắn ái ngại, tôi nói thêm cầu may:
- Trước khi đi, ông ráng tìm xem có cái thứ giấy gì có thể có số xe ở trong đó không, giấy đăng bộ xe của DMV, giấy mua bảo hiểm xe… cố gắng lên, đó là cách sau cùng để có thể giúp ông được đấy.

Hắn lồm cồm đứng dậy, một người đàn ông đen, mặt mày thô kệch, râu bạc lún phún đầy 2 bên má, chắc cũng phải 6, 70 tuổi hoặc hơn nữa, bước chân nặng nề đến bên quầng sáng của ánh đèn, khó khăn lắm mới móc ra được cái ví dày cộm, rồi lần lượt lôi ra các thứ giấy tờ. Tôi vừa làm việc mình vừa liếc nhìn giùm cho hắn, thấy cái giấy in chữ xanh quen thuộc của DMV, tôi thở phào: Nó kìa. Nhưng không phải, đó chỉ là cái giấy chứng nhận người đàn ông là handicap thôi, một người thương tật, thảo nào đi đứng khập khiểng, chậm chạp. Hình như một bàn tay cũng không sử dụng được, chỉ để chận cái ví cho tay kia lục lọi giấy tờ mà thôi. Tôi ái ngại nói với bà cashier người Mễ cũng đang theo dõi câu chuyện:

- Nầy Rosa, thôi bà đếm tiền đi nhé, tôi phải giúp hắn một tay đây.
- OK, dĩ nhiên, trông "him" cũng đáng thương quá, nhưng bà níu tay tôi nói nhỏ: mà ông coi chừng trễ giờ của tôi nhé, gần 12 giờ rồi đấy.
- Không sao đâu Rosa, tôi quay lại với bà ngay.

Trong cái mớ giấy tờ hỗn độn của gã đàn ông da đen nầy, tôi thoáng thấy được một loại giấy làm tôi rất xúc động, mà nếu không nhìn thấy nó, chưa chắc tôi đã hết sức giúp đỡ ông lúc ấy, loại giấy đó là cái thẻ DAV Goldcard Membership. DAV là Disabled American Veterans, Cựu chiến binh tàn phế Mỹ. Không biết ông ta có phải là một cựu chiến binh hay không, nhưng đã đóng góp giúp đỡ cho hội CCB nầy, đóng góp khá lâu và có thể là khá nhiều nên mới có thẻ Goldcard như thế, chia sẻ tiền trợ cấp tàn phế của mình cho những người tàn phế khác, thật cảm động, ông già da đen nầy cao hơn những gì tôi đã đánh giá về ông, "đừng đánh giá một con người qua bề ngoài của họ", bài học nầy đã được dạy tự bao giờ mà cứ vấp phải hoài. Tôi thấy ngượng, không dám nhìn vào mặt ông trong lúc ông cứ nhìn tôi chờ đợi. Tôi nhẹ nhàng nói :

-Giữ chặt những thứ nầy ông nhé, không thì gió thổi bay mất.
Sau khi bà Rosa xong việc và rời khỏi booth, thấy ông già có vẻ tin cậy mình và thân thiện hơn, tôi hỏi:
- Vợ ông đang đợi ở đâu?
- Trước cửa thang máy tầng 3, tôi cứ ngỡ là mình đậu xe ở đó.
- Được rồi, ông có nghĩ là còn loại giấy tờ nào liên quan đến chiếc xe nữa không?
Ông già lục lọi thêm nữa rồi đưa ra một cái giấy…chỉ có số VIN. Thấy ông tìm giấy tờ một cách quá khó khăn và chậm chạp, tôi hỏi:
- Tôi có thể tìm giúp ông được không?
- Why not?... please!.

Cầm lấy cái ví và mớ giấy tờ hỗn độn vào trong cho khỏi bị gió thổi bay, tôi cẩn thận xếp cất lại những giấy tờ không cần thiết, và do đó ngỡ ngàng thấy được thêm một phần trái tim bao la nữa của ông lão tàn tật, đó là một phong bì có in sẵn địa chỉ của PVA, và xuyên qua ánh đèn sáng trắng, tôi thấy đã có một tấm check nằm sẵn ở bên trong. Tấm check ký bao nhiêu tiền thì tôi không biết, nhưng PVA và cái logo có hình người ngồi xe lăn thì với tôi không lạ gì, đó là Paralyzed Veterans of America, Cựu chiến binh bại liệt Hoa Kỳ. Hoá ra ông già đen đúa xấu xí nầy đây là ân nhân của cả 2 hội Cựu chiến binh Mỹ. Tôi không biết rõ lắm những hoạt động của 2 hội nầy vì không bao giờ đọc hết những giấy tờ của họ gởi, nhưng tôi biết họ là những cựu chiến binh, phục vụ giúp đỡ lại cho những cựu chiến binh khác yếu đuối, tàn phế hơn mình, hay nói theo cách những người Việt mình hay nói, tàn nhưng không phế.

Chúng tôi đứng nhìn nhau, đầy thiện cảm. Tôi nhìn ông, và không giấu diếm sự ngưỡng mộ nhưng không dám nói ra vì mình coi lén giấy tờ riêng tư của người khác, còn ông thì nhìn tôi tin cậy, nghĩ là chắc tôi sẽ tìm ra được chiếc xe của ông, tuy vậy, cuối cùng vẫn không có một chi tiết gì hơn về chiếc xe của ông cả, tôi quyết định phải chở ông đi vòng quanh các bãi đậu để cho ông nhìn từng chiếc một, và như vậy tôi có thể về nhà trễ hơn thường ngày chừng nửa giờ.

