Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2017 lúc 2:12pm

Tôi đi New York

Image%20result%20for%20New%20York

Từ ngày đặt chân lên nước Mỹ, 34 năm trước, cho tới ngày 3.4.2017, tôi chưa một lần tới New York, một thành phố vĩ đại, nơi có những tòa nhà chọc trời, nơi có Tượng Nữ Thần Tự Do, Trụ sở Liên Hiệp Quốc, nơi mà hàng triệu người ước mơ được trông thấy một lần trong đời.

Related%20image





Vậy mà tôi đã tới nhiều nơi trên mặt đất này, trừ New York, cách nơi tôi cư ngụ, vùng ngoại ô Thủ đô Washington, khoảng 4 giờ lái xe. Có người bảo tôi “nhà quê”. Mà “nhà quê” thật. Từ ngày bước chân lên chiếc thuyền gỗ mong manh vượt biển trong đêm tối, làm một cuộc hành trình liều lĩnh vì yêu tự do và mê tự do, tôi không còn cảm thấy hứng thú để “đi chơi”, hay nói một cách văn vẻ là “đi du lịch”. Tôi mất cái hứng đi du lịch. Tôi chỉ đi làm, hay đi công việc.

Image%20result%20for%20Mạc-tư-khoa


Tháng 4 năm 1993, từ Washington tôi làm một chuyến đi xa đầu tiên tới Mạc-tư-khoa, hai năm sau khi đế quốc đỏ Liên-Sô sụp đổ. Đây là nơi không bao giờ tôi nghĩ có ngày sẽ đặt chân tới. Vậy mà tôi đã tới đó, và tới đó để… chống cộng! Tôi tới một Mạc-tư-khoa tự do để tham dự cuộc Hội thảo về Nhân quyền cho Việt Nam do nữ Ký‎ giả Irina Zisman, giám đốc Đài Tiếng Nói Tự Do Phát thanh từ Mạc-tư-khoa, hay Radio Irina, tổ chức.


Image%20result%20for%20Montréal

Tháng 12 năm 1994 tôi sang Montréal, Canada, tham dự cuộc Hội thảo Quốc tế về Nhân Quyền.

Image%20result%20for%20Paris
Tháng 6 năm 1996 tôi tới Paris về chuyện Văn Bút và sang Hamburgh, Munich (Đức) ra mắt bản dịch Đức ngữ cuốn “Bầy Thú Nhỏ”.

Image%20result%20for%20Guadalajara,%20Mexico


Tháng 11 năm 1996 tôi tới Guadalajara, Mexico, tham dự Đại hội Văn Bút Quốc tế (P.E.N. International Congress) kỳ 63.

Image%20result%20for%20London 
Tháng 8 năm 1997 tôi đi London và Edinburgh để dự Đại hội Văn Bút Quốc tế kỳ 64.


Related%20image

Tháng 3 năm 2008 tham dự cuộc Hội thảo Writers for Peace tại Thành phố Bled, Slovenia.


Related%20image
Sau đó, tôi ra khỏi Văn Bút và không đi đâu nữa, ngoài hai lần tháp tùng gia đình con trai đi nghỉ hè với nghĩa vụ làm cha, một lần đi Hawaii dự tang lễ người anh, và một lần đi Thái Lan vì bổn phận làm con.


Image%20result%20for%20chạy%20giặc%20trên%20Đại%20lộ%20Kinh%20hoàng


Trong những chuyến đi ấy, tôi dành hầu hết thì giờ cho công việc. Khi đi ngoài đường, nhìn những du khách thanh thản ngắm cảnh, những hình ảnh tương phản lại tức thì hiện ra trước mắt tôi: Những gương mặt sợ hãi của những người chạy giặc trên Đại lộ Kinh hoàng, những thuyền nhân lênh đênh trôi dạt trên biển cả đầy hải tặc, biên phòng, giông bão…Và, tấm bích chương đóng khung treo trong văn phòng trại tị nạn ở Malaysia lại hiện ra với gương mặt thất thần của mấy người tị nạn ra đi để tìm nơi an toàn cùng hàng chữ “Many People Travel for Fun, Others Travel From Fear”. Cái bích chương ấy cứ đeo đẳng theo tôi mỗi khi tôi trông thấy một du khách.

Image%20result%20for%20new%20york%20city%20at%20night
 
Thế thì tại sao hôm nay tôi lại tới New York, và đi chơi? Nhưng, nói “đi chơi” thì không hẳn đúng, mà nói “đi công việc” thì lại càng sai. Lý‎ do: Tôi có cậu cháu gọi tôi là bác sang Mỹ du lịch và muốn “tham quan” New York nên tôi đã cùng đi cho nó có bạn, và cũng là dịp cho tôi bớt “nhà quê”.


Cháu tôi ra chào đời vài năm sau ngày VC chiếm đoạt miền Nam VN, và tôi đã bỏ lại tất cả để ra đi vào nơi vô định vì khi ấy nhìn đâu chung quanh cũng chỉ thấy một màu đen, không một tia sáng nào ở cuối đường hầm. Vậy mà đứa bé sinh ra trong xã hội ấy, sau 30 năm, đã ung dung xách va-li đi Mỹ chơi, trong lúc tôi đã sống gần nửa đời người dưới chế độ dân chủ, tự do ở miền Nam chưa có cơ hội để xuất ngoại một lần. Và, đã phải “xuất ngoại” bằng cách “đi chui” ... “vào chỗ chết để tìm sự sống” như hàng triệu người đã làm mà không biết bao nhiêu người đã thất bại, bỏ thây trong lòng đại dương, trong đó có năm người trong quyến thuộc tôi.

Image%20result%20for%20visa%20to%20usa


Cháu tôi không phải là cán bộ hay đảng viên, và chính tôi đã viết thư mời nó sang Mỹ nên tôi không nghi ngờ lý do đi theo “diện du lịch” của nó.


Gần đến ngày lên đường cháu tôi gửi cho tôi bài dưới đây lấy từ FaceBook của một người ký là Bạch Cúc:


"Lưng bà còng gập sâu xuống lòng đường"

Bạn nói với tôi: chỗ nào chẳng có bất công, chỗ nào chẳng có người giàu kẻ nghèo, nơi nào chả có quan liêu, tham nhũng...Rồi tôi đi để biết và... để thấy:...

Nơi tôi đến chẳng phải đâu xa, là láng giềng của mình: tôi mòn mỏi tìm kiếm người ăn xin bên đường, tìm bóng dáng những đứa trẻ, những cụ già, người khuyết tật với tấm vé số, những đoàn dân oan...nhưng tuyệt nhiên: chẳng thấy!

Image%20result%20for%20vietnamese%20%20buffet%20dinner
- Tôi vào những quán ăn, chỉ biết chỉ chỏ những món ngon...và họ tính tiền cho tôi với giá rẻ mạt, rẻ hơn rất nhiều so với du khách nước ngoài, trót lỡ dại ăn uống và bị chặt chém ở ViệtNam!

Image%20result%20for%20supermarket


- Tôi vào siêu thị: thấy người ta ngồi lê la tán gẫu trong những khuôn viên dành cho khách nghỉ chân, họ ngồi trên những thảm cỏ xanh, những tấm trải sàn êm ái, con nít bò lê chung quanh...mà nhớ Việt Nam muốn khóc: siêu thị nước tôi kiếm một chỗ ngồi chắc còn hiếm hoi lắm...

Image%20result%20for%20wc%20in%20america

- Tôi vào toilet: chẳng phải trả một xu tiền, tất cả những nơi công cộng luôn có chỗ dành riêng cho người khuyết tật, cho trẻ nhỏ và người kiểm soát luôn miễn phí cho tôi lời chỉ dẫn lẫn nụ cười, họ chẳng tiếc đâu...

- Tôi chạy xe long nhong trên đường, kiếm mãi, tìm mãi chẳng thấy bóng dáng cảnh sát công lộ...Chợt nhói đau nhớ cảm giác sợ hãi, giật nảy mình khi thấy bóng áo vàng trên đất nước mình từ xa...Nhớ mà nổi da gà, vừa giận lại vừa uất...!


Image%20result%20for%20beautiful%20house

- Tôi vào thăm nhà những người bạn, họ giàu có thật...Tài sản ước tính sống trọn cả đời chẳng cần làm thêm gì, nhưng...tuyệt nhiên chẳng thấy sự sa hoa kệch cỡm, không thấy những bàn, những ghế, những bộ tràng kỷ bằng gỗ quý, những sản vật cướp được của rừng...Bỗng thấy mắt cay xè nhớ lần đến thăm nhà người bạn làm công an ở Việt Nam...Bạn nói bạn chẳng giàu có gì, chỉ khoe với tôi hàng trăm mẫu vật điêu khắc bằng gỗ quý loại 1 với giá hàng trăm triệu, hàng tỷ, chục tỷ một món..Nhiều quá tôi hoa cả mắt và... muốn ngất trước bộ sưu tập, thú vui "chẳng biết nên gọi là gì" của bạn!


Image%20result%20for%20coffee%20shop%20by%20sidewalk%20in%20usa - Tôi đi, lê la đến những hàng rong, quán xá ven đường...Chẳng thấy ánh mắt sợ sệt, chẳng có sự hốt hoảng đột nhiên tháo chạy...Tìm mãi không thấy bóng áo xanh dọn dẹp lòng lề đường, tất cả là một trật tự vui nhộn...Bỗng thương ray rứt bà cụ bán rau bên đường nơi "tổ quốc": lưng bà còng gập sâu xuống lòng đường, nhặt những bó rau rơi vãi, nước mắt ngắn dài và miệng hốt hoảng van xin người thanh niên đang giằng xé quang gánh, thúng mủng quăng lên xe đội trật tự đô thị: "bà xin con, bà neo đơn một mình kiếm sống qua ngày...bà xin...". Nước mắt tôi trào ra trong sự ngơ ngác của cô bán hàng...Cô ấy không hiểu...Tôi nhớ đồng bào tôi: xót xa...quay quắt...!!!

- Tôi đi...đi để biết: chẳng xã hội nào giống xã hội nào! Vào tận rừng sâu, vào chốn núi hoang sơ, giả vờ hỏi thăm nơi bán "thịt thú rừng"...Người ta nhìn tôi với ánh mắt căm hận vì câu hỏi ngớ ngẩn? Ăn thịt rừng ư? Bạn mọi rợ thế ư? Muốn vào tù ư?

- Tôi đi...đi để thấy đất nước mình đáng thương bội phần...Đi để thấy cái nền văn hóa hèn kém: kẻ trên bắt nạt kẻ dưới, người giàu khinh miệt người nghèo, người thắng chà đạp người thua...đi để thấy cái nôi văn hóa Việt chỉ là thùng rỗng kêu to với những mùa lễ hội phù phiếm chụp giật, tranh giành, giẫm đạp lên nhau đôi khi chỉ vì miếng ăn... những hả hê, khát máu mọi rợ trong tiếng cười và cái chết của thú vật...Thấy sự rỗng tuếch trong giao tế, nói một đằng làm một nẻo, điêu ngoa, xảo trá dưới mọi lớp bình phong...thấy nản lòng cho một thứ văn hóa lai căng toàn những điều tồi tệ nhất...

- Tôi đi...đi để nghe tiếng thở dài trong trái tim mình, đi để tìm quên nỗi sợ hãi về một nước Việt ở tương lai trước mắt: Rừng đã cạn, biển đã chết...Sự sống của vạn vật, của con người phụ thuộc, đặt vào tay một nhúm người đang làm chủ xã hội để rồi...Toàn đất nước ngơ ngáo, ngớ ngẩn nhìn nhau với những câu hỏi: vì sao và tại sao...Vậy mà vẫn thinh lặng và chấp nhận!??

- Tôi đi để trốn chạy, đi vì ám ảnh cái quá khứ hào hùng với ngàn lời ca chống giặc ngoại xâm nhưng giặc đang ở khắp nơi chẳng ai hay biết...Nếu có biết cũng chỉ là thở dài nhìn nhau rồi mặc kệ...Đời ta ta lo...Mọi việc khác đã có Đảng và Nhà nước lo...!

- Tôi đi mà đau đáu với tin tức quê nhà, sao có quá lắm những trò hề, những chuyện khốn nạn không tưởng...Đi để thấy dân mình ôi sao thật tệ...đến bao giờ mới có chuyện đổi thay???

Tôi đi, đi và miễn cưỡng phải trở về...về hướng: MẶT TRỜI ĐEN!
Ôi Đất nước tôi: Vạn niềm đau!!! (ngưng trích)

Thì ra đất nước tôi vẫn là Mặt Trời Đen. Dù không còn màn sắt, màn tre, nó vẫn là một nhà tù. Thế hệ trẻ ngày nay đã khá hơn thế hệ ngày trước. Đầu óc họ không còn bị nhuộm đỏ dễ dàng, tầm mắt họ không để bị đảng lái về một hướng. Đọc bài trên đây, tôi nhận ra cái tín hiệu mà tuổi trẻ trong nước muốn chuyển đạt cho người Việt ở mọi nơi.


