Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Sep/2018 lúc 2:17pm

Chuyện công an/cảnh sát xứ (đế quốc giẫy chết)Mỹ


Image%20result%20for%20american%20%20police%20help%20to%20save


Hôm 10 tháng 9, nhiều tờ báo, đài truyền hình ở Mỹ đồng loạt tường thuật về câu chuyện xảy ra ở thành phố Lakewood – thuộc quận Los Angeles, miền Nam California – vào đêm 27 tháng 8…

Tối hôm ấy, trên đường tuần tra, Tyler Milton – làm việc cho Cảnh sát tư pháp của quận Los Angeles – phát giác một chiếc xe vừa chạy quá tôc độ qui định, vừa loạng quạng, khiến Milton nghi ngờ tài xế say rượu. Milton đã hụ còi, bật đèn chớp, buộc chiếc xe đó tấp vào lề đường để kiểm tra…

Trái với phỏng đoán của Milton, người đàn ông lái xe và người phụ nữ cùng đi với ông ta bước ra khỏi xe với những đôi mắt đẫm lệ… Nhìn vào trong xe, Milton phát giác một bé trai hai tuổi nằm bất động và đã ngừng thở… Milton dùng bộ đàm gọi hỗ trợ rồi bắt đầu làm hô hấp nhân tạo cho đứa trẻ…

Nghe giọng Milton trên hệ thống liên lạc nội bộ, Alissa Farrington – một nữ đồng nghiệp của Milton – biết là có chuyện chẳng lành, cô phóng xe đến hiện trường và hiểu ngay vấn đề, cô giục Milton bế đứa trẻ vào xe của mình, hối bà mẹ đang hoảng loạn bước lên xe và phóng xe tới bệnh viện Long Beach…

Trên xe, trong khi Milton tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đứa trẻ, Farrington vừa lái xe, vừa gọi hỗ trợ… Toàn bộ lực lượng cảnh sát đang tuần tra và đang trực rùng rùng chuyển động, họ chặn tất cả các ngã tư, buộc xe đang di chuyển trên những con đường mà Farrington sắp qua dừng lại để Farrington có thể di chuyển với tốc độ cao nhất…

Xe Farrington vừa trờ tới phòng cấp cứu của Bệnh viện Long Beach, vài cảnh sát túc trực sẵn ở đó lao tới mở cửa, một video clip mà ai đó ghi lại – giờ đã được phát trên hệ thống truyền hình, được đưa lên Internet – cho thấy Milton ôm đứa trẻ trên tay, phóng ra khỏi xe, chạy vào phòng cấp cứu, nhanh hơn cả mẹ đứa trẻ đến cả phút…

Steven Hanna – đứa trẻ hai tuổi ấy đã được cứu sống. Nỗ lực thực hiện hô hấp nhân tạo mà Milton thực hiện suốt từ lúc phát giác đứa trẻ ngưng thở cho tới khi bé được đưa tới bệnh viện đã giúp giữ lại tính mạng của bé…

Ngày 10 tháng 9, Y***er Hanna và Redaa Felamon – hai di dân gốc Trung Đông, cha mẹ của Steven đã bồng bé đến trụ sở Cảnh sát tư pháp của quận Los Angeles cám ơn tất cả những người đã cứu con trai họ, cũng là cứu chính họ khỏi thảm cảnh

Ân nhân của Steven và cha mẹ bé không chỉ có Milton, Farrington. Không ai biết chính xác đã có bao nhiêu cảnh sát tham gia dọn dẹp giao thông, cùng với Farrington và Milton mở sinh lộ cho Steven trở lại với cuộc đời (1)…

***

Những câu chuyện như vừa kể không phải là cá biệt. Thỉnh thoảng, chúng vẫn xảy ra ở đâu đó tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Cảnh sát – lực lượng được dân nuôi bằng tiền thuế do họ đóng góp để bảo vệ trật tự, trị an, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của mọi người – ở nhiều nơi trên thế giới, đã, đang và sẽ còn hành xử như thế và chắc chắn là không thể khác thế.


Theo VOA



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Sep/2018 lúc 2:58pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2018 lúc 10:38am


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2018 lúc 10:28am

New Orleans! cho tôi nói một lời xin lỗi


https://baomai.blogspot.com/

Cái tựa bài viết này tôi mượn từ một tờ báo Pháp. Hôm qua, chiều thứ bảy, lên phi trường Gardemoen Oslo đón vợ chồng đứa con trai út nghỉ hè từ Tây Ban Nha về. Chuyến bay đến trễ 40 phút. Trong lúc chờ đợi tôi tạt vào quán cà phê, tìm một chỗ ngồi. Nhìn trên giá báo, tôi bất ngờ đọc được cái tựa lớn trên một tờ báo Pháp:” La Nouvelle Orléans! Je demande pardon! “.

Vốn liếng Pháp văn chỉ bì bõm vài ba chữ, nhưng vì tò mò, tôi cầm tờ báo lên tìm đọc.

Bài viết của một cô gái Pháp, có một thời lớn lên ở New Orleans. Năm mười hai tuổi, cô bé theo gia đình về lại quê cha. Từ đó cô chưa có lần trở lại New Orleans. Môt thành phố xinh đẹp, thơ mộng và lãng mạn. Isle d’Orléans của tổ tiên cô bé bao đời về trước. Với cô, nó là “một Pháp Quốc của thời thơ ấu”. Đã bao nhiêu năm về sống tại một vùng ngoại ô Paris, nhưng mỗi buổi sáng thức dậy, dư âm tiếng nhạc Jazz dọc theo con đường Bourbon trong khu Vieux Carré vẫn còn rộn rã bên tai, mùi thơm từ quán Café du Monde trong French Quarter vẫn còn làm cho cô ngây ngất. Nhưng quan trọng hơn hết là ở nơi đó, cô còn có biết bao hang động tuổi thơ. Cô ân hận, vì đã trót bỏ lỡ hai cơ hội khá lý tưởng để trở lại thăm thành phố yêu dấu xưa.

https://baomai.blogspot.com/  

Cách đây ba năm, khi cô vừa tốt nghiệp trung học, cha mẹ và người anh của cô trở lại thăm New Orleans, trong lúc cô theo bạn bè cùng lớp tổ chức một trại hè chia tay trên một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Nice. Cô hẹn với cha mẹ sẽ sang thăm New Orleans một mình vào hè năm sau. Nhưng khi vào đại học, cô quen một người bạn trai và sau đó cô yêu chàng. Mùa hè năm ấy thay vì đi New Orleans, cô theo người yêu về quê ở Marseille ra mắt bố mẹ chàng.

Hè năm sau, cô ngỏ ý với người yêu rủ chàng cùng sang New Orleans, nhưng chàng ta hẹn chờ thêm hai năm nữa, làm đám cưới, chàng sẽ đưa cô sang đó hưởng tuần trăng mật cho thật tròn ý nghĩa. Cô cám ơn thiện ý này. Nhưng rồi cuối mùa thu năm ngoái, buổi sáng, khi lái xe tới giảng đường, một tai nạn giao thông đã làm cô tê liệt cả hai chân. Mùa hè vừa qua, khi cô còn nằm trên giường bệnh, thì người yêu đã làm đám cưới với một cô con gái khác. Điều đau lòng, cô gái này lại chính là cô bạn thân của cô bé.

Khi được cha mẹ an ủi về những điều bất hạnh, cô bé bảo điều cô ân hận không phải là cái kết thúc bi thảm của một cuộc tình tưởng chừng đẹp nhất, mà chưa có lần được trở lại thăm La Nouvelle Orléans thời thơ ấu của cô. Cha mẹ hứa nhất định sẽ đưa cô bé đi khi tình trạng đôi chân khá hơn.

https://baomai.blogspot.com/
  
Khi xem trên truyền hình, cơn bão Katrina tàn phá New Orleans, nhìn thấy cả một thành phố đẹp đẽ của cô ngày xưa bây giờ ngập trong biển nước, cô khóc nức nỡ, vì biết rằng chẳng bao giờ cô còn nhìn thấy lại một La Nouvelle Orléans của cô. Cô đã mất “quê hương thời thơ ấu” Cô cảm thấy mình có tội với New Orleans, nên đêm nào trong giấc ngủ, cô cũng gọi: ” New Orleans ơi ! Xin hãy tha lỗi cho tôi “.

Tôi biết tên thành phố này khi còn ở Việt Nam. Khi ra tù, tôi mới biết ông anh họ, con ông cậu của tôi, là một trong những người đầu tiên trong làng, vượt biển. Trước kia anh là một hạ sĩ quan thông dịch, lương ba cọc ba đồng. Sau đó không biết nhờ đường giây nào anh lại được “biệt phái” cho công ty RMK của Mỹ. Chỉ vài năm sau anh trở nên giàu có, lấy một cô vợ gốc Tàu Chợ Lớn. Vợ chồng có phần hùn trong hãng sữa Ông Thọ và nhà máy Xi Măng ở Thủ Đức. Sau tháng 4 /75, anh nhanh chóng hiến hết tài sản cho nhà nước để khỏi bị đánh “tư sản mại bản” và tình nguyện bỏ vốn liếng còn lại thành lập một hợp tác xã “đánh bắt hải sản”. Thấy anh sớm “giác ngộ cách mạng”, nhà nước chấp nhận thỉnh cầu và cấp giấy phép cho anh. Sau khi làm lễ hạ thủy chiếc tàu máy đầu tiên, người ta không thấy anh trở lại.

https://baomai.blogspot.com/  

Khi tôi về, cả làng nói về anh. Khen anh ta vừa khôn ngoan lại vừa có tấm lòng. Cùng đi trên chiếc tàu của anh, có đến hai mươi anh em bạn bè vừa đi tù “cải tạo” trở về, anh đã giúp cho đi theo không tốn một đồng.

Định cư ở New Orleans, nhờ có kinh nghiệm làm ăn ở Việt Nam, cộng với một số vốn liếng mang theo, anh lập một tổ hợp công ty đánh cá. Anh mua mấy chiếc tàu biển hiện đại, và kêu gọi tất cả những bà con đồng hương nào chưa tìm được việc, về New Orleans cùng nhau làm ăn với anh. Chỉ hai năm sau, công ty của anh phát đạt, anh trở thành một trong những người tị nạn giàu có sớm.

Anh gởi cho tôi một số tiền, nói bóng gió là tìm mọi cách vượt biên. Đừng lo lắng vấn đề kinh tế khi sang Mỹ. Anh sẽ bảo lãnh cả nhà sang New Orleans để sống với anh. Hai năm sau, tôi cùng vợ con vượt biển sang đảo Bataan, Phi luật Tân. Gởi cho anh mấy lá thư nhưng chờ mãi không thấy hồi âm. Sau này, qua thư của một nguời bà con khác ở Cali, tôi mới biết, trong lúc làm ăn, anh đã đụng chạm với băng KKK, nên phải bán đổ bán tháo tàu bè, bỏ New Orleans, chạy mãi lên tận Detroit, Michigan, để tránh tai họa.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Rời trại tị nạn Bataan, tôi không đến nơi đã từng hẹn trước, thành phố New Orleans, mà lại sang định cư tận một xứ Bắc Âu xa lạ. Không biết có phải do một lần lỡ hẹn, mà cho mãi đến bây giờ, tôi vẫn không có duyên mà chỉ có nợ với New Orleans.

Sau những đợt HO, bạn bè tôi tìm tới New Orleans khá nhiều. Những sinh hoạt cộng đồng ở tiểu bang Louisiana, mà trụ cột là thành phố New Orleans này rất thành công, nhờ vào nhiệt tình và lòng đoàn kết của anh em. Louisiana là tiểu bang đầu tiên ban hành Nghị quyết Cờ vàng. Lý Tống cũng “từ thành phố này.. người đã ra đi “.

