Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2023 lúc 7:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/May/2023 lúc 10:05am

Đứa Con Dị Chủng

 

Dr Michael Salvatore

Lúc gần đây báo chí và các đài TV Việt ngữ bán tán xôn xao về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, chắc hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam.

Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
Tôi lượm được thằng Michael ở bên xa lộ 45 South Trên đường từ Houston đi Clear Lake. Dạo đó vào khoảng năm 1982, tôi mới ra trường và bắt được một job thơm phức làm cho cơ quan NASA ở Houston trong Mision Control Center, do một ông bạn học cùng lớp giới thiệu. Cuộc đời tôi gặp bao nhiêu là may mắn bất ngờ, đúng là trời cho. Cho nên tôi vẫn nhớ ơn ông Trời, cố gắng học làm người tử tế, dù có chịu thiệt thòi một chút cũng cam lòng.

Số là hôm đó tôi đi làm trễ, vừa từ xa lộ rẽ vô NASA road 1, thấy một thằng nhóc đi bộ lang thang bên lề đường, vai mang túi sắc to tướng, kiểu túi sắc quân đội, như ngày xưa tôi nhận được khi mới vào trường Võ Bị. Nhóc đưa ngón tay cái lên ngoắc ngoắc xin quá giang. Tôi vội dừng xe lại hỏi:
-Mầy muốn quá giang hả?
-Yes, Sir!

Hắn vội vã quăng cái “sắc” quần áo ra sau xe truck, với tay mở cửa và nhảy phóc lên ngồi cạnh tôi. Mùi mồ hôi bốc lên nồng nặc. Không chịu nổi, tôi phải quay vội cửa kiếng xe xuống. Tôi hỏi chàng “Trẻ Tuổi Bụi Đời”:
-Mày muốn đi đâu?
-Đi đâu cũng được!
-Nhà mày ở đâu?
-Tôi không có nhà, mới từ OMAHA quá giang xe xuống đây.
Tôi nghĩ trong bụng:’Gặp thứ thiệt rồi”.
-Tao phải đi làm bây giờ, thôi tao thả mày xuống Clear Lake Park, ở đó có đủ cả phòng vệ sinh và chỗ che mưa nắng đến trưa tao kiếm cái gì cho mày ăn.

Bà xã tôi hay cằn nhằn về vụ cho mấy tay “bụi đời” quá giang xe. Kể ra thì cũng nguy hiểm, chẳng may gặp anh chàng khùng nào đó coi mạng người như cỏ rác, vậy là giống như trứng giao cho ác! Nhưng tôi quan niệm khác, sống chết có số, ngày xưa lúc còn xông pha trận mạc, mình đâu có tránh đạn được, toàn là đạn tránh mình thôi. Cho nên mỗi khi lái xe một mình, gặp người xin quá giang, nếu thuận tiện tôi vẫn “dzớt” như thường. Kể như đền ơn những người từng cho tôi quá giang hồi mới chân ướt chân ráo bước chân đến đất Mỹ này. Hồi đó, mỗi ngày đi làm phải lội bộ hàng mấy cây số trên đường đầy tuyết. Nếu gặp xe nào cho quá giang thôi mừng hết lớn.
Từ sở làm đến hồ Clear Lake chỉ mất vài phút lái xe, tôi vẫn hay ra đó ăn trưa, dỡn với mấy con chim hải âu bằng cách liệng lên cao một miếng bánh mì sandwitch thế là cả đám nhào xuống kiếm mồi, bu lại chung quanh, tôi chỉ vung tay ra cũng túm được một chú. Đôi khi buồn ngủ quá bèn đánh một giấc như “Những Ngày Xưa Thân Ái”.

Buổi trưa tôi mua 2 phần ăn rồi lái xe đi kiếm “Chàng Bụi Đời”. Đậu xe vào parking, nhìn ra mấy bàn picnic sát bờ hồ, thằng nhóc ngồi đó đang chăm chú xem cuốn album cũ nát. Thấy tôi đến, nhóc vội đứng lên chào và rất mừng rỡ, có lẽ vì túi đồ ăn khá lớn tôi mang đến. Hắn đưa cho tôi cuốn album và giải thích:
-Tôi thấy sau kiếng xe của ông có gián cái huy hiệu nhảy dù, chắc ông là người Việt Nam?
-Sao mày biết?
-Ba tôi cũng từng chiến đấu ở ViệtNam, trên mũ cũng có cái huy hiệu giống như cái ông gián sau xe. Đây ông xem có đúng không?

Hắn vừa nói vừa chỉ vào tấm hình chụp một chàng lính Mỹ mặt non choẹt, trên dưới 25 tuổi, đầu đội mũ đỏ của lính nhảy dù ViêtNam thời xưa, cổ áo mang hai bông mai vàng đàng hoàng. Nếu không có cái mặt Mỹ ai dám bảo không phải là lính nhảy dù VN?

Tôi nhìn tấm hình thấy quen quen, đúng là thằng Doug Salvatore, Trung Úy trong ban Cố Vấn của tiểu đoàn tôi. Sở dĩ tôi nhớ tên anh ta vì hắn hiền khô ít nói, rất thích đội chiếc mũ đỏ nhẩy dù lệch hẳn qua một bên, gặp ai trong tiểu đoàn bất kể cấp bậc, cũng dơ tay chào miệng lẩm nhẩm “hảy đù kú gắn” . Ai cũng cười hiểu rằng hắn muốn nói “Nhảy Dù cố gắng”, Doug cũng cười theo. Hắn hiền khô ít nói, nhưng mỗi khi nhờ gì hắn đều giúp đỡ tận tình, từ việc gọi hải pháo, phi vụ oanh kích, máy bay tải thương đến xin vật liệu xây cất doanh trại. Mấy chiếc xe của tiểu đoàn hết bình điện muốn nổ máy, kêu hắn đến là xong ngay, đẩy xe chạy băng băng một chút xíu, thả chân số là nổ máy liền. Hắn có thêm một biệt danh khác là “cargo 5 tấn”, ý nói mạnh như xe vận tải 5 tấn. Thỉnh thoảng hắn còn mua tặng tôi cả đồ trong PX nữa. Lính trong tiểu đoàn gọi hắn là “Đất”. Biệt danh đó cũng gần giống với tên thiệt. Mỗi lần gọi “Đất” hắn chỉ nhe răng ra cười. Sau này biết được ý nghĩa của chữ “Đất” hắn càng thích thú hơn, Một lần tôi hỏi hắn, sao tên của bạn là Salvatore, hơi giống như Salvadore vậy, thế bạn có phải gốc Nam Mỹ không? Hắn nói chẳng có liên quan gì cả, tổ tiên hắn đến từ Tây Ban Nha.

Hắn đã cứu tiểu đoàn tôi nhiều lần trong các cuộc hành quân thời “Mùa Hè Đỏ Lửa” nhờ xin được kịp thời những phi vụ yểm trợ vũ bão từ đệ thất hạm đội hay từ căn cứ Utapao bên Thái Lan.
Trong trận giải cứu An-Lộc, tuyến phòng thủ của đại đội bị chọc thủng. Tôi bị một mảnh cối vào bụng, cắt hết nửa lá gan, máu ra lênh láng. Thằng Đất một tay bắn M16, một tay kéo tôi vào gốc cây cao xu. Hắn xin trực thăng tải thương vào bênh viện dã chiến Mỹ, nếu không tôi chắc đã đi luôn rồi. Tôi mang ơn cứu tử của Đất từ ngày ấy. Sau trận An Lộc, hắn về Mỹ. Tôi mất liên lạc với hắn từ ngày tan hàng. Bây giờ lại gặp con hắn ở đây, đúng là số Trời. Tôi mừng rỡ ôm lấy thằng bé, hỏi cuống quýt:
Tao là bạn của Doug, ba mày bây giờ ở đâu?
Hắn rớm nước mắt:
-Ba tôi chết cách nay 5, 6 năm rồi.
-Kể tao nghe đi, sao vậy?
-Ổng bị đụng xe trên xa lộ bởi một người say rượu, chết ngay tại chỗ.
-Má mày đâu mà để mày đi lang thang như vầy?
-Má tôi có chồng khác, tôi không thể sống với cha ghẻ nên bỏ nhà ra đi.
-Mầy đi má mầy có biết không?
-Cả nhà còn ngủ, nào ai biết.
-Mầy còn nhớ số phone nhà không.
-Tôi có đây, nhưng giá nào tôi cũng không về đâu.
-Tao đâu có nói là bắt mầy về nhà, chỉ là gọi cho má mày yên tâm thôi, để bả khỏi báo cảnh sát, mầy hiểu không?
-Dạ hiểu.
-Thôi được rồi, quăng đồ đạc lên xe rồi đi theo tao.
Tôi dẫn thằng bé lại Motel 6 và book cho nó một đêm, thủng thẳng tính kế giúp đỡ. Dù sao nó cũng là con của người bạn đã có ơn cứu mạng với tôi, tôi quyết tâm cứu lại con bạn.

Có câu của Phật dạy “xây 7 cái gì gì đó, cũng không bằng cứu cho một người” * Biết đâu cha nó đã dẫn nó lại cho tôi? Tôi dặn thằng bé, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đàng hoàng, chờ tôi sẽ tới đón nó trong vòng 2 tiếng đồng hồ nữa.Tôi lái xe về sở, nói chuyện hoàn cảnh của thằng nhóc với xếp và mấy người bạn làm cùng nhóm, xin xếp cho nghỉ vài ngày để giúp đỡ nó. Mỗi người khuyên một câu, đại khái nói tôi phải cẩn thận với mấy đứa trẻ bụi đời. Chúng nó có cả ngàn chuyện rắc rối, hút sách, đánh lộn, cướp giựt, có khi nó còn thưa ngược lại là mình lới dụng làm chuyện bậy bạ v…v…Tôi đã quyết tâm cứu nó nên bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên chân thành đó. Tôi chở thằng nhóc vào sở và giới thiệu với mọi người, đồng thời gọi điên thoại cho mẹ nó, cho biết nó đang đứng cạnh tôi và muốn nói chuyện với bà.

Tôi tránh ra một nơi để hai mẹ con nói chuyện được tự nhiên. Một lúc sau trở lại, nhóc nói mẹ nó muốn đươc tiếp chuyện tôi. Bả ngỏ ý trao toàn quyền cho tôi và cầu xin tôi giúp cháu, bởi vì đời sống trong nhà bà như ở địa ngục, cha ghẻ con ghẻ không ngày nào là không gây gỗ nhau. Tôi chấp nhận lời khẩn cầu của bà, yêu cầu bà viết cho tôi tờ giấy, giao thằng Mike cho tôi, hứa không kiện tung gì cả và phải có thị thực chữ ký đàng hoàng. Tôi cho bà địa chỉ nhà tôi, số điện thoại sở và phone nhà, cần gì cứ gọi cho tôi biết. Tôi nghĩ, có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rối sau này, nhưng chấp nhận vậy. Xưa kia tôi đã từng chấp nhận biết bao rủi ro nguy hiểm khi ra trận, bây giờ có chút đỉnh nhằm nhò gì?

