Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2019 lúc 8:15am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2019 lúc 7:02am

Hai Mặt Cuộc Đời


Lượm trên mạng
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2019 lúc 8:21am

Người Bắc nghĩ gì về người miền Nam?

BM
Tôi sinh ra, lớn lên và học tập dưới mái trường XHCN nơi đất Bắc. Nói như vậy để mọi người hiểu rõ về bản thân tôi là người Bắc kỳ “xịn” 75.

Trưởng thành rồi, qua vài mối quan hệ khiến tôi hiểu rõ người Nam hơn . Nhất là hàng ngày nhờ phương tiện Facebook , biết bao nhiêu tin tức & hình ảnh đã giúp mình có sự so sánh những khác biệt giữa người Nam và người Bắc . 

Tôi tôn trọng cũng như khâm phục người miền Nam nhất là ở sự Tử Tế.

BM
  
Thật vậy, sự Tử Tế của người miền Nam theo mình nghĩ nó không phải tự nhiên mà có. Hoặc đó không phải là do “tập quán địa phương, vùng miền tính" . Mà chính xác hơn nó thừa hưởng từ sự giáo dục còn sót lại thời chế độ cũ VNCH . Điều này được thể hiện qua cách sống , cách xưng hô , nói chuyện , giao tiếp ứng xử & lòng nhân đạo .

BM
  
Những ví dụ cũng như những bằng chứng cho chúng ta thấy sự Tử Tế của người miền Nam là những hình ảnh những quán cơm, nước giải khát từ thiện cho người nghèo . Những nơi tập kết quần áo cũ rồi phát miễn phí cho những hoàn cảnh khó khăn . Hay trân trọng hơn nữa là những hội đoàn từ thiện y tế nhân đạo do các “Việt kiều” người miền Nam ở Úc , Mỹ , Canada góp quỹ , tổ chức theo đoàn về Việt Nam chữa bệnh cứu giúp người nghèo khó ...

BM
BM
BM  
  
Còn riêng ngoài Bắc nói chung, mà điển hình là ở Hà Nội thì những sự Tử Tế thì càng trở nên quá hiếm hoi. Rất khó để thấy những hình ảnh có tình người như người miền Nam. Nơi đây vắng hẳn những quán cơm, thùng nước giải khát từ thiện. Thiếu hẳn những nơi giúp đỡ người nghèo về vật chất cũng như tinh thần. Thiếu hẳn những hội đoàn của những đám “ Vịt kiều “ gốc Bắc về giúp đỡ bà con . Thay vào đó là sự lạnh nhạt, kiêu hãnh của đám nhà giàu quan chức.

BM
  
Những tiếng Địt Mẹ, Đéo .v.v. phun ra khắp nơi cửa miệng . Những ánh mắt lột tiền của con người đối với con người. Những sự hỡm hĩnh, huyênh hoang đến khốn nạn của đám "Vịt kiều" Bắc 75 từ Canada , Pháp , Úc ,Nga , Đức .v.v. mang tiền về VN tiêu xả láng rồi cụp đuôi cút thẳng .

BM
  
Có người biện minh rằng lý do là người Bắc tính lạnh lùng, tẻ nhạt. Riêng tôi thì nghĩ khác. Tôi cho rằng yếu tố gây nên cái bản chất khốn nạn ích kỷ của số đông người Bắc là do bị tiêm nhiễm quá nhiều sự giáo dục của chế độ Cộng Sản. Nơi sự lừa dối, hận thù, chém giết làm chủ nghĩa ...

BM
  
* cảm nghĩ vài dòng, về người Nam & người Bắc. Nếu ai đó nói tôi “Phân Biệt Vùng Miền & Gây Chia Rẽ" thì tôi chịu vậy. Điều tôi muốn là chúng ta nên phân biệt TRẮNG - ĐEN rõ ràng. Tôi muốn rằng sự tử tế cần được nhân rộng. Cái ích kỷ, vô tâm, tàn ác, khốn nạn phải bị lên án và đẩy lui.



Từ Đức Minh
***

Bắc Kỳ 9 nút_Bắc Kỳ 2 nút


BM

“Anh hãy đi cho khuất mắt tôi, các anh đeo dai như con đỉa. Chúng tôi đã sợ các anh quá rồi! Hai mươi mốt năm trước, chúng tôi đã phải bỏ cả nhà cửa làng xóm để chạy xa các anh vào đây, vậy mà bây giờ các anh vẫn lại theo bám, không buông tha!”

Đó là lời người con gái ở Hố-Nai Biên-Hòa (bắc kỳ 9 nút) nói với tên bộ đội (bắc kỳ 2 nút) khi hắn theo tán tỉnh cô sau 30-4-1975. Cô là thế hệ thứ hai của một gia đình di cư vào Nam sau 20-7-1954. Tội nghiệp cô gái bắc kỳ! Chúng tôi, những người lính thời ấy, trách nhiệm thế nào với nỗi nghẹn ngào cay đắng này của cô?


BM
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2019 lúc 8:24am

Mắt mổ như mù

BM

Một người bạn là bác sĩ thiện nguyện từng theo đoàn chuyên gia mổ mắt của chương trình Fred Hollows đến Việt Nam để mổ mắt cho người nghèo, giúp họ nhìn thấy ánh sáng.

Tính cho đến nay, chương trình Fred Hollows đã hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam được 25 năm, đã mổ miễn phí và giúp cho hàng chục ngàn người Việt Nam sáng mắt.

BM
  
Hôm nay tình cờ gặp bạn, tôi tò mò hỏi xem mấy lần đi Việt Nam làm thiện nguyện có ấn tượng chuyện gì không?

Anh bạn cười nói "Ấn tượng thì nhiều, nhất là khi lên mấy vùng cao vùng xa thấy người dân khổ ghê lắm! Nhưng ấn tượng nhất là mình mổ mắt cho họ xong, mắt sáng rồi nhưng vẫn như mù!" Tôi ngạc nhiên hỏi sao kỳ vậy, thì anh bạn ngồi xuống kể.

Anh nói mấy lần đi Việt Nam, lần nào đoàn mổ xong cũng có 1 buổi liên hoan giữa nhân viên của đoàn và bệnh nhân, để giao lưu trao đổi và ăn mừng. Anh kể nói chuyện với người dân, họ rất vui khi được mổ mắt miễn phí và thấy lại được ánh sáng, nhưng họ lại luôn miệng cám ơn Đảng cám ơn Nhà Nước ! Một ông cụ còn nói nhờ ơn Đảng và Nhà Nước tạo điều kiện cho đoàn thiện nguyện thì đoàn mới đến được Việt Nam !

BM
  
Thực tế là các bác sĩ của đoàn đều là tình nguyện, không chỉ bỏ công sức thời gian mà còn bỏ tiền túi ra để đến Việt Nam mổ mắt miễn phí, tiền thuốc men dụng cụ đều do người dân Úc quyên góp hỗ trợ cho đoàn, đảng và nhà nước CSVN chẳng bỏ ra đồng xu nào, còn thường xuyên ăn bớt, ăn gian tiền thuốc men và làm giả danh sách bệnh nhân để lấy tiền bỏ túi riêng nữa!

