Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2021 lúc 4:13pm
Một Chiếc Giầy       <<<<<


THƯỢNG%20ĐẾ%20CHỈ%20CHO%20MỘT%20CHIẾC%20GIÀY%20–%20Hội%20Thánh%20Tin%20Lành%20Vườn%20Nho%20Arizona%20|%20A%20%20Family%20Church
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/May/2021 lúc 8:05am

GIÁO DỤC NHẬT BẢN ĐẶC BIỆT NHƯ THẾ NÀO



Ảnh: Du học BM.

Mặc dù hệ thống giáo dục ở Nhật Bản cũng có nhiều đặc điểm tương đồng với các nước khác, nhưng cũng có nhiều khía cạnh khác biệt. Dưới đây là 5 điều đặc biệt trong giáo dục Nhật Bản.

1. Học sinh tiểu học không có kỳ thi nào cả

Một trong những triết lý cơ bản của nền giáo dục Nhật Bản chính là “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong nhà trường, giáo dục đạo đức được đặt lên hàng đầu, hơn cả việc học kiến thức.



Người Nhật quan niệm, 3 năm đầu của hệ tiểu học là thời điểm quan trọng cho việc phát triển nhân cách, xây dựng đức tính tốt cho trẻ như cách sống vị tha, biết chia sẻ và đồng cảm với người khác. Trẻ cũng được học cách tôn trọng người khác và sống hài hòa với thiên nhiên, động vật. Do đó, học sinh Nhật Bản sẽ không phải thi cho đến khi lên lớp 4. Trên thực tế, các học sinh tiểu học chỉ cần làm những bài kiểm tra nhỏ.

2. Học sinh phải tự vệ sinh trường học

Thay vì thuê lao công dọn dẹp, ở các trường học Nhật Bản, học sinh có trách nhiệm dọn dẹp lớp học, căng tin và thậm chí cả nhà vệ sinh.




Hệ thống giáo dục Nhật Bản tin rằng cùng làm vệ sinh sẽ dạy cho trẻ biết giúp đỡ người khác và làm việc theo nhóm. Khi cùng nhau dọn dẹp, các em sẽ học cách tôn trọng công việc và thành quả lao động của bản thân cũng như mọi người xung quanh.

3. Dành thời gian học tập nhiều hơn

Mỗi năm học ở Nhật kéo dài 210 ngày, thay vì 180 ngày như ở Mỹ. Nếu ở phương Tây các em học sinh khá “nhàn rỗi” sau giờ học thì ở Nhật Bản lại phổ biến với những hội thảo. Tại đây, học sinh sẽ được khám phá thêm nhiều điều mới lạ, thú vị ngoài kiến thức trong nhà trường.



Đặc biệt, để chuẩn bị vào cấp 3, học sinh Nhật Bản thường đi học thêm tại các trung tâm ngoài nhà trường. Các lớp học này thường được tổ chức vào buổi tối và việc học sinh trở về nhà vào tối muộn sau lớp học thêm là điều hoàn toàn bình thường.

4. Học thi pháp và thơ ca

Ngoài các môn học truyền thống, học sinh Nhật Bản phải học thư pháp và thi ca.

Thư pháp Nhật Bản hay còn gọi là Shodo gắn liền với hình ảnh cây bút tre chấm trong nghiên mực để viết lên những tờ giấy gạo từng nét chữ uốn lượn. Haiku thì khác; đây là một thể loại thơ truyền thống sử dụng lối biểu đạt đơn giản để truyền tải những thông điệp sâu sắc.




Trẻ em Nhật Bản phải học những điều trên để thể hiện sự tôn trọng với văn hóa và truyền thống lâu đời của đất nước.

5. Hầu hết học sinh phải mặc đồng phục

Nhật Bản cũng quy định học sinh phải mặc đồng phục khi đến trường. Quy định này nhằm xóa bỏ khoảng cách giàu và nghèo, thúc đẩy ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết giữa các học sinh.

Hơn nữa, quy định về trang phục cho phép học sinh tập trung vào việc học tập thay vì đánh giá vẻ ngoài của các bạn đồng trang lứa.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/May/2021 lúc 5:36am

Chuyện Dọc Đường

Lên đường (Hình tác giả cung cấp)

 

Mới đó mà thời gian qua thật mau, lại tới ngày tôi chuẩn bị cho một chuyến công tác mới vào đầu tháng 3 năm 2021. Lần này tôi sẽ đi Iraq, nơi mới nghe tên, ai cũng hình dung ra chiến tranh, chết chóc, khủng bố và nguy hiểm đang chực chờ. Mọi người trên thế giới vẫn còn nhớ cuộc chiến tranh do Mỹ và đồng minh dẫn đầu, lật đổ nhà độc tài Sadam Hussein vì tội ác diệt chủng người Kurd trong chiến tranh và sự xâm lăng đất nước Kuwait. Cuộc chiến Vùng Vịnh, Gulf War, kéo dài 6 tháng từ ngày 2 tháng 8, năm 1990 đến ngày 28 tháng 2, năm 1991.

Có một điều không mấy người nhớ, trong lịch sử lâu đời, Iraq đã từng là một trung tâm văn minh rực rỡ thời xa xưa, một đất nước với một lịch sử huy hoàng ghi trong Kinh Thánh, với vườn treo Babylon, the Hanging Gardens, được xây dựng bởi vua Nebuchanezzar để tặng hoàng hậu Amytas và nó được coi là 1 trong 7 kỳ quan thời cổ đại, giờ chỉ còn là tàn tích nằm ở phía Nam thủ đô Baghdad. Nhà độc tài Saddam Hussein đã cho xây 1 dinh thự lộng lẫy trên đống đổ nát của vườn treo và khắc tên mình trên đó cùng với tên vua Nebochanezzar để tên hắn ta đi vào lịch sử như một anh hùng.  

Một địa danh nổi tiếng khác là Thành Lũy Erbil, The Citadel of Erbil, có từ hằng 6000 ngàn năm trước Công Nguyên, được xây dựng trên một ngọn đồi cao ngay trung tâm thành phố Erbil, thuộc khu tự trị Kurdistan ngày nay, phía Bắc Iraq. Khi tôi đến, nó vẫn sừng sững ở đó như một thách đố với thời gian. Pháo đài này đuợc Unesco công nhận là 1 trong những di sản của thế giới.

Cây Lành Dữ, The Tree of Knowledge. Internet


Một địa danh khác nổi tiếng không kém là Cây Lành Dữ, The Tree of Knowledge ở một tỉnh nhỏ phía Nam Iraq, tỉnh Qurna, nằm ngay ngã ba nơi hai con sông Tigris và sông Euphrates gặp nhau trước khi đổ ra vùng vịnh Ba Tư, Persian Gulf nổi tiếng. Nhiều nhà học giả tin rằng, theo kinh thánh Thiên Chúa Giáo, đây là cái cây hiểu biết sự Lành và sự Dữ, cái cây mà nơi đó, nàng Eva, vì không nghe lời Thượng Đế, đã bị con rắn dụ dỗ ăn trái cấm và bị Ngài đuổi cả hai vợ chồng thủy tổ loài người ra khỏi vườn Địa Đàng, Garden of Eden.

Để chuẩn bị cho chuyến đi này, trong cảnh dịch bệnh Covid, tuy đã bớt, nhưng vẫn còn hoành hành khắp nơi, tôi phải đi làm thử nghiệm Covid trước khi lên đường. Sau khi khám sức khỏe, đo EKG, chích ngừa đủ loại như thường lệ, tôi cũng phải chích thêm thuốc ngừa Anthrax để chống vũ khí sinh học nếu xảy ra, thuốc này khá mắc, $900 một mũi, chích vào khá đau và có thể bị phản ứng phụ. Một ngày trước chuyến bay quốc tế, tôi phải đi thử RT-PCR Covid Test thay vì trước đây một số hãng máy bay chỉ yêu cầu thử Antigen Covid Test.

Antigen Covid Test là loại thử nghiệm người ta lấy mẫu từ khoang mũi của mình, rồi coi trong hệ thống miễn nhiễm của mình, immune system, có bị tấn công bởi con virus hay không, nhưng độ chính xác không cao. Loại RT-PCR Test (1) là loại thử nghiệm mới, chi tiết và chính xác hơn thử nghiệm cũ, họ sẽ coi cái DNA của mình có bị protein có hình dáng gai góc của con virus hay không. Nếu mình muốn có kết quả trong ngày, đương nhiên sẽ mắc hơn gấp 6 lần. Tôi phải móc túi trả trước $275 bằng thẻ tín dụng.

Chiếc Airbus A-350 hãng Quatar Airlines từ Chicago đi Doha vẫn không đủ khách như thường lệ, tôi không cần phải mua vé hạng nhất mà vẫn có thể nằm dài thẳng chân ra ngủ. Mặc dù đã có vé lên tàu online từ trước, nhưng nhân viên hãng hàng không Quatar vẫn bắt buộc hành khách phải “check in” lần nữa vì tình hình chiến tranh bất ổn hiện đang xảy ra tại Iraq. Họ yêu cầu xuất trình visa và giấy kết quả PCR Covid Test. Tôi vẫn chưa có Iraq Visa vì tình hình đang chiến tranh nên tòa đại sứ Iraq tại Washington DC đã ngừng cấp. Tôi phải đưa giấy giới thiệu đặc biệt của quân đội cho phép người có tên trong giấy được phép đến Erbil, rồi từ đó sẽ xin visa tạm 6 tháng để vào Iraq. Hơn 13 giờ bay, tôi quá cảnh ở phi trường quốc tế Doha, thủ đô nước Quatar.

Ra khỏi máy bay, tôi đi thẳng đến cổng bay tiếp đi Erbil, Iraq, không cả kịp xài phòng vệ sinh. Chiếc Airbus A-320 đáp xuống phi trường quốc tế Erbil khi trời chập choạng tối. Khi làm thủ tục thử Covid test đau đến chảy nước mắt, họ thọc sâu que thử lên tới tận lông mày của tôi thì phải, đau mà tôi vẫn phải trả $50 tiền mặt bằng giấy bạc mới tinh. Họ không nhận thẻ tín dụng. Cám ơn mấy đồng nghiệp đi trước đã dặn dò kỹ lưỡng điều này.

Về tới trại lính Mỹ, sau khi nhận lều, tôi vất hành lý và bộ “Gear” của mình dưới gầm ghế bố, đi tắm ở những phòng tắm dã chiến, rồi về lều ngủ một giấc, không màng đến ăn uống. Họ khoanh vòng một phạm vi nhỏ của một trại lính để làm nơi cách ly. Trong lúc tạm thời ở đây, tôi sẽ tự túc xin visa để vào Iraq. Oái oăm thay, tôi phải liên lạc ngược trở về với một công ty luật của Mỹ ở Seattle, Washington để làm thủ tục. Họ “chém đẹp” cái visa $2,500 để vô được Iraq. Tất cả mọi người đều làm tiền một cách tận tình và bắt chẹt nhau bằng đủ mọi cách, họ biết chắc khi công ty gởi người đi, giá nào họ cũng phải trả. Tôi dám quả quyết với bạn chính phủ Iraq chỉ nhận được cao lắm là $200, số còn lại vào túi công ty luật này, và đây là cái visa mắc nhất thế giới mà tôi phải trả từ trước đến giờ.

