Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2023 lúc 6:51am

'Thứ Sáu Ngày 13' Và 6 Câu Chuyện Gây Xôn Xao Mạng Xã Hội


Dù không tin nhưng bạn cũng nên cảnh giác bởi những câu chuyện có thật dưới đây.

Đối với nền văn hóa phương Tây, thứ Sáu ngày 13 Dương lịch được coi là một ngày không may mắn. Sự sợ hãi liên quan đến ngày này trong năm còn được đặt riêng một cái tên khoa học là “triskaidekaphobia”, được cho là bắt nguồn từ câu chuyện bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giê-su trước khi ngài bị đóng đinh.

Thảm họa thời tiết tại New York

Vào thứ Sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2006, thành phố New York (Mỹ) bị bao trùm bởi một lớp tuyết dày lên tới 91 cm. Thiệt hại do trận bão tuyết khủng khiếp này gây ra lên tới 130 triệu USD. Thảm họa sau đó được gọi tên là “October Surprise”.

Khung cảnh tan hoang tại New York vào ngày 13/10/2006


Các căn nhà bị hư hỏng nặng, cây cối đổ rạp, các tuyến đường chính gần như ngưng trệ hoàn toàn. Thống đốc George Pataki khi đó đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Cảnh hoang tàn của New York sau thảm họa xảy ra vào đúng thứ Sáu ngày 13 khiến người ta càng thêm tin vào nỗi sợ hãi này.


Thảm họa ngành công nghệ

Thứ Sáu ngày 13 được xem là ngày “đen tối” của giới IT tại Anh, khi vào một ngày tương tự trong tháng 10/1989, một loại virus máy tính bất ngờ xuất hiện và đánh sập hệ thống mạng tại Anh. Hàng ngàn máy tính khi đó bị ngưng hoạt động, rất nhiều công ty, cá nhân bị mất các tệp, file dữ liệu và thông tin lưu trữ trong máy. Một giải pháp sửa chữa duy nhất là cài lại máy tính.


Lật tàu du lịch tại Ý

Costa Concordia là một tàu du lịch sang trọng, xuất xưởng tại Ý và tên gọi Concordia có ý nghĩa bày tỏ mong muốn hòa hợp, đoàn kết và hòa bình giữa các quốc gia châu Âu. Con tàu cũng là tàu lớn nhất của Ý, với khối lượng lên tới 114.500 tấn.

Tàu Costa Concordia mắc cạn, khiến 25 người tử vong vào ngày thứ Sáu, ngày 13/1/2012


Tuy nhiên, thứ Sáu ngày 13/1/2012 là ngày đen tối, chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của con tàu. Costa Concordia bị mắc cạn ngoài khơi Isola del Giglio (Ý), có 4.000 hành khách được di tản, trong khi 25 người tử vong. Nnạ nhân nhỏ nhất trong tai nạn là một bé gái 5 tuổi


Máy bay rơi đúng ngày xui xẻo

Thứ Sáu, ngày 13/10/1972, chiếc máy bay chở đọi bóng bầu dục Montevideo Old Christians bị rơi trên đường từ Montevideo (Uruguay) đến Santiago (Chile). Hai tháng sau, nhân viên cứu hộ tìm thấy 14 người còn sống sót và 31 người đã thiệt mạng.

Những người sống sót đã sinh tồn bằng cách thức không thể kinh dị hơn trong thảm họa máy bay xảy ra vào thứ Sáu, ngày 13/10/1972


Dư luận càng ám ảnh sau khi nghe chuyện kể của những người còn sống sót. Họ đã sống sót bằng cách ăn thịt một số người trong phi hành đoàn và hành khách đã thiệt mạng trong vụ tai nạn.


Người đàn ông xui xẻo nhất thế giới

Thứ Sáu, ngày 13/2/1998, Mancunian John Sheridan, 1 người đàn ông sống tại Anh bị trộm đánh cắp chiếc xe liên tiếp 5 lần chỉ trong một ngày, bị thương trong vì va chạm giao thông 16 lần trong vòng 2 năm, làm 8 tivi nổ chỉ trong 6 tháng và mất một tờ vé số trị giá hàng trăm triệu đồng.

Anh chàng sau đó gặp liên tiếp những chuyện đen đủi như mua xăng để chạy xe thì khi vừa mới đi ra đường, một bánh xe bị rơi ra ngoài. Anh này phải về nhà bằng xe buýt, song khi về đến nhà mới nhớ mình vẫn để quên chìa khóa trên xe. Khi anh quay lại, chiếc xe đã bị đánh cắp.


Nằm trên giường vẫn gặp đen đủi

Daz Baxter, một người đàn ông sống tại New York (Mỹ) tìm cách tránh vận đen vào hôm thứ Sáu, ngày 13/8/1976 bằng cách nằm trên giường nghỉ ngơi. Tuy nhiên sàn nhà của anh này bị sập, Daz Baxter bị rơi từ tầng 6 xuống đất và tử vong ngay sau đó.


https://baohatinh.vn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2023 lúc 7:25am

Con đường cũ


golocal-cho-lon-sai-gon-4-1024x683

 

Thưa cách đây gần 50 năm, nghĩa là nửa thế kỷ, nghĩa là lâu lắm rồi, ngày tui mới về với em, nghĩa là em mới cưới tui.

 

Hi hi! Xin mở ngoặc ở đây một chút về tiếng Việt sau nầy trong nước! Tui thường đọc thấy mấy ông nhà báo quốc doanh viết rằng: “Hoa hậu X, Y gì đó cưới chồng!” Thưa, tiếng Việt mà tui học hồi năm nẳm, thầy, cô tui dạy rằng: “Trai cưới vợ; gái lấy chồng!” Chớ tui chưa hề thấy gái cưới chồng bao giờ cả! Hay là tại vì xa quê đã lâu, tiếng Việt của tui giờ đã rỉ sét, đã lạc hậu hết rồi chăng? Không theo kịp với trình độ của những nhà văn thời ôn dịch?

 

Thôi thì cho rằng em cưới tui đi, để cho tui lên giá một chút, chớ già rồi cái gì cũng xuống hết trơn hết trọi hè!

 

Lấy chồng dạy giáo, cho dù mình dốt đặc cán mai, hổng biết chữ Nhứt một, đám học trò ra đường gặp mình, bao giờ cũng giở nón cúi đầu: “Thưa cô! Bộ hổng khoái hay sao?” Hai là vì tui dạy Sử, Địa, nghĩa là chuyện hồi xưa không hà. Giáo sư Sử Địa ai cũng bị bịnh nghề nghiệp, mê cổ vật; nên cho dù sau nầy em yêu trở thành bà già, già háp, xấu, má hóp da nhăn! Hề gì? Càng già tui lại càng yêu, càng trân quý! Bộ hổng khoái hay sao? Hổng thấy Vương Hồng Sển tiên sinh, chuyên sưu tầm cổ vật, sống với em yêu là Bà Năm Sa Đéc suốt 4, 5 chục năm mà tình đôi ta vẫn còn nồng như hồi mới cưới hay sao?

 

Em yêu của tui thông minh hết sức nhe! Vậy mà bấy lâu nay tui cứ tưởng là em lù khù, ai dè em vác cái lu mà chạy!

 

Thưa bà con!

 

Tết nghe câu vọng cổ Út Trà Ôn: Gánh nước đêm trăng để nhớ con bồ cũ mà tui từng gánh nước giùm em mấy trăm “đôi” rồi sau đó em cặp “đôi” với thằng khác!

Nghe vọng cổ đã rồi qua nghe tân nhạc: “Đêm nhớ về Sài gòn… thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi, những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi, đường im nghe quá khứ trong sầu, đường chia ly vẫn ngóng tin nhau, tình lẻ loi canh thâu…”

 

Mấy ông nhà nhạc nầy nhớ Sài Gòn, là nhớ phố nhớ phường; vì xưa tối ngày mấy ổng cứ đi long nhong ngoài đường, rồi vô quán cà phê nghe nhạc của chính mình viết mà người khác hát để… “Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa, ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa, ai sầu trong quán úa… Để bóng mẹ hiền mờ mờ bên song, mắt người tình một trời mênh mông, gợi bao nhiêu cho cùng…”

 

Thưa tui cũng nhớ Sài Gòn như mấy ổng vậy; nhưng nhớ vì tò mò. Tui nhớ nhứt là cái đường Da Bà Bầu mà trên đường đó, ông Nhạc trẻ Trường Kỳ hồi xưa, sau qua Canada viết báo, từng nói nhà tui ở đấy đó nhe. Chu choa người ta ở mấy con đường đẹp và thơ như Duy Tân, Tự Đức hoặc giàu như ở Tú Xương, người ta khoe là quá phải. Ổng ở đường Da Bà Bầu mà ổng cũng khoe?

