Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2024 lúc 8:47am

Nỗi Buồn Cuối Đời Của Một Người Lính Già Lưu Lạc


(Viết tặng Song Vũ Ngô Văn Xuân và những người vợ lính trung hậu)


Dạo sau này, anh không thường gọi tôi để hàn huyên như những năm trước. Ở cái tuổi trên 80, chồng chất bao nỗi đau buồn từ sau ngày gãy súng, tan hàng, tù tội, ly hương, rồi trải qua bao nhân tình thế thái, mới đây lại phải chứng kiến cảnh chiến hữu, huynh đệ đồng môn, chỉ vì có chút bất đồng mà nặng lời nhau, rồi quay lưng, chia ba xẻ bảy, nỗi chán chường càng đè nặng trong lòng, cộng thêm một vài chứng bệnh tuổi già, làm cho anh không còn thiết tha một điều gì nữa. Nói chuyện với anh, tôi cũng trở nên dè dặt, chỉ nghe giọng nói để đoán anh đang vui hay buồn và không dám nhắc lại những biến cố nào có thể làm vết thương trong lòng anh nhói đau trở lại, dù biết anh vẫn luôn quí mến tôi như ngày xưa, cả một thời cùng vui buồn, sống chết bên nhau. Đặc biệt, chúng tôi ở cạnh nhau trong khu cư xá của đơn vị, nên hai gia đình lại càng thân tình, gắn bó. Sau này trở thành cấp chỉ huy trực tiếp của tôi, nhưng lúc nào anh cũng xem tôi như em hay một người bạn nhỏ. Anh lớn hơn tôi đúng ba tuổi. Lúc ấy chúng tôi đều còn khá trẻ, cả hai vừa mới có hai đứa con đầu. Vợ anh là người đàn bà trẻ xuân sắc, hiền thục, đảm đang, hết mực lo lắng, chăm sóc chồng con, và cũng như những người vợ lính khác, luôn âm thầm cầu nguyện và hồi hộp trông chờ chồng bình an trở về sau các cuộc hành quân.


Buổi sáng ngày 6 tháng 12 năm 2023, đang giữa mùa đông Cali, ngoài trời mưa lạnh, tôi thức dậy sớm nhưng vẫn còn trùm chăn nằm nán trên giường. Nghe tiếng điện thoại reo, nhìn trên mặt điện thoại, đồng hồ chỉ 6 giờ kém 15 phút và tên anh hiện ra, tôi nghĩ chắc phải có điều gì đặc biệt lắm anh mới gọi vào giờ này. Tôi ngần ngừ với một chút lo âu và nghe giọng nói đầy cảm xúc:

– Bà xã anh vừa mới mất. Anh báo tin em biết.

Dù đã đoán trước có điều không lành, nhưng tôi vẫn mất chút bình tĩnh, khựng lại giây lát rồi buột miệng:

– Chị mất lúc nào, anh?

– Mới sáng sớm hôm nay, khoảng gần 2 giờ trước.

Hình dung đến hình ảnh của anh chị trong lần vợ chồng tôi mới đến thăm cách đây hơn một tháng, muốn hỏi đôi điều về sự ra đi của chị, nhưng tôi nghẹn ngào nên chỉ nói thêm được một câu:

    -Vợ chồng em xin chia buồn với anh và các cháu. Anh cố gắng giữ gìn sức khỏe để lo cho chị!

Hai hôm sau tôi gọi lại để được nghe anh nói về nguyên nhân sự ra đi của chị và chương trình dự trù cho ngày tang lễ,


Sáng ngày 26.12.2023, cùng vài người bạn đơn vị xưa, từ nhiều nơi, chúng tôi có mặt tại Oak Hill Memorial Park ở thành phố San Jose để tiễn đưa chị về cõi vô cùng và trực tiếp nói lời phân ưu đến anh cùng các cháu.

Đứng bên di ảnh của chị đặt phía trước quan tài, đầu bịt khăn tang trắng, trông anh thật tiều tụy, làm chúng tôi đau xót, nghẹn lời. Định tâm tình với anh nhiều điều nhưng rồi cũng chỉ thốt được đôi câu trong nghẹn ngào, nước mắt. Anh đứng bất động, tôi có cảm giác như nhìn thấy được bao đau đớn, xót xa đang tràn ngập trong lòng anh. Hướng về phía chúng tôi, nhưng chắc trong sâu thẳm từ ký ức, anh đang hình dung đến chị, với cả một đời hy sinh, thua thiệt, đặc biệt khi chồng mình bất ngờ trở thành người bại trận, tù tội oan khiên, và chị cùng các con cũng trở thành nạn nhân trả thù hèn hạ của đám người thắng trận.


Tháng 9 năm 1983, tôi ra tù trước anh. Trước khi về quê ở miền Trung tôi ghé vội lại Sài gòn tìm thăm chị và các cháu. Sau nhiều năm nên trí nhớ khá mơ hồ, nhưng rồi tôi cũng tìm đến đúng nhà của anh chị. Một ngôi nhà nhỏ trong khu Khánh Hội, bên kia cầu Calmette, mà bà cụ, mẹ anh đã để lại sau lúc qui tiên. Cửa đóng. Tôi gõ nhẹ, ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà lạ bước ra, nói giọng Bắc rất khó nghe. Tôi bảo đến tìm thăm bà chị, nhưng không ngờ nhà đã đổi chủ. Người đàn bà lắc đầu, nhưng lại bảo mẹ con bà ấy vẫn còn ở đây, và chỉ tôi xuống cái chái bếp phía sau nhà. Tôi ngỡ ngàng khi trông thấy chị và bốn đứa con nhỏ sống chật chội trong căn bếp, chỉ đủ kê một cái giường nhỏ. Chị bảo căn nhà trên đã bị tịch thu và mẹ con chị bị đuổi xuống xó bếp này. Chị nở một nụ cười chua chát: “cũng còn may là không phải đi vùng kinh tế mới, nhờ mấy đứa con còn quá nhỏ!”


Mồ côi cha khá sớm. Năm 1954, gia đình anh kẹt lại miền Bắc. Mãi đến năm 1957, anh cùng mẹ và cậu em trai mới rời quê Hải Phòng, theo một vài người bà con, vượt biển vào Nam bằng chiêc thuyền buồm. Khi đến Quảng Bình, tưởng đã qua khỏi sông Bến Hải, cặp vào bờ thì bị bắt. Nhờ sự khôn khéo của mẹ, cả ba mẹ con được thả sớm. Năm sau mẹ lại quyết tâm đưa các con ra đi lần nữa, và lần này may mắn đã đến Cửa Việt. Ba mẹ con được sắp xếp tạm cư ở thành phố Huế. Anh tiếp tục đến trường. Cậu học trò vừa tròn 18 gặp cô học trò hàng xóm, nhỏ hơn mình một tuổi, từ xứ Quảng ra Huế trọ học ở nhà bà chị có chồng làm công chức. Thấy cô bé xinh xắn dễ thương nên chàng trai Hải Phòng đem lòng cảm mến, chứ khi ấy cả hai đang còn đi học nên đâu dám tính chuyện yêu đương, Nhưng chỉ hơn một năm sau, vì không thuận tiện cho việc sinh nhai, bà mẹ lại dẫn hai con vào Sài gòn tái nghiệp. Thời ấy phượng tiện liên lạc khó khăn nên hai người mất tin nhau. Sau khi đậu tú tài, anh tình nguyện vào Khóa 17 Trường Võ Bị Đà Lạt. Ngày nhập học, anh bất ngờ gặp lại một người bạn học cùng xóm cũ lúc còn ở Huế, và bất ngờ hơn khi nghe anh bạn cùng khóa này nhắc tới cô bé học trò xứ Quảng ngày xưa, bảo “con bé bây giờ xinh lắm” rồi cho địa chỉ khuyên anh nên viết thư thăm “mi cố giữ đừng để mất con bé này, uổng lắm!” Người bạn đồng môn ấy sau này là Đại Tá Võ Toàn, đã ra đi trong những giờ phút cuối cùng theo vận nước.

Nhờ người bạn này mà anh gặp lại người xưa. Rồi theo tiếng gọi của con tim, chị rời miền Trung vào Sài gòn trọ học ở nhà một bà chị khác có chồng đang là Trưởng ty Cảnh Sát Gia Định. Anh ghé thăm vội vã trong bộ quân phục SVSQ khi về thủ đô tham dự cuộc diễn hành nhân ngày Quốc Khánh 26.10 năm ấy.


Cuối tháng 3-1963 ra trường, anh về trình diện Sư Đoàn 7.BB để chính thức bắt đầu cuộc đời lính chiến. Anh làm đám cưới khi đang là đại đội trưởng trinh sát, và chị bắt đầu cuộc đời làm người vợ lính. Đơn vị anh hoạt động quanh vùng Mỹ Tho, Kiến Phong, Hậu Nghĩa, Bình Dương…Thời gian hạnh phúc ngắn ngủi là những lần anh trở về vội vã sau các cuộc hành quân, để sau đó là những ngày đêm triền miên nhớ nhung, âu lo, cầu nguyện. Sau khi sanh đứa con đầu lòng, theo lời khuyên của mẹ chồng, chị bồng con theo anh từ đó. Hết miền Tây sông nước, đến miền Trung nắng gió, rồi cuối cùng là Cao Nguyên bụi đỏ, mưa mùa. Sống trong các trại gia binh, chia sớt khổ nhọc lo âu với vợ con đồng đội đang cùng chiến đấu với chồng mình. Cũng lại xa vắng, đợi chờ và cầu nguyện theo bước chân chồng trong các cuộc hành quân, và đau đớn mỗi lần trong trại gia binh có thêm những vành tang trắng.


Anh làm đại đội trưởng, tiểu đoàn truởng rồi trung đoàn phó cho một đơn vị tác chiến lưu động, đêm ngày sống chết cùng đồng đội anh em. Lần điều động đơn vị tạo được nhiều chiến công hiển hách trong trận chiến Mùa Hè 1972 tại chiến trường ngập đầy khói lửa Kontum, anh được thăng cấp đặc cách và lên nắm trung đoàn.

