Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2018 lúc 9:06am

Đoạn Trường


Ngày… tháng … năm

Ba ngày nằm liệt trên giường bệnh mới nhìn thấy rõ sự đối xử tàn tệ của gia đình bên chồng. Mình đói lã từ buổi sáng cho đến khi Triều trở về nhà. Bữa trưa, mọi người quây quần bên mâm cơm,  chẳng ai buồn hỏi han mình một tiếng xem có đói, có khát, có cần ăn, có cần uống thuốc hay không? Thân thể rã rời, mệt lã, mình không đủ sức ngồi dậy, nên đành nằm co người trong cơn đói, chờ vài chén cháo Triều mang về lúc xế chiều.

Đã vậy, cô em út còn miả mai “Anh Triều có hiếu với vợ dữ há”. Mình nuốt thức ăn không trôi  giữa hai  hàng nước mắt. Triều ôm vai mình không nói một lời. Mình không muốn làm cho  Triều buồn, nhưng nỗi tủi thân không sao ngăn được tiếng khóc. Bao lâu nay, mình miệt mài làm việc cả ngày lẫn đêm, không than một tiếng,  cũng chỉ là muốn giúp chồng làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Nhưng mình được gì, ngoài những nặng nhẹ, cay đắng. Mình hiểu họ muốn tỏ thái  độ…  nếu mình không thoả mãn được những yêu cầu. Triều vẫn không nói gì ngoài những tiếng thở dài sườn sượt.

Ngày… tháng… năm

Bây giờ thì mọi sự đã rõ ràng. Ngồi trước mặt mình và Triều, ông cha chồng cất  cao giọng:

-Bố mẹ muốn có một căn nhà riêng để ở cho thoải mái. Triều là con trai phải lo cho bố mẹ. Đó là bổn phận mà con phải làm.

Lời phán quyết của ông “sắt thép” nghe đến lạnh người. Triều ngồi đó, trên chiếc ghế rộng, cả người anh như thu lại. Nhỏ nhoi và cô độc đến tội nghiệp. Bà mẹ chồng từ tốn tiếp lời:

-Bố mẹ nuôi con cực khổ từ nhỏ đến lớn, lại còn chạy tiền, chạy của lo cho con ăn học. Chưa nhờ được đứa nào bố đã phải đi cải tạo hơn chục năm. Bây giờ con đã  học hành đỗ đạt, nên danh nên phận, có tiền có của thì phải lo mà báo hiếu bố mẹ cho phải đạo.

Tôi đưa mắt nhìn Triều. Anh quay đi cúi đầu xuống thấp. Cô em út  chanh chua thêm vào:

-Anh Triều là kỹ sư , lại còn có cả cái “shop” may của chị Quyên  thì cái nhà vài trăm ngàn có đáng là bao.

Đầu óc mình muốn nổ tung. Chỉ mong Triều lên tiếng để mình có dịp nói lên những điều phải nói. Nhưng anh chỉ im lặng. Lạ thật. Hình như trước mắt mình, không phải là Triều, người chồng mà bấy lâu mình vẫn nghĩ, anh là nơi nương tựa vững chải cho mình trong những cơn sóng gió của cuộc đời, mà chỉ là Triều, một đứa bé  lên năm lên tám, rụt rè sợ sệt trước cơn giận dữ của bố mẹ. Mình tức tối đến uất người. Thôi thì trước sau cũng phải nói. Nói một lần rồi ra sao thì ra, không lẽ cúi đầu vâng dạ, nhịn nhục đến suốt đời? Vừa định mở miệng thì Triều đã lễ phép thưa:

-Vâng, con sẽ cố gắng làm vui lòng bố mẹ.

Ông bà cụ đứng lên,  cô út cũng đứng lên theo, nhưng không quên trề môi:

-Cố với gắng… cứ làm như…

Bà mẹ chồng quay lại trừng mắt, cô ta nhún vai bỏ vào phòng.

Ngày… tháng… năm

Hai ngày nay mình làm việc miệt mài ở shop may. Ra đi từ lúc mọi người chưa thức dậy và trở về khi mọi người đã ngủ say. Cố tránh mặt Triều để lòng mình được bình tĩnh. Mong rằng, với thời gian mọi sự  sẽ lắng xuống và hy vọng  hai vợ chồng có thể ngồi xuống nói chuyện một cách ôn tồn. Trận cãi vã hai  hôm trước chỉ làm cho mình và Triều  cảm thấy bí lối. Thật sự, mình đã nóng nảy một cách quá đáng. Phần Triều cũng có lỗi là quá nhu nhược không dám trình bày sự thật  cùng bố mẹ anh. Triều viện  lý do:

-Anh nghĩ, dù có nói thế nào bố mẹ cũng không tin là mình không có tiền.

Mình bật cười (một nụ cười thảm hại làm sao!!!)

-Không thì sao. Vậy anh đào đâu ra tiền để mua nhà. Anh nghĩ mình có thể vay mượn được à?  Em nhắc cho anh nhớ, những  món nợ ngập đầu mình đang mang còn chưa trả hết đó nghe. Tại sao anh không nói rõ cho bố mẹ biết, từ ngày anh ra trường đến giờ, chưa đầy năm năm mà đã ba lần bị “lay off”,  “shop” may thì lỗ lã, mượn đầu này, đắp đầu kia. Nhà này rộng thênh thang sao không ở, lại đòi nhà khác. Hai đứa mình đi cả ngày, tối mịt mới về thì cũng chỉ có bố mẹ ở nhà thôi chứ có ai  phiền hà gì đến ông bà đâu.

Triều xuống giọng ra chiều áy náy:

-Nói gì thì nói, chứ bố mẹ chồng mà ở với con dâu thì cũng không làm sao bằng nhà mình.

Nỗi bực tức dâng cao trong cổ họng mình gằn giọng:

-Nè! con dâu này chưa có một lời nói, một thái độ thất lễ nào để anh phải nói câu đó nghe. Nếu  ai muốn tạo của cải riêng thì cứ tự nhiên,  chứ đừng vịn cớ này cớ nọ mà đổ tội cho người khác.  Có muốn thì tự kiếm tiền mua đi, tôi không có khả năng để làm chuyện đó.

Triều nhỏ nhẹ:

-Anh không có ý đó, nhưng anh sợ… có nhiều điều nói ra bố mẹ hiểu lầm… rồi tủi thân. Từ bé đến giờ anh chưa bao giờ làm phật ý bố mẹ.

Mình lùi lại nhìn Triều. Người đàn ông cao lớn,  trầm tĩnh và cứng rắn của những ngày trước đây sao? Không! đây không phải là Triều của ba năm trước, khi hai đứa quyết định lấy nhau. Ngày xưa, Triều luôn có quyết định mau chóng và dứt khoát trong mọi chuyện, sao giờ đây anh lại  nhu nhược và yếu đuối thế này. Có đúng như anh Kông nói “thì chỉ tại nó là đứa con có hiếu, có hiếu đến độ mù quáng,  không nhận ra cái đúng,  cái sai của bố mẹ mình”.

Ngày… tháng… năm

Lá thư của Như gửi cho mình từ Việt Nam bị bóc ra. Ba năm chung sống với nhau chưa bao giờ Triều làm điều này. Vậy thì ai vào đây? Mình lắc đầu ngao ngán, lẳng lặng  bước vào phòng không nói  một lời. Ngoài kia,  cô em út lại lên giọng móc ngoéo:

-Lại  có thư Việt Nam gửi sang đòi tiền , hèn gì mà anh Triều chẳng có tiền mua nhà cho bố mẹ.

Giọng Triều gắt gỏng vang lên:

-Miêng!  em lại nói bậy bạ gì nữa đây?

Chỉ chờ thế là bố chồng chen vào:

-Con Miêng nói không đúng sao?  Anh là đàn ông mà tiền bạc, chi tiêu bao nhiêu cũng do vợ nắm hết  là thế nào?

Mình không còn muốn nghe gì nữa hết. Nỗi chán chường tràn lên tận đỉnh đầu.  Mở nhạc,  đeo máy nghe vào, nhắm mắt lại, cố quên hết mọi sự,  lòng tự nhủ lòng “nếu muốn giữ lại tình cảm vợ chồng được êm đẹp, phải tập làm người mù và người điếc”.

Ngày… tháng … năm

Vậy là bố chồng đã ra tới “shop” may để làm nhiệm vụ kiểm soát. Chỉ mới ba ngày thôi mà chị Tư đã chạy vào nói nhỏ:

-Quyên ơi! ông già chồng của bà làm việc kiểu này là thợ thuyền đi hết đó nghe. Nhiều người bực mình vì cái lối dòm ngó, kiểm soát của ổng lắm rồi.

Mình thở dài nghĩ thầm “Hậu quả có ra sao thì cũng vừa ý Triều thôi”. Sau lần nói chuyện với chị Tư, mình mới để ý cái lối chủ cả của bố chồng:

-Chừng nào mới xong đống hàng này mà nói chuyện mãi thế?

-Ăn trưa gì mà lâu vậy?

Có người làm thinh, chẳng nói chẳng rằng, nhưng cũng có người xỏ ngọt:

-Bác ơi cháu làm ăn cái, chứ đâu có tính tiền giờ. Hễ cháu làm chậm thì vợ con cháu đói, chứ đâu có mắc mớ gì đến chủ “shop” mà bác lo chi cho mệt.

Bố chồng đâu biết rằng, mình phải biết điều, biết xử thì thợ mới ở lại làm việc lâu dài. Nếu không, họ chạy chỗ khác thì chủ “shop” coi như cụt tay. Khổ nỗi, cứ mỗi lần ông lên  giọng chủ cả thì  mình lại phải xuống nước giả lả với họ cho khỏi mích lòng. Đã mệt lại còn thêm chuyện cho đau đầu…

Ngày… tháng… năm

Mấy hôm nay bố chồng không ra “shop”, mình cảm thấy nhẹ hẳn người. Không khí trong “shop” cũng có vẻ dễ chịu. Buổi trưa ngồi ăn cơm với chị Tư mới biết lý do sự rút lui của ông. Đó là vì ông chạm mặt với anh Khiêm, người phụ trách khâu ủi đồ. Ngày trước, anh Khiêm và ông học tập  cải tạo chung. Anh Khiêm nói, ở trại tù  ông làm “ăng ten”, chuyên theo dõi và báo cáo việc làm của bạn tù cho cán bộ biết,  nhiều người bị tra tấn, hành hạ cũng vì hành động  thiếu tư cách và kém đạo đức của ông. Vì thế, khi gặp ông, anh Khiêm vừa hỏi thăm vài câu ông đã lẩn vào trong, rồi về lúc nào không ai hay.

Thì ra vậy! Cho đến giờ phút này thì mình có thể giải tỏa nỗi thắc mắc trong lòng “tại sao ông chỉ biết sung sướng cho ông mà không nghĩ đến nỗi khó khăn của người khác?”.

 

Ngày… tháng… năm

Chuyện gì đến rồi cũng phải đến. Mình  không kềm chế được những nỗi ẩn ức trong lòng khi bố chồng nói xa, nói gần về lá thư của đứa em ở Việt Nam gửi sang báo tin anh Hai của mình phải vào bệnh viện.

-Cứ nay người này đau, mai người kia ốm thì ở đây chỉ có nước bán nhà.

Cố nuốt cơn giận vào lòng, mình từ tốn:

-Thưa bố, ngày xưa bố chưa sang đây, tụi con phải gửi tiền về  cho bố mẹ mỗi tháng mà còn chưa phải bán nhà, thì có xá gì ông anh bệnh hoạn của con, một năm chỉ có hai trăm bạc.

Ông gầm lên như bị trúng đạn:

-Chị đừng có hỗn láo, cha mẹ chị dạy chị ăn nói với bố chồng thế à?

Mình đứng lên, hai tay nắm chặt để kềm giữ cơn run rẩy:

-Thưa bố, ba mẹ con dạy con phải biết sống vì người khác chứ đừng vì muốn sung sướng cho bản thân mà bất chấp sự đau khổ của người thân của mình.

Mắt ông tóe lửa,  tưởng chừng như muốn ăn tươi nuốt sống mình:

-Triều! mày có biết dạy vợ mày không? Đồ khốn kiếp, mày phải trừng  trị con vợ mất dạy của mày cho tao.

Mình nhìn ông bằng nụ cười lạnh nhạt. Ông nhảy bổ đến bên mình, vung tay lên. Nhanh như chớp,Triều kéo mình ra phía sau để rồi anh lãnh trọn một cái tát nháng lửa. Mình bước ra cửa, bỏ lại sau lưng những câu chửi rủa tục tằn.

Ngày… tháng … năm

Cuối cùng mình đành làm người thua cuộc. Sau mấy ngày suy nghĩ và cầu nguyện mình đã tìm ra một giải pháp tạm xem là yên ổn đôi bề. Mình không muốn Triều phải bị đay nghiến mỗi ngày vì cái tội bất hiếu, không chịu sắm sửa nhà  cửa cho bố mẹ. Mình quyết định dọn ra chung cư và  để căn nhà đó lại cho bố mẹ và cô em út của Triều.  Bạn bè cho rằng mình dại. Cái dại, cái khôn, đôi khi cũng khó mà chọn lựa. Thật sự, mình không nỡ nhìn Triều bị đay nghiến ngày từng ngày và cũng muốn được yên thân.

Bố chồng cấm mình từ rày không được léo hánh đến nhà ông-căn nhà mà vợ chồng mình tằn tiện để có đủ tiền down mà mua nó. Đến bây giờ vẫn còn trả nợ… và rồi sẽ tiếp tục trả thêm mười lăm năm nữa- dẫu ông có bệnh hoạn cũng không muốn mình tới thăm.

Cám ơn bố chồng đã nói dùm điều mình muốn mà không dám nói.

Ngân Bình

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2018 lúc 7:25am

Mùa thu tội nghiệp


Image%20result%20for%20beautiful%20autumn%20sunset

Chị Bông đi chợ Việt Nam, quầy trái cây mùa nào thức ấy, những loại trái cây ngon Việt Nam đã giữ chân chị lâu hơn.

Chị thấy một cô gái trẻ mặc váy ngắn áo hở cổ mát mẻ đang săm soi chọn mít, người cha già đứng bên chiếc xe chợ kiên nhẫn chờ đợi. Cuối cùng cô gái chỉ vào một quả mít to và người cha khệ nệ vần trái mít ra sát bìa quày để dễ dàng bê đặt xuống xe.

Chị Bông thấy tội nghiệp ông già ghê, chắc con gái ăn mặc đẹp điệu đàng không dám bê quả mít sợ bẩn tay bẩn áo.



Chị Bông đến gần và nhìn ông già ái ngại khi ông đang hì hục đẩy quả mít vào góc xe cho gọn. Cô gái như hiểu được ý chị, nàng cười cười giải thích:

– Cô ơi… chồng em đấy.

Và nàng liến thoắng:

– Anh ấy muốn làm bất cứ gì có thể để giúp vợ. Em sang Mỹ 2 năm mà vẫn thèm đủ thứ trái cây Việt Nam, này nhé, nhãn, vải, chôm chôm đắt mấy chồng em cũng mua, hôm nay thì em thèm mít nên mua hẳn một quả to về bổ ăn dần cho đã đời cô ạ…


Chị Bông ngượng ngùng vì đã hiểu lầm, nhưng cô gái vẫn hồn nhiên nói tiếp:

– Khi còn ở Việt Nam thì em có thèm gì món mít, em muốn ăn gì chả có. Bao nhiêu thứ trái cây ngon, trái cây quý chất đầy trong tủ lạnh ấy chứ.