 

Song, nghĩ cho kỹ! Mấy ông viết báo phải có cái đề tài gì độc nhứt vô nhị trên chốn giang hồ, bài viết mới ăn khách, không lo đụng hàng hay chôm của người khác trên web. Cả ngàn ông ký giả, chỉ có Trường Kỳ là ở đường Da Bà Bầu thì khoe là cũng phải quá rồi!

 

Xin tầm chương trích cú để thỏa mãn cái óc tò mò của một tay nhiều chuyện như tui, Da Bà Bầu hổng phải là da của bà bầu đâu, mà là quán của một bà tên Bầu (hay đang có bầu) dưới gốc một cây Da. Bà con miền Nam mình gọi là cây Da, bà con miền Bắc 54 mình, như ông Trường Kỳ gọi là cây Đa. Nếu cho ổng đặt tên thì Da Bà Bầu nó sẽ thành Đa Bà Bầu (để thiên hạ tưởng rằng đàn bà con gái trên đường nầy ai cũng ôm một bụng bầu hết ráo… thì càng thêm báo).

 

(Cây Da trốc gốc trôi rồi! Em xa người nghĩa đứng ngồi không an. Hay cây Da trước miễu, ai biểu cây Da tàn… Bao nhiêu lá rụng thương chàng bấy nhiêu! Dù sau 75, cây Da tàn và chàng đã bỏ nàng, vọt mất tiêu rồi!)

 

Cây Da thân lớn, tàn lớn, chống mưa bão phẻ re hè! Nếu cây Da không nằm cạnh bến sông là khó lòng trốc gốc lắm; nên bà Bầu mở cái quán dưới tàn cây Da nầy vừa mát vừa phẻ trong cái nóng bức của cái đất Sài Gòn.

 

Thưa xa quê từ độ đứt phim nên bà con mình lúc buồn tình hay đem cuốn phim cũ ra mà chiếu lại. Mấy tay tai to mặt lớn, có trách nhiệm nhiều về cái vụ mất nước nầy thì viết hồi ký để phủi trách nhiệm: “Hổng phải tại tui! Mà tại Trời xui khiến nên đôi mình mới xa?!” Còn bà con nào hơi “bèo” bởi con nhà nghèo, không chức tước danh phận gì ráo thì chiếu lại tuồng cũ như Vàm Kinh Cũ, nếu em xưa ở gần một bến sông. Còn anh nào dân chợ, đi đường lộ đá xanh đã quen chưn, thì viết Con Đường Cũ.

 

Nên tui cũng bắt chước quý ông anh viết về con đường tình ta đi, cho nó có tụ, vui với người. Vui đâu hổng thấy, tui chiếu phim cũ, vô tình, sót một khúc là bị rầy: Chẳng qua khi viết bài về: 

 

Đề ơi lúc chiều về mình đánh con dê,

Mà sao đề lại xổ con kê (tức con gà) hỡi đề!

 

Tui có nhắc tới đường Trần Hưng Đạo B mà bị rầy quá xá.

 

Ông bạn văn của tui vốn là bà con, cháu chít chừng mấy mươi đời vương của Trần Thượng Xuyên, ở Cù Lao Phố, Biên Hòa, vì ủng hộ Nguyễn Ánh nên bị nhà Tây Sơn dợt cho một trận lên bờ xuống ruộng. Đại Phố điêu tàn phải chạy về Chợ Lớn làm ăn buôn bán tiếp. Vừa là tác giả vừa là độc giả mà thằng chả khó dàn trời mây đi. Giả bắt lỗi là tui viết Trần Hưng Đạo B là hổng có được. Con đường nầy là do Vi Xi nó đặt ra năm 1976, hổng phải thời mình, nên ảnh hổng có chịu.

 

Trần Hưng Đạo B nầy là cái đường Đồng Khánh, thời Việt Nam Cộng Hòa mình, chạy từ đường An Bình mút chỉ vô tới Chợ Lớn.

 

“Tui sanh đẻ ở đó nè ông Nội!” Ảnh nói với tui như vậy đó bà con ơi!

 

Anh muốn đem tên con đường xưa em đi, đường Đồng Khánh, vô bài viết của tui mới được. Bạn bè mà! Muốn là chiều! Thế là tui lại tầm chương trích cú từ ông Vương Hồng Sển, ông Bình Nguyên Lộc tới ông Sơn Nam. Toàn là những ‘bồ’ kiến thức về đường phố Sài Gòn mà ngộ cái là… hổng có ông nào sanh đẻ tại Sài Gòn hết ráo!

 

Ông Vương Hồng Sển dân Sóc Trăng! Ông Bình Nguyên Lộc dân Đồng Nai, Biên Hòa (Lộc của ổng là con nai đó bà con ơi)! Còn ông Sơn Nam (không ở trên núi) mà tuốt miệt Gò Quao, Rạch Giá!

 

Thưa, trở lại thời Tây chiếm đóng! Sài Gòn và Chợ Lớn bị ngăn cách bởi một vùng đầm lầy. Từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, đi đường Route Haute (Đường Cao) tức đường Hồng Thập Tự, chạy trên đồi cao, nối với Route B***e (Đường Thấp), chạy ven đầm lầy, tức đường Nguyễn Hoàng vào những năm 60.

 

Mãi tới ngày Mùng 9 Tháng Chạp năm 1913, Tây lục lộ mới xây xong con đường thứ hai, đặt tên là Đại lộ Sài Gòn-Chợ Lớn băng qua vùng đầm lầy. Cuối năm 1916, Đại lộ nầy đổi tên là Đại lộ Galliéni, tên một viên tướng Tây có công trạng với Thực dân Pháp vừa mới đi chầu ông bà ông vải. Đại lộ Galliéni bắt đầu từ đại lộ Bonnard (tức đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành), chạy tới đường An Bình, nối với đường des Marins, tên thời Tây, sau đó chánh phủ mình đặt tên là đường Đồng Khánh!

 

Vi Xi không khoái Vua Đồng Khánh nhà Nguyễn nên đổi tên khúc đường nầy là Trần Hưng Đạo B để tiếp tục đi vào Chợ Lớn. Do đó nếu anh bạn văn Tàu lai của tui hổng chịu tên Trần Hưng Đạo B thì anh cự tụi nó! Sao lại quay qua cự tui hè? Thưa, tụi nó bây giờ đặt tên đường phố lôm côm lắm! Tui đâu có dám binh mấy cái chuyện ngu ơi là ngu nầy đâu.

 

Chớ hồi xưa chánh phủ VNCH mình đặt tên đường đâu ra đấy, lớp lang thứ tự, hợp lý chớ đâu có loạn xà ngầu như bây giờ. Chẳng hạn từ bến xe Miền Tây vô Chợ Lớn trước, mình có Hồng Bàng, An Dương Vương, Triệu Đà, Bà Triệu… rồi thì có Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục… Cứ thế vào càng gần trung tâm thì càng gần hiện tại như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi… Nhà Nguyễn mới vãn hát không lâu, lại càng gần trung tâm hơn nữa như: Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng chư tướng như Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Lê Văn Duyệt… Các bến sông thì có Vạn Kiếp, Hàm Tử… lớn nhất tên Bạch Đằng… Nơi mà quân ta đã thủy chiến mấy trận làm Tàu phù… phù mỏ hết ráo!

 

Thưa! Tên đường là chuyện lớn, chuyện quan trọng, chớ không phải là chuyện giỡn chơi. Vì nó có cất giữ biết bao nhiêu là kỷ niệm của những người con xa quê, viễn xứ như chúng ta. Anh bạn văn, đường Đồng Khánh, hỏi tui Tết nầy có về Sài Gòn ăn Tết hay không? Tui trả lời: “Tui chỉ về khi nào không còn đường Trần Hưng Đạo B nữa mà phải là đường Đồng Khánh mới được!” Chi vậy? Vì tên đường năm cũ, tui mới quen, mới thuộc, mới biết đường lại nhà anh, kiếm tiền lì xì và nhậu chơi. Còn cầm bằng tên đường cũ mất rồi vẫn không phục hồi trở lại, mà tui ham vui về, sợ đi lạc, bị xe bắt chó bắt thì tội nghiệp cho con vợ của tui lắm nhe!

 

– Đoàn Xuân Thu

Melbourne Uc'

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2023 lúc 9:20am

Mơ Ước Sáng Thức Dậy Trở Thành Người Đài Loan, Người Nam Hàn…


Thời chiến tranh 54-75, có người (Mỹ hay Tây chi đó không nhớ), “mơ ngủ dậy trở thành người Việt Nam”. Hà Nội hồi đó còn mang tên là “thủ đô Hòa bình”.