Image%20result%20for%20Tour%20Bus


Ngồi trên nóc chiếc Tour Bus chạy quanh TP New York, tôi loay hoay với câu hỏi không lời giải đáp: “Do đâu, hay ân sủng nào, mà bác cháu tôi được ngồi bên nhau giữa thành phố tuyệt vời này sau những biến động đem tai họa kinh hoàng liên tiếp giáng xuống cho cả dân tộc Việt Nam suốt mấy chục năm qua?”

Image%20result%20for%20new%20york%20buildings


New York quả thật là một thành phố vĩ đại mà con người có thể xây dựng và quản trị. Nơi đây có nhiều cái gây ấn tượng mạnh cho du khách, nhưng cái làm cho họ ngạc nhiên nhất, tôi nghĩ, là sự mâu thuẫn của thành phố này. New York có quá nhiều tòa nhà chọc trời nằm sát bên nhau và quá nhiều xe cộ chen chúc trên đường nên những đại lộ trông giống như những con đường hẻm chật chội. New York không còn đất trống để xây cất nên người ta phải phát triển lên cao, có những tòa nhà chọc trời đang được “cơi” thêm nhiều tầng, nhưng thành phố này có rất nhiều công viên đẹp rải rác khắp nơi, giống như những buồng phổi bơm không khí cho gần chín triệu cư dân.

Image%20result%20for%20time%20square
Người trên đường phố New York trông tất bật vội vã và dường như không chú ‎ý tới ai, trông còn có vẻ lạnh lùng nữa, nhưng trái lại, họ là những con người rất dễ làm quen và thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Trước khi tới Mỹ, cháu tôi có thành kiến người Mỹ lạnh lùng và ích kỷ, kể cả người mỹ gốc Việt, nên nó sợ đi một mình nếu gặp khó khăn sẽ không có ai giúp đỡ. Giờ đây, trên đường về lại Việt Nam, nơi MẶT TRỜI ĐEN, chắc nó đã vứt bỏ thành kiến ấy, mà tôi nghĩ ấn tượng mạnh nhất là việc đã xảy ra trên đường phố New York khi chúng tôi đi tìm nơi bán vé Tour Bus. Hỏi những người đi đường ai cũng vui vẻ chỉ vẽ nhưng đi một quãng khá xa cũng không thấy nơi bán vé Tour Bus. Cuối cùng thấy một người đàn ông ăn mặc tề chỉnh đang đứng đọc cuốn sách nhỏ nơi một góc phố. Cháu tôi đánh bạo hỏi, ông ta ngưng đọc sách và chăm chú lắng nghe rồi đưa tay chỉ đường, dặn dò cặn kẽ. Nhìn hai thằng Á Đông có vẻ mới từ đâu tới, dường như chưa yên tâm, ông ta sốt sắng nói: “Tôi không thường làm cái này, nhưng thôi, để tôi đưa các you tới chỗ đó, cũng không xa lắm, chỉ độ hai, ba blocks thôi.” Thế là ông ta bước đi thoăn thoắt, đưa chúng tôi tới chỗ bán vé Tour Bus. Không phải chỉ cháu tôi mà cả tôi cũng ngạc nhiên trước lòng tử tế của một người Mỹ xa lạ.

Sáng hôm sau, chúng tôi đi thăm Tượng Nữ Thần Tự Do rồi trở về Washington, mang theo hình ảnh người Mỹ tốt bụng mà tôi nghĩ cháu tôi sẽ khó quên.

Tôi sực nhớ bây giờ là đầu tháng 4, vài tuần nữa khắp nơi ở hải ngoại sẽ lại tưởng niệm Ngày Quốc Hận. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua. Tôi hỏi thằng cháu:

- Vài ngày nữa cháu lại trở về hướng Mặt Trời Đen. Cháu nghĩ sẽ có thay đổi không?
- Chắc chắn phải thay đổi.
- Bao giờ?
- Cháu cảm thấy ngày ấy không còn xa nữa.

Ký Thiệt


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Apr/2017 lúc 3:48pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/May/2017 lúc 1:55pm
Ông Chủ Tiệm Cơm Gà SIU SIU.

Trước năm 1975, có một quán cơm gà nổi tiếng của giới thực khách cuối tuần. Thay vì đi tuốt lên Biên Hoà để ăn đầu cá lóc thì vào Chợ Lớn ăn mì vịt Hải Ký độc đáo nhất là đi ăn cơm gà Siu Siu. Trang ẩm thực xin mượn bài của anh Nguyễn Tường Thiết để nói lên một khía cạnh khác của ẩm thực Việt.

*
Quán cơm gà Siu Siu đưa món cơm gà khoái khẩu này vào hàng triệu gia đình Việt Nam, mà trong đó có gia đình tôi, gia đình bạn tôi, anh CiBi sau 35 năm xa xứ đổi đời mà nước bọt vẫn ngẩn ngơ vì cơm gà Siu Siu hay CiBi vẫn nhớ ông chủ quán Siu Siu ngày nào trong ký ức rung động hệ quả Pavlov và rằng món cơm trấn quốc vang lừng của ông đã trang trọng chiếm ngự thế đứng vững chắc trong nhiều quyển hồng thư ẩm thực Việt Nam. Tôi nghĩ cơm gà Siu Siu đã được vào văn học người Việt mình “pho sua” (for sure) rồi chứ còn gì nữa nhỉ?



Trong một truyện hồi ký của một cây bút văn học mô tả: “Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 thì chắc chẳng một ai hình dung căn nhà của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Ðông. Nhưng nếu nói nó ở ngay sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu thì có thể nhiều người hình dung ra ngay. Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu Siu khi mở quán này đã thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi để đặt bàn ăn. Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ tôi một khoản tiền.

Trong suốt hai mươi năm trời chúng tôi ăn cơm gà trừ dần vào khoản tiền này, ăn nhiều phát ớn, đến độ tôi phải tự hỏi cơm gà Siu Siu thì ngon quái gì mà đông người đến ăn như thế. Mỗi buổi chiều từ trên ban công nhìn xuống dưới hè ở trước nhà tôi thường quan sát thực khách ăn ở phía dưới. Tôi nhận diện không biết bao nhiêu những khuôn mặt nổi tiếng, từ minh tinh tài tử, văn nhân nghệ sĩ cho đến những nhân vật chính trị và quân sự quan trọng của miền Nam, và tôi thường tự hỏi trong số những thực khách ấy có mấy ai biết là mình ngồi ăn ở ngay trước cửa căn nhà của mẹ tôi, bà Nhất Linh

Chiều đến khi cơn nắng đã dịu tôi thường bắc ghế ra ngồi ở ban công nơi mẹ tôi có trồng ở góc một cây hoa giấy, cành lá và hoa giấy đỏ leo trên một tấm lưới sắt thưa. Ðiếu thuốc lá Capstan trên môi tôi thường nhìn qua những bông hoa giấy ngắm cảnh chợ vãn từ trên cao. Phía bên kia đường Nguyễn Duy Dương là trường trung học Trí Dũng quét màu vôi đỏ, giờ tan trường những cô cậu học sinh Tàu trong bộ đồng phục xanh trắng cà vạt đỏ đi túa ra khỏi cổng.
Trên hè lề đường ngay phía dưới ban công những thực khách của quán Siu Siu ngồi ăn uống ngon lành, trên mặt bàn ăn những chai lớn chai nhỏ bia Larue đầu cọp, bia “33”, những đĩa thịt gà trắng nuột nà, những bát cơm gà nóng bốc khói. Thỉnh thoảng tôi thấy mẹ tôi bước ra cửa gọi cơm để đãi khách và bao giờ cũng vậy ông chủ Siu Siu đích thân bưng cơm và thịt gà vào trong nhà cho mẹ tôi. Biết ý mẹ tôi ông luôn luôn mang vào một khẩu phần đặc biệt: một đĩa đùi gà được chặt rất khéo có thêm vài ba cái phao câu và một đĩa lòng gà gồm gan, mề, lòng, điểm mươi quả trứng bé bé xinh xinh màu vàng ngậy…”




Cơm gà Siu-Siu

“Chuyện cô Thẩm Thúy Hằng đến nhà mẹ tôi làm xôn xao dân chợ một dạo. Nhưng đó không phải là lần đầu tiên họ được dịp chiêm ngưỡng tận mắt những nghệ sĩ nổi tiếng. Cặp nghệ sĩ cải lương Kim Cương – Hùng Cường một buổi chiều nọ cũng làm náo động đám trẻ con khi họ đến ăn ở quán cơm gà Siu Siu.

Bữa đó tôi đang ngồi học bài trên gác thì có tiếng gọi ơi ới ở dưới đường: “Kim Cương tụi bay ơi!” – “Hùng Cường tụi bay ơi!”. Tôi bèn ra đứng ở ban công nhìn xuống. Trẻ con mấy chục mạng từ trong chợ chạy túa ra đường đứng thành hình vòng cung lớp trong lớp ngoài chung quanh quán cơm gà. Có vài người lớn trong đám nhưng họ chỉ đứng nhìn ở xa. Mấy đứa nhỏ đứng hàng đầu tiến sát lại gần cái bàn ăn của hai thực khách nhìn trân trân vào tận mặt cô Kim Cương, thần tượng của chúng mà trước đó chúng chỉ được thấy trên màn ảnh TV. Rồi bất ngờ trong đám con nít đồng loạt có tiếng vỗ tay, vừa vỗ tay vừa reo hò, rất đúng nhịp: “Kim Cương nhai! Kim Cương nuốt!”. Tức mình, tài tử Hùng Cường đang ăn đứng lên phùng má trợn mắt nhìn đám trẻ. Tưởng nghệ sĩ này làm trò hề, lũ trẻ lại rộ lên cười. Ông Siu Siu đang chặt thịt gà, xách con dao phay chạy ra xua tay nói lớn: “Hê! Ðể cho người ta ăn lớ! Ðể cho người ta ăn lớ!”. Ðám trẻ rãn ra xa thôi hò hét nhưng không chịu đi, cứ đứng quanh đó mà nhìn cho tới khi cặp nghệ sĩ ăn xong lên xe.

Cứ như thế từ trên ban công căn nhà của mẹ tôi tôi ngắm cảnh sinh hoạt phía dưới không bao giờ chán mắt. Nội nhìn ông Siu Siu chặt thịt gà đã thấy mê! Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao phay bổ ngọt trên bụng. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bằng bốn đầu ngón tay trái ông Siu Siu chặn cái đùi gà, chặn kín chỉ chừa một khoảng hở. Phập! Con dao phay bổ sát móng tay. Rồi cứ thế các ngón tay ông ta lùi dần, lùi đến đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Thoắt cái, đùi gà đã được chặt thành từng khúc nhỏ đều đặn. Xúc những miếng gà đã chặt bằng lườn con dao phay ông trải thịt gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên, thế là đĩa gà được mang cho khách, cùng với những bát cơm gà nóng vàng ngậy bốc khói cộng thêm hai thứ nước chấm, một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm. Trong bao nhiêu năm quan sát ông Siu Siu chặt thịt gà tôi cứ bị ám ảnh bởi một ý nghĩ và ý nghĩ này không ngớt theo tôi cho tới tận ngày nay, hơn bốn mươi năm sau. Ðó là có bao giờ ông ta lơ đễnh trong lúc chặt thịt? Tôi không dám nghĩ tiếp vì cái hậu quả mà tôi hình dung thấy nó kinh khiếp quá!

Ngày nọ qua ngày kia trải qua hai mươi năm cái sinh hoạt ở dưới quán cơm gà Siu Siu đã in vào trí nhớ tôi như là những hình ảnh sống động khó phai mờ. Hình ảnh ấy phản ánh một bức tranh xã hội thu nhỏ của thành phố Sài Gòn qua thời gian. Khi cuộc chiến bắt đầu nở lớn lan rộng ở vùng quê thì ở những chiếc ghế dưới kia đã có thêm nhiều màu áo trận trong số thực khách.. Tôi đã nhìn thấy những nữ sinh e ấp trong chiếc áo dài trắng gắp miếng thịt gà âu yếm bỏ vào trong bát của người yêu, một người lính rất trẻ ngồi đối diện; tôi đã nhìn thấy dẫy bàn ăn đầy ắp những chai bia của những người lính trận đến đây ăn uống trong một lần về phép. Chợ An Ðông cũng bắt đầu có bóng dáng những người lính Mỹ. Vào năm 1966 khi quân đội Mỹ đổ nhiều vào Việt Nam thì chủ nhân của chung cư này là tay tài phiệt Huỳnh Siêu đã cho xây cất thêm lầu bốn và dành nguyên lầu này để cho Mỹ thuê. Ở trên lầu bốn của chung cư là lầu thượng có mở câu lạc bộ là chỗ giải trí cho lính Mỹ. Ðêm đêm tiếng nhạc và tiếng trống thình thình từ trên đầu chúng tôi dọng xuống…

Hai mươi mốt năm trôi qua trên đất Mỹ nhanh như một chớp mắt. Năm 1996 chúng tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên và có dịp ghé chợ An Ðông thăm căn nhà cũ. Căn nhà nay đã đổi chủ. Bảng hiệu cau Cẩm Lợi thay thế bằng bảng tiệm vàng Kim Xuyến. Trong lúc vợ con tôi đi sắm đồ trong chợ An Ðông (nay được tân trang phía trong với một dẫy cầu thang cuốn) tôi đứng trước cửa tiệm vàng nhìn lên cái ban công trên cao nhớ lại những giờ phút xa xưa đứng trên đó nhìn xuống cái quán Siu Siu ở dưới này bây giờ không còn nữa, nhớ lại cả một thời thanh xuân, thời tuổi trẻ của mình mà lòng bồi hồi. Ðã bao nhiêu nước chẩy qua cầu….