Trong số bạn bè ở New Orleans, tôi có hai người bạn thân thiết. Nhưng hai người là hai mảnh đời khác biệt. Một người là bạn cùng đơn vị lúc xưa, nhanh chân đến đây năm 75 cùng với những người Việt tị nạn đầu tiên. Kinh tế gia đình vững vàng cũng như con cái đều đã thành công từ lâu. Đứa con trai lớn là bác sĩ giải phẫu não bộ, tiền vào như nước. Cô con gái là quản đốc thư viện trong một đại học danh tiếng. Bây giờ vợ chồng đi nhiều nơi xây chùa, hưởng phước. Người thứ hai là bạn học cùng lớp, cùng quê Ninh-Hòa với bà xã tôi, và cũng là nhà thơ mà tôi rất hâm mộ. Bởi tất cả những bài thơ, tập truyện, anh đã viết thay cho nỗi lòng của những thằng lính, đã trải qua thời kỳ nghiệt ngã như tôi. Anh chàng cùng gia đình sang Mỹ muộn màng theo diện HO. Thời gian chưa đủ để lành những vết thương, thì hơi sức đâu mà lo chuyện làm giàu, nên vốn liếng chỉ còn có tấm lòng, và gia tài chắc chiu chính là những bài thơ buồn đứt ruột. Sau này tôi trở thành người bạn già của anh. Tôi thích anh chàng, không phải chỉ vì tài thơ văn, mà lòng còn nặng tình “huynh đệ chi binh” và cái tính lúc nào cũng tếu, hoàn cảnh nào cũng cười thoải mái “lính mà em”.

https://baomai.blogspot.com/
  
Sáng thứ bảy 27 tháng 8, tôi ngủ nướng, lúc thức dậy, theo thói quen, bật TV, tìm đài CNN nghe tin tức. Dạo này sao thế giới có nhiều biến động quá. Có tin cơn bão Katrina từ vịnh Mexico, qua Florida và sắp sửa đổ bộ vào thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana. Ông thị trưởng thành phố New Orleans rồi tới bà thống đốc tiểu bang Louisiana kêu gọi dân chúng New Orleans phải rời khỏi thành phố, tránh bão. Tôi nghĩ bão mà vào Florida và New Orleans, cũng chẳng khác gì một cô gái đẹp, khó tính (cô nào đẹp mà chẳng khó tính ? ) bất ngờ ghé thăm người tình, không hẹn trước. Có ghen tuông, hờn dỗi mấy thì lúc ra đi cũng chỉ làm chàng trai tơi tả, buồn bã một đôi ngày rồi đâu cũng vào đó mà thôi. Cũng như mấy lần trước, bão ghé thăm nhà thơ Vinh Hồ, nhà thơ Đường có tâm Phật của Ninh-Hòa, cũng chỉ mang theo mấy cây bưởi, cây khế, chưa có khả năng làm mất đi một “mảng vườn quê hương” mà nhà thơ đã mang theo từ Điềm Tịnh.

Tôi gọi phôn cho hai người bạn. Nghe tiếng điện thoại reo, nhưng không ai bốc, tôi cười, thầm nghĩ là hai cha này rút kinh nghiệm xương máu từ tháng 4/75, nên đã nhanh chân bỏ của chạy lấy người. Tôi bèn viết e-mail vừa hỏi thăm vừa đùa (Hai hôm sau, tôi ân hận về cái đùa này lắm). Ông bạn cùng đơn vị cũ, thì tôi biết chắc đã bay sang thằng con trai bác sĩ ở Dallas, tôi bảo ” thôi thì lâu lâu ông bà lên Dallas vừa bồng cháu nội vừa hưởng tuần trăng mật”. Còn ông bạn nhà thơ với bà vợ, vốn là người đẹp một thời của quê quán Quang Trung, không biết đang trôi dạt về đâu. Trong cái  e-mail   tôi còn hỏi đùa: ” là lần di tản này có bi thảm hơn hồi di tản 75 không ? ” Còn dặn anh bạn trẻ nhớ làm một bài thơ chạy bão nữa chứ. Mấy tiếng đồng hồ sau, tôi nhận đuọc e-mail của cả hai. Không hoàn toàn như tôi nghĩ, ông bạn giàu kia không sống êm ấm ở nhà cậu con trai trên Dallas, mà lại mang tiền cúng dường cho một ngôi chùa ở đâu đó trên Houston để cùng giúp đỡ cho bà con cùng chạy nạn. Còn ông bạn nhà thơ thì cũng chạy thoát được đến Houston, tá túc ở nhà một người quen tốt bụng. Trong hoạn nạn mà anh vẫn cười như không, anh ta chỉ lo nước làm trôi mấy con dế sau hè, để mai mốt anh về không còn nghe tiếng gáy, và cây bưởi chính tay anh trồng mới vừa nở hoa trắng xóa chắc cũng đã bị “cuốn theo chiều gió”mất rồi. Đúng là một nhà thơ. Hôm sau, bà con  nghe được bài thơ BÃO RƯỢT của anh được đọc trên đài VOA. Tôi yên lòng mà thấy tội nghiệp cho anh.

Không ngờ chỉ hai hôm sau, khi xem truyền hình, tôi thẫn thờ khi thấy cả thành phố New Orleans dần dần chìm trong biển nước. Buồn hơn nữa, khi bên cạnh những thê lương chết chóc, là những cướp bóc, hổn loạn. Lòng tôi thắt lại khi người ta gọi New Orleans đã chết, bây giờ chỉ là một thành phố ma.

https://baomai.blogspot.com/
  
Khi đoàn xe quân đội đầu tiên mang theo lính cùng thực phẩm cứu trợ mò mẫm theo những con lộ chính ngập sâu trong nước, “bơi” vào thành phố, tôi nhìn thấy cây cầu Causeway nằm chơ vơ lạc lõng trên biển nước mênh mông. Dường như nó là cái biểu tượng duy nhất mà tôi còn thấy được của cái thành phố một thời đẹp đẽ và lãng mạn nổi tiếng của nước Mỹ. Cây cầu mà nhà thơ Quan Dương mỗi lần lái xe qua là nhớ đến cây cầu Dinh trong con phố nhỏ Ninh-Hòa. Tôi chạnh lòng khi thấy những chiếc trực thăng bay trong mưa gió, thả xuống từng bao đá nhỏ để lấp chỗ vỡ của con đê ngăn nước từ hồ Pontchartrain. Tôi có cảm giác vô vọng, như một ông bác sĩ đang cố may lại vết mỗ của một người ung thư tới thời kỳ cuối cùng, trong cơn hấp hối.

Tôi biết, như vậy là hết. Mãi mãi không bao giờ còn New Orleans để tôi đến thăm như bao lần đã hẹn.

Ngay từ khi mới sang định cư ớ Nauy, tôi được ông bạn đến New Orleans năm 75 gọi phôn sang thúc tôi và sẵn sàng tặng không tám cái vé máy bay cho vợ chồng tôi và sáu đứa con sang thăm thành phố mà anh ta hết lời ca ngợi. Lúc ấy tôi vừa học vừa làm, lại không muốn phiền lòng bè bạn, nên hẹn hai năm sau. Hai năm sau gia đình tôi sang Florida thăm cô em con bà cô, theo chồng sang Mỹ từ năm 70, và gởi lại đứa con gái lớn theo học ở đây. Dự trù tuần cuối sẽ sang thăm gia đình ông bạn vàng ở New Orleans. Nhưng đêm trước ngày lên đường, ông em rể bị cơn bệnh tim phải vào nhà thương cấp cứu. Tình trạng nguy kịch, tôi không thể bỏ cô em lo lắng một mình (mặc dù sau đó ở lại tôi cũng chẳng làm được việc gì). Đành lỗi hẹn với New Orleans.

https://baomai.blogspot.com/

Năm sau cả nhà tôi sang Houston dự đám cưới của một ông bạn khác, mà cô vợ là con ông bà chủ nhà ở phố Tuy Hòa, ngày xưa cả hai thằng tôi đóng quân…nhờ trước mái hiên. Vợ chồng ông bạn New Orleans cũng có mặt suốt mấy ngày, mang theo thêm một chiếc xe “van”, áp tải bọn tôi về dưới ấy. Nhưng hôm đám cưới bọn tôi gặp lại hơn hai trung đội bạn bè đồng đội cũ, nhất định giữ bọn tôi lại Houston. Phe đa số thắng thế. Vợ chồng anh bạn New Orleans đành phải ở lại với bọn tôi thêm mấy ngày, trước khi xách xe không trở về tuyến xuất phát. Như vậy là lần thứ hai tôi lỡ hẹn với New Orleans.

Hai năm sau, cô con gái lớn ra trường, được một công ty ở Houston nhận vào làm, vợ chồng tôi lại sang Houston và lại gặp anh bạn New Orleans lên đón. Mấy năm sống ở Bắc Âu, bà vợ Ninh-Hòa của tôi không chịu nổi cái nóng mùa hè của Texas, nên long thể bất an. Thay vì theo ông bạn về New Orleans, thì bọn tôi rủ rê anh ta bay xuống Cali thăm đám bạn cùng KBC mới sang theo diện HO. Tôi lên mặt thánh thiện, ” nên đến với đám bạn bè cùng khổ “. Động lòng trắc ẩn, nên anh bạn, thay vì bắt bọn tôi theo về New Orleans thì lại đi theo bọn tôi xuống Tiểu Sài Gòn.

Sau này chúng tôi có thêm ông bạn nhà thơ, gốc Ninh Hòa. Ngoài nhiều thứ tình, anh ta còn chung thủy với một thứ tình có đủ thứ “bi hùng” là tình lính. Hội hè nào có lính là có anh đứng hàng đầu. Mùa hè năm ngoái, Tổng Hội Cựu SVSQ Thủ Đức đại hội tại New Orleans, bởi những cựu alpha đen ở Louisiana là những con chim đầu đàn. Anh bạn nhà thơ “dành chỗ” cho vợ chồng tôi từ giữa mùa đông. Cả nhà tôi sang Cali, để lo tìm chỗ ở cho ba cô con gái đang làm việc ở đây. Đúng cái ngày hẹn lên với ông bạn nhà thơ, thì cũng là lúc phải bám theo trả giá một cái nhà vừa ý cho mấy cô con gái. Đành phải làm buồn lòng anh bạn nhà thơ và xin hẹn với New Orleans, rồi thế nào cũng có một ngày tương ngộ.

Nhưng rồi, bão đi nhanh hơn con người. Mặc dù Katrina không hề hẹn trước, vậy mà nàng đã đến sớm hơn tôi. Mang cái tên đẹp đẽ, nhưng nàng lại là mụ phù thủy ác độc, chỉ trong phút chốc đã biến New Orleans thành một bãi tha ma hoang địa, điêu tàn. Để hai người bạn thân thiết của tôi phải có thêm một lần di tản nữa.

https://baomai.blogspot.com/
  
Còn tôi, sẽ mãi mãi là một người lỗi hẹn. Làm sao tôi có thể tìm được quê hương của nhạc Jazz, mà Louis Armstrong đã trở thành vĩ đại khi chọn nơi đây để khai sinh sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy của mình. Làm sao tôi có cơ hội để được đi bộ trên con đường Bourbon trong khu phố French Quarter của cô bé người Pháp bị tê liệt đôi chân. Tất cả đã trở thành huyền thoại.

https://baomai.blogspot.com/
  
Tôi biết, với sự giàu có và vĩ đại của nước Mỹ, người ta thừa khả năng xây dựng lại một thành phố mới trên New Orleans đổ nát, hoang tàn. Hai người bạn thân thiết của tôi rồi mai này cũng trở về lại niệm kinh và làm thơ trên nền nhà cũ. Thành phố mới chắc chắn to lớn hơn, sang trọng, hùng vĩ hơn. Nhưng đó không phải là New Orleans, mà sẽ là một New New-Orleans lạ lẫm.

