Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2017 lúc 10:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Dec/2017 lúc 2:46am






. Xin gởi tặng Quý Thầy, quý Huynh đệ, quý ân nhân CT/QGS - 2012
. Đặc biệt xin gởi tặng anh chị Daklak- Dakba


Chiều Cao Nguyên vào tháng Mười Hai lạnh cóng chân tay, những cơn gió Bấc thổi về len lỏi qua những rặng núi xanh nhạt, mờ mịt trong sương càng làm cho không khí mùa Giáng Sinh thêm giá buốt. Cái buốt lạnh từ các lóng tay ngấm qua từng khớp xương, đi dần vào xương sống. Khuôn mặt chị Cúc càng lúc càng trở nên tái nhạt.

Từ sáng sớm mờ sương vùng Kontum, chị lầm lủi đi trong không gian tĩnh mịch của thành phố núi rừng. Những làn gió Lào thổi nhè nhẹ không đủ lay động hàng dã quỳ ướt đẫm sương đêm dọc hai bên đường, nhưng đủ sức làm cho tấm thân gầy còm trong chiếc áo kaki màu cứt ngựa rộng hơi quá khổ phải run lên từng chập. Chị Cúc thỉnh thoảng dừng lại nghỉ để lấy hơi chuẩn bị lên con dốc cuối cùng dẫn vào thành phố. Đôi giầy bata sờn cũ bị lũng lỗ bên dưới ngón cái nhiều lúc dẫm phải hòn đá làm chị đau buốt tới cột sống.. Chị lẩm bẩm “ Lạy Chúa sao Ngài bắt con cơ cực quá như thế này. Sức con đàn bà yếu đuối làm sao con có thể tiếp nối con đường còn lại. Con xin Chúa, xin Mẹ Maria phù hộ cho con hôm nay gặp may mắn bán hết những tập vé số”. Chị vừa đi vừa cầu nguyện, hai chân chị nhịp bước trong tê cóng. Bất giác vài giọt sương sớm bay đọng trên đôi gò má nhô cao vì thiếu dinh dưỡng. Chị rùng mình vì lạnh.

Chị bước vào phòng phân phối vé số cho những người nhận đi bán dạo. Tới phiên chị, người thanh niên hỏi với giọng nhát gừng, sắc lạnh:

- Hôm nay chị lãnh bao nhiêu vé số?

- Thưa chú cho tôi mười tập.

- Mọi hôm chị nhận có sáu tập, sao hôm nay chị nhận tới mười tập. Chị chắc có bán hết không?

- Đây là thời gian cuối năm, hy vọng có thêm nhiều người mua và cũng mua nhiều để cầu may. Chị Cúc trả lời.

Nhận xong mười tập vé số, chị Cúc bước ra khỏi phòng. Trời đã 6:30 sáng. Chị đi bán dọc theo vỉa hè khắp thành phố. Chị thường tới các quán hàng ăn, café mời từng người. Mỗi lần tới các tiệm ăn mùi thơm chiên xào, bánh xèo, phở bay ra nhập vào khứu giác, đánh thức cơn đói của chị. Miệng chị chảy nước miếng. Nhiều lúc chị phải nhắm mắt, quay ra phía khác nuốt nhẹ cho dòng nước miếng trôi xuống. Tới khoảng 02g45trưa, hai chân muốn bước không nổi. Chị nguyện thầm : “Lạy Chúa, Lạy Mẹ Maria xin cứu con. Hôm nay sao con mệt quá. Nếu con có bề gì thì tội nghiệp cho hai đứa con của con." Tình mẫu tử dâng trào mỗi chị khi nghĩ tới hai đứa con chỉ còn da bọc xương, suốt ngày quần quật với vữa hồ, gạch đá. Chị ngôi xuống bên vỉa hè lấy chiếc mũ tai bèo phủ trùm phần trước mặt, đầu gục xuống hai đầu gối. Chị lại lẫm bẫm: “Chúa ơi sao người ta ăn không hết, nhà cửa cao sang, thân thể được bao bọc bởi những chiếc áo êm ấm, còn thân phận khốn khổ này của con không đủ tiền cho môt bữa ăn tối, con cái con không đủ áo để che lạnh.”

Chị lấy bàn tay trái thấm vội giòng nước mắt, đứng lên đi lại quán bún quen thuộc. Vì không phải là giờ cao điểm, nên quán vắng. Chỉ có một người đàn ông trung niên đang ngồi im lặng từ lúc nào bên tô bún vơi đi một nửa, và chai nước ngọt. Ngay khi đó chị Cúc bước vào với giọng nhỏ nhẹ :

- Cô Bảy ! cho tôi tô bún như mọi hôm nghen !

- Trời! Chị Cúc ! Sao, bán được bao nhiêu vé số rồi ? Hôm nay em có nồi bún cá anh vũ sông Dăkbla ngon lắm. Cá bắt tuốt trên thượng nguồn, ngon và ngọt lắm. Chị ăn không ? Chị là khách quen, em chỉ tính hơn tô bún thường một chút thôi.

- Cô Bảy, tôi không đủ tiền đâu. Cô vui lòng cho tôi tô bún thường thôi. Ăn thứ mắc mỏ như vậy chiều về mẹ con lại mất đi một phần ăn.

Kể từ khi chị Cúc bước vào quán, người đàn ông trung niên thấy có gì hơi khác lạ ở người đàn bà dong dỏng cao, tiếng nói thanh nhẹ trong bộ quần áo lam lũ. Ông lặng lẽ quan sát lắng nghe cuộc đối thoại giữa cô chủ quán và bà khách.

- Bún của chị đây. Chị cần thêm rau không ? Quán hôm nay hơi vắng khách chị ạ !

Chị Cúc kéo tô bún vào gần thêm. Bỏ vào chút ớt, vài lá rau thơm. Chị từ tốn múc từng muỗng đưa lên miệng. Cử chỉ khoan thai nhẹ nhàng của chị làm cho người đàn ông thêm tò mò. Ông tự hỏi “ Tại sao một người đàn bà ăn mặc lam lũ như vậy lại có nhữnng cử chỉ một người nếu không phải quý phái thì cũng thuộc hàng trung lưu ?”. Vừa khi đó chị Cúc ngừng tay, trực giác của người đàn bà cho chị biết hình như có ai đang nhìn mình. Chị liếc qua người đàn ông trung niên thì ông ta cũng vừa quay qua chỗ khác. Từ đó chị bắt đầu để ý tới người đàn ông trung niên ngồi xế bên kia.

