Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2023 lúc 2:26pm

Một Góc Quê Nhà

Vị%20khói%20quê%20nhà%20-%20Báo%20Nam%20Định%20điện%20tử

Tôi xa Đất Nước kể cũng đã lâu…Hai mươi tám năm…Biết vậy để nói cho một mình mình nghe là tôi nhớ lắm.  Nhớ Đất Nước, nhớ Quê Nhà, nhớ Bà Con, nhớ Người Thân…Chỉ một chữ Nhớ mà không nói ra thì…làm thinh, nói ra được, ai nghe? Ai thông cảm?  Ai thương xót?  Ai giúp mình có một ngày về…thăm lại để lại ra đi tiếp, để lại mở đầu bức thư nào viết cho con cháu:  Bác nhớ các con, Chú nhớ các con, Cậu nhớ các con…Thầy nhớ các em…

Tôi có một thời đi dạy học.  Trước khi đi dạy học tôi đã xa nhà từ năm học Đệ Tam (thời của tôi, học cấp Tiểu Học tính từ lớp Năm rồi lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, năm chót là lớp Nhất; học cấp Trung Học thì chia hai –  Trung Học Đệ Nhất Cấp và Trung Học Đệ Nhị Cấp – Trung Học Đệ Nhất Cấp tính từ lớp Đệ Thất, rồi lớp Đệ Lục, tiếp theo là lớp Đệ Ngũ, chót là lớp Đệ Tứ; sau lớp Đệ Tứ, qua Trung Học Đệ Nhị Cấp gồm ba lớp:  lớp Đệ Tam, lớp Đệ Nhị và lớp Đệ Nhất.  Đệ Nhị Cấp học chuyên khoa gồm bốn ban, A, B, C và D ( ban A là khoa học, ban B là Toán, ban C là văn chương và ban D là cổ ngữ (học chữ Nho hoặc chữ Latin).  Thi cử thời tôi rất khó, lấy được bằng Tiểu Học, khó; lấy được bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp  trày da tróc vẫy, lấy được Tú Tài I không dễ dàng, lấy được Tú Tài II…ôi chao là khổ!  Tôi đi dạy học vì rớt ba kỳ Tú Tài I.  Tôi quyết định phải có một nghề phòng thân lỡ mai kia nhập ngũ còn được phè phỡn một chút.  Tôi thi vào trường Bưu Điện, trường Pasteur…và Sư Phạm.  Cả ba, tôi đều đậu, Bưu Điện và Pasteur gọi chậm, Sư Phạm gọi sớm…tôi khăn gói  ra Nha Trang (tôi nghĩ học Sư Phạm cho mau, ra trường lương cao, làm việc một năm chỉ chín tháng).  Sau đó, Bưu Điện và Pasteur có thư gọi tôi đi khám sức khỏe và nhập học…thì trễ tràng rồi!

Tôi ra trường Sư Phạm làm Thầy Giáo khi chưa 20 tuổi.  Tôi được về Đà Lạt dạy.  Dạy học mà phập phồng vì cứ lo ngay ngáy mình sẽ nhận được lệnh nhập ngũ không biết lúc nào…Dạy chưa hết năm đầu thì có lệnh đi lính!  Đi trình diện, được hoãn vì lý do công vụ.  Sau năm thứ hai thì đi thiệt.  Tôi ra trường Thủ Đức, tôi ra đơn vị tác chiến ngay…

Tôi đi học, tôi đi dạy học, tôi đi lính vì tôi tin Đất Nước mình sẽ có ngày hết nạn binh đao.  Hồi đó không chống xâm lăng mà huynh đệ tương tàn thôi, chắc chắn có ngày anh em thấy ra mình-ruột-thịt…thì xí xóa?  Ngày đó…chừng nào nó tới thì nó tới.  Nhà nào, đúng là gia đình nào, cũng có người bên này, người bên kia…phòng hờ bên nào thắng thì theo!  Tổng Thống Trần Văn Hương chỉ có hai đứa con trai, Trần Văn Dõi tức Hai Dõi ông cho tập kết ra Bắc năm 1954, Trần Văn Dĩnh tức Ba Dĩnh, không đi lính ngày nào cũng mặc đồ lính, đeo lon tới Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa làm sĩ quan tùy viên cho Cha!   Gia đình tôi cũng y hệt:  ba ông Cậu (em ruột của Má tôi) theo Việt Minh, hai ông Cậu ở nhà theo Quốc Gia.  Bên Nội, Chú Bảy tôi theo tiếng gọi Non Sông đi từ năm 1952…không có tin tức gì!  Nhà tôi, anh Hai theo Cách Mạng từ năm mười bảy tuổi…còn một chân, bốn anh em tôi ở nhà đi lính Quốc Gia, một đứa hy sinh tại mặt trận, tôi chưa…hy sinh, hai đứa kia Ba Má tôi chạy chọt cho một đứa đi Truyền Tin, một đứa đi Hải Quân.  Năm 1979, tôi đang cải tạo, Trại có gọi anh Hai tôi ra để làm giấy bảo lãnh cho tôi về vì tôi khai mình có thân-nhân-cách-mạng, anh tôi không gặp tôi , tôi không biết chuyện gì chỉ biết sau  khi lao động về thì có một gói thuốc rê với mảnh giấy nhỏ đề tên tôi nét chữ của ảnh. Tôi ngơ ngác, ngơ ngẫn…Năm 1982, tôi về, anh tôi nói rất dễ thương:  ”  Trại gọi tao ra bảo lãnh cho mày về, hỏi tao “sao đi Cách Mạng từ năm 1948 mà em ở nhà lại đi lính Ngụy?”. Tao trả lời:  “Tôi theo Cách Mạng nhưng em tôi lúc đó quá nhỏ, nó ở nhà với Cha Mẹ, tôi đâu có biết gì khi nó lớn…”.  Có lẽ vì câu đó  mà mày trớt qướt chăng?  Tao để lại bọc thuốc rê và trại biểu tao về…”. Ôi ba năm sau…anh em gặp nhau, ăn mắm mút giòi, vẫn nghe thơm, vẫn nghe thương!  Anh Hai tôi năm nay trên tám mươi, chị Hai tôi cũng vậy, hai người sống bám nhau nhờ tiền trợ cấp Thương Binh Xã Hội. Tôi có giúp nhưng ít lắm, coi như quà, cho yên tâm anh em mình còn sống…

Những điều tôi vừa nói trên đây…chẳng qua là cách tôi giấu tình tôi đối với Ba Má tôi.  Ba tôi mất năm 1972 vì đạn lạc của Việt Nam Cộng Hòa, em tôi mất năm 1971 vì ngoan cố thủ cái cột cờ…Ba tôi ao ước thấy ngày hòa bình mà không bao giờ.  Hiệp định Paris được ký kết năm 1973…là tờ giấy!  Quá khứ trước cái mốc thời gian 30 tháng Bốn năm Bảy Lăm coi như là định mệnh của dân tộc. Vừa tự hào, vừa quên, tha thứ hay hờn giận chẳng ích gì.  Tôi thương Má tôi là sau đó, vừa vun quén cho hai đứa con trai “may mắn” ở nhà, thỉnh thoảng “xin phép” vợ tôi cho Má đi thăm thằng Lệ với…Một lần tôi gặp Má tôi giữa rừng gai góc, tôi thương mà cũng giận: Má mua thuốc thơm SaiGon Giải Phóng cho tôi (một gói), Má mua bánh mì (một ổ) cho tôi…trong khi vợ con tôi xơ xác, Má cũng xơ xác…Tôi nói hơi nặng lời:  “Con ghét Má”.  May mười lăm phút “thăm nuôi” qua nhanh…Tôi về, ra trại, tôi thăm Má tôi rồi, thăm hết anh chị em tôi rồi, năm 1989 tôi dẫn cả nhà tôi..đi trốn Đất Nước!  Tôi thật khốn nạn vô cùng!