Trong cuộc đổi đời khủng khiếp ấy tội nghiệp nhất phải nói là ông chủ quán cơm gà Siu Siu.
Vào năm 1975 sau 20 năm làm ăn phát đạt ông Siu Siu trở nên giầu có. Ông đã tậu 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường Nguyễn Duy Dương, cạnh trường Trí Dũng, và biến 3 căn này thành một nhà hàng bán cơm gà thật lớn, trong khi ông vẫn duy trì cái quán cóc nhỏ ở sát cạnh nhà mẹ tôi. Vẫn theo lời kể của chị Thạch thì khi những người cộng sản vào trong Chợ Lớn họ niêm phong và tịch thu tất cả những nhà hàng lớn của Hoa kiều, chỉ cho hoạt động những nhà hàng nhỏ bán buôn lẻ tẻ. Ông Siu Siu bỗng nhiên một lúc bị tước đoạt cả 3 căn nhà. Còn quán cóc thì ông sang lại cho chú Sáng, một người bà con của ông.

Tháng Sáu năm 1978 những thương gia trong Chợ Lớn hùn nhau tổ chức một cuộc vượt biên bằng tàu. Ông Siu Siu và toàn gia đình ông tham dự trong chuyến đi ấy. Ra khơi không may tàu chìm. Toàn thể gần trăm người trên tàu không một ai sống sót chỉ trừ một mình ông Siu Siu. Ông bám vào một tấm ván theo sóng biển trôi tấp vào bãi biển tỉnh Bến Tre. Dân chúng địa phương báo cho công an biết và ông được chở vào bệnh viện cứu sống. Sau khi điều tra lý lịch biết ông Siu Siu ở chợ An Ðông họ điện cho công an phường An Ðông để xin giải ông về quận 5. Ông Siu Siu sau đó trở thành người mất trí. Không còn nhà cửa để ở ông sống lây lất ngay dưới mái hiên căn nhà cũ của mình ở đường Nguyễn Duy Dương. Rồi giống như “chú Tiều”, ông bắt đầu điên khùng nói năng lảm nhảm. Nhưng tệ hơn “chú Tiều”, ông phải ngửa tay xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống, những người mà chỉ mấy năm trước đã là thực khách thường xuyên của quán cơm gà rất nổi tiếng của ông.”.

Nguyễn Tường Thiết
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/May/2017 lúc 7:00am

Người Khách Lạ


Image%20result%20for%20nhà%20thờ%20tại%20Hòa-Lan

 

Vào một ngày chủ-nhật, một người có dáng-dấp thông-thái với trang-phục đơn-giản bước vào một nhà thờ tại Hòa-Lan. Ông chọn chỗ ngồi cạnh tòa giảng. Vài phút sau, một người đàn bà tiến tới chỗ ghế bà thường ngồi. Nhìn thấy kẻ lạ, bà khó chịu nói rằng đó là chỗ của bà và yêu-cầu ông rời ghế ngồi.
 

Người đàn ông khả-ái xin lỗi rồi ông tiến về phía ghế dành cho những người nghèo. Ông sốt-sắng dự lễ rồi rời nhà thờ.
 

Khi lễ tan, người bạn của ngươi đàn bà hỏi:
 

- Bà có biết ông ta là ai không?
 

Người đàn bà thản-nhiên trả lời:
 

- Không, tôi nghĩ chỉ là một người lạ.
 

Người bạn nói:
 

-  Đó là Đức Vua Oscar của nước Thụy-Điển. Ngài đến đây để thăm Nữ Hoàng của chúng ta.
 

__________________________________________________ 

    Thụy-Điển = Sweden

       Hòa-Lan = Netherlands

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/May/2017 lúc 7:11am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/May/2017 lúc 9:31am

Khi Nói Xấu, Nói Lén Người Khác



Nói xấu người vắng mặt là một thói quen của rất nhiều người, đàn bà cũng như đàn ông.. Ai chưa từng nói xấu, nói lén người khác thì hãy ném hòn đá đầu tiên đi.
Nói lén rất thường hay thấy xảy ra trong phạm vi gia đình,  giữa bà con với nhau, giữa  bạn bè, đồng nghiệp….
Trong đời sống hằng ngày, đôi khi bà (hay ông) khai ra hết những thói quen tật xấu của người hôn phối. Đó là đem đồ dơ trong nhà ra giặt trước công chúng! Không đánh mà khai làm chi vậy?
Các nhà tâm lý học nghĩ gì về vấn đề nầy?
 Phỏng theo hai tác phẩm dưới đây:
Pourquoi médire nous fait tant plaisir. Psychologies.com
J’adore dire du mal. Psychologies.com
                                                      ***
Ai cũng muốn nghe chuyện xấu của người khác
Theo tâm lý thì thiên hạ thích nghe, thích biết những điều tiêu cực, xui xẻo, xấu xa của người khác hơn là muốn nghe, muốn biết những thành công, may mắn hay sự sung sướng của người ta.
Mình càng kín đáo, càng giấu giếm chuyện riêng tư bao nhiêu thì thiên hạ càng cố gắng bươi móc để tìm hiểu bấy nhiêu.
Bởi vậy vô số báo lá cải mới sống và mới tồn tại được…

Nói lén sướng miệng gì đâu
Ai cũng biết nói lén là điều không tốt, không nên làm nhưng ngứa miệng quá, dằng lại không được. Nói ra đã lắm và cảm thấy sướng gì đâu. Đồng thời mình muốn chứng tỏ cho thiên hạ biết là mình đâu phải thuộc loại người ngay ngô bù trất đâu.

Trên bàn tiệc, đôi khi chúng ta thường được nghe thực khách đem chuyện của người vắng mặt ra mà nói mà bàn cho cả bàn đều nghe.
Các thầy trong chùa và các cha cố trong nhà thờ cũng không thoát khỏi vấn nạn bị tín đồ nói lén thế nầy thế nọ. Không có lửa sao có khói?

Tại Canada có câu đố vui. Đố bạn hai bà kia đang to nhỏ chuyện gì vậy? Câu trả lời là họ đang nói lén người thứ ba vắng mặt đó.Hình như câu trả lời nầy có tính kỳ thị người phụ nữ phải không bạn?
Theo người gõ không phải ai cũng đều lẻo mép hết, không phải ai cũng thích nghe chuyện xấu của người khác hết đâu. Vấn đề nầy cũng còn tùy thuộc vào cá tánh của mỗi người mà thôi.


Cùng nhau ghét người kia
Việc nói xấu (médire) người vắng mặt tạo một mối giao tiếp xã hội giữa người nói và người nghe.
Cũng giống như loài khỉ bới lông lẫn nhau, con người cũng có thói quen chem chép (gossip, potiner, commérage).
Theo nhà tâm lý học Laurent Bègue “Cùng nhau ghét cay ghét đắng, nói xấu một người nào đó sẽ làm gắn bó thêm mối giao tiếp giữa người nói và người nghe hơn là chia sẻ nhau những điều tốt về người khác”. Hai người có cảm giác họ gần gũi với nhau hơn, xích lại gần nhau hơn nếu họ cùng nói chuyện xấu hơn là nói việc tốt về một đệ tam nhân nào đó.

Nói xấu là nói ra những điều không tốt lành, tiêu cực hay bất nhã về một người nào đó
Kẻ nói xấu người khác có nguy cơ bị xã hội coi thường, nhưng trong thực tế thì ngược lại: mang một vẻ thành thật, người nói xấu muốn chứng tỏ cho người nghe là mình tin cậy vào anh ta. Cảm động trước nghĩa cử nầy, người nghe sẵn sàng đem chia sẻ những điều bí mật mà anh ta cũng đã được biết.

Nói xấu (médire) là nói ra cho người khác nghe về những điều tiêu cực, những vịệc không mấy tốt đẹp của một người vắng mặt, nhưng người mách lẻo cho rằng tin nầy có căn cứ. Những lời đồn đại như trên giúp cho người loan tin có được cảm giác an tâm.

Tại sao họ phải nói xấu?
1) Bằng mọi giá, hắn ta không từ khước bất cứ cách gì miễn được thành công (ce type serait capable du pire pour réussir)
Thí dụ: “Bạn có biết không, nghe nói ông A có thời đã ngồi tù về tội lường gạt ”
Theo nhà xã hội học Jean Bruno Renard  thì người nói xấu cố tình gieo rắc những tin không tốt về một người nào đó và họ cho rằng đó là tin có cơ sỡ đáng tin cậy.
Cho dù nguồn tin có đúng hay sai đi nữa thì người nói xấu vẫn có thể chứng minh thái độ ngay tình, ý tốt của anh ta (hay chị ta) muốn thông tin, cảnh báo thiên hạ về một mối hiểm nguy.

2) Để tạo mối giao tiếp xã hội (pour créer un lien social)
Kẻ nói xấu cố tạo cho họ một cái vỏ thiện cảm: các lời chỉ trích của hắn ta đều có vẻ có ích lợi. Nó chứng tỏ hắn ta cũng biết được một cái gì đó ở nạn nhân với ngụ ý là hắn ta khá hơn người đó rất nhiều.

Nói xấu người khác, có nghĩa gián tiếp là mình nói điều tốt về mình và cả cho những người chịu nghe mình kể.
Sau những câu nói xấu đều có tiềm ẩn cái ý sau đây: Tôi kể cho bạn nghe chuyện đó vì tôi không phải là hạng người như thế và cũng tại vì tôi biết các bạn cũng không phải như vậy.

3) Vì họ thiếu lòng tự trọng (manque d’estime de soi)
Tại sao không tạo mối giao tiếp xã hội bằng cách kể những chuyện có tính cách tốt và xây dựng? Theo nhà tâm lý học Isabelle Filliozat: «kẻ nói xấu người khác có cảm giác là hắn ta chẳng có cái gì riêng tư để kể hết». Hắn ta nói chuyện về một người bạn láng giềng, về một người đồng nghiệp vì không còn chuyện nào khác để kể, vì hắn nghĩ rằng nếu đem chuyện mình ra kể thì chả có gì hấp dẫn hết.
Những lời nói xấu nhắm vào người khác là một báo hiệu của một tình trạng tuyệt vọng (détresse) của một người không còn lòng tự tin và tự trọng nữa (confiance et estime de soi).

4) Vì họ thích nói xấu người khác (par envie)
Thiếu lòng tự tin vào chính mình sẽ kéo theo tình trạng họ không dám tự khẳng định (s’affirmer).
Trong đời sống, họ luôn luôn mang tâm trạng tức giận, bực bội và từ đó tạo nên sự giận dữ.

Nếu họ nhìn nhận là họ tức giận thì đó chẳng khác nào họ xác nhận sự yếu hèn của họ hay sao?
Ngưòi ta thường nói sự tức giận là vũ khí của kẻ hèn yếu (la colère est l’arme des faibles).
Vì vậy, từ vô thức họ chĩa mũi dùi vào người khác, đặc biệt là vào những người tài giỏi, những người thành công và may mắn hơn họ. «Thằng đó có tài nghệ gì đâu. Chức giám đốc của nó chẳng qua là do chạy chọt đút lót, nhờ phe đảng, nhờ quen lớn mà thôi… »

5) Vì phóng chiếu (par projection)
Trong nhiều trường hợp khác, họ nói những gì mà họ ghét và khinh tỡm nhất trong chiều sâu của họ. Thí dụ: Bà đó tham lam quá, thằng đó có tính quá tự ngã tung tâm (égocentrique). Nó tưởng nó là trung tâm của vũ trụ.

Theo nhà phân tâm học Philippe Grimbert :  « Mình sẽ phịa ra hay chỉ đích danh cho mọi người biết những nét mà mình không ưa, mình không chịu đựng được vì đó chẳng qua là những khía cạnh mình đang mang trong người mà chính mình cũng không có thể nào chấp nhận được. »

Sự nói xấu dựa trên hiện tượng tâm lý học gọi là phóng chiếu: mình gán cho người khác một phần của chính mình mà mình từ chối không chấp nhận hay mình ý thức rằng không thể nào nhận biết nó được.
Dans d’autres cas, au contraire, on parlera beaucoup de ce qui nous rebute profondément : « Celui-là est un égocentrique », « Celle-là est radine »… « On va inventer ou montrer du doigt chez autrui des traits de caractère que l’on ne supporte pas, parce que ce sont justement des aspects que l’on possède en soi et que l’on ne peut accepter », explique le psychanalyste Philippe Grimbert. La médisance repose alors sur un phénomène dit de projection : on attribue à l’autre une part de soi-même que l’on refuse ou que l’on est consciemment incapable de reconnaître.