Uống xong chai nước, người đàn ông đứng lên đi lại trả tiền, ông và cô chủ trao đổi nhau chuyện gì đó cố gắng không cho ai nghe. Cô chủ quán gật gật đầu cười. Người đàn ông ra khỏi quán, qua bên kia đường nói chuyện với hai người xe ôm rồi bỏ đi. Tất cả mọi viêc đều được thu vào cặp mắt quan sát kín đáo của chị.

Ăn tô bún xong, chị lại quầy lấy tiền ra trả, cô chủ quán hỏi :

- Chị Cúc ! Chị có quen người đàn ông hồi nãy không ? Ông ấy trả tiền cho chị rồi ?

- Trời đất ! chị có quen ông ta hồi nào đâu ! Sao lại kỳ lạ vậy.

Cô chủ quán cười ý nhị nói với chị Cúc.

- Ở đời này cũng còn nhiều người tử tế chị ạ ! Theo tôi nhận xét, hình như ông ta từ miền dưới lên đây. Nhìn nước da ngăm ngăm đen tôi đoán ông ta người miền biển. Biết đâu ông ta mê chị thì sao.

Chị Cúc không trả lời, đứng lặng với khuôn mặt ưu tư. Bao nhiêu dấu hỏi chạy qua tâm trí chị. Chị lắc đầu vài cái như cố xua đuổi bao ý nghĩ, tay phải cầm chiếc mũ tai bèo đập nhè nhẹ mấy cái vào đùi rồi đội lên đầu. Ra khỏi quán, chị đi thẳng về phía phải rồi quẹo trái. Bóng chị xa dần, xa dần rồi nhạt nhòa trong thành phố miền Cao Nguyên.

5g 34 chiều chị Cúc vừa bán xong tập vé số cuối cùng. Chị đi thẳng tới văn phòng Vé số, thanh toán tiền xong. Chị đi tới hàng chạp phô phía bên kia đường mua vài lon gạo, vài củ khoai và hai con cá khô. Chị ra khỏi cửa hàng, đi nhanh về phía cuối phố. Bóng chị khuất dần sau đám hoa dã quỳ vàng óng tỏa mùi hương hăng hắc. Mùi hương hoang dã đặc thù của miền Cao Nguyên dãy Trường Sơn.



Nắng chiều trãi xuống phố núi thật nhẹ. Sương lam lãng đãng phủ đầy những ngọn đồi, những ngọn núi nhấp nhô xa mờ theo chiều Nam Bắc - Tây Nam. Cái lạnh xế chiều nhạt nắng của tháng mùa Đông, cái không gian mờ ảo của núi rừng trùng điệp Cao Nguyên đẹp và buồn như bức tranh thủy mặc. Nhưng sau khi mặt trời lặn nửa tiếng, chúng sẽ tràn vào phố, đem cái giá lạnh núi ngàn vào tận hang cùng ngõ hẽm, len lỏi vào những căn nhà tường vách liêu xiêu, mục rữa. Lúc đó nó không còn đẹp như cô gái miền cao nữa. Nó không còn cái lãng mạn của buồi chiều miền sơn cước Cao Nguyên trong thi ca. Nó sẽ là mụ phù thủy hành hạ thân thể những mảnh đời thiếu may mắn suốt đêm dài.

Chiếc xe ôm chạy đều đều qua từng khu phố, qua khỏi Nhà Thờ Gỗ khoảng nửa cây số, rẽ vào khu dân cư nghèo nàn trong ngõ xóm chật hẹp. Đường xá lổn chổm những ổ gà. Cuối cùng xe dừng lại trước căn nhà mái tôn ọp ẹp, bên ngoài là một hàng rào bằng mấy cây rừng mong manh lấy lệ. Người đàn ông trung niên hỏi lại anh tài xế xe ôm lần nữa :

- Anh có chắc đây là nhà chị Cúc không ?

- Phải mà, thằng Bửu thợ hồ con chị Cúc là bạn của tôi từ hồi nhỏ. Bây giờ chúng tôi vẫn là bạn. Nó tội lắm chú ơi !

Ông xuống xe nói với anh xe ôm đợi ông rồi đi thẳng lại hàng rào định mở cửa. Bỗng một cô gái độ 18 tuổi từ trong nhà bước ra. Nhìn thấy người đàn ông xa lạ, cô hơi chột dạ, lùi vào trong, giọng hơi hốt hoảng nói với mẹ.

- Mẹ ơi có ông nào lạ hoắc tới nhà mình, ổng đang đứng ngoài cửa. Có chuyện gì không mẹ ?

Chị Cúc từ trong bếp hớt hãi bước ra. Chị giật mình vì người đứng trước nhà chị là người đàn ông đã trả tiền tô bún cho chị hồi trưa. Chị muốn cứng người, lớ nga lớ ngớ, chân tay luống cuống không biết nói thế nào. Thâm tâm chị luôn đặt câu hỏi : Ông ta là ai ? Tại sao hồi trưa ổng lại trả tiền bún cho mình ? Đến đây làm gì ? Tại sao ổng lại biết mình ở đây? Mình có làm điều gì sai trái không? Giữa xã hội này chỉ một sợi tóc cũng thành trọng tội. Nghĩ tới đó chị rùng mình. Một cảm giác hồi hộp sợ sệt làm tim chị muốn thắt lại.

Trong khi đó người đàn ông tiếp tục bước tới. Khi còn cách chị Cúc khoảng hai bước, Ông dừng lại, đứng thẳng, hai tay khoanh lại trước ngực, cung cách lịch lãm trang nhã. Ông hơi nghiêng đầu về phía trước tỏ ra thân thiện rồi nhỏ nhẹ :

- Thưa chị ! Chị có phải là chị Cúc, vợ anh Hoàng Tấn Lộc không ?

- Thưa ông đúng ! Ông tới nhà tôi có chuyện gì ? Mẹ con tôi côi cút, tuy nghèo nhưng không khi nào làm những điều sai trái lương tâm đâu !

Vẫn với giọng nhỏ nhẹ, tỏ ra tình thân thiện. Tiếng nói của ông có sức thuyết phục chị Cúc trở lại bình tĩnh :

- Chị Cúc ! Em đến đây không phải vì chuyện như chị nghĩ đâu. Em đâu ngờ hồi trưa người ngồi bên cạnh em lại là chị. Em có một linh cảm. Nếu biết là chị, em đã theo chị về nhà từ hồi đó. Sau khi rời khỏi quán ăn, em tới gặp anh xe ôm hỏi thăm, đưa địa chỉ và tên của chị. Rất may anh xe ôm biết rõ xóm chị ở và tên của chị nữa. Anh ta nói anh ở xóm trên và là bạn của cháu Bửu từ hồi nhỏ. Anh khuyên không nên tới nhà chị lúc đó vì chẳng có ai ở nhà. Anh ta hẹn em 5:54 chiều đến đó anh sẽ đưa em lại nhà chị. Chị Cúc! em tên Tâm học dưới anh Hoàng Tấn Lộc hai lớp khi còn là đệ tử Dòng Thánh Giuse Nha Trang. Chị nên gọi em bằng chú thì đúng hơn, đừng gọi là ông nữa, người nhà cả mà.