Má tôi mất năm 1991.  Tôi chẳng làm sao về được, chỉ chắt chiu gửi về chút xíu mồ hôi nước mắt.  Tôi nhớ Má tôi bằng nhớ Nước Non.  Nhớ những câu Má hát ru các em tôi, nhớ bóng Má đi dưới hàng cau, trong vườn chuối … nhớ một dĩ vãng ấu thơ của tôi…nhớ một góc đời như tôi nằm trên cái gối lệch!

*

Năm ngoái, tôi có về khi nghe tin thằng em trai của tôi, 69 tuổi, qua đời.  Tôi lên Bình Lâm thăm mả mồ Tổ Tiên, tôi có đi thắp nhang cho từng ngôi mộ.  Một bó nhang thật to mà tôi chia ra cắm hết…T. theo tôi phủi đất cho bằng, giúp tôi cắm nhang cho sâu.  Sau đó, chúng tôi vào thăm Nhà Tự, xiêu vẹo rồi, ra bờ sông ngắm hàng dừa, ngồi xuống gốc me nhặt me rụng…T. thấy có trái lựu, chạy ra hái.  T. hái Má ôm trong lòng, ôi là thương…

Tôi viết bài này vì bạn tôi khi không cắc cớ hỏi tôi:  “anh xa Đất Nước, có cái góc nào của Đất Nước còn nhói trong lòng anh không? “. Tôi đáp, còn; và bạn tôi biểu:  “anh viết cho em đọc”.  Tôi viết…vì vậy thôi!  Tôi còn một chút chữ nghĩa, xin tạ tình với Quê Hương!

Trần Vấn Lệ

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2023 lúc 8:26am

Căng Thẳng, Lo Sợ Và Hoảng Loạn


Căng thẳng, lo sợ và hoảng loạn

Trong giờ học tâm lý, khi giáo viên vừa giảng xong bài, một nam sinh ngồi cuối lớp rụt rè đặt câu hỏi:
– Thưa thầy, làm thế nào để phân biệt giữa căng thẳng, lo sợ và hoảng loạn ạ…?
Giáo viên nhìn cậu với ánh mắt trìu mến điềm tĩnh đáp:
– À, 3 cảm xúc đấy theo thí dụ về cấp độ thế này: căng thẳng là khi biết vợ có thai, lo sợ là khi bạn gái có thai, và hoảng loạn là khi cả 2 có thai cùng lúc.

Cậu nam sinh gật gù tỏ vẻ đã hiểu vấn đề, nhưng vẫn tiếp tục hỏi:
– Thế có khi nào cả 3 trạng thái cảm xúc Căng thẳng, lo sợ và hoảng loạn xuất hiện cùng một lúc không ạ…?
Nghe xong câu hỏi, giáo viên trả lời dứt khoát:
– Có, là khi em biết tin vợ và bạn gái có thai cùng lúc, trong khi bản thân mình lại bị vô sinh…!!??

 

Rút không kịp

Trong một lớp học hội hoạ, vị giáo sư là một hoạ sĩ nổi tiếng chỉ cho các sinh viên của mình xem 3 bức ảnh


Bức ảnh thứ 1 vẽ một cái bánh mì đen thui.

Bức ảnh thứ 2 vẽ cảnh một trận chiến với một đoàn quân bị tiêu diệt hoàn toàn, những chiến sĩ chết như ngả rạ.

Bức ảnh thứ 3 vẽ một người phụ nữ đang mang bầu.

Vị giáo sư nói:

– Ai mà có thể đặt 1 tên chung cho cả 3 bức tranh sẽ được một phần thưởng.

Và phần thưởng thuộc về một sinh viên với câu trả lời ngắn nhất và hợp lý nhất: “Rút không kịp”.


Con số 5 kỳ diệu

Một anh chàng mê chơi cá ngựa thường hay bị thua. Một hôm. anh ta nằm mơ thấy có 5 con ngựa đang chạy đua trên một cánh đồng rộng. Tỉnh dậy, anh ta đi ăn sáng thì thấy có 5 chiếc xe hơi chạy vèo qua mặt. Vào quán ăn, nhìn quanh quẩn, anh ta cũng chỉ đếm được có tất cả 5 vị khách (kể cả anh ta).

Poster%20number%205%20-%20PIXERS.US

Anh ta nghĩ bụng:

– Tại sao lại có sự trùng hợp thế nhỉ? Hay là trời ban cho mình con số 5 may mắn đây?

Ăn xong, anh ta vừa đi về vừa suy nghĩ mông lung về con số 5. Chợt anh ta lại trông thấy một cậu bé cầm 5 que kem đang đứng bên đường.

– Được rồi! Lần này đúng là trời phù hộ ta. Nhất định con ngựa số 5 sẽ chiến thắng.

Nói thế, anh ta quyết định về gom hết tài sản để mua tờ phích cá ngựa cho con ngựa số 5.

Ngồi trên khán đài mà anh ta cứ tủm tỉm cười một mình. Phen này thắng lớn đây.

Và điều kỳ diệu của con số 5 đã xảy ra. Con ngựa mang số 5 của anh ta đã về hạng thứ.......5 !!!!!!

From : Anh Thập


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Mar/2023 lúc 8:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2023 lúc 8:52am

Đời Vô Thường


Nhà thiết kế và tác giả thời trang nổi tiếng thế giới "Crisda Rodriguez" đã viết đoản văn này trước khi bà qua đời vì bệnh ung thư:

1. Tôi có chiếc ô tô thương hiệu đắt nhất thế giới trong ga ra của mình nhưng giờ tôi phải di chuyển bằng xe lăn.

2. Nhà tôi có đầy đủ các loại quần áo hàng hiệu, giày dép và đồ có giá trị. Nhưng cơ thể tôi được bọc trong một tấm vải nhỏ do bệnh viện cung cấp.

3. Có đủ tiền trong ngân hàng. Nhưng bây giờ tôi không nhận được bất kỳ lợi ích từ số tiền này.

4. Ngôi nhà của tôi giống như một cung điện nhưng tôi đang nằm trên chiếc giường đôi trong bệnh viện.

5. Tôi có thể đi từ khách sạn năm sao này sang khách sạn năm sao khác.

Nhưng bây giờ tôi dành thời gian trong bệnh viện để di chuyển từ phòng thí nghiệm này sang phòng thí nghiệm khác.