Bạn hãy làm một con tính nhỏ sẽ thấy ngay số tiền kếch xù mà công ty luật này móc túi bạn. Erbil, nơi tôi ở tạm những ngày cách ly chờ bay vào Iraq, có 7 lều, tổng số khoảng 100-120 người. Số người ra vô trại đều đặn mỗi tuần, mỗi nhóm chiếm 1 lều, nhóm này vào thì sẽ có nhóm khác ra. Bạn sẽ thấy số tiền họ thu vô không phải là ít. Số người đi công tác tiếp tục vào trại lúc nào cũng đầy ắp, chỉ tăng chứ không giảm. Một tháng có 4 nhóm ra vào. Vậy mới thấy con người với nhau sẵn sàng dẵm đạp lên sự cần thiết của nhau để bỏ vào túi tham của riêng mình.

Tôi cũng xin nói một chút về RT-PCR Covid test để ai trong chúng ta có việc cần phải đi những chuyến bay quốc tế nên chuẩn bị, kẻo ra đến phi trường, rồi phải trở về nhà. Trước chuyến bay, nên liên lạc với hãng hàng không coi họ yêu cầu loại Covid test nào. Nếu không bạn sẽ không bao giờ được lên máy bay nếu bạn lấy lộn qua cái Covid test khác. Theo cá nhân tôi, loại PCR test chính xác hơn các loại thử nghiệm khác, nhưng cũng là một kiểu làm tiền mà ai đó bày ra để trục lợi. Một người đi công tác đến từ Anh quốc, anh ta cho hay anh phải trả tổng cộng cho mấy lần thử nghiệm này từ lúc rời nhà cho đến nơi làm việc ở Amman, nước Jordan, tổng cộng gần $1,000.

Điều mà tôi lo lắng nhất không phải là công việc tôi đang làm vì đó là chuyên môn của tôi, mà là các chuyến bay quốc tế và các thủ tục rườm rà của mỗi một nơi tôi phải đi qua. Tôi phải tự xoay xở, tự tìm hiểu từ những đồng nghiệp đi trước, người này chỉ bảo kinh nghiệm lại cho người sau, nếu có trục trặc gì xảy ra thì tôi phải tự xoay sở. Các chuyến bay quốc tế, tuy không đầy như trước đại dịch Covid, nhưng vẫn tấp nập những người đi lại hoặc làm việc ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Trong cơn dịch Covid hơn 1 năm vừa qua trên toàn thế giới đã ảnh hưởng đến mọi người, nhất là người Mỹ. Tuy nhiên vì tính chất của công việc, chúng tôi vẫn phải lên đường công tác, cho dù gia đình đã lo lắng sợ bị lây lan cho người thân mình khi họ đang trên đường rong ruỗi tỏa đi khắp thế giới. Chúng tôi đã không được ưu tiên chích ngừa phòng bệnh mà chỉ cố gắng giữ vệ sinh tối đa cho bản thân khi bay những chuyến bay nội địa chật ních người hoặc những chuyến quốc tế thưa thớt chỉ hai, ba chục người. Vì công việc, chúng tôi vẫn cứ phải đi dù biết mình sẽ dễ bị lây lan hơn những người ở nhà.

Cách ly là việc không thể tránh được, nhưng tình trạng ăn ở và cách điều hành là hai điều làm chúng tôi đau đầu nhất vì mỗi nước, mỗi nơi đến, họ đều làm việc khác nhau tuy họ đều tuân theo quy tắc chung là 14 ngày. Tôi kể bạn nghe về nơi cách ly của chúng tôi như sau, nó vô lý đến không thể nào tin được. Trại này được điều hành bởi toán y tế của Hải Quân Mỹ.

Trại cách ly có 7 lều, mỗi lều có thể chứa 20 người. Mười chiếc ghế bố (cots) xếp chồng lên nhau như giường đôi (bunkbeds), mỗi giường được xếp cách nhau 3 feet. Khi bước vào lều, chúng tôi nhận ra đây không phải là kiểu cách ly đúng quy định vì khoảng cách an toàn phải ít nhất là 6 feet. Tôi nghĩ vui chắc là con virus này không biết nhảy cao, nhảy ngang hoặc không thể nhảy xa quá 2.9 feet? Luật lệ trại không bắt buộc đeo khẩu trang, mọi người trại vẫn đi lại, sinh hoạt, ăn uống bình thường như đang đi cắm trại.

Chúng tôi ở đó 2 tuần theo quy định. Ngày thứ 13, một nhóm lính quân y hải quân Mỹ đến làm thử nghiệm. Trong 7 lều, có 2 lều gồm 6 người có kết quả duơng tính. Họ lập tức đem 6 người đó đi vào nhà thương và toàn trại bị cách ly thêm 14 ngày nữa. Lều tôi có 1 người bị. Chúng tôi phản đối và xin gặp vị chỉ huy là một Trung Tá bác sĩ. Bị chất vấn vì lối sắp xếp của trại, ông ta bối rối và hứa hẹn sẽ về tra cứu thêm rồi sáng hôm sau sẽ trở lại.

Ngày hôm sau, ông tuyên bố rằng cơ quan CDC có luật mới cho phép cách ly chỉ 1 tuần thay vì 2 tuần. Ông cho hay đây là luật quân đội nên không thể thay đổi. Luật là luật. Vậy là chúng tôi bị ở lại thêm 7 ngày nữa. Tôi nghĩ kiểu cách ly này có vẻ không được vì nếu sau 7 ngày, lại một người nữa trong mỗi lều bị thì sao. Chúng tôi yêu cầu có biện pháp khác. Ông ta nói không đủ chỗ để phân tán mỏng người ra vì trại này vốn lập ra không phải để chứa gần 100 người.

Sáu người được đưa vào bệnh viện cách ly riêng. Chúng tôi liên lạc với họ qua phone, tất cả đều cho hay họ vẫn bình thường, không hề có triệu chứng ho, nóng sốt hay khó thở. Mỗi ngày bọn họ đều cho chúng tôi hay hiện trạng của họ. Sau 8 ngày, họ được cho ra khỏi bệnh viện và bay thẳng đi đến địa điểm làm việc.

Đúng như chúng tôi dự đoán, lần này 2 người trong lều chúng tôi lại bị dính chưởng của con virus trong khi các lều khác hết hạn 7 ngày đều được ra đi đến nơi họ cần đến. Hai người được đưa đi cách ly riêng, còn lại một lều chúng tôi kẹt lại thêm 7 ngày nữa. Tổng số là 12 người chúng tôi kẹt lại 28 ngày. Chúng tôi tự động chia ra 4 người 1 lều vì ban chỉ huy trại muốn dỡ bỏ 4 lều khác và đóng cửa trại vĩnh viễn vì diễn biến quá quá phức tạp vượt khỏi tầm kiểm soát của họ. Ở lại trong trại cách ly mà chúng tôi không thể nào yên tâm vì có thể đoán trước được tình hình sẽ ra sao nếu có thêm người bị. Chúng tôi sẽ kẹt lại đến bao giờ? Những người đang cờ chúng tôi đến thay, họ mong ngóng từng ngày để được trở về nhà.

Thành phố Erbil là thủ phủ của vùng tự trị Kurdistan nằm ở phía Bắc Iraq, gồm gần 1 triệu người Kurd. Họ tuy là công dân Iraq nhưng đã bị tên độc tài Saddam Hussein dùng vũ khí hóa học tiêu diệt một lần. Người Kurd là một sắc tộc thiểu số đông dân nhất thế giới và cũng là dân tộc bất hạnh duy nhất trên thế giới không có quê hương. Tổng số họ có khoảng 35 triệu dân sống rải rác ở nhiều nước, gần biên giới phía Bắc Iraq, phía Nam Turkey, Tây Bắc Iran, và Tây Nam của Syria. Họ đã từng cầm súng chiến đấu cho độc lập nhưng vì những thế lực chính trị quốc tế, cho đến nay họ vẫn còn là một dân tộc không có quê hương ngay trên vùng đất của cha ông mình.

Trại lính Mỹ và lính địa phương quân nằm cuối phi trường Erbil để bảo vệ an ninh cho các chuyến bay dân sự và quân sự phục vụ cho việc tiếp tế quân trang quân dụng trong vùng. Mới bước vào trại, họ đã cho chúng tôi biết nên chuẩn bị áo giáp, nón bảo vệ sẵn sàng để khi có báo động thì chui vào hầm. Ngày 15 tháng 2 vừa qua, bọn khủng bố đã bắn 14 trái pháo 107 ly vào phi trường này trước cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Một nhân viên dân sự Mỹ chết và 13 thường dân bị thương.  Vì thế ngày nào trực thăng cũng bay lượn xung quanh vành đai phi trường, ngày cũng như đêm khiến không ai được yên giấc. Nhiều người đã khuyên ĐGH hủy bỏ chuyến đi, nhưng ngài cương quyết dấn thân vào nguy hiểm để đến với đàn chiên của ngài ở vùng đất đầy biến động này.

Chính phủ Mỹ đang cố gắng giúp đỡ chính phủ tự trị Kurdistan rất nhiều nên khi tôi xuống phi trường, nhìn thấy p***port Mỹ, họ đối xử rất thân thiện và vui vẻ, rất khác với các đất nước kế bên ở vùng Trung Đông khiến tôi cũng khá ngỡ ngàng về thái độ của họ. Sau này khi tiếp xúc, tôi mới khám phá nét khác biệt của họ so với người dân Iraq, từ cách ăn mặc cho đến văn hóa của họ. Người Kurd hiền lành, thân thiện, dễ thương và cởi mở hơn nhiều.

Trong trại chỉ ăn với ngủ, hoặc lên mạng liên lạc với mấy ông xếp để lo thủ tục giấy tờ và địa điểm sắp đến. Tôi phải tự túc mua wifi và data trên mạng để có thể liên lạc với hãng và nói chuyện với gia đình. Việc sinh hoạt trong trại thì đương nhiên không được như ở nhà. Từ phòng tắm, nhà vệ sinh, và phòng giặt đều chỉ là những căn phòng dã chiến được dựng lên từ những container chở hàng hoặc những nhà vệ sinh di động. Đã chấp nhận đi thì phải biết cách sống với những điều kiện khó khăn như vậy. Đời sống y như một người lính. Cái khổ nhất của một người không còn trẻ như tôi là ngủ. Nằm trên cái ghế bố không nệm, tôi trải một cái túi ngủ dầy mà vẫn trăn trở suốt đêm vì đau lưng.

Mỗi ngày có người đem thực phẩm đến đúng giờ, ngày ba bữa, có cà phê, trà, và đủ loại đồ uống. Nói chung là dư thừa theo tiêu chuẩn lính Mỹ. Chỉ có một điều là tôi ăn không vô vì họ nấu nhạt nhẽo lắm. Tôi thỉnh thoảng phải mua đồ ăn từ các nhà hàng ở phố để họ đem giao đến tận nơi, chứ ăn đồ lính mỗi ngày chắc chịu không nổi. Đồ ăn người Kurd hương vị đậm đà do họ dùng nhiều loại gia vị đặc biệt chính  họ làm ra. Món thịt trừu rất ngon, họ bỏ trong lò nướng qua đêm nên thịt mềm, cắn một miếng, vị ngọt thơm của thịt thấm vào tận chân răng. Cá chiên họ cũng ướp gia vị thấm vào trong từng thớ thịt con cá, da cá dòn tan. Mỗi món ăn đều đi kèm với cơm và ít đồ chua hoặc rau.

Giống như người Việt mình và cũng giống như các sắc dân Á Châu, cơm là phần không thể thiếu trong bữa ăn. Khi cơm chín, họ trộn với nước sốt tùy theo món ăn đi kèm theo cho thích hợp với hương vị của món ăn chính. Khi nhai hạt cơm, tôi cảm nhận được vị béo nồng nàn, mùi dược thảo, và mùi rau thơm thái nhỏ trộn lẫn vào trong cơm. Một mùi vị đặc trưng khác biệt với món ăn Việt Nam. Tôi thích cơm của họ, nhưng ăn nhiều thì tôi chắc cholesterol sẽ lên cao ngất ngưởng vì tinh bột, carbohydrate rất cao.