Kết luận
Tây phương có câu: Nếu không nói ra được những điều gì tốt đẹp thì tốt hơn hết là đừng nên nói gì hết.
(If you can’t say something nice, don’t say anything at all).

Theo Phật giáo, người biết đạọ phải giữ tâm trong Bát chánh đạo, không nghĩ xấu, nói xấu, nói lén người khác.
Bát chánh Đạo là con đường chánh tám ngành đưa đến Niết-bàn giải thoát, còn gọi là Bát Thánh đạo, Bát chi chánh đạo, Bát thánh đạo phần, Bát đạo hành, Bát trực hành, Bát chánh, Bát đạo, Bát chi, Bát pháp, hay Bát lộ.
Bát chánh đạo gồm có tám chi sau:
Chánh kiến thấy đúng.
Chánh tư duy suy nghĩ đúng.
Chánh ngữ nói đúng.
Chánh nghiệp làm việc đúng.
Chánh mạng sống đúng.
Chánh tinh tấn siêng năng đúng.
Chánh niệm nhớ đúng.
Chánh định tập trung đúng“


Nguyễn Thượng Chánh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/May/2017 lúc 9:43am
Lời Giới Thiệu của Giao Chỉ, San Jose: một chuyện buồn của một thanh niên viết về người cha QLVNCH. Tôi suy diễn rằng, cha anh là sỹ quan cấp úy đã lớn tuổi, thuộc đơn vị gọi là An Ninh Thiết Lộ. Đây là đơn vị bộ binh đi theo bảo vệ các con tàu xe lửa. Tác giả viết về cha của anh trong đoạn đời từ lúc mất miền Nam cho đến giai đoạn tù đầy vỏn vẹn có 3 năm. Rồi Kinh tế mới, HO muộn màng đến Mỹ, gửi quà về quê hương. Những lời cha nói với con cho đến giây phút sinh ly tử biệt. Toàn thể câu chuyện không hề có một lần nào kêu gọi oán hờn những phản ảnh một kiếp người kể từ khi mất nước là mất tất cả. Câu chuyện một người cha lẫm liệt anh hùng dưới mắt một gia đình với con cái ở hai bên bờ đất nước. Cuộc đời chúng ta đã từng tham dự biết bao nhiêu đám cưới đám ma. Tôi muốn dự đám tang của gia đình này và nói đôi lời với tang gia anh chàng tác giả của bài viết đẹp đẽ nhất về người cha thần tượng của anh. Xin cáo lỗi về chuyện buồn đầu năm, những quả thực đây là chuyện buồn rất nên đọc.

Cha Tôi, Chết Không Cần Quan Tài



Image%20result%20for%20cha%20con
Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7 (Đào Nam Hòa.)

Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.

Khi miền Nam sụp đổ cũng là lúc bất ngờ tất cả nỗi thống khổ đày đọa ập xuống. Nhanh như một cơn cuồng phong thịnh nộ phá nát tan hoang. Mất tất cả!

Ngày 10/06/1975 tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trước khi đi cái gọi là “học tập cải tạo” 10 ngày, dù với suy nghĩ chỉ là 10 ngày như lời thông báo, cha tôi cũng không có lấy mấy ngàn dằn túi. Ông bảo tôi (lúc đó 19 tuổi) đem 2 chỉ vàng cuối cùng còn lại của gia đình- là đôi bông tai của bà nội tôi để lại- ra tiệm vàng bán. Đó là kỷ vật quý nhất nhưng đành phải bán để mua ít lương thực cho ông mang đi. Hai chỉ vàng lúc ấy bán được 33 ngàn. Ông mua khoảng 2 ngàn đồng lương thực các thứ và dằn túi 1 ngàn. Còn lại 30 ngàn ông dặn ở nhà cố gắng 13 mẹ con dè xẻn ăn uống đợi Ông về.

Mười ngày trôi qua nhanh chóng- không ai trong số cải tạo trở về. Tôi nghĩ đây là một cú lừa mà đã và sẽ được lịch sử ghi lại kỹ hơn. Giá sinh hoạt tăng từng giờ. Buổi sáng 100 đồng 1 ổ bánh mỳ thì chiều đã lên 120. Sau 3 tuần thì 12 anh em tụi tôi và mẹ tôi không còn một đồng nào trong nhà. Chị tôi lớn nhất 21 tuổi còn đang đi học, và em út mới có 2 tuổi. Mười hai con tàu há mồm tuổi đang lớn nuốt bao nhiêu cho đủ! Cơm và thức ăn mỗi bữa mẹ tôi phải chia cho từng đứa. Vài hột cơm
sót nơi đáy nồi cũng không yên. Chúng tôi đổ nước vào và cạo sạch không còn một hột. Còn hơn là gạo châu củi quế.

Mẹ tôi và vài đứa em phải đi xâm canh làm ruộng rau muống, một hình thức của kinh tế mới để giãn dân,. Không lên voi nhưng phải xuống chó, mẹ tôi và em tôi ngày ngày vào ruộng hái rau muống xong gánh bộ về tới chợ cách đó 6 cây số để bán. Buổi sáng khoảng 3 giờ khi trời còn mờ mịt hơi sương và giá lạnh, mẹ và em tôi thay nhau gánh bộ cho kịp phiên chợ sáng. 70 bó rau oằn trên vai người phụ nữ nhỏ bé cao 1,45 nặng chưa tới 40Kg. 6kg rau mới đổi được 1 kg gạo. Một tuần mới cắt được một lần chờ cho rau mọc. Những ngày còn lại là cấy rau, nhổ cỏ, trồng khoai mì…

Sức ăn trước ngày 30/4/75 của gia đình tôi một bữa là 3 lít gạo, tức 1 tuần 42 lít, khoan nói chuyện thức ăn cá mắm gì hết. Nay 1 tuần chỉ còn 13 lít!
Bắt đầu tháng 7/1975 lần lượt đồ đạc trong nhà mọc cánh nhẹ nhàng, nhanh chóng, lả lướt, bay đi theo chân những kẻ buôn hàng. Từ cái quạt trần, tôn cống, hàng rào, tủ quần áo, đài radio, giường sắt, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay … đều giã từ để về với chủ mới. Hết sạch đồ thì mấy kẻ đi buôn bảo giở gạch bông, gIở bớt tôn ngoài mái hiên, tôn trần nhà.. bán tiếp. Bán cho đến khi căn nhà nhỏ bỗng trở nên rộng tênh vì chả còn thứ gì ngoại trừ vài cái nồi nấu bằng củi đen thui cũng đã sứt quai gãy gọng. Buổi tối trải chiếu ngủ dưới đất là xong với cái bụng lép kẹp và cơn đói hành hạ.

Không biết bao lần tôi phải ăn tưởng tượng trong đêm khuya bằng cách hình dung mấy món ăn tầm thường ngày trước như vài con khô, miếng dừa kho, tô canh bầu.. ( Mơ mà cũng hà tiện không dám mơ thịt cá hải sản.) Bố tôi sau 6 tháng trong trại cải tạo lần đầu được viết thư về, Ông dặn khi lên thăm nuôi, không cần mang theo gì cả vì trong trại có đủ mọi thứ. Hic!
Ông hiểu hơn ai hết, còn cái gì để mà mang cho ông! Tôi nhớ mãi ngày lên thăm nuôi ông ở trại Thanh Hoá (Hố Nai), cả nhà chỉ có 1 cái xe đạp, còn lại mẹ và các em tôi cuốc bộ 8 cây số mang theo 1 cái giỏ đi chợ lưng lửng với ít thịt kho mắm ruốc, 1 ký đường, 2 hộp sữa và 1 bộ quần áo. Nhìn những người đi thăm nuôi, có người gánh 2 bao đầy mà lòng tôi trào dâng niềm tủi hổ.
Sau đợt đổi tiền ngày 22/9/1975, Chúng tôi như đàn chim vỡ tổ, tất cả bỏ học ngang, vài đứa em nhỏ tiếp tục theo mẹ làm ruộng rau muống, còn lại mỗi đứa một phương trời kiếm sống. Đứa lên Gia Ray vào rừng lấy củi, làm lò than, đứa theo xe lửa bán trà đá, hàng rong, đứa bán thuốc lá.
Hơn 3 năm sau Bố tôi được cho về để nhìn xác nhà tan hoang điêu tàn loang lở, nhìn bầy con xanh khướt, gầy rạc, tản mát. Một chị tôi bệnh tâm thần không người chăm sóc phải lang thang ăn xin đầu đường xó chợ, có lần xin không được, quá đói, chị giựt mấy miếng đậu hũ bỏ chạy, chị bị người ta phang đòn gánh chảy máu lỗ đầu giữa ngày bố tôi được tha về.
Bố không khóc, cũng không nói gì! Qua hàng xóm xin ít bông băng. Lòng ông như xát muối! Có lẽ ông bấy giờ mới thấm sâu mệnh đề “mất Nước là tất cả mất”. Khóc lóc than van ích lợi gì. Giọt nước mắt chỉ làm cho kẻ chiến thắng hả hê say sưa thêm mà thôi.
Rồi theo chủ trương, ông không được ở lại thành phố. Họ hàng nhà tôi đa số cũng là thành phần Ngụy quân, Ngụy quyền nên không ai giúp gì được cho nhau. Cuối năm 1978 Ông lên rừng Gia Ray ngay chân núi, cất túp lều nhỏ bé xiêu vẹo, ngày ngày ông và 2 em tôi sống nhờ rừng.
Ai ở rừng mới biết: ăn của rừng rưng rưng nước mắt! Và từ đó chuỗi ngày lầm than, buồn thảm lại tiếp tục sau hơn 3 năm trong trại cải tạo. Đói nhiều hơn no, buồn nhiều hơn vui. Cực khổ nặng nhọc quần quật suốt cả ngày chỉ đủ kiếm vài lon gạo vài con cá khô.
10 năm sau, tôi đã làm ăn khá hơn, mua được chiếc xe máy Mini scootter, lần đầu tiên lên thăm Ông, quà cho Ông chỉ là 1 lít rượu đế nấu bằng rỉ mật. Ông mừng lắm vì tôi đã tương đối ổn định công việc. Trong bữa cơm hôm đó, Ông nói:
-Bố năm nay 63 tuổi rồi, cuộc đời không dành cho Bố con mình được sống sum họp và đầy đủ. Dù sao các con cũng cố gắng vươn lên để thoát khỏi bệnh tật, đói khát và tù đày.
Rồi Ông chỉ tay dưới chân ngọn núi Chứa Chan:
- Nhớ lời Bố dặn, nếu Bố có chết, các con không cần quan tài làm chi cho tốn kém, cứ bó chiếu vùi thây Bố dưới chân núi là Bố mát mẻ rồi. Thú thật, lúc ấy nếu tất cả 12 anh em tôi gom lại chắc cũng không đủ tiền mua cái quan tài loại chót. Ông biết và không muốn các con gánh nặng thêm!
Năm 1999, sau bao nhiêu là khó khăn vì không có tiền làm hồ sơ xuất cảnh diện HO, cuối cùng thì 4 bố con tôi cũng tới được Mỹ. Ngày lên đường mẹ tôi và 9 em phải ở lại vì hộ khẩu lung tung không đuợc phái đoàn Mỹ chấp thuận. Bốn bố con mà hành trang vỏn vẹn có 5 va ly nhỏ và nhẹ tênh, chưa tới 1/3 tiêu chuẩn trọng lượng.

