Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2017 lúc 11:01pm

Người Con Lai và Chiếc Vỏ Ốc


Bước vào tiệm food to go, tôi thoáng thấy một phụ nữ da đen – mà tôi nghĩ ngay là người Mỹ đen hay Phi châu, đứng trước quầy thức ăn dường như đang lựa chọn. Như thường lệ, tôi đứng đợi tới phiên mình. Bỗng dưng nghe cô ta nói rất rõ ràng bằng tiếng Việt “Bán cho tui một phần cơm chiên nhỏ”, làm tôi ngạc nhiên quay lại nhìn, vì không ngờ cô ta nói tiếng Việt rành thế. Da cô này rất đen, đúng điệu là dân lai Mỹ đen chính hiệu. Khi tôi ra bàn ngồi ăn, cô gái bước đến rụt rè chỉ vào chiếc ghế bên cạnh tôi và hỏi “Tui ngồi đây được không?” Tôi gật đầu.

Trời Cali vào đông lành lạnh, ngồi gắp từng đũa mì Nam vang nóng mà nghe ấm cả lòng. Đang múc muỗng nước lèo thì chị da đen lên tiếng “Trời lạnh quá, ăn cái này ngon lắm mà không chắc bụng”. Tôi quay sang nhìn thì bắt gặp cô đen vừa đưa tay chỉ chỉ vào tô mì tôi đang ăn, vừa nói với ánh mắt có vẻ thèm thuồng. Chị đen nói với cái giọng chân chất rất nhà quê “Cơm chiên nó hổng ngon bằng nhưng nó chắc cái bụng, tui mới khiêng đồ nặng nổi”. Thấy ái ngại, tôi nói ngay “Chị ăn không, tôi kêu tặng chị một tô”. Chị đen lắc đầu “Giờ ăn hổng kịp đâu, trễ xe bus là cả tiếng nữa mới có chuyến sau”. Tôi hỏi “Chị làm gì mà phải khiêng nặng?”. Chị đáp “Tui lau chùi cầu tiêu, lau sàn nhà, chùi rửa hết tất cả phòng, sắp xếp đồ đạc lại ngay ngắn, khiêng bàn ghế, nhiều bàn ghế nặng lắm, cái gì tui cũng làm hết đó, để mười giờ người ta vô thì mọi thứ phải sạch sẽ đâu vô đó”. Rồi chị tiếp “Tui ở xa, nên 7 giờ phải dậy rồi, đi xe bus tới đây thì phải đổi xe bus khác mới tới. Nhưng đói quá nên tui phải xuống mua đồ ăn cho no bụng cái đã rồi mới lấy bus đi tiếp đến chỗ làm”. Tôi cứ nghĩ chắc chị đen này đi làm thêm overtime ngày cuối tuần, nên tôi nói “Chị làm thêm cuối tuần vậy, họ trả chị khá không?” Chị nói ngay “Tôi đâu có lãnh lương, làm cho nhà thờ mà, cái này là tui tự nguyện làm, tui làm là cho Chúa, mà tui làm nhiều năm nay rồi…”.

Vừa thấy tội nghiệp cho chị đen, tôi vừa thầm khâm phục chị đã có can đảm mà đứng chờ hai chuyến bus từ 7 giờ sáng, ngày chủ nhật – là lúc mà ai nấy đều đang ngon giấc với khí trời rất lạnh ở bên ngoài. Chị không những đã làm được điều phi thường đó, không có lương, một cách vui vẻ, mà lại từ nhiều năm qua…

Bỗng dưng tôi muốn làm quen “Chị tên gì? Mà tại sao chị lại tự nguyện làm công việc này từ bao lâu nay, nhà thờ không có người nào phụ chị sao?”. Thấy có người quan tâm, chị đen có vẻ xúc động, nỗi xúc động mà tôi linh cảm như của một con người thường bị hất hủi bỏ rơi. Chị nói nhỏ lại “Tui tên Amy, là tên Mỹ đó, còn tên Việt nam, tui không thích nó…”. Chị có tên Việt nam? “Ừa, mà tui ghét nó lắm…”. Tôi ngạc nhiên “Tại sao chị lại ghét tên mình?” Chị đen im lặng, và rồi chị kể, bằng cái giọng quê mùa một mạc ….
… ” Khi Má sinh ra tui thì mọi người ai cũng đã ghét tui rồi. Chỉ vì tui ra đời dưới ngôi sao xấu, bởi vì cái màu da đen đúa không sao che dấu được của tui. Tui đâu có quyền được chọn màu da gì để sinh ra, cả Má tui cũng không chọn được cho tui. Nhà tui nghèo lắm, ở ven bờ một con sông. Gia đình tui gồm có sáu người: Má và năm chị em, chị Hai, chị Ba, chị Tư , tui, rồi đến em trai Út. Mấy chị và em trai là da vàng, chỉ có tui là đen thui thôi. Nhà tui nghèo mạt rệp, cả căn nhà dột nát không có cả cái bàn hay cái giường, cái ghế. Một mình Má đi mò ốc cả ngày để bán lấy tiền mua đồ ăn cho sáu miệng ăn. Mới ba, bốn tuổi là tụi con nít đã ghét tui. Tui tên Tí, họ Mai là họ của Má, vì Ba bỏ Má từ khi Má mới có bầu tui. Tụi con nít cả đám cứ đi theo sau tui hát nhạo là “Cút về Mỹ đi con Tí đen”. Có đứa còn lấy que tre vít cứt chim, cứt gà rồi kêu cả bọn xúm lại đè tôi xuống, trét vô miệng tui, tới khi nào tui lạy, tui khóc thì tụi nó mới tha. Năm sáu tuổi, Má cho tui với mấy chị đi học trường làng, nhưng tụi học trò khinh ghét tui lắm. Có lần tụi nó hè hội đồng tống một đống cứt gà vô miệng, tui không chống cự được nên nuốt vô cổ họng, nghe thúi ình và chua loét. Tui oẹ ra, tụi nó bóc nhét vô lại. Tui vùng vẫy, la hét. Thấy tui khóc dữ quá, mấy chị và em trai xúm lại binh, thì tụi nó đánh mấy chị, vừa đánh tụi nó vừa chửi ” Đồ Mỹ đen không cha cút về nước đen mà sống “. Lần đó tui chạy về khóc với Má sưng cả mắt. Má cứ im lặng và rồi bà cho tui nghỉ học luôn. Nhiều lúc tui thèm được đi học, thèm được chơi chung, bất cứ trò chơi nào với chúng bạn, vậy mà đứa nào cũng chê là tui đen, tui dơ, tui thúi… hổng ai thèm chơi.

Tui tủi thân lắm nên hỏi Má. Má bảo là “Ba bỏ Má từ lúc tui chưa sinh ra nữa”. Tôi ức lắm, hỏi lại “Thế Ba tên gì? Sao Má không đi tìm?”. Má im lặng, rồi Má khóc. Tui thương Má quá, và tui ghét Ba lắm. Tui thề sẽ có một ngày tui tìm gặp Ba và hỏi Ba cho ra lẽ…”. Im lặng. Chị đen tiếp “Tại Ba mà giờ này tui vẫn chưa biết đọc, biết viết. Người ta nói là tui mù chữ. Mắt tui sáng mà, tui thấy đường, nhìn tờ báo thì tui chỉ thấy hình, chớ không biết đọc”…

Rồi từ đó tui thui thủi chơi một mình. Nhà nghèo quá làm gì có tiền mua đồ chơi, nên tui cứ quanh quẩn bên bờ biển mà lượm mấy cái vỏ ốc, hốt cát bỏ vô đó, rồi đổ đi, rồi lại hốt vào. Hễ có lượm được cái vỏ ốc nào đẹp đẹp, tui để dành vô cái thùng giấy, lâu ngày có nhiều, tui đem ra ngắm một mình , thích lắm. Tui nhớ lần nọ tui đem ra khoe con bạn, nó lại kêu mấy đứa khác tới coi. Tui khoái lắm, trong bụng chắc mẫm thế nào bọn nó cũng khen cho coi. Ai dè, tự dưng thằng Tọc giựt mạnh một cái làm rách thùng giấy, rồi nó quăng tung tóe hết cả chục cái vỏ ốc của tui ra biển. Tui hoảng hốt giơ hai tay chụp lại nhưng không kịp, thế là mất hết đống vỏ ốc ” gia tài ” mà tui gom góp gần cả năm trời. Tui đứng đó khóc ròng, cúi xuống nhìn thì chỉ còn sót lại trên cát một cái vỏ ốc to bằng nửa bàn tay, một bên màu đen còn nửa bên kia màu trắng. Tui lật đật lượm lên, dấu vào túi áo. Đám trẻ xúm quanh la to “Cút về Mỹ mà lượm vỏ ốc. Ở đây không có thứ gì cho mầy đâu, đồ da đen”. Tui tủi thân quá chạy về nhà khóc với Má. Lần đó Má cũng khóc. Hôm đó Má nói “Làm cái vỏ ốc mà còn sướng hơn Má con mình, bởi nó không biết buồn, không biết khóc, nó tự do khi thì nằm trên cát, lúc lại nhập vào biển cả bao la. Còn Má con mình, suốt đời chỉ sống nhục mãi ở đây thôi”. Tui quý cái vỏ ốc trắng đen này lắm, cứ lâu lâu đem ra nhìn. Phần nửa màu đen, sao mà đen thủi đen thui giống da của tui, còn bên kia màu trắng lại óng ánh như có pha lê. Nhớ có lần Má tui dạy “Con người ta giống cái vỏ ốc này vậy, có đen có trắng, có tốt có xấu. Da con dù có đen như bên này, nhưng con phải sống tốt, sao cho cuộc đời mình có ý nghĩa mà óng ánh như nửa bên kia”…

Một hôm bỗng dưng Má nói “Tí đen ơi, đúng là Trời thương Má con mình, mình sắp hết khổ rồi…”. Thì ra là chính phủ nước của Ba tui (chính phủ Mỹ) cho nhà tui đi theo diện con đen (con lai). Má và tui mừng hơn bắt được vàng. Lúc vô phỏng vấn, tui run quá nên cứ khóc, mà tay chân thì lạnh ngắt. Tui cứ sợ ông Bill – tên ông hỏi chuyện Má tui, mà thấy tui đen, tui xấu, tui hôi, tui dơ… ổng không cho đi thì tui phải ở đây suốt đời tui khổ lắm. Má tui cũng khóc, năn nỉ cô thông dịch xin ông Bill cho đi Mỹ. Lúc đó tui nghe ai cũng nói ở Mỹ sướng lắm, con nít được đi học, dù mình đen cũng không ai đánh mình, không ai nhét cứt vô miệng mình… Khi đó chị Hai và chị Ba có chồng rồi, còn chị Tư và em trai thì chưa. Má định nếu được đi Mỹ rồi thì Má sẽ nhờ người làm đơn xin chính phủ cho chị Tư và em tui đi sau. Đêm trước hôm phỏng vấn, Má lo quá không ngủ được, mấy mẹ con cứ ngồi ôm nhau khóc cả đêm. Với gia đình tui, thì nước Mỹ là thiên đàng, chỉ tới Mỹ thì chúng tui mới hết khổ. Khi ông Bill biết rằng chị Tư và em trai còn độc thân, ông nói “Chiến tranh đã làm cho Bà và các con cực khổ, nên nay vì nhân đạo, chúng tôi cho Bà, cô con gái lai và cả hai người con độc thân cùng đi để qua Mỹ đùm bọc nhau mà sống”. Cả nhà tui khóc, vì mừng quá, đến nỗi quên cả nói lời cám ơn ông Bill…

Đặt chân đến “thiên đàng” Virginia, bốn Má con tui không biết một chữ tiếng Anh, nói không được câu nào, mà đọc cũng rặn không ra, còn viết thì một chữ bẻ đôi cũng không biết. Một người quen cùng làng ngày xưa nhận ra Má nên giúp tìm dùm cho chúng tôi thuê một căn appartment nhỏ xíu một phòng ngủ để cả nhà ở chung.

