Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2018 lúc 3:13pm

CON CÒN NỢ BA

Fathers%20are%20the%20Best!

“Tưởng nhớ ba tôi trong mùa báo hiếu từ phụ”

Ba ơi, sắp đến ngày báo hiếu từ phụ rồi! Con nhớ quê hương mình không có ngày lễ báo hiếu từ mẫu “Mother’s Day” hay ngày báo hiếu từ phụ “Father’s Day” như cái xứ con đang tạm dung đó ba!

Con biết ba sẽ cười hiền lành, mà bảo với con gái của mình rằng:

- Con bé nầy nhiều chuyện và rườm rà quá đi… Bởi ở xứ mình cha mẹ hàng ngày chạy gạo cho cả nhà mở con mắt không lên… thì còn có tâm tình gì mà nghĩ đến ngày báo hiếu, báo ơn cha mẹ con ơi. Công ơn cha mẹ với bổn phận làm con không chỉ có ngày đó thôi đâu con à, mà nó suốt cả cuộc đời. Nhớ lúc đi tu nghiệp ở Mỹ, ba cũng biết ngày lễ báo hiếu từ mẫu hay từ phụ chớ. Bên dó, tới ngày lễ nếu con cái ở gần thì đưa cha mẹ đi ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều… ở xa thì mua gởi cho cái áo, cái khăn, hay gởi cho mấy chục đồng... nếu con cái khá có tiền thì được một trăm, hay nhiều hơn tùy hoàn cảnh gia đình của họ. Theo ba nghĩ thì công ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục như núi Thái, như đại dương vô bờ vô tận… chớ đâu chỉ có mấy ngày vậy thôi đâu con…

Ba à, con sẽ vùi đầu vào ngực, ôm chầm lấy vai ba mà nhỏng nhẻo, mà nũng nịu và thỏ thẻ nói với ba rằng:

- Ba ơi, theo con biết, mỗi năm xứ người có ngày báo hiếu là để gợi nhớ, để hâm nóng, để nhắc nhở lòng tôn kính, thương yêu, hiếu thảo của con đối với cha mẹ. Đó cũng còn tùy thuộc vào tâm tình và hoàn cảnh của mỗi gia đình và mỗi người nữa ba. Còn con thì ba đừng có lo nghe! Con nhớ thương và kính yêu ba dài dài, nhớ đều đều, nhớ cho đến ngày lìa bỏ cõi đời nầy... trong lòng con sẽ không hề lạt phai thương kính ba chút nào hết đó ba!

Nhìn những cánh hải âu bay lượn giỡn đùa, cùng tiếng kêu vang vang của chúng trên trời cao, và những cây mọc trong nước sát mé bờ, có nhánh gie ra ngoài… Trên cành có tổ chim, mà chim mẹ đang đút từng miếng mồi nhỏ vào miệng lũ chim con… Nghĩa cảm thấy buồn nao cõi lòng, và thở dài nghĩ ngợi... bất chợt hồi ức lại quay về...

Cho đến bây giờ thật sự tôi cũng chưa biết mẹ mình là ai? Có thể mẹ tôi đã qua đời rồi chăng? Cũng có thể vì hoàn cảnh nào đó bà không nhận con? Có thể, có thể, và có thể lắm… Bao nhiêu nguyên nhân khiến tôi nghĩ và đặt câu hỏi trong đầu? Nhưng từ nhỏ đến giờ tôi vẫn không có câu giải đáp! Vì chưa bao giờ tôi được gặp và biết mặt mẹ mình! Cho đến khi tôi biết đánh vần chữ “Mẹ, Má” và khi tôi biết nhận xét, khi tôi hiểu, khi tôi biết nghĩ suy, và biết tủi than... khi thấy và biết mọi người, mọi sinh vật cho đến cỏ cây hoa lá... sống trên thế gian nầy đều có mẹ!

Bởi mẹ bỏ Nghĩa (tôi) cho nội, khi con bà chưa tròn 2 tuổi! Ngôi nhà cũ trống không của ông bà để lại, là di vật cuối cùng của gia đình cũng bị giặc tịch thu lấy làm chỗ hội họp cho đám thanh niên trong phường.

Họ bảo đó là nhà của“Ngụy quân” cho nên bà cháu tôi bao nhiêu năm ở trong căn nhà đó, dù là chủ nhà và mọi thành viên đều có tên trong sổ gia đình, nhưng vẫn bị đuổi đi kinh tế mới! Trong khi cha tôi còn bị họ nhốt trong tù cải tạo, từ khi miền Nam rơi vào tay Việt cộng và nước Việt Nam hoàn toàn nhuộm đỏ trong chế độ Cộng sản.

Bà nội già cả mà đùm túm cháu lang thang sống hẩm hiu lây lất bữa khoai, bữa cháo ở xó chợ, gầm cầu! Bởi bà cháu tôi giờ đây không còn nhà để ở nữa, bà già yếu lại bịnh tật liên miên nữa…

Cho đến ngày giặc thả ba tôi về, ông bị bịnh phù thủng trầm kha không lao dịch được nữa. Tôi nghĩ vì thế nên chúng mới cho ba tôi về vì lý do đơn giản là: “...Ông ở trong cải tạo chỉ tốn phần ăn, chớ không có lợi lộc chi cả. Và nếu ông bị chết trong tù, thì chúng sẽ thêm một cái tội với thế nhân nữa, là: “Nhốt người vô tội, bịnh hoạn không thuốc men... và bị hành hạ đến chết…”

Tội nghiệp ba của tôi, sau bao nhiêu năm bị đày đọa trong tù ngục cải tạo. Thân thể ông đầy thương tật, yếu đuối, gầy còm như cái xác biết đi! Khi được giặc thả về, ba của tôi đã mất tất cả, cái gì cũng không có, chỉ có nhiều thứ bịnh!

Ba tôi như người mất trí, bởi bà nội đột ngột qua đời, sau khi ông ra tù chưa đầy ba tháng! Nỗi đau buồn mất mát đeo dính ba người chúng tôi. Không có ăn thì tiền đâu mà thang thuốc… Vì bịnh tật, thiếu thốn, khổ đau, và nỗi buồn nối tiếp buồn theo… Đau khổ ngập lòng, uất hận riêng mang, nhiều lần ba tôi đã ngửa mặt lên trời cao, nghẹn ngào mà than rằng:

- Ông Trời có bất công không? Hay kiếp trước tôi đã gây nhiều oan khiên cay nghiệt nên bây giờ nhận lãnh bao nhiêu đau khổ buồn thương lần lượt chụp phủ xuống cha con tôi! Tội nghiệp con tôi còn nhỏ quá, xin cho tôi nhận lãnh tất cả mọi sự việc đã vay... Mong Ơn Trên linh thiêng giúp cho cháu có cuộc sống an ổn, cuộc sống thật sự của kiếp một con người bình thường trên cõi đời nầy…

Khốn khổ chất chồng, và thương đau khóc mẹ, đôi mắt ba tôi đã bị mù lòa! Tội nghiệp ông tôi sống không bằng chết trong tăm tối, không được ánh sáng mặt trời chiếu rọi, cùng nỗi đau đớn xâu xé, Không còn lối thoát, ba tôi phải đi xin ăn! Đó là việc làm duy nhứt để kiếm sống cho hai cha con tôi... trong xấu hổ ngửa tay xin tiền, mong nhờ vào từ tâm của thế nhân!

Tuy đôi mắt bị mù lòa, nhưng tâm hồn ba tôi trong sáng như nhật nguyệt. Ông thường dạy dỗ và nhắc nhở cho con biết ai là bạn, ai là kẻ thù… Ông cũng không vì bịnh tật và hoàn cảnh hiện tại của mình mà thất chí, rồi làm những chuyện không nên, hay nói năng xàm xỡ với những người chung quanh. Ông luôn giữ câu của người xưa: “Lành cho sạch/ Rách cho thơm” và luôn lấy đức báo oán, trước những cảnh trái ngang nhiều hệ lụy đã qua của đời ông.

Ngày ngày ba tôi đi xin ăn từ sáng sớm tới chiều tối mới về. Nhưng không bao giờ ông cho tôi đi theo. Tôi được ba gởi trong chùa để sư cụ sai vặt, và dạy cho biết chữ.

Nhớ lại ngày đó, sư cụ cũng thấy cha con tôi hàng ngày gội nắng, dầm mưa lang thang đi qua chùa. Sư thương tình gọi lại hỏi thăm và cho cha con tôi tá túc ở mé hiên sau của chùa, vách nhiều chỗ bị hư, mái có nhiều chổ dột... bởi qua năm tháng trơ gan cùng tuế nguyệt... không được tu sửa.

Tôi không sao quên, đó là ngôi chùa nghèo nằm sát bên bờ sông Bảo Định (Thành phố Mỹ Tho) nước rồng, nước lớn lửng lờ xuôi chảy.
Những ngày gió lạnh mưa chan đi xin về đến chỗ ở, có khi ba tôi bị lạnh cóng cả người… Tôi la cầu cứu, sư nấu nước gừng nóng cho uống, sư châm cứu, cho đốt củi lửa hơ, và xức dầu nắn bóp để ba tôi giãn gân cốt, và từ từ khỏe lại…

Với trí hiểu biết non nớt của mình, tôi không biết ba tôi đang nghĩ suy gì? Nhưng tôi biết chắc chắn một điều: “Ý chí mãnh liệt để ông sinh tồn vì ba tôi không muốn con mình côi cút, bơ vơ…”

“Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân” Tôi vẫn nhớ chiều hôm đó, cha con tôi vui mừng và hết sức ngạc nhiên. Bởi có ông khách qua đường dừng lại cho ba tôi một số tiền lớn! Một số tiền rất lớn với một người mù đi xin ăn bữa đói bữa no… Vị thần độ mạng của cha con tôi, chính là một đồng đội trong “Thiên thần Mũ Đỏ” cộng sự với ba ngày xưa. Giờ ông là một ngoại kiều về thăm quê hương bất ngờ gặp lại…

Kể từ sau đó, ba tôi không còn đi xin ăn nữa, và gánh nặng xót xa trong lòng ba có phần nào được nhẹ đi. Và cứ mỗi sáng sớm, khi vầng thái dương còn e ấp ở phương đông, chim chốc gọi đàn bay đi tìm mồi… Thành phố Mỹ Tho rộn tiếng còi, tiếng động cơ xe cộ, tiếng nguời bán hàng, tiếng trẻ con cười nói trên đường đến trường… Thấy chúng ôm tập sách, mặc áo quần lành lẽ… lòng tôi se thắt, với những ước mơ thầm kín nở lớn trong lòng thơ dại của mình...
Mỗi ngày như mọi ngày, tôi dắt ba ra ngã tư Giếng Nước, ở đầu đường có nhiều người qua lại. Giúp ông treo tấm ni-long che nắng che mưa để ngồi bán vé số, chiều tối tôi mới đến dắt ba về. Cha con tôi đi giữa thành phố lên đèn, qua những ngôi biệt thự đồ sộ nguy nga tráng lệ, qua những nhà hàng, khách sạn cao ngất trời của bọn tư bản đỏ… Chúng bán lãnh thổ, lãnh hải... cho ngoại bang phè phỡn sống sa hoa trong đau khổ của nhân dân nghèo khổ...

Khi vui, ba thường kể cho con gái mình nghe những chuyện ngày xưa lúc còn là lính chiến… Ba kể trong say sưa, với niềm tin lẫn niềm xúc động nghẹn ngào, và niềm hy vọng thầm kín dâng lên… Dần dà ba tôi đã lấy lại được mức sống bình thường trong tâm hồn, và thỉnh thoảng tôi còn bắt gặp niềm vui trong giọng nói, hoặc nụ cười nhẹ trên môi ông...

Ngày đó, nắng Sài Gòn đẹp lắm! Phố phường rực rỡ vàng màu cờ và sắc áo lính. Những người lính chiến trên Bốn Vùng Chiến Thuật đại diện các quân binh chủng, từ các chiến trường trở về dự trong ngày Đại lễ.

Ngồi tán dóc với mấy bà trong xóm, bà Tám y tá (chích thuốc theo toa bác sĩ) lên tiếng trước:

- Mấy chị biết con bà Hai bán bánh bò, bánh da lợn ngoài chợ, là cậu Nhân chớ? Tôi thấy cậu mặc bộ đồ lính “Dù”, cùng một số quân nhân đại diện đơn vị về diễn hành “Ngày Quân lực 19 tháng 6” Ôi trông cậu ấy đẹp trai thì thôi, và thật oai phong quá chừng chừng đi!

Bà Tư bán gạo, góp chuyện:

- Thế cho nên, sau mùa Quân lực đó, khi thấy bóng dáng thấp thoáng chàng về phép, thì các em trong xóm lượn qua lượn lại nườm nượp hà! Họ mong coi có được lọt vào giếng mắt xanh của chàng, để làm người yêu lính chiến miền xa không...

Chị Tám Dung thợ uốn tóc mở to mắt ngạc nhiên, lên tiếng:

- Mấy chị nói chơi hay nói giỡn, bộ có vậy thiệt hả, sao tôi không biết vậy cà?

Chị Út Nga vợ ông Sáu Hiến, tài xế xe đò đường Long An, Sài Gòn. Chị là phụ nữ trẻ nhất trong nhóm đang bàn chuyện thiên hạ sự. Tánh tình chị trẻ trung và hay nói tiếu. Ngồi kế bà Tư chị cười khè khè chêm vào những lời lẽ vui nhộn… Tiếng cười chưa dứt, thì chị gống gân cổ trỗi giọng:

- Có chớ, sao không thật! Mấy bà nghĩ xem: “Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi/ Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi… Giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu/ Trở về là khi nước non vui bình yên…” Rồi chị bắc qua bài khác, hát câu đầu nầy nhảy qua câu giữa bài kia vừa hát vừa lắt đầu nhịp chân, than mình ẹo qua ẹo lại: “Đừng chê anh lính đám cưới nhà binh em ơi/ Em sẽ là cô dâu đẹp tuyệt vời …/ Đám cưới bọn ta tưng bừng biết mấy…/… Tám xe lội nước theo sau/ Chín xe đại bác đi đầu… Cưới em nhỏ lắm em ơi/ cưới em mời mấy trăm người… Có ai bằng đôi ta đâu…” Mèn ơi, mấy em nghe đến đó quýnh đít thiếu điều năn nỉ ỉ ôi, xin được sửa túi nâng khăn cho chàng ta là đàng khác…

Coi bộ chưa đã, chị hứng chí lớn tiếng:

- Nhưng“Sức mấy! Bỏ qua đi tám...” Bây giờ thì hai bông mai vàng trên ve áo cậu Nhân, đã làm các em cho mình là kiều nữ trong xóm nín khe… Bởi lúc chàng còn đi học, các nàng chê là thằng con bà bán bánh nghèo mạt rệp… Chê cho đã thiệt là mấy nường không biết nhìn xa, hiểu rộng, chớ có biết đâu anh chàng lính chiến Nhân “Con nhà nghèo, nhưng học giỏi, và đẹp giai...” để giờ đây anh ta tảng lờ làm ngơ các cô nàng trong xóm… Khiến các em vừa tức vừa tiếc hùi hụi, bởi ngày xưa lỡ dại chê nhằm người ta... đó mà!