Tôi nhớ lại cái tâm trạng trở lại quê nhà sau mười mấy năm biệt xứ. Tôi lạc lõng giữa Sài Gòn, với nhiều nhà cao tầng và những con đường tràn ngập những chiếc xe gắn máy trong buổi trưa hè ồn ào, cháy nắng. Khó khăn lắm mới băng qua được những ngã tư, cho dù có đèn xanh đèn đỏ, tôi vẫn không tìm lại được “con đường Duy Tân cây dài bóng mát, buổi chiều công viên mây trời xanh ngắt” thuở nào. Sàigòn bây giờ không còn là của tôi nữa. Còn New Orleans, sau bao lần lỡ hẹn, mãi mãi trong tôi chỉ còn là cổ tích.

https://baomai.blogspot.com/
  
New Orleans ơi, La Nouvelle Orléans ơi ! Cho tôi xin được nói một lời xin lỗi.



Phạm Tín An Ninh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2018 lúc 6:33am

Khúc Vĩ Cầm Trong Nghĩa Trang!



Ðệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Ðội quân tinh nhuệ của nhà độc tài Adolf Hitler lần lượt chiếm đóng các nước Ðông Âu. Là công dân của nước Ba Lan, gốc Do Thái, Esther Borstein trốn thóat khỏi nơi chôn nhau cắt rốn và chạy sang nước Pháp, lúc bấy giờ vẫn chưa lọt vào tay quân phát xít. Esther là một tay đàn vĩ cầm tài năng nhiều triển vọng. Nàng cảm thấy rất hạnh phúc được sống những ngày tự do trên đất Pháp. Nàng hy vọng một ngày kia sẽ được sang nước Mỹ biểu diễn.

Esther đến Pháp với một gói hành trang nhỏ nhoi và trong túi chỉ vỏn vẹn có vài đồng đô la do bố mẹ gom góp được. Những ngày đầu trên đất khách quê người, nàng da diết nhớ tổ quốc và tự hỏi đến bao giờ nàng mới được gặp lại bố mẹ và mấy đứa em nơi quê nhà.

Ðến Paris, nàng thuê một phòng nhỏ trong khách sạn bình dân gần ga xe lửa miền Ðông. Nàng lấy cuốn sổ tay ghi số điện thoại, địa chỉ ra xem. Ở Paris tất nhiên có không ít người Ba Lan gốc Do Thái, nhưng người mà nàng quen biết thì quả là hiếm. Bất chợt nàng reo lên: “À, bác Moshe Borstein đây rồi. Bác là người anh họ của bố. Bác hành nghề thợ may ở khu dân cư Sentier. Có điều bác đã trên 60 tuổi, khác ngành nghề… liệu bác có thể giúp được gì cho mình nhỉ?”
Tuy nhiên Esther vẫn quyết định đến gặp bác Moshe. Cả gia đình bác Moshe mở rộng cửa đón nàng. Tuy nhiên, tình thế nhanh chóng thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho tương lai âm nhạc của nàng. Ngay lần thăm viếng thứ hai, bác Moshe đi thẳng vào vấn đề:

– Esther, cháu là một cô gái trẻ đẹp. Cháu phải lấy chồng để không phí bỏ tuổi xuân. Cháu đã găp Isaac, con trai của bác rồi chứ? Cháu không nghĩ nó là một người chồng tồi? Rồi vợ chồng cháu sẽ sinh cho bác một đàn cháu nội kháu khỉnh.

Ðúng là Esther đã gặp Isaac. Nhưng trong đôi mắt nàng, Isaac chỉ là một chàng trai tầm thường, hoàn toàn không phù hợp với tâm hồn say mê âm nhạc của nàng chút nào cả. Esther không mấy quan tâm đến lời đề nghị của bác họ Moshe.

Mặc cho những cuộc tấn công của quân phát xít ngày càng ráo riết, cuộc sống thất nghiệp bấp bênh, Esther luôn vững tin rồi đây sự may mắn sẽ mĩm cười với nàng. Mỗi ngày nàng dành hàng giờ trao dồi ngón đàn điêu luyện dù gặp phải sự phản kháng của nhiều người chung quanh vì “tiếng đàn ồn ào” làm họ mất giấc ngủ…
Năm nay Esther đã 24 tuổi rồi còn gì. Nàng tìm việc làm một cách vô vọng. Nàng có thể dễ dàng tìm một chân hầu bàn trong nhà hàng, giúp việc trong một gia đình trưởng giả… Nhưng không, đã trót là một tài năng vĩ cầm, nàng quyết đeo đuổi nghiệp ấy đến cùng. Nàng dò la được thông tin vào buổi chiều giới nhạc sĩ Paris thường tụ họp tại quảng trường Blanche và tại khu Pigalle. Chính tại đây diễn ra các cuộc tuyển dụng nhạc sĩ và ngã giá tiền thù lao:

– Bar Sables d’Olonne cần một tuyển một nhạc công piano và một contreb***iste, thời gian chỉ một tháng thôi, bác có muốn nhận việc làm đó không?

– Ở quán Raspoutine, nhạc công vĩ cầm vừa nghỉ việc. Họ đang tìm người thay, thù lao khá đấy lại có thêm khoản tiền boa nữa…
Dù hơi nhút nhát và giọng nói còn nặng âm hưởng Ba Lan nhưng Esther quyết tham gia cuộc đối thoại với hy vọng nhận được chân vĩ cầm ở Raspoutine:
– Xin lỗi…, nếu quán cần một nữ nhạc công vĩ cầm thì tôi đây sẵn sàng.
– Rất tiếc, người đẹp. Họ chỉ tuyển nhạc công nam thôi, vả lại người chơi vĩ cầm phải thuộc danh mục các bản nhạc của dân tộc Digan…

Một lần nữa sự may mắn không mĩm cười với Esther. Ðể giết thời gian, nàng thường đi lang thang một mình khắp phố phường Paris. Mỗi đường phố là một khám phá mới đối với nàng. Những bước chân cô đơn không định hứơng đôi khi đưa nàng lạc vào các nghĩa trang của thủ đô Paris: nghĩa trang Père-Lachaise, Montmarne, Montparn***e… Tại nghĩa trang Père-Lachaise, Esther chú ý đến một ngôi mộ đề tên Allan Kardec. Ở đầu ngôi mộ, một bức tượng bằng đồng thể hiện nửa thân trên của người quá cố đã đứng tuổi với bộ râu mép chải chuốt được che chắn bởi một mái hiên theo lối kiến trúc cổ sắc sảo. Dòng chữ trên mộ bia ghi nhận người quá cố mất từ thế kỷ trước, thế nhưng mộ của ông ta luôn tràn ngập những bó hoa tươi thắm của người đến viếng. Ðiều này không ngớt gây sự tò mò nơi Esther.

Lại một phụ nữ đến viếng mộ Allan Kardec. Ðặt bó hoa đủ loại: hoa mỹ nhân, cúc tây, cúc lam… nơi mộ bia xong, bà ta đứng lên làm dấu thánh giá rồi nhắm nghiền đôi lầm thầm cầu kinh. Khi bà ta rời ngôi mộ, Esther làm gan đến hỏi chuyện:

– Xin lỗi bà, người trong mộ kia là ai mà mọi người dành cho ông ta sự sùng kính đặc biệt vậy?

– Ðó là ngài Allan Kardec, một người thuộc thành phố Lyon và là người đã sáng lập ra thuyết thuận thông linh. Lúc sinh thời ông luôn làm việc từ thiện. Ông được mọi người xem như một vị thánh dù không được nhà thờ công nhận. Cho đến bây giờ ông luôn che chở phù hộ những người đến đây cầu nguyện. Cô thấy đấy, mộ ông lúc nào cũng đầy hoa tươi và lời biết ơn…

Esther khẽ nói như lời xin lỗi:

– Nhưng tôi là người Do Thái…

– Người Do Thái thì đã sao. Ông Allan Kardec phù hộ tất cả những ai đến đây cầu nguyện bất luận dân tộc, tôn giáo. Về mang hoa đến đây khẩn cầu rồi cô sẽ được toại nguyện.

Esther cám ơn bà ta rồi rảo bước về khách sạn, đầu óc suy nghĩ mông lung: một người công giáo quá cố ở thành phố Lyon. Nàng thì đến từ khu nhà ổ chuột mãi tận Varsovie, Ba Lan. Nếu quả đúng như lời bà ta kể lại thì lời cầu nguyện của mọi người đều đến với Chúa.
Từ hôm đó, Esther thường xuyên đến cầu nguyện tại các nghĩa trang đặc biệt là nghĩa trang Père-Lachaise. Nàng luôn mang theo cây vĩ cầm. Khi chỉ còn một mình trong nghĩa trang, nàng tháo bao đàn ra và bắt đầu dạo những khúc nhạc thay lời cầu nguyện cho những người đã mất sớm về nước Chúa, những người còn sống khắp mọi nơi được mọi điều an lành. Chuỗi nốt nhạc tuôn trào ra như dòng suối. Những khoảnh khắc như thế, nàng tập trung toàn tâm toàn ý vào nốt nhạc đến độ không còn nhận biết vạn vật chung quanh. Ðôi khi có vài vị khách dừng chân lắng nghe tiếng thổn thức, nức nở thoát ra từ chiếc vĩ cầm. Khi dứt tiếng đàn, tuyệt nhiên không một tiếng vỗ tay vì ở nghĩa trang, điều này là cấm kị.
– Tuyệt diệu! Cô vừa chơi điệu nhạc gì thế?
– Xin cám ơn, đó là khúc nhạc cổ truyền của dân Do Thái.
– Nhưng cô đang ở trong nghĩa trang công giáo!
– Thì đã sao? Âm nhạc là âm nhạc, nó đâu có phân biệt dân tộc hay tôn giáo.

Một ngày kia, người gác nghĩa trang góp ý với Esther:

– Ngón đàn của cô thật là tuyệt kĩ nhưng cô hiểu cho qui định không cho phép chơi đàn trong nghĩa trang! Cô thông cảm nhé, điều này có thể làm thân nhân người quá cố không hài lòng. Thôi thì thế này, tôi yêu cầu cô không được chơi khi có mai táng trong nghĩa trang.

Esther cám ơn rối rít vì nàng chỉ mong chờ có bấy nhiêu.

Một buổi chiều thứ hai. Ánh mặt trời chiếu những tia nắng rạng rỡ. Esther đến nghĩa trang, bao đàn đã được tuốt ra. Chiếc vĩ cầm sẵn sàng nhả ra suối nhạc du dương say đắm. Esther nhủ thầm: “Hôm nay mình cảm thấy rất hứng khởi. Linh cảm báo rằng mình sẽ gặp may”. Lúc nàng so dây chuẩn bị khúc dạo đầu, một chiếc xe tang xuất hiện nơi cổng, từ từ chạy lên con đường thoải dốc dẫn vào nghĩa trang. Esther sực nhớ đến lời dặn dò của người gác nghĩa trang: không được chơi vĩ cầm khi có đám mai táng. Người gác nghĩa trang có mặt bên cạnh xe tang. Lúc đi ngang qua chỗ Esther đứng, ông ta đưa ngón tay lên miệng ra dấu giữ “im lặng”. Nàng gật đầu hiểu ý rồi cất chiếc vĩ cầm vào bao.

Xe tang chậm rãi leo lên con đường thoải dốc. Người quá cố có lẻ chỉ là một người bình thường vì ngoài người gác nghĩa trang không thấy ai theo đưa đám tang. À không, có thêm một người nữa đấy. Ðó là một người đàn ông trong bộ y phục màu đen, gương mặt buồn bã, tay cầm chiếc khăn.
Esther tự nhủ: “Ðám tang sao mà vắng vẻ và buồn tẻ thế này”. Tự động nàng chậm bước theo sau xe tang. Người đàn ông mặc đồ đen nhìn nàng giây lát rồi gật đầu chào mà không nói lời nào. Ông ta dường như đang nghĩ trong đầu: “Quái lạ, một nữ nhạc công vĩ cầm. Phải chăng cô ta là người thân trong gia đình người quá cố?”

Một lát sau, chiếc xe đến bên hầm mộ vừa được chuẩn bị xong trước đó không lâu. Esther đọc dòng chữ khắc trên bia đá: “Nơi an nghỉ của ông Jean-Jacques Rouard”.Nhân viên mai táng bắt đầu việc chôn cất. Một vị linh mục làm dấu thánh giá và lời cầu kinh trầm buồn vang lên. Esther cũng làm dấu thánh giá theo họ, lòng thầm nhủ: “Mình sẽ đọc một bài kinh cho linh hồn người quá cố sớm siêu thoát”.