Tôi bảo ông gọi cho bà vợ, dặn cứ chờ tại chỗ và hỏi bả xem có nhớ được gì thêm về việc đậu xe hay không rồi cho biết khi tôi trở lại, vì tôi phải vào văn phòng nộp hết báo cáo của cashier mới chấm dứt nhiệm vụ của mình hôm nay. Hơn 20 phút sau, quay lại với xe riêng của mình thì bà vợ của ông cũng đã đến đó, với mớ hành lý hỗn độn. Bà cũng là một người da đen, nhỏ con, nói năng nhỏ nhẹ dịu dàng thật khác hẳn với anh chồng .
Họ tự giới thiệu: Paul và Helena, trong lúc chúng tôi đã yên vị trên xe.
- Gọi tôi là Tony ông bà nhé.
- Okedo.

Paul bật ra tiếng OK mà những người lính hay dùng làm tôi nghe mà xúc động, tưởng như nghe bạn mình đang nói trên tần số vô tuyến như những ngày nào.

Họ có vẻ rất yên tâm, thoải mái hẳn ra, còn tôi rất vui được có dịp giúp đỡ những người có tấm lòng tốt như họ.
Paul không phải là người vui chuyện kể lể ba hoa như những người da đen khác, ông nói ít giọng trầm trầm có lẽ tại tuổi già, tôi khơi chuyện của mình trước mà cũng có ý ngầm tìm hiểu thêm về Paul :
- Ở tuổi của ông chắc có nghe nói đến chiến tranh Việt Nam, quê hương của tôi đó Paul, tôi rời quê sang đây đã 15 năm .
Cả 2 người im lặng hồi lâu, rồi Paul cất giọng khàn khàn.
- Tôi đã ở đó… đơn vị tôi đóng đâu đó trên vùng cao nguyên, tên là An Khê.
- Thật thế ư, còn tôi thì ở Pleiku, không xa nơi đó là bao nhiêu, chắc ông cũng thường được yểm trợ từ phi trường Pleiku chứ.
- Vâng, dĩ nhiên…hầu như mỗi ngày, và rồi một lần… chuyện chết tiệt ấy xảy ra cho tôi, họ mang tôi về Mỹ, cưa cụt chân, và để tôi rời quân đội từ đó, năm 1967.

Sợ nhắc đến chuyện cũ làm ông không vui, tôi hỏi qua hướng khác:
- Năm 67, chắc ông còn trẻ lắm, lúc ấy đã có bồ chưa ?
- Vào ngày giải ngũ, tôi vừa đúng 20. Helena còn ở lại Việt Nam, nàng là một y tá, về Mỹ năm sau rồi lại phải sang Âu châu. Tôi trở lại trường Đại học, nhưng không học hành được gì, chỉ tối ngày biểu tình phản chiến, rồi nghiện ngập, chán chường, suýt tự tử. May sao đó là lúc Helena trở về…

Paul không biết diễn tả gì hơn nữa, chỉ chậm rãi gật gù, nói thêm nhè nhẹ :
- Nàng là một thiên thần, đối với tôi.
- Dĩ nhiên rồi, tôi thấy bà rất dịu dàng đối với ông…
và muốn nói thêm với Paul : Ông cũng là một thiên thần, tuy rằng đã gãy cánh, nhưng vẫn cứ là một thiên thần đối với những người bất hạnh khác. Nhưng tôi đã yên lặng. Paul chắc là loại người không thích những lời khen.

Chạy vòng chầm chậm qua các dãy xe, chúng tôi lại nói chuyện, Paul và Helena có vẻ thân mật, tin cậy hơn, họ kể thêm về cuộc sống gia đình, kể về tiểu bang Alabama, nơi ông và Helena lớn lên. Không văn hoa màu mè, Paul thành thực kể lại nỗi đau của những người lính trở về, nhất là những cựu chiến binh da đen như ông, những người nổi loạn bị cảnh sát đánh đập, dân tình cũng hất hủi, đến nỗi ông phải bỏ xe lăn tập đi nạng, rồi phải bỏ nạng đi bằng chân giả, cắn răng nuốt xuống nỗi đau vừa tâm hồn vừa thể xác để đi học, cố kiếm lấy mảnh bằng chỉ để làm giáo viên thôi, vì một bàn tay ông cứ tê liệt dần và rồi thì không còn cử động mấy ngón tay được nữa…

Tôi cố gắng trở lại cái điều mà tôi muốn hỏi :
- Là một cựu chiến binh, hẳn ông hiểu họ nhiều lắm nhỉ ?
- Đương nhiên rồi, tôi hiểu họ lắm ông Tony ạ, vì tôi đã từng là họ. 
Làm xong bổn phận của một người lính, cho dù có là một anh hùng đi chăng nữa, cụt chân trở về, cởi trả quân phục, họ như những con chim bị vặt trụi hết lông, không có ngay đến lớp áo để tự vệ, mà cũng không thể giấu mình hoài trong tổ được, phải chui ra ngoài để kiếm ăn nữa chứ…
…giọng ông vẫn trầm trầm như thương cảm cho những người cựu chiến binh nào đó, không hề có ẩn giấu một chút gì cay đắng cho chính số phận của mình …