Các bà phá lên cười rộ vui vẻ rồi trở về nhà ai phận nấy của mình. Họ là những người phụ nữ lam lũ ở xóm nghèo, bình dân, vui vẻ, tốt bụng giúp đỡ chòm xóm khi nhà ai có người đau bịnh, tối lửa tắt đèn… Họ hay chọc ghẹo đối phương nhưng để vui cười chung, rồi qua đi chớ không nói xấu, nói hành nói tỏi, hay ức hiếp hoặc có ác ý với ai…

Cho đến một ngày kia, chàng Nhân dắt về giới thiệu với mẹ, cô Hồng Thủy làm ở sở Mỹ nơi chàng thường theo mấy người bạn ngoại quốc ghé mua hàng “PX” (PX, chữ viết tắt của Post Exchange, là những cửa hàng bán lẻ cho Mỹ... không có thuế) Bà Hai má Nhân là người mẹ hiền, thương yêu và luôn chiều chuộng con. Bà nghĩ giờ con bà cũng đã lớn rồi, có thương cô nào thì bà cưới cô ấy cho anh.

Thế là đám cưới nhà binh được tổ chức đơn sơ nhưng đầy đủ lục lễ cho con mình. Dù là cảnh nhà mẹ góa con côi, nhưng bà Hai cũng đi đủ lễ, chớ không nói đơn sơ mà giảm quà lễ để thiên hạ cười chê mẹ con bà...

Sau ngày cưới, Hồng Thủy về sống với mẹ chồng. Còn Nhân thì luôn bôn ba ngoài chiến trận, đôi ba tháng mới về thăm gia đình một lần. Khi dâu sanh đứa con gái, bà nội đặt cho tên: Nguyễn Thị Nhân Nghĩa, con của ông Nguyễn Vĩnh Nhân và bà Trương Hồng Thủy…
Bà Hai nghỉ buôn bán, vui mừng sung sướng ở nhà trông coi tâm can bửu bối, là đứa cháu nội bé nhỏ của bà đó đa! Bà để cho con trai mình yên lòng ngoài chiến tuyến, và con dâu đi làm!

Thuở đó, ở góc nhỏ của phương trời miền Nam tự do dưới Chánh thể Cộng Hòa, có gia đình bà Hai bán bánh bò, không giàu sang nhung lụa, nhưng cơm no, áo ấm cuộc sống êm đềm và hạnh phúc dâng đầy bên dâu con và tiếng cười khóc vô tư của trẻ thơ...

Sau ngày Nghĩa ra đời không bao lâu thì thời thế đổi thay, “Ngày 30 tháng 4 năm 1975” giặc phương Bắc ào át tràn vào cưỡng chíếm miền Nam. Gia đình bà Hai tan nát, Nhân bị giặc bắt cầm tù trong cải tạo. Hồng Thủy ra buôn bán hàng ở chợ trời, nhưng không bao lâu nàng đi luôn không về nữa! Bà Hai già yếu phải đi bươi rác, lượm lon… khổ cực biết chừng nào để chắt chiu nuôi cháu, và bám víu cuộc sống nghèo nàn chờ ngày con trai trở về…
(Đó là những gì Nghĩa nghe bà nội kể lại, và cô hiểu biết suy xét theo thời gian theo tuổi lớn khôn dần…)

Bà chủ tiệm nước Cao Thăng ở chợ thành Mỹ Tho, thường đi chùa làm việc từ thiện… Qua lời sư, bà biết được tình cảnh cha con tôi. Nên khi sắp sửa trốn chạy khỏi nước Cộng sản nầy… bà cho hai cha con tôi một chỗ ngồi ở dưới tàu chở mấy trăm người vượt biên...

“Một chỗ ngồi nhỏ xíu dưới hầm tàu, nhưng to lớn vô cùng, to lớn như một thế giới cho những kẻ nghèo đi tìm tự do! Và đó đã thể hiện một tấm lòng thương người, một tấm lòng Bồ Tát bao la như đại dương của bà chủ tiệm Cao Thăng (chủ tàu vượt biên…) đối với cha con chúng tôi...”

Lúc đầu bà chủ tàu chỉ cho một người đi. Nhân nhường cho con gái đi, còn ông thì ở lại! Nghĩa biết tâm ý của cha, khóc sướt mướt...

Cô vùi đầu vào ngực Nhân tức tưởi bệu bạo:

- Con không đi, con không đi đâu! Con không thể xa ba… Con nhứt định không đi... chết sống chúng ta có nhau ba ơi!

Cặp mắt sâu hõm hàng ngày như hai cái hố nhỏ của ba tôi... càng sâu thăm thẳm hơn! Mặt đanh lại, ông lạnh lùng bảo tôi:

- Nầy Nghĩa, hãy thành thật trả lời ba: “Con có thương, và muốn trả hiếu cho ba không...?”

Giọng sũng đầy nước mắt thương đau:

- Dạ có, dạ có… trên cõi đời nầy người con kính yêu nhứt là bà nội và ba… Giờ chỉ còn hai cha con mình, ba chết con sẽ chết theo, ba ở đâu con sẽ ở đó… Xin ba đừng bắt con phải xa ba… cho dù nơi con sắp đến giàu sang, nhung lụa, hay chốn Bồng lai tiên giới cũng vậy... nếu không có ba thì còn có ý nghĩa gì nữa... con sẽ không đi đâu ba ơi…

Nhân ôm chầm lấy đầu con mình, vuốt tóc nghẹn lời thổn thức:

- Ba cũng không muốn xa con gái ba, nhưng vì tương lai của con… Qua bên đó may ra con còn gặp được tấm lòng nhân của người khác xứ, sẽ được đi học, và tiến thân… Con ở lại là gánh nặng cho ba, vì ba không lo cho con được! Dù muốn lo nhưng tình cảnh ba mù lòa, lại là một người thất bại bị kẻ thù trù dập cố tình hủy diệt thì làm sao lo? Ở đây chúng ta ăn không no, lạnh không áo, vô gia cư, không nghề nghiệp, thì tương lai của con sẽ về đâu? Và con còn chuyện quan trọng phải thay ba đang làm dang dở… Con ơi, trả hiếu cho ba, thì con hãy nghe lời ba! Nghe lời ba tức là đã trả hiếu cho ba rồi đó con…

Nghe cha nói xong, tôi ôm chặc lấy người vừa khóc vừa gật đầu:

- Dạ con nghe ba… Con sẽ quyết làm những gì ba muốn, ba dặn dò… Con nghe ba, con nghe ba! Con thương ba lắm ba ơi!

Bên ngoài gió lành lạnh hắt hiu, mưa trong suốt rào rạc rơi mau và long lanh trong ánh nắng hoàng hôn le lói ở phương tây chiếu rọi. Trời gầm gừ,sấm nổ ầm ầm vang dội... những tia sáng lòe chớp nhanh rồi tắt ngấm như những ý nghĩ chợt đến rồi chợt đi... trong tâm hồn thơ ngây của Nghĩa.

Trong cuộc đời bé nhỏ chưa bao giờ tôi sung sướng và hạnh phúc bằng... cho dù sau nầy ngày tôi ra trường Y khoa, nhận bằng bác sĩ của Mỹ, cũng không bằng! Tôi vẫn nhớ hoài, nhớ suốt đời kiếp nầy để không bao giờ quên ơn người, ơn đời có lòng giúp đở cha con tôi...

Số là sáng hôm đó trời trong mây tạnh và nắng hồng rạng rỡ chiếu lung linh trên cành cây so đũa. Lác đác trên những cành ẻo lả, bông so đũa trắng như mây trời, và điểm những trái dài xanh như ngọc bích, mong manh treo tòn ten trên cành ở hiên sau chùa.

Tôi vẫn không quên, nên tôi vẫn nhớ, nhớ rất rõ, nhớ mấy hôm trước khi phải theo đoàn người vượt biên. Tôi buồn rầu vì phải sắp xa người cha tật nguyền bịnh hoạn của mình. Ngồi bẹp dưới góc cây trắc bá diệp ngoài sân chùa, nghe sư tụng kinh có ca có kệ bên trong, khi lòng đang ngổn ngang trăm mối đau buồn, khiến tôi càng thêm sầu thúi ruột! Ngồi dựa gốc cây tôi nhìn trời xanh cao vòi vọi bao la bát ngát thút thít khóc một mình! Tôi lơ đãng trước không gian trong suốt, màu nắng lụa trãi dài trên cỏ cây hoa lá với bầy bươm bướm chớp, chớp đôi cánh màu sắc rực rỡ cạnh đám huỳnh trúc hơn hớn lá tươi non trước sân chùa...

Cảnh sắc nhẹ nhàn êm ả như vậy nhưng trong tâm tư tôi trời như đang tối sầm, tưởng chừng như mây khói đèn đang kín trên cao… Và tôi cũng nghĩ dại, là mong trời sập xuống chết hết cho rồi!

Từ trong Chánh điện bước ra, dáng sư cao gầy. Mặt sư lúc nào cũng trang nghiêm, trầm tĩnh. Thấy tôi sư bảo:

- Nghĩa cha con đâu, ông đi bán vé số rồi à? Chừng nào ba con về, dắt lên gặp sư nghe… Con đang khóc đó hả?

Tôi mau lẹ lấy tay quẹt nhanh những giọt nước mắt còn đọng trên mi:

- Dạ, con khóc vì không muốn xa ba con! Tội nghiệp ông mù lòa, con đi rồi không ai đưa ba con ra chỗ bán vé số, không ai rót nước, đút cơm khi bịnh hoạn… Con thương ba con lắm sư cụ ơi…

Nhịn không được, tôi khóc ồ lên! Sư vuốt tóc tôi chép miệng nhẹ thở dài rồi trở vào chùa… Tiếng cầu kinh hòa cùng tiếng mõ chuông lại ngân nga, êm êm rền vọng xa đưa… Mùi khói, nhang, trầm hương theo gió nhè nhẹ thoảng bay…

Chiều đó tôi dắt ba đến gặp sư, như sư đã dặn dò. Tôi thấy sư đang tỉa nhành chết, lá úa của những cây kiểng trước sân chùa. Sư vẫn điềm đạm, nét mặt suy tư, và chầm chậm bảo với chúng tôi:

- Nghe thấy hoàn cảnh của cha con anh, ông chủ Cao Thăng bảo vợ cho cả hai cha con cùng đi luôn một thể…

Cha con tôi quì xuống lạy sư! Không nói gì, tay lần chuỗi, mắt u buồn nhìn trời cao vòi vọi... hiền lành, từ tốn sư khẽ bảo:

- Cầu xin Phật Tổ phù hộ cho cha con anh! Tôi chẳng giúp gì được, có lẽ do lòng thương con của một người cha như anh, đã làm động lòng người đời và động lòng Trời khiến xui như vậy… Anh phải luôn ăn hiền ở lành, bởi Ơn Trên không bao giờ phụ kẻ có lòng… Tôi sẽ cầu an cho cha con anh…

Sư quay qua vuốt tóc tôi:

- Nghĩa, sư biết con là đứa trẻ ngoan! Qua tới bờ bến tự do con ráng học hành… làm người tốt, để trả hiếu cho cha con và trả ơn đời…

Trong đoàn người ngồi chờ xuống tàu lào xào, ồn ào lúc to lúc nhỏ, mặc dù người dẫn đường đã nhiều lần nhắc nhở giữ yên lặng. Tôi ngồi sát vào lưng ba, tay ôm bọc áo quần cũ vá chằng vá chịt của cha con tôi. Nhưng lòng tôi ngập tràn hạnh phúc… cho dù trước mắt là hầm chông, là bẫy mìn của Việt cộng… tôi vẫn thản nhiên tiến bước, vì có ba đi bên cạnh cuộc đời với tôi! Mặc dù ba tôi là người tàn phế, đang ngồi đó, trầm ngâm chẳng nói lời nào, trong đôi mắt sâu thẩm không còn thấy ánh sáng mặt trời, nhưng trên khuôn mặt hằn nét thống khổ, lẫn kiên cường, bất khuất đó đã cho tôi sức sống, niềm tin và niềm hy vọng mảnh liệt vô biên!

Mười mấy ngày trên đường vượt biên sóng gió nộ cuồn của biển khơi. Rồi tàu cũng được cặp một bến ở Nam Dương Quần Đảo. Trên Hành trình vượt biên của tàu bán chánh thức (Người đi trả chủ tàu bằng vàng. Chủ tàu đóng cho Việt cộng để được rời nước) mang số “Mỹ Tho 2736”

Tàu vượt biên chúng tôi chết gần cả trăm người vừa già vừa trẻ em, vì sóng gió dập dồn và yếu sức… “Huyệt mộ người cha kính yêu của tôi, cũng ở lòng đại dương trong chuyến bôn đào bằng đường biển nầy!”

Hôm nay cũng trên chuyến tàu ra biển, tôi theo đoàn y tế thiện nguyện, đi trị bịnh cho những tù nhân trong trại tù Alcatraz, ở hòn đảo Alcatraz gần San Fransico thuộc tiểu bang California.

Nhìn trời nước bao la, nhìn thành phố San Fransico nhà cái cao, cái thấp… chập chùng san sát như dính liền nhau. Cả thành phố dưới bầu trời trong nắng mai rực rỡ, và như nằm lững lờ trên mặt nước trong xanh lao xao sóng bủa chập chùng.

“...Ba kính yêu của con ơi, con gái ba giờ đã lớn đang ở trên một nước tự do, ngắm nhìn trời xanh, in những vầng mây trắng cuồn cuộn nhẹ trôi. Nắng mai chiếu lung linh, gió mát thổi bồng mái tóc con... và gió là là trên mặt nước biển xanh, trong vắt thấy cả cá lội nhởn nhơ… Con nhớ ba lắm, con thương ba vô cùng… con gái không phụ lòng ba, giờ con đã thành tài như ba ước mong… Ngoài những giờ làm việc ở bịnh viện chuyên khoa về mắt… Thời gian còn lại, con ghi danh hành nghề trong các đoàn y tế thiện nguyện. Con đã đi Thái Lan, Cam-Bô-Chia, các nước vùng dân nghèo… cả ở Ép-Phi-Ca, Ai-Rắc nữa đó ba. Nhưng con chưa trở về cố quốc, vì nơi đó vẫn còn chế độ Cộng sản vô thần, tàng bạo... biết bao người dân bị trù dập, khổ đau tột cùng...

Sư cụ giúp chúng ta đã viên tịch… Gia đình ông Cao Thăng chủ tàu cho cha con mình vượt biên đang ở Canada (bà chủ qua đời từ mấy năm trước) các con ông đã thành nhân.

