Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2021 lúc 11:17am

Giá Trị Của 20 Đô La

Tiền%20Giấy%20Mỹ%20–%20Đồng%2020%20Đôla%20|%20Tin%20Toàn%20Tập

Mấy chục năm trước, tôi từng là trợ lý cho một vị giám đốc già. Giữa tôi và ông thường có những cuộc tranh luận về đầu tư, về nghĩa vụ của một doanh nhân với quốc gia... Là một kế toán, bệnh nghề nghiệp khiến tôi rất chặt chẽ trong chi phí, trong khi ông lại rất hay bỏ tiền vào những việc mà tôi cho là không đâu. Vì vậy có nhiều chuyện tôi không đồng ý với ông.

Thế nhưng, một kỷ niệm với ông khiến tôi không thể nào quên, dù thời gian đã lùi xa...

Hôm đó, trên đường công tác cùng nhau, tôi và ông phải chờ máy bay tại một phi trường lớn. Trong lúc chờ đợi, tôi mở cuốn sách dở dang ra đọc tiếp, còn sếp, ông đi tìm chỗ để gọi điện thoại. Các con ông đã lớn và ra ở riêng, ở nhà chỉ còn một người vợ thui thủi sống một mình mỗi khi ông đi công tác.

Dù đi xa hay gần, một ngày thế nào ông cũng gọi cho bà dăm bận, khi thì nhắc bà uống thuốc, lúc dặn bà khóa bếp ga cho kỹ, khi thì hỏi xem hôm đó con gái có đưa cháu về thăm bà hay không... Tôi trân trọng tình cảm của ông, nhưng nhiều khi cũng thấy... sốt ruột: già rồi mà... chỉ toàn lo những chuyện lẩn thẩn.

Đọc sách một lúc, tôi chợt nghe tiếng loa thông báo chuyến bay của chúng tôi sắp khởi hành. Nhìn quanh không thấy sếp, tôi vội đi tìm. Thì ra ông vẫn còn ở trong buồng điện thoại công cộng. Nghĩ ông không nghe thấy tiếng loa thông báo, tôi đến gần lấy tay ra hiệu. Lần thứ nhất không thấy ông có phản ứng gì, tôi gõ vào cửa kiếng và ra hiệu lần thứ hai, nhưng lúc này tôi mới nhận thấy thì ra ông không nhìn tôi mà đang nhìn sang buồng điện thoại bên cạnh.

Ở buồng bên, một anh lính trẻ khoác chiếc ba lô căng trên lưng, đang hối hả nói vào máy nghe: "Mẹ ơi, mẹ nói nhanh đi... Con muốn... nhưng người ta không chịu đổi vé... Mẹ gọi lại cho con nhé. Con hết tiền rồi... Số ở đây là 713... " Người lính nói chưa dứt câu, từ máy điện thoại đã phát ra tiếng tít tít.

Từ buồng điện thoại bước ra, với vẻ ân cần của một người cha, sếp tôi tới bên người lính trẻ: 

"Có chuyện gì buồn vậy, chàng trai trẻ?"

"Cháu thiếu 20 đôla nữa mới đủ tiền đổi vé máy bay về thăm mẹ. Cháu đang nghỉ phép. Đơn vị có mua vé cho cháu về nhà, nhưng ngặt nỗi hiện tại mẹ cháu lại không có nhà. Mẹ cháu đang bị bệnh và nằm ở nhà chị cháu. Nếu cháu cứ lần lừa nơi đây chắc sẽ không thể về thăm mẹ, bởi cháu chỉ có 5 ngày phép... " - người lính bẽn lẽn xốc lại ba lô.

Sếp tôi thò tay vào túi rút ra một tờ giấy bạc: 

"Cậu cầm lấy mà về thăm mẹ. Tôi không cho cá nhân cậu. Đây là phần đóng góp của tôi đối với đất nước". Cậu lính trẻ rụt rè đưa tay ra nhận tiền, nhưng khuôn mặt thì rạng ngời bởi nụ cười rộng toác.

Tôi thầm tự hỏi: Liệu có khoản chi nào trong cả một năm tài chính của một doanh nghiệp giá trị hơn 20 đô-la mà sếp tôi đã dùng để giúp chú lính nọ về với mẹ?

"Thước đo của sự giàu có không phải ở những thứ ta đang sở hữu, mà là những thứ ta không thể mua được bằng tiền. " 


Sưu Tầm 




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2021 lúc 11:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2021 lúc 12:07pm

Thằng Mất Gốc


pinterest%20GIFs%20-%20Primo%20GIF%20-%20Latest%20Animated%20GIFs

Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới. 


***


 Ông Toán sững sờ đứng lặng người khi nghe thằng Tony, con trai ông, nói như thét:

- Mấy người lúc nào cũng nói muốn cám ơn nước Mỹ mà cứ lợi dụng kẽ hở để moi tiền nước Mỹ. Ơn gì mà ơn... Ơn tiền thì có.

Nói xong, Tony mở cửa đi thẳng ra sau vườn. Cậu đóng rầm cánh cửa...

Cơn gió nhẹ thổi qua. Hơi mát của những ngày cuối xuân vẫn còn quanh quẩn đâu đây, nhưng nỗi bực dọc trong người Tony vẫn chưa nguôi. Câu nói của đứa em gái còn văng vẳng bên tai về việc đi làm rồi mà vẫn còn xin thêm tiền trợ cấp thất nghiệp. 

Ở trong nhà, ông Toán mặt ông phừng phừng cơn giận.  Ông muốn chạy ra ngoài vườn đá cho cái thằng con mất gốc này một cái. Nếu ông còn ở Việt Nam, dám có thể ông cầm rựa chém nó một phát vì cái tội hỗn hào, không coi ông  ra gì.

Nghe ồn, bà Tâm, vợ ông từ trên cầu thang đi xuống, hỏi:

- Chuyện gì mà cha con ông rần rần dưới này?

Nghe vợ hỏi, ông  như người đuối nước vớ được phải phao, nói liền một mạch:

- Thì thằng con của bà kìa nó nói tui lợi dụng nước Mỹ để lấy tiền.  Mà tui có lấy cũng lấy tiền của Mỹ chớ có lấy tiền của ông cố nội nó đâu mà nó làm ầm lên.  Bà coi có được không?  Cái đồ mất gốc.

- Mà chuyện gì mới được?  Ông nói không đầu không đuôi tui có biết chi mà lần.

Ông Toán dịu giọng kể lễ cho vợ nghe:

- Thì hôm trước tui với bà nói với nó là tuần tới vợ chồng mình dìa lại với con Thủy để giữ con cho tụi nó đi làm vì tiệm nails của hai vợ chồng nó sắp mở cửa trở lại.  Cái thằng đó nó đồng ý xong hết, nhưng khi nãy nghe tui nói chuyện với con Thủy, tự nhiên nó nỗi khùng la tui với con Thủy một trận.  Con Thủy lật đật cúp máy. Đúng là thằng mất gốc mà.

- Mà ông với con Thủy nói chuyện gì mới được.

- Thì con Thủy nó gọi cho tui nó hỏi chừng nào ba má dìa? Tui nói để cuối tuần. Nó hối tui với bà dìa sớm để nó chuẩn bị đi ra tiệm nails phụ chủ lau chùi, bắt kiếng chắn, sửa soạn để thứ Hai đi làm.  Rồi nó kể chuyện bà chủ tiệm của nó chịu trả tiền mặt thêm mấy tuần để nó ăn tiền thất nghiệp. Tự nhiên nghe tới đó, thằng Tôn nó nổi khùng rồi nói tui với con Thủy là tham lam lợi dụng để bòn rút tiền của nước Mỹ. Bà nghĩ coi có tức không chứ?

- Cũng tại ông thôi...

- Tại tui?  Sao lại tại tui? Tui chưa có đi làm mà sao tại tui?

- Ai biểu ông nói chuyện điện thoại lúc nào cũng oang oang rồi còn mở loa cho lớn.  Mở lớn chi cho nó nghe rồi nó la ùm lên?

- Đụng tới quý tử của bà là bà binh chầm chập. Tui nói thiệt với bà chứ hên là nó ở đây chứ như hồi còn ở Việt Nam là tui dzớt nó vài đá rồi.  Cái đồ mất gốc.

- Mà chuyện tiền thất nghiệp gì mà nó đùng đùng vậy?

- Thì từ lúc dịch con Covid 19 này nè, vợ chồng con Thủy nghỉ ở nhà xin tiền thất nghiệp. Tui cũng có apply và nhận mỗi tuần mà tui có nói với bà đó. Mỗi một tuần vợ chồng con Thủy, mỗi đứa tụi nó nhận được một ngàn mấy, trừ thuế ra cũng hơn chín trăm, nhiều hơn đi làm rất nhiều. Nghỉ ở nhà còn được nhiều tiền hơn, nên khi chánh phủ thông báo mở cửa để mọi người đi làm lại tụi nó không muốn đi làm liền.  Tụi nó mới nói với chủ tiệm trả tiền mặt cho để xin thêm tiền thất nghiệp cho đến khi bị cắt thì trả lại check như bình thường. Nghe tới đó là thằng Tôn nó khùng lên. Nó nói tui là mang ơn, nợ nước Mỹ này nọ mà lợi dụng để trục lợi. Chỉ có cái thằng mất gốc đó mới nói vậy thôi chứ tui thấy ai cũng làm vậy hà rầm. Mình không lấy thì người khác cũng lấy. Mà mình nộp đơn đàng hoàng, chứ có phi pháp đâu mà nó làm ùm.  Nước Mỹ này giàu và nhiều tiền mà. Năm bảy ngàn có thấm béo gì đâu. Mùa dịch này bọn Mỹ lời chán vì số người già chết quá nhiều. Mỹ khỏi cần phải trả tiền Social. Tui nói vậy bà thấy có đúng không?

