Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2022 lúc 7:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2022 lúc 7:46am

Chuyện nhảm sớm mai


“Chú cho cháu bao nhiêu cũng được. Cháu chỉ cần chú giúp cháu mở hàng.”

Giọng nói nhỏ nhẹ, mỏng mềm như trượt về từ một không gian xa lơ lắc. Tôi ngần ngừ, nhìn quanh. Một ngày mới thênh thang trước mặt. Nắng mới lên, vắt vẻo ngọn me già.

“Okay chú nhé!” Vẫn cái giọng mỏng mềm. Tôi mỉm cười, nhìn xuống chân mình. Ðôi giầy hôm trước lần mò cái ngõ hẻm lầy lội tìm người quen cũng lấm lem lắm rồi. Và cái chuyện mở hàng đượm nét dị đoan của chú bé mặt mũi ngây ngô thế kia gợi cho tôi sự tò mò. Cả đời tôi chưa bao giờ ngồi gác chân lên trước mặt ai. Dọa treo cổ tôi, tôi cũng không đưa chân mình cho người khác rửa. Nhưng thằng bé này làm tôi xiêu lòng.

Thấy tôi ngập ngừng, nó nhanh nhảu đẩy cái ghế cỏn con vào sát chân tôi, “Chú ngồi đỡ cái ghế này nhé.”

Cái ghế nhựa màu xanh có bốn chân ngắn ngủn, tôi lóng cóng khom mình ngồi xuống, thấy hụt hẫng như sắp ngã. Thằng bé trải tờ báo xuống nền xi măng, trịnh trọng tuột từng chiếc giầy ra khỏi hai bàn chân tôi. Tôi ngượng nghịu nhìn xuống khung hình cô gái chải chuốt trên tờ báo trải trên nền xi măng lề đường. Hoa Hậu Lộ Hàng. Chưa kịp đọc hết hàng chữ lớn thì thằng bé đã đặt đôi giầy của tôi lên ngay khuôn mặt có cặp môi đỏ chót của cô hoa hậu.

“Chú gác chân lên đây cho sạch.”

Nó đỡ hai chân tôi, đặt lên tấm khăn bông hình chữ nhật. Tôi áy náy. Hai bàn chân sần sượng như củi mục làm sao có thể sạch hơn cái khuôn trăng mặt hoa da phấn trên trang báo. Nhưng thôi, chuyện nhỏ mắc mớ gì phải bận tâm.

Một con chó lững thững đi qua, ngừng lại hít hà quanh chỗ tôi ngồi. Thằng bé đưa tay xua nó đi. Con chó nghếch mõm lên nhìn tôi bằng con mắt màu nâu, nhìn qua thằng bé, rồi mới chịu cúi đầu lủi thủi bước đi.

Tôi tò mò nhìn cái hộp gỗ vuông. Trên mặt hộp dán đầy những miếng stickers đủ màu sắc, đủ hình dạng. Trong đám hình ấy tôi nhận ra khuôn mặt của vài ca sĩ Mỹ nổi danh lẫn với hình những diễn viên Hàn (Hyu, Park, Moon, Kim, Huyn…) hay Hán (Lương, Chu, Tần…) nào đó có những con mắt to tròn.

Thằng bé mở nắp cái hộp gỗ, lấy ra một chai thủy tinh trong vắt. Qua động tác lắc nhẹ của cánh tay, chất lỏng bên trong chai đặc sóng sánh.

“Trước hết, cháu phải lau một lớp thuốc làm mềm da cái đã.”

“Thuốc làm mềm da à?” Tôi hỏi cho có chuyện.

“Vâng, làm mềm da, chú ạ.”

Tôi không biết gì về nghề đánh giầy. Nhưng tôi nghĩ là thằng bé nói đúng. Dù sao về cái công việc đang làm này, nó cũng có khả năng chuyên môn và kinh nghiệm nhiều hơn tôi. Hơn nữa, trước khi lau sạch những vết dơ bám trên da giầy thì làm cho da mềm lại là điều hợp lý.

“Thuốc này siêu hiếm chú ạ. Chỉ dùng cho những giầy da thật mới đáng.” Thằng bé vừa nói vừa thận trọng mở nắp chai.

 chuyen%20nham%20som%20mai

 Thắm Nguyễn

Tôi tò mò theo dõi từng cử chỉ của thằng bé. Nó chăm chú như người y tá chăm sóc vết mổ chưa cắt chỉ của bệnh nhân. Mỗi lúc nghiêng chai cho nước sánh ra miệng, thấm vào miếng bông gòn nắm chắc ở hai đầu ngón tay, thằng bé thận trọng nhìn chất lỏng sóng sánh bên trong. Cách nhìn của nó khiến tôi liên tưởng đến cách nhìn của người tín đồ trân trọng chai nước thánh. Nó ngồi dưới thấp, cái đầu lại cúi xuống nên tôi không thấy được đôi mắt nó nhưng mỗi lúc nó ngẩng lên, tôi bắt gặp vẻ mừng rỡ, tở mở trong ánh nhìn. Nước thánh này sẽ tẩy rửa mọi vết thương; sẽ làm cho những tế bào bị tổn thương lành lặn trở lại, sẽ làm cho lớp da giầy sần sùi vì thời tiết mùa đông khô quắt, mùa thu ẩm ướt, mùa hè bong da, mùa xuân lầy lội… của xứ sở tôi định cư, được mềm và dẻo như lúc vừa ra khỏi tiệm đóng giầy.

Một người đàn ông da trắng dừng lại nhìn chúng tôi, mỉm cười, gật nhẹ cái đầu có mớ tóc vàng sậm, rồi đưa máy ảnh lên chụp. Tôi bối rối nhìn những ngón tay thô cứng đè lên cái nút bấm chiếc máy hình Nikon, tôi nhìn lướt qua khuôn mặt có những vệt tàn nhang trên trán ông ta, cố nặn một nụ cười. Ðầu ngón tay bấm lia lịa một loạt hình xong, cái đầu người đàn ông gật gật, cái miệng nói cảm ơn, những sợi tóc vàng vật vờ trước vầng trán cao. Tôi mỉm cười thay cho câu trả lời. Và người đàn ông da trắng chìm vào dòng người đang hong chút dịu mát sắp tan vào cái nóng sớm mai.

Giữa những người đi đường tất bật, con chó ban nãy lại trở lại. Nó đứng cách chỗ chúng tôi hai bước chân. Nó nhìn tôi. Tôi nhìn nó. Hai cái nhìn cùng lạ lẫm trong mắt nhau. Con chó lông trắng có những vằn đen viền quanh bụng. Những viền đen quấn quanh cái thân tròn, vắt lên cái nền trắng của lớp lông xù khiến nó trông giống con gấu nhỏ. Dưới bụng nó, có chỗ lông thưa thớt như bị rụng. Phố bắt đầu đông người. Nhưng con chó không để ý đến ai, cứ lảng vảng quanh chỗ chúng tôi. Nó mon men lại gần sát bên chân tôi. Nó làm tôi nhớ đến đám chó của cảnh sát ở những phi trường quốc tế. Lúc thằng bé bỏ miếng bông gòn xuống mặt cái khay nhựa, con chó hếch mũi ngửi. Rồi gầm gừ. Chắc cái mùi làm nó khó chịu.

“Con chó này, cút đi, muốn vào nồi à!” Thằng bé đánh giầy mắng con chó.

Con chó không để ý đến câu nói của thằng người. Hẳn nó đã quen với những quát mắng hằn học của đời sống.

“Làm rựa mận mày đấy, con ạ.”

Câu dọa làm tôi bật cười. Ai đó mới đây viết trên mạng rằng một năm dân Việt tiêu thụ năm triệu con chó. Một hình thức tiêu diệt chủng loại khác. Phải như tôi nói được cho con chó nghe điều đó nhỉ. Thằng bé đưa từng chiếc giầy lên ngang tầm mắt, xoay mũi giầy rồi tới gót giầy về phía nó, nghiêng đầu ngắm nghía.

“Ðôi giầy siêu tốt,” nó xuýt xoa. “Cháu nghĩ chỉ có bọn I-ta-lia mới làm được loại giầy như thế này.”

Tôi không trả lời. Ðôi giầy này Denize mua tặng tôi trong chuyến về thăm nhà ở Brasil. Tấm hình chụp bằng chiếc máy ảnh kỹ thuật số tôi mua tặng dịp sinh nhật Denize cho thấy cảnh nàng đứng trước tiệm giầy trên con phố chính đô thị Rio de Janeiro còn in đậm trong trí nhớ tôi. Hàng chữ Made in Brazil in nổi trên lớp da đệm trong lòng hai chiếc giầy. Thành ra tôi thấy không cần nhắc thằng bé này rằng giầy của tôi không chế tạo tại Italy. Và dù sao thì cả Brasil lẫn Italy đều cùng nổi tiếng về môn đóng giầy. Thằng bé kẹp lớp da phía gót giầy giữa hai ngón tay. Một chân chống, một chân quỳ bên chiếc ghế tôi đang ngồi. Nó xoa xoa đầu ngón tay trỏ lên lớp da.

“Da của tụi nó siêu mỏng mà lại siêu bền, chú nhỉ.”

Denize cũng nói thế với tôi lúc tíu tít kể về cảm giác đầu tiên lúc xoa những đầu ngón tay lên lớp da giầy mềm mại. Vừa chạm vào lớp da mỏng của nó là em nghĩ phải mua nó về cho anh ngay. Hai bàn chân anh lao động cày cuốc lâu năm, bây giờ chúng nó phải được chút phần thưởng chứ.

“Cháu tên gì?”

Tôi xô tôi ra khỏi khung kỷ niệm và cắt ngang dòng suy tưởng của thằng bé đánh giầy mơ mộng. Nó giật mình, đờ người ra vài giây, nhìn tôi, ngơ ngác như kẻ vừa bị lôi ra khỏi giấc chiêm bao. Rồi nó bừng tỉnh, nói một cái tên con trai rất phổ biến. Một cái tên quen thuộc.

Và tới phiên tôi sựng lại, ngẩn ngơ nhìn nó.

“Thật không?”

“Thật không gì chú.”

Tôi cười, “Hai chú cháu mình xài cùng một tên.”

“Ơ vậy à. Chú cùng tên với cháu à. Hay nhỉ.”

Tôi hân hoan chìa bàn tay ra. Nó đặt vội chiếc giầy xuống – dù vội nhưng vẫn rất thận trọng như người ta đặt một quả trứng gà xuống nền xi măng – chùi vội hai bàn tay vào vạt áo sơ mi cũ, và nhanh nhẹn nắm lấy tay tôi bằng cả hai bàn tay xương xẩu.

“Sự tình cờ thú vị đấy nhá,” tôi gật gù.

“Chuẩn không cần chỉnh đó chú.”

Câu nói của thằng bé đánh giầy làm tôi buồn cười. Bỗng dưng tôi muốn cúi xuống ôm choàng lấy cái kẻ trùng tên với tôi. Từ chiếc ghế tôi ngồi, nhìn xuống, cái đầu thằng bé đánh giầy như lệch méo qua một bên. Ơ cái thằng đầu méo. Chắc ngày trước mẹ nó sơ ý thế nào để con nằm nghiêng mãi một bên nên bây giờ cái đầu méo như trái xoài.

Tôi nhìn những lọn tóc dính bết vào nhau thành từng cụm. Chắc nó đã nhúng bàn tay vào bồn nước trong một nhà vệ sinh hay một vòi nước công cộng nào đó, rồi đứng trước tấm gương ố vuốt vội lên mái tóc lởm chởm những sợi đen lẫn những sợi nâu cháy nắng. Tôi biết, bởi ngày xưa tôi cũng hay làm thế. Năm ngón tay nhúng nước, vuốt vội lên mái tóc. Và tung tăng hẹn hò dài những con phố quen tên chốn này. Những con phố bây giờ đã mất tên.