Lời dạy dỗ của ba là kim chỉ Nam đã và sẽ làm hành trình cho con suốt cuộc đời nầy! Ngày xưa ba đi lính vì an nguy cho gia đình và dân tộc. Không kể đến thân mình, ba cùng đồng đội bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải quê hương đất nước, cho một miền Nam Cộng Hòa Tự Do của chúng ta. Hôm nay con gái ba làm những gì con có thể làm được như ba dạy bảo là giúp người, giúp đời, và…

Ba ơi, mặc dù ba nay đã ra người thiên cổ, nhưng con biết ba lúc nào cũng quanh quẩn bên con, nhắc nhở con, giúp đỡ con gái ba. Con thấy tủi thân không có ba như các bạn bè. Ai còn cha thì xôn xao mua quà nầy quà kia cho cha, trong ngày lễ báo hiếu, vinh danh cha…

Thưa ba, mỗi năm ngày báo hiếu từ phụ, lại cận kề ngày Quân Lực của Việt Nam Cộng Hòa. Con xin gởi ba tấm lòng thành ghi nhớ ơn tiền nhân, nhớ ơn ba trong ngày báo hiếu từ phụ. Ba đã cho con dáng dấp hình hài lành lặn nầy. Ba cho con tâm hồn tươi vui, khỏe mạnh nầy. Ba đã cho con tất cả, tất cả những gì con hiện có… Con đã làm những việc thiện, và những việc... ba dặn dò chỉ dạy.

Nhưng con vẫn còn nợ ba! Ba đã trăn trối: “...Trước khi qua đời ba còn nhắc nhở/ …Hoàn cảnh nào cũng phải giữ sắt son/ Cha ấu lo nhân nghĩa sẽ không còn/ Trên đất nước mấy nghìn năm Văn Hiến…”

Thưa ba, những người trẻ Việt Nam lưu vong, ở quốc nội... sẽ hoàn tất trong ngày không xa… Con sẽ dong ruỗi đường ba đi còn dang dở…” Ba ơi “Con còn nợ ba”!

Tuyển tập truyện ngắn“Xứ Lạ Tình Quê”

DƯ THỊ DIỄM BUỒN



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jun/2018 lúc 3:19pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2018 lúc 2:34pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jul/2018 lúc 7:32am

Sau khi ông bác họ tôi chết được ít lâu, gia đình muốn lợp lại mái nhà. Khi người ta gỡ mái tranh cũ mang đi, họ tìm thấy ba lượng vàng được gói cẩn thận trong một miếng vải đỏ, nhét trong mái tranh. Người con trưởng, bỗng nhớ những giờ phút sắp ra đi của ông cụ thân sinh, lúc không còn cử động và nói năng được, nhưng đôi mắt ông cứ đăm đăm nhìn lên mái nhà, nơi mà ông giấu mấy lượng vàng.

Tôi cũng nhớ lại, sau năm 1975, hồi đi tù Cộng Sản, ngày được lệnh đổi tiền, nhiều anh sĩ quan đang bị tập trung, đã xin phép quản giáo cho về nhà, vì những người này lỡ giấu tiền trong bộ salon ở phòng khách hay ở một góc hẻm nào trong nhà, mà không cho vợ biết, và cứ nghĩ rằng mình đi tù một hai tuần rồi sẽ được về nhà.

Đến tuổi này rồi, bạn có giấu của cải, tiền bạc ở chỗ nào, con rơi con rớt ở đâu, xin “thành thật khai báo” kẻo không còn kịp nữa.

Quả tình là không ai biết mình sẽ giã từ cuộc đời này vào lúc nào, kể cả những bệnh nhân ung thư đến thời kỳ cuối, đã được bác sĩ thông báo ngày chết. Mới vài ngày trước đây thôi, người bạn trẻ của tôi đang khỏe mạnh, nói nói cười cười, thế mà hôm nay, qua một cuộc phẫu thuật tim, thông thường sau vài ba tiếng đồng hồ sẽ tỉnh lại, anh đã không bao giờ mở mắt ra để nhìn cuộc đời này nữa. Cũng trong lúc này tôi có những người bạn nằm trong “nursing home” đã trên 10 năm dài, có người phải dùng thức ăn lỏng bơm thẳng vào dạ dày, có người đôi mắt đã hư, chỉ còn nhận ra người quen qua tiếng nói.

Nghĩ cho cùng, cái chết là tất yếu, nhưng ai biết được bao giờ mình sẽ chết? Và cũng vì không ai biết trước được ngày mình chết, nên mỗi người đều đi tìm cho mình một cách sống.

Ví như loài người trên trái đất này đến tuổi 60 tất cả đều phải chết, thì không còn ai phải sửa soạn hay dành dụm cho mình để lo cho những ngày chưa chết. Chính vì cái điều mà người ta thường gọi là số mệnh, cuộc sống lâu mau của mỗi người đã làm nên, mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai. Khoa tử vi cũng không giải thích được cuộc đời của hai người song sinh, cùng cha mẹ, chào đời trong một giờ, một ngày, một năm, một tháng giống nhau.

Có ai bỏ lại được mọi sự lo lắng lại cho cuộc đời này để thanh thản ra đi.

Phải chăng vì sự lo, sợ cung tần mỹ nữ sẽ không trung thành với mình hay ích kỷ muốn mang theo những vật sở hữu của mình, mà vua Khang Hy (1654-1722) đã “chôn theo” mình toàn bộ 48 phi tần của ông.

Có người chết đi, “yêu mình” đến nỗi lo sợ sự nghiệp của mình không ai nhớ đến, nên lo đúc tượng mình khi còn sống. Nhà thơ Hàn Mặc Tử lãng mạn than khóc vì cuộc đời vốn đã bất hạnh của mình, sợ rồi khi mình nằm xuống, “không có nàng tiên mô đến khóc, đến hôn anh và rửa vết thương tâm!”

Nguyễn Du cũng ngậm ngùi “bất tri tam bách dư niên hậu, thiện hạ hà nhân khấp Tố Như?”

Làm chính trị cũng lo lắng chuyện dở dang, bất thành: -“Tôi chết thì trả thù cho tôi!”

Nhà văn Võ Phiến trước khi qua đời cũng băn khoăn: – “Anh nghĩ ở trong nước bây giờ người ta có đọc tôi không, hả anh?” (Nguyễn Hưng Quốc, 1 Tháng Mười, 2015)

Thì ra, trước khi qua đời, ai cũng có cái lo, mỗi người lo một cách.

Chết rồi, có người chẳng muốn thiêu vì sợ nóng, nhưng cũng có người không muốn chôn, vì nằm đó, mà chẳng có đứa con nào viếng thăm, “thì buồn chết được!” Chết thì hẳn đã chết rồi, mà người chết rồi làm sao biết buồn nữa! Có người đã lớn tuổi, đau ốm quanh năm, muốn về Việt Nam thăm bà con một chuyến, nhưng bắt các con hứa, nếu lỡ có mệnh hệ nào, thì các con nhớ mang cha trở lại Mỹ. Có người ở tù Cộng Sản năm bảy năm, sang được Mỹ, bây giờ chết lại đòi mang quan tài về Việt Nam. Như vậy, chết vẫn chưa là hết, chết cũng còn nằm trong kế hoạch, chương trình, sau khi nắp quan tài được đậy lại.

Có những cái chết mang lại thương tiếc cho tất cả mọi người, có những tấm lòng và công việc của những người chết mà không ai có, không ai thay thế được, nhưng trái lại, có những người sống lâu, bị người đời nguyền rủa. Trong những cái “chẳng khoái ư!” của ông Lâm Ngữ Đường, tác giả kể chuyện ông Kim Thánh Thán, sáng sớm thức giấc, nghe đêm qua con người giảo quyệt, mưu mô nhất trong làng vừa chết, ông bèn “chẳng khoái ư?” Thoạt đầu, tôi trộm nghĩ, đã là con người với nhau, thằng xảo quyệt ấy chết, mình không buồn thì cũng dửng dưng, có đâu lòng dạ lại cảm thấy sung sướng được, như thế chẳng hóa ra bất nhân! Nhưng nghĩ lại, nếu mình không là nạn nhân, không là người chịu đựng những nỗi khổ đau trầm luân của người trong cuộc, thì không thể thông cảm với cái “vui” khi thấy người khác chết! Một con người hay một chế độ cũng vậy!

Sống bao lâu là đủ, chết lúc nào là vừa?

Phải chăng câu trả lời còn tùy theo sự sống của mỗi người.

Lợi ích của cây đa, cây đề là còn cho con người bóng mát, chứ không phải là nơi người ta gửi những cái ông bình vôi sứt mẻ để tạo ra một hình ảnh tôn kính quá đáng. Chúng ta chọn hình ảnh người tướng lãnh chết giữa trận tiền hay sống tàn tạ, chết già nua trong sự quên lãng của mọi người. Đối với một người lính, chúng ta chọn giữa cái chết hay sự sống dần dần phai nhạt?

Chưa có ai từ cõi chết trở lại cõi sống để mô tả cho con người biết cái chết, cũng không có bằng chứng khoa học về ý thức sự sống sau cái chết của một sinh vật, nhưng hầu hết tôn giáo đều cho rằng nếu chúng ta hình dung cái chết như là một sự biến mất, một sự chấm dứt, không còn lưu lại gì cả thì nhất định đó là một sự sai lầm.



Nhưng có một điều chúng ta ai cũng phải nghĩ đến là có sinh thì có diệt, có sống tất phải có cái chết!



“Chẳng ai sống đời đời, kiếp kiếp, chẳng cái gì vĩnh viễn không phai. Này, anh em nhớ kỹ điều đó và vui lên mà sống…” “Thi nhân, riêng mình, nào phải viết bài thơ trường cửu. Hoa nở rồi tàn. Và, ai đó đã cài hoa lên áo, cũng chẳng cần khóc thương mãi mãi làm gì. Đấy, anh em, nhớ kỹ điều đó, và vui lên mà sống.” (Rabindranath Tagore – Đỗ Khánh Hoan dịch)



Alan Phan là một doanh nhân nổi tiếng, từng tổ chức và hoàn tất chuyển giao 18,000 xe lăn tại Việt Nam và Indonesia, vừa qua đời, tạm khép lại giấc mơ ông đang ấp ủ cho quê nhà: “20 triệu máy tính cho trẻ em Việt Nam.” Tuy vậy, chỉ ba tháng trước khi ra đi, cảm nhận được những bất trắc của cuộc đời, Alan Phan đã bình thản nhận mình “rất bình an với những gì mình đã có, đã mất, đã thua, đã thắng, nghĩa là cái chuyện nó đã xảy ra rồi, thế thôi.”



Trên mọi sự, ông đã không những “forget” mà còn “forgive!”




Huy Phương


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Jul/2018 lúc 8:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2018 lúc 7:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2018 lúc 8:00am

Xem Tướng Không Bằng Xem Tâm: 36 Tướng Tâm Tốt Của Con Người


Người xưa có câu rằng: “Có tâm mà không có tướng, tướng sẽ theo tâm ấy mà sinh ra; có tướng mà không có tâm, tướng ấy sẽ theo tâm kia mà tiêu mất”. Những lời này nói rõ rằng: tướng mạo của một người tùy theo tâm của người đó là thiện hay ác mà biến hóa theo.

Trước đây có một vị thư sinh tên là Tiêu Hùng, cùng vài người bạn học đón thuyền đi vào kinh thành dự thi.
Có một ngày, thuyền của họ dừng lại ở một bến nọ, vừa lúc gặp một ông thầy tướng số. Thầy tướng số nói với Tiêu Hùng rằng: “Ánh mắt các hạ có thần khí thất tán, mũi ửng màu đỏ, sắc mặt cùng làn da có màu xám như gan heo, đây đều là dấu hiệu không tốt. Các hạ lần này vào kinh chẳng những thi không trúng, mà e là còn có thể gặp họa sát thân, không bằng các hạ quay về quê là tốt nhất”.

Tiêu Hùng nghe xong, tuy rằng trong lòng có chút không vui, nhưng vì bản thân là người đọc sách Thánh hiền, nên tâm tính tương đối hiền lành, vì vậy vội vàng nói cảm ơn thầy tướng số, rồi sau đó cũng chẳng để bụng những lời kia nữa.

Ngày hôm sau, ở tầng trên của thuyền có một vị tỳ nữ, khi đem nước hắt xuống sông, không cẩn thận đánh rơi mất một chiếc vòng đeo tay bằng vàng. Vòng tay rơi xuống kẹt ở khe hở mép thuyền bị một người thủy thủ trên thuyền nhặt được rồi cất giấu ở trong áo.
Một lúc sau, tầng trên thuyền phát ra một tiếng động rất lớn, thì ra nữ chủ nhân phát hiện vòng tay bị mất nên cho rằng người tỳ nữ kia ăn cắp, lớn tiếng trách mắng tỳ nữ, người tỳ nữ không thể minh oan được nên uất ức nhảy qua cửa sổ lao mình xuống sông tự vẫn.

Tiêu Hùng vốn rất giỏi bơi lội, khi thấy người tỳ nữ nhảy xuống sông thì cũng vội vàng nhảy xuống, cứu được tỳ nữ đưa lên thuyền, lại còn âm thầm đi tìm người thủy thủ kia khuyên trả lại chiếc vòng tay. Hành động của Tiêu Hùng không chỉ giải oan cho người tỳ nữ, mà còn làm cho người thủy thủ không mang tiếng xấu nhặt của rơi không trả lại, thực sự là một hành động toàn vẹn đôi bên.

Bởi vì gặp sóng gió quá lớn nên thuyền phải dừng lại bến hơn mười ngày. Thật trùng hợp, vị thầy tướng số kia cũng lại xuất hiện. Nhìn thấy Tiêu Hùng, ông nhìn chăm chú một lúc rồi sau đó chắp tay nói với Tiêu Hùng rằng: “Công tử làm việc thiện, gặp dữ hóa lành, đã đem hung tướng hóa thành thiện lành, thật là đáng mừng!”
Tiêu Hùng ngạc nhiên hỏi: “Vì sao ngài lại nói như vậy?”

Thầy tướng số nói: “Thần sắc trên mũi của công tử trước đây có màu đỏ, nhưng nay biến thành màu vàng nhạt. Hai lông mày có màu tím mà bóng mượt, hai mắt phát ra ánh sáng sáng trong như mắt rồng, mắt lân, trên khuôn mặt tỏa ra ánh sáng ngũ sắc, đây là dấu hiệu của sao Văn Tinh hiện ra, như vậy công tử nhất định sẽ trúng khoa thi đợt này!”
Tiêu Hùng nghe vậy lắc đầu nói: “Thuyền này vì sóng gió mà đã trì hoãn ở đây nhiều ngày rồi, coi như hôm nay lại khởi hành, tính lại thời gian, thì cũng không đến kịp ngày thi, thì làm sao có thể nói đến công danh đây?”.

Thầy tướng số lại nhìn kỹ khuôn mặt của Tiêu Hùng thêm lần nữa rồi quả quyết nói: “Ta quan sát thần sắc của công tử, thấy đã chuyển từ họa dữ sang phúc lành. Công tử chuyến này nhất định là thi đậu, tiền đồ rộng lớn. Cho dù có đến trễ kỳ thi, cũng có thể sẽ gặp được hoàng ân đặc biệt, công tử không thể không đi!”.

Nghe vậy, Tiêu Hùng lại quyết tâm vào kinh thành. Khi vào đến kinh thành thì đột nhiên nghe tin trường thi bị cháy, các bài thi của thí sinh bị hỏa hoạn cháy sạch. Hoàng đế hạ lệnh tổ chức cho các sĩ tử thi lại lần nữa, vì vậy Tiêu Hùng vẫn còn có cơ hội tham gia trường thi. Quả nhiên, Tiêu Hùng được sao Văn Tinh soi chiếu, đỗ đầu trạng nguyên. Trước ngày yết bảng, bỗng có mấy đứa trẻ ca hát rằng: “Trường thi không bốc cháy, sao có Tiêu trạng nguyên?”, ý là nếu ngày đó trường thi không bị cháy thì nay làm sao có thể có được trạng nguyên họ Tiêu đây?