BM
  
Anh bạn nói thống kê của chương trình cho thấy 25 năm qua tình trạng sức khỏe và nhãn khoa của Việt Nam chẳng có gì khởi sắc. 25 năm vẫn thấy ngần ấy người nghèo, vẫn thấy ngần ấy người mù, mổ xong vẫn ơn đảng ơn nhà nước, chỉ có cán bộ ra đón đoàn là thấy ngày càng mập ra và đi xe xịn hơn trước!

BM

BM
BM
BM
BM
BM
BM
BM
BM
BM


BM
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2019 lúc 7:37am

Hai biển hồ   <<<<<


Related%20image
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2019 lúc 6:59am

America, the Beautiful – Tạ ơn mảnh đất này

BM

Vừa rời chiếc xe buýt của công ty du lịch Trafalgar, tôi chú ý ngay đến một nhóm đàn ông lớn tuổi, người Nga, ngồi bên trái lối đi, cạnh con kinh đào. Mỗi ông mang một nhạc cụ nhà binh như saxophone, trumpet, clarinet, v.v. Không hiểu có phải vì nghe những tiếng thầm thì bằng Anh ngữ của du khách hay không mà bỗng nhiên cả ban nhạc đều đứng lên, cử hành Quốc Ca Hoa-Kỳ.

BM
Note: hình trong bài là minh họa
   
Nhóm du khách và tôi đều dừng bước, ngạc nhiên, vì đây là lãnh thổ của Nga. Du khách Mỹ để tay phải lên lồng ngực bên trái. Nhìn các nhạc công, tôi nghĩ, có lẽ họ là những người lính trẻ nhất của trận thế chiến thứ II. Tôi cảm thấy nao nao buồn. Những người lính già nua, yếu đuối đang cố kéo chút hơi tàn để tìm sự sống qua bản Quốc Ca của kẻ thù xưa, vì lương hưu của cựu chiến binh Nga rất thấp!

Bản nhạc dứt. Du khách vui vẻ lấy tiền cho vào cái xắc nhỏ được đặt trước mặt các nhạc công. Các nhạc công ngồi xuống, đồng tấu tiếp nhạc khúc America, the Beautiful. Tôi đứng lặng, lòng đầy xúc động.

BM
  
Niềm xúc động trong tôi lần này cũng dạc dào như năm 1977, khi Xuân Nguyệt – con gái lớn của tôi – lúc đó là học sinh lớp 8, được trao tặng giải nhất toàn tiểu bang Arizona về bài luận văn “What Makes America The Beautiful?”

BM

Gia đình tôi được giúp phương tiện để đưa Xuân-Nguyệt từ Yuma, Arizona, đến Phoenix nhận phần thưởng trong một buổi lễ vô cùng long trọng. Đó là lần đầu tiên tôi nghe bản America, the Beautiful được cả hội trường đồng ca. Tự dưng tôi khóc. Nhưng rồi âm điệu và lời ca của bản nhạc khiến lòng tôi lắng xuống. Tôi trầm tĩnh lại để nhận những vòng tay thân ái và những lời chúc mừng của những người Mỹ quanh tôi. Theo những lời chúc mừng của những người chưa quen này, tôi hiểu những người này nghĩ rằng tôi xúc động vì thành quả của con gái tôi. Điều đó chỉ đúng một phần; vì, ngoài sự hãnh diện của một người Mẹ, những giọt nước mắt của tôi còn mang nặng niềm âu lo và sự lạc lõng trước một tương lai đầy thử thách mà tôi không hiểu tôi có thể vượt qua được hay không!

Hơn 26 năm qua, với tất cả hy sinh và nỗ lực, gia đình tôi đã vượt qua được nhiều trở ngại. Các con/dâu/rể của tôi hiện đang đem tất cả khả năng và kiến thức đã học hỏi/đã hấp thụ tại đất nước này để góp công xây dựng một nơi mà ai cũng hơn một lần ước mơ được nhìn tận mắt sự văn minh và phồn thịnh.

Riêng tôi, ngoài sự văn minh và phồn thịnh, nước Mỹ còn có những công dân với trái tim rất vỹ đại.

BM
  
Chỉ có những trái tim vỹ đại mới có thể thực hiện những chuyến bay đầy thực phẩm/đầy thuốc men cùng những phái đoàn y tế tình nguyện sang Phi-Châu cứu đói. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới sáng tác và hát say sưa nhạc khúc We Are The World để quyên góp hiện kim gửi sang Phi-Châu cứu đói. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới đưa nhiều phái đoàn y dược sỹ, dụng cụ y tế sang Nga cứu giúp khi lò nguyên tử của Nga – tại Chernobyl – bùng nổ. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới có thể thực hiện những chuyến bay khẩn cấp để di chuyển hằng mấy trăm em bé mồ côi ra khỏi Việt-Nam vào cuối tháng Tư năm 1975. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới cứu giúp hết đợt di dân này đến đợt di dân khác.

Trong số triệu triệu di dân đó có gia đình tôi. Gia đình tôi xin biết ơn:


Cựu Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến và bà Michael Z. Smith, người đã bảo trợ chúng tôi từ Camp Pendleton. Ông bà Smith có ba người con: Michael, hiện là Đại-Úy Không Quân Hoa-Kỳ và cô con gái nuôi, người Nhật, Kristin cùng với bé Heather. Hiện nay ông Smith là một mục sư ở California.

BM
  
Ông bà Collins. Ông Collins từng tham chiến tại Việt-Nam. Ông được một gia đình Việt-Nam che chở trong khi Việt-Cộng ruồng bắt. Ông Collins bảo vì Ông mang ơn người Việt cho nên Ông thương và muốn giúp đỡ người Việt với tất cả nhiệt tình. May mắn cho chúng tôi, vì chúng tôi là gia đình Việt-Nam duy nhất tại thành phố Yuma.

Ông bà Collard, người đã thật lòng thương yêu gia đình tôi như ruột thịt. Ông bà thường vui vẻ và hãnh diện giới thiệu với mọi người rằng chúng tôi là con và cháu của ông bà.

Tôi không hề biết ông Collard là một cựu chiến binh thế chiến thứ II; vì không bao giờ Ông nhắc nhở hoặc đề cập đến cuộc chiến khốc liệt đó. Đến khi Ông Collard qua đời, người bạn đồng ngũ của Ông đọc điếu văn, tôi mới biết ông Collard có mặt trong trận Trân-Châu-Cảng. Chính ông Collard đã cứu giúp nhiều người, kể cả người đang đọc điếu văn, rời khỏi chiến hạm… và Ông là người vượt thoát sau cùng.

BM
  
Sự hiểu biết của tôi về quân nhân Hoa-Kỳ trong trận Trân-Châu-Cảng hoặc Normandy chỉ căn cứ theo sách vở và phim ảnh cho nên rất mơ hồ/rất hạn hẹp. Nhưng sự hiểu biết của tôi về sự hy sinh và lòng quả cảm của người lính Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt-Nam thì khá tường tận – tường tận hơn cả những cuốn sách viết về chiến tranh Việt-Nam mà tác giả chưa bao giờ có mặt tại chiến trường Việt-Nam. Do đó, tôi nhận thấy, dù cuộc chiến kết thúc một cách tức tưởi, thiếu công bằng, nhưng cũng phải chấm dứt; vì máu của người Việt – cả hai miền Nam Bắc – và máu của người Mỹ đã chan hòa trong từng thước đất nơi quê hương nghèo khó của tôi.