Ông chồng quay mặt đi chỗ khác làm như không nghe thấy cô vợ trẻ nói gì.

Chị Bông nghĩ thầm chắc cô gái là con nhà giàu đã quen hưởng đầy đủ vật chất sung sướng, lấy ông già để sang Mỹ và lần hồi sẽ bảo lãnh cả nhà sang đây, chiến thuật đi định cư nước ngoài tuy chậm mà chắc.

Ông già dù đã nhuộm đen nốt mấy sợi tóc loe hoe còn lại trên cái đầu hói, dù diện quần jeans áo thun cho ra vẻ trẻ trung cũng không thể nào xứng tầm bên cô vợ trẻ này. Ông tuổi chắc 70 còn nàng chưa đến 30.

Chị ngẩn ngơ nhìn theo đôi vợ chồng đũa lệch khi ông chồng già đẩy chiếc xe chợ đi theo cô vợ trẻ tung tăng váy áo đi trước. Nhìn cảnh này ai mà chẳng nghĩ là cô gái dẫn bố già đi chợ.

Chị Bông về đến nhà không thấy chồng đâu, anh Bông đang ngoài vườn, cây lê quả chín bị sóc gặm hay chim mổ rơi rụng xuống đất anh đang nhặt bỏ vào bao rác, chị Bông chưa kịp kể cho chồng nghe chuyện ngoài chợ thì anh đã than thở:

– Mùa Thu về ai mộng mơ với lá Thu rơi còn tôi chỉ lo quét lá, lá càng rơi tôi càng chán.

– Anh đừng có kể công, hôm nay em đi chợ thấy một ông già chiều vợ lắm, ông vác một quả mít to và nặng cho vợ mà chẳng than thở gì.

– Thì bà vợ già của ông ấy yếu đuối…

– Trái lại, nàng là một cô vợ mạnh khỏe và rất trẻ đẹp.

Anh Bông lẩm bẩm:

– Nếu thế thì vác cả tạ gạo cũng vui vẻ chứ đừng nói bê quả mít.

– Ý anh muốn nói là những bà vợ già và xấu như tôi thì chẳng cần giúp, cứ mặc kệ cho đáng đời hả? Hả?

Anh Bông gỡ gạc:

– Bà già cũng có giá trị của bà, tôi đang dọn vườn cho bà đây nè.

Buổi chiều chị Bông nhận được một cú phone:

– A lô, tôi muốn hỏi thuê căn nhà đường Naomi Lane còn trống không ạ?

Chị Bông đáp:

– Vâng, chị muốn thuê nhà hả, nhà đang sẵn sàng để dọn vào.

– Chị cho vợ chồng em cái hẹn chiều mai xem nhà.

Chiều hôm sau chị Bông đến địa chỉ căn nhà mà chị đã cắm bảng cho thuê, khi khách đến chị Bông nhận ra ngay cô gái trẻ mua mít trong chợ mà chị đã gặp. Hôm nay nàng lại diện một cái váy khác tươi trẻ và nhí nhảnh hơn cả hôm đi chợ.

Cô gái cũng nhận ra chị Bông ngay, nàng ngạc nhiên:

– Ối giời ôi lại là cô mà em đã gặp ở chợ hôm qua lúc em mua quả mít.

Nàng hồn nhiên kể:

– Chồng em đã bổ quả mít ra. Ngon lắm cơ, anh ấy gỡ từng múi mít cho em ăn.

Bổ được quả mít to và bóc ra từng múi đã là công việc chẳng hứng thú gì với người phụ nữ, vừa tỉ mỉ vừa dơ tay, nếu không khéo thì nhựa mít dính tay thế mà ông già này phải bổ quả mít to tướng. Lấy vợ trẻ vợ đẹp thì phải chiều cho ra dáng đàn ông chứ chẳng lẽ ông rên hự hự và thều thào rằng: “Em ơi, anh không đủ sức cầm con dao phay bổ quả mít cho em đâu”.

Chị Bông nghĩ thế và mỉm cười, cô nàng cao hứng kể thêm:

– Chồng em giỏi lắm còn nấu cơm rửa bát cho em nữa cơ. Thương anh quá, cuối tuần nào em cũng đòi đi ăn nhà hàng để anh ấy… được nghỉ ngơi.

Rồi nàng quay ra nói với chồng:

– Ðúng là chúng mình có duyên với cô đây anh nhỉ? À, cô ơi em xin giới thiệu em là Mộng Châu, chồng em là Tín.

– Còn tôi là Bông. Mời anh Tín và cô Mộng Châu vào xem nhà.

Ông Tín ngắm nghía bao quát xung quanh căn nhà và nói với cô vợ:

– Cảnh đẹp đấy, căn nhà nằm dưới những tàn cây cao. Bây giờ là mùa Thu lá đang đổi màu. Mai kia mùa Thu chín lá sẽ vàng rực cả cây và rơi rụng càng thơ mộng em ạ. Chúng mình sẽ ngồi dưới gốc cây này uống trà ăn bánh chẳng hạn, và tận hưởng mùa Thu em nhé.

Cô Mộng Châu chẳng thèm để ý gì đến cảm xúc sung sướng của ông chồng già vừa vẽ ra hình ảnh hai vợ chồng hạnh phúc và thơ mộng với cảnh Thu, nàng vén váy bước vào trong căn nhà cũ kỹ và chê, cố tình cho chị Bông nghe từng lời rõ ràng:

– Nước Mỹ nổi tiếng giàu có văn minh mà nhà cửa không đẹp bằng ở Việt Nam. Nhà em ở trước kia là nhà mấy tầng, cổng to lớn cho xe ô tô chạy vào cơ, vườn cây hoa lá đẹp như trong phim truyện Hàn Quốc cơ…

Ông Tín ngượng ngùng ngắt lời vợ:

– Em kể chuyện nhà to nhà đẹp ra đây làm gì…

Chị Bông nghĩ thầm mình đã đoán không sai, cô tiểu thư này từng ở nhà cao cửa rộng, vật chất ê hề, chịu lấy ông chồng già hoặc vì ăn chơi quá độ nên cha mẹ “tống cổ” đi Mỹ cho khuất mắt, hoặc vì mục đích đi Mỹ đổi đời cho bản thân và cả gia đình sau này. Tâm lý của cô con gái nhà giàu ở Việt Nam sang Mỹ bỗng phải sống trong điều kiện tài chính hạn hẹp thời gian đầu thường bị “sốc” và thất vọng như thế.

Chị Bông nói:

– Nhà này tuy cũ nhưng sạch sẽ gọn gàng em ạ, lại là căn nhà cuối đường riêng tư với cây cao bóng mát mùa hè, với lá vàng ngập sân mùa Thu ai cũng thích, người thuê trước vì lý do công ăn việc làm họ mới phải dọn đi thôi. Em mà không thuê là có người khác thuê ngay.

Ông Tín thì thầm năn nỉ vợ:

– Em đồng ý nhé. Các căn nhà khác còn cũ hơn, xấu hơn mà chắc gì được chỗ đẹp như thế này.

Cô Mộng Châu ngẫm nghĩ, chắc biết khả năng ông chồng già chỉ có bấy nhiêu nên nàng đồng ý và không kêu ca gì nữa.

Cuối tuần vợ chồng ông Tín dọn vào nhà.

Ông Tín kê một bộ bàn ghế bên hông nhà dưới tàn cây rủ lá. Chị Bông đã tưởng tượng ra có những buổi chiều Thu mát mẻ hai vợ chồng ông Tín ra đây ngồi cùng uống trà, cùng ngắm lá Thu rơi mà vui lây.

***

Mùa Thu lá đổi màu làm đẹp cả khu phố, toàn những cây phong từ đời nào to cao sừng sững, nhất là con đường Naomi có ngôi nhà của vợ chồng ông Tín đang ở. Có lẽ nơi đây khi xưa là một rừng phong trước khi rừng được xẻ ra xây cất thành những khu nhà ở.

Từ đầu đường đến cuối đường hai hàng cây như chụm đầu vào nhau, chỉ thấy thấp thoáng trời xanh qua kẽ lá.

Mỗi khi gió nhẹ lá phong thoảng rơi vài chiếc, nhưng khi gió mạnh thì nhiều chiếc lá phong cùng lả tả rơi xuống bay bay trong gió thành những vũ điệu uyển chuyển tuyệt vời.

Chị Bông đến nhà vợ chồng ông Tín để thu tiền thuê nhà, họ gọi chị mấy ngày trước nhưng chị bận rộn, hôm nay sẵn đi công việc khác gần đây nên chị ghé vào.

Chiều thứ Bảy chắc sẽ có đủ mặt hai vợ chồng ở nhà, chị vừa thu tiền vừa thăm hỏi xã giao đồng hương luôn thể.

Chị Bông gõ cửa, khi cánh cửa mở ra thoáng nhìn bên trong chị Bông đã nhận ra cảnh bàn tiệc vừa tàn, đồ ăn thức uống, bát đĩa, ly chén, khăn giấy, vỏ chai, lon nước còn bừa bộn trên chiếc bàn dài và rộng được kê ra từ hai chiếc bàn nhỏ nối lại.

Ông Tín đang bận thu dọn bàn tiệc này, ông hơi lúng túng nhưng vẫn lịch sự mời chị Bông vào nhà để ông lấy tiền trả.

Chỉ có mình ông Tín ở nhà, ông chán nản chẳng cần giấu giếm:

– Chúng tôi vừa có tiệc sinh nhật Mộng Châu, cô ấy và bạn bè của cô ấy ăn xong lại kéo nhau đi đến địa điểm vui chơi nào đó. Tôi… ở nhà dọn dẹp, đi theo làm gì cho thêm mệt thân mà chẳng thích hợp với mình.

Lấy tiền xong, chị Bông định ra về nhưng ông Tín dường như quá cô độc và cần có người để trút nỗi lòng nên níu kéo khách ở lại:

– Chị Bông không bận gì thì cứ ngồi chơi trong khi tôi vừa dọn dẹp vừa kể chuyện. Ðã lâu rồi tôi chưa biết tâm sự cùng ai…

– Chuyện cô Mộng Châu, vợ ông?

– Vâng, niềm vui và nỗi buồn của tôi là nàng. Chị đã gặp chúng tôi vài lần, hôm nay chị trông thấy cảnh này chắc cũng đoán ra phần nào, biết đâu nay mai chị sẽ nhìn hoặc nghe thấy những cảnh tương tự thì chị sẽ không thắc mắc hay ngạc nhiên gì nữa.

Chị Bông tò mò ngồi lại một góc bàn lắng nghe ông Tín kể:

– Tôi góa vợ cách đây mấy năm, ba đứa con ở xa đều muốn tôi về ở với chúng. Nhưng vốn tính ăn chơi bay bướm từ thời trai trẻ, buồn tình vì cô đơn và bỗng dưng được tự do thảnh thơi làm lại cuộc đời tôi cao hứng muốn cưới vợ trẻ đẹp. Loại gái trẻ đẹp chịu lấy những ông già đáng tuổi cha tuổi chú như tôi thì chỉ có ở Việt Nam và đầy trên mạng. Tôi đã tìm được Mộng Châu một cách dễ dàng nhanh chóng.

Ông Tín thở dài :

– Tôi đánh đổi tất cả những tình cảm yêu thương của con cháu vì nàng. Các con tôi đã phản đối, đã buồn giận, các thân nhân họ hàng đã khuyên can, nhưng tôi bất chấp hết.

Chị Bông cảm thông:

– Tôi thấy ông luôn tỏ ra thương yêu và chiều chuộng nàng bằng tất cả tấm lòng chân thật, chắc nàng cũng hiểu điều đó.

– Vâng, nhưng tất cả những thương yêu chiều chuộng ấy không thể biến một ông chồng già thành chàng trai trẻ cho xứng với nàng được. Mộng Châu đang bắt đầu chán chường tôi rồi, thậm chí nàng coi thường tôi, cứ ngang nhiên vui chơi với bạn bè trang lứa, nếu tôi không tự ái chia tay thì cũng có lúc nàng sẽ thẳng thắn nói chia tay.

– Rồi ông tính sao?

Ông Tín rầu rầu:

– Chắc ngày ấy không xa đâu, vì Mộng Châu đã có thẻ xanh rồi. Tôi lại trở về cuộc sống độc thân.

Chị Bông nói đùa cho ông Tín bớt buồn:

– Nhưng chắc ông không lặp lại lần nữa, tìm cô tiểu thư con nhà giàu Mộng Châu thứ hai đâu nhỉ…

Ông Tín bỗng bật cười ha hả làm chị Bông ngạc nhiên tưởng mình đã nói gì sai trái:

– Chị vừa bảo gì? Cô Mộng Châu tiểu thư con nhà giàu?

– Chứ còn ai nữa, cô ấy đã mấy lần khoe cuộc sống giàu sang trước đây ở Việt Nam.

Ông Tín cười cho đã đời xong mới nói:

– Mộng Châu chỉ là biệt hiệu, tên thật của nàng là Nguyễn Thị Chuông..

Chị Bông ngạc nhiên:

– Nhưng gia đình cô ấy giàu có thì cái tên có ảnh hưởng gì đâu?

– Ai bảo chị là nhà cô ấy giàu có? Cô ấy…

Chị Bông sốt ruột tranh lời:

– Cô ấy khoe ngày ở Việt Nam từ cái tủ lạnh lúc nào cũng đầy ắp trái cây ngon, thức ăn ngon đến ngôi biệt thự to lớn mấy tầng, xe ô tô có thể chạy vào tận trong sân…

– Ðúng là Mộng Châu từng ở trong biệt thự cao sang, trong nhà có tủ lạnh lúc nào cũng đầy thứ ngon vật lạ. Nhưng vấn đề là cô Mộng Châu tức cô Nguyễn thị Chuông không phải là cô tiểu thư con ông bà chủ, mà chỉ là con sen, là đứa ở đợ mà thôi, gia phả nhà nàng ba đời bần cố nông, vì thế nên cô Chuông đã lên mạng tìm bạn bốn phương để đổi đời và đã đạt ước mơ sang Mỹ như chị đã thấy rồi đó.

Chị Bông chưa hết ngỡ ngàng:

– Thì ra thế, cô ấy cứ nói kiểu nửa vời làm tôi tưởng lầm. Gái Bắc kỳ khéo léo thật, tôi cũng là Bắc kỳ mà còn thua xa.

– Tôi biết rõ hoàn cảnh nàng, một ông già như tôi cưới được vợ trẻ đẹp là quá đủ rồi, sang Mỹ ai biết nàng từng là con sen con ở. Tưởng nàng sẽ an phận sống bên tôi lâu dài…

Ông Tín quay ra than van:

– Chắc kiếp trước tôi mắc nợ nàng chị Bông ạ, ngày vợ tôi còn sống bà ấy yêu thương săn sóc tôi từng bữa cơm từng giấc ngủ. Lấy Mộng Châu thì ngược lại tôi phải chiều chuộng hầu hạ nàng từng tí một mà nàng chưa vừa lòng. Các con tôi đã đoán trước điều này thế mà tôi cứ đâm đầu vào, không ngờ tình yêu ở tuổi già cũng đam mê, bồng bột mù quáng không thua gì tuổi trẻ.Tôi buồn lắm mà chẳng biết nói cùng ai, con cháu còn đây, thân nhân còn đấy nhưng tôi mặt mũi nào tâm sự với họ. Hôm nay được dịp nói với chị tôi thấy vơi nhẹ lòng.