- Lạy Chúa tôi, tại sao chú có địa chỉ và biết tôi ở đây. Nhà chị nghèo lắm. Trước kia ba chị và ba anh Lộc là sĩ quan, anh Lộc là công chức, chị đi dậy tại Nha Trang. Cuộc sống không dư giả, nhưng còn đủ ăn đủ mặc. Sau năm 1975, hai ông bị đi tù, người chết, người mất tích. Vì anh chị là con sĩ quan ngụy quân, ngụy quyền nên họ đuổi không cho dạy học nữa. Anh Lộc cũng mất việc. Họ bắt gia đình chị đi vùng kinh tế mới trên vùng Cao Nguyên giá lạnh này. Anh Lộc thất chí, đau buồn, bệnh tật liên miên rồi mất. Cơ cực quá chị trốn khỏi vùng kinh tế mới về đây sống lây lất trong cái thành phố này. Bây giờ thì Chú thấy đó, tồi tàn nghèo khổ lắm. Còn chuyện hồi trưa làm chị nhớ mãi. Chị cứ tự hỏi : “Sao ở trên đời này lại còn có người tử tế với mình như vậy ?”

- Chị Cúc ! Hồi trưa tuy chưa quen biết chị, nhưng nhìn chị em nhận thấy từ con người, lời nói, cử chỉ toát ra cái gì đó làm cho người đối diện phải suy nghĩ. Em có một linh tính về chị, và khi nghe cuộc đối thoại giữa chị với cô chủ quán, em càng thương chị hơn. Nhưng lúc đó em chỉ biết làm một chút xíu như vậy thôi. Không gian và thời gian không cho phép em làm gì hơn. Chiều nay em đến đây không phải vì chuyện cá nhân em, nhưng do các anh em CTS/GSNL Quốc Nội và Hải Ngoại nhờ em đến trao Quà Giáng Sinh cho Chị và hai cháu.

Nói tới đây Tâm rút từ trong túi ra chiếc phong bì...

- Chị Cúc đây là quà Giáng Sinh của ACE/CTS/GSNL Quốc Nội và Hải Ngoại gởi biếu chị và hai cháu…..Chị nhận lấy.

Chị Cúc hai tay run run nhận chiếc phong bì. Bờ vai gầy yếu trong chiếc áo lạnh cũ, hơi quá khổ rung lên nhè nhẹ, đầu chị cúi xuống, rồi từ từ đưa hai bàn tay lên ôm lấy khuôn mặt gầy khô. Tiếng nấc phát ra từ cõi lòng xúc động. Chị cố đè nén nhưng chúng vẫn thóat ra khỏi hai bàn tay bay vào không gian lạnh lẽo buồn hiu hắt của khu xóm nghèo miền Cao Nguyên. Tâm cũng không cầm được xúc động. Hai chị em đứng trong thinh lặng. Cái thinh lặng bao trùm căn nhà tôn lệ xệp. Cái thinh lặng sâu lắng nghe rõ từng âm thanh mỏng nhẹ đến mơ hồ của loài dế đâu đó vọng về . Nhưng lại là những đợt sóng ngầm làm chao đảo cõi lòng của hai chị em trong tình huynh đệ Cựu Tu Sinh. Chị Cúc lau nước mắt, ngước nhìn Tâm nói trong cơn xúc động còn hiện rõ trên khuôn mặt và trong cử chỉ của đôi tay đan vào nhau với chiếc phong bì Tâm mới trao.

- Chú Tâm, sáng nay chị đi từ nhà ra phố, vì quá nghèo và tủi thân, chị than thầm với Chúa; “Lạy Chúa sao con khổ cực đến thế này. Xin Chúa thương con”. Thì chiều nay chú đem quà Giáng sinh của quý Thầy, quý anh chị, quý ân nhân đến cho mẹ con chị. Nó là nguồn an ủi, như môt chiếc phao cho các cháu đang bị trôi lăn giữa dòng xoáy cuộc đời. Chị không ngờ quý Thầy và Anh Em /CTS vẫn còn nghĩ và thương tới thân phận hẫm hiu, côi cút nghèo hèn của mẹ con chị. Xin chú về thưa với quý Thầy, quý anh chị, quý ân nhân. Mẹ con chị sẽ một đời nhớ ơn.

- Chị Cúc! Trình thưa lại với quý Thầy, quý ACE và ân nhân là bổn phận của em.. Em hứa với chị, em sẽ trình thuật lại đầy đủ chi tiết câu chuyện hôm nay. Và đây là món quà của riêng em gởi tặng chị và hai cháu. Chị nhận lấy, chị đừng e ngại chi cả. Dù sao Chúa còn cho em có hoàn cảnh khá hơn chị một chút. Em sẽ không bao giờ quên được kỷ niệm này. Em sẽ nhớ tới anh Lộc, Chị và hai cháu trong Thánh Lễ Nửa Đêm mừng Chúa Giáng sinh năm nay. Quý Cha, quý Thầy, quý ACE/CTS/GSNL khi nghe về hoàn cảnh của chị sẽ cầu nguyện nhiều cho chị và hai cháu. Xin Chúa phù trợ cho chị và hai cháu. Chúa sẽ gìn giữ chị và hai cháu trong vòng tay yêu thương của Ngài, dù chị ở vào bất cứ hoàn cảnh nào của xã hội. Đói nghèo không là cái tội, nhưng Chúa muốn dùng nó như một sứ mạng để trắc nghiệm lòng yêu thương và tình bác ái của con người. Chúc chị và hai cháu nhiều ơn thánh trong những ngày sắp tới. Ngày mai em phải trở về Nha Trang. Rất hy vọng gặp lại chị và hai cháu trong mùa Hè năm tới khi em đi giảng tĩnh tâm cho quý sơ Dòng Ảnh Vảy. Chị có cần nhắn điều gì với người thân ở Nhatrang không ?

Chị Cúc như vừa nghe tiếng sấm giữ đêm khuya. Cử chỉ nói năng càng trở nên lúng túng.

- Lạy Chúa tôi! Em là linh mục ! Sao không cho chị biết sớm. Xin lỗi Cha. Bửu, Hoa, hai cho ra đây chào Cha.