Trước kia, khi cuộc chiến chưa khốc liệt thì đơn vị có khá nhiều thời gian sinh hoạt tại bản doanh, các vị trung đoàn trưởng có nhiều thời gian hơn để sống yên ả bên gia đình, nhưng giờ thì cả trung đoàn miệt mài nơi trận tuyến Kontum, Pleiku, trong khi hậu cứ cùng trại gia binh lại ở tận Ban Mê Thuột, xa tít mịt mùng. Nếu thi thoảng có dịp ghé thăm vợ con, cũng chỉ trong chốc lát. Cuộc chiến ngày một khốc liệt, đặc biệt sau ngày Hoa Kỳ đơn phương cùng CSBV ký Hiệp Định Paris quái đản vào cuối tháng 1/1973, cắt giảm gần hết viện trợ quân sự cho đồng minh VNCH, người chỉ huy như bị trói cả hai tay, đau đớn nhìn đồng đội phải chiến đấu trong cam go thiếu thốn. Đạn dược, phương tiện, Không yểm bị hạn chế tối đa, cấp chỉ huy lại càng đau đớn hơn khi em út phải hy sinh ngày một nhiều hơn trong ngậm ngùi, tức tưởi.


Trong mấy năm đi tìm chiến thắng tại các chiến trường khốc liệt Tây Nguyên này, anh đã mất khá nhiều những đàn em, những sĩ quan niên đệ và cả những người lính trung thành, từng bao năm cùng bên nhau sống chết mà anh hết lòng yêu thương, tin cậy, xem như anh em trong một đại gia đình. Giờ mỗi lúc nhìn lại đơn vị với nhiều khuôn mặt mới, anh cảm thấy buồn, xót xa vô hạn. Ngay từ thời điểm ấy, mỗi khi hai anh em có dịp ngồi tâm tình, anh đã buồn bã nhìn ra viễn cảnh bất hạnh, đau buồn về số phận những người lính chúng tôi cùng với cả quê hương đất nước. Dù vậy, anh vẫn âm thầm, kiên định một lòng chiến đấu bên cạnh đồng đội cho đến giờ phút cuối cùng. Trong giờ khắc tuyệt vọng nhất, đôi lần anh thoáng nghĩ đến cái chết, nhưng lại không đành lòng khi nhớ tới vợ con.


Ngày 11.3.1975 Ban Mê Thuột mất vào tay giặc. Trại gia binh trở nên bất an. Những người vợ lính vừa lo lắng cho sự an nguy của con cái vừa lo lắng cho chồng, không biết thân phận mình rồi sẽ ra sao. Được tin cả trung đoàn sẽ trở về tái chiếm Ban Mê Thuột, những người vợ lính lại thấp thỏm lo âu. Họ cũng có ít nhiều hiểu biết về kẻ thù và tìm cách đối phó. Họ nghĩ, sau khi chiếm được Ban Mê Thuột, chắc chắn Cộng quân sẽ cô lập và cho người trà trộn vào trại gia binh để theo dõi tin tức, tình hình, và biết đâu có cả nội tuyến. Có thể bọn họ biết anh đang chỉ huy đại đơn vị trở về tái chiếm, nên tìm bắt vợ con anh để làm con tin hầu gây áp lực, một số các chị đã âm thầm đưa chị và các cháu đi ẩn trốn, rồi sau đó tìm cách ra khỏi vùng Cộng quân tạm chiếm.


Sau một thời gian vất vả đói khát, chị và các cháu về đến nhà sau khi Sài gòn đã nằm trong tay giặc. Sau này, có dịp gặp lại các chị vợ của một số hạ sĩ quan và binh sĩ, tôi rất cảm kích khi nghe họ kể về lòng kính quí mà họ đã dành cho chị, vì chị sống rất bình dị, thân thiện và luôn giúp đỡ mọi người, cho dù chồng chị đang là cấp chỉ huy của trên dưới ba ngàn quân sĩ dưới quyền. Họ còn biết anh là một cấp chỉ huy trẻ tuổi, thao lược, liêm khiết, và cuộc sống của mẹ con chị cũng rất bình dân, đạm bạc.

Rồi hơn 13 năm anh bị tù đày, chị phải bươn chải từng ngày nuôi đàn con nhỏ giữa vòng vây thù hận chất chồng. Trong hoàn cảnh này, người vợ lính còn khốn cùng khổ nhục hơn so với chồng mình đang phải sống trong tù ngục. Ngày xưa, chắc người phụ nữ Việt nam chưa có thời nào phải khốn khổ bằng lúc này, vậy mà nhà thơ Hồ Dzếnh đã vinh danh bằng mấy câu thơ để đời:

Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt nam tươi

Nếu còn sống đến bây giờ, không biết ông nhà thơ sẽ nạm những gì cho xứng đáng với tấm lòng của những người vợ lính miền Nam trung hậu thủy chung?

Rồi anh cũng được trở về với tấm thân tiều tụy và một tương lai mờ mịt. May mắn nhờ có chương trình HO, anh đưa chị cùng các cháu, đành lòng rời bỏ quê hương cùng mồ mả mẹ cha để sang vùng đất hứa. Mang theo bao thương tích đang còn trên thân xác lẫn trong tâm hồn, với cái tuổi đã hơn nửa đời, người ta sẽ chẳng dễ dàng gì để làm lại cuộc đời trên vùng đất lạ – lạ từ con người, ngôn ngữ, đến khí hậu lẫn tập quán. Khi cố gắng hội nhập và lo cho các con tạm ổn định đời sống, học hành, thì tuổi già cũng vừa ập đến. Niềm vui vừa mới lóe lên thì nỗi buồn vì bệnh hoạn và những ký ức từ quá khứ trỗi dậy, đau nhói trong lòng.

Anh giải sầu bằng cách đọc sách, viết lách và nghiên cứu về thiền học. Niềm an ủi duy nhất là sự thành đạt của các cháu nội ngoại cùng tình huynh đệ đồng môn, chiến hữu. Anh thường bảo với tôi là, bọn mình đã mất hết giờ chỉ còn lại cái tình này. Nhưng rồi cách nay mấy năm, bất ngờ xảy ra chuyện bất hòa giữa những đồng môn mà anh từng xem trọng như huynh đệ một nhà, giờ quay lưng, chia ba xẻ bảy.

Sự kiện đau buồn này như một nhát dao cuối cùng chém vào tim óc vốn đã đớn đau già cỗi, làm anh muốn quỵ ngã. Có lần anh  bảo nhỏ tôi: đừng nhắc lại chuyện đau lòng này nữa. Anh không chịu được!


Hôm nay, nhìn anh đứng thẫn thờ trước linh cữu của chị, chúng tôi biết anh buồn và đau xót lắm, bởi từ ngày đón cô con gái xinh đẹp xứ Quảng về làm vợ, anh đã trót nặng với lời thề quyết “không mưu cầu an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”, để rồi khi “chí vẫn còn mong tiến bước mà sức thì không kham nổi đoạn đường”, nên cả cuộc đời chị cũng phải vì anh, khổ lụy.

Bây giờ chị đã ra đi, bỏ anh ở lại với sự cô đơn, cùng bao tiếc thương, trăn trở. Vết thương cũ trong lòng vẫn chưa lành, giờ đớn đau trở lại.

Vốn là một Phật tử thuần thành, chắc chắn anh đã ngộ được cái nghĩa “sắc không” của lẽ vô thường, nhưng tôi biết là anh vẫn đang xót xa đau đớn lắm, bởi từ lý thuyết, giáo lý, tới cảm xúc thực tế luôn là một khoảng cách khá xa. Thương và nhớ anh, nhưng tôi không dám gọi, ngại phải khuấy động thêm những con sóng ngầm còn lại đâu đó trong lòng anh. Cần có một thời gian nhất định nào đó để anh có thể bình ổn được tâm hồn.

 Hình dung mai này, đặc biệt về đời sống tinh thần của anh sau ngày chị ra đi, lòng tôi bỗng lặng xuống khi nhớ tới một đoạn anh viết ở đâu đó trong “Sau Cơn Binh Lửa”, tác phẩm đầu tay của anh, xuất bản trước đây đúng mười năm:

“Tuổi đời chồng chất, sức khỏe và những hăng say của tuổi thanh xuân ngày tháng nguội dần. Tôi thấy cuộc sống mình hụt hẫng hoang mang. Mỗi năm lại vắng thêm đồng đội và rồi một ngày nào đó, cũng sẽ tới lượt mình. Điều tự nhiên này, thực chất chẳng phải là nỗi ưu tư bởi vì đó là quy luật. Nhưng điều làm tôi suy ngẫm là ý nghĩa về cuộc đời của chính mình, thế hệ chúng tôi, qua những việc đã làm, những đau thương đã trải…thực sự là gì? Hoặc chẳng là gì hết?”

Cầu xin ông Trời ban cho anh, và cho cả những người lính già lưu lạc chúng tôi, thêm nhiều nghị lực, để tiếp tục sống nốt những tháng ngày còn lại, dù chỉ trong vô vị khi bất lực nhìn quê hương, dân tộc mình tiếp tục điêu linh


Đầu năm 2024
Phạm Tín An Ninh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2024 lúc 7:37am

Đời Người...

Đời người tựa như cánh cửa, có người lạc quan khi ở bên trong, có người lại vui vẻ khi đứng bên ngoài. Kỳ thực, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì mới là tốt nhất…

photo%20Life%20-Love_zpsokzsdrvo.jpg

1. Bốn cái khổ

Một là nhìn không thông: Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người.

Hai là luyến tiếc: Luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng. Sống trong luyến tiếc thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.

Ba là không thể đứng dậy sau thất bại: Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi.

Bốn là không thể vứt bỏ: Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy, thật khổ, thật mệt.


2. Nỗi đau

Một đời người, không phải tốt đẹp như trong mơ, cũng không xấu như trong tưởng tượng.

Phía sau mỗi người đều có nỗi đau ẩn chứa, đều có nỗi khổ không thể nói ra bằng lời.