Chị Bông an ủi:

– Thôi, ông Tín đừng buồn, coi như ông làm phước cứu nhân độ thế, mở hé cánh cửa cho đại gia đình bần cố nông cô Nguyễn Thị Chuông sẽ được đổi đời để thế hệ sau khá hơn.

Chị Bông chào ông Tín ra về, ông già lù khù lại lúi húi đứng trong bếp rửa tiếp đống bát dĩa cao chất ngất, mà nếu ở với con cháu thì công việc này không phải của ông.

Chị Bông bước ra ngoài, mùa Thu vẫn rực rỡ ngoài sân.

Chị Bông thấy bộ bàn ghế bên hông nhà phủ đầy lá phong rơi, có lẽ cả tháng nay vợ chồng ông Tín không hề ra đây ngồi hay quét dọn.

Cô Mộng Châu trẻ trung phơi phới yêu đời và đua đòi kia làm sao hiểu được thú vui của tuổi già, ngồi hàng giờ bên ông chồng già cùng uống trà và ngắm lá Thu rơi cho được.

Tội nghiệp mùa Thu làm đẹp cho đời cho mọi người nhưng ở góc phố này, góc đường này, nơi lá vàng nhiều nhất đẹp nhất thì mùa Thu lại bị bỏ quên hững hờ.

Tội nghiệp ông Tín ở cái tuổi mùa Thu cuộc đời đáng lẽ ông sẽ được an hưởng tuổi già bên con cháu hay nếu cho đời bớt lẻ loi thì tìm người bạn cùng trang lứa. Ham gì niềm vui ngắn ngủi bên cuộc tình so le để phải nghe tiếng gièm pha của người đời và ngậm đắng nuốt cay như thế này.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2018 lúc 7:19am

Câu Chuyện Mang Tựa Đề: "Cửa Hàng Bán Chồng" .


Đa số chị em chúng ta luôn đòi hỏi ở người bạn đời của mình sự hoàn hảo, nhưng chúng ta đâu biết rằng sự hoàn hảo không có trên cõi đời này. Chị em mình cùng đọc và suy ngẫm câu chuyện thú vị sau đây. Người phụ nữ hạnh phúc nhất là người phụ nữ chọn được cho mình người chồng tốt. Nhưng như thế nào là tốt thì các chị em phụ nữ hãy cùng tôi tham khảo một câu chuyện sau đây. Câu chuyện mang tựa đề: “Cửa hàng bán chồng”

Có một cửa hàng chuyên cung cấp những ông chồng hoàn hảo nhất theo cấp bậc và ngay lối ra vào cửa hàng có treo một bảng nội quy với nội dung sau:

1. Bạn chỉ có thể vào cửa hàng 1 lần duy nhất.
2. Cửa hàng có 6 tầng, càng lên cao thì chồng càng chất lượng.
3. Bạn có thể chọn bất cứ người đàn ông nào trên tầng bất kỳ hoặc leo lên tầng cao hơn.
4. Chỉ được phép chọn từ tầng dưới lên, không cho phép leo trở xuống để chọn lại.

Thế rồi một chị xinh đẹp sau khi dừng chân trước tấm biển trước lối vào cửa hàng và liền quyết định vào trong để thử vận may. Sau khi đọc dòng chữ ở tầng 1 được treo: “Những người đàn ông có công ăn việc làm” chị liền đi thẳng lên tầng 2.

Chị vẫn đi tiếp lên tầng 3. Ở tầng 3 được treo: “Có công ăn việc làm, yêu trẻ con và đẹp trai”. Chị nọ nghĩ bụng: “ái chà, được đấy” – Nhưng chân chị vẫn bước lên tầng 4.
Ở tầng 4 được treo: “Có công ăn việc làm, yêu trẻ, đẹp trai vô cùng và biết giúp đỡ việc nhà”.Chị thốt lên: “tuyệt vời, thật là khó mà không chọn” – Nhưng, miệng nói vậy, chân chị vẫn bước lên tầng 5.
Ở tầng 5 được treo: “Có công ăn việc làm, yêu trẻ, rất đẹp trai, biết giúp đỡ việc nhà và hết sức lãng mạn”.
Chị ấy đã muốn dừng chân trên tầng 5 để chọn cho mình một người chồng lắm rồi, nhưng cuối cùng, chị vẫn vượt qua được chính mình để bước chân lên tầng cuối cùng. Trên lối vào tầng 6, chị nhìn thấy tấm biển: “Bạn là người khách số 9999 của tầng này. Và tầng này không có một người đàn ông nào cả.

Bạn có thực sự hiểu câu chuyện này không? Một câu chuyện hài vừa mang tiếng cười đến cho bạn lại có thể mang đến cho bạn một bài học sâu sắc. Nếu muốn thỏa lòng ham muốn của con người thì vô hạn lắm. Hạnh phúc là gì? thứ hạnh phúc mà bạn luôn không hai lòng trước hiện tại và cứ mong ngóng cho tương lai đó là một thứ hạnh phúc hão huyền thôi. Hãy cảm nhận hạnh phúc và xây dựng nó bởi chính những thứ giản dị nhất. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nha mỗi cảnh. Người chồng cũng vậy nếu bạn biết dung hòa và hài lòng với thực tại đừng lên đòi hỏi quá nhiều mà hãy tìm cách giải quyết với nhau và như vậy bạn sẽ tự cảm thấy mình thật hạnh phúc. Lòng tham con người vô đáy lắm.

Sưu tầm


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 27/Oct/2018 lúc 7:20am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2018 lúc 8:07am

18 Triết Lý Nhân Sinh Giúp Bạn Trở Thành Người Hạnh Phúc


1. Người bình thường bại bởi chữ lười, người có tài bại bởi chữ kiêu
Trên đời này có hai loại người ắt phải đối diện thất bại, loại thứ nhất là lười biếng, loại thứ hai là kiêu ngạo. Loại người đầu tiên thì gặp bất kể việc gì cũng “để ngày mai” rồi tính, kết quả sau cùng chẳng thể làm lên việc gì. Loại người sau thì thường không để ai trong mắt, cho mình là người thông minh tài giỏi hơn người khác nên thường chiêu mời sự oán ghét của người khác. Kết quả sau cùng cũng lại thất bại nặng nề.

2. Sống không cần phải lấy lòng người khác
Để lấy lòng tất cả mọi người đó là điều không thể và cũng không cần thiết phải thế. Lấy lòng tất cả mọi người cũng đồng nghĩa với việc đắc tội với tất cả mọi người, làm người mà cố ý đi lấy lòng người khác không những không mang lại kết quả tốt đẹp mà ngược lại chỉ khiến người khác chán ghét.

Thân cận người khác phải là tình cảm tự nhiên, chứ không thể dụng tâm cố ý, thời gian mà để lấy lòng người khác thì chi bằng làm tốt việc mình nên làm. Lấy lòng người khác thì chính là dựa vào người khác, vậy chi bằng dựa vào thực lực bản thân, nỗ lực thực hiện mục tiêu chính mình.

3. Tâm thái tốt do chính mình tạo ra
Chúng ta thường không thể nào thay đổi được cách nhìn của người khác về mình, điều có thể thay đổi chính là thay đổi chính mình mà thôi. Cuộc sống xấu không bởi sự hành ác của người khác mà do tâm cảnh bản thân không còn thiện lương ước chế. Chìa khóa để giúp cuộc sống trở lên tốt đẹp cũng không nằm trong tay người khác mà nằm ở chỗ chúng ta buông bỏ sự oán hận, than thở của chính mình.


Muốn có một cuộc sống tốt thì không thể dựa vào người khác mà thay đổi mà phải dựa vào bản thân không ngừng đổi thay, ngày ngày thêm phần hướng thiện tạo phúc đó mới là con đường ngắn nhất giúp mình thay đổi cuộc sống.

Vui buồn tại thân, vậy nên có nghịch cảnh đến mấy thì lạc quan sẽ chuyển biến hoàn cảnh. (Ảnh: Youtube)

4. Dụng tâm làm tốt những việc nên làm
Đời người tuy dài mà lại ngắn, thay vì dùng thời gian để lãng phí vào chuyện không đâu thì nên dành thời gian làm những việc có ý nghĩa tốt hơn.
Có vị tăng nhân đã từng nói: “Trên đường có người mắng ta, ngay cả quay đầu nhìn lại ta cũng chẳng màng, nguyên do là ta không muốn biết người nhàm chán đó là ai”.

Chúng ta làm người thì không nên làm tổn thương người khác và cũng không muốn người khác bình phẩm về mình. Làm người trước tiên hãy học cách lĩnh ngộ cuộc sống cho riêng mình rồi hãy nghĩ đến việc khác. Đặc biệt là những người trẻ lại càng cần phải cố gắng học tập, trải nghiệm nhiều hơn nữa. Có câu: trẻ không cố gắng, già hối hận.

5. Đừng tự làm khó cho chính mình
Học cách thưởng thức được chính mình đó chính là chìa khóa mở cánh của hạnh phúc trong tâm hồn chúng ta, thưởng thức chính mình không phải là chúng ta đơn phương tự hưởng, thưởng thức chính mình không phải là “duy ngã độc tôn”. Và thưởng thức chính mình cũng không phải là tự say chính mình mà là: tự cho mình có được niềm tin, có được sự vui vẻ, cho chính mình một vẻ mặt vui tươi. Dẫu sao, cuộc sống lo âu buồn tẻ sẽ chẳng khi nào bằng được sự vui vẻ lạc quan.
Tự tìm niềm vui cho mình cũng là một cảnh giới không phải ai cũng có được.

6. Đừng nên truy đuổi vinh quang thế tục
Làm người mà chỉ sớm chiều truy đuổi những thứ được người khác tán đồng thì cuối cùng điều nhận được chính là mất đi niềm vui, sự hạnh phúc của chính mình. Bình phẩm của thế tục khiến ta mất đi cá tính, chỉ điểm của thế tục khiến ta mất đi nhận thức đúng sai. Sống vì tiền bạc thì tiền bạc sẽ khiến cho ta sáu thân không nhận, sống vì quyền thế thì quyền thế sẽ khiến cho ta lớn gan làm bậy, sống vì danh vọng thì danh vọng sẽ khiến cho ta vì danh mà bại.

Học cách thưởng thức được chính mình đó chính là chìa khóa mở cánh của hạnh phúc . (Ảnh: Pinterest)

7. Mỗi người đều có cách sống riêng của mình
Tự thân vui buồn, tự thân biết, tự mình vui vẻ tự mình hay, đôi khi trong mắt ta nó là địa ngục, mắt người khác lại là chốn thiên đường. Và cũng đôi khi trong mắt mình là thiên đường mộng ước, mắt người khác lại địa ngục trần ai.
Cuộc sống chính là như vậy, thế nên đừng để tuổi xuân của chính mình phụ thuộc vào người khác, đừng để cuộc đời lên xuống bởi định kiến người đời.

8. Biết trân trọng chính mình mới có được một cuộc sống chân chính
Làm người hiểu được chính mình còn khó hơn hiểu được người khác gấp vạn lần, cũng như trân trọng chính mình khó hơn muôn phần so với việc trân trọng người khác. Có được một sức khỏe thích đáng và một tâm lý tự tôn đủ đầy, kiên cường đối diện với sóng gió cuộc đời. Không vì những mê hoặc bề ngoài của xã hội mà mất đi bản thân, không vì khó khăn nhất thời mà phủ định chính mình ấy mới là điều trân quý.

Thời thời khắc khắc tâm bình, khí hoà mà nhìn lại bản thân, nếu như ngay cả chính mình còn không thể chấp nhận thì nói gì đến người khác. Vậy nên, làm người sống sao mà có thể khiến bản thân trân trọng được chính mình trước đã.

9. Trong họa có phúc, trong phúc có họa
Cuộc đời có được có mất, vạn vật trên đời cũng luôn tương sinh tương khắc, hoạ là căn nguyên của hạnh phúc, và phúc cũng chính là mầm mống tạo lên tai hoạ. Vậy nên khi vui vầy trong hạnh phúc cũng chớ quên đi tu sửa chính mình, cũng như khi trong tai ương hoạ nạn cũng đừng chán chường buông bỏ, bởi sau điều tai hoạ ắt là điều hạnh phúc.

Làm người trân trọng chính mình khó hơn muôn phần so với việc trân trọng người khác. (Ảnh: Pinterest)

10. Điều quan trọng là sống sao cho một đời thực tế
Sống cuộc sống của mình sao cho mỗi ngày đều là ngày hạnh phúc nhất, mỗi ngày đều cảm nhận được hạnh phúc, an lạc đong đầy mới đúng là thực tế.
Nếu như mỗi ngày lo lắng cho tương lai, u sầu về quá khứ, vậy chúng ta sẽ chẳng có được một ngày hôm nay vui vẻ, an lạc. Cũng như sống mà suốt ngày cứ mải bận tâm suy nghĩ những điều xa với thực tế, không thể thực thi thì sao tâm thân có thể thanh bình?

11. Gốc rễ của niềm vui do chính mình tạo ra
Thông thường nhiều người luôn đem niềm vui cuộc sống của chính mình ủy thác vào những sự việc bên ngoài, phụ thuộc vào sự tán đồng của thế tục. Đa phần đều là vì tiền tài địa vị, đãi ngộ, một khi họ đã mất đi những thứ đó thì cũng coi như mất đi niềm vui, sự hạnh phúc để rồi đau buồn tột độ. Suy cho cùng, thứ hạnh phúc, niềm vui mà họ có được cũng chỉ là điều tạm bợ không bền vững.
Nếu như một người sống vui vẻ bởi sự ước chế của những điều bên ngoài thì một khi những thứ đó mất đi, họ cũng coi như mất tất cả. Suy cho cùng, thứ hạnh phúc, niềm vui mà họ có được cũng chỉ là điều tạm bợ không bền vững.

Vậy nên chỉ khi nào một người có thể tìm được ý nghĩa chân chính của cuộc đời mình, tìm thấy niềm vui thực tại trong chính nội tâm của mình, người đó mới là người nắm chắc được chìa khóa của hạnh phúc chân chính.

12. Cảm giác hạnh phúc chính là hạnh phúc
Rất nhiều người luôn đêm ngày suy nghĩ và kiếm tìm những thứ được cho là hạnh phúc, có người có thể tìm được, có người không. Tuy nhiên cũng có những người có được thứ họ muốn nhưng cuối cùng cái được chẳng bằng cái mất.