Người có 36 loại “tâm tướng”
Câu chuyện trên cho thấy, một người cho dù hiện tại có tướng mạo hung dữ, thế nhưng trong cuộc sống ngày thường trong tâm luôn chứa thiện niệm, luôn làm việc thiện, thì tướng mạo hung dữ kia chẳng mấy chốc mà thay đổi thành tướng mạo hiền lành phúc hậu. Ngược lại, cho dù hiện tại người này có vẻ mặt phúc hậu, nhưng nếu không biết làm việc thiện tích đức, ngày thường trong đầu luôn nổi lên ý niệm tham lam cùng oán hận, thì tướng phúc hậu kia cũng sẽ dần biến mất. Tâm mới là điều then chốt quyết định tướng mạo của một người, vậy nên mới có câu: xem tướng không bằng xem tâm.
Người có 36 loại “tâm tướng” như sau, một người có càng nhiều những tâm tướng này, thì sớm muộn cũng được hưởng phúc báo:
1. Biết rõ làm quan sẽ vất vả cực nhọc, nhưng lại nguyện ý vì dân mà làm quan để phục vụ nhân dân.
2. Làm việc có tình có lý, cẩn thận
3. Yêu thích làm việc thiện, gần gũi người quân tử
4. Có đồ ăn ngon đều chia cho mọi người
5. Xa lánh kẻ tiểu nhân
6. Thường xuyên tích âm đức, giúp đỡ người khốn khó

Thường xuyên tích âm đức, giúp đỡ người khốn khó. (Ảnh: youtube.com)

7. Từ nhỏ đã có thể xử lý, giúp đỡ làm việc nhà
8. Gặp người ăn xin không sinh lòng chán ghét
9. Khắc chế bản thân, nhường ích lợi cho người khác
10. Không thích sát sinh, không xúi giục làm việc xấu
11. Khi gặp chuyện tâm luôn an tĩnh, không rối loạn
12. Cùng người hứa hẹn, không mất chữ tín
13. Không dễ dàng thay đổi hành vi và phẩm hạnh
14. Trước khi đi ngủ thường tĩnh tâm tự xét những sai lầm của mình
15. Dũng cảm tiến lên, không bận tâm chuyện đã qua, cũng không vì chuyện đã qua mà đắc chí
16. Không khiến cho người khác sinh ra lòng oán hận
17. Không che đậy sai trái, không giấu diếm thiếu sót của mình
18. Thái độ làm việc chu toàn, cẩn thận
19.  Luôn ghi nhớ ơn nghĩa, sự giúp đỡ của người khác
20. Có tấm lòng rộng lớn

Có tấm lòng rộng lớn. (Ảnh: pixabay.com)

21. Không ức hiếp người hiền, không run sợ trước cái ác
22. Thương xót, giúp đỡ những người bơ vơ, nghèo khó
23. Không trợ giúp những kẻ ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu
24. Không quên bạn cũ tình xưa
25. Làm những việc có ích cho dân chúng, xã hội
26. Lời nói chân thành, ngay thẳng
27. Cảm thấy hổ thẹn khi được người khác khen ngợi
28. Nói năng nhã nhặn, âm thanh nhẹ nhàng dễ nghe
29. Khi những người khác đang nói, không ngắt lời
30. Thường nói về những điều tốt đẹp và khen ngợi ưu điểm của người khác
31. Không chê áo thô cơm dở
32. Lúc nào, ở đâu cũng cử xử thỏa đáng, đúng mực

Cư xử đúng mực mọi lúc, mọi nơi… (Ảnh: tiin.vn)

33. Thích nghe điều thiện, nói việc thiện, không ngại làm việc thiện
34. Hiểu và đồng cảm với sự cực khổ, đói khát của người khác, thường xuyên tiến hành cứu tế, trợ giúp
35. Không ghi nhớ lỗi lầm và hiềm khích trước đây của người khác
36. Hết sức giúp đỡ khi bạn cũ gặp khó khăn.
Bạn thử đếm xem mình có bao nhiêu trong số 36 tâm tướng này?

st
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2018 lúc 10:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2018 lúc 9:22am

Đường Xưa Lối Cũ


Ở trại tỵ nạn sao mà dễ buồn! Mưa cũng buồn, nắng cũng không vui! Nhìn ra ngoài bầu trời chói chang, tôi tính bỏ văn phòng đi về nhà nghỉ trưa thì bà Pimpa, người Thái, là nhân viên Cao Ủy Xã Hội đến hỏi:
-Mày rảnh không, đi vào nhà tù với tao. Tao cần phỏng vấn vài người và làm lại danh sách tù nhân để báo cáo.
Như người buồn ngủ gặp được chiếu manh, tôi vui vẻ nhận lời. Cũng như các trại tỵ nạn khác, ở Thailand cũng có một khu “nhà tù” dành cho những người tỵ nạn không chấp hành quy định của Bộ Nội Vụ Thái hay của Cao Ủy tỵ nạn. Thời hạn ở tù tùy theo mức độ phạm quy, có khi từ một vài ngày cho tới một hai tuần. “Tù nhân” cũng đủ loại, nhẹ thì có những người mua lén đồ ngoài hàng rào, thức quá giờ giới nghiêm, quên làm vệ sinh khu nhà được phân công, nặng hơn là thành phần đánh lộn, gây mất trật tự trong trại, trộm cắp vặt, trốn ra ngoài trại đi chơi .v.v..
Đi bộ qua khu đồi bãi đá, đến bệnh viện, là tới khu nhà tù được xây dựng khá kiên cố và cách biệt với những khu nhà ở khác trong trại. Sau khi trình giấy tờ nơi cửa, bà Pimpa và tôi bước vào nhà tù đã thấy hơn mười mấy người, đa số là thanh niên đàn ông đang ngồi rải rác trong tư thế chờ đợi, hình như họ biết trước có cuộc viếng thăm này. Bà Pimpa rủ tôi đi cho vui, chớ ở trong khu tù, có nhân viên người Việt tỵ nạn rất sành sỏi tiếng Thái, anh ta làm thông dịch cho bà ấy, còn tôi đi lòng vòng hỏi thăm, làm quen và kiểm tra danh sách người tù.
Trại tuy nhỏ, nhưng có hơn chục ngàn người nên đâu phải ai cũng biết nhau. Tôi nhìn vào danh sách, để ý một cái tên khá đẹp, Lê Nguyễn Anh Vân, giới tính “nam”, rồi nhìn lên người đàn ông ngay góc phòng. Anh có dáng rất cao, gầy, nước da đen sạm, khuôn mặt góc cạnh với đôi mắt nâu đẹp nhưng khá lạnh lùng, mái tóc hơi dài màu nâu, và đôi cánh tay in hình xăm đậm, không khó nhận ra đó là “Vân Đại Bàng” mà tôi có nghe qua tiếng tăm. Vân Đại Bàng cũng kịp bắt gặp ánh nhìn của tôi, tôi mỉm cười bước đến gần hơn, không phải vì anh là “đại bàng” mà chỉ vì cách đây hai tuần, trong đêm văn nghệ mừng sinh nhật Đức Vua Thái, anh lên sân khấu hát một bài ca quen thuộc của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ, giọng hát đầm ấm của anh đã gây bất ngờ cho nhiều người, trong đó có tôi và cô bạn ở chung nhà.
-Chào cô Kim!
-Sao anh biết tên em?
-Cô làm trên văn phòng Cao Ủy, ai mà không biết!
-Còn anh là ….?
Anh ta nhếch mép cười:
-Vân Đại Bàng!
Tôi ngồi xuống kế bên anh, làm quen:
-Hôm bữa anh ca bài “Đường Xưa Lối Cũ” hay quá chừng, ai cũng khen và mong bài hát thật dài.
Anh lắc đầu: -Tại bài hát hay, mang đúng tâm trạng xa nhà của dân tỵ nạn, chứ tôi hát cũng thường thôi!
-Anh khiêm nhường không đúng chỗ rồi đó. Giọng hát hay là giọng hát được nhiều người công nhận, hôm đó hàng ngàn người im lặng nghe từng câu hát của anh.
Bây giờ thì Vân Đại Bàng im lặng, tôi nói tiếp:
-Em và nhỏ bạn mê bài đó lắm, nếu anh có thể chép bài hát đó cho tụi em, được không?
-Được chớ! Cô có giấy và viết chì thì cho tôi xin, khi nào viết xong tôi gửi ra cho cô.
Tôi lục giỏ đưa cho anh xấp giấy và mấy cây viết, chưa biết sẽ tiếp tục câu chuyện ra sao, bởi tôi và anh chẳng hề quen biết nhau, và tôi vào thăm nhà tù hôm nay chỉ là cho vui thôi, chứ không có nhiệm vụ gì. Anh ta cất mấy tờ giấy vào góc tường, rồi lôi ra một bọc giấy, đưa ra mời:
-Cô ăn bánh bột mì chiên nhe, vợ tôi mới gửi vô hồi sáng.
Ở trại tỵ nạn, khi thấy nhiều cặp vợ chồng sống chung với nhau, khó ai biết được họ là vợ chồng thật từ Việt Nam có hôn thú hẳn hoi, hay chỉ là vợ chồng mới ghép vào ở chung ở trại, hoặc quen nhau trên đường vượt biên. Trong trường hợp của Vân Đại Bàng và chị Tuyết, ai cũng biết họ là “vợ chồng mới”, nghe đâu họ gặp nhau bên Kampuchia, đúng nghĩa câu “trai tứ chiếng gặp gái giang hồ”, rồi cùng đi trên con thuyền qua xứ Thái này. Ở trại, chị mở quán nước nhỏ bán café, anh thì như các thanh niên rảnh rang khác, chẳng làm gì, hay tụ tập tại quán nhà uống nước, thỉnh thoảng nhậu nhẹt, bàn chuyện thời sự tỵ nạn, điều khiển đám đàn em chạy mua lén đồ ngoài hàng rào rồi bán lại cho dân tỵ nạn kiếm lời.
Tình hình đi định cư rất khó khăn cho những người tỵ nạn cuối mùa như chúng tôi, ai cũng phải qua cuộc thanh lọc bởi Bộ Nội Vụ Thái, nếu vượt qua được cuộc phỏng vấn này, thì mới có cơ hội qua trại khác chờ các nước phương tây cho đi định cư. Nhiều người bị đánh rớt từ vòng này, được Cao Ủy khuyến khích hồi hương. Vân Đại Bàng và chị Tuyết cũng ở trong nhóm người đăng ký hồi hương, được sống trong khu riêng chờ đến ngày lên xe bus về trại Hồi Hương, làm thủ tục ra Bangkok bay về Việt Nam. Một số người trong nhóm này tự xem mình là “cùi không sợ lở”, không còn gì để mất, nên trong thời gian chờ ngày về, họ ăn nhậu xả láng và sẵn sàng quậy phá. Hàng tuần, hễ sáng mai có chuyến xe hồi hương , là y như đêm trước họ ăn uống, ca hát, quậy phá rồi đánh nhau với người ở khu khác. Mới nhất là một đêm hỗn chiến tưng bừng, chúng tôi ở khu bên này chỉ dám đứng xa bên hàng rào kẽm gai nghe ngóng, đến khi nghe tiếng súng nổ từ văn phòng trại, mọi người hoảng hốt chạy về khu nhà mình, những vẫn nghe những âm thanh đánh nhau từ gậy gộc, dao búa và cả vài tiếng súng nổ thị uy của lính Thái. Cho đến gần nửa khuya, tình hình mới im ắng trở lại, và qua lời bàn tán lao xao của mấy “bà tám” trong trại, chúng tôi được biết có mấy người bị thương phải đưa vào bệnh viện bên ngoài, vài người cầm đầu cuộc hỗn chiến bị vào tù, trong đó có Vân Đại Bàng.
Tôi vừa ăn bánh chiên, vừa tiếp tục câu chuyện làm quen:
-Tên của anh đẹp lắm đó! Ý em nói “Lê Nguyễn Anh Vân” chớ không phải “Vân Đại Bàng” nghen!
Anh ta bật cười:
-Tên ba tôi là Lê Anh Quân, hồi trẻ ổng có mối tình đầu với người tên Vân, nên khi sinh ra tôi, ba muốn đặt tên tôi là Lê Anh Vân, nhưng má tôi ghen, đòi để thêm họ Nguyễn của má tôi vào, thành ra tên tôi dài lê thê vậy đó!
Câu chuyện tới đây phải đứt ngang vì tới giờ bà Pimpa kêu tôi về lại văn phòng làm việc.