Cả nhà tui đi làm đủ thứ nghề nặng nhọc đễ đắp đỗi qua ngày. Tui còn nhớ lần thi vô quốc tịch, tui lo quá chừng, cứ học thuộc lòng những câu hỏi như con vẹt, vì tui có đọc và hiểu được chữ nào đâu. Có một chị người Việt đọc cho tui nghe các câu hỏi rồi biểu tui học cho thuộc, hễ người ta hỏi câu nào thì trả lời y như đã thuộc. Vậy mà may mắn ghê, tui đậu. Khi họ hỏi tui muốn có tên Mỹ không, hay vẫn muốn giữ cái tên Việt nam là Tí Mai, thì tui khóc. Không biết nói tiếng, tui nhờ cô thông dịch nói dùm với ổng là “Tui ghét lắm cái tên Tí đen, vì nó đen như màu da tui, đen như tuổi thơ nghèo hèn của tui”. Ông Mỹ trắng hỏi tui muốn tên gì. Lúc đó tui chỉ nhớ đến đứa cháu họ xa, đi lính cho quân đội Mỹ. Có một lần về thăm Má con tui ở Virginia, nó nói lý do nó đi lính là vì nó muốn đền ơn chính phủ. Tui nhớ mang máng nó có nói quân đội Mỹ gọi là… “AMI”… gì đó thì phải. Thiệt tình khi đó tui không biết chữ “AMI” viết làm sao nữa, nên tui nói đại với cô thông dịch là “Tui muốn cám ơn chính phủ Mỹ, cám ơn ông Bill đã thương mà cho Má con tui đi, nên tui muốn có tên Mỹ là AMI, có nghĩa là quân đội”. Tui còn nhớ khi nghe tui nói vậy thì cô này cười, dễ thương lắm, và cô viết tên tôi lên tờ giấy đưa cho ông Mỹ. Thế là p***port của tui có cái tên Amy Mai từ đó. Mãi sau này tui mới biết là cô đã quên chữ e rờ (R), vì quân đội viết là “army”, nhưng sao có người lại nói với tui là cô ta cố tình quên…?

Sau đó vài năm thì phát hiện ra là Má tui bị có nước trong phổi. Bác sĩ sau khi hỏi cặn kẽ thì giải thích rằng “Do Má ngâm nước lạnh hằng mấy chục năm liền khi đi mò ốc, nên giờ phổi Má yếu lắm”. Mấy chị em sợ quá, đứa nào cũng đi làm quần quật mà không sao đủ tiền mua thuốc cho Má. May mà Trời thương, nên lại có người hàng xóm ngày xưa biết chuyện, bảo chị em tui qua Cali ở đi thì khí hậu ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe của Má. Nhưng tiền đâu mà mua vé máy bay? Cô Anh bảo “Khi xưa lúc chồng cô mới chết, cô một mình với con nhỏ, sức khỏe yếu nên không sao ngâm nước nổi, nhờ Má cho cô bữa bịch ốc, khi mấy con tôm mà sống qua ngày, nên cô muốn đền ơn Má bằng cách mua bốn vé máy bay cho chúng tôi qua Cali, cô cũng đã thuê sẵn một appartment nhỏ (cô Anh đã trả trước một tháng tiền nhà) cho Má con tui.

Thế là cả nhà kéo nhau qua Cali. Cả tháng trời không ai xin được việc làm. Khi chỉ còn vài ngày là hết tháng, tụi tui lo lắm vì tiền đâu để trả cho tháng tới? Gọi phone cho cô Anh thì cô và gia đình đi đâu rồi nên không sao liên lạc được. Một buổi tối trước ngày Giáng sinh, mấy Má con đứng đón bus về nhà. Trời lại lạnh , bụng ai cũng đói, nên không còn sức để mà đi, cứ đứng mà run. Chúng tôi thấy nhiều người đi vào một nhà thờ nhỏ. Vì lạnh quá, nên chúng tôi cũng đi vô đại định tìm một chỗ trú cho ấm chút rồi sẽ về. Đó là buổi tối đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời chúng tui. Trên kia, mục sư Bảo đang giảng về tình yêu của Chúa. Ông nói “Chúa luôn dang rộng vòng tay yêu thương cho mọi người”. Có lẽ lúc ấy, vì quá buồn, mỏi mệt và tủi thân, nên bốn Má con đứng khóc ròng. Một người đàn bà bước lại hỏi thăm ( sau này tui mới được biết làvợ mục sư Bảo). Má con tui thật lòng kể hết. Vợ chồng mục sư cùng một vài cô chú ở nhà thờ thấy tội nghiệp nên chở dùm mấy Má con về nhà, rồi hôm sau người ta đem đồ đến cho, bàn ghế, quần áo, tiền bạc, thức ăn. Rồi đích thân vợ chồng mục sư giúp điền đơn dùm Má con tui để xin tiền bệnh, tiền trợ cấp. Cũng chính nhờ sự động viên, nâng đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần mà má con tui mới sống nổi qua ngày…

Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi chủ nhật. Cám ơn Chúa. Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui, không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết. Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu “Amy, đến phụ cô làm cái này đi!”, “Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵng làm chứ cháu ..”. Và tui biết là ở nơi nào có Chúa, thì tui có tình thương…

Mang ơn vợ chồng mục sư Bảo và các cô chú trong nhà thờ, nên mấy chị em tui tình nguyện làm bất cứ việc gì nhà thờ cần. Tiền thì không có, nên chúng tui đóng góp bằng công sức và thời gian. Tui không bao giờ buồn vì công việc mình làm hết. Mà cầu tiêu ở Mỹ sạch sẽ lắm kìa, không có dơ, không có thúi như mấy đống cứt gà mà hồi nhỏ tui phải nuốt đâu. Tui vui lắm, dù công việc có cực nhọc cách mấy, vì tui biết mình làm là đền đáp công ơn Chúa…

Và rồi một ngày Chúa gọi Má tôi về với Ngài. Bà chết khi trong túi mấy chị em cộng lại hết vẫn chưa được một đồng. Lúc còn sống, Má cứ ước có tiền về Việt nam thăm chị Hai, chị Ba và các cháu. Vậy mà mơ ước chưa thành, Má đã ra đi. Tui còn nhớ lúc biết mình sẽ không qua khỏi, Má nói với các chị em tui “Ngày xưa Má cứ ước ao cả nhà mình qua đến được thiên đàng, nhưng nếu như Má có mất thì mấy con ráng lo cho Má về Việt nam mà chôn cất, dù gì nằm bên bờ sông ngày xưa với mấy con ốc, Má vẫn thấy ấm lòng hơn…”. Cả nhà ai cũng đều biết ước nguyện cuối cùng của Má là được chôn nơi miền quê cha đất tổ, mà đào đâu ra tiền để chở xác Má về Việt nam? Tụi tui chỉ biết khóc, vì không mua nổi một quan tài cho Má. Vợ chồng mục sư Bảo biết rõ ước nguyện của Má, nên tối nào mục sư cũng lên đài kêu gọi mọi người giúp một tay. Đêm nào mấy chị em cũng ngồi trên đài với mục sư Bảo và tụi tui cứ khóc, thương Má, mang ơn vợ chồng mục sư và tất cả những người hảo tâm. Nhiều người mang tiền đến tận nhà giúp. Cuối cùng quyên góp được 16 ngàn đồng – cả một gia tài mà mấy chị em tui không bao giờ dám mơ tới. Phải, 16 ngàn đồng – con số này suốt đời tui không thể nào quên. Đó là công ơn của hằng trăm người, mà nhiều nhất là vợ chồng mục sư Bảo và bác sĩ Nguyễn Hùng. Anh Tuấn ở nhà quàn biết hoàn cảnh nhà tui, nên anh bớt cho hai ngàn tiền chi phí chuyên chở xác Má về Việt nam. Em trai tui được mua vé đi cùng về Việt nam với Má. Rồi số tiền còn lại thì mục sư đưa cho em tui về mua đất và lo chôn cất Má. Thế là cuối cùng Má cũng được về yên nghĩ vĩnh viễn bên vùng ven biển ngày nào với những con ốc nhỏ ngày xưa. Tạ ơn Chúa. Tạ ơn những tấm lòng…

Hôm đưa em trai ra phi trường, tui đưa nó gói giấy trong đó có cái vỏ ốc trắng đen. Tui dặn nó nhớ thảy xuống huyệt khi chôn Má. Nó không chịu, hỏi lại là ” Chị quý nó lắm mà ? “. Tui gật đầu. Nhưng tui biết Má thích biển, và đặc biệt là cái vỏ ốc này, Má cũng quý nó như tui. Lời Má dạy con ghi nhớ, con không tiền, không có gì tặng Má. Thôi con gửi Má cái vỏ ốc này, Má mang theo mà về với Chúa. Mong Má nói với Ngài rằng ” Con Tí đen vẫn luôn cố gắng sống tốt, sao cho cuộc đời đẹp và có ý nghĩa như nửa trắng óng ánh bên kia của vỏ ốc…

Chị Amy ngừng kể. Tôi im lặng, vì tôi biết có nói gì cũng sẽ là rất thừa thãi vào giây phút này. Bất chợt chị nói ” Tui không biết tên Ba, phải chi tui được gặp lại ông Bill năm nào phỏng vấn, có thể tui nhờ ổng tìm ra Ba tui… ”
– Chị mong gặp lại Ba chị à? Chị không giận Ba sao ?
– Ngày xưa tui ghét Ba lắm. Nhưng Chúa dạy rằng “Mình phải biết tha thứ và yêu thương. Tui chỉ mong gặp Ba, để nhìn ông và kêu một tiếng “BA” một lần trong đời”. Ngừng một chút, chị tiếp “Và tui sẽ nói rằng “Ba đã làm Má khổ và con buồn. Vậy thôi…”

Gió ngoài trời lành lạnh, báo hiệu một mùa Giáng sinh nữa lại sắp đến. Tôi hỏi “Năm nay Giáng sinh, chị sẽ làm gì?”. Chị Amy buồn buồn đáp “Tui đến nhà thờ dọn nhà cầu, khiêng bàn ghế, lau chùi các phòng, dự Thánh lễ rồi về nhà… nhớ Má. Má mới mất năm ngoái thôi, nên tui nhớ bả lắm, nhớ cả cái vỏ ốc trắng đen ngày xưa…”. Chị lại tiếp “Năm nào tui cũng đâu có tiền mà mua gì dâng tặng nhà thờ, hay tặng vợ chồng mục sư – người mà gia đình tui mang ơn cả đời, nên tui chỉ biết cầu nguyện cho mọi người. Nhiều lúc tui buồn lắm, vì không năm nào có tiền mua món quà gì dâng Chúa…”
– Những gì chị làm, chắc chắn là Ngài sẽ biết mà. Tôi tin chắc là thời gian, công sức và tấm lòng của chị, sẽ là một trong những món quà mà Ngài ưng ý nhất…
Chị Amy chỉ cười, không nói. Tự dưng chị hỏi “Khi nào cuộc đời tui đăng lên báo, chị cho tui xin ba tờ được không?”
– Được chứ. Tôi đáp ngay.
– Tui sẽ mang biếu vợ chồng mục sư Bảo một tờ, bác sĩ Nguyễn Hùng một tờ, còn một tờ tui sẽ nhờ ai đó đọc cho tui nghe, tại tui không biết chữ, rồi thì tui sẽ giữ nó mãi suốt đời. Phải chi Má còn sống, nghe đọc tờ báo này, chắc Má tui vui lắm…”.