Tôi phân vân không biết có nên nói thiệt với bà xã không? Chắc phải nói rồi, nhưng dẫn nó về nhà chắc là bả không thể nào chấp nhận được. Đành phải gởi thằng nhỏ lại bà chị. Chị có một quán ăn VN. Khi còn ở quê nhà, chị cũng mở nhà hàng nho nhỏ, từng nuôi nhiều tay anh chị trong quán cho nên du đãng không đứa nào dám phá phách hay đòi đóng hụi chết!. Tính tình chị phóng khoáng cởi mở, mấy đứa du thủ du thực đều nể mặt.

Buổi chiều, tôi dẫn thằng nhóc lại nhà hàng, kêu cho nó một dĩa cơm đồ biển thật to, thằng nhóc chỉ ăn một loáng là hết sạch, như thể đã nhịn ăn cả tháng rồi. Dặn nó ăn xong cứ ngồi đó. Đợi vãn khách, tôi gặp chị, nói rõ hoàn cảnh của nó xin chị mở rộng tay cứu giúp nó, chỉ có chị mới giúp được nó thôi. Xin chị cho nó một chỗ ở tạm, còn mọi thứ khác tôi sẽ lo. Chị hơi lưỡng lự một chút, thở dài:
-Thôi được, sau khi đóng cửa tiệm, cậu chở nó về nhà, chúng ta sẽ nói chuyện với nó.

Tôi mừng rỡ quá xá, cám ơn chị rối rít, tôi quay đi để che giòng lệ tuôn trào, chị lúc nào cũng quan tâm và che chở bao bọc tôi. Cha mẹ mất sớm, chị săn sóc và nuôi nấng tôi như mẹ, lúc nhỏ tôi vẫn sống với chị cho đến khi nhập quân ngũ. Những lần bị thương thập tử nhất sinh chị vẫn là người bên cạnh tôi. Lớn lên mỗi khi gặp rắc rối trong cuộc đời, tôi đều chạy đến chị. Thật là Ông Trời đã cho tôi một bà chị để thay thế mẹ. Chị góa chồng từ năm 1970, ở vậy nuôi ba đứa con trai. Tôi và gia đình chị đã may mắn thoát được trong những giờ phút cuối cùng của miền nam, nhưng đứa con thứ nhì của chị đã ra đi vĩnh viễn trên đường vượt biên, trong lúc con tàu còn lênh đênh trên đại dương. Qua Mỹ, hai chị em xin được việc làm trong một nhà hàng tàu. Chị phụ nấu bếp, còn tôi làm chân “chạy bàn”. Chị bắt tôi phải đi học, chỉ cho làm cuối tuần thôi. Nhiều khi thấy chị vất vả quá, tôi xin chị cho tôi nghỉ học để phụ giúp gia đình nhưng chị cương quyết từ chối. Chị nhắc nhở tôi đó là bổn phận của chị đã được cha mẹ giao phó trước khi nhắm mắt, phải lo cho tôi ăn học đến nơi đến chốn, thành gia thất đàng hoàng, nếu không sau này làm sao nhìn mặt các người nơi suối vàng. Mỗi năm, vào ngày giỗ cha mẹ, chị bắt tôi phải thề trước vong linh các Người là không được bỏ học dù bất cứ hòan cảnh nào, cho nên tôi cố gắng học, vật lộn với tiếng anh tiếng u, những phương trình đại số và toán giải tích. Những thứ đó chỉ còn lờ mờ trong trí óc cằn cỗi của tôi sau bao nhiêu năm lăn lộn ngoài chiến trường. Nhiều khi làm bài không kịp phải ngủ đêm ngay tại trường trong các phòng học. Có lần mệt mỏi quá, tôi đã ngủ gục khi lái xe về nhà, rõ ràng tôi đã thắng xe lại khi đến đèn đỏ, thế mà vẫn tông vào đít xe trước mặt. Báo hại phải năn nỉ chủ xe rồi bỏ tiền túi ra thường. Đã bao lần tôi muốn bỏ cuộc nhưng tôi tự nhủ “Nhảy dù cố gắng!” nhưng phần lớn vẫn là không muốn phụ lòng mong ước của chị. Ngày tôi ra trường, khi nhìn thấy tôi được gọi tên lên lãnh bằng, chị là người la to nhất hơn cả mấy đứa nhóc. Chị sung sướng hơn cả tôi, tôi ra trường, nhưng mảnh bằng là của chị, công lao là của chị. Hai chị em ôm nhau chụp hình kỷ niệm mà nước mắt chị ướt trên ngực áo tôi. “Thế là tâm nguyện của chị đã thành, chỉ còn việc cưới vợ cho cậu nữa là xong” chị nói với tôi như thế trong buổi tiệc ăn mừng. Tôi đã già đầu rồi, bao nhiêu năm chiến trận, đã từng chỉ huy hơn một đại đội nhảy dù, thế mà chị vẫn nghĩ tôi còn con nít.

Trở lại chuyện thằng nhóc, 10 giờ tối, tiệm bắt đầu dọn dẹp đóng cửa. Tôi dẫn nhóc lại giới thiệu với chị và xin phép chị chở thằng nhóc về nhà trước.
Tôi cắt nghĩa qua loa về phong tục tập quán của người Việt, kính trọng người lớn tuổi hơn mình, nhất là người già cả, thế nào là tiên học lễ hậu học văn, kính trên nhường dưới.
Những điều căn bản đạo đức của người Việt không tìm thấy trong sách giáo khoa ở trên đất Mỹ này. Nhóc hứa với tôi từ nay sẽ chăm chỉ học hành không la cà hút sách nữa. Nghe vậy tôi cũng yên lòng. Tôi thấy thương nó như chính con tôi vậy.

Buổi tối, cả nhà quây quần trong phòng family room. Thằng nhỏ được mang ra trình diện:
-Đây là Mike, còn đây là bà Ánh, hai người con của Bà là Dũng và Trí.
Cả nhà bắt tay nhau và nói lời chúc tụng xã giao. Bà chị tôi dặn thằng Mike:
-Từ nay con gọi ta là Má Ba, mặc dù tên của ta là Ánh, ta đã nhận con là con, ta sẽ đối sử với con như hai đứa con của ta, con có chịu không?
Thằng nhóc nói lý nhí:
- Yes Má Ba.
-Con bao nhiêu tuổi?
-Dạ 13.
-Thằng Trí 16 là anh Hai, Thằng Mike ta đặt tên VN là Mai là anh Ba, thằng Dũng trẻ nhất 12 tuổi là Út cũng gọi là thằng Tư nghe chưa. Tất cả đều dạ ran, Thằng Mike chẳng hiểu đầu đuôi ra sao tôi phải cắt nghĩa cho nó hiểu.
- Con lớn nhất của Má Ba nick name goi là Number two, nó được gọi là number three, trên thằng Tư một bực. Nó thắc mắc sao không có number one. Má Ba trả lời đó là luật lệ. Còn luật nữa là ở nhà chỉ nói tiêng Việt thôi. Bắt Đầu từ ngày mai, thằng Mai cũng phải nói tiếng Việt. Má Ba cho một đặc ân, trong mấy tháng đầu, nếu thằng Mai không biết tiếng Việt cho phép thằng Hai và thằng út nhắc nhở.
Chị tôi nói tiếp:
-Ngày mai cậu Út dẫn thằng Mai đi xin học, về nhà phải học và làm bài tới 9 giờ tối, sau đó muốn coi TV hay làm gì khác tùy ý, 10 giờ tối phải đi ngủ. Chủ nhật phải đi lễ sớm, thằng Mai phải ghi danh học Việt Ngữ ở trường Nhà Thờ như hai đứa kia. Thằng Út lên dọn phòng cho thằng Mai ngủ.
Tôi cười nói với chị:
- Toàn là “phải” này “phải” kia y như bà “xếp” của em vậy. Thằng Mai “phải” nghe lời Má Ba nghe chưa!
Nhóc vội vàng trả lời: “Yes, Sir!”
Chị lườm tôi:
-Mấy đứa này phải dặn kỹ càng như vậy mới được, còn không vào lỗ tai này ra lỗ tai kia mất cậu ơi!
Hướng về thằng Mai chị tôi hỏi:
-Sao mày bụi đời.
Thằng Mai rớm nước mắt, ngập ngừng một lúc mới thốt nên lời:
-Má Ba ơi, con rất cô đơn và buồn khổ, lớn lên không cha. Cha ghẻ của con là một người cọc cằn, khó tánh và nghiện rượu, trong nhà cãi lộn xảy ra hàng ngày. Tất cả giận dữ của mẹ và cha ghẻ đều đổ lên đầu con. Cuối cùng con phải bỏ nhà ra đi.
-Rồi mày ở đâu, làm sao mà sống?
-Con phải ngủ dưới gầm cầu hay trốn vào mấy căn nhà bỏ trống. Ăn cắp đồ, lục thùng rác hay bán cần xa ma túy để kiếm sống.
Chị xoa đầu thằng nhóc và khuyến khích nó rồi dẫn tôi đến thắp nhang bàn thờ cha mẹ, hứa sẽ chăm nuôi thằng Mai như con chị. Chị nói với tôi có lẽ Chúa mang thằng Mai cho chị, để an ủi chị những lúc thương nhớ thằng con đã bỏ chị ra đi. Thế là chị lại có ba đứa con như xưa. Tôi thấy chị lau vội hai giọt nước mắt vừa lăn trên má.

*

Bà chị tôi áp dụng luật lệ giang hồ và rất nghiêm khắc với mấy đứa con. Anh rể tôi qua đời từ khi mấy đứa còn rất nhỏ. Anh là một Phật tử thuần thành, vẫn hay đi Chùa vào những dịp lễ lớn. Chị là con chiên của Chúa, hai người khác đạo nhưng vẫn sống với nhau hòa thuận, đạo ai nấy giữ, mấy đứa con thì vừa cho đi nhà thờ vừa cho đi chùa. Sau khi anh mất chị ở vậy, làm ăn vất vả để nuôi con ăn học. Qua Mỹ, Tôi và chị đi làm công một thời gian, hai chị em để giành được một số vốn nhỏ rồi mở tiệm ăn VietNam. Bạn bè Mỹ của mấy đứa cháu đến nhà chơi phải nói tiếng Việt và ăn đồ ăn ViêtNam. Có lần chị giải thích với mấy đứa con:
-Chúng mày tới nhà bạn phải nói tiếng Mỹ, tiếng của cha mẹ chúng nó phải không? Ăn đồ ăn của cha mẹ chúng nó phải không? Vậy thì chúng nó cũng phải nói tiếng Việt và ăn đồ ăn của tao, thế mới công bình chứ.
Mấy đứa con hết ý luôn.
Mấy đứa nhóc Mỹ ăn đồ ăn VN riết rồi đâm ghiền, món gì cũng không từ, nước mắm, mắm tôm cũng mê luôn. Chúng gọi mắm tôm là mắm “con chuột”.