-  Nói như ông vậy mà nghe được? Thằng Tôn nó nói cũng phải mà ông...

- Bà lại bênh nó nữa. Đúng là con hư tại mẹ mà...

- Ông với con Thủy mới hư đó.  Mình mới vừa lãnh một người một ngày hai mà.  Nước Mỹ đâu có bỏ đói mình đâu mà vợ chồng con Thủy còn bòn rút nữa. Với lại ông phải thông cảm cho thằng Tôn chứ. Nó qua đây từ nhỏ, nên tánh nó dậy thôi.  Ông phải từ từ nói cho nó nghe, dạy biểu nó.

- Dạy gì được với cái thằng mất gốc đó.  Thôi bà lên trên chuẩn bị quần áo, tui chở bà dìa ở với vợ chồng con Thủy.  Tui không đợi cuối tuần gì hết nữa.

- Ông nói cuối tuần thì để cuối tuần chứ ông đòi dìa giờ thì ai coi tụi nhỏ cho vợ chồng nó?.

- Không cuối tuần gì hết trọi. Bà khéo lo… Hồi trước khi dịch, không có tui với bà, nó cũng lo được.

- Nhưng...

- Không nhưng nhị gì hết...

- Ông thiệt là... Có muốn gì thì cũng chờ con vợ nó dìa để vợ chồng nó tìm chỗ gởi mấy đứa nhỏ chớ.

- Bà muốn ở lại thì một mình bà ở.  Còn tui... Tui dìa.  Tui không muốn thấy cái bản mặt thằng mất gốc đó nữa.

- Thôi được rồi.  Mà thằng Tôn đâu?

- Nó dộng cửa cái rầm rồi ra sau vườn...

Bà Tâm đi ra sau vườn tìm con. Bà thấy Tony ngồi trên chiếc ghế đu, cạnh hồ cá. Có lẽ Tony đang nhìn mấy con cá koi đang bơi lội trong hồ.  Bà nhớ hồi còn nhỏ, mỗi lần có chuyện buồn là nó hay ra ngoài lu để ngắm cá. Bà đi đến sau lưng Tony, nhẹ nhàng gọi:

- Tôn...

Tony quay lại, nhìn bà:

- Dạ... Má...

Bà Tâm nhìn con, bà không biết bắt đầu từ đâu.  Người đàn ông trước mặt bà không còn là thằng Tôn mười hai tuổi của ba mươi năm về trước.  Mà là cậu thanh niên chững chạc, tóc đã điểm vài sợi bạc.  Một người thân nhưng cũng xa lạ đối với bà... Bà Tâm ấp úng...

- Má...

- Má có chuyện gì nói với con?

- Ừa... Chuyện mày với ba mày khi nãy... Giờ ổng muốn dọn về nhà con Thủy liền thay vì cuối tuần...

- Dạ... Vậy thì má đi với ổng đi...

- Còn mấy đứa nhỏ?

- Không sao đâu má.  Con với vợ con sẽ gọi vô sở nói họ đổi ca hay vợ chồng con xin nghỉ vài ngày để coi tụi nhỏ chờ lúc daycare mở cửa rồi tụi con đem gởi...

- Má... Má... không biết nói sao... Nhưng...

- Con không hiểu được ba với con Thủy nghĩ gì.  Vợ chồng con Thủy đâu có nghèo. Tụi nó cũng dư ăn dư để, vậy mà còn tính bòn rút của nước Mỹ.  Còn ba nữa. Ba nghe nó nói ba cũng không khuyên còn nghe theo nó tiếp tục xin thêm tiền thất nghiệp...

- Thì ổng thất nghiệp thiệt mà...

- Con biết, nhưng đi làm lại rồi mà còn muốn lấy thêm... Vậy mà cứ nói là yêu nước Mỹ.  Nhớ ơn nước Mỹ cưu mang này kia nọ.  Con nghe phát bực.

- Tại con sống ở đây từ nhỏ nên không biết chứ người mình nghèo nên khi có tiền thì...

- Nghèo là hồi còn ở Việt Nam kìa má.  Giờ mình ở Mỹ rồi đâu có nghèo. Không có tiền thất nghiệp tụi nó cũng không có đói. Bòn rút thêm chi khi nước Mỹ gồng mình trong cơn đại dịch này...  Nhưng mà thôi…

Ngưng một chút, rồi Tony tiếp:

- Má lo thu xếp dọn đồ về trên đó với vợ chồng con Thủy đi chứ không khéo ba lại la má.

- Ừa... Vậy má thu dọn xong, chờ con Tina về rồi ba má đi.

- Dạ.

Bà Tâm trở vô nhà rồi đi lên phòng. Lúc vào phòng, bà thấy ông Toán đang nằm trên giường coi điện thoại. Mắt không rời khỏi cái phôn, ông hỏi:

- Bà nói chuyện với nó xong rồi hả?

- Ừa. Xong rồi.

- Rồi nó có nói gì không?

- Không. Nó kêu tui lo thu xếp rồi đi theo ông dìa.  Tụi nhỏ vợ chồng nó lo được.

- Đó, tui nói với bà có sai không.  Nó đâu cần mình.

Bà Tâm vừa xếp áo quần vừa nghĩ đến Tony.

***


Ba mươi năm trước...

Thằng Tôn của bà chỉ là cậu bé mười hai tuổi. Bà còn nhớ rõ, năm đó vào dịp hè, bà cho con ở lại nhà cô Lan để cậu bé vui chơi cùng thằng Hải, đứa em cô cậu, ở thành phố biển Nha Trang. Trong một chuyến vượt biển, cô Lan đã dắt theo thằng con trai của bà. Đùng một cái bà mất con cho đến hai mươi năm sau mẹ con mới được gặp lại mặt nhau. Lúc gặp nhau thằng Tôn của bà không còn là thằng bé thuở nào mà đã là một cậu thanh niên với cái tên rất Mỹ, Tony. Tony giờ đã học thành tài. Một dược sĩ với mức lương ngất ngưỡng và chuẩn bị lấy vợ.  

Thằng Tôn của bà nghe theo lời cô dượng nó, cũng là cha mẹ nuôi trên giấy tờ, nên đã làm giấy tờ bảo lãnh cả gia đình ông bà qua Mỹ trước rồi mới làm đám cưới sau. 

Trong ngày cưới của con trai có đầy đủ cả gia đình ông bà.  Có cô Lan dượng Trung và còn có vợ chồng cô em gái của Tony.  Lễ cưới của con trai mà bà cứ tưởng của người ngoài vì mọi chuyện đều do cô Lan lo hết. Ông bà có mặt cũng chỉ làm "hình nền" thêm cho đầy đủ màu sắc trong ngày trọng đại của con.  Bà buồn lòng, nhưng không nói ra.  Còn ông Toán thì lại trách cô em gái đã qua mặt qua quyền, nên từ đó đã giận luôn cô em.  Ông không thèm qua lại với gia đình em gái.

Thời gian trôi qua bà Tâm đã sống ở đất nước này hơn mười năm.  Sống mười năm, vậy mà bà chưa từng đi làm ở bất cứ nơi đâu, ngoài việc chăm lo cho chồng, cho con, cho cháu.  Mỗi tháng, con trai, con gái cho bà vài trăm đô để dành dưỡng già. Mấy tháng trước khi dịch cúm vi khuẩn Corona bùng phát, chính phủ đã trợ giúp cho mỗi người một nghìn hai trăm đô la. Gia đình bà trừ con trai và con dâu (vì chúng làm vượt qua mức lương quy định để nhận được sự trợ giúp) thì ai cũng nhận được tiền.  Bà thầm nghĩ, nước Mỹ này quá tử tế đối với một người như bà.  Bà chẳng làm gì, nhưng vẫn được tiền trợ giúp.  Số tiền đó, bà trích ra phần lớn gởi về cho thân nhân bên Việt Nam, phần còn lại bà cất dành. 

Bà Tâm nhớ lại trong những buổi tiệc, lễ lộc, chung vui của gia đình, nhất là ngày Thanksgiving, bà luôn nói với các con là gia đình bà rất biết ơn nước Mỹ đã cưu mang đùm bọc cả gia đình. Bà nói với các con hãy cố gắng hết sức mình để làm việc và đền ơn nước Mỹ, đất nước đã giúp đỡ mình.  Chắc có lẽ vì vậy mà Tony nghe và nhớ những lời căn dặn của bà?  Thành thử khi nghe em gái và cha bàn chuyện đi làm nhận tiền mặt để xin thêm tiền thất nghiệp, nên nó mới giận cha và em. Nghĩ tới đây bà chợt mỉm cười. Bà nghĩ thầm: "Thôi kệ, thằng Tôn mất gốc, nhưng nó vẫn còn nhớ tới những lời nói của mình.  Và, hơn hết, tuy nó mất gốc, nhưng không mất nhân cách làm người.  Còn cái gốc như cha con ông Toán cũng chỉ là đồ bỏ ."



Võ Phú

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2021 lúc 9:01am

Y Như Quảng Cáo, Kẻ Bị Lừa Cũng Đành "Tâm Phục Khẩu Phục"


"....Dường như trong những chuyện gạt người, những tay thích lừa cứ bắt buộc phải “nói dối”. 

Comisar tự nhủ với chính mình “tại sao lại không nói thật nhỉ ?” 