Thế là chúng tôi đã vượt qua được ranh giới của sự ngại ngần. Cũng nhờ cái sự trùng tên. Nó vừa chăm chú gỡ một vệt kẹo gum dính dưới gót chiếc giầy của chân bên phải vừa phỏng vấn tôi như tay nhà báo chuyên nghiệp.

“Giầy này bạn gái chú tặng chú phải không?”

“À, ư…” Tôi ậm ừ.

“Cháu biết bạn gái chú tặng chú.”

“Sao cháu biết?”

“Cháu cũng chẳng biết vì sao,” nó đưa chiếc giầy lên vạt nắng, nghiêng đầu ngắm nghía. “Nhưng cháu biết.”

Tôi cười. Cười để khỏi phải trả lời.

“Cháu đoán; đoán thôi nhé… Hai người chia tay rồi phải không nào?”

Tim tôi hụt mất một nhịp. Denize của tôi đã là kỷ niệm. Dẫu có một thời chúng tôi yêu nhau đến điên cuồng.

“Cháu làm nghề thầy bói nữa mới đúng.” Tôi nhún vai, gượng gạo một khóe cười.

“Chia tay rồi chú mới về Việt Nam một mình được như thế này.”

Tôi phì cười. Thằng nhỏ làm tôi nhớ Denize. Bao nhiêu lần hứa đưa Denize đi thăm Việt Nam mà đâu có thành. Tôi nhớ lọn tóc đen nhánh lượn lờ trước trán và lúm đồng tiền trên má Denize. Tôi nhớ cả tiếng cười mềm như tơ lụa của Denize mỗi khi nghe tôi kể chuyện khôi hài.

“Nhưng cháu đoán sai rồi. Chú với người yêu chú vẫn còn…”

Tôi nói dối, bởi tôi tin vào chuyện hàn gắn.

“Ô, sorry chú.” Thằng bé cười. Khoe những chiếc răng lởm chởm.

Thằng bé không tò mò chuyện tình cảm của tôi nữa. Nhưng nó tra vấn tôi về tình yêu. Làm như tôi là chuyên viên về tình ái. Không là chuyên viên làm sao chinh phục được một nhan sắc mượt mà vùng biển ấm Nam Bán Cầu. Không là chuyên viên làm sao cuốn hút được cánh chim hiếm quý từ Rio de Janeiro, về tận Bắc Mỹ. Thằng bé đánh giầy phục tôi sát đất. Nó đâu biết Denize đã vuột khỏi vòng tay tôi, như cánh chim nhớ khung cảnh núi rừng Amazon hùng vĩ, đã chắp cánh bay xa. Thằng bé đánh giầy tra vấn tôi. Nó muốn biết thế nào là tình yêu đích thực. Bỗng dưng tôi thành nhà tâm lý học, say sưa thuyết giảng. Nó gật gù tán thưởng từng câu từng chữ tôi nói ra. Dần dà, nó kể cho tôi nghe về tình yêu của nó.

“Nó chia sẻ với cháu mọi thứ; thế có phải là tình yêu chưa nào? Nói chú đừng cười, nhưng ngay cả cái quý nhất của đời con gái – cái ấy đó chú – nó cũng không ngại ngần.”

Tôi toan hỏi sao cháu biết cái ấy là cái quý nhất của cô ta (tôi đoán “người kia” của nó là một cô gái, dù vào cái thời trắng đen nhập nhòe này nhiều khi tưởng như thế nhưng lại không phải là như thế), nhưng suy nghĩ một giây, tôi bỏ qua. Tôi sợ thằng bé không hiểu ý tôi rồi tôi lại mất công giải thích.

Với người này, cái quý nhất của người kia chỉ là thứ bỏ đi.

“Nó mua cho cháu chai thuốc đánh giầy này đấy chứ. Quý lắm đấy.”

Thằng bé vừa nói vừa gõ nhẹ những đầu ngón tay lên cái chai thuỷ tinh. Móng tay dài viền đen gõ lạch cạch lên thành cái chai đựng chất thuốc hiếm quý.

“Như vậy mình có thể nói là nó không thấy xấu hổ khi có người yêu đi đánh giầy, phải không chú?”

Tôi gật gù, “Ðúng rồi.”

 chuyen%20nham%20som%20mai1

 Thắm Nguyễn

Cái thời kỳ kinh tế suy thoái, hãng tôi sa thải bớt nhân công, tôi mất việc làm, phải đi giao báo qua ngày, Denize của tôi đã mua cho tôi cái túi vải khoác trên vai để khỏi mất công ôm chồng báo quảng cáo. Tôi ngần ngừ cầm cái túi vải mát lạnh trên tay, lòng chùng xuống. Cảm xúc tràn lan. Cô gái không thấy xấu hổ khi có người yêu là kẻ đi giao báo quảng cáo. Dù gì đi nữa người ta cũng không nỡ bỏ nhau.

“Ðúng rồi,” Tôi gật gù nói ra cái ý nghĩ – thuở ấy – trong đầu. “Khi đã yêu nhau thì dù gì đi nữa người ta cũng không bỏ nhau.”

“Vậy tại sao…” Thằng bé ngừng tay xát bàn chải. “Vậy thì tại sao nó không bao giờ đi cùng với cháu ra ngoài phố. Nó không bao giờ đi shopping, đi xem phim, đi dạo phố với cháu. Nó sợ đi bên cháu, sợ cầm tay cháu… như thể cầm vào tay cháu thì mất trinh không bằng.”

Tôi cắn môi, ngập ngừng.

“Mà có còn trinh đâu mà sợ mất!” Thằng bé buông ra cái giọng chua cay.

Không, không nên như thế. Lòng tôi dằn vặt và áy náy vì cái nhận xét độc địa. Không nên nghĩ thế. Trinh tiết của tâm hồn mới là điều đáng nói. Nhưng làm cách nào giải thích cho thằng bé lớn lên ở lề đường – mà lại là lề đường của đất nước Việt Nam khốn khổ – để nó có thể hiểu được trinh tiết của tâm hồn mới là cái ngàn vàng. Tôi nhìn mớ tóc rối trên cái đầu méo của thằng bé đánh giầy. Thiên hạ đi qua đi lại trên đường phố. Chẳng ai để ý đến chúng tôi. Tiếng còi xe inh tai không làm gián đoạn cuộc trò chuyện của chúng tôi. Màu nắng làm tôi nhớ Denize. Những ngày đông giá đầy tuyết trắng ở Bắc Mỹ, Denize cứ than là nhớ nắng Rio.

“Thường thì phụ nữ mơ có một người đàn ông có công ăn việc làm vững chãi,” tôi nói.

“Cháu cũng có xin cái job bảo vệ đấy chứ, nhưng mà…”

Tôi nhìn những ngón tay xương xẩu. Cặp xương đòn gánh nhô ra hai bên cái cổ dài ngoằng. Tướng tá thế này thì bảo vệ cho ai đây. Tôi nghĩ nhưng không nói ra ý nghĩ của mình.

“Dạo này xin làm bảo vệ là dễ nhất. Chỗ nào cũng cần. Nhà hàng, tiệm mát-xa, nhà nghỉ, ca-si-nô. Nhà riêng của đại gia. Ngay cả nhà chùa cũng cần bảo vệ. Chú biết không?”

Ừ thì tôi biết. Không muốn biết cũng phải biết bởi cứ ra phố, nhìn ngang nhìn ngửa là thấy ngay. Thanh thiếu niên đứng ngồi đầy những con phố, những cửa tiệm. Nam thì làm bảo vệ, nữ thì son phấn đậm màu rồi khoác vài mảnh vải lên người, ngồi trước những cửa quán, chen chúc nhau dạt cả xuống lề đường. Ðể làm gì, ai mà biết được.

Thằng nhỏ nghịch ngợm búng đầu ngón tay vào những ngón chân tôi, “Chú đã đi mát-xa chân chưa. Chú nên đi mát-xa bây giờ. Mai mốt có bạn gái đi cùng, bạn gái sẽ không cho chú đi mát-xa đâu.”

“Sao lại không cho?” Tôi hỏi.

“Tại mấy đứa mát-xa hot girl lắm đấy. À, nhưng mà chú chẳng nên đi mát-xa một mình. Yêu nhau thì vui buồn sướng khổ gì cũng phải có nhau, phải không nào?”

Tim tôi hụt đi một nhịp. Có phải tôi đã kéo được tin yêu trở về trong lòng kẻ vừa đánh mất tin yêu?

Thằng bé nghịch ngợm bóp mạnh đầu ngón chân cái của tôi. “Bọn hot girl bây giờ mát-xa đỉnh lắm.”

Tôi nhìn bàn tay nó. Những móng tay viền đen. Ô, vậy là không được rồi. Dơ bẩn như thế làm sao những đứa con gái chịu cho cầm tay. Ngước lên, bắt gặp cái nhìn của tôi, hay chợt nhận ra những móng tay viền đen, thằng nhỏ bỏ chiếc giầy xuống, xoa hai bàn tay vào nhau ngượng ngùng.

“Tới giờ nghỉ cháu mới rửa tay.”

Nó nhìn chăm chú vào hai bàn tay đang xòe rộng. Những ngón dài với những cục xương gồ lên ở đốt.

“Tay này tụi girl chúng nó chê là phải.” Thằng bé lẩm bẩm rồi chùi hai bàn tay vào vạt áo.

“Thế cháu với cô bạn gái có còn…”

“Nó chảnh như con cá cảnh, ai mà chịu nổi, chú ơi!” Thằng bé ngắt lời tôi.

“Cho nó một cơ hội nữa đi. Yêu là phải biết tha thứ cho nhau những chuyện nhỏ. Những chuyện lặt vặt.” Tôi lên mặt dạy đời, như một lần kia tôi cũng đã dạy tôi như thế.

Hai con mắt rời chiếc giầy, ngước nhìn tôi. Giọng nói mềm, tẩm đầy cảm xúc, “Cháu thương nó thật đấy chứ.”

“Hãy cho tình yêu một cơ hội, bởi vì tình yêu có thật.” Tôi nói, chắc như đinh đóng cột.

Thằng bé lại ngước nhìn tôi. Lặng im một thoáng, rồi nở nụ cười hiền. Tôi thấy trong nụ cười ấy, hình ảnh đôi trẻ nắm tay nhau, tung tăng trên đường phố, những buổi chiều nắng vàng phản chiếu từ những khung cửa kính cao ốc, nhạt nhòa trên tóc.

Tiếng còi xe trộn lẫn vào nhau. Thành phố cuồn cuộn tràn xuống lòng đường. Người đi qua đi lại nườm nượp hai bên đường. Chẳng ai để mắt đến chúng tôi. Ai cũng vội vàng, hấp tấp. Chỉ có chúng tôi là nhàn hạ, nói toàn những chuyện không đâu. Con chó ban nãy luồn ra khỏi đám đông, mon men đi về phía chúng tôi. Nó dừng lại khi cách chúng tôi một bước chân. Hai con mắt nâu hiền. Cái mõm dài nghếch lên, chờ đợi.

“Lại mày nữa đấy à!” Vừa loay hoay với miếng bông gòn, thằng bé vừa nói. “Bọn ăn trộm chó chúng nó mà trông thấy mày là mày toi đấy!”