Mỗi người đều bước đi trên con đường của mình. Chỉ cần nhớ:

– Khi lạnh hãy mặc thêm áo khoác cho mình;
– Khi đói mua cho mình một cái bánh;
– Khi đau hãy tự cho mình một chút kiên cường;
– Khi thất bại thì tự đặt cho mình một mục tiêu, hãy chịu đau đứng dậy sau khi bị té ngã, hãy đích thực là chính mình.
 

3. Tiêu chuẩn

Không nên lấy tiêu chuẩn của mình để đặt yêu cầu cho người khác, cũng không nên đeo kính màu để nhìn người khác. Bởi vì mỗi người đều có sở thích, cá tính, cũng như giá trị của riêng họ. Những điều bạn thấy không thuận mắt, cũng không nhất định là điều không tốt.

Lý giải về hạnh phúc có hàng ngàn vạn loại, quan niệm về hạnh phúc của mỗi người cũng không giống nhau. Hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời chính là có thể được làm chính mình.

Tin tưởng chính mình, đi theo tiếng gọi của tâm hồn mình, không viễn tưởng đặt ra mục tiêu vượt xa khả năng bản thân, không mù quáng ganh đua, bạn chính là người hạnh phúc nhất.

Không có vàng nguyên chất, cũng không có người hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là chúng ta đích thực nhất.


4. Hạnh phúc

Hạnh phúc là sự gom góp từng chút từng chút, là được thực hiện từng ngày từng ngày. Đừng làm tổn thương người yêu mến bạn, cũng đừng làm người bạn yêu mến bị tổn thương.

Một người dẫu có tốt đến mấy, nhưng nếu họ không nguyện ý cùng bạn đồng hành cho đến hết cuộc đời, thì họ chính là người khách ghé thăm bạn mà thôi.

Một người dẫu có nhiều nhược điểm, nhưng lại có thể luôn nhường nhịn bạn, chăm sóc bạn, nguyên ý suốt đời ở bên bạn, đó chính là hạnh phúc của bạn.

Ai cũng muốn tìm một người thập toàn thập mỹ, nhưng con ngươi ai cũng có khuyết điểm. Yêu chính là nhường nhịn, thành thật với nhau, trọn đời bên nhau.

Có được một người có thể làm cho bạn vui vẻ cả đời, mới chính là mục tiêu của cuộc sống.


5. Buông bỏ

Khi những thứ mà ta sở hữu và những chấp nhất của chúng ta trở thành một loại “vũ khí” gây tổn thương, thì buông bỏ chính là giải pháp tốt nhất cho cuộc đời.

Mấy ai có thể biết được mình có bao nhiêu đau khổ, ai biết được mình bị bao nhiêu tổn thương. Nếu nước mắt không đọng lại ở trên mặt thì không ai biết được nó lạnh giá đến chừng nào, cái đau không nằm trên thân thể thì không thể biết nó đau đớn nhường nào.

Bạn có thể nhìn thấy giọt lệ đọng nơi khóe mắt, vết sẹo ở trên thân nhưng không nhất định hiểu được nỗi đau buồn và bi thương ở trong tâm hồn.

Hãy ngoảnh mặt bước đi trước khi rơi lệ, để lại sau lưng một hình bóng kiên cường, bạn sẽ thấy tâm hồn thật nhẹ nhõm trên hành trình kế tiếp của cuộc đời mình.

photo%20Nature_zpsvjsioxmg.jpg

6. Được và mất

Khi còn trẻ không hiểu biết, trung niên sẽ luyến tiếc.

Có một số thứ, khi bạn hoàn toàn sở hữu được, lại cảm thấy buồn tẻ vô vị; có một số thứ, khi vĩnh viễn mất đi, mới phát hiện ra nó trân quý vô cùng.

Khi lâm vào giai đoạn khốn khổ của cuộc đời, cái gì tới thì muốn ngăn cản cũng không ngăn được, cái gì đi thì muốn giữ cũng giữ không được.

Trong cái được và mất, có những sự việc nhỏ bé không đáng kể, nhưng chúng khiến bạn đau, khiến bạn yêu, bạn hận, khiến bạn cả đời phải đau khổ, cả đời phải khác cốt ghi tâm.

photo%20let-go-_zpshngb0fq1.jpg

7. Cánh cửa cuộc đời

Đời người tựa như một cánh cửa, có người cảm thấy bi quan khi ở trong cánh cửa tối om, có người lạc quan khi được ở trong cánh cửa tĩnh mịch, có người ưu sầu vì mưa gió khi đứng bên ngoài cánh cửa, có người thấy vui vẻ bởi vì được tự do khi đứng ngoài cánh cửa.

photo%20the_door_of_life__zpsdalarhc5.jpeg

Kỳ thực trong đời người, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì nó là tốt nhất.

Thành công và thất bại, hạnh phúc và bất hạnh, định nghĩa trong nội tâm của mỗi người là không giống nhau. Mấu chốt là phải năm chắc được điều bạn muốn là cái gì, đừng để nó tuột khỏi tay bạn, đừng để mình phải hối tiếc quá nhiều.


8. Tình bạn

Tình nghĩa bạn bè, cuối cùng sẽ dần dần phai nhạt. Để có một người bạn đích thực thường phải mất vài năm hoặc vài chục năm, mà đắc tội với một người bạn có thể chỉ trong vài phút, hoặc chỉ vì một chuyện.

.photo%20friendships_zpswm2e9qcd.jpg

Thế tục phù phiếm, lòng người phức tạp, rất mẫn cảm với những lặt vặt nhỏ nhoi, đều là trở ngại cho sự tiến triển của tình bạn.

Có lẽ bởi vì là bạn bè, nên đã thiếu đi một chút băn khoăn, thiếu đi một chút tôn trọng, vì thế mới thành ra như vậy. Giữa bạn bè với nhau khi thân cận quá, quan hệ sẽ trở nên phức tạp, khoảng cách quá xa thì lại mất đi liên lạc.

Hãy biết quan tâm, trân quý, che chở cho tình bạn. Cho dù không trường tồn muôn thủa, thì ít nhất đã từng có một tình bạn khắc cốt ghi tâm.

photo%20Friend_zpsktsdwthw.jpg

9. Thấu hiểu

“Thấu hiểu” là thuật ngữ thâm tình nhất, khắc sâu nhất trong thế giới tình cảm.
– Thấu hiểu, chính là dùng ánh mắt của ta để an ủi nỗi ưu thương của người khác.
– Thấu hiểu, chính là để nhịp tim đập theo nhịp tim của người khác.
– Thấu hiểu, chính là im lăng lắng nghe âm thanh của tâm hồn.
– Thấu hiểu, chính là trong mắt của tôi luôn có hình bóng của bạn.
– Người thấu hiểu, chính là yêu hết mức có thể. Bởi vì chỉ có “thấu hiểu”, mới có thể trầm tĩnh, mới có thể ung dung, mới biết thế nào là trân quý.

photo%20Thu%20hiu_zpszugstiv6.jpg

10. Lựa chọn

Người coi cuộc đời người như một hành trình, thì sẽ luôn nhìn thấy phong cảnh. Người coi cuộc đời như một chiến trường, thì gặp phải luôn là những tranh đấu.

Cuộc đời chính là như vậy, lựa chọn cái gì thì sẽ gặp cái đấy, không có đúng hay sai, chỉ có chấp nhận hay không.

Học cách quên đi những chuyện làm mình không vui, học cách rời xa những người làm cho mình trở nên hèn mọn. Chỉ cần vẫn có ngày mai, thì ngày hôm nay mãi mãi vẫn là khởi điểm.


Những điều đáng quý
– Gặp gỡ nhiều người thì biết sự đáng quý của tình bạn.
– Va vấp nhiều thì biết được sự đáng quý của hiểu biết.
– Thất bại nhiều mới biết sự đáng quý của tư tưởng.
– Thành công nhiều thì biết được sự đáng quý của dũng khí.
– Mâu thuẫn nhiều thì biết sự đáng quý của ý chí.
– Không thuận mắt nhiều thì biết sự đáng quý của tu dưỡng.
– Nịnh nọt nhiều mới biết sự đáng quý của chân thành.
– Danh lợi nhiều mới biết sự đáng quý của xem nhẹ.
– Xã giao nhiều mới biết sự đáng quý của thanh tịnh.


Theo  Tinh Hoa

Anh Thập chuyển
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2024 lúc 10:13am
VẪN CÒN NƯỚC MẮT
Truyện%20Vẫn%20Còn%20Nước%20Mắt%20-%20FAHASA.COM