Chị Amy nhờ tôi gửi bài viết này kính tặng vợ chồng Mục sư Nguyễn Xuân Bảo, bác sĩ Nguyễn Hùng cùng tất cả những tấm lòng nơi Thánh đường Sàigòn. Chị nói “Đây là món quà – từ trái tim, chị dâng tặng mọi người nhân mùa lễ Giáng Sinh “.

Trước khi chia tay, tôi hứa sẽ mang tặng chị Amy ba tờ báo, và sẽ đọc cho chị nghe. Chị nói “Cám ơn người đẹp”. Tôi ngượng ngùng “Chị đừng gọi tôi là người đẹp, kỳ lắm”. Amy đáp “Đẹp chứ, bởi vì chị trắng hơn tui..”…
Tôi quay đi. Chạnh cả lòng. Nhìn xuống làn da mình, tôi tự hỏi “Cuộc đời này có được bao người thật sự “trắng da” hơn chị?”

Hoàng Thanh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2017 lúc 9:12am
Bên Vỉa Hè   <<<<<<

Image%20result%20for%20Bên%20Vỉa%20Hè%20-%20Truyện%20ngắn%20của%20Ngọc%20Phương%20|%20Nghe%20Truyện%20Xưa



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 15/Mar/2017 lúc 9:13am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2017 lúc 8:56am
Nhành Liễu Rũ Kiên Cường Trước Gió!

-  Thưa thành phố San Francisco, hồi xưa bà con mình hay gọi là Cựu Kim Sơn, là một trung tâm văn hóa và tài chính hàng đầu về phía Bắc của tiểu bang California, Hoa Kỳ.  San Francisco (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Thánh Phanxicô”)
-  Cơn sốt đi tìm vàng ở California vào năm 1849, đã biến nó thành thành phố lớn nhất trên miền Tây Duyên hải Hoa Kỳ vào thời điểm đó.
-  Năm 1906, ba phần tư thành phố bị động đất tàn phá và đám cháy rất lớn đã bùng lên, thiêu rụi hơn 28 ngàn tòa nhà, khiến hơn 225 ngàn người trong 400 ngàn cư dân không nơi trú ẩn.
-  Ngày nay, San Francisco rộng tới 121 cây số vuông, là thành phố đông dân thứ tư tại tiểu bang California, sau Los Angeles, San Diego và San Jose, đứng thứ 14 trong các thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ với hơn 825.863 người.
-  Mật độ dân số 6.803 người chen chúc trên một cây số vuông, chỉ sau Thành phố New York.  San Francisco mùa hè mát mẻ, đôi khi có sương mù, đồi dốc trùng điệp, kiến trúc đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh trong đó có cầu Golden Gate, xe chạy bằng dây cáp, nhà tù xưa trên đảo Alcatraz và khu Phố Tàu.
-  Và cũng tại cái Chinatown nầy một tờ báo địa phương vừa đi một bài viết rất cảm động của một nữ phóng viên viết về một phụ nữ Việt Nam đã lớn tuổi!
-  Làm chúng ta nhớ tới bài hát: ‘San Francisco!’
-  “If you’re going to San Francisco/ Be sure to wear some flowers in your hair/ You’re gonna meet some gentle people there!”
-  (Nếu đến San Francisco, hãy nhớ cài hoa trên tóc; vì bạn sẽ gặp những người rất đáng yêu ở đó!)
-  Thưa! Trong mục “The regulars” (Những chuyện bình thường), nhà báo có kèm theo một đoạn video tên là Suu the Street Sweeper.  Suu là viết theo tiếng Mỹ, không bỏ dấu. Còn có bỏ dấu thì là Sửu.
-  Sửu là một người phụ nữ Việt Nam, tên đầy đủ là Ngô Thị Sửu.  Tên Sửu vì bà sanh năm Kỷ Sửu, 1949, năm nay 67 tuổi.
-  Video Sửu, người quét đường của báo Francisco Chronicle vào ngày mùng Một, tháng Tám vừa qua, đã được tới 2.6 triệu lượt người xem và được chia sẻ tới 27 ngàn lần, lan truyền trên mạng xã hội Facebook.
-  Bà Sửu khiêm tốn: “Mọi người bảo tôi giống ngôi sao điện ảnh. Không đâu, tôi không phải là ngôi sao điện ảnh, chỉ là phim ảnh quét dọn đường phố mà thôi.”
-  Đó là một cận ảnh của một người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời, từ cuộc chiến tranh Việt Nam cho đến lúc định cư tại đất nước Hoa Kỳ, nhưng vẫn chịu thương, chịu khó, vẫn đứng vững như một nhành liễu rũ kiên cường trước gió!
-  Chồng bà vốn làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ và đã quay trở lại Hoa Kỳ vào năm 1970, bỏ lại người vợ Việt Nam, một đứa con trai và đứa con gái chưa kịp chào đời.
-  Năm 1985, một mình dắt hai đứa con đến Mỹ! Bà đã không đi thêm bước nữa, mà ở vậy nuôi con ăn học.
-  Chỉ sau ba tháng học tiếng Anh, rồi suốt hơn 23 năm trời ròng rã làm việc cho các nhà hàng để nuôi con, để gửi tiền về Việt Nam nuôi một mẹ già đã 97 tuổi.
-  Bà Sửu nói ít tiếng Mỹ, từ vựng rất đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu! (Mỹ nó gọi là ‘broken English’, nghĩa là nói tiếng Anh không lưu loát!)
-  Chân dung của Bà Sửu phác họa trong đoạn video cho thấy: Đó không những là một người phu quét đường bình thường và cần mẫn mà cũng còn là một bà ngoại dũng cảm, tự mình nuôi dạy ba đứa cháu sau khi người con gái đã qua đời ở tuổi mới 33.
-  Lấy di ảnh của con gái trên bàn thờ xuống, dùng chiếc khăn lau khung kiếng rồi rơm rớm nước mắt, bà Sửu kể lại: “Chồng nó giết nó chết khi nó chỉ mới 33 tuổi rồi phải đi tù gần tới 40 năm!”
-  Lần theo bi kịch nầy thì sáng ngày 22, tháng Tư, năm 2003, tại thành phố Garland, tiểu bang Texas, con gái của bà ra xe để đi làm thì người chồng cũ, vừa mới vừa ly dị xong vài tuần trước, sau 16 năm chung sống và có 3 con, đã rình rập rồi dùng búa đập chết khi cô ấy ngồi vào tay lái.
-  “Tôi không biết tại sao nó lại muốn giết con tôi?! Con gái tôi không phải là người gây nên chuyện. Chẳng qua chồng cũ của nó muốn cưới một đứa khác ở Hà Nội! Vậy là con tôi nó muốn thôi; không sống chung nữa!
-  Nhưng thằng chồng cũ của con gái tôi đã rình rập và đe dọa nó. Con tôi đã khóc vì rất sợ; không biết mình phải làm gì bây giờ? Rồi cuối cùng nó bị giết chết một cách rất dã man!
-  Ba nó hồi xưa làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ vào năm 1970, rồi được chuyển về lại Hoa Kỳ trước khi con gái tôi chào đời 4 tháng.
-  Khi đã lập gia đình và có con, con gái tôi đã cố tìm cho được cha ruột để báo cho ông ấy biết làđã có mấy đứa cháu ngoại vào 3 năm trước khi nó bị giết.
-  Đứa em gái cùng cha khác mẹ với nó đã dự định gặp nhau vào tháng Sáu năm 2003. Giờ đã trễ!”
-  Sau bi kịch đó, ba đứa cháu còn thơ dại. Mẹ bị giết, cha phải đi tù. Một gia đình tan vỡ vì nỗi cuồng ghen!
-  Về đâu? May mắn thay còn bà Ngoại. Vì tục ngữ cũng có câu: “Nhất mẹ nhì cha, thứ ba bà ngoại”.  Bà Sửu đã bay xuống Dallas rước đám cháu ngoại của mình về San Francisco để nuôi dưỡng.
-  Sau 23 năm phụ việc cho nhà hàng, cảm thấy ông chủ không tôn trọng mình đúng mực, bà Sửu nghỉ làm! Rồi thay vì đến nhà hàng khác để tiếp tục làm bồi bàn thì bà lại đến hội đồng thành phố San Francisco xin việc.
-  “Tôi cần tiền nuôi đám cháu mồ côi của tôi. Làm ơn cho tôi một công việc làm, bất cứ việc gì! Tôi có thể chùi rửa cầu tiêu cũng được!”
-  “Có chắc là bà muốn công việc làm vệ sinh, quét rác trên đường phố hay không? Có thể một, hai, tuần?!”
-  “Vậy là họ mướn tôi ngay!”
-  “Là một người mẹ rồi bây giờ là một người bà đơn thân thực rất khó khăn nhưng tôi can đảm! Trời Phật phù hộ nên tôi có thể làm được điều đó.”
-  “Đám cháu tôi rất ngoan hiền. Chúng đi học, đi làm, rồi về nhà ngay. Không quậy phá. Không gây gì rắc rối. Tôi thương yêu chúng lắm.
-  Tôi không bao giờ bỏ cháu tôi… Không bao giờ!”
-  Trong một căn chung cư ở tầng sáu có nuôi một con chó nhỏ tên Ellie, bà ngồi ngó ra ngoài cửa sổ, thấy người bộ hành nhỏ như kiến đi tới đi lui.
 
-  Một ngày bắt đầu bằng nấu bữa ăn sáng trên một cái bếp ga cho mình và ba đứa cháu, bà mặc chiếc áo bảo hộ màu vàng của công nhân vệ sinh, xách túi ra khỏi nhà, lên xe bus rồi xe lửa để bắt đầu vào ca làm việc lúc 11 giờ sáng.
-  Sở Công Chánh của thành phố San Francisco gồm 1200 nhân viên, có nhiệm vụ chăm sóc, duy tu, bảo dưỡng, giữ vệ sinh cho đường phố.
-  Bà Sửu quét rác, bắt đầu từ giao lộ của đường số Chín và dọc đường Irving St. trong Chinatown.
-  Công việc khá vất vả! Đẩy một thùng đựng rác có bánh xe, với cái chổi và đồ hốt rác đi quét,nhặt rác, nhặt tàn thuốc. Đôi khi còn làm thêm những việc ngoài bổn phận của mình như nhổ sạch cỏ dại mọc trên lối đi.
-  Năm năm trời như vậy ai cũng đều biết mặt. “Người ta rất tử tế và tôn trọng tôi. Tôi rất vui!”
-  Mấy đứa trẻ âu yếm gọi tôi là bà Ngoại! Có những người tôi không quen biết nhưng vẫn giúp đỡ tôi. Nhiều người yêu mến đến gặp tôi, và ôm tôi, rồi chụp ảnh cùng.
-  Dù đây chỉ là quê hương thứ hai của tôi; nhưng tôi yêu nước Mỹ, tôi yêu người Mỹ! Vì họ đã quan tâm đến cuộc sống của gia đình tôi; cũng như hàng triệu người Việt Nam khác. Nước Mỹ thật tốt, thật từ tâm. Khi tôi chết, tôi sẽ gởi nắm xương tàn của một người phải ly hương tại nước Mỹ nầy đây!”
-  Ở tuổi 67, bà Sửu cho hay mình vẫn sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi nào không còn đủ sức khỏe nữa mới thôi!
-  Bà Sửu là một công nhân quét rác dọc lề đường, một con người rất bình thường nhưng lại rất phi thường. Tiếng chổi của bà vang xa hơn cái lề đường Irving St. của thành phố San Francisco, làm lay động đến lòng người ở khắp mọi nơi.
-  Xem đoạn video nầy đã tôn trọng và hết lời khâm phục, ngưỡng mộ tinh thần lao động chăm chỉ bất chấp tuổi già của một người phụ nữ bình thường nhưng vô cùng dũng cảm, một người bà tuyệt vời không những cho đám cháu của chính bà mà cho cả cộng đồng của chúng ta.
-   Rồi có bà mẹ Mỹ còn rất trẻ, nói: “Đứa con trai lên sáu tuổi của tôi rất sung sướng được nói chuyện khi gặp bà quét rác trên đường phố. Bà là một viên ngọc quý! Là tinh hoa thầm lặng của xứ sở nầy đây!”
-   Một người Mỹ tốt bụng, từ tâm, muốn lập ra quỹ hiến tặng để bà ấy có tiền đi nghỉ lễ ở quê hương mình. Thì người khác lại cho rằng nước Mỹ chính là quê hương của bà ấy rồi!
-  Có người nói: “Thật là tuyệt khi nghe bà ấy là người Việt. Mấy đứa cháu thật vô cùng may mắn! Xin cảm ơn lòng độ lượng của người gây quỹ. Tuy nhiên những người Việt Nam, nhất là người cao tuổi, họ không thích nhận tiền ‘bố thí’ của người khác đâu!”
Ba đứa cháu hiếu thảo của bà Sửu
Báo chí thường tường thuật về những con người kiệt xuất, phi thường nhưng câu chuyện của bà Sửu trong cái bình thường lại chứa tất cả những cái phi thường.