Hai ngày sau, cũng trong giờ nghỉ trưa ở phòng Cao Ủy, có người mang đến cho tôi tờ giấy ghi bài “Đường Xưa Lối Cũ”. Tôi ngắm nhìn với niềm thích thú bất ngờ, vì tựa đề bài hát được viết theo lối thư pháp mới, bay bướm lãng mạn, nét chữ bút chì trong toàn bài nhạc rất đẹp, đều đặn, có chút lả lơi trên từng con chữ, mà đặc biệt nhất là bài hát được viết trên một bức tranh, cũng vẽ bằng bút chì, trong đó có đủ ánh trăng treo trên đồi, có lũy tre xa mờ, và bóng mái tranh nghèo bên đồng lúa chin. Ở góc phải cuối bức tranh ký tên “Anh Vân” rất điệu nghệ, chứng tỏ người vẽ phải có một tâm hồn nghệ sỹ mới trau chuốt tác phẩm của mình đến như vậy. Tôi vui sướng nghĩ thầm, Vân Đại Bàng có một trái tim nghệ sỹ, mà tôi luôn tin rằng, những người có tâm hồn nghệ sỹ thường là người tốt.
Tôi chạy vội đến nhà tù để nói lời cám ơn thì được biết anh đã được về nhà. Từ ngày đó, chúng tôi trở nên quen biết, thỉnh thoảng tôi và nhỏ bạn hay tạt qua nhà anh chơi, có khi nghe anh đàn hát ( anh thường được yêu cầu ca bài “tủ” Đường Xưa Lối Cũ), hoặc chúng tôi ngồi trao đổi chuyện thời sự của trại, chuyện văn nghệ văn gừng đó đây.
Có lần anh nói với chúng tôi:
-Nếu trong trại có ai gây gỗ, ăn hiếp tụi em thì cho anh hay, anh sẽ cho người đến “nói chuyện”.
Chúng tôi cười:
-Tụi em nhát như thỏ đế, cả đời chẳng dám gây lộn với ai, chắc không phiền anh ra tay.
Lần khác, thấy hai đứa tôi đi lãnh nước, anh nói:
-Kể từ bữa nay, anh sẽ cho người gánh nước đầy lu nhà em mỗi ngày, khỏi cần xách nước nữa! Chúng tôi giẫy nẩy:
-Không sao đâu anh, tụi em xách nước là tập thể dục luôn đó!
Anh trợn mắt:
-Thôi đi cô nương! Tôi đã thấy hai cô xách chung một thùng nước, chỉ vài lô nhà mà phải dừng lại nghỉ hai ba lần …
Lúc này tôi đành phải thú nhận:
-Dạ, chẳng dấu gì anh, tụi em thuộc loại “tiểu thơ con nhà… nghèo”! Gia đình không giàu có gì nhưng được ba má cưng chiều, chưa làm việc nặng bao giờ.
Tết năm đó, chúng tôi tập làm kẹo pháo và mang đến biếu anh chiều ba mươi Tết. Buổi chiều cuối năm ở trại tỵ nạn dễ làm lòng người nao nao, nhớ nhà da diết, nên người ta cũng muốn có người để trải lòng tâm sự.
-Gia đinh tôi ở một xóm quê xinh đẹp miền An Giang, ba tôi là thầy giáo làng, nhưng ông mất sớm, tôi phải nghỉ học ngang phụ mẹ kiếm tiền lo cho đứa em gái. Cuộc sống nghèo khổ, thiếu sự dạy dỗ của ba khiến tôi trở nên lầm lì, đôi khi ngang bướng. Tới năm mười chín tuổi, tôi bị bắt đi nghĩa vụ quân sự, qua bên Kampuchia đánh nhau với quân Polpot được hai năm thì tôi đào ngũ vì không muốn lãng phí tuổi xuân cho cuộc chiến đầy bất công và nhiều bạo lực, tôi sợ hàng ngày phải chứng kiến cảnh chết chóc dù là của phía Việt Nam hay Kampuchia, tôi bị ám ảnh bởi những trò tàn ác dã man của quân Polpot, tôi căm ghét quy luật của chiến tranh… Nhưng tôi đâu có đường trở về nhà, tôi phải trốn qua khu Bắc Loong, đảo ven biển thuộc tỉnh Koh Kong, Kampuchia rất gần với đất Thái. Ở đó một thời gian dài, vật lộn với đủ nghề kiếm sống, biết thêm luật giang hồ để sống còn nơi vùng đất hỗn tạp đó, vì đó là nơi dừng chân của các tàu viễn dương quanh vùng Châu Á, các thủy thủ lên nghỉ ngơi và tìm thú vui chơi nên gái làng chơi tìm về ngày càng đông đúc. Tôi sinh sống bằng nghề buôn lậu, mua hàng trên các tàu viễn dương, rồi mang vào trong đất liền Kampuchia bán lại kiếm lời. Tôi thực sự đã bị dòng đời cuốn đi mà không biết khi nào sẽ được dừng lại, trở về thăm quê cũ, có mẹ già và em gái đang đêm ngày mong ngóng tin tôi, đó là lý do tôi hát bài “Đường Xưa Lối Cũ” với sự thổn thức từ trong đáy tim.
Tôi tò mò:
-Anh hát hay mà còn vẽ đẹp lắm đó, anh là họa sỹ hả?
-Không, tôi chỉ có khiếu hội họa từ hồi còn học cấp hai, rồi tự vẽ khi thấy thích chứ không qua trường lớp nào hết.
Tôi đổi đề tài:
-Vậy tại sao anh có tên “Vân Đại Bàng”?
Anh đưa cho chúng tôi xem hình xăm hai con đại bàng hai bên cánh tay:
-Ồ, đêm đó chúng tôi hành quân và đóng đô tại một làng hẻo lánh bên Siêm Riệp, ông chủ ngôi nhà sàn nơi chúng tôi trú ngụ cả tuần lễ là một nghệ nhân xăm nổi tiếng trong vùng. Không hiểu do nhậu say vì rượu hay phút cao hứng của thằng đàn ông lang bạt chinh chiến, tôi đã đồng ý cho ổng xăm hai con đại bàng trên tay …Mà cũng nhờ nó mà khi phiêu bạt giang hồ nơi Bắc Loong, trong những trận đánh nhau với các nhóm buôn bán khác, tôi được nhìn với chút e dè sợ sệt nể nang, từ đó tôi có tên “Vân Đại Bàng” cho tới bây giờ!
Anh rít một hơi thuốc lá rồi nhìn ra ngoài mông lung:
-Tôi như người leo lưng cọp không có đường thối lui! Nhiều lúc buồn tủi và cay đắng cho thân phận không nhà, không quê hương, nhưng biết làm gì hơn? Cho đến lúc tôi gặp Tuyết, vợ tôi đây. Cô ấy trong nhóm gái ăn sương chuyên phục vụ khách thủy thủ viễn dương. Qua nhiều lần gặp gỡ, trò chuyện và tâm sự nỗi đau xót xa quê hương, chúng tôi quyết định rời bỏ Bắc Loong, đi thuyền qua Thailand, hy vọng cuộc đời bước sang chương mới, tươi sáng hơn.
Tôi nhìn anh, phân vân:
-Ở trại tỵ nạn rồi, anh làm “đại bàng” làm chi nữa?
Anh trầm ngâm:
-Tôi cũng có muốn đâu! Qua đây gặp lại mấy người quen cũ làm ăn bên Bắc Loong, khi họ gặp sự ức hiếp từ ban trật tự, ban cộng đồng của trại, họ nhờ tôi can thiệp, rồi bao nhiêu chuyện bất công, đụng chạm khác xảy ra hàng ngày, khiến tôi lại nổi máu “Lục Vân Tiên”, thấy chuyện bất bình giữa đường chẳng tha …
Chị Tuyết xen vào, góp chuyện:
-Nhưng em thấy đó, tỵ nạn cuối mùa không còn tương lai nào chờ đón cả. Anh chị đều bị rớt thanh lọc, nên mới đăng ký hồi hương.
Tôi an ủi:
-Thôi thì cũng là dịp anh chị về với gia đĩnh.
Chị Tuyết giọng buồn thiu:
-Chỉ có một mình chị về thôi em à! Anh Vân dự tính tìm đường ra ngoài Thái sinh sống.
Anh Vân nhìn tôi, giải thích:
-Có thể tôi về sẽ bị bắt vì tội đào ngũ xưa kia, vả lại, tôi đã từng thề không bao giờ trở về với hai bàn tay trắng.
-Vậy sao anh không đưa chị Tuyết đi theo?
-Đi trốn chớ có phải đi chơi đâu! Mới đây, ba má Tuyết gửi thư sang kêu Tuyết về nhà, cả gia đình đã tha thứ và đón chờ Tuyết trở về, làm lại cuộc đời.
Sau đó vài tuần tôi may mắn đậu thanh lọc, được chuyển qua trại khác chờ ngày lên đường định cư. Trong thời gian này, tôi nghe nói chị Tuyết cũng đã rời trại trở về Việt Nam, còn anh Vân thì trong một lần đụng độ với nhóm người Khmer trong trại, anh lại bị bắt vào tù, nhưng lần này là nhà tù ngoài Thái chứ không phải nhà tù trong trại tỵ nạn. Thế rồi tôi lên đường đi Canada, bỏ lại Thailand sau lưng với bao nhiêu niềm vui nỗi buồn không nhớ hết.

Chẳng hiểu sao hôm nay tôi lại nhớ đến cái tên Vân Đại Bàng dù bao nhiêu năm đã trôi qua? Có phải vì bài Đường Xưa Lối Cũ vừa tình cờ nghe được, hay cái tin từ người quen cũ cho biết trong chuyến về Việt Nam thăm nhà, họ có ghé qua Thailand chơi và gặp Anh Vân ngồi vẽ tranh chân dung trên đường phố phục vụ khách du lịch ở thành phố biển Pattaya? Còn một người khác thì khẳng định với tôi rằng đã thấy Anh Vân hành nghề chạy xe tuk tuk ở thủ đô Bangkok.
Chẳng biết chuyện thực hư ra sao, nhưng cả hai người đều nói Anh Vân có vợ người bản xứ, có hai đứa con, và chí thú làm ăn sinh sống như bao người lao động lương thiện khác trên đất Thái. Vậy thì tôi mừng cho anh đó, Anh Vân ơi! Mừng vì cuối cùng anh đã thực sự trở về “đường xưa lối cũ” của con người anh, của cuộc đời anh. Nhưng tôi vẫn tự hỏi, anh đã có dịp nào trở về quê, thăm lại “đường xưa lối cũ” mà anh từng khát khao ấp ủ, nơi vẫn có bóng tre che thôn nghèo, có ánh trăng soi đường đi, mặc dù có thể giờ đây mẹ anh đã ra đi bên kia cuộc đời và người em gái cũng đã theo chồng sang ngang?

Kim Loan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jul/2018 lúc 7:54am

Ly Hương, Sự Chọn Lựa Nghiệt Ngã! - 


Cuối cùng cũng đến ngày em gái út cùng chồng và con sang Mỹ định cư. Thế là lại thêm một gia đình người thân nữa của tôi rời bỏ đất nước này.

43 tuổi, em đang có việc làm ổn định ở một doanh nghiệp nhà nước với mức thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hai vợ chồng có biệt thự, xe hơi và chồng còn sở hữu một cơ ngơi làm ăn riêng, tuy nhỏ nhưng cũng đáng để cho nhiều người phải mơ ước. Vậy mà điều gì đã khiến các em bỏ hết mọi thứ và dắt díu ba đứa con nhỏ dại từ giã quê hương để bắt đầu làm lại cuộc sống nơi xứ người cách đây nửa vòng trái đất? Câu trả lời nghe vẫn quen thuộc như nhiều lần tôi đã từng nghe: “Vì tương lai con cái!”.

Vâng! Đó là lý do mà rất nhiều người Việt trong dòng chảy nhập cư nước ngoài những năm gần đây thường  nêu lên để giải thích cho việc ra đi của mình. Thật chua chát khi hơn 40 năm sau ngày 30-4-1975, ký ức “thuyền nhân” lại trở về dưới một dạng thức khác. Lần này, các “thuyền nhân” ra đi không phải trong tâm thế trốn chạy hoảng loạn, vội vã mà là được cân nhắc, chuẩn bị cẩn thận. Không phải trên những chiếc thuyền lênh đênh đầy bất trắc mà là trên những chuyến bay tiện nghi, an toàn. Không phải lén lút, vô định mà là công khai và được chuẩn bị sẵn mọi thứ cho đến khi cầm visa trong tay mới lên đường. Các công ty tư vấn nhập cư dạo này nhan nhản khắp nơi với những chương trình mời gọi đi định cư châu Âu, Mỹ, Canada, Úc…

Giờ gặp nhau, người ta hỏi thăm đã có PR (permanent resident) của nước nọ nước kia chưa, như một điều bình thường! Người có tài tìm đường đi theo dạng skill worker hoặc doanh nhân khởi nghiệp. Người có tiền thì bỏ tiền ra mua quốc tịch hoặc “thẻ xanh” cho nhanh. Người ít cả tiền và tài thì hy vọng kiếm được một suất đi lao động nước ngoài rồi tìm đường ở lại bằng đủ cách. Lớp trẻ đi du học hầu hết cũng không muốn trở về. Năm 2014, báo chí thông tin có 12/13 quán quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” không trở về nước sau khi kết thúc thời gian du học ở Úc với học bổng toàn phần cho người chiến thắng chung cuộc. Con số đó đến nay chắc đã tăng thêm sau bốn năm.

Tháng 7-2017, Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ công bố báo cáo hằng năm cho thấy Việt Nam đứng trong top 10 nước hàng đầu mua nhà tại Mỹ. Trả lời BBC, tổ chức này cho biết chỉ trong thời gian từ tháng 4-2016 đến tháng 3-2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỷ USD. Đó là mới tính số tiền chuyển đi để mua nhà tại Mỹ chứ chưa tính ở các nước khác và tất nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng! Đất nước như một bao gạo bị thủng để trí lực, tài lực cứ chảy dần ra nước ngoài cho đến khi rỗng ruột. Quê hương chôn rau cắt rốn ở đây mà dường như chỉ là chốn dừng chân tạm bợ với rất nhiều người Việt bây giờ…

Làm sao có thể trách em tôi cũng như hàng triệu người dân khác đã và đang tính bỏ nước ra đi? Bởi cái lý do “vì tương lai con cái” nghe nhẹ bâng vậy mà trĩu nặng quá chừng! Sự lo toan và hy sinh vô bờ cho con cái vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt. Những bậc cha mẹ thuộc nhiều thế hệ đã trải qua các cuộc chiến tranh trên đất nước nhỏ bé này, càng khổ cực nhiều ở đời mình lại càng thấm thía sâu sắc ước mơ về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho đời con cháu. Nhưng nỗi lo bây giờ không còn là chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày cho phần “con”, như trong thời kỳ phải thắt lưng buộc bụng vì chiến tranh và sự mông muội. Nỗi lo bây giờ là về chất lượng cuộc sống cho nhu cầu của phần “người”. Có thể nào sống an yên khi môi trường bị phá hoại tàn khốc, tài nguyên đất nước bị khai thác tới cạn kiệt, thực phẩm bẩn tràn lan khắp nơi và tham nhũng thì như ổ dịch bệnh hoành hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài? Có thể nào sống hạnh phúc khi nền giáo dục và y tế ngày càng xuống cấp, các phúc lợi xã hội không chỉ kém chất lượng mà còn tiếp tục giảm sút, các giá trị văn hoá – đạo đức bị tha hoá và đảo lộn?…


Bây giờ, bước ra đường là thấy lo: Lo nạn cướp giật, móc túi; lo tai nạn giao thông; lo ăn uống bị ngộ độc thực phẩm; lo hít khói bụi bị ung thư; lo bọn trẻ bị dụ dỗ sa vào ma túy hoặc bị xâm hại, bắt cóc… Cứ thế mà ngút ngàn triền miên lo. Thà chỉ phải lo cơm áo như ngày xưa còn dễ hơn bội phần! Xã hội càng bất ổn, lòng người càng bất an. Làm sao có thể yên tâm để con cái lớn lên trong một môi trường sống như vậy? Chưa kể, những lời đồn đoán về một tương lai xám xịt của đất nước gắn với những thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng là một trong những nguyên nhân gây hoang mang khiến cho nhiều người phải tính đường tháo chạy trước. 28 năm qua, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ bí mật, nhất quyết không công khai những nội dung đã ký kết với Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô. Vì thế, những đồn đãi càng ngày càng lan rộng, bất chấp mọi nỗ lực trấn an dân chúng của chính quyền. Và dù đã bước sang thế kỷ 21, thế nhưng nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương quản lý, định hướng về tư tưởng và bưng bít thông tin không khác gì ở trong thế kỷ trước.
Hôm biết tin Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, một người quen của tôi là tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính từng hăm hở từ Mỹ trở về nước cách đây 10 năm ngậm ngùi chia sẻ: “Em đã hoàn tất thủ tục cho cả gia đình trở lại Mỹ cách đây mấy tháng, nhưng vẫn còn cố nấn ná… Giờ thì phải ra đi thôi chị ạ, không thể để bọn trẻ lớn lên trong bầu không khí ngày càng ngột ngạt thế này…”. Bao nhiêu người trẻ có tri thức và nặng tình với quê hương đã “vội vã trở về, vội vã ra đi” như thế?
***
Hồi đi thăm Israel, tôi thường đứng lặng thật lâu trước hình ảnh những con tàu hồi hương hiện diện khắp mọi nơi, như một niềm kiêu hãnh trong lịch sử lập quốc của đất nước này. Đó là những chuyến tàu từ châu Âu, châu Mỹ… đưa hàng triệu người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới trở về xây dựng quê hương sau khi Israel chính thức được thành lập vào năm 1948. Những gương mặt người Do Thái hồi hương khi ấy còn vương nét nhọc nhằn sau Thế chiến, nhưng vẫn bừng sáng niềm hy vọng vào tương lai và ý chí quyết tâm kiến thiết quốc gia. 70 năm sau khi lập quốc, ngày nay Israel đã trở thành một trong số các quốc gia phát triển hàng đầu và là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới (tính theo GDP danh nghĩa năm 2016). Những chuyến tàu hồi hương ngày đó đã mang về cho quốc gia này vốn liếng quý nhất là những con người tinh hoa để xây dựng thành công một đất nước đã từng không có tên trên bản đồ thế giới.