Tháng tư. Khi cái nóng miền Nam lên đến đỉnh điểm và cờ đỏ giăng đầy lối phố, là đến ngày kỷ niệm. Ngày mà cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: Triệu người vui cũng có triệu người buồn.
Người bên thắng trận có triệu người vui, nhưng thật ra trong niềm vui cũng có chất chứa sâu kín nỗi buồn. Hàng ngàn thanh niên miền Bắc sinh Bắc tử Nam, đã đi và không về cho một chiến thắng cuối cùng. Họ nằm lại và cho đến giờ, cuộc chiến tranh chấm dứt đã gần nửa thế kỷ qua rồi, thịt xương của họ đã thành cát bụi, đã hoà lẫn với đất cát, tro than, cây cỏ. Người thân của họ vẫn trông chờ, tìm kiếm trong vô vọng. Những bà mẹ miền Bắc chiều chiều vẫn ngóng về Nam, thắp nén nhang gọi hồn con về. Cắm nén nhang lên bàn thờ nhiều khi chỉ là khung ảnh trống không có hình, nhiều khi chỉ ghi một cái tên, cũng có khi là chân dung của một người rất trẻ. Họ ra đi trong chiến tranh và không trở về trong ngày hoà bình, thân xác của họ được vùi vội vàng đâu đó và bây giờ không còn dấu tích. Bạn bè, đồng đội trở về nhưng họ không về. Có người cho đến giờ vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ. Và hàng ngày những bà mẹ già buồn bã vẫn đợi tin con. Ngày lễ chiến thắng nhiều người vui nhưng mẹ lại buồn dù con mẹ là người lính của đoàn quân thắng trận.
Một người không về là nỗi đau không riêng người mẹ, nó là nỗi xót xa, khổ đau của cha, của anh em và còn là nỗi đau của người vợ mất chổng, những đứa con lớn lên không biết mặt cha. Chiến tranh đi qua như một con lốc dữ, để lại những nỗi đau không lấp được.
Hàng dãy mộ bia trùng trùng điệp điệp ở Trường Sơn, ở các nghĩa trang liệt sĩ, nhiều đến không còn nước mắt để khóc thương.
Người ta có thể tung hô, hùng hồn đọc diễn văn, vui chơi với ngày chiến thắng. Nhưng những bà mẹ, người cha, người vợ làm sao vui khi vẫn chưa tìm thấy hài cốt người thân của mình, hay chỉ thấy con, cháu mình chỉ còn là nấm mồ hiu quạnh.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong tất cả các cuộc chiến tranh kể từ sau năm 1945 (bao gồm Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới Việt-Trung và một số chiến dịch chống thổ phỉ và FULRO), cả Việt Nam có trên 1.140.000 liệt sĩ. Theo tài liệu thống kê của cổng thông tin điện tử ngành chính sách quân đội - Cục chính sách - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng thì đến năm 2012, toàn quốc có 1.146.250 liệt sĩ và khoảng 600.000 thương binh, trong đó có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Bên thua cuộc là hàng triệu người buồn. Họ bị mất nhiều thứ: công việc, nhà cửa, tương lai không biết về đâu? Là chia ly, là ly tán, là những bất hạnh dồn dập.
Họ cũng có những người thân cầm súng chết trong cuộc chiến. Và cũng có rất nhiều người không về. Trong cơn hoảng loạn của tháng ba, cả tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến bị kẹt lại ở biển Thuận An, pháo dội, súng nổ, nhiều người đã chết và vùi thây trong hố chôn tập thể. Trên con đường từ Phú Bổn về trong những ngày cuối tháng tư, bao nhiêu xác người đã nằm lại bên đường, họ nằm đó và cát bụi thời gian phủ thây họ, gia đình bặt tin và lấy ngày đó làm ngày giỗ. Những ngày cuối của cuộc chiến, xác người vẫn ngã xuống và nhiều người bây giờ cũng không tìm thấy xương cốt mộ bia. Rồi khi lá cờ của bên chiến thắng tung bay trên những thành phố, hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, và hàng ngàn người cũng không trở về, họ chết và thân xác được chôn vội vàng giữa vùng đồi núi xa lạ hoang vu. Người thân của họ đi tìm mà mấy người tìm gặp.
Con số 220.357 binh sĩ VNCH tử trận được Lewy dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, tính từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng 300.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 313.000 tử trận.
Theo thống kê chi tiết của Jeffrey J. Clarke thì tính từ năm 1960 tới 1974, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 254.256 lính tử trận. Cộng thêm con số tử trận trong các năm 1956-1959 và năm 1975 thì số lính Việt Nam Cộng hòa tử trận ước tính là khoảng 310.000 người.
Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các “đảng phái phản động”.
Hàng trăm ngàn người đi về phía biển, hàng triệu người bất chấp hiểm nguy đi ra biển và hàng trăm ngàn người chôn vùi thân xác dưới đáy đại dương. Hàng trăm, hàng ngàn người đàn bà bị hãm hiếp trên con đường đi về phía biển ấy, có người bị chết xác quăng xuống biển, cũng có người đi được đến nơi và sống đến bây giờ, nhưng dấu tích của vết thương theo suốt đời họ, không xoá được. Có hàng trăm, hàng ngàn cô gái bị bắt đi và mấy chục năm rồi không tin tức, có thể họ chết lần mòn trong những căn nhà chứa ở Thái Lan. Theo thống kê của cơ quan Tị nạn Liên Hiệp quốc thì có khoảng 500.000 người vượt biên đã bỏ xác ở biển Đông. Thế giới cho rằng đó là cuộc di dân tồi tệ nhất của lịch sử.
Nỗi đau tức tưởi đó làm sao quên, nên tháng tư đối với họ là tháng nước mắt.
Như thế, trong ngày chiến thắng của bên thắng cuộc, cả hai phía vẫn còn những nỗi đau khó xoá. Cả hai phía đều vẫn còn nước mắt. Nước mắt khóc cho một dân tộc bất hạnh có cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ hai mươi. Một cuộc chiến tranh giữa anh em mà đã bao năm rồi vẫn chưa hàn gắn được. Thời gian đã trôi qua, cuộc chiến tranh đã lùi xa, nhưng VẪN CÒN NƯỚC MẮT.

DODUYNGOC


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Apr/2024 lúc 10:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/May/2024 lúc 2:46pm

Những bông hoa trên xe buýt

wild%20flowers%20|%20Flowers,%20Wild%20flowers,%20Wild

Đôi khi chỉ một lời chào buổi sáng và những bông hoa dại cũng đem niềm vui đến cho mọi người. Thiếu những thứ ấy cuộc đời trở thành trống vắng, xám xịt như buổi sáng mùa Đông. Người đàn ông trong câu chuyện sau đây đã tạo được điều đó nhưng rồi… Mời các bạn theo dõi.

NS


Câu chuyện xảy ra vào mùa hè cách đây đã nhiều năm, trên chuyến xe buýt mỗi ngày giữa một đám đông hành khách hỗn tạp. Sáng tinh sương, khởi đi từ ngoại ô, chúng tôi ngồi bên nhau trong tình trạng ngái ngủ, cổ áo kéo cao lên tận tai, buồn bã, không ai nói với ai lời nào. Mỗi sáng như thế, có một người đàn ông dáng người nhỏ thó và ảm đạm cũng cùng đáp xe buýt đi tới trung tâm dành cho những người cao niên. Ông ta bước đi, mặt cúi xuống với vẻ ưu sầu, bước lên xe buýt một cách khó khăn, tới ngồi đơn độc ở chỗ sau lưng tài xế. Không ai chú ý tới ông ta.

Thế rồi, một buổi sáng của tháng Bảy, vừa bước lên xe bỗng ông cất tiếng chào “good morning” với người tài xế và mỉm cười lướt qua những hàng ghế rồi mới ngồi xuống. Người tài xế hơi gật đầu, còn hành khách chúng tôi thì im lặng. Ngày hôm sau, người đàn ông lớn tuổi bước lên xe buýt một cách hăng hái, mỉm cười rồi nói lớn tiếng: “Xin chào hết thảy mọi người!” Một vài hành khách ngẩng đầu lên, vẻ ngạc nhiên, và miệng thì thầm đáp lại:

“Xin chào”. Những tuần lễ tiếp theo, chúng tôi đã phấn chấn hơn. Ông bạn của chúng tôi giờ đây có vẻ diện hơn, với bộ đồ suit đẹp nhưng hơi cũ và cà vạt rộng bản có hơi lỗi thời. Mái tóc thưa thớt đã được chải lại cẩn thận. Ông chào “good morning” với tất cả hành khách trên xe và mọi người dần dần gật đầu đáp lại và chuyện trò với nhau. Lại một buổi sáng, người đàn ông cao niên bước lên xe buýt với một bó hoa dại trong tay. Mọi người bắt đầu hơi đong đưa với vẻ nhiệt tình. Người tài xế quay nhìn lại, mỉm cười và hỏi: “Ông đã kiếm được cho mình một người bạn gái rồi, phải không Charlie?” Chúng tôi không biết có phải tên ông là Charlie không, nhưng người đàn ông lớn tuổi gật đầu và nói: “Vâng, đúng thế”. Những hành khách khác huýt sáo và vỗ tay mừng ông. Charlie cúi nghiêng đầu và vẫy bó hoa chào đáp lại rồi ngồi xuống. Sau sự việc đó, mỗi buổi sáng Charlie đều mang hoa. Một vài hành khách thường xuyên của chuyến buýt cũng bắt đầu hái những bông hoa dại mang đến cho ông để thêm vào bó hoa. Họ nhẹ nhàng hích vào người ông và e thẹn nói: “Hoa nè!” Mọi người đều mỉm cười. Những người đàn ông trên xe bắt đầu chuyện trò giễu cợt với nhau và chia nhau báo đọc.

Mùa Hè trôi qua, Thu cũng sắp tàn, một buổi sáng không thấy Charlie đứng chờ ở trạm xe buýt thường lệ. Những ngày tiếp theo cũng vậy, chúng tôi ngạc nhiên tự hỏi không biết có phải Charlie bị ốm hoặc là, hy vọng thế, ông đi nghỉ ở đâu đó. Khi xe buýt tiến tới gần trung tâm người cao niên, một hành khách bảo tài xế ngừng lại. Tất cả chúng tôi đều nín thở khi bà hành khách tới gần cánh cửa. Charlie xuất hiện trong dáng vẻ tiều tụy, như vừa mất đi một người thân, một tình yêu.

Trên suốt chặng đường đi làm hôm đó chúng tôi ngồi yên, không ai nói lời nào. Sáng thứ Hai, Charlie lại có mặt ở trạm xe buýt, dáng người hơi cong xuống một chút, cổ không mang cà vạt. Ông có vẻ như co người lại. Trong xe buýt, bầu không khí im lặng như trong buổi lễ nhà thờ. Mặc dầu không ai nhắc tới chuyện buồn, tất cả chúng tôi những người đã qua mùa Hè đầy cảm xúc với ông, tất cả đều ngồi yên, mắt đẫm lệ, với những chùm hoa dại trên tay.

Như Sao

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2024 lúc 3:59pm
Hai Vùng Sáng Tối

Free%20Photo%20|%20View%20of%20beautiful%20blooming%20rose%20flower

Khi em trai con đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm. Mẹ im lặng không nói gì. Sau hôm gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét: Mẹ cô ấy hiền hậu, phúc đức lắm. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền...!
Mẹ đã không lầm. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét về con y như thế. Hoá ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con...!