6. Tôi đã tặng chữ ký cho hàng trăm người. Ghi chú của bác sĩ ngày hôm nay là chữ ký của tôi.

7. Tôi có bảy người thợ làm tóc để trang điểm cho mái tóc của mình - Hôm nay tôi không có một sợi tóc nào trên đầu.

8. Trên chuyên cơ riêng, tôi có thể bay đến bất cứ đâu tôi muốn. Nhưng bây giờ tôi cần sự giúp đỡ của hai người để đến được cổng bệnh viện.

9. Dù ăn nhiều nhưng khẩu phần ăn của tôi là ngày hai viên và tối nhỏ vài giọt nước muối.

Ngôi nhà này, chiếc xe hơi này, chiếc máy bay phản lực này, đồ đạc đắt giá này, rất nhiều tài khoản ngân hàng, rất nhiều danh vọng và tiếng tăm, không cái nào phù hợp với tôi cả. Không ai trong số này có thể giúp tôi nhẹ nhõm cả.

Cuộc sống này thật sự ý nghĩa khi mình biết sống an lạc , sống tốt đạo đẹp đời và vui vẽ với những gì mình đang có.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2023 lúc 8:53am

Đổi Đời 

 
Hình internet

Cách đây ít lâu, tôi ghé khu Phước Lc Th ca khu Bolsa đ ăn sáng. Đi ngang mt bàn có hai người đang ngi ăn, tôi cht nhn thy v quen thuc, hai người này tôi đã biết Vit Nam, nhưng không th nh được là ai.

Hai người ăn xong, bt đu nói chuyn, tôi nghe loáng thoáng t bàn bên cnh:

- Cu Hoan, cu đưa tôi lên Los đi. Gi này xe còn ít, chc đ kt đường.

- T t chút nào! Mày đ tao ung xong ly cà phê đã. Có gì đâu mà vi vy!

Tôi nh ra ngay! Hoan đây mà! Dương văn Hoan, bn bè vn gi là Dương Giao Hoan. Còn người kia tôi cũng biết. Là tên Ý, tài xế ca gia đình Hoan. Nhưng l lùng quá! Hoan mc b đ xu xòa, qun jean, áo chemise b ngoài nhu nát, đu đi chiếc casquette kiu ca tài xế lái xe. Còn tên Ý ăn mc bnh che, veston complet chnh t, tay đeo chiếc Rolex th thit phi vài chc ngàn đô, thêm cp kính mát Louis Vuitton, trông đy v sang trng, tuy vn không du ni mt chút bn hàn ca thu xa xưa.

Tôi đng lên li gn bàn, v vai Hoan:

- Mày nh tao không Giao Hoan, đã vài chc năm ri!

Hoan ngn người ra mt chút, ri như cht nh, ôm chm ly tôi.

- Nh ch! Tao tưởng mày tch ri! Lâu quá không gp, tao chc mm bn bè tiêu hết c ri, không còn thng nào!

Ri quay sang ch vào Ý:

- Mày nhn ra thng Ý không? Ngày xưa nó lái xe đưa bn mình đi chơi hoài đây mà

Ý đng lên, bt tay tôi:

- Chào cu! Cháu vn nh đến cu luôn. Cháu và cu Hoan nói chuyn ngày xưa, vn nhc đến các cu và thi đi chơi ngày trước.

Hoan nói vi tôi:

Ti tao phi đi công vic bây gi. Nhưng tao hn mày ngày mai, cũng đúng gi này đây, tao s k hết mi chuyn cho mày nghe. Đng nóng rut. Nhiu chuyn ly k lm! Ráng ch nghe con!

 

Hoan là tay công t chính hiu, nhà giàu, b m có căn bit th sang trng trên đường Tú Xương. B Hoan là nhà thu khoán xây ct ln nht nhì Sài Gòn thu đó, nhà đy tài xế, va cho các công trường, va cho vic nhà. Ý là mt trong nhng tài xế đó, có nhim v lái xe nhưng được coi như người trong gia đình nhiu hơn. Lý do là Ý là con ca người đàn em hot đng chính tr cùng vi b Hoan thi trước di cư 54. Gia đình Ý nghèo, b vào Nam chết sm, m vt v nuôi c đàn con. B Hoan nh tình đng chí cũ nên nhn Ý v nuôi, giúp cho ăn hc. Đến khi Ý đ tui lái xe, b Ý cho làm thêm ngh tài xế cho gia đình, va đi làm, va đi hc hết bc Trung Hc.


Do đó đám bn ti tôi thường da hơi, ăn ké Dương Giao Hoan, có tên Ý lái xe đi Vũng Tàu, lên Đà Lt, ăn chơi mút mùa. Mi s đã có đàn anh Giao Hoan chi tin, nên ai cũng vui v hưởng đi! Không gì thú v bng ăn ung th giàn, nhy đm nhy đìa, hết party này đến party khác, li có người hăng hái lãnh nhim v tr tin h! Đi còn gì hơn na bây gi!

Nhưng nim vui qua mau. Ri mi người mi ng, ai lo vic ny. Tháng 4/75 đến, người thoát đi trước, người vượt biên sau, tôi không còn tin tc gì v Hoan. Cho đến khi gp li trong tim ăn khu Phước Lc Th.

*

Ngày hôm sau, tôi ra tim ăn đã thy Hoan ngi ch. Ngoc tôi vào cùng bàn, Hoan gic tôi gi đ ăn, cà phê ung bui sáng và vào đ ngay:

- Tao biết mày nóng lòng mun biết chuyn tao vi thng Ý lm ri! Nhưng ăn xong đi đã, tao k hết s tình cho mày nghe. 

Tôi ăn vi. Và Hoan bt đu k khi thy tôi đã gn xong:

- Thi mình đi chơi, mi đa hc mt phân khoa trên đi hc nên đa nào cũng được hoãn dch cho đến khi ra trường. Thng Ý cũng sàn sàn la tui vi bn mình. Mày có biết ti sao nó không phi đi lính không? Tt c nh tao hết! Nó hc không được khá lm. Nhà nghèo, nó làm tài xế cho gia đình tao, hc trung hc tư trường v vn Sài Gòn nên thi tú tài b rt, đáng nh là phi vào lính ri.


Nhưng tao giúp nó. Mày nh là hi tao thi tú tài hai, tao đu hng ưu. Đu óc lúc đó sáng láng d s, li thêm tính ngông cung na. Tao hc Taberd ban Vit nên ghét my đa hc chương trình Pháp. Mày nh do đó bn hc chương trình Tây mà hc d, thường nhy sang thi tú tài Vit. Vì không đ sc đu được bng Baccalauréat ca Tây, thi tú tài Vit ban C, ch hc thêm Vit văn, hc Triết, ri nh đim sinh ng Pháp cao bù qua nên d đu tú tài Vit. Li nh đó nên được hoãn dch không đi lính hay nhà giàu là được đi du hc ngay!