Sau khi miền Nam bị bức tử, hạm đội Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa đã di tản hơn 30 ngàn người Việt thoát khỏi hiểm họa Cộng-sản. Nhưng nếu không có sự hiện diện của Đệ-Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ tại Thái-Bình-Dương cũng như không có sự giúp đỡ vô điều kiện của nhân dân Hoa-Kỳ thì số người tỵ nạn khổng lồ như chúng tôi sẽ về đâu?

Nương vào lòng nhân ái của người Mỹ, chúng tôi vào Mỹ với thái độ biết ơn và lòng tự tin để vươn lên.

Người Việt, qua bao thử thách cam go, đã vươn lên, đã góp công xây đắp và bảo vệ đất nước này.

Khi cuộc chiến Trung-Đông bùng nổ, năm 1992, tôi đã đau buồn và lo sợ khi đưa tiễn một độc giả trẻ và thân thiết nhất của tôi – Hải-Quân Đại-Úy Hoàng Quốc Tuấn, tòng sự trên hàng không mẫu hạm USS Independence  – ra khơi, tiến về vùng lửa đạn của Persian Gulf. Trong lá thư gửi về từ vùng Vịnh, Tuấn viết: “… Người lính Hoa-Kỳ được huấn luyện để bảo vệ Hòa-Bình chứ không phải để gây chiến …” Theo tinh thần cao cả đó, biết bao thanh niên nam nữ Vietnamese-American đã tốt nghiệp hoặc đang thụ huấn tại các quân trường lừng danh của Hoa-Kỳ như West Point Academy, Naval Academy, Air Force Academy, v. v…

Ngoài những tham gia đáng kể về quân sự, giới trẻ Việt-Nam cũng đã và đang xây đắp đất nước này trong tất cả mọi lãnh vực như truyền thông, giáo dục, y tế, khoa học, khoa học không gian, v. v…

BM
  
Giới trẻ Việt-Nam có những đóng góp lớn lao như vậy thì những nỗ lực của thế hệ di dân Việt-Nam đầu tiên cũng không nhỏ. Thử nhìn bản đồ của các thành phố lớn như Los Angeles, Orange County, San José, Houston, v. v… thì sẽ thấy: Từ những vùng đất hoang tàn cách nay 20 năm, bây giờ đã trở thành những vùng thương mại sầm uất do người Việt khai thác. Và trong các hãng, xưởng, văn phòng, biết bao người mang họ Nguyễn, Lê, Trần …

Khi những đóng góp của người Việt vào đất nước này mỗi ngày mỗi thăng tiến thì bỗng dưng sự phá hoại từ đâu ùa đến, phủ chụp xuống ngay lòng đất nước mà gia đình tôi đã âm thầm nhận là quê hương thứ hai!

BM
  
Tin Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn bị máy bay tấn công đến với tôi trong lúc tôi cùng nhóm du khách dùng cơm trưa sau những giờ thăm viếng thành phố Minks. Tôi ngồi bất động, lòng đầy phẫn uất. Nếu bảo rằng tôi không lo sợ thì không hẳn đúng; nhưng niềm lo sợ trong tôi bây giờ khác hẳn với sự hãi sợ của đứa bé gái – giữa thập niên 40 – theo Cha Mẹ ra “vùng giải phóng” và thấy những chiếc máy bay mang cờ tam tài (cờ Pháp) bắn phá những làng mạc xác xơ.

Những chiếc máy bay đó bắn vào tất cả những vật thể nào di động; vì vậy nông dân không dám ra đồng, súc vật bị giết hại, sinh sản không kịp và con người thì đói và thiếu thốn mọi bề.

BM
  
Hơn hai mươi năm sống yên lành tại miền Nam nước Việt và hơn hai mươi năm sống thanh bình trên đất Mỹ, tôi cứ ngỡ rằng bom đạn đã xa tôi, không còn cơ hội làm tôi sợ hãi nữa. Nhưng không! Trên màn ảnh TV, một tòa nhà của The World Trade Center bốc khói và một chiếc máy bay lao thẳng vào tòa nhà thứ hai. Cả hai tòa nhà lần lượt sụp xuống trong khi niềm phẫn uất trong tôi dâng cao như những cuộn khói đen ngòm thoát ra từ The Twin Towers! Tình cảm trong tôi chẳng khác gì nỗi đau xót của tôi cách nay hơn một phần tư thế kỷ, khi Việt-Cộng pháo kích ồ ạc vào Saigon – thủ đô miền Nam Việt Nam!

Là một phụ nữ được giáo dục chỉ để nuôi con và phục tòng chồng, ngày đó, trước thảm trạng của quê hương Việt-Nam, tôi chỉ biết viết những dòng ca ngợi tinh thần chiến đấu can cường của Người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa và tôn vinh lòng hy sinh vô bờ của những người Mẹ, người vợ và người con.

BM
  
Bây giờ, trước sự đổ nát và thiệt hại nhân mạng một cách phi lý và tàn bạo tại Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn, tâm hồn tôi bị chấn động mạnh và tôi muốn viết ra những ý nghĩ thầm kín của tôi về một nơi chốn mà gia đình tôi âm thầm thọ ơn. Ý nghĩ này làm cho cuộc du lịch giảm thiểu nhiều phần thích thú. Cuộc du lịch này chỉ vì sự tò mò của tôi, muốn tìm hiểu về một nước Nga cộng sản.

Nước Nga rộng lớn nhưng môi người Nga không đàn hồi cho nên người Nga không biết cười. Thức ăn của người Nga thường là những miếng thịt dai dừ –  mà không ai đoán được và cũng không ghi trong thực đơn là thịt gì – được tẩm trứng hoặc bột rồi chiên, không mùi vị, ăn đệm với khoai tây. Lâu lắm, may ra mới có một bữa thịt gà. Thức ăn của Mỹ như các loại kẹo, ice cream và sản phẩm của hãng Coca Cola được bày bán khắp nơi. Tôi cũng thấy vài nhà hàng McDonald’s và Pizza Hut. Sản phẩm tiểu công nghệ của Nga như thủy tinh và đồ gỗ thì tuyệt đẹp, vì được làm bằng tay. Hệ thống Metro của Nga tại Moscow rất tối tân, dù đã được hoàn tất cách nay nửa thế kỷ. Cứ 30 giây – vâng, 30 giây – thì một chuyến tốc hành đến và một chuyến đi ngược lộ trình với chiếc kia. Trong sinh hoạt hằng ngày, người Nga không ăn mặc giản dị, xềnh xoàng như người Mỹ. Những buổi trình diễn ballet, skate on ice làm tôi say mê bao nhiêu thì những màn vũ dân tộc và những bản dân ca cũng khiến hồn tôi giao động bấy nhiêu. Âm hưởng dân ca của Nga mang nặng niềm thống thiết của dân du mục.