Đến Mỹ 3 anh em tôi phải đi làm ngay sau tháng đầu tiên để kiếm tiền trả nợ lúc làm hồ sơ. Bố tôi thì ăn welfare vì Ông đã 74 tuổi. Ban đầu hội thiện nguyện giúp thuê nhà, 4 bố con phải ở chung trong 1 căn apartment 2 phòng ngủ cùng với 2 người nữa là 6 người. Quá chật, chúng tôi đành ra ở riêng trong khi Bố tôi được chính phủ Mỹ cho ở nhà Housing. Và từ đó Ông sống cô độc, một thân một mình. Nhưng cũng là lúc Ông làm được một việc lớn nhất, to nhất, ý nghiã nhất kể từ sau ngày 30/4/1975! Hàng tháng Ông trả tiền điện và tiền nhà chưa tới tổng cộng 80$. Thức ăn thì Ông đi xin các Hội từ thiện miễn phí. Có lần tôi giận Bố kinh khủng. Gia đình tôi cố tình chở Ông vào 1 quán kêu cho Ông mấy món ngon, Ông từ chối, chỉ xin cho 1 diã bánh cuốn là đủ. Ông nói: Ở Việt Nam nhà mình còn quá khổ, Bố không đành ăn ngon bên này nhưng các con đi làm vất vả cần bồi bổ, cứ ăn đi. Mỗi tháng số tiền dư còn lại gần 400$ Bố để dành và cứ 6 tháng Bố gởi về VN cho Mẹ và 9 đứa
con còn ở lại.
Chị cả tôi viết thư qua có câu: “Bố ơi, nhiều lần con phải đi bán máu với số tiền 200 ngàn một lần để có tiền nuôi con. Để có 200 ngàn đồng tiền Việt, tụi cò máu nó đã ăn chặn mấy chặng rồi. Cầm 300$ Bố cho mà con cứ ngỡ trong mơ. Đời con chưa bao giờ cầm số tiền lớn như thế…Phải bán 10 lần máu chỉ mới được 150$ …” Bố đọc thư không khóc! mặc dù Bố biết chị chỉ cân nặng có… 34 Kg! Hic! Gan góc đến thế là cùng! Rồi việc phải tới! Một ngày mùa đông năm 2006, tức sau gần 8 năm ở Mỹ. Tự dưng Bố kêu và đưa tôi 8.000$ và một tờ di chúc – nét chữ vẫn còn rất đẹp dù đã có dấu hiệu nguệch ngoạc biểu hiệu của tuổi già – trong di chúc có nói rõ:
Khi bố chết đi, bố đã hỏi cô Hoa, người của hội thiện nguyện, và biết rằng tiền hỏa thiêu không quan tài chỉ mất có 800$ thôi!. Bố nói bố không cần quan tài, không cần để nhà quàn làm gì cho tốn dăm ngàn, cứ để người ta đưa thẳng bố đi thiêu, trừ tiền thiêu ra, còn bao nhiêu con cứ làm theo di chúc gởi về cho người bên Viet Nam.. Sau đó mấy ngày, Bố đột qụy! Người ta đưa Bố vào trại Dưỡng lão. Rồi Bố hấp hối. Ba anh em tôi họp nhau và quyết định làm theo di chúc của Bố. Và chúng
tôi phải ký một hợp đồng với nhà thiêu. Khi Bố tắt thở, sau 1 tiếng người ta đuổi hết anh em tôi ra, trong phòng người ta bỏ Bố vào 1 cái bao và kéo cái fermeture là xong! Quá đơn giản cho một kiếp người! Khả năng 3 anh em tôi lúc đó mới đi làm ăn lương 1 giờ 8$ (lương tối thiểu ) chỉ vừa đủ tiền nhà tiền ăn. Vẫn biết có làm đám tang bỏ Bố vào quan tài bằng vàng với hàng ngàn người tham dự cũng vậy thôi vì Bố đâu biết gì nữa mà sao tôi vẫn cảm thấy xót xa vô bờ. Cuối đời của một sĩ quan,
từng chỉ huy hàng mấy trăm lính, từng chỉ huy mấy cung đường sắt, âm thầm, vắng lặng và quạnh hiu. Không ai biết, không ai đưa tiễn! Y như một chiến sĩ vô danh! Người ta bỏ Bố lên chiếc xe kéo, đẩy ngang chỗ chúng tôi đang đứng, tất cả con, dâu và cháu chỉ có 5 người, họ dừng lại và hỏi chúng tôi có muốn nói gì không. Tôi có cảm tưởng như một luồng điện lạnh chạy xé dọc sống lưng. Tôi chỉ lắp bắp nói như kẻ không hồn:
- Vĩnh biệt Bố. Từ nay Bố không còn phải hy sinh nữa Bố nhé. Công ơn của Bố cao hơn núi Thái Sơn Bố ạ!
Rồi họ lạnh lùng kéo Bố tôi đẩy lên chiếc xe dài, đi chỗ nào thiêu hay làm gì, ở đâu, chúng tôi không được biết! Họ làm theo hợp đồng.
Tôi không khóc! Không còn nước mắt để khóc!
Hai tuần sau tôi lấy tro cốt Bố. Khi cô nhân viên nhà xác đưa hộp tro cốt ở dưới có ghi tên bố tôi, chỉ đến lúc bấy giờ, nước mắt tôi tự dưng tuôn ra đầm đìa – vô thức!
Đào Nam Hòa


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/May/2017 lúc 9:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2017 lúc 8:32am

Richard Gere: “Không Ai Trong Chúng Ta Có Thể Tránh Được Cái Chết…”


Richard Gere luôn là tâm điểm chú ý của người hâm mộ. Ông là thần tượng ở mọi nơi trên  thế giới và về ông không cần tới bất kỳ một   quảng cáo nào. Gần đây, một đoạn nhật ký của ông trong Facebook đã gây ra một cơn bão về  cảm xúc. Hàng trăm ngàn người đã chia xẻ bài viết của ông, rất nhiều người trong số đó không phải là các fan hâm mộ của Richard.

Tòa soạn của chúng tôi: Strength-mind.blogspot.com xin cung cấp cho các  bạn một bản dịch của đoạn hồi ký  tuyệt vời này. Trong đó, mỗi từ đều thấm nhuần sự chân thành và ý nghĩa sâu sắc.
“Mẹ của một trong những người bạn của tôi luôn luôn duy trì một lối sống lành mạnh. Bà chỉ ăn những thức ăn sạch và bổ dưỡng, không uống rượu và không hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục và  rất sợ ra nắng mặt trời mà không có kem bảo vệ. Bà thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu, sinh hoạt đúng theo quy định của họ. Có thể nói rằng bà luôn chăm chút cho sức khỏe của mình.

Bà bây giờ  76 tuổi, và bà  được chẩn đoán là  bị ung thư da và ung thư tủy xương. Hơn nữa, bà còn mắc thêm chứng loãng xương ở giai đoạn nghiêm trọng…

Cha của bạn tôi không hề từ chối bất kỳ một điều gì đối với bản thân. Ông chưa bao giờ chơi thể thao và rất thích ăn ngon, ông thậm chí còn phết bơ trực tiếp lên những miếng thịt hun khói. Ông tự cho phép mình uống rượu và tắm nắng trên bãi biển cho đến khí  da bắt đầu bong ra như bánh nướng.
Có thể nói rằng trong  cả cuộc đời của mình, ông ấy không hề đếm xỉa đến  những lời khuyên của các bác sĩ và sống tự do theo sở thích của mình. Hiện nay ông đang ở tuổi 81, và bác sĩ nói rằng nhiều người trẻ còn phải ghen tỵ với sức khỏe của ông.

Dù có cố gắng đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể thoát khỏi chất độc bên trong mình. Sớm hay muộn nó sẽ quật ngã bạn. Nói như người  mẹ bị bệnh nan y của bạn tôi: “Nếu như tôi biết trước cuộc sống của tôi sẽ kết thúc thế nào, tôi sẽ không bao giờ nghe các bác sĩ, và sẽ sống hạnh phúc.”

Đó là cuộc sống, và không ai trong số chúng ta sẽ thoát khỏi định mệnh. Vì vậy, không nên coi bản thân mình như một cái gì đó thứ cấp. Trong khi có thời gian, hãy sống trong niềm vui của mình. Bởi vì  ngày mai có thể sẽ quá muộn.


Vì vậy, hãy làm những gì bạn muốn. Hãy ăn ngon, hãy tắm nắng dưới ánh mặt trời, hãy lười biếng nếu muốn. Hãy là ngớ ngẩn và kỳ lạ, nhưng là chính mình. Bởi vì,  không ai trong chúng ta có đủ thời gian cho tất cả mọi thứ còn lại! ”

Trong những lời đơn giản này  ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Nếu những dòng này làm bạn có một cái nhìn mới về cuộc sống của bạn, hãy chia sẻ chúng với bạn bè của mình.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/May/2017 lúc 9:19am

Chuyện nghe ở phòng tập thể dục


gym-phongtaptheducTôi tới phòng phòng tập thể dục có thể nói là hằng ngày. Mỗi ngày không tới là tôi cảm thấy bức rức, khó chịu. Đó là một thói quen từ mười năm nay. Tới để chạy bộ trên máy ba mươi phút, vừa chạy vừa đọc sách hay xem TV, hay ngằm mấy em Mỹ, Mễ, Việt, Đại Hàn...khoe thân thể. Các bà các cô vào phòng tập thể dục cũng là dịp để khoe thân thể một cách hợp pháp. Trong phòng tập có hồ bơi, có phòng spa, phòng tắm hơi, phòng xông hơi. Các bà, các cô mặc sức khoe thân hình, xấu đẹp «tùy người đối diện». Nào áo tắm hai mảnh khoe bờ vai tròn lẵng và cả tấm thân trần mượt mà. Có bà tuổi cũng gần năm, sáu bó, nhưng cũng bikini hai mảnh, nhìn đến rợn người. Hãy tưởng tượng cái thân hình béo phì bị co thắt bởi bộ áo quần tắm chật chội, trông như đòn bánh tét bị bó quá chặt. Những cũng có những em mười tám đôi mươi, thân hình thon thả gợi cảm không chê vào đâu được. Tuy nhiên, dù xấu, dù đẹp, thế nào đi nữa thì tôi cũng cám ơn những vóc dáng đó. Nhờ nó, tôi đi tập khá đều đặn.
Nơi đây là nơi tập trung đủ hạng người trong xã hội, từ luật sư, bác sĩ, học giả, nhà văn, nhà báo, họa sĩ, nhạc sĩ, học sinh, du học sinh, thợ neo, sinh viên, sư ông, linh mục, mục sư, giáo sư...đủ cả, nên câu chuyện cũng «tả pín lù». Vào đây con người thật bình đẳng, không còn nghèo, giàu, sang, hèn. Ai khi đi tắm cũng ở truồng, hay khi vào xông hơi, chỉ còn trơ cái quần xà lỏn hay cái «sịp», thì cái hào nhoáng, cái bảnh choẹ, hãnh tiến, từ nghề nghiệp ngoài đời cũng trở thành vô nghĩa...
Buổi chiều khoảng từ 4 giờ, thường là đông người tập nhất, tại vì lúc này các hãng, xưởng tan tầm, nên công nhân tấp vào đây, trước khi về nhà. Vào «xã xú bắp» trên máy chạy bộ, trong hồ bơi, trong phòng spa, cho khoẻ thêm được chút nào tốt chút đó, để đối diện với cuộc sống bù đầu trong công việc. Công nhân vào tập, bơi, spa, xông hơi thì huyên thuyên đủ mọi chuyện, nào là thằng supervor Hùng hồi hôm vợ cho ra ngủ sofa hay sao mà hôm nay vào hãng trông mặt ngầu dữ, sắc thái sát khí đằng đằng. Thằng lit đơ «Sáu bọ chét» la hét tùm lum, nó la lối, hãy làm nhanh tay lên, phải làm đủ chỉ tiêu...như là đang sống trong trại tù cải tạo cộng sản. Tổ cha nó chớ, toàn người Việt «đì» người Việt thôi, chứ mấy thằng Mỹ cũng đàng hoàng lắm.» Đó là ý kiến của bà Hiền , một công nhân làm ***embly trong một hãng điện tử.


Đám HO sồn sồn thì thường ngồi chung quanh phòng spa hay quanh hồ nước nóng. Mấy ông ngồi ngâm chưn hay ngâm thân thể, cho vòi nước đấm vào lưng, vào bụng, cũng mê tơi. Chuyện mấy ông HO sồn sồn cũng chỉ xoay quanh ba chuyện quốc gia, cộng sản, chuyện đánh giặc hồi còn chiến tranh và chuyện tù cải tạo. Chuyện tù cải tạo của mấy ông là chuyện dài, kể hoài cũng không bao giờ dứt.
Nhờ thế, tôi là người chỉ đi tù trong Nam, không đi tù ở Bắc, mà tôi cũng thấy được cảnh khổ của tù nhân ngoài bắc ra sao. Nhất là các tù nhân ờ trại Hoàng Liên Sơn hay trại Vĩnh Phú. Cuộc tù tội trâu ngựa làm những người tù ghi ở quả tim mình những vết hằn rướm máu, không thể nào quên. Cho nên gọi đây là pho truyện dài hay là truyện sử ca ngàn người viết cũng không ngoa, không sai chạy chút nào.