Còn chúng ta? Sau 73 năm thành lập và thống nhất đất nước (dài hơn thời gian lập quốc của Israel), những chuyến tàu (cả tàu thuỷ và tàu bay) sao lại chỉ mang dân ta ra đi mà không có trở về? Lịch sử dân tộc Việt Nam dường như gắn liền với các cuộc di dân, nhưng chua xót hơn là cho tới tận bây giờ, những cuộc di dân ra nước ngoài vẫn chưa biết bao giờ mới dừng lại? Bao câu hỏi cứ quay quắt trong tôi khi nghĩ đến em gái. Ngoài kia, trời Sài Gòn vẫn vần vũ mưa. Tiếng hát Thái Thanh vọng từ nhà ai đó nghe nức nở: “Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui,  khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…”.

Và trong tôi, không hiểu sao cứ thấp thoáng khôn nguôi hình ảnh những con tàu hồi hương về Israel cùng những con tàu ly hương rời Việt Nam…

Nguyễn Thị Oanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2018 lúc 10:51am

Những Mảnh Hồn Phiêu Bạt...



Tôi gặp và quen với chị Trâm trong một tiệm phở hiếm hoi của thành phố Columbus thuộc tiểu bang Ohio, vào một ngày hè năm 2010.
Thấy tôi có vẻ giống một người Việt, chị tự ý đến bàn tôi trước để làm quen. Chị than là ở cái tỉnh bơ vơ giữa lòng nước Mỹ này, thật không phải là dễ khi kiếm được một người đồng hương để nói chuyện! Tôi đồng ý với chị, mời chị ngồi và ngỏ lời khen, vì chị đã biết tìm đúng chỗ: một tiệm phở!

Quả thật tình đồng hương đã gắn kết chúng tôi thân mật với nhau thật dễ dàng. Qua những câu chuyện và lời tự giới thiệu, tôi biết chị sinh trưởng trong một gia đình "có-công-với-cách-mạng". Năm 1977, khi chị mới 2 tuổi, cha chị đã hy sinh tại mặt trận Tây-Nam (Campuchia). Mẹ chị là đảng viên, có chức, có quyền tại tỉnh nhà. Ngay từ những ngày còn rất trẻ, chị đã được gửi đi du học tại Úc . Và khi trưởng thành, chị nhanh chóng trở thành một giáo sư ngoại ngữ, căn bản là Anh Văn, môn học mà chị có năng khiếu nhiều nhất.

Bình thường, tôi không thấy hào hứng lắm khi phải nói chuyện với một người có một lý lịch như của chị Trâm. Nhưng với vẻ hồn nhiên của chị ngày hôm đó, nhất là sự thành thực, cởi mở, và vô tư của một người sinh ra sau chiến-tranh - một cuộc chiến mà chị không biết gì nhiều - đã làm thay đổi cảm nghĩ của tôi, và tôi đã phải nhìn chị như là một, trong những người trẻ tương lai của đất nước . 

Là một giáo sư xuất sắc trong thành phố, chị còn góp phần không nhỏ trong việc truy tìm hài cốt các liệt sĩ. Nhờ vậy, cộng thêm sự vận động của bà mẹ, một lần nữa chị lại nhận được một học bổng du học, lần này tại Hoa-Kỳ. Chị rất phấn khởi, để hết tâm theo học và cho đến hôm nay, chị đã qua được gần hết 2 năm đầu cho chặng đường tiến đến một psychology degree.

Tôi có hỏi đùa tại sao chị lại chọn một môn học "bí-hiểm"  tại một tiểu bang xa xôi này ? Chị cho biết phải chọn Ohio University là vì ở đây, học phí tương đối thấp so với các tiểu bang khác. Chị lại tình cờ có một người bà con ở ngay đây, không xa khu học xá của chị là bao. Còn chị chọn  psychology,  vì nó có liên hệ đến cái công việc tay trái của chị. Tại Việt Nam, người ta qúi mến ch,̣ vì chị không ch đơn thuần là một giáo sư Anh ngữ, mà chị  còn là một "nhà ngoại-cảm".    

"Nhà-ngoại-cảm" ! Chà ! Tôi có quen một vài nhà báo, một vài nhà giáo, nhiều nhất là ... nhà binh, nhưng tôi phải thú thực với chị Trâm là tôi rất mơ hồ với cái "nhà ngoi-cm" này ca ch, và mong chị giải thích. Chị Trâm vui vẻ cắt nghĩa cho tôi, một cách rất khái quát: Vũ trụ như ta thấy, là tổng hợp bởi những eidos, tạm gọi là những thực thể. Thực thể có hai loại: thực thể tinh tế hay còn gọi là linh hồn, không nhìn thấy được và có trước thực thể vật lý, còn được gọi là thể xác, có thể nhìn thấy và cảm nhận được. Con người là kết hợp bởi hai thực thể nói trên. Khi chết đi, linh hồn rời bỏ thể xác, nhưng vẫn tiếp tục sống trong một thế giới không nhìn thấy, tồn tại song song với thế giới chúng ta. Tuy sang thế giới khác, linh hồn vẫn còn ít nhiều liên hệ với con người trên thế gian, và chỉ có một số rất ... rất ít người có khả năng tiếp xúc được với những linh hồn. Những người này, hoặc vì có "duyên nợ", hoặc là được trao một "sứ mệnh" nào đó, có thể trò chuyện, giao tiếp được với những linh hồn, thường là trong giấc ngủ ... Người ta gọi những người như vậy là "nhà ngoại-cảm" . Ở Việt Nam sau năm 1975, nhu cầu tìm kiếm hài cốt của các thân nhân có con em bị hy sinh trong chiến tranh lên rất cao, nhất là tại miền Bắc. Công việc truy tìm này thường dẫn đến những vụ lên đồng lên bóng, gọi hồn, cầu cơ ... và cng từ đó, phát sinh ra những nhà ngoại-cảm giả mạo; lợi dụng lòng khao khát và  sự mê tín của những thân nhân nhẹ dạ, họ đã dùng đủ mọi mánh khóe để làm giầu một cách rất vô lương tâm !

Chị Trâm tự hào chị là một nhà ngoại-cảm, một nhà "ngoại-cảm chân-chính",  vì tất cả những công việc chị làm, đều thực sự có sự giao tiếp và giúp đỡ của những linh hồn, hiệu qủa chính xác và đều là bất vị lợi . Chị chỉ làm để giúp người, không hề nhận của ai một đồng một cắc nào. Chị đã tìm được cho vợ chồng một ông xã đội trưởng ở Đức-Hòa hài cốt người con du kích của họ, đã hy sinh hồi Tết Mậu-Thân. Chị đã tìm được một mồ chôn tập thể 17 liệt sĩ tại Nam Lào... Gần đây nhất, trước khi sang Mỹ du học, chị đã góp phần tìm được cho hai vợ chồng người chủ căn nhà trọ của chị, hài cốt người con trai đã hy sinh tại chiến trường Quảng-Trị năm 1972.
Cơ duyên nào đã khiến chị trở thành một nhà ngoại-cảm là một chuyện khá dài dòng - chị nói - Riêng về chuyện tìm kiếm hài cốt người bộ đội đã hy sinh trong trận Quảng-Trị, biết  tôi là một cựu quân nhân của quân đội VNCH, chị muốn kể lại cho tôi nghe, vì chị nghĩ  nó có thể có ý nghĩa hơn, là kể lại cho những người xung quanh chị, ở trong nước. Chị hẹn tôi Thứ Bẩy tuần sau, chị được nghỉ cả ngày, có nhiều thì giờ hơn.

Tôi đến thành phố Columbus lạ hoắc này để thăm một bà chị họ bị đau nặng. Bà đã hồi phục, mạnh khỏe trở lại và tôi có thể ra về, nhưng tôi đã quyết định ở lại thêm một tuần nữa, vì không hiểu sao, câu chuyện tìm hài cốt một người bộ đội này ca ch, nó đã khích thích sự tò mò của tôi khá nhiều!
Đó là một buổi sáng Thứ Bẩy thật đẹp! Tôi đến chỗ hẹn đúng giờ, chị Trâm cũng đến rất đúng giờ. Sau những trao đổi xã giao thường tình, chúng tôi ngồi nhâm nhi hai ly cà-phê, và đây, là câu chuyện của chị ...

o  o  o
Sau một vài thành công về việc tìm kiếm và thâu hồi hài cốt liệt sĩ, các báo chí trong nước đua nhau tường thuật, nhiều đài truyền hình xin được phỏng vấn ... Tôi bỗng dưng nổi tiếng! Có rất nhiều người tìm đến nhà cậy cục, nhờ vả ... Tuy vậy, tôi không dám nhận lời giúp bất cứ một ai, nếu như tôi không nhận được những tín hiệu, hoặc là sự giúp đỡ của linh hồn những người quá cố. Trong số những người nhờ vả, gần nhất có Dì An. An là tên vợ chồng người chủ căn nhà tôi đã mướn tại quận 12, để tiện việc dậy học. Hai vợ chồng Dì An - tôi thân mật gọi là Dì - đều đã lớn tuổi, người miền Bắc. Ông chồng làm công an, thuyên chuyển vào Sàigòn sau năm 75 và trở nên rất giầu có, làm chủ một dẫy nhà trọ. Dì An tâm sự với tôi, là vào khong đầu tháng Sáu năm 1972, khi đứa con trai thứ nhì của vợ chồng dì vừa được 16 tuổi , nó đ được nhà nước "mượn tuổi" trước để gia nhập bộ đội, tăng cường cho mặt trận Quảng-Trị lúc đó đang trong giai đon cực k sôi động. Vào khong cuối tháng 9 năm 1972, có tin là Cổ Thành Đinh-Công-Tráng cng như toàn thể th x Qung-Tr đ b quân đội miền Nam tái chiếm, mà đứa con thì vẫn bặt vô âm tín, vợ chồng ch hết sức hoang mang, lo sợ ... Và cuối cùng thì điều lo sợ đó đ tàn nhẫn trở thành sự thực: đích thân Chính y Trung-Đoàn đến gặp vợ chồng ch, trao tặng rất nhiều huân chương cùng những lời động viên, y lo ... Tất c, ch là để đổi li sự vnh viễn ra đi ca đứa con 16 tuổi, mà xác ca nó vẫn chưa ai biết là nằm ở nơi đâu, xung quanh khu Thành Cổ! ... Cho đến ngày gia đình dì vào Nam, dì vẫn không nhận được thêm một tin tức nào! Dì An đ khóc khi cho tôi xem những hình ảnh, và các vật dụng hàng ngày của đứa con bạc mệnh...

Mặc dù trong lòng tha thiết muốn giúp, nhưng tôi không dám hứa hẹn gì nhiều, mà chỉ mượn dì vài hình ảnh và vật dụng của người qúa cố, hy vọng với sự cầu nguyện chân thành của tôi, sẽ có một sự đáp ứng nào chăng ? ...
Và ... hơn c điều ước nguyện, khoảng hai tháng trước khi đi du học, trong một giấc mộng, tôi đ nhìn thấy và nhận được đầy đ tất c các đa danh, đa hình, các con đường mòn, cây c, các mô đất ... Tóm li là tất c các chi tiết cần thiết cho một cuộc truy tìm mà tôi và Dì An đ bao ngày mong đợi !  

Biết được chuyện này, Dì An hối h gic tôi lên đường ngay, nhưng vì còn kt một vài giấy tờ cần thiết phi hoàn tất cho việc du hc sắp tới, nên hơn một tuần sau chúng tôi mới khởi hành được.
Dì An và tôi đến thị xã Quảng-Trị thì đã tối hẳn. Trời lại mưa dai dẳng suốt mấy ngày liền...Chúng tôi phải tìm nhà trọ nghỉ ngơi, để ngày hôm sau sẽ tiếp tục cuộc tìm kiếm sớm. Sáng hôm sau, từ nhà trọ gần khu nhà thờ làng Trí-Bưu, Dì An đã phải mượn cuốc xẻng của nhà thờ, mua một vài vật dụng cần thiết, và thuê hai anh xe ôm nguyên ngày để chuyên chở và phụ giúp chúng tôi trong những việc cần đến bắp thịt ! Chúng tôi phải đi trên những con đường làng quê nhỏ hẹp, rồi băng qua một cánh đồng lớn, theo hướng tây bắc để tìm đến một làng có tên là Triệu-Thành, nằm ngay sát bờ Nam sông Thạch-Hãn. Hai anh xe ôm cho biết làng này xưa kia nghèo lắm, cả làng lèo tèo chỉ có độ vài mươi căn nhà lá. Sau trận chiến kinh hoàng năm 1972, người ta đồn là các làng quanh khu Thành Cổ này đều có rất nhiều ma! Vào những đêm mưa cuồng gió lnh, các oan hồn tử s đ t tập về quanh đây, tiếng khóc than hòa lẫn trong mưa gió, nghe thật rợn người ... Ngày nay, nhiều nhà gạch, mái ngói đỏ đã được dựng lên, làm đẹp cho làng, nhưng chủ nhân những ngôi nhà gạch này, hầu hết đã phải lên phường, xã để khai báo là trong khi đào móng xây nền nhà, họ đã gặp rất nhiều bộ xương người ...

Theo lối đường mòn nhỏ và rất trơn trượt, chúng tôi phải đi một quãng khá xa đến cuối làng về hướng cực bắc. Khu này không có người ở, và con đường mòn bị chắn bởi một con lạch nhỏ, có lẽ chảy vào từ sông Thạch-Hãn. Nhìn quanh quất, tôi đã tìm thấy bụi chuối dại và cây trứng cá. Tất cả cảnh vật đều đúng y như những gì tôi đã thấy trong giấc mộng! Thật là huyền diệu ...

Chúng tôi căng một tấm bạt che mưa gió, lập một hương án nhỏ để thắp mấy nén nhang cầu nguyện ... Sau đó chúng tôi bốn người, hì hục đào, xới, xúc đất ... Được cái đất ở đây cũng mềm, dễ đào, như là đã có người dọn dẹp và xới lên từ trước, có lẽ bởi trời mưa mấy ngày nay. Khi đã đào được khá sâu, hai anh xe ôm bỗng reo lên mừng rỡ ... Những ống xương người bắt đầu hiện ra, xương chân, tay, xương chậu, rồi thì hộp sọ ... Dì An đã bắt đầu mếu máo, rồi khóc lên thành tiếng, trông thật tội ! Chúng tôi làm việc như những nhà khảo cổ, nưng niu từng lóng xương, vuốt ve, chải chuốt rồi được rửa sạch bằng rượu trắng trước khi đặt nhẹ vào một chậu lớn bằng nhựa.