Năm trước con đọc báo thấy có chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con nhận xét rằng phụ nữ nhiều người ác quá. Mẹ lại bảo “phúc đức tại mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”.

Mẹ nói với con rằng những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm. Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn, vất vả. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi..!

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2024 lúc 9:18am

Mai Con Lớn 


Mai con lớn khắp nơi toàn người Hán
Tiếng Việt mình, nói nhỏ nhé con ơi
Dù mình sống trên quê hương, đất Tổ
Nhưng ai đông hơn sẽ thành chủ, con à!

Mai con lớn lấy chồng sao tránh khỏi
Bọn Hán kia tìm mọi cách “gieo nòi”
Còn trai Việt thoát sao đời nô lệ?
Chẳng biết lúc nào mất nội tạng, con ơi!

Mai con lớn, chữ mình con quên hết
Khắp nơi nơi toàn kiểu chữ tượng hình
Sử sách Việt sẽ ngày càng mai một
Ai nhớ từng có Âu Lạc với Văn Lang?


Mai con lớn đến nơi nào cũng cúi
Xứ mình nhưng chẳng dám ngẩng cao đầu
Vào quán xá nhớ nép mình trong góc kẹt
Đừng tranh ăn với lũ đói bên Tàu!

Mai con lớn những nơi nào đẹp nhất
Hạ Long, Ninh Bình, Đà Lạt, Phong Nha…
… và nhiều chỗ con đừng héo lánh
Người Việt ta không tới đó nữa con à!

Mai con lớn những kinh đô, thành quách
Những tượng thờ tiên tổ, các Hùng Vương
Những ngôi miếu tôn vinh Bà Trưng, Bà Triệu
Sẽ bị đập tan, lăn lóc giữa hoang tàn


Mai con lớn, đồ ăn toàn bẩn, độc
Của ngon đều bị tước hết con ơi
Mai con lớn biển, sông, hồ nhiễm độc
Nước thải phương xa không ngớt đổ về

Mai con lớn xin con đừng òa khóc 
Hận tiền nhân sao nỡ để cháu con mình
Sống trong lòng giặc thở không dám thở
Vì thời của mẹ cha, ai cũng chỉ muốn “được yên bình”!

Mai con lớn xin con đừng hờn trách
Tổ tiên hèn với giặc, ác với cháu con
Con hãy hiểu ngày hôm nay ai cũng nói
“Ta không đòi được đất thì để con cháu ta đòi”

Mai con lớn xin con đừng phẫn hận
“Ngày xưa giặc chưa vào sao câm nín, im ru?
Nay giặc ở khắp mọi miền bờ cõi
Bắt cháu con đòi, nghe có lọt tai không?

Mai con lớn, thôi mẹ không nghĩ nữa…
Chỉ mong bình minh đến thật mau…
Và tất cả chỉ là cơn ác mộng
Xin Thiên cơ ban tặng một phép màu…


Khuyết Danh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/May/2024 lúc 2:22pm

7 “quy tắc” tiêu tiền có thể quý vị chưa biết

 BM

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người cần phải tiêu tiền, nhưng họ không nhất định biết cách tiêu tiền, hoặc hiểu rõ các bí quyết tiêu tiền. Chuyên gia chia sẻ 7 “quy tắc” giúp tiết kiệm tiền, nhưng có thể rất nhiều người chưa biết rõ.


Theo tin tức của tờ HuffPost, rất nhiều chuyên gia tài chính đã đưa ra lời khuyên về cách tiêu tiền, trong đó bao gồm chi tiêu hàng ngày và những cách tiết kiệm tiền lâu dài, rất đáng để quý vị tham khảo:


Đôi khi quý vị phải chi tiêu nhiều hơn mới có thể tiết kiệm nhiều hơn


BM


Chuyên gia tài chính tiêu dùng và ngân sách Andrea Woroch cho rằng việc mua hàng giá rẻ, chất lượng thấp không phải là tính toán có lợi nhất. Bởi vì về lâu dài mà nói, quý vị sẽ phải bỏ tiền ra để thay thế những sản phẩm dễ hỏng này. Cô kiến nghị mọi người nên chi nhiều tiền hơn để mua những sản phẩm có chất lượng tương đối tốt, và có thể sử dụng được lâu hơn.


Ví dụ, cô ấy sẽ mua sản phẩm đã qua sử dụng của các thương hiệu nổi tiếng. Nếu đó là một món đồ đắt tiền, cô ấy sẽ mua nó khi cửa hàng bán giảm giá. Nếu là sản phẩm theo mùa (như quần áo mùa đông), thì cô ấy sẽ mua vào cuối mùa. Quý vị cũng có thể tham gia vào các chương trình tặng thưởng của người bán hoặc tìm kiếm phiếu giảm giá trực tuyến.


Chú ý đến các phương thức thanh toán thuận tiện


BM


Cô Anne Lester, tác giả cuốn sách “Cuộc sống tài chính tốt nhất của bạn” cho rằng trong xã hội ngày nay, mọi người rất dễ tiêu tiền vào mọi thứ mà không cần suy nghĩ. Các phương thức thanh toán như gia hạn tự động rất đáng được lưu ý.


Cô khuyên mọi người nên chậm lại khi mua thứ gì đó, phải suy nghĩ rồi mới quyết định, và không hành động quá nhanh.


Cô lấy một ví dụ, cô cho biết trước khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng hay mua sắm trực tuyến, cô luôn lập danh sách mua sắm và cân nhắc xem những món đồ trong danh sách có thực sự cần thiết hay không. Một danh sách như thế sẽ cho quý vị thời gian để suy nghĩ xem liệu việc mua hàng lần này có đáng hay không.


Khi nói đến việc đặt mua, mọi người rất dễ quên việc đã thiết lập tính năng tự động gia hạn. Cô Anne Lester kiến nghị nên cách một đoạn thời gian phải xem lại tất cả các tùy chọn đăng ký của bản thân, và hủy đi những tùy chọn quý vị không còn sử dụng.


Dự toán đừng quá chặt chẽ


BM


Cô Andrea Woroch nói: Mặc dù dự toán rất chi tiết có thể giúp quý vị đạt được các mục tiêu tài chính của mình đúng hạn, nhưng dự toán hạn chế quá nhiều sẽ khiến quý vị thất bại vì không chịu nổi mệt mỏi. Ngoài ra, nếu đột ngột thay đổi toàn bộ thói quen chi tiêu của mình, quý vị sẽ khó đạt được mục tiêu thực hiện theo kế hoạch dự toán.


Cô nói, nếu như muốn thay đổi thói quen chi tiêu và tiết kiệm, quý vị nên thực hiện dần dần. Và một khi đã hình thành được những thói quen này thì hãy biến chúng thành công việc thường xuyên.


Khi lập dự toán, điều quan trọng là phải dành một khoảng trống cho những chi phí quan trọng đối với bản thân. Ví dụ: nếu đi ăn tối với bạn bè hoặc vợ/chồng của quý vị là việc cần ưu tiên, thì quý vị hãy bảo lưu những khoản đó trong ngân sách. Các chi tiêu ít quan trọng khác có thể cắt giảm.


Chú ý đến số tiền nhỏ trên hóa đơn thẻ tín dụng


BM


Khi quý vị nhìn vào bảng sao kê thẻ tín dụng của mình, quý vị có thể dễ dàng tập trung vào những khoản mua sắm lớn. Nhưng trên thực tế, những khoản nhỏ cũng rất quan trọng.


Chuyên gia tài chính cá nhân Sara Rathner lưu ý rằng không phải tất cả các vụ gian lận quẹt thẻ tín dụng đều là mua sắm điên cuồng với con số lớn. Kẻ trộm thường kiểm tra thẻ tín dụng của quý vị trước khi mua những món hàng nhỏ trị giá vài dollar. Những giao dịch mua nhỏ này rất dễ bị bỏ qua và nếu quý vị bỏ sót không nhìn thấy, thì những vụ lừa đảo lớn hơn sẽ nối nhau đến.


Cô Rathner kiến nghị quý vị nên kiểm tra bảng sao kê thẻ tín dụng của mình hàng tháng. Nếu quý vị nhìn thấy số tiền đã chi tiêu mà bản thân không biết, cho dù chỉ là vài dollar, quý vị nên thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ tín dụng của mình.


Thiết lập gửi tiền tự động


BM


Ông Michael Finke, giáo sư quản lý tài sản tại Đại học Dịch vụ Tài chính Hoa Kỳ (American College of Financial Services) cho biết, quý vị có thể thiết lập gửi tiền tự động để linh hoạt chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi hiện tại sang tài khoản khác với lãi suất cao hơn. Ví dụ: nếu quý vị nhận tiền lương vào cuối mỗi tháng, quý vị có thể thiết lập để chuyển một phần số tiền đó vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo.


Ông Finke cho biết: “Tiền trong tài khoản không lãi suất sẽ cám dỗ mọi người chi tiêu”. Việc chuyển tiền định kỳ vào tài khoản tiền gửi lãi suất cao có thể giúp tạo ra một quỹ khẩn cấp có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.


Cô Anne Lester cũng gợi ý thiết lập chuyển khoản tự động để chuyển tiền vào tài khoản hưu trí của quý vị.


Mở các tài khoản đầu tư khác nhau


Bà Elaine King, nhà lập kế hoạch tài chính và tác giả cuốn sách “Gia đình và tiền bạc rất quan trọng” cho biết: “Mặc dù hầu hết khách hàng của tôi đều có ít nhất một tài khoản đầu tư dài hạn, nhưng tôi khuyến khích họ cân nhắc mở một tài khoản khác để đạt mục tiêu trung hạn.”


Các mục tiêu trung hạn có thể bao gồm mua nhà, trả tiền học phí, đầu tư vào bất động sản và khởi nghiệp, v.v.


Tài chính cá nhân không có cách thức chung


BM


Bà Kara Stevens, tác giả cuốn sách “Chữa lành mối quan hệ của bạn bằng tiền bạc”, tin rằng tài chính cá nhân nên dựa trên các giá trị quan và hoàn cảnh sống làm cơ sở. Khi quý vị biết rằng ưu tiên của người khác và ưu tiên của mình không giống nhau, quý vị có thể tìm thấy các công cụ tài chính phù hợp với bản thân hơn.