Một hôm tôi vô tập sớm, buổi trưa, sau khi đã chạy bộ ba mươi phút, tôi vô xông hơi và ngồi trên hồ nước nóng, thả chân xuống nước cho nước đánh vào chân cũng nghe khoái tỉ. Độ này tôi thấy hay đau nhức đôi chân, hay tê tê dưới lườn bàn chân nên tôi hay đến ngồi đây để cho nước ấm dội vào.
Buổi trưa nên khu spa hơi vắng, chỉ có đối diện tôi một người đàn ông không quen mặt. Có lẽ ông này mới vào phòng tập thể dục hay sao? Nơi đây biết bao người đã đến rồi đi. Hệ thống tập thể dục này có cả toàn thế giới, ghi danh ở đây nhưng có thể tập ở bất cứ chi nhánh nào. Còn chuyện đến rồi «đi» của mấy ông sồn sồn, ông già, cũng là chuyện thường, họ có thể ngã quỵ ở nhà hoặc ở đâu đó, rồi được gia đình an táng, mà người quen ở khu thể dục này không thấy mặt nhiều tháng, là biết có thể là họ đã «đi đong».
Ông sồn sồn ngồi đàng kia cũng đang thả chân xuống hồ nước nóng ngâm chân. Mắt ông lim dim như thả hết tâm hồn vào cái khoái cảm, khi những tia nước nóng bắn mạnh vào chân. Tôi tôn trọng ông dù buồn miệng nhưng không dám hỏi. Tôi cũng đang ngồi lan man, lim dim như ông.
Tự dưng ông mở mắt ra, rồi hỏi tôi:
- Anh tập ở đây lâu chưa?
- Cũng mười năm rổi.
- Lâu dữ hén.
- Ừ, thì lâu, từ ngày khu tập thể dục này còn ở bên kia, sau này đổi sang bên đây, mới có hồ bơi, hồ nước nóng...
- Thế à, tôi vào đây mấy ngày, hồi trước tôi tập bên Balỳ.
- Sao anh không tập bên đó nữa?
- Bên đó 11 giờ đêm đã đóng cửa nên tôi thấy không tiện, nhiều đêm ngủ không được tôi muốn vào đây, có khi mười hai, một giờ sáng, tôi cũng vào.
Tôi thấy ông sồn sồn này nói cũng là chuyện lạ, nhìn kỷ ông, dáng dấp ông còn khoẻ mạnh, chỉ mái tóc hơi bạc lác đác, thân hình tương đối còn cứng cáp, tuy nhiên nét mệt mỏi như đọng lại trên khuôn mặt.
Tôi nghĩ có lẽ ông sồn sồn này có tâm sự buồn sao đây mà muốn vô tập thể dục những lúc vắng người, nhất là đêm hôm khuya khoắc khi mọi người đều an giấc. Như để phá vỡ suy nghĩ của tôi, ông tiếp:
- Tôi độ rày sao khó ngủ dữ, mà ban đêm khó ngủ là một nổi khổ, nên tôi thường vào đây, tắm hơi, xông hơi, ngồi spa này, về là nằm xuống ngủ êm đến sáng, khỏi nghĩ ngợi viễn vông.
Tôi trả lời ông:
- Tôi rất may là không mất ngủ, có lẽ cũng nhờ hằng ngày đi tập thể dục nên tôi đến lên giường là ngủ ngay.
Ông sồn sồn lại nhắm mắt, cả thân hình ông chìm trong nước chỉ chừa lại cái đầu. Bọt nước bắn vào mặt ông, ông cũng mặc. Ông ngồi im như tận hưởng những cảm giác êm dịu, nhẹ nhàng từ nước dội vào người. Tôi cũng thường thích những cảm giác như thế.

Ngày hôm sau tôi cũng đi vào giờ trưa. Tự nhiên tôi thích ông sồn sồn này. Ông có cái gì đó rất riêng tỏa ra mà tôi không hiểu được, có lẽ là một nỗi u uất nào đó, mà ông giữ kín trong lòng.
Buổi trưa khu tập thể dục thường vắng. Tôi đến thì ông sồn sồn đã ngâm nước xong, ông đứng lên ra chiếc ghế dài kê gần đó ngồi.
Tôi mon men lại hỏi:
- Hôm nay anh đi sớm?
- À, sớm chút, tôi thích đi giờ này vì vắng.
- Tôi cũng vậy.
Tôi bước xuống hồ nước, nước nóng khiến tôi rùng mình. Tôi rà chân đến chỗ có vòi nước dội mạnh nhất và ngồi xuống.
Ông sồn sồn đột nhiên hỏi:
- Hồi trước anh có đi lính không?
Tôi đáp ngay:
- Có chứ, lớp tuổi mình sao tránh khỏi. Đi sĩ quan, sau đi tù cũng sáu năm mới qua được đây đó chứ.
- Thế à, anh ở trại nào, có ra Bắc không?
- Không, tôi ở trong Nam. Anh có đi tù không?
- Có chớ, tôi “bọ tam” nên gần mười niên. Ra tận bắc.
- Ồ, vậy anh cũng đi HO.
- Không, tôi đi Ô Đi Ghe.
- Anh vượt biên?
- Vượt biên thừa sống thiếu chết. May mà đến nơi chứ không cũng bỏ mạng ngoài biển khơi cho cá ăn rồi.
Chỉ như vậy mà tôi khoái ông sồn sồn. Ông Thịnh. Có lúc tôi thấy ông cô đơn quá đổi, có lúc ông vui vẻ không cùng. Thế nên tôi hay la cà nói chuyện với ông riết rồi thành thân.

*
Khi toán tụi tôi lên tàu đi Bắc, gồm những tay có máu mặt, dân Võ Bị, dân CTCT chiếm đa số, phần đông nắm đại đội trưởng trở lên, hay an ninh quân đội, cảnh sát, Phượng Hoàng.
Phải nói là cái tàu chở chúng tôi đi bắc là tàu chở súc vật. Đám tù nằm ngồi la liệt lúc nhúc như những thây ma, sống dỡ chết dỡ. Thật là khốn nạn không thể tưởng tượng được. Nhưng sự sinh tồn của con người cũng thật lạ lùng, có những cái tưởng mình không vượt qua được mà mình cũng vượt qua. Cuối cùng rồi chúng tôi cũng cập bến và lên bờ. Những chiếc molotova củ kỹ ì ạch chở tôi đến trại Hoàng Liên Sơn.
Khi vào trại, bọn tôi có 4 đứa họp làm một toán, chúng tôi ăn cơm chung với nhau, thề quyết không bỏ nhau, dù có chuyện gì xảy ra, thằng Cường, nhảy dù, Chiến, Thủy Quân Lục Chiến, Thịnh là tôi, Biệt động quân, và Tuấn, sư đoàn bộ binh. Trước đó ở trong Nam, chúng tôi đã nằm gần nhau, “ca cóng” cùng nhau, ăn uống cùng nhau nên trở nên thân thiết. Khi chuyển ra bắc vào trại Hoàng Liên Sơn, may mắn là chúng tôi lại cùng ở chung đội, ba thằng kia nằm đầu dãy lán, tôi nằm đàng phía trong, nhưng chúng tôi vẫn ăn cơm chung, dù lúc đó cơm tù chẳng có gì, nhưng ngồi nhai mấy miếng cơm hẩm với nước muối, mà có những thằng bạn cùng mình nói chuyện thì cũng đỡ buồn. Khi vào trại Hoàng Liên Sơn, tôi thấy đời mình đến đây đã là ngày tàn, không biết bao giờ thoát khỏi khu rừng núi thâm sơn cùng cốc này. Nơi khỉ ho cò gáy mà ngày còn ngồi học lớp nhất bậc tiểu học, tôi đã biết rặng Hoàng Liên Sơn là núi cao nhất VN và ngọn Păng Xi Păng cũng là ngọn núi cao nhất nước. Bọn CS đem chúng tôi nhốt vào nơi đây chắc chắn là chúng tôi sẽ phơi xương nơi chốn này, không có một ngày về với gia đình.
Chúng tôi vào rừng đón tre, đón gỗ lập thành lán trại. Tù tự lập nhà tù nhốt mình là thượng sách, thằng nào lên cai trị cũng lấy phương châm này là kim chỉ nam, tù cai quản tù, mà CS dùng một danh từ là “hệ thống tự quản”, trên có Ban Thi Đua, do một tên tù tổ sư, có nghề “cong lưng”, làm tay sai, la hét anh em, dưới sự chỉ bảo của bọn quản giáo. Những tên Trưởng Ban Thi Đua qua các trại tôi biết, những tên này hồi trước cũng một thời hò hét với lính lác, cấp bậc có thể là trung tá, thiếu tá, đại uý, đủ cả. Bọn cai tù cũng có nghề coi tướng, thấy tay nào có tính lăng xăng, nịnh bợ, kiếm điểm, là bọn nó nối kết ngay, trước là cho làm ăn teng, báo cáo vài chuyện vặt vãnh, sau nâng lên cho làm trong tổ tự quản, khỏi đi lao động tại hiện trường, được ăn cơm no, thỉnh thoảng lại được bọn cai tù cho vài cọng rau, củ khoai, gọi là bồi dưỡng, là bọn nó mừng húm lên, quyết chí làm tay sai, ra sức đàn áp anh em tù bên dưới.
Bọn tôi bốn người, cùng ăn cơm chung, ai đi lao động tại hiện trường kiếm được nắm lá giang, hay cải tau bay thì mang về nấu lên cho có chút rau tươi, chia nhau mà húp nước. Cũng có thể đó là những ngày hạnh phúc của bọn tù chúng tôi.
Một hôm, bốn chúng tôi đang ngồi nhai mấy miếng bo bo, vừa nói chuyện, thì ở đâu, tay Biển cùng lán, xăm xăm lại:
- Mấy “toa” nói chuyện gì mà vui quá vậy, cho tôi mượn ống điếu hút ké một điếu thuốc lào thử coi.
Thuốc lào là môn giải trí độc nhất vô nhị ở đây, một năm qua, không có thuốc lá, thuốc rê, vì chúng tôi chưa được gia đình thăm và tiếp tế lần nào, nên chỉ một số ít người còn chút tiền đem theo, nhờ mấy tay vệ binh mua cho thuốc lào, nên thuốc lào còn quý hơn vàng. Tay Biển sà tới, xởi lởi lấy trong túi áo bọc ny lông có chứa một bịch thuốc lào. Chúng tôi ai cũng sáng mắt lên, trước tiên Biển làm một điếu, hít đầy buồng phổi và thở ra một cách khoái trá, đến các bạn tôi, rồi tôi, ai cũng được hít “chùa” đến phê, một bi thuốc lào cở bự, thiệt khoái không sao kể siết.
Biển vừa nằm lim dim đôi mắt, vừa kể lễ:
- Tôi là Navy lieutenent colonel, hồi tháng 4 bảy lăm, tôi chỉ huy chiếc tàu đi từ Nha Trang ra Đà Nẵng để yểm trợ cho quân đoàn 1 tái chiếm Đà Nẵng, không ngờ theo lệnh Mỹ, “tông tông” nhà ta bỏ Ban Mê Thuột, rồi bỏ vùng 2, lúc đó tôi ra đi dễ dàng, nhưng mình là sĩ quan chỉ huy, mình không thể bỏ chiến hữu của mình lại được, cuối cùng tôi lên bờ nên bị kẹt lại, mẹ kiếp!.
Thật ra chuyện Biển nói với chúng tôi, tôi cũng nghe nhiều lần rồi, đi đâu, tay này cũng oang oang cái lỗ miệng về cái back round của mình, cái back round đó thì mỗi người mỗi vẻ, dĩ nhiên khi còn quyền hành trong tay, tôi cầm quân trong binh chủng “cọp ba đầu rằn”, tôi cũng hách xì xằng lắm chớ bộ, nếu mà quân đội một mực chiến đấu thì chưa chắc ai thắng ai. Chúng tôi bỏ súng là do lệnh trên, điều này ai cũng biết vậy, nên nay đành phải “ngậm một mối căm hờn bên củi sắt.”
Biển đổi giọng, nói tiếp:
- Mấy “toi” cho tớ ngồi ăn cơm chung với nhé, đàng kia, bọn nó hổn quá, tớ chịu không nỗi. Ăn chung trò chuyện cho vui cửa vui nhà mà. Có gì đâu.
Thiệt ra, chúng tôi nghĩ, bọn tôi bốn tên là vừa, nhiều quá gây ồn ào, mà tên Biển này nghe anh em tù cũng lao xao bàn tán là một tay hay bốc phét, lại mỗi khi gặp “quản giáo” hay “vệ binh” thì y một điều “thưa cán bộ”, hai điều “thưa cán bộ”, nên đám tù không ưa. Nhưng mà chúng tôi đã mắc quai “mấy bi thuốc lào” của tên Biển, nên biết ăn làm sao nói làm sao bây giờ. Chúng tôi đành ậm ự cho qua.
Thế là từ đó, cứ mỗi lần chia cơm xong, thì tên Biển mang qua ngồi với chúng tôi, chúng tôi cũng chỉ coi gã như một bạn đồng tù.