Môt bữa đọc thực đơn, tôi thấy một món ăn chơi lạ lùng làm từ bộ phận truyền giống của con cừu mà họ gọi là “sheep testy-kebab”, Việt Nam thường gọi là “ngọc hành” hay “ngẩu pín”. Tò mò, tôi mua thử coi nó ra sao vì ở Việt Nam chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ ăn. Món này, họ dùng 1 cây xiên xỏ vào ngẩu pín đã cắt khoanh tròn và nướng trên lửa than. Cắn miếng đầu tiên, cảm giác nó hơi mềm, hơi dai, và hơi dòn, nhai một lúc thì không có vị gì đăc biệt. Không biết mấy ông lang băm Việt Nam mình có nghiên cứu kỹ càng không khi khoe nhặng lên là món ăn giúp đàn ông thêm “dũng mãnh” trên chiến trường. Tôi chắc mấy cha này nói láo ăn tiền vì họ dựa theo phương pháp “pha học” từ thời ông bành tổ là ăn gì bổ nấy.

Năm ngoái tôi bị cách ly ở Dubai trong một khách sạn 5 sao, ở riêng một phòng, cơm nước, cà phê, rượu bia đem tới tận của phòng, lại có thêm TV, tha hồ coi phim để giết thời gian. Năm nay bị cách ly trong trại lính, gần 20 người ở chung 1 lều, chật chội, không có chỗ đi lại chứ đừng mong có không gian riêng biệt. Ăn uống, điều kiện vệ sinh sao so sánh được với khách sạn. Wifi chậm như rùa, nếu muốn nhanh, phải tự trả tiền. Vậy mà phải ở gần một tháng. Bạn cứ tưởng tượng coi cuộc sống kéo dài lê thê đến chừng nào.

Rồi cũng đến lúc thử Covid lần nữa, thông thường chữ “Negative” là chữ mà không ai muốn vì nghĩa của nó là không tốt, nay nó lại là chữ mà tất cả chúng tôi đều đang mong chờ. Tin vui đến tất cả 12 người chúng tôi vì kết quả đều âm tính. Chúng tôi rời trại cách ly bằng chiếc vận tải cơ C-130 bay đi căn cứ quân sự nơi tôi sẽ làm việc ở đó. Tính ra tôi bị cách ly tổng cộng 4 tuần vì vài người trong trại, khi vô thì khỏe mạnh, khi sắp ra thì dính con Covid do lối điều hành sai nguyên tắc của trại cách ly.

Trước chuyến bay vào Iraq một ngày ở trại chuyển tiếp, tôi có quen Hakeem, một anh thanh niên trẻ người Kurdistan. Anh này coi một nhóm nhân viên về bảo trì mọi việc trong khu chúng tôi ở tạm. Anh ra vộ trại hằng ngày nên ai cũng biết mặt. Anh đưa tôi ra ngoài phố để tận mắt thấy cuộc sống ở đây theo lời tôi yêu cầu. Tôi chỉ kịp ghé qua mấy nơi nổi tiếng và chụp ít tấm hình, buổi chiều trước khi về trở về trại, tôi ngỏ ý muốn đãi anh một bữa ăn với yêu cầu có những món ăn truyền thống của người Kurd.

Anh đưa tôi vào một nhà hàng nhỏ. Bước vào, mùi đồ ăn thơm lừng với các đầu bếp đang xào nấu và chuyện trò râm ran. Họ chào đón anh bằng tiếng Kurdish, anh đáp lại một tràng dài mà tôi chỉ hiểu được lõm bõm vài chữ “American”. Anh nói được 3 ngôn ngữ: Arabic, Kurdish, và English. Anh giới thiệu tôi với họ, tất cả đều vui vẻ chào hỏi, tôi chỉ biết giơ tay phải đặt lên trái tim mình đáp lại. Bữa đi phố này, tôi học hỏi được nhiều điều hay mà chưa bao giờ tôi được nghe hoặc đọc trên sách báo.

Ăn xong món thịt trừu thật tuyệt, họ bưng ra hai ly cà phê pha sẵn, màu như cà phê sữa. Tôi hớp một ngụm lớn, hơi nhăn mặt vì nó quá ngọt. Tôi nhìn Hakeem, anh hiểu ý và cho biết người dân ở đây đều uống cà phê như thế. Cà phê này được làm từ một loại hạt gần giống như hạt Pistachio được nấu sôi với sữa và đường trên ngọn lửa nhỏ; nó không thể so sánh với ly cà phê phin của Việt Nam mình, khi nhấp một hớp đầu tiên vào buổi sáng, cà phê Việt Nam cho tôi cảm giác như cả một luồng sảng khoái tràn vào cơ thể và chớp lấy cả linh hồn, làm mình tỉnh táo hẳn.

Khi tôi trả tiền, Hakeem cho biết họ không lấy tiền vì anh đã giới thiệu tôi là công dân Mỹ. Đây là cách họ muốn cám ơn người Mỹ đã đến đây giúp đỡ dân tộc họ. Tôi hơi áy náy, dầu sao họ cũng phải làm ăn kiếm sống. Anh bạn an ủi, nói tôi không nên lo lắng vì đó là nét hiếu khách của người dân ở đây. Tôi mới hiểu ra tại sao nhân viên thuế quan tỏ ra thân thiện và vui vẻ với tôi khi vừa đặt chân lên đất nước họ.

Người bán tamarind Hình internet


Chúng tôi bước ra khỏi quán và đi bộ dọc theo con đường hai bên tấp nập hàng quán, cửa tiệm mọc lên khắp nơi. Một người đàn ông khá đứng tuổi, vai đeo một cái bình bằng đồng sáng bóng cao vượt đầu, một cái vòi uốn cong nhô lên dưới nách, bình được trang trí họa tiết khá sắc xảo và đẹp. Quanh bụng ông ta là cái thắt lưng to bản mang theo nhiều cái ly nhựa. Trên tay là 2 cái dĩa nhỏ bằng đồng liên tục gõ vào nhau tạo ra những tiếng leng keng vui tai. Ông ta mời. Tôi dừng lại hỏi Hakeem. Anh cho biết đó là một loại thức uống tên tamarind. Tôi ngỏ ý muốn thử. Ông ta lấy ra một cái ly, nghiêng người cúi về phía trước, từ miệng vòi một dòng nước màu nâu chảy ra rất khéo léo như làm xiếc, rót đầy cái ly và trao cho tôi. Tôi nếm thử, vị vừa chua vừa ngọt cũng dễ uống giống như plum juice ở nhà. Chúng tôi trả tiền và không nhận lại tiền thối. Ông nghiêng mình cám ơn rất lịch sự. Người bạn cho hay đây là một nghề đã có từ lâu lắm rồi của người Kurd, hiện nay chỉ thấy ở những nơi có du khách mà thôi.

Dọc đường đi, có nhiều tiệm bán đủ thứ rất lạ mắt. Hakeem hỏi tôi muốn thử kẹo cao su không. Anh đưa tôi coi một gói nylon trong đó có một miếng giống như một cục xà bông hình vuông màu trắng đục, khá cứng. Tôi bẻ thử một miếng đưa vào miệng nhai một hồi, dẻo như cao su, vị hơi đắng, như một chất dầu tiết ra. Anh bạn cho biết họ dùng kẹo nhai này như một loại thảo mộc sát trùng miệng sau khi ăn. Loại kẹo cao su này được chiết ra từ một loại nhựa cây trong vùng, nấu lên, đổ thành những bánh vuông vức và cũng được dùng như một thảo dược chữa những bệnh bao tử đầy hơi.

Phố xá Erbil khá văn minh như các thành phố khác trên thế giới, cũng nhà lầu cao tầng có vẻ mới xây mọc lên san sát, xe hơi hạng sang cũng không thiếu. Đa số họ mặc âu phục như mình, một số ít ăn mặc theo truyền thống. Đàn ông mặc áo liền quần, quấn khăn turban trên đầu và quấn quanh bụng một giải khăn to; còn phụ nữ thì ăn mặc mầu sắc rực rỡ đẹp như trong truyện ngàn lẻ một đêm.

Hakeem tâm sự rằng đa số người phuơng Tây hiểu lầm về đất nước của anh qua các phương tiện truyền thông, phim ảnh Holywood hoặc mạng xã hội. Họ tạo một ấn tượng Iraq là một vùng đất nguy hiểm với những người đàn ông râu rậm, mặt đằng đằng sát khí, bắn giết không gớm tay. Anh muốn mời họ đến đất nước anh để đi, để thấy, để cảm nhận được sự hiếu khách và nét văn hóa cổ truyền và đẹp như thơ như tranh vẽ của đất nước và con người Kurdistan. Hơn ai hết, dân tộc anh là một dân tộc yêu hòa bình dù hằng trăm năm nay bị đủ mọi thế lực trấn áp và đánh chiếm. Tôi cảm nhận điều này rất rõ qua con người anh và dân tộc anh dù chỉ ở đây chỉ một tháng.

Dọc đường Hakeem kể tôi nghe về vùng đất quê hương anh. Tôi biết thêm đất nước Iraq này còn có thêm một sắc tộc nhỏ khác khoảng vài trăm ngàn người là sắc dân Yazidi. Sắc tộc này hiện còn rất ít, họ tôn thờ một Chúa Trời mà thôi, và họ giữ nguyên vẹn những tập tục, thói quen nghi lễ đạo của họ từ ngàn năm qua. Trải qua bao sự bắt bớ giết chóc của những người khủng bố Isis, họ vẫn tồn tại như là một tín ngưỡng lâu đời nhất trong mọi tôn giáo trên thế giới. Khi Đức Giáo Hoàng ghé thăm Iraq, ngài có dịp gặp gỡ một số chức sắc các tôn giáo ở đây với thông điệp chung sống hòa bình cho tất cả các sắc dân.

Thiên Chúa Giáo thực ra phát xuất từ vùng Trung Đông, đặc biệt từ Iraq. Các nhà thờ Chính Thống Giáo được xây dựng ở đây hằng ngàn năm trước, thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Gần Mosul nơi xảy ra nhiều trận chiến long trời lở đất với lực lượng Isis mà chúng ta hay coi trên TV, có một tu viện cổ kính hàng ngàn năm của người Yazidi tọa lạc trên ngọn đồi cao nhìn về phía thành phố Erbil. Đất nước Iraq này là một vùng đất mang đậm nét huyền sử ca được ghi trong Kinh Thánh và các sách cổ bao gồm nhiều kỳ quan trong thời cổ đại.

Có đi xa mới thấy nhiều điều kỳ diệu và lạ lùng mà qua sách báo, phim ảnh, và truyền thông chỉ cho chúng ta một cái nhìn phiến diện. Lý do tôi thích đi những chuyến công tác xa qua các vùng đất nước khác nhau là để được nhìn thấy và trải nghiệm được những điều kỳ thú mà cho dù bạn có coi, đọc hoặc nghe cũng không bằng một lần đến để được chính mắt nhìn, tay sờ được trên những thành quách, lâu đài, và những tàn tích còn được ghi lại trong Kinh Thánh. Bạn thân mến, chỉ có một điều tôi hơi lo là năm ngoái tôi còn nhấc bổng cái ba lô lên dễ dàng. Năm nay, khi tôi ngồi xuống, xỏ hai cánh tay qua vai đeo của cái sắc marin nặng 52 cân của tôi, tôi đứng dậy khó khăn, phải nhờ người khác nâng lên dùm. Chắc đến lúc phải dừng bước giang hồ thôi. Nếu bạn nào còn trẻ trung, nuôi mộng tang bồng, nên thực hiện ngay lập tức kẻo không còn kịp nữa.