Không biết bây giờ có ai còn mơ “sáng dậy trở thành người Việt Nam” nữa hay không?

Sự thật phũ phàng là hầu như mọi người Việt hôm nay, ước mơ của họ là ra sinh sống ở nước ngoài. Đài Loan, Nam Hàn, Nhật, Thái Lan, Mã Lai… chạy qua nước nào cũng được. Làm công chuyện gì cũng được.

Có nhà báo Việt Nam nào “quởn” thử làm một cuộc “thăm dò” đơn giản, kiểu đặt câu hỏi “ước mơ hiện nay của bạn là gì”? Để xem mơ ước ra sống ở nước ngoài của người Việt được bao nhiêu phần trăm?

Người Việt hiện nay sẵn sàng trả giá bằng sinh mạng của mình để được ra sống ở các nước giẫy chết. Vụ “thùng nhân” bên Anh gần đây là thí dụ điển hình.

Riêng các tài phiệt đỏ, các lãnh đạo cao cấp CSVN. Hầu như người nào cũng có “cơ ngơi” như nhà cửa, xí nghiệp, cửa hàng… ở Mỹ, hay ở các quốc gia khác như Anh, Úc, Pháp v.v… Số liệu thật của hạng mục này hiển nhiên là “tài liệu mật” của CSVN. (Ai hỏi bằng chứng đâu thì tôi thành khẩn khai báo rằng tôi không có. Tôi chỉ viết dựa trên sự phỏng đoán rằng thấy khói bốc lên ắt phải có lửa). Tôi hy vọng ngày nào đó cơ quan di dân của chính phủ Mỹ (Anh, Pháp, Úc…) bật mí bí mật này.

Con cháu cán bộ cao cấp cộng sản cũng đều lựa chon các “quốc gia thù địch” như Mỹ, Anh, Pháp… để du học. Không thấy họ tìm đến các quốc gia “đồng chí anh em” kiểu Nga hay TQ.

Cán bộ CS, con cháu cán bộ, tài phiệt… họ có tiền. Tài phiệt và người cộng sản có điểm chung. Họ là những người không có “tổ quốc”. Họ lựa chọn ra sống ở nước ngoài là điều có thể hiểu.

Vậy lý do nào người Việt lại muốn từ bỏ nơi chôn nhao cắt rún của mình?

Theo tôi, lý do là “đất lành chim đậu”. Chẳng có tổ cuốc tổ cò chi cả.

Xã hội Việt Nam bây giờ là một xã hội bán khai, mạnh được yếu thua.

Một người Việt Nam thất thế không phải là người Việt Nam mà là một con mồi, một cơ hội, để những kẻ có quyền lực, hay những kẻ có cơ hội sử dụng quyền lực, xâu xé.

Vụ Việt Á hay vụ “Các chuyến bay giải cứu” là các thí dụ điển hình.

Một người Việt Nam hoạn nạn chỉ là một cơ hội nhỏ để cán bộ xâu xé làm tiền. Cả nước Việt Nam hoạn nạn thì đây là một cơ hội lớn để cán bộ làm tiền trên cái hoạn nạn, trên những xác chết của từng người Việt nam.

Cán bộ ăn của dân không từ một thứ gì. Đảng CSVN là “cả một nồi sâu”. Những người nói câu này sống trong chăn nên biết chăn có rận.

Đọc báo hôm qua thấy xí nghiệp của Đài Loan sa thải công nhân, vì lý do không có đơn đặt hàng. Xí nghiệp “bồi thường” cho nhân công một cách “rộng rãi” hơn luật định. Ngoài ra ban quản trị xí nghiệp còn tổ chức “hướng nghiệp”, giúp công nhân sa thải dễ tìm được việc làm mới.

Trước đây không lâu ta thấy tòa án Đài Loan thụ đơn của nạn nhân ô nhiễm do Formosa (Hà Tĩnh) gây ra. Hôm trước lại thấy tòa Seoul ở Nam Hàn xử nhà nước Nam Hàn phải bồi thường cho nạn nhân chiến tranh ở Việt Nam.

Tại sao Đài Loan, Nam Hàn… lại đối xử “nhân bản”, nhân đạo như vậy đối với người Việt Nam hoạn nạn?

Theo tôi, người Việt Nam không cần phải bỏ nước ra đi. Điều họ cần là có một mơ ước “sáng dậy trở thành người Đài Loan, người Nam Hàn”.

Sống phải có mục đích sống. Đài Loan, Nam Hàn phát triển thành rồng là vì trước đó người dân họ có mơ ước “sáng dậy thành người Nhật”.

Họ vốn là người Đài, người Hàn… làm sao họ có thể thành người Nhật được?

Vậy là giới trí thức, tầng lớp tinh hoa của đất nước, cùng với các đảng phái chính trị, tất cả hợp lực xây dựng đất nước, sao cho đất nước của họ vĩ đại như là nước Nhật. Để người dân của họ hãnh diện là người Đài, người Hàn.

Cuối cùng dân Đài, dân Nam Hàn đã thành công. Mức sống dân Đài hiện thời đã vượt qua dân Nhật.

Chiến tranh đã qua gần 1/2 thế kỷ nhưng tro tàn chiến tranh vẫn còn nghi ngút khói. Kích động hận thù, kích động chia rẽ đấu tranh giai cấp vẫn còn. Thì đất nước Việt Nam, xã hội Việt Nam là “chiến trường” mà trong đó người sa cơ đều trở thành con mồi để kẻ mạnh xâu xé.

Bỏ nước, về lâu về dài không phải là lối thoát. Nhưng 1/2 thế kỷ như vậy rồi. Không bỏ nước, không đoạn tuyệt với Việt Nam thì làm cách nào để sống?



Trương Nhân Tuấn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2023 lúc 1:09pm

Sống Chân Thật


Ông Dung là chủ một nhà giữ xe và sửa xe rất lớn. Hôm ấy có người lái chiếc xe Cam-nhông ghé vào vì cần được sửa chữa đôi chút.

Xong việc, ông chủ tiệm trao cho anh tài xế xe Cam-nhông tờ hóa đơn để trả tiền.

Xem xong người tài xế trao lại cho ông chủ tiệm và đề nghị ông lấy thêm tiền cho vài dịch vụ khác nữa, dầu sao thì công ty cũng sẽ trả hết, như thế phần thặng dư sẽ chia đôi giữa người tài xế và ông chủ tiệm

Vốn là người liêm chính, ông Dung từ chối thi hành lời đề nghị gian dối ấy. 

Như không muốn bỏ mất cơ hội tốt đẹp, ông tài xế năn nỉ thêm và hứa sẽ trở thành khách hàng thường xuyên đến với ông.

Tại sao lại không lợi dụng cơ hội tốt như thế này? Nào có ai biết gì đâu?

Một lần nữa, ông Dung thẳng thắn từ chối và nói thêm:

Ðó không phải là cách làm việc của tôi.

Người lái xe năn nỉ thêm và cố tình thuyết phục ông chủ.

Ông chủ trả lời cách dứt khoát:

Nếu ông muốn làm những chuyện gian tham đến như thế, xin ông hãy đi đến nơi khác, ở đây chúng tôi không thể chấp nhận bất cứ hình thức gian dối nào cả.

Trước cử chỉ anh dũng của ông chủ, bấy giờ người tài xế lịch sự nói với giọng đầy thán phục:

Thưa ông, tôi đây chính là chủ hãng xe Cam-nhông, tôi chỉ muốn thử và tìm xem đâu là nơi sửa xe đáng được tín nhiệm nhất.

 

Quí vị và các bạn thân mến!

Chúng ta quá biết rằng, bất cứ điều gì giả dối đều sẽ tiêu tan không để lại dấu vết xây dựng nào, chỉ những gì chân thật mới đụng chạm đến cõi thâm sâu được, chỉ có sự thật mới sinh hoa kết trái. Trái lại, những sự dối trá không thể nào gây ảnh hưởng tích cực được, chúng có thể tác hại nhưng rồi sẽ biến tan. Mọi sự dữ gây tác hại, phá hủy nhưng không tồn tại trong thời gian bởi vì sai lầm, điều xấu và sự dữ tất cả đều giả dối, nghĩa là không có nền tảng trong sự thật, chỉ có sự thật thì vĩnh cửu không thể mai một được.