Chỉ một thời gian ngắn, thằng Mai đã có thể nói chuyện thông thường hằng ngày bằng tiếng Việt. Nó lớn lên trong tình thương gia đình của chị tôi, nó rất hãnh diện có một mái nhà ấm cúng và một người mẹ thương yêu chăm sóc cho nó . Ngày thường cả ba đứa nhỏ đều đi học. Ngày Chủ Nhật, sáng đi lễ nhà thờ rồi theo học lớp Việt ngữ tại đó, chiều đi lên chùa học võ VOVINAM và họp Hướng Đạo. Ngày này qua tháng nọ, thằng Mai đã thành một đứa nhỏ Việt Nam từ cách ăn nói lễ phép, đi thưa về trình hẳn hoi, biết khoanh tay chào người lớn tuổi, biết cầm hai tay dâng đồ ăn cho Má Ba, biết quỳ lạy trước bàn thờ cha mẹ tôi. Ngày Tết cũng biết mừng tuổi chị tôi, biết cầm cờ vàng đi biểu tình ngày quốc hận. Nó hòa đồng với tụi nhóc VN chẳng khó khăn gì. Gặp người Việt họ vẫn tưởng Mai là đứa con lai, ai cũng khen ngoan và lễ phép, có đâu ngờ rằng nó là thằng Mỹ con chính hiệu con nai vàng! Nếu mấy đứa con nít Việt Nam lớn lên trên đất Hoa Kỳ bị gọi là “Chuối” , ngoài da vàng, nhưng trong đầu óc đã Mỹ hóa hoàn toàn! Thì phải gọi thằng Mai là bánh bao, ngoài thì trắng trong thì hầm bà lằng đủ thứ.

Mai và thằng út học chung một lớp, đi đâu cũng có nhau, anh em rất thân thiết. Nó hay săn sóc hỏi thăm sức khỏe chị tôi, bắt chước thằng Út rót nước mời chị mỗi khi chị đi làm về, đôi khi còn nấu những món ăn nhà quê của người bản xứ mời chị ăn. Má con càng ngày càng thắm thiết. Chị cũng rất thương nó, có khi còn hơn cả mấy đứa con ruột của chị. Chị vẫn hay than thở với tôi “Tội nghiệp thằng Mai, có mẹ cũng như không.”
*
Một hôm chị nhờ tôi vô trường xem có chuyện gì sảy ra cho thằng Mai và thằng Út, vì nhà trường yêu cầu chị đón chúng nó về nhà. Hai đứa đã đánh lộn với một đám học sinh khác trên xe bus và bị bị đuổi học hai ngày. Chị tôi chửi cho một trận nên thân và phạt đứng úp mặt vào tường 2 giờ và dặn lần sau không được đánh lộn nữa.
-Tại sao hai đứa mày đánh lộn, chị hỏi.
Thằng Mai giành phần:
-Tại mấy đứa học sinh trên xe bus chọc ghẹo thằng Út ăn hiếp nó, gọi nó là “chink choong” hay “Ê Chinese go home”. Con đã nói thằng Út với con là anh em, chúng nó không chịu để yên thằng Út. Thế là đánh nhau.
-Lần sau phải thưa nhà trường, không được đánh lộn nghe không?, tao bảo không nghe, tao không chửi bằng tiếng Việt nữa đâu. Tao sẽ ra trước cửa nhà chửi chúng mày bằng tiếng Mỹ cho tất cả hàng xóm nghe cho xấu hổ cả lũ.
Từ đó thằng Mai không giám đánh lộn nữa.
*
Mai và Út ra High School cùng một lượt, rồi ghi danh vào UT (University of Teaxas at Austin) cùng với anh Hai của chúng. Tôi mua cho hai đứa một chiếc xe Toyota nhỏ để thỉnh thoảng về thăm nhà. Tôi nhận phần trợ cấp tài chánh cho ba đứa nhỏ thêm vào số tiền trợ cấp của chính phủ, để tiếp tục chương trình đại học. Chị tôi cuối tuần nào cũng lái xe lên Austin để tiếp tế đồ ăn cho mấy nhóc. Chị một đời làm thân cò lặn lội bờ ao, nay tóc đã bạc quá nửa, con cái đã đi hết, nhà cửa thật trống vắng. Tôi mời chị qua ở chung với tôi, nhưng chị một mực từ chối, tôi phải biểu mấy đứa nhỏ nhà tôi qua thăm hỏi chị luôn. Đôi khi chúng ngủ luôn lại nhà chị và coi chị như mẹ chúng.
Một hôm tôi nhận được cú điện thoại của thằng Mai gọi về:
-Cậu Út ơi, cứu con với.
-Mày làm sao vậy?
-Con đang ở City Jail! Cậu đừng cho Má Ba hay nghe, bả biết được, chửi con thì cả hàng xóm đều biết, con xấu hổ lắm không dám về nhà đâu.
-Mày biết xấu hổ sao còn làm bậy.
-Con bị oan Cậu ơi.
-Mấy thằng trong tù, đứa nào mà chẳng kêu oan.
-Cậu không tin con, chứ ai tin con bây giờ?
-Nói tao nghe thử oan nỗi gì.
-Con gọi điên thoại trong nhà tù, chỉ được gọi giới hạn thôi. Cậu lên đây bail con ra rồi con sẽ giải thích cho Cậu nghe, Cậu phải tin con mới được.
Tôi sợ thằng Mai dính vào cần xa ma túy thì tiêu đời, tôi vội hỏi nó:
-Mày buôn bán ma túy phải không?
-Đâu có nào, con bị cánh sát gài bẫy, nói là con solicit prostitutes.
Tôi thở ra nhẹ nhõm, chỉ là tội thường phạm thôi, chắc chỉ bị cảnh cáo hay làm public service vài giờ là cùng.
-Thôi được, mai tao sẽ lên đó lãnh mày về.

Sáng hôm sau lên đến nơi, Mai đã được chuyển về nhà tù của County rồi. Tôi phải nhờ văn phòng “Bail Bond” để lãnh nó ra, trả hết 500 Đô tiền bail và $250 tiền lệ phí cho văn phòng. Sau khi nạp tiền bail, thằng Mai được thả ra chờ ngày ra tòa. Tôi hỏi Mai:
-Mày nói cho Cậu nghe, làm sao mà cảnh sát bắt mày?
-Cậu ơi, oan con thiệt mà. Sáng hôm qua con đi đổ xăng, thấy có con nhỏ bị hư xe, con tới coi giúp nó, cuối cùng là chẳng có hư gì cả chỉ là hết xăng thôi.
-Nó ăn mặc sexy lắm phải không?
-Sao Cậu biết?
-Thì nó muốn làm mờ mắt mày để nó nói gì thì mày cũng OK, tao còn lạ gì chuyện đó.
-Cậu còn chọc quê con nữa! Con nhỏ nói nó đi bụi đời vì không ở nhà được với cha ghẻ, mấy hôm nay sài hết tiền rồi, chẳng còn xu teng nào trong túi. Con nghĩ tới hoàn cảnh của con ngày xưa nên muốn giúp nó, giống như Cậu đã giúp con vậy.
-Thế tao giúp mày tao có bị cảnh sát bắt không?
-Cậu đừng la con nữa mà. Nó nói cái gì nhỏ lắm con nghe không rõ con nghĩ là nó muốn xin tiền để đổ xăng. Dù nó không xin thì con cũng cho mà, thế là con đưa cho nó 20 Đô. Con nhỏ vừa cầm tiền là đám cảnh sát chìm nhào tới còng tay con liền. Con hỏi tại sao họ bắt con, họ nói là con mắc tội mua dâm. Con nói chỉ là cho tiền con nhỏ đổ xăng thôi, không tin cứ hỏi con nhỏ kia thì rõ, đám cảnh sát nói mai mốt ra Tòa mà cãi.
-Con nhỏ đó cũng là cảnh sát chìm để gài bẫy mày thôi, mầy xập bẫy rồi làm sao ra được.
-Con xin con nhỏ nói vài lời công bằng cho con, nó chỉ cười cười thôi. Con muốn đục cho nó mấy cái quá đi.
-May mà mày không đục nó, chỉ nặng tội thêm, thôi được đi kiếm cái gì ăn đã, tội mày cũng nhẹ, để tao nhờ luật sư lo cho. Lần sau muốn giúp ai phải cẩn thận. Mày phải lựa lời nói cho Má Ba biết, kẻo mai mốt bả biết được thì liệu hồn đó.
-Vậy tối nay con sẽ gọi cho Má Ba, Cậu nhớ nói giúp con một tiếng nghe, không thôi bả chửi con sặc máu đó.
-Người ta nói “oánh sặc máu” chứ chửi sặc máu sao được mày!
-Thì con nói vậy Cậu hiểu rồi, Má con chửi cũng sặc máu đó Cậu ơi!
-Biết dzậy sao còn làm bậy.
-Con oan mà Cậu.
Tôi nhờ văn phòng bail bond giới thiệu một luật sư, giá 300 Đô lệ phí.
Vì chưa có tiền án, thằng Mai chỉ bị phạt 2 ngày làm công tác công đồng thôi.
*
Mai và Út ra trường cùng một lượt. Chị Ba và tôi cùng đi dự lễ mãn khóa, Chị rất mừng, ôm hai đứa con mà mắt đỏ hoe nói với chúng:
-Các con ơi, đây là sự thành công lớn nhất trong đời Má, tất cả các con đã thành tài và nên người.
Mẹ ruột của Mai vì bịnh nặng không thể đến được, ba ghẻ của nó cũng không muốn đến. Thằng Út được hãng Boeing ở Seattle nhận vào làm, Út ở chơi với Mẹ hai tuần rồi đi nhận việc. Thằng Mai đã có ý ở nhà với chị tôi, nên ngỏ ý:
-Má à, đã từ lâu con nghĩ, anh hai và thằng Út đều đi làm ở xa, con muốn ở lại nhà để săn sóc Má, cho nên con đã nạp đơn vào trường Baylor College of Medecine ở Houston. Khóa Fall sắp tới sẽ nhập học. Con xin Má cho con về thăm Mẹ con ở OMAHA rồi trở lại ngay. Từ nay con sẽ mãi mãi ở nhà với Má và chăm sóc cho Má suốt đời.
Chị tôi rất cảm động khi nghe những lời chân tình đó, không cầm nổi nước mắt, ôm thằng Mai khóc vùi:
-Má rất cám ơn con đã lo cho Má, con không cần phải làm vậy, Má tự lo được mà.
-Má không sinh ra con nhưng đã cứu vớt con từ bãi xình lầy và ban cho con đời sống mới đầy ắp tình thương, chăm chút cho con từng miếng cơm manh áo. Không kể những ngày đau ốm bênh hoạn, Má luôn luôn ở bên con, cầu nguyện cho con chóng khỏi. Tha thứ cho con bao lỗi lầm.
-Thiên Chúa đã mang con giao cho Má, Má chỉ làm bổn phận của một người mẹ như bao nhiêu người mẹ khác trên thế gian này.