Niềm cao hứng bất chợt dâng lên trong lòng, Esther bạo gan đến bên người mặc đồ đen đề nghị:

– Tôi là nhạc công vĩ cầm. Nếu không phiền, ông cho phép tôi dạo một khúc vĩ cầm tiễn đưa người quá cố?”

– Lời đề nghị thật thú vị. Vả lại ông Rouard rất mê âm nhạc, đặc biệt là vĩ cầm.

Lấy cây vĩ cầm ra khỏi bao, Esther đưa lên cằm và bắt đầu điệu nhạc cổ truyền. Người đàn ông chăm chú lắng nghe trong khi nhân viên mai táng bắt đầu lắp đất.

Sau khúc nhạc đầu, Esther đề nghị tiếp:

– Ông cho phép tôi dạo khúc nhạc thứ hai chứ?
– Cô đàn tuyệt lắm. Không lý do gì phải ngưng ngang như vậy.
Esther khởi xướng bản nhạc thứ hai. Tiếng nhạc nhặt khoan xen kẽ giữa điệu trầm buồn ai oán và vồn vả vui nhộn. Bản nhạc gom nhặt những tinh hoa của nền âm nhạc Ðông Âu: Ba Lan, Rumani, Hungari.
Tiếng đàn vừa dứt, người đàn ông đến bên Esther hỏi:
– Cám ơn cô rất nhiều. Nếu không phiền, cô vui lòng cho tôi biết danh tánh.
Từ “danh tánh” khiến Esther phát run lên vì nó làm nàng liên tưởng đến giấy căn cước, kiểm soát, hải quan… Buổi chiều yên tĩnh trong nghĩa trang Père-Lachaise như xao động lên:
– Ông là cảnh sát?
– Ồ, không, tôi chỉ là người được giao quyền thi hành di chúc của ông Jean-Jacques Rouard. Tiếng vĩ cầm của cô chắc làm ông ta ngậm cười nơi chín suối.
Cảm thấy an tâm, Esther thổ lộ danh tính:
– Esther Borstein, sinh năm 1914 tại Varsovie.
– Liệu tôi có quá tò mò khi hỏi địa chỉ của cô không?
– À, không sao. Tôi đang thuê tạm một phòng tại khách sạn Voyageurs, đường Magenta. Tôi hy vọng sẽ sớm dời đến nơi ở tốt hơn khi có việc làm.
– Cô có bạn, bà con hay địa chỉ để có thể liên lạc trong trường hợp cô rời khách sạn?
– Ông có thể liên lạc với tôi qua người bác họ, ông Moshe Borstein, số 44 đường Jeuneurs.
– Rất tốt. Hy vọng sẽ sớm gặp lại cô.

Vài tuần sau, Esther nhận được lá thư tay từ gia đình người bác họ. Bác Moshe Borstein nói với Esther: “Một người tên M. Baranton muốn gặp cháu gấp. Số điện thoại của ông ta…” Esther tự nhủ: “Có lẽ ban nhạc nào đó muốn tuyển mình. Cuối cùng rồi mình cũng sẽ có được việc làm và đồng lương…”
Ðến nơi hẹn, Esther nhận ra ngay M. Baranthon chính là người đàn ông mặc đồ đen trong nghĩa trang. Ông ta đi thẳng vào vấn đề:
– Cô Esther, tôi có tin vui cho cô. Cô là người duy nhất đưa ông Jean-Jacques Rouard đến nơi an nghỉ cuối cùng. Do đó cô là người được chỉ định nhận toàn bộ di tặng của ông Rouard bao gồm 3 triệu francs.
Sáng hôm sau, Esther mang một bó hoa đặt tại mộ của Allan Kardec. Sau đó nàng chơi một nhạc khúc yêu thích nhất bên mộ ân nhân Rouard.
Tuần lễ sau, người ta thấy Esther Borstein trên boong tàu đi nước Mỹ, điều mà cô hằng mong ước khi vừa đặt chân đến nước Pháp..


Đào Duy Hồ
Phỏng dịch từ nguyên tác “Pour p***er le temps”
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2018 lúc 9:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2018 lúc 6:46am

Tôi Hét Lên


Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Với nhiều bài viết giá trị, ông là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
***
Tôi mệt nhọc với cuộc đời, 
Tôi khò khè với cuộc sống!
Tôi làm hãng cam, làm anh cai.
Tôi đếm tiền.
Tôi, vợ đẹp.
Tôi, con khôn.
Tôi ung thư.
Tôi hét lên!
. . .
Hai mươi năm rồi, ngày nào tôi cũng mệt thở không ra hơi, đầu nhức căng căng, tim đập hồi hộp, thần mắt khờ khạo; bởi sáng nào cũng vậy, tôi dậy thật sớm, hốt hoảng như người bị ma đuổi, tôi phóng thật lẹ vào sâu trong phòng tắm. Nước ấm dội xuống cuống cuồng, tôi sấy tóc hối hả, tôi chải tóc vội vàng, tôi mặc quần áo thật lẹ, tôi ba chân bốn cẳng phóng ra xe, xe đề máy, tôi biến mất vào dòng đời xe cộ ngược xuôi. 

Tách rời dòng xe đen nghìn nghịt như những con bọ hung đông lạnh không nhúc nhích trên xa lộ chằng chịt dọc ngang, tôi kiếm đường tắt, hốt hoảng bẻ trái, lừa lừa quẹo phải, tôi bực bội bấm còi, tôi phóng vội vàng vào hãng cam. 
N
gồi nhặt những trái cam tươi, tôi xếp vào thùng đều đặn như người máy. Ngồi đếm những quả cam bóng lực lưỡng da căng tròn, tôi xếp vào thùng gỗ, đường rầy dây chuyền lăn đều đẩy tới những vòng quay. Nơi cuối đường, thùng gỗ đầy cam chầm chậm lăn vào lòng xe vận tải. Đầy những thùng cam, xe vận tải đề máy quay tròn mười sáu bánh xe lăn tới những nẻo đường xa lộ. Xe vận tải khác trống hoắc lầm lì lăn bánh tới, nóng nẩy chờ đợi những thùng gỗ cam tươi chất đầy lòng xe…

Hai mươi năm của cuộc đời vừa qua, tôi ngồi nhặt cam, xếp cam, lương khá. Thoạt tiên là mười lăm đồng. Năm năm sau lương tăng lên. Năm thứ bẩy, tôi hóa thành anh cai, nhận được lương phụ trội làm xếp. Được làm anh cai, tôi tới hãng sớm hơn, ở lại cũng trễ hơn. Nhưng cũng chẳng sao. Sớm và trễ đều hóa ra những đồng tiền bạc trăm bạc ngàn vào ngày thứ Sáu cuối tuần. Bởi thế tôi hăng hái lao vào nghề xếp những trái cam vô thùng gỗ. Cuộc đời bỗng dưng ngập những tiền là tiền. Cuối tuần, cầm tờ ngân phiếu hãng cam trả với bốn con số, tim tôi đập mạnh, niềm vui tiền bạc dâng lên tê tê đầu lưỡi, bao nhiêu nhọc nhằn cực khổ bởi sáng dậy sớm, chiều về trễ, hốt hoảng tranh giành đường đi trên xa lộ tự nhiên tan biến bởi những đồng tiền vào ngày thứ Sáu cuối tuần.
Tôi hát nho nhỏ,
“Tiền là tiên là Phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của tuổi già”.
Tiền! 

Có tiền là có tiên. Vợ tôi đã đẹp giờ lại càng thêm đẹp bởi những đồng tiền của hãng cam. Nàng sửa cằm, bơm môi, nâng ngực, cắt mắt, nàng đẹp rực rỡ, nàng ăn trắng mặc trơn. Tôi muốn ăn Phở, nàng nấu Phở nước trong. Tôi muốn ăn cháo lòng rắc tiêu sọ, cơm sườn tàu hủ ky, nàng lái xe Bim mơ xuống phố mua cơm cháo. Tôi muốn hút thuốc ba số 5, nàng ghé vào tiệm mua cho tôi mấy cây. Cẩn thận, nàng còn mua thêm mấy gói thuốc con mèo. Con tôi hai đứa, mịn da đẹp thịt, học hành giỏi giang trong trường đại học tư thục nhờ lương bốn số cuối tuần của anh cai hãng cam. Nhà tôi cất cao nhất khu đồi, bốn phòng rộng thênh thang. Hai vợ chồng tôi một phòng, căn phòng có màn cửa nhung. Một đứa con gái, một đứa con trai, mỗi đứa một phòng. Mỗi phòng căn bản là một TV và một máy vi tính. Cạnh phòng ăn là bar rượu rộng thênh thang. Dưới hầm nhà, xếp đều tăm tắp những chai rượu VSOP, rượu vang đắt tiền. Cạnh phòng ăn, tôi gọi người tới biến thành căn phòng có ghế da hơi nằm dài theo dõi dàn máy home theater hiệu Sony chiếu phim trên màn ảnh đại vĩ tuyến. Asia, Thúy Nga, Vân Sơn, phim Việt Nam, tôi nằm dài coi trong rạp nhà, mà tưởng là mình đang ngồi coi trong rạp màn ảnh 4D bốn chiều. 

Cuộc sống tôi thênh thang. Xe Bim-mơ, vợ tôi một cái, tôi một cái. Tôi yêu vợ, yêu con, và yêu cuộc sống!
Bởi yêu vợ và yêu con, tôi anh cai hãng cam làm thêm ngày thứ Sáu, thứ Bẩy, và luôn cả ngày Chúa Nhật. Hai chục năm rồi, ngày nào tôi cũng đi làm. 
Tôi đếm tiền mỏi tay!
Tiền giấy đếm, sướng những đầu ngón tay.
Tôi hạnh phúc mênh mông!
Đời tôi màu hồng.
Chuồn chuồn bay đầy trên cánh đồng cỏ xanh.
Chuột đồng no nê căng tròn rong chơi trên đồng lúa vàng.
Cá chem chép vàng ươm êm đềm bơi lội dọc theo bờ sông đỏ màu phù sa.
Tôi, thiên đàng trần thế!
Hồn ơi, vui lên!