Người sống liêm chính ngay thẳng luôn quan tâm đến hình ảnh Thiên Chúa nhìn thấy nơi chúng ta hơn là những gì người khác nghĩ về ta. Nếu chúng quá bận tâm đến những phê phán của người đời, chúng ta sẽ chỉ sống trong hình thức và sẽ trở thành kẻ giả hình, bởi vì chỉ muốn có một hình ảnh đẹp trước mắt những người không có quyền xét xử. Ngược lại, nếu chúng ta chỉ lo sống tốt lành trước mặt Thiên Chúa, chúng ta sẽ cảm nghiệm được tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa.

Người ngay thẳng sống liêm chính trong tư tưởng và trong hành động. Càng nỗ lực sống liêm chính, chúng ta càng có khả năng tôn trọng, chấp nhận người khác và không bị mất tin tưởng khi đối diện với họ. Người cảm thấy mất tin tưởng nơi người khác là bởi vì họ đang mất tin tưởng nơi chính mình, vì thế họ thường đo lường người khác theo thước đo lường của họ.

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã phán dạy rằng: "Có thì nói có, không thì nói không", xin Chúa giúp chúng con luôn can đảm sống chân thành, ngay thật cho dù phải trả giá rất cao. Tuy Chúa không đòi hỏi con phải trở nên hoàn hảo ngay lập tức, vì chỉ một mình Chúa mới hoàn hảo, nhưng xin Chúa giúp con biết khiêm tốn đối diện với những sai lầm của con, và bền tâm sửa chữa những khuyết điểm đó với lòng tin tưởng cậy trông vào Chúa là Ðấng không hề lừa dối ai bao giờ. Amen.

                                                                                                              

Radio Chân Lý Á Châu

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2023 lúc 11:55am

Sống Sót Trên Biển - Vietnamese Boat People

  <<<<<<


1982%20Vietnamese%20Boat%20People%20-%20Thuyền%20nhân%20Việt%20Nam%20|%20Flickr


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Mar/2023 lúc 9:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2023 lúc 9:42am
NƯỚC MỸ ĐÁNG YÊU.


nuocmydang%20yeu

Gia đình chị Bông đến Mỹ định cư được hai tuần, ở nhờ trong nhà người em trai chị Bông. Vợ chồng em thay phiên nhau chở gia đình chị Bông đi làm các giấy tờ cần thiết và lãnh tiền trợ cấp tị nạn. Ngồi trong xe thấy em lái xe  chạy vù vù lúc thì sang lane trái khi thì sang lane phải chen vào dòng xe cộ nườm nượp mà chị Bông chóng cả mặt, chị Bông ngao ngán nói riêng với chồng:

- Chắc em không thể nào lái xe hơi được đâu, chúng ta sẽ mua một chiếc xe gắn máy hai bánh như ở Việt Nam, anh chở em đi làm đi chợ cho chắc ăn. Chỗ nào gần em sẽ… đi bộ cho anh đỡ phải chở...

Nghe vợ than thở anh Bông cũng nao núng, chị Bông… dụ dỗ tiếp:

- Với lại đi xe gắn máy… đỡ tốn xăng.

Sau hai tuần em trai nói với vợ chồng chị Bông:

- Mọi thứ giấy tờ xong xuôi rồi, anh chị chuẩn bị học lái xe, vợ chồng em sẽ thay phiên nhau ai rảnh thì sẽ tập cho anh chị.

Vợ chồng chị Bông nhìn nhau không nói nên lời. Chị Bông rụt rè ái ngại:

- Em cho chị… suy nghĩ rồi mới quyết định được không?

Em dâu thắc mắc:

- Anh chị còn suy nghĩ gì nữa? biết lái xe càng sớm càng tốt.

Em trai sốt sắng:

- Anh chị ngại chưa có xe chứ gì, cứ yên tâm tập bằng xe chúng em. Sau khi tập lái xe khá rồi em sẽ đưa anh chị đi mua xe.

Chị Bông đành khai:

- Thật ra là… là… anh chị đã bàn nhau sẽ mua… một cái xe gắn máy để đi lại cho tiện, anh chị quen lái xe hai bánh mấy chục năm nay, không dám lái xe hơi 4 bánh kềnh càng sợ gây tai nạn thì khổ mình và khổ người ta.

Hai vợ chồng em trai cùng giải thích xe hơi là “cái chân” của mọi người ở Mỹ, những xe mô tô hai bánh người ta chạy chơi thôi. Thời tiết bốn mùa mưa nắng gió lạnh tuyết rơi ai mà đi xe gắn máy như ở Việt Nam cho được.

Nghe em  giải thích chị Bông thấy mình nhà quê quá.

Nhớ hôm xuất cảnh từ Việt Nam sang Mỹ, lần ghé phi trường Nhật Bản chờ chuyến bay chuyển tiếp hai con chị Bông mua hai chai nước ngọt trong máy, chị đã dặn dò hai con uống xong nhớ để dành chai không cho mẹ mang sang Mỹ đựng dầu, dấm hay nước mắm, đỡ tốn tiền mua sắm đồng nào hay đồng ấy. Khi vợ chồng người em ra đón ở phi trường San Antonio Texas việc đầu tiên là em đã vứt mấy cái chai không mà chị Bông cầm lỉnh kỉnh trên tay cho vào thùng rác rồi mới giải thích sau.


Thế là anh chị Bông đều học lái xe hơi. Chị Bông thật vất vả với xe, hình như cái lane đường nào cũng… chật hẹp, xe chị lái cách nào cũng đều đụng vào lane.

Thi bằng viết thì chỉ cần học thuộc lòng là đậu rồi. Thi lái xe với ông bà “giám khảo” ngồi bên cạnh mới là khó. Chị Bông luôn căng thẳng ghi nhớ chân thắng và chân ga chỉ sợ… đạp lộn. Người em kể vài vụ thí sinh thi bằng lái đã đạp lộn chân ga thay vì chân thắng gây ra tai nạn chết người.

Sau hai lần thi rớt may quá chưa quá tam ba bận chị Bông cũng đã đậu bằng lái xe như anh Bông đã đậu, hai vợ chồng đều phấn khởi lên tinh thần.

Có lần ngồi xe với người em trên highway anh chị Bông thấy hai chàng Mỹ chở nhau trên cái xe motorcycle to kềnh chạy bạt mạng như ma đuổi mà hết hồn và biết rằng lái xe hơi bốn bánh coi vậy mà dễ hơn, an toàn hơn xe hai bánh kiểu này.

Em trai đọc báo tìm mua cho anh chị Bông mua một chiếc xe hơi cũ hiệu Honda Civic giá 1,700 đồng đã chạy một trăm ngàn mile mà xe Nhật thì rất bền có thể đi tới hai trăm ngàn mile. Cái xe là cả gia tài của anh chị Bông.

Đêm đầu tiên mang xe về nhà, xe đậu ngoài sân vì trong garage đã có hai xe của vợ chồng người em, chị Bông đi ngủ mà lòng thấp thỏm lo âu, chị thì thầm dặn dò chồng:

- Em sợ mất xe quá. Thỉnh thoảng anh có tỉnh giấc thì ra ngoài sân bật đèn lên để nếu có kẻ cắp rình mò chúng sẽ không dám.

Canh được mấy ngày thấy không có dấu hiệu kẻ gian rình mò trộm cắp anh chị Bông mới ngủ yên giấc.

Nước Mỹ đáng yêu thật, cả một đống của cải của vợ chồng chị để khơi khơi ngoài sân mà không hề mất mát hay sứt mẻ gì.

Anh chị Bông khi xưa ở Việt Nam đã từng yêu thích nước Mỹ nay thêm ngưỡng mộ nước Mỹ từ điều thực tế nhỏ nhặt này và từng ngày thích thú với cuộc sống ở Mỹ.

Hai vợ chồng muốn khoe nước Mỹ nhân thể… khoe luôn chiếc xe hơi mới tậu với mấy đứa em ở Việt Nam. Hai vợ chồng diện quần áo đẹp đứng bên chiếc xe để chụp hình, chụp trước cửa nhà em trai vài kiểu xong chị Bông lại thay váy áo khác và khoác chiếc áo lông xù lên vai cho sang dù trời đang mùa hè 90 mấy độ, lái xe ra phố chọn ngoại cảnh mấy tòa nhà cao tầng sang trọng đẹp đẽ có lá cờ Mỹ  đang tung bay trong gió để làm nền chụp thêm mấy hình nữa.

Chị Bông chọn vài hình ưng ý nhất gởi về cho các em. Cô em dâu út người miền Nam chân chất thật thà chịu tốn tiền gọi điện thoại sang khen:

- Chị Bông ơi, hình ảnh đường phố Mỹ đẹp quá, chị mặc nhiều đồ sang trọng bên chiếc xe hơi cũng sang trọng quá, em mang ra khoe bà bún riêu coi bà khen nức nở, không ngờ mới sang Mỹ mà anh chị đã lên đời.