Mẹ ruột thằng Mai bị ung thư phổi, qua đời chẳng bao lâu sau đó. Tôi và thằng nhóc bay về Omaha đưa đám, đó là lần cuối cùng nó gặp lại mẹ và cha ghẻ. Ông nay cũng đã già lắm rồi, những chuyện cũ hầu như không nhắc lại nữa, nhưng khoảng cách thì vẫn còn đó. Khó cho ai mở đầu một cuộc hòa giải, mặc dầu cả hai đều muốn. Tôi phải làm một nhịp cầu để hai người bắt đầu đối thoại và tha thứ cho nhau. Chỉ là những hiểu lầm thôi. Ngày chia tay, Ông Già và thằng Mai ôm nhau khóc vùi, những giận hờn đều trôi theo giòng nước mắt.

*
Mấy năm qua thật mau, Thằng Mai ra trường và nội trú tại Texas Children Hospital trong khu vực Medical Center ở Houston.
Nó muốn trở thành một Bác sĩ con nít để săn sóc cho trẻ em, nhất là những trẻ em bụi đời. Thằng Mai bây giờ đã là một Bác Sĩ, nhưng với tôi nó vẫn chỉ là thằng nhóc bụi đời. Nhóc được rất nhiều trường hoc và Juvenile Probation Center mời đi nói chuyện về đè tài “Run Away From Home”. Trẻ Em Bụi Đời.. Nó trở thành một thần tượng của đám con nít vô gia đình. Nhưng không phải đứa nào cũng may mắn như nó, phải có một cơ duyên và một quyết tâm sắt đá mới vượt qua bao thử thách. Đường đời có bao nhiêu ngã rẽ, được mấy khúc phẳng phiu?


* chú thích: Dù xây chín vạn phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người (ca-dao)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/May/2023 lúc 5:50am

Xin Hãy Tự Trọng


Không có một đất nước nào mà lại lắm ngày truyền thống như nước ta. Ban bệ, ngành nghề nào cũng có ngày riêng, quân đội, công an, luật sư, nhà giáo, nhà báo, nhà may, nhà thổ..Tất tật phải cố đặt ra một ngày nào đó để tự tôn và được tôn vinh. Ngày nhà giáo VN có lẽ là ngày dễ nhớ nhất vì ai trong đời cũng là học sinh, không thì cũng là phụ huynh để PHẢI nhớ mà cúng cô hồn cho yên thân cả cha mẹ lẫn con cái.


Tôi hỏi quý vị đồng nghiệp, quý vị hãnh diện và hân hoan chào đón cái ngày này để làm gì? Một năm 365 ngày, được “tôn vinh” một ngày rồi cả xã hội phỉ nhổ 364 ngày có đáng không quý vị? Tôi nhìn quý vị xúng xính váy áo, ôm những bó hoa mua bằng máu và nước mắt của phụ huynh nghèo, quý vị nghiêng vai nghiêng cổ cho ra những pô hình để up phây, rồi sau đó ngồi vào những mâm cỗ từ quỹ “tự nguyện” đóng góp của PHHS mà tôi thấy như ăn phải miếng thịt ôi, chỉ chực nôn ra cho bằng sạch.

- Một đất nước không cần có ngày Người Cao Tuổi, chỉ cần ở đất nước ấy người già không phải đi bán vé số, nhặt ve chai, xin ăn hay bươi rác.

- Một đất nước không cần ngày Trẻ Em, miễn là đừng có trẻ em bị ấu dâm, trẻ bỏ học đi kiếm sống, trẻ bị bạo hành, trẻ bị lạm dụng.

- Một đất nước văn minh không cần có ngày Phụ Nữ, chỉ cần họ không bị bạo hành, phân biệt đối xử.

- Một đất nước không nên có các bà mẹ Anh Hùng, ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ. Chúng mày có thương mẹ thì để mẹ sống yên bình bên các con mẹ. Chứ chúng mày tạo chiến tranh rồi bắt con mẹ lao vào cuộc chiến tranh phi nghĩa, phi nhân làm gì. Để rồi con mẹ mất, mẹ sống với nỗi đau thắt ruột rồi chúng mày cấp cho cho mẹ cái bằng mẹ VNAH, Phụ nữ không cần anh hùng, phụ nữ chỉ cần cuộc sống an nhiên với chồng, với con thôi. Chúng mày không tạo ra chiến tranh tức là công đức vô lượng rồi.

- Một người thầy cũng không cần đến ngày tôn vinh nhà giáo. Chỉ cần cái ngành giáo dục trả lương cho họ đủ sống để họ không phải bắt học sinh đi học thêm, chỉ cần họ không dí học sinh đóng tiền học, chỉ cần họ không hối phụ huynh đóng quỹ lớp, chỉ cần họ không “vận động” phụ huynh đưa con đi chích VAC, họ chỉ cần chuyên tâm vào công việc chuyên môn thì tự khắc cả xã hội kính trọng họ, kính trọng từ ngày này sang tháng khác, từ năm này qua năm nọ, từ đời này đến đời kia. Chứ đâu chỉ có 1 ngày hoa trái, quà cáp, phong bì, hộp nơ, rồi những tháng còn lại trong năm nhìn nhau theo mối quan hệ mua bán con chữ, kinh doanh tri thức.

    

Quý vị hiểu mình cần phải làm gì rồi chứ? Muốn người khác tôn trọng trước hết mình phải có tự trọng. Lòng tự trọng từ đâu mà có? Tự trọng là không đủ tri thức không đứng trên bục giảng, tự trọng là thấy nghề giáo không đủ sống mạnh dạn bước ra khỏi ngành chứ không phải cào cấu phụ huynh cho đầy hũ gạo nhà mình, tự trọng là thấy sai trái, bất công phải lên tiếng chứ không hùa theo lũ lãnh đạo bóp cổ PH và HS, tự trọng là bị cử đi làm “nhiệm vụ chính trị” phải biết phản đối, tự trọng là thấy trường lạm thu phải đứng về phía phụ huynh, tự trọng là không câm lặng nghe và làm theo những điều dối trá, sai quấy của cấp trên cốt để yên thân, vững ghế. 

Chỉ cần quý vị làm được những điều trên, mỗi năm xã hội sẽ tôn vinh quý vị đủ 365 ngày với sự yêu kính chân thành, không phải bằng những tấm thiệp ghi những câu hoa mỹ do bố mẹ chúng nó mồi có kẹp mấy tờ bạc, những bó hoa tươi mua bằng những đoạn ruột héo, những cái hộp đựng vài mảnh vải áo dài, những coupon, những chai dầu thơm, sữa tắm... mà chỉ cần thêm nén nhang, nắm muối, nắm gạo là đủ bộ cúng mùng 2, 16 mỗi tháng.

 

Mai Thị Mùi

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2023 lúc 12:09am

Đừng để “Gần Đất Xa Trời” mới tiếc

 BM

Người lớn tuổi thì khác, họ đã trải qua nhiều giông bão của cuộc đời nên khi đối mặt với bất kỳ điều gì họ đều cẩn trọng. Đối với những khó khăn sóng gió, họ sẵn sàng đối mặt và điềm tĩnh giải quyết. Cũng ở độ tuổi đó, họ mới nhận ra những điều quý giá mà tuổi trẻ mình đã đánh mất.


Có những điều nhận ra sớm ngày nào sẽ tốt ngày ấy…


1. Thời gian một đi không trở lại, sinh mệnh con người thì quá ngắn ngủi


BM


Khi về già, ta nhận ra sự thật rõ ràng rằng một ngày trôi qua sẽ mãi mãi không quay trở lại, vì vậy ngay từ bây giờ, hãy sống vui vẻ mỗi ngày, để mỗi ngày trở nên ý nghĩa hơn.


2. Thời gian và kinh nghiệm sẽ làm lành những nỗi đau


BM

Bạn cần hiểu rằng một chuyện buồn trong cuộc sống dù có đau đớn đến mức nào rồi đến một ngày nó sẽ chỉ là một phần rất nhỏ bé so với cả quá khứ của bạn và nó cũng không nghiêm trọng đến mức như bạn nghĩ bây giờ.


3. Phía sau một cuộc đời tươi đẹp là không ít những đau khổ


BM


Bạn là con người nên không thể hoàn hảo. Dù bị tổn thương nhưng bạn vẫn sống sót. Hãy nghĩ về một đặc ân quý giá là bạn vẫn được sống, được thở, được suy nghĩ, được tận hưởng và được theo đuổi những gì bạn yêu thích. 


Đôi khi có những nỗi buồn trên đường đời nhưng vẫn còn rất nhiều niềm vui. Chúng ta vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước ngay cả khi chúng ta đang tổn thương, vì chúng ta không bao giờ biết điều gì đang chờ đợi mình.


4. Bạn là người quan trọng nhất với chính mình


BM


Hạnh phúc là khi bạn cảm thấy hài lòng với bạn thân mà không cần sự đồng tình từ ai đó. Bạn phải đối xử tốt với chính bản thân mình trước khi muốn có mối quan hệ tốt với những người khác. Bạn phải tự thấy bản thân mình có giá trị thì mới có thể tự tin trong mắt người khác.


5. Hành động của một người nói lên sự thật


BM


Trong cuộc đời mình, bạn sẽ gặp nhiều người. Họ có thể nói những lời tốt đẹp nhưng cuối cùng chỉ có hành động của họ mới nói lên họ là ai. Vì thế hãy chú ý tới những gì mà người ta làm. Hành động của họ sẽ nói với bạn mọi thứ bạn cần biết. 


6. Hạnh phúc hay niềm vui không tự nhiên mà có


BM


Không có gì nằm gọn trong lòng bàn tay. Hạnh phúc sẽ không đến gõ cửa tìm bạn, niềm vui cũng không tự nhiên mà có. Hạnh phúc phải nỗ lực mới có thể đạt được, niềm vui luôn phải tìm kiếm không ngừng. Hạnh phúc và niềm vui phải dùng trái tim để cảm nhận, có cảm nhận được hay không còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn.