Sáng hôm qua, như thường lệ, tôi dậy sớm, cổ họng đau ran rát.
Đi khám,
Bác sĩ nói,
— Ung thư cuống họng.
Lần đầu tiên trong đời tôi nếm vị thuốc.
Những lần chạy chemotherapy, tóc tôi rụng, đầu tôi sói sọi! 
Thân thể xanh xao. Mặt bủng da chì!
Tôi vàng như những trái cam mà có một thời tôi xếp xếp gói gói vào thùng gỗ năm xưa.
Tôi húp phở, phở không ngon.
Tôi chán những chén cháo lòng rắc tiêu sọ.
Tôi ói ra những miếng cơm sườn nướng tàu hủ ky.
Tôi ho sặc sụa với hơi thuốc ba số 5, thuốc đầu con mèo.
Tôi nhổ ra phèn phẹt ngụm rượu đỏ Cabernet Sauvignon.
Tôi giờ này chỉ còn nuốt được những viên thuốc ung thư.
Sáng sáng nhìn qua khung cửa, 
Bình minh rực rỡ,
tôi mơ sức khỏe.
Tôi khóc! Trời ơi, sao đời phù vân!
Nếu biết thế, tôi sẽ không sống như tôi đã từng sống hơn hai mươi năm vừa qua.
Trời mùa hạ xanh tươi, nhưng sao tôi thấy lá vàng đong đưa bên khung cửa.
Tôi hối tiếc cho những ngày xưa, những ngày còn sung mãn.
Cuối tuần, vợ tôi ghé vào viếng thăm.
Mười ngón tay của nàng, mầu hồng tô son thơm mùi phưng phức. Cặp môi trái tim, mắt phượng mở lớn, đôi ngực căng tròn, nước hoa từ thân thể nàng bốc mùi thơm hăng hắc. Tôi nhìn nàng, dáng nàng sang, tóc nàng đen óng sợi tóc dầy, tôi mơ ước sức khỏe ngày xưa.
Nàng hỏi, “Bao giờ anh về"”
Con tôi hôn lên vầng trán, “Thôi, con phải về, 
Ngày mai con có bài thi cuối khóa. 
Chúc bố chóng bình phục”.
Nhưng tôi vẫn tuột dốc.
Ung thư cổ họng gậm nhấm ăn mòn thân xác.
Tôi rớt xuống.
Tôi chạm đáy vực sâu.
Tôi đốt nến, nhìn lên tượng thánh giá.
Tôi đôi môi mấp máy như Hàn Mặc Tử:
“Ave Maria, Thánh Nữ Đồng Trinh,
Xin chữa con!
Xin cứu con.
Nếu bây giờ,
Phép lạ xẩy ra,
Con sẽ vẫn đi làm ở hãng cam,
Con sẽ vẫn làm anh cai,
Nhưng con sẽ không đi làm thêm ngày thứ Bẩy, Chúa Nhật.
Bởi con đã nhận ra đời sống này vô thường!
Có đó rồi mất đó,
Vô thường! Vô thường! Đại vô thường!”.
Nhưng phép lạ không xẩy ra.
Tôi tiếp tục mệt nhọc với ung thư, 
Tôi khò khè với bệnh tật!
Ung thư tiếp tục phá nát cuống họng!
Tôi nằm dài trên giường bệnh,
Con tôi hỏi, “Bố ơi, bao giờ bố về"”.
Tôi khóc, không nói được nữa, bởi ung thư đã phá rách toang cổ họng.
Tôi run run năm đầu ngón tay, viết lên trên tờ giấy trắng tinh, “Sao hai đứa con gầy vậy"”
Con tôi nói, “Bố ơi! Mẹ bỏ đi rồi!”.
Tôi hét lên! Tiếng hét cuồn cuộn xoáy sâu đẩy tôi rơi xuống vực thẳm!
Tôi mở mắt ra,
Người ướt đẫm mồ hôi!
Nhìn qua khung cửa,
Tôi nhận ra bình minh thứ Bẩy cuối tuần rộn ràng khua vang.
Bên khung cửa, 
Có chú chim nho nhỏ say mê hót vang khúc hát bình dị, “Good morning! Chào bình minh buổi sáng”.
Tỉnh cơn ác mộng,
Tôi KHÔNG hốt hoảng như người bị ma đuổi, phóng thật lẹ vào sâu trong phòng tắm như mọi ngày trong hai mươi năm qua.
Nhưng tôi quỳ bên chân giường, tôi đọc một lời kinh nho nhỏ với Chúa, với Phật, và với Bụt.
Thấy tôi bước xuống nhà pha ly café buổi sáng, vợ tôi ngạc nhiên hỏi,
— Ủa, không đi làm sao"
Tôi đáp cộc lốc, 
— Không!
Nhưng mặt tươi như hoa, nhìn qua khung cửa, hát nho nhỏ một bài ca… 


Nguyễn Trung Tây
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Oct/2018 lúc 1:17pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2018 lúc 7:37am

Khi Bả Ngồi Sau Tay Lái 



 Ngày còn trong nước, nhờ “ánh sáng quang vinh của đảng dẫn lối soi đường” nên xe tôi không cần đèn pha, đèn xi-nhan mà vẫn đi đến nơi về tới chốn; và nhờ những chiếc “công-nông” ồn ào, lọc ca lọc cọc nên xe tôi cái gì cũng kêu, mỗi cái kèn không kêu.

Thưa bạn đọc đó là chiếc xe “2 bò” chứ không phải 2 ngựa của tôi. Khốn nỗi tính hay mơ, đánh xe bò mà tôi tưởng đang lái Lăm-bò-ghi-ni (Lambor-ghini). Cũng nhờ lái xe bò quen tay nên qua bên đây tôi không lọng cọng chút nào khi lái xe Huê Kỳ.

Chiếc xe hơi là cái chân của mọi người ở Mỹ thì không ai không biết. Bà xã tôi không ngoại lệ, cũng phải ráng thi cho bằng được cái bằng lái xe, để có thể tự đi lại mà không cần nhờ đến chồng con. Thi bằng viết thì không khó lắm, nhưng thực hành lái xe đối với bả gần như chuyện lên trời xuống biển. Sau nhiều lần trần ai khoai củ, rớt lên rớt xuống, bả cũng giựt được cái lai-xần. Có lẽ hôm đó, ông giám khảo “bụng dạ bất an” bị Tào Tháo rượt hay sao đó, nên ông chấm cho đậu thật nhanh vì cần về gấp để giải quyết chuyện nước non.  Đàn ông như chúng ta, nhiều người cũng vất vả lắm mới lấy được cái bằng (Driver license) để lái xe; còn đa số thì dễ ẹc vì trời sinh đàn ông là phái mạnh để gánh vác việc Nước, việc Nhà. Riêng tôi chỉ dám gánh việc thứ 2 thôi cũng đủ mệt rồi.

 Sinh ra trong một gia đình khá đông con, sức khỏe lại èo uột, châm chạp, và khó nuôi nên cha mẹ không cho cô con gái làm gì cả vì “làm như ma sờ mả, để đấy các chị nó làm cho”. Cứ như thế, bả chẳng bao giờ phải xông pha vào chốn khói lửa mịt mù trong bếp cho đến ngày vượt biên qua tới đất Mỹ bả cũng chưa biết nấu cơm. Còn chuyện vượt biên với bả như đi du lịch bị say sóng, thế thôi.

Nghe kể, xe du lịch chở xuống bãi Bà Rịa, người ta kêu chạy mau, bả chạy không kịp, được ai đó nắm kéo đi, chân hổng mặt đất, đến được bờ sông. Vừa thấy chiếc tàu là đã say sóng rồi chưa cần bước lên. May sao, cũng ai đó ném bả vào trong hầm tàu, say sóng nằm đó cho tới khi tàu cặp bến trại tỵ nạn Nam Dương.

Sở dĩ tôi phải dông dài lý lịch trích ngang trích dọc của bả để bạn đọc biết rằng bả thuộc loại người rất hiền lành, chịu đựng, không nhanh nhạy, không theo kịp thời trang, đơn sơ rất mực mà chậm chạp cũng rất ư! Thưa vâng, bả chậm lắm trừ… LÁI XE. Mấy thằng bạn Mỹ chỗ tôi làm, hay khoe vợ nó nấu món này món kia rất ngon và rất nhanh, và tháo vác trong việc này việc nọ. Chúng hỏi tôi vợ mày thì sao? Tôi đáp:

-“My wife, she’s an excellent cook, she does everything slow, but…driving.”(Vợ tôi là 1 đầu bếp tuyệt vời, cô ấy làm gì cũng chậm, chỉ lái xe là nhanh thôi.)

Tụi bạn há hốc mồm rồi cười phá lên. Đúng vậy, bả làm việc nhà, nấu ăn, hay bất cứ chuyện gì đều rất từ tốn và chậm chạp, chỉ lái xe là không ai nhanh bằng. Vì thế các hãng bảo hiểm xe không muốn bán (insure) nữa khi thấy tên bả bị quá nhiều “speeding tickets”. Cuối cùng tôi phải chịu mua với 1 giá cắt cổ để có bảo hiểm cho bả lái xe. Mỗi lần ngồi sau tay lái, là một lần cảm xúc trào dâng, đôi chân như được gắn thêm cánh, bả nhấn chân ga đụng sàn xe làm tôi ngồi kế bên tưởng như mình là phi công cảm tử Kamikaze, 1 đi không trở lại. Nhất là khi bả khi cố gắng nhập vào đường cao tốc (freeway) thì tôi cam đoan ai là người  thích cảm giác mạnh cũng phải xin chừa: Động cơ xe rú lên dữ dội, xe đảo qua lắc lại trong khi bả không hề giảm tốc độ, mặc cho ai né mình thì né chứ nhất định mình không né ai.

Ngày đó, tôi có 1 chiếc Cutlas Oldsmobile 88, xe thể thao hai cửa, tám (8) máy (8 xi-lanh), 320 mã lực. Chiếc này được coi là antique car (xe cổ) giờ không còn sản xuất nữa, nhưng có tiếng rất bền và mạnh mẽ (muscle car), to và cứng cáp như chiếc xe tăng; tôi phải săn lùng các nghĩa địa xe mua từng bộ phận riêng rẽ, sơn sửa, và ráp lại thành 1 chiếc xe chạy ngon lành. Chiếc Oldsmobile này là chiếc xe mơ ước (dream car) của tôi, nên tôi nâng niu và quý nó lắm. Chỉ cần nhấp nhẹ chân ga là chiếc xe vọt lên như con tuấn mã và lao vun vút trên xa lộ.

Một hôm bả mượn đi công chuyện gấp và đụng một chiếc Mitsubishi, làm nó bẹp dúm 1 bên còn xe của tôi, cái bửng trước bị nhún vô 1 chút. Người tài xế xe kia gãy tay phải băng bột. Biên bản phạt ghi 60 miles/hour trong vùng cho phép 40 miles/hour. May là không chết người.

Lần khác, hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ, trên chiếc Toyota 4Runner, lái xuyên bang từ California về lại Arizona, khoảng 2 giờ sáng, vì lái xe lâu, tôi buồn ngủ ríu mắt; tuy biết là giao trứng cho ác, nhưng tôi phải bấm bụng, cắn răng, may là còn đủ răng để cắn, nhờ bả lái cho một đoạn để tôi chợp mắt 1 chút.

Đang mơ màng không biết được bao lâu, tôi có cảm giác sao xe chạy êm thế? Hình như tôi đang bay? Chiếc xe đang bay thì đúng hơn. Hí một mắt, nhìn đồng hồ tốc độ đang ở số 95 miles/hour, mồ hôi hột vã ra như tắm mà tôi không dám hoảng hốt, chỉ lập bập nhưng nhẹ nhàng nói “Em ơi, em giảm tốc độ xuống 1 chút được không?” Tức thì 4 bánh xe như vừa chạm lại được mặt đường hay vì đang mơ ngủ mà tôi cảm nhận như thế? Chắc cả hai. Từ lúc đó, dù phải lấy kim chống mi mắt, tôi dành tay lái cho đến khi về tới nhà.

Một tai nạn bi hài khác của bà xã tôi xảy ra đến khó tin. Bạn có bao giờ nghĩ rằng ở giữa sa mạc khô cằn, nắng cháy da đầu như Arizona mà lại suýt bị chết chìm không? Thưa có và có nhiều nữa là đằng khác. Mùa mưa sa mạc (monsoon season), môt đêm vào thứ Bảy, tháng 8. Tôi đang ở nhà thì phone reo. Giọng người đàn ông hỏi: “Có phải ông Nguyễn?” -Vâng, tôi đây. “Xe vợ ông đang bị nước cuốn trôi ở chỗ…Bà ấy không sao, chỉ bị 1 phen sợ hãi thôi. Mời ông đến ngay nhé”.

Đến nơi, trời vẫn còn “làm mưa bay giăng giăng, mây tím dệt thành sầu”, từ xa tôi đã thấy đèn cứu cấp của 1 chiếc cứu hỏa, 3 chiếc xe cảnh sát và một dãy dài xe cộ chờ bên kia bờ nước. Con đường bị cắt ngang bởi một giòng nước đang chảy xiết, bên phải bờ đường, chiếc Altima 3.5 L mới toanh của bả đang nằm trong con mương nước bị ngập sâu đến nửa xe. Bà xã tôi đang ngồi co ro trong một xe cảnh sát, quần áo ướt đẫm và vẫn run lẩy bẩy. Tôi mừng vì bả an toàn không bị gì cả, chỉ hết hồn thôi.