Kỳ thực, hạnh phúc chỉ là những điều giản đơn, đôi khi chỉ là một buổi sớm mai thức giấc được ngồi nhâm nhi ly cà phê một mình trong không gian tĩnh lặng. Hoặc giả được chuẩn bị bữa sáng cho người mình thương yêu, hay như ngắm nhìn vợ trẻ, con thơ vui đùa trong tổ ấm. Và cũng có thể, hạnh phúc đó là được một cái khoác vai của hai người bạn lâu ngày gặp lại. Tất cả đều có thể, bởi hạnh phúc chính là cảm giác của chính mình, người biết đủ thì sẽ luôn hạnh phúc, người không biết đủ thì hạnh phúc mãi chỉ là điều xa quá tầm với của họ.

Đôi khi chỉ là một buổi sớm mai thức giấc được ngồi nhâm nhi ly cà phê một mình trong không gian tĩnh lặng.(Ảnh: Noizz)

13. Làm người thì phải biết ghi nhớ ân đức với người khác
Làm người mà không thể nhớ đến ân đức người khác thì ắt chỉ biết quên ân, phụ nghĩa, khi có việc thì thề non hẹn biển, lúc xong rồi thì thì trở mặt làm ngơ. Sau này có khó khăn sẽ chẳng có ai ra tay tương trợ. Đây là loại người sẽ khiến người khác chán ghét nhất.

Người sống vong ân phụ nghĩa sẽ khiến cho bạn bè tổn thương, người thân đau khổ, mọi người xa lánh, loại người này thường có biểu hiện tranh công, đoạt lợi, ham muốn những cái lợi trước mắt. Vậy nên cuối cùng họ chỉ được cái nhất thời mà mất đi cái bền vững.

14. Phàm làm việc gì cũng cần để lại con đường lui cho chính mình
Mỗi người đều có con đường và vận mệnh riêng của chính mình. Trên đường đời, mỗi người ta gặp, mỗi việc ta thấy đều không phải chuyện ngẫu nhiên mà đều là duyên phận. Tất cả việc ta làm, người ta gặp đều không nằm ngoài 3 loại người này:
– Là người có thể thấu hiểu mình, người có thể hòa hợp và coi trọng mình.
– Là người không những không hiểu mình mà còn làm tổn thương, bài xích mình.
– Là người không liên quan đến cuộc sống của mình, không liên quan đên đau buồn sướng khổ của mình.
Đối với loại người thứ nhất, là người có ân với ta, cần phải tôn kính, trân trọng như một người thầy, người bạn dẫn dắt mình, có cơ duyên thì cần báo đáp.

Đối với loại người thứ hai, tuy là người mang tổn thương cho mình, nhưng cũng không cần phải ghi thù báo oán. Nếu không thể bao dung và tha thứ cho họ thì hãy dùng trí huệ mà tránh xa họ. Nhưng đứng trên một góc độ nào đó, người làm tổn thương mình chính là người mang cho mình sức mạnh, giúp mình kiên cường và trưởng thành hơn.
Đối với loại người thứ ba, cần phải dùng lễ tương kính mà đỗi đãi, hai bên hòa ái đồng tồn.

Làm người thì phải biết ghi nhớ ân đức với người khác. (Ảnh: Girly)

15. Điều mình không muốn, chớ làm cho người khác
Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“, nghĩa là: Điều gì bản thân mình không muốn thì chớ làm cho người khác. Người quân tử chính là như vậy, không ép buộc, cưỡng chế người khác, chỉ một lòng lấy thiện đãi người. Một đoàn thể có thể hài hòa ổn định hay không, then chốt chính là việc mỗi cá thể trong đoàn thể đó có thể tôn trọng, bao dung, lấy tấm lòng từ bi để đối đãi với nhau hay không. Nếu hãy còn tính toán, trách móc lẫn nhau thì khẳng định người ta sẽ không thể sống thanh thản dù chỉ một khắc.
Vậy nên làm người thì cần phải biết luôn suy xét hành vi và lời nói của chính mình xem có hòa ái hay không? Có như vậy mới có thể nhận được sự chấp nhận của người khác, trở thành một người lương thiện chân chính và cũng không nên xem mình là trung tâm của mọi vấn đề.

16. Khi đắc ý không quên hình, khi thất ý không quên thái
Con người khi đắc ý dễ đánh mất đi hình tượng của mình, quên đi bản thân mình là ai, dễ dẫn đến lời nói hành động không hợp với lễ, không đúng với đạo, đi đến chỗ sai lầm.
Thân trong nghịch cảnh chính là lúc cần đến sự nhẫn nại, nếu không ắt sẽ sớm muộn thất bại.
Khi thất ý con người dễ quên đi thái độ của mình, một khi thái độ không còn sẽ chẳng biết tương lai ra sao, khiến cho tư duy tuyệt vọng, hành động sai lầm.
Thế nên khi đắc ý phải giữ mình, khi thất ý cần phải giữ thái, thái độ trầm tĩnh, bình lặng mới không dẫn đến sai sót.

17. Làm người thì cần phải hỉ lạc có độ
Có câu vật cực tất phản, vui chơi giải trí có chừng mực sẽ giúp điều tiết tâm lý, giải tỏa áp lực, giúp người thoải mái. Còn vui chơi quá độ không có điểm dừng ắt sẽ khiến thân tâm tổn hại, đầu óc hoang mang, tinh thần mệt mỏi mất đi sức lực và sự thanh tỉnh vốn có của mình.
Cổ nhân nói: “Đại phàm khoái ý xử, tức thị đa bệnh xử” (Chỗ vui vẻ nhất cũng chính là chỗ nhiều bệnh tật đau buồn nhất), thường thì những nơi khiến ta vui vẻ, hưng phấn tột độ lại là nơi khiến ta mất đi ý chí, dẫn đễn chỗ thống khổ, hối hận.
Đời người có hỉ có lạc mới gọi là kiếp nhân sinh, tuy nhiên làm người thì phải biết buồn vui có mực như vậy mới có thể đi được bền, đứng được vững.

18. Làm người đối nhân dùng tình cảm, đối việc dùng lý tính
Xử lý công việc thì không thể cứ dựa vào tình cảm của mình mà làm, nếu không ắt sẽ gặp phiền phức. Có đôi khi cảm giác của con người là sai trái, sự việc nó không nhất định là đơn giản như những gì chúng ta nghĩ, như những gì chúng ta nhìn thấy ở bề mặt.
Chỉ khi một người khi có thể dùng lý tính mà làm việc mới có thể tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Xử lý công việc một cách có lý trí mới giúp ta không phải ôm hận và nuối tiếc.


st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 31/Oct/2018 lúc 7:57am
HAI NGƯỜI KHÁCH TRỌ
Hai vợ chồng người Do Thái tỵ nạn - Cách họ cảm ơn nước Mỹ.


Image%20result%20for%20Peter%20and%20Joan%20,%20sống%20ở%20Seattle


Hai ông bà Peter and Joan , sống ở Seattle , Hoa Kỳ đã qua đời , để lại di chúc nhờ luật sư chuyển toàn bộ gia tài của mình là $847,215.57 cho chinh' phủ Hoa Kỳ.
Hai ông bà không có con cháu và thân nhân gần, cũng không có ai vì họ là những người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết hại. Hầu hết thân nhân của họ đã chết trong các trại tập trung của Hitler từ mấy chục năm trước.

Hai ông bà không để lại gia tài cho các hội từ thiện mà để lại cho chính phủ Hoa Kỳ, vì theo di chúc, họ muốn cám ơn chính phủ Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón họ và giúp đỡ họ có cuộc sống mới từ trại tập trung kinh hoàng của Đức Quốc Xã.

Ông Peter Petrasek sinh năm 1920 tại nước cộng hòa Czech. Khi quân đội Đức xâm lược nước này thì ông mới 12 tuổi. Chị của ông chết vì trúng đạn pháo kích, cha của ông bị bắt vào trại tập trung và bị giết tại đây, mẹ của ông thì bị lưu lạc mất tích. Ông còn sống sót là nhờ có sức khỏe và thể hình tốt, nên được chọn chuyển vào trại Thiếu nhi để phục vụ cho quân đội Đức.

Khi quân đội Mỹ của phe Đồng Minh giải phóng khu trai tập trung đó, ông được nhận vào quy chế tỵ nạn của Mỹ và được đưa sang Mỹ, được 1 gia đình người Mỹ nhận nuôi. Ông không trở về quê hương vì sau khi Phát xít Đức thua cuộc thì đất nước của ông lại bị Liên Xô chiếm đóng và trở thành nước Czech cộng sản .

Bà Joan, vợ ông  cũng là người Do Thái, đến từ Ái Nhĩ Lan. Hai người gặp nhau và làm đám cưới ở Canada, sau đó bà theo ông về Mỹ và sống ở Seatle cho đến ngày mất. Ông Peter làm thợ cơ khí cho hãng Bethlehem Steel suốt mấy chục năm và bà Joan làm nghề thợ may.

Khi bà Joan bị ung thư năm 1998, biết không qua khỏi, 2 vợ chồng bàn đến việc để lại gia tài cho ai. Hai ông bà đã đồng ý và viết di chúc giống hệt nhau, trong đó nói họ rất cám ơn nước Mỹ đã cho họ cơ hội sống 1 cuộc sống bình an và tự do, 1 cuộc sống không chiến tranh, không lo nghĩ và được đối xử bình đẳng và tôn trọng như mọi người Mỹ khác, là những điều mà họ biết họ không có được nếu sống trong 1 quốc gia độc tài như Phát xít hay Cộng sản và họ muốn biểu lộ lòng biết ơn đó bằng cách để lại toàn bộ gia tài chắt chiu cả đời cho chính phủ Mỹ .

Sau khi ông Peter mất, đại diện của Tòa Bạch Ốc đã được mời đến văn phòng luật sư của hai ông bà để nhận tấm ngân phiếu và đã chuyển nó vào ngân khố quốc gia của nước Mỹ ./.

st.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 31/Oct/2018 lúc 7:59am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2018 lúc 6:29am

Một Câu Chuyện Có Thật Lại Như Cổ Tích – Tình Yêu Có Thể Mang Đến Những Phép Màu



Cuộc đời luôn tồn tại những phép nhiệm màu, chỉ cần chúng ta có tình yêu thương thì tất cả khoảng cách về địa lý, thời gian, hay thậm chí giữa sự sống và cái chết, số phận cũng sẽ an bày cho ta gặp lại nhau.