Hai người con chị đứng phía trong đã nghe rõ từng chi tiết câu chuyện bước ra. Hơi khúm núm, hai tay khoanh lại để trước ngực nói nhí nhí “ Con chào Cha”. Bửu dựa vào cây cột đứng im lặng. Riêng Hoa, cô con gái mười tám cử chỉ rụt rè, nhưng trên khuôn mặt lúc này hiện rõ niềm vui, miệng mỉm nụ cười e lệ thoáng nhẹ. Có lẽ đây là nụ cười đầu tiên ẩn chứa niềm vui kể từ khi cô nhận thức được cuộc đời vì từ trước tới nay cô luôn nghĩ : “Từ linh mục tới gia đình cô có một khoảng cách vô hình, ngàn trùng diệu vợi. Tuy từ nhà thờ tới nhà mẹ con cô chỉ khoảng hơn nửa cây số và họ đi lễ Chúa Nhật hàng tuần.” Hôm nay bỗng dưng cái khoảng cách ấy không còn nữa. Hình ảnh vị linh mục sao thân thương quá . Ngài đến thăm căn nhà nghèo nàn của ba mẹ con cô hôm nay. Với cô nó như một phép lạ.

Hai tay chị Cúc đan chặt vào nhau vẫn để trước ngực. Chị và hai cháu cùng cúi đầu chào Cha Tâm một lần nữa.

- Chị Cúc ! Em là linh mục Nguyễn An Tâm, linh mục đặc trách hội Cựu Tu Sinh Giuse Ngôi Lời. Nhân chuyến đi giảng tĩnh tâm cho quý Sơ Dòng Ảnh Vảy, ACE/CTS nhờ em đến trao tặng quà Giáng Sinh cho chị và hai cháu. Em rất hạnh phúc khi thi hành nhiêm vụ này. Niềm vui lớn hơn nữa là được gặp gia đình người anh em cựu tu sinh năm xưa.

Nói xong, cha Tâm chắp hai tay trước ngực, ngước mắt nhìn lên chiếc bàn thờ thật sơ sài với cây thánh giá và hình Đức Mẹ Măng Đen, chiếc bình nhỏ cắm mấy bông hoa dã quỳ. Tay trái để trên ngực, tay phải dơ cao ban phép lành :

- Xin Chúa là Cha nhân lành, chúc lành và ban xuống cho gia đình này nhiều ơn lành hồn xác. Nhân danh Cha và Con, và Thánh thần. Amen.

Chị Cúc và hai người con cúi đầu nhận lãnh phép lành. Chị Cúc đâu ngờ người đàn ông trả tiền tô bún hồi trưa, rồi tới thăm căn nhà nghèo nàn của chị hôm nay lại là một linh mục bạn của chồng mình, bạn của Ba hai đứa con mình. Chị không thể tưởng tượng được nó có thể xảy ra trong cuộc đời của mẹ con chị.

Cha Tâm cúi đầu chào chị Cúc, nắm tay an ủi hai cháu:

- Xin Chúa chúc lành cho chị và hai cháu.

Nói xong cha quay lưng, đầu hơi cúi xuống, bước ra khỏi hàng rào, lên xe ôm. Cha quay lại vẫy tay chào lần cuối. Chiếc xe nổ máy bắt đầu lăn bánh.

Chị Cúc quá xúc động, đứng ngẩn ngơ. Hoa tiến tới đứng sát bên mẹ, hai tay đan vào nhau đặt trên vai phải rồi ngã đầu lên đó. Lọn tóc mềm chảy dài xuống phía trước che lấp hết nửa khuôn mặt thon gầy. Chị Cúc vòng tay ôm con, đặt nhẹ chiếc hôn lên mái tóc người con gái yêu quý suốt đời của chị. Tiếng thở dài thoát ra rất nhẹ nhưng đủ làm cho Bửu con trai của chị quay đi chỗ khác đưa bàn tay lên quẹt nhẹ trên đôi mắt. Chị ngước lên nhìn theo nhưng bóng Cha Tâm và chiếc xe ôm đã khuất ngoài ngõ hẻm. Miệng chị lâm râm: “Lạy Chúa xin Ngài chúc lành trên những ân nhân đã mở bàn tay ra chia sẻ với chúng con miếng cơm manh áo trong cơn túng thiếu nghèo nàn này. Từ chốn núi rừng khất ngàn, lạnh giá hôm nay, người đàn bà góa bụa và hai đứa con côi cút này xin chắp tay gởi tới quý Cha, quý Thầy, quý ACE/CTS, quý ân nhân tiếng nói từ cõi thâm tâm : Xin muôn vàn cám ơn."

Chị bước vào nhà, cẩn thận mở chiếc phong bì Quà Giáng Sinh, nhìn số tiền Cha Tâm tặng. Chị mơ một giấc mơ: Mình cố gắng làm một chút gì đó vì đôi chân đi bán vé số đã mỏi mệt lắm rồi. Chị gọi Bửu lại đứng bên Hoa, vòng tay ôm sát hai con vào lòng. Chị mơ màng hồi tưởng lại quãng đời đã qua.. Có lẽ ngày hôm nay, kể từ khi đặt chân lên vùng heo hút này, đây là lần đầu tiên chị cảm nhận được mùi hương thoang thoảng, nhè nhẹ của loài hoa dã quỳ mộc mạc nơi xứ Thượng thoảng về trong một buổi chiều Mùa Giáng Sinh trên vùng Cao Nguyên đất đỏ này. Ngước nhìn lên tượng ảnh Mẹ Mang Đen chị nguyện thầm : Mẹ ơi ! con xin cám ơn Mẹ.


Nguyễn Ngọc Danh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2017 lúc 11:13am

Never Forget Your Past!


Bill GATES in a restaurant.
After eating, he gave 5$ to the waiter as a tip.
The waiter had a strange feeling on his face after the tip.

Gates realized and asked What happened?

Waiter: I'm just amazed B'coz on the same table ur daughter gave Tip Of... 500$...u her Father, richest man in the world Only gave 5$...?

Gates Smiled Replied With Meaningful words:
"She is daughter of the world's richest man, but i am the son of a wood cutter..."

....Never Forget Your Past. It's Your Best Teacher....

From FB
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2017 lúc 9:03am

45 câu nói rất hay


rabbi

   45 câu nói dưới đây của người Do Thái, rất hay cho chính bản thân và cuộc sống.

    Biết những câu nói nổi tiếng dưới đây của người Do Thái bạn sẽ hiểu được vì sao họ lại thông minh và giàu có như vậy.

 1. Tài sản có thể trở về số 0 nhưng kiến thức phải càng ngày càng mở rộng.

 2. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ.

 3. Điếc, nhưng không phải là không biết gì bởi còn có thể đọc được sách báo.

 4. Nếu không học tập, cho dù đi vạn dặm đường xa thì mãi vẫn chỉ là người đưa thư mà thôi.

 5. Ai cũng than vãn thiếu tiền nhưng chả ai than thở thiếu trí khôn cả.

 6. Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: Đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu.