7. Tiền bạc nhiều đến đâu thì chết cũng coi như hết


BM


Đừng quá coi trọng tiền bạc, càng không nên quá chi li tính toán, tiền chỉ như vật ngoài thân, sống có giàu sang phú quý đến đâu thì chết cũng không mang theo được. Nếu có ai đó cần sự giúp đỡ của bạn, hết lòng giúp đỡ họ cũng chính là một niềm vui, nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui tại sao lại không làm chứ?


Tiêu tiền giúp bạn hiểu được tiền có thể kiếm được thì cũng có thể tiêu đi, hãy dùng nó để giúp đỡ bản thân và người khác.


8. Sức khỏe mãi mãi là của bạn


BM


Tiền bạc, con cái, quyền lực chỉ là nhất thời, vinh quang là của quá khứ, còn sức khỏe sẽ mãi là của bạn.


9. Cha mẹ và con cái hoàn toàn không giống nhau


BM


Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô hạn, còn tình yêu của con cái dành cho cha mẹ chỉ là cái gì đó hữu hạn mà thôi: 


* Con cái bị bệnh cha mẹ hết mình chăm sóc, cha mẹ bệnh con cái hỏi thăm qua loa và coi thế là đã đủ. 

* Con cái tiêu tiền của cha mẹ đó là lẽ đương nhiên, cha mẹ tiêu tiền của con cái không dễ dàng như vậy.

* Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, còn nhà của con cái thì không còn là nhà của cha mẹ nữa.


Không giống nhau chính là như vậy, hiểu rằng vì con cái làm tất cả đó không chỉ là nghĩa vụ mà đó còn là niềm vui, không cầu báo đáp, nếu mong muốn sự báo đáp của con cái thì chỉ chuốc lấy muộn phiền.


10. Những hy sinh của ngày hôm nay sẽ được đền đáp vào ngày mai


BM


Khi nói đến chuyện làm việc chăm chỉ để đạt được một ước muốn nào đó như: tốt nghiệp đại học, gây dựng sự nghiệp hay đạt được một thành tựu nào đó đòi hỏi thời gian và sự quyết tâm, tôi muốn hỏi bạn một điều: “Bạn có sẵn sàng sống một cuộc đời khác với mọi người hay không?”.


11. Cuộc sống của bạn không phải từ lúc bạn sinh ra cho tới khi bạn qua đời


BM


Cuộc sống của bạn chính là ngay lúc bạn đang thở cho tới hơi thở tiếp theo. Hiện tại ngay ở đây và ngay lúc này chính là cuộc sống của bạn. Vì thế, hãy tận hưởng từng khoảnh khắc bằng sự tử tế và bình an, đừng sợ hãi hay hối tiếc.


12. Luôn có một tâm thái vui vẻ


BM


Cuộc sống luôn công bằng, biết đủ thì luôn hạnh phúc, làm việc tốt, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui, bồi dưỡng các sở thích của bản thân, bạn sẽ một cuộc sống nhiều màu sắc hơn. Dùng tâm thái bình tĩnh đối mặt với mọi điều, chỉ như vậy bạn mới luôn vui vẻ, khỏe mạnh.


13. Đơn giản, bình thường mới là thật


BM


Quyền cao chức trọng thì được hưởng lộc, nhưng thường dân lại chiếm số đông hơn. Số ít chưa chắc đã hạnh phúc, “số đông” vì thế không cần phải tự ti.


Con người vốn không phân cao thấp sang hèn, chỉ cần nỗ lực hết mình vì sự nghiệp cũng coi như là đã có cống hiến, hơn nữa bước qua tuổi trung niên chẳng phải cũng gần về với thiên nhiên rồi sao? Ai cũng giống nhau cả.


“Thực ra làm quan cao không bằng nhiều tiền, nhiều tiền không bằng sống lâu, sống lâu không bằng vui vẻ, vui vẻ không bằng hạnh phúc”.


BM

Hầu hết người Mỹ giữ niềm tin vào Đức Chúa Trời hoặc Đấng Quyền Năng nào đó cao hơn


Một cuộc khảo sát mới cho thấy đại đa số người dân Mỹ giữ niềm tin vào Đức Chúa Trời, mặc dù tỷ lệ phần trăm những người từ bỏ các tôn giáo cụ thể vẫn ở mức cao lịch sử.


Khảo sát Xã hội Chung (GSS), một cuộc khảo sát kéo dài trên quy mô toàn quốc do tổ chức nghiên cứu độc lập NORC tại Đại học Chicago thực hiện đã hỏi công chúng Mỹ một số câu hỏi trên phạm vi rộng. Kết quả mới nhất năm 2022 của GSS, được công bố hôm 17/05, cho thấy chỉ 7% số người được hỏi nói rằng họ không tin vào Chúa, trong khi 7% được xác định là người theo thuyết bất khả tri.


Đồng thời, hầu hết những người được hỏi bày tỏ ít nhất một số niềm tin vào Đức Chúa Trời, trong đó có 50% số người nói rằng họ nghi ngờ về sự tồn tại của Chúa, 16% nói rằng họ “tin vào Chúa nhưng vẫn nghi ngờ,” và 6% nói rằng họ “thỉnh thoảng mới tin vào Chúa.”


Ngoài ra, tỷ lệ những người được hỏi nói rằng họ tin vào “đấng quyền năng nào đó cao hơn” tiếp tục quỹ đạo tăng dần kể từ năm 2000, đạt mức cao mới là 14%. Yếu tố này đã đưa tổng tỷ lệ những người Mỹ tín Thần lên mức áp đảo 86%.


Các câu trả lời phù hợp với câu hỏi cho những người tham gia được hỏi về mức độ tín Thần của họ. Nhìn chung, 84 phần trăm số người được hỏi xác định rằng ít nhất họ cũng có phần nào đó tín Thần, trong khi chỉ có 15 phần trăm cho biết họ hoàn toàn không phải người sống tâm linh.


Thú vị là, tỷ lệ phần trăm số người được hỏi tự mô tả mình là “rất tâm linh” đã tăng trở lại 26% vào năm ngoái sau khi chìm trong đại dịch COVID-19. Mặc dù có sự gia tăng nhưng con số này vẫn thấp hơn mức trước đại dịch.


Tuy nhiên, dữ liệu của GSS cho thấy 29% số người được hỏi nói rằng họ không theo tôn giáo nào vào năm 2021, đây là mức cao kỷ lục. Chỉ 5 phần trăm nói như vậy vào năm 1972, khi cuộc khảo sát này lần đầu tiên được thực hiện.


Theo NORC, quy mô mẫu khảo sát cho GSS mỗi năm dao động từ khoảng 1,500 đến khoảng 4,000 người trưởng thành, với biên độ sai số từ cộng hoặc trừ 2 điểm phần trăm đến cộng hoặc trừ 3.1 điểm phần trăm. Cuộc khảo sát gần đây nhất được thực hiện từ ngày 05/05 đến ngày 20/12/2022, với 3,544 người Mỹ trưởng thành.


Mọi người e ngại chia sẻ quan điểm tôn giáo tại nơi làm việc


BM


Mặc dù các tín đồ và những người tầm cầu chân lý vẫn chiếm đại đa số người Mỹ, nhưng hầu như họ đều sợ rằng ngay cả việc bày tỏ đức tin một cách thành kính tại nơi làm việc cũng có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.


Theo một cuộc khảo sát có tên là “Quyền tự do nơi công sở” do công ty thăm dò ý kiến Ipsos thực hiện thay mặt cho Liên minh Bảo vệ Tự do nhóm pháp lý Cơ Đốc Giáo theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống, nhiều nhân viên lo lắng về hậu quả tại nơi làm việc vì thể hiện quan điểm chính trị hoặc tôn giáo sâu sắc không chỉ tại nơi công sở, mà còn trong thời gian không làm việc.


Trong số những phát hiện của họ được công bố hồi tháng Ba năm nay, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cứ năm người được hỏi thì có ba người nói rằng “có khả năng hoặc phần nào có khả năng” việc “bày tỏ quan điểm tôn giáo hoặc chính trị một cách thành kính” sẽ dẫn đến “những hậu quả tiêu cực tại nơi làm việc.”


Ngoài ra, cứ bốn người được hỏi thì có một người nói rằng họ biết “ai đó đã phải chịu hậu quả tiêu cực vì bày tỏ quan điểm tôn giáo và chính trị của họ một cách thành kính.”


BM


Các phát hiện khác của báo cáo cho thấy 42% người tìm việc tiềm năng cho biết họ ít có khả năng nộp đơn xin việc tại một công ty có văn hóa làm việc không phù hợp với quan điểm tôn giáo hoặc chính trị của họ, và 66% cho biết cam kết của công ty họ đối với sự đa dạng nên bao gồm cả sự tôn trọng đối với nhiều niềm tin tôn giáo và chính trị khác nhau ở trong và ngoài nơi làm việc.


“Nhân viên không nên lo sợ rằng quan điểm tôn giáo hoặc chính trị của họ có thể khiến họ mất việc,” ông Jeremy Tedesco, một cố vấn cao cấp của ADF, cho biết. “Tuy nhiên, những kết quả khảo sát này cho thấy một số lượng đáng kể nhân viên đang ôm giữ nỗi sợ đó.”


Cuộc khảo sát này được đưa ra trong bối cảnh có một cuộc chiến pháp lý đang diễn ra về việc sa thải một nhân viên bưu điện Hoa Kỳ theo đạo Tin Lành, người đã từ chối giao các kiện hàng của Amazon vào Chủ Nhật để có thể cử hành lễ Sabbath. Tháng Tư năm nay, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã xét xử vụ án này, trong đó các thẩm phán cân nhắc xem liệu nhà tuyển dụng có phải đang không đáp ứng nhu cầu tôn giáo của nhân viên trong một số trường hợp nhất định hay không.


Cuộc khảo sát “Quyền tự do tại nơi công sở” được thực hiện từ ngày 07/10 đến ngày 16/11/2022, với khoảng 3,000 người Mỹ trưởng thành có việc làm, với sai số cộng hoặc trừ 2.5 điểm phần trăm.