Nghĩ là làm, chàng trai Comisar trẻ tuổi liền đặt quảng cáo trên tờ tạp chí quốc gia National Enquirer với nội dung như sau: 

“Dụng cụ Phơi Đồ Năng Lượng Mặt Trời, chỉ với giá 49,95 đô la. Các kiểm định khoa học cho thấy, thiết bị này đảm bảo dùng tốt lên đến 5 năm nếu được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời. Không phải dùng bất kì một nguồn năng lượng nào khác, không pin, không điện. Miễn phí giao hàng toàn quốc.” 

Những khách hàng xem được dòng chữ này tỏ ra khá là hứng thú với sản phẩm. 

Ai cũng biết nỗi niềm phơi đồ canh nắng chạy mưa khá là khổ sở, đó là còn chưa kể đến mùi ẩm mốc nếu quần áo không được hong khô hoàn toàn. 

Giờ mà có thiết bị không dùng năng lượng gì cả, chỉ tốn khoảng 50 đô la để giải quyết vấn đề này thì còn gì bằng. 

Thế là, những đơn hàng nối tiếp bay về. 

Thời gian chờ đợi dằng dặc không cản được cảm giác háo hức khi nhận được sản phẩm. Các khách hàng cẩn thận cắt xé từng mẩu băng dán, nhẹ nhàng gỡ hộp ra và trước mặt họ, được đóng gói kĩ càng giữa hộp, là một… đoạn dây phơi đồ!  

Có gì đó có vẻ sai sai, rõ ràng là họ đặt hàng một thiết bị phơi đồ dùng năng lượng mặt trời chứ đâu phải đoạn dây này chứ? 

Vài khách hàng tìm cách liên lạc cho người bán (Comisar) và nhận được phản hồi như sau:

 

Sản phẩm là một thiết bị phơi đồ, đúng không? - Đúng. 

Dùng năng lượng mặt trời, tức là ánh nắng, đúng không? - Đúng. 

Đảm bảo dùng tốt nếu cung cấp đủ ánh sáng mặt trời? - Đúng. 

Không pin, không điện, miễn phí giao hàng? - Cũng đúng nốt.

Vậy đích thị người bán đã cung cấp đúng sản phẩm y như quảng cáo, không có gì khuất tất ở đây cả.

 

Đến lúc này thì khách hàng đã vỡ lẽ ra họ bị “lừa” một cách không thể thật thà hơn. Không có bằng chứng hay lý do gì để khởi kiện nhà bán hàng, người mua đành ngậm bồ hòn làm ngọt.  

Phi vụ này của Comisar đi vào sách giáo khoa của những kẻ lừa đảo khi hoàn toàn né được những cáo buộc liên quan đến pháp luật.  

Chỉ bằng những lời lẽ không thể nào thật hơn, Comisar đã chứng minh rằng, sức mạnh của ngôn từ thật vô cùng khó lường. Chỉ cần muốn, người ta có thể đổi trắng thay đen một cách rất ư dễ dàng.  

Giữa dòng đời nhiễu nhương, nơi lòng tin của con người liên tục bị thử thách, đừng chỉ đề phòng với những lời nói dối, vì biết đâu, ngay cả những lời nói thật 100% đấy cũng chắc gì đã tốt đẹp hơn ?"


Lượm trên mạng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2021 lúc 3:00pm

Vợ chồng bất hoà _ đóng cửa bảo nhau!

 BM

Vợ chồng xảy ra cãi cọ, đóng cửa tự mình giải quyết.


Còn nhớ người bạn Tiểu Như của tôi đã hỏi một câu vào thời điểm cô ấy hẹn hò bạn trai được 3 tháng: “Theo cậu nam nữ tìm hiểu bao lâu có thể đi đến hôn nhân là thích hợp nhất?”


Khi ấy tôi không trả lời rõ ràng với cô ấy, dù trong suy nghĩ đã có đáp án, nam nữ tìm hiểu 1- 2 năm đi đến hôn nhân là lý tưởng nhất, cũng bởi khi ấy tình cảm giữa Tiểu Như và bạn trai đang nồng cháy, có thể xảy ra yêu nhanh cưới vội, cho nên tôi không đành lòng dội cho cô ấy gáo nước lạnh.

 

Bằng sự thôi thúc của chồng tương lai và 5 tháng yêu đương mãnh liệt, Tiểu Như đã thành vợ người ta, bạn bè đều ngỡ ngàng, tò mò về cuộc hôn nhân này, thậm chí đến nay mấy đứa bạn thân chúng tôi cũng mới gặp mặt anh ấy 1, 2 lần, kém thân quen hơn người bạn trai trước từng hẹn hò 3 năm với Tiểu Như.


BM


Dù vậy, chúng tôi vẫn chúc phúc cho cô ấy, mà biết đâu, kết hôn ở thời điểm tình yêu nồng nhiệt sẽ khiến sự đam mê kéo dài, chẳng phải trong lòng Tiểu Như cũng mong muốn như vậy sao. Thế nhưng, có thể sự trông đợi quá lớn khiến họ dễ rơi vào thất vọng. Lần thứ nhất gặp mặt sau khi cô ấy kết hôn, cô ấy tỏ rõ sự hối tiếc đối với cuộc hôn nhân yêu nhanh cưới vội này, đây hẳn là sự bắt đầu mâu thuẫn cãi vã kể từ sau hôn nhân!

 

Nguyên nhân dẫn đến cãi vã, nói lớn cũng không phải, mà nhỏ cũng không phải, ra là chồng của Tiểu Như cố tình che giấu việc anh ấy hút thuốc: “Sau này mình mới phát hiện tay anh ấy chẳng rời điếu thuốc, trước khi kết hôn mình hỏi anh ấy lại nói rằng rất ít hút thuốc, cơ bản đã lừa mình!”. Kỳ thực trước khi kết hôn, Tiểu Như biết chồng thích hút thuốc, nhưng vì yêu nên vẫn chọn lấy, có điều dùng cách che giấu như vậy là sai rồi, nếu có thể cởi mở chân thành thì kết quả đã tốt hơn.


BM


Có thể do trước hôn nhân Tiểu Như và ông xã có thời gian tiếp xúc ít, chưa đủ sâu đậm, cho nên rất nhiều thói quen sinh hoạt, thậm chí tính cách con người phải đến sau hôn nhân Tiểu Như mới biết và dần thích nghi. Do vậy, mới kết hôn năm đầu tiên họ đã liên tục cãi vã, đối với Tiểu Như mà nói, đây quả là một năm trải nghiệm những tháng ngày sóng gió nhất của đời mình.

 

Lần gần đây nhất, từ cuộc gọi của Tiểu Như bất giác tôi cảm nhận một thực tế “hôn nhân khiến người ta trở nên già dặn”, cuộc hôn nhân khiến Tiểu Như lớn thêm mấy tuổi. Tiểu Như giọng thấm thía, kể rằng gần đây vợ chồng họ xảy ra cuộc cãi vã, thiếu chút nữa là ra tòa.


BM


Thì ra, nguyên nhân do Tiểu Như và chồng nói về các khoản chi tiêu gần đây tăng thêm, khiến cô ấy không để dành được khoản tiết kiệm, chẳng ngờ anh ấy lại hiểu lầm Tiểu Như chê anh ta kiếm tiền ít quá. Người chồng vì bị tổn thương lòng tự trọng, liền lật lại “món nợ” cũ, trách móc gia đình nhà vợ đối xử thiếu tử tế và soi mói anh ta, thấy người nhà bị đụng chạm, Tiểu Như không chịu thua kém liền tranh cãi gay gắt với chồng. Khi ấy tiếng cãi vã kinh động đến mẹ chồng, chẳng ngờ bà ấy không hoà giải, mà còn “thêm dầu vào lửa”, phán gia thế nhà con dâu mạnh cỡ nào, khiến con trai bà vô cùng tủi thân, vậy vốn dĩ chỉ là chút tranh cãi giữa vợ chồng với nhau, đã biến thành cuộc đấu tố.

 

Tiểu Như tủi thân không nhịn được liền bật khóc. Cuộc cãi vã vẫn đang diễn ra thì em trai Tiểu Như gọi đến và nhận ra sự khác lạ của chị gái, hỏi ra mới biết Tiểu Như đang một mình đối đầu với chồng và mẹ chồng, thế là một nhóm người nhà vợ ào ào kéo đến nhà Tiểu Như vào cuộc.


Lúc này sự việc càng trở nên phức tạp, từ chút đấu khẩu của hai vợ chồng trở thành sự đối địch giữa hai gia đình, thậm chí còn đề cập đến việc ly hôn. Thấy đôi vợ chồng kết hôn chưa đầy một năm sắp bị chia cắt, không ai hỏi họ một tiếng xem có muốn ly hôn hay không, hai bên gia đình mạnh ai nấy cướp lời, một bên quyết định đưa con gái về nhà ngay, phía bên kia thôi thúc con trai nhanh chóng làm thủ tục ly hôn, sự việc đi quá xa khiến Tiểu Như đột nhiên cảm thấy vô cùng mệt mỏi, lúc ấy cô chỉ muốn nhanh chóng xoa dịu người nhà hai bên, kết thúc trò hề này.


BM


“Mẹ, mẹ và em trai, mọi người về nhà đã, con và Jun Sheng đã kết hôn rồi, vấn đề của chúng con chúng con tự giải quyết ạ!” Tiểu Như nhận thấy trận cãi vã này đã sai ngay từ đầu, lại thêm nhiều người tham gia càng rối ren, khiến cô ấy khó nghĩ, lúc ấy bản thân chỉ muốn bình tâm, tính làm thế nào để tiếp tục cuộc hôn nhân này, dù sau cùng có phải ly hôn thì cô cũng tuyệt đối không vội đưa ra quyết định trong tình cảnh gấp gáp như vậy.