BM
  
Dân Nga rất kiêu hãnh về Red Square, vì đó là biểu tượng của thủ đô. Khi thấy trong hình và phim ảnh, tôi cũng nghĩ Red Square rất vỹ đại. Nhưng sau khi thấy tận mắt, tôi nghĩ – không phải vì định kiến chính trị – Red Square không là gì cả; vì thiếu sự hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Khu vực Red Square được lát bằng gạch, trên triền đồi thoai thoải, diện tích khoảng một phần ba của công trường Thiên-An-Môn. Phần cao nhất của Red Square là tòa nhà của chính phủ và mộ của Lenin. Chân đồi bên này là ngôi nhà thờ với những chóp cao hình tròn, chạm trổ và sơn phết rất rực rỡ. Chân đồi bên kia chỉ là một lối đi rộng lớn. Lối đi này, vào những dịp diễn hành để phô trương lực lượng, được Hồng Quân Nga cũng như thiết giáp và các cơ giới nặng dùng làm lối ra. Bây giờ, trên lối ra này, người ta xây một ngôi nhà trên cao, phía dưới để trống vừa đủ cho bộ hành và xe hơi nhỏ ra vào. Lối vào Red Square, phía nhà thờ, cũng được chận lại bằng nhiều dãy trụ xi-măng, với mục đích không cho thiết giáp và cơ giới nặng vào điện Cẩm-Linh.

Trước điện Cẩm-Linh, ban đêm, trong khi những cặp tình nhân trẻ thủ thỉ bên nhau những lời mặn nồng thì những người Nga lớn tuổi lại chậm bước, lòng hướng về một thủ đô đã đổi tên: St. Petersburg.

BM
  
St. Petersburg là một thành phố mang nặng di tích lịch sử của Nga-Hoàng. St. Petersburg không chinh phục được cảm tình của tôi nếu không có ngôi nhà thờ cổ còn hằn vết đạn của thời Hitler xâm lược và những bức tranh đầy sinh động của Ivan Aivazovsky, W***ily Kandinsky, Pavel Filonov, v. v…

Những dòng sông ở St. Petersburg đã để lại trong hồn tôi rất nhiều lưu luyến. Những dòng sông im lìm, nhẫn nhục, chỉ biết len lõi trong từng ngõ ngách của thành phố trước sự kiêu căng thách đố âm thầm nhưng lố bịch của từng dãy lâu đài nguy nga. Lúc xuôi theo giòng Neva, trong khi mọi người lưu ý đến mấy chiếc cầu dựng đứng – vào những giờ nhất định – để tàu thủy có thể đi qua, thì tôi chỉ nghĩ đến những gì tôi đã thấy trên đoạn đường loan lỡ sau khi vào biên giới Nga.

Trên đoạn đường loang lở đó tôi đã thấy những xóm nhà lụp xụp. Thỉnh thoảng tôi mới thấy một chiếc xe hơi cũ thật cũ đậu dưới tàng cây, không biết xe còn xử dụng được hay không. Nơi khoảng sân hẹp, mỗi nhà thường cất một cái chòi nhỏ, mái và chung quanh được bọc ny-lông, để trồng hoa màu. Tôi cũng thấy người dân quê canh tác bằng tay chứ không bằng máy.

Những hình ảnh nghèo khó này cứ theo tôi mãi.

BM  
  
Nhưng khi đến Minsk, mọi hình ảnh đều bị đẩy lùi về quá khứ, chỉ còn trong tôi nỗi xót xa của một người vừa biết nơi mình nương náu hơn hai mươi năm qua đang bị xâm phạm nặng nề! Từ Minsk đến Riga, tôi thấy các thành phố đều treo cờ rũ và mọi người dân địa phương có vẻ sốt ruột, dán mắt vào TV hoặc ngóng tin tức từng giờ. Điều làm cho tôi xúc động nhất là hôm 14-09, lúc 12 giờ trưa, tại khách sạn Scandic thuộc thành phố Helsinki của nước Finland, ban giám đốc đã yêu cầu mọi người đứng nghiêm, dành năm phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân của khủng bố tại Hoa-Kỳ.

Trong khi đứng nghiêm tôi vẫn bị những lời tường trình của xướng ngôn viên đài truyền hình CNN – từ chiếc TV lớn treo nơi góc phòng khánh tiết – chi phối. Tôi đau đớn, xốn xang trong lòng như ngày xưa, năm 1968, hay tin Việt-Cộng tấn công và cưỡng chiếm thành phố Huế, quê Ngoại của tôi.

BM
  
Sau khi Huế được quân lực Việt-Mỹ giải tỏa, tôi nôn nóng muốn trở về để nhìn sự tang thương và đổ nát của quê Ngoại. Bây giờ, tại phi trường Helsinki đợi máy bay để sang Frankfurt, tôi cũng nôn nóng muốn trở về một nơi mà tôi gọi là nhà – Home. Nhưng bà nhân viên hãng hàng không Lufthansa, sau khi nhìn vé máy bay và thấy rõ ràng tôi không phải là một người da trắng, tóc màu, đã khẳng định:

– Bà có vé. Tôi sẽ ghi tên bà vào danh sách, nhưng sẽ không có chỗ cho bà. Bà phải chờ, vì đây là chuyến phản lực 747 đầu tiên từ Đức vào lục địa Hoa-Kỳ.

– Vé của tôi mua từ lâu, tại sao bây giờ tôi phải chờ? Và chờ đến bao giờ?

– Rất tiếc, tôi không biết bà phải chờ đến bao giờ. Khi nào có chỗ chúng tôi sẽ thông báo cho bà. Hiện tại, chúng tôi có rất nhiều hành khách ứ đọng từ mấy ngày qua. Và chuyến bay này, từ Helsinki đến Frankfurt để về Nữu-Ứớc, chỉ dành ưu tiên …

Không đủ kiên nhẫn chờ bà ấy nói hết câu, tôi cắt ngang:

– Tại sao tôi mới rời nhà chỉ có hai tuần mà nay tôi không thể trở về, hả?

Bà ấy ngạc nhiên, nhìn tôi, gằn giọng:

– Nhà?

Tôi đáp với giọng nghèn nghẹn như sắp khóc:

– Vâng. Nhà của tôi.

– Cho tôi xem thẻ thông hành.

BM
  
Chỉ nhìn thoáng qua P***port, bà ấy thay đổi thái độ ngay:

– Vâng. Bà là công dân Mỹ. Bà ưu tiên đi chuyến bay này.

Tôi cúi xuống xách hành lý, lòng âm thầm tạ ơn nước Mỹ, nơi đã cho tôi hiểu thế nào là giá trị thực tiễn của tự do, dân chủ và công bằng. Và trên tất cả mọi điều, nước Mỹ đã cho tôi cơ hội thể hiện tinh thần tự lập của một phụ nữ.



Điệp Mỹ Linh

BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2019 lúc 9:36am

Cây cầu    <<<<<

Image%20result%20for%20Cây%20cầu%20pinterest
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2019 lúc 11:16am

Tuổi Xuân Huy Hoàng, Tuổi Già Hiu Quạnh


Margaret Thatcher là nữ thủ tướng đầu tiên của Anh quốc, cũng là một trong những chính trị gia quyền lực nhất trong lịch sử, được truyền thông gọi là “Người đàn bà thép” (Iron Lady) của nước Anh. Nhưng đằng sau hào quang chính trị, “người phụ nữ thép” ấy lại phải chịu đựng nỗi buồn vô tận của sự cô độc và bi ai.