Trong thế chiến thứ hai, có một người đàn ông họ Wall tên là Martin. Martin Wall là một tù nhân chiến tranh, bị giam tại trại tù binh ở Siberia, từ đó phải rời xa quê hương Ucraina, bỏ lại người vợ là Anna và cậu con trai Jacob.
Vài năm sau đó, anh ta và gia đình mỗi người một phương, bặt vô âm tín, thậm chí sau khi anh ta bị bắt một thời gian, đến cả việc người vợ Anna sinh thêm một đứa con gái tên là Sonia mà anh ta cũng không hề hay biết.
Thêm một vài năm nữa, Martin được trả tự do, lúc này anh ta kiệt quệ cả về sức khỏe lẫn tinh thần, nhìn bề ngoài như một ông già lọm khọm. Không chỉ có vậy, trên tay và chân của anh còn lưu lại nhiều vết sẹo, điều khiến anh đau lòng hơn nữa, là anh không còn khả năng sinh con.
Sau khi được ra tù, chuyện đầu tiên mà Martin làm là tìm kiếm cô vợ Anna, và cậu con trai Jacob. Cuối cùng, anh cũng nghe ngóng được tin tức của họ từ hội Chữ Thập Đỏ, người ta nói rằng vợ con của anh đã chết trên đường đi tới Siberia. Martin đau khổ tột độ. Đương nhiên, anh vẫn không hề biết rằng mình còn có một cô con gái trên thế gian này.
Thật ra thì, không lâu sau khi Martin bị bắt, Anna đã may mắn đưa được con trai Jacob chạy trốn đến nước Đức. Cô gặp được một đôi vợ chồng nông dân tốt bụng tại đó, đôi vợ chồng này đã giữ mẹ con họ ở lại. Vì vậy, Anna sống yên ổn tại đó, đồng thời cô cũng giúp họ làm việc đồng áng và dọn dẹp nhà cửa.
Cũng vào thời gian này, cô sinh đứa con gái Sonia. Anna tin rằng, chỉ cần Martin còn sống, họ nhất định sẽ trùng phùng, nhất định có thể tạo lập một cuộc sống mới. Nhưng, đời không là mơ. Vài năm sau đó, cuộc chiến tranh tàn khốc đã đưa nước Đức đến bờ vực của sự thất bại. Anna và hai đứa con vô cùng vui mừng, họ cho rằng sẽ có cơ hội để đoàn tụ với Martin.
Tuy nhiên, điều họ không ngờ là, Hồng quân Liên Xô đã tập trung những người dân di cư như họ lại, đưa họ lên một con tàu đông đúc như tàu chở súc vật, nói rằng đưa họ về nhà, nhưng thực chất là đưa họ đến trại tập trung đầy chết chóc ở Siberia.
Hi vọng của Anna vụt tắt, cô cảm thấy tuyệt vọng, rồi sinh bệnh nặng. Cô cảm thấy mình sống không được bao lâu nữa, chỉ ngày qua ngày cầu nguyện: “Cầu xin ông trời, hãy phù hộ cho hai đứa trẻ bất hạnh của con!”.
Một ngày nọ, Anna gọi Jacob đến bên cạnh và nói: “Con trai của mẹ, mẹ bệnh nặng lắm rồi, có lẽ không sống được bao lâu. Mẹ sẽ ở trên trời phù hộ các con. Jacob, con phải hứa với mẹ, không bao giờ được bỏ rơi em gái Sonia”.
Sáng sớm hôm sau, Anna qua đời. Người ta đem thi thể của cô chất lên xe hàng và chở đến một khu nghĩa địa đầy rẫy những ngôi mộ vô danh. Còn hai đứa trẻ thì bị đem lên tàu hỏa, đưa đến một cô nhi viện gần đó.
Còn Martin – người đang chìm đắm trong tuyệt vọng, lúc này đang làm việc như cỗ máy trong một nông trang. Một buổi sáng, Martin gặp Greta – một cô gái làm cùng nông trang với anh. Greta luôn mỉm cười để ý đến anh.
Martin không ngờ rằng, cô gái luôn lạc quan yêu đời, thông minh lanh lợi này lại là bạn học hồi xưa của mình. Bôn ba nhiều nơi, trải qua thời gian thăng trầm, xảy ra vô số sự việc, mà họ lại có thể gặp nhau ở đây, thật là thần kì!
Chẳng bao lâu sau, họ tổ chức hôn lễ. Martin cảm thấy cuộc sống của mình tìm lại được ánh mặt trời, cuộc sống lại trở nên có ý nghĩa. Greta cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhưng cô luôn mong mỏi bản thân có một đứa con để yêu thương, chăm sóc.
Đến một ngày, Greta khẩn cầu với chồng: “Martin, có nhiều đứa trẻ trong cô nhi viện, chúng ta hãy nhận một đứa về nuôi có được không?”. Martin phản bác: “Greta, sao em lại có ý nghĩ như vậy, anh không thể chịu thêm bất cứ sự đả kích nào nữa, em có hiểu không?”. Greta vô cùng buồn bã.
Nhưng cuối cùng tình yêu mãnh liệt của cô dành cho trẻ em đã thuyết phục được Martin. Vào một buổi sáng, Martin nói với Greta: “Đi nào, chúng ta đi đến cô nhi viện nhận nuôi một đứa trẻ”. Greta vui mừng khôn xiết, lập tức lên tàu đi đến cô nhi viện.
Greta bước trên hành lang tối tăm của cô nhi viện, nhìn về phía lũ trẻ đang xếp thành hàng, chăm chú quan sát, cân nhắc. Nhìn thấy những khuôn mặt trầm mặc, những ánh mắt cầu xin của lũ trẻ, Greta chỉ muốn mở rộng vòng tay ôm lấy tất cả chúng vào lòng và đưa về nhà. Nhưng cô biết rằng, điều đó là không thể.
Đúng vào lúc này, có một đứa trẻ cười thẹn thùng bước về phía cô. Greta quỳ xuống, xoa đầu đứa trẻ: “Cháu à, cháu có đồng ý đi theo cô không? Đến một nơi có cả cha lẫn mẹ?”.
“Đương nhiên cháu đồng ý, nhưng cô đợi chút, cháu đi gọi anh trai. Chúng cháu phải đi cùng nhau, cháu không thể bỏ lại anh trai mình được”.
Greta cảm thấy vô cùng băn khoăn, bất lực lắc đầu: “Nhưng cháu à, cô chỉ có thể đưa một mình cháu đi thôi”. “Không, cháu muốn đi cùng anh trai mình. Trước đây chúng cháu cũng có mẹ, khi mẹ qua đời đã dặn dò anh trai không được bỏ rơi cháu”.
Lúc này, Greta cảm thấy bản thân không muốn chọn bất kì đứa trẻ nào khác, bởi vì đứa trẻ trước mặt cô vô cùng đáng yêu, đã thu hút toàn bộ sự chú ý của cô. Tuy nhiên, cô nghĩ rằng mình phải về thương lượng lại với Martin.
Khi về đến nhà, Greta lại khẩn cầu Martin: “Martin, có một chuyện em muốn thương lượng với anh. Em phải nhận nuôi hai đứa trẻ, bởi vì đứa trẻ mà em chọn có một người anh trai, nó không thể rời bỏ anh trai của mình. Em mong anh đồng ý nhận nuôi đứa trẻ này được không?”
“Greta, vậy sao em không chọn đứa trẻ khác, mà lại nhất quyết là bé gái này? Theo anh thấy thì tốt nhất đừng chọn đứa nào cả”.
Lời nói của Martin Wall, khiến Greta vô cùng đau lòng, cô thậm chí còn không muốn đi cô nhi viện nữa. Nhìn thấy bộ dạng buồn bã của Greta, trong lòng Wall chợt trào dâng niềm thương cảm. Tình yêu rốt cuộc lại giành chiến thắng.
Lần này, Martin và Greta cùng đi đến cô nhi viện, Martin cũng muốn gặp đứa bé gái đó. Đứa bé gái ra ngoài hành lang tiếp đón họ, lần này, cô bé nắm chặt tay cậu bé đi cùng. Đó là một cậu bé gầy gò, trông  rất yếu ớt, nhưng cặp mắt của cậu bé lại ngập tràn sự dịu dàng và lương thiện. Lúc này, cô bé mở to đôi mắt sáng lóng lánh, nhẹ nhàng hỏi Greta: “Cô đến đón chúng cháu phải không?”
Greta chưa kịp trả lời, thì cậu bé đứng bên cạnh đã mở lời: “Cháu đã đồng ý với mẹ là sẽ không bao giờ bỏ rơi em gái. Khi mẹ cháu mất, cháu đã hứa như vậy. Vậy nên, đáng tiếc là em gái cháu không thể đi cùng với hai người”.
Martin âm thầm quan sát hai đứa trẻ vừa đáng yêu lại đáng thương này. Một lát sau, anh tuyên bố đầy quả quyết: “Chúng tôi nhận cả hai đứa trẻ này”. Martin đã bị cậu bé gầy gò ốm yếu trước mắt thu hút đến nỗi không thể kháng cự nổi nữa rồi.
Vậy là Greta đưa hai anh em đi thu dọn quần áo, Martin đến văn phòng làm thủ tục nhận nuôi. Sau khi Greta thu dọn đồ đạc, đưa hai đứa trẻ đến văn phòng, liền thấy Martin bần thần lúng túng đứng ở đó. Gương mặt trắng bệch, đôi tay run rẩy, dường như không dám kí vào thủ tục nhận nuôi.
Greta sợ hãi hỏi: “Martin! Anh làm sao vậy? Martin?”
“Greta, em nhìn những cái tên này xem!”. Greta nhận lấy tờ thủ tục nhận nuôi có ghi tên hai đứa trẻ:“Jacob Wall; Sonia Wall, Mẹ: Anna (Bartel) Wall; Cha: Martin Wall”.
“Em có biết không Greta, hai đứa trẻ này là con ruột của anh! Một là đứa con trai mà anh tưởng rằng đã chết từ lâu, một là đứa con gái mà anh chưa từng gặp mặt!”
Martin xúc động đến nỗi nước mắt nhạt nhoà, anh vừa nói vừa quỳ xuống, ôm chặt hai đứa trẻ vào trong lòng, thán phục nói: “Kì tích, thật là kì tích! Ôi! Cảm ơn trời đất đã phù hộ chúng tôi, ôi! Greta, nếu như không phải em đã thỉnh cầu anh nhận nuôi chúng, nếu như không có trái tim nhân ái của em, có lẽ anh đã không thể gặp được kì tích này mất rồi”.

Đúng vậy, dưới sự vẫy gọi của tình yêu, mọi kì tích đều có thể xảy ra!

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2018 lúc 10:55am

Thân Mật, Trăng Mật Và... Vỡ Mật 


Bích Giang là một cô gái có sức quyến rũ lạ lùng. Bảo cô ấy đẹp, tôi chắc là không vì mũi nàng tẹt, nhỏ xíu và cái miệng thì móm. Bảo cô ấy có duyên" Chắc thế, bởi vì đàn ông nhiều người gặp cô là chết mê chết mệt. Đôi mắt cô nàng lúc nào cũng long lanh, như mặt nước hồ thu mời mọc các lãng tử say tình; vành môi không tô son nhưng lúc nào cũng mộng đỏ như trái táo chín; và giọng nói vừa trong trẻo vừa nũng nịu...Chao ôi, từ xa xưa tôi đã đặt tên cho Bích Giang là Yêu nữ khi thấy bao nhiêu con tim đã điêu đứng vì nàng.

Người đã thế mà còn rất thông minh, lanh lợi, và...thủ đoạn. Nói là thủ đoạn thì hơi quá, nhưng nếu Bích Giang đã quyết định một chuyện gì thì bằng mọi cách cô nàng phải đạt cho dược. Không biết sao tôi cứ liên tưởng đến Bích Giang như nàng Scarlett trong "Cuốn theo chiều gió".  

Khi Bích Giang tốt nghiệp kỹ sư ngành hàng không loại giỏi và được nhận vào Boeing làm việc thì ngày ngày, trên bàn làm việc của nàng đều có một bó hồng nhung đỏ thắm. Bob, anh chàng bạn đồng nghiệp, tác giả của mấy bó hoa, lúc nào cũng đến hỏi han săn đón và mời nàng đi ăn trưa, ăn tối. Rồi anh chàng Kevin kỹ sư thực tập nhỏ hơn nàng cả chục tuổi cũng cà rà đến rủ nàng đi chơi tennis, cỡi ngựa. Nàng thực phải khôn khéo từ chối để không mất lòng một ai mà mấy con thiêu thân vẫn cứ bay quanh không rời, tự nguyện chết trong mắt mỹ nhân.

Một tháng sau từ khi Bích Giang vào làm việc, có buổi họp cùng với các xếp lớn. Goerge là chủ tọa buổi họp. Ông ta cỡ năm mươi nhưng tướng người rất săn chắc. Ông là phi công trưởng chuyên bay thử các phi cơ mới, và cũng là một triệu phú. Ông đã ly dị vợ hơn chục năm nay. Hai người con trai của ông đã lớn, cũng là kỹ sư ngành hàng không như cha. Vừa ngồi vào bàn họp, ông đã bị một gương mặt mới của người thiếu phụ châu Á cuốn hút và đến khi nàng tự giới thiệu mình bằng một giọng tiếng Anh chuẩn, ông biết là mình đã bị hớp hồn. Suốt buổi họp, đôi mắt ông không thể nào nhìn ra chỗ khác mà cứ như đã bị nam châm hút vào gắn chắc với gương mặt quyến rũ kia. Mọi người đều ngạc nhiên khi thấy sự thay đổi kỳ lạ của ông xếp, để rồi sau đó, ai cũng biết lại thêm một con thiêu thân nặng ký bay vào hồ nước của người đẹp.

Bích Giang đón nhận sự theo đuổi của ông xếp lớn. Nàng đi ăn, đi chơi thể thao, đi khiêu vũ và ngay cả để ông giới thiệu hai đứa con trai như một cách khéo léo bày tỏ tâm ý của ông muốn tiến tới với nàng. Nhưng chẳng hiểu sao, lòng nàng thì cảm động nhưng con tim lại không rung động. Nàng không sao tìm được sự đồng cảm giữa hai con tim không cùng chung một dòng máu Việt. Trong lòng nàng lúc nào cũng thôi thúc muốn được nghe những lời thì thầm yêu nhau bằng tiếng mẹ đẻ mến yêu. 

Rồi đến một ngày Goerge đã trao nàng nhẫn cầu hôn. Bích Giang đã từ chối và tỏ bày nỗi lòng của nàng cho ông hiểu. Ông kiên nhẫn bảo sẽ chờ đợi đến khi nàng đổi ý và tiếp tục giữ tình bạn như hiện nay, nhưng vì không muốn ông nuôi hy vọng nên sau đó nàng tìm cách lánh mặt không đi chơi với ông nữa.

Dù biết Bích Giang có ông xếp lớn đeo đuổi, mấy anh chàng Bob, Kevin và vài anh chàng kỹ sư Mỹ khác vẫn không bỏ cuộc mà vẫn kiên trì lấy lòng người đẹp. Chỉ có một người, mà lại là người Việt nữa chứ, lại coi nàng như không có ký lô nào cả. Anh chàng này là manager của nàng, tên Trần Hải. Hải đẹp trai, gương mặt thông minh và nghiêm nghị. Anh ta hình như còn độc thân vì nàng để ý thấy anh ta không đeo nhẫn cưới. Mỗi lần thấy nàng xuất hiện, anh ta khinh khỉnh quay mặt hoặc bỏ đi chỗ khác. Còn nếu có chuyện cần nói với nàng thì anh ta lại nói những câu khô khốc, cụt ngủn bằng tiếng Mỹ rồi bỏ đi một nước. 

Bích Giang bực lắm, anh ta làm như nàng là kẻ thù không bằng. Hay anh ta khi nàng là một phụ nữ lẳng lơ chuyên quyền rũ đàn ông" Tháng đầu tiên, anh ta đối với nàng thế nào thì nàng đối lại thế ấy, cũng lạnh lùng, và khô khốc nói chuyện. Anh ta không nhìn nàng thì nàng cũng lơ lại. Nhưng lạ, mỗi khi đám thiêu thân bu quanh nàng thì nàng lại liếc nhanh đến anh ta nếu anh ấy đi ngang gần đó...để xem anh ta có để ý gì đến sự đắt giá của nàng không. 

Hơn một tháng, mối quan hệ của hai người vẫn lạnh lùng, xa cách không tiến triển thêm gì mấy. Đến khi thấy nàng được ông xếp lớn mê đắm thì anh chàng Trần Hải này lại còn tỏ vẻ khinh khỉnh hơn. Anh ta có thù với nàng chăng" Hay anh ta là người đã có gia đình nhưng không đeo nhẫn cưới, và cũng có thể anh ta là người thích kẻ đồng phái" Bao câu hỏi lởn vởn trong óc nàng và nàng theo hỏi dò con nhỏ Kathy đã làm cả chục năm ở đây:
- Tên manager của mình sao thấy nghiêm trang quá! Hắn có gì buồn chăng"
Kathy nhún vai:
- Thế sao" Tao thấy hắn cũng bình thường mà. Sáng nay hắn còn chọc tao đổi kiểu tóc giống y đệ nhất phu nhân Hillary Clinton.
- Hắn có gia đình chưa"
- Còn độc thân một trăm phần trăm. Chưa vợ và chưa người yêu. Mày để ý đến nó hả"
Con nhỏ Kathy cười và hỏi lớn làm Bích Giang giật mình nhìn quanh xem anh chàng có đứng đâu đó nghe được không và biết là nàng chú ý đến hắn. Nàng cũng nhún vai bất cần:
- Tao không thích loại người như hắn. Chẳng giống ai. Chừng đó mà chưa có người yêu chắc là bị hâm.
Con Kathy vẫn chọc lỳ:
- Để tao làm mai cho hai đứa mày nếu mày thích. Hâm nóng nó lên là mày mê à.
Liếc nhanh không thấy anh chàng "cụ non" đứng gần đó nên nàng cũng cười đáp lại:
- Mày đừng lo cho tao. Tao sẽ nấu sôi hắn và uống hắn như uống chocolate nóng. 
- Hắn cũng là người Việt Nam như mày đấy. Thấy hai đứa mày cũng xứng đôi vừa lứa lắm. Còn nếu mày muốn làm phu nhân triệu phú thì tao không có ý kiến.
"Con nhỏ Kathy muốn thăm dò chuyện của nàng và xếp lớn đây. Còn khuya mới thổ lộ chuyện của mình cho nó biết." Nàng nghĩ và cười mỉm một cách bí mật rồi nói:
- Chuyện đó cũng thú vị đấy. Cả hai tao đều muốn thử.
Ngày hôm sau, nàng đổi thái độ và chủ động chào hỏi "ông cụ non" với một nụ cười thật tươi và bằng tiếng Việt thật là dịu dàng:
- Chào anh Hải. Trông anh bữa nay tươi lắm đấy.
Nàng cười thầm trong bụng khi thấy anh chàng giật mình và ngỡ ngàng thấy rõ. Anh ta cũng lúng túng chào lại nàng bằng tiếng Việt:
- Chào cô Giang. Trông cô cũng tươi vậy.

Chiêu thứ nhất coi như đã đánh cho địch thủ một cú giao bóng thâm dò. Chắc anh chàng đang thắc mắc tại sao hôm nay mình lại chủ động chào hỏi và tự soi gương xem tươi chỗ nào. Nàng không tin là khi nàng ra tay mà lại không thể đánh đổ được một tên đàn ông mặc dù cho hắn gan lì cách mấy. Chỉ cần hắn không là loại người đồng tính luyến ái thì trước sau cũng gục trong tay nàng. Nàng rất tin vào bản thân và biết được sự quyến rũ của mình. 

Những ngày sau đó, từ từ và nhẹ nhàng, một cách kín đáo, nàng tiếp cận mục tiêu một cách tình cờ có dụng ý và ra từng chiêu mê hoặc anh chàng. Chỉ sau vài tuần, cục diện thay đổi rõ rệt. Anh chàng cụ non đã rớt mất cái mặt nạ lạnh lùng, khinh khỉnh; thay vào đó là những nụ cười tươi và những quan tâm hơn mức bình thường một chút như tặng cho nàng những bài nhạc Việt nam mà nàng đã nhờ tìm. (Thật ra những bài nhạc đó nàng đã có nhưng nhờ chàng tìm chỉ là một cách thử lòng và tạo cơ hội cho anh chàng thôi), hoặc mời nàng đi nhà hàng Việt nam ăn những món ăn mà nàng cũng đã cố ý vô tình nói cho chàng biết.