Đoàn Xuân Thu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2017 lúc 7:16pm

Cha Và Con


Hắn ra tù. Tự biết không có ma nào đến đón, đành dứt khoát bước đi. Xe Honda ôm vào giờ này không thiếu, nhưng hắn thích đi bộ. Lững thững đi hoài như người rảnh rang lắm, trời tối mịt mới đến thị xã.
"Khách sạn công viên" trước Cung thiếu nhi, khi xưa là chỗ ngủ tốt nhất của dân bụi đời. Trong một năm hắn ở tù, khu vực này đã sửa sang, trồng trọt đủ thứ hoa kiểng. Lại thêm nhiều đèn chùm đầy màu sắc, đứng xếp hàng nối dài khoe đẹp khoe sáng.

10 giờ đêm. Hắn lại quảy túi đi... Rồi cũng phát hiện ra chỗ ngủ lý tưởng. Cái thềm xi măng sát tường rào bệnh viện, có tàn cây phượng vĩ che khuất ánh đèn, giúp lại khoảng thềm tôi tối cỡ ánh sáng đèn ngủ. Hắn nghĩ: "Chỗ này chắc nhiều muỗi, nhưng ngủ rất êm không bị xe cộ ồn ào". Moi từ cái túi ra tấm vải xanh cũ bèo nhèo, có thể gọi tạm là mền, trải ra, kê túi gối đầu lên, hắn nhắm mắt. Đi bộ mệt mỏi cả ngày nên hắn ngủ rất ngon.

Gần sáng, hắn giật mình tỉnh giấc, lạnh toát với cảm giác nghĩ có con gì đó quấn quanh cổ. Hắn nằm im định thần. Sát ngực hắn là một làn hơi thở nhẹ và một trái tim ai đó đập đều nhịp, cánh tay của người ấy vòng quanh cổ hắn. Hắn lẩm bẩm:
Con mẹ nào đây?
Hắn nhè nhẹ ngồi lên, nheo mắt nhìn. Hoá ra là một thằng nhỏ chừng hơn 10 tuổi. Mặc cái áo rách bươm bày ra bộ ngực lép kẹp, đã giành muốn hết cái mền của hắn. Nó cũng thuộc dạng không nhà như hắn, đang ngáy pho pho ngon lành, chẳng hay biết thằng cha nằm kế bên đã thức giấc, đang nhìn mình chăm chăm.

Hắm dợm người đứng lên, định bỏ đi tìm chỗ khác ngủ. Nhưng nghĩ gì đó, hắn nằm trở xuống, xoay lưng về phía thằng nhỏ, đưa tay kéo lại cái mền. Hắn nhắm mắt cố dỗ giấc nhưng không tài nào ngủ lại được. Hắn ngồi dậy móc thuốc hút, chợt thấy cái mền bỏ không, trong khi thằng bé bị sương xuống lạnh, càng lúc càng co tôm lại. Hắn bất giác chửi thề, rồi kéo mền đắp lên người thằng nhỏ.
Hút hết điếu thuốc, hắn nằm xuống thiếp được một lúc, tới khi thức dậy thằng nhỏ bỏ đi mất tiêu. Hắn hốt hoảng thọc tay vào túi quần kiểm tra, số tiền vẫn còn nguyên. Hắn thở phào, xếp mền bỏ vào túi, quàng lên vai bước đi.

Cả ngày hắn đi tìm việc làm nhưng không ai mướn, đành xài thật dè xẻn từng đồng. Xong, trở lại nơi tối qua nằm ngủ.
Hắn còn hút thuốc thì thằng nhỏ lại về. Nó thò lõ mắt nhìn, trách hắn:
- Sao ông giành chỗ ngủ của tui hoài vậy?
- Chỗ nào của mầy?
- Thì đây chứ đâu?
- Vậy hả? Thôi để tao ngồi chơi một chút rồi đi, trả chỗ cho.

Thằng nhỏ thấy người đàn ông vạm vỡ nhưng có vẻ biết điều, liền tới ngồi cạnh hỏi chuyện. Bỗng nhiên hắn trút hết tâm sự với thằng nhỏ. Từ chuyện bỏ làng ra đi, đến chuyện ở tù hai lần, cả việc từng ăn ở với đàn bà lang thang và bây giờ là không tìm được việc làm.
Nghe xong, thằng nhỏ phán một câu xanh rờn:
- Dám chừng tui là con ông lắm à?
- Nói bậy! - Hắn nạt thật sự - Mầy con của ai?
- Má tui làm gái, gặp ông nào đó ở với bả. Bả có bầu thì đẻ ra tui. Bả bệnh chết rồi. Mấy năm trời tui sống với một bà già mù, dắt đi ăn xin lay lất. Rồi bả cũng chết luôn. Còn mình tui.
- Vậy mà nói là con tao?
- Biết đâu được?
- Mầy làm nghề gì mà lúc nào cũng về muộn?
- Buổi sáng tui đi khiêng cá biển, tiếp bà chủ làm khô. Buổi chiều tui đi bán thêm vé số, tới khuya mới về đây ngủ.
- Sao mầy hổng ngủ ở chỗ làm khô luôn, từ bến cảng đi tới đây xa bộn?
- Ông khờ quá! - Thằng nhỏ đập muỗi cái bộp, rồi nói tỉnh queo - Muốn kiếm được việc làm bộ dễ lắm sao, mình cù bơ cù bất ai muốn? Phải nói dóc: Nhà ở xóm Bánh Tằm, có ba má đàng hoàng, tại nghèo mới đi kiếm việc làm tiếp gia đình, tối về nhà chớ bộ.
- Mầy giỏi hơn tao - Hắn buột miệng khen, hỏi tiếp - Mầy làm đủ sống không?
- Dư! Cho ông biết tui lấy vé số bằng tiền mặt đàng hoàng. Còn tiền gởi cho ông chủ thầu cất giùm một số nữa.
- Quá xạo!
- Hổng tin thì thôi - Thằng nhỏ nằm xuống, ngáp vắn ngáp dài – Ông ngủ đây với tui cũng được, ngủ chung với ông ấm hơn.
Tự dưng hắn cảm thấy mình bị xúc phạm khi phải ngủ nhờ thằng nhỏ, dù rằng thềm xi măng là của bệnh viện. Nhưng rõ ràng thằng nhỏ oai hơn hắn ở chỗ đầy vẻ tự tin và có việc làm đủ sống. Hắn ôm túi đứng lên bỏ đi. Thằng nhỏ vòng tay ra sau ót, nhóng cổ nói:
- Dân bụi đời mà còn bày đặt tự ái.
Hắn đảo một vòng nhỏ, kết cuộc đành trở lại. Thằng nhỏ cười hi hi:
Tui nói rồi. Chỗ này là ngon lành nhất thị xã, ngủ lạng quạng tổ bảo vệ lôi về khu phố phạt tiền là chết – Nó lăn người xích qua, nhường phần cho người đàn ông nằm xuống bên cạnh, thì thào – Tôi chỉ cho ông chỗ ngủ ngon lắm.
- Ở đâu?
Trong bệnh viện. Vô ngủ ngoài hành lang người ta tưởng đâu mình đi nuôi bệnh, hổng ai thèm đuổi.
Hắn thở dài trong bóng tối:
- Sao mầy hổng vô đó ngủ, xúi tao?
- Tui ghét mùi thuốc sát trùng.
- Tao cũng vậy.
Sáng ra, thằng nhỏ lại thức sớm đi trước, hắn tiếp tục quẩn quanh với một ngày không có việc làm. Hắn không dám ăn cơm chỉ ăn bánh mì, uống một bọc trà đá, dành tiền cho những ngày sau.

Đêm nay, phố thị buồn mênh mang theo tâm trạng. Hắn bắt đầu chùn ý chí, nghĩ thầm: "Lúc mới ra tù còn ít tiền, giá cứ tìm nơi nào đó gần trại giam ở lại, lầm thuê làm mướn chắc dễ dàng hơn".
Hắn nghe sống mũi cay cay, hình như một vài giọt nước đòi rơi ra từ mắt, hắn không kiềm giữ cứ để nó tuôn trào.
Bàn tay thằng nhỏ sờ vào mắt hắn:
- Ngủ rồi hả? Ý trời, sao ông khóc, chưa kiếm được việc làm phải không?
Hắn gượng cười:
- Tao khóc hồi nào? Tại ngáp chảy nước mắt thôi.
Thằng nhỏ ra vẻ sành sỏi:
- Má tui nói bụi đời mà còn biết khóc là bụi đời lương thiện. Tui khoái ông rùi đó, ngồi dậy "hưởng xái" với tui cái bánh bao nè.
Hắn ngồi lên sượng sùng:
- Mầy sang quá.
- Ờ! Tui ăn sang lắm, hổng ăn sao đủ sức đi làm suốt ngày! – Nó ngừng lời ngoạm một miếng lớn bánh bao, rồi nói nhẹ xều – Ông chịu để tui giúp, chắc sẽ tìm được việc làm.
- Làm gì? - Hắn có vẻ không tin, thờ ơ hỏi.
- Trước tiên, ông chịu làm ba tui nghen?
Hắn lắc đầu nguầy nguậy:
- Thân tao lo chưa xong, làm sao nuôi mầy?
- Ai bắt ông nuôi tui, tui nuôi ông thì có. Tui giới thiệu với bà chủ ông là ba tui. Nếu được nhận vô làm khô cho bả, sức ông mạnh, kiếm tiền nhiều hơn tui là cái chắc.
- Làm gì?
- Khiêng cá, gỡ khô ngoài nắng, vác khô lên xe - Thằng nhỏ ngừng lời đưa tay nắm cổ tay hắn bóp bóp – Ông bụi đời mà sao hổng ốm, lại khoẻ mà còn hiền nữa chứ!
Một năm ở tù, tao lao động tốt mà - Hắn tự hào khoe, nói tiếp – Ai mới ở tù ra mà hổng hiền, có người sau khi được cải tạo thành tốt luôn, có người hiền được vài ba bữa.
- Nè! Ông nhớ việc cần thiết là: Nhà mình ở xóm Bánh Tằm, vợ ông bán bún cá, tui còn hai đứa em gái đang đi học. Mà ông có bộ đồ nào mới hơn bộ này không, ngày đầu đi xin việc phải đẹp trai, ít te tua một chút.
Hắn vỗ vỗ tay vào cái túi du lịch:
- Có, tao còn một bộ hơi mới. Mầy tên gì, sao má mầy ở xóm Bánh Tằm mà bán bún?
- Thì nói mẹ nó vậy. Tui tên Tèo nghe ba?
- Tao chịu cách xin việc của mầy, nhưng tao ghét có con lắm. Ở chỗ làm mầy kêu tao bằng ba, ngoài ra thì xưng hô như bây giờ.
- Ông cà chớn chết mẹ, người ta giúp cho mà còn làm phách - Thằng Tèo nhe răng cười hì hì – Ăn bánh bao vô khát nước quá ta.
- Tao mua cho - Hắn đứng lên đi lại quán mua hai bọc Pepsi.
Thằng Tèo nhăn mặt:
- Chưa có việc làm mà sài sang quá vậy ba?
Hắn nghiêm mặt:
- Mầy còn kêu như vậy, tao không nói chuyện đâu. Đây là tao đãi mầy, cảm ơn công giúp tao có việc làm.
- Biết đâu người ta hổng nhận thì sao?
- Thì kệ, coi như phá huề cái bánh bao với mầy.
Đêm đó hắn khó ngủ, lầm thầm nghiền ngẫm cái hoàn cảnh gia đình và địa chỉ do thằng Tèo đặt ra giúp hắn.
Vóc dáng khoẻ mạnh của hắn làm vừa mắt bà chủ. Hắn có việc làm, lương tháng kha khá, bèn bàn với thằng Tèo hùn nhau kiếm một chỗ trọ, thằng Tèo đồng ý.