Nguyễn Văn Tới. Tháng 4-2021
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2021 lúc 5:51am

UỐNG CÀ PHÊ THÁNG TƯ


ca%20phe%20một%20mình

Ta ngồi một mình
ly cà phê cạn
lòng như tháng Tư
đứt ra từng đoạn

Tháng Tư, tôi ngồi trong quán cà phê Starbucks trên đường 20th của thành phố tôi cư trú. Tôi cúi xuống nhìn mầu cà phê đen đặc, sóng sánh sót lại một ngụm trong chiếc ly giấy.
Tôi cầm chiếc ly chao nhẹ đi một chút, do dự chưa muốn ngửa cổ uống nốt ngụm cuối cùng. Ngụm cà phê trông như ngụm nước mắt đen. Chao ôi nước mắt đã có một lúc nào đó, ta ngửa cổ uống được cả ngụm hay sao!

Tháng Tư, tháng Tư, tháng tư năm đó! Đứt ra từng đoạn: đoạn cha, đoạn mẹ, đoạn vợ, đoạn chồng, đoạn con, đoạn anh, chị, em, đoạn bạn hữu. Mỗi đoạn đứt một chỗ, rơi một nơi, đoạn mất đi ngút ngàn biệt tích, không để lại dấu vết, đoạn còn sót lại ngơ ngẩn, mù lòa.
Tháng Tư của ba mươi bẩy năm sau, ngụm nước mắt không bao giờ cạn được.

Tôi ngồi trong quán một mình. Ngó những khuôn mặt lạ, họ không phải bạn bè, nhưng vẫn thấy thân thuộc, vì đó là những khuôn mặt của dân bản xứ tôi gặp thường ngày.
 Cách ăn mặc và lối cư xử của họ na ná giống nhau. Mình nhìn mấy chục năm, mình quen với cách kéo ghế, cách chụm đầu vào nhau nói khe khẽ, cách nghiêng mình xin lỗi của họ khi phải đi qua mặt ai, nên bỗng trở thành gần gũi.

Tự ngậm ngùi tưởng tượng, nếu bây giờ mình ngồi ở trong một quán cà phê ở Việt Nam, ngắm những người ngồi chung quanh, chắc chắn mình sẽ thấy lạc lõng lắm, vì cách ăn mặc và cư xử rất khác mình. Họ cũng sẽ chẳng để mắt nhìn đến mình, một kẻ thường thường trên mọi phương diện. Mình lạc lõng ngay chính trên quê mình.

Ngồi một mình với ly cà phê Starbucks trong một ngày của tháng tư, quê người; tôi chỉ nhìn ra mình là người lạ với chính mình.
Cúi nhìn mấy ngón tay đang cầm ly, những ngón tay gầy đã bắt đầu xanh xao gân lá, biết mình ở đây lâu lắm rồi.
Đôi vai bỗng trĩu nặng như có bàn tay ai vô hình ấn xuống ghế. Thôi, đã đến đây rồi, thì ngồi xuống đây, còn đi đâu được nữa. Ngồi đây mà hồn như thác đổ, tiếng nước ầm ầm vọng tới từ một ký ức xa xôi, rồi bỗng òa ra khi chạm vào tảng đá cuối cùng, tảng đá tháng tư.

Tháng tư ở đây là mùa xuân, chim chóc rủ nhau bay vào thành phố, hoa đào nở hồng trên mỗi con đường, nắng mới lách mình vào những khung cửa mở, trong vườn nhà ai hoa táo, hoa lê trắng xóa.

Những người Việt di tản như tôi, tháng tư không ít thì nhiều quay đầu nhìn lại quá khứ, nhớ lại những giọt nắng quê nhà năm đó hòa vào máu và nước mắt. Hoa nắng quê người chỉ làm gợi thêm nỗi xót xa.

Anh ạ tháng tư mềm nắng lụa
hoa táo hoa lê nở trắng vườn
quê nhà thăm thẳm sau trùng núi
em mở lòng xem lại vết thương

Chung quanh tôi, một vài bàn nhỏ có người ngồi trước tách cà phê và cái laptop. Họ im lặng làm việc, học hay sáng tác. Có người với một tờ báo mở trước mặt, hay hai người bạn thì thào nho nhỏ.

Quán tĩnh mịch, nghe được cả tiếng gõ khe khẻ của những ngón tay chạm trên bàn phím, thậm chí cả tiếng thở cùa người ngòi ở bàn gần mình.
Tôi ngồi với ly cà phê cạn. Tôi biết trang mạng của người Việt khắp nơi trên thế giới, vào mỗi tháng tư họ cũng trao đổi cho nhau trên khung hình nhỏ: những tấm hình đang bốc lửa, những khẩu súng đang nhả đạn.Tiếng người đang khóc, đang la vang, đang chạy hoảng loạn, đang giẫm lên nhau. Tiếng súng nổ, tiếng kêu thất thanh… Tất cả hiện ra trên khung hình nhỏ.

Trong một tiệm cà phê ở Mỹ. Tôi ngồi đó, ngửa mặt uống ngụm cà phê đen cuối cùng. Bỗng dưng má tôi ươn ướt. Nước mắt ứa ra từ hai con mắt, bờ mi đã bắt đầu sụp xuống như hai chiếc lá cuốn khô.
Nước mắt của một người di tản vì chiến tranh lâu quá rồi, xót xa cho phận mình, phận người, phận quê hương đất nước.

Ba mươi bẩy năm rồi, mà thỉnh thoảng vẫn đọc được ở trên mạng, lẫn vào những bài vở giải trí, kiến thức hay nghệ thuật, những lời nhắn với nội dung thật buồn:
Một hài cốt với tên họ, ngày sinh và số quân đầy đủ của một quân nhân VNCH, ai đó vừa tìm được bên đường. Mong có thân nhân đến nhận.
Nào ai biết thân nhân của bộ xương đó còn sống hay đã chết? Tin đó đến từ Việt Nam và đã chuyển đi nhiều lần.

Tin những người ở Mỹ về bốc mộ, một hố chôn tập thể của binh sĩ VNCH trong một sân trường hay bên cạnh một con mương.
Tin cả trăm bộ xương tìm thấy ở ven biển miền Trung không biết của bên này hay bên kia.
Rồi còn cả những tin như sĩ quan H.O qua đời ở Mỹ không có thân nhân, được những người trong cộng đồng phụ nhau mai táng.

Lời nhắn về một vị tá Hải Quân, có con ở Cali. Xác nằm trong bệnh viện Texas hai tuần rồi. Cha qua đời, con ở đâu chưa đến nhận.
Những dòng chữ như thế, thực sự là một “Tin Buồn” với ý nghĩa đúng nhất của nó.

Tháng Tư là tháng tôi sợ đọc, sợ xem hình trên mạng. Sợ nhìn lại những hình ảnh và đọc lại những bài viết kinh hoàng của những nạn nhân vượt biển; hình ảnh nghĩa trang quân đội bị đập phá trong tủi nhục; những câu chuyện thương tâm của tù nhân và nhà tù cải tạo;

Sợ phải xem lại những hình ảnh của một thành phố mình đã sống và lớn lên bị tàn phá bởi chiến tranh; sợ những bức hình và tên tuổi, binh nghiệp của các tướng lãnh tự sát vào ngày cuối cùng, tôi sợ mỗi khi đọc thêm một danh sách tự vận của các cấp tá, cấp úy, các hạ sĩ quan.

Họ tự sát riêng lẻ hay có khi cùng với vợ con. Những bức hình im lìm đó là những tiếng gào thét phẫn nộ của những anh hùng VNCH.
Tôi không nhớ là mình đã đọc được câu này ở đâu: “Thật đáng thương cho một đất nước nào có quá nhiều anh hùng” vì anh hùng đồng nghĩa với hy sinh và cái chết.

Đau đớn nhất là bao giờ khi xem hình, khi đọc những bài viết xong, cuối cùng mình nhận thức rất rõ rệt: đó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.  Người giết và người bị giết đều mang họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần…

Ba mười bẩy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh, người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng trên mạng, người Việt trong và ngoài nước vẫn có những dòng chữ gửi đến cho nhau mang theo những thông điệp thật buồn:
Việt Nam tôi đâu? Người dân mất nhà, mất đất.
Gái Việt bán sang Đài Loan.
Gái Việt xếp hàng lấy chồng Đại Hàn.
Không có Tự Do cho Việt Nam.
Ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc bắt ngay trên biển của mình. Nước Việt âm thầm mất dần từng mảnh cho Trung Quốc…

Tháng tư, cà phê đắng, đắng thêm khi pha vào những giọt nước mắt vì nước mắt bao giờ cũng có muối ở trong.
Nỗi đau tháng tư với một số đông người Việt ở thế hệ bạn hữu tôi, là một vết thương không thành sẹo được, nó lên da non, rồi ngưng lại ở đó.
Nhìn xuống vẫn thấy màu hồng, vẫn thấy như còn rơm rớm máu.

Tôi cúi xuống nhìn chiếc ly không, tự lấy tay áo lau thầm những giọt nước mắt mình.
Đứng dậy, trở về một nơi tôi gọi là nhà, tiếp tục sống với trái tim di tản.
 Vạt nắng tháng tư chỉ bay xiên vào trong quán này một năm một lần, nhưng khi tôi đến đây, dù bất cứ tháng nào trong năm, hồn tôi, tháng tư có thể đến bất chợt ghé xuống và rơi cùng những giọt cà phê.

Anh ạ! Tháng Tư sương mỏng lắm
sao em nhìn mãi chẳng thấy quê
hay sương thành lệ tra vào mắt
mờ khuất trong em mọi nẻo về.


Trần Mộng Tú
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/May/2021 lúc 12:18pm
ĐÓA HỒNG CHO MẸ



48,989%20White%20Rose%20Water%20Photos%20-%20Free%20&%20Royalty-Free%20Stock%20Photos%20from%20%20Dreamstime

Bán cho tôi một bó hoa hồng trắng
Cho Mẹ hiền nhân ngày Mother day
Làm phiền cô, lựa giúp những nhánh dài
Đượm rõ nét xinh tươi đừng héo úa

Three%20Dozen%20White%20Roses%20Bouquet
Tài khéo léo, đành thôi nhờ cô lựa
Đóa hồng nào, vừa đẹp lại vừa xinh
Màu trắng yêu gửi Mẹ một bóng hình
Cô quán hỏi :" Tại sao là màu trắng "

💐%20Sharjah%20Devotion%20-%20Flower%20Delivery%20|%2020%20White%20Roses%20|%20FLOWER%20DELIVERY%20%20SHARJAH%20-%20ONLINE%20FLORIST%20SHARJAH
Hoa đây anh, màu hoa hồng tươi sáng
Tôi vội vàng đón nhận, miệng cười duyên
Cầm bó hoa tôi vội vã trả tiền
Rồi lặng lẽ cúi chào cô hàng quán

2,808%20Surprising%20Love%20Photos%20-%20Free%20&%20Royalty-Free%20Stock%20Photos%20from%20%20Dreamstime

Quay vội đi, lòng nghĩ thầm hối hận
Quên trả lời cô quán lúc hỏi tôi
Cũng đành thôi giờ đã quá muộn rồi
Mẹ đã mất, nên mua màu hồng trắng


Beautiful%20White%20Rose%20And%20Candles%20On%20Black%20Background.%20Funeral..%20Stock%20%20Photo,%20Picture%20And%20Royalty%20Free%20Image.%20Image%20106662883.