Có sự nghiệp và tình yêu, nhưng thất bại khi làm mẹ
Thatcher từng nói rằng, trong thế hệ của bà, sẽ không có một người phụ nữ nào trở thành thủ tướng. Nhưng chính bà lại làm được điều ấy. Bà không chỉ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên ở Anh, chứng minh rằng phụ nữ có thể đặt chân lên bục vinh quang vốn thuộc về nam giới, mà còn làm được điều mà nam giới không thể làm.
Thời trẻ, Thatcher học hành rất chăm chỉ, nhờ vào nghị lực và sự kiên trì bền bỉ, bà đã thi đậu vào trường đại học Oxford. Thatcher đã trở thành nữ ứng cử viên của Đảng Bảo Thủ ở tuổi 25.

Vào thời điểm này, bà gặp Denis, một thương nhân giàu có đang điều hành tập đoàn của gia đình. Denis yêu Thatcher ngay từ cái nhìn đầu tiên, lúc ấy là một cô gái trẻ xinh đẹp và có đầu óc chính trị. Không lâu sau hai người tiến đến hôn nhân, sau hai năm kết hôn họ sinh được đôi long phụng – một trai, một gái.

Nhưng bà mẹ trẻ như Thatcher không có nhiều thời gian dành cho con cái. Khi cặp song sinh mới được hơn hai tuần tuổi, bà lập tức quay trở lại với sự nghiệp chính trị của mình. Lúc ấy, Denis luôn ở phía sau âm thầm ủng hộ vợ, Thatcher đạt được hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân nhưng trong quan hệ với con cái bà lại là một người mẹ thất bại.

Bà bận rộn với các hoạt động chính trị, bỏ bê việc giáo dục con cái, cuối cùng trở thành trường hợp “mẫu từ tử bại”, ý nói mẹ tài giỏi nhưng con thì thất bại.

Những năm cuối đời, Thatcher từng nói rằng: “Nếu thời gian có thể quay ngược lại, tôi tuyệt đối sẽ không bước chân vào đấu trường chính trị, vì gia đình tôi đã phải trả giá quá đắt cho điều ấy”.

Bởi vì trong suốt sự nghiệp, Thatcher luôn bận rộn với các hoạt động chính trị, đến mức không còn thời gian và tâm trí dành cho con cái. Quan hệ giữa bà với cô con gái Carol vô cùng lạnh nhạt; mặc dù cậu con trai Mark gần gũi hơn nhưng lại không cho bà được nở mày nở mặt. Cậu bé ham chơi, lười học, chẳng những thành tích học tập kém mà còn ỷ lại vào quyền thế của mẹ mà tỏ ra cao ngạo, thường “xưng vương xưng bá” trong những năm học đường.

Sau khi trưởng thành, Mark tham gia cuộc đua xe Paris-Dakar Rally năm 1982, sau đó bị lạc nhiều ngày trong sa mạc Sahara. Đây là lần đầu tiên kể từ khi tiếp nhận vị trí thủ tướng, Thatcher rơi nước mắt trước mặt công chúng. Bà đã phải chỉnh cầu chính phủ các nước giúp đỡ để giải cứu con trai.

Sau khi được cứu, con trai của Thatcher lại tiêu phí một lượng rượu lớn trong khách sạn nhưng không chịu chi trả. Cậu cho rằng việc chính phủ giải quyết giúp mình là điều đương nhiên nên không ngừng tranh chấp với ban ngoại giao và các nhân viên khách sạn, cuối cùng cảnh sát phải đích thân can thiệp.

Những năm sau đó, Mark lại mượn địa vị của mẹ và tiền tài của vợ mà không ngừng chơi bời, tham gia các hoạt động mạo hiểm, tiêu tiền tốn của. Khi tham gia vào cuộc đảo chính ở Guinea, cậu bị bắt ở Nam Phi và bị kết án 4 năm tù treo cùng với khoản tiền phạt khoảng 313.000 bảng Anh. Bà Thatcher cũng buộc phải cầm tiền đi Nam Phi để chuộc con trai về.

Những năm cuối cùng khiến người đời cảm thán mãi không thôi
Thủ tướng Thatcher từng nói rằng, nhà là nơi mà bạn không cần phải làm bất cứ điều gì.
Trong ngày kỷ niệm 50 năm kết hôn, Thatcher bất ngờ đột quỵ và mất đi một phần ký ức. Hai năm sau chồng bà qua đời, đó là cú sốc mạnh đối với Thatcher khiến trí nhớ của bà ngày càng kém hơn, bà thường nghĩ rằng ông vẫn còn sống trên đời. Nỗi đau mất chồng không hề thuyên giảm theo thời gian, có một lần tỉnh dậy giữa đêm khuya, bà đã khoác lên mình một bộ quần áo trang trọng, rồi đi đến viếng mộ phần của ông.

Trong lễ sinh nhật lần thứ 77, Thatcher nhận được bốn tấm thiệp chúc mừng, bà bày chúng lên bàn và đăm chiêu ngắm nhìn. Lúc ấy, con trai bà sống ở Tây Ban Nha, con gái thì ở Thụy Sĩ, những đứa cháu đang ở Mỹ, tất cả những người thân yêu đều hiếm khi trở về thăm bà. Carol, con gái của Thatcher tâm sự: “Một người mẹ không thể mong đợi những đứa con đã trưởng thành của mình bỗng chốc trở nên vồn vã, nồng ấm – điều mà chúng không quen”. Đánh đổi cho những năm tháng huy hoàng trên vũ trường chính trị là một tuổi già cô đơn, hiu quạnh. Bà không thể hy vọng được vui hưởng tuổi già bên con cháu, thậm chí một mơ ước con cái sẽ trở về thăm nhà cũng là mơ ước quá xa vời. Đời người giống như một vòng quay tuần hoàn, khoảng thời gian không có người thân bên cạnh ai ai cũng từng trải qua, với Thatcher là những năm cuối đời trống trải, còn với các con của bà là một tuổi thơ thiếu vắng hình bóng mẹ.

Vào lễ đại thọ ba năm sau, có lẽ vì quá tưởng nhớ đến những ngày tháng nhộn nhịp trước kia, nên bà đã tổ chức đại tiệc với 650 khách tham dự, ngay cả Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng tử Charles và Thủ tướng Tony Blair đều đến chúc thọ bà. Thatcher đã lấy lại phong thái năm xưa, vẫn là nụ cười tự tin như ngày nào, nhưng đáng tiếc tất cả chỉ giống như một ánh đèn loé lên trong phút chốc.
Còn lại bên bà, vẫn là màn đêm tịch mịch và những căn phòng hoang vắng không một bóng người thân.

Ở tuổi xế chiều, nhà mới là nơi cuối cùng chúng ta trở về
Trong những năm tháng dài dằng dặc cùng với nỗi cô độc lúc cuối đời, Thatcher lại bị đột quỵ. Mọi thứ đối với bà đều trở thành thử thách, ngay đến xem báo cũng rất khó khăn, vừa đọc câu sau đã quên câu trước. Ở tuổi xế chiều, Thatcher phải chịu nỗi khổ về tinh thần, cơ thể cũng bị bệnh tật tàn phá, lại còn phải chịu đựng sự lạnh nhạt và xa cách của con cái.