Con chó không hiểu. Nó dợm bước lại gần. Thằng bé nhặt viên sỏi ném con chó. Con chó tuông chạy, cách xa chỗ chúng tôi một khoảng, ngừng lại tiếp tục xốc mũi ngửi những mảnh thức ăn vụn quăng trên lề đường. Rồi lại lân la đến chỗ chúng tôi. Một lát, nó lủi lại sát bên chân tôi, hít hà một cách nồng nhiệt như khám phá ra điều gì lạ lẫm. Con chó lại làm tôi nhớ lũ chó của cảnh sát, siêng năng đánh hơi tìm bạch phiến hành khách giấu trong người ở những phi trường quốc tế.

Thằng bé vẫn say sưa kể cho tôi nghe về cái lần nó yêu cô bạn gái trong phòng ngủ của bố mẹ cô, lúc hai ông bà đi sinh. Tôi hỏi đi sinh là đi đâu. Nó ngớ ra, nhìn tôi một giây rồi phì cười, “Chú là người nước ngoài có khác. Ði Sinh là đi Sin-ga-po đấy.”

Bàn tay cầm bàn chải thoăn thoắt lướt trên da giầy càng lúc càng nhanh, như động tác thân thể đứa con trai đang dồn dập trên cái tròn trịa thân thể gây gây mùi thiếu nữ.

Bất chợt, cái lưỡi mềm mại của con chó chạm vào lưng bàn chân tôi. Tôi giật mình co chân lại, gạt chai nước đổ nghiêng. Chất lỏng đánh bóng trào ra, loang vũng trên mặt xi măng lở lói. Thằng bé bừng tỉnh. Ðứa con trai bị giật ra khỏi cơn mê đắm xác thịt. Mắt nó long lên. Cái giọng nhỏ nhẹ ngọt ngào bỗng tẩm đầy nét cộc cằn, hung bạo, “Chết con mẹ mày. Ðéo mẹ con chó khốn nạn này!”

Những ngón tay cuống cuồng vồ lấy cái chai nước thánh. Nhưng muộn mất rồi. Nước thánh đã loang một vũng nhỏ trên mặt đường và len lỏi vằn vèo theo những kẽ nứt của gạch đá như những con cuốn chiếu tìm nơi ẩn náu.

Thằng bé nắm chặt cái chai trong lòng bàn tay. Nó đứng bật dậy đuổi theo con chó. Con chó vừa sủa vang vừa cong đuôi chạy. Lẫn vào đám người tất bật trên đường phố. Thằng bé luồn lách giữa những người qua đường một lúc rồi lủi thủi trở lại chỗ tôi ngồi. Từ tuốt đàng xa, con chó đứng lại, cụp đuôi, vênh vang sủa như thách thức. Chất thuốc trong chai của thằng bé đánh giầy chắc có mùi gì đó làm con chó khó chịu.

Thằng bé không ngừng lẩm bẩm nguyền rủa con chó. Tôi nhìn đôi giầy loang lổ chất thuốc làm mềm da. Những vệt thuốc làm lớp da giầy dộp lên, như thể sắp bong ra. Hệt như những đốm lang ben trên khuôn mặt thiếu niên dậy thì. Làm sao bây giờ đây. Chẳng lẽ bắt đền thằng nhỏ. Nó nghèo mạt lấy tiền đâu ra mà bồi thường.

Chợt thằng nhỏ bật người lên mừng rỡ, “Xong rồi. Ðể cháu chạy qua góc đường, hỏi xin thằng bạn…”

Nó ngần ngừ nhìn tôi. Tôi cũng ngần ngừ nhìn nó. Rồi nó nhanh nhảu, “Chú chờ cháu ở đây. Cháu gửi thùng đồ nghề lại đây chú coi giùm cháu. Cái thuốc này phải tẩy ngay mới được. Chú chờ cháu nhé.”

Nó cầm đôi giầy, thoăn thoắt bước đi. Cái tung tăng trẻ thơ làm lòng tôi mềm lại. Tôi nhìn theo cái bóng mảnh khảnh của đứa thiếu niên đang nhòe dần vào tảng màu loè loẹt của hàng trăm bóng người trên đường phố.

Tôi ngồi trơ ra đó. Hai bàn chân trắng bệch, trần trụi, trơ trẽn. Bây giờ khách qua đường mới nhìn tôi. Tôi co những ngón chân, cố giấu những móng dài lười cắt. Thiệt tình. Khi không lại tháo bít tất bỏ ở nhà trọ. Dù trời có nóng cách mấy đi nữa thì cũng đâu đến nỗi phải đi giầy không vớ. Con chó ban nãy lân la trở lại. Hít hà một cách say sưa chỗ lề đường ẩm ướt. Nhất định cái chất lỏng kia có mùi gì đó lôi cuốn nó.

Và cái thằng bé đánh giầy này, đi đâu sao mà lâu lắc.

Tôi ngồi hoài như thế tới khi mặt trời đã xuyên nghiêng những mái nhà cao ốc phía bên kia đường, quăng xuống lề đường phía tôi ngồi những vệt nắng lam nham. Cổ họng chợt ngứa, tôi cất tiếng ho khan. Ngóng trước, trông sau, tìm cái hình ảnh quen thuộc. Cho đến khi có tiếng người đàn bà quét đường đánh thức tôi, “Chờ ai dzậy anh Hai?”

Ðứa bất lương không trở về nữa rồi. Tôi tò mò mở hộp đồ nghề của nó. Hai cái bàn chải cùn. Một hộp xi trầy trụa có chữ Kiwi vàng óng và hình con thú ăn kiến lưng gù, còn sót lại từ thế kỷ trước. Cái hộp xi hiếm hoi. Làm cách nào nó còn giữ được cái hộp xi đánh giầy từ thời tôi còn là đứa bé, chưa biết đi giầy; cái thời bố tôi vẫn quẹt cái bàn chải lên mặt lớp xi đen rồi phất lên chiếc giầy Gia Ðịnh. Bố đánh giầy nhẹ như phủi bụi mà lớp da bóng lên như gương. Tôi hay cúi mặt sát chiếc giầy của bố để nhìn khuôn mặt mình vênh vẹo như hình vẽ trong tranh hí họa.

Tôi lắc đầu, hất những hồi tưởng quá khứ sang một bên. Tôi ngóng nhìn hai đầu đường. Người đàn bà quẩy quang gánh. Cái lưng cong oằn. Tiếng rao lảnh lót. Ai ăn tàu hủ hôn. Tôi nheo mắt cho bớt chói. Chút gió ve vẩy cái dịu nhẹ xế trưa. Vậy là chắc chắn đứa bất lương không trở về nữa rồi. Nó lấy đi của tôi chứng tích của những ngày tình yêu nồng cháy. Tôi thở dài, kềm giữ câu chửi thề. Mà đúng ra bây giờ tôi cũng chẳng muốn giữ làm gì nữa. Ðến người cũng không còn giữ được, tiếc làm chi đôi giầy. Sau cái mất mát lớn nhất đời người kia tôi chẳng còn gì để mất hay chẳng còn gì đáng mất. Nó lấy của tôi như vậy mà lại hay, bởi tôi không thể tự mình quăng đi cái kỷ niệm ấm cúng. Tiếc là cái thằng trộm cắp cùng tên với tôi ấy không biết rằng tôi đã đưa cho nó viên thuốc nhiệm màu giả hiệu. Viên thuốc dạy nó hãy tin tưởng vào Tình Yêu. Hãy cho Tình Yêu một cơ hội bởi Tình Yêu có thật. Viên thuốc giả mà bao nhiêu kẻ đã hí hửng nuốt vào để cầu xin phép lạ. Ðứa bất lương ấy đang lấp ló ở khúc quanh con hẻm nào đó hí hửng với món đồ cướp được, rạng rỡ với tin vui rằng Tình Yêu có thật.

Thằng nhỏ bất lương chỉ ăn cắp của tôi đôi giầy nhưng nó lầm to. Trong lúc kể cho nó nghe về tình yêu, tôi chỉ kể cho nó nghe cái phần rạng rỡ; tôi giấu đi cái khoảng âm u. Chính cái khoảng âm u kia mới kèm theo những lời cảnh giác, giúp nó tránh được những hang hố chết người.

Những con người trân quý Tình Yêu may ra trên thế gian này còn sót lại vài mạng. Với tỷ lệ quá nhỏ ấy, tôi có thể nói một cách mạnh miệng rằng trên thế gian này làm quái gì có Tình Yêu chân thực. Những gì tôi nói với thằng bé bất lương kia từ sáng đến giờ toàn là chuyện nhảm hết. Chuyện nhảm cho một sớm mai vô tích sự.

Ðời mày tàn rồi, đứa bất lương ơi. Hãy tin tao đi, bởi trên thế gian này làm quái gì có Tình Yêu. Tất cả chỉ là sự hiểu lầm.

Tất cả chỉ là ngộ nhận.

Hoàng Chính

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2022 lúc 7:01pm

Ông già bán trứng

Câu chuyện về ông già ngồi bán trứng vĩa hè.

Một phụ nữ mở cửa xe hơi bước xuống, đi đến ông già bán trứng hỏi, ông bán bao nhiêu tiền một trứng ? Ông nói một đồng hai trứng.

Tôi lấy 6 trứng $2.50 nhé, bà trả giá, nếu không thì tôi đi.

Thưa bà, bà muốn giá đó thì tôi bán giá đó ông nói, có lẽ đây là một khởi đầu tốt đẹp cho ngày hôm nay, vì suốt cả ngày tôi không bán được dù là một cái trứng, nhưng tôi cần phải sống, thưa bà!

Bà ta mua với cái giá mà bà đã mặc cả, bà bước đi trong vui sướng vì nghĩ rằng mình đã chiến thắng.Bà bước vào chiếc xe đắc tiền lái tới một nhà hàng sang trọng, với những người bạn trông sang trọng giàu có.

Bà và những người bạn kêu bất cứ thức ăn gì mà họ muốn, họ chỉ ăn một ít cho có lệ, bỏ lại hầu hết những gì mà họ gọi ra.

Họ kêu tính tiền, cái hoá đơn được mang ra, với cái giá $400, bà đưa cho chủ nhà hàng $500, nói người chủ giữ lấy $100 coi như tiền bo, típ.

Câu chuyện mới nghe tưởng như rất bình thường, đối với ông chủ một nhà hàng thuộc loại sang, nhưng nó lại khá bất công đối với một ông già nghèo khó, ngồi bán trứng bên lề đường, kiếm từng đồng từng cắc lây lất sống qua ngày…

Vấn đề là : Tại sao chúng ta quá lạnh lùng cương quyết, khi mua bán với những người nghèo khổ, và tại sao chúng ta luôn rộng rãi hào phóng với những chủ nhân của những nhà hàng sang trọng, trong khi đó họ không cẩn lắm sự hào phóng, rộng rãi của chúng ta ?

Hình như có một lần tôi đọc được ở đâu đó:

Ba tôi thường mua những thực phẩm rẻ tiền từ những người nghèo khó, với cái giá cao hơn giá thật của nó, ngay cả khi ba tôi không cần những thứ đó. Thông thường thì ông trả tiền nhiều hơn giá trị của món hàng. Tôi rất ngạc nhiên về những điều đó, và hỏi ba là tại sao phải làm như vậy ? Ba tôi từ tốn trả lời : “ Đó là giá trị, tư cách và nhân phẩm của con người, được ẩn dấu che đậy dưới một hình thức khác, mà con biết qua hành động từ thiện . “

Hãy sử dụng đồng tiền làm sao nó nói lên được tư cách của mình, nhưng tuyệt đối đừng sử dụng tư cách của mình, để kiếm được đồng tiền !