- Bà bún riêu gánh hàng rong hay đi qua nhà mình mỗi buổi trưa đó hả em?

- Thì bả đó. Bà còn kể chị vẫn ăn bún riêu mỗi ngày một tô, hôm nào hàng bà ế chuyến chót về ngang nhà chị ăn ủng hộ thêm tô nữa cho sạch nồi. Bà bún riêu than là giờ đây chị Bông ở Mỹ chắc gì nhớ tới món bún riêu rẻ tiền của bà.

Bà bún riêu và em dâu có đi xe hơi bao giờ đâu mà biết chiếc xe của chị Bông là xe đời cũ chẳng biết đã qua mấy đời chủ mới đến tay vợ chồng chị, những váy áo chị Bông mặc chụp hình mà em dâu khen sang đẹp toàn là đồ cũ xin ở các hội từ thiện và món bún riêu thì chị Bông vẫn thèm ăn đời nào quên được.

Để kiếm thêm tiền chị Bông xin vào làm việc vặt parttime trong một nhà hàng Tàu với điều kiện trả tiền mặt. Chị ngồi nhặt rau chưa xong thì thấy rổ cà rốt to lù lù đợi sẵn bên cạnh, gọt vỏ cà rốt chưa xong đã biết trước nhiệm vụ sẽ đứng cuốn hàng mấy trăm cái chả giò, không giây phút nào hở tay, chủ nhà hàng bóc lột tận tình, không uổng phí họ đã trả cho chị 4 đô la một giờ.

Làm việc cực nhọc nhưng anh chị Bông không bao giờ bỏ buổi học ESL nào, vui thích là khác vì ở đó anh chị gặp những đồng hương Việt Nam mới qua Mỹ như mình cùng hoàn cảnh nên dễ thân dễ gần.

Một hôm chị Bông long trọng tuyên bố với chồng:

- Bao giờ ăn hết tiền trợ cấp chúng ta sẽ đi … đánh cá ở Alaska.

Anh Bông ngạc nhiên hỏi lại:

- Chúng ta là… anh và em hả? sẽ đi đánh cá Alaska hả? Cái tiểu bang lạnh lẽo xa xôi mãi tận … đâu đâu ấy hả?

Chị Bông hùng hồn:

- Đúng thế. Chị Tư vợ anh Hùng học cùng lớp ESL với chúng mình kể anh Hùng có thằng cháu đang làm cá trên tàu ở Alaska, có thể anh Hùng sẽ đi làm cá với nó. Nghe đồn là mỗi tháng kiếm sáu ngàn đô la, làm theo mùa, sáu tháng làm sáu tháng nghỉ đông lên bờ ăn tiền thất nghiệp. Sướng chưa…

Anh Bông chưa kịp trả lời gì chị Bông hào hứng thêm:

- Hai vợ chồng cùng làm chẳng mấy chốc chúng ta sẽ giàu có. Chúng ta sẽ lênh đênh trên tàu 6 tháng trời vừa làm việc vừa tha hồ ngắm biển xanh khi nắng lên chiều xuống và ngắm trăng sao khi đêm về. Coi như chúng ta sẽ có những chuyến hải hành tuyệt vời.

- Trời, em nghĩ đâu ra cảnh đi làm cá trên tàu thơ mộng vậy?? Ai trả cho em sáu ngàn đô la một tháng để em ngắm biển và trăng sao?

Chợt anh Bông reo lên:

- Anh cũng … nghe đồn là chợ trời dễ kiếm sống và là nơi khởi nghiệp của những người mới đến Mỹ như chúng mình, đã có những triệu phú người Việt xuất thân từ chợ trời đó em, là một anh bán đồng hồ cũ hay một chị an phận bày bán mấy lọ nước hoa vớ vẩn mà nên cơ nghiệp lẫy lừng. Hay là em ra chợ trời chiên chả giò bán, biết đâu sẽ thành … triệu phú, thành “Vua chả giò”.

Chị Bông sung sướng về hùa với chồng:

- Quả thật đất Mỹ nhiều cơ hội làm giàu quá em hoa cả mắt không biết nên chọn cái nào đây?

Hôm sau đến lớp ESL anh Bông lân la trò chuyện với anh Hùng để tìm hiểu thêm về vụ đi biển Alaska đánh cá vì anh chưa tin câu chuyện giữa hai người đàn bà. Anh Hùng nói công việc đánh cá này cần đàn ông thanh niên khỏe mạnh, làm việc bất kể ngày đêm, chịu đựng giá lạnh và làm việc quần quật trên tàu. Cỡ chị Bông lên tàu một cơn sóng to gió lớn là …. phải đi cấp cứu rồi. Còn lương sáu ngàn đô một tháng anh Hùng không bảo đảm vì chưa kiểm chứng được.

Giấc mộng làm giàu Alaska không thành, giấc mộng chợ trời, con đường từ cơ hàn đến vinh quang cũng xẹp theo, vợ chồng chị Bông trở về thực tế không đi tìm việc lương cao kiểu … nghe đồn nữa. Hai vợ chồng cùng xin vào trường Votech học nghề, chị Bông học lớp Nursing ***istant anh Bông học nghề plumbing.

Nghề Nurse aide của chị Bông tìm việc trong các nursing home dễ dàng, chị  chăm sóc những ông già bà cả trong đấy. Anh Bông thì xin được việc làm trong khách sạn sửa chữa ống nước. Thế là hai vợ chồng đều có công ăn việc làm đồng lương không cao nhưng ổn định vững vàng.

                  **************

Bao nhiêu năm ở Mỹ chị Bông vẫn không quên những kỷ niệm ngu ngơ, những ước mơ đầy hào hứng của mình khi mới đặt chân đến Mỹ. Đất nước này đã cho bao người những giấc mơ thành sự thật nếu người ta biết cố gắng, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn và chăm chỉ làm việc.

Cám ơn nước Mỹ đã cho gia đình chị Bông cơ hội sống và làm việc để có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay. Nước Mỹ thật đáng yêu.

Ngày nay nhiều lần bạn bè người Việt ở Mỹ rủ chị Bông đi du lịch đó đây nào Âu Châu cảnh đẹp như thơ, nào Á Châu với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc để ngắm hoa đào, viếng cảnh núi non hùng vĩ  hay mấy xứ Ả Rập để … cưỡi lạc đà trên sa mạc, để thăm những địa danh nổi tiếng.

Nước Mỹ có 50 tiểu bang với biết bao cảnh lạ, mỗi tiểu bang mỗi phong cách đặc thù địa hình nhà cửa, danh lam thắng cảnh khác nhau. Người khắp nơi trên thế giới còn đến Mỹ du lịch thì chị Bông chẳng cần đi mãi nơi đâu, chị Bông yêu mến nước Mỹ, ước mơ đi du ngoạn khắp nước Mỹ mà cả đời cũng không đi hết 50 tiểu bang thì chuyện đi du lịch ngoài nước Mỹ chắc phải….. hẹn vài kiếp sau.

  Nguyễn Thị Thanh Dương.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2023 lúc 9:47am

Chia Tay


Im%20lặng%20có%20phải%20là%20cách%20chia%20tay%20gây%20tổn%20thương%20nhất?

Từ đồng ruộng về, tắm rửa xong Nam đến nằm nghỉ trên chiếc võng treo dưới gốc xoài. Nhưng Nam vừa nằm được mươi phút đã có khách tới, đó là hai người hàng xóm: chị Sớm và chị Nhành. Chắc nhị vị muốn nhờ viết đơn từ gì đây. Tuy chưa học trọn lớp mười, nhưng ở đây, một xóm quê bé con không có người học cao, Nam được xem là người có nhiều chữ nghĩa.

Chị Nhành nhờ viết giấy cớ mất chứng minh nhân dân, xin làm chứng minh mới. Chị nói: “Tháng trước em đã viết giùm đơn về vụ tranh chấp cái vườn dừa, nay lại nhờ nữa, phiền em quá”.

“Không sao, giúp cô bác chút ít, có gì đâu”. Nam nói để chị yên tâm.

“Nam tốt. Chừng nào em cưới vợ chị sẽ qua xách nước, rửa chén”.

Chị Sớm hỏi về thủ tục vay tiền ngân hàng. Chị kể rề rà, nói dài dòng từ chuyện này leo sang chuyện kia, nhưng Nam hiểu, nắm được các ý chính của vấn đề. Nam hỏi đùa: “Có đúng nuôi bò không ? Nếu vay về đánh tứ sắc, đổ nợ thì lôi thôi đấy, tiền nhà nước chẳng dễ xơi đâu”.