Trong phòng, bà đặt rất nhiều bức ảnh của chồng, con, và các cháu. Nhưng bên cạnh bà lại không có bất cứ người thân nào, làm bạn với bà chỉ có bác sĩ và y tá. Cho đến phút lâm chung, con trai, con gái cũng không có mặt kịp thời để lo lắng hậu sự cho bà.

hững năm cuối đời của Thatcher thật khiến người đời phải cảm thán, nhưng làm sao trách được mệnh Trời? Ai ai cũng phải sống cho xã hội, cho thân nhân, và cho chính mình. Những năm tháng son trẻ khiến con người ta chìm đắm trong sự nghiệp, trong danh vọng và hào quang của quyền lực. Nhưng khi ánh hào quang ấy qua đi, ta chỉ còn lại ta, chỉ còn lại cái thân xác đã hao mòn vì năm tháng. Vậy thì, đâu mới là cuộc sống đích thực của chúng ta? Là tuổi trẻ ước mơ hoài bão, là những năm tháng phồn hoa, là vinh quang tột đỉnh, hay là một tinh thần thản đãng và bình yên?

Với cố thủ tướng Anh Margaret Thatcher, có lẽ bà là người thấu hiểu hơn ai hết rằng: Sự nghiệp có thể cho chúng ta danh tiếng, địa vị và cảm giác thành tựu. Nhưng đến lúc chúng ta cởi bỏ chiếc áo choàng danh vọng ấy, thì trong đêm khuya một mình thanh tĩnh cũng là lúc chúng ta hiểu rằng ai cũng sẽ dần dần già đi. Danh tiếng cuối cùng rồi cũng sẽ phai nhạt, cảm giác thành tựu rồi cũng dần tan biến. Tiền dẫu còn giữ lại được, thì khi già cả yếu ớt, cả núi vàng biển bạc cũng không thể mang lại hạnh phúc. Cuối cùng, chỉ có gia đình mới là nơi trở về, nơi cho ta nương tựa.

Lúc bị thương, nhà là một chiếc ô che mưa chắn gió, lúc vui vẻ nhà là nơi hạnh phúc ấm áp đong đầy. Sự nghiệp không thể nào thay thế cho tình người, công danh cũng không thể thay thế cho một gia đình hạnh phúc. Đáng tiếc đến giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, rất nhiều tỷ phú và những chính trị gia quyền lực mới nhận ra điều này.

Mong rằng những ai đọc bài viết này sẽ hiểu được, tiền tài, danh tiếng chỉ là những thứ nhất thời, đều không thể đem lại cho chúng ta hạnh phúc lâu dài, chỉ có gia đình mới là nơi chúng ta dựa dẫm cả đời, là nơi đáng tin cậy và là nơi cuối cùng chúng ta đi về.
Nguyện cho những ai đọc bài viết này đều cùng gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc một đời.

Theo Soundofhope
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2019 lúc 7:56am

Chàng Gù Nhà Thờ Đức Bà QUASIMODO 


Vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris ngày thứ hai đầu Tuần Thánh, 15 tháng 4, vừa qua khiến khắp thế giới ngẩn ngơ tiếc nuối. Nhưng nay lại có một phản ứng phụ khá tức cười. Người Pháp đổ xô tìm mua cuốn tiểu thuyết “Nhà Thờ Đức Bà” của văn hào Victor Hugo. Cuốn truyện viết từ năm 1831 bỗng nhiên được phủi bụi sau 188 năm. Không biết có phải dân Pháp tìm đọc lại vì cuốn truyện được coi như một tiên tri của trận hỏa hoạn mới xảy ra không? Đoạn…tiên tri đó như sau: ““Mọi con mắt đều hướng lên phía trên nhà thờ. Cái chúng trông thấy thật kỳ lạ. Trên đỉnh tháp cao nhất, một ngọn lửa lớn bốc cao giữa hai gác chuông. Những cột lửa cuộn xoáy. Một ngọn lửa lớn lộn xộn, giận dữ, gió cuốn lên từng mảng trong màn khói mù mịt. Phía dưới ngọn lửa ấy, hai máng nước như hai miệng quỷ phun ra không ngừng trận mưa bỏng dẫy… Một sự câm lặng kinh hoàng giữa đám ăn mày. Chỉ nghe tiếng kêu báo động của những phụ tá linh mục bị nhốt trong tu viện. Quảng trường bập bùng hàng nghìn bó đuốc như sao. Cảnh tượng hỗn độn này, trước khi bị vùi trong bóng tối, bỗng bừng lên như cháy trong ánh lửa. Sân nhà thờ rực lên, rọi ánh sáng lên trời. Đống lửa trên sân thượng vẫn cháy, chiếu ánh sáng ra xa, chiếu vào thành phố. Bóng của những tòa tháp khổng lồ phóng to lên, trùm lên mái nhà của Paris. Trong ánh sáng chúng tạo thành những khoảng tối. Paris dường như bị chấn động. Tiếng mõ xa xa rền rĩ. Bọn ăn mày vừa hú lên, thở hắt ra, chửi bới, vừa leo lên”.


Chàng gù Quasimodo Bọn ăn mày của gần hai thế kỷ trước không còn tụ tập chung quanh nhà thờ để “hú lên, thở hắt ra, chửi bới và leo lên”. Họ đã tan theo thời gian. Nhưng chúng ta phải trả họ lại với thời của họ. Thời đó, họ là chứng nhân cho chuyện tình của nàng gypsy Esméralda. Chuyện tình mà anh gù Quasimodo chỉ xách xe chạy vòng ngoài. Anh gù Quasimodo là một người tình tội nghiệp. Tình yêu của anh là mối tình vô vọng nhưng vô cùng mãnh liệt. Chắc tôi phải kể sơ qua cốt truyện của cuốn tiểu thuyết mà tôi đã đọc từ những ngày sinh viên Văn khoa, đúng nửa thế kỷ trước.

Esméralda là một cô gái du mục múa hát trước nhà thờ để kiếm sống. Với khuôn mặt nhẹ nhõm, xinh đẹp, vóc dáng gọn gàng, thanh mảnh, điệu múa nhí nhảnh, vui tươi, cô được tất cả mọi người mến mộ. Giám Mục Claude Frollo, tuy tu hành, cũng chết mê chết mệt vì cô gypsy quyến rũ này. Bị giằng xé giữa bản năng và luật lệ của một người tu trì, ông sống trong tình yêu trái khoáy. Ông ra lệnh cho Quasimodo, tên kéo chuông nhà thờ vừa gù vừa điếc vừa ngọng, bắt cóc cô gái cho ông. Việc không thành vì viên Đại Úy hào hoa phong nhã Phoebus đã cứu cô và bắt giữ Quasimodo. Ngày hôm sau, anh gù bị đánh bằng roi, gông cổ  và bêu riếu trước công chúng. Anh khát nước nhưng viên lính canh giữ đã đổ nước quanh người nhưng không cho anh uống. Anh van nài trong vô ích. Đúng lúc đó, bất nhẫn trước cảnh này, cô nàng Esméralda leo lên bục, mang vò nước tới cho anh uống. Được cứu sống qua cơn khát cháy họng, Quasimodo đem lòng yêu cô gái gypsy. Anh chàng gù, tuy tật nguyền thể xác nhưng tâm hồn không tật nguyền, cũng rơi vào một tình yêu vô vọng. 