Dìu bả qua chiếc xe tôi đang đậu, tôi cảm nhận được bả vẫn còn run dữ dội không kiểm soát được. Trước khi vào trong chiếc pick-up, tôi hỏi chìa khóa xe, cái key-fob, sau này tôi biết giá $400 vì phải mua từ dealership, bảo hiểm xe không đền; tay vẫn còn run lật bật, bả lục bóp ra đưa nhưng vì vẫn còn lập cập nên đánh rơi nó xuống giòng nước đang chảy chỉ tới mắt cá chân và trôi đi mất luôn. Tôi lại càng thương bả hơn nữa, chỉ an ủi “không sao đâu em, không sao đâu em” và ôm lấy bả để truyền hơi ấm và tình thương, mong bả từ từ bình tĩnh lại. Trong lúc này, tôi biết tôi là chỗ dựa vững chắc cho vợ mình nên tôi phải càng tỏ ra trầm tĩnh để bả không còn sợ hãi và hoảng hốt nữa. Sau khi họ kéo xe lên và đưa đi đến sở cảnh sát, tôi đưa bả về nhà, vội vàng nấu một ly trà thật nóng pha với mật ong và chanh, xong hối bả đi tắm nước nóng liền hy vọng bả sẽ mau chóng lấy lại quân bình.

Căn cứ trên biên bản cảnh sát và lời bả kể, tôi tóm tắt câu chuyện như sau: Trên đường đi làm về, cơn mưa như thác lũ trút xuống, thấy một dãy dài xe cộ ngưng và đậu lại bên vệ đường, không xe nào dám băng qua.  Như một đại tướng cỡi ngựa duyệt hàng quân, bả đường đường hiên ngang cho xe vượt lên cho tới khi thấy bảng đường chữ đỏ ghi “Do not enter when flooded”. (không được đi vào khi nước lụt). Tất cả những cặp mắt ái ngại nhìn theo, nhưng bả lại tưởng là những cặp mắt ngưỡng mó.

Ngừng xe lại với một thoáng ngập ngừng, bả tự nhủ “ôi nhằm nhòi gì, xe ổng mới mua nghe nói tới 6 máy lận, mạnh lắm, chắc không sao đâu. Mấy người kia nhát hít, không dám đi thì mình đi”. 

Thế là chân ga đạp lút sàn cho xe “bay” nhanh qua giòng nước chảy bé tí xíu đó. Nào ngờ “giòng sông định mệnh” cuốn trôi đi cái xe nặng hơn 3,200 lbs và đưa nguyên cái xe xuống hố thoát nước bên đường. Kết quả ra sao thì bạn đọc đã biết rồi, phải không? Nhưng trong cái xui vẫn có cái may:

Số là cảnh sát chuẩn bị tặng bả 1 cái traffic ticket vì không tuân theo luật giao thông Arizona, luật Stupid Motorist Law (1) (người điều khiển xe ngu). Lúc tôi đang tiến đến viên cảnh sát trong cảnh nhá nhem tranh tối tranh sáng của đèn cấp cứu thì anh ta nói lớn:

- Tôi thấy ông quen lắm, chắc chắn tôi biết ông.

Tôi vẫn chưa nhận ra viên cảnh sát đó là ai, thì anh tiếp:

-Phải ông là B. Nguyễn? Học trường … lớp…năm…, phải ko? Tôi là….

Lúc này thì tôi biết anh ta là ai rồi. Tôi hay cho hắn cọp-pi toán hoài lúc ngồi gần nhau trong lớp. Hai thằng nhận ra nhau sau một thời gian khá lâu không gặp. Mới biết cha ông mình sai tè le khi hay trích dẫn câu: “Giúp vật, vật trả ơn. Giúp nhơn, nhơn trả oán”. Câu này trật lất trong trường hợp của tôi. Anh ta cười ha hả:

- OKay, chờ tôi chút nhé.

Anh ta nói gì đó với mấy cảnh sát viên khác rồi vẫy tay kêu tôi lại giới thiệu với họ. Sau đó, anh ghi nhanh cái gì đó trên góc phải của tờ biên bản và rứt nó ra đưa cho tôi kèm theo mấy lời sau:

Giờ chúng tôi đổi số code của biên bản. Thay vì phạt thì chỉ cảnh cáo bà xã anh thôi. Mọi chi tiết đều trong đây, có gì liên lạc với tôi nhé. Good luck for the car’s repair. (Chúc sửa xe may mắn).

Xong anh ta ghé tai tôi nói nhỏ:

- Nếu đóng phạt thì khẳm à nghen, lên đến tiền ngàn vì hôm nay weekend và tối khuya, overtime cho cảnh sát và sở cứu hỏa. May mắn tụi mình gặp lại nhau nên ông bà không phải trả gì cả. Chỉ lo bảo hiểm sửa xe thôi. Cần giúp gì cứ liên lạc nhé.

Nếu không, đúng là vừa mất xe lại còn bị phạt tiền “ngu” nữa thì đúng là Trời hại người ngay đây mà. Một thời gian ngắn sau đó, một cô bạn của vợ chồng tôi tên N.L, trong vụ lụt năm ngoái ở Houston, TX cũng “lấy xe làm thuyền” như bà xã tôi, kể chuyện “chìm xuồng” của nàng làm tôi cười hoài không dứt.
. . .

Tôi viết cho những người có cùng 1 hoàn cảnh như tôi, có một bà vợ lái xe chẳng giống ai như bà xã tôi để các ông nghĩ lại mà thông cảmû.

Lẽ ra ở Việt Nam thì các nàng không phải tự lái xe đi làm, tự lái xe đi chợ, đưa con đến trường, khám bệnh, v.v… Mà chúng ta, các đấng trượng phu, “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, phải có nhiệm vụ đưa đón các bà cho đúng phận làm chồng.

Dù phận liễu yếu đào tơ, mấy bả cũng phải đi làm, lại còn chợ búa, nấu nướng phục vụ chồng con trong khi các ông ngồi ghế bành, bấm remote control hoặc tệ hơn là đang “dô dô chăm phần chăm” với bạn nhậu. Vậy mới biết ở đất Mỹ này, vợ chồng chia đôi gánh nặng, ngọt bùi, cay đắng cùng xẻ chia, đến một lúc nào đó, chợt nghĩ lại càng thấy thương mấy bả nhiều hơn.

Nhớ những năm đầu tiên còn nghèo khi mới có đứa con đầu lòng, hai vợ chồng thương yêu con quá nên thay nhau babysit chứ không dám gởi con cho ai vì nó còn quá nhỏ, và cũng không quen biết ai để mà gởi vì người Việt ở đây không nhiều. Nội ngoại hai bên đều không có nơi xứ người. Ra khỏi hãng là tôi vội vã lái xe khoảng 25 phút, đến chỗ đậu xe hãng bà xã đang làm, đợi bả vừa quẹo vô là tôi mở cửa bưng cái nôi em bé chuyển sang xe của tôi trong khi bả lo lấy sữa, tã và dặn dò tôi những việc phải làm.  Rồi bả lại tất bật quơ vội túi cơm đem theo vừa đi vừa chạy vô hãng để kịp bấm thẻ làm việc. Cứ vậy hai vợ chồng người ca ngày, kẻ ca đêm chạy đua với thời gian, cơm áo, gạo tiền một thời gian dài cho đến khi con lớn hơn một chút mới dám đem gởi ở một nhà trẻ.

Nhìn dáng hao gầy xanh xao, mắt quầng đen vì thiếu ngủ, bước liêu xiêu như chạy vào hãng mà thương quá đi thôi; nếu thật có ông Bụt hay bà Tiên nào đó bước ra từ một câu chuyện thần thoại ban cho một điều ước, tôi chỉ ước vợ tôi không phải vất vả lái xe đi làm mà chỉ ở nhà coi con là tôi mãn nguyện lắm rồi. Tình nghĩa vợ chồng, cay đắng ngọt bùi, hoạn nạn cùng chia, dù nàng lái xe theo “luật riêng” của nàng thì tôi cũng vẫn mãi mãi thương yêu và lo lắng dõi theo nàng từng “bước xe”(không phải bước chân).

Bây giờ hai đứa con đã lớn mà tay lái của nàng cũng vẫn như xưa, nghĩa là “em vẫn không đổi thay…” như lời một bài hát quen thuộc.

Bà xã ơi, dù xe em có trôi ra cửa biển, dù tai nạn hay giấy phạt tới dồn dập như thế nào đi nữa, anh vẫn sẵn sàng đóng phạt và luôn bên cạnh che chở, bảo bọc cho em; chỉ xin em, khi đạp chân ga, thì nhè nhẹ dùm, để anh còn có em đi bên anh cho đến hết cuộc đời này chứ, phải không bà xã?

Mất xe thì được, mất em thì không. Xin mượn câu thơ của thi sỹ Bùi Giáng để kết câu chuyện này:

Mình ơi tôi gọi là nhà

Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi.

Nguyễn Văn Tới
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Oct/2018 lúc 4:46am

MỘT BÀI HỌC VỀ PHÉP LỊCH SỰ CỦA NGƯỜI NHẬT




                           BÔNG LÚA CÚI ĐẦU 

Nhớ hồi vợ chồng tôi và hai đứa con nhỏ (một trong hai đứa còn nằm trong bụng mẹ, tháng thứ 6) xuất cảnh đi Mỹ..
Vì trường hợp phụ nữ mang thai nên IOM (cơ quan di dân quốc tế) thu xếp cho riêng chúng tôi đi đường bay quá cảnh phi trường Kyoto Nhật Bản thay vì đường ghé Hàn quốc như những gia đình khác cùng đợt hồ sơ, như vậy chúng tôi sẽ được rút ngắn chuyến đi gần nửa ngày.
Sự tử tế chu đáo và bất ngờ này của một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, những 'người dưng nước lã' hoàn toàn xa lạ, làm tôi cảm động. Tiền mua vé máy bay cho tất cả những di dân diện tị nạn đều do IOM cho vay trước, chúng tôi sẽ trả góp sau khi đã an toàn định cư ở quốc gia mới.                                                                                                                                                                                 
Gia đình nhỏ chúng tôi ghé đến phi trường Nhật, te tua xơ mướp vì mệt, lết tha lết thếch không giống ai giữa chuyến bay toàn hành khách sang trọng.

 Chúng tôi ngồi ở hàng ghế cuối, biết thân biết phận nên chờ cho mọi người ra hết mới dắt díu nhau ra sau cùng.
Vậy mà vừa bước ra khỏi cửa máy bay, một tình nguyện viên của IOM, một thanh niên (sinh viên) người Nhật sáng sủa cao ráo, mặc bộ vest rất chỉnh tề, đứng sẵn đó, thấy chúng tôi là gập người chào cung kính. Cầm trên tay tấm giấy lớn ghi tên chúng tôi nhưng thực ra anh ta chẳng cần nữa vì quá dễ nhận ra cái gia đình nghèo vừa rời khỏi đất nước nghèo này. Chúng tôi sững người, ngượng nghịu lúng túng trước cái cúi chào đặc biệt của người Nhật lần đầu tiên trên đời mình được nhận.                                              
Sau đó anh chàng kính cẩn ân cần, cố đi thật chậm để bà xã tôi không phải vội, dù đôi chân cao ngồng của chàng ta chỉ cần sải một bước là bằng chúng tôi đi ba bước. Anh chàng nói tiếng Anh chậm rãi và cố tình chọn những từ dễ đến nỗi đứa dốt sinh ngữ như tôi cũng hiểu ngay. Cái cách anh chàng tế nhị đưa chúng tôi đến nhà vệ sinh và sẵn sàng kiên nhẫn chờ ở ngoài làm tôi càng phục lăn! Nước Nhật giáo dục kiểu gì mà người trẻ của họ tuyệt vời đến thế này nhỉ?                                                                       
Rồi anh chàng chậm rãi dẫn chúng tôi đi dọc các hành lang sân bay quốc tế rộng mênh mông để đến cổng chờ chuyến bay đi Mỹ. Tôi nhớ chúng tôi đi bộ gần nửa tiếng mới tới. Cung cách của anh chàng không khác gì đang hộ tống những nhân vật quan trọng. A không, đang ấm áp đón tiếp những người rất thân thiết. Tôi nghĩ người thân ruột thịt cũng không ân cần được đến thế!
 Đến nơi, anh chàng lại cung kính và áy náy xin lỗi vì bận việc phải đi gấp. Anh chàng nói sẽ gọi điện nhờ một người bạn đến ở với chúng tôi trong 8 tiếng chờ đợi.
Thì ra anh chàng đã gọi phone nhờ cô người yêu của mình  từ hồi nào. Cô ấy đến, cũng là sinh viên, nhỏ nhắn dễ thương, vừa đẹp vừa hiền, đem theo bữa cơm đắt tiền mua ở nhà hàng cùng một giỏ trái cây. Vừa gặp chúng tôi, cô ấy cũng gập người chào rất lễ phép.
Tôi lại một lần nữa xúc động khi hiểu ra IOM có đặt sẵn suất thức ăn nhanh ở phi trường cho chúng tôi, nhưng đôi bạn trẻ này muốn đãi 'bà bầu' và hai em bé một bữa chu đáo hơn bằng chính tiền túi của họ.
 Không còn biết nói gì nữa khi nhìn cô gái Nhật dịu dàng dọn bữa 