Bill Pan  _  Cẩm An
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2023 lúc 8:14am

CÂY CẦU " ANH TÈO SÀI GÒN"


Nhà%20hảo%20tâm%20ẩn%20danh%20và%20cầu%20"anh%20Tèo%20Sài%20Gòn"%20ở%20Quảng%20Trị%20-%20Báo%20Người%20lao%20%20động
TT - Cách đây hơn một tháng, báo Tuổi Trẻ đã đăng chùm ảnh về người dân bản vùng cao Cu Pua, thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị), phải đi qua suối bằng hai sợi dây cáp.
Cây%20cầu%20“Anh%20Tèo%20Sài%20Gòn”...%20
Từ ngày có cầu “Anh Tèo Sài Gòn”, dân bản Cu Pua không còn phải vượt suối bằng dây cáp nữa - Ảnh: Quốc Nam
Ngay sau đó, một người đàn ông ở TP.HCM đã tức tốc tìm về tận nơi đây mang theo số tiền 30 triệu đồng vào thẳng nhà trưởng bản Hồ Văn Phoi, đề nghị cùng dân bản xây một cây cầu tạm bằng bêtông để qua suối cho an toàn.
Chiếc cầu “lạ”
Không khó để tìm thấy cây cầu “Anh Tèo Sài Gòn”, dù tính cả chiều dài cây cầu này chỉ xấp xỉ chục mét, rộng hai mét. Bởi giờ đây cây cầu này đã quá “nổi tiếng” trong vùng.
Toàn bộ cây cầu này không có gì đặc biệt. “Điều đặc biệt nằm ở cách làm nên cây cầu ấy” - ông Phoi nói.
Bản Cu Pua chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, quanh năm chỉ biết cặm cụi lên nương kiếm miếng cơm qua ngày nên sự xuất hiện của người đàn ông nói giọng miền Nam ấy ngay từ đầu đã khiến tất cả tò mò.
Đó là buổi trưa 28-12-2015. Một cuộc thỏa thuận nhanh đã diễn ra ngay bên bờ suối.
“Tui không giàu có, chỉ có khoảng 30 triệu đồng. Nếu dân bản đồng ý thì góp công, tui sẽ mua vật liệu ximăng, sắt thép. Nếu chúng ta hợp tác, ít ra cũng sẽ xây được một chiếc cầu bằng bêtông bắc qua đoạn suối này để đem lại sự an toàn hơn cho dân bản” - ông Phoi kể về lời đề nghị của người đàn ông lạ.
Trưởng bản nhận rằng đúng là mình có hơi bối rối vì quá ngạc nhiên với lời đề nghị thật bất ngờ của người đàn ông lạ. Ông Phoi quyết định dẫn người đàn ông lên gặp chủ tịch UBND xã Đakrông Trần Văn Chạy.
Ông Chạy kể mình cũng không tin vào tai khi nghe chuyện. “Mấy năm rồi tui đề xuất khắp các cấp để xin làm cầu cho dân bản Cu Pua mà không có. Nay lại có người tự nguyện về làm cầu. Không ngạc nhiên sao được” - ông Chạy nói.
Nhưng ông Chạy lại chợt chột dạ vì sợ nhiều thủ tục quá người đó sẽ không còn muốn xây cầu nữa.
Hít một hơi thật sâu, ông Chạy đưa người đàn ông lạ tới phòng kinh tế hạ tầng của huyện. Tại đây, sau khi nói qua ý tưởng, cán bộ phòng này cho biết có thể làm cầu theo cách tự phát.
Ngay tối hôm đó, người đàn ông lạ ngược trở lại Sài Gòn để chuẩn bị, còn trưởng bản Hồ Văn Phoi về tổ chức họp dân để lập ra đội xây cầu.
Nghe có người góp vật liệu cho xây cầu, cả bản duyệt luôn mỗi hộ cử ra hai người vào đội này. Bản có 26 hộ. Tức mỗi ngày có 52 người sẵn sàng.
Đúng trưa 5-1, người đàn ông lạ từ Sài Gòn về lại Cu Pua. Và lần này anh không đi một mình mà đi cùng với hai người bạn.
Theo anh giới thiệu thì một người là kỹ sư cơ khí phụ trách phần hàn sắt cho cầu. Người còn lại là kỹ sư cầu đường. Cả hai người đều là bạn của anh, được nhờ ra để cùng với dân bản làm cầu.
“Dù là cầu tạm nhưng cũng nên có chút kỹ thuật vào cho an toàn hơn” - người đàn ông lạ giải thích.
Ngay buổi chiều hôm đó, việc xây cầu được thực hiện. Cầu được xây ngay chỗ trước đây người dân buộc hai sợi dây cáp để qua suối. Cả ba người đàn ông từ Sài Gòn đều mặc áo quần công nhân cùng dân bản trộn vữa, đan rá sắt...
Khi cầu hoàn thành sau một tuần, ba người đàn ông uống với dân bản vài chén rượu rồi xin phép về lại Sài Gòn.
Cây%20cầu%20“Anh%20Tèo%20Sài%20Gòn”...%20
Chiếc “cầu” bằng hai sợi dây cáp mà dân bản Cu Pua đã dùng để vượt suối hơn 20 năm qua - Ảnh: Quốc Nam
Làm việc nghĩa không cần để tên
Trưởng bản Hồ Văn Phoi là người đầu tiên trong bản gặp người đàn ông lạ. Hỏi trưởng bản có nhớ người đàn ông đó như thế nào không? Trưởng bản gật gật nói không chỉ bây giờ mà mấy chục năm nữa cũng không thể quên.
Tuy nhiên, tất cả những gì trưởng bản Phoi nhớ cũng chỉ là cái tên Tèo cùng với hình dung về một người đàn ông ngoài bốn mươi, dáng người thấp, mập và gương mặt rất hiền. Hỏi ông có biết gì thêm về anh Tèo ngoài cái tên thường gọi đó không?
Trưởng bản lắc đầu: “Miềng cũng có hỏi mấy lần mà anh Tèo nhất định không nói. Anh Tèo nói dân bản cứ gọi anh là Tèo".
"Người Sài Gòn làm việc nghĩa bằng tấm lòng chứ không phải bằng cái tên. Dù không biết tên, nhưng để ghi công người đàn ông lạ cho mình chiếc cầu, dân bản đã đặt tên cây cầu đó là cầu Anh Tèo Sài Gòn”.
Có một người biết tên thật của anh Tèo, đó là ông chủ tịch xã Trần Văn Chạy. Chỉ có ông biết cụ thể về nhân thân của anh Tèo. Tuy nhiên ông kiên quyết không lộ ra vì: “Anh Tèo đã dặn kỹ lắm rồi. Anh ấy không muốn mọi người biết việc mình làm”.
QUỐC NAM



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Jun/2023 lúc 8:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2023 lúc 9:07am

Người Việt Vô Duyên ! 


Trước đây tôi không biết ‘’ANZAC Day’’ là gì. Tôi chỉ mới biết ‘’nó’’ tuần rồi, qua mail một người bạn, chuyển tin ‘’Việt Nam phản đối vụ đồng 2 $ Úc có hình 'cờ vàng'’’ ( tuoitre.vn / 4-May-2023)

“ANZAC Day”, ngày ''Quân Đoàn Úc và Tân tây Lan'' (ANZAC: Australian and New Zealand Army Corps). 

Khởi thủy, đây là ngày lễ truyền thống được tổ chức mỗi năm vào 25/4, đánh dấu ngày quân đội Hoàng Gia Úc và Tân tây Lan tham gia Thế Chiến thứ I (đổ quân lên bán đảo Gallipoli/Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1915). Từ đó, biến chuyển thời cuộc thế giới đã khiến Úc gởi quân chiến đấu ở một số quốc gia. Và “ANZAC Day” được xem như ngày ‘’Chiến Sĩ Trận Vong’’: tưởng niệm, vinh danh những người (Úc/ Tân Tây Lan?) đã hy sinh mạng sống hay trở thành tàn phế trong các cuộc chiến. Dĩ nhiên, trong đó có Việt Nam ! 

Theo wikipedia , quân đội Úc, ngay từ 1962, đã gởi cố vấn quân sự đến giúp miền Nam. 4/1965, do cường độ chiến tranh gia tăng, quân đội Úc bắt đầu trực tiếp tham chiến, với 600 quân nhân của Tiểu đoàn 1 / Trung đoàn Hoàng Gia Úc . Từ đó, cho đến 1973 (Úc bắt đầu giảm quân từ 1970), gần 60.000 quân nhân Úc đã tham chiến ở Việt Nam: 521 người đã hy sinh và gần 2500 người bị thương !!!

Kỷ niệm 50 năm tham chiến ở VN (1973-2023), ngày 6/4/2023, Sở Đúc Tiền Hoàng Gia và Bưu Điện Úc đã phát hành đồng tiền lưu niệm 2$ Úc , với một số lượng hạn chế : 5000 đồng tiền mạ vàng (giá 80$ Úc / 1 đồng) và 18.000 đồng tiền mạ bạc (giá 15$ Úc / 1 đồng). Một mặt đồng tiền có hình Nữ Hoàng Elizabeth II (1952-2022) , mặt kia có hàng chữ ''Chiến tranh VietNam'' và hình chiếc trực thăng UH-1 nằm giữa hình các huy chương đã được trao cho những người Úc phục vụ trong thời gian tham chiến, trong đó có quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa . 

(nguồn : viendongdaily.com / 22.april.2023)


Dịp này,  Bưu chính Úc cũng phát hành 2 con tem có hình ‘’cờ vàng’’

(nguồn : vietbao.com / 12.May.2023)


Thế là Hà Nội phản đối, la làng ! 

Theo Đậu Tiến Đạt, trên báo điện tử ‘’Thanh Niên” : ''phó phát ngôn’’ (bà con với ‘’phó tiến sĩ’’ ?) Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã nhấn mạnh, một cách rất .. hăng thù : ‘’Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australian Mint và Bưu chính Úc đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh 'cờ vàng', cờ của một chế độ đã không còn tồn tại’….. Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Úc. Chúng tôi đã trao đổi với phía Úc về việc này. ….. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đề nghị có hình thức dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai. (*) 

Thế à ?!

Thế, nếu Canberra cứ tiếp tục ‘’để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai ‘’  thì … ‘’Tác – Zăng‘’ tính sao ? Có nổi giận mà :

 - Ngưng ‘’đối tác chiến lược’’ (chống Tàu) với Úc ?

- Rút > 5000 ‘’du sinh’’ về Việt Nam ?

- Trả lại mấy trăm triệu $ AUD mà Úc đã viện trợ ( ODA ) cho Việt Nam ?

- Trả lại > 26 triệu thuốc chủng ngừa Covid_Tàu mà Úc giúp VN ?

- Đập bỏ hai cây cầu Mỹ Thuận (2000) và Cao Lãnh (2018) đã được xây với viện trợ Úc ?

…vv ? 

Dĩ nhiên, Úc hợp tác với VN vì quyền lợi của Úc, kinh tế lẫn chính trị ( Úc là ‘’thành trì quân sự chống… Tàu’’ của phe Tự Do, ở Châu Á ) nhưng không phải vì thế mà Úc cần Việt Nam để … trường tồn ! Xin các ‘’anh hùng cách mạng’’ đừng tưởng bở mà hở tí là phản đối . Nhất là cái phản đối ‘’sảng’’ lần này ! 