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2022 lúc 10:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2022 lúc 7:33am

Cám Ơn You

An%20Autumn%20Thank%20You!%20Free%20Thank%20You%20eCards,%20Greeting%20Cards%20|%20123%20Greetings


Được định cư ở Canada là mơ ước lớn nhất của gia đình tôi. Nhớ ngày đầu tiên đặt chân đến Montreal, ba mẹ và mấy chị em tôi cứ như người đi trong mơ. Lúc đó tuy cả nhà 9 mạng người mà trong tay chưa có được 100 đô, nhưng ai ai cũng mừng vui không kể xiết. Sau vài tuần ở ké nhà bác Tư - người bảo lãnh ba tôi, thì cả nhà quyết định ra mướn appartment riêng để không làm phiền lòng bác gái. Thế là mấy chị em phải đổ xô đi kiếm việc làm.

Công việc đầu tiên của tôi nơi xứ người là nhân công trong một hãng
vớ. Để được tuyển chọn thì chúng tôi phải thi tay nghề, nghĩa là người ta đưa mình chừng 10 đôi vớ, người xin việc phải lần lượt đút từng đôi vớ vào hệ thống máy đang quay tròn rất nhanh trong một thời gian nhất định. Việc này cũng không khó lắm. Sau đó tôi mới được cho vào gặp  "bà cai " để được phỏng vấn. Bà cai nhìn có nét như người  Ấn độ, chứ không phải người da trắng như tôi cứ đinh ninh trong đầu - sau này tôi được biết tên bà là Hayam. Nhìn tôi bà hỏi " Cô mới qua đây phải không? ". Tôi đáp phải. Bà hỏi tiếp " Bên nước cô, cô làm nghề gì ? ". Tôi trả lời " Dạ đang học năm cuối ngành dược ". Bà nhìn tôi đăm chiêu rồi tiếp " Tôi biết cô sẽ không làm ở đây lâu đâu. Công ty giao cho tôi nhiệm vụ tuyển dụng nhân viên, lẽ dĩ nhiên tôi có trách nhiệm mướn những ai có ý định làm lâu dài với chúng tôi. Nhưng tôi biết thành phần trí thức như cô thì đây chỉ là một công việc tạm thời giúp cô có thu nhập ban đầu nhằm tiếp tục đi học lại, có phải không ?". Tôi không ngờ bà này nói trúng tim đen mình quá nên ấp úng không biết trả lời sao, lòng thấp thỏm lo sẽ bị từ chối. Bà tiếp " Thôi được tôi nhận cô.
Hai mươi lăm năm trước nước Canada đã cho tôi cơ hội thì hôm nay tôi cũng cho cô một cơ hội bởi vì đất nước này cần những người có trình độ như cô". Tôi mừng quá lật đật bước ra ngoài lấy hẹn khám sức khỏe mà quên cả cám ơn bà.

Thời đó là giai đoạn gia đình chúng tôi cực khổ nhất. Đi làm ca tối,
tan ca về nhà gần 1 giờ khuya, đánh răng rửa mặt vội vội vàng vàng rồi đi ngủ vì sáng hôm sau phải dậy sớm đến trường học lúc 7 giờ . Tan lớp học là 3 giờ , đón 2  chặng xe bus về tới nhà đã gần 5 giờ, ăn miếng cơm chiều, nghỉ chút lấy hơi là đã đến giờ đi làm ca đêm ở hãng vớ từ 6 giờ đến 12 giờ đêm.

Có một lần tôi ngủ gục khi đang làm việc và bị " bắt quả tang " ngay. Dễ lắm, người kiểm soát (quality controler) dù không ngồi ngay đó nhưng khi hằng loạt vớ di chuyển qua máy thì ông ta nhận ra ngay là máy của tôi khi thì chiếc có chiếc không. Ông Irving đi thẳng đến nơi tôi ngồi và hỏi tại sao tôi không đút đủ số vớ như yêu cầu. Tôi bất ngờ chưa biết nói sao thì ông John ở máy kế bên bước qua nói " Máy này nó củ quá rồi. Khi nãy tao nghe tiếng cọt kẹt to lắm. Ông kêu thợ máy ến xem thử có vấn đề gì không ". Thế là tôi ngồi chờ thợ máy tới.
Tranh thủ khi không có ai, ông John ghé tai tôi nói nhỏ " Cô mệt lắm
hả ? Tôi thấy cô ngủ gật. Irving nó khó lắm. Cô cẩn thận kẻo mất việc à ". Tôi cám ơn rồi ráng căng hai mắt ra mà làm tiếp. Hôm sau ông John mang cho tôi hộp kẹo cà phê. Ông bảo " Tôi biết cô đi học ban ngày. Ngậm kẹo này cho đỡ buồn ngủ. Ráng cố gắng làm khi nào ra trường có job ngon hơn thì nghĩ nơi này ". Tôi nhận, cảm ơn ông mà ứa nước mắt.
Mãi đến bây giờ, cứ mỗi lần ngậm kẹo cà phê thì tôi lại nhớ đến ông
John. Ông qua đời 1 năm sau khi tôi không còn làm ở hãng vớ nữa.

Sau đó vì giờ giấc làm ca đêm không thuận tiện, tôi xin vào làm nghề
giặt khăn ăn trong một nhà hàng ở phố Tàu. Đây là một nhà hàng sang trọng rộng lớn, nên bàn ăn nào cũng được trải tấm vải hồng nhạt. Mỗi khi khách ăn xong là nhân viên kéo hết tất cả khăn trải bàn cùng khăn lau miệng thảy vào một thùng thiệt to rồi mang xuống phòng giặt. Nhiệm vụ của tôi là phải giặt hết cái " khối núi " khăn khổng lồ này trong thời gian quy định vì nhà hàng ngày nào cũng rất đông khách. Tôi làm từ 1 giờ trưa đến 7 giờ chiều. Cho dù có nhiều máy giặt máy sấy vậy mà tôi cũng phải làm liền tay mới kịp. Này nhé, mở từng thùng khăn dơ ra, tôi phải giũ sạch đồ ăn vào một thùng rác, rồi phân loại khăn nào dính chất nước (xì dầu, nước sốt...) thì để qua một bên giặt riêng. Sau đó bỏ vào máy giặt, vừa mở máy này thì cũng là lúc máy sấy bên kia reng lên báo hiệu khăn khô cần lấy ra. 

Coi tưởng nhàn mà lu bu cả buổi cứ phải quần quật phân loại, bỏ vô máy, chế xà bông vào, rồi mang qua máy sấy, vừa khô thì lại phải bắt tay qua thùng khăn kế tiếp. Một ca của tôi làm 6 tiếng mà chỉ có thời gian rảnh lắt nhắt chừng 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút. Đó là những lúc tôi tranh thủ hoặc ăn cơm hoặc đem bài vở ra học. Tôi còn nhớ ngày hôm đó khi đang cắm cúi đầu vào trang sách thì tôi linh tính có ai nhìn chồm qua vai mình. Quay đầu lại, tôi giật mình khi nhận ra đó là ông Michael - người quản lý nhà hàng. Ông nhíu mày "

Cô học bài à ? Sao cô không lấy khăn từ máy sấy ra, khô từ lâu rồi,ngoài kia đang cần khăn sạch ". Tôi lật đật đứng dậy (đang ngồi dưới đất cạnh máy giặt) vụng về giấu cuốn sách vào khe giữa 2 cái máy, rồi vội mở cửa máy sấy lấy khăn khô ra, mắt không dám nhìn thẳng ông Michael. Chợt nghe tiếng ông hỏi " Cô ăn trưa vậy thôi sao ? ". Ngón tay ông chỉ vào bịch chip đang nằm trên hộp giấy mà tôi dùng làm bàn. Tôi ấp úng "Không sao, tôi ăn đỡ thôi, chiều về nhà tôi mới ăn thật".

Ngày hôm sau thì David - người hầu bàn cho biết là theo lệnh ông Michael, cứ 3 giờ trưa thì tôi được nghĩ và được lên nhà hàng kêu một món ăn miễn phí, dĩ nhiên là chỉ trong phạm vi vài món đã được chỉ định mà thôi. Tôi mừng quá vì sẽ không phải mang theo vài gói chip hay các món ăn vặt nữa mà ít nhất cũng được một chén súp nóng hay một món nào đó ăn cho chắc bụng. 

Nhưng rồi tôi lại phải đổi job lần nữa khi phải làm thực tập tại nhà thuốc tây. Tôi làm trong pharmacy từ 9 giờ đến 5 giờ. Thế là để có tiền đóng học phí, tôi lại phải đi tìm việc làm buổi tối. May mắn thaytôi xin được vào làm ở một nhà máy kéo sợi từ 6 giờ đến 12 giờ khuya.

Và cái đêm kỹ niệm "suốt đời không quên" xảy ra vào lúc bất ngờ nhất.
Tối đó khi tan ca, như thường lệ, tôi và các công nhân ùa ra  khỏi cổng. Ai nấy đều vội vã ra lấy xe (tôi được anh Gerald cho quá giang
về nhà). Ngoài trời mùa đông tối lờ mờ với từng cơn bão tuyết cùng gió rít lạnh buốt xương.
Đang cùng mọi người co ro cúm rúm thì bỗng dưng tôi có cảm giác hai chân mình hổng lên khỏi mặt đất và dường như tôi phi thân trên tuyết.
Cứ ngỡ là ảo giác, nhưng rõ ràng là sự thật khi tôi nhận ra rằng mình
vừa lướt qua mặt một người.

Rồi bỗng dưng tôi nghe nhiều tiếng la to " Ngồi xuống ! ". Tôi nhận ra mình đang ở trong tình trạng nguy hiểm vì bị bão cuốn đi nhưng không tài nào cưỡng lại được sức mạnh của cơn bão mà ngồi xuống được. Sợ hãi quá, tôi la lên "Help ! Help !". Dường như có ai đó chạy tới nắm áo tôi kéo ghì lại nhưng chiếc áo tuột ra khỏi tay người đó vì vận tốc gió quá mạnh. Tôi càng la to trong hoảng hốt khi thấy cả thân mình đang lướt nhanh trên mặt đất phủ đầy tuyết . Rồi tôi lại cảm thấy áo khoác mình bị ai trì xuống, rồi tay mình cũng bị kéo mạnh.
Rầm! Tôi tối sầm mặt mũi và cảm thấy toàn thân ê ẩm. Đau quá, tôi cứ nằm sóng soài trên mặt tuyết. Khi mở mắt ra thì tôi nhìn thấy xung quanh mình đông đủ các công nhân làm cùng ca. Họ xúm lại đỡ tôi lên. Người hỏi han, kẻ xoa bóp xem tôi có bị chấn thương không. Khi chắc chắn là tôi không bị gì thì moị người dìu tôi vô xe anh Gerald để anh chở tôi về nhà dùm. Hôm sau đi làm tôi mới rõ sự tình. Có lẽ do quá ốm yếu và nhỏ con mà tôi là người duy nhất "được" cơn bão chiếu cố. Khi thấy tôi bị cuốn đi thì nhiều người chạy đến tìm cách giữ tôi lại bằng cách nắm tay, kéo áo hay ôm đại tôi ghì xuống nhưng đều thất bại vì tuyết thì quá dầy lại thêm gió quất mạnh. Sau cùng thì anh Robert và bà Sophia cùng lao tới chụp đại lấy tôi rồi ôm và kéo ghị xuống. Nhưng xui thay cả hai đều bị cơn gió bão lôi đi xềnh xệch khi họ không chịu buông tôi ra. Khi nghe cái rầm  là lúc cả ba chúng tôi đập mạnh vào một chiếc xe đang đậu ở lề đường. Tôi may mắn không sao, trong khi anh Robert bị trật cánh tay phải xức thuốc một tuần mới khỏi. Tội nghiệp nhất là bà Sophia. Bà bị thấp khớp từ lâu rồi, không may lại bị cơn bão quất mạnh vào thành chiếc xe nên chiếc mũi bà bị dập sưng vù lên.
Bà phải nghĩ làm hơn 2 tuần mới bớt .