Bà Stevens nói thêm rằng, mọi người cũng nên duy trì tính linh hoạt và có một chút phản ứng đối với cuộc sống hàng ngày, cũng như những gì đang diễn ra trên thế giới. Không nên bị trói buộc bởi các quy tắc tài chính của riêng mình.


Chuyên gia Sara Rathner kết luận: “Khi nói đến tiền bạc, có rất nhiều quy tắc kinh nghiệm, nhưng không nên vì tuân theo chúng mà phải chịu áp lực. Điều tốt nhất quý vị có thể làm để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân là đảm bảo được tính linh hoạt, và vào lúc cần thiết sẽ sẵn sàng thay đổi nó.”




Trần Tuấn Thôn  _  Sương Sương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/May/2024 lúc 3:11pm

Hai Anh Em - Một Câu Chuyện Thật Cảm Động

5076%20HaiAnhEmNCali%20ST

       Năm cô 6 tuổi, cô mất cả bố lẫn mẹ, họ bị tai nạn ô tô trong lần về quê thắp hương cho ông bà nội.

       6 tuổi, cô chưa thể hiểu hết mọi chuyện đang xảy ra trong gia đình, cô chỉ biết khóc suốt ngày vì bố mẹ không quay về.

       Cô có một người anh trai tên là Nam, cậu bé 14 tuổi, dáng người to cao giống bố. Lúc bố mẹ mất, cậu không khóc, không gào thét mà chỉ ôm chặt cô em gái vào lòng cho đến khi ngủ thiếp đi.

      Suốt ngày hôm sau, cô đều theo sau anh trai đòi bố, đòi mẹ; cô không chịu ăn cơm nửa sống nửa chín của anh trai nấu, không thích mặc bộ đồ nhăn nhúm anh trai giặt,…

       Đêm hôm đó, trời đã rất muộn, rất muộn nhưng cô không chịu ngủ mà ngồi dậy kéo anh trai và hét to:

“Em muốn gặp Mẹ!”.

       Bỗng nhiên, Nam kéo cô từ trong chăn ra, hai tay nắm lấy đôi vai bé nhỏ của cô và nói: “Mẹ mất rồi, đừng có tìm mẹ nữa, bố mẹ đều không còn nữa, họ sẽ không quay về nữa đâu!”.

       Giọng nói của Nam vang lên rất to khiến cô phải im lặng vì sợ hãi. Sau đó, cô dần dần hiểu được bố mẹ cô mãi mãi không quay về, cô hiểu được trên thế giới này chỉ còn anh trai là người thân duy nhất của mình.

       Nam úp mặt xuống giường và khóc thật to, đó là lần đầu tiên cô nhìn thấy anh trai khóc kể từ ngày bố mẹ mất.

       Cô nhẹ nhàng cúi xuống rồi nằm trên lưng anh trai, cô dùng đôi tay bé nhỏ của mình ôm lấy anh, cảm giác ấm áp như ôm bố mẹ vậy.

       Cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai giống như trước kia từng dựa vào bố mẹ: đi học, cô đòi anh chở đi; tan học, anh trai phải đến đón cô.

       Trường của cô cách nhà khá xa, mỗi buổi sáng Nam đều chở cô đến trường, đến nơi người Nam ướt đẫm mồ hôi. Ngồi trên xe, cô nắm chặt lấy vạt áo của anh không rời, cô không khóc đòi bố mẹ như trước nữa.

       Trước giờ cô chưa từng nói với anh, kể từ khi hiểu ra rằng bố mẹ mãi mãi không quay về nữa, trong lòng cô luôn bao trùm một nỗi sợ hãi, cô sợ rằng một ngày nào đó, anh trai cũng sẽ rời xa cô.

       Cảm giác sợ hãi đó khiến một đứa bé 6 tuổi trở nên ngoan ngoãn, nghe lời đến lạ. Thế rồi, có mơ cô cũng không tưởng tượng được rằng cuối cùng anh trai vẫn bỏ rơi cô.

       Hôm đó là ngày cuối tuần, mới sáng sớm, Nam đã phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ chăm chút buộc cho cô hai bím tóc, mặc cho cô bộ váy màu trắng mà cô không biết anh mua cho cô từ khi nào, sau đó cô được anh trai dẫn đi công viên chơi rất nhiều trò, ăn rất nhiều món, cho đến khi mệt, cô ngủ say trên lưng anh.

       Sáng hôm sau tỉnh dậy, cô thấy mình nằm trên giường của nhà khác còn anh trai thì không thấy đâu nữa.

       Cô hốt hoảng chạy đi tìm anh, sau đó một người hàng xóm mà cô gọi là “thím” nói với cô rằng anh trai cô đi làm thuê rồi, từ nay về sau, cô sẽ sống cùng với gia đình họ.

       Mặc dù cô biết, chú thím là bạn thân thiết của bố mẹ mình nhưng cảm giác bị anh trai bỏ rơi lúc này còn tuyệt vọng, đau đớn hơn khi bố mẹ rời đi.

     Là anh trai đã bỏ rơi cô, cô đã bị anh trai bán lấy tiền, anh trai đã lừa cô để sống sung sướng hơn.

       Sau khi biết anh trai cũng bỏ đi không về như bố mẹ, cô nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới, có nhiều sự thay đổi. Sự thích nghi nhanh chóng đó mãi đến khi lớn lên, cô nhận ra rằng đó chính là một kiểu để quên đi đau thương.

       Cô chủ động học làm việc nhà, tự giặt quần áo, cô biết đây không phải là nhà của mình, họ không phải người thân của mình nên cô dần dần không còn dựa dẫm vào ai nữa.

       Kể từ khi anh trai bỏ đi, cô hoàn toàn mất đi quyền được nũng nịu, đòi được yêu chiều. Cô cũng có một người anh trai nữa, người đó hơn cô một tuổi, rất nghịch ngợm và đôi lúc còn bắt nạt cô.

       Cũng may là bố mẹ nuôi rất thương cô, mỗi năm họ đều mua quần áo mới cho cô, có đồ ăn ngon cũng luôn để phần. Tình cảm cô đối với bố mẹ nuôi, có yêu thương, nhưng sự cảm kích, ơn huệ lại là phần nhiều.

       Năm cô 11 tuổi, lúc đó cô đang học lớp 4, một buổi tối nọ, cô đang giúp mẹ vá lại chiếc áo, bỗng mẹ nuôi nói:

“Mấy năm nay, con không nhớ Nam sao? Lúc đó, nó còn bé, sao có thể chăm lo cho con được?”

       Cô im lặng không nói, đúng vậy, cô không nhớ anh trai, mới nghĩ đến cô đã thấy hận, vì thế cô không muốn nghĩ. Cô nói với mẹ:

“Mẹ à, đừng nhắc đến anh con nữa”.

       Mẹ nuôi thở dài, hình như trong lòng vẫn còn điều gì đó muốn nói, nhưng cô đã đi về phòng mất.

     Chính xác, cô hận anh, cô không sợ khổ khi đi theo anh, không được đi học thì có gì đáng sợ đâu, cô sẽ theo anh đi kiếm cơm vậy. Nhưng anh đã đập tan niềm tin cuối cùng của cô, đã làm mất đi chỗ dựa của người thân duy nhất, đó chính là sự hủy diệt triệt để, không để lại điều gì cả. Vì thế, cô không bao giờ tha thứ cho anh trai mình.

       Năm 16 tuổi, thành tích học tâp đứng đầu toàn trường giúp cô thi đỗ vào trường cấp ba, người anh lớn hơn cô một tuổi đang học lớp 11.

       Một năm sau, khi người anh đó đang chuẩn bị tốt nghiệp cấp ba, bố nuôi nghỉ việc, ông thuê một cửa hàng nhỏ ở chợ để bán rau.

       Tối hôm đó, đang ngồi học cô khát nước nên đi ra phòng khách uống thì tình cờ nghe được cuộc trò chuyện bên phòng của bố mẹ. Anh trai nuôi nói với mẹ rằng:

“Mẹ, con không biết, dù thế nào đi nữa con cũng phải học Đại học”.

“Không được, cái Mai học tốt hơn con, nó có khả năng thi đỗ Đại học”.

Tiếng nói của bố nuôi nhỏ nhẹ nhưng rất quyết đoán.

“Lấy đâu ra tiền mà nuôi hai đứa ăn học cùng một lúc chứ?”

       Mẹ nuôi nói. Nghe đến đó, cô vội quay về phòng, cô không muốn nghe gì nữa. Lúc đó, cô quyết định để cho anh trai học Đại học, còn cô, học xong cấp ba, cô sẽ đi tìm việc. Bởi từ khi anh trai bỏ cô mà đi, bố mẹ nuôi đã cho cô quá nhiều, cô không muốn thêm gánh nặng cho họ nữa.

       Đáng tiếc là anh trai nuôi của cô thi không đỗ và bố nuôi cô vẫn kiên quyết rằng cô phải vào Đại học. Cô vẫn kiên quyết:

“Con không thi đâu, con quyết định rồi!”.

Tranh luận hồi lâu không được, mẹ nuôi cô từ trong bếp nói vọng ra:

“Mai à, con bắt buộc phải thi vào Đại học. Con có biết không, anh trai con đã gửi đủ số tiền học phí cho con rồi nên con nhất định phải học Đại học, đừng phụ lòng nó, nó không dễ dàng gì...”.

Cô lặng người. 11 năm đã qua, lần đầu tiên cô lại tìm về hồi ức của anh trai mình.

Bố mẹ nuôi nói với cô:

“Năm đó, anh trai con biết một đứa trẻ 14 tuổi như nó không có khả năng để nuôi em gái nên nó mới quyết định ra ngoài đi làm kiếm cơm, còn gửi con lại cho bố mẹ.