1/ Bắt chước Bắc Kinh, mỗi lần có quốc gia nào lên án ‘’đàn áp nhân quyền’’, bênh vực ‘’tù nhân lương tâm’’.....vv thì Hà Nội phản đối bằng cái luận điệu ‘’ mấy người biết gì mà xía vô chuyện nội bộ nước tôi ? ‘’. Bây giờ, chuyện phát hành tiền Úc là chuyện của Úc, thì Hà Nội lấy tư cách gì mà xía vô, lanh chanh phản đối ? 

2/ Với số lượng ít ỏi 23000, đồng 2 $ Úc này được phát hành, chủ ý nhằm mục đích lưu niệm hơn là tiêu dùng. Có ai bỏ ra 80 $ Úc ( giá một đồng bạc ''2 $ lưu-niệm'' ) để đi mua một …  lon bia ? 

3/ Trong các ký kết ‘’đối tác chiến lược Úc-VN ’’, có đoạn nào liệt kê các hành vi không được làm vì chúng cản trở ‘’xu hướng phát triển tốt đẹp’’ ? Chuyện Úc nhận mấy trăm ngàn người Việt tị nạn CS, chuyện một số chính quyền địa phương công nhận ‘’quốc kỳ VNCH’’, chuyện các buổi diễn hành của cộng đồng VN tị nạn, có mũ đỏ, mũ xanh, có mũ đen , mũ trắng, Hải Lục Không quân VNCH đầy đủ cả, có biểu ngữ ‘’đã đảo chính quyền CSVN ‘’ vv  còn ‘’ghê gớm’’ hơn nhiều, sao không nghe Hà Nội cự nự ?

4/ Nước Úc phát hành tiền Úc in cờ vàng thì Hà Nội phản đối. Nhưng khi có thằng du học sinh ''bắc kỳ mất dạy" , con cháu Bác, nhục mạ cờ vàng bên Úc thì lại (cho người) ''bênh vực'' ?! Chơi thế chơi với ai?  

5/ Lý do ‘’phát hành lá cờ của một chế độ đã không còn tồn tại’’ là một lý do lếu láo ! Thế sao hình ông ************, in trên tiền giấy thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là một chế độ đã không còn tồn tại, vẫn tiếp tục xuất hiện trên tiền giấy nước CHXHCNVN hiện nay ?! Tiền gì mà, trải qua mấy thời kỳ, vẫn một ‘’ Người tình năm trăm’’, vẫn ‘’rờ …. ‘’Râu’’, râu rụng, rờ rốn, rốn rung rinh (đói quá !) !  

Chán hết chỗ nói ! 


(nguồn :  wikipedia)

Biết tôi sưu tập đồng bạc 2€, hôm trước, một người bạn cho hay là cháu bạn (ở Pháp) vừa mua trên ‘’ebay’’ đồng 2 $ (mạ bạc) Úc với giá 60€, thêm tiền cước nữa là 100€ ! Thế cũng còn rẻ chán ! 1 $ Úc tương đương khoảng (> ) 9€. 100€ là khoảng 900 $Úc. Hôm sau, một bạn khác (mà tôi gọi là ‘’Vương hồng Sển junior’’) cho hay cũng tìm mua nhưng không được vì đã ‘’cháy’’ hàng ( dù giá 1200 – 2300 $ Úc !! ) .

Vâng, nếu biết trước, thì tôi cũng mua. Thứ nhất là tăng thêm ‘’giá trị’’ cho bộ sưu tập ‘’2 đồng’’ của tôi. Thứ nhì là,  như một tri ân những người Úc, vì Tự Do của một đồng minh, đã thương vong trên đất nước tôi ! Và thứ ba, là để ‘’hình xưa nước cũ’’ hoài niệm ‘’Việt Nam Cộng Hòa’’ đã không còn trên bản đồ quốc tế ! Tuy ''nó'' vẫn còn hiện diện trong lòng mấy chục triệu ''đứa con''  ngày trước. 

Tôi không hiểu tại sao Hà Nội lại sợ ‘’một chế độ đã không còn tồn tại’’ ? 

Hóa ra những ‘’anh hùng’’ Điện Biên, những ‘’thiên tài quân sự’’ (tự ‘’sướng’’), đã ‘’đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào’’ lại đi sợ cái bóng của một quốc gia mà họ, được sự tiếp tay của ‘’đế quốc ‘’, bức tử ?

- Có phải vì cái quá khứ kinh hoàng của ‘’Tết Mậu Thân’’,’của ''mùa hè đỏ lửa’’, bị đánh từ chết tới bị thương, vẫn còn ám ảnh ngày đêm ? Có phải vì cái đất miền Nam ‘’họ’’ sống hôm nay, cái nhà ‘’họ’’ đang ở, cái trường, con cháu ‘’họ’’  đang học, cái bài hát ‘’họ’’ đang nghe, cái cuốn sách, cái bài thơ ‘’họ’’ đang đọc (lén), cái nền văn hóa ‘’nghĩa lễ’’ trong xã hội ‘’họ’’ đang sống, tuy đã bị mất đi ít nhiều, nhưng cũng còn hơn cái nền ‘’văn hóa đ.’’ ngoài kia ?

Hay Hà Nội sợ, sau mấy chục năm ‘thống nhất’’, người miền Nam vẫn không chịu bị Đảng thống trị và người miền Bắc (ngay cả các cán bộ) đã khao khát được sống như người Việt Nam Cộng Hòa trước kia .Cho nên, bất cứ cái gì khơi lại hình ảnh chính quyền VNCH, cũng đều bị họ ngăn cấm (trong nước), phản đối (ngoài nước).Như họ đã từng sợ những tấm bia tưởng niệm những oan hồn thuyền nhân ở Mã Lai, Nam Dương ?! 

Viết đến đây tôi lại nhớ một tuyên bố nổi tiếng của Thống Chế Foch (Pháp)  : ''Một trận chiến thắng là một trận chiến mà người ta không chịu chấp nhận thua (une bataille gagnée, c'est une bataille où l'on ne veut pas s'avouer vaincu). Ngày 30/4/75, Quân Lực VNCH chưa bao giờ chấp nhận thua vì ''có đánh đâu mà thua ? '', họ bắt buộc phải buông súng theo lệnh của Tổng Thống Dương văn Minh , vì ''Kỷ luật là sức mạnh của quân đội''  ? Chỉ thật sự đánh là ''mặt trận Xuân Lộc'' và ở đó "quân CSVN bị bắt buộc phải rút lui, đổi hướng tấn công''. Tôi không ngụy biện. Nếu chính phủ VNCH rút về vùng 4 tiếp tục chiến đấu, nếu không được đồng minh (Pháp ? Anh? ... ) giúp đỡ , VNCH sẽ thua . Nhưng ngày 30/4/1975 thì không ! ''Bàn giao'' thì có! 

Trước 75, miền Nam chúng ta có ‘’Người Việt đáng yêu’’ của nhà văn Doãn quốc Sỹ (100 tuổi năm nay). Sau 75, cùng lúc với những ‘’Người Việt đáng thương‘’ miền Nam (tù cải tạo, vượt biên, kinh tế mới, xuất khẩu lao động..vv) là những ‘’Người Việt đáng ghét’’ (cán bộ CS) từ miền Bắc vào, tạo nên giai cấp ‘’tư bản đỏ’’ : hữu tiền vô đức, một đám ‘’trưởng giả học làm sang’’ : khoe của, phách lối, đi tới đâu là om sòm, khạc nhổ tùm lum…vv . Bây giờ, ‘’thời đại ************’’ thập niên ‘’hai ngàn’’ này, lại lòi thêm những ‘’Người Việt vô duyên, vô lý’’ : phản đối vô duyên (cớ), chỉ trích vô lý . Như những luận điệu mà Bộ Ngoại Giao Hà Nội đã đưa ra để phản đối Úc trong việc phát hành đồng 2 $ Úc . Ở .... Úc ! 

Không biết bà ''phó'' Phạm Thu Hằng có biết tại ai mà mình trở thành một ''người Việt vô duyên" ?! 


BP
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2023 lúc 5:28am

Những Cái Hay Của Chữ Viết



Trong chữ "Nhẹ" vẫn có dấu "Nặng"

Trong chữ "Vững" vẫn có dấu "Ngã"

Trong chữ "Hiểu" vẫn có dấu "Hỏi"

Chữ "Ngắn" vẫn dài hơn chữ "Dài".


Trước khi học được chữ Khôn,

Ta phải đánh vần qua vần Khờ.

Sung sướng có 9 chữ thì Gian truân cũng thế

Hạnh phúc có 8 chữ thì Bi thương cũng thế

Tình yêu có 7 chữ thì Phản bội cũng thế

Sự thật có 6 chữ thì Giả dối cũng thế

Bạn bè có 5 chữ thì Kẻ thù cũng thế

Cười có 4 chữ thì Khóc cũng thế

Yêu có 3 chữ thì Hận cũng thế

Ta có 2 chữ thì Nó cũng thế

Ứ có 1 chữ thì Ừ cũng thế

Trong "Friend" (bạn bè) vẫn có "End" (chấm hết)

Trong "Believe" (tin tưởng) vẫn có "Lie" (lừa dối)

Trong "Lover" (người thương) vẫn có "over" (kết thúc)

Chỉ có từ DAD viết ngược viết xuôi vẫn là DAD

Và chữ MOM viết ngược viết xuôi vẫn là MOM nghĩa là “Tình 

Thương của Cha Mẹ không bao giờ thay đổi“
 

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2023 lúc 5:45am

Cái Tôi Ở Người Việt 


Tại sao cái tôi, cái “égo” của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: Tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế? 

Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói “ông”, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà. 

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Baudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng, tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên (hay đi xuống). Học gạo được cái bằng (chưa nói tới chuyện mua được cái bằng), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng. 


●Tôi, tôi, tôi 

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dày đặc những chức tước, trong đó có “nhà nghiên cứu”. Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cái gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tàu hũ.

Nghĩ cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như Việt Nam. Việt Nam, xứ của văn hoá Phật giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có thực. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người Công giáo thực hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu.

Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo? 

Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực: tôi, tôi, tôi. Nói chuyện với người Nhật, trong những cơ hội hơi chính thức, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc.

 

●Tôi là chân lý

Nước Việt nghèo, chậm tiến, lạc hậu. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong từ điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn. Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ: Không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay? Bởi vì cái tôi nó lớn quá. 

Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng: Ông nội này mất gốc rồi.

Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm Chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo, chụp mũ. 

Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người “mang dép râu mà đi vào vũ trụ” có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21.

Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh, pathologie. Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại (complexe de supériorité) là để che đậy tự ti mặc cảm (complexe d’infériorité). 

Những người có thực tài rất khiêm nhường, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng. 

Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu.