Kể từ đêm đó, mọi người cứ trêu chọc tôi là skeleton (bộ xương) nên
mới bị gió cuốn đi. Cái tên nick name của tôi " Gone with the wind "
(Cuốn theo chiều gió) ra đời từ đó. Nhưng trong cái rủi có cái may.
Sau biến cố đó, tự dưng tôi được cưng thấy rõ. Cô chú anh chị hôm nào cũng mang đồ ăn cho tôi tẩm bổ cho mập lên. Bà Sophia còn bảo tôi khỏi đem cơm theo, mỗi ngày bà xúc hai phần ăn, cho bà và tôi.
Năm cuối cùng học pharmacy, tôi đành nghĩ làm hãng kéo sợi vì bài vở quá nhiều và phải tập trung ôn thi tốt nghiệp. Tối cuối cùng ai nấy
đều đến chia tay và chúc tôi mau ra trường. Bà Sophia ôm tôi thật lâu.
Bà nói đùa " Mỗi lần soi gương nhìn chiếc mũi này, I will miss you ".
Ngày tháng trôi nhanh. Thấm thoát mà tôi đã ở đất nước này hơn 25 năm.

Tôi nhận ra một điều là một xã hội tốt với môi trường sống tốt luôn
sản sinh ra những con người tốt. Tôi không phàn nàn về cuộc sống vất vả trong những năm đầu đặt chân đến Canada, mà tôi thầm cám ơn đất nước này đã tặng cho tôi những kỹ niệm đẹp về lòng tốt của con người.

Cám ơn You - những bà Hayam đã giúp đỡ khi nhận cô bé chân ướt chân ráo ngày đầu tiên bỡ ngỡ nơi xứ người,  mặc dù biết trước rằng tôi sẽ chẳng làm được bao lâu.
Cám ơn You - những ông John đã lên tiếng bênh vực cộ học trò vừa làm vừa ngủ gục, nhằm giúp tôi không bị mất việc.
Cám ơn You - những ông Michael đã tặng cho cô bé hiếu học bữa ăn miễn phí để có sức mà vừa học vừa làm.
Cám ơn You - những anh Robert, những bà Sophia  đã quên thân mình hết lòng cứu giúp cô bé gầy khiu trong cơn bão tuyết.
Và cám ơn YOU - cám ơn Canada, đất nước của tự do và công bằng đã sản sinh ra những con người tuyệt vời.

Hoàng Thanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Oct/2022 lúc 8:36pm

33 Phương Châm Sống Của Người Khôn Ngoan


1. Người khôn để miệng trong tim, người dại để tim trong miệng.

2. Hãy học các nguyên tắc để biết phá vỡ nguyên tắc đúng cách.

3. Hãy làm theo 3 chữ “T” này: Tôn trọng bản thân – Tôn trọng những người khác – Trách nhiệm với tất cả mọi hành động của mình.

4. Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Ngay cả khi, người đời cho rằng bạn không thể.

5. Hãy sống một cuộc sống cao quý. Khi già đi và nghĩ lại, bạn sẽ được tận hưởng nó lần thứ hai.

6. Hãy dịu dàng với trái đất.

7. Sân khấu có lúc giống như cuộc đời. Điều bất trắc thoáng đến thử thách năng lực ứng biến của con người, loại năng lực này được tích lũy từ kinh nghiệm của cuộc sống.

8. Chim yến sao biết được chí của chim ưng. Đối với người suốt đời cống hiến cho sự nghiệp vĩ đại, ngoài ngưỡng mộ ra, bạn còn có thể làm gì?

9. Đừng chiến thắng người khác bằng tranh cãi. Hãy đánh bại họ bằng nụ cười của bạn. Bởi vì những người luôn muốn tranh cãi với bạn không thể chịu đựng được sự im lặng của bạn.

10. Sự tin tưởng giống như một miếng dán. Tháo nó ra một lần, có thể dán lại lần nữa nhưng nó sẽ không còn dính chặt như lần dán đầu tiên.

11. “Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có người tuyệt vọng vì hoàn cảnh.” 

12. Phụ nữ không có sức hấp dẫn mới cảm thấy đàn ông trăng hoa. Đàn ông không có thực lực mới cảm thấy phụ nữ thực dụng!

13. Khi con người ta vẫn còn trên đời, tưởng rằng còn nhiều thời gian, nhiều cơ hội. Thực ra cuộc đời là phép trừ, gặp nhau một lần, ít đi một lần.

14. Đừng sống cho người khác coi. Và đừng coi người khác mà sống!

15. Có ba thứ cần lãng quên: Lãng quên tuổi tác, lãng quên quá khứ và lãng quên ân oán.

16. Người thành công không thắng ở điểm xuất phát mà thắng ở những bước ngoặt.

17. Thứ không cần, có tốt đến đâu cũng là rác.

18. “Ruồi chết vì mật ngọt. Đàn bà chết vì đàn ông khéo. Đàn ông chết vì đàn bà đẹp. Còn cha mẹ chết vì con bất hiếu.” 

19. Cuộc sống là sự cân bằng giữa cho đi và nhận lại.

20. Đời người là một hợp đồng trọn gói. Niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau… Tất cả chỉ bán chung một gói, không thể mua riêng từng thứ được. (Trích: Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu).

21. Trên đời này không có thứ gì dễ dàng đạt được cả. Mà nếu quá dễ dàng đạt được thì chúng ta lại không biết trân trọng.

22. Khi cuộc sống dồn bạn vào bước đường cùng, đừng hỏi: tại sao là tôi? Mà hãy nói rằng: cứ thử tôi đi!

23. Đừng để bất hòa nhỏ làm tổn thương mối quan hệ lớn.

24. Cuộc sống cũng giống như đi xe đạp, nếu muốn thăng bằng bạn phải tiếp tục di chuyển.

25. Sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.”

26. “Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy tạo ra một cánh cửa” – Milton Berle

27. Chỉ mất hai năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng.

28. Cuộc sống vẫn vậy nếu nó lấy đi thứ gì của bạn, thì thế nào nó cũng bù lại cho bạn thứ khác, chỉ có điều là bạn có chịu đi tìm hay không.

29. Nếu kẻ khác nói xấu bạn, phán xét bạn mặc dù không biết gì về bạn. Đừng buồn, hãy nhớ kỹ một điều: “Chó sủa khi gặp người lạ”.

30. Đừng bao giờ dùng những lời nhẫn tâm làm tổn thương người yêu thương bạn, kể cả lúc tâm trạng của bạn đau khổ nhất.

31. Sẽ có một ngày bạn nhận ra rằng, SỐNG LƯƠNG THIỆN còn khó hơn gấp bội phần SỐNG THÔNG MINH. Thông minh là trời cho, còn lương thiện là sự lựa chọn cách sống của bạn.

32. Sự nghiệp không cần kinh thiên động địa, có thành tựu là được; tiền bạc không cần thừa thãi, dùng cả đời không hết, đủ tiêu là được; bạn bè không cần lúc nào cũng như hình với bóng, nhớ, nghĩ về nhau là được; con cái không cần nhiều hoặc ít, hiếu thuận là được; tuổi thọ không cần quá một trăm, sống khỏe mỗi ngày là được!

33. “Những người thông minh và những người xinh đẹp đều mắc chung một tật: cứ tưởng như thế là mãi mãi.”


Khuyết danh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2022 lúc 8:13pm

Bà Già Ba Tri 

 
Hình minh họa

Bà tên là Hường, nghĩa là Hồng, theo cách đọc trại của người miệt quê. Nhưng Hường hay Hồng gì cũng là tên của một loài hoa rất đẹp, ai cũng hiểu vậy. Và tôi nhất thiết phải là người hiểu rõ điều đó, vì bà là chị họ của má tôi.

Thật ra khi vừa đến Mỹ, bà chưa già. Chỉ mới 48 tuổi. Nhưng bà nhất định không chịu học tiếng Mỹ. Lý do bà nêu ra, là:

— Suốt ngày má có nói chuyện với ai ngoài ông táo đâu mà cần học tiếng Anh với tiếng Mỹ.

Bà lớn lên ở Ba Tri, vùng quê nghèo. Thuở nhỏ bà chăn trâu, làm ruộng làm vườn, giúp ba má nuôi một đàn em lúc nhúc như trứng gà, trứng vịt. Vừa trổ mã thiếu nữ đã đi lấy chồng. Lại tất tả với một đàn con nheo nhóc.

Chồng bà đánh cá ngoài biển, rồi theo người ta vượt biên đi mất. Một tay bà ở lại chèo chống nuôi con. Thời gian đầu không có tin tức gì của ông ấy. Gần chục năm sau mới thấy thơ về, nói ổng đã lấy vợ khác rồi. Ổng xin lỗi bà mong bà thông cảm, vì cuộc sống nơi xứ người khó khăn và bơ vơ quá. Bà kêu thằng hai viết thơ trả lời ba, rằng “Má hiểu hoàn cảnh của ba. Má không buồn đâu. Ba đừng lo, ráng giữ gìn sức khỏe“. Khi đọc những lời đó cho con, mắt bà ráo hoảnh. Nhưng buổi tối bà ngồi nhìn ngọn đèn dầu leo lét, nước mắt ở đâu mà cứ tuôn hoài. 

Cũng may, ông chồng còn chút tình nghĩa, đã làm giấy bảo lãnh cho mấy mẹ con sang Mỹ.

Qua đây rồi, bà không nhờ vả gì chồng. Duyên nợ không còn nữa, người ta cũng có gia đình khác rồi, mình dây vướng làm gì nữa cho khó xử cả đôi bên. Bà nghĩ vậy và lại một mình bươn chảy tiếp. Bà xin rửa chén, quét dọn cho những nhà hàng Việt. Mấy đứa nhỏ cũng giỏi. Chúng chịu khó học, làm việc sau giờ học ở các chợ Mỹ để kiếm tiền phụ má. Túc tắc như vậy, rồi tụi nó cũng ra trường, tìm được việc làm. Lúc này, tụi nó kêu bà ở nhà hưởng phước.

 — Cả đời má làm việc nuôi tụi con rồi. Bây giờ để tụi con lo lại cho má.

Vậy là bà nghỉ làm.  Và càng có lý do để không học tiếng Mỹ.

Ở nhà vài tháng bà thấy buồn quá. Bà bèn quyết định:

— Má muốn lái xe.

— Trời đất ơi! Hồi nào tới giờ má có lái xe bao giờ đâu.

— Hồi trước chưa biết thì giờ má muốn biết.

Thằng hai thuyết phục bà không được, bèn gọi con ba, con tư và thằng năm để cầu cứu. Đứa nào nghe xong cũng buông một câu ta thán y chang nhau:

— Trời đất ơi!

Người ta thường nói ông già Ba Tri rất ngoan cố. Nhưng người ta quên là, bà già Ba Tri cũng kiên cường không kém. Và cuối cùng, bà một mình chiến thắng cả tiểu đội con cái một cách vẻ vang.

Con ba đành vớt vát dặn dò:

— Ra đường nếu có chuyện gì, má nhớ gọi ngay cho con nghe.

Lần đầu tiên chạy xe ra đường, bà nhủ lòng phải cẩn thận lắm. Bà chạy chầm chậm với tốc độ 10 miles / 1 giờ.

Xe sau bấm kèn “tin tin”. Bà mặc kệ, cứ bình tĩnh giữ tốc độ an toàn.