Trong một vụ lộn xộn ngoài đường phố, Esméralda bị lâm nạn và được viên Đại úy đẹp trai Phoebus giải cứu. Nàng đem lòng yêu viên Đại úy đẹp trai này. Viên Đại Úy tuy không yêu cô gái của đường phố, nhưng tính lợi dụng để thỏa mãn xác thịt. Giám Mục Frollo nổi máu ghen, dùng dao đâm chết viên Đại Úy khi ông này tới phòng tù ti với người yêu. Sau đó, viên Giám Mục dùng quyền uy của mình để đổi trắng thay đen, quy tội giết người cho nàng Esméralda. Nàng bị xử treo cổ. Ngày hành hình, Quasimodo đu dây từ gác chuông nhà thờ xuống giải cứu và giấu Esméralda trong phòng trên gác chuông. Giám Mục Frollo tìm được Esméralda, đột nhập vào phòng, bị cự tuyệt nên cho lính bắt và xử tội treo cổ, lần thứ hai. Giám Mục Frollo, đứng từ trên cao, phá lên cười thỏa mãn khi Esméralda bị treo lên giàn giá khiến Quasimodo tức giận, xô ông từ trên gác chuông té xuống đất chết. Như điên cuồng, Quasimodo đi tìm và thấy xác Esméralda bị bỏ nằm trên sàn một nhà mồ. Anh gù ôm Esméralda và nhịn đói chết chung với người anh yêu. Trong suốt cuộc sống, anh gù không dám mơ tới diễm phúc được ôm người anh yêu trong tay, nhưng cuối cùng, đã được ôm thân hình Esméralda khi nàng chỉ còn là một xác chết bất động. Sau này, lúc khai quật, người ta thấy hai bộ xương nằm ôm nhau, một bộ không bình thường. Khi các nhà khai quật định tách hai bộ xương ra thì bộ xương không bình thường bỗng tan thành tro bụi.


Một cảnh trong phim “The Hunchback of Notre Dame”Cuốn tiểu thuyết “Notre Dame de Paris” đã nhiều lần được quay thành phim. Theo Wikipedia, bản tiếng Anh, có tất cả 14 phim được quay dựa trên cuốn tiểu thuyết bất hủ này. Trong số đó có mười cuốn mang tên “The Hunchback of Notre Dame” được quay từ năm 1911 đến năm 2002; hai cuốn mang tên “Esmeralda”; một cuốn mang tên “Big Man on Campus” và một cuốn mang tên “The Darling of Paris”.

Người ta ghi nhận được nhiều điểm lý thú quanh những tác phẩm điện ảnh ăn theo cuốn tiểu thuyết. Cuốn được quay sớm nhất là cuốn “Esméralda”, năm 1905. Đây là một cuốn phim câm do minh tinh Denise Becker đóng vai Esméralda và tài tử Henry Vorins trong vai Quasimodo. Dĩ nhiên thế hệ tôi chẳng biết các tài tử rất xưa này mặt mũi ra sao.

Cuốn “The Darling of Paris” cũng là một cuốn phim câm được quay vào năm 1917 với hai tài tử Theda Bara và Glen White do William Fox sản xuất. Phim này nay không còn giữ được trong các văn khố. Tên hai tài từ này, thế hệ tôi cũng mù…câm!

Cũng vẫn trong thời kỳ phim câm, nước Anh đã sản xuất, vào năm 1922, cuốn “Esméralda” với tài tử Booth Conway trong vai Quasimodo và nữ tài tử Sybil Thorndike trong vai Esméralda. Phim này có hai điểm đặc biệt. Phim tuy mang tên “Esméralda” nhưng lại chú trọng vào nhân vật Quasimodo nhiều hơn. Nhân vật Esméralda đã bị lép vế lại do một nữ tài tử đã luống tuổi đóng nên mất hết vẻ quyến rũ.

Mười cuốn phim mang tên chính thống “The Hunchback of Notre Dame” được sản xuất từ năm 1911 đến 2002. Hai cuốn của năm 1911 và 1923 cũng vẫn chưa biết nói. Nhưng cuốn sau là một cuốn phim khá tốn tiền so với những phim cùng thời. Ngốn tới 3 triệu rưởi đô thời đó! Chỉ có hãng phim danh tiếng Universal mới chịu chi như vậy khiến cuốn phim được đánh giá là “super jewel” (hột xoàn khổng lồ)!

Có ba cuốn là phim hoạt họa. Một cuốn do Úc sản xuất vào năm 1986. Hai cuốn do Walt Disney làm vào năm 1996 và 2002.

Tôi chú ý đặc biệt tới hai cuốn. Cuốn của lần quay năm 1939 có sự góp mặt của hai tài tử gạo cội của làng điện ảnh là Charles Laughton và Maureen O’hara trong hai vai chính Quasimodo và Esméralda. Đây là một phim đen trắng. Năm 1956, phim được quay lại với hai tài tử cũng nổi tiếng của thời đó là Anthony Quinn và Gina Lollobrigida trong hai vai chính. Lần này là phim màu. 


Gina Lollobrigida và Anthony Quinn trong phim “The Hunchback of Notre Dame”Cuốn phim màu này được chiếu ở Sài Gòn đã thu hút một số khán giả kỷ lục. Dĩ nhiên hồi đó tôi không bỏ qua. Tới bây giờ tôi phải thú nhận là nhớ tới bộ phim hơn nhớ tới cuốn truyện. Và mê say anh chàng gù Anthony Quinn. Quasimodo Anthony Quinn được hóa trang nhẹ nhàng hơn Quasimodo Charles Laughton. So hai anh gù thì anh gù Anthony Quinn…đẹp trai hơn nhiều. Cả hai phim đều không lấy tên theo tên cuốn truyện mà đổi thành “The Hunchback of Notre Dame”.Phim được trình chiếu ở Sài Gòn mang tên tiếng Pháp “Le Bossu de Notre Dame”. 

Tuổi trẻ chúng tôi ngày đó say mê với vóc dáng của cô nàng Gina Lollobrigida trong chiếc áo đỏ bó sát rất quyến rũ. Cô gypsy duyên dáng với những nét múa lả lơi, đôi chân rực lửa, đôi mắt gợi tình, những vòng uốn ẻo lả, nhịp nhàng theo tiếng trống đã bắt hồn chúng tôi. Bóng dáng của cô nàng minh tinh Ý đầy sức sống từ phim này bám theo chúng tôi trong một thời gian dài. Vẻ đẹp của Lolo, tên gọi thân thương, vừa kiêu sa, quý phái, vừa tự nhiên. Với thế hệ chúng tôi, Gina Lollobrigida là đàn chị. Nàng sinh năm 1927, nhưng vẻ trẻ trung của Lolo hình như không giảm đi với thời gian. Nàng đã ngưng đóng phim từ năm 1968, nhưng tới nay, tuy đã 92 tuổi, nhan sắc của Gina hình như không bị thời gian tàn phá. Những bức hình mới đây vẫn cho thấy một Gina Lollobrigida tươi vui với hai thú vui nghệ thuật: nhiếp ảnh và điêu khắc. Thiệt đáng công ngưỡng mộ và say mê của chúng tôi ngày đó!