Cái chỗ ở nhỏ xíu như cái hộp, ban ngày nắng nóng một ngộp thở, nhưng cũng sướng hơn ngủ ở thềm rào bệnh viện. Hơn nữa, ban ngày "cha con" nó có ở nhà đâu mà sợ nóng. Hắn và thằng Tèo có vẻ thương nhau nhiều hơn, nhưng không ai chịu bày tỏ điều đó. Nếu không phải ở chỗ làm khô mà thằng Tèo lỡ miệng kêu ba, là hắn cau mày khó chịu. Thằng Tèo không ưa cái kiểu bực bội của hắn, nên nói chuyện với hắn trống không, hổng ông hổng ba gì hết.
Hắn những tưởng cuộc sống êm trôi với công việc tanh tưởi cá biển. Nhưng sự đời thật không đơn giản, tới tháng làm thứ năm thì có chuyện xảy ra.
Sáng nay mới vác cần xé cá từ tàu lên bờ, thấy xôn xao trên nhà chủ, hắn vội đi lên.
Thằng Tèo đang bị bà chủ nắm áo. Bà ngoác cái miệng tô môi son đỏ chót gào lên:
- Nó ăn cắp bóp tiền, tui mới để đây xoay lưng đi vô, quay ra đã mất. Có mình nó đứng đây, ai vào lấy chớ?
Thằng Tèo nước mắt ngắn nước mắt dài, mũi dãi lòng thòng quẹt lấy quẹt để:
- Tui không ăn cắp đâu. Tui tốt nào giờ bà chủ biết mà?
- Nghèo mà tốt gì mày? Ba mầy hổng biết dạy con, tao tốt với cha con mầy quá, sao trả ơn vậy hả?
Hắn đứng im không thanh minh, mặc cho bà chủ xỉa xói chửi không ra gì cái thằng cha là hắn. Hắn đi lại bên thằng Tèo hỏi ngọt ngào:
- Mầy có lấy tiền của bà chủ không?
- Tui thề có trời, tui không lấy.
Một bên bà chủ sang trọng nói mất, một bên là thằng con hờ bảo không lấy. Hắn còn đang lúng túng thì hai anh công an phường tới. Mỗi lần gặp công an hắn lại nhớ tới trại giam. Hắn nghĩ thằng Tèo mới hơn mười tuổi mà phải chịu tiếng tù tội, sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của thằng nhỏ không ít và hằn sâu trong ký ức nó khó nguôi quên. Như bản thân hắn đây! Có thể nó lỡ dại một lần, nhưng làm sao nỡ để nó bị bắt, khi thực bụng hắn thương nó như con.
Hắn vẹt đám người hiếu kỳ bu xung quanh, đi tới trước mắt hai anh công an thú tội:
- Tui ăn cắp tiền của bà chủ, lỡ tay đánh rơi xuống nước, chắc là trôi ra biển mất rồi.

Hắn im lặng đi theo đà đẩy của người công an, không thèm nhìn thằng Tèo đang há hốc miệng trông theo hắn. Lòng hắn nặng trĩu nhớ tới tiền án có sẵn. Nhưng rồi hắn chuyển sang niềm hy vọng: "Chắc chắn các anh công an sẽ tìm ra thủ phạm và mình được trả về".
Thằng Tèo thấy niềm thương cảm dâng lên đầy ứ ngực, nó tốc chạy theo, hai tay đưa về phía trước chới với. Giọng nó khàn đục, gào tha thiết:
- Ba ơi, ba bỏ con sao ba?
Bất giác hắn xúc động tột cùng, cảm giác thương yêu chạy dọc sống lưng làm ớn lạnh. Hắn giật phắt người, quay lại hỏi bằng giọng âu yếm:
- Con kêu ba hả Tèo?
Công an đưa hắn lên xe. Thằng Tèo chạy theo, luồn lách trong dòng xe cộ, hụp hử trong khói bụi sau xe. Nó chạy luôn tới trụ sở công an, lảng vảng đứng ngoài chờ mà không biết chờ cái gì. Không thể làm gì hơn, thằng Tèo chửi cha chửi mẹ kẻ nào ăn cắp bóp tiền của bà chủ và nó tin tưởng các chú công an sẽ bắt được thằng ăn cắp.

Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, thằng Tèo đang ngồi dựa lưng vào tường, nhắm mắt ngủ gà ngủ gật, thì một bàn tay ai đập mạnh vào vai. Nó giật mình dụi mắt. Bà chủ nách kẹp cái bóp, đứng ngó nó cười toe toét:
- Đi vô lãnh ba mầy ra. Cái bóp dì mang theo lúc đi tiểu, bỏ quên trong toa lét mà tưởng mất. Dì đãng trí quá.
Vậy là "ba" thằng Tèo được thả. Nó nhào tới thót lên cổ ba để ba cõng nó tưng tưng trên lưng miệng liến thoắng:
- Ba thấy chưa? Ở hiền gặp lành mà!
Bà chủ đi sát bên, đưa tặng cha con nó chút tiền với thái độ của người có lỗi. Hắn lắc đầu không nhận vì đây chỉ là sự hiểu lầm. Thằng Tèo đột ngột dùng cả hai tay giật phắt nắm tiền, nói gọn hơ:
- Con cảm ơn bà chủ. Tiền này cha con mình xài cả tháng đó ba.
Trước hành động đường đột của thằng Tèo, hắn còn biết làm gì hơn là cảm ơn bà chủ. Rồi quay sang rầy "con""
- Con thiệt mất dạy quá, chắc phải cho đi học thôi.
- Ông nói cái gì? - Thằng Tèo khom người xuống nhìn hắn hỏi gằn.
Hắn lặp lại:
- Ba nói con phải đi học để cô giáo dạy những điều hay lẽ phải mới mong lên người.
Thằng Tèo đang ngồi trên lưng đột ngột tụt xuống. Nó lặng im đi miết lên phía trước. Hắn đuổi theo nó, hỏi:
- Sao vậy? Bộ con hổng muốn đi học hả?
Không quay người lại, thằng Tèo chúm chím cười, trả lời:
- Ba hổng biết gì hết trơn, tui đang khoái chớ bộ.
Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: "Gió nhiều thật dễ thở"

Khuyết Danh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2017 lúc 7:31am

Con Trai Hãy Đem Cho, Con Gái Để Lại Nuôi!

"Tôi chỉ muốn con gái, sinh con trai thì đừng báo cho tôi biết!”, thoạt nghe thật khó hiểu! Người cha này kỳ lạ quá!


Một người họ Lý, vì gia cảnh nghèo khó nên đến tuổi 35 mới lấy được vợ là một người phụ nữ góa chồng cùng làng; về sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sinh. Sinh học hành rất thông minh, dù mới chỉ tốt nghiệp trung học đã vượt xa những thanh niên khác trong làng. Anh được cán bộ đại đội đề cử đến dạy bậc tiểu học. Hai năm sau, anh lại được cán bộ đại đội đề cử đi học đại học.

Người cha thật không ngờ mình đã hơn ba mươi tuổi lại có được quý tử, lại là người đầu tiên trong làng được đi học đại học. Nhiều người trong làng rất nể phục ông, nói rằng:
“Sinh nó tốt nghiệp đại học xong, có công ăn việc làm ổn định, tương lai lập gia đình ở thành phố, rồi mai đây sẽ đưa ông bà lên thành phố tha hồ hưởng phúc. Ở làng này, ông Lý là nhất đấy nhé!”
Hai vợ chồng nghe thấy người ta nói lấy lòng mình như vậy cũng vui mừng không nói nên lời.

Sau khi Sinh tốt nghiệp đại học, anh được phân đến công tác tại cục Tài chính của huyện; nửa năm sau, anh quen biết một cô bạn gái, cô ấy tên là Tú Anh, nhà ở nông thôn, tốt nghiệp đại học xong, được phân về công tác tại cục Công Thương của huyện. Một năm sau, hai người kết hôn.

Một lần nọ, ông Lý lên thành phố tìm đến nhà con trai. Con dâu nhìn thấy cha chồng lần đầu tiên đến nhà, biết là có chuyện, bằng không sẽ không tìm đến đây, mới hỏi:
“Cha, hôm nay lần đầu tiên cha đến nhà, nhất định là có việc. Việc gì vậy? Cha nói đi! Con và chồng con, nhất định sẽ giải quyết cho cha!”
“Con đã hỏi, ta cũng không vòng vo. Gần đây trong nhà không có tiền, giờ lại đúng mùa cấy mạ, phải nhờ người làm giúp, mua phân hóa học cũng phải cần tiền. Hôm nay cha đến chính là cần mượn ít tiền mang về, giải quyết việc khẩn cấp”.
“Cha chỉ cần sai người thân tín đến nói một chút, cần bao nhiêu, chúng con sẽ gửi mang về, cha không cần tự mình đến thăm, số tiền này con cần thương lượng với chồng con một chút”.

Tú Anh đợi đến lúc chồng vừa về đến nhà, không đợi chồng chào hỏi cha, liền lôi chồng vào phòng nói:
“Cha của anh đến nhà nên em không ra ngoài mua đồ ăn được; trong nhà chỉ có rau, cha của anh cũng không phải khách quý, tiếp đãi tốt xấu thế nào, ông ấy già rồi không có so đo làm gì đâu! Hôm nay ông ấy đến xin tiền đấy, để về trả tiền phí tổn cấy mạ, anh nói xem bao nhiêu thì được?”
“Em nói cho bao nhiêu?”
“50 đồng thiết nghĩ cũng đủ rồi nhỉ? Anh cho 50 đồng nhé! Có thiếu thì cha sẽ nghĩ ra cách khác thôi”.
Tú Anh xào mấy món rau đơn giản qua loa tiếp đãi cha chồng. Sau buổi cơm, Tú Anh móc ra 50 đồng đưa cho cha chồng, nói:
“Đây là 50 đồng tiền trả phí tổn cấy mạ, như vậy đủ rồi nhé!”
Ông Lý cầm tiền, không nói lời nào, rầu rĩ trở về nhà.