 

Bởi Tiểu Như đã đổi giọng nên hai bên gia đình cũng dừng việc đối đầu gay gắt, ai về nhà nấy, cuối cùng cũng có hy vọng hạ bầu không khí căng thẳng này. Qua mấy ngày, họ bình tĩnh trở lại, nhắc đến sự việc này và cùng tìm cách giải quyết, vẫn có nguyện vọng tiếp tục duy trì hôn nhân, có điều họ phải đối mặt với khó khăn đó là sự đối đầu giữa hai gia đình, gạt bỏ ác cảm giữa mẹ chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể, tổn thất thật không nhỏ.


BM

Vợ chồng không những tương kính như tân (quý nhau như khách), mà nên biết ơn nhau nữa, cho nên người xưa vẫn nói “phu thê ân ái”.


Có cặp vợ chồng nào tránh khỏi cãi cọ? Tuy nhiên đem nó phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật cho mọi người biết, rồi bình phẩm này nọ, e rằng làm to chuyện thêm, gáo nước đổ đi khó bề lấy lại. Nếu hai người có thể trước tiên đóng cửa bảo nhau, không cần biết đúng sai ra sao, ai được lợi hơn, không nên để người khác nhúng tay vào, chỉ cần vợ chồng vui vẻ là được, điều đó chẳng phải dễ chịu hơn việc giải quyết hậu quả tâm lý cho cả nhà hay sao?


BM


Tệ nhất là thường khiển trách nửa kia của mình trước mặt anh em họ hàng, hoặc trong lúc cãi cọ lôi họ vào so sánh, dần dần họ xem thường người bạn đời của mình, bản thân bạn là chồng/vợ của họ cũng rất khổ tâm mà!

 

Nói tóm lại, vợ chồng xảy ra cãi cọ, đóng cửa tự mình giải quyết vẫn là lựa chọn tốt nhất!

 

 

Zhang Jia Yi _ Hồng Nhung
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2021 lúc 9:20am

Vì sao người ta dễ rơi vào vòng tay tình cũ

 BM

Vào đầu mùa hè năm nay, 17 năm sau khi chia tay, Jennifer Lopez và Ben Affleck đã quay trở lại với nhau - và tạo nên một trận bão trên internet về những hoài niệm về một cuộc tình của cặp đôi nổi tiếng đầy quyến rũ thời đầu thập niên 2000.

 

Họ là một cặp đôi quyền lực, và báo lá cải cùng người dùng Twitter không thể bỏ qua.

 

Nhưng có lẽ lý do khiến mọi người hào hứng theo dõi nhất, đó là điều gì khiến cho người ta muốn quay lại với tình cũ.

 

Với nhiều người, việc nối lại tình xưa là chuyện lãng mạn.

 

Đó có thể là một cảm xúc tiêu cực với đầy những thứ khiến họ phải cảnh giác, nhất là khi người cũ khăng khăng không chấp nhận được thực tế là hai người đã chia tay.

 

Nhưng việc bồi đắp lại một mối quan hệ cũng có thể là một cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn, thậm chí là cái đích đối với một số người, đặc biệt là khi trong thực tế đã có những câu chuyện có hậu như trong cổ tích.

 

Thêm nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các cặp đôi chia tay rồi quay lại với nhau cao tới 50%.


BM


Đại dịch thậm chí thúc đẩy tiến trình này mạnh mẽ hơn đối với một số người: giữa cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và trong tâm trạng cô đơn, thiếu thốn tình dục do phong tỏa, nhiều người nhận thấy họ đã tìm lại người cũ với hy vọng sẽ thắp lại được ngọn lửa đam mê xưa.

 

Các chuyên gia nói rằng nếu cả hai người đều có hứng thú, thì việc tạo ra một 'Bennifer' của riêng mình có thể sẽ đem lại những điều tích cực, nếu như bạn sẵn lòng đầu tư nhiều cho mối quan hệ này và có cái nhìn cởi mở.

 

Điều gì khiến người ta quay lại với tình cũ


BM


Một trong những lợi thế lớn nhất của việc nối lại tình xưa, đó là bạn hầu như biết được mình đang bước vào kiểu quan hệ gì.

 

"Có một số lợi thế thực sự khi bạn biết rõ đối phương trước khi thử bước chân vào mối quan hệ dài hạn này một lần nữa," Michael McNulty, chuyên gia tư vấn tâm lý cho các cặp đôi tại Chicago và là huấn luyện viên tại Viện Gottman, một tổ chức nghiên cứu về các mối quan hệ và cung cấp dịch vụ tư vấn, nói.

 

McNulty nói rằng trong mọi mối quan hệ tình cảm đều tồn tại những "khác biệt vĩnh viễn". Đó là những điểm có thể gây xung đột, như việc phải chia sẻ không gian sống chung với nhau, chuyện tiền bạc, tình dục, con cái, bạn bè gia đình và nhiều thứ khác.

 

Ngay cả các cặp đôi hạnh phúc cũng phát sinh những vấn đề này, do một mối quan hệ về căn bản là luôn luôn tồn tại những khác biệt giữa hai người khác nhau với những tính cách và quan điểm khác nhau.


BM

Việc quay trở lại với người cũ có thể đem lại cái kết có hậu, nhưng chỉ khi cả hai bên đều nghiêm túc nhìn nhận lại những vấn đề vốn đã khiến họ chia tay khi trước, các chuyên gia nói

 

McNulty nói rằng theo nghiên cứu của Viện Gottman, những khác biệt vĩnh viễn này chiếm 69% các vấn đề mà hầu hết các cặp đôi phải đối diện trong quan hệ tình cảm.

 

Các vấn đề tồn tại âm ỉ, kéo dài mới thực sự là thuốc độc trong mối quan hệ chứ không phải là những sự kiện hay những cuộc đối đầu to lớn, bùng nổ dữ dội.

 

"Hầu hết các cuộc hôn nhân hay các mối quan hệ tình cảm đều kết thúc trong băng giá thay vì trong lửa hận," McNulty nói.


BM


Một số cặp đôi "cảm thấy quá khó khăn để nói chuyện hay để xử lý các khác biệt trong những vấn đề then chốt. Thường là họ sẽ ngày càng trở nên xa cách hơn, và trở nên giống như bạn cùng nhà chứ không còn là những cặp phối ngẫu hay người tình của nhau."

 

Đó là lý do vì sao một số người muốn quay lại với người cũ hoặc cố gắng níu kéo quan hệ với người hiện tại.

 

Ta thường mong muốn rằng mối quan hệ mới sẽ tốt đẹp hơn chuyện tình cũ, nhưng McNulty khuyến cáo cần cảnh giác: "Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ và nghĩ tới việc thoát ra thì hãy cẩn thận, bởi vì bạn về căn bản là đang đánh đổi 69% "khác biệt vĩnh viễn" ở người tình này lấy 69% "khác biệt vĩnh viễn" ở một người tình khác."

 

Vậy nếu bạn quay trở lại với người cũ, ít nhất bạn cũng đã biết rõ những khác biệt đó là gì. Bước chân vào lối mòn của mối quan hệ này có thể khiến bạn cảm thấy sẽ ít rắc rối hơn so với việc gặp gỡ người mới và bắt đầu mọi chuyện từ đầu.

 

"Bạn nối lại từ điểm bạn đã bỏ đi," Judith Kuriansky, người tư vấn về quan hệ tình cảm và tình dục đồng thời là giáo sư tâm lý học và giáo dục tại Trường Sư phạm thuộc Đại học Columbia University, New York City nói.

 

Với một số người, việc này tạo cảm giác "quay lại với người mà mình đã biết ít nhiều thì tốt hơn là đến với ai đó mình chưa hề biết gì."

 

Vui mừng về những thay đổi


BM


Một lợi ích nữa trong việc quay lại với người cũ là bạn ý thức được những gì đã thay đổi trong khoảng thời gian hai người chia tay nhau.

 

Bạn có thể ở trong thế bất lợi khi hẹn hò với một người hoàn toàn mới, bởi bạn không biết rằng theo năm tháng, tính tình người đó sẽ phát triển và thay đổi như thế nào, có theo chiều hướng tích cực hay không.

 

Với người cũ, bạn ít nhiều biết được về những gì đã xảy ra trước và sau thời điểm đó. Kuriansky nói rằng một trong những lý do quen thuộc nhất khiến mọi người muốn thổi bùng lại quan hệ tình cảm với người cũ là bởi "cảm thấy họ đã lớn lên và đã trưởng thành".

 

Violette Ayala là CEO của một tổ chức mạng lưới phụ nữ đặt trụ sở tại Miama, tổ chức FemCity. Bà đã nói công khai về việc tái hôn với người chồng cũ, từng bên nhau 20 năm, hồi năm 2019 ra sao.


BM


"Khi chúng tôi bắt đầu hẹn hò trở lại thì thật là dễ chịu, bởi chúng tôi biết rõ về nhau, nhưng mỗi người cũng đã có những điểm thay đổi," bà nói." Cả hai chúng tôi đều đã có những cải thiện trong những chuyện mỗi người cần phải cải thiện khi chia tay nhau, và chúng tôi có nhiều điểm mới lạ trong mắt người kia."

 

"Nnhững điểm thay đổi trong mỗi người chúng tôi khiến cho việc quay lại với nhau trở nên tốt đẹp, trong lúc bỏ qua được một số những đau đớn, cay đắng vốn là lý do khiến chúng tôi tan vỡ trước đây," bà nói thêm.

 

"Anh ấy không còn coi mối quan hệ của chúng tôi tự nhiên mà có. Anh cẩn thận đi chọn những món quà tặng cho tôi, thỉnh thoảng sẽ ngẫu nhiên dừng lại thể hiện tình yêu của anh, sự trân trọng của anh dành cho tôi. Điều đó không hề tồn tại trong thời gian trước kia."