Trong lúc mọi người đang phấn khởi thì bỗng nhiên, tôi có một cảm giác thật lạ, có lẽ giác quan thứ sáu đã cho tôi biết: có một cái gì không ổn!? Tôi bắt đầu nhìn thấy dấu vết của một đôi bottes de saut bên cạnh những lóng xương chân. Chỉ mềm nhũn như bùn, nhưng cái đế giày bằng loại cao xu thật tốt, thân giày bằng da và vải nylon còn nhận ra được ... có một cái ví cũng bằng da, nhưng không một hình ảnh, giấy tờ nào còn tồn tại, tất cả đều nát ra như bùn, đất ... Ngang bộ xương chậu, là dấu tích của một ceinturon, một hộp quẹt zippo đã nham nhở rỉ sét. Không thấy có súng ống, mà ch thấy một vài qủa lựu đạn đã hoen rỉ mà chúng tôi phải tránh xa . Ngang phía xương cổ, một miếng kim loại nhỏ hình chữ nhật, bằng hai ngón tay, ố rỉ mầu nâu xậm, đụng vào là gẫy nát ra từng miếng nhỏ rớt lả tả xuống mặt đất. Xa hơn một chút là một cái nón sắt, cũng đã hoen rỉ, một nửa vẫn còn ngập trong lòng đất, không ai muốn đào tiếp ... Dì An đã ngừng mếu máo, dì cũng đã nhìn thấy những gì tôi thấy ... Ngoài một bộ xương ra, không một dấu vết gì chứng tỏ đây là đứa con thân yêu của bà ! Chúng tôi hoàn toàn thất vọng ... Không lẽ tôi đã được chỉ dẫn ... sai ?!

Trước những chứng cớ khá rõ rệt, Dì An và tôi đành phải chấp nhận là mình đã tìm lầm phải hài cốt của một người lính phía bên kia ! Nhưng phải làm gì với bộ hài cốt này đây ? Hai anh xe ôm cho chúng tôi biết là gần đây có một ngôi chùa, phía sau chùa là một khu đất hoang, đã có đâu chừng gần chục ngôi mộ vô danh đã được hòa thượng trụ trì cho phép chôn ở đó. Thật là một giải pháp tuyệt hảo, và đã làm thì làm cho chót. Chúng tôi cho tất cả bộ hài cốt vào một cái tiểu sành mà Dì An đã mang theo và tìm đến ngôi chùa. Cúng dường cho nhà chùa một số tiền, sau đó tôi và Dì An ra sức đắp lên một nấm mộ nhỏ ... Xong suôi, chúng tôi thắp ba nén nhang, khấn vái ... Và sau cùng là một tấm bia nhỏ, cắt ra từ một miếng tole do hai anh xe ôm làm giúp, trên đề: "Người lính Vô Danh - VNCH" ...                     

Đêm hôm ấy tại nhà trọ, qúa mệt mỏi sau một ngày quanh co tìm kiếm, đào xới, đắp mộ ... vừa nằm xuống là tôi mơ màng vào giấc ngủ ngay. Trong lúc còn nửa mê nửa tỉnh, tôi chợt thấy thấp thoáng có một bóng người đang bước tới gần chỗ tôi nằm. Trong phòng chỉ có Dì An và tôi, tôi cất tiếng hỏi:
-- Dì An chưa ngủ được sao ?

Bóng đen đứng dừng lại, một giọng đàn ông còn trẻ, hơi bối rối :
-- Dạ ... không, là ... tôi đây ... xin chị đừng sợ ! Tôi không thể làm hại được ai, chị cứ an tâm. Tôi ... tôi chỉ muốn đến để cám ơn hai chị đã cho tôi một mái nhà. Một mái nhà tuy sơ xài, tạm bợ, nhưng vẫn còn hơn là ... cứ mãi mãi nằm sâu dưới lòng đất lạnh !
Tôi ngồi bật dậy, tối qúa, không thể nhìn rõ mặt người lạ ! Hơi sợ sợ, nhưng tôi vẫn giữ được bình tĩnh:
-- Vậy anh là ... là ...
-- Vâng, tôi chính là người ... lính vô danh mà hôm nay đã được hai chị đắp cho một ngôi mộ !
Đến đây thì tôi  hiểu ra rồi. Chỉ chiếc ghế gần đó, tôi mời anh:
-- Anh ngồi đi, và ... anh có thể cho tôi biết một chút về anh được không ?

Anh ta không ngồi lên chiếc ghế, mà ngồi bệt xuống nền nhà, hai tay ôm đầu gối, dựa lưng vào tường:
-- Dạ ! ... Mà ... phải bắt đầu từ đâu nhỉ ? ...  À, tôi nhớ ra rồi ... chắc chị đã biết tôi là một người lính miền Nam, lính gì thì tôi cũng không nhớ nữa, Nhẩy Dù hoặc Thủy Quân Lục  Chiến gì đó ... Chỉ nhớ là khi vẫn còn đang trong tuổi đi học, một hôm tôi bỗng nổi khùng, tự động đăng vào lính, một thứ lính mặc quần áo mầu hoa rừng ... Thế rồi được huấn luyện và ra mặt trận ! Mấy trận đầu, cũng khủng khiếp lắm, nhưng không sao, còn được thăng dần đến chức Hạ-sĩ nữa, nhưng từ khi được chuyển  lên đến vùng Quảng-Trị này thì căng thẳng thấy rõ, ngày đêm chỉ toàn bom và đạn, máu với lửa ...

-- Thế còn gia-đình anh thì sao, anh tên chi ?

-- Tên hả ? Nói ra chị đừng cười nhé, tôi quên cả ... tên của chính mình rồi ! Sáng nay, các chị đã đề trên nấm mộ của tôi là "Vô Danh" thật quá đúng !  Tôi còn độc thân, và vẫn nhớ là tôi còn một bà mẹ và hai đứa em. Nhà gia đình chúng tôi ở đâu đó trong Sàigòn, không nhớ rõ chính xác là ở đâu, hoàn toàn không nhớ nổi ... Đến mặt mũi của mẹ và hai em của tôi, tôi cũng còn không nhớ là như thế nào ... Chỉ hình dung là một khuôn mặt thật đẹp, thật dịu hiền ... Nếu như có một phép lạ nào đó, cho mẹ và em tôi xuất hiện ngay tại đây, thì lập tức tôi sẽ nhận ra ngay ! ... Nhưng bảo tả lại hình dáng của bà thì tôi đành chịu, không thể ...

-- Anh bị mất trí nhớ từ hồi nào ?

-- Từ hồi tôi bị ... chết chị ạ ! Ngay khi vừa chết, tôi hoàn toàn không nhớ, không biết gì hết, lơ lơ lửng lửng, trí óc như một tờ giấy trắng ... Thời gian qua đi, ký ức dần dần phục hồi lại, từng mảnh, từng mảnh ... không theo một thứ tự nào ! Tôi đã phải bận rộn suốt ngày, để sắp xếp nó lại theo đúng với qúa trình của đời mình ... nhưng việc này coi vậy mà thật không dễ dàng chút nào ! Một bức tranh mà tổng quát đ không r ràng, thì một vài chi tiết cng chẳng biết phi để vào đâu! ... Nhưng sao lạ quá ch , có những cái thật quan trọng, thật riêng tư thì tôi vẫn ... quên, mà những gì không cần thiết, thật ... vớ vẩn thì lại hiện lên, rõ mồn một! Tôi có thể đọc lại những bài "học-thuộc-lòng" từ hồi còn nhỏ, không sai một chữ! ...

Ngừng một phút, anh buồn rầu nói tiếp:
--  Chị coi, hồn phách nào mà chịu nổi, bom đạn từ bốn phương tám hướng cứ dồn dập đổ xuống như mưa, ngày này qua ngày khác. Hết pháo từ Cao-Hy, từ Tân-Vĩnh, Ái-Tử ... của Bắc-Việt dập xuống, rồi pháo của TQLC, ca SĐDù từ La Vang bắn lên, ca QĐI, của Hạm Đội 7 Hoa-Kỳ ngoài khơi câu vào ... B-52 thì trải thảm bất cứ lúc nào, dữ dội nhất là ở hành-lang từ Nhan Biều lên đến Ái tử, mặt đất cứ rung lên như động đất ! Ngày này qua ngày khác chị ạ, cả ngày lẫn đêm, toàn những loại bom đạn giết người tối tân nhất, hiệu lực nhất ... Lại còn phi pháo, bom xăng đặc, bom lửa lân tinh từ những phản lực cơ nữa chứ ! Thật tình là ngay cả những linh hồn như chúng tôi, cũng không thể nào kham nổi ...

-- Các anh chịu đựng như vậy, trong bao lâu ?

-- Cho đến khi tàn cuộc chiến ... riêng tôi thì khoảng hơn hai tháng! Hơn hai tháng với trên một triệu viên đi pháo: hải pháo, phi pháo, sơn pháo ... Hơn 328 ngàn tấn bom đạn đủ loại ... một khối lượng bằng 7 lần qủa bom nguyên tử thả xuống Hiroshima đã dội xuống, từ ngoài vào trong, có khi li từ trong ra ngoài khu Cổ-Thành này, nó chỉ rộng khoảng hơn 3 cây số vuông thôi !... Vâng, trận tái chiếm Quảng-Trị này là trận chiến ác liệt nhất, làm thiệt hại cho phía Bắc-Việt nhiều nhất, trong lịch sử chiến tranh của cả vùng Đông-Nam-Á đấy chị ạ !  

-- Làm sao các anh biết được những điều này ?

-- Thế chị tưởng chúng tôi không biết những gì đang xẩy ra trên thế gian ư ? Chúng tôi biết hết chị ạ ! Nhưng biết ch để biết  thôi, nhất là không thể và không được phép làm bất cứ điều gì xâm phạm đến dương thế ... À, mà đáng lẽ tôi phải nói ngay với hai chị, là khu đất mà các chị khai quật sáng nay là đúng chỗ rồi đấy ! Anh ấy là lính thông tin, thuộc Trung-Đoàn Triệu-Hải, E27 - SĐ 320B. Chẳng hiểu đi nối dây điện thoại thế nào, lại lò mò lạc vào đúng tổ kích của tụi tui, bị bắt ! Lúc đó bất chợt bom đạn rơi xuống như mưa, tôi phi vội  đẩy anh ấy  chy vào cùng núp chung trong một cái hầm. Đó là một loi hầm chữ A đ c, do Việt-Cộng đào từ trước và b li khi đ xâm nhập vào sâu hơn trong nội đa. Loi hầm này khá an toàn với loi đn bắn thẳng, nhưng xui là đúng lúc đó, một qủa pháo không biết của bên nào, đã đổ xập xuống ngay cửa hầm, và chỉ nội sức ép công phá của nó thôi, cũng đủ kết liễu cuộc đời của cả hai đứa! ... Chưa hết, rồi bom, pháo cứ tiếp tục cầy lên, cầy lên mãi ... cuối cùng là hai đứa nằm dưới mặt đất đến vài ba thước! .

Ngừng lại một vài giây, anh tiếp:
-- Rồi cuộc chiến cũng qua đi ... trên mặt đất chỗ chúng tôi nằm, cỏ hoang lan cùng khắp, các bụi cây dại mọc lên chằng chịt, thêm vào là mấy ụ mối ... Thế gian lại chìm vào sự thinh lặng dễ sợ ! Chỉ riêng trong đầu óc chúng tôi, những tiếng rít của đầu đạn xé không gian, những tiếng bom nổ long trời lở đất ... vẫn không bao giờ ngừng nghỉ ! ...
-- ... Anh làm tôi cảm động qúa ! ... À,  anh nói cả hai anh cùng núp chung một chỗ, mà sao sáng nay chúng tôi lại chỉ tìm thấy có một mình anh ?
-- Dạ đúng vậy ! Trước các chị gần một tuần, có một nhóm chừng 8, 9 người đã đến khu chúng tôi ở . Đó là một đội Quy-Tập của nhà nước, họ khai quang, đào xới một khoảng chừng 50 mét vuông. Là những người khá chuyên nghiệp, với đầy đủ dụng cụ, máy dò ... Chỉ cần quan sát thật kỹ thôi, là họ  biết phải thâu gom những gì, và để lại những gì ... Cuối cùng, 4 bộ hài cốt trong đó có anh ấy, đã được tìm thấy và mang đi ... Chỉ còn mình tôi thì nằm ở lại ...

-- Có phải họ biết anh là người lính miền Nam, nên để lại ?

-- Dạ, hai bộ xương nằm gần nhau, xương cốt người Việt thì cũng sàn sàn một cỡ, giống nhau cả, nhưng những vật dụng cá nhân nằm kề hai bộ cốt thì lại hoàn toàn khác hẳn. Dưới những lóng xương bàn chân anh ấy là tàn tích của một đôi dép râu, ngang chỗ xương chậu là dấu vết của một võng bộ-đội bằng nylon ... Ngoài ra, có những vật dụng mà thời gian chưa tiêu hủy được, như là một nanh heo rừng mà anh ấy đã đeo làm bùa hộ mệnh, một lọ thủy tinh nhỏ đựng thuốc trị thương (?) mà các bộ đội thường có ... Và thuyết phục nhất là một bi-đông nước làm ti Trung Quốc, tuy cũng đã hoen rỉ nhiều, nhưng trên đó vẫn nhận ra được dấu khắc tên và nơi sinh quán của anh ấy tại Hà-Tây, miền Bắc ... Còn những hình ảnh hoặc giấy tờ cá nhân, nếu có thì cũng đều biến thành tro bụi hết ...  

-- Sao họ lại đang tâm để anh ở lại một mình như thế nhỉ !? Anh có buồn không ?

-- Cũng phải thông cảm cho họ thôi, họ cũng đã qúa bận rộn với mấy trăm ngàn bộ hài cốt trên toàn quốc. Hơn nữa, công việc chính của họ không phải là lo cho chúng tôi, mà là lo cho các liệt sĩ của họ ! Còn có vì thế mà buồn không ư ? Không chị ạ, có cả hàng ngàn những linh hồn khác, vẫn còn đang chập chờn, phiêu bạt khắp quanh đây ...   
-- Vậy chứ dưới đó, có sự ... kỳ thị, phân biệt gì giữa các anh với nhau không ?
Nhìn về phía xa xôi, hình như anh ta hơi mỉm cười :
-- Chị làm tôi nhớ lại hai câu thơ cổ của thi hào Hoàng đình Kiên đời nhà Tống: Hiền ngu thiên tải tri thùy thị, Mãn nhãn bồng cao cộng nhất khâu! ... Hoàn toàn không chị ạ ! Đã là người chết, cùng chung một gò hoang đầy cỏ bồng dại, biết ai là người hiền, ai là người ngu; ai sai, ai đúng làm gì nữa ? Vâng, chỉ có những người trên dương thế, đời sống còn phải lệ thuộc rất nhiều vào vật chất, nên mới sinh ra tranh giành, phân biệt nhau thôi. Dưới này, ch là những linh hồn, chúng tôi đều coi nhau như anh em, bình đẳng, không hận thù ... Và tất cả cùng  có chung một nuối tiếc, đó là: chỉ vì áp lực của những siêu cường trên thế giới,  mà Việt Nam mình đã trở thành một con cờ thí, đất nước phải trải qua một cuộc chinh chiến tương tàn, nồi da xáo thịt, để biết bao nhiêu triệu người phải hy sinh một cách rất oan uổng! ...