Chỉ hai ngày sau, mẹ của Tú Anh tìm đến nhà. Tú Anh vừa thấy mẹ đến thăm liền ân cần hỏi thăm:
“Mẹ, có phải hôm nay mẹ cần tiền không?”
Mẹ của cô gật đầu một cái. Cô dặn dò mẹ ở nhà coi nhà rồi vội vàng đi mua cá, mua thịt, mua trứng gà…
Khi Sinh tan tầm về đến nhà, lúc cô kéo cửa ra, nói:
“Mẹ của em đã đến, anh hãy nhanh đi chào hỏi, đừng chậm trễ! Hôm nay mẹ cũng là đến xin tiền đấy, anh nói cho bao nhiêu là phù hợp?”
“Em nói cho bao nhiêu?”
“Ít nhất 500  đồng mới được! Vậy cho 500 đồng nhé!”  

Tú Anh cầm 500 đồng đưa mẹ, mẹ cô vô cùng sung sướng trở về nhà.
Tú Anh mang thai, cô đem tin vui này báo cho chồng biết, hỏi chồng:
“Anh là muốn con trai hay là con gái?”
“Tốt nhất nên là con gái”.
“Cái con người anh thật kì lạ, muốn em sinh con gái, sinh con gái có gì mà tốt chứ?”
Sinh không nói lời nào.

Chỉ trong chớp mắt, Tú Anh đã mang thai được tám tháng; cô phải về nhà mẹ đẻ dưỡng thai chờ sinh. Lúc gần đi, Sinh trịnh trọng nói với vợ:
“Nếu em sinh con gái thì hãy kịp thời báo cho anh biết; còn nếu như sinh con trai, thì không cần báo, tốt nhất là đem cho người khác”.
“Anh bị sao vậy? Tại sao không thích con trai chứ?”
Sinh cũng không trả lời vợ một câu.

Một ngày, Sinh nhận được lời nhắn của mẹ vợ nói là Tú Anh đã sinh được một thiên kim tiểu thư; nghe xong Sinh sung sướng nhảy dựng lên. Anh liền đến đơn vị xin nghỉ phép, thông báo là vợ của mình sinh con gái, anh ta muốn đến nhà mẹ vợ thăm con gái. Lãnh đạo chúc mừng anh, cũng đồng ý cho anh nghỉ phép.

Sinh mua 16 con gà, 300 cái trứng gà, còn có rất nhiều thuốc bổ, dùng cả gánh tiền mua đồ đạc, vô cùng vui vẻ đến nhà mẹ vợ. Sau khi vào nhà, đem mọi thứ đặt trên bàn cơm ở phòng bếp, không đợi uống nước trà mẹ vợ đưa, liền chạy vào phòng.

Anh bước đến giường vợ, không nói lời nào, liền xốc chăn đang đắp trên người vợ lên:
“Em cho anh xem xem rốt cuộc là con gái, hay là con trai”.
“Bảo đảm anh sẽ vui”.

Sinh ôm lấy con, đặt lên chăn, không thể chờ đợi thêm liền vạch quần áo con ra xem thì thấy không phải con gái, tức giận quát lớn:
“Các người tại sao lừa gạt tôi? Tú Anh, cô chẳng lẽ đã quên tôi từng nói rằng sinh con trai không cần nói cho tôi biết sao?”
Sinh nói xong, ra khỏi phòng, cầm lấy đồ đạc trên bàn cơm trong phòng bếp rồi đi, cũng nói:
“Đứa con này tôi không muốn, các người thích ai thì cho người đó”.

Mẹ vợ thấy con rể giận dữ, liền giữ chặt tay con rể nói:
“Người ta sinh con trai thì đặc biệt vui mừng, còn con vì sao lại muốn đem con cho người khác? Hôm nay nhất định phải nói rõ vì sao thì mới có thể ra khỏi cái nhà này”.
Sinh đứng nói:
“Cha mẹ của con sinh con ra, vất vả nuôi con khôn lớn, cho con học hành, lên đại học, kết hôn, đã tốn hết bao nhiêu của cải. Thế nhưng con từ lúc làm việc đến nay, ngày lễ tết trở về lúc nào cũng hai bàn tay trắng, sinh nhật cha mẹ cũng không có được một chút quà mọn. Từ khi kết hôn đến nay, cha con bất đắc dĩ mới đến thăm một lần muốn một ít tiền trả tiền phí cấy mạ thì con gái yêu của mẹ chỉ đưa cho ông 50 đồng, 50 đồng này thì làm được cái gì chứ? Cha con cầm 50 đồng, ngậm nước mắt ra đi, đã nói một câu “Sinh con trai thì được gì chứ?”. Lúc con nghe câu đó xong, trong lòng của con đau như chảy máu. Mẹ nói đi! Vậy thì con cần con trai làm cái gì chứ?”
“Sinh à, mẹ không biết con gái mẹ đối đãi với cha mẹ con không hiếu đạo như vậy, chỉ trách cha mẹ không dạy dỗ nó gia giáo. Con muốn đi, mẹ cũng không có mặt mũi nào giữ con lại, con hãy đem vợ con đi đi, đừng để nó ở lại nhà của mẹ nữa”.
Mẹ vợ anh buông tay ra, bước vào phòng, đứng trước giường con gái, tốc chăn lên, tức giận nói:
“Mày ôm con mày cút ra khỏi nhà, tao không có đứa con gái như vậy!”
“Mẹ, con sai rồi, sau này con nhất định sẽ sửa, nhất định hiếu kính cha mẹ chồng, mẹ cho con ở lại những ngày trong tháng rồi con đi, con xin mẹ!”

Sinh nghe hai người nói qua lại, biết rằng mục đích của mình đã đạt được, bèn buông đồ đạc xuống, bước vào nói:
“Mẹ đừng nóng giận, con gái đã nhận lỗi, mẹ hãy cho cô ấy một cơ hội, để cô ấy ở lại. Hai mẹ con ăn uống, cả công mẹ chăm sóc giúp đỡ, con sẽ tính toán rõ ràng không thiếu một đồng”.
“Chỉ cần nó giữ lời nói, mẹ có thể để nó ở lại, tiền chăm sóc mẹ không muốn”.
Sinh ở lại chăm sóc vợ, mãi đến ngày nghỉ hết mới đi.

Cha mẹ cả đời nuôi ta khôn lớn, hy sinh cho ta rất nhiều. Khi chúng ta lớn lên, dần dần có tư tưởng có suy nghĩ riêng của mình. Lúc này, chúng ta không nên nghĩ ngợi lung tung, mà hãy nhớ thật kỹ những năm tháng công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Tuy là nói hiếu thuận với cha mẹ cũng được ghi vào luật pháp, nhưng hiếu thuận với cha mẹ không cần phải để luật pháp quy định mới làm, mà là tự giác vì đó chính là đạo lý làm người.

Chúng ta ngày từng ngày lớn lên, cha mẹ ngày từng ngày già đi, dần dần tóc chuyển sang màu trắng, trước kia khi còn bé không hiểu chuyện, trông thấy cha mẹ tóc trắng chỉ biết cười ha hả nói ông bà già rồi. Hiện tại nhớ tới, cha mẹ tang thương, vất vả, cũng là vì chúng ta con cái hạnh phúc, vì cho chúng ta một hoàn cảnh tốt đẹp để chúng ta trưởng thành.

Nói về phận làm con dâu, con rể, sự hiếu thuận với cha mẹ chồng/vợ cũng không kém phần quan trọng. Cha mẹ của chồng, của vợ cũng như chính cha mẹ của mình, cũng vất vả nuôi con khôn lớn, về già cũng mong mỏi được nương tựa vào con cái. Nhờ cha mẹ chồng, mình mới có người chồng mẫu mực, thành đạt trong cuộc sống; nhờ cha mẹ vợ, mình mới có được người vợ nết na, chu đáo. Thương yêu họ cũng chính là thương vợ, thương chồng, thương con cái của mình. Gieo nhân nào gặt quả ấy! Hãy là tấm gương cho con cháu, hãy thương yêu trọn vẹn những người có duyên phận trong cuộc đời này của mình.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2017 lúc 7:33am

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2017 lúc 6:41am

Bị gọi là ‘thằng đóng giày’, Tổng thống Lincoln đáp trả ra sao?


lincoln%201

Là vị Tổng thống thứ 16, Abraham Lincoln đã đi vào lịch sử nước Mỹ không chỉ vì tài năng chính trị mà còn bởi nhân cách cao thượng hiếm có. Câu chuyện nổi tiếng của ông dưới đây cho người ta nhiều dư vị.

Lincoln là con thứ hai trong một gia đình nông dân ở biên giới nước Mỹ. Mẹ mất sớm, từ nhỏ Lincoln đã phải lao động chân tay rất vất vả, làm thuê, khuân vác trong nông trại. Xuất thân có phần thấp hèn, lại không có được sự nghiệp chính trị ấn tượng tuy nhiên năm 1860 ông bất ngờ đắc cử Tổng thống nhờ chính sách ôn hoà, yêu hoà bình của mình.

Tất nhiên, việc Lincoln lên đứng đầu Nhà Trắng đã vấp phải những chỉ trích dữ dội. Các đối thủ thường buông lời dè bỉu và gọi ông là “gã nông dân”. Trong một cuốn tự truyện, Lincoln cũng tự miêu tả thời trai trẻ của bản thân mình như là “một gã trai kỳ dị, không bạn bè, không học thức, không một xu dính túi”.

Các nghị sĩ Mỹ khi ấy đều xuất thân từ danh gia vọng tộc, thuộc giới tinh hoa, thượng lưu trong xã hội. Việc một anh đóng giày như Lincoln đột nhiên ngồi chễm chệ trên chiếc ghế quyền lực cao nhất khiến họ không cam lòng.


Tổng thống Lincoln đọc diễn văn.

Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, Lincoln đã phải đối diện với thử thách. Trong khi ông đang đọc diễn văn nhậm chức, một nghị sĩ đứng dậy ngắt lời: “Thưa ngài, xin hãy nhớ rằng cha ngài đã từng đóng giày cho cả nhà tôi”. Tất cả cười ồ lên sảng khoái.

Thế nhưng Lincoln vẫn bình tĩnh, ngừng bài diễn văn của mình và tự tin đáp trả: “Tôi biết cha mình đã từng đóng giày cho cả gia đình ngài cũng như nhiều nghị sĩ khác. Bởi lẽ không người thợ nào có thể làm tốt như ông. Xin hỏi đã có ai trong các ngài phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng hay chưa? Chính tôi cũng biết đóng giày, nếu muốn tôi cũng có thể đóng cho các ngài một đôi. Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng vô cùng tự hào về người cha của mình, một người thợ giày xuất sắc”.

Các nghị sĩ nghe xong đều im bặt. Họ thực sự cảm thấy một dư vị nào đó. Họ đã công kích Lincoln bằng những thứ lời lẽ dè bỉu cay nghiệt nhất.

Nhưng đáp lại thái độ ấy là gì? Là một sự bao dung to lớn, sự điềm tĩnh vĩ đại của một người quân tử.