 7. Người lớn dạy trẻ con học nói, còn trẻ con dạy người lớn im lặng.

 8. Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.

 9. Hãy sợ con dê húc phía trước, con ngựa đá phía sau, còn kẻ ngu thì phải đề phòng tứ phía.

 10. Kinh nghiệm là cái từ mà mọi người dùng để gọi các sai lầm của mình.

 11. Khi bạn khóc vì không có giày để đi, hãy nhìn những người không có chân.

 12. Khi già đi người ta thị lực kém đi nhưng nhìn thấy nhiều hơn.

 13. Đừng sợ đi chậm. Chỉ sợ đứng yên.

 14. Ta không cầu xin cho gánh nặng sẽ nhẹ hơn. Nhưng cho đôi vai hãy vững vàng hơn.

 15. Bông lúa càng nhiều hạt, đầu nó càng rủ xuống. Người giỏi thường hay khiêm tốn.

 16. Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin là mất tất cả.

 17. Phần lớn người ta thất bại không phải do họ không có khả năng, mà là vì ý chí không kiên định.

 18. Đừng nói gì trừ khi bạn đã học được cách im lặng.

 19. Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản, ki bo chỉ làm nghèo đi.

 20. Một hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu từ bước đi đầu tiên.

 21. Nếu vấn đề nào giải quyết được bằng tiền, thì đó không phải là vấn đề mà là chi phí.

 22. Nếu bạn bị vấp ngã, điều đó chưa chắc có nghĩa bạn đang đi sai đường.

 23. Có tiền cũng không tốt lắm, cũng như thiếu tiền cũng chẳng tồi lắm.

 24. Không có tình huống vô vọng, chỉ có giải pháp không chính xác.

 25. Chúa trời cho con người hai tai và một miệng để nghe nhiều nói ít.

 26. Luôn luôn nhìn vào mặt tươi sáng của sự vật. Nếu không thấy, hãy đánh bóng cho đến khi nó tỏa sáng.

 27. Nếu cuộc sống không dần dần tốt lên thì nó sẽ kém đi.

 28. Đừng sợ rằng bạn không biết một cái gì đó. Hãy sợ rằng bạn không chịu tìm hiểu về nó.

 29. Con người phải sống tối thiểu là vì sự tò mò.

 30. Một khi bạn mắc một sai lầm, điều tốt nhất bạn có thể làm là cười vào nó.

 31. Nếu mà làm từ thiện chẳng tốn kém gì thì ai cũng làm từ thiện cả.

 32. Hầu như những loại hoa có màu trắng đều rất thơm, hoa có màu sắc đẹp đẽ thường không thơm. Người cũng vậy, càng mộc mạc giản dị, càng tỏa hương thơm từ bên trong.

 33. Chết vì cười còn hơn là chết vì hoảng sợ.

 34. Một người đàn ông có thể chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi những viên đá nhỏ.

 35. Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúng ta nắm bùn ném vào người khác, thì người bị làm bẩn đầu tiên là bàn tay chúng ta.

 36. Ngủ trên gối êm không có nghĩa có giấc mơ đẹp.

 37. Nếu bạn không thể xử lý những việc nhỏ thì những việc lớn của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.

 38. Khi bồ câu kết bạn với quạ, mặc dù cánh của nó vẫn còn màu trắng nhưng trái tim thì dần dần chuyển sang màu đen.

 39. Lúc nào vô công rỗi nghề thì người ta sẽ làm những việc long trời lở đất.

 40. Khi còn trẻ phải làm những việc bạn nên làm, thì khi về già mới có thể làm những việc bạn muốn làm.

 41. Cái khuy áo đầu tiên sai, cái sau cùng khó mà chữa được.

 42. Hạnh phúc chỉ đến khi cánh cửa đã được mở.

 43. Một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười có giá trị hơn một cung điện đầy nước mắt.

 44. Cười là loại mỹ phẩm rẻ nhất, vận động là loại y dược rẻ nhất, chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất.

 45. Kinh nghiệm giống như một chiếc lược mà cuộc đời chỉ ban tặng sau khi chúng ta đã mất hết cả tóc.

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2018 lúc 8:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2018 lúc 10:06am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2018 lúc 8:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2018 lúc 3:48am

Hug a Soldier – They are why you are free, America




























From: Peter Nguyen



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Jan/2018 lúc 9:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2018 lúc 10:10am

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn ?

https://baomai.blogspot.com/
Đàn ông chọn cha (gia đình), Đàn bà chọn con

Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hi sinh cho con mình.

Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ.

Một bức ảnh trần truồng lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời 1 đạo lí trên đời này , con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người :

– NGƯỜI SINH RA MÌNH

– NGƯỜI MÌNH SINH RA

Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. 

Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình. 

Vậy là sai hay đúng? Còn người phụ nữ thà hy sinh bản thân để cứu lấy con mình. 

Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì 

chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn. 

Còn người đàn ông họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác và  đứa con này mất đi họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không. 

Họ không hiểu rằng tìm được người có thể bên họ suốt cả cuộc đời đã khó mà để sinh ra 1 đứa trẻ còn khó hơn. Cha mẹ chỉ sống với chúng ta nửa cuộc đời nhưng vợ con sẽ là người đi cùng ta cả cuộc đời. 

Xã hội là vậy, phụ nữ cứ hy sinh nhưng điều họ nhận lại càng cay đắng. 

Họ hy sinh cả tuổi thanh xuân cho chồng con và họ nhận lại từ người đàn ông của  họ chỉ là người sinh con và giúp việc không mất tiền thuê. 

https://baomai.blogspot.com/

Phụ nữ họ bỏ cha mẹ theo chồng, để phục dưỡng người đẻ ra chồng họ mà đến lúc  người họ coi là cả cuộc đời chấp nhận bỏ họ để theo cha mẹ. 

Liệu có đáng hay không?

Nhưng để nhìn kỹ hơn cũng đừng nghĩ thế mà tội cho người đàn ông trẻ! 

Người cha không biết bấu víu vào đâu nên cần cứu cha trước. 

Người vợ còn sức khoẻ, bám được vào rễ cây cũng chưa hẳn tuyệt vọng, đứa bé được mẹ giơ cao không lo ướt, tình mẫu tử giúp vợ mạnh mẽ để kéo dài thời gian tạo điều kiện cho chồng cứu cha. 

https://baomai.blogspot.com/

Và nói tóm lại, phụ nữ luôn là những người tuyệt vời nhất! 