*
Qua mùa đông u ám của năm bảy sáu, mùa xuân hé mở với chúng tôi một mùa xuân tươi rói của đất trời, nhưng khi nhìn đi nhìn lại, chúng tôi vẫn thấy không có một hứa hẹn của ngày về. Điều mà trên thông cáo, ai cũng nghĩ là chúng tôi đi học tập chỉ một tháng thôi. Chuyện “thăm thẳm chiều trôi” này làm nãn lòng anh em chiến hữu đồng tù không ít. Ai cũng có hoàn cảnh riêng, ai cũng lo cho ngày về của mình xa tít vời vợi, còn vợ dai con thơ ở nhà ra sao đây?
Một hôm, Cường “dù” nói nhỏ với tôi:
- Tau phải dọt thôi, không thể chôn vùi đời trai mãi ở đây được, trước sau gì tau cũng tìm cách dọt, mày có tính “đi” cùng tau không?
Thật ra, nhìn quang cảnh trại tù với rừng núi mênh mông bạt ngàn tôi quá ngại, nên tôi nói nhỏ với Cường “dù”.
- Tau thấy bọn nó nhốt mình ở đây thâm sơn cùng cốc quá, biết đường đâu mà đi.
Cường cương quyết:
- Bắt đầu từ bây giờ, tau quyết chí phải dọt khỏi nơi này. Vợ con tau đang đói ở nhà, tau chịu không nỗi nữa. Chuyện này tau chỉ nói riêng với nhóm mình thôi, tụi bay đừng hé môi cho ai biết nhé.
Tôi gật đầu.
Có lẽ, trong bốn đứa còn lại, Cường “dù” cũng nói riêng cho từng đứa, nên tôi thấy sau đó thằng nào cũng tỏ ra nhấp nhỏm, ăn miếng cơm hẩm trong miệng cũng cố nhai cho thật lâu để khỏi phải nhìn thằng kia. Chúng tôi im lặng sống trong lúc Cường “dù” cũng im lặng lo cho cuộc vượt thoát của mình.
Thằng Biển, sau đó một tháng, nó rời bỏ nhóm, về lại bên kia, nó nói, bây giờ nó muốn ăn một mình để ngẫm nghĩ sự đời. Nó đi rồi, tụi tôi lại thong thả hơn, vui vẻ hơn, nói năng khỏi phải giữ mồm, giữ miệng. Có tin đồn râm rang, nó hay lên nhà của mấy tay quản giáo một mình. Nó lên làm gì ai mà biết, tuy nhiên anh em cũng chỉ bàn ra bàn vào, vậy thôi.
Hôm Cường “dọt” là một đêm khuya, khu trại tù Hoàng Liên Sơn sương mù phủ dày đặc, đưa bàn tay sát mắt mà không thấy. Hôm đó tình cờ sao buổi chiều có thằng Biển qua ngồi hút thuốc lào. Cường thì thầm vào tai bốn đứa:
- Tối nay tau dọt, một chết, một tự do. Tau có chết bọn mày có về nhớ báo cho vợ con tau biết.
Biển rít xong điếu thuốc lào rồi đứng dậy ra về.
Đêm xuống mịt mùng tối đen bao quanh khu trại tù Hoàng Liên Sơn.
Tôi nằm lơ mơ cầu nguyện cho bạn mình vướt thoát, rồi ngủ quên đi lúc nào không hay, đến khi đâu nửa khuya, nghe ầm vang lên tiếng nổ của những lọat đạn AK, chúng tôi mới giựt mình tỉnh giấc.
Chúng tôi bị đánh thức cả lán trại. Cường dù bị bắn gục ngay khi vướt qua hàng rào. Cường dù là một sĩ quan chỉ huy, một đại đội trưởng dù nỗi tiếng, tại sao anh bị bắn ngay từ phút đầu vượt trại. Tôi nghĩ, có bị bắt, hay bị bắn, ít ra cũng ra khỏi nơi này, ngoài kia núi rừng thâm u, chứ ở đây, đã biết giờ giấc lịch trình của vệ binh canh gác, Cường dù đâu có dại để bị bắn ngay từ đầu như vậy.
Tụi tôi sau cái chết của Cường dù, đã bị bọn quản giáo kêu lên kêu xuống biết bao nhiêu lần. Tuy nhiên, riết rồi chúng tôi cũng thoát. Thằng Biển sau đó được anh em chuyền tai là một tên “ăn teng hạng nặng”, nó đã báo cho quản giáo biết bao nhiêu chuyện của anh em trong lán. Sau vụ Cường dù bị bắn, Biển được chuyển lên trên khung gác nhà máy điện, nên sau cái tên Biển “hói”, Biển “an teng”, nó còn có tên Biển “điện”.
*
Chúng tôi trở về sau gần mười năm ở tù, quyết chí trả thù cho Cường dù, một chiến sĩ quân lực VNCH xuất sắc và kiên cường đã bị thằng “ăn teng mạt hạng” Biển “hói” báo cáo khi vượt trại. Nhưng tin tức của thằng Biển ra trại ở đâu vẫn biệt vô âm tín.
Qua đây chúng tôi lần mò tìm tin tức thằng Biển, nhưng nó cũng vô tăm vô tích. Chúng tôi ba thằng bạn đồng tù cũ đã lên lịch, thông báo với những anh em khác cố tìm cho ra tung tích thằng chó đẻ. Khi nghe thoáng đâu nó cũng được qua Mỹ, không giám ở khu người Việt đông, có anh em H.O đông, nó trốn như chạch ở đâu bên PA, rồi cũng thay đổi hình tích nhân dạng liên tiếp.
Nghĩ đến Cường dù gục ngã trước làn đạn đạn của thằng vệ binh Việt cộng, do thằng Biển báo cáo, chúng tôi tức sôi gan lên, muốn băm vằm nó ra từng mảnh.
Sau cái chết của Cường dù một tháng, thằng sáu Đờn, quản giáo, lên giọng dạy bảo, lên lớp đám tù: Các anh muốn về sớm không. Các anh còn tinh thần phản động quá lắm mà, các anh đừng hòng vượt thoát ra khỏi nơi này, cái chết của thằng Cường là một tấm gương tày líp, các anh hãy phản tỉnh lại đi, về đoàn tụ với gia đình sớm hay muộn là tự các anh thôi. Như anh Biển, cấp bực hơn các anh một bực, vậy mà ảnh là người gương mẫu, học tập tốt lao động tốt, các anh hãy lấy anh Biển làm gương.
Thế đó, thằng Biển chó đẻ, nó đã giết thằng Cường dù, bạn thân nhất của tôi, của Chiến, của Tuấn, những thằng ăn cơm chung suốt mấy năm, làm sao không đau lòng và uất hận cho được. Khi ở tù, nói sợ thì ai cũng sợ cái uy lực của bọn Việt cộng đè xuống đầu mình, gia đình mình, nhưng khi nỗi căm phẫn đã lên đến đến tột đỉnh, nói “lên gân” một chút là chúng tôi sẽ “biến đau thương thành hành động”. Sau khi qua Mỹ, chúng tôi đã mua mỗi đứa một khẩu súng, thủ sẳn trên xe, hễ gặp mặt “thằng chó đẻ” đó bất cứ ở đâu, bất cứ nơi nào là chúng tôi sẽ “bùm” ngay. Thằng Chiến, thằng Tuấn và tôi đồng lòng như vậy. Tôi biết luật pháp nước Mỹ này không chấp nhận điều này, chúng tôi có thể bị tử hình hoặc chung thân, gia đình chúng tôi sẽ khổ sở trăm bề, nhưng tôi nghĩ đến đôi mắt trợn trừng không khép đươc của thằng Cường “dù” khi bị bọn cai tù bắn gục, tôi không thể nhẫn nhục được. Thằng Chiến thủy quân lục chiến, trong một cuộc nhậu, nó đã cầm khẩu súng lên rồi tuyên bố một câu xanh rờn: “Tìm được thằng cho đẻ, tau sẽ xử nó thế này, kê khẩu súng này vào ngay cái trán hói của nó, cái trán hói chứa chất bên trong cái não bộ, vận hành toan tính cách hãm hại anh em tù, tạo phải “đoành” một phát vào trúng trung tâm não bộ của nó, cho văng tung toé óc não của nó ra, thì tau mới hả giận. Thằng Tuấn đại đội trưởng bộ binh thì nói, “Tau dùng khầu súng này nhắm vào cái miệng tham ăn, tham nói, tham báo cáo hãm hại anh em, viên đạn sẽ xé toạt cái miệng nó ra, cho nó hết thời ăn cứt.” Còn tôi thì trong lúc ngà ngà say, cơn giận thằng chó đẻ hãm hại bạn tù này cũng lên cực độ, tôi nói: “Tau sẽ kê súng ngay hạ bộ thằng cho đẻ, bắn tanh bành nó ra, để nó về chầu diêm vương hết thời làm điếm đực, làm chỉ điểm.”
Thế mà thằng Biển chó đẻ vẫn biệt vô âm tín.

*
Nghe chuyện kể của ông sồn sồn tôi cũng nổi da gà, chuyện “ăn teng” trong tù cũng là chuyện dài nhiều tập, tôi cũng nghe nói nhiều người có tiếng tăm của chế độ cũ, khi vào tù cũng cam tâm làm “ăn teng” mạt hạng cho bọn quản giáo, vệ binh, để được chút ưu tiên. Tuy nhiên chuyện báo cáo cho bọn cai tù biết ngày giờ của người bạn mình vượt trại, để bạn mình bị bắn chết gục ngay dưới hàng rào kẽm gai, cũng là một điều không thể tha thứ. Nợ máu phải trả bằng máu là chuyện đương nhiên, là đúng. Nghĩ vậy, tôi hỏi tiếp ông Thịnh:
- Vậy cuối cùng, đến nay nhóm bọn anh có tìm ra tông tích thằng “ăn teng chó đẻ” đó không?
Ông Thịnh mỉm cười, nụ cười ông trở nên hiền hòa vô kể:
- Được. Suốt mười mấy năm tụi tôi mai phục, tìm kiếm tông tích nó, đến độ cây súng tôi bỏ trong thùng xe bị hoen rỉ đi. Thằng chó đẻ vẫn biệt vô âm tín. Sau nhiều năm cư ngụ ở vùng tây bắc, tôi quyết chí đưa gia đình về CA, vì tôi nghe thằng chó đẻ đã dời về ở đây.
Bỗng một hôm, vào buổi sáng, tôi đọc trên một tờ báo Việt ngữ, thấy ở Las Vegas, tiểu bang Nevada, có tin một tai nạn xe hơi khủng khiếp, làm chết một người đàn ông và một người đàn bà. Xem kỹ tin này thì biết, chính người đàn ông chết đó là thằng Biển “ăn teng”, Biển “điện”. Nó từ PA về Cali, vì sợ quá nên trốn chui trốn nhũi, vợ bỏ nên nó tấp vào con mẹ chủ chợ cá ở Bolsa, con mẹ này hay lên đài ban đêm chữi bới đủ thứ. Thằng Biển “cặp” con mẹ này nhắm vào cái chợ con mẹ có hùn hạp làm ăn, nào ngờ cái chợ đang đà phá sản. Hai tên này buồn tình hay sao mà sa vào trò đỏ đen ở Las Vegas. Không biết làm sao, có phải là oan hồn của Cường “dù” nhập vào, để trả thù món nợ chết oan năm xưa hay không, mà thằng Biển lái xe chạy quá tốc độ, khiến xe đâm phải vào cột đèn, làm 2 đứa chết không toàn thây.
“Thằng chó đẻ” chết đã hai năm rồi. Ba tụi tôi họp nhau lại nhậu một bữa đã đời, để ăn mừng chiến thắng, cũng là may mắn tay chúng tôi chưa nhúng vào máu. Sau đó chúng tôi quẳng súng xuống biển, coi như ông trời đã thay tụi tôi tính sổ thằng cho đẻ. Suy cho cùng, cái gì cũng có nhân quả của nó hết, phải không ông?



Trần Yên Hòa

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/May/2017 lúc 8:16am

Titanic… Tình Yêu, Tình Nhân Loại Và Lòng Dũng Cảm Của Con Người !!!


“Một đêm khủng khiếp ngày 14 tháng 4 năm 1912, con tàu Titanic gặp nạn. Tàu bị chìm khiến 1514 người thiệt mạng và chỉ có 710 người được cứu sống”.

Câu chuyện chiếc tàu Titanic đã hơn 100 tuổi rồi, nhưng vẫn được nhắc lại, và dựng thành phim với kinh phí 200 triệu Mỹ kim (cách đây 20 năm giá trị tiền bây giờ bằng 1 tỷ Mỹ kim). Ngày đầu tiên, cuốn phim ra mắt, được nhân loại đón nhận một cách nồng nhiệt, và Hollywood đã thâu vào trong 2 tuần đầu tiên 500 triệu, và tổng số tiền thâu được (chỉ tính tiền rạp thôi) đã lên tới 1.35 tỷ Mỹ kim, và nếu tính tất cả DVD, truyền hình, vào hệ thống HBO, Showtime thì lợi tức lên đến 2.5 tỷ mỹ kim (giá trị nhân gấp 5 lần tiền bây giờ). Tại sạo lại có hiện tưởng doanh thu khổng lồ như vậy?

Một  câu hỏi không có trả lời, vì đây là chuyện thật, câu chuyện chứa đựng tính Nhân Văn đi vào lịch sử đã đánh thức trái tim nhân loại khi xem, hiểu hơn con lòng con người đối với con người, tình yêu, tình người, tình nhân loại đã phản ảnh được tất cả trong cuốn phim Titanic này…


Chúng ta hãy đọc một đoạn văn qua lời kể của Phó Thuyền Trưởng Titanic để chúng ta hình dung và cảm nhận được một Bi Hùng Sử những gì đã xa trong sự kiện tai nạn của con tàu du hành này…

Phó thuyền trưởng của tàu Titanic sống sót với nỗi ám ảnh, tới cuối đời ông vẫn phải thốt lên một câu… –

Trên trang website của DaiKyNguyen.com có viết sự kiện chiếc tàu Titanic khá chi tiết: “Ông Charles lúc đó 38 tuổi và là thuyền phó. Nơi vùng biển lạnh giá, ông may mắn được vớt lên từ phao cứu sinh. Ông cũng là người có chức vị cao nhất còn sống sót. Tai nạn thảm khốc xảy ra với con tàu Titanic đã gây sốc cho cộng đồng quốc tế. Bởi nó khiến con người trầm tĩnh và suy nghĩ về khoa học kỹ thuật hiện đại. Dù khoa học có phát triển đến đâu chăng nữa, nhưng cuối cùng nó cũng không thể chiến thắng thiên nhiên”

Sau này, sự kiện tàu Titanic đã được dựng thành phim. Khi bộ phim được công chiếu, nó đã khiến người xem xúc động đến rơi lệ và trở thành những thước phim kinh điển.