Chị Sớm cười. “Mình làm ăn thiệt thà, quanh đây ai cũng biết … Em viết giùm cho kỹ cho khéo, để trên huyện người ta không nghi ngại”.

Nam viết giấy cớ mất giấy tờ cho chị Nhành. Chuyện ngân hàng của chị Sớm, Nam nói: “Thủ tục vay tiền có nhiều mục đổi mới. Chị đến gặp ông Mộc (thôn trưởng), ông ấy sẽ hướng dẫn cách xin vay”. Hai chị đàn bà cười vui chào về.

Ông Thất – cha Nam – bưng lên một mâm dưa hấu đỏ tươi, hấp dẫn.

“Dưa trông ngon quá !” Nam khen.

“Của Hiền cho đấy, nó đến lúc xế”.

Hai cha con ra thềm ngồi ăn. Hiền là vợ sắp cưới của Nam, nhà ở làng Xuân Lạc, cách nhà Nam hơn mười cây số. Chỉ còn hai tháng nữa đến ngày cưới. Ông Thất quý trọng cô con dâu tương lai. Ông thường nói với Nam: “Nếu còn sống chắc má con mê con bé này”. Hiền con nhà nghèo, đẹp gái, làm lụng giỏi.

“Hiền ở chơi khá lâu, nó nói vụ bé Còi có vẻ không ổn”.

“Không ổn ?”

“Nhà nó ai cũng phản đối”.

Nam thở dài. “Mệt đây. Con cũng cảm thấy cha mẹ Hiền không thích”.

“Hiền nói, bé Còi năm tuổi, hơi lớn. Nuôi những đứa nhỏ, mới sinh vài tháng hoặc trên dưới một tuổi tốt hơn”.

“Tình cảnh Còi đáng thương. Đã làm ơn thì không so đo hơn thiệt”.

“Nó lớn, cô chú nó ở đầy xung quanh đây, mình nuôi đứ đừ, đến khi đủ lông đủ cánh nó sẽ bay về bên ấy, cha mẹ Hiền nói vậy”.

“Họ không thấy cảnh bi đát của gia đình chị Nhã, và chưa gặp bé Còi”.

Xưa nay chưa bao giờ Nam nghĩ sẽ xin một đứa bé về nuôi, như con. Làm sao một thanh niên trai trẻ bỗng dưng lại nghĩ ra chuyện lạ như thế. Nhưng tình cờ, hôm đi dự đám ma chị Nhã – mẹ Còi – thấy đứa bé nhỏ xíu mặc đồ tang thì thụp lạy theo sự chỉ bảo của người lớn, Nam thương xót. Chú bé tên Còi. Người ta nói, ít lâu nữa, sau khi cúng trăm ngày chị Nhã, Còi sẽ được đem gởi vào nhà trẻ mồ côi. Cô dì chú bác không ai lãnh nuôi nó, bởi kẻ có lòng thì khổ, còn người khá giả lại thiếu lòng. “Ta sẽ nuôi nó” ! Trong một khoảnh khắc bất ngờ, như tia chớp, ý đó hiện ra trong đầu Nam. Về nhà, suốt nửa tháng, hình ảnh đứa bé côi cút mặc trang phục choán kín tâm trí Nam. Nó hiển hiện khi Nam tắm giặt, lúc ngồi bên mâm cơm, khi cuốc đất ngoài đồng, và len cả vào giấc ngủ.

Ông Thất nói, sau mấy phút im lặng: “Chắc Hiền sợ, mới về nhà chồng hôm trước hôm sau đã bị gọi là “mẹ” .”

“Cũng gay. Vậy, con nên làm thế nào đây?”.

Ông Thất ngẫm nghĩ giây lát. “Hơi khó. Qua cách nói, ta thấy rõ là Hiền không muốn.”

Có tiếng xe máy chạy vào ngõ. Lại có khách, lại là khách quen. Anh Diêu đến, chở theo một thùng bia. Anh là học trò cũ của Nam… Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, mới bốn tuổi Diêu bị ông ngoại đem gán nợ cho một phú nông, đến bảy tuổi anh đã cầm roi chăn trâu cho chủ. Suốt quãng đời tuổi thơ cơ cực anh không biết một ngày nhàn rỗi, không được sờ đến sách vở. Mãi tới năm kia, ngoài ba mươi tuổi, anh mới cầm cây viết. Lý do khiến anh phải học là chiếc xe máy. Làm ăn phất, anh mua được xe, lái ngon lành, nhưng không có bằng, vì không biết chữ. Anh nhờ Nam dạy kèm, tại nhà Nam, ban đêm… Lớn tuổi học hành vất vả, và ngượng. Nhưng chẳng có cách nào khác. Anh học chậm, khó khổ như người phải gánh vác qúa sức. “Mệt hơn cày ! Cái đầu mình đã chai, tay chân cứng quèo, nói trước quên sau, chưa nghe đã quên !”. Diêu than. Nhưng Nam vui vẻ, kiên trì dạy anh. Muộn, trầy trật, nhưng rồi cũng đơm hoa kết trái. Hơn năm, Diêu đọc thông viết thạo, làm được bốn phép tính. Anh sung sướng như được vàng. Non hai năm,”tốt nghiệp”, Diêu đi thi lấy bằng lái xe. Xong thầy trò làm một chầu nhậu nổ trời ăn mừng ! Một chầu thôi, Nam chẳng tính công sá gì. Nhưng là người biết điều, có trước có sau, Diêu không quên ơn kẻ giúp mình thoát dốt. Anh trả ơn theo cách của anh, lúc bằng mấy con mực con cua, lúc thì chậu cây cảnh quý. Anh trả hoài, trả đều, làm Nam ngại.

Anh Diêu mở thùng giấy, lôi ra mười chai bia, một gói thịt, ba lon coca và một cục nước đá. Coca là phần của ông Thất. Diêu chín chắn, chu đáo, không quên thứ gì, chẳng bỏ sót ai. Nam phàn nàn: “Anh tặng nhiều quá,Nam…mất tự nhiên !”

Anh Diêu cười xòa. “ Có gì đâu, em chớ để ý. Hôm qua giỗ bà nội anh, anh giữ lại mấy chai bia, nay hai đứa mình nhâm nhi với nhau” Nhà anh giỗ hơi nhiều đấy! … Nam trải chiếu giữa sân, hai người đối ẩm. Mặt trời lặn. Một chị ở nhà bên cạnh lớn tiếng gọi các con về ăn cơm … Diêu nằm trong số người nuôi tôm sú có tiếng ở Cầu Sắt. Anh nói, yếu tố may rủi chen vào hơi nhiều trong việc nuôi tôm, cũng như nó can thiệp hơi sâu vào đời của mỗi người. Vụ trước anh lỗ đậm, vụ này hòa vốn. Tính trừ năm 1999 đến nay, đây là năm thất bát nhất. Rồi anh thêm: “ Dù ì ạch, nhưng chưa đến mức nguy, anh em mình vẫn có thể uống với nhau vài năm nữa!” Nam an ủi anh mấy câu.

Diêu cho biết, sáng nay anh gặp Hiền trong chợ thị trấn. “ So với các cô gái vùng này, Hiền nổi trội nhiều mặt. Ở đây kiếm được người vợ như thế không dễ.” Và anh bảo, nếu Nam đồng ý, ngày cưới anh sẽ bao thầu phần cái rạp và chén bát bàn ghế. Những vật dụng đó anh có sẵn, khỏi phải thuê mướn. Nam bật cười, nhớ lại lúc nãy chị Nhành vừa xung phong lãnh khâu xách nước, rửa chén !

Anh Diêu nói về anh Lợi, cha bé Còi. Đó là người đàng hoàng, hiền hậu, chịu khó, nhưng thường gặp xui xẻo. Trong những năm cuối đời, anh ấy phải hứng chịu rất nhiều rủi ro. Hễ anh kiếm được ít tiền là một chuyện vớ vẩn gì đó ập đến, để số tiền ấy bay ra khỏi nhà. Vào mùa mưa lụt, lối xóm bị hư hại phân nửa hoa màu, anh thì mất trắng. Đến lúc phong trào đi núi tìm trầm bùng nổ, người ta trúng nhỏ trúng to, mua máy sắm xe, còn anh ôm vào mình bệnh sốt rét ác tính, chết đột ngột. Gần đây, khi chị Nhã – vợ anh – gặp tai nạn chết dưới sông thì coi như gia đình anh hoàn tất việc gắn kết những hạt ác nghiệt trong xâu chuỗi bất hạnh của định mệnh.