Giòng thời gian nỗi buồn chưa vơi cạn
Nhìn hoa hồng đau xót một màu tang
Ngày Mẹ đi nuối tiếc lệ tuôn tràn
Thương số kiếp đời người sao ngắn hạn

Slow%20motion%20panning%20shot%20of%20rose%20on%20grave%20stone%20in%20cemetary%20-%20Stock%20Video%20%20Footage%20-%20Dissolve

Mồ Mẹ yêu rêu phong cùng năm tháng
Tặng cành hồng nhân ngày lễ Mẹ yêu
Thuở ngày xưa Mẹ vất vả đã nhiều
Còn đâu nữa ... những ngày bên gối Mẹ

Happy%20Anniversary%20Daughter%20-%20May%20every%20day%20be%20special,%20and%20I%20Pray%20many%20more%20%20to%20come,Each%20filled%20with%20love%20and%20happiness…%20|%20White%20roses,%20Happy%2050th%20%20anniversary,%20Rose

Gia đình ta họp mặt ngày giỗ Mẹ
Tiếng cầu kinh uất nghẹn mãi khôn nguôi
Con nguyện xin Mẹ về hưởng nước Trời
Con sẽ giữ lời thương yêu của Mẹ


Ngày%20của%20Mẹ%20năm%202021%20là%20ngày%20nào?%20Ngày%20của%20Mẹ%202021%20là%20ngày%20bao%20nhiêu?%20-%20%20META.vn

Mẹ ra đi trong âm thầm lặng lẽ
Giòng thời gian nào xóa vết thương đau
Mượn vần thơ con viết lệ tuôn trào
Ngày của Mẹ ...sao buồn thương nhớ quá !

Nguyễn Vạn Thắng



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 08/May/2021 lúc 12:29pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/May/2021 lúc 12:12pm

SAIGON DỄ THƯƠNG


Mua%20Saigon
Câu chuyện về ngôn ngữ ở Sài Gòn: Một bản sắc đang dần tan biến sau 1975.

Hồi những năm 1970 – 1980 ở Sài Gòn thịnh hành câu nói cửa miệng: Dễ thương, dễ sợ… nhất là trong giới trẻ học sinh, sinh viên.

Không ca ngợi bằng những tính từ như đẹp, sang trọng, quý phái… người Sài Gòn thường khen ai đó (thường là phụ nữ), một việc làm nào đó là “dễ thương”.
Dễ thương, là thấy có cảm tình, quý mến, dễ chịu qua dung nhan, cư xử, hành vi, ngôn ngữ. Phụ nữ ở tuổi nào, tầng lớp nào cũng có thể là người “dễ thương”.

Thường nghe mấy bạn trai trò chuyện “nhỏ đó dễ thương” khi nói về cô bạn hàng xóm hay cùng lớp, mấy ông hay nói “chị đó, cô đó dễ thương” khi nói về đồng nghiệp, bạn bè…
Phụ nữ thượng lưu cũng muốn được khen dễ thương, vì ngoài sự sang trọng còn là sự duyên dáng, ý nhị.

Nhưng đừng tưởng khen người ta “dễ thương” là có thể “thương dễ”, tán tỉnh sàm sỡ, coi vậy chớ “thương không dễ” đâu nha. Ngược với “dễ thương” là “dễ ghét” hay “thấy ghét” nhưng có khi không phải là “ghét” thiệt!
Nếu “dễ thương” là… dễ thương thiệt thì “dễ sợ” không hẳn là “sợ”, nhất là khi được các cô gái nói ra với ngữ điệu kéo dài chữ “dễ” và nhấn vào âm “s” của chữ “sợ” thì không có gì… dễ thương bằng.

 “Dễ sợ” là ngạc nhiên, trầm trồ, khi lại là chê trách, khi là câu trả lời vô thưởng vô phạt khi nghe câu chuyện nào đó. “Dễ sợ” là sự bày tỏ thái độ trước sự việc, hiện tượng, câu chuyện chứ ít dùng với người như một tính từ.

Vậy nhưng người Sài Gòn lại hay nói ghép thành “dễ thương dễ sợ”! Đó là dễ thương lắm á, đến nỗi không chỉ bày tỏ sự cảm mến mà còn thán phục, ngưỡng mộ.
Mà cũng chỉ thấy những nàng trẻ trung duyên dáng được “đánh giá” là dễ thương dễ sợ, chớ có chồng con rồi, nếu được ai khen câu này – nhất là mấy ông chồng – thì chắc là phần “dễ sợ” nhiều hơn.

Lần đầu nghe thấy hai từ “dễ thương”, “dễ sợ” tôi đã kết ngay. Có lẽ ít có từ nào thể hiện sự hồn hậu của người Sài Gòn phổ biến như thế: là nhẹ nhàng khen ngợi và không nặng nề chê bai…
Tuy có phần “cảm tính” nhưng lịch sự, thật lòng, không “khẳng quyết” nên người được khen là “dễ thương” không bối rối hay ngượng ngùng, người hay hành vi “dễ sợ” cũng không buồn, đôi khi còn vui vui vì nhận ra sự “tán thưởng” ngầm trong đó.

Ai không đồng tình cũng không cần phản bác, dễ thương hay dễ sợ chỉ hơn bình thường chút thôi, đôi khi là trong một khoảnh khắc một ngữ cảnh nhất định, đâu cần phải tranh cãi.
Người Sài Gòn, người miền Tây vẫn cởi mở như thế và từ đó luôn nhận thấy xung quanh có nhiều điều “dễ thương dễ sợ”.

Như nhiều người đã biết, ngôn ngữ là một trong những thành tố văn hóa quan trọng nhất vì nó là biểu hiện trực quan của thái độ, cảm xúc con người, đời sống xã hội và sắc thái văn hóa địa phương.
Cùng với ngữ điệu, ngôn ngữ thể hiện sự phong phú và tinh tế của tình cảm, những mối quan hệ của con người và phần nào cả lịch sử một cộng đồng, nhất là ở những đô thị lớn.

Ngày mới vô Sài Gòn, khi ra chợ tôi rất ngạc nhiên khi nghe cách chào hỏi: cậu, dì, con, cháu… những xưng hô thân tộc bên mẹ chiếm ưu thế ở chợ – một xã hội thu nhỏ.
Lối xưng hô này nay chỉ còn trong vài chợ nhỏ lâu đời, nơi mà người bán người mua đều quen thuộc nhau đến vài mươi năm, thậm chí còn là bà con lối xóm.
Cùng với “cậu dì con cháu” là “mua giúp, mua giùm”.
“Tiền trao cháo múc” vẫn coi là vui vẻ giúp nhau, quan hệ người mua người bán là dịch vụ đấy nhưng thân thiện và tình nghĩa. Không mua bán được thì “lần sau nhớ ghé mua giúp nghen” như một câu chào dễ thương.

Nhà tôi trong một hẻm nhỏ ở vùng Phú Nhuận gần sân bay Tân Sơn Nhứt, xung quanh toàn biệt thự và lối xóm là những gia đình công chức, phu nhân của tướng tá quan chức và các cô chiêu cậu ấm.

Người Nam có, người Bắc di cư 1954 cũng có, kín cổng cao tường ít khi gặp mặt nhưng khi nhìn thấy nhau luôn chào hỏi niềm nở.
Người bán hàng rong mỗi ngày qua đây cũng thành người quen của xóm, bữa nào có thiếu dư chút đỉnh tiền bạc không sao.
Đặc biệt cách trả giá của mấy dì mấy cô rất nhẹ nhàng, không chê bai hàng hóa xấu đẹp hay miệt thị người bán đắt rẻ, được giá thì mua không thì thôi.

Cứ lựa hàng tính tiền, bữa nào giá cả lên xuống thì nói trước, còn cho thêm nắm hành trái ớt… Việc chi tiêu tốn kém hơn dường như làm cả người bán cũng thấy xót xa chớ không chỉ người mua, ấy là hồi những ngày khó khăn thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.

Hồi đó ra đường vẫy chiếc xích lô, bác tài không đi được thì xin lỗi mà khách cũng cám ơn. Cám ơn là câu cửa miệng của cả người bán người mua.
Gặp người lạ muốn hỏi thăm thì xin lỗi trước, được việc xong là cám ơn liền. Một nụ cười đáp trả như nói “không có chi” mang lại sự vui lòng cho cả hai bên.
Cám ơn xin lỗi từ mọi giọng nói Bắc Trung Nam, từ khu biệt thự sang trọng tới xóm nhà lá, từ trường học đến công sở…

Cho tới giờ, dù mất đi nhiều ngôn ngữ thịnh hành hồi cuối thế kỷ trước nhưng cũng may người Sài Gòn còn giữ được thói quen “cám ơn” và “xin lỗi” – mừng nhất là thói quen này ở con nít và người trẻ.
Đi ngoài đường nhắc nhau gạt chân chống, tắt đèn xinhan, cuốn sợi dây cột đồ… rồi chạy tuốt, người được nhắc vẫn nói với theo câu “cám ơn” dù mặt mũi ai cũng bịt kín mít chẳng biết xưng hô thế nào cho đúng.

Hồi đó ở Sài Gòn có đám đánh lộn chửi nhau không? Có chớ! Trong hẻm, trong chợ, ở quán nhậu… Bình thường xưng hô ông tui, lúc “cao trào” thì chửi thề và “mày, tao” với nhau, khi gọi “mày tao” với người lớn tuổi hơn là hỗn hào nhất rồi.
Giận mấy thì giận cũng chỉ ngang hàng “bình đẳng”, không trèo leo đòi làm “ông bà cha mẹ” ai. Chắc vậy nên oánh nhau chửi lộn xong thì cũng… thôi, không để bụng thù dai.

Hồi đó ở Sài Gòn nghe giọng Sài Gòn, giọng miền Tây nhiều, giọng Bắc giọng Trung cũng không ít, nhưng tất cả đều mang âm sắc nhẹ nhàng, âm lượng vừa đủ, lịch sự.
Ngữ điệu cũng vậy, dễ nghe, dường như ai đến thành phố này giọng nói cũng “lai” một chút để có thể tiếp xúc với nhau một cách thân thiện dễ dàng.
Những giọng nói như vậy tiếc là Sài Gòn nay ngày càng ít đi. Khi xem những bộ phim về Sài Gòn “hồi đó” thấy ngôn ngữ trong phim như của một nơi xa lạ, hổng phải Sài Gòn như bây giờ…

Ngôn ngữ bây giờ phong phú và “đáo để” hơn trước, nhiều tính từ trực diện mạnh bạo, tiếng lóng, sự ám chỉ, liên tưởng cũng nhiều, âm sắc cao hơn, tốc độ nhanh hơn và âm lượng thì hiếm nơi nào chỉ vừa đủ nghe.
Người đi xa mà nghe ti vi hay đọc “báo mạng” thì khó hiểu, thậm chí khó chịu. Thật ra đây cũng là một quy luật của văn hóa: Cộng đồng dân cư thế nào thì ngôn ngữ như thế: sự phong phú, phức tạp, biến đổi dân cư quá nhanh, tâm thức và vị thế của các nhóm dân cư cũng thể hiện bằng và qua ngôn ngữ.