 

Ngược lại, nếu như bạn đã dành một khoảng thời gian dài tách khỏi một người thì khi quay trở lại với nhau và nhận ra mình đang rơi lại vào cùng mô hình độc hại trước đây với người đó, thì việc nhận ra vấn đề cũng là một lợi thế. Nó sẽ giúp bạn tránh được việc lặp lại những sai lầm trước kia một lần nữa.

 

"Đôi khi với sự khôn ngoan qua năm tháng và sự từng trải trong các mối quan hệ khác, bạn cảm thấy 'ơn Trời có lẽ tôi có thể vượt qua những trở ngại mà chúng tôi từng có'," McNulty nói.


Nhưng ông nhấn mạnh rằng điều then chốt là mỗi người cần phải biết các vấn đề không thể hóa giải của họ trước đây là gì, và họ thực sự phải có cái nhìn chân thành vào việc liệu mọi việc lúc này có gì khác so với trước hay không.


BM


'Tình yêu và tình dục ngày tận thế'

 

Trước khi bạn bắt đầu trượt vào cuộc tình mới với người cũ, hãy tự hỏi mình tại sao bạn lại làm vậy, bởi có rất nhiều thứ có thể không diễn ra như mong muốn.

 

Tuy một trong những niềm vui sướng khi trở lại với người cũ là ta có được sự dễ chịu hoặc cảm giác quen thuộc, nhưng Kuriansky nói rằng niềm khát khao được hưởng cảm xúc dễ chịu đó có thể bị đặt sai chỗ, đặc biệt là khi chúng ta dường như phải sống trong một thời kỳ xảy ra những xáo trộn liên tiếp.


BM


Hồi tháng Năm năm ngoái, khi các biện pháp phong tỏa được áp dụng ở nhiều nơi, kết quả nghiên cứu từ Viện Kinsey thuộc Đại học Indiana, nơi nghiên cứu về tình dục và các mối quan hệ tình cảm, cho thấy trong năm người thì có tới một người nhắn tin cho người cũ trong thời gian phải cách ly.

 

"Tôi gọi đó là 'tình yêu và tình dục ngày tận thế'," bà nói. "Một số người cảm giác như đang trong một cuộc sống 'không có ngày mai cho nên tốt hơn cả là tôi nên tìm đến sự ổn định vào lúc này."

 

Kuriansky đã nghiên cứu về các quan hệ tình cảm trong những giai đoạn xảy ra thảm họa, khủng bố, và nói rằng tâm lý này khiến việc mọi người nối lại tình xưa xảy ra khá phổ biến.

 

Họ "cảm giác là sẽ không có ngày mai - lúc này là chuyện Afghanistan, hay thiên tai xảy ra ở mọi nơi, mọi người cảm thấy họ đang sống trong ngày tận thế", cho nên họ muốn quay trở lại với một người từng có thời đem lại cho họ tình yêu và cảm giác an toàn.

 

Hãy xem xét lý nghiêm túc việc vì sao mọi người muốn tìm lại ngọn lửa cũ.

 

Đó là bởi bạn đang tìm cách cách dập tắt nỗi lo lắng phát sinh từ những dòng tin tức gây sợ hãi bằng cách tìm kiếm sự an ủi từ người cũ, hay bởi bạn thực sự nhớ tiếc mối quan hệ đó và sẵn sàng cố gắng cải thiện, bồi đắp lại? Nếu là do nuối tiếc tình cũ thì thực sự là bạn cần cảnh giác.


BM


Kuriansky khuyên là bạn hãy tiếp nhận đánh giá từ bạn bè và gia đình trước khi định nối lại tình xưa.

 

Rất nhiều người sẽ phản ứng tiêu cực, đặc biệt là khi mối quan hệ đó đã kết thúc một cách tồi tệ.

 

Nhưng mục đích của việc này không phải là để những người thân yêu quanh bạn phán xét, mà là để họ kéo bạn trở lại với hiện thực, nhắc cho bạn nhớ lý do khiến mối quan hệ đó trước đây không ra gì.

 

"Hãy chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận đánh giá của mọi người. Hầu hết họ sẽ nói, 'Cái gì? Hai người quay trở lại với nhau? Đùa à? Sao mà quay lại?' Họ sẽ kể lại toàn bộ những ký ức đó, vậy bạn sẽ xử sự thế nào trong tình huống đó?" Kuriansky nói.

 

Hãy sẵn sàng đối đầu với những ký ức đó - không phải chỉ là giữa bạn với người thân yêu của mình, mà cả với người cũ của bạn, mà đó mới là phần khó khăn nhất.

 

"Có rất nhiều chuyện trong quá khứ cần được xới lại, và cần có sự đồng ý giữa hai bên rằng từ nay trở đi, cần có sự tha thứ, trao đổi, và cảm xúc cho một sự khởi đầu mới", đó sẽ là thứ đưa mối quan hệ đi xa hơn, lâu bền hơn. bà nói.

 

Nhiều người trong chúng ta khát khao tìm lại một tình yêu đã mất.

 

Nếu chúng ta đi tìm nó bằng cách thức lành mạnh và thực tế, thì tình yêu đó rất có thể sẽ sống lại, tốt đẹp cho cả hai, nếu mỗi bên đều có ý thức như nhau về chuyện này.

 

 

 

Bryan Lufkin

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2021 lúc 12:10pm

Tình yêu vượt biên giới

a8b998ab4a6bbb6e6b14c84c5d23ae04.gif%20%28600×585%29%20|%20Beautiful%20bouquet%20of%20%20flowers,%20Love%20rose%20flower,%20Candle%20gif

Làm thế nào để yêu những đứa bé tội nghiệp con riêng của chồng và cả người đàn bà đã làm đời mình dang dở. Câu chuyện cảm động sau đây vượt những biên giới thông thường của thế gian, xin mời các bạn cùng đọc và chia sẻ. NS

Câu chuyện xảy ra vào những năm đầu thập niên 1950 trong căn apartment nhỏ bé của gia đình Taylor ở Waltham, M***achusetts. Edith cứ nghĩ rằng cô là người phụ nữ may mắn nhất trong khu chung cư này. Cô và Karl lấy nhau đã 23 năm và trái tim cô vẫn đập hụt một nhịp khi anh bước vô phòng. Về phần Karl, anh vẫn biểu lộ tình yêu đối với vợ. Vì công việc của hãng anh phải thường xuyên đi xa, song hằng đêm vẫn viết thư về cho vợ và khi có dịp ghé nơi nào anh đều có quà cho Edith.

Tháng Hai năm 1950, Karl được điều đi Okinawa vài tháng để lập chi nhánh mới cho hãng. Thời gian xa nhau quá dài nhưng phải đành thôi. Lần này không có quà gởi về. Edith hiểu. Anh đang cố gắng để dành tiền cho ngôi nhà mà hai người từng mơ ước.

Những tháng cô đơn chậm chạp trôi qua. Mỗi khi Edith nhắn Karl về thì anh lại nói phải ở thêm “ba tuần nữa”, “một tháng” rồi “hai tháng nữa”. Và rồi một năm trôi qua, thư từ gởi về ngày một thưa. Không có quà thì cô hiểu được. Nhưng còn thư?

Một ngày cuối tuần sau nhiều tháng im lặng, cô nhận được một cái thư ngắn.

Edith yêu,

Anh ước mong phải chi có một cách nào tử tế hơn để nói với em rằng chúng mình không còn là vợ chồng nữa…

Edith đi tới cái sofa và ngồi xuống. Trong thư, Karl cho biết anh đã viết đơn qua Mexico để xin ly dị. Anh đã cưới Aiko, một cô gái Nhật Bản chuyên làm việc vặt cho hãng, mới mười chín tuổi. Còn Edith thì đã bốn mươi tám.

Ôi, nếu tôi hư cấu chuyện này thì tôi sẽ cho người đàn bà bị phụ bạc kiện chống lại cái đơn ly dị vội vàng kia. Cô sẽ thù ghét chồng cô và người đàn bà. Cô sẽ trả thù kẻ đã làm cuộc đời cô tan nát. Nhưng ở đây tôi chỉ kể chuyện thật đã xảy ra. Edith không thù ghét Karl. Có lẽ vì cô yêu anh quá lâu rồi nên không thể hết yêu.

Cô mường tượng ra tình huống. Một người đàn ông lâu nay luôn có người bên cạnh bỗng dưng phải cô đơn. Nhưng cho dù vậy, Karl cũng không thể hành động dễ dãi và đáng chê trách như vậy. Anh có thể ly dị trước đã hơn là lợi dụng một cô giúp việc còn trẻ. Ðiều duy nhất Edith không thể nào tin là Karl hết yêu cô. Có thể một ngày nào đó anh sẽ trở về lại.

Happy%20Children%20Student%20Hug%20Their%20Educator%20Stock%20Photo%20%28Edit%20Now%29%201573171231

Giờ đây Edith làm lại cuộc đời mình dựa vào ý nghĩ này. Cô viết cho Karl bảo anh thường xuyên cho cô biết cuộc sống của anh. Và anh cho biết anh và Aiko chờ đứa con đầu lòng chào đời. Bé Maria sinh năm 1951, và năm 1953 Helen ra đời. Edith gởi quà mừng hai bé. Cô vẫn tiếp tục viết thư cho Karl và anh viết cho cô. Helen đã mọc răng, tiếng Anh của Aiko ngày một khá trong khi đó Karl đang bị sụt cân.