       Nó bán nhà và đưa hết số tiền đó cho bố mẹ bởi nó tin rằng bố mẹ sẽ chăm sóc tốt cho con. Buổi sáng sớm hôm đó, trước khi rời đi, anh con ôm con đang ngủ say trong lòng đưa cho mẹ bế, sau đó nhìn con và hứa rằng:

“Thím à, con nhất định sẽ về đón em con, mong thím chăm sóc tốt cho nó…”.

“Từ khi con bắt đầu lên lớp 4, mỗi tháng nó đều gửi tiền về cho mẹ, bố mẹ cũng tích góp lại cho nó. Là bố mẹ vô dụng, nhiều năm qua luôn để con phải chịu ấm ức...”

Bố mẹ nuôi nghẹn lòng không nói nên lời, họ cầm lấy tay cô và khóc.

       Vậy những năm qua anh ấy đi đâu, sống như thế nào?…Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu, thì ra anh trai chưa từng bỏ rơi cô, anh trai vẫn luôn yêu cô nhưng bằng cách mà mấy năm qua cô không thể lý giải được.

“Thế tại sao anh lại không về thăm mình chứ, không phải anh đã hứa sẽ về thăm mình rồi ư?...”.

       Số tiền gửi từ Sài Gòn về, bên ngoài phong bì không ghi địa chỉ cụ thể, cô hạ quyết tâm nhất định phải vào Sài Gòn tìm anh.

       Một năm sau, cô thi đỗ và vào Sài Gòn học tập, cô vẫn không thôi nghĩ đến việc tìm anh trai, thế nhưng giữa đất Sài Gòn rộng lớn như thế, đi tìm một người quả như là mò kim đáy bể.

       Tốt nghiệp xong, cô ở lại Sài Gòn và làm việc ở đó, nguyên nhân sâu kín cũng là để tìm anh trai luôn. Vào lúc cô gần như tuyệt vọng, bỗng nhiên cô thấy một bức ảnh trên mạng:

       “Trước một quầy báo nhỏ, có một chàng trai người gầy gò ốm yếu, bị mất một tay đang sửa xe đạp chỉ vì cô em gái yêu thương…”

       Khi nhìn thấy dáng người, bất giác có linh cảm như người thân ruột thịt, cô hoa mắt, người đó chẳng phải là anh Nam mình sao? Đúng rồi, là anh ấy.

Cô xem tiếp:

       “Năm 19 tuổi, người thanh niên làm việc ở một công trường xây dựng, trong lúc đang làm việc thì do gặp sự cố về máy móc nên anh ta đã bị mất đi một cánh tay, từ đó anh lang thang phiêu bạt khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh: nhặt phế thải, đi bán báo, phát tờ rơi,…

      Và 3 năm trước, anh ta mở một quầy báo nhỏ vừa bán báo vừa sửa xe đạp. Động lực duy nhất để anh sống lạc quan như thế chính là cô em gái...”.

       Khi cô xuất hiện trước quầy báo, anh trai cô đang bận rộn với công việc sửa xe đạp, mặc dù mất một tay nhưng động tác của anh vô cùng nhanh nhẹn và điêu luyện.

       Cô nhẹ nhàng bước lại gần, nước mắt cô rơi xuống lã chã, trước mắt cô chính là người anh mà cô từng hận vì đã bỏ rơi cô, chính là người yêu thương cô nhất, hy sinh tất cả để lo cho cô một cuộc sống đầy đủ.

“Cô gái, cô...”

       Anh ngạc nhiên khi nhìn thấy Cô, Cô khóc nức nở và ngồi xuống nhẹ nhàng lấy khăn lau mồ hôi cho anh.

“Anh Nam, em là Mai đây! Tại sao anh...”

       Cô ôm chầm lấy anh, đã lâu lắm rồi cô không được ôm anh như vậy, cảm giác đó vẫn ấm áp như hồi bé, cảm giác được an toàn, được yêu chiều…

       Tình cảm gia đình luôn thiêng liêng như vậy, nó luôn là chỗ dựa để ta lớn lên, luôn là động lực để ta bước tiếp, dù người thân có làm gì thì hãy luôn nhớ rằng, tất cả đều vì những người mà họ thương yêu mà thôi!.

NCali ST

Pin%20by%20Tania%20Sales%20on%20FLORES,%20Campos%20E%20Suculentas.%20|%20Flowers%20gif,%20Flowers,%20%20Love%20flowers

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2024 lúc 10:22am

Nghịch Lý Không Thể "Ngược Đời" Hơn Của Người Hiện Đại


1. Cần nhà hơn là tổ ấm

Người Việt chúng ta với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên luôn muốn sở hữu một căn nhà. Vì vậy, ai cũng phấn đấu kiếm tiền tậu được ngôi nhà mơ ước. Có người vay nợ để mua cho được căn nhà rồi ráng làm lụng kiếm tiền trả dần.

Có nhà rồi, chúng ta vẫn dành phần lớn thời gian ở ngoài đường chứ không phải ở nhà. Chúng ta vẫn tiếp tục ra đường “cày bừa” vất vả ngoài đường để có thể đổi nhà khác to hơn, mua sắm cho nhà nhiều vật dụng tiện nghi hơn. Lẽ nào chúng ta cần một “căn nhà” hơn là một “tổ ấm”?


2. Đẻ con cho người giúp việc

Vợ chồng ở với nhau chỉ mong có đứa con cho vui cửa vui nhà. Cặp vợ chồng nào chẳng may vô sinh hiếm muộn thì quáng quàng đi bác sĩ Đông Tây đủ thể loại mong kiếm được mụn con. Trông mong vậy nhưng đến khi có con, chúng ta mặc nhiên giao con của mình cho người giúp việc trông nom, chăm sóc.

Việc dạy dỗ con cái cũng khoán luôn cho người giúp việc. Còn chúng ta – những người đã sinh ra những đứa trẻ thiên thần ấy thì mải mê đi làm kiếm tiền. Mỗi ngày gặp con chưa được 1, 2 tiếng đồng hồ. Vậy, chúng ta đẻ con để người giúp việc có được niềm vui nâng niu ẵm bồng chớ đâu phải cho ta?


3. Người nghèo sang hơn người giàu

Chúng ta ở thành phố, mức sống cao, thu nhập cao nhưng mấy khi chúng ta sắm được cho cha mẹ ở quê những thứ tốt nhất. Hầu hết những gì chúng ta gửi về nông thôn là những thứ đồ cũ chúng ta không xài nữa, đã hư hỏng hoặc không hợp thời.

Ngược lại, những người “nghèo khó” ở nông thôn luôn chọn những thứ tốt nhất gửi lên cho người thành phố. Con gà béo nhất, buồng chuối to nhất, trái mít ngọt nhất… Chẳng phải dân nhà quê “chơi sang” hơn người thành phố sao?


4. Kiếm tiền mua sức khỏe

Chúng ta muốn kiếm thật nhiều tiền, vì thế chúng ta phải làm việc thật nhiều. Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, tuần làm 40 giờ không đủ tranh thủ thêm cuối tuần. Hậu quả là cơ thể không một phút nghỉ ngơi khiến cho mắt mờ chân run, đầu óc mụ mị, lục phủ ngũ tạng rệu rã… phải vào bệnh viện.

Lúc đó, bao nhiêu tiền do làm lụng vất vả mà có lại đưa hết cho thầy thuốc để mua sức khoẻ. Liệu có mua được không?


5. Thế giới ảo “thực” hơn thế giới thực

Công nghệ càng phát triển, chúng ta càng kết nối được nhiều người, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề nữa. Ngồi một chỗ, chúng ta có thể trò chuyện với bạn bè khắp thế giới, kết nối mọi thông tin thông qua cái điện thoại bé xíu cầm trên tay. Nhiều quan hệ quá, nhiều thông tin quá nên chúng ta không còn thời gian cho quan hệ thật, đời sống thật nữa.

Bữa cơm gia đình mỗi người bưng một tô ăn với một cái điện thoại.

Gặp gỡ cà phê cũng mỗi người cầm một điện thoại hí hoáy chấm quẹt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn nhau gượng gạo cười lấy lệ rồi lại cắm cúi chấm quẹt. Thế giới ảo hấp dẫn hơn thế giới thật mất rồi!


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23030
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jun/2024 lúc 9:42am

Làm Chồng Làm Vợ Không Phải Dễ!


Lời nói có một sức mạnh phi thường, chúng có thể làm cho ta khổ sở hay hạnh phúc.

vơ%20chong
Vợ chồng ai cũng vậy, sau một thời gian sống chung thì thế nào tâm tánh cũng phải thay đổi chút chút... Chịu đựng nhau được hay không là chuyện riêng rẽ của từng gia đình và từng cá nhân mỗi người.

Vấn nạn ông hay bà nói nhiều, cằn nhằn (nagging), chì chiết (tiếng bên nhà hiện nay) là thực đơn của rất nhiều cặp vợ chồng trên thế giới.

Không thể phê phán ai đúng ai sai được. Chuyện gì cũng phải có nguyên nhân hết. Đàn bà nhìn vấn đề khác hơn đàn ông. Đây là một chân lý bất di bất dịch.

Sau đây là bài phỏng dịch (có thêm mắm muối) từ tài liệu: 9 Ways To Deal With A Nagging Wife by Waynet - 9 cách đối phó lại bà vợ hay cằn nhằn, cau có, dằn vặt, chì chiết.
http://waynet.hubpages.com/hub/9-Ways-To-Deal-With-A-Nagging-Wife
Mời bạn đọc chơi cho vui.

9 điều bạn luôn luôn phải nhớ

1- Luôn luôn bạn phải tạo cho bạn một nơi chốn riêng tư để ẩn thân (phòng riêng, dưới basement, trong garage, trên gác, cái chòi ngoài vườn, ngoài sân, sau hè...) để lánh mặt khi sắp có chiến tranh.
 Chỉ có nơi chốn đó bạn mới có được sự bình yên, tránh bị điên cái đầu và nhức nhối lỗ tai.