Nếu ai đã từng coi "Cuốn theo chiều gió", sẽ thấy Rhett Butler vì sợ Scarlett biết được chàng yêu nàng mà quay chàng như con dế, anh ta đã tỏ thái độ coi thường và khinh ghét để đánh lừa tình cảm của nàng. Cuối câu chuyện khi Scarlett khám phá ra tình cảm của Rhett đối với nàng và cũng biết ra người nàng yêu chính là Rhett chứ không phải Ashley, hình như đã muộn vì tình yêu của Rhett dành cho nàng đã chết. Không ai biết được đoạn kết Scarlett có làm cho Rhett hồi sinh lại tình yêu dành cho nàng không. 

Ngoài đời, Scarlett Bích Giang sau đó không lâu đã biết được Hải chính là một hóa thân của Rhett. Thì ra anh chàng cũng sợ sẽ bị nàng biết tẩy và tự coi mình hơn đám thiêu thân kia nên đã tỏ vẻ xa cách và coi thường nàng như thế. Còn phần mình nàng cũng sớm biết được người nàng chờ đợi và yêu chính là Hải, một người đàn ông Việt tài giỏi, chính chắn, và tuyệt nhất là chưa bao giờ vướng bận chuyện gia đình. Dĩ nhiên sau giai đoạn tình "Bí mật", "Thân mật" thì phải là "Trăng mật". Hai năm sau đám cưới thật linh đình diễn ra. 

Sau khi kết hôn, Bích Giang thường hay khoe tôi về ông chồng hết ý của mình:
- Anh Hải nấu ăn giỏi lắm, món nào ảnh cũng biết nấu.
Bích Giang nấu ăn cũng khéo mà chàng của nó có vẻ còn khéo hơn vì tôi thường nghe cô nàng khoe anh Hải nấu món này món nọ cho vợ ăn hoài. Coi chừng không khéo mê ăn mà mập như cái lu thì nguy. Cũng may cô nàng chịu khó tập thể dục nên vẫn giữ được cái dáng cao dong dỏng như thời độc thân. Rồi Bích Giang còn khoe:
- Anh Hải tốt và rộng rãi lắm. Giang cho thằng Huy (em út của Bích Giang đang học chương trình Master) hai trăm đô nhân ngày sinh nhật. Ảnh bảo cho nó chẵn một ngàn cho nó xài thong thả một tí.
Chuyện thằng Huy được ông anh rể tặng cho một ngàn đô, sau này nó nói với chúng tôi:
- Anh Hải đưa em tiền mà em cảm thấy như ảnh tạt thau nước lạnh vô người. 
Cứ tưởng nó tự ái khi nhận tiền nhưng không ngờ nó nói tiếp:
- Em đang ở trong sa mạc mà ảnh tạt cho em một thau nước lạnh mát ơi là mát. Em thương ảnh quá chừng.
Ngoài chuyện cho Huy tiền Bích Giang còn khoe:
- Anh Hải bảo Giang phải gởi tiền hàng tháng cho Ba của Giang tiêu mặc dù ông ấy đang hưởng tiền già của chính phủ.
Vân vân và vân vân...Không biết cô nàng này tu mấy kiếp mà kiếm ra một ông chồng tuyệt phẩm như thế. Việc ngoài đã giỏi mà việc nhà cũng đảm. Con người vừa tốt mà lại vừa đẹp trai nữa chứ. Bích Giang cũng giỏi và khôn khéo. Hai người thật xứng đôi vừa lứa.

Cưới nhau được ba năm thì Bích Giang sinh đôi hai cô bé thật thông minh và kháu khỉnh. Bích Giang nghỉ việc ở nhà săn sóc hai con. Ngày gia đình cô nàng qua Canada chơi, máy bay dừng ở phi trường Minneapolis hai tiếng, tôi tranh thủ chạy vào phi trường gặp mặt cả gia đình và xem mặt hai đứa cháu. Trời ơi, một gia đình bốn người mà hơn chục cái giỏ lỉnh ca lỉnh kỉnh. Cái thì móc trên vai, cái thì móc trên xe đẩy hai đứa nhỏ. Hai đứa nhóc kháu khỉnh xinh ơi là xinh, nhưng cha mẹ nó phờ phạc thảm thương hết sức. Bích Giang quyến rũ dáng ngọc quý phái ngày xưa không còn nữa. Trời ơi, mười phần nay chỉ còn năm! 

Năm hai đứa nhỏ được năm tuổi, chúng tôi vài gia đình lấy phép bay qua nhà Bích Giang họp mặt gia đình. Anh Hải đã nấu sẵn phở gà đãi phái đoàn. Thằng nhóc của tôi ăn một lúc ba tô và khen luôn miệng:
- Phở chú Hải nấu ngon quá! 
Công nhận ngon thiệt! Ảnh làm bài bảng lắm, bánh phở cuộn tròn bỏ vào vợt nhúng nước sôi y chang như tiệm phở bên Việt nam, thịt gà dai cắt lát mỏng dín thêm miếng da vàng giòn xực xực, hành ngò xanh um với củ hành lá mộng trắng, nước phở thì trong vắt, ngọt thanh...Nhìn tô phở vừa đẹp vừa ngon đang bốc khói thì làm sao không ăn đến hai ba tô lận.

Ăn phở xong là tráng miệng bằng chè nếp và khoai sọ. Món chè khoai này thấy ảnh đứng nấu cũng khá công phu, lửa mở riu riu đứng khuấy liên tục hơn tiếng đồng hồ. Ảnh bảo nấu loại chè này phải có kỹ thuật để nếp và khoai quyện vào nhau và nếp để lâu vẫn không bị vữa. Thấy chúng tôi khen chè ngon và đớp sạch bách, tối đó ảnh lại thức khuya nấu thêm một soong chè khác để sáng mai tụi tôi dậy ăn. 
Trên bếp, ngoài chè và phở còn có bún cà ri để ai không thích phở thì ăn. Nghe Bích Giang bảo anh Hải đã chuẩn bị đồ ăn cho khách từ sáng sớm. Thật là cảm động cho tấm lòng của ông chủ. 
Nghe Bích Giang tía lia khoe tài ông xã, tôi hỏi:
- Sao toàn nghe là anh Hải nấu vậy" Chứ phần Giang thì làm gì"
Cô nàng cười khoái chí:
- Anh Hải nấu ăn ngon mà nên để ảnh trổ tài. Còn Giang rửa trái cây, coi chừng tụi nhỏ và nói chuyện cho ảnh vui.
- Vậy chứ giờ Giang hết nấu rồi hở" Mấy bữa nghe khoe Giang làm cơm rượu và xôi vò ngon lắm mà"
- Món đó mai mốt Giang nấu cho mà ăn. Bây giờ mời quí vị qua bàn bên kia ăn trái cây nghe.
Rồi cô nàng miệng ngọt xớt nhờ chồng:
- Anh Hải ơi! Đem dùm em dĩa trái cây trong tủ lạnh ra đi.
- Anh Hải ơi! Lấy dùm em thêm mấy tờ giấy napkin đi.
- Anh Hải ơi! Lấy dùm em mấy ly nước đá đi..
- Anh Hải ơi!.....
Nghe Bích Giang vừa xì xụp ăn, vừa nói chuyện với chúng tôi, vừa sai chồng tới tấp làm chúng tôi ái ngại hết sức. Không biết những ngày khác có vậy không hay là vì có khách nên cô nàng giả bộ có thớ" Cô nàng chưa ăn xong nhưng anh Hải cũng đang ăn lỡ dở mà. Tụi tôi vội lên tiếng:
- Để anh Hải ăn cho yên. Tụi chị lấy được mà. 
- Để ảnh làm cho. Tí nữa ảnh ăn tiếp có sao đâu. Anh chị đi máy bay mệt ngồi đó nghỉ ngơi đi.
Anh Hải chỉ cười cười đứng lên làm theo lời vợ. Chúng tôi cũng lăng xăng phụ ảnh và hỏi thăm cho ảnh đừng ái ngại và quê vì vợ hành. 

Ăn xong Bích Giang dành rửa chén, bảo là anh Hải nấu thì phiên nàng rửa. Nhưng cô nàng rửa chén mà hở tí là kêu anh Hải và nhờ ảnh chuyện này chuyện nọ không tha. Một lúc sau anh Hải nửa giỡn nửa thiệt than:
- Hồi sáng giờ làm không ngơi tay...
Bích Giang nghe thế còn cười phá lên:
- Ha ha! Tội chưa!!!

Tụi tôi hết nước nói. Thấy hai đứa nhỏ cũng ba nó tắm rửa. Nhà cửa bếp núc, phòng vệ sinh sạch bóng không một vệt bụi hỏi ra cũng do một tay săn sóc của anh Hải. Vườn tược cây cối cũng...anh Hải trồng. Thiếu bó rau hay hộp muối cũng anh Hải chạy đi mua. Không biết trong hãng làm xếp ảnh có ngồi chơi không mà về nhà lại hăng hái đảm đương như thế. 
Bích Giang thì cứ luôn miệng than:
- Giang ở nhà lo cho hai đứa nhỏ mệt phờ luôn. Suốt ngày đưa đi học chỗ này chỗ nọ, rồi dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước cho tụi nó.

Cô nàng nói vậy mà nói được trong khi trước đó mở tủ lạnh ra khoe mấy song đồ ăn như cá kho, thịt kho...anh Hải nấu để sẵn. Còn hai đứa nhỏ chơi bày ra là má nó quát luôn miệng bắt dọn dẹp. Mà hai đứa ngoan hết sức vậy đó, ngồi coi ti vi hoạt hình hoặc kéo nhau ra nhà xe lúc thúc chơi với nhau, đâu có phá phách gì. 

Sống và tiếp xúc với anh Hải mới vài ngày nhưng chúng tôi ai cũng thương và mến anh hết sức. Ảnh giỏi nhưng không khoe khoang, làm phách   chúng tôi không bao giờ nghe ảnh nói về công việc và chức vụ cao của anh trong công ty. Ngoài ra ảnh còn rất điềm đạm, chững chạc, và nhiệt tình với chúng tôi dù là gia đình bà con của vợ. Ảnh đưa chúng tôi đi đây đó giới thiệu thành phố, thắng cảnh và tận tình giải thích những thắc mắc của chúng tôi. Đi nhà hàng ăn uống thì ảnh cũng dành trả tiền. Bích Giang còn nói: 
- Anh Hải là con bò sữa của Giang đó. Mình cứ vắt đi đừng ngại.
Anh Hải cứ cười và tiếp tục dành làm khổ chủ. Đúng là một tuyệt phẩm còn sót lại trên thế gian này!!!

Vài ngày sau, anh Hải bị cảm. Chắc là đuối sức vì phải phục vụ khách. Ảnh từ công ty gọi về nhờ vợ sẵn đưa đón hai đứa nhỏ ghé qua tiệm thuốc mua sẵn cho ảnh đi làm về uống. Vậy mà cô nàng lại quên mất. Đến khi anh Hải về nhà hỏi thì Bích Giang mới nhớ ra:
- Em quên mất chớ. Thôi để mai em mua cho.
Mặt anh Hải buồn thiu. Chắc ảnh tủi thân thấy vợ không quan tâm gì đến mình. Tụi tôi nói nhỏ giục Bích Giang:
- Giang đi mua cho ảnh đi. Người ta bịnh muốn được quan tâm đó mà.
- Thôi mất công thay đồ lái xe đi mua có tí thuốc. Ảnh chịu đến ngày mai được mà. Cảm chút xíu có chết ai đâu. Ảnh nhõng nhẽo đó.
Ông xã tôi nói:
- Thôi để anh lái xe đi mua cho. Anh sẵn mặc đồ đi tiện hơn.

Vấn đề là ai mua không nói, nhưng thái độ hững hờ với chồng như vậy tôi chắc là anh Hải sẽ buồn lắm. Con người mà, ai cũng có những lúc yếu đuối và cần đến sự săn sóc, để ý và quan tâm của người xung quanh, nhất là giữa hai vợ chồng. Bây giờ ảnh bịnh nhờ vợ mua thuốc chỉ là một cách ảnh muốn vợ yêu thương lo lắng cho mình mà thôi, vậy mà Bích Giang lại hững hờ với ảnh như thế. Khi thuốc được mua về tôi nói với cô nàng:
- Hồi chiều thấy anh Hải mệt và buồn hiu. Giang lấy nước và thuốc lên phòng cho ảnh uống đi. An ủi săn sóc cho ảnh một tí tội nghiệp.

Cô nàng nghe lời mang thuốc và nước lên phòng cho ảnh. Không biết cô nàng tỉ tê dỗ dành thế nào mà đến tối thấy anh chàng xuống nhà mặt mày tươi tắn và có nét vui vui. Chúng tôi cũng vui theo.
Một bữa cả nhà ngồi ăn cơm với nhau. Tôi khen món dưa chua ngon. Anh Hải hỏi:
- Ủa, dưa em muối hở Giang" Sao anh không biết" (Dĩa dưa để hơi xa anh nên anh không thấy)
- Không. Chị Liên hàng xóm cho một hủ luôn.
Dĩa dưa trên bàn hết sạch nên tôi đứng lên và nói:
- Để Thanh lấy thêm cho anh ăn nghe.
Giang gắt:
- Chị Thanh ngồi xuống ăn cơm đi. Ảnh muốn ăn thì để ảnh đi lấy. Ngồi đó mà chờ người ta hầu à" Muốn ăn thì lăn vào bếp.
Cô nàng này sao không nghĩ gì đến tự ái và mặt mũi của chồng mình cả. Săn sóc phục vụ nhau một tí có hại gì đâu. Anh Hải đã lo và phục vụ cho mọi người chứ bộ ảnh làm biếng nằm ì ra chờ hầu à" 
Cô nàng còn nói thêm:
- Hầu ảnh quen thói rồi bữa nào mấy anh chị về bắt Giang phải hầu à"

Bích Giang giờ thay đổi nhiều quá. Càng ngày càng hung dữ, ngang ngạnh không những với chồng mà còn với hai đứa nhỏ. Một bữa đi ăn nhà hàng, bé Jessica đau bụng đòi đi phòng vệ sinh. Thế mà Bích Giang không cho con bé dùng phòng vệ sinh của nhà hàng vì sợ dơ và bắt con bé phải nhịn chờ cả nhà ăn xong để về nhà. Nhìn con nhỏ mặt mày xanh dờn vì đau bụng, ai cũng thương hết sức, lo ăn vội vội để con bé được sớm về nhà giải quyết bầu tâm sự.
Chúng tôi ở chơi được vài ngày thì anh Hải phải đi Anh công tác một tuần. Tôi nhắc Bích Giang:
- Giang thu xếp hành lý cho ảnh chưa" 
Tôi hỏi vậy vì thói quen mỗi lần gia đình tôi đi đâu đều một tay tôi lo sắp xếp hành lý từ A tới Z. Nhưng Bích Giang nói:
- Ồ, chuyện đó ảnh tự lo. Giang không bao giờ lo mấy chuyện đó đâu. Cả nhà đi đâu ảnh còn lo hành lý cho mấy mẹ con nữa là. Tí nữa ảnh sẽ ủi bộ đồ nào ảnh cần. 
Mấy chị em gái xúm lại góp ý:
- Thấy ảnh dễ thương ghê đi. Giang phải lo và chìu ảnh một chút chứ để ảnh tự lo đủ thứ thấy tội quá.
Cô nàng chống chế:
- Tính ảnh kỹ lắm, làm dùm mà ảnh không vừa lòng mắc công cãi nhau.
- Cứ nghĩ như vậy không được! Lần đầu không vừa ý thì cải thiện lần sau. Tụi chị thấy chuyện gì Giang cũng sai và đì ảnh làm cả.
- Làm một chút mà,  ảnh đâu có than. Hồi đó Giang mang thai và sinh hai đứa nhỏ cực khổ hết sức thì việc khác ảnh lo là vừa. Đâu có thấm gì!
- Sao nói ảnh không than" Ảnh vừa mới nói là Giang đã cười vào mặt người ta rồi! Thấy người ta hiền ăn hiếp có ngày người ta bỏ cho mà khóc.
- Còn khuya mà ảnh hiền. Ảnh cao tay lắm đó, mấy người không biết đâu.