Và rồi sự khủng khiếp xảy đến. Karl đang vật vã với bệnh ung thư phổi. Lá thư cuối cùng của anh đầy giọng hốt hoảng. Không phải anh sợ cho anh mà lo cho Aiko và hai bé gái. Anh đã dành dụm tiền cho hai bé đi học ở Mỹ nhưng tiền viện phí đã nuốt hết những gì anh tích góp. Hai bé rồi ra sao đây.

Ðã tới lúc Edith nghĩ đến việc tặng anh món quà cuối cùng để giúp cho tâm hồn anh được yên tĩnh. Cô viết cho anh gợi ý nếu Aiko bằng lòng cô sẽ nhận hai đứa bé và nuôi dạy chúng ở ngay Waltham này. Nhưng nhiều tháng sau khi Karl qua đời, Aiko vẫn không để cho hai bé đi. Làm sao đây khi cuộc đời trước mặt ba mẹ con chỉ là nghèo đói, tuyệt vọng. Tháng 11 năm 1956, hai bé lên đường tới với “Dì Edith thân yêu”.

Edith cũng biết rằng thật là khó cho cô ở tuổi 54 phải làm mẹ hai đứa 5 tuổi và 3 tuổi. Cô đã không nghĩ ra một sự thật là kể từ khi Karl qua đời, hai đứa bé quên dần mớ tiếng Anh ít ỏi của chúng. Nhưng may thay Maria và Helen học rất nhanh. Nỗi sợ hãi không còn trong mắt các bé, khuôn mặt của chúng bụ bẫm dễ thương. Và Edith, lần đầu tiên từ 6 năm nay, lại tất bật từ sở về nhà. Bữa cơm trở lại vui vẻ như ngày nào.

Chỉ buồn một nỗi là những bức thư do Aiko gởi về. “Thưa Dì, xin Dì cho biết tôi phải làm gì bây giờ. Mary và Helen có khóc không?” Qua thứ tiếng Anh lủng củng, Edith đọc được sự cô đơn quạnh vắng của cô gái vì Edith từng biết nỗi cô đơn ấy. Cô nghĩ thế nào rồi cũng sẽ mang mẹ của hai đứa bé tới đây thôi.

Thế là Edith quyết định, nhưng kẹt nỗi Aiko vẫn còn mang quốc tịch Nhật, trong khi đó danh sách di dân tới Mỹ còn rất dài. Chính lúc ấy Edith Taylor viết cho tôi, hỏi tôi có giúp gì được không? Tôi trình bày hoàn cảnh ba mẹ con trong cột mục của tôi. Các báo khác cũng lên tiếng. Kết quả là vào tháng Tám năm 1957, Aiko Taylor được phép tới Mỹ.

Khi máy bay tới phi trường quốc tế ở New York, Edith chợt có một lúc lo sợ. Phải làm sao nếu cô cảm thấy ghét người đàn bà đã làm Karl phải xa cô. Người cuối cùng rời máy bay là một người đàn bà nhỏ bé gầy yếu khiến Edith nghĩ rằng đó là một cô bé. Người đàn bà đứng bám vào lan can và Edith chợt nghĩ nếu hoàn cảnh làm cho mình lo sợ thì với cô gái kia đó là nỗi kinh hoàng.

Edith gọi tên Aiko và cô gái chạy xuống thang, buông mình vào vòng tay Edith. Khi hai người ôm chặt lấy nhau, Edith chợt có một ý nghĩ kỳ lạ: “Mình cầu nguyện cho Karl trở về. Giờ đây anh ấy đã trở về – trong hình hài hai đứa con gái nhỏ và người phụ nữ gầy yếu anh đã yêu. Chúa ơi, xin giúp con yêu cả người đàn bà ấy.”

                                                                                                                    Như Sao



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Dec/2021 lúc 12:13pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2021 lúc 12:12pm




Internet





Bố tôi vẫn thường nói với tôi:

“Nó khổ hơn con rất nhiều, con đừng ganh tị với nó.”

“Nó” là bé Ngần, con bé lang thang không có cha mẹ được bà tôi đem về nuôi trong một lần bà đi tàu từ Sài Gòn về.

Bà tôi kể: lúc thấy nó ngơ ngơ ngác ngác một mình trên sân ga, quần áo rách rưới bẩn thỉu, bà tôi động lòng hỏi han nó thì không hiểu sao nó oà khóc đòi đi theo bà tôi. Nó chẳng nhớ tại sao nó đến được đây. Nó cũng chẳng nhớ nó tên gì. Bắt đầu từ ngày đó, cuộc sống đang êm ả của tôi bị đảo lộn lung tung cả lên.

Ðầu tiên là mấy con búp bê xinh đẹp. Mẹ tôi bảo:

“Con cho nó chơi với”.

Rồi hộp đồ xếp hình tôi vẫn cất cẩn thận trong thùng giấy các tông. Bố tôi bảo:

“Con hãy chơi chung với nó”.

Bực nhất là nó chẳng thèm xin chơi với tôi. Nó đứng trân trân, tròn đôi mắt nhìn tôi. Nó muốn tất cả đồ chơi của tôi ư? Ðừng hòng …

Tới năm đầu đi học nó mới được bố tôi đặt cho cái tên là Ngần. Cả nhà gọi nó là bé Ngần. Nó quen dần với cái tên mới. Khi được gọi “Ngần ơi”, nó toét miệng cười.

Nó gọi bà tôi bằng bà, gọi bố tôi bằng bố. Nghe ngọt không? Tôi nhiều lần quát nó:

“Bà mày à? Bà của tao chứ… Bố tao chứ. Bố mày ấy à, đang ở ...”

Tôi chỉ tay về rặng núi xa tít phía chân trời. Nó nhìn theo, bần thần gạ tôi:

“Cho em chung bà với… chung bố với …”.

Có thế chứ. Cuối cùng nó cũng hiểu thân phận nó và đã ngoan ngoãn xin tôi.

Ở làng tôi, rất nhiều cây xoan. Tháng Hai, hoa xoan thả hương thơm ngát, rụng tím cả các phiến đá lát đường. Những hàng rào cúc tần xanh mơn mởn trong mưa bụi mùa xuân. Dây tơ hồng vàng quấn quýt đan vào nhau hứng những cánh hoa xoan li ti như những vỏ trấu màu tím rơi nhẹ. Tôi với bé Ngần chơi trò công chúa về làng. Nó luôn bắt tôi làm công chúa. Làm công chúa được đeo vòng vàng (vòng vàng làm bằng dây tơ hồng). Nó cẩn thận “trang điểm” cho tôi xong rồi nghiêng ngó cười ngặt nghẽo:

“Chị Huyền giống hệt công chúa nhé”.

Công chúa như thế nào tôi không biết. Có gì khác lũ con gái bình thường chúng tôi? Tôi làm bộ sang trọng đi vào sân nhà. Bé Ngần vun hoa xoan rụng đầy vạt áo, đi sau tung hoa lên đầu tôi, miệng ơi ới:

“Tránh ra nhá, cho công chúa đi cái nhá”.

Chú cún cũng rối rít lăng xăng chạy lui chạy tới. Chán vai Công chúa tôi bảo đổi cho nó. Bé Ngần lắc nguây nguẩy:

“Em không làm được công chúa đâu. Em xấu lắm. Công chúa phải đẹp chứ. Em là người hầu công chúa thôi”.

Những mùa hoa xoan tím thấm thoắt qua nhanh. Vèo một cái chúng tôi đã học lớp 9.

Bà tôi dạo này yếu hẳn đi. Bà ho nhiều về đêm. Mâm cơm hàng ngày của gia đình tôi không còn nhiều bát đĩa to đựng thức ăn như trước. Bố tôi hay ngồi tư lự sau những buổi đi làm về. Mẹ tôi lại chuẩn bị sinh em bé. Tất cả việc đồng áng đều một mình bố tôi gánh vác. Tôi và bé Ngần sau buổi học lăn ra làm giúp bố. Tối tối đến giờ học bài, bố bắt chúng tôi vào học:

“Năm nay là năm cuối, các con phải chú ý bài vở hơn đấy”.

Tôi với Ngần hai đứa không giao ước nhưng đều cố đạt điểm tốt để bố vui lòng. Tuy khác lớp nhau nhưng chúng tôi đều biết được kết quả học tập của nhau.

Tôi là học sinh giỏi lớp A thì nó cũng là học sinh giỏi lớp C. Kỳ thi tốt nghiệp, đám học trò lo xanh mặt. Tôi với Ngần thì “Yên trí làm bài xong bọn tớ sẽ viện trợ”, chúng tôi đùa với bạn như thế.

Năm đó chúng tôi thi xong tốt nghiệp phải thi tiếp lên lớp 10. Buổi báo tin danh sách trúng tuyển tôi không tin vào mắt mình nữa:

“Ngần không đỗ lớp 10”.

Khi tôi báo tin này với bố, bố tôi bỏ buổi cày phóng xe đạp hộc tốc xuống trường. Mẹ tôi hỏi lại tôi:

“Sao Ngần lại không đỗ?”

Bà tôi thì rên rẫm:

“Ðúng là học tài thi phận. Rõ khổ”. Rồi bà lại ho khan từng hồi dài …

Ngần về, mặt buồn buồn. Tôi hỏi. Nó trả lời qua quýt:

“Em bị điểm liệt”.

Bố tôi đạp xe từ trường về thở dài:

“Con Ngần không đỗ rồi, bị một môn điểm liệt”

Không, tôi không tin được. Tất cả các môn Ngần đều học khá. Có môn còn giỏi nữa. “Vấn đề” gì đây. Tôi quyết định cất công tìm hiểu. Có đứa mách:

“Không hiểu sao Ngần chép đề xong cứ ngồi im khóc thầm. Thầy giám thị hỏi nó trả lời ấp úng là không hiểu bài, không làm được”.