Nên hãy biết trân trọng và yêu thương khi họ còn bên cạnh!
st,.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2018 lúc 8:11am

Nỡ Lòng Nào


Bà Thục đậu xe xong thong thả đi lên lầu 2 bằng thang bộ, bà vẫn thích thế để thêm dịp vận động cơ thể, hơn là dùng thang máy cho tiện nghi và mau chóng.
Unit 1 phòng ngủ của bà trong khu apartment này được thiết kế gọn xinh, địa điểm lại gần khu thương mại Việt Nam cũng như chợ Mỹ nên bà rất vừa lòng.
Bà Thục thay quần áo và nằm ra chiếc ghế mây nghỉ ngơi, bà vừa ra chợ Việt Nam vào dịch vụ gởi tiền để chuyển 10,000 đồng về cho người em trai. Thế là bà đã làm tròn lời hứa hẹn với em và với tình cảm trong con người bà, lòng bà thảnh thơi, nhẹ nhỏm và vui mừng khi nghĩ đến gia đình em trai, chắc là vợ chồng con cháu họ đã sung sướng biết bao nhiêu.
Bà Thục thuê căn apartment với giá trợ cấp của chính phủ dành cho người có lợi tức thấp kể từ khi bà đủ tuổi về hưu 2 năm nay, bà sống ở Mỹ đơn độc không chồng, không con, mà ở Việt Nam cũng chẳng còn ai thân thích gần gũi ngoài gia đình ông Thức, đứa em trai duy nhất, cha mẹ bà đã lần lượt qua đời kể từ khi sau 1975.
Ngày xưa gia đình bà nghèo, nhưng cha mẹ bà cũng chắt chiu nuôi 2 chị em bà ăn học, đứa con gái là bà học hành chăm chỉ giỏi giang bao nhiêu thì thằng em học hành vừa lười vừa dở bấy nhiêu.
Cô Thục đã trở thành 1 dược sĩ. Cô dược sĩ Thục ngày ấy đã đi làm và phụ giúp cha mẹ đắc lực trong cuộc sống hàng ngày, còn Thức học không xong, thi rớt Tú Tài Thức đi lính, ngành tác chiến nay đây mai đó. Cô Thục thương em lận đận, mỗi khi em về phép ngoài các món ngon nấu cho em ăn, cô còn cho em tiền khi trở lại đơn vị.
Cô Thục không mấy xinh đẹp, có bằng cấp, ngành nghề sáng giá, nên hình như đó là những lý do khiến các chàng trai không thích đến gần, và cô miệt mài hi sinh cho gia đình nên hầu như không có cơ hội đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Tuổi xuân trôi qua lúc nào không hay.
Sau 1975 cũng như bao nhiêu gia đình khác, cuộc sống nhà cô Thục trở nên chật vật khó khăn, rồi Thức lấy vợ sinh con, bấy nhiêu người sống cùng trong một nhà đã trở nên chật chội và tài chính càng lúc càng khó khăn hơn.
Năm 1989 cô Thục đi vượt biên tìm tự do và thêm lý do không kém phần quan trọng là vì kinh tế để có thể giúp đỡ gia đình hữu hiệu hơn, chuyến đi vượt biên cuối mùa đã khiến Thục phải chờ đợi ở Thái Lan hơn 4 năm sau khi đậu thanh lọc mới được phép đến Mỹ định cư.
Sang Mỹ ở lứa tuổi về chiều, 49 tuổi rồi, Thục chợt nhận ra mình đã lãng quên chính mình hơn nửa đời người, học lại thì không thể mà lấy chồng cũng không xong.
Cô Thục đã đi làm những công việc trong hãng xưởng để có tiền sinh sống và gởi tối đa những đồng tiền của mình kiếm được về giúp gia đình ở Việt Nam .
Rồi cô Thục cũng lấy chồng.
Nhưng chỉ là một cuộc hôn nhân gượng gạo, cố gắng kéo dài được mấy năm cho có đôi, có cặp thì người chồng đã chia tay trả Thục trở về vị trí độc thân như cũ, thế là cô Thục gìa chấp nhận duyên phận thiệt thòi hẩm hiu, ở vậy cho đến giờ.
Thỉnh thoảng bạn bè cũng có ý giới thiệu cho bà một ông độc thân góa vợ nào đó, để đỡ đần và bầu bạn cùng nhau cho vui nhà, nhưng bà từ chối ngay, đời chắc gì vui, duyên chắc gì may? lỡ gặp ông khó tính khó nết, hay ông ngã ra ốm đau bệnh hoạn nằm một chỗ thì bà phải hầu hạ, còn nếu ngược lại bà ốm đau nằm một chỗ chưa chắc ông kia hầu hạ được gì.
Cuộc sống độc thân tuổi về hưu tuy có lúc buồn mà thảnh thơi, hàng ngày bà xem các phim truyện trên ti vi vừa để giải trí vừa để duy trì tiếng Anh của mình, rồi nghe nhạc, đọc sách, một đam mê ngày cô Thục còn trẻ để tìm lại cảm giác thú vị của ngày xưa.
Với đồng lương lao động tằn tiện bao lâu nay bà Thục cũng để dành được một món tiền, bà cất kỹ trong nhà băng.
Từ ngày về hưu bà sống bằng những đồng tiền hưu trí của mình cũng gọi là đủ, vì bà không có nhu cầu gì nhiều ngoài hàng năm vẫn gởi chút tiền về Việt Nam cho gia đình Thức hiện vẫn sống tại căn nhà cũ, nơi xóm nghèo xưa do cha mẹ để lại.
Xưa bà Thục thương thằng em vất vả đời lính, nay lại thương em vất vả cảnh nghèo, nên bà vẫn không ngừng gởi về đỡ đần cho em.
Bà Thục đã đưa chồng về thăm Việt Nam 1 lần để giới thiệu chồng với gia đình mình. Sau cuộc hôn nhân gãy đổ bà buồn chán và tủi thân, không có ý định về Việt Nam nữa. Nhưng những chuyện buồn vui của cuộc sống nơi xứ người bà vẫn tâm sự với người em ruột thịt của mình cho vơi nhẹ lòng, hai chị em đã luôn gần gũi từ thuở ấu thơ đến khi khôn lớn và cho đến bây giờ cả hai cùng tuổi xế chiều.
Bà kể từ chuyện bà bị bệnh cao máu, cao mỡ, và bệnh cườm mắt, phải uống thuốc và nhỏ mắt mỗi ngày mấy lần cho đến hết cuộc đời, đến những chuyện vặt vãnh hàng ngày. Từ chuyện bà về hưu và tiết kiệm xin được ở nhà gía rẻ dành cho người gìa, xin được tiền food stamp, đến chuyện bà dành dụm được món tiền phòng thân sau này.
Tóm lại bà Thục hài lòng với cuộc sống vật chất bảo đảm, dù cô đơn một mình một nhà.
Mới đây ông Thức đã gọi phone cho bà và tha thiết đưa ra một đề nghị mong chị giúp đỡ, thay vì chị gởi cho chút tiền mỗi năm và mỗi khi gia đình em cơ nhỡ thì em xin chị giúp hẳn một món tiền để có vốn làm ăn là 10 ngàn đô la.
Bà Thục đã suy nghĩ rất kỹ, bà đã gìa rồi và một ngày nào đó sẽ chết đi, số tiền dành dụm tuy không nhiều, nhưng là tất cả mồ hôi công sức của bà phải được hữu ích cho người thân của mình. Bây giờ họ đang nghèo khổ, họ đang cần tiền. Thế là bà Thục đồng ý
Và hôm nay bà đã làm xong nhiệm vụ thân thương ấy.
Hai hôm sau bà Thục nhận được phone của ông Thức, người em hoan hỉ báo tin đã nhận 10 ngàn đô của bà và không tiếc lời cám ơn chị. Lòng bà Thục ấm lên, vui lên, nhiều gấp cả chục lần niềm vui của người em.
Từ nay bà Thục sống thanh thản hơn dù món tiền dành dụm của bà đã vơi đi, bà sẽ viết lại một tờ di chúc nếu sau này bà chết, sau phần chi phí cho hậu sự, còn bao nhiêu, dù ít ỏi, nhờ người ta gởi những đồng tiền còn lại về cho Thức.
Vậy mà 3 tháng sau ông Thức gọi phone sang, bà Thục chưa kịp vui mừng hỏi han em đã làm ăn gì chưa thì ông Thức buồn rầu tuyên bố:
- Chị ơi, nhà em mới vừa bị kẻ gian đột nhập xông thuốc mê và lấy cắp hết 10 ngàn đô rồi !
Bà Thục bàng hoàng nghe em nói tiếp:
- Chị có thương em, thương các cháu chị, thì xin chị giúp em lần nữa…
Bà Thục không còn sức cầm lấy chiếc điện thoại nữa, bà buông phone và buông người ngồi phịch xuống ghế như một kẻ không hồn.
Bà đã mất ăn mất ngủ mấy ngày đêm, 10 ngàn đô là bao công lao và tấm lòng của bà gởi về, thế mà bị mất đi một cách gọn gàng êm thắm, nhẹ tênh như bông gòn, như mây bay, gío thoảng, hay như một trò đùa, một màn kịch vụng về không hơn không kém.
Bà không thể nào tin được.
Nhưng em trai bà nỡ lòng nào dựng lên màn kịch này để lừa dối bà, để xin thêm tiền của bà? Bà dằn vặt tự hỏi và không thể trả lời.
Cuối cùng bà Thục quyết định sẽ về Việt Nam bất ngờ, đối diện với em mình để tìm hiểu sự thật cho ra lẽ.