Không biết anh Hải cao tay ở chỗ nào mà gặp cao thủ Bích Giang thấy ảnh xếp re thật là tội. Thấy ảnh đi làm về là bắt tay vô dọn dẹp nhà cửa ngay. Tôi và cô em gái nghĩ hay anh này tính đàn bà" Và thích bị vợ đì" Trên công ty bây giờ ảnh là xếp lớn, vậy thì xếp có bị lính đì không đây" Công việc của ảnh ở công ty chắc nhiều áp lực lắm, vậy mà về nhà lại nghe vợ chí cha chí choét la con ồn ào, rồi nhà cửa bề bộn, lại bị vợ hành làm việc nhà nữa, không biết ảnh có cảm giác như thế nào" Có khi bị vợ hành từ từ từng chút một lâu ngày chày tháng rồi quen dần"
Nghe nói ảnh đi công tác ở Anh có quen một cô chủ nhà hàng Việt Nam chưa có chồng, tụi tôi bảo Bích Giang:
- Không chìu ảnh coi chừng qua Anh bị bắt cóc đó nghe.
- Đố ảnh dám. Giang dữ như thế này ảnh không dám léng phéng đâu.
Tụi tôi cùng ồ lên:
- Cũng biết mình dữ hở" Chính vì vợ hung dữ ăn hiếp nên mấy ông chồng hay tìm bạn hiền để tâm sự và an ủi đó.
- Ảnh không dám để mất Giang và hai con bé đâu!
- Vì tình yêu người ta dám đổi cả giang sơn huống hồ chỉ có con sư tử Hà đông và hai con mèo con. Giang lo cưng và giữ chồng đi là vừa.
- Giang biết giá trị của Giang! Mấy chị đừng lo. 

Bích Giang đâu biết rằng giá trị của mình không còn bao nhiêu nữa. Nhan sắc thì còn có chút xíu. Sự quyến rũ, dịu dàng ngày nào cũng đi đâu mất. Đôi mắt long lanh ngày xưa như nước hồ thu thì nay làm hai đứa con muốn tè trong quần mỗi khi mẹ nó long lên sòng sọc. Đôi môi mộng đỏ buông những lời ngọt dịu ngày nào thì giờ quát tháo nhiều hơn là nói...Và dáng người cao gầy dong dỏng thì giờ lại như biến thành hai...Không biết những điều thay đổi này anh Hải có nhận ra không hay ảnh cũng quen dần rồi"

Chúng tôi cứ lo một ngày nào đó, ảnh thức tỉnh và nhìn thấy sự thay đổi đó. Hoặc là sức chịu đựng và nhẫn nhục của con người cũng có giới hạn, ảnh sẽ vùng lên và đạp đổ những áp bức quá lố hoặc sẽ dũ bỏ"
Tôi hỏi Giang:
- Giang có tính đi làm lại không" 
- Đi làm tù túng bực lắm. Ở nhà trăm việc để lo. Tụi nhỏ còn nhỏ mà.
- Nghe nói công ty cũ của Giang đang cần kỹ sư, sao không nhờ anh Hải đưa vô lại" Ảnh là xếp mà, chắc dễ thôi. Tụi nhỏ đi học lớp một rồi, cũng đâu phải lo cho nó như ngày xưa.
- Ngoài giờ học ở trường còn phải đưa đón nó đi học thêm đủ thứ nữa. Với lại tụi Giang cũng đủ tiêu rồi, đâu cần kiếm thêm tiền.

Tôi nghĩ thầm trong bụng mặc dù anh Hải lương cao nhưng nếu một mình phải cáng đáng cho kinh tế gia đình thì cũng nhiều áp lực lắm. Ảnh không muốn đích thân bảo vợ đi làm nhưng nếu ảnh đem chuyện công ty cần người về nhà kể có thể là một cách nói khéo chăng. Nhưng chuyện kinh tế này không phải là vấn đề chính mà là Giang phải trở ra xã hội làm việc lại để tu tâm dưỡng tánh một chút. Tôi nói:
- Giang à, chị biết là Giang không phải là con người lụy vì tiền. Nhưng Giang đi làm chỉ là một cách tiếp xúc với xã hội để làm mình hoàn chỉnh hơn thôi. Ở nhà hoài tính tình mình dần thay đổi mà mình không biết đó.
Giang vẫn cương quyết:
- Để sau này hẵn hay. Hai đứa nhỏ vừa mới lớn lớn, Giang vừa khỏe ra một tí ngu gì phải tự đì cái thân. 
Thôi tôi cũng không muốn khuyên Giang nữa. Chuyện gì phải xảy ra thì sẽ xảy ra thôi. Mình lo xa quá thật dư hơi.
   
***
Năm sau, Bích Giang gọi phôn cho tôi. Cô nàng chào hỏi xã giao xong than vãn:
- Giang bực mình hết sức vậy đó. Anh Hải đi công tác xa hoài hà, cứ bỏ mấy mẹ con ở nhà một mình.
- Vậy chứ ảnh đi đâu"
- Đi Anh nữa! Hồi trước hai tháng mới đi một lần. Giờ thì đi liên tục.
Tôi an ủi:
- Chắc giờ công ty đang lên nên ảnh phải đi thường xuyên hơn.
Tôi đâu dám nhắc cô nàng chuyện cô chủ nhà hàng Việt nam để đổ thêm dầu vào lửa lúc này, nhưng chắc Bích Giang có nghĩ đến mà vì tự ái không dám nói lên thôi.
Giang than qua hai đứa con:
- Còn hai đứa nhỏ càng ngày càng lì, mẹ nói mà tỉnh bơ không chịu nghe lời gì cả. 
- Chị thấy tụi nhỏ ngoan lắm mà.
- Chị không biết đâu, tụi nó thay đổi rồi. Hôm bữa nhà trường còn khuyên Giang phải đưa tụi nó đi gặp chuyên viên cố vấn tâm lý nữa đó.
- Có phải là Giang cho tụi nó học thêm đủ thứ nên tụi nó mệt chăng" Coi chừng bị thần kinh thì khổ. Gì mà mới có mấy tuổi đã bắt học võ, vũ ba lê, piano, bơi, Spanish tùm lum. Làm sao tụi nó kham nỗi"
-Tụi nó thích học mà. Có phải là Giang ép đâu.
- Giang không ép nhưng cái kiểu của Giang thì tụi nó đâu dám kêu ca. Rồi Giang còn quát tháo tụi nó suốt ngày nên tụi nó sinh ra phản ứng tâm lý ù lì chống lại mẹ đó. Chị thấy không những hai đứa nhỏ mà ngay cả mẹ nó cũng phải gặp cố vấn tâm lý.
Giang bực mình chồng con, xổ ra cho tôi nghe suốt cả tiếng đồng hồ. Tôi nhủ thầm:
- Bích Giang ơi! Đừng hành chồng quá sức mà có ngày ông chồng dù hiền như Tam Tạng cũng phải bỏ đi tìm một nơi khác an bình hơn. Lúc đó có hối hận cách mấy thì đã muộn.

Nhiều khi cứ thu gọn sinh hoạt trong phạm vi gia đình, con người đổi tánh lần hồi không hay. Nếu ta cứ coi người thân mình như vật sở hữu, không nghĩ đến những cảm xúc hoặc tự ái của họ, thì lần hồi ta sẽ trở thành một con người đanh đá, tàn nhẫn, mất tế nhị chính với những người mà ta yêu thương nhất. Tôi thật buồn, điều tôi lo lâu nay hình như đã bắt đầu thành sự thật. Sự chịu đựng cũng có giới hạn, ly nước chắc là đã tràn. Anh Hải chắc đã chán cái không khí gia đình nên mới đi Anh liên tục thế kia. Có phải tình yêu đẹp ngày nào của đôi trai tài gái sắc sau giai đoạn Bí mật, Thân mật, Trăng mật rồi sẽ đến giai đoạn cuối cùng là VỠ MẬT chăng" 


Thanh Mai
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2018 lúc 10:26am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2018 lúc 9:30am

Già Đầu Còn Mê Nhạc Sến


“Người từ ngàn dặm về mang nỗi sầu…” (Thu sầu- Lam Phương)
Hồi nhỏ tôi mơ làm…kép cải lương. Ước mơ “khủng” này không xuất phát từ giọng ca đầy “tiềm năng” của tôi mà đơn giản vì… tiền. Một thằng nhóc 8- 9 tuổi mơ số tiền lớn cỡ cát xê danh ca Út Trà Ôn thì hơi không bình thường. Nhưng đó là nguyên nhân gần, chứ nguyên nhân sâu xa là tôi bị nhiễm máu giang hồ lục tỉnh.
Coi cải lương thì tôi có cơ hội đi “ăn theo” mấy bà chị, nhưng xem xi nê, dù xoay sở cách mấy tôi cũng đành phải coi… cọp.

Tôi thường lê la ở rạp Văn Cầm gần cầu Kiệu, thấy anh chị nào quởn quởn là lẩn theo như em út vào xem ké. Giao du với đám nhóc gần đó, tôi cũng biết thêm vài mánh xem cọp, chẳng hạn chỉ cần mua một vé, một thằng vào trước, rồi lẩn ra góc rạp đưa vé đã xé cho thằng khác, có sẵn cái cùi vé vất đi, dán sơ xịa vào, rồi tỉnh bơ chìa cho ông soát vé vào rạp, rồi lại tiếp tục tuồn vé cho thằng sau….

Trót lọt vài lần, tôi về xóm, họp bè bạn, hãnh diện tuyên bố trưa chủ nhật này sẽ dẫn chúng đi xem phim Ben Hur với chiếc vé…thần. Cả bọn hào hứng, bàn tán, và ngưỡng mộ. Buồn thay! Một thằng em với điệu bộ lúng túng của kẻ phạm tội lần đầu đã làm hỏng chuyện, không qua mặt nổi ông soát vé ngờ nghệch nhất. Thế là cả lũ bị điểm mặt từng tên, thất bại ê chề…

Trưa chủ nhật nằm chèo queo trên căn gác gỗ, gặm nhấm nỗi hờn quê độ với bè bạn, ê ẩm cả người. Tôi vớ đại tờ báo “Kịch Trường” của bà chị, đọc qua loa để xua đi nỗi buồn. Mắt tôi chợt sáng lên khi đọc thấy tin Út Trà Ôn vừa ký contrat ba bốn chục vạn gì đó với một gánh hát. Trời đất! Vé xi nê chỉ có 3 đồng, và như điện xẹt, tôi ư ử vài câu vọng cổ, rồi bỗng mơ mộng mình thành kép hát cải lương mà không cần biết hò xự xang xê cống ra sao, cũng chẳng cần biết giọng ca mình là cái thá gì. Có tiền, tôi sẽ bao cả bọn đi xem xinê, không chỉ một lần mà nhiều lần, bao cả bè bạn bà con của chúng luôn, sẽ mua đậu phộng da cá mang vào rạp ăn vặt, mua cả hạt é, xi rô đá nhận để giải khát,… Cứ thế và cứ thế tôi chìm vào giấc ngủ trưa với giấc mơ hào hiệp.
Cải lương dính dáng với tuổi thơ tôi như vậy đó, chẳng yêu chẳng ghét. Nó như một chiếc cầu nối để tôi mơ mộng nhiều thứ.

Năm tháng trôi qua, ở cái tuổi xem xi nê không còn hào hứng đứng dậy vỗ tay nữa, tôi xoay qua nghe nhạc lãng mạn. Thời sinh viên ai chẳng uống cà phê nghe nhạc, mà nghe nhạc gì mới được. Phải là nhạc cổ điển, nhạc tiền chiến, nhạc trữ tình, lời lẽ ẩn dụ, êm ái như thơ,… Cái gout nhạc ngon lành này đã vô tình (?) vạch ra một ranh giới mù mờ giữa cái gọi là nhạc “hàn lâm”, và phía kia là nhạc sến. Một đàng là của giới có học, thưởng thức điệu nghệ. Đàng kia của giới bình dân, lời lẽ giản dị, phơi bày, âm điệu dễ nghe, dễ hát, thường là điệu bolero, rumba, habanera,..

Chữ “sến” hàm ý chê bai diễu cợt một kiểu cách bày tỏ nào đó: “Thằng này ăn mặc“sến” quá!”, và người ta cũng có thể nói: “Thằng này ăn mặc “cải lương” quá!”. Theo cách hiểu đời thường, chữ “sến” đồng nghĩa với “cải lương”. Đụng tới “cải lương” là tôi thấy…phiền, dù sao đó cũng là ký ức của một thời hào hiệp. Nhạc sến và cải lương có quan hệ mật thiết, chẳng phải người ta nói là tân cổ giao duyên đấy sao! Tôi không yêu cũng không ghét cải lương hay nhạc sến. Nói đúng ra, hồi đó tôi mơ hồ thấy nhạc sến cũng không tệ, chỉ có điều không dám nói ra điều đó với ai.

Những năm sau 75 lắm chuyện đổi đời. Một  buổi khuya lạng quạng về nhà trong cơn say, tôi chợt nghe văng vẳng, giọng hát của ai đó:
“Có người con gái buông tóc thề,
Thu về e ấp chuyện vu quy…”
Bài hát đúng là sến, giọng hát cũng sến, nhưng làm tôi ngẩn người… Cái âm u kinh viện của đống sách triết học, chỉ muốn với tay lên cõi trên, khiến tôi thờ ơ với chút tâm tư giản dị và hết sức đời thường của một thiếu nữ. Chợt nhớ đến đám bạn, sau 75, bỗng nhiên ào ào lấy vợ lấy chồng để gọi là “thích nghi với tình thế ”, hay chờ ngày ra đi. Con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo còn đọng những vũng nước mưa. Như vừa thấm thía ra điều gì đó, tôi dừng chân, dựa tường nghe đến hết bản nhạc: “ …Có ai ngồi đếm mùa nhung nhớ, nỗi niềm đầy lại vơi, mỗi mùa tiễn đưa một người…”. (Nỗi buồn gác trọ – Mạnh Phát (?) )
“Nỗi buồn gác trọ” làm tôi liên tưởng đến một bản nhạc khác (không nhớ tựa đề), lõm bõm vài câu thế này: “… Em biết thân em phận gái nghèo hèn, mà lỡ yêu thương ai rồi, cầm bằng như áng mây trôi…”. Chuyện tình tan vỡ vì thân phận giàu nghèo, giai cấp có đầy trong cuộc sống. Nỗi đau được bày tỏ qua tiếng nhạc bằng ngôn ngữ đời thường dù hơi thiếu chất thơ một chút, thì liệu có nên lãnh đạm chỉ vì nó là nhạc sến ?