Chỉ một lúc sau, nối đuôi xe bà là một hàng xe dài rồng rắn.

Có ai đó gọi phone báo 911. Police rú còi chạy đến chận xe bà lại.

— Hello. May you give me your Driver License?

— Hello, chú em. Bà lịch sự chào lại.

Police lập lại lời yêu cầu.

— Chèn ơi, nói gì mà líu lo, ai mà hiểu được. Bà cằn nhằn rồi rút phone ra. Bà bấm ngay chữ số 3 mà con ba đã chỉ, rồi đưa phone cho Police.

Anh chàng police ngẩn ngơ 1 giây, rồi như hiểu ra, liền thông báo sự việc qua phone.

Con ba rối rít xin lỗi và giải thích việc bà già “mù tiếng Mỹ” cho police. Đúng là “bạn dân”, anh police lịch sự nói “No problems “rồi yêu cầu con ba dặn dò bà chạy mau hơn.

Nhìn bà gật gật đầu khi nghe điện thoại, anh chàng cứ tủm tỉm cười.

Một lần vào dịp cuối tuần, vợ chồng thằng hai đưa bà đi ăn buffets của người Hoa. Nhìn thấy món crawfish trên khay thức ăn, bà liền nghĩ ngay đến con.

— Thằng nhỏ thích món này lắm đây.

Bà lấy muỗng múc từng con vào đĩa.  Bà già nên tay hơi run. Sợ làm rớt, bà cẩn thận lấy từng con một. đặt cẩn thận vào đĩa. Ông già người Mỹ đứng kế bên chờ lấy crawfish, chắc thấy… ngứa mắt khi nhìn bà từ từ, tà tà như vậy, bèn quên câu “lịch sự như Mỹ”, mà buông tiếng thở dài.

Lập tức, tự ái bà nổi lên. Bà lấy vài con thôi mà. Chờ một chút không được à. Còn phía bên kia đó, sao không vòng qua lấy đi.

— You go there lấy đi. Vừa nói, bà vừa chỉ tay sang phía đối diện.

Ông Mỹ không hiểu bà già này nói gì, nhưng nhìn tay bà chỉ, ông cũng … hiểu hiểu.

Ông bước vòng sang hướng kia.

Nhà thằng hai là nhà phố (town house) nên hơi bức bí với những người quen sống nơi ruộng đồng mông mênh như bà. Vì thế, thi thoảng bà hay ra công viên chơi.

Hôm nay bà ra công viên vào buổi sáng. Giờ này chỉ lác đác người nên không gian rất yên tĩnh.

Ngồi trên ghế đá, dưới tàng cây rợp bóng, bà nghe tiếng chim ríu rít trên cao. Gió thổi hiu hiu. Cảm giác thật bình yên.  Bà thả hồn theo tiếng chim, mường tượng mình đang ngồi bên bờ rạch sau nhà. Văng vẳng đâu đây tiếng chim cuốc khắc khoải gọi con nước lên sau rặng dừa nước xạc xào.

Một bà già cũng trạc tuổi bà dắt chó đi dạo gần đó. Ở bên đây, người ta cưng chó lắm. Dắt chó đi dạo là chuyện bình thường.

Bỗng con chó đi chậm lại, rồi dừng hẳn. Bà kia cũng dừng lại, chờ cho chó cưng “hành sự” xong, rồi chủ và chó thủng thẳng đi tiếp.

Chèn ơi, sao lại đi mà không dọn dẹp chứ.

Bà kêu lên thật lớn:

— Ê, ê… 

Bà kia giật mình, nhìn về phía bà.

— No good… No good…Bà chỉ tay về phía “hiện vật” của con chó để lại.

Bà kia tảng lờ và kéo con chó đi.

Trời ơi, người gì mà thiếu trách nhiệm. Không biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng gì hết.

Bà liền đuổi theo. Một tay bà chỉ vào “hiện vật, một tay bà cầm phone giơ lên:

— You no dọn dẹp, I kêu police.  Kêu 911 đó. You no good. No good.

Không cần tìm hiểu làm chi cho mất thời giờ, chỉ cần nghe police và 911 là bà kia quay lại thu dọn ngay (sau khi liếc cho bà một cái). 

Bà rất thích đi chợ mua thức ăn.

Mỗi khi vào chợ Kroger, bà cứ đẩy cart đi vòng vòng, lựa lựa, chọn chọn, rồi bỏ vào cart. Chuyện chẳng gì đáng nói, nếu xong xuôi, bà đẩy cart đến chỗ nhân viên tính tiền để thanh toán.

Nhưng bà thích check out ở máy tự tính hơn, dù bà không biết sử dụng. Thế là bà đứng ì ra đó. Nhân viên phụ trách khu tính tiền bằng máy, ngạc nhiên thấy bà đứng quá lâu, vội đi đến hỏi.

Bà cười rất tươi, nụ cười “nhờ vả “

— You do.

Nói vậy là dễ hiểu quá rồi. Nhân viên liền cầm lấy từng món đồ và scan giá.

Trời tháng bảy ở hướng South nóng như lửa. Máy lạnh trong nhà phải giảm nhiệt độ tối đa mới thấy dễ chịu.

Vậy mà hai chú police phải đạp xe tuần tra quanh khu vực, thật tội.

Bà để ý tầm một giờ mấy, hai giờ trưa là thấy họ tuần tra đến khu nhà bà.

— Tội nghiệp quá. Tụi nó chắc trạc tuổi thằng hai nhà mình thôi.

Một buổi trưa, bà đứng sẵn ngoài sân. Vừa thấy 2 chú police tới, bà vẫy tay ra hiệu dừng lại.

Cả hai ngạc nhiên thắng xe cái “ké ét…” trước mặt bà.

— Quây …quây… (wait, wait)

Bà ra dấu cho họ đợi, rồi bước nhanh vào nhà.

Hai police còn đang ngớ người, thì bà đã bước ra, tay cầm hai lon coke ướp lạnh.

Bà nhìn họ thật trìu mến. Cả hai đón lấy lon nước ngọt từ tay bà và nói:

— Thank you.

 Gì chứ câu này thì bà hiểu.

 Rồi một ngày, bà gọi các con đến họp mặt đông đủ ở nhà thằng hai.

 Ngồi giữa đàn con xúm xít vây quanh, bà trầm ngâm nói:

— Từ đây đến cuối đời, má sống nơi đây, rồi chết cũng nơi đây. Sống có cái nhà, chết có cái mồ. Nhà và mồ mã của má không còn ở quê cũ nữa, mà là ở đây, ở đất nước này. Các con, rồi các cháu má nữa, tất cả đều ở đây.

Nên má tính như vầy …

Bà ngưng một chút, nhìn các con đang mắt tròn mắt dẹt, hồi hộp không biết có chuyện gì.

Con tư đưa cho bà tách trà:

— Má uống miếng nước đi.

Thằng năm nhấp nhổn:

— Có chuyện gì vậy má?

— Má muốn học tiếng Mỹ.

Trời bỗng dưng có bão tuyết ở Việt Nam, cũng không làm mọi người ngạc nhiên hơn câu tuyên bố “xanh rờn“đó.

— Má … đòi học tiếng Mỹ? Thằng hai lắp bắp hỏi lại.

— Ừ, chỗ này như đất nước của mình rồi. Mà tụi con nít một tuổi còn biết bập bẹ tiếng nước của nó.

Chẳng lẽ má thua cả đứa con nít sao.

Phải mất một lúc mọi người mới tin là sự thật. Tất cả ồ lên:

— Má là số một.

— Má number one.

— Hoan hô má.

Bà nhìn đàn con, mỉm cười ra chiều tự đắc. Ủa, các con quên má là dân Ba Tri sao. Người Ba Tri sống có tình, có nghĩa và biết trước biết sau lắm nghe.

Vậy là chiều chiều, bà mang tập vở đến nhà thờ để học ESL.


Biển Cát 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2022 lúc 8:21am

Để dành làm gì?


Từ chiều qua chị Bông đã kiểm tra đếm những váy áo, những món đồ hiệu mua sắm từ bấy lâu nay vẫn để dành chỉ mặc khi ra ngoài, tiệc tùng đình đám treo đầy nghẹt trong closet, gấp chồng chất để đầy mấy cái valy, chị Bông chọn ra những thứ nào có thể mặc được hàng ngày trong nhà thì mang ra xài…gấp kẻo uổng phí.

Sáng nay anh Bông có hẹn, rời khỏi nhà đến trưa mới về, chị Bông liền bắt tay vào một cuộc thay đổi lớn lao trong căn nhà này, chốc nữa về anh sẽ bất ngờ. Chị thay bộ đồ rộng thùng thình và ngắn cũn cỡn vẫn thường mặc trong nhà cho thoải mái bằng chiếc váy ngắn tay ôm nhẹ vòng eo cũng thoải mái nhưng lịch sự hẳn ra. Chị lấy hộp mỹ phẩm kẻ chút chân mày, tô chút mí mắt, xoa chút má hồng và thấm vài giọt nước hoa vào áo, xong chị Bông tháo tung túm tóc buộc trên đầu chải lại cho tóc có chút bồng bềnh. Chỉ một chút thay đổi mà trông chị Bông khác hẳn mọi ngày.

Chị Bông ra bếp bắc ghế mở tủ bếp trên tường lấy xuống những bộ bát đĩa kiểu, bộ ấm trà xinh mà chị vẫn để dành khi nhà có khách quý mới mang ra dùng, chị bỏ chúng vào sink rửa sạch sẽ cho hết bụi thời gian vì đã bao năm chúng nằm yên trong các ngăn tủ.

Anh Bông về nhà đúng lúc chị Bông đang thắng nước màu khói bay lên mù mịt. Nhìn những khứa cá bên bếp anh Bông sững sờ:

– Ủa… ủa… Sao hôm nay em mặc váy đẹp đứng bếp kho cá?

Nhìn những tô bát kiểu bày sẵn trên bàn anh Bông lại sững sờ:

– Hình như hôm nay nhà mình có khách quý? Những tô bát kiểu, đũa mun cao cấp này em để dành cất kỹ lắm mà, nếu hôm nay em không mang ra thì anh cũng quên phéng chúng ta đã có những bát đĩa đẹp thế này.

– Khách quý là… anh đấy. Chúng ta sẽ ăn cơm nơi bàn ăn lớn này.

– Ủa… ủa… anh vẫn thấy em hàng ngày sung sướng vác tô cơm ra phòng khách ngồi sofa vừa ăn vừa coi ti vi mà, việc gì phải long trọng ngồi bàn?

Nhìn bình trà mới pha thoang thoảng thơm hoa Nhài anh Bông lại sửng sốt:

– Ủa… ủa…bình trà sứ Trung Hoa quý hiếm này em mang ra pha trà cho chúng mình hả? Sang chảnh vậy em?

Nhìn bình hoa cắm những đóa Hồng tươi thắm anh Bông lại dồn dập ngạc nhiên:

– Ủa… ủa… chỉ có anh và em mà cũng bày đặt chưng bình hoa đẹp này sao?.

– Ủa… ủa… mái tóc cột dây thun của em đâu rồi? hôm nay em buông thả trông mượt mà bồng bềnh, lãng mạn bất ngờ..

Anh Bông hỏi liên hồi và bỗng anh hoảng hốt lo lắng lao đến bên vợ, sờ tay lên trán vợ:

– Em bao nhiêu độ? Có sốt cao hay mát dây thần kinh không đấy?

Tất cả kịch bản này chị Bông diễn lại theo y như chị Hồng bạn thân chỉ dẫn. Tuần trước đến nhà bạn chơi chị Bông ngỡ ngàng thấy chị Hồng đã đổi khác. Hỏi ra chị Hồng tuyên bố một câu ngắn gọn:

– Ðể dành làm gì? Tiền bạc, đồ dùng, quần áo tốt đẹp cứ mang ra mà dùng, Chết đi ai hưởng?