●Đèn dầu và đèn điện 

Thomas Edison nói nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra điện. Người Việt ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ “tự sướng” quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ. 

Pablo Pic***o khi thành công, được ca tụng ở “période rose” (thời kỳ hồng), nếu thỏa mãn, sẽ không có “période bleue”, thời kỳ xanh. Nếu thoả mãn với “période bleue” sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại: Pic***o mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Pic***o là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin maître ký tên. Pic***o trả lời: Tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn. 

Nếu Pic***o là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn: vua biết mặt, chúa biết tên, chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta là người Tây Ban Nha, hì hục tìm tòi cho tới chết.

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương. 

Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao. 

Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói: Thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe. Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ.


* Người và ta

Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo. 

Ông là một người Công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác. 

Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV, chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín. 

Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu, như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra “Saint-Francois d’***ise”của ông được trình diễn trên khắp thê giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven. 

Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng – một cách kín đáo – các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.

Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại, tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.

Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien – chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – Việt Nam sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào: Tại sao tôi tài giỏi quá như vậy? Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.

Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc. 


Từ Thức 

(Từ Thức là bút hiệu của ông Trần Công Sung, cựu ký giả Việt Tấn Xã (Việt Nam Thông Tấn Xã, cơ quan trực thuộc Bộ Thông Tin Việt Nam Cộng Hòa). Hiện cư ngụ tại Paris, Pháp.)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2023 lúc 11:13am

Đôi Đũa Bếp



Trưa nay như thường lệ tôi lấy chiếc đũa bếp xới nồi cơm chuẩn bị dọn lên ăn thì chợt nhớ lâu quá mình không bới cơm bằng đôi đũa bếp.

Một ý nghĩ ngộ nghĩnh trong đầu ,tôi thò tay vào ống đũa lấy thêm chiếc đũa bếp còn lại và cầm đôi đũa bếp ,điêu luyện bới một chén cơm để ra mâm . Nhìn chén cơm bới ra gọn lỏn tôi mỉm cười một mình thích thú .Cảm giác tuổi thơ như tìm lại một xíu rất vui.

Nếu bạn ở thị thành thì tôi quả không biết chứ như ở quê tôi thì hồi nhỏ tôi toàn thấy mọi người đều bới cơm bằng đũa bếp .

Đôi đũa bếp ngoài dùng để xới nồi cơm lên cho cơm tơi ra dễ bới, dễ ăn còn là công cụ nạy cơm cháy dưới đáy nồi cực kỳ dễ .

Cũng bởi ngày xưa còn đất ruộng nhiều , ở cái xứ Chợ lách nầy hầu như nhà nào cũng có đất vườn và đất ruộng kể cả nhà phố nên gạo ăn thì nhà nhà dùng đủ quanh năm.

Trong nhà hết gạo chỉ việc lấy lúa trong bồ ở nhà đi chà là đem gạo về lủ khủ.

Gạo được chà bằng lúa ruộng nhà.Cơm được nấu bởi củi trong vườn nên nồi cơm bao giờ cũng có miếng cơm cháy dưới đáy nồi vàng vàng .Hôm nào than nhiều sẽ có cơm cháy thơm tho để nhai .Có đôi đũa bếp thì không có miếng cơm cháy nào có thể cứng đầu.

Đũa bếp thường làm bằng gốc tre già ,qua bàn tay chuốt gọt khéo léo chiếc đũa bếp nhìn thanh mảnh rất ưa nhìn.

Thường là mỗi nhà đều tự gọt giũa cho mình vài đôi đũa bếp giắt gần bếp củi để khi cơm sôi tiện lấy chiếc đũa bếp đảo nồi cơm xem hạt gạo đủ nở chín chưa mà canh chừng chắt nước cơm ra và cào lửa than cho đều để chờ cơm chín.Khi bắc nồi cơm xuống thì có ngay đũa bếp sát bên xới liền khỏi phải đi tìm nơi đâu.

Nhìn hình dáng chiếc đũa bếp người ta biết ngay gia chủ nhà này có khéo tay hay không.

Trong nhà tôi bà nội là người làm công việc ấy.Nội tôi chuốt đũa rất tài tình .Bàn tay Nội chuốt đũa cũng tỉ mẩn khéo léo y như lúc Nội cầm kim may đồ vậy

Ba tôi chuốt đũa cũng đẹp nhưng ông ít khi làm trừ khi nào Nội mượn do nội đau tay hoặc nội không khoẻ .

Má tôi thì chưa hề đụng tới việc chuốt đũa ấy vì Nội chuốt đũa vốn đã xài không hết rồi đâu tới lượt má tôi lo.

Phía sau nhà tôi có cả công đất trồng tre tàu.Nên nó cũng trở thành kho đũa bếp và đũa ăn qua bàn tay của bà nội .

Nội tôi chuốt đũa bếp đã siêu rồi mà nội chuốt đũa ăn còn siêu hơn.Đũa ăn cơm ở nhà đều do nội chuốt bằng tre .Những chiếc đũa tre thon thon nho nhỏ đều ran và thích nhất là nó dài hơn đũa chợ ,gắp miếng thức ăn nào là chắc cú miếng đó không hề bị trơn trợt như đũa nhựa ngày nay

.

Tôi nhớ những lần nội chuốt đũa tre ,nội làm say sưa không nghỉ trưa .Nội hết chuốt thì nội có cây bào nhỏ xíu .Bào cho tới khi chiếc đũa tre láng coóng thì bà mới ưng ý.Nơi chỗ Nội bào đũa những cọng tre bào mỏng manh cuốn xoăn như sợi tóc uốn quắn trắng tinh tôi thích gom những cọng bào ấy chơi quanh quẩn bên Nội.

Có một lần tôi thấy Nội đẽo bào rất nhiều đũa bếp .Nội làm cả rổ đũa luôn .Tôi thường nhất là ở nhà Nội nên tò mò vừa lấy đũa ra đếm chơi vừa hỏi Nội:

_ Nội ơi đũa nhà còn nhiều sao Nội còn làm chi dữ vậy Nội ?

Nội tôi đang làm vội ngước lên nhìn tôi cười thật đẹp.!( Tôi phải nói thật đẹp là bởi vì tuy Nội tôi đã già nhưng mỗi khi Nội cười thì 2 đồng tiền bên gò má bà hiện lên sâu hoáy!).Nội tôi chậm rãi nói:

__ Nội làm 5 cặp đũa bếp nầy khi mấy chị em đi lấy chồng thì Nội cho mỗi đứa một đôi!

Tôi không nghĩ gì sâu xa lúc đó chỉ nghĩ đơn giản : Trời! Nội lo xa quá !

Tôi cũng cười xoà theo Nội.

Câu chuyện dần quên theo thời gian .Khi Nội tôi già yếu quá thì ba tôi rước Nội về nhà ở chung.

Năm tháng trôi qua ...

Chị em tôi đều có chồng cũng không còn nấu cơm bằng nồi cơm củi như lúc còn bên Nội .

Bây giờ nấu cơm toàn bằng nồi cơm điện .Hôm nào cúp điện thì để nồi cơm lên bếp gas nấu cho nhanh .Bếp củi chỉ dùng nấu nước uống và khi đám tiệc phải dùng các nồi to.Còn như nơi chị 2 hay chị 3 tôi sống thì muôn đời không xài được bếp củi thì làm gì còn cơm cháy mà cần tới chiếc đũa bếp.

Không biết Nội có nhắc đứa nào lấy đôi đũa bếp Nội công kỹ làm để dành cho cháu không chứ tôi thì quên mất tiêu.

Nhưng lúc nào bưng nồi cơm dọn ra bàn dù là nồi cơm nấu bằng bếp củi hay điện tôi đều xới cơm trước khi bới ra chén .

Bởi mỗi lần bưng nồi cơm ra bàn ăn là Nội tôi ngồi xới cơm và nói " con gái mà ăn cơm không biết xới lên là con gái hư!"

Đối với Nội mà nói cái từ" con gái hư " Nội xài nhiều lắm .Nội bảo " con gái mà chưa đi đã chạy chưa nói đã cười là con gái hư"!."Con gái mà đi mượn kim chỉ là con gái hư"." Con gái mà đi lết hết nhà này tới nhà nọ trong xóm chơi là con gái hư."" Con gái đi chơi đêm là con gái hư" .Còn cái vụ " là con gái hư " rất rất nhiều.Nhớ không hết .Chỉ là khi lớn lên đụng vào hoàn cảnh thì tự nhớ lời Nội mà dè dặt bản thân.

Khi tôi về làm dâu thì mỗi bữa cơm tôi cũng rất ít khi xới cũng tại nhà bên chồng ăn khác với bên nhà tôi.

Nếu ở nhà tôi ,nồi cơm được mở nắp ra xới đều rồi bới ăn tàn bữa mới đậy nắp nhưng nhà chồng thì ai bới cơm xong là đậy nắp nồi lại ngay để giữ cho cơm không bị nguội.Vì thế nên cũng ít ai xới cơm bằng đũa bếp.Và bới cơm dĩ nhiên là dùng muỗng vì tính chất nhựa nó rẻ khi múc cơm nó gọn và lẹ!

Các tiệm bán trong chợ lách đều có bán đũa bếp và đũa dùng bằng tre rất đẹp .Muốn xài bao nhiêu cứ việc mua .Chỉ khác là họ dùng tre non nên xài dễ bị gẫy và đũa ăn cũng thế.

Không còn nội vót đũa cho, cũng không còn thấy phiền khi Nội dạy dỗ kèm theo câu hăm doạ "là con gái hư" nữa, nhưng tôi thấm thía nhất câu Nội luôn dặn mấy chị em khi lấy chồng :" cơm sôi bớt lửa không đời nào khê".

Nội thương chị em tôi muốn tặng mỗi đứa một đôi đũa bếp là có ý nhắc nhở điều ấy.Nội muốn khi cầm đũa bếp xơ cơm là các cháu của Nội nhớ lời Nội dặn.

Nhớ thì cũng nhớ nhưng khi sôi máu thì tôi cũng bất kể không biết bao nhiêu lần .Để cuối cùng chiêm nghiệm được cái hay mà làm theo thì cũng đã hơn nửa đời người rồi.

Nội ơi đời vốn gập ghềnh nên thăng trầm không sao đoán được .Chỉ có thể nhớ lời Nội trong tâm tùy cơ ứng biến ,tùy duyên định liệu mà thôi.


Phạm Thu Thao
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2023 lúc 2:20pm

 Vo Dai - Tram Ca Mau.mp3

<<<<<<

Vợ%20Dại%20|%20Một%20truyện%20ngắn%20thật%20cảm%20động%20của%20tác%20giả%20Tràm%20Cà%20Mau%20-%20YouTube




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Jun/2023 lúc 2:25pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.398 seconds.