**************

Từ phi trường Tân Sơn Nhất, bà Thục thuê xe Taxi đưa bà đến một khách sạn tại Gò Vấp, bà biết căn nhà cũ sẽ không có chỗ thoải mái cho bà vì theo lời ông Thức kể bấy lâu nay là hai đứa con đã lập gia đình và một đứa còn độc thân đều ở chung với vợ chồng Thức, nhà đất ở Việt Nam rất đắt đỏ, Thức tiền bạc đâu mà lo cho các con chỗ ở riêng.
Cuộc sống là sự tuần hoàn như cây cối, gìa cỗi thì chết đi, cây con thì sinh sôi nẩy nở…xưa căn nhà ấy có cha mẹ và 2 chị em bà, nay căn nhà ấy đã đông hơn, thêm lên mấy đầu người rồi.
Buổi chiều hôm sau bà Thục tìm về xóm cũ tại khu cầu hang quận Gò Vấp.
Khu xóm nay đã đổi khác rất nhiều nhưng bà làm sao quên được lối cũ, cảnh xưa. Kia vẫn là đường rầy xe lửa dẫn đến ga Xóm Thơm, và bên này là nhà cửa chen chúc.
Bà vừa đi vừa dò tìm theo những dấu vết cũ, cuối cùng bà Thục cũng tìm ra đúng số nhà, nhưng đứng trước căn nhà bà kinh ngạc, không tin đây là sự thật vì căn nhà to đồ sộ và cao ngất 4 tầng lầu, chứ không phải là căn nhà trệt tầm thường ngày xưa cô Thục từng ở từ thuở sinh ra đến khi lớn lên với cha mẹ mình nữa.
Bà ngại ngần, bà ngẩn ngơ, không dám gõ cửa, mà đi ra một quán nước ở đầu con hẻm, đối diện xéo xéo với nhà ông Thức, bà gọi một ly nước uống để định thần lại cho tỉnh táo, kẻo bà tưởng mình đang mơ.
Hay là bà đã nhìn lầm số nhà? Không, chắc chắn là không vì bà đã nhìn kỹ mấy lần rồi.. Hay là em trai bà đã bán nhà cho người khác? Cũng không, vì bà mới gởi số tiền 10 ngàn đô về địa chỉ nhà này.
Khi cô hầu bàn bưng ly nước ra thì bà Thục vờ hỏi bâng quơ:
- Căn lầu 4 tầng kia sao mà đẹp thế…
Cô gái vui vẻ tiếp chuyện:
- Dạ, bởi vì căn lầu đó ông bà Thức mới xây vài năm nay, kiểu đẹp, nhà mới nên ăn đứt mấy căn lầu khác.
- Ông bà Thức giàu có sướng thật…
Cô hầu bàn xuýt xoa:
- Ông Thức còn xây cho hai đứa con có gia đình ra ở riêng mỗi đứa một căn lầu tương tự căn này nữa đó. Căn này thì ông bà ở chung với thằng Út còn độc thân. Ba cha con ông Thức cùng làm chủ một xưởng cưa gỗ xuất khẩu, giàu có lắm lắm luôn, nhất xóm luôn.
Bà Thục cũng xuýt xoa:
- Số họ thật may mắn, làm ăn thành đạt nhỉ.
- Còn nữa bác ạ, nghe nói mới đây người thân ở nước ngoài gởi cho họ 10 ngàn đô nữa cơ, đã giàu có mà tiền ở mãi đâu cứ tự nhiên chảy vào túi.
Thế là bà Thục đã hiểu, gia đình ông Thức đã ăn nên làm ra từ lúc nào nhưng Thức không hề kể cho bà nghe, mà vẫn chăm chỉ than thở xin xỏ bà dù mỗi lần chỉ vài trăm đô, và cuối cùng là món tiền 10 ngàn đô. Nhưng họ chưa chịu dừng lại ở đó, lại nói bị mất cắp để xin thêm, có lẽ vì thấy bà đồng ý cho 10 ngàn đô dễ dàng qúa chăng?
Ông Thức biết bà không có ý định trở về thăm Việt Nam nữa, bà ngại đi xa vì đi đâu cũng phải mang theo mấy loại thuốc men lỉnh kỉnh như con mọn, lại sợ ngã bệnh bất ngờ, và vì nơi đó những kỷ niệm buồn nhiều hơn vui, nơi đó cha mẹ bà đã không còn nữa, thằng em trai của bà đã gìa đi, và các cháu thì dường như xa lạ. Bà chỉ liên hệ với họ qua phone và gởi tiền về giúp em, giúp cháu khi cần thiết là đủ vui rồi.
Bà Thục thất vọng không ngờ em bà đã đổi thay đến thế, nó đã lợi dụng lòng tốt và tình thương của bà dành cho nó từ thuở còn thanh xuân cho đến giờ..
Bà Thục giận lắm, định quay trở về khách sạn, không gặp em, không bao giờ gặp nó nữa, bà sẽ trở về Mỹ và quên đi thằng em đã đối xử với bà không còn tình nghĩa. Nhưng sau khi uống hết ly nước, lòng tự giằng co, bà vẫn quyết định đến nhà ông Thức.
Bà bấm chuông cổng, tiếng chó sủa inh ỏi rồi có người ra mở cổng. Chính là Thức, ông ta ngơ ngác nhìn bà chị rồi thảng thốt kêu lên không biết vì vui mừng hay vì kinh ngạc như bà đã kinh ngạc khi nhìn thấy ngôi nhà:
- Trời ơi, chị Thục hả?
- Vâng, tôi là Thục đây.