2- Khi thấy tình hình có mòi hơi căng thẳng, thì mau mau vọt liền ra khỏi nhà, vào tiệm bia làm bậy vài chai lấy lại tinh thần, đi dạo vòng vòng quanh xóm, hay xỏ giày chạy jogging một hồi chờ cho tình hình lắng dịu... Luôn luôn phải giữ vững lập trường như thế. Được vậy, bạn mới hy vọng có thể tránh bị nghe giảng morale nhức nhối lắm.

3- Giả câm giả điếc, giả mù sa mưa, không thèm quan tâm đến những gì bả (hay ổng) nói, không màng đến bả. Bả thấy lời chửi bới không có effet gì hết, riết rồi sếp sẽ chán đi và im miệng lại mà thôi.
Áp dụng triết lý của bộ khỉ tam không: không nghe, không thấy, không nói.

4- Khi biết bả sắp sửa “lên lớp” (danh từ đại học cải tạo), hãy tận dụng giác quan thứ 6 của mình để hóa giải lời vàng ngọc, và bạn cứ việc khen bừa đi hoặc hứa mua quà tặng cho bả... Sự kiện này sẽ làm đối tượng xao lãng đi nỗi bực tức và quên tuốt luôn việc rầy la và nói nhiều, nói lâu, nói bậy, nói dở.

5- Tạo điều kiện cho vợ bận rộn, như dẫn bả đi ăn phở, đi xem nhạc hội, hay nên làm việc chung với bà chị để bả vui mà quên đi sự bực bội và khỏi kiếm chuyện cằn nhằn bạn nữa.

6- Phản công bả bằng sự cằn nhằn của bạn (lấy độc trị độc hay dĩ độc trị độc). Bả sẽ cảm giác bị bạn rầy la và sẽ khổ tâm lắm nên sẽ không còn lãi nhãi với bạn nữa. Đối đế lắm thì bả làm đơn xin ly dị, cũng tốt mà thôi.

7- Khi vợ cằn nhằn thì bạn cứ cười thẳng vào mặt bả làm cho bả quê xệ đi. Nếu bả còn tiếp tục xài xể bạn thì bạn nên cười to hơn nữa.

8- Đánh nhẹ, đánh yêu một que kẹo bông gòn vào mặt bả, không đau đâu. Nếu may mắn có chút đường dính vào môi bà xã, bạn ghì chặt mặt bả và liếm cho hết đường.

9- Nếu bả sắp sửa cằn nhằn, bạn hãy đánh lạc hướng tư tưởng đó bằng cách biểu bả hãy nhìn kỹ vào trang phục bả đang mặc, hãy nhìn mái tóc em đi, khen bả là người đàn bà tuyệt vời nhất trên đời, quá sexy, tại sao chúng ta không ôm nhau lả lướt trong điệu nhạc nhạc tình ướt át...

Một số phản hồi từ độc giả

1- Cao niên Sam Mathew
Tôi đã lấy bả được 38 năm nay rồi. Bản chất và tâm tánh tôi thuộc loại tích cực nhưng vợ tôi làm cho tôi quá mỏi mệt vì bả là một người tiêu cực và thường hay cằn nhằn tôi không ngớt.
 Bả quá ham làm việc và bị ám ảnh về sự sạch sẽ một cách thái quá và bệnh hoạn.

Thú vui của bả là hay nhắc kể lại hoài những lỗi lầm đã qua của hai vợ chồng. Không ai có thể làm thay đổi được những gì đã xảy ra từ trước. Kể lại các chuyện đớn đau trong quá khứ chẳng khác nào lấy dao cắt vào da thịt mình. Lời nói có một sức mạnh phi thường, chúng có thể làm cho ta khổ sở hay hạnh phúc.

2- Waynet
Như vậy, đa số phụ nữ cằn nhằn là để mong sửa đổi người đàn ông? Nhưng không làm được, và bà lải nhải ông tới tấp để sau rốt là bà phải ra đi hay ông ta phải đi?
Cằn nhằn rõ ràng là điều xấu xa tồi tệ chẳng khác gì một sự tra tấn tinh thần.

3- Hmania
Tôi thật sự phải làm gì bây giờ. Luôn luôn là lỗi do tôi. Bất cứ chuyện gì xảy ra, tôi là người bị trách mắng. Tôi không biết phải đối xử thế nào.
Tôi là người rất bình tĩnh và chân thật, nhưng bà ta lại trách cứ tôi bất cứ việc gì. Nếu tôi nói trắng thì bả lại nói đen, nếu tôi nói cộng (+) thì bà ta nói trừ (–). Vậy tôi phải làm gì bây giờ, trời ơi?

4- Ben
Tôi nghĩ rằng việc đàn bà cằn nhằn và la mắng sẽ làm hại người đàn ông tốt. Các bà ơi! Tại sao các bà không chịu để người ta yên thân. Cách hay nhất là phớt lờ không cần quan tâm đếm xỉa gì đến bà ta.

5- Ujagbe
Cuộc đời quá ngắn ngủi cho nên không nên sống với một bà vợ có tật cằn nhằn. Theo phong tục Nigeria (Phi châu) vợ phải trung thành, hy sinh, biết nghe lời và chung thủy.
Ngày nay thì khác đi. Tiếp xúc với văn hóa Tây phương đã làm nhiều bà vợ Phi châu trở nên ương ngạnh và nói nhiều quá. Riêng bà nhà tôi thì rất hỗn hào, thường chửi bới tôi mỗi khi có dịp, dù rằng chính tôi là người kéo cày nuôi cả gia đình.

6- Jane (phụ nữ)
Sau đây là điều bí mật. Không phải đàn bà nào cũng cằn nhằn trước bất cứ một chuyện nhỏ nhặt nào đâu. Mấy bà la mắng là tại vì họ không hài lòng đó thôi!
Họ không hạnh phúc được vì nét mặt cũng như cử chỉ của ông chồng có vẻ như không tôn trọng ý kiến của người vợ và hạ thấp người ta xuống.
Nghĩ theo hướng này thì bà vợ càng la mắng thêm, và đến một lúc nào đó thì hạnh phúc vợ chồng phải đổ vỡ.

7- Mathew
Chúng tôi lấy nhau được 37 năm rồi, nhưng càng ngày cái tật nói nhiều của bả càng trở nên tồi tệ thêm.
 Bất cứ chuyện gì bả cũng quy lỗi vào tôi được. Bả không bao giờ biết nói “xin lỗi” (sorry) và “làm ơn” (please).

Để xin được hai chữ bình an cũng như để tránh khỏi bị khùng điên, có lúc tôi muốn để bả yên một mình nhưng tôi không thể thực hiện được vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn. Sống với bả chẳng khác nào tôi sống trong địa ngục.

Chính tôi đã dạy bả lái xe 36 năm về trước. Mỗi năm tôi lái xe 10 lần nhiều hơn bả, nhưng mỗi khi tôi cầm volant là bả có ý kiến linh tinh, dạy khôn tôi phải thế này thế nọ, làm tôi phát điên lên.
Không còn một chút hy vọng nào nữa hết. Giờ đây, để được yên thân tôi phải qua phòng khác ngồi đọc sách để thư giãn.

Hôn nhân chỉ có ở thiên đàng mà thôi nhưng trước đó phải sống trong địa ngục trần gian cái đã, để sau đó mới có thể lên thiên đàng được. Thật là đắng cay và chua xót trong cuộc sống hằng ngày.
Phải chăng đây là nỗi đau khổ lớn nhất như Kinh Thánh đã viết.

8- Jamiesweeney
Wow! Thật là vui sướng vì tôi thuộc về lớp xưa. Hai vợ chồng tôi đều tương kính lẫn nhau nên rất hòa hợp trong cuộc sống. Tôi nghĩ rằng đây là tâm tính (mentality) của hôn nhân.

Nếu cả hai người đều nghĩ: “Tôi có thể làm gì cho vợ/ cho chồng tôi?” thay vì nghĩ: “Ổng hay bả có thể làm gì được cho mình?” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Đây là sự khác biệt giữa lòng tử tế xuất phát từ con tim so với tánh vị kỷ chỉ nghĩ, chỉ biết có mình mà thôi.

Đây là Luật Tương hỗ Phổ quát: “Hãy đối xử với người khác theo cách mình muốn họ đối xử với mình”.

Mượn bài “Hậu quả ăn hủ tíu dai” thay cho kết luận
http://www.tredeponline.com/post/archives/33493

“...Hóa ra, đàn ông rất hay bị đàn bà rầy la. Lúc bé thì mẹ mắng. Lớn lên một tí bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu chê trách. Lấy vợ bị vợ đay nghiến. Về già lại bị con gái kêu ca.

* Đàn ông luôn tỏ ra bất mãn với “bệnh nói nhiều” của phụ nữ, thậm chí coi đó là một giấc mộng kinh hoàng nhất trong cuộc đời. Trong khi đó, hầu hết phụ nữ lại cho rằng họ buộc phải nói nhiều để “chiến đấu” với tật xấu của bạn đời.

Theo các chuyên gia về gia đình thì không có gì hoang tưởng hơn là chỉ dùng lời nói mà có thể cải tạo được một người đàn ông. Trái lại, không ít cuộc ly hôn đã là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của những cuộc tra tấn bằng ngôn ngữ triền miên

Một cuộc điều tra 3.000 người đàn ông ở Thượng Hải với câu hỏi:
 “Tính xấu của vợ mà anh ngán nhất?” thì 86% người trả lời: “Nói nhiều”.

Các nhà tâm lý học cho rằng, hầu hết đàn ông đều sợ cái tính nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ hồi nhỏ, khi anh ta bị mẹ mắng mỏ.
Đàn ông lẩn tránh các lời khuyên của vợ cũng giống như khi còn bé họ lẩn tránh lời dạy bảo của mẹ.

Hóa ra, đàn ông rất hay bị đàn bà rầy la. Lúc bé thì mẹ mắng. Lớn lên một tí bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu chê trách. Lấy vợ bị vợ đay nghiến. Về già lại bị con gái kêu ca...”
 (Ngưng trích bài Hậu quả ăn hủ tíu dai - Không biết tác giả).

Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.453 seconds.