Tôi nóng ruột :

“Hôm đó thi môn gì?”

Ðứa bạn trả lời:

“Môn địa lý”.

Người tôi run lên. Môn địa lý nó học giỏi hơn cả tôi. Ðề năm nay không khó …

Ðúng rồi … Tôi chạy về nhà, lôi nó ra sau bếp:

"Sao mày cố tình không làm bài thi môn địa lý?".

Lúc đầu nó chống chế:

"Em không nhớ bài …".

"Nói láo!", tôi quát lên:

"Mày cố tình không làm. Bài đó tao với mày đã từng kiểm tra lẫn nhau!".

Ngần cúi đầu. Tôi nhìn qua làn tóc mai của nó. Những giọt nước mắt đang từ từ lăn trên má nó.

Tôi khóc oà lên:

"Tao biết rồi. Mày muốn ở nhà làm giúp bố phải không? Mày thấy bà ốm nên muốn ở nhà phải không? Mày muốn dành cho tao đi học phải không? Sao lại thế ..."

Bố tôi từ đồng về đứng sau chúng tôi lúc nào không biết. Ông lẳng lặng dựng chiếc cuốc vào góc hè, mắt cũng đỏ hoe ...

Internet
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2021 lúc 2:13pm

Bài Đọc Cảm Động Tận Đáy Tim 

 Mother%20&amp;%20Child%20Care%20Gurgaon,%20Obstetrician%20and%20Gynaecologist%20in%20Delhi

Không ai muốn đến gần, nhưng tình yêu của cô bị bịnh aids đã khiến tôi bật khóc!

Thông tin bệnh nhân AIDS chuẩn bị nhập viện sinh con đã khiến cả khoa sản náo loạn. Các y tá đồng thanh nói: “Ai sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp bị lây nhiễm?” Ngay cả một số bác sĩ cũng phản đối: “Nếu bệnh nhân khác bị lây nhiễm qua dụng cụ phẫu thuật và giường chiếu thì phải làm thế nào?”.

Sau một hồi tranh luận, cuối cùng bệnh nhân cũng được sắp xếp vào chiếc giường số 13, phòng cách ly đặc biệt của khoa sản. Khi trưởng khoa phân công trực ban, không ai muốn nhận vào trong đó. Cuối cùng chỉ còn lại tôi – một y tá vừa tốt nghiệp ba tháng, nơm nớp lo sợ bước vào căn phòng.
Vừa vào tới phòng, người mẹ sắp sinh mỉm cười với tôi. Tôi cứ nghĩ rằng những phụ nữ mắc loại bệnh này hẳn sẽ phấn son trang điểm lòe loẹt. Nhưng không phải vậy, cô cũng như những người phụ nữ bình thường khác, khuôn mặt hiền từ, mái tóc dài ngang vai, chân đi đôi giày búp bê…
“Cảm ơn cô!” Một giọng nói trong veo và nhẹ nhàng, cô là một phụ nữ bình thường nhưng lại mắc căn bệnh không hề bình thường chút nào.

Thì ra người mẹ trẻ tại giường số 13 này là một cô giáo trung học phổ thông. Một hôm trên đường từ trường về nhà, cô bị tai nạn xe hơi. Vì mất quá nhiều máu nên cô phải truyền máu gấp và không may bị nhiễm HIV. Đến tận khi cô đi khám thai, bác sĩ mới phát hiện cô đã mắc phải căn bệnh thế kỷ. Cuộc đời cô đã bước sang một ngã rẽ mới, ảm đạm và mờ mịt với kết cục buồn phía trước. Đáng thương nhất là đứa bé trong bụng, nguy cơ bị lây nhiễm cũng rất cao, xác suất không dưới 20% đến 40%. Người mẹ không còn hệ thống miễn dịch, vì thế các biến chứng trong quá trình sinh là vô cùng nguy hiểm.

 

Khi chồng cô đến đã khiến cho cả khoa một phen kinh ngạc. Chồng của một phụ nữ bị AIDS thì trông thế nào nhỉ? Khác xa với tưởng tượng của chúng tôi, chồng cô là một nhân viên văn phòng giỏi máy tính, đeo kính cận, cao ráo, lịch sự, và có phong thái rất đĩnh đạc.
“Anh à, anh đoán xem con chúng ta sẽ giống em hay giống anh hơn?” Tôi đang trải ga giường, nghe thấy những câu nói nhỏ nhẹ nỉ non của đôi vợ chồng trẻ thì sống mũi cay cay, nước mắt bắt đầu rơm rớm. Thì ra họ là một gia đình hạnh phúc. “Tất nhiên là giống anh rồi, nếu là con gái thì mới giống em chứ!” Cô vợ nghe vậy còn phụng phịu làm nũng ra điều không chịu. Khi tôi bước ra khỏi phòng bệnh, nước mắt tôi chảy dài, trái tim tôi chua xót vô cùng.

Hàng ngày cô ấy phải uống nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát lượng virus HIV, hầu như ngày nào cũng phải lấy máu và truyền dịch. Hai cánh tay đầy đặn, nõn nà nay đã chi chít những vết kim tiêm. Tôi là y tá mới ra trường, vốn sống còn ít ỏi lại khá “nhát gan”. Nhất là những lúc lấy máu, tôi vẫn thường làm cô ấy đau đến chảy nước mắt, nhưng cô chưa bao giờ nổi cáu với tôi, chỉ âm thầm cắn răng chịu đựng, thỉnh thoảng còn mỉm cười nói ‘không sao’.

Chỉ vài ngày sau khi cô nhập viện, tôi dần dần rất thích cô ấy.
Tuy còn vài ngày nữa mới đến ngày sinh, nhưng cả khoa đã chuẩn bị sẵn sàng. Cô năm nay đã 31 tuổi lại mang trong mình căn bệnh AIDS, nên bệnh viện cả trên lẫn dưới đều trong trạng thái đề phòng cao độ.
Nhưng bản thân cô lại rất bình tĩnh, hàng ngày đều đọc sách và nghe nhạc, còn viết thư tình hoặc vẽ tranh tặng con yêu.

Một hôm tôi đánh bạo hỏi, tại sao cô lại sinh đứa bé ra, rằng cô có biết nguy cơ lây nhiễm là rất cao? Cô vừa mỉm cười vừa trả lời tôi: “Con tôi đã đến với tôi, đó là duyên nợ, hơn nữa tôi không có quyền cướp đi sinh mệnh của bất kì ai.” Tôi do dự, nhưng vẫn quyết đinh hỏi: “Nếu cháu bị nhiễm HIV thì sao?” Cô ấy im lặng một lúc, sau đó tiếp tục nói: “Nếu không thử thì con tôi sẽ không có cơ hội sống nào.” Tâm trạng tôi vừa buồn vừa xót xa, không khí trong căn phòng trở nên ngột ngạt.
Khi tôi chuẩn bị ra ngoài, cô đã nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, đôi mắt rưng rưng và nói:“Tôi muốn nhờ cô một việc, khi tôi sinh con dù có xảy ra chuyện gì, chồng tôi nhất định sẽ cứu lấy tôi. Nhưng tình trạng của tôi cô cũng biết rồi đó, vì thế nếu thực sự xảy ra chuyện xấu, xin hãy cứu lấy con tôi.” Tôi cảm động ôm cô và khóc, cô đúng là một người mẹ thực sự.

Dưới ánh đèn huỳnh quang nhạt màu, cô nằm yên lặng trên bàn mổ, thân dưới không ngừng chảy máu, nước ối vẩn đục đã ộc ra. Điều này có nghĩa là thai nhi đang lâm vào tình trạng nguy hiểm vì thiếu oxy. Thể chất của cô vô cùng đặc thù, không hề có phản ứng với thuốc tê, chỉ có thể chọn mổ sống để lấy thai nhi ra và chấp nhận hy sinh người mẹ. Hai là tiêm thuốc gây mê, nhưng đợi khi thuốc có tác dụng thì em bé trong bụng đã bị ngạt thở hoặc bị sốc vì liều gây mê quá cao, nhưng chỉ như vậy mới có hy vọng cứu được người mẹ. Cả hai trường hợp đều khiến bệnh viện và gia đình lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Cô nắm chặt tay tôi, đôi mắt nhìn tôi như van nài, giọng nói yếu ớt nhưng rất kiên quyết: “Cứu lấy con tôi, nhanh cứu lấy con tôi, không cần phải quan tâm đến tôi…!”Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cái nhìn tuyệt vọng đến vậy, trong một căn phòng cũng tuyệt vọng như thế. Một người phụ nữ không thể gây tê, cũng không thể gây mê khi mổ đẻ, bao nhiêu bác sĩ đứng đó đều bất lực.
Con dao phẫu thuật nhanh chóng được đưa xuống bụng dưới, lớp da, lớp mỡ, lớp cơ, niêm mạc rồi tử cung… Người mẹ co giật từng cơn, toàn thân giãy giụa, quằn quại, mắt trợn ngược, khuôn mặt biến dạng vì đau đớn, miệng cắn chặt chiếc khăn trắng và rên lên từng cơn xé lòng. Tôi không thể chịu nổi khi chứng kiến những giọt nước mắt của cô rơi xuống lã chã. Và tôi biết, đó không chỉ là đau đớn mà còn là tình yêu của người mẹ. Đến tận hôm nay tôi mới hiểu vì sao làm con phải hiếu thảo với cha mẹ. Bởi mỗi đứa con chào đời là biết bao nhiêu đau đớn, biết bao nhiêu nhọc nhằn, thậm chí là hy sinh cả tính mạng của mẹ.
Cuối cùng, thai nhi đỏ hỏn cũng được đưa ra và khóc lên tiếng khóc yếu ớt đầu đời. Người mẹ vừa ngất lịm đi, đột nhiên nghe thấy tiếng khóc của con nên cô cố gắng hé mở đôi mắt liếc nhìn về phía con yêu, nhưng rồi mí mắt sưng húp nặng trịch lại vội vã cụp lại. Tôi vội vàng tháo đai cố định ở chân và tay cho cô, vì gồng mình vật lộn với cơn đau, cổ tay cổ chân cô đều rớm máu. Hai mắt tôi đẫm lệ, trái tim tôi cũng như thắt lại…