Nhạc Việt nhiều khi nghe hay là do ca từ. Ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn cứ ngắt câu chấm xuống hàng là thành bài thơ. Nhạc Việt có chất thơ, có vần có điệu, có lẽ do ảnh hưởng ca dao hay hát ả đào chăng? Vần điệu của ca từ có thể đưa đến ý, đến nhạc, để rồi vần điệu đẻ ra nỗi lòng, chứ chưa chắc nỗi lòng đẻ ra vần điệu. Sự trộn lẫn này khó bóc tách.  Nếu nghe nhạc không lời, mà trước đó chưa hề biết lời của bản nhạc, thì nhạc Việt nghe hơi khó một chút. Nhạc và lời cấu thành bản nhạc khó tách rời.

Nhạc Tây hình như thiên về nhạc hơn lời, và không phải bản nhạc nào của Tây cũng có ca từ hay như bài Sacrifice của Elton John (lời  B. Taupin), hay bản Papa của Paul Anka. Ca từ của nhạc Beatles hay Abba nếu dịch ra tiếng Việt thì nghe chán phèo, nhưng âm điệu của nó lại nghe rất hấp dẫn, chả thế mà nó được cả triệu triệu người trên thế giới ưa chuộng, hẳn là vì nhạc chứ không phải vì lời.

Ca từ trong nhạc sến mộc mạc, giản dị, cũng trời trăng mây nước, nhưng không nhiều ẩn dụ, nghe là hiểu, khỏi cần suy đoán. Và trong tình huống cụ thể nào đó, những lời lẽ đơn sơ đó ngấm ngay vào tâm hồn người nghe, mà khỏi cần tưởng tượng hay suy diễn thêm cho phiền phức.

Tôi được mời đi dự đám cưới. Chú rể là Việt kiều, trạc ngoài 40, không biết đã qua đò lần nào chưa, không tiện hỏi. Tôi bên nhà gái, nên vào bàn tiệc kính nhi viễn chi, ăn uống từ tốn, nói năng từ tốn cho phải phép. Tiệc cưới ồn ào, tưng bừng, hát hò,… khỏi nói. Cô dâu chú rể lăng xăng bàn này bàn nọ. Gần cuối bữa tiệc, những người ở bàn bên cạnh, chắc đều là bạn chú rể, đứng lên, nâng ly và hát, cả cô dâu chú rể cũng hát, không đàn không trống, họ hát theo nhịp cái muỗng gõ vào ly :
“…Một mai qua cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng tôi lại về bên em…”
Họ hát đồng ca, nhớ gì hát nấy, nương lời nhau mà hát. Tôi có cảm tưởng như một người trong cặp uyên ương này, hoặc cả hai, vừa vượt qua sóng gió nào đó để đi đến ngày hôm nay. Bỗng nhiên tôi thấy hào hứng buột miệng hát theo:
“…Tình người sau cơn mê vẫn xanh, dù bao tháng năm đau thương dập vùi…”
Một kiểu cách chúc mừng đám cưới ý nghĩa quá! Lời ca giản dị, không công thức, không sáo ngữ, không một ban nhạc hoành tráng nào, và không một siêu ca sĩ nào theo kịp…
Ngôn ngữ điêu luyện nhiều khi che đậy một cái gì đó không thực, không chừng gọi đó là “sến trí tuệ” cũng được.
Thú nhận mình mê nhạc sến chẳng phải là chuyện dễ dàng. Cái sĩ diện (hão) của thằng tự cho mình là trí thức coi vậy chứ bự lắm. Có lần ngồi nhâm nhi cà phê với một bậc đàn anh, thuộc loại tài hoa, trí dũng song toàn, tôi buột miệng: “Khi người yêu tôi khóc” của Trần Thiện Thanh nghe cũng không đến nỗi…”. Ông huynh trưởng phán lạnh tanh: Tớ không hiểu vì sao Sĩ Phú lại hát bản này”. Tôi tịt ngòi. Miếng trầu đưa ra chưa kịp quết vôi, không có duyên để chia sẻ đề tài “nhạc sến”. Câu chuyện cũng hơn 30 năm trôi qua rồi…

Những năm sau này đi hát karaoke với bè bạn, tôi thường chọn nhạc sến. Bọn chúng dĩ nhiên chẳng bỏ qua cơ hội để chế diễu. Tôi cũng ngượng, mặc dù đã cố giải thích (để chữa thẹn) rằng, chẳng hạn “…Nếu vì tình yêu, Lan có tội gì đâu, sao vướng vào sầu đau…” là câu hay nhất của bài hát Chuyện tình Lan và Điệp.

Thời gian làm tôi chai mặt, lì đòn hơn để khẳng định rằng mình thích nhạc sến, và cũng thời gian, khoảng hơn chục năm sau, tôi thấy bạn bè tôi, những kẻ từng mỉa mai tôi về nhạc sến, mỗi lần đi hát karaoke chúng lại chọn nhạc sến. Càng xỉn càng hát nhạc sến, hát không giấu diếm, hát say mê, hát như thể chỉ còn cá nhân chúng nó trên đời. Hình như khi xỉn người ta quên mất mình đang mặc áo vest đeo cà vạt.

Tôi chưa hề ngộ ra rằng nhạc sến hay. Đối với tôi, cải lương hay nhạc sến là cả một khoảng trời ký ức không thể chối bỏ, đã nằm sẵn đâu đó trong tiềm thức rồi, khỏi cần phải ngộ hay chưa ngộ. Nhạc hiệu của chương trình tuyển lựa ca sĩ mỗi sáng Chủ nhật tại rạp Quốc Thanh:“Trời hôm nay thanh thanh, gió đưa cành mơn man tà áo…”, đã lâu lắm rồi không nghe, mà sao vẫn nhớ, nhớ cả lúc đó mặc quần xà lỏn, cầm khúc bánh mì, vừa gặm, vừa nghe radio, vừa hát theo cơ mà … Thế thì việc gì phải úp úp mở mở, nửa phủ nhận, nửa thừa nhận. Đó là hành trình vượt qua nỗi… “sợ hãi”, nói thẳng ra là vượt qua cái hèn, cái thể diện dỏm của một thằng trí thức dỏm. Không dám trung thực với chính mình không gọi là dỏm thì gọi là gì? Vấn đề là thời gian, sớm hay muộn công khai thừa nhận giá trị vốn có của nhạc sến. Như thế tôi vẫn còn thua xa những người thích nhạc sến từ thưở đầu đời cho đến hết…đời.

Tình huống dưới đây là giọt nước tràn ly khiến tôi nhảy vọt qua nỗi “sợ hãi”. Cách nay đã lâu, tôi đi dự đám tang của người thân. Đội kèn Tây được mời đến để thổi nhạc vào lúc di quan đã chơi bài Trở về cát bụi của Lê Dinh. Bản này tôi đã nghe sơ xịa ở đâu đó rồi. Hôm đó ban nhạc đang chơi bỗng nhiên dừng thổi và cả chục tay nhạc công bỗng cất tiếng hát.
“… Sống trên đời này, người giàu sang cũng như người nghèo khó.
Trời đã ban cho, ta cám ơn Trời dù sống thương đau
Mai kia chết rồi, trở về cát bụi giàu khó như nhau
Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao…”
Giọng hát ồm ồm của mấy ông thổi kèn nghe như tiếng loa trầm rách màng, vậy mà tôi nghe như mới, nghe như nuốt từng lời, tưởng như người quá cố đang tâm tình với mình trước giờ vĩnh biệt.
“… Người ơi xin nhớ cát bụi là ta, mai này chóng phai…”
Trịnh Công Sơn cũng có bản nhạc Cát bụi với lời lẽ hoa mỹ đầy tính triết học hơn nhiều, nhưng tôi phải thu hết can đảm để thú nhận rằng, bài Trở về cát bụi của Lê Dinh đã thấm vào người tôi nhiều hơn. Bây giờ nghe lại, vẫn thấy phê, vẫn thấy gần gũi trong từng cách ứng xử của đời người.

Người thích nhạc sến cũng nhiều, người xem thường nó cũng không ít, dù ngấm ngầm không nói thẳng ra. Nhưng cho dù thế nào, có một đề tài không ai dám cà khịa xem thường, đó là những bản nhạc nói về mẹ. Mấy bà mẹ đơn giản như dòng sữa, là lời ru, bóng mát, là vườn rau, trái dừa,… Nói triết lý cao siêu quá mấy bà mẹ không hiểu, mà có hiểu cũng không thấy thoải mái, vì lòng mẹ đầy bản năng, đơn sơ như con gà mẹ xù cánh cho lũ gà con ẩn nấp trước diều hâu. Bài Lòng mẹ của Y Vân, vì vậy vẫn được xem là bản nhạc về mẹ kinh điển được mọi người ưa thích, kể cả những bà mẹ cũng thích bài đó, chứ chưa hẳn đã là Huyền thoại mẹ hay Ca dao mẹ của TCS.
Hãy nghe một anh chàng xa nhà, Tết không về quê được,  nhớ mẹ thế này:
“Giờ đây chắc mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà,
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai?…”
(Mùa xuân của mẹ – Trịnh Lâm Ngân)
Nghe cái giọng rên rỉ là biết thằng con này…dóc tổ. Y mà có về được, ôm bà già một cái, trình diễn cái màn quét nhà, rồi thì mắt trước mắt sau lẻn đi chè chén với chúng bạn. Y mà có bạn gái nữa thì coi như xong… Biền biệt! Mà bà mẹ cần gì điều đó, thấy thằng con về là mừng quýnh lên, rờ tay rờ chân nó, thấy còn lành lặn đầy đủ là thiếu điều vái Trời vái Phật rồi, trông mong gì thằng con rớ tới vườn rau vườn cà…
Không về được thì thằng con hứa hẹn tiếp :
“Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi…” 
Tâm sự của thằng con nghe thật sến, thật não lòng, mà sao như tìm thấy tâm trạng của chính mình trong đó…

Mẹ tôi mất. Năm ngoái là cái Tết đầu tiên không có bà. Căn nhà ở Sài Gòn quá nhiều ký ức quen thuộc làm tôi ngại. Giao phó hết việc nhà, tôi chuồn lên nhà Đà Lạt một mình. Tết nhất khỏi đi khách và cũng khỏi tiếp khách, nằm nhà đọc sách cho khỏe.

Tối giao thừa, một đĩa trái cây, vài cành hoa ngắt dưới vườn, thắp nén nhang trên bàn thờ mẹ… Thế là đủ. Tôi mở nhạc, nhâm nhi ly rượu vang đón giao thừa. Cũng chỉ là những bản nhạc xưa thôi, có bản nghe quen, có bản lâu lắm rồi mới nghe lại, và đến bản Đường xưa lối cũ
“Đường xưa lối cũ, có tiếng tiêu, tiếng tiêu ru lòng ai…”
Bà ca sĩ Kim Anh này cũng lạ, càng già giọng hát càng ấm, càng buồn… Bài hát của Hoàng Thi Thơ có đoạn :
“… Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng,
Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về,
Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời
Không lời từ ly cuối cùng trước khi phân kỳ
Chạnh lòng thương nhớ…” 
Hai chữ chạnh lòng bỗng dưng chùng xuống, thả ra thật nhẹ, nhẹ như hơi thở… đã làm “người hùng” ngã ngựa: nước mắt rơi đêm giao thừa.

Ca sĩ Hương Lan, trong một cuộc phỏng vấn về nhạc sến đã bực bội: “Cũng như từ “cải lương” vậy, đó là một loại hình nghệ thuật, sao mọi người có thể tùy tiện sử dụng mỗi khi muốn chê cái gì đó (sao sến quá, sao cải lương quá). Tôi xem đó là sự chọc ghẹo, coi thường và nhục mạ rất tệ hại, nếu không nói là vô văn hóa…”
Bà Hương Lan à, xin đừng nóng… Nhạc sến hay cải lương hiểu theo nghĩa tốt đẹp thì nó vẫn tốt đẹp. Vàng thiệt đâu sợ lửa. Nhạc sến cũng như nhạc hàn lâm, có bài hay, có bài không hay, tùy theo cảm nhận của mỗi người.

Nhạc sến là vậy đó, nhưng ca sĩ sến thì khác. Ca sĩ sến cho dù có hát nhạc hàn lâm thì vẫn là… sến (thứ thiệt), khi mà giọng hát phải cố gào thét cho khàn ra. Cung cách giả tạo như thế không thể bày tỏ cho nỗi lòng thực. Tương tự, Dạ cổ hoài lang mà được hát với giọng opera thì chắc trời…sập. Chưa ai qua nổi Hương Lan với giọng hát da diết ở bản nhạc này cả.  

Dạo gần đây một số bậc thức giả đã đánh giá nhạc sến một cách tích cực hơn, ra cái điều thông cảm với quần chúng đám đông, nhưng vẫn chỉ là cái nhìn từ trên xuống. Xin lỗi! Nhạc sến có giá trị riêng của nó, mà không cần đến bất kỳ một chiếu cố nào cả. Âm nhạc cần có sự đồng cảm, từ người sáng tác, người chơi nhạc, người hát và người nghe. Một khi bắt nhịp được với lời ca tiếng nhạc của nhau, thì sự chia sẻ có thể bắt đầu.

Âm nhạc là món ăn tinh thần, vấn đề là có hợp khẩu vị hay không mà thôi. Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?

Vũ Thế Thành
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2018 lúc 7:53am

Ông William Golding, nhà văn, nhà thơ người Anh 1911-1993 đã viết về phụ nữ thế này :

Tôi nghĩ Phụ nữ thật ngốc khi họ cho rằng họ bình đẳng với đàn ông.
Thực ra họ luôn luôn là người vĩ đại hơn đàn ông.Bất cứ cái gì đưa cho phụ nữ, họ cũng sẽ tạo ra những giá trị cao hơn.
– Khi đàn ông đưa cho họ tinh trùng họ sẽ tạo ra một em bé.
– Khi bạn đưa cho họ một căn nhà,họ sẽ tạo ra một tổ ấm.
– Nếu bạn đưa cho họ những thực phẩm họ sẽ tạo cho bạn một bữa ăn ngon.
– Nếu bạn tặng họ những nụ cười,họ sẽ tặng bạn trái tim yêu.
– Phụ nữ luôn nhân lên, tạo ra những giá trị lớn hơn bất cứ thứ gì bạn trao cho họ.
– Nhưng nếu bạn trao cho họ một thứ gì bẩn thỉu thì hãy coi chừng,bạn sẽ nhận lại ... lot of sh*t đấy.
Ha !

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.753 seconds.