- Tôi luôn luôn cố gắng làm một cái gì cho họ, nhưng có làm được gì nhiều đâu, lâu lâu mới giúp được một món quà nhỏ trong cái trợ cấp của mình, thế thôi.
- Thế là đã nhiều lắm đối với ông rồi, Paul ạ. Càng thiếu thốn sự chia sẻ của ông mới càng cao quí. Thế bây giờ ông có làm một công việc gì thêm nữa không - tôi nói nửa đùa nửa thật - chỗ chúng tôi đang còn cần nhiều cashier lắm đó.
Paul bình thản trả lời :
- Làm gì còn thì giờ nữa ông, mẹ của Helena cảm ơn Chúa bà vẫn còn sống, Helena thì dạy học cho lũ trẻ và làm việc ở nhà thờ, tôi phải ở nhà chăm sóc bà cụ một buổi, còn buổi chiều vào Bệnh viện quân đội giúp việc thiện nguyện. Chúng tôi sống tạm đủ, có cần tiền vào việc gì nữa đâu …

Tìm được chiếc xe của Paul không khó lắm, tôi phụ giúp 2 ông bà chuyển đồ đạc sang xe họ, khi tôi vừa đóng nắp thùng xe thì 2 người đã đứng sát sau lưng. Trong tay cầm sẵn mấy tờ giấy bạc, bà Helena trang trọng nói :
- Cảm ơn Tony, nếu không có ông giúp thì đêm nay chúng tôi không biết sẽ ra sao trong cái phi trường rộng lớn nầy, chúng tôi hết sức biết ơn sự giúp đỡ của ông mặc dù ông chưa bao giờ biết chúng tôi, Chúa sẽ phù hộ cho ông .

Hít một hơi dài trấn tĩnh, tôi giữ chặt trong tay mình những bàn tay đen đúa của họ, nói chậm rãi :
- Hai người đừng bận tâm, tôi chỉ làm công việc thường ngày của mình thôi. Vâng, tôi chưa hề gặp ông bà lần nào, nhưng ông Paul đây cũng đâu có biết một người Việt Nam nào mà ông vẫn sang chiến đấu cho quê hương chúng tôi, đổ máu trên đất nước chúng tôi, và cuối cùng đã bỏ lại những phần thân thể trên đất nước không phải là của ông mà là của chúng tôi, vì vậy tôi mới là người phải nói lên những lời cảm tạ và biết ơn quí bạn về việc đó…

Paul hẳn là không thích nghe người khác ca tụng mình, ông lắp bắp: 
- Thôi…thôi Tony, đó chỉ là làm nhiệm vụ thôi, đã ở trong quân đội thì ông cũng biết rồi.
- Vâng, cứ cho là như vậy, còn bây giờ thì sao, khi ông vẫn tiếp tục giúp đỡ đồng đội, những cựu chiến binh thương tật khác. Còn có nhiều người như mình nữa, ông Paul ạ, nghĩa là những cựu chiến binh như chúng ta, nhưng họ có làm như ông đâu. Khi nhìn thấy tấm thẻ DAV và PVA của ông, tôi kính phục tấm lòng của ông lắm, mặc cho chuyện gì đã xảy ra, ông vẫn không quên các quân nhân, các đồng đội, ghét chiến tranh nhưng yêu mến chiến binh ông nhỉ. Ông bà rất xứng đáng được Chúa phù hộ và bảo vệ. Số tiền nầy nếu ông bà muốn cho tôi thì cho phép tôi đóng góp vào phần giúp đỡ của ông bà cho họ nhé.

Thôi đã quá khuya rồi, xin tạm biệt, chúc hai ông bà lên đường bình an.
Cả hai người đều xúc động, họ cầm tay tôi khàn khàn nói tiếng cảm ơn, trong cái ôm vai của những người không quen biết nhưng đã hiểu nhau, tôi thấy mắt Paul đẫm ướt, nhưng chỉ một bên thôi, còn con mắt bên kia vẫn trong sáng, vô hồn. Ô, hoá ra những gì mà Paul bỏ lại trên quê hương tôi năm nào, không phải chỉ có một bàn tay, một bàn chân mà còn có thêm một con mắt nữa.

Ông Paul ơi, cơ thể ông thương tổn như vậy mà tấm lòng thì bao la vô cùng. Xin chân thành cảm ơn ông.

Vĩnh Toàn
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Jun/2017 lúc 12:31pm

Bị cha mẹ bỏ rơi vì quá xấu, 33 năm sau, cậu bé khiếm khuyết làm nên kỳ tích



jono%20lancaster%201
Cách đây vừa đúng 33 năm, một cậu bé kém may mắn đã bị chính bố mẹ mình bỏ rơi vì dị tật. Nhưng cũng chính cậu bé này, ngày hôm nay, đã vượt lên mọi sóng gió cuộc đời, trở thành một giáo viên đầy nhiệt huyết, ngày đêm đem kiến thức và sức trẻ cống hiến cho mọi người.

Jono Lancaster là một giáo viên 33 tuổi. Không có được may mắn như bao người, ngay từ khi mới lọt lòng, Jono bị kết luận mắc hội chứng Treacher Collins – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của xương mặt. Hệ quả là cậu không có xương gò má, kích thước đầu quá khổ, đôi mắt trĩu xuống. Cậu cũng gặp các vấn đề về thính giác và tiêu hóa. Tuy nhiên, thật may mắn là những người bị hội chứng Treacher Collins về cơ bản vẫn có trí tuệ và sự phát triển bình thường.