Tao nghe chuyn này là tao ghét lm. Nên tao tìm cách làm ngược li. Là tao va đâu tú tài Vit xong, tao chơi li bn trường Tây là tao thi tú tài Pháp ly bng Baccalauréat tc là Bac 2 cho bõ ghét. Nhưng không phi thi cho tao mà là cho thng Ý. Tao ly hình ca tao dán lên th thí sinh ca thng Ý. Ri năm đó tao vào trường Marie Curie đ thi Bac deux dưới tên ca thng Ý. Thng Tây giám th coi phòng thi có v nghi nghi nên c cm cái th thí sinh xem đi xem li mãi. Nhưng chc nó cũng không mun làm to chuyn, phi gi cnh sát hay khai báo lôi thôi nên nó l đi. Kết qu là tao trót lt thnh thơi làm bài ngon lành thi h cho thng Ý ly bng tú tài tây Baccalauréat cho sang!

Tao làm các bài v math, physique ngon lành, chc phi được đim ti đa. Các môn khác làm ch qua loa nhưng không sao vì h s cho math, physique cao quá nên đp li hết. Kết qu tao đu tú tài tây dưới tên thng Ý d dàng. Thng Ý mt ch tiếng Tây không biết bây gi có bng Bac deux hết xy! Nó đi ơn tao vô cùng vì thoát được chuyn đi lính. Vì nó ghi danh hc Lut nên được hoãn dch cho đến năm 75 là mt nước. Nó may mn chy thoát ngay ngày 30 tháng tư

*

Hoan ngưng nói. Ming hơi tm tm cười. Chc nh li thi xưa đi th h ly bng tú tài Pháp cho thng Ý. Nhưng cp mt cht nghiêm li, nhìn xa xôi. Hoan nói tiếp:

- Tao b kt li mt my năm. Vượt biên hơn 5 ln đu không thoát. Sau cùng cũng đi được nhưng vt v gian nan quá. Có l s tao hi trước sướng quá nên đến lúc phi tr cái hn nng. Nhưng chưa hết đâu mày. Tao sang đến M lúc đu sng vùng phía Bc, cũng kiếm ra tin. Nhưng đến khi dn v Cali tao mi khn đn. Vì ch được mt thi gian khm khá, nhưng sau đó tao mc vào chuyn ghin ma tuý

Lúc đu ch cn sa v vn. Nhưng đến lúc mc thêm vào cocaine, ri heroin là đi tao coi như xong. Con v b tao ngay. Mt nhà mt ca, tao tr thành homeless, ch còn biết đến chuyn làm sao kiếm được thuc đ đ cơn ghin. Đáng nh tao b overdose đ chết luôn cho xong. Nhưng chc ông tri mun hành nên đ tao sng d chết d. Tao không còn chút liêm s nào, gn như không còn nhân tính na. Và tao lang thang my khu Vit Nam này, xin ăn, nm ng trong my khu shopping Vit Nam. B đui li đi khu khác, c thế mà vt v như mt th oan hn mun chết nhưng không được chết.


Cách đây ba năm, cũng ngay trước ca tim này, tao nm ngoài ca đ xin ăn. Và gp li thng Ý ngay đây. Mi đu nó không nhn ra tao. Nhưng có l đim Tri xui khiến. Không hiu sao nó li gn, r tóc tao ra khi mt đ nhìn rõ hơn. Và nó ôm chm ly tao. Vn gi tao bng cu như thu nào.

- Tri ơi là Tri! Cu Hoan! Sao cu ra nông ni này!

Nó b món ăn va gi. Và bế thc tao lên, nó đưa tao ra chiếc Mercedes ca nó, đưa tao v nhà. Nó tm ra, co râu, ct tóc cho tao, chăm sóc tao tng ly tng tí sut my ngày lin. Ri nó tính ngay đến vic đưa tao vào Betty Ford clinic đ cha bnh ghin cho tao. Mày biết ri đy, ch có bn ni tiếng và giu lm mi vào được Betty Ford clinic cha bnh ghin. Nó tn không biết bao nhiêu tin quyết chí cha ghin cho tao cho bng được. Tao nm trong đó hơn 4 tháng tri. Và sau cùng tao khi hn được bnh ghin ma tuý. 

Nó giúp tao được vì bây gió nó giàu lm ri. Nó thành công ln ch nh vào chuyn m được bao nhiêu tim chuyên môn bán bánh mì tht. Hin thng Ý bây gi m nguyên mt cái chain gn c trăm tim sut Cali này lên trên Oregon, Washington, gi là Mr Y 's sandwiches. Nó sp tung ra trên toàn nước M na. Nên nó tn c hai ba trăm ngàn đô đ cha cho tao trong Betty Ford clinic là chuyn d dàng.


Nhưng chưa hết! Còn chuyn này na, đ tao k luôn cho mày nghe. Lúc tao khi bnh, v nhà nó . Được ít lâu, sau khi tao đã hi phc li hết, khe mnh tr li, ly li phong đ ngày trước, con v nó bt đu chú ý đến tao! Qu đáng ti! Thng Ý lo làm ăn túi bi, có bao gi nhà my đâu. Nên con v nó gi chng. Nó bt đu nháy nhó tao. Ri đi qua đi li, o o làm trò trước mt tao. Thy không ăn thua gì là nó sáp li, tn công tao ngay khi thng Ý không có nhà. Tao mi đu gt đi vì cm cái ơn ca thng Ý cu tao. Nhưng thy con v nó quá mc ri, sau cùng tao phi nói cho thng Ý biết

Mày có biết thng Ý nói sao không?

Thy tôi lc đu, Hoan nhìn tôi cười:

- Chính tao cũng không ng phn ng ca thng Ý như vy. Nó thn nhiên. Như chuyn v nó mun ngoi tình vi tao là chuyn bình thường, thế nào cũng phi xy ra! Nó cười nói vi tao:

- V cháu nó như vy đy, cu Hoan à! Cháu không care gì c đâu! Cháu cũng mun đ ngh vi cu như vy lâu nay ri nhưng ngi không dám nói. Nay cu nói trước nên cháu cũng nói luôn. V cháu v chuyn đó mnh vô cùng, cháu không kham ni. Nó mun cu là gii quyết h cho cháu, đ mt, đ tn sc hơn! Nên cháu đ ngh vi cu như vy. Là c ba bn ngày v cháu sang ng vi cu. Coi như v cháu có hai chng! Mi s c êm m bình thường, có sao đâu!

Thế là t đó tao và thng Ý thay phiên nhau cung phng, gii quyết chuyn horny ca v nó! Đâu vào đó c. Nhiu lúc còn nghĩ chc phi có 3 chng cho v nó, mi d sng hơn na. Nhưng như vy cũng tm được ri!

Tao cũng đ ngh vi thng Ý. Là đ tao làm tài xế cho nó, đi ngược li thi ngày xưa. Ch có điu hơi bt tin là nó vn gi tao là cu, xưng cháu, nói thế nào nó cũng không nghe. Nhưng cũng chng sao! Tao bây gi tri qua mi chuyn ri, như t cõi chết tr v còn đ ý thc mc gì nhng chuyn nh nht na.