Dưới đây là những kỷ niệm của vị thuyền phó trong đêm đó:
Khi đối diện với thảm họa đắm tàu, đội trưởng của con tàu đã ra lệnh cho phụ nữ và trẻ em xuống thuyền cứu sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn rất thản nhiên, một số còn từ chối chia ly gia đình. Lúc đó tôi đã hét lên: “Phụ nữ và trẻ em xuống tàu cứu sinh ngay!” Nhưng tôi lại không thấy có ai sẵn sàng từ bỏ người thân của họ, nhìn cảnh tượng chỉ có phụ nữ và trẻ em được xuống tàu. Charles nhớ lại: “Chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên cảnh tượng đêm đó!”
Sau khi xuồng cứu sinh đầu tiên hạ xuống nước. Từ trên boong tàu tôi hỏi một người phụ nữ tên Straw: “Quý bà có thể đi cùng tôi đến chiếc thuyền cứu sinh kia không?” Thật ngạc nhiên! Bà lắc đầu nói: “Không! Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu ở lại con tàu này”. Người chồng của bà Straw hỏi: “Tại sao em không muốn lên thuyền?” Bà mỉm cười trả lời: “Không, em vẫn muốn cùng anh đi nốt quãng thời gian còn lại.” Từ thời điểm đó về sau này, tôi không còn thấy được cảnh tượng như vậy giữa các cặp vợ chồng nữa…


Astor IV là người đàn ông giàu nhất thế giới lúc đó. Sau khi người vợ đang mang thai của ông được đưa lên thuyền số 4, ở trên boong tàu cùng con chó của mình, ông châm điếu xì gà để vẽ lên dòng chữ đầy nước mắt: “Anh yêu em!”

Một vài ngày sau đó, trong buổi sáng sớm ở mặt biển Đại Tây Dương, đoàn cứu hộ đã tìm thấy thi thể của ông. Tài sản của ông giá trị hơn hàng chục con tàu Titanic, nhưng Astor đã không trốn chạy.
Vì bảo vệ nhân cách của chính mình mà hy sinh, đây là lựa chọn duy nhất của những người đàn ông tuyệt vời. Ông trùm ngân hàng nổi tiếng Guggenheim, trong bộ trang phục dạ hội đẹp nhất, ông cho biết: “Tôi muốn chết một cách đường hoàng, giống như một quý ông.”
Và ông đã viết cho vợ mình dòng ghi chú: “Anh sẽ không chiếm giữ bất kỳ vị trí nào dành cho một người phụ nữ trên xuống cứu sinh, ở lại boong tàu, anh sẽ không chết như một con thú mà giống một người đàn ông thực thụ.”

Người giàu thứ 2 thế giới là ông Sitelaosi, nhà sáng lập công ty bách hóa Macy nổi tiếng của Mỹ. Mặc cho ông khuyên như thế nào đi nữa, vợ của ông vẫn cự tuyệt bước lên chiếc thuyền cứu sinh số 8. Bà nói với chồng: “Trong những năm qua, anh đi đâu em đi đó, em sẽ đi cùng anh đến bất cứ nơi nào anh đến.”

 

Ở Bronx, thành phố New York có dựng một tượng đài kỷ niệm các cặp vợ chồng chết cùng nhau khi con tàu Titanic bị đắm. Trên tượng đài có khắc dòng chữ: “Nước biển dù nhiều hơn nữa cũng không thể nhấn chìm được tình yêu.” Hơn sáu ngàn người đã tham dự buổi tưởng niệm sự kiện đắm tàu được tổ chức tại Carnegie Hall ở Manhattan.

Một doanh nhân người Pháp là Nahuatl, ông đã đưa 2 con nhỏ của mình xuống thuyền và nhờ những phụ nữ khác chăm sóc, còn bản thân mình ở lại trên boong. Sau khi thoát nạn, hai đứa trẻ được các nhà báo chụp ảnh đăng lên các trang báo. Mẹ của chúng đã nhận ra hai con của mình, nhưng chúng đã vĩnh viễn mất cha.
Những nạn nhân khác cũng gặp bất hạnh trong chuyến hành trình này như tỷ phú Acid, nhà báo William T. Stead, thiếu tá pháo binh, các kỹ sư nổi tiếng, v.v.. Họ đã nhường lại xuồng cứu sinh cho những người phụ nữ nông thôn nghèo. Hơn 50 nhân viên phục vụ trên tàu Titanic, chỉ có chỉ huy phó Charles may mắn sống sót, còn lại đều tử nạn.


Ngoài ra cũng có vài trường hợp ngoại lệ như: Viện phó đường sắt của Nhật là Hosono, ông đã cải trang thành nữ và trốn lên chiếc thuyền số 10 để thoát nạn. Khi trở về đến Nhật Bản, ông lập tức bị sa thải. Ông đã bị giới báo chí Nhật Bản lên án về hành động này. Ông đã sống thêm 10 năm trong sự ăn năn xấu hổ rồi qua đời.

Trong một buổi lễ tưởng niệm nạn nhân đã chết trên con tàu Titanic năm 1912, ông White Star của công ty vận tải biển đã nói với giới truyền thông rằng: “Không có quy tắc hàng hải nào đòi hỏi người đàn ông phải hy sinh lớn như thế. Họ hành động như vậy chỉ vì phái mạnh cần chăm sóc cho phái yếu mà thôi, và đây là sự lựa chọn của cá nhân họ.”


Trong cuốn “Câu chuyện về Titanic, con tàu không thể đắm”, tác giả Daniel Allen Butler xúc động nói: “Bởi vì từ lúc sinh ra, họ đã được giáo dục đặt nặng vấn đề trách nhiệm.”
Đôi khi, sinh mệnh đời người quan trọng ở chất lượng chứ không phải số lượng. Chúng ta thà chọn cuộc sống phải đối mặt với cái chết hay cuộc đời đầy đau khổ nhưng tình yêu tồn tại hơn là tham sống sợ chết mà buông bỏ tình yêu thương. Trên chuyến tàu Titanic năm ấy, đã có rất nhiều người đàn ông tuyệt vời dám hy sinh thân mình để bảo vệ những người chân yếu tay mềm là trẻ em và phụ nữ. (source dai9kynguyen.com)

Câu chuyện về con tàu Titanic đã mang trong nó giá trị nhân văn cao quý nhất và chân thành nhất của con người!
Câu chuyện chiếc tàu Titanic đã đánh thức được mỗi con người, hãy nhận thức về điều đơn giản, rất đơn giản nhưng đó là chất sống vĩnh cữu… Tình Yêu và Lòng Dũng Cảm của Con Người !!
st

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/May/2017 lúc 7:11am

Chuyện Tình Đẹp Nhất Lịch Sử Nước Mỹ Của Tổng Thống Washington..


Trên đất nước Hoa Kỳ, không một người Mỹ nào được vinh danh hơn ngài George Washington. Thủ đô của Hoa Kỳ mang tên ông, và cũng tại thủ đô Washington D.C, không một công trình kiến trúc nào cao hơn đài tưởng niệm ông. Người ta nhắc đến George Washington là “Người cha của đất nước Hoa Kỳ”. Không những vậy, tình yêu của ông và vợ cũng luôn được mọi người ca tụng, trở thành tình yêu đẹp nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Tình yêu của vợ chồng Tổng thống George Washington luôn được mọi người ca tụng, trở thành tình yêu đẹp nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trong mọi trái tim của người Mỹ luôn khắc ghi hình ảnh người đã khai sáng ra một quốc gia mới, một xứ sở thịnh vượng và hùng mạnh. Ông George Washington đã chỉ huy quân đội lục địa để chống lại người Anh, giành lấy độc lập trong cuộc chiến tranh Cách Mạng. Ông cũng là chủ tịch của Ủy Ban soạn thảo ra Bản Hiến Pháp và cuối cùng được bầu làm vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, điều hành quốc gia này trong thời kỳ lập quốc khó khăn. Vì thế, tên của ông đã trở thành những từ ngữ tượng trưng cho niềm danh dự, lòng trung thành và tình yêu đất nước.

Năm George Washington 24 tuổi, ông gặp bà Martha Custis là một góa phụ trẻ tuổi, vô cùng xinh đẹp và giàu có. Họ nảy sinh tình cảm ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên và hai người kết hôn vào năm 1759. Tuy gia đình giàu có nhưng cuộc sống của họ lại không hề phô trương, cầu kỳ. Tất cả những đồ ông Washington mặc trên người như quần áo, găng tay, tất… đều do bà Martha tự may cho ông. Họ hiểu nhau, yêu thương nhau, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau sống những tháng ngày bình yên, hạnh phúc.

Họ yêu nhau ngay từ lần gặp đầu tiên và sống bên nhau trong bình yên, hạnh phúc.

Trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ, ông Washington giữ chức Tổng tư lệnh Lục quân Lục địa. Martha khi ấy luôn kiên định cùng chồng, kề vai sát cánh bên ông. Tình yêu của bà dành cho Washington vô cùng sâu đậm, tới mức ông đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bà. Trong thời gian cùng chồng ở chiến trường, bà Marthan luôn chăm sóc cho chồng một cách tận tình và chu đáo. Bà luôn tin tưởng với tài năng lãnh đạo của ông, nước Mỹ nhất định sẽ giành thắng lợi.
Bà Marthan rời bỏ cuộc sống giàu sang, nhàn hạ để được ở bên chồng, cùng ông vượt qua gian nan, khổ ải. Phu nhân Tổng tư lệnh lục quân ngày ấy không một lời than phiền hay oán trách. Bà trải qua những tháng ngày gian khó trong quân đội một cách nhẹ nhàng và điềm tĩnh, bà ăn mặc rất giản dị và vô cùng hòa đồng, không phân biệt mình với vợ của những binh sĩ bình thường trong quân đội. Trong lều trại của bà luôn có đông đủ gia quyến của các quân nhân, bà tổ chức hoạt động may vá quần áo, dệt vải để hỗ trợ các chiến sĩ.

Bà Martha vì muốn ở bên cạnh chồng đã không hề sợ hãi mà theo ông ra chiến trường. Thực tế, bà là người không thích chốn quan trường. Bà luôn nhớ về trang trại ở Mount Vernon, nơi có những ngọn đồi, con sông, vườn hoa, ngôi nhà của bà và khu vực họ tự do săn bắn. Do đó, sau khi chiến tranh kết thúc, bà đã quay trở lại trang viên của mình trong niềm vui sướng và mãn nguyện. Hai năm sau đó, khi Anh công nhận nền độc lập của Mỹ, ông Washington cũng trở về trang trại sống cuộc sống điền viên cùng bà Martha.

Họ luôn mơ ước được trở về trang trại ở Mount Vernon sống những ngày tháng tự do tự tại

Họ đã bên nhau và sống những tháng ngày yên bình với những buổi cưỡi ngựa rong ruổi ngắm ánh hoàng hôn hay thong dong quanh những đồn điền của gia đình. Họ săn bắn, làm nông và nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, một vài năm sau, Washington phải rời khỏi trang trại để đảm nhiệm chức vụ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, bà Martha cùng chồng chuyển đến ở trong dinh thự tổng thống.
Sau hai nhiệm kỳ giữ chức vụ Tổng thống Mỹ, ông George Washington kiên quyết từ chối ứng cử nhiệm kỳ thứ 3. Đệ nhất phu nhân Martha Washington vô cùng vui mừng với quyết định này của chồng, bà đã mong ngóng ngày ông chính thức về hưu để cùng ông quay trở về trang trại ở Mount Vernon, sống cuộc sống tự tại của họ trước đây.

Chính vì thế, năm 1799, hai vợ chồng tổng thống Washington đã “lui về ở ẩn” ở trang trại của họ. Họ hi vọng tiếp tục cùng nhau tận hưởng những tháng ngày bình yên và an nhàn cho đến cuối đời. Thế nhưng, không lâu sau khi trở về Mount Vernmon, ông Washington đã mắc bệnh và qua đời vào ngày 14/12/1799.

Khi ông Washington vừa mất, bà Martha ngồi bên giường của ông trong sự ngỡ ngàng, vẻ mặt thất thần. Bà hỏi bác sỹ: “Ông ấy đi rồi sao? Vậy mọi thứ đã kết thúc rồi, tôi chắc sẽ đi theo ông ấy nhanh thôi. Tôi không còn nhiều điều cần trải nghiệm hay tận hưởng nữa.”

Vợ chồng Tổng thống Washington đã thể hiện tình yêu bằng cách hy sinh và dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất có thể. Sử sách nước Mỹ đã dành những lời vô cùng đẹp cho vợ chồng Tổng thống: “Trong lịch sử nước Mỹ có lẽ không thể tìm được một đôi trời sinh đức cao vọng trọng giống như Geroge Washington và Martha Washington.”
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.727 seconds.