Không thể chấp nhận một đứa con mang hình hài dị dạng, Lancaster đã bị bố mẹ bỏ rơi chỉ 36 giờ sau khi sinh tại một cơ sở bảo trợ xã hội. Sau đó, một phụ nữ nhân hậu tên Jean Lancaster đã nhận nuôi Jono và chăm sóc cậu bé.


jono%20lancaster%202
Cậu bé Jono khiếm khuyết nhưng luôn nở nụ cười trên môi. (Ảnh: Amizanti.lv)

Những ngày đầu tới trường của Jono là những ngày tháng ngập trong buồn tủi và nước mắt. Cậu bắt đầu nhận ra mình khác biệt với những đứa trẻ xung quanh. Khuôn mặt dị dạng của cậu trở thành tâm điểm cho lũ bạn trêu đùa, châm chọc…

Nhưng là một đứa trẻ sớm có nhận thức, dù có bao buồn tủi chất chứa trong tâm, Jono không bao giờ phàn nàn hay giữ một khuôn mặt sầu bi trước mặt người mẹ nuôi của mình.

“Tôi đã luôn giữ những nỗi niềm sâu thẳm trong tim, tôi muốn mẹ nuôi của tôi thấy tôi vui vẻ. Bà đã hy sinh cho tôi rất nhiều” – Jono nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn.

Những nỗi niềm chất chứa trong tâm đã khiến Jono đeo đuổi một phong cách đầy nổi loạn ở tuổi thiếu niên. Anh thường chơi những trò mạo hiểm, lập dị, anh làm mọi thứ để thu hút sự chú ý và gây ấn tượng với những người xung quanh. Anh thậm chí cho những đứa trẻ khác kem và bánh kẹo để chúng thích anh và đồng ý chơi mình. Anh cũng thường tìm đến rượu và những cơn say để quên đi nỗi buồn của một số phận tủi nhục, lạc lõng giữa chốn nhân gian đầy đau khổ.


jono%20lancaster%203
Cô đơn, không bạn bè, Jono đã có một thời trung học đầy nổi loạn. (Ảnh: diane-heartshaped)

Một bước ngoặt đến với Jono khi anh 19 tuổi, người quản lý quán bar mà Jono thường ghé thăm, đã quan tâm đến anh ta và mời anh ta làm việc. Jono nói rằng anh đã rất lo lắng trước sự thay đổi.

“Tôi rất lo lắng và sợ hãi về phản ứng của mọi người. Những người say rượu có thể làm những điều mà tôi không thể tưởng tượng được trong cơn say của họ”, anh nói. “Nó là một điều không dễ dàng, có những rủi ro, nhưng đồng thời tôi cũng đã gặp rất nhiều người tốt đẹp, những người thực sự quan tâm đến tôi và khuôn mặt của tôi.”

Công việc ở quán rượu đã giúp anh có thêm tự tin và hoàn thành tấm bằng tốt nghiệp về khoa học thể thao cùng khóa huấn luyện viên thể dục. Sau tốt nghiệp, Jono tìm được một công việc tại một phòng tập thể dục và những người ở đó đều rất thích anh.

May mắn lại một lần nữa mỉm cười khi tại phòng tập thể dục anh đã tìm được một nửa còn lại của mình. Đó là Laura, một cô gái xinh xắn và thân thiện, dũng cảm bước qua những định kiến, Laura đã đến với Jono. Với Laura, tuy Jono có những khiếm khuyết về thân thể nhưng cô thấy ở anh một niềm lạc quan và một tâm hồn trong sáng.


jono%20lancaster%204
Cặp đôi xinh đẹp Jono Lancaster và Laura. (Jono Lancaster / Facebook)

Sau khi kết hôn, Jono và Laura đã mua được một ngôi nhà ở Normanton, West Yorkshire. Họ có một cuộc sống viên mãn và tràn ngập tiếng cười. Jono hiện đang điều phối một tổ chức dành cho người lớn bị chứng tự kỷ. Anh mong muốn chia sẻ những hiểu biết của anh với cộng đồng về hội chứng Treachers Collins, và làm thế nào để đối phó với nó. Trong khi đó Laura chuyên tâm cho công việc của mình tại trung tâm thể dục, cô cảm thấy hạnh phúc khi được giúp mọi người có một nơi để giải tỏa căng thẳng, để giao lưu và đặc biệt là duy trì sức khỏe.


jono%20lancaster%205
Jono chia sẻ và động viên những em nhỏ không may mắc hội chứng Treachers Collins giống mình ( Jono Lancaster)

Chỉ một điều đáng tiếc nhất còn lại là cha mẹ ruột vẫn luôn từ chối thừa nhận anh là con đẻ của mình. Mặc dù, nó ít nhiều làm anh đau đớn, Jono từ lâu đã học được cách chấp nhận nó cũng như những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời này. Anh luôn giữ một trái tim bao dung và nhân ái. Anh tin rằng điều đó có thể cảm hóa và thay đổi suy nghĩ của bất cứ ai.