Nên tao làm tài xế lái xe Mercedes cho thng tài xế cũ ca nhà tao khi xưa, trong ngôi nhà my triu M Kim ca Mr Y, c ba đêm li ng vi v ca chính Mr Y mt ln. Đi sng êm vô cùng. Gi rnh ri tao ngi thin, mi ngày ti thiu cũng 4 tiếng đng h. Tao thy mình cũng sp thành chánh qu đến nơi ri đó. Đu tao có vòng đin, pht hào quang xanh đ khp nơi. Mày có thy giác ng ra chuyn đi tao chưa?


Nguyn Đình Phùng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2023 lúc 10:04am

Dân Tộc Lưu Vong

(Hình internet)

1. Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.

Cái “lỗi” của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mảnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử…

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30 Tháng Tư, 1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm.

Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt “vươn lên” dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu.

Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả Châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có. Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt…

2. Sau 30 Tháng Tư, 1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp “đồng bọn” quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sài Gòn, với giá vài ba cây vàng/người, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch.

Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng… những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ, cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về. Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh. Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: “bao giờ đi?” Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!

3. Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài Phát Thanh TP.HCM xách va ly qua Mỹ để… lưu vong. Anh đã nghỉ hưu và được gia đình bảo lãnh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đã sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức bình thường. Ai thắc mắc tuổi già còn sang Mỹ để làm gì, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.

Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L.Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Năm 1977, trong khi tôi đi bộ đội thì Hoàng vượt biên. Cậu qua Mỹ rồi tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5,000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá $800,000 và lái chiếc “Mẹc” 7 chỗ.

Mười bảy tuổi, Hoàng đã là nhà tổ chức vượt biên cho người khác và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công, cậu cùng 5 anh chị em của mình quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đình cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo,“tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đã cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này.”

Đã có 3 thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài Gòn và những người vượt biển. Thế hệ thứ hai là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ. Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để… lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương tháng của Thủ tướng Việt Nam chưa tới 20 triệu đồng Việt Nam (khoảng $850) thì họ lấy gì để nuôi con du học?

4. Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một” ngôi làng” của cán bộ nhà nước. Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở Việt Nam, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Võ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi. Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào. Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. Tổng biên tập phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi lòng người đã muốn… lưu vong thì không có gì là không thể. Có Tổng biên tập một tờ báo chửi Mỹ không còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống… lưu vong.

(Hình internet)

Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới không chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy. Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình không gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao… Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp ko chọn trước cho mình một chỗ để… lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì. Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là “dzọt” thôi. Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để… lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẳng, giống như sự bình đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.

5. Vậy tại sao người Việt lại khát khao… lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam “đất lành chim đậu.”

Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một tất yếu để tìm đến mảnh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục – y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả; những “thành phố đáng sống” thì kẹt xe và ngập nước quanh năm, sinh mạng con người không biết “đứt bóng” lúc nào bởi tai nạn giao thông; dân sinh thì khổ ải, dân chủ và dân quyền thì lắm vấn đề và người dân thì bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình… vân vân và vân vân. Đó là chưa kể nỗi sợ hãi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ròng láng giềng khổng lồ phương Bắc…

6. Chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn… lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đã bị tâm thức lưu vong chế ngự, kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học… tiếng Anh.

Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm… lưu vong và không coi trọng đất nước của mình? Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái.

Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước. Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta. Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?


Ngọc Vinh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2023 lúc 4:59am

Tăng sức chịu đựng để thành công hơn

 BM

Sức chịu đựng là chìa khóa để gặt hái thành công trong cuộc sống. Nhưng làm thế nào để có một sức chịu đựng tốt? Dưới đây là 10 giải pháp hữu ích.


Nếu định nghĩa thành công là đạt được những gì bản thân đặt ra, thì tất cả chúng ta đều mong muốn thành công dưới một dạng hoặc hình thức nào đó. Tất cả chúng ta đều muốn những cố gắng của mình có hiệu quả hơn là dẫn đến thất bại.


Mặc dù, theo cách dùng hiện đại, “thành công” đồng nghĩa với danh tiếng, giàu có và quyền lực, nhưng những theo đuổi nông cạn này không phải là những thành tựu duy nhất trong cuộc sống.


Chúng ta có thể nhắm đến sự thành công trong hôn nhân, tình bạn, đức tin hoặc thực hiện các hoạt động giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta cũng có thể thành công trong việc tận hưởng cuộc sống, phát triển nhân đức hoặc sống một cách phóng khoáng.


Tôi tin rằng chúng ta nên khuyến khích tất cả các thế hệ tham vọng nhất có thể để chạm đến những loại thành công thực sự quan trọng. Và để làm được như vậy, chúng ta cần thảo luận chuyên sâu về những đặc điểm tính cách nào thực sự dẫn đến thành công.


Những điều khác biệt ở người thành công


BM


Nếu đã từng tiếp xúc gần gũi với một người thành công, qua thời gian lâu, một trong những điều cơ bản bạn sẽ nhận thấy ở họ là nguồn năng lượng và sức chịu đựng nhiều hơn đáng kể so với người bình thường. Những người thành công thường tràn đầy năng lượng cả về thể chất lẫn tinh thần.


Tất nhiên, sức chịu đựng không phải là thứ cần thiết duy nhất để thành công, nhưng bất kỳ sự mưu cầu đáng giá nào cũng cần đến rất nhiều nghị lực. Một nguồn năng lượng ổn định sẽ giúp hoàn thành tất cả các việc phải làm và vượt qua những trắc trở.


Trên con đường theo đuổi mục đích, trí thông minh không tự dưng chuyển thành thành công. Thật khó để tạo dựng một thứ gì đó mới trong thế giới hiện thực. Thành công thường đến với những người gắn bó lâu dài với một ý tưởng nhất định và khao khát tiếp tục học hỏi và phát triển trong suốt chặng đường.


BM


Nếu một cuộc đua kéo dài đủ lâu, người chiến thắng không phải là người nhanh nhất mà là người có sức chịu đựng tốt nhất. Tôi cho rằng đây là mô hình hữu ích nhất để suy nghĩ về thành công trong thế giới hiện đại này. Mặc dù bị đánh giá thấp nhưng sức chịu đựng chính là chìa khóa thành công.


Sức chịu đựng không phải là một đặc điểm tính cách cố định


Sức chịu đựng là khả năng duy trì sự cố gắng qua một quãng thời gian dài. Đặc điểm thường gặp ở những người tràn đầy năng lượng này dường như đến từ nguồn nhiệt huyết vô tận đối với các hoạt động trong cuộc sống.


Trong một thời gian dài, tôi đã nghĩ rằng mức năng lượng là một đặc điểm tương đối cố định. Chúng ta không thể tác động gì nhiều để tạo ra sự thay đổi. Một số người có nhiều năng lượng và một số người thì không.


BM


Nhưng tôi đã phát hiện ra một số lỗ hổng trong lý thuyết đó khi suy ngẫm về cuộc sống của chính mình. So với giữa hai người khác nhau, trạng thái cảm xúc thậm chí còn tạo ra sự khác biệt về mức năng lượng lớn hơn.


Vào những ngày cảm thấy chán nản hoặc căng thẳng, tôi hoàn toàn cạn kiệt năng lượng. Nhưng, vào những ngày đầy hào hứng bởi sự tiến bộ hoặc hy vọng về một ý tưởng mới, tôi cảm thấy mình có đủ năng lượng để làm tất cả mọi thứ.