Có cảm giác như ngôn ngữ Sài Gòn không chỉ thay đổi theo cộng đồng dân cư thành phố mà còn thay đổi do tốc độ cuộc sống: thời thong thả tản bộ, thời của những chiếc xe đạp mini, xe Solex hay xe máy Honda đã thay thế bằng xe máy phân khối lớn và xe hơi, âm thanh máy quay đĩa và dàn Akai đã thay thế bằng âm thanh của Video và loa thùng karaoke “kẹo kéo”…

Những tiếng nói “dễ thương” cứ bị khuất chìm dưới những thanh âm “dễ sợ” của một thành phố ngày càng xô bồ nhộn nhạo…
Vẫn biết cuộc đời dâu bể mà sao cứ nhớ thương hoài về Sài Gòn “dễ thương dễ sợ” ngày xưa…

Nguyễn Thị Hậu
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/May/2021 lúc 7:50am

Dung Mạo Song Hành Cùng Tâm Niệm

Trong cuộc sống thường có hiện tượng rằng: Một người lướt qua thì thấy dung mạo vô cùng tuyệt vời, song nhìn lâu lại thấy bình thường. Một người thoáng nhìn thấy bình thường, nhưng sau này càng nhìn lại càng thấy thuận mắt, càng nhìn càng lại thấy cuốn hút.

 

Sở dĩ như thế phần lớn là vì trên khuôn mặt đã thể hiện tâm hồn của người đó. Tâm hồn cũng ảnh hưởng tới dung mạo. Tính cách của một người được viết trên khuôn mặt của họ. Tính cách qua ngày rộng tháng dài sẽ dần thay đổi dung mạo của chúng ta.

 

Người xưa có câu rằng “Tướng do tâm sinh”, ý muốn nói với chúng ta rằng, dung mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm của họ.

 

Nếu bạn sống khoan dung, trên khuôn mặt của bạn sẽ hiện lên vẻ đẹp của sự an nhiên.

Bạn sống đơn giản, khuôn mặt sẽ có nét cười của trẻ thơ. Bạn thân thiện, khoé môi của bạn tự nhiên sẽ hướng lên trên như đang mỉm cười. Bạn giả dối, đôi mắt bạn sẽ lộ vẻ gian xảo. Bạn nóng nảy, đôi lông mày sẽ vô tình nhíu lại

 

Thực ra, trạng thái tinh thần của một người, nếu có những biến đổi tích cực, thì toàn thân người ấy sẽ toát nên sức sống. Sự kiên nhẫn, tự tin, không chỉ thay đổi dung mạo, mà còn khiến khí chất thăng hoa.

 

Do đó, nếu muốn có một dung mạo xinh đẹp, ắt phải nuôi dưỡng tâm hồn mình. Chỉ khi tâm hồn rạng rỡ, đáng yêu, bạn mới có thể tạo được vẻ đẹp mỹ lệ bền lâu.

 

Một người phụ nữ sở hữu dung mạo xinh đẹp tuy nhiên tính cách không tốt, tu dưỡng không đủ, chưa chắc nhìn họ đã xinh đẹp. Nếu bạn may mắn có một khuôn mặt xinh đẹp, thì bạn cần ghi nhớ đây chính là một khảo nghiệm đối với tâm hồn bạn.

 

Còn nhớ một nữ diễn viên người Anh từng nói:

- Nếu muốn có một thân hình đẹp hãy chia đồ ăn của bạn cho những người đói khát.

- Nếu muốn có một đôi môi đẹp, hãy nói những lời thân thiết.

- Nếu muốn có một đôi mắt khả ái hãy nhìn vào điểm tốt của người khác.

Nếu muốn có một phong thái trang nhã, khi đi đường hãy nhớ rằng trên đường không chỉ có mình bạn.

 

Kỳ thực, ở đời không có vẻ đẹp và cái xấu vô duyên vô cớ. Một người có gương mặt xinh đẹp, nhưng tính cách không tốt, tu dưỡng không đủ, chưa hẳn trông họ đã xinh đẹp. Diện mạo thể hiện tình cảm, tính cách của bạn, và cũng tiết lộ vận mệnh của bạn.

 

- Chia sẻ thêm với bạn một câu danh ngôn mà tôi rất thích:

''Người đẹp, chưa chắc là một người luôn tốt, nhưng người tốt chắc chắn là một người luôn đẹp''. Vậy cái đẹp không tàn phai nằm ở đức tính nơi một tâm hồn..

 

- Trau tria hình thức bề ngoài

Không bằng làm đẹp chính ngay tâm mình..

Thân, Miệng, Ý biết giữ gìn

Nét đẹp xử thế hơn nghìn dung nhan...

 

Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ



Nếu một ngày “không đẹp trời” nào đó bạn và ông xã của bạn không chịu “sống chung hòa bình”

mà bắt đầu khai chiến giống như Israel và Palestine, nếu nhìn mặt cả hai đối thủ thì chắc chắn cả hai đều không đẹp tí nào vì cả hai  cũng đang “phùng mang trợn mắt “ nhìn nhau và đang “tung chưởng miệng” với nhau.

 

Than ôi! Nét phong nhã của chàng “hoàng tử bạch mã”  và nét yêu kiều diễm lệ của nàng “công chúa dễ thương” ngày xưa đã biến mất rồi, bây giờ còn lại đây hình ảnh của “ông kẹ bà chằng” 

mà nếu có cô cậu cháu nội, cháu ngoại ở đấy thì chắc là chúng sẽ sợ mà khóc thét lên mất! 


Ngày xưa khi chàng còn đang muốn lấy lòng nàng thì tâm tư tất phải là hiền lành dễ thương nên gương mặt hiện ra nét hiền hòa, phong nhã để “cua” cho được nàng.   Trong khi nàng còn e ấp mắc cở tình xuân để làm chàng điêu đứng, mê mệt, cho nên gương mặt rất là xinh đẹp dễ thương.  Bởi vì thế, chàng và nàng mới quyết chí “Ra Giêng anh cưới em”.   Smile!

 

Đến khi cưới nhau về sau một thời gian thì cả hai đều té ngửa vì chàng chê nàng ưa “cự nự càm ràm”, còn nàng thì chê chàng tính tình “khíu chọ, chướng khí”. Có phải khi thương nhau thì thần sắc dễ thương, nhu nhã hiền lành, khi đã ghét nhau rồi thì dung nhan bên ngoài lộ nét dữ dằn, la hét um sùm trời đất. Khi chàng và nàng cùng làm hoà với nhau thì khí sắc cả hai đều vui vẻ, lời nói dịu dàng, êm ái hơn lúc cãi nhau rất nhiều.

Như vậy có phải là “tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt” không nhỉ?  Chúng ta khi có sự sân hận hay có sự vui vẻ trong tâm thì sẽ được bộc lộ ra khí sắc bên ngoài?

 

Trong khi xem một youtube đẹp với nhiều hình ảnh dễ thương của các em bé và của các Phật tử đi lễ chùa, nhìn được nét dễ thương, hiền lành của các em bé và các Phật tử trên youtube, người viết tự nhiên có cảm hứng cần phải viết về chủ đề này nên đã ra sức đi tìm tài liệu hay để chia sẻ với bạn bè. Xin mời quý bạn cùng người viết đọc tài liệu do người viết sưu tầm trên internet đem về đây chia sẻ với quý bạn nhé.


Trong tâm chứa đựng thứ gì thì bạn chính là thứ đó

Trong tâm nếu chứa đầy tư tưởng bất hảo, ích kỷ, thù hận thì chính bạn đã biến mình trở thành một cái bao chứa đầy sự thù hận, đen tối và đau khổ, cuối cùng tự mình hại lấy mình. Nhưng nếu trong tâm bạn chứa đầy sự lương thiện, vị tha, yêu thương, thì bạn chính là ánh nắng rực rỡ và ấm áp, có thể bao dung cả vạn vật, bất kể ai bên cạnh cũng đều cảm thấy an toàn và thoải mái khi bên cạnh bạn.

 

Nếu trong tâm bạn chứa đầy sự lương thiện, vị tha, yêu thương, thì bạn chính là ánh nắng rực rỡ và ấm áp, có thể bao dung cả vạn vật, bất kể ai bên cạnh cũng đều cảm thấy an toàn và thoải mái khi bên cạnh bạn.

 

Trong tâm chứa đựng thiện lương, chứa đựng khoan dung, chứa đựng chân thành, chứa đựng cảm ân, thì cuộc đời bạn sẽ tràn đầy ánh nắng rực rỡ.

Nếu gặp bất kỳ mâu thuẫn nào đều biết trước tiên đi tìm chỗ thiếu sót của bản thân để sửa đổi, thì tất cả những gì không tốt của người khác đều sẽ tiêu tan trong tấm lòng rộng lớn bao dung của bạn.

Trong tâm có chứa đựng người khác, thì trước bất kỳ việc gì, trước tiên bạn sẽ nghĩ đến cảm thụ của người khác, sẽ không tính toán cho mình, do đó người ta sẽ cảm nhận được sự ấm áp.

Bạn quan tâm đến người khác, người khác cũng sẽ nghĩ đến bạn, cuối cùng bạn sẽ có được càng nhiều hơn những gì bạn đã làm cho người khác.

Trong tâm chứa đựng trời đất, thì những việc thị phi đúng sai, những tranh giành đấu đá, những công danh lợi lộc, những nổi chìm vinh nhục chốn nhân gian, hết thảy đều không thể nào che nổi con mắt trí huệ của bạn.

Bạn sẽ ung dung tự tại, yên tĩnh hướng tới cao xa, cảm thụ cuộc đời tốt đẹp.

Trái lại, trong tâm chứa đựng những hạt giống hận thù, nó sẽ bén rễ, nảy lộc đâm chồi trong cuộc đời bạn, kết quả là người thù hận sẽ bị chính bản thân mình thù hận trước, cuối cùng, người bị tổn thương lại chính là bạn.

 

Trong tâm chứa đựng đố kỵ, tham lam, bạn sẽ không thể bước ra khỏi bóng tối của sự hẹp hòi, câu thúc và tự tư.

 

Trong tâm chứa đựng đố kỵ, chứa đựng tính toán, chứa đựng tham lam, bạn sẽ không thể bước ra khỏi bóng tối của sự hẹp hòi, câu thúc và tự tư, trong cái vòng bạn bè nhỏ mọn tự cho mình là đúng đó mà oán Trời trách người.  Vì thế bạn bè của bạn cũng càng ngày càng ít, cuối cùng như con tằm tự nhả tơ làm kén mà giam hãm mình, trở thành kẻ cô độc.

Trong tâm chứa đựng chức vụ, cổ phiếu, nhà cửa, thì cuộc đời bạn sẽ mệt mỏi bôn ba trong thế giới vật chất. Khi những thứ này lần lượt đến thì truy cầu dục vọng không đáy của bạn thậm chí sẽ khiến bạn bị mê mất trong thế giới tinh thần.

Sinh không mang đến, chết không mang đi, đến cuối cùng hai tay buông xuôi rời xa nhân thế, chỉ có thể đem theo sự bận rộn vất vả trống rỗng và sự nuối tiếc mà ra đi.

Vận mệnh của bạn, thành công hay thất bại, giàu sang hay nghèo hèn, không quyết định bởi tướng mạo và chiều cao, mà quyết định bởi trong tâm bạn chứa đựng cái gì.

Trong tâm bạn chứa đựng những điều tốt đẹp, thì thân thể bạn sẽ mạnh khỏe.

Trong tâm bạn chứa đựng những điều tươi đẹp, thì dung mạo bạn sẽ đẹp tươi.

Trong tâm bạn chứa đựng đầy năng lượng, thì thân thể bạn sẽ tràn đầy năng lượng.

Trong tâm bạn chứa đựng niềm vui, thì cuộc đời bạn sẽ tràn đầy hạnh phúc.

Trong tâm bạn chứa đựng tự tin, thì cuộc đời bạn sẽ sống rất thoải mái, tự tin.

Cảnh giới của cuộc đời, tương lai của sinh mệnh, nói là ở trong mê, kỳ thực chính là ngay trước mắt, chính là ở trong sự lựa chọn của bạn, chính là trong tâm bạn.