Sau đó, có người khuyên Lincoln trả đũa tay nghị sĩ nọ. Nhưng ông mau chóng gạt đi và nói: “Khi tất cả chúng ta trở thành bằng hữu thì sẽ không còn bất cứ kẻ thù nào”. Phải là người có tấm lòng bao dung, rộng lượng như thế nào mới có thể “lấy đức báo oán” như vậy?

lincoln%202

Abraham Lincoln và tướng McClellan.

Vậy bí quyết nào đã giúp Lincoln hành xử cao thượng được như thế?

Tất cả có lẽ nằm ở chữ “Nhẫn”. Có thể nói, lòng nhẫn chịu là một truyền thống của người Á Đông. Từ xưa, đã có rất nhiều tấm gương chịu đựng nhẫn nhục làm việc lớn, được hậu thế nghìn đời tán thưởng như Việt Vương Câu Tiễn hay Hàn Tín.

    Nhẫn không phải là lùi bước, yếu hèn, nhu nhược mà là một loại cảnh giới, là đặt mình cao hơn đối phương, và bao dung họ.

Nội hàm của chữ “Nhẫn” (忍) là rất sâu sắc, ở trên là bộ “Đao” (刀), ở dưới là chữ “Tâm” (心). Nhìn từ cấu trúc con chữ thì có thể hiểu ra ý tứ là:

Người biết nhẫn nhịn chính là có thể chịu được nỗi đau như là dùng dao mà đâm vào tim vậy. Tổn thương như thế đúng là quá sức chịu đựng của người thường. Dù bị kiếm đâm, dao cắt nhưng chữ “Tâm” kia vẫn vững vàng như bàn thạch, vẫn bất động.

Người biết nhẫn chịu thường là người có thể đạt được thành tựu. Việt Vương Câu Tiễn nếm mật, nằm gai suốt 10 năm, chịu bao tủi nhục trong tay kẻ thù cuối cùng cũng đánh bại được Ngô Vương Phù Sai, rửa được mối thù. Hàn Tín chịu nhục chui háng kẻ vô lại sau này trở thành rường cột quốc gia, khai quốc công thần nhà Hán, danh thơm muôn thuở.

Nhẫn là một loại tu dưỡng tinh thần, là một cảnh giới của bậc quân tử. Thất phu chịu nhục thì tuốt kiếm tương đấu. Còn người quân tử coi chịu nhục là cơ hội để tu rèn tâm tính.

Kinh nghiệm cho thấy, chỉ khi nhẫn được việc nhỏ, người ta mới có được tĩnh khí, sự điềm tĩnh. Một khi có được tĩnh khí thì mới có thể thanh tỉnh đầu óc, tĩnh tĩnh mà nhìn nhận vạn sự xảy ra trong đời, từ đó thấu được quy luật của vũ trụ.

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2017 lúc 10:25am

Một ngày không vội vã...



Mỗi năm một lần , tôi về thăm Mẹ và các em hiện đang sống ở Montréal , Canada. Năm nay cũng như thuờng lệ, tôi về thăm nhà  2 tuần cuối tháng 6. Nói sao cho hết niềm vui gặp lại gia đình. Montréal vào mùa hè thật nóng bức, có ngày lên đến hơn 100 độ F, nên cả nhà thường rủ nhau đi ra ngoài chơi cho mát mẻ.

Tôi còn nhớ sáng hôm đó, cả nhà định dẫn mấy đứa  cháu ra công viên cho tụi nhỏ hưởng chút khí trời . Tôi thì đã thay quần áo từ lâu, cứ chờ mãi mà mọi người cứ " xàng qua xàng lại ", gần 9 giờ vẫn chưa xong, nhất là mấy đứa nhóc thì cứ lăng xăng chơi game, không ai chịu thay quần áo.

Thế là tôi bắt đầu nổi quạu " Nhà mình sao làm gì cũng như rùa bò vậy ? Có đi hay không thì bảo ... ?

Cô em tôi nhỏ nhẹ " Thì từ từ, vacation mà lị , chị sống ở Mỹ riết rồi quen thói " stress out " hà ... ".

Cậu em trai thì nói " Chị làm gì mà dữ vậy, chị có biết hôm nay là " ngày không vội vã " hôn ?

Tôi ngạc nhiên, tưởng tai mình nghe lầm, nên hỏi lại " Ngày gì ? Không vội vã là sao ? " .

Thế là Má tôi bật tivi lên. Trên màn ảnh, đài nào cũng đang nói về cái ngày đặc biệt này. Ồ, thì ra là từ vài năm nay, mỗi năm chính phủ Canada chọn ra một ngày, thường là vào mùa hè,  một ngày cuối tuần, và năm nay rơi vào ngày 26 tháng 6, gọi là " một ngày không vội vã ".

Khoảng chừng vài tuần truớc đó, là báo chí, các cơ quan truyền thông đều loan báo và nhắc nhở để mọi người chuẩn bị. " Ngày không vội vã " bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Mọi người được khuyên là  " Bạn hãy ngủ cho thẳng giấc, thức dậy khi nào mình muốn. Hãy nhâm nhi tách cà phê , và ngồi ngắm khu vườn của bạn, nghe tiếng chim hót líu lo . Hãy đi ra ngoài nếu bạn thích, vào ăn trưa ở một restaurant nào mà bỗng dưng bạn muốn. Còn nếu không, bạn có thể mời bè bạn đến nhà làm BBQ. Bạn cũng có thể chạy xe đạp một vòng thành phố, hay nằm dài trên bãi cỏ của một công viên gần nhà, vân vân và .. vân vân " .

Tóm lại, chính phủ khuyến khích người dân  : " Hãy enjoy từng phút giây hạnh phúc, bình an của ... một ngày không vội vã. Hãy biết sống và tận hưởng Hạnh phúc ở quanh ta ", như lời của một người phóng viên trên đài tivi đang nói.

 Rồi còn có các màn phỏng vấn vài người dân , hỏi xem họ dự định sẽ làm gì trong cái ngày đặc biệt này trong năm, thì đa số câu trả lời đều là " spend time với gia đình, người thân ".

Có một cảnh trên màn hình làm tôi nhớ mãi. Hình ảnh một cụ già tóc bạc phơ, lụm cụm trả lời phỏng vấn với nụ cười móm mém " Tôi luôn mong đợi và yêu nhất cái ngày này trong năm, vì đó là ngày duy nhất mà tất cả con cháu tôi không ... bận rộn, chúng nó tề tựu đông đủ để họp mặt với tôi. Cám ơn chính phủ, cám ơn ân nhân nào đã " đặt ra " cái ngày ý nghĩa này ... " .

Thế là bỗng dưng tôi đổi ý . Tôi bảo gia đình " Hôm nay là ngày đặc biệt, vậy thôi mình làm chương trình gì special đi nhe .. " .

 Thế là cả nhà nhao nhao hưởng ứng, người thì bảo " khỏi nấu cơm, đi ăn tiệm cho khỏe ", kẻ thì nói " nhà hàng đông lắm, đi xuống downtown chơi ".

 Em trai tôi thì muốn đi xe đạp ( ở Montréal có rất nhiều bãi cho mướn xe đạp, bạn chỉ cần " quẹt " cái credit card vô là có thểlấy xe đạp đi ngay  ) .

Mấy cháu nhỏ lại muốn đi tàu BateauMouche. Rồi lại có ý kiến đi câu cá, hay đi xe ngựa một vòng thành phố. Và thế là giơ tay biểu quyết. Cuối cùng thì đa số thắng thiểu số : đi xuống Vieux-port ( khu phố cổ ) chơi và sẽ đi tàu BateauMouche. Thế là chúng tôi lên đường , thảnh thơi, không vội vã ...

Đường xuống phố đông nghẹt, và kẹt xe, thế mà không một xe nào bóp kèn. Thiên hạ ngồi trong xe, an nhiên chờ đợi, còn mở cửa kiếng xuống nhìn nhau cười, và vẫy tay " No hurry ! Be happy ! ". Tôi thật sự " thấm " được thế nào là ý nghĩa của 3 chữ " không vội vã ! ".


baibien

 Đến chừng xếp hàng mua vé đi tàu, thì lại là một hàng thật dài, trong cái nắng gắt của mùa hè. Vậy mà ai ai cũng cười, cũng nói, cũng bắt tay,  với cả những người ... không quen biết. Dường như con người ở đây, ngày hôm nay, không ai bị stress cả. Cả một  thế giới hoà bình, thanh thản quanh tôi ...

Lúc bước xuống tàu, David, thằng cháu nhỏ 5 tuổi hối hả muốn chạy đến dành chỗ, thì bị Christina - cô cháu 4 tuổi , " chỉnh " ngay : " David ! Bữa nay là " No hurry day " mà, sao David cứ hurry hoài vậy ? ", làm cả nhà cùng cười. Tôi cũng bật cười theo vì sự nhận thức dễ thương của cô bé này .

Trưa đến, đói bụng, chúng tôi ghé vô một nhà hàng Tàu. Lại đông nghẹt khách, nhưng ai ai cũng vui vẻ xếp hàng đợi đến lượt mình. Đang đứng chờ thì người bên cạnh tôi, một phụ nữ Quebécois bắt chuyện hỏi tôi đã làm gì ngày hôm nay. Tôi kể lại một ngày vui chơi với gia đình cùng các cháu. Bà cười , chỉ hai người con " Chồng tôi mất lâu rồi, năm nào vào ngày này, tôi cũng để tụi nó quyết định muốn đi đâu, làm gì... Cuộc sống mà, có gì mà phải vội vã ...". Rồi bà tiếp " Như trưa nay nè, bỗng dưng con gái tôi thèm ăn món lẩu Tàu, thế là chúng tôi vô đây, xếp hàng, nghe nói nhà hàng này món nào cũng ngon lắm .. " . Tôi gật đầu đồng ý và cảm thấy vui vui trong lòng......

Ăn no xong, thì đến chiều. Không ai muốn về nhà, thế là kéo nhau ra park chơi. Nhìn quanh, thiên hạ đông như kiến , tự dưng tôi thấy lòng mình vui chi lạ.Trải tấm chiếu trên bãi cỏ, tôi nằm xoải người, vươn vai một cái thật đã . Dường như hơn 10 năm sống trên đất Mỹ, tôi chưa hề có được cái " đã " nào như thế này . Cứ để mặc tụi nhỏ tha hồ chơi xích đu, cầu tuột, chạy chơi, la hét ...  tôi nằm đeo cặp mắt kính mát, tận hưởng từng làn gió thoảng qua một cách khoái chí, do ... nothing , lim dim ... ngẫm nghĩ sự đời. Kể cũng lạ, nhờ có cái ngày này, mà tôi mới nhận ra là hình như trong đời , tôi chưa hề bao giờ có được một ngày không ...vội vã ...

... Sinh ra và lớn lên ở Saigòn, trong một gia đình nghèo, nên tôi  biết rất rõ là chỉ có ráng học thì mới có thể giúp tôi thoát khỏi cái kiếp nghèo muôn thuở đó. Ngay từ nhỏ tôi đã rất hiếu học. Từ lớp tiểu học, đến phổ thông, rồi đại học, cả đời tôi chỉ biết có sách vở, và suốt ngày chỉ cắm đầu cắm cổ mà học. Tuổi thơ tôi chưa hề có một ngày không vội vã. Hôm nào cô giáo bệnh , được nghỉ và về sớm , trong khi các bạn bè cùng trang lứa lăng xăng tìm chỗ đi chơi, hay la cà các hàng quán , thì tôi lại vui mừng vì .. có thêm giờ để học bài. Tôi hối hả đạp xe về nhà, rửa mặt vội vàng và ngồi vào ngay bàn học. Bài thi nào cũng vậy, được 9 điểm là tôi buồn, vì phải điểm 10 cơ thì tôi mới chịu. Mọi người luôn bảo là tôi thích sự tuyệt đối, và như vậy thì đời tôi sẽ khổ...