Đã nhiều lần bác sĩ gợi ý anh làm phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng anh đã luôn từ chối một cách nhã nhặn và khéo léo. Thiên Chúa đã tạo ra anh trong hình hài này và anh trân trọng nó, anh muốn là chính mình.Với Jono Lancaster, điều có ý nghĩa nhất với anh bây giờ là cống hiến cho các dự án nhằm đem lại niềm tin và hy vọng cho những người mắc hội chứng Treachers Collins và Bệnh tự kỷ cho người lớn, trên khắp thế giới.


jono%20lancaster%206
Jono Lancaster trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều những mảnh đời kém may mắn, anh đã không để cho ngoại hình của mình làm lu mờ ánh sáng từ trái tim. Từ một nơi xa xôi nào đó, tới thế giới này, chúng ta không được quyền lựa chọn nơi mình sẽ sinh ra, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn cách mà mình sẽ sống. Hãy luôn sống lạc quan, tích cực, sống vì mọi người, bạn nhất định sẽ nhận được những điều tuyệt vời nhất…

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2017 lúc 10:08am

Phận Đàn Bà 


Sinh ra cái phận đàn bà, xác định số đông là đã buồn với khổ. Mà đàn bà Á Đông, lại chịu cái vòng siết của trọng nam khinh nữ, để rồi cái khổ nó chồng lên nhau thành núi.


Yêu, đàn bà cũng khổ.
Đàn ông nó yêu mười con đàn bà, chuyện thường. Bởi mấy ông bà già xưa cho rằng cái thói trăng hoa đàn ông nào cũng có, rồi thì tam thê tứ thiếp là thường. Chứ thử đàn bà yêu nhiều, người đời nó gán cho cái chữ lẳng lơ, trắc nết.

Cưới, đàn bà cũng khổ.
Chọn chồng với đàn bà coi như chọn nửa đời còn lại, kiểu rất hên xui. Nhiều đàn ông lúc chưa cưới thì tốt, cưới về tự dưng đổ đốn ra. Mà đàn bà lại đâu thể sống thử trước khi cưới, vì sống thử cũng là lăng loàn trắc nết. Chưa kể, lấy chồng còn là lấy cả giang sơn nhà chồng. Về rồi hầu hạ mẹ chồng, cha chồng, em chồng. Nói thì buồn, chứ có cô ở nhà mẹ ruột không nấu được nồi cơm cho cha mẹ mình ăn, qua nhà chồng thì từ trà tới nước cũng bưng.

Giận, đàn bà cũng khổ.
Sống ở nhà chồng, có giận chồng thì chỉ có nước vô phòng riêng úp mặt vào gối mà khóc không ra tiếng. Chứ méc ai bây giờ, méc mẹ chồng thì con bả bả phải bênh, chứ mắc gì bênh cái thứ người dưng như mình. Gọi cho mẹ ruột thì sợ mẹ xót lòng xót dạ. Muốn xách cái giỏ về nhà mẹ ở cho thỏa cơn cũng không dám, tại cái tiếng “bị nhà chồng trả về” nó ác nghiệt dữ lắm.

Đẻ con, đàn bà cũng khổ.
Đàn ông bốn mươi, năm mươi mà còn mạnh, “giống” còn khỏe giúp đàn bà thụ thai. “Giống” yếu một chút thì đời con mình nó yếu, chứ bản thân đàn ông không bị ảnh hưởng. Còn đàn bà, trên ba mươi mà đẻ con thì xác định là không tốt cho cả con và mẹ.

Đẻ con, coi như cắt một phần máu, thịt, da, xương của mình để tạo ra một sinh linh mới. Trong vụ này thì đàn ông nó góp có mỗi “giống”. Đẻ xong rồi, cơ thể đàn bà yếu ớt hơn hẳn, không chăm sóc nghỉ dưỡng kỹ thì về già càng đớn càng đau. Đàn ông thì vẫn khỏe phây phây. Đàn bà đẻ chứ đàn ông có đẻ đâu.

Đẻ xong, đàn bà xuống sắc. Da nứt thịt rạn cho đám đàn ông nó chê ỏng chê ẹo, đi kiếm mấy em trẻ hơn, đẹp hơn.

Vậy chứ mà không đẻ con thì thiên hạ nó kêu “cây độc không trái, gái độc không con”.

Ly dị, đàn bà càng khổ.
Sau này người ta hay nói “Cưới đại đi, có gì thì li dị”. Thử đi rồi thấy cái cảnh đàn ông một đời vợ không sao, chứ đàn bà một đời chồng thì coi như… xong! Thằng nào muốn nhào vô cũng lo ngay ngáy trong lòng. “Con này nó sống sao mà thằng chồng trước không chịu nổi?”. Chưa kể đàn ông có còn sợ làm thằng đổ vỏ cho thằng nào ăn trước nó.

Ly dị xong, gặp gia đình thương yêu, hiểu chuyện thì cha mẹ ruột còn đón về chăm sóc, chứ mà gặp gia đình phong kiến, mang cái tư tưởng “con gái gả đi rồi là coi như hất chén nước đi, nó có quay về nằm trước cửa cũng không nhìn” thì coi như xác định là bỏ xứ mà đi cho khỏe.

Đẻ con thì đàn bà đẻ, chứ lúc ly dị thì lại phải đấu tranh để giữ đứa con cho mình, bởi luật có thể đưa đứa con cho chồng. Máu thịt mình dứt ra mà bắt cho đi sao đành. Mà giữ lại nuôi thì kinh tế phải vững, hên lắm thì gặp được người chồng có trách nhiệm, chu cấp mỗi tháng, nhưng số này đếm trên đầu ngón tay.

Sơ sơ nhiêu đó, chứ kể hết ra, chắc đàn bà đi tự tử hết.

Nên đàn bà đừng quá trông mong hay nghĩ đời mình phải dựa dẫm vào đàn ông mà sống. Lo cho bản thân mình đã, lo làm đẹp ngoại hình, lo trang điểm kiến thức, lo thăng tiến tương lai, lo cho cha mẹ.

Còn đàn ông, kệ bà tụi nó tự sinh tự diệt, tự mang lại hạnh phúc cho nhau là được rồi.