Anh Diêu hỏi, Nam tính chuyện bé Còi thế nào.

“Em sẽ đem Còi về nuôi, dứt khoát. Chỉ còn một điểm phải cân nhắc, là bao giờ thực hiện”.

Nam thuật lại những điều Hiền bày tỏ với ông Thất. “Ba má Hiền không muốn, Hiền cũng vậy”.

“Ý định nuôi đứa bé của em hơi lạ, độc đáo. Bà xã anh khen: Nam có thể tu được !”.

“Bà con hiểu, ủng hộ, em mừng. Anh biết không, các báo đăng, lắm người không giàu có gì vẫn nhận nuôi hai, ba chục trẻ mồ côi.”

Anh Diêu cười, nâng ly: “Nào, cụng ly, mừng trên đời có nhiều người tốt bụng !”.

*

Anh Diêu về. Trăng lên cao. Nam nằm tại chỗ, nằm ngửa, vòng tay gối đầu, ngước nhìn trời. Quanh Nam chai ly, chén đĩa la liệt. Một con chó nhỏ ung dung ngồi nhai xương rôm rốp. Ông Thất ra, tưởng Nam say, ông định dọn dẹp. Nam giữ tay ông lại. “Ba để đấy, con sẽ dọn. Đêm thanh vắng, mát mẻ thế này người ta có thể nghĩ ra thơ, nhạc và nhiều điều lý thú hay ho, ba ạ… Ba chớ lo cho con, con chẳng làm gì bậy bạ. Con vừa nghĩ được một ý mới: mai mốt chúng ta sẽ đón bé Còi về, trước ngày cưới, nếu anh em bà con chị Nhã đồng ý… Con không quan tâm Còi sẽ gọi con là cha hay chú ! Chắc Hiền sẽ nhất trí. Hiền yêu con… Có thể nay Hiền còn nghĩ thế này thế kia, nhưng cô ấy sẽ đổi ý. Còn gia đình Hiền nói như thế nào mặc họ. Lẽ nào chúng con lại không lấy nhau chỉ vì chuyện này. Hiền là người tốt, con biết. Con tin rằng … – Nam cười lớn – Sao ba nhìn con chăm chăm thế, con giống đứa say à ? Mới uống năm chai, con chưa say đâu ! … Con đặt Hiền đứng vào vị trí khó, cô ấy phải chọn lựa, “có” hoặc “không”. Nếu Hiền về với con, không coi việc nuôi bé Còi là chuyện lớn, là “có”. Ba nghĩ sao, Hiền sẽ chọn gì ? Hiền tốt, con cũng vậy, người tốt gặp người tốt !”.

*

Một buổi chiều, một tháng trước ngày cưới, Nam nhận được lá thư khẩn của Hiền. Thư viết khá dài, chữ lớn, nghiêng ngả, không chấm phết, không xuống hàng ngắt câu, cho thấy nó ra đời dưới tác động của một quả tim đập loạn nhịp. “diệu hiềng gởi văng nam tuy khổ tâm và đau buồn nhưng em vẫn phải viết thư này cho anh vì anh nhất quyết xin đứa bé về làm con cả gia đình em chẳng ai chấp nhận việc đó ba em nói anh thiệt dại dột đương không lại nhảy ra lãnh chuyện khổ dòng họ thằng bé đông đúc chú bác cô dì mấy chục người sao không nuôi nó cơm đâu dư nuôi con thiên hạ đây là tào lao không phải từ thiện má em nói sao bỗng dưng thằng nam chạm điện đó là chuyện của xã hội của các chùa nhà thờ bà con ruột thịt của mình còn nhiều người nghèo khổ sao không giúp đỡ ngoại em nói con nghĩ lại đi con ơi cái thằng ấy không bình thường con mà trao đời con cho nó thì có ngày không cháo mà ăn không áo để bận nên rút lui càng sớm càng hay con ơi mấy đứa bạn em đứa nào cũng trề môi méo miệng tụi nó bảo rằng gã này lãng xẹt không phải thầy tu chẳng phải người phàm nay trẻ đã thế thì sau này già gã còn nghĩ ra những trò quái qủi nào nữa bởi vậy cho nên em phải suy nghĩ và đã nghĩ lại nay mai em sẽ mang đồ sính lễ trả lại cho bác anh ơi phải đi mua sắm các món đó em thực đau xót em đã bỏ ăn hai ngày anh cũng biết là em thương anh thế nào chúng mình đã gắn bó với nhau hơn bốn năm dài tình nghĩa đầy tràn như nước sông ngày lụt em cũng biết là anh thương yêu em anh đã trăm lần nói vào tai em là anh sẽ không sống được nếu vì lý do gì đó mà chúng mình xa nhau và em là bông hoa lạ làm điên đảo đời anh nhưng anh ơi chuyện này là do anh gây ra xưa giờ em chưa viết chưa gởi cho anh chữ nào nay viết là chia tay luôn em là đứa nhiều tình cảm mủi lòng em biết rồi đây em sẽ khóc nhiều đêm nhưng dù gì đi nữa em mong chúng ta sẽ không coi nhau như kẻ thù”.

Lê Văn Thiện



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Mar/2023 lúc 9:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2023 lúc 9:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2023 lúc 8:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2023 lúc 9:05am
                Xuân Về Trên Chiếc Xe Lăn

   Sáng cuối năm, trời se lạnh. Đăng ngồi bất động trên chiếc giường tre ọp ẹp một mình. Tiếng que diêm đánh “tách” và xòe lên đóm lửa nhấp nháy trên đầu điếu đã gắn cục thuốc lào. Đăng áp miệng vào đầu nỏ, rít một hơi dài đôi mắt nhắm nghiền, mấy làn khói xám phất phơ, tỏa ra từ mũi miệng! Ngây ngất lâng lâng. Thuốc lào là người bạn tri kỷ, thắm thiết nhất của Đăng trong cuộc đời tàn phế còn lại này. Không biết bao lần, qua làn khói thuốc Đăng nhìn xuống đôi chân mình! Teo và gầy tốp như hai khúc tầm vông. Một miểng nhỏ của hỏa tiễn 122 ly còn nằm trong cột sống lúc Đăng là Đại đội trưởng Tiểu Đoàn 37 biệt động quân, phòng thủ căn cứ Khe sanh. Một địa ngục trần gian. Lúc bị thương Đăng nghe đau nhói ở sống lưng, đôi chân tê rần, lạnh buốt như ướp nước đá. Bốn tháng sau khi xuất viện, Đăng còn chống tó và gượng đi được. Sau năm 1975, Đăng cùng người vợ trẻ – cô giáo Thu – đi vùng kinh tế mới – kinh Tám Ngàn thuộc huyện Hà Tiên, tỉnh Rạch Giá. Sống vùng nước mặn đồng chua, vật chất thuốc men thiếu thốn đủ bề, sau một trận bệnh tiêu chảy thừa sống thiếu chết, đôi chân của Đăng kể như liệt hẳn. Di chuyển bằng đôi tay kẹp hai chiếc guốc, Đăng lết đi, tới lui trong nhà một cách khó khăn, tội nghiệp. Hai đứa con lại theo nhau chào đời, Thu Trâm bây giờ đã mười sáu và Đăng Quang mười bốn học hành dở dang, phải đi làm mướn cấy thuê cho dân trong xóm. Thu thì nay ốm mai đau chỉ còn đôi mắt vẫn đẹp như ngày nào.

                Tháng rồi cơn bão đi qua đã làm đời sống gia đình Đăng lụi tàn, khi hai công ruộng vừa ngậm sữa, trổ đồng nằm rạp dưới lớp bùn non.

                Mỗi ngày đều đặn, Đăng bò ra sàn nước sau nhà bao quanh, tùm lum những bụi lá dứa, ngồi câu. Những con cá chốt, cá rô vàng cháy, cá lòng tong, cá he đuôi đỏ. Đăng câu được, đã bảo đảm hai món canh, kho cho bốn miệng ăn trong gia đình. Tháng rồi Thu phải sang mấy nhà hàng xóm mượn gần hai giạ gạo, còn tương lai Đăng chỉ biết ngồi nhìn con nước xuôi dòng.

                Cách nay không lâu Đăng có gởi hồ sơ cá nhân cùng hình ảnh gia đình sang Pháp, nhờ Hội bạn của Thương phế binh VNCH giúp đỡ. Đăng hy vọng và chờ qua làn khói thuốc lào.

                Có tiếng gõ cửa, Đăng ngẩng đầu lên và hỏi:

-              Xin lỗi ông tìm ai?