  Vào đại học, 5 năm,  tôi lại chưa hề có được một ngày không vội vã. Lúc nào tôi cũng bận rộn, với bài vở và với những cuộc thi  . Tôi luôn tham lam, mong muốn mình phải đạt điểm 10 trong mọi bài thi. Tôi sẵn sàng thức khuya , dậy sớm, miễn sao đạt được điểm tối đa là tôi vui. Có lần nhỏ bạn thân bảo tôi một câu chí lý " Học mà  không chơi giết mòn tuổi trẻ, Chơi mà không học giết cả tuơng lai .. ". Tôi nói ngay " thì bởi vậy, tao học nè , chỉ có cái học mới giúp mình thoát ra khỏi nghèo khó ", nhỏ bạn cười " Tao thì chọn ... cả hai, vừa học vừa chơi, miễn sao không thi lại là " đủ xài "  rồi, rồi mai này mày sẽ hối tiếc khi tuổi trẻ trôi qua uổng phí ... ". Tôi chỉ cười, nhưng bây giờ mới nhận ra là nó có lý ...

Ra trường ở Canada, đi làm, tôi lại lao vào công việc, làm thật nhiều, để mong kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất. Tôi tình nguyện là 7 ngày 1 tuần, mỗi ngày 13 tiếng. Ròng rã 3 năm thì tôi đuối sức, nên đành giảm bớt chỉ làm 5 ngày. Mười năm trời, tôi dành dụm đựơc một số tiền, và nỗi ao ước,  làm giàu, thật nhanh , đẩy tôi vào thị trường chứng khoán. Tôi say mê chơi stock, nên ngày nào tôi cũng luôn bận rộn với Wallstreet, với giá cả và những con số lên xuống của từng công ty. Trúng stock,  chỉ qua một đêm, tôi bỗng nhiên thành triệu phú. Ấy thế mà tôi vẫn chưa có được một ngày không bận rộn. Ngay hôm đó, đầu tôi lại tính toán cách đầu tư nào để nhân đôi, nhân ba số tiền tôi đang có. Thế là lại mạo hiểm, lại chơi những ván bài to hơn .  Ông bà ta đã có câu " Có gan làm giàu kia mà ". Tôi đã có gan, và tôi đã giàu, thì bây giờ nếu muốn giàu hơn, tôi cần phải có gan hơn ...

Thị trường chúng khoán sụp đổ, tôi  trở tay không kịp, thế là mất trắng . Tôi không nản " không sao, còn sức khoẻ, còn quyết tâm , ta có thể làm lại từ đầu, thì sẽ có tất cả "  . " Có chí thì nên " , nên tôi quyết định qua Mỹ, vì Hoa kỳ là đất nước của cơ hội. Tôi lại lao vào công việc, cần cù, ký cóp ... để dành tiền.

 Vào những năm sau 2000, ngành dược và computer đang lên cơn sốt thiếu người. Thế là thiên hạ ùn ùn đổ sang Mỹ, vì làm việc nhiều tiền hơn. Tôi lại đi làm full time, 5 ngày một tuần , và luôn sẵn sàng làm overtime bất cứ khi nào công ty cần. Tôi đi làm từ sáng đến tối, ăn thì " cơm chỉ " , food to go, không xài gì cả, cắc ca cắt củm để dành từng đồng xu, hy vọng sẽ có cơ hội đổi đời ... Và rồi thì cơ hội đến thật, khi cơn sốt bất động sản bùng nổ. Giá nhà cửa tăng vùn vụt , từng ngày. Hễ ai chậm tay là ... sorry, ráng mà chịu khó ngồi nhìn " căn nhà mơ ước " vuột khỏi tầm tay, bạn nhé. Và tôi lại bị cuốn xoáy vào cơn lốc này, như hàng triệu người ở xứ Mỹ .

Mỗi tuần chỉ có được hai ngày nghĩ làm,  tôi rời nhà từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối , lái xe khắp mọi ngõ ngách, để tìm xem có căn nhà nào " For sale by owner " không, hay có căn nào trông lụp xụp mà mình có thể tân trang chút đỉnh lại rồi " flip ", kiếm vài chục ngàn bỏ túi . Có những bữa tôi không có cả thời giờ để ăn cơm, mua vội vàng chút food to go bỏ bụng . " Thảy " 1 căn nhà, wow , ngon ăn quá, tôi làm căn thứ nhì, rồi thứ ba. Lòng tham con người là không đáy kia mà . Thì đùng một cái, cái " bong bóng " nhà đất nổ tung . Bao nhiêu kẻ mất nhà, tay trắng, và có tôi trong số đó . Từ một triệu phú ( lần thứ hai ) , tôi trở thành người mang nợ ngập đầu. Và thế là tôi phải đi làm bù đầu bù cổ để ráng cầm cự mấy căn nhà. Đến chừng thật sự đuối, thì tôi đành phải buông - trong cay đắng,  vì không còn sự lựa chọn nào khác. Tôi shortsale mấy căn nhà, trước khi để nhà bank kéo . Rồi giờ thì tôi phải tiếp tục đi cày , cả đời , để mà trả nợ. Một bài học .. suốt đời không thể nào quên. Cho đáng kiếp mày, một kẻ tham lam ...

Hôm nay nằm dài trên bải cõ, hít thở bầu không khí trong lành của một ngày nắng ấm, chẳng có việc gì phải làm, thế mà tôi thấy lòng mình , tâm mình sao mà thảnh thơi chi lạ. Giờ phút này, tôi không giàu, nhưng sao tôi lại có được sự bình an, điều mà đã hai lần là triệu phú, tôi hoàn toàn chưa bao giờ có được. Thật sự tôi phải cám ơn chính phủ Canada, hay cám ơn người  ân nhân " trí tuệ "  nào đó, đã nghĩ ra cái ngày đặc biệt này trong năm, để giúp người dân biết trân quý sự thanh thản mà cuộc sống ban cho chúng ta. ...

Bỗng dưng tôi chợt nhớ mới cách đây vài tuần  , tôi tình cờ gặp lại cô bạn củ hồi trung học, khi vô tiệm food to go ở Cali mua đồ ăn . Hai đứa chỉ kịp chào hỏi vài câu, thì cô bạn vội vã về đón con, còn tôi thì lật đật đi ra xe sợ trễ giờ làm. Cô bạn than " Sao cuộc sống tụi mình lúc nào cũng tất bật quá há, chỉ khi nào hết thở  thì mới hết ... bận rộn ... ".

Tôi chỉ cười " Xứ Mỹ mà lị ... " .

Cô bạn tự dưng hỏi xin địa chỉ email của tôi, rồi bảo rằng " sẽ email gửi cho bồ  một bài ý nghĩa lắm ", rồi cô cười nói thêm " nhưng đọc thì hay, mà làm có được hay không lại là chuyện khác . .. ".

Tối đó check mail, tôi nhận được ngay , với vài dòng nhắn nhủ " Bồ ráng cố gắng thực hành theo lời khuyên trong bài này nhé, còn mình thì ... đời vẫn lăng xăng .. ".

Tôi bật cười , và click vô đọc bài viết ngắn của cô bạn :

BẬN RỘN làm cho ta không có bình an và hạnh phúc

BẬN RỘN làm cho sự hành xả của ta vụng dại

BẬN RỘN làm cho cái hiểu biết của ta khô cằn

BẬN RỘN làn cho sự sống của ta ngắn lại

BẬN RỘN khiến ta không thấy được cái đẹp của người ta thương yêu

BẬN RỘN khiến ta đi trên đường như ma rượt ...

Đời sống bận rộn là đời sống ... bất hạnh nhất trên đời ... !

Thế đấy, nhưng con người ai ai cũng luôn tìm đủ mọi lý do để mà ... BẬN RỘN.

Và rồi một ngày kia, thử hỏi có ai mang theo được cái " BẬN RỘN " về bên kia thế giới ?

Hãy biết dừng lại

Hãy biết ngơi nghĩ

Hãy tập thanh thản

và buông xả,  thảnh thơi ...

thì khi cái ngày ấy đến , chúng ta mới có thể ra đi với cái tâm ... KHÔNG ... BẬN RỘN .... !!!

Đúng vậy, dường như chúng ta , ai ai cũng luôn tự tìm cho mình một " lý do " để mà bận rộn , mà chưa hề bao giờ biết cách " nếm " được hương vị cuộc sống của mỗi ngày. Tôi chợt nhớ đến cô Kim Anh , cô cũng đã bảo tôi câu này khi bác sĩ cho biết là cô chỉ còn vài tháng để sống, và cô đã nói với tôi " Mỗi người đều có số phần, cô cũng  mừng là cô còn " vài tháng ", thì ít nhất cô cũng sẽ có được vài tháng sống trong bình an, không vội vã.. ".


Chiều xuống, trời bắt đầu ngã tối. Thiên hạ lần lượt rời công viên. Cả nhà tôi cũng lục đục thu xếp đồ lại.

Bé Tina có vẻ nuối tiếc, bé hỏi bà chị tôi " Mommy, ngày mai có còn là  " No hurry day " hôn ? " .

Chị tôi cười " Hết rồi con, mỗi năm ở Canada có một ngày hà .. ".

Na phụng phịu " Na muốn every day đều là  " No hurry day " cơ... ".

 Chị tôi nói ngay " Dễ thôi con , nếu mỗi ngày mà con biết enjoy, thư thả, con đừng làm việc gì gấp gáp hết, thì mỗi ngày sẽ là " No hurry day "  rồi.. .".

Tôi đứng đó, nuốt từng lời bà chị nói, và cảm thấy  " ganh tỵ " với đứa cháu của mình, vì chỉ mới 4 tuổi, mà cháu đã được học một bài học quý giá nhất trên đời, còn tôi , gần nữa đời người mới được học bài học đó ...

Lên xe, cậu em trai mở nhạc, vặn thật lớn bài hát mà tôi rất thích :

... " Nếu chỉ còn một ngày để sống
Chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta sống quá vội vàng
Nên ra đi chưa được bình an ... "

Đúng thật , cả một đời tôi luôn sống quá vội vàng , thì làm sao có thể ra đi bình an ? Một lần nữa, xin cám ơn cái ngày đặc biệt này, đã giúp tôi có một cái nhìn mới ,  khác hơn về cuộc sống ...

Tự dưng tôi nhớ đến hai cô bạn thân. Cô bạn đạo Chúa thì chủ nhật nào cũng đi nhà thờ, hễ rảnh là đọc cuốn Thánh kinh nhỏ lúc nào cũng kè kè trong bóp. Cô hay nói với tôi " Chúng ta nên làm theo lời dạy của Ngài, thì lúc ra đi, mình sẽ được lên Thiên đàng với Chúa .. ".

 Nhỏ bạn đạo Phật thì hễ rảnh là đến Chùa, niệm Phật, nó nói tôi " Ở lành, giữ ngũ giới, làm từ thiện, thì chắc chắn sẽ được về với Phật .. ". Còn giờ phút này, tôi hiểu ra một điều " Nếu như chúng ta biết tự làm cho mỗi ngày của mình thành " MỘT NGÀY KHÔNG VỘI  VÃ " , thì chúng ta sẽ có được 365 ngày một năm đang sống ở Thiên đàng, hay Niết bàn ... rồi đó ...

Chúc mỗi người trong cuộc đời, luôn có được những ngày ... không vội vã ...

st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2017 lúc 4:08pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2017 lúc 7:30am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Apr/2017 lúc 8:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 3.000 seconds.