Bởi… làm đàn bà cơ bản là khổ mà! 

Tường Vân
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2017 lúc 8:10am

Tôi đã nhiều lần trải nghiệm thực tế trong đời sống của mình, khi suy ngẫm và nhìn về những diễn biến trước mắt qua những hoàn cảnh và trường hợp khác nhau để tôi và chúng ta cùng suy ngẫm thật sâu sắc. 

Có nhiều người thích sống đời sống hưởng thụ cho bản thân, và họ xem thường việc giúp đỡ người khác cho đến vô tâm đến những cảnh khó khổ của những người sống quanh t...a. 

Vì họ tin vào bản thân mình sẽ luôn thành công, khỏe mạnh và giàu sang cho đến sắc đẹp. Để vội xem chuyện giúp đỡ người khác hay sống vì người khác là chuyện "bao đồng". 

Và kết quả, những người có suy niệm như thế thì thường khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, cho đến qua đời thì ngoài người thân trong gia đình thì chẳng được mấy ai muốn quan tâm hay để ý đến. 

Nên hãy suy ngẫm: 

KHI bạn mạnh khỏe, THÌ hãy nghĩ đến khi bạn ốm đau. Phải cần có người chăm sóc. 

KHI bạn thành công, THÌ hãy nghĩ đến khi mình thất bại. Phải cần có người sẻ chia và giúp đỡ. 

KHI bạn vinh quang, THÌ hãy nghĩ đến khi mình vấp ngã. Phải cần có người đỡ mình lên để đi tiếp. 

KHI bạn có đầy đủ người thân, THÌ hãy nghĩ đến khi mình chẳng còn ai bên cạnh. Phải cần có người để an ủi và động viên. 

KHI bạn còn sống, THÌ hãy nghĩ đến khi mình mất đi. Phải cần có người đưa bước về nơi an nghĩ cuối cùng. 

Có một kinh nghiệm mà tôi thường lưu tâm. Khi đi đến những đám tang, hay bắt gặp đám tang đi ngang qua của người đã mất, tôi thường quan sát chung quanh. Để phần nào đoán được khi sinh tiền người này đã sống ra sao, giữa sự so sánh một bên thì hiu quạnh không người đưa tiễn, một bên thì đầy ấm người thương tiếc đi sau. 

Đó gọi là tinh thần Nhân quả một cách rất vi tế trong đạo Phật. Nếu chúng ta để tâm và quan sát. Và hãy sống theo tinh thần "làm gì được cho đời thì cứ làm".

Vì BIẾT ĐÂU,...ngày mai ta sẽ ra sao. 

Thì hôm nay hãy trân quý cuộc sống và yêu thương nhiều hơn khi có thể. 
st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2017 lúc 7:43am

Núm Ruột Nghĩa Tình


Mỗi nhà mỗi cảnh, thời trẻ tôi có tới 2 Ba, 2 Má, 2 bà Ngoại...Chuyện là cô Sáu em của ba tôi sanh được anh con trai thì bệnh sao đó không sanh được nữa, trong khi Má tôi mần một hơi 2 đứa con gái và đang mang bầu tôi. Thời chiến tranh giặc giã ở quê ai cũng nghèo, nhưng cô Sáu ham con quá bèn dặn Ba tôi “ Nếu kỳ này chị Năm đẻ con gái nữa, anh cho tui nuôi nhe” Tưởng ai xa lạ chớ em ruột của mình, cho cổ có mất đi đâu, chắc Ba nghĩ vậy nên gật đầu liền, Má tôi vì nể chồng nên hổng dám cải, chớ bà cũng xót ruột xót gan, khi tôi vừa sanh ra còn đỏ hỏn là Cô Sáu lật đật ôm về làm khai sanh, lấy họ Dượng tính đặt tên là Trần Ngọc Nuôi, nghe đâu thời đó có cô đào cải lương cũng tên là Ngọc Nuôi tài sắc vẹn toàn, chắc ông bà cũng muốn tôi giống như vậy nhưng nghĩ bụng phân vân “ Rủi sau này nó biết nó là con nuôi thì sao? không đựợc đâu,phải dấu biệt vụ này để lớn lên nó không mặc cảm mà mình dạy dỗ nó cũng dễ” và họ đặt tôi cái tên khác nghe cũng sáng láng và quyết chí dọn nhà lên chợ Sóc Trăng ở để bà con dưới quê khỏi xầm xì  này nọ, họ hàng ai mà nói động tới con nuôi con ruột là Má tôi chửi tắt bếp!

Vậy đó, tôi đương nhiên là con gái cưng của Cô dượng  Sáu, hàng xóm biết Ba Má có hai đứa con thôi, anh Tùng đi lính quanh năm, lâu lâu mới về phép , Ba tôi có cái quán hớt tóc ở đầu hẻm, gọi là quán vì nó được che tạm bợ vừa đủ kê hai cái ghế đẩu và tấm kiếng đặt dựa vách, cạnh bên treo tòn teng sợi dây nịch bằng da cũ dùng để liếc dao cạo, một cái khăn choàng ngã màu cháo lòng nhưng luôn được giặt sạch sẽ, cái kệ đóng sơ sài để dao kéo tông đơ… Đồ nghề của ba chỉ có vậy ! Nghe nói cả đời Ba ôm  mỗi cái nghề hớt tóc này thôi..”Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” Nếu câu này ứng vô ba tôi là sai bét, hớt tóc mấy chục năm vẫn nghèo!