- Trời ơi, sao chị về không báo trước để em và các cháu ra phi trường đón ?
Bà theo chân em vào nhà, căn phòng khách rộng lớn với đồ đạc bóng bẩy sang trọng làm bà Thục chóa cả mắt vì bà quen với phòng khách nhỏ gọn ở căn apartment của bà rồi. Từ bộ bàn ghế, vách tường, đến kệ trang trí đều là sản phẩm của gỗ qúy với kiểu dáng đẹp, sành điệu và qúy phái, đúng với phong cách thành đạt của ông chủ kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu.
Vợ ông Thức cũng từ dưới nhà chạy ra hớn hở:
- Chị về chúng em mừng qúa, hành lý chị đâu? Nhà em rộng rãi xin mời chị…
- Cám ơn em, chị không biết nhà đã xây lại rộng đẹp thế này nên đã ở khách sạn rồi
Sau vài câu thăm hỏi thông thường, bà Thục buồn buồn và nghiêm trang đi vào vấn đề:
- Các em đã làm ăn khá gỉa, có cơ ngơi thế mà không cho chị biết để chị mừng với, mà còn gây cho chị cảm tưởng là các em vẫn nghèo khó như xưa và xin chị món tiền 10 ngàn đô là thế nào?.
Ông Thức vội lên tiếng bào chữa:
- Nhờ trời thương gia đình em mới phất lên những năm sau này. Em xin lỗi chị, chỉ vì muốn vun đắp tom góp cho con cháu em mới xin tiền chị…
Bà Thục cay đắng:
- Kể cả việc em bịa đặt ra bị mất 10 ngàn đô để xin thêm lần nữa? em tưởng chị giàu có lắm sao?. Chị đã chắt chiu bao lâu mới để dành được số tiền ấy.
Ông Thức cố giải bày:
- Dù gì cuộc sống bên Mỹ chị cũng được bảo đảm lúc tuổi gìa, nhà nước lo hết, có đồng vốn nào chị không cho các cháu thì cho ai bây giờ? Cho trước thì khỏi cho sau, con cháu em cũng như con cháu chị…
Vợ Thức xen vào cho câu chuyện chuyển sang hướng khác:
- Nếu chị muốn về sống ở Việt Nam thì chúng em mời chị về đây ở chung căn nhà này như ngày xưa. Bây giờ những 4 tầng lầu, chị cứ ở hẳn 1 tầng tha hồ rộng rãi, lại có chị có em… Tình chị em gì khi mà họ đang sống trong giàu có, vợ chồng, con cháu đông đủ quây quần bên cạnh mà vẫn moi móc những đồng tiền dành dụm của bà, một người gìa sống đơn độc nơi quê người, chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng trông chờ vào xã hội, vào người dưng giúp đỡ, hơn nữa bà Thục không bao giờ có ý định về sống ở Việt Nam nên bà từ chối ngay:
- Chị ở Mỹ quen rồi, ở đấy có mọi tiện nghi và lợi ích, về đây khỏe mạnh thì không sao, lỡ ốm đau sao bằng bên Mỹ được.
- Chị nghĩ thế cũng phải, nhưng bất cứ lúc nào chị thay đổi ý định thì cứ trở về, chúng em luôn chờ đón chị.
- Cám ơn hai em.
Khi bà Thục đứng lên từ gĩa vợ chồng ông Thức, người em ái ngại cầm bàn tay chị, cố biện minh lần nữa:
- Mong chị hiểu cho chúng em, đằng nào những món tiền dành dụm chị không cần tới, mà bên này thì con cháu đông, công việc làm ăn lúc này lúc khác chẳng biết đâu được, chị bên ấy một thân một mình, có đồng nào cho các cháu là chắc chắn nhất, không đi đâu mà thiệt chị ạ.
Vợ ông Thức vẫn ngọt ngào mời chào:
- Mỗi ngày chị đến ăn cơm với chúng em và các cháu cho vui nhé? chị đồng ý đi để ngày mai em làm món ngon đãi chị.
- Ừ, mai chị sẽ đến đây, chị ăn thế nào cũng được mà…
Vợ chồng ông Thức gọi xe taxi đến và vui vẻ tiễn chân bà Thục ra cổng, đợi người chị vào xe họ mới quay vào nhà.
Bà Thục ngồi trên xe, quay nhìn ngôi nhà lầu 4 tầng lần nữa, từ trong đáy lòng bà Thục vui mừng khi thấy cảnh nhà em trai giàu có, và cũng từ trong đáy lòng bà cảm thấy một sự đổ vỡ, tan nát. Đôi mắt bà rưng rưng nhỏ lệ.…
Bà biết rằng ngày mai, cũng như mỗi ngày sau đó, trong thời gian còn ở Việt Nam, bà sẽ đến đây ăn cơm với em, với các cháu.
Đấy vẫn là tình cảm, là tình ruột thịt bà dành cho họ, bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ.
Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Jan/2018 lúc 8:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.520 seconds.