Thật khó để tin rằng đây là một người mẹ AIDS, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng nhìn thấy con trai của mình. Đôi mắt cô nhắm lại và sẽ không bao giờ còn mở ra được nữa. Cô bị nhiễm trùng nặng và không thể cầm được máu nên đã mãi mãi ra đi.
May mắn là em bé âm tính với virus HIV. Tôi tin rằng ở trên cao kia, cô cũng đang mỉm cười mãn nguyện.
Khi làm vệ sinh phòng bệnh, tôi đã tìm thấy một lá thư dưới gối của cô, bên trong còn vẽ một bức tranh ông mặt trời, bên dưới mặt trời là một đôi tay nhỏ. Cô viết cho con trai rằng: “Con yêu, cuộc sống giống như mặt trời, hôm nay lặn xuống ngày mai nhất định sẽ lại lên.” Tôi không thể ngăn những giọt nước mắt, cuộc sống thật quá mong manh và cũng thật mạnh mẽ. Người mẹ nào mà chẳng thương con? Vậy cớ sao chúng ta lại phải phân biệt đối xử?
Cuối cùng tôi đã hiểu, cô cũng như những người mẹ bình thường khác, dũng cảm để giành lấy sự sống cho con.
Khi đứa bé được xuất viện, cháu nằm yên bình trong vòng tay cha. Ban đầu đứa trẻ khóc rất to, giống như biết mẹ nó sẽ không bao giờ còn quay về nữa. Nhưng nó chợt ngừng khóc khi tôi đặt bức thư lên ngực. Dường như trong lòng bé cũng đang mỉm cười khi nhận lấy cuộc sống vĩnh cửu này. Mai này lớn lên em sẽ biết rằng, mẹ của em là người mẹ vĩ đại nhất trên đời.

Khuyết Danh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Dec/2021 lúc 2:49pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2021 lúc 9:06am

THẤM THÍA!   <<<<<

Top%2030%20Hinh%20Setxi%20GIFs%20|%20Find%20the%20best%20GIF%20on%20Gfycat
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2021 lúc 11:20am

Chuyện Ông Noel Và Câu Trả Lời Hay

Merry%20Christmas%20Santa%20Claus%20GIF%20-%20Merry%20Christmas%20Santa%20Claus%20Christmas%20%20Tree%20-%20Discover%20&amp;%20Share%20GIFs

“Ông già Noel có thực không ba/ mẹ?”. Nếu một ngày con của bạn đặt cho bạn câu hỏi đó, bạn sẽ trả lời thế nào? Có hay Không?

Năm 1897, một em bé 8 tuổi tên là Virginia đã viết thư cho tạp chí The Sun một lá thư như sau: “Bạn cháu nói ông già Noel không có thực. Ba cháu bảo nếu tờ The Sun bảo có thì tức là có. Vui lòng hãy nói thật cho cháu biết, ông già Noel có tồn tại trên đời hay không?”

Và đây là nguyên văn lá thư trả lời của ông chủ bút tờ báo Francis P. Church:
“Virginia à, bạn cháu nói sai rồi. Thời đại đầy những hoài nghi này đã khiến cho các bạn ấy trở nên thật dễ nghi ngờ. Các bạn ấy chỉ tin vào những gì mình thấy. Các bạn ấy cho là cái gì mà bộ não nhỏ bé của các bạn ấy không chứng kiến thì cái đó không tồn tại.

Virginia à, trí khôn của loài người, cho dù là của người lớn hay trẻ con, đều rất nhỏ bé. Trong vũ trụ bao la này, con người chỉ như một là một loài côn trùng, một con kiến, nếu đem so sánh trí khôn của chúng ta với thế giới bất tận quanh mình.

Có, Viriginia à, ông già Noel là có thực. Ông ấy tồn tại trên cõi đời này cũng giống như tình yêu, sự bao dung, lòng chân thành có thực trên cõi đời này vậy, và cháu biết đấy, chính nhờ những thứ đó mà cuộc sống của chúng ta mới trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc.

Sẽ tăm tối biết bao nếu thế giới này không có những ông già Noel. Tăm tối như khi thế giới này không có những cô bé Virginia như cháu vậy. Khi ấy, sẽ không còn những niềm tin trẻ thơ, không có thi ca, không có sự lãng mạn nào giúp cho đời sống này trở nên nhẹ nhàng hơn. Chúng ta sẽ chỉ còn biết nghe và nhìn mà chẳng còn biết cảm nhận. Thứ ánh sáng bất tận mà tuổi thơ mang đến cho thế giới này sẽ bị dập tắt.

Không muốn tin vào ông già Noel! Cháu có thể chọn như thế, cũng như chọn không tin vào các bà tiên vậy. Cháu có thể bảo ba cháu thuê người canh các ống khói vào đêm giáng sinh để bắt cho bằng được một ông già Noel, nhưng ngay cả khi cháu không thấy một ông già Noel nào thì điều đó cũng đâu chứng minh được chuyện gì?

Không ai thấy ông già Noel, nhưng cũng không có bằng chứng nào chứng minh rằng ông ấy không tồn tại. Những thứ có thật nhất trên đời này là những thứ mà cả người lớn lẫn trẻ con đều không thể thấy.

Cháu có bao giờ thấy những nàng tiên nhảy múa trên cỏ chưa? Tất nhiên là chưa rồi, nhưng cũng chẳng có bằng chứng nào chứng minh rằng họ không có thật. Không con người nào có thể hiểu hay tưởng tượng hết tất cả những điều kỳ diệu tồn tại một cách hữu hình lẫn vô hình trong thế giới này.

Cháu có thể đập vỡ cái lục lạc và hiểu được cái gì đã tạo nên âm thanh của nó, nhưng vẫn có một tấm màn che phủ một thế giới của những điều không thể nhìn thấy mà ngay cả người mạnh nhất, hay tất cả những người mạnh nhất hợp lại cũng không thể xé toạc ra được.

Chỉ có niềm tin, thi ca, tình yêu, sự lãng mạn là có thể vén nó lên được. Điều này có thực không? Virginia ơi, chẳng có gì trên thế giới này là thực và trường tồn như thế.

Không có Santa Claus ư? Tạ ơn trời, ông ấy là có thực và vĩnh viễn có thực. Cho dù 1000 năm nữa, hay 10 cái 1000 năm như vậy nữa trôi qua, ông ấy sẽ vẫn ở đó để làm cho trái tim trẻ thơ reo vui.”

Có lẽ khó câu trả lời nào có thể hay hơn thế!!! Nó đã làm rung động hàng triệu triệu trái tim người đọc, không chỉ trẻ em mà cả những người đã-từng-là-trẻ-em, đến mức cứ mỗi mùa giáng sinh hàng năm, tờ The Sun lại trang trọng đăng lại lá thư này trên trang nhất. Và cứ mỗi mùa Noel đến, tôi lại tìm đọc lại lá thư này và lần nào cũng vậy, tôi lại tự hỏi:
Trời ơi, sao người ta có thể viết cho trẻ con một lá thư trân trọng đến thế, nhân văn đến thế? Câu hỏi đó, nếu gửi cho một tờ báo ở Việt Nam sẽ thế nào? Rất có thể, nó sẽ bị xếp vào một góc nào đó và lãng quên, kiểu như ôi chao lại một thứ “childlike faith” (niềm tin ngây ngô của trẻ con) ấy mà!
Nhưng có khi nào chính những người lớn chúng ta – những người sống trong một “thời đại hoài nghi” và đầy rẫy những điều tồi tệ đến mức không còn muốn tin vào những điều tốt đẹp, chỉ dám tin vào những điều đầu óc hạn hẹp của mình có thể thấy mới là những người đáng thương?

VÌ NHỮNG THỨ THẬT NHẤT TRÊN ĐỜI NÀY LÀ NHỮNG THỨ MÀ MẮT THƯỜNG KHÔNG THỂ NHÌN THẤY

Câu văn đó của ông chủ bút Francis P. Church nghe có vẻ triết học, nhưng là vô cùng thật! Bởi nếu bằng mắt thường mà người ta có thể nhìn thấy tình yêu, sự bao dung, lòng vị tha ở trong nhau thì cuộc sống này đâu có đố kị lừa lọc, thế giới này đâu có chiến tranh, đâu có những cướp giết hiếp mà ngày nào mở báo lên cũng thấy?

Ông muốn trẻ con tin ở Santa Claus,mà thực ra là muốn chúng tin vào những điều tốt đẹp (kể cả khi chúng có vẻ lãng mạn quá xá!).

Tôi vẫn thường nghĩ rằng trong thời đại này, làm sao để giữ được niềm tin không bị vẩn đục bởi những hoài nghi đó (không chỉ cho trẻ con mà cả cho mình), thực sự là khó! Nhưng nếu phải chọn, thì vẫn sẽ chọn tin ở Santa Claus.
Vì ta sẽ trở thành cái mà ta tin!

Chia sẻ từ Việt Phan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.576 seconds.