ăn vẫn còn nóng ra chiếc băng ghế phi trường, chén đũa đàng hoàng, mời chúng tôi, ngồi 'hầu' bên cạnh chúng tôi với nụ cười luôn nở trên khuôn mặt dễ mến, ân cần hỏi han vợ con tôi.
Tôi không còn tâm trí đâu mà thưởng thức món ăn. Mỗi một miếng đưa lên miệng là mỗi hạt ngọc hạt vàng! Tôi cảm thấy mình không xứng đáng ngồi đó để được cô bé tiếp đãi như thế này. Tôi xin kiếu, xin được đi lòng vòng để ngắm cái phi trường hiện đại, để trố mắt nhìn cái thế giới khác hẳn thế giới quen thuộc của mình ở quê hương. 
Nói thật, suốt đời còn lại chúng tôi không thể quên sự tử tế và khiêm nhu của hai người bạn trẻ Nhật ấy! Con gái đầu của chúng tôi năm đó mới 8 tuổi, nó nói lớn lên, quốc gia đầu tiên con phải đi thăm, trước cả về thăm quê hương Việt Nam, nhất định phải là nước Nhật!
Gần đây tôi mới biết câu thành ngữ cổ xưa của người Nhật: "Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu". Bao thế hệ đi trước của người Nhật đã truyền lại lời dạy đó cho con cháu: Một cây lúa khi được mùa, trĩu hạt, thì nó biết cúi đầu. Khi mình đã sung túc thịnh vượng, không được nghếch mặt lên trời tự mãn kiêu căng, nhưng biết cúi mình để kính trọng và yêu thương người khác!  ./.           

st.        
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2018 lúc 3:02am

Chính Là Tình Yêu

 

 

Chú Thinh là bà con xa với bố tôi. Xa đến nỗi bố giải thích hoài mà tôi vẫn không hình dung được một cách chính xác. Nói theo cách khôi hài là “họ hàng kiểu bắn súng cà nông hai năm cũng chưa tới”. Tuy vậy, trong thời gian mới vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ với tâm trạng bơ vơ, lạc lõng nên gia đình tôi và chú Thinh rất thân thiết.

Năm tôi lên mười ba tuổi thì chú Thinh cưới cô Lam. Năm ấy, chú Thinh ba mươi tuổi và cô Lam hai mươi hai tuổi. Hình ảnh  cô Lam trong chiếc áo  cưới ôm sát lấy thân hình thon thả,  đầu đội chiếc khăn  voan  trắng tinh, khuôn mặt thật thanh tú, mỹ miều với nụ cười có hai lúm đồng tiền xinh xắn là một ấn tượng khó phai trong trí nhớ của tôi. Tôi đứng núp ở cầu thang, mắt không rời cái dáng thướt tha, uyển chuyển của cô Lam. Cô đẹp quá, đẹp hơn những lần tôi gặp ở nhà chú Thinh nhiều. Cô Lam nhìn tôi nheo mắt cười tinh nghịch rồi kéo tôi  lại gần, vòng tay qua cổ tôi, bảo:

- Chụp với cô Lam một tấm ảnh nhá.

Tấm ảnh đó được tôi dấu kín vào đáy tủ vì không muốn ai nhìn thấy cậu bé thật ngố trong bộ vest rộng thùng thình, trông chẳng giống ai.

Sau đám cưới khoảng một năm thì Chú Thinh dọn về  Philadelphia. Chín năm sau, khi tôi đang theo học năm cuối ở  trường đại học UTD thì  gia đình chú Thinh trở lại Dallas với hai đứa con nhỏ và ba người em của chú từ Việt Nam mới sang khoảng một năm.

Gặp lại cô Lam tôi thật ngỡ ngàng khi thấy cô khác xa với hình ảnh cô Lam xinh đẹp trong trí nhớ của tôi. Cô gầy đi nhiều, nét tươi tắn, ngây thơ của ngày nào không còn nữa mà thay vào đó là khuôn mặt hao gầy với ánh mắt loáng thoáng nét u buồn. Tôi vui mừng được gặp lại cô Lam, phần cô cũng không cầm được nước mắt khi ôm choàng lấy mẹ tôi trong nỗi hân hoan.  Ba cô em của chú Thịnh cùng lứa tuổi với tôi thì có vẻ e dè và xa cách dù biết chúng tôi là họ hàng.

Từ khi có gia đình chú Thinh, cuối tuần tôi hay sang chơi với bé Lynn  và cu Tom. Ba chúng tôi, một người  hai mươi ba tuổi, một cô bé tám tuổi và một cậu bé sáu tuổi đã nhanh chóng trở thành những người bạn thân thiết. Mỗi khi tôi đến, Lynn và Tom thường đòi tôi chở đi ăn ở Mc Donald hay vào Mall  để được tung tăng đùa giỡn một cách thoải mái hồn nhiên. Sau một thời gian tới lui, tôi  nhận biết chú Thinh là một người rất nghiêm khắc với vợ con. Hình như chú chẳng bao giờ quan tâm đến Bé Lynn và Tom, còn đối với cô Lam thì có phần lạnh nhạt. Nhưng với ba cô em của chú thì chú lại chăm sóc, lo lắng rất chu đáo.

Thoạt đầu, tôi cũng không để ý, nhưng một hôm tình cờ nghe lóm được mẩu đối thoại của ba mẹ tôi.

- Tôi không hiểu sao chú Thinh lại không cho cô Lam đi làm. Hai đứa nhỏ lớn rồi, phải để cô ấy ra ngoài, đi đây đi đó với người ta, suốt ngày cứ ru rú ở nhà mãi thì buồn chết.

Bố tôi nói. Mẹ tôi hứ giọng:

- Tôi nghĩ cô ấy cũng chẳng có giờ để buồn, vì suốt ngày có rảnh rỗi được lúc nào đâu. Hết hầu chồng, lại hầu con rồi còn hầu luôn cả ba cô em chồng … Cô nào  cũng lớn tồng ngồng nhưng cứ lấy cớ bận học mà chẳng nhúng tay vào việc bếp núc, quần áo bẩn cứ bừa ra đó cho cô Lam giặt giũ.

Bố thắc mắc:

- Chú Thinh đâu mà chẳng bảo chúng một tiếng?

- Nói gì, chính chú ấy muốn cô Lam phải lo mọi chuyện trong ngoài để cho em chú học mà.

- Hằng khối đứa ở đây vừa đi học vừa đi làm mà vẫn tốt nghiệp ào ào. Thế cô Lam không nói gì à?

- Nói gì? Cô ấy mà hở tiếng nào là chú ấy bênh em chầm chập, lại còn bảo cô Lam giở thói chị dâu em chồng. Tội  nghiệp,  chả bao giờ thấy chú ấy đưa cô Lam đi tiệc tùng ở đâu cả. Nhiều lúc nghe cô ấy than thở mà tôi xót cả ruột.

Cô Lam cùng tuổi với người chị Cả của tôi, nên dù gọi mẹ tôi bằng chị theo vai vế họ hàng, nhưng lúc nào cô cũng kính trọng và nể nang bố mẹ tôi như  bậc trưởng thượng. Mẹ tôi cũng rất thương cô Lam ở nết na dịu dàng và chịu đựng.

Từ khi biết được chuyện nhà chú Thinh, mỗi khi  đến thăm tôi hay giúp cô Lam những việc lặt vặt và để ý xem chú Thinh đối xử với cô thế nào. Một  chiều thứ bảy tôi ghé qua để đưa bé Lynn và Tom đi  chơi thì thấy cô Lam đang loay hoay xếp quần áo, hai mắt đỏ hoe. Cô Lam cúi xuống với nụ cười gượng gạo hỏi tôi:

- Nhân định chở tụi nhỏ đi đâu?

Tôi không trả lời mà nhìn cô Lam chăm chú. Cô bối rối quay đi và vờ đưa tay vuốt tóc để che dấu khuôn mặt còn hằn vết đỏ, tôi hỏi:

- Mặt cô Lam sao vậy?

Cô lắc đầu không nói. Tôi hỏi gặn lại:

- Chú Thinh đánh cô Lam hả?

Cô Lam lại lắc đầu, ôm xấp quần áo đi nhanh vào phòng. Tôi nhìn theo cô, cái dáng dấp tha thướt ngày nào giờ đây tiều tụy đến tội nghiệp. Trên đường đi, tôi hỏi Tom, thằng bé im thin thít. Tôi quay sang bé Lynn, con nhỏ chu môi, nét mặt đanh lại:

- Cô Tú đánh mẹ đấy!

Tôi ngạc nhiên:

- Còn bố đâu, bố không nói gì à?

Con bé giũ mạnh hai tay, giọng hằn hộc kể hết những điều mà nó đã chứng kiến bấy lâu nay. Không ngờ một đứa bé tám tuổi mà có thể kể vanh vách mọi chuyện, kèm theo những lời phê phán mà vừa nghe tôi phải giật mình. Suốt buổi đi chơi, tôi thơ thẩn như người mất hồn vì không ngờ cuộc sống của cô Lam là một chuỗi dài bất hạnh. Chú Thinh có thật sự yêu cô Lam không khi chú đã đặt tình cảm anh em lên quá cao? Chú sợ những cô em mới qua sẽ mặc cảm và tủi thân, nhưng lại quên mất rằng chú đang làm tổn thương người bạn đời, đầu ấp tay gối. Càng xót xa cho cô Lam bao nhiêu tôi càng bất mãn chú Thinh bấy nhiêu.

Một lần tôi đưa mẹ đi  dự tiệc cưới của người bà con, gặp chú Thinh và ba cô em  của chú, tôi hỏi  sao cô Lam không đi, chú bảo cô Lam không thích đến chỗ đông người. Mẹ tôi nửa đùa nửa thật:

- Vậy mà chị cứ tưởng việc nhà chưa xong nên cô ấy chẳng được đi

Chú Thinh mím môi cười nhẹ trong khi  ba cô em chú Thinh sa sầm nét mặt. Tối hôm đó chú Thinh không rời sàn nhảy, khi thì với các cô em của chú, khi thì với những người phụ nữ mà tôi chưa từng được biết. Nhìn chú vui tươi trong những bước chân lả lướt theo điệu nhạc, rồi nghĩ đến cô Lam đang ở nhà vò võ quạnh hiu, tôi cảm thấy bất nhẫn trong lòng. Tôi rời khỏi tiệc cưới trước chú Thinh và khoảng ba giờ sáng thì nghe điện thoại reo. Có tiếng bé Lynn khóc trong máy:

- Anh Nhân mẹ đi mất rồi.

Câu nói của bé Lynn làm tôi tỉnh ngủ ngay. Vừa nhảy xuống giường tôi vừa hỏi dồn dập:

- Chuyện gì ?