Sức khỏe thể chất của tôi dường như cũng giữ một vai trò nhất định nhưng với tác động ít đột ngột hơn. Sự thay đổi về sức khỏe thể chất xảy ra sau các yếu tố đầu vào [các thay đổi] thực tế một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn, tôi có thể vẫn ổn khi ngủ ít hơn và ăn uống vô độ trong một thời gian, nhưng cuối cùng sẽ vẫn phải gánh chịu những hậu quả.


Trạng thái cảm xúc và sự sẵn sàng về thể chất như thể là hai phiên bản hoàn toàn khác nhau tồn tại bên trong tôi. Cuộc sống của tôi có thể sẽ đi theo những quỹ đạo vô cùng khác biệt khi một trong những “phần bản thân” này chiếm thế thượng phong và bắt đầu điều phối các hoạt động.


Suy nghĩ đó đã tác động sâu sắc đến cách thức thực thi công việc hiệu quả của tôi, khiến tôi phải tìm cách nâng cao vĩnh viễn mức năng lượng của mình.


Nhiều cách thiết thực để tăng sức chịu đựng


Sự thay đổi cơ bản nhất trong suy nghĩ của tôi là từ bỏ một mô hình phổ biến nhưng vô ích rằng năng lượng giống như một chiếc bình dần cạn kiệt khi sử dụng.


Tôi nhận ra rằng năng lượng đã tiêu hao không nhất thiết bị mất đi, mà giống như một khoản đầu tư, có thể sinh ra một nguồn năng lượng mới. Việc tìm kiếm các vòng phản hồi tích cực giúp tăng sức sống thêm cấp số nhân, và tránh những vòng phản hồi tiêu cực, đã trở thành một phần quan trọng trong việc quản lý năng lượng của tôi.


Dưới đây là những thực hành hữu ích nhất đối với tôi:


BM


Rèn luyện thể chất


Tôi không nghĩ mình có bất cứ điều gì thú vị để nói ở đây, nhưng gần như mọi người đều đánh giá thấp sức mạnh của việc chăm sóc cơ thể tốt hơn một chút.


Cải thiện sức co bóp của tim


Dành một giờ mỗi ngày để vận động cơ thể và tăng nhịp tim. Một nghiên cứu tổng hợp năm 2006 trên Tập san Psychological Bulletin cho thấy tập thể dục thường xuyên là một cách đáng tin cậy để tăng cảm giác tràn đầy năng lượng, giảm mệt mỏi. Đối với tôi, những chuyến đi bộ dài quanh khu phố đồi núi đã trở thành một trong những khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong ngày và là cách giải tỏa căng thẳng tuyệt vời.


Ưu tiên giấc ngủ


Hãy cố gắng đi ngủ vào một thời điểm hợp lý cũng như không lãng phí thời gian buổi tối trước màn hình điện tử.


Ăn uống đúng cách để nạp năng lượng


BM


Ngoài những vấn đề sức khỏe lâu dài (một yếu tố quan trọng khác cần cân nhắc), để có nguồn năng lượng [dồi dào] từ việc ăn uống, hãy lắng nghe cơ thể và ăn những thực phẩm khiến bạn luôn cảm thấy thoải mái và không gây sụt giảm mức năng lượng vào giữa ngày.


Thực hành tâm lý


BM


Phương pháp này thật sự có thể tạo ra điều kỳ diệu. Tôi tin rằng hầu hết mọi người đều chưa đạt đến mức năng lượng tối đa thực sự. Điều cản trở họ chỉ đơn giản là những gì họ tin là có thể.


Liệu có tồn tại hiệu ứng giả dược ở đây hay không? Câu trả lời chắc hẳn là có. Hiệu ứng giả dược là một hiện tượng đã được chứng minh và dường như đang phát triển mạnh mẽ hơn theo thời gian. Phản ứng ngạc nhiên về điều này cho thấy chúng ta đã vô cùng đánh giá thấp sức mạnh của niềm tin trong việc hình thành và kích hoạt cơ thể vật lý như thế nào.


Thay đổi suy nghĩ


BM


Ví dụ, việc liên tục nói “Tôi cảm thấy mệt mỏi,” sẽ làm củng cố niềm tin rằng bạn là người dễ mệt mỏi. Đó là lý do vì sao tôi hiếm khi dùng cụm từ này. Thay vào đó, tôi tự nhủ rằng mình là người có nguồn năng lượng vô tận. Và khi thực sự mệt mỏi, tôi tự nhủ rằng một đêm nghỉ ngơi chính là điều tôi cần cho một ngày làm việc tiếp theo.


Lạc quan khi đối mặt với thách thức


Nghiên cứu trên Tập san Social Science & Medicine cho thấy sức chịu đựng có tương quan với cách nhìn tích cực khi ở trong nghịch cảnh. Sự lạc quan sẽ giúp tăng mức năng lượng theo cấp số nhân trong khi sự bi quan thì ngược lại.


Hành động như người mà bạn muốn trở thành


BM


Trong cuốn sách “Outliers,” tác giả Malcolm Gladwell chỉ ra rằng phần lớn những cầu thủ khúc côn cầu giỏi nhất được sinh ra trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba. Lợi thế sinh sớm khiến những trẻ này và mọi người xung quanh nghĩ rằng các em là những người chơi giỏi hơn. Không có gì ngạc nhiên khi các trẻ sinh sớm cuối cùng đã rèn luyện đủ sức chịu đựng để trở thành người dẫn đầu.


Tiến bộ nhanh chóng


Con người thường được tưởng thưởng bằng những chỉ số tiến bộ rõ ràng – một lý do chính giải thích vì sao trò chơi điện tử lại phổ biến đến vậy và vì sao chúng ta thích đánh dấu các mục trong danh sách. Tôi cố gắng bắt đầu mỗi ngày bằng hai giờ làm việc cho những nhiệm vụ quan trọng nhất. Thực hành này đã thay đổi đáng kể mức năng lượng của tôi trong quãng thời gian còn lại của một ngày.


Giải tỏa căng thẳng


BM


Căng thẳng kinh niên không chỉ có hại cho sức khỏe lâu dài mà còn làm giảm mức năng lượng. Điều này giống như một gánh nặng tinh thần khiến bạn ngạt thở và phải cố gắng để vượt qua. Vì vậy, hãy cố gắng tìm cách giảm bớt căng thẳng phù hợp – có thể là đi bộ đường dài, tắm nước nóng hoặc nói chuyện với một người bạn – chỉ cần đừng để căng thẳng gia tăng mà không giải quyết.




Mike Donghia  _  Tú Liên 


baomai.blogspot.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2023 lúc 4:58am

Thể hiện tình yêu thương mà không tốn kém

 BM

Ngày xửa ngày xưa, vào những ngày ngốc nghếch của mình, tôi đã xài thẻ tín dụng một cách mất kiểm soát. Tôi mắc một khoản nợ sáu con số trong 12 năm. Tôi đã phải hoàn trả tất cả số tiền đó cộng với các khoản lãi và phí, thật là chẳng dễ dàng gì. Tôi vẫn còn choáng váng và xấu hổ vì đã để điều đó xảy ra.