Người khách vội vã hỏi:

-              Xin lỗi phải đây là nhà ông Phạm Sĩ Đăng, thương phế binh “chế độ cũ” không ạ?

-              Vâng tôi đây.

Người khách quay lưng và nói vọng ra ngoài:

-              Tìm được nhà ông Đăng rồi cô ơi!

Người đàn bà độ ngoài bốn mươi, ăn mặc đẹp, gọn gàng, bước vào với giọng từ tốn:

-              Thưa có phải anh là anh Đăng không ạ!

-              Vâng tôi đây thưa chị.

-              Thưa anh! Tôi là Lan vợ của Trung úy Huân! Nhà tôi nói lại ngày xưa cùng chung đơn vị với anh.

-              Vâng! Tôi và Huân rất thân, vào sanh ra tử lúc nào cũng có nhau.

Lấy trong xắc tay một phong thư trao cho Đăng, Lan lễ phép nói:

-              Nhà tôi có viết thư nhờ tôi trao lại cho anh.

Đăng cảm động:

-              Cám ơn chị! Xin phép tôi đọc thư.

 

“Paris, ngày 01 tháng 01 năm 2004

Anh Đăng quí mến!

Qua tờ báo Nạng Gỗ, tôi thấy hình ảnh và địa chỉ của gia đình anh, tôi xúc động và mừng rỡ vô cùng. Tình chiến hữu của anh em mình sống lại trong tôi: đẹp, hào hùng và lắm thương đau.

Nhân dịp Lan-vợ tôi- về thăm nhà, xin gởi anh một món tiền nhỏ để anh chị xài trong ba ngày Tết, coi đây là tấm lòng của đàn em đối với huynh trưởng.

Có dịp về VN, tôi sẽ đến thăm và nhậu với anh một bữa rượu đế cho đã thèm.

Xin phép anh dừng bút, tôi và gia đình kính chúc anh chị và hai cháu nhiều yên vui, sang năm mới được nhiều may mắn và thân tâm an lạc.

                Tình thân,

                Nguyễn Thiện Huân”

Kèm trong thư có ba trăm “đô la”.

Xếp thư lại, Đăng nói trong xúc động:

-              Thành thật cám ơn anh chị! Bè bạn vẫn còn nhớ và đối xử với tôi phải đạo quá. Biết bao giờ tôi trả được ân nghĩa này đây?

Lan tiếp lời:

-              Anh đừng ngại! Em đã nghe nhà em nói về anh rất nhiều! Nhà em quý anh lắm. Còn đây là phần quà của em gởi cho anh chị và hai cháu.

-              Ngoài cửa, hai người đàn ông mang hai thùng đồ và chiếc xe lăn bằng Inox sáng trưng.

-              Còn chiếc xe lăn này là của một ân nhân qua Hội Bạn của Thương Phế Binh VNCH ở Pháp gởi tặng cho anh.

Đăng nghẹn ngào không nói được lời nào. Lan xin phép chụp chung với Đăng ngồi xe lăn một tấm hình, vội vàng từ giã cùng hai người xe ôm trở ra đường để kịp chuyến xe chiều trở về Sài Gòn. Không làm sao tả hết nỗi mừng vui của vợ chồng và hai con Đăng khi ngồi ăn cơm tối và nghe Đăng kể rõ mọi điều.

Mấy chiếc quần jean và áo thun đủ màu đã làm cho hai cháu Thu Trâm và Đăng Quang sạch sẽ và đẹp thấy rõ. Thu vẫn giữ phong cách ngày nào với chiếc “sơ mi” màu cánh gián và chiếc quần tây màu xám tro.

Đăng sung sướng ngồi nhìn vợ con vui vẻ, đẹp, đàng hoàng khi mặc được đồ mới-một hạnh phúc có được bằng ân tình bè bạn xa gần nửa vòng trái đất.

Sáng hôm sau, theo đề nghị của Đăng, cả gia đình đi chợ Tròn, cách nhà anh một cây số sắm Tết. Anh thử sức và tập lăn xe cho quen. Từ nhà đến chợ, vợ và hai con theo sau. Anh lăn mất nửa giờ.

Thu và hai con vào chợ mua thức ăn, bánh mứt, để ngày mai làm mâm cơm rước ông bà cho tươm tất! Bao lâu rồi gia đình có biết lễ lộc gì đâu.

Đăng lăn xe vào quán, mọi người vẫy tay thân thiện chao, anh kêu một ly cà phê đen và điếu thuốc thơm! Món hàng xa xỉ mà lâu thật lâu Đăng dường như quên lãng! Một nhu cầu của người đàn ông VN khi bắt đầu một ngày.

Đăng liên lạc được một chỗ đặt bàn bán vé số, trước nhà một người thuộc diện quân đội “chế độ cũ”. Trên đường về, Trâm và Quang mang trên vai hai túi đệm to đầy quà Tết, riêng Thu mang một xoong nhôm thật to.

Vừa xóc túi đệm lên vai, Quang méc:

-              Ba biết hôn, con chỉ xin mẹ có hai ngàn mua cái kết nhung đen cho mấy thằng bạn con lé luôn. Còn chị Thu xin mẹ mười ngàn mua hai cái quần lót và hai cái áo nịt có hai cái bánh ú đó ba.

Nghe em nói, Trâm cúi gầm mặt, mắc cỡ và sợ. Đăng nắm tay con gái và nói:

-              Ba xin lỗi con.

Đăng quay đi để giấu ánh mắt rưng rưng, thương con gái đã mười sáu tuổi đầu, đôi vú đã nhô lên dưới làn áo mà Tết này mới có đồ lót.

Thu ra lệnh cho hai con để hai túi đệm dưới chân xe, bắt Đăng hai tay ôm cái xoong! Ba mẹ con mỗi người một tay đẩy, xe lăn đi thật nhanh.

Bất chợt Quang hỏi Đăng:

-              Hôm nay Ba ngồi xe lăn có oai bằng hồi xưa Ba ngồi xe jeep không Ba?

Cả nhà cười vang vì câu nói ngây thơ của Quang. Gió mát hây hây, Thu nghe lòng rộn rã niềm vui sướng, nhìn bánh xe vẫn quay nhanh, lăn đều đang chở mùa Xuân đến nhà mình.

Hôm sau vợ chồng Đăng mời bạn bè hàng xóm ân nghĩa, sang nhà dùng cơm. Cánh đàn ông “cưa” đứt hai lít để hưởng ứng những tình cảm của vợ chồng Đăng dành cho họ! Thứ tình cảm tối lửa tắt đèn có nhau.

Nửa đêm Thu gối đầu trên tay chồng, Đăng bàn với vợ:

-              Ngày mùng bốn Tết anh xuống chợ khai trương bán vé số, bỏ hai chỉ vàng cho con Trâm ra chợ học may, thằng Quang đi học lại đã trễ mất hai năm rồi. Em thấy thế nào?

-              Anh tính như vậy hợp với ý em lắm. Đố anh em mua cái xoong lớn để làm gì?

-              Anh không biết! Anh nghĩ nhà mình ít có dịp dùng cái xoong lớn như thế. Có phí không em?

-              Em nấu chè thưng nước cốt dừa, sẵn có rừng lá dứa sau nhà bỏ vào, nấu chè thơm cho mà biết. Chè nấu đúng phẩm lượng như má em truyền cho, muỗng chén, ly, sạch sẽ, chè thưng em bán sẽ đắt hàng. Sau khi nấu chè, cơm nước xong em mang cơm trưa xuống chợ cho anh và con Trâm. Nếu không gì trở ngại, sáu tháng nữa con Trâm mãn khóa học may, phụ giúp thêm gia đình sẽ sung túc. Nghĩ mà cảm ơn vợ chồng anh Huân và đồng bào hải ngoại, còn xót thương vợ chồng mình! Suốt đời gia đình mình phải nhớ ơn họ. À! mà này hồi chiều anh nhậu quá trời, gần hai xị đó.

Đăng choàng tay qua ôm vợ:

-              Lâu lắm cho anh đã một bữa mà em.

Một hồi lâu sau người ta nghe tiếng Thu cằn nhằn:

-              Giò cẳng si cà que! cà chòi! cà chòi làm đau đùi người ta thấy mồ. Từ từ ông mãnh! Coi chừng con còn thức đó nghe.

Không biết Đăng thì thầm điều gì mà nghe Thu cười khúc khích.

Tiếng pháo giao thừa đầu xóm nở rộ! Một mùa Xuân mới lại về.

 

Kansas City, Phố Belmont
Tường Lam
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.375 seconds.