-- Vậy là ở dưới đó, anh có rất nhiều bạn ?

-- Rất nhiều chị ạ ! Hồi trước thì ... thật là nhiều ! Ngoài đám thường dân vô tội, chết vì bom rơi đạn lạc, còn thì đều là lính tráng thuộc cả hai phía: Nhẩy Dù có, Thủy Quân Lục Chiến có, rồi Biệt động Quân, Sư-Đoàn1BB, SĐ3BB, Liên-Đoàn 81 Biệt-kích Dù, Kỵ-Binh Thiết-Giáp ... Bộ đội Bắc-Việt thì đông hơn nhiều, chủ lực có Sư-Đoàn 304, SĐ 308, 312, 320, 324, 325, K3-Tam-Đảo, một vài Trung-đoàn địa phương và tiểu-đoàn đặc công ... Có đến cả chục ngàn đứa chúng tôi, vẫn còn ngơ ngẩn vì bom đạn, cứ lang thang vật vờ trên những ngọn cỏ bụi cây, rừng hoang đồi trọc vài cây số vuông xung quanh khu Thành Cổ, hoặc hai bên bờ sông Thạch-Hãn này ... Đứa nào cũng mong ước một ngày nào đó, được về lại với gia đình, với cố hương ! ... Sau này thì cứ bớt dần, bớt dần ...

-- Sao lại như vậy, họ đi về đâu ?

-- Nhà nước bây giờ là "bên thắng cuộc", đầy quyền lực, tiền bạc và phương tiện. Họ muốn tr ơn những người đã chết, để cho họ và gia đình h có được cuộc sống trên nhung lụa ngày hôm nay, nên tổ chức rất nhiều đội Quy-Tập. Các đội này, chuyên đi khai quật những nơi đã  từng là chiến địa đẫm máu ngày xưa, trên toàn quốc kể luôn c Miên, Lào ... để thâu gom những hài cốt mà khi xưa đ được vùi lấp một cách rất sơ xài, qua quít bởi các đồng chí ca h, đang rất vội v trên con đường bôn tẩu ... Và cũng nhờ những nhà ngoại-cảm chân chính như chị, đã có biết bao nhiêu nấm mồ hoang, mồ chôn tập thể đã được khám phá. Một số hài cốt có lẫn hình ảnh, giấy tờ hoặc những vật dụng cá nhân mà thân nhân nhận diện được, thì về đoàn tụ với gia đình; nếu không, phải về nằm tạm trong các lô đã được xắp xếp trước theo quê quán, đơn vị ... tại những nghĩa trang liệt sĩ địa phương, chờ ! ...

-- Chắc là nhiều lắm ?

-- Nghe nói  có đến hơn 300 ngàn bộ hài cốt thuộc tất cả các mặt trận, đang trong tình trạng chờ đợi như vậy, vì chưa tìm ra lý lịch. Rồi tự nhiên phát sinh ra một lô những nhà ngoại-cảm "dổm", h còn dám lấy c xương xúc vật, ngy to là xương người để lừa đo, trc lợi ... Mọi việc từ đó cứ loạn cả lên, giờ thì chẳng còn phân biệt được ai là thực, ai là giả nữa !

-- Giờ này họ có còn tìm kiếm nữa không anh ?

-- Vẫn tiếp tục chị ạ ! Họ ước tính là phải còn hơn 200 ngàn bộ nữa !  Đây là chỉ riêng liệt sĩ của họ thôi nhé, còn lính miền Nam hoặc là dân đen thì chị biết đấy: tự lo ! ...

Ngừng một giây, anh tiếp: 
-- Chị tính đi, chỉ riêng cái tỉnh Quảng-Trị này cũng có đến 72 nghĩa trang liệt sĩ ! Trên toàn quốc tỉnh nào cũng có,  lớn nhỏ ít nhất cng phi từ dăm bẩy đến vài chc cái. Đáng kể nhất, là cái nghĩa trang vĩ đại, "hoành-tráng" nhất nước, là nghĩa trang liệt sĩ  Trường-Sơn. Nghe đâu nó rộng đến hơn 140 ngàn mét vuông, nằm trên ba ngọn đồi lớn cạnh thượng nguồn sông Bến-Hải. Cho đến bây giờ, đã là nơi an nghỉ của những 10,333 liệt sĩ của họ ... Biết bao nhiêu là linh hồn đã tìm được về nhà, hoặc một nơi ổn định, để rồi sẽ được giải thoát ? ... Chỉ riêng chúng tôi, những người lính miền Nam ...

Câu cuối cùng anh nói nhỏ qúa, như lẫn với tiếng khóc,  cố gắng lắm tôi mới nghe được ! Biết anh đang qúa xúc động, tôi giữ im lặng ... Phải mấy phút sau, anh mới lấy lại được một giọng nói bình thường:
-- Mà nói thực ra, nhiều anh em như chúng tôi, cũng chẳng biết là nếu về được, thì về đâu ? Gia đình ly tán hết sau chiến tranh, người thì buộc phải rời bỏ nơi tổ ấm từ bao đời, để đi vào chốn rừng thiêng nước độc "kinh-tế-mới", người thì vào tù cải tạo, nhà cửa bị chiếm đoạt, vợ con nheo nhóc b đuổi ra sống nơi đầu đường xó chợ ... Lại còn một số không ít, dắt díu nhau đi vượt biên, vượt biển ... để rồi phi b thây nơi rừng sâu nước độc đầy thú dữ, hoặc làm mồi cho c cá biển lẫn hi tặc ... Người nào may mắn thoát đi được thì cng lâm vào cnh ruột thịt chia lìa, ngàn trùng xa cách ... Về đâu bây giờ ? Ngay cả cái nghĩa trang quân đội của miền Nam ở Biên-Hòa đó, bây giờ chỉ còn là một bãi đất đầy cỏ hoang với nhấp nhô những nấm mồ vô chủ, bia mộ, tượng đài b đập phá ... chẳng còn ai được phép ngó ngàng tới !  Nói chung là chỉ vì những người trên dương thế vẫn còn đắm chìm trong thù hận, phân biệt, nên chúng tôi vẫn còn bị lạc lõng, bơ vơ ...

Lúc này, tôi chẳng còn biết nói gì hơn là một câu an ủi thật ... vô duyên:
-- Thời nào cũng thế anh nhỉ, đầy những bất công !
Anh ta mỉm cười, rồi nhìn xa vời về phía trước:
-- Cũng đúng thôi chị ạ, vì chẳng nơi nào tự nhiên mà có sự công bình hết. Để trái đất này và loài người tồn tại được, Thượng đế chỉ cho chúng ta sự quân bình thôi, còn công bình thì không ! Con người phải tự tranh đấu dành sự công-bình cho chính mình, tùy theo trình độ văn minh của họ ! Những câu như "ở hiền gặp lành" hoặc "ác giả ác báo" chỉ có giá trị cho việc răn dậy con trẻ mà thôi...
-- À này, vậy chứ ở dưới đó, anh có thấy thiên đàng hay địa ngục gì không ?
-- Thiên đàng, địa ngục hả ? Tôi không thấy, hoặc là chưa thấy gì chị ạ! Những danh từ ấy, nó thật là trừu tượng ! Theo tôi nghĩ: thiên đàng, địa ngục, thánh thần hay ác qủi gì, thì cũng đều ở cả trên mặt đất mà thôi.  Nơi nào người ta sống thật sự tự do, hạnh phúc ... thì nơi đó là thiên đường, mà trái lại thì là địa ngục! Cũng ngay trên mặt đất, thiếu gì người cả một đời hiến thân làm việc từ thiện, cứu nhân độ thế, họ đều là tiên là thánh cả. Lại có nhiều người khác, buôn dân bán nước, sống trên xương máu của lương dân, giết hi c triệu đồng bào ... không gọi họ là ác qủy thì phải gọi là cái gì ?
-- Vâng, anh nghĩ như vậy cũng không có gì là sai lắm đâu ! ... Nhưng thôi, trở về thực tại ... Hôm nay, đắp cho anh được một nấm mộ nhỏ, hai đứa chúng tôi cứ thắc mắc, không hiểu là như vậy có giúp được gì cho anh hay không ?
-- Tốt lắm chị ạ ! Chị quên là tôi đang phải lần mò đến đây để cám ơn hai chị rồi sao ?... Nấm mồ tuy nhỏ, nhưng nó cũng đủ để làm một dấu hiệu cho những người trên dương thế biết rằng, ở dưới đó có tàn tích của một con người, dù chỉ là một người ... "vô danh" !

-- Vâng ... nhưng ý tôi muốn nói là: nó có giúp gì cho anh trong cái gọi là ... là "siêu thoát" hay không ?

-- Đáng tiếc là không chị ạ ! Sớm muộn gì thì tất cả mọi linh hồn cũng đều được giải thoát thôi. Sớm, hoặc muộn. Cũng như trên dương gian, tuổi thọ của con người không ai giống ai, có người thọ, đại thọ... Ngược lại, có người lại bị chết yểu, chết non ... Đều là số mệnh cả, vẫn còn nằm trong sự huyền bí của Thượng-Đế mà chúng ta không thể biết được. Ngay cả ở dưới này, lâu lâu chúng tôi lại thấy có một số anh em ... biến mất ! ... Chúng tôi ngờ rằng họ đã được siêu thoát, giải thoát, hoặc là "đầu thai" gì đó, không ai biết ! ... Chắc là phải ... chết thêm một lần nữa mới biết được chị ạ ?! ...

Suy nghĩ một lúc, anh tiếp:
-- Vấn đề là phải kiên nhẫn chờ, chờ đến ngày mình được giải-thoát!  ... Mà trong khi chờ đợi như vậy, còn gì đẹp hơn là được nằm trong một nghĩa trang gia đình, nghĩa trang làng mình, hoặc thành phố mình ... Được nhìn thấy những người thân yêu đi lại ở xung quanh, được nhìn thấy những hàng cau, lũy tre làng, những cánh diều của tuổi thơ ... Lại còn mùi trầm hương, nhang khói nữa chứ ... Những câu kinh, tiếng mõ, tiếng chuông chùa ... Tất cả đã hòa quyện vào nhau, tạo thành một chất xúc tác rất mơ hồ, rất huyền ảo, làm cho âm và dương gần gũi nhau hơn ... Người công giáo thì họ ao ước được nghe lại những tiếng kinh cầu, những bản thánh ca, hồi chuông giáo đường ... đều là những gì rất cần thiết để làm ấm lại, những linh hồn giá lạnh ...  Vâng! chúng tôi sợ lắm, sợ phải lang thang vất vưởng ở những nơi đồng không mông quạnh, núi non bạt ngàn như chỗ chúng tôi đã bị gục ngã ...

Đến đây, anh từ từ đứng dậy, cố gắng đứng thẳng người, làm như đang sửa soạn để chào một vị thượng cấp:
-- Biết là hai chị vừa trải qua một ngày thật mệt nhọc, nhưng tôi không thể không đến đây, để nói một lời cảm tạ chân thành tự đáy hồn của tôi. Không tìm được người thân, hai chị có thể lặng lẽ  bước đi, như bao người khác ... Nhưng hai chị đã không làm thế, ngay cả với một người vô danh như tôi đây ! Tôi chắc chắn s không bao giờ quên ơn hai ch... Và bây giờ ... chị có thể tiếp tục giấc ngủ của chị, tôi xin phép ...
Nói xong, anh ta lặng lẽ quay lưng bước ra cửa, đầu như hơi cúi
xuống ...

Một làn gió lạnh tràn vào, tôi giật mình bừng tỉnh dậy! Biết là mình vừa mới qua một giấc mơ... Có phi một giấc mơ không,  mà sao tôi vẫn còn nhớ rất rõ, từng chi tiết ?... Nhìn vội ra phía cửa, hình như tôi còn thấy thấp thoáng cái bóng của anh, đang nhạt nhòa lẫn vào một màn sương càng lúc càng dầy đặc ...

o o o
Đầu năm 2011, vào một ngày Xuân trong tiết Thanh-Minh, tôi nhận được một lá thư của chị Trâm từ Việt Nam . Lá thư khá dài, ngoài một vài thông tin, còn có cả những lời như "tâm sự" của chị nữa. Chị cho biết là gia đình Dì An đã chính thức nhận được đầy đủ bộ hài cốt của người con, có DNA xác nhận  và đã được mai táng tại nghĩa trang của dòng họ tại Hà-Tây, Bắc-Việt. Còn về phần chị, chị đã có được mảnh bằng mà chị mơ ước, tuy nó chỉ là một ***ociate degree, nhưng ở Việt Nam, nó là qúi lắm ! Chị dự định sẽ chỉ dùng sự hiểu biết của mình cho việc giáo dục thôi, vì chị đã tạm ngưng công việc của một "nhà ngoại-cảm" rồi. Nhiều lúc chị bâng khuâng tự hỏi: không biết là vì có "duyên nợ", hay là vì được trao một "sứ mệnh", mà bỗng dưng chị lại có khả năng của một nhà ngoại-cảm, sau một trận ốm liệt giường? ... Cho dù vì bất cứ một lý do gì, chị cũng nghĩ là mình phải dùng năng khiếu thiên phú này để giúp người. Mà người đây có nghĩa là tất cả mọi người, chứ không phải chỉ riêng cho một nhóm cùng chung một phe, một đảng !  Những người "ngã ngựa" thì đã nhận lãnh đầy đủ các kiểu đòn thù rồi, có cần phải tiếp tục với những bộ hài cốt nữa hay không ? Thực tế đã khiến chị phải tạm dừng lại, để chờ ! Chờ và hy-vọng ... Đã từng du học ở những nước tiền tiến, chị thất vọng khi thấy những người lãnh đạo trong nước, lòng nhân bản ca h hầu như là không có, mà tiến trình văn minh ca h thì lại đi qúa chậm ! Tệ hơn nữa, nhiều khi họ còn đi cả ... giật lùi ! Ngược dòng lịch sử, chúng ta đã từng chê trách hành động qúa đáng, không quân tử  của vua Gia-Long, là trả thù cả với hài cốt của vị anh hùng áo vải Quang-Trung. Thế mà ở thế kỷ thứ 21 này, chuyện tương tự xấu xa đó cũng đã đang được tái diễn, trên toàn thể nước Việt ! ... Cuối thư, chị có viết là : Để tránh khỏi phải đau lòng, nhiều khi thà không làm gì hết, còn hơn là chỉ được làm có phân nửa công việc !

Gấp lá thư ca ch và để trong túi áo, tôi nhìn ra ngha trang mênh mông ngoài kia; có những ngôi mộ thật là đp, và trên đó, có những bó hoa cng thật là đp, cho những linh hồn may mắn. Tôi chợt ngh đến, ở nhiều nơi xa xôi, hoang vắng cuối một vùng trời nào đó, có biết bao nhiêu là mnh hồn khác, vẫn đang còn âm thầm phiêu bt, lc lng, bơ vơ ... vì vẫn chưa tìm được con đường về với mái ấm gia đình!   

Virginia, ngày lễ ThanhMinh 2015

Bùi Thượng Phong
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2018 lúc 9:21am

Ngang Trái    <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Aug/2018 lúc 9:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.479 seconds.