Điều buồn cười là tôi đã không mua bất kỳ thứ gì đáng kể. Tôi đã không vượt quá giới hạn tín dụng 10,000 USD cho một lần mua hàng hoặc mua bất kỳ món đồ nào quá đắt đỏ. Đó chỉ là sự tích lũy liên tục của các lần chi tiêu nhỏ với mức lãi suất lên đến hai con số và cách quản lý tiền cẩu thả. Sự thật là những chi tiêu mà tôi ngỡ chỉ là năm xu ba hào cho bản thân và gia đình đã khiến tôi rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính.


BM


Trong tình yêu, tích tiểu cũng thành đại. Nhưng theo chiều hướng tốt. Chắc chắn, những cố gắng công phu đều đáng được trân trọng, nhưng thành thật mà nói, chính những điều nhỏ nhặt thường nhật chúng ta làm mới tạo nên sự khác biệt.


Tôi sẽ không ngăn cản bạn mua những bó hoa cho người bạn yêu thương hoặc làm món ăn mà anh ấy ưa thích và phục vụ món ăn đó dưới ánh nến trong phòng ngủ. Tôi thì không làm thế rồi đấy! Kỳ thực tôi có một vài gợi ý về những việc bạn có thể làm để ghi điểm theo cách chuyện nhỏ nhưng đáng giá.


BM


Số 1: Mặc quần áo cho các con để người bạn đời của bạn có thể dành một giờ trong phòng tắm một mình. Hãy báo trước cho cô ấy sớm một chút để cô ấy có thể tận hưởng sự mong đợi cho khoảng thời gian này.


BM


Số 2: Trong một hành động bất ngờ, bạn hãy đổ rác ngay cả khi người kia không nhắc bạn và thùng rác vẫn chưa kín chỗ. Bạn hãy lặp lại điều đó thường xuyên.


Số 3: Dọn dẹp, sửa chữa hoặc lắp đặt bất cứ thứ gì bạn đã hứa hẹn nhưng vẫn chưa thực hiện được. Viết ý định của bạn trong một phiếu quà tặng nêu ngày dự kiến hoàn thành.


BM


Số 4: Khi chồng không để ý, bạn hãy đặt một bức thư tình vào túi của anh ấy bày tỏ rằng bạn rất nóng lòng được gặp anh tối nay.


Số 5: Trong khi anh ấy đang tắm, hãy viết một lời nhắn âu yếm lên gương bằng son môi hoặc bút lông có thể xóa.


Số 6: Bạn hãy đến một tiệm bán thiệp ưa thích và đọc những thông điệp lãng mạn dành cho nhau. Đọc thơ cho nhau nghe. Càng lãng mạn càng tốt.


Số 7: Trao quyền sử dụng điều khiển từ xa trong cả tuần. Viết xuống thành văn bản.


BM

https://www.youtube.com/watch?v=Q9C2i_Z2ETA&ab_channel=GenuineLyrics


Số 8: Để lại một bản ghi âm bài hát “của bạn” dưới dạng thư thoại. Nếu bạn không có bài hát nào, thì bài hát “You Are So Beautiful to Me” (Với Anh, Em thật là xinh đẹp) của nhạc sĩ Joe Cocker chắc chắn sẽ gây được sự chú ý. Gợi ý: Slydial là một dịch vụ nhắn tin thoại kết nối bạn trực tiếp với hộp thư thoại di động của ai đó. Khá láu lỉnh, nhỉ? Bạn sẽ nghe một đoạn quảng cáo ngắn, đổi lại bạn sẽ được gửi tin nhắn miễn phí. Bạn hãy gọi số 267-759-3425 từ bất kỳ điện thoại cố định hoặc điện thoại di động nào. Tại lời nhắc bằng giọng nói, hãy nhập số điện thoại di động ở Hoa Kỳ của người mà bạn muốn gửi bài hát. Bạn sẽ được kết nối trực tiếp với hộp thư thoại của người đó. Để lại thư thoại, sau đó ngồi yên và thư giãn.


Số 9: Bạn hãy thu xếp để người hàng xóm, bạn bè hoặc người thân đưa bọn trẻ đi chơi, như vậy các bạn có thể có một đêm lãng mạn chỉ người mà thôi.


Số 10: Viết lại tình sử của hai người và quá trình tìm hiểu nhau trong vai người quan sát và đặt tấm thiệp đặc biệt dưới gối của cô ấy.


Đây là 10 ý tưởng mà bạn có thể dành cho vợ hoặc chồng mình mà không phải chi tiêu tốn kém. Nếu bạn chưa thấy bất cứ điều gì hấp dẫn? Không sao. Ít nhất tôi đã khiến bạn nghĩ về điều đó.




Mary Hunt  _  Minh Chi



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2023 lúc 7:49am

Vui Thì Cười...Buồn Thì Khóc...Đói Thì Ăn ...Khát Thì Uống...Hãy Là Chính Mình

 

Richard Gere luôn là tâm điểm chú ý của người hâm mộ.

Ông là thần tượng ở mọi nơi trên thế giới và về ông không cần tới bất kỳ một quảng cáo nào.

Gần đây, một đoạn nhật ký của ông trong Facebook đã gây ra một cơn bão về cảm xúc.

Hàng trăm ngàn người đã chia sẻ bài viết của ông, rất nhiều người trong số đó không phải là các fan hâm mộ của Richard.

Bản dịch của đoạn hồi ký tuyệt vời này:

“Mẹ của một trong những người bạn của tôi luôn luôn duy trì một lối sống lành mạnh. Bà chỉ ăn những thức ăn sạch và bổ dưỡng, không uống rượu và không hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục và rất sợ ra nắng mặt trời mà không có kem bảo vệ. Bà thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu, sinh hoạt đúng theo quy định của họ. Có thể nói rằng bà luôn chăm chút cho sức khỏe của mình.

Bà bây giờ 76 tuổi, và bà được chẩn đoán là bị ung thư da và ung thư tủy xương. Hơn nữa, bà còn mắc thêm chứng loãng xương ở giai đoạn nghiêm trọng…

Cha của bạn tôi không hề từ chối bất kỳ một điều gì đối với bản thân. Ông chưa bao giờ chơi thể thao và rất thích ăn ngon, ông thậm chí còn phết bơ trực tiếp lên những miếng thịt hun khói. Ông tự cho phép mình uống rượu và tắm nắng trên bãi biển cho đến khí da bắt đầu bong ra như bánh nướng.

Có thể nói rằng trong cả cuộc đời của mình, ông ấy không hề đếm xỉa đến những lời khuyên của các bác sỹ và sống tự do theo sở thích của mình. Hiện nay ông đang ở tuổi 81, và bác sỹ nói rằng nhiều người trẻ còn phải ghen tỵ với sức khỏe của ông.

Dù có cố gắng đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể thoát khỏi chất độc bên trong mình. Sớm hay muộn nó sẽ quật ngã bạn.