Tướng tùy tâm sinh, duyên do tâm định, duyên khởi ở tâm, mà tu cũng là ở tâm.

Mỗi người chúng ta đều giống như một chiếc chai không, trong tâm chúng ta chứa đựng những gì thì chúng ta sẽ được những thứ đó.

Theo ĐKN

(Nguồn: https://tinhhoa.net/trong-tam-chua-dung-thu-gi-thi-ban-chinh-la-thu-do.html



Trẻ thơ, các thiện hữu tri thức và các bậc đại giác tâm tư trong sáng hiền lành thường có gương mặt dễ gây thiện cảm với người đối diện. Còn những ai tính tình si mê, sân hận, ác độc đều có nét khó gây cảm tình trong khi giao tiếp và làm cho người khác sợ hãi. Đó có phải là “tướng tự tâm sinh” không nhỉ?

 

Xin mời quý thân hữu ngắm nét vô tư dễ thương của trẻ thơ, nét hiền hòa đáng kính của những ai có tâm tư hiền lành nhân hậu, nét từ bi hỷ xả qua ánh mắt, nụ cười của các bậc đại gíác, để từ đó chúng ta bắt chước tu tập thành người thiện lành nhé. Smile!

 Kính mời quý thân hữu thưởng thức youtube Tướng Tự Tâm Sinh do người viết thực hiện để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay nhé 

Kính chúc quý thân hữu luôn an lạc.


Tướng Tự Tâm Sinh - YouTube

https://youtu.be/Skirtf97U9I

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

 

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/May/2021 lúc 1:57pm

MẸ GIÀU MẸ NGHÈO


me%20giau%20me%20ngheo

Cứ đến lễ Mother’day hay ngày Vu Lan là tôi đọc và nghe những bài thơ, bài hát, truyện, ca ngợi người mẹ mà toàn là mẹ quê, nghèo hèn vất vả, lam lũ sớm chiều kiếm tiền nuôi con, lo từng miếng cơm manh áo cho con.
Tôi… tủi thân ghê lắm vì chưa thấy ai ca ngợi người mẹ quý phái giàu có như mẹ của tôi cả. Mẹ tôi cũng thương yêu các con, khóc cười theo những buồn vui của các con.

Người mẹ càng nghèo rớt mồng tơi càng bao la cao quý. Còn người mẹ đại gia tiền rừng bạc bể thì sao?
Các bà mẹ nghèo cho con ăn củ khoai củ sắn, mẹ tôi có tiền thì cho tôi ăn bát phở đầy đủ tái nạm gầu gân sách, dĩa cơm sườn cơm chả… Người mẹ nào cũng lo cho con mình được no lòng.

Nếu bạn áo cũ áo rách được mẹ cặm cụi vá khâu thì tôi áo mới áo đẹp cũng được mẹ mua sắm và nâng niu khi cho tôi mặc. Hai cái áo khác nhau nhưng tấm lòng của người mẹ nghèo hay mẹ giàu thì có khác gì đâu, họ đều muốn có chiếc áo vừa ý, vừa hoàn cảnh cho đứa con yêu!
Con nhà nghèo sinh ra, người mẹ phải nấu nước cháo cho con bú hay cho con bú sữa mẹ bổ béo ngon lành, không mất tiền mua.
Mẹ tôi khi sinh tôi ra, bận làm việc nơi công sở nên mẹ cho tôi bú bình. Mẹ đã không tiếc tiền mua các loại sữa ngoại thượng thặng cho tôi nên tôi bụ bẫm khỏe mạnh và lớn vèo vèo đâu thua gì đứa nhỏ được bú sữa mẹ kia.

Chỉ khác nhau người không có tiền và người có tiền thôi, chứ hai đứa bé sơ sinh đều được mẹ thương yêu nuôi nấng bú mớm từ thuở lọt lòng.
Ðứa bé nhà nghèo, mẹ bận buôn gánh bán bưng thả nó bò lê bò la, lăn lóc củ khoai cả ngày, nghịch ngợm đất cát mặt mũi tèm nhem nhưng đó là niềm vui của nó.

Còn tôi, mẹ ẵm bồng chăm sóc tôi sợ chưa đủ, mẹ thuê thêm một chị giúp việc để mẹ sai vặt, giặt giũ tã lót cho tôi, đẩy xe cho tôi đi dạo ngoài công viên cũng là để cho tôi… vui
Ðứa bé con nhà nghèo hay đứa bé con nhà đại gia cùng có niềm vui tuy… khác kiểu.

Từ tuổi mẫu giáo tôi đã được mẹ cho học trường tốt.
Mỗi sáng mẹ đưa tôi đến trường âu yếm chia tay tôi và chúc tôi có một buổi học vui.
Chiều, nếu mẹ bận thì đã có chị giúp việc luôn luôn đến sớm, đứng sẵn ngoài cổng trường đợi đúng giờ là vào đón tôi, che ô che dù đưa tôi về nhà cách trường không xa.

Ðứa bé nhà nghèo học nơi trường làng ọp ẹp, mái dột cột xiêu, chúng cũng có một cô giáo mầm non như tôi.
Chúng tự đi bộ đến trường và về nhà, chúng cùng nhau tung tăng ngắm hoa bướm ngoài đường và tự do thoải mái sung sướng kém gì tôi.
Con lớn thêm, người mẹ nghèo phải nhịn ăn nhịn mặc hay vay nợ, bán máu lấy tiền cho con ăn học thật đáng ca ngợi.

Mẹ tôi có cả đống tài sản, không phải cầm cố nợ nần như người ta để lấy tiền cho tôi ăn học nhưng mẹ tốn tiền, tốn công tìm thuê gia sư về tận nhà chỉ dạy thêm cho tôi những môn học trọng điểm.
Mỗi người một cách đều lo cho tương lai ăn học của con mình.

Bạn tôi đi học đạp xe ngoài đường vừa khỏe người vừa trải qua những thú vị khi qua hàng cây cao bóng mát hay lúc thả xe xuống con dốc về nhà. Vui ơi là vui! Tôi đi học bằng xe hơi bóng loáng, có chú tài xế nhanh nhẹn trân trọng mở cửa đóng cửa xe cho tôi trước cổng trường. Mẹ tôi phải chi bộn tiền mua xe hơi, xăng dầu và trả lương chú tài xế. Những hy sinh này sao không ai khen mẹ giùm tôi chứ?

Tôi được hưởng mọi thứ tiện nghi cao cấp trong cuộc sống, từ cái iPhone mới nhất, quần áo mũ nón, mắt kính hàng hiệu, hao tốn bạc tiền của mẹ làm ra.
Bạn nhà nghèo của tôi cũng có đủ những thứ ấy tuy là hàng nội địa hay hàng nhái hoặc mua lại từ cửa tiệm đồ cũ cũng nhờ đồng tiền mẹ bạn tảo tần sớm hôm.
Hai chúng tôi cùng nhờ cậy mẹ có khác gì đâu?

Nếu người mẹ nghèo dãi dầu nắng mưa, cày sâu cuốc bẫm, đổ mồ hôi sôi nước mắt, làm thuê làm mướn thì người mẹ đại gia của tôi tuy ngồi trong phòng máy lạnh cũng đang đau đầu, căng thẳng giải quyết những công việc hàng ngày, thậm chí mẹ còn mang nỗi buồn nỗi lo về đến nhà, nếu công việc chưa ổn thỏa.
Mỗi người mỗi cách, bà mẹ nào cũng vất vả lo toan trong cuộc sống.

Nếu người mẹ nghèo thương yêu lo lắng cho con thì mẹ đại gia của tôi cũng y chang.
Một hôm tôi đi dự tiệc sinh nhật bạn mải vui đêm khuya chưa về thì người chờ cửa tôi là mẹ chứ không phải là chị giúp việc.
Trong khi chị ấy ôm gối say sưa ngủ khò trong phòng thì mẹ tôi hết đứng lại ngồi, hóng ra cửa chờ mong tôi và chắc chắn là đêm ấy mẹ tôi ngủ ít hơn chị người làm.
Chị ăn no ngủ kỹ sáng ra, chị tung tăng vừa quét dọn ngoài sân vừa ca hát bài nhạc tình bolero thì mẹ tôi bơ phờ xách bóp ra xe đi làm việc.

Nếu người mẹ nghèo hy sinh cho con thì mẹ tôi cũng không thiếu lòng hy sinh cao cả ấy.
Có lần tôi bị tai nạn phải vào cấp cứu bệnh viện, mẹ là người ngày đêm bên giường bệnh tôi chứ không thể là ai khác. Trong cơn thiêm thiếp tôi vẫn cảm nhận được bàn tay mẹ vuốt ve lên trán tôi, lên mặt tôi và có cả giọt nước mắt ấm của mẹ rơi trên má tôi.
Mẹ thấp thỏm lo âu khi tôi chưa tỉnh, mẹ mừng vui khôn xiết khi tôi hồi phục và bình an trở về nhà.
Tôi đã trải qua nguy biến chết đi sống lại thì mẹ cũng chết đi sống lại hơn tôi cả triệu lần.

Những người giúp việc trong nhà vẫn chỉ là người giúp việc. Người chăm sóc lo lắng con cái với tất cả tâm tình vẫn là người mẹ.
Mẹ có tiền, có uy quyền nhưng với con cái mẹ đơn giản là người mẹ như bao nhiêu người mẹ khác trên thế gian này.

Ðấy, người mẹ sang chảnh của tôi đấy, có điều kiện dễ dàng lo cho con cái hơn hẳn những bà mẹ đói nghèo nhưng cũng là tình mẹ bao la biển rộng sông dài, cũng cả đời kiếm tiền vì con, lo cho con cho đến khi nhắm mắt lìa đời.

Nguyễn thị Thanh Dương
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/May/2021 lúc 7:26am

THẤT THẬP CỔ LAI HY

 image

Theo Phương Đông thất thập cổ lai hy là một cái mốc quan trọng của đời người. Thất thập cổ lai hy có nghĩa là sống tới bẩy mươi tuổi thật là hi hữu. Nhà thơ Đỗ Phủ thời Đường trong bài thơ Khúc Giang II (Khúc Sông II) có hai câu:


image


Ông tự bào chữa vì vào tuổi đó ông thường hay uống rượu “ghi sổ nợ” và rất tự hào là mình đã sống được tới tuổi ít người thời ấy sống được:

 

Nợ tiền uống rượu là chuyện tầm thường, ở đâu chả có.

Đời người sống được đến bẩy mươi tuổi mới là hi hữu.

 

Thi sĩ Tản Đà đã dịch:


image


Dĩ nhiên ngày nay tuổi thọ cao hơn tuổi 70 rất nhiều.

 

 Thật ra, bước vào tuổi bẩy mươi mới chỉ là bước vào tuổi Thọ, mới chỉ là Tiểu Thọ, sống tới tám mươi là Trung Thọ, tới chín mươi là Thượng Thọ và tới một trăm tuổi là Bách Niên Giai Lão.


Có nhiều người thắc mắc hỏi tại sao lại lấy tuổi 70 làm cái mốc bước vào tuổi thọ? Thật ra một người sống giáp được một vòng 60 năm rồi trở lại chu kỳ mới gọi là Đáo Tuế ngày xưa đã được coi là lão làng, đã được lên hàng kỳ lão, đã được ngồi vào hội đồng kỳ mục để chăm lo việc làng.

 

Theo tôi, đây là dựa vào Dịch lý.