07%20Tips%20to%20enjoy%20a%20romantic%20outdoor%20dinner%20on%20Valentines%20day%20-

Ðợi cho chồng qua cơn “sốc” chị Bông mới từ từ giải thích:

– Anh đừng lo, thần kinh em bình thường. Em vừa học được một bài học từ chị bạn. Bấy lâu nay ở nhà em đã xuề xòa cẩu thả như con mẹ mốc, như đứa Lọ Lem, mái tóc không bù xù thì cũng túm lại bằng sợi dây thun hay cuộn tóc thành mấy cục “chả giò” trên đầu, gương mặt đầy vết nhăn vết nám, quần áo tàng tàng xộc xệch, ăn nói thô lỗ như bổ củi hay nhát gừng khi có điều gì không vừa ý. Tất cả những “tệ nạn” này chồng em lãnh đủ. Nhưng khi bước chân ra ngoài giao tiếp với bạn bè hay kẻ lạ người dưng thì em hoàn toàn lột xác, trang điểm phấn son đẹp đẽ, ăn mặc chỉn chu, ăn nói lịch sự kèm theo nụ cười miễn phí, họ có làm em phật ý em cũng nhã nhặn bao dung bỏ qua.

Anh Bông ngẩn người ra:

– Hèn gì bạn bè đều khen em hiền dịu dễ thương trong khi ở nhà anh luôn phải đối diện người đàn bà xấu.

– Ðúng thế, em đã giác ngộ ra. Từ nay anh sẽ được đối diện người đàn bà… đẹp, quần áo kiểu cọ, váy dài váy ngắn, khăn quàng vai quàng cổ để dành đầy trong tủ làm gì, tất cả sẽ lỗi thời với tốc độ thời trang thay đổi xoành xoạch hiện nay, cho nên hôm nay em lôi váy áo đẹp trong tủ ra xài bớt, những thứ nào mặc trong nhà được là em sẽ mặc, dù đứng trong bếp nấu nướng với những mùi mỡ hành tiêu tỏi. Chốc nữa ra vườn cắt tỉa lá sâu hoa héo em sẽ khoác thêm cái khăn quàng nữa cơ, vì em có mấy chục cái khăn quàng xài đến đời nào mới hết. Còn nữa, mỹ phẩm son phấn để dành làm gì? lâu lâu em mới đi tiệc tùng một lần thì chúng sẽ quá “đát”, lọ nước hoa kia mỗi lần xài vài giọt thì đến bao giờ mới vơi cạn, chúng sẽ bớt mùi hương nên em sẽ mang ra xài mỗi ngày cho đời… lên hương.

Anh Bông tò mò:

– Còn gì nữa em? Kể tiếp đi

– Những bộ bát đĩa kiểu cao cấp kia em cất trong tủ để dành làm gì? Tại sao không sử dụng hưởng nó ngay bây giờ, anh thấy đó, những món ăn bày trong dĩa bát đẹp sẽ ngon thêm. Tại sao bàn ăn chỉ bày biện đẹp, bát đĩa đẹp và cắm hoa đẹp khi có khách? Bộ chúng ta là củi gỗ, là đất cát vô tri không biết thưởng thức cái đẹp sao? Chúng ta hãy chiêu đãi bản thân mình như chiêu đãi khách quý, hãy lịch sự với mình như từng đối xử lịch sự với người khác. Tóm lại hãy biến mỗi một ngày chúng ta sống là mỗi một ngày vui. Cuộc đời phù du ai biết được ngày sau?

Anh Bông gật gù:

– Hay đấy.

Chưa hết… còn tiền bạc trong nhà băng…

Anh Bông giật mình:

– Em đừng có nói là tiền để dành làm gì mà mang ra xài hoang phí hết nha? Tiền chúng mình để dành dưỡng già đó.

Tại sao chúng ta cứ để dành tiền, lo cho bản thân mình thì ít mà dành dụm cho con cháu thì nhiều trong khi con cái đã lớn khôn có công ăn việc làm đầy đủ? chúng ta hãy hưởng những đồng tiền công sức mình làm ra, còn bao nhiêu thì đến phần con cháu. Tội gì ta phải đi cái xe cũ thỉnh thoảng lại hư, lại nhờ người câu bình giữa đường. Chúng ta sẽ mua một cái xe mới mà đi cho ngon lành phơi phới. Hãy hưởng những gì tốt nhất chúng ta có thể.

– Ừ… ừ… cũng có lý.

Còn cái nhà này…

Anh Bông lại giật mình lo lắng:

– Em đừng có nói để dành tiền làm gì mà đòi đổi căn nhà 2,000 Sqf này thành căn biệt thự to đùng ở cho sung sướng tuổi già nha? Vợ chồng mình trước là sẽ sạch vốn liếng và sau là sẽ lau chùi dọn dẹp chết luôn..

Chị Bông mỉm cười:

– Không, khôn… em muốn nói cái nhà 2,000 Sqf cũ kỹ này em vẫn yêu quý vì nó là căn nhà trả hết nợ từ lâu rồi. Chúng ta sẽ sống ở đây và vui hưởng những gì mình có, căn nhà này sẽ là căn nhà hạnh phúc.

Chị Bông ngắm nghía những món ăn đã bày ra bàn với những tô bát đĩa kiểu lịch sự bên cạnh bình hoa hồng tươi thắm hái từ ngoài vườn vào, hài lòng nói với chồng:

– Nào, bây giờ mời anh thay đồ ra ăn với em một bữa cơm ngon đánh dấu sự đổi mới bắt đầu từ ngày hôm nay.

Anh Bông lẩm bẩm một mình:

– Không biết mụ vợ mình mát hay tỉnh đây? Nhưng đổi mới thế này cũng thú vị đấy…


Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Oct/2022 lúc 8:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2022 lúc 8:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2022 lúc 9:20am

Máu Đào Nước Lã

 

Ngày mà tôi yêu anh, trừ ba tôi ra không một ai ủng hộ. Nhưng sau khi tôi lấy anh rồi, đầu trên xóm dưới ai cũng khen tôi có phước. Anh hiền lành, chăm chỉ làm ăn, không chơi bời, hết lòng với gia đình và công việc, một lòng yêu thương và trân trọng tôi. Con bạn thân của tôi ngày xưa từng chê anh không còn manh giáp nào chặc lưỡi:

– Sao hồi đó mày lại có “con mắt tinh đời” mà chọn hắn ta nhỉ? Tao nhớ mày khó tính lắm mà!

Đúng là hồi đó tôi cực kỳ khó. Con trai nhà giàu không biết bao nhiêu người theo đuổi, chẳng hiểu sao tôi lại để ý chàng “osin” vừa nghèo vừa khổ của ba mình, đi làm không ngày nào không có dấu roi ngang dọc trên người. Nhưng thương thì thương thế thôi chứ tôi hoàn toàn không phải mẫu người lãng mạn “một mái nhà tranh hai quả tim vàng”, mái nhà tranh mà sập thì hai quả tim vàng có đập nổi đâu!

Quyết định lấy anh là một quyết định đầy… tính toán, được tôi đưa ra sau khi đưa lên bàn cân kỹ lưỡng. Thứ nhất là cuộc đời anh quá bầm dập, chắc chắn anh sẽ rất trân trọng người mình yêu và yêu mình. Thứ hai là khả năng chịu đựng của anh cực kỳ tốt, chắc chắn anh sẽ luôn vươn lên và không đầu hàng khi gặp thất bại. Thứ ba là làm vợ anh cực kỳ… sướng, khỏi phải làm dâu, chỉ có mỗi ba chồng thì anh đã dành chăm sóc mất rồi!

Thật may mắn cho tôi là bài toán này tôi đã tính không sai.

1.

– Thằng Hận đâu?

Lão gào lên khi vừa chạm ngưỡng cửa. Nó bước tới trước lão. Lão giơ chân lên đạp vào ngực nó. Nó khuỵu xuống, tay ôm ngực. Lão rút ngọn roi mây. Nó co người lại, mặt úp vào lòng bàn tay. Đòn trút lên tấm thân gầy nhom của nó, như mưa như bão.

Lão không nhớ đã đánh nó bao lâu. Buông roi, lão cũng chìm vào cơn say, mồ hôi ướt đẫm chiếc áo dính đầy bụi.

2.

Lão thức dậy khi những tia nắng nóng bỏng hắt vào mắt. Lão bước xuống giường, thân thể rã rời như chính mình bị đánh.

– Ăn cơm đi!

Nó mở lồng bàn, mời trổng. Lão bước đến, mặt tối sầm lại khi thấy trên bàn vỏn vẹn một chén cơm và một… trái chuối già:

– Sao không có thứ gì hết vậy?

Nó nhếch môi:

– Vậy chứ ông muốn gì? Còn cơm là may rồi đó!

Lão bực bội cầm đũa. Miếng cơm khô khốc khó khăn lắm mới trôi qua cổ.

– Chiều nay làm sao có đồ ăn cho tao!

Lão gằn. Nó thở một hơi dài:

– Ông nướng hết một tháng lương của tui vô sòng bạc trong vòng có nửa ngày, bây giờ trong túi tui một ngàn cũng không có, có nước đi ăn cắp mới kiếm được đồ ăn cho ông!

– Không có thì đừng về đây nữa!

Nó cười nhạt:

– Nghĩ cho kỹ rồi hãy đuổi nha, tui đi không biết ai sướng ai khổ à!

Lão nổi nóng giơ ngọn roi lên. Nó buông một câu rồi co giò chạy:

– Tui còn đi làm nữa, muốn đánh tối về cho đánh!

3.

Chiều, lão nhìn ra cửa không dưới chục lần.

Nó về, lặng lẽ đặt lên bàn cái bánh bao nóng rồi leo lên giường nằm.

Lão vừa ăn vừa liếc nó:

– Ở đâu có vậy?

Nó gọn lỏn:

– Ăn trộm!

– Tao hỏi thiệt!

– Tui đâu nói láo ông!

Lão chùng giọng:

– Ăn trộm của ai?

– Của… bà bán bánh bao chứ của ai!

Lão không biết nó nói thật hay không, nhưng nghe miếng bánh nghẹn ngang cổ họng.


****

Lão lại thua bạc. Lại nhậu. Lại đòn.

Đánh xong, lão trói nó vào chân giường, lấy đầu thuốc lá châm vào tấm thân trần nhừ đòn của nó. Khói bốc nghi ngút. Nó nghiến răng, trân trân nhìn lão:

– Tui có tội gì mà ông hành hạ tui?

– Bốp!

Lão tát nó.

– Mày là thằng con hoang!

– Ừ, tui là con hoang, mà mười mấy năm trời nấu cơm cho ông ăn, giăng mùng cho ông ngủ, kiếm từng đồng từng cắc cho ông nướng vào sòng bạc, để ông đánh đập từng ngày. Vậy là có tội à?

– Bốp! Nhưng mày được tạo ra từ tội lỗi… Tao đã bỏ qua tất cả, coi mày như con mà má mày vẫn bỏ tao đi…

– Bởi vậy tui mới cắn răng chịu đựng bao nhiêu thứ hành hạ của ông, để trả món nợ má tui vay. Nhưng ông cũng vừa phải thôi chứ, giày vò tui thế này sức đâu tui đi làm và… chịu những trận đòn tiếp theo?

– Bốp!

– Nói không lại tui là đánh. Ừ đánh tui chết đi xem ai kiếm bánh bao về cho ông ăn!