Không đẹp cũng khiến mọi người say mê là nhân vật chính Quasimodo. Quasimodo có tật gù bẩm sinh, là con của một người đàn bà du mục. Một đêm kia, bà cùng một đám du mục tìm cách đột nhập vào Paris nhưng bị Giám Mục Frollo chặn lại. Tất cả bỏ chạy, duy có bà này ôm một chiếc bọc nên bị Frollo đuổi theo bắt vì tưởng bà ôm gói đồ ăn cắp được. Khi đuổi người phụ nữ du mục này tới những bậc thang đá của nhà thờ, Giám Mục Frollo giật cái bọc khỏi tay bà và đạp bà té dập đầu xuống bậc thang chết tươi. Khi thấy trong bọc là một đứa bé đỏ hỏn, ông định thủ tiêu luôn đứa bé nhưng bị ngăn cản. Ông bị bắt buộc phải nuôi đứa bé trong nhà thờ. Ông đặt tên nó là Quasimodo, nghĩa là “Quái Dị”!

Lớn lên, Quasimodo được giao nhiệm vụ kéo chuông nhà thờ. Hắn sống ngay trên gác chuông và sùng bái Giám Mục Frollo. Lâu ngày chày tháng, tiếng chuông đã làm tai hắn điếc đặc. Với ngoại hình thiếu sót này, hắn ít khi bước ra khỏi nhà thờ vì mọi người khinh miệt hắn.

Khán giả của bộ phim chắc không khinh miệt như vậy. Hồi đó, sau khi xem phim, tôi còn rất khâm phục và say mê con người tật nguyền thân xác nhưng có một tâm hồn đầy đặn nhất trong phim. Có người tình si nào có được những hành động như Quasimodo? Yêu say đắm tới tôn thờ Esméralda nhưng khi nàng sai hắn đi tìm Đại Úy Phoebus, người mà nàng yêu, mang tới phòng nàng để nàng tâm tình, Quasimodo thi hành “mệnh lệnh” liền. Khi Esméralda và Phoebus sắp mặn nồng, Giám mục Frollo đã đâm chết Phoebus rồi đổ tội cho Esméralda. Nàng bị kết tội tử hình. Khi Esméralda sắp bị treo cổ, Quasimodo đã đu dây từ trên tháp chuông xuống giải cứu và giấu nàng trong phòng của hắn. Esméralda bắt hắn ngủ trước cửa phòng để canh gác cho nàng. Nửa đêm, hắn mang tấm khăn vào đắp cho Esméralda khỏi lạnh, nàng choàng dậy, tưởng hắn muốn làm bậy, đuổi hắn ra. Hắn buồn bã đập đầu vào chuông gây nên những tiếng động như than van oan ức. Nghe tiếng chuông nho nhỏ, Esméralda ra khỏi phòng và hiểu sự tình.


Tiếp đó là cảnh thơ mộng nhất của cuốn phim. Esméralda hối hận, choàng quanh người chiếc khăn đỏ của Quasimodo tặng, nhảy một bản nhạc rộn ràng. Quasimodo khoái chí vì lần đầu tiên được Esméralda nhảy riêng cho mình, đã tung mình lên rung chuông loạn xà ngầu. Kéo dây chuông lớn, đu lên chuông nhỡ, đạp lên chuông nhỏ. Cả thân hình rút ngắn đùa với giàn chuông vang lên nỗi mừng vui thánh thót dồn dập.

Chính vì cảnh rung chuông ngoạn mục này mà tôi phải tìm tới gác chuông để tận mắt nhìn thấy những quả chuông đẫm ướt tình yêu của một người yêu trong vô vọng. Cuối năm 1994, tôi có dịp tới Paris lần đầu tiên và đã tới ngay nhà thờ Đức Bà. Đứng trước khuôn viên rộng lớn trước cửa nhà thờ, tôi ngẩng đầu nhìn lên tháp chuông, cố tưởng tượng hình ảnh chàng gù đu dây xuống cứu người chàng thầm yêu Esméralda trên giá treo cổ. Tôi lần vào phía trong, tới chiếc cầu thang nhỏ bé tối tăm. Ngày đó, tính ra cũng đã một góc thế kỷ, chân cẳng tôi còn tốt, tôi mạnh dạn leo. Cầu thang gồm những bậc đá nhỏ, qua thời gian, đã mòn vẹt ở giữa bởi những bước chân người tạo thành phần lõm ở chính giữa, trông như một chiếc quạt xòe ra, rất khó đặt vững chân. Thêm vào, đây là cầu thang xoắn, vòng vòng như chiếc lò xo khổng lồ  rất khó leo. Tháp chuông gồm hai ngọn tháp, tháp Nam và tháp Bắc, cao 69 thước. Du khách phải leo 387 bậc tất cả. Khi đi chơi tôi thường mang giầy thể thao để cuốc bộ và leo trèo dễ dàng nên không có vấn đề chi. Nhiều vị nữ lưu điệu đàng diện giầy cao gót thì vô phương leo lên thăm anh chàng Quasimodo được. Bảng lưu ý đặt tại cầu thang cũng khuyên những người có sức khỏe không tốt không nên leo lên những bậc thang khó thương này.

Chuông trong Notre Dame de Paris.

Lên chừng nửa đường, tôi tới một phòng có trần rất cao dùng làm nơi bán quà lưu niệm và sách viết về “Notre Dame de Paris”. Từ nơi đây, người ta có thể tới thăm nơi chàng gù giữ Esméralda trong phim. 
Leo thêm 147 bậc là ngất ngưởng trên đỉnh tháp phía Nam. Tôi men theo một hành lang nhìn ra ngoài để ngắm cảnh Paris trên cao. Cả một Paris hùng vĩ, diễm lệ nằm dưới tầm mắt. 
Sát bên người là những tượng quái thú ngổn ngang chung quanh. Những tượng quái thú này không chỉ để trang trí mà còn là những máng xối hứng nước từ mái nhà chảy xuống.

Lên tới nơi, men theo một lan can chật hẹp, tôi đi qua tháp phía Nam, nơi treo những quả chuông lớn nhỏ của nhà thờ. Lan can này được che chắn để du khách khỏi té xuống phía dưới nhưng đồng thời cũng để phòng ngừa những người ưa làm chuyện khác người muốn hy sinh mạng sống nhảy xuống để lấy tiếng để đời!
Cuối cùng, gác chuông đây rồi. Quả chuông đầu tiên tôi nhìn thấy là quả chuông lớn nhất, nặng 13 tấn, mang tên Emmanuel. Quả chuông bự tổ chảng này chỉ được rung vào những dịp đặc biệt như lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, hoặc khi có các Giáo Hoàng mệnh chung…

Tôi lặng người khi tới tận nơi, cúi người lom khom rờ tận tay những quả chuông đã nhìn thấy trên màn ảnh tại một rạp chiếu bóng ở Sài Gòn nửa thế kỷ trước. Ngày đó, tôi không hề có ý nghĩ sẽ có ngày tới tận nơi đây để nhảy vào cảnh xa vời vợi trên màn ảnh. Tôi đi vòng quanh những quả chuông, nhớ lại những hình ảnh xa xưa, nhớ tới những ngày của tuổi mộng mơ. Ngày đó, trên màn hình trước mắt, Quasimodo điên cuồng với những quả chuông. Chuông vang vang tiếng khoan tiếng nhặt, tiếng trầm tiếng bổng, buông thả niềm vui đang ào ạt dâng lên trong lòng anh chàng gù si tình.
Tôi nhìn quanh. Không thấy Quasimodo đâu!

 07/2019
Song Thao
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Oct/2019 lúc 10:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.422 seconds.