 

Dịch có 8 quẻ nếu đánh số thì từ 0 tới 7. Trong tám quẻ có 4 quẻ dương ứng với bốn số dương là số lẻ 1,3,5, 7 và bốn quẻ âm là số chẵn ứng với bốn số chẵn 0, 2,4, 6. Như thế về phái nam, con số 1 là  giai đoạn từ lúc mới sanh cho tới 10 tuổi là tuổi ấu thơ, chưa tới tuổi dậy thì. Số 3 là con số trưởng thành ứng với tuổi 30. Vì thế Khổng Tử (rất uyên thâm về Dịch lý) đã nói: “tam thập nhi lập”, tuổi ba mươi là tuổi tự lập, lập thân. Số 5 là số đứng tuổi (số năm là số trục, trong ma phương 5/15, số 5 là số trục nằm ở giữa tâm ma phương) ứng với tuổi 50.

 

Khổng Tử nói: “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Tuổi 50 mới hiểu rõ trời đất, vũ trụ, thiên mệnh.

 

Số 7 là số dương lớn nhất gọi là lão dương. Vì thế 70 tuổi được coi là tuổi lão, tuổi thọ. Khổng Tử nói: “Thất thập nhi tòng tâm...”. Tuổi 70 là tuổi “theo ý mình”, làm theo và làm được những việc theo ý mình  (dĩ nhiên trong vòng lễ giáo của Khổng giáo). Đây là lý do tại sao 70 được coi là một cái mốc trọng đại của một đời người.

 

Tương tự về phái nữ, số 0 ứng với tuổi thơ,  số 2 ứng 20 tuổi tuổi bước vào trưởng thành, số 4 ứng với tuổi đứng tuổi và số 6 là số lão âm ứng với tuổi bước vào tuổi thọ. Vì thế mà chúng ta thường nghe bài hát có câu “Em ơi, 60 mươi năm cuộc đời...”.

 

Ngày nay phái nữ sống thọ hơn phái nam.

 

Bước vào tuổi Thất Thập Cổ Lai hy là buớc vào tuổi thọ, con người sống theo một chu kỳ sống xuất tục, xuất thế, sống với vũ trụ, trời đất, với nhân quần, đất nước, không còn vướng vào tục lụy, vào vòng danh lợi nữa.

 

Cũng trong bài thơ Khúc Giang II, nhà thơ Đỗ Phủ đã viết hai câu tả cảnh đời thoát tục lúc tuổi Thất Thập Cổ Lai hy:


image


Thi sĩ Tản Đà dịch:


image



Nguyễn Xuân Quang


image
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2021 lúc 9:25am

Vẩn Vơ Lắm Chuyện

 

Nhiều bữa không ngủ được, nằm nghĩ toàn mấy chuyện tào lao. Ví dụ như những năm sau 1975, cơm không có ăn, toàn bo bo với bột mì, thức ăn toàn cá ươn và rau héo. Lúc đó chỉ mong có bát cơm trắng, bữa cơm có thịt. Giải trí thì chỉ quanh quẩn mấy bài ca cách mạng, thể thao thì chỉ loanh quanh bóng đá, bóng chuyền. Thời mở cửa, tiền bạc khá hơn, đời sống được nâng cao, bắt đầu xuất hiện phong trào tennis. Thật ra trước 75 ở miền Nam, tennis cũng là bộ môn có khá người chơi, nhưng toàn tướng tá, nhà giàu, công chức cấp cao vì sân không nhiều mà dụng cụ thì giá rất đắt. Từ cuối thập niên 80, sân tennis mở ra nhiều, vợt, banh, giày, vớ, áo quần được nhập về, phong trào rầm rộ. Và tennis lúc đó là thú chơi của người có tiền, nhất là cán bộ. Ra đường mà mặc bộ đồ đánh tennis trắng, giày Adidas, Nike...với vợt Wilson, Head chính hãng là quý tộc rồi. Vẫn biết đó là môn thể thao để mang lại sức khoẻ. Thế nhưng lắm người đến với bộ môn này để khoe khoang. Thời đó là thú chơi trưởng giả, có level cao trong xã hội. Ngồi đâu cũng nghe bàn về tennis, thể hiện đẳng cấp. Dần dà, khi phong trào Golf du nhập vào, nhiều sân golf xây lên, 18, 36 lỗ đều có đủ. Người ta lấy luôn đất sân bay làm sân golf. Từ đó tennis thành trò chơi bình dân, ít vốn, không còn được nhắc nhiều nữa. Từ đấy golf mới là quý tộc, là đẳng cấp, là dân chơi thứ thiệt. Đi vào thế giới của trưởng giả, của trọc phú, của doanh nhân, của cán bộ đều bàn chuyện golf và giá cả của các món đồ phục vụ thú chơi này với giá cao ngất ngưỡng. Tennis xuống giá, golf trồi lên. Giá trị đã thay đổi.
**********
Một thời người ta mong có miếng thịt mỡ để có chất béo, để rán, để chiên. Mong có miếng thịt nạc để có thêm chất đạm. Đến khi mở cửa, thức ăn tràn trề, thích gì có đấy, chỉ sợ không có tiền thì lại rộ lên phong trào ăn chay. Doanh nhân bạc tỷ cũng ăn chay, nghệ sĩ, người mẫu cũng ăn chay, tu cũng chay mà không tu cũng chay. Tiệm cơm chay mở ra tràn ngập, bình dân có, sang chảnh có. Đi đâu cũng nghe bàn chuyện ăn rau cỏ. Vào nhà hàng sang trọng, giá cả trên trời cũng chỉ gọi món rau trộn. Ăn chay trở thành phong trào, trở thành mốt thời thượng. Ngược với ăn chay lại có một xu hướng kiếm ăn thịt thú rừng. Thú càng quý, càng được săn đuổi. Thưởng thức thịt rừng là một thú vui quý tộc. Ăn những món ăn bình thường là tầm thường, phải tay gấu, óc khỉ, mật rắn, chồn hương, tê tê...rồi sừng tê, mật gấu, cao hổ, nhung hươu mới là dân chơi thứ thiệt. Cán bộ ta toàn là dân chơi.
**********
Từ chuyện ăn chay lại dẫn đến chuyện tu hành. Xã hội càng tàn bạo, khát máu, bạo lực, lừa lọc, dối trá, láo toét thì người nói chuyện tu hành, kinh kệ càng nhiều. Chùa chiền mọc lên như nấm. Thằng du đãng giết người cướp của, bà cho vay nặng lãi, chứa gái, buôn ma tuý, cán bộ tham nhũng, cướp đất của dân ngày rằm, mồng một, lễ, vía... đều mang tiền, dâng hương, vàng mã cúng lạy Phật. Họ cầu chức, cầu tiền, làm ăn phát đạt. Họ cầu giàu càng giàu thêm, ghế càng cao thêm, chức tước bổng lộc càng nhiều hơn. Bởi có chức là có tiền, có nhà to, có đô la, hột xoàn, vàng kí.
**********
Chưa bao giờ mà câu A Di Đà Phật lại xuất hiện nhiều trên cửa miệng dân gian nhiều đến thế. Nó tràn đầy trong các mạng xã hội, đầy dẫy trong các comment. Tự hỏi họ có hiểu câu ấy muốn nói điều gì, ẩn chứa tư tưởng gì, chắc hẳn chẳng mấy người hiểu. Họ bắt con chim đang sống tự do trên trời, con cá đang sống hạnh phúc dưới nước nhốt vào lồng, vào chậu, giam đói, chết khát rồi đúng giờ, đúng ngày đem thả ra gọi là phóng sinh. Sát sinh chứ phóng sinh nỗi gì. Tu theo phong trào, đọc kinh ê a theo phong trào, dạy người khác đạo lý, tín điều cũng theo phong trào. Trở thành một xã hội cuồng tín và mê muội. Một thời loạn tăng. Một số không ít thầy tu thuyết pháp toàn nói chuyện vớ vẩn, phản khoa học, công kích, nói xấu các tôn giáo khác. Xu nịnh người giàu, coi thường kẻ nghèo, cứ bước vào chùa là thấy rõ. Chùa thành doanh nghiệp, thầy tu thành doanh nhân, loạn xà ngầu cả lên.
**********
Lại thêm phong trào từ thiện. Bản chất của việc từ thiện là tốt, là sự sẻ chia. Nhưng làm từ thiện mà khoe khoang cho tất thảy mọi người, mà tự hào xem đó là công trạng thì chưa hiểu hết nghĩa bố thí của nhà Phật. Vật để cho là mối liên kết giữa người cho và kẻ nhận. Vật này trước tiên hết phải thuộc về người cho sở hữu, nghĩa là nó là vật của người cho. Cho một vật không phải của mình thời không thành nghĩa bố thí được. Sau khi cho, vật ấy trở thành vật của người nhận, và người cho không còn quyền hạn gì đối với vật ấy nữa. Cho như thế có nghĩa là "xả bỏ" các sở hữu của mình, xả bỏ những gì mà mình có. Còn cho rồi mà vẫn cầu ân, kể lể thì đó chỉ là làm cho cái tôi của mình chứ chẳng phải vì tha nhân.
**********
Chơi lan, chơi bonsai là thú vui tao nhã. Nhưng rồi người ta không dừng lại đó, đưa tới chuyện phá rừng, cưa cây đem về trưng bày trong vườn nhà. Cây trăm năm trong rừng già biến thành chậu bonsai cho lớp người nhà giàu mới. Cây lan biến hoá thành đột biến giá cả trăm tỷ đồng. Những thú chơi thanh lịch ngàn năm biến thành những trò cờ bạc, lọc lừa.
**********
Có một hiện tượng khó mà cắt nghĩa được là hiện nay ở miền Bắc có phong trào mặc quân phục lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng Hoà, hát nhạc lính miền Nam. Họ tụ tập thành hội đoàn rất đông, có tổ chức đàng hoàng dù ngày xưa chửi Mỹ, hô hào đánh cho Mỹ cút, Nguỵ nhào. Nam thanh, nữ tú đủ cả, mỗi lần họ tập họp nhìn như tiểu đoàn quân đội VNCH chuẩn bị hành quân. Nhìn mặt họ hân hoan, sung sướng, tự hào, thoả mãn. Thế là sao nhỉ?
**********
Cũng một thời, người ta toàn nói chuyện yêu nước thương dân, lòng ái quốc, nghĩa đồng bào. Những gia đình vượt biên bị niêm phong với dấu đỏ lòm là phản quốc. Giờ thì ngồi đâu cũng nói chuyện Mỹ, chuyện Pháp, Anh. Người Việt ngày xưa trốn chạy, vượt biên giờ trở thành khúc ruột ngàn dặm. Con cán bộ từ cấp trung đến cấp cao đều du học Mỹ. Nhiều cán bộ chưa về hưu đã có thẻ xanh lận túi, chờ đến giờ là out. Thế mới thấy trên đời này mọi giá trị chẳng có chi là vĩnh cửu.
**********
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra. Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong trí tuệ, trong ngôn ngữ thể hiện, trong điệu đi, cách nói, kiểu cười. Chẳng phải chơi golf mà sang. Cũng chẳng phải có cây hoa quý đắt tiền mà sang. Cũng chẳng phải tiền muôn, bạc tỷ mà sang. Chẳng phải có chút sắc đẹp , có chút địa vị xã hội, có hột xoàn cả kí, có nhiều người xu nịnh tiền hô hậu ủng mà sang.
**********
Cũng không phải miệng toàn nói chuyện đạo, chuyện chay tịnh, kể lể, khoe khoang chuyện bỏ tiền làm từ thiện, miệng luôn nam mô mới là người có lòng nhân ái, sống có đạo lý. Chiếc áo không làm nên thầy tu thì những kẻ cứ suốt ngày mô Phật cũng chưa hẳn là người tốt. Phật tại tâm chứ không phải tại miệng.

DODUYNGOC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.770 seconds.