Má tôi thì giỏi giang hơn, bà bán buôn đủ thứ, nhớ hồi tôi 9-10 tuổi gì đó, Má tôi dạy thêu, dạy móc, bà vô sạp vải mua vải khúc đầu thừa đuôi thẹo về, miếng lớn thì cắt áo đầm trẻ con, miếng nhỏ thì cắt áo túi, khúc xanh nối với khúc đỏ may đồ con nít , tôi thêu vài cái bông cái hoa vô cho nổi hơn, ngày Tết đổ ra chợ bán đâu phải quần áo không mà còn kèm cả chục hủ củ kiệu, cả thúng bánh ít bánh tét. Nói chung Má làm quần quật nhưng trông thảnh thơi vì “quen tay quen việc” Má không cho tôi đụng vô bếp núc vì chê tôi vụng về, đụng đâu hư đó, chỉ lo học hành tử tế là được rồi. Mọi việc có Má lo, thậm chí đi học về Má dọn cơm sẵn đậy lồng bàn, tôi chỉ ăn và rửa mấy cái chén! Con cưng là con hư, sau này ra đời đi làm ăn cơm tập thể, lấy chồng cũng chưa nấu được bửa cơm tươm tất, may mà không làm dâu làm con ai, chứ Má chồng còn sống chắc tôi ra sau hè..

Tôi sống những năm tháng bình yên trong gia đình của Cô dượng Sáu mà không mảy may suy nghĩ về thân phận mình, Ba Má đã hết lòng chăm lo cho tôi, mái tóc của tôi cũng một tay ông cắt nếu nó dài quá eo, cắt ngang thôi chứ không đựợc “so le chiếc lá” như kiểu thời trang của mấy đứa bạn mà tôi rất thích. Ba tôi không biết cắt hay sao nhưng ông chống chế “cắt vậy hư tóc hết con à”, tôi vùng vằng rồi cũng thôi, hồi xưa đâu có mái che trán dồ như bây giờ, chỉ rẽ đường ngôi ở giữa là xong, mà lạ hồi nhỏ tôi không để ý mình có cái trán nhô ra bướng bỉnh, cái trán mà bà Nội tôi nói đậu được mấy chiếc máy bay và hai cái răng cửa làm đủ bộ ván ngựa (nguyên văn). 

Quần áo tôi cũng một tay Má may, đồ bà ba, đồ bộ, áo đầm kiểu này kiểu kia Má tôi chế ra đủ thứ, Má nói đồ chợ may không chắc đường kim mối chỉ, tôi nghĩ Má sợ tốn tiền thì đúng hơn, còn nhỏ mặc sao cũng được, so với con hàng xóm thì trông tôi tươm tất lắm.
Khi tôi đậu đệ thất trường Hoàng Diệu, Má tôi lại tự mua vải ka tê về nhà may áo dài, lớp 6-7 thì suông đuột thùng thình cũng không sao nhưng khi có eo có co mà Má vẫn dành may thì tôi phản đối tới cùng, năn nỉ riết Má mới chịu cho ra tiệm may. Má sợ tôi đua đòi! nhưng Ba tôi thì khác, tôi ỉ ôi thế nào Ba cũng cho tiền may cái quần ống loe mode híppy thời đó, mỗi lần mặc phải lén đừng cho Má thấy.

Nhà nghèo nhưng yên ấm, hạnh phúc, tôi lớn lên từng ngày nhờ gánh cơm tấm bánh mì bì của Má dạo quanh xóm mỗi sáng khi tôi đến trường, và cái tông đơ của Ba suốt những năm tháng “húi cua” các ông các cậu qua mấy thế hệ trong vùng, có những buổi đắc khách Ba đứng rả chân và những khi ế hàng, Má cũng lội rả giò để bán cho hết phần quang gánh.

Má tôi tuổi Mùi Ba tôi tuổi Sửu kỵ khắc “tứ hành xung” nhưng hai người chưa bao giờ cải nhau trầm trọng, nếu có chắc là vì tôi nhiều hơn, trời mưa đi học về ướt dầm tôi bị sốt, ba tôi ra vào hết sờ trán con rồi lại ra bàn thờ đốt nhang lâm râm khấn vái "con cháu nhỏ dại xin ơn trên tha mạng nếu nó có lỡ lầm gì". Má tôi thì nhất định ép uống mấy viên “ốp ta li đông” trị cảm, thế là cải nhau vì cách điều trị. Lên bàn ăn tôi thò đũa đâu Ba cũng cản "từ từ con, bệnh mới bớt ăn coi chừng trúng". Má thì biểu “ ăn cho nhiều vô mới có sức “ đói ăn rau, đau uống thuốc có gì mà cử”
Vậy là  "tứ hành xung" xảy ra.!

Chuyện Ba Má tôi viết cả đời không hết, sống từ nhỏ đến lớn kể ra biết bao nhiêu là vui buồn thăng ít mà trầm nhiều trong cái gia đình nhỏ đó, tôi cũng không nhớ chính  xác là lúc nào thì tôi biết được “lý lịch” con nuôi của mình, bà con thì cũng hay nhỏ to "mày là con Năm Lạc mà" nhưng đâu có nghe cậu mợ Năm xác nhận gì đâu, mỗi mùa hè tôi vẫn lên Sàigòn ở nhà cậu và chơi với mấy đứa nhỏ.