– Bốp! Bốp! Bốp! Câm miệng!

Máu từ khóe môi nó trào thành dòng. Thôi không nói nữa, nó làm thinh chịu những bạt tai, những cú đá, tàn thuốc trút lên người.

4.

Sáng, lão tỉnh rượu. Mở mắt, hình ảnh nó đập vào mắt gã. Dây thừng siết chặt vào những vết thương trên người, mặt đầy dấu tay đỏ ngầu, môi đầy máu, đầu tựa vào thành giường, mắt nhắm nghiền. Lão bước tới mở trói. Vô tình, lão làm những sợi dây siết chặt hơn vào cổ tay đầy vết bỏng, nó oằn người cắn môi, đau đớn đến tái mặt.

Lão hơi run khi nhìn lại ‘‘thành quả’’ một đêm của mình. Lần này đúng là lão nặng tay thật. Nhìn nó tơi tả còn hơn trái chuối dập, tơi tả đến mức dù ghét nó cỡ nào cũng thấy động lòng. Huống chi thật ra… lão đâu có ghét nó!

Được thả nhưng nó vẫn chưa đứng lên nổi. Phải mất mấy phút nó mới chống tay gượng ngồi dậy, lết vào buồng tắm.

Một lúc sau, nó bước ra, sạch sẽ, thơm tho, gọn gàng dù những vết thương vẫn còn rươm rướm máu. Nó mặc áo dài tay, kéo cao cổ áo, uống một ly nước rồi đi làm.

5.

Chiều về, nó vẫn lẳng lặng vào bếp nấu cơm. Hôm nay kiếm được mấy con tép. Kho tép, luộc rau, nấu cơm xong, nó bày ra để vào lồng bàn rồi lên giường nằm, không nhìn lão, cũng không nói tiếng nào.

Lão ngập ngừng :

– Ăn miếng đi!

Nó im lặng. Lão hạ giọng :

– Ngồi dậy ăn miếng đi!

Nó vẫn làm thinh, mặt quay vào vách. Lão gằn :

– Mày câm rồi hả?

Nó vẫn im. Lão quát :

– Nói!

Nó quay người lại, nhếch môi :

– Dạ con ăn rồi! Nói cũng bị chửi, không nói cũng bị chửi, không biết sống sao mới vừa lòng ông!

Lão chùng giọng :

– Mày ăn gì? Ở đâu?

– Ông chủ cho tô cháo lòng!

– Cho hết công nhân hay cho có mình mày?

– Mình tui hà!

– Sao vậy?

– Ai biết, chắc thấy bầm dập quá tội nghiệp!

Lão sượng trân. Im lặng một lúc, lão nói :

– Ổng có hỏi thương tích của mày không?

– Có!

– Rồi mày trả lời sao?

– Tui nói ở nhà quậy quá bị ba đánh!

Lão nổi nóng :

– Ai cho mày nói vậy? Ai là ba mày?

Nó ngước mắt nhìn lão, môi mím lại. Lần đầu tiên lão thấy nó nổi giận. Mắt đỏ hoe, nó gằn từng tiếng:

– Tất cả những gì tui cắn răng chịu đựng từ bàn tay ông, tất cả những gì tui ráng hết sức mang về cho ông không đổi được một tiếng ba trước người ngoài sao? Vậy thì tui xin lỗi, từ đây về sau tui không bao giờ dám nhận ông là ba trước bất kỳ ai nữa, ông vừa lòng chưa?

Nó quay mặt vào trong, khóc. Lão run.

Bảy ngày liền lão không đánh nó nữa. Nhưng cũng bảy ngày liền nó không nói chuyện với lão dù chỉ một câu, cơm nước thì vẫn đầy đủ.

6.

Chín giờ tối mà nó chưa về. Lão sốt ruột. Chưa bao giờ nó đi làm về trễ, chưa bao giờ… bỏ đói lão thế này.

Mười giờ. Lão nóng hơ. Không lẽ... nó bỏ lão thật sao?

Mười một giờ. Lão buồn thiu. Chắc nó bỏ lão thật rồi.

Mười hai giờ. Lão hối hận. Vậy là nó đã bỏ lão.

Nó với lão chẳng là gì hết, không máu mủ. Mười tám năm trước, nhìn nó lão đã biết không phải con lão. Nó quá… đẹp, không có một nét nào của lão. Nhưng lão không truy cứu, vì yêu vợ. Vậy mà cuối cùng vợ lão vẫn bỏ đi, không biết theo ai, bỏ lão, bỏ luôn đứa con đứt ruột đẻ ra. Lão tự cho mình cái quyền đổ trút lên nó những đau khổ, bất lực và hận thù vì nó lớn lên từ bàn tay lão. Nhưng thật ra nó chỉ sống nhờ cơm thừa canh cặn của lão trong vòng mười năm đầu tiên của cuộc đời, mười một tuổi thì nó đã biết kiếm tiền về cho lão và mười lăm tuổi thì nó hoàn toàn nuôi lão. Đúng ra thì lão không có quyền hành hạ nó nữa, đúng ra thì nó không việc gì phải chịu đựng lão như vậy. Nhớ những lời của nó ngày hôm qua, tự nhiên lão ray rứt tột cùng. Lão biết nó thương lão thật lòng, lão biết nó là đứa trẻ ngoan, lão biết hết. Nhưng… rượu vào là lão nổi cơn điên, nghĩ đến má nó là lão nổi cơn điên, nhớ lại đời mình là lão nổi cơn điên. Nổi cơn điên thì chỉ có nó làm “tấm thớt” cho gã trút giận khi “con cá” đã quẫy đuôi đi mất rồi…

Một giờ khuya. Lão tuyệt vọng. “Ừ đi đi, tại tao không nhìn mày là con, mày đi là đúng rồi. Người dưng sao ở với nhau được?”. Nước mắt bỗng ứ trên mi lão.

Lão lên giường nằm.

– Ông ngủ rồi hả?

Giọng nói nhẹ tênh của nó vang lên. Lão giật bắn mình, vội vã ngồi dậy. Ôi, nó làm lão đau tim. Nó không bỏ lão.

Nhưng… lão bàng hoàng khi thấy máu loang lổ chiếc áo màu cháo lòng của nó. Mặt mày nó cũng thâm tím, rớm máu.

Nó buông người xuống giường, giọng mệt mỏi:

– Xin lỗi ông nhé, hôm nay tui có chút… “sự cố”, không đem đồ ăn về cho ông được. Mai tui bù cho!

Lão nhìn nó không chớp mắt:

– Ai đánh mày?

Nó làm thinh quay mặt vào trong. Lão gào lên:

– Nói, ai đánh mày?

Nó quay lại, nhếch môi:

– Ai đánh tui, ông quan tâm làm gì?

– Ngoài tao ra ai còn đánh mày nữa?

– Ông tưởng chỉ có ông mới đánh tui được sao?

– Làm ơn nói cho tao biết đi!

Giọng nó chùng xuống:

– Tui thương con gái của ông chủ, cô ấy cũng thương tui. Ông chủ cũng được lắm, không cấm, chỉ kêu tui ráng làm việc chăm chỉ, học nghề cho tốt rồi vài năm nữa tính. Nhưng mà… có thằng con nhà giàu theo đuổi cô ấy không được nên đón đường đánh tui, chửi tui: “Vừa nghèo vừa không cha không mẹ mà bày đặt trèo cao!”

– Sao không đánh lại?

– Bốn thằng vây, đỡ còn không được đừng nói đánh lại!

– Đau không?

– Ông hỏi lạ, trâu bò sao không đau. Nhưng nhờ ông… luyện, không đến nỗi nào!

Lão thấy gan ruột sôi lên:

– Mày chỉ cho tao biết thằng đó là ai đi, mai tao đi xử nó cho mày!

Nó nhìn lão đăm đăm:

– Hôm nay ông làm sao vậy, uống lộn thuốc hả?

Lão im lặng một lúc lâu rồi ngượng ngập lên tiếng:

– Tao hứa… không ăn hiếp mày nữa, không cờ bạc nữa. Ngày mai tao dựng lại cái chòi sửa xe. Hôm nào được, dẫn tao lại gặp ông chủ mày…

Nó ngỡ ngàng rồi cười cười không nói. Lão tiếp tục một cách khó khăn:

– Mai mốt ai đánh mày, nói mày không cha không mẹ, mày phải trả lời là mày có cha đàng hoàng, rồi… dẫn tao đi gặp thằng đó, nghe chưa?

Nó bật cười, lần đầu tiên lão thấy nụ cười rớm máu của nó tươi đến vậy:

– Nói thì nhớ đó nha, tui ghi sổ đó! 

*****

Sau đám cưới tôi và anh đúng một năm, ba ruột anh có về tìm. Làm tới giám đốc gì đó rất ngon lành ở Sài Gòn, ông mong muốn nhận lại giọt máu rơi với lý do đơn giản là… kiếm hoài không có con trai nối dõi tông đường, chỉ có bốn đứa con gái. Tôi liếc ba chồng, thấy “lão” buồn hiu ra sân ngồi nhìn vu vơ những tia nắng chiều sắp tắt. Trong nhà, anh đang tiếp ba ruột.

Thấy “lão” tội nghiệp quá, tôi trấn an:

– Ba yên tâm đi, anh Hận không bao giờ bỏ ba đâu!

Giọng “lão” buồn buồn:

– “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” mà con, ba cũng có đối xử tốt với nó cho cam!

Tôi mỉm cười:

– Nhưng con tin chắc ảnh không có về đó đâu.

Đúng như lời tôi, anh nhận ba ruột, không oán không hận gì, sẵn sàng lui tới thăm nom nhưng dứt khoát không về Sài Gòn hưởng gia tài gì gì đó. Ba chồng tôi sung sướng lắm nhưng làm bộ như không có gì.

Đêm đó, anh vuốt tóc tôi, hỏi:

– Hỏi thật nha, em có tiếc gia tài đồ sộ đó không? Anh chỉ hỏi vậy thôi, có nói có không nói không đừng nổi nóng với anh nha!

Tôi nheo mắt:

– Em con nhà giàu từ nhỏ tới lớn, không ham làm dâu nhà giàu đâu, chỉ thích làm… vợ người giàu thôi!

– Tức là chỉ xài tiền tui cày mới chịu phải không, công nhận chưa ai khôn bằng vợ tui!

Tôi bật cười. Anh cũng cười. Nhìn sâu vào mắt anh, tôi thì thầm:

– Em biết anh sẽ quyết định như vậy, em biết anh không bao giờ bỏ ba. Nhưng có một điều em muốn hỏi anh, tại sao ngày xưa từng bị ba đánh lên bờ xuống ruộng, anh vẫn thương, vẫn không giận? Chính ba cũng không biết tại sao đó!

Anh trầm giọng:

– Vì nếu không có ba thì không có anh bây giờ. Ba nuôi dưỡng anh bằng lòng thù hận, nhưng sự thật là ông đã không ném anh ra đường khi má anh bỏ đi. Và suốt hai mươi mấy năm, ba và anh đã gắn bó với nhau, theo một cái kiểu không tốt đẹp chút nào nhưng vẫn là gắn bó. Không một giọt máu đào, nhưng đời đã ném ba và anh vào chung một ao nước lã. Đó là lý do trong lòng anh, ba vẫn là người cha duy nhất!

Nước mắt tôi bỗng ứa ra. Tôi bấm nút tắt chế độ ghi âm trên chiếc di động của mình.

Ngày mai, khi anh đi làm, tôi sẽ mở cho ba chồng tôi nghe câu trả lời này, câu trả lời mà ông hẳn rất muốn nghe…


Nguyễn Xuân Duyên
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.391 seconds.