Nói như người mẹ bị bệnh nan y của bạn tôi:

“Nếu như tôi biết trước cuộc sống của tôi sẽ kết thúc thế nào, tôi sẽ không bao giờ nghe các bác sỹ , và sẽ sống hạnh phúc.”

Đó là cuộc sống, và không ai trong số chúng ta sẽ thoát khỏi định mệnh.

Vì vậy, không nên coi bản thân mình như một cái gì đó thứ cấp.

Trong khi có thời gian, hãy sống trong niềm vui của mình. Bởi vì ngày mai có thể sẽ quá muộn.

Vì vậy, hãy làm những gì bạn muốn.

Hãy ăn ngon, hãy tắm nắng dưới ánh mặt trời, hãy lười biếng nếu muốn.

Hãy là ngớ ngẩn và kỳ lạ, nhưng là chính mình. Bởi vì, không ai trong chúng ta có đủ thời gian cho tất cả mọi thứ còn lại! ”


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2023 lúc 8:17am

Tình Sông Nghĩa Biển (Chúc Thư Viết Dùm Một Người Bạn) 


Tôi viết những dòng này cho bạn bè để chia sẻ một nỗi niềm, cho con tôi và cho H. như một lời trần tình, và cho chính tôi như một lời trăn trối. 

Cũng như tôi, đa số các bạn đã từng trải qua những ngày tù đày đói khổ trên cao-nguyên hay núi rừng Bắc Việt. Nhưng nhửng đau đớn thể xác đó không thể so-sánh được với niềm thống khổ mà tôi đã trải qua. Một năm sau ngày tôi bị cưỡng bách học tập cải tạo, nhà tôi mang đứa con chưa đầy năm tuổi vượt biên. Vợ con tôi được một tầu Hòa Lan cứu vớt và định cư tại xứ tự do này. Mười bốn năm tù đầy là mười bốn năm hy-vọng, vì qua em gái tôi, tôi được biết rằng vợ con tôi đã có một đời sống yên lành. 

Ngày tôi trở về thành phố củng là ngày xót xa nhất cuộc đời, còn hơn cả lúc tôi lên xe đi cải tạo. Em gái tôi ngập ngừng cho tôi biết là vợ tôi đã sống chung với một người khác. Những lá thư cuối cùng H. viết về em tôi đã giấu kín vì sợ rằng tôi không chịu được thêm niềm đau tinh thần trong lúc tù đày. 

"Trăm nghìn lạy anh, xin anh tha thứ và quên đi người đàn bà không xứng đáng … ". 

Tôi vò nát lá thư, đau và tủi, nhưng không có nước mắt để khóc cho mình, cho đời! 

Nhưng niềm đau nào rồi cũng nguôi ngoai. Tôi vẫn còn đứa con mà 15 năm tôi chưa gập mặt. Tôi viết thư cho người vợ cũ, chúc H. hạnh phúc và cám ơn H. đã thay tôi nuôi nấng con nên người. 

Năm 1991, sau khi đã định cư ở Hoa-Kỳ, tôi lại nhận được thư H.. H. nhắc tới tình yêu đầu đời, êm như dòng sông nhỏ nơi quê nàng, và xin gập tôi một lần: "Một lần với anh, rồi để tùy anh, em bao giờ cũng như dòng sông cũ". 

Lòng tôi chùng xuống và tôi háo hức mong ngày tái ngộ như thủa mới yêu nhau. Mùa hè năm ấy, H. gọi tôi từ một góc phố, hỏi đường đến căn phòng trọ tôi chia sẻ với người bạn cùng cảnh ngộ. Tôi run-rẩy chải lại mái tóc đã điểm sương để đón H. và thấy mình lúng túng như thủa hai mươi, khi mới biết yêu lần đầu. 

Đêm đó H. kể với tôi nỗi cô đơn và thống khổ vô-tận của người đàn bà với đứa con nhỏ trên xứ lạ. Từ con sông hiền-hòa, dòng đời đã đưa H. ra biển, và X., một sinh viên du-học, thông dịch viên trong phái đoàn cứu trợ, là cái phao cho H. bám víu, chịu ơn nghĩa, nuôi con và nuôi chồng trong tù. 

"Chúng mình sống với nhau được mấy năm, anh thường đi xa, và cuối cùng đi biền biệt, không biết ngày về. Em lúc nào cũng thương nhớ anh, Nhưng X. cho em và con đời sống. Hơn 10 năm nay X. quanh quẩn bên em, tha-thiết và dịu dàng, đưa con đến trường ngày bé dại, đón em những chiều mưa, và hôm qua cặm cụi xếp quần aó cho em sang thăm anh. Đưa em ra phi-trường, X. không nói, chỉ cầm tay, nhưng ánh mắt co trăm điều gửi gấm. Trăm nghìn lạy anh, anh quyết-định sao em cũng chịu. Em không thể nào trọn cả nghĩa lẫn tình." 

Tôi ứa nước mắt vì bồi hồi. Trong tù, tôi đau khổ, nhưng tôi không bao giờ cô đơn. Tôi có bạn bè xung quanh, có cái điếu cầy và những cơn say choáng váng đủ để lãng quên đời. Tôi đã may mắn hơn vợ tôi nhiều mà tôi không biết.  Lúc đó tôi mới thấy thương nàng, và thương cả X..  Tình yêu của chúng tôi như dòng sông, nhưng X. tới với H. bằng tấm lòng của biển. 

"Em nên về bên đó. Con đã trưởng thành và anh cũng đã yên phận. X. cần có em hơn là anh. Cho anh gửi lời cám-ơn." 

H. khóc, nhưng trong niềm đau như có cái gì rất an-ủi. 

Mùa đông năm ấy con gái tôi cũng qua thăm. Cháu hầu như không nói được tiếng Việt mà tiếng Anh của tôi lúc đó còn rất kém. Người bạn giúp đỡ mỗi lần cha con tôi lúng túng. Tôi tuy nói rất ít nhưng cháu Âu Cơ hình như hiểu rất nhiều. Cháu gọi 'Bố' rất rõ ràng, và trước khi trở về Hòa Lan, cháu mua một chậu hoa hồng, trồng ở đầu hè: 

"So you know that I'm around, and that I love you".

 

Tâm hồn tôi bây giờ rất bình yên. Lâu lâu tôi lên chùa Từ Sơn nói chuyện 'thiền' với thầy Đức. Một mai tôi ra đi, xin các bạn hỏa táng tôi và rắc tro ngoài biển. Gió sẽ đưa tôi về bên kia đại-dương:

Tro tàn theo dấu cố hương

Hồn theo ngọn sóng về đường biển xưa.


Như các bạn đã biết, quê tôi ở ven sông Hồng. Lúc đó tôi thật sự vẹn cả 'Tình Sông Nghĩa Biển’.

 

Trần Quang Thiệu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2023 lúc 8:56am

Văn MÓN NỢ KHÔNG LÀM SAO TRẢ ĐƯỢC... - 09-2017   <<<<<<

Văn%20MÓN%20NỢ%20KHÔNG%20LÀM%20SAO%20TRẢ%20ĐƯỢC...%20-%2009-2017%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Apr/2023 lúc 8:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.461 seconds.