- Bố đánh mẹ. Mẹ đi mất… anh Nhân tìm mẹ nhanh lên.

Tôi mặc vội quần áo lái xe đến nhà chú Thinh. Bước đến sát cửa tôi lóng tai nghe ngóng. Tất cả cảnh vật như chìm sâu vào giấc ngủ. Không có một tiếng động. Không có tiếng cãi vã, khóc la. Tôi trở ra xe, chờ đợi bằng sự nôn nóng. Trong lo lắng, tôi không ngừng réo gọi bé Lynn trong ý nghĩ “Bé Lynn, bé Lynn gọi cho anh Nhân đi. Nhanh lên. Nhanh lên!!”. Không biết là do thần giao cách cảm hay một ân sũng đặc biệt  nào đó mà bé Lynn  đã gọi tôi. Con bé tám tuổi khôn lanh ngoài sức tưởng tượng của tôi. Qua giọng nói thì thầm xen lẫn giữa tiếng khóc thút thít của bé Lynn, tôi biết được là chú Thinh nghi ngờ cô Lam nói xấu em chú với mẹ tôi nên đã hùng hổ vặn hỏi. Thêm vào đó là những câu nói châm dầu vào lửa của mấy cô em chồng đanh đá, nên cô Lam đã bị chú Thinh đánh đập khá nặng tay. Không chịu được, cô Lam đã vùng vẫy thoát ra cửa và bỏ chạy giữa đêm khuya.  Không biết cô Lam có bạn bè nào ở gần nhà không? Cô không có điện thoại, không có tiền trong túi thì làm thế nào để liên lạc với ai. Rồi  một mình, một thân giữa đêm khuya chuyện gì sẽ xảy ra cho cô? Tôi ngồi như thế khoảng hai mươi phút với bao nhiêu câu hỏi dồn dập. Nhiều lần tôi định gọi cảnh sát nhưng lại tự hỏi, liệu câu chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn không?

Cuối cùng tôi đành trở về nhà. Trên con đường vắng tanh không một bóng người lai vãng, tôi quay kính xe xuống thấp và lái thật chậm. Ngang qua công viên gần nhà chú Thinh, tôi nhìn vào những hàng cây thẳng tắp buồn hiu như đang chờ những cơn gió mát.  Trên băng đá xa xa ẩn mình dưới tàng cây cổ thụ hình như có một dáng người. Tôi ghìm thắng, mắt nhìn trừng trừng vào  vùng tranh tối tranh sáng nhá nhem. Người hay ma? Hay cô Lam?  Ý nghĩ này làm tôi trở nên bạo dạn hơn. Tôi vòng xe lại, lái dọc theo con đường hẹp,  mở mắt nhìn thật kỹ. Mái tóc dài che khuất khuôn mặt, chiếc áo hoa màu tím thẫm, đôi vai gầy run theo từng tiếng khóc. Dáng dấp đó quen thuộc quá. Tim tôi đập mạnh, tôi bước xuống xe gọi to:

- Cô Lam!

Những bước chân vội vã đưa tôi đến bên cô Lam để cô kịp ngã vào lòng tôi  buông tiếng khóc não nề. Tạ ơn trên. Lòng tôi   thật nhẹ nhàng khi đầu óc tôi thoát khỏi hình ảnh cô Lam nằm sóng soãi, bất động ở một góc vắng nào đó. Tôi đưa cô Lam về nhà. Mẹ tôi vừa lau những vết thương bầm tím trên mặt, trên cổ cô Lam, vừa nguyền rủa chú Thinh thậm tệ.

Sau ngày đó cô Lam lại trở về nhà để tiếp tục chịu đựng sự bạc đãi của chú Thịnh và sự hiếp đáp của các cô em chồng. Điều lạ là cô có thể chịu đựng được những điều vô lý. Tất cả tiền bạc một tay chú Thinh nắm giữ. Các cô em của chú có quyền mua sắm quần này áo nọ nhưng cô Lam thì không. “Em có đi đâu mà cần phải mua sắm”. Đó là câu trả lời mà cô Lam vẫn thường nhận được từ chú Thinh khi cô ngỏ ý muốn mua một cái áo hay một đôi giày.

Năm hết, tết sắp đến, chú Thinh cùng ba cô em về Việt Nam thăm bố mẹ. Những ngày đó tôi thường xuyên đến với  ba mẹ con cô Lam. Tôi thu xếp những ngày nghỉ cuối tuần để đưa họ đi chơi một vài nơi. Nhìn thấy nét rạng rỡ trên khuôn mặt, trong nụ cười của cô Lam tôi chợt nghe lòng mình ấm lại. Có lần tôi hỏi:

- Cô Lam sẽ chịu đựng cuộc sống đau khổ này đến bao giờ?

Cô Lam lắc đầu thở dài. Tôi nhìn hai đứa bé đang vô tư đùa giỡn theo sóng nước:

- Nhân thật không hiểu tại sao cô Lam phải chịu đựng những điều vô lý như vậy? Tại vì cô quá yêu chú Thinh hay tại vì cô không muốn bé Lynn và Tom phải đau buồn.

Tôi chờ câu trả lời, nhưng chỉ thấy ánh mắt sầu hun hút  của cô Lam trong ánh nắng vàng hanh. Khi trở ra xe tôi hỏi:

- Những ngày chú Thinh vắng nhà cô Lam có buồn không?

Cô lắc đầu nhìn tôi với nụ cười âu yếm. Nụ cười ẩn chứa hai chữ cám ơn làm tôi cảm thấy lòng mình thơi thới. Cái cảm giác đem niềm vui đến cho một người bất hạnh làm tim tôi rộn rã khác thường. Tuần lễ cuối cùng trước khi chú Thinh trở về,  chiều nào tôi cũng đưa mẹ con cô Lam đi ăn, đi xem phim. Tôi cảm thấy hình như mình đang hối hả trong niềm vui sắp tắt của cô Lam. Khi chú Thinh về, tôi sẽ không còn được cùng Cô Lam ngồi nhìn  nắng chiều lui dần vào bóng tối trên bờ biển mông mênh tiếng sóng vỗ, lắng nghe tiếng cười dòn tan  của bé Lynn và Tom để tưởng tượng như  đây là mái  gia đình  của riêng mình, một gia đình đang tràn đầy hạnh phúc. Và rồi … tôi sẽ không còn được chăm sóc cho ba mẹ con cô Lam từng món ăn trong một  nhà hàng nhỏ bé nhưng thật  ấm cúng, hay lăng xăng giúp cô Lam dọn bữa cơm chiều.

Ý nghĩ đó làm tôi cảm thấy nao nao trong lòng. Tôi nói với bé Lynn:

- Tuần sau bố về rồi hai đứa phải chăm chỉ học hành và ngoan ngoãn đừng để cho mẹ bị bố mắng nhá.

Hai đứa gật đầu buồn bã. Khi chúng vào phòng ngủ, tôi  nói cô Lam:

- Chắc Nhân phải đi xa để khỏi phải nhìn thấy cô Lam bị chú Thinh hành hạ.

Cô Lam cố làm ra vẻ dưng dửng dưng:

- Có sao đâu Nhân, cô Lam đã quen rồi.

Tôi nhìn cô thật lâu:

- Tại sao cô Lam lại bắt mình phải “quen” với những điều vô lý đó. Tại sao cô Lam không đòi hỏi sự công bình cho mình.  Cô có trình độ, cũng không phải là người rụt rè, nhút nhát, sao cứ  tự trói mình để phải lệ thuộc vào chú Thinh. Cô phải cứng rắn, mạnh dạn để đòi cho được những điều cô muốn. Cô muốn đi làm thì cứ thẳng thắn nói với chú Thinh.  Nhân sẽ tìm việc cho cô. Nhân sẽ dạy cô lái xe…

Nhìn vẻ hùng hổ của tôi, Cô Lam cười chế nhạo:

-Nhân làm gì mà ghê vậy, cứ y như đang biểu tình chống cộng không bằng.

Tôi ngửa mặt cười vang nhưng cũng không quên  tiếp tục nhồi nhét vào đầu cô Lam nhiều điều khiến cô phải suy nghĩ.

Chú Thinh trở về tôi ít có dịp gặp cô Lam, nên cô  thường gọi điện thoại tâm sự cùng tôi những lúc buồn bã. Bao giờ nhấc điện thoại lên tôi cũng nghe giọng cô sũng đầy nước mắt và rồi không biết từ bao giờ những lời an ủi của tôi dịu dàng hơn, nồng ấm hơn, để rồi có một ngày, cả tôi và cô Lam cùng cảm nhận… có một nhịp đập khác thường trong hai trái tim đang hòa cùng một điệu nhạc.  Phải nói rằng cả hai chúng tôi không ai cố tình  tạo ra  nghịch cảnh, nhưng những săn sóc dịu dàng của tôi đã làm cho một trái tim đang mang nhiều thương tích bỗng hồi sinh. Riêng với tôi, hình ảnh một cô Lam hiền lành, bất hạnh với nét  buồn u uẩn đã biến lòng thương hại  của tôi thành một tình yêu tha thiết đậm đà.

Cuối cùng, khi sự chịu đựng của cô Lam đã mỏi mòn, cô ngỏ ý với tôi, cô muốn rời khỏi căn nhà hỏa ngục ấy. Như một chàng hiệp sĩ trong câu chuyện cổ tích thời xa xưa, tôi đứng ra gánh vác, lo toan mọi việc. Tôi đưa cô Lam rời khỏi nhà vào một buổi sáng khi chú Thinh và ba cô em của chú Thinh đi làm, bé Lynn và Tom đi học. Những bước chân của cô Lam như gắn  thêm viên đá nặng ngàn cân. Cô Lam hỏi tôi trong nước mắt:

- Bé Lynn và Tom sẽ nghĩ gì về mẹ nó?

Tôi trấn an:

- Nó sẽ hiểu được lý do, bởi vì nó đã chứng kiến quá nhiều.

Cô Lam nhìn tôi như bám víu một niềm tin:

- Nhân chắc chắn như thế?

Tôi cầm tay cô Lam, giọng chắc nịch:

- Chắc chắn.

Không cần nói hẳn ai cũng biết là sóng gió không dừng lại ở ngưỡng cửa tình yêu của tôi và cô Lam. Cha mẹ tôi chống đối vì cho rằng mối tình này trái với đạo lý. Bạn bè chê trách tôi phá vỡ hạnh phúc (?) gia đình người khác và hỏi  tôi tại sao lại  “chọn người yêu trong hàng cô bác”. Cô Lam vùi đầu trong nước mắt, hối tiếc đã làm hỏng tương lai của tôi. Nhưng với tôi, những điều cỏn con ấy có sá gì so với tình yêu vĩ đại tôi đã dành cho cô Lam. Tôi ngẩng cao đầu bước trên dư luận, bởi tôi nghĩ, nếu ai thật sự hiểu tình yêu là gì, họ sẽ chẳng bao giờ đặt câu hỏi tại sao, cho trường hợp “éo le” này.

Chú Thinh lên án, chửi bới, đe dọa mãi rồi cuối cùng cũng phải chấp nhận ly dị. Trước toà án, cô Lam là người có lỗi nên  không được quyền giữ con.

Gặp lại bé Lynn và Tom quả thật tôi vô cùng bối rối. Tôi không biết phải giải thích thế nào. Điều tôi lo sợ là chúng sẽ oán hận tôi và cô Lam. Nhưng thật may mắn, hai đứa vẫn gửi cho tôi một nụ cười thân thiết như ngày nào. Bé Lynn lau nước mắt cho cô Lam và nói nhỏ:

- Vài năm nữa con sẽ về với Mẹ.

Cô Lam nhìn con với đôi mắt sáng ngời niềm hy vọng. Cái con số “vài năm” vậy mà qua thật nhanh và bây giờ, mười năm sau ngày chia tay đầy nước mắt ở tòa án, Lynn và Tom đã có mặt trong căn nhà khang trang của tôi và cô Lam… À! không tôi và Lam.

Ngân Bình



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 18/Oct/2018 lúc 3:03am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.615 seconds.