Anh Tùng tôi cưới vợ và bà chị dâu gọi tôi là “cô Út” ngọt xớt , lúc đầu chị em còn vui vẻ với nhau vì suýt soát vài ba tuổi, chỉ siêng làm bánh “ thục linh” cho tôi ăn, nhưng vài tháng sau bổng chị trở bệnh bất thường, do bị chứng hoảng loạn tâm lý nào đó mà bác sĩ cũng bó tay. Ba Má tôi lại khổ sở khi thấy con dâu cưng của mình thỉnh thoảng tóc tai rũ rượi, cười khóc vô hồn, Má đi coi “ Thầy Năm nước lạnh” trong hẻm thì thầy phán là bị ma ám, thế là nhà tôi ngày đêm ngập mùi nhang khói, Ba Má tôi hì hục lạy xin “ Cửu huyền thất tổ” phù hộ độ trì cho con dâu khỏi bệnh, lo cơm dưng nước rót để dâu khỏi động móng tay. Ông bà lo cưng dâu mà quên ...cưng tôi, nghĩ lại hồi nhỏ sao lòng ganh tị “cà nanh” lớn quá, trong lần cải cọ nào đó với bà chị dâu, tôi buột miệng “ bây giờ ba má thương chị hơn thương tui, bởi vì tui là con nuôi mà” Má nghe giận lắm, bà kéo ra góc bếp chửi một trận te tua  sao ngu vậy, nói ra chi cho chị dâu mày không nể, con nuôi hay con ruột thì cũng là con nhà này, sở dĩ tao với ba mày dấu không cho mày biết gốc tích là để nuôi dạy mày đàng hoàng , mày không mặc cảm này kia…”
Ba thì buồn hiu phân trần “coi như con mượn bụng Mợ Năm mà chun ra làm con của ba, lúc nào Ba cũng thương con hết”. Thiệt tình tôi cũng thấy mình ngu hết sức.

Sau 75, Cậu Năm từ Sàigòn xuống Sóc trăng trong tư thế của bên thắng cuộc, ông hỏi coi thằng Tùng có ra trình diện đi học tập chưa? trong nhà có chứa súng ống hay văn hóa phẩm đồi trụy thì phải khai nộp cho cách mạng! Cái điều tôi sửng sờ nhất là ông đòi bắt con “ Nó phải về với tôi, vì bây giờ gia đình Cô là sĩ quan ngụy, nó không thể tiến thân được, nó phải đổi trở lại họ Lê trong gia đình cách mạng …” Má tôi cố nói giọng cứng cỏi “ con anh thì anh bắt, ăn thua tấm lòng của nó thôi” còn Ba Sáu tôi thì nước mắt ròng ròng khi nắm tay tôi “cậu Năm nói phải đó con, còn học hành tương lai nữa, con ráng vô Đại học nhe con, Ba Má lúc nào cũng thương con hết”. Mà thiệt vậy mười mươi tôi cũng là con cầu con khấn của nhà này, bao nhiêu năm nay tôi đã sống bình yên hạnh phúc trong tình thương yêu đùm bọc của Ba Má Sáu. thì lẽ nào tôi quay lưng để trở về gia đình ruột của mình sao đành!

Trong đời có biết bao cuộc chia ly, nhưng có lẽ đó là lần chia ly sầu thảm nhất mà mỗi lần nghĩ tới tôi cứ rưng rưng vì thương Ba Má, như có giọt nước mắt của Ba rơi xuống cánh tay tôi và đọng lại ở đó suốt đời!

Những năm tháng trong tù, Ba Má lặn lội lên thăm tôi tận trong rừng núi Tánh Linh ngoài Trung được 2 lần, quà chỉ là muối xả, muối tiêu, cải khô cải muối mà sao ngọt tình ngọt nghĩa quá chừng, lần đi thăm cuối cùng Ba than mệt tuổi già sức yếu, chắc không lên con được nữa, ráng xách hai trái dừa xiêm gọt vỏ khô khốc cho tôi, cây dừa trong sân chờ con về hoài mà không thấy.. Lần thăm nuôi sau nữa Má đi một mình, Ba tôi đã chết gần giáp năm, tôi khóc sưng mắt khi nghe tin này… "Con là con của ba, ba đã mượn bụng người khác sinh ra con". Trời ơi! tôi chưa có một ngày đền đáp công ơn dưỡng dục trời biển này. Rồi Má tôi cũng mất sau đó không lâu, hai đám tang đều hiu quạnh trong cảnh nghèo khổ, không có con cái bên cạnh, phải nhờ gã khờ nào đó trong xóm bưng dùm lư hương, nghe mà thảm thương trong dạ, Ba Má không thể chờ đợi ngày con mãn tù hay sao Ba Má ơi!

Rồi tôi cũng trở về quê sau mười mấy năm lưu lạc, thăm mộ Ba một nơi, mộ Má một nẻo, cỏ dại mút đầu nhang khói đìu hiu, tôi khấn vái để đưa Ba về nằm cạnh Má cho vẹn nghĩa tình, sống đồng tịch đồng sàng. chết thì đồng quan đồng quách,  “ tứ hành xung” còn có ý là ông bà sống với nhau không đặng hào con, hào của nhưng yêu thương chăm sóc cho nhau đến lúc bạc đầu.
Tôi nghĩ bây giờ chắc Ba Má thanh thản trên cõi Trời để phù hộ cho anh em chúng tôi hôm nay được sống bình an hạnh phúc  ở xứ người.

Nếu quả thật có luân hồi thì con nợ Ba Má một kiếp tái sinh để đền ơn dưỡng dục.

Ngọc Ánh 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2017 lúc 1:02pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.375 seconds.